Trang

Jan 28, 2007

Hiện Hình



Gió thiệt đa tình hôn mặt hoa,
Thơm tho mùi thịt bắt say ngà !
Gió đi chới với trong khung trắng
Lộ nửa vần thơ, nửa điệu ca.


Tôi ráp lại xem. Ồ ! sự lạ !
Một người thiếu nữ hiện trong trăng.
Khăn hồng chùi lệ ngấn đôi mắt;
Da thịt phô bầy ý tuyết băng.



Nường hé môi ra. Bay điệu nhạc
Mắt như xuân mà ngọt tợ hương:
Ôi sao là khúc Ba sinh lụy
Rào rạt như đầy nỗi cảm thương !



Tiếng ngọc, màu trăng quấn quít nường
Phút giây người bộ mỏng như sương.
Nường tan ra nhạc ? -- Tan ra nhạc !
Khung trắng trời mây trắng lạ thường !

2919

Jan 27, 2007

Lãng mạn



- Nếu em nhảy xuống nước, anh sẽ cứu em chứ, anh yêu?
- Nếu như anh nói “có”, thì em sẽ nhảy xuống chứ, em yêu?



- Anh yêu loại người nào hơn, thông minh hay xinh đẹp?
- Anh yêu cả hai loại người ấy. Và anh yêu cả em nữa.



- Anh thề là sau khi cưới vẫn yêu em chứ?
- Nhất định rồi. Anh thích những phụ nữ đã có chồng.



- Chiếm thể xác thì dễ, chiếm được tâm hồn mới khó.
- Thế gặp người không có tâm hồn, thì chiếm được thể xác là xong chứ gì?!


2426

Học lội



Tên thầy thuốc kia tới làm thuốc rủi chết người ta, chủ nhà giận bắt trói bỏ dưới nhà dưới. Khuya lại thầy lén lút mở trói lội sông trốn về, mình mẩy ướt hết. Bước vào nhà thấy con đương học mạch, nói với con rằng:
"Con có học mạch thì phải học lội với con nghe!".395

Chỉ có một con ma



Con Diêm Vương ốm, Diêm Vương sai quỷ sứ lên trần đón thầy lang xuống chữa. Khi tên quỷ sứ đi. Diêm Vương dặn :
- Tìm nhà thầy lang nào có ít ma đứng ở cửa nhất thì hãy vào. Lên đến trần, tên quỷ sứ đi khắp nơi, không tìm được thầy lang nào như thế cả. Nhà thầy nào xoàng ra cũng ba bốn chục con ma đứng ở cửa. Ðang định quay về thì bỗng thấy nhà của một thầy lang nọ chỉ có con ma. Mừng quá, tên quỷ sứ bắt thầy lang đó xuống âm phủ. Xuống đến nơi, liền dẫn thầy vào yết kiến Diêm Vương.
Diêm Vương đón được thầy giỏi mừng lắm, phán hỏi :
- Nhà ngươi làm thuốc đã bao năm nay mà khá như vậy?
Thầy lang thưa:
- Thưa, tôi mói làm nghề này được mấy hôm nay, và cũng chỉ mới chữa cho một người thôi ạ!390

Jan 26, 2007

Để "Nó" Hôn Cho!



Anh con trai nhìn thấy một con bò mẹ đang âu yếm con bê, liền chỉ cho cô gái và nói:

Em có thích thế không?

Không!

Cô gái mỉm cười hỏi lại:

Anh thích như vậy à?

Ừ!

Chàng trai say đắm trả lời:

Vậy anh lại con bò mẹ để nó "Hôn" cho!

2824

Để "Nó" Hôn Cho!



Anh con trai nhìn thấy một con bò mẹ đang âu yếm con bê, liền chỉ cho cô gái và nói:

Em có thích thế không?

Không!

Cô gái mỉm cười hỏi lại:

Anh thích như vậy à?

Ừ!

Chàng trai say đắm trả lời:

Vậy anh lại con bò mẹ để nó "Hôn" cho!

2824

Vi trùng gặp thuốc



Hai con vi trùng gặp nhau. Một con tỏ vẻ rất tiều tụy. Con kia bèn hỏi :

- Mày ốm hả ?

- Ừ.

- Bệnh gì vậy ?

- Pênicilin.
2685

Vi trùng gặp thuốc



Hai con vi trùng gặp nhau. Một con tỏ vẻ rất tiều tụy. Con kia bèn hỏi :

- Mày ốm hả ?

- Ừ.

- Bệnh gì vậy ?

- Pênicilin.
2685

tháng chín mùa thu




Tháng Chín.
Mùa Thu mấp mé bờ
Con kinh nước đục
Bóng trăng mơ
Vàng trên sóng nước
Vàng trên lá
Sao trắng đầu ta
Chút tuổi thừa?

Ta biết tuổi ta còn
Mấy sợi
Thì lai rai vậy
Với trăng khuya
Nhớ chàng Lý Bạch
Ôm trăng chết
Một chút buồn
Ai, hậu thế, chia?

Ta dại gì chia
Cho Lý Bạch
Để thi sĩ mãi
Kiếp cô đơn
Và ngâm mãi
Khúc Thanh Bình Điệu
Dương Quý Phi cười
Thấy đủ thương!

Ta có ai cười
Mai mốt nhỉ
Hay thơ vẫn ướt
Tự trang đầu?
Lệ ai đã rót
Cùng ta
Để, một giọt nằm trong
Hố mắt sâu!
940

Những Bí mật của thế giới đàn ông



Những Bí mật của thế giới đàn ông





1. Ý thức đấu tranh ở phái mày râu mãnh liệt. Họ luôn tìm kiếm thế đứng, thể hiện chân giá trị của chính mình. Nhưng, họ không phải là "trang hảo hán" hoài bão, lý tưởng trước ánh mắt người đẹp. Ðàn ông đã từng thừa nhận, dù họ tự tin, khoáng đạt, tài năng xuất chúng bao nhiêu nhưng trước phái đẹp họ thật vụng dại, khờ khạo, lóng ngóng, nực cười.


2. Phái mày râu nhạy cảm trước thế giới đàn bà. Họ mẫn cảm, họ am hiểu ngôn ngữ thể hình ở đối phương. Một khi nắm bắt được tâm lý người đẹp, họ thật mãnh liệt và không ngừng tấn công.


3. Bạn chớ sai lầm cho rằng "một tấc không đi, một ly không rời" sẽ "chiếm giữ" được quan hệ lâu dài với phái mày râu. Người đàn ông thật hoảng sợ khi bị người phụ nữ ráo riết theo đuổi.


Hãy ghi nhớ: Thích thách thức, thích theo đuổi là thuộc tính của người đàn ông!


4. Ðàn ông dù hào phóng, dù tư duy đổi mới nhưng, khi chọn bạn đời họ thật bảo thủ, thật khắt khe. Họ yêu cầu nghiêm khắc đối với tiêu chuẩn hành vi tình dục ở phụ nữ. Một điều khẳng định, họ không mong muốn người bạn đời luôn "dậy sóng". Và, bạn thật khó lọt vào mắt xanh của chàng nếu, trước đó bạn đã có hành vi tình dục với một người đàn ông!


5. Người đàn ông ích kỷ. Họ tuyệt đối không chia sẻ những gì đã thuộc về mình. Kích động lòng đố kỵ ở họ là một sự thách thức, nên tránh.


6. Bản tính trời cho phái mày râu "nghiêng" về nhiều mối quan hệ tình dục. Người đàn ông không thể tin cậy khi họ thiếu năng lực tự kiềm chế. Ðây chính là "thói xấu" của đấng mày râu. Nếu bạn gái (bạn đời) "sao nhãng" vai trò giám sát, chắc chắn sẽ có "hành vi đáng tiếc" xảy ra!


7. Ðàn ông không quá dễ dàng tìm hiểu phụ nữ qua đàm thoại. Họ thuộc lớp người tiêu chuẩn, hay theo dõi, trọng thực chất. Nhiều lúc họ không rõ ẩn ý, không hiểu mục đích trò chuyện của phái liễu yếu đào tơ.


Ðàn ông họ quen lối giải quyết vấn đề thực tế. Chính vậy, bạn nên tỉnh táo, sáng suốt, dứt khoát khi đề xuất yêu cầu.


8. Ðàn ông kín đáo, tình cảm không dễ nói lên lời. Bạn chớ lầm tưởng đàn ông sợ hành vi thân mật. Chẳng qua họ không muốn hở "cái gót Asin" mà thôi. Họ kiên quyết không phải là người chồng yếu đuối, nhu nhược, vô năng. Dù họ có yêu bạn nồng nàn nhưng, thật khó bật thành lời "anh yêu em". Bạn hãy làm quen với việc làm và cách thể hiện tình cảm qua gương mặt của họ, để thấu hiểu tình yêu ở "người".


Ðàn ông họ kín đáo hay chôn chặt tình cảm trong tim!


9. Các bậc trượng phu dốc toàn bộ tinh lực dồi dào, đương đầu với mọi thử thách để xây dựng tổ ấm gia đình. Người vợ lý tưởng trong con tim khối óc của người đàn ông là người phụ nữ trung thực, nhiệt tình, luôn cùng bạn đời đồng cam cộng khổ, vui buồn hoạn nạn có nhau.


Họ hy vọng người vợ luôn thuộc về mình, của mình, nhưng đừng làm họ bị phong tỏa bởi những nỗi buồn trăn trở. Họ mong muốn có cuộc sống phu thê đầm ấm, hài hòa, mỹ mãn.


"Gái có công, chồng chẳng phụ". Ðức lang quân sẽ phấn đấu hết mình, tất cả chỉ dành cho bạn mà thôi!

533

Jan 25, 2007

Hết Hách



Có một ông "Sếp buya rô" nọ chỉ thích nịnh.

Ông bắt nhân viên thuộc hạ khi xưng hô với mình phải nhớ một điều "Thưa sếp" hai điều "Bẩm sếp". Ai biết tính sếp thì cuối năm được tăng lương ngon ơ, còn nếu ba gai cứ "Thưa ông" là có cơ bị đổi đi nơi khác vì lý do kỷ luật. Vì thế, có nhiều người ức lắm, chỉ chờ dịp "Tặng" ông xếp hắc xì xằng ấy một bài học đích đáng.

Ngày nọ một nhân viên bị sếp thuyên chuyển. Anh em đồng sở liền tổ chức một bữa tiệc tiễn đưa và cố nhiên ông sếp nhà ta được mời làm chủ tọa danh dự. Tiệc rượu rất vui nhộn: Văn nghệ, tào lao, ... đủ mục.

Tiệc gần tàn, anh bị thuyên chuyển đứng lên có mấy lời từ biệt anh em và xin kể tặng các bạn một câu chuyện cổ tích. Anh em khoái quá, vì biết chàng này vốn nổi tiếng là một cây khôi hài, nay bỗng dưng hắn giở chứng kể chuyện xưa, hẳn phải gay lắm. Thế là tiếng vỗ tay hoan nghênh rộ lên khắp bàn tiệc.

Sau một hớp bia, gắp thêm miếng mồi, anh chàng mới khề khà kể:

"Ngày xưa có một ông vua tính nết rất kỳ khôi, hay chơi những trò trẻ con trái khoáy... Vua nghe đồn ở núi Thái Sơn mới xuất hiện một trăm con khỉ trôn đỏ rất quý và hiếm nên truyền triều thần phải bắt cho đủ số về làm cảnh. Các quan lo tái người, vì mạo hiểm leo lên được đỉnh Thái Sơn nguy hiểm kia đã khó, lại lùng bắt đủ một trăm con khỉ trôn đỏ cho vua nữa thì thật chết người! Nhưng không muốn mất chỗ đội mão, họ cần phải liều đi bắt khỉ. Bao phen xông xáo nguy hiểm, song họ chỉ có bắt được có chín mươi chín con khỉ, còn con đầu đàn chạy trốn, giăng bẫy mãi không được. Các quan lo lắm, kỳ hạn cũng sắp tới! Túng quá hóa liều, họ đành bắt một con chó nhỏ thay thế, hy vọng "Lập lờ đánh lận con đen" để qua mắt nhà vua.

Ngày nộp khỉ đã tới. Vua vui vẻ đón nhận đúng một trăm con khỉ và hết lòng khen ngợi quần thần.

Sẵn có chùm nhãn trên án, vua ném hết cho lũ khỉ, rồi xem chúng tranh ăn đuổi nhau "Khẹc, khẹc" khắp vườn thượng uyển. Chỉ một lát, chín mươi chín con khỉ ào tới, chùm nhãn hết sạch, chỉ riêng có con chó không ăn, lại chạy đi tìm "Món đặc biệt trời sinh" cho mình mà sực.

Vua lấy làm ngạc nhiên, phán hỏi triều thần sao lại có giống khỉ lạ thế?

Một vị quan kính cẩn:

Muôn tâu bệ hạ, đó là con khỉ sếp ạ!

Cả bàn tiệc được dịp cười lăn lộn trên bàn. Riêng có "Ngài sếp" nhà ta sạm mặt lại vì bị thuộc hạ chơi một cú đau hơn hoạn. Từ đó trở đi, ông sếp hết muốn ai xưng mình là "Sếp" nữa.


2872

Hết Hách



Có một ông "Sếp buya rô" nọ chỉ thích nịnh.

Ông bắt nhân viên thuộc hạ khi xưng hô với mình phải nhớ một điều "Thưa sếp" hai điều "Bẩm sếp". Ai biết tính sếp thì cuối năm được tăng lương ngon ơ, còn nếu ba gai cứ "Thưa ông" là có cơ bị đổi đi nơi khác vì lý do kỷ luật. Vì thế, có nhiều người ức lắm, chỉ chờ dịp "Tặng" ông xếp hắc xì xằng ấy một bài học đích đáng.

Ngày nọ một nhân viên bị sếp thuyên chuyển. Anh em đồng sở liền tổ chức một bữa tiệc tiễn đưa và cố nhiên ông sếp nhà ta được mời làm chủ tọa danh dự. Tiệc rượu rất vui nhộn: Văn nghệ, tào lao, ... đủ mục.

Tiệc gần tàn, anh bị thuyên chuyển đứng lên có mấy lời từ biệt anh em và xin kể tặng các bạn một câu chuyện cổ tích. Anh em khoái quá, vì biết chàng này vốn nổi tiếng là một cây khôi hài, nay bỗng dưng hắn giở chứng kể chuyện xưa, hẳn phải gay lắm. Thế là tiếng vỗ tay hoan nghênh rộ lên khắp bàn tiệc.

Sau một hớp bia, gắp thêm miếng mồi, anh chàng mới khề khà kể:

"Ngày xưa có một ông vua tính nết rất kỳ khôi, hay chơi những trò trẻ con trái khoáy... Vua nghe đồn ở núi Thái Sơn mới xuất hiện một trăm con khỉ trôn đỏ rất quý và hiếm nên truyền triều thần phải bắt cho đủ số về làm cảnh. Các quan lo tái người, vì mạo hiểm leo lên được đỉnh Thái Sơn nguy hiểm kia đã khó, lại lùng bắt đủ một trăm con khỉ trôn đỏ cho vua nữa thì thật chết người! Nhưng không muốn mất chỗ đội mão, họ cần phải liều đi bắt khỉ. Bao phen xông xáo nguy hiểm, song họ chỉ có bắt được có chín mươi chín con khỉ, còn con đầu đàn chạy trốn, giăng bẫy mãi không được. Các quan lo lắm, kỳ hạn cũng sắp tới! Túng quá hóa liều, họ đành bắt một con chó nhỏ thay thế, hy vọng "Lập lờ đánh lận con đen" để qua mắt nhà vua.

Ngày nộp khỉ đã tới. Vua vui vẻ đón nhận đúng một trăm con khỉ và hết lòng khen ngợi quần thần.

Sẵn có chùm nhãn trên án, vua ném hết cho lũ khỉ, rồi xem chúng tranh ăn đuổi nhau "Khẹc, khẹc" khắp vườn thượng uyển. Chỉ một lát, chín mươi chín con khỉ ào tới, chùm nhãn hết sạch, chỉ riêng có con chó không ăn, lại chạy đi tìm "Món đặc biệt trời sinh" cho mình mà sực.

Vua lấy làm ngạc nhiên, phán hỏi triều thần sao lại có giống khỉ lạ thế?

Một vị quan kính cẩn:

Muôn tâu bệ hạ, đó là con khỉ sếp ạ!

Cả bàn tiệc được dịp cười lăn lộn trên bàn. Riêng có "Ngài sếp" nhà ta sạm mặt lại vì bị thuộc hạ chơi một cú đau hơn hoạn. Từ đó trở đi, ông sếp hết muốn ai xưng mình là "Sếp" nữa.


2872

Những mẩu chuyện về Nghệ thuật sống



TRÁI TIM HOÀN HẢO

Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim tôi hoàn hảo, còn trái tim cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè … Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia xẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của minh nhưng không hề nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc không cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên dường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh …

1464

Jan 22, 2007

Trong bệnh viện



Một nông dân đi khám bệnh.

- Thưa bác sĩ, tôi bị vô sinh.

- Trước hết, ông phải làm các xét nghiệm, chụp phim rồi mới kết luận được là ông có bị vô sinh hay không.

- Nhưng tôi bị di truyền. Ông nội tôi cũng bị, bố tôi cũng bị.

- Thật sao? Vậy ông từ đâu ra?

- Từ quê ra chứ còn từ đâu nữa?!



o O o


Một bệnh nhân đòi đổi sang phòng khác, bác sĩ hỏi:

- Sao ông lại muốn chuyển phòng? Người nằm giường kia rất dễ chịu, ông ta là một danh hài nổi tiếng đấy.

- Nhưng có ai vừa mổ xong mà lại phải cười cả ngày được không?1921

Jan 20, 2007

Chồng và vợ



Anh chồng say xỉn về nhà, gọi cửa mãi mà không có ai ra mở. Cuối cùng, anh nghĩ ra một kế và gọi thật to:

- Tôi mang bó hoa đẹp nhất về tặng cho người phụ nữ đẹp nhất trần gian đây!

Lập tức, cánh cửa mở toang, cô vợ sung sướng chạy ra và hỏi:

- Đâu, bó hoa đẹp nhất đâu?

Anh chồng liền bảo:

- Thế người phụ nữ đẹp nhất trần gian đâu hả em?



o O o


Hai ông bạn thân lâu ngày gặp nhau, một người khoe là đã có vợ và một bầy con đông đúc.

