Trang
May 28, 2007
Thương Quá Rau Răm
Ông Tư Mốt chỉ cái dải xanh mù mù trong mưa, bảo cù lao Mút Cà Tha kìa. Văn ờ, nói thấy xa quá chú ha. Ông cười, gạt ngang, xa gì, đây tới đó mấy hồi. Rồi chiếc xuồng máy nhỏ mong manh dập dờn đi trong giông gió. Người thành phố ngồi ngấm cái "mấy hồi" của ông già, mừng tủi thấy màu xanh cây cỏ cù lao đã thẫm trước mắt (mà sau mới biết mình mừng hụt).
Mưa dịu lại, hạt nhỏ rức nhưng gió mạnh lên, thổi xà quần, không biết đâu là chiều hướng. Ông Tư quăng cho Văn cái can nhựa còn ít xăng, bảo, tới khúc "mứt" nghen, coi chừng lật xuồng. Mà, có kịp coi gì, Văn thấy mình ngã ập xuống nước, hành lý trôi mất, lên tới bờ anh chỉ còn trụi trơ bộ đồ đang mặc. Ông Tư kè chiếc xuồng vô sau, giậm chân giậm cẳng bứt đầu gãi tóc như thể mình vừa lỡ tay làm nên cơn giông chiều nay. Bởi ông biết rằng, mưa gió kia, sóng nước mênh mông kia và cả màu chiều đang lịm dần kia sẽ làm cho người bác sĩ trẻ này thất vọng. Bác sĩ thứ sáu về làm việc ở trạm xá cù lao. Năm người trước đã ra đi, đi vì không chịu nổi thiếu thốn. Và buồn.
Cù lao Mút Cà Tha nằm gần cuối sông Dài, trên nó một chút có một nhánh sông khác rẽ về phía mặt trời, rộn rịp được đoạn đó rồi thôi. Mút Cà Tha nằm hiu hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẽn tò quay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù lao, sông cụt. Ngó sông vắng vẻ quá trời buồn, nhìn cảnh cù lao còn buồn hơn. Buồn từ mùi ổi chín phảng phất trong vườn, từ giọng người ới lên một tiếng rồi bặt, dư âm còn thâm u trên các ngọn cây, tiếng cạo cơm cháy xa vẳng trong nắng chiều... Từ mé rừng mắm chống lở đất phía bên này, đi hết vườn cây này gặp được một căn nhà thì lại tiếp đến vườn cây trái khác. Cuối cùng là bãi bồi, dây khoai lang bò xùm xòa phủ kín đất. Bóng người ẩn hiện dọn cỏ dưới các gốc cây. Bên đường thấp thoáng nhiều nấm đất con con của những đứa trẻ kiệt sức vì bị đẹn mà chỉ được rơ miệng bằng cỏ mực, những đứa trẻ bệnh sốt xuất huyết chỉ chữa bằng cạo gió, uống nước mía lau, rễ tranh, những đứa trẻ mắc thương hàn bị thủng ruột vì tự do chạy ra vườn ăn ổi chua, ổi chát... Những gò đất ấy đã cũ mèm rồi, bây giờ người cù lao hiểu biết nhiều, nhưng vẫn còn chuyện rủi may, còn người bị rắn độc cắn, chết trên đường ra bệnh viện huyện. Hôm ấy, trưởng ấp Tư Mốt tuyệt vọng nắm chặt hơi thở cuối của ông bạn láng giềng trong tay, tuyệt vọng thấy nó tan đi, ông về nhà viết lên tường trạm xá "Cương quyết chỉ chết vì già".
Nhân viên y tế nào mới về ngó câu khẩu hiệu ấy cũng cười, cũng thương. Nhưng rồi nửa khuya ngồi ăn mì gói, nghe cú kêu lẫn tiếng radio khọt khẹt (để chút âm thanh đấy cho đỡ quạnh), vạch đi vạch lại tờ báo cũ mèm, họ sực nhớ phải về quê lấy vợ, lấy chồng, sực nhớ vợ mình mới sinh, sực nhớ tội nghiệp ba má đã già... Và họ từ giã cù lao. Ông Tư Mốt ờ ờ ra chiều thông cảm, vẻ mặt cố tỏ ra không buồn nhưng hàm râu xuôi xị. Họ ngoắc đò đi rồi ông còn đứng mãi trên bến, nghĩ giận đám trẻ cù lao đã được học hành nhưng chẳng đứa nào chịu quay về.
Nên ông bảo với bốn mươi ba nóc gia sống trên Mút Cà Tha, "Bất cứ người xứ lạ nào đến làm việc ở đất cù lao đều quý, mình phải đối xử cho tử tế, thiệt tử tế". Gặp Văn lần đầu tiên, ông nghĩ ngay, phải giữ thằng nhỏ này ở lại cù lao, thấy cái mặt buồn buồn, ngó bộ đàng hoàng. Ông nghĩ là mình có cách, không có gì sâu nặng bằng tình cảm người với người. Thì ông đã rịt chân mấy thầy cô giáo cho đám trẻ cù lao đấy thôi. Hôm Văn đến, bà con ôm lại cho một đống áo quần, góp gạo đổ vô thùng, câu cá đem rộng. Rồi mấy con cá ốm nhom, trắng dờ con mắt, lội vật vờ tới lui chờ hóa kiếp mà Văn vẫn còn ngợp trong mớ lời mời, hết nhà này đến nhà khác, bữa thì cháo vịt, cháo rắn, bữa khác tôm nướng, lươn um...
Mà, trông Văn vẫn buồn, buồn chen giữa hai cái cười, nó tranh thủ cả khi Văn đưa ly rượu lên môi và để ly không xuống (còn lúc uống thì mặt Văn nhăn nhúm lại, vẻ buồn không rõ ràng). Hỏi làm sao buồn thì Văn cười, ủa, cháu có buồn gì đâu. Hỏi nhớ thành phố à, Văn cũng cười, không, thành phố có gì mà nhớ. Hỏi nghĩ sao mà tình nguyện về đất cù lao này, nghe tên Mút Cà Tha bộ không ớn sao, Văn (lại) cười, không, có nghĩ gì đâu, cháu chọn nơi nào hẻo lánh ít người... Nghe cái giọng như đời ta là lục bình, trôi đâu cũng được, càng xa càng tốt.
Nhưng trưởng ấp Tư Mốt phải làm cho anh chàng hiểu đời anh có ý nghĩa với đất này như thế nào, thiếu anh người cù lao sống không nổi chớ chơi à. Buổi sáng có người chạy lại than nhức đầu, sổ mũi, buổi chiều thêm chứng chóng mặt, đau mình. Vài ba chị phụ nữ đỏ mặt thập thò ngoài cửa, trong bụng rủa thầm ông già Tư Mốt, đau bụng kinh cũng bắt đi trạm xá, mắc cỡ gần chết. Trưởng ấp tà tà dài theo xóm, thấy ai rảnh rỗi là kêu, đứng đó làm gì, sao hổng lại trạm xá cho bác sĩ người ta khám. Trời đất, bệnh gì mà khám chú Tư. Ông nói tỉnh bơ, khều khều bộ râu, "Có chớ sao không, hễ mày nhậu xỉn là ói, để vậy không tốt, lại kiếm thằng Văn đi". Mới đầu thì Văn không biết, nên thấy có bà cụ chống gậy lại bảo bác sĩ coi bệnh giùm, Văn hỏi bà bị gì, bà cười, tui suy nghĩ chưa ra.
Thuốc hết, huyện chưa kịp gửi, Văn áy náy, tần ngần đưa mấy thứ B1, B6 cho con bệnh đau bao tử, uống xong, ông này phởn phơ đứng dậy, tươi rói bảo, trời đất ơi, thuốc chú mày quá chừng hay. Văn đâm ra lạ. Cho tới bữa đám con nít khiêng một thằng bé ở truồng lại, nhao nhác nói chim của thằng Út Chót bị còng kẹp rồi, nó sưng chù vù nè chú bác sĩ ơi. Văn mắc cười quá, hỏi sao tới nông nỗi vầy, thằng Út Chót khọm rọm lấy tay bụm chỗ đau, phều phào nói trong nước mắt, "Tại bác Tư biểu ai cũng phải đi khám cho chú bác sĩ vui, chú không bỏ về thành phố. Con đâu có bịnh, tính bắt còng kẹp chơi...". Văn chỉ kêu được hai tiếng trời ơi.
Và anh hiểu tại sao ông già ấy lại quan tâm tới mình. Chiều nào ông cũng lại chỗ Văn, rủ rỉ rù rì. Ông biết giờ đó, bà mụ Năm, nhân viên thứ hai của trạm xá đã về nhà, có thể Văn thấy cô đơn. Ông kêu đám thanh niên lại chỗ Văn đàn hát tẳng tằng tăng, dẫn Văn đi câu cá hay soi ếch trong "mà". Văn tham gia nhiệt tình nhưng không tha thiết như người đi đường thấy vật lạ thì cầm lên, rồi lại bỏ xuống, đi tiếp. Có lần ông Tư hỏi nhà Văn ở khúc nào, Văn bảo ở chỗ ấy chỗ ấy mà trong bụng buồn cười, nghĩ nói cho có chứ chắc gì ông biết, nghe cái giọng như thể thành phố nhỏ bằng cù lao.
Không ngờ ông biết thật, nói hồi giải phóng, trung đội ông đánh vô đường đó. Ban quân quản còn cấp cho ông căn nhà đằng trước có khoảng sân ngập tràn bông giấy rụng. Văn hỏi, rồi sao bác lại ra sống ở đây. Ông cười, vì cái đất này cần mình. Nói xong câu này, ông lén dò xét coi thằng nhỏ có bắt được cái ý nghĩa ngầm mà ông gửi gắm không, chỉ thấy Văn ngó lên trời, ngó xa xôi, hỏi nhìn gì, Văn ù ờ, bảo nhìn chim bay, không biết tụi nó bay tới đâu, về tận đâu. Trưởng ấp Tư Mốt thấy bất an, về nhà biểu con gái sớt nửa nồi bí hầm dừa bưng qua trạm xá. Con Nga dạ rồi tong tả đi.
Nó thường được ông Tư sai bưng thức ăn đến trạm xá cho Văn. Nhiều nhất, thường nhất là món khoai luộc nóng hổi, thơm bừng. Bưng rổ khoai từ nhà đến chỗ Văn, khói mềm cả ống tay áo Nga. Trời trở chướng, gió ráo hanh nhưng nước lên, sân trước trạm xá ngập lênh láng, con Nga xắn quần quá gối lội qua, thấy Văn, nó thưa thẽ thọt "Ba em gửi anh ít khoai" rồi về. Lần sau, nó xắn quần thấp một chút, bảo ăn khoai đi anh. Sau nữa nó cứ để ống quần bết nước, lọng cọng đứng ngoài cửa, hai gò má rựng lên, gọi "Ăn khoai nè". Lúc đấy thì nói ít, thẹn thò nhưng ở lại lâu, dọn dẹp lăng xăng, quét trên quét dưới, bắc nồi cơm lên bếp, làm cá nấu canh chua trái giác, sung sướng thấy mình bận rộn giống hệt mấy nhỏ bạn mới lấy chồng (tụi con gái thường hay điên vậy, tới khi xà quần chồng con thật, lại than số mình cực như trâu). Rồi sực nhớ bếp ở nhà lạnh tanh, nó chạy về. Ông Tư ngồi trước cửa, giấu sự thắc thỏm (và một chút lưỡng lự, mình tạo điều kiện cho hai đứa gần gũi vầy có sao không ta). Cố tươi tỉnh, ông hỏi ngay, "Con Nga lo cho anh bay xong chưa ? Mắc gì mà mày cười suốt từ ngoài đường vào đây ?". Dạ, con Nga chối bay, con đâu có cười, tại ba má sanh cái miệng con vậy mà. Nói rồi nó chạy vô bếp, bâng khuâng cười thêm một hồi nữa...
