Trang

Feb 27, 2005

Bắt đầu bất hòa từ bao giờ?



Trong phiên toà xét xử một vụ ly dị, vị thẩm phán hỏi người chồng:
- Vợ chồng anh bắt đầu bất hoà từ bao giờ?
- Ngày 25/11/1993.
- Lâu rồi đấy nhỉ! Nhưng tại sao anh nhớ chính xác ngày tháng như vậy?
- Thưa toà, vì đó là ngày cưới của chúng tôi.
2178

Khoảng Cách Em Anh





Em đội mưa
Đi hết con đường
Có chiều dài bằng
Khoảng cách trái tim
Của hai chúng ta
Em đi mãi
Nhưng số đo
Vẫn là con số cũ
Khoảng cách này không dài thêm
Nhưng tại sao em không đến được
Có lẽ đôi chân quá chậm 
Hay mình mất nhau rồi
Cũng bởi
Hai ngọn gió ngược chiều
Mà chẳng chạm vào nhau  
Em lại đội mưa
Mải miết đi tìm
Trời vào thu
Ông trời càng cay nghiệt
Biết em đang rút ngắn con đường
Mà cứ để nó dài thêm

960

Feb 25, 2005

Để hồi hộp



Bình luận viên bóng đá kênh truyền hình huyện X:

- Các bạn khán giả truyền hình thân mến, bây giờ mời các bạn đón xem trận tranh Siêu cúp giữa Chelsea và Liverpool. Đây là trận phát lại, nhưng để tăng phần hồi hộp chúng tôi sẽ không thông báo trước tỉ số. Chỉ xin bật mí với các bạn rằng đến phút thứ 80 của trận đấu, cầu thủ Crouch đã đánh đầu nâng tỉ số lên 2-1 và đây là kết quả giúp Liverpool vô địch Siêu cúp 2006.
1318

Feb 24, 2005

Hạc Giấy




Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao nhiêu chân tình. Tôi biết một chàng trai đã gấp 1000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì xán lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa . Nàng rất lấy làm tiếc nhưng rồi nỗi đau của chàng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.

Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều trước đây vì thiếu nó mà người yêu đã rời bỏ anh, mà còn giúp anh xua đuổi ra khỏi tâm trí mình một điều gì đó của tháng ngày xưa cũ.

Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ra đó chính là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng bây giờ anh đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ đã từ chối đã làm được điều đó. Đôi vợ chồng cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, như thể thời gian không bao giờ làm thay đổi nụ cười ấy, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc một căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Vì vậy nàng quyết định xa anh. Nàng mong ước cha mẹ sẽ dặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.

Chàng trai bật khóc.

Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn bên ta nữa. Chỉ bởi vì họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ. Nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có. Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu . Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.

Trong tình yêu chẳng có gì tồi tệ hơn để nhớ thương một người là ngồi cạnh họ và lo sợ rằng sẽ mất họ.

1469

Feb 23, 2005

Xe 3 thì



- Hôm đám cưới, ông già vợ cho vợ chồng mày cái gì?
- Chỉ có chiếc xe gắn máy 3 thì thôi.
- Sướng thật! Nhưng xe gì mà lại.... 3 thì?
- Thì đây: Đề thì không nạp, đạp thì không nổ, đổ thì không dựng dậy nổi.
2372

Feb 22, 2005

Bao Xa



- Từ trường học đến cậu bao xa?

- À, khoảng 3km đường chim bay.

- Thế còn chim đi bộ thì xa?

- !!!
1222

Feb 21, 2005

Đi Xe Đạp



Hai ngừơi điên cùng đi xe đạp dạo chơi. Dọc đường xe của người điên số 1 bể bánh sau. Hắn ngừng lại, thay vì vá ruột xe, lại mở cái yên kéo lên cao vừa nói:

Cái yên này thấp quá, ngồi không được.

Điên số 2 dừng chờ, thấy vậy liền gỡ cái yên xe mình và cái tay lái ra, gắn tay lái chỗ cái yên và cái yên chỗ tay lái vừa nói:

Thôi, ta trở về nhà! Không đi chơi với thằng điên quá nặng này nữa!

2836

Đi Xe Đạp



Hai ngừơi điên cùng đi xe đạp dạo chơi. Dọc đường xe của người điên số 1 bể bánh sau. Hắn ngừng lại, thay vì vá ruột xe, lại mở cái yên kéo lên cao vừa nói:

Cái yên này thấp quá, ngồi không được.

Điên số 2 dừng chờ, thấy vậy liền gỡ cái yên xe mình và cái tay lái ra, gắn tay lái chỗ cái yên và cái yên chỗ tay lái vừa nói:

Thôi, ta trở về nhà! Không đi chơi với thằng điên quá nặng này nữa!

2836

Nhân Nào Quả Nấy



Trước khi làm một việc gì
Phải nghĩ đến kết quả của nó.


Thuở nước Vua Lưu Ly vì thù hiềm dòng họ Thích Ca mới cử binh mà sang đánh nước Ca Tỳ La Vệ. Bắt được một nhóm thiếu nữ quyến thuộc của Phật, quân lính vua Lưu Ly toan hãm hiếp. Các người này cương quyết thà chịu chết chớ không để mất trinh tiết. Không được thỏa mãn thú tánh của mình, quân giặc liền đuổi xua tất cả thiếu nữ ra đồng đánh đập một cách tàn ác, đến khi các người ấy ngã gục mới chịu bỏ đi. Sau khi tỉnh hồn lại, các cô thiếu nữ đồng nhau một chí hướng tìm chỗ ẩn tu. Trong lúc đi lang thang giữa đồng hoang, bỗng đâu các cô gặp bà Hoa Sắc Tỳ kheo ni đi khất thực về. Các cô mừng rỡ đón chào bà và kể hết nỗi khổ đau để cầu xin theo bà xuất gia học đạo.

Ðộng lòng từ bi, bà Hoa Sắc Tỳ khoe ni thâu nhận các cô làm đệ tử. Từ ấy các cô tuy được nơi tu tập mà người nào cũng thường than thân tủi phận. Sư bà thương tình khuyên dỗ: Các con mới gặp bao nhiêu tai nạn, vừa qua đã cho là khổ. Nếu các con biết rõ đời ta, thì các con phiền não đến bậc nào! Các con ôi! Khi ta còn ngoài đời, thì ta cũng có đôi bạn như ai. Theo phong tục nước ta, hễ mỗi khi gần sanh thì các cô gái có chồng được đưa về nhà cha mẹ ruột. Cũng như hai lần trước lần thứ ba, lúc cận ngày khai hoa nở nhụy, cả gia đình ta: Chồng vợ con cái cùng kẻ ăn người ở trong nhà đều kéo nhau về mái hiên cha mẹ ta cả. Trong khi đi đường xa vất vả, bữa nọ, vừa băng ngang cánh đồng vắng cách xa làng mạc, đến con sông thì trời sắp tối. Rủi gặp con nước rồng lại không thuyền, chẳng biết làm sao qua sông, gia quyến ta phải tìm gò nổng tạm nghỉ một đêm, đợi sáng ngày nước cạn sẽ đi qua, mới gặp chỗ cao ráo sạch sẽ thì bụng ta quặn đau. Một chặp sau ta sanh một đứa con trai thứ ba giống hệt hai anh nó. Chồng ta và kẻ tùy tùng lập tức kiếm cây lá làm tạm cái sàn gác cho mẹ con ta nằm đó.

Khi lo xong cho bốn mẹ con ta có chỗ nằm kín đáo, ấm áp, chồng ta với bạn bè mới lên một cái nồng gần bên nghỉ ngơi, một sự bất ngờ rùng rợn đã xảy ra trong giữa đêm trường canh vắng là: nhiều con rắn độc to tướng đánh hơi người bèn bò đến nuốt cả chồng ta với các tôi tớ, mẹ con ta nhờ nằm trên sàn cao, dưới có bếp lửa đỏ, loài mảng xà không dám lại gần, sáng ngày thừa dịp nước ròng sát, ta định lội qua sông về quê quán chớ không còn phương nào hay hơn nữa. Ta bèn cõng con đầu lòng đưa sang qua bờ sông bên kia trước. Ta lội trở lại bên này, đai đứa con thứ hai trên lưng, còn đứa mới sanh thì để vào cái đãy vải ngậm ở miệng và đi từng bước dưới dòng nước. Ðến giữa sông ta nghe bên kia bờ tiếng con ta rú lên bài hãi. Thì khốn thay! một con hổ vồ lấy nó, rồi tha tuốt vào rừng, trước cảnh đau thương bất ngờ ta không còn tỉnh trí, hả miệng kêu to, đứa bé trong đãy rơi ngay xuống nước. Bấm loạn tâm thần tay chân run rẩy, ta cứ lặn hụp dưới đáy sông, mò đứa bé mới nở, quên lững đứa con thứ hai đai trên lưng mà ta đã vô tình giết nó chết ngộp. Thảm thiết thay! Chỉ trong một ngày đêm, tới sáng mà cả gia quyết ta: chồng, con, tôi, bạn đều chết không kịp trối. Ta đành rơi lệ, nuốt sầu gắng gượng lội tới mé lên bờ, kiệt sức quá, ta ngã xỉu ngất đi, không còn biết sự gì nữa.

Trong lúc đó có một lũ ăn cướp đi qua gặp ta bắt đem về nhà nuôi rồi ép ta làm vợ. Chẳng bao lâu tên tướng cướp làm chồng sau của ta bị bắt và lãnh án tử hình. Ta cũng bị chôn sống theo chồng do phong tục. Sau mấy tiếng đồng hồ bị lấp đất, có bọn cướp khác đến đào mả định lấy của quý. Thấy ta còn thoi thóp, chúng bèn cứu ta đem về săn sóc lành mạnh rồi cũng bắt buộc ta lấy tên chánh đảng làm chồng.

Ăn ở với nhau được ít lâu, ta có thai. Tối nào, trước khi đi làm việc bất lương, chồng ta cũng dặn phải chực chờ mở cửa cho nó vào mau mau khi có tai nạn xảy đến. Một hôm, nó vừa ra khỏi nhà thì ta đau bụng, cách một chập sau, ta sanh một đứa con gái. Ðồng thời chồng ta bị người đánh đuổi chạy về rất gấp. Ta mắc bận bịu vì đứa con nên không kịp mở cửa. Nó giận dữ tung cửa vào định giết ta? Ta chỉ đứa con mới nở hy vọng nó nghĩ tình máu thịt mà bớt cơn thịnh nộ đi chăng. Sau ta thất vọng: nó gắt gỏng, chỉ mặt đứa nhỏ bảo rằng: nó là nghịch tử báo đời. Rồi nó liền giết ngay. Nó kề gươm vào cổ ta, bắt buộc ta phải ăn thịt đứa nhỏ ấy thì nó mới tha.

