Trang

Oct 28, 2004

Đầu Bằng Cái Bồ



Quỳnh khi còn bé độ bảy tám tuổi, chơi nghịch đã khác người, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng, Quỳnh lại tinh ranh; trẻ con trong làng mắc lừa luôn.

Một hôm trời tháng tám, sáng trăng, Quỳnh chơi với lũ trẻ ở sân, bỗng Quỳnh bảo:
- Chúng bay làm kiêu tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người đầu to bằng cái bồ.
Lũ trẻ tưởng thật, tranh nhau làm kiêu rước Quỳnh đi bảy, tám vòng quanh sân, mệt thở không ra hơi. Quỳnh thấy thế bảo:
- Đứng đợi đây, tao đi châm lửa soi cho mà xem.
Lũ trẻ sợ quá, không dám xem, chỉ những đứa lớn ở lại . Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo lũ trẻ:
- Kìa! Trông vào vách kia kìa! Ông to đầu đã ra đấy !
Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiêu đơn. Quỳnh chạy vào trong buồng đóng kín cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.
2643

Đầu Bằng Cái Bồ



Quỳnh khi còn bé độ bảy tám tuổi, chơi nghịch đã khác người, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng, Quỳnh lại tinh ranh; trẻ con trong làng mắc lừa luôn.

Một hôm trời tháng tám, sáng trăng, Quỳnh chơi với lũ trẻ ở sân, bỗng Quỳnh bảo:
- Chúng bay làm kiêu tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người đầu to bằng cái bồ.
Lũ trẻ tưởng thật, tranh nhau làm kiêu rước Quỳnh đi bảy, tám vòng quanh sân, mệt thở không ra hơi. Quỳnh thấy thế bảo:
- Đứng đợi đây, tao đi châm lửa soi cho mà xem.
Lũ trẻ sợ quá, không dám xem, chỉ những đứa lớn ở lại . Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo lũ trẻ:
- Kìa! Trông vào vách kia kìa! Ông to đầu đã ra đấy !
Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiêu đơn. Quỳnh chạy vào trong buồng đóng kín cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.
2643

Đỏ Và Đen (Le Rouge Et Le Noir)



Đỏ Và Đen (Le Rouge Et Le Noir)



Vài dòng về Stendhal
STENDHAL tên thật là Marie Henry Beyle sinh năm 1783 ở Pháp. Ông là nhà văn có cuộc sống đầy thăng trầm. Ông từng đi lính, đi buôn và làm công chức. Trong bảy năm từ 1814 đến 1821, ông sống tại Milan, quen với Byron và Mme de Steel. Năm 1831 ông được cử làm lãnh sự tại Trieste và Civitavechia.

Mặc dù Stendhal cộng tác thường xuyên với các tập san Anh và Pháp, ông không được người cùng thời coi là nhà văn đáng kể, trừ Honoré de Balzac. Tuy nhiên ông được nhiều người biết đến nhờ các mối tình cuồng loạn mà ông ghi trong cuốn De L'Amour (Về Tình Yêu – 1822). Mãi tới năm 1880 (ba mươi tám năm sau khi ông chết), một số tác phẩm của ông mới được xuất bản và đưa ông lên hàng văn hào Pháp. Trong khoảng thời gian từ 1927 đến 1937, toàn bộ các tác phẩm của ông được in bằng tiếng Pháp gồm tất cả bảy mươi chín cuốn, và năm 1953 cuốn Private Diaries (Nhật Ký Của Đời Tôi) được xuất bản bằng tiếng Anh.

Tác giả của Le Rouge et Le Noir (1830) luôn coi việc viết văn là một thú tiêu khiển, nhưng thực tế ông đã dành rất nhiều nỗ lực cho việc sáng tạo các tác phẩm văn chương dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tác phẩm đầu tiên ông viết tại Milan là một công trình biên khảo: Tiểu Sử Của Haydn, Mozart và Metastasio (1814). Ba năm sau, cuốn Lịch Sử Hội Họa Ý Đại Lợi được in thành hai tập đồng thời với cuốn Rome, Naples và Florence . Năm 1827, cuốn tiểu thuyết của ông ra đời, đó là cuốn Armance . Cuốn Mémoire d'Un Tourist (Bút Ký Của Một Du Khách – 1838) thường được coi là tác phẩm đặc sắc của ông. Hai cuốn khác, Laniel và Lucien Lenowen, cũng được xuất bản sau khi ông chết .

Ông mất năm 1842.

O-O
Đỏ Và Đen
Vũ Dzũng biên soạn

Năm 1815, ông De Rênal, chủ một hãng đinh lớn lên làm Thị trưởng của thành phố trù phú Verrières thuộc Franche Comté . Ông xuất thân từ một gia đình quý phái nhưng rất thông thạo việc kinh doanh . Ông quan niệm rằng việc mướn một thầy giáo về nhà dạy cho ba đứa con của ông sẽ là một mối đầu tư rất có lợi cho uy thế của ông đối với các địch thủ về mặt chính trị cũng như xã hội, kể cả ông Valenod, giám đốc viện tế bần . Bà De Rênal vốn là người không bao giờ thắc mắc về các ý kiến của chồng cũng đồng ý với ông điểm này. Tuy nhiên bà thầm lo ngại rằng ông thầy tương lai có thể sẽ là một tu sĩ quần áo lôi thôi, người ngợm cáu ghét, tới để đánh đập con bà . Nhưng rồi nỗi lo ngại tiêu tan khi bà trông thấy anh thầy giáo trắng trẻo hiền l`nh mà chồng bà đã chọn được .

Tên chàng là Julien Sorel . Chàng xuất thân từ đám nhà quê nhưng có chút vốn liếng La tinh do cha xứ tại địa phương chàng truyền dạy .Chàng là một thanh niên mảnh khảnh với những nét sắc sảo, cặp mắt to đen, tóc màu hạt dẻ, và dáng điệu của một người mang đầy nhiệt huyết . Chàng rất tán thành việc lưu lại tòa lâu đài đẹp đẽ của ông De Rênal vì chàng không ưa đám anh em ruột khỏe như vâm và lối làm việc hùng hục như trâu bò của họ tại trại cưa của cha chàng (một người cha khắc nghiệt), nhưng chàng cũng không muốn gia đình ông De Rênal coi chàng như một người đầy tớ . Chàng quyết tâm lập nên sự nghiệp để từ bỏ nếp sống của một người nhà quê. Trước kia chàng rất hâm mộ Napoleon, nhưng giờ đây thời thế đã thay đổi, binh nghiệp không còn đắt giá nữa, làm mục sư mới là nghề nhiều tiền, và chàng quyết định trở thành một mục sư.

Mấy đứa con của bà De Rênal rất quý mến Julien nhưng chàng chẳng buồn để ý đến chúng . Chàng cảm thấy ghê sợ và khinh bỉ thế giới thượng lưu mà chàng đã bước chân vào . Nhiều lần chàng đã ra mặt nhờm gớm đám bạn bè giàu có của ông De Rênal vì họ làm giàu trên xương máu của đám dân nghèo. Chàng thích những cử chỉ của bà De Rênal nhưng lại ghét vẻ đẹp đài các của bà, và hết sức tránh tiếp xúc với bà .

Ngược lại, bà De Rênal rất để ý đến chàng . Bà chưa hề thật tâm yêu người chồng thô lỗ, và giờ đây bà cảm thấy bị lôi cuốn bởi sự dịu dàng và vẻ lãnh đạm của Julien . Bà cho chàng tiền để may quần áo, nhưng chàng tức giận vì cho rằng đây là cách các người giàu làm nhục người nghèo . Tuy chàng chưa nhận ra mối tình thầm kín của bà đối với mình, chàng vẫn cảm thấy bổn phận mình nên tiến gần tới bà hơn vì dù sao chàng cũng muốn xoa dịu nỗi hiềm khích giữa kẻ giàu và người nghèo . Thế rồi một buổi chiều mùa hạ kia, trong khi ông De Rênal đang mải bàn cãi sôi nổi về chính trị với mấy người bạn, Julien và bà De Rênal gặp nhau ngòi vườn, chàng nắm tay bà và đặt lên đó những nụ hôn say đắm . Vài ngày sau, chàng mạnh dạn báo cho bà biết chàng sẽ tới phòng bà sau nửa đêm . Vừa nói chàng vừa run lên vì sợ hãi . Đối với chàng, dụ dỗ người khác là một điều đáng khinh . Tuy nhiên, đêm hôm đó chàng giữ đúng hẹn để tỏ ra mình không yếu đuối . Cuộc gặp gỡ đầu tiên là một chiến thắng đối với chàng tuy nó không thật sự đem khoái cảm đến cho chàng . Trong đêm thứ nhì, mặc cảm tội lỗi không còn mãnh liệt như đêm đầu, và chàng cảm thấy yêu bà cuồng nhiệt . Nhưng tình yêu này vần chỉ là một tìnhyêu xây dựng trên tham vọng: đối với một người thấp hèn, bạc phước như chàng, việc chiếm hữu được một người đàn bà quý phái đẹp lộng lẫy là một điều thích thú .

Nhưng thú vui bồng bột kia không qua mắt được đớ tớ gái của bà De Rênal . Ả đã từng tỏ tình với Julien và bị chàng cự tuyệt một cách khinh bỉ, và ả đem lòng oán hận từ lâu . Đây là cơ hội cho ả trả thù . Ả đem hết chuyện lén lút giữa bà chủ và Julien kể hết vơi ông Valenod, đối thủ chính trị lợi hại nhất của ông De Rênal . Những bức thư nặc danh tới tấp bay tới tay ông De Rênal và chẳng bao lâu cả thành phố đều xôn xao bàn tán về vụ lem nhem này . Khi vị cha xứ biết chuyện, ông lập tức buộc Julien phải rời Verrièses ngay và cho chọn hoặc ia nhập một chủng viện tại Besancon hoặc đi buôn gỗ với một thương gia tên là Fouqué tại một làng xa xôi . Với hy vọng sẽ có một địa vị khá hơn trong tương lai, Julien chọn giải pháp thứ nhất .

Tuy nhiên Julien không co 'khiếu đi tu, và chàng quan niệm rằng thời gian lưu lại trong chủng viện chỉ là một chuỗi ngày sám hối không thể tránh được . Chàng tự cho mình là một người đạo đức giả nhất trên đời, nhưng thực ra chàng đang sống giữa một đám người đạo đức giả hơn chàng gấp bội vì họ toàn là bọn xuất thân từ đám nhà quê với tâm nguyện duy nhất là làm sao được ăn ngon,mặc đẹp . Họ đố kỵ Julien vì chàng có tài ăn nói và thông minh quá . Người bạn tốt duy nhất của Julien là vị trưởng giáo khắc khổ Abbé Pirard . Khi ông n`y được hầu tước De La Mole triệu về Paris, ông đãdàn xếp để Julien làm bí thư cho hầu tước . Julien rất hài lòng với nhiệm vụ mới và chàng sửa soạn đi Paris . Trên đường đi, chàng không quên ghe 'lại Verrières và hưởng hai đêm thần tiên với bà De Rênal .

Hầu tước De La Mole rát hài lòng vì khả năng làm việc, sự chăm chỉ, cẩn thận và thông minh của Julien . Dần dần ông giao cho chàng những việc tối quan trọng . TRong khi đó Mathilde De La Mole, con gái hầu tước, càng ngày c`ng ghét cảnh lễ mạo giả dối của Paris và cảm thấy thích thú trước vẻ quyến rũ đặc biệt của chàng trai tỉnh lẻ lầm lì nhưng thông minh kia . Nàng bắt đầu tìm cách tống tình chàng . Nhưng nàng càng tấn công, chàng càng né tránh vì nghĩ rằng nàng chỉ đùa cợt cho vui, đem mình ra làm trò cười, nên chàng càng tỏ ra nghiêm trang cung kính .

Nhưng một hôm, chàng đánh liều leo ua cửa sổ vào phòng nàng . Thấy chàng bất ngờ xuất hiện, tiểu thư Mathilde không tự chủ được nữa, trống ngực đập liên hồi, nàng sợ hãi muốn đuổi chàng ra, nhưng rồi lại cứ để cho chàng ái ân . Sau đó thì nàng lại hối hận, nghĩ rằng ch`ng sẽ coi thường mình . Vì thế sau khi cho chàng ái ân, nàng giữ vẻ lạnh lùng hết ng`y này qua ngày khác, khiến Julien thẫn thờ như kẻ mất hồn . Ý tưởng tự sát đã chập chờn trong óc chàng, nhưng rồi thất vọng quá hóa liều, chàng lại tiếp tục leo qua cửa sổ phòng nàng . Bây giờ thì nàng biết rằng chàng đã thực lòng yêu mình . Nàng rất cảm động và sung sướng, rồi nàng cắt một mớ tóc và tặng chàng để thay lời vàng đá . Nhưng chưa đầy hai ngày sau, sự ân hận và lòng tự tôn một lần nữa bắt nàngrút lại mối nhiệt tình, và nàng nói thẳng vào mặt Julien:

-Tôi không yêu anh nữa . Óc tưởng tượng qua 'trớn của tôi đã làm tôi mù quáng .

Theo lời khuyên c?a một người bạn, Julien bắt đầu chú ý tới một thiếu phụ thường tới chơi nhà vị hầu tước . Mathilde lồng lên vì ghen tức, và cuối cùng nàng quỳ xuống chân chàng, nức nở :

-Anh khinh em cũng được, nhưng phải yêu em .

Rồi nàng ngất xỉu .

Julien điên lên vì sung sướng nhưng ngoài mặt chàng vẫn làm ra vẻ lãnh đạm . Sự lãnh đạm này dĩ nhiên không kéo dài được mãi . Một hôm Mathidle khám phá ra mình đã có thai .

Hầu tước nổi trận lôi đình và nhất quyết không cho con gái lấy anh thày dòng quèn như Julien . Nàng nhất quyết chống lại cha . Ông nghĩ ra một cách: ông tặng Julien một số tiền lớn cộng thêm một gia sản đáng kể, phong cho chàng làm sĩ quan trong một đơn vị kỵ binh, đặt cho chàng một cái tên quý phái, và như vậy chàng đủ tư cách làm con rể ông . Nhưng đúng lúc cao vọng của Julien sắp trở th`nh sự thật, thì hầu tước nhận được một lá thư của bà De Rênal cực lực tố cáo Julien và phản đối đám cưới của chàng . Để trả thù, Julien đi Verrières tìm bà . Chàng gặp bà tại nhà thờ và bắn bà ngã gục .

Tuy bị bắt giam và bi .lên án tử hình, Julien vẫn thản nhiên vì chàng đang bị dày vò bởi những nỗi ân hận về cái chết của bà De Rênal . Chàng rất ngạc nhiên và mừng rỡ khi được tin vết thương của bà không đến nỗi trí mạng . Mặt khác, chàng cũng cảm thấy không xứng đáng với sự tận tụy của Mathilde dành cho chàng . Nàng lần mò vào tận nhà giam, đút lót tiền bạc cho các nhân viên hữu trách để chàng được tha bổng . Mọi sắp dặt kể như xong .

Nhưng khi ra trước tòa, tự chàng làm hại chàng . Chàng gạt bỏ mọi co vọng, thẳng thắn lên án sự giả trá và suy đồi của thời đại và gián tiếp khiêu khích đám quan tòa . Không những chàng tự nhận mình phạm tôi mưu sát mà còn tuyên bố rằng dù tội chàng co 'nhẹ hơn như vậy, chàng cũng xin tòa ghép chàng vào tội một tên nhà quê cố ngoi lên khỏi địa vị hèn kém của mình – “Đó là tội trạng của tôi, thưa quý tòa” . Lập tức chàng bị xử có tội .

Julien nghe tuyên án một cách bình tĩnh . Bà De Rênal tới năn nỉ chàng kháng cáo . Chàng cảm thấy vô cùng sung sướng vì chàng vừa khám phá ra rằng chính bà De Rênal mới là người yêu chàng tha thiết . Chàng nghe bà và kháng cáo . Sự ghen tức làm Mathilde điên loạn, nhưng Julien không biết xử trí ra sao .

Việc kháng cáo không thành và Julien bước lên đoạn đầu đài một cách ung dung, bình thản . Mathilde nhất định đòi thủ cấp chàng để tự mình đem chôn . Bà De Rênal không tìm cách tranh giành với Mathild nhưng ba ngày sau ngươi ta thấy bà trút hơi thở cuối cùng trong khi ôm hôn các đứa con thơ .

(Vũ Dzũng biên soạn )


2202

Oct 24, 2004

Đặt tên sách



Chồng là nhà văn, vừa viết xong một cuốn tiểu thuyết nhưng chưa biết đặt tên thế nào, liền hỏi vợ. Vợ là nữ nhạc công, bèn hỏi lại chồng:

- Trong tác phẩm của anh, có kèn không?

- Không, chồng đáp.

- Thế có trống không?

- Cũng không!

- Thế thì đặt tên là "Không kèn không trống"!

- !?1942

Oct 22, 2004

Đừng buồn



Đi làm về, chồng thấy vợ ngân ngấn nước mắt:

- Anh yêu, em bực quá. Em đã nướng một chiếc bánh ga-tô nhưng con chó của chúng ta đã ăn mất rồi.

Chồng an ủi:

- Đừng buồn em yêu. Ngay bây giờ, anh sẽ đem nó đến chỗ ông bác sĩ thú ý


o O o

Hai vợ chồng ngồi ăn tối, vợ bảo:

- Anh có nhớ cách đây 9 tháng, anh nghỉ phép hai tuần để đi câu cá hồi không?

- Có, anh nhớ chứ.

- Vậy thì hôm nay, một con cá hồi đã gọi điện tới đây báo rằng, anh đã trở thành cá hồi bố.



o O o


Trời mưa. Một cặp vợ chồng đi ngoài phố. Người chồng cầm ô che mưa một mình, người vợ bực tức gắt.

- Anh chỉ biết có mình! Em bị ướt hết cả rồi mà anh không đau khổ sao?

