Trang
Aug 28, 2005
Quả bí, cái xanh
Có hai anh đi đường xa. Một anh trông thấy cái miếu liền nói khoác với bạn :
- Này tớ trông thấy một quả bí to bằng cái miếu này.
Anh kia lắc đầu :
- Thế đã thấm vào đâu ! Tớ còn trông thấy một cái xanh to bằng cái đình làng.
Anh kia ngạc nhiên hỏi :
- Thế cái xanh to như thế dùng để làm gì ?
- Cậu không biết à, để luộc quả bí của cậu đấy mà !318
Mượn chồng
Mượn chồng
1. Tôi tỉnh rượu quãng hai giờ sáng và như mọi khi, nghiêng người sang ôm Ngọc. Tôi sống rất lệ thuộc vào thói quen, bình thường thiếu hơi vợ là giấc ngủ dễ mộng mị. Lơ mơ ngạc nhiên khi bàn tay chạm vào vồng ngực đầy, người nàng xao động. Thì ra nàng chưa ngủ. Tôi hôn vào cổ nàng, đúng hơn là hít mạnh mùi nàng như lời xin lỗi. Cũng là một động thái quen thuộc, với tôi, mùi thịt da nàng vô cùng thân thiết.
Khuôn ngực đầy phập phồng và mùi hương lạ. Tôi tỉnh hẳn…
Miên và Ngọc gọi tôi là “bôn”. Cái tuổi thanh niên hăm hở sau ngày giải phóng của tôi được định hướng ngay từ cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”. Mấy tài vặt đàn hát, thi phú khiến tôi nổi trội trong công tác đoàn mà Ngọc là bí thư. Sôi nổi hoạt bát lại là con gia đình liệt sĩ. Ngọc làm cán bộ lớp, cán bộ đoàn từ thời phổ thông. Miên điềm đạm, sâu lắng. Ngọc tóc ngắn trẻ trung tinh nghịch. Miên tóc dài suông đến rối lòng. Hai người tìm thấy sự bổ sung cần thiết và thân nhau từ đầu cấp 3.
Cái hăm hở, hiếu thắng của tôi làm Miên ốm. “Thằng Luận vậy mà chơi với nó cũng hay” - Ngọc rủ. Sau này khi thân nhau tôi thường đứng về phía nàng công kích Ngọc. Giận. Rồi lại làm lành. Tôi ở ký túc xá, đêm đ
êm thả bộ ra nhà hai người. Chúng tôi từng thức suốt đ
êm xem quỳnh nở hoặc bàn về những cuốn sách, những bộ phim, bài hát… Quan hệ thân thiết của ba chúng tôi khiến bạn bè và thầy cô rất ngạc nhiên. Mọi người chờ đợi mối quan hệ ấy sẽ bị phá vỡ, một ngày nào đó.
Ông ngoại Miên là ông giáo từ thời Pháp, bà ngoại con dòng địa chủ. Các cậu và cha nàng là sĩ quan, quan chức chế độ Sài Gòn. Sau ngày giải phóng, nhờ vài học trò tập kết và bảo lãnh cho thầy cũ nên gia đình nàng cũng tạm yên. Cha và các cậu đi trại cải tạo. Đêm đêm quanh vườn có người rình nghe thử trong nhà có bàn bạc oán thán gì không?
Nàng chẳng một lời về thế sự. Thời phổ thông đã đành, giờ sắp làm cô giáo, tôi và Ngọc nhiều lần bảo Miên viết đơn xin vào đoàn, nàng chỉ nhẹ lắc đầu. Gặng thì bảo tự thấy chưa xứng đáng. Đây là
điều duy nhất ở nàng khiến tôi phiền lòng. Chúng tôi được giáo dục rằng tình yêu phải bao hàm cả lý tưởng. Nhưng tôi và Miên có nhiều ý hợp tâm đầu hơn Ngọc, về các lãnh vực khác. Như mọi chàng trai, tôi yêu. Cả Miên và Ngọc, một nửa, mỗi người. Và
đã không có sự phá vỡ nào xảy ra khi chúng tôi tạm biệt thầy cô, tạm biệt ngôi trường mẹ, vào đời.
Số phận đã định sẵn: tôi với Ngọc được phân dạy cùng trường. Hai năm sau, chúng tôi làm đám cưới. Miên đến trước một ngày. Nàng tham mưu cho tôi cái áo mặc, giúp Ngọc bổ sung những vật dụng cần thiết cho đời sống gia đình, chuẩn bị tiệc trà… nàng tìm cách khỏa lấp sự áy náy của tôi với Ngọc bằng niềm vui lộ rõ trên vẻ mặt “chúc mừng hạnh phúc hai người”.
Rồi chúng tôi có 2 cậu bé kháu khỉnh. Những lần đầu ấp tay gối, thỉnh thoảng vợ chồng tôi nhắc tới Miên, một chút xót xa, có lỗi vì nàng vẫn một mình. Vừa dạy tôi vừa viết báo để kiếm thêm tiền. Bài được in thường xuyên. Một lần họp cộng tác viên, tổng biên tập đề nghị tôi về hẳn báo. Mọi thủ tục chuyển, các anh lo chu toàn. Nhờ quan hệ rộng, năm sau tôi xin Ngọc về dạy ở thành phố. Ngọc về cùng thông tin Miên có quan hệ với một giáo viên đã có vợ. Cuộc tình đầy tai tiếng và nàng xin chuyển về quê. Ông bà ngoại đã qua đời. Sau khi cải tạo, các cậu vào miền Nam lập nghiệp, cha mẹ về tiếp quản ngôi nhà lá mái và khu vườn rợp mát bóng cây. Lâu lâu nàng vào thăm ngôi nhà nhỏ rộn rã tiếng cười. Ba chúng tôi lại có những đêm không ngủ như thời đi học. Tiễn nàng, cảm giác có lỗi lại trĩu nặng trong tôi và Ngọc. Năm tháng cứ trôi qua…
2. “Chồng là một khái niệm mơ hồ, chỉ có con cái và ngôi nhà là cần thiết”. Tuyết, cô bạn thời phổ thông, có chồng là giám đốc một doanh nghiệp lớn, mệt mỏi phán. Trong mắt Miên, Ngọc, cô bạn người Bắc này thời ấy như bà chị cả về chuyện nam nữ, yêu đương. Tuyết đẹp, tự tin, khôn ngoan… Cô thành đạt so với bạn bè.
Thảo làm ở bệnh viện mới có bầu 5 tháng. Sau khi đổ vỡ một cuộc tình, cô gần như vô cảm đến giờ và quyết định vào Sài Gòn “cấy” con.
Lý mới thành hôn với người đàn ông năm tám tuổi, giàu có. Góa vợ hơn 10 năm, con cái đã lớn, ông mua một ngôi nhà nhỏ ở thị trấn sống với cô.
Những người bạn cuối cùng đã có nơi chốn và sắp làm mẹ. Đành rằng mỗi người có cuộc sống riêng nhưng sự yên bề của bạn khiến cái phao bấu víu tuổi bốn mươi độc thân không còn nữa. Sự hụt hẫng và các quan niệm của bạn bè về gia đình khiến Miên choáng váng. Nàng biết đằng sau câu nói có vẻ bụi bặm kia, Tuyết đã không còn là người đàn bà tự tin nữa. Đứa con, người đ
àn ông… Người đ
àn ông nào cho nàng? Thà như Thảo. Một cô giáo vùng quê lâu nay được học trò, phụ huynh trọng vọng, giờ bỗng dưng ễnh bụng - mới nghĩ thôi nàng đã muốn chết đi cho rảnh chuyện!
Người nông thôn giàu tình cảm nhưng cũng vô tâm thành ác khẩu: “Ủa, cô giáo cũng chưa có chồng na!” hoặc “Cô kén quá khéo rồi khó đường sinh nở!”. Không chồng sống ở thế gian chẳng dễ. Nhưng chồng chứ có phải mớ rau, túm cá ngoài chợ?
Người đàn ông của mình là ai? Nhiều lần câu hỏi này trở đi trở lại trong Miên. Luận ư? Miên giận dữ gạt phăng người bạn trai này ra khỏi tâm trí với lý do rất cụ thể: Ngọc. Tuy nhiên, Luận, tận sâu thẳm trong hồn, nàng biết rằng vĩnh viễn có chỗ “người bạn trai” thân quý này. Ngay cả khi nàng đã có Sang…
Nhà tập thể giáo viên thời ấy tranh tre vách đất, ban đêm leo lét m14
Aug 25, 2005
Xin lỗi ông ...
Một người đàn ông trong khi tìm mọi cách đưa chiếc xe ra khỏi bãi đậu đã tông vào một chiếc ôtô mới cứng. Trước sự chứng kiến của nhiều người gần đó, anh ta vội nhảy ra khỏi xe, lấy giấy bút ghi vài dòng và để lại trên kính chắn gió của chiếc xe kia. Mẩu giấy ghi: "Xin chào. Tôi đã tông vào xe của ông và có một số người chứng kiến việc này. Vì thế, tôi phải giả đò viết cho ông để họ yên tâm rằng tôi đang viết tên, địa chỉ và số bằng lái xe của mình trong này...".
1825
Lỡ dịp may
Đang ngủ, bà vợ bỗng rú lên, tay quờ quạng khắp giường. Ông chồng thấy vậy, ôm chặt vợ và hỏi:
- Có chuyện gì vậy em?
- Trời ơi! Khiếp quá! Em mơ bị rơi xuống địa ngục, may được anh giữ chặt đúng lúc, nếu không thì...
Ông chồng thở dài, thầm nghĩ: "Mình thật ngốc! Có dịp may như thế mà để lỡ!".
Aug 24, 2005
Chưa ở đâu quảng cáo
Khách hàng: Chiếc quần đùi của tôi cô may hỏng. Vậy cô làm sao có thể may được những bộ quần áo thời trang hiện đại được? Thợ may: Thưa bác, may quần đùi rất khó ạ! Bác không thấy sao, chưa có một nhà may nổi tiếng nào quảng cáo rằng họ có thể đảm bảo may được những chiếc quần đùi đẹp, hoàn hảo vừa lòng quý khách và trong chương trình dạy cắt may không có bài may quần đùi. Không tin bác nghe đài, đọc báo, xem ti vi thì rõ.
2274
đứng giữa trời không
ta cũng biết mê cung xa nửa bước
một tình trần sao thấm mấy lần sương
đành đoạn nào ta đứng chẳng yêu thương
thôi nhắm mắt một đường thơ chợt rẽ
ma đang xé những vải tơ để buộc
một hình nhân vào kén của hoa thư
khiêng lên đài đang khói lửa thanh hư
đang uống cạn mạch tư tình xám hối
gửi hồn trần vào cõi cuối thiên hà
bao tiếng nhạc linh hoa trong vạn sắc
bay ta bay trong ánh sáng gần xa
những tiếng trống đánh đau hơn nguồn sặc
nghẹn buồng tim những mạch máu không về
người ta yêu sao đứng cuối cơn mê
tay chới với bấu sâu vào hiện thực
chuông thêm sức sao chờn vờn chậm ghé
giáo tình hoan đâm thủng cánh gió về
vang chạm ngõ người cười theo huyễn thệ
máu trinh nguyên chút ố giữa thời gian
ghì chặt cái đau tình không o bế
lửa bừng lên soi từng nếp thịt da
thiêu thành tiếng bập bùng trong đêm nhiễm
làn tên độc vẫn vô tình xé gió
và chợt đâm ta hét tiếng nỗi niềm
Aug 22, 2005
Quốc tịch
Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết. Nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế. Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót, thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.2455
Aug 21, 2005
Chả có con nào nhỏ cả
Có anh nọ ra đồng kiếm đoợc mấy con cá rô đem về nướng nhắm rượu. Giữa lúc ấy, thằng con đói, khóc quấy mẹ. Nhìn thấy chồng nướng cá, mẹ nó dỗ:
- Úi chà! Con cá rô bố nướng vàng không? Con nín đi để rồi bố cho.