Cách ít hôm sau, tướng cướp này bị sa vào lưới pháp luật chịu án tử hình. Ta cũng bị chôn sống một phen nữa gần bên mé rừng. Ít phút sau có một con cọp đến moi mả tha xác người chết ăn thịt. Thân ta chôn ở dưới thây chồng ta khỏi bị cọp ăn. Ðược thoát nạn này, ta ngẫm nghĩ cuộc đời của ta vào sanh ra tử, khốn khổ vô cùng, nên ta không còn tiếc những ngày sống thừa nữa, ta mới quyết chí xuất gia đầu Phật.

Các cô thiếu nữ nghe nói hết sức kinh nghi mới bạch rằng: "Nay sư bà đã tu hành đắc đạo, sư bà có thể cho chúng con rõ nguyên nhân nào sư bà gặp lắm nỗi gian nan rùng rợn như thế không?".

Bà Hoa Sắc Tỳ kheo ni thong thả đáp: "Các con ơi! Có chi lạ đâu, đó là quả báo như muôn ngàn quả báo khác của tiền nhân kiếp trước mà thôi. Ðây các con hãy nghe: Nguyên kiếp trước của ta, một thuở nọ, ta có chồng có con. Chồng ta có vợ lẽ cũng có con như ta. Vì ghen tương mà nhất là tham của, ta sợ gia tài của chồng ta phải chia cho con vợ bé thì mẹ con ta chẳng được phần nhiều, nên thừa dịp chồng ta với người thiếp đi vắng, ở nhà ta giết con chúng nó hết. Chuyện sát nhân đem đến cửa quan, tra khảo cách nào ta cũng chối mãi và ta lại thề dối rằng: "Nếu tôi có giết con chồng tôi, thì tôi sẽ bị khổ sở vô cùng, cả nhà tôi tan nát, các con tôi sẽ bị cọp tha, chết chìm, tôi sẽ bị chôn sống, chết ngộp v.v... Nếu tôi có ác tâm giết con vợ lẽ chồng tôi, thì ngày kia tôi sẽ bị người ta bắt buộc tôi phải ăn thịt người con tôi."

Ðó các con có thấy không, một lời nói ra thì va lấy, một tiếng thề dối mà mắc ngay, một hành động ác thì bị quả báo dữ không sai. Biết được lý nhân quả như bóng theo hình, tợ vang theo tiếng, thì các con không còn thắc mắc gì với những tai nạn của các con ngày nay cũng như của bà ngày xưa. Cho hay nhân nào quả nấy, chớ khá than van; vì không bao giờ một việc xảy ra mà không có duyên cớ. Vậy khuyên các con phải tin nhân quả mà lo tu hành.


Hết
487

Con gái mới lấy chồng



Bà mẹ đến thăm cô con gái.

- Nhà con tôi đây ư? Gọn gàng, ngăn nắp thế! Lấy chồng vào có khác!


- Khác nhiều chứ mẹ - Cô con gái nói - Anh ấy chịu khó còn hơn cả mẹ cơ.


Tại sao anh không tưới nước cho vườn hoa nhà mình đi? - Cô vợ giận dỗi bảo chồng.


- Em không thấy là đang mưa to như trút nước kia à? - Anh chồng vặc lại.


- Thì mặc áo mưa vào! Sao anh lười thế không biết!

417

Feb 20, 2005

"Cứu tàu" suốt đêm



Trên một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương, cô gái viết trong nhật ký của mình: Ngày thứ nhất: Biển đẹp, con tàu rất lớn và thuyền trưởng cực kỳ đẹp trai. Ngày thứ hai: Thuyền trưởng đã tỏ tình, dọa sẽ làm đắm con tàu nếu mình từ chối. Ngày thứ ba: Ăn tối với "mối đe dọa" con tàu. Ngày thứ tư: Suốt đêm qua, mình đã cứu con tàu cùng 1.300 hành khách.

2288

NẺO VỀ







Người đàn bà Việt kiều lo ngại nhìn màn mưa nhiệt đới lạ lùng nghiêng xám khoảng trời Sài Gòn buổi chiều cuối năm. Từng hạt nước thô tháp rơi lộp độp xuống mặt phi đạo, nóng nảy bốc hơi, quyện vờn trên mặt nhựa đen loáng nước. Hai người công nhân phi cảng, vui mừng với món tiền lớn, đang lăng xăng bận rộn làm vui lòng khách. Họ vội vã phủ lên chiếc quan tài bọc kẻm tấm bạt nhựa màu xanh rồi đứng che mưa bằng hai chiếc dù căng lớn như lọng.

Người đàn bà buồn bã sang trọng trong trang phục màu đen. Bà ngồi im lặng giữa đống hành lý trên băng ghế gổ đặt cạnh quan tài. Những ngón tay trắng xanh vịn hờ lên cổ áo quan có mẹ già trong đó, vĩnh viễn lìa xa. Khoảng đường bay sướt mướt im lìm trong màn mưa giăng như khúc xa lộ buồn lặng lờ một nỗi nhớ nào đó xa lắc hình như. Nhìn những bong bóng nước thoắt vỡ tan, bà nghĩ đến đóa hoa nở vội trong một bài hát cũ mà nghe lòng hụt hẩng nỗi buồn của thoáng chốc lìa tan, mông lung tạm bợ nẻo về.

Ðã hơn hai mươi năm, đây là lần đầu tiên ông bà trở về Sài Gòn sau ngày người chồng được thả khỏi trại tù cải tạo rồi trốn tìm tự do. Vài năm sau, khi cậu em của bà vượt biên, người mẹ theo con để có người “lo cơm nước cho thằng Út” và “kiếm vợ cho thằng Út để có cháu ẳm”. Ước vọng đơn giản của người mẹ đã trở thành một nỗi buồn. Cuộc sống bon chen trên vùng đất lưu vong đã cuốn hút con cái của mẹ vào chuyện học hành, mưu sinh, khuya sớm đi về, bơ phờ máy móc. Từ nhiều năm nay, bà chưa hề bước ra khỏi nhà một mình dù chỉ là chuyến đi ngắn mua sắm vặt vảnh. Ra vào một mình trong căn nhà vắng, nghĩ đến thằng Út đã xấp xỉ bốn mươi vẫn chưa có vợ, bà càng thêm buồn bã và nhớ quê hương. Có khi bà ngồi im lặng hàng giờ, nhắm mắt, mường tượng từng khoảng nắng trên con đường từ chợ về bến đò Quản Nhung. Bà vẫn nhớ rõ như in từng mái nhà ngói đỏ ẩn hiện sau những bụi điên điển vàng ngát nắng trưa. Bà vẫn như nghe rõ đâu đây tiếng máy tắc-ráng rộn rã đua nhau trên giòng kinh Ông Chưởng trên đường chạy ra Long Xuyên cho kịp phiên chợ. Bóng cây ô môi cao vời bên bến đò thả bóng nắng êm đềm xuống bờ nước, sóng lao xao vỗ về lòng cô gái cù lao Giêng rộn ràng ước hẹn. Thánh Ðịa Hòa Hảo bên kia vàm mênh mông phù sa - bến nước trong cho nàng sáo mơ màng một chuyến sang sông. Chuyến đò ngang mỗi sáng đưa ông giáo trẻ từ Thánh Ðịa về Chợ Mới dạy học đã một ngày kết hoa cho sáo sổ lồng. Vàm sông đêm hoa chúc thơm sáng một trời trăng, ân cần lời kinh răn nhủ, vương vấn điệu hò. Thời gian êm ấm trổi dài theo hạnh phúc gia đình, con cái lớn khôn, vuông tròn đời mẹ ước mong...

Rồi con gái lấy chồng xa, tuy có bùi ngùi bờ lau bến nước, mẹ vẫn vui biết lòng con choáng ngợp yêu thương. Xe hoa là đoàn chiến đỉnh. Con tàu tình yêu đã đưa cô gái Hậu Giang đi hết một chiều dài đất nước, qua vùng biển xa, dừng lại bên bến nước êm đềm trang trọng một giòng Hương.

Rồi oan khổ tai ương đổ xuống. Con gái theo chồng sống kiếp lưu vong. Ông giáo qua đời. Bà mẹ, chân sáo thân cò lặn lội, sống hẩm hiu cùng con trai. Mỗi cuối ngày trên đường từ chợ về, bà thường ghé vào khu nghĩa trang gia tộc, ngồi lại bên mộ chồng. Giây phút yên lặng bên người thân đã giúp tâm hồn bà bình an mà gom sức cho ngày tới. Trong nhang khói, bà cảm thấy mình nhỏ nhoi trên rẻo cù lao Thánh Ðịa sông nước trùng vây. Ngọn tháp chuông nhà thờ phía cù lao Giêng cao vượt khỏi hàng cây lô nhô bóng lá, thẩm xanh trong ráng chiều. Bóng người lấm tấm di động dưới tàng cây ô môi phía bến đò cù lao Ông Chưởng trông xa như một cửa động thâm u.

Vàm sông rộng làm lênh đênh những chuyến đò ngang và quay quắt lòng người vợ không đành bỏ mộ chồng điêu tàn hương khói. Thế nhưng lòng thương con đã giúp bà bước chân xuống đò qua sông lần cuối, theo con đi đến một thế giới xa lạ.

Từ hơn một năm nay, lòng mẹ khấp khởi mừng vui khi thằng Út cho hay sẽ về Sài Gòn cưới vợ. Bà trông ngóng từng ngày chuyến trở về quê hương để thấy được ước vọng cuối đời trở thành hiện thực. Cưới vợ cho con. Ðưa dâu về quê nội, cùng nhau qua chuyến đò ngang từ bến đò Quản Nhung về Thánh Ðịa bà vẫn mộng hằng đêm.

Thế mà căn bệnh oan khiên đã kéo đến giết dần mòn thân xác và ước vọng một đời của mẹ.

Người đàn bà lau nước mắt, ngón tay thon mân mê vuốt nhẹ lên mặt chiếc áo quan lấm tấm những giọt mưa đọng như muốn níu giữ hình hài thương mến mẹ già.

- Ai như ông đang đi ra đó cô Hai ! Có tiếng reo vui của cô gái công nhân.

Người đàn bà thở ra nhẹ nhỏm, quay nhìn chồng đang vội vã đi về phía mình. Ông tươi cười lắt lay hai thẻ nhập cảnh trước mặt vợ.

- Cậu Út đã lấy visa. Anh chàng đang ở ngoài kia tìm thân nhân bên đàng gái và thuê bao xe để sáng sớm mai chở Má đi Long Xuyên cho kịp chuyến đò về Hòa Hảo.

- Họ có làm khó dể, hỏi han anh nhiều không ?

- Thì... ngoài lệ phí ba tấm visa, anh dúi thêm năm chục đô nữa nên ai cũng dể tính và lịch sự.

Người công nhân lớn tuổi nói chen vào.

- Ông cho vậy là nhiều quá rồi đó.

Cô gái chép miệng.

- Mấy thằng chả. Cha nào cha đó giàu sụ...



