Trang
Dec 28, 2005
Chẹt chết ở đâu cũng được
Gặp nhau bên lề hội thảo về an toàn giao thông, tàu hoả bảo với ôtô:
- Dòng họ nhà tôi khoẻ, to, dài... Mỗi lần lao đi trông rất hùng dũng, chắc chắn hơn đứt dòng dõi ôtô nhà các anh.
- Đúng vậy, nhưng mà cũng có những điểm các anh không thể làm được như chúng tôi.
- Nói nghe xem?
- Các anh chỉ có thể đâm chết những thằng ngu lớ xớ trên đường ray, còn bọn tôi muốn chẹt chết chúng ở đâu cũng được.
2190
Dec 27, 2005
Cái phanh nằm ở đâu?
Đường vắng, xe Dream II đang chạy bon bon thì một chiếc Babetta phóng vọt lên, tay lái xe nghênh nghênh đầu nói:
- Có biết Babetta không? Tay Dream II không thèm trả lời, cau mày vít ga bứt lên. Được một đoạn lại thấy chiếc xe "cà gỉ" kia băng băng vượt qua, cái đầu bù xù vẫn kịp ngoái sang gào:
- Có biết Babetta không? Chủ xe Dream II chặc lưỡi phớt lờ, rồi rà phanh đi chậm lại. Đến một khúc quanh, tay lái xe Dream II thấy chiếc Babetta chúi mũi vào một gốc cây, còn cái đầu bù xù thì đang lóp ngóp dưới ruộng. Sau khi kéo hắn lên bờ, tay lái Dream II hất hàm:
- Cậu cứ vượt lên rồi hỏi tôi câu đó là ý gì vậy?
- Ô, lại là bác đấy ư? Em hỏi vậy để nếu bác biết thì sẽ nhờ bác chỉ cho em cái phanh nó nằm ở đâu.
2148
Chuyện Một Mùa Giáng Sinh
Năm ngoái, vào giờ này, Lan đang hí hửng trải cái áo đầm màu rượu chát lên giường, lăng xăng đi kiếm đôi giày cao gót cùng màụ Bộ đồ mừng giáng sinh mà anh đã đưa Lan đi sắm từ hai tuần trước. Tối nay Lan sẽ diện lên thật đẹp để cùng anh đi lễ nửa đêm.
Thời gian rồi cũng tới dù nó cố tình lê lết trong sự mong chờ cuả Lan. Chiếc áo đầm bằng vải luạ mềm ôm lấy thân hình Lan dễ chiụ, đôi giầy cao làm cho Lan nhìn mềm mại, yểu điệụ Lan đã cẩn thận trang điểm cho khuôn mặt cuả Lan tươi sáng, niềm hạnh phúc làm mắt Lan long lanh. Lan biết anh sẽ thích.
Lan ào ra mở cửa khi có tiếng chuong điện kêụ Anh đứng sững đó nhìn Lan chăm chú. Ánh mắt say mệ Lan bật cười nhỏ:
- Anh có muốn vào nhà không hay đứng đó hoài ?
Anh chớp mắt, nhoẻn cười:
- Anh sẽ đứng đây hoài nếu em cứ đứng đó. Sao hôm nay em lớn trội vậỷ Cao như thế này làm sao anh kẹp cổ em đi chơi được chớ.
- Trêu người ta hoàị Có vào không thì bảo ?
Anh bước vào và đóng cửa, khi đi ngang Lan để vào phòng khách, anh ghé vào tai Lan, hít một hơi thật sâu, nói nhỏ:
- Thơm quá ! Nhìn em ngon quá em ơi, muốn ăn em quá.
Lan lườm anh một cái thật dài, cười cười:
- Anh kỳ cục ! Em có phải là chả giò đâụ
- Em mà là chả giò thì anh đâu có đứng yên thế nàỵ Anh nháy mắt.
- Chỉ giỏi cái nói bậỵ Vô phòng khách đi kià, Ba Mẹ em đang ở trỏng.
Anh đi vào, cuí đầu chào Ba Mẹ Lan. Lan ngồi với anh một chút rồi đứng lên vào phòng mình lấy áo khoác. Khi Lan bước ra thì Ba Mẹ đã đi trước.
- Ủa ! Cả nhà đi trước hết rồi hở anh. Vậy mình đi thôi kẻo trễ.
- Mang guốc cao vậy không sợ té hả. Muốn anh bế ra xe không?
- Hông. Nhăn hết áo cuả em.
*********************************
Nhà thờ đêm nay đặc kín người, không khí vừa trang nghiêm, vừa rộn ràng. Ngôi nhà thờ nhỏ, xinh xắn, giáo dân tại thành phố này đã may mắn mua lại được cuả một nhà thờ Tin Lành Mỹ bị phá sản, để lập thành một giaó xứ riêng biệt cho giáo dân Việt Nam.
Những bài thánh ca diụ dàng, vui tươi được ca đoàn hoà tiếng làm cho Lan cảm thấy bình yên. Thánh lễ diễn ra trang nghiêm, Lan cảm thấy hình như đêm nay nàng yêu Chuá hơn, và yêu anh hơn. Đứng bên anh trong buổi lễ mang đến trong Lan một cảm giác ấm ap' hạnh phúc. Lan nhắm mắt lại chắp tay khấn xin Chúa ban cho tình yêu này được bền lâụ
Khi tiếng thánh ca vừa dứt, anh nắm tay Lan nhập vào dòng người tuôn ra ngoài nhà thờ. Khí lạnh ập tới làm Lan rùng mình. Anh quay sang:
- Em lạnh hở (?). Đi sát vào anh cho ấm.
Anh quang` tay ôm vai Lan:
- Bây giờ mình làm gì đâỷ
- Về nhà em ăn. Em bỏ cả ngày hôm nay giúp mẹ làm đồ ăn để đãi anh đấỵ
Đột nhiên, anh kéo Lan rẽ qua một lối mòn khác, Lan ngạc nhiên:
- Mình đi đâu đây anh. Xe đậu ở đằng kia mà.
- Suyyyỵt ! Đi vào đây với anh một chút.
Lan thấy mình đang đi về hướng cái tháp chuông cuả nhà thờ. Cây thánh giá trên cao giơ hai tay chào đón và ngọn đèn đỏ chớp nháy như trêu ghẹọ Lan hỏi nhỏ:
- Vô đây làm chi vậy anh?
- Đừng hỏị Ở ngoài kia đông người quá. Thèm cắn em một miếng ghệ Nhìn em đọc kinh, và hát mà cái miệng cong cong ai mà chiụ cho nổi chứ.
Lan chưa kịp phản đối thì anh đã ôm Lan, cuí xuống, nụ hôn dài làm Lan nghẹt thở. Lan ngước lên nhìn anh ngẩn ngơ, đầu óc nàng bay bổng đâu đâu, đôi môi nóng và người anh nóng. Anh cười nhẹ:
- Anh biết mắt em to rồi, không cần nhìn anh hoài như vậỵ Nói gì đi chớ.
Lan cười nhỏ, duị đầu vào vai anh. Anh xiết nhẹ Lan, thầm thì:
- Làm vợ anh nghe bé con.
Lan ngước mắt lên nhìn anh, ánh mắt anh tha thiết quá làm tim Lan đau nhẹ, nàng hỏi lại trêu anh:
- Làm vợ anh làm gì? Để môi cuả em cứ vều lên như mỹ đen đấy hở ?
Anh bật cười lớn:
- hahahahaha ..... môi cuả em đừng kiêu ngạo quá thế. Làm vợ anh rồi thì môi xuống hàng thứ yếu, ở đó mà ham ... hahahahahạ
Lan thấy mặt nàng nóng bừng, đưa tay đấm vào bụng anh:
- Anh nham nhở quá. Thôi về đi hông có mẹ em lại hỏi lôi thôị
- hahahahạ... bé cuả anh mắc cở rồi hở. Thì mình về.
Anh hôm cái chụt vào má Lan, nắm tay nàng bước đi:
- Vẫn còn thèm. Em dễ thương quá.
*****************************************
Anh và Lan ngồi đối diện với Ba Mẹ cuả Lan. Không khí nặng nề. Anh tới để xin phép cho hai đứa làm đám cướị Ba Lan mặt buồn râù, Lan biết ông hiểu hoàn cảnh cuả hai đứa, nhưng không muốn cưỡng lại ý cuả Mẹ Giọng ông trầm trầm:
- Anh có biết là nếu anh không theo đạo thì tương lai hạnh phúc rât' bấp bênh không? Sẽ có rất nhiều vấn đề rắc rối, chẳng hạn khi có con, tuị nó sẽ theo đạo nàỏ Phải dạy dỗ nó ra saỏ
- Thưa bác, cháu co nghĩ tới vấn đề con cái sau này và để Lan hoàn toàn quyết định. Còn về chuyện cháu theo đạo thì Bố Mẹ cháu không cho phép.
Lan ngồi lặng thinh, mặt hoen đầy nước mặt. Mẹ Lan sụt suì:
- Họ hàng mình từ xưa tới nay không có lệ đạo ai người nấy giữ. Mẹ không muốn xoá bỏ lệ đó. Vả lại Mẹ sợ rằng khác đạo như vậy dễ dàng li dị nhaụ Nếu anh muốn lấy cái Lan thì anh phải theo đạọ
Nói xong mẹ đứng dậy đi vào phòng khóc thút thít. Ba cũng bỏ vào phòng với mẹ Anh với hộp Cleenex đưa cho Lan. Mặt anh buồn rượì rượị Anh nói, giọng nói như bị nghẹn:
- Chắc không dễ em nhỉ. Để từ từ rồi mình tính nghe bé con. Đừng buồn quá nghe em.
Anh xiêt' mạnh hai bàn tay Lan, đứng lên:
- Thôi anh về. Em đi nghỉ đi cho khoẻ.
Lan cứ trằn trọc hoài không ngủ được, bước ra tìm ly nước uống, gặp Ba đang ngồi trầm ngâm bên bàn ăn. Lan hỏi khẽ:
- Mẹ ngủ chưa Bả
- Mẹ mày ngủ rồị Ba Mẹ đã nói với con từ lúc đầu là nếu hai đứa mà muốn nên duyên phận thì anh ta phải theo đạọ Sao bây giờ con lại để cho tình trạng này xảy rả
Nước mắt Lan chảy dài xuống má, nàng nghẹn ngào:
- Con đã nói cho ảnh biết từ lâu và anh đã chiụ. Nhưng bây giờ Bố Mẹ ảnh không chọ
- Con biết là Mẹ con bị suy nhược tâm thần năm ngoáị Bây giờ vẫn còn phải uống thuốc an thần thì mới yên. Nếu có chuyện gì đau lòng quá, mẹ mày có thể bị trở lại, bệnh tăng xông sẽ nặng thêm, có thể nguy hiểm đến tánh mạng.
- Thế Ba khuyên con phải làm sao bây giờ?
- Tới nước này rồi Ba cũng không biết như thế nào ! Có lẽ phải nhờ thời gian.
Lan bước về phòng mình với những bước chân triũ nặng. Nàng biết đêm nay sẽ dài vô cùng.
Anh đưa Lan về nhà Bố Mẹ anh để ăn Tết và giới thiệu Lan với gia đình, đồng thời anh cũng muốn bàn tính vơí Bố Mẹ anh xin họ thay đổi ý định. Sau khi ghé nhà anh Thiệp, người anh lớn cuả anh, nghỉ cho bớt cơn mệt sau bốn tiếng lái xẹ Anh đưa Lan tới thăm Bố Mẹ anh. Vừa bước vào cuả, muì hương khói bay khắp không gian, kê sát tường là bàn thờ Phật và thờ tổ tiên thật lớn, chiếm gần hết bức tường rộng. Anh' nến cháy lập loè phản chiếu lên những bài vị và vài tượng Phật khác nhaụ
Hai ông bà rất vui vẻ và lịch sự đón Lan. Sau khi ngồi hỏi thăm dăm ba phút, Mẹ anh gọi anh đứng lên lễ ông bà. Anh hơi ngơ ngác nhưng cũng làm theọ Các anh em cuả anh lần lượt tới với những món đồ ăn thơm phức, gia đình anh đông anh em, mặc dù có vài người ở xa nhưng Tết nào cũng tụ họp về đâỵ Lan để ý là Mẹ anh đã không gọi ai lên lễ như anh. Những món ăn mang tới, món nào Mẹ anh cũng xớt ra một đĩa nhỏ để lên bàn thờ. Lan ngạc nhiên là các món ăn đã sắp hết ra bàn nhưng vẫn chưa bắt đầu ăn, chờ như thế một lúc lâu, Mẹ anh gọi:
- Cây nhang cháy hết rồi đó. Các con ngồi xuống bắt đâu bữa đị
Sau bữa tiệc, khi mọi người đã ra về hết chỉ còn anh và Lan. Bố anh gọi ra phòng khách ngồị Ông lên tiếng noí với Lan:
- Bác biết hai đứa bay thương nhau và muốn tiến tới chuyên. trăm năm. Cái đó bác không có phải đốị Bác chỉ muốn là hai đứa đạo ai người đó giữ. Con cái khi sanh ra thì con trai phải theo đàng chạ Nếu làm lễ cưới ở nhà Thờ thì cũng phải làm ở Chuà.
Anh trả lời giọng thật buồn:
- Mẹ cuả Lan muốn con theo đạo Chuá. Mà Mẹ Lan bị bệnh yếu thần kinh và cao máu rất nặng. Con sợ rằng nếu không làm theo Mẹ Lan sẽ bị nặng thêm nguy hiểm.
Mẹ anh vưà khóc vừa trách:
- Anh lo cho người ta, còn mẹ cuả anh thì sao ! Mẹ cũng bị cao máu sao không thấy anh lo lắng gì cả.
Anh thở dài:
- Me lúc nào cũng khóc, hễ nói chuyên. với mẹ là mẹ khóc làm con không giải thích được. Xin mẹ coi hạnh phúc cuả con quan trọng hơn việc đạọ Con nghĩ đạo nào cũng tốt thôi, đạo nào cũng dạy ta làm con người tốt cả. Mà từ xưa đến giờ con có đi chuà hay lễ Phật bao giờ đâụ Sao bây giờ tự nhiên Mẹ lại bắt con phải thực hành như người Phật Tử. Con nghĩ gia đình mình đạo ông bà thì đúng hơn. Con xin bố mẹ cho phep' con theo đạo Chuá để có được hạnh phúc gia đình sau nàỵ Con sẽ chỉ có hạnh phúc khi con lấy Lan mà thôị
Giọng mẹ anh gay gắt:
- Anh thì khôn nhà dại chợ. Sao anh không qua bên kia năn nỉ họ đị Người Việt Nam mình thờ ông bà dù không nói ra, không đi chuà nhưng đều là người theo đạo Phật cả. Đấy tuỳ anh, nếu anh theo đạo Chuá thì Bố Mẹ sẽ không đứng ra làm chủ lễ cưới cho anh. Anh suy nghĩ kỹ đị
Lan ngồi sững sờ, tê liệt mọi phản ứng. Đầu nàng bưng bưng như có ai đập bằng cây gậy ngàn cân. Lan vội với ly nước uống để cho cái ứ nghẹn ngay cổ trôi xuống, Lan mong trôi xuống luôn những giọt nước mắt cho khỏi tràn rạ Ba anh lên tiếng phá đi bầu không khí ngột ngạt:
- Thôi ! Mình nói chuyện như vậy đủ rồị Bây giờ mình đã hiểu nhaụ Tết nhất ta không nên găng nhau, mất vui đị
Hai ông bà ngồi nói chuyện qua lại về bạn bè cuả họ một lúc thì anh và Lan xin phép đị Lan chào ông bà và xin phep' ngày mai về sớm. Lan biết là chuyện hai đứa đã tới con đường cùng, không lối thoát.
******************************************
Trên đường về, anh và Lan đều lặng thinh, hai đứa không ai dám khơi lại chuyện hôm quạ Lan cảm thấy trái tim nàng như có ai thò tay vào dày vò nó, xót xa, đau đớn. Lan không dám nhìn anh, sợ phải nhìn thấy ánh mắt quá buồn cuả anh. Xuốt quãng đường dài, Lan nhìn ra ngoài cửa kính xe, không muốn anh thấy nước mắt cứ thi nhau rớt xuống ướt đẫm một bên tóc nàng. Như không chiụ nổi sự yên lặng, anh đưa tay keó Lan sát lại gần, ôm ngang người cho Lan dựa hẳn vào anh. Anh noí giọng nhỏ và trầm:
- Em muốn khóc thì cứ khóc đi bé con. Khóc cho vơi bớt tâm sự. Anh làm sao cho em bớt khổ bây giờ? Có muốn mắng anh không?
