Trang

May 28, 2005

10 vụ án nực cười



1. Một người đàn ông bước vào một quầy tạp hóa ở bang Virginia, đưa ra tờ 20 USD, đề nghị đổi lấy tiền lẻ.

Khi người chủ quầy đang mở ngăn kéo, y liền rút súng uy hiếp, bắt nộp hết số tiền trong đó. Đạt mục đích, y bỏ chạy, bỏ lại tờ 20 USD trên mặt quầy. Số tiền cướp được: 15 USD.

2. Một "du khách" người Đức đi qua cửa kiểm soát ở một sân bay Anh, mang theo túi đựng gậy chơi golf. Trong lúc chờ đợi, ông ta bắt chuyện với nhân viên hải quan, chuyện phiếm về nghệ thuật chơi golf. Người nhân viên - vốn khá am hiểu về môn thể thao này - nhận thấy vị khách không biết tên một cú đánh bèn đề nghị ông ta thử vài đường bóng. Người hành khách vui vẻ thực hiện - theo kiểu trời ơi. Ông ta bị bắt và trong túi đựng gậy có khá nhiều ma túy.

3. Một công ty có tên gọi "Cho thuê súng" ở bang Arizona (Mỹ) chuyên cung cấp súng đạn đạo cụ cho các phim cao bồi Viễn Tây. Một hôm, một phụ nữ 47 tuổi gọi điện thoại cho họ, thuê giết ông chồng của bà ta. Kết cục: 4 năm rưỡi tù giam cho kẻ có ý định sát phu.

4. Một tên trộm đột nhập vào ngân hàng Arizona để ăn cắp - chắc bạn đọc không dám tin - một chiếc camera chống trộm. Ngay trong khi nó đang ghi hình từ xa. Điều đó có nghĩa là, cuốn băng ở một nơi khác đã ghi lại toàn bộ hình ảnh của y và việc y lấy đi chiếc camera không giúp gì cho chuyện che giấu dấu vết.

5. Cũng tại bang Arizona, 2 tên lưu manh định cướp tiền từ một máy rút tiền tự động bằng cách cột dây xích vào mặt máy và quấn đầu kia vào thanh chống va ôtô. Xong đâu đấy, chúng lên xe, rồ ga. Máy rút tiền không bị bung mà thanh chống va rơi xuống mặt đường kêu loảng xoảng. Hoảng quá, bọn chúng bỏ chạy, để lại sau lưng tất cả: sợi dây xích, thanh chống va và... biển số xe gắn trên đó.

6. Hai tên trộm ngày tới "viếng thăm" một khu chung cư mới xây dựng ở bang Virginia. Chúng phá tường, phá sàn, chôm được một chiếc tủ lạnh, ì ạch khuân ra xe. Ngay lúc đó, xe của chúng sa lầy, bánh quay tít mà không di chuyển. Cho rằng chiếc tủ lạnh quá nặng, chúng bèn đưa nó trở lại chỗ cũ, bằng cách đập phá thêm vài bức tường và sàn. Khi quay lại xe, chúng phát hiện ra mình đã khóa cửa xe và để quên chìa bên trong, đành bỏ xe lại, chuồn thẳng.

7. Một tên trộm tìm cách lọt được vào tầng hầm của một ngân hàng bang Virginia qua chiếc cửa sổ cao ngang tầm mặt đường. Y chợt nhận ra 3 điều: (1) Nơi y đột nhập vào không chứa tiền; (2) Y không thể quay trở ra theo đường cũ; và (3) Các vết thương trên người đang chảy máu đầm đìa. Thế là y bèn tìm đến máy điện thoại, gọi 911 để được giúp đỡ.

8. Một tên cướp xông vào một ngân hàng ở bang Michigan (Mỹ). Hắn rút súng, hô: "Cướp đây! Tất cả đứng im" rồi kéo sụp xuống mặt chiếc túi dùng làm mặt nạ. Lúc đó hắn mới nhận ra rằng mình đã quên không khoét lỗ để nhìn và thở.

9. Tại quầy tính tiền của một cửa hàng rau quả bang Indiana (Mỹ) xảy ra một vụ cướp hy hữu. Tên cướp vét hết số tiền trong quầy nhưng bỏ quên chiếc ví của y trên mặt quầy, trong đó có tiền, chứng minh thư và giấy phép lái xe...

10. Hai tên cướp xông vào một cửa hàng dược phẩm bang Michigan. Một tên hô: "Tất cả đứng im, động đậy tao bắn!". Khi tên còn lại dợm bước đi, tên thứ nhất giật mình liền nổ súng, bắn trúng ngay đồng bọn.

1599

Lời phàn nàn của khách hàng



Một phụ nữ trung niên dạo chơi trong công viên, thấy một người đàn ông dẫn theo hai đứa bé rất kháu khỉnh, đang ngồi trên ghế đá.


Người phụ nữ đến gần và bắt chuyện:

- Chào ông, 2 cháu bé kháu khỉnh quá, chúng là con ông phải không?

- Không phải.

- Hay là ông nhận trông con hộ cho bạn, hay hàng xóm?

- Cũng không phải luôn. Tôi là nhân viên tiếp thị bao cao su. Và đây là lời phàn nàn của khách hàng về sản phẩm của tôi
1598

Cho Ngày Nắng Hạ



Cho nhỏ đấy những ngày nắng hạ
Nắng sân trường nhún nhảy gót chân
Gió lên cao cho mây xuống thật gần
Chở mơ ước bay lên trời tít tắp.

Cho nhỏ đấy cánh phượng hồng e ấp
Nở môi cười hồi hộp gọi tiếng ve
Chân níu bàn chân mắt ngóng tai nghe
Cơn mưa xuống mọc nghìn bong bóng nước.

Cho nhỏ đấy một đời dài phía trước
Tuổi tròn trăng mà cứ ngỡ lên mười
Cổng trường đóng. Ngả đời năm bảy lối
Để một người ... định nói ... rồi thôi .
828

May 27, 2005

Mánh khoé lừa tiền vợ



Quý ông luôn than phiền về chiếc ví kẹp lép của mình. Họ đã nghĩ ra chiêu qua mặt vợ, những người tàn phá quỹ đen vô cùng độc đáo.

Vừa nhận lương xong, anh nọ vội năn nỉ thủ quỹ cho đổi tiền 500.000 đồng tiền lẻ.

Thủ quỹ ngạc nhiên hỏi:

- Anh làm gì mà cần nhiều tiền lẻ thế?

- Vì vợ tôi đã đồng ý từ nay cho tôi giữ lại tiền lẻ để tiêu.
1383

Phản bội



Phản bội


      Hằng hấp tấp dắt xe máy nhào ra đường. Thành phố giờ tan tầm. Dòng người căng tràn trên các phố đổ về những ngóc ngách chật tối, lắt léo và ẩm ướt. Hằng muốn phóng xe thật nhanh để gió thổi tung hết cảm giác ngột ngạt và bức bách này.

Bầu trời xám màu chì như càng xám hơn dưới ánh đèn đường bắt đầu đỏ lên. Vọng về từ đâu đó tiếng sấm lẫn vào trong tiếng gầm rú của động cơ, lẫn vào trong tiếng gầm rú của chính nỗi lòng Hằng.

Cô thấy ngột ngạt và khó thở. Cô thấy đổ nát và hoang tàn. Hằng muốn chết ! Một cái chết thật dữ dội, thật thảm khốc. Ví như lao vào chiếc xe đang đi ngược chiều kia. Rầm một cái. Thế là nát bét hết. Cả người. Cả xe. Và dòng người khựng lại, xúm đen xúm đỏ. Tắc nghẽn một quãng phố. Trong số những người hiếu kỳ ấy, có anh. Và hốt hoảng nhận ra vợ mình. "Trời ơi, em!"...

Hoặc giả lao lên cầu Chương Dương, không phải để nhảy xuống sông Hồng, như thế êm ái quá, mà có thể là phi xe từ trên đường vượt, băng qua lớp rào chắn xuống làn đường bên dưới, như từ trên trời rơi xuống. Một cô gái và cái xe máy nằm giữa đường. Dòng người cuồn cuộn ầm ào sẽ lần lượt nghiến nát cô như máy xay sinh tố, cán bẹp cô như cái kẹo lạc.

Hoặc có thể yên bình hơn một chút, cô sẽ chết ngay trong nhà mình, bằng thuốc ngủ, không, bằng độc dược. Một loại độc dược cực mạnh gì đó mà cô không biết và chưa có bao giờ. Anh mở cửa, sững sờ rồi hốt hoảng gọi cấp cứu. Nhưng đã muộn ! Anh sẽ khóc lóc đau đớn và ân hận tột cùng.

Hằng muốn thế. Hằng muốn anh khóc lóc đau đớn và ân hận tột cùng. Bởi vì, như thế, chứng tỏ là anh còn yêu cô lắm. Đắm đuối như thuở nào...

Nhưng Hằng không thể chết. Nếu chết đi rồi, làm sao cô còn có thể thấy được anh khóc lóc, đau đớn. Và như thế sự ân hận của anh còn có nghĩa gì ? Không thể chết. Mà cũng không thể khóc. Sự đau đớn, bức bách trong lòng Hằng cứ dày thêm, nặng thêm.

Thành phố ngột ngạt mùi khói xăng. Thành phố muốn nổ tung vì dòng người, vì ngàn vạn âm thanh cùng đua nhau tấu lên. Hằng lao xe trên đường như một kẻ thèm tốc độ, thèm phá phách, thèm nghiền nát một cái gì đó. Giá như trời đừng oi ả thế mà mưa đi, giông đi, sấm chớp giật đùng đùng, mưa như quất nước vào mặt. Ngàn vạn người đi đường sẽ lao vội lên vỉa hè. Và Hằng sẽ thênh thang trong mưa. Những ngọn roi nước sẽ làm Hằng tứa máu.

Nhưng...

Không có người chết.

Không có tai nạn.

Trời cũng không giông.

Dòng người vẫn cuồn cuộn đổ về những ngóc ngách chật tối và ẩm ướt một cách trật tự. Đời vẫn trôi bình yên.

Hằng mệt mỏi tấp xe vào một quán cà phê. Quán vắng heo vắng hút. Chẳng ai uống cà phê vào giờ này. Cốc nước chanh muối nhiều đá tu một hơi hết veo làm cái đầu hừng hực những dự định điên rồ và bạo liệt của Hằng dịu lại. Cô mệt mỏi ngả người ra sau ghế, mắt lơ đễnh nhìn vào những ngọn đèn nhấp nháy xanh xanh đỏ đỏ giăng trên bụi cây.

Hằng thấy đầu óc trống rỗng lạ kỳ. Những cảm xúc dâng ứ, đầy ắp lúc nãy đi đâu mất. Như người vừa qua cơn đau sinh nở, như rắn vừa lột xác, Hằng thấy yếu đuối rã rời và mệt mỏi. Mọi cảm giác về xung quanh không còn chính xác. Cô thấy ngón tay của mình đang to ra, to ra trong lòng bàn tay kia. Còn xương ống chân thì như bị hút dần chỉ còn chân không. Rất chơi vơi. Rất khó chịu.

Anh đã phản bội Hằng!

Nỗi đau này lớn hơn tất cả những buồn đau anh gây ra cho Hằng trong ba năm vợ chồng, bốn năm yêu đương cộng lại. Hằng đã từng khóc lóc vật vã suốt hai tiếng đồng hồ trong chuyến trăng mật vì anh "để quên" Hằng ở khách sạn mà đi uống với bạn học cũ. Hằng từng mở máy vào games chơi trò half-life bắn hàng ngàn viên đạn, giết hàng trăm người để xả cảm giác háo hức làm cơm chiều rồi ngồi chờ anh về trong khi máy anh thì "hiện không liên lạc được"...

Những điều ấy không là gì cả. Không là gì cả khi sinh nhật Hằng anh quên tặng quà. Không là gì cả khi anh về muộn, Hằng nấu mì bê lên anh không kịp mời vợ mà ăn mà húp roàn roạt như người chết đói chết khát. Không là gì cả khi có lần anh say nôn cả ra chăn đệm. Không là gì cả khi anh quên dội nhà vệ sinh, không rửa chân trước khi đi ngủ... Bởi tất cả những thói xấu ấy, giờ đây, bỗng trở nên rất bình thường, bình thường với cả một bác sĩ. Bởi tất cả những thói xấu ấy là của anh, mà anh lại là của riêng Hằng.

Nhưng giờ anh đã phản bội Hằng.

Cay đắng quá !

Điều ấy xảy ra từ bao giờ ?

Hằng giật mình nhớ lại. Đúng rồi. Anh đã rất khác từ mấy tuần nay. Anh gọn gàng sạch sẽ hơn, nói năng mềm mỏng dịu dàng với Hằng hơn. Có lúc anh lại rất đăm chiêu, thừ ra như người mất hồn. Và suốt hai tuần nay, anh không hề làm chuyện ấy... Chưa bao giờ anh thế cả. Chỉ nhịn mấy ngày Hằng đến tháng hoặc phải trực tăng cường, anh đã có vẻ sốt ruột lắm, có cơ hội là xoắn xuýt đòi bù.

Trời ơi, thế mà Hằng không đủ nhạy cảm để nhận ra. Ngay mới hôm qua đây thôi, lúc đi ngủ, Hằng có cảm giác anh định nói một điều gì đấy rất quan trọng với cô nhưng rồi anh lại bảo: "Em đi ngủ đi, anh ru em ngủ nhé". Ru em ngủ nhé ! Đểu giả quá. Khốn nạn quá.

Một đôi trai gái vừa bước vào quán ngồi ở chiếc bàn cạnh gốc cây. Cô gái không xinh nhưng tràn đầy hạnh phúc. Vẻ viên mãn, trẻ trung khiến cô thật đáng yêu. Cô ngồi sát vào chàng trai, đầu tựa vào vai và tay thì mân mê những ngón tay người yêu. Chàng trai choàng qua vai cô gái riết mạnh, hình như còn hít một hơi thật sâu trên tóc cô.

Hằng bỗng thấy cô đơn kinh khủng, bất hạnh kinh khủng. Tự nhiên cảm giác căm thù và khinh ghét anh trào dâng trong Hằng. Hằng sẽ xỉ vả anh, mắng chửi anh, đòi ly dị. Anh là kẻ khốn nạn. Khốn nạn vô cùng. Trước đây anh săn đón và chiều chuộng Hằng như thế. Ngờ đâu... Sự căm giận khiến Hằng có cảm giác máu đang chạy rần rật từ chân từ tay lên đầu rồi xoáy lại dồn ứ ở đấy. Hằng trả tiền nước rồi lao xe về nhà. Lòng ngùn ngụt như một bó đuốc.

