Feb 1, 2004

Gió Mưa Đưa Đẩy Đôi Ta



Gió Mưa Đưa Đẩy Đôi Ta


     Mới 3 giờ chiều, Cương đã rời nhà máy trở về căn phòng nhỏ hẹp của mình ở tầng thượng chung cư X.

      Việc phá bỏ thông lệ này một cách đường đột không phải không có lý do: giám đốc nhà máy vừa kêu anh lên trao quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi kèm theo hai ngàn đồng nhân dân tệ - tiền bồi dưỡng "về vườn” theo chính sách hiện hành.

      Cương mới 30 tuổi chưa vợ con, lại có thân hình lực lưỡng với bộ ngực vạm vỡ và cánh tay cuồn cuộn những bắp thịt. Việc nghỉ hưu non đối với một con người đang tràn trề sinh lực thế này, thoạt nghe như nghịch lý mà lại rất hợp lý, vì nhà máy sắp công bố phá sản. Là người quen sống "ngủ giường cá nhân, ăn bếp tập thể", nên khi cầm trên tay quyết định nghỉ hưu, Cương cảm thấy hụt hẫng, chới với như sắp rời mặt đất bay lên vũ trụ!

      Sau khi tắm táp qua loa, chàng trai mở tủ lấy áo “chim cò” ra mặc, rồi ra phố ăn cơm tiệm, mở đầu cuộc sống đụng đâu ăn đó. Đi được một quãng đường, Cương thấy bên trái nhà hàng Hướng Dương có một tiệm mì đang bốc hơi nghi ngút. Anh quyết định đến đó, và rất may, quán này đang vắng khách, chỉ có mỗi ông chủ béo lùn, vừa xỉa răng ngó mông ra ngoài, vừa nựng đứa bé đang ngủ trên tay. Vừa thấy chàng trai xuất hiện trong bộ áo “chim cò”, ông chủ quán liền phun cây tăm đang ngậm, rồi cười toe toét:

      - Cậu đó hả?

      - Ông quen tôi? - Cương ngơ ngác hỏi.

      - Quen! Hồi sáng, cậu vô đây ăn mì, rồi thừa lúc tôi sơ ý, bỏ lại thằng nhóc này trên ghế. Cậu nhận nó, rồi cút ngay cho tôi nhờ!

      - Ông nói cái gì? - Cương la toáng lên - Ông nên nhớ, đây là lần đầu tiên tôi đến quán này, và cũng là lần đầu thấy được cái bản mặt đầy mỡ của ông. Ông không được ăn nói hàm hồ!

      Cơn giận nổi lên khiến mặt Cương đỏ rựng lên như mặt Quan Công. Anh quắc mắt nhìn chủ quán một lần nữa, rồi hùng hổ đi ra cửa. Ngay lúc đó, ông ta lạch bạch bám theo Cương, vừa nắm tay lôi anh lại, vừa cười giả lả:

      - Xin cậu bớt nóng! Tôi trông gà hóa cuốc. Tôi có lỗi! Mà lỗi này cũng... do cậu một phần!

      - Ông nói sao? Do tôi?

      - Không! Do cái áo "chim cò" của cậu. Mà thôi, cậu đừng giận nữa, tôi năn nỉ cậu đấy!

      Chủ quán lại cười khẹc khẹc, rồi hun cái "chụt" lên tay áo chàng trai với hy vọng làm lành, và quả đúng như vậy, cách làm này tỏ ra có hiệu lực. Cương đã chịu ngồi xuống ghế, đưa tay đánh tróc một cái, rồi ra lệnh dõng dạc:

      - Một tô lớn, có chất lượng!

      - Có ngay!

      Chủ quán trở lại bếp, nhưng chưa làm gì đã quay lại, đứng bên cạnh chàng trai:

      - Bị vướng thằng nhỏ, tôi không làm ăn gì được! Xin cậu giữ nó giùm tôi một chút!

