Hai sinh viên triết học năm thứ nhất đi qua khu giảng đường và nhìn thấy trên bảng tin hàng chữ: "Khóa học khai tâm về suy luận logic, khai giảng ngày 13/5. Học cả ngày". Cả hai đều không có khái niệm gì về môn học này nên rất tò mò. Họ đi tìm giáo sư bộ môn. Người bạo dạn hơn tiến vào văn phòng.
- Thưa giáo sư, "khóa học khai tâm về suy luận logic" có nghĩa là gì ạ?
Giáo sư đáp:
- Môn học này giúp người học, dựa trên những thông tin sẵn có, sử dụng tư duy logic để lập luận và đưa ra thông tin mới. Để dễ hiểu hơn, tôi sẽ trả lời câu hỏi của cậu bằng một câu hỏi. Cậu có xe hơi không?
- Có! - Cậu sinh viên đáp.
- Vậy là, tôi có thể suy luận một cách logic rằng cậu biết lái xe. - Giáo sư nói.
- Vâng! Đúng vậy!
- Tiếp đó, tôi có thể suy luận rằng cậu lái xe đi chơi vào kỳ nghỉ cuối tuần.
- Đúng, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần em thường lái xe đến nơi hò hẹn.
- Qua đó, tôi suy ra rằng cậu có tình nhân. - Giáo sư tiếp.
- Vâng, em có một cô bạn gái.
Giáo sư kết luận:
- Cuối cùng, tôi có thể suy luận một cách logic rằng cậu là người có quan hệ tình dục khác giới.
- Vâng, đúng vậy! Giờ thì em đã hiểu nội dung của khóa học. Cảm ơn giáo sư!
Khi anh chàng trở ra, người bạn đợi bên ngoài hỏi:
- Thế nào, khóa học có gì hay không?
- Nó bàn về sử dụng thông tin và vài thứ linh tinh... Để tớ trả lời câu hỏi của cậu bằng một câu hỏi. Cậu có xe hơi không?
- Không! - Người bạn đáp.
- Vậy thì, tớ có thể suy luận một cách logic rằng cậu là một gã đồng tính luyến ái, đồ công tử bột ạ!
Trang
Nov 28, 2005
Suy luận của triết gia
Nov 27, 2005
Cơn Bão
Prospéro , công tước Milan, là một vị quân vương lạ lùng. Cả đời, ngài vùi đầu sống giữa đống sách vở và các ống nghiệm, đắm hồn trong những cuộc nghiên cứu huyền bí, bỏ mặc việc triều chính cho người em trai là Antonio. Hậu quả thật tai hại. Gã Antonio đầy tham vọng, lợi dụng việc rời xa binh quyền và lòng tin cậy mù quáng của ngài để chiếm đoạt, trước tiên là mọi quyền lợi của công quốc, sau đó là lòng dân Milan. Tên gian tặc nghĩ mình mới thực sự là
Mặt khác, Prospéro cũng nổ lực cải hóa tên Caliban gớm ghiếc, mong mang lại tính người cho hắn. Ngài đã dạy cho hắn nói, cho hắn uống nước và ăn quả ngọt, dạy cho hắn tên các vị tinh tú, -cái to sáng rực ban ngày và cái nhỏ lấp lánh trong đ
Trong lúc đó, thời gian vùn vụt trôi qua. Miranda lớn lên, càng thêm xinh đẹp và duyên dáng. Đến năm mười lăm tuổi, nàng chưa hề biết một người nào khác ngoài cha nàng, nên bao tâm tưởng, nàng đều gởi trọn cho cha. Hơn nữa, nhờ môn khoa học huyền bí đã trở nên điêu luyện sau mười hai năm ẩn dật và nghiền ngẫm, ngài có thể đọc mọi ý nghĩ giấu kín trong đầu con gái như trên trang sách. Ngài xét thấy thời gian đã chín muồi để có thể sử dụng sở trường khoa học của mình mà làm chủ mọi biến cố.
Ông em Antonio, thay ngài làm công tước Milan tháp tùng đức vua Naples và hoàng tử Ferdinand, đang lênh đ
Chúng ta đắm tàu mất! -họ hét lên. Giờ này, ta xin đổi ngàn dặm biển để lấy một mảnh đất khô cằn, một bờ thạch thảo hay một bụi kim-tước chi gai góc. Chết trên khô vẫn sướng hơn! Hoàng tử Ferdinand kinh hoàng nhảy khỏi tàu, thốt lên:
- Tất cả yêu tinh quỷ quái đều tề tựu về đây, chắc địa ngục vắng không!
Và
Nhưng Ariel đã cẩn thận chọn nơi đắm tàu thật gần bờ. Vẫn theo lệnh Prospéro, gã phân tán nạn nhân ra từng nhóm, cho họ trôi dạt vào nhiều điểm khác nhau trên đảo, rồi về báo cáo với chủ:
- Chả thiếu mặt ai trong đoàn người trên tàu cả, dù rằng ai cũng ngỡ rằng mình là người duy nhất sống sót: họ mệt nhoài nên ngủ cả, bùa mê của ta sẽ khiến họ còn ngủ lâu: con tàu đỗ an toàn dưới bến, dù chẳng ai thấy được nó. Công tước và vua Naples đều đang tìm hoàng tử Ferdinand, nhưng chẳng mong gì gặp lại. Phần chàng vẫn bình an vô sự, khoanh tay trước ngực, khóc than cho cái chết của phụ vương mà chàng ngỡ đã chìm sâu dưới đáy biển. Chàng chẳng bị thương tích gì, quần áo tuy hơi ướt đẫm nước biển, lại thấy mát mẻ hơn bao giờ. Đoàn tàu còn lại, tiếp tục cuộc hành trình, buồn bã giương buồm về Naples, tất cả đều quả quyết, đã trông thấy tàu nhà vua chìm lỉm và
Ariel nhận lệnh mới, lại hóa ra nữ thần hải dương, ra biển hát một ca khúc của mỹ nhân ngư: Hãy chạy lên bãi cát vàng
Nẵm chặt tay nhau
Nếu các ngươi đã gặp và hôn phải làn sóng dữ
Cứ tưng bừng nhảy múa đó đây
Hãy đến đây, những tâm hồn kỳ diệu, cùng cất tiếng hát với ta.
Bài ca đánh thức hoàng tử Ferdinand, đang còn thiếp ngủ vì mệt.
Ariel hát tiếp:
Dưới năm sải nước, cha ngươi vừa gục ngã
Xương ngài sẽ biến thành san hô
Mắt ngài sẽ là hai viên ngọc
Chẳng có gì của ngài mất đi
Nhưng đại dương sẽ biến tất cả thành những vật hiếm hoi và quí báu
Các nữ thủy thần sẽ từng giờ đổ chuông gọi hồn Ngài
Kia! Hãy chăm chú lắng nghe: Đinh, đong, đinh, đong!
Choàng dậy, Ferdinand cảm thấy nỗi khổ đau cơ hồ nguôi dần. Chàng bước lần theo tiếng hát đang bay xa. Tiếng hát đưa chàng đến một lùm cây rậm rạp: dưới bóng mát, Prospéro và Miranda đang ngồi. Miranda ngước mắt lên:
- Con nhìn gì đấy? –cha nàng hỏi
- Chắc hẳn đó là một con ma, -cô gái khẽ đáp- Nó nhìn quanh quất. Nó đẹp quá, chỉ có thể là một con ma thôi.
- Không đâu, con ạ! Đó là một con người, cũng ăn, ngủ và sống như chúng ta. Đó là một chàng trai trẻ, trên chiếc tàu vừa bị đắm. Chàng lạc mất cả bạn đồng hành và
Miranda vẫn tưởng rằng: mọi con người đều phải có bộ mặt trịnh trọng và chòm râu dài như Prospéro. Yên lòng và thích thú, nàng tiến lại gần. Hoàng tử Ferdinand, vẫn còn mê mẫn bởi tiếng hát Ariel, chợt ngất ngây trước tấm nhan sắc kỳ diệu, ngỡ mình đã lọt vào hòn đảo thần tiên. Miranda không thể là người trần. Nên chàng rụt rè hỏi: phải chăng nàng là thần nữ chốn này?
- Tôi chỉ là một cô gái bình thường –Miranda bẽn lẽn đáp. Nàng sắp sửa kể lại chuện đời mình, bởi nàng đâu đã biết đến tính đa nghi và lòng ngờ vực. Nhưng Prospéro kịp ngăn lại, ngài thấy rõ hai trẻ ngây thơ đã yêu nhau, ngay phút đầu gặp gỡ, -như người đời vẫn nói. Để thử thách Ferdinand, ngài vờ nghi chàng dối trá và
- Hãy theo ta –ngài cất giọng nghiêm khắc- Ta sẽ giam ngươi lại và trói chặt tay chân, ngươi sẽ phải uống nước biển, ăn vỏ sò, rễ khô và dẻ rừng.
- Ta chẳng cần làm gì cả! –Ferdinand hiên ngang cự lại, tay đặt vào chuôi kiếm. Nhưng Prospéro chỉ cần vung đũa thần lên, là hoàng tử đã bị trói chặt. Miranda thấy động lòng trắc ẩn.
- Thưa phụ thân, hãy thương xót chàng. Con xin đảm bảo cho chàng đấy! Chàng là người thứ hai mà con được thấy, nhưng con tin chàng ngay thẳng và chân thực.
- Sao? -Cha nàng hầm hừ- Con thấy hắn đẹp à, vì con chỉ biết có mỗi mình hắn và Caliban. Nhưng cha nói cho con rõ, này cô bé khờ khạo của cha, sánh với bao kẻ khác, hắn cũng chỉ là một tên Caliban thôi.
- Chắc là con quá khiêm tốn trong tình yêu, –cô gái nhỏ nhẹ nói- bởi lẽ con chẳng mong ước người nào khác quyến rũ hơn.
- Ngươi không có quyền cãi lệnh ta, nào theo ta ngay! –Prospéro quát lên, và vị hoàng tử sững sờ riu ríu bước theo.
- Linh hồn ta bị ràng buộc, -hoàng tử thầm thì- Nhưng cái chết của cha ta, sự yếu đuối và mệt mỏi của ta, tai nạn đắm tàu của lũ bạn, sự đe dọa của lão chủ, tất cả đều vô nghĩa, nếu mỗi ngày từ ngục tối ta được trông thấy nàng một lần, sá gì cái tự do nơi khác?
Prospéro quan sát rồi mỉm cười, vì bão tố, đắm tàu gặp gỡ buổi đầu, tình yêu chớm nở, tất cả đều là công trình trí tuệ của ngài. Ngài truyền dạy tên tù phải chất hàng đống củi cho thật nhanh. Ferdinand hầu như bị kiệt sức bởi công việc nặng nhọc đó; Miranda, ràn rụa nước mắt, cảm thương:
- Than ôi! –nàng khóc thút thít- đừng làm nhiều thế. Cha em đang vùi đầu trong sách vở, ít ra cũng đến ba tiếng. Anh hãy nghỉ đi! Em sẽ ôm củi thay anh một lát.
Ferdinand hốt hoảng ngăn lại, sau đó, quên mọi lời căn dặn của Prospéro, cả hai âu yếm chuyện trò. Nhà thông thái vô hình, thích thú chứng kiến từ đầu chí cuối. Miranda quên bẵng nghiêm lệnh của cha, thổ lộ tên mình và trả lời mọi câu hỏi của Ferdinand. Nàng say sưa lắng nghe những lời ngợi ca sắc đẹp của nàng. Gã trai trẻ si tình bảo rằng: nàng là người đ
- Em chẳng còn nhớ nổi gương mặt một người phụ nữ nào, -Miranda từ tốn nói- em cũng chưa bao giờ trông thấy người đ
Cảm kích trước tấm lòng chân thực của Mirand, Ferdinand cũng kể chuyện đời mình, cho biết chàng là thái tử Naples. Nàng có muốn làm hoàng hậu và có hứa sẽ thành hôn với chàng không? Cô bé tội nghiệp, rưng rưng nước mắt mừng vui, chưa kịp trả lời thì Prospéro đã hiện ra và ban phúc cho đôi lứa. Ngài chỉ giả vờ nghiêm khắc thôi, Ferdinand đã hiên ngang và dũng cảm vượt qua mọi thử thách. Cầu mong chúng được hạnh phúc với nhau. Phần ngài, công trình vẫn còn dang dở.
Lúc đó, vài hành khách đắm tàu đã gặp lại nhau ở ven bờ. Họ ngạc nhiên chẳng biết vì sao quần áo thấm nước biển, đến lúc khô, vẫn giữ được vẻ tươi mát và lộng lẫy. Chưa chi họ đã cãi vã nhau ỏm tỏi, người thì bảo khí hậu nơi đây dịu mát và không khí thoảng mùi hương; kẻ lại phàn nàn có mùi bùn lầy, nhớp nhúa. Có người bảo trông thấy hoàng tử Ferdinand lội vào bờ, nhưng vua Naples không tin, cứ tức tưởi khóc con. Ông em Sébastien phiền trách ngài về đường lối chính trị nói chung và chuyến đi này nói riêng. Lão Gonzalo, với con tim hiền dịu và khối óc hão huyền, mười hai năm trước đây đã cứu mạng Prospéro, tuyên bố sẽ ban hành hiến pháp trên hòn đảo man dại và hoang vắng này:
- Trong nước cộng hòa của tôi –ông trầm tư- tôi sẽ làm ngược lại những điều nơi khác làm. Tôi hủy bỏ mậu dịch. Chẳng có tổ chức hành chánh, trường học, không nô lệ, không giàu sang, không nghèo khó, chẳng giao kèo, của cải hay di sản gì cả. Dứt bỏ mọi ưu tư, thần dân của tôi sẽ không biết công dụng của sắt thép hay thóc lúa, dầu hay rượu; các nguồn lợi thiên nhiên sẽ thuộc về mọi người, chẳng mảy may khổ nhọc. Sự bội phản, lừa đảo, gươm giáo, dao găm, súng hỏa mai, nhục hình sẽ bị hủy diệt tất. Được thiên nhiên cung ứng mọi thứ, đám dân làng của tôi sẽ sống trong một thời đại hoàng kim.
Bọn họ cười chế giễu ông ta rồi tất cả chìm vào giấc ngủ, ngẩn ngơ bởi tiếng nhạc của Ariel vô hình. Khi thức dậy, bọn họ túa ra khắp đảo, cố gắng tìm dấu vết Ferdinand. Các cụ già chẳng mấy chốc đã mệt rũ, bởi Ariel luôn tìm cách bỡn cợt họ. Họ lạc lối trong mê cung, nghe như có tiếng gầm rú của sư tử, thế là họ tuốt kiếm đâm loạn xạ vào khoảng không. Họ thấy từ đâu thoắt hiện một bàn tiệc linh đình, do những người quái dị như con rối chiêu đãi, nhưng đúng vào lúc họ sắp sửa ngồi vào bàn, thì một nữ ác thần hiện ra. Vẫn chính là Ariel, chê trách họ yếu đuối và bất lực, nhắc họ nhớ đến tội ác, mà giờ đây họ phải chịu quả báo; chẳng phải họ đã đ
- Dù
Nữ ác thần biến mất trong khoảng không. Những kẻ có tội bàng hoàng, kinh khiếp, chạy tán loạn. Prospéro thầm nhủ:
- Linh phù
Đoàn người trên tàu bị đưa đẩy đến một bến bờ khác, nơi tên Caliban ghớm ghiếc đang đốn củi, vừa hậm hực chửi bới và nguyền rủa chủ nhân mình. Vì Prospéro, tuy dạy tên súc sinh nói được, nhưng hắn chỉ biết nói toàn những lời mắng nhiếc và trù ẻo.