- Chắc vợ chồng cậu hạnh phúc lắm nhỉ?

- Làm gì có chuyện đó. Bà ấy cứ sai khiến, la lối mình suốt ngày.

- Thế sao cậu có lắm con thế?

- Để bà ấy không còn thì giờ mà chú ý tới mình
chứ sao.



o O o


Cảnh sát chặn một ông đi ngoài phố lúc nửa đêm:

- Ông đi đâu vào giờ này?

- Tôi đi nghe giảng bài.

- Lúc này thì ai giảng cho ông nghe?

- Vợ tôi.966

Hoàng Hậu Vi Ðề Với Pháp Môn Tịnh Độ



Dương gian là cảnh
Tịnh Ðộ là quê
Sống thì ta ở
Chết ta trở về

Trong lúc Ðức Thích Tôn còn tại thế, ở Ấn Ðộ có vua Tần Bà Ta La, nước giàu dân mạnh, tiếng oai hùng khắp cả bốn phương chư hầu thảy đều quy phục.

Song không bao lâu ông bị nghịch tử là A Xà Thế, sanh lòng ác muốn hại để đoạt ngôi. A Xà Thế bắt phụ hoàng giam vào ngục tối và cấm không cho ai được vãng lai. Hoàng hậu Vi Ðề mật lo với ngục tối lén đến thăm, khi vào bà thấy vua ngồi trong ngục tối, nhan sắc tiều tụy tinh thần bạc nhược sắp chết vì đói! Hoàng hậu vật mình chết ngất, sau khi tỉnh dậy về cung, bà tìm phương cứu chồng. Hoàng hậu mới hòa bột cùng mật làm chuỗi anh lạc mỗi khi vào thăm bà đổ ra cho vua dùng, nhờ vậy mà vua Tần Bà Sa La sống cầm chừng khỏi chết. Nhưng rủi thay, cơ mưu bại lộ, A Xà Thế biết được, ông giận quá xách gươm tìm mẹ để giết, may có vị đại thần can, bà mới thoát khỏi. Song bị giam vào lãnh cung. Từ đó Hoàng hậu không thể đem thức ăn cho vua được nữa. Ôi! Còn chi đau đớn bằng mình bị tù ngục và cảnh tượng chồng đói sắp chết hiện ra trước mắt! Bà kêu gào than khóc đến nỗi hai mắt gần mờ; nhân đó bà nhận thấy cuộc đời giả dối, ngai vàng là lao ngục, danh lợi là gông cùm, ân ái là hổ lang, địa vị như rắn độc.

Khi ấy bà liền nhớ đến Phật, nhờ sự cảm thông Ðức Thế Tôn ở trong Kỳ Hoàn Tịnh xá, vận thần thông trên hư không cùng các đệ tử hiện vào trong lãnh cung. Trong khi bà đang quỳ gối chấp tay hướng về đấng Ðại giác bỗng thấy hào quang chói khắp, bốn bức tường lạnh lẽo trở nên ấm áp. Ngẩng đầu lên bà thấy Phật; bà tủi mình khóc lóc đảnh lễ đức Phật và các vị Thánh chúng mà bạch Phật: Bạch Ðức Thế Tôn không biết con đã gây nên tội gì mà nay sanh đứa con đại ngỗ nghịch đến nỗi toan giết cha giam mẹ để đoạt ngôi? Nay con được may mắn gặp Phật, nguyện Ðức Như Lai cứu độ cho con xả báo thân này để được sanh vào thế giới nào đừng gặp nghịch tử và chịu những điều oan khổ như ngày nay.

Ðức Thế Tôn dịu lời an ủi: Hoàng hậu hãy bình tĩnh để nhớ lại chuyện xưa. Khi Hoàng hậu chưa sanh Thái tử thì Ðại vương và Hoàng hậu đêm ngày lo buồn, cầu các vị thần linh để mong sanh con quý.

Vì lòng quá tin tưởng nên một đêm kia Ðại vương chiêm bao thấy thần mách bảo: "Trên núi cao cách thành mấy dặm có vị tiên nhân đương tu trên ấy, khi xả báo thân sẽ đầu thai vào làm con bệ hạ". Lúc tỉnh lại Vua thuật lại cho Hoàng hậu nghe và truyền xa giá đưa đi, đến nơi quản nhiên thấy vị tiên nhân đang tỉnh tọa dưới gốc cây, vua quỳ làm lễ, và đem việc mình cầu tự cùng điềm chiêm bao mà thưa với đạo sĩ. Vị đạo sĩ nghe xong, nhập định một lúc lâu, rồi bảo: "Quả có như vậy, song tôi còn ba năm nữa mới ly khai được xác thân này, vậy bệ hạ hãy chờ". Vua nghe xong, buồn rầu thưa lại: "Mạng người vô thường đâu có hẹn được, xin ngài từ bi cho tôi mau mau được như nguyện, nếu chờ ba năm lâu quá, biết tôi còn sống mà đợi được chăng?" Vua nằn nì rất lâu mà không được; phần quỳ đã mỏi gối, ông liền nổi sùng bảo sẵng: "Trẫm làm vua trong một nước, chủ trị cả giang sơn, Ngài tuy tu hành song cũng ở trong đất nước của Trẫm, nay Trẫm đã hết lời yêu cầu, nếu Ngài không nghe chắc không được". Ðạo sĩ ngậm ngùi sẽ bảo: "Mạng tôi chưa chết Bệ hạ lấy thế lực áp bức tôi nếu tôi không nghe chắc sẽ nguy hại, song tôi nghe thì khi vào làm con bệ hạ tôi sẽ hại bệ hạ mà đoạt ngôi thật là đáng tiếc". Ðạo sĩ nói xong tự giận mà chết; và bắt đầu Hoàng hậu có thai, nhưng vua rất buồn vì câu nói và cái chết của Ðạo sĩ vẫn ám ảnh trong lòng.

Chẳng bao lâu Hoàng hậu sanh Thái tử, vua đem việc ấy bàn với Hoàng hậu cả hai đồng tìm quẳng con từ lầu cao rơi xuống, cố cho Thái tử chết, nhưng Thái tử chỉ gãy một ngón tay mà lại lớn rất mau, diện mạo càng lớn càng đẹp đẽ oai nghiêm, tư chất lại thông minh khác thường, làm cho vua và Hoàng hậu yêu quý như ngọc minh châu mà quên lần câu chuyện cũ.

Tiếng Phật êm dịu như tơ đàn la miên, Vi Ðề Hoàng hậu vừa nghe vừa nhớ lại việc ác của mình, nên dịu lòng đau khổ và ăn năn tội lỗi, bà liền đảnh lễ Phật, cầu Phật dạy cho phương pháp tu hành để diệt tội và khi xả thân được sanh về thế giới thanh tịnh bất sanh bất diệt.

Ðức Thế Tôn phóng hào quang sáng chói hiện ra tất cả thế giới trong mười phương, trong đó có một thế giới Hoàng hậu nguyện sanh tức là thế giới Cực Lạc của Ðức Phật A Di Ðà, cõi ấy an vui, không thấy khổ. Nhân đó Ðức Phật dạy cho bà pháp môn Tịnh Ðộ là chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Ðà để cầu vãng sanh theo chí nguyện. Bà chí tâm chuyên niệm đêm ngày không hở, nhờ vậy mà bà hết sự buồn khổ và chuyển được lòng ngỗ nghịch của Thái tử. Nên từ khi giam mẹ vào lãnh cung một thời gian ngắn, một hôm A Xà Thế thấy lòng bâng khuâng và nhớ lại mẹ, nhớ tội ác của mình ông bèn tự thân vào lãnh cung thăm mẹ.

Khi ngục tốt tận lực đẩy cánh cửa sắt nặng nề, A Xà Thế bước vào, bỗng ông dừng lại, ông đã thấy gì? Ông thấy mẫu hoàng tĩnh tọa trên tấm đá lớn hai tay chấp trước ngực mắt hơi nhắm, nét mặt điềm đạm hiền từ mặc dù trời lạnh ở trong cung lạnh mà bà vẫn thản nhiên, dừng vài phút, ông rón rén đến bên và như một cái máy ông quỳ sụp xuống chân mẹ. Hoàng hậu giật mình mở mắt thấy A Xà Thế, bà nhẹ nhàng để hai bàn tay lạnh trên đầu con...

Chúng ta ngày nay biết pháp môn niệm Phật là khởi nguyên từ đó.


Hết
488

Jan 19, 2007

10 lời tỏ tình hay nhất



Để chứng minh ngôn ngữ tình yêu có tính quốc tế, Chambers, nhà xuất bản ở Anh đưa ra 10 "tuyên ngôn" hay nhất được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Czech, Pháp,
Italy, Tây Ban Nha và Đức.

Chambers đã thu thập những câu nói có cánh đó nhằm giúp những người đi nghỉ hè ở châu Âu mùa hè này.

Anna Stevenson, thuộc nhà xuất bản nói trên, giải thích: "Người Pháp và Italy rất nổi tiếng vì phong cách lãng mạn. Nhưng những lời nói có cánh ở đâu cũng vậy,
cho dù ngôn ngữ của bạn có là gì đi nữa. Danh sách của chúng tôi nhằm giúp các chàng Romeo gây ấn tượng với các cô gái, cho dù cô ấy đến từ đâu, đồng thời cũng
giúp phụ nữ Anh được thưởng thức sự hài hước và tinh nghịch của các chàng trai nước ngoài".

Và dưới đây là danh sách 10 câu tán ngọt như mía lùi:

1/ Liệu cha của em có phải là một tay trộm hay không? Vì ông ấy đã lấy cắp những vì sao trên trời và đưa chúng vào mắt em.

2/ Khi ngã từ thiên đường xuống trần gian em có đau không?

3/ Hẳn là em đã mỏi nhừ, vì em chạy trong tâm trí anh suốt cả ngày.

4/ Xin lỗi tôi đã làm mất số điện thoại của mình. Tôi có thể mượn số của cô được không?

5/ Cô có tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên không, hay để tôi đi qua một lần nữa?

6/ Xin lỗi cô, cô có hôn người lạ không? Không à? Vậy thì hãy để tôi tự giới thiệu nhé.

7/ Chân em có đau khi chạy suốt đêm trong giấc mơ của anh không?

8/ Tôi mới tới thành phố này. Liệu em có thể chỉ dẫn cho tôi đến căn hộ của em được không?

9/ Xin hỏi cô có bản đồ không? Tôi cứ bị lạc hoài trong đôi mắt cô.

10/ Điều duy nhất đôi mắt em chưa nói cho anh biết là tên của em.
2019

Jan 18, 2007

'Người mẫu' chạy mất



Cô giáo gọi Thomas đứng lên khiển trách:

- Bài văn tả con chó của em chữ rất xấu, giấy bẩn và chưa làm xong, tại sao vậy?

- Thưa cô, em đã cố gắng ghì nó lại để tả, nhưng được một nửa thì nó cắn em và chạy mất ạ!
1403

Jan 16, 2007

Khéo thu xếp



Giáo sư nọ bực mình vì tiếng ồn trong lớp bèn lớn giọng nhắc nhở sinh viên:
- Nếu như các anh chị ngồi phía sau có thể yên lặng chơi carô như các anh chị ngồi giữa thì những người ở hàng ghế đầu mới có thể ngủ tiếp được.

2268

Jan 15, 2007

Bơi giỏi



Anh chàng nọ mặc bộ đồ người nhái tung tăng bơi dưới biển. Đang thưởng thức thủy giới ở độ sâu 6 mét thì anh ta phát hiện một chàng trai khác ở cùng độ sâu mà không cần bình dưỡng khí, chân nhái hay bất cứ trang bị nào khác.

Chàng người nhái liền lặn sâu thêm 3 mét nhưng gã trai kia cũng chỉ mất một phút đã bắt kịp. Anh thợ lặn hạ độ sâu thêm 5 mét nữa nhưng cũng chỉ một phút sau lại bị bắt kịp.

Ngạc nhiên, anh thợ lặn rút ra mảnh giấy không thấm nước và cây bút chì, viết: "Thật kỳ diệu! Làm thế nào mà anh có thể lặn tới độ sâu này mà không cần trang bị nào hết?".

Anh chàng kia cầm lấy cây bút chì, xóa sạch những gì anh thợ lặn đã viết và nguyệch ngoạc: "Tao đang bị chết đuối, đồ ngu!".

904

Jan 14, 2007

Hiu Hiu Gió Bấc





Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Đứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu: " Lại coi thằng Hết kìa! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, làm mướn, không có chuyện gì nó chê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương" . Ai mê vợ bé, mê chơi đề, đá gà, họ lườm lườm: " Mê gì như thằng Hết mê cờ" . Nên nghe râm ran chị Hảo để lòng thương anh, má chị kêu trời: " Bộ hết người rồi sao, con. Cái thằng mê cờ tới mất vợ, không sợ?" . Không, chị Hảo nghiêm nghị, cờ tướng là loại cờ tao nhã chỉ dành cho quân tử, có gì mà sợ. Mê rượu, mê gái mới ghệ Chỉ sợ người ta không thương mình. Má chị định càm ràm nữa, thì chị đã quay lưng ra quán mất rồị

Quán chị Hảo cũng nhỏ thôi, buôn hàng tạp hóa lặt vặt. Quán cất trước nhà, ngó ra mé lộ, có khi không cần ngồi giữ, bà con trong xóm ai muốn mua gì thì gọi vọng vộ Chỉ buổi chiều, chị mới ra ngồi ở đó. Buổi chiều, lúc mặt trời vừa khuất sau vườn chuối anh Hết hay ghé lại để mua 1.000đ mỡ nước, 500đ bột ngọt, 500đ tỏi, 500đ tiêụ Chị cố bán thật rề rà để nhìn anh lâu nữa, coi bữa nay chắc anh đi vác lúa đằng nhà máy chà gạo, trên tóc còn vương trấụ Nhìn vậy thôi chớ không nói gì hết. Con trâu không nói sao cái cọc nói được. Nhưng vẫn cứ đón chờ, có khi sớm, khi muộn hơn một chút nhưng chị biết thể nào thì anh cũng về qua, về để nấu cơm cho tía anh.

Tía anh Hết năm nay 72 tuổị Tuổi này, người ta hay đau yếu nhưng ông vẫn còn sỏi lắm. Ông già khó tính, thêm tật lãng taị Người ta mời ông ngồi, ông cười, xua tay: " Ăn rồị Ăn cơm với thằng Hết rồi" . Chừng năm năm trước, ông còn vô bếp nấu cơm, mắt mũi tèm nhèm để lửa táp vô vách lá, nhà cháy rụị Anh Hết cất lại nhà trên nền cũ đầy tro, nhìn xa nhà lớn hơn miếu ông Tà một chút. Ông già ngồi tiếc cái tivi đen trắng, mỗi lần mở phải đập thùm thùm nó mới lẹt xẹt lên hình. Ông già điếc đát vậy mà mê tivi, cháy rồi thì thôi vậy, chiều chiều chống gậy thả qua nhà hàng xóm coi nhờ.

Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về. Có bữa chờ tới mỏi mòn, để bụng đói ngồi ngủ gà gật. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiềụ Nhưng có bữa, anh mới vừa giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, bị nghẹn, mắt ầng ậng nước. Anh thương tía quá chừng vội vàng chạy đi vo gạọ

Anh Hết mồ côi má từ mới lọt lòng. Bà chết vì sinh khó. Ngoại anh đặt tên là Hết. Chắc tại lúc đó đau lòng quá kêu đại vậy, chớ không có nghĩa gì đâụ Anh Hết lớn lên, yêu hết thảy từng con người, từng tấc đất ở cái xóm Giồng Mớị Cái xóm nhỏ ngoại ô biết bao thương nhớ, những bờ rào giâm bụt xanh, những hàng cây đủng đỉnh xanh. Những người đàn ông chuyền tay nhau dỗ dành đứa trẻ thiếu hơi ấm mẹ. Những người đàn bà cho anh bú thép, để con khóc ngoe ngóe trên giường.

Tía anh không đi bước nữa, ngày ngày cột sợi dây võng dài từ nhà trên xuống bếp, vừa đưa vừa nấu nước cháo, hát vọng lên, " Chớ ầu ơ... Cây khô đâu dễ mọc chồị.." . Chừng này tuổi rồi, mỗi khi anh đặt lưng xuống bộ vạc, lại nhớ ngơ nhớ ngẩn lời hát của tía anh ngày xưạ Buồn lắm, nghe đứt ruột lắm. Càng nhớ anh càng thương ông. Câu được vài ba con cá rô, anh bắc cái ơ lên kho quẹt, tỉ mẩn lọc phần thịt dành cho tía, phần xương xẩu phần mình. Những trưa nắng tốt, tranh thủ giờ cơm trưa anh xin phép chạy về, dắt tía anh ra ngoài hè tắm rửa, kỳ cọ. Những tối trời mưa, anh lúp xúp cầm cái nón mê đi đón ông già. Đi cạnh, che đầu cho ba, nghiêm trang như đang chở che cho sinh linh nào đó nhỏ bé lắm, yếu ớt lắm.

Nhưng ông già đâu có yếu, ông xách gậy rượt đánh anh hoài đó chớ. Tía đầu bạc rượt thằng con đầu xanh chạy cà tưng đuổi nhau lòng vòng quanh mấy cây me già ngoài mé lộ. Đám trẻ xúm lại, vỗ tay như coi hát bộị Hỏi anh Hết sao không chịu chạy nhanh để bị dính đòn, anh bảo, chạy thì được, nhưng càng nhanh thì tía anh càng mệt, chịu có mấy roi nhẹ hều, nhằm gì.

Ai nghe nói cũng thương. Đúng là tên sao thì người vậy, chịu thương chịu khó hết mình, hiếu thảo hết mình. Có cái tật mê cờ, mê cũng hết mình.

Người ta nhắc hoài chuyện anh hễ cắm đầu vô bàn cờ rồi quên đói, quên ướt, súng nổ cái đùng cũng coi như không nghe thấy, như là đã thoát tục rồi, bình an, xa rời mọi điên đảọ Thấy con bồ mình đang thương dắt tay chồng tương lai đi sắm sửa đồ cưới mà cứ lo mang xe chiếu tướng, thì đúng là không còn hỉ nộ ái ố gì nữa rồị Cũng có nhiều người thích đánh cờ nhưng say đến mức coi con cờ như con người thì không ai làm được, ai đời, đi chốt qua sông mà anh khóc, nước mắt chảy ròng. Chị Hảo nhớ, bữa đó hình như đám gả chị Hoàị

Người ta nói chị Hoài đi lấy chồng cũng tại anh Hết mê cờ.