Hằng giật mình choàng tỉnh. Miệng khô khốc. Bụng đói veo. Tay chân như muốn rời xa. Cô chợt nhớ lại tất cả... Anh không có nhà. Hôm nay là thứ ba, anh trực. Lại trực. Anh làm gì trong những ca trực ấy ? Hằng đau đớn nghĩ. Không, không thể mắng chửi anh, không thể làm ầm ĩ lên như thế. Đúng, phải bình tĩnh tìm giải pháp. Hằng phải giành lại anh về phía mình, bắt anh quỳ xuống mà nhận tội.

Nhưng trước hết phải tìm cái gì ăn đã. Có thế mới đủ sức mà chiến đấu, đủ tinh thần mà suy nghĩ. Hằng mở tủ lấy ba quả trứng, gói mì tôm xuống bếp. Phải làm thế nào để anh tâm phục khẩu phục. Phải làm thế nào để anh vừa nể vừa sợ. Hàng ngàn ý nghĩ hiện lên chạy lòng vòng trong đầu cô làm thành một mớ rối rắm.

Hằng buông bát đũa, lại mắc áo lấy ra ba chiếc ca-pốt rồi trân trân nhìn nó. Liệu có phải là trò đùa quái ác của một kẻ xấu nào đó không ? Có thể lắm chứ ! Ai đó cố tình bỏ vào túi quần anh để cô phải phát điên lên ? Hằng cố hướng mình theo ý nghĩ ấy mà không được. Anh đã phản bội Hằng, ý nghĩ ấy lớn hơn, mạnh hơn lấn át tất cả.

Vợ chồng Hằng đang định có con vào năm tới, không cớ gì anh lại dùng bao cao su. Chỉ có anh ngoại tình. Chỉ có với bạn tình mới phải dùng bao. Anh là bác sĩ, anh ý thức rất rõ về sự bảo vệ chính bản thân mình, về hậu quả của nó...

Hằng giận sôi lên. Cô rót cho mình một cốc nước to, tu ừng ực. Mình cũng sẽ nem chả. Mình cũng mua ca-pốt cho vào túi xách. Mình cũng sẽ đi với trai, ngủ với trai...

Nhưng đi với ai ? Hằng chợt khựng lại. Cô không thể. Nghĩ loáng thoáng thì được. Nghĩ để trả thù thì được chứ thực hiện thì không thể.

Hay là... Hằng chợt lóe lên trong đầu một kế hoạch. Cô trả những chiếc ca-pốt vào túi quần chồng. Đúng, Hằng sẽ làm như cô chưa biết gì hết. Rồi cô sẽ mua hàng trăm bao cao su. Mỗi lần anh đi trực sẽ lén bỏ vào túi quần của anh ba cái. Hằng sẽ khủng bố tinh thần anh. Có thể trên mỗi bao, Hằng sẽ dán vào dòng chữ "Giữ gìn sức khỏe", bao khác lại là "Bảo vệ hạnh phúc" hoặc "Vì tương lai của bạn"... Rồi xem thái độ anh thế nào ?

Tạm hài lòng với kế hoạch ấy, Hằng leo lên giường ngủ tiếp.

* * *

      "Nào, xem hôm nay em cho anh ăn gì nào ?". Giọng Quang hồ hởi từ ngoài nhà. Hằng thoáng cười khẩy ngọt nhạt thế rồi quay ra làm bộ dịu dàng: "Anh về nhà rồi à? Canh chua, thịt rán, cà muối, mắm tép, toàn món anh thích đấy. Tắm rửa đi, mình ăn cơm". Quang xán lại ôm ngang eo vợ, thơm vào gáy. Một cảm xúc mới lạ chạy dọc người Hằng. Cô thấy vừa thích thú vừa ghê sợ. Sự thích thú của xác thịt. Sự ghê sợ tởm lợm về một con người.

Anh đang để lộ bản chất đểu giả trước mặt Hằng. "Anh giúp em một tay nhé". Hằng mỉm cười vẻ đồng ý. Giúp thì giúp, việc gì phải nói ra mồm. "Hôm nay mình ăn cơm sớm rồi đi chơi". Quang vẩy mấy cái rau thơm cho vào rổ. Đi chơi, lại còn rủ đi chơi. Những kẻ có lỗi, những người ăn vụng bao giờ chẳng thế. Xăng xái và ngọt nhạt. Chắc chắn là Quang đã... nên mới chiều chuộng mình vậy. Mọi hôm, mình muốn đi còn phải rủ rê anh chán. "Em sao thế, không thích đi à ? Trông cái mặt kìa, đần thối ra". “Vâng vâng, đi chứ. Em đang bất ngờ vì hôm nay anh là người rủ em đấy".

Đần à. Chính vì đần mà anh phản bội chứ gì. Anh bắt đầu chán tôi, bắt đầu thấy tôi đần rồi chứ gì. "Ồ, lâu rồi anh chẳng đưa em đi đâu". Đưa đi đâu. Anh có bao giờ tự đưa vợ đi đâu. Nay giở dói ra thế là đủ hiểu rồi. "Anh đổi mới tư duy rồi à ?". "Cũng phải đổi mới chứ, nếu không em cứ oán trách giận dỗi anh mãi rồi thành thật thì nguy cho anh quá". Nguy cho anh. Đồ lẻo mép. Tôi thì tôi biết tỏng bụng anh rồi. Khốn nạn lắm. Lại còn giở giọng nguy cho anh quá. Được lắm. Anh làm ra vẻ như anh sợ tôi, anh yêu tôi không bằng.

Mấy hôm nay, Hằng vẫn diễn với Quang như thế. Cô chủ trương sẽ hết sức dịu dàng và ngọt ngào với chồng nhưng trong lòng thì tan nát. Một nỗi đau không cụ thể, không rõ ràng cứ mang mang, lởn vởn trong óc cô. Hằng trút lên Quang ngàn vạn từ ngữ thối tha nhưng chỉ là trong ý nghĩ. Kế hoạch mua hàng trăm bao cao su của cô vẫn chưa được bắt đầu.

Đã có lần Hằng rẽ vào hiệu thuốc nhưng khi cất lời lại nói là mua thuốc nhỏ mắt. Không hẳn là cô xấu hổ. Cũng không hẳn là cô chưa hài lòng với dự định nhưng có cái gì đó cứ cản Hằng lại.

Sự đau đớn bị kìm nén khiến Hằng thấy mình trơ ra, vô cảm. Hình như cô đã bắt đầu quen với ý nghĩ bị anh phản bội. Có lúc mệt mỏi quá, Hằng muốn sổ toẹt ra với anh rồi muôi thì muôi mà gáo thì gáo. Thậm chí có lúc cô còn cho rằng giờ mà hai người chia tay nhau cũng rất nhẹ nhàng. Hằng thấy anh không xứng đáng với mình nữa. Mấy hôm trước cô còn cố tình mời mọc, khêu gợi anh khi đi ngủ nhưng hai hôm nay cô thấy quá mệt mỏi, quá nực cười trong cái trò giả dối này.

Anh vẫn trơ lỳ. Nói với cô thì ngọt ngào mà chuyện ấy thì vẫn không. Hằng cay đắng nghĩ, thế là hết. Anh không còn hứng thú chăn gối với mình thì không còn gì để níu giữ anh lại. Hằng cũng chẳng muốn biết người đàn bà kia là ai. Một sinh viên thực tập, một đồng sự trẻ tuổi... ? Nào có quan trọng gì !

Không khí trong gia đình vui vẻ một cách sượng sạo. Hình như Quang đã nhận thấy thái độ khác lạ của Hằng. Có lần nửa đêm cô bắt gặp anh ngồi bần thần trước máy vi tính, vẻ mặt rất đau khổ.

Thây kệ, Hằng nghĩ. Mình chẳng làm được gì đâu. Cứ để anh tự đấu tranh và chọn lựa. Đến nước này, Hằng sẵn sàng chấp nhận mọi giải pháp anh đề ra. Anh là người tự quyết định và chịu trách nhiệm. Hằng chỉ là nạn nhân.

Trời ơi. Hằng bỗng thương mình vô hạn. Anh không còn là của Hằng nữa rồi...

* * *

      Cuộc sống kỳ diệu bởi nó có muôn vàn điều bí ẩn. Hạnh phúc thay mà cũng bất hạnh thay khi chúng ta không bao giờ biết hết những bí mật quanh mình. Quang bị tai nạn nghề nghiệp khi tiêm cho một bệnh nhân AIDS đang vật thuốc. Anh giấu vợ. Bởi chưa đến ngày xét nghiệm lần hai. Ba tháng nữa...

Chờ đợi và chịu đựng. Im lặng và hy vọng.

Mà vẫn còn hy vọng thì...



Tác Giả: Phạm Thái Lê

18

May 26, 2005

Điều Không Đơn Giản



Điều Không Đơn Giản


     Một ngày như mọi ngày. Nói đúng hơn là một ngày chủ nhật như mọi ngày chủ nhật. Người con trai dừng xe trước cái cổng xanh xanh, đẩy lại gọng kiếng, ngước lên ban công. Nơi đó có một người con gái. Người con gái nhìn người con trai, thầm nghĩ: "Chắc anh ấy đang xúc động, vì mình mặc cái áo lần đầu tiên hai đứa gặp nhau".

      Trước cánh cửa xanh xanh, người con trai nghĩ: "Không biết đến bao giờ T. mới biết đi xe máy. Bảo tập nhiều lần rồi mà không nghe!".

      Người con gái bước xuống nhà, mở cửa và chào anh. Anh nói như một người cha nói với con gái:

      - Tối nay tập xe đi. Sau này em ra trường, công việc đòi hỏi em phải biết đi xe máy, không thể cứ xách xe đạp mà lọc cọc đi làm việc được !

      Cô gái nói:

      - Anh nhìn cái áo em đi!

      Chàng trai nói bằng giọng một người ông nói với cháu:

      - Hình thức phải đi đôi với nội dung. Không nên trọng hình thức quá, cũng không nên trọng nội dung quá. Cái hình thức là cơ sở để người ta đánh giá nội dung. Giản dị cũng có nhiều cách mà giản dị. Đi chơi thì không ai mặc áo sơ mi trắng cả, một cái áo thun thích hợp hơn!

      Người con gái trợn tròn mắt, há hốc mồm:

      - Trời ơi, anh đang nói cái gì vậy ?

      Người con trai cũng ngạc nhiên không kém, nhưng anh nghĩ người con trai cao thượng là người con trai ít lời, chỉ nói những lời thật sự có trọng lượng, nên "Hừ" một cái. Tiếng hừ đó cô gái không nghe thấy, vì người con trai lịch sự là người con trai chỉ "Hừ" trong lòng. Cũng tốt thôi. Nhờ thế mà cuộc đi chơi cuối cùng cũng bắt đầu ! Sân tròn bóng lá. Những bàn tay nhỏ màu xanh lắc lắc, như cái lắc đầu phụng phịu của một đứa trẻ, khi bắt hụt một giọt nắng, khiến nó rơi xuống sân, tròn xoe như cái nút áo bằng vàng. Một chú mèo con nghiêng đầu thò một chân ra khều khều bóng nắng. Người con gái reo lên:

      - Anh ơi, anh nhìn nè, con mèo đang giỡn với miếng phô mai vàng ươm của nó!

      - Đâu ? Miếng phô mai đâu ? - Người con trai sửa lại cặp kính trí thức, ngơ ngác hỏi.

      - Anh không nhìn thấy miếng phô mai vàng óng à ? Vậy anh có nhìn thấy cái chuông vàng có lẽ đã đeo lên cổ chú mèo con, giờ rơi trên mặt sân không ?

      - Chuông rơi từ bao giờ, sao anh không nghe thấy tiếng động ?

      Người con gái kéo tay anh lại gần, chỉ vào bóng nắng. Hai người cùng chú mèo lúc nãy như ba chú mèo con đứng xếp hàng.

      - Đây nè, anh có thấy bông hoa lấp lánh này không, chú mèo muốn hái nó, chắc mèo ta sẽ để bông hoa này lên cái mũi màu hồng dễ thương của mình, rồi mang về tặng cho mẹ !

      Người con trai kêu lên:

      - Trời ơi, em đang nói cái gì vậy ? Bóng nắng làm sao có thể so sánh được với hoa. So sánh như vậy là không toàn diện ! Bóng nắng không có cánh. Hoa nở ra từ đất, bóng nắng rơi xuống từ lá cây. Hai cái này hoàn toàn khác nhau ! Con mèo không thể nâng bóng nắng đặt lên mũi được. Bóng nắng vô hình mà. Nó cũng không biết tặng mẹ nó đâu. Bóng nắng không thể là phô mai. Ai lại đi ví nắng với thức ăn bao giờ ! Phô mai béo ngậy, nhưng con người không thể nếm được vị của nắng. Bóng nắng không phải là cái chuông. Chuông có âm thanh, còn nắng lại vô thanh. Cũng chẳng có phép thuật nào có thể đeo cái chuông - nắng vào cổ một con mèo cả!

      Cô gái im lặng. Mới đầu cô gái nhìn anh. Nhưng sau cùng cô gái không nhìn anh nữa, mà nhìn con mèo, nhìn bóng nắng, nhìn cây lá, nhìn bàn tay mình... Nói lại cho gọn là cô gái nhìn tất cả, chỉ trừ gương mặt của "người thầy" đang thuyết giảng. Người con trai đã nói tất cả những điều đó bằng một giọng nói rất vỗ về. Anh thấy người con gái im lặng, anh tin rằng cô đã nhận ra cái sai của mình và ngoan ngoãn nghe lời. Anh nghĩ cái tốt đẹp nhất ở cô là biết nhận lỗi và biết nghe lời ! Cũng tốt thôi. Nhờ vậy mà cuộc đi chơi cuối cùng cũng kết thúc !

      Hôm đó, người con trai trở về nhà, vắt tay lên trán suy nghĩ rằng phải làm sao để cô gái có cái nhìn sâu sắc hơn về mọi vấn đề. Anh không thể lúc nào cũng ở bên mà dạy bảo cô gái được. Điều đó làm anh rất băn khoăn. Con người không hiểu biết là con người phải chịu thiệt thòi. Hiểu biết cho người ta thêm sức mạnh. Anh nghĩ đến điều đó và thấy cô gái rất đáng thương, anh mong sao mình có thể bảo bọc một cách trọn vẹn nhất cho sự non nớt ấy.

