Trang

May 28, 2006

Đến Chúa cũng không nhận ra



Trong một giấc mơ thấy Chúa, bà lão 75 tuổi hỏi mình còn được sống bao lâu nữa. Chúa bảo bà còn thọ tiếp 25 năm. Sau giấc mơ đó, bà lão đến thẩm mỹ viện căng da, sửa mũi, cắt mí mắt, hút mỡ bụng... Trên đường trở về nhà, bà bị một chiếc xe hơi cán chết. Lên đến thiên đàng, gặp Chúa, bà lão hậm hực:
- Ông làm ăn cái kiểu gì vậy? Làm tôi tốn tiền sửa sang, vỡ hết kế hoạch! Chúa vò đầu bứt tai:
- Là bà đấy ư? Bà khác trước quá, nên tôi đã không nhận ra!
2197

May 26, 2006

Mượn cái chày giã cua



ÕÕÕ Một hôm, chủ nhà bảo tên đầy tớ về quê có việc. Người đầy tớ xin mấy đồng tiền uống nước dọc đường. Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:


ÕÕÕ - Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho tốn tiền?


ÕÕÕ Người đầy tớ thưa:


ÕÕÕ - Bẩm, độ rày trời đang hạn, ao hồ cạn khô cả.


ÕÕÕ - Thế thì tao cho mượn cái này!


ÕÕÕ Nói rồi vào nhà lấy đưa cho người đầy tớ một chiếc khố tải. Người đầy tớ chưa hiểu ý ra làm sao thì chủ nhà bảo:


ÕÕÕ - Cầm chiếu khố này vận vào người, trời nắng, mồ hôi nhiều, nó sẽ ướt đẫm, khát thì vắt ra mà uống.


ÕÕÕ Người đầy tớ liền nói:


ÕÕÕ - Trời nầy vận khố tải ngộp lắm. Hay là xin ông cho mượn cái chày giã cua vậy!


ÕÕÕ - Ðể làm gì?


ÕÕÕ - Bẩm, vắt cổ chày cũng ra nước ạ!

2567

Chiêm bao thấy chết một ngàn năm



Một anh có tính hay nịnh kẻ quyền quý. Một hôm đến nhà ông quan nọ, nói nịnh:


- Hôm qua, con nằm chiêm bao thấy ngài sống một ngàn năm, mừng quá, xin sang báo tin ngài rõ.


Ông quan nghe xong, có vẻ buồn rầu, chứ không mừng rỡ như anh ta nghĩ, nói:


- Sách nói chiêm bao, thấy sống tức là chết, thấy chết tức là sống, vì con người ta thuộc dương, mà ngủ thuộc âm, âm dương trái nhau. Anh chiêm bao như thế thì tôi khó toàn vẹn được!


Anh kia sợ quá, vội nói chữa:


- Bẩm, con nhầm đấy ạ! Thật ra là con thấy ngài chết một ngày năm cơ!

2548

May 25, 2006

Tàn Phai





chiều ngây thơ rất đỗi
có thể nào... mưu toan?
thiên thần chưa phạm tội
có lẽ nào... em đang?

con nai vàng ngơ ngác
cuối thu bỏ địa đàng
áo dài eo kín vạt
đã chắc gì em ngoan!

có niềm tin chết đuối
trôi ngược dòng-mắt-em
có tia nhìn bối rối
có hàng mi chớp vội...

hãy can đảm nhận mình gian dối
để ta còn thứ tội cho em
hãy ngoan ngoãn dọn mình sám hối
để Chúa còn cứu rỗi con chiên!

mưa khôn ngủ đậu mây hiền
anh hùng đợi bão, thuyền quyên... đợi thời!
người ta chót lưỡi đầu môi
người ta bắt cá tay đôi cũng thường.

ta lạc dấu thiên đường
nên thơ tình loạn thể
nên thở dài rất nhẹ
chào từ giã mê cung.

hết rồi những xôn xao
hết còn những nôn nao
hết cuồng si mộng mị
hết phiền lụy đời nhau.

hãy cười vui em nhé!
chẳng cần nhớ nhau chi
đường tình nào cũng thế
cuối đường là chia ly ...
999

Chợt Nghe Xót Xa



Buổi sa’ng thư’ hai vô sở nhìn thâ’y chồng hồ sơ cao ngâ’t ngưởng trên bàn , hậu quả của buổi chiều thư’ sa’u biê’ng làm , tôi thở dài ngao nga’n . Vừa nhâm nhi ly cà-phê, tôi vừa đủng đỉnh mở từng bản vẽ ra coi . Hồi mơ’i bă‘t đầu đi làm mỗi lần duyệt những bản vẽ tôi thường cặm cụi lâ’y thươ’c kẻ đo’ng khung những chỗ nào cần sửa chữa , cẩn thận viê’t sô’ 1 , 2, 3 …vào từng hộp , xong rồi vò đầu nặn o’c đa’nh ma’y những lời phê bình thật văn hoa vào một tờ giâ’y kha’c đem ghim vào mỗi bản vẽ . Về sau tôi mơ’i biê’t rằng chẳng ai co’ giờ rảnh để đọc những câu văn tôi viê’t , người ta chỉ muô’n biê’t họ làm đu’ng hay sai , và cần sửa như thê’ nào thôi . Thê’ là từ đo’ tôi cư’ tha hồ mà viê’t lung tung ngay trên bản vẽ . Co’ nhiều khi sau giờ ăn trưa tôi buồn ngủ nguệch ngoạc sửa đổi tùm lum đê’n khi người ta đem lại hỏi, tôi cũng mù tịt chẳng biê’t mình muô’n no’i gì …

Tiê’ng chuông điện thoại vang lên làm tôi giật mình đa’nh rơi cả cây viê’t :

- Hello !
- Hello ! Vi hở ? - tiê’ng chị Liễu vang lên phi’a bên kia đầu giây - Đang làm gì đo’ ?
- Đang làm …việc .

Chị cười thành tiê’ng:

- Con nhỏ này , lu’c nào cũng giỡn được . La’t nữa đi ăn lunch vơ’i tụi chị nhe’ . - chừng như đọc được sự ngập ngừng của tôi , chị tiê’p luôn - Không được từ chô’i nữa đâ’y , lần nào rủ em đi ăn em cũng từ chô’i . Em cư’ không đi hoài coi chừng mâ’y người ở đây no’i em kênh kiệu đo’.

Tôi cười trừ:

- Đâu phải vậy đâu , chị cũng biê’t đo’, em bận lă‘m , em chỉ co’ mỗi giờ ăn trưa là giờ của riêng em thôi , nên em phải làm đủ chuyện hê’t, đi tập thể dục , đi chợ , đi shopping …

Chị ngă‘t lời :

- Nhưng mà hôm nay thì không đi không được đâu – chị nhỏ giọng bi’ mật – Anh Tri dẫn vợ đi nữa đo’.

Quả thật chị đã đa’nh tru’ng ca’i o’c tò mò của tôi , tôi hỏi vội :

- Thiệt không ? Sao chị biê’t ?
- Vậy là đi phải không ? hôm nay sinh nhật ổng mà , tụi chị mời hai người đi ăn trưa luôn . Nhơ’ đo’ nha , 11 giờ chị chờ em ở dươ’i lobby đo’ . Thôi bye nha .

Chị làm một hơi dài rồi không đợi tôi trả lời cu’p ma’y một ca’i rụp . Vậy là chị đã dụ khị được tôi bỏ buổi tập thể dục đi ăn trưa vơ’i chị . Chị Liễu là bạn của chị họ tôi , gọi là chị nhưng thật ra con ga’i chị chỉ thua tôi co’ vài tuổi . Hôm tôi mơ’i vô làm hãng này tình cờ gặp chị , chị đã ngạc nhiên thi’ch thu’ dẫn tôi đi giơ’i thiệu vơ’i tâ’t cả mọi ngườI VN trong hãng :

- Đây là Hạ Vi , em gái tôi đo’ , kỹ sư điện mơ’i vô làm , đừng thấy nó nhỏ mà coi thường nha , nó làm xếp bên project Texaco đó ...

Mặc kệ chị quảng cáo gì thì quảng cáo tôi chỉ cười trừ . Dù đã đi làm hơn 10 năm nay , tôi chưa làm cho hãng nào có đông người Việt như hãng này . Nghe tôi nói chị trợn mắt :

- Đông gì mà đông , hồi đó có tới 50, 60 người đó chứ , bây giờ chỉ khoảng 30 người thôi , chưa đến 5% nữa mà .

Phần đông mọi người đều đáng tuổi chú bác hoặc anh chị của tôi . Họ làm việc với nhau đã lâu nên rất thân thiết , mỗi ngày rủ nhau đi ăn trưa , cuối tuần thì hội họp tán dóc hoặc đi nghe nhạc , nhảy đầm . Tôi thì vừa nhỏ tuổi lại vừa không biết góp chuyện nên mỗi lần đi ăn với họ cảm thấy thật lạc lõng . Chị Liễu rủ mười lần thì may ra tôi đi được một lần.

Chú Tri là một người vẽ hoạ đồ làm cùng project với tôi . Nhìn chú chắc chỉ nhỏ hơn bố tôi một vài tuổi là cùng. Hôm đầu tiên khi chị Liễu dẫn tôi lại cubicle của chú, nhìn thấy hình một đứa bé chỉ khoảng chừng ba tháng tuổi nằm cười toe trên mặt bàn chú, tôi buột miệng :

- Cháu của chú dễ thương quá ...

Chị Liễu nhéo tôi một cái đau điếng vào tay rồi vội vã kéo tay tôi đi :

- Thôi để em đưa Vi đi giới thiệu với mấy người nữa nha anh Tri.

Đi được mấy bước chị nói nhỏ vào tai tôi:

- Chị chỉ sợ em hỏi thêm làm ổng quê, hình con ổng đó chứ cháu cái gì.

Tôi tròn mắt ngạc nhiên :

- Sao chú có con trễ vậy chị ? Thằng bé đó nhìn nhỏ xíu à.

Chị trề môi:

- Con của vợ nhí đó, vợ ổng bị ung thư chết cách đây hai năm, chôn vợ xong là ổng dù về VN lấy vợ khác liền. Con nhỏ đó mới có hai mươi tuổi à, còn nhỏ tuổi hơn là thằng con út của ổng nữa .

Tôi sững sờ nhìn chị không biết phải trả lời làm sao . Sau đó chị Liễu kể cho tôi nghe " chuyện tình " của chú Tri. Cô vợ mới của chú là con của một người bạn của chú ở VN. Chú cưới cô trong lúc về VN "để tang vợ", chú có ba người con trai , hai người đã lập gia đình và cậu con út đã dọn ra ngoài ở sau khi mẹ kế ở VN qua . Chị Liễu nói :

- Vợ ổng hồi xưa được lắm em biết không, hiền khô à, ổng đi cải tạo một tay chỉ tần tảo bán buôn nuôi chồng, nuôi con, để dành tiền cho cả nhà đi bán chính thức là em phải biết là chỉ giỏi cỡ nào rồi.

Tôi nhỏ nhẹ:

- Nhưng mà vợ chú chết chú mới tục huyền mà chị.

Chị Liễu xí dài:

- Tằng tịu với con nhỏ đó từ hồi chỉ còn sống lận, chị vô nhà thương chỉ kể cho chị nghe là ổng về VN thăm gia đình qua là chỉ thấy có đổi khác. Chị ấy chết một phần là bịnh, hai phần là buồn đó em. Mà chị hỏi em chứ lấy vợ khác thì cũng phải coi trước ngó sau chớ, lấy người đáng tuổi con cháu như dzậy. Chỉ chắc lật úp người trong mồ quá .

Tôi cười khi nghe câu ví von của chị . Chị Liễu rất lành tính nhưng cũng rất thẳng . Theo như lời chị Liễu kể thì cô vợ mới của chú Tri rất đẹp nhưng tôi chưa được gặp bao giờ , chú Tri cũng không để hình của cô ta trong văn phòng .

Từ hôm nghe chị Liễu kể tôi nhìn chú Tri bằng một cặp mắt khác. Có lẽ vì hoàn cảnh của chú thật gần gũi với những gì thân thiết với tôi. Chuyện của chú làm tôi nhớ đến Thi , cô bạn thuở nhỏ của tôi ở VN…

***

Tôi , Thi và Ngân , nhỏ em con bà dì với tôi , thân nhau từ hồi mới đi học . Hồi còn bé vì bị mẹ nhốt trong nhà hoài không cho ra đường chơi nên ngoài việc học ra tôi rất dốt về tất cả các trò chơi . Thi và Ngân thì trái lại trò chơi nào cũng giỏi , đánh chuyền , nhảy dây , chơi u ... tụi nó đều phải " cứu bồ" tôi . Gia đình Thi khá giả , Thi lại là con gái duy nhất nên rất sung sướng . Ở vào cái thời kỳ mà cả nước ăn độn thì Thi vẫn mỗi sáng một tô phở trước khi đi học, tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi, tôi và Ngân nhờ vậy mà cũng được hưởng ké những trái ổi , trái cóc , lâu lâu lại một chầu đậu đỏ bánh lọt . Một miếng khi đói bằng một gói khi no , những xẻ chia mà có l%E
1254

May 24, 2006

Không biết xấu hổ



Sau một đêm la cà khắp các quán rượu, ông chồng trở về nhà vào sáng sớm. Bà vợ vừa thấy ông liền sụt sịt, khóc lóc, kể lể:

- Sao ông đành lòng đi cả đêm, bỏ mặc tôi ở nhà một mình. Lỡ tôi đau tim, chết đột ngột thì sao?

- Này bà, suốt ba mươi năm nay, bà nói dối tôi bằng câu nói ấy mà không thấy xấu hổ à?!



o O o


Hai người bạn đi nhậu về nói với nhau:

- Về nhà, mày nói gì với vợ?

- Tao nói ngắn thôi.

- Nói gì?

- Chào em, anh đã về.

- Chỉ có thế thôi à!

- Chỉ có thế, còn lại để vợ tao nói!
2622

Không biết xấu hổ



Sau một đêm la cà khắp các quán rượu, ông chồng trở về nhà vào sáng sớm. Bà vợ vừa thấy ông liền sụt sịt, khóc lóc, kể lể:

- Sao ông đành lòng đi cả đêm, bỏ mặc tôi ở nhà một mình. Lỡ tôi đau tim, chết đột ngột thì sao?

- Này bà, suốt ba mươi năm nay, bà nói dối tôi bằng câu nói ấy mà không thấy xấu hổ à?!



o O o


Hai người bạn đi nhậu về nói với nhau:

- Về nhà, mày nói gì với vợ?

- Tao nói ngắn thôi.

- Nói gì?

- Chào em, anh đã về.

- Chỉ có thế thôi à!