Lan nhẹ lắc đầu, hai đứa lại chìm vào những suy nghĩ riêng tự
Khi xe dừng trước cửa nhà, Lan dợm mở cửa nhưng anh giữ lại:
- Ngồi với anh tí nữa đi em, còn sớm mà.
- Mình ra cái park nhỏ nói chuyện đi anh.
Anh lái xe ra cái công viên nhỏ quen thuộc gần nhà hai đứa hay đi dạo mỗi khi anh đến thăm. Ngừng xe lại, anh đẩy ghế lùi lại đằng sau hết cỡ, bế Lan đặt vào lòng anh. Công viên muà đông vắng người, thỉnh thoảng vài chiếc lá cố bám viú qua muà Thu rơi xuống vật vờ như còn tiếc nuối đời sống muộn màng. Người anh toả hơi ấm diụ dàng, ngó xuống thấy bàn tay anh đang ôm gọn bàn tay nhỏ nhắn cuả nàng làm Lan muốn khóc. Nàng nhỏ nhẹ, sợ khua động khoảng không êm êm này:
- Mình tính sao bây giờ hở anh?
- Bé ơi ! Anh thở dàị Anh không biết mình cần làm gì bây giờ. Cho anh một thời gian nữa nghe em. Để anh ráng dàn xếp. Nếu chuyện mình không thành chắc anh đi xạ Nếu anh ở đây thì ngày ngày anh sẽ quấy rầy em, anh sẽ không để em yên được.
Lan nấc lên tức tưởi:
- Tại sao em tim em đau quá vậy anh ! Tại sao yêu lại khổ thế này!
Anh ôm Lan chặt hơn cho nàng bớt run, giọng anh nghẹn ngào:
- Anh xin lỗi em nghen, bé con. Anh đã không giữ được lời hưá.
- Hay là mình lấy nhau đại đi, không cần Bố Mẹ anh.
- Không được đâu em. Ba Mẹ em sẽ không chiụ một đám cưới không có đàng traị Nếu hai đứa đưa nhau đi nơi khác sống, một hai năm đầu thì không sao, nhưng sau đó em sẽ buồn vì nhớ cha, nhớ mẹ. Anh cũng vậy, lúc đó hạnh phúc mình sẽ rạn vỡ. Anh không muốn như thế.
Lan mếu máo:
- Vậy mình đành chia tay saỏ
Anh cười khẽ:
- Đâu dễ vậy bé con. Thoát tay anh không phải dễ đâu nhé. Nói chơi thôi, em đừng quá tiêu cực như vậỵ Chuyện gì rồi cũng có cách giải quyết hết.
- Hừ, anh đó, vậy mà còn cười được.
- Em khóc hết nước mắt cuả anh rồi thì anh cười chứ saọ Anh đưa em về nhé, trời tối rồi, về không mẹ em mong.
Sau khi đã nhiều lần đích thân về, gọi điện thoại năn nỉ, van xin, cố thuyết phục nhưng Bố Mẹ anh vẫn khăng khăng giữ nguyên những đòi hỏị Lan cũng nài nỉ, giận dỗi nhưng mẹ nàng không đổi ý. Hai đứa nhìn xơ xác, gặp nhau nhìn nhau ai oán nên cũng sợ.
Một đêm vào tháng 3, anh tới thăm Lan, nhìn anh Lan xúc động ghê gớm. Anh buồn nhiều, nhìn anh không còn cái dáng nhanh nhẹn, vui tươi lúc mới quen. Anh và Lan ngồi ngoài patio sau vườn, hôm nay trơì ấm, gío reo nhẹ rung rinh những cành cây đang nẩy chồị Anh hỏi thăm mọi người và nói chuyện huyên thuyên. Lan có cảm tưởng anh muốn noí chuyện gì đó mà khó mở lờị Nàng cầm tay anh, hỏi:
- Anh có chuyện quan trọng muốn cho em biết phải không?
Anh ngập ngừng:
- Anh sợ ......... làm em buồn thêm.
- Không buồn thêm nữa được đâu anh.
- .......... sáng mai anh đi sớm.
- Vậy là anh quyết định đi xạ
- Ừ, anh phải làm như vậy để trả em về với đời sống cuả em.
Lan nuốt nước bọt, cố nuốt luôn hết những tuỉ hờn đang dâng lên trong lồng ngực, giọng nàng run run:
- Anh không biết đời sống cuả em từ lâu đã có anh trong đó.
- Nhưng mình không thể keó dài tình tr.ang không lối thoát này em ạ
- Em hiểụ
Cả hai lại rơi vào vùng suy tưởng cuả mình, đã không còn ngôn ngữ để an uỉ nhaụ Một lúc sau, anh đứng dậy, hôn hai bên má Lan, bước đị Lan nghe tiếng xe cuả anh xa dần, cảm giác tê dạị
Giáng sinh năm nay, Lan không thiết gì hết, nỗi đau vẫn âm ỉ, cùng với nỗi nhớ anh nhức buốt. Năm nay, Lan không đi mua quà cho ai, không chuẩn bị mừng lễ, không luạ là quần aó mơí như thói quen hằng năm . Chiều 24, Lan nằm co ro trên giường, cô đơn thấm dần vào từng thớ thịt lười biếng. Căn nhà vắng lặng, cả nhà đã đi qua nhà người Bác để chuẩn bị bữa đêm bên đó. Một mình, Lan cứ để mặc nước mắt tha hồ tuôn chảy, cùng về là những kỷ niệm tuyệt vời với anh . Lan thiếp đi lúc nào không biết.
Có tiếng ai như tiếng anh gọi từ sâu thẳm vọng tới, Lan cố trả lời nhưng dường như tiếng nói đã biến mất, cổ bị đặc lại làm Lan cứ ú ớ. Chợt có người lay Lan thật mạnh và tiếng nói cuả anh gần và ấm:
- Bé con .... bé con ! Dâỵ, thức dậy .....
Lan mở mắt ra, chưa hoàn hồn, nghe thấy tiếng anh nói thật ngọt thêm tí đuà cợt:
- Dậy đi bé con. Ngủ chi mà ú ớ thấy sợ. Rồi nước rãi chảy tùm lum thế này ai mà dám nựng chớ. Anh nhoẻn miệng cười ghẹọ
Lan ngơ ngác, sững sờ khi thấy anh ngồi bên cạnh trên giường, nàng gọi nhẹ như hơi gió:
- Anh !!!
Rồi như sực tỉnh, Lan ngồi bật dậỵ Chồm lên ngồi vào lòng anh, hai chân hai tay ôm chặt anh, run run cảm động:
- Trơì ơi! Anh về đây rồi, anh về ăn Noel với em hở anh? Sao anh đi biền biệt không tin tức gì cho em hết. Nhớ anh quá!
Anh cười nhỏ:
- Từ từ thôi bé con, anh nghẹt thở rồi nè.
- Hong buông anh ra đâụ Đeo anh như nì hoàị
Giọng anh nhỏ nhẹ thiết tha, ướt sũng cảm xúc:
- Anh ngu dại quá em ơị Anh không hiểu anh nghĩ gì, được gì khi bỏ đi như thế. Anh chỉ thấy hụt hẫng và đau tột cùng. Bé không thể tưởng tượng đựợc những điều anh đã làm trong năm qua, để đày đọa anh, hay để trả thù ai đó. Càng xa, càng tự phung phí đời mình, anh càng thấy cần em.
- Thế anh về chơi với em it' ngày hay về luôn?
Anh đưa tay lau nước mắt cho Lan vừa nói:
- Anh không đi đâu nữa hết, anh sẽ cắm lều đằng sau vườn nhà em, bám em như sam. Anh sẽ đi qua đi lại cho hai bên bố mẹ chán luôn rồi chiụ cho em lấy anh . Em có chịu như vậy không bé con? Cũng may là chưa có ai xin được bàn tay cuả em.
- Ừ, cũng may chưa có anh chàng nào lì như anh. Lan cười khúc khích. Em với anh cùng làm cho bố mẹ mình chán luôn nghen.
Anh ôm chặt Lan hít một hơi ở cổ ở mặt rồi cười cười:
- Không thơm bằng Channel nhưng đã ghiền. Cả năm rồi anh nhơ cái muì này thôi đó.
- Anh hư! Em chỉ có nhiêu đó thôi saỏ
- Hahahahah ..... có nhiều cái nữa chớ, nhưng bây giờ thì chưa tính tớị
Anh vỗ nhẹ vào lưng Lan:
- Thôi, đi tắm đi bé con, tóc tai mắt muĩ gì nhìn như bà điên. Sửa soạn đẹp vào rồi đi lễ nửa đêm với anh.
Lan nhìn lên đồng hồ, kêu khẽ:
- Chết cha! Gần tới giờ rồi, anh cũng tắm đi, người chi râu ria nhìn như tướng cướp vậỵ
Lan tung tăng chân sáo bước theo anh ra khỏi nhà thờ khi xong lễ. Tới ngã rẽ, anh ngước lên gác chuông, cười hì hì:
- Suỵt ! Vào đây với anh một tí, bé con .......
Hết
Nguyên Xưa
Người gửi: Nguyên Xưa
Người đăng: Phượng Các
1678
Hoàn cảnh sinh viên
SV1: Ở phòng tao có thằng ăn sáng hết ba đĩa xôi to tướng!
SV2: Khủng khiếp thế!
SV1: Vậy mà chưa nhất đâu, thằng ở phòng bên cạnh ăn đến năm đĩa cơ!
SV2: Trời!
SV1: Kinh ngạc lắm hả?
SV2: Ừ! Sức chứa cỡ trung bình thôi, nhưng tao thắc mắc là tiền đâu mà chúng nó ăn dữ thế?!
Danh ngôn cho ngày tình nhân
Những câu sau đây được trích từ những bộ phim nổi tiếng
* City of Angels (Thành phố thiên thần)
- I would rather have had one breath of her hair, one kiss from her mouth, one touch of her hand than eternity without it. One!
- Tôi thà được một lần cảm nhận mùi thơm từ mái tóc nàng, một lần được hôn đôi môi nàng, một lần được siết nhẹ đôi tay nàng còn hơn là sống bất tử mà không bao giờ có điều đó. Chỉ một lần thôi!
* Patch Adams (Bác sĩ Patch Adams)
- I love you without knowing how, why, or even from where...
- Anh yêu em mà không biết tại sao, bằng cách nào và thậm chí từ đâu...
* The runaway bride (Cô dâu chạy trốn)
- I guarantee it won't be easy. I guarantee that at one point or another, one of us is gong to want to leave. But I also guarantee that if I don't ask you to be mine, I am going to regret it for the rest of my life, because I know in my heart, you are the only one for me.
- Anh tin chắc rằng điều này sẽ không hề dễ dàng. Anh tin chắc rằng sẽ có một khoảnh khắc nào đó trong cuộc đời mình một trong hai chúng ta muốn rời bỏ. Nhưng anh cũng tin chắc rằng nếu giờ đây anh không ngỏ lời cùng em thì trong suốt quãng đời còn lại của mình, anh sẽ phải hối tiếc bởi vì anh biết rằng trong trái tim anh chỉ duy nhất có em thôi.
* The mask of Zorro (Chiếc mặt nạ của Zorro)
- The only wrong thing would be to deny what your heart truly feels.
- Ðiều sai lầm duy nhất là phủ nhận những gì trái tim mình thật sự cảm nhận.
* Faithful (Chung thủy)
- You will be doing anything for the one you love, except love them again.
- Bạn có thể làm mọi thứ cho người mình yêu, ngoại trừ việc yêu họ lần nữa.
* L.A.story (Câu chuyện Los Angeles)
- How come we don't always know when love begins, but we always know when it ends?
- Tại sao chúng ta không bao giờ biết được tình yêu bắt đầu khi nào nhưng chúng ta luôn nhận ra khi tình yêu kết thúc?
* Good Will Hunting (Chàng Will Hunting tốt bụng)
- The only feeling of real loss is when you love someone more than you love yourself.
- Cảm giác mất mát duy nhất mà bạn thật sự cảm nhận được là khi bạn yêu một ai đó hơn cả chính bản thân mình.
* Forget Paris (Hãy quên Paris)
- When you love someone and you love them with your heart, it never disappears when you're apart. Anh when you love someone and you've done all you can do, you set them free. And if that love was true, when you love someone, it will all come back to you.
- Khi bạn yêu một ai đó với tất cả trái tim mình, tình yêu đó sẽ không bao giờ mất đi ngay cả khi bạn phải chia xa. Khi bạn yêu một ai đó và dù bạn đã làm tất cả mà vẫn không được đáp lại thì hãy để họ ra đi. Vì nếu tình yêu đó là chân thật thì chắc chắn rằng nó sẽ trở về với bạn.
* Phenomenon (Hiện tượng)
- Will you love me for the rest of my life?
- No, I'll love you for the rest of mine.
- Em sẽ yêu anh đến trọn cuộc đời anh chứ?
- Không, em sẽ yêu anh đến trọn cuộc đời em.
* At first sight (Ngay từ cái nhìn đầu tiên)
- You will see a lot of things. But they will mean nothing to you if you lose sight of the thing you love.
- Bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều thứ. Nhưng nó sẽ là vô nghĩa nếu điều mà bạn yêu quí nhất lại vượt khỏi tầm nhìn đó.
523Dec 26, 2005
Đôi Mắt Loài Chim
Một hôm, có cô gái đứng sau cửa sổ phòng của Gã nhìn ra khu vườn. Tóc ngang lưng, khuôn mặt dịu dàng, áo đầm màu kem. Ngoài vườn là hai khóm hoa cúc trắng gần cửa sổ, ba cây táo cao hơn đầu người một chút trồng cạnh hàng rào, còn lại là một thảm cỏ xanh biếc. Hẳn là cô gái không thể nhìn thấy tôi đang đậu trên cành của một trong ba cây táo ấy. Tôi quá nhỏ bé với cô. Thực ra hình hài của tôi quá nhỏ bé so với cả loài người nói chung. Ngoại trừ Gã.
So với hình dáng gầy gầy cao cao của Gã, tôi lại càng trở nên nhỏ bé hơn. Nhưng tôi biết, trong mắt của Gã tôi không phải chỉ là một sinh vật tầm thường vô nghĩa. Ngay từ lần đầu tiên khi tôi xà xuống đậu trên bệ cửa sổ, tôi biết tôi sẽ là một cái gì đó trong tâm tưởng của Gã. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng nhìn nhau. Tôi nhìn Gã từ bệ cửa sổ. Gã nhìn tôi từ cái rocking-chair bên ly cà phê buổi sáng. Tôi cảm thấy gần Gã hơn bất cứ con người nào. Không phải tôi thích Gã vì Gã đã thết đãi tôi vài hạt gạo, mà bởi vì cái vẻ tĩnh lặng của Gã. Thậm chí đang ngồi trên cái ghế có đôi chân cong cong như chân ngựa gỗ, tôi chưa khi nào thấy Gã đong đưa. Và đôi mắt của Gã cho tôi cảm giác rất bình yên. Gã vẫn nhìn tôi như thể tôi là một con người. Còn tôi chỉ nghiêng đầu nhìn gã bằng một mắt. Khi tôi nhìn cái gì bằng một mắt tròn xoe của loài chim, thì có nghĩa là tôi đang vừa tò mò, vừa cảnh giác. Nói ra thì có vẻ không công bằng, nhưng chưa bao giờ tôi nhìn Gã thân thiện như tôi nhìn đồng loại mình - loài chim.
Đằng sau vẻ tĩnh lặng của Gã ẩn giấu một điều gì đó mà tôi không cảm thấy được. Loài chim của chúng tôi thì đơn giản và vô tư lắm, chứ không sâu sắc và có nhiều nỗi khổ tâm như loài người. Chỉ có một lần duy nhất trong đời tôi xuýt vong mạng vì đèo bồng một nỗi khổ tâm gần giống của loài người. Đó là lần chàng chim bạn bỏ tôi đi theo một bạn tình mới. Ngày ấy tôi buồn bã đến nỗi đã lấy hết sức bay lên thật cao, rồi khép hai cánh lại, chúc đầu lao thẳng xuống đất! Nhưng khi cảm thấy thân gần chạm đất, tôi lại hối hận vào giây phút cuối, nên vội bung đôi cánh ra, đáp xuống an toàn trên đám cỏ xanh trong khu vườn của Gã. Sau biến cố đó, tôi sống cô độc, xa lánh bầy đàn, và chọn cây táo trong vườn của Gã làm nơi nương náu. Nguồn thức ăn chính của tôi là những hạt gạo Gã rải trên bệ cửa sổ mỗi ngày.