Thằng bé nín ngay. Nhưng chồng gắt:
- Vàng gì? Có phải nghệ đâu mà vàng! U mày đem nó ra ngoài kia!
Thằng bé lại khóc. Mẹ nó lại dỗ:
- Nín đi! Kia, trông con cá béo chưa kia! Nín đi rồi bố cho!
Thằng bé lại nín. Anh chồng nghĩ đến tiệc rượu của mình, cau mặt lại:
- Cá đây, chứ đâu phải thịt mỡ đâu mà béo với chả béo!
Thằng bé lại giẫy nẩy lên khóc. Mẹ nó dỗ mãi, không nín, đành chỉ vào gắp cá nói:
- Nín đi rồi bố xem con nào nhỏ, bố cho một con!
Nhưng anh chồng quát:
- Ba con bằng nhau, chả có con nào nhỏ cả!
2573Chia Tay
Tiếng ve thay tiếng còi xa vọng về
Nón nghiêng che mái tóc thề
Đọng bao ánh mắt vụng về làm sao
Xa xa nón vẫy tay chào
Gần nghe câu hẹn biết bao nhiêu tình
Ngày nào nhộn nhịp học sinh
Giờ đây đứng lặng một mình trường ơi !
Áo ai vương chút bụi đời
Chia tay đôi mắt nói lời bâng quơ
Tuổi hồng vội nhặt vần thơ
Tặng cho cô bé "dại khờ" ngày xưa
Ve sầu ơi, có thấy chưa
Đi nhanh kẻo có kẻ thừa vu vơ
Chiều về ra ngõ ngẩn ngơ
Nhặt bao lá rụng vào thơ của mình...
Chiếc Lá Cuối Cùng
Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là "vùng". Những "vùng" này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khám phá là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!
Thế nên đám hoạ sĩ chẳng bao lâu đã kéo đến phường Greenwich, săn lùng phòng cho thuê có cửa sổ thông ra hướng bắc, góc mái kiểu thế kỷ 18, gác lửng kiểu Hà Lan, và giá thuê lại rẻ. Sau đấy họ mang vào vài lọ hợp kim thiếc, một hai cái chảo nấu ăn dã chiến, và thế là một "quần cư" thành hình.
Hai cô Sue và Johnsy cùng thuê chung một căn phòng đơn giản ở tầng trên cùng của một toà nhà ba tầng lụp xụp. "Johnsy" thực ra là tên thân mật của California. Họ đã gặp nhau tại một hiệu ăn trên đường Số Tám, và khám phá ra là họ có những sở thích tương đồng về nghệ thuật, rau diếp xoắn trộn dấm, và thời trang với tay áo giám mục. Thế là họ cùng thuê chung một căn phòng.
Đấy là vào Tháng 5 . Vào tháng 11, có một kẻ ngoại nhập mang theo giá lạnh nhưng vô hình, mà các bác sĩ gọi là Viêm Phổi, rình rập trong "quần cư", móng vuốt giá băng quệt vào đây đó. Tên giặc đã ngang nhiên hoành hành khu phía đông, hạ gục nhiều nạn nhân, nhưng hắn chỉ mới đặt chân chầm chậm qua các lối ngõ như bàn cờ của mấy "vùng" nhỏ hẹp phủ đầy rêu.
Bạn sẽ không xem Thần Viêm Phổi như một quân tử già đầy hào hiệp. Người con gái nhỏ vốn đã mất máu vì những trận gió ở Califỏnia thì lẽ ra không đáng cho một kẻ bất tài già nua bận tâm đến. Nhưng hắn đã tấn công Johnsy. Thế là cô nằm bẹp, không mấy cử động, trên chiếc giường sắt, xuyên qua khung cửa sổ kiểu Hà Lan nhìn ra bức tường trơ trụi của căn nhà gạch kế bên.
Một buổi sáng, vị bác sĩ đầy bận rộn mời Sue ra hành lang. Ông đang vẩy cái nhiệt kế thăm bệnh để mực thuỷ ngân trong đó hạ xuống.
- Cơ may khởi bệnh của cô ấy áng chừng chỉ một phần mười. Và cơ may này là tuỳ vào việc cô ấy có ý chí muốn sống hay không. Với cách con bệnh chỉ ngóng chờ công ty mai táng đến thì sách thuốc nào cũng vô dụng. Cô bạn nhỏ của cô đã bị ám ảnh là cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có ý định gì không?
- Chị ấy... chị ấy muốn có ngày nào đó vẽ tranh phong cảnh vịnh Naples.
- Vẽ tranh à? Thật là điên rồ! Cô ấy có bận tâm nặng nề về việc gì không, chẳng hạn về một người đ
àn ông nào đó?
Cô Sue khịt mũi:
- Một người đàn ông à? Một người đ
àn ông thì có thể... mà không, bác sĩ ạ, không có chuyện như thế.
Vị bác sĩ nói:
- Thế thì là do cô ấy quá yếu rồi. Tôi sẽ cố làm mọi cách mà khoa học cho phép. Nhưng mỗi khi con bệnh của tôi bắt đầu nhẩm tính số lượng xe trong chuyến đưa đám của họ thì xem như hiệu lực của thuốc men chỉ còn một nửa. Nếu cô có cách khiến cho cô ấy hỏi han cô về thời trang mua đông thì tôi có thể đoán chắc cơ may là một phần năm, thay vì là một phần mười.
Sau khi vị bác sĩ đi khỏi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc cho đến khi cái khăn giấy Nhật tơi tả thành bột giấy. Rồi cô đường bệ đi vào phòng của Johnsy với cái giá vẽ, miệng huýt sáo một điệu dân ca Mỹ rộn ràng.
Johnsy vẫn nằm bẹp, xem chừng không động đậy chút nào dưới tấm vải giường, mặt hướng về cái cửa sổ. Sue ngưng huýt sáo, nghĩ là bạn mình đang ngủ. Cô sắp xếp giá vẽ và bắt đầu dùng viết và mực để vẽ hình minh hoạ cho một truyện để đăng trong một tạp chí. Trong khi các hoạ sĩ trẻ tuổi phải dọn đường cho Hội Hoạ bằng cách vẽ tranh cho truyện ấy để dọn đường cho Văn Chương. Khi Sue đang phác hoạ cái quần bảnh bao và gọng kinh một tròng của một anh hùng (một tay cao bồi bang Idaho), cô nghe một tiếng nho nhỏ, lặp lại vài lần.
Cô đi vội đến bên mép giường. Johnsy đang mở mắt, nhìn ra cửa sổ, và đang đếm, đếm ngược: "mười hai", và ít lâu sau: "mười một", và sau đấy "mười", rồi "chín", rồi "tám" và "bảy" gần như liền nhau. Sue nhìn chăm chú bên ngoài cửa sổ. Có gì ở ngoài đấy đâu mà
đếm? Chỉ có một khoảng sân trống buồn nản, và bức tường trơ trụi của một căn nhà gạch xa hơn chừng mười thước. Một dây thường xuân thật già cỗi, gốc vặn vẹo mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Ngọn gió thu lạnh đã làm rơi rụng đám lá, phơi bầy các nhánh gần như trơ trụi bám vào mấy mảng gạch vụn vỡ. Sue hỏi?
- Cái gì vậy hở bồ?
Johnsy nói, gần như thì thầm:
- Sáu. Bây giờ rơi nhanh quá. Ba ngày trước còn gần cả trăm, đếm muốn nhức đầu. Nhưng giờ thì dễ rồi. Thêm chiếc nữa. Giờ chỉ còn lại năm.
- Năm cái gì, noi cho Sue của bồ nghe nào!
- Năm chiếc lá. Trên cây thường Xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi. Minh đã biết như thế ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói cho bạn biết à.
Sue càu nhàu, với giọng khinh miệt cao quý.
- Ô hay! Minh chưa bao giờ nghe có chuyện điên khùng như vậy. Mấy cái lá thường Xuân thì có liên hệ gì đến việc bồ khỏi bệnh đâu nào? Và bồ vẫn thích cái cây này, cô nàng hư đốn ơi! Đừng có ngốc nghếch. Sáng nay ông bác sĩ nới với mình là cơ may của bồ khỏi bệnh hẳn... xem ông ấy nói gì nào... ông ấy nói cơ may chính xácd là mười trong một! Đấy cũng bằng với cơ may chúng mình có ơ New York để đáp tầu điện hay đi qua một toà nhà mới. Bây giờ ăn một tí cháo, rồi mua ít tượu vang poóc- tô cho cô bé đang bệnh, và thịt lợn cho chính tác giả ăn. Johnsy vẫn dán mắt ra ngoài cửa sổ:
- Không cần phải mua rượu vang. Thêm một chiếc nữa. Không, mình không muốn ăn cháo. Thế là còn có bốn. Mình muốn xem chiếc lá cuối cùng trước khi trời tối. Khi ấy mình cũng sẽ ra đi.
Sue nghiêng mình trên cô:
- Johnsy ơi, bồ có thể hứa nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ khi mình làm việc được không? Ngày mai mình phải đi giao mấy bức vẽ. Minh cần ánh sáng, nếu không mình phải kéo rèm xuống.
Johnsy hỏi, giọng lạnh tanh:
- Bạn có thể vẽ trong phòng kia được không?
- Mình muốn ở kề bên bồ. Hơn nữa, mình không muốn bồ cứ nhìn mãi mấy chiếc lá thường Xuân vô duyên đó.
- Cho mình biết khi nào bạn làm xong, vì mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Mình chán chờ đợi rồi.
Mình chán suy nghĩ. Mình muốn buông xuôi tất cả, và thả người trôi xuống, xuống nữa, như là một trong mấy chiếc lá mệt mỏi kia.
Johnsy nhắm mắt lại, mặt tái nhợt, năm yên như la một cái tượng bị sập đổ. - Ráng ngủ đi. Mình muốn kêu ông Behrman lên để ngồi mẫu cho mình vẽ một ông thợ mỏ già cô độc. Mình chỉ đi một phút. Đừng cựa quậy cho đến khi mình trở lại.
Ông già Behrman là một hoạ sĩ sống ở tầng trệt bên dưới phòng của họ. Ông đã quá sáu mươi, và có một chòm râu rậm như ông Moses hiện thân trên bức điêu khắc của Michael Angelo. Behrman là cả một sự thất bại trong nghệ thuật. Trong bốn mươi năm ông vung vẩy chiếc cọ mà không hề chạm gần đến vạt áo của Người Tình. Ông luôn luôn muốn vẽ nên một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài năm nay ông không vẽ được gì ngoại trừ thỉnh thoảng ít nét quấy quá cho giới thương mại và quảng cáo. Ông kiếm tiền chút đỉnh bằng việc ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ trong quần cư khi họ không muốn trả theo giá của người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống rượu gin lu bù, và vẫn nói đến kiệt tác sắp đến của ông. Còn lại thì Behrnam là một ông già nhỏ thó nhưng dữ tợn, hay chửi như té tát người nào tỏ ra yếu đuối, và xem mình như là con chó giữ nhà để bảo vệ cho hai hoạ sĩ trẻ sống ở tấng trên.
