Aug 7, 2012

Lộc Đỉnh Ký - Phi lộ

Dịch giả: Hàn Giang Nhạn

Phi lộ

Gió Bắc đìu hiu , tuyết rơi lả tả. Mặt đất đóng thành băng

Một đội Thanh binh tay cầm gươm đao áp giải bảy cổ tù xa tắm mưa gội tuyết nhằm phía Bắc mà tiến đang đi trên đường lớn gần Hải Tân ở Giang Nam.

Trong ba cổ tù phía trước có ba người đàn ông đều ăn mặc theo kiểu thư sinh. Ba người này là một lão già đầu tóc bạc phơ , và một người vào hạng đứng tuổi.

Trong bốn cổ xe sau tù phạm đều là nữ nhân.

Trong chiếc xe sau cùng có một thiếu phụ tay bồng một đứa bé gái nhỏ. Con nhỏ la khóc om sòm , má nó dổ thế nào nó cũng không nín.

Một tên quân đi bên xe tức quá vừa đá vào thành xe "binh binh" vừa lớn tiếng quát :

- Mi mà còn khóc hoài thì lão gia sẽ đá chết tươi.

Đứa nhỏ sợ quá càng khóc thét lên.

Dưới thềm một tòa nhà lớn cách đường cái quan chừng mấy chục trượng có hai người sóng vai đứng đó. Một người là văn sĩ trung niên và một đứa nhỏ chừng 12 , 13 tuổi.

Văn sĩ ngó ra đường thấy tình trạng nầy , khẻ buông tiếng thở dài. Cặp mắt đỏ ngầu , miệng lẩm bẩm nói như để mình nghe :

- Tội nghiệp ! Thật là tội nghiệp !

Cậu nhỏ hỏi ông :

- Gia gia ơi ! Những người kia phạm tội gì vậy?

Văn sĩ đáp :

- Ai mà biết họ phạm tội gì ? Hôm qua và sáng nay , đã có đến ba chục văn nhân nổi tiếng ở tỉnh Triết Giang ta cũng lâm vào tình trạng này. Bọn họ chẳng có tội gì mà bị liên lụy.

Văn sĩ nói câu này rất nhỏ vì sợ bọn quan binh nghe rõ.

Chú nhỏ lại hỏi :

- Con nhỏ kia còn bú sữa mẹ , chẳng lẻ cũng làm nên tội? Thật vô lý.

Văn sĩ nói :

- Ngươi cũng biết là quan binh vô lý thì khá đấy ! Hởi ơi ! Người ta là dao là thớt , mà mình là thịt là cá. Người ta là chảo là vạc , còn mình chỉ là hươu là nai.

Chú nhỏ nói :

- Gia gia ! Mấy bữa trước gia gia dạy hài nhi câu "Người là dao là thớt , mình là cá là thịt" là có ý nói người ta có quyền muốn chặc muốn thái thế nào cũng được. Vậy câu "Người ta là chảo là vạc , mình là hươu là nai" thì ý nghĩa cũng vậy hay sao?

Văn sĩ đáp :

- Phải rồi !

Văn sĩ nhìn bọn quan binh đi xa rồi , liền dắt tay chú nhỏ nói :

- Ở ngoài gió lạnh vào trong nhà ta sẽ nói cho nghe.

Đoạn hai cha con đưa nhau vào ngồi trong thư phòng.

Văn sĩ chấm bút vào nghiên mực viết lên giấy chữ "Lộc" rồi nói :

- Hươu là giống dã thú. Tuy nó lớn mà tính rất thuần. Nó chỉ ăn cỏ xanh cùng lá cây để sống , chứ không ăn thịt như loài dã thú khác. Khi nó bị thú dữ đuổi bắt thì nó chỉ có cách tìm đường chạy trốn. Nhưng trốn không thoát sẽ bị người bắt ăn thịt.

Văn sĩ lại viết hai chữ "Trục Lộc" rồi giải thích :

- Cổ nhân thường đem con hươu ví với thiên hạ. Bách tính trong nước phần nhiều đều là người thiện lương , nhưng cũng bị giai cấp thống trị áp chế sát hại. Trong sách Lục Thao ghi chép những phương lược tranh thành cướp đất cùng cách hành binh bố trận , có một đoạn Khương Thái Công nói chuyện với Chu Văn Vương.

Chú nhỏ nghe nói đến tên Khương Thái Công liền dương cặp lông mày lên đáp :

- Gia gia nói đến Khương Thái Công hài nhi lại nhớ ra : Tiên sinh tám mươi tuổi mới gặp Chu Văn Vương. Thái Công cởi con Tứ Bất Tượng và có tên trong Phong Thần Bảng.

Văn sĩ tủm tỉm cười nói :

- Những chuyện trong Phong Thần Bảng không phải là sự thiệt đâu.

Chú nhỏ hỏi lại :

- Gia gia ! Khương Thái Công đã nói với Chu Văn Vương câu gì ?

Văn sĩ đáp :

- Khương Thái Công bảo : "Lấy thiên hạ như đuổi bắt con hươu rồi làm thịt chia nhau mà ăn. Con hươu rừng trốn chui trốn lũi mãi nhưng đến lúc cuối cùng cũng bị bắt. Có khi nhiều người chia nhau ăn thịt có khi một người ăn hết ".

Văn sĩ ngưng lại một chút rồi nói tiếp :

- Trong Hán thư có câu : "Nhà Tần để xổ mất con hươu , thiên hạ tranh nhau đuổi bắt. Đó là nói về nhà Tần mất thiên hạ , quần hùng khắp nơi nổi dậy tranh cướp nhau. Sau cùng Hán Cao Tổ đánh bại được Sở Bá Vương tức là bắt được con hươu to lớn béo mập.

Chú nhỏ gật đầu nói :

- Hài nhi hiểu rồi. Trong tiểu thuyết thường nói chuyện "Đuổi hươu ở Trung Nguyên" tức là quần hùng thiên hạ tranh đoạt nhau ngôi hoàng đế.

Văn sĩ vui vẽ gật đầu rồi vẽ một cái đĩnh lên giấy giải thích :

- Cổ nhân không làm bếp nặn nồi để nấu ăn , mà lại đúc cái vạc ba chân , chất củi đốt ở dưới gầm. Khi bắt được hươu rồi bỏ đỉnh nấu ăn. Có thể nói từ hoàng đế cho đến đại thần đều là những người rất tàn nhẫn. Khi họ không ưa ai là đổ cho người ta phạm trọng tội bắt bỏ vào vạc cho chết cháy. Trong sử ký có chép việc Lạn Tương Như tâu Tần Vương "hạ thần biết thần phạm tội khi quân đáng bị xử tử. Vậy thần xin bệ hạ cho quăng thần vào trong vạc".

Thằng nhỏ lại hỏi :

- Gia gia ! Trong sách tiểu thuyết thường nói "Đuổi hươu ở Trung Nguyên" , lại có câu "Hỏi vạc ở Trung Nguyên" ý tứ hai câu này dường như chẳng khác gì nhau.

Văn sĩ đáp :

- Đúng thế ! Vua Dũ nhà Hạ , thâu vàng ở chín Châu về đúc thành chín cái đỉnh lớn. Trên chiếc đỉnh nào cũng khắc tên chín Châu cùng đồ hình sông núi. Đời sau ai làm chủ thiên hạ là giử chín cái đỉnh này. Sách Tả truyện có nói "Sở Vương coi duyệt binh ở Chu Cương. Vua Định Vương sai Vương Tôn Mẫn nghênh tiếp Sở Vương. Sở Vương có hỏi đến những cái đỉnh lớn nhỏ thế nào , nặng nhẹ ra sao? Chỉ vị chúa tể thiên hạ mới có thể gìn giử chín đỉnh. Còn Sở Vương mới là một nước chư hầu mà hỏi đến chuyện đỉnh nặng nhẹ to nhỏ là trong bụng có mưu đồ bất pháp mướn đoạt ngôi nhà Chu.

Thằng nhỏ lại hỏi :

- Vì thế nên những từ ngữ "hỏi đỉnh" và "đuổi hươu" là có ý muốn làm hoàng đế. Còn câu "Chưa biết hươu chết về tay ai?" tức là chưa hiễu ai sẽ làm hoàng đế phải không ?

Văn sĩ đáp :

- Đúng thế ! Sau này những từ ngữ "Hỏi đỉnh" , "Đuổi hươu" , lại được mượn để dùng vào việc khác. Nguyên điển cố này chuyên để nói về việc làm hoàng đế mới nhắc đến.

Văn sĩ nói tới đây buông tiếng thở dài rồi tiếp :

- Ngươi thử nghĩ mà coi , chúng ta là hạng bách tính thì chỉ có đường chết. Câu "chưa biết hươu chết về tay ai" bất quá là chưa hiểu ai giết con hươu đó. Có điều nhất định là nó phải chết.

Văn sĩ nói tới đây cất bước đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài thấy bầu trời ảm đạm tựa hồ sắp mưa tuyết lớn , bất giác than rằng :

- Trời già độc địa làm chỉ Mấy trăm người vô tội phải đi trên đường băng tuyết. Nếu bây giờ lại mưa tuyết nữa thì còn thêm phần khổ cực.

Bỗng thấy trên đường lớn ở phía Nam có hai người đội nón rộng vành sánh vai đi tới.

Khi hai người gần đến nơi , Văn sĩ nhận ra diện mạo thì vui mừng reo lên :

- Huỳnh Bá và Cố Bá của ngươi đã tới đó !

Văn sĩ liền lật đật chạy ra nghênh tiếp , Y hô lớn :

- Lê Châu huynh và Đình Lâm huynh ! Không hiểu cơn gió nào đã thổi hai vị giáng lâm ?

Người mé hữu hơi mập , dưới cầm để bộ râu đen. Lão họ Huỳnh tên gọi Tôn Hy , tên tự là Lê Châu , người ở Dư Diệu tỉnh Triết Giang.

Người mé tả đã cao nghệu lại ốm nhách , mặt mũi đen sì. Lão họ Cố tên gọi Viễm Võ , tên tự là Đình Lâm , người ở Côn Sơn tỉnh Giang Tô.

Hai lão Huỳnh , Cố là những nhà đại nho đương thời. Sau khi nhà Minh mất , hai lão đau lòng quốc biến , đi ẩn không chịu ra làm quan , bửa nay hai lão đưa nhau đến Sùng Đức.

Cố Viêm Võ tiến gần lại mấy bước đáp :

- Vãn Thân huynh ! Hiện nay có việc rất khẫn yếu nên mới tới đây thương nghị với nhân huynh.

Nguyên văn sĩ này họ Lã tên Lưu Lương , biệt hiệu là Vãn Thôn ở huyện Sùng Đức , phủ Hàng Châu , tỉnh Triết Giang đã lâu đời y cũng là một nhà ẩn dật nổi danh vào hồi cuối Minh đầu Thanh.

Lã Lưu Lương thấy hai người sắc mặt nghiêm trọng thì không khỏi hồi hộp , vì y đã biết Cố Viêm Võ là tay cơ biến phi thường. Lúc lâm sự lão vẫn bình tỉnh mà bây giờ lão nói là việc khẩn yếu thì dĩ nhiên không phải chuyện tầm thường , liền đáp :

- Mời hai vi vào trong nhà uống chén trà giải hàn rồi sẽ nói chuyện.

Lã Lư Lương liền đưa hai người vào nhà và bảo chú nhỏ :

- Bảo Trung ! Ngươi đi bảo mẫu thân là có Huỳnh bá và Cố bá đến chơi. Hãy sắp lấy hai mâm thịt cừu để nhâm rượu.

Chỉ trong khoảnh khắc Lã Bảo Trung (tứcchú nhỏ) và người anh em là Lã Tuấn Trung đưa ra ba cổ đủa chén bày lên bàn trong thư phòng.

Một tên lão bộc mang rượu nhấm vào.

Lã Lưu Lương chờ ba người dọn rượu xong lui ra liền đóng cửa thư phòng lại nói :

- Huỳnh huynh ! Cố huynh ! Chúng ta hãy uống ba chung đã.

Huỳnh Tôn Hy vẽ mặt thê lương gục gặc cái đầu. Còn Cố Viêm Võ thì tự mình rót rượu uống sáu chung liền.

Lã Lưu Lương nói :

- Phải chăng hai vị nhân huynh tới đây về việc có liên quan đến "Minh Sử" ?

Như thủ giang sơn (non nước thế này) mà chìm đắm vào tay Dũ Định. Chúng ta phải nuốt mối căm hờn sống trộm nơi đây khiến người bi phẩn không bút nào tả xiết. Vãn Thôn huynh sao không đề vào một bài thơ để biểu lộ thành ý của Nhị Chiêm tiên sinh ?

Lã Lưu Lương đáp :

- ý kiến của Cố huynh hay lắm !

Lã Lưu Lương cầm bút trầm ngâm một chút rồi viết lia lịa trên bức họa.

Chỉ trong khoảnh khắc Lã Lưu Lương đã đề xong một bài :

"Phải chăng vì nhà Tống mà xuống phương Nam ? Tình huống này thật đáng tủi hổ. Non nước đi về đâu? Ngó lại giang sơn lòng chẳng vui. Nay ta tỉnh ngộ vẽ bức họa này hai hàng lụy tuôn ra xối xả. Lấy việc ngày nay mà coi việc trước trước này cũng vậy mà thôi. Trong lòng ta u uất khôn lời mà vẽ ra bức họa đầy nước mắt.

Vì thế mà bức họa không thơ. Lời thơ đã có sẳn ở bốn chữ. Khách anh hùng sinh chẳng gặp thời khác nào kẻ mù muốn trông , người què muốn bước. Bao giờ mây tạnh mù tan , giang sơn rạng rỡ thì nơi nơi ca khúc liên hoan ".

Lã Lưu Lương đề xong quăng bút xuống đất , hai hàng nước mắt chảy dòng dòng.

Cố Viêm Võ đắc ý vổ tay khen :

- Khoái quá ! Khoái quá ! Thật là lời lẻ lâm ly tuyệt diệu !

Lã Lưu Lương nói :

- Bài này nghe không đũ hàm súc , chẳng có gì đáng kể. Tiểu đệ chỉ đưa ra hậu ý của Nhị Chiêm tiên sinh mà thôi , để người coi bức họa hiểu được nội dung.

Huỳnh Tôn Hy nói :

- Ngày nào trùng hưng cố quốc , giang sơn mù tạnh mây tan thì dù ở sơn cùng thủy tận , lòng người cũng khoan khoái vô cùng ! Đúng như câu "Nơi nơi ca khúc liên hoan".

Cố Viêm Võ nói :

- Câu kết trong bài này thật là tuyệt diệu ! Tất có một ngày diệt trừ Di Địch , lấy lại giang sơn. Khi đó khiến cho người ta nghĩ đến nổi phẩn uất hồi này càng thêm phần hùng tráng.

Huỳnh Tôn Hy từ từ cuốn bức họa thủng thẳng nói :

- Bức họa này không thể treo được. Vãn Thôn huynh nên dấu đi thì hơn. Nếu để bọn gian nhân như Ngô Chi Vinh trông thấy , chúng sẽ mở cuộc điều trạ Dĩ nhiên Vãn Thôn huynh gặp chuyện rắc rối mà còn để lụy cho Nhị Chiêm tiên sinh nữa.

Cố Viêm Võ đập bàn thóa mạ :

- Tên cẩu tặc Ngô Chi Vinh thật là khả ố ! Ta hận mình không ăn tươi nuốt sống mi được.

Lã Lưu Lương nói :

- Nhị vị đến chơi nói là có việc khẩn yếu mà chúng ta là bọn thư sinh chỉ ngâm thơ để học , chưa nhắc đến việc chính. Không hiểu là việc gì ?

Huỳnh Tôn Hy đáp :

- Bọn tiểu đệ tới đây là được tin quan trọng về Nhị Chiêm tiên sinh và Y Hoàng tiên sinh. Theo tin tức mà đệ và Cố huynh lượm được bửa trước thì ra vụ án "Minh Sử" làm cho Y Hoàng tiên sinh cũng bị liên lụy. Lã Lưu Lương giật mình kinh hãi nói :

- Y Hoàng huynh cũng bị liên lụy ư ?