- Em yêu! Em bị ướt anh rất đau khổ, còn nếu anh bị thì em lại đau khổ!... Vậy hãy để anh gánh chịu đau khổ một mình.2020

Dặn dò



Mẹ nói với con gái sắp lấy chồng: "Con ơi, con hãy nghe lời mẹ khuyên. Từ nay về sau và bất kì lúc nào con cũng không nên cãi cọ với chồng con. Nếu như có chuyện gì làm con bất mãn thì con chỉ việc gào lên thôi."



o O o


Một tên trộm dự định khoắng mẻ lớn ở ngân hàng nổi tiếng nên muốn thực tập trước bèn lẻn vào một ngân hàng xập xệ vá víu chẳng có người canh gác và cũng chẳng thấy chuông báo động. Chỉ chốc lát sau tên trộm nọ mình mẩy dính đầy máu me chạy ra cổng nhìn chăm chăm vào tấm biển "Ngân hàng Máu" treo trên cao.



o O o


Ba cô gái bị tai nạn, lên tới của thiên đường thì gặp thánh Pie. Ông này dẫn các cô vào vườn thiên đường cực đẹp nhưng vịt con đi lại kín cả vườn. Ông bảo: "Ai mà dẫm phải vịt thì sẽ bị trừng phạt rất nặng". Nói xong ông bỏ đi.

Được một lúc thì cô thứ nhất dẫm bép một cái, chết một con vịt. Thánh Pie hiện ra tức thì, dắt theo một người đàn ông cực xấu và nói: "Đây là hình phạt dành cho con, con phải sống với hắn".

Hai cô còn lại sợ vãi đái nên cẩn thận lắm. Nhưng không ăn thua, một lúc sau cô thứ 2 làm bép một cái nữa, thế là Pie hiện và với một người còn xấu hơn lúc nãy.

Cô thứ ba run như cầy sấy, đi dò dẫm từng bước một. Mãi chả dẫm chết con vịt nào. Cô dừng chân nghỉ, thở phào nhẹ nhõm. Thánh Pie hiện ra cùng với một chàng trai tuyệt đẹp và đưa chàng cho cô. Cô hạnh phúc lắm. Còn chàng trai mặt cau có bực bội: "Tức quá đi, đã cẩn thận thế rồi mà vẫn dẫm chết vịt".
2018

Trái tim



Giờ họa, cô giáo dạy các em học sinh lớp hai vẽ trái tim. Cô vẽ mẫu trên bảng xong rồi quay xuống:

- Các em vẽ đi.

Cả lớp bắt đầu vẽ. Nhưng Catơ không vẽ. Cô giáo hỏi:

- Sao em không vẽ?

- Thưa cô - Catơ trả lời - Cô vẽ còn thiếu.

- Thiếu cái gì?

- Áo quần,

- Sao vậy?

- Ở nhà lúc ngủ dậy, em nghe ba em nói với má: "Trái tim của anh ơi, anh mặc áo quần cho em nhé!"

1074

Oct 21, 2004

MẮT EM








Mắt em là cửa sổ
Mở vào tâm-hồn em:
Một vườn hoa mới trổ
Mời đón anh vào xem.


Hoa cần người nghệ-sĩ
Biết tận hưởng hương màu;
Anh cần Chân Thiện Mỹ:
Chúng mình hòa hợp nhau.


Anh trôi vào mộng lạ
Dưới nắng ấm ngày xanh,
Có chim ca, bướm họa,
Và rạo-rực lòng anh.


Một tia nhìn đã đủ
Nói lên bao ý tình;
Một bóng hình ấp ủ
Ðể thấy đời thêm xinh.

Anh nay thêm sáng mắt,
Anh nay thêm sáng lòng,
Giữa vùng trời trong vắt
Là mắt em sáng trong.

2730

Mở ra không được



Chồng già vợ trẻ, họ quyết định đẻ con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ đưa cho họ một cái lọ nhỏ và bảo họ trở lại sớm để nộp mẫu tinh dịch. Sau một tuần, hai vợ chồng quay lại gặp bác sĩ với cái lọ sứt sẹo nhưng vẫn trống rỗng, ông này cau mày thất vọng:
- Chẳng lẽ ông không làm nổi "việc đó" nữa ư?
- Thưa bác sĩ, tôi đã thử bằng tay, sau đó dùng một số dụng cụ, nhưng không có kết quả. Tôi nhờ vợ giúp, cô ấy hì hục mãi nhưng cũng không được. Sau đó chúng tôi đã nhờ cô hàng xóm, cô này cũng đã thử hâm nóng, làm lạnh, rồi cắn...
- Cái gì, ông đã nhờ cả đến cô hàng xóm à?
- Bác sĩ kinh ngạc ngắt lời.
- Vâng, thưa bác sĩ.
- Chịu! Nếu ông không còn "khả năng đó" thì tôi đành bó tay!
- Tôi thì lại nghĩ đơn giản hơn, chỉ cần đổi cái lọ khác thì sẽ mở được thôi.
- ... À.
1744

Chậm 15 phút



Hai vợ chồng đi nghe nhạc giao hưởng. Lúc họ đến nơi thì buổi biểu diễn đã được một lúc.


Bà vợ hỏi người bên cạnh:

- Họ đang chơi bản gì đấy bà?

- Bản giao hưởng số 8 của Beethoven.

Bà vợ quay sang cằn nhằn với chồng:

- Cạo râu với chả ria. Chậm 15 phút mà mất tới 7 bản giao hưởng rồi đấy.

1550

Đêm Giáng Sinh Kinh Hoàng



Rừng đêm vắng tanh, lắng tai nghe có thể nghe được cả tiếng loài kiến đang hành quân đi kiếm thức ăn. Không một làn gió, không một tiếng động nào được phát ra. Ánh trăng yếu ớt xuyên từng kẽ lá hiếm hoi chiếu xuống mặt đất đầy lá và cành khô. Cảnh rừng đêm đầy bí ẩn cùng với cái lạnh khiến cho người can đảm nhất cũng phải run sợ. Một cơn gió len từng kẽ lá, xuyên qua những thân cây rít lên thành một tràng tiếng kêu rùng rợn. Minh cầm trên tay một thanh gỗ dài khoảng độ hơn một cánh tay nhẹ nhàng bước từng bước, cố ý không phát ra một tiếng động nào. Không phải Minh đang tìm gì đó, hay rình rập gì mà vì cảnh đêm quá rùng rợn làm anh chàng phải luôn cảnh giác. Từ chiều tới giờ Minh luôn có cảm giác bị theo dõi. Tiếng cành khô gãy như có bước chân dẫm phải chợt vang lên sau lưng. Minh quay ngoắt người lại. Chẳng có gì cả, cố nhìn kỹ nhưng chẳng có gì hơn là những gốc cây với lá cây khô. Khu rừng này trước đây là nơi tụ họp của một đàn sói, có biết bao nhiêu câu chuyện về những con sói ma, những đàn sói gieo rắc kinh hoàng được kể lại. Chúng sống ở trong khu rừng này, Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Những câu chuyện đó lại hiển hiện ra trong suy nghĩ của Minh, chàng tự động viên mình bằng suy nghĩ thời này làm gì có nữa. Lăm lăm cây gậy trong tay, Minh từ từ tiến tới. Lại cái cảm giác một ánh mắt nào đó theo dõi mình, Minh quay tứ phía, cố gắng nhìn theo ánh trăng yếu ớt khi xuyên từng kẽ lá. nhưng cũng chẳng có gì.
--- Hù!!! - Minh có cảm giác hai vai bi vịn lại, âm thanh phát ra ngay bên tai mình, như có một con thú nào nhảy xổ lên vai mình. Quá hoảng hốt, Minh nhảy tới trước, xoay người lại đồng thời đánh luôn mấy gậy vào đầu cái bóng đen vừa mới nhảy ra. Minh chẳng biết gì nữa, đánh tới tấp. Trán vã mồ hôi, nhưng tay của Minh vẫn dùng hết sức cầm cây gỗ giáng xuống như điên loạn. Khi đã thấm mệt, Minh bắt đầu thấy tỉnh ra, dừng tay lại. Cái vật đen kia nằm bất động, dưới ánh sáng mờ ảo của trăng, minh nhận ra một vũng máu chảy ra. Lấy cái bật lửa trong người ra, Minh bật lên xem thử. Một ánh quang loé lên rồi vụt tắt, ánh lửa chỉ loé lên trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng cũng đủ cho Minh nhận ra đó là một con người. Một thi thể mặc đồ đen nằm bất động. Minh sợ hãi. "Tôi đã giết người, Tôi đã giết người..." Minh lẩm bẩm trong nỗi sợ. Mồ hôi chảy thành từng dòng, áo ướt đẫm, Minh đứng yên, sợ hãi nhìn cái xác. Cái xác bị đánh nát cả đầu chỉ còn thân mình. Sau một lát, Minh từ từ tiến lại thi thể bất động dưới đất. Lật thi thể lên. Minh bật cái bật lửa lên soi, một thi thể con gái. Ánh mắt Minh dừng lại ở gần cổ của thi thể, một cái gì đó loé lên khi ánh lửa chiếu vào. Minh cầm lên xem thử. Bỗng Minh hét lên "Không!!! Không...!!!" rồi ném lại tất cả quay đầu chạy, vừa chạy vừa hét lên chỉ một từ "Không!!!". Tiếng thét của Minh xa dần. Vật loé sáng đó chính là một mặt dây chuyền mà Minh đã mua tặng Lan khi cả hai cùng nhóm bạn tới nơi đây để ăn mừng lễ Giáng Sinh. Lan là người mà Minh rất yêu, Minh muốn ngỏ lời nhiều lần mà không dám. Khi đến đây, vì di tìm cho Lan một loài hoa mà Lan rất thích nở vào mùa đông ở khu rừng này, nên Minh bạo gan đi sâu vào rừng tìm. Đi một hồi thì bị lạc. Lan đã từng đến đây, đi theo Minh nhưng không muốn cho anh chàng biết, chỉ muốn hù cho anh chàng một cái, nào ngờ lại ra nông nỗi.
Giữa cảnh rừng đêm, còn vang xa xa tiếng thét kinh hoàng của Minh, một ánh mắt đỏ lừ chầm chậm tiến đến bên cái xác của Lan. Khi tiến đến cách cái xác chừng độ vài sải tay, ánh mắt dừng lại, lừ đừ nhìn cái xác, rồi tru lên một hồi. Đúng là giọng tru của sói. Tiếng tru nghe rùng rợn khiến cho cả khu rừng như nổi loạn. Những con thú ở gần đó bị thức giấc dáo dác chạy hoặc bay tứ tung. Một lúc sau, khu rừng lại bị bao trùm với không khí im lặng tới rợn người. Con sói tiến lại gần xác chết. Ngửi ngửi, bỗng cánh tay của xác chết cử động, đánh mạnh vào dưới hàm của con sói. Con sói bị bất ngờ nhảy lùi ra sau giương con mắt đỏ lửa nhìn cái xác. Con sói lớn chỉ còn một con mắt. Cái xác từ từ đứng dậy, không có đầu. Sau một phút ngỡ ngàng, con sói nhảy xổ tới, nhưng chưa kịp làm gì thì bị cái xác nắm đầu rồi ném mạnh ra ra sau. Tiếng con sói rú lên thất thanh cùng với tiếng va đập của nó với gốc cây như cùng một lúc. Con sói rơi bịch xuống nằm bất động. Dường như nó đã chết. Cái xác nhặt cây gậy gỗ của Minh để lại, rờ rẫm rồi dừng lại cách đầu cây gỗ khoảng một gang tay, cái xác bẻ nhẹ một cái nghe rắc một tiếng, tiếp đó rút ra một vật như cây kiếm màu bạc từ cái vỏ gỗ bên ngoài. Thì ra khúc gỗ chỉ là ngụy trang, đó chính là một thanh gươm. Cái xác cầm thanh gươm lên tiến tới con sói, cắt đầu con sói và gắn lên đầu mình. Tiếp theo, cái xác vuốt nhẹ chỗ ghép giữa đầu sói và thân hình của nó. Một làn sáng như lửa nhỏ chạy quanh chỗ nối, tiếp theo là cái đầu sói quay qua lại như thể kiểm tra xem đã nối lại hay chưa. Rôi tru lên một tràng dài. Tiếp đó là một giọng nói: "ta sẽ báo thù! Ta sẽ báo thù!!!"... rồi từ từ đi theo hướng mà Minh lúc đầu đã chạy.
Trong ngôi nhà ở bìa rừng, các bạn của Minh đang nghe chủ nhà - một ông lão - kể lại những câu chuyện rùng rợn về loài sói trong khu rừng xưa kia. Ông già kể đến một con sói ma, có khả năng biến hình thành người chuyên gieo rắc bao nỗi kinh hoàng. Ông kể về con sói, vì quá hung tàn và ma mãnh, nên một thầy pháp trẻ tuổi trong làng đã ra tay trừ khử. Hai bên giao chiến kịch liệt, cuối cùng con sói bị một nhát kiếm của thầy pháp và chết. Trước khi biến lại thành hình sói, con sói nói: "Ta sẽ ở mãi trong thanh kiếm này, và ta sẽ trở lại báo thù". Người thầy pháp sau khi nghe thế thì thiêu luôn xác con sói ma. Đồng thời cũng hủy đi thanh kiếm báu. Thế nhưng dù bị chặt làm mấy khúc, nhưng hôm sau thanh kiếm lại liền lại. Sợ hãi, thầy pháp bèn dùng pháp thuật yếm vào thanh kiếm, bao bọc nó làm người ta ngỡ là một thanh gỗ bình thương rồi đem chôn xuống nơi đã thiêu con sói. Một đêm trăng rằm vào mùa đông, có một đàn sói đã đến đó, đào bới và đào lên được thanh gươm kia, sau đó chúng lại đi mất. Người ta quá sợ hãi nên không ai dám vào rừng đó nữa. Người ta kể cho nhau nghe rằng thanh gươm đã bị đào lên, ai mà bị thanh gươm đó chém trúng sẽ biến thành ma sói...
Kể đến đây, mọi người nghe tiếng Minh thét vang, ai nấy đổ xô ra ngoài, thấy Minh chạy vào, mình ướt đẫm, dáng sợ hãi lẫm bẩm câu gì đó không ai hiểu.
--- Đưa Minh vào nha mau lên, lạnh lắm...
Tiếng nói chưa dứt thì một tiếng tru của chó sói lại vang lên. Mọi người như hoảng hốt vội kéo minh vào nhà, khóa chặt các cửa rồi nhóm lại ở phòng khách. Khuôn mặt mọi người lộ vẻ lo lắng. Ông lão cũng lo không kém, ông ngạc nhiên sao vùng này lâu nay không còn sói nữa, vậy mà giờ đây tiếng sói tru lại vọng lên. Tiếng sói tru mỗi lúc một gần. Ai cũng lo lắng, giữa đêm khuya, nơi vắng vẻ. Quanh ánh đèn leo lét là một nhóm người đầy vẻ hoang mang. Vì dân nơi đây đã bỏ đi từ lâu nên không có điện, nhà gần nhất cũng cách hơn mười cây số. Tiếng tru mỗi lúc mỗi gần, ông lão chợt tái mặt, ôm đầu và hét lên: "Nó!!! Chính là nó đó, con sói...ma...nó...nó..." Tiếng ông lão nghẹn đi, ông lảo đảo lùi lại phía cửa chính, tay ôm đầu, mặt lộ vẻ sợ hãi tột độ.
--- Còn Lan đâu rồi? Một người cất tiếng hỏi.
--- Không biết, cô ấy hồi chiều đi vào rừng một mình theo Minh mà.
Mọi người quay lại Minh, thấy anh chàng vẫn chưa hoàn hồn, vẻ sợ hãi còn in trên nét mặt, nói không ra tiếng nữa.
Bỗng, rầm, cánh cửa bật ra...
Bỗng, rầm, cánh cửa bật ra, gió lạnh ùa vào, một thân hình đầy lông xám trắng nhảy ra bắt lấy ông lão lôi ra ngoài. Ông lão chỉ kịp hét lên một tiếng rồi im bặt. Cả nhóm bạn cũng hét lên, mọi người nhóm lại vào nhau, thấy cái gì là chụp lấy làm vũ khí tự vệ.
--- Chạy lên lầu mau! - Tiếng Lâm hối thúc các bạn.
Tụi con gái đau nhau chạy lên trước, tụi con trai theo sát phía sau, nhưng đi thụt lùi đề phòng con quái vật đó vào. Khi đã lên hết trên lầu, vào một căn phòng và khóa trái cửa lại, cả nhóm bạn vẫn chưa hết sợ.
--- Nó giết chết ông lão rồi. - Linh vừa khóc vừa nói, giọng lạc hẳn đi. - Liệu nó có giết hết chúng ta không nhỉ?
--- Tôi sợ quá. - Hiền cũng vừa khóc vừa nói.
--- Chết rồi, còn Minh, Minh đang ở dưới nhà. - Lâm lên tiếng. - Khang, ta đi xuống đưa Minh lên cho an toàn.
--- Yên lặng nào, chúng ta càng gây ít tiếng động càng tốt. - Khang bình tĩnh nói, nhưng nghe giọng thì chắc anh chàng cũng đang run lắm. - Hai người xuống thì nguy hiểm lắm, Lâm, tôi và Diệu sẽ xuống đưa Minh lên đây, còn Linh, Hiền, và Hân, Ngọc ở lại đây, mỗi người hãy tìm trong phòng cái gì có thể để tự vệ. Tuấn lo việc bảo vệ các bạn nữ và mở cửa đúng lúc cho chúng tôi vào phòng.
Khang từ từ mở cửa, ba người bước nhẹ nhàng xuống dưới, đứng trên cầu thang, Khang và hai bạn không còn thấy Minh đâu, qua ánh nến chỉ thấy mấy vũng máu chỗ Minh nằm và vết máu kéo lê vào trong phòng. Ba người kinh hãi chạy ào lên cầu thang, tiếng bước chân chạy trên cầu thang rầm rầm làm cho mấy người bạn ở trên càng hoảng hốt. Tiếng đập cửa, và tiếng Khang giục:
--- Tuấn, mở cửa nhanh lên, nhanh lên.
Trước khi bước vào trong phòng, Diệu kịp nhìn thấy thân hình của con quái vật đứng dưới chân cầu thang chực nhảy xổ lên. Cả nhóm theo lời Khang chất bàn ghế lại phía cửa. Rồi nhóm lại một góc phòng, ai nấy đều lo sợ, tay lăm lăm vũ khí tìm thấy được. Tiếng bước chân lên cầu thang làm cho mọi người càng thêm hoang mang.
--- Bình tĩnh các bạn, chúng ta đông thế này, nó không làm gì nổi đâu. - Lại là Khang trấn an các bạn.
Ai cũng nhìn nhau, không nói một lời, nín thở chờ đợi. Tiếng đập cửa vang lên cùng với tiếng gầm gừ đặc trưng của loài sói khiến ai nấy mặt trắng bệch ra vì sợ hãi. Tiếng đập cửa mỗi lúc mỗi dữ dội, tiếng gầm gừ phát ra cũng lớn hơn. Không chịu nổi những cú đập, cánh cửa lung lay, và rồi bàn ghế đổ nhào xuống, cánh cửa bung ra. Trước mắt mọi người, một con quái vật hiện ra. Đầu như đầu sói, còn thân thì đầy lông của loài sói, tay cầm một thanh kiếm dài độ hơn một cánh tay sáng lóa lừ đừ nhìn mọi người. Đó chính là một con ma sói. Ma sói tiến lại, chầm chậm, tay giơ thanh kiếm lên chỉa thẳng vào đám bạn. Khoảng độ chừng một sải tay nữa là có thể chạm đến mấy người kia, con ma sói dừng lại, nhìn mọi người đang co rúm lại vì sợ hãi, rồi nó giơ thanh kiếm lên cao...

