Trang

Apr 28, 2004

Dẹp Cái Thang



Viên giám đốc dưỡng trí viện nhờ một thân chủ sơn trần nhà căn phòng khách. Người đứng trên thang xếp làm việc.

Một thân chủ khác có phận sự dọn dẹp đồ đạc cho có thứ tự, thấy cái thang để giữa phòng bèn nói:

Ê! Người anh em! Nắm chặt cây cọ, tôi dẹp cái thang đấy.

2826

Dẹp Cái Thang



Viên giám đốc dưỡng trí viện nhờ một thân chủ sơn trần nhà căn phòng khách. Người đứng trên thang xếp làm việc.

Một thân chủ khác có phận sự dọn dẹp đồ đạc cho có thứ tự, thấy cái thang để giữa phòng bèn nói:

Ê! Người anh em! Nắm chặt cây cọ, tôi dẹp cái thang đấy.

2826


 Một thầy lang cho người bệnh uống thuốc thế nào đến nỗi người bệnh chết. Nhà chủ dọa đem lên quan kiện, thầy lạy lục, kêu van. Nhà chủ bắt phải khiêng quan tài đi chôn thì mới tha .
Thầy lang đành về nhà, gọi vợ và hai con, bốn người cùng khiêng méo cả mặt.
Đi đến giữa đường, thầy than thở :
- Làm người chớ có học nghề thuốc !
Người vợ nói thêm :
- Làm thuốc khổ đến vợ con.
Con thứ ngậm ngùi :
- Đầu nặng, chân nhẹ, khiêng không nổi .
Con trưởng ôn tồn khuyên bố :
- Từ nay, có chữa thì nên chọn người gầy gầy .
3

Apr 26, 2004

Đoán ra tin xấu



Từ phòng xét nghiệm đi ra, bác sĩ nói với bệnh nhân:
- Tôi có một tin tốt và tin xấu cho anh.
- Cho tôi biết tin tốt trước
- người ốm lạc quan đề nghị.
- Tên của anh sẽ được người ta đặt cho một căn bệnh mới.
2322

Apr 25, 2004

Cả tin



Có một người thợ mộc dốc hết vốn liếng trong nhà ra mua gỗ, làm nghề đẽo cầy. Cửa hàng ở ngay vệ đường, người qua kẻ lại thường ghé vào xem. Một hôm, một ông cụ nói:


- Bắp cày thì phải đẽo cho cao, cho to.


Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to vừa cao. Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, trông đống cầy, lắc đầu nói:


- Thế này thì cày làm sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn.


Nghe cũng có lý, anh ta liền đẽo vừa nhỏ, vừa thấp.


Nhưng hàng bầy ra đầy ở cửa, chẳng có ai mua. Chợt có người đến bảo:


- Ở miền núi, người ta phá hoang, cày bằng voi. Anh đẽo to gấp đôi gấp ba thế này thì bao nhiêu cũng bán được, tha hồ mà lãi!


Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem gỗ còn lại đẽo tất cả loại cầy để cho voi cày.


Ngày qua tháng lại, chẳng thấy ai đến mua, vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh biết bệnh cả tin người là dại thì đã muộn.

1300

Apr 23, 2004

Dũng Trần Cừ



Gián điệp Trần Cừ
và chú Xã Mai .
Tên nó là Dũng .Mẹ nó mất rồi hay tái giá , cũng chả ai biết nữa . Nó ở với bà cô . Bà này giàu có lắm .Bà nuôi nó , cho nó ăn học .
Nó học với tôi , lớp đệ thất tại một tư thục , niên khoá 1957 . Nó học chăm chỉ . Có lẽ không thông minh lắm đâu . Tôi không chắc lắm . Nhưng lúc nào cũng đứng đầu lớp .Dù được nghe tên mình là học sinh giỏi được tuyên dương , nó cũng chỉ nháy mắt nhiều hơn lên một chút , nhếch miệng cười . . . thật buồn . Nụ cười tắt ngay .Dáng nó hơi cao , so với các bạn đồng tuổi . Da nó lại đen sậm . Tôi chú ý đến màu da cuả nó hơi nhiều .
Bà cô nó thì nước da trắng , trắng lắm. Giàu có và sang trọng .Trò Dũng vẫn đi học với chiếc quần đùi , và cái áo cánh vải thô , nhuộm đen . Áo quần màu đen học sinh ở nhà quê cũng không còn phải dùng nhiều nữa .
Rồi tôi đi học cho xong Đại học . Nó học lên đệ tứ ở một trừờng công lập . Nó trúng tuyển vào trường công từ năm đệ ngũ .Nó bảo là nhờ nó đã được với tôi,mới biết ham học cho giỏi . . .được như thầy .
Gặp lại nó , thấy nó đã sáng suả hơn , dạn dĩ hơn tôi bèn tìm cách giới thiệu nó ăn ở tại nhà một ông bạn , làm " thầy kèm" . Ông này giàu có , nhưng lũ con hư quá , không chịu chăm học .
--- Cám ơn anh quá . Nhờ thằng Dũng . .. mà sắp con cuả tôi sau này chắc nên được .
Vài ba năm sau đó nưã , ông bạn giàu có cuả tôi bảo thế . Tôi hỏi :
--- Anh biết thằng Dũng , nó là con ai không ?
--- . . . anh bảo nó là học trò cũ cuả anh . Biết vậy thôi , chả đủ lắm sao . . .
--- Nó là con cuả . . .tên Gián Điệp Trần Cừ đấy .
Nghe thế, hai vợ chồng người bạn lấy làm lạ . Nhưng lại xuýt xoa hơn , thương mến nó hơn .

Có một lúc , về sau khá lâu, tôi hỏi vì sao mà anh chị giúp đỡ nó một cách khác thường như thế . Chị bảo :
--- Nó mồ côi mồ cút . . . ham học . . .
Anh bảo :
--- . . . kẻ thù cuả kẻ thù ta . . . thì là bạn ta . . .
Tôi hiểu cái cách nói cuả ông bạn môt thời nức tiếng là " Thằng Giặc Đại lộc " này

Cái thời mà tôi còn bé .Thời có vụ. . . Gián Điệp Trần Cừ .
Trần Cừ bị xử bắn .
Tại toà án , tại Pháp trường , Trần Cừ vẫn hiên ngang vẫn hùng biện.Ông từng hoạt động cách mạng, từng vào tù ra tội.Ông là Chủ nhiệm Việt minh , tỉnh . . .
Nghe kể về những người như thế , tôi thích họ hơn là gì hết .
Một hôm , đang ngồi ăn , nhìn ra cửa tôi thấy một gã thanh niên gầy gò , đội chiếc mủ " nghiã quân " đi xiêu vẹo vào nhà . Hắn dến đứng trước cửa trước . Và đứ' ng mãi ở đấy . Tôi bỏ đuã để ra mời anh ta vào nhà .
Y lấy mủ xuống . Cúi đầu chào . Anh nói lẩm bẩm những lời chào . Tôi không nghe rõ .
--- Ồ ! . . . Dũng ! Vào đây ! Vào đây !
Tôi diu nó vào . Bảo ngồi xuống ghế . Rồi tôi trở lại bàn ăn ở trong nhà :
--- . . .mẹ và mấy cháu ăn cơm tiếp tục . Con đang có khách . . . Lát nữa , con sẽ ăn tiếp . Con cũng no rồi . . .
Một đưá cháu tôi đưng dậy đi pha trà , để tôi mời khách .
--- Cháu làm hai ly nước . . . uống cho mát . Trời nóng . . .
Suốt buổi chiều hôm đó , hai thầy trò nói chuyện với nhau . Không được nhiều , nhưng tôi đã biết đại khái là nó thôi học một vài năm nay .Nó đang đi nghiã quân xã . Xã mất an ninh, nó chạy tản cư ra tỉnh .Người ta lãnh lương thay cho nó .Mỗi tháng nó chỉ phải về ký sổ lương .
Người chỉ huy , người phát lưng dặt cho nó biệt hiệu Dũng Trần Cừ .
Tôi mượn quần áo cuả một đứa cháu , và nhủ nó vào buồng tắm mà tắm cho mát .Rồi sẽ ăn cơm , ở chơi với thầy .
Tôi nhìn thấy nước mắt trong tròng mắt mó . Đôi mắt đục ngầu.Cái màu vàng cuả nước mật , pha sắc đỏ cuả máu . . . Nó đứng dậy vái chào và đi xà lui ra phía cửa như sợ sệt tôi . . . Nó đã uống xong ly nước đá lạnh , có chanh và đường .
--- Dũng . . . đừng có ngại . Bữa nào khác ghé chơi . . .
Tôi dúi vào tay nó tí tiền . Nó nhận và tiếp tục đi lui , đi lùi . . . xa ra .
Tôi quay vào nhà . Mẹ tôi hỏi :
--- cái trò nào đó vậy con ?
--- Nó là . . . cháu cuả ông Cữu Cựu . . . hồi còn nhỏ , nó là học trò cuả con .
--- Hình như . . . có bịnh gì hả con ?
--- Con . . .chắc là nó có bịnh . Hồi nó còn nhỏ , nó khác hẳn với nó bây giờ . . . Cha nó , chắc cũng như cậu . . . ở nhà . Hồi đó . . .
--- . .. vậy sao ?
--- Cha nó đi ở tù cho đã đời rồi về , rồi đi an trí . . . Hồi năm Việt minh khởi nghiã lên làm lớn . Bị xử án . . . Bị xử tử hình . . . Mẹ nhớ không ?
--- Mẹ nhớ .
Những lần sau ,Dũng lại đến .Thường lại nhằm lúc tôi không có nhà Mẹ tôi cho ăn , cho uống , biểu nó tắm rửa . . ." kẻo thầy về , thầy ngầy " . Nó nghe răm rắp .
--- Mẹ bắt chước ông ngoại . Mẹ nghe nó nói , nó sợ thầy .
Tôi nói đùa với bà :
--- Con hay nghe mẹ nói " phù thủy sái âm binh " . Con làm cho nó sợ , Để " hễ con biểu ,thì nó nghe"
--- làm vậy không nên . Mẹ nghe ông ngoại nói vậy . . .

Thằng Dũng tươi tỉnh hẳn ra . Nó hay ngồi ngó vào cái tủ sách cuả tôi . Nó biết nói chuyện . Mẹ tôi cho tôi biết như vậy .Nhưng sau đó , không thấy nó đâu nữa .Hỏi thăm , có người bảo hình như mấy ông trên núi xuống về xã nó , bắt nó đi . Thấy trong mình có " giấy tờ nghiã quân" , nên bắn bỏ . Nhưng quận chưa cho lãnh tiền tuất .Lương nghiã quân ( cuả nó) , người ta vẫn nhận đều đều .