      Thằng nhỏ có hình hài và gương mặt rất dễ thương. Trong giấc ngủ say nồng, đôi mắt nó híp lại như hai lằn chỉ, còn đôi môi đỏ mọng lại hé mở nụ cười. Cương bế nó lên tay, nghe hơi thở đều đều và nhẹ tênh như làn hương của hoa đồng cỏ nội, anh cảm thấy thư thái, dễ chịu.

      Chủ quán đã đặt lên bàn tô mì bốc hơi nghi ngút, rồi nhận lại từ tay Cương đứa bé đang ngủ say. Ông ta nói làu bàu trong miệng:

      - Từ sáng tới giờ, một thân một mình, tôi vừa bán mì, vừa phải bế thằng nhỏ. Tôi đuối sức lắm! Đợi tới chiều, nếu không có ai đến nhận, chắc là phải bỏ nó ra đường!

      - Ông nói cái gì? - Cương gõ mạnh thìa xuống mặt bàn - Tuyết đang phủ dày thế này, ông tính cho nó chết hay sao?

      - Không làm vậy thì biết làm gì bây giờ - Mặt chủ quán nhăn nhúm, méo xẹo như cái bị rách - Tôi đã nghĩ hết cách rồi!

      Chàng trai ném thìa, vụt đứng dạy:

      - Sao lại hết? Ông phải nuôi, chẳng phải ông vừa nói, ông ở một thân một mình là gì?

      - Đúng là tôi ở đây một mình, nhưng tôi còn phải nuôi bà lớn, bà nhỏ và 6 đứa con ở dưới quê! Tôi mỏi mệt lắm rồi, cậu đâu có biết!

      Cương cảm thấy đắng miệng, không thể nào nuốt hết tô mì, mặc dù bụng hãy còn đói. Anh đưa tay lên chống cằm, rồi nhìn tuyết trắng đang phủ đầy đường: "Không khéo đêm nay thằng nhỏ này lại lâm vào tình cảnh của mình 30 năm trước”. Anh nhớ lại, hồi đó, vừa được hai tháng tuổi, anh đã bị vứt ra đường giữa mùa đông lạnh giá. Theo bà tốt bụng đã cứu anh kể lại, khi lôi anh ra khỏi đống tuyết, người anh đã thâm tím và cứng đờ như con cá ướp đá. Vậy mà như cây tùng, cây bách của quê hương, anh đã sống, đã đứng dậy được trong vòng tay ấm áp của hàng xóm láng giềng. Cho đến bây giờ, anh vẫn là một đứa con không cha, không mẹ, một đứa con hoang.

      Chàng trai rút khăn lau miệng, lấy tiền đặt dưới tô mì; rồi vụt đứng dậy, chìa hai tay ra trước mặt chủ quán:

      - Ông trao nó cho tôi! Ông không dám nuôi, thì tôi nuôi nó vậy!

      Đứa bé được nằm gọn trong vòng tay của Cương, và lạ thật, tuy đã tỉnh giấc, đã mở mắt nhìn anh thao láo, nhưng nó không khóc. Trời đã tối hẳn, cái lạnh của đêm đông bắt đầu ngấm vào da thịt. Bất chấp tất cả, Cương bế thằng nhỏ lao nhanh ra đường đang phủ đầy tuyết trắng.

      Sáng sớm hôm sau, Cương lấy chăn, gối che chắn cẩn thận, đặt thằng nhỏ nằm lọt thỏm giữa giường, rồi vụt chạy ra phố mua về sữa bột, phích nước, tã lót, tấm đắp, dầu cù là và một số thuốc cần dùng cho nó. Công việc phục vụ đứa bé cứ xoay mòng mòng như chong chóng, đôi lúc cảm thấy đuối sức, nhưng Cương rất vui, vì dẫu sao sau khi nghỉ hưu, anh cũng có công việc để làm, hơn là nằm sóng sượt trên giường, vừa vắt tay lên trán, vừa thở vắn than dài... Thằng nhỏ coi bộ thích anh và dễ nuôi. Bao nhiêu sữa cho vào mồm, nó đều nuốt sạch, hầu như không biết chán. Xét về mặt tham ăn, nó giống hệt Cư71

No comments:

Post a Comment