Trang

Oct 28, 2006

Góp gốc



Hồi ấy quân Pháp đã sang xâm lược nước ta. Nhiều người nổi dậy chống lại triều đình vì vua quan nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. Theo lệnh quan trên, trai tráng làng yên Lược đêm nào cũng phải ra đình canh phòng. Gặp mùa đông rét mướt, họ chia nhau lần lượt mỗi tối một anh góp gốc (1) để sưởi cho ấm. Xiển vốn có cảm tình với những người nổi loạn chống lại triều đình, nên cứ nay cáo nhức đầu, mai cáo đau bụng không chịu đi canh phòng. Họ bắt Xiển phải nộp gốc mới cho ở nhà. Xiển đào một ít gốc chuối gánh ra, nhè giữa đống lửa đang cháy giần giật mà đổ vào, thế là cả đống lửa tắt phụt. Lẵo hương kiểm liền quát hỏi Xiển. Xỉen trả lời:


- Các ông bảo tôi góp gốc. Nhà tôi chả có gốc gác chi cả, chỉ có gốc chuối mà thôi. Gốc nào mà chả là gốc, các ông không nhận thì lại xin gánh về vậy.

2732

Dịch vụ "trọn gói"



Tại công ty chuyên cung cấp vệ sĩ, người ta đang tiếp một ông khách quan trọng.
- Thưa ngài, chúng tôi mới phát triển thêm một số dịch vụ. Ngài muốn bảo vệ trong giờ hành chính hay là trọn gói?
- Thế nào là trọn gói?
- Thưa, là bao gồm cả... tẩm liệm và chôn cất ạ!

2262

Thơ Tình Trên Lá



Lá me đứng như dấu sắc
Nằm im như một dấu huyền
Lại cũng giống như dấu nặng
Trên mặt đường làm duyên.

Lá me rơi đầy trên tóc
Buông dài như dấu chấm than
Có người đi qua muốn nhặt
Lá cong như dấu hỏi vàng.

Lá đi theo em xuống phố
Bỏ thời mực tím sau lưng
Vẩn vơ lá như dấu ngã
Trước những bước chân ngập ngừng.

Lá như một thời tuổi trẻ
Một thời hồn nhiên vô tư
Em đi qua còn ngoảnh lại
Những con mắt khép sương mù.

Những bài thơ tình trên lá
Từng mùa xanh biết trên tay
Những dấu sắc huyền hỏi ngã
Viết làm sao hết tình đầy ?

Một ngày cuối năm xuống phố
Mặt đường lá vẫn làm duyên
Dịu dàng bàn tay cúi nhặt
Nặng trĩu làm sao nỗi niềm...1287

Khao



Tại một ký túc xá như mọi ký túc xá khác, ở một phòng không khác gì các phòng khác...

- Hôm nay tớ tự nguyện khao học bổng. Uống gì tuỳ các cậu chọn?

Sau một thoáng im lặng... sững sờ và nghi ngờ, lũ bạn nhao nhao:

- Bia?

- Còn mồ mả ở đất nào hả, đồ nghiệp ngập! Tớ xin các cậu chớ tự giết mình bằng cái thứ nước kích thích ấy. Kẻo rồi cha mẹ các cậu lại oán tớ!

- Vậy nước cam chứ? Nước cam không có kích thích.

- Xì! Công nương sao? Tiểu thư à? Mấy thằng con trai đi uống thứ nước đó với nhau để lũ con gái nó cười cho thúi từ đầu tới chân chứ chẳng chơi.

- Nước mía vậy.

- Cậu tính lại đi. Cậu có biết tỉ lệ sinh viên/nhà cầu trong KTX là bao nhiêu không? Xác suất để một nhà cầu vào giờ này không có người ở trong là bao nhiêu không? Tào Tháo nhập hay sao mà cậu lại muốn uống thứ nước rặt nhặng với bụi đó.

- ...

- Thôi vầy đi: trà đá. Có ba lý do. Thứ nhất: rẻ. Thứ hai: đậm đà... tính truyền thống. Thứ ba: thoáng nhìn thì người ta cũng tưởng đó là bia, nước cam hay nước mía.

1137

10 Bí Quyết Biểu Lộ Tình Yêu Trọn Vẹn



Cuộc sống ngày nay thật căng thẳng và bận rộn, và nhiều lúc bạn đã mắc sai lầm vì đã không biết cách dành thời gian đúng mức cho nhau. Bạn có thể tham khảo sau đây những cách để nuôi dưỡng, làm cho cuộc sống của các bạn thêm thú vị, tránh bớt những căng thẳng, những bận rộn mà bạn đang phải gánh chịu.







1. Ðừng rời khỏi nhà mà quên tặng bạn tình một nụ hôn và cũng đừng quên điều ấy khi bạn trở về.

2. Hãy duy trì một ngày đặc biệt, nếu bạn chưa có buổi tối hằng tuần đặc biệt ấy thì hãy sáng tạo nó, đừng quên các bạn là một đôi tình nhân.


3. Hãy biết cách chung sống với nhau thực sự chứ không phải chỉ là hai người sống chung một căn hộ.


4. Những lúc trở về nhà, hãy tạo cho nhau những giây phút thư giãn, ít nhất là 30 phút.


5. Cùng ngồi vào bàn ăn tối, không không nên mở tivi vì có thể bị làm phiền, bạn có thể mở nhạc nhẹ để cùng nhau tận hưởng bữa ăn tối.


6. Hãy để tất cả những việc vặt gia đình sang một bên. Hãy tận hưởng thời gian này một cách trọn vẹn, không nên để ngày cuối tuần trở thành một ngày để thu dọn hết mọi thứ.


7. ít nhất phải cùng ăn một bữa trưa hằng tuần, đặc biệt nếu các bạn có con cái thì bữa cơm này xóa bỏ được khoảng cách giữa các thành viên.


8. Bạn đã bao giờ cuống lên vì phải tìm kiếm quần áo trước lúc đi làm chưa? Hãy cố gắng chuẩn bị sẵn sàng vào buổi tối hôm trước nếu như bạn muốn thưởng thức bữa sáng cùng với gia đình thật thỏa mái.


9. Hãy tạo sự vui vẻ mỗi lúc gặp nhau, dù đó là thời gian rất bận rộn, như ngay trong lúc bạn đang lái xe về nhà, hãy tận hưởng từng giây phút một.


10. Ðừng quá nặng nề việc bếp núc. Nếu các bạn là cặp vợ chồng khác nghề nghiệp thì nên dùng những bữa trưa truyền thống, bữa tối có thể ăn nhẹ. Ðiều này không chỉ giúp cho các bạn đỡ vất vả mà còn tiết kiệm được thời gian để cùng tận hưởng hạnh phúc.

531

Oct 27, 2006

Hoa Cỏ May



      Nắng lơ mơ nhìn Chấm. Chấm nheo mắt vẻ thú vị. Cỏ may líu ríu bên bước chân Chấm. Cuối xuân, đồng cỏ thẫm màu hơn, càng bát ngát, hiền hòa.

    Chấm mỉm cười một mình. Cứ như đang đi đến nơi cảm thực tại. Đồng cỏ này là của Chấm, nhưng là của con bé Chấm của mùa hè năm trước kia. Cô Chấm bây giờ có thể nào còn xô vào ôm cứng lấy được những cậu bé cùng tuổi, rồi cùng ngã đùng ra, lăn cù cù trên thảm cỏ để cướp cho bằng được chùm quả mây, quả dút dót. Chấm khẽ nhún vai. Buồn cười thật! Chỉ có bốn, năm đứa con gái giữa một lũ con trai lộc ngộc to tồ, thế mà bọn Chấm luôn luôn giành phần thắng. "Đúng là lũ mặt săng đá!"

    - Có lúc thua đau, Vĩnh đã nổi khùng lên mà nói như thế. Lúc ấy, Chấm nào đã biết thế mạnh, điểm yếu của mình đâu, thấy người khác lăn xả vào, Chấm cùng lăn xả vào, giành được phần thắng thì nhảy cẫng lên, cười khanh khách, nếu bị đẩy bật ra, Chấm sẵn sàng bệt ngay xuống cỏ, đạp chân lia lịa và "nhè mồm ra".

    Hoạch bảo sợ nhất là khi cái Chấm nhè. Nó khóc dai kinh. Khóc mà chẳng có tí nước mắt nào, chỉ toàn dỗi. Đã thế lại "khỏe" dỗi vặt. Bao giờ cũng thế, Hoạch là đứa đầu tiên ngừng cuộc giành giật để dỗ Chấm. Chấm chẳng đếm xỉa những lời ấy. Cả lũ bạn chăn trâu xúm lại. Cũng chẳng ăn thua. Chúng nản lòng, tản đi cả. Còn lại mình Hoạch: "Thôi nào, đứng dậy đi!". Đến khi đó, dường như cực chẳng đã, Chấm mới đứng dậy. Hay vớ vẩn thế nhưng chẳng đứa nào giận Chấm cả. "Nó nhóc con nhất hội mà lị!". Hoạch cứ nói như phân bua.

    Bao giờ chia phần, Hoạch cũng giành phần hơn cho Chấm. Đôi khi, Chấm cũng hơi thấy mếch lòng vì Hoạch cứ mãi coi Chấm là trẻ con....

    Chấm lững thững trên đồng cỏ. Gió chiều lành lạnh. Đàn cò xếp xong hàng ngũ hình mũi tên đang bắn về phía Tây. Trẻ mục đồng ồn ã đánh trâu về.

    - Ôi! Chị Chấm!

    Cái Hà "sún" bé tanh tách kêu toáng lên. Hoạch quay lại nhìn Chấm:

    - Cu Điểm đã cho trâu về rồi!

    Cái Hà quất thừng vào lưng trâu, chạy lồng lên cho kịp với chúng bạn.

    - Chấm về từ bao giờ?

    - ... Chấm nhớ đồng cỏ quá nên ra thăm đó! Chấm tưởng chỉ mình Chấm đi học không chăn trâu nữa, hóa ra cũng chẳng còn mấy ai. Còn mỗi Hoạch!

    - Hôm nay, tôi chăn đỡ cho Hoạch và Điểm thôi! Còn "chúng nó" lớn cả rồi, ai còn đi chăn trâu nữa.

    - Xì! Lớn gì! Chưa được một năm.

    Hoạch nhìn vào mắt Chấm. Cô bé hay nhõng nhẽo vẫn thế:

    Ngang như cua, vẫn rất dễ thương. Chấm đi chân đất, hai ống quần dệt kín hoa cỏ may. ánh mắt kiêu hãnh nhìn thẳng lại Hoạch. Chẳng biết cô bé đang nghĩ gì?

    - Bây giờ Hoạch làm gì? Có còn chơi với Lý, Vĩnh, Gái, Hòe... nữa không? Sao dạo này ít nói thế?

    Hoạch giật mình. Anh chàng nghĩ về từng đứa bạn theo thứ tự Chấm điểm danh. Anh bối rối:

    - Chẳng làm gì cả... Mà tôi đang đóng gạch với mọi người.

    - Đóng gạch? Để xây nhà và cưới vợ. Phải không?

    - Sao Chấm lại hỏi tôi thế?

    - Hoạch đừng xưng tôi với Chấm, nghe xa cách lắm. Ngày trước Hoạch nói nhiều với Chấm cơ. Ngày trước là năm ngoái ấy mà! Sao bây giờ Hoạch lại cứ.... Hoạch ít nói hẳn?

    Hoạch đỏ nhừ mặt. Anh quấn đầu thừng vào mấy ngón tay, cúi đầu không nói. Bỗng nhiên Chấm cũng lúng túng. Mới một năm qua mà Hoạch khác đi nhiều quá. Nhưng với vóc dáng cao lớn, vạm vỡ thừa hưởng ở người cha không dễ làm người ta khẳng định anh là nông dân bởi vầng trán cao thông tuệ và sống mũi rất thẳng của anh.

    - Sang năm đủ tuổi, tôi xin đi làm công nhân trên tỉnh.

    Chấm không nói gì. Chỉ mấy giờ trước đây, suy nghĩ của cô rất khác. Hình như giữa mình và Hoạch giờ đây đã có khoảng cách?...

    - A! Một tên dế cụ! Mơ ước của cu Điểm đây!

    Chấm chưa hoàn hồn, cau có nhìn Hoạch. Hoạch vẫn ngồi, trầm ngâm nhìn con dế trong tay:

    - Ngày trước, đấu dế với chọi cỏ gà là những trò vui nhất của bọn mình. Hôm trước khi lấy chồng, Gái và cả lũ bạn ra đây, hồn nhiên tìm cỏ gà để chọi....

    - Buồn cười nhỉ? Gái đã lấy chồng thì Chấm biết nhưng không hề biết chuyện này đâu.

    - Không ai biết chuyện đó ngoài chúng mình. Rồi mỗi đứa sẽ có mỗi nơi hết đó thôi. Tất nhiên, Chấm vẫn là người sướng nhất. Vĩnh rất khao khát được học đại học. Chấm có biết không?

    - Chấm biết! Chấm vẫn là đứa em út ít của mọi người đấy thôi!

    - Tất nhiên rồi! Có thể Chấm thay đổi về cái gì, nhưng con mắt nhìn mọi người, nhất là bạn bè thì đừng thay đổi Chấm nhé!

    Không ai có hai thời ấu thơ đâu Chấm ạ!

    - Vì thế mà ban nãy Hoạch trầm tư, ít nói? Chấm hiểu.

    - Không phải... nhưng...

    - Chấm sẽ đổi khác, Hoạch ạ! Nếu lên tỉnh, Hoạch đừng ngạc nhiên, trách cứ Chấm điều gì! Nhưng về đây, Chấm vẫn chỉ thế này thôi: chân đất, quần đen, quê hơn cả những người ở quê. Chấm yêu đồng cỏ này ghê gớm, Chấm thèm ăn quả dút dót vô cùng.

    Hoạch sững sờ. Anh chẳng nói thêm được gì. Những điều dự định nói với Chấm, giờ anh đã quên béng mất. Anh chăm chú nhìn chấm. Bóng chiều loang loáng trong đôi mắt ngợp đen. Cô bé đã ngồi đối diện với Hoạch từ lúc nào, chống tay xuống cỏ vững chãi. Trong tay cô, một cọng cỏ gà khẽ rung rung, dù trước đó, Hoạch đã cố tìm nhưng không thấy.

    Đồng chiều đã thưa người. Con trâu đủng đỉnh đi trước, ve vẩy đuôi khoan khoái. Chấm và Hoạch lững thững cùng đi về. Cỏ may rạp dưới chân Hoạch, lại vùng dậy, xô tới áp vào chân Chấm. Chấm khẽ hít hà. Không khí có hương vị lạ lắm! Đồng quê! Bảo rằng nó có hương thì càng hít sâu càng thấy đậm đà. Thế mà có lúc Chấm tưởng chỉ có mùi bùn tanh tanh, mùi phân ngai ngái trên những bờ vùng, bờ thửa lầy lội.

    Con dế trong tay Hoạch cựa mình ọ ẹ. Bất giác Chấm đưa tay lên trán. Đầu Chấm vẫn còn u vì cú đụng đầu vào Vĩnh lúc cổ vũ trận đấu dế năm ngoái đây!

616

Oct 24, 2006

Đơn xin việc chân thật nhất



Dưới đây là lá đơn xin việc có thật của một thiếu niên 17 tuổi gửi chi nhánh hãng McDonald’s ở Florida. Kết quả là họ đã tuyển dụng cậu vì cậu rất trung thực và hài hước.