Sue tìm gặp behrman khi ông nồng nặc mùi rượu dâu trong căn phòng nhỏ tối tù mù. Trong một góc là cái giá vẽ với khung vải trống trơn, suốtt hai mươi lăm năm vẫn chờ đợi đường nét đầu tiên của một kiệt tác. Cô nói cho ông nghe về chuyện hão huyền của Johnsy, về việc cô nàng – quả thật nhẹ tênh và mỏng manh như một chiếc lá - sẽ trôi đi khi sự bám víu của cô vào trần thế vốn đã yếu sẽ yếu thêm.
Ông già Behrman, với cặp mắt đỏ sòng sọc, lớn tiếng kinh thường và chế diễu cho những điều tưởng tượng ngốc nghếch:
- Khốn khổ! ở đời sao lại có người ngu xuẩn muốn chết vì mấy cái lá rụng từ một dây leo vô duyên như vậy? Tao chưa bao giờ nghe có chuyện này. Không tao sẽ không ngòi làm mẫu cho một đứa ẩn cưa ngu ngốc như mày. Tại sao mày lại để ý tưởng khùng điên đấy đi vào đầu của nó? Ôi dào, cái con nhỏ Johnsy khốn khổ!
- Chị ấy đang yếu lắm, và cơn sốt làm cho đầu óc chị ấy trở nên bệnh hoạn đầy những mơ tưởng kỳ quái. Được rồi, nếu ông không muốn ngồi làm mẫu cho tôi cũng được. Nhưng tôi nghĩ ông là một ông già xấu tính – già vô tích sự.
Ông Behrman tru tréo lên:
- Mày đúng là đ
àn bà! Ai bảo tao không muốn ngồi làm mẫu? Đi lên đi. Tao sẽ đến. Cả nửa giờ đồng hồ rồi tao đã nói là tao sẵn sàng ngồi. Trời ơi! Đây không phải là chỗ cô Johnsy có thể năm bẹp dưỡng bệnh được. Một ngày nào đấy tao sẽ vẽ nên một kiệt tác, và bọn mình sẽ rời đi nơi khác. Trời ơi! Đúng là phải như thế.
Johnst đang ngủ khi họ lên. Sue buông cái rèm cửa xuống, ra dấu bảo Behrman đi vào phòng kia. Trong đấy, xuyên qua khung cửa sổ họ nhìn dây thường
Xuân với nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói lời nào. Một cơn mưa giá lạnh đang ập xuống dai dẳng, pha cùng với tuyết. Trong chiếc áo xanh cũ kỹ, Behrman ngồi làm mẫu, giả làm một thợ mỏ ẩn cư, ngồi trên một cái ấm lật ngược giả làm một tảng đá.
Khi Sue thức giấc vào buổi sáng sau giấc ngủ kéo dài một giờ, cô thấy Johnsy đang vô hòn nhìn cái rèm màu sậm đã buông xuống. Johnsy thì thào:
- Kéo rèm lên. Mình muốn nhìn.
Sue mệt mỏi làm theo bạn.
- Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường Xuân dựa trên bức tường gạch. Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có mầu xanh thẫm gần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất.
Johnsy nói: - Đấy là chiếc lá cuối cùng. Mình nghĩ chắc chắn nó đã rụng đêm qua. Mình nghe tiếng gió. Nó sẽ rụng hôm nay, và mình sẽ chết cùng lúc với nó.
Sue nghiêng khuôn mặt tóp của cô kề cận cái gối:
- Cưng ơi là cưng! Nếu cưng không nghĩ đến chính bản thân cưng thì nên nghĩ đến mình đây. Mình sẽ làm được gì chứ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một linh hồn chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng dường như đã ảm ảnh cô mạnh mẽ hơn khi những dây nối buộc cô với tình bạn và với trần thế đã bị lơi lỏng.
Ngày dần trôi, và dù qua khoảng không xám xịt, họ vẫn thấy chiếc lá đơn độc bảm vào cuống của nó, dựa vào bức tường. Và rồi, khi màn đêm buông xuống, gió bắc lại thổi, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ, chảy ồng ộc xuống theo rìa mái nhà kiểu Hà Lan.
Khi đã có đủ ánh sáng buổi tinh sương, Johnsy, con người vô cảm, lại ra lệnh kéo cái rèm xuống. Chiếc lá thường Xuôn vẫn còn đấy.
Johnsy nằm một hồi lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, đang quậy nồi cháo ga trên cái bếp ga. Cô nói:
- Minh là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho thấy mình quả là
độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây giờ bồ có thể mang cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang póc- tô, và... không, mang trước cho mình cái gương soi cầm tay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, rồi mình sẽ ngồi lên để xem bồ nấu nướng. Một giờ sau, cô nói:
- Sue à, một ngày nào đấy mình sẽ vẽ cảnh vịnh Naples. Ông bác sĩ đến vào buổi xế chiều, và khi ông trở ra Sue có cớ để đi ra ngoài hành lanh. Ông nắm lấy bàn tay gầy, run rẩy của Sue đặt trong tay ông.
- Cơ may ngang bằng. Với công chăm sóc tận tuỵ của cô, cô sẽ thắng. Và giờ tôi phải đến thăm một ca khác ở tầng dưới. Người bệnh là Behrman – tôi nghĩ chừng đâu là một hoạ sĩ. Cũng viêm phổi. Ông ta già cả, yếu đuối, cơn bệnh lại là cấp tính. Không có hi vọng gì, nhưng tôi sẽ đưa ông đến bệnh viện để được thoải mái hơn. Ngày kế, ông bác sĩ bảo Sue:
- Cô ấy qua khỏi cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần dinh dưỡng và chăm sóc – chỉ có thế thôi. Buổi chiều ấy, khi Johsy đang đan một cái khăn quàng len mầu lam thật đậm và xem vẻ rất vô dụng, Sue đến bên giường cô, đặt cánh tay quanh cô và cũng quanh mấy cái gối.
- Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman qua đời hôm nay ở bệnh viện vì chứng viêm phổi. Ông ấy nhuốm bệnh chỉ trong có hai ngày. Người gác dan tìm thấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn phòng tầng dưới, thất thủ với cân đau đớn. Đôi giầy và quần áo ông ấy bị ướt cả, lạnh như nước đá. Họ không thể hiểu nổi ông đã đi đâu trong một đêm kinh hoàng như thế. Và rồi họ tìm thấy cái đ
èn bão, vẫn cháy, và một cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên mầu mới ít mầu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường Xuân cuối cùng trên bức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman đấy - ông đã vẽ nó đúng vào đ
êm chiếc lá cuối cùng rơi rụng.
Aug 20, 2005
Hồn Tôi Mây Hạ Tìm Nhau
Người đi Theo dáng hạ buồn Biển ru Dạ khúc Gọi cuồng chia xa |
Chào nhau |
Aug 19, 2005
Sợi Dây Chuyền Kim Cương -
Sợi Dây Chuyền Kim Cương -
Dịch Giả: Trần Viết Minh-Thanh
Chân Dung Guy de Maupassant (1850-1893)
Trần Viết Minh Thanh chuyển ngữ
Cô là một thiếu nữ xinh đẹp, dáng dấp đài các, cao sang, nhưng trớ trêu thay định mệnh lại chọn cho cô vào một gia đình công chức tầm thường. Không của hồi môn, thì làm sao có duyên cơ gặp gỡ đàn ông giàu có, danh giá, để được tìm hiểu, yêu đương rồi đi tới hôn nhân? Thế nên cô chấp nhận về làm vợ của một anh lục sự “thường thường bậc trung” tại bộ thông tin.
Tài chánh không cho phép cô ăn diện, và cô lấy làm phiền lòng vô cùng, như thể mình từ một địa vị cao rơi xuống. Dung nhan diễm lệ, dáng dấp kiêu sa, chẳng là những yếu tố khắc phục thứ bậc, tầng lớp mà số phận đã an bài? Tài năng thiên phú, bản năng nhận thức, một đầu óc thích nghi có phải là đẳng cấp duy nhất? Cũng đúng đấy thôi, nhiều người đàn bà dân giả được sánh ngang hàng với những mệnh phụ danh giá nhờ nhan sắc, trí thông minh và phương cách giao tiếp của họ.
Thế nên cô nàng Mathilde nhà ta luôn buồn đời. Đàn bà đẹp như cô sinh ra là để tận hưởng những cao sang, thanh lịch của cuộc đời. Cảnh nhà nghèo nàn làm cô tủi thân, tường trống không, bàn ghế xục xịch, màn cửa thô thiển. Những gì mà một người đàn bà cùng giai cấp như cô, chẳng mảy may bận lòng, là những mối ưu phiền cho cô . Hình ảnh người đàn bà nội trợ với công việc thường ngày làm cô chán nản, thất vọng, và Mathilde thay bằng những giấc mơ cao vời. Cô hình dung đến những căn phòng yên áng, tường phủ bằng thảm Ba Tư ấm cúng, cao sang, phản chiếu ánh sáng từ những cột trụ bằng đồng sáng loáng, lại có hai anh hầu quần ống chẽn ngủ gà ngủ gật trong ghế bành lớn vì hơi nóng của lò sưởi. Cô trông thấy những hành lang rộng thênh thang, trang hoàng bằng những giải lụa cổ, các kệ tủ xinh xắn tràn ngập vật dụng xinh đẹp, vô giá. Tiếp chuyện cùng các cô, các bà phải là những căn phòng khách thơm mùi nước hoa, và cũng là nơi mà những đàn ông danh giá, lịch thiệp lui tới, những đấng mày râu mà các cô, các bà nào cũng muốn gặp gỡ, và ao ước được họ lưu ý tới.
Tối tối, ngồi đối diện chồng tại bàn ăn, trải cùng tấm khăn từ ba ngày qua, cô dửng dưng nhìn anh, tay mở liểng, miệng thốt lên sung sướng: “À, món hầm tối nay coi ngon quá, anh nghĩ chẳng có điều gì hấp dẫn hơn.” Lúc ấy cô liên tưởng đến những bữa ăn thịnh soạn, với muỗng, nĩa bạc, tường phủ thảm thêu hình các nhân vật cổ xưa, hoặc những con chim kỳ thú trong ngôi rừng thần thoại, bàn ăn bày biện đủ các thức ngon vật lạ, dọn trên những bát dĩa tuyệt đẹp, thực khách chuyền tai nhau những lời hoa mỹ, và được đáp lại với nụ cười mỉm bí mật, tay gắp miếng cá tươi tắn, hồng hào, hay bỏ vào mồm cánh bồ câu dòn tan.
Áo dạ hội, nữ trang đắt tiền là những món mà cô yêu thích nhất, thế mà cô chẳng có lấy một thứ nào! Phụ nữ đẹp như mình sinh ra là để diện những thứ đó vào người cơ mà, cô nghĩ thế. Cô ước ao được người người chiều chuộng, ganh tị, được đàn ông tán tỉnh, khen thưởng. Cô có một chị bạn gái giàu có, quen thời cùng học nội trú, mà giờ cô chẳng còn muốn gặp nữa, vì mỗi bận ra về cô lại cảm thấy buồn. Có bận cô đã khóc mấy ngày liền vì chán nản, thất vọng.
Bỗng một chiều nọ, anh chồng về nhà, mặt mày rạng rỡ, tay cầm một phong bì lớn.