- Chỉ có thế, còn lại để vợ tao nói!
2622

Chùm lông nách




Hắn là một gã đàn ông mê gái.
Trong cuộc sống sự đam mê mỗi người mỗi khác. Có người mơ làm nhà văn. Có người mơ làm nhà thơ. Có người mơ làm nhà giàụ Có người mơ học hành thành công để nắm bắt tương lai v.v... Còn hắn thì mơ được yêu toàn thể đàn bà đẹp trên trái đất nàỵ Có những ước mơ người ta cố tâm thực hiện đeo đuổi để biến giấc mơ thành sự thật. Cũng có những ước mơ để cả một đời chỉ là...mơ thôi. Ước mơ của hắn thuộc loại mơ để mà mơ thôi. Hắn cũng không biết tại sao tâm tư hắn luôn tràn đầy cái cảm giác trừu tượng vô cùng kỳ cục đó. Hắn chỉ biết khi gặp gỡ được một bóng hồng nào là trong lòng hắn xốn xang, khuôn mặt đờ đẫn lại để đêm về trằn trọc thở dài đầy suy tưởng. Chứa trong hắn là một dòng máu rất khác người với một con tim có thể đựng cùng một lúc bao nhiêu bóng hồng cũng được. Bộ chỉ huy trong hệ thần kinh não tủy của hắn phân bổ rất công bình cho dòng suy tưởng kia đến từng ngăn tim vì thế cùng một lúc hắn có thể rung động và cũng cùng một lúc hắn có thể đau khổ. Tất cả những cảm giác rung động và đau khổ rất thật không giả tạo chút nàọ Có điều trong đời hắn chưa bao giờ được hưởng cái cảm giác gọi là hạnh phúc, bởi vì nỗi đam mê được phát tiết lúc nào cũng... đơn phương. Hắn yêu nhưng chưa bao giờ được ai đáp trả, tuy thế hắn vẫn cảm thấy sung sướng. Ít nhất ra hắn vẫn còn có được cái thú... đau thương.
Cứ thế hắn lây lất với niềm vui tội tình nhìn ngày tháng bình thản trôi quạ Năm nay hắn không còn trẻ nữa, đã bước vào lứa tuổi trung niên, nhưng hắn không nghĩ mình già. Hắn quan niệm con người không phải già ở tuổi tác mà già ở cảm giác. Hễ bước ra đường gặp bất kỳ người đàn bà con gái đẹp nào mà con mắt còn biết chớp lia chớp lịa thì có nghĩa chưa già. Bởi thế hắn chưa già, thậm chí sắp già , bởi vì con mắt hắn mỗi lần gặp gái là chớp lia chớp lịa. Con tim hắn sẵn sàng té ngã trước bất kỳ bóng hồng nà o. Mặc dù cam lòng sẵn sàng như thế mà vẫn chưa có dip. Thường thì hắn yêu để mà thất bại. Học hành không bao nhiêu do đó công ăn việc làm của hắn không lấy gì gọi là khả quan. Điều đó hắn không màng. Tạm bợ với cuộc sống này trong những điều kiện bắt buộc tuân thủ vừa đủ tiền đóng mấy cái bill hàng tháng theo nhu cầụ Thời giờ rảnh rỗi còn lại tâm trí hắn toàn...đi trên mâỵ Kể từ khi dành dụm mua được cái computer với giá onsale hắn bắt đầu đi trên mây thiệt. Trời ban cho hắn cái khiếu viết văn. Qua hệ thống Internet những truyện ngắn chuyên đề tình yêu của hắn được thường xuyên góp mặt đều đềụ Ở đó, ở trên khơng trung, nhiều độc giả nhất là độc giả nữ biết hắn qua bút hiệu Hàn Vũ cùng những dòng văn lãng mạn đầy ướt át. Hắn chế biến những dòng văn ấy từ trong xó bếp, qua cái computer đặt trên bàn ăn cũng vừa là bàn viết. Giang sơn của hắn thu gọn khiêm nhường trong căn phòng share cùng vợ chồng của một người bạn quen. Đêm về, sau một ngày đi làm, ăn uống tắm rửa xong hắn leo lên trời ngao du cùng chữ nghĩa. Trong tư thế một nhà văn hắn giành quyền thượng đế. Hắn mặc sức tung hoành sanh sát những nhân vật trong truyện do hắn dựng lên. Hắn khoái chí với trò chơi chữ nghĩa nàỵ Đây cũng là một cơ hội duy nhất hắn có thể trả thù những thất bại trong tình trường mà hắn đã nếm. Những mối u lòng được dịp giải quyết một cách rất là thoải máị Người ta bảo muốn viết được phải có nhiều vốn sống và phải biết xạọ Cốt truyện có được nguyên nhân thì bớt động não, cứ để dòng tư tưởng tự nhiên chảy lên trang giấy là tự nhiên nó có kết quả. Còn nếu cao tay hơn nữa, thì tự tạo ra nguyên nhân và tạo ra kết quả . Hắn có quá nhiều nguyên nhân thành thử hắn đâu cần phải tìm kết quả. Kết quả nằm trong tay hắn. Khi hắn phung phí đến người đàn bà thứ bao nhiêu hắn khơng còn nhớ thì một hôm hắn bỗng phát giác ra ngòi bút mình đã cạn. Trong lúc còn đang lúng túng vì thiếu đề tài, sắp sửa giã biệt nghề viết văn thì bất ngờ nhận được thư nàng làm quen. Lá thư làm quen nàng viết
"[i]Ông Hàn Vũ kính mến,
Tơi xin tự giới thiệu với ông, tơi là một độc giả thường xuyên theo dõi truyện của ơng mỗi kỳ trên net. Tôi nhận thấy trong mỗi cốt truyện ông đều biểu hiện lòng thù ghét đàn bà. Điều đó làm tôi đâm to mò và nẩy sinh ra ý muốn làm quen với ông. Nếu ông có hứng thú trả lời, thư sau tôi xin nói rõ về mình.
Chào ông.
Lệ Hằng"[/i]
Lá thư đầu tiên của người đàn bà đầu tiên gởi hắn. Hắn không dám tin đó là sự thật. Hắn có thể ba hoa thả trí tưởng tượng của mình múa may trong mỗi truyện, nhưng chạm vào thực tế hắn bỗng trở thành tên đàn ông khù khờ cố hữu. Con người ai cũng có một bí mật riêng cho phần tâm linh, đây là điều bí mật riêng của hắn, hắn giữ kín trong lòng. Hắn là một nhà văn bay bướm trong ngòi viết, nhưng rất cù lần trong cuộc sống. Trong cuộc sống hằng ngày hắn cù lần đến nỗi mỗi khi vào quán cà phê hạng sang vẫn còn chưa biết dùng loại đường viên cuba bỏ vào tách cách nào để được gọi là lịch sự. Khi đưa tách cà phê lên miệng thưởng thức, hắn không có được hành động chậm rãi từ tốn như một nghệ sĩ chính gốc. Tóm lại hắn chỉ có được một trái tim cấu tạo với lối kiến trúc đặc biệt. Như đã nói trái tim của hắn không biết bao nhiêu ngăn mà kể, cùng một lúc hắn có thể chứa nhiều ngườị Hắn chứa bằng sự trân trọng thật lòng không hề giả dốị Lá thư làm hắn suy nghĩ đến hai hôm rồi quyết định trả lờị Thế là hai người quen nhau. Càng ngày thư Lệ Hằng càng tạo cho hắn nhiều bâng khuâng. Những ngăn tim dần dần thu hẹp lại để chỉ còn có một. Một ngăn tim duy nhất để chứa người nữ độc giả chưa hề biết mặt. Cho đến lúc hắn cảm thấy mình dường như cô đơn, để rồi hắn biết mình đang cô đơn, hắn đâm ra nhớ nhung cùng lúc đâm ra sợ cảm giác não lòng đó. Mỗi tối, một mình trên xa lộ lái xe từ sở làm về, hắn phóng như bay, hối hả cho mau đến nhà để mở inbox đón đợi những gì nàng viết cho hắn. Những ngày không có thư hoặc thư đến trễ vì trục trặc máy móc, hắn thẫn thờ quên cả ăn cả ngủ. Hắn thường ra ngồi balcony của tầng aparment đứng nhìn mông lung xa vắng vào khoảng trời với điếu thuốc lúc nào cũng cháy đỏ trên taỵ Ở đó, tối nào những đám mây treo lơ lửng trên vòm trời cao dường như đang ngùn ngụt khói sương. Hắn không ngớt liên tưởng đến nàng. Truyện hắn viết vì thế dường như nhẹ nhàng hơn, linh hoạt hơn. Những nhân vật nữ một thời nào hắn giết thẳng tay nay lần lượt được hồi sinh và trả lại nhân dáng dịu dàng bẩm sinh của nó. Tuy nhiên có một người hắn tự thề không bao giờ cho sống lại. Hắn cũng không hiểu sao hắn thù dai con người đó quá thể như vậỵ Con người đó là một ám ảnh quá khứ. Con người đó là aỉ Chúng ta những người đang đọc câu chuyện kể lại này có thể leo vào nơi ẩn sâu kín nhất trong tâm tư hắn để tìm hiểu ngọn ngành. Từ giấc sâu kín nhất của hắn chúng ta thấy được một gã thanh niên còn rất trẻ bị lùa vào trại tập trung. Gã thanh niên hiền lành cùng chung số phận của đoàn quân thua trận hơn 20 năm về trước, một hôm bỗng thấy lòng ngu ngơ tưởng nhớ đến một ả đàn bà. Ả đó lại là cán bộ quản giáo của mình.Trong lúc tù tội khí thế căm hờn bốc lên ngùn ngụt trong lòng những thanh niên bị lừa đảo đủ mọi phía như hắn, thì lòng hắn lại phản ngược lại ý chí của mình. Hắn không dám hé răng, chỉ biết nuốt những xao động để mỗi đêm về trằn trọc vì những tưởng tượng không giống aị Đành rằng trong tù tội khốn đốn trăm bề, những muỗng cơm nhỏ giọt được cấp phát cầm hơi, thân xác càng ngày càng teo tóp lại vậy mà hắn vẫn còn sức để thấy cô ả đó hấp dẫn. Nhất là khoảng thời gian đầu khi đám cán bộ nữ được tăng cường từ miền Bắc vào chưa biết dùng xú chiêng nịt vú. Trong bộ đồng phục công an may bằng vải ka ki Nam Định kể ra loại vải này cũng dày nhưng chưa đủ độ dày đến mức phủ lấp được cái núm vú to bằng hạt bắp cứ nổi cồm cộm lồ lộ lên ngực áọ Cơn đói đôi lúc làm hắn chảy nước bọt, nhưng hắn không đoan chắc được nước bọt mà hắn tiết ra có đúng nguyên chất thuần túy của sự phản xạ thèm ăn hay trộn lẫn vào đó là nước bọt của sự thèm muốn? Nhiều đêm hắn ước ao đuợc ôm cái thân hình tròn lẳn đó vào lòng hùng hổ trút căm thù rồi kệ mẹ nó đến đâu thì đến. Dù gì hắn cũng đã đang đi trên tuyệt lộ, chút sĩ khí sót lại ai hiểu cho aỉ Bạn đồng tù dưới ách quản chế kềm kẹp trên đe dưới búa tinh thần lúc nào cũng bị áp đảo đâm ra giữ thế với nhaụ Hồn ai nấy giữ, không dám hó hé hoặc tâm sự điều gì sợ bị gàị Có chia xẻ chỉ biết dùng ánh mắt nhìn nhau để còn chối khi bị đem ra phê bình kiểm điểm. Cứ thế kéo lê thê lếch thếch tấm thân trong tư thế sẵn sàng chấp chịu bất cứ lúc nào bị còng tay dẫn đị Không khí bao trùm không còn chút tia hy vọng về một cái gì đó có thể xoa dịu bớt phần nào nghẹt thở.
Một buổi trưa ngoài bãi lao động khổ sai trong lúc đội hắn xếp hàng ngang mỗi người một cây cuốc để cuốc lật đám đất hoang thì ả quản giáo gọi hắn:
"Này anh kia vào đây"
Ả đứng dưới lùm cây có bóng mát, còn hắn thì đứng ngoài nắng trong tư thế như trời trồng:
"Anh đang làm cái gì thế?"
"Báo cáo cán bộ đang cuốc đất"
"Anh cuốc kiếc như thế hả? Tôi cảnh cáo anh nếu còn chây luời thì đừng trách tôi sẽ có biện pháp cụ thể."
Tiếp theo là bài học phủ đầu thường lệ. Trong khi ả nói, một tay giữ báng súng ak 47 thủ thế, một tay thì xỉa xói quơ lên quơ xuống. Nhưng hắn đâu thèm để ý đến tiểu tiết đó, có dịp được đứng gần cô ả cặp mắt hắn ranh mãnh dù không dám nhìn đăm đăm nhưng dại gì không lom khom địa vào ngực? Hắn kiếm cái đầu núm vú bằng hạt bắp mà ả cán bộ giấu trong ngực áọ Hơm đó trời nóng, ả trở chứng gì không biết lại mặc chiếc áo ka ki vàng ngắn taỵ Trong lúc dạy đời, cánh tay cứ vung lên vung xuống, bất thình lình ả đưa lên sửa lại vành nón cối, cái phút giây nhanh hơn sao xẹt đó, cặp mắt của hắn vô tình ném luồn vào ống tay áo ngắn của ả, đậu lại ở nách và bắt gặp ở đó một chùm lông đen thuị Bỗng nhiên hắn choáng váng mặt mày, bao nhiêu cảm giác thèm muốn từ trước đến giờ thoáng chốc tan thành mây gió. Thay vào đó là cảm giác buồn nôn, lợm mửạ Lúc này hắn thực sự thấy mình mất sức. Ước gì được nhào đầu xuống đất chết phức cho rồị Trong giờ giải lao ăn trưa, dù cố gắng cách mấy hắn vẫn không sao nuốt hết chén cơm được phát theo tiêu chuẩn.Trong trại tù mỗi hạt cơm quí bằng hạt ngọc vậy mà hắn lại thờ ơ. Chùm lông nách như những con sâu róm nằm cuộn mình vào nhau ươn ướt tạo nên vết xạm vàng mờ mờ bên ngồi chiếc áo ám ảnh dịch vị hắn buồn buồn nhờn nhợn. Hậu quả của buổi trưa tuyệt thực đột xuất khiến hắn lả người và chỉ tiêu lao động được giao phó vì thế càng tồi tệ hơn. Đương nhiên đêm đó ả cán bộ một thời hắn thầm yêu trộm muốn đâu dễ gì buông thạ Toàn đội được triệu tập để kiểm thảo hắn. Cả ngày cuốc đất bở hơi tai mong đêm về được năm ba phút nghỉ lấy sức vì chuyện hắn mà phải ngồi kiểm điểm suốt đêm. Nương tay với hắn ả cán bộ không chịu. Nặng tay với hắn, dù gì cũng đều là người cùng khổ với nhaụ Cả đội lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan mặc sức rủa thầm trong bụng không ngớt lời. Lúc đầu đám bạn tù tính giơ cao định đánh khẽ mong qua mặt ả cán bộ, nhưng ả thuộc loại không phải tay vừạ Ả vận dụng quyền lực quầng khiến cả đội muốn điên lên. Cuối cùng chính hắn đổ khùng, cầu mong sự việc được kết thúc cho nhanh.
Hắn tìm cách chọc tức để phe ta có đủ can đảm mà thẳng taỵ Hắn mong càng thẳng tay càng tốt, sớm dứt điểm đi ngủ để ngày mai cịn tiếp tục trả nợ quỉ thần. Hắn được toại nguyện. Gần cả trăm ý kiến trên tổng số năm mươi nhân mạng, tổng hợp bao kiến thức học hỏi tích lũy trên đời chĩa vào mục tiêu duy nhất. Hắn mừng rơn khi lãnh được không biết bao nhiêu là tội trạng. Con người ta phàm ở đời khi đã chịu nỗi phát đạn đầu tiên rồi thì còn ăn thua gì những viên đạn tiếp theo. Hắn chịu trận đến hồi kết thúc. Trận đấu tanh bành tơi tả còn hơn chiếc áo tù đang đùm đúm trên người. Từ đó hắn đâm ra sợ đàn bà. Càng sợ, hắn càng nghĩ, càng giận miền Bắc vô cùng đã cố công lừa lọc đánh ngã nhào nỗi cả một miền Nam vậy mà không sản xuất nỗi một cái xú chiêng để hắn lâm vào rắc rối. Sau trận đòn tình hắn đâm ra hận đàn bà thấu xương. Trong trại tù làm gì có đàn bà cho hắn hận, vì thế người nữ cán bộ quản giáo được hắn đặt lên hàng ưu tiên một. Hắn âm thầm điều tra lý lịch con mẹ gớm ghiếc kia. Sự cất công của hắn cuối cùng cũng có kết quả. Lý lịch của ả được ghi nhận như sau: Nguyễn Thị Được 22 tuổi cha tập kết năm 1954, mẹ thoát ly năm 1960. Nguyễn Thị Được xuất thân từ một gia đình cách mạng thuộc giai cấp bần cố nông. Tiêu chuẩn lý lịch quá tối ưu do đó được tuyển dụng vào ngành công an nhân dân. Hắn cũng chẳng biết điều tra lý lịch của ả để làm gì? Có cơ hội nào trả thù cái con người gây cho hắn nhiều cảm giác kia lại mắc tội là không cạo lông nách. Cái tội kéo theo nhiều đêm thức trắng của bạn đồng tù để kiểm điểm hắn chây lười lao động. Bảng thành tích thi đua của hắn bị ghi vào sổ đen, nhưng điều đó đâu cần thiết. Sổ đen sổ đỏ gì đến giờ đến ngày được xổ trại thì cũng về thôị Nếu nhốt tù để chờ ngày xử tử thì hơi sức nhốt làm gì cho mệt xác, mà nếu bắn bỏ được họ sợ gì không bắn bỏ. Hắn cam tâm ở tù trong tư thế lửng lơ con cá vàng mặc thời gian muốn đưa đi đâu thì đưạ Cuối cùng sự ở tù lì lợm cũng có kết quả. Hắn được thả về trong số những người tù cuối cùng trong đợt xả trạị Cái địa ngục trần gian tưởng chừng không cách gì thoát ra được thế mà hắn vẫn thoát. Đã vậy hắn còn được xuất cảnh qua Mỹ cao bay xa chạy cái nơi quá ư rùng rợn kia, chôn sâu quá khứ không mấy làm gì đẹp đẽ. Hắn dần dà lấy lại quân bình trong tư thế để trở thành nhà văn. Y như thần thoạị Cách đây hơn hai mươi năm có cho hắn nguyên một thùng kẹo đi chăng nữa hắn cũng không dám nghĩ mình có được ngày hôm naỵ Đã vậy ngày hôm nay bỗng dưng lại có thêm một người đẹp từ trên trời rơi xuống nằm trong túi áo hắn. Lá thư nàng gửi vừa in ra còn nóng hổi nằm im. Không cần móc ra xem lại hắn vẫn thuộc làu làu
[i][/i][i]"Trưa ngàỵ... anh nhớ chờ em tại quán cà phê HIDO nhé. Anh có biết quán cà phê đó không? Nó nằm trên đường Lapalcọ Cách đây năm năm nhân một chuyến làm ăn ghé lại New Orleans, em có ngồi ở đó. Lão chủ quán người Ixrael rất hiếu khách. Khung cảnh trong quán thơ mộng và tĩnh lặng, em ghé một lần mà nhớ hoàị Vì lý do riêng anh khỏi phải ra phi trường đón em. Anh cũng chẳng cần biết em đi chuyến bay nàọ Anh chỉ biết ngày đó tháng đó chúng ta có một cuộc hội ngộ lần đầu tiên sau hai năm quen nhaụ Khoảng 3 giờ chiều em đến, anh nhớ đợi em đừng bỏ về. Sớm hay muộn em vẫn đến. Rất có nhiều cái bất ngờ cho anh cho hai chúng tạ"[/i]

