Trang
Mar 27, 2007
Bí quyết thành công
Phóng viên phỏng vấn một giám đốc có tiếng trong giới kinh doanh:
- Xin ngài cho biết nguyên tắc nào quyết định sự thành công của ngài?
- Tôi thành đạt nhờ hai phương châm: trung tín và khôn ngoan. Trung tín là đã hứa làm gì thì bất kể trường hợp nào, dù phải phá sản đi nữa, cũng vẫn cứ làm.
- Thật là một tấm gương mẫu mực cho giới kinh doanh. Thế còn khôn ngoan là thế nào?
- Khôn ngoan thì đơn giản thôi: Đừng hứa bất kỳ điều gì hết.
2337
Thay đổi nhiều quá
Có một người gặp một người đàn ông đi trên phố, bèn nói:
- Ồ, anh H. thân mến! Anh thay đổi nhiều quá! Trước kia, mặt anh lúc nào cũng hồng hào, bây giờ mặt anh xanh xao quá đấy. Hồi đó anh bạn béo tốt là thế, bây giờ anh lại gầy nhom, khác xa ngày xưa.
Người kia nói:
- Nhưng thưa ông, tôi không phải là H.
- Sao, anh thay đổi cả tên của mình nữa kia à?1997
Bão Tan
Tôi nghe tiếng người nói chuyện lao xao bên tai, và loáng thoáng hình như ai đó nhắc đến tên tôi. Đầu nặng như bị đội ngàn cân đá tảng, cả người rã rượi, cái mỏi mệt dị kỳ, như người bị tê liệt đang cố nhấc từng phần thể xác để mong chúng hoạt động được. Miệng khô, và đắng chát, cái chát đắng như bị hành hình bắt ăn cả chục quả hồng còn xanh. Cơn khát đến hành hạ tôi thật tàn nhẫn. Tôi thấy như môi mình mấp máy xin xỏ điều gì. Tôi nhận thức được có bàn tay ai thật dịu dặt trên trán:
_ You're doing just fine. Everything go well. You will be happy about the result.
Hình như tiếng tôi van vỉ:
_ I'm so thirsty, so thirsty.
Vẫn giong nói diu dàng đó, nhưng đã từ chối lời tôi, lý do không tốt nếu uống nước ngay sau khi mỗ sẽ bị ói. Trong thần trí đang rã rời mỏi mệt đến bải hoải tôi cũng còn bắt được cái ước muốn là ráng chịu thêm vài chục phút, khi được đẩy về phòng riêng, tôi sẽ được nhấm nháp ít đá cục.
Tôi mở mắt, nhưng hình ảnh chung quanh còn lờ mờ chưa rõ, những bóng nguờøi áo trắng , áo xanh di động nhẹ nhàng,, những tiếng nói nhỏ thì thầm như sợ làm đau bệnh nhân sau khi mổ. Định thần, tôi cố tập chung ý nghĩ và t?p chung tầm nhìn, tôi thấy được mấy bệnh nhân khác nằm bên, cũng im lìm bất động như tôi. Chiếc đồng hồ treo trên tường chỉ 12 giờ rưỡi . Có lẽ khi người ta đẩy tôi ra đây thì khoảng sau 12 giờ. Tôi còn nhớ rõ trước khi mê man tôi đã hỏi : “Cuộc giải phẫu này dài trong bao lâu?”
_ Chỉ khoảng từ 2 đến 2 giờ rưỡi thôi.
Nhưng tôi đã phải vô nhà thương từ bảy giờ sáng, để qua bao thủ tục và chịu sự sợ hãi từ đó cho đến lúc mê man khi bị đẩy vào phòng mổ. Cơn mệt mỏi tận cùng lại trở về làm tôi chìm vào giấc ngủ một cách khổ sở. Lúc sau tôi lại tỉnh vì có chất mát gì ở môi, à thì ra trong giấc ngủ tôi cũng kêu van để xin mấy giọt nước. Người ta đã cho tôi ngậm chiếc khăn ướt. Suốt từ 12 giờ đêm qua đến nay, chưa giọt nước nào vào cổ, thật kinh hoàng vì cái khát đang cấu xé, đang bắt tôi ăn cả vạn quả hồng xanh chát trong miệng. Tôi vẫn muốn nhắm chặt mắt, người lúc mê lúc tỉnh. Tuy nhiên tôi ý thức được rõ ràng là mình đã không thể "đi" luôn khi ngủ.!!
#########################
Tiếng chuyển bánh của chiếc giường được đẩy đi, có tiếng ai đó:
_ Here is your family.
Tôi mở mắt, chưa nhìn rõ được một ai, nhưng biết tất cả những người thân đang lao xao ở chung quanh. Nghe được rõ tiếng chị Minh:
_ A, nó tỉnh lại rồi. Mừng quá.
Có bàn tay nào nắm chặt tay tôi, một cái xiết tay mạnh, làm tôi biết ngay của Thuấn.
Khi tôi được chuyển sang cái giường của phòng mình, thì tôi đã thấy mình thật sự trở về với dương thế, nghĩa là không hoàn toàn có lúc tôi thấy mình lửng lơ ở tận đâu đâu, Chân tôi giờ đã "đặt đất". Lời cầu xin của tôi đã được ứng nghiệm, tôi đãï trải qua một cuộc giải phẫu tốt đẹp.
Từng hụm nước đá nhỏ đã như những giọt nước tiên làm tôi tỉnh táo dần và xua được những cái chát đắng của hồng xanh trong miệng. Đã hơn hai giờ chiều, nhìn bao người thân đang đứng vây quanh giường, ai cũng hốc hác, nhưng thấy tôi tỉnh táo, nụ cười thật tươi trên môi tất cả mọi người thân. Tôi biết tất cả chưa ai ăn gì, kể từ lúc theo tôi vào đây, hẳn giờ ai cũng đói lắm. Dù còn yếu, nhưng t%
C31006
Mar 26, 2007
Ở đâu ra?
Sau khi xảy ra vụ đụng xe, nạn nhân ngồi dậy quát vào mặt kẻ gây tai họa cho mình:
- Này, anh đi đứng kiểu gì vậy, làm hỏng hết cả hàm răng giả của tôi rồi. Anh có biết tôi phải trả bao nhiêu tiền để có nó không?
- Được rồi, tôi nghĩ rằng mình có thể bồi thường cho anh đấy.
Nói xong, anh ta lôi ra một chiếc hộp đầy những hàm răng giả. Sau khi thử nhiều lần, anh chàng kia cũng tìm được một hàm răng vừa khít.
- Thật tuyệt vời! Làm thế nào mà anh có nhiều hàm răng giả vậy? Anh là nha sĩ hả?
- Ồ không, tôi chuyên đi bốc mộ.1941
Bên Kia Mùa Đông
Bốn mươi ba tuổi, đã nhiều năm là giảng sư khoa Mỹ Thuật tại một đại học không đến nỗi tệ trong thành phố có nhiều sắc dân Mễ, Việt, Tàu này - Gã có khuôn mặt cương nghị, tóc chải gọn gàng lấm tấm vài sợi bạc, cặp mắt xanh tinh quái ẩn sau cặp kiếng trắng, lúc nào cũng quần jean, áo sơ mi màu nhạt là bộ cánh ưa thích mỗi ngày . Với dáng vẻ cao ráo, đạo mạo và ít khi cười đã tạo cho gã một khoảng cách với các sinh viên ở trường, có lẽ vì vậy nhiều sinh viên ngại gặp sau giờ học để hỏi bài trong suốt khoá học chăng ? Gã cóc cần, lại thấy khoái vì có nhiều thời gian đóng cửa phòng làm việc để đọc sách và để ngủ .
Đến một hôm, đó là sáng thứ Hai, vừa có lớp xong, nhìn đồng hồ còn gần hai tiếng nữa mới có giờ dạy kế tiếp, gã về thẳng phòng làm việc ở gần cuối dãy hành lang, ngả lưng trên băng ghế dài ngủ một tí cho lại sức sau chuyến đi trượt tuyết thứ Bảy rồi . Bất chợt nghe có tiếng gõ cửa, hình như tiếng động từ phòng kế bên, vài phút trôi qua, tự dưng có linh cảm là lạ, gã mở choàng mắt thì cũng vừa bắt gặp một đôi mắt to đen đang nhìn mình chăm chú, gã buột miệng hỏi: "Cô là ai, muốn gì ?"
- Xin lỗi tôi thấy cửa khép hờ, đã gõ cửa mấy lần, đành mạo muội vào hỏi thầy một số câu hỏi cho bài thi sắp tới ....
Gã ngồi thẳng dậy, lơ đãng nhìn người con gái đang đứng trước mặt - dáng mảnh mai, tóc đen dài đến ngang lưng, cái giọng tiếng Anh không chuẩn có lẽ là dân mới định cư ở Mỹ không lâu, khó biết là người Việt hay Tàu ? Có một số dữ kiện mà gã nhớ đến ngay vì lớp đó không có nhiều sinh viên, cô ta lại rơi vào tình trạng cá biệt ở chỗ là cái buổi học đầu tiên khi gã tự giới thiệu về mình xong cho phép sinh viên muốn hỏi câu nào cũng được tuỳ ý thì cô ta cười lém lĩnh, chộp ngay câu hỏi: "Thầy bao nhiêu tuổi ?"
Tức cười nhưng gã làm mặt nghiêm trả lời: "Tôi 43 tuổi, còn thắc mắc gì nữa không ? Câu hỏi kế tiếp không liên quan về đời tư nữa, okie ?"
Ngoài chuyện đó ra, cô ta hay đi trễ, thường ngồi cuối lớp, hễ sau mỗi lần có giờ cho sinh viên coi slide shows xong, đèn bật sáng là y như rằng thấy cô ta đang mơ màng suy nghĩ chuyện chi ra chiều lung lắm, đến nỗi vài lần gã chỉ mặt hỏi mấy câu trong giáo trình thì chỉ toàn được nghe những câu trả lời chẳng đâu vào đâu cả!
Lúc này gã buông một câu lộ vẻ bực dọc: "Tôi thấy cô thường mơ màng trong lớp học, hay đi trễ, bây giờ gần cuối khoá học mới chịu chiếu cố đến hỏi bài tôi là sao vậy ?"
Nhìn cô ta đỏ mặt, lúng ta lúng túng như gà mắc đẻ, chẳng nói câu nào, gã chợt thấy tội nghiệp nên có phần nhẹ giọng xuống: "Cô coi kỹ lại mấy phần tôi hay nhấn mạnh trong giờ giảng ở lớp, ráng nhớ những hình slide shows tôi đã cho coi mấy tuần trước cộng thêm những cái tôi đã bỏ trên website, nếu có thời gian thì tham khảo thêm về The New York School, The Bauhaus and the New Typography và Postmodern Design" .
Chẳng dám hỏi gì thêm, cô ta lí nhí cám ơn rồi quay ra cửa . Gã nói với theo: "Gần hết khóa học rồi, ráng đừng đi trễ và đừng daydream nữa nhé ...." - Vọng lại là tiếng chân hấp tấp chạy xuống cầu thang làm gã tự dưng bật cười .
Mà thật, từ hôm đó vào lớp là đã thấy cô ta rồi, sau đó cô ta có gặp thêm một lần ngay sau giờ học để hỏi rằng có thể nộp research paper vào ngày thi cuối khoá không, gã đành ừ đại nhưng không quên đe sẽ trừ điểm vì bài bị nộp trễ . Cô ta gật đầu nhìn gã rồi điềm tĩnh quay đi, cái nhìn ấy tự dưng làm gã lạnh xương sống!
Mọi chuyện trôi qua không có gì đáng để ý, hết khoá gã có một tháng nghỉ ngơi trước khi bước vào muà sau, thế là gã dành hai tuần đầu bay sang Austin thăm Jane, một trong những cô bạn gái gã quen lâu nhất; Sau đó trở về lại San Jose rủ vài người bạn lái xe về hướng 101 North để chèo thuyền dọc theo bờ biển - cái thú này gã mê từ hồi học đại học, ngoài sở thích lái xe mô tô - Cứ thế gã tha hồ rong chơi cho hết một tháng .
Khoá học này cũng như bao mùa khác, gã vẫn cỡi chiếc mô tô đi dạy mỗi ngày . Sáng nay trời trở lạnh, gió thổi vù vù hai bên tai khi chạy ở freeway, gã giảm tốc độ khi rẽ vào đường số Mười; Đang ngừng ở ngã tư chờ đèn báo hiệu xanh trước khi quẹo vào bãi đậu xe, gã thấy ngay tấm bảng trạm xe buýt ở góc đường, bóng người con gái áo len tím, màu tím của những chiều thứ bảy nhắm mắt lặn sâu trong hồ tắm . Chính là cô nhỏ sinh viên khoá trước, vẫn mái tóc đen dài, với chiếc cặp trên tay và nụ cười của nàng; Tự dưng bao suy tư của gã bị sắc vụn ra - Con người của gã là một nổi loạn, thích mạo hiểm . Từ bao năm nay, gã sống một mình, không có đam mê và tin yêu để dành cho bất kỳ một người con gái nào . Quen và giao thiệp với nhiều người con gái, gã chưa bao giờ có ý nghĩ chinh phục ai để tiến đến tình yêu, chỉ chinh phục để chiến thắng, để ngự trị và để huỷ bỏ, đó là một vòng-tròn-lẩn-quẩn! Cái thái độ thoã mãn của một người nặng bụng nằm mơ thấy mình đi ngoài . Gã bất cần những khái niệm về lăng nhăng, phiền phức, bần tiện hay cao thượng vì những khái niệm ấy con người tạo ra nó và từ đó nó quay lại tạo ra con người - Sức mạnh gì? Ma lực gì những ngôn từ ? Nó chính là con đẻ của con người, vậy thôi!
Thế mà giờ đây gã thấy mình chịu thua và yếu đuối bởi đôi mắt hiền mà trong sáng vô cùng, như ánh sáng của những vì sao lạ làm gã chăn chiên ngẩn ngơ với sự chiêm ngưỡng ngon lành! Để rồi nguyên ngày hôm đó và những ngày kế tiếp gã thấy lòng bất an, bồn chồn chi lạ! Bao nhiêu lần gã tự nhủ rằng tại sao lại điên khùng, nghĩ vẩn vơ đến một đứa con gái quá trẻ so với gã, gốc Châu Á, lại từng là sinh viên cũ ? Biết rõ đó là điều không nên có giữa vai trò người thầy và sinh viên nhưng gã không thể nào không nghĩ đến nàng . Chẳng biết tìm nàng ở đâu giữa khuôn viên đại học rộng lớn thế này ?
Bỏ mấy buổi tối lao đầu vô những chồng sách vở, gã lục tung cái mớ hỗn độn đó tìm cho ra bản danh sách sinh viên khoá trước có kẹp chung với tên, số điện thoại và địa chỉ điện thư những người đã xin được ghi danh vào lớp, trong đó dĩ nhiên có tên nàng là Nha-An . Khi tìm thấy nó, gã mừng quá, liền bấm số điện thoại nhưng nửa chừng lại thôi vì viết email có lẽ hay hơn . Đắn đo mãi gã cũng gởi bức điện thư đi, với nội dung chỉ vỏn vẹn vài hàng: "Bây giờ nàng đang học lớp nào ? Mọi thứ vẫn ổn chứ ? Và nếu có rãnh, cứ tự nhiên ghé ngang văn phòng, đánh thức gã bất kỳ lúc nào trong giờ nghỉ trưa như lần nọ (sau câu này có kèm cái mặt cười như có ý chọc nàng).
Cuối cùng gã hỏi thẳng rằng có thể cho gã cái hẹn đi uống café với nàng một lần nào đó được không ?"