Chủ nhật, Văn mượn xe đạp chở con Nga đi chơi lòng vòng cù lao. Nga ngồi đằng sau, khép nép, sượng trân, sợ ai đó thấy hai đứa vầy, một hồi lại sợ không ai thấy, nó tiếc nuối chép miệng:
- Bữa nay người ta đi đâu hết trơn rồi cà, vắng dễ sợ.
Quẹo qua quẹo lại, nói đất nói trời (chỉ thiếu nói lời thương yêu), cuối cùng hai đứa ra bãi đào khoai. Văn hỏi má Nga đâu, nó cười, chết rồi, chết hồi sanh em, chết trên xuồng. Văn về ngó cái khẩu hiệu ông Tư vẽ trên tường. Thấy nó đỏ như một lời thề.
Bữa nọ Nga đem mấy cần xé ổi ra chợ huyện cân cho vựa thì gặp đám bạn Văn xốc xếch đứng trên bến. Nga cho quá giang về Mút Cà Tha (mà không hiểu sao trong bụng muốn nhận chìm xuồng cho tụi này bỏ ý định ra cù lao cho rồi). Ngồi dưới xuồng, ba thằng trai cứ khen Nga đẹp, nhìn là muốn ở lại đất cù lao này hoài, hai đứa gái bĩu môi, tủm tỉm cười, nói bữa nay dê thả tùm lum ngoài đường. Nga không để ý, những lời nói ngọt ngào càng không để ý. Xuồng cập bến, Nga xăm xăm đi trước dẫn đường, tong tả xộc vào phòng sau của trạm xá, cằn nhằn cử nhử, sao anh Văn bày tùm lum như vầy (cho tụi kia biết, ta đây đã thân thuộc với anh ấy đến mức nào).
Văn từ nhà tắm vào, nước trên tóc còn rỏ tong tong. Năm người họ sà vô ôm, nhảy tưng tưng, nói tui nhớ ông em nhớ anh quá chừng. Văn ngợp thở vì cái mùi thành thị quen thuộc của nước hoa, của son, của phấn, của khói thuốc lá, của những hơi thở gấp, của sự chen chúc, xô đẩy nhau… Và những kỷ niệm ùa về, nhớ quán cà phê chỗ mình ngồi không, bây giờ đổi tên khác rồi. Văn sôi nổi hỏi, vậy con nhỏ phục vụ bốc lửa còn không. Còn, mà chi, tụi con gái ở Phố Xưa còn dữ dội hơn, nhớ bar đó không ? Nhớ không, nhớ không… Đã vầy đã khác. Mà Hương của mày có con rồi, mày đã quên chưa. Không khí chùng xuống. Một đứa bạn cười, kín đáo liếc ra đằng sau, giọng xủng xoảng như ly chén bể, "Sao anh không chịu để em bù vô nhỏ Hương, ra đây trốn tình chi cho cực, em nhớ anh thấy mồ". Đuôi mắt quét tận chỗ Nga, thấy con gái cù lao đứng thừ lừ. Nga nói thôi em về, luộc khoai đem qua anh Văn đãi bạn.
Nga qua khoảng sân đầy nước thì có ông con trai chạy theo, lăng xăng nói trời ơi mát khủng khiếp, yên tĩnh tuyệt vời quá, cảnh thiệt là thơ mộng rồi hỏi, ủa, sao không thấy em gái nói gì. Nói gì bây giờ, Nga đi lẹ lẹ đằng trước, nỗi sợ cuộn lên, mong manh, Văn dễ tin lắm, hôm trước con chồn chạy ngang Nga nói con mèo Văn cũng tin, Nga bảo cây cỏ trên cù lao này đều do chim ỉa mà mọc lên Văn tưởng thiệt, bây giờ người ta nói yêu này yêu nọ, không biết Văn của mình có tin không. Nó cố kìm để khỏi kêu lên, trời ơi, sao người ta nói chuyện yêu thương dễ ợt, giòn rụm vậy cà.
Bận quay lại trạm xá, Nga còn đi nhanh hơn, đầu nó có một mớ tro lá dừa đậu hồi thổi lửa. Anh chàng nọ rớt lại dọc đường. Bước vô cửa thấy ba bốn người nằm ngủ nghiêng ngủ ngửa, Nga nói ngay, "Ủa, anh kia chưa về hả, cha, ảnh ở đâu ta ? Em hổng có đi chung" (cho anh đừng suy diễn lung tung, rồi hiểu lầm lòng dạ em). Ngó bộ Văn không để ý, Nga nhẹ lòng, thở ra cái phù, hỏi, anh đang làm gì đó, Văn cười, coi nắng cù lao. Trời, nắng có gì mà coi, anh ?
Hôm ấy Văn không trả lời, hôm sau không kịp trả lời vì Văn đưa bạn ra về rồi không trở lại. Lặng lẽ, như trốn chạy. Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn. Văn không từ giã ông một lời, để nói cháu về vì má cháu đang đau, hoặc cháu ra ngoài trung tâm y tế huyện một tí, rồi lên xe đi luôn cũng được, dù nhìn vào đôi mắt đang cụp xuống kia, biết người ta nói dối, dù trong tâm ông đã vẫy tay để chào xa mãi.
Trong một thoáng, ông thấy mình chùng chình, vớ được khúc cây bình bát, ông chống vào đất. Bên ngoài cái đất Mút Cà Tha dường như đã có sự thay đổi lớn. Thí dụ như con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao không ràng buộc được một con người (như đã từng rịt chân ông lại), thì cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến không có ý nghĩa gì sao ? Tuyệt không đáng gì à ? 1473
Mặc váy nha?
Nhà nọ, có một ả tính hay khờ khạo. Khi đi lấy chồng, chồng biết vậy mới giao hẹn: "Muốn làm việc gì thì cũng phải hỏi tôi rồi mới được làm".
Thấy cái váy nâu đã cũ, chồng mới may cho vợ một cái váy lụa. Hôm có khách, chị vợ đứng trong nhà cầm váy mới giơ khỏi cửa buồng hỏi chồng:
- Mặc váy nha?
Người chồng nói trệch ra để khách không biết tính đần dại của vợ mình:
- ừ thì đem mặc cho em.
Bỗng từ trong buồng tiếng chị vợ vọng ra:
- Không! Tôi mặc cho tôi kia, không mặc cho em đâu!405
May 27, 2007
Ðể tình yêu của bạn trở thành mãi mãi
Ðể tình yêu của bạn trở thành mãi mãi
Khi tình yêu đến, có người vồn vã đón nhận, có người trìu mến nâng niu, có người hững hờ, lạnh nhạt...Những thái độ ấy, xét cho cùng, không phải tự nhiên mà có. Nó tất nhiên xuất phát từ ý nghĩ mà bạn đang nhìn tình yêu từ gó độ nào và tình yêu ấy đối với bạn quan trọng ra sao..Tuy nhiên các nhà tâm lý đã rất...tâm lý khi "soạn thảo" ra những lời khuyên tốt nhất cho bạn và tất nhiên là dành cho mỗi trường hợp khác nhau với một mong muốn rằng: Hãy làm cho tình yêu của mình trở thành mãi mãi....!
Những lời khuyên cho lần hẹn đầu tiên....
* Trong ngày hẹn đầu tiên, khi đến một hiệu ăn hay một quán cafe, hãy để ý đến thái độ mà anh ấy đối xử với người bồi bàn (lúc gọi thức ăn, khi tính tiền....). Ðiều ấy có liên quan gì đến bạn nhỉ? Bởi vì trong một thời gian không lâu nữa, anh ấy sẽ dành cách đối xử ấy cho bạn.
Người bồi bàn là người "cho", họ sẽ phục vụ hết mình mà không màng đến người khách ấy sẽ dành cho mình thái độ gì; điều đó có nghĩa: Một khi bạn đã "điêu đứng" vì người đàn ông đó, anh ta sẽ đối xử với bạn theo cách như thế.
* Nếu bạn muốn "chinh phục" chàng trai ấy ngay từ giây phút đầu tiên của buổi hẹn hò, hãy bộc lộ hết khả năng hiểu biết của mình thông qua những vấn đề mà hai người thảo luận, hãy cho anh ấy thấy rằng bạn là một cô gái đáng yêu cả hình thức lẫn cách sống, Tuy nhiên đừng nên tỏ ra mình hơn anh về mọi mặt. Anh ấy sẽ dễ dàng bị "sốc" khi có ý định đeo đuổi một cô gái có kiến thức vượt trội bản thân mình.
* Ðừng quá thần tượng đối phương. Sẽ không có lợi gì cho bạn nếu bạn bắt đầu cuộc hẹn bằng những hình ảnh phóng đại mà bạn tự tạo ra khi nghĩ về anh ấy. Vì một khi "đời thường không như mộng" bạn sẽ thấy mình hụt hẫng, tình yêu theo đó cũng bay đi.....
* Hòa nhập cái đang có vào cái sẽ có. Nghĩa là bạn phải biết chấp nhận anh ta cả ưu lẫn khuyết điểm. Nếu có thể như thế mối quan hệ mới phát triển tốt đẹp, còn bằng không, thì thà "một mình một cõi" còn hơn là phải tự ràng buộc mình vào một mối quan hệ chẳng đi về đâu...
* Những điều trong mơ chỉ đẹp đối với những ai đã từng có những giấc mơ đó. Không nên làm nhàm chán cuộc hẹn bằng cách cứ huyên thuyên kể về những giấc mơ của mình. tất nhiên bạn có ý đồ của bạn khi "buộc lòng" nói ra những điều đó, nhưng những giấc mơ tương tự như: "Em vừa mơ thấy chúng mình cưới nhau anh ạ!" sẽ làm anh ấy "sợ" bạn mất thôi.
* Tình yêu anh ơi cút bắt trò chơi...". Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ lại ghi trên khung nhạc của mình những lời ca như thế. Nhưng xin hãy hiểu theo nghĩa lạc quan nhất của nó, hãy tạo thêm hứng thú cho những ngày hẹn hò bằng những trò chơi "ú tim". Tuy nhiên cũng không nên đi quá xa nhằm tránh để anh ấy nghĩ rằng bạn xem thường anh ta.
* Sống thực với những gì mình nghĩ. Ngay từ giây phút đầu tiên bạn hãy sống bằng những quan điểm thật của mình. Vì khi mối quan hệ tiếp tục, bạn sẽ không thể nào che dấu được điều đó. Bạn yêu nhạc sôi động, bạn thích những chỗ đông người ...hãy cứ nói thật đi. Nếu anh ấy chấp nhận tính cách của bạn ngay từ thuở ban đầu nghĩa là anh ấy chấp nhận những gì thuộc về bạn. Tình yêu khởi đầu như thế sẽ bền vững hơn.
* Bạn nói:"Anh đáng ghét lắm" sau lần gặp đầu tiên, thì mối quan hệ của hai người có thể đi xa hơn. Nhưng khi bạn bày tỏ: "Em yêu anh mất rồi" thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ gặp lại anh ấy nữa đâu.
