Trang
Jan 28, 2005
Bụng Trẻ Con
-Chết, những 2 hào kia ? Thôi, thế thì đưa đây rồi cô đi mua cho gói kẹo bạc hà, cô cháu ta cùng ăn, nhé ? Liên ? ...
-Cháu chả ...
Liên, một đứa trẻ lên năm, hai má phúng phính, ai trông cũng muốn ôm, hai hàm răng hơi sún, lắc đầu 1 cái rồi lôi cái tà áo mầu lá taó lên mồm.
-Hay là cô vay rồi mai cô trả thành bốn vậy ?
Liên đưa đôi mắt ngây thơ lên nhìn cô, nghi hoặc, rồi, khi thấy cô nhìn mình mà cười một cách tinh quái, liền bỏ ngay tay vào túi giữ chặt hai hào, lại nguẩy một cái:
-Cháu chả! ...
Bà cụ đầu đã bạc phơ, ngồi trên ghế khuỳnh tay ngắm nghía cháu, đến bây giờ giơ tay ra gọi:
-Thôi, cô cứ trêu mãi thế, ra đây với bà.
Tức khắc Liên lon ton chạy lại, suýt nữa văng mất cả đôi giầy mang cá dài vừa bằng một ngón taỵ Liên ôm lấy bà, ngửa cổ ra cười, nũng nịu ...
Bà bế cháu lên lòng, hôn hít, xoa đầu rồi hỏi:
-Thế hai hào này thì con để làm gì, hở Liên ?
Liên sẽ để hai hào làm gì ? ... Biết nói thế nào ?
Không, Liên suy nghĩ đã.
Một bận không hiểu vào ngày nào, đã từ lâu, Liên không còn nhớ nữa, thằng nhỏ đi chợ về, ngoài việc bỏ ở rổ ra: thịt, trứng, rau và đậu, nó lại để xuống đất một cái ống tre dài dài, xanh xanh. Liên hỏi, nó bảo đó là ống tiền. Ống tiền ? Nghe thế, Liên tưởng trong ống có tiền, liền cầm vào tay lắc mấy cáị Không thấy gì, Liên giương tròn đôi mắt: "Chỉ dối! Nào tiền ở đâu ?" Thằng nhỏ ngửa cổ ra cười vang một gian nhà bếp rồi nói: "Chị rõ ... ống tiền để mà bỏ tiền vào, chị nghe ra chưa ?"
Liên vẫn không tin, lại hỏi:
-Chỉ dối! ... Thế sao mợ không phải mua ống tre ? Sao mợ chỉ bỏ tiền vào hòm ?
-Mợ có nhiều tiền nên không phải bỏ vào ống tre ...
-Nhỏ cũng có hòm, sao không bỏ vào hòm mà phải mua ống tre ?
Thằng nhỏ gãi đầu, không biê't đáp thế nào, phải làm một câu:
-Thưa chị, tôi sợ cứ ăn quà cả ngày như chị thì hết mất nên tôi phải mua ống tre để dành.
Liên quay gót ra, ngẫm nghĩ ...
Chị Thoa bên cạnh có một con búp-bê hai hàọ Ngày ngày chị Thoa ra cửa, ẵm búp-bê vào lòng kêu là: ru em. Rồi chị Thoa được bà Tham, mợ chị Thoa, may cho búp-bê một cái áo xinh xinh bằng lụa đỏ. Liên trông thấy Thoa có búp-bê thèm quá, cũng muốn có, liền hỏi:
Đẹp nhỉ ... Mấy xu ?
Thoa cong môi lên, nguẩy một cái:
-Mấy xu ngay! ... Của người ta mua những hai hào!
Liên về bảo mợ, mợ cười và bảo cứ ngoan ngoãn đừng đòi ăn quà cả ngày rồi mợ sẽ mua chọ Đến hôm cùng đi với mợ ra hiệu để mợ mua thuốc đánh răng với bít tất cho cậu, thấy bên trong tủ kính không biết bao nhiêu là búp-bê giống Thoa, Liên, trống ngực đánh thình thình, chờ mợ mua mọi thứ xong, đã sắp giật Liên ra, liền nhắc:
-Mợ ơi! Mợ mua cho con búp-bê đi nào ...
Mợ quên ngay lời hẹn từ hôm nào, quắc mắt:
-Mua làm gì ? ... Tiền đâu để mà phí thế ?
Rồi mợ lôi xềnh xệch Liên ra,. Liên ứa nước mắt, quay lại nhìn cái tủ kính lần cuối cùng, trong lòng giận mợ quá đi mất.
Hôm sau, Liên bảo bà:
-Bà bảo thằng nhỏ mua cái ống tiền cho con ...
Bà cười, ôm Liên vào lòng khen Liên ngoan, hôn hít Liên mãị Từ hôm ấy trở đi, mỗi buổi trưa lại cho thêm Liên một trinh để dành....
Một hôm, hai cánh tay yếu ớt của Liên nhấc ống tiền lên đã thấy nặng, Liên nói với bà bảo thằng nhỏ bổ ống rạ Lưỡi con dao rựa vừa phang xuống, một núi trinh đã tung toé khắp nhà. Thằng nhỏ nhặt tiền, đếm, bảo là đúng hai hào, vì rằng có bốn mươi đồng trinh. Bỏ vào túi nặng xệ cả một bên áo, Liên lon ton ra khoe bà. Bà đếm tiền rồi bảo để thế rách mất áo, liền đưa ra hai đồng hào đổi cho Liên.
Thế là cô chạy ra xui Liên mua kẹo! Không, Liên chả mua một lúc nhiều kẹo quá thế, ăn không hết lại để cô ăn dỗ mất cả ấy à ?...
Không thấy cháu nói gì, bà cụ hỏi lại:
-Thế nào, định để hai hào này làm gì, hở con ?
Liên trù trừ mãi mới dám nói:
-Bà bảo cậu cháu mua cho cháu con búp-bê. Để cháu ẵm như chị Thoa bên bà Tham, nhé bà nhé ?
Bà gật đầu:
-Ừ, thế nào bà cũng bảo cậu mua cho con.
Rồi bà cụ nhìn ra chỗ khác, ngẫm nghĩ ... Cái mẫu tính thiên nhiên của tạo vật đã "thức dậy" một cách hơi sớm trong óc đứa trẻ mới lên năm nàỵ
Không thấy bà hỏi gì nữa, Liên trụt xuống đất, ra cửa nhìn xem có chị Thoa chơi đấy không ... Rồi Liên cũng có búp-bê, Rồi Liên sẽ xin mợ những mụn vải đỏ, tím, vàng, xanh, khối ra ở trong thúng của mợ, rồi Liên xin mợ cho Liên cái kim sẵn chỉ, cái kéo, cắt áo mặc cho búp-bê rồi ẵm vào lòng ru em cho mà xem! Liên chẳng còn sợ mỗi khi chưa động đến Thoa, Thoa đã cong ngay môi lên, giằng lại cái búp-bê Liên ẵm trong tay mà rằng:
-Thôi, tao không chơi với mày nữạ
o0o
Sau khi được mặc áo lam quần trắng, vào lúc chiều, đèn máy vưà mới bật, Liên được cậu dắt đi chơi phố để mua búp-bê và nhân thể xem rước đèn. Liên sung sướng quá, thích quá đi mất, lộp độp khua gót giầy mang cá kêu vang lên cũng như giầy tây của cậu: một tay nắm chặt hai hào bỏ trong túi, Liên đi với cậu nghênh ngang, tung tăng ...
Đông người quá, giá không đi với cậu chắc Liên lạc, sẽ bị chen ngã chết bẹp, nếu không có hai, ba con mẹ mìn ... Tiếng guốc nhựa kêu vang lên với tiếng kèn tây, trống tâỵ Một giẫy lính cưỡi ngựa đi đầu rồi đến những cái đèn thiềm thừ, quả dưa, mặt trăng, ông sao rất nhiều và đẹp hơn của các đám rước sư tử ... Lại có cả vô số những ông đội xếp Tây giắt xe đạp đi hai bên lề đường ...
Nhanh chân, cậu đã dắt Liên đứng được ở một chỗ ngay vệ hè, không có ai đứng trước mặt cả. Đằng sau, Liên, người ta xô nhau xem, tranh nhau chỗ, cãi nhau chí chóẹ
Trước mặt Liên không biết bao nhiêu là lính tây cưỡi trên lưng những con gì không biết, giống như ngựa, nhưng tai dài và to hơn. Liên vừa thích mắt, vừa sợ, mỗi khi thấy một con lăng quăng chực chồm lên hè, Liên nắm chặt lấy cậu cả hai taỵ Hết lượt những con ấy rồi, Liên buồn cười vì trong đám lính thổi kèn có một ông Tây đen ngửa bụng ra đeo một cái trống to hơn cái nia ở nhà ấy ...
Chợt thấy hình như có cái gì đụng vào bụng Liên, Liên nhìn xuống, thấy một cánh tay vừa ở túi áo có hào của Liên rút ra, tức thời nắm chặt lấỵ Liên toan kêu to nhưng không biết nghĩ sao, chỉ quay lại, nghển cổ nhìn.
Người bị Liên nắm chặt lấy tay, quần áo rách, mặt trông khổ sở cũng nhìn Liên bằng đôi mắt như những mắt của bọn ăn mày vẫn chìa tay xin van mợ vậỵ nếu Liên kêu lên, người ấy không thể chạy thoát, sau lưng anh ta còn những bức tường ngườị Cậu của Liên ngay ấy, mấy ông đội xếp Tây đang đi đấy ... Liên lừ mắt nhìn ngưo_`i ăn cắp, người ăn cắp cũng giương đôi mắt khốn khổ, kêu van đối lại, làm cho Liên nghĩ đến bao nhiêu kẻ ăn mày, rồi ... buông tay rạ
Đám rước đã đi sang phố khác, bọn người xem chạy xô nhau rào ràọ Rồi người ăn cắp của Liên cũng thừa cơ cắm đầu chạỵ
Lúc bấy giờ cậu Liên mới nhìn xuống, thấy Liên ngơ ngác nhìn theo một người, liền hỏi:
-Cái gì ? Hay là nó lấy mất tiền rồi phải không ?
Liên gật một cái, cậu Liên hấp tấp vội hỏi:
-Thế thằng nàỏ? ... Mau chỉ cho tao ...
Liên trỏ vu vơ:
-Nó chạy vào đám đông kia rồi ...
Cậu Liên thừ người ra nhìn rồi mắng:
Đồ ngu như chó! ... Sao không bảo ngay tao ? ... Thôi! còn đâu là búp-bê nữa! ... Đáng kiếp! ... Thôi đi về.
Liên cúi đầu theo cậu về, không nói gì cả.
Đến nhà, cậu Liên sôi lên sùng sục, mách với bà, với cô, với mợ, mách cả thằng nhỏ, và bảo:
-Con này nó đần độn ngu dại quá đi mất! ... Biết rõ đứa ăn cắp lại không bảo ngay mình, lại để nó chạy biến mất đi! ... Lại chờ mình hỏi nó mơi nói!
Bà không tin, kêu:
-Nào chắc gì nó biết ...
Cậu cãi:
-Khốn nạn, nếu nó không biết thì tôi còn nói làm gì ... Nó lại biết thì nó mới khờ dại chứ! ...
Mợ bảo:
-Thôi thế thì nhịn búp-bê ... Đòi nữa thì gọi là chết đòn.
Cô cũng thêm một câu:
-Con bé thế, không ngờ mà ngu thế.
Cậu lại bảo:
-Gía nó bảo ngay thì thằng ăn cắp gọi là nhừ xương với tôị
Liên không nói gì cả, chỉ đứng im, cúi đầụ
Sau cùng, bà ẵm Liên lên lòng và khẽ hỏi:
-Thế sao con không kêu ngay lên cho cậu con biết ?
Liên, mãi mới ngửng lên, hai mắt dơm dớm:
-Thế ngộ người ấy hôm nay đã phải nhịn đói thì làm thế nào ? ...
Báo Loa, 22-3-1934
1683
Sinh viên lý sự
Không ăn sáng không phải vì không có tiền ăn sáng, mà vì muốn tiết kiệm thời gian cho việc... ngủ.
Tiền là thứ ngốn thời gian kinh khủng, để có nó, người ta phải làm nhiều việc: viết thư về nhà, xin bạn bè "viện trợ", "thăm" tiệm cầm đồ và viết đơn xin hoãn học phí...
Khi quyết định không tấn công nàng nữa, không phải vì chàng không có duyên, không có năng khiếu, không đào hoa, không kiên trì, có đối thủ nặng ký... mà bởi một lý do đơn giản: một bông hồng Đà Lạt giá 20.000 đồng!
Khi dùng dầu gội đầu của người khác, không phải vì mình không có tiền, mình ky bo hay lợi dụng mà bởi vì loại dầu gội đó... phù hợp với tóc mình.
Khi ta cắt mái đầu... đinh, hay xén đứt mái tóc dài chấm lưng... không phải vì ta ăn chơi đua đòi, mốt này kiểu nọ, mà vì muốn tiết kiệm nước và dầu gội đầu.1069
Chết vẫn lừa bịp
Một người chỉ đi khuyến giáo giả, nói những là tô tượng đúc chuông, làm cầu, làm quán, nhưng kì thực được đồng nào, lẻm vào mồm hết. Lúc chết xuống âm ti, vua Minh vương giận lắm, bắt đem đày ngục tối. Anh ta vừa bước vào cửa ngục, đã bảo những người bị giam trong ngục:
- Các bác ở đây, tối thế này cũng chịu được à? Ðể tôi đi khuyến giáo, mỗi bác cúng cho ít nhiều, tôi sẽ thuê người mở một cái cửa sổ thật to thông lên trời cho nó sáng ra chứ!...
381Jan 27, 2005
Cãi chày cãi cối
Một ông mê câu cá đến nỗi câu cá luôn trong vùng cấm. Cảnh sát bắt gặp nói:
- Ông câu không có giấy phép nên phải chịu phạt.
Người câu cá nhanh trí đáp:
-Tôi không có câu, tôi đang tắm cho con sâu mà.
- Ông cho tôi xem con sâu.
- Đây, nó đây ... nó đang tắm mà.
- Vẫn bị phạt như thường! Vì con sâu của ông phạm thuần phong mỹ tục, tắm mà không mặc áo tắm.
1996
Kén rể hay chữ
Lão trọc phú nọ muốn kén một người rể hay chữ. Ðợi mãi chẳng có tú cử nào đến. Có thằng bịp biết chuyện, lập kế lấy cái gia tài của lão. Hắn mua hai hòm sách nát, thuê người gánh, giả làm học trò. Lão kia đang ngồi trong hàng nước, hắn đi vào. Thấy hắn ra dáng học trò, lão bắt chuyện, rồi mời về nhà. Ðêm đến, hắn đốt đèn giả vờ xem sách, khuya mới đi ngủ. Lão mừng thầm, định bụng sẽ gả con gái cho, nhưng còn muốn thử tài học của hắn ra sao. Nhân có người hàng xóm sang mượn cái mâm đồng về dọn cơm khách, lão nhờ hắn đánh dấu cho, kẻo lẫn. Hắn lấy vôi vẽ loằng ngoằng như xích chó. Lão chả hiểu gì, hỏi hắn, hắn trả lời liến thoắng:
- Ðó là lối chữ thảo đấy ạ!
Lão trầm ngâm suy nghĩ: "Thằng thông minh thật, họ có ý gian, muốn đánh tráo đồ vật nhà ta, cũng chẳng được. Biết nó viết thảo chữ gì?" Lại khi ngồi nói chuyện với hắn nghe hắn xổ ra một tràng Chi, hồ, giả, dã rất là thông thái. Lão chắc mẩm hắn hay chữ thật, bàn với con gái nên lấy hắn, về sau sẽ được nhờ. Thế là hắn được vợ.
Gặp lúc làng có đám nghe nói hắn hay chữ, làng cắt hắn đọc văn tế. Lão lấy làm hãnh diện cho con rể mình. Còn hắn thì chẳng tìm được lý do nào mà từ chối. Hôm đám, hắn quỳ xuống, cầm chúc bản đọc. Ðọ được chứ duy ở đầu câu, hắn liền đỏ mặt tía tai, rồi đạp hương án, trèo lên bàn thờ, giả vờ lên đồng, thé ầm ĩ:
- Làng nầy thiếu gì người đọc văn tế được mà lại sai thằng này ở đâu đến đọc! Có phải nó khoe nó hay chữ, thì ta lấy hết chữ cho mà xem!
Nói xong, ngã lăn đùng ra giữa chiếu. Thế là đồng thăng. Từ đấy, ai chê hắn dốt, hắn đổ cho Thành Hoàng lấy mất hết chữ của hắn rồi.
1297Jan 26, 2005
Vận đen
Hai người đàn ông nói chuyện với nhau:
- Hồi này cậu thế nào?
- Đen đủi lắm! Hôm nọ, tớ cho một cô gái đi nhờ xe, sau đó, cô ta lại còn kiện tớ, buộc tớ tội quấy rối tình dục. Tòa án bắt tớ phải nộp tiền phạt. Nhưng khi trông thấy cô ta, tòa lại còn phạt thêm tớ về tội lái xe trong tình trạng không tỉnh táo...
***
- Chuyện cậu và anh chàng mới quen đến đâu rồi?
- Thôi rồi.
- Sao vậy? Hôm qua hai người còn đi xem phim mà.
- Ừ, nhưng lúc trong rạp mất điện, chân anh ta cứ quờ quạng...
- Anh ta sàm sỡ lắm hả?
- Được thế thì còn khá. Đằng này, anh ta cứ quờ quạng sợ mất đôi dép lê cũ rích.
454Một thứ gia đình
Sau giờ tan sở, ông chồng không về nhà như thường lệ. Bà vợ ở nhà nổi đóa khi kim đồng hồ ngày càng nhích dần. Cuối cùng, vào lúc 3 giờ sáng, ông chồng mới mò về nhà. Bà vợ tức giận nhất quyết không ra mở cửa:
- Ông có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?
- Đừng có la lên như thế. Tôi về nhà muộn vì phải tìm đến các cửa hàng tìm mua vài thứ cho ngôi nhà của chúng ta.