Thư gởi đi hơn một tuần mà chẳng thấy hồi âm, gã nôn nóng cứ ra vô mở hộp thư một ngày mấy bận . Có lẽ nàng ngại chăng ? Hay là gã khó ưa lắm lắm ? Cái ngày nhìn thấy email của nàng nằm chễm chệ trong hộp thư, gã cười rạng rỡ hơn bao giờ hết, nhất là khi biết nàng cho gã cái hẹn chiều thứ Sáu tuần sau lúc 4 giờ ở quán café Nonós nằm ngay đường số Một cách trường không xa .
Thứ Sáu, gã diện bộ vó có vẻ trẻ trung một tí - quần jeans và áo sơ mi ngắn tay màu vàng, khoác thêm cái áo da bên ngoài . Dựng chiếc mô tô trước cửa quán café xong rồi bước vào ngồi đợi .
Sắp 4 giờ rồi đó, còn 10 phút nữa, chờ chút coi - thời gian chờ đợi như dài ra, ít khi nào gã đợi ai mà lại nôn nao như thế, làm như là mới bắt đầu hẹn hò người yêu thuở mới lớn vậy! Nàng không đến thì thế nào nhỉ ? 4 giờ đúng, trời không dưng đổ mưa phùn, ước gì gã đang dạo ngoài phố cùng nàng để biết đích thực rằng gã đang có những giây phút mộng mơ . Gã thả hồn lang thang đâu đó, rồi cho trí tưởng dừng lại trên một khuôn mặt, chỉ một khuôn mặt thôi! Nếu ai cũng được như vậy thì con người chưa đến nỗi chửi bới, hằn thù nhau nhỉ ?
Gã cười thầm vì ý nghĩ ngây ngô này, vừa lúc thấy nàng bước vào trong chiếc áo mưa hai màu trông dịu dàng làm sao! Hôm nay nàng có vẻ e dè, mắc cỡ nên cứ cố nhìn đi hướng khác, lẫn tránh ánh mắt gã. Suốt buổi nàng hầu như lắng nghe gã nói, nào là kể về chuyện dạy học, những kỷ niệm vui lúc đại học, về những lần đi chèo thuyền ... Nàng chỉ thỉnh thoảng trả lời khi được hỏi đến gia đình, về quê hương nằm bên kia bờ Thái Bình Dương, nghành đang học và về ý nghĩa cái tên nàng (bây giờ mới biết tên tiếng Việt của nàng là Nhã An, tức là đem lại sự bình an) .
Khi bước ra khỏi quán café thì đã hơn 7 giờ, đưa nàng tới chỗ đậu xe, gã lặng thinh cho đến khi nàng gật đầu chào sắp bước vào xe, gã tiến tới một bước gần hơn rồi không kiềm chế được, gã nâng cằm nàng lên, nhìn thật lâu vào đôi mắt ấy và cúi xuống đặt nhẹ một nụ hôn trên má, không quên chúc nàng một đêm ngon giấc .
Sau lần đó, gã viết cho nàng nhiều điện thư nhưng chẳng nhận được hồi âm; Thỉnh thoảng gặp mặt trong sân trường nhưng nàng vội rẽ sang hướng khác, chắc nàng chẳng yêu thích chi gã nên lại càng muốn tránh xa hơn ? Lòng kiên nhẫn cũng có giới hạn, gã không viết nữa bởi liệu có ai hiểu một người như gã có lúc lại cần một tình yêu hơn một thân xác nhỉ ? Thôi thì hai ba tháng nữa, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, rồi tất cả sẽ còn là kỷ niệm!
*****
Cuối năm ấy gã và Jane đính hôn, họ dự định sẽ tổ chức đám cưới trong thời gian rất gần . Mùa học tới gã đã được nhận vào dạy ở một trường đại học ở Austin, Texas, nơi Jane đang sống, nên bây giờ gã chỉ còn một tuần ở San Jose để chấm bài, cộng điểm cho sinh viên trước khi nộp cho trường, rồi trả nhà trọ và thu xếp hành lý lên đường .
Sáng hôm nay vào văn phòng, tranh thủ hoàn tất những việc cần làm cho đâu vào đó, dọn dẹp xong thì đã xế chiều, gã chưa về vội, cứ ngồi thừ ra đó, mắt lơ đãng nhìn xuống khoảng sân bên ngoài cửa sổ, xung quanh thật yên tĩnh vì hầu hết các sinh viên đã thi kỳ thi cuối khoá từ mấy hôm trước. Gã tự hỏi không biết Nhã An đã đọc được bức điện thư chào giã biệt gã gởi hai đêm trước chưa ? Nàng có buồn khi hay tin gã sẽ rời bỏ nơi này không nhỉ ?
Đột nhiên cửa phòng bật mở, Nhã An bước vội vào và khép cửa lại, khoé mắt ướt sũng, có lẽ đã khóc rất nhiều trên đường tới đây, không nói gì nàng xà ngay vào lòng gã rồi khóc lặng lẽ như đứa con nít . Tâm thần bấn loạn, gã không biết xử trí thế nào, chỉ biết úp mặt vào tóc nàng và ôm lấy bờ vai thanh mảnh, lòng chợt dâng lên một cảm xúc khó tả! Giọng thổn thức, nàng bảo rằng chính vì biết rõ Ba mẹ nàng sẽ không bao giờ chấp nhận cho nàng yêu và lấy một người khác chủng tộc, lại lớn hơn nàng đến hai mươi tuổi nên nàng đã cố tránh mặt, rằng đã đọc đi đọc lại những bức điện thư nhận được nhưng không dám trả lời; Nhưng bây giờ biết gã sắp đi xa, nàng lại sợ hãi vô cùng, sợ sẽ đánh mất người mà lâu nay trái tim thầm rung động từ nụ hôn đầu ấy!
Từng lời nói của nàng như thấm vào da thịt, làm gã xúc động mạnh, vội cúi hôn những giọt nước mắt trên mi, trên má nàng, rồi miết nhẹ lên bờ môi cong cớn đáng yêu, những nụ hôn kéo dài, kế tiếp nhau không dứt!
Gã đã hôn lấy những chiếc hôn nồng nàn từ môi mắt nàng, mơn man từ cổ xuống bờ vai rồi dụi đầu vào đôi vú căng tròn như đứa bé khát sữa đã lâu, gã cắn thật mạnh vào da thịt đầy mẫn cảm ấy và nghe khao khát bừng cháy ... Bỗng dưng gã đẩy nàng ra, hai chân khuỵu xuống, giọng tha thiết: "Ta cần phải cho nàng biết một điều rằng .... ta đã đính hôn với người khác rồi, đó là lý do tại sao phải ra đi . Ngày trước chỉ vì lòng hiếu thắng và ý muốn chinh phục mà ta đã lôi kéo nhiều người con gái vào vùng nước mắt và vào những đêm khó ngủ; Nhưng bây giờ lại khác - Nhã An ơi, ta không muốn là một kẻ bần tiện đối với nàng vì ta biết những nụ hôn ban đầu tuy vụng dại nhưng cái dư vị của nó, nàng ơi cái dư vị của nó sẽ làm nàng thao thức và khổ suốt một đời! Thế nên ta thà đuổi nàng về để rồi giấu mặt trong xóm điếm, còn hơn là ..."
Lúc này đây gương mặt nàng trắng bệt, mắt không giấu được nét bàng hoàng, và hình như đang cố nén tiếng khóc sắp vỡ ra trong lồng ngực, hai bàn tay nàng xiết chặt vào nhau trông thật tội! Nàng chẳng thốt được một lời, trong khi gã cứ nửa quỳ nửa ngồi trên sàn nhà, tư thế giống kẻ tội đồ đang chờ đến giờ phút bị phán xét . Họ cứ im lặng như thế thật lâu cho đến khi bóng tối đổ xuống, nhẹ nhàng len qua cửa sổ và bao phủ lên hai cái bóng bất động trong phòng .
Giọng gã cất lên phá vỡ sự tĩnh lặng: "Hôm nay Nhã An có lái xe không ?"
Nàng lắc đầu thật nhẹ .
- Thôi để ta đưa nàng về .
Nàng ngoan ngoãn đứng dậy bước theo gã xuống hành lang dẫn ra chỗ đậu xe . Gã từ tốn đeo nón bảo hộ cho nàng, dặn dò phải vịn gã thật chặt kẻo té rồi mới rồ máy chiếc mô tô và phóng ra xa lộ . Những cơn gió chớm đông làm nàng rùng mình, gã kéo nàng gần lại như muốn truyền hơi ấm sang; Nàng cảm nhận cái hơi hướm của gã mới đáng yêu và quyến rũ làm sao! Rồi liên tưởng đến những ngày tháng sau này sẽ không còn gặp nhau nữa, nàng thấy trân quý từng thời khắc đang trôi qua, thầm mong đường về nhà cứ xa, xa mãi ...
Mấy đêm liên tiếp gã không tài nào chợp mắt bởi biết bao suy tư và hình bóng nàng cứ quẩn quanh đâu đó trong đầu - Phải sống làm sao trong những ngày tháng trước mắt khi cuộc đời gã đã lệ thuộc vào một mối hôn nhân với một người con gái khác ? Ra đi hay ở lại thì đàng nào cũng khó xử, đơn giản vì công việc và chỗ ở đã sẵn sàng ở bên ấy nhưng phải đánh đổi bằng sự chia ly với nàng, còn nếu ở lại thì phải nộp đơn xin việc lại từ đầu mà không chắc là sẽ có ngay trong cái thời buổi kinh tế bấp bênh như thế này! Và một điều quan trọng khác rằng liệu Nhã An có phải là tình yêu đích thực của đời gã ? Riêng với Nhã An, nàng có vượt qua được cái trở ngại lớn từ gia đình để đến với gã ???
Ngày lên đường gã cứ đi ra đi vô, nấn ná lại với hy vọng nàng sẽ đến vào phút chót; Cuối cùng không thể đợi được lâu hơn, gã lái chiếc xe truck thuê từ hôm trước, giờ đã được chất đầy những đồ đạc, chầm chậm rời khỏi chỗ trọ cũ hướng ra xa lộ . Gã nào biết được ở một góc khuất bên kia đường, Nhã An đang ngồi trong xe, nước mắt chan hoà, lặng lẽ chào tạm biệt, lá thư trong tay nàng nhưng sẽ chẳng bao giờ đến được tay người nhận - Lá thư được viết bằng nét chữ nắn nót màu mực tím:
Yêu dấu của em,
Em tin một điều và cố gắng sống với điều ấy: "Dream as if you will live forever, Live as if you will die tomorrow" - Chính điều này đã dẫn dắt em đến với anh, với tình yêu và thế giới của anh, một người đàn ông ngạo mạn, bản chất là một người dám yêu dám sống một cách cuồng nhiệt! Anh có tất cả những sự bất toàn của thế gian trong con người anh; Anh cũng có những đam mê, có những khao khát yêu đương cháy bỏng. Chính những điều này nên khiến anh là một kẻ rất đáng yêu và cũng rất đáng ghét!
Tình yêu chúng mình đẹp thật và mong manh như những ngọn nến trong cơn bão, em chìm đắm và ngất ngây rồi lo sợ, rồi hốt hoảng trước những ngày mai không biết mình thuộc về đâu ? Nhưng dẫu sao em đã sống, đã yêu anh và vẫn giữ anh trong lòng em, vẫn suy nghĩ và nhớ nhung khắc khoải, vẫn tiếp tục tin vào một điều gì đó mà nó trở thành nỗi ám ảnh rất lớn trong em . Thế nên, dẫu có lựa chọn lại một lần nữa, em vẫn sẽ chọn yêu anh và không nghĩ đến ngày mai vì ngày mai, tương lai, hứa hẹn, tất cả với em mong manh quá! Còn tuổi xuân của em, rồi em sẽ làm gì với thời gian phiá trước nếu mình không đến với nhau được ? Em sẽ chọn cho mình một thái độ sống và một niềm tin, em sẽ sống trong tâm trạng tin vào phép lạ, phép lạ nào đó, còn không thì cũng đã quá đủ cho một cuộc đời của em .
Yêu dấu ạ, anh hãy tự chăm sóc mình nha .
Em,
Nhã An
Nàng đọc lại lá thư một lần nữa, vò nát rồi gục đầu thổn thức .
Mùa đông năm nay San Jose thật lạnh, và có lẽ lạnh hơn bao giờ hết vì đã thiếu vắng một người thương ...
Mar 25, 2007
Kẻ Lười Nhất Nông Trại
Một trại chủ có 10 người làm công trong nông trại; bởi vì không có người nào năng nổ được như ông ta tưởng, ông bèn nảy ra một kế mà ông tin là sẽ trị cho họ bỏ tật lười biếng. Một hôm, ông bảo:
Các anh này, tôi có một việc dễ dàng, thoải mái chôngười nào lười biếng nhất nông trại này. Mời người nào lười nhất bước ra phía trước?
Ngay thứ khắc 9 người trong bọn cùng bước lên.
Tại sao anh không bước ra phía trước cùng những người khác.
Ông chủ trại hỏi người còn lại.
Người này đáp:
Mắc công quá.
2882
Kẻ Lười Nhất Nông Trại
Một trại chủ có 10 người làm công trong nông trại; bởi vì không có người nào năng nổ được như ông ta tưởng, ông bèn nảy ra một kế mà ông tin là sẽ trị cho họ bỏ tật lười biếng. Một hôm, ông bảo:
Các anh này, tôi có một việc dễ dàng, thoải mái chôngười nào lười biếng nhất nông trại này. Mời người nào lười nhất bước ra phía trước?
Ngay thứ khắc 9 người trong bọn cùng bước lên.
Tại sao anh không bước ra phía trước cùng những người khác.
Ông chủ trại hỏi người còn lại.
Người này đáp:
Mắc công quá.
2882
Tình buồn
Ngày trước ai đi lấy chồng như bà Tứ người ta bĩu môi chửi là gái nứng đi theo chồng và khinh ra mặt. Ông Tứ nghề thợ ngõa, quanh năm đeo hòm vác cưa, cầm cân nảy mực đi ăn cơm tứ chiếng. Năm ấy, bỗng dưng đưa về một người con gái. Làng nước thì thào cô này chửa buộm, đứa con trai đầu lòng ấy không phải con phó Tứ. Có người bảo là anh thợ mộc cuỗm con gái chủ nhà. Cô ấy người dưới nam, nghe rõ giọng kẻ bể. Lại người thì nói cái tiếng ấy là người chẳng đâu xa, vùng bên kia sông thôi. Không biết thế nào.
Bà con rồi cũng gọi là thím Tứ, cô Tứ. Dần dà thì sự khinh khi của người ta cũng nhạt đần. Đến khi con cái trong nhà đã lớn và thế sự đã thay đổi nhiều thì cũng chẳng còn ai rỗi hơi bới móc gốc rễ cái người đàn bà ngày trước khăn gói lấy chồng theo không ấy nữa. Thời buổi mới, cho qua.
Vợ chồng phó Tứ có ba người con. Chồng đặt tên con theo cái thú chơi cờ bạc là sáu tên sáu mặt con thò lò thoạt nghe cũng có vẻ buồn cười một tý nhưng rồi sinh có ba con, nên chỉ có được thằng Nhất, cái Nhị, cái Tam. Thế mà đứa con nào cũng khá cả. Thằng Nhất học hết bậc phổ thông, được làm anh giáo trường làng. Cô Nhị, cô Tam lấy chồng làng bên, những con rể có chức vị có máu mặt. Người nào cũng khi chủ tịch, khi chủ nhiệm, khi bí thư...
Một năm kia, ông Tứ ốm. Rồi ông mất bệnh già. Chẳng bao lâu, thấp thoáng đấy mà bà phó Tứ đã lọm khọm lúc nào. Từ khi ông mất, bà không ở hẳn với con nào. Cứ liều liệu ở mỗi nhà ít lâu, nhưng Tết nhất hay giỗ chạp thì bà thế nào cũng về nhà con trai là anh Nhất. Mới năm trước, còn đi ra ruộng làm cỏ lúa. Giữa trưa, nắng chang chang mà xách được giỏ cua dưới đồng sâu về, lấm như vùi. Mấy năm nay thì chịu rồi, chỉ loanh quanh nhặt nhạnh cái rau cái cỏ trong bờ rào. Tính nết đâm ra lẩm cẩm dần, ăn đấy lại quên đấy.
