Feb 24, 2007

Vẫn Chưa Muộn Màng





Diệu từ Paris sang Montréal thăm Trầm, cô em bạn mà Diệu đã quen trong những dịp làm văn-nghệ giúp vui cho đồng bào Tị-nạn trong trại tạm cư Créteil ngoại ô Paris. Tính đến nay đã hơn mười lăm năm rồi. Bây giờ Trầm đã có chồng, sanh được hai con và sinh sống tại nơi này hơn hai năm qua.

Xế trưa, vào đầu mùa hè mà trời hôm nắng, hôm mưa và nóng hầm, oi bức. Diệu mặc áo thun trắng và chiếc quần sọt cũng màu trắng và xách dù đi ra trung tâm Montréal để nhìn ngắm lại những đường phố cũ. Bởi năm sáu năm về trước, nàng thường sang đây lo công việc cho hãng H.P. nơi thành phố này. Dạo đó, Diệu chỉ giao thiệp với dân bản xứ, nàng chẳng có quen biết ai là người Việt Nam.
Diệu đang lang thang và ngắm nhìn những tiệm quần áo trong thương xá... nằm dưới hầm của đại lộ René Levesque. Tâm hồn Diệu đang bình lặng không gợn một chút buồn vui. Bỗng nàng nhìn phía bên tiệm quần áo đàn ông, nằm đối diện với tiệm quần áo đàn bà. Một người đàn ông Á-Châu, tuổi ngoài năm mươi cũng đang nhìn ngắm đồ trong tiệm. Vóc dáng của ông hơi gầy, cao vừa vừa, mái tóc muối tiêu, đôi mắt to tròn và sâu thẳm. Ông ngước lên nhìn Diệu. Hai người đi đến gần cùng gật đầu chào. Diệu mở lời hỏi trước :
- Xin lỗi ông. Có phải ông là người Việt Nam không ?
- Dạ, phải. Còn bà ?
- Tôi đang nói tiếng Việt với ông đây.
- Ha ! Tôi thật là ngớ ngẩn. Chắc bà từ xa mới đến đây ?
- Dạ, đúng .
- Có phải bên làng Sàigòn-Nhỏ Cali. không ?
- Dạ, không phải. Tôi đến từ Paris !
- Ô, vậy à ! Xin lỗi bà ! Paris chắc đẹp lắm phải không bà ?
- Dạ, đẹp. Ông có viếng Paris lần nào chưa ?
- Dạ, chưa ! Vì...
Diệu cướp lời:
- Vì bận gia cảnh hay công việc làm ăn chớ gì ?
Ông kia ngập ngừng... rồi nói bằng một giọng nhẹ :
- Gia cảnh ! Không. Không phải vì gia cảnh, mà vì công việc thôi.
Diệu thoáng nghĩ và nhủ : ''Vậy là chàng tóc muối tiêu này không có vợ hoặc là tình duyên bị dang dỡ gì rồi ? Trông gương mặt của chàng có nét hiền từ, ánh mắt buồn, nụ cười như gượng gạo. Chàng tên gì và làm gì cà ?''. Diệu đang nghĩ ngợi. Ông nhìn Diệu và hỏi :
- Bà đang suy nghĩ gì mà trông bà có vẻ đăm chiêu quá vậy ?
Diệu giựt mình :
- Dạ, dạ. Tôi muốn hỏi ông tên chi ? Còn tôi, tên Diệu.
- Diệu ! Tên của bà sao nghe buồn quá. Xin lỗi bà, từ hồi nãy giờ tôi cũng quên tự giới thiệu. Tôi tên Thế !
- Nguyễn Văn Thế phải không ?
- Dạ, không. Trần Văn...
Diệu vuốt đuôi nhanh :
- Thế ! Mà Nguyễn, Trần, Lê gì cũng là nguyên thủy gốc Việt Nam !
Thế gật đầu và hỏi sang chuyện khác :
- Bà có mua sắm gì chưa ?
- Dạ, chưa. Mà mua sắm làm chi. Tôi chỉ thích đi dạo để rửa mắt thôi !
Thế nghĩ : ''Mình cũng rảnh, vậy mình thử mời bà này đi uống nước''. Ông mỉm cười và hỏi Diệu :
- Bà có bận gì không. Bà cho phép tôi mời bà đi uống cà-phê với tôi đàng kia được chứ ?
- Dạ, được. Lòng vòng nãy giờ tôi cũng hơi khát nước rồi.
Trong lòng Thế nghĩ : ''Người đàn bà này ăn mặc và cử chỉ bên ngoài như Âu-Mỹ mà nói chuyện thì thật là Việt Nam''. Thế chẳng biết nói gì, vì ông thuộc loại người ít nói. Nhưng chàng cũng phải mở lời :
- Hỗm rày đã vô hè. Dầu trời có mưa nhưng vẫn nóng bức. Bà thích nóng hay lạnh ?
Diệu quay mặt qua và nói :