Ngay lập tức, bà vợ thay đổi thái độ, chạy ra mở cửa rồi nhẹ nhàng bảo chồng:
- Thế anh mua gì cho nhà mình vậy, anh yêu?
- Một két bia!
446Đèn Lồng Treo Cao
Khu vườn bé tẹo, đầy dây dại âm u. Chúng tôi dựa xe vào một gốc mận èo uột với những túm hoa trắng lèo tèo, đi ngang qua vuông sân nhà. Con Lô ốm nhóc nhách hục hặc trong cỏ, đưa mắt nhìn chúng tôi ai oán. Hân đá nhẹ vào hông con Lô lẩm bẩm "Mày lúc nào cũng thế, không khá lên nổi." Rồi tiếp tục ư ử một bài hát vui nhộn. Tôi quay lại cười "Sao hôm nay lạ thế." Hân mủm mỉm "Vừa kiếm được mối làm ăn" và chìa trước mặt tôi tấm giấy đỏ in đầy chữ Tây Tàu xanh đỏ. "Vẽ bảng quảng cáo một hiệu bánh của Tàu." "Rồi sao nữa?" "Phải nghỉ học mấy ngày nhưng sống thêm được mấy tháng." Hân lại cười đưa tay cài cúc áo ngực. Tôi nhăn mặt. Tôi không thích Hân thế này. Bụi đời, bất cần. Như thế hợp với Hân nhiều hơn.
Ông giáo đứng đợi ở cửa, áo quần là phẳng phiu, nhưng cũ mèm và tiều tụy. Chúng tôi chào "Thưa Thầy," kéo ghế ngồi lọc xọc. Mỗi lần đến đây học, vào tối thứ Bảy, tôi như bị hút vào bàn thờ đặt ở góc nhà. Lúc nào cũng tối tăm, mờ mịt khói. Với tấm hình chụp chân dung người thiếu phụ trẻ nhìn thẳng, mắt to mày dài. Một vẻ đẹp dài dại và lạnh lẽo. Hân bảo "Bà ấy bị điên." Rồi lơ mơ nhìn qua cửa sổ "Như thế lại tốt. Chẳng phải lo gì, nghĩ gì." Tôi cười "Phải không?." Tự nghĩ thầm, chẳng thể nào là phải được. Người ta ít khi nào bằng lòng với bản thân, chỉ thích đứng núi này trông núi nọ và mơ ước những điều rất viễn vông.
Ông giáo viết bài lên bảng, tiếng phấn cạ vào thớ gõ ken két. Hân quay sang hỏi: "Tối nay học xong đi đâu?" "Không, chỉ về nhà." "Vậy cà phê nhé. Có thằng bạn mới mở quán dưới Thanh Đa. Thời buổi này người ta làm ăn kinh lắm." Ông giáo gõ thước lạch cạch "Anh chị đọc đi." Chúng tôi ê a đọc những câu tiếng Pháp, cảm thấy thời gian như dài mãi ra. Và căn nhà này ngày càng trở nên nhỏ bé, thanh bình.
Khoảng bảy giờ Lam vào lớp, mồ hôi nhỏ nhểu nhảo. Thầy hỏi, giọng ấm áp, chậm rãi "Trông anh có vẻ mệt. Bận nhiều công việc lắm à?" Lam mở túi lấy ra cuốn tập nhàu nát dính đầy vệt sơn dầu "Em có một cuộc hẹn Thầy ạ." Hân hấp háy mắt "Với em Ngần phải không?." Lam gật đầu, mặt rạng rỡ, đầy tự tin. Tôi cúi gầm mặt vào hàng chữ nghiêng ngả, tự nhiên thấy cay đắng. Một nỗi chua xót dâng dần trong lòng giống như mình vừa ráng hết sức chạy xong một cuộc marathon, mà khi về đến nơi, mọi người đã về đến đích tự lúc nào. Tôi lắc mạnh đầu. Chuyện tình cảm, yêu đơn phương là một điều thật vô lý và vô vọng. Vậy mà người ta vẫn cứ chạy theo và chờ đợi để làm gì?
Ông giáo ra bài luận "Tả chân dung người bạn của anh (chị)." Hân hớn hở nhìn tôi "Tụi mình tả lẫn nhau nhá." "Không" Lam lắc đầu "tả người mình yêu nhất. Tao muốn tả Ngần." Tôi im lặng. Nếu thế, chắc tôi sẽ tả Lam. Lam tóc quăn, mặt trắng, dáng thư sinh, luôn tỏ ra nhạt nhẽo với mọi thứ. À, nhưng có lẽ bây giờ đã khác. Ngần đến thay đổi tất cả trong Lam. Kể cả ánh mắt thờ ơ đến một mục đích sống không rõ rệt. Tôi lén nhìn Lam, bỗng nhiên thấy chưa bao giờ tội nghiệp Hân thế này. Lúc nào Hân cũng muốn tôi vui. Cho dù niềm vui ấy không mang lại gì cho tình cảm của chúng tôi cả.
Mất điện. Ông giáo mò mẫm đốt cây đèn dầu bé xíu trên bàn thờ, thở dài "Đợi thêm vài phút, chắc có điện lại." Chúng tôi kéo nhau ra ngồi ngoài sân. Gió thổi như bão. Lá khô rụng cuốn vào sân lào xào. Tôi hỏi khẽ "Ngần đẹp không Lam?" Lam cười "Không đẹp nhưng dễ thương. Mình có vẽ Ngần mấy bức. Hôm nào lại xem." Tôi gượng gạo "Ồ, tất nhiên." Trong bụng lại nghĩ "Tôi ư, chắc chắn là không thể xem được rồi. Anh ngốc lắm, anh chẳng hiểu gì cả." Hân khịt mũi, kéo mạnh áo tôi "Xem kìa." Tôi giương mắt nhìn theo hướng Hân chỉ. Ở góc vườn hiện lên một bóng trắng vật vờ. Nom cô đơn, lạc lõng. Nó đi lom khom dưới những tàn cây, tiến lại gần chúng tôi. Hệt như bức chân dung trên bàn thờ, mắt to mày dài lạnh lẽo và ngây dại, cô nhìn chúng tôi cười ngơ ngẩn. Dưới ánh trăng mới lờ mờ tôi mới tin đó là người thật. Cổ họng đắng nghét vì sợ hãi, tôi chụp vội tay Hân "Ai thế." Lam cười nhẹ "Con gái ruột của Thầy." Hân thêm, giọng không tỏ một thái độ Nào "Cô ấy bị điên, điên bẩm sinh, giống như bà mẹ." Cô gái lại cười. Lần này nụ cười có vẻ tỉnh táo hơn. Nó như được soi rọi bằng một thứ ánh sáng vô cùng ấm áp lên gương mặt tiều tụy, đờ đẫn của cô. Tôi quay lại. Ông giáo đứng sau lưng, tay cầm ngọn đ
èn lồng đỏ và cười "Con gái của tôi. Hai mươi lăm tuổi rồi. Vẫn thế," giọng không hề mệt mỏi, buồn bã. Ông giáo cầm tay con dẫn vào nhà. Cô gái đi, ngây thơ như trẻ con. Tôi nhìn theo ứa nước mắt, lờ mờ hiểu ra con người sống với nhau không phải chỉ vì những duyên nợ kiếp trước mà còn vì một chữ tình người ẩn sâu đâu đó tận tâm hồn. Mà
đôi khi vì cuộc sống gạo tiền xô đẩy, bỗng trở nên nhạt nhẽo và thay đổi gần hết.
Quán cà phê của người bạn Hân mới mở, sơ sài, lèo tèo khách. Chúng tôi ngồi sát bờ sông, nghe rõ tiếng nước vỗ vào bờ róc rách. Tôi yêu không khí tĩnh lặng như thế. Cảm giác như mình đang lần mò về thời thơ ấu, xa hẳn những ồn ào của thành phố.
Hân nhìn tôi dè dặt "Hiên đi hai tháng rồi . Có thư từ gì không?." "Hiên than buồn, tôi ngọ ngoạy người. Biết sao được... ở nước ngoài đâu cũng thế cả." Chúng tôi im lặng. Trên mặt sông, một đàn dơi bay qua. Chúng mất hút vào đem và không để lại một cái gì.
Lam bảo "Thứ Bảy tuần sau mình nghỉ. Mà có lẽ cũng nghỉ luôn. Cả tuần chỉ còn ngày thứ bảy để chơi." Ồ phải - Hân gật gù - Bây giờ tối thứ Bảy cũng phải kiếm sống. Dù sao cũng nên nói với Thầy một tiếng." Tôi nhìn ra sông chán ngán. Phía bên trái, cầu Bình Triệu lô nhô những bóng đèn xe bé xíu. Kinh thật, cuộc sống thì vĩ đại đến thế, mà con người li ti như kiến, luẩn quẩn loanh quoanh không thể định hướng được cuộc đời của mình. Họ bám đuôi nhau, cắm cúi hòa mình vào những bon chen của cuộc sống. Chúng tôi ngồi đây, vẫn đau đớn nhận ra mình đang bị chìm dần trong dòng lũ đó.
Tôi khẽ thở dài, những người như con gái của ông giáo, có lẽ Hân đã đúng phần nào, khi cho rằng họ đã thật hạnh phúc. Cô như một chiếc đèn lồng treo cao, sống trong cuộc sống đó mà tách rời tất cả. Vô tư, ngơ ngác. Cảm nhận về cuộc sống với cô, vẫn mãi chỉ là cái tình nơi người cha già của mình mà thôi.
Mấy tuần sau tôi đến lớp học một mình. Ông giáo vẫn chỉnh tề trong bộ quần áo cũ, say mê giảng cho tôi những bài tập đọc vỡ lòng cảm động. Tôi ngồi nhìn qua khung cửa sổ bé tẹo, lâu lâu lại thấy con gái Thầy đi qua, tay cầm chiếc đèn lồng, mặt mày ngơ ngẩn và thanh thản. Tôi nghĩ, giờ này chắc Lam đang đ
èo Ngần lang thang qua các phố có nhiều cây và người. Còn Hân đang gò lưng hòan thành nốt bảng hiệu bánh Tàu xanh đỏ. Để ngày kia vào lớp, mặt võ vàng "Vừa nhận thêm mối mới. Đành phải nghỉ thêm mấy ngày nữa để sống thêm được mấy tháng."
Rồi cuộc sống những ngày sau nữa vẫn chỉ tiếp theo như vậy.
Học thêm hai tuần, tôi xin nghỉ. Ngày xưa tôi đến lớp vì có Lam. Hoặc vì tôi luôn muốn giết thời giờ bằng những công việc khởi sự từ sự tò mò. Cuối cùng thì đã chẳng có gì níu chân tôi lại.
Ngày giáp Tết, Hân chở tôi đến thăm Thầy. Cây mận èo uột đậu vài chùm trái teo quắt. Một người đàn ông ngồi tỉa lá mai, nhìn chúng tôi dò xét. Hân hỏi, nhã nhặn "Thưa ông, chủ nhà này đâu ạ?." Người đ
àn ông cau có cắm mặt vào những móng tay đen sì: "Tai nạn giao thông. Chết từ hồi Noel. À, con gái hả? Vào nhà thương điên lâu rồi."
Tôi bủn rủn tay chân. Không khóc, không nói được. Chỉ thấy như mình đang bồng bềnh trôi trên một dòng nước không có bến đậu.
Buổi tối, tôi tắt đèn, mở cửa trông xuống đường. Về khuya Sài Gòn yên tĩnh hẳn. Một vẻ bình yên rất thật lòng. Trong mơ màng, tôi lại nhìn thấy bóng trắng nhỏ bé của con gái thầy tôi, bơ vơ giữa những tòa nhà bệnh viện, đi tìm chiếc đ
èn lồng bằng giấy màu đỏ. Chiếc đ
èn lồng bằng giấy mà có lần tôi đã thấy thầy nâng niu treo lên đầu nhà vào đ
êm Trunh Thu. Một ngôi nhà ẩm mốc và cũ kỹ. Từ nơi đó, tôi đã học được câu tiếng Pháp vỡ lòng đầu tiên trong đời đầy vui sướng. "Bonjour monsieur. Comment cava" Chào thầy. Thầy khoẻ không ạ?
Jan 25, 2005
Sắp có án mạng
Chuông điện thoại của đồn cảnh sát reo:
- Đến mau, cứu tôi với!
- Có chuyện gì thế?
- Có một con mèo ở trong phòng!
- Xin lỗi, chúng tôi không can thiệp theo những yêu cầu loại vớ vẩn như vậy!
- Chó chết, nhưng mà tôi là vẹt!
2143
Ban Mai Bình Yên
Buổi sáng Kim ngủ dậy muộn. Mấy người anh đang tán lại giấc mơ đêm qua để đánh đề. Kim cười lơ mơ. Các ông anh trí thức hẳn hoi, ông nào cũng ôm từ một cái bằng đại học trở lên. ấy vậy mà còn mê tín.
Thằng cu Ðiệp chạy vào giường lay Kim:
- Cô út! Dậy ba hỏi kìa! Ðêm qua cô út mơ thấy gì? - Ðêm qua cô út mơ thấy cháy nhà - Tiếng anh Minh.
- Tra bảng thử cháy nhà ra con gì? - Tiếng chị Sáu.
- Cháy nhà ra mặt chuột! - Tiếng ai đó Kim không nhận ra.
Tất cả cười ầm.
Kim xuống nhà dưới giúp mẹ dệt nốt chiếc chiếu. Vùng về, cô làm hỏng một mảng lớn. Mẹ mắng Kim đuểnh đoảng. Buồn. Kim bỏ lên nằm đọc sách.
Ðô hẹn sáng nay lên đưa Kim đi Mỹ Sơn. Hơn tám giờ, nắng lên, chắc là Ðô không đến. Kim tặc lưỡi. Ðô bao giờ cũng sai hẹn. Ban đầu Kim còn hờn dỗi, sau quen dần, Kim xem chuyện ấy là bình thường. Có một điều Kim thường sợ thót tim là Ðô hay uống rượu. Ðôi khi Kim phải đi tìm. Kim lo Ðô quá chén, phóng xe xảy ra tai nạn thì nguy. Ðô không biết là Kim luôn lo lắng cho mình.
Chị Sáu thường mắng Kim:
- Bỏ quách nó đi cho rồi. Em không gặp được thằng nào tử tế hơn sao? Ðàn ông gì rượu chè tối ngày. Thỉnh thoảng lại bỏ nhà đi hoang ở cái tuổi chẳng trẻ trung gì.
Anh Minh thì nói không nể nang:
- Hắn có cái gì mà mê hoặc được đứa cực kỳ khó tính như mày. Tao thì chỉ thấy hắn vừa già vừa xấu.
Kim thở dài. Chẳng ai lý giải được tình yêu. Kim hiểu Kim yêu Ðô đau đớn như thế nào. Ðô không hiểu vậy. Kim biết Ðô không yêu mình. Ðô lừa dối Kim. Ðô cặp bộ với Kim và nói với bạn bè anh ta muốn làm cảnh. Kim đã thử bứt mình ra khỏi Ðô. Một lần, hai lần, ba lần.... mười lần và Kim không đủ sức. Ðô thì nghiêm túc một cách chơi chơi. Mà chơi thật. Lúc đầu Kim còn khổ sở. Sau Kim thả lỏng luôn.
Kim nghĩ đến người đàn bà Ðô yêu hơn mười năm nay và rủa thầm: "Ðồ rắn độc!". Kim không biết Ðô còn nô lệ quá khứ đến bao giờ? Ðô hay hát "Em giờ đã hai con rồi đó!" Kim nhức nhối. Hai con rồi. Ðô vẫn chờ bà ta quay về. Vẫn chờ gia đình kia nát bét ra để minh chứng tình yêu và lòng hào hiệp.
Kim nhớ về những ngày bỏ Huế ra đi. Thịnh giờ chắc con bế con bồng! Hồi ấy Kim và Thịnh yêu nhau. Mối tình đầu chẳng để lại cho Kim chút kỷ niệm gì ngay cả nụ hôn. "Mình thế nào ấy!" - Kim tự nhủ thầm . "Mình luôn sống trong trạng thái mê sảng". Mỗi năm đến ngày sinh nhật Kim đi ngồi cà phê một mình. Kim dành riêng nỗi buồn cho mối tình với Thịnh. Ðúng ra là có một lần Kim tổ chức sinh nhật linh đình. ấy là năm Kim và Dũng quen biết nhau. Dũng yêu Kim. Bạn bè ai cũng ủng hộ họ. Kim cũng rất muốn yêu Dũng. "Anh ấy tốt!". Ðêm đêm đi chơi với Dũng về Kim vùi mặt vào trong chăn. Kim viết về Dũng. Kim tưởng tượng ra Dũng bên cạnh và nói với anh những lời yêu thương. Thế nhưng Kim và Dũng tự nhiên bật ra, chẳng đến đâu hết. Lý do một phần từ sự xuất hiện của Ðô. Khi gặp lại Dũng, Kim day dứt. Nhiều lần cô mạo hiểm đến ngôi nhà trọ của anh. Kim đứng rất lâu dưới chân cầu thang. Bên khung cửa sổ Dũng cắm cúi vẽ đồ án. Kim biết chỉ ngước lên là Dũng sẽ thấy cô. Dũng sẽ chạy ra đón. Mãi mãi trong Dũng, Kim là một tiên nữ mù loà.
Ðô viết cho Kim những dòng thư đầy ắp yêu thương. Ðọc nhật ký Ðô, Kim biết rằng những dòng ấy Ðô từng viết cho người yêu cũ. Từ ngày chị ta lấy chồng, Ðô không gởi những dòng ấy đi. Ðô sợ anh chồng đọc được những bức thư sẽ đánh vợ.
Sao Dũng không viết gì cho mình nhỉ? Kim tự hỏi. Rồi Dũng sẽ yêu người con gái khác. Cầu cho anh được hạnh phúc. Bao giờ với Dũng, Kim cũng thật dịu dàng. Nếu quá khứ hồi sinh, em sẽ yêu anh. Kim mơ màng.