      Người con gái về nhà, chầm chậm bước lên phòng mình. Cô khép cửa lại và buông mình vào nước mắt. Cô cảm thấy mệt mỏi và hụt hẫng. Trong căn phòng nhỏ bé ấy, những quyển sách, những quyển tập lo lắng nhìn cô, con gấu bông nhỏ xíu, cũ kỹ giương đôi mắt đen của nó tha thiết nhìn cô. Những vuông gạch đón từng giọt nước mắt rơi vào mình, ước có thể mềm ra như một tấm khăn để có thể choàng ôm, ấp ủ những nỗi niềm. Nhưng những quyển tập, quyển sách, con gấu bông, vuông gạch... Tất cả đều không thể nói cùng cô dù chỉ một lời, không thể trao cô dù chỉ một bàn tay vuốt ve. Người con gái một mình, và khóc.

      Chiều công viên. Lá hát và bướm bay. Trong rất nhiều ghế đá có hai người ngồi, xin mượn một ghế đá đặt vào câu chuyện này. Cái ghế đá dành cho người con trai và người con gái của chúng ta. Người con gái kêu lên (người con gái lúc nào cũng kêu lên):

      - Anh ơi, anh nhìn kìa, con bướm cũng không chơi với đứa bé !

      Một người con trai lịch sự là một người con trai ngước lên khi bạn gái mình kêu. Và vì ngước lên, anh thấy một con bé mặt mày lem luốc, bị một người đàn ông lôi đi xềnh xệch. Cảnh trước của cảnh này như sau: Nhân vật của chúng ta, tức con bé, cần phải nói thêm: lem luốc, trông thấy một nhân vật thứ hai: con bướm. Con bé thò tay ra, bướm bay. Hết cảnh. Bướm bay vì nó có cánh. Vì có cánh nên nó phải bay. "Con bé thò tay ra, bướm bay". Thì bướm bay, tất nhiên rồi ! E hèm, vậy thì tại sao có tiếng kêu ? Và vì có tiếng kêu, chàng trai lịch sự nhìn bạn gái mình chăm chăm. Người con gái đang rất xúc động.

      - Anh ơi, con bé ăn xin ấy không có cái gì để chơi, nó muốn chơi với bướm, nhưng đôi cánh đã đem con bướm đi rồi ! Con bướm rực rỡ và
đẹp đẽ đã vỗ cánh bay đi. Còn tuổi thơ đẹp đẽ, rực rỡ của bé thì sao? Những cái sặc sỡ khác thì sao ? Ba nó kéo nó đi, và rồi nó sẽ quên con bướm phải không anh ? Nó sẽ quên rằng từng có lúc nó cần một con bướm... Con bé phải đi xin, nhưng chẳng bao giờ người ta cho nó một con bướm, cả bầu trời này không cho nó một con bướm, dù nó đã đưa tay ra. Anh ơi, khi em đưa tay ra, bướm cũng bay...

      - Bướm bay vì nó có cánh ! Em đã bao giờ thấy một con bướm mà không bay chưa ? Tại sao em không có được cái lòng tốt mạnh mẽ, tại sao em không mua cho con bé một món đồ chơi chẳng hạn ? Tại sao em lại tự làm khổ mình vì mỗi chuyện bướm bay ? Bướm tất nhiên là phải bay ! Sao em không nhìn kỹ hơn bàn tay của người đàn ông, mà lại đổ tội cho đôi cánh?

      - Anh ơi, khi anh đưa tay ra, bướm cũng sẽ bay...

      Người con trai vuốt ngược mái tóc, thở ra hơi nằng nặng, lặp lại cái câu nhàm tai suốt từ đầu truyện cho đến giờ:

      - Trời ơi, em đang nói cái gì vậy ?

      Hai người cùng ngồi trên một cái ghế, lưu ý, không ngồi sát nhau. Xin mượn một đại dương đặt vào khoảng cách đó. Họ ra về. Chiều công viên vẫn thế, lá hát và bướm bay. Cô gái nắm lấy tay chàng trai và chàng trai lịch sự không phản đối điều đó. Khi bàn tay chạm nhau, hơi ấm lại chạm nhau. Họ để quên một đại dương trên ghế. Nhưng đại dương có đi theo họ không ? Ừ nhỉ, đại dương có đi theo họ không ?

      Hôm ấy, cô gái trở về nhà, ngồi bên khung cửa sổ mở toang. Anh ơi, rồi cuộc tình chúng mình sẽ đi về đâu ? Cuộc tình có cánh không, có bay không ? Người ta đến giữa đời này để đứng, để đi, để nhảy múa giữa đời trên hai chân chạm đất. Còn em, em nhảy múa giữa đời chỉ trên một chân. Anh ơi, em biết chắc rằng rồi em sẽ té, té nhiều lần. Nhưng biết làm sao được! Vì em sinh ra giữa cuộc đời này là để nhảy múa trên một chân, và té, và khóc, và nhảy múa. Người yêu của em ! Đối với em, anh là chàng trai tốt nhất trên đời ! Cuộc đời em, cuộc đời này, đẹp hơn khi có anh. Có thể sẽ không bao giờ em gặp được một người nào tốt như anh. Nếu như em phải cô đơn trong suốt cuộc đời này, thì đó không phải lỗi ở anh, không phải lỗi ở cuộc đời. Mà là lỗi ở em. Lỗi ở đôi mắt em nhìn giọt nắng ra phô mai, cái chuông, đóa hoa, lỗi ở đôi mắt em nhìn theo một cánh bướm bay. Lỗi ở trái tim em đắm say vì một bóng nắng, run rẩy vì một bàn tay không với được cánh bướm...

      Anh ơi, nếu như em có phải cô đơn trong suốt cuộc đời này, thì đó không phải lỗi ở anh, không phải lỗi ở cuộc đời này ! Mà là lỗi ở em !

      Em sinh ra để nhảy múa, để ngã và để khóc.

      Người con gái thì thầm với những nụ hoa còn mặc áo xanh:

      - Em ơi, ngày mai em hãy nở cho chị nhé. Nếu ngày mai em không nở, chị sẽ chờ ngày mốt. Nếu ngày mốt em không nở, chị sẽ chờ trong những ngày tới nữa.

      Người con gái khép cửa, buông rèm. Cửa sổ khép vào nhau như những cánh tay đang nắm chặt lại, làm nên một vòng ôm. Tấm rèm dịu mềm chắn gió.

      Hết cảnh. Người con gái bật công tắc đèn ngủ, như ánh đèn sân khấu bật lên.



Trịnh Lan Thương

68

May 25, 2005

Má Đào







Vào đầu thế kỷ, khi việc hôn nhân của con cái thường do cha mẹ sắp đặt, thì cô Dịu đã biết yêu, biết sống và hy sinh cho sự lựa chọn của mình. Qua hai đời chồng không giấy hôn thú, tự mình nuôi những đứa con khôn lớn, về già, cô lại cô đơn. Nhưng cô là người đàn bà biết chủ động đón nhận cả niềm hạnh phúc, nỗi đau một cách bình thản.

1

Trong số họ hàng bên ngoại tôi yêu nhất cô Dịu. Ông ngoại tôi và cụ thân sinh ra cô là anh em ruột. Mẹ tôi và cô Dịu thân nhau từ thời con gái cho mãi tới năm mẹ tôi mất, một tình bạn kéo dài non nửa thế kỷ. Vì họ có cùng một cảnh ngộ. " Cô Dịu tiếng thế mà cũng khổ như tao" , ấy là niềm an ủi lớn nhất của mẹ tôi, vì bà thua kém cô em họ về đủ mọi phương diện. Cô tôi rất đẹp, là cái nhan sắc lộng lẫy của thời bây giờ nên hơi lạ trong những năm đầu thế kỷ. Những người con gái đẹp của thời ấy mặt phải tròn, mắt phải dài, răng đen hạt na, lông mày kẻ nhỏ. Và phải có da có thịt. Lại phải đi đứng khoan thai, nói cười ý tứ, có tướng bà, lợi chồng lợi con. Cái đẹp của cô Dịu hoàn toàn khác hẳn. Cô đẹp như đầm lai. Mắt hơi sâu với hàng mi dài, mũi cao, miệng nhỏ. Cô lại để răng trắng và búi tóc chứ không vấn khăn. Mái tóc của cô rất dài, mềm mướt như tơ chuốt và quăn tự nhiên như người uốn. Mẹ tôi bảo, đàn bà có mái tóc quăn là vất vả lắm, nằm trên tiền vẫn cứ vất vả. Tất nhiên là vất vả về đường chồng con. Cô Dịu không chỉ có sắc mà còn có tài. Tài nấu ăn và may vá thì khỏi nói nhưng còn có tài kiếm ra tiền bằng nghề nặn con giống và làm hoa giấy. Mỗi dịp Tết Trung thu cô lại từ Hưng Yên lên Hà Nội mang theo những bồ đựng con giống và hoa giấy bán cho các cửa hàng quen ở Hà Nội. Mãi về sau này khi cô đã già cô vẫn làm hoa giấy, cánh lá mầu sắc phải sờ tay mới biết là giả, bán cho các cơ quan trong tỉnh đã đặt trước. Còn thêm một nghề phụ nữa, là bán thuốc viên chữa các bệnh đường ruột, thuốc gia truyền, vì ông chú tôi có cửa hiệu bán thuốc bắc ở thị xã. Con gái tỉnh lẻ nhưng mỗi lần lên Hà Nội cô ăn mặc rực rỡ như bà hoàng: quần áo đồng mầu, phấn son của Pháp và đeo nhiều đồ nữ trang kiểu dáng rất lạ, nhưng cô lại bảo, đồ giả cả, là vàng mỹ ký cả, nhưng nhìn qua thì không thể biết. Mỗi lần cô Dịu lên Hà Nội đưa hàng, tối nào cả mấy mẹ con tôi cũng phải thức quá nửa đêm để nghe cô kể chuyện. Cô kể chuyện rất có duyên và chuyện của cô bao giờ cũng buồn cười. Cười đến tắc thở. ở thị xã Hưng Yên ngày ấy có bốn anh nhà giàu, gọi là tứ kiệt: Tín Mỹ, Sùng Long, Ðức Phong, Ðức Hợp. Một nhà bán thuốc Bắc, hai nhà bán tạp hóa và một nhà sửa đồng hồ. Cửa hàng vặt, hàng lề đường ở Hà Nội, vốn liếng vài ngàn bạc mà cũng thành nhân vật tai mắt của thị xã. Và còn ngũ hung nữa: Phán Tường, Phán Thịnh, Nghị Ðịnh, Ðình Ban, Lãnh Sáu. Phán Tường mở sòng bạc. Phán Thịnh làm ở dinh quan tuần, chuyên ăn của đút, lại có môn bài mở ty rượu và bán thuốc phiện, có treo bảng RA và RO. Nghị Ðịnh là nghị viên hàng tỉnh, có cổ phần ở sòng bạc, bạn làm ăn với cẩm Aréttô, sòng bạc có cẩm tây đỡ đầu là an toàn nhất. Ðình Ban là bác sĩ, các con bệnh sẵn sàng chịu mất nhiều tiền để được cái danh đã đến phòng khám của đốc tờ Ban. Và Lãnh Sáu vừa là lãnh binh vừa làm mật thám. Một thị xã bé bằng cái bàn tay có những chín hung tinh nhưng chỉ có một Hằng Nga là cô Dịu nên cô quen biết cả chín gia đình và đều được họ chiều chuộng. Một bàn tiệc, dầu là bàn tiệc còm ở tỉnh lẻ cũng rất cần có một người đẹp cùng ngồi. Hơn nữa lại là một người đẹp biết nói chuyện, biết gây cười. Nhưng bà ngoại tôi, tức là bác dâu của cô Dịu, thì có ý chê. Mẹ tôi cười thì cười nhưng cũng không thích lắm. Cách sống của cô hình như đã vượt khỏi khuôn khổ một gia đình nho giáo. Con gái ngày ấy không được ra đường một mình, đi đâu phải có bố mẹ hay anh chị đi kèm. Nhà có cửa hàng, người con gái chỉ được phép trả lời những câu khách hỏi về thứ hàng họ muốn mua. Không được nói thêm, không được nói nhiều, và nhất là không được cười với cái nhìn lúng liếng. Có một lần cô kể một câu chuyện vui có cả bà ngoại tôi cùng ngồi nghe. ở thị xã có một địa điểm đẹp và rất nổi tiếng, đó là hồ bán nguyệt. Một bên hồ là con đê nhìn ra sông Hồng, còn một bên là đền Mẫu, đền thờ đức Thánh Trần. Một con đường chạy giữa rợp bóng cây và rất vắng lặng, nghe rõ tiếng lá cọ trên mặt đường vào mùa đông và tiếng ve kêu inh ỏi vào những ngày hè. Mới đây, cô Dịu kể, thị xã xây một cái cầu bắc qua một góc hồ, từ dinh quan tuần đến cổng sau dinh quan công sứ, nghe nói để bà tuần còn trẻ và đẹp tiện sang thăm người có quyền nhất trong một tỉnh. Ông công sứ tên là Vanhtrơbe, góa vợ, lại nghiện, trước làm công sứ ở Bắc Ninh thì ông Lê... là án sát Bắc Ninh. Về sau ông công sứ được đổi về Hưng Yên liền kéo theo ông quan Nam triều, bạn nối khố, cùng về một tỉnh. Người Pháp rất quý những ông quan ta biết làm việc, nhưng dân chúng lại tán là bà tuần gần như là vợ không chính thức của quan công sứ. Tất nhiên là chồng phải biết. Biết thì biết nhưng người vợ làm thế cũng là vì công việc của chồng, không tính công thì thôi chứ kể tội thì oan. Bà tôi bảo ngay: " Chuyện trai gái nghe đâu bỏ đó, đừng có nói lại. Mình là con gái phải biết giữ ý" . Cô tôi quay mặt về phía mẹ tôi, thè lưỡi ra rồi lảng sang chuyện khác.