Khung cảnh quán cà phê: Hắn + một cái bàn vuông.
Trên mặt bàn một phin cà phê đã vắt cạn nước vào chiếc ly thủy tinh đựng phía dướị Một cái muỗng nhỏ hắn cầm tay gõ vào thành lỵ. Một gói thuốc, một cái hộp quẹt ga và một điếu thuốc đang cháy dở hắn kẹp trên tay còn lạị Tàn thuốc thò dài ngoẹo đầu qua một bên gục xuống sắp gẫy ngọn. Hắn lơ đãng suy tư. Cả hắn và điếu thuốc như đang ngủ gục. Hắn nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường, đã đến giờ hẹn. Hắn chắc lưỡi, đàn bà trên đời này trăm người như một lúc nào cũng trễ. Họ xem chuyện trễ hẹn là chuyện đương nhiên như bài bản sách vở đã dạy như thế. "Em không nói em mặc áo màu gì để thử xem anh có thể nhận ra em trong cái quán cà phê nỗi tiếng đó hay không nhé? " Bất giác hắn mỉm cườị Một cái quán vắng vẻ như vầy có được bao nhiêu trự người Việt Nam lai vãng? Đúng là đàn bà. Dù nàng khơng ăn mặc gì hết hắn vẫn nhận ra như thường, bởi vì ngoài nàng còn ai là khách Việt Nam? Chỉ cần một người đàn bà VN bước vào quán lúc này bảo đảm 100% người đó là nàng. Hai con mắt hắn ngóng ra cửa còn cái đầu thì suy nghĩ lơ ngơ. Nếu kết thúc chuyện tình của hắn là một happy ending thì hãng AOL phải trả tiền mua tác quyền để dựng lên thiên tình sử qua hệ thống Net vào mục đích quảng cáo khắp toàn cầu: Mối tình trên không trung chỉ có ở thế kỷ 21. Bất giác hắn cảm thấy mình lúng túng. Hắn tự hỏi lát nữa đây mình sẽ hành xử ra saỏ Từ nhỏ đến lớn, hắn là chuyên viên chạy đuổi theo ảo ảnh chưa bao giờ được ảo ảnh đuổi ngược lạị Lần này thì bị. Bất chợt hắn nhớ đến thằng bạn xa lơ xa lắc khi còn ở tù chung. Thằng bạn ruột thuở nào thời cuộc đun đẩy sống chung với nhaụ Một ngày chủ nhật được nghỉ lao động, mấy thằng con trơi sông lạc chợ còn độc thân nhớ nhà ngồi xúm lại tán gẫụ Xoay đi quẩn lại chỉ hai mục chính: thèm ăn và đàn bà. Thằng bạn truyền cho hắn một bí quyết để chinh phục đàn bà. Đàn bà được hiện hữu trên đời này với đầy đủ hỷ nộ ái ố ai lạc dục. Đàn bà rất thèm đàn ông, do đó phải nắm vững thế chủ động tấn công trước thì yếu tố thành công sẽ đạt đến tỉ lệ phần trăm rất cao. Tuy nhiên phải biết thiên thời địa lợi là mấu then chốt trong vấn đề. Khi người đàn bà bằng lòng chịu gặp người đàn ông ở một nơi vắng vẻ thì nhiệm vụ của đàn ông là phải biết sàm sở nhưng phải đầy sáng tạo. Có nghĩa là phải biết bốc hốt ngay tức khắc nếu gặp tín hiệu phát đi từ hai con mắt đối phương biểu lộ đồng tình. Nhưng phải nhớ một điều rất cấm kỵ đó là đàn bà rất thích được bốc hốt khi chỉ có hai người và rất ghét khi có ba người. Vì thế khi có sự hiện diện của nhân vật thứ ba thì phải biết ẩn nhịn chờ thời, đừng vội vã hấp tấp. Để bảo vệ sĩ diện, đàn bà dám làm bất cứ chuyện gì, ngay cả chuyện phang nguyên chiếc giày vào đầu. Quán cà phê trưa nay vắng khách yếu tố địa lợi đã có chỉ chờ con mồi lọt bẫỵ Hắn tự hỏi giữa hắn và nàng ai là con mồi của aỉ Trong cuộc tình tay đôi nàng đang nắm thế chủ động. Nàng là chủ của nhiều cơ sở thương mại có nhiều đại lý trên khắp nước Mỹ, mức thu nhập đủ sức bảo trợ những buổi đại nhạc hội có tính cách từ thiện, nàng cũng đã từng có thành tích trong các cuộc lạc quyên. Còn hắn bất quá chẳng qua chỉ là một tên cù bơ cù bất được trời trang bị cho cái khiếu văn chương nghèo xơ rơ xác rác " Em đến xứ sở này theo diện xuất cảnh bán chính thức vào năm 1979. Những năm đầu thật là khó khăn em phải lăn chai làm đủ mọi thứ nghề. Từ xắt rau cho nhà hàng Tàu đến thợ may sau cùng là business. May là khi đi em có mang theo một ít tài sản do cha mẹ để lại đủ để gầy vốn và gần 20 năm nay từ số vốn tích lũy em đã tạo cho mình một cuộc sống tương đối thành công. Em lo làm ăn đến nỗi quên cả chuyện lấy chồng. Khi nhìn lại thì tuổi xuân sắc đã muốn trôi quạ May là em được quen biết anh, âu cũng là một cơ duyên tiền định. Nhan sắc em không đến nỗi tệ anh có thể yên tâm" Hắn mơ màng nghĩ đến những ngày trong tương lai, biết đâu được một quá khứ hãi hùng, một hiện tại không lấy gì làm hứa hẹn cho loại người lỡ thầy lỡ thợ như hắn có cơ may thay đổỉ Đây có phải lần đổi đời cuối cùng kể từ sau 1975? Lòng hắn đang tràn đầy hy vọng. Ngồi lâu cũng mỏi, nhất là ngồi đợi chờ. Hắn vươn vai định làm một cử chỉ dư thừa như là mồi thêm một điếu thuốc chẳng hạn, thì lúc đó cửa quán mở rạ Mùi nước hoa theo gió bên ngoài lùa vào khứu giác của hắn. Mùi chanel No5 mà những người đàn bà á đông thường dùng. Hắn có một biệt tài, dù bịt kín hai mắt lại chỉ cần ngửi mùi nước hoa thôi hắn có thể phân biệt đối tượng là đàn ông hay đàn bà. Nếu là đàn bà hắn cũng có thể phân biệt gần như chính xác loại đàn bà thuộc sắc dân nàọ Mùi thơm ngát đầy ngây ngất đó hắn không cần nhìn lên cũng biết người vừa bước vào quán là đàn bà lại là đàn bà á đông. Y chang như dự đoán, người đàn bà nhan sắc không lấy gì làm hấp dẫn với khổ người tròn trịa được gói trong bộ serie mắc tiền đứng ngay cửa đưa mắt quét chung quanh. Hắn không cần đứng dậy vội vì nếu đúng là nàng thì nàng phải biết người đàn ông Việt Nam duy nhất đang ngồi đây chính là hắn. Đúng như vậy, sau khi đảo mắt một vòng, người đàn bà tiến lại:
"Xin lỗi"
Hắn nhoẻn miệng cười:
"Có phải Lệ Hằng đó không?"
"Dạ em đâỵ Còn anh ? Hàn Vũ?"
Hắn gật đầụ
"Anh chờ em lâu chưa?"
Giọng nói Bắc Kỳ thuộc vùng ngoại ô quê mùa cứng và khó nghe, nhưng không sao. Mùi nước hoa sực nức đủ sức đánh át cái khuyết điểm không lấy gì làm quan trọng đó. Hắn trả lời nhẹ nhàng:
"Cũng vừa mới đây thôi”
Hắn đứng dậy làm một nghĩa cử lịch sự kéo ghế cho người không được đẹp lắm ngồi. Sau vài câu mào đầu xã giao lấy bình tĩnh để giành thế chủ động, người đàn bà có tên Lệ Hằng đi vào câu chuyện rất bài bản và trực khởi:
"Em tính mở một đại lý tại đâỵ Người em chọn đại diện cho em là anh. Chuyến này em kết hợp một công hai ba chuyện. Tình yêu em khơng có nhưng tiền em rất nhiềụ Đàn ông chung quanh em vô số. Thường thì không ai dám làm em mất lòng một điều gì. Em biết họ không thương yêu gì em. Họ đến với em chẳng qua vì tiền. Hiện em đang ở một cái nhà rộng 4000 square feets, ở một mình. Cũng có mấy cô bạn gái cứ mỗi cuối tuần dắt bạn trai về em chán quá đuổi đi hết rồị Em cần một người đàn ông hiểu được em, nhưng em tìm hoài không thấỵ Cứ thế em sống trên đống tiền do công việc làm ăn đưa đến, cơ đơn lắm. Hồi em bỏ nước ra đi, cứ nghĩ qua đây thành công rồi thì kiếm chồng không có gì là khó. Vậy mà khó đó anh, khi không có tiền ao ước làm sao có tiền, khi có tiền rồi nhìn ai đến với em sao thấy họ không thật lòng. Nhớ những ngày còn ở trong nước đồng tiền kiếm được cũng do từ sự khôn lanh mà ra"
Hắn hỏi:
"Ở trong nước em làm sao để có tiền?"
"Anh còn nhớ lúc nhà nước cho xuất cảnh theo diện bán chính thức không? Qui định mỗi đầu người là mười câỵ Em đặc trách khâu thụ Em ra giá 11 câỵ Sau vài chuyến em có đủ số vàng cần thiết để thực hiện chuyến đị"
"Với số vàng kiếm được nhiều như vậy sao em không ở lại để hưởng?"
"Ở sao được anh. Trước sau gì mà không bị lộ, em phải lo thủ thân trước. Ra nước ngồi có ai biết ai là ai đâụ"
Trong lúc nàng nói, hắn đăm đăm nhìn. Khuôn mặt vô cùng quen thuộc, hình như như gặp ở đâu đío Hắn nhíu mày cố vận dụng tất cả những khả năng còn sót lại của não bộ.
"Anh đang làm gì thế?"
Anh đang làm gì thế? Cái câu hỏi này với cái giọng Bắc trọ trẹ nặng trịch này làm hắn giật mình. Cái câu hỏi một buổi trưa nào đứng như trời trồng ngoài nắng làm sao quên được. Cũng câu hỏi này dẫn đến hậu quả của nhiều đêm thức trắng để học tập kiểm điểm vì một chuyện tình không đoạn kết. Hắn chăm chú nhìn nàng, lần này trí nhớ của hắn đã được khẳng định. Nàng đúng là nàng. Đúng là oan giạ Hắn hỏi:
"Ngồi tên Lệ Hằng ra, em còn có tên nào khác?"
Nàng ngạc nhiên:
"Sao anh lại hỏi vậỷ"
"Chỉ buột miệng thôi"
"Em có tên khác thiệt đó anh. Cái tên hồi còn ở trong nước xấu hoắc hà"
"Tên gì có thể nói cho anh nghe được không?"
"Tên Được đó anh. Tên Được mà không được gì hết, đến nỗi bây giờ vẫn còn phòng không chiếc bóng."
Người hắn nổi gaị Hắn nhớ lại hoàn cảnh tù tội của mình. Tưởng rằng đã thoát mà vẫn không thoát được. Tưởng đã thay đổi mà vẫn chưa thay đổị Cuộc sống xoay vòng tròn như một chu kỳ. Cả cuộc đời hắn cứ đâm đầu say mê vào toàn phản ngược. Chẳng lẽ thất tình thêm một lần nữả Nhưng thất tình có gì ghê gớm đâu mà phải ngán? Còn hơn là phải chung chạ với một ám ảnh không rờị Đời sống con người qua ba thời kỳ: thời kỳ quá khứ, thời kỳ hiện tại, thời kỳ tương laị Thời kỳ quá khứ hắn đã từng sợ con người trước mặt, nếu nhắm mắt chấp nhận hiện tại thì tương lai có khác gì quá khứ? Hắn rùng mình. Trong lúc nàng làm một cử chỉ mở bóp ra để lấy cái gương và cái lược. Cánh tay trần mà bàn tay cầm chiếc lược nàng vói lên chải mái tóc, hắn lom khom theo phản xạ, ánh mắt mon men trượt lên cánh tay múp míp len vào nách. Hắn nhìn xây xẩm chưa kịp hồn hồn thì nghe nàng nũng nịu:
"Anh này kỳ, nhìn người ta đăm đăm thấy mà bắt sợ."
Bỗng nhiên hắn chợt thấy buồn nôn như buổi trưa nào còn trong trại cải tạo, mặc dù nơi này hiện giờ là nước Mỹ ….
Quan Dương


1624

May 23, 2006

Anh Sợ Vợ



Một buổi sáng mùa đông, cô người mẫu phàn nàn xưởng họa quá lạnh, khó có thể khỏa thân để làm người mẫu được.

Cô nói đúng

Họa sĩ tán thành

Hôm nay tôi cũng không có hứng làm việc. Cô ngồi xuống uống với tôi một tách cà phê.

Vài phút sau ông ta nghe thấy tiếng đập cửa quyết liệt.

Nhanh!

Ông họa sĩ ra lệnh cho cô người mẫu

Cởi hết quần áo ra. Vợ tôi đấy!


2734

Để nó vươn ra khỏi mũi giày



Một ông già nói với dược sĩ:
- Cô bán cho tôi một viên Viagra, nhưng làm ơn bẻ thành bốn phần đều nhau.
- Tôi sợ rằng ông phải dùng liều đúp ấy chứ, uống1/4 thì không có tác dụng gì đâu ạ.
- Tôi không uống Viagra vì tác dụng quảng cáo của nó đâu, tôi chỉ muốn khi đi toilet không bị ướt mũi giày mà thôi!
2233

Biển Và Người Đàn Bà



Anh nhập vào nàng như một đám bọt bèo sóng đánh dạt lên bờ. Nếu không có nàng chắc anh sẽ tan rữa ra rồi hòa vào nước biển.


Đó là những ngày tồi tệ nhất trong đời anh khi anh không còn tự chủ được mình. Một cảm giác lạ nhen nhúm và đẩy mạnh lên. Anh chới với khi toàn bộ sức mạnh đàn ông trong anh biến mất, thay vào đó là một cảm giác muốn được vỗ về, ôm ấp. Anh như một kẻ mộng du tìm đến bến tình của những kẻ đồng giới. Anh ngập trong cảm giác được thỏa mãn. Chút tỉnh táo cuối cùng dành cho sự liêm sỉ. Anh che giấu vợ con và bạn bè cái tình cảnh khốn khổ của mình.

Vào cái ngày đó, khi anh nâng cặp kính cận lên khỏi mũi và khi chưa có thói quen ngó sau để cảnh giác, anh luồn tay vào hốc khóa mà bạn tình đã để sẵn cho anh. Bất chợt, một bàn tay vỗ xuống vai anh. A, tôi bắt được rồi nhé. Anh chết đứng khi nhận ra người đứng trước mặt là vợ anh. Anh không nhận thấy một dòng nước ấm chảy từ người anh xuống chân, ướt sũng, vợ anh ném cho anh một cái nhìn khinh miệt đến mức anh chết rồi sống lại, rồi lại chết. Khi vợ anh quay gót đi thì anh gục xuống và không biết gì nữa.