Kim nghe tiếng thằng Ðiệp líu lo:
- Ðêm kia má nằm mơ có ông già cho má con số năm sáu. Ngủ dậy má biểu con đi mua cho má con năm sáu. Hồi đêm xổ số ra con sáu lăm.
- Mày vẽ!
Kim nghe tiếng anh Minh cự thằng Ðiệp.
Lại số đề. Ðêm qua Kim cũng nằm mơ. Giữa giấc ngủ nặng nề của Kim hắn đến. Hắn đưa Kim qua dãy sương mù. "Thần chết"! Kim sợ hãi. Kim đã từng tự tử. Chuyện này xảy ra đã mười năm. Lúc nào Kim cũng thèm chết. Trong mơ Kim lại thấy sợ vị thần nắm quyền sinh tử của con người. Kim đợi phép mầu đến với cô. Sự bất tử chỉ dành cho thiểu số có những quyền năng tối thượng. Thấu đáo tất cả không gian thời gian vô tận, vượt ra ngoài thế giới hữu hạn và tương đối này. Làm sao Kim có thể sống làm nên một việc gì thật kỳ diệu? Thế là Kim khao khát.
Ta không nên nhấm nháp nỗi buồn-muôn-thuở. Kim gọi tình yêu của mình bằng cái tên như vậy. Kim đã trải nghiệm những xót xa, niềm day dứt, thương đau, oan trái, hận sầu, cay đắng, thậm chí thù hận. Cuối cùng Kim thấy mình quá cô đơn. Rồi cô yêu sự cô đơn dù cô chưa biết tận dụng hoàn cảnh ấy để học những điều phi phàm. Quá nhiều thói quen mài mòn Kim.
Chuỗi ngày dài phiền muộn. Ðiệp khúc vấn nạn vang lên trong cả giấc ngủ. "Ði về đâu?". Kim bực bối: Tình yêu, học vấn, giáo điều , tiền bạc... như xiềng xích. Khi Kim mơ thần chết đưa Kim đến dòng sông. Bên kia là vườn Uyển lạc, lẽ ra Kim được nghỉ ngơi ở đó. Kim biết chốn ấy là nơi dành cho những người suốt đời làm điều thiện. Kim từng phạm nhiều sai lầm, nghiêm trọng và không nghiêm trọng. Có ý và vô ý. Kim đem lại đau khổ cho người và vật. Có sinh linh chết oan vì Kim. Vậy là Kim không được giải thoát hoàn toàn. Kim sám hối.
Kim lại mơ thấy địa ngục như thể cô thoát ra từ chốn ấy. Thần chết đã nói với Kim là cô không đáng bị giam cầm trong đó. Linh hồn và thể xác Kim cũng chưa quá hư hoại để tạo hoá phi công tạo tác lần nữa, điều cần thiết là trả Kim về trần gian, sống nốt kiếp con người. "Muốn liễu thoát sinh tử thì đừng bao giờ làm điều ác nữa". "Hãy sống với tính bản thiện!". Ðấy là những điều cuối cùng thần chết dặn. Kim thoát vòng luân hồi. Kim khỏi phải đầu thai kiếp sống mới.
"Tất cả như thật ấy! Hay là đêm qua mình kinh nghiệm sự chết. Dám lắm chứ". Kim trăn trở. Kinh Phật bảo con người ta có thể chết khi đang cố sống và ngược lại. Ba thì bảo: "Sống chết như trở bàn tay".
Kim bắt đầu hình dung về đôi mắt bí ẩn, nhiều năm nay đôi mắt ấy dõi theo Kim. Ban đầu cô không để ý. Rồi cô thấy nó ở mọi nơi mọi lúc. Cô giam mình trong phòng kín để sống riêng với đôi mắt ấy, cô soi bóng vào đôi mắt và thấy mình từ chân tơ đến kẽ tóc. Rất nhiều khi đôi mắt chiếu vào Kim tia sáng lạnh lùng nghiêm khắc. Nhất là khi Kim làm những việc Kim không thích mà cô cũng cứ làm. Còn thì cô luôn thấy đôi mắt nhìn cô bao dung từ ái.
Sáng nay Kim ôn lại toàn bộ giấc mơ với những băn khoăn. Kim lại thấy đôi mắt. Cô mỉm cười viết:
"Mắt người tình năm xưa.
Hằng đêm về xua tan cơn ám muội
Hằng đêm ta thầ
m hôn mắt sao trời..."
Cô nghe những giai điệu vang ngân giữa không gian bao la. Bầu trời xanh trong, gió lồng lộng. Những khúc nhạc huyền hoặc rót vào tai Kim. Ðô đến đưa Kim đi Mỹ Sơn cùng. Anh ta nhìn cô và buông một câu:
- Hôm nay trông em thật lạ lùng!
Kim không biết Ðô khen hay chê mình. Cô thấy mình lạnh nhạt với Ðô hẳn, Kim chìm trong những hợp âm từ cây đàn vô hình. Kim biết giữa đôi mắt và tiếng nhạc kia có sự đồng nhất với nhau.
Ðô lái xe đưa Kim qua những vùng quê quen thuộc. Anh ta đang công tác tại một phòng văn hoá. Sáng nay anh ta đưa Kim đi khảo sát để viết bài về những di sản văn hoá Chămpa ở miền Trung.
Kim quan sát quê hương. Những kỷ niệm thời thơ ấu ùa về. Kim nghe tiếng gọi của một nhân vật trong vở kịch từng để ấn tượng sâu sắc nhất suốt tuổi thơ cô:
"Thời gian ơi! Thời gian ơi! Thời gian ơi!".
Ðó là tiếng gọi của Thiên YA - Na, trong vở kịch "Tình sử thiên YA - NA". Người này đã từng là thần tượng thời thơ ấu của Kim.
- Thời gian ơi! - Kim hét vang.
Ðô dừng xe lại:
- Em làm sao vậy?
Kim im lặng.
Ðô đạp máy và buông một câu cục cằn: "Ðồ khùng!". Xe đến nhà thờ Trà Kiệu. Ðô muốn ghé. Kim cản. Ðô thôi. Kim lẩm bẩm:
- Có thể tiền kiếp ta đã sống buổi hoàng kim của kinh đô sư tử.
- Có thể! - Ðô phụ hoạ.
- Lúc này đây em đinh ninh mình là hậu thân của công chúa Chămpa. Em từng gặp Thiên YA - NA thánh mẫu, Người tạo dựng nên vương quốc Chămpa.
- Còn anh là thần vương Bhađresvana. Gốc rễ của vương quyền.
Ðô cũng sôi nổi góp chuyện.
- Không ngờ chúng ta tha hoá đến mức này - Kim vui vẻ - Có khi kiếp sau chúng ta thành khỉ.
- Coi chừng thành thật đấy cô bé, ai mà biết được xưa kia mình không từng đùa cợt kiếp sau mình làm lũ vô tích sự - Ðô trầm ngâm.
Xe vào Thánh địa Mỹ Sơn. Từ ngàn xưa nơi đây là địa điểm hành hương thiêng liêng của hàng chục triều đại và hàng triệu con người. Mỹ Sơn là nơi thờ phụng vị thần vua Bhađresvana. Tín ngưỡng chính của vương triều Chămpa là thờ tự thần - vua và các thần linh bảo hộ vương quốc cũng như vương quyền. Dân tộc Chămpa đã mất tên trên bản đồ thế giới, giờ đây chỉ còn rơi rớt lại các di tích mà Mỹ Sơn là điển hình.
Ðối diện với sự thịnh suy của Lịch sử. Mỗi nỗi trắc ẩn bóp chặt Kim. Cô đau thắt. Cô định nói một điều gì đó với Ðô thì bất chợt đôi mắt bí ẩn hiện ra cắt ngang.
- Em giống như một người ngoại tình vậy! - Ðô nhìn Kim ngờ vực. Kim ngắm đôi mắt ở vị trí trực diện nhất. Ðô thấy Kim không phản ứng gì trước câu nói của mình. Ðô bực tức, anh ta chọc cho Kim ghen:
- Anh nhớ Phượng ghê!
Kim im lặng. Phượng là tên người đàn bà tình địch. Ðô cười khẩy:
Em say đắm một thằng cha nào rồi phải không?
- Ðể tôi yên - Kim chau mày - Anh cứ đến chỗ người đàn bà kia mà ăn mày tình yêu....
Kim định nói thêm nhưng trong giây lát Kim dường như thấy đôi mắt kia ngoảnh đi hướng khác. Kim hoảng hốt. Cô suýt khóc. Ðô tưởng Kim buồn mình nên kéo cô vào lòng hôn khẽ. Kim lắc đầu. Tại sao Kim không nhận ra đôi mắt ấy sớm hơn nhỉ. Nó là hào quang của Thiên YA - NA. Toàn thân Kim chấn động khi khám phá ra điều ấy.
- Em không còn yêu anh nữa phải không? - Ðô hỏi Kim.
- Anh đủ nhạy cảm để nhận ra điều đó - Kim đáp.
- Ðừng bảo anh dọa- Ðô nóng nẩy - Anh sẽ giết chết em và giết cả thằng cha kia, em đợi đấy.
Kim thấy Ðô thật thảm hại. Anh ta đã mất cô thật sự. Khi anh ta nhận ra anh ta yêu Kim thì quá muộn rồi. Kim không thể tôn thờ Ðô. Kim tôn thờ con người bất tử ấy: Kim tin vào sự thần kỳ cảm ứng. Kim tin Thiên YA - NA sẽ tái sinh và Người đang ở đâu đó. Kim đi tìm người.175
Jan 24, 2005
Tiên Sư Thằng Bảo Thái
Một hôm, Quỳnh cho người ra bảo các hàng thịt là ngày mai Trạng đặt tiệc thết các quan, cần mỗi hàng bán cho mấy cân, nhưng phải thái sẵn cho đỡ mất công người nhà.
Các hàng thịt mừng rỡ, sáng hôm sau đã thái thịt đầy nhà chờ người nhà Trạng đến lấy. Ai ngờ đợi mãi đến trưa mà cũng chẳng thấy ai, họ bèn tới nhà Trạng thì nhà vắng tanh, chẳng có khách khứa gì cả. Hỏi Trạng thì Trạng bảo không biết: "Chắc là có đứa nào muốn lỡm bà con đây. Cứ gọi thằng nào bảo thái mà chửi".
Bọn hàng thịt tức mình về réo gọi thằng bảo thái mà chửi:
- Tiên sư thằng bảo thái! Tiến sư thằng bảo thái!
Bảo thái là niên hiệu vua Lê Dụ Tông (1720-1726). Thành thử vua bị chửi một bữa inh cả phố.
2633
Tiên Sư Thằng Bảo Thái
Một hôm, Quỳnh cho người ra bảo các hàng thịt là ngày mai Trạng đặt tiệc thết các quan, cần mỗi hàng bán cho mấy cân, nhưng phải thái sẵn cho đỡ mất công người nhà.
Các hàng thịt mừng rỡ, sáng hôm sau đã thái thịt đầy nhà chờ người nhà Trạng đến lấy. Ai ngờ đợi mãi đến trưa mà cũng chẳng thấy ai, họ bèn tới nhà Trạng thì nhà vắng tanh, chẳng có khách khứa gì cả. Hỏi Trạng thì Trạng bảo không biết: "Chắc là có đứa nào muốn lỡm bà con đây. Cứ gọi thằng nào bảo thái mà chửi".
Bọn hàng thịt tức mình về réo gọi thằng bảo thái mà chửi:
- Tiên sư thằng bảo thái! Tiến sư thằng bảo thái!
Bảo thái là niên hiệu vua Lê Dụ Tông (1720-1726). Thành thử vua bị chửi một bữa inh cả phố.
2633
Jan 23, 2005
Áo dài phát biểu
Áo dài bước vào lớp, nhìn chằm chằm một mày râu:
- Ủa, ông còn sống!? Vậy mà hôm qua đứa nào nói ông bị trời đánh, làm tui khóc quá trời.
Mày râu (Cố nén xúc động): - Sao vậy?
- Tui sợ ma lắm!
(Tan nát cõi lòng...)
Trong một cuộc thi nữ sinh thanh lịch, ban giám khảo đặt câu hỏi cho hoa khôi:
- Giả sử khi có yêu cầu làm việc có ích cho thiếu nhi thì em sẽ làm gì?
- Dạ em sẽ đi xóa mù chữ hoặc tới những trường trẻ em mồ côi khuyết tật để tặng quà, hát cho mấy bé nghe. Có điều ...
- Điều gì?
- Dạ, có điều phải có ai trông chừng em của em. Cái lũ trời đánh nhà em nó quậy lắm...
Thấy một cô gái lái xe loanh quanh suốt thị trấn cả buổi sáng, người dân địa phương liền thắc mắc:
- Tôi có thể giúp gì được cho cô?
- Tôi tìm nhà người bác. Năm ngoái lúc tôi đến thì nhà bác tôi có con bò đang ăn cỏ ở trước cửa.1107
Jan 22, 2005
Đang mặc cả
Ba người thiệt mạng trong một tai nạn giao thông, hồn của họ bay đến cửa thiên đàng, thánh Phedro nói:
- Đây là một sự nhầm lẫn, mỗi anh đóng lệ phí 10 nghìn USD, tôi sẽ đưa các anh trở lại trần gian như bình thường. Người Mỹ đồng ý ngay. Vừa nhận lời xong thì anh ta đã được trả về đúng ngay nơi xảy ra sự cố, trên người không một vết xây sát. Nhân viên cứu hộ ở hiện trường xúm lại hỏi:
- Còn hai ông kia đâu?
- À, ông người Scotland thì vẫn đang mặc cả, còn anh chàng Canada thì nhất định cãi thánh Phedro rằng khoản 10 nghìn USD này bên bảo hiểm y tế phải trả thay anh ta.
1697
Jan 19, 2005
Nói Chuyện Với Chính Mình
Tao thấy mày, thương quá, biết nói sao,
Yêu chi lắm, mi vướng những lệ tràọ..
"Người ấy" xa, làm sao mà hiểu được,
Tình yêu mày thầm lặng, đau lòng tao ...
Tao khuyên mày, thôi hãy đi tìm quên,
Đời đối dang, duyên phận chắc không bền,
"Người ấy" thường cợt đùa bao cô gái,
Mày chỉ là bóng một ngôi sao đêm...
Cớ sao mày cứ một mực thuỷ chung?
Yêu "người ấy", muốn yêu đến khôn cùng,
Đời con gái má hồng trong khoảnh khắc,
Mày buồn nhiều, nhạt má phấn, biết không?
Tao khuyên mày đi tìm những cuộc vui,
Ngoài phố kia, đô hội, có lắm người,
Cớ sao phải võ vàng trong nhung nhớ,
Đến "cái người dễ ghét" ở xa xôỉ
Mày dại quá, trao cả trái tim saỏ
Dù biết rõ "người ấy" lắm "hoa đào"
Tao bật khóc, thấy mày khờ dại quá,
Tao thương mày, vì mày cũng là tao ... 1513
Jan 18, 2005
Ai Khổ Hơn Ai
Hai gia đình, Lý Trọng Nhân và Trương Độ Lượng, trước kia là tình bạn thâm giao. Nay thì kết tình sui gia thắm thiết hơn. Họ thuộc thành phần tư-chức bậc trung-trung, làm việc cho ngân hàng Sàigòn, tại góc hai đại-lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi.
Lý Trọng Nghĩa và Trương Hải Hà là con của hai gia đình trên. Đôi vợ chồng trẻ yêu nhau tha thiết, đã cưới nhau được ba năm mà vẫn chưa có đứa con nào. Thì biến cố 30-4-1975 xẩy ra. Cha mẹ hai bên điều thúc dục con chạy xuống tàu... vượt biển. Một thời gian ngắn ở trên đảo... Rồi được nước Pháp cho tỵ-nạn cộng-sản, tạm-cư ở vùng Normandie (Le Havre) vào đầu năm 1976. Trình độ học vấn của Trọng Nghĩa tới tú-tài đôi chương trình Pháp.
Sau mấy tháng ở trong trại tỵ-nạn... Hai vợ chồng Trọng Nghĩa được một gia đình bà con bảo đảm lãnh lên Paris. Vì họ đã từng đi du học trong thập niên 196không, rồi lập nghiệp luôn trong khu La-Tinh quận 5. Sau khi lo giấy tờ hợp lệ xong, Trọng Nghĩa ghi tên vào trường... học ngành chuyên viên điện-tử (informatique), do chánh phủ Pháp đài thọ và trợ cấp chút ít tiền. Ban ngày Trọng Nghĩa đi học, ban đêm cậu đi làm nhân-viên soát vé cho những rạp xi-nê ở khu Montparnasse. Còn Hải Hà thì đi học pháp-văn...
Bốn năm sau, Trọng Nghĩa lấy được bằng cấp... tương đương kỹ-sư. Và đi làm cho hãng ‘'IBM'' ngoại-ô Paris, gần Porte de Maillot... Lương bổng khá cao. Bấy giờ hai vợ chồng mướn nhà ra ở riêng trong quận 17 Paris cho gần sở làm.
Bao năm tháng, hai vợ chồng Trọng Nghĩa - Hải Hà sống trong hạnh phúc tuyệt vời... Nhưng vẫn không có con !
Đầu mùa xuân Paris, năm 19... mà khí hậu có hôm vẫn còn lạnh buốt. Tuy vậy, hai bên lề đường đã có những cây ngô đồng lú nhú đâm chồi nẩy đọt...
Hải Hà nhìn đồng hồ đã hơn hai mươi giờ đêm mà chưa thấy chồng về, trong lòng hơi lo lo. Bất chợt tiếng chìa khóa mở cửa... Hải Hà vui lên, biết ý chồng mình thường thích uống si-rô bạc-hà pha với nước suối ‘'Vittel'' khi về đến nhà. Nàng bưng ly nước màu xanh xanh để trên salon, miệng tươi cười, hỏi chồng :
− Chắc trong hãng có nhiều việc lắm, nên anh về trễ hơn mọi hôm phải không anh ?
Trọng Nghĩa nhìn vợ và cười cười, đưa tay kéo Hải Hà ngồi bên cạnh, vuốt tóc nàng và nói nhỏ nhẹ :
− Có chút vấn đề thôi. Anh xin lỗi em. Anh để cho em đợi. Vì anh không điện thoại về cho em hay.