Tên: Greg Bulmash

Giới tính: Chưa rõ, còn tùy thuộc vào đối tượng

Vị trí làm việc mong muốn: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch công ty. Nhưng thực ra thì bất cứ vị trí nào có thể. Nếu tôi mà được kén cá chọn canh, tôi đã chẳng đâm đơn vào đây.

Mức lương mong muốn: 185.000 USD/năm cộng với cổ phần. Nếu không được thì hãy đưa ra đề nghị và chúng ta có thể trao đổi.

Trình độ học vấn: Có.

Công việc vừa qua: Mục tiêu trù ếm của cấp trên.

Mức lương: Ít hơn tôi xứng đáng được nhận.

Thành tích nổi bật: Bộ sưu tập những chiếc bút và giấy nhắn bị mất.

Lý do thôi việc: Vỡ mộng.

Giờ giấc làm việc thích hợp: Bất cứ lúc nào.

Những thời điểm thích nhất: 1h30-3h30 chiều, thứ hai, thứ ba và thứ năm.

Anh (chị) có sở trường nào không? Có, nhưng chúng thích hợp trong không khí thân mật, lãng mạn hơn.

Chúng tôi có thể liên hệ với ông chủ của anh (chị) hiện nay không? Nếu giờ tôi có ông chủ, tôi làm đơn này làm gì?

Có vấn đề sức khỏe nào khiến anh (chị) không thể nâng một vật nặng 22 kg hay không? 22 kg gì?

Anh (chị) có ôtô không? Tôi nghĩ câu hỏi thích hợp ở đây phải là "Anh (chị) có chiếc ôtô nào có thể chạy không?".

Anh (chị) có hút thuốc không? Khi làm việc thì không, lúc nghỉ ngơi thì có.

Bạn dự định làm gì sau 5 năm nữa? Sống ở Bahamas với một siêu mẫu tóc vàng giàu có nhưng bị câm, người luôn luôn nghĩ rằng tôi là tạo vật tuyệt vời nhất. Thực sự ra thì ngay lúc này tôi đã muốn thế rồi.

Bạn có xác nhận những điều khai trên là đúng sự thật? Dĩ nhiên là có.

2017

Bốn Cái Chấm



Một ngày bắt đầu bằng bốn cái chấm
....

như cánh cửa mở ra mưa, ra nắng.


Cánh cửa ấy bây giờ mở ra trơn tru, chứ không rỉ sét kẽo kẹt như trước. Có lẽ vì chủ nhân của nó mở cửa ra ngoài thường xuyên hơn xưa.

Một cánh cửa mở ra, thì cánh cửa khác phải khép lại. Khép lại dĩ vãng, khép lại những điều không muốn nhắc, muốn nhớ.

Bây giờ, tôi không thích đi xa nữa. Mỗi ngày tôi chỉ đi gần, trên những con đường quen thuộc. Tôi cũng không còn ước ao gặp gỡ những người trong mộng. Mỗi ngày chỉ mong nghe giọng một hai người quen quen.

Tôi thích coi những phim phiêu lưu mạo hiểm, thích đọc những truyện trinh thám ly kỳ; nhưng lại cũng thích một mình đi trên những con đường mòn, vắng vẻ quạnh hiu. Có lẽ, đấy là hai mặt của một con người. Người khác có thế không?

Tôi sẽ mở cửa bước ra ngoài, dù trời mưa hay nắng. Tôi sẽ lắng nghe người, dù lời hay vui buồn. Tôi với trời, tôi với người, tôi với tôi. Thực sự, không ai hoàn toàn cô độc. Chỉ cần mở cửa bước ra ngoài.

Yêu thương, giận hờn, ghen ghét rồi sẽ có một ý nghĩa khác xưa. Cần có một ngày nắng ráo, một ngày mưa sa, một ngày gió lộng, để lớp da nhạy cảm làm quen với những đổi thay trong trời.

Sáng nay, tôi mở cửa ra ngoài, để gặp trời đang mưa. Ướt một chút, lạnh một chút, cô liêu một chút. Nhưng lòng tôi yên lành như một đêm mùa hạ. Yên như con đường Ba - mươi lúc sáu giờ sáng. Có thể trong ngày, tôi sẽ lại có dịp nghe thấy giọng của người quen. Có thể tôi sẽ may mắn nhận được một nụ cười. Biết đâu ....

CV

1635

Oct 23, 2006

Hoa Hồng Tháng Bảy



     Con lại về đây với quê hương, sau những tháng ngày xa vắng. Mẹ ngồi đó lưng còng tóc trắng mong đợi mỏi mòn. Con lại về đây với những thương yêu, phía chân trời xa cánh diều mơ ước. Tháng bảy mưa ngâu, đồng quê trũng nước, về đâu những điệu hò.

      Tháng bảy về vắt ngang những lo toan, chuyện áo cơm suốt đời tần tảo. Ngày hôm nay còn đầy phiền não, tiếng cười trên môi tan như xác pháo mất rồi ngẩn ngơ. Tháng bảy ngày xưa đẹp mãi những vần thơ, chuông chùa reo vang yên bình hạnh phúc, hoa đỏ con cài người ta vui chúc: còn đó trong đời những thương yêu!

      Tháng bảy bây giờ vắng lặng buồn thiu, trắng xoá trong con hoa hồng mất mẹ. Không còn nữa nhà xưa quạnh quẽ, lá rụng vô tìn! Mím chặt môi đi giữa lặng thinh, cuối mặt xuống dấu đi dòng nước mắt. Ở chốn trần gian con biết mình mất mẹ, nơi xa xôi mẹ đã mất con, vậy mà với con một chữ hiếu thôi vẫn không tròn?

      Công cha như núi Thái, nghĩa mẹ tựa biển trời, bài hát ru đầu đời theo tháng năm bay mất, để bây giờ trước niềm đau sự thật… Than ôi! Nén lòng đi, khép lại những vành môi, thành tâm đi để hiểu rằng hôm qua ta đã từng có mẹ. Vu Lan về ta thấy mình hạnh phúc trong cuộc đời và trước những khổ đau.

      Hoa hồng hôm nay và hoa của mai sau, của những mùa Vu Lan tiếp nữa.

1274

Oct 22, 2006

Nụ hôn



Nụ hôn


      Kathryn rất sợ tiếng chuông điện thoai reo, vậy mà nó lại reo đến lần thứ ba. Bé Ellen đang ngủ cũng phải bật dậy, lay gọi mẹ:

- Mẹ, điện thoại của mẹ.

Chẳng đừng được, Kathryn nhấc ống nghe, nàng không lạ gì giọng nói bên kia: - Tại sao em không nhấc ống nghe Kathryn? Em phải nghe anh nói, nghe kỹ đây: Em phải ra sân bay ngay bây giờ, chuýen bay còn 45 phút nữa thì cất cánh. Bay mất 1 giờ 10 phút thì đến, anh đợi em ở phi trường Melbourne. Mọi thứ đã xong hết, chỉ đợi em tới là chúng ta bay luôn qua Perth, và như thế…

Im lặng…

Đầu bên kia gắt lên:

- Em có nghe không Kathryn? Em hãy bỏ lại tất cả, rồi mọi việc sẽ đâu vào đó, con bé Ellen sẽ có người lo chính bố nó muốn như thế cơ mà. Hãy mặc hắn, cái thứ ma-cà-bông đó, nó phải trả giá cho những gì đã gây cho chúng ta. Em cho anh biết, em đã sửa soạn xong chưa?

Kathryn miễn cưỡng đáp:

- Xong

Nàng đặt ống nghe xuống, quay sang và gặp ánh mắt của Ellen nhìn thẳng vào. Một cái nhìn rất lạ mà lâu nay Kathryn chưa từng thấy ở con gái. Nàng vuốt nhẹ tóc con: - Ngủ đi con, khuya lắm rồi.

- Ai gọi vậy mẹ? Bố á?

- Không, bố ít gọi điện cho mẹ. Người khác, bạn mẹ. Thôi, ngủ đi.

Bé Ellen vẫn tò mò:

- Phải cái ông hồi chiều vẫn gọi?

Thì ra Kelly vẫn kiên trì gọi từ chiều, lúc nàng không có mặt, cũng may là không có William ở nhà.

Kathryn cố dỗ cho con ngủ trở lại, bởi lúc này hơn lúc nào hết, nàng cần yên tĩnh để suy nghĩ. Mọi quyết định thiếu chín chắn sẽ đưa tới những sai lầm, điều mà nàng không bao giờ muốn. Đối với Kelly thì người cũ, nàng đã có với anh ta 7 năm hạnh phúc, cho đến khi nàng gặp William và sống hẳn với anh này. Ellen là kết quả của 4 năm chung sống với Williams- và cũng là bốn năm tồi tệ nhất trong cuộc đời Kathryn. Thế rồi cách 6 tháng, Kelly đã trở lại như một bóng ma hiện về. Anh ta khoe là sau bao năm lưu lạc ở miền Bắc, đã tạo dựng một số vốn lớn, và anh ta nghĩ đến nàng, như lời anh ta nói: “Xa em cũng chỉ vì anh yêu em. Trong lúc không lo nổi cho em, nên anh chấp nhận ra đi và quyết tâm có ngày trở về đưa em ra khỏi cảnh khốn khó…”.

Kelly đã đề nghị với nàng một cuộc ra đi, đến Perth, và ở đó hai người sẽ làm lại cuộc đời. Kelly không ân hận gì khi bỏ Williams, bởi gần đây anh ta đã hư đốn, rượu chè be bét lại đang dan díu với một gái nhảy. Chỉ tội cho Ellen, con bé chỉ xoắn lấy mẹ, mặc dù cha nó có lần đã ngỏ ý muốn đưa về ở gần chỗ anh ta làm – Williams là một nhạc sĩ, thổi trompette cho một ban nhạc ở vũ trường.

Chuông điện thoại lại reo. Lần này Kelly đã không còn kiên nhẫn:

- Em không thể chậm được nữa, Kathryn ạ. Vé máy bay anh đã mua trước, đã dặn ở quầy vé Sydney, em cứ ra đó là đi ngay. Em nhớ lời anh dặn rồi chứ: thoa thỏi son đó lên môi, rồi đi thẳng tới chỗ Williams đang chơi nhạc, gọi anh ta ra ngoài hành lang, hôn anh ta, từ biệt, nói là em đi thăm bố mẹ đang ốm nặng. Thế là đủ, với bệnh nghiện rượu nặng, chất độc trong son môi của em sẽ giết chết anht a trong vòng nửa giờ sau đó. Trong khi ấy thì em đã ở trên bầu trời…

Kathryn phải hứa để cho Kelly yên tâm gác ống nghe. Xong nàng soát lại thỏi son mà Kelly đã đưa từ ba hôm trước. Và sau cùng, nàng gọi con dậy:

- Dậy, đi với mẹ. Ellen ngạc nhiên:

- Đi đâu giờ này, mẹ?

- Tới chỗ bố con làm. Đi thăm bố, con chịu chứ?

Hai mẹ con ra khỏi nhà với một chiếc va li nhỏ. Trên taxi, Kathryn lấy thỏi son, thoa lên môi…

Kelly sốt ruột, anh dõi mắt nhìn từng người bước ra từ phòng kiểm tra hành lý của phi trường, suốt nửa giờ vẫn không thấy bóng dáng của Kathryn đâu. Thường thì hành khách rời hết phòng kiểm tra sau khi máy bay đáp xuống trong vòng nửa giờ. Các hành khách đi đã bắt đầu vào thế chỗ những người đến.

Chẳng còn kiên nhẫn, Kelly bước tới quầy điện thoại, quay số của Kathryn ở Sydney. Chuông reo rất lâu, chẳng có ai nghe. Chứng tỏ nhà đã đi vắng cả. Đã 12 giờ đêm. Giờ này thì chỉ còn có chuyến bay từ Melbourne, chớ từ Sydney tới thì mãi đến 5 giờ sáng mới có.

Làm gì bây giờ? Kelly tự hỏi và đã tự trả lời bằng cách trở lại quầy vé, anh đặt tiền lên quầy và bảo:

- Cho tôi một vé đi ngay chuyến này, đến Sydney.

Phi cơ cất cánh sau đó nửa tiếng. Kelly dự tính sẽ tới nơi vào khoảng gần 1 giờ sáng, từđó anh sẽ tới nhà Kathryn, hoặc một nơi nào đó để tìm, nếu không gặp nữa cũng còn thì giờ trở lại phi trường đón Kathryn, nếu nàng đổi chuyến bay, đi chuyến sáng sớm mai. Nhất định phải đưa Kathryn đi cho bằng được, đến Perth. Và nếu cần, giúp cho Kathryn một tay, hạ bằng được Williams.

Lúc lên phi cơ rồi, Kelly vẫn còn nghĩ tới cuộc thanh toán tình địch. Việc anh ra xúi Kathryn thoa thỏi son có chất độc dị ứng với rượu trên môi, là vì biết chắc lúc nào Williams cũng sẵn rược trong người, cho anh ta hôn và gục chết tại sân khấu là việc không một ai nghi ngờ, cho là anh ta ngộ độc rượu…

Cơn buồn ngủ kéo tới đột ngột, có lẽ do ảnh hưởng nhiều giờ căng thẳng chờ đợi ở phi trường, làm cho Kelly rất khó khăn để cưỡng lại. Cuối cùng anh ta phải gọi một chai Whisky loại nửa lít. Chỉ có rượu mới chống cơn buồn ngủ một cách hữu hiệu, đồng thời cũng là một cách ăn mừng thành quả mà chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, Kelly sẽ thu hái được.

Nốc một hơi cạn nửa chai rượu, đầu óc lâng lâng, đầy sảng khoái, Kelly ngả lưng vào ghế nệm, nhắm mắt lại, nghĩ về những ngày sẽ sống ở Perth…

Xe taxi của Kelly vừa đỗ thì cùng lúc một taxi khác cũng đỗ lại cạnh đó. Từ trên xe Kathryn và con bước xuống, dáng hấp tấp, hơi hốt hoảng. Kelly hỏi dồn:

- Tại sao em không đi?

Kathryn vừa kéo tay Ellen đi, vừa giải thích:

- Williams đã được đưa vào bệnh viện. Em phải…

Kelly nói như reo lên:

- Tốt rồi! Anh ta sẽ…

Anh ta ngừng lại giữa chừng khi bắt gặp ánh mắt nhìn chòng chọc của con bé Ellen. Đồng hồ điểm ba giờ trong phòng khách. Kathryn ra dấu để cho nàng dỗ con bé ngủ xong sẽ nói chuyện. Kelly lặng lặng ngả lưng ở chiếc ghê sofa, chờ đợi… Sự chờ đợi lúc này không nặng nề như ban chiều, bởi vì cái tin William phải vào bệnh viện đã đủ để cho Kelly hài lòng. Địch thủ coi như đã bị khử.

Mười lăm phút sau Kathryn trở ra, trông nàng mệt mỏi, uể oải. Nàng ngồi xuống cạnh, ra dấu xin Kelly điếu thuốc. Anh chàng không kiềm ch
ế được xúc cảm, choàng tay ôm ghì lấy Kathryn, rồi đẻ ngửa nàng ra, nàng ú ớ muốn nói gì đó, nhưng Kelly đã như con thú dữ say mồi, càng miết đôi môi của mình gắn chặt vào môi người vợ cũ. Hơi rượu từ miệng anh ta toả ra hình như đang làm cho Kathryn ngột thở…

Câu mà trong lúc ú ớ Kathryn định nói là: “William đã không kịp hôn em, vì trước khi em tới vũ trường thì anh ta đã ngất do quá say, được đưa vào bệnh viện…” Nhưng, giờ đây không còn kịp nữa rồi, nụ hôn với son môi có chất độc dị ứng rượu, đáng lý dành cho Williams, thì Kelly đã nhận về phần mình. Anh ta lại uống khá nhiều rượu, nên đã hôn mê ngay khi vừa gỡ nụ hôn ra.