Khoản sau năm 1978 . . .
Nhằm lúc vô công rồi nghề , tôi thường dạo chơi ở một con đường có bày bán đồ sành sứ , đồ xưa gần chợ Bến thành .
Từ bên này đường , nhìn qua bên kia , thấy cái nhà lầu nhiều tầng . Tầng dưới chất đầy những tủ gương , ghế đẩu gỗ tạp . Một ông già . . . đội nón cối đang đi thu các ghế gỗ đem vào nhà .Tôi nhớ mang máng như có người bảo một nhà cách mạng lão thành , nguời làng tôi về Nam , đang ở . . . gần đâu đây .
Sau một lúc quan sát hình vóc tóc da cuả ông già ấy , tôi vẫn không tin vào trí nhớ cuả mình sau những ba mươi năm lưu lạc .
Bỗng tôi như chợt nhớ ra điều gì đó , tôi gọi thử :
--- Chú Xã . . .
Ông ta vẫn không chú ý .
--- Chú xã . . . Mai . . .
Ông chợt đứng lại , như có chú ý . Tôi băng qua đường và chào hỏi , ra mắt , và xưng xuất một lý lịch trích ngang , một lý lich trích dọc .
Ông nhận ra tôi là con cháu nhà ai , là bạn học cuả các con ông hôi còn học lớp Năm lớp Tư , rồi lớp Ba , lớp Nhì .
--- Hồi chú bị Lính Tây về . . . dẫn đi , cháu có thấy . . . Hồi chú làm Chủ tịch xã , thì Ông Tám Hồ làm Chủ nhiệm . Cháu biết . Hồi có bà Lan Đen về tản cư . . . cháu ở trọ gần đó , ngày nào cháu cũng thấy chú đi xe đạp ghé ngang . . . uống nước .
--- Lâu quá , qua . . . quên .
--- Chú ở đây từ bao lâu nay rồi ? Cái nhà này . . . coi bộ tiện ( lợi ). . .
--- Anh em ở trên Thành uỷ . . . bố trí . Qua nghỉ hưu mấy chục năm nay rồi .
--- cháu hiện nay công tác ở Hội Trí , bên Mặt trận . . . Thành .
Tôi nói dối với mấy ông ngoài Bắc về , gần thành tinh .

Ông khen tôi có trí nhớ tốt . Không giống như ông bây giờ .
Qua câu chuyện , tôi biết rằng ông đang sống với lương hưu và một bà vợ trẻ . Ông cho thuê chỗ ngồi , cho thuê ghế gỗ tạp , cho thuê cái tầng trệt . .. cho anh chị em . . .có nhu cầu gủi hàng , gửi tủ . Người không bóc lột người nữa . Chỉ bóc lột cái . . . thăng dư giá trị . Tôi hầu chuyện chú Xã Mai một cách trơn tru thân mật như người nhà người làng .
Ông cho tôi biết " các em , giờ thì là Kỷ sư , là bác sĩ , là phó tiến sĩ " và đều công tác ở Sài gòn , có nhà cửa và có cả ô tô con .
Tôi hỏi :
--- Thưa chú , ai là người truyền bá việc chống Pháp ở làng mình sớm nhất .
--- Ông Học Tiên . . . Lúc bấy giờ chú Sĩ Hai , là lớp học trò thi . Ví qua , chỉ là lớp đàn em .
Ông Học Tiên , còn lớn tuổi hơn ông nội tôi .
--- Không biết chừng đâu . .. chú thuộc lớp với Ông Trần Cừ .
--- Anh Cừ có lớn hơn . Sao cháu biết anh Cừ .
--- Cháu làm sao biết được . Hồi đó cháu còn là con nít . . . mà chú .Chỉ nghe nói .
--- Hồi đó anh Trần Cừ , Trương quang Trọng , Trần nam Trung ( bây giờ) . . . có ở Kontum với chú ( khoản 1940 )
--- Cháu không hiểu vì sao về sau này ( 1947). . . có vụ Gián Điệp Trần Cừ .
--- . . . cũng không nên nhắc lại làm gì chuyện đáng buồn đó . Ra ngoài Bắc . . . . anh em ngồi lại kiểm điểm . . . thấy sai lầm .
--- Sai lầm . . . là sai lầm vì sao vậy chú .
--- lúc . . . ở Kontum , khi tụi Nhật qua , tụi Tây lép vế , chi bộ ( trong tù) thảo luận tình hình . Anh Cừ bảo Tổ chức (Đảng) nên Liên minh với Nhật mà đánh Pháp . Sai với chủ trương cuả Trung ương . Vì vậy anh em . . . sau này kết án anh Cừ là . . . . Tả khuynh , thân Nhật . . .
Tôi biết là nên dừng tại đây , đợi một lúc khác sẽ hỏi vì sao mà Ông Cừ đang là Chủ nhiệm ( như Bí thư ) , lại bị kết tội Gián diệp cho Nhật , lúc mà không còn bóng thằng quân thù Phát xít Nhật trên quê hương . . .
Tôi định kể chuyện về thằng Dũng, cho chú xã nghe .
--- Nó cư đi xà lui . Nó sợ có người ở sau lưng định giết nó .Nó cứ đi xà lui . Mỗi ngày một còm cõi . Rồi cuối cùng nó cũng bị bắt , bị giết . . . Nó là con cuả Trần Cừ .
Nhưng tôi thấy nên dừng ở đó . Trên đường về nhà , tôi ngẫm nghĩ đến một câu đọc thấy trong sách Tây:
Bất cứ một cuộc Cách mạng nào cũng có hai hạng người . Một hạng . . . làm Các Mạng . Một hạng khác lơi dụng cuộc cách mạng đó .
Dũng Trần Cừ , nó ở giữa .
Chú xã Mai , . . . biết làm cách mạng hơn cả Ông Trần Cừ .
285

Apr 21, 2004

Vết Lăn



Ba mươi năm trước, bà Lan yêu một chàng bác sĩ mới ra trường. Chàng bác sĩ đó, theo lời bà kể, cũng yêu bà tha thiết lắm. Tha thiết đến mức nào thì không rõ; chỉ thấy, trong khi kể lại chuyện xưa, cái men tình cổ đại đó hãy còn ngụt cháy đến bây giờ.

Ấy vậy mà bà không lấy chàng bác sĩ đó mà lại lấy một chàng sĩ quan để rồi sinh ra hai chị em Hồng và Kiệt. Tên Hồng có lẽ là do chồng bà đặt, còn tên Kiệt thì hẳn nhiên là do chính bà đặt rồi, vì chàng bác sĩ ngày xưa cũng mang cái tên hào kiệt đó.

Cuộc hôn nhân của bà và chàng sĩ quan không phải là một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tuy nhiên, cũng êm thắm. Êm thắm là do bà biết ngậm ngùi chịu đựng và một phần cũng vì có cái gọi là nghĩa keo sơn khi đã sống với nhau một thời gian dài và đẻ ra mấy mụn con. Bà từng nói với Hồng rằng:

"Tao có yêu ba mày đâu! Chỉ vì bà ngoại mày bắt tao lấy ổng thì tao lấy."

Lấy làm lạ, Hồng hỏi:

"Mình có thể chung sống với một người mà mình không yêu sao mẹ? Vậy làm sao có hạnh phúc?"

"Hạnh phúc nỗi gì! Nhưng... rồi cũng quen, còn hơn là cãi lời cha mẹ để mang tiếng bất hiếu với đời."

Hồng im lặng nhưng trong lòng nàng ấm ức lắm. Nếp suy nghĩ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ nàng có một cái gì phi lý, khó chịu, được truyền đi từ đời này sang đời sau bằng vết lăn của một khối vuông có góc cạnh, chỉ tạo nên những niềm đau ê ẩm.

Đó là cảm nghĩ thoáng qua của Hồng hai năm về trước khi nàng còn học trung học. Thuở ấy, Hồng chỉ biết vâng lời cha mẹ, chú tâm học hành và trái tim trong trắng của nàng chưa biết trao nhịp cho ai. Bây giờ thì khác rồi. Không chờ khí xuân ấm áp, hạt mầm yêu thương trong nàng cũng đâm chồi, vào giữa thu, khi những chiếc lá vàng hối hả về cội. Và hạt mầm đó sớm kết thành những nụ hoa rực rỡ khi tiết trời sang đông, giữa lúc vạn vật tắm mình trong mưa tuyết và những cơn mưa, cơn gió lạnh buốt thịt da. Tình yêu đến với nàng vào tuổi hai mươi, có hơi muộn so với chúng bạn, nhưng nó hiện hữu như một kết quả trọn vẹn và hoàn mãn nhất. Nàng đã yêu. Người yêu của nàng là một nhà văn trẻ.

Chàng lớn hơn nàng đến chín tuổi, kiêu ngạo nhưng hiền lành, ít nói. Tâm hồn chàng mở ra trên đôi mắt, trên môi cười một cõi mênh mông khoáng đạt mà Hồng không sao tìm thấy từ những chàng trai cùng lớp, cùng trường.

Không dám thổ lộ với mẹ, nàng chỉ ướm lời hỏi thử:

"Mẹ à, nếu chồng mà lớn hơn vợ chín tuổi hay hơn nữa thì... coi có được không hở mẹ?"

Bà Lan nói ngay:

"Chỉ có con gái khôn mới chọn chồng lớn tuổi vì chồng lớn tuổi thì thường cưng chiều vợ."

Nàng đẹp lòng lắm nhưng vẫn giữ nét mặt thản nhiên. Đúng, mẹ nói đúng, vì chàng cưng chiều nàng hết chỗ nói.

Bỗng bà Lan giật mình hỏi:

"Nè, bộ con có bạn trai rồi sao?"

"Đâu có. Con chỉ hỏi vậy thôi."

Bà Lan có vẻ ngờ ngợ không tin nhưng vì chưa thấy dấu hiệu gì rõ rệt nên không vội kết luận. Dù vậy bà vẫn nhắc nhở con:

"Làm gì thì làm con vẫn phải tuyệt đối lo học, không được dính đến chuyện trai gái, nghe chưa? Khi nào học thành tài rồi hãy tính."

"Thành tài? Ý mẹ nói học xong đại học hả mẹ?"

"Sao? Đại học mà thấm tháp gì! Mẹ nói là học xong bằng bác sĩ kia."