Bà Tứ ngồi rười rượi trông ra ngoài ngõ, có người đi qua, chào hỏi: "Bà đã xơi cơm chưa?". Vừa xong bữa hẳn hoi, mà bà Tứ ngây mặt ra rồi hừ một cái: "Nào đã cơm cháo gì đâu ! ". Người con dâu trưởng đã để ý cái nhẵng tính tai ác đấy của bà mẹ chồng từ lâu. Có lần chị cũng nói trong bữa ăn, nhưng nói vui thôi. Bà buông đũa xuống, đứng lên: "Tôi vu oan giá họa cho ai để tôi chết không nhắm mắt à?".
Các cháu cũng không dám nói cợt bà thế. Tưởng chỉ ở nhà giáo Nhất thì có thể sinh ra chuyện "chó dữ mất láng giềng, dâu dữ mất họ!" bà lão mới hay dở chứng, nhưng cả những khi ở bên nhà các cô Nhị, cô Tam bà cũng vùng vằng, mà trước mặt các con gái, bà còn rủa xả ác khẩu gấp mấy: "Là con chó dại cắn càn thì mới mở mõm ra ăn không nói có thế".
Cả năm nay bà lão ngại đi, chỉ ở nhà giáo Nhất, không sang nhà các con gái. Thỉnh thoảng hai cô em đèo lên anh yến gạo và ít tiền. Được cái anh em nhà này vốn cũng dễ dãi, êm ấm cả. Nhưng mà người ta bảo số tuổi càng gông đeo trĩu cổ thì lại chỉ trái tính hơn. Bao nhiêu nết na, kỹ càng, ý tứ và thời con gái nhanh nhẹn ve vé việc nhà của cô Tứ xưa mà bà lão Tứ bây giờ vẫn còn nhớ vanh vách đấy nhưng bà lão thì hàng ngày chỉ còn làm trò chơi cho lũ trẻ con.
Bà vẫn nói: Người ta trước kia không tuềnh toàng đoảng như chúng mày bây giờ đâu. Nồi cơm bưng lên phải nhớ lót rế, sới cơm thì có đũa cả, đàn bà con gái phải ngồi đầu nồi... Không vét nồi quèn quẹt, vét nồi là điềm năm ấy đói kém, mà cũng là nhà keo kiệt mới thổi ít cơm phải vét nồi thế. Dâu con trong nhà, giá có ăn được ba bát thì cũng chỉ thong thả hai lưng, mà khéo ý tứ đứng lên sớm hơn trước cả nhà. Bà lão vẫn thuộc in những thói phép thế. Bà hay mắng: "Bố chúng mày là thầy giáo mà chúng mày ăn uống hùng hục như lợn thế thì bố chúng mày đi bảo người ta học cái gì! ". Bà rỉa róc thế, các cháu chỉ cười hô hố.
Không phải chúng nó cười những sự cổ tích nhiêu khê của bà đâu. Mà chúng nó cười cái khác, cái hâm của bà. Chả là những răn dạy khuôn phép của bà lão bây giờ lẫn lộn cả với những cái dở hơi. Thói quen trên dưới nhường nhịn vẫn nhớ đời mà con người thì già đi, ít ai nhận ra tuổi đã khác thì cũng sinh lắm tính khác.
Ăn đói thì phải chóng đói. Mà người già ở trong làng, cả đời chưa chắc đã được đủ ngày hai bữa. Bụng còn thòm thèm, nhưng lại nghĩ, bây giờ chẳng còn làm ra của nả cho nhà mày, mắt kèm nhèm đuổi con gà cũng không được, nên bớt mồm bớt miệng lại. Nhưng mà thế thì đói, làm thế nào.
Khi nhà vắng, bà lão Tứ lần xuống bếp. Bà lão sờ soạng các thứ từ cái mâm chõng ăn cơm lên chạn. Có bát tương, bà lão thò hai ngón tay chấm rồi đưa vào hàng móm mút chùn chụt. Chỗ cơm nguội còn đến lưng liễn. Bà lão bốc một nắm to. Mỗi lần bốc rồi, bà lão lại lấy tay san phẳng vun khéo lại như cũ. Hai hàm răng bà lão đã rụng hết, lâu nay chỉ nhai bằng lợi. Hình như của ăn vụng bao giờ cũng ngon hơn hay là bà lão đương đói, lại đứng trong bếp một mình, cho nên cứ việc bốc bải, nhai nuốt, mặc sức mặc nhiên.
Bà lão tưởng thế thôi, chứ không phải lúc ấy có một mình đâu. Hai con mắt bà lão bị nhài quạt, bấy lâu chỉ còn thấy mờ mờ, đi trong nhà đã quen bước chân và người thì chỉ nhìn bóng mà đoán ra. Mấy đứa nhóc tụ tập ngay ngoài hiên. Trẻ con thích nghịch ác, chúng nó bấm lưng nhau im lặng rón rén vào xem bà ăn vụng. Bà mút tương, bà húp nước dưa, bà bốc cơm... Chốc bà lại hốt hoảng nhìn ra. Nhưng chẳng nhìn thấy gì cả.
Có đứa thích quá, thúc cùi tay vào sườn đứa kia. Thằng nọ kêu toáng:
- ối!
Bà lão Tứ giật mình, đặt vội cái liễn vào trạn, khép hai cánh gỗ lại, quay mặt ra hỏi ngay ngắn tự nhiên:
- Đứa nào về đấy?
Bà lão còn lúng túng chưa biết nói thêm thế nào, một đứa đã hét to:
- Một, hai, ba...
Rồi cả lũ ồn ào hét một lượt:
- Bà ăn vụng cơm ? Một, hai , ba. Bà ăn...
- Cha đẻ mẹ chúng bay!
- Mép bà còn dính hạt cơm kia kìa. Cơm lại vãi dưới đất nữa...
- Cha đẻ mẹ chúng mày ? Tao thề có thổ thần hai vai, tao mà nuốt trộm một hột cơm của nhà chúng mày thì giời tru đất diệt tao.
- Ê, ê... Một, hai...
- Tao thề...
Hôm ấy câu chuyện vui, trẻ con khoái quá kể với bố mẹ ngay ở bữa ăn. Bà lão đặt bát cơm ăn dở xuống, run run đứng dậy, nước mắt đổ ròng ròng, ra ngồi ngoài ngõ. Vợ giáo Nhất chỉ tủm tỉm cười, giáo Nhất thì quát chúng nó im. Giáo Nhất vốn người dễ tính, mãi đến chiều mới nói với mẹ:
- Bận sau bà cứ ăn cơm cho no, đừng phải làm thế.
- Tôi thề, tôi thề có quỷ thần hai vai, tôi không...
- Con chỉ xin mẹ thế thôi. Đến bữa cứ ăn đủ, đừng nhường nhịn mà khổ thân, mà để các cháu nói hỗn thế nó sinh hư ra.
Sáng hôm sau, nhà lại vắng như mọi hôm, bà lão Tứ nghe ngóng xung quanh im ả, rồi lần lần vào bếp. Những đứa trẻ lại đến đứng ngoài hiên từ lúc nào, thêm cả mấy đứa hàng xóm cũng sang xem "trò chơi" bà ăn vụng. Mà bà không biết.
Bà lão Tứ bốc cục cơm, móm mém nhai. Thì...
- Một, hai, ba...
- Bà già ăn vụng! Một, hai... bà già...
Bà lão trợn hai con mắt cùi nhãn, lật đật đóng cánh cửa chạn.
- Đẻ mẹ chúng bay?
- Một, hai, ba...
- Có quỷ thần hai vai...
Thường mỗi buổi sáng lại sinh ra trò chơi ấy của trẻ con. Ngồi vào mâm, có hôm quên bố mắng, trẻ em lại lỡ miệng ríu rít kể. Bà lão lại bỏ bát cơm, lần thần ra ngồi ngoài ngõ. Giáo Nhất phải quát: "Không được hỗn!". Rồi những đứa trẻ cũng sợ bố, không dám nói huyên thuyên, bắt chước cả bà bốc cơm, nhưng mỗi buổi sáng chúng nó vẫn rủ nhau rón rén đến đứng xem bà vào bếp ăn vụng. Mẹ chúng nó chép miệng nói trống không: "Cả tối bà cũng lần xuống bếp, chả cứ ban ngày!".
Giáo Nhất lặng im. Nông nỗi nhà này cũng lắm éo le. Vợ giáo Nhất chẳng ưa mẹ chồng, nhưng nể chồng cho nên không bao giờ nói một lời nặng nhẹ như cái câu thế gian mai mỉa: "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể; con nuôi cha mẹ con kể từng ngày", nhà không hề có tiếng bấc tiếng chì về gánh nặng mẹ già. Nhưng mọi việc phải làm cho mẹ, Nhất cáng đáng tất. Nhất không cho mẹ ra cầu ao, sợ nhỡ bà cụ lẩy bẩy sa chân thì khốn. Nhất tự tay rũ giặt xống áo cho mẹ. Vợ giáo Nhất làm như không để ý.
Cái sự con trẻ xấc xược thì giáo Nhất cũng chỉ coi như một bực mình lặt vặt dẹp đi thì thôi. Nhưng mà việc đời đổi thay như mưa nắng có con kiến và con người vần xoay ở trong, vả chăng, nghĩ hay chẳng nghĩ thì rồi cái việc ấy, cái ngày ấy cũng đến. Mỗi năm mỗi tuổi, bà lão Tứ ngày một yếu. Rồi bà lão Tứ ốm. Việc ấy, ngày ấy đương tới rồi.
Bà lão Tứ không dậy được. Rồi cũng chẳng ăn uống gì nữa. Giáo Nhất che chiếu lên một gian bên, kê cái giường ra phía ngoài cho sáng một chút. Rồi bẻ hai quãng nan giường dưới đặt một thúng tro. Lại cắt thủng cái chiếu để bà cụ nằm lọt một phần lưng vào chỗ giường khoét, cho tiện đái ỉa.
Nhà có người ốm cứ buồn thiu như ngày có mưa dầm, ấy là bà con xóm giềng rồi các thầy cô, học trò trường làng và trường bên đến thăm hỏi, quà bánh, lúc nào cũng có người ra vào.
Nhất bưng bát cháo vào giường mẹ. Mấy hôm nay bà lão không nghiêng người được. Nhất ngồi đút từng thìa cháo cho mẹ. Bà lão ngoẹo cổ ra cố nuốt, trông tội tội như con cá ngáp trên cạn.
Cũng hết được lưng cháo. Nhất đặt cái bát, kéo lại mép chiếu lệch góc trong. Một lúc, bà lão bỗng bảo Nhất:
- Mẹ có việc nhờ anh.
- Có gì thì mẹ bảo.
- Mẹ không phải là người làng này.
- Mẹ cứ lẩn thẩn nghĩ ngợi điều ấy làm gì?
- Không, mẹ có nghĩ đâu. Mẹ chỉ muốn nhờ con.
- Vâng.
- Mẹ quê ở Giang Hạ bến kia sông thôi.
- à làng Giang, làng Hạ.
- Làng Hạ, con ạ. Hôm nào con sang Hạ, con vào xóm Đồng, bây giờ già rồi thì không biết tên là gì, nhưng ngày trước tên là Cõi, anh cả Cõi. Con nói rằng ông Cõi có được thư thả thì mời ông sang chơi.
Nhất còn muốn hỏi thêm mẹ thế nào nữa, nhưng bà lão đã lặng lẽ nghiêng mặt vào vách.
Cái người ngày trước tên là Cõi, cái anh cả Cõi ấy là tôi. Bây giờ tên tôi vẫn là Cõi, bởi tôi vẫn bà cô ông mãnh thế. Có điều, đã tuổi tác, theo tục lệ và thói quen kính nể, ít người réo tên tục người già ra nữa mà làng xóm gọi tôi là ông Ba, cụ Ba - chỉ có mấy con mẹ bán bánh đúc tương ở chợ hay ỡm ờ chớt nhả thỉnh thoảng cứ réo tên cúng cơm gọi đùa lão Cõi, ông mãnh Cõi, bao giờ ông Cõi cưới bà ấy cho chúng cháu được ăn cỗ. Có mà lấy bà sáu tấm. ấy, chúng nó cứ trêu chọc thế. Tôi chẳng chấp.
Anh giáo Nhất chắp tay nói:
- Mẹ cháu có lời thưa với ông...
Chỉ mới nghe thoáng thế thôi, tôi đã như thấy ngay cả rồi. Như là có thần linh cách cảm giao nhau khi người ta cùng nghĩ đến nhau hay là bởi nét mặt người đàn ông này, cái mũi và con mắt sao mà phảng phất cô ấy đến thế.
Mấy chục năm đã qua. Nhưng mấy chục năm ở quãng giữa trống không, người trong cuộc thì ngỡ như chẳng có khoảng cách nào. Cô ấy ngày trước con nhà khá giả vườn trên ao dưới. Mà tôi thì bố mẹ nghèo quá. Dây dợ đâu đâu vương tơ khi trai gái đương thì, cái duyên cái nợ mà gặp nhau thôi. Cô ấy bảo tôi: "Anh về nói với mẹ bỏ cái nghề cắp thúng đi khâu mướn thì...". Tôi bực mình, mát mẻ: "Nếu mẹ không bỏ được cái tội đi khâu mướn ăn cơm nhà người thì giá xem có được ngày nhờ người đến đánh tiếng chắc ông phó lý bố em cho tuần cầm ba toong ra đuổi ông mối, chứ gì! ". Thế là cô ấy lại khóc, chỉ khóc.
Làm sao cho mẹ tôi vứt đi đâu được việc khâu mướn ăn cơm khoán, cho bố con tôi thôi đi bổ củi thuê và các em tôi ngày không cắp cái bị bật quai ra cửa đình nhặt lá đa về phơi lấy cái đun. Chúng tôi như con săn sắt, con mài mài trong ao làm sao bỗng thành con cá hóa rồng được. Làng xóm dần dà cũng biết cuộc dan díu thầm vụng éo le này. Ông phó lý đã đánh cô con gái thừa sống thiếu chết. Có khi xích chân vào cột buồng cả phiên chợ. Nhưng mà dường như cô ấy lại càng bồng bột như điên. Xểnh ra lại đi tìm tôi. Có khi khóc đến hết nước mắt rồi cô bảo tôi hay là bây giờ hai đứa cùng ra cái đầm đầu làng nhảy xuống trẫm mình. Tôi phải chắp tay van lạy níu cô ấy lại.
Thế rồi chỉ một việc nhẹ nhàng, vừa tan hoang lại vừa xong. Bố mẹ cô ấy tìm gả được chồng cho con gái. Đất làng này, nơi môn đăng hộ đối những nhà phó lý, trưởng bạ thường thường bậc trung, trước sân có hàng cau, vườn sau chuồng lợn ao bèo thì cũng chẳng mấy khó khăn. Mà cô ấy cũng chẳng tai tiếng đâu đến nỗi. Những chuyện trai gái phải lòng nhau làng nước coi như chuyện trẻ con mà người ta đồn đại dông dài chứ phải đâu gái chửa hoang, quân giăng há lên tỉnh la liếm hàng cơm quán trọ. Thế nào thì rồi mọi chuyện gả bán cũng xong xuôi như trăm nghìn đám cha mẹ đặt đâu ngồi đấy thôi.
Rồi nhà nọ đi xem mặt, dạm ngõ, ăn hỏi, lại đã qua một cái sêu tết tháng bảy, đến dạo cơm mới tháng mười này thì cưới. Một hôm, cô ấy đi chợ rồi không về nữa. Thế là biệt tăm từ ngày ấy.