- Đây, em nè, anh có cái này cho em
Trong phong bì là một thiệp mời với những giòng chữ:
"Bộ Trưởng bộ Thông Tin và bà Georges Ramponneau hân hạnh đón tiếp ông và bà Loisel tại dinh bộ trưởng tối thứ hai ngày 18 tháng Giêng"
Lẽ ra phải vui mừng, như chồng mong mỏi, cô lại vứt tấm thiếp lên bàn và bảo:
- Anh muốn tôi làm gì với tấm thiếp này chứ?
- Cưng, anh lại tưởng em sẽ vui chứ! Em chẳng bao giờ đi ra ngoài, và đây là một cơ hội em ạ. Anh phải mất nhiều công lao mới được thiệp mời. Ai cũng muốn đi dự buổi tiệc này; họ chọn lựa kỹ lắm, không phải ai cũng có được đâu. Tất cả những ông bà lớn đều có mặt hôm ấy.
Cô nhìn anh với cái nhìn khó chịu, vội cướp lời:
- Vậy thì anh tính em sẽ bận cái gì chứ?
Anh không nghĩ đến điều này. Anh lắp bắp:
- Thì cái áo em hay bận đi coi kịch với anh đó. Áo ấy trông được lắm!
Anh ngưng ngang, chưng hửng, bối rối vì thấy cô vợ đang khóc. Hai giòng nước mắt lặng lẽ rơi từ khoé mắt xuống bờ môi xinh đẹp. Anh lúng túng:
- Gì thế, em sao thế ?
Cố gắng dằn niềm đau khổ, cô trả lời bằng một giọng bình tĩnh sau khi đưa tay lau hai gò má ướt:
- Chẳng có gì cả. Em chẳng có áo đẹp, vì thế em không thể đi dự buổi dạ tiệc được. Anh hãy đưa tấm thiệp mời này cho bạn đồng nghiệp nào ở bộ, mà cô vợ có đủ quần áo hơn em.
Lúng túng, anh vớt vát:
- Nào, nào, Mathilde. Xem nào, một cái áo đẹp, để đi dạ hội, mà em có thể xài vào những dịp khác, một cái áo thường thôi, tốn khoảng bao nhiêu tiền?
Nghĩ ngợi một đôi giây, trong đầu làm vội những con tính, một con số khã dĩ không bị từ chối ngay hay gặp phải phản ứng thảng thốt từ anh chàng lục sự cần kiệm này. Cuối cùng, cô trả lời, giọng ngập ngừng:
- Em cũng không biết rõ, nhưng em nghĩ một cái áo đẹp chắc khoảng bốn trăm francs.
Mặt anh hơi tái đi, vì anh đã để dành đúng khoảng tiền như thế để mua một khẩu súng săn, dự định cùng đám bạn đi bắn chim chiền chiện tại đồng bằng Nanterre trong vụ hè tới.
Thế nhưng anh nói:
- Cũng được. Anh sẽ cho em bốn trăm francs. Mà em ráng mua một cái áo đẹp nhen!
Ngày dạ tiệc đến gần kề mà mặt bà Loisel trông vẫn có nét buồn, lo lắng. Áo nàng thì đã may xong. Nhận thấy điều này, một tối anh hỏi:
- Có điều gì không? Ba ngày nay sao anh thấy em có vẽ lạ, không được vui?
Nàng trả lời chồng:
- Phiền một nỗi là em chẳng có một bộ nữ trang nào cả, chẳng có lấy một viên đá để mang lên người. Coi nghèo nàn làm sao! Chẳng thà đừng đi cho rồi!
- Em có thể cài hoa lên tóc, anh chồng đề nghị. Vào mùa này mà cài hoa thì sang lắm em ạ. Thêm mười francs thôi em có thể mua hai, ba hoa hồng thật đẹp!
Lời anh nói không thuyết phục được cô:
- Không, không được. Chẳng có điều gì nhục nhã bằng mình trông nghèo nàn bên cạnh những người đàn bà giàu sang.
- Ồ, sao em dốt thế! Anh chồng bỗng kêu lên: “Em có bà bạn giàu lắm mà, chị Forestier, sao em không mượn nữ trang của chị ấy. Hình như em thân với chị ấy lắm để có thể tới mượn nữ trang được!“
Cô reo lên, mừng rỡ:
- Đúng thế, sao em lại chẳng nghĩ ra.
Ngày hôm sau, cô tới gặp bạn, tâm sự với bạn vấn đề của mình. Bà Forestier tới tủ áo có kiếng, lấy ra một hộp nữ trang lớn, trao cho bà Loisel và nói:
- Chị cứ lựa bất cứ món gì chị thích.
Thoạt tiên cô thấy mấy vòng đeo tay, rồi sợi dây chuyền ngọc trai, tiếp đến dây thánh giá lớn cổ xưa, chạm trổ rất khéo léo với những viên ngọc quý. Cô thử lên thử tới trước gương, ngập ngừng, không thể rời chúng ra, mà cũng chẳng quyết định chọn món nào, và cái nào thì đưa trả lại cho bạn. Cô hỏi:
- Chị có món nào nữa không?
- Có chứ. Chị cứ chọn tiếp đi. Mình chẳng biết chị thích cái nào.
Bỗng cô nhìn thấy một hộp bọc xa-tanh đen, trông có một sợi dây chuyền nhận toàn kim cương tuyệt đẹp, tim cô thắt lại trong niềm ham muốn. Cô cầm sợi dây lên mà tay run run. Cô choàng nó vào cổ cao. Ngắm mình trong gương cô chìm trong nỗi sung sướng với hình ảnh tuyệt mỹ của chính mình.
Rồi cô hỏi, giọng hoài nghi:
- Chị có thể cho em mượn chuỗi kim cương này được không?
- Được chứ, chị cầm lấy đi!
Cô ôm chầm lấy bạn, hôn lên má bạn như lời cảm ơn chân tình nhất, rồi vội vàng ra về với kho tàng nhỏ trong tay.
Ngày dạ tiệc, bà Loisel thành công rực rỡ. Nàng đẹp hơn hết trong đám phụ nữ, nàng thật kiêu sa, vương giả, cười tươi tắn, dòn tan trong niềm sung sướng. Tất cả những người đàn ông có mặt chiêm ngưỡng nàng, hỏi tên nàng, tìm đến tự giới thiệu. Tất cả những nhân vật lớn trong bộ muốn cùng nàng khiêu vũ. Ngay cả ông bộ trưởng cũng chú ý đến nàng. Nàng khiêu vũ trong mê cuồng, ngất ngây vì vui sướng, đắm chìm trong niềm hãnh diện bởi nhan sắc của mình, nàng như lên chín tầng mây với những lời ngưỡng mộ. Những khát khao từ bấy lâu nay đã được vuốt ve! Thật là một chiến thắng toàn hảo, tuyệt vời, thoả mãn trái tim người đàn bà.
Cô ra về vào khoảng bốn giờ sáng. Chồng cô đã ngủ được một giấc vào lúc nửa đêm trong một căn phòng bỏ trống với ba người đàn ông khác mà các bà vợ cũng đang rất vui với buổi dạ tiệc. Anh khoác lên vai nàng tấm khăn choàng ngoài, tấm khăn tầm thường của một đời sống bình dị, sự nghèo nàn của nó thật trái biệt với cái áo dạ hội sang trọng, đắt tiền. Cô cảm nhận điều đó và muốn thoát khỏi nó, tránh những cặp mắt so sánh của những người đàn bà khác đang được khoác trên vai những tấm khăn choàng bằng da thú sang trọng.
Anh chồng giữ cô lại, bảo:
- Đợi tí đã nào. Coi chừng bị cảm vì ở ngoài lạnh lắm. Đợi anh gọi xe về.
Nhưng cô không nghe anh, vội vàng bước xuống cầu thang. Khi họ xuống tới đường cái, thì không còn chiếc xe nào cả. Họ lục loại, tìm kiếm, la lớn vào những chiếc chạy từ tuốt xa trong đêm vắng. Họ đi qua dòng sông Seine, người run lập cập vì lạnh. Cuối cùng trên bến họ tìm được một chiếc xe taxi cổ, cũ kỹ, chỉ thấy ở Paris lúc trời đã tối, như thể chúng cũng biết xấu hổ, không dám chạy vào ban ngày.
Chiếc xe chở họ tới tận cửa, đường Martyrs, và họ mệt nhọc leo vào nhà. Tàn một cuộc vui, cho nàng. Còn anh thì nghĩ, ngày mai lại phải vào bộ lúc Mười giờ.
Nàng dở áo choàng ra, nhìn vào gương để ngắm mình lần nữa trong huy hoàng. Bỗng nhiên cô thảng thốt buông ra một tiếng kêu. Cô không có chuỗi kim cương trên cổ!
Anh chồng, đã thay gần hết quần áo hỏi:
- Gì thế ?
Cô quay lại chồng, la thất thanh:
- Em ... em không có sợi dây chuyền của chị Forestier nữa!
Anh đứng bật dậy, sửng sốt:
- Làm thế nào, làm sao xảy ra được?
Cả hai lục loại trên các lớp áo của cô, áo khoác ngoài, áo dạ hội, các túi áo, họ tìm kiếm mọi nơi, nhưng vẫn không kiếm ra.
- Em có chắc là em còn đeo nó khi rời khỏi tiệc không? Anh chồng hỏi.
- Có, chắc mà, em có sờ vào nó lúc còn ở dinh ông bộ trưởng mà.
- Nếu em làm rơi nó trên đường, thì chúng mình đã nghe tiếng nó rơi trên hè rồi. Có lẽ nó rơi trong xe.
- Có lẽ thế, anh có lấy số xe không?
- Không, thế em có nhìn số xe không?
- Không.
Hai người nhìn nhau, thảng thốt. Rồi cuối cùng Loisel bận quần áo vào và nói:
- Thôi tôi phải đi lại khoảng đường mình đi bộ, xem có thể kiếm ra nó không.
Anh đi ra ngoài. Cô ngồi chờ trên ghế trong chiếc áo dạ hội, không còn sức mà leo lên giường, đầu óc chán nản, hết cả năng sức, không một ý nghĩ.
Anh chồng trở về lúc bảy giờ sáng, anh không kiếm được sợi dây chuyền.
Anh tới sở cảnh sát, tới nhà báo đăng rao vặt, hứa một món tiền thưởng, anh đến công ty xe taxi, thật ra anh tới đó trong niềm hy vọng cuối cùng.
Cô chờ anh cả ngày, trong tình trạng lo lắng kinh hoàng, trước một thảm trạng khủng khiếp.
Trời tối mịt, Loisel mới về đến nhà mặt tái xanh, hóc hác. Anh chẳng kiếm ra gì cả.
“Em phải viết cho bạn em”, anh nói: “Bảo em làm sức cái móc của sợi dây, và đang đợi tiệm sửa, để chúng ta có thì giờ kiếm cách trả lại sợi dây.”
Cô lấy giấy bút ra ghi lại những dòng anh đọc cho cô.
Cuối tuần thì họ hết hy vọng. Loisel, nay trông già thêm năm tuổi bảo:
-Giờ thì chúng ta phải tìm cách thay thế sợi dây khác rồi.
Ngày hôm sau họ đem các hộp đựng sợi dây tới tiệm kim hoàng có tên khắc trên hộp. Ông chủ tiệm lục loại giấy tờ và nói:
- Thưa bà, tôi không bán sợi dây, tôi chỉ bán cái hộp thôi.
