Anh chàng nọ tính hay nói khoác. Một hôm, một con chim ri bị thương bay qua nhà, rơi xuống. Anh ta bắt lấy, cắm mũi tên của mình vào rồi ném sang nhà cô gái bên cạnh. Cô này rất thích săn bắn. Nhặt được mũi tên, có con chim, cô ta rất phục anh chàng nọ bắn giỏi, rồi đem lòng yêu mến anh ta.
Sau đó hai người thành vợ chồng.
Năm ấy, có một con hổ dữ thường về làng bắt lợ, trâu, dê, có khi bắt cả người nữa. Làng liền cử anh chàng nọ đi săn cho bằng được. Anh ta rất lo, nhưng không biết làm thế nào, đành phải đi, muốn ra sao thì ra.
Vào đến rừng, anh ta tìm một cái hang thật kín trốn ở đây, sợ đến nỗi không dám ra người ỉa đái nữa, phải bậy bạ ngay trong hang.
Vợ ở nhà chờ không thấy chồng về, sợ có chuyện gì xảy ra, liền vác cung nỏ vào rừng. Gặp hổ chị ta bắn một phát, tên trúng chỗ phạm hổ chết ngay.
Rồi chị ta đi tìm chồng khặp mọi nơi. Cuối cùng thấy chồng trốn ở trong hang, xung quanh cứt đái bẩn thỉu. Chị ta kể chuyện bắn hổ, rồi hỏi chồng vì sao lại ở đây và phóng uế bừa bãi như thế. Anh chồng tỏ ý không bằng lòng, nói :
- Thôi mình làm hại tôi rồi. Hai ba ngày nay tôi chỉ chờ nó vào ăn cứt rồi bắt sống đem về nộp làng. Bây giờ mình bắn chết rồi, uổng công tôi quá !
Trang
Jun 28, 2006
Mẹ bắt hổ
Jun 27, 2006
Danh Từ Trừu Tượng
Cô giáo gọi một học sinh:
Danh từ trừu tượng là gì?
Học sinh lúng túng:
Thưa cô, em không biết ạ!
Cô giáo ngạc nhiên:
Cái gì? Em không biết à! Hôm trước cô đã dạy rồi cơ mà! Cô nhắc lại: Danh từ trừu tượng là tên gọi những vật mà em chỉ có thể nghĩ tới thôi, chứ không thể sờ mó được. Bây giờ, em hãy cho cô một ví dụ!
Học sinh nhanh nhảu:
Thưa cô! "Hàm cá mập" là danh từ trừu tượng ạ!
2812
Danh Từ Trừu Tượng
Cô giáo gọi một học sinh:
Danh từ trừu tượng là gì?
Học sinh lúng túng:
Thưa cô, em không biết ạ!
Cô giáo ngạc nhiên:
Cái gì? Em không biết à! Hôm trước cô đã dạy rồi cơ mà! Cô nhắc lại: Danh từ trừu tượng là tên gọi những vật mà em chỉ có thể nghĩ tới thôi, chứ không thể sờ mó được. Bây giờ, em hãy cho cô một ví dụ!
Học sinh nhanh nhảu:
Thưa cô! "Hàm cá mập" là danh từ trừu tượng ạ!
2812
Nước nào nghèo nhất
Tại một cuộc hội thảo để xét trợ cấp nghèo đói cho các nước nghèo trên thế giới họp tại Thái Lan, tất cả các nước được liệt vào danh sách các nước nghèo đều đem đến những hiện vật chứng minh nước mình nghèo nhất để được hưởng trợ cấp lớn nhất.
Khi cuộc hội thảo được tiến hành, các nước đều đưa ra những nhân chứng sống kể lại họ đã phải sống như thế nào trong cái đói khổ, rồi gia đình họ chết đói gần hết, thậm trí có nước còn quay cả một cuốn phim dài để ban tổ chức xem xét, các vị trong ban tổ chức đã không ít người tỏ ra xót xa khi xem những đoạn phim như vậy. Khi đến lượt nước Việt Nam nên trình bày thì thật đơn giản, Việt Nam đưa nên một người gầy trơ xương, có mặc áo mà không mặc quần. Người thuyết trình chỉ vào mông người đó và nói " mọi người hãy nhìn xem! đất nước chúng tôi không có cái gì để ăn nên người này đã bị nhện chăng màng sung quanh hậu môn rồi!". Sau khi ban tổ chức xem thực tế thì quả đúng như vậy và tất nhiên Việt Nam dành được giải nhất năm đó.
1217Jun 26, 2006
Nhờ vả các chuyên gia ôtô
Một trọc phú bước vào salon ôtô, vênh váo nói:
- Hãy chọn cho tôi một chiếc BMW thật đặc biệt, không phải màu xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen hoặc trắng...
- Đồng ý, chúng tôi sẽ đặt cho ông chiếc xe đó, ông quay lại sau nhé!
- Nói chính xác là hôm nào đi!
- Hôm nào cũng được, trừ các ngày thường, ngày lễ và chủ nhật.
Tại trạm sửa chữa ôtô, chủ xe hỏi chuyên gia:
- Phải làm gì với chiếc xe này bây giờ?
- Thay phần giữa.
- Giữa là đoạn nào hả ông?
- Tháo cản trước và sau ra, rồi đặt một chiếc xe mới vào khoảng giữa chúng, siết chặt lại là xong!
Hai cô bạn gái nói chuyện với nhau:
- Cậu lại có xe mới ư? Lấy chồng giàu sướng thật!
- Bình thường thôi, hôm đó đang mua sắm ở trung tâm thành phố, chợt mình bị đau bụng phải vào nhờ nhà vệ sinh của cửa hàng bán xe Mercedes, cậu biết đấy, nếu không mua gì kể cũng ngại!
1780
Buồn quá
Trong quán rượu, anh thanh niên gặp một người bạn đang uống một mình:
- Trông anh buồn quá! Có chuyện gì thế?
- Mẹ tôi mất vào tháng sáu để lại cho tôi 3.000 đô la.
- Xin chia buồn cùng anh!
- Thế rồi vào tháng bảy, bố tôi lại chết và để lại 7.000 đô la.
- Trời đất! Chỉ trong có 2 tháng mà anh mất đi những người thân yêu nhất. Tôi hiểu vì sao anh lại buồn tới mức này.
- Chưa hết đâu anh ạ! Tháng tám vừa rồi, dì tôi lại chết và để lại cho tôi 10.000 đô la.
- Anh thật là người bất hạnh.
- Nhưng buồn hơn nữa là tháng này chả có ai chết cả.912
Jun 25, 2006
Kinh nghiệm bán hàng
Một bà to béo vào cửa hàng quần áo:
- Tôi muốn mua vài cái áo sơ mi cho chồng tôi.
- Ông nhà mặc áo cỡ bao nhiêu thưa bà?
- Ồ, tôi cũng chẳng để ý nữa...
- Chắc ông nhà cao khoảng 1,5 m? Bà hãy chọn cỡ số 36, 37 gì đó.
- Đúng đấy, anh biết ông ấy ư?
- Có gì đâu, kinh nghiệm thôi. Những ông được vợ mua áo quần cho thường nhỏ người.
2066
Bọn em xin chịu "nếm mùi" vậy
Xe buýt của một đoàn nghệ thuật bị một tên cướp chặn lại, thấy xe chở toàn các thiếu nữ trẻ đẹp, hắn huơ dao quát to:
- Bỏ hết tiền bạc và đồ trang sức ra! Đứa nào giấu giếm hoặc chống cự tao sẽ cho nếm mùi hiếp dâm tàn bạo! Im lặng bao trùm, một cô dáng vẻ chức sắc trong đoàn tiến đến trao cho tên cướp tờ danh sách các cô gái trên xe và nói:
- Thưa anh, bọn em chả tiếc gì đâu, nhưng đồ trang sức và tiền bạc lại không có. Nếu anh định bắt bọn em "nếm mùi" gì đó thì hãy gọi tên chúng em lần lượt theo danh sách này.
1766
Jun 24, 2006
Có nuôi được không
Một anh, vợ có thai bảy tháng, đẻ đứa con trai. Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi. Anh ta hỏi một người bạn, người bạn an ủi:
- Không can gì mà ngại. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non, trước hai tháng đấy!
Anh kia hỏi lại:
- Thế à? Rồi có nuôi được không, anh?
2584Jun 21, 2006
Chàng Trai Thật Thà
Ngày đầu tiên vào làm ở cửa hiệu, chàng nhân viên trẻ được chủ giảng:
Anh đừng có quên
Chủ nói
Khách hàng bao giờ cũng đúng.
Chẳng bao lâu chủ nhận xét thấy khách hàng vào cửa hiệu ông lập tức ra ngay, không mua thứ gì hết.
Có trục trặc gì vậy?
Ông hỏi chàng nhân viên
Tại sao họ không mua?
Ồ!
Chàng trai thật thà
Họ đều bảo giá ở đây quá cao và tôi bảo rằng họ đúng.
2778
Tưởng là ma
Người khách ngồi ghế sau taxi vỗ vai tài xế định hỏi vài câu, nhưng hành động này làm anh tài xế giật mình, suýt đâm xe lên vỉa hè. Hoàn hồn, anh tài nói với khách:
- Ông làm tôi sợ đứng tim.
- Xin lỗi, tôi không ngờ đã làm anh hoảng sợ đến như vậy.
- Thực ra cũng không phải lỗi của ông đâu, chỉ vì hôm nay là ngày đầu tiên tôi chuyển sang chạy taxi, 25 năm qua tôi chuyên lái xe chở quan tài.
2085
Jun 17, 2006
Bù trừ
Cảnh sát giao thông chặn một chiếc xe bé nhỏ, kiểm tra kỹ lưỡng từ bình cứu hoả đến hộp cứu thương, bảo hiểm đường bộ... mọi thứ đều không bắt bẻ vào đâu được.
- Thôi được, anh thật là một tài xế gương mẫu. Nào, ta làm 100 gr vodka nhân ngày lễ!
- Ồ không, để anh lại phạt tôi ư?
- Yên tâm uống đi, hôm nay là ngày lễ mà! Cụng ly xong, người đàn ông chui vào xe đi tiếp. Tay cảnh sát móc máy bộ đàm ra gọi:
- Alô! Số 3 gọi số 5... Xécgây à, Ivan đây, tớ còn nợ cậu 100 rúp phải không? Hãy lấy số tiền ấy từ chiếc Lada trắng sắp chạy qua nhé! Thằng cha lái xe vừa uống rượu 1708
Đứa con vật chất
Một sinh viên đến nhà thầy giáo dạy văn. Ông thầy đưa cho anh hai bài thơ do mình mới sáng tác và nói:
- Đây là đứa con tinh thần của tôi, anh đọc và cho ý kiến là thích đứa con nào?
Đúng lúc ấy, cô con gái của thầy từ trong phòng đi ra, anh sinh viên trông thấy liền nói:
- Thưa thầy, em chỉ thích đứa con vật chất của thầy thôi ạ.
931
Jun 15, 2006
Điên Thiệt
Hai người điên trễ xe lửa. Điên số 1 nói với bạn:
Mặc kệ, chúng ta đi bộ vậy.
Điên số 2 tán thành. Hai người đi theo đường sắt, nhảy từng cây đ
Thằng nào bắt mấy cây ngang này cao quá. Thiệt là thằng điên.
Điên số 2 chỉ đường sắt đáp:
Đúng vậy! Còn hai cây dọc này bắc quá thấp. Đúng là thằng điên thiệt.
2831
Điên Thiệt
Hai người điên trễ xe lửa. Điên số 1 nói với bạn:
Mặc kệ, chúng ta đi bộ vậy.
Điên số 2 tán thành. Hai người đi theo đường sắt, nhảy từng cây đ
Thằng nào bắt mấy cây ngang này cao quá. Thiệt là thằng điên.
Điên số 2 chỉ đường sắt đáp:
Đúng vậy! Còn hai cây dọc này bắc quá thấp. Đúng là thằng điên thiệt.
2831
Người thứ ba
Anh chồng vừa đi làm về nói chuyện với vợ:
- Mình ạ, ngoài đường lúc nãy có hai người đánh nhau dữ quá, may mà có người thứ ba ngăn lại, nếu không thì có thể dẫn đến án mạng.
- Người thứ ba ấy là ai? - Chị vợ hỏi.
- Một chàng trai trẻ!
- Tôi thấy vai trò người thứ ba lúc nào cũng quan trọng và cần thiết, ví dụ như người xử kiện, trọng tài bóng đá, nhân chứng trước toà...
- Dĩ nhiên! - Anh chồng đồng tình.
Chị vợ nheo mắt nhìn chồng:
- ồ, thế sao lúc tôi đi tìm người thứ ba thì anh lại cứ lồng cả lên?
Jun 14, 2006
Anh nghĩ tôi là ai?
Buổi sáng, cô vợ gọi điện đến cơ quan cho chồng:
- Xe máy của em không nổ được. Anh có thể về nhà và sửa cho em được không?