Bây giờ anh giáo Nhất mới nhớ lại và nhận ra hình như cả một hồi còn trẻ không khi nào mẹ đi xem hội hè đình đám chèo hát ở đâu, cũng chẳng biết mặt cái chợ huyện, mà quanh năm mẹ chỉ như gái đẻ chít khăn vuông xùm xụp, ra cái chợ hôm lèo tèo mấy mủng cá tép ươn của nhà chài dưới sông đem lên đầu làng lúc xẩm tối. Con người gan liều đến thế. Chẳng được đẹp phận như người ta, thôi thì coi như một đời đành vùi vào chiêm bao, chỉ có một mình mình biết.
Cái lão ba Cõi tôi theo giáo Nhất về bên sông ngay hôm ấy. Hai ông con qua đò ngang. Chiếc đò ngang xưa kia, ừ con đò ngang ngày ấy. Có lẽ như từ bao giờ vẫn thế. Bên này ới bên kia, con đò tai nghễnh ngãng, chểnh mảng, ẽo ợt, lững lờ sang. Năm xưa, đã có những giêng hai, mưa bụi như phấn hoa ngô bay, những chuyến đò đưa đầy người vào xem hội làng trong cánh đồng.
Còn đương bâng khuâng về những ngày nào, thì mũi đò đã đụng bờ cát. Anh giáo Nhất vác cái xe đạp lên trước làm chòng chành con đò ọp ẹp. Ông Cõi đứng dậy, chị nhà đò một tay bế con, một tay giơ chiếc bơi chèo cho ông lão níu lấy, lẩy bẩy lần lên. Rồi tôi lại vẫn đương đi về ngày xưa. Tôi vừa lập cập vừa xăm xăm bước. Anh giáo "mời ông lại lên xe cho con đèo ông đỡ mỏi" nhưng tôi bảo anh cứ để cho tôi đi thanh thả thế này. Xóm nhà anh tôi cũng biết rồi, chỗ khoanh tre quãng sông dưới kia chứ đâu.
Nghĩ thế thì tôi bồi hồi giật mình. Làm sao chỉ vài bước chân mà cả đời tôi không nghĩ được ra, không tìm ra cô ấy ở đâu mà cô ấy dường như vẫn biết tôi, vẫn nhìn thấy tôi.
Nếp nhà ba gian lợp lá mía, dứng tre trát xi-măng xám nhạt. Trước sân, hai cây mít xum xuê lá. Một vườn xoan sau nhà. Cái cổng rong cành rào trống hốc, con chó cũng chui lọt. Nhà tuy ngăn nắp nhưng cũng chẳng có của nả, cũng không cần cửa giả nên hồn. Tôi bỗng ngỡ tôi đương đi về nhà tôi. ừ giá mà ngày ấy chúng tôi lấy được nhau thì nhà cửa, vườn tược, con cái chắc cũng tương tự thế này. Ngày ngày ra sông xuống đồng kiếm cái ăn, cả đời người chẳng có điều phải nghĩ xa nghĩ gần. ở trong làng xóm, ngẩng mặt lên bốn phía khoanh tre mù mịt, quan tâm đâu đến ngoài kia đồng đất thế nào, tôi đương đi về nhà tôi đây. . .
Tôi ngồi xuống chiếc ghế đẩu kê đầu giường bà Tứ. Lũ trẻ lại đã lấp ló ngoài hiên. Từ hôm bà ốm, mỗi buổi sáng trẻ con không còn trò xem bà ăn vụng nữa. Chúng nó cũng buồn. Bây giờ chỉ còn ngóng khách đến chơi thăm bà- nhưng nhiều khi chỉ toàn người làng, nhìn mãi cũng chán mắt, lại tản ra ngoài vườn nhặt quả xoan non đánh chắt, chơi đố lá.
Không, bà lão nằm ốm liệt giường kia không phải là cô ấy. Trong tưởng tượng của tôi chưa bao giờ nghĩ ra nông nỗi buồn thảm này. Tôi ngồi im. Tôi nghĩ thầm, tôi cầu mong không phải. Thì cũng đâu phải cô ấy ngày xưa, cô ấy ngày xưa cơ mà.
Tôi cởi gói bánh lúc nãy đi qua mua ngoài chợ và rồi lại lặng im chẳng biết nên nói thế nào.
- Nhà vẫn ở dưới Hạ, chỗ cái bụi duối to ấy, hả ông?
- Vẫn đấy. Nhưng cây duối thì làng xẻ đóng làm bàn cho trẻ học rồi, bà ạ.
- Ông thứ lỗi cho tôi.
- Làm gì mà phải nặng lời thế. Cố thuốc thang ít lâu cho khỏe rồi còn đi hội làng trong. Tôi vừa qua đò, sắp sang tháng hai rồi đấy.
Trên khuôn mặt méo mó thoảng một nét cười mếu.
- Ông vẫn chúa hay pha trò. Ông ơi, tôi chết không nhắm mắt được, tôi không giữ được lời với ông.
- Đã bảo thôi mà. Ngồi dậy ăn bánh, cái bánh nếp mật ở chợ bây giờ chúng nó làm cũng khá.
- Ông bỏ lỗi cho tôi.
- Thôi mà . . .
- Ông nói đi, ông bỏ lỗi cho tôi.
Tôi run rẩy đưa hai bàn tay lên mặt người con gái năm xưa. Mặt người ốm trắng nhợt nhạt như đá, mà nước mắt thì nóng ấm đầm đìa lòng bàn tay tôi. Tôi sờ đến hai con mắt, hai con mắt mềm mềm nhắm lại, tôi dừng tay. Anh giáo Nhất quỳ xuống, ôm hai đầu gối tôi. "Ông ơi, mẹ cháu đi rồi". Tôi vuốt lại hai con mắt người vừa nhắm. Thôi thế bà ấy đi rồi, cô ấy đi rồi.
Những người con dâu, con gái đứng ở chân giường ôm mặt khóc nức nở. Lũ trẻ con chạy tán loạn ra vườn, tiếng khóc ánh ỏi, léc téc như những con chim sẻ bay vỡ đàn
Mar 23, 2007
Anh còn tỉnh táo mà
Vừa xong bữa nhậu đầu năm với bạn bè, anh chồng ngất ngư đi về nhà. Để vợ không đoán được là mình uống rượu quá mức, anh ta quyết định đi thẳng vào phòng và ngồi đọc sách, hi vọng vợ trông thấy sẽ nghĩ là mình tỉnh táo... Vài phút sau, cô vợ vào và hỏi:
- Anh đang làm gì vậy?
- Đọc sách.
- Đồ điên!
- Vợ anh ta thét lên
- Đóng vali lại và ngủ đi!
1819
Mar 22, 2007
Không mù chữ
Một anh chàng chạy xe vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông giữ lại và một mực bắt anh ta viết bản kiểm điểm.
- Báo cáo anh, em không biết chữ.
- Ai cũng viết được hết, tội của anh nặng đấy! Chàng nọ loay hoay một lúc rồi quyết định nộp một tờ giấy trắng kẹp 20 nghìn đồng. Anh cảnh sát hồ hởi:
- Thế mà bảo không biết chữ. Viết thế này là được gần một nửa rồi đấy!
2395
Vợ khéo thế!
Anh chồng đi làm về, thấy vợ có vẻ lo lắng bèn hỏi:
- Em gặp chuyện gì buồn phiền à?
- Em buồn lắm, bởi vì lúc là quần áo, em sơ ý đã làm thủng một lỗ trên chiếc quần mới của anh.
- Đừng nghĩ ngợi nhiều em yêu! Chẳng lẽ em không nhớ anh còn một chiếc quần mới giống hệt chiếc ấy sao?
- Tất nhiên là em nhớ chứ. Thế nên mới có cái để vá vào chiếc quần thủng này chứ.
1348
Mar 21, 2007
Lá Xuân Chiều
Chiều rất nhạt, dáng riêng em rất đậm
Anh đứng nhìn quên lặng lẽ chiều phai
Có những chiếc lá vàng rơi thật vội
Chờ xuân về đỏng đảnh gọi sương mai
Em chậm rãi đi trong chiều thong thả
Ngày cuối năm mưa lất phất mùa xuân
Chiếc lá rụng sau lưng người quét lá
Em nhặt thầm tìm chút biếc cây xanh!
Em nhặt tìm hun hút gió heo may
Hoa vạn thọ rực vàng sân Thánh Thất
Con cu cườm gọi tết vọng bên sông
Hoa sứ nở trắng hiên chiều sắp tắt
Lá xuân thì lạnh phớt giọng sương non
Em lãng đãng hay là anh lẩm cẩm
Hỏi thăm đường tìm địa chỉ mùa hoa
Quên chiếc lá xuân chiều xanh sắc ẩm .
Mar 20, 2007
Heo đi cày
Nhà tui không nuôi bò, chỉ có một bầy heo với một bầy trâu. Đứng trong nhà dòm ra thì chuồng trâu ở phía tay trái, chuồng heo ở phía tay mặt. Ở xứ này, mùa mưa là muỗi kêu như sáo thổi, trâu hay heo gì cũng phải giăng mùng cho nó ngủ.
Đầu canh năm, bà nhà kêu tui thức dậy, mở chuồng lùa trâu ra ruộng cày. Tui chỉ để ý một điều là lúc ngủ phải quay đầu vô vách để khi giật mình đứng lên, đi ngay ra mở chuồng trâu phía tay trái, rồi lùa đi.
Giống trâu ở nhà tui là giống trâu "phồn" rất to con và mạnh: vai ngang, bụng eo thắt, mông to... Hôm đó, hừng đông, tui lùa hai con trâu "phồn" ra ruộng, gách ách cày. Nhưng không hiểu sao hai con trâu hôm ấy chúng lại cày hăng quá, bước đi ào ào nhanh vô cùng. Khoảnh đất một mẫu tây, cặp trâu đã cày khoảng được gần một nửa thì mặt trời ló mọc. Cặp trâu bắt đầu đi chậm lại, tui cứ cầm cày, mặt ngó xuống đường cày, miệng la: "Ví! Thá!...", tay thì quất roi tới tới. Nhưng lạ đời, chẳng những hai con trâu không chịu nghe "ví, thá" gì mà miệng cứ thở hồng hộc, bước đi lệch bệch...
Cày thêm một lúc nữa, hai con nằm ì ra. Tui nổi giận đánh mỗi con một roi thật mạnh. Nó la một tiếc "éc". Đến chừng nhìn kỹ lại tui mới bật ngửa ra... Hồi khuya, vì vợ tui sửa lại cái chõng ngủ ngược đầu, trước khi đi ngủ tui quên để ý. Đến chừng nghe bả kêu, ba sờ ba sết bật dậy, tui cứ đi ngay ra mà mở chuồng phía tay trái như hằng bữa. Ai ngờ mở lộn nhằm chuồng heo.
Tôi, Em Và Mưa
Cho đến bây giờ, tôi vẫn thường đến thăm em vào mùa mưa. Người thiếu nữ năm nào đã trở thành cô giáo.
Thường thì tôi ngồi im lìm, nhâm nhi tách trà dành cho khách, lâu lâu liếc nhìn. Em ngồi đối diện tôi qua chiếc bàn có chiều rộng quá khổ. Người thợ mộc vô danh nào đó đã cố tình tạo 1 khoảng cách giữa em và tôi trong chiều mưa này. Thấy đó mà xa xôi, nhạt nhòa như những cơn mưa của tôi thời thanh niên, như những cơn mưa của em thời thiếu nữ...
Lại bâng khuâng nhớ câu thơ:
"Thuở làm thơ yêu em
Trời mưa chưa ướt áo..."
Tôi xin cám ơn nhà thơ đã vì tôi mà viết một câu tâm đắc. Quả tình, những cơn mưa bay ngang thời 20 tuổi, chưa thể làm ướt áo, cho dù là mưa duyên mùa hạ hay mưa dầm mùa đông. Bởi lẽ, thành phố của em có quá nhiều mái hiên người! Cho nên mưa chỉ là cái cớ để 2 người giả bộ co ro đứng gần nhau. Làm sao ướt áo? Và làm sao những bài thơ viết trong đêm tàn, nghiêm vần chỉnh điệu cho được? Ôi, những bài thơ nhòe nhoẹt mưa bay, lời-ý vụng về mà tôi cố tình bỏ quên trong tập sách, năn nỉ em cho mượn, chẳng đọc bao giờ. Mượn cho có lý do đem trả.
Và cũng từ những cơn mưa ân huệ đất trời ban phát... hình như chúng ta yêu nhau. Trong sạch như nước mưa, nồng nàn như đêm tối... Để rồi những mùa mưa phiêu bạt, hình như ta xa nhau, xa nhau cho tới khi tôi thảng thốt biết mình đã mất em vĩnh viễn.
Em đã không đợi chờ mưa, đợi chờ tôi !?
Cõi trần gian này có quá nhiều mái hiên trú mưa, nhưng bây giờ tôi biết tìm đâu ra mái hiên ngày trước để được gần em đôi phút. Sự đời xoay vần, những ngôi nhà đã thay ngôi đổi chủ, tôi trách gì em đã quên mái hiên xưa? Quên những cơn mưa thời trẻ tuổi ?
* *
Chiều nay, cơn mưa đầu mùa hạ lại xui tôi đến tìm em. Nhưng chỉ để hoài niệm về 1 hình bóng cũ, tôi tự làm 1 cuộc phân ưu cho mối tình đầu của mình, có mưa làm nhân chứng, có em ngồi kia, khuôn mặt đàn bà đẹp, phảng phất 1 dung nhan quá khứ...
* *
Tôi xin mượn những cơn mưa đã rơi trên đời tôi, trong suốt quá trình rong ruổi, làm quà tặng cho em, thay thế những bông hồng mà thủa đó tôi chưa đủ lich lãm gởi em.
Cám ơn mưa, cám ơn em và cám ơn người làm thơ. Để khi tiễn biệt nhau về, tôi vẫn thầm đọc:
"Thuở làm thơ yêu em
Trời mưa chưa ướt áo..."717
Mar 18, 2007
Người Đàn Bà Trong Tranh
Người Đàn Bà Trong Tranh
Học kỳ 1 sắp sửa kết thúc, hệ mỹ thuật trường này tổ chức triển lãm tranh của sinh viên. Là người phụ trách thư viện của nhà trường, tôi có biết việc ấy, nhưng thú thật không quan tâm mấy, vả lại, tôi cũng đang bận túi bụi. Triển lãm khai trương được hai ngày thì cô nhân viên thư viện đến nắm tay lôi tôi đi xem cho được.
Cô ấy là người mới tới nhận việc, từ chối không tiện, tôi đành đi xem với tâm trạng không mấy hứng thú. Vì sinh viên mỹ thuật trường này khá đông nên tranh của họ với kích cỡ, màu sắc khác nhau bày la liệt trên một khuôn viên khá rộng. Xem được một lúc, tôi đâm rối mắt, muốn bỏ ra về. Nhưng, thật bất ngờ, giữa lúc tôi đang tính con bài chuồn ấy thì có một bức tranh đang treo vừa đúng tầm nhìn của mình đã níu giữ đôi chân tôi lại. Nổi rõ trong khuôn tranh lớn là tấm lưng thon thả và mái tóc đen dài của một người đ
àn bà, dưới nền trời đã vào mùa đông, với những tảng mây sà tháp, xám xịt, và giữa thảo nguyên bao la, những ngọn cỏ mong manh, úa vàng đang bơi trong gió!
Chỉ tay lên bức tranh, cô nhân viên thư viện reo lên, bảo rằng người đàn bà ấy rất giống tôi. Tôi làm bộ lắc đầu: "Không giống đâu!", nhưng thú thật trái tim tôi lại mách bảo: Người ấy sao giống mình đến thế! Giống ngoại hình và giống cả nội tâm! Tôi tiến sát bức tranh, nhận ra ngay tên tác giả của nó: Ngũ Thạch!