Họ đi từ tiệm kim hoàng này sang tiệm khác để kiếm một sợi dây chuyền tương tợ, cố nhớ hình dáng nó, mà lòng cả hai kinh hoàng, thảm não. Cuối cùng, trong tiệm kim hoàng khu Hoàng Cung, có một sợi dây, một chuỗi kim cương, trông giống in như sợi dây họ đã đánh mất. Sợi dây chuyền để giá là bốn mươi ngàn francs, và người ta bớt xuống với giá ba mươi sáu ngàn francs. Hai vợ chồng năn nỉ chủ tiệm xin đợi cho ba ngày, đừng bán cho bất cứ ai. Họ cũng giao điều kiện với chủ tiệm phải mua lại sợi dây với giá ba mươi bốn ngàn francs nếu trong trường hợp họ kiếm ra được sợi dây chuyền đánh mất trước thời định là cuối tháng hai.
Loisel có mười tám ngàn francs, gia tài nhỏ ông bố để lại. Anh phải đi mượn số tiền còn lại. Anh mượn một ngàn đây, năm trăm đó, năm chục người nọ, ba francs người kia. Anh ký giấy nợ, sẵn sàng nhận làm những việc tầm thường nhất, mặc cả với các tay vay lãi, với tất cả mọi loại người trong giới cho vay chợ đen. Anh bằng lòng thoả hiệp suốt đời mình, ký giấy nợ mà chẳng biết mình có trả được không, trong nỗi lo lắng viễn tượng tương lai đen tối, khổ cực, những thiếu thốn về vật chất và những dày vò về tình thần mà anh sẽ phải chịu đựng. Trong trạng thái như thế anh đến tiệm kim hoàng, đặt trên quầy ba mươi sáu ngàn francs và lấy về sợi dây chuyền mới.
Ngày bà Loisel đem sợi dây chuyền trả cho bà Forestier, bị bạn ban cho một câu lạnh nhạt:
- Đáng nhẽ chị phải trả tôi sớm hơn, tôi có thể cần nó để đi dạ hội đấy!
Bà bạn không mở hộp ra, như cô đã lo lắng mãi. Nếu chị ta nhận thấy đó là một sợi dây chuyền khác, thì chị ta nghĩ thế nào về mình đây, chị sẽ nói sao? Chị ấy có nghĩ mình là kẻ cắp không chứ.
Từ đó bà Loisel biết thế nào cuộc đời của khổ cực, lao động. Không ngờ nàng đã can đảm gánh vác bổn phận của mình. Món nợ kinh khủng đó phải được trả và nàng phải dự phần trả món nợ đó. Họ cho con sen nghỉ làm. Họ đổi chỗ ở, đi thuê một nơi tồi tàn hơn trước.
Giờ đây cô làm những công việc nội trợ nặng nhọc nhất, những việc khó khăn nhất của nhà bếp. Cô rửa chén, cào nhọ nồi, soong chảo mỡ mật bằng đôi bàn tay hồng hào của mình. Cô giặt quần áo, ra giường, khăn bàn bẩn, rồi đem phơi chúng trên giây. Trên con dốc sáng sáng, chiều chiều cô gánh nước lên, nếu cần dừng lại bậc tâng cấp thở. Cô ăn bận như dân lao động, tay cầm giỏ, tới từng quầy rau, hàng tạp hoá, hàng thịt, mặc cả từng xu một, bảo vệ đồng bạc khốn khổ của mình.
Mỗi tháng món nợ này phải được trả, lại gia hạn món nợ khác, mua thêm thời gian. Anh chồng làm thêm ban đêm cho các hàng quán, vào tối khuya có khi anh còn chép các bản thảo, mỗi năm xu một bản.
Và cuộc sống như thế kéo dài mười năm.
Tới cuối năm thứ mười, họ đã trả hết, tất cả, với thuế cắt cổ của các tên chủ nợ, và những tiền lời chồng chất lên nhau.
Bà Loisel giờ đây trông già đi. Bà đã biến thành một người đàn bà mạnh mẽ, thô thiển và cứng rắn, một người đàn bà của giới lao động. Tóc rối, váy nhầu, tay đỏ, bà ăn nói ồn ào, thảy từng mảnh nước lớn, cong lưng chùi nhà. Thế nhưng, thỉnh thoảng khi ông chồng đang ở sở làm, bà ngồi tựa nơi cửa sổ và nghĩ đến buổi dạ tiệc huy hoàng đã lâu rồi, buổi khiêu vũ mà bà thật đẹp và được mọi người chiêm ngưỡng.
Nếu đêm đó bà không đánh mất sợi dây chuyền, thì việc gì xảy ra? Nào ai biết được? Nào ai biết được? Đời thay đổi lạ lùng quá đổi. Không ngờ chỉ cần một việc nhỏ thôi đủ làm cho ta lạc lối hay có thể cứu ta.
Một ngày chủ nhật, bà đi dạo trong vườn Champs Elysée, cho bõ một tuần lao động khổ cực, bà bỗng nhận ra một người đàn bà tay dẫn một đứa bé. Chính là bà Forestier ngày nào, bây giờ vẫn đẹp, vẫn đài các. Bà Loisel cảm thấy xúc động. Mình có nên tới nói chuyện với chị ta không. Chắc hẳn rồi chứ . Giờ đây bà đã trả hết món nợ. Bà sẽ cho bạn biết. Tại sao không?
Bà đến gần bạn.
-Chào chị Jeanne .
Người bạn, chẳng nhận ra bà chút nào, ngạc nhiên thấy trước mình một người đàn bà xa lạ, gọi mình như quen thân lắm. Bà lúng túng:
- Thưa bà, chắc bà lầm, tôi không quen bà.
- Không, chị không lầm. Tôi là Mathilde Loisel đây.
Người bạn buông ra một tiếng kêu thảng thốt:
- Trời ... chị Mathilde, làm sao chị thay đổi dữ vây!
- Đúng vậy chị ạ, sau lần cuối em gặp chị, đời em thay đổi qua cảnh nghèo khó, mà chị biết không, cũng tại chị đó!
- Ủa, sao có mình trong đó?
- Chị có nhớ sợi dây chuyền kim cường chị cho em mượn đi dự dạ hội ông bộ trưởng không?
- Có chứ!
- Em đánh mất nó.
- Chị nói sao, chị có đem trả mình mà!
- Em đem trả chị sợi dây chuyền giống in sợi chị cho mượn. Thế nên phải mất mười năm vợ chồng em mới trả hết các món nợ. Với chúng em điều này không phải dễ, vì thực sự gia tài chúng em chả có là bao. Nhưng cuối cùng thì chúng em cũng thanh toán được hết món nợ ... Em rất mừng đã hết nợ nần!
Bà Forestier khựng lại:
-Chị nói sao, chị đã mua một sợi dây chuyền kim cương để thế sợi dây của mình à?
- Đúng thế, chị không hề nhận ra à, hai sợi dây giống nhau lắm.
Bà mỉm miệng cười, một nụ cười hãnh diện mà ngây ngô.
Bà Forestier, xúc động khôn xiết, đưa tay cầm lấy tay bạn:
- Tội cho bạn tôi quá, chị Mathilde ơi, sợi dây của mình là sợi giả mà, chỉ đáng giá khoảng năm trăm francs là cùng.
000
Aug 18, 2005
Cẩn thận nhé
Một người đàn ông chẳng mấy to khỏe bước vào trong quán rượu và gọi một cốc sữa trứng. Khi người phục vụ mang tới ông ta uống một hớp, sau đó lấy từ túi ra một con chuột nhắt rồi cũng cho nó uống bằng cốc. Người phục vụ là một gã lực lưỡng, vai u, thịt bắp, giận dữ ngăn lại:
- Ấy, không thể thế được, việc ông làm thật ghê người. Cái cốc này là dành cho khách hàng, ông hãy lập tức biến đi và đừng bao giờ đặt chân trở lại đây nữa.
- Thế à! - Người đàn ông gầy còm trả lời - Ông hãy nói lại cho tử tế, nếu không ta sẽ cho một cái tát vào mặt.
Vào lúc đó, con chuột nhắt liền thò đầu ra khỏi túi áo chủ và nói với người phục vụ:
- Còn tôi thì sẽ đập vỡ mồm con mèo của ông!1998
Cầu được ước thấy
Nghe đồn ở thánh địa nọ có một con suối thiêng, có thể chữa lành bách bệnh, ba người bạn tật nguyền rủ nhau hành hương tới đó: Một người mù, một người điếc và một người què.
Khi tới nơi, người mù lau mắt bằng nước suối và reo lên:
- Tôi nhìn được rồi!
Người điếc rửa tai bằng nước suối rồi cũng kêu lên:
- Tôi lại nghe được rồi!
Người còn lại vần chiếc xe lăn xuống dòng suối rồi sau đó reo lên:
- Tôi có mấy cái bánh xe mới rồi!
914
Quan lớn mua vàng
Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.
Một ông quan nọ vừa đến nhậm chức, bảo hiệu bán vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dỡ như cọp, mới bẩm:
- Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được.
Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi;
- Mua bán xong rồi còn đứng đấy làm gì?
Chủ hiệu vàng đáp :
- Con chờ quan lớn trả tiền cho.
Quan bảo:
- Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa?
Chủ hiệu vàng đáp:
- Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng.
Quan nổi giận:
- Nhà người lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!
458
Aug 17, 2005
Cánh cửa
Ba muỗng đường và một muỗng cà phê - đó là bữa điểm tâm của Ngạc. Trước kia là ba nuỗng cà phê và một muỗng đường. Anh cũng không hút thuốc nữa. Trước đây anh không thể tưởng tượng được rằng có người nhâm nhi cà phê mà không phì phà chút khói thuốc, vậy mà bây giờ anh là người như thế.
Anh và đám bạn đã tập tành ngồi quán cà phê và hút thuốc từ năm anh mười tám tuổi. Tám năm sau, anh cảm thấy mình thay đổi, khói thuốc trở nên vô vị, và quán xá thì tẻ nhạt qúa! Bạn bè anh có người thán phục, có người ngạc nhiên, và cũng có người lo lắng. Họ phục anh vì anh bỏ thuốc qúa dễ dàng, ngạc nhiên vì anh không ngồi quán với họ nữa, và lo lắng vì anh thay đổi đột ngột. Họ hỏi anh: "Có phải vì Nguyệt không?"
Không bận rộn với tình yêu nữa, Ngạc khám phá ra anh có khối việc để làm. Anh nuôi vài con cá cảnh, trồng vài khóm hoa, đăng ký lấy thêm vài tín chỉ nữa ở đại học, và anh bắt đầu viết. Anh viết như thể một hoạ sĩ dở hơi vẽ trên những bức tường bằng gỗ ở một hòn đảo xa xôi. Bài của anh xuất hiện trên một vài trang web, cái nơi mà ai thích viết cũng được hoan nghênh. Độc gỉa chẳng biết gì về anh ngoài cái nick ngắn ngủn. Anh thì xem mỗi bài viết của mình như một con cá vàng, hay một khóm hoa - anh chăm sóc chúng, và đổi lại, chúng cho anh niềm vui. Bây giờ anh mới hiểu tại sao có những người sống một mình với con mèo, con chó của họ. Bởi vì chúng cho họ niềm vui và không bao giờ làm họ đau khổ như con người.
"Nói chuyện nhé ?"
ký tên: Ánh Trăng
Khi đọc cái message ngắn ngủi này, Ngạc mới hay có một cánh cửa đã khép lại sau lưng Nguyệt. Và bây giờ, lại có người đến gõ lên đó. Có nên một lần nữa, mở cánh cửa ra không? Anh tự hỏi mình, và cảm thấy thực sự cô độc. Có một thứ mà những con cá vàng, những khóm hoa, và cả những bài thơ nữa không thể thay thế được, đó là một người. Người đó thơm như hoa, hồn nhiên như cá, và lãng mạn như những bài thơ tình. Có thể anh sẽ hạnh phúc hơn, và cũng có thể anh sẽ đau thêm lần nữa.