Người đàn ông ngồi xuống bên vợ. Ông dõi mắt ngó mông lung những vòm mái hoang phế, đổ nát, nằm rãi rác dọc theo phía bên kia phi đạo. Trong thời chiến tranh đó là nơi cất chứa chiến đấu cơ phản lực, giờ đây cỏ tranh cao quá đầu người mọc lan kín lối đi.

Trời dứt mưa, bất chợt như lúc đến. Mây tan từ phía cuối phi đạo nhường chổ cho ánh mặt trời rọi chiếu lên những vũng nước đọng lónh lánh trời xanh. Mưa vẫn đến rồi đi vào buổi chiều ở Sài Gòn, bất chợt, thủy chung. Mưa Sài Gòn. Nào có ai đổi thay được cơn mưa nắng Sài Gòn... Những hạt mưa lóng lánh kỷ niệm, mát mặt ướt lòng. Từng giọt nặng đau thương mà cần thiết cho cuộc trở về. Lòng ông vun lên nỗi xúc động gặp lại niềm thân thiết tang thương cũ. Từ trong ngút ngàn kỷ niệm, lãng đãng những mãnh đời phung phá hoa niên và một mùa chinh chiến đã xa, người đàn ông bắt gặp mình trên nẻo về, rủ bụi phong trần sau cơn mưa chiều bất chợt, ngồi lại lắng nghe những bồi hồi xưa cũ trong từng nhịp đập tim mình.

Người đàn ông đăm chiêu nhìn cổ áo quan phủ bọc hình hài người mẹ. Vì thương con nên phải chịu đời lưu dân nhưng trong lòng mẹ vẫn mãi quay quắt một cõi về vĩnh cửu bên chồng. Ông bồi hồi nghĩ đến những người chết trong đoạn đời chiến binh ông đã đi qua. Bao nhiêu chiếc quan tài phủ quốc kỳ được người sống sắp thành hàng chờ đưa lên máy bay ở quãng phi đạo ngoài kia? Chiếc quan tài lẻ loi ở phi trường Ðà Nẳng một sáng tháng Ba bảy lăm. Cái chết muộn màng của Chánh ở cuối giòng sông Thu Bồn. Lần vĩnh biệt quá sớm cho hai hàng nước mắt tiếc thương trên má hồng non thiếu nữ. Ngôi mộ bạn cùng bao nhiêu nấm mồ chiến binh khác trong khu nghĩa trang có tượng người lính ngồi buồn bên xa lộ lối vào thành phố giờ đã lưu tán phương nào? Muôn vạn hồn thác oan, lạc nẻo trùng ngộ quê nhà, long đong bóng ma trơi cuối trời hư huyển. Người còn sống vẫn phải đọa lạc lưu đày trên chính quê hương mình hay mãi loay hoay tìm sống trên vùng đất tạm dung bên kia vời vợi biển xa. Còn ông? Có phải ông đang trở về? Hay chỉ là một chợt tỉnh phù du giữa cơn mê chiều bởi giọt nước mát đọng trên ngón tay ông lay buồn gõ nhịp lên nắp cổ quan tài.

Quê hương một thuở lớn lên. Xốn xang lòng ông hình ảnh con tàu chập chùng đêm khơi tháng Chạp. Vùng biển bên ngoài phá Tam Giang loang loáng trăng khuya. Bãi cát dài xuôi về phương Nam nhẩn nhục nằm yên nghe cơn cuồng nộ của biển. Quê cha trong đó, sau độn cát dài hoang vu uốn lượn hình hài của gió. Tháp chuông nhà thờ Thanh Hương cao vút trong nắng chiều ba mươi Tết. Tiếng chuông ngân đổ dài theo đường quan xuống tận bến đò Ðại Lược như lời chào đón con cháu về quê ăn Tết. Chưa hết háo hức sau chuyến xe từ Bến Ngự về Ðông Ba, bầy trẻ con đứng bên cha chờ xuống ghe ở bến đò Gia Hội. Bốn đứa bé ngập ngừng từng bước chân nhỏ trên tấm đà gổ hẹp để vừa kịp rơi vào tay mẹ đang đứng chờ dưới lòng thuyền. Ðò đi mất nửa ngày sông thì về tới làng. Dọc hai bên đường làng là những ngôi nhà thờ họ, lăng mộ ôm quanh, cát trắng in hình cỏ may bay đùa trong gió biển thơm quyện khói hương con cháu về thăm.

Người đàn ông buồn bã nghĩ đến mộ cha mộ mẹ giờ vẫn hai nơi, quạnh quẻ tha hương. Người chết, người sống, vẫn mãi long đong tìm kiếm lối về.

Ðôi vợ chồng im lặng ngồi bên nhau, lắng nghe tim mình đập nhịp trở về. Lòng họ bồn chồn thấy mình trên chuyến đò qua bắc Năng Gù, qua bến chợ Long Xuyên rồi theo giòng đưa mẹ về với cha bên vàm Nao, quê hương Thánh Ðịa, âm vọng muôn đời lời sấm giảng trọn vẹn nghĩa nhân.

Họ băn khoăn nghĩ tới chuyến đi sắp tới, dọc dài một phần đất nước, tìm bốc mộ cha. Ông không có nhiều kỷ niệm với vùng cao nguyên nhỏ bé có giòng sông cạn lòng lô nhô đá chảy qua thị xã. Có chăng là sự hàm ơn núi rừng đã chìu đãi bước chân người tha phương cầu thực. Người cha đã gầy dựng cơ nghiệp rồi nằm lại một mình trên vùng đất hẻo lánh. Mẹ theo các em ông trở về quê. Cuộc sống đã dừng bước chân gia đình bên Vịnh Hàn. Rồi mẹ ông qua đời ở đó, phíabên này đèo Hải Vân vời vợi mây bay. Cuộc sống khó khăn nên khoảng cách một ngày xe đã quá nhiêu khê. Mẹ cha trong cõi chết vẫn mãi nằm trong cách trở, núi biển lìa xa.

Người đàn ông cầm tay vợ, lòng run xúc động, mường tượng lúc đem hài cốt mẹ cha về sum họp trên bờ đất tổ, trắng phau triền cát rịn gió biển Ðông. Ông chợt nghe tiếng chuông nhà thờ Thanh Hương ngân dài theo bước chân ông về trên con đường quan dẩn xuống bến đò Ðại Lược.





Tay vịn hờ tấm hình mẹ đặt trên cổ áo quan, cậu Út bảo người tài xế từ từ lái xe ra bãi đậu trước nhà phi cảng nơi thân nhân bên đàng gái đang đứng chờ. Họ ngồi hai bên quan tài được đặt ngay ngắn trên sàn xe đã tháo trống các dãy ghế sau. Ðối diện cậu Út, hai vợ chồng chật vật ngồi trên cái đòn gỗ không đủ dài. Người đàn ông xoay người sắp lại mấy cái xách hành lý cho gọn trong lúc người vợ đang đốt nhang. Bà cúi đầu khấn vái rồi cắm nhang vào chiếc bình nhỏ chứa đất lấy bên khóm mộc lan người mẹ trồng ở vườn sau nhà bên Mỹ.

- Thật là may. Em và ông già vợ tương lai chạy tìm mãi, chỉ toàn là xe taxi chở khách. Ðang thất vọng thì gặp chiếc này. Một ông già Việt kiều về thăm nhà, qua đời bất ngờ vì bệnh tim, trối trăn con cháu phải mang về mai táng ở Mỷ.

Người đàn ông chép miệng.

- Sống. Chết. Kẻ đi người về, riết rồi chẳng biết ai đi ai về...

Rồi ông đùa với cậu em vợ giữa tiếng cười nhẹ.

- Cũng hay là Má muốn được mang về quê mai táng, cậu có thời giờ để cưới vợ chạy tang, chứ không cô cậu đành phải chờ thêm ba năm nữa... héo cả ra.

- Già cúp rồi. Khô nứt ra chứ héo úa gì được nữa anh Hai. Em đã tính... kẹt lắm thì cưới hàm thụ, qua điện thoại.

Người đàn bà gật đầu, nghiêm trang.

- Có lẽ Má đã nghĩ đến điều này lúc trối trăn. Mấy tháng trước lúc đi thăm sinh phần, Má vui lắm, đâu có đề cập gì đến chuyện về quê... Rồi bà bật khóc, kể lể...Bây giờ Má về quê nằm lại một mình. Con cái có giỏi lắm thì mỗi năm về thăm được vài ngày lại đi.

Người đàn ông ôm vợ vỗ về.

- Má về quê nằm bên Ba, với làng với nước, như vậy là ấm cúng mãn nguyện rồi.

Xe chầm chậm lăn bánh qua khoảng sân rộng trước nhà khách phi cảng rộn rịp người xe qua lại, đến đi, đưa đón, khóc cười.





Ông cha vợ tương lai của cậu Út dáng người thấp nhỏ, nhanh nhẹn. Ông vồn vã tay bắt mặt mừng lúc cậu Út giới thiệu anh chị mình. Bà mẹ đứng nhỏ nhẹ hiền từ bên cô dâu. Có lẽ sự niềm nở của người đàn bà Việt kiều đã giúp họ giữ được tự nhiên. Ánh mắt họ cười theo chuổi cười còn vướng víu chút ngỡ ngàng của bầy năm đứa em trai đang lắng nghe người đàn ông kể chuyện Cali. Người cha lăng xăng thắp nhang khấn vái rồi bảo con gái bày biện quả trái lên nắp quan tài. Nhìn đôi vợ chồng sắp cưới vụng về bên cổ áo quan mẹ già, người cha đắn đo hồi lâu, rồi thấp giọng như phân trần với vợ chồng người Việt kiều.

- Lẽ ra thì...nhà chật chứ chật chi lòng...nhưng vì...

- Chú thím đừng ngại. Cậu Út có nói em Nương đã tìm mướn giúp phòng ở khách sạn rất gần nhà. Như vậy là thuận tiện lắm rồi... Người đàn bà thân thiện cầm tay bà mẹ, nhanh nhảu đở lời.

- Cô Hai nói vậy vợ chồng tui cũng yên tâm. Khách sạn có sân rộng kín đáo lắm. Xe đậu ở đó qua đêm, mình thường trực thăm chừng khói hương ấm cúng thì có lẽ bác cũng không chấp trách.

Người đàn ông nghiêng đầu, cáo từ.

- Cảm ơn chú thím đã lo lắng chu đáo. Chúng tôi xin phép về khách sạn để kịp thu xếp chuẩn bị đến nhà cô dâu cho tươm tất. Ông nhìn vợ, cười ý nhị...Tang gia tuy có bối rối nhưng đi dự lễ cưới của cậu Út, chị Hai phải diện vào cho bảnh chứ!

Bà mẹ nhìn người đàn bà bằng đôi mắt ngưỡng mộ.

- Cô Hai như vậy là đẹp quá rồi, khỏi cần sửa soạn gì thêm...