- Cô nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải thợ sửa xe máy. Một lúc sau, cô vợ lại gọi đến:
- Anh có thể về nhà được không? Đầu video nhà mình tự nhiên lại bị hỏng.
- Cô nghĩ tôi là ai? Tôi không phải là thợ chữa tivi, video. Đến buổi trưa, anh chồng lại nhận được cú điện thoại nữa của cô vợ phàn nàn về cái cửa bị kẹt không khoá được. Và lần này anh ta gào lên:
- Cô nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải là thợ mộc. Buổi tối, anh ta đi làm về. Cô vợ kể lại rằng đã nhờ ông hàng xóm chữa giúp tất cả. Anh chồng hỏi:
- Thế sau khi chữa xong ông ta có đòi công sá gì không?
- Ông ta đề nghị rằng hoặc là em nấu cho ông ấy một bữa ăn, hoặc là "chiều" ông ta một tí.
- Thế em đã nấu cho ông ấy ăn món gì?
- Anh chồng nhẹ nhàng hỏi. Lần này thì đến cô vợ tỏ ra giận dữ:
- Anh nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải là đầu bếp.2257
Jun 13, 2006
Vắng chủ nhà, gà... bật băng
Anh chồng đứng giữa nhà, mắt trợn ngược như Trương Phi, tay chống nạnh, miệng quát ầm ầm:
- Cô không bỏ thói bắt nạt chồng thì tôi đuổi về nhà ngoại ngay đấy, rõ chưa?
- Dạ!
- Ngay từ tối nay tôi sẽ thường xuyên đi nhậu với bạn bè, khi tôi về nhà say khướt thì cũng không được cằn nhằn...
- Dạ!
- Còn phải giúp tôi cởi áo, xoa dầu và an ủi tôi rằng cần phải rèn luyện, phải uống nhiều hơn nữa cho bằng anh bằng em.
- Dạ!
- Riêng tiền lương, tôi thích đưa bao nhiêu thì đưa, không đưa cũng phải mỉm cười duyên dáng.
- Dạ!
- Nếu có cô nào gọi điện mà không có tôi ở nhà thì phải trả lời dịu dàng, và nhẹ nhàng thông báo ngay khi tôi vừa về nhà.
- Dạ!
- Còn việc nhà thì tự cô phải...
- (Tiếng gào từ ngoài sân) Anh ở nhà làm cái quái gì mà để quần áo đang phơi bay hết xuống đất thế này? Được ngày chủ nhật lại nằm ườn ra đấy phải không?
Anh chồng hoảng hốt tắt đài, tháo cái băng cát-sét ghi toàn tiếng “dạ” của vợ ra rồi lập cập nhét ngay vào gầm ghế, miệng lẩm bẩm: “Sao sư tử về sớm thế?”.
1305
Bước Chân Trên Nẻo Nhớ
Sáng em đi và chiều ấy em về. Tôi biết vậy nhưng không muốn nhớ thật rõ ràng, chính xác là lúc nào. Hình như đó là quy luật! Quy luật của những hạt sương xoay vần trên lá, sáng đi tối lại về, quá bình thường và đơn giản đến nỗi người ta chẳng cần để ý đến. Và cũng đơn giản đến nỗi tôi và em chẳng còn có nhau.
Em nhìn tôi trách móc: “Tại sao...? Tại sao...?”. Tôi lặng im với đôi mắt hoài nghi “Em có hiểu mình không?”. Câu hỏi cứ chập chùng như sóng biển vỗ bờ đá, cứng ngắc và vụn vỡ. Khi nguời ta đã có thể làm được một điều gì thì những lần sau, nó không còn thú vị như trước mà trở nên dễ dãi và tầm thường. Biết thế nên với những chuyến đi của em, mãi mãi tôi vẫn muốn đó là lần đầu tiên. Vậy thôi! Nhưng từ mắt em, tôi đã nhận ra chuyến ra đi của chính mình hàng trăm ngàn lần. Hai từ “Vì sao?” trong mắt em nhìn tôi thách thức, nóng bỏng. Thế là ta tiễn nhau...
Chiều lang thang qua phố. Nắng nhẹ nhàng như thưở còn nhau. Có ai đó phía sau chợt gọi tên tôi, bằng cái tên mà tôi không còn muốn nhớ bởi cùng với nó một lô lốc những kỷ niệm đang xếp hàng đợi gọi, lê thê, miên man như chuyện cổ, trầm buồn như phế tích ở góc thành rêu phong. Một nụ cười lướt qua, cái vẫy tay đùa gọi đến đau lòng “Hạnh phúc lang thang hả?” – “Ừ!”, thì ừ chớ biết làm sao. Một thốt gọi vô cảm và gọn gàng như quả bàng rơi trên thảm cỏ, của trái tim đang tìm kiếm bình yên. Tôi cứ đi trên phố, nhặt góp những nụ cười vì biết đâu đó sẽ là điều kỳ diệu cho bàn chân rong ruổi... “Tại sao nói gì anh cũng cười vậy?”. Ðôi mắt em ẩm ướt nhìn tôi. “Nụ cười đáng tội thế sao?”... Ồ, nhưng đó là chuyện của ngày xưa, ngày ấy... “Nhã Ca! Nhã Ca!”. Tôi thầm nhẩm cái danh từ quen thuộc mà nghe xa lạ đến dường nào. Nó cứ là lạ trên môi tôi. Giá như ngày ấy tôi cứ học thuộc lòng đi thi thì chắc có lẽ bây giờ chẳng để quên nhau.
Một cơn gió đi qua, triệu triệu chiếc lá phượng bé tí rơi vung vãi. Vậy là mua thu, có nghĩa rằng một người lại sắp ra đi. Tôi nhìn trời huyền hoặc: “Nhanh vậy ư?”. “Hình như tất cả là một câu chuyện buồn”. Nghĩ vậy nhưng tôi lại không thể chấp nhận được đoạn kết. “Hết” cái từ nghe khô khốc và đơn điệu vô cùng. Tại sao luôn phải là cái chấm hết cho một cái gì đó? Cho đến một lần, tôi hỏi em: “Vì sao em buồn?”. Em lại nhìn cái nhìn ẩm ướt. Và đó là đoạn kết. Em viết: “Anh không còn như xưa nữa. Ngày ấy anh thông minh là vậy, anh có thể đoán được mình thích gì, nghĩ gì, còn bây giờ anh luôn muốn hỏi vì sao...”. Tôi cắc cớ: “Thời gian nghiệt ngã đến vậy sao?” Rồi lại cười với mình, buồn chẳng biết để đâu.
Thế là ta tiễn nhau...
Rong rêu trôi qua cầu. Chiều nay Huế nứt làm hai. Một bên có cổ thành suy tư, bên kia có núi Ngự xanh thẳm ngạo nghễ. Tôi không muốn chọn lựa nữa vì chọn lựa bao giờ cũng làm mình tính toán. Tôi muốn làm dòng sông để nối lại hai bờ cảm giác ấy và cũng để xóa đi dấu chân cô độc đáng ngờ, không bình yên mà cũng chưa bao giờ ầm ỉ.
Có một điều gì vừa bị đánh rơi chơi vơi xuống dòng sông, thật khẽ... Em có nghe thấy gì không, hở Nhã Ca?...
Áo trắng đã xa rồi không kịp giữ
Mà Huế cứ vào thu cứ tựu trường
Gió vẫn thổi bạt ngàn qua phố
Như đón bài thơ qua đò sông Hương...670
Giai nhân
Giai nhân
Sao đứng bên cửa sổ. Một bên là bức rèm xanh lá cây. Tóc Sao đổ xuống vai, buông thả. Cô đứng lặng phắc, hình như nín cả thở. Không phải là hít không gian một buổi chiều gió chuyển mùa mà nghe gió về tiếng lá cây cụng cựa, cái lá nào già thì chuẩn bị rơi. Phía đằng đông ngôi nhà, thỉnh thoảng có tiếng khóc nỉ non, câu được câu mất, giống như lời than vãn của một kẻ buồn ngủ, lên xuống như nước thuỷ triều. Mùi hương trầm đặc vón vén, đùn đ
ùn từ trong nhà ra để lấp đi mùi tử khí. Người chết nằm đó đã ba ngày. Để đợi những người thân về mang trả lại cho đất.
Phía đằng tây, khói cũng bốc mù mịt. Lại là khói, nhưng không phải là khói hương mà là khói nướng chả. Đời người, hình như ai cũng có một cái thú riêng. Thú kiếm tiền. Thú tiêu tiền. Thú ăn ngon. Thú mặc đẹp. Thú nói xấu sau lưng người khác. Thú thọc gậy bánh xe… Hàng xóm của Sao là gia đình sáu người, hai vợ chồng và bốn đứa con có cái thú ăn thịt chả nướng. Sáng ra, mỗi người một ngả toé đi tìm kế sinh nhai. Những đứa trẻ đi học. Tối về, quần tụ quanh mâm cơm chung thân chả nướng. Nhiều khi khói cuốn lên trời đến mù mịt cả phố. Ngày nào họ cũng ăn bún chả nhưng dáng điệu sung sướng chờ mong như thể mới ăn lần đầu vậy. Một ít thịt dọi ế của chợ chiều, lại chợ ngày hè nên miếng thịt cứ xanh và mềm ướt đi. Họ tẩm ngũ vị hương, húng lìu và đủ mọi gia vị nên hương nó quyến rũ lắm. Ai biết đấy là
đâu. Bún chả là món ăn vừa bình dân, vừa quý tộc. Sáu người châu đầu vào cái mâm, một rổ rau sống, hôm thì rổ bún, hôm thì nồi cơm, ăn húp xì xoạp. Người vợ thường ngồi ở giữa, lúc gắp cho con trai miếng mỡ, con gái miếng dính tí nạc, chan cho chồng ít nước mắm. Hiếm khi thấy người vợ ăn thịt, chỉ chan nước mắm là lùa được mấy bát. Sao không hiểu cái gì làm họ có thể ăn ngon miệng đến thế?
Trước mắt, cách một khoảng sân là nhà của mấy anh em trai. Họ chuyển về đây được gần tháng. Nghe nói, năm anh em có một ngôi nhà to, cũ kĩ bao đời của ông bà cha mẹ để lại, ở mặt phố chính. Bố mẹ họ ở bên Pháp và đang làm thủ tục bảo lãnh cho các con cháu sang. Họ bán phéng đi, trích một ít tiền mua căn nhà này. Hà Nội bây giờ rồ lên phong trào xây khách sạn mini, văn phòng đại diện theo tiêu chuẩn quốc tế cho người nước ngoài thuê nên ngôi nhà bán được trăm cây, chia năm mỗi người giữ hai mươi cây. Trừ tiền mua chung căn nhà này, còn của từng người là mười mấy cây, chờ ngày có giấy đi Pháp. Họ dọn về đây, hôm trước hôm sau như lột xác. Mỗi người một cái xích bằng vàng một cây ở tay. Dây chuyền một cây ở cổ, đồng hồ nửa cây ở tay, kính của Mỹ và ngang lưng một bao đeo. Từ đầu đến chân là toàn đồ xịn! Quần quả bom, áo xiu Nhật và nước hoa thơm nồng nàn. Mỗi gia đình một hai chiếc xe máy bóng như gương, phóng bạt phố. Nghe nói, hôm họp chia tiền, họ chi mất một triệu để thuốc nước. Họ sắp rũ bỏ cái tên người Việt Nam, để trở thành người ngoại quốc.
Gió cuốn khói bay lởn vởn trong không gian. Dưới đường lá khô chạy lào xào. Sao thảng thốt nhận ra là ngày lại sắp qua đi. Mùi thịt nướng chả lâu nay như một thứ đồng hồ tự động. Nhiều nhà thấy khói lên là đi gọi con cái ở các ngõ ngách về tắm rửa. Có nhà
đi vo gạo thổi cơm. Có đôi vợ chồng già
đóng cửa đi dạo phố hóng gió chiều. Mùi nướng chả gợi cho dân xóm quanh quẩn một cảm giác là họ đang cùng nhau tống tiễn một ngày, nhãng đi một cái là qua tháng, lâu lâu hơn tí nữa hết một năm và chớp mắt vài cái hết một đời người.
Hai cái mùi: Thịt nướng và trầm hương đang quật nhau túi bụi để giành phần thắng. Cuối cùng, mùi thịt nướng đã thắng vì nó được sự hỗ trợ của người đàn bà sáu mươi tám cân thịt đang ra sức dùng hai cánh tay quạt túi bụi, cộng với mỡ thịt gặp phải lửa thì bén lắm.