"Dạ, bằng bác sĩ. Nhưng... đến lúc đó thì con cũng già sồn rồi đó mẹ!"

"Sợ gì chuyện đó chứ! Đẹp như con, lại có cấp bằng cao, lo chi chẳng có hàng tá thằng xếp hàng hỏi cưới."

"Vậy thì khi thành tài rồi con muốn chọn ai tùy ý con phải không mẹ?"

"Ừ thì tùy ý con. Nhưng dĩ nhiên là con phải lấy chồng bác sĩ rồi. Mình là bác sĩ thì chỉ có bác sĩ mới xứng với mình thôi."

"Nhưng nếu chẳng có ông bác sĩ nào đáng yêu thì sao?"

"Hứ, bác sĩ mà không đáng yêu? Nói vậy mà nói được! Bằng cấp như vậy, danh giá như vậy, tiền bạc sung túc như vậy, sự nghiệp vững chắc như vậy, có chỗ nào chê được mà nói là không đáng yêu?"

"Nói như mẹ hóa ra mình yêu cái bằng cấp và sự nghiệp của ông bác sĩ chứ có phải mình yêu ổng đâu?"

"Nhưng kèm theo đó họ cũng là người có học thức, cứu nhân độ thế... Con có thể tìm ra được hạng người nào cao cả hơn không?"

"Con không biết. Nhưng con nghĩ..."

"Nghĩ gì? Mày có bồ rồi phải không? Mà thằng bồ mày không phải là bác sĩ, phải không?"

"Không, con không có ai hết. Nhưng con nói trước với mẹ là con không thể nào sống với một người mà con không yêu."

"Hỗn láo! Mày dám cãi lời tao à!"

"Nếu mọi thứ con đều nghe lời mẹ thì mẹ sẽ vui lòng nhưng chưa chắc là con hạnh phúc. Mẹ nghe lời bà ngoại đó, mẹ có hạnh phúc đâu! Chính mẹ nói với con như vậy mà!"

"Thì bởi..." bà Lan giận run người.

"Thì bởi cái gì, con không hiểu ý mẹ," Hồng lắc đầu.

"Thì bởi tao lầm lỡ nên tao không muốn mày đi theo vết chân của tao."

"Tức là yêu ai thì lấy người đó chứ không bắt buộc phải lấy chồng theo ý cha mẹ, phải không mẹ?"

"Không phải. Ý tao... Trời ơi, con cái gì mà ngu quá vậy trời... ý tao nói nếu tao nhất định lấy chồng bác sĩ thì tao đã hạnh phúc rồi."

"Mẹ hạnh phúc vì mẹ được sống với bác Kiệt là người mẹ yêu chứ đâu phải vì bác Kiệt là bác sĩ."

"Tức quá đi thôi! Bác sĩ Kiệt là bác sĩ Kiệt, không có ông Kiệt ở ngoài ông bác sĩ, cũng không có ông bác sĩ ở ngoài ông Kiệt, hiểu không? Nhưng sao mày cố tình nói ngược lại ý tao vậy, có phải mày có bồ rồi không? Mày có biết cãi lời cha mẹ là mang tội bất hiếu không? Dẹp hết đi nghen. Liệu mà lo học. Tao không chấp nhận bất cứ thằng nào chàng ràng theo mày cho đến khi mày lấy xong bằng bác sĩ."

"Và lấy chồng bác sĩ?"

"Tất nhiên. Bộ mày không muốn làm vui lòng cha mẹ sao?"

Tức quá, Hồng im lặng lui về phòng. Lấy chồng bác sĩ mới có hạnh phúc! Cãi lời cha mẹ là bất hiếu! Những quan niệm đó làm Hồng điên đầu. Nàng thấy rằng thực ra các cô cậu đang theo học Y khoa như nàng cũng đâu có lý tưởng cao cả gì. Khi học, họ đâu có ý niệm rằng lúc trở thành bác sĩ họ sẽ cứu vớt bệnh nhân, giúp người nghèo khổ, làm việc từ thiện, chữa bệnh miễn phí... Họ chỉ có mỗi một khát vọng là tìm được một chân đứng vững chắc trong xã hội bằng cái nghề vừa danh giá vừa hái ra tiền mà không nghề nào sánh nổi. Khởi đi từ một tiền đề như thế, thực chẳng có gì gọi là cao cả. Hẳn nhiên không phải mọi ông bác sĩ đều cùng một khuôn, nhưng hầu hết những sinh viên Y khoa mà nàng quen biết đều như vậy cả. Họ chỉ ham cái bằng bác sĩ chứ không hề ham cứu nhân độ thế như mẹ nàng nói. Chính nàng, nàng muốn học Luật thì cha mẹ nàng lại bắt buộc phải theo đuổi Y khoa. Miễn cưỡng học Y để làm vui lòng cha mẹ, vậy thì lúc thành b1837

Apr 20, 2004

Còn phải hỏi



Trên đường đến sở làm, bà Laura phải đi ngang một cửa hàng chim kiểng. Có một con vẹt nhìn bà chằm chằm và hét toáng lên:

- Này bà ơi... Thiệt chưa từng thấy ai xấu tệ như bà.

Bà Laura hơi ngạc nhiên nhưng cũng không nói gì. Ngày thứ hai, con vẹt cũng lại chào bà bằng câu chào đáng ghét đó:

- Này bà ơi.... Thiệt chưa từng thấy ai xấu tệ như bà.

Và hôm sau cũng y như vậy. Bà Laura đã bực mình lắm rồi. Bà bước vào tiệm và yêu cầu ông chủ hãy "dạy dỗ" lại con vẹt. Ông chủ tiệm hết sức xin lỗi bà và hứa sẽ không còn có tình trạng trên xảy ra nữa.

Sáng hôm sau, trên đường đi làm, bà Laura lại đi ngang cửa hàng chim kiểng. Vừa thấy bà từ xa, con vẹt đã tía lia:

- Này bà ơi...., này bà ơi...

- Gì nữa đây - Bà Laura ngạc nhiên.

- ... Bà biết rồi còn hỏi - Con vẹt trả lời.2670

Còn phải hỏi



Trên đường đến sở làm, bà Laura phải đi ngang một cửa hàng chim kiểng. Có một con vẹt nhìn bà chằm chằm và hét toáng lên:

- Này bà ơi... Thiệt chưa từng thấy ai xấu tệ như bà.

Bà Laura hơi ngạc nhiên nhưng cũng không nói gì. Ngày thứ hai, con vẹt cũng lại chào bà bằng câu chào đáng ghét đó:

- Này bà ơi.... Thiệt chưa từng thấy ai xấu tệ như bà.

Và hôm sau cũng y như vậy. Bà Laura đã bực mình lắm rồi. Bà bước vào tiệm và yêu cầu ông chủ hãy "dạy dỗ" lại con vẹt. Ông chủ tiệm hết sức xin lỗi bà và hứa sẽ không còn có tình trạng trên xảy ra nữa.

Sáng hôm sau, trên đường đi làm, bà Laura lại đi ngang cửa hàng chim kiểng. Vừa thấy bà từ xa, con vẹt đã tía lia:

- Này bà ơi...., này bà ơi...

- Gì nữa đây - Bà Laura ngạc nhiên.

- ... Bà biết rồi còn hỏi - Con vẹt trả lời.2670

Apr 18, 2004

Những lời khuyên



- Hãy mua tặng vợ anh một bó hoa
- Người bán hoa bên đường thuyết phục.
- Nhưng tôi chưa có vợ
- Người đàn ông trẻ trả lời.
- Thế thì mua cho người yêu anh đi.
- Nhưng tôi cũng chưa có người yêu.
- Vậy thì hãy mua 2 bó hoa để chúc mừng cho sự may mắn của anh!!!


Một cô gái hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, tại sao người ta cứ phải kết hôn?
- À, kết hôn để khỏi ăn cơm một mình... và...
- Và gì nữa hả mẹ?
- Cũng là để khỏi phải cãi nhau một mình nữa con ạ.
1827