- Bên nhà, mọi việc đã chuẩn bị xong, chỉ chờ cô chú và anh Út qua là bắt đầu lễ cưới... Gọi là chút nghi lễ cho đúng phong tục ông bà để lại. Sau đó...coi như là rước dâu đi!... Cậu Út sẽ đưa con Nương về lạy quan tài để bác nhìn nhận dâu con.

Người cha cảm thấy nhẹ người sau khi bày tỏ ra được mấy câu nói ngắn ngủi mà ông mãi suy nghĩ sắp xếp suốt thời gian cùng gia đình đứng chờ trước nhà phi cảng. Nét mừng hiện rõ lên khuôn mặt khắc khổ của người cha suốt đời lo lắng cho gia đình, con cái. Ông mừng cho con Nương có được nơi gia thế đàng hoàng để nương tựa. Vợ chồng ông từ đây sẽ hết lo buồn cho đứa con gái độc nhất, “hâm tới hâm lui” tám chín lần mà vẫn chưa có chồng. Ông bước đến vuốt tóc Nương, dặn dò con gái ở lại theo xe để chỉ đường về khách sạn, rồi cùng vợ rảo bước theo bầy con trai đang đi về phía bãi đậu xe gắn máy.

Cử chỉ trìu mến hiếm hoi của cha già làm cô gái ngạc nhiên đến ngơ ngác rồi vỡ bùng xúc động. Ðôi mắt Nương long lanh giọt lệ lúc nàng bước lên xe ngồi cạnh người chồng sắp cưới. Ngón tay Nương run run vịn hờ lên nắp cổ áo quan.





Sài Gòn sau cơn mưa tươi mát như người vừa tắm gội xong. Dãy phố bán cây kiểng phía ngoài cổng phi trường rực rỡ từng hàng chậu hoa tết dọc theo lề đường nhộn nhịp người xe qua lại. Vợ chồng người chị sau vài câu thăm hỏi thân mật đang mãi mê quay nhìn cảnh phố phường lạ lùng trước mặt. Nương bẽn lẽn liếc nhìn người chồng sắp cưới đã tự lúc nào đó tìm nắm lấy tay nàng. Trong bấc giác, ngón tay cô gái khẻ lay đôïng như muốn bấu víu chút sự thật ấm lòng, cùng lúc với cảm giác vừa chạm mặt nỗi buồn rất mới ùa đến bủa vây.

Bầy xe gắn máy của em trai Nương, vui mắt chạy thành đoàn như trong một đám rước, chìm lẫn rồi biến mất trong làn sóng người xe tất tả vội vàng trên con đường chạy về phía Ngã Tư Bảy Hiền. Nương căng mắt nhìn con đường cần mẫn nắng mưa nàng đã quen thuộc đi về gần hai mươi năm nay. Từ ngày Nương còn là đứa bé mười tuổi trên vùng quê nghèo xứ Quảng, cùng gia đình tha phương cầu thực, ngơ ngác lạc lõng giữa phố phường Sài Gòn.

Nương cảm thấy bơ vơ trên chuyến xe đưa người chết về quê. Chuyến xe sẽ giúp đưa nàng về cõi sống vẫn từ lâu ước vọng, sao nhịp vòng quay nghe như nhịp lòng đang thổn thức.

- Cô dâu chưa làm đám cưới mà đã nhớ mẹ rồi sao ?!

Cô gái lau vội vệt nước mắt trên má, ngượng ngập nhìn người chị chồng tương lai đang nhìn nàng mỉm cười chế diễu.

- Em nghĩ đến chuyến đi ngày mai rồi chợt nhớ quê nội ngoài Trung đã hai mươi năm xa cách chưa về thăm lại một lần.

- Anh cũng rất mong muốn được về thăm quê em một lần cho biết. Sau chuyến đi Hậu Giang, tụi mình thế nào cũng ra Trung.

Người anh rể nhìn cậu Út pha trò.

- Cậu đã lượng sức chưa mà dám tuyên bố hung hăng quá vậy ?! Ðất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu Hồng Ðào chưa nhấm đã say...đó! Tui đóng Giang Ðoàn ở Cửa Ðại một thời gian đã từng chứng kiến bạn bè “cá gô cây” bị thất tình quên cả đường về Lục Tỉnh.

Nghe người đàn ông nhắc đến tên vùng quê nội thân thiết, Nương mừng nói như reo.

- Anh Hai có ở Cửa Ðại vậy là biết làng nội Xuyên Thọ của em rồi.

Giọng người đàn ông chùng xuống.

- Tôi có người bạn thân gục chết trong lòng tàu giữa đầm sông rộng đó.

Nương bồi hồi lắng nghe người đàn ông kể lại kỷ niệm thời chiến tranh ông đã đi qua trên vùng quê nội điêu tàn. Nàng chợt cảm thấy gần gủi với người đàn ông đang ngồi trước mặt mình. Nơi chốn. Thời gian. Sự trùng ngộ ấm lòng giữa mơ hồ giăng mắc nhân sinh. Ðứa bé gái lên hai chập chửng bước trên bãi cát vương màu lụa. Người lính trẻ đứng trên chiến thuyền giữa đầm sông nối biển vọng mãi triều âm. Buổi sáng. Buổi chiều. Hay đêm trăng mờ cát vàng Xuyên Thọ. Phận người mở ra, khác biệt mà tương quan. Và như thế, trong một lúc một nơi nào đó, hạnh phúc choàng đến. Hạnh phúc được bắt gặp trên nẻo về quê nhà. Hạnh phúc được tìm thấy từ sự gặp gở qua mỗi phận người.

Hình ảnh đứa bé gái còm cõi ngồi trên độn cát vẫn sống mãi trong trí nhớ nàng, buồn bã như giấc mơ không thành. Bé Nương lo lắng khóc ròng nhìn chú bò sơ sinh chập choạng đi theo mẹ, sợi nhau nối liền cuốn rún chưa lìa kéo lê trên triền cát. Nội phì phèo điếu thuốc rê, lấy rựa cắt nhau cho chú bê con, vùi nắm nhau máu me trong cát nóng, rồi ẳm cháu về nhà. Mấy tháng sau thì Nội mất. Ông nội nằm sơ sài bên mộ bà nội trong nghĩa địa cuối làng có hàng dứa xanh xơ xác trồng quanh. Những bụi xương rồng gai góc mọc lẫn giữa hàng mộ cát làm ngại ngần bước chân ba chị em, tóc khét nắng tìm hái sim dại. Làng quê Xuyên Thọ nằm dọc theo biển phía bờ Nam Cửa Ðại. Khu xóm chài quay mặt về phía đầm sông, ẩn mình sau độn cát dài để tránh mùa thịnh nộ tháng Mười, “Ông tha Bà không tha”. Vùng đầm sông rộng như một vịnh biển mênh mông sóng tràn. Vào mùa lũ lụt, nước nguồn theo sông Ô Lâu, Thu Bồn, Trường Giang, Ðế Võng, cuồn cuộn đổ về cuốn theo từng mảng lục bình, dừa nước, quây quần trong đầm sông trước khi bị cuốn phăng ra biển. Bên kia đầm, làn nước dâng cuộn nhận chìm trong sóng bạc bãi cát phơi lưới của xóm chài Thuận Tình xanh ngắt bóng dừa.

Có lần con Nương nghe mẹ kể chuyện với cha về ánh trăng chiếu lên độn cát quê làng đẹp như lụa vàng mẹ dệt khi từ dưới bóng dừa Thuận Tình đứng nhìn về Xuyên Thọ. Chuyện kể thành giấc mơ đẹp trong đầu óc bé thơ nên con Nương vẫn thường tần ngần đứng nhìn chuyến đò ngang hiếm hoi rẽ sóng chạy về khu xóm dừa xanh.

Ngày cha mẹ đưa ba chị em trốn theo ghe ra Cù Lao Chàm tìm đường vào Sài Gòn sinh sống, con bé Nương đứng trên bến đò nhìn về phía xóm chài Thuận Tình, lòng buồn thiu nhớ lại giấc mơ chưa làm được vì chuyện ra đi. Vẫn chỉ là giấc mơ.

Từ lâu lắm, màu trăng soi trên cát vàng quê nội vẫn sáng mãi trong huyền hoặc giấc mơ nàng.

- Có thể nào mình về quê cho kịp Rằm tháng Giêng này không anh.

Giọng cô gái nhẹ như hơi thở quyện trong ánh mắt ngước nhìn long lanh màu trăng sáng. Âm ba khẽ rung từ cung bậc khác với tiếng đời đang rộn ràng kéo đuổi ngoài kia, mong manh mà gần gủi như bờ môi đang chạm lên từng sợi thính giác tê rần. Người đàn ông đứng tuổi lưu lạc quê người cầm tay vợ, tươi cười gật đầu trong thảng thốt bàng hoàng của nỗi hạnh phúc trễ nải mà tinh khôi đang rào rạt lòng mình .

1908

Bước chuẩn bị gay cấn



Có một bà đỡ khá lành nghề nhưng hay mất bình tĩnh. Người ta gọi bà đến đỡ một ca đẻ con so, tới với hòm dụng cụ trong tay, bà nói với người chồng:
- Mời anh ra ngoài, cần gì tôi sẽ gọi. Sản phụ đã bắt đầu la hét. Khoảng 10 phút sau, bà thò đầu ra cửa và nói:
- Anh có kìm không?
- Hả?! Anh chồng tròn mắt hỏi.
- Vâng, kìm, nhanh lên! Không hả hở gì hết, tôi biết việc tôi phải làm. Có kìm rồi, khoảng 5 phút sau, bà lại xuất hiện ở cửa:
- Anh có cái cờ lê to không?
- Cờ lê à? Lạy chúa, điều gì đã xảy ra với vợ tôi?
- À... không sao, nhưng tôi cần một cái cờ lê. Người chồng bâng khuâng ngắm cái cờ lê rồi miễn cưỡng đưa nó cho bà ta. Cửa khép lại, tiếng kim loại va chạm nhau xủng xoảng, két... két. Anh chồng ở ngoài nghiến chặt răng, mặt tái dại, chân tay run bần bật. Được một lát, thở hổn hển, mặt nhễ nhại mồ hôi, bà thò đầu ra cửa quát:
- Hãy nghe đây, tìm ngay một cái búa tạ, nếu chậm thì không kịp mất! Đến nước này, anh chồng không chịu nổi nữa, xô cửa xông vào, trước mắt anh là nền nhà ngổn ngang kìm, búa... và hòm dụng cụ chưa mở được.
1416

Người Hành Khất Mù



   Mấy hôm nay ngày nào cũng mưa bão, cứ khoảng 3 giờ chiều mây lại kéo đen nghịt cả bầu trời. Những tiểu thương buôn bán ở cái thị trấn nhỏ này lại thở dài ngán ngẩm, dọn bớt hàng hóa vào trong tránh mưa tạt. Không như những ngày trời quang mây tạnh, đông khách mua hàng, nói cười rôm rả. Họ ngồi bó gối nhìn cảnh chợ vắng vẻ, lòng bồn chồn lo những hàng hóa ế ẩm hư thối phải đổ đi.