Từ bên trong cửa sổ một ngôi nhà đối diện nàng đã chứng kiến tất cả. Chờ đến năm phút sau không thấy người đàn bà quay lại và anh vẫn ngã gục, đầu dựa vào tường, nàng mở cửa đi ra. Nàng đưa anh đến bệnh viện với chẩn đoán của bác sỹ - hôn mê thận.

Nàng trở về nhà soi gương và tự nhủ. Một người đàn bà xấu xí, cô quạnh nhưng thật thông minh. Nếu như ta không mở cửa và đưa anh ta đến bệnh viện chắc anh ta đã chết rồi. Cứ cho rằng anh ta chết rồi. Bây giờ ta làm anh ta sống lại, anh ta sẽ là của ta.

Nàng không tìm cách để cho người nhà anh biết anh đang hoạn nạn nhưng nàng vẫn ngóng một lần người đàn bà ấy đến tìm anh. Anh dần dần bình phục bởi anh còn nhiều những toan tính, dự định tốt đẹp cho cuộc sống. Khi xuất viện, nàng đón anh về nhà nàng. Qua khỏi cơn ốm đau, anh coi nàng như một người mẹ. Anh không cần giấu giếm nàng cái tình cảm quái gở mà qua thuốc thang cũng không sao khỏi được. Nàng rất đỗi ngạc nhiên, rồi sau đó nàng thất vọng. Nàng lại soi gương và khóc. Vận may không đến với người đàn bà xấu xí được. Ta cần một người đàn ông thực sự của riêng ta kia. Đây không còn là một người đàn ông nữa mà là một con bệnh.

Tuy nhiên với tấm lòng nhân hậu, nàng đan một cái nôi to và đặt anh lên đấy. Đêm đến anh rúc vào nách nàng như trẻ nhỏ. Nàng âu yếm vỗ về anh, rồi kể những câu chuyện cổ tích cho anh nghe. Trong hơi ấm nồng nàn của một người đàn bà, anh lớn dần lên. Có những đêm hơi ấm làm anh ngạt thở. Anh vươn lên trên gối và kể cho nàng nghe.

" Anh là người đàn ông thành đạt hoàn hảo. Anh tốt nghiệp đại học vào loại ưu. Anh được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Anh bảo vệ luận án phó tiến sĩ một cách xuất sắc. Sau đó là luận án tiến sĩ. Những công trình nghiên cứu khoa học của anh được đánh giá rất cao ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Anh lấy vợ. Một người đàn bà rất đẹp và sinh ra những đứa con cũng rất đẹp. Từ những thành công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cấp trên bắt đầu nhìn nhận đến anh và cất nhắc anh lên làm một nhiệm vụ quản lý chủ chốt. Từ một nhà khoa học thành một nhà quản lý, anh thực sự lúng túng. Tuy nhiên nhiệm vụ của anh cũng suôn sẻ vì thời bao cấp mọi thứ cứ như được định sẵn cả rồi. Chuyển sang nền kinh tế thị trường anh thực sự khốn khổ vì chức vụ anh đang nắm giữ; Nhiều lần anh đã làm đơn xin từ chức để chuyển sang làm khoa học thuần túy nhưng cấp trên không cho vì lý do anh là nhà khoa học giỏi, anh có uy tín trong nước cũng như trên trường quốc tế. Với lại làm khoa học còn khó hơn mà anh còn làm được nữa là. Cùng lúc với công việc ở công sở không trôi chảy thì ở nhà vợ con anh lại có những đòi hỏi, thúc ép anh. Vợ anh đang ở cái tuổi hoàn mỹ, nàng càng ngày càng đẹp ra trong những bộ quần áo đúng mốt, đắt tiền. Nàng bảo anh - ở cương vị anh, anh có thể mang về cho vợ con anh nhiều thứ hơn nữa chứ. Như cái ông giám đốc quèn kia mà còn có những là nhà ba tầng, đầy đủ tiện nghi. Rồi các loại xe xịn cho cả nhà. Nữa là anh, Viện trưởng một viện khoa học tầm cỡ quốc gia.

Người ta đã đòi hỏi ở anh nhiều thứ mà anh không có. Anh sợ hãi co mình lại. Anh âm thầm như một chiếc bóng khi không ai còn hiểu được anh nữa. Tuy nhiên, chiếc bóng đó cũng được người ta lợi dụng triệt để. Những ngày anh khủng hoảng nhất đó là lúc anh bị thua kiện bởi những tội lỗi anh không hề mắc phải. Anh biết người ta muốn giành cái ghế quyền chức của anh mà thôi. Trong cuộc họp anh đã thẳng thắn một lần nữa xin từ chức nhưng người ta không muốn thế. Người ta muốn anh không được làm cả công việc đã từng rất thành đạt là nghiên cứu khoa học nữa kia. Anh bị thanh tra chất vấn đến khổ sở. Về nhà, vợ anh vẫn đẹp rực rỡ. Nàng vẫn không ngừng đòi hỏi anh. Đến một lần nàng nói với anh: " Trước kia sao anh thông minh, đáng yêu thế, bây giờ đến làm một người đàn ông ra hồn anh cũng không biết cách" . Thế là chút sinh khí đàn ông cuối cùng trong anh tắt hẳn. Tuy nhiên, vợ anh lại nghi ngờ rằng anh phải lòng một người đàn bà nào đó. Nàng đã rình rập để bắt được quả tang. Và, anh đã chết.

Nàng hiểu thấu toàn bộ câu chuyện của anh kể. Nàng bảo anh: Anh là một nhà khoa học thì anh sẽ là một nhà khoa học.

Nàng thu xếp bán hết nhà cửa. Nàng và anh đi về phía biển cả. Ở đấy nàng mua một căn nhà nhỏ và một phòng thí nghiệm cho anh. Anh nghiên cứu một công nghệ mà loài người đang bó tay. Trong nước biển có hóa một lượng vàng rất nhỏ. Nhưng với một khối nước biển khổng lồ thế kia thì lượng vàng đó cũng thành đáng kể, góp phần giàu có cho con người. Anh nghiên cứu mê mải, quên cả nàng và cả những đau khổ mà anh đã trải qua.

Nàng, người đàn bà xấu xí ấy đã quên hết cả bất hạnh là cần một người đàn ông của riêng mình và những đứa con. Nàng ngâm đỗ để lấy mộng giá đem ra chợ bán. Khi dỡ giá nàng để lại một nhúm nhỏ cho anh. Bán xong mẻ giá đỗ nàng mua những mớ rau răm về uống như những người tu hành. Nàng tự ép xác mình để chờ ngày anh thành đạt.

Đã trôi qua bao nhiêu năm bao nhiêu tháng. Một buổi sáng đẹp đẽ, biển bừng lên rạng rỡ không có một gợn gió nào. Biển lặng như một tấm gương khổng lồ. Từ trong phòng thí nghiệm anh kêu to sung sướng. Thành công rồi, thành công rồi. Vàng đây, ta đã lọc được nước biển lấy vàng. Anh chạy ra tìm nàng. Nàng đang soi mình trên biển. Anh cuồng nhiệt ôm lấy nàng với tràn đầy sinh lực. Nàng sung sướng trào nước mắt. Nàng thầm nhủ - Hạnh phúc đã đến với ta rồi chăng? Nàng soi mình xuống biển, biển trả lại nàng một khuôn mặt xấu xí, già nua với đôi mắt ngời lên hạnh phúc.

Anh bàn với nàng " anh sẽ bán công nghệ này cho một nhà máy nào đó" . Nàng bảo anh " Không, chúng ta sẽ xây dựng nhà máy. Chúng ta sẽ độc quyền" . " Nhưng anh không biết làm quản lý, anh đã chẳng từng thất bại đó sao?" . " Không, anh sẽ làm một người chủ rất giỏi trên công nghệ của anh, trên nhà máy của anh" .

Anh nghe theo nàng. Anh trở thành một ông chủ giàu có với đầy đủ uy lực, sức mạnh.

Khi anh trở thành một người đàn ông với đầy đủ sức mạnh, anh bảo với nàng " Không biết vợ anh có còn đẹp nữa không?" . Nàng khóc thầm trong lòng và thầm nhủ - Ta biết, đã đến lúc rồi. Một người đàn bà xấu xí không thể nào giữ được một người đàn ông cho trọn vẹn cả đâu. Cho dù có phải là một người đàn ông do mình tạo ra đi nữa, cũng thế thôi" , Nàng bảo anh - Anh về đi, về thăm lại chị ấy và các cháu.

Anh ngậm ngùi chia tay nàng. Vài ngày sau, một người đàn bà rất đẹp với những đứa con rất đẹp cùng anh đến bờ biển. Mới đầu họ còn e dè nàng nhưng chỉ vài ngày sau họ đã là chủ nhân thực sự của nhà máy và bãi biển này. Anh vui vầy cùng họ chẳng còn để ý đến nàng nữa. Nàng nghe tiếng người đàn bà đẹp hổn hển - Anh tuyệt vời quá em chưa bao giờ được sung sướng thế này.

Nàng đi ra biển. Biển rì rào: " Nàng là một người đàn bà nhân hậu. Nàng rất thông minh, nàng biết việc mình làm. Nàng sẽ giết chết người đàn ông đó, nếu nàng muốn. Nhưng nàng chẳng làm thế đâu. Chính nàng, nàng là vàng hòa lẫn trong nước biển này. Sẽ có một nhà khoa học khác nghiên cứu để lọc, để chắt ra tên gọi nàng" .

Buổi sáng hôm sau khi hai vợ chồng nhà khoa học ra tắm biển trên bãi cát tinh khôi có những dòng chữ vàng lấp lánh:

" Gửi những người đàn bà đẹp!

Ta muốn kể lại rằng ta đã từng ghen tuông với các người - những người đàn bà đẹp. Bởi tất cả đàn ông đều ngoái lại nhìn và muốn chìm đắm trong vòng tay của các người. Nhưng nếu các người-những người đàn bà đẹp-có thêm một chút thông minh nữa thôi thì trong vòng tay của các người sẽ có những người đàn ông tốt đẹp hơn. Ta gửi lại cho các người sự thông minh của ta trong nước biển xanh này" .

Hai vợ chồng nhà khoa học vội vã đi tìm nàng nhưng không còn thấy nàng đâu nữa. Chỉ có sóng biển cồn lên những ánh vàng. Nước biển mà nhà khoa học đã lọc hết vàng nay lại được hòa tan một lượng vàng rất nhỏ.216

May 20, 2006

THÂN PHẬN





Hận đưa tay ôm đầu rồi lại bịt tai để khỏi nghe những tiếng quát tháo bên ngoài, nhưng những âm thanh lồng lộng vẫn không làm sao xua đuổi được: “Đồ mọi đen, mầy không chịu ra đây còn ở trong đó thì chết với tao!” Cuối cùng Hận cũng phải bước ra ngoài đón nhận những cái tát bỏng má, những cái cú đau điếng của chị Loan. Sau khi đánh được Hận, cơn giận của chị cũng nguôi ngoai phần nào, chị ra lệnh: “Lo ra cắt cỏ đi cho rồi, còn đứng đó nữa hả!”. Hận lủi thủi bước đi, hai tay che đầu mang vẻ nhẫn nhục vì sợ chị Loan giận bất tử.



Hận uể oải đẩy chiếc xe cắt cỏ nặng trịch, cũ mèm ra sân và cố sức kéo sợi dây cho máy nổ. Năm sáu lần máy mới ì ạch nổ lên vài tiếng rồi tắt ngấm, Hận đưa tay quẹt mồ hôi rồi lại kéo nữa, may mắn chỉ mới ba lần nữa máy mới nổ đều. Trời Florida oi bức, rít rát thật khó chịu, Hận đẩy xe cắt cỏ vòng ra sân và chăm chú làm việc dưới nắng gắt.

Khi Hận tạm nghỉ, dòng suy tư lại cuộn lên trong lòng: Chỉ mới ba tháng thôi mà cuộc đời của Hận đã sang một ngả rẽ khác. Nhớ lại khoảng một năm trước, còn chui rúc trong mái tranh nghèo với bố, mẹ và năm anh chị em, còn được tự do buôn bán vặt vãnh dẫu phải thức khuya dậy sớm, kiếm tiền giúp cho bố, mẹ. Theo những người quen kể lại trước kia mẹ của Hận làm lao công cho một cơ quan Mỹ ở Việt Nam, một buổi chiều chạng vạng tối, hết ca mẹ hấp tấp ra về, vừa đến một hẻm vắng mẹ bị một tên Mỹ đen say rượu lôi vào hẻm vắng hãm hiếp và sau đó thì Hận ra đời. Mẹ đã đặt tên Hận ngụ ý trút tất cả hận thù của mình cho tên lính Mỹ vô danh kia. Hận ra đời giữa sự ghét bỏ, khinh khi hoàn toàn của mọi người từ gia đình đến xã hội. Nhưng chỉ có riêng mẹ là Hận thấy được sự mâu thuẫn giữa tình thương và hận thù. Đã nhiều lần bị bố đánh oan vì thiên vị các anh chị của Hận, mẹ vội ôm Hận khóc rấm rứt, rồi khi nhìn kỹ mặt Hận mẹ lại xô nàng ra... Những lúc như thế tim Hận nhói buốt, nàng cảm thấy đau hơn cả những lằn roi rướm máu của bố. Nhưng rồi tình mẹ thương con bao giờ cũng vô bờ, vô bến. Mẹ âm thầm nuôi nấng Hận lớn lên cũng thành một thiếu nữ như ai, song mỗi lần soi gương thấy cặp môi hơi dày, đôi mắt trắng dã và đầu tóc xoắn tít thì Hận chỉ muốn đập phá hết gương trong nhà.

Khi Hận lớn khôn, mẹ bỏ ra một số vốn nho nhỏ để ngày ngày Hận cùng với hai chị lớn mở hàng giải khát ở ngay đầu ngõ. Có đồng ra, đồng vào trong gia đình vui vẻ hơn, bố cũng bớt gay gắt khá nhiều làm Hận cảm thấy vui sướng trong lòng.

Đến một hôm, Hận đang lúi húi đếm những trái chanh từ một chiếc cần xé lớn qua rỗ của mình ở vựa chanh của chủ thì có một bà khách hơi lớn tuổi, ăn mặc sang trọng nhưng đôi mắt hơi dữ, tự nhiên đến sát bên Hận khều tay Hận và bảo:

- Nầy cháu, cháu tới đây bác nói cháu nghe chuyện nầy, lẹ lên!

Hận ngơ ngác:

- Bác muốn hỏi gì?

- Đi tới đây rồi bác nói.

Hận không hiểu chuyện gì cũng trút ào rỗ chanh vào lại cần xé, quay qua nói với chủ vựa:

- Chút nữa tôi trở lui nghe bà!

rồi tất tả theo bà khách đi trước. Hận theo bà ta vào một tiệm hủ tiếu sát lề đường, trong lòng nàng bao nỗi thắc mắc dâng lên. Bà ta dịu dàng bảo:

- Cháu ăn mì nhé!

Không đợi Hận trả lời, bà ta ngoắc tay gọi người bồi bàn:

- Nè, cho tôi hai tô mì cọng nhỏ, hai ly nước chanh đi!

Hận chưa kịp hỏi, bà ta đã nói trước:

- Cháu muốn đi Mỹ không?

Đã từ lâu, Hận nghe rất nhiều người kể về những người giàu đi mua con Mỹ lai đen, trắng rồi làm giấy tờ để họ được đi theo; nay bà khách vừa hỏi thì Hận hiểu ngay. Sau khi ăn uống xong, bà khách cho Hận 100$ hấp tấp bảo Hận về nhà thử hỏi ý kiến bố mẹ xem sao. Nàng lưỡng lự nhưng rồi cuối cùng chấp thuận vì Hận nhớ có lần mẹ đề cập đến vấn đề nầy và ao ước ước Hận được đi Mỹ để gia đình đỡ khổ hơn. Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng có lẽ của định mệnh và đưa đến kết quả ngoài sự dự đoán của Hận. Nghe nàng kể lại mẹ thì ngần ngừ nhưng nhìn sự hớn hở của bố cùng các anh chị em của Hận khi nghe bà khách trả giá 3 lượng, Hận đành chấp nhận số phận. “Ba lượng vàng cả nhà ra sức kéo cày cả đời cũng không có “, Hận thầm nghĩ... Từ đó, cứ vài hôm bà ta lại đến dẫn Hận đi lo giấy tờ và đều đem theo cá thịt, có khi sắm cả quần áo cho Hận và bảo nàng gọi bằng mẹ. Cả nhà vui nhộn hẳn lên trước sự sung túc nầy khiến cho Hận cảm thấy niềm an ủi; bù lại những ngày bị đòn vọt, hất hủi.