Huỳnh Tôn Hy đáp :

- Đúng thế ! Tối hôm trước bọn tiểu đệ lật đật tới Lý Hoa trấn ở Hải Minh , Y Hoàng tiên sinh không ở nhà , nghe nói là y đi kiếm bạn ở phương xạ Viêm Võ huynh thấy sự thể nguy cấp , vội vặng người nhà của Y Hoàng tiên sinh phải trốn đi ngay đêm. Bọn tiểu đệ nhớ tới giửa Y Hoàng tiên sinh cùng Vãn Thôn huynh có mối thâm giao , vội tới đây thăm hỏi.

Lã Lưu Lương ngập ngừng hỏi :

- Y... Y không đến đây , chẳng hiểu đi đâu?

Cố Viêm Võ nói :

- Nếu y ở nhà lúc này dĩ nhiên đến đây tương hội. Tiểu đệ đã đề lên vách thư phòng một bài thơ. Nếu y trở về là hiểu ngay và biết đường trốn lánh. Chỉ sợ y không biết tin ló mặt ra ngoài thì bị nhà cầm quyền bắt được thì hỏng bét.

Huỳnh Tôn Hy nói :

- Vụ "Minh Sử" đó khiến cho bọn danh sĩ Triết Tây chúng ta suýt bị mắc vào độc thủ hết. Chính sách của nhà Thanh rất tàn ác mà danh vọng Vãn Thôn huynh lại quá lớn. Đình Lâm huynh cùng tiểu đệ cố ý đến đây khuyên Vãn Thôn huynh tạm thời ra khỏi nhà đi chơi xa để tránh cơn phong ba này ít lâu là hơn.

Lã Lưu Lương hằn học nói :

- Những ngày ở dưới quyền cai trị của bọn Thát Đát (một bộ lạc phía Bắc nước Tàu , tức xứ Mông Cổ bây giờ) chó lợn kia thì thật sống không bằng chết. Hoàng đế Mãn Thanh nếu bắt được tiểu đệ đem về Bắc Kinh thì dù có bị bọn chúng băm vằm cũng thóa mạ không tiếc lời cho hã lòng căm tức rồi chịu chết.

Cố Viêm Võ nói :

- Vãn Thôn huynh hào khí ngất trời khiến cho bọn tiểu đệ rất khâm phục , nhưng tiểu đệ e rằng mình được thấy mặt hoàng đế Mãn Thanh , mà lại chết về tay bọn nô bộc đê tiện. Hơn nữa , hoàng đế Mãn Thanh chỉ là đứa trẻ nít chẳng hiểu chút gì. Bao nhiêu quyền chính trong triều đều do tên quyền thần Ngao Bái thao túng. Tiểu đệ cùng Lê Châu huynh nghĩ rằng chuyến đi này bọn chúng đem vụ án "Minh Sử" khua chuông gỏ mõ để làm nhục nhuệ khí nhân sĩ Giang Nam chúng ta là do ý muốn của họ Ngao.

Lã Lưu Lương nói :

- ý kiến của hai vị rất đúng , Từ ngày quân Thanh vào qua quan ải hoành hành rất tàn nhẫn ở Giang Bắc mà không gặp sự gì ngăn trở. Khi chúng đến Giang Nam thì chổ nào cũng bị phản kháng , nhất là bọn văn nhân lại gia tâm đề phòng và quấy nhiễu bọn chúng không ngớt. Ngao Bái nhân cơ hội này liền ra sức uy hiếp sĩ tử Giang Nam. Hừ ! Lửa thiêu không chết hết được cỏ , mùa gió Xuân lại nẩy , trừ phi hắn đem bao nhiêu văn nhân sĩ tử Giang nam giết sạch sành sanh thì mới không còn người chống đối.

Huỳnh Tôn Hy nói :

- Phải rồi ! Vì thế mà bọn ta cần lưu lại tấm thân hữu dụng để xoay nhau tới cùng với bọn Thát Đát. Nếu chúng ta trong lúc nhất thời mà nổi huyết khí , sinh cường , tức là mắc mưu bọn Thát Đát đó.

Lã Lưu Lương nghe nói tỉnh ngộ tự nhủ :

- Hai vị huynh đệ Huỳnh , Cố chịu khó rét mướt đến vùng này một là để kiểm tra Y hoàng , hai là để khuyên ta đi ẩn lánh , Họ sợ mình trong lúc lúc nóng nảy không nín nhịn được , tự rướt lấy cái chết vô ích. Nổi khổ tâm của bạn hiền thật đáng cảm kích !

Y nghĩ vậy liền hỏi :

- Những lời vàng đá của hai vị nhân huynh , khi nào tiểu đệ chẳng tuân theo? Sáng sớm mai cả nhà tiểu đệ sẽ đi lánh nạn.

Hai vị Huỳnh , Cố cả mừng đồng thanh nói :

- Phải vậy mới được.

Lã Lưu Lương trầm ngâm một lúc rồi hỏi :

- Có điều tiểu đệ chưa biết phải nên đến xứ nào ẩn lánh cho phải?

ý nghĩ đến bên trời mờ mịt khắp thiên hạ chổ nào cũng có bọn Thát Đát khó lòng tìm được nơi yên ổn , bất giác lẩm bẩm :

Đào nguyên nào biết nơi đâu để ẩn lánh bọn cuồng Tần đạo được.

Cố Viêm Võ nói :

- Giả tỷ mà trên đời này mà có chốn đào nguyên an lạc thì chúng ta cũng chẳng thể tự do lấy thân mình mà tới đó ẩn lánh được...

Lã Lưu Lương không chờ Cố Viêm Võ nói hết lời đã vổ bàn lớn tiếng :

- Đình Lâm huynh nói vậy khiến tiểu đệ nhớ tới câu "Quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách". Nếu chúng ta tìm đến đào nguyên để hưỡng thú tiêu dao tự tại mà bỏ mặc hàng triệu bách tính cho gót sắt của bọn Thát Đát dày xéo thì yên tâm thế nào được ? Tiểu đệ lở lời xin nhân huynh lượng thứ.

Cố Viêm Võ mĩm cười nói :

- Mấy năm nay tiểu đệ bôn tẩu giang hồ , kết giao bằng hữu rất nhiều. Hai miền Nam Bắc sông Đạt Giang , chẳng những văn nhân sĩ tử mới phản đối bọn Thát Đát mà đến bọn lao động ở chốn thôn quê nơi nào cũng đằy những người lòng hào kiệt. Nếu Vãn Thôn huynh đồng ý thì ba người chúng ta kết bạn cùng đi Dương Châu. Tiểu đệ sẽ dẫn nhân huynh tới gặp mấy người đồng đạo được chăng ?

Lã Lưu Lương cả mừng đáp :

- Thế thì tuyệt diệu ! Sáng mai chúng ta cùng đi Dương Châu , Hai vị hãy ngồi chơi một chút , tiểu đệ vào nói cho nội nhân hay , để y thu xếp hành trang.

Chẳng bao lâu , Lã Lưu Lương trở ra thư phòng nói :

- Mời hai vị vào sãnh đường dùng cơm. Đây là bửa cơm thường , không hết tình địa chủ tiểu đệ rất áy náy !

Cố Viêm Võ cười nói :

- Tiểu đệ biết diệu thuật nấu nướng của tẩu tẩu chẳng thua gì văn học của Vãn Thôn huynh. Hai năm trước tiểu đệ đã được nếm qua những món thịnh soạn của tẩu tẩu , mỗi khi nhớ lại thèm đến nhỏ nước miếng. Bửa nay bọn tiểu đệ đến đây một cách đột ngột chỉ mong được ăn một bửa cơm thường của Lã gia là đũ rồi.

Huỳnh , Cố hai người vừa khen không ngớt miệng.

Ba người cơm nước xong trở ra thư phòng , Lã Lưu Lương hỏi :

- Về vụ án Minh Sử , bên ngoài đồn đại xôn xao nhưng một là lời đồn chưa chắc đã đúng sự thực , hai là người thuật chuyện vẫn đầy lòng úy kỵ không dám nói hết. Tiểu đệ Ở đây khác nào ếch nằm đáy giếng nên không biết tường tận , xin hai vị nhân huynh cho biết đầu đuôi được chăng ?

Cố Viêm Võ thở dài đáp :

- Pho Minh Sử này bọn tiểu đệ đã được đọc rồi. Trong sách có nhiều đoạn tỏ ra thất kính với bọn Thát Đát là chuyện có thực.

Y ngừng lại một chút rồi tiếp :

- Pho sách này do tay quan tướng quốc nhà Đại Minh chúng ta là Chu Quốc Trinh soạn ra. Pho sách này còn nói cả đến Kiếm Châu Vệ ngoài quan ải đối xử với bọn Thát Đát như thế nào.

Lã Lưu Lương gật đầu đáp :

- Tiểu đệ cũng nghe nói nhà họ Trang ở Hồ Châu đã tốn mấy ngàn lượng bạc mới mua được bản thảo pho Minh Sử ở trong tay người thừa kế của Châu tướng quốc đem về san khắc. Không ngờ vì thế mà gây nên đại họa.

Tỉnh Triết Giang chia làm hai miền là Triết Tây và Triết Đông.

Triết Tây có ba phủ Hàng , Gia , Hồ , kêu bằng Hạ tam phủ.

Triết Đông gồm tám phủ : Ninh , Triệu , Thái , Kim , Cù , Nghiêm , ôn , Sử , gọi là thượng bát phủ.

Ba phủ Hàng Châu , Gia Hưng và Hồ Châu ở vào khu vực bến Thái Hồ , địa thế bằng phẳng , đất đai phì nhiêu nên sản xuất được nhiều lúa gạo , tơ tầm. Chổ phủ Hồ Châu ngày trước nay là huyện lỵ huyện Ngô Hưng.

Nhà Thanh lại chia huyện ô Hưng thành hai huyện ô Trinh và Qúi An. Cả mấy triều đại qua , Hồ Châu đã sản xuất ra nhiều danh sĩ.

Đời nhà Lương cũng rất nhiều tay thư họa nổi tiếng. Triệu Mạnh Phủ cũng là người Hồ Châu. Triệu dùng hai chữ Hồ Châu làm bút hiệu là mượn tên đất này.

Người ta thường nói :

- Bút Hồ Châu , mực Huy Châu , giây Tuyên Thành , nghiên Triệu Khánh là văn phòng tứ bảo nổi tiếng nhất.

Trong phủ Hồ Châu có trấn Nam Tâm. Tuy nó chỉ là một trấn nhưng còn lớn hơn những châu huyện nhỏ. Trong trấn này có rất nhiều nhà giàu. Trang gia cũng là một đại phú nổi danh ở trấn Nam Tâm.

Nhà đại phú Trang Doãn Thành sinh hạ mấy người con. Người con trưởng của Doãn Thành là Trang Kiến Long ham mê thơ , họa từ thưở nhỏ. Chàng kết giao với rất nhiều danh sĩ ở Giang Nam.

Đến đời Thuận Trị , Trang Kiến Long vì ham mê đọc sách mà thành hư mắt. Từ đó chàng đâm ra buồn bã , chán nãn sự đời.

Một hôm có chàng thiếu niên họ Chu ở gần nhà đem bộ thủ Cảo đến cầm để mượn mấy trăm lạng bạc. Theo lời gã đó thì đó là một bản di Cảo của tổ phụ để lại. Tổ phụ gã chính là Chu Quốc Trinh , tướng quốc đời nhà Minh.

Trang gia vốn sẳn lòng hào hiệp nên thấy chàng thanh niên là dòng dỏi Châu tướng quốc liền chiếu cố ngaỵ Trang Kiến Long vui lòng cho mượn tiền mà không cần giử di Cảo để làm tin.

Nhưng gã họ Chu nói là mượn tiền để đi chơi xạ Nếu đem di Cảo của tổ tiên đi theo thì e rằng dễ bị thất lạc. Còn để di Cảo ở nhà cũng không yên dạ. Gã năn nỉ được gởi lại thảo Cảo của tổ tiên tại Trang gia cho chắc chắn.

Cha con Trang Doãn Thành thấy gã thực tình gửi sách nên mới nhận giử chọ Gã thiếu niên họ Chu đi rồi , Trang Doãn Thành muốn giải lòng phiền muộn cho Kiến Long liền nuôi khách trong nhà để đọc sách cho con nghe.

Khách đem di cảo nhà họ Chu ra đọc thì ra đó là bản thảo Minh Sử của Chu Quốc Trinh. Phần lớn trong pho thảo cảo này đã in thành sách và lưu truyền khắp nơi. Cuốn di cảo mà thiếu niên họ Chu cầm cho Trang gia có rất nhiều liệt truyện.

Trang Kiến Long nghe khách đọc mấy ngày rất lấy làm hứng thú , chàng tự nhủ :

- Ngày trước Tả Khâu Minh cũng bị đui mắt , sau lượm được pho Tả truyện mà để tiếng ngàn thụ âu là ta biên soạn pho sử này để lưu truyền cho hậu thế.

Nhà đại phú làm gì cũng dễ. Trang kiến Long đã nẩy ra ý nghĩ làm sách liền sai người đem sính lễ đi mời những tay danh sĩ về đọc từng thiên hết bộ Minh sữ cho chàng nghe. Chàng nhận thấy có nhiều chỗ nên thêm vào hay bớt đi liền đọc cho những tân khách ghi chép. Tuy nhiên chàng lại tự nghĩ :

- Mình bị đui mắt không đọc được nhiều sách vở để khảo cứu mà đã đem bộ Minh sử này biên soạn và san khắc thì nội dung chẳng khỏi có chổ sai lầm , soạn sử mà sai trật tất bị người chê cười , chứ đừng nói đến chuyện thành danh.

Trang Kiến long nghĩ vậy lại phí rất nhiều tiền mời những bậc danh nho soạn thảo lại để thành một pho sử hoàn toàn.

Đối với những nhà bác học dĩ nhiên phải tiền nhiều lễ hậu mới mời được. Trang Kiến Long đã tâm thành soạn sách, nên chàng rất kiên nhẫn không ngại tốn kém.

Bến Thái Hồ vốn là một đất văn vật cực thịnh , chẳng thiếu gì túc nho bác học. Họ nhận lời mời của Trang gia liền tới coi. Một là họ thương tình Trang Kiến Long đui mắt mà tâm thành , hai là soạn sử sách là việc tốt đẹp nên họ đều ở lại Trang gia làm tân khách.

Trong vòng nửa tháng người soạn cứ soạn , người nhuận chính cứ nhuận chính. Lại một số người phụ trách việc viết ra từng thiên. Vì thế mà pho Minh sử này là một bộ sách tập hợp rất nhiều tay đại thủ bút.

Pho sử soạn chưa xong được bao lâu thì Trang Kiến Long từ trần. Trang Doãn Thành vì lòng thương con liền đem pho sách mà Trang Kiến Long đã hao tốn rất nhiều tâm huyết ra sao khắc và in thành sách.

Muốn in một pho Minh sử thật không phải chuyện dễ dàng chóng vánh. Trước hết phải tìm thợ khắc chữ vào bản gỗ rồi sau mới mướn thợ in đem ra ấn loát.

Trang Doãn Thành in pho Minh sử này rất công phụ Thợ khắc thợ in phải dùng đến rất nhiều. May Trang gia đã có nhiều tiền , nhà cửa lai. rộng rãi đủ làm một công trường in sách.

Tuy hằng ngày rất nhiều thợ làm mà cũng phải mất mấy năm trời mới in xong pho sách. Pho sách này lấy nhan đề là Minh Thư Tập Lược. Trang Kiến Long được nêu tên là soạn giả.

Danh sĩ Lý Kim Tích đề tựa.

Ngoài ra mười tám người góp công góp sức vào việc soạn sách cũng được đề tên :

Mao Nguyên Minh.