* Ðừng quá tán dương. Dù rằng bạn quá phấn khích vì anh ấy chính là người đàn ông lý tưởng mà bạn từng ước ao, nhưng cũng đừng tâng bốc anh ta bằng những lời trên mây. Cảm giác đó sẽ là cho người đàn ông nghĩ rằng bạn đang "vồ vập" anh ta.
* Ðừng chủ động hẹn cho lần sau. Nếu người đàn ông ấy muốn gặp lại bạn tự khắc anh ta sẽ biết mình phải làm gì. Vì thế, việc hẹn hò cho một lần sau nữa tất nhiên không phải là của bạn
...Và một tình yêu mãi mãi
Muốn làm cho tình yêu sau hôn nhân của bạn trở thành một tình yêu bất diệt thì trước tiên bạn hãy chắc chắn một điều rằng cuộc hôn nhân của bạn được dựng xây trên nền tảng của một tình yêu chân thành và đúng nghĩa. Cuộc sống hiện đại đã đưa người ta đi xa hơn trong tầm hiểu biết, đi cao hơn trong tầm hiểu biết, đi cao hơn trên những nấc thang danh vọng của cuộc đời. Nhưng cuộc sống ấy cũng chính là con dao hai lưỡi, nó có thể làm cho con người thực dụng hơn trong tình bạn, tính toán hơn trong đời sống thường ngày, và so đo hơn trong chính tình yêu của mình. Có một nghịch lý mà con người chúng ta lại mặc nhiên chấp nhận là nhiều cặp vợ chồng không lấy nhau vì tình yêu nhưng khi đứng đối diện trước toàn án ly hôn, họ bảo:"Chúng tôi không thể tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân này vì nó không có tình yêu".
Cái nghịch lý ấy làm tất cả chúng ta cảm thấy buồn cười, nhưng vừa cười vừa thương bạn nhỉ!
Dù biết rằng không có một tôn chỉ nào có thể khiến cho một cuộc hôn nhân sống mãi, nhưng ít ra những "bí quyết" sau đây của các nhà tâm lý cũng có thể giúp bạn ít nhiều trong việc duy trì hạnh phúc:
* Phải biết san sẻ những suy tư tình cảm của nhau. Thoạt nghe thì có vẻ chỉ là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, việc hòa nhập một tâm hồn khác đối với một số người không phải là điều đơn giản, Nhưng bạn hãy thử nghĩ xem, nếu hai người yêu nhau mà không thể hòa nhập vào nhau thì làm sao có thể sống bên nhau cho đến suốt cuộc đời.
* Cư xử với nhau như khách. Đừng lầm tưởng "như khách" nghĩa là xa lạ và khách sáo với nhau mà là phải biết trân trọng nhau như lúc ban đầu, cư xử một cách lịch thiệp và hòa nhã như tiếp đãi những người khách
quý. Làm được điều đó bạn sẽ cảm thấy mối quan hệ của bạn đang được đặt trên nấc thang cao nhất của tầm giá trị.
* Giải quyết xung đột. Có lẽ hơi thừa khi bạn đọc đến đây, vì không ai mà không hiểu điều đơn giản ấy. Nhưng vấn đề là ở chỗ bạn giải quyết xung đột như thế nào. Vì thật ra không có một "công thức" nào chỉ dẫn cho bạn cả. Mỗi trường hợp, mỗi tính cách phải giải quyết theo một kiểu khác nhau. Chẳng hạn, bạn không thể nào cải tay đôi với một anh chồng nóng tính như lửa, cũng như không thể ngồi im chịu trận khi đức lang quân của bạn là người thích "thuyết giáo" hay ưa lên lớp người khác.....
* Có một câu nói mà bạn có thể ghi vào sổ tay của mình: "Ðàn ông khi hôn nụ hôn được nụ hôn thứ nhất, sẽ nài xin nụ hôn thứ hai, mạnh dạn hôn nụ hôn thứ ba, nhận nụ hôn thứ tư và chịu đựng tất cả những nụ hôn còn lại". Tất nhiên người viết bài này không có ý bảo rằng bạn nên dừng lại ở nụ hôn thứ hai hoặc ngồi đếm xem anh ấy hôn mình bao nhiêu cái, mà hãy biến tất cả những nụ hôn trong cuộc đời mình thành những nụ hôn lúc nào cũng mang một hương vị mới mẻ, và làm cho anh ấy luôn luôn trân trọng tình cảm của bạn như thuở ban đầu.
545Chúc một ngày hạnh phúc
Chúc một ngày hạnh phúc
Chị tôi, trong bộ đồ bệnh nhân, bước đi theo người y tá vào phòng mổ. Nhìn dáng liêu xiêu của chị, tôi thấy chạnh lòng mà không dám khóc. Tôi chưa thấy ai sắp được mổ bước đi vô hồn mà vội vã như chị.
Năm mươi tuổi đời, xinh đẹp và độc thân. Giống như những bông hoa chưng trong mùa nắng; những cơn buồn nhiều hơn cuộc vui đã làm cho nhan sắc chị tàn phai nhanh dần theo năm tháng. Sống cởi mở với cuộc đời nhưng số phận vẫn như không buông tha cho chị. Một khối u nào đó, có lẽ hình thành từ những nỗi buồn lẻ loi trong nhiều năm tháng đã lớn dần lên trong người chị. Vài lần chị vẫn do dự chưa quyết định có nên cắt bỏ nó hay không. Vì sự tồn tại của nó hơn mười năm nay thật sự chưa phiền hà
đến chị là bao, ngoài những cơn mệt mỏi vô cớ không thường xuyên mà chị nghĩ rằng do mình bắt đầu có tuổi. Thế rồi sau một đợt khám tổng quát rồi đến khám chi tiết, bác sĩ nói bằng một giọng thật nhẹ nhàng nhưng gây chấn động chẳng khác nào quan tòa vừa tuyên án tử hình: một u nang buồng trứng, một u xơ tử cung cần cắt bỏ vì nó không còn chức năng gì nữa ngoài việc có thể chuyển sang ung thư và gây tử vong.
Chiều hôm qua, lúc hai chị em ngồi ở phòng khám, miệng chị mếu xệch, chực khóc: “Nên mổ không em?”. Chao ôi, đó là câu hỏi khó trả lời nhất trong đời tôi. Thường ngày, tôi vẫn trả lời những bệnh nhân của mình bằng những câu hỏi hết sức tự tin và tế nhị: “Không sao đâu, mổ xong là hết bệnh”, “Bệnh này thường lắm, nhiều người mổ lắm, nghỉ ngơi một thời gian thì bình phục hoàn toàn, không có tai biến gì đâu”... Thế nhưng, với chị, sao tôi không có can đảm trả lời như vậy. Mỗi một ca mổ đều là một sự can thiệp bất thường của bàn tay con người vào những chức năng sống của cơ thể. Làm sao ai có thể chắc chắn được không có điều gì xảy ra? Ai có thể chắc chắn được không hề có một tai biến nào. Mỗi một ca mổ là một chuyến đi về định mệnh. Trông bề ngoài, chị vẫn như một người khỏe mạnh, đang đi đứng yên lành. Nếu tôi lắc đầu: không nên mổ, thì tôi đã ngăn chặn một cơ hội sống của chị tôi về sau. Tôi đã trả lời chị bằng một câu hỏi: “Bác sĩ còn đưa ra cho chị phương án nào nữa không?”. “Không còn cách nào khác em ạ”. Chị thở dài ảo não.
Chiều hôm qua, trong khi hai chị em ngồi đợi làm thủ tục nhập viện, chị đã nói với tôi: “Em ạ, hay là mình đi thẳng lên Đà Lạt chơi một chuyến rồi về Nha Trang quách cho rồi”. Lời đề nghị mới hấp dẫn như thể dường như cuộc sống thật tươi đẹp không biết gì là tật là bệnh. Quả thật, chỉ cần bước ra khỏi Bệnh viện Từ Dũ này, đón một chuyến xe đò thì đến tối hai chị em chúng tôi đã ở nơi nhà ông anh. Lâu nay bận rộn không có dịp đi thăm nhau. Chỉ một chuyến xe, chúng tôi có thể thoát khỏi thành phố Sài Gòn bụi bặm nóng bức này và tận hưởng một không khí mát lạnh của vùng cao nguyên; để rồi vài ngày sau cuộc sống lại trở lại bình lặng như thành phố biển tôi đang sống; để rồi khối u vẫn cứ thỉnh thoảng cuộn lên những cơn mệt mỏi bất thường trong người chị như cơn sóng ngầm. Cuộc sống là một bài thi trắc nghiệm mà trong đó buộc mình phải đánh dấu vào một ô vuông nào đó. Ô vuông của cuộc đời chị, tôi nào dám mạnh mẽ đánh dấu vào.
Mới sáng hôm qua, hai chị em còn đi siêu thị lựa thứ này thứ kia, chị ướm thử hết áo này áo nọ, tỉ mỉ chọn lựa từng màu son môi, từng chiếc túi xách. Mỗi lần vào thành phố, chị không bao giờ quên việc đi mua sắm. Chị như luôn cảm thấy hạnh phúc trong công việc này. Mua sắm cho mình và mua quà cho mọi người trong nhà. Chị luôn có sở thích mua sắm và ăn hàng. Mỗi khi buồn, chị đi mua sắm. Mỗi khi buồn, chị đi ăn hàng. Mỗi lần chị rủ tôi đi ăn là tôi biết chị có điều không vui. Chị thích nói với tôi một câu: “Cuộc sống là món ăn mà buồn vui như gia vị”. Mới sáng hôm qua, chị hồn nhiên bên những chiếc tủ lạnh như những cô gái mới lớn mà buổi chiều chị đã như một bà già, lưng còng hẳn xuống và vai so lại ủ rũ như con gà mái đứng dưới mưa, mặc dù chị đang diện một bộ đồ thật đẹp. Ngồi trên hàng ghế đợi, có lẽ, chị cũng không nghĩ đến điều gì xa xôi quá hăm bốn tiếng đồng hồ. Chị đang chờ nghe gọi tên mình, chờ thủ tục nhập viện, rồi sau đó sẽ chờ phẫu thuật, chờ kết quả. Cả phần đời còn lại như được quyết định bằng hăm bốn tiếng đồng hồ nữa thôi. Tất cả quá khứ cũng trở nên vô nghĩa, tương lai thì miễn dự định. Vậy mà ngay trong chính cái thời khắc hăm bốn tiếng đồng hồ này, chị không làm gì được cho mình, và tôi không biết làm gì cho chị ngoài việc ngồi chờ.
Sáng hôm qua, tôi chở chị đi mua chim phóng sinh. Có ai đó mách rằng phóng sinh chim sẽ được mạnh khỏe và sống lâu. Những con chim nhỏ bé bay lên cao bên trên tháp chùa Vĩnh Nghiêm trông thật dễ thương. Chúng bỗng gieo trong lòng tôi một niềm tin mạnh mẽ rằng chị tôi sẽ khỏi bệnh. Những con chim như mang theo một lời nguyện cầu của tôi trình lên đấng tối cao nào đó, cầu xin cho chị tôi được an lành. Một người bạn của tôi nói đùa: “Chim ở đây quen rồi, chúng nó bay một vòng rồi quay trở lại chui vào lồng của người bán chim thôi”. Mong sao không phải như vậy. Nếu không thì số phận của người phụ nữ như chị tôi cũng luẩn quẩn như những con chim sẻ chỉ biết đường về lồng chim.
