Mar 8, 2007

Quê Người




TỜ GIẤY NÓI XẤU

Buổi sáng, có mấy đưá trẻ trong xóm Giếng đi học chữ Nho ở nhà thầy đồ Miên về. Chúng đi từ lúc tờ mờ sáng, sớm bằng những người thợ đi dệt cửi. Học nhốn nháo một lúc, đưá nào thuộc bài thì thầy đồ cho về trước. Nên chỉ lúc mặt trời tới lưng cây tre, chúng đã chạy uà cả ra đường.

Sớm hôm ấy, lũ trẻ về qua cưả đình trông thấy một mảnh giấy dán ở một cột trụ bên phải. Tò mò, chúng rủ nhau đứng lại xem. Trong mảnh giấy có chữ quốc ngữ viết bằng bút chì. Nhưng vì dán hơi cao, nên chúng phải côông kêêng nhau lên mới đánh vần được những chữ ấy. Lúc một đứa đã đọc xong, chúng cười và reo ầm ỹ, rồi chạy tất tả vào trong làng. Đưá nào về nhà đưá ấy và mỗi đưá lại bảo cho nhiều người trong làng biết rằng có cái giấy gì hay lắm, dán ở ngoài cửa đình.

Bấy giờ là sau bữa cơm sáng. Mọi người chưa phải vào khung cửi, đều đứng ở các cửa ngõ, cái tăm ngậm trên mồm. Nghe lũ trẻ nói bi bô, họ kéo ra cưả đình xem, đi lũ lưọt như đi xem hội. Những người đàn bà thập thò trong các cổng tán. Ở bờ rào này hỏi qua bờ rào khác. Nhưng chưa ai biết gì cả.

Trên trụ cột có dán một tờ giấy thực.

Một anh trai nhanh nhẩu chen vào tận nơi nói: "Xem giấy má gì nào. " Rồi anh cất giọng y a đọc to và thong thả cho mọi người xung quanh nghe:

CÁO BẠCH

Làng ta lắm chuyện nực cười,
Có ông Nhiêu Thục mặt thời đỏ gay.
Được cô con gái gớm thay !
Mười chín tuổi rày, tính đã trăng hoa.
Làng Thượng cho chí làng Nha,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tấm thân bán rẻ đồng tiền,
Huýt còi một tiếng thời liền ra ngay.
Con đi mua rượu bố say,
Con hỡi tiền này con lấy ở đâu ?
Ai ơi ! đứng lại đầu cầu,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đứa nào mà bóc cuả ông cái giấy này thì chết một đời cha ba đời con đấy.

Người ta cười rầm lên. Ra đấy là một tờ giấy nói xấu. Rồi họ lại hò anh con trai giỏi giang chữ nghiã kia đọc lại một lượt thực rành rọt thực ngân nga. Lần này họ cười, vỗ tay đom đóp. Ai cũng lấy làm khoái chí. Cái gì chứ cái được nghe bới xấu nhau thì ai cũng có tính ấy.

Câu chuyện lan trong đám đông:

- Nhiêu Thục xóm Giếng phỏng ?

- Cái đĩ Ngây ư ?

- Con bé thế mà đốn. Hừm, thời buổi này, ai biết đâu được. Mới nứt mắt ra.

- Con gái không có mẹ là chúa đoảng.

Nhưng có một người kỹ hơn, nói:

- Thôi, ắt lại chuyện nói xấu nhau, con gái nhớn mang tiếng thế khó mà lấy được chồng. Đời thâm thực . . .

Người ta còn lào xào dò đoán và phẩm bình nhiều câu nưã rồi mới giải tán. Nhưng không ai sờ tay vào tờ giấy. Có bận chi đến họ mà họ phải bóc ! Thế là tin "có giấy nói lão Nhiêu Thục" bay khắp bốn xóm trong làng Nha. Những người đàn bà ở trong nhà cũng đều biết.

Một lúc sau ông Nhiêu Thục cũng biết. Đầu tiên ông nghe mang máng như có một chuyện gì ở ngoài cưả đình mà con trai họ kéo nhông nhốc ra xem. Rồi họ về trong xóm, vưà đi vưà cười hô hố. Ông Ba Cấn tạt vào nhà ông chơi. Ông Ba Cấn với ông Nhiêu Thục là hai anh em con nhà cậu về đằng ngoại. Ông Ba hốt hoảng ghé tai ông Nhiêu, nói nho nhỏ. Vậy là mặt ông Nhiêu cũng hốt hoảng chẳng khác gì ông Ba. Hai ông chạy đùng đùng ra ngõ. Ngây đương ngồi quay tơ, chẳng hiểu việc gì, ngẩn ngơ nhìn theo. Hai ông nối nhau chạy ra ngoài cưả đình trông lên tờ giấy dán ở cột trụ, rồi lại vội vàng chạy về trong xóm. Hai ông chạy về tìm thằng Tuế, con ông Ba Cấn. Bởi vì nó biết đọc chữ quốc ngữ.