Họ thương nhau từ lúc hai người mới 22, 24 tuổị Thời đó, tuổi đó, người ta thương không nhìn gia cảnh, địa vị. Tuổi đó, người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rà cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông. Bên nhà chị Hoài biết con gái hay hẹn hò với anh Hết ngoài cống đá thì không vuị Má chị Hoài hỏi sao đâm đầu vô thương chỗ đó, cô hỏi lại: " Anh Hết hổng được chỗ nào hả má?" . " ừ, tao chê chỗ nào bây giờ, thằng Hết được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảọ Nhưng nó nghèo quá, thân sơ thất sở không một cục đất chọi chim, biết có lo cho bây sung sướng được không. Bây quen được tưng tiu mà" . Chị Hoài không cãi ra mặt nhưng bụng nghĩ, còn sức lực còn đôi tay, còn cơ may thay đổi cuộc đờị

Lúc đó, anh Hết vẫn chưa mê cờ. Nhưng anh biết chơi nhờ đi làm bốc vác ngoài nhà máy, mấy ông già chèo đò truyền lại, nức tiếng với mấy chiêu pháo đầu, bình phong mã, công thủ song toàn. Cho tới lúc má chị Hoài lại nhà, không biết nói gì nhưng có khóc. Những giọt nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt già nua của người đàn bà đã từng cho anh bú thép. Sáng hôm sau anh đã thay đổi, nhanh như người ta lật một bàn taỵ Anh đam mê cờ tướng. Anh hay na bộ cờ ra ngồi mấy gốc cây bên vệ đường để tìm đối thủ, để ai cũng thấy đúng là thằng Hết bê tha thiệt rồị Nó không chịu làm ăn gì mà tối ngày nướng thời gian trên mấy con cờ xanh đỏ.

Hồi đó, tía rầy anh dữ lắm. Anh thưa với con, nợ sữa là món nợ lớn nhất đời ngườị Con đã nợ má em Hoài, tía à. Không biết ông già rồi có hiểu gì tình cảm của tụi trẻ không, ông ừ hử vậỵ Nhưng thấy anh ngồi la cà đánh cờ ở đâu, giữa đường cũng vậy, ông vác cây đánh ngay đó. Vừa đánh vừa kêu nhịp nhàng " Xe nè! Chốt! Pháo nè! Bụp! Chiếu hả, thằng ma cà bông, tao chiếu cho mấy đường" . Ông ca cẩm thằng con ông bây giờ tệ bạc lắm chiều hôm qua nó để ông ăn cơm nguội chung với mấy con gián. Ông nói mà giọng ông hơi nghèn nghẹn dường như trong lòng đau nhói lắm. Nuôi nó từ nhỏ tới lớn, bây giờ ông mới đánh nó đây, đánh để giúp nó trả ơn đờị Tối về ông bắt nó nằm cho ông xoa dầu, hỏi bày đặt yêu đương chi mà khổ vậy con ơị Xóm này người ta không biết nên nói mày hết thuốc chữa rồị Con tao mà vậy à.

Chị Hoài cũng can ngăn, thuyết phục mãi, tốn không biết bao nhiêu là nước mắt, cuối cùng đành phải bỏ đi lấy chồng. Hôm đám, anh Hết còn tỉnh bơ ngồi ngoài bờ, dưới gốc còng, hào hứng bày cờ ra chơi với mấy đứa nhỏ. Đám bạn gái ai cũng xì xầm, chắc thằng Hết không thương thiệt con Hoài nên mới dửng dưng vậỵ Chị Hoài nghe mà khóc không thôi, bảo với chị Hảo, có cái tiếng bạc tình ảnh cũng gánh cho em rồị Tranh thủ lúc chưa làm lễ, chị Hoài rủ chị Hảo mang cả áo xống chạy ra, nhìn anh như nhìn lần chót, như lấy chồng là chết vậỵ Anh Hết dứt khoát không ngước lên. Thôi, không nắm níu gì được nữa rồi, nghe người ta kiếm cô dâu, hai chị quay vàọ Đi một đoạn, nghe đám con nít trộ lên, anh Hết sao mà khóc vậỵ Đâu có. Có mà, nước mắt anh rớt lên con tướng này nè, đó, nó ướt nhẹp đó thấy chưạ Hết cười lớn, nói lớn: " ừ, tại tao thương con chốt. Qua sông là không mong về" ...

Chị Hoài vừa đi vừa khóc. Lời của anh Hết làm chị Hảo thương điếng trong lòng. Con người này, nghĩa biết trọng mà tình cũng thâm.

Anh Hết lại sống như những ngày trước kia lầm lũi đi đào thuê, vác mướn, kiếm tiền nuôi tíạ Đôi ba hôm, đi làm về, đã thấy trên cái bếp còn ấm tro một nồi cơm nấu sẵn với một mẻ cá kho khộ Có bữa, mẻ kho đổi lại là nồi canh rau đắng. Rồi anh Hết gặp chị Hoài đi chợ về, thấy bóng anh từ đằng xa, chị lấy nón che một bên má bầm tím. Anh Hết chạy theo, giằng lấy nón mà xót xa:

- Sao nông nỗi vầy, Hoàỉ

Chị Hoài nói chị té đập mặt vô cạnh cửa nhưng anh Hết không tin: " Hoài ơi, em hạnh phúc, tôi mừng. Hoài cứ như vầy, chắc tôi bỏ xứ" . Chị Hoài khóc, người ta chớ đâu phải con cờ mà hễ qua sông là đứt lìa phần đời trước.

Rồi chị Hoài cũng tập thương chồng, thương không giấu giếm, ào ào như người ta bán thuốc sơn đông. Chị thôi không đứng tần ngần chỗ nhà chú Hết mỗi khi đi chợ về, thậm chí chị không thèm nhìn về phía ấy nữạ Chị Hoài nói với bạn: " Bữa nay đi chợ mua mấy khúc vải về may đồ cho anh Thứ. ảnh nói mặc đồ chợ cũng được mà tui đâu có chịu, người vợ biết đường kim mũi chỉ lúc nào cũng làm ấm lòng ông chồng, phải hôn nè..." . Giữa đường nói chuyện chồng con mà giọng chị Hoài lanh lảnh, chừng như nhắn với Hết, thôi đừng đi đâu hết, tôi quên anh rồi, quên thiệt, quên luôn, bây giờ tui thương chồng tôi lắm đâỵ Cho bỏ tội mê cờ, nghen.

Nhưng từ ngày chị Hoài lấy chồng, anh Hết đã không đụng tay vào quân cờ nào nữạ Anh hay ngồi nhìn bàn cờ mặt buồn rười rượi, mấy đứa nhỏ không biết, cứ rủ hoài, ừ thì chơị Anh biểu tụi nó bày cờ ra, rồi tự đi quân, anh không nhìn, chổng mông vo gạo, một đứa nói vô pháo đầu nghen, anh kêu mã tấn. Tấn chỗ nàỏ Tấn giữ con chốt đang bị con pháo rình đó, biết còn hỏị Tụi nhỏ kêu, đây là kiểu " hiệp sĩ mù nghe gió kiếm" , đánh cờ mà làm công chuyện không ngưng tay, nói khơi khơi, cũng thắng.

Lụi hụi rồi bốn mùa gió bấc về kể từ mùa gió chị Hoài lấy chồng. Ba anh Hết thường chống đũa trên mâm cơm than ăn không vộ Anh hỏi ông thèm gì. Ông bảo chắc tao gần chết rồi, tao thèm một thằng cháu nộị Hết lượng sượng mãi mới cười: " Trời, thèm gì ngặt vậy, không biết con biết kiếm đâu cho tía bây giờ" . Tía anh Hết biểu lại đằng quán con Hảo lỡ thời mà kiếm. Mày giả đò hoài, con nhỏ thương mày, ai cũng biết, chỉ mày là không. Anh Hết cãi, làm gì có, tíạ Ông già đứng dậy, vậy phải thử. Nói rồi vung gậy đánh. Như mấy lần trước, anh Hết lại chạy lừng khừng ra sân. Rượt chán, ông già dứ dứ cây gậy vô mặt anh rồi tủm tỉm cười quay đị Ông già còn kịp thấy chị Hảo chạy lại vẹt đám con nít ra, đưa anh chai dầu Nhị Thiên Đường, miệng xuýt xoa hỏi anh đau chỗ nào, giọng như người thân thiết trong nhà: " Làm gì mà để tía giận dữ vậy, lén chơi cờ phải hôn?" . Anh Hết không trả lời, cầm chai dầu còn ướt mồ hôi tay của chị. Đây đã là chai thứ chín chị cho anh, anh khẽ bảo:

- Hảo, tôi... cảm ơn.

Anh ngần ngừ sau chữ " tôi" hơi lâu, làm chị Hảo chờ muốn nín thở. Ơn nghĩa gì một chai dầu gió, nó chỉ làm anh hết đau ngoài da thịt, mà trong lòng thì còn mãị Chi vậy Hết ơi!

Đâu có biết, chỉ tại chưa quên được. Anh chưa dám nhìn thẳng vô mắt Hoài để cười, chưa dám nựng nịu con của Hoài mỗi khi chị bồng nó đi tiêm ngừạ Chưa thanh thản để chào nhau như một người bạn gặp một người bạn. Hảo có hiểu không?

Hiểu, nên tôi chờ đây nè.

Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà. Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm " Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn" , chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông.

Nhưng mà chờ tới chừng nào lận?

Ai mà biết.

Mùa nay gió bấc hiu hiu lại về.

2180

Jan 13, 2007

Đức Phật Với Con Voi Dữ



Thời kỳ Phật hành đạo tại thành Vương Xá, kinh đô của Vua A Xà Thế, vua A Xà Thế rất tham lam hung bạo, đã sát hại vua cha để dành ngôi báu. A Xà Thế lại hay thù ghét và manh tâm làm hại những kẻ trung lương nên thường lập vây cánh bè đảng làm hậu thuẫn.

Trong số bè cánh nhà vua lại có Ðề Bà Ðạt Ða em họ Ðức Phật. Vị này cũng sẳn lòng ganh tỵ với kẻ khác, thấy Ðức Phật được nhiều người cung kính, Ðề Bà Ðạt Ða cũng giả cách tu hành như Phật, nhưng không hề được ai cung kính, nên tức giận muốn tìm cách hại Phật. Nhưng những điều không may có bao giờ đến với những người có lòng từ bi cao cả, đấng Giác ngộ đã tu hành trong nhiều kiếp. Nhưng chứng nào tật nấy, ông liền liên kết với vua A Xà Thế cầu xin nhà vua cộng tác trong việc sát hại Phật. Nhờ sự bằng lòng của nhà vua, nên Ðề Bà Ðạt Ða đến tại sở nuôi voi năn nỉ với bọn nài: "Ta đây là bạn thân với nhà vua, các người giúp ta việc này, ta sẽ xin nhà vua cho lương cao chức lớn. - Sáng mai thầy Gotama (Ðức Phật) sẽ đi trì bình khất thực qua đây, các ngươi cứ việc thả voi hung dử Nalagiri ra để làm thịt thầy".

Sáng hôm sau, Ðức Phật cùng một số đệ tử đi vào thành Vương Xá để trì bình khất thực, trông thấy bóng Ngài, bọn nài thả voi Nalagiri ra. Dân chúng nội thành phải tán loạn, dày xéo nhau mà chạy, lo sợ cho tánh mạng của mình, kẻ leo lên cây người núp ở tường cao nhà kín. Sau khi đã tìm được chỗ ẩn núp chắc chắn, những con mắt hiếu kỳ hay lo sợ cũng cố tình mắt để nhìn cho được sự việc sắp xảy đến.

Voi thấy bóng người đàng trước, nó cong đuôi, thẳng vòi chống tai xông tới như vũ bão. Các vị đệ tử thấy cơ nguy mới bạch với Ðức Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con voi Nalagiri nó có tánh hung dữ và thù ghét loài người đã đến nơi kìa! Ðức Phật vẫn thản nhiên dạy rằng:

- Này các Tỳ kheo, các người không nên sợ hãi. Không bao giờ một vị Chánh Giác phải chết vì một tai nạn ghê gớm như thế. Những đấng Như Lai chỉ tịch diệt khi thì giờ đã đến bằng cái chết tự nhiên và vẫn sống mãi trong tâm linh mọi người.

Trong khi ấy có tiếng bàn tán nhỏ to của mọi người đang ẩn núp. Những kẻ thiếu đức tin, u mê cho rằng: đó là một sự hy sinh vô lý, nên thốt ra những câu đầy mỉa mai:

- Chà, uổng quá, vị Sa môn kia trẻ đẹp như thế mà lại hy sinh cho con voi hung dữ giết hại thì thiệt là một việc dại khờ.

Nhưng nhóm người có đủ đức tin hơn là hiểu biết chân lý đôi chút thì cho rằng: đó là một cuộc thử thách, sự tranh đấu giữa loài vật với vị Từ phụ của loài người.

Voi hung hăng đã phóng tới trước mặt Ðức Phật, mọi người phập phồng lo sợ. Nhưng Ngài vẫn điềm nhiên đem tất cả lòng Từ bi vô lượng để đối lại với sự hung dữ của con voi. Voi như bị một sức thôi miên huyền bí, từ từ hạ vòi và quỳ ngay trước mặt Ngài.

Ðức Phật dịu dàng thoa vào đầu quy y cho voi và nói:

- Này voi ơi! Ngươi nên ăn ở hiền lành để đạt đến an vui chớ nên hung hăng như trước nữa.

Voi như hiểu được lời Ngài, từ từ lấy vòi hút tất cả bụi đã bám vào châm Ngài và rải lên khắp đầu nó như để chứng tỏ nó đã biến ăn năn và xin phục thiện. Ðoạn cúi đầu đảnh lễ Ngài rồi trở về chuồng cũ.

Từ đó về sau voi Nalagiri trở nên hiền lành dễ thương. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho Ðề Bà Ðạt Ða biết hối hận! Vua A Xà Thế biết trở về với Chánh Pháp.


Hết
472

Chuyến Ðò Tốc Hành



Tôi ngồi bó gối trong khoang đò tốc hành Sông Đốc - Cà Mau, nhìn đám người lố nhố bán buôn trên bến và những hành khách lần lượt xuống đò. Yến với Hằng đứng trước mũi, vai mang túi hành trang, đảo mắt ngó quanh quất tìm chỗ ngồi. Chợt thấy tôi, hai đứa cố chen lấn đám hành khách đi vô khoảng giữa để ngồi kế tôi cho bằng được. Cả ba lần gặp Yến và Hằng hoàn toàn do sự ngẫu nhiên, vậy mà hai đứa xem tôi như người quen thân từ lâu lắm. Đò chật nứt, chen mông ngồi chưa đụng sạp, Hằng mở miệng định hỏi gì đó nhưng Yến đã nhanh miệng hớt lời:

‘Chú đi đâu vậy?’

‘Mỹ Tho.’

‘Chừng nào chú dìa bển?’

‘Tuần tới.’

Bây giờ Hằng mới được chen vào, hỏi:

‘Rồi bao lâu chú mới dìa nữa?’

‘Có lẽ vài ba năm.’

‘Chừng nào dìa chú ghé nhà con chơi.’

Tôi ừ hữ cho qua chuyện, nào ngờ hai đứa cắm cúi ghi địa chỉ đưa cho tôi còn căn đi dặn lại biểu tôi đừng quên. Khi đò tách bến ra giữa dòng, gã thanh niên ngồi bên cạnh day qua, hỏi:

‘Tụi mày chừng nào trở xuống nữa?’

Thấy cả hai đứa không trả lời, gã bèn bồi thêm một câu:

‘Tụi mày mà bỏ đi thì ‘Hương Biển’ sẽ ế!’

Bấy giờ tôi mới nhìn kỹ gã thanh niên. Hắn bận áo sơ mi trắng, hở cổ khoe sợi dây chuyền vàng mặt mỏ neo, quần màu xám tro, tay ôm cặp táp. Có lẽ anh ta là cán bộ huyện hoặc cán bộ xã gì đây. Thấy tôi nhìn, hắn ta nở nụ cười đểu đưa ra ba bốn cái răng vàng như thầm nói với tôi: "Đừng tưởng hai con nhỏ đó hiền mà lầm!". Yến và Hằng vòng tay bó chưn, càm kê lên đầu gối giống như hai con trút cuốn tròn, mắt long lanh muốn khóc!

Sự yên lặng của Yến và Hằng làm tôi áy náy, tôi lơ đãng ngó mặt ra dòng sông. Chiếc đò lướt nước ào ào qua mặt những chiếc xuồng chèo dọc theo hai bên mé. Những cô thôn nữ áo bà ba đủ màu sắc, quần đen mượt, đầu đội nón lá, hai tay ghì chặt cán chèo đưa đẩy, xuồng nhẹ nhàng lướt nước theo nhịp của mái chèo. Hình ảnh người con trai đứng chèo, chở cô thôn nữ trên chiếc xuồng ba lá làm tôi bồi hồi nhớ lại tuổi đôi mươi.

À, đây là cảnh quê hương thanh bình mà tôi đã mơ ước trong những năm dài lưu lạc! Nhưng khi nhìn qua Yến và Hằng, tôi bỗng nhớ lại trong những ngày về bên dòng sông cũ. Và một ý nghĩ lạ len vào tâm tư. Phải rồi, cái ý nghĩa của sự thanh bình đâu chỉ đơn giản trên một giòng sông!

Đúng ra lần này, tôi trở về Sông Đốc cũng được, hổng về cũng chẳng sao. Vì những việc còn lại sau đám ma của má tôi, anh Bảy và chị Năm tôi ở nhà lo cũng được. Nhưng hôm chị Sáu sửa soạn về Úc, chỉ có dặn tôi:

‘Chị có nhờ anh Hai ở Mỹ Tho đặt trên thành phố làm tấm bia, em chịu khó lên trển lấy, gắn xong cho má rồi hả dìa bển.’