* * *

Lại nói về cái xác chết của Lan, sau khi gắn cái đầu sói vào, rồi đi theo hướng Minh chạy, đi được một đoạn, như nhớ ra việc gì, "nó" trở lại chỗ xác con sói. Con quái vật đó cúi xuống, xé banh lồng ngực con sói, moi tim, gan và bộ lòng ra ăn. "Nó" ăn ngấu nghiến toàn bộ những bộ phận bên trong của con sói, vừa ăn vừa gầm gừ. Ăn thịt con sói xong, nó bỏ đi, dưới ánh trăng, loang loáng một vũng máu của con sói, vùng với phần xương và phần bên ngoài của con sói. Con quái vật bước đi những bước nặng nề, tay cầm thanh gươm báu tiến về phía bìa rừng. Tay và mặt của nó mọc lên đầy lông xám trắng. Cả thân hình của nó giờ đây bao phủ bởi một lớp lông dày của loài sói. Con mắt đỏ au như chiếu sáng lối đi dẫn đường con quái vật ra khỏi rừng. Bây giờ con quái vật đã trở thành một con ma sói. Một con ma sói đầy hung tàn. Một con ma sói được ghép bởi thân thể một người con gái bị câu gậy phù phép đánh chết và cái đầu của một con sói ma. Sự tàn bạo của nó khó ai có thể lường trước được. Cả khu rừng như nhận thấy điều nguy hiểm, con ma sói đi đến đâu là thù rừng dáo dác tìm đường chạy làm náo loạn cả một vùng. Khu rừng trở nên ồn ào, không yên tĩnh như lúc đầu nữa. Chợt con ma sói thấy một con nai mắc bẫy ở gần đó, khác với vẻ nặng nề khi đi, con ma sói nhanh như sóc, phóng lại chặt đứt đầu con nai, moi toàn bộ ruột gan ra ăn. Con ma sói vừa ăn vừa gầm gừ, thú rừng dáo dác tìm đường trốn thoát. Ăn xong, nó đứng dậy, với vẻ nặng nề, nó tiến ra bìa rừng, chợt nó nhìn thấy ngôi nhà mà các bạn đang ở trong đó...


Con ma sói giơ thanh kiếm lên cao, ánh nến phản chiếu làm thanh kiếm loé lên, đúng là một thanh kiếm báu, nhóm bạn co rúm lại vào nhau, chợt Khang tay cầm cái ghế gần đó ném mạnh vào con ma sói, đồng thời hét lên: "Đánh chết nó!". Lâm, Diệu, Tuấn cùng cầm gậy lao lên, con ma sói lùi lại, né cái ghế bay tới, đồng thời khoa một đường kiếm tròn gạt mấy cây gậy vừa đánh tới, đồng thời nó lại tiến tới đá thẳng vào người Lâm một cái.
--- Ma sói biết kiếm đạo và karatedo. - Tiếng Khang thét lên, bởi vì Khang là một võ sinh karatedo tứ đẳng, và kiếm đạo cấp 6, nên khi nhìn thấy chiêu thế này thì phát hiện ra ngay. Tiếng thét của Khang vừa dứt thì con ma sói dừng lại, quay qua Khang và lao tới. Diệu, Lâm, Tuấn đứng chôn chân nhìn, không dám nhúc nhích, đám con gái mặt mày tái mét nói không ra lời. Khang và con ma sói giao đấu kiếm thuật với nhau, những đường kiếm loang loáng của ma sói, tiếng vút vút phát ra từ cây gậy của Khang. Giao đấu hơn chục chiêu, Khang bị ma sói đá trúng người, té lăn xuống sàn. Ba người con trai còn lại bỗng sực tỉnh, cùng hét lên và lao tới con ma sói. Đúng như Khang nói, kiếm đạo cấp 6 quả không tồi, chỉ một chiêu, ba người bạn té nhào xuống. Con ma sói dừng lại, nhìn đám con gái và giơ kiếm lên, từ từ hướng về Linh. Bỗng con ma sói cất tiếng nói:
--- Chúc mừng Giáng Sinh.
Nói xong rồi cười. Cả nhóm bạn chưa hoàn hồn thì há hốc miệng vì ngạc nhiên. Sau lưng con ma sói, ông lão tiến vào, nhìn đám bạn trẻ và cười. Con ma sói đưa tay lên cổ, kéo mạnh một cái, lớp da bên ngoài tróc ra để lộ một khuôn mặt khá điển trai.
--- Hùng! - Cả nhóm đồng thanh, vẫn còn ngạc nhiên.
--- Phải, chính tôi đây, Hùng đây. Giới thiệu với các bạn đây là ông nội tôi, và chính tôi cũng đã bí mạt gửi giấy mời mọi người trong nhóm tới đây ăn mừng lễ Giáng Sinh đó. Sao hả? Màn trình diễn ma sói của tôi ấn tượng không?
--- Bạn ác lắm, làm chúng tôi sợ chết khiếp. - Linh nói mà như mếu.
--- Xin lỗi, chỉ là một trò đùa thôi mà.
--- Lúc đánh kiếm tao đã nghi ngờ rồi. - Khang lên tiếng - vì chúng ta là bạn đồng môn mà, tao rành cách đánh của mày lắm.
--- Thôi, chúng ta xuống nhà nào. - Ông lão nói.
Cả nhóm kéo nhau xuống dưới nhà, căn nhà lộng lẫy hẳn lên khi hàng chục cây nến được thắp lên. Minh vẫn nằm đó, hình như đang ngủ.
--- Vậy còn tiếng sói tru thì sao?
--- Đơn giản thôi - vừa nói, ông lão vừa đưa tay bật cái máy thu âm con con gần đó, một tiếng sói tru lên.
Mọi người cùng nhau vui vẻ trò chuyện, mà không biết nguy hiểm đang đến rất gần. Con ma sói đã tiến đến rất gần ngôi nhà, nó đi từ từ, mắt chằm chằm nhìn về phía ngôi nhà, nơi phát ra ánh sáng ấm áp và tiếng nói cười...
--- Đóng cửa lại đi, lạnh lắm đó.
Diệu đi ra đóng các cửa sổ lại. Còn cửa chính thì do Hân đóng. Trước khi cánh cửa được khép lại, Hân nhìn thấy một bóng đen tiến lại từ xa, có một cảm giác sợ hãi tự nhiên len lỏi khắp người Hân, Hân nhanh tay đóng sầm cửa lại, khóa trái. Cái cảm giác sợ hãi khó tả đó mãi không dứt. Hân không dám nói với bạn bè, vì sợ bị chê là nhút nhát, từ trước tới nay Hân vẫn luôn bị bạn bè gọi như thế. Chợt nhớ tới Lan, Hân lay Minh dậy và hỏi?
--- Minh, Lan đâu rồi?
Minh mơ màng tỉnh dậy, thấy Hân mà ngỡ như là Lan, lại nghe hỏi như thế, Minh sợ hãi xô Hân ra, hai tay ôm đầu và nói:
--- Không phải tôi, lỗi là do cô ấy, không phải tôi.
Vừa nói, Minh vừa khóc. Hân vỗ về một lát, Minh như lấy lại được bình tĩnh, vừa khóc Minh kể lại chuyện Minh đã giết Lan như thế nào. Mọi người há hốc mồm ra khi nghe chuyện, ai cũng tỏ lòng đau buồn, và buồn nhất là ông lão, ông chính là ông ngoại của Lan, Lan là người ông rất yêu mến. Ông chạy đi kiếm cây đèn pin. Ông lão nói mà cố giấu đi tiếng nấc trong lòng.
--- Dù nó chết đi, nhưng cũng phải đem xác nó về đây, để trong rừng đến sáng thì bị thú ăn thịt hết mất. Cậu dẫn đường cho tôi đến đó mau lên.
--- Ông ơi, - Hùng ngăn ông lão lại. - Ông hãy ở nhà, để cháu và các bạn lo việc này. Khang, Tuấn tụi mày đi với tao. Diệu và Lâm ở lại đây lo những vật dụng để sáng mai an táng cho Lan. Minh nữa, chỉ đường cho tụi tao.
--- Minh ở nhà đi, không nên cho Minh đi theo, vì lúc hoảng sợ thì con người ta chạy ào ào chứ ai biết được mình chạy đi đâu nữa. Dù có cậu ta đi theo cũng không giúp được gì. Theo tao thì tụi mình cứ đi vào trong đó tìm vậy. Lúc Minh kể, tao có để ý là Minh nói chỗ đó có một cây đại thụ lớn lắm.
--- Vậy thì tao biết chỗ đó rồi. Đi nhanh lên.
Ba người bạn đi ra, hướng thẳng vào trong rừng. Ở trong nhà, không khí noel rộn rã được thay thế bằng một không khí ảm đạm, ai nấy đều thấy khó chịu. Không ai nói một lời. Họ ngồi đó, nhìn nhau. Ông lão ngồi trên ghế, bất động nhìn ánh trăng soi qua cửa sổ, hai dòng nước mắt lăn dài trên má ông. Ông nhớ tới những kỷ niệm khi Lan còn là một đứa nhóc, có lần bị mẹ la, Lan chạy vào rừng để rồi bị lạc, mãi tới khuya, mọi người mới tìm thấy Lan ngủ trên một thân cây cao, lần đó, ông đã lo lắng biết bao. Bao nhiêu hình ảnh của Lan hiện về làm tim ông đau nhói.
--- Đừng quá đau buồn ông ạ! - Hân ngồi kế ông lúc nào - người đã mất rồi không trở lại được nữa, Lan là người chúng cháu rất yêu quý. Đó chỉ là một tai nạn.
--- Ông không sao đâu, ông cũng có các cháu đây mà. - Vừa nói ông vừa lau nước mắt. Căn nhà lại chìm ngập trong yên lặng. Vẳng xa xa tiếng chim cú kêu.

* * *

Con ma sói đang đi về phía ngôi nhà, chợt thấy ba người con trai đi ra, tay cầm đèn, nó nấp vào một bụi rậm. Hình như nó cố ý tránh né ánh đèn sáng lóa chiếu vào. Đợi mọi người đi khuất vào rừng, nó rồi chỗ nấp, tiến vào ngôi nhà...


Ở trong nhà không khí nặng nề vẫn bao trùm lên tất cả. Minh tiến lại phía ông lão.
--- Cháu xin lỗi, không phải do cháu cố ý giết Lan. Chỉ tại lúc đó cháu sợ quá...
--- Ông không trách cháu đâu, đó chỉ là một tai nạn. Tội nghiệp con bé nó còn trẻ quá, chỉ vì muốn đùa với cháu một chút... Tiếng ông lão nghẹn đi.
Cái cảm giác sợ hãi lại đến với Hân, cô gái xích lại gần với các bạn hơn.
--- Hân sao thế? - Ngọc thấy Hân có thái độ kỳ lạ nên hỏi thử. - Lạnh lắm hả?
--- Không hiểu sao mình có cảm giác bất an, lúc đóng cửa lại mình nhìn thấy ngoài kia có một bóng đen, tay nó cầm cái gì đó như mộtt hanh kiếm phát ra ánh sáng mờ mờ. Mình nghĩ là một người qua đường thôi, nhưng nhìn thấy cái bóng đó là mình tự nhiên thấy sợ.
--- Có phải cháu nhìn thấy thanh kiếm giống như thanh kiếm này không? - Vừa nói ông lão vừa chỉ vào thanh kiếm Hùng cầm lúc này ở trên bàn.
--- Đúng rồi ông ạ. Giống lắm, cả cái ánh sáng mờ mờ mà nó phát ra nữa.
Ông lão tái mặt đi khi nghe Hân nói. Rõ ràng có điều gì đó bí ẩn đến nỗi ông lão nghe nhắc tới thanh kiếm đã tái mặt đi. Ông bắt đầu kể:
--- Các cháu còn nhờ câu chuyện về con sói ma biến thành người không? Thanh kiếm bị phù phép trong truyện với thanh kiếm này là một cặp. Truyền thuyết kể lại rằng: có một thợ rèn tài hoa đã rèn ta 2 thanh kiếm báu. Một cái giao cho người con trai, một cái cho người con gái. Cả hai thanh kiếm giống hệt nhau, chỉ khác nhau về tính năng. Thanh kiếm của người con trai chuyên dùng để diệt trừ loài yêu ma, nếu ai bị nó chém trúng thì kẻ đó sẽ bị biết thành một cái xác khô ngay lập tức. Sau này, thanh kiếm được truyền lại đến tay vị pháp sư trẻ tuổi và vị pháp sư đó đã bao bọc nó bởi một lớp gỗ sau khi nó bị phù phép lại để thay đổi tính năng. Ai bị nó chém trúng sẽ biến thành ma sói hung bạo. Còn thanh kiếm thứ hai thì có tác dụng khác, đó là thu phục ma quỷ làm nô lệ cho mình. Thanh kiếm được truyền đến đời của ông, chính là thanh kiếm này. Có thể câu chuyện này mang màu sắc phép thuật nên các cháu không tin, nhưng truyền thuyết đã kể lại như thế. Rõ ràng ngoài ông ra không ai biết đến thanh kiếm kia nữa, không ai biết nó đã ở đâu, đã bị biến thành gỗ. Chính ông cũng không biết rõ thanh kiếm kia nằm ở đâu nữa. Cách đây rất lâu có một đàn sói đào nó lên, nhưng từ đó không ai vào khu rừng đó nữa, thế nên chẳng ai biết được thanh kiếm đó đâu cả. Nếu thật sự có người lấy được nó thì đó là một con ma sói, chỉ có con ma sói kia mới biết được thanh kiếm ở đâu thôi, hay là nó đã bắt ai đó làm nô lệ cho nó để nó trả thù.
--- Có thể lúc nãy Hân thấy nhầm thôi, thần hồn nát thần tính mà.
--- Mình thấy rõ ràng mà, bóng đen đó thì không rõ, nhưng thanh kiếm thì vì nó phát sáng nên thấy được mà.
--- Dưới ánh trăng như đêm nay, mà ánh sáng của nó mờ mờ như thanh kiếm này thì làm sao mà thấy rõ. - Ngọc tiếp tục bắt bẻ Hân.
--- Tại nó đứng dưới bụi cây mà.
Vẳng xa xa tiếng chuông nhà thờ, mọi người nhìn lên đồng hồ, đã đúng 12 giờ rồi. Tiếng chuông thánh thót báo hiệu lễ Giáng Sinh đã đến. Thế nhưng ở trong nhà, không khí vẫn nặng nề. Hân và ông lão thì lo lắng, băn khoăn không biết đó có phải là một con ma sói không. Ngọc thì nghĩ về Lan. Minh, Hiền, Lâm, Tuấn thì ngồi lại với nhau, chẳng ai nói một lời. Họ nhìn nhau.
--- Nến cháy gần hết rồi, cả cái đèn này cũng gần hết dầu rồi, để tôi xuống bếp láy thêm dầu và nến. - Ngọc đứng dậy tay cầm cây đèn dầu, đi xuống phía bếp.
Ngọc đẩy cánh cửa nhà bếp ra, đi vào trong, đặt cây đèn dầu lên trên bàn đồng thời lấy bịch nến trên kệ xuống, thắp lên mấy cây. Ngọc tắt đèn dầu đi và tháo nó ra, chêm thêm dầu vào. Chợt có hai bàn tay ôm lấy Ngọc từ sau lưng, chẳng cần suy nghĩ nhiều, Ngọc cũng biết đó chính là Lâm, anh chàng luôn làm thế với Ngọc, xuất hiện nhẹ nhàng rồi ôm lấy Ngọc từ sau lưng. Ngọc quay lại.
--- Kỳ cục quá, bây giờ không thể được...
Chưa nói dứt câu, Lâm đã đưa tay bịt miệng Ngọc lại và nói.
--- Có gì mà không được.- Rồi Lâm hôn Ngọc. Hai người đang hôn nhau mà không hề biết rằng có một bóng đen với một vật nhỏ dài đang đứng ở góc nhà bếp nhìn họ. Bóng đen từ từ tiến tới. Ngọc nghe có tiếng bước chân thì mở mắt ra, qua ánh nến chiếu tới, Ngọc thấy một con quái vật thật sự, một ma sói. Nhưng nhớ lại lúc nãy, Ngọc nghĩ đó là Tuấn muốn dọa cho hai bạn sợ mà thôi. Ngọc đẩy Lâm ra, bị đẩy ra bất ngờ, Lâm không hiểu sao, nhưng nhìn theo ánh mắt Ngọc, Lâm thấy con ma sói lừ đừ đứng đó. Lâm cũng nghĩ đó chỉ là một trò đùa nên tiến lại gần.
--- Đừng dọa bọn này nữa...
Chưa nói dứt câu, đầu của Lâm bị một nhát kiếm chém đứt phăng rơi xuống lại dưới chân Ngọc. Ngọc hét lên thảm thiết, bỏ chạy lên phía trên. Con ma sói chụp thi thể của Lâm, cũng xé banh lồng ngực ra rồi moi các nội tạng ra ăn. Máu chảy lênh láng sang bên. Nghe tiếng hét, mọi người đổ xô xuống nhà bếp. Thấy Ngọc chạy lên, mọi người hỏi, chỉ thấy Ngọc mặt tái mét.
--- Nó... nó... hic hic... nó giết Lâm rồi... - Ngọc nói trong tiếng khóc.
--- Nó nào? Một tên trộm hả? - Tuấn hối thúc đồng thời giật lấy cây đen trên tay Hân và vơ lấy khúc gỗ ở gần đó lao xuống nhà bếp.
Ngọc kịp thời ngăn lại, đóng sầm cánh cửa và khóa nó lại.
--- Không được xuống, không phải trộm mà là ma sói. Ma sói đó.
Lúc này mọi người mới nghe thấy tiếng gầm gừ của con ma sói, qua kẽ hở của bức tường gỗ, mọi người nhìn thấy con ma sói đầy lông lá đang ăn thịt Lâm.
--- Lên lầu, lên lầu mau, tìm vũ khí tự vệ nữa. - Tiếng Tuấn hối thúc.
Mọi người nhanh chân lên trên lầu vào căn phòng lúc nãy. Cánh cửa được sập lại. Tuấn tìm trong phòng được mấy cây đinh và cây búa, đóng cánh cửa lại chắc chắn. Đồng thời kéo bàn ghế lại chắn ngay cửa, và đóng chúng chắc chắn lại.
--- Nó đúng là một con ma sói thật sự.
--- Nó ăn thịt Lâm... - Ngọc vẫn còn khóc.
--- Yên lặng nào, nó sắp lên đây đó.
Cùng với câu nói của Tuấn, tiếng đập cửa rầm rầm, rồi tiếng cửa bung ra. Con ma sói nặng nề lê những bước lên phía phòng khách. Trong phòng, mọi người nghe tiếng bước chân ngày càng gần của con ma sói thì càng thêm sợ hãi, có rúm vào nhau, nín thở chờ đợi một điều xấu nhất có thể xảy ra. Con quái vật đánh hơi, và bắt đầu mò lên cầu thang. Con ma sói bước lên cầu thang, đứng trước cửa phòng có mọi người ở trong, nó ngửi ngửi rồi xô mạnh cửa. Chẳng ăn thua gì, nó đấm rầm rầm vào cánh cửa, một mảnh gỗ văng ra để lộ một quang cảnh bên trong phòng. Con ma sói nhìn qua thấy mọi người, cơn thèm khát của nó như thúc giục nó hơn. Nó đấm vào cánh cửa mạnh và nhanh hơn.