Gã cũng sống cô độc như tôi. Quanh năm suốt tháng chẳng ai ra vào căn nhà ngoài Gã. Một ngày hai lần Gã mở hai cánh cửa sổ ra. Lần đầu vào khoảng sáu giờ sáng, Gã pha một ly cà phê, mở cửa sổ, rồi ngồi trên cái rocking-chair nhìn ra khu vườn. Lần thứ hai là lúc đi làm về, ăn uống xong, Gã mở cửa sổ, rồi ngồi vào bàn viết. Gã hí hoáy viết lách gì đó. Cái bàn viết cũng xoay mặt ra cửa sổ, nên từ trên cành táo trong vườn, tôi nhìn thấy sắc diện của Gã thay đổi khi viết. Có khi cây bút của Gã chạy loang loáng trên mặt giấy, chữ nghĩa tuôn tràn theo dòng mực. Khi ấy trông Gã thật hạnh phúc. Có khi cây bút bất động trong tay, Gã đăm đăm nhìn trang giấy trắng. Khi ấy trông vẻ mặt đăm chiêu, ức chế của Gã tôi thấy thương quá. Tôi không hiểu được con người là ở chỗ ấy - chẳng lẽ họ phải viết ra mới cảm thấy hạnh phúc?
Bấy giờ đang là cuối buổi chiều. Cái nhìn của cô gái đã vượt lên trên khu vườn, chạm vào những dải mây mềm như lụa trải dài cuối chân trời. Chợt Gã xuất hiện sau lưng cô gái, và vòng tay quanh người cô. Khuôn mặt cô gái rạng rỡ lên như màu nắng. Tôi tế nhị, quay mặt đi chỗ khác. Lúc ngó lại thì hai cánh cửa sổ đã khép. Đêm bắt đầu xuống xuống chập choạng trên các ngọn cây. Nhưng Gã không mở đèn viết lách như mọi khi. Từ những kẽ lá, tôi nhìn chăm chăm vào ô cửa sổ khép kín, tối bưng. Thỉnh thỏang một cơn gió lướt qua, những chiếc lá chung quanh tôi rung lên nhè nhẹ. Đêm đó, tôi thao thức mãi không ngủ được. Nhìn những giọt sương trên mặt cỏ lấp lánh ánh trăng, tôi nghĩ rằng Gã đang hạnh phúc mà chẳng cần phải viết lách gì cả.
Sáu giờ sáng hôm sau, hai cánh cửa sổ vẫn khép im lìm. Cả ngày hôm ấy, và hai ngày sau đó cửa sổ vẫn khép. Tôi phải đi lang thang kiếm ăn trong các khu vườn lân cận. Nhưng chỗ trú đêm vẫn là cành cây táo trong khu vườn của Gã. Đến buổi chiều ngày thứ tư, khi trở về đậu trên cành táo, ngó hai cánh cửa sổ vẫn khép, tôi như bị cái cảm giác bay lên thật cao quyến rũ. Thế là tôi vỗ cánh bay lên trong ánh chiều tà. Dường như tôi không phải tốn nhiều sức lực lắm, vì các ngọn gió cứ nâng thân hình của tôi lên cao mãi. Cho đến khi nhìn xuống, thấy ba cây táo trong vườn như ba cái chấm màu xanh đen, tôi mới xếp cánh, chúc đầu xuống. Tôi nhắm mắt lại để tận hưởng cái cảm giác rơi tự do. Gió vùn vụt ngang tai. Trái tim nhỏ của tôi như đang bị một nỗi tuyệt vọng lẫn cô đơn thắt chặt lại. Tôi hiểu rằng, tôi đang có cùng cảm giác như lần rơi trước đây, khi người bạn tình của tôi bỏ đi.
Và cũng đến giây cuối cùng, trước khi thân chạm đất, tôi đã kịp bung đôi cánh ra. Khi trái tim yếu ớt của tôi đã tìm lại nhịp đập bình thường, tôi mới mở mắt để nhận ra mình đang nằm yên trên bãi cỏ trong khu vườn của Gã. Ánh sáng vàng nhạt từ cửa sổ phòng Gã hắt ra, in trên bãi cỏ như một niềm vui dịu dàng. Gã đang đứng trong khung cửa sổ nhìn xuống tôi. Chỉ một mình Gã thôi, không có cô gái. Sau một thoáng ngạc nhiên, Gã chợt mỉm cười. Chưa bao giờ tôi thấy Gã cười như thế. Một nụ cười dành riêng cho tôi.
CV1650
Chuỗi Hạt Ngũ Sắc
Hạt ngũ sắc xanh tròn như ngọc bích
Anh hái về em xâu chuỗi điểm trang
Rào gai cao anh tranh với bướm vàng
Hái cho được những hạt cườm ngũ sắc ...
Chỉ tơ em kết bằng ngây thơ tóc
Xâu chuỗi cười trên cổ em lung linh
Nước sông trong em nghiêng bóng soi mình
Anh mỉm cười : "Trông nàng tiên xinh quá"
Em xâu chuỗi, xâu cuộc đời vội vã
Mỗi hạt cườm vụng giấu chút hình anh
Ngũ sắc hiền như vạn hạt nắng lành
Và tình yêu hóa ngọc trên ngực áo
Tuổi thơ dại hồn nhiên như dã thảo
Vụng về như xâu chuỗi ngũ sắc xưa
Bao mây tóc, ngàn năm kết cho vừa,
Để giữ được tình anh tròn trên cổ ...
Chiều hôm nay ngũ sắc rơi đầy ngỏ,
Màu thẫm buồn tựa máu ứa từ tim
Xâu chuỗi xưa đứt chỉ rơi quanh thềm,
Lệ em ướt chuỗi hình anh trên áo ...
Chút Kỷ Niệm Thoáng Qua Trong Đời
Mùa hè năm đó vừa thi xong đệ thất, Ba tôi cho tôi về quê nghỉ hè. Quê nội tôi nằm ven bờ sông Thu Bồn. Tôi ôm chiếc va li nhỏ xíu đón xe đò mà lòng tôi như mở hội, bởi vì không quan trọng sao được khi mà tôi tưởng tượng đến cảnh đặt chân trước cổng làng, những chào hỏi thân thương của bà con hàng xóm với Nội tôi, những người thân trong gia đình chiều chuộng tôi như một cậu ấm, những đứa bé trạc tuổi tôi nhìn tôi với con mắt thèm thuồng. Ở tỉnh bao giờ cũng được quý trọng hơn là ở dưới quê. Không biết cái quan niệm ấy phát sinh từ đâu và bao giờ mà thuở ấy hình như là một định luật đối với những đứa bé như tụi tôi. Những ngày rong chơi thỏa thuê mà không cần phải nhìn qua sách vở, không còn phải sợ sệt đôi mắt lườm lườm của ông gia sư , kèm cho tôi học luyện thi. Tôi bây giờ như một tội phạm vừa mãn hạn tù, tôi nghe nhẹ nhỏm hẳn, cái chuyện thi cử hình như đối với tôi không quan trọng. Rớt đệ thất trường công thì học đệ thất trường tư, có gì phải lo lắng.
Tôi mang va li vào tận nhà mà chẳng có ai hay. Nội tôi đang bận rộn sau vườn, còn bà Tư vú nuôi đang loay hoay dưới bếp. Tôi đặt va li lên ghế rồi leo lên bộ phản gỗ nằm dài, giả vờ mỏi mệt để có dịp nũng nịu với Nội. Không ngờ tôi thiu thiu ngủ quên tự lúc nào, khi thức dậy tôi thấy Nội đang ngồi quạt cho tôi ngủ. Bà nhìn tôi với đôi mắt đầy âu yếm, một hình ảnh mà tôi không thể nào quên trong đời. Tôi mất mẹ từ lúc mới lọt lòng cho nên bên ngoại và bên nội đều thương tôi. Chính tình thương đó giúp tôi quên đi sự mất mát lớn, quên đi những mặc cảm mồ côi. Bà đem khăn ướt cho tôi lau mặt rồi ôm tôi vào lòng. Cho đến bây giờ mỗi lần nghĩ tới Nội, tôi thấy thương bà và nhớ lại những ngày ấu thơ thật bình an, thật hạnh phúc trong một miền quê thanh bình.
Bà bắt tôi tắm rửa thay quần áo ăn cơm. Bữa cơm hôm đó có lẽ là một trong những bữa cơm ngon nhất trong đời tôi. Trong mâm chẳng có gì đặc biệt, một vài món sơ sài, nhưng lạ miệng tôi ăn được nhiều. Trong nhà Nội tôi trước đây có nhiều người , nhưng từ khi ông tôi qua đời, chỉ còn lại mẹ con bà Tư là vú nuôi Ba tôi thuở trước. Cô Hai con bà Tư lo việc lặt vặt trong nhà, còn bà Tư lo cơm nước. Chồng cô Hai là chú Kết, bây giờ chú làm thợ hồ ngoài Ðà Nẵng. Bà Tư rất thương tôi, mỗi lần đi chợ bà đều hỏi tôi hôm nay thích ăn món gì để bà nấu. Tôi không biết sao lúc ấy bất cứ món gì bà nấu đối với tôi cũng ngon. Con gái cô Hai tên Hạnh, cháu ngoại bà Tư thua tôi khoảng hai tuổi. Hạnh học tới lớp ba trường làng thì nghỉ học để lo giúp đỡ cho mẹ những chuyện lặt vặt trong nhà. Năm đó tôi học hết lớp nhất thì Hạnh cũng vừa hết lớp ba bắt đầu nghỉ học. Có lần tôi hỏi Hạnh : " Sao nghỉ học sớm thế ? " . Hạnh trả lời một cách chân thật: " Mẹ bảo con gái học gì cho nhiều, sau nầy khó gả chồng " .
Một sự lo xa quá đáng, một quan niệm quá lỗi thời. Thế nhưng hầu hết những người trong quê tôi hồi đó đều nghĩ vậy, chỉ lo cho con trai học đến nơi đến chốn, còn con gái thì học qua loa cho biết chữ là tốt rồi. Suốt trong tháng hè còn lại, chỉ có Hạnh gần gũi tôi nhất. Một lần ra vườn nhìn lên cây ổi thấy một trái trên cao đã chín, tôi không biết cách nào để leo lên, thì Hạnh lập tức trèo lên hái xuống cho tôi. Ði chơi đâu Hạnh cũng lè kè theo tôi. Mỗi buổi chiều, tôi và Hạnh hay ra ngồi ngoài bờ ruộng nhìn mấy đứa chăn trâu thả diều. Tôi muốn chạy lại cùng chơi với họ nhưng Hạnh ngăn tôi lại. Tôi không hiểu sao Hạnh lại có thái độ kỳ cục như vậy. Về sau nầy tôi mới biết bà tôi dặn Hạnh không cho tôi chơi chung, sợ họ đánh tôi. Một lần tôi suýt bị trâu húc không nhờ Hạnh thì có lẽ tôi đã tan thây lúc đó. Tôi cầm đuôi con nghé đùa giỡn. Con trâu mẹ đang ăn cỏ đằng xa sồng sộc chạy tới tưởng rằng tôi đánh con nghé nên húc tôi. Hạnh kéo tôi nhảy vào sau cây rơm gần đó. Trâu mẹ húc vào cây rơm tan tành. Từ đó về sau nầy mỗi lần gặp trâu tôi lo tránh xa. Không biết ai nói lại chuyện nầy với cô Hai , chiều hôm đó Hạnh bị một trận đòn vì tội để cho tôi bị trâu rượt. Tội nghiệp cho cô bạn nhỏ của tôi. Lằn roi in trên chiếc mông nhỏ bé, ngày hôm sau Hạnh kéo quần cho tôi xem. Buổi trưa nào tôi và Hạnh cũng theo cô Hai ra bờ sông, chúng tôi tắm còn cô Hai giặt giũ áo quần. Khi tắm, Hạnh mặc nguyên áo quần, còn tôi thì mặc quần đùi. Có lần tôi hỏi cô Hai : " Sao không cho Hạnh mặc quần đùi như con?" , cô trả lời một cách cộc lốc: " Không được, con trai khác, con gái khác" . Tối hôm đó nằm với Nội tôi đem chuyện nầy hỏi lại, Nội tôi cười mắng tôi: " Không được hỏi bậy sau nầy biết" . Những ngày êm ả sống trong quê nội, mặc dù ngắn ngủi nhưng tôi không thể nào quên được. Sau nầy khi tôi lớn lên, chiến tranh cũng bắt đầu tàn phá khốc liệt, quê nội tôi cũng như trăm ngàn làng quê khác của Miền Nam chìm trong khói lửa mịt mù.
Rồi một tháng hè cũng qua, tôi xếp áo quần vào va li để chuẩn bị ra Ðà nẵng đi học trở lại. Hạnh tới giúp tôi ủi áo quần. Tôi còn nhớ rõ chiếc bàn ủi than Con Gà cũ kỹ tự lúc nào, được Nội cất trong buồng đã rỉ sét. Cái tay cầm bằng gỗ bị hư từ lâu còn trơ lại thanh sắt, mỗi khi ủi phải dùng chiếc khăn lông xếp lại nhiều lần để khỏi nóng, thế mà hàng xóm cứ đến mượn mãi mỗi khi có đám tiệc quan trọng, cả xóm chỉ có chiếc bàn ủi đó. Hạnh cúi đầu vào bàn ủi không dám ngẩn mặt lên nhìn tôi. Hình như cái gì đó đã làm cho chúng tôi không nói được nên lời. Ðiều chắc chắn là chúng tôi không còn được rong chơi thoải mái như những ngày hè vừa qua. Hạnh không còn được dịp chiều chuộng tôi. Chiều chuộng người khác là một vinh hạnh lắm sao? Có lần tôi hỏi Hạnh : " Tại sao không để anh làm, mà Hạnh cứ làm thế cho anh?" . Chẳng hạn như lấy chén đũa, trải chiếu trên gường mỗi đêm trước khi đi ngủ. Hạnh trả lời : " Chuyện đó là của con gái, con trai không làm chuyện đó" . À, thì té ra từ nhỏ Hạnh đã được dạy những việc vặt vãnh trong nhà đàn bà phải lo, còn đàn ông lo chuyện đại sự. Nội tôi sau khi dặn dò bà Tư vài điều trông coi nhà cửa, dẫn tôi xuống đò để đi Ðà nẵng cùng với tôi. Hạnh xách chiếc va li cho tôi tới bến đò. Trong lúc chờ đò sang, tôi và Hạnh không nói với nhau một câu nào. Hình như chúng tôi cùng hiểu ra rằng phút chia tay nào cũng buồn bã. Hạnh trao cho tôi chiếc va li trước khi tôi bước xuống đò, rồi Hạnh vụt chạy về nhà. Ngồi trên thành đò nhìn lại cánh đồng Hạnh đang chạy, mắt tôi rưng rưng muốn khóc. Bóng dáng cô bạn gái nhỏ bé của tôi cúi đầu chạy một cách lảo đảo, để trốn những giọt nước mắt cho tôi khỏi thấy chăng? Suốt trong mấy ngày sau tôi cũng còn cảm thấy buồn buồn.