Tại bệnh viện, khoảng nửa giờ sau Kelly đã chết. Trong khi đó, Kathryn lại nhận được tin: Williams đã tỉnh lại sau hơn 4 giờ hôn mê.

Kathryn chết lặng.



Tác Giả: Doreen Clark

17

Oct 20, 2006

Đóng giả



Đoàn thanh tra sắp đến làm việc tại sở thú, con sư tử bỗng lăn ra chết. Người trông chuồng sư tử lo quá bèn lột bộ da của nó rồi đóng giả con vật xấu số. Sư tử giả đang đi lại trong chuồng, chợt một con báo đến bên khiến hắn ta sợ rúm người, con báo nói:
- Đừng sợ, mình là thủ quỹ đây, cậu còn thuốc lá không? Con voi đằng kia hút sạch gói thuốc của mình rồi!
1758

Nội khoa ngoại khoa



Có một người bị một mũi tên bắn cắm vào đùi, mời thầy lang ngoại khoa đến chữa. Thầy lấy dao cắt bỏ phần mũi tên ở ngoài. Làm xong đòi tiền.


Người nhà hỏi:


- Còn phần cắm sâu vào thịt, thầy chưa lấy ra kia mà?


Thầy nói:


- Tôi chữa ngoại khoa, còn cái đó thì xin mời thầy nội khoa.

1294

Bóng Đêm Biếc...




Bóng đêm biếc thở đều hơi gió mát
Chung quanh ta im lặng đã buông rèm
Gió xa quá, trời xuân êm bát ngát
Biết lời gì nói hết được yêu em

Một phút vắng chất đầy muôn nỗi nhớ
Bảy hôm xa đem lại một giờ gần
Mắt giữa mắt nhìn nhau vui nức nở
Lòng bên lòng, chân cũng luyến bên chân

Em có đôi tay, anh cầm tất cả
Anh chỉ một lòng, em đã chiếm riêng
Bóng êm ái phủ đầu nghiêng vai ngả
Môi giao hòa trao viên ngọc thiêng liêng....

Sao muôn chấm cứ mơ hồ tỏa mộng!
Anh đưa em vào nghỉ giữa lòng đêm
Giữa lòng anh tơ giăng như mắc võng
Em nằm đi - anh ru giấc êm đềm....
996

Oct 19, 2006

Bài Thơ Lì Xì



Tết đến em có còn bướm trắng ??
áo dài thơ, hay váy đầm xoè ??
Mặc áo dài?? Anh đeo kính cận
Còn diện đầm ?? Anh... mắt đỏ hoe


Tết đến, em có còn nhớ lớp ??
Hay nhớ gì đâu trước cổng trường ??
Nhớ lớp ?? Anh biến thành trái thi.
Còn nhớ gì đâu, anh biến... luôn !!


Tết đến, ăn mứt me chua lưỡi
Cắn hạt dưa đỏ chót môi cười
Trời đất sinh ra chi tiểu muội
Để năm nào anh cũng... "eo ơi !!"


Tết đến đừng xoè tay, ngượng nhé !!
Cái đuôi sau gót quá là dài
Khỏi cần tập soi gương e lê.
Lì xì anh một sợi tóc mai


Khoá vào cặp nhốt mười sáu tuổi
Lỡ mai em "bẻ gãy sừng trâu"
Thì chắc anh biến thành chú Cuội
ôm cây đa bay tuốt lên... lầu !!!

2932

Chiếc quan tài



Chiếc quan tài ấy đặt trên tấm phản, giữa một túp nhà xiêu. Một người đàn bà, quần áo nâu bạc, ngồi phệt ở bên, úp mặt vào cánh tay khoanh cạnh ván thiên, thỉnh thoảng hé vuông vải nhỏ mới, ghé ra ngoài xỉ mũi xuống nước. Gần đó, một thằng bé con, chỉ mặc một manh áo rách, thò cái gậy tre vừa đẵn, nghịch với những tăm bọt sủi trên mặt lượt bùn.

Bỗng bốn người đóng khố, lực lưỡng, đẩy chiếc mảng chuối áp đến hè, rồi cùng nhau vào, khỏa chân để rửa, nói mấy câu, và đứng lên phản, bắt tay vào cỗ ván.

Họ còng lưng, ưỡn ngực, để khênh cho thăng bằng. Song, họ không thấy nhọc nhằn, vì chiếc áo quan ấy nhẹ quá. Nó bằng gỗ tạp, lỗ chỗ những vết mọt đen, mỏng vừa một đốt ngón tay. Họ chép miệng, phàn nàn với nhau, thương hại anh Cu xấu số, khổ cho đến lúc chết, chết ngay vào độ trời làm vỡ đường.

Mảng chuối chở chiếc quan tài lềnh bềnh theo tay bốn người đẩy ra cổng. Chị Cu trùm khăn lên mặt, khóc thảm thiết. Cứ cả quần áo thế, chị lội bì bõm, đi sau chồng.

Giá không có mảnh vải trắng che mặt, đố người lạ nào bảo chị là người nhà người chết. Và giá không có tiếng khóc, đố ai đoán là ngoài đường có đám ma. Thằng Cu thì chẳng biết gì. Nó thấy người ta ghé lưng, bảo nó ôm cổ để cõng. Nó ngơ ngác làm theo, hình như thích chí vì được đi lội.

Bốn người đẩy mảng, dò từng bước. Đi dưới nước đã chậm, thế mà đường lại trơn. Những bọt nước tóe bắn lên, làm tắt cả hương. Mấy cây nến cắm trên khúc chuối, bị gió, không sao cháy được. Người ta đã nhiều lần thắp lại cả hương lẫn nến, nhưng vẫn tắt như thường.

Xung quanh, làn nước đỏ mênh mông, từ sáng đến bây giờ, mỗi lúc lên một cao. Chị Cu gào mãi nên rát cổ. Chị phải thôi khóc. Và cố bấm đầu ngón chân xuống đất, cho khỏi ngã.

Mực nước chỗ thấp thì đến bẹn, chỗ cao thì đến thắt lưng hoặc đến ngực. Cả làng chỉ còn có mỗi một nơi cao nhất, là khu giữa vườn nhà ông Lý, may quá, chưa bị ngập. Cho nên ngay từ khi anh Cu ngáp cái sau cùng, chị Cu phải kiếm cơi trầu lên xin với chủ đất, để nhờ chỗ chôn chồng. Ông Lý thương hại, vui lòng nhận lời, lại khuyên chị nên đưa ngay anh Cu "ra đồng" kẻo chỉ một giờ nữa, vườn ông cũng tràn nốt. Thật thế, cả làng, hiện nay chỉ có khu vườn ấy là hở. Còn thì từ ngoài đồng cho đến khắp các xóm, chỗ nào cũng những nước là nước. Nói đúng ra, giữa đồng cũng còn vài ba cái gò là còn nổi lên. Nhưng những đường ra đấy, từ khi mới có tin vỡ đê, tuần đã chặt tre rấp ngang lối, vít kín cả lại rồi. Chỉ còn một lỗ con con chui khe luỹ, người ta vẫn đánh trâu qua để thả cho nó bơi đến các gò, đứng nắng và ăn bèo Nhật Bản, thì lối ấy nhỏ quá. Vả trừ trâu ra, ai dám bơi qua những nơi ruộng sâu đến một con sào.

Chiếc mảng lênh bênh độ một lát, thì quàng vào ngõ xóm Trung. Tuy đường hẹp, nhưng lối đi cao dần. Nước đến thắt lưng, sau đến bẹn, rồi sau đến đầu gối. Rồi sau cùng, mảng chuối chịt lại, mắc cạn, không đi được nữa.

Người ta ghé tay bê áo quan. Chị Cu vác vồ cuốc lên vai, đi theo. Nước rẽ qua những cẳng chân đen thủi, kêu rào rào, tóe bọt trắng sang hai bên.

Chị Cu giục mọi người mau tay lên, vì chị lo ngại quá.

Quả nhiên, mới từ nãy đến giờ, nước đã láng gần khắp vườn nhà ông Lý. Chỗ đất vừa đào cách đây độ một giờ đã có những dòng nước ngòng ngoèo bò theo nơi thấp, và rỉ vào, ngập đến lưng huyệt.

Bốn người rảo cẳng, rồi đặt quan tài xuống. Họ nhảy vào hố, hai tay bốc nước, thoăn thoắt tát ra. Nhưng vô ích. Nước ra bao nhiêu, lại vào bấy nhiêu. Mà nước vào lại mạnh hơn nước ra. Tát cũng không kịp.

Bốn người thất vọng, bảo nhau khênh bốn góc cỗ ván. Hai người tiến, hai người lui, rồi cùng đứng ngay ngắn ở hai đầu huyệt. Họ cúi lưng, đưa thấp dần dần tay xuống. Chiếc quan tài hạ từ từ. Cảnh đau đớn làm chị Cu đứt từng khúc ruột. Chị muốn khóc cho hết nước mắt, gào cho hết hơi, để được chôn theo chồng. Nhưng bỗng chiếc quan tài đứng sững lại, không xuống được nữa. Nước ở dưới đội nổi lên. Tiếng khóc im bặt.

Bọn người nhìn nhau lo sợ. Lúng túng. Làm thế nào? Bàn tán hồi lâu, hai người nhảy xuống, đứng ở hai đầu áo quan để lấy sức nặng, thì nó mới chìm được. Nhưng nước vào huyệt đã nhiều, nên khi người ta vừa nhảy xuống, nước ở dưới dềnh lên, tràn qua ván thiên. Quan tài như chiếc thuyền đáy phẳng, nó bập bềnh. Hai người mất thăng bằng, ngã khuỵu, thụt cẳng xuống huyệt.

Cách ấy không được. ỳ ộp, mỗi người nói ra một kế. Chỉ làm sao thắng nổi có mỗi một tí nước, mới chôn được dễ dàng. Chị Cu tưởng tượng đến chồng bị ngâm sũng, chị thút thít, kể lể, thương con người đến chết còn vất vả.

Chẳng mấy chốc, chiếc quan tài vì nhẹ, lại tự nhô lên đến gần mặt đất. Cả huyệt đầy những nước mất rồi. Bây giờ mới là lúc khó khăn. Họ vẫn luẩn quẩn bàn bạc.

Sau hết, ba người phải lấy lưỡi cuốc, hếch kẽ ván cho nước ồ vào thực nhiều và cùng nhau đứng về một đầu cho sức nặng đủ dận được xuống đất. Một người lấy vồ chêm vào thành huyệt, ghì chặt lấy. Một người cuốc đất, và chị Cu khuân vội vàng, vứt xuống hố. Thấy thây chồng đầu cao đầu thấp, chị đau đớn lắm. Nhưng biết làm thế nào?

Họ lèn đất vào thành huyết và áo quan, rồi quẳng những tảng to lên trên. Cho đất đủ sức dìm một đầu quan tài, họ lại đứng sang đầu bên kia. Và cũng làm như trước. Họ thở ì ạch, khó nhọc như một cuộc vật lộn. Khi cỗ ván đã bị chèn chặt hai đầu, họ bèn rủ nhau lên, để hết sức đào đất cho nhanh chóng mà quẳng xuống. Nhưng họ vừa bước chân khỏi, cỗ áo quan đã bềnh lên theo. Song, được cái nó không nổi cao quá. Biết rằng sức phấn đấu có công hiệu, họ huỳnh huỵch làm một lúc nữa thật mau. Chiếc quan tài lần này chịu nằm gí xuống tận đáy huyệt.

Bây giờ họ đã đỡ vất vả. Chỉ còn việc đắp đất lên cho thành nấm mà thôi. ấy thế mà khi ngôi mả đắp vừa xong, nước đã láng vào khắp vườn, không còn hở một chỗ nào nữa.

Những con giun đất màu đen to bằng ngón tay út nổi lềnh bềnh, dập dềnh theo đà sóng, trôi với đám bọt rác.

+
+ +

Một giờ, lại một giờ. Mực nước lên cao dần, cao trông thấy.

Xung quanh mả anh Cu, có những lá tre khô bám vào. Rồi có bèo Nhật Bản. Rồi có cả bọt rác nữa. Thứ này bám vào chốc lát, rồi bị sóng lôi đi. Thứ kia ôm lấy nhau, nhảy nhót, chạm óc ách vào nấm đất mới đắp. Nước dập dờn liếm mãi vào khe những mảng đ%
E11239

Oct 18, 2006

Đẹp Chưa



Trong phòng triển lãm hình điêu khắc theo lối lập thể, con người bụng lớn, ngực lép, mặt mày méo mó không ra hình dáng gì cả; có hai bà tỏ ý thắc mắc với nhau:

Cái ngữ này mà để lại về sau con cháu mình nó sẽ nói tổ tiên nó như thế đấy. Đẹp chưa.

2827

Dưới Bóng Hoa Đào



      Trời đông mưa phùn lấm tấm. Bên kia dẫy nhà lá lúp xúp dưới chân đê Yên Phụ, nóc không cao quá mặt đường, nước hồ Tây mù mịt, bát ngát, mênh mông, như một cửa biển chìm đắm trong cảnh sương mù buổi sáng.

    Đứng nhìn xuống con đường làng lát gạch lờ mờ quanh co tựa con rắn nâu dài quặn mình lượn khúc ở giữa hai làn nước xám.

    Như không nghĩ tới mùa rét, không nghĩ tới bùn lầy, hai người bận Âu phục, tay thọc trong túi áo tơi cài kín, mạnh bạo nện gót trên đường. Đến một lối dốc, có cổng tre, cánh phên nứa, đưa tới một cái vườn trồng đầy cúc, hai người từ từ dừng bước. Tống Bình quay lại nhìn Nam Chân. Nam Chân mỉm cười khẽ hỏi:

    - Xuống nhé?

    - Ừ thì xuống. Nhưng...

    Nam Chân chắc đã thừa hiểu ý bạn, nói gạt ngay:

    - Mặc chứ!

    Tống Bình ngần ngại:

    - Nhưng cũng hơi quá. Luôn năm hôm đến mua hoa cúc năm lần. Chắc nó ngờ, ngượng chết!

    - Nó ngờ mặc nó!... mình đi sắm tết kia mà!

    Nam Chân nhìn bạn cười:

    - Làm gì mà bẽn lẽn như cô dâu mới về nhà chồng thế?

    - Còn anh thì làm gì mà si tình thế, để tôi phải lặn lội trời mưa rét mướt.

    - Rõ khéo, ai bắt anh đi.

    - Nhưng anh cứ rủ...

    - Ai cấm anh không theo? Kỳ tình cu cậu cũng muốn chết đi kia! Thôi đã đến đây thì xuống.

    Con đường dốc đất vàng lẫn nước, vừa lội vừa trơn. Hai người, bùn bắn lấm tấm ống quần, phải vịn vào những cọc chống hàng giậu phên nứa, mới lần từng bước xuống được vườn. Một con chó trắng ở trong chiếc nhà lá sồ ra, làm cho hai người suýt ngã.

    Một cậu bộ dạng láu lỉnh trông như học trò, đầu để trần, chân đi guốc, mình mặc chiếc áo nịt đen trùm ra ngoài áo cộc trắng thong thả đi rạ gặp khách hàng quen, cậu em nhếch mép ngả đầu chào:

    - Thưa hai ông lại đến mua cúc?