* * *

Khang, Diệu và Hùng đi vào rừng, đến chỗ Lan bị Minh giết, chẳng thấy gì khác ngoài một cái xác sói bị mất đầu và các cơ quan nội tạng, vũng máu đã khô lại. Khang phát hiện có mấy vết máu rỉ xuống theo một hướng đi. Quan sát kỹ nơi đó, Khang khẳng định.
--- Minh đã đánh chết Lan ở chỗ này, Minh đứng đây, tay cầm khúc gỗ, còn Lan nằm ở đây. Có thể sau đó, một con sói đi tới, bị một con gì đó giết chết và ăn hết nội tạng cùng cái đầu. Nó tha xác Lan đi.
--- Không thể được. - Diệu nói. - Ở đây không có vết kéo lên đi. Chẳng lẽ con gì đó biết bế Lan đi sao? Còn cây gậy Minh cầm đâu rồi?
--- Các bạn xem nè. - Hùng nhìn kỹ và nói - Đây là dấu chân của Minh sau khi giết Lan rồi bỏ chạy. Vậy còn dấu chân này là của ai?
Có tới hai loại dấu chân khác nhau rõ rệt để lại, cả hai dấu chân đều đi theo một hướng, đó là hướng về nhà. Cả ba người không nói không rằng cùng cảm thấy có gì bất an ở nhà liền chạy về. Họ thắc mắc tại sao lại có dấu chân lạ, có kẻ nào đó đã lấy mất thi thể Lan và bộ lòng của con sói sao? Lại đi về phía ngôi nhà nữa. Khi 3 người chạy về gần tới nhà thì thấy phòng khách tối thui, còn căn phòng trên lầu thì sáng. Lấp ló trong đó mấy bóng người. Hùng linh tính là có chuyện chẳng lành, tay cầm chắc cây gậy gỗ, lao tới. Khang và Diệu cũng làm theo. Chạy tới trươc cửa, Hùng thấy rõ ràng bóng ông nội và các bạn, tay của ai cũng lăm lăm gậy chỉa ra. Ở trong phòng, hình như ông cũng thấy Hùng, vội xua tay, nhưng Hùng không hiểu ý ông, vẫn lao tới. Khang và Diệu đã đứng trước của chính, dùng hết sức Khang đánh cửa chính mở ra. Hùng nhanh như sóc phi thân lên chỗ cái cửa sổ, nhìn vào trong thấy con ma sói đã đứng trước mặt các bạn và ông nội, bàn ghế đổ ngổn ngang. Tay con ma sói cầm một thanh kiếm giống hệt thanh kiếm Hùng cầm lúc nãy. Bây giờ thì Hùng hiểu ra mọi chuyện. Đánh vỡ cảnh của kính, Hùng nhảy vào trong vừa kịp lúc đỡ được đường kiếm của con ma sói chém tới Hiền. Khúc gỗ bị đứt một đoạn ngắn.
--- Mau thoát ra bằng đường cửa sổ. - Hùng hét lên.
--- Vậy còn cháu thì sao? Ông không để cháu ở lại một mình đâu.
--- Ông mau đi đi, cháu đối phó được mà...
Hùng phải ngừng lại, né tránh đường kiếm của con quái vật. Đồng thời đánh mạnh một gậy vào đầu của nó. Con ma sói loạng choạng, quay người lại, lao tới Hùng. Hùng cố ý dụ nó ra phía hành lang xuống phòng khách. Khi xuống đến phòng khách, Khang nhảnh vào hỗ trợ tiếp cho Hùng. Diệu cũng xông vào. Ba người đánh con ma sói, nhưng gậy gỗ đối với nó chẳng ăn thua gì cả. Hai bên giao đấu một hồi ra khỏi nhà lúc nào không hay, dưới ánh trăng, con ma sói như khoẻ hơn. Đánh nhau một hồi ba thanh gỗ chỉ còn lại ba mẫu ngắn ngủi chẳng làm nên cơm cháo gì cả. Chưa biết làm gì thì Diệu bị một nhát kiếm, cả thân hình Diệu ngã xuống, Hùng nhanh chân đá văng thanh kiếm của con ma sói ra xa. Bị mất vũ khí, con ma sói hoảng hốt chạy đi. Khang đỡ Diệu ngồi dậy nhưng đã muộn. Diệu đã tắt thở. Hùng chạy vào nhà, thấy ông nội và các bạn đang ở trong phòng, khuôn mặt lộ vẻ sợ hãi.
--- Con biết rồi ông ơi, con ma sói đó chính là Lan, nói chính xác chính là thi thể của Lan và cái đầu của con sói. Khi chúng con tới đó, chỉ thấy một cái xác sói bị mất hết nội tạng. Như thế là con ma sói đó là Lan.
--- Nó đã ăn thịt Lâm. - Ngọc nức nở.
--- Lâm? Lâm bị nó ăn thịt rồi sao?
Mọi người không hề biết rằng, con ma sói đã nhặt thanh kiếm lên, từ từ tiến lại sau lưng Khang, khi nhận thấy được nguy hiểm thì đã quá muộn. Thanh kiếm giáng xuống, cái đầu Khang lăn lông lốc giữa bãi đất trước nhà. Con ma sói chụp lấy thi thể của Khang, định moi các cơ quan nội tạng ra ăn, thì bị một cú đánh trời giáng văng ra xa. Thì ra là Diệu, trên mình Diệu đã mọc đầy lông của loài sói. Diệu đã trở thành ma sói thực thụ. Hai con ma sói gầm lên, lao vào nhau như điên dại. Dưới ánh trăng, ánh kiếm loang loáng từ từ cắt rời từng phần trên cở thể Diệu. Từng bộ phận rơi ra đều trở lại nguyên dạng cũ. Diệu bị một nhát kiếm chém đứt nửa người té xuống nằm bất động. Con ma sói từ từ tiến lại cũng ăn các cơ quan nội tạng của Khang với Diệu. Trong nhà các bạn không hề hay biết chuyện ở ngoài.
--- Minh, tay bạn sao thế? - Linh hỏi?
Mọi người chú ý nhìn cánh tay phải của Minh, nó bắt đầu mọc đầy lông xám trắng. Minh hoảng loạn hét lên.
--- Có phải cậu đã cầm một khúc gậy đánh Lan bằng bàn tay này không? - Hùng cất tiếng hỏi.
--- Đúng, tôi thuận tay phải mà.
--- Cậu sắp biến thành ma sói rồi

--- Không thể nào! Sao lại thế được? Tôi không tin! Hãy nói là cậu chỉ nói đùa thôi đi.
--- Phải chặt đứt cánh tay này ngay, nếu không cậu sẽ bị biến thành ma sói.
--- Đừng! Đừng làm thế!
Vừa nói Minh vừa chạy ra cữa, Hùng rượt theo nhưng khi ra đến cữa thì chẳng còn thấy Minh đâu nữa, trước mắt Hùng là một con ma sói, con ma sói gớm ghiếc đáng kinh sợ. Ma sói quay lại nhìn Hùng, ánh mắt nó như van lơn một điều gì đó. Nó chần chừ rồi đi thụt lùi, lắc đầu và quay lưng chạy mất vào rừng. Hùng biết đó chính là Minh, tuy đã thành ma sói nhưng Minh vẫn còn có lý trí, vẫn phân biệt được ai là bạn bè của mình. Nhìn theo bóng Minh chạy đi, Hùng chợt nhì thấy con ma sói kia, nó đang ăn thịt Khang và Diệu. Hùng tái mặt đi, định lao ra ngoài quyết một trận sống mái với nó, nhưng Linh đã kịp thời ngăn lại.
--- Bạn mà ra đó lúc này chẳng khác nào tự nộp mạng cho nó.
--- Nhưng nó đang ăn thịt Khang và Diệu, đó là bạn tôi.
--- Khang và Diệu cũng là bạn của Linh mà, nhưng biết làm sao được. Bây giờ không phải lúc đau buồn hay thương tiếc mà phải tìm cách tiêu diệt con quái vật đó và cứu Minh trở lại như cũ.
Hùng kéo Linh vào nhà, khóa chặt cữa lại và quay qua hỏi ông lão:
--- Bây giờ phải làm sao hả ông?
--- Ông cũng không biết nữa. - Ông lã trầm ngâm.
Mọi người đăm chiêu suy nghĩ tìm cách tiêu diệt ma sói.
--- Hay ta đốt nó? - Hiền rụt rè nói.
--- Hay lắm. - Mắt ông lão sáng lên. -Đúng rồi đó, lửa đốt mọi thứ mà. Hùng, cháu xuống lấy dầu lên đây, càng nhiều càng tốt. Bây giờ ta phải làm thế này. Một người sẽ ra dụ nó vào đây. Khi nó vào tới, ta sẽ bất ngờ tạt dầu vào người nó. ngay lập tức phải có một người châm lửa đốt nó liền. Phải phối hợp thật chính xác, nếu không thì sẽ có thêm người chết oan nữa. Bây giờ phải có ai đó nhận nhiệm vụ ra dụ nó, đây là một việc rất nguy hiểm, cần một người chạy thật nhanh.
--- Cháu, cháu chạy nhanh nhất. - Vừa nói Tuấn vừa đứng lên.
--- Được rồi. Các cháu nấp vào chỗ kia, khi nó chạy tới thì đồng loạt hất dầu vào nó. - Vừa nói ông lão vừa chỉ vào Hân, Hiền, Linh và Ngọc. - Ông và Hùng sẽ châm lửa đốt nó ngay.
Bàn bạc xong xuôi. Bố trí mọi việc thật chu đáo, Tuân đi ra cữa, quay lại nhìn mọi người một lần nữa rồi lấy hết bình tĩnh mở cữa ra. Ma sói vừa ăn xong nội tạng của Khang và Diệu, bỗng thấy cánh cữa bật mở ra, Tuấn đứng đó dáng thách thức, nhanh như chớp nó chụp lấy thanh kiếm vào lao tới. Đợi cho nó tới một khoảng Tuấn quay mình chạy vào nhà lại phía cầu thang. Con ma sói lao theo, đến dưới chân cầu thang bỗng dầu tứ phía bay vào người nó, khựng lại một chút do quá bất ngờ, chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì lửa lan tới. Con ma sói trở thành một cây đuốc sống, nó lăn lộn dưới nhà, nó gào lên đầy đau đớn. Bàn ghế đổ ầm ầm mỗi khi nó lăn tới chạm phải. Mọi người đứng sững nhìn con ma sói mà không biết làm gì, chẳng nói nên lời nào. Con am sói đau đớn giãy giụa và quơ quào loạn xạ. Bỗng một ánh quang do thanh kiếm phản chiếu ánh lửa loé lên, và một tiêng thét đau đớn vang lên. Hùng thấy ông lão ngã xuống, lưng áo ướt đẫm máu.
--- Ông ơi. - Hùng hét lên vào lao tới đỡ ông lão dậy, ông lão chỉ kịp nói một câu gì đó không nghe rõ, chỉ loảng thoáng là " hai... kiếm... chém..." và trút hơi thở cuối cùng. Hùng đau đớn ôm ông lão khóc mà không hề biết rằng nguy hiểm đang cận kề. Con ma sói đã dập tắt được lửa trên người và đứng đó nhìn Hùng. Bộ lông của nó bị cháy xém đen bốc lên một mùi khét khó chịu. Ma sói cầm thanh gươm loạng choạng bước lại sau lưng Hùng. Ngọc hét to gọi Hùng như Hùng vẫn bất động ôm ông lão. Con ma sói chém xuống, Ngọc lao tới lây thân mình ra che chắn cho Hùng bất chấp nguy hiểm. Một tiếng "phập" phát ra khi thanh kiếm giang xuống, Ngọc nghĩ tới cái chết. Chưa hoàn hồn thì Ngọc thấy mình và Hùng bị hất văng sang một bên. Định thần nhìn lại thì Ngọc và Hùng nhận ra ông lão đã biến thành ma sói và kịp đưa tay đỡ đường kiếm cho hai người. Nhát kiếm chém vào giữa bàn tay của ông lão, máu rỉ ra. Con ma sói kia rút kiếm lại, đồng thời ông lão cũng lao lên. Hai con ma sói đánh nhau. Sau thoáng ngỡ ngàng, Hùng nhặt thanh kiếm của ông lão rơi trên nền nhà lao tới. Mặc dù là kiếm đạo cấp 6, và có thêm cả ma sói là ông lão hỗ trợ, nhưng Hùng chẳng làm được gì con ma sói kia. Đang đánh nhau thì Hùng vấp phải một cái ghế đổ gần đó, té nhào xuống. Thừa dịp đó, con ma sói đâm thẳng vào người ông lão một nhát. Ông lão rú lên thất thanh, đồng thời bằng sức mạnh phi thường, ma sói đưa đường kiếm lên trên cắt đôi ông lão ra làm hai từ phần bụng lên trên. Ông lão ngã xuống, trở lại thành một ông lão hiền hậu đáng thương. Máu từ người ông lão chảy ra lênh láng. Mọi người chưa kịp làm gì thì con ma sói lại tiếp tục lao tới, chém đứt luôn đầu của Linh, Tuấn và Hiền một lượt. Ba cái đầu rơi ra, lăn lông lốc xuống dưới chân của Hân, quá sợ hãi Hân ngất xỉu đi mà chẳng kịp nói tiếng nào. Con ma sói trong cơn điên dại lao tới Ngọc, giơ thanh kiếm lên và chém xuống, nhưng Hùng đã kịp giơ kiếm ra đỡ cho Ngọc một nhát kiếm chí mạng. Thuận đà Hùng đưa chân đá bay luôn thanh kiếm của con quái vật. Ma sói mất vũ khí, lùi lại và bỏ chạy ra ngoài. Trong phòngc hỉ còn lại Hùng với Ngọc trong nỗi sợ hãi. Ngọc chạy lại phía Hân đỡ Hân dậy. Hùng bế xác từng người lại và đặt nằm ngay ngắn lên nền nhà, lấy một tấm vài lớn phủ lên thi thể của từng người. Lòng đau như cắt. Bỗng nghe có tiếng gầm gừ ngoài cữa Hùng nhanh tay chụp lấy hai thanh kiếm lao ra cữa quyết trả thù cho mọi người. Ra đến cữa, Hùng đứng sững lại. Ở bãi đất trống trước nhà là xác của Khang đã bị mất hết nội tạng và đầu, vương vãi gần đó là các bộ phận của thi thể Diệu, nhưng điều làm Hùng dừng lại chính là hai con ma sói đang đứng gần đó. Chúng hướng vào nhau, Hùng biết ngay là Minh và con ma sói đang định đánh nhau. Hai con ma sói nhìn nhau rồi cùng tru lên một hồi dài, sau đó là lao vào nhau như các đấu sỹ. Hùng đứng nhìn hai con ma sói đánh nhau kịch liệt, thấy minh sắp thất thế, Hùng tay cầm hai thanh kiếm lao ra ngoài. Xông vào giữa hai con ma sói, Hùng chẳng còn biết gì nữa chém tới tấp vào con ma sói độc ác. Con ma sói bị chém máu chảy xuống. Hùng múa kiếm điêu luyện đánh tới tấp khiến con ma sói không kịp trở tay. Bỗng hai thanh kiếm chạm vào nhau nghe "choang" một tiếng và gãy vụn. Hai tia chớp chói lòa từ hai cái chuôi kiếm phát ra, quện vào nhau thẳng vút lên trời đồng thời một tiếng nổ kinh thiên động địa vang lên, Hùng thấy dưới chân rung chuyển.
Chói mắt quá nên Hùng phải nhắm mắt lại. Khi mở mắt ra, Hùng nhìn thấy dưới chân mình là những mảnh vụn của hai thanh kiếm, con ma sói cũng biến đâu mất, lăn lông lốc giữa đất một cái đầu sói, gần đó là một thi thể không đầu của một cô gái đầy máu. Hùng quay người nhìn lại thì thấy Minh đang nằm bất tỉnh ở đó.
--- Tiếng nổ gì vậy Hùng? - Ngọc và Hân từ trong nhà chạy ra đứng ở cữa.
Trán vã mồ hôi, Hùng quay lại và nói.
--- Mọi chuyện đã kết thúc rồi.
Những tia nắng đầu tiên xuyên qua rừng cây bắt đầu trải lên căn nhà ở bìa rừng. Ánh nắng như xua tan đi bao nhiêu sợ hãi mà mọi người đã phải gánh chịu. Sợ hãi đã hết, nhưng còn lại đây là nỗi đau đớn khôn nguôi của ba người bạn, họ đã mất ông nội, đã mất bạn bè và suýt nữa thì mất mạng. Hùng đứng đón ánh bình minh trong nỗi đau đớn tột cùng. Tiếng chim hót xa xăm vọng tới dưới tiếng gió, dưới ánh nắng yếu ớt vàng tươi của ngày Noel.