Một thủy thủ, gã Trinculo, thấy hắn trước tiên, nhạo báng hắn, chê hắn hôi mùi cá và chắc người ta sẽ vớ bở nếu mang hắn triển lãm ở hội chợ. Stéphano, một thủy thủ khác, cho rằng hắn đội lốt rừng rú để làm họ hoảng vía chơi. Họ thuần dưỡng hắn rất nhanh, vì lúc đắm tàu họ cứu thoát được một thùng rượu vang Cérès, giờ đây, họ trút cả chai vào miệng Caliban, vừa thích thú bảo cho Caliban biết rằng theo họ, đó là thứ tuyệt nhất trần gian.
- Mấy người này đẹp đẽ quá! –Caliban làu bàu- Rượu của họ tuyệt diệu. Có phải họ từ trên trời rơi xuống không?
Rồi do cứ vòi mãi chai rượu thần, đầu óc khốn khổ của hắn ta bỗng chốc quay cuồng. Hắn quị xuống trước trước mặt các chủ nhân thứ nước uống kỳ diệu và trở thành nô lệ của họ:
- Ôi con người kỳ diệu! Tôi sẽ chỉ cho ngài dòng suối mát trong, tôi sẽ hái quả ngọt, sẽ câu cá cho ngài. Để tôi đưa ngài đến nơi có những quả táo hoang, tôi sẽ dùng móng tay nắm lên, tôi sẽ chỉ ngài tổ chim cà cưỡng và cách bẫy sóc ra sao.
Rồi Caliban say khướt, lôi hai người bạn mới, vừa đi ngất ngưỡng, vừa ngêu ngao: Tớ chẳng thèm làm lờ bắt cá
Tớ chẳng thèm gom củi đốt lửa
Tớ chẳng thèm cọ rửa chén bát Tớ chẳng thèm lau dĩa nữa
Ban! Ban! Caliban!
Tự do! Thịnh vượng! Tự do! Tự do!
Tên cục súc không thấy rằng, khi ngỡ đã thoát khỏi cái ách nhân hậu của Prospéro, hắn lại dâng mình cho vị chủ mới bạo ngược, đần độn và dốt nát. Hai gã thủy thủ hỏi dò Caliban: - Nếu trên đảo chỉ có Prospéro và con gái, thì cả ba chúng ta có thể dễ dàng khống chế được ngay.
Caliban thấy như mình đã vượt khỏi quyền lực của Prospéro, kẻ chiếm đoạt gia sản của hắn, cái hòn đảo do Sycorax, mẹ hắn để lại.
- Khi nào lão ta ngủ, tôi sẽ bắt nộp các ngài –tên độc ác hí hởn nói- các ngài có thể đóng đinh vào đầu, hay đập vỡ sọ bằng gậy, mổ bụng bằng cọc nhọn, hay cắt cổ với dao bản. Không còn sách vở, lão cũng chỉ là thằng ngốc như tôi thôi, và lão sẽ chẳng còn điều khiển được âm binh nữa.
Caliban cũng quả quyết với Stéphano rằng hắn sẽ cưới nàng Miranda xinh đẹp, và sẽ làm chúa đảo. Ba gã say rượu hát vang:
Chế nhạo chúng! Canh giữ chúng!
Tư tưởng luôn tự do!
Nhưng một giọng nói từ trên không lặp lại điệp khúc đó, chính Ariel vừa khua chiếc trống con. Ba gã say, tâm hồn mê mẫn, mù quáng bước theo tiếng nhạc, băng qua bụi ngấy nhọn, khóm kim-tước chi gai góc và lùm kim-tước hoa sắc bén, họ rơi tõm xuống một cái ao bùn dơ đặc sệt, ngập tận cằm.
Hài lòng trước hạnh phúc của hai trẻ, Prospéro tặng họ một tiết mục nhạc hào hứng Cérès, Junon và iris (1) cùng đến ca hát chúc mừng họ.
Ferdinand ca ngợi đảo là một thiên đ
- Chúng ta được tạo ra cùng một thứ với chiêm bao, và cuộc sống phù du của chúng ta khác nào một giấc mơ.
Qua tin tức Ariel mang về, Prospéro thấy khó mà tìm ra một điểm tốt nào nơi Caliban, đó là một quái vật mà sự giáo dục đã tỏ ra vô hiệu. Các hồn ma biến thành chó săn. Ariel buông dây, thế là Caliban bỏ chạy, Stéphano chạy vắt giò lên cổ. Trinculo phi như ngựa, bị bầy quỉ rượt theo.
Từ nay, Prospéro là chủ đảo, không còn chối cãi vào đâu được, và giây phút chiến thắng cũng đã gần kề. Ariel giam giữ đức vua, công tước và
- Nếu thấy họ, ngài hẳn sẽ rũ lòng thương hại, gã nói với Prospéro.
- Ngươi tin thế à?
- Nếu tôi là người, tôi sẽ tội nghiệp cho họ lắm.
- Ta cũng xót thương cho họ như vậy –nhà bác học Prospéro ôn tồn đáp- Lòng khoan dung bao giờ cũng cao cả hơn sự báo thù. Bởi họ đã khóc than và hối hận, ta đã đạt được mục đích. Hãy trả tự do cho họ, Ariel! Ta thu hồi bùa phép. Hãy để họ hoàn hồn lại.
Prospéro, còn lại một mình, chào giã biệt hòn đảo và từ bỏ mọi ma thuật:
- Thiên tinh của các giòng suối, của những ngọn đồi, của những ao hồ yên tĩnh và lùm cây xanh tươi! Bước chân thoáng nhẹ của các người không in vết trên cát, các ngươi hãy theo thần Neptune(2) khi ngài rút xuống và bỏ chạy khi ngài tràn lên, và các ngươi, bọn quỷ yêu, vẽ trên cỏ từng vòng tròn huyền diệu; dưới trăng khuya, các ngươi tiêu khiển bằng cách nửa đ
Ong hút mật nơi nào, ta hút nơi ấy
Ta ngủ giữa lòng cây anh thảo
Ta ẩn náu khi chim cú cất tiếng kêu ai oán
Ta cởi trên lưng dơi
Mùa hè trôi qua vui vẻ
Vui thay, vui thay, từ đây ta sống giữa đóa hoa đong đưa dưới cuống
Sững sờ, họ ngại ngùgn chưa nhận ta Prospéro. Lão Gonzalo tốt bụng, là người đầu tiên trấn tĩnh, há chẳng phải nhờ lão mà Prospéro được bảo toàn tính mạng đó sao? Công tước Antonio và
Hãy hình dung niềm vui của hai cha con khi gặp lại nhau. Phần Miranda, nàng bàng hoàng trước một thế giới chưa hề quen biết, có những con người cũng đẹp đẽ như kẻ vừa đến với nàng. Đức vua Naples không quên tấm tắc khen nàng là một nhân vật siêu phàm, còn Ferdinand kiêu hãnh và vui sướng, trình diện với phụ vương người vợ tương lai, ái nữ của nhà bác học Prospéro.
- Ôi chẳng có nguồn vui nào sánh nổi –lão Gonzalo la to- Chúng ta đều gặp lại nhau cả, trong khi tất cả chúng ta ngỡ đã cùng đường, nghẽn lối.
Chỉ có hai gã thủy thủ say rượu và tên cục súc Caliban là không mấy vui. Hắn sợ bị trừng phạt, hứa sẽ triệt để phục tùng, nên được ân xá.
Ariel đánh thức toàn bộ thủy thủ đoàn, sửa sang và trang bị lại con tàu bằng phép lạ, để sẵn sàng đưa mọi người về Naples, nơi sẽ tổ chức hôn lễ thật huy hoàng. Prospéro đảm bảo chuyến đi sẽ nhanh chóng, thuận buồm xuôi gió trên mặt biển yên tĩnh. Ngài giải thoát cho Ariel, để linh hồn gã được phiêu diêu nơi miền cực lạc.
- Từ đây –Prospéro nói- gỡ bỏ hết bùa linh, ta cũng trở nên yếu đuối như tất cả mọi người. Chú thích
1) Cérès: nông thần
Junon: nữ thần, Jupiter
Iris, được xem như là sứ giả của các vị thần, có nhiệm vụ đưa các linh hồn xuống hỏa ngục, chiếc khăn choàng bảy màu của nàng trùng hợp với bảy sắc cầu vồng
2) Neptune: hải thần 2903
Nov 26, 2005
Cái Đùi Cừu
Căn phòng ấm áp và sạch sẽ, màn cửa kéo kín, hai chiếc đ
Thỉnh thoảng cô lại liếc nhìn đồng hồ, nhưng không hề lo lắng mà chỉ để làm vui mình bằng ý nghĩ mỗi phút trôi qua làm thời gian anh về gần hơn. Chung quanh cô và mỗi hành động của cô là một bầu không khí vui vẻ thầm lặng. Đường nét mái đầu cô khi cúi xuống may mang một vẻ bình yên khó tả. Làn da cô- cô đang có thai đến tháng thứ sáu- có vẻ như trong suốt tuyệt đẹp, miệng cô mềm mại và
“Chào anh yêu.” Cô nói.
“Chào em yêu.” Anh trả lời.
Cô đỡ lấy áo khoác của anh đem treo vào tủ. Rồi cô đi pha rượu, một ly mạnh hơn cho anh, một ly rượu nhẹ cho mình, chỉ vài phút sau cô đã ngồi lại trên ghế tiếp tục may, và anh ngồi đối diện, cầm ly bằng cả hai tay, vừa uống vừa lắc làm nước đá va vào thành ly kêu lanh canh. Với cô, đây luôn luôn là giờ phút hạnh phúc trong ngày. Cô biết anh không muốn nói nhiều cho đến khi uống hết ly thứ nhất, còn cô cũng hài lòng được ngồi yên lặng, vui thích vì có anh bên cạnh sau những giờ dài ở nhà một mình. Cô thích cảm nhận sự có mặt của anh và cảm thấy _ giống như một người tắm nắng cảm thấy ánh nắng_hơi ấm nam tính tỏa ra từ anh đến với cô khi họ ở bên nhau. Cô yêu anh vì cách anh ngồi buông thả trên ghế, cách anh bước vào nhà hay cách anh chậm rãi đi ngang qua phòng bằng những bước dài. Cô yêu cái nhìn chăm chú trong mắt anh mỗi lần anh nhìn cô, hình dáng ngộ nghĩnh của miệng anh và nhất là cách anh yên lặng khi mệt, anh cứ ngồi yên cho đến khi rượu whiskey làm anh hết mệt.
“Anh mệt à, anh yêu?”
“Ừ” Anh nói. “Anh mệt”. Nói xong, anh làm một điều khác thường. Anh cầm ly lên và uống một hơi hết cả ly dù vẫn còn một nửa, hay ít nhất là gần nửa ly. Cô không nhìn anh nhưng biết anh làm như vậy vì nghe tiếng những viên nước đá rơi xuống đáy ly không lúc anh hạ tay xuống. Anh ngồi yên một chút, người nghiêng về phía trước rồi đứng dậy và chậm chạp đi rót một ly nữa.
“Để em lấy cho!” cô vừa kêu lên vừa đứng bật dậy.
“Ngồi xuống đi.” Anh nói.
Khi anh quay lại, cô để ý thấy ly rượu này màu hổ phách sẫm vì lượng rượu whiskey nhiều hơn. “Anh yêu, em lấy cho anh đôi dép nhé?”
“Không”.
Cô nhìn anh bắt đầu uống từng hớp rượu vàng sẫm và có thể thấy những vệt sáng ánh lên trong ly vì chất rượu mạnh quá.
“Em nghĩ thật là
Anh không trả lời nên cô lại cúi đầu xuống và tiếp tục may, nhưng mỗi lần anh đưa ly lên miệng cô lại nghe rõ tiếng nước đá chạm vào thành ly lanh canh.
“Anh yêu,” Cô nói. “Em lấy cho anh một ít phó-mát nhé? Em không nấu bữa ăn tối vì hôm nay là thứ năm”.
“Không.” Anh nói.
“Nếu anh mệt quá không muốn đi ăn tiệm nữa,” cô nói tiếp “cũng vẫn còn sớm. Trong tủ đông còn nhiều thịt và các món khác, anh có thể ăn ngay ở đây, không cần bước ra khỏi ghế nữa”. Mắt cô nhìn anh chờ một câu trả lời, một nụ cười, một cái gật nhẹ, nhưng anh không làm gì cả. “Thôi, ” Cô nói tiếp, “em sẽ lấy cho anh một ít phó-mát và bánh bích-quy ăn trước nhé.” “Anh không muốn ăn”.Anh nói.
Cô bối rối cựa quậy trên ghế, cặp mắt to không rời khuôn mặt của anh. “Nhưng anh phải ăn chứ! Em cứ dọn lên vậy, rồi anh muốn ăn hay không tùy anh.”
Cô đứng lên và
“Ngồi xuống đi.” Anh nói. “Chỉ một phút thôi, ngồi xuống đi.” Đến lúc này cô mới bắt đầu cảm thấy sợ.
“Nào,” anh nói. “Ngồi xuống đi.”
Cô từ từ buông người ngồi xuống ghế, vẫn không ngừng nhìn anh bằng cặp mắt to ngơ ngác. Anh đã uống hết ly thứ hai và
“Chuyện gì vậy, anh yêu? Có chuyện gì vậy?”
Bây giờ anh ngồi hoàn toàn bất động, đầu cúi thấp đến mức ánh sáng từ chiếc đ
“Anh e là
Rồi anh kể cô nghe. Câu chuyện không dài lắm, nhiều nhất cũng chỉ bốn hay năm phút và cô ngồi không nhúc nhích trong suốt thời gian đó, nhìn anh với cảm giác kinh hoàng đến ngây dại trong khi từng lời anh nói đưa anh đi càng lúc càng xa cô.
“Chuyện là như vậy,” anh nói thêm “và anh biết nói với em lúc này là không tốt, nhưng không còn cách nào khác. Dĩ nhiên anh sẽ đưa tiền cho em và nhờ người chăm sóc em. Nhưng thật sự không cần làm ầm ĩ lên. Anh mong là không. Như vậy sẽ không tốt cho nghề nghiệp của anh.” Phản ứng đầu tiên của cô là không tin chút nào, là phủ nhận tất cả. Cô nghĩ có lẽ anh đã không hề nói gì, rằng chính cô đã tưởng tượng ra tất cả câu chuyện đó. Có thể nếu cô tiếp tục làm việc của mình và hành động như cô không hề nghe thấy gì, cô sẽ thức dậy và sẽ thấy những chuyện ấy chưa bao giờ xảy ra với cô.
“Em đi lấy bữa ăn tối.” Cuối cùng cô tập trung hết sức nói khẽ và lần này anh không ngăn cô nữa.
Khi cô đi ngang qua phòng cô không hề cảm thấy chân mình chạm vào sàn nhà. Cô không cảm thấy gì cả, ngoại trừ một chút cảm giác buồn nôn và ý muốn nôn ra. Mọi thứ đều tự động xảy ra trước mắt cô, những bậc thang dẫn xuống tầng hầm, công tắc đ
Một cái đ
Đúng rồi, họ sẽ ăn thịt cừu trong bữa ăn tối. Cô mang nó lên lầu, cầm cái đầu xương dài và hẹp bằng cả hai tay, khi cô đi vào phòng khách, cô thấy anh đang đứng bên cửa sổ quay lưng lại với cô và cô đứng lại.
“Vì chúa,” anh nói khi nghe tiếng chân cô nhưng không quay lại. “đừng dọn ăn tối cho anh. Anh phải đi đây.”