Ngô Chí Minh

Ngô Chí Dũng

Mao Thứ Lai

Ngô Sơ?

Đường Nguyên Lâu

Nghiêm Văn Khởi.

Tường Văn Vi.

Vi Kim Hựu.

Vi Nhất Viên.

Trương Huề.

Huỳnh Nhị Dậu.

Ngô Viêm.

Phan Thánh Chương.

Lục Kỳ.

Tra Kế Tá.

Phạm Tương.

Lý Như Đào.

Trong sách nhắc cả đến nguyên cảo của pho sử này của họ Chu rồi đem thêm bớt mà soạn ra , Vì Chu quốc Trinh, tướng quốc trìều nhà Minh là nhân vật quan cao chức cả nên không tiện viết thẳng tên ông vào mà chỉ đề một cách hàm hồ là Chu Thị Nguyên Cảo.

Hiện nay nhà Minh mới mất , nhiều người luyến tiếc rất ham đọc pho Minh sử này. Ai cũng lấy làm khoan khoái.

Minh Thư Tập Lược đã được nhiều nhà bác học lấy bản thảo của Chu Quốc Trinh soạn thảo , chọn lọc thêm bớt thành một pho sách thể lệ đầy đủ mà cách trình bày lại rất rõ ràng. Nhà họ Trang còn kén người chữ tốt viết ra nên nó thành pho sách tận thiên tận mỹ.

Minh Thư Tập lược sau khi xuất bản được rất nhiều người ưa chuộng , tin đồn lan ra khắp nơi. Nhà họ Trang đã sẳn tiền tài chỉ muốn dương danh nên sách bán giá rất hạ , số đông dân chúng đều mua được.

Thanh danh Trang Kiến Long nổi lên như sóng cồn. Trang Doãn Thành thấy tiếng tăm của Trang Kiến Long lừng lẩy còn để lại khiến bao nổi thương đau vì mất con , nên lão được an ủi rất nhiều.

Khi bản nguyên cảo về pho Minh sử ngày trước đưa tới Văn Châu có nhiều đoản văn chỉ trích , bới móc , đều bị ban soạn sách cắt bỏ , mà việc tán dương Minh triều dĩ nhiên là không bao giờ tránh được.

Gặp thời loạn lạc thiếu gì tiểu nhân đắc chí còn bậc quân tử thường bị tai họa.

Ngô Chi Vinh tri huyện Quy An , Hồ Châu , trong thời kỳ tại chức là người tham lam tàn ác , trăm họ đều căm giận , sau họ Ngô bị người tố giác , triều đình liền hạ lệnh cất chức hắn.

Ngô Chi Vinh đã mất quan mà lúc ra đi còn quét thêm một mẻ. Hắn làm bộ con người thủy chung đến các nhà giàu trong huyện để cáo từ. Tới đâu hắn cũng nói là trong thời kỳ làm quan , hắn giử đạo thanh bần. Thậm chí bây giờ đứng lên cũng không còn đủ tiền lộ phí để trở về nguyên quán.

Một số nhà giàu thấy hắn đến , đều muốn hắn đi ngay cho khuất mắt liền cho hắn , người thì dăm bảy lạng , kẻ vài nén , để khỏi phải mất thì giờ nói chuyện rườm rà.

Ngô Chi Vinh vào nhà họ Lý xin trợ cấp. Chủ nhân Lý Hưu Minh là người chính nhân quân tử , ghét kẻ tham tàn như quân thù nghịch. Chẳng những không cho họ Ngô đồng nào mà còn dùng lời mai mỉa :

- Khi các hạ làm quan ở Hồ Châu lấy tiền bạc của dân đâu phải ít ? Nhân dân Hồ Châu bị các hạ chà đạp cực kỳ khổ nhục. Lý mổ dù có thừa tiền cũng chỉ đem chuẩn tế dân nghèo hoặc giúp người bị tai nạn , chớ chẳng khi nào cho bọn tham ô.

Ngô Chi Vinh đã không được tiền còn bị nhục mạ , nhưng đành ngậm hờn chớ không làm thế nào đưọc.

Hắn lần mò vào trấn Nam Tâm giở trò vay mượn.

Trong trấn này , Trang Doãn Thành vẫn kết giao với bọn văn nhân. Vinh mà lần mò tới họ liền buông lời chế riểu tên tham quan mà họ ghét cay ghét đắng này.

Trang Doãn Thành cũng gói cho Ngô Chi Vinh hai lạng bạc và bảo hắn rằng :

- Đối với hành vi của các hạ lúc đương làm quan thì dù một vài lạng bạc cũng nên chọ Nhưng tại hạ nghĩ rằng trăm họ Ở Hồ Châu mong các hạ đi sớm giờ nào hay giờ ấy , vậy đây là tiền tiển chân để các hạ lên đường cho lẹ.

Ngô Chi Vinh tức giận vô cùng ! Bất giác hắn đưa mắt thấy trên bàn có để bộ Minh Thư Tập Lược , liền bụng bảo dạ :

- Lão Trang này vốn tính ưa nịnh , tham danh hảo huyền. Ta thường nghe nói ai mà phỉnh hắn một câu là hắn hai tay nâng bọc tặng người , không hề nhăn mặt nhíu mày.

Ngô Chi Vinh nghĩ vậy liền tươi cười nói :

- Trang ông đã ban cho thì dù ít dù nhiều nếu tại hạ khước từ cũng là bất kính. Bửa nay tại hạ từ biệt Hồ Châu. Điều đáng tiếc là chưa có được một bộ sách "Của báu Hồ Châu" đưa về để bọn hủ lậu thôn quê coi cho mở rộng tầm mắt.

Trang Doãn Thành hỏi :

- Của báu Hồ Châu là cuốn sách gì ?

Ngô Chi Vinh đáp :

- Trang ông chẳng nên khiêm nhượng quá cở. Trong bọn sĩ lâm còn ai không biết bộ Minh Thư Lược Tập do thủ bút của lệnh lang là Kiến Long công tử đã soạn ra. Pho sách này về sử liệu cũng như về bút pháp đều cực kỳ hoàn bị. Thật là một pho sách xưa nay hiếm có , nên người ta bảo là : " Tả , Mã , Ban , Trang là bốn đại sử gia tự cổ chí kim ".Của báu Hồ Châu dĩ nhiên là pho sách Minh Thư Lược Tập do thủ bút của lệnh lang soạn thảo.

Ngô Chi Vinh một điều nói "Do thủ bút của lệnh lang soạn thảo" hai điều nói "Do thủ bút của lệnh lang soạn thảo" khiến Trang Doãn Thành nở mặt nở mày.

Tuy lão biết rõ pho sách đó không phải do chính tay con lão soạn thảo nên trong lòng có ý hối tiếc , nhưng lời nóí của Ngô Chí Vinh cũng làm cho lão mát ruột.

Trang Doãn Thành nghĩ thầm trong bụng :

- Ai cũng bảo thằng cha này là tên mọt dân hại nước , tiểu nhân tục tằn. Dù sao hắn cũng là người có học và hiểu biết. Té ra bên ngoài họ ca tụng cuốn sách của Long nhi là "của báu Hồ Châu". Thế mà nay mình mới nghe hắn nói là một.

Lão liền tươi cười hỏi :

- Vinh ông nói cái gì mà Tả , Mã , Ban , Trang là bốn đại sử giả Tiểu đệ chưa rõ , xin Vinh ông chỉ giáo.

Ngô Chi Vinh thấy Trang Doãn Thành bộ mặt ra chiều hớn hở liền biết lão đã mắc mưu thì trong bụng mừng thầm. Hắn thủng thỉnh đáp :

- Hà tất Trang ông quá khiêm tốn. Tả Khâu Minh làm sách "Tả Truyện" Tư Mã Thiên soạn pho "Sử ký". Ban Cố làm sách "Hàn Thu". Những tác phẩm này nổi danh truyền tụng đã tới ngàn năm. Sau Ban Cố có thể nói không cón có đại sử gia nào nữa , âu Dương Tu có soạn sách "Ngũ đại sử" Tư Mã Quan soạn sách "Tư trị thông giảm" Mấy pho này văn chương có phần lổi lạc nhưng về sử liệu và kiến thức chưa được dồi dào lại có chổ sai trật. Mãi đến đời thịnh thế nhà Đại Thanh ta mới có lệnh lang soạn được bộ Minh Thư Tập Lược là một tác phẩm rực rỡ nhất trong vòng ngàn năm naỵ Dân chúng và nhân sĩ đưa lệnh lang lên ngang hàng với các vị Tả Khâu Minh , Tư Mã Thiên , Ban Cố. Vì thế mà có câu 'Tả , Mã , Ban , Trang" tứ đại sử gia. Trang Doãn Thành cười khanh khách nói :

- Vinh ông tán dương một cách sai lầm rồi đó. Nếu bảo Minh Thư Tập Lược là "của báu Hồ Châu" lại càng không xứng đáng.

Ngô Chi Vinh nghiêm nghị hỏi :

- Sao lại không đáng ? Người ta còn nói : "Trong Hồ Châu tam bảo sử thì pho của họ Trang là đệ nhất , chẳng lẻ tiên sinh không nghe thấy hay sao? ".

Tơ tầm và bút lông là đại sản phẩm của Hồ Châu nổi tiếng khắp thiên hạ. Ngoài ra còn một thứ danh sản nữa là bánh chưng , nhưng chỉ nổi tiếng ở Giang Nam , còn người ở nơi xa ít ai biết tới.

Ngô Chi Vinh tư cách đã hèn nhưng cũng có chổ tài tình là xuất khẩu thành chương , nói năng lưu loát. Lão đưa bộ "Trang sử" (bộ sử của họ Trang) lên ngang hàng với tơ tầm và bút lông và kêu bằng "Hồ Châu tam bảo".

Trang Doãn Thành nghe hắn nói cũng nức lòng hả dạ.

Ngô Chi Vinh lại nói :

- Tiểu đệ đến quý xứ làm quan , đứng dậy hai bàn tay không , chẳng được chút gì. Bửa nay mặt dạn mày dày xin Trang ông một bộ Minh sử để làm của báu truyền đời cho nhà họ Ngô. Ngày sau con cháu sớm hôm coi đọc , tất nhiên kiến thức tiến triển làm rực rở tông môn cũng là nhờ Trang ông ban cho rất hậu vậy.

Trang Doãn Thành cười đáp :

- Những cái đó dĩ nhiên tại hạ kính tặng.

Ngô Chi Vinh lại nói chuyện mấy câu nữa mà chẳng thấy Trang Kiến Thành có cử động gì. Hắn trở lại tán tụng pho Minh sử một lúc nữa.

Thực ra Ngô Chi Vinh chưa đọc một trang nào trong pho sách này mà chỉ ăn cố nói mò.

Trang Doãn Thành nói :

- Xin Vinh ông hãy ngồi chơi một chút.

Rồi lão quay người vào nội đường. Lát sau một tên gia đinh bưng ra một bọc đặt xuống bàn.

Ngô Chi Vinh chưa thấy Trang Doãn Thành trở ra , vội thò tay nắn bóp cái bọc rồi nhấc lên coi.

Cái bọc tuy lớn mà nhẹ xọp. Hiển nhiên chẳng có tiền bạc gì. Trong lòng hắn rất là thất vọng.

Lát sau Trang Doãn Thành trở ra sãnh đường , hai tay bưng cái bọc lên cười nói :

- Vinh ông đã ưa mấy món thổ sản của tệ xứ thì tại hạ xin kính tặng.

Ngô Chi Vinh cảm ơn rồi cáo từ đi ra. Hắn về tới quán trọ việc đầu tiên là thò vào trong bọc thì chỉ thấy có một bộ sách , một bó lụa và mấy chục cây bút. Hắn đã phí bao nhiêu nước bọt tán dương là trong bụng chắc mẫm là ngoài pho Minh sử , Trang Doãn Thành sẽ còn tặng thêm vài trăm lạng bạc. Ngờ đâu lão họ Trang chỉ cho mấy món Hồ Châu tam bảo sơ sài này , hắn mắng thầm trong bụng.

- Mẹ kiếp ! Thằng cha này giàu có như vậy mà khí cục nhỏ nhen. Mình nói sùi bọt mép mà hắn chẳng cho chút tiền bạc nào. Cũng có khi tại mình dại không biết nói rõ Hồ Châu tam bảo là vàng bạc và Minh sử thì lại được tiền chưa biết chừng ?

Hắn liệng cái bọc xuống bàn rồi nằm lăn ra ngũ.

Lúc Ngô Chi Vinh tỉnh dậy thì trời đã tối mịt. Những khách hàng trong quán đều đến giờ ăn tối. Hắn vừa buồn bực vừa đói bụng cũng kêu nhà hàng lấy cơm canh cho ăn.

Ngô Chi Vinh mở pho Minh Thư tập lược ra coi.

Hắn mới coi vài trang đột nhiên trước mắt ánh vàng lấp loáng , hiển nhiên là tấm vàng lá xuất hiện.

Ngô Chi Vinh trống ngực đánh thình thình , hắn dụi mắt coi kỹ lại thì đúng là vàng lá thiệt. Hắn liền run tay bần bật giử sách thì mười lá vàng rớt xuống. Mỗi lá là năm vạn hoàng kim.

Thời bấy giờ vàng rất quý. Năm lạng vàng đáng giá năm trăm lượng bạc.

Ngô Chi Vinh lúc làm tri huyện huyện Tri An tuy thu nhặt nhiều được hơn vạn lượng bạc , nhưng khi bị cách chức hắn còn phải đút lót khắp nơi để khỏi bị xử trị. Món tiền tham nhũng trên một vạn lượng bạc đã hết nhẳn. Bây giờ hắn được đến năm lạng hoàng kim thì trong lòng mừng rở kể sao cho xiết. Hắn nghĩ thầm :

- Lão họ Trang quả nhiên giảo quyệt. Hắn sợ mình lấy bộ sách về rồi vứt bỏ không thèm mở đến , nên hắn kẹp vàng lá vào trong sách để kể nào đọc bộ sách của con hắn là có phước lấy được vàng. Phải rồi ta đọc mấy thiên trong sách. Sáng mai lại vào tạ Ơn cho vàng , đồng thời thuộc lòng mấy đoạn trong cuốn sách này để tán dương công trình của nhà hắn. Hắn nức lòng sẽ cho mình thêm mấy vạn lạng vàng nữa cũng chưa biết chừng.

Ngô Chi Vinh nghĩ thế liền khêu đèn lên cho sáng để đọc sách.

Hắn đọc tới năm Vạn lịch nhà Minh , rồi sau Kim thái tổ là Nổ Nhi Cập Xích lên ngôi quốc hiệu là Kim , dựng năm đầy lấy hiệu là Thiên Mệnh.

Đột nhiên trong lòng hắn run lên bụng bảo dạ :

- Đức Thái Tổ lập ra cơ nghiệp năm bính thìn. Vậy từ năm tỵ không nên dùng đến niên hiệu Minh triều mà phải nói là Đại Kim Thiên Mệnh nguyên niên mới đúng.

Ngô Chi Vinh lật sách coi tiếp thì năm đinh mão , Kim Thái Tôn lên ngôi rồi , niên hiệu là Thiên Thông. Vậy mà trong sách vẫn nói "năm Thiên Khởi thứ 7 nhà Minh " chớ không đề "Đại kim Thiên Thông nguyên niên".

Sau năm bính tý nhà Kim đổi quốc hiệu là Đại Thanh , đổi niên hiệu là Sùng Đức thế mà pho sách này vẫn nêu "Sùng Trinh năm thứ 17" mà không đề "Đại Thanh Thuận Trị nguyên niên".

Ngô Chi Vinh xem tới đoạn : Sau khi quân Thanh vào quan ải rồi , về năm ất dậu , trong sách còn nêu "Long Võ nguyên niên".

Đến năm đinh hợi trong sách viết "Vĩnh Lịch nguyên niên". Long Võ và Vĩnh Lịch là niên hiệu của Minh Đường vương và Minh Quế vương.