Không rõ bà Linh, tên bà ấy chạy chọt cách nào mà chỉ 8 tháng sau là bà ta đến dẫn Hận đi. Hận từ biệt gia đình trước nỗi đau khổ, dày vò của mẹ và các anh chị em quây quần nắm tay quyến luyến. Bố quay nhìn chỗ khác rồi bảo “Thôi con đi, qua đó cố gắng thường xuyên viết thư về cho gia đình!” Hận đi trong nước mắt của chia ly, buồn tủi.

Chuyến máy bay đã đem Hận sang một chân trời mới lạ. Hận về nhà mẹ nuôi với hai người chị xinh đẹp sang trọng nhưng vô cùng kênh kiệu, độc ác. Bây giờ Hận mới hiểu ra họ chỉ mua Hận với mục đích làm phương tiện cho họ ra đi chứ không có một chút tình người. Họ bắt đầu kể lể những tốn kém đã đem đến cho gia đình Hận và họ cho biết sẽ đòi lại qua thân phận tôi tớ của Hận. Thế là Hận trở thành con tin của họ.

Đau khổ hơn hết là hai chị em Loan, Phượng trẻ đẹp mà tiếng Mỹ lại lưu loát, mỗi khi người bảo trợ đến chẳng rõ hai chị nói điều gì mà họ thường nhìn Hận với cái nhìn mất thiện cảm. Thậm chí Hận đọc được cả sự ghét bỏ trong ánh mắt họ nữa...

Máy cắt cỏ ngừng nổ, cắt đứt dòng tư tưởng và cuốn phim đời, nàng đẩy máy vào bóng râm, châm thêm dầu rồi tiếp tục công việc.

Hôm nay sinh nhựt con trai người bảo trợ, cả gia đình được mời đến dự, Hận cũng được diện một bộ đồ mới ngồi ngoài hiên chờ xe, thì Loan sai lấy nước và Phượng sai lấy giẻ lau đôi giầy bụi bám. Rồi tiếng the thé của mẹ nuôi bảo tắt điện, đóng cửa... Hận xoay tới xoay lui muốn té xỉu.

Lúc xe vừa đậu, cả nhà ào chen lên, Hận rụt rè lên sau chót. Xe nhỏ, nàng lại ngồi sát bên chị Phượng khiến chị cứ né sang bên kia và đưa tay bịt mũi như Hận hôi hám lắm khiến cho hai đứa bé ngồi băng trước tò mò nhìn rồi cười rúc rích làm Hận vô cùng tủi thân. Hai tay bấu chặt vào mép ghế và nàng cố xích ra sát cánh cửa hơn. Hận tức tối mình không biết tiếng Mỹ để nói bao nỗi niềm cho người bảo trợ hiểu rõ hoàn cảnh và tâm sự của mình.



Cả nhà đến nơi thì mọ
i người đã đông đủ, tiếng nhạc du dương, mời gọi... Hận chóa mắt trước sự lộng lẫy của căn nhà. Giờ ăn đến, Hận cũng nối đuôi sắp hàng cầm dĩa lấy thức ăn bày biện thực đẹp mắt nhưng Hận ăn không được một món nào ngoài cánh gà chiên. Ăn xong, họ tụ lại nói chuyện. Hận vô cùng buồn tủi vì lạc loài: ”Biết nói mà không nói được, tai nghe được lại chẳng hiểu họ nói gì!” Bỗng sau khi vài lời nói của con trai người bảo trợ, khách khứa vỗ tay rầm rầm, rồi thì tiếng ghế xô đẩy. Sau cùng Hận hiểu ra họ dẹp chỗ để nhảy đầm. Đèn được tắt bớt, một khung cảnh mờ ảo hiện ra .... Tiếng nhạc xập xình, từng cặp kéo nhau ra sàn. Chị Loan được con ông bảo trợ mời nhảy trước tiên, rồi đến chị Phượng và ông bảo trợ đến mời mẹ nuôi... Hận ngồi coi cảm thấy cô đơn lạc lõng trước từng cặp dìu nhau tình tứ, âu yếm. Trong lòng Hận cũng nổi lên những khát khao, thèm muốn... Nàng thầm hỏi tại sao cũng một kiếp người mà ta lại hẩm hiu thế này? Trong bóng tối mắt Hận càng mờ đi... Những giọt lệ nóng bỏng âm thầm rơi rớt...Hận nghe đâu đây lời của mẹ đã nói với mình “Con ạ, cái nết đánh chết cái đẹp. Tuy con không đẹp nhưng con nết na thế nầy mẹ tin chắc rồi con sẽ có một tấm chồng xứng đáng!” Lệ rơi bao nhiêu, lòng càng nghe chua chát bấy nhiêu theo lời của mẹ. Lần đầu tiên Hận bừng lên oán mẹ: Tại sao mẹ không cho Hận được chết đi từ trong trứng nước để cho đời Hận bớt đi đau khổ triền miên?



Cuộc đời buồn thảm của Hận cứ theo ngày tháng qua đi... cứ cuối tuần theo gia đình mẹ nuôi đến nhà thờ dự lễ và làm những công tác từ thiện khác. Tấm lòng khoan dung và nhẫn nại của Hận dần dần mọi người trong nhà thờ thấy được và họ thay đổi cách cư xử với nàng. Rồi cuối năm đó hai chị Loan, Phượng lên xe hoa về nhà chồng... Hận vẫn ở lại với mẹ nuôi, tấm lòng hiếu thảo của Hận đã cảm hóa được bà và bà đã thực sự thương yêu Hận hơn kể từ khi hai người con gái ruột theo chồng...



Chiều nay, ngồi giữa đám trẻ em trong nhà thờ Hận tận tâm chỉ dẫn cho các em tô màu trong lúc bố mẹ các em còn đang dự lễ. Lòng Hận rộn lên một niềm vui. Nàng đưa mắt nhìn lên cây thánh giá và thầm cám ơn Chúa đã cho nàng niềm hạnh phúc hôm nay...

1897

May 19, 2006

Lợi cả đôi bên



Nhà bác học nuôi 2 con chuột, huấn luyện chúng mỗi lúc thèm ăn thì bấm một cái nút nhỏ. Cuối cùng cũng thành công. Một ngày nọ, 2 con chuột nói chuyện với nhau:
- Mày thấy không, mình đã huấn luyện được gã đó, mỗi lúc bấm nút là lại đem đồ ăn đến cho mình!
1456

May 17, 2006

Kẻ Phá Bĩnh















Mọi người gọi nó là “kẻ phá bĩnh”, còn tôi là một đứa tài tử.
Nó im lặng, còn tôi thì chấp nhận.



Kể ra thì cũng đúng một phần, và vật minh chứng đầu tiên cho sự phá bĩnh của nó ở lớp ngay đầu năm học là cái băng ghế bị xếp loại thương binh hạng ¾ - theo như lời thằng Hoàng - và báo hại tôi phải làm biên bản báo cáo với nhà trường: “Ghế bị gãy hai chân” cùng lý do "không rõ”.



Nó đây là Phương, bạn thân của tôi từ hồi còn bé nhưng không ai, kể cả ba, mẹ và bạn bè nó gọi đúng tên nó. Ở nhà và ở lớp chỉ nghe gọi là “Bi” - cái tên cúng cơm hồi xưa lắc xưa lơ. Không hiểu ba mẹ nó muốn nó là con trai hay sao mà đặt tên nghe có vẻ “nam nhi” thế. Hỏi thì nó cười: “Tại nó vậy!” Rồi lên giọng triết “Tên tuổi không quan trọng, cơ bản là cái gì ẩn chứa bên trong tên tuổi ấy” - Nghe mà muốn hét cho bỏ tức: “Bốc phét!”



Và tôi là kẻ cá biệt trong đám bạn của nó, tôi gọi nó là Phương theo đúng tên khai sinh. Nó không phản đối mà nhìn tôi với cặp mắt biết ơn. Thôi thì cứ để nó biết ơn cái thói quen của mình - Tôi thầm nghĩ.



Một ngày chủ nhật sôi động trôi qua cùng với chuyến picnic đầy thú vị ở Suối Dứa. Tôi và nó, mỗi đứa đeo một cái ba lô con cóc nhẹ tên - chỉ đựng giày dép và vài thứ đồ dùng cá nhân của mỗi đứa, còn các thứ khác đã có bọn con trai lo. Dọc bờ suối người ta cắm trại, chơi đùa hay ăn uống, mặc. Cả lớp vẫn rồng rắn đi theo sự chỉ dẫn của nó vì nó bảo có một chỗ rất đẹp, có thể “tức cảnh sinh tình” được. Tôi biết có đôi ba lần nó đã làm thơ con “nhái” đăng lên báo tường nhưng vẫn nghi ngờ cái biệt danh “kẻ phá bĩnh” của nó. Những dốc, những đá dọc bờ suối, nó leo qua tuốt, thỉnh thoảng quay lại hét “nhanh lên chớ”; hồi lâu nó đứng phắt lại rồi lại hét lên lần nữa. “Tới nơi rồi!” làm mọi người thở phào nhẹ nhỏm. Quả là khen cho con mắt tinh đời của nó. Dưới bóng cây râm mát hiện ra một tảng đá bằng phẳng, đủ chổ cho cả lớp đứa đứng đứa ngồi, đứa dở đứng dở ngồi xả hơi.



Từ chổ này nhìn chéo lên núi có thể thấy nguồn con suối. Mạch nước len lỏi trong đá, hốc cây, vươn mình uốn quanh qua bao đồi dốc, leo lên một cái đập chắn rồi đổ xuống thành thác. Dòng nước chảy mãi, lên láng, chảy qua trước mặt chúng tôi và thành... suối. Xa hơn một chút, chỗ một hòn đá to chắn ngang dòng nước, tôi phát hiện ra một cây quỳnh, lá xanh tốt. Tôi không biết ai đã đem trồng nó ở đấy hay là nó tự mọc nhưng có lẽ - tôi nghĩ - nó chưa bao giờ ra hoa. Rồi loài hoa trắng muốt chưa bao giờ hiện hửu trên những cành lá xanh tốt ấy đưa tôi dạt về một vùng đất xa lạ. Ở đó tôi cảm thấy mình như bồng bềnh trên mây trắng, lắng nghe từ đâu đó vọng lại tiếng còi tàu tha thiết êm đềm. Con tàu chạy mãi không điểm dừng chở theo nỗi niềm khát vọng được làm loài hoa ấy. Phương đến bên tôi tự lúc nào, nó thì thầm:



- Tại vì cây quỳnh không có cây dao trồng chung nên nó không ra bông. Không... có... bông... không... có...



Tôi nhìn nó. Mắt nó hình như ươn ướt thì phải. Tôi chưa kịp hỏi lý do thì nó đã tươi cười và hét toáng lên:



- Ăn chớ mấy người! Bộ ngắm cảnh rồi no sao?



Cả lớp như sực tỉnh. Lớp trưởng vội mở “ba lô chỉ huy” lấy ra nào bánh mì, sữa, bánh ngọt, nước khoáng, trái cây... đủ thứ. Tôi thấy nó cười, một tay vừa giật trái cam trên tay thằng Long, một tay vừa đưa lên quệt ngang mắt. Nó tung trái cam và tôi chụp, mặc cho thằng Long níu áo:



- Ê, Bi kỳ quá đi. Của tui mà!



- Bi nghĩ Long ăn nhiều thì mập, khó coi lắm. Ðể Bi ăn giùm cho - Nó vừa chạy vừa đưa tay lên mũi lêu lêu làm thằng Long rất tức tối.



Giờ nghỉ trưa. Trong khi tôi đang vắt vẻo trên cành cây nghĩ về loài hoa trắng muốt chưa-bao-giờ-nở bên bờ suối ấy thì nó tới. Nó lặng lẽ ngồi dưới gốc cây, im lặng một lúc lâu rồi bắt đầu nghêu ngao “Tôi buồn bã xuống chợ đời rao bán. Tôi rao hoài rao mãi đến khan hơi: Ai thất tình mua lấy trái tim tôi, ai thất tình mua lấy trái tim tôi...” Những đứa đang lim dim sực tỉnh và sau đó là những tiếng lao nhao của bọn con trai:



- Tôi, tôi mua!



- Không, tôi!



- Bi ơi, bán trái tim của Bi cho Long đi. Long đang thất tình nè.



Cả lớp ôm bụng cười. Nó cũng cười:



- Xếp hàng đi. “Từ từ em nào cũng có đừng la ó em có em không”. Bi tổ chức bán đấu giá. Ai trả cao nhất thì được mua trái tim Bi.



- Hai trăm! - Thằng Hoàng, kẻ keo kiệt nhất lớp lên tiếng đầu tiên.



- Một ngàn! - Nghĩa la lên.



- Năm ngàn!



- Một trăm đồng mũ en nờ - Tôi hét - Phương ơi, tao muốn ăn trái tim của mày quá... hí... hí...



- Một trái tim. Long sẽ mua trái tim Bi bằng trái tim Long.



Cả lớp hoan hô ầm ĩ. Thằng Long vui sướng đón chờ Phương lên tiếng. Nhưng nó lặng lẽ bỏ ra bờ suối trước sự sửng sốt của cả lớp. Thằng Long gọi giật giọng:



- Bi, Bi ơi! Long nói giỡn mà.



Nhưng nó vẫn cứ lầm lũi bước đi, không đứa nào chạy theo nó ngoài tôi. Nó đi đến ngồi ngay chỗ loài cây chưa bao giờ ra hoa ấy. Nó nói:



- Mày biết không, Long nói thật đấy.



- Giỡn hoài. Mày không nghe nó nói đó là nói chơi thôi sao?



- Mày không biết đâu.



- Sao không khóc đi! - Tôi bực mình thốt ra cái câu quen miệng.



- Không khóc được - Nó đáp rồi hỏi lại - Khi mười bảy, mười tám hay hai mươi tuổi thì người ta mới trở thành người lớn hả mày?



- Không biết. Khi nào người ta cảm thấy mình lớn thì khi đó người ta lớn. Vậy thôi.



- Vậy thì có lẽ tao chưa thành người lớn được. Tại vì tao hay khóc quá, mà hay khóc thì chỉ có trẻ con thôi.




*
* *



Thấy ”Nam cao” bước vào lớp bắt đầu tiết đại số. Thầy còn khá trẻ, chưa quá nửa cuộc đời - thằng Hoàng nói vậy - nên đứa nào cũng thích chọc phá thầy. Chỉ tội thầy hơi cao - hiểu theo nghĩa ngược lại, chứ còn dung nhan thì không đến nỗi nào, còn đẹp “chai” nữa là đằng khác. Và không biết đứa nào đã đặt cho thấy cái biệt hiệu “Lý Hùng” mà trong lớp đứa nào cũng gọi như thế.
Phương ngồi thu lu trong góc bàn cuối lớp - có nghĩa là nó đang vận dụng hết trí óc “superman” của mình để kiếm cớ chọc thầy. Ðồ thị hàm số y=sinx hay cosx, tgx không làm nó rung động. Nó ngồi đó, theo dõi từng dáng đi, cử chỉ, điệu bộ của thầy trên bảng mặc dù cây viết vẫn hí hoáy trong tay. Bỗng nhiên nó vung tay đánh đét lên vai tôi rồi hét lên, đủ cho cả bàn nghe thấy:



- Hôm nay “Lý Hùng” không mang giày mà mang dép “ba phân”.



Tin ấy lan đi và cả lớp trố mắt nhìn xuống chân thầy. Quả thật hôm nay thầy không mang giày. Ðôi dép có đế cao hơn bình thường một chút.



- Hảng Phim Bến Nghé và nhóm Lý Huỳnh xin trân trọng giới thiệu với quí khán giả bộ phim nhựa màu mới sản xuất với tựa đề “Lý Hùng mang dép ba phân” của đạo diễn Lý Hùng, biên tập và diễn viên, Lý Hùng kiêm luôn...