Ngay lúc đó, Mary Maloney đi đến phía sau anh và không hề dừng lại, cô vung cái đ
Nếu đó là một cái dùi cui bằng thép cô cũng sẽ đập mạnh như vậy.
Cô lùi lại một bước, đợi, và thật buồn cười là anh vẫn còn đứng đó ít nhất là năm hay sáu giây, người lắc lư nhè nhẹ. Rồi anh đổ xuống tấm thảm.
Tiếng ngã ầm xuống, tiếng động, cái bàn lật nhào giúp cô thoát khỏi cú sốc. Cô từ từ tỉnh lại, cảm thấy lạnh và ngạc nhiên, và cô đứng nhìn cái xác một lúc, vẫn cầm chặt tảng thịt hình dáng buồn cười bằng cả hai tay.
Được rồi, cô tự bảo mình. Vậy là mình đã giết anh ấy.
Bây giờ, thật lạ lùng là trí óc cô đột nhiên trở nên sáng suốt. Cô bắt đầu nghĩ rất nhanh. Là vợ một thám tử, cô biết rất rõ hình phạt cho tội giết người sẽ là gì. Càng tốt. Điều đó không quan trọng gì với cô. Thật ra, đó sẽ là một sự giải thoát nhẹ nhõm. Nhưng còn đứa bé? Người ta xử những kẻ sát nhân mang những đứa trẻ chưa sinh ra thế nào? Họ có giết cả mẹ lẫn con không? Hay họ sẽ đợi cho đến tháng thứ mười? Họ sẽ làm gì?
Mary Maloney không biết. Và chắc chắn cô không mong đợi một sự may mắn.
Cô mang tảng thịt vào bếp, bỏ vào nồi, mở lò nướng ở nhiệt độ cao và
“Chào anh, Sam.” Cô nói lớn, vui vẻ, giọng cô nghe cũng kỳ quặc. “Tôi muốn mua ít khoai tây, Sam ạ. Vâng, và tôi muốn một hộp đậu.”
Có vẻ tốt hơn. Cả nụ cười và giọng nói đều có vẻ tự nhiên hơn. Cô tập thêm nhiều lần nữa. Rồi cô chạy xuống nhà, mặc áo khoác, ra cửa sau, qua vườn và ra đường.
Chưa đến sáu giờ và cửa tiệm thực phẩm vẫn còn sáng đ
“Tôi muốn mua ít khoai tây, Sam ạ. Vâng, và tôi muốn mua một hộp đậu.” Ông ta quay lại, với tay lên giá để đậu sau lưng.
“Patrick nói anh ấy mệt và không muốn đi ăn tiệm tối nay.” Cô kể với ông ta. “Anh cũng biết chúng tôi thường đi ăn tiệm ngày thứ năm và bây giờ trong nhà không còn rau.” “Còn thịt thì sao, bà Maloney?”
“Không, tôi có thịt rồi, cảm ơn anh. Tôi còn một cái đ
“Tôi không biết nhiều về chuyện nấu thức ăn đông lạnh, Sam ạ, nhưng lần này tôi sẽ nấu xem sao. Anh nghĩ ăn có ngon không?”
“Theo ý tôi” người bán hàng nói “Tôi tin là cũng không khác gì thức ăn tươi đâu. Bà muốn mua loại khoai Idaho này không?”
“Ồ vâng, như vậy sẽ tốt đấy. Cho tôi hai cân loại đó.” “Bà mua gì nữa không?” người bán hàng nghiêng đầu sang một bên vui vẻ nhìn cô. “Còn sau đó? Bà sẽ cho ông ấy ăn tráng miệng món gì?”
“À, anh đề nghị món gì, Sam?” Ông ta nhìn quanh cửa hàng. “Một khoanh lớn phó-mát ngon lành nhé? Tôi biết ông ấy thích bánh đó.”
“Tuyệt.” Cô nói. “Anh ấy rất thích bánh đó.”
Sau khi Sam gói thức ăn và cô trả tiền, cô mỉm cười thật tươi, nói “ Cám ơn anh nhé Sam. Chúc anh ngủ ngon.”
“Chúc bà ngủ ngon, bà Maloney. Và cảm ơn bà.”
Cô tự bảo mình tất cả những điều cô đang làm trong khi vội vã về nhà, rằng cô đang về nhà với chồng và anh đang đợi bữa ăn tối, cô phải nấu cho nhanh và nấu cho thật ngon vì người đ
Đó là những điều phải xảy ra, cô tự bảo mình làm mọi việc đúng cách và tự nhiên. Cứ để mọi thứ xảy ra hoàn toàn tự nhiên và không cần phải diễn xuất gì cả.
Vì vậy khi cô bước vào bếp qua cửa sau, cô vừa hát nho nhỏ một mình vừa mỉm cười. “Anh Patrick!” cô gọi. “ Anh yêu, anh còn mệt không?”
Cô đặt gói hàng lên bàn rồi đi vào phòng khách, khi cô nhìn thấy anh đang nằm đó, chân co quắp lại, một cánh tay bị đ
Vài phút sau cô đứng dậy và
“Bà Maloney. Bà Patrick Maloney.”
“Bà nói là ông Patrick Maloney đã chết?”
“Tôi nghĩ vậy.” Cô khóc. “ Anh ấy nằm dưới sàn nhà và tôi nghĩ anh ấy chết.”
“Chúng tôi đến ngay.” Ông ta nói.
Xe cảnh sát đến rất nhanh, khi cô mở cửa trước, hai ngưới cảnh sát bước vào. Cô biết cả hai người. Cô biết gần hết những người làm việc trong khu vực và cô ngã ngồi xuống một cái ghế, lát sau cô đến bên người tên O’Malley đang quỳ bên cái xác. “Anh ấy chết rồi sao?” cô kêu lên.
“Phải. Chuyện gì đã xảy ra?”
Một cách ngắn gọn, cô kể lại chuyện cô đi mua rau và trở về nhà, thấy anh nằm dưới sàn. Trong khi cô kể, vừa kể vừa khóc, Noonan tìm thấy một vết máu đông nhỏ phía sau đầu người chết. Anh ta chỉ nó cho O’Malley xem, anh này lập tức đứng dậy và vội vàng gọi điện thoại.
Không lâu sau, những người khác bắt đầu đến. Đầu tiên là một bác sĩ, rồi đến hai thám tử, cô biết tên một trong hai người đó. Sau đó một người thợ chụp hình của cảnh sát đến chụp hình và một chuyên viên lấy dấu tay. Họ thì thầm trao đổi với nhau và lẩm bẩm rất nhiều chung quanh cái xác, các thám tử hỏi cô rất nhiều câu. Nhưng họ luôn đối xử tử tế với cô. Cô kể lại câu chuyện, lần này cô kể từ đầu, khi Patrick về nhà, cô đang may đồ, và anh mệt, rất mệt đến mức anh không muốn ra ngoài ăn tối. Cô kể cô đã bỏ thịt vào lò_ bây giờ vẫn đang nấu ở đó_ như thế nào, rồi cô chạy ra tiệm thực phẩm mua rau như thế nào, và khi trở về đã thấy anh nằm ở dưới sàn nhà.
“Tiệm thực phẩm nào?” một thám tử hỏi.
Cô nói tên và anh ta quay đi, nói nhỏ vài câu với một thám tử khác, người này lập tức ra khỏi nhà.
Mười lăm phút sau anh ta trở lại với một tờ ghi chép và họ nói nhỏ với nhau nhiều hơn, giữa những tiếng khóc của mình, cô nghe được vài đoạn rời rạc “... cư xử rất bình thường.... rất vui... muốn nấu cho anh ấy một bữa tối ngon... đậu...bánh phó-mát... không thể là cô ấy...”
Một lát sau, người chụp hình và ông bác sĩ bỏ đi, hai người đ
“Không,” cô nói. Cô cảm thấy mình không thể đi được dù là một bước ngay lúc này. Họ vui lòng để cô ở đây cho đến khi nào cô cảm thấy đỡ hơn. Bây giờ cô cảm thấy không khỏe, quả thật là như vậy.
“Vậy có lẽ cô nên nằm nghỉ trên giường?” Jack Nooan hỏi. “Không,” cô nói. Cô muốn ở lại đây, ngay trên ghế này. Có lẽ một chút nữa khi cô thấy đỡ hơn, cô sẽ dời chỗ.
Vậy là họ để cô ngồi đó trong khi họ tiếp tục lục soát căn nhà. Thỉnh thoảng một thám tử lại hỏi cô một câu. Mỗi khi Jack Noonan đi ngang qua, anh ta lại nói với cô vài câu nhẹ nhàng. Anh ta nói chồng cô đã bị giết bằng một cú đập mạnh vào sau đầu với một món đồ nặng không sắt bén, hầu như chắc chắn là một vật kim loại lớn. Họ đang tìm món vũ khí đó. Có thể tên sát nhân đã mang nó theo, nhưng cũng có thể hắn đã ném nó đi hay dấu đâu đó trong nhà. “Lúc nào cũng vậy.” Anh ta nói “Tìm được vũ khí là sẽ tìm được thủ phạm.”
Sau đó, một thám tử đến ngồi cạnh cô. Anh ta hỏi cô có biết vật gì trong nhà có thể dùng làm vũ khí không? Có thể nhìn quanh xem có thiếu thứ gì không? Thí dụ như một cái mỏ lết thật lớn, hay một cái bình kim loại nặng.
Họ không có cái bình kim loại nặng nào, cô nói.
“Hay một cái mỏ lết lớn?”
Cô không nghĩ họ có mỏ lết lớn. Nhưng có thể có vài món như vậy trong ga-ra. Cuộc tìm kiếm tiếp tục. Cô biết có những người cảnh sát khác trong khu vườn quanh nhà. Cô nghe tiếng chân họ trên lớp đá sỏi bên ngoài và thỉnh thoảng nhìn thấy một tia sáng lóe lên qua khe những tấm màn. Trời bắt đầu về khuya, gần chín giờ, cô nhìn thấy từ cái đồng hồ trên kệ lò sưởi. Bốn người đ
“Anh Jack,” cô nói khi trung sĩ Noonan đi ngang qua. “Anh có thể cho tôi một chút rượu được không?”
“Được chứ. Bà uống whiskey này nhé?”
“Vâng. Nhưng một ly nhỏ thôi. Có lẽ nó sẽ giúp tôi khỏe hơn.”
Anh ta đưa ly cho cô.
“Sao anh không lấy một ly cho anh?” cô nói “Chắc anh phải mệt lắm. Anh vui lòng uống đi mà. Anh thật tử tế với tôi.”
“À.” Anh ta trả lời “chuyện này không hợp luật lệ, nhưng tôi có thể uống một chút thôi để có sức làm việc tiếp.”
Những người khác lần lượt vào và cô thuyết phục được từng người uống một chút whiskey. Họ đứng chung quanh cô, hơi lúng túng với những ly rượu trong tay, bối rối vì sự có mặt của cô, vừa cố gắng an ủi cô. Trung sĩ Noonan tình cờ bước vào bếp, trở ra ngay và nói: “Ồ, bà Maloney. Cái lò nướng của bà còn cháy và có thịt trong đó.”
“Thôi chết rồi!” cô kêu lên “ đúng vậy!”
“Tôi tắt nó dùm bà nhé?” “Anh làm giúp cho, anh Jack. Cám ơn anh nhiều lắm.” Khi viên trung sĩ trở lại, cô nhìn anh ta bằng cặp mắt lớn màu sẫm đầy nước mắt. “Anh Jack Noonan,” cô nói.
“Vâng?”
“Anh vui lòng giúp tôi một việc nhé- anh và các anh này?”
“Vâng, bà Maloney.”
“À.” Cô nói “tất cả các anh đang ở đây và là bạn tốt của anh Patrick, các anh đang cố bắt người đã giết anh ấy. Chắc các anh phải đói lắm vì đã quá giờ ăn tối lâu rồi. Tôi biết Patrick sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi, Chúa phù hộ cho anh ấy, nếu tôi để các anh ở trong nhà của anh ấy mà không tiếp đãi các anh hết lòng. Các anh vui lòng ăn hết món thịt cừu trong lò đi, lúc này nó vừa chín tới rồi.”
“Tôi không nghĩ đến chuyện đó đâu.” Trung sĩ Nooan nói.
“Có chứ.” Cô nài nỉ. “Các anh ăn đi mà. Tôi không thể ăn một món gì trong nhà, nhất là những món đã nấu khi anh ấy còn sống. Nhưng với các anh thì không sao. Các anh ăn hết sẽ là giúp cho tôi đấy, ăn xong rồi các anh có thể tiếp tục làm việc.”
Bốn người cảnh sát lưỡng lự một chút, nhưng họ đang rất đói và cuối cùng cô thuyết phục được họ vào bếp tự dọn lấy bàn ăn. Người phụ nữ ngồi yên chỗ cũ, lắng nghe họ nói chuyện với nhau trong khi ăn, giọng họ khàn đi và lúng túng vì miệng đầy thịt. “Ăn thêm chút nữa nhé, Charlie?”
“Thôi. Tốt hơn đừng ăn hết.”
“Bà ấy muốn chúng ta ăn hết mà. Bà ấy nói như vậy. Chúng ta chỉ giúp bà ấy thôi.”
“Thôi được. Cho tôi thêm miếng nữa.”
“Cây gậy tên đó đã dùng để đập cậu Patrick tội nghiệp chắc phải lớn khủng khiếp.” một người nói.
“Bác sĩ nói sọ của anh ấy nát vụn ra như bị búa tạ đập.”
“Cho nên sẽ dễ tìm ra nó thôi.”
“Tôi cũng nói vậy.”
“Dù là ai, hắn cũng không thể nào mang một vật như vậy kè kè bên mình sau khi dùng nó.” Một người ợ lên.
“Theo ý tôi, nó phải ở ngay trong nhà.”
“Có khi ở ngay trước mũi chúng ta. Anh nghĩ sao, Jack?”
Trong căn phòng kế bên, Mary Maloney bắt đầu cười khúc khích.2902
Lại mổ nữa!
Pat vừa tỉnh khỏi thuốc mê. Anh ta rên rỉ:
- Lạy Chúa, thế là xong rồi!
- Đừng tưởng bở
- Người bệnh nằm cạnh nói
- Họ đã để quên cả gạc trong bụng tôi và tôi đã bị mổ toang ra một lần nữa đấy! Một người bệnh ở giường phía trước uất hận:
- Còn với bụng tôi thì một lần quên kéo, một lần quên chai cồn! Đúng lúc đó, bác sĩ phẫu thuật
- người vừa mổ cho Pat
- gọi vọng xuống phòng:
- Có ai nhìn thấy chiếc mũ của tôi đâu không? Pat nghe xong ngất luôn.
2348
Gài bẫy bắt chim
Cánh đồng Kinh ngang này vào mùa nước ngọt, các thứ chim lớn như gà dãy, giang sen, chàng bè, lông ô, khoang cổ, diệc mốc từ trong rừng U Minh lũ lượt kéo ra kiếm ăn. Chúng quần đảo mát trời, giậm nhẹp những đồng lúa sạch trọi. Tất cả các loại chim đó chỉ có giang sen với khoang cổ là thịt ăn có lý, còn phần lớn ăn xảm xì như trứng rồng. Nói thì nói vậy chứ dù ngon hay dở mình cũng phải gài bắt cho ráo đợt để đem ra chợ bán, kẻo chúng phá lúa chịu không thấu.