Hiển nhiên người làm sách vẫn coi Minh triều là chính thống chớ chẳng coi nhà Thanh vào đâu.

Ngô Chi Vinh coi tới đây bất giác vổ bàn la lên :

- Hỏng rồi ! Hỏng rồi ! Thế này không được !

Ngô Chi Vinh đập bàn một cái ngọn đèn dầu chấn động ngã lăn ra , hắn và vạt áo đều bị dầy dầu , đèn lửa tắt ngấm.

Trong bóng tối đột nhiên hắn chấn động tâm thần , bất giác mừng rở.

- Phải chăng đây là cao xanh ban cho ta một phen đại phúc ? Thăng quan phát tài đều ở chuyến này.

Hắn nghĩ tới chổ nức lòng hở dạ , bất giác hô hoán lên om xòm.

Bổng nghe có tiếng khách trọ phòng bên cạnh đập cửa la gọi :

- Khách quan ! Chuyện gì vậy?

Ngô Chi Vinh cười đáp :

- Không có chi hết.

Rồi hắn thắp đèn lên lại , mở sách ra coi tiếp. Mãi đến lúc gà gáy hắn để yên quần áo lên giường nằm. Hắn nghĩ tới 7,8 chục chổ trong sách có văn tự phạm húy và bị cấm kỵ rồi hắn cười khề khề không ngớt.

Nên biết mỗi khi thay đổi một triều đại , tất cả các giấy tờ phải để ý đến niên hiệu đương kim. Tỷ như ngày nay trên đại lục người nào làm văn dài hoặc viết giấy mà vì vô tình nêu "Trung Hoa Dân Quốc năm thứ... " là tất bị tai vạ đến thân. Dù đó là thuật việc lịch sử về những năm Dân Quốc cũng không được. Gặp trường hợp này phải viết : "Năm Thuận Trị , Khang Hy triều Thanh" mới vô tội vạ.

Đây mới là nói trong những văn tự thông thường đã phạm tội dẫn dụ người ta nhớ tới triều đại trước.

Pho Minh Thư Tập Lược đã trước thuật công việc của đòi Minh cấm ngặt cả văn tự thì lại là một mối họa lớn.

Những người học giả văn sĩ tham dự vào việc biên soạn đa số chỉ giúp mỗi ngưới vai thiên , chớ chưa kịp tham duyệt toàn bộ. Mấy vị soạn những thiên tối hậu vốn căm hờn triều Thanh thấu xương , nên không dùng niên hiệu nhà Đại Thanh. Trang Kiến Long vì hai mắt đui mù không thể phát giác được nên bị bọn tiểu nhân thừa cơ hội nước đục thả câu.

Trưa hôm sau Ngô Chi Vinh liền mướn thuyền đi về phía Đông xuống Hàng Châu. Hắn vào quán trọ viết thiếp cùng tờ bẩm và đưa cả pho sử vào cho tướng quân Tùng Khôi trong phủ.

Hắn chắc mẩm Tùng Khôi nhận đưọc thiếp sẽ mời vào ngay vì lúc nhà Mãn Thanh đang truy thám rất gắt gao bọn phản nghịch. Ai cáo tố đều được thưởng rất hậu.

Ngô Chi Vinh tưởng mình lập được công lớn này có thể phục hồi quan chức , không chừng còn được hoàng đế cho thăng lên ba bậc.

Không ngờ hắn chờ trong khách điếm đến nữa năm cũng chẳng thấy tin tức gì. Hàng ngày hắn đến phủ tướng quân để nghe ngóng tin tức mà vẫn như đá chìm đáy biển. Thậm chí về sau bọn canh giử môn phòng không cho hắn vào nữa.

Ngô Chi Vinh trong lòng nóng nãy vô cùng , lại thấy số vàng lá mà Trang Doãn Thành tặng cho đã đổi bạc tiêu xài gần hết. Việc cáo trạng không được một chút xíu gì kết quả , hắn vừa phiền não vừa kỳ dị.

Một hôm hắn đi chơi trong thành Hàng Châu qua thư cụ Văn Thông , hắn lần mò coi sách để giết thì giờ. Bỗng hắn nhìn thấy trên vựa sách có ba bộ Minh Thư Tập Lược thì nghĩ thầm trong bụng :

- Chẳng lẻ chổ ta bới móc chưa đũ để đánh ngã Trang Doãn Thành chăng ? Vậy ta phải tìm thêm những chổ văn tự đại nghịch bất đạo và sáng mai lại viết thiếp đưa vào phủ tướng quân nữa xem sao.

Nên biết quan tuần phủ Triết Giang là người hán tộc. Còn tướng quân là người Mãn Châu. Ngô Chi Vinh sợ quan tuần phủ không thụ lý vụ này nên mới đưa cáo giác vào phủ tướng quân.

Ngô Chi Vinh mở sách ra coi mới được vài trang đã giật bắn cả người lên. Toàn thân lạnh ngắt như té vào hồ băng. trông hắn lúc này không khác nhà sư đang vò vò cái đầu trọc. Vì hắn thấy không những văn tự phạm luật cấm kỵ trong sách không còn tăm tích gì nữa mà kể từ ngày Thanh Thái Tổ mở nước sắp xuống trong sách đều đổi niên hiệu nhà Đại Kim Đại Thanh. Cả đến việc công kích Châu Vệ đô đốc (một vị thân thích với tổ tông nhà Đại Thanh) cùng những văn tự viết bằng chữ lớn như niên hiệu Long Võ , Vĩnh Lịch đều mất sạch. Những trang sách được đóng vào rất kỹ càng rất sạch sẽ không một vết tẩy xóa. Cuộc biến hóa này thật là kỳ quái !

Ngô Chi Vinh hai tay cầm cuốn sách dứng ngơ ngẩn xuất thần trong thư quán hồi lâu. Bất giác hắn lớn tiến la :

- Phải rồi !

Hắn thấy những trang giấy trong sách còn trắng tinh và mới toanh liền hỏi chủ nhân thì quả nhiên những sách này của nhà xuất bản Hồ Châu mới đưa tới chừng bảy tám bửa.

Ngô Chi Vinh bụng bảo dạ :

- Thằng cha Trang Doãn Thành thật là ghê gớm ! Thế mới biết tiền bạc có phép thần thông. Hắn thu hết sách cũ về khắc lại sách mới , đem bao nhiêu những văn tự phản nghịch trong sách cửa đổi và san khắc lại. Chẳng lẻ vụ này mình chịu bỏ qua?

Quả nhiên những điều phỏng đoán của Ngô Chi Vinh rất đúng. Nguyên quan tướng quân Tùng Khôi là người Mãn Thanh không hiểu Hán tự. Một vị sư gia làm tân khách ở phủ tướng quân không muốn làm thành to chuyện , liền đem sách và thiếp của Ngô Chi Vinh bẩm lên quan tuần phủ Triết Giang để xin tuần phủ đại nhân tra xét.

Vị tân khách ở phủ tướng quân họ Trình tên Duy Phiên là người phủ Thiệu Hưng tỉng Triết Giang.

Trải hai triều đại Minh và Thanh , những tân khách trong phủ mười người có đến tám chín người nguyên quán ở Thiệu Hưng. Vì thế mới có hai chữ "sư gia" dùng để trỏ tân khách ở Thiệu Hưng. Người ta còn kêu bằng Thiệu Hưng sư gia.

Những vị sư gia này đã theo đòi các bậc tiền bối đồng hương học được nhiều bí quyết hành nghề , nên xử lý mọi việc hình án cùng quân lương rất là chu đáo.

Bao nhiêu công văn đều do tay sư gia thảo.

Quan lại đã là người đồng hương thì những viên chức cấp dưới có công văn trình lên ít khi bị bác bỏ , vì thế mà những vị quan lớn nhỏ mới đến nhậm chức đều đưa lễ hậu , vàng bạc đón mời một vị "Thiệu Hưng sư gia".

Hai triều Minh , Thanh những người ở phủ Đại Hưng làm quan to cũng không có nhiều , nhưng về việc thao túng mọi chính sự trong ? ? ? ? năm nay đã chiếm một trang kỳ tích trên lịch sử ? ? Trung Hoa.

Trình Duy Phiên cũng là một người trung hậu , lại là một người làm việc đắc lực ở cửa công. Nói như vậy tức là quyền sinh sát , tuy ở trong tay quan phủ , nhưng sư gia thảo văn án cũng rất hệ trọng. Chỉ thêm bớt mấy chữ là có thể làm cho phạm nhân biến thành án nặng khiến trăm họ nhà tan cửa nát. Hoặc ngược lại , họ có thể cứu gở cho người thoát khỏi tội tử hình. Cũng vì thế mà có tiếng cửa công cứu người so với hiệu lực tu hành tại chùa chiền còn lớn hơn nhiều.

Trinh Duy Phiên thấy vụ án Minh sử mà gây thành việc lớn thì không biết đến bao nhiêu người ở Tô Nam và Triết Tây phải nhà tan người chết.

Trình Duy Phiên liền xin phép quan tướng quân nghỉ mấy bửa xuống thuyền đi ngay đến trấn Nam Tâm , phủ Hồ Châu , đem việc này báo cho Trang Doãn Thành hay.

Trang Doãn Thành thấy bất thình lình tai họa đổ lên đầu thì chẳng còn hồn vía nào nữa. Lão bủn rủn cả người , miệng sùi bọt mép , không biết làm thế nào cho được.

Sau một lúc lâu lão mới đứng lên quì xuống dập đầu tạ Ơn Trình Duy Phiên , lão lão lại vấn kế hắn.

Trình Duy Phiên ngay từ lúc ngồi thuyền từ Hàng Châu đến Nam Tâm đã suy nghĩ rất nhiều và tìm ra được diệu kế. Hắn nghĩ bụng :

- Pho Minh sử tập lược lưu tryền trong nước đã lâu ,muốn dấu diếm cũng không được nữa. Bây giờ chỉ còn biện pháp duy nhất là thay củ đổi mới. Một mặt phái người đến các thư điếm bỏ tiền mua hết sách cũ , một mặt mướn thợ khởi công làm đêm ngày san khắc lại , phế bỏ những điều cấm kỵ ,in thành sách mới rồi cho phát hành.Đến khi quan nha truy cứu thì đưa bộ Minh sử san khắc đưa ra là có thể khép Ngô Chi Vinh vào tội tố cáo không sự thực.

Trình Duy Phiên đem kế này nói cho Trang Doãn Thành nghe. Trang Doãn Thành mừng rỡ kể sao cho xiết. Lão liền dập đầu tạ Ơn Trình Duy Phiên.

Trình Duy Phiên còn dạy Trang Doãn Thành rất nhiều chi tiết quan hệ. Đối với vị quan nào nê dùng lễ gì , nha nào phải đi lại ra sao?

Trang Doãn Thành nhất nhất nghe theo.

Trình Duy Phiên trở về tới Hàng Châu mất nữa tháng. Bây giờ hắn mới thảo công văn chuyển bẩm lên quan tuần phủ Triết Giang là Châu Xương Tộ.

Châu Xương Tộ tiếp được công văn thấy vụ án này thuộc về quyền quản trị của bên học chánh liền phê giao cho quan học chánh là Hồ Thượng Hành để mở cuộc điều tra.

Lúc này Trang Doãn Thành đã đút tiền cho quan tướng quân ở nha môn. Cả tuần phủ nha môn và học chánh nha môn cũng vậy.

Vị sư gia học chánh nha môn trước hét gác việc này lại hơn nữa tháng , sau lại cáo bệnh nghĩ một tháng rồi mới từ từ lập thủ tục làm hồ sơ tâu về phủ Hồ Châu.

Viên học quan ở phủ Hồ Châu cũng gác lại hơn hai chục ngày rồi mới làm công tư văn về hai vị học quan ở huyện Qúi An và huyện ô Trình và yêu cầu hai vị này cứu xét rồi phúc bẩm.

Hai vị học quan ở huyện Qúi An và ô Trình cũng đã nhận hậu lễ của Trang Doãn Thành đút lót.

Hiện giờ pho Minh sử mới đã ấn loát xong và cho phát hành. Hai viên học quan liền đem bộ Minh sử mới khắc và làm tờ phúc bẩm báo :

"Cuốn sách này rất tầm thường , chẳng ích gì cho nhân tâm thế đạo , nhưng xét toàn bộ không có đìều gì cấm kỵ".

Bao nhiêu quan nha phúc bẩm đều nói là chẳng quan hệ gì nên đình cứu không xét tới nữa.

Ngô Chi Vinh ngồi chờ đợi tin tức trong khách điếm ở Hàng Châu là thời gian mà Trang Doãn Thành vung tiền như nước để chạy chọt và san sách.

Từ lúc Ngô Chi Vinh phát hiện ra pho Minh sử mới ở thư điếm , mới vở lẻ là nội vụ hỏng rồi. Hắn nghĩ bụng : bây giờ chỉ còn cách tìm được nguyên bản về bộ Minh sử này mới có thể đưa vụ án này ra tái xét xử. Hắn liền đi khắp các tiệm sách ở Hàng Châu nhưng những sách cũ đã bị Trang gia mua hết.

Hiện nay cả các châu huyện hẻo lánh miền Triết Đông cũng không còn lấy một pho thì hắn tìm đâu ra được.

Ngô Chi Vinh buồn rầu coi rất thảm hại , chỉ còn cách bỏ về làng.

Ngờ đâu trong khi đi đường hắn qua một tiệm sách thấy chủ nhân vừa đọc sách vừa lắc đầu nguầy nguậy.

Ngô Chi Vinh nhìn kỹ lại thì là pho Minh sử tập lược. Hắn liền mượn coi một chút thì đúng là bản sách cũ.

Ngô Chi Vinh toan hỏi mua nhưng hắn lại nghĩ thầm :

- Nếu mình hỏi mua thì chưa chắc hắn đã chịu bán. Hơn nữa ta lại không có tiền bạc thì làm sao được. Bây giờ chỉ có cách là lấy pho sách này.

Hắn nghĩ vậy liền xin ngũ trọ rồi đến đêm khuya lén lút trở dậy lấy cấp pho sách rối chuồn đi.

Hắn lại bụng bảo dạ :

- Bao nhiêu quan nha toàn tỉnh Triết Giang đều đã ăn của đút của Trang doãn Thành. Vụ này phải lên thành Bắc Kinh tố cáo mới xong.

Ngô Chi Vinh tới Bắc kinh liền viết tờ trình đưa vào Lễ bộ , Đô Sát viện và Thông Chi Ty là ba tòa liên quan đến vụ Minh sử. Trong cáo trạng hắn còn nói rõ cả việc nhà họ Trang đút lót quan nha làm lại sách mới.

Ngờ đâu hắn chờ ở trong kinh chưa đầy một tháng thì ba nha môn nói trên lục tục bác bỏ vụ án này. Các nha môn đều nói : đã tra xét kỹ càng việc Trang Kiến Long soạn pho Minh sử tập lược , nội dung không có chổ nào vi phạm đến cấm lệ của triều đình. Những điều tố cáo của viên tri huyện đã bị cách chức hoàn toàn sai sự thật. Hiển nhiên vì hiềm thù mà hắn đã vu cáo người ngaỵ Còn việc Trang gia đút lót quan gia đều là những lời theo bông bắt gió không đủ bằng chứng thiết thực.

Lời phê bác của Thông Chính Ty lại càng gay hắt nói :

- Ngô Chi Vinh là một viên tri huyện tham nhủng mà bị cách chức "đương sự tưởng các quan chức thiên hạ ai cũng tham lam như hắn ".

Nguyên Trang Doãn Thành đã nghe lời chỉ bảo của Trình Duy Phiên đem bản Minh sử mới khắc đưa vào Lễ bộ , Đô Sát viện và Thông Chính Ty là những nha môn trong triều trực tiếp tra xét vụ này. Đồng thời Trang Doãn Thành đã lo lót quan lại cùng sư gia tại các nha môn đó.