Thằng Tuế lóc cóc theo bố và ông Nhiêu ra cưả đình. Người xem không còn ai nưã. Ông Nhiêu nâng Tuế lên cho nó đọc. Nó mới đọc đến câu "có ông Nhiêu Thục . . . " thì ông buông nó xuống. Trán ông mồ hôi đọng thành giọt. Ông bóc tờ giấy ở tường ra, rồi nói: "Mời ông với cháu về nhà tôi."

Cả ba người tất tưởi chạy về nhà ông Nhiêu. Ông sai thằng Toản ra đóng ngõ lại.

Rồi ông cùng với ông Ba Cấn, thằng Tuế vào tận trong buồng. Tuế cầm tờ giấy mà đọc. Bà Ba và Ngây đứng nghe ngoài cưả. Thằng Tuế đọc xong giấy "cáo bạch" đó thì bà Ba xô vào buồng. Ngây chạy ra đàng sau nhà đứng khóc rưng rức. Ông Nhiêu buông hai tay xuống đờ đẫn đuôi con mắt và thở dài một tiếng não nuột. Bà Ba mím môi, phát một câu chửi rít trong hai hàm răng:

- Đưá nào ăn dáy ngưá miệng ! Nó lại muốn bà bới cha đào ông nhà nó lên đấy.

Ông Ba Cấn bàn:

- Ta đem giấy này lên tường phủ. Nên làm cho ra nhẽ.

Ông Nhiêu mơ màng xua tay:

- Thôi ông ạ !



BÀ BA, NGƯỜI EM GÁI

Nhưng chỉ thôi lên cái việc tường phủ, bởi vì vốn nhà lành hiền, chẳng ai thông thạo việc quan tư gì. Nhưng cái việc cuả bà Ba thì bà làm ngay. Tuy ông Nhiêu Thục, ông Ba Cấn chẳng tỏ ý hoan nghênh, nhưng cũng không ra vẻ phản đối.

Buổi trưa hôm ấy, văng vẳng có tiếng mõ cốc cốc. Người ta thấy bà Ba đi giưã đường, một tay cầm cái ống tre, một tay cầm cái dùi. Đằng sau, một đám trẻ đi theo. Áo bà thắt lưng bó que. Hai bên thành váy xắn cao, gọn gàng. Mỗi khi đến một ngã ba, bà đứng dừng lại. Bà gõ một hồi mõ; rồi chắp hai tay ra sau lưng, cất cao tiếng làm một bài vưà chửi vưà rủa:

- Ới thằng liền ông ! Ới con liền bà ! Ới đưá già ! Ới đưá trẻ ! Ới đưá nào hôm qua xỏ xiên gì nhà tao thì nó dỏng mái tai, gài mái tóc, gọi ông bà ông vải cụ kỵ nhà nó lên để nghe bà chửi, để nghe bà ể vào đầu lâu hoa cái nhà nó ó . . . ó . . . Nó đi đằng xuôi, chết đằng xuôi, nó đi đằng ngược, chết đằng ngược; đi tầu đắm tầu, đi ô tô, chẹt ô tô. Nhà nó đương đông đàn, dài lũ thì chết lăn đùng thổ tả cả ra . . .

Và còn nhiều nưã, dài nưã. Mỗi một lần gõ mõ để dọn một câu, bà lại có thể đổi ra đủ các thứ bài chửi khác nhau. Mặt bà bình thản, tự nhiên y như khi bà đang ngồi quay tơ ở trong nhà. Bởi đó cũng là một việc quen thuộc vậy.

Về sự lắm điều ở làng Nha, bà Ba đã nổi tiếng. Ngày trước, đến năm hai mươi tám bà mới có chồng. Chỉ vì, tuy là con gái, mà bà đã chua ngoa quá lắm. Cả làng, không ông bà nào dám rước cái cuả "đứt dây trên trời rơi xuống" về cho con cái nhà mình. Ở với bà Nhiêu Thục - hồi ấy còn mồ ma bà Nhiêu - một tháng có ba mươi ngày thì đôi chị dâu em chồng cãi nhau đủ hăm chín ngày rưỡi. Về sau, có một người đàn ông goá ở bên Phú - gia nhờ người sang manh mối, lấy bà. Tất nhiên là cái tiếng lắm điều cuả bà người ta không hay biết chi. Cứ đàn ông goá mà tóm được gái tân, đã là may mắn lắm rồi. Cái báo chướng được rước đi . . . Bà Nhiêu mừng. Chắc hôm cưới bà cũng có ném gạo muối theo. Nhưng cái sở trư%
E11862

No comments:

Post a Comment