Sau đó mấy ngày, vào một buổi sáng, thư viện vừa mở cửa thì sinh viên ùa vào mượn sách rất đông. Theo quy định, để bảo đảm công bằng, ai đến trước, xếp thẻ trước. Tới lượt cầm lên tay tấm thẻ ghi tên Ngũ Thạch, sinh viên hệ mỹ thuật, tôi chợt giật mình, ngồi lặng một lúc. Tôi ngẩng đầu lên, vừa kêu tên, thì cậu ấy đã tiến đến đứng sát bên bàn thủ thư, nhìn tôi, khẽ gật đầu. Đó là một chàng trai độ 23 - 24 tuổi, có thân hình cân đối và gương mặt trắng trẻo, dễ nhìn, nhất là có đôi mắt đen, rất sáng.
- Cậu tên Ngũ Thạch?
- Vâng!
Trả lời xong, cậu nhìn tôi với ánh mắt rất thẳng và rất sâu. Là một phụ nữ gần 30 tuổi đầu, đã một lần kết hôn, rồi đổ vỡ, nhưng tôi cảm thấy bối rối thật sự khi bắt gặp ánh mắt ấy của chàng trai trẻ.
- Tôi đã thấy tranh của cậu tại triển lãm!
- Thế à? - Cậu tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi không giấu được niềm vui, cậu reo lên
- Chị thấy đẹp không?
- Đẹp!
- Thích không?
- Thích!
- Thế thì... tôi sẽ tặng chị! Nhất định tôi sẽ tặng chị bức tranh ấy!
Không đợi tôi có ý kiến gì, cậu bỏ đi rất nhanh, mặc cho tấm thẻ mượn sách của cậu còn nằm nguyên trong tay tôi. Nhìn bóng cậu sắp khuất sau dãy tủ thư viện, lòng tôi thoáng gợn chút bâng khuâng...
Qua chuyện trò qua lại giữa các nữ sinh viên đến đọc sách ở thư viện, tôi biết tên Ngũ Thạch được các cô nhắc nhiều lần, nhất là sau khi bức tranh đầy ấn tượng của cậu xuất hiện ở triển lãm. Ngũ Thạch hứa sẽ tặng tôi bức tranh ấy, nhưng do nghĩ rằng đó chẳng qua là sự bồng bột, cao hứng nhất thời của tuổi trẻ, tôi không tin, rồi chẳng để ý tới nữa.
Một hôm, đúng phiên trực, tôi là người ra về cuối cùng. Khi tới đầu cầu thang, tôi thấy một thanh niên đang ngồi ở nấc thang cuối cùng, quay lưng lại phía tôi. Nghe tiếng động, người thanh niên quay mặt lại rất nhanh, và tôi nhận ra ngay Ngũ Thạch.
- Sao cậu chưa về?
- Tôi chờ chị!
- Chờ tôi?
- Tôi kinh ngạc la lên
- Lâu không?
- Lâu!
- Có việc gì vậy?
- Đem tặng chị bức tranh, như đã hứa!
Nói xong, cậu đưa tay chỉ bức tranh được bọc giấy cẩn thận, đặt sát chân tường. Rồi, không đợi tôi có ý kiến gì, cậu đi tới xách nó lên, giục tôi:
- Nào, ta đi thôi chị!
Nhiệt tình của chàng trai khiến tôi thực sự lo lắng. Tôi vẫn đứng yên ở chân cầu thang, nhìn cậu với ánh mắt phân vân:
- Tôi hỏi thật và cậu phải trả lời thật với tôi nhé!
- Được, chị cứ hỏi tự nhiên.
- Tại sao cậu đem bức tranh này tặng tôi? Nó là một họa phẩm có giá trị, cậu phải giữ nó chứ?
- Không phải chị đã nói, chị rất thích đó sao?
- Phải, tôi rất thích, nhưng không phải vì thế mà tôi nhận nó!
Vậy thì vì lẽ gì?
- Cậu hỏi, rồi nhìn bâng quơ ra sân trường, vẻ mặt thoáng buồn. Tôi lên tiếng:
- Vì tôi với cậu đâu phải là... Phải chăng cậu có thói quen tặng tranh của mình một cách thoải mái, bất kể người đó là ai?
- Không phải vậy đâu! - giọng cậu trở nên rắn rỏi
- Tôi không hề có thói quen đó!
Tôi càng sốt ruột:
- Vậy tôi phải hiểu như thế nào đây? Cậu nói thật đi chứ!
Chàng trai đưa tay vỗ nhẹ lên mặt sau bức tranh, rồi nhìn tôi với ánh mắt rất thẳng, rất sâu:
- Bộ chị không nhận ra người đàn bà trong bức tranh này chính là chị đó sao?
Nói xong, cậu xách bức tranh băm bổ đi ra cổng trường. Tôi lẽo đẽo theo sau cậu mà ruột gan rối bời. Rõ ràng, tôi có thiện cảm với chàng trai này, nhưng hình thù của mối thiện cảm này là gì và như thế nào, tôi chưa xác định được. Tôi cũng rất ít tiếp xúc với trí thức trẻ như cậu, nên không thể nào đoán biết được cậu ta đang nghĩ gì, muốn gì đối với mình. Nói như vậy cũng chưa ổn. Nếu cậu ta cùng trang lứa với tôi, tôi có thể đoán ra một cách dễ dàng. Đằng này, tôi lớn hơn chàng trai tới 6 - 7 tuổi, gần n%E
174
Mar 17, 2007
Trong Mưa
Đón em vê` gå.p cơn mưa
Gió nghiêng vành nón nước lùa tóc xanh
Trách giọt mưa nỡ vô tình
Rơi vào giữa lúc chúng mình đón nhau
Mưa chiê`u chå?ng tránh vào đâu
Cơn mưa xô'i xả biê't bao giò+ ngù+ng
Ưó+t thì ta đã ưó+t chung
Bưó+c cao bưó+c thâ'p ta cùng nhau qua
Mưa chi mưa trå'ng bãi bò+
Hàng cây đang thå'm bô~ng lò+ mò+ xanh
Mưa rơi rơi khå'p chung quanh
Nghe xào xạc lá vå.n cành mà mưa
Nưó+c trôi chiê'c lá vâ.t vò+
Ưó+c gì mưa cũng biê't chù+a em ra
Mong trò+i gió tạnh mưa qua
Đê? tóc em lại bay xòa sang tôi
Nê'u còn mưa nữa mưa ơi
Có bao nhiêu giọt tìm tôi mà vàọ
1526
Mar 14, 2007
ánh sáng
- Phở có nóng không bác?
- Nóng.
- Vậy bác bán cho tôi ba xu.
Cậu bé đặt sáu đồng trinh lên mặt gánh, lặng yên đứng nhìn người bán phở nhấc môi bánh nóng hôi hôi đặt vào bát. Hơi nóng trong nồi nước dùng bay tỏa ra từng đám trắng, gió chiều thổi tạt về đầu phố.
Bằng đứng phía cuối gió, đương thẫn thờ cúi xuống nhìn cỏ, bỗng giật mình ngước mắt lên. Vô tình ngọn gió đã đột ngột đem theo mùi thơm ngào ngạt làm giác quan chàng rung động. Bằng quen tay thò vào túi, và sực nhớ rằng đồng hào cuối cùng chàng đã tiêu hết từ chiều hôm trước, cả gia tài chỉ còn một đồng trinh.
Lại một làn gió thơm đưa tới, nhẹ nhàng vờn mớ tóc rối của Bằng. Như đột nhiên nghĩ đến một việc cần, Bằng hấp tấp rảo bước đi thật nhanh. Qua gánh phở, chàng ngoảnh mặt chăm chú nhìn một bông hồng lách qua giậu sắt, rung rinh trước gió, hình như không nghe thấy tiếng hàng phở chào:
- Mời thầy mua cho một bát.
Thực thì Bằng vẫn nghe rõ lắm. Nhưng chàng không muốn lên tiếng từ chối trong khi lòng chàng rạo rực nôn nao. Chàng đói. Chàng đói lắm: từ sáng đến giờ, chưa có một hột cơm nào trong bụng, mà cứ thế lang thang hết phố này sang phố khác.
Bằng lang thang đi tìm việc làm. Đã hai tháng nay, từ hôm Sở dầu thải hơn sáu chục người làm công, không có ngày nào là Bằng không đi như vậy. Chàng chỉ biết có một nghề đánh máy chữ và tính sổ, mặc dầu cha mẹ chàng xưa kia chuyên nghề làm ruộng. Đáng lẽ như người khác, Bằng bây giờ đã vác cày ra đồng, khó nhọc kiếm lấy miếng ăn dưới ánh nắng thiêu, trong những ruộng lầy. Nhưng thuở nhỏ chàng chăm chỉ và thông minh hơn trẻ khác, nên cha mẹ chàng cố nuôi chàng ăn học, có mấy sào ruộng bán dần đi hết. Bằng vì thế trở nên một thầy ký. Công việc có nhẹ nhàng nhưng cảnh người làm công, cảnh bức bách. Có điều mỗi lúc về quê, họ hàng đối với chàng đều có vẻ trọng vọng tôn kính. Còn chàng chắc cũng an phận, nếu kinh tế không khủng hoảng. Nhưng đã gần một năm nay, sở nào cũng nghe thấy nói đến việc thải người làm. Trong Sở dầu, anh em thường thì thầm bàn đến một cách sợ sệt. Duy ai nấy cũng thầm tưởng, thầm mong rằng có thải cũng không đến mình. Bỗng một hôm, đương lúc mọi người cặm cụi làm việc, người loong toong chạy vào:
- Mời các ông lên quan Đốc gọi.
Trong phòng giấy rộng rãi, sang trọng, ông Đốc đứng nghiêm trang trong bộ áo là nếp thẳng thắn. Ông cám ơn mọi người đã làm hết phận sự, rồi ông tỏ nỗi lòng ông băn khoăn, khổ sở mấy hôm vừa qua:
- Các ông ạ, sự khủng hoảng bắt buộc chúng tôi phải rời các ông, tôi lấy làm tiếc vô hạn. Tôi mong sẽ có ngày kia, kinh tế vững chãi và các ông sẽ lại về làm ở đây.
Nói xong, ông Đốc xem vừa ý lắm, thắt lại cái cà vạt, vuốt lại mái tóc mượt, vẻ mặt sung sướng khoan khoái, ông bước lên xe ô tô hòm giục tài xế đưa đến một khách sạn sang để dự bữa tiệc chiều.
Trong khi ấy, các ông Ký bị thải ngơ ngác nhìn nhau, rồi buồn bã người nào trở về nhà nấy với mâm cơm cà và rau muống luộc.
Ngày theo ngày, những ngày dài dằng dặc, những ngày ngồi rỗi với một tâm hồn chán nản, với cuộc tương lai mập mờ bất trắc. Mâm cơm cà và rau muống dần dần cũng không có nữa. Bằng đã tới cái cảnh ngao ngán ấy. Về quê làm nghề nông thì không còn một thửa ruộng - Bằng cũng tự biết không đủ sức cầy sâu, cuốc bẫm - và làm thợ thì không biết nghề gì, Bằng chỉ còn mong tìm được một chân bàn giấy. Chàng tiêu dần hết cả tiền dành dụm, mà không có chút hy vọng nào.
Ngày hôm nay, chàng không còn một đồng xu dính túi. Đã vậy, chủ nhà, bà Cai Đá, lại nhất định đòi tiền thuê nhà, và sau một hồi thuyết lý mỉa mai, bà ta hẹn lại cho Bằng đến sáng mai phải trả, nếu không thì đứng trách.
- Đừng trách!
Bằng nhếch mép cười một cách chua chát, tâm trí đầy rẫy nỗi uất ức, tức giận. Chàng ngẫm nghĩ:
- Dốt nát ngu xuẩn như mụ Cai Đá thì chỉ việc ngồi duỗi mà sống một cách sung sướng đầy đủ, còn mình muốn làm vất vả cả ngày để nuôi thân mà cũng không được. Ông trời bất công thực.
Bằng ngửa mặt nhìn lên không trung. Trời chiều trong xanh như ngọc thạch. Mấy đám mây hồng nhẹ nhàng trôi. Bằng cảm thấy rõ sự vô lý của lòng oán hận một cảnh vật vô tình, thản nhiên...
Bỗng chàng giật mình. Một tiếng còi gắt gỏng, một câu nói bẳn và một cái xe ô tô vụt qua trước mặt chàng. Chỉ chậm một giây nữa thì Bằng bị ô tô cán phải. Thì ra chàng bước xuống đường nhựa lúc nào không biết.
Sợ hãi, Bằng lùi lên bờ hè, mới hay mình ở trước vườn hoa nha Đốc lý. Mệt nhọc, chàng ném mình xuống một cái ghế dài gần đấy, ôn lại cái nạn vừa xảy ra:
- Thật là chết hụt!
Ngẫm nghĩ, chàng tắc lưỡi:
- Chà! Chết mà lại hay... Sống khổ sở thế này thì cũng chẳng nên sống làm gì.
Thở dài, chàng xua đuổi ý nghĩ chán nản nhìn ra chung quanh. Trời đã nhá nhem tối, những bông cúc trắng rung rinh trong ánh sáng mờ mờ khiến Bằng nhớ đến cảnh xa hoa của tết năm nào.
Có tiếng nói sẽ như đáp lại ý nghĩ của Bằng:
- Lạy thầy dón tay làm phúc.
Trông người ăn mày hốc hác, rách rưới, đứng chĩa tay trước mặt,
Bằng nở một nụ cười buồn tênh, lắc đầu ra hiệu rằng mình không có tiền. Người ăn mày vẫn nhẫn nhục đứng lải nhải xin. Bằng đứng dậy móc túi lấy đồng trinh còn lại ném cho, rồi vừa đi vừa nói một mình.
- Thế là hết.
Chàng lần theo những phố đông đúc, trong lòng thấy vui vui vì đã cứu một người nghèo khó hơn mình. Thấy đói và mệt, chàng dừng lại nhìn một cửa hàng bán vàng bạc, tò mò ngắm nghía những chiếc nhẫn dát kim cương lóng lánh bên cạnh mấy đôi xuyến huyền nạm vàng.
- Nếu ta có một chiếc xuyến kia nhỉ?
Bỗng một ý nghĩ bất chính nẩy ra trong trí Bằng. Như muốn tránh sự cám dỗ, chàng ngoảnh nhìn sang một cửa hàng ở dãy bên kia phố. Trong khung kính, mấy miếng xúc xích đương lơ lửng trên vài chiếc bánh tây ngon lành, và những chiếc bánh sữa đương phơi màu vàng ngọt dưới ánh điện sáng trưng. Bằng rùng mình, tưởng tượng ra một bữa tiệc long trọng, những chiếc bánh đặt trong giỏ mây bên cạnh những cốc pha lê trắng muốt, những đĩa thịt thơm tho. Bằng rùng mình, vì ý nghĩ chiếm đoạt tiền của người khác đã hình thành trong óc chàng và xui giục chàng thò tay vào lấy trộm chiếc xuyến.
- Họ có mất chiếc xuyến cũng không sao, mà ta lại được một bữa cơm ngon.
Bằng thò đầu vào cửa hàng bỏ vắng, bỗng chàng nhìn thấy bóng trong gương, mặt mày len lét, bơ phờ. Chàng kêu rú lên một tiếng rồi cắm cổ chạy như tội nhân đi trốn.
Về đến nhà, Bằng mới hoàn hồn, chàng nằm vật xuống phản, thở hồng hộc%2
C như vừa mới thoát khỏi một cái nạn to: thiếu chút nữa, chàng đã thành một thắng ăn cắp. Nhưng nghĩ đến cách sống ngày mai, Bằng càng bối rối. Biết làm gì mà nuôi được thân bây giờ, ngoài việc bất chính? Hay là đi hành khất? Bằng nhớ lại người ăn mày ở vườn hoa Đốc lý, nhớ lại cái nạn ô tô suýt nữa xảy ra. Chàng than thở:
- Nó chẳng đè chết đi cho rảnh chuyện.