Hải Hà đưa tay bụm miệng Trọng Nghĩa và ngả đầu vào ngực chàng :
− Em nào có bắt lỗi anh đâu. Nhưng lần sau, anh nhớ nhín chút thì giờ gọi điện thoại về nhà cho em hay là đủ rồi. Thấy anh về trễ, em hơi lo thôi.
Trọng Nghĩa ôm vợ và siết chặt vào lòng, nói :
− Rồi, anh hứa sẽ không để em chờ đợi và lo âu nữa.
Chàng hôn vợ thật mạnh :
− Nè, đền một cái, đền thêm cái nữa chịu hôn ?
Hải Hà cười sung sướng, rồi đứng lên đi ra sau bếp dọn cơm... Trong khi ăn cơm, Trọng Nghĩa nhìn vợ, lòng cảm thấy ray rức và tự hối : ‘'Giây phút ‘'cơn...lòng'' nổi lên, mình không kềm chế được. Mình đã lỡ có con với Thùy Duyên rồi. Mình đâu có yêu nàng bằng yêu Hải Hà. Nhưng mình phải ráng cố gắng giữ kín không cho Hải Hà biết. Và mình cũng phải dàn xếp với Thùy Duyên, cho nàng tự biết nàng là kẻ đến sau. Bé Trọng Hậu mới chào đời mà đã gặp cảnh trái ngang rồi. Thật tội nghiệp cho cả ba người. Trời ơi ! Tội lỗi này là do chính tôi gây ra...''. Hải Hà thấy chồng đang suy tư, nàng đưa ánh mắt hồn nhiên, hỏi chồng :
− Bộ trong hãng có chuyện gì quan trọng phải không anh ?
Trọng Nghĩa làm tĩnh :
− Thì em cũng biết mà. Việc làm trong sở đôi khi cũng phức tạp, rắc rối với các nhân viên dưới quyền anh. Anh... anh phải ở lại họp.
− Vậy, thì anh đổi hãng khác đi !
− Anh nghĩ, đi đâu cũng vậy thôi. Bộ em thấy anh lo hả ?
− Dạ.
Năm, tháng trôi qua, nay bé Trọng Hậu được năm tuổi. Một hôm Thùy Duyên chịu hết nổi cảnh không chồng mà có con. Nàng điện thoại hẹn với Trọng Nghĩa đến hãng ăn cơm trưa. Vừa ăn xong, Thùy Duyên đưa ra điều kiện :
− Anh mà không ly dị với vợ anh thì em sẽ bồng con đi biệt tích.
Trọng Nghĩa nghe Thùy Duyên nói thế, chàng nghe lòng đau như dao cắt ruột. Với bản chất đầy nhân hậu, cứng rắn và cương trực. Nhưng vì một phút yếu lòng nên bị Thùy Duyên gài bẩy cho dính có con. Bây giờ đứng trước một hoàn cảnh khó xử. Trọng Nghĩa nhìn thẳng vào mắt Thùy Duyên, nghiêm trang hỏi :
− Tại sao hôm nay em lại đổi ý vậy ? Anh đã nói với em nhiều lần rồi, là anh không bao giờ bỏ vợ anh được. Hải Hà là kẻ vô tội. Anh yêu nàng cũng như anh yêu em. Chính anh là kẻ có tội đây. Tội nghiệp nhứt là bé Trọng Hậu. Anh lo cho em và con đầy đủ mà.
Trọng Nghĩa ôm ngực và thở ra, nói tiếp :
− Cũng may là Hải Hà hiền lành và ngây thơ. Nàng không hề để ý hay kiểm soát tiền bạc trong công-băng. Anh mong em giữ lời hứa như buổi ban đầu đi.
Thùy Duyên không quên lời mình đã hứa. Nhưng vì quá cô đơn và đôi khi lửa ghen (ngược) không dập tắt được. Thùy Duyên ngồi khóc cho qua cơn đau khổ. Nàng chậm nước mắt, rồi gật đầu :
− Vâng ! Em xin lỗi anh. Em cố gắng giữ lời hứa.
Trọng Nghĩa nắm tay Thùy Duyên :
− Anh mang ơn em nhiều thứ ; em đã giữ gìn sự bình yên cho Hải Hà bao năm nay, và lo cho con chu đáo... Thôi, đến giờ anh vô sở, em về đi nha !
Thùy Duyên gạt lệ ra về, trong lòng mang bao nỗi niềm chua xót...
Đầu thập niên 199không, Trọng Nghĩa lo giấy tờ cho cha mẹ đoàn tụ sang Paris sống chung với vợ chồng chàng. Vài năm sau, buổi trưa đang làm việc trong hãng, bỗng nhiên Trọng Nghĩa lên cơn đau tim, chàng ngất xỉu, xe cứu cấp chở vô nhà thương... Sau đó được chữa khỏi. Trong những ngày nằm bệnh viện... Chàng cảm thấy mình bị nỗi sầu u uẩn, chẳng biết cùng ai để mà tâm sự ? Chàng ra khỏi bệnh viện nằm nhà dưỡng sức. Rồi một ngày thứ bảy đẹp trời, Hải Hà, vợ chàng được chị bạn tên Thương rủ đi dạo phố. Nhân dịp ấy, Trọng Nghĩa mời cha mẹ đi dùng cơm trưa ở một nhà hàng Tây ngoài khu phố Opéra để chàng tâm sự. Bữa cơm Tây soàn soàn vừa xong. Họ đi ra cà-phê ‘'La Paix'' ngồi ngắm những người bộ hành qua lại. Trọng Nghĩa thấy cha mẹ đang vui vẻ, chàng lưỡng lự, rồi mở lời :
− Ba má à ! Con có tâm sự riêng, muốn nói cho ba má biết.
Ông bà Lý Trọng Nhân rất ngạc nhiên nhìn con, ông Nhân hỏi nhanh :
− Cái gì ? Con có tâm sự riêng tư hả ?
Bà Nhân cũng tiếp :
− Tâm sự gì ? Hãy nói cho ba má nghe đi. Chứ đừng để trong lòng mà sanh bệnh đó !
Bà Trọng Nhân nghi ngờ, nghĩ : ‘'Chết rồi ! Chắc vợ nó có mèo chuột gì đây ?''. Bà nóng ruột quay sang khều vai con :
− Con nói đi. Nói cho ba má nghe coi !
Trọng Nghĩa cố trấn an tinh th2910
Chuyện lạ!
Hai mày râu ngồi kể chuyện:
- Mày biết không, hôm qua tao gặp một ông ngoài 60 tuổi mà mới bập bẹ gọi mẹ, bố ơi...
- Làm gì có chuyện đó?
- Không những thế mà còn được cô giáo cầm tay viết chữ cơ đấy!
- Xạo.
- Không tin thì cứ đến “Trung tâm dạy tiếng việt cho người nước ngoài” mà xem.
- !!!
Hai anh bạn trò chuyện với nhau:
- Hôm qua tao đang chat nửa chừng với một ẻm. Tự nhiên ẻm hỏi tao có WC không, con gái thời nay kỳ quá mày hả?
- Vậy mày trả lời ẻm sao?
- Tao bảo, tao không có mắc... toalét. Có nhiêu mà ẻm giận tao!
- Mày thiếu i-ốt vừa thôi! WC là webcam đó. Vậy mà cũng đòi đi chat với chít!
- Trời!!!
Những Mùa Phượng Xa
Chia tay. Chia tay.
Tháng năm, châu chấu hát khắp đồi. Những bông hoa dại ù mình như muốn chờ nở bung cùng mùa phượng mới. Em quay cuồng, em đau đớn, em thắp nến đưa tiễn cuộc tình đầu. Sân ga mới toanh, em đón chuyến tàu đầu tiên anh ngang qua thời thiếu nữ. Rồi lặng lẽ, tàu đi mãi mãi chẳng quay về. Còn em? Nước mắt khô hốc cuộn tròn trong trái tim chai sạn vì mong đợi.
Mùa hạ rồi. Chia tay anh. Anh Khắc Hạ.
Hai cây nến trắng. Cho em và cho anh. Ðám tang cuộc tình chỉ có mình em và giun dế hát. Lửa hạ nhu nhú ở góc trời, chưa bật ra để đốt cháy tim em. Ve con đã bắt đầu thử giọng.
Hai cây nến quầng lên một vệt sáng. Em nhớ ngày ta quen nhau.
Chào anh – gia sư của em. Những bài toán dỗi hờn không bao giờ em giải nổi. Còn anh, nghiêm nghị, lạnh lùng. Thế mà có ai biết đâu, lòng anh nổi từng đợt sóng, lòng anh rạo rực như cành phượng đầu mùa anh hái tặng em. Con bướm phượng còn nguyên sơ trong trang vở - nơi bài em đang học dang dở: Ðịnh luật Newton. Em nhớ khi anh dạy đến đây, anh cười: “... Còn tình yêu không có định luật”. Con bé mười bảy tuổi ngô nghê – em chỉ biết nhoẻn miệng cười. Kỷ niệm vụt ngang qua nỗi nhớ, dâng dâng, mênh mênh. Mười bảy tuổi, mẹ ơi, khi chiều anh dạy con, vô tình lật vở, ngón tay anh chạm phải bàn tay con rất nhẹ, rất mơ, con đỏ rần mặt, đỏ cả cánh tay. Anh vội vàng xin lỗi. Có sao không hở mẹ? Mười bảy tuổi, vầng trăng cổ tích của em chứa hình dáng một người dưng, là anh.
Hai cây nến quầng lên một vệt sáng. Em nhớ ngày ta yêu nhau.
Chào anh - người đầu tiên chắp cánh bay vào tim em. Em nhớ, ngày đó, em đứng ở “bậc cửa tình yêu”, e thẹn cúi đầu chào anh. Anh dắt tay em vào vùng Ðất Mơ – anh đặt tên cho miền đất tình yêu như vậy. Ðó là một ngày tháng năm ve ve khản cổ hát bài tình ca. Phượng lách tách những chùm nụ để nhô ra một màu đỏ nguyên sơ và nồng nàn. Ngọn đồi đầy cỏ hoa lau trắng và tách cà phê đắng ấm. Em vừa bỡ ngỡ, vừa vui sướng, vừa lạ lùng, vừa tin yêu... Tất cả những cảm xúc đó làm em chớp lên một nụ cười thay tiếng lòng mình. Em cứ săm soi tấm thiệp bé xíu bằng bàn tay. Trong đó, đỏ rực, kêu sa một đoá hồng nhung với những lời yêu thương anh dành cho em. Thời gian... thời gian trôi qua... Bao nhiêu niềm nhớ, nỗi buồn, bao nhiêu giận hờn, năn nỉ, nước mắt, nụ cười... đong đầy, sóng sánh tràn vào vùng kỷ niệm, len vào vùng ký ức. Những cơn mơ chấp chới, hoài vọng, u mê, những cơn mơ em không thể nào phai phôi hình dáng anh đã đầy trong tâm khảm.
Hai cây nến quần lên một vệt sáng. Nước mắt em tràn khi nhớ ngày chia tay.
Chào anh. Chào tạm biệt. Anh rũ bỏ hành trang là những kỷ niệm ngọt ngào để ra đi. Ðể lại mình em với nỗi đau trần thế và sự ngạc nhiên tột đỉnh. Ðêm chia tay ấy trời đầy sao. Và hoa phượng. Hoa phượng rơi tan tác lối về, rơi vào tóc em, cổ em. Anh nhẹ nhàng nhặt ra như vứt từng kỷ niệm. Kỷ niệm lăng lông lốc ở vỉa hè, rồi cuộn tròn với hoa cúc nở về khuya, bên vệ đường. Em nhìn, em khóc, em nín, em nghe lặng người, em nghe nặng nhịp thở, như có ai bóp chặt tim mình. Em không đi nổi nữa. Vô tình, ta dừng lại dưới một góc phượng, ve lỗi nhịp bàng hoàng, hoa trên cành thức giấc, gọi nhau lao xao. Trên đầu, trăng suông sáng vằng vặc, em thổn thức: em vĩnh viễn mất anh. Cô gái ấy. Vâng! Cô gái ấy của anh, bờ vai thon thả, tóc mềm, bờ eo trò nhỏ xíu. “Cô ấy chẳng yêu phượng vĩ đâu em!” Em về, khóc ướt gối mềm trong cơn đau đầy mê hoặc.
Hai ngọn nến quần lên một vệt sáng và phụt tắt. Chỉ còn trơ lại đêm đen. Trơ lại tháng năm với trìu trĩu nỗi buồn. Ngày mai, phượng bật ra màu đỏ như máu túa ra từ trái tim non. Sắc phượng vẫn rục lên, nguyên vẹn một màu nhưng lòng người đã là màu phượng nhạt nhòa của tháng tư hiện tại. Xin anh cứ hãy dong ruỗi đường đời, khi nào thật buồn hoạc chồn chân, hãy nhớ có một người vẫn dõi bước anh đi, nỗi nhớ ấy mong manh như sợi chỉ hồng vắt ngang trời chiều đầy sắc phượng!
714
Jan 16, 2005
Đối Đáp
Chàng:
Không hiểu sao phụ nữ chú ý đến vẻ bề ngoài của mình hơn là
Nàng:
Bởi đ
2842
Đối Đáp
Chàng:
Không hiểu sao phụ nữ chú ý đến vẻ bề ngoài của mình hơn là
Nàng:
Bởi đ
2842
Bắt rắn hổ
Hồi ấy, chúng tui đầu quân gần Cơi Nam, nơi Bác Ba Phi ở. Thỉnh thoảng bác vô thăm tụi tui và cung cấp nhu yếu phẩm. Có lúc thì mấy cây thuốc gò, mấy lố ngoại cảm tán, không quên mấy cái lưỡi lam cạo râu. Một lần tụi tui ước:
- Mùa nắng này phải chi được một vài con rắn hổ nấu cháo đậu xanh ăn cho mát!
Nghe vậy Bác Ba quay sang:
- Cái gì? Tụi bây thèm rắn hổ hả? Tưởng chuyện gì chứ ba cái thứ đó, làm gì cho hết. Hồi hổm tao bắt được, rộng cả chục lu mái dầm chứa nước mưa.
- Làm sao mà bắt được nhiều vậy bác Ba?
- Dễ ẹt! Tao bắt con cóc, móc lưỡi câu rồi đem nhấp nhấp trước hang. Nghe hơi con cóc là rắn hổ bò ra liền. Thứ rắn hổ đó nghe "mê" có thổi lỗ tai, hổng nhả đó nghe.
Thấy con óc, nó nhảy chồm chồm, nó táp cái bốp mắc lưỡi câu, thế là bắt ngon ơ! Thứ đi chìa, đào hang đó nghe, có tì vết ăn hổng khoái!
Nghe tụi tui đòi học nghề bắn rắn của bác, bác Ba quay sang nói:
- Coi vậy mà bắt kiểu đó đâu có đủ nhậu, tao còn cách này bắt hết trơn rắn hổ mà khỏe re vậy đó!
- Trời! Tài quá ha! Ồ mà cách nào bác Ba?
Bác Ba lột cái khăn trên đầu xuống quấn choàng hầu, rồi thong thả vấn một điếu thuốc gò tổ bố ý chừng để tụi này tập trung suy nghĩ, rồi mới thong thả kể:
- Có gì khó đâu. Hôm trước, trời lụt, rắn hổ kéo nhau lên cái gò cao. Trời ơi! Nó nằm lên nhau chồng đống như nhọng trong khạp vậy. Mấy con chuột bò lên là nạp mạng sạch bách cho chúng. Thấy đã quá trời! Tao về, liền đốn tre, trúc làm cái lọp thiệt bự, bằng bốn cái lọp bình thường. Tao bắt mấy con chuột, con cóc bỏ ở sau đuôi lọp, làm mồi nhử, rồi chống xuồng ra gò đặt day miệng ngay ở chổ bầy rắn ở. Tao chống xuồng lui ra bờ, ngồi đợi. Nghe hơi mồi, nó ngóc đầu lên, khừ khừng hổng thua cọp gừ. Vậy mà hổng con nào nhào vô ráo. Tại sao tụi bây biết không?
- Sao vậy bác Ba? Sao vậy?
- À! Tại tao chưa mở nắp lọp!
Tụi tui cười cái rần! Lọp có nắp sao bác Ba? Ờ lọp đâu có nắp, tao quên! À, mà nó biết mình gài bẫy, nên nó hổng vô. Chờ hoài hổng thấy chắc ăn, tao tính bỏ về thì thời may có con rắn nhỏ chắc là đói lắm, bạo dạn bò vô. Thấy con kia vô được không mắc bẫy như hồi trước, nên mấy con sau tiếp tục bò vô đầy lọp. Chờ cho con cuối cùng rúc vô lọp, tao mới dở lọp bỏ xuống xuồng, chống về. Chắc mẩm kỳ này chở ra chợ Cà Mau bán, mua thuốc gò hút xệ môi, ai ngờ một con rắn chừng năm kí lô vậy đó, nó tống sút đít lọp bò ra nhào tới, phóng vô mình tao táp cái bốp, dính ngay cái quần. Hết hồn, hết vía, tao chống sào phóng lên bờ. Ai dè dây lưng tuột, con rắn tiêu luôn cái quần của tao.
Tụi tui ôm nhau bò ra mà cười, cười đến chảy nước mắt, một lát có đứa cắc cớ hỏi:
- Rồi làm sao về nhà bác Ba?
- Tao theo kinh kéo xuồng về... lạnh muốn teo!
Hèn gì bữa nay bác đem vô cho tụi con có nữa khúc thuốc gò.1197
Anh ...