Ba người bạn âm thầm an táng cho những người xấu số ở nghĩa trang riêng của ông lão và trở về thành phố. Năm tháng trôi qua, họ đã bịa ra một câu chuyện về một tai nạn để nói với người việc không trở về của những người bạn. Mấy năm sau, câu chuyện và nỗi đau của họ cũng dịu lại, họ hầu như quên đi đêm Giáng Sinh đầy kinh hoàng ngày trước. Nhưng rồi đến một ngày kề cận ngày Giáng Sinh, cả ba người bạn cùng không hẹn mà gặp lại ở trước mộ của những người bạn cũ và ông lão. Ba người nhìn nhau không nói nên lời, ánh nắng chiều yếu ớt cố bám trụ lại nhưng không được, bóng đêm dần lên, họ nghe văng vẳng trong rừng một tiếng cho sói tru, và những cảnh tượng ngày xưa được tái hiện lại. Hôm sau, khi ra viếng mộ của mọi người thì thấy chúng bị đào bới lên, không thấy một thi thể nào nữa. Cả hai thanh kiếm được chôn gần đó cũng bị đào lên và đánh cắp. Nhưng đó là một câu chuyện khác...

 
588

Ngốc đi ăn trộm



Tại làng này có anh ngu đần. Người làng đặt tên là Ngốc. Một hôm, Ngốc đi chơi, Ngốc gặp anh Khôn. Lợi dụng tính thật thà của Ngốc, Khôn rủ Ngốc đi ăn trộm.
Tối hôm ấy, Khôn bảo Ngốc vào một nhà giàu. Nửa đêm, Ngốc vừa vào nhà thì chân vấp phải một chiếc chổi rành; Ngốc liền hỏi Khôn đứng bên ngoài:
- Chổi rành có lấy không hả mày?

403

Oct 20, 2004

Chuyện con gà con kê...



Một nông dân mua được một chú gà trống rất hăng. Gà ta đạp mái hết gà mái rồi tới vịt mái khiến chúng đẻ liên tục, nông dân nọ rất hả hê. Một bữa, ông ta đi làm đồng về thấy gà trống đang nằm xụi lơ trên bãi cỏ sau nhà, bên trên là mấy con quạ đang chờ ăn xác. Người nông dân thương xót than thở:

- Ôi chú gà tội nghiệp! Sao mày vội bỏ tao mà đi sớm vậy?!

Gà trống mở hé mắt nói:

- Ông đi chỗ khác đi kẻo lũ quạ mái bay hết mất bây giờ!



o O o


Một gà trống đã bị vặt lông đang chờ cắt tiết, nói với con gà mái khác bên cạnh:

- Lúc đầu nghe họ nói chuẩn bị có tiệc, mình cứ tưởng sẽ được dịp nhảy nhót tới sáng, ngờ đâu họ lại cho mình tham gia vào món cà-ri thế này...



o O o


Một con gà mái nằm phơi nắng giữa đường bị một chiếc xe kéo cán qua. Gà mái đứng dậy, rũ cánh, lẩm bẩm:

- Thằng cha nào mà khỏe thế không biết!



o O o


Sau bữa tiệc mừng năm mới, hai con gà mái gặp nhau trên bãi cỏ. Một con hỏi con nọ với vẻ quan tâm:

- Ồ, trông cô có vẻ không khỏe! Cô bị bệnh hay sao mà trông cô gầy thế?

- Không phải vậy, vừa trải qua đợt ăn kiêng dài ngày ấy mà. Bởi vì tôi còn muốn sống sót qua bữa tiệc.



o O o


Vào một buổi trưa mùa hè oi bức, trong trang trại tất cả đều yên lặng. Bất chợt có tiếng ồn ào vang lên. Từ trong chuồng, một con gà trống chạy thục mạng ra ngoài và hét tướng lên:

- Tôi đã nhầm rồi! Tôi đã nhầm rồi!

Ngay sau đó, một con vịt lạch bạch từ trong chuồng bước ra khẽ an ủi:

- Không sao đâu! Chuyện thường tình ấy mà!2660

Chuyện con gà con kê...



Một nông dân mua được một chú gà trống rất hăng. Gà ta đạp mái hết gà mái rồi tới vịt mái khiến chúng đẻ liên tục, nông dân nọ rất hả hê. Một bữa, ông ta đi làm đồng về thấy gà trống đang nằm xụi lơ trên bãi cỏ sau nhà, bên trên là mấy con quạ đang chờ ăn xác. Người nông dân thương xót than thở:

- Ôi chú gà tội nghiệp! Sao mày vội bỏ tao mà đi sớm vậy?!

Gà trống mở hé mắt nói:

- Ông đi chỗ khác đi kẻo lũ quạ mái bay hết mất bây giờ!



o O o


Một gà trống đã bị vặt lông đang chờ cắt tiết, nói với con gà mái khác bên cạnh:

- Lúc đầu nghe họ nói chuẩn bị có tiệc, mình cứ tưởng sẽ được dịp nhảy nhót tới sáng, ngờ đâu họ lại cho mình tham gia vào món cà-ri thế này...



o O o


Một con gà mái nằm phơi nắng giữa đường bị một chiếc xe kéo cán qua. Gà mái đứng dậy, rũ cánh, lẩm bẩm:

- Thằng cha nào mà khỏe thế không biết!



o O o


Sau bữa tiệc mừng năm mới, hai con gà mái gặp nhau trên bãi cỏ. Một con hỏi con nọ với vẻ quan tâm:

- Ồ, trông cô có vẻ không khỏe! Cô bị bệnh hay sao mà trông cô gầy thế?

- Không phải vậy, vừa trải qua đợt ăn kiêng dài ngày ấy mà. Bởi vì tôi còn muốn sống sót qua bữa tiệc.



o O o


Vào một buổi trưa mùa hè oi bức, trong trang trại tất cả đều yên lặng. Bất chợt có tiếng ồn ào vang lên. Từ trong chuồng, một con gà trống chạy thục mạng ra ngoài và hét tướng lên:

- Tôi đã nhầm rồi! Tôi đã nhầm rồi!

Ngay sau đó, một con vịt lạch bạch từ trong chuồng bước ra khẽ an ủi:

- Không sao đâu! Chuyện thường tình ấy mà!2660

Ngày Xưa...






 Ngày xưa.. 
Gần đến ngày tết, lòng tôi lại nôn nao khó tả. Nghĩ đến chiếc áo mới còn cứng ngắc, mầu hồng pháo rất quê mùa, còn nguyên hồ mẹ vừa mua sẵn ngoài chợ, tưởng tượng đến việc diện lên đi chúc tết họ hàng và được những phong bao lì xì của các cô, các bác và những lời chúc tốt đẹp nhất. Thường các cô bác chúc tôi ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, học giỏi v.v.... Tôi chỉ thực hiện được hai lời chúc đầu, còn về việc học hành thì tôi giở nhất hạng, đặc biệt là môn toán, tôi cũng luôn luôn được hạng nhất nhưng tính từ dưới lên trên. 
 
Tôi ôm ấp và vui sướng khi được nhận những phong bao đỏ thắm ấy, tôi cất những bao lì xì ấy vào một cái ví loè loẹt đeo tỏng tẻn trên vai.  Nhưng chỉ giữ được khoảng vài giờ. Về đến nhà là phải nộp ngay cho mẹ. Mẹ bảo, còn bé không nên giữ nhiều tiền, để mẹ giữ dùm cho. Nhưng tôi biết - vì đã quen nhiều lần lắm rồi - tiền mẹ giữ dùm, chẳng bao giờ tôi có cơ hội nhìn lại thêm một lần... 
 
Ngày xưa... 
Đêm giao thừa, tôi ngồi dựa hẳn vào người cha bên nồi bánh chưng lớn. Nghe cái lạnh thấm vào trong từng thớ thịt. Ban đầu thì ồn ào, cả gia đình tham gia, có cả chú tôi qua chơi và hứa canh nồi bánh "cho tới phút chót". Nhưng khi đêm càng khuya, cơn buồn ngủ càng réo gọi, nguyên đội quân con nít đầu hàng trước tiên. Rồi đến các anh, chị lớn. Chỉ còn lại ba mẹ, tôi và Chú. Ba thương mẹ vất vả, dục giã bảo mẹ đi ngủ mai mới có sức đón tết. Còn "cái phút chót của chú" là sau khi chơi vài lon bia chú đã lăn ra ngủ rồi. Chú dặn ba: "Mình thay phiên nhau canh nồi bánh chưng nhé. Bây giờ em ngủ một lúc, khi anh mệt thì gọi em dậy canh tiếp cho anh". Còn lại tôi và ba. Dĩ nhiên, ba cũng dục giã tôi vào giường, nhưng tôi cố dong mắt để chờ xem cái bánh mình đã bỏ công gói rất kỹ bao giờ thì chín. Đêm dần tàn, tôi càng buồn ngủ, chỉ còn ba ngồi khơi đống lửa cố giữ cho ngọn được cháy đều, rồi tôi cũng thiếp đi lúc nào không biết.... 
 
Ngày xưa... 
Tôi thường có những ước mộng mỗi dịp Tết về....
Tôi ước mình sẽ trở thành một cô gái xinh đẹp, có tấm lòng, biết yêu thương và được yêu thương...
Nhìn các chị càng lớn, càng xinh đẹp và được mẹ mua áo mới luôn luôn. Tôi cũng bồng bột ao ước rằng, một ngày kia thức dậy - tựa như câu chuyện cổ tích huyền thoại năm xưa - tôi hốt nhiên trở thành một nàng công chúa với mái tóc dài ngang vai, với tấm áo mới nhung mướt, và một chàng hoàng tử nào đó đang chờ đợi mình trước hiên nhà...



Nhưng hiển nhiên, giấc mộng chẳng bao giờ thành sự thực, tôi vẫn chỉ là một đứa bé con nhếch nhác, luôn luôn phải mặc thừa áo của các chị thải ra... 
 
Ngày xưa... 
Khi biết mơ mộng, tôi bắt đầu viết văn, làm thơ... Những đoản văn đầu đời từ những giòng nhật ký. Bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn đều viết trong ấy. Một vài lần, tôi bị mẹ la, vừa nức nở, vừa viết. Nước mắt vơi đầy nhoè nhoẹt trên trang giấy...Một vài lần, tôi...ăn vụng bị bắt gặp, một vài lần vẫn còn cãi nhau với mấy con nhỏ hàng xóm, và sẵn sàng buộc chỉ cổ tay tuyên bố nghỉ chơi....
Tất cả..., tất cả....
Tôi đều kể lể với cuốn nhật ký của mình. Nó như một người bạn kiên nhẫn yên lặng lắng nghe.
Viết xong, tôi cất kỹ một nơi và không bao giờ để hé cho ai biết... 
 
Ngày xưa...
Rất xa xưa...
 
Khi bắt đầu biết yêu...


Tôi như người lạc vào một khu vườn đầy kỳ hoa, dị thảo.. Và cứ tưởng giọt sương đọng trên cánh hoa là hạt kim cương óng ánh, nhưng tới gần chỉ là giọt nước mắt chơi vơi... (*). Tôi đã thức trắng bao đêm với giọt nước mắt mình. Tôi nắn nót, kể lể với trang giấy về chàng, một mối tình đưa tôi vào những mộng ảo của một thời hoa bướm với áo trắng, sân trường và những sách vở học trò.... 
 
 
Ngày xưa...
....Ngày xưa...
 
Thật nhiều kỷ niệm....


Tôi đang mở từng trang ký ức...
Lùi dần về những năm tháng xa xưa...
Tất cả...,
Dù vui hay buồn gì cũng đều như những bọt nước trôi dòng... 
 
Và hôm nay,
Hình như tôi cũng đang tiếp tục gom góp những kỷ niệm, dù là chỉ mới xảy ra hôm qua, mới sáng nay hay một, hai giờ trước đó.....
Chúng đều là những bọt nước trôi dòng...
Trôi mãi...
Trôi mãi.... 

1480

25 cách làm rung động trái tim phụ nữ



25 cách làm rung động trái tim phụ nữ


Có những con đường đến trái tim nàng thật đơn giản mà ngày thường bạn không nghĩ đến. Nhân ngày 8.3, xin mách bạn những mẹo nhỏ giúp bạn thể hiện tình cảm một cách chân thành nhất.


1. Mời nàng xem phim.


2. Ðừng ngại vén những sợi tóc lơ thơ phủ trên mắt hay dính trên gò má nàng một cách âu yếm.


3. Vòng tay choàng nhẹ lưng nàng khi giới thiệu nàng với bạn bè và gia đình.


4. Khi đang đi chung, hãy xiết chặt bàn tay nàng khi bất chợt có một phụ nữ đẹp ăn mặc khêu gợi đi qua.


5. Hãy gọi điện cho nàng khi bạn cảm thấy buồn.


6. Hôn nhẹ lên gò má nàng khi tạm biệt sau một buổi tối vui vẻ.


7. Nài nỉ xin xem một tấm hình nàng chụp khi còn bé.


8. Nếu nghe nàng thút thít trên điện thoại hãy đến với nàng ngay lập tức.


9. Hãy mua tặng nàng một đĩa nhạc những bài ca bất hủ thế giới.


10. Gọi nước uống cho nàng, cố gắng quan tâm đến gu thưởng thức của nàng.


11. Nhớ và nhắc ngày kỷ niệm hai đứa quen nhau trước khi nàng thốt ra.


12. Gởi mail cho nàng. Nói bất cứ chuyện gì cũng được.


13. Khi nàng cảm thấy bất an hãy nhìn thẳng vào mắt nàng và nói không ai trên thế gian này hợp với bạn hơn nàng.


14. Hãy gọi điện cho nàng ngay khi bạn lên xe hay lên máy bay đi công tác.


15. Tìm mọi cách làm nàng cười khi thấy nàng ủ ê.


16. Rủ nàng xem trực tiếp môn thể thao bạn thích nhưng hãy quan tâm đến nàng hơn chú ý đến trận đấu.


17. Hãy cạo râu tươm tất trước khi gặp nàng.


18. Ôm thật chặt nàng khi nàng ghen.


19. Tặng nữ trang cho nàng.


20. Khi cả hai cùng đi dạo, trên tay bạn cần có món ăn vặt mà nàng ưa thích.


21. Khi nàng ngả đầu vào vai bạn, hãy thì thầm gọi tên nàng.


22. Hãy chọn mở các bản nhạc nàng yêu thích khi nàng đang nấu nướng.


23. Tự tay sửa hay đề nghị sửa vật dụng của nàng mà bạn nhận thấy đang trục trặc.


24. Quan tâm khi nàng mặc đồ mới.


25. Nếu nàng đã là "bà xã", hãy hôn nhẹ vào bả vai nàng lúc nàng thiu thiu ngủ.

521

Oct 19, 2004

Còn một đạo quân nữa đi đâu



Ðọc truyện kiều đến câu:

"Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Ðạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy"

Em liền thắc mắc hỏi anh:

- Anh ơi, thế... còn một đạo nữa đi đâu?

Anh giải thích:

- Sao mà ngốc thế, đọc thơ phải hiểu là "thi tại ngôn ngoại" - thơ ở ngoài lời. Còn một đạo quân nữa đi nấu cơm, không thì hai đạo quân kia đi đánh trận về nhịn đói hay sao?1905

Những công dân mẫu mực



Sếp chở cô thư ký trẻ đi chơi trên chiếc ôtô đời mới, nhưng đột nhiên xe chết máy. Ông ta nghĩ: “Trên cương vị là sếp thì mình sẽ gọi ngay nhân viên cứu hộ, nhưng là một người đàn ông thì mình phải tự sửa chữa”. Ông ta bước ra và chui xuống gầm xe. Trong khi đó, cô thư ký nghĩ bụng: “Với tư cách là một người phụ nữ, mình cần ngồi yên ở trên xe, nhưng ở vị trí là một thư ký, mình phải ở bên cạnh sếp. Cô lập tức bước ra và chui vào gầm xe... Nửa tiếng sau, một người đàn ông đi ngang qua: “Như một người lịch sự, mình không nên làm phiền, nhưng là một công dân, mình cần phải báo cho đôi này biết, chiếc xe của họ đã mất từ đời nào rồi.
1817

Thời gian thì có ý nghĩa gì



Anh ông dân nọ đứng trong vườn cùng đàn lợn của mình, tay ôm một con lợn to, nâng lên cho nó ăn táo trên cây, rồi lại làm như thế với con thứ hai, thứ ba... Thấy lạ, một người qua đường lại gần anh chàng và hỏi:
- Tại sao anh không rung cây cho táo rơi xuống để đàn lợn ăn, như thế có phải đỡ tốn thời gian hơn không? Người nông dân ngạc nhiên:
- Thời gian à? Thời gian thì có ý nghĩa gì với một con lợn chứ?
1712

Oct 18, 2004

Bạn Già Đố Chữ



Hai ông bạn già vui chuyện, nói giỡn nhau. Một ông bảo:

Bát cửu!

Nếu giọng Bắc thì có nghĩa là "8, 9", nhưng theo giọng Nam Bộ thì hơi giống giọng "Bác cẩu", có nghĩa là "Bác chó".

Ông bạn kia không kém phần mẫn tiệp, liền đối lại bằng tiếng Pháp:

Ong đui!

"Ong đui" là onze, douze (11, 12) lại có nghĩa là "ông mù mắt"!

Đúng là bạn già tri kỷ!

