Jul 27, 2004

Lạc bóng





Buổi chiều trôi qua khá lặng lẽ - Nỗi êm ả quạnh hiu của một người muốn trở nên vô tích sự, sẵn sàng hất tung mọi công việc dồn đuổi trước mặt. Hình như mùa hè vừa chở nắng thả từng sợi vàng lên trên vũng lá xanh và gió trườn lên bụi cây những luồng hơi thở nóng bỏng. Tôi ngồi lơ ngơ ở vườn sau. Tôi một mình và không hẳn bao giờ một mình cũng buồn bã cả đâu. Ðã bao lần nhìn chiều xuống một mình và tôi đã yêu nỗi-một-mình ấy biết mấy. Buổi chiều rồi lại buổi chiều, đã có vô số buổi chiều đến muộn bên tôi như thế, vậy mà chiều nay chỉ mình tôi là không còn trẻ nữa trong khi buổi chiều sao chẳng bao giờ có ngày sinh nhật. Bước vào nhà lại bắt gặp chén cơm nguội và một đôi đũa. Ðột nhiên tôi đụng ngay cảm giác một mình khá khó chịu. A, hình như ai cũng đã bỏ tôi mà đi. Cảm giác một mình lúc này là thứ cảm giác bị cuộc đời và mọi người ném quên lại. Nó hoàn toàn không giống những lúc tôi ngồi một mình và không cảm thấy nghĩ ngợi gì hết, hoặc ngồi một mình và thú vị với nỗi cô độc của mình.

Bây giờ tôi biết rõ một điều: cô độc chắc chắn chẳng hề hấn gì, nhưng cô độc và cô đơn thì không thể yên ổn được, phải tìm cách lấp đầy cách này cách khác. Tôi xuống phố như lấp vào lỗ hổng ấy. Bạn tôi lên giọng: "Mày đi xuống phố để phá tiền hay phá đời?" Tôi cười cay đắng: "Cả hai. Phải điệu đàng một tí thì mới có thể phá đời được chứ."

Ngày mùa hạ dài như những nụ hôn tham lam không muốn dứt. Hình như ngày càng dài, đêm càng thu ngắn lại của tôi những cơn mơ đẹp. Ðã hơn tám giờ tối mà môi cười của nắng vẫn rỡ ràng. Cuối tháng sáu nơi tôi ở bãi đậu xe vẫn bít bùng, không thiếu những người lười đi nghỉ mát xa nhưng vẫn toàn là những khuôn mặt lạ. Vâng, bao giờ cũng vẫn thế: những khuôn mặt lạ trong thành phố đã khá quen thời tiết.

Thật tình tôi đã ở trong thành phố này quá lâu, đến nỗi cảm giác của tên nhà quê đi lạc vào một thành phố cực lớn ở Mỹ như giai đoạn đầu mới đến đã không còn ám ảnh nữa. Dù vậy, không hiểu sao tôi vẫn là đứa lạc lõng, luôn luôn bị thất lạc trong cái thế giới ở đây. Ðã quá lâu mà người khách lạ năm xưa vẫn chưa tìm thấy đường về một chốn nào cho bớt lạ lẫm. Có phải tôi mãi mãi là một kẻ lạ trong một thành phố sẽ mãi mãi như bị thất tung?

Khi tôi bước vào bậc thứ nhất của chiếc thang máy để đi xuống cửa hàng ở tầng trệt, thì hình như ông ta vừa bước gấp rút thành hai bậc để đi lên. Cả hai chúng tôi đi ngược lại với nhau, như lũ kiến vẫn thường đụng đầu nhau kiểu ấy. Có điều tôi vừa kịp thấy hai mắt người đàn ông tỏ vẻ trố mắt nhìn thì chúng tôi mỗi người đã một hướng. Tôi cũng chỉ kịp bắt gặp một dáng dấp thật cao, với hai con mắt khá buồn và khá đẹp. Vậy thôi, không một linh cảm hay một bận tâm nào cả. Cho tới khi tôi giật mình vì một tiếng gọi sau lưng: "Cô... cô... xin lỗi... "

"Dạ... chào ông. Có chuyện gì không ạ?" Tôi hơi chới với nhận ra hình như ông ta vừa đuổi theo mình.

"Ồ, tôi chỉ tưởng cô là... Yến." Giọng ông ta trầm xuống, hơi lúng túng.

"Vâng, tôi là Yến nhưng tôi không hề biết ông." Tôi trả lời khá mạch lạc, dù không thể tin có sự trùng hợp hi hữu như vậy.