Cái loa là nó chưa kịp mở hết công xuất thì nó bắt gặp ánh mắt của thầy nhìn xuống. Có lẽ thầy không nghe nó nói gì, nhưng thầy biết nó đang nói chuyện. Nó im bặt cụp mắt xuống như một lời thú nhận. Ánh mắt thầy làm cả lớp im lặng lạ thường. Tôi bắt gặp trong ánh mắt ấy một nỗi buồn khó tả thành lời, chỉ biết nó mênh mông, thăm thẳm về phía khung trời xa tít tắp, rồi thầy lại nhìn nó, nhìn cả lớp rồi tiếp tục giảng bài. Không ai trong lớp nghĩ rằng nó sẽ khóc - tôi chắc chắn như vậy, còn tôi thì nghĩ rằng nó sẽ cười thầm trong bụng. Nhưng chỉ đúng một phần, nó không khóc cũng chẳng cười. Nhìn nó thật tội nghiệp. Tôi khích:



- Khóc đi!



- Khóc không được.



- Vậy thì cười đi!



Nó im lặng thở dài như người lớn rồi cắm cúi ghi bài.




*
* *



Trong quán chè thập cẩm ngã tư phố, nó mở đầu câu chuyện:
- Khi sinh ra người ta sẽ không sống nổi nếu không khóc, và khi đã sống rồi thì người ta sẽ không lớn nổi nếu không cười. Và cũng có lúc “để ngăn mình khỏi khóc ta phải há miệng cười” - Tao đã nghe nhà văn nào đó nói như vậy.



- Nhưng cũng có lúc... - Tôi cắt ngang.



- Phải, có lúc người ta khóc cũng không được mà cười cũng không được. Ðó là lúc người ta phải đối diện với chính mình. Mày có sợ giây phút đó không?



- Có... có... sợ - Tôi ngập ngừng.



- Vậy thì đừng bảo tao hãy cười hay hãy khóc trong những lúc đó nữa. Tao sẽ cười lúc nào và khóc lúc nào tao buồn. Tao không muốn tự dối mình. Như thế là giả dối, giả dối, mày hiểu không?



- ...



- Tao sẽ bảo mấy đứa rút lại cái biệt hiệu “kẻ phá bĩnh” của mày.



- Cứ để vậy.



- Nhưng như thế là giả dối - Tôi lập lại lời nó.



Nó lắc đầu cương quyết:



- Ðó không phải là điều đáng nói.




*
* *



Và cuối cùng nó vẫn mang biệt hiệu “kẻ phá bĩnh”. Chỉ có điều là nó không còn đòi bán trái tim của mình cho kẻ nào thất tình, hay chọc phá thầy Nam nữa. Nó sợ cái giây phút không thể nào khóc và cũng không thể nào cười được ấy. Nó sợ phải đối diện với chính mình.
Chợt nó kéo tay tôi:



- Tao nhớ cây quỳnh quá, cái cây quỳnh bên bờ suối mà mày nói là chưa bao giờ ra hoa ấy mà...

835

Truyện Ma: Anh Đạp Xích Lô !!!



Câu chuyện tôi sắp kể ra đây là một câu chuyện có thật mà anh Tứ, người đạp xích lô, đã kể lại

Anh Tứ nhà ở Xóm Củi Quận 8, ngày ngày anh ta đạp xe vất vã để nuôi vợ con.

Một hôm có một bà khách thấy anh Tứ vất vã nên muốn giúp đỡ, và dề nghị với anh mỗi sáng đúng 8 giờ 30 anh ra Bình Chánh đón bà đi Chợ Lớn và chiều 6 giờ 30 rướt bả từ Chợ Lớn Về Bình Chánh, bả sẽ trả tiền hậu và từ đó cuộc sống gia đình đỡ phần nào vất vã, nhưng có một điều rất lạ là anh không bao giờ biết nhà bà ta ở đâu, vì sáng chạy tới một đường mà hai bên đường là cánh đồng lúa, bà ta đã đợi sẵn ở đó và chiều Anh Tứ cũng chỉ đưa bà tới đúng chỗ mà hồi sáng anh đến, và anh có hỏi bả đễ anh đưa bã về nhà thì bã từ chối anh cũng rất là thắt mắt.

Vào một ngày đêm nọ anh đến Chợ Lớn Đúng 6 giờ 30 nhưng đợi mãi cho đến 7 giờ 30 nhưng không thấy bà khách, anh toan chuẩn bì đạp xe về thì bả ra lúc đó vào khoảng 8 giờ, trời thì mưa tầm tà
Trời mưa tầm tã, trời tối đen, Anh Tứ đẫy Xe Xích lô lên cầu Nhị Thiên Đường với bả khách trên xe, sao hôm nay anh thấy xe của anh nặng lạ kỳ, thường đâu có vậy. Tiếng dép hai quai mòn của anh dán vào nước mưa và tạo lên tiếng động " lẹp xẹp, lẹp xẹp" nghe thấy rợn người, anh cảm thấy có điều gì sắp xảy ra với anh, lòng anh cảm thấy sợ hải.

Cuối cùng anh cũng tới chỗ anh nói với giọng run run" tớ...ới rồ...ồi Dì ha.a..ai"

Nhưng bà khách vẫy ngồi yên trên xe và nói" Anh cứ chạy theo đường đê sẽ tới nhà tôi, hôm nay tôi cảm thấy không được khoẻ"

Anh run bắn người, mình mẩy chân tay nỗi gai nhưng biết sao bả đã giúp đỡ mình rất nhiều, anh nhìn xung quanh toàn là ruộng lúa chỉ có một đường đê nhỏ, anh đẩy xe theo đường đê chừng 20 phút thì thấy từ xa có một căn nhà với ngọn đèn dầu le lét.

Khi tới nơi thì có hai thanh niên đã đứng đợi sẵn, bà khách xuống xe. Chưa kịp lấy tiền anh Tứ vội nói" Dì..ì hai co..on dìa"

Nhưng bã kêu anh lại" Tôi có việc nhờ cậu"

Hai gã thanh niên lúc nãy khiêng cái xác một cô gái nhắm chừng chết cũng lâu và đặt lên xe anh, bã nói
bã nói" Anh phải chở cái xác này tới bờ sông và quăng nó sông cho tôi, đàn em của tôi sẽ theo dõi anh nếu anh không làm theo ý tôi thì vợ con anh sẽ giống như cái xác này"

Anh nhìn hai gã thanh niên với gương mặt bặm trợn, anh từ từ leo lên xe và đạp đi, Anh nghĩ bây giờ mình chở cái xác này tới báo với cảnh sát thì xong xui nhưng anh không làm vậy được vì một trong hai gã thanh niên đã chạy theo xe anh.

Tới nơi anh thấy từng căp trai gái ngồi dọc bờ sông âu yếm, tâm sự. Gã thanh niên tiến tới anh và chỉ vào mội bụi cây gần đó và nói" Anh hãy ẫm cái xác tới đó và ôm nó giống như những người khác đợi đến khi hết người anh đạp nó xuống sông"

Anh cũng bấm lòng làm theo gã, ôm cái xác và lúc nào cũng có cãm giác là hình như nó đang ôm lại mình thân thễ anh run bần bật theo thời gian cuối cùng thì từng cặp trai gái ra về hết anh toan đứng lên đạp nó xuống sông thì nghe có ai nói sau lưng anh tim anh muốn nổ tung ra" sắp tới giờ giới nghiêm anh chị đi về đi" anh quay sang thì thấy một ông cảnh sát anh toan nói cho ông ta biết nhưng nghĩ tới vợ con anh anh đành phải nói " Dạ..ạ e ..em dìa liền bây giờ "

Anh đợi cho viên cảng sát đi khỏi lúc đó cũng 12 giờ đêm anh vội vã đạp cái xác cô gái xuống sông nhưng cô gái lồm cồm bò dậy, anh sợ quá trong người run càng dữ dội dơ chân lấy hết sức bình sinh của mình và đạp cô gái thêm một lần nữa cô gái lăn hai ba vòng rồi cũng giống như hồi nãy lồm cồm bò dậy tim anh muốn ngưng đập toàn thân anh Tứ xanh như tàu lá chuối anh đứng như trời trồng anh càng hồi hộp càng run sợ khi nghe cô gái nói "tại sao anh lại đạp em xuống giường vậy"

Anh Tứ bừng tỉnh nhìn vợ ngơ ngác. Chị Tứ thấy chồng mình hình như có điều gì làm ảnh sợ sệt đứng dậy và hỏi " Anh thấy ác mộng hả"
598

Đôi câu đối chội



Thầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ra một vế đối: "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" (Thần nông dạy dân trồng ngũ cốc).
Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trọ nọ đã gãi đầu gãi tai:
- Thưa thầy, chữ "thần" con xin đối với chữ "thánh" có chọi không ạ?
Thầy nói :
- Ðược lắm!
Anh ta lại hỏi:
- Chữ "nông", con đối với "sâu", có chọi không ạ?
Thầy nói:
- Ðược lắm!
Anh ta lại hỏi tiếp:
- Chữ "giáo" đối với "gươm", "dân" đối với "vua" có chọi không ạ?
Thầy gật đầu:
- Ðược lắm, được lắm!
Anh ta lẩm nhẩm: "Nghệ" đối với "gừng", "ngũ" đối với "tam", "cốc" đối với "cò".
Cuối cùng anh ta xin độc:
- Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là:
"Thánh sâu gươm vua gừng tam cò".

332

May 16, 2006

Không xu nịnh



Một người giàu thích xu nịnh, nói với một người nghèo:


- Tao giàu có, sao mày không xu nịnh tao?


Người kia nói:


- Ông giàu mặc ông, việc gì đến tôi mà tôi phải xu nịnh?


Người giàu bảo:


- Thế thì tao chia cho mày một nửa gia sản của tao, mày xu nịnh tao nhé?


Người kia nói:


- Tôi được nửa gia sản ông, tôi giàu bằng ông rồi, còn phải xu nịnh ông làm gì nữa!


Người giàu lại bảo:


- Tao cho mày cả gia sản, hẳn mày phải xu nịnh tao chứ?


Người kia nói:


- Lúc đó thì ông xu nịnh tôi mới phải!

2545

Sếp và nữ thư ký



Một nữ thư ký vừa lấy sếp trò chuyện với mẹ chồng:

- Mẹ có biết tại sao con lấy được anh ấy không? Chắc hẳn trong số 15 thư ký, sẽ chẳng bao giờ anh ấy chú ý đến con nếu một hôm, anh ấy không gọi con lên để quở trách về các lỗi chính tả. Con bảo anh ấy rằng con sợ nghe mắng lắm, thà anh ấy cứ phát cho con mấy cái vào mông còn hơn.



o O o


Hai người đàn ông nói chuyện với nhau:

- Tớ vừa trải qua một cuộc phiêu lưu khiếp quá cậu ạ. Cậu hãy tưởng tượng nhé, cô thư ký xinh đẹp của tớ mời tớ về nhà uống rượu để kỷ niệm sinh nhật tớ.

- Thế thì sao?

- Gượm để nghe tớ kể đã nào. Cô ấy cho tớ uống một ly Martini, cho tớ ăn ôliu và hạnh nhân muối. Cô ấy vặn một điệu nhạc êm dịu rồi bảo tớ: “Bây giờ, em sẽ tặng anh một món quà bất ngờ. Em sẽ vào buồng của em và anh cũng sẽ vào đó sau 5 phút nhé. 5 phút, anh nghe rõ chưa? Và không được sớm hơn đâu đấy!

- Tuyệt, thế mà cậu lại không bằng lòng.

- Để tớ kể nốt đã nào. Khi tớ vào buồng của cô ấy, tớ thấy đủ mặt nhân viên văn phòng và tất cả đều hát bài Mừng sinh nhật..

- Thế thì vui lắm nhỉ.

- Vui gì mà vui. Lúc ấy, tớ đã cởi hết quần áo và chẳng còn mảnh vải nào trên người.991

May 15, 2006

Gọi là gì



Một khách hàng người Nam bước vào một tiệm tạm phẩm, nói:

- Ông chủ ơi, bán cho tôi một lít "gụ".

Ông chủ tiệm người Hoa chữa lại:

- Anh phải nói là một lít "lựu" mới đúng.

Một ông khách người Bắc lắc đầu nguầy nguậy, bảo:

- Hai ông đều nói sai hết rồi, đúng ra là phải nói một lít "diệu".

893

Cú điện thoại từ bên kia thế giới














Paul Bloume chình chằm chặp vào cặp mắt màu ánh thép của người đàn ông trong chiếc áp choàng trắng đang cúi xuống phía anh, rồi ngửa cổ ra sau. Paul nhắm mắt lại, há miệng và trong tiềm thức, mọi chuyện hiện ra lần lượt như trogn một cuốn phim: Monica và Herbert Fyoler trên đảo Bahama. Monica đang trong vòng tay của hắn, trên người chỉ có bộ đồ tắm, nụ cười rạng rỡ. Cô bỏ Paul mà ko hề luyến tiếc, ko một lần ân hận...
- Mi sẽ phải trả giá cho chuyện này!- Người bệnh rủa thầm trong bụng, trong lúc viên nha sĩ tiêm thuốc tê. Việc chữa tăng kéo dài chỉ trong vài phút.
- Xong, ko có gì đáng ngại - Viên nha sĩ mỉm cười- Trợ lý của tôi sẽ đưa cho anh giờ hẹn tiếp theo. Nhưng nếu chưa đến hẹn mà anh thấy đau thì cứ gọi tôi.
Ngày hôm sau, Paul ngồi trong chiếc xe hơi cũ kỹ của mình và quan sát cánh cổng dẫn vào khu nhà, nơi có phòng chữa răng của nha sĩ Fyoler. Có ba cô y tá, trợ lý của ông ta, vừa đi ra vừa nói chuyện. Paul phải chờ cho tới khi cả ba lần lượt đi khuất sau góc phố rồi xuống xe, đi về phía trạm điện thoại công cộng. Nha sĩ Fyoler cầm ngay ống nghe:
- Thưa nha sĩ, đau quá, tôi ko thể chịu đựng được- Paul than thở.
- Sao anh ko tới sớm hơn một chút?- Giọng Fyoler tở vẻ bực bội- Đã hết giờ làm việc. Sáng mai đến sớm, đúgn 8 giờ là tốt nhất.
- Tôi ko thể chịu đựng được đến sáng mai, thưa nha sĩ. Tăng tôi nhức quá... Xin nha sĩ giúp cho, chỉ mấy phút nữa tôi sẽ có mặt ở đó....
- Thôi được!....
.... Paul ngồi lên ghế chữa răng. Mười lăm phút trôi qua, cuối cùng thì viên nha sĩ cũng xuất hiện.
- Ông chỉ xem đau chỗ nào?- Ông ta hướngngọn đèn về phía miệng của bệnh nhân. Khi ông giờ tay vềphía chiếc máy chữa răng, Paul bất ngờ đấm cho ông ta một cú rất mạnh vào cằm. Rồi anh ta giật lấy ông cao su quấn chặt cổ viên nha sĩ và siếtmạnh. Nha sĩ Fyoler ko kịp phản ứng, ngã gục xuống sàn. Khi những tiếng khò khè tắt hẳng thì cuộc đời của viên nha sĩ - đồng thời cũng là tình địch của Paul - cũng chấm hết...
Đám tang được cử hành một tuần sau đó. Monica cố gắng ko để lộ nỗi đau buổn trướcmặt chồng. Điều này khiến Paul hy vọng sẽ chiếm lại được trái tim của cô. Nếu ko hôm nay thì chắc chắn cũng sẽ vào ngày mai.
Một buổi chiều, có tiếng chuông điện thoại.
- Alo, Paul nghe đây!- Paul nhấc máy.
Bên kia đầu dây có tiếng loạt soạt, sau một thoáng im lặng, một giọng nói thì thầm cất lên:
- Anh có nhận ra tôi ko?
- Ai gọi đấy? - Paul thấy hốt hoảng.
- Nha sĩ của anh đây, Fyoler ấy mà. Xin lỗi vì tôi nói hơi nhỏ, nhưng anh cũng biết là cổ tôi đang bị đau...
Paul hít một hơi dài:
- Ông gọi nhầm số rồi - ANh ta cố sức nói được chừng đó rồi vội cúp máy.
Chuông lại réo vang.
Paul do dự, nhưng cuối cùng cũng phải nhấc ống nghe lên
- Ông đã chết rồi, - Anh ta rít lên, ko còn tự chủ được nữa - Ông đã bị dây cao su siết cổ...
Chỉ có tiếng loạt soạt ở đầu dây bên kia, rồi lại có giọng thì thầm:
- .... Người chết thì ko nói đựơc, phải ko?
TIếp theo, Paul nghe thấy những lời rành mạch, dứt khoát:
- Thực ra, anh đã giúp tôi một việc rất lớn. TÔi đã mua bảo hiểm nhân mạng. Monica đãlĩnh tiền. Một triệu đôla! Chúng tôi đã được đảm bảo một cuộc sống sung túc suốt đời, nhờ có anh đấy!
Sau mấy phút nghỉ, giọng nói lại tiếp tục:
- Nhưng vẫn còn một rắc rối. ANh ko thể ko bị trừng phạt. Hãy lựa chọn: hoặc tù chung thân, hoặc tôi sẽ đùa giỡn với mấy cái răng của anh. Chớ có chần chừ, tôi ko còn nhiều thời gian đâu. Ngày mai, tôi chờ anh ở phòng răng, vào đầu giờ chiều!
Đêm nay Paul ko ngủ được. ANh ta lái xe đi lòng vòng quan các phố vắng.Phải làm gì bây giờ? chuyển đi nơi khác ư? Sau đó thì sao? đầu óc anh ta căng thẳng mà chẳng nghĩ ra được gì khả dĩ. Chỉ có một điều rõ ràng: phải kết thúc sớm với Fyoler.
Cửa ko khoá, Paul nhẹ nhàng lẻn vào trong. Fyoler chắc đang chờ, nhưng hắn nấp ở đâu? Một sự im lặng rùng rợn bao trùm tất cả. Hay là hắn ko nấp ở đây, mà chờ ở nơi khác? Ko có lí do gì để hắn làm thế. Anh ta thận trọng đến trước cửa phòng răng và bước vào. Bên trong vắng tanh...
Rồi anh ta trông thấy Monica nằm trên sàn, dưới chiếc ghế chữa răng, ống cao su quấn chặt quanh cổ...
- Ko! - Paul chạy về phía cô.
Monica phải sống! Anh ta vội bắt mạch nơi cổ tay cô, ghé tai xuống ngực cô. Tiếng tim đập rất rõ.
- Ơn chúa! - Paul tháo ông cao su ra rồi ôm chặt lấy cô. Monica tỉnh lại , mỉm cười với anh ta. Paul tưởng như đang tan ra trong hạnh phúc. Anh ta thấy Fyoler đang ngồi trên ghế chữa răng, Paul lao đến : " Tao sẽ giết mày lần thứ hai, và lần này thì mày đừng hòng thoát". Nhưng Paul vấp phải một cái ghế và anh ngã xuống sàn, một cú rất đau. Khi mở mắt ra, Paul thấy trước mặt là một họng súng đen ngòm. Anh ta chợt hiểu ra tất cả: cảnh sát đang giăng bẫy và anh đã ngu ngốc lọt vào đó....