2741

Bướm Trắng



Trường nàng ở cạnh trường tôi
Cách con đường nhưạ, cách đôi quán hàng
Giờ ra chơi, rất nhẹ nhàng
Từng con bướm trắng ... "đậu" sang bên này .
Bún rêu , chả cuốn lượn đầy
Có con bướm "xốp" (ăn) thịt cầy như điên !
Mắt nàng đăm đắm trông lên ...
Thực đơn, bảng giá ghi trên vách tường .

Hôm nay, nhân buổi bãi trường
Nghìn "con bướm trắng " ... tăng cường sang chơi .
Các nàng chỉ "xốp" (ăn) cầm hơi
Bao anh chới với như ... bơi giữa dòng

Chỉ vì muốn bướm hài lòng
Mà anh đút cổ vô tròng "ga lăng"
Bướm ơi ! cứ "dứt" (xài) thiệt hăng
Để cho khối kẻ nhăn răng .. chi tiền !

1538

Oct 17, 2004

Nói và làm



Có hai anh sợ vợ cùng láng giềng với nhau. Một hôm vợ anh nọ đi vắng, ở nhà trời mua, áo quần phơi ngoài sân quên lấy vào, ướt cả. Khi vợ về, chị ta mắng cho một trận. Anh nhà bên cạnh thấy thế mới lẩm bẩm: "Mẹ kiếp! Chẳng phải tay ông!"

 Chẳng may, vợ anh ta nghe tiếng, chạy ra, trợn mắt hỏi dồn:


 - Phải tay ông thì ông làm gì hở? Ông làm gì hở?


 Anh ta luống cuống:


 - Phải tay ông thì ông... cất trước lúc trời mưa, chứ còn làm gì nữa!

2563

Oct 16, 2004

Nói tắt



Trong quán nhậu, khách gọi anh bồi:
- Anh ơi, cho thêm hai đĩa thịt dê nhé! Cùng lúc đó, một ông khách mới vào quán kêu:
- Cho tôi hai đĩa thịt chó! Anh bồi hướng vào bếp la lớn:
- Hai dê ăn thêm, hai chó mới vào!!!

2370

Oct 15, 2004

Thì thầm



Đang giờ lễ trong nhà thờ, bé trai ngồi bên cạnh mẹ nó bỗng nói lớn:

- Mẹ ơi con muốn... tè.

Bà mẹ kéo con ra ngoài cho nó giải quyết rồi dặn:

- Lần sau con không được nói "tè" trong nhà thờ như vậy. Khi nào muốn, con nói "con muốn thì thầm" nhé.

Chúa Nhật sau, cậu bé đi lễ với ông bố. Ngồi một lát, cậu bé khều bố và nói:

- Bố ơi, con muốn thì thầm.

Ông bố thoáng ngạc nhiên nhưng cũng nói:

- Được, con cứ thì thầm vào... tai bố đây.
1877

Oct 14, 2004

Vua Cò Trắng



Ðời xưa, có một ông vua tên là Mỹ Tuấn, còn trẻ, cai trị một nước phồn thịnh gọi là xứ My Lăng. Nhà vua xem dân như con, tính tình thật là dễ chịu. Vua có một cận thần rất trung thành tên là Bằng Tô. Bằng Tô có một bộ râu dài gần sát đất. Bằng Tô thường hầu cận bên vua không khi nào rời. Vua mến ông ta lắm.

Một hôm, sau buổi cơm trưa, vua Mỹ Tuấn nhận thấy Bằng Tô không vui, vì một lát hắn ta lại thở dài một cái. Nhà vua hỏi:

- Khanh có chuyện gì buồn thế?


- Tâu bệ hạ! Bệ hạ thật là tài tình! Bệ hạ biết được cả trong lòng hạ thần! Tâu bệ hạ, tuy lâu nay bệ hạ đối đãi với thần rất đại lượng, nhưng hôm nay hạ thần chẳng dám nhờ hồng ân nữa, cho nên hạ thần buồn. Số là hồi sáng có một chú Chệt vào trong thành, đem theo nhiều bảo vật mà hạ thần chả có đủ tiền để mua.


- Chỉ có thế thôi mà khanh cũng buồn! Nhà vua mỉm cười. Khanh bảo thằng Chệt ấy đến đây. Khanh muốn gì ta mua đấy và bao nhiêu tiền ta trả cho cả. Bằng Tô thích chí quá, cảm ơn rối rít. Một võ quan đi tìm khắp thành phố dẫn chú Chệt vào.


Nhà vua bảo: 


- Có cái gì trong tráp thì mở cả ra xem. Vừa hỏi vua vừa để ý nhận xét chú Chệt: thân mình hắn cũng nhỏ bé, dễ thương, song đôi mắt rất tinh lanh; hắn ăn mặc rách rưới, tiều tụy.


Chú Chệt lạy xong, mở tráp ra. Nhà vua kêu lên:


- Trời ơi! đẹp quá! 


- Thật vậy, trong tráp có rất nhiều đồ trang sức ngọc ngà, chạm trổ tuyệt đẹp, nhẫn ngọc kim cương lóng la lóng lánh.


Bằng Tô tâu vua:


- Tâu bệ hạ! Như thế có đẹp không?


Nhà vua gật đầu:


- Ðẹp lắm!


Chú Chệt nghe vua khen, mỉm cười và rút trong đáy ra một cái hộp nhỏ màu đen, dâng lên đức vua:


- Tâu bệ hạ, hắn vừa nói vừa cúi đầu thấp xuống để cho nhà vua khỏi thấy hắn đang tái mặt - đây mới thật là của quý. Hạ thần mua được tận bên Mếch Di Cô kia ạ. Nó quí cho đến nỗi hạ thần dám chắc rằng tất cả các kho tàng trên thế giới họp lại mà cũng không đáng giá bằng. Hạ thần đã mua nó bằng một giá đắt lắm và theo lời người bán, hạ thần chưa hề mở ra lần nào. Hạ thần chắc rằng trong này có một bảo vật quý giá có một không hai trên trái đất.


Nhà vua và Bằng Tô nghe nói cúi đầu vào xem. Trong hộp mở ra, chỉ có một ít hột đen đen rất mịn, trên mặt có một mảnh giấy rất mỏng gất tư, trên mảnh giấy có những hàng chữ rất là kỳ quái.


- Lạ thật! Lạ thật! Nhà vua lẩm bẩm. Cái gì thế này? Chú Chệt run run:


- Hạ thần cũng không được rõ, chỉ biết là quý lắm mà thôi.


- Trẫm không biết đọc mấy chữ này, Bằng Tô, người có đọc được thì đọc cho trẫm nghe.


- Tâu bệ hạ, hạ thần cũng chịu, chả hiểu được chữ gì. Ðể hạ thần cho mời quan Thế Lâm vào, chắc ông ta đọc được.


Một lát, quan Thế Lâm vào. Nhà vua bảo:


- Này Thế Lâm, cầm lấy miếng giấy này, đọc đi. Ðọc được, trẫm sẽ ban thưởng cho. Nếu đọc không được thì giữ hồn, trẫm cho hai chục hèo đấy.


Quan Thế Lâm run sợ, nhưng khi nhìn đến tờ giấy thì liền vui mừng:


- Tâu bệ hạ, đây là chữ La Tinh đấy! Hạ thần xin đọc để bệ hạ nghe:


"Ai gặp bảo vật này là người sung sướng nhất đời. Phải cám ơn Trời Phật ban phúc lành cho mới được.


"Chỉ cần một dúm hột nho nhỏ này thôi mà cũng đủ sung sướng bằng ngàn kẻ sung sương!


"Chỉ cần hít một chút xiú bột này vào trong mũi và đọc lên rằng: MUY TA BO" là có thể tự mình biến ra một loài vật theo như mình ước muốn và có thể nói, nghe được tiếng nói của loài vật ấy.


"Khi cần hiện lại nguyên hình mình, thì chỉ phải quay mặt về phương Tây nghiêng mình đọc ba lần: "MUY TA BO" thì tức khắc trở lại thân người.


"Nhưng hãy cẩn thận; nếu trong khi biến thành loài vật mà cười lên một tiếng thì sẽ quên mất ba chữ thần bí ấy và không bao giờ hiện trở lại nguyên hình được, cứ thế mà sống mãi suốt đời."


Nhà vua nghe đọc xong, sung sướng quá:


- Này Thế Lâm, trẫm cấm ngươi không được cho ai biết một tí gì về việc này. Nếu ngươi nói lộ chuyện này ra, ta sẽ chém đầu ngươi. Ði tìm quan giữ kho vào đây cho ta. Bảo nó nhét cho ngươi hai bọc vàng đầy.


Và quay lại Bằng Tô, nhà vua mỉm cười. 


- Ta phải thí nghiệm mới được khanh ạ.


Bằng Tô hấp tấp trả lời:


- Tâu bệ hạ, phải đấy. Chúng ta phải thí nghiệm ngay, Bệ hạ chỉ hóa thành loài vật một lát thôi, ai mà biết được!


- Ai mà hiểu được! Nhà vua nhún vai, Trẫm chả cần ngươi khuyên. Theo ta mau. Chúng ta ra vườn thượng uyển chơi. Ở đây chắc có một vài loài vật.


Một giờ sau, nhà vua và Bằng Tô đã đi vào vườn không có tên lính nào hầu cả. Ðức vua nhìn quanh nhìn quất bảo Bằng Tô:


- Chả có thấy một con chim nào. Chúng ta phải đi đến chuồng ngựa hay sao?


Nhưng không. Nhà vua không cần ra chuồng ngựa. Bên kia, là hồ sen, sen nở đầy hồ ngát hương. Ba con cò trắng đang chăm chú tìm mồi. Một con thứ tư ưỡn ngực bước một cách mạnh dạn trên hai cẳng dài lêu khêu, đi tìm ếch nhái.


- Ấy đấy! Tâu bệ hạ! Xem cách đi của tụi cò ấy và cái nhìn của chúng, chắc câu chuyện của chúng nó hẳn là vui lắm! Nhà vua vui vẻ:


- Hay lắm! Này Bằng Tô! Hay lắm! Ngươi thật là một kẻ hầu cận trung thành vậy. Biến thành hai con cò! Trời ơi! Vui biết bao nhiêu! Nhưng hãy nhớ Bằng Tô nhé, nhớ học thuộc cái phương pháp hiện lại nguyên hình chứ, nếu mà quên thì khốn đấy nhé.


Cứ việc ngoảnh về phía Tây nghiêng mình đọc ba lần "MUY TA BO" là hiện nguyên hình được, tâu bệ hạ.


- Ngươi nói đúng lắm! Có khó gì mà không nhớ  được! Ðồ trẻ con đấy mà! Nhà vua Mỹ Tuấn rút trong túi ra cái hộp đầy bột, lấy một chút đưa cho Bằng Tô và lấy một chút cho mình, khi hít bột vào mũi, hai người đọc lên ba chữ mầu nhiệm.


Bỗng chốc, một sự thay đổi mau chóng và bất ngờ: Hai chân dài và hai cánh rộng. Có lông hẳn hòi đấy nhé - thay cho hai chân hai tay và mặt của hai ngườI cứ dài dần ra cho đến khi trở thành hai cái mỏ thật dài. Nhà vua và Bằng Tô đã hoàn toàn biến thành cò trắng!


Ðức vua vui sướng khôn xiết. 


- Này Bằng Tô, ngươi nhìn xem ta có đẹp không? Chà! Cái mỏ của ngươi dài quá, dài như bộ râu của ngươi hồi trước vậy.


Bằng Tô nghiêng mình, lấy mỏ rỉa lông. 


- Thật bệ hạ có phước tướng! Làm vua cũng thế mà làm cò cũng vậy, bao giờ dáng dấp của bệ hạ cũng uy nghiêm vô cùng. Hạ thần chắc rằng bây giờ mấy con cò kia chả thèm sợ chúng ta nữa, vì chúng ta đã là đồng loại của chúng rồi k
ia mà! Ðức vua nóng nảy:


- Mau, chúng ta hãy đến gần chúng, vì trẫm đang khao khát không biết rằng có thể nghe được tiếng nói của loài cò chăng.


Ðức vua Cò và đại thần Cò chỉ cần bước vài bước trên cặp chân cao lêu khêu là tới gần được hồ sen. Lạ chưa! Tiếng nhắp nơi mỏ của lũ cò bỗng trở thành một tiếng nói mà hai vua tôi đều nghe rõ được, nhờ có lỗ tai cò.


Một con cò bảo:


- Này! Chị Dài cẳng ạ! nước hồ hôm nay mới trong làm sao! Tụi cóc nhái cũng nhiều lạ! Này! Chị hãy nếm một chút này, ngon lắm.


Chị Dài Cẳng là một chị còn trẻ măng, lông trắng như tuyết, nàng ta quẹt mỏ hai bên cánh và đáp:


- Em chả cần ăn uống gì cả chị ạ. Em chỉ đến đây để tắm mát mà thôi. Má em bảo ngày mai có giỗ tổ, em phải sửa soạn sạch sẽ để mai khiêu vũ mừng quan khách đến chơi, chị ạ! Này chị! Em biết một điệu múa hay lắm, gọi là Vũ khúc hoa sen. Này nhé! Em múa thử chị xem.


Nàng ta nhỏng nhẽo nhảy múa. Lúc thì hụp xuống, lúc thì trồi lên, hai cánh vỗ có nhịp và uốn eó cái cổ dài một cách dễ cười, đến nỗi cả hai thầy trò nhà vua nhịn cười không được, phá lên cười như vỡ.


Tiếng cười bất ngờ quá làm cho các chị cò ta hoảng hốt, thốt nhiên vỗ cánh bay mất.


- A! A! A! Nhà vua nhảy cỡn lên vì sung sướng. Này Bằng Tô! Trẫm chưa hề thấy gì vui hơn thế! Tiếc quá, nếu chúng ta đừng cười lớn thì có lẽ bây giờ lại được nghe chúng nói chuyện thêm, vui biết bao nhiêu! Nhưng chàng cò Bằng Tô bỗng hốt hoảng:


- Chết! Chết rồi! Tâu bệ hạ: Ngài có nhớ ba chữ nhiệm mầu ấy không? Ba chữ mà hễ khi nào muốn hiện lại nguyên hình phải đọc ba lần ấy mà! Hạ thần ngẫm nghĩ mãi mà chẳng nhớ ra. Chết mất! Theo trong lời dặn thì trong khi biến hình, chả được cười lên một tiếng, nếu không sẽ quên mất ba chữ ấy! Tâu bệ hạ! Mà hạ thần đã... quên mất!


Ðức vua run rẩy:


- Chết rồi! Trẫm cũng đã quên mất ba chữ ấy! Này, khanh hãy nhớ lại xem. Muốn... muốn hiện lại nguyên hình thì phải xoay về... về hướng Tây nghiêng mình và đọc...


- Và đọc... đọc ba lần chứ... muy... ma... mơ, chữ mi ... mô... mơ... Bằng Tô tìm kiếm một cách thất vọng.


- Muy.. ma... mô... mi... mô.


- Mơ... mi... mô... chết thật rồi bệ hạ! Hai người cố lục lọi hơn một giờ đồng hồ trong trí óc ba chữ cứu tinh kia, nhưng không tài nào nhớ được.


Cứ giờ này đến giờ khác, hai chú cò cứ ngoảnh mặt về phía mặt trời lặn, ngừng cổ tìm tòi một cách thất vọng, cho đến khi kiệt sức, hai chàng mỏi quá, nằm phịch xuống đất.


- Chúng ta chết mất!


Bằng Tô lắc đầu, rên rỉ và khóc.


Nhà vua bỗng trở nên mạnh dạn và làm chủ được mình:


- Im đi, Bằng Tô! Than van, khóc lóc là yếu hèn! Hãy chịu đựng sự hình phạt một cách can đảm. Chúng ta bị khổ thế này chắn hẳn chúng ta đã gây nhân xấu từ lâu. Than khóc vô ích. Bây giờ chỉ có nước an vui với số phận. Ta là cò thế cũng còn sung sướng chán. Cò, với hai cánh rộng, ta có thể bay tự do trên trời xanh, trong khi bay, ta cũng có cảm tưởng như ta trị vì vậy! 


Chúng ta hãy đi tìm chỗ nghỉ, vì trời đã sắp tối. Ngày mai, chúng ta bay liệng trên thành phố để xem tình trạng của dân chúng ra sao khi họ nghe tin ta mất tích.


Bằng Tô bước từng bước một, lặng lẽ theo sau đức Vua cò, thở dài não ruột. Ðêm xuống lặng lẽ và buồn bã, buồn lặng với hai con cò.


Ngày mai, hai thầy trò bay liệng trên thành phố My Lăng và kêu lên những tiếng ai oán đau thương. Người qua đường nghe kêu, chỉ nhau và bảo:


- Ðấy, điềm dữ đấy, điềm không lành cho xứ sở đấy.


Chiều đến, Vua cò và Bằng Tô biết được rằng tin vua mất tích đã tràn xa khắp nước.


Ðã nhiều phen, hai vua tôi bay đến đậu trên nóc hoàng cung, cố ý làm cho các quan và dân chúng biết rằng "đây ta là vua các người". Song, ai mà có thể tin được lời chim? Chỉ có một cách duy nhất: làm thế nào nhớ ba chữ thần diệu để hiện lại nguyên hình.


Hai vua tôi nhà cò đói quá, mới tìm trái cây để ăn và vụi mỏ xuống hồ nước để uống. Tối về ngủ trên cành cây. Họ chả dám ăn thằn lằn, ăn ếch nhái, ăn sao được! - như lũ cò khác, lũ này ăn ếch nhái một cách ngon lành.


Hơn một tuần lễ, hai con cò sống một cách sầm thảm như thế, thì một hôm, quang cảnh thành My Lăng bỗng nhộn nhịp khác thường. Ðường sá đều được cắm cờ, các nghinh môn được dựng lên khắp nơi... Một đám rước vĩ đại diễn qua trong thành phố: quân lính gươm giáo đi hàng tư và trống kèn inh ỏi.


Giữa đám rước, một người trai trẻ ngồi trên lưng ngựa, chung quanh các võ quan hộ giá uy nghiêm nhiệt liệt.


Nhà vua Mỹ Tuấn uất người thét lên:


- Ðấy là con của kẻ thù ta! Ðấy chính là thằng Cách Nô đấy, con của thằng Mai Gia trước đây đem binh qua xâm lăng nước ta, bị ta đánh cho bại trận.


Chính nó đã thề sẽ trả thù ta. Nó đã lập mưu đánh lừa ta để qua chiếm đoạt ngôi ta! Quân tiểu nhân!