Cánh cửa tự động của phòng mổ khép lại sau lưng chị. Tôi có cảm tưởng mình không còn biết gì về chị nữa. Ngay cả bộ đồ mặc cho bệnh nhân mổ trên người chị cũng quá lạ lẫm. Chẳng lẽ nào đó là hình ảnh cuối cùng của chị mà tôi ghi nhận lại? Bây giờ có lẽ chị đang trả lời những câu hỏi của nhân viên gây mê. Những câu hỏi người ta thường hỏi cho đến lúc bệnh nhân không trả lời được nữa và chìm lỉm trong giấc ngủ của cơn tiền mê. Bây giờ có lẽ bác sĩ đang “khai đao”. Tôi bỗng hoảng hốt. Dường như tôi đang lạc mất chị. Tôi cố nhớ lại chị. Tôi cố tưởng tượng ra lúc hai chị em đang sóng sánh cùng nhau. Nhưng tôi bất lực. Ngày ngày chị chăm sóc cho mỗi người trong gia đình. Mọi thứ đều có bàn tay chăm chút của chị, nhưng dường như trong nhà không ai bận tâm đến những gì chị đã làm, cứ như một sự hiển nhiên. Bây giờ, thời gian như ngừng lại. Những kỷ niệm của tôi v53
May 26, 2007
Lòng tin
Anh chồng bị gọi nhập ngũ, trước giờ lên đường, anh ta gọi người bạn thân nhất đến và nói: "Mày biết đấy, tao chỉ tin tưởng mày. Bây giờ, trước khi lên đường, tao giao cho mày chìa khóa trinh tiết của vợ tao. Sau 5 năm, nếu tao không trở về thì mày có toàn quyền sử dụng nó".
Họ chia tay nhau, kẻ ở nhà, người ra quân cảng. Tàu sắp nhổ neo thì người bạn chạy ra bến, khoa chân múa tay lia lịa, anh chồng bắc tay làm loa, hỏi to:
- Có chuyện gì th...ế...ế?
Trên bờ, anh bạn thân gào lên:
- Đưa nhầm chìa khóa r...ồ...i...!!!
1251May 25, 2007
Nhút nhát
Hoá ra anh cũng là người rất nhút nhát.
- Đúng thế, anh rất giống bố anh. Vì nếu bố anh không nhút nhát thì anh đã lớn hơn bây giờ ít nhất là 3 tuổi rồi.
1303
Đối đáp
- Từ trường học đến cậu bao xa?
- À, khoảng 3km đường chim bay.
- Thế còn chim đi bộ thì bao xa?
- !!!
MR: Ê, hột mít!
AD: Người ta “lớn” dzầy mà hột mít hở?
MR: Ừ, thì là hột... vịt!
AD: (xách guốc lên)
Hai nữ sinh viên tâm sự:
AD1: (hơi bự): Ê! Thằng Tam “mỏng” hỏi tao ăn cơm quán nào chỉ nó với. Tao sợ bị “mọc đuôi” lắm! Có nên chỉ không vậy?
AD2: Ðuôi đầu gì! Ý nó nói mày mập đó!...
AD1: Trời!!! (xỉu)1073
Thế thì không mất
Cô chủ và con sen đi đò. Con sen ăn trầu thế nào nhỡ tay đánh rơi cái ống vôi bạc của cô chủ xuống sông. Sợ cô chủ mắng nó mới lập mưu hỏi:
- Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có cho là mất được không ạ?
Cô chủ vô tình trả lời:
- Thế thì cái ống vôi của cô không mất. Con biết nó nằm dưới đáy sông, con vừa đánh rơi xuống đấy ạ!
May 24, 2007
Ba thằng xích lô
Cứ mỗi sáng, khi đi học bước ra cổng nhìn sang bên kia đường tôi lại thấy... ba chiếc xích lô với ba thằng: thằng cao, thằng mụn, thằng ria mép. Chúng say sưa nhậu nhẹt bên chiếc bàn gỗ và vài ba cái ghế đẩu. Khi mọi người bắt đầu một ngày mới, với bao điều lo nghĩ, thì chúng xà vào bàn nhậu... Tranh luận và kể lể những chuyến chở mối buổi sáng và những gì diễn ra trong mắt chúng. Có lẽ chưa có chuyện gì xảy ra trên đời mà chưa qua môi miệng của chúng, đôi khi cao hứng chúng lại văng ra những tiếng chửi thề và những nụ cười thỏa mãn... Thằng mụn lại nói:
- Sáng nay bà Bảy nghỉ chợ làm tao mất cả mối!
Thằng cao tròn xoe mắt hỏi: Sao thế? bả bệnh à?
- Bả đánh đề cụt mẹ vốn rồi! Bả chơi dữ lắm, nghe đâu thiếu tiền đứng cũng mấy triệu.
Thằng ria mép xen vào: Bả ngu bỏ mẹ! toàn đi kiếm đám ma vào xin số. Như tao để tiền nhậu sướng hơn!
Rồi cả bọn lại phá lên cười, một câu truyện lại trôi qua... Cái chum nhỏ lại truyền tay, những giọng cười lại phá lên. Bà Tư bán bún bò đi đánh ghen, thằng Phương con ông Tám hút xì ke bị công an bắt đi cai nghiện... Có khi chúng còn bàn cả chuyện chính trị: về Nam Tư, về các nước Trung Đông. Những tình hình nóng bỏng mà báo chí nước ngoài đưa tin mà báo ta in lại!!!. Câu chuyện lại càng hứng thú hơn, một việc mà cái xóm lao động của nó trở nên nhộn nhịp và sôi nổi. Bé Hai sau những đêm say khướt ở vũ trường, đã vớ được một anh chàng Đài Loan: Đám cưới tổ chức ở nhà hàng sang trọng! Ngày hôm đó trông ba thằng thật ngộ ngĩnh, cũng quần, cũng áo, cũng giầy: giống như ba thằng lật đật trong chốn phồn hoa. Với ánh mắt nhạc nhiên, chúng nhìn ngắm tất cả... Những vật dụng, cách trang trí với những ánh đèn rực rỡ. Bà Chín bán hột vịt lộn trong bộ đầm lòi những sớ thịt với nước da đen sạm vì nắng, khuôn mặt trộn lẫn mồ hôi và son phấn mà bà mượn ở đâu đó. Và một cô dâu tả tơi được khoác lên bộ áo cưới tuyệt vời, bên cạnh một gã mập phệ mà nhìn thật kỹ chúng mới thấy đôi mắt của chàng rể... Rồi chúng lại tiếp tục câu chuyện.
-Thằng mụn lên tiếng: bữa đó uống đã thật! tao quất 12 chai Tiger luôn... Rồi nó lại ực một chum rượu đế cay xè, bỏ vào mồm một miếng dưa chua được trộn lẫn với vài trái cóc xanh.
- Đời tao không gặp thời! Thằng cao vuốt tóc, chua xót: Mẹ! mai mốt cho con út nhà tao lấy Đài Loan... Cả đời sướng!!!
Đột nhiên, chúng đang cao hứng thì vợ thằng ria mép từ trong hẻm vọt ra chửi:
- Mẹ mày! mày chỉ tối ngày lo nhậu, còn tiền học của con Thơm thì đ... lo!
Nó nhếch ria mép và trỏ tay về con vợ: chắc nó mới thua tứ sắc!!
Thế là đôi vợ chồng nó gân cổ lên cãi nhau, vung tay múa chân. Có lẽ thằng ria mép xóc óc trước những câu nói của vợ. Nó lại muốn chứng tỏ nó là thằng đàn ông bằng cách đánh con vợ túi bụi, con vợ nó chẳng kém vừa cấu xé vừa kêu gào. Mọi người can ngăn một lúc rồi chúng mới buông nhau ra. Con vợ có vẻ yếu thế và bị đau sau trận thư hùng nên lủi vào hẻm mất! Còn nó lại cười hề hề bước vào bàn nhậu, lại bàn luận về các đức tính của người say rượu đang gián đoạn.
- Ực! Thằng cao nói: đức tính thứ nhất! Can đảm. Vì ta biết rượu độc, hại mà ta vẫn uống
- Đức tính thứ hai: thật thà! Trong lòng ta có gì ta nói h..ế..t! Thằng mụn cao hứng.
- Đức tính thứ ba: dũng cảm! Gì ta cũng dám làm.. kể cả đánh vợ. Thằng ria mép lè nhè.
- Thứ tư: giản dị!! Đâu cũng là gường ngủ... đâu cũng là n...h...à!!! thằngcao khề khà!
Rồi cả bọn phá lên cười!!!...
Ấy thế mà dạo này tôi không gặp bọn nó! Có lẽ chúng cũng say mê trái bóng lăn !!!? Tôi nghĩ và thương cho ba thằng. Vì dòng đời vẫn cứ trôi ...
Cuộc đời như những bậc thang của kim tự tháp. Đứng dưới đất ta nhìn được xung quanh... Vài bậc thang, ta nhìn ra xa được một tí... ở chóp mũi ta thấy rằng: vũ trụ này thật bao la!! ... Ai ơi!! biết vượt qua được số phận??!!166
May 23, 2007
Chúa Ngủ Ngày
Một buổi trưa, Quỳnh vào hầu Chúa, không thấy Chúa ở cung, hỏi thị vệ, thì ra Chúa đương giấc. Quỳnh không được tiếp, sẵn bút nghiên, đề ngay hai chữ vào tường rồi giở ra về.
Lúc Chúa dậy ra công đường, thấy ở tường có hai chữ "ngọa sơn" nét mực hãy còn ướt, không biết ai đề và cũng không biết nghĩa làm sao, hỏi thị vệ mới hay Quỳnh đề. Đến buổi hầu chiều, đông đủ các quan, Chúa hỏi, không ai tán được, phải triệu Quỳnh đến.
Quỳnh đến, Chủa hỏi . Quỳnh thưa:
- Hai chữ ấy có nghĩa gì sâu sắc đâu, hạ thần cứ lấy nghĩa đen mà viết, không dám có ý tứ gì hiểm hóc cả.
- Cứ cắt nghĩa cho ta nghe, không hề chi mà ngại.
Quỳnh ngập ngừng mãi, mới nói:
- Chữ "ngọa" nghĩa là "nằm", "nằm" hẳn khong ai nằm không, tất phải ngáy, chữ "sơn" nghĩa là "núi", "núi" ắt phải có đèo, vậy hợp hai chữ làm một thì nghĩa là "ngáy đèo".
Cả triều thần ai cũng cười. Chúa cũng bật cười. Tan hầu, các quan trách Quỳnh:
- May mà Chúa rộng lượng, chứ không thì hôm nay ông mất đầu!
Quỳnh cười không nói gì.
2632
Chúa Ngủ Ngày
Một buổi trưa, Quỳnh vào hầu Chúa, không thấy Chúa ở cung, hỏi thị vệ, thì ra Chúa đương giấc. Quỳnh không được tiếp, sẵn bút nghiên, đề ngay hai chữ vào tường rồi giở ra về.
Lúc Chúa dậy ra công đường, thấy ở tường có hai chữ "ngọa sơn" nét mực hãy còn ướt, không biết ai đề và cũng không biết nghĩa làm sao, hỏi thị vệ mới hay Quỳnh đề. Đến buổi hầu chiều, đông đủ các quan, Chúa hỏi, không ai tán được, phải triệu Quỳnh đến.
Quỳnh đến, Chủa hỏi . Quỳnh thưa:
- Hai chữ ấy có nghĩa gì sâu sắc đâu, hạ thần cứ lấy nghĩa đen mà viết, không dám có ý tứ gì hiểm hóc cả.