- Ai mà thích lạnh bao giờ ông. Ngày đầu qua đây trời nắng và nóng. Tôi rất thích. Vì bên Paris ít khi có nắng. - Vậy thì bên Paris còn lạnh à ?
- Dạ, vẫn còn. Lúc tôi đi trời lạnh hơn bên đây nhiều.
(...)
Thế và Diệu, hai ông bà đi song song và bước từng bước chậm lướt qua những cửa hàng trang trí thật sang trọng và đẹp đẽ. Tới quán cà-phê... Thế ga-lăng kéo ghế cho Diệu ngồi. Rồi đi ông vòng qua bên kia ngồi đói diện với Diệu. Thế ân cần hỏi :
- Bà dùng chi ?
- Dạ, bia.
Thế ngước lên nhìn cậu bồi bàn đang đứng chờ, Thế nói :
- Cậu cho chúng tôi hai chai bia Hen-nơ-ken.
Cậu bồi bàn đi lấy bia và đem lại rót vào hai cái ly rồi bỏ đi. Thế xoa hai bàn tay, miệng mim mỉm cười và hỏi Diệu :
- Bà sang đây chơi được bao lâu rồi ?
- Dạ, mới hai ngày.
- Chừng nào bà trở về Paris ?
- Dạ, cỡ chừng mười ngày nữa.
- Nhanh vậy à !
- Dạ, vì tôi không thích bỏ nhà lâu.
- Hỗm rày bà viếng thăm những thắng cảnh nơi đây chưa ?
- Dạ, chưa. Hồi trước, tôi có qua đây nhiều lần, nên bây giờ làm biếng đi xem lại, mà cũng chẳng cần thiết gì ông à !
- Bà có thân nhân ở đây chứ ?
- Dạ, có, Tôi có quen cô em bạn lấy chồng nơi đây.
Diệu thấy cách xưng hô giữa nàng và Thế còn quá khách sáo, nàng nói tiếp :
- Sao mà ông Thế gọi tôi bằng bà hoài vậy ?
- Thì... thì mới vừa quen ... chị mà !
Diệu mỉm cười :
- Hết bà, rồi tới chị... Chắc ông thấy ... nó già lắm hả ?
Thế trở bộ ngồi, tay bưng ly bia lên hớp một hớp, rồi nói trỏng :
- Chắc chắn ... nhỏ hơn tôi rồi ! Mà sao chị cũng gọi tôi bằng ông hoài !
- Được, được. Tôi đổi lại đây... Anh bao nhiêu tuổi ?
- Ngoài năm mươi !
Thế chỉ tay vào Diệu, chàng tiếp :
- Còn... Xin lỗi, tôi hơi bất lịch sự hỏi tuổi đàn bà...
- Dạ, đâu có sao. Tôi nhỏ hơn anh chắc vài ba tuổi. Già rồi anh ơi !
Thế đưa ánh mắt diệu dàng nhìn Diệu :
- Tôi tưởng đâu... trẻ hơn nhiều nữa chớ !
Diệu đưa tay vén mái tóc đàng trước trán và chỉ cho Thế :
- Nè, tóc tôi nhuộm. Nếu không thì cũng trắng như tóc của anh đó. Anh lớn tuổi mà tóc của anh còn nhiều ghê hén !
Thế vừa nghe lời của Diệu khen mái tóc mình. Bất chợt chàng nhớ cảnh học tập, cải tạo ngày xưa. Ánh mắt của Thế quắc lên và nói một giọng mai mỉa :
- Tại nhờ tôi bị ăn rau muống với muối hột suốt mười bốn năm trời đó.
Diệu ngạc nhiên :
- Hả ! Anh nói cái gì mười bốn năm ăn rau muống ?
Thế thở ra và gằn giọng :
- Học tập, cải tạo. Tù của Cộng-Sản Việt Nam !
Diệu vừa nghe Thế nói, nàng nghe trong lòng quặn thắt đau như vừa bị ai cắt đứt ruột. Đôi mắt nàng cũng quắc lên liền nói :
- Trời ơi ! Tụi nó dày anh dữ vậy sao ? Thiệt là cái thứ tàn nhẫn... Chắc hồi đó anh là sĩ quan cao cấp trong quân đội Việt-Nam Cộng-Hòa phải không ?
- Không. Tôi không phải là lính. Mà tôi làm trong Bộ Thông-Tin - Tâm-Lý-Chiến !
- Trời ơi ! Hèn chi !
Thế và Diệu chuyện trò hỏi thăm nhau, và trao đổi địa chỉ mà đã hơn cả tiếng đồng hồ rồi. Hơn sáu giờ chiều, Diệu đứng lên cáo từ. Nhưng Thế không để cho Diệu đi métro về một mình. Chàng gọi người ta tính tiền. Trả tiền xong, chàng và Diệu ra xe, rồi trực chỉ đưa Diệu về tận cửa nhà của Trầm. Và họ hẹn nhau qua ngày sau sẽ liên lạc bằng điện thoại.
Diệu đứng trông theo chiếc xe và Thế khuất dạng, nàng đi vào nhà nhận chuông, Trầm ra mở cửa trên tay đang ẵm bé Vũ, còn bé Thu cũng chạy theo sau, Trầm tư1830

No comments:

Post a Comment