    Đó chỉ là câu tự nhiên của người bán hàng, nhưng Tống Bình cảm thấy có ngụ ý rất nhiều ý tứ, liền bấm bạn, nói thầm:

    - Đấy, đã bảo mà!

    Nam Chân, nét mặt thản nhiên, tươi cười đáp lại cậu bán hàng hoa:

    - Phải, chúng tôi đi mua cúc. Cúc còn nở đẹp, chúng tôi còn mua mãi.

    - Vậy mời hai ông vào vườn. Hai ông mua cúc ở vườn này hay ở vườn trong?

    Cậu giơ tay trỏ:

    - Ở tận trong kia... chỗ chị tôi đương xới đất ấy.

    Hai chàng xăm xăm tiến bước. Nam Chân vừa đi vừa nói:

    - Thế thì vườn trong hoa đẹp hơn.

    Cậu bán hoa cũng theo liền sau. Cậu cười một cách lém lỉnh, bảo hai người khách:

    - Các ông đi từ từ chứ kẻo trơn ngã.

    Rồi gọi to:

    - Chị Mai ơi! Có khách mua hoa đấy.

    Bỗng ở giữa đám cúc vàng, đứng dậy một người con gái chít khăn vuông, mặt trái xoan, da trắng mát. Chắc hẳn cô đã trông thấy khách mua hàng quen ở phía ngoài giậu phên. Cậu em nói khẽ với hai ông khách:

    - Xin hai ông hãy đứng chờ đây một phút, cho phép cháu vào hỏi chị cháu tí việc riêng.

    Dứt câu, cậu chạy vào trong vườn, ghé tai chị thì thầm:

    - Chị nhớ lời em dặn nhé... Ở đời cần gì, phải chiều người lấy của chứ. Chị cứ nói thật cao, bao nhiêu người ta cũng trả.

    Mai mủm mỉm cười.

    - Vậy dẫu họ hỏi ngớ ngẩn thế nào, chị cũng đừng gắt như hôm qua, cứ trả lời ôn tồn người ta nhé? Bu cũng bảo thế đấy.

    Mai vẫn tủm tỉm cười, hai má đỏ hây hây trước luồng gió lạnh, vẻ đẹp càng tăng bội phần:

    - Được cậu không lo. Thế nào chốc nữa cũng có hai đồng bạc tiêu. Cậu cứ về nhà, để mình chị ở đây.

    Cậu em ra tới cổng vườn còn dặn với chị cốt để hai người khách nghe rõ và không ngờ vực.

    - Chị nhớ nhé! Chẳng mai phiên chợ rồi đấy.

    Quay lại, cậu nói với hai người:

    Mời hai ông vào chọn hoa, đã có chị cháu, cháu xin về lấy giỏ để đựng cây.

    Cô hàng hoa cất giọng oanh thỏ thẻ:

    - Thưa hai ông mua cúc gì?

    Nam Chân tiến lại gần, ngớ ngẩn hỏi:

    - Cúc gì đẹp như... cô nhỉ?

    - Thưa ông? ở vườn em, cúc gì cũng đẹp. Ông muốn mua thứ gì thì mua?

    Rồi cô đăm đăm nhìn Tống Bình, hỏi sẽ Nam Chân:

    - Thưa ông, ông kia là bạn ông?

    - Phải, sao?

    - Thưa ông, trông ông ấy bẽn lẽn như con gái.

    Nam Chân cười, quay lại thấy Tống Bình vẫn đứng ở gần cổng, liền gọi:

    - Này anh Tống Bình...

    Sợ Nam Chân ôn lại cho bạn nghe câu mình vừa nói, Mai hai má đỏ bừng, vội vàng cúi mặt xuống nói:

    - Ấy, em lạy ông, ông đừng... đấy!

    Chuyện vẩn vơ một lúc, rồi khi cúc đã cho vào giỏ, tiền đã trả, hai người đứng mãi cũng ngượng, liền tính đường lui. Mỗi người khệ nệ mang hai giỏ cúc, ra đến cổng vườn còn quay lại nhìn. Cô bán hoa đứng trong vườn cúc, cũng trông theo, nói:

    - Vài hôm nữa, hai ông lại xuống mua đào nhà em, nhé!

    Nam Chân chạm vào vai bạn:

    - Tình không?

    Đi khuất hàng rào, Tống Bình nhìn xuống hai giỏ cúc, phàn nàn:

    - Nặng quá!... Thôi tôi vứt lại đây, ai muốn lấy thì lấy. Khuân về làm gì cho nhọc xác lại rác nhà. Chỉ tại anh đấy mà!

    - Thôi chịu khó mang về làm kỷ niệm.

    Tống Bình gắt:

    - Kỷ niệm gì, nó lừa mình nó lấy tiền. Con bé ấy nó láu lắm. Tình nghĩa gì!

    Hai hôm sau, Nam Chân lại rủ Tống Bình đi mua hoa, nhưng Tống Bình từ chối. Nam Chân cũng không ép, để bạn ở nhà, đi một mình. Lần này, mới đến chỗ dốc, chàng nhìn xuống đã thấy cô hàng hoa đứng ở vườn ngoài, dựa vào gốc đào, chăm chăm cặp mắt nhìn lên đường. Nam Chân dừng lại ngắm nghía. Mái tóc mây lẩn dưới vành khăn đen láy. Khuôn mặt dịu dàng, nước da trắng hồng in trong cái khung tròn màu hồng phơn phớt của cây đào đầy hoa, khiến Nam Chân lại nhớ đến bức tranh Nhật Bản mà chàng được ngắm ở một hàng sơn.

    Nam Chân xuống vườn. Mai ra đón, ngơ ngác nhìn lên đường hỏi:

    - Còn ông bạn ông?

    Nam Chân có dáng không bằng lòng, hỏi lại:

    - Bạn nào?

    Mai bẽn lẽn, cúi đầu, thỏ thẻ:

    - Ông bạn vẫn đi với ông, ông Bình ấy mà.

    - Cô nhớ kỹ tên ông ấy nhỉ?

    Rồi lạnh lùng chàng nói:

    - Ông ấy không đến.

    Mai có vẻ buồn.

    Lần này, hai người tuy vẫn nói chuyện với nhau, nhưng lời cứng cỏi, nét mặt cau có. Lại thêm cậu em ở bên nhà sang, cứ đứng nói bông, thỉnh thoảng lại đưa mắt ra hiệu nhắc chị.

    Nam Chân chê thứ cúc nọ hoa gầy, thứ cúc kia hoa rữa, rồi chẳng mua khóm nào.

    Lúc chàng ra về, Mai theo đến tận cổng vườn. Bỗng cô quay lại bảo em:

    - À cậu, cậu về thay nước hộ chị mấy chục bát thủy tiên nhé. Sáng nay chị quên bẵng đi mất.

    Cậu em ngoan ngoãn lắm, vui vẻ về ngay. Nam Chân đoán rằng Mai muốn ở lại một mình để nói câu chuyện riêng gì, thấp thỏm mừng thầm. Quả thực, chàng đoán không sai.

    Mai lại gần, tươi cười nói sẽ:

    - Thưa ông, em muốn nhờ ông một việc, chả biết ông có giúp cho không?

    - Được, cô cứ nói, thế nào tôi cũng giúp.

    - Hôm nay, ông không mua hoa...

    - Vậy cô muốn tôi mua? Ừ thì tôi mua.

    - Thưa ông, cái đó có hề chi, ông mua cũng đã nhiều rồi. Hôm nay ông không mua hoa, vậy em nhờ ông tiện xe cho em gửi đôi khóm cúc với cành hoa của ông... bạn ông mua hôm qua nhưng còn gửi lại.

    Nam Chân tuy tức uất người, phần giận cô hàng chỉ nghĩ đến Tống Bình, phần giận bạn lẻn đi mà không rủ mình. Song đã trót hứa giúp thì chàng cũng phải nhận lời.

    Lúc chàng về tới nhà, Tống Bình ra đón cửa hỏi:

    - Anh lại mua hoa cúc? Lại thêm cả cành đào, đẹp nhỉ?

    Nam Chân bĩu môi:

    - Lại còn vờ!

    Tống Bình ngơ ngác:

    - Anh bảo tôi vờ cái gì?

    Nam Chân dằn từng tiếng:

    - Vờ cái gì! Hôm qua lẻn đi một mình... rồi mua hoa lại không đem về, bắt người ta phải hầu, lại còn vờ cái gì nữa.

    Tống Bình biết rằng bạn tức giận lắm, ôn tồn phân trần:

    - Thì sáng hôm qua, tôi ngồi bàn giấy với anh từ sáu giờ tới mười một giờ, anh không nhớ?

    Nam Chân ngẩn người ra, ngẫm nghĩ. Nhưng lúc hiểu câu chuyện chàng lại ghen đầy ruột:

    - Hừ! Con bé!...

    Tống Bình hỏi dồn:

    - Con bé bảo anh cái gì? Cái gì thế? Nó bảo anh đem hộ cho tôi hai giỏ cúc và cành đào này à?

    Tống Bình yên lặng một lúc, rồi mủm mỉm cười, nói một mình:

    - Tình tứ quá!

    Trong lòng tự nhiên chàng thấy sung sướng.

    Ngồi chống tay vào cằm, Nam Chân cười mát bảo bạn:

    - Thế thì con bé giỏi thật, nó đánh lừa mình để bắt mình đem tặng tình nhân nó.

    Hôm sau, Tống Bình thấy bạn vẫn còn tức tối, đến khẽ vỗ vai:

    - Này, đi mua hoa đi!

    Nam Chân quay lại trợn mắt nhìn bạn, đáp:

    - Anh muốn đi thì cứ đi, tôi đi làm gì?

    Tống Bình thân mật hỏi:

    - Anh giận em đấy à?

    Nam Chân giọng khinh bỉ:

    - Vì cớ gì tôi lại giận anh? Phải! Vì cớ gì?

    Biết bạn bực tức, Tống Bình kéo ghế ngồi liền bên cạnh, thong thả nói:

    - Hỏi đùa anh đấy... chứ tôi không đi đâu! Chúng ta không nên đi vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất, anh em ta không nên vì một cô hàng hoa mà đến giận nhau, có khi đến lìa nhau. Lẽ thứ hai, ta chỉ nên coi cô bé ấy như một khóm cúc ở trong vườn cô ta.

    Ta cứ để khóm cúc mọc ở vườn thì sang năm ta lại cùng nhau xuống Yên Phụ ngắm nghía, vì còn ở vườn, nó còn nằm ấy sang năm khác nẩy chồi phát hoa, chứ về nhà ta thì bất quá chơi được ba hôm tết, rồi nhị tàn cánh úa, ta chẳng khỏi ném nó vào trong chiếc xe rác qua đường.

    "Vả, có lẽ chỉ ở vườn, nó mới đẹp, chứ khi trồng nó vào chậu sứ để trong nhà thì vị tất nó sẽ còn đẹp... Vậy thôi đấy nhé. Phải để dành nó đấy đến sang năm".

    Nam Chân nghe bạn nói, ngẫm nghĩ một lúc rồi thở dài:

    - Anh nghĩ thế mà phải.

    Từ hôm ấy, Nam Chân và Tống Bình không đi mua hoa cúc nữa.

    Còn cô Mai chiều chiều nhớ đến người mua hoa, vẫn đứng tựa gốc đào trông ngóng. Nhưng người đi không trở lại, rồi tết hết, xuân qua, tình cô cũng một ngày một phai như hoa đào dần dần tàn rụng trước gió...

611

Bến Phà Đen Lặng Gió



Bà Đà thường đi làm từ sáng sớm, chiều chạng vạng mới về. Chiếc khăn thâm trùm cách nào đó mà bịt kín cả gáy cả cổ, ngoài cái khe rất nhỏ dành cho hai con mắt lấp loáng nhìn rạ

Dẫu là một người đẹp lộng lẫy mà trùm bịt như thế cũng thành khó hiểu, huống chi bà Đà là con người có thân hình cứng cỏi, vai ngang dáng đàn ông, mà tính nết cứ mưa, nắng, nắng mưa luân chuyển nhau không ngừng.

Chiều nào không thấy đồ nghề của ông Đà - chiếc gánh toòng teng một bên đựng bốn, năm hòn đá mài các loại, và một bên là cái chậu đồng sứt vành dùng đựng nước - để ngoài hè, bà Đà liền rít lên:

- Mất thây mất xác ở đâu giờ này chưa chịu vác mặt về!

Còn như, nếu thấy ông Đà ngồi hút thuốc lào trên cái giường do mấy tấm ván thùng kê sát nhau, việc đầu tiên của bà Đà là lấy từ chiếc túi xách ra chai rượu, thuồi xuống trước mặt ông, kèm theo một lời đay đả:

- Này mồ hồi của tôi đấỵ Nước mắt của tôi đấỵ Nốc đi!

Không mấy khi bà để cho ông uống rượu suông, mà thường có thêm vài thứ nhắm đạm bạc; miếng đậu phụ bôi nghệ nướng lem nhem, một miếng vó bò quăn queo như vỏ cây, năm thì mười họa còn có quả trứng vịt lộn hoặc bộ lòng gà.

Mỗi tội thức nhắm càng ngon, ông Đà càng phải nghe nhiều lời nhiếc móc của vợ.

- Đội thúng than từ xà lan lên bãi được mấy, ông biết không? Ba hào! Thế mà một quả trứng vịt lộn những năm đồng. Không nhờ cái đận phát tiền năng suất thì có khối ra đấy mà hốc. - Bà Đà vừa nói chồng sa sả vừa móc túi lên vách, cởi khăn trùm, nhen bếp, bắc nồi, lấy gạo đi vo... Công việc thoăn thoắt trôi chẩy qua đôi bàn tay ngấm bụi than đen kịt của bà.

Chai rượu trước mặt ông Đà cạn, vừa lúc bà Đà bưng mâm cơm lên, hai vợ chồng cùng ăn. Bấy giờ bà Đà dù có nói trời nói đất, ông Đà cũng không lấy làm điều, thậm chí ông còn thấy khoái nữạ Nhịn đói suốt ngày, mỏi rạc cẳng đi diễu qua các phố xá, được nhấm chút rượu là chất men chạy rần rật như kiến bò mười đầu ngón tay ngón chân và làm tê dại mang tai ông, khiến người ông lâng lâng.

Tuy vậy đã vài bận ông Đà xô cả mâm cơm xuống đất rồi xông vào bà vợ khốn khổ mà đấm đá túi bụị Đó là những lần bà Đà nhiếc ông là giết chết con để ăn một mình cho sướng mồm.

Cánh đàn ông hàng xóm tuy không phải là lũ ác bụng nhưng đều đồng thanh ủng hộ ông Đà thẳng tay trừng trị bà vợ tai quáị

- Thế! Giã nữa!

- Vợ tôi mà thế tôi tẩn nhừ xương!

- Đem mà trôi sông cái của nợ ấy đi!

Trước sự "chi viện" nhiệt tình ấy, ông Đà quắc mắt đáp lại:

- Việc nhà tôi, ai mượn các ông chõ vàỏ Người ta khổ quá rồi phải để người ta nói cho hả bớt cái khổ đi chứ!

Nói vậy nhưng sau mỗi lần xô xát, ông Đà sợ, không dám nhìn vào mặt vợ mấy ngày liền.