Người đàn bà nằm trong cỗ áo quan nghi ngút khói hương kia năm nay bốn mươi hai tuổi. Bà có hai đứa con, lớn cả rồi. Cách đây sáu năm, bà bỏ chồng theo một chàng trai kém gần chục tuổi dọn về đây sống. Chồng cũ nuôi con. Ít sau, chồng cũ đi nước ngoài, hai đứa con phiêu dạt đến khi mẹ chết cũng không biết mà về. Thấy bảo, người đ
àn bà này uống rượu và hút thuốc nhiều, lại cuồng nhiệt nữa. Bà ấy đẹp lắm, mắt nhìn ai người ấy chỉ ngẩn ngơ, cái khoé miệng như dấu phẩy, duyên dáng cả khi đi ngủ. Lấy chồng mới được ba năm thì chàng trai đó ngoại tình với một con bé mười tám, người đ
àn bà
đau khổ, sinh bệnh rồi thành ung thư tuỵ và chết. Sao còn nhớ. Ngày về đây, bỗng Sao nhìn thấy người đ
àn bà
đó. Bà ta đang khoẻ mạnh, tóc cặp cao, mặc bộ váy đen, hai cánh tay hở ra trắng nõn đứng tưới những chậu hoa. Sao ngơ ngẩn như thể ngắm một bức tranh nghệ thuật.
Sao như hoá đá. Thỉnh thoảng có gió lộng cuốn tung rèm cửa đập nhẹ vào người Sao, cô rùng mình. Những cơn gió quí hiếm trong một mùa hè. Xa xa, sau màng mây ghi sẫm, trăng đầu tháng nhạt thếch như có như không.
Hết rồi. Tất cả thế là hết. Cách đây mười lăm phút, Sao đã đập tan chiếc máy điện thoại. Ba ngày trước, bỗng nhiên Sao thấy hụt hẫng một cách vô cớ, lòng dạ hoang vắng, nhạt thếch. Mùi bún chả nướng từ hàng xóm bay sang nhắc cho Sao thấy đã qua một ngày. Sao mới chợt nhận ra ngày hôm nay cái điện thoại im phăng phắt như thể bị đứt dây hoặc là không tồn tại trong ngôi nhà này. Mới hôm qua, và dài đằng đẵng những năm trước đó, nó liên tục kêu réo như một con dê bị đói triền miên. Bảy giờ sáng, đã reng reng, mười hai giờ đêm cũng còn reng reng. “A lô, em đấy à, anh đón em đi ăn sáng nhé”. “A lô, Sao ơi, cái lão Thanh cơ quan tao cứ dứt khoát bắt tao đón mày đến dự sinh nhật lão tối nay. Mày vì tao mà
đến nhé, tao đang nhờ lão một việc”. “A lô, trưa nay em đi ăn cơm với tôi nhé, tôi cần em”. “A lô, chiều nay lên hồ Tây bơi thuyền được không cô bạn nhỏ?”. “A lô… chúc em bé của anh ngủ ngon”. “Em là của anh hồi nào vậy?”. “Bây giờ thì chưa nhưng sắp”. Cười. A lô, A lô, A lô. “Vào mùa sen rồi, hoa thì chưa có nhiều, mới chỉ có những ống nụ đen đen thôi nhưng chiều nay anh sẽ lên Phủ Tây Hồ mua cho em một bó nhé, thơm tuyệt vời”… A lô…
Thế rồi. Bỗng dưng. Im bặt. Sao đến bên cái gương và nhìn thấy hình mình trong đó. Mí mắt sụp sụp, dưới mắt mòng mọng sưng, hai vành môi đã bắt đầu đen và lỗ chân lông trên mặt to ra như những đầu tăm. Bên ngoài khung cửa, gió đưa mùi nướng chả bay quấn quýt. Sao thì thầm: một hai ba… nếu đến ngày kia mà không có ai gọi cho mình, có nghĩa là mình không còn tồn tại nữa. Mình sẽ đập tan nó ra. Một tia hy vọng hé lên. Hay là điện thoại hỏng? Sao nhấc vội lên, cầu mong nó im thin thít để chứng tỏ tại máy chứ không phải tại người. Trong máy, tiếng tút dài, rành mạch chứng tỏ sự hiện diện vừa rõ ràng vừa trung thành của cái điện thoại có ở đấy bao nhiêu đời rồi. Sao quay số. “Nhà Hàn đấy phải không?”. “Hàn đi vắng rồi, nhắn gì không?”. “Không ạ. Cảm ơn. Xin chào”. “Không dám”. Lại tút dài.
Ngày thứ hai. Sao quanh quẩn trong bốn bức tường và dọn dẹp lặt vặt. Cơ quan đi nghỉ mát bốn ngày ở Bãi Cháy, chỉ mình Sao ở nhà. Nghỉ mát ư? Đi với ai khi người nào Sao mời cũng có những lý do rất chính đáng để mà từ chối dưới một bộ mặt tiếc thương vì không đi với Sao được chuyến này. Biển thì lúc nào cũng thế, chỉ đẹp và tình khi có tri âm. Chẳng lẽ một người đàn bà ba mươi tám tuổi, xinh đẹp chưa chồng lại đi biển một mình bằng cái xác rỗng tuếch, còn tinh thần thì ở lại nhà rối như một mớ bòng bong. Cuộc tình đầu tiên năm lớp mười một, chàng trai đưa Sao đến sinh nhật một người bạn. Sau khi nhẩy cùng Sao một bài, chàng trai mời luôn cô bạn xấu nhất trong đám đang nép vào một góc vì tủi thân ra đi một bài xì lô. Sao dỗi, chàng bảo: “Anh yêu em nhưng anh thương cô ấy lắm. Người ta bị mặc cảm là người thừa nên anh an ủi cô ấy, họ đồng loại với mình, mắc mớ gì mình xa lánh”. Sao không nghe, họ cãi nhau và chia tay vì Sao hiếu thắng.
Bốn tháng sau. Lại một cuộc tình khác. Sao lao vào với quyết tâm: trả thù chàng trai đầu tiên cho biết mặt. Yêu đương, hồi hộp, dạo chơi, mút kem và nhấm ô mai. Cãi nhau. Làm lành. Cãi nhau. Bỏ nhau.
Sau mỗi lần chia tay với người yêu. Sao lại một lần ngẩng cao đầu thách đố. Năm năm đại học Vật lý qua đi, cô chỉ luôn nhìn thẳng không chớp mắt. Rồi lại yêu, lại hồi hộp, lại giận hờn. Cuộc tình nào mà chả có bắt đầu và kết thúc như nhau. Cứ tưởng là vĩnh viễn, là duy nhất nhưng cuối cùng, phù phiếm cả. Người đàn ông đó, một đ
êm đông lạnh buốt đ
èo Sao về, anh sung sướng hạt bạt tiếng gió: “Giai nhân ơi, xin em chớ buồn, người yêu em đẹp lắm, người yêu em tuyệt lắm”… Sao cấu vào sườn anh: “Không làm giai nhân đâu. Đời giai nhân bạc lắm. Ứ thích giai nhân”… Anh cười, dừng xe quay lại hôn lên tóc Sao: “Thôi vậy, không làm giai nhân thì thôi, làm vợ, vợ anh được không?”
Rồi cũng qua đi. Yêu đương. Giận hờn. Tự ái. Tự trọng của tuổi trẻ là sự hiếu thắng. Sao thề: “Em sẽ ở vậy suốt đời, chỉ lấy chồng khi nào anh lấy vợ mà thôi”. Chàng trai van vỉ: “Tha lỗi cho anh, anh phải đèo mẹ về quê nên sai hẹn em. Lúc về, chị nhờ mua hộ mấy bao xi măng, chẳng nhẽ anh mình đi vắng, có mình chị dâu lại không giúp. Tội nghiệp chị ấy". Sao lừ mắt: “Thế còn ai tội nghiệp tôi?”. “Anh giúp đỡ những người trong gia đình, mai kia đấy là mẹ, là chị em chứ có phải vớ vẩn ngoài đường đâu?”. Sao dửng dưng: “Ừ thì tôi đi đường tôi, để anh còn về cùng mẹ và chị dâu suốt đời”. Họ không gặp nhau nữa vì ai cũng thừa lòng tự trọng, thiếu tính vị tha.
Đừng một cái, hai mươi ngày sau, Sao hiện ra ở nhà chàng trai: “Em có con rồi, vừa đi thử ếch về”. Chàng trai đang cầm cái xẻng trộn vữa cho nhà ông anh, thả rơi xuống đất, vồ lấy Sao: “Thật không? Chắc không? Thế thì anh bàn với bố mẹ xin cưới em ngay. Trời đất ơi, tuyệt quá, thế là anh có quyền vênh với mấy thằng bạn thổ tả rồi, bọn nó cứ bảo mặt anh không có râu là anh không có con. Thế mà anh cứ tưởng là mất em mãi mãi, cô bé ngang ngạnh của anh. Bây giờ thì anh được cả trâu lẫn nghé”.
Sao lặng người, nói nhỏ: “Tôi không muốn giết tuổi trẻ của mình bằng con đường tự biến mình thành con ở. Tôi còn quá trẻ để ngồi ôm con cửa sổ ngóng chồng đi làm về mỗi sáng, mỗi chiều. Tôi còn phải học, phải phấn đấu để có một cái tên trong cuộc đời này thành bà nọ bà kia mới khó, chứ thành vú em khó gì. Mai, anh xin giấy chứng nhận cơ quan anh, khai tên chị tôi trong hộ tịch của tôi, tôi sẽ đi phá”.
Tất cả vỡ vụn trước mắt chàng trai. Nước mắt chàng ứa ra, môi run rẩy: “Sao ơi, chẳng nhẽ em không hiểu anh yêu em đến thế nào sao? chẳng lẽ vì những chuyện cỏn con mà em nỡ giết đứa con của chúng mình sao? Anh sẽ nuôi con, sẽ làm hết, miễn là em đẻ nó ra thôi, chỉ cần em đẻ thôi. Anh là con một, bố mẹ anh mong có ngày được bế cháu nội lắm, em sẽ đem hạnh phúc đến cho anh và mọi người. Anh xin em. Chẳng lẽ cái mặt anh khốn nạn lắm hay sao mà em thù anh lâu thế, yêu thì phải biết tha thứ chứ?”
Sao ngoảnh đi cười nhạt: “Con ư, con là cái gì? Nó đem lại cho đời tôi cái gì ngoài sự sồ sề, nhếch nhác và ngu si? Con à, con để làm gì khi trước mắt tôi là bao nhiêu con đường. Lấy anh, rồi cứ một năm tôi sản xuất cho anh một đứa vì dòng họ anh vắng người, lại đẻ như gà ấy à? Mai tôi dứt khoát phá, đã biếu quà bác sĩ rồi, nhớ khai tên chị gái tôi chớ dùng tên tôi đấy”.
Sau đó, họ không bao giờ gặp nhau nữa. Chàng trai, sau khi chăm sóc Sao chu đáo như một người chồng đích thực đã ra đi để lại cho cô một số tiền bồi dưỡng và gọi cô là ác phụ.
Ngày tháng qua đi, Sao vẫn sáng lấp lánh giữa những người xung quanh. Cô ra ở riêng vì thích tự do. Giờ người ta ăn thì cô ngủ, giờ người ta ngủ thì cô chơi, người ta nghỉ ngơi thì cô làm việc. Căn nhà nhỏ bé không có gường, chỉ có một cái đệm, một chiếc tủ ngăn dưới đựng quần áo, ngăn trên bày những chai rượu Tây, và một bát hương quanh năm nghi ngút khói. Một cái điện thoại đổ chuông suốt ngày đến toát mồ hôi.
Ngày thứ hai trôi qua. Im lặng. Mùi thịt nướng đến giờ lượn qua khung cửa, ban đầu thì lãng đãng, sau đậm dần lên. Hôm nay chắc dư dật tiền nên mua thịt nạc, khói đặc và khét khô chứ không nồng nàn ngào ngạt như hôm trước. Sao giật mình vì biết lại một ngày qua đi đến nơi rồi. Sao không ai đến, cũng không ai gọi điện như thể một cơn lốc đã cuốn đi hết và thả họ xuống một vùng khác? Thỉnh thoảng, ký ức lại dội về bởi người đàn ông không râu nhưng lại rất dễ có con, đứa con không thành duy nhất của Sao ngày đó. Thật là ngu xuẩn khi thách đố đ
àn ông. Việc gì phải tinh tướng với họ cơ chứ? Bây giờ thì Sao hiểu là mọi sự không như Sao nghĩ và mong muốn. Sao tưởng người ta sẽ đau đớn dằn vặt suốt cuộc đời, sẽ chỉ có bóng hình cô trong tim… Nhưng không, hơn một năm sau, anh ta lấy vợ, loáng cái đã thấy một tay dắt, một tay bế những đứa trẻ con, vì anh ta là người thích có nhiều con. Còn Sao chợt sững người và hiểu rằng, mình yêu người ta hơn người ta yêu mình. Đời người đ
àn bà thường ngắn hơn đời người đ
àn ông mặc dù tuổi thọ thì lại nhiều hơn. Đó là một nghịch lý. Đàn ông sáu mươi tuổi còn có tình yêu, đ
àn bà thì hiếm hoi lắm. Mẹ bảo, ngày Sao dọn ra ở riêng: “Mỗi một người con gái là một bông hoa. Trong rừng hoa, có bông đẹp bông xấu. Bông nở sớm. Bông nở muộn. Điều đó không quan trọng bằng loại hoa gì để lại trái cho đời”. Sao cười, mẹ ơi, bây giờ có phải là thời mẹ đâu mà mẹ ví von như thế.