Ngày trước vì hoàn cảnh chiến tranh, ba má tôi phiêu bạt xuống miệt này. Mãi đến ngày ba tôi giải ngũ, ông bà mới dắt nhau về xứ sở. Bà con đã tản lạc gần hết và ông bà nội, ngoại tôi đã qua đời. Mang ân hận ở trong lòng, nên mỗi khi nhớ tới, hai người tủi thân sụt sùi rơi nước mắt, nói: "Giàu đặng trung đặng hiếu, nghèo mất thảo mất ngay". Còn tôi không phải nghèo đến đỗi không có tiền về xứ, mà do tình hình đất nước chưa yên, cộng thêm máu giang hồ vặt, nên tôi còn chần chờ? Nếu không hay tin sớm má tôi qua đời thì tôi cũng chẳng về đây để làm gì. Cũng vì lẽ đó mà anh chị em trong gia đình xem tôi như người con bất hiếu. Sợ tôi mang mặc cảm tội lỗi, hễ có dịp tỏ lòng hiếu thảo thì anh chị em ‘nhường’ cho tôi làm. Theo tôi, chuyện hiếu thảo là chuyện của tấm lòng, màu mè bên ngoài chỉ là hình thức không đáng kể. Tuy nhiên tôi đồng ý đi hàng trăm cây số lấy tấm bia, là vì tôi nhận thấy việc làm này có ẩn chứa một ý nghĩa thiêng liêng nào đó.

Cũng như những tấm bia mộ khác, khắc tên họ, ngày tháng năm sanh và ngày tháng năm từ trần. Cuối cùng có hàng chữ ‘các con lập mộ’. Đại khái vậy thôi, nhưng ở suối vàng, má tôi mà biết được chắc bà sẽ hài lòng vì khi bà mất, các con tản lạc tứ xứ đã tụ hết về đây cùng góp phần xây mộ cho bà. Thấy chân dung cẩn trên tấm bia hơi mờ, tôi thắc mắc hỏi vì sao? Anh Hai, người anh bạn dì của tôi ở Mỹ Tho giải thích: "Tuy hình cẩn vô bia không được rõ ràng, nhưng mưa gió, thời gian sẽ không làm phai nhạt". Ảnh nói sao tôi nghe vậy, chớ thiệt ra tôi thấy bên Âu Châu những thợ cẩn kiểu nầy đứng ngoài đường phố, chụp ảnh khách hàng rồi cẩn liền tại chỗ vô tách, ly, dĩa... bằng sành, để người ta đem về nhà chưng chơi trong tủ kiếng. Hình ảnh màu sắc rõ ràng, chớ đâu mờ câm như chiếc bóng, mà còn phải đặt tuốt trên Sài Gòn mới làm được.

Tuy vậy tôi cũng cẩn thận gói tấm bia lại bỏ vô bao. Đêm hôm đó tôi ngủ lại nhà anh Hai ở Mỹ Tho, rạng sáng hôm sau tôi ra bến xe liên tỉnh đi thẳng một lèo về bến xe Cà Mau. Sau đó tôi đón xe lôi xuống bến đò.

Không quen cách sinh hoạt nơi đây, khi đổi tiền, tôi nhét đầy túi quần túi áo, cho nên chen chúc giữa đám đông, tôi sanh nghi những người chung quanh ai ai cũng là dân chôm chĩa, cứ chốc lát tôi rờ túi thăm chừng. Thật ra chỉ vì ở Âu Châu không khi nào tôi bỏ tiền nhiều trong túi nên bị ấn tượng đó thôi chớ xứ sở này chắc đâu đến đỗi tệ dữ vậy.

Xe lôi vừa đổ tôi xuống bến đò, tức thì cả đạo quân phu đò vây quanh mời la chói lói. Người này hỏi: "Anh dìa Khánh Hưng, Đá Bạc hả? Xuống đây chạy liền", kẻ nọ hỏi: "Anh dìa Bà Kẹo, Cái Đôi hả? Xuống đây chạy liền". Tôi nói: "Tui dìa Sông Đốc vàm". Tức thì một anh chồm tới hô lớn:

‘Sông Đốc hả? Sông Đốc vàm, xuống đây, xuống đây chạy liền!’

Anh ta vừa nói vừa giơ tay chỉ xuống chiếc vỏ lải đậu dưới bến. Những ngày đầu tôi rất khó chịu khi nhìn cảnh giành giựt khách của mấy anh lơ xe, phu đò và sự bán buôn mời mọc, nhưng dần dà tôi cảm thấy vui vui. Để khỏi lôi thôi mất thời giờ, tôi nói với anh ta:

‘Được rồi, tui sẽ đi đò anh, nhưng tui chưa xuống bây giờ, tui ngồi ở quán cơm bên kia đường, chừng nào đò anh ‘chạy liền’ anh qua đó kêu tui thì tui xuống liền!’

Có lẽ nhận được sự dí dỏm của tôi nên anh ta cười một cái, rồi ân cần bước theo tiễn tôi một đoạn đường ngắn, xong anh quay lại bến đò. Có một chiếc xe lôi mới đổ người xuống, cũng những giọng ban nãy: "Khánh Hưng, Đá Bạc chạy liền", "Bà Kẹo, Cái Đôi chạy liền" và có cả tiếng anh phu đò của tôi: "Sông Đốc, Sông Đốc vàm chạy liền"...

Tôi băng qua lộ ghé vô quán cơm, cái quán hôm mới về tôi thấy một cô gái duyên dáng ngồi bán, nhưng bây giờ lại là một bà già và một bé gái trạc t
uổi mười ba, mười bốn chạy bàn. Thấy tôi bước vô, em đi đến miệng tía lia:

‘Chú chú, mời chú vô trong kia ngồi.’

Tôi theo em đi vô trong góc quán ngồi xuống cái ghế nơi có chiếc bàn trống.

‘Chú ăn gì?’

Chưa đợi tôi mở miệng thì cô bé đã kể vanh vách:

‘Ở đây có cơm sườn, thịt nướng và cháo lòng; nước uống có cà phê đá, nước đá me, nước chanh...’ Cô bé còn muốn kể thêm nhưng tôi chận:

‘Ở đây có rượu hông?’

‘Dạ, dạ có, chú uống rượu đế hả chú?’

‘Ừ cho chú một xị và một dĩa sườn nướng.’

‘Dạ, chú ăn cơm hông chú?’

‘Hông cưng.’

Cô bé đi vô trong tự tay gắp thịt bỏ lên lò nướng. Sẵn than đương đỏ, mỡ sườn nhiểu xuống, lửa phựt xèo xèo, mùi gia vị bốc lên thơm lừng.

Tiếng la ó như ong vỡ tổ bên ngoài làm tôi giựt mình ngó ra. Một chiếc tàu đò vừa cặp bến. Người lên kẻ xuống lao xao, mấy anh khuân vác chuyền nhau những bao bố nặng trịch. Tôi đoán chừng, đó là những bao cá khô đồng được chở ra từ miệt trong U Minh.

Cô bé khệ nệ bưng mâm rượu và thức ăn ra để trên bàn, sắp ngay ngắn, rồi nói:

‘Mời chú.’

Tôi cám ơn rồi rót rượu ra nhâm nhi và nhấm nháp thức ăn. Những người bán buôn theo bến xe, bến đò lúc nào cũng hấp tấp, vội vàng. Những phần ăn dành cho khách đường xa thì thiếu vệ sinh. Rượu pha nước nhiều quá nên lạt nhách lạt nhẽo, sườn nướng bủng xì bủng xịt, nước mắm chế biến làm sao mà hương vị như nước muối pha dấm đường. Vậy mà những người ngồi bên kia bàn hì hục vừa ăn vừa húp trông ngon lành. Mấy em nhỏ bận áo quần như tấm lưới rách, đi tới đi lui chờ thực khách ăn xong, chúng bưng thức ăn thừa đổ vô chiếc thau nhôm móp méo, đóng ten, có đứa cúi xuống húp cặn tô nước lèo. Tôi rót rượu uống liền liền, nhưng rượu lạt quá chưa đủ độ ngăn chận nỗi buồn dâng lên cùng khắp.

‘Anh ơi anh! Xuống đò, tới giờ chạy rồi!’

Tôi ngó ra, thấy anh phu đò hồi nãy giơ tay ngoắc ngoắc, miệng hối lia hối lịa. Tôi hớp vội hớp rượu cuối cùng, xếp lại đồ đạc, kêu cô gái tính tiền và thưởng cho cô phần tiền dư. Tôi nhìn xuống đồng hồ tay, hơn ba giờ rưỡi. Tính ra từ lúc anh phu đò mời tôi đến khi đò ‘chạy liền’ mất gần hai tiếng đồng hồ.

Tôi là người xuống cuối cùng, nên khi chen ngồi ngay ngắn xuống khoang, thì đò đã de ra khỏi bến. Máy xe hơi được tân trang gắn đuôi tôm, đặt xuống chiếc vỏ lải làm đò tốc hành, chạy xé nước ào ào. Tôi thích thú ngồi ngó lên dãy nhà hai bên bờ sông giựt lùi. Chẳng bao lâu đò đã ra khỏi ngã ba Tắc Thủ và rẽ ra sông Ông Đốc.

Đây dòng sông rộng, hai bên ruộng lúa, chen lẫn vài tán rừng, xa xa vài vườn dừa cao đọt in dưới nền trời xanh xanh, có mây trắng gợn. Sóng chập chờn tạt nước vô khoang. Chủ đò liền buông rèm xuống. Ngắm cảnh không được nữa, tôi mới day người lại dựa vô be đò. Hành khách trong khoang không đông lắm, nên ngồi rất thoải mái. Những người dân quê lên tỉnh trở về trông người nào cũng mệt lả, có vài người lim dim ngủ gà ngủ vịt, một bà mẹ ngồi vạch vú cho con bú rất tự nhiên. Ngồi cạnh bên tôi có hai cô gái trạc mười sáu mười bảy tuổi. Cô bận áo màu xanh lá cây, cổ tròn, quần đen đọc chầm chậm: "Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không duyên, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành...". Cô bận bộ đồ bông ngồi cắm cúi ghi ghi chép chép bài hát xuống quyển sổ học trò kê trên bắp đùi. Nhìn hai cô gái hồn nhiên với bài hát của tuổi yêu đương, tôi cũng vui lây và nhớ lại mình hồi thời mới lớn.

Đợi cô bận áo xanh đọc hết câu, tôi hỏi:

‘Cô tên gì dậy?’

Cô bé lễ phép trả lời:

‘Dạ con tên Yến chú.’

‘Còn cô kia?’

Nghe tôi hỏi cô bận bộ đồ bông đương đọc rà lại bài hát ngưng ngang, ngước lên trả lời:

‘Dạ, con tên Hằng.’

‘Hai cô ở Sông Đốc vàm hả?’

Yến đáp:

‘Dạ hổng phải chú, tụi con quê ở Long An, xuống thăm bà chị ở Sông Đốc.’

Bắt được chuyện tôi bèn hỏi tiếp:

‘Chị cô mần gì ở dưới?’

‘Dạ, bán quán cà phê.’

‘Quán nằm khu nào?’

‘Dạ, tụi con mới xuống đây lần đầu nên cũng hổng biết nữa, nhưng bà chị có dặn khi tới Sông Đốc vàm hỏi quán Hương Biển thì nhiều người biết.’

‘Hương Biển... tên nghe hay quá hén.’

Hằng chen vô, hỏi:

‘Mà chú biết hôn chú?’

‘Rất tiếc, chú đi mần ăn xa, lâu lắm rồi chú mới dìa nên chú hổng biết.’

Chuyện vãn trời trăng mây nước một hồi, đò đã tới bến huyện. Chúng tôi mua bánh mì thịt, nước đá chanh chia nhau ăn uống. Nhờ trên đò có bạn đồng hành, tôi cảm thấy đường sông rút ngắn lại. Chẳng bao lâu đò đã đến Sông Đốc vàm, tôi từ giã suông hai đứa, bước lên bến và không nghĩ sẽ gặp lại dầu bất cứ ở nơi nào.

Xong chuyện mồ mả, tính ra tôi còn lưu lại Sông Đốc được hơn hai tuần lễ. Trong thời gian này tôi có thể thăm bạn bè và viếng cảnh quê hương. Nhưng sau những ngày tang chế, đi tới đi lui mệt mỏi, trước tiên tôi cần nghỉ ngơi cho khoẻ cái đã. Chiều hôm đó tắm rửa, cơm nước xong tôi lên giường đánh một giấc thẳng cẳng...

Đương mê man trong giấc ngủ chợt nghe như có tiếng sấm sét nổ vang. Phản ứng tự nhiên, tôi ngồi bật dậy bước nhanh xuống giường. Cùng lúc tôi nhận ra, cái quán cà phê cạnh bên nhà mở máy hát gì mà nghe như tiếng pháo kích. Dòm đồng hồ tay mới có năm giờ sáng, có lẽ người trong nhà đã quen với cảnh nầy nên còn ngon giấc. Tôi nằm xuống định ngủ lại, nhưng máy cứ hát hết liên khúc này tới liên khúc khác, làm tôi không sao chợp mắt.

Trời vừa sáng, thằng Hiếu với thằng Chiến vô nhà rủ tôi ra phố uống cà phê. Uống chưa hết tách cà phê thì thằng Hân tới, như đã hẹn trước, tụi nó đứng dậy trả tiền cà phê, rồi kéo tôi xuống bến sông kêu đò đi qua vàm xẻo Quau.

Tôi thắc mắc, hỏi:

‘Mởi tảng sáng mà tụi mày qua xẻo mần gì? Bộ muốn bắt ba khía hả?’

Thằng Hân giọng có vẻ hãnh diện, nói:

‘Xẻo Quau bây giờ hổng có rừng rú như hồi trước nữa đâu nghe mậy.’

‘Có gì ở bển?’

‘Thì qua bển đi rồi sẽ biết.’

Xẻo Quau ngày trước là một thẻo đất với rừng cây dà, cây dá, cây mắm, cây dẹt mọc tạp nhạp. Hai bên rạch xẻo ô rô, cóc kèn đan chằng chịt với nhau. Nhờ rừng rú âm u rất thuận tiện cho cá tôm sanh sôi nẩy nở, nâng đỡ rất nhiều dân nghèo còn chưn ướt, chưn ráo tới đây lập nghiệp. Gia đình tôi cũng có một thời gian sống nhờ tài nguyên của con xẻo nầy.

Bây giờ thì khác hơn xưa nhiều lắm, nhà cửa mọc lên như nấm. Dọc theo bờ sông nhà sàn dựng lên lổm chổm. Đò cặp vô một căn nhà sàn rộng, lúc chưa bước lên tôi ngỡ đây là một vựa cá tôm khô gì đó. Nhưng sao không nghe mùi khăn khẳn quen thuộc? Sự thắc mắc nầy chưa được hỏi, thì sự ngạc nhiên kia liền tràn tới. Vừa bước lên bến cầu, một chị phấn son lòe loẹt từ trong buồng đi ra vồn vã chào mời:

‘Lâu rồi mới thấy mấy anh qua chơi.’

Đoạn chị ta day qua tôi, nói:

‘Mấy anh nầy thì quen quá rồi, còn anh tui ngờ ngợ đã gặp ở đâu rồi.’

Cái kiểu nói dóc một cách ‘lịch sự’ trơn tru như vầy tôi không mấy gì ngạc nhiên. Tôi gượng cười và nói:

‘Ờ, gặp nhau hồi mười mấy năm trước ở đâu đó.’

Chị ta cười một cái:

‘Mấy anh chờ chút.’

Có lẽ mấy thằng bạn của tôi đã quen sinh hoạt với quán. Tụi nó tự động rinh bàn ghế trong góc nhà sắp ra một khoảng trống. Cạnh bên có một căn buồng che bốn phía bằng những tấm màn bông, tôi đoán chừng có một nhóm người đương ăn nhậu ở trỏng vì có tiếng cười nói lào xào. Như thể xác định sự thắc mắc của tôi, một người đàn ông đứng tuổi, bận quân phục, vai mang quân hàm đỏ tươi, từ trong vẹt màn đi ra. Mặt ông ta đanh cứng, không ngó ai, ông đi thẳng ra sàn cầu, đứng vạch quần đái lỏn tỏn xuống dòng sông.

Sau khi sắp xong bàn ghế, các bạn kêu tôi cùng ngồi. Cái chị hồi nãy, tôi đoán là chủ quán, từ trong đi ra, chị ta kéo rẹt rẹt bốn tấm màn bông treo bốn bên lại. Trong nháy mắt chúng tôi ngồi trọn lỏn trong căn buồng dã chiến. Tôi hơi sửng sốt, không ngờ ở nơi mà lòng tôi luôn nghĩ là khỉ ho cò gáy lại có chuyện lạ như vầy. Liền đó Yến cùng với ba cô gái khác ăn bận hở hang, lòe loẹt, mặt trét phấn, môi thoa son như sắp sửa ra tuồng, mỗi cô cầm một chai bia khui sẵn và một cái ly. Cái chị hồi nãy bưng ra một dĩa đậu phộng để lên bàn, rồi phân chia mỗi cô ngồi cạnh một chàng. Tôi từ xa mới về được các bạn nhường cho cô trẻ nhứt là Yến. Chị chủ coi như xong nhiệm vụ, chị ta lịch sự rút lui ra ngoài, nhưng không quên chúc chúng tôi ăn chơi vui vẻ.

Mọi chuyện diễn biến quá nhanh làm tôi cứng mình không kịp phản ứng gì hết. Bạn bè đặt đâu tôi ngồi đó, rủ uống tôi uống, mời ăn tôi ăn. Thằng Chiến nhướng mắt ra hiệu biểu tôi ‘làm gì’ với Yến đi... Đời tôi phiêu bạt đã nhiều và nhớ quê nhà cũng lung lắm. Nhưng hôm nay tôi trở về đây đâu phải vì nhớ nhung ba cái chuyện tầm bậy tầm bạ nầy. Cho nên tâm trí tôi lúc nào cũng quay về người xưa cảnh cũ. Giả dụ bây giờ là một đêm đầy trăng, dưới dòng sông ngập ánh lung linh, hiện tại đều biến mất, còn lại một chòi lá xác xơ, mơ màng bên khu rừng tạp nhạp. Tôi sẵn sàng đóng vai chú Bảy Chài, bác Tư Cua hay ông Ba Đặt Lợp... rồi tôi sẽ kể cho con Yến nghe những câu chuyện về người dân trước đây với hai bàn tay trắng, nhờ sự tương ái với nhau mỗi khi tắt lửa tối đèn, họ khai hoang rừng rậm lập nên làng xã. Cũng từ đó, dòng sông mới có tiếng hát hò của những gái trai miệt nầy cất lên giữa đêm khuya thanh vắng...

Có lẽ thấy tôi không bộp chộp nên Yến mới rụt rè, bưng ly lên, nói:

‘Mời chú.’