Tháng ngày trôi qua, tôi ít có
dịp trở về quê, vài ba năm mới trở lại một lần. Hạnh lớn hẳn lên, có những chút thẹn thùng, không còn tự nhiên như hồi còn bé. Chúng tôi cảm thấy có một sự cách biệt nên sự thân thiết không còn như xưa. Phải thành thật mà nói khi lớn lên Hạnh có một chút nhan sắc, nhưng có đượm một chút ít quê mùa của hương đồng cỏ nội. Tôi một đứa con trai mới lớn, nhút nhát và sợ sệt. Thành thử gặp nhau ngoài sự chào hỏi Hạnh, tôi cảm thấy rất ngượng ngập khi nói chuyện. Hạnh hiền hòa chất phác, ăn nói bẻn lẻn mất tự nhiên. Mỗi lần có dịp nói chuyện với Hạnh, tôi và Hạnh rất lúng túng trong những câu chuyện nhạt nhẽo, vì người nào cũng ấp a ấp úng, nói không mạch lạc. Có lẽ cái tuổi mới lớn của chúng tôi quá nhiều e thẹn, thật cần thiết lắm chúng tôi mới trao đổi chuyện trò. Ðó là yếu điểm của tôi và Hạnh. Sau nầy tôi vẫn còn hối tiếc cho những cơ hội thuận lợi đó để tôi và Hạnh gần gũi nhau hơn. Một lần ở quê, trời nóng, tôi mang chiếc ghế ra ngoài sân ngồi hóng mát, tôi thấy thấp thoáng bóng Hạnh cuối sân. Tôi lưỡng lự mãi , cuối cùng tôi bước tới nói chuyện với Hạnh. Ðó là lần thử nghiệm sau cùng, để tôi kiểm chứng thử xem giữa tôi với Hạnh có còn gần gũi được không. Hạnh đứng dựa lưng vào gốc ổi, tóc xỏa tung thật liêu trai. Tôi thấy Hạnh đẹp hẳn lên, tôi tới gần lên tiếng :" Hạnh khỏe không ? lúc nầy làm gì ? " . Hạnh trả lời nhỏ nhẹ: " Cám ơn anh, em vẫn khỏe, em bán hàng xén ngoài chợ " . Hàng xén gần như một loại tạp hóa mà nơi khác hay dùng. Tôi hỏi Hạnh đủ thứ và Hạnh cũng chỉ trả lời ngắn gọn. Tôi định nắm lấy tay Hạnh, nhưng quá nhút nhát tôi không làm được điều nầy, rồi nghỉ sao tôi lại thôi. Nếu như lúc ấy tôi cầm tay Hạnh, hôn Hạnh, thì chắc bây giờ cục diện giữa chúng tôi đã đổi khác. Tôi nhận thấy rằng tôi không nên tiến xa hơn, chỉ để lại cho Hạnh một nỗi khổ tâm. Lúc đó tôi còn quá trẻ, còn đi học. Ngược lại Hạnh đẫy đà như một thiếu nữ, cần phải có một tấm chồng ngay như quan niệm miền quê. Chúng tôi lúc ấy có một sự cách biệt, dù không nói ra vẫn thấy khó đi xa hơn, mà gia đình là hàng rào chắn kiên cố nhất. Tôi xin lỗi Hạnh để vào ngủ sớm, quả thật trong lòng tôi cảm thấy thương Hạnh nhiều hơn. Thương hay yêu Hạnh lẫn lộn không làm sao phân biệt được, nếu kéo dài thời gian, tôi không kềm hãm được lý trí, tôi sẽ để lại cho Hạnh một sự oán trách sau nầy. Lạy chúa , tôi đã thắng được phút giây yếu lòng nhất. Trong đêm tôi trằn trọc không sao ngủ được, đến tờ mờ sáng tôi xách gói ra bến đò về lại Ðà nẵng. Tôi vội vàng đi như một cuộc trốn chạy, tôi trốn Hạnh hay đúng hơn là tôi trốn sự bỉ ổi sẽ chiếm ngự trong người tôi, nếu tôi ở lại thêm một ngày nữa.
Một năm sau đó bà Nội tôi mất, tôi trở về chịu tang, tôi lẩn tránh Hạnh. Viện lý do ban đêm mất an ninh tôi không thể ở lại được, chiều hôm ấy tôi lầm lủi ra về. Ngồi trên xe đò, lòng tôi buồn rười rượi. Tôi biết Hạnh sẽ khinh tôi, sẽ không tha thứ cho tôi, vì đột ngột ra đi như trốn tránh một cái gì đó ghê gớm lắm. Hạnh hiểu rõ điều nầy, nhưng Hạnh lại không biết một điều quan trọng, là tôi muốn Hạnh không vướng mắc vào chuyện tình cảm lăng nhăng của tôi.
Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt hơn. Quê tôi là nơi thường xẩy ra những cuộc giao tranh đẫm máu, nhà cửa xóm làng đều đổ nát tiêu điều. Nhà Nội tôi không tránh khỏi sự tàn phá đó. Tôi nghe tin Hạnh đã đi theo phe bên kia, sống tại vùng đất mất an ninh làm sao né tránh những cám dỗ của họ được. Tôi chỉ thương hại cho Hạnh, người con gái nặng nợ với quê cha đất tổ, gắn chặt với ruộng đồng. Sống giữa vùng lửa đạn, thì dù không muốn cũng phải đứng vào hàng ngũ của phe bên kia trên vùng đất họ kiểm soát. Rồi đến lượt tôi cũng bước vào lính, phe đối nghịch với Hạnh. Từ thuở ấy tôi bặt tin tức về Hạnh.
Ðơn vị của tôi phục vụ là một đơn vị thiện chiến, đóng trên địa bàn Quảng Nam. Ðôi chân của tôi đã đặt trên từng ngỏ ngách xóm làng trong các cuộc hành quân. Tôi đã tham dự nhiều trận đánh từ lớn tới nhỏ, trên phần đất đã chôn nhau cắt rốn nầy. Rồi một hôm, tôi nhận được lệnh hành quân lục soát, tọa độ được chỉ định thi hành là quê tôi. Cầm bản đồ trên tay nhìn vào địa danh quen thuộc, lòng tôi trỉu nặng. Tôi van vái đừng có cuộc đụng độ nào ở đây, vì bất cứ một cuộc đụng độ nào dù nhỏ cũng có người của họ hàng tôi. Ðó là một điều đau lòng nhất đối với tôi. Khi máy bay trực thăng thả chúng tôi xuống, tôi không định hình được nơi nào là nhà của Nội tôi ngày trước, vì tất cả không còn một cái nhà hoặc cây cối, chỉ toàn thấy cỏ tranh. Trung đội tôi có nhiệm vụ tìm một căn hầm, mà theo tin tình báo có một ông Tỉnh ủy viên đang ở. Chúng tôi lục xét từ sáng đến trưa nhưng không tìm được. Trong thời gian nghỉ trưa để ăn cơm, tôi dẫn hai người lính cùng tôi đi tìm nền nhà cũ của Nội tôi ngày trước. Ðứng trên nền nhà mà lòng tôi quặn đau. Cuộc chiến thật tàn ác, một nơi cách đây chỉ vài năm là một miền quê trù phú, bây giờ trở thành bình địa, không có một bóng cây. Nơi nhà nầy Ba tôi đã ra đời, hằng năm cha con tôi dù bận rộn ngày tết cũng phải về thắp nhang, lạy cúng ông bà, con cháu vào ra tấp nập. Bây giờ chỉ còn lại cái nền trơ trụi. Tôi nhắm hướng góc vườn nơi chôn Ông Bà tôi. Hai tấm bia bị gãy, tôi nhờ hai người lính dọn sạch cỏ tranh trên mộ, rồi tôi thắp nhang trên phần mộ của Nội tôi. Nước mắt tôi chảy ròng, nhớ lại những ngày còn bé, Ông bà tôi thương tôi nhất nhà, bởi vì tôi bất hạnh vì mẹ mất sớm.
Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm đến chiều, thì phát hiện một căn hầm. Mấy người lính lôi lên một người con gái còn trẻ. Họ dẫn tới trình diện tôi. Khi nhìn cô ta, tôi hoảng hốt: " Hạnh đó sao?" . Trời ơi, tại sao cuộc đời oan nghiệt với tôi đến thế, tại sao không phải là ai khác mà là Hạnh. Tôi là thằng sĩ quan cấp nhỏ, làm sao tôi che chở được cho Hạnh. Tôi chỉ có quyền bắt chứ không có quyền tha. Tôi ôm Hạnh trong tay mà nước mắt tôi tuôn dòng. Mấy người lính thấy tôi khóc họ lẩn đi ra ngoài. Làm sao tôi cứu em đây. Tôi phân vân mãi giữa trách nhiệm và giữa người thân. Nếu tôi thả Hạnh tôi sẽ mang tội lạm quyền, vì tôi tự ý thả người mà không có lệnh của thượng cấp. Còn nếu tôi bắt Hạnh thì tôi sẽ ân hận suốt đời, dòng họ tôi phỉ nhổ xem tôi là đồ vô loại. Tôi làm sao nhìn bà Tư người vú già đáng quý của Ba tôi, lúc nào Ba tôi cũng xem bà như mẹ ruột. Làm sao tôi nhìn vợ chồng Chú Kết cô Hai, người thân tín trung thành của gia đình tôi. Làm sao tôi trói Hạnh, bịt mắt và đưa lên trực thăng, như bao tù binh khác mà tôi đã bắt. Hạnh nhìn tôi trong ánh mắt uất hận, cứng cỏi như thách thức. Còn tôi, bao nhiêu đắn đo suy nghĩ đã làm rối bời tâm trí. Hạnh lạnh lùng và không hé răng một lời. Còn tôi, cả thân người nóng rang như lửa đốt. Lòng tôi đã chùng xuống. Tôi là người bại trận chứ không phải là Hạnh. Cuối cùng tôi quyết định thả Hạnh. Tôi chấp nhận mọi hình phạt, mọi tai họa ụp xuống đầu tôi. Tôi chấp nhận ra tòa án binh để nhận lãnh một bản án thật nặng chứ tôi không thể nào bắt Hạnh trong lúc nầy.
Trước khi thả Hạnh, tôi dặn dò: " Ðừng dại dột vì không thể nào có may mắn lần thứ hai, thả Hạnh bây giờ anh sẽ lãnh một hình phạt vào những ngày sắp tới. Anh mong rằng Hạnh hãy từ bỏ tất cả về định cư vùng an ninh để làm lại cuộc đời" . Lời nói của tôi như một lời cầu khẩn, tôi mong rằng Hạnh sẽ được sống trong an bình. Thế nhưng sau khi được thả ra Hạnh lại trở về con đường cũ. Sau nầy tôi được một người trong quê cho biết sở dĩ Hạnh theo bên kia vì oán hận tôi, vì muốn trả thù nên chấp nhận đứng vào hàng ngũ phe đối nghịch. Không ngờ sau nầy Hạnh đã thành công trong việc chọn lựa nầy. Hành quân về, tôi lên trình diện đại đội trưởng trình bày mọi sự việc. Ông nhìn tôi đăm chiêu. Có lẽ ông cũng khó xử như tôi đã khó xử với Hạnh. Cuối cùng ông nói với tôi: " Có lẽ chúng ta sẽ thua Cộng Sản, bởi vì chúng ta tính toán bằng trái tim, mà họ thì tính toán bằng dao găm. Ta còn nặng lòng với người thân, còn họ thì nặng lòng với lý tưởng. Thôi, Thiếu úy về đi, có gì tôi với ông cùng ra tòa lãnh án" . Lời nói của ông có phải chăng là cời tiên tri sau nầy. Tôi nghĩ thế nào ông cũng báo cáo với Trung đoàn. Tôi sẵn sàng chuẩn bị bước vào quân lao. Thế nhưng ngày nầy qua ngày khác, tháng nầy qua tháng khác, chuyện của tôi chìm vào quên lãng. Trong một dịp vui, tôi đến gạ lại chuyện cũ và hỏi ông: " Thưa Ðại úy, chuyện của tôi lâu quá sao chưa thấy An ninh quân đội gọi ?" . Ông vỗ vai tôi rồi trả lời: " Không có gì đâu, không ai biết chuyện nầy ngoại trừ anh và tôi. Còn mấy thằng lính bữa đó chúng nó thương anh lắm, không nói với ai đâu." . Ông là một con người mà tôi đã kính phục từ lâu. Gặp chuyện rắc rối nầy tôi lại càng kính phục ông thêm, cách giải quyết của ông rất nguy hiểm, nó có thể liên lụy tới ông, tới cuộc đời binh nghiệp của ông. Trong cương vị chỉ huy, Ông hiểu thuộc cấp và thường che chở họ. Bao giờ Ông cũng đứng vào lẽ phải.
Trong thế hệ của chúng tôi, khi vừa lớn lên là cuộc chiến đến hồi khốc liệt nhất. Những trường đào tạo sĩ quan và những trung tâm huấn luyện trở thành người lính, một năm ra trường không kể xiết, thế mà vẫn không cung ứng đủ cho chiến trường. Bạn bè gặp hôm nay, ngày mai có người đã chết. Tâm trạng của những thằng lính chiến thật vô cùng bi đát, tinh thần xuống rất thấp. Cái chết rình rập không biết lúc nào tới phiên mình. Nguyên nhân đưa tới sự suy sụp tinh thần có nhiều lý do, mà trong đó sự công bằng là một trong những lý do làm rạn nứt và sụp đổ tập thể quân đội. Con của các vị tướng lãnh có người nào chết tại chiến trường chưa? Hay chỉ có chúng tôi, những người thấp hèn cô thế thì mới được vinh hạnh chết cho Tổ Quốc, cái vinh hạnh không công bằng ấy không ai muốn nhận cả, thế nhưng thấp cổ bé họng chúng tôi đành phải chấp nhận. Rồi đến ngày Miền Nam sụp đổ. Những người chức trọng quyền cao phần đông đưa được cả gia đình an toàn ra nước ngoài, ít ai còn kẹt lại trong nước. Trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng được phần lợi nhất. Còn những người không lượng được tình hình thì ở lại. Người nào chạy được thì thoát, người nào không chạy được thì bị lùa vào trại Cải tạo. Không ai tránh khỏi. Vài năm sau, một hôm đi trên đường Lê Lợi Sài Gòn tôi gặp lại Ðại úy Lập, người Ðại đội trưởng của tôi năm nào. Hai đứa dẫn nhau vào quán nhậu ở lề đường Thi Sách, ông kể cho tôi nghe những khổ đau ở những trại cải tạo từ Nam chí Bắc, Ông được thả ra thì được biết vợ con Ông đã vượt Biển đến Mỹ, không liên lạc được. Tôi hỏi Ông còn nhớ vụ tôi thả người con gái trong một cuộc hành quân không. Ông gật đầu. Tôi kể cho Ông nghe về Hạnh.,bây giờ Hạnh là Bí thư xã. Ông cười và nói với tôi : " Cũng may cho cậu, nếu ngày trước cậu bắt cô ta thì bây giờ chúng nó làm thịt cậu" . Hôm đó tụi tôi uống rượu thật say.
Bẳng đi một thời gian khá lâu, tôi sinh sống ở Sài gòn và có gia đình. Một hôm được tin Ba tôi đau nặng ở Ðà nẵng tôi phải về gấp. Trong thời gian ở lại săn sóc cho Ba tôi, tôi được tin trước đó Hạnh và chồng cũng thường đến thăm . Không hiểu sao tôi muốn gặp lại Hạnh, với tính tò mò tôi muốn xem Hạnh bây giờ ra sao. Ðược mấy đứa em tôi cho biết Hạnh lúc nầy đời sống khá lắm. Một hôm đi uống cà phê với người bạn về, gặp lại Hạnh đang chờ tôi ở nhà, không hiểu sao tôi thốt lên: " Hạnh đó sao ?" , một câu mà trong cuộc hành quân năm xưa tôi đã hỏi Hạnh, một câu mà hai đứa tôi tràn trề nước mắt. Bây giờ cũng một câu hỏi đó nhưng trong tôi, trong Hạnh đều nở một nụ cười rạng rỡ. Hạnh mất đi cái nét ngây thơ của ngày xưa. Bây giờ Hạnh đứng tuổi mang một nét đẹp chửng chạt, ra vẻ một mệnh phụ. Ðồng tiền đã thay đổi hẳn con người. Tôi không hỏi Hạnh về gia đình, về cuộc sống vì nhìn thấy con người tự mãn của Hạnh là biết ngay những thứ ấy dư thừa. Hạnh là một trong lớp người tư sản mới, cách phục sức, trang điểm rất thành thạo. Một con người quê mùa chất phác ngày nào, thịt da còn xanh mét sống trong những căn hầm bí mật, thiếu ăn. Bây giờ được thay da đổi thịt, có một đời sống sung túc, được hưởng mọi quyền lợi tột đỉnh của chế độ, nên con người thấy cũng phơi phới. Ngày xưa khi còn trẻ tôi thích lối se sua, chưng diện của phụ nữ. Bây giờ lớn tuổi thì ngược lại tôi thích nhan sắc tự nhiên như của Hạnh ngày mới lớn.