"... Cái năm Nhật kéo sang ta, ông Đà đương làm anh chân sào trên một chiếc thuyền đinh bề thế chẳng kém ngôi nhà ngói năm gian. Cứ bẩy ngày một lần ông chủ lại chất đầy gạo, muối, dầu tây, vải, lụa lên thuyền, cho nhổ sào ở bến Lục Dầu để ngược lên mạn Đồng Trâu, Hố Sếu, qua Ngàn Trâu Danh, lên tận Bãi Thảị Đến Bãi Thải, nhiều khi dỡ hàng xong không kịp nghỉ, đã nhận khách vội vàng để bắt con nước trở xuôi luôn.

Cánh chân sào thuyền gồm mười tay trai lực lưỡng, năm người chạy be tả, năm người chạy be hữụ Công việc bao giờ cũng bắt đầu từ phía mũi thuyền, hai hàng người nhất tề lao phập những cây sào trẩy dài đầu bịt sắt xuống lòng sông, đuôi sào tỳ vào hõm vai, một người cất giọng: "Bớ dô hò..." chín người kia "dô huậy", mặt nước trước mũi thuyền rẽ thành hai làn sóng trắng hình mũi tên, mấy người chân sào cúi gầm mặt, gò lưng bước xuôi để con thuyền nặng nề lao ngược dòng. Tới đuôi thuyền, tất cả lại nhất tề rút sào, trở về đằng mũi, và lại bắt đầu đúng y như thế.

Một buổi sáng thuyền về đến bến Lục Dầu, hành khách chen nhau qua mảnh ván cầu để lên chợ, có một cô gái cứ quẩn quanh dưới khoang. Đà bước lại gần cô, cất tiếng hỏi:

- Nhà chị này có hàng nặng, không ai đỡ, hử?

- Không không - Cô gái giật mình hoảng hốt - Tôi có hàng gì đâu!

- Sao còn loanh quanh mãỉ

Cô gái bỗng òa khóc:

- Tôi sợ...

- Sợ gì?

- Sợ người ta đón bắt tôi trên ấỵ..

Đà hiểu ngay ra tình thế của cô gái:

- à. Lại trốn chúa lộn chồng chứ gì? Phải thế cứ nói thật thì tôi giúp...

Việc nên vợ nên chồng giữa hai người đã bắt đầu một cách rất đơn sợ Tới năm giáp khởi nghĩa, gặp nạn đói khủng khiếp, khắp nơi người chết xếp chồng đống thì đứa con trai đầu lòng của vợ chồng ông Đà đã biết chạy lon ton theo bố mẹ đi xin ăn.

Vợ chồng ông Đà dẫn cu Thấn - tên đứa con - phiêu dạt từ Phả Lại lên Bắc Ninh, Bắc Giang, rồi quay xuống Hà Nộị Họ uống nước lã cầm hơi nằm ở sân ga một đêm, một ngàỵ

Tối hôm sau bà Đà nói với chồng:

- Cái chết là cầm chắc rồị Nhà xem còn cách nào cứu lấy con?

Ông Đà lẳng lặng đứng dậy bỏ đị Ông vào một cửa hàng ăn trước cửa ga đèn điện sáng trưng, đứng xòe hai bàn tay đợi hồi lâu không thấy ai cho mình chút gì. Ông đành liều thò tay vào thúng bún của chị chủ hàng, chộp một nắm. Nhưng ông vừa quay ra được vài bước, chưa xuống khỏi vỉa hè, đã ngã sấp mặt vì một cái ghế ném theo đúng giữa lưng. Vốc bún trên tay ông, không hiểu bị những người ăn mày chung quanh xô lại cướp hay bị chủ hàng giật lại lúc nào ông không haỵ

Lê lết về được chỗ vợ con nằm, ông Đà nghĩ ra được một kế để họa may cứu sống được bé Thấn. Ông bế nó đến giữa chỗ đông hàng quán nhất, cắn con một miếng chảy máu ở má rồi bỏ nó lại, vùng chạỵ

Suốt mấy chục năm, từ thời Nhật rồi Việt Minh, rồi Pháp tạm chiếm, tới ngày thủ đô được giải phóng và mãi tận bây giờ bà Đà trở thành công nhân ở cảng than, còn ông Đà vẫn chỉ làm độc một cái nghề đi mài dao thuệ

Chẳng ai nghĩ chuyện làm giầu bằng cái nghề nhỏ mọn nàỵ Nhưng với ông Đà thì lại không thể bỏ mà tìm công việc khác. Ngoài cơm gạo ra, vợ chồng ông còn phải nuôi sống lẫn nhau bằng một nguồn hy vọng. Sáng sáng, ông quẩy chiếc gánh nhẹ tênh, một bên đá mài một bên chậu nước, thả bước đến khắp mọi ngõ ngách trong thành phố, gặp bất kỳ người đàn ông trai tráng nào vào trạc tuổi bé Thấn năm xưa ông cũng nhìm chằm chằm vào bên má phải của họ.

Bé Thấn "khi xưa" giống mẹ nhiều nên nó cao lớn, vai hơi ngang, mắt lá răm, khi cười có một lúm đồng tiền ở bên má bị bố cắn, chắc là thành sẹọ

Hai mẹ con giống nhau ở cái dáng đi lúc nào cũng vội vàng "chân không bén đất".

Ông Đà tin vào câu tục ngữ "trai giống mẹ thì khó ba đời". Nếu trời để bé Thấn qua cái nạn đói kinh sợ ấy mà còn tới ngày nay, may mắn nó chỉ đủ tay vo miệng lốm như bố mẹ nó là cùng. Vì vậy, hễ thấy có người đàn ông nào ăn mặc sang trọng lại có chút gì hao hao giống vợ mình là ông run lẩy bẩy vì hồi hộp. Ông như bị thôi miên, chân chạy theo, mắt nhìn, miệng lắp bắp: "Lạy trời! Biết đâu!..." Dĩ nhiên lát sau ông Đà lại ỉu xìu và tự nhủ: mình mơ tưởng thế làm gì, nên để mắt vào đám làm thuê làm mướn, chữa xe đạp, đánh xe trâu, quạt bễ lò rèn, gác cổng, thợ nề, thợ mộc... thì hơn.

Chẳng bao lâu kể từ khi ông Đà cất tiếng rao "Mài dao, mài kéo đây", ông đã có cả một đội ngũ bạn "áo ngắn" rải rác từ Gia Lâm xuống tới Ngã Tư Vọng, từ dốc Vĩnh Tuy lên tới làng Láng, làng Cót. Ông lân la nhờ các "chiến hữu" tìm thằng cu Thấn hộ mình. Những đứa trẻ bị cha mẹ bán, hoặc bị cha mẹ bỏ đường bỏ chợ trong nạn đói ất Dậu tới nay còn nhiều lắm, họ đều đã phương trưởng và đã có bố mẹ anh em gặp lại nhaụ Duy có thằng cu Thấn màu da trắng, vai hơi ngang, và có nốt răng của bố để lại trên má, chưa ai gặp.

Ông Đà vẫn rong ruổi qua các phố xá nội thành, cả những làng ngoại ộ Buổi sáng, vợ chồng ông mỗi người mỗi ngả ra khỏi nhà với chút hy vọng cầu may, để rồi buổi chiều về thấy căn nhà lợp giấy dầu vẫn trống lạnh như xưa, làm bà Đà lại nổi tam bành, nhè ông chồng mà trút hết những lời cay độc.

Lâu dần hàng xóm đâm quen. Đám đàn ông thôi làm hậu thuẫn cho ông Đà "thi hành những biện pháp cứng rắn" đối với bà. Vài người phụ nữ vô công rồi nghề cũng thưa dần câu chuyện về bà trong những cuộc ngồi lê đôi mách. Mặc dù, khi tuổi mỗi ngày một nhiều thì sự căng thẳng giữa vợ chồng ông Đà lại càng ngày càng khó gỡ hơn.

Một ngày chủ nhật, bà Đà ở nhà một mình, ông vẫn quẩy gánh đi như mọi khị Thoạt tiên bà lẩm bẩm nhiếc móc cho riêng mình nghe, sau đó ngọn lửa ma quái xông lên ngực bà, thế là bà bỏ hết mọi việc ngồi ghé mép giường mặc sức réo tên ông ra mà nguyền rủạ

"Cứ vác mặt về đâỵ Chuyến này thì bà xé xác!" - Bà tuyên án vắng mặt ông như thế, và nhăm nhăm đợi mặt trời chóng lặn để ông "vác mặt" về.

Bà Đà chẳng phải đợi lâụ Xế chiều hôm ấy ông Đà đã lử khử quẩy cái gánh thợ mài dao về. Ném cho bà một nắm tiền lẻ toàn loại năm xu, một hào, rồi ông đi nằm. Bà Đà thấy chồng khang khác, không những đã quên những lời đay nghiến được mài dũa suốt từ sáng, bà còn sờ tay lên trán ông. Người ông Đà nóng chín, làm bà Đà cuống cuồng. Mấy chục năm nay, đây là lần đầu bà Đà nói ra những lời dịu dàng với chồng:

- Nhà ơị Tôi nấu cho nhà bát cháo đậu xanh ăn cho nó giã sốt, nhé?

Ông lắc đầu, mắt vẫn nhắm nghiền. Bà lại vuốt ve bộ râu lởm chởm bạc gần hết trên cằm ông.

- Dậy tôi bảo này! Chịu khó uống chén rượụ Nhé? Nhà bị cảm nắng đấy!

Ông Đà thương vợ, ứa hai hàng nước mắt. Ông muốn ngồi dậy nhích nhắc tay chân cho bà vui, nhưng sức ông đuối quá rồị

Sáng hôm sau thì ông "đi". Bà Đà bật ngọn điện tù mù ở giữa nhà, ôm lấy thi hài ông mà lay, lắc, nhày nhã như đang đánh vật. Lúc đã kiệt sức mà vẫn không sao làm cho chồng sống lại được, bà Đà rú lên:

- Ông ơi là ông! Chai rượu tôi mua còn kiạ Từ nay mua cho ai uống nữa hở trời!

Tiếng khóc xé ruột gan của bà Đà cất lên từ lúc còn tối đất. Nghe giọng bà, hàng xóm ngỡ ông bà lại xảy ra chuyện gì, nhiều người lẩm bẩm rủa bà vài tiếng rồi lại ngủ. Mãi lúc nghe kỹ, biết ông Đà đã chết, mọi người mới choàng dậy chạy túa sang.

Xưa nay cái cảnh góa bụa vẫn thường xảy ra cho loài ngườị Nỗi đau dội lên, uất lên một thời gian rồi dịu dần. Sự quên lãng là một trong những bản năng tự vệ giúp cho con người tồn tại được.

Nhưng hình như ở bà không có cái "bản năng tự vệ" ấỵ Liền mấy tháng, đêm nào bà cũng kêu thét gọi ông suốt từ đầu hôm đến sáng. Trời thì đã sang đông, gió lạnh từ mặt sông Hồng thổi thốc vào căn nhà giấy dầu thủng tan hoang do chính tay chủ nhân của nó xô, đập, cào, xé.

Sang tới mùa xuân, giữa lúc cỏ cây đến con người đều xanh tươi trở lại thì bà Đà chỉ còn da bọc xương. Một đêm không nghe tiếng bà kêu thét, sáng hôm sau hàng xóm chạy sang đã thấy bà nằm bất tỉnh giữa những mảnh chăn rách, trên mình chỉ một tấm áo dệt kim đã mốc meo và chiếc quần bảo hộ lao động bạc phếch.

ở bệnh viện người ta hết lòng cứu chữa cho bà Đà. Vài ngày sau, bà tỉnh lại biết thều thào cảm ơn những người hàng xóm đã mang cam, mang đường và luân phiên vào chăm sóc bà.

"Khổ đến thế. Con người cay cực suốt đờị Khi cái sung sướng nằm trong tay thì lại lăn ra chết" - Cả khu phố bờ sông tới nay mỗi khi nhớ đến bà Đà, bà con lại chép miệng nói thế.

Số là, ở nơi bệnh viện bà Đà nằm cấp cứu, có một bác sĩ trưởng khoa tên là Dũng, tuổi xấp xỉ bốn mươi, vai hơi ngang, nước da trắng và đôi mắt dài rất linh lợị Một lần, khi bà Đà đã qua khỏi cơn nguy kịch, bác sĩ Dũng đến khám bệnh cho bà theo thường lệ trong ngàỵ Bác sĩ bảo bà tháo áo để đặt ống nghe vào ngực bà. Anh đang chăm chú nghe tiếng tim dội thì thụp tự dưng bà già cứ nhổm người vừa nhìn sát mặt anh vừa sờ lên vết sẹo trên má anh. Bảo bà nằm yên mấy lần không được, bác sĩ Dũng phát bực gắt:

- Cụ làm sao thế!

Bà già không trả lời bác sĩ Dũng mà thét lên một tiếng: "Con!" làm cho cả phòng bệnh giật mình. Rồi bà tắt thở. Mọi cách cứu chữa của bệnh viện đều vô hiệụ

Khi phải tự thú nhận mình hoàn toàn bất lực, bác sĩ Dũng ngồi cạnh bà Đà, ôm mặt khóc rưng rức.

Dũng là con nuôi của một cán bộ trong quân độị Ông có tới sáu người con, thêm Dũng là bảỵ Những khi gia đình tụ hội, con cháu chật nhà, ông vẫn kín đáo dành riêng cho Dũng chút chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, càng lớn lên Dũng càng thấy mình đang âm thầm ngóng đợi một con người, dù sớm muộn thế nào sẽ có một ngày con người ấy tìm ra anh...

Nhiều năm về sau, vào những ngày giỗ ông bà Đà, bác sĩ Dũng thường đưa vợ con về thăm những gia đình hàng xóm của ông bà, và thế nào anh cũng có quà đến thăm hỏi những người là bạn "hạt gạo cắn đôi" của bà Đà hiện đang nghỉ hưu trong khu tập thể của cảng.

Những người bạn của bà Đà đều gọi Dũng bằng con, và đối xử với anh đúng như cách xưng hộ Mặc dù bà Đà không còn, nhưng tình thương bầu bạn bà để lại vẫn còn khắp nơi nơị Ngày nay hễ nhắc đến bà là những người bạn già của bà lại nghẹn ngàọ

Họ kể rằng: vào tiết đông và tiết xuân, lòng sông Hồng cạn rặc, những cồn cát nổi vờ vờ bên dưới mặt nước lắng trong dần dần, ấy là những ngày trời đất gió thổi vô hồị Cứ sáng ra, những người công nhân phát khổ lên vì những ngọn gió lạnh như dao cắt vào da thịt. "ấy nhưng mà cháu ạ - Các bà già nói với bác sĩ Dũng - cái buổi sáng mẹ cháu "đi", trên mặt sông cũng như trên bến cảng, trời bỗng dưng lặng phắc, không một hồi gió.204

Oct 17, 2006

Ứng xử ngoài cửa lớp



- Hôm qua mày nói chuyện với nhỏ Lan, nó có nói gì về tao không?

- Có, nó khen mày đẹp trai, con nhà giàu, viết chữ bự, học dở, ở dơ.


o0o


- Mày mặc quần "dzin" này trông bụi quá trời!

- Ủa, bụi đâu? Trước khi mặc, tao đập phành phạch vào cột nhà rồi mà?!


o0o



- Ê Lan, sao mày nghỉ chơi với nhỏ Liên vậy?

- Trời ơi, mày biết hông, tao mời cái gì nó cũng ăn hết á!

1152

Oct 16, 2006

Chuyện... các bà



Mệt không?

Trong một khách sạn lớn một bà hỏi anh gác thang máy:

-Lên xuống mãi thế này anh có mệt không?

-Thưa mệt ạ.

-Lên mệt hơn phải không?