Cái đám thằng Cường, thằng Thọ gài bẫy đạp, bẫy cò ke, bẫy mổ chỉ bắt trầm kha mỗi ngày vài chục con, có thấm bổ gì. Tui nghĩ ra một cách gài khác tụi nó. Bữa đó tui bỏ một ấm trúm xuống xuồng chống vô rừng đặt lươn. Đem về, tui lựa rặc thứ lươn da vàng, đầu nhọn, loại này mạnh lắm. Tui lấy chỉ ni-long thật chắc cắt ra một sợi dài chừng hai tầm đất, một cầu khúc cây ngáng ngang, một đầu tui cột ngay vào chỗ rún con lươn. Làm xong, tui ôm ra bẫy ruộng thả hai con lươn thành một cặp gần nhau.
Sáng ngày hôm sau, tôi bò ra ruộng rình xem. Ban đầu có một con gà dãy đi lọm khọm tới bên con lươn vừa trông thấy rồi đứng khựng lại, ngóng cổ, liếc mắt nhìn. Thấy con lươn bò nhọi nhọi, nó nhảy vọt tới mổ vào đầu. Con lươn bị đau quá vọt luôn vô bụng con chim rồi tuột ra sau đít. Tới con giang sen cũng vậy. Nó nhảy tới mổ vào đầu con lươn, con lươn vọt mạnh vô bụng, dùi luôn ra sau. Rồi lại đến con chàng bè cũng y vậy...
Một con lươn mồi của tui vọt đến chết xỏ lụi ít nhất cũng một chục con chim. Như vậy là cứ hai xâu làm một, tôi cầm mỗi tay một cây ngáng, la cho chim bay lên, mang tui theo. Tui bay bỗng mặt đất mà lái từng cặp xâu chim thả ra ví vô, về nhà giao cho bả trói đem ra chợ Sông Đốc bán. Vậy mới đã!1196
Nov 24, 2005
Sát sinh tội nặng lắm!
Một người đánh cá đem cá vào chợ bán. Có nhà sư trông thấy, bảo:
- Ngày nào ngươi cũng sát sinh, tội nặng lắm! Ðể nhà chùa làm lễ sám hối cho, có bằng lòng không?
Người đánh cá hỏi: - Sám hối thì phải thế nào?
Sư bảo: - Bán rẻ cá cho nhà chùa để nhà chùa phóng sinh, thả xuống ao.
Người đánh cá nói:
- Vâng! Nhưng xin nhà chùa cho mỗi con năm tiền, chứ kém không được.
Sư nói:
- Nam mô phật! Sao đắt thế! Xưa nay nhà chùa vẫn mua cá rán ở hàng cơm cũng chỉ có ba tiền một con, nữa là cá chưa rán.
856Nov 23, 2005
Vả quan huyện
Có một viên quan huyện hay nịnh hót quan trên để chóng được thăng quan tiến chức. Một trong những viên quan hắn thường bợ đợ là án sát Nguyễn Văn Tiêu, tục gọi là án Tiêu.
Ðể nịnh quan thầy, hắn ra lệnh cho dân hàng huyện không ai được nói đến tiếng "tiêu", ví dụ như hạt tiêu thì hải nói là hạt ớt... Hễ ai thấy người nào trái lệnh thì được phép vả vào mồm ba cái thật đau, rồi đem trình quan trị tội. Lệnh ban ra khiến Xiển đã ghét quan huyện lại càng ghét thêm. Ông mang một ít quần áo rách mướp xin vào bái quan. Quan hỏi có việc gì, Xiển thưa là nhà nghèo quá, gia tài chỉ còn một ít quần áo rách, nhờ quan cầm hộ cho lấy ít tiền về làm vốn sinh nhai. Tức thì quan nổi trận lôi đình thét mắng đùng đùng, vì xưa nay có ai dám cả gan đem quần áo rách đên bán cho quan bao giờ? Ðợi quan nguôi giận, Xiển mới nói:
- Dạ thưa ngài, xin ngài thương kẻ học trò nghèo túng này, không gì cũng mang danh là người quân tử...
- Quân tử gì mày! Ðồ quân tử cùng quân tử cố!
Xiển trần tình:
- Dạ, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm ạ!
Nghe câu nói khó hiểu, quan chau mày suy nghĩ một lúc mới biết lời mắng của mình: "Quân tử cùng quân tử cố" với lời trần tình của Xiển: "Khổng Minh túng Khổng Minh cầm" (1) đã làm thành đôi câu đối hay tuyệt. Quan phục tài Xiển, thưởng cho một quan tiền, nhưng lại chọn cho cái thứ tiền chôn giấu dưới đất lâu ngày bị han rỉ hết cả. Xiển đỡ lấy quan tiền, cầm một đồng dằn mạnh xuống đất, tiếng kêu nghe cành cạch, rồi nói:
- Bẩm quan, tiền này không "ớt" được ạ!
Quan vô tình mắng:
- Mày điên à! Tiền này mà không tiêu được ư?
Chỉ chờ có thế, Xiển liền vả cho quan ba cái tát vào mồm như trời giáng. Quan hô lính bắt trói. Xiển ngăn lại nói:
- Chắc ngài vẫn chưa quên cái lệnh kiêng tên húy quan án ngài mới ban ra. Tôi làm vậy cũng chỉ là thi hành cái lệnh ấy của ngài mà thôi!
Quan sợ bọn lính biết chuyện thì mình thêm xấu hổ, liền đuổi Xiển ra.2702
Đến chết vẫn còn lầm lẫn
Hai vợ chồng nọ có 5 đứa con: 4 đứa đầu thì trắng trẻo xinh đẹp, chỉ có đứa út đen đủi, xấu xí tệ. Người chồng nghi ngờ lắm nhưng không dám nói ra. Đến lúc lâm chung, mới ra hiệu gọi bà vợ lại hỏi:
- Tôi sắp đi đây, trước khi chết tôi hỏi thật bà một điều. Thằng út...
- Thằng út làm sao?
- Nó có thật sự... là con của tôi không?
- Đến giờ phút này thì tôi cũng không giấu giếm gì ông. Thằng út... mới thật sự là con của ông. Ông chồng, tai đã lãng đãng, máy đã "treo"... mỉm cười ra đi.
2367
Amen - Ngôi nhà Ma
Có muôn ngàn chuyện ở trên đời, nhưng có một chuyện làm tôi không thể nào quên được. Ngày xửa ngày xưa, chuyện xảy ra lâu lắm rồi, không ai còn nhớ nữa, chỉ mình ta nhớ thôi. Lão Nyy đương đương tự đắc rung cặp râu dài tới 2 mét quét đất. Chả là ở vương quốc của lão có rất nhiều điều kỳ bí xảy ra. Mọi người ai ai cũng có phép màu và khả năng đặc biệt nào đó, riêng lão thì không. Vì vậy, lão mới để bộ râu dài khủng khiếp như thế để tạo ra sự quái dị cho phù hợp với cái xứ sở mà lão đang sống. Lang thang với cái bộ râu của lão thế đủ rồi. Chuyện mà lão muốn kể với dân làng hôm nay là một câu chuyện hoàn toàn có thực. Lão cảnh báo trước, ai mà bị đau tim hay choáng ngất thì dừng có nghe, lão không dán nhãn bảo hành cho câu chuyện của lão đâu.
Vào một đêm trăng, trời sáng trong như mực, tại vương quốc kỳ quái của lão Nyy có một ngôi nhà nhỏ heo hút ven đồi. Người ta đồn rằng cứ vào 12 giờ đêm có tiếng hú rất man rợ vang lên từ ngôi nhà nhỏ đó. Có lần 8 người đi săn về muộn lỡ đường trú tạm trong căn nhà đó. Sáng ra người ta đi tìm và chỉ thấy 8 cái đầu lâu trông rất hãi. Máu me be bét trào ra quanh hốc miệng mỗi cái đầu lâu. Dường như họ bị tra tấn rất khủng khiếp trước khi chỉ còn lại bộ xương. Sọ của ai cũng bị thủng một lỗ nơi đỉnh đầu... Và kinh dị hơn là cứ vào đêm trăng rằm mõi khi có tiếng hú man rợ trong căn nhà cất lên là y như rằng có một người trong làng chết...
Lão Nyy kể đến đó thì đột nhiên dừng lại. Cả bọn quây quần bên đống lửa giữa rừng ngồi sát vào nhau hãi hùng nhìn quanh. Tiếng các con thú ăn đêm hú lên rùng rợn, xa thẳm. Rồi thì cơn mưa rừng ập tới. Mưa ào ạt, xối xả, không kịp trú vào đâu cả bọn ướt nhoét. Cơn mưa rừng đến nhanh và qua đi cũng thật nhanh y như lúc nó đến. Xa xa có ánh đèn thật ấm cúng. Cả bọn dắt tay nhau tiến bước. Dũng cảm nhất là Hạt tiêu đi trước. Tiếp theo sau là Qxxx, Ktac, Feeling, LLS, LT, Nhat-my...Và cuối cùng là lão Nyy. Vì lão có bộ râu dài nên phải có người đi trước cầm râu cho lão. Kể kỳ quặc quá thế cũng khổ.
***
Đường đến ngôi nhà thật gian nan, đất lở đá trượt, nhưng rồi cả bọn cũng tới nơi vừa đói vừa mệt. Trong nhà đèn đuốc thắp sáng trưng. Hạt tiêu nhạy cảm nhất với mùi vị hích hích cái mũi lên ngửi.
- Chà chà ! Thơm gớm nhẩy ! Hình như có mùi thịt nướng.
- Oái ! Có cả mùi hành phi thơm phức- Ktac mắt sáng ngời mơ mộng
- Hình như có cả mùi bia Halida nữa - Qxxx ngó cổ dòm.
- Vào đê anh em ơi ! - lão Nyy hô to
Cả bọn vội xô cửa vào trong.
- Có ai không nhẩy? - LLS hỏi
Không một tiếng đáp lại. Căn nhà khá ấm cúng. Nó có một thang đặt ở góc nhà.
- Chắc là có tầng nữa nên mới có thang thế này- Qxxx nhận xét
- ờ ờ ! Cả bọn tán thành. Nhưng chợt nhìn thấy bàn ăn phía đó đang bốc khói nghi ngút, cả bọn quên cả chuyện cái thang lên tầng 2, nhao ngay ra đó. Quả đúng như Hạt tiêu, ktac và Qxxx đoán. Trên bàn ăn có bày đủ thứ. Có một mâm toàn lợn rừng còn bốc khói nghi ngút. Hành phi thơm phức. Một thùng bia to kếch sù nằm ngay cạnh bàn. Cả bọn chẳng ai bảo ai nhảy vào ăn uống no say. Và...khi cái bụng đã căng thì con mắt bắt đầu trùng xuống. Cả lũ lăn quay ra ngủ. Qxxx có lẽ chơi cả nửa thùng bia Halida nên quay ngay...
Đêm đã về khuya. Sấm chớp lại nổi lên đùng đùng. Căn nhà cọt kẹt kêu lên rùng rợn. Đèn chợt tắt. Lúc này chỉ còn LLS và Hạt tiêu là có vẻ còn lơ mơ chưa ngủ hẳn. 12 giờ đúng. Trăng nhô cao. Bầu trời đẫm nước. Một hiện tượng quả là kỳ lạ. Một tiếng hú rùng rợn cất lên nghe thật khủng khiếp, trên bức vách có những hình bóng kỳ lạ nhấp nhô. Những hình quái dị ấy cứ lững thững từ trên gác bước xuống. LLS và Hạt tiêu bừng tỉnh. Trong cái không gian ấy họ thấy có mùi máu tanh tưởi, mùi chuột bọ hôi hám bốc lên thật là ngột ngạt. hạt tiêu bỗng thấy lạnh xương sống. Hình như có cái gì quệt lên cổ làm hạt tiêu thấy rờn rợn, nhờn nhờn.
- Dậy mau ! Hạt tiêu hét lên trong khi LLS thì sợ hãi co người lại không kêu nổi một tiếng.
- Gì thế ? lão Nyy mơ màng. Nhưng rồi lão cũng nhận ra có cái gì đó không ổn sau gáy. Lão choàng tỉnh dậy và hét toáng lên như Hạt tiêu đã hét. Tất cả cùng tỉnh dậy. Qxxx như vẫn còn phê cáu quá tát lung tung. Thật là đen đủi lại trúng ngay mặt lão Nyy làm lão nổ đom đóm mắt. Cây nến trong nhà bắt được ánh đom đóm từ mắt lão Nyy sáng bừng lên. Cả bọn bàng hoàng nhìn thấy trước mặt mình những hình thù kỳ quái nhất từ trước đến nay. Chúng có những cái lưỡi thật dài đang liếm trên gáy mọi người. Những cặp nanh dài và nhọn cáu bẩn máu khô lúc lắc như ngà voi chỉ trực húc thẳng vào ai đó. Chúng là những con ma...
Lão Nyy lúc này đã trấn tĩnh. Lão nhặt một lúc mấy quả táo, rút mấy cái nan cửa sổ bày ra sàn nhà. Sau đó lão đào mấy cái hố nhỏ. Mỗi lỗ chỉ đủ một quả táo rơi xuống. Lão lấy gậy chọc như trò chơi bi-a của tụi thanh niên vẫn chơi. Cả lũ ma đứng há hốc mồm nhìn chăm chú. Bỗng một con ma cất tiếng :
- Ê này lão. Chơi gì đấy? dạy ta với?
- khà khà ! Thử đi- lão Nyy đưa một cái que nan cửa cho con ma
- úi chà, khó gớm. Từ thuở lọt lòng tới giờ ta chưa bao giờ chơi trò này, bây giờ ta mới thấy có một trò khoái thế.
Cả lũ ma xúm lại cùng chơi. Chúng bắt đầu ham. Cả bọn không còn sợ nữa cũng xúm vào hò hét. Chơi được một lúc, bọn ma bắt đầu chán, chúng mệt và đói. Chúng nhìn nhóm người thèm thuồng.
- Ê ! Ma nhỏ , mày chọn thằng nào ? Cả bọn ma chỉ vào lão Qxxx. Tao thấy cái tên này ngon nhất, béo ngậy, phi với hành thơm phải biết.
- ờ ! Nhưng mà tao thích cái thằng cao cao kia- mato lên tiếng
- Đứa nào thế ? ma xó hỏi
- à à ! Cái thằng đeo kính kia kìa, mắt nó to, vừa giòn vừa bổ- bọn ma trỏ vào Ktac.
- Mấy đứa còn lại còn trẻ chưa đến lúc phát tướng, cứ để vỗ béo đã- Ma trơi lên tiếng.
- Có lý đấy- Ta còn gầy lắm, đợi vỗ béo đã- Lão Nyy lên tiếng.
Cả bọn ma thống nhất xong thì bắt đầu đi đun nước sôi. Chúng súc miệng ùng ục rung động cả quả dồi. Bây giờ nước đã sôi, sang mục cạo lông làm thịt. Ma nhỏ vung vẩy con dao rất điệu nghệ lành nghề. Cả bọn ma chuẩn bị rất chu đáo. Đứa mài dao, đứa băm hành, đứa lấy chậu chuẩn bị đánh tiết canh. "đúng 2 giờ không sai một khắc ta sẽ làm thịt chúng nó nhá, anh em ơi ?" "đồng ý" Cả bọn ma nhao nhao.
Bỗng nhiên chẳng thấy có phản ứng gì cả từ phía bọn người kia, lũ ma đâm ra tò mò. Bọn chúng tiến tới chỗ nhóm của lão Nyy. Cả nhóm đang hì hụi ngồi bên những cái hộp. Chẳng ai nói với ai một câu. Thỉnh thoảng lại có kẻ cười thầm hay nhăn nhó. Căn nhà trở nên yên tĩnh lạ kỳ. Những iếng lách cách từ bọn người cứ phát ra đều đều.
- Chúng bay làm gì thế? - Ma xó lên tiếng
- Yên nào đang chat dở- Lão Qxxx cáu nhặng lên.