     Chưa tới 5 giờ chiều mà trời đã tối đen. Sấm chớp bắt đầu nổi lên. Mọi người không ai bảo ai, thu dọn hàng hóa lên xe hối hả đẩy về.

     6 giờ chiều, chợ đã vắng tanh. Người hành khất già mù lòa cũng ngáp ngắn, ngáp dài từng cơn. Chợ vắng người mua, ông ta cũng không kiếm được đồng nào và tới giờ này cái bụng vẫn lép kẹp, đói meo. Ông nặng nề đứng dậy , tay khua chiếc gậy tìm đường đi. Ông tìm đường về cái tổ của mình. Đó là một sạp bán rau trong chợ Ông cũng không còn nhớ ông bao nhiêu tuổi, không còn nhớ ông đã tá túc qua đêm ở cái sạp bán rau của người đàn bà tốt bụng này bao lâu rồi. Chỉ biết sáng nào ông cũng dậy sớm dọn dẹp chiếc chiếu rách và chồng sách báo ẩm ướt kê làm gối xuống đất, để người đàn bà bày những củ qủa và đủ loại rau của bà vào khoảng 4- 5 giờ sáng ra sạp bán. Ngày nào cũng vậy, ông ngồi cố định một chỗ ở đầu chợ, trước mặt là cái nón lá rách nhận những đồng tiền lẻ của những người hảo tâm qua lại. Ông đã gìa lắm rồi, râu tóc dài và bạc phơ. Mắt ông đã không nhìn thấy gì cả vì một căn bệnh hiểm nghèo khi còn rất nhỏ. Ông chẳùng có ai là người thân, một thân một mình sống lây lất qua ngày.

     Cũng như mọi ngày ông chui cái tổ của mình trải chiếc chiếu rách ẩm ướt ra và chậm rãi đặt lưng. Cả ngày ngồi ngoài chợ, lưng ông mỏi nhừ. Bụng ông sôi sùng sục vì đói. Hôm nay ông chỉ ăn có một tô bún thừa vào buổi trưa. Chiều nay mưa gió không ai còn nhớ đến ông, không có cả cơm cặn, phở thừa để ăn. Chợ vắng khách cả ngày ông cũng không kiếm được bao nhiêu, trời lại mưa bão thế này, ông cũng không muốn đi tìm gì bỏ bụng, mặc kệ... ngủ đi rồi khắc hết đói.

     Ngoài trời mưa bắt đầu rơi, sấm chớp ầm ầm khiến ông mấy lần giật thót mình. Ông đang nghĩ có lẽ những vệt sét nhập nhằng đang loé sáng ngoài kia. Ông ngoảnh mặt ra phía có tiếng sấm, nhưng vẫn chỉ là một bóng tối bao phủ , ông không thể nhìn thấy gì cả vì mắt ông đã mùlòa từ lâu. Ông mường tượng nhớ lại cảm giác nhìn thấy ánh sáng. Hình như ông đã quên rồi ánh sáng mặt trời như thế nào ? Ánh sáng của mặt trăng đên rằm đẹp ra làm sao ? Ông chỉ nhớ lờ mờ... Nhớ những cụm tre xanh đầu làng, nhớ mái nhà tranh nhỏ bé, nhớ màu khói lam chiều tỏa ra từ những mái nhà thưa thớt, nhớ những đống rơm trước nhà mà ông và bọn trẻ trong làng thường nô đùa với nhau. Nhớ cả màu cánh đồng lúa ngát xanh mơn mởn, màu bông lúa trĩu bông vàng ươm vào mùa vụ và nhớ xa xa phía chân trời từng đàn cò trắng sải cánh bay về tổ mỗi buổi hoàng hôn... Ôi, nhớ qúa... tất cả hiện ra trước mắt ông, ký ức tuổi thơ của ông mồn một hiện về...

     Mưa rơi trên mái tôn lộp bộp, chắc là mưa lớn lắm , mưa hắt cả vào chỗ nằm của ông. Ông trườn người nằm nép sát vào trong để tránh mưa, nhưng vẫn không tránh khỏi... những hạt mưa buốt lạnh vẫn hắt vào chỗ ông nằm. Những hạt mưa hắt vào mặt ông lạnh ngắt. Mưa hắt vào hố mắt sâu hoắm già nua không nhìn thấy ánh sáng của ông. Mưa ướt cả râu tóc đã bạc trắng màu thời gian của ông. Quần áo của ông cũng bị những hạt mưa làm ướt, cả chiếc chiếu cũ rách rưới, cả đống báo cũ gối đầu cũng ướt.

     Ông có cảm giác miệng đắng ngắt và khô khốc. Đầu ông nặng trĩu và đau nhức từng cơn. Ông thấy khó thở và toàn thân run lên bần bật vì lạnh. Hơi thở gấp và nóng hừng hực, tay chân ông lạnh ngắt nhưng trán ông thì nóng như lửa đốt. Ông đang trong cơn sốt cao, đầu óc vẫn miên man nhớ về những qúa khứ, những hồi ức tuổi thơ khi ông vẫn còn là một cậu bé với đôi mắt tinh anh... Rồi ông thiếp đi trong cơn mê sảng.

     Ngoài trời sấp chớp vẫn vang rền, những ánh chớp cắt ngang bầu trời đen ngòm thành những vệt sáng ngoằn ngoèo. Ánh sáng mờ ảo hắt vào chỗ ông nằm. Ông vẫn thiêm thiếp hôn mê. Dưới ánh chớp loé sáng đó có thể thấy rõ một người già nua nhỏ bé, ốm yếu đang nằm co quắt lạnh lẽo, cô độc trong đêm mưa buốt giá. Có thể nhìn rõ khuôn mặt ông tái nhợt thỉnh thoảng lại giật từng cơn. Trên khuôn mặt phúc hậu hiền lành đó phản phất nỗi buồn, nỗi đau khổ cùng cực của một người suốt đời đói rét và cô đơn không nơi nương tựa. Mưa như nhẹ hạt để rồi lại ào ào trút xuống nặng hạt hơn. Nước đã bắt đầu tràn vào chợ. Ông già mù hành khất vẫn nằm đó, chơ vơ, bất động như hóa thạch.

     5 giờ sáng hôm sau, tiếng bà Năm bán rau la thất thanh làm mọi người giật mình sửng sốt. Một vài người hối hả chạy đến sạp bà Năm.

     - Ông Bảy chết rồi bay ơi !

     Mọi người vội vàng chạy đến , người để tay vào mũi xem ông còn thở không, kẻ vuốt mắt. Mọi người nhốn nháo không biết làm gì. Một số khác hiếu động chen lấn nhau vào xem. Ai đó mang đến một chiếc chiếu còn mới đắp lên người ông cụ. Tiếng bà Năm vừa khóc vừa thều thào :

     - Tội nghiệp ông Bảy mù chết cóng vì lạnh.

     Bà Ba bán thịt heo cũng vừa khóc vừa bảo mấy đứa con chờ trời sáng đi báo chính quyền. Ông Tư bán trái cây thì dự tính sẽ đi quyên góp tất cả những sạp trong chợ để mua cho ông Bảy cái hòm và tổ chức ma chay.

     Đám tang ông Bảy được bà con tiểu thương ở chợ tổ chức đơn giản. Chính quyền địa phương cũng cấp cho một miếng đất ở nghĩa trang thị xã làm nơi an nghỉ cuối cùng của ông. Ông cụ ra đi cũng lặng lẽ như cuộc sống hành khất suốt đời của ông vậy. Sự ra đi thật nhẹ nhàng thanh thản không như cuộc đời sóng gió cùng cực của ông. Tối nay trời lại mưa thật to, mưa lại rơi lộp bộp trên mái tôn thấp lè tè của khu chợ nghèo. Những tia chóp chốc chốc lại lóe sáng, hắt vào chợ, hắt vào sạp bán rau củ của bà Năm - nơi mà người hành khất gìa mù lòa tá túc nhiều năm. Nhưng hôm nay chỗ ấy trống không bởi con người bất hạnh đó đã mãi mãi đi về cõi vĩnh hằng...

466

Feb 19, 2005

Chuyện vợ chồng



Cô gái tóc vàng lộng lẫy mặc chiếc váy ngắn cũn để hở cả đùi khi trèo lên xe buýt. Một phụ nữ đi ngang qua phẫn nộ bảo chồng:

- Anh không thấy việc đàn ông cứ hau háu nhìn mông con bé đang lên xe buýt kia là đáng xấu hổ à?

- Xe buýt nào cơ?



o O o


Ngày đầu tiên sau tuần trăng mật, cô vợ trổ tài nội trợ. Ăn cơm xong, người chồng đem đồ thừa ra bỏ ngoài thùng rác. Một lát sau anh ta quay về, lắc đầu bảo vợ:

- Ở ngoài đó có một con chó hoang cứ giữ rịt lấy thùng rác, không cho anh bỏ đồ ăn vào!



o O o


Hai vợ chồng hái nấm trong rừng. Trông thấy một cái nấm to, vợ hỏi:

- Anh yêu, cái nấm kia có ăn được không?

- Được chứ, em yêu, chừng nào em còn chưa chế biến nó thành món ăn.



o O o


Một phụ nữ chỉ thích rong chơi, chứ không chịu nấu nướng, bảo chồng:

- Anh yêu, năm nay em muốn được nghỉ hè ở một nơi em chưa từng đặt chân đến.

- Ồ, vậy sao em không nghỉ luôn trong căn bếp nhà mình nhỉ.2614

Chuyện vợ chồng



Cô gái tóc vàng lộng lẫy mặc chiếc váy ngắn cũn để hở cả đùi khi trèo lên xe buýt. Một phụ nữ đi ngang qua phẫn nộ bảo chồng:

- Anh không thấy việc đàn ông cứ hau háu nhìn mông con bé đang lên xe buýt kia là đáng xấu hổ à?

- Xe buýt nào cơ?



o O o


Ngày đầu tiên sau tuần trăng mật, cô vợ trổ tài nội trợ. Ăn cơm xong, người chồng đem đồ thừa ra bỏ ngoài thùng rác. Một lát sau anh ta quay về, lắc đầu bảo vợ:

- Ở ngoài đó có một con chó hoang cứ giữ rịt lấy thùng rác, không cho anh bỏ đồ ăn vào!



o O o


Hai vợ chồng hái nấm trong rừng. Trông thấy một cái nấm to, vợ hỏi:

- Anh yêu, cái nấm kia có ăn được không?

- Được chứ, em yêu, chừng nào em còn chưa chế biến nó thành món ăn.



o O o


Một phụ nữ chỉ thích rong chơi, chứ không chịu nấu nướng, bảo chồng:

- Anh yêu, năm nay em muốn được nghỉ hè ở một nơi em chưa từng đặt chân đến.