Ngạc nắm lấy chốt cửa xoay nhè nhẹ....
1643
Trong anh là một phần máu thịt của em
Trong anh là một phần máu thịt của em
Margo Molthan và chồng là Mike sống ở thị trấn nhỏ Palestine, phía Đông bang Texas (Mỹ). Hiện nay, tuy làm bà nội rồi, bà vẫn nhận lãnh công tác tình nguyện và dành thời gian làm thơ, viết văn. Trong hồi ức này (in năm 2002) Margo cho biết hoàn cảnh nào Mike đã nhận được một phần máu thịt của chị để cả hai cùng kéo dài cuộc sống lứa đôi thương yêu, hạnh phúc.
Tôi đem lòng yêu chồng tôi, Mike, sau lần hò hẹn đầu tiên. Tôi đã mời anh khiêu vũ với tôi vào ngày Sadie Hawkins (*). Anh không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi, nhưng tôi rất mừng là duyên số đã khiến anh là người thứ hai tôi chọn lựa. Một đứa bạn đã đốc tôi mời anh khiêu vũ: “Mike là mẫu người cậu có thể sống chung cho tới cuối đời”. Ôi, tuổi mười sáu mà tinh khôn đến thế!
Anh có mọi đức tính mà các cô gái mong muốn. Bảnh trai, tử tế, đáng kính, dễ thương và hay quan tâm chăm sóc người khác. Về căn bản thì đây là mẫu bạn trai tuyệt nhất đối với đám con gái. Anh cao lớn, là cầu thủ đội bóng trong trường trung học và khi ở bên anh tôi cảm thấy mình giống như một nàng công chúa.
Vào đại học hai đứa vẫn hò hẹn nhau. Bấy giờ thanh niên Mỹ đang giáp mặt với chiến tranh Việt Nam, chúng tôi quyết định làm đám cưới sớm. Phải, chúng tôi còn quá trẻ, nhưng chúng tôi không thay đổi quyết định ấy dù gia đình không ủng hộ. Tình yêu nào quản chi các chướng ngại.
Trên đường đi hưởng tuần trăng mật ở thành phố cảng Corpus Christi, bang Texas, Mike lên cơn đau bụng dữ dội. Hoảng sợ, tôi điện thoại cho lễ tân khách sạn nhờ giới thiệu một bác sĩ địa phương. Thầy thuốc nói anh đang bị sỏi thận hành hạ và khuyên chúng tôi nên quay về nhà ngay. Tôi còn nhớ bốn giờ ròng rã trên đường dài về nhà. Cuồng phong dữ dội mà thuở ấy xe hơi chưa có tay lái tự động! Tôi không sao cầm lái vững vàng, thế là dẫu đang đau đớn khủng khiếp Mike đã thay tôi đưa xe về đến nhà bình an. Anh là người hùng của tôi.
Biến cố ấy mở đầu cho một hành trình dài sống chung với bệnh thận mãn tính. Mike xong đại học và làm đại diện cho một nhà sản xuất bàn ghế, tủ kệ. Chúng tôi sinh được hai bé trai kháu khỉnh. Trọn thời gian tôi dành để làm mẹ và làm vợ. Suốt hai mươi năm anh nhiều lần nằm viện, phải làm sinh thiết thận nhiều đợt và trải qua nhiều phen hoảng sợ. Nhưng với tính cách và thái độ tích cực của Mike, anh luôn hồi phục và trở về với tư thế một người cha, người chồng bình thường. Nhìn bề ngoài chúng tôi dường như là một gia đình trung lưu, hạnh phúc nhưng ở bên trong, tôi sống từng ngày lo âu chẳng biết ngày nào tảng mây đen trên đầu mình sẽ ập xuống bão dông.
Năm 1987, sức khỏe của anh cứ cạn đi và giải pháp duy nhất là phải chạy máy lọc thận trong lúc ghi tên chờ được ghép thận. Trước ngày bắt đầu chữa trị, vào sinh nhật bốn mươi của Mike, tôi đưa anh ra bãi biển. Anh yếu và xanh xao quá. Lần đầu tiên trong cuộc sống lứa đôi, anh thổ lộ rằng anh cảm thấy mình bại trận. Anh cố chịu đựng chạy máy lọc thận càng lâu càng tốt. Mỗi lần chạy máy xong, anh như con mèo ướt. Lòng tôi tan nát dù vẫn biết ơn cái máy ấy giữ lại mạng sống của anh.
Trong lúc ấy danh sách chờ ghép thận còn lâu mới tới lượt anh và luật lại không cho phép người cùng huyết thống được hiến thận. Tôi vẫn nhớ rõ cái buổi cùng ngồi với chị của Mike trong phòng bác sĩ và nghe ông giải thích tại sao chị ấy không thể tặng thận. Cho đến hôm nay tôi không sao giải thích cảm giác lạ lùng từ đâu xâm chiếm, khi trong đầu tôi vang lên tiếng nói: “Ngươi sẽ tặng thận”. Tiếng nói đó rất rõ ràng, chính xác và xưa nay tôi chưa từng nghe có một giọng nào bảo tôi như thế. Từ khoảnh khắc ấy tôi luôn tin chắc người tặng thận sẽ là tôi, dẫu rằng vào thời bấy giờ việc này nghe có vẻ như bất khả thi.
Tôi tiếp tục suy nghĩ và câu trả lời đến với tôi rất dễ dàng. Lần kế tiếp, khi gặp bác sĩ tôi nói: “Tôi và anh Mike cùng loại máu, đúng không? Thận của người chết chỉ cần cùng loại máu với người được ghép, đúng không? Tỉ dụ như hôm nay tôi bị xe cán chết, thận của tôi sẽ dùng được cho anh ấy, đúng không? Vậy thì hãy để anh ấy nhận quả thận của tôi lúc tôi còn đang thở để vợ chồng tôi chung hưởng hạnh phúc cho đến cuối đời... Bác sĩ nghĩ sao?”.
Bác sĩ chỉ nhìn tôi trong khi tôi nài nỉ. Nhưng câu trả lời dứt khoát là không. Đối với tôi, sự phủ quyết này giống như phất lá cờ đỏ trước mũi con bò điên.
Tôi bỏ nhiều giờ lục lạo hồ sơ và thấy rằng ở bang Wisconsin việc ghép thận giữa hai vợ chồng đã thực hiện nhiều lần. Thế sao bang Texas lại không?
Tôi thâu thập sự ủng hộ của vài bác sĩ và ca của Mike được đưa ra hội đồng y khoa của bệnh viện. Phải chờ ít lâu để họ quyết định và thậm chí họ còn yêu cầu vợ chồng tôi đi trắc nghiệm tâm lý. (Tôi đoán họ chỉ muốn biết tôi có điên hay không). Cuối cùng hội đồng y khoa Bệnh viện Methodist (Tin lành) ở thành phố Dallas (Texas) được thuyết phục và bằng lòng cho ghép thận.
Tôi không bao giờ ngờ rằng việc trì hoãn lại xuất phát từ chồng mình. Anh càng nghĩ ngợi thì càng không chịu đựng nổi việc tôi phải cắt thận vì anh. Cuối cùng anh nói anh không thể chấp nhận. Trong giây phút im lặng ngập tràn cảm xúc, tôi chỉ hỏi anh một câu đơn giản: “Mười chín năm qua em đã chứng kiến anh chiến đấu với bệnh tật để sống bên em và các con. Ngần ấy thời gian tất cả chúng ta đã luôn bên nhau. Giờ đây nếu như em phải chạy máy lọc thận, còn anh thì biết có một thứ làm cho em khỏe mạnh. Thế thì anh sẽ làm gì nào?”. Lịch mổ được định ngày.
Cách nay mười bốn năm, Mike và tôi đã làm nên lịch sử ở Texas vì là cặp vợ chồng đầu tiên tặng, ghép thận cho nhau khi còn sống. Khắp nước những người muốn làm cái việc y như vậy đã điện thoại tìm tôi. Ngày nay việc người khác huyết thống hiến thận khi đang còn sống đã không còn lạ thường nữa rồi.
Nhưng sự kiện làm nên lịch sử ấy chẳng bao giờ gây ấn tượng nhiều cho tôi. Điều quan trọng hơn cả là tôi còn có được một người chồng mạnh khỏe sống với tôi thêm hàng chục năm dư.
Margo Molthan %3
C/P>80
Tro của hoa hồng
Tro của hoa hồng
Không hề giống như trong hình dung, tro của hoa hồng cũng một màu đen kịt, chỉ có những tàn sáng là của tờ giấy mồi lửa. Hai mươi mốt bông hoa hồng đỏ thẫm, cánh dày (có thể đem ra xào được - bạn cùng phòng ký túc xá nói vậy), cành dài nửa mét, rậm rịt lá xanh đen, gai to tướng. Sở hữu một bó hoa hồng lẫy lừng như thế trong ngày sinh nhật tôi đã rất tự hào và kiêu hãnh ôm bó hoa trước bao nhiêu con mắt ngưỡng mộ của nhà D4.
Tàn ngày sinh nhật, bó hoa được treo ngược lên một cái đinh trên tường bên giường tầng hai. Ai vào sau đó cũng trầm trồ bó hoa treo ngược - mặc dù đang héo dần vẫn phô trương vẻ rậm rịt sung mãn.
Hai mươi mốt bông hoa hồng héo dần tỏa mùi ngái ngất khiến tôi đau đầu cả tuần. Màu đỏ thẫm của những cánh hoa biến thành màu thâm đen, rồi lại trở màu nâu như gỗ khô. Cả bó hoa khô cong lại nhưng chẳng rụng một chiếc lá, một cánh hoa nào. Đến lúc này tôi vẫn hãnh diện cười không nói khi bất kỳ ai mới bước vào phòng đều thốt lên khen ngợi bó hoa khô treo trên tường.
Khô cong rồi. Một hôm, một đứa trong phòng thốt lên. Với một ý định ấp ủ từ rất lâu, tôi tổ chức đốt hai mươi mốt bông hồng khô. Dứt từng cụm cánh hoa khỏi cành khô mới phát hiện hóa ra trong cùng bông hoa vẫn còn cánh mỏng manh đỏ sót lại, chưa khô màu nâu gỗ. Những cánh hoa rất khô, rất mỏng, rất nhẹ, rón rén cháy. Tôi kiên nhẫn khơi cho những cánh hoa cháy hết và trong lòng tràn ngập nỗi thất vọng.
Tro của hoa hồng cũng chỉ là màu đen. Trong tưởng tượng của cô bé mười lăm tuổi, chiếc áo dạ hội "màu tro của hoa hồng" của Mecghi khiến cha Ranfơ bàng hoàng phải là một màu gì đó không nằm trong bảng màu thông thường. Từ đó vang lên trong hình dung cái màu kiêu hãnh - màu tro của hoa hồng. Sự thất vọng đầu tiên trong đời sau sinh nhật lần thứ hai mươi mốt. Tôi nhốt hai mươi mốt bông hoa hồng cháy thành tro đen vào một hộp sơn mài hình trứng có nắp đậy khít khịt. Đó là sưu tầm kỷ niệm đầu tiên.