Bất chợt thằng Chiến nổi quạu móc tiền chìa qua cho Yến rồi quát:

‘Nè, cầm lấy rồi đi ra ngoài!’

Tôi ngạc nhiên day qua hỏi:

‘Cái gì vậy mậy?’

Nó trả lời với vẻ bất bình:

‘Bộ mầy hổng thấy nó kêu mầy bằng chú hả?’

Tôi nói:

‘Tưởng chuyện gì, chớ tao thấy Yến cũng cỡ tuổi cháu tao ở nhà.’

‘Nhưng mà chỗ này thì khác, mày ở ngoải mới dìa hổng biết chớ chơi với mấy đứa này mà thiệt thà quá nó lờn mặt.’

Tôi cười. Bạn bè rủ mình đi chơi vậy mà uống chưa hết ly bia đã muốn gây lộn với người ta rồi. Tôi định nói ý mình cho nó nghe, nhưng thấy không tiện nên mới xoa dịu:

‘Thôi, tao biết rồi cho tao xin, đương vui vẻ mà.’

Đoạn tôi day qua Yến, nói:

‘Cháu cứ tự nhiên, thằng bạn chú nó hơi khó tánh.’

Nói xong tôi mới bưng ly lên mời bà con vô một cái. Có như vậy thằng Chiến mới im cái miệng và nhét tiền vô túi. Thằng Hiếu không biết nghĩ gì cứ nhìn tôi cười cười, lâu lâu hớp một ngụm bia, nuốt ực rồi day qua con nhỏ ngồi bên hun cái chụt. Còn thằng Hân vô mấy chai sần sần, nổi hứng ôm con nhỏ kế bên, vừa hun vừa bóp vú như thể chết thèm đâu từ đời kiếp nào vậy.

Tôi kiếm chuyện dả lả với Yến để cho mấy thằng bạn ân chơi ‘miệt biển’ của tôi khỏi bận tâm rầy rà. Tôi hỏi:

‘Yến bao nhiêu tuổi?’

‘Dạ, mười bảy.’

‘Mười bảy bẻ gãy sừng trâu.’

Yến cười duyên rồi ngả đầu lên vai tôi. Nhìn con nhỏ mà lòng tôi đầy ắp nỗi buồn. Mấy đứa cháu tôi ở nhà cũng cùng trang lứa, tuy không giàu có nhưng chúng nó may mắn đủ cơm ăn áo mặc, có cha mẹ lo lắng đàng hoàng. Còn Yến cha mẹ ra sao mà mới tuổi này đã lao vào cuộc sống trụy lạc như vầy. Tôi muốn hỏi về gia cảnh của Yến nhưng ngại. Bạn bè bày tiệc đãi tôi với mục đích giới thiệu cảnh quê hương đổi mới. Nhưng tôi cứ lo hỏi chuyện đâu đâu, chỉ tổ gây khó chịu bạn bè. Thấy tôi cứ mãi trầm ngâm nên Yến mới gợi chuyện:

‘Bộ chú là Việt kiều hả chú?’

‘Ừa.’

‘Dậy mà hồi gặp chú con hổng biết.’

‘Dậy hả.’

Tôi không muốn đem chuyện Việt kiều ra bàn nên hỏi trớ:

‘Còn cô gì đi chung với Yến đâu rồi?’

‘Con Hằng hả, nó đang ngồi hát bên kia kìa.’

Tôi lắng tai nghe phía buồng bên kia, có tiếng đũa gõ vô chén dĩa lóc cóc leng keng nhịp theo tiếng hát, điệu dân ca: "Trèo lên... lên trèo lên.. lên em cởi cởi nút quần..." Tiếng hát dứt ngang, tiếp theo tiếng ai ái của người con gái và tiếng cười rộ của mấy gã đàn ông...’

Âm thanh bên kia buồng như gợi hứng cho mấy thằng bạn của tôi. Bây giờ tụi nó không còn ra vẻ sành sỏi để lưu ý tôi nữa, mạnh đứa nào đứa nấy vạch vú của mấy con nhỏ vừa bóp vừa hun. Bên trong kia có một cái buồng kín, cứ một lát lại nghe dội nước rào rào. Chưa đầy mười một giờ sáng nắng đã tỏa vàng trên mặt sông và gió đồng hiu hiu thổi, vậy mà không khí trong phòng ngột ngạt làm sao. Tôi đứng dậy, móc túi giơ cho Yến tờ giấy bạc, Yến cầm lấy nói lời cám ơn trong cổ họng. Mấy bạn tôi giựt mình, buông mấy cái ‘vú’ ra và hỏi tôi tại sao chưa ‘chơi’ gì hết mà định bỏ đi đâu. Tôi viện cớ, cần về nhà bàn với anh tôi chút chuyện. Hiếu đề nghị Chiến và Hân ở lại tiếp tục chơi, rồi câu vai tôi ra bến gọi đò.

Khi đò vừa de ra khỏi bến, tôi ngó lên thấy trên vách có tấm bảng nền xanh đề chữ màu đỏ: ‘Cà Phê Hương Biển’. Tôi đã sống lăn lộn đó đây, dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh bất cứ ở nơi nào, vậy mà về lại quê hương tôi phải cố gắng hòa hợp với mọi người như đến một xứ lạ. Tôi bị lạc loài ngay trên chính quê quán ngỡ còn mộc mạc của mình. Đò ra giữa dòng, mà tôi vẫn còn như mộng. Chợt Hiếu hỏi tôi:

‘Mầy còn nhớ Lệ Hương không?’

‘Nhớ chớ.’

Một kỷ niệm đẹp thoáng hiện về trong trí, tôi liên tưởng ngay đến một cô hàng quán, duyên dáng, khuôn mặt tròn trịa, mắt đen, chưn mày rậm, không thoa son nhưng môi lúc nào cũng đỏ. Tóc Lệ Hương dài tới mông, nàng thường bận áo cổ rộng, đeo dây chuyền vàng mặt cẩm thạch kiểu trái tim ôm vừa cổ trắng nõn trắng nà. Tôi và Hiếu có thể đến nhậu bất cứ lúc nào và ký sổ bao nhiêu cũng được. Hai đứa đều mê Lệ Hương, nhưng nàng thương thằng Hiếu vì nó đẹp trai hơn tôi rất nhiều.

Tôi hỏi:

‘Lệ Hương dạo này ra sao?’

Hiếu trả lời một cách bình thản:

‘Cô ta bây giờ làm ‘chị đĩ’ ở ngoài đê, mầy muốn hông? Tao dẫn mầy đi!’

Như bị tát thêm ly nước lạnh vô mặt, tôi nói một câu không cần phải dè dặt nữa:

‘Đủ rồi, chắc tao hổng còn gì để thăm và cũng chẳng còn gì để lưu luyến...’

‘Mày nói sao?’

‘. . . ‘

Những gương mặt hiền lành, những tên gọi chất phác tôi giữ ở trong lòng trong những năm lưu lạc xứ người, giờ đây đã tan biến. Làm sao những địa danh mộc mạc như rạch Ruộng, rạch Bần, xẻo Quau... lại có thể ăn nhập với những từ hoa mỹ như Hương Biển, quán Trầm, quán Gió, khiêu gợi hơn nữa có quán Ba Cô? Chợt nhiên tôi thấy lòng mình trống trải, không là nỗi trống trải của dòng sông dài và rộng trước mặt, mà là sự trống vắng của biển đêm đen đặc, mênh mông.



Chiếc vỏ lải cứ lướt nước ào ào. Sông Đốc vàm từ từ biến khuất vào con doi thứ nhứt. Quê hương tôi chỉ còn lố nhố những ngọn ăng-ten. Tôi day lại, thấy Yến và Hằng vẫn ngồi co ro gục mặt lên đầu gối. Gã thanh niên bây giờ chọc ghẹo hai đứa bằng những lời thô tục... Trong những hành khách ngồi chung quanh, có người thản nhiên, có kẻ mỉm cười khinh bỉ. Tôi muốn nói vài câu chận lời gã để Yến và Hằng còn có thể ngước mặt lên nói chuyện bình thường như mọi người. Nhưng quai hàm tê cứng, tôi ngồi đó ấm ức như một người câm.
267

Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau



Bạn tôi,

Để ráng mà viết những lời thật êm dịu, thâm tình, cũng chưa biết sẽ được như ý hay không.

Trước hết, xin được khỏi nhắc lại những câu chúc lành lẩm cẩm, nghe nhà quê. Chỉ nghe một điều, bạn tôi chịu khó đọc, mà thương cho người đi, cầm chắc cuộc sống rồi đây sẽ rất gian khổ.



Để coi, có những người bạn đã từng một thời mặc quần đùi lon ton đánh đáo, chạy u. Lớn hơn một chút, lúc mà giọng nói đổi thành ồ ồ, lấm lét chia nhau những hơi thuốc hút lén, rồi nói về chuyện cô này, cô nọ. Cũng có khi uống cà phê ngồi đồng mà mặt vẫn cứ nghinh nghinh. Đi lính, lâu lâu gặp nhau xứ người không nhậu tới ói mửa là bị chê là chơi xấu, chơi dở. Việt cộng ra, qua những ngày mặt xanh như tàu lá, đứa vô trại cải tạo tới chừng thả ra thì tướng đi lựng khựng, lưng cứ lom khom; đứa lặng lẽ ăn cắp hông-đa ở nhà đem bám lấy tiền mua vé xe đò, nói là vô núi Dài, Bà Đen, vô bưng; đứa thì nhơn nhơn la cà đầu đường xó chợ, đùng một cái phóng xuống ghe đi tuốt...

Còn lại với vài thằng, rủ nhau làm đủ thứ nghề. Từ cu li bến tàu cho tới vô rừng đốn củi, xuống biển mò nghêu. Tới lúc biết rằng cần phải vô bưng mà sống cho đỡ quê thì hết đường. Ngồi quán cà phê, tụi nó nghi. Lên đồi đốt than tính chuyện làm cách mạng. Đọc Ngục Trung Thư thấy lo, rồi coi Milovan Djilas mà giận. Thằng thi rớt phần hai mà đòi viết cương lĩnh, đứa học ban B, mà thảo truyền đơn, hiệu triệu. Vừa run vừa rải. Có đứa chỉ kịp quăng nguyên một bó, ngủ một giấc thức dậy mà tim còn đập, uống gần một xị mà mặt còn xanh.

Bây giờ thì thằng nào còn ở lại, thằng nào ra được ngoài?

Một mùa hè, đi xuyên tiểu bang tìm tới một thằng cũng mới qua được hơn năm. Than rằng "Mệt quá, làm không được bao nhiêu lương mà tháng nào cũng trả biu hết sạch." Hỏi thì nói "Tiền nhà đã đành, lại còn tiền xe, tiền cái máy hát, cái máy chiếu phim, tiền bộ ghế... Mệt muốn chết." Mình nghe cũng mệt giùm. Nhắc chuyện cũ, cười, "Thiệt hồi đó mình không biết làm gì, mới làm bậy bạ, không bị bắt cũng may... Mà thôi, bỏ qua đi." Thì bỏ qua. Thằng này số nó ít khổ!

Mùa kế tìm tới thằng khác. Có vợ. Hai vợ chồng nó là bạn của mình hết mà! Tụi nó mua nhà ở một khu ngoại ô khang trang quá chừng! Vô nhà, con vợ đương hút bụi, phải chọt cởi giày. Thằng chồng mời uống nước. Nước là bia. Ba tiếng đồng hồ nói chuyện trong sở với sự phụ họa của con vợ, nghe không biết trời đất gì hết. "Tụi tao làm chung sở mà, cũng may, đỡ tốn tiền xăng vì làm cùng một ca. Hồi trước thì khác, sau này tao xì cho thằng súp-vai-dơ nửa tháng lương, mới đổi ca được đó chớ." Mình nghe, mình dội.

Muốn nói lại chuyện cũ với nó để hỏi, thấy thế nào về việc người mình bên này đấu tranh, thằng chồng lòn tay lôi ra một đống những tờ báo, lật lướt lướt. "Tổ chức, hội đoàn tụi nó đánh nhau tùm lum hết, mày không thấy sao? Mình có muốn nhảy vô, cũng không biết phải vô đâu, thì thôi. Cho em xin hai chữ. Thân mình, còn lo chưa xong..."

Con vợ mời ăn cơm, than rằng, "Hồi này hơi kẹt, suốt hai ba tháng nay chỉ ăn toàn gà."

Mình về, biết rằng đêm đó sẽ phải buồn ghê lắm. Suốt chặng đường, nghĩ tới mấy thằng ăn cắp xe nhà bán rồi đi bưng, không biết hồi này tụi nó ra làm sao. Rồi lại nghĩ tới hai vợ chồng thằng này, đêm trước của ngày đám cưới, thằng chồng ngồi chồm hổm ủi truyền đơn, con vợ ngồi bếp, cầm cây kéo lụt nhách cắt từng tờ ra làm tư, sấp lại, chia ra mỗi bó năm chục, "một tuần nữa tối trời, mình rải..."

Thiệt, phải chi tụi nó chết trên biển lúc vượt biên, chắc bây giờ mình thương tụi nó nhiều ghê lắm. Giờ, đã không thương được một chút, còn thấy ghét...

Một thằng ở Tây viết thư, "Bên này tụi nó chơi nhau sát ván, toàn phe ta đánh phe mình, có nghe lúc này mày ở trong Mặt Trận, thì ráng đi. Tao thì tao chán lắm, tao chán hết thảy. Hình như ở bên đó sắp có Đại Hội. Hội Ái Hữu Võ Bị, mày gói cho tao ít tài liệu để biết, tao liên lạc với họ... Chán thì có chán, cũng phải có chút này chút nọ để giữ tinh thần chứ, phải không?" Biết là "không," nhưng không muốn trả lời.

Gần tới ngày mình đi, còn gặp thằng "lỗ tai lừa." Ba năm ấm ức trong lò "cải tạo," nó thấy nói nhiều thứ, kể cả cái thứ căm thù cộng sản. Tưởng rằng dưới sự dòm ngó, nó làm cảnh như vậy, mà qua được bên này, mới biết nó thay đổi thật sự. Làm ăn rất chi là cần cù, lo lắng từng chút trong cuộc sống. Từ những giờ làm thêm ngày cuối tuần, lơi dần những buổi họp mặt có chút chất đấu tranh, tới những đêm làm giờ phụ trội cũng còn cằn nhằn "không biết bao giờ lo đủ cho thằng em có tiền vượt biên bán chánh thức. Bên đó, nó khổ tội nghiệp..."

Đâu còn biết gì thêm nữa để nói. Bạn mình, ai cũng đang trong những ngày tháng "vì không biết phải làm gì, mới bày trò chống lại Việt cộng, bên này có nhiều thứ để làm quá mà! thời giờ dư ở đâu mà chống Việt cộng. Ghét cộng, chuyện này khó và cực quá Mình trốn cộng mình đi qua bên này, lo làm ăn đi... kệ cộng!"

Hình như trong những thằng bạn mình vô bưng hồi đó, có đứa suốt năm năm tuổi lính, đào ngũ sáu lần. Vậy mà trong lúc cả triệu quân rã ngũ, nó mới biết thân biết phận, bắt đầu tập tành nhập cuộc, phải không cà?

Có nghe, ăn bám nhà nước trong thời bình và đào ngũ trong thời chiến là không tốt, mà hung hăng dữ tợn trong thời chiến và đào ngũ trong thời bình cũng không tốt. Vậy thời nay là thời gì và làm thế nào để trước hết mình được nghĩ mình là người tốt, bạn mình?

Khổ ghê!



Có những người bạn quen nhau thời lính tráng, qua bên này gặp lại trong mấy lúc biểu tình, lễ lộc, chửi rủa, hô hào. Kéo vô quán nhắc chuyện cũ lai rai, chia với nhau một chút cái sầu xa xứ tuy rằng thằng nào cũng có.

Hồi mấy năm nay làm được những gì, nói từ chuyện học tới chuyện làm, từ chyện xe tới chuyện nhạc...

Không, muốn hỏi tới chuyện sinh hoạt đóng góp với người ta làm cái việc đánh nhau với Việt cộng kia. "Việt cộng nào ở đây? Muốn đánh thì trở về bên đó mà đánh. Mà đánh ra làm sao? Hồi trước mình một triệu quân, còn thua... không thấy sao?

Thấy.

"Mình là thằng lính, chỉ có biết đánh nhau. Bây giờ hết đất. Mấy năm nay, cũng hên là không dính dáng gì tới mấy cái sinh hoạt gọi là sinh hoạt chính trị hết... Mỹ nó giúp còn họa may. Đằng này... mới nghĩ tới đã thấy ghê rồi..."

Thiệt là giận. Thằng nào cũng quên một điều, không ai có thể ngu si rủ một đứa đui đi coi chiếu bóng hết.

Kể cho nó nghe chuyện "devant la loi" một anh nhà quê nhứt định ngồi trước cửa xin ăn, người gác cửa chút chút lại nói "Chờ một lát, chờ một lát." Như vậy, không biết chờ tới bao nhiêu lâu, tên ăn mày già, rồi kiệt sức, muốn bỏ đi chỗ khác, đi không nỗi. Gần chết, thấy người gác dợm đóng cửa lại mới hỏi, "Cánh cửa ông mở bao nhiêu lâu nay, sao bây giờ lại đóng? Đáp, "Cánh cửa này có là vì có mày, bây giờ mày chết thì tao đóng cánh cửa này lại và tao đi làm chuyện khác. Cửa này đóng luôn, không bao giờ mở nữa..."

Nó nghe, nó giận. Nó nói mình chọc quê nó!

Kỳ ghê!


Có những người bạn gặp nhau và quen nhau trên xứ người. Hơn nữa, gặp nhau và quen nhau trong sinh hoạt. Rủ nhau cùng vô một tổ chức làm việc, đồng ý trên quan điểm bỏ hết những chuyện cũ, bỏ qua những cái chướng tai gai mắt có thể gặp phải. Cái nhục Cối Kê thời này nhứt định phải được rửa sạch.

Nói với nhau, "Ừ, lãnh đạo hồi trước đó, cho nên mới có cái chuyện dân mình tan nát. Xưa Hạng Võ thua trận Cai Hạ, về tới Đồng Thanh nhứt định không chịu qua sông Giang Đông, vì nghĩ rằng lúc đi, đi với tám ngàn quân, mà về, về có một mình. Tự vận. Đời này, nước mình mấy chục Tướng, lúc ở, ở với một triệu quân, lúc đi, đi một mình Vậy mà cũng đành đi. Nhứt định phải đi cho được còn gạt người ta để đi, lạy người ta để đi... Nghe có Tướng tự vận, lấy làm khi dễ: khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết (như moa) mới là sống, dù là sống nhục."