Khi em yêu anh và nếu em ở bên anh
Bình minh sẽ ở lại cùng em đến cuối ngày
Khi em nghĩ về anh và anh nghĩ về em
Hạnh phúc cuộc đời - em với trong tầm tay
Nhưng anh ạ : nếu nỗi đau bất chợt đến
Nỗi đau sẽ như cơn lũ phũ phàng bật thân đê
Vì nếu em không có anh : thì những tháng ngày dài
Em sẽ đơn lẻ, mơ hồ, hụt hẫng - trước mênh mông
Anh biết đấy: khi đời sống của em thiếu anh
Thì em sẽ chong ngọn đèn và hàng đêm thức trắng
Thờ thẫn, em sẽ chỉ biết nhìn theo mây bộn trời
Ánh mắt đằm sâu chứa chất những nỗi: nhớ anh
Lặng im, lặng im - nghe gió hát lên bản nhạc
Với lời ca tan nát buồn hơn nước mắt - cõi đêm em
Jan 14, 2005
Mới cưới
"Em thân yêu, anh sẽ về ngay thôi".
"Anh định đi đâu, chàng ngốc của em?" - cô vợ hỏi.
"Anh đi đến quán rượu, khuôn mặt xinh đẹp của anh ạ, sẽ uống chút bia".
"Anh muốn uống bia hả tình yêu của em?"
Cô mở cửa tủ lạnh và chỉ cho chồng thấy 25 loại bia khác nhau, nhãn hiệu từ 25 nước: Đức, Hà Lan, Nhật Bản,...
Anh chồng còn chưa biết phải làm gì, điều duy nhất anh ta nghĩ là: "phải rồi, kẹo mút của anh. Nhưng ở quán rượu... em biết không... người ta có những cái cốc lạnh băng..."
Anh chồng chưa kịp nói hết câu, cô vợ đã ngắt lời:
"Anh muốn cốc lạnh ư, cún con?"
Nói rồi cô lôi ra một cái cốc đựng đóng băng khiến cô run lên khi cầm vào nó.
Anh chồng đã hơi tái tái, nói: "Phải, cô nàng chu đáo, nhưng ở quán người ta có món nhắm rất ngon... Anh sẽ không đi lâu đâu, sẽ về ngay mà. Anh hứa, đồng ý nhé?"
"Anh muốn món nhậu ư, gấu con của em?"
Cô mở tủ lạnh ra lấy 5 cái đĩa đầy 5 nón nhắm khác nhau: cánh gà rán, chân gà nướng, thịt lợn nướng...
"Nhưng, nhưng mật ong của anh...ở quán rượu, em biết không... có những tiếng chửi, những tiếng lóng bẩn thỉu và nhiều hơn thế".
Cô vợ trả lời: "Anh muốn những tiếng chửi thề ư, bánh sáp ong?... Nghe nhé đầu đất! Uống ngay cái thứ bia chết tiệt trong cái cốc đóng băng quỷ của anh rồi ăn đồ nhắm dở hơi mà bà đây đã làm đi. Bởi vì anh sẽ không đi đâu hết. Hiểu chưa, đồ khỉ?"
... và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
Jan 13, 2005
Không Phải
Một thân chủ Dưỡng trí viện gặp một bạn đồng viện, vội vồ vập hỏi:
Tôi có gặp anh ở Cù Lao Rồng phải không?
Không? Tôi không có đi đến đó bao giờ.
Tôi cũng vậy. Chắc là hai người nào đó chứ không phải chúng ta.
Không Phải
Một thân chủ Dưỡng trí viện gặp một bạn đồng viện, vội vồ vập hỏi:
Tôi có gặp anh ở Cù Lao Rồng phải không?
Không? Tôi không có đi đến đó bao giờ.
Tôi cũng vậy. Chắc là hai người nào đó chứ không phải chúng ta.
Tứ Đổ Tường
Cứ mỗi sáng, 2 đứa với giỏ thuốc tây nặng trĩu trên tay, trải tấm nylon bên nhau trong lòng chợ Bến Thành. Chuyện vui, chuyện buồn đều tâm sự với nhau không thiếu một điều gì. Vừa xắp xếp những hộp thuốc tây trên tấm nhựa, Thanh vừa nói vọng xuống chỗ tôi ngồi:
- Ê mày, tao sắp lấy chồng
Không nhìn Thanh, tôi cười trả lời:
- Ừ, thì mày lấy đi
Thấy tôi không tin, không chú ý đến câu tuyên bố giật gân của mình. Thanh nói tiếp:
- Thật mà, ông ấy thấp hơn tao 2 đốt ngón tay.
Tôi trố mắt nhìn Thanh như không thể tin những lời Thanh vừa nói. Tôi nghĩ con nhỏ rõ điên, lấy chi mà lại thấp hơn mình? Thanh là con nhỏ cao nhất đám trong khi những đứa khác như tôi đều thấp xấp xỉ bằng nhau. Những người cao như nó thì trời xui lại cứ gặp những người thấp hay bằng, trong khi những đứa thấp như tôi lại hay gặp những tên cao ngồng, có khi chỉ đứng đến vai, hoặc có đi giầy cao cho lắm cũng chỉ đến cắm là cùng. Nhưng dù sao cũng đỡ hơn là phải lấy mấy tên thấp để đẻ con ra cứ lí nhí như đám chuột nhắt thì tội nghiệp.
Thế là Thanh lấy chồng. Trong thời gian sắp sửa làm đám cưới thì mẹ chồng tương lai của Thanh bị mất, thế là phải làm đám cưới chạy tang. Nghe mà thương cho bạn. Cuộc đời của Thanh bắt đầu đi vào 1 ngã rẽ khác. Đến một khúc quanh không ai ngờ được.
Thanh là một trong nhóm 5 đứa chúng tôi. Không những thế nhà của Thanh còn ở gần nhà tôi nữa, có những hôm nghỉ học hay cuối tuần không đi đâu, Thanh lôi tôi sang nhà, hai đứa tập trang điểm cho nhau, nhỏ cả mắt xanh cho nhau để rồi chính mình cũng ngơ ngẩn với bóng mình trong gương, cho mẹ của Thanh đi ngang cứ lắc đầu mỉm cười.
Thanh gan bao nhiêu thì tôi lại nhát bấy nhiêu. Thế mà không hiểu sao tôi lại bị nó cuốn vào trò chơi mà bây giờ nghĩ đến tôi còn rùng mình sợ hãi. Khi yêu, người ta bất chấp mọi thứ, tin dị đoan đủ mọi chuyện, từ cái chuyện 1 sợi lông mi rụng trên má, cũng hồi hộp cầm chặt trong 2 ngón tay thầm thì khấn vái đến những chuyện cầu Cơ. Thanh rủ tôi sau nhiều lần thuyết phục, chỉ vì muốn cho tôi tin, chỉ vì muốn biết về chuyện tình yêu học trò, chuyện mai sau của nó, có lấy được người mình yêu hay không?... Thế là chị em Thanh và tôi bày trò chơi ngay trong phòng khách. Cơ không phải làm bằng nắp hòm người chết mà là một đồng xu như 25 cents. Trên bàn cũng có đủ thứ cho người bên kia trở về... nào là nhang đen, gạo, nước và một tờ giấy trắng to với 24 chữ cái. Cả 3 đứa đều đặt ngón tay trỏ trên đồng xu. Sau khi Thanh đọc thần chú, cả ba hồi hộp đợi chờ Cơ lên... khi Cơ bắt đầu chuyển động, ngón trỏ của tôi cảm thấy tê tê như chạm phải một tia điện nhẹ ở đầu ngón tay... Cơ đi, đi nhanh nên có những lúc chúng tôi không đọc kịp, cãi nhau thì Cơ lại tử tế trở về chỗ cũ rồi đi lại từ đầu...
Cơ lên là một người đàn ông có học thức, ăn nói lịch thiệp làm cả ba chúng tôi như bị thôi miên vào câu chuyện, như quên cả hiện tại, như quên trò chơi chúng tôi đang bày ra. Cái lối nói của Cơ làm cả ba chúng tôi thấy xót xa tội nghiệp, làm lòng tôi mềm đi. Tôi hỏi:
- Cơ chết ở đâu?
- Chết ở biên giới.
Tôi lại hỏi tiếp vì không biết Cơ là người của miền Bắc hay miền Nam:
-Thế Cơ theo chính thể nào?
- Theo chính thể của 3 cô bé.
Cơ làm tôi xúc động quá, tự dưng tôi nghĩ đến những người lính xa nhà, chết ở những nơi hoang vu hẻo lánh, nơi rừng núi heo hút. Câu trả lời của Cơ làm tôi băn khoăn. Tôi hỏi tiếp trong khi Thanh chỉ chờ tôi im miệng cho Thanh hỏi chuyên tình duyên của nó:
- Thế Cơ theo đạo nào để chúng tôi cầu nguyện cho Cơ?
- Theo đạo của 3 cô bé.
Cả 3 chúng tôi đều có đạo. Trên tường hình Đức Mẹ thật to đang nhìn xuống trò chơi mà chúng tôi đang ngu ngơ bày ra trước mặt. Tôi thấy lòng mình chao đi vì tội nghiệp. Nhưng những tín lý tôi học từ bé và đang học trong trường công giáo đâu có nói sau khi chết linh hồn lại đi lang thang như vậy? Tôi lên tiếng, vâng, cũng vẫn là tôi dành hỏi Cơ:
- Theo giáo lý, những người sau khi chết đều phải đền tòa phán xét để luận tội. Nếu sạch tội được lên Thiên Đàng, có tội thì phải đền tội nơi hỏa ngục, sao Cơ lại đi lang thang như thế này? Cơ tên thánh là gì cho chúng tôi biết để chúng tôi cầu nguyện cho Cơ.
Cơ trả lời không ngần ngại:
- Hỏi làm gì nhiều thế hở cô bé?
Vừa đọc xong câu trả lời của Cơ, cả ba nhìn nhau sững sờ, không đứa nào bảo nhau, hét lên tung bàn chạy ra đường đứng, không dám vào lại trong nhà...
Sau lần đó, biết mình yếu lòng, biết mình hay tội nghiệp người khác nên tôi nhất định không dám tiếp tục trò chơi dại khờ, ngu ngôc ấy nữa. Cũng chẳng dám nói cho mẹ hay sợ bị mắng. Hôm nay ngồi viết lại mà thấy rùng mình, lạnh cả người. Nhưng Thanh, nó vẫn chơi một mình với những câu thần chú, với tờ giấy viết đầy 24 chữ cái và Cơ vẫn lên cho dù không bàn, không nhang đèn, gạo nước. Lúc ấy tôi cũng quên không hỏi là Cơ đã nói thế nào về chuyện tình yêu học trò của Thanh, có được vuông tròn hay đứt đoạn?
Khi cả đám chúng tôi còn đang mê chơi, mê ăn, ăn chán đến nỗi mang cả vào lớp học. Hộc bàn toàn những rác là rác, những quán chè, những quán bánh bèo luôn được cả đám con gái chúng tôi chiếu cố tận tình sau những giờ tan học. Chọc ghẹo nhau quái ác bằng những trò chơi lén cột những tà áo dài đàng sau để khi nghe tiếng chuông ra chơi, vội vàng chạy xuống cầu thang... vướng víu ngã lăn, đứt cả khuy áo dài cho lộ cả bên trong, cho đứa khóc, đứa hét, đứa cười để cả đám bị phạt, bị cấm túc, thế mà cũng không chừa. Ở nhà mẹ dạy cứ như tụng kinh, con gái phải thế này thế nọ, đi đứng ăn nói đàng hoàng, không mai mốt lấy chồng người ta chửi bố mẹ không biết dạy con... đến trường thì lại bị các Sơ lải nhải mỗi lần gặp mặt chúng tôi hay khi bước vào lớp. Thế mà chẳng lọt vào tai được câu nào. Chúng tôi vui với cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới lấy đâu mà nghĩ đến chuyện yêu với đương. Chẳng thế mà thư tình người ta gởi cho tôi với những bài thơ thống thiết ".....hỡi! Anh van xin dưới chân ngai Giáo chủ!..." tôi oai chưa? Con nhỏ nhút nhát, luống cuống thế nào mà bài thơ "tỏ tình" lại lọt vào tay người khác... để bạn bè đồn ầm lên, nhưng cũng chẳng quan trọng, vì có yêu đâu chứ, thế mà nhỏ Thanh của chúng tôi đã biết yêu, đã biết buồn, đã biết ngồi thẫn thờ trong lớp học, có khi còn khóc một mình nữa. Cái sự biết yêu sớm của Thanh đã cho nó cái quyền lên mặt dạy đời chúng tôi. Nào là tình yêu đầu không bao giờ thành, cho dù có cố gắng cách nào đi chăng nữa ...vân vân và vân vân... viết đến đây tự dưng tôi tư-lự... có thật thế không? hay chỉ là một sự ngẫu nhiên?
Thanh quen 2 anh em, anh chàng song sinh, giống nhau như đúc. Học trên chúng tôi 2 lớp ở Lasan, trong khi chúng tôi học Trinh Vương. Thanh cặp bồ một trong 2 tên. Cả hai cùng đeo kiếng trắng và độ cận có lẽ cũng giống nhau nên trông kiếng cận của 2 người cứ như hai cái đít chai gắn vào mắt giống nhau đến khó mà phân biệt. Sự giống nhau của 2 người làm cả đám chúng tôi thắc mắc, tò mò, cứ đi theo Thanh dò hỏi:
- Ê Thanh, làm sao mày phân biệt được tên nào là anh tên nào là em? làm sao mày biết được tên nào là bồ mày?
Thanh không trả lời mà chỉ cười cười ra vẻ bí mật:
- Thế mới hay chứ.
Cả đám lên tiếng:
- Ừ phải rồi hay lắm, có ngày mày lầm ông anh ra ông em thì thảm 1 đời đó em, lúc đó chỉ có mà khóc. Nhưng dóc vừa thôi, sức mấy mà mày phân biệt được?
Nghe nói khích, con nhỏ tức mình:
- Cổ của bồ tao có lang ben
Nghe nói, cả đám rùng mình kêu lên:
-Eo ơi, ghê!... bộ mày không sợ bị lây hả? Nhưng nếu hôm nào trời lạnh, cả hai mạc áo len cao cổ thì làm sao mày phân biệt cho được? sao nghi quá, mày bị lầm mấy lần rồi hả em? khai mau.
Thanh vênh mặt:
- Lầm sao mà lầm được, tụi mày lầm thì có, tụi mày lo cho tụi mày đi, coi chừng ở giá cả đám.
Cả đám nhao nhao:
- Xí, còn lâu, thiếu gì người theo, tại tụi tao không thèm đó thôi.
Thế là Thanh đã yêu, yêu đậm, yêu tha thiết, đã vậy còn thấy con nhỏ hay khóc nữa, chắc nó yêu ghê lắm, chúng tôi cứ thắc mắc yêu thì yêu việc gì mà cứ phải buồn, phải khóc hoài như vậy? Không những thế con nhỏ còn đầu độc chúng tôi, đã nhồi vào đầu óc "non nớt" của chúng tôi những chuyện "người lớn". Một hôm sau giờ tan học. Cả đám ăn chè đậu đỏ bánh lọt, ăn khô bò trước cổng trường. Không biết Thanh đã học ở đâu hay xem trong sách báo nào mà dõng dạc hỏi cả đám:
- Tao hỏi tụi bay nha, người ta nói đàn ông ai cũng dính vào 1 trong tứ đổ tường, Rượu Chè, Cờ Bạc, Hút Sách, Trai Gái... tụi mày chọn cái nào khi tụi mày lấy chồng?
Cả đám ồn ào đùa giỡn, đòi chọn cái một nửa của Tứ Đổ Tường. Người ta chọn Rượu thì mình chọn Chè, Nguời ta chọn Cờ thì mình Bạc, người ta chọn Hút thì mình Sách, còn như người ta chọn Trai thì mình chọn Gái.
Thanh phản đối, không chịu cái lối chọn một nửa của chúng tôi, nó la lên:
- Tụi mày cà chớn, giỡn hoài. Tao hỏi thiệt, tụi mày chọn cái nào?
Thấy Thanh có vẻ giận, cả đám nghiêm túc tranh nhau lý luận xem cái nào hơn cái nào:
- Này nhé, nếu mình lấy phải ông chồng uống rượu tối ngày thì nhà lúc nào cũng đình đám, ầm nhà ầm cửa, say bí tỉ, quần áo xốc xếch, mặt mày đỏ gay. Mất mặt vợ con, hàng xóm đứng nhìn, trẻ con la ó.... không được.
- Mấy tên mê đánh bạc sẽ không biết nghĩ đến vợ con, tiền bạc sẽ không cánh mà bay, không đưa tiền hắn sẽ đánh đập tra khảo tiền bạc, nữ trang, loại này cũng ầm nhà, ầm cửa cũng như mấy tên say rượu thôi... không được.
- Hút sách!... mấy tên nghiện ngập chỉ biết đến tiên nâu, tiên đỏ, không quan tâm đến nhà cửa, vợ con. Người lúc nào cũng như mất hồn, đi đứng nghiêng ngả, quần áo lếch thếch, bẩn thỉu không tắm rửa, hôi hám vì mấy tên hút sợ nước. Đồ đạc, quần áo của vợ con trong nhà sẽ bay ra hết khu dân sinh. Ghê,... không được nốt.
- Mấy tên đàn ông có bồ thì sẽ chưng diện, chải chuốt, đi sớm về khuya, xạo miệng lưỡi. Loại này không mất mặt vợ con khi ra khỏi nhà như mấy tên uống rượu, hút sách, cờ bạc nên hàng xóm không biết đến... cái này có thể đóng cửa bảo nhau, nhưng cũng không được.
Nghe cả đám diễn tả cái tứ đổ tường của đàn ông làm tôi phát run, lo lắng:
- Nếu thế tao không chọn cái nào hết, cái nào cũng khủng khiếp cả... tao nhất định ở vậy.
Thanh phản đối:
- Mày phải chọn, vì đó là định luật của đàn ông, không ai tránh khỏi.
Cả đám con gái le lưỡi lắc đầu:
- Nghe nói rợn cả người, đàn ông là sinh vật gì mà khủng khiếp thế? tại sao lại bắt buộc phải chọn? vậy mày chọn cái nào?
Thanh không cần suy nghĩ, con nhỏ hình như đã suy nghĩ nhiều lắm nên không cần phải suy nghĩ thêm, dõng dạc tuyên bố:
- Tao chấp nhận trai gái, vì dù sao hắn cũng không làm mình mất mặt với hàng xóm.