Nhà vua nức lên, uất ức.


Bằng Tô gật gù:


- Chính nó! Thằng Chệt, chính là một đứa của tụi nó trá hình đến lừa ta! Quân gớm thật.


Nhà vua buồn bã:


- Thôi ta đi! Hỡi Bằng Tô! Xứ My Lăng không còn là xứ của ta nữa, tụi nó đã chiếm mất rồi! Ta đi! Ta đi đến xứ Mếch Di Cô. Ta đi đến đó, họa may được đỡ khổ đôi phần. Có lẽ ta gặp được các ông phù thủy giải ách được cho ta.


Thế là hai thầy trò từ giã thành My Lăng, vỗ cánh bay về Mếch Di Cô. Họ bay chưa quen nên mới vài đồng hồ mà hai cánh đã mỏi rã rời.


- Bệ hạ cho hạ thần nghĩ cánh chút đã. Bệ hạ bay mau quá! Chiều cũng đã xuống. Vậy thì vua tôi ta hãy nghỉ lại đây đêm nay. Ta đi tìm một chỗ trú ẩn. 


- Phải. Trên đồi kia có một cái tháp cổ đã tiêu tàn. Ta lên đậu trên đó ngủ cho qua đêm.


Hai vua tôi, bay lên tháp. Trong tháp, có một gian phòng ẩm thấp, tối tăm. Bỗng nhiên, Bằng Tô cản nhà vua lại:


- Bệ hạ có nghe gì chăng? Bằng Tô nói nhỏ: Hình như có tiếng ai khóc nức nở.


Nhà vua chổng tai lên nghe:


- Có tiếng ai khóc! Lạ thật! Ta vào xem.


- Bệ hạ đừng liều lĩnh, tâu bệ hạ! Chỗ này chắc không yên, ta đi tìm chỗ khác trú ẩn vậy.


Nhưng nhà vua không nghe, tiến tới. Bằng Tô vội vã lấy mõ kéo cánh nhà vua lại, nhưng nhà vua đã đi tới, vài cái lông dính nơi miệng Bằng Tô.


- Ái chà đau! Ngươi đừng nhổ lông ta chứ!


Bên trong tối mịt. Tiếng khóc than càng rõ rệt giống như tiếng người! Nhìn cho kỹ, vua chỉ thấy một con cú thật lớn ở bên trong mà thôi. Bạo dạn vua hỏi:


- Ai khóc ở trong ấy?


Con cú bỗng nhiên giật mình đánh thót một cái và khi trông thấy hai con cò, thì kêu lên:


- Hai con cò! Hai con cò! Trời ơi! Tôi được cứu thoát!


Vua cò ngạc nhiên vô cùng, bởi vì con cú nói giọng người, mà lại nói một cách rõ ràng.


Mỹ Tuấn hỏi:


- Sao? Tại sao nhà ngươi khóc, mà nhà ngươi lại nói được tiếng người, hỡi con cú? Ta tin rằng ngươi cũng đồng một số phận với chúng ta,. Có phải ngươi đã dại dột đến nỗi thành hình cú chăng, nói mau cho ta rõ.


Con cú chùi nước mắt bằng hai cách màu sậm, úi đầu chào và trả lời:


- Em chả biết ông là ai, ông cò ạ, song nghe giọng nói của ông, em biết ông là một trong những kẻ đau khổ. Và người ta đã nói với em rằng một ngày kia nếu có hạnh phúc trở thành người lại thì hạnh phúc ấy cũng do nơi một ông cò đem đến. Bởi thế thấy hai ông, em thốt nhiên được vui mừng ngay.


- Trời hỡi, ta chả giúp gì được cho ngươi đâu! Và khi ngươi nghe ta kể chuyện chúng ta, ngươi sẽ thấy rằng nỗi đau của chúng ta là một nỗi đau khổ vô biên, đến nổi chúng ta không còn gì tặng cho ngươi hơn là một lòng thương hại.


Nhà vua bèn kể chuyện mình và Bằng Tô cho cú nghe.


Nghe xong con cú thở dài.


- Em thấy giữa số phận chúng ta có cái tương quan giống nhau. Nếu như bệ hạ là vua, thì em đây là công chúa Phương Châu, con gái độc nhất của vua Ấn Ðộ. Thằng Cách Nô mà nó ám hại bệ hạ ấy, vốn nó đã đến hỏi em làm vợ. Nhưng phụ hoàng em cho nó là đồ tồi tệ, bèn đuổi nó ra khỏi cửa. Bị nhục, nó tìm cách giả trang để vào làm tôi tớ trong cung và tìm cách đưa cái hộp ma quỷ ấy để lừa em. Thế là em bị mắc lừa, biến thành con cú và trong khi thị nữ đi tìm em khắp chốn, nó xách cổ em lên cái tháp này, tống em vào đây rồi bảo:


"Mi phải ở đây cho đến khi một kẻ nào đến đây và bằng lòng hỏi mi làm vợ. Chỉ có cách đó là mi có thể hiện lại nguyên hình. Nhưng tao thì tao giấu chả cho ai biết có mi ở đây. Mi cứ ở đây cho đến trọn đời, già đi và chết đi như những con cú khác. Thế cho bỏ ghét thằng cha mi".


Nói xong, hắn bỏ đi. Em ở đây chẳng đi đâu được, vì bị cột lỏng chân. Ðã hơn ba tháng nay, em phải âm thầm sống ở đây, không có nhìn thấy trời đất. Ăn thì ăn dơi chuột, rêu đá. Và bệ hạ ơi, số kiếp của em còn khổ sở hơn số kiếp của bệ hạ nhiều. Bệ hạ còn có bạn, còn bay đi khắp chốn được, chứ em thì phải trọn đời ở nơi đây.


- Lạ thật, nhà vua lẩm bẩm. Số phận của chúng ta đồng nhau. Hẳn có liên quan gì đây.


- Chắc thế, tâu bệ hạ. Em bị quả báo thế này, bởi vì trước kia em có hỗn với mẫu hoàng em một lần. Em chắc thế. Còn bệ hạ có lỗi gì đâu? Thế bây giờ bệ hạ đi đâu?


- Chúng tôi đi Mếch Di Cô để cầu cứu.


Cón cú lắc đầu, rồi bỗng nhiên hai mắt sáng rỡ phi thường:


- Em tưởng rằng bệ hạ và quan lớn chả phải đến Mếch Di Cô làm gì nữa. Em đã có cách để cứu được bệ hạ và quan lớn và luôn dịp cứu được cả em nữa.


Nhà vua hấp tấp:


- Làm thế nào? Làm thế nào?


Bằng Tô cũng hấp tấp:


- Làm thế nào? Làm thế nào?


Mỗi tháng bọn bộ hạ của Cách Nô đều nhóm họp gần ở đây, ở lâu đài bên kia đồi. Chúng nó tiệc tùng và kể chuyện vui chơi mà chúng đã làm trong một tháng. Có lẽ trong khi kể, chúng sẽ nhắc đến ba chữ thần bí kia mà bệ hạ đã quên. Mà nếu em còn nhớ, thì tối nay là tối chúng nhóm họp.


Vua Mỹ Tuấn vui mừng nhảy lên:


- Công chúa! Công chúa! Hay biết bao nhiêu! Nàng là kẻ cứu mạng chúng ta! Mau mau, nàng hãy chỉ cho ta đường lối sang lâu đài. Bằng Tô, hãy mổ đứt sợi dây cột chân nàng cho ta. Công chúa, nàng hãy vui lòng chỉ đường cho ta với.


Hai chàng cò khẩn khoản. Nhưng công chúa nghiêm nét mặt:


- Em cứu hai chàng, nhưng em phải ra một điều kiện. Nếu hai chàng tuân theo thì em mới đi. 


Vua hấp tấp:


- Ðiều kiện gì ta cũng chịu cả. Nàng cần gì?


- Em muốn rằng bệ hạ sẽ giúp em trở lại nguyên hình. Em thưa rằng chỉ khi nào có kẻ muốn nhận em làm vợ, em mới thoát khỏi cái lớp áo cú xấu xa này. Vậy thì, tâu bệ hạ, nếu bệ hạ hoặc là quan lớn hứa làm chồng em.
Nhà vua kéo Bằng Tô ra xa nói nhỏ:


- Này Bằng Tô, bây giờ chính là lúc ngươi tỏ lòng trung thành với ta. Ngươi sẽ cưới công chúa làm vợ.


Bằng Tô giẫy nẩy và run lập cập:


- Tâu bệ hạ! Bệ hạ muốn cho khi thần về vợ hạ thần sẽ móc cặp mắt của hạ thần đi hay sao. Nó dữ lắm. Nếu nó thấy hạ thần đem công chúa về thì chết với nó. Bệ hạ nên nhớ rằng thần đã có vợ con. Hơn nữa thần đã già. Bệ hạ còn trẻ, chưa có vợ và đáng cưới công chúa hơn hạ thần. Công chúa thì trẻ đẹp... mà hạ thần thì già nua, râu dài chấm đất...


- Ai bảo ngươi công chúa còn trẻ và đẹp đấy! Chưa chắc! Nhà vua buồn rầu vuốt lông cánh, nghĩ ngợi mơ màng. Chả có gì chắc rằng nàng trẻ và đẹp! chắc phen này thì mua mèo trong bị đấy!


- Tâu bệ hạ, Bằng Tô đáp một cách lễ độ nhưng cương quyết, hạ thần chỉ có thể nói rằng: thà rằng chịu kiếp cò suốt đời còn hơn là rước vợ lẽ về để vợ hạ thần nó hành hạ thần khổ lắm, nếu bệ hạ biết được tính nết của con vợ hạ thần...


Hai thầy trò còn cãi vã một hồi nữa và cuối cùng nhà vua phải đành lòng nhận chị cú làm vợ.


Nghe nói nhà vua thuận nhận, công chúa Phương Châu rất vui mừng:


- Chúng ta sẽ được hiện nguyên hình không lâu. Chính hôm nay Cách Nô đãi tiệc. Giờ này chắc chúng đã bắt đầu nhập tiệc. Chúng ta hãy đi mau mau.


Nói xong nàng cú đi trước, bay nặng nề nhưng nhanh chóng. Hai chàng cò hấp tấp theo sau. Ðến lâu đài, công chúa lấy mỏ trỏ một cánh cửa con để hai chàng cò có thể bay lên đậu và nhìn vào tận bên trong phòng tiệc.


Mỹ Tuấn và Bằng Tô nhẹ nhàng bay đậu lên cửa, chống tai chống mắt mà nhìn mà nghe.


Trong gian phòng, một quanh cảnh tươi đẹp. Ðèn  nến sáng trưng, bàn ăn khói lên nghi ngút. Chung quanh bàn, bọn chúng nó đến hơn sáu chục đứa. Trong bọn, nhà vua cò thấy có cả tên Chệt hôm xưa.


Tên Chệt này đang kể chuyện Bằng Tô và Mỹ Tuấn.


- Chúng ta đến thật là vừa lúc, vua Mỹ Tuấn vừa nghĩ vừa rùng mình. Nếu chậm một chút thì còn gì là đời! Lạy Phật! Xin nhớ ơn Ngài! Và hai thầy trò lắng hết cả bốn tai.


Tiếng cười trong phòng dội ra khi nghe tiếng kể chuyện của thằng Chệt bắt đầu lên giọng khôi hài. Một đứa trong bọn hỏi:


- Hay quá! Hay quá! Thế anh làm thế nào vào cung được và mấy chữ ấy là chữ gì mà thần bí đến thế?


(Ngoài này nhà vua và Bằng Tô lắng yên không dám động một máy lông).


- Chữ gì ư? Một chữ la tinh khó nhớ lắm mà tụi chúng một khi quên đi thì không thể nhớ lại được. Ấy là chữ "MUY TA BO" ấy mà!


Nghe đến đây, hai chàng cò chả thèm nghe nữa, vội vã đáp xuống thật mau, đến nỗi con cú phải bay gấp lắm mới theo kịp.


- Công chúa ạ, nhà vua mừng rỡ nói, may mắn quá. Vậy trước khi hiện lại nguyên hình, ta xin nhắc lại lời hứa: ta sẽ nhận công chúa làm vợ để trả cái ơn muôn kiếp không quên này!


Nói xong nhà vua quay mặt về hướng Tây, nghiêng mình đọc ba lần "MUY TA MO".


Bằng Tô cũng bắt chước vua. Phút chốc hai người hiện lại nguyên hình. Mỹ Tuấn, một nhà vua đẹp trai và Bằng Tô một cận thần râu dài chí đất. Hai người nhìn nhau mừng rỡ và cảm động quá, thầy trò ôm chầm lấy nhau khóc.


Khóc xong, nhà vua chợt nhớ đến chị cú. Nhưng, sung sướng biết bao! Khi quay lại nhìn, nhà vua chả thấy cú đâu mà chỉ thấy một nàng công chúa đẹp như tiên, một nàng công chúa đẹp nhất trên đời mà người ta không có thể tưởng tượng.


Nàng mặc xiêm y lộng lẫy và nụ cười trên môi nàng đối với nhà vua còn tươi hơn cả những đồ trang sức đẹp nhất của nàng.


Công chúa Phương Châu quỳ xuống:


- Tâu bệ hạ! Bệ hạ có còn sợ mua mèo trong bị nữa chăng?


Nhà vua xấu hổ vì hồi nãy đã nói hơi to để cho công chúa nghe được. Nhưng chàng sung sướng, đỡ công chúa dậy và hôn tay nàng:


- Nếu sau này nhắc đến một cảnh ngộ vui mừng nhất của đời trẫm, trẫm sẽ nói rằng đó là cảnh ngộ mà trẫm bị biến thành kiếp cò trắng!


Không còn chậm trễ, vua và công chúa Phương Châu cùng Bằng Tô lên đường. Bán bớt một cái áo choàng, nhà vua mua ba con ngựa, sắm một đoàn tuỳ tùng cho đáng vẻ vương giả và cả ba lên ngựa về thành My Lăng.


Nhà vua được đón tiếp với tất cả những bồng bột nồng nhiệt của dân chúng. Cách Nô tiếm vị đã tuyên truyền nhà vua chết, nay thấy nhà vua về, toàn dân đều vui mừng thiếu một đường điên dại lên.


Cách Nô bị bắt, kẻ tiếm vị bị xử án: một là tự tử, hai là phải chịu kiếp cò. Thế là Cách Nô phải hít một chút bột ma quỷ vào mũi và quay sang phía Tây: "MUY TA BO!".


Hắn biến thành cò, sống trọn đời trong vườn thượng uyển giữ kiếp cò trắng. Nghiệp quả của hắn đã gây, bây giờ hắn ráng chịu không ai phàn nàn.


Nhà vua lại lên ngôi, nhân dân lại được thái bình. Quần chúng mở tiệc ăn mừng luôn trong bảy ngày. Vua truyền lệnh tha cho các tội nhân và làm lễ thành hôn với công chúa Phương Châu.


Một hôm nhà vua nhớ lại chuyện cũ, cười bảo Bằng Tô:


- Khanh có nhớ không, nhớ đến kiếp cò của chúng ta không? Trẫm không nhịn được cười khi thấy khanh nghiểnh cổ về phía tây lắp bắp: "Muy ma... no... mô...". Trông dáng điệu của khanh lúc bấy giờ thật là thiểu não lắm! Bằng Tô cười nhẹ, ghé tai nhà vua nói nhỏ:


- Bệ hạ đừng nhạo hạ thần quá, nếu không, hạ thần sẽ nói toạc câu chuyện tranh luận giữa hạ thần và bệ hạ ở trên tòa tháp hôm nọ... Hoàng hậu mà biết bệ hạ ấy Hoàng hậu về phía hạ thần vừa xấu, vừa già, vừa dài râu, thì Hoàng hậu sẽ buồn bệ hạ lắm đấy.


Nhà vua vội vã: 

- Ấy, ấy đừng nói nhé, khanh nhé. Ta nói chuyện khác chơi vậy...


Hết
513

Oct 13, 2004

Kể Chuyện



Một ông khách ngồi mơ màng bên ly rượu thình lình vụt cười dài, chốc lại đưa tay lên, rồi để xuống, lắc đầu, không cười.

Người hầu bàn ngạc nhiên:

Thưa ông, ông làm gì thế?

Khách đáp:

Ờ! Ta kể chuyện ta nghe.

Nhưng thỉnh thoảng ông đưa tay lên và không cười là tại sao?

Vì chuyện đó ta biết rồi, không cần kể nữa.

2881

Kể Chuyện



Một ông khách ngồi mơ màng bên ly rượu thình lình vụt cười dài, chốc lại đưa tay lên, rồi để xuống, lắc đầu, không cười.

Người hầu bàn ngạc nhiên:

Thưa ông, ông làm gì thế?

Khách đáp:

Ờ! Ta kể chuyện ta nghe.

Nhưng thỉnh thoảng ông đưa tay lên và không cười là tại sao?

Vì chuyện đó ta biết rồi, không cần kể nữa.

2881

Tên gì?



Một hôm, nhà bác học Anhxtanh bước lên xe buýt nhưng lỡ làm rơi mắt kiếng, ông đang khom người sờ soạng tìm dưới sàn xe thì cô bé đứng đối diện nhặt kiếng lên dúi vào tay ông.

"Cảm ơn bé, cháu tên gì nhỉ?"

"Clara-Anhxtanh, bố ạ!"2484

Huệ lấy chồng







Vẫn còn tiếng lụp cụp rộn ràng của mấy cây dao chặt vào mặt thớt mù u. Vẫn tiếng nói cười xao động từng chòm nhóm của các chị, các dì trong nhà bếp. Tiếng máy đèn chạy tạch tè. Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đờn lửng ta lửng tửng rồi ai đó vô câu vọng cổ ngọt xớt. Không biết vô tình hay cố ý, anh chàng nọ kê micro gần miệng mà uống rượu. Nghe đánh cái chóc giòn thiệt giòn rồi khà ra tuồng như cay đắng lắm, chua xót lắm, bắt thèm.

Huệ với Điềm ngồi xếp quần áo trong buồng. Điềm bò lại cửa sổ mở chốt, đẩy hai cánh cửa lá sách sơn xanh ra, trời khuya sâu hun hút, nó la lên :

- Trời, gió mát ghê hen.