865

Nhu Nhược














Một hôm tôi gọi cô Iulia Vasilievna - gia sư của bọn trẻ đến phòng làm việc. Đã đến hạn thanh toán tiền công cho cô ấy.

Cô ngồi xuống đi, cô Iulia Vasilievna - tôi nói - tôi sẽ thanh toán tiền công cho cô. Tôi chắc cô cũng cần tiền, nhưng là một người tự trọng nên chắc cô không tiện hỏi, đúng không? Chúng ta đã thoả thuận với nhau là 30 rúp một tháng nhỉ.

40 rúp chứ ạ...

Không, chỉ 30 rúp thôi. Tôi có ghi vào sổ rồi mà. Bao giờ tôi cũng chỉ trả cho gia sư 30 rúp một tháng thôi. Xem nào, cô đã làm cho chúng tôi hai tháng rồi nhỉ.

Hai tháng 5 ngày ạ....

Không chính xác hai tháng. Tôi có ghi đây mà. Vậy là phải trả cho cô 60 rúp... trừ đi 9 ngày chủ nhật... Các chủ nhật cô chỉ đưa thằng Koha đi dạo thôi mà, có học hành gì đâu... cộng 3 ngày lễ...

Cô Iulia Vasilevna mặt đỏ bừng, tay mân mê gấu áo, nhưng vẫn không nói gì.

9 chủ nhật, 3 ngày lễ vị chi là 12 rúp. Thằng Kolia bị ốm mất 4 hôm, không học, cô chỉ trông mỗi con Va ria... 3 ngày cô bị đau răng vợ tôi cho cô nghỉ buổi chiều... 12 với 7 là 19. Sáu mươi rúp trừ đi 19 rúp, vậy chỉ còn 41 rúp, đúng không cô?

Mắt trái của cô Iuìia đỏ ngầu và ngân ngấn nước mắt, cằm cô run lên bần bật. Nhưng chỉ thấy cô ho và xì mũi, tuyệt nhiên không nói lời nào!

Đêm giao thừa cô đánh vỡ cái tách uống trà với các đĩa cùng bộ. Tôi sẽ trừ tiền lương của cô đi 2 rúp nữa... Thực ra cái tách ấy đắt hơn kia, vì đó là đồ gia bảo mà, nhưng thôi! Cũng không nên so đo quá với cô. Một lần do cô không cẩn thận đã để thằng Kolia trèo lên cây làm rách mất chiếc áo khoác... Trừ thêm 10 rúp nữa... Rồi cũng vì cô lơ là nên con hầu đã ăn cắp mất đôi giày của con Varia. Cô phải trông nom chúng cẩn thận chứ. Tôi trả lương để cô dạy dỗ và trông chúng nó cơ mà...Vậy trừ tiếp 5 rúp... Hôm mồng 10 tháng giêng cô mượn của tôi 10 rúp...

Tôi có mượn đâu ạ... Giọng cô Iulia nghèn nghẹn.

Tôi đã ghi cả đây mà lị.

Vâng, thế cũng được ạ.

Vậy là 41 trừ đi 27 còn lại 14.

Lúc này thì hai mắt cô giáo trẻ đã đầy nước... Trên chiếc mũi thanh, cao của cô đã lấm tấm mồ hôi. Thật tội nghiệp!

Tôi chỉ vay vợ ông có 3 rúp - giọng cô run run - Đúng có một lần 3 rúp mà thôi.

Thế à? Vậy mà tôi không hề biết gì cả. Thảo nào trong sổ tôi không thấy ghi. 14 rúp trừ 8 còn 11. Đây, tiền lương của cô đây, cô giáo thân mến ạ! 3 này, 3 này, 8 này, 1 rúp, 1rúp. Xin cô nhận cho?

Và tôi đưa cho cô 11 rúp. Cô nhận lấy chúng bằng những ngón tay run rẩy rồi nhét vào túi.

Cám ơn ông - cô nói thì thầm.

Tôi đứng dậy và tiến lại phía cô. Một sự tức giận xâm chiếm lấy tôi. Tôi cáu phát điên lên.

Cô cám ơn cái gì? - Tôi sẵng giọng.

Vì ông đã trả lương cho tôi...

Nhưng cô không thấy là tôi ăn chặn của cô, bóc lột cô hay sao? Cô còn cám ơn cái nỗi gì?

Ở những nơi khác người ta còn chẳng trả cho tôi đồng nào kia.

Không trả ư? Cũng dễ hiểu thôi! Thì tôi cũng vừa đùa cô đấy thôi. Tôi muốn dạy cho cô một bài học. Nhưng xin cô cứ yên tâm, tôi sẽ trả đủ 80 rúp cho cô. Chúng ở trong chiếc phong bì kia kìa, tôi đã chuẩn bị sẵn rồi. Nhưng tôi không hiểu tại sao cô lại có thể nhẫn nhức đến thế? Sao cô không cãi lại tôi? Sao cô cứ ngồi im như thóc thế. Chẳng lẽ có thể nhu nhược đến thế sao?

Cô giáo mỉm cười rầu rĩ và tôi đã đọc được trên mặt cô hai chữ "có thể". Tôi đã xin lỗi cô gia sư vì bài học tàn nhẫn vừa rồi và đưa cho cô cả 80 rúp mà cô đáng được nhận trong sự ngạc nhiên đến tột độ của cô. Cô ngượng nghịu cảm ơn và lui ra. Tôi nhìn theo cô hồi lâu và chợt nghĩ: "Trên đời này làm kẻ mạnh mới dễ làm sao!"

848

May 14, 2006

Bạn gái



Bạn gái


     Nó xòe bàn tay, hai quả mận đỏ thẫm đến phát thèm. Tôi chộp lấy. Khoan! Đánh đổi cơ. Đổi gì? Cho tao cái thằng đi "Hát đê năm không" hôm qua ấy.

      Mày đã có thằng ba bét nhè. Này đừng đùa. Ảnh của tao nó phóng to treo ở phòng riêng của nó. Tao định lẻn đến xé mấy lần không được. Tao mách ba bét nhè nhé. Anh ấy biết thừa. Mà sao mày tham thế, bao nhiêu cũng không vừa. Thôi đùa đấy, những thằng đến với mày thì tao tha. ít ra tao cũng có một người để không cần mày tha hay không. Gớm nào, chưa chi đã hoảng, ăn đi bồ. Tôi nhìn nó. Một giọt mận đọng trên cánh môi mọng chót. Nó đẹp nhất khoa sư phạm chúng tôi, đẹp nhất cái thị xã sầm uất mà lâu lâu nó đưa tôi về để " bồi dưỡng đậu phụ" (theo cách nói của nó). Chả là nhà nó có nghề làm đậu. Mỗi lần nó đưa tôi về, nó chạy ra lò vít cổ bà mẹ lem luốc than xuống hôn chụt một cái. Sau đó nó thò tay vào thùng sữa đậu khoắng rồi phán:

      - Loãng phẹt!

      Chúng tôi ngồi xuống múc nước đậu uống no nê. Những lúc đó nom nó thật dịu dàng, như cái tên Diêu mộc mạc mà mẹ nó thì thào với tôi không biết bao nhiêu lần:

      - Ông ấy trốn đi còn dặn: đẻ con gái thì đặt là Diêu, con trai là Thịnh. Diêu Thịnh là xóm đạo quê ông ấy...

      Tôi và Diêu chơi thân với nhau vì tự dưng thấy thích nhau lạ. Tôi học giỏi nhất ban Lý, tóc cũng dài nhất ban. Nó học dốt nhất ban Sử nhưng lại đẹp đến sợ. Ban đầu tôi còn không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt ấy vì sợ chói. Nhưng chính nó tự tìm đến phòng tôi:

      - Tại sao ấy cứ quay mặt đi lúc tớ mượn chậu thế?

      - À, sợ " chạm" .

      Nó cười khúc khích.

      - Tớ thích tính cậu.

      Thế là nó bắt đầu huyên thuyên đủ mọi chuyện về nó. Bí mật đấy nhé. Tôi gật. Tớ là Diêu, nhưng ở thị xã tớ họ gọi là Diêu " đậu" , đậu phụ ấy mà. Trời ơi, thần tiên gì đâu. Tôi phì cười. Thế là tôi chơi với nó.

      Tối tối chúng tôi ngồi " tụng kinh" những bài " sư" thì nó tót ra cửa với tiếng rồ máy khoái trá của một tên thiêu thân nào đó. Tôi học xong, tắt đèn chui vào màn, thì nó loẹt quẹt dép qua sân tới bể nước. Nghe tiếng nước dội, tôi biết hôm đó nó mãn nguyện hay không. Bọn đàn ông đánh nhau như ngóe ở cổng trường. Mười vụ thì chín vụ liên quan tới Diêu " đậu". Ai cũng réo tên nó mà chửi. Đàn ông réo kiểu đàn ông. Đàn bà réo kiểu đàn bà. Có lần hẳn hoi một mụ hàng phở béo ị, xách con dao phay phăng phăng vào trường tìm chém bằng được " con đĩ cướp chồng" . Nó thản nhiên ngồi cười nói ở phòng thầy chủ nhiệm. Ông thầy hói trán tít mắt vuốt vuốt bàn tay đeo đầy nhẫn:

      - Yên trí, kỳ thi này tôi sẽ lo bài vở cho em. Chỉ cần... chỉ cần... - Ông ta thở hổn hển dí sát mũi vào cái dái tai nhỏ nhắn của cô giáo sinh xinh đẹp, con yêu quái, con hồ ly tinh ai cũng biết nhưng không ai muốn thoát. Nhiều phen tôi uất và ngượng thay cho nó, nhưng lâu dần cũng quen, việc ai người nấy chịu. Nó bảo tôi: mày ngu như thánh. Vừa xinh vừa giỏi cũng nhiều thằng mê mà thắt bụng nằm ôm mộng với một người. Tôi im lặng, tránh nhìn vào mắt nó bởi ánh mắt ấy quyến rũ lạ lùng. Tôi sợ bị vẻ đẹp ấy thuyết phục. Tôi sợ những luân lý, những điển kinh bị cái sắc đẹp tự nhiên hoàn mỹ ấy phì một cái. Tôi bo bo giữ gìn tôi. Trong mơ tôi cho phép mình hôn thoải mái, nhưng là với một người, nhất quyết không có người thứ hai. Tôi khoác cho người yêu của tôi đủ vòng hào quang của một lãnh chúa, một ông vua, một trang hiệp sĩ... Và tôi mơ ước một hạnh phúc bình yên như bao cô gái thông minh duyên dáng khác.

      Trong khi đó, Diêu vẫn tiếp tục dội nước ào ào vào nửa đêm. Đàn ông vẫn tiếp tục đánh nhau như ngóe. Cánh đàn bà con gái dè bỉu mãi rồi cũng chán, họ chuyển sang đề tài mốt quần áo, cách trang điểm, xe máy nào là đời mới,v.v.

      Bỗng các vụ đánh nhau giảm hẳn. Cánh đàn ông nhìn nhau gườm gườm. Ban đêm không còn nghe tiếng dội nước của Diêu. Buổi tối hàng loạt xe máy rồ ga ngoài cổng quay đi. Họ đang ở thế thủ, sẵn sàng nhảy vào bóp chết thủ phạm. Chỉ có tôi là biết nguyên nhân và thủ phạm. Tôi mừng cho Diêu. Đó là một người đàn ông hốc hác, đen và mắc bệnh thống phong. Tôi nhìn thấy anh ta vào một buổi chiều mùa đông nhập nhoạng khi cánh giáo sinh nam thì ngồi co ro gặm bánh mỳ và đánh bài, cánh giáo sinh nữ thì túm tụm đan len, khâu vá và cười rúc rích. Tôi và Diêu đang nửa nằm nửa ngồi trên giường. Bỗng nhiên Diêu tái mặt nhìn chăm chăm vào người đàn ông như không tin sự xuất hiện của người ấy là có thực.

      - Thấy chưa, tôi đã về.

      - Anh cười, hàm răng khấp khểnh kéo cái miệng méo xệch.

      Diêu túm chặt tay tôi không cho đi. Nó thì thào: " Tao lạy mày, đừng để tao một mình" .

      - Diêu bây giờ thế này đây. Sao không mời tôi ngồi. Các bạn vui vẻ quá.

      - Anh lại cười, một nụ cười thân thiện.

      Diêu luống cuống:

      - Vâng. Thảnh... à anh... anh ngồi xuống đây.

      Tôi khoái trá. Có thế chứ. Bà chúa đã đầu hàng. Dừng lại là phải thôi Diêu. Nhưng cũng thật kỳ quái. Vừa đen vừa xấu, lại đi xe " căng hải" . Thế mới biết lòng người bí ẩn như đêm. Tôi kín đáo rút lui để họ lững thững sóng đôi ra bờ cỏ sau trường. Tôi nguyền rủa cái tay hiệp sĩ của tôi, lâu quá không thấy mặt, không hiểu chết dẫm ở đâu. Tôi ngồi một mình ở đầu hè chờ trăng lên.

      Mãi sau Diêu mới về, khuôn mặt lấp lánh ánh trăng. Cứ
như nó vừa từ trên trời bay xuống, tinh khiết huyền bí. Nó cười và ôm chặt lấy tôi. Rồi bỗng dưng nó bật khóc thút thít. Tôi im lặng để nó khóc. Chán chê thì nó kể:

      - Thảnh hơn tao một tuổi. Nhà nghèo lắm. Hàng ngày Thảnh đến nhà tao lấy đậu đi giao. Tao học xong là phải đến phụ cho mẹ. Tay, cổ, mặt lúc nào cũng lem luốc. Những lúc không có việc hai đứa tao ngồi chơi ô ăn quan. Bao giờ Thảnh cũng nhường tao đi trước. Có lần Thảnh bảo: Diêu đẹp lắm. Tao không tin, về nhà rửa mặt rồi lấy gương soi. Tao nhìn tao trong gương: thế này là đẹp ư? Thế rồi tao tin Thảnh nói đúng. Chúng tao chơi trốn tìm. Một lần Thảnh núp trong góc xồ ra ôm chặt người tao. Tao thấy đau ở ngực, bảo Thảnh buông ra, Thảnh càng ôm chặt hơn rồi anh ấy úp mặt vào ngực tao thì thầm: " Lớn lên chúng mình làm vợ chồng nhé. Chắc làm vợ chồng thích lắm" . Tao gật. Thảnh bảo: " Thề đi" . Tao thề. Rồi anh ấy phải theo bố đi làm ăn xa. Trước khi đi anh ấy hẹn: khi nào có nhiều tiền, sẽ về cưới Diêu.