- Cứ cắt nghĩa cho ta nghe, không hề chi mà ngại.
Quỳnh ngập ngừng mãi, mới nói:
- Chữ "ngọa" nghĩa là "nằm", "nằm" hẳn khong ai nằm không, tất phải ngáy, chữ "sơn" nghĩa là "núi", "núi" ắt phải có đèo, vậy hợp hai chữ làm một thì nghĩa là "ngáy đèo".
Cả triều thần ai cũng cười. Chúa cũng bật cười. Tan hầu, các quan trách Quỳnh:
- May mà Chúa rộng lượng, chứ không thì hôm nay ông mất đầu!
Quỳnh cười không nói gì.
2632
May 22, 2007
Sức Mạnh Tình Yêu
Ba chàng trai là bạn thân của nhau, cùng làm việc trong một công ty, lại cùng yêu cô Masako, một nhân viên mới được nhận vào làm. Masako thật xinh, hơn nữa đôi mắt nhìn mới đắm đuối làm sao.
Công ty không lớn lắm, chẳng bao lâu ba chàng trai đều hiểu bản thân họ đã xảy ra chuyện gì. Ba chàng đều ra sức “tấn công'' cô gái, hẹn cô đi xem phim, chơi công viên, ăn cơm hết lần này đến lần khác. Masako không từ chối một ai, nhận lời của cả ba chàng, vì thế chẳng chàng nào đoán chắc cuối cùng cô đã ngả về ai. Sau một thời gian nôn nóng chờ đợi, ba chàng không sao kiềm chế nổi và đều ngả bài ngửa với Masako: chính thức cầu hôn cô.
Masako trả lời ba chàng như nhau và đều hợp tình hợp lý: Lời cầu hôn quá đột ngột đối với cô, cô chưa hề chuẩn bị tư tưởng, xin cho cô được nghĩ ba ngày.
Ba ngày sau, ba chàng trai đúng hẹn đến nơi Masako chọn để gặp cô, chẳng ngờ ba chàng đều cùng gặp nhau ở đó. Ba chàng vô cùng hồi hộp, không biết Masako định liệu ra sao. Cậu A cố lấy vẻ bình tĩnh nói:
- Mình rất tự tin, Masako nhất định sẽ chọn mình.
Cậu B liền dội một gáo nước lạnh:
- Chưa chắc đâu, có lẽ cả ba chúng mình đều chưa đúng với ý cô ấy!
Cậu C dàn hòa:
- Chúng mình nói gì cũng vô ích thôi, chờ xem Masako quyết định như thế nào vậy.
Rồi Masako thướt tha đi tới, cô tỏ vẻ khó xử nói:
- Em vô cùng cảm ơn các anh đã dành tình cảm nồng nhiệt cho em, nhưng ba anh đều có những điều kiện không ai kém ai, vì thế em không biết chọn ai cả. Sau ba ngày suy nghĩ, em vẫn không sao đi đến quyết định cuối cùng được.
Cậu A sốt ruột hỏi:
- Vậy chúng tôi phải làm sao đây để có đủ tư cách trở thành ý trung nhân của em?
Masako dịu dàng đáp:
- Em nghĩ chỉ có thể quyết định sau khi được thấy kết quả phấn đấu của cả ba anh.
Cậu B nhanh nhảu nói:
- Như thế có nghĩa là từ nay trở đi, ai phấn đấu có hiệu quả hơn thì em lấy người ấy có phải không?
Masako gật đầu liền mấy cái. Ba chàng đưa mắt cho nhau, cảm thấy Masako nói rất có lý, đành nói:
- Thôi được rồi, chúng tôi làm theo ý em!
Masako ước hẹn với ba chàng sau ba năm nữa gặp lại ở nơi này.Từ đó trở đi, ba chàng trai ra sức phấn đấu, làm việc không biết mệt. Ba chàng ngầm thi đua với nhau, chỉ sợ người khác tiến nhanh hơn mình. Thấy thế, người trong công ty đều gọi họ là ''ba cỗ máy''. Trời không phụ người có công, chưa đến ba năm, cả ba chàng đều được công ty giao cho chức quản đốc.
Tối hôm trước ngày Masako tuyên bố quyết định chọn ai, ba chàng rủ nhau cùng vào một quán rượu. Họ đã đi tới thỏa thuận: Bất kể Masako chọn ai thì ba người vẫn là bạn thân như xưa. Ai không được Masako chọn cũng không nên chán nản, vẫn yêu công việc như yêu bạn gái thứ hai của mình, tranh thủ đạt thành tích cao hơn nữa.
Sáng hôm sau, Masako đến văn phòng, trao cho giám đốc đơn xin nghỉ việc.
Giám đốc tươi cười nói:
- Chóng quá nhỉ, hợp đồng của cô đã đến ngày hết hạn rồi! Ba năm trước, sau khi nhận được báo cáo của cô, tôi đã để ý quan sát ba chàng trai đó, quả nhiên họ tiến bộ với tốc độ phi thường. Chúc mừng cô, trong ba chàng ấy bất kỳ cô chọn ai, tôi cũng vui lòng làm ông mối. Ha, ha, ha...
Masako nghiêm trang nói:
- Thưa giám đốc, người thay chân tôi đang đợi ông ở ngoài cửa.
- Thế à? Thật không? Xin mời vào! - Giám đốc nói.
Masako ngoảnh lại vẫy tay, từ ngoài cửa bước vào một cô gái trẻ, xinh đẹp đến mức ai trông thấy cũng phải yêu. Giám đốc nghiêng mình trước cô gái mới đến:
- Xin chào và nhờ cô giúp đỡ! Giám đốc lấy trong két sắt một xấp tiền, bỏ vào phong bì, trao cho Masako để thưởng cho cô. Masako giơ hai tay đỡ lấy phong bì, cúi thấp người xuống nói:
- Xin cảm ơn giám đốc! Để tăng cường sức làm việc ở quý công ty, mong giám đốc từ nay về sau để ý nhiều đến công ty của chúng tôi.
Nói xong, Masako đưa cho giám đốc một tấm danh thiếp, trên đó in nổi bật mấy chữ sau:
YAMAMURA YOKO
Công ty cho thuê Sức Mạnh Tình Yêu.
2183
May 21, 2007
Dùng "liều cao" trong canh bạc
Trong phòng trực cấp cứu, ba bác sĩ đang đánh bạc. Họ lần lượt đặt giá cho ván bài của mình:
- Tôi đặt 100.000!
- Tôi chơi gấp đôi: 200.000!
- Tôi chấp cả hai ông luôn: 500.000! Con bệnh ở giường bên không nén nổi tò mò vì thấy canh bạc đã đến hồi "khát cháy cổ", anh ta ráng hết sức nhỏm dậy nhìn:
- Trời! Các ông chơi... bằng ống penixilin à?
2441
Nhầm lẫn tai hại
Nhân viên đến cơ quan làm việc với hai tai băng bó. Sếp ngạc nhiên hỏi:
- Chuyện gì đã xảy ra với cậu vậy?
- Hôm qua, vợ đi vắng nên tôi phải ủi đồ. Khi cô ấy gọi điện thoại về, tôi đã sơ ý nhấc bàn ủi lên nghe.
- Vô lý! Tại sao tai kia của anh cũng bị băng bó?
- Thưa, tôi lại nhầm lần nữa vì vội gọi bác sĩ.
2261
May 19, 2007
Tiền nào của nấy
Để chữa bệnh phát phì, bác sĩ kê đơn cho Roby 6 viên thuốc, mỗi tối uống một viên. Đêm đầu, sau khi uống thuốc, Roby mơ thấy mình bị đắm tàu và giạt vào một đảo hoang, ở đấy có một cô gái da màu tuyệt đẹp. Anh rượt theo cô ta khắp đảo, nhưng không thể nào bắt kịp. Thức dậy, mồ hôi vã ra như tắm. Cuộc rượt đuổi lại diễn ra trong những đêm kế tiếp. Kết quả anh ta sụt 25 kg. Bạn của Roby là Brow thấy vậy cũng đến chữa bệnh. Nhưng sau khi uống viên thuốc đầu tiên, Brow lại có một giấc mơ khác. Anh ta cũng lạc vào đảo hoang, nhưng không có cô gái da màu nào cả. Thay vào đó là một đám thổ dân hung dữ đuổi anh ta chạy trối chết. Rồi anh ta cũng sụt được 25 kg. Brow hỏi bác sĩ tại sao Roby lại có giấc mơ nhiều hứng thú, chứ không đáng sợ như của mình, ông ta mỉm cười:
- Có gì đâu, Roby đến gặp tôi tại phòng mạch tư và trả bằng tiền mặt. Còn anh thì đến bệnh viện với thẻ bảo hiểm y tế.
1811
Hoa Dại
Ngày mình mới đặt chân đến đây, cái thành phố ở góc nước Mỹ này, mình thấy rất nhiều hoa. Hoa mọc hầu như khắp nơi, đến nỗi mình cứ tưởng ở đây hoa dại cũng đẹp đến vậy... Sau này mình mới biết rằng, từng khóm hoa ở đây đều có bàn tay người quan tâm chăm sóc; ngay cả những bụi hoa mọc ra từ những kẽ đá chung quanh nhà ai, cũng không phải mọc lên một cách tình cờ, như một loài hoa dại.
Năm đó mình học lớp mười, một cái lớp thật đặc biệt, chì có ba thằng con trai. Một thằng thì lúc nào cũng như ở trên mây; chẳng thèm ngó ai; nên mình cũng không thèm ngó hắn. Một thằng nữa thì trông yểu điệu thục nữ, phát ngán. Thằng thứ ba là mình, từ hồi học lớp chín đã được bọn cùng lớp đặt cho cái nick công tử bạc liêu. Mình không chơi với hai tên có tài, nhưng quái dị kia. Còn lại mười đứa con gái, thì khỏi nói - phá như qủy!
Ngày đầu tiên mình vào lớp, một nàng nghênh mặt lên, phán một câu: "Có vô lộn chuồng không đó?" Thú thực, ngoài những năm tiểu học ngây thơ, đây là năm đầu trung học, mình học chung với con gái, nên hơi mắc cỡ, chẳng nói năng gì, đi thẳng đến chỗ ngồi của hai tên cùng phái. Sau này, mình biết tên của nàng đó là Nhiên. Cũng dân số trong lớp như vậy, bọn mình học chung với nhau hai năm nữa; và cùng trải qua những kỳ thi của quận, của thành phố, rồi lên đến cấp quốc gia. Thân nhau hơn, vui hơn. Ừ, tuổi học trò dường như chỉ có vui; buồn có chăng, chỉ để trang điểm cho ra vẻ cuộc đời.
Và mãi đến những ngày cuối cùng của năm mười hai, mình và Nhiên mới có cái hẹn đầu tiên. Gọi là hẹn hò, phải không, vì đó là lần đầu chỉ có hai đứa với nhau. Hôm đó, không phải là chiếc áo dài trắng Nhiên vẫn mặc đến lớp hàng ngày, mà là một chiếc áo đầm với những chiếc bông to màu sáng thanh nhã. Đó là một buổi sáng cuối tuần bình yên, nắng dịu, mặt đất âm ẩm mát mẻ sau cơn mưa đêm hôm trước. Đó đây, lẩn khuất trong những đám cỏ xanh ven đường, là những cánh hoa dại.