"Vậy hoá ra cô cũng tên Yến giống như cô bạn cũ của tôi hồi ở Việt Nam thật sao?" Ðôi mắt bi ve của người đàn ông bỗng xoáy tròn vào người tôi.

"Kể ra ông phát âm chữ Yến rõ đấy chứ. Bộ ông thấy tôi giống cô ta lắm sao?" Tôi hơi tò mò.

"Mới loáng thoáng thì như thế thật. Cô ấy cũng mái tóc ngắn thẳng mượt, đôi mắt một mí hơi xếch có đuôi dài. Nhưng mà chắc cô trẻ hơn. Vì đã một phần tư thế kỷ rồi còn gì, tôi cũng đâu được gặp lại cô ấy." Người đàn ông tóc vàng thả giọng trầm đục như một lời thở than.

"Ông ở Việt Nam lâu không và lần cuối..." Tôi nhìn đăm đăm vào sóng mũi cao thẳng của ông ta, như một né tránh đôi mắt đã có những vết chân chim nhưng rất ướt át ấy.

"Hình như là không lâu lắm, nhưng đủ để yêu mến quê hương khốn khổ của cô cũng như quá đủ cho một mối tình diễm ảo sau lưng." Hai mắt người đàn ông long lanh.

"Và lần cuối... ông rời Việt Nam lúc nào?" Tôi hỏi và tự nhiên bỗng thấy có một điều gì đó khá gần gũi với ông ta.

"À quên nữa. Nói ra không biết cô có tin không, chứ thật tình tôi là một trong những người lính trẻ đã bốc dòng người di tản trên nóc nhà của tòa đại sứ năm 75." Người đàn ông tỏ vẻ thích thú khi nhớ lại.

"Nhưng mà cô Yến của ông thì sao? Có phải đó là mối tình diễm ảo mà ông nói?" Tôi chợt cau mày.

"Yến sinh ra trong một gia đình khốn khó, đông con mà lại quá nhiều rào cản. Tôi yêu cô ta cuồng nhiệt, nhưng tôi biết rõ là cô ấy khó lòng từ bỏ gia đình." Ông ta thở dài nói tiếp.

"Sau này tôi không còn biết số phận của cô ta ra sao nữa, dù một đôi lần tôi có tìm cách dò hỏi."

"Những mối tình trong thời chinh chiến thường là vậy. Chúng ta đến với nhau và rồi thất lạc nhau trong khói lửa, trong đời sống không có ngày mai." Tôi chép miệng.

"Có lẽ tôi không sốt sắng đủ trong việc tìm kiếm Yến, vì tôi nghĩ biết đâu Yến đã lập gia đình rồi. Nếu không, cô ấy tìm tôi chắc chắn dễ dàng hơn nhiều."

"Và ông, chắc gì ông nhớ cô ta mãi?" Tôi hơi bông đùa.

"Về Mỹ, có lúc tôi đã muốn quên những đoạn đường tôi đã sống ở đất nước cô. Tôi như bị mang bệnh tâm thần một thời gian, phải đi bác sĩ trị liệu đó cô."

"Ông bị ám ảnh về những cái chết không nhắm mắt của bạn bè chứ gì"

"Nói ra không thể hết được đâu cô. Tôi may mắn thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Chỉ bị thương xoàng ở chân, nhưng bàn tay tôi thì bê bết máu." Ông ta nhìn xuống mũi giày khá bóng loáng của mình, cố che giấu những bất ổn nào đó và giọng nói trở nên khàn đục hẳn:

"Những nạn nhân mặt mày quá sức non choẹt này chỉ đáng em út hay cháu của mình là cái chắc. Ðếch biết mấy cái đầu sỏ ở trên nghĩ gì về chiến tranh."

"Mà thôi nữa. Nhắc đến chuyện cũ cũng chẳng có gì vui. Hôm nay là sinh nhật của tôi đấy. Tôi phải đi mua một ít quà cho chính mình mới được." Tôi dợm người tỏ vẻ muốn chia tay, nhận ra bàn chân mình hơi mỏi vì đứng dàn cờ khá lâu.

"Ồ xin lỗi cô. Nãy giờ mải nói chuyện, tôi đã giữ cô đứng đây quên luôn shopping. Rất hân hạnh được trò chuyện với cô nghe cô Yến. A, tên tôi là John. Tôi đã tình cờ được biết tên cô, thì cô cũng phải biết tên tôi mới công bằng chứ." Vừa nói John vừa đưa tay cho tôi bắt, một cách lịch sự. John cũng không quên rút ra t1857

No comments:

Post a Comment