Jun 9, 2007

Đời Cha Ăn Mặn








Ông Khoa cuối năm 1999 quyết định về quê hương một chuyến trước khi thế kỷ 20 chấm dứt. Ông tuổi đời đã cao, chỉ năm năm và vài tuần nữa là đã đạt tới tuổi "nhân sinh thất thập cổ lai hy". Bà Khoa, thua ông 10 tuổi, người bạn đời bao nhiêu năm của ông đã mất năm rồi trong một tai nạn giao thông. Bà ấy thực sự là người vợ thứ hai của ông, chứ bà cả người mà ông đang trên đường về nước thăm vẫn còn sống trên đất Bắc. Năm 1954, khi đất nước chia đôi, lúc ông đang hai mươi, ông từ Hải Phòng vội vã lên tàu vào Nam bỏ lại bà cả và đứa con trai nhỏ dại ở lại Nam Định.

Không ai hiểu ông hơn bà Hai. Tính ông lăng nhăng thuở xưa, lúc ông còn bơ vơ độc thân tại chỗ, bao lần bà đã biết nên bà tuyệt đối cấm ông dây dưa với người này người nọ từ khi bà nhận lấy ông làm chồng năm 1960 lúc bà vừa đôi mươi. Mười lăm năm chung sống với bà Hai ở quê hương, ông bị kềm tỏa ghê gớm lắm nên chẳng sơ múi được gì trừ những lần đi công tác ở những tỉnh lỵ xa. Bà Hai khôn ngoan và đanh đá lắm, ông có giận cũng không làm gì được, vì bà Hai khéo ăn khéo nói, giao thiệp rộng và chơi trội hơn cả ông.

Có lần nào đó năm 70 hay năm 71 gì đó, một cô thư ký trẻ đẹp làm tại văn phòng ông chừng đâu một tuần, ông chưa kịp trở mòi dê dẫm gì hết thì bà Hai đã gặp. Bà chào hỏi cô thư ký ân cần và mời mọc về nhà ăn uống chuyện vãn chị chị em em như ruột thịt trong nhà thì của có treo trước miệng mèo ông cũng đố dám leo meo. Bà lại đề bạt cô thư ký trẻ lên làm cho ông tổng giám đốc, thế là vừa được lòng giám đốc lại vừa có công với cô thư ký, thế có phải bà hơn cả cái ghen của Hoạn Thư không chứ!

Từ lúc rời trại tỵ nạn Pendleton, tiểu bang California, ở Mỹ cuối năm 1975, phần thì tuổi đã ngoài tứ tuần, con cái với bà Hai còn nhỏ, ông đầu tắt mặt tối đi làm không kịp thở thì lấy đâu mà bay với bướm. Cái tính nguyệt hoa của ông, không biết sao lại được trổ mòi qua hai cậu con trai qúi của ông khi chúng tới tuổi 17, 18 gì đó! Bà Khoa buồn lòng lắm, cứ nhắc nhở răn bảo chúng:

"Các con phải đàng hoàng, còn làm gương, để phúc lại cho ba đứa em gái và con cái sau này chứ! Chúng mày chẳng nghe đời cha ăn mặn đời con khát nước sao?"

Ông Khoa thì cười xuề xoà khi có ai nói chi:

"Hơi gì mà lo, tuổi trẻ chúng ăn chơi thì kệ chúng! Miễn đừng phá gia hại sản là được rồi! Bọn nó giống tôi hồi xưa! Đấy coi đi, tôi bây giờ cũng chăm lo cho gia đình, chứ có bỏ bê gì đâu!"

Bà Hai trách ông:

"Ông không lo dạy con thì thôi! Lại cứ nói lăng nhăng đổ dầu cho chúng làm bậy! Thử tưởng tượng ba đứa con gái của mình kia kià, mai mốt 15, 16 tuổi lỡ có gì thì sao?"

"Thằng nào láng cáng tôi đập gẫy cẳng chứ mà dám đụng đến con gái tôi!"

"Đấy ông xem, con trai ông lung tung, thì ông bao che! Con trai người ta đụng đến con gái ông thì ông đòi đả thương thiên hạ! Rõ thật là thiên vị, chẳng có lề luật gì nhất định!"

Ông Khoa nghe vợ lý luận cứ trớ ra mà nhìn! Ông biết bà khôn ngoan đáo để lắm, chẳng gì bà cũng cầm chân trói tay ông bao nhiêu năm trời. Cửa khoá giờ đã mở từ khi bà mất! Chỉ vài tuần nữa ông đã 65! Ôi hơn 64 năm qua, ông làm lụng vất vả chỉ được ăn chơi bồ bịch đâu chừng sáu năm từ lúc vào Nam năm 54 tới ngày ông chui vào rọ của bà Hai, thỉnh thoảng mới thoát rọ những lần đi xa, thế mới có tiếc không! Mỗi người con gái, mỗi người đàn bà là một kho tàng vô giá mà ông là người thích sưu tầm, thích làm giàu tìm kiếm những kho tàng sống động đó.