"Nhân hái cho Nhiên mấy cành hoa dại kia đi" Vậy là những cánh hoa đầu tiên mình tặng một người con gái lại là những cánh hoa dại. Bây giờ, nghĩ lại, sao thấy mình dạo đó khờ qúa, chưa biết mua hoa để tặng người ta. "Nhân ơi, ở đó có nhiều hoa dại không?" Trong lá thư gửi cho mình mới đây, Nhiên đã hỏi mình như vậy.
Trả lời sao đây nhỉ?
Suối Trường Sinh
Tác giả: Nguyễn Duy Cần
Suối Trường Sinh
Miya Jima nước Nhật Bản xưa kia là một hòn đảo nổi tiếng linh thiêng. Dân ở đảo này hầu như không ai có quyền chết.
Đảo này là một trong ba thắng cảnh đẹp nhất xứ Phù Tang. Toàn đảo có một ngôi đền danh tiếng ở ngay trên bờ biển. Cửa chính của đền hướng ra biển. Những lối đi trong đền dựng không biết bao nhiêu những cây đèn bằng đá, liên tiếp từ cửa này đến cửa khác. Nơi đây có những con nai đi lại nhởn nhơ không chút sợ sệt sự qua lại của những người mộ đạo. Không khí rất trong lành, biện một màu xanh biếc. Bên kia eo biển, xa xa hiện lên những dãy núi tim tím, những cánh buồm rơm vuông vắng của những chiếc thuyền đánh cá phản chiếu ánh sáng mặt trời, trông như những đám lửa nhỏ nổi lên mặt nước.
Trong số dân cư ngụ tại đảo nầy có hai vợ chồng người tiều phu già, hết sức già. Chồng là Yoshida, vợ là Fumi. Họ được cả làng yêu mến vị nể. Ai nấy đều khen sự kiên nhẫn chịu đựng mọi sự mà họ đã trải qua, và ca tụng sự trung thành của hai người đối với nhau trên sáu mươi năm chung sống.
Họ không quen nhau mấy, hồi mà cha mẹ họ quyết định sự hôn nhân. Yoshida chưa bao giờ dám nói chuyện với Fumi, nhưng khi gặp nhau trên bãi biển thì chàng cứ nhìn nàng bằng cặp mắt trìu mến và cứ nhìn theo nàng mãi. Nàng đi thong thả, hơi cúi về phía trước(đó là lối đi của những thiếu nữ có giáo dục). Những ngày hội, chàng thích tìm nàng trong đám đông để thấy khuôn mặt trái soan của nàng, có cặp má đào đỏ hây, cái áo dài màu ngọc trai xám có thắt ngang một cái thắt lưng lớn, gấu áo viền bằng lụa nâu có thêu những bông cúc trắng.
Fumi cũng không khao khát ngày cưới lắm, vì nàng biết đời nàng đã được định đoạt rồi, và mấy tháng trước ngày cử hành hôn lễ, nàng đội cái mũ "mũ cưới" tượng trưng cho người con gái sắp thành hôn. Bản tính Fumi dịu dàng, mà nàng vẫn sợ trước những sự nghiêm khắc, những sự bất hòa có thể xảy ra giữa vợ chồng. Nàng nghĩ đến câu phương ngôn: "Lòng người đàn ông dễ thay đổi như trời thu". Nhưng nàng sẽ nhất định giữ được tình yêu của chồng bằng sự kiên nhẫn, dịu dàng và sự âu yếm kín đáo của nàng. Nàng có biết câu phương ngôn: "Nếu người ta ngồi ba năm trên một tản đá đó cũng sẽ nóng..."
Cuộc hôn nhân của Yoshida và Fumi đã được cha mẹ định đoạt đúng luật lệ cổ truyền, nên được vui vẻ và tồn tại giữa hai vợ chồng. Ngay từ buổi đầu, Yoshida yêu Fumi với tất cả mối tình nồng thắm của tuổi trẻ và Fumi đền đáp lại bằng sự yêu kính chồng rất mực.
Họ được hưởng những lúc vui sướng cũng như những hồi buồn bã. Vui, là họ sinh liên tiếp ba trai. Rất buồn là ba con lúc đã trưởng thành lại bị chết một ngày vì nghề đánh cá. Một hôm ra khơi, biển đã cướp mất cả ba người con. Yoshida và Fumi trong lòng tan nát, cố chịu đựng trước bạn bè, gượng cười ra vẻ thản nhiên. Nhưng khi chỉ có riêng họ, họ khóc sướt mướt. Tay áo họ luôn luôn đẫm lệ đau thương. Họ đặt bài vị ba con trên một cái bàn nhỏ bằng gỗ quý, tại một căn phòng đẹp nhất để ngày đêm tưởng niệm. Mỗi ngày trước bữa ăn, họ đặt thức ăn lên một cái bàn bằng gỗ sơn, đốt hương để khấn các con về thụ hưởng. Những lúc đó họ ngồi hàng giờ để nghĩ tới những người con đã mất.
Bây giờ chỉ còn có hai vợ chồng, họ lấy sự kính yêu nhau làm nguồn an ủi duy nhất. Mỗi người đều muốn làm cho người kia bớt đau khổ, họ tìm đến cách âu yếm lẫn nhau. Dần dần tâm hồn họ bình thản trở lại, và họ trở nên kiên nhẫn. Họ lấy câu tục ngữ sau đây để tự an ủi: "Khi hoa anh đào đã tàn, không phải lấy sự tiếc thương mà làm cho hoa anh đào nở được"
Giờ đây họ đã già lắm, già như những con đồi mồi cổ kính. Yoshida thì nhăn nheo, khô héo, chân tay run rẩy, Fumi thì tóc và lông mày đã rụng nhẵn.
Người ta gặp họ đi chơi với nhau, bước chân chập chạp, vợ đi sau chồng một chút (vì tập tục như vậy) Thỉnh thoảng đôi cvợ chồng già này đi đến tận ngôi đền nguy nga làm cho hòn đảo nổi tiếng khắùp nước.
Ở nhà, dù Fumi đã nhiều tuổi, vẫn cố gắng giữ gìn nhà cửa được sạch sẽ, xinh xắn. Bà ưa màu trắng của bức tường bằng giấy và ánh sáng của chiếc chiếu mới với một ý nghĩ rất tế nhị hòa hợp tình cảm, bà thường thay đổi sự trang trí tùy theo thời tiết, tùy theo từng mùa hoặc tùy theo màu sắc của từng ngày, tùy theo nỗi buồn trong tâm tưởng khi treo những bức tranh lụa trên tường, một trong cái bình bằng đồng bà cắm ba cành hoa rất khéo léo mỹ thuật.
Đôi khi cạnh lọ hoa, bà đặt hai pho tượng nhỏ, tượng trưng cho hai ông bà già đang quét là thông. Đó là tiêu biểu tình nghĩa vợ chồng những cặp vợ chồng già được ví như hai cây thông đã mật thiếc mọc liền thân với nhau đến nỗi trông như một và cùng già bên nhau.
Cũng có khi Fumi đặt trên bàn một pho tượng sơn, tượng một vị thần mà bà thích nhất, một vị thần rất ngộ nghĩnh, có bộ râu dài, đội một cái mũ kỳ lạ, tay cầm một cái gậy, còn tay kia cầm một quyển kinh, đó là một trong bảy vị linh thần, mà là vị thần tượng trưng cho hạnh phúc của tuổi già.
Yoshida và Fumi kể là đôi vợ chồng già sung sướng, biết gác ra ngoài những nỗi khổ cực của loài người để hưởng sự yên tĩnh và thương yêu lẫn nhau.
Nhưng dù sao họ vẫn có một mối sầu vương vấn. Bây giờ họ đã quá già, lòng luyến tiếc thời trẻ trung xưa kia đã quá xa. Người nào cũng nghĩ rằng: Khi mà một trong hai người chết đi, người còn sống sẽ đau khổ biết chừng nào, cô đơn biết chừng nào! Giá bây giờ họ còn trẻ cả hai, họ sẽ hưởng được một cuộc sống lâu dài bên nhau. Đời sống họ sẽ trở nên thơ mộng biết bao, êm đềm biết bao!...
Một buổi thu, trời trong sqng, Yoshida như có một cảm hứng huyền bí gì, đi về phía rừng một mình. Nơi đây, trước kia ông đã làm nghề đốn củi rất cần cù, bây giờ trước khi chết muốn nhìn lại cây cối mà ông đã sống gần suốt đời.
Nhưng khi đến nơi, ông không còn nhận ra phong cảnh xa xưa kia nữa. Ngay cửa rừng ông không còn thấy cây Phong to lớn lá đỏ của mùa thu, nổi bật giữa đám lá thông xanh thẫm. Ông không nhận thấy cả cái suối nước trong, trong một cách lạ lùng, màu xanh lơ...
Sau khi đã ngồi, ông thấy khát nước, thấy có một núi trong xanh ngay cạnh lối đi. Với hai lòng bàn tay, ông bốc nước lên, uống thông thả...
Nào ngờ? Khi nhìn bóng mình trong suối nước, ông thấy
thay đổi hết: Tóc đã trở n%C 3?n đen nhánh, mặt hết nhăn nheo, trong người các bắp thịt có một sức mạnh đang vươn lên. Yoshida đã trẻ lại như người mới hai mươi tuổi, ông đã vô tình được nước suối "trường sinh".
Khỏe mạnh, tươi vui, đầy nhựa sống, ông già Yoshida bây giờ là một chàng thanh niên trẻ trung yêu đời. Anh ta sung sướng chạy về nhà.
Bà già Fumi trông thấy một thanh niên đẹp trai đi vào nhà. Bà thốt lên một tiếng: "Ồ" rồi từ ngạc nhiên đến sợ hãi, làm bà chết đứng như người mất trí.
Yoshida vội an ủi vợ và giải thích rõ ràng sự may mắn vừa đến với anh.
Bây giờ đến lượt bà lão đáng thương vừa cười vừa khóc vì sung sướng. Sáng mai bà cũng sẽ ra cái "suối tiên" đó. Uống nước rồi, khi về, bà cũng sẽ trẻ lại như một thiếu nữ hai mươi.
Hai vợ chồng sẽ lại sống cuộc đời tươi đẹp, với bao sự vui thú của tuổi trẻ và sẽ hài lòng khi nghĩ đến những kỷ niệm đã qua.
Sáng hôm sau khi nắng hồng mới hé, sau làn không khí trong trẻo. Fumi vội vàng đi ra cái suối nước trong... Yoshida ở nhà, anh ta đợi, không có gì sốt ruột. Anh biết rằng phải mất độ hai giờ cho một người già để đi đến suối, và lúc về sẽ mau hơn.
Vậy mà đã hơn hai giờ, Fumi vẫn chưa về. Yoshida ngạc nhiên: Từ suối về có bao xa, mà sao lâu đến thế? Rồi những giờ phút trôi qua, sự sốt ruột của anh càng lúc lại càng tăng.
Thời giờ cứ tiếp tục trôi đi một cách tàn nhẫn, chậm chạp. Đã ba giờ qua, bốn giờ qua, năm giờ qua... Sự gì đã xảy ra?
Yoshida không còn kiên nhẫn hơn được nữa, vì sự sợ hãi cứ tăng dần lên. Anh đóng cửa lại rồi chạy ra rừng.
Anh chạy vội đến chỗ "suối tiên". Anh nghe thấy nước chảy hòa lẫn tiếng lá reo trên cành. Chú ý im lặng tìm kiếm một vùng rộng, mà vẫn không thấy vợ đâu, anh bắt đầu thất vọng.