Huệ gật đầu, ừ, mát, gió chạy nghe thông thống trong lòng. Nghe rõ ràng mùi xoài cát trái mùa chín son ngoài song cửa. Tự dưng Huệ thấy nhớ nhà ghê lắm. Ngồi ngay ở nhà mà cũng nhớ thiếu điều rớt nước mắt cái độp xuống mặt chiếu bông. Lúc nảy, ăn cháo khuya xong, ba Huệ biểu cả nhà ra đằng trước, ông đốt nhang khấn trước bàn thờ làm lễ xuất giá cho con gái út. Chưa đủ lễ thì má Huệ đã khóc òa. Mấy chế, mấy dì ở nhà dưới chạy lên, bắt khóc theo, nước mắt nước mũi lòng thòng. Thành ra ai cũng xúm lại khóc nên không có màn dặn dò như mấy những lễ xuất giá khác. Huệ nghĩ vậy mà tốt, nó đỡbuồn tủi. Điềm dặn, "Bây giờ mầy khóc cho đã đi, để mai lúc rước dâu thì ráng nhịn, cô dâu mà khóc, son phấn trôi tèm lem, thấy rầu lắm". Trời đất, buồn thương ở trong lòng, lúc nào tràn đầy thì phải khóc cho vơi chứ có phải rót nước ra từ cái ấm, lúc nào muốn rót thì rót, lúc nào không muốn thì thôi. Con gái lấy chồng, hỏi ai không tủi ?

- Hồi sáng này, lúc đi chợ mua đồ về tao thấy ông Thi đi ngang nhà mình.

Điềm rũ cái áo bà ba hường làm cái đèn chao ngọn, nó lên tiếng. Huệ ra bộ dửng dưng :

- Ừ !

- Thấy cái mặt ổng buồn, đứt ruột lắm.

- Ừ !

Điềm trở giọng quạu quọ :

- Ừ, ừ hoài. Phải chuyện mầy với ổng mà thành, đám nầy vui biết bao nhiêu không.

Huệ cười, biểu Điềm nói nho nhỏ thôi rồi cái giọng lại nửa dửng dưng nửa phân trần :

- Thành gì mà thành, người ta đã nói là không có tiền sắm trầu cau.

- Sạo, trầu cau rẻ rề, mà, sao lại có tiền đi cưới người khác.

Huệ cười, người ta vậy, mầy còn nhắc làm chi. Mà, sao bữa nay gió lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà đang gáy, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thỉu. Cái vali da mới màu vôi đã đầy quần áo. Đồ của Huệ không có bao nhiêu, cũ hết rồi, đồ bên chồng cho mới nhiều, tới mười hai bộ. Điềm nhắc :

- Còn tập chép bài ca, mầy đem theo không ?

- Ừ, đem theo, chút nữa tao quên rồi.

Mà, đem theo chắc cũng không làm gì hết. Về bên nhà chồng không biết còn rảnh rỗi vừa đưa võng vừa ngêu ngao hát. Nhà Thuấn vườn rộng, ruộng cũng nhiều, công chuyện chắc vô số. Thuấn kể, chỉ tính bẹ dừa khô rụng xuống, má Thuấn đã đi chặt mãn một năm còn chưa giáp vườn. "Nhưng em đừng sợ, về bển, ba má với anh không cho em làm gì nặng nề đâu", Thuấn nói thêm. Huệ cười, cực khổ nó không sợ, chỉ sợ không được vui. Nghĩ lại, có chồng vừa hiền vừa giỏi như Thuấn, lại thương mình như vậy làm gì mà không vui.

Huệ lại chỗ đầu nằm, giở gối lên, nâng niu ấp trong tay tập chép bài ca đã cũ. Nhắm mắt, nó vẫn lật ra ngay cái trang có nét chữ nắn nót của Thi, dưới bài hát "Nhẫn cỏ", Thi ghi thêm hai câu thơ "Trăm năm ai chớ bỏ ai. Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim". Con Điềm thường bảo, người ta lấy thơ để thay lời thề hẹn đó.

- Tao tội nghiệp ông Thi quá, mà tao cũng tội nghiệp mầy nữa. - Điềm vừa nằm xuống, vừa thở dài cái thượt. Huệ kêu Điềm ngủ đi rồi lụi hụi xuống giường, nó nói nó còn quên sợi dây nịt. Điềm xì một cái, "mầy có tật tiếc đồ cũ". Huệ gắt, "Kệ tao. Ngủ đi". Huệ bò lại chỗ cửa sổ và ngồi đó, đưa mắt nhìn xa thẳm màu đêm. Huệ ngồi đó thật lâu, đến má ghé vô buồng biểu Huệ nhắm mắt một chút đi, ngày mai rước dâu mệt lắm. Huệ dạ, thổi phù cho tắt đèn. Con Điềm vốn mê ngủ, đặt lưng xuống chưa bao lâu đã thở sâu. Huệ lại thắp đèn coi bây giờ là mấy giờ rồi giở vali ra, nói thầm trong bụng : "Không biết mình có quên gì không ta ?"

Nó làm như lỡ quên món gì sau này không có dịp về lấy nữa. Mà, từ Đất Cháy qua nhà Thuấn có bao xa, chạy xuồng băng tắt qua Đầm, rẽ theo kinh Thợ Rèn chừng mười lăm phút là tới. Nhưng với đứa con gái theo chồng, quãng đường đó cũng chở thương, chở nhớ. Chế Lê, chế thứ ba của Huệ lấy chồng sát bên nhà, chỉ cách một hào ranh mà còn khóc lu bù. Hồi đó, Huệ cười, chế cú cái cóc lên đầu nó," Sau này có chồng rồi biết, cưng ". Huệ không tin, nó biết mình rắn rỏi lắm, sức mấy mới khóc. Té ra không phải vậy, nó cũng là một đứa lạc lòng. Sáng mai thôi nó sẽ xuống vỏ rồi về ở miết nhà người ta. Nhớ cái cối xây bột dựa hàng kệ đựng tiêu tỏi, dầu ăn, nước mắm... Con mèo ngủ thiu thiu trên đầu bộ ngựa, mấy cái võng giăng quây quần quanh bồ lúa. Lối vô nhà trải đất đỏ, người đi ra đi vô đã mòn mấy hòn tròn tròn trọc lóc. Lối này đổ ra con đường xóm xáng múc hôn hang chạy dài tới Vịnh Dừa. Đi chút nữa là tới đám trâm bầu, chỗ con đập vào xóm Kinh Cụt, bẹ dừa kéo xuồng nằm vảnh cổ, có bẹ đã khô quắt, có bẹ còn tươi thơm. Xóm kinh ăn sâu vô đồng. từ vườn nhà Huệ dòm xéo về phía tây, bỏ cánh đồng lúa lơ thơ gốc rạ là một vệt xanh rờn của dừa, của chuối.

Và nhà Thi ở đó. Huệ với Thi quen nhau hồi nhỏ. Thi có tật khoái đi tắt đường đồng đâm thẳng vô vườn nhà Huệ để đến trường. Tan học về, nó có thể nhẩn nha, lang thang đồng khơi thả diều cho tới chạng vạng. Có bữa tan trường, Thi về cùng Huệ, Thi hỏi, "tao thấy con gà mái nhà mầy đẻ bậy đống rơm sau hè, sao mầy không làm ổ ?" Huệ xụ mặt xuống, môi trề ra "Gà nhà tao, kệ tao." Thi mất hứng, càu nhàu :"Con gái gì... vô duyên".

Đó là chuyện hồi nhỏ, chớ khi hai đứa lớn lên, Thi nhận ra Huệ có duyên, đã có duyên mà còn đẹp nữa. Thi học lớp trung cấp sư phạm xong về dạy trường cấp II Ấp Chín. Thi dạy lớp sáu, ngay lớp con bé Mén con anh Hai Mận học. Huệ đi họp phụ huynh hoài. Vô đó, không phát biểu gì, thẹn thò ngồi cuối dãy bàn, cũng không để ý coi Thi nói gì, chỉ nhìn Thi cười. Trời đất quỷ thần ơi, người gì cười hiền thấy thương quá. Hồi xưa, lúc còn con nít đứa nào cũng hôi nắng, cũng lùi bùn sình, đâu phải như bây giờ. Ở chợ hay ở quê gì rồi người ta cũng lớn lên.

Ở xóm này, người biết tụi nó thương nhau đầu tiên là con Điềm, nhỏ bạn thân nhất của Huệ, người thứ nhì, thứ ba biết là chú thím Mười Ba. Chú Mười Ba bán quán cà phê cặp bờ kinh xáng. Quán chú buổi sáng toàn đàn ông, buổi trưa của mấy thím đàn bà, ôm đứa con nẹo một bên vú nói chuyện làng trên xóm dưới. Buổi chiều, tụi con nít tụ lại quán chạy lòng vòng trong sân chơi. Riêng buổi tối, quán chạy máy đèn chiếu phim bộ Hồng Kông phục vụ cho đám thanh niên. Có lần coi bộ phim kiếm hiệp "Thiên Long Bát Bộ", tới đoạn A Châu chết, con Huệ nước mắt rịn rịn, chắc lưỡi như nói với con Điềm: "Ước gì trên đời này có ai thương tao như ông Kiều Phong thương A Châu, chắc tao sướng tới chết luôn quá". Con Điềm cười, ngó ra sau lưng, nói xa xôi, "Có chớ, sao mà không?". Thi ở đằng sau, kế dãy ghế Huệ ngồi, hít đầm đìa hương tóc thơm của cô bạn gái, mỉm cười. Ra về, Thi thả chầm chậm theo tới chỗ quẹo vô nhà Huệ, Thi mới níu tay Huệ lại, Thi nói rằng:"Ông Kiều Phong đó mà nhằm gì, có người còn thương Huệ hơn..." Tay Huệ ấp vào giữa tay Thi líu ríu. Sáng ra Bà Hai, má Huệ nói với thím Mười Ba :" Làm gì hồi đầu hôm nầy mấy con chó nhà tôi sủa o­ng ỏng hoài vậy không biết ?" Thím cười, chó sủa chuyện vui.

Rồi con Điềm làm nhân chứng cho mối tình của Huệ. Gặp Thi ở đâu, Thi nói cái gì Huệ đều kể cho Điềm nghe. Nhiều lúc Điềm phải nạt, " Trời ơi, mầy kể cho tao nghe hoài, tao phát ghen luôn đây nè". Mai mốt đây, hai đứa phải lấy chồng (con gái ở quê nuôi lớn không để lấy chồng thì làm gì ?), Điềm ước gì mình gặp được một người tử tế, hiền hậu, có học thức như Thi, lấy được người chồng mà tự mình tìm hiểu, yêu thương như Huệ. Huệ cười, chưa gì hết mà chồng chồng vợ vợ, nghe kỳ. Nói vậy, nhưng lòng Huệ nghe ấm ran, nó mơ tới một mái nhà sớm chiều khói tỏa, buổi sáng nó rang cơm cho Thi lót lòng đi dạy, trưa đón Thi về chăm chút nồi canh chua bông súng ăn với cá sặc kho khô.

Thương thì thương vậy, nhưng nhắc chuyện cưới, thấy không gấp gáp được. Nhà Thi đã nghèo mà anh em lại đông. Má Thi giao, đứa nào nấy làm để cưới vợ riêng. Lương Thi thì ít lắm, dư dả bao nhiêu. Vì vậy mà Thi xin đổi ra Rạch Ráng dạy trường huyện. Thi tính, ra ngoài đó Thi dạy thêm giờ, chắc lương lên được hai trăm mấy, để dành không bao lâu nữa đủ tiền lễ để cưới Huệ rồi. Huệ cười, cưới vợ chớ đâu phải mua vợ đâu mà phải tốn nhiều tiền. Thi bảo, không cần rình rang nhưng cũng phải có năm sáu bộ đồ, đôi bông, sợi dây chuyền cho Huệ không phải tủi chứ. Những lúc nhớ Thi, Huệ ngồi mơ về đám cưới, bữa đó, chắc là vui lắm. Hết học kỳ đầu, tự nhiên bặt cả tháng Thi không về, có về cũng chui nhủi trong nhà, ốm như ma đói. Huệ hỏi hoài, nhưng Thi cúi đầu, tìm được ánh mắt Thi đã khó, mong gì Thi nói ra.

Chuyện Thi thế là thôi rồi, mấy thím buổi trưa ngồi quán chú Mười Ba cong miệng nói với nhau, nghe phong thanh Thi đi lại với con gái trưởng phòng giáo dục huyện, cô nọ mang thai, chuẩn bị cưới. Đâu nè, thầy Thi đâu có tệ như vậy. Ừ, nhưng nghe nói thầy Thi bị "gài" như trong Lan và Điệp. Tội nghiệp. Tội nghiệp ai?

Thì Thi chớ ai, ở đời ngược ngạo vậy đó. Thi cưới vợ xong rồi nhưng vẫn thường tha thểu về ở lì trong này. Huệ gặp Thi giữa đường muốn cười nhưng Thi lầm lũi cúi mặt. Huệ lấy chồng. Thím Mười Ba chép miệng, giọng không biết khen hay chê:"Con Huệ nó dứt tình lẹ quá ha, dứt cái "rụp". Huệ cười, thấy đâu có chê Thuấn được cái gì, Thuấn biết Huệ từng thương Thi mà anh cũng bước tới. Huệ bây giờ, còn chờ ai nữa ?

Huệ chuẩn bị cho đám gả mình từ mấy tháng trước. Suốt ngày nó cặm cụi ngoài vườn. Lá dừa khô bó láng vo, tề đầu tề đít chất đầy giàn bếp, dựng qua tới bồ lúa. Củi phơi từ lúc chớm hết mưa, lổn nhổn ngoài sân. Mớ cọng dừa đã róc lá dựng ngoài giàn, chưa khô hẳn thì đám bìm bìm đã leo xanh rờn, nó cũng dỡ xuống, chặt phơi. Chuyện gì nó cũng giành làm một mình, làm từ sáng sớm tới chạng vạng, không đi coi phim nữa mà tối tối nằm nhà nghe cải lương hoặc đưa võng cò kẹt, hát "Thương nhớ nhớ mãi không thôi. Chàng mới ra về chị em tôi thương nhớ...". Điềm tới chơi thường, như giữ Huệ, sợ Huệ vì Thi mà làm chuyện dại. Sợ vậy thôi, chớ Huệ vẫn roi rói, người ta thấy nó không thèm rớt một giọt nước mắt nào như nó với Thi chưa từng có duyên dẻ gì nhau. Điềm hỏi "Sao tao không thấy mầy buồn gì hết ?". Huệ cười, "Tao quên ông Thi mất tiêu rồi, tệ quá, nhớ làm chi ?" Hồi đám cưới Thi, Huệ chép miệng tiếc, phải chi Thi mời... Không được mời nên mới nằm nhà, gió đưa tiếng hát ngang qua đồng lúc gần. lúc xa thăm thẳm.

Hôm gần đám, Thuấn chạy xuồng qua chở Huệ đi chợ. Hai đứa mua nhiều thứ, cuối cùng dắt nhau tới tiệm tạp hóa lựa bốn trái tim bằng giấy đỏ lớn bằng cái thúng để Huệ dán bên nhà hai trái, buồng cưới nhà Thuấn hai trái. Lúc Huệ giở mấy trái tim coi kỷ coi có thủng lổ không thì thấy Thi đằng cuối chợ đứng nhìn. Huệ cười ráo hoảnh. Tưởng Huệ không thấy, Thuấn quay qua, nhắc nhỏ, "Thi kìa, em ! ". Huệ cười, ừ, Thi đó, Thi chớ ai, rồi biểu người bán hàng lựa thêm cho hai chữ Song Hỷ. Lúc đó Thi mới lại gần chào, Huệ biểu, "Thi đừng có nhìn tui trân trối vậy, tui cũng phải lấy chồng chớ, phải hôn. Mà anh nhớ đối xử với người ta tốt như đối xử với tui vậy nghen". Thi gượng gạo cười rồi cắn môi quay đi. Thuấn nhìn theo, nắm tay Huệ, nắm rất chặt, nửa như để an ủi, nửa lại giống như rịt lấy, như sợ Huệ bỏ chạy đi mất. Huệ mắc cười, đó là lần đầu tiên từ lúc xuống mối, tới ăn trầu uống rượu rồi chuẩn bị cưới Thuấn mới nắm tay cô. Thì phải vậy thôi, mai mốt là vợ chồng rồi...

... Huệ ngồi chỗ cửa sổ cho tới lúc gà gáy rộ. Bà Hai lủi thủi đốt cây đèn cóc ngồi lột tỏi, không biết có phải tỏi nồng hay không mà mũi bà sụt sịt, nước mắt kèm nhèm. Bà con cô bác cũng trở dậy râm ran. Thức ăn đãi buổi mai đã làm sẵn từ hôm qua một mớ nhưng thịt kho tàu vẫn chưa thấm lắm, lớp mỡ chưa trong. Than bắt lửa cháy lép bép. Huệ kêu Điềm dậy, sửa soạn ra chợ xã đánh tóc, làm mặt. Điềm ngồi dậy, tay lò mò kiếm cây kẹp tóc, giọng tỉnh queo nhưng hơi bàng hoàng :

- Trời ! Sáng rồi sao ? Mau vậy ?

Đám thanh niên đằng trước quét qua nền rạp, xếp bàn ghế ra. Nhóm ca cải lương đã mỏi mòn ngoẹo vào nhau ngủ mê mệt, thay vô đó là băng nhạc đám cưới xập xình "Ô vui quá xá là vui..."

Xuống xuồng, Huệ giành lái máy. Điềm ngồi co ro đằng trước mũi, than lạnh quá chừng đi. Gió này mà không lạnh sao được. Một tháng mười ba ngày nữa là Tết rồi còn gì. Và sau tết nầy, mấy thím ngồi quán trưa bảo nhau, "Vợ chồng con Huệ có về". Trong tiếng máy Koler 4 nổ lùng bùng, tự dưng Huệ bảo :

- Ừ,lạnh quá, Điềm ha ?

Xuồng từ từ chạy tới đập nhỏ đầu xóm Kinh Cụt. Đám trâm bầu đứng im lặng, xơ rơ. Huệ bất ngờ xuống máy chạy chậm, chiếc xuồng khật khừng. Nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lòng chao chát một nỗi thèm muốn. Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt.

Nhưng nói để làm gì, ta ?

2150