Ngô Chi Vinh lại một phen thất bại , hắn chán nãn vô cùng. Tiền lộ phí về nhà cũng không còn nữa , lâm vào tình thế phiêu bạt giang hồ.

Thời bấy giờ triều đinh nhà Mãn Thanh đối đải với những văn sĩ người Hán cực kỳ nghiêm khắc. Ai chỉ phạm cấm một chút trong văn từ liền bị xử tử. Giả tỷ Ngô Chi Vinh mà tố cáo một văn nhân tầm thường thì hắn đã thắng kiện rồi , nhưng đối thủ của hắn là một nhà hào phú nên tội bị bác bỏ.

Ngô Chi Vinh Ngjĩ thầm :

- Mình đã lâm vào nước đường cùng thì đem vụ án này cho đến nơi rồi muốn ra sao thì ra.

Hắn liền viết bốn tờ cáo trạng đưa vào bốn vị Cố mệnh đại thần. Đồng thời hắn ngồi trong khách điếm viết mấy trăm bản bích chương phơi bày sự việc đem dán khắp nơi trong kinh thành.

Ngô Chi Vinh làm việc này thật là mạo hiểm. Nếu quan trên truy cứu khép hắn vào tội phao đồn những việc thất thiệt làm náo loạn nhân tâm tất bị trọng tội.

Bốn vị Cố mệnh đại thần là Sách Ni , Tô Khắc Tất Cáp , Ất Tất Long , Ngao Bái bọn họ đều là khai quôc công thần người Mãn Châu.

Thuận Trị hoàng đế khi tạ thế đã di mệnh cho bốn vị đại thần này phụ chính.

Trong bốn người này thì Ngao Bái là tay hung hiểm nhất.

Trong triều chia làm bè đảng mà bao nhiêu quyền bính đều bị tay Ngao Bái thao túng. Hắn sợ phe đảng bên địch làm bất lợi cho mình , nên phái rất nhiều thám tử đi dò xét động tỉnh ở nội ngoại thành Bắc Kinh.

Một hôm Ngao Bái được tin trong thành Bắc Kinh xuất hiện rất nhiều bích chương phanh phui ra vụ một người trong dân tính họ Trang ở Triết Giang làm sách mưu đồ phản loạn , toan tính đại nghịch , quan lại ở Triết Giang ăn của đút lót rồi bác bỏ không xét đến nữa.

Ngao Bái được tin liền mở cuộc điều trạ Hắn liền cho phát ra những mệnh lệnh thần tốc mở cuộc điều tra rất gắt gao.

Ngày hôm sau cáo trạng của Ngô Chi Vinh đã vào đến phủ của Ngao Bái.

Ngao Bái lập tức triệu Ngô Chi Vinh vào hỏi rõ đầu đuôi. Hắn lại cho một tên thủ hạ trong phủ coi kỹ lại nguyên bản Minh sử theo lời yêu cầu của Ngô Chi Vinh và nhận thấy lời của Ngô Chi Vinh quả nhiên là đúng sự thực.

Ngao Bái nắm giử quyền lớn cốt ý tra xét mấy vụ đại án để trấn áp tinh thần. Chẳng những hắn muốn người Hán không có ý niệm phản bạn mà cả những đảng đối lập trong triều cũng không dám có hành động khác lạ. Hắn liền quát quan khâm sai đến tận tỉnh Triết Giang tra xét.

Sự việc đã đến mức này dĩ nhiên toàn gia nhà họ Trang phải bị giải vào kinh , cả quan tướng quân Tùng Khôi ở phủ Hàng Châu và quan tuần phủ Triết Giang là Ngô Xương Tộ cùng các quan lớn nhỏ đều bị cách chức để chờ cứu xét. Ngoài ra các danh nhân học sĩ có tên trong pho Minh sử chẳng một ai thoát cảnh tù ngục.

Nhắc lại Cố Viêm Võ và Huỳnh Tôn Hy ở nhà Lã Lưu Lương đem đầu đuôi vụ án Minh sử thuật kỹ cho họ Lã nghe.

Lã Lưu Lương ngồi nghe chỉ thở dài.

Sáng hôm sau cả nhà Lã Lưu Lương cùng hai lão Cố , Huỳnh xuống thuyền đi về phía Đông.

Ở Giang Nam những nhà bậc trung trở lên đều có thuyền để phòng khi dùng đến. Nên biết miền Giang Nam sông ngòi lưu thông đi khắp các ngả , thuyền bè qua lại như mắc cưởi.

Hiện bọn người này ra đi đều dùng thuyền nhỏ. Bọn thuyền phu thì có kẻ mướn thường xuyên ở trong nhà , có người lúc lâm thời mới kêu đến. Người phương Bắc cưởi ngựa , người phương Nam đi thuyền đã có từ lâu.

Sau khi thuyền đến Hàng Châu và sông Vân Hà rồi ngược lên phía Bắc.

Hôm ấy thuyền ra ngoài thành Hàng Châu thì được tin triều đình nhà Thanh nhân vụ án này đã xử rất nhiều quan lại cùng trăm họ Trang Kiến Long chết rồi cũng bị quật mồ xé xác. Trang Doãn Thành bị giam trong ngục và bị ngược đải không chịu được phải tự tử. Toàn gia họ Trang mấy chục người từ mười sáu tuổi trở lên đều bị xử trãm.Còn bọn đàn bà con gái thì phát lảng đến Thảm Dương để cho bọn kỵ binh Mãn Châu dùng làm tôi mọi.

Quan Lễ bộ thị lang Lý Kim Triết trước đề tựa cuốn sách này xử tội lăng trì. Bốn người con của ông đều bị xử trãm.

Người con nhỏ của Lý Kim Triết mới mười sáu tuổi. Viên pháp ty thấy giết nhiều người quá thì không khỏi thương tâm liền bảo gã giảm xuống một tuổi. Theo luật của Mãn Thanh thì từ mười lăm tuổi trở xuống được miễn tội chết , chỉ phải đi xung quân.

Gã thiếu niên này liền nói :

- Các cha anh của tiểu tử đều chết cả rồi , tiểu tử cũng không muốn sống một mình làm chi nữa.

Gã không chịu thay đổi khẩu cung nên cũng bị xử trãm.

Bọn Tùng Khôi , Chu Xương Tộ bị giam vào ngục chờ ngày hậu cứu. Sư gia Trịnh Duy Phiên bị xử lăng trì , thây bỏ ngoài chợ. Hai vị học quan ở Qúi An và ô Trình bị xử trãm.

Những người dính liếu về vụ Minh sử thì bị tàn sát không biết bao nhiêu mà kể.

Đàm Hy Mẫn , viên tri phủ mới đổi đến nhậm chức ở Hồ Châu mới được nữa tháng , triều đình Mãn Thanh cũng buộc vào tội tri tình mà không báo cáo , cùng ăn tiền bưng bít. Cả viên quan đã đổi đi là Lý Hoàn và quan Huấn Đạo , Vương Triệu Trinh đều bị xử giảo.

Ngô Chi Vinh rất căm hận nhà giàu ở trấn Nam Tâm là Chu Minh Hựu vì bửa trước hắn đến xin trợ cấp bị Chu mai mĩa một hồi rồi đuổi ra khỏi cửa , hắn liền xúi quam tư pháp :

- Trong cuốn Minh Thư tập lược đã chứa rõ cuốn sách đó căn cứ vào bộ Chu Thị Nguyên Cảo mà soạn ra và Chu Minh Hựu cũng thuộc vào họ Chu này.

Thế là cả Chu Minh Hựu và năm con y đều bị chém đầu.

Thanh đình lại đem gia tư cự vạn nhà họ Chu cấp cho Ngô Chi Vinh.

Thảm hơn nửa là bọn thợ thuyền khắc chữ , thợ ấn loát , thợ đóng sách và những chủ tiệm sách , người bán cũng như người mua cùng người đọc sách hể điều tra ra được là xử trãm hết.

Theo sử chép thời bấy giờ viên quan giử cửa ải Hứa Dã thuộc Biện Châu là Lý Thượng Bạch rất thích đọc sách , nghe nói trong quán chú ngoài cổng thành Biện Châu có bán pho Minh sử mới khắc nội dung rất hay , y liền sai một tên công dịch đi mua.

Tên công dịch đến quày sách lúc chủ quán vắng nhà , gã bèn vào nhà họ Chu ở bên cạnh ngồi chờ , chờ cho tới lúc chủ quán trở về để mua được sách đem về cho Lý Thượng Bạch.

Lý Thượng Bạch đọc mấy thiên đã không vừa ý liền bỏ đó.

Mấy tháng sau vụ án Minh sử khởi sự điều tra đi tìm người mua sách khắp nơi. Khi ấy Lý Thượng Bạch về công cán ở Bắc Kinh liền bị khép tội mua sách phản nghịch và bị xử trãm ngay tại kinh thành.

Chủ nhân quán sách và tên công dịch vâng lệnh đi mua sách cũng bị chém đầu. Lão già bên quán sách cũng bị vạ lây vì biết tên công dịch đến mua sách mà không tố giác ngay , còn để gã vào nhà ngồi đợi , đáng lý lão bị chém đầu , song nghĩ tình lão đã già nua tuổi ngoài bảy chục nên được tha cho tội chết mà cũng phải toàn gia đi xung quân tại miền biên giới.Những nhân sĩ miền Giang Nam vì hâm mộ Trang Kiến Long đến đọc sách được liệt danh vào pho Minh Thư tập lược đều bị xử tội lăng trì , cả thảy 14 người trong đó có cả Ngô Chi Minh và Ngô Chi Dung là anh em với Ngô Chi Vinh.

Xử tội lăng trì là chém từng nhát dao một để chặc hết chân tay cùng cắt da thịt toàn thân từ từ miếng một cho đến khi phạm nhân phải chịu đau đớn đến cùng cực rồi mới chém chết.

Vì bộ Minh Thư tập lược mà nhà tan cửa nát , người chết không biết bao nhiêu mà kể.

Bọn Lã Lưu Lương ba người hay tin chẳng ai là không nghiến răng căm hận , buông lời nguyền rũa nhà Thanh.

Huỳnh Tôn Hy nói :

- Y Hoàng tiên sinh cũng bị liệt danh vào hàng soạn sách. Phen này chắc y không thoát nạn được.

Ba người này vốn có tình kết giao thâm hậu với Y Hoàng từ lâu nên lo lắng vô cùng !

Một hôm thuyền đến Gia Hưng. Cố Viêm Võ vào thành mua một tờ báo. Trong tờ báo này có kê họ tên những tội nhân về vụ án Minh sử. Lão lại thấy trên đầu đề nêu lên câu : "Tra Kế Tá , Phạm Tương , Lục Kỳ ba người tuy có liệt danh vào bộ tham khảo , nhưng vì bất tri tình nên được miễn tội.

Cố Viêm Võ cầm tờ báo về thuyền để Huỳnh Tôn Hy và Lã Lưu Lương cùng đọc. Ai cũng lắc đầu cho là chuyện lạ.

Huỳnh Tô Hy nói :

- Vụ này chắc là hành vi của Đại lực tướng quân.

Lã Lưu Lương hỏi :

- Đại lực tướng quân là gì ?

Huỳnh Tôn Hy đáp :

- Y là một vị tân khách trong nhà Y Hoàng tiên sinh. Hai năm trước tiểu đệ đến chơi thấy phủ đệ hoàn toàn đổi mới. Nhà cửa rộng rãi , cách bối trí lại càng phú quí hào hoa , so với trước thật khác nhau xạ Tiểu đệ đã kết thân với Y Hoàng tiên sinh từ trước nên chẳng cần e dè hỏi thẳng ngay vào vấn đề thì Y Hoàng tiên sinh kể câu chuyện thật kỳ ngộ trên chốn phong trần. Dưới đây là câu chuyện của Y Hoàng tiên sinh thuật lại :

- Tra Kế Tá , tên tự là Y Hoàng có làm một bài tường thuật ký sự trong cuốn Cô Thặng. Trang đầu nói ngay đến Tra Hiếu Liên (cử nhân ngày trước) tiểu tự là Y Hoàng người ở Hải Ninh tỉnh Triết Giang là một nhân vật tài hoa phong nhả mà lắm về phong tình. Ông thường nói : Cuộc đời bát ngát biết bao nhiêu sầu muộn. Những tay kỳ kiệt trên đời không lấy cảnh vật chốn tràn ai mà để tâm , nhưng phỏng được có mấy ai.

Một hôm vào buổi cuối năm ông sai người lấy rượu uống một mình. Lát sau trời mưa tuyết mỗi lúc một lớn.

Tra Kế Tá ngồi uống rượu mọt mình cảm thấy buồn tẻ , liền đứng dậy ra ngoài cửa ngắm tuyết bay , chợt nhìn thấy một người khất cái đứng ở dưới hiên để tránh mưa tuyết.

Người khất cái này thân hình cao lón , cốt cách thanh kỳ. Y chỉ mặc một tấm áo đơn rách mướp , giữa lúc trời đông tuyết lạnh mà y vẫn thản nhiên như không thấy gì.

Tra Y Hoàng trong lòng rất lấy làm kỳ liền hỏi :

- Này ông bạn ! Trận mưa còn lâu chứ không phải chỉ trong chốc lát mà tạnh. Vậy ông bạn hãy vào đây uống với tôi một chung rượu được chăng ?

Người khất cái đáp :

- Nếu vậy thì còn gì bằng ?

Tra Y Hoàng liền dắt y vào nhà và sai thư đồng lấy thêm đủa bát. Tự Y Hoàng rót đầy rượu vào chung và nói :

- Xin mời ông bạn !

Người khất cái nâng chung rượu lên uống sạch rồi khen :

- Rượu này ngon tuyệt !

Y Hoàng rót luôn ba chung rượu. Rót chung nào , người khất cái cũng uống sạch ngay.

Bản tính Y Hoàng thích người mau lẹ , y mừng thầm hỏi :

- Tửu lượng của huynh đài giỏi quá ! Tiểu đệ không hiểu huynh đài uống được bao nhiêu?

Khất cái đáp :

- Người ta thường nói : Tửu phòng tri kỷ thiên bôi thiểu , thoại bất đầu cơ bán cú đạ Nếu gặp bạn tri kỷ thì uống ngàn chung hãy còn là ít. Nói chuyện không gặp được người ý hợp tâm đầu thì chỉ nữa cân cũng là đã quá nhiều.

Sự thực hai câu này chỉ là sáo ngữ bình dị chẳng có chi kỳ lạ , nhưng do miệng của người khất cái thốt ra khiến cho Y Hoàng không khỏi lấy làm kỳ. Y liền sai gã thư đồng bê ra một vò rượu Thiệu Hưng nữ nhi hồng thật lớn rồi cười nói :

- Tửu lượng của tiểu đệ rất tầm thường , lại vừa mới ăn cơm no , đáng tiếc chẳng thể bồi tiếp huynh đài cho xứng đáng. Vậy lão huynh uống bằng bát lớn còn tiểu đệ chỉ dùng chung nhỏ may ra mới bồi tiếp được phần nào. Lão huynh tính sao?

Khất cái đáp vỏ vẹn một tiếng :

- Cũng được !

Tên thư đồng bưng vò rượu nóng rót ra bát lớn cho người khất cái còn Tra Y Hoàng chỉ uống bằng chung nhỏ.

Hai bên đối đáp như vậy. Bất giác người khất cái uống hơn ba chục bát mà sắc mặt vẫn thản nhiên như chưa thấy gì. Nhưng Tra Y Hoàng đã say túy lúy không thể nào gắng gượng ngồi được nữa , phải nằm lăn ra.

Thiệu Hưng nử nhi hồng là một thứ rượu vứa êm vừa ngọt , uống vào như chẳng thấy gì , nhưng thật ra chất rượu thật mạnh.

Về triều Thiệu Hưng , nhũng nhà sinh con gái thường nấu hằng chục hũ rượu chôn xuống đất. Khi người con gái này khôn lớn đi lấy chồng , người ta đào rượu này lên để thết khách làm tiệc cưới. Khi đó rượu biến thành màu hồng như hổ phách. Vì vậy mới đặt tên cho nó là "Nữ nhi hồng".