Một tư tưởng vụt ra trong trí, khiến chàng thẫn thờ lẩm nhẩm:
- Âu là...
Rồi Bằng ôm mặt nức nở khóc.
*
* *
Mặt trời đã lên cao. ánh nắng êm đềm xiên qua cửa sổ. Bà Cai Đá trỗi dậy, với lấy ống nhổ, gọi con sen:
- Đỏ, mày chạy xuống đòi thầy Bằng tiền nhà đi.
Rồi bà lẩm bẩm:
- Lần này mà không trả thì bà bảo cho. Đã hai tháng của người ta rồi, mà cứ chây ra, người đâu mà trơ đến thế!
Con sen vừa mới bước xuống cầu thang, bà Cai Đá khoác vội cái áo dài, chạy liền theo, nét mặt hầm hầm.
Đến cửa phòng Bằng ở, bỗng bà đứng dừng lại, ngạc nhiên. Bà trông thấy Bằng ngồi trên thành cửa sổ tay gõ dịp xuống tường, miệng hát nghêu ngao...
- Thế nào, thầy trả tiền nhà tôi đi chứ?
Như không nghe thấy câu hỏi của bà Cai, Bằng cúi hẳn người ra ngoài, nhìn chòm lá long não phấp phới rung rinh trước gió, tươi cười như một cô con gái nhí nhảnh. Bằng không hiểu sao mình vẫn còn sống mà ra đây nhìn ánh sáng và chàng lấy làm lạ rằng sao lúc nãy chàng lại cảm thấy một cách đằm thắm hơn mọi khi, cái vui, cái đẹp của đời.
140
Có Những Niềm Đau
Phần 1 :
Hắn đứng trườc ngôi biệt thự trên đường Trần Cao Vân, qua cánh cổng sắt nhìn vào trong hắn thấy căn nhà đẹp quá, nhưng cây kiểng được cắt tỉa tỉ mỉ, những chậu hoa đang khoe sắc, dưới cái nắng chói chang của thành phố nhưng nhìn vào trong hắn cảm thấy thật mát mẻ - Hắn đang lữơng lự không biết có nên bấm chuông gọi cửa hay là bỏ đi, bỗng có tiếng hỏi sau lưng :
- Cậu tìm ai đó ???
Hắn giật mình quay lại, một người đàn bà mặc quần đen áo bà ba tay xách chiếc giỏ đầy thức ăn đang đứng sau lưng hắn; Hắn vội lên tiếng :
- Thưa Dì! cháu đọc báo thấy ở đây cần người dạy kèm nên cháu đến xin việc
- Vậy cậu đợi chút nhen; Nói xong bà ta mở cổng bước vào rồi đóng cổng lại.
Hắn đứng đó nhìn quanh quẩn và trong lòng lo lắng không biết có được nhận hay không vì dạo này hắn túng quẩn quá, người anh tinh thần thường giúp đỡ hắn thì đang bị bịnh mà hắn thì không muôan làm phiền anh ấy cộng thêm sắp sửa đầu tháng đủ mọi thứ đều phải chi dùng, đang miên mam suy nghĩ thì tiếng người đàn bà lúc nãy vang lên :
- Mởi cậu vô đây
Nói xong bà mở hé cổng sắt cho hắn bước vào xong đóng cổng lại và đi trước, hắn bước theo sau và lễ phép hỏi :
- Thưa Dì! ở đây cần dạy kèm mấy người ạ
- À, nhà này có hai cô, cô hai đang học lớp 10, còn cô ba lớp tám, tui cũng không biết nữa, chút xíu cậu gặp bà chủ mà hỏi; giọng bà rất nhà quê nhưng trong giọng nói thật là hiền từ khiến hắn cũng bớt lo lắng
- Cậu ngồi đây đợi nghen, tui vô thưa bà chủ hay
Hắn " dạ" nhỏ rồi ngồi nép xuống chiếc ghế gần đó và đưa mắt nhìn quanh phòng khách thật là tráng lệ với đầy đủ tiện nghi của một gia đình giàu sang; chợt hắn nghe tiếng tằng hắng ở phiá cửa hông, hắn vội vàng đứng dậy và nhìn về hướng đó, hắn thấy một thiếu phụ mập mạp, da dẻ trắng hồng mặc bộ đồ xoa màu xanh thẳm đang bước ra, hắn vội cúi đầu chào :
- Thưa bà! cháu đến xin dạy kèm
Người đàn bà chưa thèm trả lời, bà từ từ đi đến và ngồi xuống chiếc ghế xa lông đối diện hắn và khẽ gật đầu ra hiệu cho hắn ngồi xuống, hắn khép nép ngồi xuống chiếc ghế lúc nãy, người đàn bà cũng chưa thèm lên tiếng chỉ chăm chú nhìn hắn như để nhận đánh giá một điều gì, trong ngôi nhà thật là yên lặng, hắn ngồi đó với những lo âu trong lòng vì không biết có được nhận hay không hay cũng như các chỗ khác khi hắn đến đều bị từ chối; Một lúc lâu sau bà ta mới lên tiếng :
- nhà cậu ở đâu ?
- Thưa bà! nhà cháu bên Phú Nhuận, hắn lễ phép trả lời
- Cậu học tới lớp mấy ???
- Thưa bà, cháu năm nay học lớp 12; Trả lời xong câu đó hắn chợt nhìn thấy ánh mắt bà ta lộ vẻ thất vọng nhưng chỉ trong thoáng chốc bà ấy hỏi lại hắn :
- Cậu mới lớp 12 thì làm sao dạy kèm nổi ???
Lòng tự ái của hắn nổi lên, lúc đó hắn quên hết tất cả những gì thiếu thốn đang chờ trước mắt hắn và hắn bình tĩnh trả lời :
- Thưa bà, cháu xin lỗi bà cho cháu được nói, vừa nói hắn vừa nhìn thẳng vào mặt ngưởi đàn bà, nhìn thấy ánh mắt hắn bà ta có vẻ bối rối và giọng dịu xuống :
- Được cậu cứ nói
- Thưa bà, theo cháu nghĩ, cháu hiện đang học lớp 12, những lớp nhỏ hơn cháu mới vừa học qua cho nên những môn học cháu đều cón nhớ, cháu có thể kèm các lớp nhỏ hơn cháu được, xin lỗi bà, cháu không dám quơ đũa cả nắm nhưng những người đang học Đại học hoặc tốt nghiệp Đại học rồi có khi họ không còn nhớ đến các môn học của các lớp nhỏ đâu trừ các Gíáo sư dạy chuyên nghiệp, cho nên cháu có thể khẳng định với bà là cháu có thể dạy kèm được - Hắn nói bằng giọng nói đầy tự tin.
Sau một lúc suy nghĩ, bà ta gật đầu và nói :
- Cậu nói vậy tôi nghe cũng có lý, như vậy đi, được rồi, tôi nhận cậu đến dạy kèm cho hai đứa con tôi, một đứa đang học lớp 10 một đứa lớp 8, vậy bắt đầu thứ hai tuần sau cậu đến dạy kèm cho tụi nó; Tui quyết định như vầy, cậu dạy tuần ba buổi thứ hai, tư, sáu, từ 6 giờ tới 8 giờ, lương tháng tôi trả đổ đồng hai đứa là 10.000 đồng một tháng, vậy cậu thấy sao; chưa dứt lời bà lại lên tiếng tiếp :
- Á mà tui nóí để cậu rõ nghen là dạy phải đúng giờ và không có được nghỉ ngang xương đó, nếu cậu đồng ý thì thứ hai tuấn sau bắt đầu
Lòng hắn bây giờ vừa mừng vừa lo, mừng vì hắn đã kiếm được chỗ làm nhưng hắn lo là một tháng chỉ có 10.000 đồng bạc làm sao đủ chi phí; tuy nhiên trong lòng hắn tự nhủ " thôi rán chịu" còn những ngày còn lại hắn sẽ cố gắng tìm thêm công việc khác nên hắn vội trả lời :
- Thưa bà, cháu xin nghe lời bà
- Như vậy được rồi; rồi bà lên giọng :
- Dì Hai đâu? ra mở cổng cho cẩu về
Hắn vội đứng lên
- Thưa bà cháu về
Rồi lững thững bước ra đường
Phần 2 :
Trong căn nhà nhỏ bên hông chợ Phú Nhuận, khi tên đàn em đưa hắn vào thì cuộc họp cũng vừa chấm dứt, ngồi quanh bên giường là 5 tên đàn em thân tín. Đại ca là một thanh niên khoảng 28 tuổi, tướng cao lớn, mặc dù còn đang bịnh nhưng nhìn phong độ anh rất đẹp trai, anh đang nằm trên giường và với giọng nói thật trầm ấm :
- Như vậy là xong, các chú còn thắc mắc gì không ???
- Thưa không Đại ca; cả năm cái miệng cùng lên tiếng
- OK, tốt, các chú cứ thế mà làm; giọng anh ra lệnh một cách dứt khoát và ngước nhìn hắn, anh đưa tay lên vẫy
- chú lại đây, sao đến trễ vậy ???
- Thưa Đại ca; hắn vội lên tiếng nhưng chưa dứt lời đã bị anh ngắt lời :
- Anh đã nói với chú bao nhiêu lần, anh là Đại ca tụi nó chứ không phải là chú, chú cứ gọi anh là anh, chú có hiểu không ?
- Thưa anh em hiểu !!!
- chú ngồi xuống đây
- Vâng, thưa anh; vừa trả lời hắn vửa ngồi xuống bên cạnh người thanh niên
Giọng anh vẫn đầm ấm :
- Dạo này chú ra sao? có cố gắng học hành không ?
- Thưa anh có ạ!
- Hôm nay chú có bận gì không ?
- Thưa anh không ạ!
- chú ở lại đây với anh nhé? và anh quay qua hỏi
- còn các chú xong rồi biến đi chứ ???
Năm thanh niên vội vàng trả lời :
- Dạ Dại ca; và lục tục kéo nhau ra cửa nhưng anh đã nói với theo :
- À Dũng nè !!!
- Thưa Đại ca, người thanh niên tên Dũng vội vàng quay lại đền bên giường
- Đại ca còn điều gì căn dặn ???
- chú cho đứa nào mang đến đấy một két bia và đồ ăn nhé
- Dạ Đại ca, Dũng trả lời và bước ra cửa
Bây giờ trong ngôi nhà chỉ còn anh và hắn, giọng anh vẫn hiền từ :
- chú có giận anh kh114
Lối Rẽ Khiêm Nhường
Lối Rẽ Khiêm Nhường
Có rất nhiều lối rẽ trên đường đời, mà con người, khi đã đi đủ dài để ngoái lại, có thể không sao nhớ hết.
Tết năm ấy trời rét đậm. Thằng Trình rủ tôi ra sông xem cá đớp mồi. Trường cấp hai của chúng tôi nằm trên bãi bồi của con sông Bùi. Cứ đến vụ rét là sông Bùi bé tí lại. Lũ trẻ con chạy qua chạy lại trên bãi sông hò hét mà người lớn cấm có để ý. Đôi ba năm lại có đứa sảy chân vào chỗ cát xoáy dưới lòng nước mà chết. Người lớn bảo nó đến số.
Tôi mặc chiếc áo len màu đen, mẹ tôi chắp nối từ các loại len vụn rồi nối lại, rồi đem nhuộm đen. Mẹ ngồi đan trước Tết hai tháng là xong, Mùng một Tết, tôi có áo mới để diện. Tôi mặc đi ra sông theo thằng Trình. Nó nhìn tôi rồi nhìn xuống sông, nói câu bâng quơ:
- Con gái chưa lớn đã thích màu đen.
Thằng Trình mặc áo đại cán màu xanh công nhân của bố mới thải cho, chiếc quần tây cũng màu xanh công nhân. Nom nó giống người ở Công ty gang-thép. Nhưng nhà nó lại buôn gạo. Cả trường tôi, từ thầy cô giáo đến học sinh đều ghét bọn buôn gạo. Đó là giai cấp bóc lột, không thể sánh ngang tầm với nông dân và công nhân nông trường trồng cam của chúng tôi. Trong khi gạo phải phân phối từng cân từng lạng cho mỗi khẩu ăn theo đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước thì gạo nhà thằng Trình luôn được cất giấu trong buồng. Đôi ba lần tôi ngồi ăn cơm nguội cùng nó. Cơm nguội mà vẫn thơm phức. Chỉ cần rưới vài muỗng tương là có thể đánh bay hết một bát sắt. Tôi ghét bọn buôn bán tư thương, nhưng lại thích chơi với thằng Trình. Vì sao tôi không biết.
Nước sông năm ấy cạn lắm. Những chùm gai xấu hổ mọc lan cả xuống mép nước. Cá nhô lên đớp mồi đặc cả khúc sông. Trình đặt lưới xuống, thả thính chờ một lúc rồi vớt lên vô khối. Tôi cũng vớt được vài lưới đầy cá cơm với mấy con trắm cỏ đang lớn. Chúng tôi nổi lửa trên bờ sông nướng cá. Bữa tiệc kéo dài tới tận khi trời sập tối.
Tôi nhìn lên bầu trời, ước:
- Ước gì có một ông Bụt thật để tớ chôn những bộ xương cá này xuống cát.
Thằng Trình cười:
- Con gái hay nhỉ, chỉ thích quần áo đẹp. Không biết con trai cóc cần để ý quần áo.
Tôi cãi:
- Bọn tớ mặc quần áo là để cho mình, không phải để cho con trai nhìn.
Thằng Trình rút cây đàn bầu tự chế nhỏ xíu giắt ở cặp quần ra gảy. Nó gảy bài “Trống cơm” nghe da diết lắm.
“Tình bằng có cái trống cơm khen ai khéo vỗ ấy mới vông nên vông... Một bầy tang tình con xít. Nó mới lội sông, nó mới đi tìm...”.
Khúc “Trống cơm” tự chế kéo lũ trẻ chăn trâu ngồi túm lại xung quanh. Những con trâu thiếu cỏ ngày Tết rống lên gầm gừ. Nhưng rồi tất thảy đều im lặng. Cả lũ trẻ. Cả dòng sông và lũ cá đớp mồi. Cả những ngọn gió rét thi thoảng ập tới thổi bùng ngọn lửa. Chỉ còn tiếng đàn tràn ngập bãi sông.
Lớp thằng Trình mới có thêm một đứa con trai từ trường khác chuyển về, tên là Vũ. Bọn con gái lớp tôi tò mò nhìn. Nom Vũ thật đẹp trai, con trai gì mà da trắng mịn, lại cao dong dỏng, lại mặc cái áo bludông có mũ phía sau, ối đứa nông thôn với cả dân trồng cam ở nông trường chưa được nhìn thấy cái áo có mũ như thế này bao giờ. Lúc tan học, Vũ đứng chắn ở cổng trường hỏi mượn tôi quyển vở sử. Tôi lấy ngay cho nó mượn cảm thấy hãnh diện, lại cũng cảm thấy ngồ ngộ.
Mấy hôm sau Vũ hỏi tôi:
- Tôi muốn kết bạn với Tâm, được không?
Tôi chưa thấy đứa con trai nào trịnh trọng như thế. Tôi vốn đi đâu cũng xếp nhất trường cả Toán và Văn. Vốn con nhà cán bộ cách mạng, đi đâu cũng được ưu tiên. Nhưng tôi không thích con trai trịnh trọng với mình.
Tôi cười:
- Anh biết làm gì?
- Tôi biết hóa trang để đóng những vai Yến Thanh với Lý Sư Sư trong tích Thủy Hử.