- Quái nhỉ ? Chat là cái quái gì mà lạ nhỉ? Ma CASPER thắc mắc
Chúng xà đến bên lão Nyy:
- Lão ! Lão già nhất ta nể lão. Kể mau bọn người đang làm gì ?
- ờ chat mạng. Hay lắm, còn hơn cả ăn thịt người
- ờ ! Dạy ta đi- bọn ma nhớn nhác
- Đây, các bạn cho mỗi con ma một máy nào- lão Nyy đề nghị
Cả bọn vốn sống có tổ chức quen nên đồng ý ngay. Mỗi người dưa cho bọn ma một cái máy tính xách tay với công nghệ hiện đại siêu nhỏ, có thể bỏ túi. Bọn ma lại nhớn nhác:
- Chat thế nào?
- Mới đầu là quay số 1260 - Nyy giải thích
- Yên nào- Nhat-my lên tiếng- quay số đó có mà toi à. Toàn account dùng chùa. Vào số đó bị phát hiện ngay, lại mang tiếng tiếp tay cho ma. Phải quay 8223122 hoặc 8223155 mới không bị phát hiện.
- Chí lý , chí lý- Lão Qxxx sướng run lên vì thuở bé đến giờ mới nghe một chân lý sáng suốt đến thế.
Cả bọn ma online thâu đêm quên cả bữa ăn đêm hấp dẫn kia. Cả bọn người lặng lẽ chuồn lúc nào không hay...
***
Ngôi nhà lại chơ trọi trong gió. Người ta bây giờ không thấy những tiếng hú man rợ nữa mà chỉ còn thấy những tiếng lách cách từng đêm trên quả đồi đầy huyền bí. Hơn thế nữa, người ta còn thấy trên nóc ngôi nhà có một cây thập át, bên ngoài có biển để chữ Amen@- ngôi nhà ma ...
128
Nov 22, 2005
May cho nó
Người vợ kể chuyện với chồng:
- Hôm qua em vào vườn bách thú chơi, một chuyện khủng khiếp đã xảy ra. Có một con sư tử chẳng biết làm thế nào đã ra khỏi chuồng. Em đã đối mặt với nó, đúng lúc nó chuẩn bị nhảy xổ vào người em thì...
Người chồng hôi hộp:
- Thì sao?
- ... Thì người nuôi dạy thú kịp thời vào dẫn nó đi...
Người chồng thở hắt kết luận:
- Vậy là may cho nó đấy!
Nov 21, 2005
Nan Đà Tôn Giả
Luân hồi nhân quả không sai
Không tu ắt phải đọa đày khổ thân.
Ðã mấy năm qua. Từ ngày chứng nghiệm chân lý dưới gốc cây Bồ Ðề, Ðức Phật Thích Ca đã đặt chân lên nhiều kinh thành, nhiều thôn dã, nhiều đất nước để truyền bá đạo Từ Bi. Hàng đệ tử của Ngài càng ngày càng đông.
Trên con đường giải thoát cho nhân loại không biên giới ấy, một hôm kia, Ðức Phật trở về đất nước quê hương, nước Ca Tỳ La Vệ. Ngài thấy nhân loại đáng thương đang chìm trong sự lôi cuốn của cuộc đời có bà con thân thuộc mình, có... em Ngài, Hoàng tử Nan Ðà.
Hoàng tử Nan Ðà là em cùng cha khác mẹ với Ðức Phật. Lúc Phật xuất gia, Nan Ðà còn tấm bé, Nan Ðà chỉ buồn thoang thoảng vì thiếu sự chăm sóc chỉ bảo của một người anh hiền từ. Thế thôi. Và tuổi trẻ cũng mau quên. Nan Ðà lớn lên trong sự hầu hạ ân cần cẩn thận của cung vua. Không như anh. Nan Ðà buông theo các thú vui. Cuộc đời bó hẹp lại, nhỏ dần trước mắt người thanh niên ham mê sắc dục. Nan Ðà chỉ còn thấy các mỹ nữ trong giọng hát, trong điệu múa, trong những cuộc truy hoan...
Phật trở về giữa sự vui mừng của dân chúng. Ngài ở Tịnh xá và hàng ngày mang bình bát đi khất thực và truyền đạo như trong khi Ngài ở các nước khác. Lối sống bình dị ấy làm mọi người thán phục. Ðời sống của kinh thành xáo trộn. Vàng bạc không còn là cứu cánh. Lòng thương yêu nhau, thương yêu đến cả các sinh vật được xem là cao quí. Người ta đã thấy những gì chắc thật của cuộc đời, thú vui chỉ là mong manh chốc lát.
Nhà vua đã mở nhiều cuộc bố thí, giảm nhẹ thuế má cho dân chúng.
Về phần Nan Ðà, Nan Ðà cũng cảm thấy vui. Những hình ảnh tươi đẹp của những năm xưa hiện lên. Nhưng trong hai người như có một cái gì khác nhau nhiều lắm, nên Nan Ðà chưa dám gặp Phật. Nghe những lời ca ngợi về lòng nhân ái, về cuộc sống bình dị của Ðức Phật, Nan Ðà tự đối chiếu với mình. Và đã có lúc chàng nghiệm thấy một cái gì mong manh, chóng tàn trong những cuộc vui say, trên nét nhăn mệt mỏi của những mỹ nữ qua những cuộc múa ca.
Một hôm, Nan Ðà thức dậy sau một giấc ngủ dài mệt mỏi. Mặt trời đã lên cao. Chưa kịp sửa soạn, chàng đã thấy Ðức Phật đang tiến vào nhà. Phật khoác chiếc y vàng, tay cầm bình bát, Ngài đi khoan thai như lùa vào đây tất cả những ánh sáng trong lành của buổi mai.
Phật không khác xưa nhiều lắm, vẫn gương mặt hiền lành nhưng thêm phần sáng suốt. Tất cả những hình ảnh trên diễn ra trước mắt Nan Ðà đang đứng ngây người nhìn. Ðức Phật tiến lạI gần, ân cần hỏi han. Lời nói của Ngài dịu dàng làm cho Nan Ðà nhớ lại những ngày vui vẻ thuở xưa, hồi ấy Nan Ðà nhìn đời một cách đẹp đẽ. Rồi Ngài nói với Nan Ðà:
- Từ lâu, ta vẫn thấy bên trong ra có phụ hoàng và em. Chính trong mục đích giải thoát cho loài người rộng lớn và cho những người thân thuộc mà ta thấy được đạo lý. Ta biết em đang khao khát chân thật. Ta đi trước em, ta đã biết rằng hạnh phúc chân thật không thể tìm ở đâu khác ánh đạo. Ánh đạo ấy ta đem về cho em đây.
Nan Ðà im lặng, cảm động. Người đứng trước mình là anh, là thầy, là ân nhân? Nan Ðà thấy trong người rạo rực một mối tình muốn hướng về đường lành. Chàng cúi xuống thân mến ôm bàn tay của Ðức Phật đang đưa ra nâng chàng dậy. Ðức Phật âu yếm:
- Ðường ta đi sáng như sao nhưng khó khắn trở lực không phải là ít. Mà có sự thành đạt nào không phải mua bằng gian lao, ta đã nghiệm điều đó. Biết em có đủ trí lực để vượt qua không?
Nan Ðà ngẫm nghĩ rồi nguyện theo Phật. Chàng sửa soạn rất nhanh chóng. Phật đã tiến ra cửa. Ngài bước đi, Nan Ðà theo Ngài, tuy lòng đang dâng lên một cái gì âm ấm, trong sáng như ánh nắng và trời đất tươi đẹp bên ngoài. Hai người cùng tiến về Tịnh xá.
Ðến Tịnh xá, Phật bảo các đệ tử săn sóc cho Nan Ðà. Người ta thay chiếc áo gấm xanh và khoác cho chàng chiếc áo nâu bằn vải. Người ta dành cho chàng một phòng rộng ngó ra vườn hoa. Nan Ðà ngồi xuống chiếc ghế mây rồi nhìn ra vườn. Trăm hoa đang mở rộng tung cánh để đón ánh trời, màu hồng tươi mát của đào. Màu vàng dịu của mai, màu trắng như tuyết của huệ, nổi bật lên trên màu xanh tươi của lá cây. Ðây đó một vài đạo sĩ đang ngồi trên các phiến đá trầm tĩnh niệm Pháp. Trong cái yên lặng, lâu lâu có điểm một tiếng chuông ngân dài. Nan Ðà thấy một sức sống mạnh mẽ của muôn cây, một sự rạo rực hướng về đạo của con người. Thật là một thay đổi cực kỳ lớn lao trong tâm hồn vị Hoàng tử thanh niên.
Nhưng rồi có những lúc Nan Ðà thiêu thiếu một cái gì. Chàng tiếc rẽ cái áo gấm chăng? Ðâu phải thế! Trước đây cũng có nhiều lần chàng áo ước cởi bỏ nó đi để được mát mẻ. Chàng tiếc một cái gì? Ðó là các sinh hoạt cũ, cái lối ăn chơi say sưa bên cạnh những người vũ nữ có bàn tay ngọc ngà, có thân hình mềm mại.
Ðức Phật thừa hiểu rằng trong một sớm một chiều, Nan Ðà chưa thể giác ngộ được chân lý nên chú ý đến Nan Ðà nhiều hơn các đệ tử khác. Một hôm, có người mời Phật đi thọ trai, Ngài không đưa Nan Ðà đi mà còn kêu đến đưa bình bát cho và dặn nhà múc nước đổ vào cho đầy.
Ðược ở nhà, Nan Ðà là vui thích vì chàng thấy có cơ hội trở về thăm cung điện và các mỹ nữ. Biết như thế là sai lầm nhưng có một sức mạnh nào thúc đẩy mãnh liệt. Dầu sao, Nan Ðà cũng không quên lời Phật dặn "đổ nước vào bình bát" mà chàng không biết đổ để làm gì. Cái bình bát nhỏ bè này, hãy đổ vào một gàu là đầy ngay và rồi sẽ trở về thăm cung điện cũng không muộn. Nan Ðà đem bình bát ra giếng. Chàng xách lên gàu nước và đổ nước vào. Chàng cẩn thận để nước khỏi đổ ra ngoài. Lạ quá! Gàu nước đồ hết rồi mà sao không thấy nước tràn lên miệng bình. Nan Ðà cúi xuống xem bình bát có bị nứt không. Tuyệt nhiên không một đường rạn nào, lớp men vẫn liền láng. Chàng múc gàu nước thứ hai, thứ ba, thứ tư và liên tiếp nhanh tay đổ vào. Lạ thật, không có nước chảy ra ngoài mà nước đổ vào biến đi đâu cả.
Nan Ðà đã mệt nhoài mà bình bát vẫn không được một tí nào cả. Làm sao để về thăm cung điện? Nôn nả quá, chàng để bình bát ngay bên giếng và vụt chạy đi, hẹn trong lòng chốc trở lại sẽ tiếp tục đổ nước vào.
Chạy được một quảng, Nan Ðà thấy ở xa có đoàn người đi ngược lại. Chàng dừng lại nhìn. Khốn rồi! Chính Phật và đoàn đệ tử thọ trai về. Nan Ðà biết không có cách nào tránh khỏi, bèn nép bên đường, cúi mặt nhìn xuống đất. Phật đến bên Nan Ðà hiền lành bảo:
- Thôi! Trở lại. Em hãy còn lời hứa đối với ta, còn công việc ta giao chưa làm xong. Hãy tự chiến thắng mình mới đi đến đích cuối cùn
g.
Nan Ðà đi theo Ngài cùng trở về Tịnh xá.
Năm hôm sau, trong cuộc du hành thuyết pháp ở cõi trời, Phật cho Nan Ðà đi theo, Nan Ðà mừng lắm.
Ðấy là một trong những cõi trời đẹp đẽ và hạnh phúc nhất. Không biết bao nhiêu lâu đài tráng lệ nguy nga. Những chiếc bàn, những độc bình bằng thủy tinh muôn màu rực rỡ. Những vườn hoa với các cây xanh mướt, quanh năm hoa nở thắm tươi và tỏa mùi hương nồng ấm. Ánh sáng một màu huyền ảo. Mặt trời không gay gắt, ban ngày vẫn có sao sáng và ban đêm trời luôn luôn sáng, thứ ánh sáng vàng trắng của những đêm rằm.
Phật đưa Nan Ðà đến một cung điện rực rỡ. Các tiên ông râu bạc trắng ra đón tiếp. Phật thuyết pháp cho họ nghe. Trong lúc đó các nàng tiên mời Nan Ðà đi xem khắp nơi. Chỗ nào Nan Ðà cũng tấm tắc khen ngợi. Rồi các nàng tiên múa cho Nan Ðà xem. Những gương mặt tươi đẹp như chưa bao giờ lo buồn, các điệu múa uyển chuyển như còn gởi mãi trong không gian các đường nét mềm mại. Sau đó Nan Ðà hỏi họ:
- Ai sẽ có vinh hạnh hưởng cảnh sống êm đẹp trong những cung điện ở đây?
Các nàng tiên nhỏ nhẹ thưa:
- Cung điện, vườn hoa, ánh sáng ở đây đang chờ đón một người tên là Nan Ðà, nếu người ấy tu hành được chánh quả.
Nan Ðà sung sướng nhẹ nhõm khi theo các nàng về cung điện.
Trên đường về Tịnh xá, Nan Ðà định hỏi Phật xem lời các nàng tiên nói có đúng không, nhưng không dám, chỉ tự bảo với mình phải cố gắng tu tập. Nhưng biết đến bao giờ mới lên cõi trời sung sướng. Nan Ðà nôn nả nên thiếu thái độ hiền từ, tĩnh tâm, định trí. Và cái hăng hái của những ngày mới trở về lần lần phai nhạt.
Một thời gian sau, Phật lại chuẩn bị một cuộc đi truyền thuyết xa và Nan Ðà cũng được đi theo. Lần này Phật dẫn chàng xuống địa ngục.
Ðịa ngục bày ta trước mắt Nan Ðà trước những cảnh tượng ghê rợn. Ðây là một người đàn ông bị ép dưới một tản đá khổng lồ. Tảng đá lún dần, lún dần trong tiếng kêu thắt nghẹn trong tiếng răng rắc của bộ xương ngực, xương tay, xương chân đang dập nát. Ðây là một người đàn bà mang trên đầu một vành lửa đỏ. Tóc của người ấy cũng cháy khét lẹt; và tay bị trói chặt ra phía sau, người đàn bà vừa chạy vừa kêu không ra tiếng người. Nan Ðà biết những hình phạt ấy là do sự tàn ác của họ ở kiếp trước nên im lặng đi theo Phật. Gương mặt của Ngài tỏ vẻ vô cùng thương xót và Ngài cầu nguyện cho họ.
Ðến một đoạn nữa, Nan Ðà thấy trước mặt có năm chảo dầu xếp thành hành dài trước mặt một cái đền tối om. Năm con quỷ đang sắp sửa đun lửa. Trong bốn cái chảo đã có bốn người không rõ là đàn ông hay đàn bà. Lửa đỏ, dầu gần sôi. Người trong chảo vẫy vùng, chồm lên rồi lại rơi xuống. Tiếng kêu của họ tắt đi trong tiếng sôi sùng sục của dầu, tiếng củi cháy phừng phực. Nan Ðà đến gần con quỷ coi chảo dầu thứ năm và hỏi:
- Tại sao trong nầy lại không có người nào?
Con quỷ không nhìn Nan Ðà, chăm chú coi lửa và trả lời:
- Chảo không này cứ đun sẵn, để dành riêng cho một người tên là Nan Ðà nếu người ấy biếng nhác, không lo tu tập.