-Thưa không ạ.

-Vậy thì xuống mệt hơn à?

-Thưa không ạ.

-Khi ngừng?

-Thưa không ạ.

-Thế thì khi nào anh mệt?

-Khi người ta hỏi nhiều như thế với tôi!


o O o

Bệnh nghề nghiệp

Một phụ nữ suốt đời làm nghề dọn dẹp nhà vệ sinh. Về già, bà muốn lo chu đáo cho phần mộ sau này của mình nên đặt làm một tấm bia. Ông thợ hỏi:

-Thế bà muốn tôi khắc gì trên đó?

Không cần suy nghĩ, bà trả lời:

-Ở trong đang có người.


o O o

Mỹ nữ trong địa ngục

Sau bao nhiêu thế kỷ sống trong địa ngục, những mỹ nữ nổi tiếng như Bao Tự, Đát Kỷ, Điêu Thuyền, Tây Thi, Dương Quý Phi, Marilyn Monroe... càng ngày càng thấy mình bị đối xử không công bằng.

Họ liên danh viết một lá đơn gửi lên chất vấn Thượng Đế: "Rất nhiều người đàn bà xấu xí được sống thảnh thơi, hạnh phúc nơi Thiên Đàng. Còn chúng tôi vì cớ gì lại phải xuống nơi địa ngục này mà chịu tội?"

Thượng Đế có thư trả lời: "Thứ nhất, cho đến tận bây giờ, các người vẫn cho rằng dung mạo là nhân tố quyết định tất cả.

Thứ hai, các người bị kiện cáo quá nhiều. Những người đàn ông không cưới được các người đều bảo rằng các người quá kiêu ngạo. Những người đàn ông cưới được các người lại nói rằng các người làm ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ. Những người đàn bà không xinh đẹp được bằng các người lại bảo rằng các người là nhân tố bất ổn cho gia đình họ.

Thứ ba, ta cũng không muốn quàng vào mình cái tiếng xấu là háo sắc...".1947

Quá hài lòng



Anh chồng thủ thỉ với vợ:

- Em yêu quý, đêm qua, anh mơ một giấc mơ kỳ diệu. Anh là một chàng trai độc thân cầu hôn em...

- Thế anh hài lòng vì điều gì?

- Em đã... cự tuyệt anh!

- ?!
1315

Vẫn có thể cạo râu



Một người đàn ông đi khám bệnh. Bác sĩ khám xong và dặn:

- Từ nay anh phải cai thuốc lá, cai cả rượu và phải cai cả cái khoản đàn bà nữa.

Bệnh nhân hoảng hốt:

- Thưa bác sĩ, vậy tôi còn gì là đàn ông nữa?

Bác sĩ bình thản trả lời:

- Tất nhiên, anh vẫn có thể tiếp tục cạo râu.

923

Điếc rồi



Điếc rồi


Thưa bác sĩ, xin ông cứu chồng tôi ngay. Anh ấy bị điếc.

- Lâu chưa?

- Mới hôm nay thôi ạ.

- Sao bà biết đích xác thế?

- Hôm nay, anh ấy đi cùng tôi vào cửa hàng bán quần áo. Khi cô bán hàng nói giá tiền, đáng lẽ mặt chồng tôi phải tái đi khiếp hãi, thế mà anh ấy vẫn tủm tỉm cười ngớ ngẩn trông tội tội là.



o O o


Có hại cho sức khỏe

- Thưa bác sĩ, xin ông hãy cho tôi một lời khuyên. Vợ tôi thường xuyên cắm sừng tôi, thế nhưng cứ mỗi khi tôi chuẩn bị làm ầm ĩ là cô ta lại nói: "Anh cứ bình tĩnh, uống cà phê đi nào".

- Liệu tôi có thể khuyên anh điều gì đây ? - Bác sĩ hỏi.

- Chỉ một điều thôi: Tôi uống cà phê nhiều như vậy có hại cho sức khỏe lắm không ?



o O o


Ở phòng khám của bác sĩ tâm thần:

- Thưa bác sĩ, không hiểu sao tôi thấy lo ngại về sức khỏe của mình.

- Vì sao vậy?

- Đã mấy hôm nay tôi có cảm giác tất cả những gì vợ tôi nói đều có phần đúng ít nhiều.
49

Oct 15, 2006

Ao ước



Nếu bây giờ tòa án gọi ta tới và tuyên bố cấp cho ta Pass, một cái Pass tỵ nạn chính hiệu chứ không phải mảnh giấy Duldung [1] có hình ảnh con đại bàng dữ tợn và kiêu hãnh cho phép tạm dung từng tháng trong điều kiện nửa đêm cũng có thể bị lôi cổ dậy tống lên xe dông thẳng ra sân bay ấn lên khoang một cái máy bay nào đó quy cố hương thì ta sẽ làm gì? Đầu tiên là ngủ. Sẽ lên giường từ tám giờ đêm hôm trước, ngủ, thức, ngủ cho tới tám giờ đêm hôm sau. Rồi sẽ dậy, đánh răng rửa mặt, đóng bộ. Nhất định không phải là bộ đồ đen có đầy đủ nơ gilê vét mà nhiều thằng vẫn diện vào chụp ảnh gửi về nhà làm cả nhà lác mắt vì vẻ sang trọng của thằng con đương kim bồi bàn quán Tàu. Và sau đó?

Sau đó tôi sẽ gọi taxi đưa tới nơi hôm trước tôi vẫn còn làm việc - một cái quán Tàu có tên là Hoàng Gia viết bằng tiếng Việt. Sẽ đi thẳng vào bếp, ung dung, cởi mở và không có vẻ gì định giúp đỡ đám đồng nghiệp cũ. Sẽ bình tĩnh đứng nghe gã chủ quán vốn là người Tàu chính cống nhưng không biết tiếng Tàu lắp bắp một hồi những câu chửi rủa đầy tức giận vì sự chậm trễ của tôi và vì sự trơ tráo của tôi. Rồi tôi tuyên bố tự Kăndigung. Đòi nốt số tiền tháng nào gã chủ cũng tươi cười bảo vay "thì cậu vẫn làm ở đây, tiền của cậu cũng ở đây chứ có đi đâu". Tôi, bao lâu rồi vẫn biết tiền của tôi đi đâu, nhưng vì không thể để mất chỗ làm chui dù sao cũng không dễ kiếm này nên đành tươi cười lại. Lần này thì đừng hòng! Tôi sẽ về nhà sớm hơn mọi ngày. Mọi ngày, thường phải một rưỡi hai giờ sáng tuỳ mùa đông hay mùa hè tôi mới lần mò về được đến nhà. "Con mèo nhỏ của tôi", trọng lượng nay chừng xấp xỉ bảy mươi cân chia cho chiều cao một mét năm ba đang say sưa ngủ. Chưa bao giờ nàng có ý định rời bỏ cái gối ôm để thức dậy ôm tôi và mang ra đặt trước tôi một cái gì đó. Một cái đĩa chẳng hạn. Tôi đã bao nhiêu lần thèm thấy một cái đĩa như thế, nguội lạnh cũng được, để được tin rằng ‘con mèo nhỏ’ của mình không trong quá trình phát triển thành cáo. Để được tin rằng... thèm ước bao giờ cũng là một thứ tự do không phải đóng thuế. Nàng cứ ngủ. Ngày hôm sau thức dậy coi như là tôi cũng đã ngủ, nàng đánh thức tôi bắt tôi đánh thức cái xe cà khổ để đưa nàng đi mua bán, đi thuê phim chưởng và phim tình cảm Hồng Kông. Nàng luôn luôn rời xe trong bộ dạng của một người chỉ nhân tiện có người mời thì đi cùng chứ không phải là đồng chủ xe với tôi. Nàng nói rất to ở những chỗ tôi chỉ muốn không ai để ý tới mình và gia đình mình. Điều đó không biết vì sao lại làm tôi đau đớn.

Nhưng bây giờ thì đừng hòng. Việc nàng có được ở lại cùng tôi không phụ thuộc hoàn toàn vào cái Pass của tôi. Vậy thì tôi phải là chủ nhà như lẽ ra đã là. Vậy thì tôi có quyền quyết định. Cho em Urlaub [2] ở nhà. Anh sẽ làm một chuyến đi xa!

Tôi sẽ sang Hung, sẽ tìm xem mặt cậu trai vợ tôi vẫn thường thư đi từ lại. Tôi biết cậu ta đồng hương phố với tôi, cận thị như tôi, và ngoài ra, trong cộng đồng người Việt tại đó, đẹp trai nhất nước cộng hòa. Và tôi sẽ mời cậu ta, mời cả bồ cậu ta (nếu có) đi khắp nước Hung. Thành Eghe. Cánh đồng Mô-hat. Những ngôi sao trên bầu trời Budapest. Chúng tôi, tôi tin chắc thế, sẽ trở thành những người anh em tuyệt vời. Và khi trở lại Đức, chính tôi sẽ thư đi từ lại với cậu ta - cái việc mà bấy lâu nay tôi giao phó hoàn toàn cho vợ vì mệt quá buồn quá chán quá.

Tôi sẽ đi Mỹ. Sẽ dọc ngang ở phố Bôn-sa. Sẽ xem mặt những ông bà người Việt nổi tiếng. Chẳng hạn như cái ông viết những lá thư từ Hoa Thịnh Đốn. Ông liến thoắng với ‘bạn ta’ sao mà tài. Ông đã làm tôi có lúc bị vợ tưởng là ngớ ngẩn khi ngồi cười hớn hở vào đúng lúc nàng sắp bão nổi lên rồi. Nàng im bặt, nhìn tôi chằm chặp đầy vẻ đau đớn kinh hoàng. Tôi thích vẻ đau đớn ấy của nàng và không giải thích rằng tôi vừa nhớ tới một lá thư ông ấy gửi ‘bạn ta’. Bi hài kịch gia đình ông ấy vẽ ra nhân một câu hỏi liên quan tới tình yêu của mẹ cháu sao mà đúng với hoàn cảnh của tôi từ khi trót dại với nàng đến thế!

Thời gian dài nhất và phần tiền to nhất tôi sẽ dành cho chuyến sang Liên-xô. Liên-xô. Chứ không phải là nước Nga của ông tổng thống chiêu hồi mặt bị xị vì rượu bây giờ. Liên-xô - Đất nước mênh mông vĩ đại; Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Tôi biết bao nhiêu điều về Liên-xô. Dòng sông Ne-va. Ôn-ga Bec-gôn. Thành phố chín trăm ngày bị phong tỏa. Bức tượng Pi-e Đại đế. Những vườn hoa lặng lẽ và những pho tượng trắng lặng lẽ. Như thời gian. Những hàng rào gang tuyệt xảo. Tấm biển "Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng" [3]... Thật lạ lùng là tôi có một ấn tượng sâu đậm như thế với Lê-nin-gơ-rat. Nơi tôi chưa đến bao giờ.

Tôi sẽ đi Daghextan để xem ‘con người và những ngôi sao xa’ [4] ở đấy có gì khác từ khi Liên-xô vỡ vụn. Tôi sẽ tới Kiêcghidi ngắm núi đồi và thảo nguyên, thử thở mùi ngải cứu héo trong gió và nắng của xứ sở này, và sẽ nhớ, sẽ ước ao một người phụ nữ. Không bao giờ là vợ tôi. Mà là nàng Gia-mi-li-a kiêu hãnh, cam chịu, tha thiết và liều lĩnh. Từ ngày cái ông viết Gia-mi-li-a làm chính trị, nhảy vào rồi lại nhảy ra khỏi bộ sậu của Yeltsin chả thấy viết được một cái gì hay như thế.

Nhưng ở Liên-xô còn có mộ Dũng.



Anh thấy khó thở và vùng dậy. Sắp sáu giờ. Vậy là mình ngủ được có một tí. Trán, cổ, vai toát mồ hôi lạnh. Tay vợ anh âu yếm choàng qua ngực anh. Chị sẽ co mình, thở dài. Hơi ấm từ tấm thân mỡ màng của vợ làm anh dễ chịu. Anh sẽ sàng ngồi dậy, lần mò trong bóng tối về phía bếp, tự pha cho mình một cốc chè. Những hình ảnh trong giấc mơ đứt đoạn, không thể chắp nối và đã mất hết vẻ quyến rũ. "Nhưng đúng là mình có mơ về nó. Sao mà buồn!"

Dũng chết rồi. Đã mười lăm năm. Như thế là đã mười tám năm anh không thấy bạn. Anh bây giờ bốn mươi. Dũng thì vẫn hai hai. Vẫn trẻ, vẫn tươi, vẫn tài hoa và quyến rũ.

Dũng quyến rũ cả anh. Đúng hơn là cuộc sống của gia đình Dũng quyến rũ anh. Đã có một thời anh luôn luôn phải dẹp bớt lòng ghen tị ngấm ngầm với Dũng.

Anh học giỏi như Dũng. Nhưng anh không biết chơi phong cầm, không biết hát những bài tiếng Nga thịnh hành những năm tháng ấy - những năm tháng hai đứa cùng học phổ thông. Bao giờ anh cũng đến trường trong bộ quần áo lùng phùng và may lắm là chưa bị rách mà hai ông anh ban phát và ép buộc phải mặc để được tự do dùng phiếu vải bốn mét của anh. Còn Dũng, dép nhựa Tiền Phong màu trắng, quần simili, cặp da thật, và nếu không thì là đồng phục của câu lạc bộ thiếu niên th146

Oct 14, 2006

Với Oscar Wider



Sói. Xin lỗi, bà không biết tên tôi, nhưng…

Bà ngoại. Ồ, điều đó không quan trọng đâu. Trong giới thượng lưu bây giờ, ai có một cái tên đẹp là kẻ có dòng dõi chẳng ra sao. Tôi có thế giúp gì cậu được?

Sói. Chuyện thế này, thưa bà …Tôi rất tiếc, nhưng tôi đến đây để ăn thịt bà.

Bà. Ồ, thật dễ thương. Anh là một chàng trai thật hóm hỉnh.

Sói. Nhưng tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy.

Bà. Điều đó càng làm cho sự hóm hỉnh của anh độc đáo hơn.

Sói. Tôi rất mừng là bà không để ý nghiêm túc đến điều tôi vừa thông báo với bà.

Bà. Ngày nay mà lại để ý nghiêm túc đến những việc nghiêm túc thì đúng là không sành điệu.

Sói. Thế chúng ta phải để ý nghiêm túc đến những việc gì?

Bà. Tất nhiên là đến những việc ngốc nghếch. Nhưng anh đúng là kẻ không chấp nhận được

Sói. Khi nào thì Sói lại trở nên không chấp nhận được?

Bà. Khi làm người ta phát chán vì những câu hỏi.

Sói. Thế còn phụ nữ?

Bà. Khi không ai có thể làm cho cô ta hiểu chỗ của cô ta ở đâu.

Sói. Bà nghiêm khắc với mình quá.

Bà. Tôi tin vào sự khiêm tốn của cậu.

Sói. Ồ, bà cứ yên tâm. Tôi sẽ không hở với ai một lời nào (nuốt chửng bà)

Bà (từ trong bụng sói). Tiếc thật, cậu vội vã quá. Tôi vừa mới định kể cho cậu một câu chuyện rất đáng suy ngẫm và có tính giáo dục.