Thứ rượu này đã chôn cất 17,18 năm , hoặc 20 năm hay hơn nữa. Dĩ nhiên mùi rượu rất êm và ngọt ngào.

Người sinh con trai thời bấy giờ cũng cất rượu chôn để đó. Thứ rượu này mang tên là "Trạng Nguyên hồng". Đó là họ mong con ngày sau đổ được Trạng Nguyên sẽ đem ra mở tiệc thết khách. Nhưng ở đời dễ có mấy ai đổ được Trạng Nguyên. Hầu hết là ngày sau người con trai đó làm lể thành hôn thì dùng rượu này làm tiệc cưới.

Trong những tửu điếm cũng cất rưọu để bán , họ thường mượn tên Trạng Nguyên hồng hay Nữ nhi hồng.

Gã thư dồng đở Tra Y Hoàng vào nội đường nằm ngũ. Còn lão khất cái uống rượu rồi lại ra đứng ngoài hiên.

Sàng hôm sau Y Hoàng thức dậy vội ra coi người khất cái thấy y vẫn khoanh tay đứng y chổ cũ , nét mặt vui thưởng tuyết.

Một cơn gió bất thổi qua khiến chop Y Hoàng rét run mà người khất cái thản nhiên như không thấy gì.

Tra Y Hoàng nói :

- Trời gió lạnh thế này mà quần áo huynh đài như vậy e rằng phong phanh quá !

Y nói rồi cởi áo cừu của mình khoát vào người khất cái.

Y Hoàng còn lấy mấy chục lạng bạc hai tay nâng cao ngang mặt nói :

- Chút tiền nhỏ mọn này kính tặng huynh đài mua rượu uống , xin đừng từ chối. Khi gặp dịp cao hứng , mời huynh đài lại chơi uống rưọu. Đêm qua tiểu đệ say quá , không kịp quét giường lưu khách , thật là ngạo mạn. Mong huynh đài thứ lổi cho.

Tên khất cái cầm lấy tiền chỉ nói một câu :

- Tiên sinh dạy quá lời.

Rồi hắn băng băng ra đi , không một lời cảm ơn.

Mùa xuân năm sau. Tra Y Hoàng đến Hàng Châu du ngoạn. Tiện đường y vào một tòa phá miếu thấy một quả chuông cổ rất lớn , ít ra nặng hơn ngàn cân.

Tra Y Hoàng đang ngắm quả chuông và coi chữ khắc thì thấy một khất cái tiến vào. Tay trái hắn nám lấy quai chuông nhấc bỗng lên rồi lấy ra một bát thịt lớn và một hũ rượu đặt xuống bàn rồi thả chuông xuống như cũ.

Tra Y Hoàng thấy người khất cái sức mạnh phi thường , không khỏi kinh hãi. Y chú nhìn lại thì đúng là tên khất cái đã vào nhà mình uống rượu ngày mưa tuyết năm trước liền cười hỏi :

- Huynh đài không nhận ra tại hạ ư ?

Tên khất cái quay đầu lại cười đáp :

- Ô ! Té ra là hiếu liêm công. Bửa nay tại hạ xin làm chủ nhân cùng tiên sinh uống một bửa cho thỏa thích. Mời tiên sinh vào đây uống đi !

Hắn vừa cầm hũ rượu đưa ra. Tra Y Hoàng đón lấy hũ rượu bằng sành uống một hớp rồi cười nói :

- Chà ! Rượu của huynh đài mời thật ngon !

Khất cái lại bốc một miếng thịt trong mể giơ lên hỏi :

- Đây là thịt chó. Tiên sinh có ăn được không ?

Y Hoàng tuy cảm thấy dơ dáy , nhưng lại nghĩ thầm :

- Ta đã là tửu hữu của y , nếu khước từ là tỏ ra khinh thị y.

Y Hoàng nghĩ vậy giơ tay ra đón miếng thịt cắn một miếng ăn thấy ngon quá.

Hai người ngồi trên manh chiếu rách trong tòa phá miếu. Hũ rượu đưa qua đưa lại mỗi người uống một hớp. Thịt trong bát cũng thò tay ra bốc lấy mà ăn. Chỉ trong chốc lát rượu thịt đều hết sạch.

Khất cái cười khanh khách nói :

- Đáng tiếc là ít rượu quá không đũ làm hiếu lâm công say té nhào.

Y Hoàng hỏi :

- Nếu huynh đài cao hứng thì chúng ta đến tửu lâu uống nữa nhé ?

Khất cái đáp :

- Hay lắm ! hay lắm !

Hai người đưa tay nhau tới tửu lầu cạnh Tây Hồ kêu lấy rượu uống. Chẳng bao lâu Y Hoàng lại say mèm ngã lăn ra. Khi tỉnh rượu thì thấy tên khất cái đã đi đâu mất rồi.

Hai người đưa tay nhau tới tửu lầu cạnh Tây Hồ kêu lấy rượu uống. Chẳng bao lâu Y Hoàng lại say mèm ngã lăn ra. Khi tỉnh rượu thì thấy tên khất cái đã đi đâu mất rồi.

Những chuyện trên đây xảy ra vào mấy năm cuối cùng đời Sùng Trinh nhà Minh. Mấy năm sau , quân Thanh vào quan ải lật đổ nhà Minh.

Tra Y Hoàng không có ý tiến thủ chỉ ngồi ỳ trong nhà.

Một hôm bỗng thấy quan binh dẫn bốn tên lính vào Tra phủ.

Tra Y Hoàng vừa thấy bọn quan binh vào nhà liền giật mình kinh hãi cho là tai họa đến nơi. Ngờ đâu viên quan binh kia lại kính cẩn thi lễ nói :

- Tiểu nhân vâng lệnh Ngô tướng quân đưa chút lễ mọn này đến kính tặng tiên sinh.

Tra Y Hoàng đáp :

- Giữa tại hạ và vị thượng quan của tướng quân chẳng những chưa từng có chuyện kết giao mà tại hạ không gặp ngài bao giờ. E rằng tướng quân nhận lầm người mất rồi.

Viên tướng quân liền lầy bái thiếp ra. Trên tấm thiếp đại hồng viết :

- Kính bái Tra Y Hoàng tiên sinh , tự Kế Tả.

Phía dưới ghi rõ :

- Vãn sinh là Ngô Lục Kỳ khấu đầu trăm lạy.

Tra Y Hoàng tự hỏi :

- Ta chưa từng nghe thấy cái tên Ngô Lục Kỳ này bao giờ mà sao hắn lại đưa đồ lễ đến kính tặng ?

Lão trầm ngâm chưa kịp trả lời thì viên quan binh kia lại nói :

- Thượng quan của tiểu nhân có dặn thưa cùng tiên sinh. Chút lễ mọn này chẳng có chi đáng kể mong được tiên sinh thâu nạp.

Hắn vừa nói xong bưng hai cái hộp tròn sơn son thếp vàng đặt lên bàn. Đoạn khom lưng cáo biệt rồi trở gót đi luôn.

Y Hoàng mở một hộp ra thì thấy là ba ngàn lạng vàng. Còn trong hộp kia đựng sáu bình dương tửu. Bình rượu nào cũng giắt minh châu và ngọc phỉ thúy trân quí phi thường !

Tra Y Hoàng càng kinh hãi hơn , vội chạy theo để trả lại đô lễ. Nhưng viên binh kia là con nhà võ , cước trình rất mau lẹ , đã đi xa rồi.

Tra Y Hoàng trong lòng buồn bả nghĩ thầm :

- Hoành tài đưa đến biết đâu là họa hay là phước ? Phải chăng có kẻ nào muốn hại ta?

Y liền gói hai hộp đồ lễ cẩn thận rồi cất vào mật thất.

Tra gia vốn là một nhà cần kiệm , không cần dùng tới hoàng kim. Có đều Y Hoàng từng được nghe dương tửu là thứ rượu ngon mà không dám mở bình ra nếm thì triong lòng không khỏi có ý tiếc rẻ.

Qua mấy bửa Tra gia vẫn không thấy chuyện gì khác lạ.

Một hôm bỗng thấy có chàng công tử y phục cực kỳ hoa lệ tỏ ra dòng dõi quí phái.

Chàng công tử này còn nhỏ tuổi cở 17,18 mà tinh thần quắc thước , khí vũ hiên ngang. Chàng đem tám gia nhân theo hầu.

Vừa ngó thấy Tra Y Hoàng , chàng công tử liền quì xuống khấu đầu miệng hô :

- Tra thế bá ! Tiểu điệt là Ngô Bảo Vũ xin ra mắt hế bá.

Y Hoàng vội đở chàng dậy đưa vào nhà khách rồi hỏi :

- Tại hạ không dám nhận lãng cách xưng hô của công tử , xin công tử cho hay tên đại nhân là gì ?

Ngô Bảo Vũ đáp :

- Tên húy gia nghiêm là Ngô Lục Kỳ , hiện là Thủy Sư đề đồc ở Quảng Đông. Gia nghiêm sai tiểu điệt tới đâuy kính mời thế bá đén Quảng Đông ở chơi mấy tháng cho thỏa lòng mong nhớ.

Tra Y Hoàng đáp :

- Bửa trước tôn đại nhân đã ban cho lễ hậu , khiến Tra mổ băn khoăn trong dạ. Nói rõ ra lại mắc cở , tại hạ có giao du , tính lại hay quên , không nhớ đã đưọc gặp lệnh tôn bao giờ. Tại hạ là kẻ thư sinh chưa từng giao kết với một vị quan nào hết. Mời công tử hãy ngồi chơi.

Y Hoàng nói rồi chạy vào trong nhà sai bưng đồ lễ ra nói :

- Phiền công tử đưa hậu lễ này về , tại hạ thực tình không dám bái lĩnh.

Y nghĩ thầm trong bụng :

- Ngô Lục Kỳ nào đây làm Đề Đốc ở Quảng Đông chắc hâm mộ thanh danh của mình , nên đem lễ hậu đến mời mình làm tân khách.

Rồi y bụng bảo dạ :

- Người này tuy là quan to , song là bọn ưng khuyển cho Mãn Thanh để chà đạp người Hán , nếu mình nhận lễ vật của hắn là tự làm nhơ danh.

Bụng nghĩ vậy nhưng không lộ vẽ gì ra ngoài mặt.

Ngô Bảo Vũ nói :

Lúc tiểu điệt ra đi , gia nghiêm đã dặn đi dặn lại phải mời cho được thế bá. Gặp trường hợp thế bá quên mất gia nghiêm thì đã có tín vật đây xin thế bá coi lại.

Công tử cởi cái bọc trong tay ra thì chỉ thấy một mãnh áo cừu cũ kỹ.

Y Hoàng vừa ngó thấy mãnh bào liền nhớ tới người khất cái vào lúc mưa tuyết trong nhà mình ngày trước. Y liền tỉnh ngộ lẩm bẩm :

- Té ra Ngô Lục Kỳ tướng quân là ông bạn rượu với ta ngày trước.

Y Hoàng động tâm tự nhủ :

Bọn Thát Đát chiếm đoạt giang sơn. Nếu được người tay nắm binh quyền dựng cờ khởi nghĩa tất bốn phương hưởng ứng ngay và có thể trục đưọc quân Thát Đát ra ngoài quan ải cũng chưa biết chừng. Ngô Lục Kỳ mới gặp ta có một lần đã tỏ dạ quan hoài. Hắn nhớ cả đến một bửa ăn một manh áo thì không phải là hạng người vô lương tâm. Ta sẽ dùng đại nghĩa thuyết phục hắn. Bậc nam nhi lập công báo quốc là ở lúc này , ta có bị hắn giết cũng chẳng sao.

Y nghĩ vậy liền theo công tử lên đường đi Quảng Châu.

Ngô Lục Kỳ tướng quân ra tận ngoài xa mấy dậm để nghênh tiếp , thái độ rất cung kính , Ngô nói :

- Lục kỳ này trên con đường phiêu bạt tới Giang Nam , được Tra tiên sinh không khinh rẽ coi như tình bằng hữu , nào mời uống rượu nào tặng áo cừu. Đó là chuyện nhỏ ,nhưng khi vào tòa phá miếu ghé miệng vào hũ mà uống , tay bốc thịt chó mà ăn. Đó mới là tình nghĩa bạn bè từ trong phế phủ. Lục Kỳ này nhân đó trong lòng phấn khởi nên có ngày naỵ Lục Kỳ có làm nên gì cũng đều là của Tra tiên sinh ban cho.

Tra Y Hoàng nói :

- Vãn sinh coi Ngô tướng quân hôm nay chẳng hơn gì khi tướng quân còn là một vị kỳ cái dầm mưa dãi gió.

Ngô Lục Kỳ chưng hững đáp :

- Dạ dạ ! Xin đa tạ tiên sinh.

Tối hôm ấy trong tướng phủ Quảng Châu mở một bửa tiệc lớn. Ngô Lục Kỳ mời hết văn vũ quan viên đến dự. Hắn đặt Tra Y Hoàng ngồi vào ghế chủ tịch. Còn hắn ngồi mé dưới để bồi tiếp.

Văn võ bá quan tỉnh Quảng Đông từ tuần phủ trở xuống thấy Đề Đốc đại nhân đối đãi với Tra Y Hoàng cực kỳ cung kính , trong lòng ai nấy đều lấy làm kỳ.

Quan tuần phủ còn cho rằng Tra Y Hoàng là một vị khâm sai của triều đình phái đi vi hành để dò xét tỉnh Quảng Đông. Nếu không Ngô Lục Kỳ xưa nay tính tình cao ngạo có lý nào lại kính cẩn một vị thư sinh miền Giang Nam đến thế ?

Sau khi tan tiệc. Quan tuần phủ hỏi thăm Ngô Lục Kỳ :

- Vị quí khách này phải chăng là một đại viên của triều đình ?

Ngô Lục Kỳ tủm tĩm cười đáp :

- Lão huynh thật là người thông minh. Coi mặt mà bắt hình dong , 10 lần đoán trúng đến 9.

Câu nói này có ý trào phúng , bảo đối phương lần thứ 10 đoán sai trật. Nhưng quan tuần phủ tưởng mình đoán trúng và cho Tra Y Hoàng đúng là khâm sai đại thần. Hắn nghĩ bụng :

- Tra đại nhân đến phủ Đề Đốc chắc là có tình thân với ỵ Giữa Ngô đề đốc với ta vốn không ý hợp tâm đầu cho lắm. Nếu khâm sai đại nhân sau khi về kinh dâng bản tâu bất lợi cho ta thì thật là hõng bét.

Hắn về phủ liền chọn một phần lễ trọng. Sáng sớm hôm sau đưa sang phủ Đề Đốc.

Ngô Lục Kỳ ra tiếp khách nói :

- Hôm qua Tra tiên sinh say quá , bây giờ hãy còn ngũ chưa dậy. Vật của phủ đài tại hạ nhất định sẽ thay mặt trao lại cho tiên sinh. Phủ đài cứ yên lòng , đừng lo ngại gì hết.

Quan tuần phủ nghe nói cả mừng , liền ngỏ lời cám ơn rồi cáo từ ra về.

Không bao lâu tin này đồn đại ra ngoài. Ai cũng biết tuần phủ đại nhân đưa hậu lễ đến mừng Tra tiên sinh , liền tự hỏi :

- Không hiễu lai lịch Tra tiên sinh này ra sao , nhưng đến quan tuần phủ còn đưa hậu lễ , lẽ nào mình không đưa?

Chỉ trong vài ngày , lễ vật trong phủ Đề Đốc chất cao như núi. Nhất nhất Ngô Lục Kỳ đều sai văn phòng thu nhận mà không cho Tra tiên sinh hay.

Ngô Lục Kỳ hàng ngày ngoài lúc công sự Ở nha môn , y lại ngồi tiếp Tra Y Hoàng uống rượu.