Hạnh hỏi tôi đủ thứ, chuyện vợ con, chuyện làm ăn, chuyện nhà cửa v.v.. và cuối cùng hỏi tôi có cần Hạnh giúp gì không. Tôi nhìn thẳng vào mắt Hạnh và tôi tự hỏi mình, có lẽ Hạnh muốn trả sòng phẳng món nợ mà trước đây Hạnh còn thiếu. Cái giá mà tôi đánh đổi lúc ấy thật vô giá. Tôi đem cả một đời trai của mình, một tương lai của mình để che chở cho Hạnh, tôi sẽ lãnh một bản án khá nặng nề vì trong khi trực diện với quân thù, tôi đã lạm quyền, bất tuân thượng lệnh. Bây giờ tôi ngửa tay xin xỏ một sự bố thí của Hạnh, ngửa tay nhận lấy vài lượng vàng, mà tôi biết chắc số vàng đó không phải do sự lao động cần cù, hay siêng năng buôn bán của vợ chồng Hạnh. Mà do quyền thế tạo ra, do bóp chặt yết hầu những người vô tội. Mặt tôi lúc đó đanh lại, lạnh lùng và tàn nhẫn. Tôi nghiến răng nói như tát nước: " Tôi cần gì ai giúp, tôi có thể nuôi thân tôi bằng đôi tay trong những công việc chính đáng, chứ tôi không thể nhận những đồng tiền không sáng sủa" . Hạnh khóc nức nở, ấm ức nói với tôi: " Em thề với trời, em phải làm bất cứ cái gì để sau nầy có cuộc sống hơn anh. Nhưng bây giờ thì em đã lầm, đã quá muộn. Mong anh tha lỗi nầy cho em" . Hạnh lau nước mắt và nói tiếp: " Khi còn trẻ, em nghĩ thế nào có ngày em cũng lay chuyển được anh, em sẽ thắng . Nhưng mỗi lần gặp anh, là mỗi lần em thua cuộc. Xin lỗi anh, em đã đặt anh vào một thế cờ đối nghịch. Gặp lại anh, em phải sửa soạn thật kỹ, để anh không còn chê em là quê mùa. Em phải làm cái gì có tiền để có dịp giúp anh. Nhưng bây giờ thì em đã hiểu, anh là người sống hoàn toàn với trái tim" .
Cơn tức giận của tôi nguội ngay, tôi từ tốn trả lời với Hạnh : " Xin lỗi Hạnh, anh hồ đồ quá" .
Tôi đưa Hạnh ra về, cùng đi với Hạnh một đoạn đường. Lòng tôi thấy lạnh lùng, không có một chút rạo rực hay quyến luyến. Hạnh đi bên tôi và nói ra một sự thật mà bao nhiêu năm không nói được. Hạnh thấy trả được mối thù đã gậm nhấm trong lòng từ lâu, nhưng theo Hạnh lý luận bao giờ Hạnh cũng là người chiến bại, cũng thua cuộc. Với tôi thì ít ra Hạnh cũng thỏa mãn lòng tự ái của mình. Bây giờ tôi mới nghiệm ra được một điều, hai chúng tôi không thể nào hiểu nhau được. Hạnh đang no nê với những vật chất đang có. Còn tôi nhìn những lợi danh như một trò chơi, bởi vì đời sống đã xô đẩy tôi trở thành một người cứng cỏi. Có chăng Hạnh còn lại trong tôi chỉ là một chút kỷ niệm thoáng qua trong đời. Tiễn Hạnh được một khúc đường, tôi bắt tay Hạnh giã từ, tôi về nhà và đêm đó tôi vội vàng thu dọn hành lý trở vào Sài gòn. Ngồi trên xe đò nhìn lại quê tôi lần cuối, nơi nầy sinh tôi ra nhưng đã đày ải tôi suốt cuộc đời. Nơi nầy tôi có Hạnh nhưng mỗi lần gặp nhau tôi hối hả trốn chạy.257
Dec 25, 2005
Bằng cái đuôi của ta
Napoleon là vị hoàng đế rất kiêu ngạo, ngay cả với mọi người trong gia đình. Khi được tin vợ ông là Desiree mới sinh hoàng tử và yêu cầu ông đặt tên cho đứa bé. Napoleon bèn bảo:
- Nó bằng cái đuôi của ta cũng khá lắm rồi. Đặt tên cho nó là…Leon.2477
Béo vì phồng mang trợn mắt nhiều
Cậu con trai đi trại du lịch về, bà mẹ vui mừng nói:
- Má con phính hẳn ra đấy. Chắc ở đó họ cho ăn uống tốt lắm.
- Không phải tại ăn uống đâu mẹ ạ!
- Thế thì tại sao?
- Vì tối nào trước khi đi ngủ con cũng phải thổi đệm cao su đấy !2160
Địa chỉ nào?
Trong buổi lên đồng, hồn người chồng mới mất yêu cầu gửi gấp cho ông ta vài bao thuốc lá.
- Nhưng ảnh đâu có nói là gửi theo địa chỉ nào, thiên đường hay địa ngục? - Người quả phụ thốt lên.
- Hiển nhiên rồi! - Mụ hầu đồng xen vào - Nếu ở thiên đàng, hẳn ông ấy phải đòi thêm bật lửa hoặc diêm quẹt chứ!
Trước quầy đổi tiền tại một chi nhánh ngân hàng, nhân viên thu ngân nhã nhặn nói:
- Bà không thể mua bất cứ cái gì từ tờ giấy bạc này, thưa bà! Đó là tiền giả!
- Tôi đâu có mua, mà chỉ muốn đổi ra tiền lẻ thôi!
- Pavel, cậu làm gì ở đây vậy? - Một viên chức gặp người đồng nghiệp nơi góc phố.
- Tớ chở bà xã đi xem kịch.
- Sao cậu không vào đi, trễ giờ mở màn rồi?
- Hôm nay tới phiên tớ trông xe...
Chủ một hãng kinh doanh Grabrovo la nữ thư ký:
- Hãy soạn lại lá thư này ngay! Cô viết "Bạn thân mến!" với tay gàn dở, xảo trá và keo kiệt ấy làm gì...
- Vâng, thưa sếp. Vậy tôi phải thay bằng từ gì mới xứng?
- "Đồng nghiệp thân mến!", thưa cô!2045
Đường Vòng Tình Yêu
Đường Vòng Tình Yêu
Tôi là một nhân viên kiểm soát của nhà ga Liên Hiệp. Mỗi ngày, ngồi trong phòng làm việc của mình, tôi có thể nhìn thấy hành khách lên xuống xuống cầu thang. Bên trái phòng làm việc của tôi là một quầy bán báo. Chủ quầy - Tony - là một người rất khoái trò cá cược đua ngựa và bởi vì niềm đam mê, khát khao chiến thắng này mà anh lao vào nghiên cứu các định luật của môn xác suất thống kê.
Anh thường nói với tôi, theo những gì anh tính toán (dĩ nhiên là dựa vào một hệ thống lý thuyết xác suất nào đó mà chỉ mình anh hiểu), nếu như tôi cứ tiếp tục làm công việc như hiện nay thêm 112 năm nữa, thì chỉ bằng một cái nhìn tôi cũng có thể nhận ra bất cứ ai trên trái đất này.
Dù không hẳn đã bị Tony thuyết phục nhưng tôi cũng tự tìm ra một lý thuyết cho riêng mình. Đó là nếu bạn đủ kiên nhẫn chờ đợi ở một nhà ga tàu hỏa lớn như nhà ga Liên Hiệp này, có ngày bạn sẽ trông thấy mọi du khách trên thế giới.
Tôi chia sẻ lý thuyết đó của mình với nhiều người nhưng chẳng ai buồn quan tâm, trừ Harry. Đó là một anh chàng đến nơi này cách đây hơn ba năm và từ thời điểm ấy đến nay, cậu ta chờ đợi nơi đầu cầu thang này, để mỗi ngày lại dõi theo hành khách xuống tàu, bắt đầu từ chuyến sớm nhất - 9 giờ 05.
Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên tôi nhìn thấy Harry - một chàng trai gầy gò, đóng bộ rất nghiêm túc, đi đi lại lại đầy vẻ nôn nóng. Tôi biết ngay anh chàng này có hẹn với một cô bạn gái tại đây. Thậm chí tôi còn biết một lễ cưới sẽ được tổ chức chừng hai mươi phút sau khi cô gái đến. Đừng hỏi tôi tại sao biết được điều đó. Sau 18 năm ngày nào cũng nhìn thấy cảnh chờ đợi ở đầu cầu thang này, thật chẳng có gì dễ dàng hơn để đoán ra những chuyện như vậy.
Rồi hành khách đến và tôi bắt đầu bận rộn với công việc của mình, không nhìn về phía cầu thang nữa. Đến khi chuyến tàu 9 giờ 18 sắp sửa tới, tôi ngước lên và ngạc nhiên khi thấy chàng thanh niên vẫn còn đứng đó.
Cô gái không đến trên chuyến tàu 9 giờ 18 hay chuyến 9 giờ 40. Khi tất cả hành khách của chuyến tàu 10 giờ 02 đã đến và rời khỏi sân ga, trông Harry khá là tuyệt vọng. Lát sau, thấy Harry đi đến gần cửa sổ phòng, tôi gọi với ra, hỏi rằng cô gái của cậu ta trông ra sao.
Nếu có mặt ở đó, thấy cái cách mà cậu ta tiến đến và nửa như bò vào cửa sổ phòng tôi, có lẽ bạn nghĩ rằng tôi sẽ dò tìm tông tích của cô gái giữa đống hành lý trong phòng kiểm soát này. “Nàng nhỏ người và da ngăm đen", cậu ta nói. "19 tuổi và dáng đi nhanh nhẹn. Nàng có một gương mặt...", suy nghĩ một phút, “rất có hồn. Tôi muốn nói là cũng có khi nàng nổi nóng nhưng không bao giờ nóng giận lâu. Cặp chân mày của nàng giao nhau thành một điểm nhỏ ở giữa. Nàng có một áo lông thú màu nâu nhưng có lẽ nàng không mặc hôm nay”.
Tôi không nhớ là đã trông thấy ai có những đặc điểm giống như những gì cậu ta miêu tả.
Cậu ta đưa cho tôi xem một bức điện tín. Tôi đọc được dòng chữ ĐẾN VÀO THỨ NĂM ĐÓN EM Ở NHÀ GA. YÊU YÊU YÊU YÊU - MAY. Bức điện được gửi đi từ Omaha, Nebraska.
“À”, sau cùng tôi nói, “Tại sao anh bạn không gọi điện về nhà? Có lẽ nàng đã về đó nếu nàng đến trước khi anh có mặt”.
Cậu ta nhìn tôi rầu rĩ: “Tôi mới đến đây được hai ngày. Chúng tôi sẽ gặp nhau ở đây, sau đó xuôi về Nam. Ở đó, tôi được hứa hẹn sẽ có một chỗ làm. Nàng... nàng không có địa chỉ nào để lại cho tôi cả”.
Nói xong, cậu ta bước tới đầu cầu thang để nhìn hành khách xuống chuyến tàu 11 giờ 22.
Hôm sau, tôi đến phòng làm việc và thấy cậu ta vẫn ở đó. Ngay khi trông thấy tôi, cậu ta tiến đến.
Tôi hỏi trước: “Vậy trước đây nàng đã từng làm việc ở đâu không?".
Anh chàng gật đầu. "Nàng là một thư ký đánh máy. Tôi đã gọi điện hỏi xem họ có biết hiện giờ nàng ở đâu không. Tất cả những gì họ biết là nàng đã nghỉ việc để lập gia đình”.
Câu chuyện bắt đầu như vậy đó. Liên tiếp ba hay bốn ngày sau, Harry đứng đón từng chuyến tàu. Dĩ nhiên, trên từng chuyến tàu người ta đều có thể tiến hành kiểm tra hành khách và cảnh sát cũng như các viên chức ngành đường sắt đều tỏ ra quan tâm đến trường hợp “lạc người yêu” của Harry nhưng chẳng ai giúp gì được cho cậu ta. Tôi có thể đoán được rằng mọi người đều nghĩ chẳng qua May đã cho anh chàng "leo cây", có điều họ không nói ra mà thôi. Riêng tôi, không hiểu sao tôi không nghĩ như vậy.
Khoảng hai tuần sau, trong một lần trò chuyện, tôi nói cho Harry nghe về lý thuyết xác suất của mình. "Nếu bạn có đủ kiên nhẫn đợi", tôi nói, "bạn sẽ trông thấy nàng bước trên các bậc thang đó". Cậu ta quay lại nhìn cái cầu thang như thể chưa trông thấy bao giờ trước đây, trong khi tôi tiếp tục giải thích cho cậu ta nghe về các con số của Tony, về các định luật xác suất...
Hôm sau, khi tôi đến chỗ làm thì thấy Harry đang đứng sau quầy bán báo của Tony. Cậu ta nhìn tôi với vẻ ngượng ngùng và ấp úng: “À, tôi phải tìm một việc làm...".
Thế là từ đó cậu ta bắt đầu làm việc cho Tony. Và cũng từ đó, chúng tôi không bao giờ nhắc đến May, cũng như không nói đến lý thuyết xác suất của tôi nữa. Nhưng tôi nhận thấy Harry vẫn luôn luôn nhìn theo từng người bước lên cầu thang.
Khoảng một năm sau, Tony bị giết chết vì một vụ tranh chấp trong chuyện cá cược và cô vợ góa của Tony đồng ý cho Harry coi sóc toàn bộ quầy báo. Rồi ít lâu sau đó, khi cô ta đi bước nữa, Harry mua lại quầy báo. Cậu ta vay tiền mở một quầy bán nước soda, đồ tạp hóa và chẳng bao lâu công việc kinh doanh của cậu ta đã phát triển tốt đẹp.
Cứ thế cho đến ngày hôm qua. Đang làm việc, tôi bỗng nghe một tiếng la lớn cùng tiếng đồ vật rơi đổ kêu loảng xoảng. Tiếng la là của Harry, còn tiếng loảng xoảng phát xuất từ các con búp bê và một số vật linh tinh khác bị đổ xuống khi cậu ta nhảy qua quầy hàng. Cậu ta chạy lại, chộp lấy một cô gái ở
cách cửa sổ phòng tôi chừng ba mét.
Cô gái có vóc người nhỏ nhắn, da ngăm đen và cặp chân mày giao nhau thành một điểm ở giữa.
Họ đứng đó một lúc, ôm nhau vừa cười vừa khóc, nói những lời vô nghĩa. Cô gái thốt ra những gì đó, hình như là "Em muốn nói là nhà ga xe buýt...", còn cậu ta thì khóa miệng cô nàng bằng những nụ hôn rồi kể cho cô nghe cơ man nào là việc mình đã làm để tìm cô. Chuyện xảy ra hơn ba năm về trước là May đã đến thành phố này bằng xe buýt chứ không phải bằng tàu hỏa và trong bức điện tín cô muốn nói là “nhà ga xe buýt" chứ không phải “nhà ga tàu hỏa”. May đứng đợi gặp Harry ở nhà ga xe buýt trong nhiều ngày và đã tiêu hết số tiền đem theo. Sau cùng, cô tìm được một chân thư ký đánh máy.
“Cái gì?”, Harry nói, "Em đã làm việc ở thành phố này? Suốt thời gian qua?".
Cô gái gật đầu.
“Trời ơi? Thế em không bao giờ đi xuống nhà ga này à?". Cậu ta trỏ vào quầy tạp hóa của mình. "Anh đã ở đây suốt thời gian qua. Anh là chủ quầy tạp hóa này. Anh đã nhìn theo từng người bước lên cầu thang...".
Mặt cô gái bắt đầu hơi tái đi. Lát sau, cô nhìn cái cầu thang, khẽ khàng. "Em... trước đây em chưa bao giờ đi đến cầu thang này. Anh biết không, hôm qua em có việc phải ra khỏi thành phố... Ôi Harry!”. Rồi cô vòng tay quanh cổ Harry và bắt đầu khóc.
Một phút sau, cô buông Harry ra và chỉ thẳng về cuối sân ga phía Bắc. "Harry, trong suốt hơn ba năm qua, ròng rã hơn ba năm qua, em đã ở đó - làm việc ngay trong nhà ga này, đánh máy, trong văn phòng của sếp nhà ga".
Điều tuyệt diệu đối với tôi là cách thức mà các định luật xác suất đã vận hành thật tích cực, bền bỉ, đến tận khi chúng cuối cùng đã khiến cho May bước lên các bậc thang của chúng tôi...
Gilbert Wright
Dec 24, 2005
"Người bạn đường" trong nghĩa địa
Một cô gái có việc đột xuất phải đi qua nghĩa địa lúc nửa đêm. Cô nín thở, tim đập thình thịch, cảm giác như có người đang rảo bước phía sau để vồ lấy mình. Chợt cô nhìn thấy ở phía trước một người đàn ông cao lớn đang thong thả bước như cố ý chờ. Mừng quá, cô vượt lên ngang anh ta và nói:
- Anh gì ơi cho em đi cùng với, em đang sợ quá! Chắc là anh chả sợ ma đâu nhỉ? Người đàn ông từ từ quay mặt sang, nhìn cô bằng hai hốc mắt trống hoác, liếm môi và nói:
- Hồi còn sống, tôi cũng sợ ma như cô.