Tiếp theo là những sưu tầm khác - bất cứ thứ gì có thể giữ lại được, cất đi được. Giấy gói viên kẹo sôcôla ngày Valentine. Hai chiếc vé bé tí, mỏng dính là vé đi xem viện bảo tàng quân sự. Hôm đó không nghĩ ra chỗ nào để đi nữa. Vé xem chung kết hoa khôi thể thao. Vé này thì dày và to. Tờ biên lai thu học phí kỳ cuối cùng. Một chiếc cúc áo bị đứt. Tờ giấy nháp nhăng cuội linh tinh bỗng có dòng "I love you" viết bằng bút chì. Những tờ lịch tường đằng sau có ghi cảm nghĩ: “Mình rất hạnh phúc”, “Mình rất buồn”... Những bức thư, mở đầu thường là "My baby...".
Bó hoa hồng tiếp theo cũng rậm rịt sung mãn cành dài nửa mét chi chít gai gồm hai mươi hai bông. Lần này hoa hồng được rứt từng cánh vẫn còn đỏ tươi thắm cho vào một phong bì to tướng.
Khi không còn ở ký túc xá nữa, tôi treo ngược những bó hoa hồng tiếp theo trên bất cứ cái đinh nào tìm thấy trên tường nhà. Khách đến nhà hỏi nhà này treo nhiều hoa thế. Mẹ tôi giải thích: mỗi năm một bó. Những bó hoa treo trên tường còn nguyên giấy gói. Nhìn vào kiểu giấy gói hoa biết thời gian đã trôi qua rất mau. Bó hoa hai mươi ba bông có giấy gói màu trắng in hoa đục. Bó hoa hai mươi tư bông bọc giấy hồng tới tận cuống. Bó hoa hai mươi lăm bông bọc giấy nến in hoa... Tôi bớt hãnh diện về những bó hoa. Tường nhà đã hết đinh treo.
Một năm, không có người tới tặng hoa, chỉ có e-mail một bức tranh hoa hồng nhấp nháy nói rằng anh xin lỗi không sắp xếp thời gian về dự sinh nhật em được và hôn em. Hey, mùi vị của nụ hôn điện tử. Tôi giận dỗi một thời gian. Khi không thấy động tĩnh gì thì bắt đầu thử đặt mình vào địa vị của anh ấy xem. Bận. Xa hàng nghìn cây số. Sự nghiệp. Tôi tha thứ và vui vẻ trở lại, ngày ngày đi về căn phòng có những bó hoa đã rất khô, hết màu kiêu hãnh nằm vô tri vô giác trên tường. Bây giờ, tôi lập riêng một folder có tên là Roses để chứa những bức tranh hoa hồng. Một bình hoa trên bàn có vài cánh rụng. Một vườn hoa hồng có bướm bay. Một thiên thần hai cánh trắng muốt đang tưới hoa. Rất nhiều bức tranh hoa hồng với message "To my baby".
My baby thực ra nhiều tuổi rồi. Tôi nhận ra điều này một hôm khi thử một chiếc váy ngắn chui đầu ôm thân. Chiếc váy đẹp và vừa vặn. Nhưng có vẻ gì đó khiến tôi ngần ngại. Tôi hỏi mẹ. Mẹ cũng ngần ngại. Tôi xoay đi xoay lại trước gương để tìm nguyên nhân. Một chiếc váy trẻ trung. Đã tìm ra nguyên nhân. Váy vừa với người nhưng không hợp với khuôn mặt. Mặt này, tuổi này thì không thể diện chiếc váy trẻ trung này được.
Trong folder tên là Hoa hồng vẫn tiếp tục có những bức tranh mới. Những bức thư điện tử thì ngắn lại nhưng vẫn đều đặn - một thói quen? E-mail của tôi thường kể hôm nay đi ăn đám cưới này, hôm sau đi thăm bạn kia đẻ, hôm thì dự tròn tháng em bé của bạn X, bạn Y,... Thư đáp lại thường trách: Em đi dự đám cưới cả thành phố?
Tôi bắt đầu hình dung. Nếu mình lấy anh Kha thì sao nhỉ? Không thể. Không bao giờ. Lấy anh Tiến? Khủng khiếp quá. Hết giai đoạn hình dung, tôi trở nên vô cảm. Sáng dậy đi làm, tối về xem ti vi, đọc sách, lên giường ngủ. Hết mong đợi. Hết hình dung.
Căn nhà cũ phải đập đi để xây lại. Mẹ tôi gỡ những bó hoa khô trên tường xếp vào một chỗ chờ tôi về, bảo của mày đấy. Cả nhà đi ở nhờ, đồ đạc chỉ mang theo những thứ tối cần thiết. Tôi lục tung ngăn kéo, hòm xiểng. Ngồi trước một đống các thứ sưu tầm từ thời xa xưa. Một cái cúc áo, tấm vé xem bảo tàng giấy đen mỏng, vé xem chung kết hoa khôi thể thao, những bức thư viết trên giấy thếp, chữ nghiêng trong sáng tràn ngập nỗi nhớ và những dự định to tát, phong bì to tướng dán kín tràn ra những cánh hoa hồng khi tôi xé toạc vỏ bao. Hộp sơn mài nắp quá khít khiến tro bật lên khi tôi cố cạy nắp. Buồn cười. Những trò ngây dại của tuổi trẻ. E-mail gửi đi nói là em đã "xử lý" hết những thứ linh tinh ngày xưa em giữ lại. E-mail gửi lại nói anh đang có một lời mời cộng tác cho trung tâm dự đoán diễn biến thị trường. Cuối cùng là dòng nhắn hỏi "Em có chờ anh không?". E-mail tiếp theo chưa được gửi đi. Máy tính của tôi bỗng nhiên đen kịt màn hình khi tôi đang download chương trình diệt vi-rút. Mọi sự chữa chạy đều vô ích. Tôi năn nỉ computerman cố cứu những dữ liệu lưu trong máy. Chịu. Mua máy mới đi. Anh ta bàng quan khuyên nhủ. Nhà mới. Computer mới. Tường nhà sơn láng mịn đã khoan sẵn những lỗ vít để bố tôi
treo lại những bức tranh sơn mài theo kích cỡ đo đạc chi li từ khi thiết kế nhà. Không thừa một lỗ vít nào. Tường này có muốn cũng không đóng đinh thêm được. Bố tôi tự hào.
Việc đầu tiên cần phải làm với chiếc máy tính mới là tạo folder đặt tên là Roses. Tôi chờ bức tranh hoa hồng mới.
Tác Giả: Phạm Thị Thanh Mai
Aug 16, 2005
Hãy nghe con vật nói
Hai chú chim se sẻ đang đậu trên hàng rào nói chuyện gẫu với nhau. Ðúng lúc hai chú đang thao thao bàn cãi và đấu láo hăng say, thì có một phản lực cơ Boeing 767 bay trên trời cao ngang qua trên đầu hai chú se sẻ nhiều chuyện này. Một chú nhìn lên chiếc Boeing rồi nói với chú chim se sẻ kia:
- Ê Sẻ nâu, coi kìa, con chim bự trên kia bay nhanh ghê há, tao phục, tao phục.
Sẻ nâu nhìn lên trời, quan sát chiếc Boeing đang bay một lúc lâu rồi trả lời:
- Có gì đâu, Sẻ Xù. Nếu có đứa nào đốt đít mày cháy khói ì xèo như vậy, tao bảo đảm mày bay còn lẹ hơn con chim bự bị đốt đít trên kia nữa đấy.
- - - - - - - - - - - -
Có con rắn lục con hỏi rắn lục mẹ:
- Mẹ ơi ! Nọc rắn lục nhà mình có độc không mẹ?
- Sao con lại hỏi thế?
- Vì hồi nãy đang ăn "nhãn lồng", con lỡ cắn nhằm lưỡi của mình rồi !
Hãy nghe con vật nói
Hai chú chim se sẻ đang đậu trên hàng rào nói chuyện gẫu với nhau. Ðúng lúc hai chú đang thao thao bàn cãi và đấu láo hăng say, thì có một phản lực cơ Boeing 767 bay trên trời cao ngang qua trên đầu hai chú se sẻ nhiều chuyện này. Một chú nhìn lên chiếc Boeing rồi nói với chú chim se sẻ kia:
- Ê Sẻ nâu, coi kìa, con chim bự trên kia bay nhanh ghê há, tao phục, tao phục.
Sẻ nâu nhìn lên trời, quan sát chiếc Boeing đang bay một lúc lâu rồi trả lời:
- Có gì đâu, Sẻ Xù. Nếu có đứa nào đốt đít mày cháy khói ì xèo như vậy, tao bảo đảm mày bay còn lẹ hơn con chim bự bị đốt đít trên kia nữa đấy.
- - - - - - - - - - - -
Có con rắn lục con hỏi rắn lục mẹ:
- Mẹ ơi ! Nọc rắn lục nhà mình có độc không mẹ?
- Sao con lại hỏi thế?
- Vì hồi nãy đang ăn "nhãn lồng", con lỡ cắn nhằm lưỡi của mình rồi !
Aug 14, 2005
Chuyện Gì
Có một vị giám đốc rất hách dịch với cấp dưới. Khi có người đến hỏi việc gì, ông ta vẫn ngồi yên đọc sách, bắt đương sự cứ phải đứng chờ.
Hôm nọ một nhân viên có việc gấp vào trình, thấy ông ta ngồi im lâu quá, bèn la lên:
Chết rồi, chết rồi!
Lúc này vị giám đốc mới giật mình, quay người lại hỏi:
Chuyện gì vậy?
Người nhân viên nói:
Thấy ngài ngồi bất động lâu quá, tưởng ngài "đi" rồi tôi mới hết hồn la lên đấy.
2795
Mánh Khóe
- Bác đi thăm bệnh, sao bất cứ bệnh nào bác cũng hỏi bệnh nhân thường ăn những gì, như vậy là nghĩa làm sao ?
Thầy kia cười đáp :
- Có gì đâu, chẳng qua hỏi xem họ ăn uống có sang trọng hay không để sau định tiền thuốc nhiều hay ít cho nó dễ!