Khi đổi thay, khi tất cả mọi chuyện bị đảo lộn. Thanh không còn liên lạc với anh em bồ nó. Thanh tìm đến nhà thì họ đã đi từ lúc nào. Thanh buồn lắm sau đó lấy chồng. Hai người lấy nhau hơn một năm thì Thanh mang thai, cái bụng to gần đến ngày sanh trong khi Lộc, chồng Thanh cứ lấy cớ làm việc để đi sớm về muộn, quần áo lúc nào cũng chỉnh tề, lượt là, tóc tai gọn ghẽ khi ra khỏi nhà. Một hôm thấy chồng cặm cụi viết suốt đêm, Thanh thắc mắc hỏi:
- Khuya rồi sao anh không đi ngủ mà còn ngồi viết gì nhiều thế?
Lộc ngẩng đầu quay sang nhìn vợ ngập ngừng:
- Anh viết cái này cho em để mai mốt em đọc
Thanh ngạc nhiên hỏi từ trong giường:
- Sao anh lại viết cho em? anh viết gì?
- Anh không nói được, khi nào đọc em sẽ hiểu.
Thế là sáng hôm sau, chờ Lộc đi làm, Thanh đến bàn kiếm tờ giấy mà Lộc viết đêm qua nhưng không thấy đâu, chỉ có một tập giấy trắng còn nằm hờ hững trên bàn. Thanh đưa tờ giấy trắng lên ánh đèn... những chữ viết tối qua đã in đậm trên trang giấy trắng. Đọc xong lá thư dài, Thanh như muốn ngã xuống đất, Thanh vật vã khóc lóc sau đó phóng xe Honda như điên đến tìm tôi với đôi mắt sưng húp. Khuôn mặt thất thần tái nhợt, vừa gặp tôi đã òa khóc nức nở, khóc chán lại nguyền rủa không đầu không đuôi, mãi sau Thanh mới bình tĩnh kể:
-Mày biết ông ấy viết gì cho tao cả đêm qua không? ông ấy viết thư khen tao là người vợ hiền, ngoan, tuyệt vời, đảm đang. Ổng nói ổng yêu tao, ổng cần tao, nhưng sau đó ổng thú thật là đã yêu con nhỏ làm chung sở. Ổng nói ổng lỡ yêu nó nên xin phép tao cho ổng lấy nó mày nghe được không? mày thấy trên đời này có thằng đàn ông nào khốn nạn như vậy không? mày trả lời tao đi... Ổng nói ổng không sống được nếu thiếu tao cũng như thiếu con nhỏ đó.
Tôi nghe mà chết trân đến không tin được những gì bạn tôi vừa kể. Tôi bàng hoàng cả người. Thật đúng là thời buổi ma quỷ có khác. Sao lại có người dã man tồi tệ đến như vậy? Lương tâm của Tứ Đổ Tường không có hay sao? thời buổi này mà có người dám mở miệng xin phép vợ cho anh lấy thêm người nữa... Thật không thể tưởng tượng được.
Thanh chới với trong nỗi đau khốn cùng giữa cuộc sống còn đang lộn xộn vừa mới thay tên đổi chủ. Sự sụp đổ hạnh phúc như một cú sốc thật lớn đến với Thanh. Thanh trở nên thù hận, cay đắng. Những ngôn từ không bao giờ nghe thấy đã thoát ra từ đôi môi khóc hận rướm máu của bạn tôi, đã biến bạn tôi thành người đàn bà tội nghiệp. Tôi ôm Thanh, tôi cố dỗ dành an ủi nhưng cái đau của Thanh quá lớn đã làm át những lời tôi ủi an... Yêu là thế sao? Duyên vợ chồng như vậy sao? Tôi rùng mình trước những gì đã xảy ra cho Thanh, có phải ông trời nhất định chơi khăm bạn tôi với cái Tứ Đổ Tường mà bạn tôi ngây thơ ngày nào đã chọn phải?...
Có Chồng
Có Chồng
Vậy là ả có chồng. Chồng - ấy là cái mà từ thuở hai mươi ả không bao giờ mong có.
Một đôi giày cao gót kiểu mới đua chị đua em; một thỏi son có thể kín đáo quẹt lên môi cho môi hồng lên mà mọi người không biết... Ả có thể mong có những thứ ấy, thiết tha mong trong một ngày xa xôi nghèo khó nào đấy. Nhưng chồng, muốn có chồng, tuyệt nhiên không! Ấy là vì ả biết mình. Gái ngoại thành, từ bé đã phải cấy phải gặt phải gánh phải gồng, người cứ bè bè. Nhớn nhao một chút, thoát ly đi làm ở xí nghiệp dệt khăn mặt khăn tay, cũng suốt ngày đi. Có ai đó đã tính rằng một công nhân đứng máy dệt như ả mỗi ngày đi hết một đoạn đường ba mươi hai km. Đi thế, bắp chân to ra, bàn chân cũng to ra. Tướng người ấy giá đi với một gương mặt tròn tròn, ưng ửng hồng từng lúc thì có khi còn được coi là có dáng phúc hậu. Đằng này... Những ai ai mỏng mày hay hạt, chứ còn ả, mặt đã mỏng, lại choắt như hai ngón tay úp chéo. Cái vệt duy nhất đầy đặn trên mặt ả là cái mũi. Sao mà nó to!
Khi còn trẻ, mười tám đôi mươi, ả cũng có lúc mong thầm cho mình có duyên có phận. Ừ! Biết đâu! Biết đâu! Nồi méo vung méo xoay quanh cũng vừa. Nhưng chẳng thấy ai là đ
àn ông trêu ả, trừ mấy ông làm công đoàn ở xưởng. Mà họ đ
ùa thế nào chứ: "Cô Hoài bao giờ báo cáo với tổ chức để công đoàn đứng ra đấy? Ấy, đám cưới của cô thì chắc là
đông lắm!". Một thằng thợ đi qua ngứa mồm: "Chứ lại chả đông! Con em lúc đó khéo cũng có con rồi. Thế nào em cũng bảo nó đưa con đến mừng bà trẻ". Ả tủi lắm. Nhưng vẫn cười: "Ừ! Khi nào chị có phúc có phận, chị mời hết cả ngũ đại đồng đường nhà em".
Vào xí nghiệp từ hồi mười tám, nhoáng cái nhìn quanh đã chẳng còn mấy người để ả gọi anh xưng em. Ả biến thành "chị ấy", "bà ấy" nơi cửa miệng thiên hạ lúc nào không biết. "Bà ấy tính cũng quái như người". "Người đâu xấu người, xấu nết, xấu đến cả c...". Người ta cứ nửa đùa nửa thật nửa thương nửa ghét ả như thế. Nào ả có làm gì ai! Một thân một mình ở giữa một khu tập thể quanh năm suốt tháng ồn ào tiếng mẹ trẻ réo con, tiếng chồng đay vợ ban ngày, tiếng rúc rích ban đ
êm sát liếp, ả đâm thù ghét cái hạnh phúc thực ra rất lem nhem mà thiên hạ bày trước mắt. Ả thành người đi sớm về muộn; thành chiến sĩ thi đua năm này qua năm khác. Người ta đâm ngại ả. Cái sự chăm chỉ quá đáng của ả, cả cái mác chiến sĩ thi đua kia nữa làm cho người ta mất thoải mái lúc tranh thủ uống ấm chè hay hóng hớt nhau trong giờ làm việc.
Nói vậy chứ cái mác chiến sĩ thi đua đã giúp ả một cú quyết định. Ấy là vào lúc xí nghiệp lấy danh sách đi hợp tác lao động quốc tế. Đi Đức hẳn hoi. Ả lên gặp giám đốc, nài: "Anh ưu tiên em vào danh sách đợt này". Ông giám đốc - người đã có thâm niên hai mươi năm ngồi ở nhà máy trên cái ghế này, người vẫn bị phó giám đốc dè bỉu một cách có vẻ đầy thiện ý: "Hơ. Ông ấy trông đúng là trẻ thật, chứ tuổi thì... chỉ hơn sáu mươi chứ sáu mươi thì làm gì đến" - cười: "Cô là nòng cốt ở xí nghiệp này, phải phấn đấu trở thành cán bộ kế cận chúng tôi chứ. Để cô đi thế nào được". "Em chữ nghĩa bổ túc ban đêm chẳng có là bao. Mà em tính đã làm cán bộ kế cận thì chỉ kế cận anh thôi. Nhưng làm sao thay được người như anh". Thêm đôi lần quà cáp nhỏ to với bà vợ ông giám đốc lúc đó đang là phụ trách nhà ăn, thế rồi ả lên đường.
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Ả nghiệm ra các cụ thật chí lý. Người ta mất hết của cải, liều thân chôn mình trong hàm cá trên đường vượt biển. Ả chỉ một bước là đã thoát sang bên kia, sang hẳn Tây Đức. Cũng là dòng đời đẩy đưa. Bức tường Berlin sụp đổ, đầu tiên là bọn ả đi xem, nhân thể mua về bên Đông những là gạo là nước mắm là bánh phở - những thứ người Việt đi hợp tác lao động quốc tế phải chịu thèm chịu nhạt. Rồi thì sang tị nạn, "xem nó ra sao", "ngồi không trong trại lĩnh tiền tiêu vặt còn hơn lương cu li ở Đông Đức trước chả hơn à". Và khi có chế độ mới cho tỵ nạn vốn xuất thân thợ khách thì ả xin nhận lại Pass, ra khỏi trại đi làm.
Những ngày làm thợ ở Đông Đức, những ngày tỵ nạn bên Tây, ả đã dự bao nhiêu là đám cưới của anh chị em người Việt. Có những đôi đúng là
đũa lệch, chồng trai tơ vợ nạ dòng, chồng thành phố vợ nhà quê một cục ăn cơm mắm môi cầm đũa và suỵt soạt. Ả chẳng mong ước gì, nhưng có lúc cũng lạ lùng thấy mình chờ một câu đ
ùa nhạt của chị em: "Đến bao giờ bọn em được giúp chị Hoài đây?" rồi, "Ông ấy... ông ấy cứ hỏi thăm chị mãi"...
Rồi thì vẫn thế. Ả vẫn một mình trong cái Wohnung hai phòng sau mỗi buổi từ hãng trở về. Một thân một mình, phải tự lực tất tần tật. Phải có ô tô. Thì ả đã có ô tô. Thỉnh thoảng đến nhà mấy đứa cùng chạy từ Đông Đức sang, nhìn chúng nó hú hí với chồng con và nghe những câu đùa nhạt như sữa dành cho người ăn kiêng, lại muốn về nhà bật ti vi cho có tiếng người... Ả vẫn như xưa, chẳng ai để ý, chẳng ai muốn giúp đỡ dù ả đúng là
đ
àn bà.
***
Nhưng bây giờ ả đã trở thành cần thiết cho một người. Chồng ả. Một tấm chồng ra chồng. Có bằng bác sĩ ở nhà. Cái ấy là đồ trang sức tuyệt vời cho mấy anh đ
àn ông tỵ nạn đang phải rửa bát trong quán Tàu. Chàng trước đã vợ con và chẳng thể nào lo nổi cho vợ con bằng đồng lương bác sĩ bệnh viện huyện. Chàng quyết làm kinh tế. Nước Đức thống nhất là vùng kinh tế mới tuyệt vời. Đời phải có lúc hèn. Thì đã hèn rồi. Không sợ. Đời phải có lúc liều. Thì đã liều
rồi. Vợ chồng chàng bàn nhau, vợ chàng đem con về bên ông bà ngoại, cái nhà cấp 4 của hai vợ chồng thì bán lấy tiền chạy cho chàng. Chàng dặn vợ: "Về ông bà có thể lâu lâu rồi các cậu các dì xì xèo, hai mẹ con gắng chịu. Vài ba năm anh về rồi đổi đời. Đổi đời. Mình sẽ xây nhà ba tầng. Để hẳn tầng một anh mở phòng khám. Phục vụ tận tình, trang thiết bị đàng hoàng, giá rẻ, chẳng hút hết bệnh nhân từ bệnh viện huyện ấy à. Vào đó nào có ít tiền đâu mà bị hạch cho lên bờ xuống ruộng. Mình có làm thế thì mới để được phúc lộc cho con...".
Cái sự toan tính của người đang hy vọng thật dễ nghe. Nhưng cả người ở lẫn người đi đều không biết rằng sự làm giàu ăn vào cái số. Tốt số hơn bố giàu. Chàng sang Đức, về định cư ở một làng heo hút, ra ga phải mất nửa tiếng chạy bộ, còn đi bus thì một chuyến một ngày. Hai năm trời, chàng chưa hòa vốn vé máy bay cộng tiền cho dịch vụ đưa người. Chàng không thể ngồi tính toán lẩn thẩn như anh bạn cùng phòng: "Thế này còn hơn chán vạn ở nhà. Ăn uống tiết kiệm, mỗi tháng cũng để dư ra được trăm rưởi mác. Hòm hèm cũng là một triệu ở nhà. Bằng vợ tớ nuôi lợn thành công cả năm giời". Trong trí chàng, còn nguyên vẹn hình ảnh căn nhà ba tầng chưa xây mà tầng dưới sẽ là phòng khám.
Ả gặp chàng vào dịp ấy. Sau đó thì ả biết là chàng lúc đó đã sắp phải lên máy bay hồi hương lúc nào không biết. Sau đó thì một cô em họ của chàng thầm thì: "Hay là chị giúp anh ấy. Khổ! Hồi đi, thật anh ấy cũng chỉ nghĩ đi cứu vợ cứu con. Nay tiền vào không thấy mới chỉ thấy tiền ra. Mà về thì sợ. Gì thì gì cũng là thằng trí thức vượt biên, khéo về đã chẳng lo gì được cho vợ cho con mà vợ con còn bị lụy".
Cái sự "giúp" ấy ả nghe hiểu ngay. Nghĩa là làm đăng ký kết hôn với nhau và chàng sẽ được ở lại. Ấy là một dịch vụ đang sôi nổi trong cộng đồng người Việt, giá dao động từ mười bảy đến hai mươi nghìn mác.
Cô em họ của chàng lại thầm thì: "Anh ấy ở ngần ấy năm không có việc làm, cũng chẳng móc đâu ra tiền. Nếu chị có lòng, bọn em sẽ dồn tiền giúp anh ấy theo giá chị định. Rồi khi có Pass anh ấy được chuyển vùng, được đi làm thì cũng chả mấy nỗi... Mười bảy ngàn được không chị?".
Ả không nhận đồng nào của chàng. Thành thử cuộc hôn nhân giữa ả và chàng đâm ra làm cho cả hai bối rối. Nó chẳng ra thật chẳng ra giả. Nó thiếu cái sòng phẳng cần có trong mọi dịch vụ, nó thừa cái lương tâm thời buổi này chẳng ai tin. Mà ả thì thật lòng. Ả nghĩ tới cái tương lai gần của một gia đình sắp sum họp: Chồng bác sĩ mất việc; vợ giáo viên cấp hai kiêm bán xôi sáng; Thỉnh thoảng công an tới gọi chồng lên đồn hỏi về những việc đã làm khi ở lại nước ngoài trái phép; người vợ và đứa con sẽ nhớn nhác; người chồng thì buông xuôi...
Ả nhận lời kết hôn với chàng. Biết là một trò chơi. Vậy mà lúc đứng trước nhân viên của Phòng đăng ký kết hôn ả bất chợt bồi hồi... Rồi ả mơ màng. Dù thế thì cũng rấr ít khi ả dám nghĩ về đêm đó. Chàng xách vali về Wohnung của ả. Ả đã tính với chàng như thế. "Anh cứ ở tạm nhà em. Vùng này dễ kiếm việc, có Pass rồi thì xông đi làm ngay. Rồi anh kiếm chỗ ở khác sau. Làm sao cuối năm có một khoản gửi về cho chị ấy nuôi cháu. Rồi cũng phải có một khoản khác để chị ấy mua lấy một căn nhà, bằng cái nhà cũ đã bán đi cũng được. Chứ lấy chồng rồi mà lại mang con về nhà cha mẹ đẻ khi các em đã nhớn thì cũng rách việc lắm". Chàng nhìn ả biết ơn. Hôm đó đi làm về, ả không đi loăng quăng cửa hàng cửa họ mà về làm cơm ngay. Cơm cá kho, rau muống luộc qua rồi xào tỏi, nước vắt chanh. Ả ăn ngon như chưa bao giờ ngon thế.
Đêm đó, ả trở thành đàn bà. Đàn bà khi ả ba bảy tuổi...
... Chàng không dám nhìn thẳng ả từ đêm đó. Đôi lúc ả có cảm giác ánh mắt chàng lướt qua mình. Ả không hiểu nổi chàng nhờm tởm ả vì ả quá xấu? Hay chàng nhờm tởm chính bản thân chàng? Chàng ân hận?
Nhưng "chuyện đó" thỉnh thoảng vẫn tái diễn. Và không hiểu sao, lòng ả muốn thế mà ả không thấy diệu kỳ như lần đầu. Lần đầu tiên, ả muốn rống lên như một con bò cái. Lần sau, những lần sau nữa, ả như một bó rạ. Chàng vần ả như một bó rạ, ghì siết ả như một gã nhà quê ghì buộc một bó rạ.
Một hôm, ả đi làm về đã thấy chàng cơm nước xong xuôi. Chàng ngồi bên bàn chờ ả. Dọn xong bát đũa, chàng nói ngay, bứt rứt, bình tĩnh, về sự chàng sẽ ra đi. "Tôi biết ơn Hoài vô cùng. Hoài đã cứu cả tôi lẫn vợ con tôi. Xin Hoài đừng hận tôi. Tôi đã xin làm tả chạp, ăn ở luôn tại quán. Nếu kiếm ra, tôi xin gửi dần Hoài số tiền lo giấy tờ mà trước Hoài đã có lòng...".
Ả há mồm. Muốn nói. Rằng chàng tính thế là tính vội. Rằng chàng có thể ở rốn thêm mấy ngày. Rằng có Pass chàng có thể kiếm việc ở hãng, chẳng nhàn gì nhưng cũng không đến nỗi đầu tắt mặt tối như làm quán. Nhưng ả không nói được. Ả cứ há mồm ra. Chắc lúc đó trông ả đã xấu càng thêm xấu. Và chắc là nhìn đần độn lắm.