Bỗng một tiếng kêu, một tiếng rên, có lẽ một con vật bị thương... làm cho anh chú y.
Yodhida đã đến gần bờ suối... Khi đến tận bờ, anh đứng lại, ngạc nhiên trông thấy giữa đám cỏ cao, có một bé con... một đứa bé gái độ chừng vài tháng, chưa biết nói, chỉ giơ tay về phía anh với vẻ thất vọng...
Yoshida bế đứa bé lên. Nhìn vào mắt đứa bé, cặp mắt lạ lùng! Cặp mắt đó làm cho anh nghĩ đến những kỷ niệm xa xôi của đời anh. Sao lại có cặp mắt giống hệt cặp mắt vợ anh một cách lạ lùng đến thế? Anh đã nhận được cặp mắt của người vợ anh: Khóc khi anh buồn, cười khi anh vui. Lòng anh xúc cảm mạnh.
Rồi đột nhiên anh hiểu được tất: À, ra chính đứa bé này là vợ anh, là bà vợ già của anh, là Fumi đáng thương đã trẻ lại. Và đã trẻ quá, vì nó muốn trẻ lại hơn chồng, nên đã uống quá độ, nên đã biến thành một đứa hài nhi...
Yoshida thở dài, bồng đứa nhỏ lên và mang nó sau lưng, như bà mẹ thường địu con... Anh buồn bã trở về, nghĩ rằng, từ đây anh sẽ phải như một người cha săn sóc và nuôi dưỡng dạy bảo đứa bé mà trước đây là vợ mình: Người bạn trung thành của anh trên đường đời.
Lời bàn:
Văn u mặc bao giờ cũng trang nghiêm nhẹ nhàng... tuyệt nhiên không có giọng hề chọc cười thiên hạ một cách rẻ tiền. Bài văn trên đây là một ví dụ điển hình
Yoshida là một tượng trưng của một hiền giả Đông phương, biết "tri túc, tri chỉ" (biết đủû biết dừng lại), mặc dù cái mộng của con người, ai cũng muốn sống lâu mà không chịu già.
Nàng Fumi là đại diện tâm hồn thiết thực của loài người nói chung, nhất là người đàn bà muôn thuở nói riêng. Có người đàn bà con gái nào mà không sợ cảnh già, mặc dù đã da mồi tóc bạc. Trẻ mãi là cái mộng duy nhất của người đàn bà để được yêu thương. Sự quá đà của nàng Fumi trong vấn đề "phản lão hoàn đồng" là cái bệnh chung của loài người. Bởi vậy, câu chuyện u mặc trên đây làm cho người ta lỡ cười lỡ khóc
Đáng thương hại là "anh chồng" lại trở thành "ông cha", "chị vợ" lại biến thành "đứa con" để cho người đàn ông đến bao giờ phải đóng vai của một người bảo hộ mà tạo hóa dường như đã an bài? Đây là cái hài kịch của thiên thu: Người chồng nào cũng phải là cha nuôi dưỡng và che chở cho người đàn bà đã trao thân gởi phận cho mình. Và chính thế mà người đàn bà và con gái nào cũng yên chí thiết một "ông" chồng có đủ điều kiện để vừa làm một người chồng và một người cha với nghĩa thiêng liêng của nó.559
Chẳng Nghe Lời Gió Nói
1. An nhớ lần đầu tiên An biết Oanh là qua lời chị Huệ : ''Thôi, An lông bông tìm kiếm đâu cho xa, ở lớp ngoại ngữ ban đêm của chị có một con nhỏ tên Oanh, hiền lắm, lại chăm học. An để chị làm mai cho!''. Lúc đó, An vừa ở bộ đội xuất ngũ về, chưa tìm được việc làm, một mảnh tình vắt vai cũng chưa. Con gái hiền thì được chứ hiền lắm như lời chị Huệ nói thì An không ham. Nhưng cũng cười: "Ừ, thì hôm nào có dịp, chị làm mai con nhỏ đó cho em !''.
Chị Huệ chưa kịp tạo ra một dịp nào để làm mai thì một buổi sáng đi uống cà phê, An gặp Oanh đi với Thảo. Thảo là con nhỏ gần nhà An, hồi nhỏ chảnh chọe kinh khủng, lớn lên tự dưng thấy đằm thắm hẳn. Thảo gọi : ''Anh An ngồi cùng bàn với tụi này cho vui !'', chỉ cô gái đang ngồi bên cạnh, giới thiệu : ''Ðây là Oanh, bạn học bên trường Kinh tế với em''. Oanh nói giọng nhỏ nhẹ : ''Chào anh !'', rồi cười, nụ cười mỏng mảnh như sương. An nhìn Oanh, nhìn đôi mắt trong veo của Oanh, như có sợi gì đó đang vấn vít trong tim mình, thật nhẹ. Rồi Thảo chợt nhớ ra: "À, Thảo quên, Oanh học Anh văn ban đêm chung lớp với chị Huệ!''. À, thì ra là người quên. Panh tủm tỉm cười: ''Chị Huệ hay kể về anh An em chị hiền lắm. Oanh không ngờ được hân hạnh gặp người hiền ở đây''. An kêu thầm : ''Oan gia, chị Huệ ơi là chị Huệ!''.
2. An không nhớ mình bắt đầu chơi thân với Oanh và Thảo từ lúc nào. Chắc là nhờ chị Huệ đánh tiếng nhờ vả : ''Thằng em tao về đây chưa có bạn bè gì, hai đứa bây đi đâu, rủ nó đi với !''. Thật ra thì cũng chẳng ai rủ ai, chỉ toàn là tình cờ thôi. Chị Huệ bảo An ở nhà rảnh rỗi làm gì cho phí, đi học Anh văn đi, sau này sẽ có lúc cần dùng. An cắp sách đi học Anh ban đêm, lớp bằng A, tức là sau Oanh và chị Huệ một lớp. Thảo cũng đi học ở trung tâm ngoại ngữ này. Buổi tối tan học, An hay gặp Oanh và Thảo, ba anh em rủ nhau đi uống sữa đậu nành, hoặc ăn chè. Vì An chưa có việc làm nên đi ăn chè hoặc uống sữa đậu nành, có lúc An trả tiền, có lúc Oanh giành trả. An tỏ ra băn khoăn thì Oanh cười : ''Anh An đừng lo, tụi em giàu lắm !''. Chơi với nhau một hồi, An mới nhận ra, Oanh không hiền lắm như lời chị Huệ quảng cáo, chỉ ít lời thôi. Oanh cũng nói là hồi mới gặp Oanh thấy An hiền lắm rồi bỏ lửng câu ở chỗ này. Vậy là sao ? Buổi tối về nhà nằm mơ màng, An nhớ nhất là cặp mắt trong veo của Oanh. Trong veo đến mức, An không dám nói gì, làm gì để tiến đến gần Oanh hơn, vì sợ mình không khéo sẽ làm tổn thương đến cái tình bạn trong veo vừa mới chớm.
Rồi An cũng xin được việc làm, một chân lễ tân khách sạn do Oanh giới thiệu, vì chủ khách sạn là bạn thân với ba Oanh. Tháng lương đầu tiên, ba anh em rủ nhau đi lòng vòng suốt buổi chiều đến tối, đi ăn, rồi đi hát karaoke. Trong phòng karaoke, Thảo có vẻ vui lắm, nói cười nhiều lắm, nhưng đến lúc An tình cờ bấm bài Lời của gió, cười cười nói là để tặng Oanh thì không dưng, Thảo lặng lẽ hẳn, Oanh cũng im lặng làm An thấy áy náy vô cùng. Mình đã làm một điều gì không phải lúc ?
3. Oanh hẹn An đi uống cà phê riêng. Lần đầu tiên được hẹn đi uống cà phê riêng, An choáng người vì hạnh phúc. Ngồi trong quán vắng, Oanh nhìn thẳng vào mắt An, giọng nghiêm trọng hơn thường ngày : ''Anh An thấy Thảo thế nào ?''. Không dưng An cảm thấy có một điều gì đó, dè dặt : ''Thảo là một cô bạn tốt!''. Oanh cúi mặt, dùng ngón tay thấm nước vẽ mấy vòng tròn trên mặt bàn, ngọ ngoạy không yên, rồi ngập ngừng : ''Em cũng không biết nói sao nữa, Thảo mến anh lắm !''. Ðó không phải là điều An chờ đợi được nghe từ chính miệng Oanh. Bao nỗi hồi hộp, bối rối trong An tan biến đi hết, An thấy mình bình thản, như là đang nghe một câu chuyện không hề liên quan gì đến mình, buông một câu vô thưởng vô phạt : ''Anh cũng mến Thảo''. Oanh nhìn An thật lạ rồi lắc đầu : ''Nhưng cái cách anh nói không hề giống cái cách em vừa nói. Thôi, quên chuyện này đi, coi như em chưa hề nói gì với anh''. Im lặng một lúc lâu, rồi An rụt rè nhìn Oanh, nói một câu dò hỏi : ''Sao em cứ lo chuyện của Thảo mà không nghĩ gì đến mình ?''. Oanh cười cười : ''Anh đừng lo cho em. Em có bạn trai rồi''. An bất ngờ đến chẳng nói được câu nào. Một trò đùa với An, có phải ?
Không phải là chuyện đùa ! Thảo cũng công nhận : ''Oanh có bạn trai rồi!'' nhưng chị Huệ thì khăng khăng khẳng định : ''Con gái nói mà, tao học cùng lớp Oanh, tao biết, nó chưa có gì đâu ! Bồ bịch gì mà tối thứ bảy nào cũng thui thủi đi về một mình''. Rồi chị Huệ khuyên An : ''Mày cứ tiến tới đi!''. An thấy buồn và hoang mang. Mình thân với Oanh là thế, Oanh tốt bụng là thế, sao tình yêu vẫn mãi là một điều khó nói.
4. Bẵng đi một thời gian dài, có đến cả tháng, không thấy mặt Oanh, Thảo thì đi học một mình. Hai anh em vẫn hay đi uống sữa, ăn kem sau giờ tan học. Một bữa, An làm như vô tình : ''Sao lâu nay không thấy Oanh hở Thảo ?''. Thảo cười : ''Bây giờ thì Oanh quên anh em mình rồi. Bồ nó về!''. Giọng An nghe thật lạ: ''Ở đâu về?''. ''Ở Mỹ. Oanh với anh Phong quen nhau hồi còn đi học, anh Phong đi Mỹ bốn năm nay, bây giờ mới về''. Thảo còn làm như vô tình kể thêm vài chuyện vu vơ nữa về Oanh, về Phong, nhưng An không nghe được gì, hai tai An như ù đi. Không phải là lần đầu tiên An biết yêu nhưng cảm giác này thật khó mà chịu đựng nổi ! Ngốc thật!
Có một buổi chiều chạy xe trên phố, an gặp Oanh. Áo đầm trắng, tóc xõa bay bay, mắt môi ngời ngời hạnh phúc, Oanh ngồi sau xe máy của một gã con trai mặt trắng bệch, ria mép tỉa tót cẩn thận. Giọng Oanh nghe vui lạ lùng : ''Chào anh An ! Ðây là anh Phong, bạn em. Còn đây là anh An!''. Gã con trai cười chào An bằng một vẻ lịch sự dễ ghét. An khách sáo : ''Chà, lâu quá không gặp Oanh!''. Oanh cười rất tươi : ''Tụi em đang định hôm nào ghé mời anh đi uống cà phê với tụi em cho vui''. Rồi Oanh vội vã : ''Em đi đây, hôm nào gặp lại nghe anh An!.