Ngày thứ ba. Có là rồ mới đi thách đố thời gian. Cái điện thoại vẫn im thin thít như dỗi hờn. Cánh cửa không tiếng gõ. Những bậc cầu thang gỗ không tiếng chân người. Hay là họ bận? Nhà ông Y. Số điện thoại đầu 3… “A lô, anh làm ơn cho tôi hỏi, anh Y có nhà không ạ”. “Anh ấy đi rồi, đêm hôm qua anh ấy về khuya lắm chị ạ, sáng sớm đã thấy dắt xe đi, chị nhắn gì không?”. “Không, tôi không nhắn gì cả.”… “A lô, anh làm ơn cho tôi hỏi anh V có ở phòng hôm nay không ạ?”. “Cô ở đâu đấy, cả phòng ấy đi nghỉ mát từ hôm qua rồi”. “Họ nghỉ ở đâu ạ?”. “Bãi Cháy”… Trời ơi, nghỉ đúng ở Bãi Cháy, cái nơi mà mình từ chối không đi vì nghĩ rằng người ấy ở nhà… Hoá ra là mình ở nhà còn người ấy đi, cũng như cái kẻ mà mình tưởng nó sẽ phải thương nhớ mình suốt đời thì nó lại lấy vợ và
đẻ một lũ con, còn mình thì vẫn chờ để trả thù. “A lô… Hải đấy à?”. “Không, thằng Hải nó đi vắng rồi, em là ai đấy có cần gửi cho nó mấy cái “hòm” không, anh chuyển hộ”. “Không, không gửi gì cả, cám ơn anh…”.
Loang trong không khí mùi chả nướng. Sắp qua ngày thứ ba. Thỉnh thoảng, mùi khói hương thừa cơ lẻn vào giữa đám hơi thịt nướng, thơm đến tội nghiệp. Nó giống như một đoàn lực điền to béo hùng hổ đi cuốc đất. Thỉnh thoảng có một chú thư sinh chui vào luồn lách rồi chạy thoát thân. Thôi, thử một lần cuối cùng. Sao quay số 17. Tít. “Kính chào quý vị. Hôm nay, ngày 26 tháng tám năm một nghìn chín trăm chín mươi ba. Tít. Bây giờ là mười tám giờ ba phút mười bẩy giây”.
Choảng. Dây đứt và cái điện thoại văng ra, vỡ một góc.
Sao đến bên cửa sổ. Ngôi nhà của mấy anh em trai đang có tiếng chửi nhau. Tiếng đồ đạc vỡ. Tiếng la hét và tiếng trẻ con thét lên. Những tiếng chửi tục tữu và bẩn thỉu văng toé loe. Sao nghe người ta kể là ông bố bà mẹ của năm cậu con trai đó bỗng dưng nhớ quê hương da diết. Họ bảo, có tiền về quê mình vẫn sướng hơn. Họ lại già rồi, ăn là mấy, ngủ là mấy đâu mà cần ở những bên Pháp. Ở đó, không bạn bè lối xóm thân quen, không thích những phong tục tập quán xa lạ, cái gì cũng đắt đỏ tốn kém trong khi cũng cái tiền đó ở quê nhà sống như đế vương. Cóc chết ba năm quay đầu về núi. Họ gửi thư và đánh điện về báo các con ra đón bố mẹ ở sân bay thay vào việc các con phải vất vả chu du xứ người. Tiếng thì không biết, nghề nghiệp cũng không. Ăn làm sao nói làm sao giữa một cộng đồng khác? Thế là sau một thời gian ngắn, một trăm cây vàng tiêu gần hết vào các loại đồ xịn, từ cái máy đánh lửa đến chiếc khăn mùi xoa, dôi giầy dưới chân lẫn cái kẹp tóc. Các cháu thì nghỉ học trường ta, chuẩn bị sang nhập trường Tây. Năm bà dâu như năm bà hoàng, năm ông con trai như năm giám đốc văn phòng đại diện của các hãng kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam, bỗng chợt thấy chật chội, bức bối trong căn phòng ba mươi bốn mét vuông, chứa mười tám người, và chuẩn bị đón thêm hai ông bà già nữa về, thành hai mươi.
Có tiếng đấm cửa. Sao sững người, ngoảnh phắt ra nghe ngóng xem có thực ai gõ cửa nhà mình không. Lại tiếng đấm, lần này mạnh hơn. Ai nhỉ? Ai đến với tôi lúc này nhỉ? Tiếng gõ lạ quá, hình như chưa có bao giờ. Trời ơi, Sao run rẩy. Tôi thề, tôi thề sẽ yêu người gõ cửa này. Và sẽ lấy người đó làm chồng, bằng mọi cách. Tôi cô đơn quá rồi. Tôi chẳng cần gì nữa ngoài việc phải có ngay một gia đình. Tim Sao rung loạn xạ trong ngực như muốn bắn tung ra ngoài. Mình sẽ ôm người ấy, sẽ giữ người ấy cho mình. Mình sẽ không để tuột đi nữa, dù là ai. Cửa mở. Sao giật mình lùi trở lại, người như vỡ ra. Một người đàn ông gầy nhách bẩn thỉu, trong bộ quần áo caki từ những năm bảy, tám mươi vá víu chằng chịt đang gắng gượng đỡ cái đầu quá cỡ, đôi mắt sùi ngầu, đôi môi nhệch nhạt đầy vẻ quái đản nhìn Sao. Ông ta chìa một bàn tay to bè, ngắn chủn đầy bùn đất tanh lòm về phía Sao: "Thanh toán tiền". Sao tức giận, máu trong người cô sôi lên, cô cũng không hiểu sao bổng nhiên cô giận thế: “Tiền gì?”. “Tiền thông cống và chọc hố xí bị tắc, cô quên à? Tôi đã phải dí mặt vào chỗ đó bốn tiếng. Ai đã tọng cả một cái quần bò và nắm rẻ rách”. “Bao nhiêu”. Người Sao bỗng chùng xuống như thể sắp đứt hơi. “Ba chục nghìn, không đắt đâu, nếu đi chỗ khác, còn được hơn”. “Tiền đây, không thiếu đâu, chỉ có thừa thôi. Và ông đi đi”. Nước mắt tràn ra đầy mặt Sao. Cô sập cửa lại. Người đ
àn ông làu bàu câu gì đó bằng một cái giọng rãi rớt và cắm cúi đếm tiền. Ông xếp nó thành từng chục, vuốt ngay ngắn phẳng phiu đầy vẻ kính cẩn rồi bỏ vào túi áo. Cái mùi rượu rẻ tiền lẫn trong mùi cống rãnh tanh tưởi thối tha còn lẩn quẩn mãi ở cửa mà không bay đi, dù người đ
àn ông đã đi từ lâu.
Sao nằm vật xuống đệm, nức lên. Khốn nạn thế. Sao người mỗi ngày một đông như kiến thế mà tôi thì cô đơn thế này? Ai đến với tôi bây giờ. Chẳng lẽ, cuộc đời của tôi, một người đàn bà ba mươi tám tuổi cứ thế này sao? Cứ đợi một cái gì mà chính mình cũng không biết. Bên ngoài cánh cửa kia, có thể là thiên thần, có khi là quỷ dữ, cũng không biết nữa. Cái thời mà mình được chọn lựa qua rồi ư?
Lại có tiếng gõ cửa. Ban đầu gõ nhè nhẹ, lúc sau to dần lên như tiếng đấm. Một âm thanh mỏng mảnh yếu ớt cố làm ra sức mạnh. Những người đàn ông đến rồi đi khỏi nhà này không có tiếng gõ ấy. Lần này thì Sao cẩn thận hơn và ít ra sai lầm cũng mới xảy ra, đã lâu gì để kịp quên. Sao ngó qua khe cửa. Không một bóng người, nhưng tiếng gõ vẫn vang lên. Có nghĩa là ai đó đang trêu mình. Mà trêu được có nghĩa không phải loại móc cống. Chúa ơi, xin hãy ban phước cho đứa con khốn khổ của Người, hãy đem chàng đến cho con, con xin Người… Con sẽ đi ra đường cùng anh ấy. Sẽ tắm mình trong những cơn gió hiếm hoi của ngày hè, sẽ yêu anh ấy, chung thuỷ với anh ấy. Sẽ chỉ tha thứ, chỉ đắp xây hạnh phúc dù muộn màng, dù anh ấy sẽ có những tật xấu. Sẽ không giận hờn, không phá phách và ích kỷ nữa. Con thề. Con xin thề. Sao vùng đến bên góc đệm, vớ lấy thỏi son tô mạnh lên môi, hai tay xới lại mái tóc rối bù và thoa ít phấn hồng lên má và mở cửa.
Một con bé con. Con của nhà hàng xóm chung thân ăn chả nướng. Sao sững lại, người lạnh buốt. “Cô ơi, tổ mình cùng đi viếng đám ma bác X. Mẹ cháu bảo cháu sang mời cô đi cùng đoàn. Mỗi người góp năm nghìn phúng và năm trăm tiền hương, cả thảy là năm nghìn năm trăm đồng, cô xuống ngay nhé kẻo mọi người đợi”.
Sao gật, nước mắt lại tuôi rơi… Thế là hết, dù con đã cầu xin và sám hối.
Sao xuống đường. Cô cầm sáu nghìn trong tay. Mắt đỏ mọng nước. Ba bà cụ già, hai ông cụ và mấy người đàn bà
đang xếp hàng góp những đồng bạc lẻ, người tiền hai nghìn, người tiền năm trăm cũ kỹ và nhầu nát cho chung vào một cái phong bì. Nó cộm dầy lên. Có tiếng bà cụ già: “Tôi còn mỗi tờ mười nghìn định để dành hôm nào thằng cháu ngoại lên thì cho, nhưng thôi, đem cúng hết. Tội nghiệp người hồng nhan”. Sao nhìn cái phong bì lồng phồng đủ các loại giấy tiền. Đấy là cách duy nhất biểu hiện tình thương giữa những người chân đang dính vào mặt đất và cái người đang hồn kìa khỏi xác kia. Rồi cả đoàn kéo sang ngôi nhà cùng tổ đó để phúng viếng. Con bé đi bên Sao, nó thì thầm: “Thương bác ấy nhỉ cô nhỉ. Tại bác ấy cho con bác ấy đi nên không có ai nuôi đấy, mẹ cháu bảo thế. Còn cháu, cháu sẽ nuôi mẹ cháu, mẹ cháu sẽ không chết.”. “Ừ, cháu phải nuôi mẹ, mẹ vất vả vì cháu lắm”. Sao lại khóc. “Cô thương bác ấy nhỉ. Cháu cũng thương. Cháu không thấy sợ đâu, còn mẹ cháu thì sợ suốt đ
êm qua, hồi bác ấy còn sống, bác ấy hay cho mẹ cháu quần áo, hôm qua mẹ cháu tìm và mang trả lại rồi. À, cháu học giỏi, được thưởng tiền, cháu sẽ để dành mua áo cho mẹ”.
Cháu có hay được thưởng không?”. Sao hỏi. “Có ạ. Bốn anh em cháu ai cũng được thưởng mỗi khi học giỏi điểm cao, cháu được nhiều nhất vì cháu bé nhất. Bọn cháu đều tiết kiệm và bỏ lợn, thỉnh thoảng bổ lợn liên hoan cả nhà. Cháu chỉ thích mua cho mẹ một cái áo”.
Cả đoàn bước vào căn phòng. Chính giữa là bàn thờ, khói hương ngầu cuận lên. Một khuôn mặt thanh tú, trong veo nhìn những người vào viếng như thể không hiểu tại sao lại có chuyện đó. Mái tóc bồng bềnh hai vai, đôi môi gọn gọn cười. Tiếng khóc lại ồ lên, ảo não và mệt mỏi, vì họ không còn sức nữa. Họ rên rỉ nhiều hơn là khóc. Cả đoàn đứng mặc niệm và đi quanh quan tài. Mọi người, kẻ thì tò mò, kẻ thì miễn cưỡng ngó vào khuôn mặt trong cái ô kính bằng hai bàn tay đó một cái. Sao cúi nhìn. Khuôn mặt người đ
àn bà chỉ còn là một khung xương, hai bên tóc đen nhánh xõa mềm. Và tất cả là những cái hốc. Hốc mắt thì xanh, hốc miệng thì đỏ vì khi liệm xác họ phải son phấn vào cho người chết đỡ nhợt nhạt, trông người đ
àn bà nghiêm trang, chỉnh chu. Sao rùng mình, bàn tay cô bóp chặt tay con bé: “Đừng nhìn, cháu còn quá bé để nhìn những cái đó”. Và cô lôi nó ra. Sao rùng mình, ít ra, với người kia mình còn hơn cô ta một cái, đó là cuộc sống. Cuộc sống là vô giá. “Cô ơi”. “Gì hả cháu”. “Cháu về ăn cơm đây, nhà cháu cứ đến bữa chiều là phải đầy đủ, bố mẹ cháu thích ăn cơm phải đủ. Xong cháu còn học bài. Bốn anh em cháu sắp được đi nghỉ mát cô ạ. Chúng cháu sướng lắm. Cháu chào cô, à, cô đừng khóc nữa nhé”. Nó bỏ chạy về phía khung cửa tràn lan mùi thịt nướng. Có tiếng trẻ con cười và giọng người bố đang nói chuyện vui gì đó.