Chồng ả không về nữa. Đôi lúc ả nghĩ tới vợ con chàng. Không ân hận. Chỉ thấy thương người đàn bà kia và thương thân hơn. Chị ta và ả đều đã từng được cưới.
Tính ra ả cũng được tới hơn mười lần gần gũi. Nhưng từ hôm kia, ả hốt hoảng vì cảm giác mình sắp có kinh. Thiên hạ sao vô tâm. Gặp ả, có người hỏi: "Thế nào, tiền cưới chồng đã đủ mở quầy ăn nhanh chưa?"
Tác Giả: Lê Minh Hà
Jan 12, 2005
Con của súc sinh
Chiếc xe buýt chợt thắng gấp. Một cụ già không gượng được nên chúi mũi tới trước dẫm lên chân chàng trai nọ. Cậu này buột miệng chửi ngay:
- Đồ súc sinh, không có mắt à?
Ông già lạnh lùng nhìn chàng trai ấy từ đầu đến chân rồi lẩm bẩm:
- Xin lỗi con nhé!
Ngày cuối tuần, các thang máy trong cửa hàng bách hóa chen chúc người. Một ông gầy gò đứng trước mặt một phụ nữ béo phì. Ông ta cứ bị xô đẩy tới trước luôn thật khó chịu, bèn quay lại nói với bà ta:
- Xin bà đừng đẩy tôi nữa có được không ạ?
- Tôi có đẩy ông đâu - Bà béo bực dọc đáp - Tôi chỉ đang thở thôi mà.
1969
Jan 11, 2005
Trọng Pháp
Ðời xưa, có một vị đại quốc vương tên là Tu Lâu Ðà, thống trị rất nhiều chư hầu nhỏ. Oai đức của nhà vua rất to, nhưng Ngài cũng chưa mãn ý. Một hôm Ngài nghĩ: "Ta có một khuyết điểm lớn.
Mặc dù ta dùng đức trị dân, đem tài lực để giúp người, song đó chỉ là nuôi sống phần vật chất không được vĩnh cửu. Cần phải có một nền đạo giáo để trị muôn dân tu tỉnh. Ta phải tìm làm sao cho ra "Pháp tài chân thật" để cho mọi người cùng nhờ đó mà giải thoát được mọi sự khổ não ở đời. Ðược như thế ta mới khỏi ân hận".
Nhà vua liền truyền rao khắp trong xứ: Ai có phép giải thoát đem truyền trao cho nhà vua, sẽ được gia thưởng như ý muốn. Qua một thời gian khá lâu, không thấy ai đáp lại lời kêu gọi của nhà vua. Ngài đâm lo nghĩ, buồn rầu khổ sở, ăn không ngon, ngủ không yên. Người ngoài cuộc, ai trông thấy cũng phải cảm động và thương hại cho Ngài.
Lúc ấy, có một vị Tỳ sa môn Thiên Vương, rõ được tâm trạng của Tu Lâu Ðà, bèn hóa hiện làm thân một con quỷ Dạ xoa hình sắc ai thấy cũng phải kinh tởm: hai con mắt lồi to và đỏ như huyết, nanh vuốt nhọn bén, tóc tai bờm xờm, lửa đầy miệng. Quỉ đến chỗ vua, hô to lên rằng: "Ai muốn nghe pháp ta sẽ nói cho".
Nhà vua nghe thấy mừng lắm, vội đến nghênh tiếp, mời ngồi tòa cao, làm lễ đúng pháp để cầu nghe quên cả sợ hãi.
- Xin Ngài vui lòng bố thí cho chúng tôi một pháp tài để cứu khổ cho nhơn sanh, ơn trọng vô cùng.
- Thân người khó được, chánh pháp khó gặp, đâu phải qua những nghi lễ tầm thường kém vẻ tôn trọng như vậy mà có thể nghe được.
- Tôi xin sẵn sàng làm theo ý Ngài muốn, chỉ cốt hầu được nghe pháp, dù phải tan thân mất mạng cũng không sao.
- Quý lắm, nhà vua hãy đem Hoàng hậu và Hoàng Thái tử đến cho ta xơi, xong rồi ta sẽ nói pháp cho nghe.
- Ðược tôi sẽ trân trọng làm theo ý Ngài muốn.
Trong khi ấy, tất cả triều thần đều nhao nhao phản đối: "Bệ hạ làm thế nhẫn tâm lắm, chúng tôi không tán thành! Bệ hạ giết chúng tôi trước, rồi sẽ thi hành cái cử chỉ thảm não ấy".
Nhà vua vẫn bình tĩnh, thản nhiên an ủi quần thần: "Các khanh yên lòng, ta cũng biết thế là đau xót lắm, nhưng trong đời, hễ có hợp rồi sẽ tan, không có gì là đáng quí cả, chỉ có chánh pháp mới là đáng quí, vậy dù đổi tánh mạng ta, ta quyết cũng không từ".
Trong khi quỷ Dạ xoa ăn thịt Hoàng hậu và Hoàng Thái tử, tất cả triều thần cùng cung phi mỹ nữ trong tam cung lục viện đều kêu gào, than khóc vô cùng thảm não. Tiếng kêu than náo động cả kinh thành, mong làm chuyển được lòng cương quyết của nhà vua, để Ngài xóa bỏ ý định. Nhưng nhà vua vẫn điềm tĩnh như thường, chỉ một mực chăm chờ nghe pháp.
Quỷ Dạ xoa sau khi ăn xong Hoàng hậu và Hoàng Thái tử liền vì vua mà nói bài kệ rằng:
"Tất cả các hành đều là vô thường,
Có sanh đều có khổ,
Năm ấm không thật tướng,
Không ngã và ngã sở". [1]
Nhà vua nghe xong bài kệ vui mừng vô cùng, lòng không chút hối hận, liền truyền thần dân biên chép bài kệ ban khắp trong nhân gian, bắt phải đọc tụng, nhờ đó mà rất nhiều người được tỏ ngộ.
Lúc ấy, vị Tỳ sa môn Thiên Vương hiện lại nguyên hình và không tiếc lời khen ngợi:
- Quí hóa thay! Cao cả thay, tâm trọng pháp của nhà vua không ai sánh bằng. Hoàng hậu và Thái tử xin hoàn lại vẫn không sao cả. Chẳng qua là chỉ để thư lòng nhà vua mà thôi, thật không phải tôi đã ăn nuốt đi đâu.
Tôi mong ngày sau Ngài sẽ đạt đạo Bồ đề độ muôn loài hàm thức.
Làm đau thương không gì hơn buồn. Bắn tên độc không gì hơn ngu si. Không thể lấy sức mạnh gì trừ diệt được hai nỗi khổ ấy. Chỉ có học nhiều mới có thể trừ diệt được. Người mù sẽ nhờ học mà có mắt, người tối sẽ nhờ học mà sáng suốt. Nhờ học mới có thể chỉ đường cho mọi người. Có học như đem mắt cho người mù. Vậy phải rời bỏ ngục ngu si, xả lòng kiêu mạn và sự an hưởng giàu có, chuộng học nghe nhiều mới gọi là nhóm họp công đức.
Jan 10, 2005
Người Khách Lạ
Một nhà văn lớn tuổi và rất nổi tiếng đã khuyên tôi: Cậu hãy cố gắng viết một đề tài gì cho sâu sắc, cứ viết mãi truyện về tuổi mới lớn, cậu sẽ không thể trở thành nhà văn lớn được.
Tôi đã bóp trán suy nghĩ nhiều đêm và cuối cùng viết được truyện này. Tôi không biết nó có sâu sắc không nhưng đọc lại tôi thấy nó lạ lẫm với phong cách thường viết của mình. Tôi hơi buồn nhưng rồi tự an ủi: Đối với thần chết, ai mà chẳng lạ lẫm. Nếu đã thân quen với ông ta, bạn sẽ chẳng còn có cơ hội để viết nữa.
Năm tôi 14 tuổi tôi bị bệnh thương hàn rất nặng. Ba tôi nói lần ấy cả nhà đều tưởng tôi sẽ không sống qua khỏi cơn bệnh. Tôi đã nằm liệt giường gần nửa tháng và thường mê man bất tỉnh khi cơn sốt lên đến 40 độ.
Một buổi sáng tự nhiên tôi thức dậy với đầu óc tỉnh táo khác thường và nhận ra ba tôi đã ngồi ở bên giường từ lúc nào. Ông hỏi tôi có đỡ mệt không? Tôi gật đầu và ông đỡ tôi ngồi dậy cho uống một viên thuốc màu trắng. Uống thuốc xong, tôi lại nằm xuống giường và đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ.
Ánh nắng nhấp nháy trên những tàn cây trong vườn khiến tôi chóa mắt một lúc rồi tôi nhìn thấy một người đàn ông đang đứng tựa tay trên thành cửa sổ. Người ông ốm và cao, bộ quần áo màu đen ông mặc bó sát, làm nổi bật khuôn mặt trắng nhợt. Vì tưởng ông ta là một bác sĩ được ba tôi mời đến khám bệnh nên tôi nhắm mắt nằm im chờ đợi. Tôi đã chán nhìn mặt các bác sĩ. Ông nào cũng mạnh khỏe tươi cười, nói những lời dịu ngọt trấn an làm tôi thêm bực mình cho sức khỏe yếu đuối của tôi.
Ba tôi nói gì đó, tôi không nghe được rõ ràng và mãi khi nghe tiếng đóng cửa lại, một lúc lâu vẫn không có ai đụng chạm đến mình, tôi mở mắt nhìn quanh. Căn phòng vắng lặng chẳng có bóng dáng ai, ngay cả người đàn ông cũng không còn đứng ngoài cửa sổ. Tôi nghĩ vậy ông ta là một người bạn của ba tôi đến thăm, chứ không phải là bác sĩ đến khám bệnh và giờ này chắc ông đang ngồi nói chuyện với ba tôi ở phòng khách. Tôi bình thản nhắm mắt lại.
- Cháu khỏe chứ?
Tôi giật mình nhận ra người đàn ông lúc nãy đang đứng cạnh giường. Tôi không hiểu ông ta vào phòng từ lúc nào mà tôi không nghe có tiếng cửa mở cũng như tiếng giày đi trên nền nhà lát gạch bông. Ông hơi cúi người nhìn tôi, đôi mắt ông sâu hoắm nằm giữa hai lưỡng quyền cao và cái trán rộng có nhiều nếp nhăn. Tôi ngửi thấy mùi hương thơm ngát từ người ông tỏa ra. Đây không phải là mùi nước hoa. Nó như là mùi hương của nhiều loại hoa tươi trộn lẫn với mùi trầm và tôi nhận ra rõ nhất là mùi thơn của hoa huệ, một loại hoa thường được má tôi mua về cúng vào những ngày rằm và mùng một.
Ngay đối với những người thân trong gia đình, tôi vẫn thường giấu những cơn đau không cho họ biết để khỏi phải lo lắng quá nhiều cho bệnh trạng của tôi. Nên khi nghe người đàn ông hỏi thăm, mặc dù đang mệt nhoài, tôi cũng gắng gượng trả lời:
- Cám ơn ông, cháu đã thấy đỡ nhiều.
Người đàn ông đặt tay lên trán tôi, bàn tay ông lạnh băng như được ngâm trong nước đá khiến tôi rùng mình. Ông ta nói bằng giọng khàn khàn như có cái gì đang vướng trong cổ.
- Cháu không khỏe lắm đâu, cơn bệnh chỉ tạm rút lui và chẳng bao lâu sẽ trở lại trầm trọng hơn.
Tôi hỏi:
- Ông là bác sĩ mà ba cháu mời đến?
Người đàn ông lắc đầu:
- Không. Tôi là người bạn thân của gia đình cháu.
- Cháu chưa thấy ông đến thăm ba má cháu lần nào?
- Tôi quen ba má cháu từ khi cháu chưa ra đời, vì quá bận việc nên tôi chưa có dịp đến thăm.
- Ông gặp ba cháu chưa? Ba cháu mới ở phòng này bước ra.
- Tôi chưa cần gặp ông ấy vội, tôi muốn đến thăm cháu trước. Cháu có muốn khỏi bệnh ngay bây giờ không?
- Ông đã nói ông không phải là bác sĩ mà.
- Tôi có cách chữa bệnh riêng của tôi. Đi theo tôi rồi cháu sẽ biết.
- Cháu đang bệnh mà, đi đâu được.
- Tôi sẽ dìu cháu đi. Không xa lắm đâu, ngay chỗ kia kìa. Đến đó cháu sẽ hết bệnh ngay.
Người đàn ông chỉ tay ra phía cửa sổ, tôi ngẩng đầu nhìn theo. Tôi chẳng còn nhận ra khu vườn hằng ngày của gia đình tôi. Khu vườn có những cây nhãn cành lá xum xuê tôi vẫn thường leo trèo bắn chim và hái trái vào mùa nhãn chín. Gần giếng nước uống có cây trúc đào trổ hoa bốn mùa và dọc theo bờ tường có những bụi hoa lài rậm rạp, ba tôi trồng để lấy hoa ướp trà uống thay bữa ăn điểm tâm trước khi đến sở làm. Ngoài cửa sổ bây giờ tôi chỉ thấy một lớp sương trắng mờ đục phủ kín mặt đất. Có những bóng người qua lại chậm rãi, vật vờ như những người di chuyển trong một đoạn phim quay chậm mà tôi đã được xem. Tôi không nghe có tiếng động nào dù đôi lúc có những chiếc xe lớn chạy ngang sát thành cửa sổ và những con chim sẻ đùa giỡn với nhau, bay vụt vào phòng rồi biến mất ngay.
Tôi quay lại hỏi người đàn ông:
- Sao cháu không thấy có nhà thương ở đó?
Người đàn ông mỉm cười:
- Nơi đó không cần nhà thương vì chẳng có ai đau ốm. Đến đó mọi người đều hết bệnh và sẽ khỏe mạnh mãi mãi.
- Nhưng nơi đó có vẻ buồn quá.
- Nơi đó không nhộn nhịp. Đấy là một nơi chốn thanh thản.
- Cháu không thích sống thanh thản, cháu chỉ thích cuộc sống nhộn nhịp.
Người đàn ông chép miệng:
- Tuổi trẻ ai cũng vậy, chỉ thích sự nhộn nhịp vô ích. Thôi chúng ta đã mất nhiều thì giờ rồi. Cháu hãy đi theo tôi.
- Cháu sẽ phải ở lại nơi đó bao lâu để chữa bệnh?
- Cháu không cần phải trở về đây nữa.
- Đâu được, cháu không muốn sống xa ba má và các em cháu.
- Đừng lo, chẳng bao lâu cháu sẽ gặp họ đầy đủ ở nơi đó.
- Còn bạn bè cháu?
- Không trước thì sau chúng cũng phải đến đó như cháu. Nào chúng ta đi.
Tự nhiên tôi nghĩ người đàn ông đây có thể là "mẹ mìn", chuyên đi dụ dỗ con nít bắt đem bán, nên tôi nắm chặt lấy thành giường và lắc đầu.
- Không. Cháu không thích đi với ông.
Người đàn ông có vẻ bực tức, gắt:
- Không đi cũng phải đi. Mất nhiều thì giờ rồi.
Ông đến nắm tay tôi, kéo tôi nhổm dậy khỏi giường. Tôi hốt hoảng la lên:
- Ba ơi! Ba ơi!
- La hét cũng vô ích. Chẳng ai giúp được đâu.
Bị người đàn ông lôi kéo, tôi trở nên bướng bỉnh, cứng đầu như những khi bị thầy giáo phạt oan hay bị bọn học trò lớp lớn ăn hiếp, tôi hung dữ chống cự lại. Hai chân tôi đạp liên hồi vào người ông và tôi cúi xuống cắn vào bàn tay ông đang nắm chặt tay tôi. Người đàn1256
Jan 9, 2005
Đau Thương
Xé không gian, xé nát cả trời chiều
Mây ngừng trôi, gió u uất đìu hiu
Chim kêu thét như tiếng lòng sợ hãi
Gã hành khất co ro trong manh vải
Cố che thân trong bão tố cuồng phong
Vài cô nhi bên thiếu phụ khóc chồng
Chiến tranh hỡi loạn ly nào hơn thế?
Dòng người đi đông không sao đếm xuê?
Tiếng gào than chất ngất giữa đất trời
Sóng gầm gừ như thở chẳng ra hơi
Từng bờ bãi cuốn đi không thương tiếc
Còn đâu nữa trời xanh màu biên biếc
Nụ cười son thơ ấu lịm tắt dần
Khách du hành ngao ngán những bước chân
Xa lánh hết, chỉ còn niềm ai oán
Hỡi nhân gian ta muôn lần ta thán
Đừng dấy lên dù chút lửa chiến tranh
Mãnh đất kia xin được sống yên lành
Cho kiếp sống muôn ngàn sau còn mãi!!!
Jan 5, 2005
Chỉ tại trăng sáng quá
Cô gái kể cho bạn nghe về chuyến đi chơi cuối tuần:
- Tối qua, chàng đưa tao vào một khu rừng vắng vẻ thơ mộng, cây cối um tùm, bãi cỏ mượt mà, vằng vặc ánh trăng đẹp kinh khủng, nhưng cũng vì thế mà hơi chán...
- Chắc là trăng sáng quá làm cho bọn mày e ngại?
- Không phải thế, mà là vì anh ấy chỉ mãi đọc thơ tình dưới trăng!
2251
Tiếng Đàn Hay Lòng Thương
Lòng Thương Của Một Vị Hoàng Tử
Hoàng đế La Xà có hai Hoàng tử, Hoàng tử Thiện Hữu, thật là bạn hiền của mọi người, Hoàng tử Ác Hữu trái lại, độc ác để khiêu khích anh.
Hoàng tử khi đến cái tuổi biết nhìn cuộc đời trắng trợn bày trước mắt chàng: đây người sập chim, bẫy cá, kia người làm thịt chọc huyết, chim sáo mỗ bọ ngựa, bọ ngựa bắt chuồn chuồn.