Apr 17, 2004

Bé Bự





Ông Thanh nói:
Trong đời, tôi nghĩ rằng không có gì xấu xa cho bằng lợi dụng người khác. Chém giết là tàn bạo. Hãm hại là gian ác. Trong khi đó, lợi dụng người khác, dùng kẻ khác vì lợi cho mình, tuy không phải là một điều dễ thấy, dễ lên án, lại là cực kỳ xấu xa, tồi bại. Lợi dụng là phủ nhận người khác, coi người khác không là con người, chỉ là phương tiện. Đây không phải khía cạnh đạo đức của một nơi, một thời. Đây là một vấn đề nhân sinh muôn thuở.
Tôi là người đã làm cái điều xấu xa đó. Nói ra, không nhẹ tội đi. Sớm muộn gì tôi cũng phải nói ra.
Ông Thanh năm nay đã xém 90. Ở tuổi đó, ông có vẻ còn khỏe mạnh. “Có vẻ” thôi, vì ông cho biết bị chứng nan y, sắp chết. Một năm, tối đa.
Nhà ông Thanh ở ngoại ô thành phố New York. Căn duplex nối liền với nhà bên cạnh. Trước, bà Thanh có đi làm. Ông Thanh nói: “Thừa phương tiện đi nơi khác, ở nhà riêng. Nhưng đây lâu, quen rồi. Hàng xóm bên cạnh là một cặp vợ chồng đã về hưu, hiền hòa, yên tĩnh. Khu vực này, nói chung, khá an toàn. Cây cao bóng mát. Tội gì dọn đi!”
Ông bà Thanh gốc Bắc. Ở Mỹ mấy chục năm mà vẫn còn nói tiếng Mỹ với giọng Thái bình. Tôi quen ông đã mấy năm mà vẫn mù mờ về quá khứ của ông. Hình như trước ông có ở Pháp, vừa đi học vừa đi làm chi đó. Kín đáo, ông không bao giờ nhắc lại quãng đời ở Việt nam và ở Pháp. Tính tôi lại không tò mò về đời tư người khác. Cho đến ngày ông kể tôi nghe chuyện sau đây.
Hồi ấy, tôi mới hăm hai, hăm ba. Tuổi con trai như gà trống. Đạp mái là nhu cầu cấp bách, năng nổ, thường xuyên. Từ thời ấy, xã hội Pháp, nhất là trong giới có học, đã có phần dễ dãi. Chiều chiều, lòng vòng hai đại lộ chính ở Xóm La tinh, thế nào cũng bắt được “bò lạc”. Hoặc ngay hôm ấy, hoặc với vài “bố trí”, một hai hôm sau, thế nào cũng đạt được việc. Hoặc chỉ một lần, rồi ai đi đường nấy, hoặc kéo dài ra. Tùy. Không hứa hẹn, không nợ nần, không trách nhiệm. Nghĩa là tuyệt đối không rắc rối. Chỉ cần cẩn thận đừng để lại vết tích, đừng gieo giống. Chủ yếu là sòng phẳng.
Cộng đồng người Việt vắng hoe, nhưng không thiếu một vài “dị nhân”. Một trong những “dị nhân” đó là chị Tịnh. Chừng 30, 35, độc thân, cán sự xã hội. Một người đàn bà phóng khoáng, gan góc, quyền biến. Chị thường nấu cơm, nấu phở, rồi gọi mấy thằng nhóc thân quen đến cho ăn. Bọn con trai xa nhà, háu ăn, chị ới là đến, gọi chị là Chị Cả. Hôm ấy, sau khi lùa xong mấy bát phở, chúng tôi định rút về Xóm, Chị Cả hỏi: “Có ai đi Nhà Tiếp với chị không?” và chị giải thích: “Nhà Tiếp là nơi con gái lỡ có bầu, các Xơ Dòng đem về nuôi ăn ở cho đến ngày sinh nở, rồi sau đó đem đứa sơ sinh cho làm con nuôi nơi tử tế. Còn các bà mẹ mới thì cho về trú ở Nhà Tiếp một thời gian trước khi trở về với ... đời.”
Đi với chị Tịnh hôm ấy, tôi gặp Marie-Louise, Pháp gốc Áo, một bà mẹ mới, trùng tên với hoàng hậu của Napoléon Đệ nhất. Mới sanh xong, M-L còn tái xanh. Hai mắt có quầng đen, nhưng sáng long lanh. Điều làm tôi chú ý nhất ở M-L là mái tóc cực kỳ lớn, rậm, dài, đen nhánh, và ... bề ngang của nàng. M-L mập béo quá cỡ. Tôi không ngạc nhiên nếu đứng lên cân, thiếu phụ trẻ này nặng gấp đôi tôi, nghĩa là vào khoảng 130, 140 ký!!! Cái ghế bành, to, rộng thế mà nàng ngồi vào có bề cấn cái. Áo M-L che mất hai cánh tay, nhưng không giấu được bộ ngực đồ sộ và cặp đùi căng phồng như có độn gối! Chị Tịnh thăm hỏi ân cần, đưa tay vuốt lại mấy sợi tóc lòa xòa bên má M-L, nói: “Mọi sự như vậy là suông sẻ. Nghỉ ngơi nhiều vào nhé. Rồi tôi lại vào thăm...” M-L cười buồn: “Tuần sau nhé! Ở đây, chỉ chờ người đến thăm...” Rồi quay sang tôi, nói thêm: “Và anh nữa! Tuần sau nhé! Tôi đợi đấy. Anh hứa đi... Tuần sau!” Con người hào hiệp trong tôi lồm cồm thức dậy. Tôi đành phải hứa, mặc dù không hăng hái cho lắm. Một đứa con gái bơ vơ, vừa trải qua một trận long đong như thế, cần có người an ủi, khích lệ! Tôi hứa mà trong bụng nghĩ rằng nếu M-L xinh xắn, thon gọn hơn, có lẽ lòng thương người của tôi vùng lên mạnh mẽ hơn, tươi tắn hơn...
Tuần sau đó, tôi cùng Chị Cả đi thăm M-L. Và tuần sau nữa. Và tuần sau nữa, khi quá bận , chị Tịnh đi không được. Đến ngày M-L rời Nhà Tiếp thì hai đứa đã quen nhau quá rồi, đã tutoyer thân thiết ngọt ngào rồi. Ra ngoài, M-L mướn được chung cư nhỏ và tìm được việc làm với sự giúp đỡ của các Xơ Dòng. Tôi cùng chị Tịnh đến thăm M-L ở nhà mới. Và tiếp tục đến gặp M-L ở chung cư khi thời hạn viếng thăm chính thức của chị Tịnh chấm dứt. Lý do vì hai đứa đã thành tình nhân.
Với một thân hình quá cỡ như vậy, dù có loại trừ sự to béo phục phịch ra, M-L cũng không thể được coi là “đẹp” nhưng khuôn mặt nàng có nhiều nét “dễ thương”. Đầy đặn, phúc hậu. Cánh mũi thanh. Đôi môi đầy. Nét đáng quí nhất ở thiếu phụ hăm lăm tuổi này là đôi mắt. Mi dài và cong vút, đôi mắt lớn trong veo, xanh lá cây pha nâu, màu rong rêu, long lanh một thoáng buồn bã. Ưu tư, đúng hơn. Long lanh một thoáng ưu tư. Hăm hai tuổi, tôi không lưu tâm tìm hiểu nỗi ưu tư nào đó. Tôi chỉ biết là M-L cần có tôi. Và tôi tận hưởng. Bằng cách đến thăm M-L thường xuyên ở chung cư nàng, và ăn nằm với nàng.
Thật ra, liên hệ hai đứa có điều bất thường. Tôi không bao giờ đi ra ngoài với M-L. Tiệm ăn, rạp hát, thư viện, nơi công cọng không bao giờ có mặt chúng tôi cùng nhau. Tôi tránh né, không để ai thấy tôi cặp kè với nàng. Giản dị: Tôi xấu hổ về bề ngang của M-L. Cả thân hình tôi e cũng chỉ cùng cỡ với một bắp đùi của nàng.
Tôi hoang tưởng rằng có một đồng minh ở nhà thơ lớn Charles Baudelaire. Anh trước có học văn chương Pháp, chắc là biết bài La Géante chứ gì. Ông Thanh tợp một hớp rượu mạnh, rồi cất cao giọng, đọc không vấp váp:

Du temps que la Nature en sa verve puissante
Concevait chaque jour des enfants monstrueux,
J’eusse aimé vivre auprès d’une jeune géante,
Comme aux pieds d’une reine un chat voluptueux.
vân vân...

Đặc biệt nhất là hai đoạn cuối này:

Parcourir à loisir ses magnifiques formes;
Ramper sur le versant de ses genoux énormes,
Et parfois en été, quand les soleils malsains,
Lasse, la font s’étendre à travers la campagne,
Dormir nonchalamment à l’ombre de ses seins,
Comme un hameau paisible au pied d’une montagne.

Đó, anh thấy không, tôi còn thuộc lòng bài thơ ấy. Sự thật, M-L không phải là một người đàn bà khổng lồ, như trong trí tưởng tượng của Baudelaire. Bề cao, M-L chỉ suýt soát bằng tôi thôi, nhưng bề ngang thì... M-L mập quá. Nếu nàng sống vào thời La Mã, mặc áo toga lụng thụng, có lẽ trông còn được. Chứ ở Pháp, thời trang phụ nữ thuở đó là váy chật, bó mông nhưng dài đến quá gối. Tôi dám chắc những anh con trai tuổi hai mươi vào thời ấy đều còn nhớ đến những thân hình thon gọn và bước chân gót cao lách cách trên hè phố. Đẫy đà như Sophia Loren, Simone Signoret là đã hết mức rồi. M-L mập béo đến độ bất thường. Gối chăn với M-L, tôi có cảm tưởng đắm mình trong một biển thịt, biển mỡ. Những vú, bụng, mông, đùi, trong chốn kín đáo, đem lại những ôm ấp, những vuốt ve của một thời thằng người còn nằm trong bụng mẹ. Ngoài đời, M-L là một người đàn bà quá nặng cân. Trên giường, nàng là một “Mẹ Đất”, một Mother Earth. Người con trai không làm tình với nàng. Hắn chui rúc nơi nàng. Ăn nằm với M-L, tôi không ân ái với một phụ nữ. Tôi lăn lộn, vẫy vùng trong một thế giới ăm ắp, mềm mại, ấm áp, thơm tho. Một thế giới tuyệt đối gợi tình và yên ổn. Say mê lăn lóc với M-L như thế, tôi vẫn không quên một điều: Tránh đi ra ngoài với nàng. Lòng kiêu hãnh và tự ái của thằng con trai hăm hai tuổi! Tôi nghĩ rằng M-L cũng biết vậy, và nàng nhẫn nhục chịu đựng. Chịu đựng và tiếp tục làm cho tôi thỏa mãn những đòi hỏi thầm kín, tối tăm nhất.
Tuy nhiên, M-L to béo quá, chúng tôi không thể gần gũi một cách “bình thường” được. Nằm trên nàng, vào trong nàng rồi, tôi vẫn có cảm giác chưa đến nơi nào cả. Tôi loay hoay trên thân thể M-L như một con bọ gậy quờ quạng trên bụng một con ếch to tổ chảng! Đành phải tìm một cách khác.
Một hôm, vì tiện đường, tôi đến chung cư của M-L sớm hơn giờ đã hẹn. Không có nàng ở nhà, tôi dùng chìa khóa riêng, M-L đã làm thêm cho tôi, mở cửa vào. Lần đầu tiên, tôi ở trong chung cư mà M-L không có mặt. Sự vắng vẻ, những đồ vật sở hữu, mùi hương phụ nữ quen thuộc, kích thích tôi một cách lạ thường. Tôi nhìn quanh. Giường nằm. Tủ áo. Bàn phấn: M-L là một người đàn bà rất ngăn nắp. Mấy tấm ảnh treo trên tường làm tôi ngạc nhiên. Không tấm nào có hình của M-L trong thời hiện tại cả. Một tấm, đã cũ, rửa theo lối xưa, là hình một em bé gái, chừng 5, 6 tuổi đứng nép vào lòng một bà cụ. Bà cụ, tôi không biết là ai, chứ em bé, đích thị là M-L hồi còn nhỏ. Trông đã mập mạp, phúng phính quá cỡ! Bà cụ, có lẽ là một bà cố, nội hay ngoại. Một bà cố vì đã vào khoảng bảy tám chục khi con cháu, M-L, còn nhỏ xíu. Bà cụ chít khăn đen, mặc áo dress đen dài quá gối, chân mang vớ len màu sẫm. Một bà cụ có nét Do thái Đông Âu. Tấm ảnh làm tôi cảm động, miên man tưởng tượng đời sống trong những ghettos ở Ba lan, ở Áo, ở Hung...