2250
Truyện Cười 01
Sao Lại Không Nhớ
- Này Tí, con lúc nào cũng chỉ nhớ ngày đá bóng ... Còn ngày sinh nhật em Mai, ngày giỗ ông nội ... con có thèm nhớ đâu !- Ồ, thưa mẹ, sao con lại không nhớ . Này nhé, sinh nhật bé Mai nhằm ngày khai mạc trận Rumani với Đức 3-5 . Còn giỗ ông nội là ngày chung kết quốc gia sắp tới .
Chờ Thư Ký Tới
Cô giáo cho đề một bài tập làm văn :- Em nghĩ gì khi làm giám đốc ?
Tất cả học sinh cắm cúi viết, riêng một cậu ngồi khoang tay, vẻ mặt bình thản .
Cô giáo hỏi :
- Tại sao em không làm bài ?
Cậu học trò đó thưa :
- Thưa cô, em đang chờ thư ký riêng tới .
Khi Trái Táo Rớt
Người chủ vườn nói với một cậu bé :- Bắt quả tang rồi nhé . Cháu làm gì ở trên đó ?
Câu bé :
- Thưa bác Hai, có một trái táo rớt xuống, cháu nhặt nó vào gắn lại trên cây .
Tốt Lắm
Thằng Lém đang chơi ngoài đường chợt chạy vào nhà hỏi mẹ nó :- Má ơi! Con muốn có một ngàn đồng .
Người mẹ hỏi :
- Để làm gì ?
Thằng Lém đáp:
- Dạ, để con đưa cho ông già đang kêu om sòm ngoài kia kià .
Người mẹ gật đầu :
- Con có lòng thương người như vậy là tốt lắm . Nhưng ông ấy kêu gì vậy con ?
- Ổng kêu con trả tiền con mua phong pháo của ổng .
Nó Ra Rồi
Trong giờ toán, trò Tiến vụt chạy lên xin phép thầy cho ra ngoài .Thầy giáo quay lại gắt :
- Còn vài phút nữa là tới giờ về rồi, trò tìm ra lời giải đáp chưa mà đòi đi đâu vậy ?
Trò Tiến tái mặt ấp úng đáp :
- Dạ, "nó" ra rồi !
Thấy giáo hỏi:
- Bao nhiêu ?
Trò Tiến vừa nhăn mặt vừa ôm bụng :
- Nhiều lắm ...!!!
Ông Nghĩ Sao
Thầy giáo mời cha của trò Ngốc đến lớp học để phàn nàn về đứa con của ông .Thấy giáo nói :
- Thưa ông, trò Ngốc là một đứa lười không chịu học bài, chỉ chép lại cuả bạn ngồi bên cạnh .
Người cha hỏi :
- Là sao thầy biết được ?
Thầy giáo đáp :
- Đây, ông cứ coi bài Việt sử này thì rõ .
Câu hỏi: Ai chiến thắng quân Tàu ngày mồng năm Tết ?
Trò Tèo ngồi kế bên trò Ngốc trả lời là: vua Quang Trung, trò Ngốc cũng trả lời y như vậy ?
Người cha cãi :
- Nhưng đó là câu trả lời mà các em đã học .
Thầy giáo bình tĩnh nói :
- Mời ông xem câu thứ hai .
Câu hỏi: Ai là chồng ba Trưng Trắc ?
Thì cả hai cùng trả lời là Tô Định .
Người cha lại nói :
- Có thể nó nhớ sai giống nhau .
Thầy giáo nói :
- Nhưng câu thứ ba thì ông nghĩ sao ?
Câu hỏi : Bình Định Vương lên ngôi ngày nào ?
Trò Tèo trả lời :
- Em không biết .
Thế ông biết con ông trả lời sao không ? Nó viết vô là: "Tôi cũng thế".
- !!!
Lờ Mờ
Để giúp Bình sửa tập phát âm "L" sai thành "N". Cô giáo bắt cậu tập đọc và thuộc lòng câu : "Cụ Lý lên chợ làng mua lòng lợn luộc".Một tuần sau, cô kiểm tra và khen Bình :
- Giỏi lắm . Em phát âm đúng rồi đấy . Có khó khăn gì đâu .
- Thưa cô, câu này đọc mãi cũng quen, chứ những câu nạ, nắm núc nó cứ nàm sao ấy !
Đá Rồi
Hai bạn gái tâm sự .- Anh chàng đẹp trai đó với mi sao rồi ?
- Tao đá rồi .
- Thành thật chia buồn ! Sao đá mà hổng xi nhan tao ?
- Đá lông nheo chớ bộ .
Tức Thiệt
Em: Chị Hai ơi, anh kia nói chị đẹp, thông minh mà còn lanh nữa .Chị (nở mũi) : Thiệt không ? Mà sao dám nói tao lanh ?
Em: Cũng hổng biết . Ảnh nói lanh chanh là gì hở chị ?
Không Đúng Bài Bản
Tèo đi học võ được 6 tháng, lúc nào cũng ra vẻ đàn anh . Một hôm đang ngồi ăn chè đậu xanh với các bạn trong quán thì thấy ngoài cửa có vụ đánh nhau . Tèo vội xắn tay áo nhảy ra can .Một thoáng sau, vụ ẩu đả tan . Tèo trở vào với cái mũi bị sưng tím . Tí hỏi :
- Sao thế ?
Tèo xoa tay:
- À, tớ nhảy ra can, không ngờ chúng nó quại luôn tớ . Mình có võ hỏng lẽ đánh lại . Khổ cái chúng nó đánh đấm trất lất, không đúng bài bản như mình học . Nếu mà tụi nó đánh đúng bài bản thì tớ đã đở được rồi .
ST97
Dec 23, 2005
Vu Vơ Trong Đêm
Vu Vơ Trong Đêm
___________________________________________________
Nhí
Tôi cười khẩy: nhìn họ, những cặp tình nhân bồng bột. Họ vui đó, khắn khít đó, rồi được bao lâu? Chẳng qua cũng chỉ qua đêm thôi. Rồi mai, rồi mốt, từng lớp bụi đời sẽ đóng băng trên lời thề thốt kia, sự mệt mỏi của công việc sẽ oằn trỉu lên những tiếng yêu đương kia, để cuối cùng, sự đau đớn sẽ dằn vặt họ. Hừ!
Tôi thương hại họ, vì quá mù lòa đã để dính vào cái thứ tình yêu viễn vông kia. Tôi thì khác. Tôi thích sự cô độc. Tôi thích một mình. Tôi thích một mình được ngắm nhìn họ mỗi đêm, cười trên niềm vui tạm bợ của họ, vì họ chính là niềm vui của tôi. Nhìn họ mà nhắc nhở mình. Nhìn họ để cảm thấy đời đầy ma lực, đầy những cạm bẫy, đầy những thứ óng ánh như thủy tinh.
Đêm nay, trời không có sao, nhưng những tia sáng từ ánh đèn điện cũng đủ tạo nên một cảnh lãng mạn. Lãng mạn; là họ nghĩ thế thôi. Chứ tôi thấy rất u tối. Đèn mờ quá. Chắc bóng đã cũ!
- Liên, em nhìn gì vậy?
- Dạ không. Em định mở cửa cho không khí mát vào thôi.
-Oh. Vậy thì em mở đi.
Tôi không dại dột như họ. Đời tự nó đã nặng rồi. Đèo bồng thêm một "nửa kia" nữa, sẽ cong lưng sớm mất. Như chi. T. Lan đó: roommate của tôi. Mười năm với một người. Kể thì cũng keo sơn thật, nhưng tôi không chắc độ nóng ngày mai sẽ như hôm nay , lỡ quá độ keo giãn thì sao? Sự gãy đổ sẽ gây nên sóng gió. Phòng tôi sẽ trở nên lạnh hơn thường mất.
- Liên à, mai em muốn đi Best Buy không?
- Dạ mai em làm rồi chị. Chị cần mua gì à?
- Ờ! Anh Dũng nói cái memory stick nó đựng nhiều memory hơn cái floppy disk. Ảnh...
Rồi, thôi chết! Thần tượng trong lòng của chi. T. Lan đó. Chỉ sẽ kể... và sẽ dẫn đến ca tụng tiếp và liên tiếp về sự vĩ đại của anh ấy. Tôi đã nghe bao nhiêu lần rồi, đến đỗi cái tai cứ giựt giựt mỗi lần tôi lỡ lời khơi dậy chuyện của anh Dũng. Á trời ơi! Chưa có sóng gió mà tôi đã khổ như thế này, sóng dâng mà gió nổi thì chắc có đường tôị.. tái xanh mặt như chơi.
- Q. Mi, chị về rồi huh?
- Hi T. Liên, chi. T. Lan. Khỏe không?
- Mi, trông mặt em bơ phờ vậy. Hôm nay em không ở lại bên thằng Rick sao?
- Tụi em lại cãi nhau nữa rồi chị.
Chi. Mi buồn thiu ngồi xuống giường mình, ôm con gấu trắng vào lòng. Rồi chi. T. Lan sẽ mồi chài cho chi. Mi kể lể, rồi an ủi, rồi nước mắt, rồi giận hờn, rồị.. đủ thứ chuyện con gái - con gái với nhau. Tôi sẽ ôm gối tự dỗ mình ngủ, xem như tiếng chit-chat của hai chị là một bài hòa tấu vậy. Thế đấy! Yêu với đương- gây nên những chuyện không đâu không à. Đời con gái- yêu được bao nhiêu người, có thể chịu đựng được bao lần tim vỡ... mà cứ dấn thân vào? Sighs!
Tôi không phải là họ, và có lẽ vì thế, tôi không hiểu họ tìm được gì với cái người kia. Nhưng tôi hiểu một điều, chi. Mi khóc thì tôi cũng không ngủ được. Chi. Lan buồn thì tôi cũng phải an ủi. Hai chị giận hờn thì tôi lại không dám lên tiếng và cũng thấy bức rức trong lòng. Là vì sao? Cũng vì cái "nửa" của họ làm tôi lao đao như thế này. Họ không đáng rủa hay sao? Tình yêu không đáng để tôi kết tội hay sao? Đáng lắm chứ. Không những tội chứng của chúng thành lập, mà còn phải xử tử nữa à! Nếu tôi mà là một nữ hiệp, tiện tay tôi sẽ chặt đứt hết những sợi tơ tình lòng thòng kia. Vướng víu chân người ta! Cuộc đời sẽ có thêm được một nụ cười - (là của tôi đấy). Nhưng tôi chưa làm được nên cũng chả thèm nhếch môi cười- mà chỉ thể nhếch mép khẩy. [/font]1631
Chuyện muỗi
Một anh muỗi đi xa vè tìm thăm anh bạn thân. Gặp anh ta đang ba hoa đấu láo với mọi người, lấy làm lạ hỏi:
- Này anh... Trước đây anh ít nói lắm mà sao bây giờ đổi tính vậy?
- Chẳng hiểu nữa... Từ khi tôi đốt nhằm một chánh khứa!
863Dec 22, 2005
Đi tìm người đàn ông lý tưởng
Đi tìm người đàn ông lý tưởng
Chắc hẳn bất cứ người phụ nữ nào cũng đã từng ao ước sau này mình sẽ lập gia đình thật hạnh phúc với người đàn ông thật lý tưởng trong mắt mình. Thế nhưng, cuộc sống không hẳn lúc nào cũng hồng như họ nghĩ, có khi lấy nhau rồi mới "tỉnh mộng", thì ra người đàn ông mà một thời mình cho là rất lãng mạn kia sao bỗng trở nên …lãng xẹt . Họ thở dài ngao ngán và tự hỏi : đâu rồi mẫu người đàn ông lý tưởng của ngày xưa?
Có người quan niệm người đàn ông lý tưởng của họ phải là một người có thân hình vạm vỡ, có khi là người phải biết hái ra tiền hoặc có địa vị cao trong xã hội…Nhưng trên thực tế, nếu chỉ nổi trội ở một khía cạnh nào đó như sức khỏe, tiền bạc…thì chưa chắc đã là một người đàn ông mang lại hạnh phúc. Dường như không có một công thức chung nào để cho mỗi người chúng ta áp dụng trong việc đi tìm nửa của riêng mình, chỉ có điều chắc chắn là giá trị thật của cuộc sống bao giờ cũng được kiểm nghiệm, thử thách, sàng lọc và minh chứng.
Có người đàn ông, họ cho mình là lý tưởng khi biết làm ra tiền, dào dạt tình thương yêu đối với vợ con, và có sức khỏe tốt. Cánh thanh niên cho rằng người đàn ông lý tưởng thì không nên ích kỷ và phải biết đồng cảm với nửa kia của mình. Thậm chí có người còn quan niệm, người đàn ông lý tưởng ngày nay là phải biết nấu cơm, quét nhà, giặt giũ phụ vợ….Nói chung là biết nhận lãnh trách nhiệm về phần mình.
Còn với các bạn gái trẻ, họ cần gì ở một người yêu lý tưởng? Một bạn gái trẻ đã hóm hỉnh rằng: "Tôi muốn người yêu lý tưởng của tôi phải có thân hình như vận động viên, đẹp trai như diễn viên, trình độ như chuyên viên, ăn nói như báo cáo viên và biết trang trí nhà cửa như hoa viên". Một bạn gái khác lại "văn nghệ hóa" mong muốn của mình: " Anh ấy phải chịu khó, nếu được thì nên giàu có, không nhăn nhó, không la ó , làm việc thì phải đâu vào đó !". Dù hóm hỉnh hay đùa, các bạn gái cũng ít nhiều thể hiện ước muốn sự hoàn mỹ của người bạn đời!.
Theo như một số nhà tâm lý cho rằng đôi khi người ta lựa chọn người bạn đời trên tiêu chuẩn có sự trùng lắp chỉ vì người kia mang bóng dáng của người cha, người mẹ thân quen của mình. Và cuộc sống của những bậc cha mẹ ít nhiều đã tạo nên một khuôn mẫu định hướng sự lựa chọn của con cái họ trong tương lai.
Còn với những người phụ nữ đã lập gia đình, họ thường đưa ra lời khuyên các cô gái trẻ: hãy chọn người nào yêu mình, biết quan tâm và sẵn sàng chia sẻ cùng mình những vui buồn trong cuộc sống, đó mới chính là mẫu người đàn ông lý tưởng. Có những người thuở ban đầu thì rất tình tứ, nói năng ngọt ngào, nhưng khi đã xây dựng gia đình thì trở nên thờ ơ, vô cảm khiến người phụ nữ cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương.
Thông thường, ngoài thời gian cho công việc, bạn bè, gia đình…thì người đàn ông cũng cần có những phút giây thư giãn cho riêng mình. Yêu nhau không có nghĩa là cùng ăn, cùng uống, cùng đi, cùng làm việc…. Quá trình hòa hợp bao giờ cũng là mục tiêu một gia đình luôn hướng tới, nhưng không có nghĩa là phải đánh mất đi cái riêng cần tôn trọng của mỗi người.
Có người cho rằng đi tìm mẫu đàn ông lý tưởng là chuyện không thể có, vì thế bạn hãy tự hài lòng với những gì mình đang có. Bước chân vào cuộc sống, làm sao có thể biết được sẽ ra sao ngày sau, làm sao có thể biết trước người đàn ông của mình 10, 20 năm nữa sẽ như thế nào? Người đàn ông lý tưởng phải chăng không phải là những gì cao siêu xa vời vợi mà đôi khi là những người rất đời thường giản dị, biết đâu là cậu bạn thân ngồi bên cạnh, hay là anh chàng đồng nghiệp trong cơ quan… Xin đừng quá bận tâm về việc cứ mãi đi tìm cho mình một mẫu người đàn ông lý tưởng, hãy tin rằng chẳng có người đàn ông nào lý tưởng nếu như họ không tự hoàn thiện mình để có được một trong những đức tính như trách nhiệm, lòng vị tha, sự bao dung, đồng cảm và chung thủy trong tình yêu.