Aug 13, 2005
Đèn đỏ
Thưa các bạn, đôi khi giữa cái sống và cái chết chỉ cách nhau chừng một sợi tóc. Chẳng ai có thể biết nó rõ hơn tôi. Nhưng, nếu có ông bạn nào lại hỏi tôi trong trường hợp phải giết người thì sao? Điều ấy tôi thấy cần phải trả lời nước đôi như thế này: Cái đó còn tùy theo trạng huống. A lô, ai đó?A lô, ai đó? Một ông gọi điện về nhà cho vợ và nhận được một giọng phụ nữ lạ hoắc. - A-lô, ai đó? - Tôi là người làm. - Nhà tôi làm gì có người làm? - Bà chủ mới thuê tôi sáng nay. - Tốt. Cho tôi gặp bà chủ, chồng bà ấy đây. - Ơ... bà chủ đang ngủ với ông chồng nào đó trên gác ý. - Sao???!!! Này, cô kia, có muốn năm trăm triệu không? - Dạ, ông muốn em làm gì? - Cô lấy khẩu súng trong ngăn bàn bắn bỏ mẹ hai đứa ấy đi. Sau đó ông nghe tiếng đặt điện thoại, tiếng bước chân và hai phát súng. Cô người làm công nói chuyện tiếp. - Thưa ông, bây giờ xử lý hai cái xác thế nào ạ? - Gói gém cẩn thận, rồi quăng ra cái hồ cạnh nhà. - Cạnh nhà? Hồ nước nào nhỉ? - Ơ... vậy có phải số máy 6589324 không đấy...51 Aug 10, 2005Đòi nợBị một thợ săn bắn chết, hồn của chồn bạc bay thẳng lên thiên đàng. Thánh Phêrô tiếp đón nó niềm nở và hỏi: - Cái gì sẽ làm cho con sung sướng? Con vật bé nhỏ trả lời: - Con muốn có một cái áo làm bằng... da phụ nữ! 2349 Mẹ, con và chú ghi điện- Mẹ ơi! Sao chú đó ra vào nhà mình ghi điện mà không chào hỏi ai hết vậy? - Đàn ông "trí thức" ít nói lắm con à! - Chú đó có đi học không mà sao không biết lễ phép vậy mẹ? - Có chứ con! Ổng là thợ điện mà! - Chú đó mang giày vào nhà, rồi mang cả giày leo lên giường mẹ con mình để xem đồng hồ điện nữa. Sao mẹ không nói gì hết vậy? - Kệ "nó" con à! Có điện sáng là mừng rồi! - !!!...1992 Aug 9, 2005Những câu hỏi ngố
o O o
o O o
1143 Aug 8, 2005Tình đom đómHai con đom đóm gặp nhau. Một con có một vết bỏng trên đầu, bay vội vã. - Đi đâu mà vội thế ? - Tôi đi khám mắt. - Ơ, nhưng anh bị bỏng ở đầu mà. - Ờ! Đêm qua đi chơi khuya về thấy lập lòe tôi tưởng vợ tôi, tôi ôm chầm lấy toan hôn thì mới biết là cái tàn thuốc lá. 2666 Tình đom đómHai con đom đóm gặp nhau. Một con có một vết bỏng trên đầu, bay vội vã. - Đi đâu mà vội thế ? - Tôi đi khám mắt. - Ơ, nhưng anh bị bỏng ở đầu mà. - Ờ! Đêm qua đi chơi khuya về thấy lập lòe tôi tưởng vợ tôi, tôi ôm chầm lấy toan hôn thì mới biết là cái tàn thuốc lá. 2666 Aug 6, 2005Con Chó Săn Dũng CảmTrời mới rạng đông, nghe con heo nái trong chuồng hộc hộc, tui biết là con heo rừng nọc chiếc vô nhảy đực heo nái mình nữa rồi. Tui chộp cây mác thong, kêu con chó Nô nhảy ra. Con chó Nô là loại chó nòi, giỏi vô cùng, nhưng lúc này nó đang có chửa gần đẻ nên cũng hơi ột ệt. Lúc tui chạy tới thì con heo nọc chiếc cũng vừa bỏ chuồng đi ra rồi. Nó to cỡ con bò, màu lông vàng hực, da lăn dầu chai, có u có nần. Vừa đi, nó vừa nghếch cái mõm như cây đàn bầu lên táp bốp bốp, nghe chẳng khác mình cầm cái mủng dừa úp lại. Hai cục bọt trắng xóa đóng hai bên mép miệng, gần chỗ cặp nanh trắng ơn, cong vút. Thấy tui với con Nô đuổi theo sát, nó quay lại, mái đít ngồi nhìn. Mũi nó khịt khịt như gà lôi kêu. Biết là gặp tay địch thủ đáng gờm, tui đứng chân chữ đinh, cầm phân hai cây mác, nhử nhử. Con nọc chiếc tưởng tôi đâm thiệt nên hất mõm qua bên. Tui lẹ làng thu lại, đâm một nhát chí tử vào nách nó. Coi như con nít chơi, con nọc chiếc liền hất trở lại một cái trông nhẹ hều làm cán mác của tui gãy làm hai. Tui chới với suýt cắm đầu, tay chỉ còn cầm khúc cán mác, đứng xơ rơ. Thấy chủ sắp lâm nguy, con Nô nhảy vô, nhưng vừa nhập vào liền bị con nọc chiếc đánh cho một cái văng bắn ra, va vào một gốc cây tràm đánh ẳng một tiếng, quỳ xuống đẻ ra một bầy con. Tám con chó mới đẻ liền nhào tới cắn bốn cái giò heo. Con Nô tuy bị thương, nhưng lại nhảy vô chính diện. Chẳng ngờ nó lại bị con nọc chiếc đánh bồi thêm một cái nữa, làm cho sọ đầu bể làm tư. Nó nằm giãy tê tê. Thấy vậy, tui nhảy lại bứt nắm cỏ thuốc dây, dóc kiền cái đầu nó lại. Con chó ngồi dậy nghỉ một lúc cho đỡ mệt, rồi lại xáp trận nữa. Lần này thì con nọc chiếc có mà chạy đường trời. Tám con chó con cắn bốn cái giò căng ra, con Nô táp dính cái đuôi kéo nhủng nhẳng, còn tui thì xách khúc cán mác còn lại nhắm ngay đầu nó bổ xuống. Quần nhau một hồi, con nọc chiếc mệt lả, há họng thở dốc. Nhanh như chớp, tui thọc cho nó một cán mác vô họng thấu tuốt ra sau đít. Lũ chó con còn sung sức nên sủa gâu gâu. Con Nô, tuy cái đầu mới bể được ràng lại, chưa ăn khớp hoàn toàn nhưng cũng cất tiếng sủa trợ chiến cho lũ con "cạch, cạch... cạch cạch..."2654 Con Chó Săn Dũng CảmTrời mới rạng đông, nghe con heo nái trong chuồng hộc hộc, tui biết là con heo rừng nọc chiếc vô nhảy đực heo nái mình nữa rồi. Tui chộp cây mác thong, kêu con chó Nô nhảy ra. Con chó Nô là loại chó nòi, giỏi vô cùng, nhưng lúc này nó đang có chửa gần đẻ nên cũng hơi ột ệt. Lúc tui chạy tới thì con heo nọc chiếc cũng vừa bỏ chuồng đi ra rồi. Nó to cỡ con bò, màu lông vàng hực, da lăn dầu chai, có u có nần. Vừa đi, nó vừa nghếch cái mõm như cây đàn bầu lên táp bốp bốp, nghe chẳng khác mình cầm cái mủng dừa úp lại. Hai cục bọt trắng xóa đóng hai bên mép miệng, gần chỗ cặp nanh trắng ơn, cong vút. Thấy tui với con Nô đuổi theo sát, nó quay lại, mái đít ngồi nhìn. Mũi nó khịt khịt như gà lôi kêu. Biết là gặp tay địch thủ đáng gờm, tui đứng chân chữ đinh, cầm phân hai cây mác, nhử nhử. Con nọc chiếc tưởng tôi đâm thiệt nên hất mõm qua bên. Tui lẹ làng thu lại, đâm một nhát chí tử vào nách nó. Coi như con nít chơi, con nọc chiếc liền hất trở lại một cái trông nhẹ hều làm cán mác của tui gãy làm hai. Tui chới với suýt cắm đầu, tay chỉ còn cầm khúc cán mác, đứng xơ rơ. Thấy chủ sắp lâm nguy, con Nô nhảy vô, nhưng vừa nhập vào liền bị con nọc chiếc đánh cho một cái văng bắn ra, va vào một gốc cây tràm đánh ẳng một tiếng, quỳ xuống đẻ ra một bầy con. Tám con chó mới đẻ liền nhào tới cắn bốn cái giò heo. Con Nô tuy bị thương, nhưng lại nhảy vô chính diện. Chẳng ngờ nó lại bị con nọc chiếc đánh bồi thêm một cái nữa, làm cho sọ đầu bể làm tư. Nó nằm giãy tê tê. Thấy vậy, tui nhảy lại bứt nắm cỏ thuốc dây, dóc kiền cái đầu nó lại. Con chó ngồi dậy nghỉ một lúc cho đỡ mệt, rồi lại xáp trận nữa. Lần này thì con nọc chiếc có mà chạy đường trời. Tám con chó con cắn bốn cái giò căng ra, con Nô táp dính cái đuôi kéo nhủng nhẳng, còn tui thì xách khúc cán mác còn lại nhắm ngay đầu nó bổ xuống. Quần nhau một hồi, con nọc chiếc mệt lả, há họng thở dốc. Nhanh như chớp, tui thọc cho nó một cán mác vô họng thấu tuốt ra sau đít. Lũ chó con còn sung sức nên sủa gâu gâu. Con Nô, tuy cái đầu mới bể được ràng lại, chưa ăn khớp hoàn toàn nhưng cũng cất tiếng sủa trợ chiến cho lũ con "cạch, cạch... cạch cạch..."2654 Aug 4, 2005Cạo nhầm râu của đứa bên cạnhTrước hàng quân, thiếu uý quát to: - Binh nhất John! Tại sao anh không cạo râu buổi sáng? - Thưa sếp, tôi có cạo, nhưng có tới 9 thằng bu quanh cái gương. Chắc là tôi cạo nhầm râu của đứa bên cạnh. 2145 Aug 3, 2005Ba điều ướcMột hôm, trong khu rừng rậm, con ếch thần nhìn thấy một con gấu đang đuổi theo chú thỏ để kiếm bữa ăn trưa. Ếch gọi cả hai con vật lại và nói: "Ta cho mỗi ngươi ba điều ước. Gấu kia! Ngươi hãy ước trước đi". Gấu suy nghĩ một phút và bởi vì nó là gấu đực nên nó ước: "Tôi ước tất cả gấu ở khu rừng này đều là gấu cái". Đến lượt mình, thỏ liền ước một cái mũ bảo hiểm và đội ngay lên đầu. Con gấu cười khinh thị vào sự ngu dốt của thỏ vì nó đã phung phí một điều ước quý giá như vậy. Lần thứ hai gấu lại ước: "Ồ! tôi muốn khu rừng bên cạnh cũng chỉ toàn gấu cái". Tiếp theo, thỏ ta ước một cái xe máy và ngay lập tức nổ máy. Gấu thực sự bị sốc vì thấy thỏ ước những thứ ngu xuẩn đến vậy. Đến điều ước cuối cùng, gấu nghĩ trong giây lát rồi nói: " Tôi mong tất cả gấu trên trái đất này đều là gấu cái". Xe của thỏ bắt đầu lăn bánh và nó ngoái lại nói với theo: "Tôi ước con gấu này bị đồng tính". 455Tài bắn giỏiTại vùng nọ có một anh, hễ ngồi đâu là khoe tài bắn giỏi, đi săn giỏi của mình. Một lần ngồi uống chè chát bên nhà hàng xóm, anh khoe với bà con một bận đi săn hổ hết sức li kì như sau : Aug 2, 2005Dở QuáMột hôm, ông giám đốc Dưỡng trí viện thấy một thân chủ đứng nhìn mười bạn đồng viện bò bốn chân khắp căn phòng hẹp. Ông hỏi: Các anh làm gì thế? Người đứng xem đáp: Mấy thằng này dở quá, từ sáng đến giờ là gần trưa rồi mà làm có một việc không xong. Ông giám đốc hỏi: Việc gì vậy? Thân chủ đáp: Tôi treo giải thưởng hai khúc bánh mì cho đứa nào chun được dưới làn phấn tôi gạch ngang phòng. Chúng nó bò suốt buổi mà chun không qua. 2851 Dở QuáMột hôm, ông giám đốc Dưỡng trí viện thấy một thân chủ đứng nhìn mười bạn đồng viện bò bốn chân khắp căn phòng hẹp. Ông hỏi: Các anh làm gì thế? Người đứng xem đáp: Mấy thằng này dở quá, từ sáng đến giờ là gần trưa rồi mà làm có một việc không xong. Ông giám đốc hỏi: Việc gì vậy? Thân chủ đáp: Tôi treo giải thưởng hai khúc bánh mì cho đứa nào chun được dưới làn phấn tôi gạch ngang phòng. Chúng nó bò suốt buổi mà chun không qua. 2851 Cánh đồng bất tận
|