Tôi đang mải ngắm mấy tấm ảnh thì có tiếng lách cách ở cửa ra vào: M-L đã về. Tôi đỡ lấy mấy bao thực phẩm từ tay M-L, đem vào bếp nhỏ. Nàng hôn nhẹ tôi, thở mạnh: “ Ối, cái thang máy sáng nay không chạy. Leo bốn tầng lầu, mệt quá, nóng quá. Anh ngồi chơi, em đi tắm cái đã. Có chai rượu ngon, anh mở, uống tí chơi trước nhé!” Vừa nói, M-L vừa cởi phăng áo ngoài. Rồi chỉ mặc đồ lót, nàng ngồi xuống mép giường, dang chân, tính tuột vớ ra.

Nhìn mái tóc lớn, rậm rì, đen nhánh, một cánh rừng đen, xõa xuống bờ vai to tướng, che che hở hở bộ ngực đồ sộ; nhìn vòng eo phốp pháp và cặp hông mỡ màng vĩ đại phớt hồng, tôi xúc động, thèm muốn. Tiến lại gần M-L, tôi sẵn sàng. Nàng đưa hai tay ôm, kéo tôi lại gần hơn, sát vào ngực nàng. M-L vói tay, gỡ móc nịt vú. Hai cái bầu bung ra, đầy ắp, trắng ngần với hai núm căng phồng như hai quả trứng. Cương cứng tối đa, tôi cứ đứng vậy, để nằm ngay giữa hai bầu vú lớn. M-L đưa hai tay ép hai vú lại với nhau, tạo thành một cái vòm ôm lấy tôi sít sao, mềm và mướt. Tôi lên xuống, lên xuống như thể đó là chỗ kín của nàng. M-L cúi đầu, nhìn tôi hăm hở, miệng hé mở. Tôi tiếp tục lên xuống, dăm lần như thế nữa, là tôi xuất. Chưa bao giờ tôi cực khoái mãnh liệt như vậy. Tôi ôm chầm lấy M-L vì suýt khuỵu xuống. Có cảm giác tất cả sinh lực tôi phóng lên ngùn ngụt, như phún thạch trào ra từ lòng đất. Tinh khí phọt lên, bắn vào mồm M-L, và nàng nuốt lấy nuốt để. Mặt , môi, ngực người thiếu phụ trẻ tràn trụa sinh lực thằng con trai hăm hai tuổi...

Từ lần ấy trở đi, đó là cách duy nhất tôi yêu chuộng khi gần gũi M-L. Nàng biết rằng tôi đặc biệt thích thú như vậy, và âm thầm thu xếp tạo cơ hội cho tôi được thỏa mãn. Khổ nỗi, đó cũng là cách duy nhất tôi tìm thấy cực khoái với M-L. Tôi tiếp tục gần nàng như vậy, nhưng trong thâm tâm tôi biết rằng mình lợi dụng nàng, biến nàng thành một phương tiện. M-L chỉ là con người thật nếu tôi xuất vào trong nàng, nếu tôi cùng nàng đi ra ngoài, nơi công cọng, để mọi người thấy được hai người là đôi lứa. Tôi giấu kín nàng trong chính chung cư của nàng, và dùng nàng để thỏa mãn chính mình. Lý do khiến tôi không muốn cho ai thấy tôi có một người tình như M-L cũng là lý do khiến cho tôi, khi chăn gối với M-L trong chung cư, say mê nàng. Nói đúng hơn, không phải say mê chính nàng, mà say mê những cảm giác nàng đem lại. Tôi ý thức mơ hồ sự bất thường của liên hệ giữa M-L và tôi, và tích cách bệnh hoạn của nó, nhưng tôi bỏ qua, mặc kệ. Tôi biết rằng M-L cần có tôi, mà tôi cũng biết là tôi cần nàng. Trong chốn riêng tư kín đáo, chỉ có hai đứa thôi, tôi cần nàng đem lại cho tôi những giây phút cực kỳ nóng bỏng mà tôi chưa từng được hưởng.

Chúng tôi tiếp tục gặp gỡ như vậy trong hơn nửa năm trời. Rồi tôi cảm thấy có sự nhàm chán. Bây giờ nghĩ lại, chẳng có gì lạ: Tôi chỉ ham thích cái khoái lạc M-L đem lại mà không ham thích con người của nàng. Sự khoái lạc thể xác của chính tôi tách rời khỏi thực tại toàn diện của chính nàng. Mệt mỏi là phải. Nhàm chán là điều không tránh được.

Tội nghiệp M-L! Thấy tôi không còn năng nổ như cũ, nàng càng tìm cách thỏa mãn tôi. Rồi một hôm, tôi bắt gặp một thoáng buồn bã, một thoáng ưu tư trong mắt M-L. Như hệt lần đầu tôi gặp nàng ở Nhà Tiếp. Tôi biết là M-L biết là chúng tôi đã sắp bước đến đoạn cuối đường. Rồi tình cờ tôi gặp được một người tôi cho là “hợp” với mình hơn. Tôi ít đến thăm M-L hơn trước. Những gặp gỡ ngắn lại dần, thưa thớt dần. Thưa thớt dần, rồi ngưng hẳn. Người ta thường nói: Youth is cruel. Đúng quá. “Tuổi trẻ ác nghiệt”! Ác nghiệt khơi khơi. Vì không ý thức nỗi khổ đau mình gây ra.
Ở tuổi hai mươi, gặp gỡ và ăn nằm với những người nữ xa lạ là điều thường tình trong đám con trai mới lớn, năng nổ, phóng túng, tự do. Nhưng M-L là người đầu tiên, sự liên hệ giữa đôi bên kéo dài đến nửa năm trời. Tôi tự nhủ rằng tôi không hứa hẹn, không cam kết gì với nàng cả. Mặc dù thế, sự kiện chung đụng với M-L bấy lâu vô hình trung gắn liền sự có mặt của tôi với cuộc đời của nàng...
Ông Thanh ngưng nói, thắp lại tẩu thuốc, phì phà một hồi lâu, mặt có nét buồn bã, già thêm hẳn:
Tôi thật tàn tệ đối với M-L. Gần nàng, tôi chỉ biết đến khoái cảm của mình, xem nàng như một phương tiện. Rồi tôi đã bỏ rơi nàng một cách tàn nhẫn. Mấy chục năm qua, tôi vẫn không quên M-L. Tự hỏi, người con gái ấy, rồi cuộc đời như thế nào. Bây giơ,ø lão già, M-L lớn hơn tôi ba tuổi, nặng cân như thế, xoay trở ra làm sao... Tôi không quên M-L...

Năm ấy, ông bà Thanh có dịp qua Paris. Một hôm trời đã chiều, trên chuyến métro đông nghẹt người, ông Thanh thoáng thấy, đằng xa, cuối toa xe, một dáng người quen quen. Ông nói nhỏ vào tai bà Thanh: “Cứ ngồi đây, chờ anh chút”. Rồi ông mon men, luồn lách đến gần cuối toa xe. Bỗng ông dừng chân. Người quen quen đó, khi đến gần hơn, nhìn nghiêng nghiêng, ông nhận ra, và khựng lại. Bà già mập ú, đầu đội cái mũ len, tay chống chiếc gậy sắt, mấy lọn tóc bạc xơ xác sau cổ áo. Là phụ nữ, lại già cả và nặng nề mà bà già cứ phải đứng; không ai trong toa xe nhường chỗ ngồi cho bà. Ông Thanh nhận ra người xưa. Ông quay mặt ngay qua phía khác, nghĩ thầm: “Thôi, quá khứ ấy, chỉ nên đem chôn đi!” Rồi ông vội vã trở về chỗ ngồi cũ với bà Thanh đang chờ. Tàu vừa dừng lại ở trạm sau, ông đã lật đật nắm tay bà, kéo ra khỏi toa xe. Bà Thanh cự nự: “Sao lại xuống đây? Em tưởng mình đổi xe ở trạm cuối kia chứ?” Ông Thanh ậm ừ.

***
Không đầy năm sau khi kể chuyện này cho tôi nghe, ông Thanh qua đời. Để lại không biết bao nhiêu thương tiếc. Ai cũng nhớ đến ông là một người suốt đời ăn hiền ở lành.

Võ Đình
31-XII-03


Xóm: Xóm La-tinh, gọi tắt. Quartier Latin, gồm đa phần hai quận, 5 và 6, ở Paris, nơi có nhiều cơ sở giáo dục và khoa học danh tiếng (các trường trung học Henri IV, Louis le Grand... đại học Y, Luật, Sorbonne, Bách khoa, Cao đẳng Mỹ thuật, các Viện Pasteur, Pháp quốc...)
tutoyer: khi thân, người nói tiếng Pháp “tutoyer” nhau, nghĩa đen là “mày tao”, nhưng trong trường hợp này, “anh em”
duplex: nhà đôi. Để tiết kiệm, người ta xây “nhà đôi”. Cùng một mái, một tường ở giữa, nhưng là hai nhà, với hai chủ. Người có phương tiện, thường ở nhà riêng, một mái, một nhà, tách rời những nhà khác.
métro: Réseau métropolitain, gọi tắt là métro, tàu chạy điện dưới lòng đất



Dịch nghĩa những đoạn thơ của Baudelaire ( Bài La Géante có tất cả bốn đoạn. Ông Thanh chỉ đọc lên đoạn 1, 3, và 4)

Thuở xa xưa, trong cơn bừng bừng hứng khởi,
Thiên nhiên sanh ra những đứa trẻ dị thường
Tôi ước sống cạnh một người nữ khổng lồ
Như con mèo trườn mình, vuốt ve chân hoàng hậu
Tôi lui tới thăm thú khắp thân hình tuyệt vời
Tôi bò lên, tụt xuống hai bắp đùi to tướng
Rồi, có lúc, vào hè, nắng nóng khiến nàng
Mệt, nhoài người trên cả cánh đồng quê
Tôi chui vào ngủ say trong bóng mát của đôi vú
Như ngôi nhà nhỏ nằm yên lành dưới chân núi.


nhà văn họa sĩ Võ Đình sinh năm Qúi Dậu, 1933, tại Huế. Chánh qúan huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Những năm 50 du học ở Lyon và Paris. Năm 1961, triễn lãm hoạ phấm đầu đời ở New York City.; Từ đó hơn 40 triễn lãm cá nhân và vô số triễn lãm tập thể ở Âu Châu, Á châu, Gia Nã Đại, và Hoa Kỳ.
Năm 1970, hai văn phẩm đầu tiên được xuất bản: The Jade Song (Chelsea House, New York) và The Toad Is the Emperor Uncle's (Doubleday&Co,. New York). Tất cả, hơn 40 tác phẩm: sáng tác, dịch thuật, minh họa. Công trình văn học nghệ thuật của Võ Đình được ghi nhận trong Nhân Vật Việt Nam (Sài gòn, 1974. Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, 1975 -1995 (Đại Nam, California, 1995), và những ấn bản hàng năm của Who's Who In American Art, Contemporary Authors, Prinworld, The New York Art Review... Năm 1975: Christopher Award, New York. Năm 1984: Literature Program Fellowship tu National Endowmentfor the Arts, Wahington, D.C.; Năm 1992: Bằng hữu bốn phương bày tranh và sách Võ Đình ở Montreal, Canada. Năm 2000: triễn lãm ở Pháp, kỷ niệm 50 năm về trước đặt chân -dến Paris . Năm 2002:tác phẩm mới nhất, Huyệt Tuyết (Văn Nghệ, California, 2002)
Hoạ sĩ nhà văn Võ Đình hiện cư ngụ tại một miền biển có nhiều tùng bách, và các loại dừa, kè, thốt nốt, .... Đông Nam Hoa Kỳ.