Sự sống không loài nào không tự bảo trọng cả. Nhưng cả đây cũng như ở nơi kia, ở đâu sự sống cũng xây trên sự sống. Thấy vậy Hoàng tử Thiện Hữu xin vua cho tất cả kho tàng để giúp dân chúng. Kho tàng hết, chàng mạo hiểm vào bể tìm ngọc giữa sự lo sợ của cha mẹ. Nghe anh đi tìm ngọc, Hoàng tử Ác Hữu nghĩ:
- Không ác việc không thành được.
Rồi xin theo Thiện Hữu, nhưng Thiện Hữu ngăn lại:
- Thân là trọng, em không nên mạo hiểm theo anh.
Ác Hữu quyết đi theo:
- Sống không thỏa nguyện thì vô ích.
Thế là anh em theo nhau, và nhờ chí nguyện vĩ đại, tấm lòng thương người, Hoàng tử Thiện Hữu vượt bao nhiêu gian lao nguy hiểm, tìm được ngọc Như ý. Khi về đến bờ bể, Hoàng tử bảo em:
- Giờ trên đường về, anh ngũ thì em giữ, em ngũ thì anh giữ. Ðời sống no đủ của muôn dân ở nơi viên ngọc nầy. Em nhớ nhé.
Nhưng một hôm anh em ngủ trên một quảng đường hiểm. Ác Hữu bèn tìm hai cây nhọn đâm thủng mắt anh. Ðau quá, Thiện Hữu vùng dậy la rên gọi em.
Nhưng Ác Hữu điềm nhiên mang ngọc đi thẳng. Vừa rên, Thiện Hữu vừa đưa tay quờ quạng tìm em. Chàng cứ nghĩ rằng chàng bị đâm mắt chứ Á Hữu mang ngọc thì chắc bị kẻ cướp giết rồi. Nhưng quờ quạng một lát, chàng nghĩ ra: em ta hại ta chứ không ai đâu khác. Chàng đau đớn thở dài:
- Người tánh tình vẫn vậy...
Thiện Hữu đau lắm không thể nhổ hai cây nhọn ra được. Bỗng một đàn trâu rầm rộ đi qua. Thiện Hữu biết nhưng đành ngồi, không thấy gì mà tránh nữa. Nhưng lạ lùng thay, chàng biết mình đang ngồi dưới bụng một con trâu. Con trâu ấy che chở và thân mến liếm mắt chàng, trong khi đàn trâu rầm rộ đi qua. Tiếng chân đàn trâu vừa hết thì tiếng nói một người vừa đến:
- Ai đây? Sao mắt bị đâm vậy?
Con trâu bây giờ đáng dang ra và nhìn chủ nó như cầu khẩn. Còn Hoàng tử Thiện Hữu nghe lời hỏi thì mừng gặp được người, nhưng lòng càng đau đớn. Chàng nghĩ thôi đành nói dối vậy.
- Tôi là kẻ ăn mày. Tôi đang ngủ, không biết ai nó hại tôi thế này.
Giọng Thiện Hữu làm cho người ấy không nỡ hỏi lại, nhưng thấy kính mến dị thường. Người ấy bèn nhổ cây đặt thuốc - ông ta là người rành việc này - và đưa về nhà cung phụng nuôi dưỡng một cách không suy nghĩ. Càng lâu người chủ càng kính mến, nhưng Hoàng tử Thiện Hữu không yên tâm. Chàng bèn xin người chủ cho chàng tự tìm cách nuôi sống. Người chủ nói trong bụng câu đã tự nói với mình mấy lần:
- Thật là người hiền.
Và trả lời:
- Không! Người cứ ở đây với gia đình tôi. Ðói no với nhau. Tôi không nỡ xa người.
- Xin ông thương tôi. Tôi không dám làm phiền nhiều.
Nói mấy cũng không được, người chủ hỏi:
- Thế giờ người định nuôi sống bằng gì?
- Ông cho tôi xin một cây đàn hay.
- Ðược! Nhưng xin người phải để tôi được làm cái việc ngày ngày đưa người ra chỗ đông, rồi tối đưa về nhà tôi ngủ.
Thiện Hữu lắc đầu:
- Thế lại phiền ông lắm! Cho tôi ngủ ở chợ hay dưới gốc cây.
Người chủ năn nỉ:
- Người có bằng lòng như thế, tôi mới để người đi kiếm ăn.
Thiện Hữu thở dài:
- Cũng được.
- Nhưng biết đàn à?
- Sơ sài vậy thôi! Người chủ ngạc nhiên. Và hôm sau đầu chợ, Thiện Hữu đã ngồi đấy, lên những tiếng đàn thanh toát ra những khúc nhạc lòng. Chàng đàn lên những tấm lòng của chàng, những chí nguyện của chàng. Chàng say mê quên cả mục đích kiếm ăn của mình, nhưng quần chúng cảm mến chàng. Chàng nuôi sống được cả nhà chủ chăn trâu.
Một hôm, tiếng đàn của Thiện Hữu làm chấn động lòng một người đẹp. Người ấy khi tiếng lòng của mình do ai gảy lên đã im rồi, mới tỉnh hỏi:
- Ông là ai?
- Người là ai?
- Tôi sẽ nói. Nhưng ông là ai xin cho biết đã?
- Người tự trả lời cho mình cũng đủ: tôi một kẻ ăn mày đang xin thiên hạ bố thí bằng tiếng đàn, người không thấy sao!
Và Thiện Hữu thở dài:
- Kể ra tôi cũng quá đáng đối với cây đàn đây! Nhưng ngoài việc kiếm ăn, nhờ nó, tôi đã thở ra được những gì của lòng tài!
- Người là ai vậy?
- Tôi là một công chúa.
Người đẹp nói nhanh và dò xét thần sắc của Thiện Hữu.
Nhưng chàng vẫn bình thản:
- Của?
- Của vua Sư Bạc.
Thiện Hữu bất giờ mới biết mình lâu nay sống trên đất của một chư hầu, và đang ngồi trước vị hôn thê chưa thấy mặt của mình. Nhưng chàng chỉ lặng thinh. Người đẹp đưa cho chàng một lượng vàng rồi từ biệt.
- Mai em sẽ đến mải với ông.
Thiện Hữu không để ý câu nói ấy.
Chàng bình thản về nhà ngụ.
Công chúa vua Sư Bạc thì lòng đã nhất định nàng không thể xa tiếng đàn ấy. Nàng tính rụt rè, nhưng hôm nay nàng mạnh dạn. Sau bữa cơm tối, nàng trịnh trọng thưa với phụ vương và mẫu hậu rõ ý định của mình. Nghe xong, Hoàng đế Sư Bạc giận lắm:
- Mày điên đấy à? Mày quên mày là vị hôn thê của Thái tử Thiện Hữu?
- Con xin cha mẹ thương con.
Hoàng đế Sư Bạc không thèm nghe nữa.
Nhưng sáng hôm sau, nàng thu xếp đồ dùng của mình và ra đi. Nàng đến vào lúc tiếng đàn lòng nàng đang lên với ánh sáng thanh bình của vũ trụ. Nàng say sưa nghe, thu hút vào lòng tất cả âm ba tiếng đàn đã tỏa ra không gian. Bản đàn dừng, nàng bảo chàng:
- Anh cho em nói chuyện đã.
- Ai đấy?
- Em đây, Công chúa vua Sư Bạc đây.
- Công chúa muốn nói gì?
Nàng chân thành và tha thiết quên hết cả dè dặt. Nàng bất chấp người chung quanh:
- Em nguyện theo anh.
- Công chúa theo tôi? Theo thế nào được! Và, Công chúa theo chi một người ăn mày?
- Em quyết định rồi, vua cha em không cấm em được nữa là!
Ðồng thời hai người nói chuyện thì trong kia hoàng cung, Hoàng đế Sư Bạc tức giận lắm. Ông muốn hạ lệnh bắt chém ngay người ăn mày có tiếng đàn cảm động lòng con ông. Nhưng ông nghĩ:
- Ta vi hành xem nó thế nào mà con ta cảm được. Làm to chuyện chỉ bây tiếng.
Lẫn lộn vào đám người nghe đàn, ông nhìn rõ, bỗng giựt mình:
- Sao giống Hoàng tử Thiện Hữu?
Quái lạ! Không lẽ. Nhưng khuôn mặt kia?...
Ông nghĩ ngay một kế. Về gọi một vị sứ giả trung thành ông bảo:
- Nhà ngươi vì ta qua vấn an Hoàng đế La Xà, và hỏi thăm Hoàng tử Thiện Hữu.
Ngay ngày hôm ấy, sứ giả lên đường. Sư Bạc nằm chờ.
Trời đã về chiều, Hoàng hậu bảo:
- Hoàng đế cho người ra bắt con về chứ sao để vậy?
- Bắt về làm gì? Xem như nó không còn nữa!
- Nhưng tai tiếng?
- Thì làm sao được? Bắt nó về thì hết tai tiếng à?
Vợ chồng Hoàng đế Sư Bạc cho rằng đó là việc xấu. Phong tục và quần chúng bảo đó là tiếng xấu, nhưng một điều lạ là những người nào nghe được tiếng đàn và thấy được hình dung Thiện Hữu - họ chỉ biết cái thật ấy, họ làm gì biết cái danh Hoàng tử của chàng - họ đều cảm mến đức hiền của chàng. Ở chàng đã tỏa ra một cái gì bao bọc mọi người. Họ biết và có kẻ hôm nay thấy tận mắt Công chúa vua họ theo Thiện Hữu.
Nhưng họ cho là chuyện phúc. Họ trái tất cả tập quán và không suy nghĩ, không phân tích, không lý do. Thì ra đức hiền của người có khi đảo lộn cả tập tục, đúng hơn cả một quan niệm xã hội.
Chính họ khuyên Thái tử, khi chàng từ chối Công chúa.
- Người bằng lòng đi. Người đỡ lận đận cho chúng tôi mừng. Cho tiếng đàn người còn mãi mãi với chúng tôi.
- Nhưng phiền cho Công chúa và cho tôi lắm. Tôi biết... Uy quyền của một ông vua, khi ông bất bình. Tôi, kẻ ăn mày thì sợ gì ai, nhưng thân công chúa! Nói gì công chúa cũng không nghe. Nàng về với chàng trong sự hoan hỷ của những người mục kích đang thân mến nhìn theo.
Thiện Hữu tuy được vợ hiền, nhưng chàng không thay đổi. Tiếng đàn chàng đêm khuya vẫn trỗi dậy. Tiếng đàn bi thảm biểu diễn nỗi khổ vô biên của kiếp người, tiếng đàn cao hùng bộc lộ chí cao, cái hạnh cả muốn giúp người, cứu khổ cho người, tiếng đàn dũng mãnh toát hết cái chí hiên ngang của đấng đại trượng phu. Có khi tiếng đàn như tung không gian mà lên, có lúc như dấn mình xuống lao khổ... Có đêm điệu đàn bỗng lạc điệu: một điệu buồn thảm của kẻ nhớ cha, nhớ mẹ. Ðiệu đàn nghe chết cả lòng.
Công chúa sống cạnh chàng, lòng lên xuống đúng tiếng đàn của chàng. Nàng lấy làm lạ: Người ấy, tiếng đàn ấy, Công chúa nghĩ:
- Khả nghi lắm!
Nàng khóc:
- Anh giấu em!
- Quái lạ, anh giấu gì?
- Anh không phải là kẻ ăn mày!
- Thế là gì đây?
- Em khổ lắm! Anh giấu tông tích của anh! Anh, Anh nói rõ cho em. Tiếng lòng ta không đứt sao ta giấu nhau?
- Em nghĩ rằng một kẻ ăn mày, không thể đàn những tiếng đàn tuyệt đích?
- Nhưng em nghe ra: Tiếng đàn anh, lòng anh, nhất định không như tông tích anh nói! Anh nói cho em rõ đi.
Thiện Hữu buồn rầu:
- Anh giấu em làm gì? Nhưng nói em cũng chẳng tin được! Ðời tin người mù mắt là kẻ ăn mày là dễ, Chứ tin thế nào được người mù là hoàng tử con vua!
- Thế anh là một Hoàng tử?
- Em không tin? Phải. Nhưng nói thật em biết anh, Hoàng tử Thiện Hữu đây!
Công chúa giật mình:
- Anh không biết em là vị hôn thê của Hoàng tử Thiện Hữu đấy chứ?
- Anh không muốn em tin rằng anh là một Hoàng tử, chứ đừng nói là Hoàng tử Thiện Hữu anh không phủ nhận, nhưng chí anh không phải là một ông Hoàng, hay một Hoàng đế.
- Em cũng muốn như vậy. Em muốn rằng anh là một người nào như tiếng đàn cao vút của anh kia!
- Nhưng anh nhớ phụ hoàng và mẫu hậu lắm. Lòng anh thương người đến lắm lúc anh nghĩ sống làm chi khi mọi người đau khổ, nữa là với cha mẹ!
- Thế anh quả là Hoàng tử Thiện Hữu?
- Nếu anh không dối, thì nguyện bảy hôm nữa anh được tin cha mẹ anh...
Hoàng tử Ác Hữu khi đâm mắt anh xong, chàng về ra mắt cha mẹ, đưa viên ngọc Như Ý ra:
- Tâu phụ hoàng và mẫu hậu! Anh con mất rồi!...
Vợ chồng Hoàng đế La Xà chỉ nghe có thể đã ngất đi. Hai vợ chồng khóc mù mắt rồi, ánh sáng không còn nữa, mà tin con ngày càng im bặt.
Hoàng đế La Xà không dám tin rằng con chết, nên càng buồn, càng khóc.
Con nhạn của Hoàng tử Thiện Hữu nuôi, con nhạn khôn ngoan mà hai vợ chồng Hoàng đế buộc tin và cho nó đi kiếm Hoàng tử, cũng bay đi đâu biền biệt.
Vợ chồng Hoàng đế La Xà sống trong sầu khổ cho tới hôm nay, có tin sứ giả Sư Bạc đến...
- Công chúa hạ thần kính dâng lên đại Hoàng đế lời vấn an cầu chúc.
- Có thế thôi?
- Và vấn an Hoàng tử Thiện Hữu.
Hoàng đế La Xà lại ngất đi. Sứ giả biết có điều lạ. Tìm dịp kín đáo, sứ giả gặp La Xà hỏi rõ những điều Sư Bạc dặn. Ông kết luận thầm kín:
- Nếu vậy thì chắc chắn người ấy là Hoàng tử Thiện Hữu rồi. Và có thể Ác Hữu đã hại anh mà lấy ngọc đem về.
- Ta cũng nghi như vậy?
Và La Xà hạ ngục ngay Hoàng tử Ác Hữu và cất kỹ viên ngọc Như Ý. Hôm sau cho người hoàng gia lên đường với sứ giả Sư Bạc.
Hoàng tử Ác Hữu khi bị bắt hạ ngục, chàng chỉ cười thầm:
- Việc thành rồi vậy!
Và mấy hôm nữa, dân chúng hoan hỷ tưng bừng đón rước Thiện Hữu như đón rước một ân nhân, hơn nữa, một người bạn.
Hoàng tử Thiện Hữu về với vợ giữa sự hoan lạc của dân chúng, sau ngày được tin cha mẹ, đúng vào ngày thứ bảy chàng nguyện với vợ. Dân chúng cảm động ứa nước mắt, thấy Hoàng tử đui mù vì mình. Thương tâm hơn nữa, khi họ thấy Hoàng tử vịn vay vợ đến ôm lấy cha mẹ, ba người mù khóc với nhau trong một lòng thương.
Và quay lại dân chúng theo vợ chỉ dẫn, chàng cầm nước mắt nói:
- Tôi không ngờ gặp lại được cha mẹ và bà con. Chí nguyện tôi đã đạt. Bà con sẽ no đủ. Chỉ tiếc rằng tôi không được cùng bà con sống trong ánh sáng. Nhưng tôi hoan hỷ. Lòng thương không cần ánh sáng mới gặp nhau. Bà con tạm về. Trong đời sống an lạc ngày mai, mong bà con gắng thương nhau và làm điều thiện.
Lời nói Hoàng tử, đúng hơn là lòng thương của Hoàng tử, lúc ấy đối với dân chúng, quả là đã cho họ mỗi người một viên ngọc Như Ý vậy.
Ðức Thế Tôn tự kể tiền thân của mình rồi bảo đại chúng:
- Các con! Ác Hữu là ai các con có biết không? Là Ðề Bà Ðạt Ða vậy. Nhưng các con đừng tưởng Ðề Bà Ðạt Ða là người ác. Ðời đời kiếp kiếp, ta nhờ thiện tri thức Ðề Bà, mà ngày nay thành Phật Ðà. Ðề Bà dùng nhiều phương tiện vi diệu, khiêu khích và tác thành cho ta phát bồ đề tâm, tu bồ tát hạnh và thành vô thượng giác. Này A Nan! Con hãy thay ta xuống địa ngục thăm Ðề Bà.
A Nan Tôn giả vâng lời, khi gặp ngài Ðề Bà, Tôn giả cung kính thưa:
- Ðức Thế Tôn kính lời thăm Ngài.
- Ðức Thế Tôn giáo hóa có dễ dàng không? Chúng sanh giác ngộ có nhiều không?
- Nhiều và rất dễ dàng.
- Thế là ta mãn nguyện.
- Ngài ở địa ngục có khổ lắm không?
- Người nhập Tam thiền có vui không?
- Vui nhất thế gian, một thứ vui thanh tịnh từ trong đến ngoài.
- Ta ở địa ngục như ở Tam thiền.
Phật dạy:
- Bồ tát đại sĩ dẫn tiến chúng sanh bằng đại phương tiện chịu đủ khổ sở lớn mà không thấy gì là khổ vui.
Và kết luận:
- Các con! Nhờ Thiện tri thức mà ta biết ân báo ân cha mẹ và chúng sanh, nhờ thiện tri thức mà ta độ chúng sanh thành Phật Ðà. Vậy các con phải biết ân báo ân của các vị thiện tri thức.
Chỉ có lòng thương chân chính.
Và rộng rãi mới cảm hóa được quần chúng.