Sao đi thẳng lên nhà. Người cô rỗng tuếch. Cô tiếp tục chờ đợi, bởi vì, dẫu sao cuộc sống vẫn là vô giá.
Giai nhân. Ôi giai nhân. Nhưng dẫu sao cuộc sống vẫn là vô giá…
Tác Giả: Nguyễn Thị Thu Huệ
Jun 10, 2006
Giấc Mơ Không Có Con Dế Nhỏ
Nơi ấy tôi đã từng sống. Nơi ấy có một dòng sông. Nó chảy qua vùng đất nghèo quê nội tôi như một ký ức tuổi thơ xam xám. Tôi đã từng cởi trần cùng lũ trẻ nhảy ào xuống dòng nước đen ấy để vùng vẫy cho thỏa thích. Tôi, mẹ, ba, và mọi người sống ở đó nhiều năm. ở đó tôi cũng có một gia đình, có mẹ, có ba, có bà nội nhưng không có một mái ấm hạnh phúc. Mẹ tôi thường nói vậy.
Khi tôi lên năm tuổi, ba bắt đầu nghiện rượu. Tôi thường cười khanh khách lúc thấy ông bước liêu xiêu. Nhưng tôi không biết những lúc ấy mẹ khóc, khóc rất nhiều vì những cái bạt tai, cái đấm, cái đá của ba dưới áp lực của men rượu. Chịu đựng để giữ hạnh phúc gia đình nên mẹ không than vãn một lời. Lúc đó mẹ mới hai mấy tuổi nhưng trông già xọp đi. Lúc đó tôi không hiểu gì.
Bà nội chơi số đề. Tỉnh mắt dậy là nội chạy sang hàng xóm để bàn tán về số. Nhưng số đề không mỉm cười với nội, bà thua liên miên. Đồ đạc trong nhà cứ đem bán dần. Bán hết nữ trang của mình, nội lại quay sang vòi tiền mẹ. Phận dâu con mẹ phải cắn răng chịu. Sợi dây chuyền mẹ đeo trên cổ mỗi tối tôi hay nghịch cũng biến mất theo những con số đỏ đen.
Cha tôi uống rượu nhiều hơn. Bà nội ngày càng cau có hơn. Mẹ càng khổ hơn. Tôi chẳng biết gì. Thua số đề nhiều quá, nội mất ngủ. Bà không thể nào tìm ra những giấc mơ như thuở trước để sáng ra qua hàng xóm bàn tán. Thế là nội quay sang tôi. Mỗi sáng nội kéo tôi lại gần: Đêm qua cháu mơ thấy cái gì?
Cả ngày lăn lóc ngoài bờ sông, đu trên lưng trâu mỏi nhừ nên lên giường là tôi ngủ say như chết, làm gì có giấc mơ nào. Thấy tôi đứng ngẩn tò te, nội giục. Tôi ấp úng. Mẹ đứng gần đó đỡ lời: "Cháu còn nhỏ, không biết gì đâu!".
Nội trừng mắt. Tối, mẹ bị một trận bạt tai, đánh, đấm từ bố. Nội trông thấy cười, bởi chính bà là người tạo ra với nguyên nhân hết sức đơn giản: "Nó là dâu mà dám hỗn với tao".
Phần sợ nội, phần thương mẹ, tôi bắt đầu nói láo. Chỉ cần ngoắc lại là tôi gào lên: "Đêm qua cháu mơ thấy...". Khi thì con quạ, con ngỗng. Lúc thì con ốc, con nai. Thậm chí hỏi mấy đứa hàng xóm biết số đề có ông địa, ông thần tài, tôi cũng gào lên ông địa, ông thần tài.
Không hiểu thế nào mà mấy bữa đầu trúng, nội vui ra mặt. Bà coi tôi như thần thánh. Mua cho tôi đủ thứ từ cái chợ chòm hỏm (chợ ngồi chòm hỏm để bán chứ không có sạp, có quán) của thôn. Mấy ngày sau bắt đầu trật, trật liên miên. Có hôm tôi phải chịu sự gầm ghè, đay nghiến của nội. Mẹ chỉ biết thở dài và khóc thầm. Cuộc sống đối với mẹ bất hạnh, khắc khổ quá.
Như mọi ngày, tôi lao xuống dòng sông đầy rác với con Tẻo, thằng Rớt, thằng Đủn, thằng Đen... Cả nhóm chỉ có Tẻo là con gái. Tội nghiệp, bữa nay nó phải dắt trâu của ông Bá đi tắm giùm để lấy tiền mua kẹo cho em nó. Con trâu được tắm hứng chí tuôn ra mấy "bãi". Phân nổi lềnh bềnh với rác trên mặt nước. Tôi vô ý quạt tay vào làm cả bọn cười lớn. Nóng mặt tôi chửi Tẻo. Nó phân bua:
- Tại anh chứ, trâu "ỉ" kệ nó, ai bảo anh đụng?
Như lửa đổ thêm dầu, tôi lao tới đánh nó một cái thật mạnh cho hả. Con Tẻo khóc lu loa. Tự nhiên tôi thấy thương nó quá, liền xuống nước năn nỉ:
- Thôi mày nín đi, mai tao bắt cho mày con dế!
- Chừng nào có con dế tui mới hết nghỉ chơi với anh.
Con Tẻo ngoay ngoảy đi. Mấy ngày tôi mò khắp các bờ ruộng mà không tìm ra con dế nào. Nắng gió làm tôi mỏi nhừ. Buổi tối, tôi mơ thấy tôi bắt được con dế dễ thương lắm. Trời sáng, nội vào buồng lay tôi dậy:
- Đêm qua mày mơ thấy con gì hả?
Đưa tay dụi dụi mắt cho tỉnh ngủ, tôi đáp như reo mừng:
- Con dế nội ơi! Đêm qua cháu mơ thấy con dế!
- Láo toét, số đề làm gì có con dế. Láo này, láo này... Nội quơ lấy cái chổi quật lia lịa vào tôi. Vừa đau, vừa hoảng tôi khóc ré lên.
Mẹ chạy đến khóc theo tôi:
- Đừng đánh cháu nữa, nó nhỏ đâu biết gì...
- A, còn mày! Sinh con mà không biết dạy, để nó hỗn láo thế... !
Nội quất vào mẹ. Như một nỗi đau nén lâu ngày trào lên, mẹ giật lấy cái chổi trên tay nội. Đôi mắt mẹ long lên những tia lửa, từ nhỏ đến lớn tôi chưa bao giờ thấy mẹ như thế. Bà nội tỏ vẻ sợ sệt lui ra sân.
Buổi tối đêm đó, ba lại say rượu trở về nhà. Vẫn đánh, vẫn đập, vẫn chửi rủa. Và đêm đó mãi trong giấc ngủ tôi còn nghe tiếng hét của ba, tiếng cãi lại của mẹ, tiếng đổ vỡ to lắm. Đêm đó tôi kéo cả cái chiếu để quấn quanh mình mà vẫn thấy sợ.
Ba mẹ ly dị. Bà nội cười. Hàng xóm xôn xao. Tôi khóc.
Vài bộ quần áo cũ, cái xách tay nhỏ, mẹ dắt tôi đi. Đứng chờ đò để qua sông, tôi gặp con Tẻo. Nó biết tôi sắp đi xa. Nó vẫn đi tắm trâu để lấy tiền mua kẹo cho em nó. Tôi nắm lấy bàn tay đen hoẻn của nó:
- Mày đừng giận tao nữa nghen. Tao tìm mấy ngày nhưng không bắt được con dế nào. Tao lên thị xã ở, nếu có dế tao sẽ bắt để dành cho mày.
- Anh ngu quá! Thị xã làm gì có dế.
Con Tẻo mắt đỏ hoe. Tôi biết nó cũng buồn. Lúc này tôi mới thấy dòng sông đầy rác và lềnh bềnh phân trâu cũng dễ thương như con dế tôi còn mắc nợ.
Qua đến bờ bên kia, mẹ đứng rất lâu để nhìn. Hai giọt nước mắt mẹ rơi xuống đầu tôi nóng hổi. Mẹ thở dài:
- Con sông tên Hiền vậy. Nhưng, cuộc sống có hiền lành và lương thiện đâu!
*
* *
Lên thị xã mẹ làm rất nhiều việc để nuôi tôi. Và cái nơi đang đô thị hóa này đã không phụ mẹ dù nhiều lúc mẹ phải rơi nước mắt. Tôi có nhà ở, có ăn có mặc, được đi học. Mặc dù âm vang "... con người sống ở bờ sông không hiền lành và lương thiện..." luôn bám lấy tôi nhưng tôi luôn nhớ về dòng sông ấy, nhớ từng kỷ niệm, từng con người.
Tôi làm thơ đăng báo. Những bài thơ của tôi thường mang nét buồn và thường nhắc đến dòng sông.
Chiều. Như bao chiều khác, tôi đi dạo các sạp báo. Một ánh mắt nhìn tôi nửa quen, nửa lạ. Tôi nhíu mày. Thằng con trai đó thoáng bối rối rồi ồ lên:
- Lê Thụy Nhân! Còn nhớ tao không. Rớt nè!
Trời, thằng Rớt giờ to con như chú Chín (ba Rớt) hồi nào. Tôi kéo Rớt lại quán nước. Rớt vẫn cười luôn miệng:
- Lâu quá phải không mậy, hơn mười năm chứ ít gì. Tao không ngờ có một thằng bạn làm thơ hay như mày. Nè, cho tao hỏi chút. Dòng sông trong thơ mày có phải là sông Hiền không?
Tôi gật đầu. Dòng sông ấy vẫn trồi lên những nét riêng dù là nét buồn da diết. Bây giờ vùng sông Hiền đổi mới nhiều lắm rồi. Hơn mười năm tôi chưa về lại mảnh đất ấy. Rớt tiếp tục hào hứng:
- ở quê, "nẫu" thích thơ mày lắm. Tờ báo nào có thơ mày là "nẫu" mua sạch. Còn tao, tao thích nhất hai câu: "ừ tôi con dế xưa đi lạc - Giờ thèm cọng rác phía sông quê". Mày viết bài này đề tặng "T" là tặng ai vậy?
- ờ... ừ..., tao tặng con Tẻo đó. Con Tẻo hồi nhỏ tao đánh nó và mắc nợ nó con dế.
- Thôi đi cha nội. "Nẫu" lớn rồi mà còn kêu Tẻo. Đó là tên ở nhà, còn tên thật là Quỳnh Trâm.
- Quỳnh Trâm! Tên hay quá há! Tao đâu có biết, tao chỉ nhớ tên Tẻo thôi. Còn mày tên thật là gì?
- Tuấn, Phan Gia Tuấn nghiêm chỉnh nghe mậy!
Hai ly nước vơi dần cùng câu chuyện dài ra:
- Quỳnh Trâm hay nhắc mày lắm. Bữa nay nhỏ dễ thương gớm luôn. Mới được giải nhất học sinh thanh lịch của tỉnh đó.
- à, tao có biết. Nhưng tao đâu ngờ là Tẻo.
- Tẻo nữa! Biết tao lên thị xã, Trâm nhắc nếu gặp mày thì gởi lời thăm giùm. à, còn nữa, nếu mày rảnh thì viết thư cho Trâm. Trâm nhắc mày còn nợ nó con dế lâu rồi chưa trả. Chấm hết!
*
* *
Câu chuyện của Tuấn làm tôi trỗi dậy những cảm xúc khó hiểu. Tuấn bây giờ đã thành anh thanh niên khỏe mạnh. Lũ trẻ trong xóm đã lớn. Quê nội tôi đã có trường cấp 3 khang trang. Bà nội vẫn khỏe. Ba tôi đã hết uống rượu và có vợ khác. Tẻo đã thành cô nữ sinh thanh lịch Quỳnh Trâm mà tôi thấy ở ảnh bìa tờ báo tỉnh. Tất cả đã thay đổi.
Suốt buổi tối tôi ngồi không học được gì. Mẹ vẫn cặm cụi với chiếc máy may xành xạch. Trời đêm nay đầy sao dù chỉ mới dứt mưa. Đi qua đi lại để lấy can đảm, tôi nói với mẹ:
- Mai mốt con thi đậu đại học rồi, mẹ cho con về quê nội một bữa ghen.
Mẹ ngừng máy may. Mẹ hiểu những gì tôi muốn nói. Rót cho mình ly nước, mẹ nhìn tôi. Khổ đau đời mẹ tụ lại thành những vết chân chim nơi khóe mắt. Tôi bối rối:
- Con xin lỗi nếu làm mẹ buồn. Con sẽ không đòi về quê nội nữa.
- Khi nào con muốn thì cứ về thăm nội với cha. Nhưng mẹ nói trước là mẹ không đi chung với con.