2175

Apr 16, 2004

"Không được sờ chim!"



Có một bà nọ đến cha sở để xin lễ. Gặp lúc giữa trưa là giờ cha sở đang ngủ trưa. Bà tính đi về nhưng lại gặp con chim sáo của cha sở đang ở trong lồng , bà đưa tay vuốt ve bộ lông tuyệt đẹp của nó. Sau đó bà giật mình khi đọc hàng chữ của cha ghi "Không được sờ chim!" Bà về nhà mà trong bụng cứ bồn chồn mãi, phải chi bà nhìn thấy hàng chữ trước thì bà đâu có dám vi phạm luật..... Hôm sau, bà quyết định đi xưng tội để cho bà cảm thấy nhẹ nhõm hơn... Bà thu hết can đảm nói "Thưa cha, con đã dám sờ chim cha! ".... Cha sở hết hồn: "Hồi...hồi nào?" - "Thưa cha, hồi hôm qua, lúc cha đang ngủ ạ ! ".....
1354

Bông Hồng Cài Áo Riêng Ai



... "Mỗi năm con thắp đèn trời ..."


Câu chuyện rất đơn giản nếu một sớm ta đi uống cà phê, tán hươu nai với bạn bè về chuyện tiền nong, giá cả, thói đời, những chuyện tình ái lặt vặt. Hoặc nhìn cuộc sống bằng thái độ bất cần, khinh bạc hay tính toán, lo toan ích kỷ.

Riêng Khản đến với chú Sáu, chủ quán cà phê, sáng hôm nay, ngoài cái tình kết nghĩa sơ giao, Khản còn muốn tìm xem cách sinh sống của De Sam - do chú Sáu mới giới thiệu - người bạn nhỏ có cái tên rất lạ, sống ở vùng nông thôn sâu, nơi Quát, bạn Khản đang ở.

Chú Sáu người Tàu lai, xuề xòa trong cái áo trắng cụt tay và cái quần lở trùm tới gối . Chú nói :

- Chút xíu nó đến, ít khi trể lắm. Tôi lấy tiền nó hoài cũng đâm ngạị Thỉnh thoảng tôi bớt nhưng vợ tôi nó hay, lại nổi "tam bành" lên cằn nhằn dữ lắm. Tôi cũng chưa khá giả. Vả lại, lạ gì tính mấy con mẹ đàn bà mà chú - Chợt chú ngưng ngang, lấm lét nhìn vào buồng, hình như có tiếng guốc khua lẹt đẹt bên trong.

Quán chiếm ngay giữa chợ quê, chú cho là điều may mắn, buôn bán thứ gì cũng được, nhưng có cái phải hứng trọn mọi phiền toái của con người gây rạ Tiếng ồn ào, lời tục tĩu thói lừa đảo vô tình tấp vào nhà như rác rến của con nước lụt. Chú lắc đầu tiếp :

- "Thì tại môn tiền náo" mà ! - Nói xong, chú nâng cái áo lên rồi lấy hai tay xoa xoa cái bụng phề phệ và đi vàọ Ý chừng hơi bẽn lẽn vì lỡ nói một câu chữ không đúng lúc mà lại nói với Khản bạn của thầy giáo Quát.

Chú Sáu cho biết De Sam thường sáu giờ đã có ở quán.

Toàn cảnh, quán không lớn, bề ngang độ bốn thước, bề dài chừng mười thước. Chú mở thông thống ra phía sau sông. Trong quán để năm cái bàn cho khách ngồi uống nước. Còn lại lối đi và quầy pha cà phê.

Dưới ánh đèn điện ắc-quy lờ mờ có một cái truyền hình nhỏ, màu đỏ. Kế bên, một đầu máy trò chơi điện tử được liên nối bằng nhiều sợi dâỵ

Chú Sáu để ly cà phê trước mặt Khản, ngồi đối diện :

- Tui sống được cũng nhờ nó - Chú chỉ vào cái truyền hình. Tụi trẻ con mê dữ lắm. Mỗi ngày kiếm tiền cơm cá khỏe rụ Nhưng gì thì gì mình vẫn thua mấy thằng Nhật. Nó khôn thấy mẹ. Nó bán đầu máy cái rất rẻ, nhưng tới băng lại bán mắc vô cùng. Vài tháng lại ra băng mới, tôi theo muốn hụt hơị

Khản nói :

- Nhật mà chú, tính toán khôn lắm.

Ðương nói chuyện, Khản nghe :

- Chú Sáu, mở máy đị

Trước mắt Khản là một thằng bé cỡ mười hai, mười ba tuổị Khuôn mặt nhỏ như một chuột nhắt, ngay khóe miệng có một nốt ruồi to bằng đầu đũạ Ðầu cạo trọc lốc.

Ðặt biệt, lưng đang cõng một thằng nữa gần bằng nó. Ðầu cũng trọc. Chỉ khác nhau là thằng này hai chân bại liệt. Cho nên, khi thằng dưới cử động thì hai chân cậu trên đong đưa một cách kỳ dị. Giờ không cần ai giải thích Khản cũng hiểu tại sao người ta gọi tụi nó là De Sam.

Chú Sáu nháy mắt với Khản, rồi đứng lên hỏi :

- De Sam lới chơi gì nè ?

Thằng em trên lưng nói hớt.

- "Băng chiến đấu"

Chú Sáu kẹp dây điện vào bình.

De lớn móc trong túi ra một gói thuốc lá đen. Nó đốt hai điếụ Một nó, một thằng trên lưng.

Chú Sáu đưa hai hộp điều khiển cho tụi nó và mở máỵ

Trên màn ảnh một vùng ánh sáng chói chang bừng lên với đầy đủ màu sắc được chắt lọc tinh vị Từ đó, vẳng lên một điệu nhạc sắc đanh, thôi thúc con người hăng say chiến đấụ Một khung cảnh thành phố đổ vỡ hiện rạ Trên cao có một sợi dây thòng lơ lửng và hai chú lính nhỏ cỡ búp tay lăm lăm khẩu tiêu liên cực nhanh, ôm theo đó tuột xuống ... Ðó là hai chiến sĩ do De lớn và De nhỏ điều khiển.

Vừa đến đất, hai chiến sĩ đã nã tiểu liên rồị Ðạn năm tia tuôn ra chằng chịt, cùng với tiếng nhạc kích động tạo thành một cuộc sống chiến đấu ác liệt. Thằng De lớn hô :

- De nhỏ mầy bảo vệ phía saụ Còn tao tấn công phía trước.

Chướng ngại vật đầu tiên là những tên lính quết tử của địch. Chúng xông bừa bãi vào hai chiến sĩ của De lớn và nhỏ, nhưng lần lượt ngã gục dưới làn đạn chuyên nghiệp của hai chú Dẹ

Một ổ đại bác sừng sững chặn đường, nã những viên đạn khổng lồ. De lớn la :

- Nhảy lên !

Ðồng thời với tiếng la De lớn bấm nút, chiến sĩ nó nhảy lên cao tránh được quả đạn. Còn chiến sĩ của De nhỏ né không kịp, nó bị một phát vào bụng ngã ngửa ra sau chết không kịp ngáp.

- Mẹ nó. Chết một quân rồi - De lớn cằn nhằn.

- Vậy chớ tao bấm không kịp mà, - De nhỏ nói

Thằng dưới xốc lại thằng trên rồi hai anh em chơi tiếp.

Một chiếc trực thăng cỡ nửa cườm tay bay tới, tiếng phành phạch nghe nhức óc. Hai cánh xoay tít đến chóng mặt. Nó từ từ đáp xuống và phía dưới bụng một cánh cửa nhỏ há rạ Hàng loạt tên địch lao xuống tận diệt chiến sĩ của hai chú Dẹ

De lớn lại la :

- Mầy núp, sát vào hầm bắn chiếc máy bay maụ Còn tao diệt tụi lính.

Bây giờ mới thấy tài nghệ hai chú De Chiến sĩ của hai chú nhảy chồn lên, nằm sát xuống, né bên này, quay bên kia nã đạn liên hồị

Cặp chân liệt đong đưa liên hồi, khuỷu tay De nhỏ bám cổ De lớn. Bàn tay bám hộp điều khiển như bám chặt cây súng thật.

Chợt một thằng địch từ phía sau bắn tớị De nhỏ la lên :

- Mọp xuống, mọp xuống anh Dẹ Nó bắn lén kìạ Mọp xuống không chết bây giờ !

Nhưng thằng De lớn không sợ chết. Nó bỏ nút bấm cho thằng chiến sĩ ăn cả đạn.

Còn nó, vừa lấy tay quất đèn đẹt vào mông thằng De nhỏ trên lưng mình vừa lạ

- Mọp nè, mầy đui hả. Mọp cái con....

Thì ra, trong lúc quá say mê điều khiển trận đánh thằng De nhỏ la lên để làm rớt điếu thuốc trên cái đầu trọc lóc của thằng lớn. Khói cùng mùi da cháy khen khét. Thằng anh lắc đầu lia lịa . Thằng em lính quýnh lấy bàn tay dập tàn thuốc, không ngờ lại làm lửa bắn ra tung tóẹ

Thằng dưới lại quất vào mông thằng trên.

- Mầy làm cái gì vậỵ Rát quá. Mọp nè, mọp nè.

Thằng nhỏ mếu máo :

- Vậy chớ tao không thấy mà.