2

Cô Dịu là người đẹp của một thị xã nhỏ, lại là con nhà tử tế nên những gia đình có con trai lớn từ lâu đã có ý ngấp nghé. Chỉ ngấp nghé chứ chưa dám chính thức ngỏ lời. Vì cô Dịu đẹp quá, tài hoa quá, lại sắc sảo nữa. Nên họ sợ. Xưa kia các cụ chọn vợ cho con trai thường lấy cái đức làm đầu, sau mới đến tài sắc. Thích Thúy Vân hơn Thúy Kiều. Người đàn bà đẹp từ cổ chí kim thường hay gây họa, cho chồng và cho gia đình nhà chồng. Cô Dịu đã hăm mốt hăm hai tuổi vẫn chưa có nhà nào nhờ mối tới đánh tiếng chính thức. Còn cô, cô cũng có cách chọn người tình của riêng mình. Năm ấy, tức là những năm 30, những cô gái tân tiến đã biết ghét những chàng công tử bột, những thư sinh mặt trắng, những con ông cháu cha. Các cô mơ mộng những chàng trai có học nhưng từng trải và có gương mặt phong trần. Lại có nụ cười buồn và biết nói bóng gió, úp mở về non sông, về nòi giống. Là người có lý tưởng, lý tưởng gì thì các cô không biết, đại khái là có ấp ủ một cái gì cao hơn, xa hơn cuộc đời anh viên chức sáng vác ô đi tối vác về. Cô Dịu đã chọn được người tình trong mộng năm cô 23 tuổi. Ông này là thông phán tòa sứ, bạn của anh ruột, đã có vợ và một con đang sống ở Hà Nội, chưa tới 30 tuổi. Khi mẹ tôi hỏi vì sao cô lại chọn yêu một người đàn ông đã có vợ, cô trả lời với lối nghĩ hài hước vốn có: " Chị ơi, cỗ lớn đâu đến phần mình, đành phải ăn thừa thôi" . Thời ấy, con gái chỉ thư từ cho trai nếu người ngoài biết chuyện cũng đã tai tiếng lắm, bố mẹ đã khó nhìn thẳng mặt người hàng phố. Huống chi cô tôi lại có mang với người tình và cùng người tình trốn về Hà Nội để sinh con. Cô có vốn liếng riêng, lại có nghề làm hoa giấy và con giống nên sống tự lập được, không gặp khó khăn gì nhiều. Nhưng còn dư luận thì sao? Cô là con mồi mong đợi những cái mồm rỗi chuyện ở tỉnh lẻ muốn cắn xé từ lâu rồi. Vì cô đẹp hơn họ, thông minh hơn họ và lại hay đem họ ra làm trò cười nay gặp hoạn nạn đời nào họ tha. Tha hồ mà bịa đặt. Và sự bịa đặt dầu vô lý đến đâu cũng vẫn có lý. Vì con người ấy là rất đáng ghét. Nó rất đáng ghét vì nó dám coi thường những điều cấm kị mà trong thâm tâm họ cũng muốn phá. Họ không dám làm chỉ vì họ nhát mà thôi. Cái táo bạo của kẻ khác khiến họ thèm muốn và vì thế mà kẻ kia lại càng đáng giận, càng đáng ghét. Mặc dầu cô Dịu sống ở Hà Nội nhưng phải một năm sau cô mới tới thăm mẹ tôi. Cô mập ra và đẹp rực rỡ. Trời đã cuối thu nên cô mặc áo nhung tím, đi hài cũng bằng nhung tím, cổ tay đeo cái vòng chạm, nơi cổ quấn hai vòng hạt trai nhỏ. Cô vừa cười vừa bảo, hạt trai là giả nhưng vòng vàng là thật. Cô khoe đã sinh con trai, nặng 3 ký. Cô làm hoa giấy và thêu khăn chầu áo ngự nên rất có tiền. Vẫn đẹp như xưa, vui như xưa và cô kể lại những chuyện người ta đồn đại về cô ở tỉnh nhà như chuyện của một người đàn bà bất hạnh nào khác. Chả buồn một tí nào. Vì cô đã được sống theo sự lựa chọn của chính mình. Chứ không sống theo sự lựa chọn của bố mẹ hay của người hàng phố.

3
Cô Dịu sống trong hạnh phúc của mối tình đầu được hai năm thì phải chia tay với người tình. Không phải cái dư luận độc ác đã làm cô nản chí mà, tội nghiệp thay, lại do chính người đàn ông cô yêu đã tỏ ra quá mệt mỏi, quá nhút nhát khi phải đa mang một mối tình thêm và một đứa con thêm. Nghĩ là tượng đá chẳng dè là bột nặn, gặp mưa gió lập tức biến đổi hình thù, biến đổi từng ngày khiến cô không muốn chứng kiến cái sự rữa ra của đống bột thiu. Cô chia tay với ông chồng hờ rất nhẹ nhõm, rất dịu dàng, không đòi hỏi gì, không trách móc gì. Anh đã mệt quá thì anh nên nghỉ, còn tôi, tôi vẫn đủ sức nuôi tôi và nuôi con cho tới ngày nó khôn lớn. Khi trò chuyện với mẹ tôi về sự chia tay của hai người, cô không hối tiếc một chút nào. Cô đã dám yêu, đã được yêu và có con với người mình yêu. Thế là quá đủ! Tất nhiên là mẹ tôi không thể hiểu được lý lẽ của cô. Vì cụ chưa bao giờ được biết mùi vị của tình yêu. Mẹ tôi có hai đời chồng nhưng cả hai lần đều do bà ngoại và bác trai tôi quyết định. Là con gái thời phải đi lấy chồng. Lấy lần đầu không thành, tuổi còn trẻ, thì lấy lần thứ hai. Gia đình bảo thế, phố phường nói thế, xưa nay là thế, thì làm theo thế. Khi đứa con trai cô Dịu đã lên năm, cô mới đi bước nữa. Năm ấy cô mới 28 tuổi. Vẫn rất đẹp, cái đẹp mặn mà, ấm áp của một người đẹp đã có một đứa con. Ông này góa vợ, có ba con riêng tuổi xấp xỉ với tôi, là nhà kinh doanh có tên tuổi và cũng là tay ăn chơi khét tiếng của đất kinh thành. Ông giống một chàng Từ Hải tân thời còn cô Dịu như nàng Kiều muốn nương mình nơi bóng cả. Một ông Từ Hải tiêu tiền như nước, nói năng huênh hoang, táo tợn. Nhưng Từ Hải không đánh nàng Kiều còn chú tôi lại hay đánh vợ. Vì ông vẫn không bỏ được cái tật trai gái. Mà cô tôi thì cả ghen. Có lần hai mẹ con tôi lại thăm cô, cô từ trong màn bước ra, hai mắt và một bên má tím bầm vì đòn chồng. Mẹ tôi thì khóc nhưng cô vẫn cười nói như không. Cả hai người đàn ông đều do cô tự chọn, có nhờ người khác chọn hộ đâu mà than vãn.

Nhiều năm về sau mỗi lần nói về cô mẹ tôi lại thở ngắn than dài. Rằng cô tài sắc hơn người, lấy những hai đời chồng mà không một lần được mặc áo cưới, được ngồi xe cưới, họ hàng cũng không được ăn miếng trầu mừng. Toàn lấy theo thôi. Mà cả hai người đàn ông nào có ra gì. Chỉ được cái mẽ ngoài. Ông trước là bột nặn, ông sau là giấy bồi. Vỏ cả. Một ông thì sợ sự đàm tiếu của thiên hạ mà phải bỏ người mình yêu. Một ông thì đúc ra một loạt con rồi để các con cho vợ nuôi, vợ dậy còn ông thì đi công tác, lúc ở Bộ, lúc ở tỉnh, quen đủ mọi cấp, bàn đủ mọi chuyện nhưng thực ra ông đang làm việc gì thì đến vợ cũng không thể biết..

Năm 50, tôi từ khu Ba vào Thanh Hóa thăm cô Dịu và các em ở thị trấn Hậu Hiền. Cô không già đi bao nhiêu, vẫn vui vẻ, duyên dáng như ngày còn trẻ. Cô nuôi các con bằng nghề làm thuốc viên chữa các bệnh đường ruột. Nhiều người bệnh viện đã bỏ về uống thuốc của cô lại khỏi. Thuốc gia truyền mà. Rồi thêu cờ thi đua và làm hoa thi đua cho cả tỉnh. Rồi dạy bình dân học vụ và hoạt động văn nghệ ở xã. Là một người quen thuộc ở thị trấn, bà lang Dịu, cô giáo Dịu, bà Dịu văn nghệ, bà Dịu thêu, ai cũng biết. Tôi hỏi thăm chú tôi, cô nói, chú vẫn đi công tác, lâu lâu tạt về thăm vợ con một lần, ở lại nhà khoảng mươi ngày để vợ con hầu hạ, nuôi nấng, vá quần áo cũ, may thêm bộ mới và lúc đi lại cầm theo một gói tiền. Cô nói: " Chú anh vẫn thế, ông ấy chả chịu khổ một ngày nào" . Ðàn ông lắm người cũng tốt số nhỉ?

4

Cô tôi hiện vẫn còn khỏe, mặc dầu đã sang tuổi 79. Nếu mẹ tôi còn sống thì cụ đã ở tuổi 91. Chị em hơn kém nhau một giáp. Chị ở Mão trên, em ở Mão dưới. Ðàn bà tuổi Mão thường vất vả về đường chồng con. Nếu lấy chồng sớm không mấy ai thoát khỏi qua hai lần đò. Nhưng cô Dịu không bao giờ tự xem là người đàn bà bất hạnh. Cô đã lấy những người đàn ông cô yêu, tự nguyện hy sinh vì họ, dầu họ chỉ là những người chồng tầm thường, có nhiều khuyết tật. Năm 70, chú tôi mất, con cháu đông đủ, đám ma rất to vì chú tôi là ủy viên mặt trận của thị xã. Cô lên Hà Nội ở với con trai là giáo viên trường nghệ thuật sân khấu trong một căn hộ tập thể. Con trai chưa vợ nên người mẹ phải làm mọi việc tạp vặt của một gia đình. Cô vẫn làm thuốc gia truyền và làm hoa giấy, bán cũng có, cho cũng có, làm cho vui, làm cho có bạn. Cô tôi luôn luôn có nhiều bạn đủ mọi lứa tuổi và họ đều mê say được nghe cô nói chuyện. Ðủ thứ chuyện, chuyện thời xưa, chuyện bây giờ, toàn chuyện vui thôi, chuyện để cười thôi. Cô không chỉ nói chuyện cho vui mà còn dạy nữa. Dạy các cô giáo, các bà chủ gia đình cách nấu một bữa cỗ, may thêu quần áo, cả cách ăn ở với mẹ chồng, với họ hàng nhà chồng và với chồng. Cách xử sự của cô là: không đòi hỏi gì ở người đàn ông cả, mình cứ làm hết bổn phận. Nếu là người biết nghĩ thì họ sẽ tự sửa đổi, do họ muốn sửa đổi chứ không phải do người đàn bà đã buộc họ phải sửa đổi. Ðàn ông họ sợ nhất sự bắt buộc. Với những ông chồng có tính phóng đãng, cô khuyên các bà vợ, nếu muốn buộc chân họ thì nên dùng dây dài chớ dùng dây ngắn mà hỏng. Cô lại nói, tốt nhất là đừng buộc gì cả, cho họ tự do hoàn toàn, còn mình phải tạo ra một gia đình thật ấm áp, là nơi trú ngụ tin cậy nhất của các ông chồng sau mọi thất bại. Về nhà là về với sự yên tĩnh, sự thoải mái, để lấy lại những thứ mà họ đã đánh mất ở nơi này hay nơi kia. Cô khuyên người những điều mà cô đã một đời làm theo, còn kết quả ra sao thì không dám chắc. Với cô thì hết sức buồn. Chồng buồn đằng chồng, con buồn đằng con. Năm người con của hai đời chồng đều là những người tử tế, hiền lành nhưng vất vả. Vì họ quá vất vả nên họ không có thì giờ và tiền bạc để quan tâm tới mẹ. Họ chỉ nghĩ tới mẹ khi họ cần có bà ở cạnh để dựa cậy. Một con trai bị lao phổi phải nằm bệnh viện, vợ lại bỏ, không có người hầu hạ liền nghĩ đến mẹ. Một con trai khác lúi húi làm giàu quên mất mẹ, tới lúc bị ung thư gan nằm chờ chết bỗng thấy sợ hãi đủ mọi thứ mới gọi mẹ tới. Con gái bỏ chồng chưa biết đi đâu về đâu làm gì lại kêu cứu mẹ. Và mỗi lần con cái gọi là người mẹ lập tức lao đến. Sự có mặt của bà có làm chúng dễ thở hơn thật, bình tâm hơn thật. Phép lạ của bà rất đơn giản: không một ai tránh được những tai họa này nọ ở đời. Nhưng cách nhận nó như thế nào lại thuộc quyền của mình. Nhận nó bằng nụ cười vẫn dễ chịu hơn, nhẹ nhõm hơn là tiếng rên la.

Cách đây hai năm khi cô tôi đã 77 tuổi, bất đồ bà bị ném từ trên võng mắc cao xuống nền nhà vì dây cột võng bị tuột. Trai tráng bị cái ném ấy cũng ê ẩm người huống hồ một bà già. Rất có thể bà cụ sẽ bị liệt cho đến chết. Tôi đến thăm cô, bà nằm trên giường mặt mũi lợt lạt nhưng vẫn móm mém cười, bảo tôi:

- Từ trẻ đến già chả có cái khổ nào mà tôi không được nếm qua. Ðã nghĩ ông Trời tha cho lúc tuổi già, nào ngờ Ông vẫn nhớ.

Nói xong lại cười, cười lào phào. Cái khổ lúc còn con gái, lúc đi lấy chồng, lúc có con cái. Mỗi đoạn đời có bao nhiêu cái khổ cô tôi đều có cái phần của mình cả. Ðã mừng lúc tuổi già cô tôi vẫn khỏe mạnh, tỉnh táo cũng là có sự đền bù. Nào ngờ cái số đã khổ thì mọi tuổi mọi khổ, không thoát được. Mươi ngày sau tôi lại thăm thì bà đã vịn giường vịn ghế ngồi được vào bàn ăn cháo. Bà bảo: " Tuổi già không để con cái phải hầu những việc bẩn thỉu là phúc to rồi. Tôi không dám mong khỏe được như ngày xưa" . Một tháng sau bà đã đi lại không phải chống gậy, rồi lại đi chợ, rồi bảo con đèo sang nhà tôi chơi. Lại trò chuyện, cười đùa với các cháu, và dự tính giáp Tết sẽ ra Hà Nội ăn lại một cái Tết ngoài bắc dối già. Như chả có chuyện gì đã xẩy ra cả. Nghe vợ tôi nhăn nhó than thở về những bệnh tật có thật và tưởng tượng, cô tôi vừa cười vừa bảo:

- Ai mà chả phải chết, đừng có chết vặt bằng những lo lắng lẩm cẩm mà thiệt.