Rượu được vài tuần , Tra Y Hoàng nói :

- Vãn sinh ở quí phủ quấy nhiễu lâu ngày , rất lấy làm cảm tạ mối thạnh tình của đại nhân. Sáng mai , vãn sinh xin cáo biệt trở về phương Bắc.

Ngô Lục Ký đáp :

- Sao tiên sinh lại nói vậy ! Tiên sinh xuôi Nam chơi há phải chuyện dễ dàng ? Nếu tiên sinh không chịu ở lại ít nhất nữa năm thì tại hạ quyết không để tiên sinh ra về. Sáng mai tại hạ bồi tiếp thêm tiên sinh lên năm từng lầu ngắm cảnh. Thành Quảng Châu có nhiều danh lam thắng cảnhđi du ngoạn mấy tháng cũng không hết.

Tra Y Hoàng mượn chén cả gan đáp :

- Giang sơn tuy đẹp nhưng đã đắm chìm vào tay di địch , đi coi càng tăng thêm nổi đau lòng.

Ngô Lục Kỳ biến sắc nói :

- Tiên sinh say mất rồi ! Bữa nay về nghĩ sớm một chút.

Tra Y Hoàng nói :

- Buổi gặp gở ngày đầu , vãn sinh đem lòng kính mộ đại nhân là người hào kiệt trong cơn gió bụi mà kết tình hữu nghị. Ai ngờ vãn sinh nhận lầm người.

Ngô Lục Kỳ hỏi :

- Sao lại nhận lầm người?

Tra Y Hoàng đáp :

- Đại nhân là tay bản lãnh phi thường đã không vì nước vì dân ra sức , còn giúp kẻ bạo tàn làm điều tàn ác , cam bề tôi mọi cho bọn Thát Đát để chà đạp lên lương dân Đại Hán. Ngày nay mà đại nhân còn nhơn nhơn đắc ý , không biết hổ thẹn. Tra mổ không khỏi hối hận là đã kết bạn với đại nhân.

Y Hoàng nói rồi đứng phắt dậy.

Ngô lục Kỳ vội nói :

- Tiên sinh to tiếng để người ngoài nghe được là rước lấy vạ lớn !

Tra Y Hoàng đáp :

- Tướng quân nay nắm binh quyền toàn tĩnh Quảng Đông. Chính là thời cơ tốt nhất để dựng cờ khởi nghĩa , Tướng quân chỉ hô lên một tiếng là bốn phương hưởng ứng. Dù đại sự không thành cũng khiến cho bọn Thát Đát phải bở vía. Tướng quân có làm nên một thời oanh liệt mới khỏi phụ lòng trời đã ban cho thần dũng sức địch muôn người.

Ngô Lục Kỳ rót rượu ra bát uống một hơi cạn sạch , nói :

- Nghe tiên sinh nói , tại hạ khoan khoái vô cùng !

Hắn giơ hai tay xé áo đánh roạt một cái. Vạt áo trước ngực bị xé toạt để hở đám lông đen xì trước ngực. Hắn vén đám lông lên , Y Hoàng trông rõ hàng chữ xâm vào da :"Thiên phụ địa mẫu , phản Thanh phục Minh".

Tra Y Hoàng vừa kinh ngạc vừa vui mừng hỏi :

- Thế này là nghĩa làm sao?

Ngô Lục Kỳ sửa áo lại cẩn thận rồi đáp :

- Vừa rồi nghe lời hùng luận của tiên sinh , tại hạ rất lấy làm kính phục. Tiên sinh đã không kể gì đến đại họa tuẩn thân diệt tộc , phơi gan , mật chỉ điểm cho tại hạ , thì tại hạ khi nào dám dấu tiên sinh ? Tại hạ trước là Tả hộ pháp của cái bang , hiện nay làm Hồng Kỳ hương chủ tại Hồng thuật đường trong Thiên Địa Hội thề đem bầu nhiệt huyết chống lại Thanh triều , khôi phục nhà Đại Minh.

Tra Y Hoàng thấy trước ngực của Ngô Lục Kỳ có thích chữ liền tin ngay là sự thực , không nghi ngờ gì nữa. Lão nói :

- Té ra tướng quân mình ở nước Tào mà lòng để tại nhà hán. Vừa rồi tại hạ buông lời xúc phạm thật đắc tội.

Ngô Lục kỳ cả mừng tự nhủ :

- Y Hoàng bảo ta mình ở đất Tào mà lòng để ở Hán tức là ví ta với Quan Vân trường.

Hắn liền đáp :

- Lời tỷ dụ của tiên sinh tại hạ không dám nhận đâu.

Tra Y Hoàng hỏi :

- Cái Bang là gì ? Thiên Địa Hội là tổ chức như thế nào? Tại hạ chưa hiễu rõ mong tướng quân chỉ giáo.

Ngô Lục kỳ đáp :

- Mời tiên sinh hãy dùng một chung rượu nữa rồi hãy từ từ nói chuyện.

Mỗi người liềi uống một chung , Ngô Lục Kỳ đáp :

- Cái Bang là một bang hội thành lập từ đời nhà Tống. Nó cũng là bang hội lớn nhất trên chốn giang hồ. Toàn thể anh em trong Cái bang đều là hành khất mưu sinh. Những người hào khí gia nhập Cái bang rồi liền chia hết của cải cho mọi người và cùng sống bằng nghề hành khất , đứng đầu là bang chúa , thứ nhì là Vĩ trưởng lão , kế đến là năm vị hộ pháp chia theo ngũ phương : Tiền , Hậu , Tả , Hữu và trung.Tại hạ làm Tả hộ pháp , thuộc hàng đệ tử tám túi trong bang , địa vị không còn thấp kém nữa. Sau vì có chuyện xích mích với vị trưởng lão họ Tôn rồi xảy cuộc đánh lộn. Lúc đó tại hạ say rượu lở tay đả thương y , thế là phạm tội bất kính bậc tôn trưởng , một tội nặng trong bang quị Bang chúa lập tức mở cuộc thương nghị cùng bốn vị trưởng lão và đuổi tại hạ ra khỏi bang. hôm tại hạ vào quí phủ được tiên sinh mời uống rượu , chính là ngày tại hạ bị cách chức đuổi đi , trong lòng phiền muộn. May được tiên sinh chẳng những không khinh rẽ lại kết thành bằng hữu khiến cho tại hạ an ủi trong lòng.

Tra Y Hoàng nói :

- Té ra là thế !

Ngô Lục Kỳ nói tiếp :

- Mùa xuân năm sau , chúng ta gặp nhau ở Hồ Tây , tiên sinh hạ mình giao du và coi tại hạ như một kỳ cái trong thiên hạ. trước kia tại hạ vô cùng chán nãn nghĩ rằng cái bang đã chẳng dung tình , bạn hữu giang hồ còn đem lòng khinh rẽ , nên suốt ngày chỉ uống rượu say mèm. Tại hạ đã chắc chỉ bê tha rượu chè trong vài năm rồi say khước mà chết bỏ đời. Không ngờ Tra tiên sinh lại cho tại hạ là kỳ nam tử , khiến cho Ngô lục Kỳ này phấn khởi tinh thần. Nếu không có tiên sinh thì e rằng tại hạ chẳng còn ngày nào ngóc đầu lên được nữa , chẳng bao lâu quân Thanh xuống miền Nam. Khi đó trong lòng tại hạ vẫn còn phẩn kích , không hiễu thị phi mới đầu hàng quân Thanh , lập chút công lao bằng cách tàn sát đồng bào. Mỗi khi tại hạ nghĩ đến trong lòng lại hổ thẹn vô cùng !

Tra Y Hoàng nghiêm nghị nói :

- Hành vi này của huynh đài thật là tội lổi. Dù Cái Bang không dung , huynh đài đơn thân độc mã vùng vẫy giang hồ không được hay sao? Hay tự sáng lập ra môn hộ cũng được. Sao lại dùng đến hạ sách đầu hàng quân Thanh.

Ngô Lục kỳ nói :

- Tại hạ ngu muội , vì khi đó chưa được tiên sinh dạy bảo , đã gây nên rất nhiều tội lổi , thật là đáng chết.

Tra Y hoàng vừa dạ , gật đầu nói :

- Tướng quân đã biết lổi thì đem công chuộc tội vẫn chưa muộn.

Ngô lục kỳ lại nói :

- Sau nhà Mãn Thanh thống nhất toàn quốc , tại hạ làm đến chức Đề Đốc. Trước đây hai năm , một hôm vào khoãng nữa đem , đột nhiên có kẻ lẽn vào phòng ngũ tại hạ hành thích. Nhưng thích khách không địch nổi tại hạ và bị bắt ngaỵ khi thắp đèn lên soi thì thích khách chính là người bị tại hạ đã thương ngày trước , tức Tôn trưởng lão. Y lớn tiếng thóa mạ , bảo tại hạ là kẽ đê hèn , cam tâm làm làm chó săn cho loài dị chủng. Y càng chửi càng hăng , câu nào cũng như đập vào trái tim tại hạ. Tại hạ nghe những lời y thóa mạ tự biết mình hành vi phản bội. Giữa lúc đêm khuya , càng hổ thẹn trong lòng , chỉ mong y chửi tàn nhẫn hơn nữa. Sau tại hạ thở dài , khai giải huyệt đạo cho y và bảo : "Tôn trưởng lão ! Trưởng lão thóa mạ tại hạ như thế là phải lắm ! Thôi trưởng lão đi đi !".

Y lộ vẽ ngạc nhiên , rồi vượt cửa sổ chuồn đi.

Tra Y Hoàng nói :

- Hành động này của tướng quân thật đáng khen !

Ngô Lục Kỳ kể tiếp :

- Khi ấy trong nhà lao của nha Đề Đốc có rất nhiều hảo hán bị giam cầm về tội mưu phản Thanh triều. Sáng sớm hôm sau , tại hạ liền tìm cách buông tha bọn họ. Người thì tại hạ bảo là bị bắt lầm , kẻ thì tại hạ nói không phải là chính phạm , giảm tội nhẹ đi để phát lạc bọn chúng. Hơn một tháng sau , Tôn trưởng lão lại đến gặp tại hạ vào lúc nữa đêm , y hỏi ngay : "Phải chăng ông bạn đã sinh lòng hối lổi , nguyện ý phản Thanh để lập lại công ? ". Tại hạ liền rút đao chặt cụt hai ngón tay đáp : "Ngô Lục kỳ này quyết tâm sửa đổi lổi lầm , từ nay nhất nhất nghe theo lời Tôn trưởng lão ".

Ngô Lục Kỳ vừa nói vừa giơ bàn tay trái ra thì chỉ còn ba ngón , ngón trỏ và ngón cái đã bị chặt cụt.

Ngô Lục Kỳ lại nói tiếp :

- Tôn trưởng lão thấy tại hạ thành tâm nguyện ý và biết rõ tại hạ tuy tánh tình lổ mãng , nhưng chẳng bao giờ nói rồi lại nuốt lời. Lão lền bảo : "Hay lắm ! Để Tôn mổ về trình lại với bang chúa chờ người định đoạt".

Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp :

- Mười hôm sau , Tôn trưởng lão lại đến kiếm tại hạ , nói cho hay là Bang chúa cùng bốn vị trưởng lão đã thương nghị và quyết định thu tại hạ trở về bản bang , bắt đầu cho làm đệ tử một túi.

Ngô Lục kỳ lại kể tiếp :

- Cái Bang cùng Thiên Địa Hội đã giao ước cùng nhau đồng tâm hiệp lực phản kháng Thanh triều , khôi phục nhà Minh. Thiên Địa Hội là một hội do Trần Vĩnh Hoa tiên sinh , thủ hạ của Trịnh quốc sư ở nước Thái Nhượng sáng lập ra. Mấy năm nay trở nên rất hưng thịnh nhất là trong vùng Phúc Kiến , Triết Giang và Quảng Đông. Tôn trưởng lão đã dẫn tại hạ đến ra mắt Trần tiên sinh và giới thiệu cho vào Thiên Địa Hội. Trần tiên sinh sau khi điều tra trong vòng một năm giao cho tại hạ làm mấy việc trọng yếu. Tiên sinh thấy tại hạ dốc dạ trung thành , chẳng ở hai lòng , nên mới đây phong cho chức Hồng Kỳ hương chủ ở Hồng Thuận Đường.

Tra Y Hoàng tuy không hiểu lai lịch Thiên Địa Hội. Nhưng một nhân vật có Quốc tính ở Đài Loan là Trịnh Thành Công người ta thường kêu là Quốc tính gia Trịnh đại soái là một nhân vật trung dũng. Trịnh Thành Công chỉ cần một đạo quân cũng vẫn chống chọi Thanh triều nên người thời bấy giờ ai cũng cực kỳ kính trọng. Nếu Thiên Địa Hội lại do thủ hạ của Trịnh đại soái là Trần Vĩnh Hoa sáng lập ra dĩ nhiên là đồng đạo rồi.

Ngô Lục ký lại nói :

- Năm trước Quốc tính gia Trịnh đại soái dẫn quân vây đánh thành Kim Lăng , đáng tiếc vì người ít địch nhiều nên không địch nổi phải rút lui về Đài Loan , song còn lưu lại ở ba tỉnh Giang , Triết , Phúc Kiến một số quân binh cũ không phải là ít.Trần tiên sinh cùng những bạn thanh khí , tổ chức Thiên Địa Hội này. Thiên Địa Hội dùng hai câu khẩu hiệu là "Thiên phụ địa mẫu" và "Phản Thanh phục Minh" hàng chữ này được thích vào trước ngực của những người nhập hội.

Tra Y Hoàng mừng rỡ , uống cạn thêm hai chung rượu rồi nói :

- Hành vi của huynh đài mới không hổ là kỳ nam tử trong đời.

Ngô Lục Kỳ đáp :

- Tại hạ không dám lãnh thụ năm chữ "Thiên hạ kỳ nam tử" mong Tra tiên sinh vui lòng nhìn nhận tại hạ làm bằng hữu thì Ngô này lấy làm sung sướng vô cùng !

Tra Y Hoàng nói :

- Tra mổ là kẻ thứ dân , chẳng bổ ích gì cho dân cho nước. Tại hạ cũng mong tướng quân có một ngày kia thời cơ hành động , gây nên phong trào kháng Thanh thì Tra mổ xin đầu quân để đóng góp chút sức mọn ở dưới trướng.

Bắt đầu từ hôm ấy , Tra Y Hoàng ở trong phủ Ngô Lục Kỳ cùng y mỗi ngày thương nghị kế hoạch chống Thanh.

Ngô Lục Kỳ còn nói chuyện Thiên Địa Hội đang liên lạc với Ngô Tam Quế ở Vân Nam. Mưu cùng nhau đồng thời phát động. Đầu tiên là quét sạch mặt Tây Nam xong rồi mới tính chuyện phạt Bắc.

Tra Y Hoàng làm tân khách trong phủ Ngô Lục Kỳ đến 6,7 tháng thì mới về nhà.

Tra Y Hoàng biết rõ Huỳnh Tôn Hy và Cố Viêm Võ đều có chí khôi phục nhà Minh , hai vị này cũng chạy chọt bốn phương tụ họp anh hùng hào kiệt trong thiên hạ lo mưu phản Thanh. Vì vậy y kể hết mọi việc cho hai người nghe.

Huỳnh Tôn Hy ngồi trên thuyền thuật lại đầu đuôi cho Lã lưu Lương nghe , rồi nói :

- Việc này nếu bị tiết lộ thì tất bọn Thát Đát sẽ hạ thủ trước.

Y Hoàng tiên sinh cùng Ngô tướng quân bị giết mà cả họ , mà công cuộc phản Thanh sẽ bị gãy mất những tay rườn cột.

Lã Lưu Lương nói :

- Ngoại trừ ba người chúng ta đây , vụ này quyết không thể hở môi. Dù chúng ta có gặp Tra Y Hoàng tiên sinh cũng không nên nhắc đến tên hiệu của Ngô tướng quân ở Quảng Đông.