Nan Ðà giật nẩy mình và không dám hỏi thêm gì nữa.
Từ độ ấy về, Nan Ðà không một chút nào dám xao nhãng việc tu niệm, chàng lo tụng niệm, thuộc làu kinh kệ. Mãi đến chiều chiều, Nan Ðà mới để một ít thì giờ đi dạo ngoài vườn Tịnh xá.
Nhưng có một điều là chàng đến chỗ nào, người chỗ ấy đều lánh đi nơi khác. Nan Ðà bực lắm. Có một hôm Nan Ðà đến gặp Ngài A Nan, Ngài A Nan là em họ chàng và là đệ tử yêu mến nhất của Ðức Phật. Thấy Nan Ðà đến, Ngài A Nan cũng lánh đi nơi khác. Không thể giữ nổi sự bực bội trong lòng, chàng đến trước mặt Ngài A Nan là lấy lời kính cẩn thưa:
- "Xin chú cho tôi biết vì lẽ gì các Ngài và chú lại không muốn gặp tôi. Tôi tưởng đã ở một đạo với nhau, hơn nữa lại là bà con, chú cũng không nên đối xử với tôi như thế".
Ngài A Nan biết không còn cơ hội nào tốt hơn cơ hội nầy để trình bày cho Nan Ðà rõ đầu đuôi nên ôn tồn bảo:
- Chúng ta tuy theo một đạo nhưng mục đích chúng ta không giống nhau. Anh nhắm một mục đích khác. Anh tu hành để được lên cõi tiên, để sống trong hạnh phúc, riêng anh, tu hành vì cảnh khủng khiếp của địa ngục. Anh Nan Ðà ơi! Mục đích của anh hẹp hòi. Phải lấy sự đau khổ của chúng sinh làm đau khổ của mình, xem thường tài sản và tính mệnh của mình, phát tâm thực hành lục độ để giải thoát vô lượng chúng sanh. Ðó là mục đích của thầy ta, của chúng ta, của những người tu hành chân chính.
Ngài A Nan dừng lại để Nan Ðà kịp suy nghiệm. Rồi âu yếm nhìn Nan Ðà Ngài nói tiếp.
- Anh Nan Ðà ơi! Ðường tu hành còn dài lắm, cho đến khi nào chúng sinh không còn khổ đau. Cho nên không nhìn một mục đích cao rộng, ta sẽ dễ nản lòng thối chí như anh, đã có lần muốn bỏ dỡ công cuộc nửa chừng. Phải can đảm lên anh ạ! Quả lành sẽ đến với chúng ta.
Lời Ngài A Nan đi thẳng vào tâm can, vào trí óc A Nan. Từ đó Nan Ðà công phu tu luyện với mục đích cao quý giải thoát cho chúng sanh và một ngày kia, bước theo A Nan, Nan Ðà trở thành một đệ tử chân chính của Ðức Phật, trở thành Nan Ðà tôn giả đáng kính mến muôn đời của chúng ta.
Căn nhà ở phía mặt trời mọc
Ngân Hà mở rộng cánh cửa sổ nhìn ra cánh đồng, mùi cỏ mới cắt sộc vô mũi nàng mùi ngai ngái tanh nồng. Đám học trò đang yên lặng làm bài bỗng la lên "Cô ơi hôi quá! Hôi quá!" Ngân Hà mĩm cười quay lại nhìn đám học trò nhỏ đang giương những đôi mắt nai tơ nhìn chờ đợi nàng trả lời. Nàng khẻ bảo "Các em chịu khó một chút rồi nó sẽ hết ngay mà. Chắc cỏ nầy là cỏ dại." Một cô học trò nhỏ ngồi trong góc đưa tay xin nói. Ngân Hà gật đầu ra dấu cho phép. "Thưa cô, cỏ nhà em thơm lắm. " Cả lớp cùng cười, Ngân Hà cười theo: "Ừa em. Cỏ nhà nào cũng thơm ..." Nàng chưa dứt lời có tiếng nói của một em bé trai "Thế sao cỏ trường học nầy không thơm hà cô." Ngân Hà bỏ dở câu nói quay lại nhìn người học trò vừa nói. Thằng bé tròn to bụ bẩm, hai má ú na ú nần, bạn bè đạt tên "Ông Địa" Nàng lựa lời "Ờ, ờ…cỏ nơi đây không được chăm sóc, có cỏ dại mọc chen vào cho nên mùi cỏ không được tinh khiết đó em." Câu giải thích mang đầy cảm tính của nàng chưa chắc thỏa mãn được thắc mắc tò mò của đám học trò, nhưng chúng im lặng trở lại và cặm cụi làm bài. Tuổi trẻ chóng quên và dễ tin.
Hôm nay vẫn lớp học bình thường. Chúa nhật có nắng xuân rực rỡ, chim líu lo trong vòm cây ven chân đồi, xe cộ ồn ào trên xa lộ không át nổi tiếng gió vi vu trong lùm cây hòa cùng tiếng chim trên cánh đồng bên cạnh ngôi trường. Từ căn phòng học nhìn qua cửa sổ, Ngân Hà có thể cho đôi mắt nàng tự do bay lượn trên khắp cành đồng thay đồi màu sác mỗi mùa. Cánh đồng áp sát hàng rào ngôi trường được trồng bắp, trồng lúa theo mùa, và đôi khi nàng còn nhìn thấy cả cánh đồng vàng hực khi vào vụ. Lần đầu tiên tham dự vào ban giảng huấn của trường, nàng đã choáng váng khi mở cánh cửa sổ; một thảm vàng lung linh reo vui, mùi lúa chín ngào ngạt trong không gian, và nàng đã căng lồng ngực hít lấy hít để. It lâu sau nàng còn thich thú khám phá thêm rằng mỗi sáng chúa nhật trước khi lớp học bắt đầu nếu đến sớm chừng nửa giờ nàng sẽ được chứng kiến sự hùng vĩ cảnh măït trời mọc đỏ ău từ phía chân trới. "Ôi! Sao mà thơ mộng thế." Nàng nhắm mắt kêu lên sung sướng khi căn phòng tràn ngập ánh náng sáng ấm áp, tươi mát, trong lành. Tạo hóa thật chí công, cái đẹp không chia riêng cho một ai nếu họ biết tìm đến và mở cửa đón nhận lấy nó. Ánh nắng rực rở, hàng cây xao động, cánh đồng lúa xanh rì lấp lánh dưới làn nước phun từ các ống dẫn nước tưới, tất cả tạo nên sức quyến rũ như một bức tranh tuyệt với. Nàng bỗng nhớ đến Vangoh và bức tranh Hoa Hướng Dương. "Ước chi ta là họa sĩ" Nàng chợt cười thầm với ý nghĩ vu vơ đó. Những người nghệ sĩ đã tạo nên cho đời biết bao bức tranh đẹp, những vần thơ hay, những mẩu chuyện để đời. Ử nhỉ, làm văn nghệ thật tuyệt vời. Mọi sự có thể sẽ qua đi nhưng tác phẩm sẽ còn đó. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, cảnh vật có thể thay đổi nhưng ánh nắng mặt trời vẫn không chút đổi thay. Ánh sáng đối nghịch bóng tối. Thái Dương -Thái Âm.
Ngân Hà chìm trong những suy nghĩ đầy cảm tính mông lung. Nàng muốn viết, vẽ "Khả năng không bằng ước muốn" Nàng tự nhủ. Có một lần cô bạn gái nói với nàng "Bồ muốn trở thành nhà văn à? Hay muốn làm họa sĩ?" Ngân Hà cười thay cho câu trả lời, cô bạn tiếp "Dễ ẹt mà. Có thì giờ cứ viết bừa xuống, nghĩ gì viết nấy rồi đem ra cậy đăng có trả tiền…" Cô bạn cười ngặt ngẹo sau câu nói chế diễu ước mơ thầm kín của nàng. Ngân Hà không có mộng ước trở thành văn sĩ hay họa sĩ. Nàng chỉ muốn được ghi nhận những cảm xúc của nàng ngay lúc đó. Đôi khi nàng tự hỏi "Tai sao cũng mực đó, màu đó, chữ nghĩa có sẵn đó mà nàng cắn mãi vẫn không ra?" Đám bạn cứ mỗi lần nhìn nàng mơ màng tư lự là chúng xúm vào chọc. Ngân Hà không trách đám bạn tinh nghịch.
Văn chương hội hoạ không phải là những tảng màu, những mầu mã văn tự chữ nghĩa lắp ghép. Làm văn nghệ không phải là có thời gian rảnh, hoặc sự đảo lộn vần điệu, pha trộn ngôn từ. Văn nghệ là làm đẹp cuộc đời, làm mới cuộc sống, tìm tòi khai quật để nẩy sinh những cái mới. Những suy nghĩ cạn cợt, những cố gắng thoát khỏi đường mòn bằng cách đào hang động, bẻ cong, che đậy, tối nghĩa những câu văn chỉ làm cho văn nghệ ngày càng đi xuống. Nếu không có căn bản nền móng vững thì sự làm văn nghệ đúng như bạn nàng thường chọc "Cứ viết bừa đi rối cậy đang có trả tiền." Ấy là một văn bản cáo phó, một quảng cáo "mì ăn liền".
Đám học trò vẫn cặm cụi trên bài tập. Ngân Hà rời khỏi khung cửa, lìa bỏ cánh đồng mơ ước phía xa xa để trở về với đám học trò nhỏ. "Thưa cô, chữ huỳnh với chữ hoàng có khác nhau không?" "Thưa cô tại sao chó mực, mèo mun, ngựa ô?" Những cái đầu bé tí xíu, những mái tóc (có khi) pha trộn màu nâu sáng, màu bánh mật không đen nhánh như những mái đầu Việt Nam của đám bạn bè như chị Ngân Hà nói "Học trò của mầy là tô tả phín lù.". Ngân Hà không dám chắc nàng đã hiểu hết những câu hỏi của đám học trò nhỏ-chúng nói tiếng Anh nhanh hơn gió-tuổi ô mai đã biết xài thuốc ngừa thai.
Nàng chới với trong cảnh đời đảo lộn. Chọn ngành sư phạm không phải Ngân Hà muốn làm "cô" thiên hạ, nhưng là những chia xẻ những đam mê, những nồng cháy. Bố trước khi mất có dặn "Làm bác sĩ lầm có thể giết một người, làm chánh trị lầm có thể giết một quốc gia…nhưng con ơi, làm văn hóa mà lầm là giết chết bao nhiêu thế hệ đó con ạ." Lời bố dạy có bao giờ Ngân Hà dám quên. Bố là một ông giáo làng từ ngày quân Pháp còn chiếm đóng. Ngôi trưòng làng nhỏ nằm trên mõm đồi nào đó ngoài miền Trung xa xôi, học trò của bố sau nầy hay đến thăm bố đã có ông một thời là m tướng, làm bộ trưởng, giám đốc trong chánh quyền Việt Nam. Bố nói "Làm nghề giáo như một người đi gieo giống con ạ. Hạt giống rơi xuống có thể sẽ bị chim, chuột ăn mất, hạt rơi vào đá, hạt rơi ngoài đồng…và có hạt sẽ nẩy mầm và sanh trái. Có thể có trái ngọt, trái đáng. Nhưng con ơi, hãy làm vói cái tâm chân chánh, tấm lòng vị tha cây sẽ nẩy mầm xanh." Và Ngân Hà theo bước chân của bố làm cô giáo tiểu học, và ngày nghỉ cuối tuần làm cô giáo Việt Ngữ. Dây học trò nhỏ nhiều sắc tộc bằng Anh Ngữ dễ hơn dạy đám học trò cùng chủng tộc vào ngày cuối tuần. Nàng không hơn gì đám nhóc đang ngồi kia. Nàng ngơ ngác và bối rối khi đọc chuyện Van Lang dựng nước, chuyện Bà Trưng, Bà Triệu đánh đuổi quân xâm lăng. Chuyện Son Tinh, chuyen Phù Đổng…v.v. càng làm cho nàng lạc mất lối về. Sách vỡ Việt Ngữ ít, tài liệu không có, các tác phẩm giá trị của Việt Nam nằm trong thư viện đại học Hoa Kỳ, thư khố Pháp.
Càng suy nghĩ, càng tìm về, Ngân Hà càng ý thức được trách nhiệm của
những công việc làm văn hóa văn nghệ. Phải chuẩn hành trang trước khi bưóc vào đời.
Ngôi trường đứng trên sườn đông ngọn đồi, hướng mặt trời mọc, những căn phòng nhiều cửa chớp bằng kiếng, có tấm bảng đen chạy dọc ngang tầm nhìn trên bốn bức tường màu xanh dương. Học trò ngồi hướng nào cũng nhìn thấy tấm bảng. Học cụ chứa đầy trên các ngăn tủ; bản đồ, hình vẽ được cuộn tròn trong những chiếc trục treo ở phần trên của những tấm bảng, chỉ cần bấm một chiếc nút nhỏ thì học cụ cần dùng sẽ mở ra. Lớp học Việt Ngữ dành cho ngân Hà được thuê mướn vào ngày chúa nhật. Những "học cu"ï cần thiết cho lớp Việt Ngữ không nằm ở nơi đây, nơi căn phòng này mà nằm ngay trong đầu nàng-một "bô nhớ" chưa hoàn chỉnh. Ngân Hà chưa đủ bề dày để làm cô giáo Việt Ngữ. Nàng đứng đây chỉ được trang bị băng một tấm lòng,một con tim thương nhớ quê hương.
Ngân Hà theo gia đình rời Việt Nam (theo lời mẹ kể) "Khi đó đạn nổ ầm ì trên phi trường Tân Sơn Nhứt., ba mầy vừa mới ra về lấy thêm đồ…thấy người ta chạy xuống bến tàu thì tao ẵm mầy chạy theo mà thôi." "Còn ba con và mấy anh chị khác như thế nào?" Mẹ Ngân Hà thở dài "Mẹ con mình đang nằm trong bệnh viện mà…mẹ thấy người ta nhốn nháo nên không kịp đợi ba trở lại…cuối cùng cả nhà gặp nhau tại trại tị nạn trên đảo Guam. Hú vía. Tạ ơn Phật Trời." Như một phép lạ, gia đình Ngân Hà toàn vẹn không mất mát một chút gì. Cứ mỗi lần có chuyện buồn, mẹ thường an ủi: "May lắm rồi con ơi. Nếu như mình ở lại bây giờ không biết thế nào? Gia đình mình may mắn lám đó con."
Ngân Hà lớn lên trong tình thương bao la của mẹ, trong sự đùm bọc mến yêu của anh chị. Nàng thật hạnh phúc. Cuộc sống của nàng thiếu một điều: Quê hương, mỗi khi nghe bạn bè cùng lớp nói về quê hương của chúng nó, Ngân Hà về hỏi mẹ. Tất cả tình yêu quê hương xuất phát từ những câu chuyện của mẹ, từ những buổi học Việt Ngữ với ba và các anh các chị. Dù có bận rộn đến đâu thì cuối tuần ba mẹ và các anh chị vẫn quây quần trong căn phòng đọc sách mấy giờ để cùng nhau học và đọc sách. Các anh chị rời Việt Nam đã có vốn liếng riêng, phần Ngân Hà việc tập đọc tập viết là một việc "Cố gắng đáng thưởng" như lời chị Hai và anh Ba trêu nàng.