Bác sĩ, chuyên viên tâm lý Nguyễn Minh Tiến đã có lời đúc kết gởi đến các bạn trẻ " Xây dựng hạnh phúc gia đình, lấy vợ, lấy chồng mới chỉ là bước đầu khởi sự cho một cuộc hành trình dài, gian khổ, nhưng để giữ gìn hạnh phúc ấy còn là điều quan trọng và khó khăn hơn rất nhiều. Cuộc sống gia đình là một vũ điệu mà sự tuyệt vời không phải chỉ có ở một người. Những gì thuộc về nghệ thuật của các bước nhảy sẽ do chính hai người cùng cân nhắc. Đã gọi là một bước nhảy thì phải có người dìu, người bước, tạo nên sự kết hợp nhịp nhàng, bởi nếu không khéo thì nhất định người này sẽ giẫm đạp lên chân người kia"
Dec 21, 2005
Đừng lo
Thủ tướng Winston Churchill có một bộ ria rất đẹp. Một hôm, trong một cuộc họp khá đông, một bà đứng lên công kích với một vẻ giận dữ:
- Tôi không ưa ý kiến lẫn bộ râu của ông.
Winston Churchill ngọt ngào đáp ngay:
- Bà đừng lo. Bà không có dịp nào tiếp xúc với hai cái đó đâu.2485
Chuyện cười nửa đêm
Đêm khuya, tiếng chuông gọi cửa vang lên, có tiếng hỏi từ trong nhà:
- Ai đấy?
- Mở cửa ra, cảnh sát đây!
- Nhà không có ai cả.
- Ai nói đấy?
- Các anh nghe nhầm đấy thôi.
- Thế sao đèn sáng?
- Tôi tắt đèn ngay bây giờ đây.
4 giờ sáng, Jim nhận đươc cú điện thoại của ông hàng xóm:
- Con chó nhà anh làm sao mà tru tréo sủa suốt đêm như chết cha chết mẹ vậy?
Ngày hôm sau, cũng 4 giờ sáng, Jim phôn lại:
- Con chó nhà tôi không sao cả, vì ban ngày thì nó ngủ.1973
Dec 20, 2005
Lời tự thú của quả phụ
Một quý bà đi viếng mộ chồng chạy xe quá tốc độ bị cảnh sát giao thông đuổi theo, ép vào một bìa rừng ở ngoại ô. Thấy bà ta tuy đã có tuổi nhưng vẫn còn xin đẹp nõn nà, tay cảnh sát bèn gạ gẫm đổi khoản tiền phạt thành một cuộc vui vẻ trong bụi cây.
Sau một thoáng nhìn đánh giá ngoại hình chàng cảnh sát, quý bà gật đầu đồng ý. Khi hai người xong cuộc đổi chác và chàng cảnh sát đứng lên sửa lại sắc phục, kẻ phạm tội lên tiếng:
- Anh ơi! Trước khi bị anh bắt vì chạy xe quá tốc độ, em đã vượt đèn đỏ 3 lần, chạy ngược đường một chiều, vượt xe khi lên dốc, cản đường của xe cứu thương, cứu hoả... Em xin được nộp phạt luôn cho tất cả những vi phạm đó!
Chàng cảnh sát nói với giọng đầy chia sẻ: "Chồng chị chết thảm quá".
1249Dec 19, 2005
Nghịch lý cũ mới
Chẳng có gì khó khăn khi nhận ra sự khác nhau rất lớn giữa đôi uyên ương mới cưới và cặp vợ chồng lâu năm.
Hai vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật. Tàu vừa đến bến, thấy đông người, cô dâu mới rụt rè nói với chồng:
- Anh yêu! Phải làm sao..., em không muốn người ta để ý thấy mình là vợ chồng mới cưới.
- Vậy em xách va ly đi.
- !!!
1384
Dec 18, 2005
Sẽ phải có
Hai anh chàng thất nghiệp ngồi tán phét:
- Tôi sẽ làm nghề thuần hóa sư tử.
- Anh điên à? Anh thì biết gì về sư tử mà thuần hoá?
- Tôi có biết chứ.
- Vậy tôi hỏi anh, khi một con sư tử đến gần anh, nó gầm gừ, nhe nanh giơ vuốt định cắn anh thì anh làm gì?
- Tôi sẽ chụp lấy cái ghế sắt ở gần đó, dùng hết sức đánh cho nó lùi lại.
- Nếu như con sư tử không sợ, nó chụp lấy cái ghế của anh rồi lôi ra xa. Anh sẽ làm gì?
- Tôi sẽ dùng roi quật hết sức vào nó cho đến khi nó lùi lại.
- Thế nếu sư tử đớp được cái roi rồi cắn nát thì sao?
- Tôi sẽ lấy súng bắn nó.
- Thế nếu súng không hoạt động?
- Tôi sẽ nhặt ít phân trên nền chuồng, ném vào mặt nó rồi chạy ra khỏi chuồng.
- Nhưng trong trường hợp trong chuồng không có phân thì sao? Anh sẽ làm gì?
- Anh chẳng hiểu gì cả. Nếu con sư tử tấn công tôi, chụp cả ghế sắt lôi ra xa, cắn nát cái roi của tôi, rồi súng của tôi lại không hoạt động được thì chắc chắn là trong chuồng sẽ phải có phân. Tôi dám cược với anh đấy.2504
Em có còn yêu ai
Cuối tháng Chín, tôi đến trường đại học và học ở khoa Sử. Lúc ấy, tôi đã hai mươi lăm tuổi vì phải qua vài năm quân ngũ. Tôi cảm thấy kiến thức không hụt hẫng bao nhiêu khi giáo trình học có mấy điều ở trung học đã nói đi nói lại.
Ở miền Nam, mùa Thu là mùa mưa dầm. Mẹ nói lúc còn nhỏ tôi rất khó tính. Chỉ khi nào ngoài cửa có gió đùa những chiếc lá rơi thì tôi chăm chú nhìn và mới chịu thôi khóc. Đó là chuyện ngày nhỏ. Bữa nọ, khi thầy phụ trách môn triết học đang thao thao bất tuyệt về những cặp phạm trù, tôi buồn ngủ nên chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ. ở đó có những chiếc lá khô tai tái rơi và đôi chim se sẻ đang rượt đuổi nhau. Phía xa xa là vùng đồi thấp lưa thưa vài bụi cò ke và hoa sim.
"Này, đứng dậy! Cả cô bé kia...".
Thầy giáo quát khi đứng trước mặt tôi. Tôi chẳng hiểu sao tôi không run khi nghe tiếng quát ấy.
"Nhắc lại những gì nãy giờ xem!" - Thầy bảo.
"Dạ, phạm trù...".
"Gì nào?".
Tôi liều:
"Ví dụ có hai con se sẻ. Một con trống và con kia là mái...".
Có nhiều tiếng cười nho nhỏ.
"Tốt lắm!" - Thầy giáo gầm lên - "Ngồi xuống! Một điểm".
"Còn cô bé kia, sao ngủ?" - Thầy giáo chỉ tay về phía cuối giảng đường, dãy nữ. Tôi thấy đó là một cô gái mảnh mai, mặt đỏ dừ.
Nàng lí nhí:
"Tối qua em không ngủ được!".
"Em đùa đó à?".
"Dạ, không".
"Vì sao?".
Nàng lúng túng. Tôi cảm thấy thích cô ta. Tôi im lặng...
Mười một giờ mười lăm, có tiếng chuông điện ngoài hành lang. Buổi học đã hết. Tôi không vội về ký túc xá sinh viên mà lại đi chầm chậm theo những con đường vòng qua chân đồi. Bầu trời mùa thu không nắng, đầy mây báo hiệu chiều sẽ có trận mưa lớn.
"Gì mà như mất hồn vậy?".
Tôi quay lại và bắt gặp câu hỏi của nàng. Nàng cười nhưng đôi mắt lại buồn như áng mây mưa.
"Có gì đâu" - Tôi đáp.
"Giấu?".
"Thật đó. Này, vào quán cà phê "Tí Ti" chút không?" - Tôi đề nghị.
"Ờ..." - Nàng nhẹ nhàng.
Tôi gọi một cà phê đen và ly xí muội. Cô chủ quán tên Hạ có bộ ngực nhỏ nhưng có cái liếc mắt tuyệt vời tỏ ra giận dỗi khi thấy tôi ngồi với phụ nữ. Tôi giả tảng nhìn ra cửa và thấy vài người đang gò lưng đạp xe lên dốc. Phía cuối chân trời mù mù hình hài những ngọn núi.
"Bỏ cơm trưa à?" - Tôi hỏi.
"Thế này thú vị hơn" - Nàng đáp.
"Ngoại ngữ mà lớp nào đó?".
"Pháp".
"Ô là là... Cha người Việt. Mẹ người Việt. Mình nói tiếng Pháp. Cái đẹp của phương Tây kết hợp với cái duyên dáng của phương Đông. Tuyệt vời!".
"Anh định tán tỉnh tôi ư?" - Nàng gắt.
"Tinh lắm, Hạ Fim" - Tôi nói.
"Tôi không để anh vượt đến mười đâu. Tình bạn là chính".
"Vậy thì hãy uống nước đi và chia tay nhau. Tôi đói lắm rồi đây" - Tôi thở dài.
Chúng tôi chia tay nhau khi trời sắp mưa. Nàng leo lên ô tô buýt về Sài Gòn. Tôi trở về ký túc xá và xuống nhà ăn. Đã quá giờ ăn mười phút. Bà phát cơm càu nhàu nhưng cũng đem ra cho tôi một dĩa đầy những mẩu cháy dở và vài que đậu luộc. Tôi nói lời cám ơn.
Hai mùa Thu trôi qua lặng lẽ. Trong hai mùa Thu ấy tôi khám phá ra biết bao điều về nàng, ngay cả cái tên Đoàn Hạ Fim kỳ dị. Cha nàng người Kinh, hiện là cán bộ cấp cao ở Gia Lai - Kon Tum. Mẹ nàng người Ê-đê đã mất trong chiến tranh. Nàng mang hai dòng máu trong thân thể được tạo hóa phú cho dáng vẻ thanh mảnh và đôi mắt có quầng đẹp như một vũ nữ ấn Độ. Cái tên Hạ Fim chỉ là kỷ niệm của mẹ nàng khi lần đầu được ra Hà Nội xem phim. ở đó, người con gái Ê-đê đã gặp người con trai Kinh có ngón đàn tài hoa viết nền nhạc cho bộ phim. Khi ấy là mùa hạ, mùa hạ Hà Nội.
Tôi không nhớ nàng đã khéo léo như thế nào để chuyển từ tình yêu đơn phương của tôi đối với nàng sang tình bạn. Tôi chỉ nhớ rằng vào ngày Tết chúng tôi đi xem đá gà ở Bến Tre và đến Lái Thiêu vào mùa hè. Nàng rất mê đá gà còn tôi thì chỉ thích xem máu gà nhểu xuống đất. ở vườn trái cây Lái Thiêu thì thú vị hơn nhưng không bao giờ nàng để cho tôi được sờ vào người nàng.
Một lần, nàng bảo khi đang ngồi nơi quán cà phê "Tao Nhân" là hãy giới thiệu nàng với một chàng trai có thể đi đến hôn nhân.
"Được thôi" - Tôi đáp.
Và nàng mua cho tôi gói Pallmal. Lần đầu tiên trong đời tôi ăn hối lộ bằng cách bỏ gói thuốc vào túi áo và đốt một điếu. Sau đó là cơn ho kéo dài. Nàng cười khanh khách như để khỏa lấp thời gian lặng im ngượng ngùng của tôi.
Suốt buổi chiều hôm đó tôi đi lang thang. Tôi đến quán rượu số 128 và gọi mang loại Gò Đen. Ông chủ nói rằng loại Gò Đen đã hết nên tôi đành phải mua chai ruợu Hà thủ ô. Tôi uống để nhớ nàng. Nàng không yêu tôi nhưng tôi không muốn mất nàng. Đối diện với người con gái thì bất cứ chàng trai nào cũng tỏ ra cao thượng, dù là giả vờ nên tôi định giới thiệu người bạn nhạc sĩ của tôi cho nàng. Hắn là một nhạc sĩ chưa được tổ chức công nhận nhưng rất xứng đáng là một nhạc sĩ.
Họ gặp nhau vào năm ngày sau đó tại buổi khiêu vũ ở Nhà Văn hóa Lao động. Tôi ngồi ở vỉa hè với cốc cà phê đen và ngắm những đôi tình nhân dẫm qua lá khô trên mặt đường. Một gã phế nhân ẵm đứa nhỏ khoảng vài tháng tuổi và để đầu nó chúi xuống đất đi ăn mày. Tôi cho tay vào túi và phát hiện không còn đủ tiền, nên thôi.
Hai tuần trôi qua, nàng không đến tìm tôi như ngày trước. Tôi cũng không muốn gặp nàng chi nữa. Khoảng thời gian ấy, vào lúc chiều tôi đi đến bến Bạch Đằng nhìn những con tàu lừng lững trôi về phía biển và những con đò sang Thủ Thiêm... Có một lần tôi bị bọn móc túi cuỗm đi cái bóp có thẻ Đoàn và những phiếu ăn ở phía trong.
Nàng gặp lại tôi vào buổi trưa khi tôi đang ngồi nơi quán "Tí Ti". Lúc ấy tôi vừa uống cà phê vừa xem bức tranh "Vénus endormie". Nhìn bức tranh, nàng đỏ mặt như những người con gái thường đỏ mặt.
"Sao?" - Tôi hỏi.
"Một kẻ ba hoa!" - Nàng bĩu môi.
"Lạ!".
"Chả cứ nói chính trị với con gái. Mọi người đều bất tài và chỉ có nhạc sĩ như chả mới có tài".
"Chắc nó đùa".
Tôi bênh vực cho thằng bạn nhạc sĩ của tôi dù tôi chưa hiểu gì về tính tình của nó. Nàng im lặng. Tôi nhìn luồng gió xoáy từng đụn cát trên đỉnh đồi. Sau đó nàng chê tôi là mất lịch sự khi không mời nàng uống nước. Tôi xin lỗi và gọi ly trà đá. Có một nhóm sinh viên tóc dài, mặt ngầu và một nhóm sinh viên tóc ngắn như ở tù bước vào. Theo sau là hai cô gái ăn mặc kiểu Việt kiều, vải mong mỏng. Họ huýt sáo ầm ĩ...
Chúng tôi ra khỏi quán và đi về phía rừng tràm. Nàng như con chim nhỏ cứ líu lo quanh những bụi cò ke. Chúng tôi hái được một nón đầy trái cò ke chín.
"Hắn được không?" - Tôi hỏi.
"Không" - Nàng nhìn tôi, rất lạ.
"Người khác nhé?".
"Ờ, nhưng phải khá".
Dạo ấy tôi hiểu từ khá của nàng là giàu. Tôi trách nàng cho là tôi nghèo nên không để tôi vượt quá tình bạn.
Sau lần thi kỳ I khoảng một tháng, tôi giới thiệu với nàng người anh họ của tôi ở Hải quan. Hai người cười với nhau ở lần gặp đầu tiên và tôi không nhìn lâu cái cảnh gây khó chịu cho tôi.
Tiếp theo những ngày ấy là tôi bắt đầu vào việc làm tiểu luận. Tôi lê lết ở Thư viện Quốc gia và các đại lý sách báo nên hình bóng nàng thỉnh thoảng lóe lên thấp thoáng trong đầu tôi. Tôi thường uống cà phê gần nhà thờ Đức Bà. Mọi cô gái tóc dài đi ngoài đường tôi đều ngỡ là nàng. Nhưng họ đều dửng dưng với tôi như nàng đã dửng dưng.
Lúc đó có một người con gái đi đến và nói:
"Anh yêu! Cho em xin điếu thuốc" - Cô ta tự nhiên kéo ghế.
"Buồn ngủ à?" - Tôi hỏi.
"Thì anh biết đó. Cả đêm...".
"Đã lâu chưa?".
"Gần một năm. Rất bảo đảm và rất trẻ".
"Tôi ngỡ là thiếu nhi nghĩa địa chứ!".
"Anh đùa dai!".
"Ta yêu nhau nhé?".
Tôi đề nghị thẳng thừng điều ấy khi chợt nghĩ ra cách để trêu tức Fim. Khi đó là tháng Năm và trời thường đổ những trận mưa nhỏ, thật buồn.
Tôi biết vào đêm chúa nhật nàng hay đến Nhà Văn hóa Thanh niên. Quả nhiên nàng đã gặp tôi trong lúc tôi đang giả vờ âu yếm cô gái hành nghề mãi dâm mà tôi không cần biết tên. Tôi thấy nàng mím môi và bỏ đi về phía bãi gởi xe. Tôi vội buông cô gái và chạy theo nàng nhưng nàng đã lẩn mất giữa dòng người.