Trên cái truyền hình hai chiến sĩ gan dạ của hai chú De nằm chết sững vì không ai điều khiển. Cũng từ đó điệu nhạc khựng lại với những tiếng "tứng từng tưng" lặp đi, lặp lại mãị

Phía ngoài chợt có tiếng gọi lớn :

- De Sam, nước đá về kìa !

Trời sáng bạch

Chợ vào giờ cao điểm. Tiếng ồn ào inh taị

Bị lóa mắt bởi ánh sáng của cái ti vi từ nãy tới nhưng Khản vẫn gọi liền chú Sáu, trả tiền nước và bước theo hai chú Dẹ

Nhà của hai đứa là một cái chòi, cất sát đường đi, nền đất, lợp lá cạnh bến tàụ

Khi Khản tới, De nhỏ đương ngồi trên bộ ván xoàị Còn hai ghe nước đá đậu sát cầu tàụ Ngay chiếc ghe lớn, một cô gái cỡ mười sáu, mười bảy đang cuốn tấm vải bạt phủ ở trên lên, rồi lấy cái móc, móc từng cây nước đá cho De lớn vác.

Khản châm điếu thuốc rồi bước vào nhà. De nhỏ đang cắt móng chần bằng con dao díp. Ngẩng lên thấy Khản nó chưng hửng hỏi :

- chú kiếm ai ?

Khản cười mỉm rồi cho biết là chẳng kiếm ai, chỉ ngồi chờ đò về, xem Quát bạn mình có về không. Ðó là cái lý.

Thằng nhỏ, chống hai tay lết vào trong góc nhường chỗ cho Khản.

Khản đốt cho nó một điếu thuốc, nó nhìn Khản hỏi :

- Phải hồi sáng chú ở quán chú Sáu không ?

Khản trả lời rồi hỏi lại :

- Sao cháu còn nhỏ mà hút thuốc nhiều quá vậy ?

De nhỏ cười khì khì :

- Ở nhà một mình buồn quá, hút bậy chơi chú ơị Thằng lớn nó cứ bỏ cháu đi hoàị

- Rồi ai nấu cơm cho cháu ăn.

- Nó chớ ai chú. Nó nấu nồi cơm ăn từ sáng tới chiềụ De nhỏ lấy tay chỉ nồi cơm, rồi tiếp. Ở nhà một mình buồn thấy mẹ !

- Ba má cháu mất năm ngoái phải không ?

- Ông bà với thằng De lớn đi chở nước đá, qua sông ghe bị chìm. Chỉ có thằng De lớn đeo được cái thùng mủ nên sống. Còn ông bà "ngủm cù đèo". Nên bây giờ, mấy ghe nước đá quen, mới cho nó vác đó chớ. Nó nhỏ con vác cứ rớt hoài người ta cũng chán.

Nói xong nó cười khì khì, đưa hàm răng vàng xỉn vì khói thuốc rạ

Nhìn cái lư hương trên bàn thờ. Khản hỏi :

- De lớn vác nước đá cả ngàỵ Cháu ở một mình ?

- Riết rồi quen chú ơị Hôm nay, nó lại đi thổi cuốc sáng đêm. Cháu ở nhà buồn thấy mẹ. Mà mấy ngày nay nước ngập nền nhà. Trùng hổ nó bò đặt mặt đất. Nó muốn bò lên cả bộ ngựa nầy ăn thịt cháu nữạ Thấy ghê chết mẹ !

- Thổi quốc là làm sao ?

- Là thổi bắt con cuốc đó. Cháu cũng chẳng biết làm saọ Nhưng mỗi đêm nó bắt mười mấy, hai mươi con là thường.

- Tại sao anh em cháu lại cạo đầu hết.

- Nó nói láo chú ơị Nó cạo đầu để vái cháu khỏi liệt hai chân. Nhưng hổng phải vậỵ Nó hà tiện đặng có tiền chơi trò điện tử với mua gạo nấu cơm ăn. Nó mua một cái kéo, một bàn bào, lưỡi bào, rồi nó cạo đầu cháu, cháu cạo đầu nó. Ðỡ tốn lắm.

- Còn thổi cuốc thì đêm nào nó cũng đi ? Khản hỏi

- Ðâu có chú, tới mùa nước rong nước nổi mới thổi được. Cái nầy chú hỏi nó đó. Nó nói thổi đặng kiếm thêm tiền.

Ghe nước đá vơi gần phân nửạ Cô gái đương khệ nệ, đỡ cây nước đá cho thằng De lớn vác. Vai của nó lệch sang một bên. Tảng nước đá gần bằng người nó. Khản ước lượng nó vác tới cây thứ mười chín, hai mươi là ít.


*************


Tới đó, chú đừng hút thuốc nghen.

Khản ngồi giữa xuồng, án cho ánh sáng cái đèn bóng nhỏ khỏi rọi ra saụ De lớn bơi láị

Tiếng mái đầm khuya lụp cụp khiến Khản buồn man mác, nhớ lại ngày còn nhỏ cùng cha đi vớt bợn lát ở ruộng lúạ

Xa xa, một dãy núi màu nâu đen ẩn hiện trong bóng sương mờ. Con trăng non, mới tối đã đi gần đến đỉnh đầụ Nó như chiếc thuyền trắng làm bằng chất lân tinh, đang phủ thứ ánh sáng lạnh tái xuống trái đất, làm mọi vật hư ảọ Phía Tây, thỉnh thoảng trời chớp lên vài lượt.

Sao ken dầy đặc

Những đốm sáng diệu kỳ, có một thời nào đã quyến rũ tuổi thơ của Khản. Sao đòn cân mọc phuơơng Nam, cán hơi lệch xuống thành một góc chừng bốn mươi lăm độ đang gánh giùm loài người những bể khổ đau đè trên trái đất. Rồi sao thập tự với bốn nhánh rõ ràng. Cạnh đó, sao gàu hình chữ V, sao cày hình số 5 đang đứng bất động trên trờị Ông thần nông hôm nay mãi dạo dãy Ngân Hà cùng với Ngưu Lang, chắc hai ông đắm say nhan sắc Chức Nữ nên quên cả việc tát nước, cày ruộng.

De lớn tránh tảng lục bình, cho xuồng theo con rạch nhỏ ra gò cây dông. Ðâu đó có tiếng con cá lóc táp mồi sồn sộn.

Thằng De lớn xin điếu thuốc phà một hơi rồi nói :

- Gò cây dông là cái đốm đen lớn trước mặt mình đó chú. Coi gần vậy chớ còn xa lắm. Ðộ tàn hai điếu thuốc nữa mới tớị

- Sao cháu không tìm những gò gần đây mà phải tới gò cây dông.

- Cháu ớn cái gò ấy lắm. Nhưng được cái, nơi ấy có nhiều cuốc vì chẳng ai dám lại gần vào lúc ban đêm.

- Sao vậy ?

- Ở gò đó cái cái mả trời trồng. Người ta kể, hồi trước có ông gì đó tối ngày rượu chè be bét, tới khi hết tiền lại về khảo cha mẹ. Bà mẹ hết tiền chọ Nhưng ông lại không tin cứ cho bà giấụ Nên ông ta xách búa rượt chém. Rượt tới gò này, bà mẹ đuối sức té nhào - De lớn ngưng một lát rồi tiếp - Lúc đó trời giữa trưa, bỗng nhiên u ám và có một cầu vòng bảy sắc úp chụp xuống đất. Người ta kể, trong cầu vòng đó có hai con vạc bay qua, cất tiếng kêu rất não nùng. Người con đang đưa búa định chém bỗng nghe tiếng vạc đứng trơ ra không nhúc nhích được. Người ta lại nói, vì ông ta bất hiếu nên bị trời trồng. Người mẹ được cứu sống nhưng sau đó cũng chết vì thương nhớ con. Còng người con chịu đói khát đến chết, không thể nào chôn được vì chân ông ta đã mọc rễ xuống đất. Ðể răn đời, người ta đắp đất xung quanh làm mả chôn đứng ông. Lâu ngày cái mãi được mối đắp thêm, giờ nó trở thành một khối đất cạnh cây dông. Ở chỗ đó chú ! Ghê lắm. Chính mắt cháu thấy, thỉnh thoảng có những tia sáng như máu xẹt lên trờị

- Bữa nay có chú, cháu mới dám lại gò này phải không ?

- Ở đây có nhiều cuốc, nhưng đi một mình cháu sợ, sợ nhất là ông rằn.

- Ông rằn là gì ?

- Nó là rằn mái gầm, cắn nằm tại chỗ đó chú. Người ta cứ gọi tên ông. Ai cũng sợ. Mùa nước rong, nước nổi ông thường lên những cao vắng vẻ để bắt mồị Mùa này cuốc thay lông nên chậm chạp, thường làm mồi cho nó.

Khản hỏi câu khác :

- Cháu mê trò chơi điện tử lắm phải không ?

- Chơi hoài cũng chán, nhưng thằng De nhỏ nó mê dữ lắm. Chân nó bị liệt đâu có đi đâu được. Cho nên ngày nào cháu cũng cõng cho nó chơi sớm, để nước đá về cháu còn đi vác mướn nữạ

- Vác vậy tiền đủ sống không ?

- Mùa nắng thì đủ, còn mùa mưa nước đá ế. Có nhiều lúc hai thằng nhịn đói đến hai ba ngày là thường. Cháu phải kiếm việc làm thêm.

Câu chuyện lòng dòng của thằng De Sam đã đưa chiếc xuồng đến nơi lúc nào không haỵ Mũi xuồng dũi vào một ổ mối to dị thường. Khản định bước xuống nhưng thằng De lớn đưa tay ngăn :

- Khoan chú, để cháu rọi xem đã - Nói xong nó lấy cái đèn pin soi xung quanh. Rồi bắt đầu giăng lướị

Ngồi một mình, Khản mỉm cười nhớ lại thằng De lớn kể về chuyện người bị trời trồng. Truyền thuyết hoang đường này có quá lâu rồi, tưởng nó đã rụng xuống hư vô. Không ngời hôm nay Khản bắt gặp tại nơi thôn dã nàỵ

Khản nhìn cái gò. Nó giống như một người đang cầm búa sắp chém xuống. Có lẽ vì hình dáng như thế cho nên người dân ở đây bịa ra chuyện đó để răn đờị Khản lại chăm chú nhìn và thật kỳ lạ là cái gò chợt động đậy, Khảng càng nhìn nó bựt nứt ra năm sáu mảnh và một người khổng lồ từ trong đó đứng lên. Người ấy tay lăm lăm cái búa to, sáng lóa, đưa tay ngoắc Khản và hét lên.