Khi bà Khoa mất, ông để tang bà chỉ đúng 49 ngày thay vì ba năm hay ít ra cũng phải chờ qua ngày giỗ 100 ngày. Sau buổi giỗ 49 ngày, đám bạn già ngà ngà say rủ rê ông ra quán Ô Lớn giải trí. Ôi chao, sao mà bắt ý ông quá! Bao năm qua, ông tò mò muốn tìm hiểu mà phần bận rộn phần bà Hai kềm kẹp ông chẳng dám to te. Đám con gái vóc dáng như người mẫu từ từ theo kích động nhạc thả rơi những mảnh áo quần, trở thành những bức tượng khoả thân linh hoạt nhún nha nhún nhẩy trông đã con mắt. Ông nghe lời xúi dục của đám bạn già, ngậm những tờ giấy 1 Mỹ kim ngồi gần sàn nhảy đợi chờ. Từng cô Á có, Âu có, đen có, trắng có, nâu vàng đầy đủ cả, hơ hễnh khoe của thấp của cao sát mặt ông! Những bông hoa lạ nhún nhảy từ từ hạ thấp xuống đưa tay ôm lấy đầu ông rồi ghì mặt ông sát vào da thịt, hai má ông chạm hai mặt trong của đôi trái cam, trái bưởi có khi là của thật, có khi là của giả si-lic, nhưng của nào cũng làm ông đê mê muốn chết. Rồi từ đó cuối tuần nào ông cũng đi thăm các em, riết rồi quen mặt quen tên. Nhưng xem thì xem vậy thôi, chứ ông chẳng vớ vẩn được gì, chỉ làm ông thêm bức rức. Con lợn lòng gặp cám treo heo nhịn cứ nhao nhao lên. Những lần cao hứng, ông chọn người ông ưng ý nhất nhảy riêng cho ông ở một góc mờ mờ càng làm ông bức xúc thêm. Những cú rà sát thân mật của các cô càng tạo thêm lòng dục, mà chẳng giải toả được lòng háo hức xuân xanh của ông.

Ở tuổi ngoài sáu mươi của ông, phải tiết chế tu nhân tích đức thì hơn, giá mà ăn chay trọn đời tưởng niệm người vợ chung thuỷ xấu số đã ra đi vĩnh viễn thì đẹp biết chừng nào. Ngọn lửa âm ỉ cháy. Ông tiếc cái thời oanh liệt đã bị bà Hai kềm toả, cơm canh trong nhà đầy đủ, nhưng chẳng phở phiếc bên ngoài gì được. Đến lúc đại thọ sáu mươi của ông, bà Hai treo chén ông luôn, bảo ông tu tại gia, phải tịnh dưỡng kẻo đau tim bởi vì ngày làm tám tiếng, lao tâm lao lực, tập thể dục đều chi, mà ấm ức thay chỉ số áp huyết ông cao gần 140 gì đó, chứ thể lực ông còn khoẻ mạnh. Bà sợ ông chết, vậy mà bà đi trước. Bà chẳng có gì sai trái cả, chỉ có một cái là khó khăn ràng buộc ông tí thôi. Phải bà như người khác, không chừng ông chẳng sợ mà phải khép mình sống thuận hoà tới già.

Hai cậu con trai và ba cô con gái của ông nhờ bà Hai khéo léo đã yên bề gia thất, đứa nào đứa nấy cũng có nghề nghiệp và nhà cửa đâu vào đó rồi. Tiền bảo hiểm nhân thọ của bà Hai, ông cũng dành một nửa để chia cho chúng đồng đều. Còn một nửa, ông giữ lại cho ông, cho người vợ cả và đám con cháu vừa liên lạc lại được năm rồi, nhờ ông đăng báo cáo phó ở quê ông bên nhà cũng như ở thành phố ông sống ở Hoa Kỳ lúc bà Hai từ trần. Ông thầm cám ơn bà Hai đã biết tính toán lo xa, dạy dỗ con cái nên người, chứ cứ như ông, đời cha ăn mặn, đời con ăn mặn hơn! Không chừng không có nước mà uống!

Ông về thăm quê hương chuyến này, một là thăm gia đình bà Cả, hai là định giải quyết vấn đề "khí tồn tại não" chi chi đó! Đám bạn già kháo láo với nhau những màn xào khô, xào ướt nghe mà phát thèm. Kỳ này ông về với s%E
12030

No comments:

Post a Comment