Anh họ tôi quát lên khi gặp tôi:
"Thằng ngốc, Fim nó yêu mày đó!"
"Điên! - Tôi nói.
"Tao đã qua mấy mùa kháng chiến, tao biết".
Và anh bỏ đi buồn bã như một người lính thất trận. Tôi cho tay vào túi quần vừa đi vừa huýt sáo như những người đàn ông châu Âu hay đi bách bộ dọc đại lộ vào những buổi sáng.
Nàng tránh gặp mặt tôi và không để lại một lời nói. Thấm thoát đã đến ngày tôi chia tay với trường đại học. Tôi đến tìm nàng nhưng các bạn nàng bảo rằng nàng bệnh. Tôi đi đến nhà người dì Ê-đê của nàng ở đường Đinh Tiên Hoàng nhưng bà nói là nàng đã đi Pleiku. Bà mời tôi vào nhà như một người thân quen lâu chắc là hàm ý để khoe những tài sản mà bà vừa sắm được. Tôi không nhớ gì về việc những vật ấy đã mua hồi nào và của nước nào theo lời bà nhưng tôi nhớ là tôi có xem quyển Album. Trong đó có ảnh của tôi và phía sau đề hàng chữ "Vua ngốc!".
Tôi từ giã bà Ê-đê và đón ô tô buýt đến quán cà phê "Tí Ti". Tôi ngồi đó suốt xế chiều và đêm tối. ở quán, họ mở nhạc Trịnh Công Sơn. Mưa tháng bảy dai dẳng xào xáo lòng người.
***
Hơn mười năm rồi tôi sống ở Bến Tre và không một lần có ý định trở lại Sài Gòn. Tôi cũng biết rằng nàng đang công tác ở ngành dịch thuật. Nàng đã trở thành một nhà văn dịch nổi tiếng.
Tôi gặp lại nàng ở Sài Gòn vào tháng chín khi nàng đang uống cà phê một mình nơi quán "Tao Nhân". Tôi ngồi xuống trước mặt nàng. Nàng sững sờ và sau đó thì khóc. Tôi đưa tay định lau những giọt nước mắt trên má nàng nhưng rồi dừng lại khi mắt tôi chạm vào bụng tròn của nàng.
"Fim đã lập gia đình?" - Tôi hỏi.
"Không!" - Nàng cúi mặt.
Suốt đời vẫn một tiếng không ấy. Và tôi đã hiểu điều tôi không muốn hiểu. Tôi đốt một điếu Scott và nhìn ra đường. ở đó đang có những giọt mưa nhảy nhót.
"Ngày ấy tôi có đến tìm Fim".
"Em biết... Nhưng... Fim không hề đi Pleiku!".
Tôi muốn cười vang như để hả hê cơn tức tối tích tụ đã hơn mười năm. Nhưng tôi thấy như thế là tồi nên tôi im lặng.
Chiều hôm ấy, khi chia tay nàng và hẹn sẽ còn gặp nhau, tôi đến quán cà phê "Tí Ti". Chủ quán là một cô bé cũng có bộ ngực nhỏ nhưng đôi mắt lại nghiêm nghị. Cô bé không biết tôi có một thời thường ngồi đây nên tự dưng tôi cảm thấy mình như đang lạc lõng ở xứ nào.
"Hạ tí ti đâu?" - Tôi hỏi.
Cô bé nhìn tôi lạ lẫm và chỉ ra phía đồi. Tôi thấy một nấm mồ trơ vơ. Sau đó cô bé kể cho tôi nghe vì sao chủ quán "Tí Ti" tên Hạ chết. Hạ tự tử khi đã gần kề ngày sinh vì kẻ lén lút ân ái với nàng bỏ đi về phương khác.
Tôi nhớ tới Fim. Tôi mường tượng cảnh nàng mang thai, thai hoang. Bây giờ, trước cốc cà phê, liệu tôi có dám chấp nhận làm cha cái thai ấy để tìm lại một tình yêu mà nàng đã cố công che giấu ở thời tuổi trẻ? Và chúng tôi sẽ lại tiếp tục giấu người đời một sự thật mà sự thật ấy đang hăm dọa đánh gục tiếng tăm của nàng, của một nhà văn dịch. Nếu hôm nay tôi không ngẫu hứng mà trở lại Sài Gòn thì mọi việc sẽ đi về đâu? ở đời có vô vàn cái ngẫu nhiên cũng như ngẫu nhiên cha và mẹ tôi yêu nhau để ngẫu nhiên mà tôi được hiện diện. Tôi cười ha ha một mình nhưng tôi thừa hiểu là tôi rất tỉnh táo.
Gió réo u u qua khoảng đồi. Ngoài đường, một nhóm sinh viên đang dầm mưa đi về phía ký túc xá.
Bến Tre, 1989
Nguồn: vnthuquan.net1652
Thế nào là đẹp
Vợ thấy chồng chụp ảnh nhiều người mẫu quá phát điên lên:
- Anh chụp cũng đẹp đấy, nhưng tôi nói cho anh biết, hàng vạn đứa như thế này cũng chẳng bằng tôi!
- Ở chỗ nào?
- Ở chỗ tôi là... da là thịt.... rõ chưa?
***
Một anh bạn trẻ đi xem triển lãm tranh với vẻ thích thú tò mò. Thấy vậy, họa sĩ hỏi:
- Anh thấy tranh tôi vẽ thế nào?
- Rất thích!
- Thích ở chỗ nào?
- Chữ ký của anh đẹp và bay bướm quá!
439Dec 17, 2005
Người Vẽ Những Dòng Sông
Bụp!
Một trái khế chín mủn rơi đúng ngay trang sách tôi vừa mở ra. Chưa kịp hoàn hồn thì... bụp bụp, hai ba trái khế nữa liên tiếp nhắm vào đầu và lưng, tôi ngước lên thằng nhóc tướng mạo đen thui, ốm nhách như con khỉ, thoăn thắc chuyển từ cành này sang cành kia rồi rơi xuống trước mặt tôi, khoanh tay bối rối "Xin lỗi chị! Em không cố ý". Miệng nó nói xin lỗi mà tia nhìn ngổ ngáo chiếu thẳng vào mặt tôi không lộ chút gì "ăn năn" khiến tôi phát bực "Đã ăn cắp khế còn làm bẩn hết quần áo người ta. Tính sao đây? Em đâu có ăn cắp. Chị ở Sài Gòn mới về nên không biết đấy thôi. Cây khế này "ngoại" cho phép em được tự do hái mà". Xời, đây là vườn của ngoại tôi. Ngoại tôi chỉ có đứa cháu duy nhất là tôi. Ở đâu lại "lòi" thêm đứa cháu dung mạo như khỉ thế này? "Chị đừng giận. Bữa nào sáng trăng , Di sẽ chèo đò chở chị đi chơi sông. Thích lắm". Coi bộ nó cũng không đến nỗi ngố. Cũng biết "dụ khị" nữa chứ! "Giờ em phải về nấu cơm, lát nữa còn phải xuống rớ phụ anh Hai. Hẹn chị bữa khác nhé!". Nó quay người... leo ngược lên cây khế, chuyền sang nhánh chĩa qua nhà bên cạnh rồi... "bịch", thế là nó biến mất.
- Canh gì mà ngon thế hở ngoại?
- Canh chua cá dứa đấy!
- Chà tôi chép miệng nhìn tô canh bốc khói đang vơi dần con nghe người ta bảo "không dễ ăn cá dứa đâu nhé!", bộ cá dứa hiếm lắm hở ngoại?
Ngoại cười móm mém.
- Hiếm là đối với dân thành phố bọn bây, chứ xứ biển thì khó gì. Hôm nào bắt được cá ngon là anh em thằng Di cũng đem biếu ngoại. Mấy cái thằng... mồ côi cha mẹ mà sống hòa thuận, ai cũng thương.
Thì ra "con khỉ" nói đúng. Nó với ngoại tôi đã thân thiết từ lâu. Tôi tò mò:
- Anh em họ chỉ sống bằng nghề "quay rớ" thôi hở ngoại?
- Thằng anh nghe đâu hồi xưa làm nghề gì đó ở thành phố, không biết sao lại bỏ về đây. Còn thấy cái chòi ở dưới sông không? Buổi tối, anh em nó quay rớ bắt cá. Ngoại nghe hàng xóm bảo Anh thằng Di còn làm nghề gì "bí mật" lắm. Lâu lâu có người lạ mặt đến nhà đưa tiền rồi mang đi những gói gì được gói cẩn thận.
Câu nói của ngoại khiến tôi cảnh giác. Biết đâu hắn là tên buôn lậu đang che giấu hàng tung? Ở gần những kẻ có hành vi bí mật thế này, phải dặn ngoại đề phòng mới được.
- Con đừng nghĩ oan cho người ta tội nghiệp. Chừng này tuổi rồi, ngoại không nhìn lầm người đâu.
Cái nhìn của ngoại khiến tôi hơi ngượng nên đứng lên. Chà, được nghĩ hè, tính về đây thăm ngoại và thăm biển. Không ngờ ở đây cũng buồn quá.
- Chị Minh nè... Ta đi chơi sông nhé!
"Con khỉ" thường xuất hiện bất chợt trên cây khế với lời rủ rê như thế. Tôi đã quen với cái tính lắc xắc và tướng mạo nhà quê của nó. Ấn tượng xấu lúc đầu phai dần từ đêm nó chèo đò chở tôi đi hóng gió trên sông. Ánh trăng mười bảy nhảy nhót trên màu nước lờ lợ và những câu chuyện tiếu lâm với pha trò rất tự nhiên của nó thường làm tôi cười ngất.
Hôm sau nó hẹn tối nay sẽ dẫn tôi xuống rớ chơi. Nó còn bảo xuống đó còn đãi tôi món tôm nướng cuốn bánh tráng chấm mắm nêm. Nghe nó tả những con tôm tươi rói vừa bắt lên và vào lò, để lửa xém lớp vỏ ngoài, thêm một ít bánh tráng mỏng và rau thơm mà tôi phát thèm. hồi chiều tôi đã có ý "để dành" bụng tối nay thưởng thức món đặc sản của nó.
Mặt trời đã chìm nghỉm ngoài khơi xa từ lâu mà chưa thấy nó đâu. Con nước đang ròng nên dòng sông phơi mình trơ trọi. Tôi nhìn dưới chòi rớ thấy có ánh đèn leo heo sáng, chắc nó đang ở dước đó. Tôi xắn quần lội qua chỗ nước cạn gần bờ rồi đi bộ về phía chòi rớ.
Chòi cao khoảng ba mét, có chiếc thang gỗ cột tạm. Tôi leo lên đến bậc thang cuối, vừa ló đầu vào thì cùng lúc, một khuôn mặt xa lạ cũng vừa quay lại nhìn tôi. Hắn trạc khoảng ba mươi hoặc... hơn thế nữa. Nói chung, hắn thuộc mẫu người khó đoán tuổi từ hình thức bên ngoài. Mái tóc dài và mớ râu rìa "quên cạo" khiến khuôn mặt hắn rất già, nhưng đôi mắt thì rất sáng và... rất trẻ.
- Ủa... chào hàng xóm. Em là Nguyện Minh phải không?
Đoán hắn là anh của "con khỉ" nên tôi không ngạc nhiên lắm khi thấy hắn biết tên tôi. Điều làm tôi ngạc nhiên là cái khung vải và bức trang đang vẽ dở ở phía sau lưng hắn. Bức tranh vẽ một dòng sông. Chỗ lạ của dòng sông là bên kia bờ ẩn hiện một vòng đều tăm tắp trong như những cối xay gió tôi từng thấy trong ảnh. Và chổ lạ của bức tranh là nền trời đỏ rực như tấm lửa khổng lồ đang phủ chụp lên dòng sông.
Những mảnh màu tương phản tạo nên một cảm giác đối nghịch... Một sự đối nghịch giữa tình yêu và tội lỗi. Giữa khung cảnh yên bình và khói lửa tang thương hay... một điều gì tương tự. Kiến thức năm đầu trường mỹ thuật chưa đủ tôi hoàn chỉnh một tác phẩm nghệ thuật, nhưng cũng đủ để tôi biết: Hắn là cây cọ thuộc trường phái ấn tượng.
- Thì ra anh là họa sĩ?
- Thì ra "hàng xóm" cũng là người thích tranh?
Cả hai cùng bật cười. Có lẽ sự đồng điệu trong tiếng cười ở chổ cả hai cùng nhận ra sự ngớ ngẩn trong câu hỏi của mình biết rồi còn hỏi.
Hắn kéo tôi lại gần bức tranh đang vẽ dở, đôi mắt hắn như có lửa, và tôi biết ngọn lửa ấy đang tìm cách đột nhập vào trái tim đang bum bùm của tôi bằng con đường ngắn nhất...
- Đây là những guồng xe nước ở quê tôi hắn chỉ vào những vòng bánh xe đều tăm tắp ngày xưa, nó là công cụ dẫn thủy nhập điền của nông dân. Quê tôi có dòng Trà Khúc chảy qua khắp thôn làng. Tôi yêu những dòng sông, nỗi niềm của sông to lớn quá khiến tôi luôn khát khao khắc họa lại...
Hắn không hề than vãn, nhưng tôi biết trong lòng hắn ẩn chứa nhiều nỗi đời bi thảm. Có lẽ lúc tôi trông hắn bỗng già đi là những niềm riêng trong hắn bật dậy.
Có tiếng động nho nhỏ, "con khỉ" ló đầu vào.
- Đã bảo em ở nhà học bài. Sắp thi rồi.
- Xì... bảo đảm ngon lành mà anh Hai. Em sẽ đỗ cao kỳ thi tốt nghiệp này. Với lại em lỡ hứa với chị Minh...
Bổng dưng tôi không còn thấy thèm món ăn mà "con khỉ" hứa. Tôi cũng không muốn quấy rầy công việc vẽ những dòng sông của hắn nên bảo với "con khỉ" là tôi muốn về.
- Em đưa chị Minh về rồi ở nhà học bài. À... chờ một lát.
Hắn rút cuốn sổ nhỏ trong túi ra rồi bảo tôi ngồi yên, hí hoáy vẽ. Tôi biết trong đầu hắn vừa nảy sinh một ý tưởng, và hắn đang phác thảo cho bức tranh đó.
Con nước đã lên theo con trăng, bây giờ thì không thể đi bộ trên sông được nữa. "Con khỉ" vừa chèo đò chở tôi vào bờ, vừa tía lia:
- Anh hai em là họa sĩ "lớn" đó.
Ngày xưa...
- Biết rồi Tôi cắt lời nó nhưng sao hai anh em lại sống ở đây?
"Con khỉ" bỗng im lặng sau câu hỏi của tôi. Hồi lâu nó mới lên tiếng, giọng không còn lí lắc nữa.
- Cũng tại em nghe lời mấy đứa bạn, bỏ học rồi... hút ma túy. Cũng may, anh Hai phát hiện sớm. Anh ấy phải bỏ chuyến triển lãm nước ngoài mời, bán nhà rồi đưa em về đây. À, nếu chị thích xem tranh thì tối mai em sẽ đưa chị qua nhà xem phòng tranh của anh ấy.
- Nhưng sao phải xem vào buổi tối? Buổi tối anh ấy không có nhà. Anh Hai không thích người khác vào phòng tranh của mình.
Cho dù rất thích và tò mò, tôi cũng không thể nghe lời "con khỉ" để mang tiếng là người xem lén. Hai hôm sau, hắn qua mời tôi sang nhà chơi. Đúng như tôi dự đoán, trong căn phòng tồi tàn chứa đầy những "dòng sông" ấn tượng. Sông của hắn như biết nói những dòng sông thanh bình uống khúc. Những dòng sông khói lửa. Bức thì như khúc tình ca thầm thì... Bức thì cuộn trào...
Hắn chỉ vào bức tranh vừa mới hoàn thành. Bức tranh vẽ người thiếu nữ có khuôn mặt giống tôi, mái tóc cô gái chảy dài như dòng sông lấp lóa ánh trăng. Một vẻ đẹp rực rỡ thiên thần đang chảy trên một dòng sông khô cằn trơ trụi khi con nước đang ròng. Tôi không nhận bức tranh hắn tặng và vội vã quay về Sài Gòn vì tôi biết Tôi khó mà bình yên trước tia nhìn đắm đuối của hắn.
Hơn nữa, đứng trước những dòng sông của hắn, tôi thấy mình hãy còn quá trẻ.