- Ồ, vậy sao em không nghỉ luôn trong căn bếp nhà mình nhỉ.2614

Feb 18, 2005

Cách mẹ nói với bố



Khách đến nhà chơi cho Tèo gói kẹo, mẹ chú nhắc:
- Tèo, con không biết nói gì à?
- Con không biết ạ!
- Thế con thấy mẹ hay nói với bố thế nào?
- Dạ, mẹ bảo: "Có bấy nhiêu thôi à?".
2436

Thi lịch sử.



Thi lịch sử. Petka trả bài trước, được 5 điểm. Vova hỏi:

- Câu hỏi thế nào?

-Câu hỏi "Trình bày về cách mạng Nga", tao trả lời "Cách mạng Nga xảy ra lần đầu năm 1905, do Nga hoàng đàn áp nên thất bại, đến 1917 dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản mới thành công. Câu thứ 2 "Ai lãnh đạo cách mạng", trả lời " Chủ yếu là Lenin, ngoài ra còn có Stalin, Kirov". Câu thứ 3 "Nhận xét về điều kiện của cách mạng năm 1905", trả lời "Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điều kiện đã chín muồi, nhưng riêng tôi cho là chưa đủ".

Vova liền vào thi. Giáo sư hỏi:

- Anh sinh năm nào?

- Em sinh năm 1905, nhưng do Nga hoàng đàn áp nên mãi đến năm 1917 duới sự lãnh đạo của đảng cộng sản mới thành công.

- Bố mẹ em là ai?

- Chủ yếu là Lenin ngoài ra còn có Stalin, Kirov.

- Đồ ngu!

- Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng như vậy riêng em thấy chưa đủ.
1617

Feb 17, 2005

Cái Roi Mây



"Sự nghiệp bắt đầu từ hôm nay"
Thầy thường biểu
Mà sao lúc ấy tụi con không chịu hiểu
Thầy ơi !

Con chập chững lần đầu tiên đường đời
Với cái đầu ngỗ nghịch
Sống với những điều mình thích
Ddể rồi một lần thầy rút cái roi mâỵ..

Con nhớ thầy, con nhớ bàn tay
Thầy đánh, con mới nhận ra : tay thầy yếu lắm
Trách nhiệm, tình yêu hằn thành gân tay chặt nắm
Thoảng thốt giật mình, những lằn roi trong vở của con...

Những lằn roi xưa ấy vẫn còn
Con ơn thầy bằng sự có mặt hôm nay
ở giảng đường đại học
Mỗi lần giở sách là một lần con biết khóc
Bởi ký ức nhớ về : Có một ngày,
thầy rút cái roi mâỵ..


1529

Khuyến Giáo



Một người chỉ đi khuyến giáo giả, nói những là tô tượng đúc chuông, làm cầu, làm quán, nhưng kỳ thực được đồng nào, lẻm vào mồm hết. Lúc chết xuống âm ty, Diêm vương giận lắm, bắt đem vào ngục tối . Anh ta vừa bước vào cửa ngục, đã bảo những người bị giam trong ngục :

- Các bác ở đây, tối thế này cũng chịu được à ? Để tôi đi khuyến giáo, mỗi bác cúng cho ít nhiều, tôi sẽ thuê người mở một cái cửa sổ thật to thông lên trời cho nó sáng.
638

Feb 16, 2005

Bỏ Cuộc Chơi



Lâm tỉnh lại và nghe tiếng súng nổ. Lâm nghĩ đó là ảo giác. Sóng đã dịu bớt nhưng vẫn còn đủ sức nhồi những con tàu nhỏ đến lạc tay lái, huống hồ là một người chỉ bám vào mảnh ván như Lâm bây giờ. Trong cơn mê, hai tay vẫn bám chặt như đóng đinh vào mảnh ván mà Lâm vớ ngay được khi con tàu bị cuồng phong phóng vào mỏm đá như một mũi tên. Con tàu dài mười lăm thước với một trăm hai mươi sinh mạng bị xóa đi nhanh chóng trong đêm cuồng nộ của biển cả. Có thể chỉ còn duy nhất là Lâm, đang chờ chết. Lâm mong một tia chớp trên bầu trời để quan sát chung quanh, nhưng cuồng phong và sấm sét đã dứt, chỉ còn bóng đêm dày đặc. Lâm biết sức mình đuối lắm rồi, không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Một tràng súng nổ. Lâm đạp hai chân, ấn hai khuỷu tay vào mảnh ván cho người trồi lên khỏi mặt nước, nhướng mắt, lắng tai nghe. Đúng là tiếng súng. Không thể nghi ngờ được. Đất liền ư? Chắc chắn không thể là đất liền được. Bởi vì tàu của Lâm đã ra khỏi hải phận hơn nửa ngày mới gặp bão. Ước chừng thì Lâm mới trôi dạt khoảng gần một giờ. Tiếng súng nổ chắc chắn từ một hòn đảo. Chẳng lẽ là Côn Sơn? Lâm nhoài người lên một lần nữa, cố gắng quan sát. Không thấy hải đăng. Có tiếng súng là có người. Chẳng phải suy nghĩ nhiều. Lâm thở mạnh liên tục để lấy sức, quyết định phương hướng lần cuối và buông mảnh ván bơi đi trong bóng đêm dày đặc. Lâm đoán chắc là một hòn đảo trước mặt mình, nhưng đến được hay không còn do vận may của Lâm. Cũng như lần vượt ngục từ trại Suối Máu, Lâm chia cho sự thành công hết năm mươi phần trăm ở sự may rủi. Lâm nghe tiếng sóng. Tiếng sóng lớn dần. Tiếng sóng biển đập vào vách đá, dội lên những âm thanh hung hãn nhưng lại reo vui đối với Lâm. Lâm bò và lết dần vào bờ, rũ người xuống trên bãi cát thiếp đi. Tiếng súng nổ gần đánh thức Lâm. Bây giờ thì rõ ràng, không thể lầm được, tiếng pháo nổ. Thôi đúng rồi, đêm nay là đêm ba mươi Tết. Tàu Lâm ra cửa Hàm Luông nửa đêm hai mươi chín Tết. Sóng cấp năm, Lâm không dám cho tàu đâm ngay ra hải phận quốc tế, mà phải đi bọc về hướng Côn Sơn. Qua khỏi Côn Sơn gần sáng ba mươi. Khoảng xế chiều thì trời bắt đầu nổi gió. Và đêm nay là đêm Giao thừa. Chẳng lẽ Lâm bị trôi dạt về Côn Sơn? Lâm định hướng dễ dàng và bắt đầu đi dần về nơi có tiếng pháo nổ. Một chuỗi pháo bông vút lên bầu trời đen, tỏa ánh sáng đủ làm cho Lâm nhìn thấy trên đỉnh đồi trước mặt một ngôi nhà khá lớn. Lâm thấy được con đường chạy vòng từ chân đồi lên đến cổng ngôi nhà kia. Tường bao quanh bằng gỗ, ngôi nhà rộng lớn cũng đều bằng gỗ, kiểu nhà nghỉ mát trên các vùng biển hoặc Đà Lạt. Tiếng máy điện chạy xình xịch sau nhà. Một ngọn đèn lớn từ trong sân chiếu ngay cổng. Lâm kéo dây chuông. Chẳng phải tiếng chuông mà là một tiếng cồng ngân dài làm cho căn nhà có vẻ huyền bí hơn. Cánh cửa hé mở, và trước khi nhìn thấy người, Lâm đã thấy một mũi súng dài thò ra dí ngay mặt. Sau khẩu súng là một người đàn ông cao lớn vạm vỡ. Hắn mình trần trong đêm lạnh, chỉ quấn độc một cái xà rông. Tóc xõa dài gần đến vai và có lẽ trên khắp người hắn, không còn phần da nào là không xâm. Những hàng chữ ngoằn ngoèo, những hình của các vị thần ba đầu sáu tay xâm lẫn lộn với những hình đàn bà khỏa thân, rồng rắn, đủ màu sắc. Lâm vội vàng nói thử bằng tiếng Việt: - Tôi bị đắm tàu trôi dạt vào đây. Cho tôi xin nước uống. Hắn đứng như pho tượng và có lẽ không hiểu Lâm nói gì. Mũi súng vẫn dí sát vào mặt Lâm, loại súng Shot Gun dùng để săn thú lớn. Hắn nhìn Lâm như dã thú nhìn con mồi. Lâm thử bằng tiếng Anh: - Tôi là người Việt Nam bị đắm tàu. Cho tôi xin chút nước uống. Hắn không trả lời, nhưng nhanh nhẹn xoay người mở rộng cánh cổng và rạp mình xuống chào. Từ trong một người bước ra. Cũng cao lớn vạm vỡ. Người này mặc bộ đồ ngủ bằng lụa Thái Lan đắt tiền, miệng ngậm ống vố. Chủ nhân chào Lâm bằng tiếng Việt, âm thanh lơ lớ, khó nghe:

- Chào ông.

Lâm ngạc nhiên đứng yên lặng. Chủ nhân cũng yên lặng. Trên mặt mỗi người hiện lên một nét thích thú khác nhau. Chủ nhân có dáng dấp quý phái của một bậc vương tôn, nụ cười trên môi nhưng ánh mắt sắc lạnh:

- Tên ông là...

- Lâm. Tôi bị đắm tàu.

- À, chào ông Lâm. Người ta gọi tôi là Hoàng Thân. Và đây là người nô bộc của tôi, tôi gọi hắn là thằng Câm, vì hắn câm.

Nhìn Lâm từ đầu đến chân. Cái nhìn lượng giá. Gật đầu có vẻ hài lòng, Hoàng Thân đưa tay ra dấu mời:

- Hân hạnh đón ông đêm Giao Thừa, đêm ý nghĩa của người Á Đông. Tôi không phải là người xứ ông, nhưng vẫn thường đốt một vài tràng pháo vào đêm nay. Thằng Câm sẽ đưa ông đi tắm rửa, thay quần áo và chúng ta sẽ gặp nhau ở phòng ăn.

Hoàng Thân xoay qua nói một tràng líu lo với thằng Câm. Hắn cúi đầu nhận lịnh và hất hàm cho Lâm đi theo hắn vào trong.


1680

Feb 12, 2005

Bác sĩ cũng bó tay



Trong phòng bệnh:

- Với biểu hiện như thế này, có thể khẳng định chắc chắn là anh đã bị nhiễm độc rất nặng.

- Trời ơi! Nguy hiểm quá! Vậy thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm chất độc gì ạ?

- Điều này chúng tôi chỉ có thể trả lời sau khi đã khám nghiệm tử thi.

- !!!



o O o


Theo lời khuyên của bác sĩ, nhà quản lý nọ bắt đầu chơi quần vợt để cải thiện tình trạng sức khỏe. Sau vài tuần, thư ký hỏi ông ta tình hình tiến triển đến đâu rồi.