Mẹ thở dài. Một đêm tôi có thể đọc ngấu nghiến hết một quyển tiểu thuyết xã hội đau lòng. Nhưng mười mấy năm rồi tôi không biết giấu tiếng thở dài của mẹ vào đâu.
Trời đêm nay đầy sao. Những vì sao lấp lánh chắc sẽ hiểu mẹ, hiểu tôi. Dù mẹ và tôi có từ chối đi nữa cũng không che được tiềm thức về nơi ấy. Nơi ấy tôi thèm giấc mơ thấy ông Địa, ông Thần Tài thật sự để nội đánh số đề. Nơi ấy cha đã nợ mẹ một mái ấm hạnh phúc. Nơi ấy tôi đã để lại một tuổi thơ. Nơi ấy tôi đã nợ Quỳnh Trâm một con dế. Nơi ấy có một dòng sông đã chảy qua ký ức tôi: Tên con sông rất hiền mà sao cuộc đời cực nhọc vậy.
L.T.N.1657
Jun 9, 2006
A PHỎN
Gần hai mươi giờ ngủ ngồi gật gưỡng trong băng ghế, tôi tỉnh dậy bởi tiếng loa thông báo phi cơ sửa soạn đáp xuống. Phi cơ ngừng hẵn, tôi đứng dậy, với lấy cái xách hành lý, cửa mở bước lẹ ra ngoài. Hai người tiếp viên đứng chào khách có vẻ khó chịu khi thấy tôi không được tế nhị trong việc đi đứng. Mặc kệ, tình trạng muốn nôn mửa và đầu óc quay cuồng thôi thúc tôi cần một chút không khí khoáng đãng. Tôi lảo đảo, quảy xách hành lý lên vai, bước từng bước ngắn dọc theo hành lang cổng số. Dòm thấy đúng bảng số muốn tìm, tôi bước xà vào băng ghế trống gần nhứt. Ngồi một lúc lâu thấy đỡ mệt. Còn hơn bốn giờ nữa mới tới chuyến bay của mình. Tôi đảo mắt dòm chung quanh. Hành khách ngồi chờ thưa thớt. Mấy ngọn đèn từ trên cao chiếu xuống, ánh sáng dịu dàng mát mắt gợi tôi so sánh những vòm ánh sáng hắt hiu của các con đường ở quê nhà. Lần đi cảm giác bồi hồi náo nức bao nhiêu, thì lần trở về thất vọng và mỏi mệt bấy nhiêu. Trên con đường mòn vào xóm nhà xưa cũ, nhà tổ phụ hiện ra trước mắt bỗng gợi nhắc tôi nhớ đến gian nhà cạnh bên có người con gái với đôi bím dài thả lơ lửng bờ vai, với đôi mắt tròn, to ngơ ngác. Bây giờ tuổi Phỏn cũng quá nửa chừng xuân. Lòng tôi rộn lên niềm thương xót. Những lời giao ước âm thầm của hai đứa đêm nào như còn văng vẳng bên tai hòa cùng tiếng rào rào của sóng nước. Nàng trao thân, dâng hiến mảnh băng trinh con gái cho tôi. Ba mẹ Phỏn không khứng sự cầu hôn của gia đình tôi. Chút tự trọng và bất mãn tôi ra đi không lời từ biệt. Ngày đó tôi tìm quên lảng bằng cách lăn xả vào con đường binh nghiệp. Chí trai chưa vẹn thì lửa đỏ lan tràn đốt cháy quê hương. Tôi chạy dạt đến xứ người. Bây giờ kiếm tìm vô vọng bởi bóng dáng Phỏn mất biệt từ hai mươi mấy năm qua.
Ngoài khung kiếng trong suốt của phòng chờ, từ chân mây vòng tròn đỏ đã xuống hết nửa phần, không gian dấy lên màu tro xám. Đôi mắt tôi thoáng thấy một khuôn mặt người nào đó như đang mỉm cười trong bóng kiếng. Tôi nhắm mắt lại định thần, lúc mở mắt liếc dòm bên kia hàng ghế nhận ra người đàn bà Tàu đôi mắt bà ta cũng đang chăm chăm hướng về bên nầy. Tôi quay mặt phía khác. Người đàn bà rời chỗ ngồi ngập ngừng bước đến gần tôi, ấp úng :
- Ông, có phải là Đạt nhà ở xóm Tàu cạnh sông Bảo Định không?
Tôi sững sờ dòm người đàn bà lạ:
- Sao bà biết tôi?
- Ở Việt Nam, nhà tôi sát nhà ông.
Tim tôi bỗng dưng nghe chừng ngưng đập. Hồn tôi như bị cuốn nâng lên trên một bãi nhung tơ nào đó, và nghe thấy chính tiếng của mình hỏi lại như trong cơn mê.
- Mỹ Phương, có phải Mỹ Phương không?
Trả lời cho tôi bằng những giọt nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt vừa cảm nhận hân hoan lẫn nỗi tủi buồn. Mỹ Phương ngồi nghiêng người xuống chiếc ghế trống cạnh tôi. Tay nàng lạnh ngắt trong tay tôi. Chúng tôi nghẹn lời... Thời gian như ngừng động, hồn tôi bay ngược về quá khứ. Hình ảnh của ký ức làm thân thể tôi căng phồng. Hiện lần trong trí những ngày vui với nhau trên con đường nhỏ nhiều cây lá bao quanh, vòng vèo theo rìa con sông đầy nước. Tình yêu nồng nàn, ấm áp bị ngọn gió đông ập thổi làm điêu tàn cây lá. Nỗi buồn cũ kỹ lan tới ngập hồn. Tình xưa dang dở không thể nối kết. Mỹ Phương ơi! bao nhiêu năm qua mọi sự đổi thaỵ Hiện giờ chúng ta đang trong hoàn cảnh trái ngang. Tôi đã có gia đình, không thể giữ Mỹ Phương cho mình. Một lần nữa, tôi đành làm người tình phụ.
Sửa lại thế ngồi, tôi hỏi Mỹ Phương:
- Em qua đây bao lâu rồi, ở với ai?
- Hơn hai mươi năm. Em ở với con.
Vừa nói Mỹ Phương vừa mở bóp tìm kiếm, đưa cho tôi tấm ảnh một người con trai khoảng chừng hai mươi lăm tuổi. Thằng nhỏ trong hình giống in tôi thời còn trai trẻ. Tôi hốt hoảng kêu lên.
- Nó là con anh phải không Mỹ Phương?
Tôi nghe trong sâu thẳm lòng mình những tiếng kêu vang thống thiết, xót xa, và tuyệt vời đau đớn. Ruột tôi quặn từng khúc và tâm hồn điên đảo. Tiếng nói của Mỹ Phương nghèn nghẹn bên tai.
- Tên nó là Thành, bây giờ con đi làm lo cho em. Bao nhiêu năm em đã sống một mình, gặp lại nhau nên coi như bạn thâm giao. Tình yêu của chúng ta từ lâu em đã để lắng sâu vào dĩ vãng. Chút ân tình cũ sót lại là đứa con đã lớn khôn.'
Bên ngoài, vòm trời đêm đen thẫm, loáng thoáng vài ngôi sao nhợt nhạt không đủ soi buồn đáy mắt, tôi từ tạ nàng với ngấn lệ long lanh. Những giọt nước mắt bồi hồi nhớ lại đêm tình ái đầu đời và sự thương cảm đang dày xéo hồn tôi. Tôi đã vô tình gieo nỗi đắng cay cho nàng suốt cuộc đời. Ngồi đây mà thân xác tôi dường như phiến băng rã tan trong nước sông đêm nồng nàn đó và còn lờ mờ thấy lại hình ảnh lớp sương phủ dầy là đà trên triều sóng luân lưu. Tha lỗi cho tôi. Hãy tha thứ như tha thứ cuộc đời đã bắt em vào nẻo đoạn trường. Hãy quên và xem như chúng ta chưa cùng một lần ân ái. Quên hết những buổi chiều mưa, những khúc nhạc bên sông, những ảo vọng thần tiên làm ngẩn ngơ kỷ niệm và quên luôn trên mặt đất nầy có một người đàn ông đã khước từ bổn phận bỏ đi biền biệt không hề biết chấm dứt cuộc hành trình.
Tiếng loa nhắc nhở chuyến bay của Mỹ Phương sắp khởi hành. Nàng đứng lên với lấy cái xách tay cúi đầu đi thẳng. Tôi dòm theo cho tới khi dáng nàng khuất chìm vào vòm cửa sâu hun hút. Tôi ngồi đó bàng hoàng như người nằm mơ vừa tỉnh dậy. Trống không. Bây giờ thẳng thắn ôn lại lần cuối, cuộc sống đã qua như một giấc mơ đời.
* * * * *
- A Phỏn ơi... ! A Phỏn!
Chú Ngầu đứng đàng sau nhà kêu con gái, âm thanh vang dội trên mặt sông.
Mới sáu giờ sáng.
Dòng Bảo Định giang còn đẫm mình trong màn sương trắng. Không khí trong lành hòa cùng làn gió nhẹ phả về tứ phía. Lòng sông thấp thoáng ghe, xuồng khẳm lừ hướng về phía chợ. Từ dãy nhà ven sông đến phần nhà bên kia đường lố nhố lầu có, trệt có, cuồn cuộn khói bếp đùn lên lan tỏa trong không khí cùng tiếng khua động nổi trôi đây đó. Xóm nhà của người Tàu chộn rộn mỗi đầu ngày như những năm tháng trước.
Sàn nhà phơi tương bắt dài ra gần giữa sông. Năm bảy chục cái khạp có nắp đậy kín được sắp ngay hàng thẳng lối phơi mình theo tháng ngày bất định. Chú Ngầu đứng giữa sàn phơi tương cất tiếng kêu con lần nữa.
- A Phỏn... , nị đâu rồi.
Không lên tiếng, Phỏn ló ra cửa sau, đủng đỉnh đi về chỗ cha đang lúi húi. Chú Ngầu chỉ cho con gái mấy cái khạp tương cần phải lấy ra bán hôm nay, rồi bỏ đi lên nhà trước. Phỏn lặng lẽ làm việc hằng ngày của mình. Dở nắp khạp, lấy gáo nhựa có cán dài thọc sâu vào khạp tương mút ra đổ vào mấy cái thau
chồng lên nhau đã gát sẵn trên nắp khạp cạnh bên. Những hột tương mập tròn mộng nước sền sệt lẫn lộn với những khoanh gừng nhiều hình thể khác nhau, toát ra không khí mùi thơm đặc biệt. Hằng ngày đã quen với mùi tương như vậy mà mũi Phỏn cũng thun lại hít hít như thưởng thức thêm hương vị đã có sẵn từ lâu phất phưởng trong không khí đó đây. Phỏn bưng từng thau nho nhỏ đặt dài theo lối đi giữa hai đám khạp tương. Phần tương ngọt và tàu xì lấy ít hơn, mỗi thứ vài thau. Lấy tương đủ như lời Pá dặn, Phỏn khuân từng thau đem ra sân gạch trước nhà sắp ngay ngắn vào chiếc xe cây có tay đẩy. Màu vàng ngoách tươi tắn của những thau tương gừng khơi dậy vị giác nằm kiêu hãnh bên mấy thau tương ngọt và thau tào xì đen đủi. Xong xả, Phỏn phủ lên mấy thau tương tấm nhựa mỏng màu xanh, che đậy bụi đường và che luôn sự lộ liễu. Ngày nào cũng vậy, đem tương ra chợ cho mẹ bán và dẫn hai đứa em trai đi học ở trường tiểu học cách chợ vài con đường. Công việc thường ngày quá quen thuộc, Phỏn làm việc với nét mặt tư lự cố hữu. Thường từ chợ trở về trước khi băng qua đường đẩy xe vô ngõ, Phỏn luôn dòm vào căn nhà bên cạnh, như thử tìm kiếm bóng dáng người yêu. Nhưng anh vẫn biệt tâm.