Vợ chồng tôi cũng phải phì cười. Cái cười không mất tiền mua mà sao con người ta lại khắt khe với mình đến thế!

2408

May 24, 2005

Người mẹ ma



câu chuyệ nầy bắt dâu tu môt nơi làng quê, trông làng dó có môt cô gái rât là dẹp , cô ta tên Tuyết, cô ta cái gì cũng giỏi cã tròng làng ai cũng thương cũng miên, trông bụng họ cứ ước ràng niêu có con trại sẻ cươi cô ta làm dâu. Nhưng mà có một hôm một anh chàng di học từ thành phố về làng quê, anh ta tên Khánh, vê lạy quê sóng sum hôp vớ gia dình, anh ta di ra dông thây dươc cô Tuyết ròi thương ròi miến, mà cã Tuyết cũng miên Khánh qua lời sả dao, sao dó anh ta sinh cha mẹ hoi cưới Tuyết..

hai ngươi sóng hạnh phúc biên nhua. Tuyết thi hiêu ý cua khánh va khánh thì thương yêu Tuyết, Từ làng trên sốm dưới ai cũng cũng ca ngơi câp vợ chồng trời dịnh . Sông biên nhau hai nam mà o cã va hây giận hờn gì cã, hai vợ chồng dươc có 1 dứa con trai, mà khi xinh song thì từ dó cô ta rất la yếu và bịnh hoài, anh ta lo thuốc thang nhưng o ngờ, cô ta bịnh qua dời, dê lại dứa con vưa tròng 1 tuoi, khi cô ta chế di vân o nhâm mắt, sao khí cô ta chết di ông chông rất buôn và sao dó anh ta sống nuôi con. có một hôm người bạn của Khánh tứ trên thành phố tới thâm khánh, Bạn Khánh tên Hậu, hậu tới thâm biết dươc hoàn cảnh cu??a khánh cho niên ở lại chơi với khánh vày ngày, mot dêm dau luc 12 dem Hậu nghe tiến có ngườ dàng bà rưu con, ma lai khóc rất là buồn, gì vây mà Hậu cã dêm o ngũ, sàng hôm sao Hậu rà quoán cà phê ngòi uông nước và hỏi người ơ cành nhà của khánh rằng "có nghe tiên dàng bà ru con o>??" ngươi hàng sôm nói là "từ lúc vơ. Khánh có con là vơ cuả ông ta ru như vây nhưng mà khi vơ ông chết vẩng nghe như vậy, Hậu bác dầu thầy hơi so so, nhưng mà là nam nhi cho niên o tinh vê ma, và sao dó anh di vê nhà của khánh.. trời dã toi Hậu o lại một dêm nưa mới liên dường về thành phố, nhưng Hậu lại tò mò muôn biết là Tiến rưu con từ dâu tơi, dêm nay dúng 12 khuya lay bác dầu nghe tiên rưu con nưa Hậu bác dâu tứ tiến rưu dó ma dì theọ nhưng Hậu lạ dựmình khi di vào phía phông của Khánh, sao dó Hậu thấy có một cô rất dẹp rưu con khi thây Hâu tới cô ta nhình Hậu , mạc cô ta lại sanh sao, Hậu lại hoi sao bang ngày tôi o thấy cô ơ dây giờ nầy cô lại tới mà rưu con cho khành, sao dó cô ta miểm cười ròi Hậu cũng o cần dể y nửa va di ngu, sáng hôm sao Hậu mạnh dạng nói với mọi người là Khánh mương nguoi làm vê dư con thoi, ngươi ta mới nói là niêu dử con sao lại bang dêm , hậu noi.. o chừng dứa bé cần ngươi dàng bà trâm sóc bang dêm cũng o chùng, người làng tức lám họ nói vay^ cậu diển tả người con gái do như thê nào di, cô ta cung o trông làng ma chuNg tôi se nhân ra là ai, Hâu trã lời là cô nầy dẹp lám, da trắng nhưng như Tuyết nhưng mà thây sắt mặt thì hơi sanh sao, ai ai ở dó hêt hồn và là liên trời ơi dó là co tuyêt vợ cua khánh dó mà cô ta dẹp lám, hậu mới nghỉ lại là niêu la dử con thi cũng dâu bao giơ 12 khuya mơi sưc hiên. Hậu mớ nghỉ thì ra mình dã gạp ma, tư d'o Hậu Hậu tơi thâm khánh luc bang ngày thoi o dám o qua dêm nưa..
604

May 22, 2005

Lạy chó



Có một cô tính chua ngoa, chàng nào trêu cô ta, thế nào cũng bị lườm nguýt. Một hôm, cô ta ngồi ở cửa vuốt ve con chó bông bên cạnh. Có ba chàng thanh niên đi qua. Một cậu đố:

- Tao đố đứa nào làm cho con bé kia cười được thì tao mất một chầu nhậu.

Có một cậu nhận lời, đến trước cô gái, quỳ lạy con chó:

- Lạy bố ạ.

Cô ả phì cười cho là anh chàng này điên. Lạy con chó xong, anh chàng quay sang cô gái, sụp xuống trước cô gái:

- Lạy mẹ ạ.

Cô gái thẹn quá, ôm chó chạy mất.

1426

May 21, 2005

Gặp Gỡ Trong Mơ





Cách đây gần hai năm, tôi nhận được một lá thư từ thành phố Canberra nước Úc. Thư của cô bé Tóc Tiên đang học lớp 12, muốn gia nhập vào gia đình Áo Trắng. Tôi buồn cười nghĩ, ở mãi tận nước Úc xa xôi làm sao sinh hoạt chung với nhau được mà gia nhập GÐAT! Nhưng để an ủi em, tôi viết thư trả lời: Em đã tìm đọc được tuyển tập Áo Trắng ở Úc, vậy em đã xứng đáng trong đại GÐAT. Tháng sau, tôi nhận được một bài tùy bút viết về học sinh Việt Nam ở Úc, dưới ký tên: Tóc Tiên (GÐAT Canberra-Australia). Ðọc dòng chữ ấy, tôi bỗng ước mơ mình mọc cánh bay sang Úc gặp gỡ GDAT Canberra. Có lẽ "ước" nhằm giờ "linh" nên tôi đã "mơ" thật...




oOo


Sáng ngày 2 tháng 2 (nhằm mùng 6 Tết Mậu Thân), vừa bước vào phòng làm việc buổi đầu năm ở cơ quan, tôi nhận được cú điện thoại có giọng nói lơ lớ:
- Chào ông. Em là thành viên GÐAT Canberra. Phi cơ đang quá cảnh ở Singapore và sẽ đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 16 giờ. Ông có thể đến đón em?
- Nhưng tôi đâu biết em là ai mà đón?
- Dễ thôi. Ông nhìn thấy ai mặc áo pull trắng có dòng chữ Tiên trước ngực, đó là em. Người trong "gia đình" mà. Rồi ông cũng nhận ra em thôi.
- Ðược rồi, tôi sẽ đi đón em.
- Cám ơn ông. Chúc ông đầu năm đừng nhăn nhó. Xui lắm!
Tôi nghe có tiếng cười rồi tiếng cúp máy. Quả thật tôi đang rất "nhăn nhó". Chiều nay tôi được mời ăn tân niên ở nhà một người bạn. Vậy là mất toi một chầu nhậu chỉ vì một người trong "gia đình" mà mình chưa bao giờ gặp mặt.


Ðúng 16 giờ, tôi đến sân bay Tân Sơn Nhất. Nhìn tấm bảng điện báo hiệu, tôi biết chuyến bay từ Singapore đáp xuống TSN. Một đám đông đứng sát hàng rào sắt, cách cửa kính 2 mét, để nhận diện người thân đang làm thủ tục hải quan. Một số người đã đưa tay vẫy mừng rỡ khi nhận ra người thân. Chẳng biết mặt mũi Tóc Tiên như thế nào, tôi đành "đón lõng" em ở cuối con đường mà mọi hành khách đến phải đi qua để ra ngoài.

Nhiều hành khách đẩy những xe chở đầy hành lý đi qua. Rồi một cô gái đeo kính đen, tóc màu nâu, vai đeo ba lô, tay xách túi hành lý đang đi tới. Em mặc áo gió màu xanh không kéo dây khóa, để lộ chiếc áo pull trắng có chữ TIEN ở ngực. Tôi gọi: Tóc Tiên! Cô gái vẫn thản nhiên đi qua. Tôi vội bước theo và vỗ vai em hỏi:
- Xin lỗi, em có phải là Tóc Tiên?
Cô gái dừng lại, nhìn tôi từ đầu đến chân rồi mỉm cười, nói:
- Chào ông Du.
Tôi xua tay:
- Thôi về đến Việt Nam rồi, em nói tiếng Việt đi. Ðừng nói tiếng Anh "You, I", tôi không hiểu.
- Em đâu có nói tiếng Anh. Trông ông giống du đãng quá nên em gọi tắt ông là ông Du cho... lịch sự!
Biết nói sao cho em hiểu? Ngay khi chào đời, tôi đã được trời ban cho một dấu "x" như cái sẹo ở gò má trái. (Ðấy là lý do tôi luôn luôn chụp hình nghiêng về phía bên phải). Chứ đâu phải tôi là dân "xã hội đen". Ðể khỏi thanh minh rắc rối, tôi hỏi:
- Bộ bên Úc người ta thích gọi tên tắt hả?
- Ðúng vậy. Bên Úc họ quen gọi em là Ti-en, nên khi ông gọi Tóc Tiên em cứ nghĩ ông gọi một người khác.
- Bây giờ em về đâu, tôi chở em đi?
- Biên Hòa.
- Trời!
- Còn Tết mà, ông đừng "nhăn nhó". Xui lắm!
- Tôi đâu có "nhăn nhó". Tôi đang "cười" đây nè.
- Vậy ông bị lão hóa rồi. Nụ cười của ông đầy nếp nhăn.
Trên xa lộ chạy về Biên Hòa, Tóc Tiên đã kể cho tôi nghe lý lịch trích ngang của em. Trước kia gia đình em sống ở Biên Hòa. Năm 10 tuổi, em theo gia đình qua Úc. Em ở Úc đã được 10 năm, hiện là sinh viên năm nhất khoa Marketing. Cách đây 4 năm, em đã về VN với mẹ ở 1 tháng. Thời gian đó em đã được đọc Áo Trắng. Sau em về Úc, bạn bè ở VN hàng tháng gửi AT qua tặng.
Tôi giữ vững tay lái Honda, ngó thẳng về phía trước, hỏi:
- Bên Úc có những tuyển tập thơ văn giống Áo Trắng không?
Em ngồi sau (ngó đi đâu, tôi không biết), đáp:
- Cũng có những tạp chí dành cho Teen-Age, nhưng họ thường đăng những bài về Mode, Music, Sport, Travel, Sex... chứ không có đăng thơ văn.
- Có phải em đã nhuộm tóc màu nâu theo mode?
- Ðâu có. Tại bên Úc bị nạn cháy rừng và tóc em đã bị lửa táp đó.
Tôi bật cười khiến tay lái loạng quạng, suýt tông vào chiếc xe Vespa chạy kế bên. Nhỏ này nói "dóc" cũng có trình độ bằng C.
- Sao em không về quê vào dịp đón giao thừa?
- Lúc đó em còn bận thi lên năm hai. Chuyến này em về một mình vì mọi người trong gia đình đang bận đi làm. Em về thăm ngoại vì nghe tin ngoại bệnh nặng. Ðáng lẽ bà dì đi đón em, nhưng dì vừa theo chồng ra Hà Nội làm ăn. Em có thể đi taxi, nhưng nghĩ thử xem GDAT có thật sự giúp đỡ lẫn nhau như thường đăng trên báo không, nên em đã gọi điện thoại cho ông.

Nhà ngoại em ở Cù lao phố. Nơi đây chưa xây dựng nhiều nhà mới và cũng chưa mở nhiều đường mới nên em còn nhớ đường cũ, chỉ tôi chạy thẳng về nhà ngoại. Ðấy là một ngôi nhà ngói nằm sát bờ sông. Trong vườn đầy những cây xoài, mít, ổi và hàng rào leo đầy cây lá mơ chắc để "chuyên trị" thịt chó.

Nghe tiếng xe gắn máy nổ trước sân, một người trong nhà chạy ra nhìn rồi chạy vào dìu bà ngoại tóc bạc trắng bước ra. Tóc Tiên mừng rỡ chạy đến ôm chầm lấy ngoại. Một lúc sau bà ngoại nói:
- Con mời ông xe thồ vào nhà uống nước. Ðể ngoại trả tiền cho, con đâu có tiền Việt. Tóc Tiên đến bên tôi, nói:
- Ông đừng buồn nghe. Ngoại em mắt yếu mà. Mời ông vào nhà uống nước.
Tôi cười nói:
- Cám ơn. Tôi có việc phải đi về trước khi trời tối. Khi nào lên Sài Gòn, em điện thoại cho tôi biết đến chở em đi chơi. Ðồng ý?

Em gật đầu cười. Tôi phóng xe chạy về mà lòng buồn rười rượi. Không phải vì tiếc đã chạy xe tốn 4 lít xăng, mà vì "giống ông xe thồ". Không hiểu sao tôi luôn luôn giống một người nào đó mà không "giống mình"? Ðã có người nhận lầm tôi là ca sĩ Quang Lý, danh thủ bóng đá Sinh... rồi bắt tay làm quen! Giống những người nổi tiếng thật sung sướng vì thành quả tốt đẹp của họ, tôi được hưởng mà chẳng tốn giọt mồ hôi nào. Ðồng thời cũng thật chua xót, khi thấy người ta "vỡ mộng" vì biết tôi không phải là những người nổi tiếng đó. Nhưng riêng với Tóc Tiên, tôi vái trời cho em sớm bị vỡ mộng khi nghĩ tôi giống... du đãng!
Năm ngày sau, tôi nhận được điện thoại của Tóc Tiên nhắn đón em lúc 8 giờ ở bến xe miền Ðông. Em sẽ đi xe đò từ Biên Hòa lên Sài Gòn.