- Ổn cả! - Nhà quản lý đáp. - Khi ở trên sân quần và nhìn thấy trái bóng bay về phía mình, bộ óc của tôi lập tức ra lệnh: "Chạy về góc! Ve trái! Lên lưới! Đập! Lùi lại".

- Vậy sao? - Cô gái phấn chấn hỏi. - Còn sau đó.

- Rồi tấm thân phì nộn của tôi hỏi lại: "Ai cơ? Tôi ấy à? Đừng nói chuyện vớ vẩn!".



o O o


Một mệnh phụ phu nhân nhan sắc đã đến độ héo tàn vào một thẩm mỹ viện nổi tiếng toàn quốc, đòi gặp bác sĩ giỏi nhất ở đó. Khi được toại nguyện, bà ta hồi hộp gặng hỏi.

- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể can thiệp làm cho gương mặt của tôi trẻ đẹp lại được không?

Bác sĩ chăm chú nhìn bà già rồi đáp:

- Xin lỗi bà! Ở nước ta, việc chặt đầu bị cấm từ lâu rồi!1922

Feb 9, 2005

Thừa một con



Một anh đi chợ mua một đàn bò sáu con. Anh ta ngồi lên lưng con đầu đàn, dắt cả về. Giữa đường, anh ta nhìn đàn bò, đếm:


- Một, hai, ba, bốn, năm.


Ðếm đi đếm lại, vẫn chỉ còn năm con! Cuống lên, anh ta vắt đầu vặt tai, không hiểu ra làm so cả. Về đến nhà, chưa kịp xuống, vẫn ngồi trên lưng bò, đã mếu máo:


- Chết mất rồi! Tôi đánh mất một con bò rồi!


Chị vợ nghe tiếng chồng khóc, chạy ra, hỏi:


- Sao? Mua mấy con mà để mất một con?


Anh kia chỉ năm con bò đi theo sau, nói:


- Sáu con. Bây giờ chỉ còn năm con thôi!


Chị vợ vừa cười vừa nói:


- Thừa một con thì có!

2597

Làm không xuể



Cô giáo bảo Tèo:
- Em học lười thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi.
- Bố em lại bảo rằng, chính cô mới làm bố khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng còn mất ngủ.
- Em không đùa đấy chứ?
- Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại. Em nói rõ hơn đi?
- Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.
2112

Bản Tuyên Ngôn Của Tôi Về Sự Tự Tin



Trích trong "Chicken Soup for the Soul"

Bài văn sau đây là của một cô bé 15 tuổi viết để trả lời câu hỏi, "Tôi phải làm thế nào để chuẩn bị cho một đời sống đầy đủ?"

Tôi là tôi.

Trên cả thế giới, không ai hoàn toàn giống như tôi. Có những người giống tôi một phần nào đó nhưng không một ai có thể chính xác giống như tôi được. Vì thế, mọi thứ đến từ tôi là của tôi mà thôi tại vì một mình tôi đã chọn nó.

Tôi sở hữu tất cả mọi thứ thuộc về tôi - thân thể, bao gồm mọi thứ mà nó làm; suy nghĩ, bao gồm mọi ý tưởng và ý kiến; đôi mắt, bao gồm mọi hình ảnh nó nhìn thấy; cảm giác của tôi, tất cả mọi thứ - giận dữ, vui vẻ, sự thất vọng, tình yêu thương, nỗi chán ngán, sự phấn chấn; môi miệng tôi và những từ ngữ của nó - lời lịch sự, ngọt ngào và nghiêm khắc, đúng và sai, âm thanh, to và nhỏ; mọi hành động của tôi, cho người khác hay cho chính tôi.

Tôi sở hữu sự mơ mộng, giấc mơ, ước vọng, và sự sợ hãi của tôi.

Tôi sở hữu tất cả sự chiến thắng, và thành công, và sự thất bại và lỗi lầm của tôi.

Bởi vì tôi sở hữu mọi thứ về tôi, tôi trở thành quen biết nhất với chính tôi. Cũng chính vì thế, tôi có thể yêu chính tôi và thân thiết với mọi phần của tôi. Tôi có thể khiến cho những phần của tôi làm việc cho sự tốt đẹp nhất của tôi mà thôi.

Tôi biết có những khía cạnh về chính tôi là một bài toán đố cho riêng tôi, và những khía cạnh khác mà tôi còn không biết. Nhưng khi tôi thân thiết và yêu chính bản thân tôi, tôi có thể can đảm và hy vọng tìm kiếm cách giải bài toán đố hay những cách khác để có thể hiểu thêm về tôi.

Tuy nhiên, tôi nhìn và phát âm, những gì tôi nói và làm, những gì tôi nghĩ và cảm giác được ngay giờ phút này chính là tôi. Đó là nguyên bản của tôi và đại diện cho tôi vào giờ phút đó.

Khi tôi xem xét lại tôi đã nhìn và phát âm, đã nóivà đã làm như thế nào, và tôi đã nghĩ và cảm giác như thế nào, một số phần có thể tỏ ra không thích ứng. Tôi có thể xoá bỏ những phần không thích ứng, và giữ lại những phần thích ứng, và sáng tạo một cái mới cho những phần mà tôi từ bỏ.

Tôi có thể thấy, nghe, cảm nhận, nghĩ, nói, và làm. Tôi có những dụng cụ cần thiết để tồn tại, để gần gũi người khác, để hữu ích, để làm mọi thứ và mọi người trở nên có ý nghĩa và có thứ tự.

Tôi sở hữu tôi và vì thế tôi có thể xây dựng tôi.

Tôi là tôi và như thế thì rất tốt.
180

Feb 8, 2005

giấc ngủ đêm trăng



Ngủ đi em để gió ru em ngủ
Tếng vọng về trong cõi xa
xăm.
Em là mặt trời anh là mặt trăng
Ta yêu nhau trong biển trời sâu
thẳm.

Ngủ đi em để anh làm ánh sáng.
Giữa màn đêm soi xuống lũy tre
xanh.
Làng quê nghèo có bóng trăng thanh.
Cho lũ trẻ đùa quanh múa hát


Ngủ đi em để anh làm gió mát.
Thổi vào hồn em trong những trưa hè.

Chị hằng nga về ngắm cảnh làng quê
Đêm lễ tình yêu gái trai hò hẹn.


Ngủ đi em để gió mây đùa giỡn.
Nắm tay nhau trong ánh sánh tình yêu

Bao yêu thương vời vợi giữa ngàn khơi.
Khoác tay nhau đi trong biển trời
tình ái.

Ngủ đi em để anh làm ngọn gió
Đưa mây bay về trên đất quê
hương.
Thả mây trôi trong làn gió yêu thương.
Trăng vẫn sáng... lễ đăng
quang hạnh phúc
4

Feb 7, 2005

Máu Sanh Linh Không Rửa Sạch Tội Lỗi Của Người



Kinh thành Ba La Nại đang sống trong những ngày bối rối.

Khắp nơi, khắp nơi, những lễ đàn được dựng lên cao vọi. Tiếng nguyện cầu như muốn vượt mấy từng trời. Nhưng thuốc thang cũng đã nhiều, cầu đảo cũng đã lắm mà có ăn thua gì đâu?

Hôm nay cũng như mọi hôm, hoàng cung vẫn rộn ràng lo lắng. Mạng sống của Hoàng thái hậu như treo đầu sợi tóc. Thần chết chắc đang cầm lưỡi hái đợi chờ đâu đây. Bọn cung nga thế nữ vẫn túc trực đó, vẻ mỏi mệt hiện rõ trên nét mặt. Không biết họ thức trọn mấy đêm rồi?

Quốc vương Hòa Mặc thì như trong giấc mộng. Cứ nhìn gương mặt mẹ mình ngày một teo gầy lại, nhà vua thấy lòng tơi bời từng đoạn, cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa. Cung nga thế nữ mà làm chi? Lầu son gác tía mà làm chi? Nhà vua thấy có thể bỏ tất cả, hy sinh tất cả, miễn là mẹ mình được sống.

Tất cả những danh y trong nước đều đã được vời. Nhưng người nào cũng lắc đầu ái ngại. Vô kế khả thi. Hơi thở của mẫu hậu càng lúc càng khò khè, ngột ngạt. Ôi còn chi đau đớn hơn cảnh một người con hiếu đang thấy mẹ mình chết dần mà không làm sao cứu được!

Cuối cùng nhà vua cho triệu tất cả những vị Phạm Chí xa gần về để hỏi nguyên nhân và phương pháp chữa bệnh cho mẹ mình. Họ đã về đầy đủ rồi đó, nhưng nào ai có ý kiến gì đích xác đâu? Người thì bảo Thần sông, kẻ thì bảo Thần núi. Họ đổ lỗi cho trăng sao trời đất... Thế rồi, đến khi nhà vua thiết tha xin phương pháp điều trị thì yên lặng. Im lặng nặng nề ngự trị... Ai dại gì mà bày tỏ cái bất lực của mình?

Bỗng một Phạm chí, có lẽ lớn tuổi nhất, đứng dậy bấm tay chiêm quẻ rồi trân trọng trả lời:

- Tâu đại vương, nguyên nhân bệnh trọng của Hoàng thái hậu cũng chẳng có gì khó hiểu. Âm dương không hòa hiệp, thiên địa quỷ thần trách móc, Hoàng thái hậu lại mắt phải hung tinh, trách gì không yểu mệnh? Muốn khỏi, nhất định phải tìm đủ một trăm súc vật khác giống để tế đất trời. Ðại vương và Hoàng thái hậu cũng phải đến tại lễ đàn cần đảo thì mới mong bảo toàn mạng sống và được bình an.

Quốc vương như người sắp chết khát bỗng gặp nước lành . Tình thương mẹ cộng thêm lòng mê tín dị đoan khiến nhà vua không suy nghĩ gì thêm trước khi thi hành ý kiến của Phạm chí. Một trăm sinh mạng đã được đổi lấy một mạng trong hy vọng.

Bầy súc vật được xua ra lễ đàn một cách tàn nhẫn. Có ai nghe tiếng kêu than của những kẻ vô tội sắp phải bị hành hình? Có những con cừu non biết mình sắp chết, cố dừng lại không chịu bước. Có những con bò cứ ngoái đầu trở lại, nước mắt chảy ròng ròng. Những bọn lính thì có kể gì cả. Chúng lấy roi dài quất vùn vụt vào thân đàn thú, lấy đá ném vào những con nào đi chậm nhất. Ðã có những vết máu hồng hoen trên đường cỏ.

Xa giá cũng theo sát bầy thú vật. Hoàng thái hậu thì mê man trong chiếc xe lắc lư trên đường đá sỏi. Quốc vương Hoà Mặc thì luôn luôn nhìn ra ngoài, xem thử đã đến lễ đàn chưa? Lúc xe vừa ra khỏi cửa thành thì bỗng nhà vua giật mình nhỏm dậy. Có cái gì uy nghiêm trên nét mặt của đại sĩ đang đứng chận giữa đường. Ðôi mắt sáng ngời làm cho ta mến phục, y vàng giản dị nhưng lại có tính cách siêu phàm.