- Lại đây, cho tao chém một búa

- Tại sao ngươi chém ta - Khản hỏi

- Thượng đế tao cũng chém

- Tại sao người đòi chém Thượng đế ?

- Vì thượng đế cũng không công bằng. Xử tội mà không cho tao cách gì biện minh cả.

- Người đã chém mẹ, giờ lại định chém ta ư ?

- Hả ! Ngươi nói gì ? Ta chém mẹ ta ư ? - Người khổng lồ nghe nhắc tới đó như đỉa phải vôi, buông búa xuống và hai tay ôm lấy mặt. Hắn nức nở khóc và nóị Có đời nào con giết mẹ bao giờ. Hỡi Thượng Ðế ! Hàng ngàn năm nay rồi, có lẽ nào án xử chưa xong. Thằng kia, lúc nãy thằng ngồi trước mũi xuồng của ngươi cũng đã xử tạ Lúc đót a say, khi say ta là con vật. Ta chỉ muốn dọa mẹ ta lấy tiền mua rượu uống để trốn thói đời đen bạc thôi mà. Ðó là lỗi lầm duy nhất của tạ Hàng ngàn năm rồi ta dở sống, dở chết, trong miệng thế gian. Sao nỡ xua ta đi mãi một mình với nỗi oan khiên. Ðừng bỏ ta đị Hãy nói giùm với người đời, kẻ giết mẹ ta lẫn ta là bia miệng thế gian. Hãy nhớ lấy, bia miệng thế gian. Hãy cứu ta vớị Hãy cứu ta với !

Nói đến đây nước mắt rơi lã chã hòa với sông nước chảy lai láng. Hắn lại ôm mặt nghẹn ngào gọi : "Mẹ ơi ! Ngàn năm rồi mẹ ơi ! Con khổ lắm. Hãy cứu con với mẹ ơi !". Và hắn gục xuống, những nét hung tợn phút chốc biến mất, gương mặt chợt hiền hòa như trẻ con và những mảnh vỡ khi nãy từ từ kép chặt hắn lại thành cái gò mối đứng dưới cây dông đồng.

Lưới giăng xong

- Chú đừng hút thuốc - De lớn lại dặn Khản - Giống này đánh hơi giỏị Cũng đừng nóng vì những con đầu tiên là những con cuốc chúa, nó lớn và khôn lắm.

Khản nói :

- Chú vừa mới nói chuyện với ông bị trồng nè

- Chú nói chơi làm cháu ớn da gà. Ổng có mẹ mà ổng chém, thì chú nói chuyện với ổng làm gì.

- Không chú nói thật. Chuyện đó không đơn giản như cháu hiểu đâụ

- Chú cứ giỡn hoài - De lớn nói - Thôi để cháu thổị

Khản và De lớn vẫn ngồi trên xuồng, mỗi người phủ tấm mũ đen tiệp với lùm câỵ Xong đâu đấy, De lớn lấy đồ nghề. Dụng cụ thổi cuốc hình tròn, như ống tiêu, cụt cỡ chừng nửa tấc. Nó bắt đầu đưa lên môị

Mặt ruộng liền sông lớn, đầy ánh thủy ngân anh ánh. Nước chở một nỗi buồn bàng bạc lan rộng mênh mông mút tầm mắt người nhìn.

Theo làn hơi của De lớn, tiếng "cuốc, cuốc, oa, oa" nhanh hơn vang lên thúc giục, nôn nả như nỗi đớn đau đầy nước mắt.

Những tiếng kâu, nó được nhả ra cùng từng giọt máu và theo đó thàn quách, đền đài, lăng tẩm rêu phong thời hưng thịnh của một vương triều vây quanh hồn Khản.

Ðang lội bì bỏm ngược dòng thời gian, bỗng De lớn nắm tay Khản giựt giựt. Miệng nó vẫn thổi, tay chỉ về bụi lát đang động đậỵ De lớn rút tiếng "tu, oa" nức nở cuối cùng, thế là một bóng đen như một hồn ma bay thốc vào lướị

De lớn bước lai gỡ, rồi buộc chân nó đưa cho Khản.

Một con, hai con, ba con, càng lúc càng nhiềụ

Trời gần sáng, Khản lấy đèn phi rọi vào những con cuốc bắt được. Con đầu tiên lớn nhất, bộ lông xanh thật đẹp với cái ức trắng vương giả, khoác cái mũ hoàng đế vàng tươi màu của sự ca sang tột đỉnh. Giờ bị trói chân nằm dưới khoang thuyền.

Qua ánh sáng của ngọn đèn pin, bắt hai con cuốc ánh lên sắc lửa kỳ lạ hình như nó muốn chối từ lòng thương cảm nhỏ nhoi của Khản dành cho nó. Ðôi mắt nó nhuốm đầy vẻ chán chường, khinh bạc hình như nó muốn nói :


"Biến hóa lẽ huyền vi
Ta tột đỉnh quyền uy
Cũng ngã vực hư vô
Thân hơn chi hạt bụi
Gọi : "Quốc, quốc, gia, gia"
Ta gọi nước, gọi nhà
gọi chi họa ngôi báu
Biến hóa lẽ huyền vi"


Và từ trong đôi mắt đó, bỗng ưá ra hai giọt nước. Hai giọt nước chảy xuống bỗng chốc biến thành hai chùm lông trắng phếu viền phía dưới vành mi mắt của con cuốc và nó chợt vùng vẫy kịch liệt.

Ðột nhiên, một mối thương cảm kỳ lạ, thôi thúc mãnh liệt buộc Khản mở chùm dâyt rói, thảy cả bọn lên trờị Ðược thả, những con cuốc hoảng hốt đập cánh bay tán loạn. Thoáng chút, chúng mất dạng trong những lùm câỵ

De lớn kinh ngạc nhìn Khản. Khản vỗ vai anh bạn nhỏ.

- Về nhà chú sẽ trả tiên cho cháu gấy hai - Lẳng lặng không nói tiếng nàọ Nó cuốn lưới, xin Khản một điếu thốc rồi bơi về. Không biết nó có giận không. Riêng Khản lòng thấy ngùi ngùi vì có một đêm sống cùng những oan hồn người xưa cũ.

Ðến nhà, trời sáng bạch. Khản bước vào trước và thấy trên bộ ngựa xoài trống không. Thằng De nhỏ đang ôm chân bộ ngựạ

Hai chân liệt của nó trắng bợt như mủ nhựa tái sinh có lẽ vì bị ngâm nước quá lâụ Còn xung quanh nó, vô số những con trùng hổ to, dài nhằng đang bò lúc nhúc trên nền nhà, bò vào bếp nấu ăn, bò lên chân bàn thờ, bò đầy gạch cửạ

De lớn xách đèn và lưới đi saụ Khi thấy thằng em ngồi bệt dưới đất, nó hoảng hốt ẵm em lên và cằn nhằn :

- Mầy làm cái gì vậỵ Tao đã dặn rồị Tao đi vắng thì nằm nghỉ. Ðừng bò tới bò lui nó té mà mầy cãi taọ

- Mày kỳ quá !

Thằng De nhỏ rươm rướm nước mắt.

- Tao đu lên ngựa không được. Chớ tao muốn ở đây làm gì. Mấy tiếng đồng hồ bị nước ngập, chân tao tê cứng rồi nè.

- Vậy chớ mầy bò ra ngoài làm chi

Thằng De nhỏ vẫn thút thít :

- Tao nằm chiêm bao thấy ba với má về kêut ao đi tỉnh chơị Tao chạy theo, ai ngờ nó té xuống, chớ tao muốn đâu !

Thằng De lớn lấy đồ thay cho em. Khi nó lột cái quần ướt của thằng em ra để thay quần khác thì ở kế ngay bộ phận sinh dục teo héo của thằng De nhỏ rớt ra năm sáu con trùng hổ. De lớn lấy tay bốc liệng xuống đất.

- Mầy cứ đi hoài, một mình tao ở nhà buồn muốn chết - De nhỏ nóị

- Không đi làm sao có tiền, mà thôi tao không đi ban đêm nữa đâu - De lớn vừa nói, vừa đưa tay xoa xoa, bóp bóp cái chân trắng bệch, què quặt của đứa em.

Qua lổ thủng trên vách, ánh sáng tràn vào nhà. Thằng De lớn gục đầu nhìn đôi chân thằng em và khóc. Những giọt nước mắt rơi lả tả xuống chiếụ

Chợt phía dưới cầu tầu, có tiếng gọi lớn :

- De Sam nước đá về kìạ

Khản vội cho tay vào túi quần móc lấy cái gì mà mình cũng không biết. Những ngón tay gầy thô của anh đụng nhằm một vật hình như nó là gói thuốc.

- Chú cất đi - De lớn nói - Tôi không đi thổi cuốc nữa ! Nó bước nhanh về phía cầu tàụ

Phương Ðông. Mặt trời lên. Mặt vùng ánh sáng chói chang như một bông hồng rực thắm cài trên ngực áo buổi bình minh.

Khản vuốt mặt, thẫn thờ nhìn.219

Apr 15, 2004

Phần giải lao



Một phóng viên hỏi nhà văn Mark Twain, có phải ông vừa hoàn thành một vở kịch cho nhà hát ở Philađenphia phải không. Nhà văn trả lời:

- Anh có thể đăng báo là tôi đang viết một vở kịch gồm 4 hồi và 3 lần nghỉ giải lao. Tôi đã hoàn thành xong phần 3 lần giải lao đó.
2461

Apr 14, 2004

Thêm một "cầu" nữa cho chắc ăn



Hai bợm nhậu say bí tỉ trên đường về nhà. Tới bờ sông, bỗng một người thốt lên:
- Thôi chết, cầu có một bây giờ thành hai rồi, rủi mà bước nhầm cái cầu "ảo" là ngủm luôn!
- Có lẽ vì hồi nãy mình mới làm có một chai nên mới thành hai cái cầu. Hay là mình làm thêm một chai nữa, bảo đảm một cái sẽ thành ba, rồi tụi mình qua cái giữa là chắc ăn nhất!
- Hà hà, chí phải... chí phải!
2158

Sướng nhất anh lái đò



Cô gái hát:

- Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm...

Chàng trai chen vào:

- Trời! Thế thì coi như mất toi chiếc áo rồi còn gì.

- Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ sang sông.

- Thế là tự nhiên thằng lái đó được cái áo, sướng thế chứ!
1345

Câu đối có chí khí