2450

Oct 13, 2006

Không thấy



Một vị tướng hải quân nổi tiếng là nóng nảy. Chiều nọ, sau khi nhậu xong, ông lên đài quan sát hỏi thuỷ thủ:
- Hạm đội này có hai tuần dương hạm, sao chỉ thấy một?
- !?...
- Chiếc kia lỉnh đi đâu? Trả lời mau! Đồ ăn hại!
- viên tướng nổi giận.
- !? Cuối cùng, một thủy thủ vớ mũ sắt đội lên đầu rồi lắp bắp thưa:
- Xin ..xin ...Thiếu tướng bớt giận. Ngài đang... đang... đứng trên nó đấy ạ!
2329

Lòng Dạ Đàn Ông





Cô ấy cao ráo, khá đẹp, đầy đặn cả ba vòng, da trắng, gò má mịn màng với những đám lông tơ mịn, tôi nghĩ mùi sẽ thơm. Cô ấy có đôi mắt đen lanh lợi, răng đều và trắng.

Cái nốt ruồi, không nhỉnh hơn đầu tăm, nằm chắn ngay trên đường lệ chảy, làm gương mặt cô ấy có vẻ thoáng buồn. Cái nốt ruồi đó, nhìn càng kỹ, càng… thoáng buồn, như có chút gì ngậm ngùi níu kéo.

Cô ấy quê ở miền Tây Bắc, nhà đông anh em, bố mẹ hưu trí.

Tôi và cô ấy học chung lớp ở đại học. Cô ấy học lực không ở mức xuất sắc, nhưng cũng tàm tạm. Tôi là Bí thư chi đoàn, kiêm lớp trưởng, cô ấy là Phó bí thư chi đoàn, kiêm lớp phó.

Cô ấy hát khá hay, nhất là dân ca. Tờ báo tường của lớp, chủ yếu do cô ấy viết, vẽ, sửa bài. Tôi thường cho ý kiến để tờ báo đúng hơn. Các hoạt động nhân ngày lễ kỷ niệm, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao cô ấy luôn lo lắng thực hiện khá chu đáo, tất nhiên là dưới sự chỉ đạo toàn diện của tôi. Quan hệ của chúng tôi khá gần gũi.

Hồi học năm thứ 3, cô ấy bỏ rơi anh chàng người yêu ở quê để cặp kè, ăn nằm như vợ chồng với một người bạn khá thân của tôi. Cậu ấy con nhà giàu. Gia đình có đến mấy cửa hàng lớn trên phố Hàng Đào. Tôi tức giận nghĩ, như thế rất tệ đối với cả tư cách sinh viên lẫn tư cách một con người.

Ra trường, tôi chạy vào được Bộ X – Cơ quan của bố tôi. Cái hăm hở của một gã trai muốn thử sức mình trong thực tế làm tôi quên tiệt mọi thứ, chỉ còn biết đến công việc.

Tôi cứ ngỡ, cô ấy đã về Tây Bắc hoặc vào miền Nam công tác.

Tôi nhớ, có lần cô ấy nói:

- Tớ muốn làm việc ổn định ở Hà Nội, nhưng chẳng có ai giúp đỡ. Vào được cơ quan hành chính, ngày xưa đã khó, bây giờ càng khó hơn. Có lẽ phải tính kế khác.

Hà Nội nghiêm túc và cổ kính. Sài Gòn là thành phố mở, có thể dung nạp mọi hạng người, sử dụng được hết mọi trình độ. Sài Gòn là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. ấy nhưng một thời gian sau, tôi phát hiện cô ấy vào làm ở một cơ quan thống kê. ở đó, công việc nhàm tẻ, chỉ toàn con số, lương thấp.

Lão giám đốc cơ quan cô ấy gần 60 tuổi, nhưng còn khỏe. Vợ lão suy tim độ 3, béo ị, trắng nhợt. Người ta xì xào, cô ấy ngủ với lão, nhưng khi vào được biên chế, hai người chấm dứt quan hệ. Mặc dù cho cô ấy là kẻ phóng đãng, nhưng tôi vẫn khá sốc khi nghe chuyện ấy.

Tuy nhiên, khi rảnh rỗi, tôi thường ghé thăm cô ấy. Có mấy gã tôi chẳng hề tôn trọng, cũng thường đến đó. Họ tập trung đánh chắn, đánh phỏm, tán gẫu, ỡm ờ bóng gió với nhau. Gặp đám ấy, tôi thường khó chịu bỏ về.

Có lần tôi hỏi:

- Quan hệ với bọn nó thế nào đấy?

- Toàn bạn bè quen biết, ấy cũng biết rồi còn gì.

- Mấy thằng chó dái ấy chẳng hy vọng gì đâu.

- Họ chơi cho vui thôi. Chẳng có gì đâu.

- Lấy chồng đi.

- Ừ! Lấy chồng. Phải lấy chồng chứ – Cô ấy nói, rồi nhìn sâu vào bức tường trước mặt. Một lúc sau cô ấy nói:

- Tớ với ấy quen nhau lâu quá rồi nhỉ?

- Ừ!

- Có phải bạn thân không?

- Ừ!

-Chúng mình thân nhau đến nỗi không thể yêu nhau được nhỉ – Cô ấy nói.

- Đừng nói vớ vẩn – Tôi nói.

Thỉnh thoảng, khi tôi về, cô ấy tiễn một quãng đường dài, hết cả con hẻm sâu, rồi lại đi một quãng dọc con đường men theo sông Tô Lịch. Con sông nước đen ngòm, lềnh bềnh đủ thứ, mùa đông thối, mùa hè càng thối hơn.

Tôi dắt xe máy, cô ấy đi bên cạnh. Chúng tôi thường im lặng hoặc nói những chuyện chẳng đâu vào đâu, đôi lúc còn tranh luận vớ vẩn, thậm chí cãi nhau.

Đôi lúc, quãng đường đi xa quá, tôi phải đèo cô ấy quay lại. Đôi lúc cô ấy uồm lên phía trước hỏi một câu vu vơ nào đó về điện thoại di động hoặc ai đó hiện ra sao.

Tôi như ngửi được mùi thơm từ người cô ấy. Tôi cảm thấy vú cô ấy cọ vào lưng tôi mềm mềm. Đôi lúc khi chia tay, cô ấy nhìn tôi khá lạ, nhưng tôi quay đi, rồ ga cho xe chạy.

Nếu chúng tôi đi chơi đâu đó, cô ấy thường bảo tôi ngồi ra ghế, rồi kéo ri-đô thay quần áo. Tôi là trai tân, vẫn còn ngượng, còn cô ấy vừa cúi, ngửng, co chân, giăng tay, vừa nói chuyện rất tự nhiên. Tôi phải khép cửa lại, vì sợ ai đó bất chợt đến chơi.

Thực lòng mà nói, đôi lúc, tôi muốn ngủ lại chỗ cô ấy, nhưng có cái gì ngăn tôi lại. Có lần, tôi vô tình lật chiếu lên, thấy mấy cái bao cao su. Sau lần đó, tôi không bao giờ lục lọi đồ đạc của cô ấy nữa.

Có lần tôi đến, đã thấy tay người yêu cũ của cô ấy ở quê lên. Tay ấy mới hành nghề buôn hàng lậu từ Trung Quốc về nước ta, trông khá giàu. Hình như, hắn thành tâm nài nỉ điều gì, nhưng cô ấy từ chối.

Hai người có vẻ thấm buồn và khá bối rối khi thấy tôi. Tôi làm vài động tác lịch sự, rồi cáo lui. Ngồi trong quán Cà phê - Bóng đá đầu phố, tôi thấy họ đèo nhau qua, gần sáng vẫn chưa về.

Lần gặp sau, tôi hỏi:

- Đêm hôm ấy đi đâu thế?

- Chuyện cũ ấy mà - Cô ấy nói. Rồi như sợ tôi hiểu nhầm điều gì, cô ấy nói tiếp – Chuyện vớ vẩn, chuyện buồn cười ấy mà.

- Thế mấy thằng chọi con hay đến đánh phỏm cũng vớ vẩn thế à?

- Thế ấy bảo tớ phải làm sao? Cứ đóng cửa, không tiếp khách, không chơi bời gì à? Tớ có phải nữ tu đâu.

- Nhưng mà không được thế, không nên thế, như thế là không hay.

- Ấy chẳng có quyền gì mà cấm tớ cả - Cô ấy nói. Có lẽ cô ấy dỗi.

Bố tôi rất nghiêm khắc. Mẹ tôi là giáo viên. Công việc ổn định, lại là con trai một, nên gia đình giục tôi lấy vợ rất găng. Nếu biết lối sống lang chạ của cô ấy, họ sẽ không chấp nhận nổi. Tôi nghĩ, tôi cũng khó lòng chấp nhận nổi. Tôi có những lựa chọn khác hay ho hơn.

Mới đây, cô ấy lấy chồng. Hôm cưới cô ấy, tôi bận đi ăn chẵn tháng ở nhà một người bà con xa trên phố Hàng Bột.

Chồng cô ấy là viên chức Bộ Y. Ông ấy có nhà riêng bề thế, đi làm bằng ô tô, biển số 29A. Vợ ông ấy chết đã lâu. Ông ấy có hai con. Đứa đầu học năm cuối đại học, đứa sau là học sinh lớp 12 trường chuyên Amxtécđam. Ông ấy gần 50 tuổi.

1851

Bố cũng tự hỏi mình như vậy



Cả nhà đang ngồi tại bàn ăn sau bữa tối, thằng con hỏi:

- Bố ơi, tại sao bố lại lấy mẹ?

Chồng quay ngay sang vợ, cao giọng:

- Đấy, không phải một mình tôi thắc mắc về chuyện đó nhé!

1047

Oct 10, 2006

Câu Cá



Một người đàn ông xỉ vả thậm tệ một người bạn nông dân của anh ta vì đã không chịu cần cù lao động:

Mày có một dải đất màu mỡ và đã có thể kiếm được nhiều tiền nếu như mày chịu khó bỏ nhiều thì giờ ra để làm ruộng và bớt thì giờ đi câu cá đi.

Người nông dân bảo:

Mày hãy nhìn vào tấm bản đồ thế giới này xem, mày sẽ để ý thấy đến 2/3 quả đất là nước và chỉ có 1/3 là đất mà thôi. Vì vậy theo tao thì một người nên bỏ ra 2/3 số thì giờ của mình để câu cá còn 1/3 để làm ruộng.

2770

Tình Dỏm Làm Sao Quên





Tình yêu chân thật, bạn sẽ nhớ suốt đời đời. Đúng rồi! Nhưng tình yêu "dỏm" như một cái tát tai cũng khiến bạn phải nhớ suốt đời. Tôi đã bị một cái tát tai như vậy và thỉnh thoảng vẫn cảm thấy má mình ran rát, mỗi khi nhớ lại.


*


* *


Gần đến ngã tư, tôi cẩn thận cho xe Honda chạy chậm lại. Chợt nghe có tiếng la hốt hoảng "cướp, cướp". Một chiếc xe Honda 67 chạy vụt lên. Tôi ủi luôn xe mình vào bánh sau chiếc xe đang chạy, cả hai xe té nhào xuống lòng đường. Mọi người bu đông làm hai tên cướp lính quýnh. Công an đã đến kịp thời tóm gọn chúng. Tôi lồm cồm đứng dậy với cái chân phải bị thương, cố gắng dắt xe vào lề đường.

Một cô gái tóc dài che nửa khuôn mặt, mặc áo thun màu trắng hở ngực, đến nói chuyện với công an. Họ trao đổi với nhau điều gì đó, rồi cô gái đến bên tôi.

- Anh bị thương nặng không?

Tôi nhìn chiếc xe Honda bị gãy tay thắng, bể đèn signal. Tôi nhìn xuống chân mình chỗ đầu gối rướm máu, chiếc quần jean mới mua bị rách một mảng. Tôi nhăn mặt định nói đau lắm lắm. Nhưng khi nhìn rõ khuôn mặt cô gái, tôi vội nhoẻn miệng cười và nói một câu thật dối lòng:

- Không có chi.

- Cám ơn anh đã giúp em lấy lại sợi dây chuyền vàng bị chúng giựt.

- Đây là một kinh nghiệm quý báu cho cô. Lần sau đi chơi đêm, đừng đeo dây chuyền vàng.

- Nhưng bọn chúng không biết đấy là dây chuyền giả.

Tự nhiên tôi thấy chân mình đau nhói, nên hậm hực nói:

- Dây chuyền giả mà sao cô la lên như... thật vậy?

- Em la theo thói quen.

Tôi tức "ứa máu" đầu gối. Đối với một cô gái làm bạn chết mê chết mệt và đối với một cô gái làm bạn tức "ứa máu" (bất cứ chỗ nào), cả hai đều có sức quyến rũ như nhau. Đấy là lý do khiến ngay sáng hôm sau, tôi tìm đến nhà nàng.

Nhà nàng ở xóm Cầu Kiệu. Cây cầu mới xây lại, sẽ đẹp vô cùng nếu ai có phép màu biến dòng nước đen ngòm dưới kia thành dòng suối trong xanh như cái tên của nàng: Thanh Tuyền.

Tôi gõ cửa một ngôi nhà bình thường vì bảng số bị long đinh nên quay ngược. Cánh cửa gỗ hé mở, một bà già tóc bạc nhô đầu ra. Tôi cúi chào và hỏi:

- Thưa bác, đây có phải là nhà cô Thanh Tuyền?

- Không phải.

Vậy là cô gái đã cho tôi địa chỉ dỏm. Tôi tức phát ho, xin lỗi bà già, quay ra.

- A! Chào anh. Không ngờ anh đến thăm sớm vậy?

Cô gái đội nón vải rộng vành màu trắng, tay cầm giỏ nhựa màu tím như mới đi chợ về. Tôi muốn nói tại khuôn mặt em làm tôi mất ngủ, nhưng không hiểu sao tôi lại buột miệng:

- Cái chân nhức quá, không ngủ được nên tôi đến đây sớm.

- Tội nghiệp. Mời anh vào nhà.

Cô gái đẩy cửa bước vào trước, tôi bước cà nhắc theo. Nàng giới thiệu tôi với bà già:

- Đây là ân nhân của con. Còn đây là má của em, gia đình em chỉ có hai người.

Đúng là một gia đình lý tưởng. Bất cứ người đàn ông nào (dù đã có vợ) cũng đều mơ ước được đăng ký tạm trú rồi thường trú vĩnh viễn ở đây. Không đợi cô gái mời, tôi đã kéo ghế ngồi trước vì trong nhà chỉ có hai chiếc ghế cho ba người. Bà già bỏ đi xuống bếp. Cô gái pha trà rồi lấy trong giỏ nhựa một gói Jet đặt trên bàn.

- Mời anh.

- Em mua thuốc thơm làm chi tốn tiền. Anh hút thuốc đen được rồi.

- Anh đừng ngại. Cây nhà lá vườn mà.

Tôi sửng sốt hỏi:

- Thuốc jet này do em "tự sản tự tiêu"?

Nàng gật đầu cười:

- Anh hút thử đi. Bảo đảm khói thuốc này không thua khói thuốc ngoại.

Tôi thở dài, móc túi lấy gói thuốc lá đen của mình ra hút.

- Còn má của em là má ruột hay...

Nàng chớp chớp mắt. Tôi không biết nàng chớp mắt vì cảm động hay muốn bắt chước diễn viên trong kịch truyền hình.

- Em mồ côi ba má từ nhỏ. Bà đây đem em về nuôi nên em yêu quý bà như má ruột.

Có tiếng lục đục dưới bếp rồi tiếng bà già gọi với lên:

- Hên ơi, hộp quẹt con để đâu?

- Con để gần hũ chao đó má. - Nàng quay lại trả lời.