Quốc vương bước xuống xe. Ngài ngạc nhiên thấy đoàn hầu cận của mình không biết đã quỳ rạp xuống từ lúc nào. Có những lời chúc tụng vang vang, không phải cho một vị quốc vương, nhưng mà cho một đấng vô cùng cao trọng. Ngài bỗng thấy sợ sệt. Không, Ðạo sĩ có gì hung dữ đâu. Ðó là cái run sợ của một đứa con thơ trước mặt mẹ hiền. Rồi riú ríu chân, Vua cũng quì xuống. Muôn miệng một lời tung hô vang dậy: Kính chào Ðức Thế Tôn!

Vâng chính là Ðức Thế Tôn, Ðức Phật Thích Ca. Cảm thông nỗi đau thương của một trăm sanh linh vô tội sắp phải bị hành hình, Phật đã từ Tịnh xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ, trèo đèo vượt núi về đây gieo mầm chân lý. Phật đỡ Quốc vương dậy và hỏi lý do việc cầu đảo. Quốc vương rơm rớm nước mắt trả lời:

- Bạch Thế Tôn, mẹ con lâm trọng bệnh đã lâu, không thang thuốc gì cứu khỏi. Nay theo lời Phạm chí con định dùng tinh huyết của một trăm con súc vật khác giống mà tạ lễ với trời đất. Kính lạy đấng Ðiều Ngự xin Ngài hãy chỉ đường vạch lối cho con.

Một con cừu nhỏ lê chiếc chân vấy máu đến ép mình vào chân Ðức Phật, như để tìm một nguồn che chở thiêng liêng. Phật cúi nhìn và để một bàn tay lên đầu con thú nhỏ. Ôi cử chỉ mới dịu dàng và êm ái làm sao. Mắt cừu nhỏ gặp mắt Phật long lanh rồi nhỏ lệ. Cả đàn thú cũng ngước đôi mắt ướt hướng về Phật như muốn nói lên những điều oan ức, bất công.

Ðức Phật trả lời:

- Này Quốc vương, không nên theo những lời mê hoặc. Không một ai, dù là thiên thần quỷ vật, có thể ban phúc hay giáng họa cho người. Ta quyết định đời ta theo đúng luật nhân quả. Muốn được mùa nông dân phải cày sâu cuốc bẩm, muốn giàu sang phải bố thí cho kẻ nghèo hèn, muốn sống lâu phải thực hành Từ bi và không sát hại. Không ai có thể chối cải điều đó.

- Nhưng bạch Thế Tôn, thiên địa quỷ thần là những kẻ có quyền phép, ta có thể nhờ họ giúp ta?

- Này Quốc vương, người có thích mặc chiếc áo sơ sài của hành khất không? Người có tham bữa ăn tồi tàn của lớp cùng dân?... Chư thiên cũng thế Quốc vương ạ. Vốn là hạng người phát tâm theo mười điều thiện, khi mạng chung, họ đã được sanh lên một trong ba mươi sáu cõi trời. Ở đó có cung điện huy hoàng, có cung nga thế nữ hần cận, y thực tự nhiên có... nào họ có cần chi những thứ đồ tạ lễ của Quốc vương, khi lấy huyết một trăm sanh mạng để mưu cầu  hạnh phúc cho một người? Quốc vương thật đã làm một việc thiếu suy xét, mà chỉ tin theo lời đường mật của những tà sư. Tội đó lớn lắm.

Từ châu thân đấng Từ bi bỗng lóe lên muôn vàn ánh sáng, chiếu rực cả muôn loài. Tất cả chúng sanh trong ba đường sáu nẽo bỗng thấy hân hoan và thấm nhuần ánh đạo. Toàn thể hai trăm vị Phạm chí thấy mình lầm đường lạc lối. Họ vội vả cùng nhà vua xin Phật thâu làm đệ tử.

Hoàng thái hậu cũng thấy một sinh lực mới dào dạt chảy vào lòng. Bà đón nhận ánh sáng của chánh đạo, xả bớt lòng tham lam, phát tâm bồ đề, cầu đạo giải thoát. Liền đó bà thấy sức khỏe đã trở lại như xưa. Dưới chân cha lành, bà không ngớt lời chúc tụng.

Phật hiền từ nhìn đàn vật như an ủi, rồi theo lời mời của vua trở về cung.

Ðêm ấy, có một trăm sanh linh thoát khỏi hành hình oan uổng. Cũng trong đêm ấy ở miền biên giới Ấn Ðộ xa xôi, dân gian say sưa uống những lời thuyết pháp của Ðức T%
E1478

Ứng xử học sinh



Ứng xử học sinh


- Mày quen nhỏ đó không?

- Quen! Tao đến nhà bị nhỏ đuổi hoài, lạ gì.



o O o


- Thế nào? Đỗ đại học chứ? "Thất bại là mẹ đẻ thành công", năm trước cậu đã trượt thì năm nay...

- Thôi, xin đừng nói nữa, tớ đụng phải... dì ghẻ rồi!



o O o


Một tóc dài đến nhà bạn chơi, khi ra về bảo bạn:

- Thấy con chó nhà ông, tui sợ quá!

- Ơ, không sao, nó hiền lắm mà.

- Không, nó dơ.
33

Feb 5, 2005

Xin đất làm nhà



Nghe nói vùng Yên Lược, thuộc huyện Thọ Xuân, gần rừng núi, có nhiều đất hoang, Xiển di cư lên đấy ở.

Theo lệ làng, Xiển phải biện trầu rượu xin làng cho trú ngụ, rồi lại phải biện trầu rượu một lần nữa xin làng một mảnh đất lấy chỗ dựng túp lều tạm thời làm nơi ăn ở. Lý trưởng đánh trống họp làng, nhưng thực ra "làng" chỉ là bọn chức sắc, cường hào mà thôi. Thấy họ hay hạch sách, kênh kiệu, Xiển ghét lắm. Lần thứ hai mang trầu rượu ra đình, Xiển gãi đầu gãi tai thưa:

- Dạ, trình các cụ, con mới đến đây, ơn nhờ các cụ cho ở để hầu hạ các cụ, nhưng chưa có nhà cửa gì cả, muốn xin miếng đất đầu làng chó ỉa (1) xin các cụ xét cho.

Lý trưởng thấy rượu thì tít mắt, liền nói:

- Tưởng gì chứ miếng đất đầu làng chó ỉa ấy thì được, nào xin mời các cụ ta chén đi thôi!

(1) Làng ở đây chỉ lý hương hào mục
2731

Feb 3, 2005

Chàng trai dũng cảm



Tại một cuộc thi bơi toàn thế giới, các vận động viên phải bơi qua một con sông toàn cá sấu. Tất cả các vận động viên đều đã vào vị trí sẵn sàng, sau tiếng súng xuất phát của ban giám khảo chẳng thấy có một vận động viên nào dời khỏi vị trí để nhảy xuống sông bơi cả. Bỗng nhiên một vận động viên Việt nam lao mình xuống sông một cách dũng mãnh và dũng cảm bơi qua sang bờ bên kia. Các nhà báo hết sức thán phục anh, xúm nhau vào phỏng vấn vận động viên đó. Chưa kịp trả lời câu hỏi tại sao anh ta lại dũng cảm bơi qua sông, anh ta quay mặt lại bờ bên kia mà chửi.


- Tổ cha thằng nào đẩy tao xuống sông!

1211

Feb 2, 2005

Để lại danh thiếp



Vua Phổ Fêdêrich đệ nhị mời Vonte đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Vonte. Một hôm gã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".

Vonte quen và hiểu biết rất nhiều người, đặc biệt ông biết rất rõ những người không ưa ông, ông đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:

- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!2460

Lấy cặp mắt ra



Một phụ nữ xinh đẹp đang trình bày trong cuộc họp của các nhân viên công ty thì đột ngột cô ta dừng lại và nói với ông trưởng phòng:

- Tôi muốn lấy một vài thứ ra khỏi ngực tôi.

- Cái gì vậy Rene? - ông trưởng phòng hỏi lại.

- Cặp mắt của ông đấy!!!
2003

Feb 1, 2005

Bí mật khủng khiếp



- Bí mật khủng khiếp đây! Đã có năm mươi nạn nhân! Mua báo không ông? Khách qua đường mua một tờ, xem lướt qua:
- Này, thằng nhóc kia, làm gì có bí mật với nạn nhân nào?
- Đó chính là bí mật khủng khiếp mà ông là nạn nhân.
- !?
- Báo đây! Bí mật khủng khiếp, đã có năm mươi mốt nạn nhân... Báo đây...
2342

Làm giàu



Chàng thanh niên hỏi một cự phú cách làm giàu, lão này hạ giọng kể:
- Con trai à, đó là vào năm 1932, một thời kỳ khốn khó trong lịch sử, lão chỉ còn một xu cuối cùng trong túi. Lão bỏ ra mua một quả táo, dành cả ngày để lau cho nó bóng lên và vào cuối ngày, lão bán quả táo lấy 10 xu. Sáng hôm sau, lão đầu tư số tiền trên mua hai quả táo, lau chúng cho bóng và bán chúng lúc 5 giờ chiều được 20 xu. Lão tiếp tục cách kinh doanh này trong một tháng và cuối cùng tích lũy được một tài sản trị giá 1 đôla 37 xu. Thế rồi cha vợ lão đột ngột qua đời và để lại cho vợ chồng lão 2 triệu đôla.

2082

Sao Trời Không Mưa



Vì sao trời hôm ấy không mưa ?

Chân em về không để dấu trên cát

Áo em về vẫn ôm ấm thân thon

Mẹ vẫn nhìn em bằng ánh mắt hao mòn.
 Vì sao hôm ấy trời không mưa ?

Mây đen trên trời  trĩu ướt cả hồn

Em đã ngộp trong cơn thèm gió bụi

Mà bão giông khô khốc cứ đè hôn.
 Trời không mưa mà em như nóng bỏng

Cả trời chiều hầm hập tiết mồ hôi

Em chỉ sợ trong mắt buồn mằn mặn

Hương rã rời êm ái lẫn ăn năn
 Nhưng vì sao trời không mưa hôm ấy ?

Sắp đã tràn ly ưng ức vội bờ

Chỉ một giọt là thác ghềnh vỡ lối

Thành muôn chiều ngơ ngẩn những mây trôi.


Đã muôn chiều, dù hôm ấy không mưa !

Mẹ vẫn nhìn em chiều đón sáng đưa

Chiếc tượng khỏa thân còn trắng lối năm xưa

Đường bông cỏ đã đổi sang màu nắng hạn.

Chiều nay về, đường mờ sương bao phủ

Tóc em cài muôn ngàn hạt nhớ thương

Trời đã lấy đi cơn ngập ngừng ấp-ủ

Em trách sao trời hôm ấy không mưa ?!!

881