Bây giờ tới chuyện của mình làm. Làm đi!

Tới lúc làm, ngó qua ngó lại, toàn thứ người da vàng mất nước, không có một thằng mũi lõ mắt xanh, khớp. Kiếm đủ thứ chuyện. "Tại mày không biết, chứ hồi trước, ngay từ ngày đầu tiên ra đơn vị, dưới tay đã có ngay mấy chục thằng, có đâu như vậy. tới cái chuyện le lưỡi dán tem gởi bản tin hàng tháng cũng bắt tao làm nữa sao? Dân này là dân tác chiến ngoại hạng, đấu tranh mà không có súng thì nói làm mẹ gì?"

Còn phân bì nữa. "Mấy thằng đầu sỏ, lúc đi, ôm theo không biết bao nhiêu là tiền của. Bộ tụi nó qua bên này tụi nó què hay sao mà không thấy xuất hiện, bộ tụi nó điếc hay sao mà không nghe người ta kêu gào, bộ tụi nó đui hay sao mà không thấy người ta tranh đấu trong tình cảnh này, bộ tụi nó câm hay sao mà không lên tiếng gì hết...?"

Nó nói vậy chứ nó cũng ráng làm. Nó hy vọng rồi đây những ông chỉ huy của nó hồi tâm, bỏ qua mọi điều, lăn sả vô công việc đấu tranh.

Thời gian ít lâu, mới biết là lầm.

Biết là lầm, theo nó, vì làm công việc đấu tranh hoài không thấy con ma Mỹ nào giúp hết, mà càng lúc, công việc càng đòi hỏi nhiều thì giờ, trong khi nó chỉ có một ngày tám tiếng.

Biết là lầm, theo nó, mấy ông chỉ huy đã không giúp gì hết mà còn kiếm chuyện phá.

Mới đầu, nó giận mấy ông, sau, nó giận nó. Rồi tới lúc nó giận luôn công việc nó đang làm. Nhưng nó chưa dám giận tụi Mỹ sao lâu quá không giúp.

Nó nghe mấy ông chỉ huy sắp sửa hội họp với nhau, đeo lại lon lá cũ mà diễu tụi Mỹ, cho Mỹ sợ. Nó nghĩ, không chừng Mỹ nó sợ, nó phục, nó giúp, không chừng! Bèn làm bộ dẫy nẩy, đi ra. "Chơi với tụi kia, có khi vui hơn, có khi có súng, đánh đấm mới đã."

Nó quên một điều, đánh nhau với kẻ thù, kẻ thù dữ tợn, hung hãn, tàn bạo, mình đánh mới oai, mới hách. Kẻ thù có quân đông, mình mới cần phải thị uy. Bên này, kẻ thù có to lắm cũng cỡ những thằng mang dép râu bằng vỏ xe, viết thư nặc danh trật chính tả. Thứ này, hồi trước, anh em Dân Vệ dư sức chơi rồi, cần gì tới lon, lá.

Hình như cũng có một lần hai đứa phàn nàn về việc tại làm sao có những người qua tới bên này thì có khuynh hướng thêm vào tên mình bằng tên mấy thằng Mỹ. Hỏi, có phải là để cho Mỹ nó dễ kêu, lỡ có chuyện gì nó kêu còn dạ kịp? Đáp, "Cái đó đâu có thành vấn đề, nói tới làm chi. Giả tỷ những người này mà Mỹ không nhận vô lúc đi tỵ nạn, cứ tống cổ qua Kampuchia, thì rồi cũng lại có chuyện thêm tên Kampuchia vô tên của mình, cho Kampuchia nó dễ kêu vậy thôi. Cà-Chơm Nguyễn, Xà-Bây Trần chẳng hạn. Đâu có thành vấn đề..."

Rồi ra với những người chỉ huy cũ, lâu mà cũng không thấy sơ múi được gì, nó cũng dám nản.

Mấy năm, gặp lại ngoài phố. Cười thiệt tươi, "Ê, không đến nỗi tao thêm tên Mỹ chứ thiệt tình, nói mày đừng buồn, cố làm cho lắm rồi cũng không đi tới đâu đâu. Trước, tao từng nói với mày là mình có một triệu quân mình còn thua mà. Chắc phải an cư lạc nghiệp thôi..."

Nó không biết, mình chuẩn bị đánh với Việt cộng bằng mấy chục triệu quân và mình nắm trong tay chính nghĩa thật sự, cái chính nghĩa mà hồi trước, Việt cộng dùng làm chiêu bài.

Kể cho nó nghe chuyện đời Tấn bên Tàu, có người mê chơi vô rừng, lạc tới một chỗ đông đúc, đời sống an nhàn, vô cùng vui sướng. Hỏi ra mới hay cả ngàn năm trước những người này vì tránh chế độ bạo ngược của nhà Tần nên tìm đến đây dựng nhà.

Nó nghe, hỏi thì có gì lạ đâu? Bày đặt chuyện kể tiếp: người đi lạc mới hỏi, "Lúc đầu trong này chắc hoang vu lắm, chưa bao giờ có người lui tới phải không?" Đáp, "Phải, hoang vu lắm bằng chứng là bọn công an mật vụ nhà Tần kiếm không ra mà! Lúc chúng tôi vào đây, cũng may là trời thương, cây trái đầy rừng, thú vật cũng nhiều, nhất là khỉ." Hỏi, "Như vậy hẳn là trong này nhiều chuối?" Đáp, "Đúng, nhiều chuối. Khỉ nó thích ăn chuối lắm, nhưng chúng tôi là xếp của tụi nó, chúng tôi không ăn chuối."

Nó nghe, nó nhứt định giận mình. Buồn ghê!



Có những người bạn, ngày tiễn nhau đi, mắt sáng quắc.

Bây giờ, có muốn nói gì cũng bằng thừa.

Mình có ý nghĩ, chắc phải dứt khoát cắt đứt liên hệ với những người lừng khừng, thụ động. Thời nay là thời loạn mà! Sống, không còn biết ơn, biết nghĩa của bao nhiêu đời mình vay mượn bằng máu, thì nên lánh xa, phải rồi.

Tới một địa bàn khác, mình nghĩ tới những đôi mắt sáng quắc tiễn đưa với bao nhiêu lời hứa hẹn ác liệt, chắc làm việc không biết mệt. Có còn muốn nói nữa chỉ có thể nói với những người này, mình gọi họ là chiến hữu, lâu rồi.

Mà còn những thằng bạn, ngày nào lặng lẽ bỏ vô bưng. Hồi này ra sao rồi? Gặp nhau, chắc nhiều chuyện để nói lắm.

Mới chớm nghĩ, mà thấy vui ghê!
256

Jan 11, 2007

Cho đỡ hỏng vải



Có anh hà tiện mời bạn ăn cơm. Cơm đã chẳng có gì, đến bát đãu cũng không.
Chủ nhà bảo:
- Thôi ăn bốc cũng tốt chán!
Ðang ăn, bỗng gió thổi tắt đèn. Anh ta gọi con thắp đèn, khách bảo:
- Thôi, đèn đóm làm gì cho phí dầu, món ăn độc vị bốc nhầm đâu mà sợ.
Bỗng có tiếng sột soạt, chủ hỏi:
- Bạn làm cái gì thế?
- Trời tối như bưng, chẳng ai thấy gì, tôi cởi quần ra cho đỡ hỏng vải -
Khách đáp.343

"Ba ơi, em yêu Ba"



"Ba ơi, em yêu Ba"


     Ba có nhớ hôm nay không? tháng 3 nữa rồi đó; tháng vào Xuân, tháng hai đứa mình thành vợ, thành chồng, thành một thân thể, thành một gia đình. Để em nhớ nha, bao nhiêu tên em đặt ra để gọi Ba, nào là Tiger của em, nào là Tê Hát của em, nào là Mình của em mà bây giờ em cứ gọi Ba hoài Ba hủy hà.

Em gọi Ba ngọt đến nỗi, bạn của Ba ghẹo "Con gái lớn nhỉ” khi đến nhà chơi.

Mới đó mà quá chừng năm là năm Ba nhỉ. Em nghe người ta nói, người ta cần có cái nhẫn cột ở ngón tay để nhắc nhở nọ kia, phần Ba chả có gì cột trên tay hết mà Ba lúc nào cũng nhớ đến em đúng không? Ba có thể quên đủ thứ, nhưng chỉ mình em là Ba khỏi quên được đi há. Ba đi làm xa có ba tuần thôi, khi về Ba nói thà nghèo thì chịu, chứ đi làm xa em nữa Ba không thèm đi.

Ở nhà không có Ba, em cũng không ngủ được, đi ra đi vào, nhà trống huơ trống hoắc. Em thấm thía cái câu “Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi" làm sao đâu á. Để cô Út chọc em “Má nhớ Ba hả?"

Ừ em biết rồi, em gọi Ba theo các con rồi em quen miệng gọi luôn, mà gọi rồi thích làm sao á

Thuở bé em gọi Bố, Mẹ. Hai tiếng quen thuộc thân yêu ấy em không được dùng mãi, khi Bố Mẹ mất đi. Dạy các con gọi em bằng tiếng Má để lòng em không xót xa nhớ Mẹ. Mà gọi Má phải đi đôi với Ba anh nhỉ.

Ba nhớ không Ba. Ngày hai đứa cột nhẫn vào tay nhau, khuôn mặt em rạng rỡ, nụ cười Ba dịu dàng. Nhưng sau đó ba tháo nhẫn ra ngay vì khó chịu quá, ba không bao giờ chịu được bất cứ thứ gì bám trên da, ngoài tóc của em. Để xem; Ba không có đồng hồ, Ba không có đeo nhẫn dù đó là chiếc nhẫn ngày Ba ra trường, Ba cũng không có dây chuyền luôn, Ba cũng không có nhẫn luôn, ngay cả chiếc nhẫn ngày ba ra trường, Ba nói Ba là người vô sản, nhưng hữu tình, tình em gom góp cho Ba từ thuở nao thuở nào.

Em muốn rao truyền tình yêu có thật, lắng đọng thành khối trong tim em, em muốn la to cho cây cỏ lá hoa cùng biết Em Yêu Ba.



Tác Giả: Ấu Tím

22

Jan 9, 2007

Hên & Xui



Có một ngôi chùa ở một nơi xa xôi nào đó... có 3 vị sư tăng đang tu hành. Thời gian tu hành là 100 năm với điều kiện là trong 100 năm đó họ không được mở miệng nói bất cứ một lời nào. Cho tới ngày cuối cùng của năm thứ 99 thì chùa hết gạo và 3 người phải xuống núi mua gạo. Trên đường đi trở về, vì đường dốc cao quá nên đã có một bao gạo bị rớt khỏi xe thồ nhưng vị sư thứ nhất mải lo đẩy nên không hề để ý. Vị sư thứ hai ra dấu cho vị sư thứ nhất báo là đã rớt bao gạo nhưng diễn tả mãi mà vị sư thứ nhất cũng không hiểu, thế là vị sư thứ hai nổi nóng và quát:

- Tôi diễn tả tới như vầy mà cũng không hiểu à, đồ con bò...

Vị sư thứ nhất liền trả lời:

- Chết ngươi rồi... ngươi dám nói chuyện à?

Lúc này vị sư thứ ba cười phá lên và nói:

- Hên quá! Mình chưa nói...





Có một người đàn ông đi ngang qua bên hông tường của một bệnh viện tâm thần nọ, bỗng nhiên anh ta nghe thấy ai đếm 99...99...99 và lập lại nhiều lần như vậy. Tò mò anh ta bèn trèo lên xem thì......."BỐP"... một cú đập như trời giáng vào đầu làm anh ta té lăn quay. Vừa lồm cồm bò dậy, anh ta đã nghe sau tường có tiếng đếm 100....100....100.
1981

Jan 8, 2007

Khéo bào chữa



Một ông lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một ông lão đột ngột đến hỏi:


- Lão nghe nói thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi mấy đám rồi?


Thầy quả quyết đáp:


- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi khỏi hết!


Ông lão cau mày nói:


- Thầy quên rồi chăng? Thầy bảo cháu nhà tôi uống thuốc của thầy một năm thì khỏi. Nó uống được ba tháng đã chết.


Thầy lang xua tay, nói:


- Rõ ràng, tại cậu nhà không nghe lời. Tôi bảo uống một năm, sao mớii uống ba tháng đã vội chết? Cứ uống đủ năm, xem có khỏi không nào?


 

747

Jan 7, 2007

Có đi có lại



Một công ty làm ăn thua lỗ. Giám đốc quyết định sa thải bớt nhân viên để cải tổ lại bộ máy làm việc của công ty. Anh ta bàn với vợ:
- Này em, nếu em chịu khó nấu ăn được cho nhân viên thì anh có thể cho bà cấp dưỡng nghỉ việc. Bà vợ gật đầu đồng ý và nói với chồng:
- Nếu anh chịu khó đêm đêm ngủ với em thì ta có thể cho cậu lái xe nghỉ việc.
2360

Cái Kiếng



Sinh nhật bạn, GM mang tặng bạn một cái kiếng nhỏ, bạn thích lắm.

Bạn bèn hỏi:

- Mi ơi, sao Mi lại tặng ta cái kiếng này?

Đáp:

- Ta tặng mi cái kiếng để mi soi dung nhan đẹp đẽ của mi! Có phải không? Trong tâm mi, còn ai trên đời này đẹp hơn mi nữa? Có khi nào mi yêu ai hơn chính bản thân mi? Lại nữa, mi hãy nhìn vào tấm kiếng đi, khi mi mỉm cười, mi nhận lại một nụ cười! Khi mi tức giận, mi nhận lại được sự tức giận! Khi mi trề môi, lườm nguýt ... mi nhận lại những gì mi làm! Cho nên ta nghĩ mi hãy cười nhiều, thanh thản ngắm nghía dung nhan, mi sẽ thấy sự bình an hiện hữu một cách kỳ diệu trong tấm kiếng phản chiếu!

Bạn ậm ừ:

- Đúng vậy, nhưng chỉ có nghĩa đó thôi sao? Điều đó ai mà không biết?

GM cười xoà:

- Hãy ngẫm rộng ra! Xã hội quanh ta là tấm kiếng khổng lồ!!! Bản lai diện mục của mi sẽ được các hình ảnh huyễn ảo trong kiếng trình chiếu lại! Mi hãy cười nha, đời cười với mi đó! Mi bắn vào xã hội một viên đạn, mi sẽ nhận lại trái đại bác! (Theo ý của triết gia nào đó: Nếu anh bắn vài quá khứ viên đạn, tương lai sẽ bắn vào anh một trái đại bác.) Cuộc đời không phải chỉ có mi đâu, còn trăm nghìn người khác, đừng múa gậy vườn hoang! Đừng làm trò khỉ mà tưởng người ta không biết! Có người sợ nhây vào sẽ bẩn lây, nên người ta làm ngơ như không biết, còn có người sãn sàng ăn thua đủ với mi đó! Sinh nhật mi, ta chúc mi một bắt đầu cuộc hành trình mới! Hãy khoan dung độ lượng với đời, đừng ngồi đó mà than khóc là đời ác với mi, khi mi chẳng tử tế với đời!

Bạn rạng rỡ:

- Vậy mà lâu nay ta hông biết! Ta thường thấy sự thua thiệt cứ nhắm vào ta. Thật là nguyên lý nhân quả: "Gieo gió gặt bão" không sai! Nó hiển hiện trong cái kiếng nhỏ xíu này!

Hai đứa bạn ôm nhau thông cảm, hoà hiếu!

Ngoài kia nắng vàng rực rỡ ... và cái kiếng phản chiếu lại tất cả! Ai bảo đó không là chiếc kiếng chiếu yêu?

Thân ái
Giáng Mi


1641

Mất tập trung



Một ông nọ viết đơn đến ban quản lý khu chung cư phàn nàn rằng, căn hộ của ông đối diện ngay nhà tắm nữ, nhìn rõ hết cả, rất mất tập trung khi làm việc.

Ban kiểm tra đến, ngắm nghía mọi phía qua ô cửa sổ rồi bảo chủ nhà:

- Ông nói thế nào chứ chúng tôi có nhìn thấy gì đâu?

- Thế các vị đã trèo lên nóc tủ kia chưa?

- ?!
1369

Jan 6, 2007

Đẳng cấp cao



Một người bước vào hiệu bán chim để mua một con vẹt. Chủ tiệm chỉ ba con vẹt trong lồng, nói: “Con bên trái này giá 500 đô.”

“Sao, một con vẹt thôi mà đắt thế cơ à ?” Ông khách ngạc nhiên.

Chủ tiệm trả lời, “Chứ sao, con vẹt này nói sõi lắm, không ai cãi lại nổi với nó đâu.”

Ông khách bèn hỏi giá con vẹt thứ hai và được cho biết là 1.000 đô. Con vẹt này không những mồm loa mép giải mà còn biết làm vui lòng chủ bằng những câu nịnh hót.

Ông khách hỏi luôn về con vẹt thứ ba. Giá của nó là 2.000 đô. “Vậy nó có tài gì?” Ông khách thắc mắc.“

"Thú thật với ông là tôi chưa từng nghe nó nói gì cả, nhưng hai con này hễ mở miệng ra là “kính thưa luật sư” với nó."2692

Đẳng cấp cao



Một người bước vào hiệu bán chim để mua một con vẹt. Chủ tiệm chỉ ba con vẹt trong lồng, nói: “Con bên trái này giá 500 đô.”

“Sao, một con vẹt thôi mà đắt thế cơ à ?” Ông khách ngạc nhiên.

Chủ tiệm trả lời, “Chứ sao, con vẹt này nói sõi lắm, không ai cãi lại nổi với nó đâu.”

Ông khách bèn hỏi giá con vẹt thứ hai và được cho biết là 1.000 đô. Con vẹt này không những mồm loa mép giải mà còn biết làm vui lòng chủ bằng những câu nịnh hót.

Ông khách hỏi luôn về con vẹt thứ ba. Giá của nó là 2.000 đô. “Vậy nó có tài gì?” Ông khách thắc mắc.“

"Thú thật với ông là tôi chưa từng nghe nó nói gì cả, nhưng hai con này hễ mở miệng ra là “kính thưa luật sư” với nó."2692

Có Nuôi Được Không?