Huỳnh Tôn Hy nói :

- Vậy là phải lắm ! Y Hoàng tiên sinh cùng Ngô tướng quân đã có mối liên hệ như vậy mà hiện nay các vị đại thần trong triều lại đang đối đãi với Ngô tướng quân rất ân cần. Ngô tướng quân chịu xuất tịch sở tấu bênh vực Y Hoàng tiên sinh , tất triều đình cũng phải nể mặt.

Lã Lưu Lương nói :

- Huỳnh huynh nói phải lắm ! Có điều còn hai người kia là Lục Kỳ và Phạm Tương tại sao cũng ở vào trường hợp như Y Hoàng tiên sinh được miễn tội và đình cứu? Hay là hai người đó cũng có thế lực gì ở trong triều bênh vực cho?

Huỳnh Tôn Hy đáp :

- Ngô tướng quân đã dùng sớ bênh vực Y Hoàng tiên sinh mà chỉ nói tới một người e rằng triều đình sinh nghi , nên kèm luôn hai người kia vào thêm cho có lẽ công bằng , cũng chưa biết chừng.

Lã Lưu Lương cười nói :

- Nếu vậy thì lúc này muốn điều tra lại tính mạng của hai vị Lục và Phạm cũng rất khó lòng.

Cố Viêm Võ gật đầu đáp :

- Những danh sĩ ở Giang Nam bảo toàn thêm được vị nào tức là giử thêm được phần nguyên khí.

Câu chuyện giữa ba người là việc bí mật. Lúc này thuyền đang ở khúc sông Vận Hà , trong khoang sau chỉ có ba mẹ con họ Lữ. Huỳnh Tôn Hy lại hạ thấp giọng nói rất khẽ , tưởng không còn ai nghe được. trong thuyền không có tường vách , vậy còn sợ gì câu tai vách mạch rừng ?

Không ngờ Cố Viêm Võ vừa ngớt lời , bất thình lình trên đầu có tiếng cười the thé nổi lên !

Ba người giật mình kinh hãi , đồng thanh quát hỏi :

- Ai đó ?

Nhưng không thấy phản ứng gì đáp lại.

Ba người ngơ ngác nhìn nhau. Ai cũng tự hỏi :

- Chẳng lẽ có ma quái thật chăng ?

Cả ba người nghe rõ tràng cười the thé hiển nhiên từ trên đầu phát ra. Trong ba người này , Cố Viêm Võ lớn mật hơn hết. Lão có học qua đôi chút võ công tự vệ.

Cố Viêm Võ vừa coi chừng vừa cho tay vào bọc móc lấy lưởi dao trủy thủ. Lão mở cửa khoang bước ra đầu thuyền chú ý nhìn lên mui thì đột nhiên một bóng đen nhoai mình vọt tới.

Cố Viêm Võ quát hỏi :

- Ai?

Đồng thời vung đao trủy thủ đâm vào bóng đen. Bổng lão cảm thấy cổ tay đau nhói dường như bị một cái khâu sắt xiết chặc. Kế đó sau lưng cũng tê chồn. Lão bị đối phương điểm trúng huyệt đạo. Lưởi đao trủy thủ rời khỏi taỵ Người lão cũng bị đẩy vào trong khoang thuyền.

Huỳnh Tôn Hy cùng Lã Lưu lương thấy Cố Viêm Võ bị người đẩy ngược trở vào và sau lưng lão có một hán tử áo đen đứng sừng sững.

Người này thân thể cao lớn , khoé miệng nở nụ cười đanh ác. Tuy gã không cầm khí giới , nhưng tay to chân dài. Hiển nhiên là con người có bản lãnh.

Lã Lưu lương hỏi :

- Các hạ sấn vào đây trong lúc đêm khuya là có dụng ý gì ?

Đại hán cười lạt đáp :

- Còn dụng ý gì nữa ! Ba người các ngươi khiến cho lão gia thành quan to , phát tài lớn rồi ! Ngô Lục kỳ làm phản , Tra Y Hoàng cũng muốn làm phản. Ngao Thiếu Bảo mà được tin mật báo này tất nhiên là ta có được trọng thưởng. Ha ha ! Ba vị hãy theo ta lên Bắc Kinh sẽ rõ.

Lã , Cố , Huỳnh ba người ngấm ngầm kinh hãi , bụng bảo dạ :

- Bọn mình nói chuyện riêng với nhau giữa lúc canh khuya ở trong thuyền làm lụy đến Ngô tướng quân là hư việc lớn.

Lã Lưu Lương hỏi :

- Các hạ nói gì vậy? Bọn tại hạ chẳng hiễu chi hết. Các hạ muốn vu hãm người ngay thì cứ việc mà làm. Còn định bắt quàn vào người ngoài là không được đâu.

Lão đã quyết định chủ ý chờ lúc đại hán không kịp đề phòng thì liều chết với gã , hay ít ra bị gã giết đi thì cũng không còn ai đâu mà đối chứng.

Đại hán cười khẩy một tiếng rồi đột nhiên nhảy xổ tới , vung chỉ nhanh đìểm vào trước ngực Lã Lưu Lương và Huỳnh Tôn Hy.

Lã , Huỳnh lập tức không nhúc nhích được nữa.

Đại hán ra chiều đắc ý cười ha hả , hô :

- Các vị thị vệ ! Vào cả khoang thuyền đi ! Phen này chúng ta lập được công lớn rồi !

Mấy người ở đáng sau lái đồng thanh dạ một tiếng , đoạn bốn tên tiến vào. Tên nào cũng ăn mặc theo kiểu nhà đò , nổi lên tràng cười khanh khách.

Cố Viêm Võ , Huỳnh Tôn Hy , Lã lưu Lương ba người ngơ ngác nhìn nhau. Chẳng ai ngờ bọn này lại là thị vệ trong triều đã hóa trang để gạt mình. Chúng giả làm thuyền phu thì dĩ nhiên đã đứng bên ngoài nghe lõm hết.

Huỳnh Tôn Hy và Lã Lưu Lương bị gạt đã đành , Nhưng Cố Viêm Võ trong mười mấy năm nay khắp cỏi Thần Châu chổ nào cũng có vết chân , đi tới đâu giao kết anh hùng hào kiệt tới đó. Nhãn quan lão luyện nào phải kém cỏi gì mà không nhìn ra mấy tên thuyền phu này?

Bỗng nghe một tên thị vệ hô :

- Nhà đò ! Hãy quay thuyền trở lại Hàng Châu. Nếu xảy ra chuyện gì thì là tự ngươi đó. Hãy coi chừng cái mạng chó má của nhà ngươi !

Một lão gia ở đằng lái đáp :

- Xin vâng !

Cố Viêm Võ nhớ lại , lão bẻ lái là một lão già cở sáu , bảy chục tuổi. Lúc mướn thuyền , Cố đã nói chuyện với lão này thấy lão mặt mũi dăn deo lại lưng gù. Đúng lão là một lão già thành thực chất phát , nên không nghi ngờ gì nữa.

Cố Viêm Võ nghĩ vậy liền trách :

Đáng trách mình chỉ cùng Huỳnh , Lữ cao đàm hùng biện , sơ ý để bị hãm vào vòng nguy hiễm mà không hay biết.

Đại hán áo đen hiển nhiên là thủ lãnh bọn này. Gã ngồi xuống sập thuyền. Bốn người kia đứng thõng tay , vẽ mặt rất cung kính.

Đại hán áo đen nói :

- Chúng ta có đũ bằng chứng về Ngô Đề Đốc ở Quảng Đông âm mưu tạo phản. Bây giờ phải kịp đi Hải Ninh bắt lão họ Trạ Ba tên phản tặc này dù quật cường đến đâu cũng chẳng thể trốn tránh được.Có điều phải đề phòng bọn chúng uống thuốc độc hoặc nhãy xuống sông tự vẫn. Vậy các vị mỗi người phải giử một tên. Nếu để xẩy ra chuyện bất trắc thì mối liên can không phải là nhỏ.

Ba tên kia đáp :

- Da ! Bọn tại hạ xin kính cẩn tuân lời căn dặn của Qua quản đới.

Nguyên tên quản đới này họ Qua tên Giai , người Mãn Châu.

Qua Giai lại nói :

- Khi vào tới kinh ra mắt Ngao thiếu bảo , các vị chẳng lo gì không được thăng quan phát tài.

Một tên thị vệ cười đáp :

- Đây toàn là công ơn của Qua quản đới tài bồi chọ Ba người trong bọn tại hạ làm gì đáng hưởng được phúc phận đó ?

Qua Giai cười khành khạch chưa kịp trả lời thì đầu thuyền có tiếng cười hô hố rồi nói :

- Cả bọn bốn người các ngươi đều không đáng hưởng phúc phận này.

Qua Giai ngấm ngầm kinh hãi nghĩ thầm :

- Thằng cha này xem chừng bãn lãnh rất là lợi hại ! Hắn lên tới đầu thuyền mà không phát ra một tiếng động nào.

Soạt một tiếng ! Bốn tên thị vệ rút đơn đao ở sau lưng ra , đồng thời lảng tránh sang một bên đề phòng địch nhân liệng ám khí qua cửa khoang thuyền.

Ỷ mình võ công cao cường , Qua Giai thường không đeo binh khí bên mình. Bây giờ đành bóc một miếng ván thuyền chuẩn bị cự địch.

Bỗng nghe đánh "vù" một tiếng ! Hai cánh cửa khoang thuyền tung ra nhắm đập vào mặt hắn.

Qua Giai bụng bảo dạ :

- Hiển nhiên không phải là cường địch đã dùng tay liệng cánh cửa vào vì trước khi cánh cửa vọt ra không nghe tiếng gã đập cửa. Đây là chưởng lực cách không hất bắn ra. Nếu vậy nội lực của đối phương thật là ghê gớm !

Hắn liền vận kình lực vung tấm ván thuyền lên gạt hai cánh cửa rớt xuống.

Bỗng thấy một chàng thư sinh xuất hiện ngay trước cửa khoang. Chàng chắp tay để sau lưng , nét mặt tươi cười. Thái độ rất ung dung.

Qua Giai tuy gạt được cánh cửa khoang thuyền nhưng cánh tay mặt tê nhức vì bị đụng mạnh. Hắn lớn tiếng quát :

- Các quan trong này đang tra án. Ngươi biết điều thì lánh cho xa.

Người thư sinh cười hỏi :

Bằng không biết điều thì sao?

Chàng vừa cất bước tiến vào khoang thuyền , bỗng thấy đao quang lấp loáng hai thanh đơn đao nhằm hai bên tả hữu chém tới.

Bãn lỉnh của hai tên thị vệ này cũng không phải hạng kém cỏi. Hai chiêu đao của chúng vừa mau lẹ vừa mãnh liệt.

Thư sinh lạng người đi sấn về phía Qua Giai. Chàng vung chưởng lên đánh xuống đỉnh đầu hắn.

Qua Giai đưa tay trái lên gạt. Đồng thời hắn vung quyền bên phải đánh ra thật mạnh.

Chàng thư sinh vung chân trái đá ngược lại trúng vào trước ngực của một thị vệ.

Tên thị vệ rú lên một tiếng , máu tươi phun ra òng ọc.

Giữa lúc ấy mấy tên thị vệ kia đều vung đao lên vừa đâm vừa chém.

Chàng thư sinh kia thấy địa thế trong khoang thuyền đã chật hẹp lại thêm ba lão Cố , Huỳnh , Lữ làm cho vướng víu chân tay , liền thi triển cầm nã công phu.

Bỗng nghe đánh "cắc" một tiếng. Một thị vệ nữa lại bị chàng đánh gãy cổ.

Qua Giai phóng chưởng đánh tới sau gáy thư sinh.

Chàng thư sinh nghe tiếng gió để nhận định chiêu thức rồi xoay tay lại phóng chưởng. hai chưởng đụng nhau bật lên tiếng "binh" rùng rợn.

Qua Giai bỗng thấy mắt tối sầm lại. Lưng hắn đập mạnh vào vách thuyền. Lập tức thuyền bị lủng một chổ.

Chàng thư sinh sợ bọn Cố Viêm Võ bị thương vội tung hai tay đánh vào trước ngực hai tên thị vệ còn sống sót.

Một tiếng "rắc rắc" vang lên ! hai gã bị gảy hết xương sườn.

Chàng thư sinh quay mình lại thấy Qua Giai giơ tay trái liệng tấm ván xuống sông Vận hà , kế đó hắn vọt người chuồn ra qua

chở thủng ra ngoài.

Chàng thư sinh thấy Qua Giai muốn trốn liền quát lớn :

- Chạy đâu cho thoát ?

Đồng thời chàng phóng chưởng đánh ra. Nhưng khi phát chưởng sắp trúng sau lưng Qua Giai không ngờ gã phóng cước đá ngược lại. Phát chưởng của chàng đập trúng gan bàn chân hắn. Chưởng lực bị hất tung lên.

Qua Giai nhãy một cái xa mấy trượng. Hắn chịu chân trái vào miếng ván thuyền để mượn đà lao người về phía trước.

Kể ra thế lao này , hắn cũng không nhãy lên tới bờ được. Nhưng may thay ! Bờ sông có một cây liễu cành rũ xuống nước. Qua Giai liền nắm lấy lộn người lên trên ngọn cậy vọt vào bờ.

Chàng thư sinh thấy tình thế khó lòng đuổi kịp , không khỏi than thầm :

- Hõng bét !

Chàng vội lượm thanh đơn đao trong khoang thuyền nhắm liệng tới sau lưng Qua Giai , nhưng hắn đã chạy xa rồi. Thanh đơn đao bay vòng vèo rồi bên nặng bên nhẹ rơi xuống đất , cách sau lưng Qua Giai chừng hơn một trượng.

Chàng thư sinh vội hô :

- Nhà đò mau áp thuyền vào bờ !

Chàng định bụng :

- Dù hắn có chạy đến bên trời góc biển cũng phải đuổi tới cùng , giết cho bằng được tiểu tặc này đi để bịt miệng.

Nhờ ánh trăng. bỗng chàng thấy rõ một bóng đen xì bay vọt đi như con trường xà , nhanh hơn điện chớp , bắn thẳng đến sau lưng Qua Giai.

Bỗng nghe Qua Giai rú lên một tiếng khũng khiếp. Một bóng đen dài đã đâm trúng sau lưng cắm chặc người hắn xuống đất rồi bóng đen vẫn còn lung lay không ngớt.

Chàng thư sinh kinh hãi vừa mừng thầm. Chàng chú ý nhìn lại thì thấy bóng đen đó chính là một cây sào trúc dùng để đẩy thuyền.

Chàng thư sinh động tâm nhãy về đàng lái thì chỉ thấy một mình ông lão lái thuyền , ngoài ra chẳng còn người nào khác. Chàng thư sinh liền nhìn lão xá dài nói :

- Đa tạ lão anh hùng ra tay viện trợ. Bằng không thì hõng việc lớn.

Lão lái thuyền lim dim cặp mắt hỏi :

- Khách quan ! Khách quan nói gì ? Lão không hiễu.

Chàng thư sinh nhắc lại :

- Đa tạ lão anh hùng vì lòng trượng nghĩa mà ra tay tương trợ.

Lão lái thuyền hỏi :

- Lão ưng ư ? Đêm tối chim ưng không ra , trừ phi nó là con cú mèo.

Chàng thư sinh tự hỏi :

- Chẳng lẻ người liệng con sào vừa rồi không phải là lão? Vậy , vị đại anh hùng vừa rồi ra tay viện trợ là người khác không muốn lộ diện nên đã ẩn thân lánh đi rồi chăng ?

Chàng trở vào khoang thuyền giải khai huyệt đạo cho bọn Cố , Huỳnh , Lữ , rồi liệng xác chết bốn tên thị vệ xuống sông.

Huỳnh Tôn Hy thắp đèn lên rồi hỏi họ tên chàng thư sinh thì chàng cười đáp :

- Tiện danh vừa rồi được tiên sinh nhắc tới. Tại hạ họ Trần tên gọi Vĩnh Hoa.

No comments:

Post a Comment