Tôi đã chở em đi khắp nơi để em biết những đổi thay ở Sài Gòn. Buổi trưa tôi mời em đi ăn ở nhà hàng Ðại Dương, tôi muốn đãi em những món ăn hải sản vì ở nước ngoài những món ăn này giá rất đắt.
Em mở tờ thực đơn ra đọc và hỏi:
- Chuột đồng nướng lá cách là món gì vậy ông?
- Em đã ăn chuột túi Kangaroo ở Úc chưa?
- Em ăn rồi. Món đặc sản của Úc mà.
- Chuột đồng này cũng là m%C
31203

Bi kịch



Winston - một chính trị gia đi thăm một trường học. Ở một lớp học nọ, Winston hỏi các học sinh:

- Các em, ai có thể cho tôi ví dụ về một bi kịch.

Một cậu bé đứng lên rồi nói:

- Nếu người bạn hàng xóm kế bên nhà của em đang chơi bóng trên đường phố mà bị một chiếc xe chạy qua đụng chết thì đó sẽ là một bi kịch.

- Không phải - Ông Winston nói - Đó gọi là một tai nạn.

Một cô bé khác giơ tay lên:

- Nếu một chiếc xe buýt chở năm mươi học sinh bị rớt xuống một vách đá, mọi người trong xe đều bị chết... thì đó sẽ là một bi kịch.

- Tôi e là không phải, mà chúng ta sẽ gọi đó là một sự mất mát to lớn - Ông Winston giải thích.

Cả lớp học im lặng, không một học sinh nào xung phong phát biểu nữa.

- Sao thế? Không ai biết thế nào là một bi kịch à? - Winston hỏi.

Cuối cùng một cậu bé ngồi ở hàng sau cùng giơ tay lên, cậu bé nói một cách rụt rè:

- Nếu chiếc máy bay chở ông Winston bị gài bom nổ tung, đó sẽ là một bi kịch.

- Tuyệt vời!! - Ông Winston tươi cười - Xuất sắc! Em có thể cho tôi biết tại sao đó lại là một bi kịch không?

- Dạ là vì nó không phải là một tai nạn và đó chắc chắn cũng không phải là một sự mất mát lớn lao ạ!!! - Cậu bé trả lời.

1147

May 20, 2005

Thù lắm!



Binh nhì Ivan gọi điện về nhà cho mẹ, giọng uất ức:
- Mẹ mua ngay cho con một con lợn!
- Được rồi, mẹ sẽ mua.
- Mẹ đặt tên cho nó là Gienia.
- Mẹ chưa hiểu...
- Đó là tên thằng trung đội trưởng của con.
-Trời ơi! Để làm gì hở con?
- Khi nào về phép, con sẽ tự tay giết nó!

2401

May 19, 2005

Thưởng



MR và AD đi xe máy song song nhau AD nói:

- “Ông” có dám bỏ cả hai tay ra khi đang điều khiển xe không?

- Hả... tui chỉ dám khi đi xe đạp, nhưng nếu tui bỏ cả hai tay ra bây giờ thì “ba” mất gì nào?

- Tui sẳn sàng thưởng cho “ông” một món quà cực kỳ có ý nghĩa.

- Cái gì vậy chứ?

- Một bộ áo quan!

- Trời!
738

Xa lắc mùa Thu



Xa lắc mùa Thu

Trương Nam Hương

Em không đến trường mùa thu năm ấy nữa
Em không đến trường cả mùa thu năm sau
Chiếc lá rụng xuống hoàng hôn xẹt lửa
Theo mùa thu tiếc nuối chảy qua cầu

Tháng năm buồn ghềnh thác vực sâu
Câu thơ chở chòng chành tiếng khóc
Tôi uống cạn dòng sông trong vốc tay ký ức
Nghe mùa thu xa lắc ngấm vô lòng

Biết em còn đến lớp với tôi không
Lo phấp phổng tháng ngày trôi vội vã
Nắng ký thác đời mình trên sắc lá
Mới hiểu mùa thu đánh tráo tuổi xanh rồi

Tôi quá tuổi học trò từ đấy em ơi
Chiều nay trước cổng trường rươm rướm nước mắt
Chưa kịp nhặt mùa thu vừa chạm đất
Con gái tôi tan lớp giục tôi về.
41

May 18, 2005

Không hiểu ý tốt



Một ông đang phóng xe trên đường thì thấy người phụ nữ lái chiếc xe chạy ngược chiều hét to:
- Heo!
- Chó!
- Ông này lập tức trả miếng. Chưa kịp hả hê vì tài đối đáp nhanh của mình, xe của ông ta đâm sầm vào một con heo lớn nằm giữa đường. Bài học rút ra: "Nếu người đàn ông bị phụ nữ chửi rủa thì cố nghe xem họ nói về cái gì".
2363

May 17, 2005

Chờ Đợi Một Tình Yêu



     Ba tháng hè, khoảng thời gian mơ ước của bất cứ giáo viên nào vì sẽ được cuộc sống thảnh thơi. Không phải lo soạn giáo án. Không phải lo đi dạy đúng giờ giấc. Như một ngôi nhà từ lâu bị đóng kín vì chủ nhân bị đau ốm hay đi vắng, bây giờ những cánh cửa được mở tung đón chủ nhân trở về, đón ánh nắng ban mai rực rỡ, đón những ngọn gió đêm tươi mát thổi vào. Trong ba tháng hè, tâm hồn và hành vi của giáo viên cũng được mở tung sau chín tháng bị đóng cửa.

      Tất cả những người bạn giáo viên của Kha đã được sống thảnh thơi trong mùa hè. Họ đã được trở về quê nhà hay đi đến một thành phố khác để nghỉ xả hơi, để được sống tự do không bị những đôi mắt dòm ngó, phê phán của học sinh và các phụ huynh. Tưởng tượng sống ở một nơi không bị những đôi mắt đó theo dõi, thật sung sướng biết bao. Nhưng Kha đã không được sung sướng biết bao. Không được sống thảnh thơi như các bạn trong ba tháng hè tại thị trấn này.

      Kha phải ở lại để dạy các lớp hè hai buổi sáng và dạy thêm lớp toán ban đêm. Chàng muốn dành dụm một số tiền để lo đám hỏi người yêu của chàng ở quê nhà vào dịp cuối năm nay. Không có nàng chắc chàng đã theo thằng bạn dạy văn đi rong chơi. Dù cho bao tử có đói, chàng tin cũng sẽ được sống một thời gian thảnh thơi và thích thú. Nhưng vì nàng, vì những đòi hỏi của gia đình nàng. Kha đã phải tiếp tục đóng kín những cửa sổ tâm hồn trong ba tháng hè.

      Những lớp toán ban đêm, Kha dạy ngay ở căn phòng trọ. Chàng đã phải khó nhọc giảng giải những bài toán cho học sinh hiểu. Không phải những bài toán đó quá khó hay học sinh chậm hiểu mà vì Kha biết chính chàng cũng không thích giải những bài toán đó một tí nào. Đấy không phải là thời gian để giải những bài toán hình học, đại số, hóa học. Đấy là thời gian phải được dành cho nàng. Cùng nàng đi dạo chơi dọc theo bờ sông Hương trong đêm hè nóng bức. Cùng nhau vào trong thành nội có những cây nhãn lá mướt xanh và hương hoa sen tỏa ra thơm ngát. Cùng nàng vào ngồi một quán nước có âm nhạc dịu dàng và ăn những ly chè hạt sen ngọt lịm...

      Nhưng ở lại chốn này, Kha chỉ biết cùng học trò cặm cụi giải những bài toán khô khan, chán ngắt. Khi nghe những cậu học trò hỏi : "Ba tháng hè, thầy không về thăm nhà hả thầy ? Dạy nhiều vậy thầy không sợ bể phổi sao thầy ?" Kha đã phải bóp vụn cục phấn trong tay, để khỏi bạt tai chúng và môi chàng đã mím chặt để khỏi cau có. Chúng đâu có biết gì, chúng còn vô tư. Chàng nghĩ vậy để xoa dịu cơn giận dữ.

      Còn nàng có biết gì không ? Hay nàng cũng vô tư ? Thắc mắc này đã khiến Kha nổi điên đập vỡ mấy ly bia khi chàng ngồi uống một mình trong căn phòng trọ vắng lặng sau những buổi dạy đêm.

      Thật ra Kha không sống cô độc khi phải ở lại đây ba tháng hè vì chàng đã có những người bạn chân tình ở địa phương này. Nhưng họ chẳng giúp được gì cho chàng. Những chai bia cũng chẳng giúp gì được cho chàng. Tất cả đều biết chuyện tình của chàng và nàng nhưng tất cả đều không hiểu tình yêu của chàng dành cho nàng.

      Ngay cả thằng bạn dạy văn ở cùng phòng (nay đã đi xa) cũng không hiểu tình yêu đó. Hắn đâu đã yêu một cô gái nào bao giờ đâu mà hiểu chàng. Hắn chỉ yêu cây trúc đào sau vườn và say sưa nhìn ngắm những nụ hoa đỏ hồng lóng lánh sương đêm hé nở mỗi sáng như say sưa nhìn ngắm đôi môi người tình mỉm cười. Thấy dáng vẻ si mê điên khùng của hắn, đã có lần chàng nổi điên cầm dao định đốn cây trúc đào nếu hắn không đứng ôm chặt gốc cây che chở cho những nụ hoa.

      Chàng không yêu đương lãng mạn lẩm cẩm như thằng bạn kỳ cục đó. Tuy sinh ra ở một thành phố thơ mộng nhưng Kha không yêu những đóa hoa vớ vẩn, chàng yêu một cô gái cùng quê hương và dự định phải kết hôn bằng được với nàng. "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở." Cái "đẹp đó chàng xin dành cho thằng bạn dạy văn."

      Gia đình nàng rất giàu, có gian hàng lớn buôn bán đủ thứ ở phố chính. Còn gia đinh chàng ở miền quê sống nhờ những vườn cau trổ trái bốn mùa. Đám hỏi và đám cưới của chàng khỏi phải lo vụ trầu cau vì đã có sẵn "cây nhà lá vườn" đủ biếu cho ngàn người. Chàng chỉ còn lo mấy thứ lỉnh kỉnh : rượu, trà, bánh su sê, vòng, nhẫn, áo cưới, xe hoa... Mấy thứ đó tuy lỉnh kỉnh nhưng cũng làm chàng điên cái đầu.

      Cả hai gia đình đều sẵn sàng giúp đỡ chàng mấy thứ lỉnh kỉnh, sẵn sàng đùm bọc đời sống vợ chồng chàng, nhưng Kha từ chối sự giúp đỡ và đùm bọc đó. Bài học đầu tiên chàng học được ở Đại học Sư phạm không phải là phương pháp dạy dỗ học sinh mau hiểu mà là ý thức tự lập. Chàng muốn một gia đình do chính tay chàng tạo ra.

     Cưới nàng xong chàng sẽ thuê nhà cho hai người ở rồi dành dụm tiền mua nhà, rồi dành dụm tiền cho những đứa con, rồi dành dụm tiền cho đủ thứ. Nhưng trước tiên chàng phải dành dụm cho đám hỏi nàng vì vậy chàng đã ở lại thị trấn để dạy hè.

      Kha không nhận được lá thư nào của nàng trong suốt ba tháng hè. Ở đây, chàng chỉ có một địa chỉ duy nhất là ngôi trường chàng dạy. Ba tháng hè trường đóng cửa những giấy tờ công văn đều được trực tiếp chuyển bằng tay từ Phòng Giáo dục đến trường, còn những thư từ riêng chẳng thể gửi đến vì không có người đi nhận. Kha có thể mượn địa chỉ của một người bạn địa phương để cho nàng gửi thư nhưng chàng sợ những lá thư của nàng gửi cho chàng trong dịp hè sẽ khiến chàng không còn can đảm ở lại đây. Nhìn những con dấu bưu điện mang tên quê hương mến yêu và đọc những dòng chữ mảnh mai nàng viết, Kha dám có quyết định trở về quê nhà gặp nàng ngay cho bớt nhớ nhung. Trở về quê nhà, bỏ dạy cours làm sao chàng còn có thể dành dụm đủ tiền đi hỏi nàng ? Mùa hè đã chấm dứt. Kha nôn nóng chời đợi ngày khai giảng niên học mới để được nhân thư nàng. Cách một tuần trước ngày khai giảng. Kha đã gửi cho nàng một lá thư bảo đảm để nàng biết dự tính của chàng đã thành. Chàng đã dành đủ tiền cho đám hỏi. Nàng hãy gửi thư trả lời cho chàng biết ý kiến gấp qua địa chỉ nhà trường. Ngày khai giảng đến, Kha vội vã đến trường nhưng chàng chẳng nhận được lá thư nào. Nhìn các cô cậu học sinh vui vẻ cười đùa với bạn bè sau những ngày hè tạm biệt, Kha đã buồn cho hoàn cảnh của mình ! Điều chàng nôn nóng đợi chờ ở niên học mới đã không đến.

      Chàng tự hỏi phải chăng nàng đã đi lấy chồng trong mùa hè vừa qua ?

      Ôi, đâu có chuyện lạ lùng đó được. Nàng phải chờ mình chứ. Mình đã trung thành với nàng vậy nàng bắt buộc cũng phải trung thành với mình. Hay nàng đã bị bệnh cúm nên chẳng thể viết thư trả lời ? Giả thuyết này có thể tin được vì ở quê hương chàng mùa này mưa nắng bất thường và ai cũng có thể mắc bệnh cúm, chàng lẩm bẩm, chứ nàng đừng mắc bệnh nôn nóng lấy chồng.

      Nửa tháng sau ngày khai giảng đã trôi qua. Kha đã gửi cho nàng hai lá thư bảo đảm nhưng vẫn không thấy hồi âm. Bố khỉ người yêu ! Chàng lẩm bẩm khi ngồi một mình trong phòng giáo viên đợi giờ dạy. Đột nhiên Kha bật cười, chàng nghĩ chàng đã thốt ra hai tiếng "Bố khỉ" kỳ quặc một cách vô thức và chẳng hiểu chúng có nghĩa gì ? Thằng bạn dạy văn luôn miệng thốt ra hai tiếng đó và chàng không ngờ chúng đã xâm nhập vào đầu óc chàng lúc nào không hay. Bố khỉ đầu óc ! Kha lẩm bẩm khi quẹt diêm châm một điếu thuốc.