Một anh, vợ có thai mới được bảy tháng đã đẻ ra đứa con trai . Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi .

Một hôm, anh ta hỏi một người bạn, người bạn an ủi nói :

- Không can gì mà ngại . Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy .

Anh kia giật mình hỏi lại :

- Thế à ! Rồi có nuôi được không ?
625

Biên Giới



Tùng xuống tàu từ Yokohama. Cùng rời bến với anh, có một ông Linh mục và các nữ sinh Nhật sang Pháp học vẽ. Các cô Nhật này tuy cũng thuộc hạng “ giai nhân”, nhưng anh không có cảm tình mấy, nên không muốn làm thân.
Tàu đến Hong Kông, lại thêm một lớp hành khách hạng ba mới lên . Các cô thiếu nữ Trung Hoa kênh kiệu một cách khó thương. Khách đàn ông, thì một số sang Anh tìm việc làm và hễ mở đầu câu chuyện là không thể thiếu được ba tiếng chửi thề, được gọi là “ tân tam tự kinh”, làm cho anh không hiểu tiếng Tàu cũng phải hiểu. Vì thế, Sheroo nổi bật hẳn lên.
Sheroo là một cô gái miền Tây Bắc Ấn Độ, nên da nàng không pha màu cà phê đậm như các cô Ấn Độ miền khác. Hôm đầu mới lên tàu, Sheroo mặc quốc phục: áo trắng tay ngắn và chiếc Shari màu gạch non có hoa vàng viền dưới gấu. Tóc nàng đen và mắt cũng đen một cách êm dịu lạ lùng.
Tùng chỉ nhớ lúc đầu mới gặp nàng, anh có một cảm giác rất bằng lòng. rất thoải mái dễ chịu. Tùng không hiểu mình bằng lòng cái gì, bằng lòng sự gặp gỡ, hay là cảm mến người con gái lạ kia.
Một hành khách nói đùa rằng nếu ai đi trên tàu thủy một tháng mà không thể làm quen một người bạn mới nào, thì đời không còn làm ăn gì được nữa, chỉ còn cách vào nhà tu kín mà thôi. Tùng không đến nỗi thế. Hầu hết mọi người đều có thiện cảm với anh. Tùng quen tất cả, nhưng Sheroo là người anh nói chuyện nhiều nhất. Một lý do nữa, là nàng nói thạo tiếng Anh hơn những cô gái khác.
Khi tàu đến Singapore, anh và Sheroo cùng đăng tên vào đoàn du lịch của hãng tàu tổ chức. Có hai đoàn: một đi xem thành phố Singapore, ăn quà, mua sắm lặt vặt trong thành phố, và một đoàn đi xa hơn, đến tận Johore, thủ đô của xứ Mã Lai. Tùng và Sheroo cùng ở đoàn thứ hai, làm cho Tùng thấy gần và mến Sheroo hơn, vì trong khi các cô gái khác chỉ thích xem phố và ăn quà, mua sắm, thì Sheroo chịu khó đi xa, chịu tốn tiền để xem những cảnh khô khan nhưng tăng gia kiến thức..
Đoàn du lịch bắt đầu đi xem cung điện của vua Sudan Mã Lai trước, kế đến vườn bách thú và Đài Chiến Sĩ trận vong. Đài này, theo lời người hướng dẫn nói, là đài kỷ nịệm hai mươi bốn nghìn binh sĩ của tất cả các thuộc địa Anh, đã chết trong các trận đánh với Nhật để bảo vệ Tân Gia Ba. Cuối cùng, xem Mohamed Ali Mosque, một trong những đền thờ của đạo Hồi Hồi.
Lúc sắp bước chân lên đền, Tùng lưỡng lự không biết có nên cởi giày ra như những người khác hay không. Lúc đi, anh không ngờ có cái vụ cởi giày, nên không thay tất mới. Tùng tưởng là phải đi bộ nhiều lắm, nên vẫn mang đôi tất cũ đã thủng mấy lỗ, bây giờ làm anh ngượng với Sheroo. Thấy mọi người đã vào cả, Tùng đành tắc lưỡi một cái, rồi cởi giày theo đúng luật lệ của dân bản xứ. Sheroo còn đứng lại ở cửa lớn chờ anh. Tùng chỉ đôi tất, mỉm cười bảo:
- Cô xem, khổ thế đấy. Thiếu người sửa túi . . .
Sheroo nói:
- Để về tầu, tôi . . .
- Cô vá hộ nhé?
Sheroo lắc đầu cười:
- Còn lâu! Tôi cho anh mượn kim chỉ. Phải tập làm cho quen!
- Quen để làm gì?
- Để sau này vá cho vợ chứ! Còn ai làm việc ấy hộ cho anh nữa! Vợ mình chứ vợ ai mà ngại.
Thấy Sheroo tinh nghịch, Tùng cũng trêu lại:
- Thế mà tôi định để dành cho cô vá đấy! Nếu cô không biết, tôi xin dạy miễn phí, bảo đảm hai giờ thành công, giỏi hơn thầy nữa là khác!
Sheroo bĩu môi:
- Còn lâu!
Hai người cùng cười. Bây giờ, Tùng không còn ngượng ngùng gì về đôi tất rách nữa. Anh nói rất nghiêm trang:
- Tôi nhất định không vá đôi tất rách này, vì trong cái thời buổi rất “ đắt đỏ” khan hiếm thứ đàn ông thông mình, đây là một cái quảng cáo rất tốt, tỏ ra rằng kẻ mang nó cần một người “ hiền nội trợ”, và biết đâu chả có người thấy đôi tất rách của tôi mà “mủi lòng”, rồi thương lây đến “ kẻ sĩ “ này chăng!
Sheroo có vẻ chế nhạo:
- Tôi chưa thấy ai “khiêm nhượng” hơn anh. Trong một câu, vừa tự xưng mình là người thông minh, vừa ra điều kiện cưới vợ phải là người “ hiền nội trợ”. Nếu lỡ gặp phải cái thứ chằn tinh đội lốt mỹ nhân thì sao?
- Tôi không tin cô thuộc loại ấy. Và ví dụ như phải chăng nữa, tôi cũng không sợ!
Sheroo lại bĩu môi:
- Còn lâu!
Tùng nhìn Sheroo với cái nhìn hăm dọa, như con hổ đã nhìn thấy mồi ngon, trước khi vồ lấy nhai ngấu nghiến, còn vờn quanh để tăng thêm khao khát.
Sheroo cũng nhìn lại một cách khiêu khích, như con mồi được nằm yên trong một cái cũi sắt chắc chắn an toàn . dù thấy kẻ địch đến múa men trước mặt cũng không hề run sợ, vì đã biết trước nếu hắn ta vồ mình, là giờ phút hắn ta bước vào “ tử địa”.
Cô hướng dẫn mời mọi người đứng quanh gần cô và bắt đầu làm phận sự. Cô cất cao giọng, giảng giải bài học thuộc lòng cô phải giảng hàng trăm nghìn lần trước mặt du khách:
- Những tín đồ Hồi Hồi, mỗi ngày thứ năm phải đến làm lễ tại đền thờ này. Trước khi bước chân lên đền, phải rửa mặt và chân tay. Vì thế, trước mặt đền, phải xây hàng chục cái máy nước mới đủ dùng.
- Cái đài cao, chạm trổ và giác vàng này, là để cho nhà sư lên giảng kinh Koran mỗi tuần lễ.
- Mời quý vị xem. Tất cả đá Cẩm thạch lót dưới sàn, trên tường, và trên trần đền thờ, đều được chở từ Ý Đại Lợi đến. Tấm thảm quí dưới chân quí vị, là thảm Ba Tư.
- Đây là toàn bộ Kinh Koran chụp hình lại.
- Bản đồ những chiếc đồng hồ treo trên vách kia là để chỉ những giờ phải cầu nguyện. Mỗi ngày năm lần ở nhà, và mỗi tuần phải đến điện một lần.
- Đây là . . . Đây là . . .
Cô hướng dẫn vừa đi vừa kể. Mọi người theo sau lưng cô, mắt cứ nhìn lên ,nhìn xuống, quay phải, quay trái theo ngón tay cô chỉ. Sheroo lùi lại sau cùng, hỏi một ông sư đứng cạnh:
- Cô ấy bảo chỉ cầu nguyện 5 lần một ngày thôi, tại sao lại có những chín cái đồng hồ?
Nhà sư mỉm cười, vui vẻ trả lời:
- Năm lần theo lệ thường, còn bốn lần kia là phụ trội trong những ngày lễ đặc biệt.
Thấy ông sư có vẻ muốn giảng cả bộ kinh Koran, Sheroon cảm ơn rồi vội vàng chạy theo các bạn, lên xe về bến .
Hành khách ở Singapore lên tàu, phần đông là người Ấn Độ. Bọn họ xoa lên người một thứ dầu rất nặng mùi. Dần dần, sân tàu gần như bị chia làm đôi. Nhóm Người Ấn Độ đi đâu là những người khác tránh dạt cả ra. Và mãi đến lúc ấy, Tùng mới nhớ tóc Sheroo cũng có mùi dầu tương tự . Anh không dám thở mạnh để nhận xét xem nó giống mùi gì mà chỉ thoáng qua một chút trong không khí, cũng đủ làm cho ngư%
E1111

Jan 4, 2007

Sẵn thìa trong túi rất được việc



Trong nhà hàng, ông khách làm rơi cái thìa, anh bồi lấy ngay một chiếc khác từ trong túi quần ra và đặt lên bàn cho ông ta. Ăn xong, lúc gọi tính tiền, người đàn ông kia hỏi anh ta:
- Lúc nào anh cũng mang sẵn thìa trong túi quần à?
- Vâng, cách này rất được việc ạ. Thực khách thường làm rớt đũa, thìa nên người phục vụ phải để sẵn chúng trong túi quần.
- Thế chỗ khóa quần của các anh đều lòi ra một sợi dây để làm gì vậy?
- Ồ! Vâng, cũng là để tăng hiệu suất lao động đấy ạ. Khi đi vệ sinh, nếu không làm bẩn tay thì đỡ mất thời gian rửa. Cách tốt nhất là buộc dây vào "nó" để lôi ra.
- A! Hay thật, thế sau đó thì các anh làm thế nào để đưa "nó" về vị trí?
- Có khó gì đâu! Dùng thìa thôi...
2282

Chiếc Áo Kỷ Niệm



      Ngoài trời từng giọt mưa rơi lấp lánh nhẹ rớt xuống mặt đường, va chạm vào những chiếc lá khô nằm ngổn ngang phủ đầy trên con đường nho nhỏ, thành một điệu nhạc ưu buồn dể làm con người đắm chìm trong sầu muộn.

    Ngồi bên song cửa sổ, lòng Hoài Bảo khác hẳn với cảnh vật chung quanh, những kỹ niệm đầy thơ mộng của lứa tuổi học trò như đang trỗi dậy trong Anh...

    Vào một ngày lập đông gió lành lạnh thổi về qua khu phố nhỏ. Hoài Bảo cưỡi trên lưng một chiếc xe đạp cũ kỹ, vai mang nặng chiếc cặp da đầy ấp những vỡ. Mắt hướng nhìn về đám trẻ đang nô đùa trong một cái sân rộng lớn, Bảo không để ý đến những gì ở phía trước, Anh chỉ kịp nghe tiếng người con gái hốt hoảng la lên:

    - Ê ê... Coi chừng...

    Những quyển vỡ ngỗn ngang rơi rớt trên mặt đường đầy bụi còn chiếc xe đạp thì văng qua một bên, cô bé bị té ngồi bệch trên mặt đất tay cô vừa xoa xoa cái chân, miệng thì xuýt xoa, đôi mắt tròn xoe liếc nhìn Hoài Bảo:

    - Ui đa... Con mắt để đâu mất tiêu rồi, đi đường không để ý gì hết, chắt lỡ để quên đôi mắt ở trường rồi quá.

    Bảo ngồi xuống phụ giúp cô gái lượm lên những quyển vỡ và anh phủi những bụi đường xuống dùm cô:

    - Xin lỗi nha cô bé, anh không có cố ý đụng cô bé đâu, thành thật xin lỗi.

    Không ngờ câu xin lỗi của Bảo càng làm cho cô gái giận hơn, đôi má hồng hồng lên dưới bầu trời hoang nắng:

    - Hmm... Ai cho gọi người ta là cô bé hã? Là em của người sao mà xưng là Anh? Bảo thì thầm cười và nhìn cô gái trước mặt.

    - Trời, cái mặt nhỏ xíu như vậy mà không cho gọi là cô bé, lại cũng không cho xưng bằng anh, chắt phải xưng bằng Cô Tiểu quá.

    Hoài Bảo nói rất khẽ, Anh đâu ngờ cô bé quá thính tai đã nghe rõ những gì anh đã nói Nói gì vậy đã không cho gọi thì không cho gọi, mặt nhỏ xíu thì kệ người ta, mắc gì mà phải nói vậy?

    - Cái cô bé này người ta đã xin lỗi rồi sao mà vẫn làm dữ như thế kia, được rồi cô bé nói kệ thì tôi kệ vậy.

    Cái tánh ngang bướng của Bảo lại trỗi lên. Anh dựng chiếc xe đạp củ kỷ và chạy một nước về nhà không thèm quây đầu lại nhìn cô bé ấy. Ngoài xa xa vọng lại tiếng cô bé:

    - Người chi thấy ghét, nhớ đừng cho thấy mặt lại à.

    Hoài Bảo về đến nhà anh mới thấy mình hơi bậy. Hình như chiếc áo dài của cô bé đã bị rách bởi chiếc xe đạp cà tàn của anh, vậy mà anh không để ý hỏi thăm coi cô bé có bị gì không.

    - Thôi mai mốt nếu có cơ hội gặp cô bé thì xin lỗi, và đền áo mới cho cô bé vậy. Anh thầm nghĩ.

    - Gió Phong, sao hôm nay trông mày mệt mỏi vậy? Chắc hôm qua đi cuốn sập nhà người ta nên hôm nay uể oải quá, còn đi học trể nữa. Tuấn, thằng bạn thân nhất của Bảo lên tiếng hỏi khi thấy Bảo từ xa đi lại.

    - Đừng hỏi nha, còn nữa đừng có chọc tao à. Hôm qua tao xui quá trời bị đụng xe, nhưng sao lạ quá mậy? Hôm qua sau khi bị đụng xe tao lái thật ngon lành về đến nhà, như sáng sớm hôm nay chiếc xe của tao nó lại bị ngủm củ tỏi rồi, làm cả sáng hôm nay tao phải lội bộ muốn chết hai cái chân của tao... hmm cái chân giả hành tội cái chân thiệt. Bảo mệt nhọc ngồi xuống cái băng đá.

    - Anh Hai.

    - Cô em gái của tôi hôm nay đi đâu đây? Không có lớp sao mà ở đây vậy? Tuấn quây lại nhìn người con gái đứng ở sau lưng anh.

    Cô gái mĩm cười thật xinh và lắc lắc cái đầu nói:

    - Cô giáo lớp văn hôm nay nghĩ dạy đó, cả lớp được ra ngoài chơi, anh coi có sướng không hỹ?

    Tuấn đánh yêu cô em một cái trên vai:

    - Rõ là ham chơi mà. Ê Bảo, đây là Quỳnh Hương cô em gái tiểu thơ đài các của nhà tao đó, năm nay là năm thứ nhất của Cô Bé ở trường đại học này, còn tụi mình thì sẽ phải chào chào cái trường này. Còn đây là anh chàng Hoài Gió Phong, bạn chiến đấu của anh trong suốt mấy năm qua.

    - Gió Phong? Tên gì lạ vậy? Quỳnh Hương la lên. Cái thằng khỉ, mày ở đó mà đổi tên tao đi nha.

    Bảo bây giờ mới ngước mặt lên nhìn Quỳnh Hương.

    - Trời... Cả hai đồng la lên.

    - Hai đứa làm gì vậy, Tuấn ngạc nhiên hỏi?

    - Không có gì... Quỳnh Hương và Bảo lại đồng lên tiếng.

    Tuấn gật gật cái đầu, Anh mĩm cười nhìn hai người nói:

    - Hai đứa ngộ quá ta, hôm nay ăn nhầm cái gì sao lại nói một lượt vậy kìa, coi bộ hai đứa có duyên sao đó, tâm đầu ý hợp ghê nơi. Nói thật đi hai đứa quen biết nhau từ lâu rồi hã?

    - Cái thằng này, hôm nay mày cũng ăn nhầm gì đó, sao lại chọc tao hoài vậy? Cô Tiểu này tao đâu có quen bao giờ rứa.

    Quỳnh Hương ngoe ngoẩy liếc nhìn Bảo:

    - Hổng dám đâu Anh Hai, cô bé này hôm qua bị Gió Phong cuốn cho té trầy cả mình mẩy đã vậy còn bị ba mẹ la cho một trận, chắt cũng nhờ Gió Phong quen từ kiếp trước này đó.

    - Tôi đã xin lỗi rồi mà Cô Tiểu. Bảo ngập ngừng nói.

    Tuấn lại la lên:

    - Em nói sao, hôm qua người cho em đo đường là hắn ta sao? Tui nói thật đúng mà, cô cậu có duyên từ kiếp trước, một người hôm nay bị mất cái chân đi, một người hôm qua thì chiếc áo dài mới may bị te tua tơi tã.

    - Hmm, Anh Hai còn chọc nữa sao, khi khổng khi không bị hư cái áo, rồi lại bị la, còn được cái tên mới nữa chứ "Cô Tiểu". Không thèm nói chuyện với anh nữa, mất công ở đó chọc người ta hoài. Em đi vô lớp học cho xong à.

    Nói chưa dứt câu Quỳnh Hương đã bỏ đi vào lớp học không chờ cho Tuấn và Bảo nói câu nào.

    - Ê cậu Gió Phong kia, nhà ngươi làm cái gì mà để cho cô Tiểu Thư nhà ta giận vậy? Tuấn trêu chọc.

    - Đừng có phá nữa mà Anh Hai, hôm qua lỡ đụng phải bây giờ gieo vào đầu cô bé ấy một vết đen thùi lùi, cái tên Gió Phong này chắt vô sổ bìa đen của cô bé quá. Điệu này tao trốn luôn không dám gặp cô bé nữa.