Ba mất, mẹ quá tuổi làm việc, Ngân Hà và các anh chị cùng nhau phụng dưởng mẹ. Mẹ là nguồn tài liệu vô tận bằng các chuyện cổ tích. Các anh chị là gương sáng cho Ngân Hà. Đối với bố, Ngân Hà đã dành riêng một khoảng trời cho người cha kính yêu. Như căn nhà mở cửa ra hướng mặït trời mọc để hứng trọn nắng sớm của bình minh. Ngân Hà đứa con gái út của ông giáo già trường Lê Khiết vẫn mãi mãi mở rộng lòng nàng đi tiếp tục con đường của bố. Căn nhà hướng mặt trời mọc đang chông chênh nghiêng ngã mất hướng, trong khi đó Ngân Hà và đám bạn trẻ đang cố gắng tìm đướng leo lên đỉnh đồi cao.
Lớp học vẫn im lặng, đám học trò nhỏ cắm cúi làm bài. Ngân Hà đắm mình trong nắng và thả hồn ngao du chợt giật mình khi "Oâng Địa" cất tiếng hỏi: "Thưa cô bạn em nó nói người Việt là con cháu của người Tàu phải không thưa cô?"233
Nov 20, 2005
Ngây thơ
- Sao mặt cậu sưng vều lên thế kia?
- Tớ tự đánh đấy!
- Sạo lại thế?
- Tại vì tớ trót tát thằng em một cái nên bố tớ phạt tớ tự đánh mình.
- Bố cậu thật kỳ quặc!
- Không kỳ quặc tí nào đâu. Ông ấy làm ở Viện nghiên cứu tự động hóa nên làm gì cũng yêu cầu tự động, kể cả việc dạy con.
***
Con trai hỏi bố:
- Trong trường hợp nào thì người ta gửi thư đến cho nhau hở bố?
- Đó là khi người ta ở cách xa nhau, muốn trò chuyện, tâm sự hoặc có việc phải liên hệ với nhau con ạ.
- Thế sao các cô, các chú trong cơ quan bố, ngày nào cũng đi làm với bố mà thỉnh thoảng lại mang phong bì đến cho bố?
- À, đó là trường hợp cá biệt.
451Nov 19, 2005
Quả trầu không
Có bốn anh thợ cưa xẻ gỗ cho một ông nhà giàu dưới vườn cây vào tiết tháng năm. Mít vừa độ chín, mùi hương thơm toả khắp khiến bốn anh thợ cưa thèm rỏ dãi. Chủ nhà lại là một lão hà tiện và keo kiệt, trưa nào cũng ra rình và đếm lại những quả mít đã chín. Bốn anh thợ cưa vừa thèm vừa ghét lão chủ, tìm cách lấy mít ăn cho bõ thèm.
Có một rựt hai quả nơi cây mít có bụi trầu không leo quanh và bảo cả bọn cùng ăn rồi sẽ có cách xử trí.
Trưa, lão chủ ra đếm mít, thấy mất hai quả bèn nổi giận, định đến bắt đền bốn anh thợ cưa. Lão vừa đến thì anh rựt mít nói ngay:
- Ðó, nhờ ông ra phân xử cho xem ai đúng ai sai.
- Ðúng sai thế nào không biết chứ các anh phải trả tiền hai quả mít ở cây kia cho tôi.
- Chính hai quả ấy đó ạ. Tôi thì bảo là quả mít, còn bọn kia thì lại nhất định là quả trầu không. Chúng cãi với tôi đã ngót mười hôm nay. Ðến lúc, hạ xuống ăn thì rõ rằng là quả mít, đúng như tôi nói. ấy thế mà chúng nó vẫn gân cổ lên cãi. Chúng bảo rằng quả trầu không cũng thơm và ngọt như quả mít. Bây giờ, may nhờ có ông ra, nhờ ông nói cho một lời.
- Một lời làm sao?
- Dạ, là quả mít hay quả trầu không ạ.
Ông chủ keo kiệt lặng thinh đi vào.
Cành Mai Của Tháng Giêng Gần.
Cành Mai Của Tháng Giêng Gần.
Trần Thị Hạ Anh
Hình như không phải là cảm giác của những ngày xưa cũ, dù rằng đó cũng là phiên chợ tàn vào ngày ba mươi Tết. Cũng vẫn còn những đống rác rưởi chưa dọn sạch, chồng chất những bông hoa giập nát cánh, màu sắc trộn lẫn nhau, không phải như một bức tranh sặc sỡ muôn màu mà là những tàn phai héo úa, những xót xa thương cảm. Những cánh hoa, trước đây vài giờ, người ta còn nâng niu lựa chọn, người ta còn muốn ngửi lấy hương thơm của nó. Bây giờ, mọi người đều tránh xa để khỏi phải lợm giọng vì mùi hư thối xông lên từ những nhát chổi của người phu quét dọn. Ai cũng cố nhón gót, sợ quần áo vấy bẩn, vướng rách bởi những cánh hoa tàn, cành gãy phế thảị
Ngoài cái cảm giác buồn buồn của những năm trước đây mỗi khi đi xem chợ hoa tàn đêm trước Tết, năm nay Nguyệt cảm thấy mình có thêm một sự trống vắng lạ thường trong lòng. Bởi vì không như những năm còn ở quê nhà, sự háo hức đón Tết luôn kèm theo những lo toan, tính toán về tiền bạc này nọ. Năm nay thì không vậỵ Nàng trở về quê, trước thăm nhà và sau, chỉ để tìm lại cảm giác cũ. Tất cả đã khác đi nhiềụ Những toan tính, những chuẩn bị đã có người nhà. Nàng mang tâm trạng của một người khách ngay trong ngôi nhà cũ của mình. Thực sự ai cũng muốn nàng thong dong, hưởng một cái Tết thoải mái, không phải lo điều gì. Nàng trở thành người ngoại cuộc trong sự chào đón dành cho một người trong lớp áo Việt kiềụ Trong giờ phút hiện tại trên đường phố gần như vắng lặng này , chỉ còn lác đác một vài bộ hành vội vã cho kịp về với gia đình. Năm ba công nhân sở vệ sinh đang hối hả làm việc cho kịp sớm về nhà. Bên kia đường, một vài em bé quần áo không lành lặn, cố nhặt thu những thứ còn khả dĩ dùng được, nơi hông chợ. Vì muốn tìm lại những dư âm ngày cũ, lúc ở nhà, Nguyệt quan sát xem có những món gì còn thiếu sót để xin được đi chợ, nhân dịp nhìn lại một lần cảnh đêm chợ tết cuốị Dù biết trước đó là chợ tàn, sẽ không còn gì. Như thế càng haỵ Nàng cảm thấy mình được tự do hơn khi bước vào khuôn chợ vắng vẻ, không tiếng chào mời náo nhiệt, không sợ đụng người này, chạm kẻ khác... Giờ phút cuối của một năm này, trong ngôi chợ quen thuộc mà trước đây mỗi ngày Nguyệt đều phải hiện diện vì sinh kế, không khí uể oải lạnh lùng đến lạ. Ngay cả những bạn hàng dọn dẹp muộn, họ cũng không níu kéo, chào mời nàng để may ra bán thêm được món gì chăng. Suốt năm dài đầy bận rộn, đây là lúc họ cảm thấy sắp rảnh tay, dù rằng có thể trong năm, họ gặp những thua lỗ. Bây giờ không phải là giờ phút tính toán chuyện làm ăn thêm nữạ Sắp đến khoảnh khắc thiêng liêng, giờ phút quây quần với gia đình dành riêng cho đời sống của mình.
Những mùa xuân lúc còn ở quê nhà trước đây, vào những phiên chợ tết, Nguyệt thường cùng gia đình đi xem chợ hoa bày bán trên đường Nguyễn Huệ, trung tâm thành phố Sài Gòn. Như một thói quen, dù rằng đã được nhìn ngắm hàng hàng lớp lớp hoa muôn hồng, ngàn tía, Nguyệt cũng không bao giờ bỏ sót một phiên chợ chiều, chạng vạng tối nào của ngày ba mươi Tết. Không gian có vẻ cô động lại, và thời gian lúc ấy như nuối tiếc một cái gì sắp sửa khép lại, qua đi lâu dàị
Ðang cố tránh một ụ rác lớn nằm chắn ngang vĩa hè, bỗng cảm thấy có gì níu chân, Nguyệt nhìn xuống. Thì ra là một cành mai quẹt vướng vào ống quần, nàng cúi xuống đưa tay gơ ờnó rạ Cành mai nhỏ xíu, nhiều chi bị gãy, chỉ có khoảng mười mấy nụ mới nhú. Có lẽ vì thế mà cành mai này mới còn lại nơi đâỵ Chắc do bán không được nên người bán dựng lại bên tường rồi quên, hay cũng không muốn mang nó về. Còn người qua đường, không nhìn thấy, hoặc vả có thấy nhưng vì nụ hoa còn bé quá, biết chắc không thể nào nở kịp được trong mấy ngày Tết nên không ai muốn nhặt về vì cho rằng nó sẽ không mang lại vui tươi, may mắn gì hết . Nguyệt định vứt vào đống rác nhưng ngần ngừ, nghĩ lại nó sẽ cùng chung số phận với những cành hoa không may khác, nên lại thôị Ðịnh dựng lại chỗ cũ, nhưng không hiểu sao, dường như những nụ hoa bé nhỏ kia đang nhìn nàng van cầu; những nụ hoa mũm mĩm dễ thương với màu xanh non nớt nhu mì. Thế là, tiện tay nàng cầm luôn, mang về.
Quả thực, vừa nhìn thấy cành mai trên tay Nguyệt, Khánh, đứa em họ, con trai út của cậu mợ nàng, đã vội kêu lên:
- Bộ chị bị người ta biết là Việt kiều nên gạt, bán cành mai đó hả?
Còn mợ thì rối rít:
-Sao con mua chi cành mai như vậy! Nó không nở kịp ngày mai đâụ Ít ra cũng cả tuần nữạ
Nguyệt chỉ biết cười trừ:
-Con đâu có mua, chỉ nhặt thôị Nghĩ nó cũng là "may" nên con mang về.
-Ừ, mà nụ hoa còn nhỏ quá, không thể đem chưng trên nhà được. Nó không nở là điềm xui đấỵ Nhất là nếu bị rụng hết thì lại càng xấu hơn.
Nguyệt đang phân vân không biết tính sao, đứa em đã đề nghị :
-À, em với chị trồng cành mai này đị Em thấy ở nhà bạn em có trồng maị
Chẳng đợi Nguyệt ừ hử, đứa em mang cành mai đi ra phía sân sau nhà. Sau đó, mặc mọi người lo dọn dẹp, sửa soạn cho giờ đón giao thừa lúc nửa đêm, Nguyệt và đứa em lui cui lo trồng cành maị Cả hai Ðào lấy một chút đất đắp vào phiá dưới cành mai, và không biết moi từ đâu, Khánh lấy được một miếng phân đậu bỏ thêm vàọ Xong, cả hai chị em lục lạo tìm miếng vải mỏng quấn quanh gốc cành mai, chỗ cạp đất và phân. Họ đem cành mai đặt nơi khoảng đất nhỏ, nơi có những bụi bông trang cung cấp bông cho những ngày cúng Phật, những cụm hoa mười giờ đang say giấc ban đêm và những cây móng tay đang nở hoa đỏ chói như muốn chườn tới bắt tay làm quen với người bạn mớị Cả hai chị em Nguyệt đứng lặng nhìn công trình vừa hoàn tất trong mấy giây, mãn nguyện, lòng tự hỏi không biết nó sẽ ra saọ..
Trước khi trở vào nhà, đứa em lấy nước rưới cả cành mai cho ẩm rồi ngắm nghía:
-Chị yên chí, em thấy gia đình bạn em cũng làm như vậy để cho cành mai được sống.
Mặc dù trong thâm tâm, Nguyệt tự hứa mỗi ngày sẽ ra thăm xem cành mai ra saọ Nhưng trong những ngày Tết, mọi vui chơi rộn ràng cùng nhiều cuộc thăm viếng tới tấp đã làm Nguyệt quên hẳn cành mai tội nghiệp.
Cành mai đã bị quên lãng. Nguyệt không còn nhớ mình đã mang về một cành maị Cho đến sáng sớm ngày mùng tám tết, khi mợ nàng ra ngoài vườn sau định hái một vài bông trang để cúng sao vào buổi tối, bà gọi vọng vào:
-Nguyệt ơi, ra mà xem nầỵ
Nghe tiếng mợ gọi cao giọng, Nguyệt bước vội ra vườn. Ôi! Cành mai của nàng sao mà đẹp lạ lùng. Những búp nở rộ, xòe năm cánh trắng nõn có điểm lấm tấm nhị vàng. Nguyệt sung sướng thốt : "Bạch Mai, đẹp quá mợ ạ!"
. Ngó lại, cả nhà hầu như kéo nhau cả ra, ai nấy im lặng. Dưới ánh nắng ban mai ấm áp, những cánh hoa mai trắng như ngọc, mềm mại, uyển chuyển, thanh tao làm saọ đứa em họ nheo mắt nhìn Nguyệt không nóị Nàng biết mấy hôm nay nó đã âm thầm tưới nước. Nhưng có lẽ nó cũng không ngờ những bông hoa mai nở muộn màng nầy lại là một loại mai quý hiếm, đẹp sang dường ấỵ Riêng cậu của Nguyệt hài lòng ra mặt, ông ta xoa tay, tươi cười:
-Con Nguyệt này hên thiệt! Tưởng cành mai không sống nổi, mà lại sống. Lại còn là mai quý hiếm nữa chứ. Nếu không nở, ai mà biết nó là bạch mai đâụ
Nguyệt lặng lẽ, nghiêng đầu ngắm hoạ Những bông hoa tươi tắn nhìn lại nàng với những nhụy hoa rung khẽ. Hình như nó muốn cảm ơn nàng đã giúp lấy lại cái giá trị đáng quý đích thật của nó mà lẽ ra, đã bị chôn vùi trong đống rác theo ngày tàn phiên chợ tết cuối năm.
Mợ ra lệnh mạnh miệng:
- Ðem nó lên nhà trên, cắm vào độc bình trên bàn thờ. Mai trắng này mắc lắm, không dễ mua đâụ để đây uổng phí. Phải khoe với khách vài ngàỵ Mai mốt Khánh trồng lại cho mẹ, nghẹ
Ðứa em họ nhăn mặt. Nguyệt biết nó không thể bất tuân lệnh. Cả Nguyệt, nàng cũng muốn cành mai để nguyên nơi vị trí cũ, có khí trời, có những bông hoa lân cận, như vậy chắc nó thích hơn. Nhưng ý của mợ vẫn đúng phần nàọ Vả lại, Nguyệt chỉ còn được mấy ngày ở lại đây thôị Thôi thì ngắm cành mai trắng từ một nơi trang nghiêm như bàn thờ cũng có cái hay của nó.
Quả như mợ đã nóị Người khách nào cũng trầm trồ khen ngợi khi nhìn thấy cành maị Lúc nầy, khi mọi thứ bông hoa màu sắc rực rỡ chưng trong những ngày Tết đã tàn phai và bị vứt bỏ, cành bạch mai càng là trung tâm điểm của những lời khen tặng. Ðến bây giờ mợ Nguyệt mới tiếc: "Giá mà nó nở đúng vào ngày mùng một thì hay biết mấy". Cậu trêu mợ: "Thôi bà, có voi còn đòi tiên, lúc con Nguyệt mới mang về, bà sợ xui, bây giờ thì lại nâng niu, mong ước"...