Hôm nay, Phỏn cũng dòm vào căn nhà cuối dãy, thấy một người con trai từ căn nhà đó đi lướt qua, mắt mở lớn ngơ ngẩn dòm theo. Sao người đó lại giống hệt anh vậy. Vẻ mặt tươi cười trong sáng. Vầng trán cao, mớ tóc bồng bềnh. Dáng dấp vừa tinh nghịch vừa oai hùng ngang ngược. Có phải anh không? Thấy em mà anh lạnh lùng hờ hững. Trên khúc đường nầy dưới dòm trời xanh lồng lộng, cơn gió lốc ngất ngây mùi sông nước lẫn với mùi đậu nành rang. Anh đã ra, vào, đi về, đã có những nỗi vui, buồn, giận với em. Bây giờ đã quên em, quên mất biệt đứa con gái Tàu xấu số. Chúng mình đã xa nhau hơn hai tháng. Pá em đâu hiểu được chúng ta tuy hai người nhưng đã thành là một, đành đoạn từ chối lời cầu hôn của mẹ anh. Pá còn quá câu nệ giữa hai chủng tộc khác nhau. Pá đâu biết rằng sự từ chối của ông đã gây cho em nỗi thống hận. Tưởng giận hờn trong phúc chốc, ra đi cho nguôi ngoai rồi anh sẽ trở về. Em quay quắt đợi chờ mòn mỏi. Anh ở đâu? Có thấu hiểu được hiện giờ hòn máu nhỏ của anh đang lớn dần trong cơ thể em. Vì anh, em sẽ nhận chịu tất cả mọi điều, khốn khổ và ô nhục trong cuộc sống. Không có chuyện tày trời xảy đến. Không có trường hợp kết tinh và sự tượng hình một bào thai của hai đứa, em cũng cố gắng quên đi, xem như chúng ta chưa hề quen biết. Niềm hạnh phúc ước ao xa vời, không bao giờ thành tựu được trong đời của một người con gái bất hạnh như em. Sự gần gũi chỉ một lần, nên anh đã coi giữa chúng ta không một dây tơ ràng buộc nào. Coi như giờ trước, hôm qua, chiều nay, đêm nay, ngày mai, mãi mãi suốt đời không có phút giây nào tái hội. Không lẽ nào chúng ta phải sống xa nhau, khi người này đã chan hòa trong máu, huyết tủy xương của người kia. Chúng ta chỉ chung sống một đêm. Một đêm thần tiên bằng đằng đẵng một năm hạ giới. Em đã trân quí vô ngần, những thời gian anh ở bên em. Nhớ anh em chỉ biết ngốn vào miệng những kỷ niệm và uống từng mảnh nhỏ thời gian chúng mình quấn quýt. Nhà anh bên kia. Nhà em bên này. Cắt chia ranh bởi hàng rào bùm xụm. Hai đứa quen nhau từ ấu thợ Lớn lên cùng một vùng đất đai mầu mỡ, một dòng sông, một con đường. Cùng đi học. Hai lượt đi, về trên đường có hàng điệp đỏ. Thân thiết. Rồi yêu nhau. Yêu cho đến nỗi không thể kềm giữ... Nhưng thôi, không còn mấy thời gian nữa... Cái thai mỗi ngày một lớn. Làm sao che đậy được xóm diềng. Làm điếm nhục gia phong. Pá biết được sẽ không để em sống. Nhớ tới sự nghiêm khắc thường có hằng ngày trong nhà, Phỏn run rẩy và liên tưởng tới sự trừng trị. Phải làm sao? Phỏn úp mặt vào đôi bàn tay nức nở.
Bóng tối của đêm mênh mang lành lạnh, trời tối đen với những vì sao trắng toát. Gió lùa lay động cành lá. Những giọt sương khuya rơi lộp độp trên mái tôn sau nhà. Nằm trong phòng trăn trở, toan tính không biết phải than thở cùng ai khi biết được một lần nữa Pá đã khước từ lời cầu hôn của cha mẹ A Dzìn. Lần nầy lấy cớ hai nước thù hằn từ ngàn xưa, Quảng Đông không làm sui gia với Hẹ. Uổng công Phỏn đã đầu mày cuối mắt quyến rủ. Cắn răng nhắm mắt, sắp đặt, hiến dâng thân xác cho A Dzìn để cứu vãn cái thai đã ba tháng. Gục đầu vào gối, kêu mẹ thầm trong cổ họng với nỗi ngán ngao tuyệt vọng. Phỏn nghẹn ngào nất lên trong sự nghiệt ngã của mình. Điều muốn liều thân hủy mạng sống cho trôi theo dòng nước vẫn nhuốm lên nhắc nhở trở lại khi bước đường cùng, khó khăn, một mình trong vòng vây trùng điệp của định mạng. Hai hàng nước mắt chảy dài, Phỏn đành phải dùng cái chết. Đó là biện pháp cuối cùng. Kết quả của một phút yếu mềm mà đời mình có những tháng năm hờn tủi, những ngày gượng gạo vui cười. Có ai biết cái chết đang gần kề với tôi không? Bên ngoài đêm đen vẫn vây phủ bầu trời, những vì sao khuya đã ẩn mình trong mây. Đã quyết định, Phỏn bước khỏi giường, nhẹ nhàng mở cửa ra đi. Lần theo lối mòn thôn xóm, băng mình thầm lặng luồn lách qua những bụi bờ, ẩn hiện như hồn ma trong bóng tối. Đi hoài theo cạnh dòng Bảo Định hiền hòa mà Phỏn cảm thấy lòng mình không yên ổn, xôn xao như lượng nước nhấp nhộ Phía trời xa nỗi lên vài tia chớp ngoằn ngoèo, và tiếng gầm gừ tưởng như trời sắp sập. Phỏn nghĩ có lẽ sập trời thì sướng biết bao. Qua khỏi cầu bà Tàu, cơn mưa đêm bỗng nhiên đổ ập xuống. Tấm màn nước khổng lồ thường trực tuôn đều đặn những dãy nước căm căm lạnh buốt xương dạ Phỏn lao đao, hai con mắt ríu lại mịt mù ướt nước và mê sảng đi giữa sự lùng bùng của cây lá ven sông. Mưa lất phất rơi Người Phỏn đã lạnh và sũng nước. Lần dò hoài trong tăm tối cho đến khi cơn sốt hoành hành, đầu váng, mắt hoa. Quanh quất đâu đây những cụm bần, những cây bằng lăng hàng hàng, lớp lớp chen chúc. Liều chết, Phỏn đã bất kể thân xác bắt đầu bật nóng dữ dội. Ước độ đã thật xa nhà. Mù mờ qua đáy mắt một cây bần cao mọc xiêng thẳng giữa sông. Lẩy bẩy Phỏn đến dưới gốc cây.Trèo lên. Mò mẫm bò gần ngọn. Cắn chặt môi đè tiếng khóc. Phỏn hành động như người điên. Nhắm mắt buông tay...
Phỏn thấy mình ngã mạnh vào một tấm liếp cửa lá của căn chòi hoang nào đó trong cánh rừng thưa. Cơn gió nhẹ từ hướng nào trong cõi âm u lạnh lùng thổi tới. Chung quanh tối đen như mực, Phỏn tự hỏi, đây là đâu? địa ngục a tỳ?Tự hỏi nhưng không thể trả lời. Nhướng mắt, thấy có cây đèn trứng vịt nhập nhòa bên trong. Phỏn bật ngồi dậy định đi vào chỗ có cây đèn thì cánh cửa và căn chòi bỗng quay tít. Một con quái vật từ bên ngoài cửa liếp phóng tới chụp vào cấu xé, Phỏn la hét giãy giụa căn chòi chuyển động, sập xuống đè người Phỏn dẹp lép dưới mấy tấm vách lá chồng chất lên nhau.
Phỏn tỉnh dậy trong trạng thái đau nhứt khắp châu thân. Đưa mắt liếc dòm căn phòng kín bưng, chút ánh sáng xiêng qua kẽ hở lờ mờ soi bốn bức vách cây. Cựa mình chiếc giường tre phát ra tiếng kêu cót két. Đỉnh mùng ngã màu vàng pha mấy vòng tròn hoen ố. Bàn tay Phỏn vô tình bấu vô chiếc chiếu dưới lưng mềm nhũn, sợi chiếu đứt tả tơi. Đây là đâu? Ai cứu tôi. Qua rồi cái chết. Hạn hán thổi bay những hơi nước ẩm ướt trong tròng mắt. Không còn khóc được nữa. Không biết bên ngoài sáng hay tối Phỏn tự hỏi như vậy và lắng tai nghe dường như có tiếng khua động trong nhà. Tiếng dép lẹp xẹp, bước chân của ai đó mỗi lúc một gần thêm, một người đàn bà bước vào. Phỏn tròn mắt dòm người lạ:
- Cháu đã tỉnh lại rồi.
Ngập ngừng và bối rối Phỏn chóng tay ngồi dậy theo thói quen quờ quạng hai chân tìm đôi đép. Người đàn bà cuối xuống cầm đôi dép đang mang tra vào chơn nàng:
- Cháu mang đỡ đôi dép nầy. Hãy nằm xuống nghỉ trông cháu còn mệt lắm -vừa nói người đàn bà vừa đỡ nàng nằm xuống - Dì đã nấu cháo. Mấy đêm, ngày cháu hôn mê đâu có cơm cháo gì, ráng bình tỉnh ăn uống lấy lại sức. Củng may hôm đó mưa lớn không đi nữa được, phải núp ghe dưới khóm bần. Trời tối đen như mực. Ông nhà tôi mò hồi lâu mới kéo được cháu lên, xóc nước. Sao dại dột vậy? Có chuyện gì thì nói thật với mẹ chạ Chết như vậy không nên đâu.
Bà kể lể một hơi. Phỏn lặng thinh. Nghẹn ngào. Dòm người đàn bà lạ, có gương mặt hiền lành, đôi mắt xót xa của bà ngó thẳng vào mặt người đối diện cho một cảm tưởng được bao che, an ủi. Lòng chợt nguôi ngoai như trong cơn nóng bức có một luồng gió mát lạnh ào ào thổi đến. Cuối cùng Phỏn bập bẹ như mới tập nói :
- Thưa dì, dì thật nhơn đức. Được dì cứu sống. Cháu không dám trở về nhà. Có thai... Cháu lỡ dại... Nếu được chết thì đỡ khổ hơn.
Người đàn bà tốt bụng như hiểu hoàn cảnh khó khăn của nàng:
- Cháu yên lòng ở đây với dì. Dì, dượng không có con. Thủng thẳng rồi cho gia đình cháu biết. Từ đây về sau cháu kêu là 'dì haí nha.
Phỏn yên lặng với hai hàng nước mắt chảy dài theo khóe... cùng lúc tay Phỏn xoa chung quanh bụng mình.
Buổi chiều trong phố chợ hoang vu như thành phố không người. Rời rạc mấy người bộ đội súng ống đi rõn, cuối cùng mất hút sau dãy nhà lầu cao. Phỏn đảo mắt dòm quanh, đi nhanh về phía căn nhà của cha mẹ. Cửa nhà đóng kín, vắng lặng. Phỏn đứng trước nhà. Năm ngón tay run lên trên khung cửa, Phỏn ngập ngừng không dám gọi. Dòm lên cao, hàng chữ trong tấm bản treo phía trên cửa đập vào mắt cho biết căn nhà đã bị niêm phong. Tay bồng con, tay chỏi vào vách nhà chảy nước mắt Phỏn cắn răng để khỏi bật tiếng khóc. Quanh đây đâu còn ai mà nhờ vả. Pá và má nàng đã đi thật rồi. Phỏn nghĩ nhanh hay mình trở lại nhà dì Hai. Nhưng mà... Thời điểm bơ vơ lạc loài dấy lên trong trí, nước mắt không ngừng tuôn khi dòm đứa con đang ngủ vùi trên vai. Thở dài, ngao ngán cho phận mình. Bỗng nghe tiếng một chiếc xe nào đó qua đường, chạy chậm lại khi ngang chỗ Phỏn đứng. Chiếc xe ngừng hẵn. Một người đàn ông mở cửa xe bước mau về phía Phỏn. Tiếng nói thất thanh trong gió thoảng 'A Phỏn lên xe về nhà anh, mau đị' Dầu mặt quay vào trong cửa, Phỏn cũng biết ai kêu réo mình. Bối rối chưa biết phải hành động sao cho đúng thì người đàn ông đó đã tới sát bên Phỏn sớt bồng đứa nhỏ, miệng hối thúc 'Lên xe mau đi Phỏn, đừng ngại, ngày mai anh đưa em rời nơi đây với gia đình anh, sẽ gặp được Pá và má của em bên kia. Liếc dòm thoáng nhận ra ánh mắt trìu mến của người đàn ông đang chiếu châm bẩm vào mặt thằng nhỏ. Trong đà này chắc chắn A Dzìn tưởng thằng bé trên tay là con của anh? Không nói một lời, nàng cúi đầu lẵng lặng bước theo như người mộng dụ Tiếng cửa đóng mạnh đứa bé giật mình tỉnh giấc, mếu máo. Giọng ru của người đàn ông nhè nhẹ : Ầu... Ơ... Ghe xuồng đặc lệt bờ kinh. Anh về... thu xếp cùng tình nuôi con... Mặt bừng nóng như mới nhắp chun rượu cay nồng, Phỏn vội quay dòm dãy phố dọc theo đường vã vờ như không nghe câu hát ru con của người đàn ông ngồi phía trước.
2907Cái thắt lưng
Cái thắt lưng
Truyện lành mà hoá làm người ta buồn vì thấy đời một người chóng vánh quá, nhất là đời người đ
àn bà. Chả được mấy giấc mơ đã thôi mơ mộng, chả được mấy cuộc yêu đã lạnh lửa lòng... Mà thôi, sống với bấy nhiêu cái lặt vặt ấy vẫn đáng sống cho vui vậy.
Dung thất tình lần thứ nhất, đến nhà khóc với chị Hoàn, chan chứa. Khổ thân cái gối nhà chị vừa giặt! Chị Hoàn tóc ấm tay dài, nhè nhẹ Ôm Dung bảo: "Không phải mình không đáng yêu đâu em, nhưng tại đàn ông, họ chóng chán... ".