Tôi trố mắt ngạc nhiên:
- Tớ không biết mặt mũi họ thế nào cả. Nhưng sắp tới tớ phải đóng vai chị Vân.
Thầy Lợi dạy văn chúng tôi xấu trai lắm. Mắt thầy hơi hiếng, lại lem nhem. Miệng đã méo lại vẩu răng. Nhưng mà lúc giảng văn, chúng tôi như bị thầy bỏ bùa mê. Cả những đứa dốt đặc cán mai cũng ngẩn tò te ra nghe thầy thúc trống khua chiêng, nghe thầy xua mái chèo hay cày cấy bên dòng sông Bùi mênh mang đưa nước về biển. Biển Đông hiền hòa của đất Việt đã chôn vùi bao lũ xâm lăng, những áng văn thơ vi vút trên bầu trời hòa bình. Những khúc quân hành đưa bước chân người anh hùng ra trận...
Lúc tan học, gặp Trình ngoài lối đi tắt sau trường, tôi bảo:
- Tớ chưa bao giờ thấy có bài thơ nào ca ngợi người bán gạo.
Thằng Trình ngạc nhiên nhìn tôi, sau thì đỏ mặt, môi mím chặt. Bấy giờ nó thốc tới túm chặt tóc tôi, túm chặt dần chặt dần. Rồi tay nó nới lỏng:
- Tâm quên bài thơ “Quanh năm buôn bán ở mom sông...” à?
Tôi không quên. Nhưng dẫu sao thì cả nước vẫn đang phải phân phối từng cân gạo. Còn nhà nó lại ăn lãi người khác, lại chẳng phải thiếu gạo bao giờ.
Thầy Lợi chọn tôi đóng vai chị Vân trong vở “Nổi gió”. Chọn thằng Mạnh, to khỏe nhất lớp, đóng vai trung úy Phương. Còn thằng Trình có nét tây tây, được chọn đóng vai đại úy Đuyn-lơ. Thằng Mạnh chúa hay quên, nên cứ tập đi tập lại cái câu:
- Chị Vân, chị Vân, đêm nay em sẽ đưa chị đi...
Tôi buồn cười quá phá lên cười. Thầy Lợi hô:
- Dừng lại! Cười như thế nhé.
Tôi phải cười đi cười lại đoạn chị Vân giả điên cho đến khi thầy Lợi gật đầu. Thằng Trình ngồi gảy đàn bầu phục vụ đội văn nghệ lúc giải lao. Nó cũng đăng ký một tiết mục độc tấu đ
àn bầu vào đ
êm biểu diễn kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản. Vai đại úy Mỹ của nó dễ ợt, chỉ nói vài câu lơ lớ là xong. Nhưng suốt thời gian tập nó không thèm nhìn tôi như trước đây. Đôi mắt nó lảng tránh, là lạ mỗi khi tôi cố nhìn thân thiện.
Đêm biểu diễn. Vũ hát “Tình ca”. Dĩ nhiên chúng tôi phải nhờ vào Vũ hóa trang.
Thầy Lợi đứng ngoài gật gù:
- Con bé này ra dáng lắm. Hợp vai lắm. Nhưng mà đôi mắt buồn thế kia, lớn lên rồi thì khổ.
Tôi cười, tôi thích người ta bảo tôi lớn lên khổ. Tính tôi từ nhỏ đã quái đản thế. Không hiểu sao. Thầy Lợi nói thì tôi lại càng tin. Tôi tin lớn lên dù kiểu gì cũng vẫn khổ. Tôi chuẩn bị cho nỗi khổ ấy với niềm kiêu hãnh như người ta biết chắc mình sẽ bước xuống mồ. Và khiêm nhường bước trên lối đi dành cho mình. Nhưng để đến được lối đi khiêm nhường đó, con người ta phải trả giá, thậm chí cái giá đắt đến khôn lường.
Lúc Vũ hát bài “Tình ca”, tôi quên hẳn “Trống cơm” của Trình. Cô Dung thì thào với mấy thầy cô đứng cạnh:
- Ai duyệt cho hát bài này thế? Ướt át quá. Lớn quá.
Thầy Lợi bênh:
- Bài này vừa tình cảm, vừa hùng tráng. Khuyến khích thanh niên lắm.
Chúng tôi vẫn là trẻ con. Nhưng sắp đủ tuổi vào Đoàn. Thầy Lợi chỉ được vào Đoàn rồi hết. Nghĩa là thầy không được vào Đảng. Thầy lấy vợ là con địa chủ. Nghe nói cô ấy rất đẹp, nhưng vì là con địa chủ nên không ai dám lấy, đành lấy thầy giáo nghèo, lại toét mắt. Chỉ có lũ trẻ con chúng tôi biết thầy tinh tướng lắm. Được làm vợ thầy, coi như cô ấy đã được đi trên lối đi khiêm nhường của cuộc đời. Nhưng ở trường lúc nào người ta cũng xếp thầy vào hàng những người mù mờ ý thức giai cấp...
Tôi không còn mày tao với thằng Trình. Không về nhà Trình ăn cơm nguội rưới tương. Cũng không còn cùng nó ra sông kiếm cá hay ngắm mặt trời lặn. Tôi cảm nhận làn da của mình đang bừng lên dưới nắng mới. Tôi biện hộ cho mình.
Một hôm trong ngăn bàn học của tôi bỗng xuất hiện một lá thư. Tôi hoa mắt khi nhìn những dòng chữ quen thuộc nhảy múa trước mắt: “Tâm ơi, trái tim còn đập, anh còn yêu em”.
Cái Thanh chồm lên giật tờ giấy đáng thương:
- Chết nhé. Thư tình chúng mày ơi...
- Cái gì vậy? Lũ con gái ngốc nghếch ùa tới.
- Thư của thằng nào gửi cho cái Tâm. Cái gì thế này? “Tâm ơi trái tim còn đập, anh còn yêu em”. Eo ôi!
Cái thời chiến tranh bom đạn, chỉ cần nói chữ “yêu” thôi người ta đã không dám, huống chi những đứa trẻ mới mười hai, mười ba như chúng tôi. Một cái nhìn như là sự phạm tội xấu xa. Lòng kiêu hãnh, mong muốn bảo vệ danh dự trỗi lên như thứ ung nhọt thường nhấn sâu con người vào nỗi hoảng sợ. Cha tôi là một sĩ quan cao cấp. Mẹ tôi là bác sĩ được cả vùng yêu quý. Tôi luôn là tấm gương mà mọi người trong vùng thường lấy ra răn dạy con cái vậy mà lại có “thư tình” sao? Mà lại là của ai cơ chứ. Gia đình ấy...
Tôi giằng lấy tờ giấy, chạy vụt lên văn phòng nhà trường, nước mắt chảy ra giàn giụa. Các thầy cô giáo chuyền tay nhau mẩu giấy, cùng nhăn mặt phẫn nộ:
- Ghê gớm quá. Mới tí tuổi đầu. Đứa nào thế nhỉ?
Thầy Lợi đang soạn bài ở góc phòng, nhìn mẩu giấy rồi nhìn gương mặt đầm đìa nước mắt của cô học trò cưng. Nước mắt của tôi hay sự nhu nhược của thầy đã phạm sai lầm?
Chính thầy! Dù bây giờ thầy còn sống hay đã chết, tôi cũng xin dâng thầy lời phán xét duy nhất của tôi trong toàn bộ đoạn đường khiêm nhường để bước xuống mồ của thầy. Dù tôi biết thầy chỉ vì quá yêu quý tôi.
Thầy Lợi ra lệnh thu vở của tất cả con trai khối 7 để dò chữ. Chẳng mấy chốc, kẻ phạm tội đã bị gọi lên gặp thầy hiệu trưởng. Cả trường xôn xao về việc thằng “con buôn” dám tỏ tình nhăng nhít với con gái một sĩ quan đang quên mình ở chiến trường. Vũ đến gần tôi, nhắc khẽ khàng:
- Tâm đừng để bọn con trai đến gần. Chúng nó dễ nhờn lắm.
Tôi nhìn Vũ, thấy ớn lạnh.
Sau đó mấy hôm thì không thấy Trình đi học. Trình bỏ học lặng lẽ như dòng nước sông Bùi chảy về biển. Tôi muốn đến nhà để tìm, nhưng tôi đã lớn để hiểu rằng, mình không còn tư cách để nhìn thẳng vào mắt Trình.
Chiến dịch Hồ Chí Minh mở ra đúng vào lúc chúng tôi đang học kỳ hai lớp mười. Từng đoàn quân mặt trẻ măng lên đường ra trận. Có một đoàn quân đi qua lớp học, cùng chững lại rồi gọi vọng vào lớp:
- Tâm ơi! Trình muốn chào em.
- Tâm ơi!
Lớp học đang im phắc bỗng sôi cả lên, rồi nhào cả ra mấy cửa sổ. Cô giáo dạy sử cũng nhào ra. Chỉ có mình tôi không dám nhúc nhích khỏi chỗ của mình. Cô sử gọi:
- Tâm ơi, ra chào các bạn kìa!
Tôi khẽ vươn người ra cửa sổ. Tôi không nhìn thấy Trình đâu trong đoàn người đang bừng sôi nhiệt huyết. Nhưng tôi nghe rõ tiếng của Trình giữa cái không khí sôi động đó:
- Tâm ơi, Trình đây! Chào Tâm nhé! Học giỏi để sau này thành cô giáo.
Tiếng của Trình chìm trong tiếng nói cười vô tư của đồng đội. Có ai đó dõng dạc:
- Tâm ơi quả đất xoay tròn. Trái tim còn đập anh còn yêu em.
- Các em ơi, ở lại học nhé. Bọn anh đi đây!
- Chúc chiến thắng trở về!...
Tôi không biết về sau Trình có trở về khi chiến tranh kết thúc? Vùng quê có con sông Bùi chỉ là nơi mẹ tôi về công tác mấy năm.
Tôi cũng không biết thầy Lợi sướng khổ ra sao? Có mệt mỏi trên con đường gập ghềnh đời thầy đã chọn?
Vũ theo tôi một thời gian thì mệt, đành bỏ. Tôi vẫn gặp anh hàng tuần trên một trang báo lớn. Nhưng chưa một lần anh đưa tay ra giúp tôi khi tôi gặp trắc trở trong cuộc sống riêng. Chưa lần nào, dù chỉ một đồng xu cầu may.
Bây giờ hễ có ai gảy đàn bài “Trống cơm” là tôi dừng xe lại bằng được để nghe trọn câu cuối cùng.
“... Tình bằng tang tình con xít. Nó mới lội sông. Nó mới đi tìm. Em nhớ thương ai. Duyên nợ khách tang bồng”.
Nhưng tiếng đàn bầu trong thành phố nghe sao lạc lõng. Mà cũng chẳng có ai chơi đ
àn bầu bên sông, dưới bầu trời đ
êm như cái đ
êm mùng một Tết năm ấy.
Bây giờ tôi kể chuyện này cho người con trai tôi yêu. Không phải tôi vương vấn gì người xưa. Mà để anh hiểu, là anh đã dự phần trong một phần ngàn con đường đi tìm lối rẽ khiêm nhường của tôi. Để đừng đánh mất tôi.
Tác Giả: Võ Thị Xuân Hà
Mar 13, 2007
Đứa cứng đầu
- Tôi đi rồi - người phụ nữ nói với người giúp việc mới - đừng quên cho bọn trẻ ngủ lúc 9 giờ.
Khi về nhà, người chủ hỏi người giúp việc xem chị ta cho lũ trẻ ngủ ra sao.
- Rất tốt, thưa bà, tất cả bọn trẻ đều ngủ. Người giúp việc trả lời. - Chỉ trừ thằng lớn nhà chị, cái thằng mặt đỏ hung hung là không chịu nghe lời. Nó cứ chống cự lại tôi thế này này!
- Mặt đỏ hung hung - Bà chủ kêu lên - Trời ơi! Đấy là chồng tôi!
Chút Tình Tháng Tư
Tháng tư trải vàng hoa nắng
Có con bướm trắng đi về
Chập chờn hai tà áo lụa
Dịu dàng sang cả ngày rơi
Tháng tư cây gòn trĩu trái
Thả bông bay trắng con đường
Có người về qua nghiêng nón
Có người lòng những tơ vương
Tháng tư trải dài mộng ước
Vẽ trên trang giấy học trò
Nồng thơm chút tình sông nước
Ơi người có hiểu giùm cho ?821
Mar 12, 2007
Nếu còn chỗ
Một ông khách gọi điện thoại đặt mua một vòng hoa phúng đám tang với hàng chữ như sau: "Hãy yên nghỉ, sẽ gặp nhau". Một lát sau, ông ta lại gọi điện thoại cho chủ tiệm hoa và dặn thêm: - Làm ơn viết thêm chữ "trên trời" nếu còn chỗ. Ngày hôm sau, ông khách nhận được vòng hoa và đọc thấy hàng chữ sau: "Hãy yên nghĩ, sẽ gặp nhau trên trời, nếu còn chỗ". |
Áo Trắng
Làm ai đứng ngắm với hồn say
Ngẩn ngơ áo trắng vương hoa nắng
Trắng cả hồn ai nỗi nhớ đầy ...
Tiền Múa Chúa Cười
Nhà Quỳnh nghèo lắm. Một lần ghé qua đền thờ bà Chúa Liễu, thấy nơi khám có nhiều tiền do khách thập phương cúng đặt ở trên mâm, Quỳnh nảy ra ý muốn vay. Cậu vừa gieo tiền xin âm dương vừa khấn:
- Độ rày, em túng quẫn, chị lại để tiền không. Xin chị cho em vay, làm ăn khá em chẳng quên ơn chị. Nếu cho vay một phần tư, xin khiến hai đồng đều sấp; nếu cho vay một phần ba, xin cho hai đồng đều ngửa, còn cho vay một nữa, xin sấp ngửa bằng nhau.
Theo kiểu cách ấy, thì đằng nào Quỳnh cũng vay được cả, mà ý bà Chúa Liễu vốn không thích tính Quỳnh, chẳng muốn cho vay, bèn làm cho cả hai đồng tiền quay tít không ngừng.
Thấy vậy, Quỳnh reo lên:
- A, tiền múa, Chúa cười! Chị thương em nghèo nên cho em vay cả. Xin đa tạ chị!
Nói đoạn, Quỳnh trút hết tiền vào bao, buộc lại rồi ra về.
Mắc mưu Quỳnh, bà Chúa phen này coi như mất trắng.
730
Mar 11, 2007
Kết quả mỹ mãn
Một người phụ nữ tức giận xông vào văn phòng một bệnh viện tư nhân, quát tháo ầm ĩ. Bác sĩ trực ban nhã nhặn hỏi cô xem có chuyện gì và cô đập bàn quát.
- Có ai đó đã đánh cắp bộ tóc giả của tôi trong khi tôi đang phẫu thuật mắt ở đây ngày hôm qua.
Bác sĩ kéo người phụ nữ ngồi xuống và giải thích:
- Tôi chắc chắn với cô là không ai trong kíp mổ của tôi lại làm một việc như thế. Điều gì đã làm cô nghĩ nó bị lấy cắp ở đây?
- Sau ca mổ, tôi thấy mình đang đội trên đầu bộ tóc giả rẻ tiền và thật xấu xí.
- Tôi nghĩ... - Bác sĩ tiếp tục ôn tồn nói. - Điều đó có nghĩa là ca mổ cho cô đã thành công!1918
Hi sinh cao đẹp
Trong một vụ đắm tàu, 10 người đàn ông và một cô gái bám vào sợi dây ròng xuống từ một chiếc máy bay trực thăng cứu hộ. Tổ lái thông báo, một người phải buông tay, nếu không sợi dây sẽ đứt và tất cả sẽ chết. Ai sẽ là vật tế thần đây? Cuối cùng, cô gái kể cho cánh đàn ông nghe một câu chuyện thật cảm động về sự hy sinh. Cô kết luận rằng mình sẵn sàng hiến dâng cuộc sống để cứu họ, rồi hô to:
- Hy sinh cao đẹp là bất tử! Cô gái chưa dứt lời, cả đám đàn ông đều... vỗ tay!