      Hai giờ đầu buổi sáng nay thật nản. Kha chẳng dạy được gì, có một bài toán nhỏ mà chàng giải ba lần vẫn sai khiến cả lớp cười ồ. Đầu óc chàng bay bổng đâu đâu và chàng đã chờ đợi tiếng kẻng báo hiệu giờ ra chơi ngay khi mới bước chân vào lớp. Rồi tiếng kẻng chờ đợi đã vang lên. Kha bẻ đôi cục phấn đang viết ném xuống bục gỗ như người trút khỏi gánh nặng trên vai. Chàng cố nở một nụ cười chào học sinh và định nói vài lời xin lỗi nhưng chẳng thể hé môi, chàng đành lắc đầu bước ra khỏi lớp. Mong các em sẽ hiểu và thông cảm cho tôi. Mong các em sẽ hiểu khi các em cũng nôn nóng chờ đợi một cái gì...

      Phòng giáo viên đã có mặt những cô giáo mặc áo dài đủ màu ngồi nói chuyện "thiên trời địa đất" với các ông giáo. Kha rót ly nước trà uống một hơi rồi kéo ghế ngồi dựa lưng vào tường. Chàng muốn ngủ một giấc ngắn - chỉ năm phút thôi, cũng đủ giúp chàng khỏe khoắn dạy những giờ kế tiếp. Khổ nỗi những tiếng trò chuyện cười đùa của các vị đồng nghiệp vang lên như bầy kiến lầm lì bò vào tai, khiến Kha không chợp mắt được. "Thầy có thư."

      Kha tỉnh người, ngồi thẳng dậy nói cám ơn bác bảo vệ khi đưa tay nhận lá thư. Chắc là thư của nàng rồi, ít ra nàng cũng đủ thông minh để hiểu rằng mình đang nôn nóng đợi thư của nàng chứ. Chẳng thấy tên người gửi đề ngoài bì thư, nhưng nhìn nét chữ Kha cũng biết đây không phải là thư của nàng. Chàng thở dài, vậy mình đã mừng hụt. Không phải thư của nàng thì thư của ai đi nữa chàng cũng muốn quăng vào sọt rác.

      Nhìn kỹ nét chữ Kha nhận ra thư của thằng bạn dạy văn. Chàng không muốn đọc thư của thằng bạn kỳ cục làm gì, chàng chỉ muốn ngủ nhưng những tiếng cười đùa vẫn tiếp tục vang lên. Thôi thì đọc thư xem hắn viết gì. Hắn là giáo viên dạy văn biết đâu văn của hắn sẽ giúp mình ngủ được.

      "Kha, Mày nói với Ông Hiệu trưởng tao chưa thể đến trường ngay được. Vì bị xe đụng gãy chân, còn đang bó bột. Như thế, tao chưa thể tiếp tục đi dạy được, dù lúc này rất muốn đi dạy sau ba tháng hè rong chơi. Hãy chịu khó thay tao tưới nước, bắt sâu ở cây trúc đào mỗi ngày. Hãy chịu khó quét dọn phòng sạch sẽ. Hãy chịu khó giữ vững niềm tin thế nào rồi tao cũng sẽ trở về.

      TH."

      Bố khỉ thằng bạn văn ! Kha rủa thầm và xé lá thư ném vào sọt rác. Viết văn như thế không hiểu sao hắn lại được người ta xuất bản cho một tập truyện ngắn! Văn chương gì chỉ khiến mình mất ngủ.

      Chẳng còn kiên nhẫn đợi thư của nàng, đêm nay Kha đã đem hết số tiền dành dụm được nhờ dạy thêm ba tháng hè ra đãi bạn bè nhậu. Một bữa tiệc linh đình mừng người hết lo đợi chờ : gà quay, chim cu quay, heo quay, vịt quay, đủ thứ quay cộng thêm những chai rượu Johnny "đi bộ" đã giúp Kha có những trận cười ha ha.

      Bữa tiệc tàn, bạn bè ra về hết, Kha vẫn còn ngồi nhâm nhi một đùi gà quay với ly rượu vàng óng ánh trong căn phòng trọ vắng lặng và bề bộn những đồ nhậu trên nền xi măng. Chàng đã dạy học trò tỉ trọng của rượu là 0,8 gram nhưng không hiểu sao nó lại làm đầu chàng nặng chình chịch. Phải chăng tỉ trọng đích thực của rượu là một tấn ? Kha lắc lắc cái đầu muốn nó văng ra khỏi cổ cho nhẹ người, nhưng cái đầu vẫn bám chặt vào cổ chàng. Chẳng biết gì hơn Kha đứng dậy tìm giấy viết thư. Phải viết cho nàng một lá thư nữa, chàng nghĩ - không biết đây là lá thư thứ mấy mình gửi cho nàng mà nàng không thèm trả lời nhưng thây kệ hãy viết thêm cho nàng một lá thư cuối cùng nữa. Kha bóc một tờ lịch và viết ở phía sau để khỏi mất công ghi ngày tháng. Dù say khướt nhưng chàng vẫn đủ tỉnh táo để quẹt diêm châm một điếu thuốc và viết :

      "Này người anh yêu.

      Chắc em nghĩ em là mẹ anh nên anh có bổn phận phải viết thư vấn an em đều đều phải không ? Hay tại lúc này giấy đắt, mực đắt, tem đắt nên em "thắt lưng buộc bụng giữ eo" không viết thư trả lời? Chắc em cũng biết, yêu nhau đâu phải là làm cha mẹ nhau mà chỉ được quyền làm cha mẹ những đứa con của nhau mà thôi. Nhưng chúng ta đâu đã có đứa con nào vậy chúng ta chỉ là người tình của nhau. Là người tình thì phải chịu khó viết thư hỏi thăm sức khỏe nhau, chứ đâu có thể lơ là như em chẳng cần biết anh sống chết như thế nào trong ba tháng hè xa cách.

      Vì vậy, anh rất buồn mà báo tin cho em biết, đám hỏi em đã được anh sửa đổi thành "đám nhậu" với bạn bè. Mong rằng hơi rượu sẽ mãi mãi ở trong tim anh như hình bóng em.

      KHA."

      Chẳng thèm đọc lá thư để sửa lỗi chính tả, Kha gấp tờ lịch bỏ vào bì thư màu xanh có sẵn tem và dán lại. Chàng biết khi đọc xong thư này, nàng sẽ chửi rủa chàng là người vô học, mất dạy, du côn và nhiều thứ nữa. Nhưng tất cả những tiếng chửi đó không làm chàng buồn. Chàng chỉ thật sự buồn và hiểu rằng ở kiếp này hay triệu triệu kiếp sau nàng cũng không có đủ thông minh để hiểu rằng chàng tha thiết yêu nàng... Chỉ có Chúa mới biết được tình yêu của chàng dành cho nàng. Nhưng Chúa là người quá nghiêm trang, chắc Ngài chẳng bao giờ thèm "mách lẻo" tình yêu của chàng cho nàng biết.

      Kha cố gắng đứng thẳng người rồi loạng choạng bước ra khỏi nhà đi bỏ thư vào một thùng thư đặt trước Bưu điện quận ở cuối phố. Chàng phải đi bỏ thư ngay lúc này nếu không ngày mai chàng sẽ không còn hứng thú đi gửi thư nữa.

      Trời mới mưa buổi chiều. Không khí mát mẻ nhưng đầu óc Kha vẫn nóng bừng. Đêm tối đen. Những ngôi nhà quanh căn phòng chàng trọ đều đã tắt đèn. Kha nghiêng ngã bước đi không còn nhận ra phương hướng chiếc cổng sơn xanh đóng kín nằm ở đâu. Thình lình chàng đâm sầm vào một gốc cây ngã nhoài xuống đất, những giọt mưa còn đọng trên lá rơi tới tấp xuống mặt chàng mát lạnh. Kha tỉnh dần, chàng đưa tay quờ quạng trên mặt đất ướt để tìm lá thư đánh rơi và chàng chỉ bắt gặp những đóa hoa trúc đào rơi rụng. Chàng giận dữ vò nát một đóa hoa trong tay và Chúa ơi nếu có thằng bạn dạy văn ở đây chắc hắn sẽ cười chàng bể bụng, khi hắn nhận ra chàng đang khóc.
288

May 16, 2005

Cymbeline



Caymbeline là vua Anh quốc, đó là một ông vua bất hạnh, vì sau khi các binh đoàn của Jules César rút đi, triều đại ngài luôn bị phá rối, bọn lính La Mã thường xuyên quấy nhiễu, hai đứa con trai ngài, đã khôn lớn và tỏ ra dũng cảm, đã bị bắt đi cùng với bà vú, trong trường hợp rất bí ẩn, hoàng hậu lại qua đời. Tuy nhiên, dù bao hoạn nạn dồn dập xảy ra, tuổi già của ngài cũng cảm thấy được an ủi. Ngài đã tục nguyền với một góa phụ, biết hết lòng lo lắng cho ngài, mẹ của một chàng trai to lớn, mà Cymbeline rất quí mến, trong khi mọi người đều ghét cay ghét đắng cái gã Cloten hợm hĩnh. Nhưng phần lớn niềm vui của vị vua già là do công chúa Imogène, đứa con duy nhất còn lại của ngài, cô gái sắc nước hương trời và là người kế nghiệp của vương quốc.

Cymbeline, nhu nhược và cả tin, hoàn toàn tin cẩn bà thứ phi, bà ta lúc nào cũng chăm chú nghiên cứu các loài dược thảo và đặc tính của chúng, khảo sát các tính chất, cho bọn tì nữ hái các cây lá có thể chữa bệnh, cũng như có thể giết người. Chỉ có mỗi nhà vua là không rõ bà thù hận Imogène đến mức nào, và sự mù quáng đó đã gây ra biết bao tai họa.

Để chiều ý hoàng hậu và cũng vì ngài tưởng lầm Cloten đứng đắn và dũng cảm, ngài muốn gả Imogène cho anh ta. Cô công chúa trẻ đẹp, sáng suốt và tinh tế hơn, rất khinh ghét kẻ cầu hôn ấy, vả lại tim nàng đã hướng về người khác, chàng Posthumus. Sau khi cha mẹ qua đời, chàng được nuôi dưỡng trong triều cùng với nàng. Cha chàng nổi tiếng dũng liệt đến mức thiên hạ tặng cho biệt danh là Léonatus, sư tử. Dù thuộc dòng quý tộc và thừa hưởng danh vọng của thân quyến, Posthumus rất nghèo, và vua Cymbeline đã đón chàng về nuôi dưỡng thật chu đáo. Chàng đã trở thành một hiệp sĩ toàn diện, và người ta chỉ có thể phiền trách chàng về sự nghèo túng mà thôi. Nhưng Imogène chẳng mấy quan tâm đến sự nghèo khổ của chàng, vì cô yêu chàng, và bởi e ngại cơn phẫn nộ của vua cha, và sự theo đuổi ráo riết của Cloten, cô đã bí mật thành hôn với Posthumus.

Nhưng mọi việc đều vỡ lẽ ngay, do các thủ đoạn của hoàng hậu. Cymbeline, bị bà vợ yêu xúi dục, đã ra lệnh trục xuất Posthumus ra khỏi vương quốc, và quản thúc Imogène trong lâu đài. Tuy nhiên, đôi vợ chồng trẻ vẫn tìm cách gặp lại nhau giây lát, trước khi Posthumus xuống tàu rời khỏi Anh quốc. Đó là một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và đau buồn.

- Điều duy nhất có thể giúp em chịu đựng nổi cuộc sống –Imogène tha thiết nói- đó là ý nghĩ trên đời này còn có một kho tàng mà đôi mắt em có ngày sẽ được thấy lại.

- Nữ hoàng của anh, người yêu quí nhất đời anh –Posthumus đáp, giọng thật nồng nàn- em đừng khóc nữa. Anh sẽ là người chồng chung thủy như vẫn hằng nguyện ước. Nhưng giờ đây, em yêu ơi! Phải để anh ra đi! Nếu những lời từ biệt cứ kéo dài mãi, trong suốt khoảnh khắc còn lại giữa đôi ta, thì niềm đau chia cách sẽ càng tăng lên nhiều. Thôi, xin giã từ em!

- Không hãy nán lại giây phút. -Imogène rên rỉ- Dẫu anh chỉ xa em để đi dạo mát, buổi chia ly này cũng chỉ là ngắn ngủi. Anh hãy nhìn, đây là chiếc nhẫn kim cương do mẹ em để lại, hãy đeo vào và gìn giữ nó cho đến ngày nào Imogène chết đi, rồi anh sẽ cưới vợ khác.

Posthumus nhận lấy món báu vật, rồi đeo vào cổ tay xinh xắn của Imogène chiếc vòng, tín vật tình yêu, mà nàng hứa sẽ chẳng bao giờ cởi ra. Rồi chàng ra đi, xua đuổi bởi Cymbeline, với những câu nguyền rủa thậm tệ. Thật lâu sau đó, nàng chỉ luôn tơ tưởng đến chuyến đi thê thảm. Nàng tự nhủ: “Sao ta không là con của một người chăn cừu và Posthumus chẳng là con của một chú mục đồng lân cận!”. Trong khi đó, Cymbeline, giận dữ vì thấy nàng tuy sầu muộn đến héo hon, nhưng vẫn nhất mực yêu kẻ bị lưu đày, đã không ngớt hầm hừ và thốt bao lời trách mắng, mà nàng chẳng muốn nghe. Tâm hồn nàng dõi theo người lữ khách đến tận bến cảng và xa hơn thế nữa. Nàng mòn mỏi đợi chờ ngày về của lão Pisaniô mà nàng phái đi dọ tin và rất ảo não khi gặp ông quay lại, bởi ông đã chứng kiến chuyến đi của Posthumus.

- Những lời cuối cùng, chàng nói gì? –nàng hỏi.

- Nữ hoàng của anh! Nữ hoàng của anh! Rồi chàng vẫy khăn và đưa lên môi hôn! Cho đến khi mắt còn phân biệt được tôi giữa đám đông, chàng vẫn đứng trên boong tàu, phe phẫy đôi găng tay, cái nón, hay chiếc khăn, như muốn cho tôi hiểu rằng, dù con tàu có lướt nhanh, hồn chàng vẫn lờ lững phía sau.