+++
"Em viết thư cho chị vào ngày cuối tháng Giêng. Sau ngày chị trở về Mỹ, em mang cành mai ra chỗ cũ. Lần này em Ðào đất, đặt nó xuống trồng hẳn hoị Không chắc nó sống hay không. Chỉ hy vọng thôi, vì em nghe ba của người bạn gái học chung trường giải thích cho em : Mai chỉ trồng được khi nào người ta chiết cành từ cây chính, hoặc gieo bằng hạt mai đủ già. Còn nếu chỉ chặt ngang với mục đích chưng trong mấy ngày Tết thì không hy vọng trồng được đâụ Cành mai ấy chỉ có thể trổ và nở hoa lúc đó thôị
Lúc hoa rụng cô bạn gái của em có xin mang về ép. Bây giờ cô ấy gửi qua vài bông hoa tặng chị. Nhưng lúc đó cô bạn em lại không phân biệt được đâu là hoa mai vàng nhà cô ấy và hoa mai trắng của chị, vì những bông hoa khi xỉn màu đều giống nhaụ Chỉ nhận được theo vóc dáng, cánh mai trắng nhỏ hơn cánh mai vàng. Bạn em hy vọng là gửi đúng những bông mai trắng đến cho chị. Mong mùa xuân sang năm chị sẽ lại về ăn tết. Chắc chắn em sẽ tình nguyện theo chị để hai chị em mình cùng tìm mai trắng. Chị có huệ nhãn thật tinh đời! ".
Nâng những cánh mai ép đã sẫm màu, được gửi theo cẩn thận cùng lá thư, Nguyệt cảm thấy thích thú lẫn bồi hồị Dù đó là những cánh hoa không còn màu sắc tươi thắm để có thể nhận ra được là trắng hay vàng. đối với nàng, dù sao đây cũng là món quà quý mang một kỷ niệm dịu dàng khó quên trong lần về thăm quê nhà yêu dấu vừa quạ..
Cành mai trắng với những bông hoa của một tháng giêng gần của Nguyệt có thể khô héo, chết dần vì không đủ nguồn nhựa cho sự sinh tồn. Nhưng nó cũng xứng đáng tự hào đã trao tặng những đóa hoa mãn khai thanh cao hương sắc, tô điểm thêm niềm vui và hạnh phúc cho những ngày cuối cùng còn lưu lại của Nguyệt trong gia đình người thân. Tháng giêng, không những xanh màu cỏ biếc còn điểm thêm màu trắng thanh thoát từ những cánh bạch mai nở muộn. Màu trắng hòa vào hư không, bảng lảng cùng những đám mây trôi giạt khắp bốn phương trời xa xăm, mang theo lời thì thầm chúc tụng của một mùa xuân muộn. Màu trắng cho một lần về với quê nhà, để lúc chia tay mang theo hơi ấm của một tháng Giêng gần.235
Nov 18, 2005
Ngày của mặt trờI
Cuối cùng tôi cũng xin được chỗ dạy, ở một trường cách nhà mười lăm kilômét, cũng cách thị xã ngần ấy đường đất. "Thế nào, chấp nhận hả?" - dì Thương hỏi. "Cháu biết làm sao" - tôi nói. An không ngạc nhiên khi tôi báo tin: "Hiểu rồi, ở đời ai chả một thời ảo vọng thế" - anh nói. Tôi dỗi, anh chỉ cười. "Em dự định rằng sẽ đi làm một thời gian, khi nào đủ điều kiện, chúng ta gặp nhau" - tôi nói, và thêm: " Có thể là sang năm, hoặc năm nữa...".
"Quân trí thức chúng mày chỉ được cái sĩ diện hão" - dì Thương nói thế, bởi vì tôi đã từ chối việc dì cậy nhờ xin cho tôi làm ở một văn phòng nước ngoài, nơi đó có thu nhập cao. "Cháu muốn" - tôi nói. "Cho là thế, rồi đời sẽ dạy mày biết thế nào là đi thực tế theo con đường của mày", dì hăng hái. "Nhưng còn thằng An?". "Thì cứ tạm thời xa nhau thế, bao giờ cả anh ấy và cháu cảm thấy có thể, chúng cháu sẽ...". Dì cắt lời tôi: "Lãng mạn một cách không phải". Biết nói thêm, hai dì cháu sẽ cãi nhau, nhưng buồn vì cho rằng dì không chịu hiểu.
Dì Thương là em út của mẹ tôi, sau cậu Hưng. Mẹ tôi mặn mòi thế, nhưng dì Thương sắc sảo hơn. Mắt dì đen láy, mũi thanh nhỏ, môi đỏ, da trắng hồng. Phải tội, trời phú cho dì gương mặt đẹp thì lại bớt xén của dì thứ khác. Sinh ra dì đã bị thọt chân, một chân nhỏ, ngắn hơn hẳn chân kia. Từ đấy, đôi chân thành mối hoạ của đời dì. Mẹ kể hồi nhỏ đi học, dì học giỏi lắm, từng đỗ đầu huyện về thi học sinh giỏi toán kia mà. Có điều bọn trẻ con ở trường không gọi dì là Thương, dù tên dì đẹp và dịu hiền, chúng gọi dì là con thọt. Chẳng có trò nào dì được chơi cùng, ngoài trò đánh chắt. Sự hãnh diện vì thông minh không bù được nỗi cay đắng vì dị tật. Nhiều bữa dì khóc sưng cả mắt. Bà thương dì, bảo: "Thôi thì ở nhà với mẹ vậy, chả cần học làm gì". Dì cương quyết: "Ðã tật lại dốt nữa, để người ta càng khinh à!". Từ đấy dì cứ luôn là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Tốt nghiệp cấp ba, thi vào Ðại học Tổng hợp, nhưng dì vào trường rồi bị trả về, cũng vì cái chân. Suốt một năm dì thui thủi ở nhà, thêu móc những ví và túi xách bán cho các nàng con gái thích làm đỏm. Năm ấy cậu Hưng tôi cưới vợ làm nhà trên thị xã. Dì bảo: "Anh cho em theo, em ở giữ nhà giữ cháu cũng được". Thế là dì rời quê. Bà thở dài: "Số nó rồi khốn khổ". Mẹ bảo: "Dì ấy muốn thì cứ chiều".
Lên phố với cậu Hưng, ngày cậu mợ đi làm, nhà vắng, ngồi thêu móc mãi cũng chán, dì lân la sang quầy tạp hoá bên cạnh chợ. Chẳng dè sự xuất hiện của dì làm người mua tăng hẳn lên. Bà chủ cửa hàng bên thuê hẳn dì đứng trông quầy tháng trả hai trăm tiền công. Dì nhận lời, từ đấy thành người bán hàng. Người qua phố cứ thấy dì thấp thoáng sau quầy hàng, mắt vời vợi, nụ cười như mê hoặc, không thể không dừng chân. Một đồn bảy, bảy đồn mười, người ta đến như bươm bướm chuồn chuồn, đàn ông con trai cũng như bươm bướm chuồn chuồn. Mẹ bảo: "Dì lấy chồng đi!". Dì cười: "Mười thằng đàn ông thì chín thằng thích hai phần trên, không nhìn phần ba dưới...". Ðược lâu, dì thôi đứng bán thuê, nên cậu tôi cho mở hẳn một cửa hàng trước nhà. Khách hàng kéo sang cửa hàng dì, đến nỗi bà chủ cũ cũng cạnh khoé. Dì bảo: "Thị trường, ai khéo thì ăn, có ăn cắp của nhau đâu mà sợ...". Vốn liếng dì phình phình ra mãi. Dì hăm lăm, rồi hăm tám... Mẹ buồn rầu: "Mong nó kiếm tấm chồng mà kiểu này cũng không xong!". Dì vẫn cười, mắt lúng liếng, chung chiêng. Người mua hàng vẫn như bươm bướm chuồn chuồn...
Tôi vào đại học, dì đã có nhà riêng hẳn hoi, không sang trọng nhưng xinh xắn, ấm cúng. Bốn năm học, nào học phí, sách vở, áo quần, trăm thứ nhu cầu, kể cả ái tình phí, nhà tôi bố mẹ làm ruộng, con đông, không đủ chu cấp, nhờ dì Thương mà tôi không đến nỗi túng thiếu. Dì trẻ, cháu gái lớn, thành ra tôi gần gũi dì, nhiều khi thấy hơn cả với mẹ tôi. Thỉnh thoảng nghỉ học, tôi lại đi một trăm cây số ra thị xã, gục vào dì mà cười mà khóc, mà kể lể. Dì bảo: "ừ, chỉ khi yêu con người mới lắm nỗi niềm". Khi tôi yêu An, dì cũng không ngăn, chỉ nói: "Dám yêu thì dám chịu". Trái lại mẹ tôi cấm ngặt, bởi An đi làm ở xa, cách nhau gần nghìn cây số, gia đình An lại thuộc thành phần buôn bán không trong sáng! Dì kể, dì cũng đang yêu. Tôi mừng hú, bíu lấy dì: "Chừng nào cưới, hả dì?". "Chả cưới!" - dì thủng thỉnh. Tôi ngạc nhiên nhìn dì. Dì ngoài ba mươi rồi mà sao còn đẹp thế, người như dì suốt đời không được yêu thì bất công biết bao. Tôi là con gái cũng còn phải thua dì. Giá tôi giống dì hay mẹ được một chút, đằng này tôi giống bố, mắt nâu và xếch, da bồ quân... Không, người như dì không thể không được yêu... "Dì nói cháu nghe đi!" - tôi giục. Dì cười mông lung. "Ông ấy có vợ con đề huề". Sao dì?..." - tôi cố nuốt cái gì nghèn nghẹn trong cổ họng. "Là dì tự nguyện đấy, chẳng phải bị phỉnh phờ hay dỗ dành gì đâu" - dì nói như sợ tôi sẽ nghĩ điều không tốt đẹp về người đàn ông của dì. Tôi gay gắt: "Ông ta yêu dì nhưng không dám bỏ vợ chứ gì? Thế thì hèn... ". Dì cúi đầu, một lúc mới cất tiếng: "Có thể. Có thể sự hèn ấy cũng khiến ta yêu. Ðôi khi lòng yêu và lòng thương nó là một, đôi khi không phải, nhưng người ta hay nhầm. Chẳng cần biết, chỉ biết lòng được an ủi là đủ". Tôi khóc, vừa thương vừa giận dì. Làm sao có lúc dì tỏ ra thực tế, bây giờ lại cả tin thế?
***
Thứ bảy ấy tan trường tôi vội vã đạp xe vào thị xã. Tôi vừa nhận thư An, anh bảo tôi vào ngay, vì có thể chuyện của chúng tôi cũng phải có một kết cục nào đó. Tôi đâm khó nghĩ, liệu có nên ra đi không, hoặc cứ thế, chờ một cái gì đó sẽ đến trong đời mình... Ðang mùa mưa, vậy mà có một ngày tạnh ráo, trời xanh dịu, hứa hẹn một đêm đẹp trời. Ðến thị xã vừa lúc tối. Ði giữa phố, dưới đèn điện lấp loá, giữa dòng người tấp nập đi phố, nhiều nhất là trai gái, những cặp trai gái đèo nhau bằng xe đạp, xe máy, mắt ngời ngợi, bất chợt thấy rủi cho cái cuộc sống buồn tẻ trầm lặng của mình. Chẳng lẽ điều dì Thương nói là có lý? Cả An cũng thế?
Ngày ra trường lẽ ra phải đi vào Nam cùng với An, hoặc làm ở thị xã theo như gợi ý của dì, nhưng tôi đã từ chối tất cả, xách vali về một trường lẻ, với ảo tưởng của kẻ đi khai phóng văn minh. Từ bấy giờ đã gần năm. Trái với những dự định, thời gian cốt chỉ làm tôi mỏi mòn đi, không hơn. Liệu có thể thay đổi được gì không? Ðau đớn vì khao khát, đồng thời tự tôi cũng biết tôi có một đau đớn khác, đau vì sợ đổi thay...
"Bao giờ chán về đây, thích thì tao giao cho cái quầy, không thích tao kiếm cho chỗ làm khác" - tôi nhớ dì Thương có lần nói thế. Bây giờ, chẳng lẽ tôi phải nhờ vào dì? Nhà đóng cửa. Tôi dùng chìa khoá riêng vào nhà, đọc mảnh giấy chặn sẵn trên bàn: "Thức ăn trong tủ lạnh. Tiền trong tủ áo, nếu muốn thì lấy đi chơi. Dì về muộn". Tôi ăn cơm, chán nản mở tivi ngồi xem, xem chán lại giở thư An đọc. Anh viết: "Anh tự hỏi, không biết có phải chúng ta đã thật yêu nhau chưa, khi chúng ta cứ viện vào những cớ khách quan, và cứ trông chờ, chẳng dám, chẳng phá vỡ một cái gì để được ở gần nhau? Cả anh cũng hèn thế...".
Mười một giờ, nghe tiếng động ngoài cửa, tôi hé rèm, nhìn ra. Dì đang đứng trên hiên, cạnh một người đàn ông cao, tì người trên chiếc nạng gỗ. Tôi nghe dì thì thầm: "Mai anh lại đến chứ? Thôi hay để ngày kia vậy? Mà em sẽ đón anh, chỗ ngã tư ấy...". Họ đứng bên nhau, lặng im, trong ánh trăng đan dệt huyền diệu như một ảo ảnh. Dì mặc bộ áo lụa hồng, tóc thả dài, rực rỡ mê hoặc. "Em nhìn thấy trăng không?" - lâu sau người đàn ông lên tiếng. "Có" - dì Thương trả lời, và nép sát vào bạn tình. "Hôn em đi!" - dì bảo. Người đàn ông cẩn thận áp chặt chiếc nạng gỗ vào nách, cúi xuống, và dì, cố thật thẳng người, chờ đợi. Cái hôn kéo dài, bất tận, tôi tưởng tất cả đều ngưng đọng trong đó, cả hạnh phúc nỗi đau, cả thời gian... Khuya lắm, mới nghe tiếng lộc cộc, lộc cộc khua xa dần trên phố.
Dì áp sát người vào tôi, cầm lấy bàn tay tôi đặt lên bụng, nói như hụt hơi: "Này, dì sắp có con đây!". Tôi giật mình. Dì tiếp: "Chắc thế! Trước đây, dì cứ sợ không có, nay chắc rồi...!". "Dì hạnh phúc phải không?" - tôi hỏi. "ừ..." - giọng dì thoảng nhẹ. "Dì có chắc là ông ta yêu thương dì không?". Tôi nghi ngờ, xa xót. "Chắc chứ! Mà không yêu cũng vậy thôi. Chỉ biết mình được gần gũi người mình yêu, cần gì"... "Dì không sợ đau khổ à?". "Dào! Sợ đau khổ thì đừng yêu!" - dì đáp và quay lưng, ngủ.
Tôi trằn trọc mãi, lòng bồi hồi, nôn nao, mãi không ngủ được. Hôm sau tôi dậy sớm, lặng lẽ chuẩn bị. Dì thấy tôi xếp hành lý vào túi xách, ngạc nhiên. "Cháu đi đây, dì ạ! Cháu vào với anh An!" - tôi nói với dì. Dì ôm lấy tôi, bất chợt khóc: "Chúng mày có dám chắc chúng mày sẽ sống nổi trong ấy không?". "Cháu không biết! Miễn là chúng cháu được gần nhau". ừ, ừ, - dì vẫn khóc - có gì khó khăn viết thư cho dì! Dì tin mày hạnh phúc".
Tôi nhìn ra, bình minh hồng rạng phía chân trời, một màu hồng mỡ màng, đầy sức sống. Dì kéo tôi lên ban công, chỉ tay về phía vầng mặt trời đỏ ối đang từ từ nhô lên, lặng lẽ nhưng tự tin. "Cháu hiểu không, ngày bao giờ cũng là của mặt trời..." - dì nói, và mắt dì lại phản chiếu muôn vàn ánh sáng lấp lánh, mê hoặc, như hồi hôm, khi dì tì sát vào người đàn ông dì yêu...