Vừa lúc đó cánh cửa hé mở. Một cô gái mặc đồ bà ba màu hường, tay cầm giỏ nhựa màu xanh bước vào. Cô nói nhanh như gió:

- Chín, đưa tao năm cây jet.

Nàng nói xin lỗi tôi rồi dắt cô gái vào buồng ngăn với phòng khách bằng một tấm vải có những bông hoa to bằng nắm tay. Một lúc sau, cô gái xách giỏ ra. Cô liếc nhìn tôi, mỉm cười rồi đi thẳng. Nàng bước ra, vuốt tóc nói:

- Trời nóng quá. Để em đi mua cà phê đá cho anh.

- Thôi khỏi mua. Anh đang nôn nóng muốn biết tên thật của em.

- Em có nói anh cũng không tin.

- Thì em cứ nói rồi anh sẽ tin.

- Lúc nhỏ, em đau ốm hoài, tưởng đã chết. Nuôi sống được là hên lắm rồi, nên má nuôi đặt tên em là Hên. Buôn bán với chị em bạn hàng, em đứng hàng thứ 9 nên họ gọi là Chín. Khi nghe anh giới thiệu anh là Kim Sơn - ngọn núi vàng - em muốn mình là con suối xanh nên nói tên là Thanh Tuyền. Còn tên thật của em là... Nữ.

Tôi bật cười và nàng cũng bật cười theo. Khi một người nam và một người nữ cùng bật cười ha hả, bạn hãy tin họ tâm đầu ý hợp với nhau lắm lắm. Vậy mà ba tôi nhất quyết không tin.

Suốt một năm trời tôi đã thuyết phục ba tôi rằng bản chất nàng là một con người chân thật. Rằng nàng như bông sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Ba tôi lắc đầu nói "gần mực thì đen, buôn bán hàng dỏm thì... dỏm".

Tôi là trưởng nam. Khi ba tôi chết tôi sẽ được thừa hưởng cái tủ thờ ông bà. Ba tôi không muốn có một cô con dâu, mai sau cúng ông toàn đồ ăn dỏm.

Khi tôi báo cho nàng biết ý kiến của ba tôi, nàng đã òa khóc. Tôi tin nàng đã khóc thật. Vì khi cúi xuống hôn đôi mắt nàng, tôi cảm thấy rõ ràng "nụ hôn có vị mặn".

- Bây giờ anh tính sao?

- Chúng ta hãy ráng chờ đợi một hai năm cho ba anh tin em, như nhân dân ta sẽ tin hàng nội tốt hơn hàng ngoại.

Chẳng cần đợi một hai năm, ngay sáng hôm sau tôi đã nhận được tin dựng tóc gái. Cô bạn của Chín đến cơ quan tôi, báo cho biết đêm qua Chín đã tự tử. Tôi vội phóng xe Honda chạy như bay đến Trung Tâm cấp cứu. Thanh Tuyền đang nằm trên giường, mắt nhắm nghiền, kiệt sức như một con suối mùa khô. Má của Hên, bạn của Chín, đứng kế bên thút thít khóc.

Tôi đi tìm bác sĩ trực hỏi tình trạng sức khỏe của nàng. Bác sĩ móc túi áo blouse trắng, đưa cho tôi một hộp Optalidon.

- May cho cô bạn của anh uống lầm thuốc dỏm, nếu không thì chúng tôi cũng chịu thua.

Cầm hộp thuốc trong tay, tôi phân vân tự hỏi: Không biết nàng đã vô tình hay cố ý uống lầm thuốc dỏm? Đây là câu hỏi mãi mãi còn làm tôi nhức đầu

Tình yêu chân thật, bạn sẽ nhớ suốt đời đời. Đúng rồi! Nhưng tình yêu "dỏm" như một cái tá
t tai cũng khiến bạn phải nhớ suốt đời. Tôi đã bị một cái tát tai như vậy và thỉnh thoảng vẫn cảm thấy má mình ran rát, mỗi khi nhớ lại.


*


* *



Gần đến ngã tư, tôi cẩn thận cho xe Honda chạy chậm lại. Chợt nghe có tiếng la hốt hoảng "cướp, cướp". Một chiếc xe Honda 67 chạy vụt lên. Tôi ủi luôn xe mình vào bánh sau chiếc xe đang chạy, cả hai xe té nhào xuống lòng đường. Mọi người bu đông làm hai tên cướp lính quýnh. Công an đã đến kịp thời tóm gọn chúng. Tôi lồm cồm đứng dậy với cái chân phải bị thương, cố gắng dắt xe vào lề đường.

Một cô gái tóc dài che nửa khuôn mặt, mặc áo thun màu trắng hở ngực, đến nói chuyện với công an. Họ trao đổi với nhau điều gì đó, rồi cô gái đến bên tôi.

- Anh bị thương nặng không?

Tôi nhìn chiếc xe Honda bị gãy tay thắng, bể đèn signal. Tôi nhìn xuống chân mình chỗ đầu gối rướm máu, chiếc quần jean mới mua bị rách một mảng. Tôi nhăn mặt định nói đau lắm lắm. Nhưng khi nhìn rõ khuôn mặt cô gái, tôi vội nhoẻn miệng cười và nói một câu thật dối lòng:

- Không có chi.

- Cám ơn anh đã giúp em lấy lại sợi dây chuyền vàng bị chúng giựt.

- Đây là một kinh nghiệm quý báu cho cô. Lần sau đi chơi đêm, đừng đeo dây chuyền vàng.

- Nhưng bọn chúng không biết đấy là dây chuyền giả.

Tự nhiên tôi thấy chân mình đau nhói, nên hậm hực nói:

- Dây chuyền giả mà sao cô la lên như... thật vậy?

- Em la theo thói quen.

Tôi tức "ứa máu" đầu gối. Đối với một cô gái làm bạn chết mê chết mệt và đối với một cô gái làm bạn tức "ứa máu" (bất cứ chỗ nào), cả hai đều có sức quyến rũ như nhau. Đấy là lý do khiến ngay sáng hôm sau, tôi tìm đến nhà nàng.

Nhà nàng ở xóm Cầu Kiệu. Cây cầu mới xây lại, sẽ đẹp vô cùng nếu ai có phép màu biến dòng nước đen ngòm dưới kia thành dòng suối trong xanh như cái tên của nàng: Thanh Tuyền.

Tôi gõ cửa một ngôi nhà bình thường vì bảng số bị long đinh nên quay ngược. Cánh cửa gỗ hé mở, một bà già tóc bạc nhô đầu ra. Tôi cúi chào và hỏi:

- Thưa bác, đây có phải là nhà cô Thanh Tuyền?

- Không phải.

Vậy là cô gái đã cho tôi địa chỉ dỏm. Tôi tức phát ho, xin lỗi bà già, quay ra.

- A! Chào anh. Không ngờ anh đến thăm sớm vậy?

Cô gái đội nón vải rộng vành màu trắng, tay cầm giỏ nhựa màu tím như mới đi chợ về. Tôi muốn nói tại khuôn mặt em làm tôi mất ngủ, nhưng không hiểu sao tôi lại buột miệng:

- Cái chân nhức quá, không ngủ được nên tôi đến đây sớm.

- Tội nghiệp. Mời anh vào nhà.

Cô gái đẩy cửa bước vào trước, tôi bước cà nhắc theo. Nàng giới thiệu tôi với bà già:

- Đây là ân nhân của con. Còn đây là má của em, gia đình em chỉ có hai người.

Đúng là một gia đình lý tưởng. Bất cứ người đàn ông nào (dù đã có vợ) cũng đều mơ ước được đăng ký tạm trú rồi thường trú vĩnh viễn ở đây. Không đợi cô gái mời, tôi đã kéo ghế ngồi trước vì trong nhà chỉ có hai chiếc ghế cho ba người. Bà già bỏ đi xuống bếp. Cô gái pha trà rồi lấy trong giỏ nhựa một gói Jet đặt trên bàn.

- Mời anh.

- Em mua thuốc thơm làm chi tốn tiền. Anh hút thuốc đen được rồi.

- Anh đừng ngại. Cây nhà lá vườn mà.

Tôi sửng sốt hỏi:

- Thuốc jet này do em "tự sản tự tiêu"?

Nàng gật đầu cười:

- Anh hút thử đi. Bảo đảm khói thuốc này không thua khói thuốc ngoại.

Tôi thở dài, móc túi lấy gói thuốc lá đen của mình ra hút.

- Còn má của em là má ruột hay...

Nàng chớp chớp mắt. Tôi không biết nàng chớp mắt vì cảm động hay muốn bắt chước diễn viên trong kịch truyền hình.

- Em mồ côi ba má từ nhỏ. Bà đây đem em về nuôi nên em yêu quý bà như má ruột.

Có tiếng lục đục dưới bếp rồi tiếng bà già gọi với lên:

- Hên ơi, hộp quẹt con để đâu?

- Con để gần hũ chao đó má. - Nàng quay lại trả lời.

Vừa lúc đó cánh cửa hé mở. Một cô gái mặc đồ bà ba màu hường, tay cầm giỏ nhựa màu xanh bước vào. Cô nói nhanh như gió:

- Chín, đưa tao năm cây jet.

Nàng nói xin lỗi tôi rồi dắt cô gái vào buồng ngăn với phòng khách bằng một tấm vải có những bông hoa to bằng nắm tay. Một lúc sau, cô gái xách giỏ ra. Cô liếc nhìn tôi, mỉm cười rồi đi thẳng. Nàng bước ra, vuốt tóc nói:

- Trời nóng quá. Để em đi mua cà phê đá cho anh.

- Thôi khỏi mua. Anh đang nôn nóng muốn biết tên thật của em.

- Em có nói anh cũng không tin.

- Thì em cứ nói rồi anh sẽ tin.

- Lúc nhỏ, em đau ốm hoài, tưởng đã chết. Nuôi sống được là hên lắm rồi, nên má nuôi đặt tên em là Hên. Buôn bán với chị em bạn hàng, em đứng hàng thứ 9 nên họ gọi là Chín. Khi nghe anh giới thiệu anh là Kim Sơn - ngọn núi vàng - em muốn mình là con suối xanh nên nói tên là Thanh Tuyền. Còn tên thật của em là... Nữ.

Tôi bật cười và nàng cũng bật cười theo. Khi một người nam và một người nữ cùng bật cười ha hả, bạn hãy tin họ tâm đầu ý hợp với nhau lắm lắm. Vậy mà ba tôi nhất quyết không tin.

Suốt một năm trời tôi đã thuyết phục ba tôi rằng bản chất nàng là một con người chân thật. Rằng nàng như bông sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Ba tôi lắc đầu nói "gần mực thì đen, buôn bán hàng dỏm thì... dỏm".

Tôi là trưởng nam. Khi ba tôi chết tôi sẽ được thừa hưởng cái tủ thờ ông bà. Ba tôi không muốn có một cô con dâu, mai sau cúng ông toàn đồ ăn dỏm.

Khi tôi báo cho nàng biết ý kiến của ba tôi, nàng đã òa khóc. Tôi tin nàng đã khóc thật. Vì khi cúi xuống hôn đôi mắt nàng, tôi cảm thấy rõ ràng "nụ hôn có vị mặn".

- Bây giờ anh tính sao?

- Chúng ta hãy ráng chờ đợi một hai năm cho ba anh tin em, như nhân dân ta sẽ tin hàng nội tốt hơn hàng ngoại.

Chẳng cần đợi một hai năm, ngay sáng hôm sau tôi đã nhận được tin dựng tóc gái. Cô bạn của Chín đến cơ quan tôi, báo cho biết đêm qua Chín đã tự tử. Tôi vội phóng xe Honda chạy như bay đến Trung Tâm cấp cứu. Thanh Tuyền đang nằm trên giường, mắt nhắm nghiền, kiệt sức như một con suối mùa khô. Má của Hên, bạn của Chín, đứng kế bên thút thít khóc.

Tôi đi tìm bác sĩ trực hỏi tình trạng sức khỏe của nàng. Bác sĩ móc túi áo blouse trắng, đưa cho tôi một hộp Optalidon.

- May cho cô bạn của anh uống lầm thuốc dỏm, nếu không thì chúng tôi cũng chịu thua.

Cầm hộp thuốc trong tay, tôi phân vân tự hỏi: Không biết nàng đã vô tình hay cố ý uống lầm thuốc dỏm? Đây là câu hỏi mãi mãi còn làm tôi nhức đầu

1257

Oct 9, 2006

Đền Ơn



Dưỡng trí viện hỏi một thân chủ:

Sau khi rời nhà thương, ông bạn định làm việc gì?

Tôi sẽ mở nhà thương trị bịnh điên.

Ơ! Ơ! Hay lắm!

để đền ơn bác sĩ có lòng tốt săn sóc tôi, khi nào bác sĩ có điên nhớ đến tôi chữa miễn phí.

2825

Quên...



Thám tử S Homes và bác sĩ Watson gặp nhau đầu giờ sáng tại sở cảnh sát. Watson nhìn Homes chăm chăm và nói:
- Homes này, tôi cược 1.000 ăn 1 rằng anh mặc quần lót màu đỏ. Homes giật thót mình:
- Anh khá lắm! Sáng nay anh nấp trên trần buồng tắm nhà tôi ư?
- Không cần thiết, vì đến tận bây giờ, anh vẫn chưa kéo khoá quần
1690

Sai lầm vẫn là anh!



Một tay bợm nhậu chết xuống âm phủ, Diêm Vương cảm thấy tội nghiệp vì hắn chết khi còn quá trẻ. Ông cho hắn cơ hội được chọn tầng địa ngục để chịu án phạt trước khi được đầu thai chuyển kiếp.


Sau khi thăm quan qua 17 tầng địa ngục thì hắn đến tầng thứ 18, trước mặt hắn là một cái hồ rộng lớn, trong hồ thay vì nước thì chỉ toàn là phân. Những người chịu phạt phải đứng trong hồ với mức phân cao tới ngưc.


Hắn nghĩ thầm trong bụng, ở 17 tầng kia nào là bàn chông, chảo dầu,...đâu đâu cũng máu đỗ, lệ rơi thật là đáng sợ, chỉ có nơi đây là có phần an nhàn, đứng trong hồ phân bất quá ta chỉ phải nín thở thôi. Nghĩ thế hắn bèn nói với tên đầu trâu mặt ngựa đứng bên cạnh, "Tôi chọn nơi này" và hắn bước xuống hồ. Vừa mới yên vị thì hắn nghe một tên đầu trâu mặt ngựa hô lớn:" HỀT GIỜ GIẢI LAO, TẤT CẢ TIẾP TỤC LẶN XUỐNG".

1214

Oct 8, 2006

Loạn



Tại văn phòng mới, sếp đang phân chia bàn làm việc:
- Từ cửa trở vào lần lượt là chỗ của Xướng, Hợp, Hưởng, Giao. Giao rụt rè hỏi:
- Thưa sếp, em muốn đổi chỗ cho anh Xướng được không ạ? Sau một cái nhíu mày, sếp quát:
- Không được, các cô cậu mà làm ăn thế thì loạn.
2108

Đuổi sư tử đi



Cô diễn viên xiếc xinh đẹp chuyên dạy thú. Con sư tử hung dữ phục tùng mệnh lệnh răm rắp. Nó gác một chân lên vai cô làm cho khán giả rợn cả tóc gáy. Một anh chàng ngồi hàng ghế đầu bĩu môi: "Có gì mà hoan hô chứ? Ai chẳng biết làm thế?"

Người quản lý đoàn xiếc hăm hở: "Ông có muốn xuống đấy thử không?"

"Tất nhiên là muốn". Người đàn ông trả lời: "Có điều phải đuổi con sư tử đi trước".919