      Tao chờ, chờ mãi. Rồi tao lớn. Bọn đàn ông trầm trồ: " Đẹp quá" . Thảnh vẫn không tin tức.

      Hết cấp ba, tao thèm vào đại học quá, chả lẽ cứ làm đậu suốt đời. Không ai cho con của một tên phản quốc chạy vào Nam đi học đại học cả. Tao không có gì ngoài sắc đẹp trời phú. Thế là tao đem đánh đổi để lấy một bản lý lịch trong sạch. Tao bán trinh tiết đời con gái để cứu cuộc đời đen bạc của mình. Thằng cha tổ chức dê già ấy đã có bốn con... Trời ơi, tao căm ghét bọn đàn ông. Tao trả thù tất cả bọn chúng... Không ai trong chúng biết rằng tao cũng có một trái tim.

      Tôi bịt tai lại.

      - Thôi mày im đi Diêu. Nhưng nó vẫn lạnh lùng kể:

      - Tao nhận những đồng tiền, những gói quà, những vật trang sức đắt tiền của họ để tao tự tôn tao làm bà chúa. Nhưng chẳng có ai trong tất cả bọn họ làm tao quên được Thảnh. Thế đấy, giờ thì Thảnh đã về. Tao không biết nên vui hay nên buồn nữa...

      Diêu úp mặt vào vai tôi. Những giọt nước mắt nóng ấm của nó ngấm vào da thịt tôi. Diêu ơi, cũng tại mày quá ghê sợ cảnh nghèo hèn nên mới ra nông nỗi này. Nhưng tôi có quyền gì mà kết án nó như vậy. Nếu như tôi cũng vào hoàn cảnh ấy...

      Sau đó ít lâu thì chúng tôi ra trường. Diêu được về dạy ở thị xã của nó (Không biết có ông tổ chức nào lo cho vụ này không).

      Tôi lấy anh chàng hiệp sĩ của tôi và chuyển về quê chồng dạy học. Tôi như được ru trong hạnh phúc, thứ hạnh phúc cần mẫn của những câu ca dao trong quyển sách tập đọc.

      Bỗng dưng tôi nhận được thư nó. " Tao đã lấy chồng. Hè này mày lên chơi nhé. Mẹ tao cứ nhắc suốt... "

      Tôi thu xếp lên thăm Diêu.

      Diêu ở riêng. Ngôi nhà khang trang nằm trong một vườn cây xanh mát. Tôi điên tiết:

      - Thảnh đâu? Tại sao không phải là Thảnh hở? Bây giờ thì không có gì biện hộ cho mày nữa, hiểu chưa Diêu.

      Diêu ngồi ỉu xìu trong xó ghế. Trông nó lại càng lộng lẫy hơn xưa.

      - Thì từ từ đã nào.

      - Nó đấu dịu.

      - Tao không chịu được mày nữa rồi. Thế mà gọi tao đến làm gì. Khoe hả? Sướng rồi, nhà giàu thế này

      - Tôi lia xéo khắp căn phòng, liếc mấy tấm ảnh cưới

      - Chồng trông cũng tốt mã, đẹp đôi đấy.

      - Thôi mà, tao xin mày Tâm ơi. Tao không thể lấy anh Thảnh được. Suốt thời gian anh ấy không tin là tao không còn trinh trắng... Nhưng khi anh ấy tha thứ cho tao thì chính tao lại không thể tha thứ cho mình. Tao không thể lấy anh Thảnh được vì đã có bao nhiêu thằng đàn ông dầy xéo lên tấm thân này.

      Thảnh là hình ảnh tao tôn thờ. Tao không thể làm ô uế hình ảnh ấy, không thể, mày hiểu không.

      - Bây giờ anh ấy ở đâu?

      - Sắp lấy vợ rồi, một cô bé mới lớn, xấu, nhưng biết điều. Anh ấy cần phải có con.

      - Chồng mày làm gì?

      - Lái xe.

      - Yêu mày chứ?

      - Làm gì có cái thứ xa xỉ ấy. Hắn thỏa thuận với tao: tôi mất tiền cưới cái thân thể ô uế của cô về vì cô đẹp quá, tôi trưng cho thiên hạ ghen tỵ. Bù lại cho tôi có quyền ăn nằm với bất cứ đứa con gái còn trinh nào mà tôi thích. Mẹ kiếp, hắn chửi - có phá nát hàng nghìn cái cũng không bù được một cái đã mất. Nhưng mà thôi. Có điều, cô phải đẻ cho tôi một đứa con. Đứa con của tôi với cô. Hiểu chưa? Tao đồng ý. Hắn không cho tao đi dạy nữa. Hắn bảo cái mặt tao mà dạy học gì, dạy đánh đĩ thì có. Lâu lâu hắn về hù dọa tao đủ thứ.

      Nó trật vú cho tôi xem. Tôi rú khẽ. Một đầu vú nát bấy.

      - Hắn mới đi hôm qua. Đêm hắn cắn xé tao thế đấy. Tao hứa không ngủ với thằng nào ngoài hắn. Tao phải đẻ một đứa con với chồng. Sau đó ra sao thì ra.

      Nó nhe nhởn cười, thiên thần của tôi! Con yêu tinh đáng thương của tôi!

      Một thời gian dài, tôi dốc lòng cho chồng con. Lâu lắm tôi không đi đâu được. Không phim ảnh. Không thăm bạn bè. Quanh quẩn với đám học trò nhếch nhác. Suýt nữa tôi phải lòng một tay lái lợn chỉ vì anh ta thì thầm vào tai tôi sau khi nhúng đôi tay dính đầy phân lợn vào cái chậu men trắng:

      - Cô bé xinh thế này, nuôi lợn lam lũ phí đi.

      " Cô bé" . " Xinh" . Lâu lắm không có ai thì thầm với tôi như vậy. Lâu lắm tôi không nghĩ đến mình. Lâu lắm tôi không được là tôi mà là vợ của chồng tôi. Không còn hình ảnh chàng hiệp sĩ hào hoa ngày nào. Tất cả là sự mưu cầu nhọc nhằn đến méo mó.

      Thỉnh thoảng được tin Diêu tôi càng buồn. Nó vẫn chưa có con, bị chồng đánh liên tục. Tôi nhớ lời Diêu phán xử tôi trước đây: mày sẽ là nạn nhân của chính sự tuyệt đối của mày. Tôi thu xếp định đi thăm Diêu, để tôi được là Tôi trong ít hôm thì nghe tin dữ. Diêu bị chồng đánh đến đọa thai đã chết. Nghe đâu cái thai không phải của chồng. Cũng không phải của những kẻ đỗ ô tô con san sát trước cửa nhà nó. Họ bảo đó là của một anh chàng nghèo kiết nào đó.

      Diêu ơi... ! Tôi vừa chạy vừa gào. Khu nghĩa địa đen thẳm, lạnh lẽo. Một mảnh khói hương vật vờ lịm trong gió. Tôi vuốt nước mắt. Bên mộ Diêu, người đàn ông gầy gò, hốc hác đang quỳ gục. Tôi tới gần, đứng lặng im rất lâu mà anh vẫn không ngẩng lên.

      Mãi sau, tôi lên tiếng:

      - Dẫu sao thì anh vẫn còn nguyên vẹn trong nó.

      Anh ngẩng lên nhìn tôi như không hiểu. Tôi nhắc lại:

      - Dẫu sao thì anh vẫn là một vị thánh đối với nó.

      Anh đờ đẫn xua tay. Bỗng dưng tôi yêu người đàn ông ấy kinh khủng.



Tác Giả:Võ Thị Xuân Hà

83

May 12, 2006

Người chuyên môn cười.



Vì người ta thường coi tôi là một người đứng đắn đàng hoàng nên khi có ai đó hỏi tôi rằng tôi làm nghề ngỗng gì thì tôi thật là lúng túng: tôi đỏ mặt lên và nói năng lắp bắp ngay. Tôi thấy như ghen với những người mà họ có thể trả lời thoải mái: tôi là thợ hồ. Tôi ghen tức với những người thợ hớt tóc, những anh chàng thư ký kế toán và những anh chàng viết văn vì câu trả lời của họ thật là đơn giản, chính cái nghề của họ đã tự nói lên là họ làm công việc gì rồi mà chẳng cần "dài dòng văn tự" để giải thích gì thêm, trong khi tôi thì bó buộc phải trả lời những câu hỏi trên rằng: "Tôi là một người chuyên môn cười." Khi thú nhận như thế rồi thì lập tức bao giờ tôi cũng phải trả lời thêm một câu hỏi thứ hai: "Thế bạn kiếm sống bằng cách đó à?". Tôi thành thật trả lời: "Đúng vậy!". Tôi hiện tại đúng là đang kiếm sống bằng tiếng cười của tôi đấy, mà kiếm chác ngon lành là đằng khác nữa, vì tiếng cười của tôi - nói theo giọng lưỡi kinh doanh - đang ăn khách trên thị trường.



Tôi là một chuyên viên cười, cười xuất sắc, lại kinh nghiệm đầy mình, chẳng có kẻ nào khác có thể cười giỏi như tôi được, chẳng có ai cười mà có thể đạt tới tột đỉnh nghệ thuật như tôi.

Có một thời gian dài, để tránh khỏi phải giải thích lòng thòng chán ngấy, tôi đã tự gọi tôi là một diễn viên, nhưng tài nghệ của tôi trong lãnh vực kịch câm và kịch nói thì lại xoàng xĩnh lắm khiến tôi cảm thấy gọi như thế không ổn, xa vời sự thật quá. Tôi yêu sự thật và sự thật là: tôi là một người chuyên môn cười.

Tôi chẳng phải là một chú hề, cũng chẳng phải là một diễn viên hài kịch. Tôi không làm cho bà con cô bác khoái chí, vui vẻ, tôi chỉ diễn tả sự vui nhộn thôi: tôi cười như hệt một vị hoàng đế La Mã, hay cười kiểu giống y như một chú học trò nhạy cảm, tôi cười thoải mái giống kiểu cười thế kỷ thứ 17 cũng như thế kỷ thứ 19, và đôi khi vì nhu cầu tôi có thể cười theo bất cứ kiểu cười của thế kỷ nào, bất cứ từng lớp xã hội nào, bất cứ loại tuổi tác nào: đó chỉ thuần là một sự khéo léo mà tôi đã thu thập được, tương tự như sự khéo tay sửa dày, dép vậy. Trong lồng ngực của tôi chất chứa tiếng cười của Mỹ Châu, của Phi Châu, tiếng cười của dân da trắng, da đỏ, da vàng và nếu được trả một khoản tiền tương xứng thì tôi sẽ cười vang vang lên theo đúng với lời yêu cầu đặt hàng của ông giám đốc.

Tôi đã trở nên quan trọng rồi. Tôi cười để thâu vào đĩa hát, tôi cười để thâu vào băng, và các ông giám đốc truyền hình đối xử với tôi một cách kính nể. Tôi cười một cách sâu thẳm, ôn hòa hay điên dại. Tôi cười như một ông tài xế lái xe điện hay như một gã phụ việc trong tiệm thực phẩm. Có tiếng cười kiểu bình minh, kiểu hoàng hôn và kiểu đêm tối. Nói tóm tắt lại: người ta cần cười ở bất cứ nơi nào, cười bất cứ kiểu nào, tôi sẽ làm chuyện đó.

Thật khó mà vạch ra cho mọi người thấy rằng một cái nghề như thế này thì chán mớ đời, nhất là đối với tôi đó lại là một nghề chuyên môn, tôi đã lên đến tột đỉnh của nghệ thuật gây tiếng cười. Điều này cũng khiến cho tôi trở thành cần thiết để giúp cho các diễn viên hài kịch hạng ba hay hạng tư khi các anh chàng này có lý do chánh đáng sợ rằng khán giả của họ không phá ra cười với những câu pha trò vào lúc chót của câu chuyện. Bởi thế tôi hầu như mỗi đêm phải đến các hộp đêm, các phòng trà ngồi làm cò mồi kín đáo, công việc của tôi là cười vang lên trong những đoạn yếu nhất của chương trình để mọi người nghe thấy mà cười theo. Cần phải "canh me" mà tính toán giờ giấc cẩn thận: tôi phải cười cho thật lớn, thật mạnh, không sớm quá nhưng cũng đừng trễ quá, phải cười đúng lúc, đúng thời điểm đã sắp xếp trước. Tôi phá ra cười, toàn thể các khán giả sẽ rú lên cùng cười theo tôi và như thế cái vụ pha trò, giễu dở của anh chàng diễn viên sẽ được cứu vãn. Nhưng riêng phần tôi, tôi mệt mỏi lê chân ra phòng để áo, mặc áo khoác vào và lòng cảm thấy vui sướng vì cuối cùng dầu gì thì mình cũng vừa hoàn thành xong nhiệm vụ.

Ở nhà, tôi thường nhận được những bức điện tín gửi cho tôi: "Khẩn cấp. Cần tiếng cười của anh. Ghi âm thứ ba" và một vài giờ sau là tôi đã chui vào ngồi trong một chuyến xe lửa tốc hành quá nóng nực để mà than vãn cho cái số phận của mình.

Tôi cũng cần phải nói thêm rằng những lúc ngoài giờ làm việc hay khi đang đi nghỉ hè thì tôi lại có khuynh hướng cười rất ít: những kẻ chăn bò chỉ vui khi họ quên bò của họ, người thợ nề chỉ vui khi quên đi vôi vữa, và các anh chàng thợ mộc thì thường thường lại có cái cửa ra vào hay những ô kéo bị kẹt, khó mở, những tay làm bánh mứt lại khoái đồ chua, những anh chàng hàng thịt lại ưa bánh hạnh nhân, và người làm bánh thì thích thịt nhồi hơn là bánh, những tay đấu bò thích nuôi chim bồ câu làm thú giải trí, những võ sĩ quyền Anh mặt tái đi khi thấy con cái mình bị chảy máu mũi. Tôi thấy tất cả đều là chuyện bình thường, vì chính tôi chẳng bao giờ cười lúc ngoài giờ làm việc. Tôi là một người nghiêm túc và mọi người coi tôi - có lẽ đúng vậy - là một gã bi quan.

Trong những năm đầu của cuộc sống hôn nhân bà vợ tôi thường nói với tôi: "Cười lên chứ!" nhưng rồi kể từ đó bà vợ tôi hiểu ra rằng tôi chẳng thể chiều ý bà ấy được. Tôi cảm thấy sung sướng khi tôi được thoải mái khỏi phải lên gân mặt, được thoải mái tinh thần. Thật vậy, ngay cả lúc người khác cười thì cái cười ấy cũng tác động đến đầu óc của tôi, vì nó gợi cho tôi nhớ đến nghề nghiệp của mình. Chính vì thế mà cuộc hôn nhân của chúng tôi hoàn toàn trầm lặng và an bình, bởi vì bà vợ tôi cũng quên mất cả cười rồi. Thỉnh thoảng tôi chợt bắt gặp vợ tôi mỉm cười và tôi cũng cười mỉm theo. Chúng tôi trò chuyện với nhau bằng một giọng nhỏ nhẹ, bởi vì tôi ghét cay ghét đắng cái tiếng động ồn ào của các hộp đêm, các phòng trà, ghét cái âm thanh đôi khi ầm ĩ vang rền lên khắp cả phòng thu thanh. Những người nào không biết rõ tôi lại nghĩ rằng tôi là kẻ suy tư, ít nói. Có lẽ tôi như vậy đó, bởi vì tôi đã phải há miệng ra để cười quá nhiều rồi.

Đời tôi trôi qua với những nét biểu lộ tình cảm trơ lạnh như vậy. Thỉnh thoảng tôi cũng có cười nhẹ nhàng chút đỉnh và tôi thường tự hỏi không biết mình đã từng biết cười bao giờ chưa nhỉ? Tôi nghĩ rằng không. Các anh chị em của tôi lại coi tôi như một đứa rất nghiêm trang.

Bởi thế tôi có thể cười đủ các kiểu khác nhau, nhưng chính tôi, tôi không có được một nụ cười nào cho riêng cá nhân mình.

2000