    - Em rể tương lai, mày đã nhận tao là anh Hai rồi đó nha, mà làm gì mày phải trốn chứ. Cô bé giận là cô bé thương đó mà lị thôi làm em tui đi, tui sẽ giúp cho cho khỏi cần phải trốn. Tuấn lại trêu Bảo.

    - Mày mà còn chọc tao nữa là trở mặt đó nha. Thôi đi vào lớp mau lên kẽo trể bây giờ.

    - Ha ha ha ha... Cậu Bảo mắc cở kìa ta ơi, lần đầu tiên trong đời nhìn thấy mày mặt đỏ như trái gấc đó nha. Thôi đi thì đi chứ ở đây chắt lát nữa tao cười đau bụng đến chết quá.

    Bảo giơ tay đánh Tuấn một cái thật mạnh trên vai.

    - Ui da.. cái thằng này. Thôi không dám giởn nữa. Tuấn xuýt xoa nắm tay Bảo lôi đi vô lớp.

    Tiếng trống trường vang dậy liên hồi như hòa theo tiếng lòng, tiếng nhịp đập của tim, tiếng bước chân của Bảo, từng nhịp từng nhịp.

    - Tuấn, mày kéo tao đi đâu đây hã? Bảo vừa thở vừa đi nhanh để theo kịp bước chân của Tuấn.

    - Thì đi vô coi thi ca hát, hôm nay trường mình tổ chức thi ca hát mày không nhớ sao? Tuấn vừa lôi Bảo vừa nói.

    Hai người đi vô hội trường và đi thẳng tới dàn nhạc thì đột nhiên Tuấn đẩy Bảo ngồi xuống một cái ghế đang để trống.

    - Mày làm gì vậy Tuấn? Bảo ngơ ngác hỏi.

    Tuấn giơ tay cầm lấy cây đàn guitar để kế bên đưa cho Bảo:

    - Đây này, lát nữa mày đàn thế cho tao nha. Bảo la lên:

    - Cây đàn này của tao cho mày mượn mà, nhưng sao mày lại không chịu đàn? nhưng mà nếu tao đàn cho mày thì làm sao được chứ, tao chưa có dợt đó nha.

    Tuấn mĩm cười:

    - Ui da thì cứ đàn dùm tui đi anh Hai ạ. Hôm nay cái tay của tao nó bị đau quá trời luôn, tao biết mày đàn hay lắm đừng ở đó mà từ chối tao nha. Ồ; bài hát mang tên là "Hỡi Người Tình", khi mày nghe đến tên bài hát thì chuẩn bị đàn là được. Tao biết bài này mày rất rành vì bản ruột mà có phải không?

    - Ê nhưng ai hát vậy?

    - Đã bão đừng có hỏi, sao mày cứ hỏi hoài rứa, chỉ cần lát nữa mày sẽ được biết ai hát. Thôi tao đi xuống ghế dưới ngồi. Nói vừa dứt câu, Tuấn đã bỏ đi xuống dãy ghế phía sau không để cho Bảo từ chối.

    - "Hmm cái thằng khỉ tự nhiên thần bí quá" Bảo thì thầm. Mấy tiếng đồng hồ trôi qua, đã hơn phân nữa sinh viên lên thi sau không thấy giới thiệu bài hát mà Bảo phải đàn dùm cho Tuấn.

    Trái tim Bảo bắt đầu đập liên hồi khi nghe Cô Oanh, người giới thiệu chương trình lên tiếng:

    - Bài hát kế tiếp được mang tên "Hỡi Người Tình" cho cô sinh viên năm thứ nhất của trường chúng ta sẽ hát. Đó là cô Quỳnh Hương, xin các bạn hãy lắng nghe.

    Ngước mắt nhìn lên sân khấu nhỏ, Hoài Bảo thấy cô bé từ từ bước ra sân khấu. Mái tóc bồng được phủ xuống đôi bờ vai thon nhỏ, Quỳnh Hương nhẹ nhàng bước đi trong tà áo dài màu tím xinh xinh, trông cô như một búp bê được trưng bày trong cái tủ thủy tinh xinh xắn. Bảo không ngờ Quỳnh Hương hôm nay lại đẹp và thùy mỵ hơn những lần trước anh gặp.

    - Bạn có phải đàn cho Quỳnh Hương, hay không, sao lại không đàn đi? Có tiếng nói kế bên đánh thức Bảo.

    Tiếng nhạc bắt đầu trỗi lên, Quỳnh Hương bắt đầu cất cao giọng hát:

    Trời vẫn cứ mưa mãi cho lòng em não nề, chờ anh trong đêm nay mi em đẫm lệ rơi...

    Tiếng hát dịu dàng vút cao thánh thót hòa theo tiếng nhạc như giọng ca oanh vàng líu lo đã làm say đắm lòng Bảo. Anh không ngờ được Quỳnh Hương, lại hát hay như những ca sĩ điêu luyện khác.

    Bản nhạc vừa dứt thì bao nhiêu tiếng la, tiếng hò hét của các chàng sinh viên trỗi lên như sấm dậy:

    - Hay quá, thiệt hay quá, Quỳnh Hương, Quỳnh Hương.

    Tiếng vỗ tay nhiệt liệt... Bảo nghe rõ tiếng của Tuấn phía sau lưng anh:

    - Quỳnh Hương, Quỳnh Hương... Quỳnh Hương.

    - Xin các bạn im lặng, Oan muốn nói đến một người đã đàn cho cô Quỳnh Hương trong bản nhạc "Hỡi Người Tình", với chiếc đàn guitar của anh đã làm cho chúng ta ngây ngất, không ai xa lạ đó là anh Hoài Bảo, người hội trưởng sinh viên của trường mình. Chúng ta không ngờ có phải không?

    - Phải... Tiếng hò hét vang dậy cả hội trường.

    Bây giờ Quỳnh mới thật sự biết được người đàn cho cô không phải là Tuấn mà lại là Chàng Gió Phong, người đã làm cho cô giận và ghét. Cô cuối đầu chào khán giả và ban giám khảo, nhưng đôi mắt khẽ liếc nhìn về phía ban nhạc thì thấy bóng dáng của Hoài Bảo dần dần khuất sau hậu trường. Lòng Quỳnh Hương, như có cái gì lưu luyến, vương vấn làm sao.

    Sau cuộc thi, Quỳnh Hương không ngờ được cô đã đậu hạng nhất trong cuộc tuyển chọn giọng ca hay của trường. Nước mắt trào tuôn trong nỗi vui mừng, lòng cô như thầm cảm ơn một người.... Tay cầm những bó bông xinh xắn, Quỳnh Hương ngạc nhiên bỡi một món quà được bọc kín bằng những tờ giấy hoa màu hồng trông rất đẹp mắt, nhưng lại không có đề tên.

    - Quỳnh Hương, chúc mừng em nha.

    Quỳnh Hương quây đầu lại nhìn thì ra Tuấn, Anh đang mĩm cười ngó cô.

    - Anh Hai, em mừng quá à. Ồ; đúng rồi, em có chuyện muốn hỏi anh đó, sao anh không chịu đàn cho em mà lại giao cho người khác vậy?

    Tuấn chỉ cười và đưa tay kéo cô em đi.

    - Sao anh không chịu nói?

    - Thì đi về nhà đã rồi anh nói cho em nghe sau mà.

    - Thôi cũng được, à món quà này có phải là của anh? Quỳnh Hương giơ gói quà lên cho Tuấn xem.

    Tuấn lắc đầu.

    - Em cứ mở ra xem thử coi quà gì.

    Quỳnh Hương, trao những bó bông trên tay cho Tuấn cầm hộ, cô khẽ mở gói quà thần bí Quỳnh Hương chợt reo lên:

    - Wow đẹp quá, anh Hai coi nè, cái áo dài bằng lụa trắng có thêu cánh hoa lan màu tím thật xinh ghê vậy đó, em định may cái áo khác để đi học ai ngờ bây giờ lại có rồi. À mà không được, có thêu hoa rồi đâu thể nào bận đi học được... em cũng phải đi may cái khác... tiếc thật.

    Tuấn lại mĩm cười nhìn cô.

    - Hmm anh Hai cười gì vậy? Sao suốt đêm nay thấy anh cười nhiều lắm à nha. Anh biết quà này của ai sao?

    - Dĩ nhiên anh biết, anh bão đảm với em là cái anh chàng kia đi may đó, hắn ta hỏi anh rằng em thường may áo dài chổ nào, để hắn đi may cho một người bạn. Vì áo của em bận được may thật khéo.

    - Nhưng hắn là ai?

    Tuấn lắc đầu:

    - Thì để tự hắn nói với em đi. Anh không muốn phá đi cái vẽ thần bí này, em cứ suy nghì ra có lẽ em sẽ biết đó.

    - Anh Hai này, là ai nói mau lên đi? Quỳnh Hương giận dỗi.

    Tuấn thấy em gái mình bắt đầu giận, trong bụng định chọc thêm nhưng lại sợ cô bé khóc nên đành phải chìu.

    - Được rồi, được rồi cô bé ạ, là cái anh chàng họ nhà Gió đó mà. Có thật không vậy?... nhưng làm sao anh ta biết mà mang theo quà để tặng em?

    - Thì anh thấy, trong lúc còn đang thi thì cậu ta đạp xe về nhà lấy quà cho em... coi bộ anh ta si tình em rồi đó nha. Đôi má của Quỳnh Hương bắt đầu đỏ ửng lên, cô mắc cở nói:

    - Anh này nói bậy... về đến nhà rồi kìa...

    Tiếng gió vi vu của trời về đêm hòa theo những tiếng côn trùng chung quanh đang thì thầm như muốn nói với Quỳnh Hương "Có Phải Trái Tim Cô Đã Xao Động Vì Ai?"...

    Lòng lâng lâng tràn ngập những hình ảnh của cái anh chàng Gió Phong, Quỳnh Hương. khẽ đẩy cửa bước vào nhà. Dưới hàng cây rợp đầy bóng mát, từng cơn gió nhè nhẹ thổi qua làm cho Hoài Bảo như muốn say ngũ, Anh uể oải xếp quyển vở lại và bỏ vào chiếc cặp da. Mắt nhắm nghiền hồi nào anh không hay không biết, hồn như mơ màng nghe tiếng gọi của ai.

    - Anh Bảo, anh Bảo... trời ơi giữa trưa như vầy mà nằm ngủ hay thiệt, thức dậy đi anh Gió Phong ơi...

    Vừa nghe hai tiếng Gió Phong của giọng nói quen thuộc, Bảo mở to đôi mắt nhìn. Trái tim anh bắt đầu đập nhanh hơn bao giờ hết khi nhìn thấy Quỳnh Hương đang trố mắt nhìn anh mĩm cười. Bảo mắc cở đến đỏ mặt đi, vì đâu có bao giờ ngủ gục trước mặt con gái. "Xấu hổ thật" anh thì thầm.

    - Cô Tiểu tìm tôi có chuyện sao? Bảo gượng cười. Quỳnh Hương gật đầu nói:

    - Vâng, em tìm anh trước là cảm ơn anh mấy hôm trước đã đàn giúp cho em và tặng quà cho em, sau là... Nói đến đây tự nhiên cô im lặng như có gì khó nói. Không có gì đâu, tôi chỉ làm chuyện gì mình nên làm thôi. Lúc trước tôi làm rách cái áo mới của cô nên phải đền. À cô bận có vừa không?

    - Dĩ nhiên là vừa rồi, anh kêu cô thợ lấy kích thước của em ra mà đo thì làm sao không vừa cho được chứ. À, ngày mai là ngày trường nghĩ học cũng là ngày sinh nhật của em. Em có kêu anh Tuấn mời anh nhưng ảnh không chịu nói nên em gặp anh để mời anh đến nhà dự sinh nhật chung vui cùng em.

    - Ồ; cái đó thì Tuấn đã nói rồi, cảm ơn em nha. Mai anh sẽ tới.

    - Thôi em đi về nha, mai gặp....

    Quỳnh Hương gật đầu chào Bảo, cô khẽ bước chân đi với nụ cười xinh xắn trên môi... Còn Bảo thì ngồi im như pho tượng đá, anh không biết lòng mình sao lạ lùng như thế này, cơn gió mát dịu lại thổi qua nhưng giờ đây đầu óc anh đã tỉnh táo hơn bao giờ hết, anh dỗi mắt nhìn theo bước chân Quỳnh Hương khuất dần sau hàng cây to lớn.

    Hoài Bảo bước vào nhà Tuấn, thì đã nghe tiếng nhạc tiếng cười nói nhộn nhịp xôn xao. Anh dáo dác tìm kiếm Tuấn thì có một bàn tay đập mạnh trên vai

    - Ê, sao tới trể vậy?

    - Ui đa đau, cái thằng Tuấn này coi chừng bị đập à. Bảo quây qua liếc nhìn Tuấn...

    Tuấn với đôi mắt tinh ranh ngắm ngía Bảo từ đầu cho đến chân: Wow, hôm nay sao có người đẹp trai quá ta, ngày quan trọng của người ta có phải không chàng Tiểu.... hahaha.

    - Hmm cái gì là chàng Tiểu..... đừng giởn đó nha, coi chừng hôm nay tao cho mày ăn đòn nặng à. Bảo mĩm cười.

    - Anh Hai, bạn anh gọi kìa. Uả Anh Bảo mới tới hã?

    - Ê, ở đây nói chuyện đi nha, Tao đi có chút chuyện. Nói xong Tuấn bỏ Bảo đứng một mình nơi đó.

    Bảo nhìn về phía trước, trước mặt anh là một cô thiếu nữ thướt tha trong chiếc áo dài lụa màu trắng có thêu hoa lan màu tím xinh xinh trong như một nàng tiên giáng thế.

    Bảo chợt lên tiếng:

    - Quỳnh Hương, Em hôm nay xinh đẹp quá.

    Quỳnh Hương làm ra vẽ giận dỗi:

    - Ồ;! Ý anh muốn nói là lúc trước em xấu xí có phải không? Bảo đính chính:

    - Đâu có, Ý anh muốn nói là hôm nay em đẹp hơn hẳn đó mà.. Tiếng hát ngọt ngào của nữ ca sĩ Thanh Hà trong bài hát "Hỡi Người Tình" được trỗi lên, lời dịu dàng trầm bổng, Hoài Bảo tưởng chừng như Quỳnh Hương đang say sưa hát trên sân khấu ngày nào.

    - Quỳnh Hương, Anh có thể mời em ra nhảy với anh bản nhạc này không?

    Quỳnh Hương, khẽ gật đầu.

    Nhịp nhàng bước chân giữa điệu nhạc êm dịu, Hoài Bảo tưởng mình như lạc vào cỏi mơ bên cạnh Quỳnh Hương... Mùi hương dịu dàng của mái tóc nhung huyền như bao vây hai người lại. Bảo thì thầm bên tai Hương

    - Quỳnh Hương, em thật dễ thương, và ngây thơ như một loài hoa lan tím nhỏ bé. Anh thật sự muốn nói với em rằng anh đã thương em rồi từ lâu từ lâu lắm em có biết hay không? Hỡi Cô Tiểu của lòng anh.

    Quỳnh Hương khẽ ngã đầu vào vai Bảo, cô gái vừa tròn lứa tuổi đôi mươi, mộng mơ hôm nay lại bắt đầu biết được sự rung động của trái tim. Cô ngây ngất chìm vào trong hạnh phúc.

    - Có thật như vậy không anh?

    - Những gì anh đã nói tất cả điều là sự thật. Cái hôm mà anh làm cho chiếc áo màu trắng tinh nguyên của em bị rách thì tâm hồn của anh đã quyện vào tà áo ấy, vương vấn quyến luyến nhớ nhung cho đến khi biết được em là em gái của Tuấn thì anh lại càng thương mến hơn, nhưng khi em giận dỗi và ghét anh thì anh cảm thấy như bầu trời sập đỗ dưới chân.

    - Anh Bảo, em cũng không biết tại sao lòng mình tự nhiên biến đổi sau khi nhận được chiếc áo hoa màu tím do anh tặng. Chính nó đã làm vương vấn hồn em.. cũng như anh, có lẽ hình bóng anh đã in đậm trong tâm trí em nên sự giận hờn kia càng khắc ghi thêm trong lòng bóng hình anh.

    Bảo đưa tay ra dấu cho Quỳnh Hương im lặng:

    - Em hãy nghe kìa, ngoài kia từng cơn gió thổi, từng tiếng nhạc dịu êm, tiếng lòng anh và của em quyện vào nhau như muôn vàng lời yêu thương trìu mến. Một Trận Gió Phong đã cuốn cuộc đời cô Bé Tiểu dễ thương theo dòng đời của Gió.

    Quỳnh Hương chỉ mĩm cười, cô thả hồn theo tiếng nhạc, theo lời nói của người yêu, lòng cô lâng lâng niềm hạnh phúc.

    - Anh Bảo, anh làm gì mà nhìn trời mưa, lại ngồi cười một mình vậy?...

    Bảo quây lại nhìn vợ, khẽ đưa tay kéo vợ vào trong lòng anh thì thầm:

    - Cô Tiểu của Chàng Gió ơi, trông em vẫn dễ thương như ngày nào chúng ta mới gặp mặt.

    Quỳnh Hương giơ tay ngắt chồng:

    - Cái anh này, đám cưới đã bao nhiêu năm mà còn giởn như cái anh chàng Gió Phong lúc trước. Anh đang suy nghĩ gì đó?

    Bảo lắc đầu cười:

    - Đâu có suy nghĩ gì đâu. Ồ;! Anh suy nghĩ không biết tại sao em lại chịu làm vợ một anh chàng họ Gió đã cuốn rách chiếc áo dài mới của em và làm cho em giận dỗi biết bao đêm.

    - Anh này, chiếc áo rách đã thay vào chiếc áo lụa hoa lan tím xinh xinh đượm tình của anh chàng gió thì làm sao em không chịu làm cô vợ để theo chàng Gió phiêu bạc khắp đó đây chứ... Bảo ôm chặt Quỳnh Hương vào trong lòng.

    - Chỉ câu nói ấy đã khiến cho anh thương em và càng yêu em hơn bao giờ hết.

    Ngoài trời vẫn còn mưa, từng giọt rơi tí tách quyện vào nhau đong đưa bên song như những chuỗi ngọc trắng long lanh như cuộc tình trong trắng của Chàng Gió với Cô Tiểu. Chiếc áo lụa trinh nguyên vẫn đượm màu tím học trò ngây thơ của một loài hoa Lan xinh đẹp... theo gót thời gian vẫn tồn tại trong trái tim của Bảo và Hương.

614