- Lẽ ra –Imogène nói- người phải đợi đến lúc chàng nhỏ như con chim mới được rời mắt khỏi chàng. Nếu là ta, ta sẽ nhìn chàng cho đến lúc khoảng cách khiến chàng nhỏ tợ con muỗi, tợ đầu cây kim, cho đến khi chàng tan biến trong không khí. Rồi ta sẽ ngoảnh mặt đi mà khóc. Và ta cũng sẽ không cáo biệt chàng, bởi ta còn nhiều điều lý thú muốn nói cho chàng nghe:“rằng ta nghĩ đến chàng vào những giờ nào đó, rằng chàng sẽ gặp ta trong những lời cầu nguyện, lúc đọc kinh buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, vì lúc đó ta đang trên trời để đợi chàng. Nhưng trước khi được trao cho chàng cái hôn từ biệt, cha ta đã bước vào hệt như cơn gió bấc, ông ta đã làm héo tàn mọi mùa hoa nở”.

Công chúa Imogène sầu muộn đã chuyện trò với gã nô bộc trung thành như thế đấy, trong khi chờ đợi tin tức người chồng yêu quí.

Trong lúc đó, Posthumus đã đến La Mã cho qua ngày tháng lưu đày, nơi đây, anh gặp lại vài đồng đội cũ, buộc anh về sống chung với họ. Anh chỉ khuây khỏa nỗi buồn đôi chút những khi ca ngợi người yêu, quả quyết rằng nàng là người đẹp nhất, trong trắng nhất, đức hạnh nhất, và thủy chung hơn bất cứ cô gái Pháp hay Italia nào. Anh ví nàng như viên kim cương vô giá và sáng ngời mà họ vẫn trầm trồ trên ngón tay anh. Nhưng một chiều kia, có một gã Italia, tên Iachimo, đến thách thức chàng hãy chứng minh lời nói, vì gã không chịu tin rằng Imogène lại có thể dửng dưng với một tay hiệp sĩ nào đó trong thời gian vắng chồng. Iachimo tự tin vào sức quyến rũ của mình, gã cho rằng tất cả đàn bà đều đỏm dáng, nông nổi, mau đổi thay và gã đoan chắc mình có thể tiếp xúc dễ dàng với người vợ chung thủy và u buồn nhất, rằng gã sẽ lãnh vai trò giải khuây và mang lại hứng thú cho nàng, đến mức khiến nàng quên khuấy kẻ lưu đày trong một thời gian.

Posthumus tin chắc vợ mình chẳng thiết tha bất cứ điều gì khi vắng anh, song le, không chịu nổi, cuối cùng anh đã khinh xuất khi nhận đánh cuộc với Iachimo. Anh cuộc chiếc nhẫn kim cương của mình với mười ngàn đồng Đuy-ca, phân nửa gia sản của Iachimo, là chẳng ai có thể mang lại bằng chứng rằng vợ anh có phút nào đó quên anh -rồi đặt tay lên đốc kiếm, anh tự hứa sẽ trừng phạt đích đáng kẻ hợm hĩnh, cứ tưởng dễ dàng lung lạc trái tim chung thủy của một người đàn bà.

Iachimo xoay được nhiều thư giới thiệu để tiến triều và đi ngay sang Anh quốc. Ngay khi đến nơi, gã xin được yết kiến công chúa. Nàng đón tiếp vị khách La Mã với sự vồn vã ân cần của người đàn bà đã từ lâu mong ngóng tin chồng. Dù rằng nhan sắc diễm lệ và thái độ trang nghiêm của nàng có làm gã nao núng trong những phút đầu tiên, nhưng kẻ bạo gan vẫn không mất bình tĩnh, gã mua chuộc lòng nàng bằng cách nhắc đến Posthumus và cuộc sống của chàng ở La Mã.

“Anh ta vui vẻ quá chừng, gã nói. Hiếm có khách lạ nào ở La Mã lại vui tính và hay đùa cợt đến thế: thiên hạ gọi anh chàng là gã “người Anh vui vẻ”! Imogène trầm ngâm, trả lời:

- Lúc còn ở đây, chàng vẫn hay buồn nhiều khi thật vô cớ.

Gã mô tả Posthumus khác hẳn với hình ảnh mà nàng khắc sâu trong tâm khảm. Nàng háo hức lắng nghe, rồi dần dần một nỗi buồn man mác xâm chiếm lòng nàng. Gã trơ tráo đến mức khiến nàng tưởng rằng người chồng xa cách đã quên lãng mình, còn cho đó là một thử thách. Nhưng dù gã tán hươu tán vượn thế nào đi nữa, có thể nói chẳng giây phút nào Imogène lại thôi nghĩ đến Posthumus. Gã thấy rõ mình đã thua cuộc, nên quyết định phải thắng bằng mưu kế.

Gã nài nỉ công chúa, lúc đêm khuya tăm tối cho gã được gửi cái rương to chứa đầy báu vật trong phòng riêng của nàng, đến sáng hôm sau là gã lên đường. Nhưng khốn nạn thay, gã tự giam mình trong rương, đến khuya lại mò ra, bất chợt những lời than thở của Imogène thốt ra trong lúc ngủ say -người đàn bà hiền dịu đang mơ tưởng đến chồng mình- lục lọi khắp phòng, quan sát mọi nơi, cuối cùng đoạt luôn chiếc vòng của Imogène. Đến sáng, gã cầm chắc trong tay những gì có thể khiến Posthumus tin rằng gã vừa nhanh chóng chiếm được lòng tin cậy của cô công chúa hồn nhiên vô tội.

Gã không quên đoan chắc với kẻ lưu đày khốn khổ rằng anh đã bị lãng quên. Gã kể rằng công chúa đã tiếp gã trong khuê phòng và mô tả cách trang hoàng nơi đó:

“ Những tấm thảm lụa và ngân tuyến trình bày nữ hoàng Cléopatre kiêu hãnh trong giây phút hội ngộ với Marc Antoine; dòng Cydnus(1) ngạo nghễ dưới sức nặng các chiến thuyền. Ôi! Thật là một kỳ công. Lò sưởi ở giữa, phía trên có bức phù điêu mô tả Diane đang tắm: thật là một bức chân dung sống động. Nhà điêu khắc, giống như người sáng tạo, đã mang sinh khí và cử động đến cho tác phẩm. Trần nhà, được tô điểm bởi những chú bé con bụ bẫm bằng vàng chạm nổi. Giá sắt là hai thần Cupidon nạm bạc, mắt bịt vải đứng một chân và tựa vào các ngọn đuốc.”

Posthumus cho rằng những cái đó rất phổ biến trong cung điện Cymbeline, người ta nghe nói đã nhiều, bởi thế Iachimo có thể nghe lỏm từ cửa miệng một thổ nữ, nhưng gã Iachimo không chịu buông tha chàng, vẫn tiếp tục lải nhải. Gã trưng ra chiếc vòng mà gã bảo là Imogène vừa tặng gã, vừa thủ thỉ: “trước đây, nó rất quí báu đối với em”. Tên phản phúc còn mô tả cả vết thẹo nhỏ bên thái dương công chúa mà Posthumus đã hôn lên bao lần. Thất vọng, rồi cuối cùng bị khuất phục, Posthumus bỏ cuộc và đành mất chiếc nhẫn kim cương anh vẫn giữ gìn đến nay như một kỷ vật thiêng liêng. Nhưng nỗi giận dữ và lòng phẫn uất đã làm tê liệt mọi tình cảm khác, anh rít lên: “Vội quên mình khi mình vừa đi, chẳng chút bền lòng chặt dạ, lại vô cùng lơ đãng!” Anh chỉ còn nghĩ đến giết nàng và hộc tốc viết thư cho tên người hầu Pisaniô, mà anh đã để lại bên nàng, bảo đưa nàng rời xa lâu đài, rồi cắt cổ nàng đi. Và kẻ nông nổi, tuy chẳng còn tin tưởng gì nàng Imogène hiền dịu, lại tin chắc ở nàng đến nơi để giao nàng cho tên sát nhân, anh báo cho nàng biết là mình đã về tới cảng Milford đất Anh.

Quả anh không lầm tí nào, khi nghĩ rằng nàng sẽ bí mật tìm mọi cách đến ngay với anh. Thực thế, nàng thoát khỏi lâu đài và ra đi với Pisanio. Đến giữa rừng rậm, khi sinh mạng nàng đã nằm trong tay, gã người hầu không có được cái can đảm man rợ để giết nàng, nên nàng vẫn sống. Nhưng gã tiết lộ cái lệnh quái ác của Posthumus, cả hai nhất trí rằng nàng chẳng nên quay về cung điện, tránh sự bám riết của Cloten. Họ quyết định nàng phải cải trang thành một thiếu niên và nàng sẽ tìm gặp viên tướng La Mã Lucius, ông ta chắc sẽ thu nhận nàng với tư cách thị đồng biết múa hát. Bởi vì các binh đoàn La Mã vừa đổ bộ xuống đất Anh, để buộc Cymbeline nạp triều cống cho hoàng đế Auguste.

Nhưng trước khi vào phục vụ dưới quyền Lucius, Imogène đã phải đương đầu với bao nỗi truân chuyên. Sau lúc chia tay với Pisanio, nàng đi bộ ròng rã thật lâu, đến lúc kiệt sức vì mệt và đói, mới tới trước một cái động; trông thấy thức ăn, nàng vội vồ lấy nhai ngấu nghiến. Những người cư ngụ trong động chẳng mấy chốc hiện ra. Một ông lão và hai thanh niên khôi ngô tuấn tú, sống giữa rừng nhờ vào các thứ săn được.

Ông lão đã từng biết qua các thành phố lớn, cả chiến tranh và vinh quang nữa, nhưng bị thất sủng, nên về ẩn náu nơi cảnh quạnh hiu cô tịch và nuôi dạy hai chàng trai trẻ, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Những người này lại luôn mơ ước được chiến đấu, họ cầu mong có dịp thi thố tài năng và tỏ rõ lòng dũng cảm. Cả ba đều ân cần tiếp đón chàng trai phiêu lãng và Imogène cảm thấy gắn bó một cách khó hiểu với hai người trẻ tuổi kia, họ cũng rất quí mến người bạn do định mênh run rủi đến với họ.

Rủi thay, một hôm Imogène ngã bệnh và mệt nhoài, trong lúc các chủ trọ đều đi vắng, để chữa cho mau lành, nàng dùng liều thuốc của Pisanio để lại, thuốc này do hoàng hậu, vợ của Cymbeline trao cho gã. Mụ đàn bà độc ác ngỡ đó là viên thuốc độc cực mạnh dành riêng cho Imogène, nhưng lão y sĩ nhận lệnh bào chế viên thuốc ấy đã tỏ ra dè dặt, không theo lời bà, lão đưa cho hoàng hậu viên thuốc chỉ có khả năng khiến người uống ngủ vùi một giấc dài nặng nề như chết mà thôi. Than ôi! Viên thuốc quả là công hiệu, và ba người thợ săn khi quay về, bắt gặp Imogène nằm thiêm thiếp bất động, cứ tưởng nàng đã lìa trần.

Hơn nữa, họ vừa vô tình giết chết Cloten, giải thoát nàng khỏi tay một kẻ vẫn gây khổ cho nàng, đang theo dấu vết nàng vào tận rừng sâu. Họ khâm liệm cả hai thi thể, nhưng trong khi vội vàng tống khứ cho rảnh mắt cái xác chết của Cloten, họ than khóc và thương tiếc không nguôi người bạn trẻ, con chim nhỏ, cánh hoa huệ trinh trắng của họ. Họ phủ hoa đầy phần mộ ngào ngạt hương thơm, nào anh-thảo, nào cát-cánh, nào hồng hoang, nào thanh-đài, vừa kể lể vừa hát điếu ca. Chính nơi đó, nằm trên lớp cỏ đẫm sương mai, Imogène đã tỉnh dậy sau giấc ngủ nặng nề. Nàng lại lên đường đi Milford và gặp cái binh đoàn La Mã đã thu nhận nàng làm thị đồng và đem nàng theo họ.

Cùng lúc, vua Cymbeline cảm thấy những tai họa của thời đã qua giờ lại tái diễn. Bọn La Mã trở lại xâm chiếm xứ sở, con gái ông biến mất, con trai của bà vợ thứ cũng biệt tăm. Ông đang lâm vào cảnh hiểm nghèo, bất ngờ bỗng được cứu nguy. Bốn người lạ mặt: ba chiến binh và một nông dân, tự mình chống giữ một đường đèo hiểm trở và mang lại chiến thắng cho nước Anh. Cymbeline thoát nạn, cho dẫn tất cả tù binh đến trước mặt ngài, và cho người đi tìm các anh hùng vô danh.

Bỗng nhiên, ngài nhận ra giữa bọn tù La Mã một chàng trai trẻ, mà họ kêu nài được khoan hồng. Nhác thấy, ngài đã hài lòng đến nỗi tự hứa sẽ tha ngay theo lời thỉnh cầu đầu tiên. Chàng trai trẻ đó, -chính là Imogène – yêu cầu một người La Mã hiện diện tại đó, giải thích vì sao hắn ta chiếm được chiếc nhẫn kim cương kỳ diệu đang lấp lánh trên ngón tay hắn. Người La Mã đó chẳng ai khác hơn là Iachimo. Hắn xem như mình sắp chết đến nơi, chẳng còn e ngại gì mà phải dối trá, nên đã thú nhận mưu kế và thủ đoạn của mình.

Ngay lúc đó, Posthumus từ hàng ngũ những kẻ bị bắt xông ra định giết hắn. Pisanio vừa nhận ra Imogène cũng nhảy bổ tới. Imogène ngả vào vòng tay vua cha. Ngài khoan hồng cho tất cả mọi người, vì chính ngài mới là kẻ duy nhất gây nên tội.

Cuối cùng, ngài nhận ra ông lão cư ngụ giữa rừng là Belarius, xưa kia bị lưu đày đã bắt cóc hai người con trai của Cymbeline mang theo. Giờ đây, ông giao họ lại cho đức vua, cha của họ. Ngài lấy làm mãn nguyện khi hiểu ra rằng, họ là ba người đứng ra chiến đấu bảo vệ vương quốc, hỗ trợ bởi gã nông dân, chẳng ai khác hơn là Posthumus. Mọi việc được phơi bày ra ánh sáng, họ ôm nhau, mừng mừng tủi tủi. Đức vua Cymbeline nối tình giao hảo với La Mã và tạ ơn trời đất.

Chú thích:

1) Cydnus: dòng sông ở Silicie (Tiểu Á), Alexandre le Grand có lần suýt chết vì tắm lúc dòng nước giá băng. Năm 42 Trước CN, Marc Antoine tổ chức nhiều buổi liên hoan ven bờ và trê

2904