Bẵng đi mấy tháng, lại thấy Dung hai mắt nhoè nhoẹt đứng trước nhà chị Hoàn. Lần này là chuyện năm rõ mười: Cái chỗ xe mà Dung hay ngồi đã có đứa khác ghé mông, "hai tay nó lại ôm cứng cái thắt lưng em tặng sinh nhật anh ấy năm ngoái mới điên chứ"... Chị Hoàn lại cho Dung lần này, cũng là một câu tương tự: "Không phải mình không đáng nhớ đâu em, nhưng đàn ông... , họ nhanh quên lắm... ".
Không rõ có phải nhờ tài an ủi của chị Hoàn với chỉ mấy câu chung chung đó hay không mà sau đó quả thấy Dung gượng lại được rất nhanh. Qua kỳ 2 năm thứ ba vẫn thấy đứng trong tốp 5 sinh viên có điểm tổng kết đầu khoa, thừa tiêu chuẩn được làm luận văn. Vậy mà đ
ùng một cái, nàng tuyên bố lấy chồng, thi tốt nghiệp cũng chấp, chả luận văn luận veo gì nữa, chỉ tổ tốn bạc mất thời giờ. Một anh chàng vừa "tăm" được đúng mấy tháng qua đứa bạn, hơn Dung tới tận 9 tuổi, người tròn vênh, mặt lại mỏng dẹt. Được mỗi cái mắt là nom còn hiền hiền nhưng nhìn kỹ lại trông vừa cay nghiệt vừa bao dung, chả biết thế nào. Thấy bảo là có nghề nghiệp ngon, quê "Ba Vì có con bò vàng" nhưng gia đình đã chuyển cả lên đây rồi, nhà có hai ông anh trai đi Đức, thừa sức lo cho bố mẹ. "Thuốc không nghiện, bia không, cà phê cà pháo không, chả nghiện gì cả, ngoài em... - Dung hất tóc, vẻ mãn nguyện - Em giờ chỉ cần có một người như thế thôi, thế thôi cũng được rồi chị nhỉ? Chứ cả đời phải chạy theo mấy thằng hào hoa, chả biết nó cả thèm chóng chán lúc nào, mệt lắm! À mà anh Khanh bảo bao giờ về nước hả chị? Giục anh ấy về nhanh nhanh đi chị, con gái có thì... ". Chị Hoàn cười tênh tênh, muôn năm cũng là cái vẻ kín như bưng ấy: "Lo gì em! Cơm chưa ăn gạo còn để đấy!".
Gạo đã không hề để đấy! Anh Khanh đã về nước nhưng không phải vì chị Hoàn. Dung cùng chồng hôm đó tình cờ ghé qua thăm chị Hoàn, thấy chị đứng phăng phắc ở giữa nhà mà tưởng như chị có thể sắm vai... Từ Hải đạt hơn bất kỳ ai. "Không phải mình đáng bị bỏ rơi đâu chị, nhưng đàn ông, ho... lười mang nặng lắm!" - Cái câu không dám nói ra đó, đ
êm về Dung cho vào nhật ký, rồi quay ra ngắm chồng ngủ. Cái mặt mỏng từ độ có hơi vợ như đã đầy lên được đôi chút như phồng tôm gặp mỡ!
Rồi Dung vui vẻ có bầu và sinh con. Cũng lo lắm, người ngợm tự dưng cứ xổ hết cả ra, béo quá! Rồi thì con cái, bận bịu. Rồi Dung quên chị Hoàn. Quên mất đời chị Hoàn.
Chị Hoàn rời thành phố trước độ Dung sinh con. Sát giờ mới biết Hoàn đi, Dung giận lắm! Ai lại người như chị Hoàn mà lại tơn tớn nương theo một tay chán vợ kia chứ! Vào trong đấy dễ tưởng có thể được yên với vợ con người ta chắc? "Đã đành họ ly thân, nhưng tại sao không li dị, lý dỏ Phải biết chắc là mình có được an toàn không đã chứ, chuyện cả đời người"... "Gì mà
đến nỗi cả đời người! Chị giờ chỉ còn nửa đời nữa thôi! Nửa đời tiêu nhanh lắm! Mà không tiêu cũng hết, dại gì không tiêu hả em?" - Chị Hoàn rất hay có cái kiểu cười hất, cười quẳng bừa ra đấy, như chẳng thiết cười. Dung lúc đó đang mang bầu, cảm thấy trong người dễ mủi lòng, ngỡ tưởng như có thể... nhường chồng được cho chị Hoàn.
Thế mà bây giờ đây khi Dung đã yên phận rồi thì Dung lại bỏ quên chị Hoàn. Và sẽ còn nếu như chồng Dung trong bữa cơm mừng đầy tuổi con hôm kia không dưng dè dặt nhắc tới: "Em lâu nay không gọi điện xem chị ấy sống thế nào? Đàn bà giỏi giang mà long đong như thế kể cũng tội! Tuần tới anh có việc ở Sài Gòn, hay mình chuẩn bị chút gì ghé thăm chị ấy... ". Bạn "mặt mỏng" chả hiểu sao lại rất hay đánh giá cao chị Hoàn, ngày từ hôm đầu tiên ngó mặt, vẻ như chả cần biết chị Hoàn chấm điểm mình như thế nào, vui thế... Vậy mà sao cánh đàn ông nói chung lại có vẻ như không mấy nhẹ tay trong vụ chấm điểm cho Hoàn kia chứ! Tội nghiệp Hoàn giỏi giang sắc sảo quá chừng!
Dung chuẩn bị cho chồng một gói quà rõ to trong đó chứa gần như đủ cả mấy thứ quà khô mà chị Hoàn mê nhất ở Hà Nội, ảnh của hai mẹ con Dung, ảnh hai chị em hồi học chung trường đại học... và quyết định không gọi điện báo trước để người nhận được bất ngờ.
Cái số điện thoại của chị Hoàn, thực ra giờ đây Dung vẫn nhớ. Có điều, từ độ cơ quan cắt chế độ đường dài, quả tình cũng không tiện gọi. Nhớ bạn thì cũng chả nhớ đến mức phải rẽ vào bưu điện. Mà về nhà bây giờ thì... đúng thật, chị chàng chỉ ưa đắm đuối với con thôi. Dung yêu con lắm, mặt đầy chứ không hề mỏng như mặt bố. Má cháu ngủ mà cứ như làm cái gối hồng ửng theo. Mắt cháu khi mở lại nom ngời ngời.
Điều chẳng ngờ được là hai ngày sau đã thấy chồng Dung gọi ra bảo: Không liên hệ được với chị Hoàn đâu, "phu nhân" qua Mỹ định cư rồi, thấy bảo giờ lại theo một ông ngoại quốc nào, mệt thế! Giờ thì xử thế nào đây cái túi quà...
Cái dây điện thoại nhà Dung như quắn lại. Dè đâu chỉ cần bỏ quên nhau một chút trong đời là người ta có thể lạc nhau lăng lắc đến thế sao? Cứ nhất thiết phải phiêu lưu mãi sao chị Hoàn? Sao không thể cũng là một sự lựa chọn đơn giản như của em mà rồi bình lặng sống, không được thì nhiều nhưng cũng chẳng phải lo mất gì? Như thế là
đủ rồi mà! Đàn bà chỉ cần thế thôi!
Chẳng đủ được, hình như...
Đêm Noel vắng chồng, Dung ôm con qua nhà bà nội rồi tự dưng hứng chí gọi điện rủ đứa bạn cũ muộn chồng đi chơi. Chẳng may nó đồng ý, thế là phải ra đường. Nhưng đi thì cũng vui, hai đứa trở lại mấy vạt quán nghèo thời sinh viên. Vui một nỗi là tất thảy hầu như vẫn còn nguyên hết cả, lạ thế! Chỉ có những chuyện cũ là đã khác, buồn ghê... Bạn Dung kể: Cái "Thắt Lưng" ngày trước của Dung, giờ hoá ra lại chuyển về cùng cơ quan với nó. "Chuyện riêng thấy bảo cũng vẫn chưa có gì, làm mấy đứa con nít trong cơ quan tao mừng rấp rỉnh. Trong đó có một em xinh lắm nhá con sếp, trẻ măng, trẻ như con nít, trông cái má muốn cắn ơi là cắn, gì mà cái "Thắt Lưng" của mày chả chết. Tao đồ rằng... ".
Dung chẳng hề muốn nghe con bạn ấy "đồ" thêm cái gì. Chỉ bỗng dưng muốn gặp lại quá, cái "Thắt Lưng" ngày xưa của mình. Xưa Dung có bồ đẹp nhất khoa, hai người đẹp đôi đến nỗi ôm nhau đi trong trường có hẳn một giàn các em ở khoá sau nhìn xuống chỉ trỏ. Xưa bồ Dung mặt đầy và ấm, khiến Dung mỗi lần được áp vào má đấy là là cứ như cùng lúc nghe thấy hoa nở và lửa cháy, như đang được dựa gối. Nhớ quá trời cái đêm Noel thời nào của năm thứ nhất, cái nhìn ấy mới gọi là làm tan nhau chứ! Rồi Noel năm hai, năm ba... năm nào cũng ngập tràn hạnh phúc, đi, đi mãi, đến đâu đó tận cùng! Tình yêu là những mắt xích Noel nối dài, phải vậy?... Cái thắt lưng da Dung liều mua tặng hắn một năm trước khi chia tay là
đi nguyên cả một kỳ học bổng loại một của Dung đấy, thế mà... Ôi sao mà
đến tận hôm nay Dung mới chợt nhớ ra là mình đã từng yêu "cái Thắt Lưng" ấy đến thế chứ, mà mình cũng giận "cái Thắt Lưng" ấy đến vậy chứ. Cái con bé ôm thắt lưng của hắn, Dung cũng đã trông thấy. Rõ ràng là con bé ấy xấu mà, quá xấu... "Mày muốn gặp lại Thắt Lưng không? Tranh thủ lúc chồng đi vắng nhé! Chiều mai tan tầm vờ đứng ở cổng cơ quan đợi tao, thể nào hai đứa cũng gặp được nhau. Mày dạo này xinh lắm (gái một con!), phải để nó gặp lại một lần cho nó tiếc, cho nó không mê
được ai nữa thì thôi!".
Dung về soi gương, thấy mình lúc này xinh thật, xinh ra bao nhiêu so với thời sinh viên. Người trong Sài Gòn hai hôm nữa ra... Lại phải sống tiếp với nhau thôi, chứ biết làm thế nào... Không biết làm thế nào cả! Nhưng chỉ xin chồng được một buổi đến chỗ có cái cơ quan ấy thôi. Không phải đứng trước cổng mà là ra từ một cái quán đối diện. Và thì cũng phải trang điểm thật kỹ một chút, dù cũng đã xác định rõ ràng là nhất quyết không để bị... phát giác đâu mà!
Thế mà Dung chờ, nát cả giờ tan tầm, tan cả ba cốc nước và hai đĩa hạt dưa, vẫn tịnh không thấy một bóng quen nào, trừ... con bạn ấy!
Muộn, Dung qua bà nội đón con, tiện miệng hỏi mẹ chồng xem chồng mình có gọi điện ra không thì bà cụ bảo là có. "Thấy nói công việc ổn rồi, có khi ra sớm được một ngày đấy! Nó mừng lắm! Tội nghiệp cái thằng, đàn ông con trai giờ đi đâu rời được vợ ra là lo kiếm bồ kiếm bịch, đây lại chỉ biết nhớ vợ nhớ con... ".
Dung mở cửa xong thì tha con vào giường, vục đầu vào gối, rồi chẳng biết thế nào mà thấy chị chàng lại trào nước mắt y như thuở đứng trước nhà chị Hoàn, lạ quá! Sao tận đến giờ, tự dưng lại còn, vẫn thế, hư ghê...
Điện thoại nhà Dung lâu lắm mới reo khuya. Nhưng không phải chồng Dung mà là con bạn lúc chiều: "Trêu mày một chút cho vui thôi! Thử xem chồng con rồi thì lập trường tư tưởng đã vững vàng chưa. Ai dè vững thật! Báo hại chiều nay tao ra khỏi cổng cơ quan cứ phải nhìn tới nhìn lui mãi. Thôi thì mày sống được vậy là khoẻ rồi, chứ đa mang cả nghĩ như tao, quá lắm chỉ tổ muộn màng... ". "Thế... thật ra... là không có chuyện Thắt Lưng về làm cùng cơ quan mày thật à? Thật hả?". "Có thì vẫn có! Nhưng tay đấy mát số lắm, vừa về chỗ tao chưa được bao lâu mà đã được sếp tao cử đi học suất hai năm ở Mỹ nhé!... ".
Ở Mỹ? Cũng ở Mỹ à? Thế có gặp chị Hoàn không, hai người ấy, gặp không nhỉ, họ biết nhau mà. Nhưng đất người ta rộng thế, làm sao? Chỉ cầu mong sao khi gặp nhau, họ đừng nhắc đến tên Dung...
Tác Giả: Lê Thị Thu Thủy