1781
Mô đất biết đi
Đang mùa phát đất, mà nước đầy ắp cánh đồng. Cái năm gì thiệt kỳ cục! Nước Sông Đốc màu ngà dâng lên, nước U Minh đen cuộn tràn xuống. Gió nam thổi hù hù. Trên ruộng mà sóng bủa ba đào. Chuột bọ, rắn rít hết chỗ dựa, trôi tấp vào các ngọn cây đeo có đùm. Nước U Minh đỏ thẫm như nước trà, chảy ngập tới đâu thì cây cỏ èo ọp tới đó. Lợi dụng lúc này phát đất là tốt nhất.
Bữa đó tui vác phản ra đồng như thường lệ. Nghĩa là nghe cúm núm kêu chừng hết canh tư thì tui đã có mặt ngoài ruộng. Đồng nước mênh mông ngập tới ba đì lạnh run lên, không tìm được một mô đất mà để viên đá mài phản. Tui lội vòng vo cho tới hừng đông, may thang gặp được một mô đất thật cứng, cao hơn mặt nước độ hai gang tay. Tui rề lại, để viên đá mài lên, ngồi mài phản. Mài "nước lớn", tui lại mài "nước ngót" rồi liếc mép. Xong đâu đó, tui còn mở gói thuốc giồng ra vấn một điếu hút phì phèo. Đến khi trời sáng rõ mặt, tui trực nhìn lên:
- Ủa ! Ở đâu mà vườn tược rậm rạp, trông lạ vậy kìa! Quái lạ ! Tại sao lại ở ngay hè nhà mình?
Rõ ràng, bên tay phải tui là cái chuồng trâu, tay trái chuồng heo, chính giữa có bếp nấu cơm. Bà vợ tui đang lom khom chụm bếp. Thiệt là như chiêm bao, tui không tài nào hiểu được. Cuối cùng tui phải cất tiếng kêu bả để hỏi sự tình. Chẳng ngờ bả chạy ra, ngẩng lên, vụt la oi ói :
- Bớ người ta ơi! Làm ơn cứu chồng tui!
Tui bật cười hỏi :
- Bộ bà điên rồi hả ?
Bả đứng nhìn tui mà mặt mày tái mét, đưa tay ngoắc:
- Ông ơi! Ông phóng xuống đây, chạy lại đây, mau đi!
Tui cười hề hề, thủng thỉnh bịt khăn đầu rìu qua trán, lấy cục đá mài, vác phản lên vai, bước xuống mô đất đi lại bên vợ tui. Bả nắm vai tui xoay ngược lại:
- Ông ngó trở lại coi, kìa !
Tui nhìn lại cái mô đất mình mới vừa bước xuống. Úy trời đất, thánh thần, thổ võ ơi! Con rùa! Con rùa vàng lớn quá trời! Té ra tui ngồi mài phản trên lưng nó hồi hôm tới giờ mà hỏng hay.1201
Quỉ La Sát
Xưa có một đoàn ca kịch vừa đi du lịch khắp nơi, vừa kiếm ăn bằng lối diễn tuồng. Trong các vở tuồng, đặc sắc nhất là vở tuồng "Quỉ La Sát" vừa rùng rợn lại vừa thích thú.
Chiều hôm nọ, đóng tuồng Quỉ La Sát hay quá rất được công chúng hoan nghênh. Ðóng xong đoàn ca kịch thu xếp đồ đạc để qua tỉnh khác. Có kẻ vì quá yêu chuộng, nài cầu ở lại bằng cách dọa dẫm: "Các ông ở lại đây sáng rồi hãy đi. Bây giờ đã chiều mà phải đi qua một cánh rừng rậm, trong rừng nhiều Quỷ La Sát lắm, nhất là lỡ ra đêm xuống mà chưa ra khỏi rừng". Mấy chàng kịch sĩ cười phì: "Chúng tôi đây vốn đã là Quỉ La Sát, còn sợ La Sát nào nữa!". Thế rồi cả bọn đồng sửa soạn cất bước vượt rừng. Nhưng chưa ra khỏi rừng thì trời đã tối hẳn. Cả bọn đồng ý nghỉ lại trong rừng, mai sáng họ sẽ đi. Họ đi bẻ cành khô, hốt lá về đốt lửa lên, rồi trải tạm những tấm màn phông để ngủ, cắt phiên ngồi canh lửa, rồi thì vì mệt mỏi đồng lăn ra mê mết.
Nửa đêm độ vào canh một, sương xuống nhiều quá, trời lạnh chành gác lửa run lẩy bẩy, bèn mở rương lấy tạm một bộ đồ diễn kịch khoác vào người rồi ngồi gật gù bên đống lửa hồng. Bộ đồ kia lại là bộ đồ Quỉ La Sát. Có tiếng chim kêu, một người nằm ngũ vụt thức, ngoái cổ lên nhìn xem lửa còn cháy và người bạn canh lửa còn đó không. Nhưng kinh sợ biết bao! Người bạn canh lửa đâu chả thấy, chỉ thấy có một con Quỉ La Sát ngồi gật gù bên đống lửa. Lông gáy dựng ngược, hoảng lên, anh chàng chồm dậy vừa chạy vừa la: "Quỉ La Sát! Quỉ La Sát". Bọn người thức dậy mắt nhắm mắt mở, nghe kêu tưởng là có quỷ thực, cũng la lên và bỏ chạy theo người trước không kịp suy nghĩ. Anh chàng gác lửa thiu thiu, nghe tiếng kêu tỉnh dậy, thấy bọn kia chạy hết thì cũng tưởng rằng có quỷ thực, bèn vội vàng mang cả bộ áo La Sát mà chạy theo. Bọn trước chạy được một khoảng khá xa ngoái lui trông thấy "hắn" theo sau, càng sợ, càng chạy, anh chàng gác lửa thấy bọn trước chạy vùn vụt như tên thì tưởng đâu quỉ đã kề sau lưng mình rồi, nên lại cố gắng đuổi. Bọn trước thấy "hắn" đuổi gấp, lại càng hoảng hốt cứ thế chạy cho đến mệt nhoài, đuối sức, trầy da chảy máu, cuối cùng hết hơi nằm lăn ra, đến khi biết rõ, tất cả đều bị thương, đau đớn khắp mình...
Con người vì thành kiến sai lạc, vì vô minh che lấp nên đua nhau chạy theo ảo tưởng trần gian và mua chuốc lấy bao nhiêu là đau đớn khổ nhục.
Mar 8, 2007
Quê Người
TỜ GIẤY NÓI XẤU
Buổi sáng, có mấy đưá trẻ trong xóm Giếng đi học chữ Nho ở nhà thầy đồ Miên về. Chúng đi từ lúc tờ mờ sáng, sớm bằng những người thợ đi dệt cửi. Học nhốn nháo một lúc, đưá nào thuộc bài thì thầy đồ cho về trước. Nên chỉ lúc mặt trời tới lưng cây tre, chúng đã chạy uà cả ra đường.
Sớm hôm ấy, lũ trẻ về qua cưả đình trông thấy một mảnh giấy dán ở một cột trụ bên phải. Tò mò, chúng rủ nhau đứng lại xem. Trong mảnh giấy có chữ quốc ngữ viết bằng bút chì. Nhưng vì dán hơi cao, nên chúng phải côông kêêng nhau lên mới đánh vần được những chữ ấy. Lúc một đứa đã đọc xong, chúng cười và reo ầm ỹ, rồi chạy tất tả vào trong làng. Đưá nào về nhà đưá ấy và mỗi đưá lại bảo cho nhiều người trong làng biết rằng có cái giấy gì hay lắm, dán ở ngoài cửa đình.
Bấy giờ là sau bữa cơm sáng. Mọi người chưa phải vào khung cửi, đều đứng ở các cửa ngõ, cái tăm ngậm trên mồm. Nghe lũ trẻ nói bi bô, họ kéo ra cưả đình xem, đi lũ lưọt như đi xem hội. Những người đàn bà thập thò trong các cổng tán. Ở bờ rào này hỏi qua bờ rào khác. Nhưng chưa ai biết gì cả.
Trên trụ cột có dán một tờ giấy thực.
Một anh trai nhanh nhẩu chen vào tận nơi nói: "Xem giấy má gì nào. " Rồi anh cất giọng y a đọc to và thong thả cho mọi người xung quanh nghe:
CÁO BẠCH
Làng ta lắm chuyện nực cười,
Có ông Nhiêu Thục mặt thời đỏ gay.
Được cô con gái gớm thay !
Mười chín tuổi rày, tính đã trăng hoa.
Làng Thượng cho chí làng Nha,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tấm thân bán rẻ đồng tiền,
Huýt còi một tiếng thời liền ra ngay.
Con đi mua rượu bố say,
Con hỡi tiền này con lấy ở đâu ?
Ai ơi ! đứng lại đầu cầu,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đứa nào mà bóc cuả ông cái giấy này thì chết một đời cha ba đời con đấy.
Người ta cười rầm lên. Ra đấy là một tờ giấy nói xấu. Rồi họ lại hò anh con trai giỏi giang chữ nghiã kia đọc lại một lượt thực rành rọt thực ngân nga. Lần này họ cười, vỗ tay đom đóp. Ai cũng lấy làm khoái chí. Cái gì chứ cái được nghe bới xấu nhau thì ai cũng có tính ấy.
Câu chuyện lan trong đám đông:
- Nhiêu Thục xóm Giếng phỏng ?
- Cái đĩ Ngây ư ?
- Con bé thế mà đốn. Hừm, thời buổi này, ai biết đâu được. Mới nứt mắt ra.
- Con gái không có mẹ là chúa đoảng.
Nhưng có một người kỹ hơn, nói:
- Thôi, ắt lại chuyện nói xấu nhau, con gái nhớn mang tiếng thế khó mà lấy được chồng. Đời thâm thực . . .
Người ta còn lào xào dò đoán và phẩm bình nhiều câu nưã rồi mới giải tán. Nhưng không ai sờ tay vào tờ giấy. Có bận chi đến họ mà họ phải bóc ! Thế là tin "có giấy nói lão Nhiêu Thục" bay khắp bốn xóm trong làng Nha. Những người đàn bà ở trong nhà cũng đều biết.
Một lúc sau ông Nhiêu Thục cũng biết. Đầu tiên ông nghe mang máng như có một chuyện gì ở ngoài cưả đình mà con trai họ kéo nhông nhốc ra xem. Rồi họ về trong xóm, vưà đi vưà cười hô hố. Ông Ba Cấn tạt vào nhà ông chơi. Ông Ba Cấn với ông Nhiêu Thục là hai anh em con nhà cậu về đằng ngoại. Ông Ba hốt hoảng ghé tai ông Nhiêu, nói nho nhỏ. Vậy là mặt ông Nhiêu cũng hốt hoảng chẳng khác gì ông Ba. Hai ông chạy đùng đùng ra ngõ. Ngây đương ngồi quay tơ, chẳng hiểu việc gì, ngẩn ngơ nhìn theo. Hai ông nối nhau chạy ra ngoài cưả đình trông lên tờ giấy dán ở cột trụ, rồi lại vội vàng chạy về trong xóm. Hai ông chạy về tìm thằng Tuế, con ông Ba Cấn. Bởi vì nó biết đọc chữ quốc ngữ.
Thằng Tuế lóc cóc theo bố và ông Nhiêu ra cưả đình. Người xem không còn ai nưã. Ông Nhiêu nâng Tuế lên cho nó đọc. Nó mới đọc đến câu "có ông Nhiêu Thục . . . " thì ông buông nó xuống. Trán ông mồ hôi đọng thành giọt. Ông bóc tờ giấy ở tường ra, rồi nói: "Mời ông với cháu về nhà tôi."
Cả ba người tất tưởi chạy về nhà ông Nhiêu. Ông sai thằng Toản ra đóng ngõ lại.
Rồi ông cùng với ông Ba Cấn, thằng Tuế vào tận trong buồng. Tuế cầm tờ giấy mà đọc. Bà Ba và Ngây đứng nghe ngoài cưả. Thằng Tuế đọc xong giấy "cáo bạch" đó thì bà Ba xô vào buồng. Ngây chạy ra đàng sau nhà đứng khóc rưng rức. Ông Nhiêu buông hai tay xuống đờ đẫn đuôi con mắt và thở dài một tiếng não nuột. Bà Ba mím môi, phát một câu chửi rít trong hai hàm răng:
- Đưá nào ăn dáy ngưá miệng ! Nó lại muốn bà bới cha đào ông nhà nó lên đấy.
Ông Ba Cấn bàn:
- Ta đem giấy này lên tường phủ. Nên làm cho ra nhẽ.
Ông Nhiêu mơ màng xua tay:
- Thôi ông ạ !
BÀ BA, NGƯỜI EM GÁI
Nhưng chỉ thôi lên cái việc tường phủ, bởi vì vốn nhà lành hiền, chẳng ai thông thạo việc quan tư gì. Nhưng cái việc cuả bà Ba thì bà làm ngay. Tuy ông Nhiêu Thục, ông Ba Cấn chẳng tỏ ý hoan nghênh, nhưng cũng không ra vẻ phản đối.
Buổi trưa hôm ấy, văng vẳng có tiếng mõ cốc cốc. Người ta thấy bà Ba đi giưã đường, một tay cầm cái ống tre, một tay cầm cái dùi. Đằng sau, một đám trẻ đi theo. Áo bà thắt lưng bó que. Hai bên thành váy xắn cao, gọn gàng. Mỗi khi đến một ngã ba, bà đứng dừng lại. Bà gõ một hồi mõ; rồi chắp hai tay ra sau lưng, cất cao tiếng làm một bài vưà chửi vưà rủa:
- Ới thằng liền ông ! Ới con liền bà ! Ới đưá già ! Ới đưá trẻ ! Ới đưá nào hôm qua xỏ xiên gì nhà tao thì nó dỏng mái tai, gài mái tóc, gọi ông bà ông vải cụ kỵ nhà nó lên để nghe bà chửi, để nghe bà ể vào đầu lâu hoa cái nhà nó ó . . . ó . . . Nó đi đằng xuôi, chết đằng xuôi, nó đi đằng ngược, chết đằng ngược; đi tầu đắm tầu, đi ô tô, chẹt ô tô. Nhà nó đương đông đàn, dài lũ thì chết lăn đùng thổ tả cả ra . . .
Và còn nhiều nưã, dài nưã. Mỗi một lần gõ mõ để dọn một câu, bà lại có thể đổi ra đủ các thứ bài chửi khác nhau. Mặt bà bình thản, tự nhiên y như khi bà đang ngồi quay tơ ở trong nhà. Bởi đó cũng là một việc quen thuộc vậy.
Về sự lắm điều ở làng Nha, bà Ba đã nổi tiếng. Ngày trước, đến năm hai mươi tám bà mới có chồng. Chỉ vì, tuy là con gái, mà bà đã chua ngoa quá lắm. Cả làng, không ông bà nào dám rước cái cuả "đứt dây trên trời rơi xuống" về cho con cái nhà mình. Ở với bà Nhiêu Thục - hồi ấy còn mồ ma bà Nhiêu - một tháng có ba mươi ngày thì đôi chị dâu em chồng cãi nhau đủ hăm chín ngày rưỡi. Về sau, có một người đàn ông goá ở bên Phú - gia nhờ người sang manh mối, lấy bà. Tất nhiên là cái tiếng lắm điều cuả bà người ta không hay biết chi. Cứ đàn ông goá mà tóm được gái tân, đã là may mắn lắm rồi. Cái báo chướng được rước đi . . . Bà Nhiêu mừng. Chắc hôm cưới bà cũng có ném gạo muối theo. Nhưng cái sở trư%
E11862