5. Rồi chẳng có buổi cà phê nào để Oanh giới thiệu bạn trai như Oanh hứa hết. Khi An gặp lại Oanh, Phong đã trở về Mỹ. Oanh cười nói suốt ngày, giỡn cũng mạnh mồm hơn, thỉnh thoảng lại khoe về một đám cưới đã dự tính ngày. Cũng là Oanh, nói nửa như muốn tâm sự, nửa như muốn phân trần với An : ''Tụi em quen nhau từ hồi còn đi học, sau đó anh Phong mới đi H.O. Ảnh thương em lắm, tuần nào cũng điện thoại về cho em!''. Oanh kể về Phong nhiều lần đến nỗi An có linh cảm là Oanh làm thế một phần cũng để tự huyễn hoặc mình. Có phải hạnh phúc phải mang dáng vẻ mong manh như thế mới thật sự là hạnh phúc!
Một tuần trước khi đám cưới Oanh, ba anh em mới lại có dịp ngồi uống cà phê với nhau. Không khí lần này trầm lắng hẳn, không như mấy lần vẫn ngồi với nhau. Thảo khoác một dáng vẻ buồn rầu không thèm giấu. Oanh trông có vẻ mệt mỏi, dù vẫn cười nói nhiều. An thì không thể giữ được thái độ vô tư như nhau với hai cô bạn thân. Oanh mào đầu, giọng đùa cợt : ''Oanh cho anh An một cơ hội cuối đây. Anh An có thương một trong hai đứa em thì nói đi, chỉ còn một tuần nữa thôi. Anh không nói sau này hối hận không kịp, ráng chịu đó !''. An nhìn thẳng vào mắt Oanh, cái nhìn nói lên nhiều điều nhưng Oanh lảng mắt đi. Vậy là rõ ! An buông một câu nói đùa mà nghe rất thật : ''Anh thương cả Oanh với Thảo!''. Thảo đột nhiên gắt gỏng : ''Thảo không cần đâu. Thảo nhường hết cho Oanh đó !''. Ðêm trôi thật khẽ và sâu. An có cảm giác như đây là lần cuối cùng ba anh em ngồi với nhau. Ngồi vẩn vơ một lúc, Thảo đứng dậy trước, nhìn đồng hồ : ''Thôi, khuya rồi, mình về đi !''.
Ðám cưới Oanh, An xung phong lên hát Lời của gió, mắt cố không nhìn cô dâu, chú rể tay trong tay, đi vòng quanh chào quan khách. Oanh đã chẳng hề nghe được lời gió nói, cũng như lời An muốn nói, chỉ cho mình Oanh nghe.
6. Oanh theo chồng đi Mỹ được gần hai năm, trong hai năm đó, An cũng có gặp gỡ một vài người nhưng rồi chẳng đi đến đâu. Mối tình tưởng chừng thoảng qua với Oanh không ngờ lại làm An nhớ lâu đến thế. Gặp một cách hành xử nào đó của các cô gái từng quen biết, An vẫn nghĩ giá đó là Oanh, thì Oanh sẽ xử sự thế này, Oanh làm thế kia và dĩ nhiên là Oanh hay hơn nhiều. Từ ngày Oanh đi, An cũng ít gặp Thảo, nếu có gặp thì cũng chỉ là nụ cười xã giao hờ hững của hai người quen biết cũ. Rồi thôi. An muốn biết tin tức về Oanh biết bao nhưng lại không dám gặp hỏi thăm Thảo.
Rồi Oanh đột ngột trở về. Ðẹp, sang trọng hơn ngày xưa nhưng có những nét từng trải hơn. Và buồn. Nỗi buồn không thèm giấu giếm. Gặp lại An, Oanh vẫn tỏ ra vô tư, như không hề thay đổi chút nào sau ngần ấy thời gian xa nhau. Oanh nói mình đã ly dị chồng, nói về đổ vỡ của chính mình một cách bình thản, nhẹ nhàng như chuyện của ai đó không hề liên quan đến Oanh, càng không liên quan đến An. Như là những buồn vui trong Oanh, An chưa bao giờ được phép dự phần. Như là những ngọn gió suốt mùa chỉ thổi lớt phớt bên ngoài, có hay không thì người ta cũng không biết sự hiện diện của nó. Oanh không biết, hay không muốn biết ?
Những ngày Oanh ở Việt Nam rồi cũng qua mau. Rồi Oanh cũng sẽ ra đi, kỷ niệm về một tình yêu thầm lặng với Oanh trong An rồi cũng sẽ qua đi, sẽ phai mờ dần theo ngày tháng... An sẽ phải cố mà quên Oanh đi, như một giấc mơ không có thật. Tình yêu của An không có thật. Chỉ có nỗi buồn trong An là có thật, An không thể nào quên được, cứ ngày càng đầy...242
May 18, 2007
Thỉnh thần bên Xiêm
ÕÕ Có nhà giàu nọ đãi khách trọng thể đến đâu, tiền đi chợ cũng chỉ năm hào trở xuống. Một lần, lão mắc bệnh nặng, không chịu mất tiền uống thuốc, chỉ mua mấy tờ giấy vàng bạc, rước thầy cúng về cúng, may ra uống tàn hương nước lã mà lành.
ÕÕÕ Thầy cúng đến, trông lên bàn thờ thấy chẳng có gì có thể bỏ vào đãy mang về được, đã chán ngán, nhưng vẫn cứ nổi trống, mõ lên thỉnh hết thần bên Tàu, bên Xiêm. Lão nằm trong giưưòng nghe khấn như thế, liền bảo con ra nói với thầy:
ÕÕÕ - Sao thầy không thỉnh thần sở tại cho gần mà lại thỉnh các vị ở xa lắm vậy?
ÕÕÕ Thầy cúng trả lời:
ÕÕÕ - Các vị thần ở gần đều biết tiếng nhà ông rồi, thỉnh sao được.
2568Trường Xưa
Mười năm nhìn lại trường xưa
Đôi hàng phượng vĩ đong đưa đón chào
Vẫn tà áo trắng xuyến xao
Bóng hình thầy cũ dáng cao lưng trời
Vầng mây xưa vẫn nghiêng trôi
Vẫn làn gió mát của thời mộng mơ
Nhìn em áo trắng bây giờ
Hỏi mùa hạ trắng còn chờ đợi nhau
Mười năm thầm lặng nỗi sầu
Rồi đây áo trắng qua cầu đổi thay
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
Làm sao sánh được ơn dầy tựa non
Nước xuôi sông cạn đá mòn
Cuộc đời thành đạt ấy công ơn thầy
Mười năm trường cũ giờ đây
Tóc thầy nay đã pha đầy tuyết sương.1285
May 17, 2007
Trả Nợ Anh Lái Đò
Quỳnh đi đò ngang thường chịu tiền, lâu quá hóa nhiều, không trả được. Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo: - Ừ đợi đấy, mai ta trả. Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong để một câu: Đ... mẹ thằng nào bảo thằng nào! Và phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng. Thấy nói thơ Trạng, thiên hạ nô nức kéo nhau đi xem. Đi đò ra đến nơi, thấy độc một câu như thế, chán quá liền đi đò về. Người khác gặp hỏi thì chỉ trả lời: "Ra mà xem!" Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng xô nhau ra xem. Anh lái đò chở hết chuyến nọ đến chuyến kia không kịp, trong ba bốn ngày, được không biết bao nhiêu tiền. Được mấy hôm, Quỳnh dỡ nhà bè, bán lại cho anh lái đò. Anh lái đò trừ nợ. Quỳnh mắng: - Anh còn nợ ta thì có, ai làm cho anh mấy hôm chở được bấy nhiêu tiền? Anh lái đò mới nhận ra, liền cám ơn Quỳnh rồi rít và xin trả đủ tiền. |
Trả Nợ Anh Lái Đò
Quỳnh đi đò ngang thường chịu tiền, lâu quá hóa nhiều, không trả được. Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo: - Ừ đợi đấy, mai ta trả. Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong để một câu: Đ... mẹ thằng nào bảo thằng nào! Và phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng. Thấy nói thơ Trạng, thiên hạ nô nức kéo nhau đi xem. Đi đò ra đến nơi, thấy độc một câu như thế, chán quá liền đi đò về. Người khác gặp hỏi thì chỉ trả lời: "Ra mà xem!" Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng xô nhau ra xem. Anh lái đò chở hết chuyến nọ đến chuyến kia không kịp, trong ba bốn ngày, được không biết bao nhiêu tiền. Được mấy hôm, Quỳnh dỡ nhà bè, bán lại cho anh lái đò. Anh lái đò trừ nợ. Quỳnh mắng: - Anh còn nợ ta thì có, ai làm cho anh mấy hôm chở được bấy nhiêu tiền? Anh lái đò mới nhận ra, liền cám ơn Quỳnh rồi rít và xin trả đủ tiền. |
Dê Ðực Chửa
Tiếng tăm về cầu bé thần đồng ở vùng Thanh Hóa bay đến kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thật như thế nào, bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không nộp sẽ bị trị tội. Dân chúng phủ Thanh Hóa hốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố:
- Về việc ấy xin Thầy đừng lo. Thầy cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một trăm quang tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng.
Nghe con nói, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại với dân làng. Không có cách nào khác mọi người đành làm theo lời yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô đúng lúc nhà vua có việc đi qua cửa Đông. Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống lên. Vua sai lính lôi đứa bé đang khóc lên hỏi nguyên do. Quỳnh vờ như không biết đãy là vua, càng gào to, kể lể:
- Mẹ tôi chết đã mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi vẫn không chịu đẽ em bé cho tôi bế...
Vua cho là đùa bé bị bệnh dại ngây, cười và nói:
- Mày thật là đần độn, đàn ông mà đẻ sao được!
Bãy giờ Quỳnh nín bặt, đứng chắp hai tay nói rất trang nghiêm:
- Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôi phải nộp dê đực chửa.
Nghe nói, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé ở Thanh Hóa mà bấy lâu nay mình vẫn nghe đồn.
May 16, 2007
Vẫn còn sáng
Một gã say đang cố tra chìa khoá cửa nhà mình vào cột đèn đường thì một cảnh sát đến bên, thân mật vỗ vai:
- Tôi nghĩ là không có ai ở trong đó đâu, thưa ngài!
- Có chứ, ông không thấy đèn trên cầu thang vẫn sáng à?
2438
Ðá cũng như vàng
Một người đem bán một nửa gia tài, để dồn tiền mua vàng, đào hố chông ở chân tường, thỉnh thoảng lại moi lên ngắm nghía, lấy làm thỏa thích. Có kẻ rình biết, lẻn đào trộm mất. Người kia tiếc của, khóc ầm lên. Ông lão láng giềng sang chơi, khuyên nhủ:
- Thôi, đừng khóc nữa! Anh lấy một hòn đá, đem chôn xuống đấy thì cũng như chôn vàng thôi!
Người kia ngạc nhiên hỏi:
- Vàng quý bao nhiêu! Còn đá có giá trị gì? Chôn dá sao lại cũng như chôn vàng được?
- Anh có vàng mà không biết dem ra dùng, cứ chôn mãi ở góc tường, vàng của anh có khác gì đá. Cho nên lấy đá chôn thay cho vàng cũng thế thôi.
749May 15, 2007
Mái Tóc
Có nhiều quyết định tưởng dễ nhưng khó vô cùng. Cắt hay không cắt tóc.
Mái tóc tôi có từ ngày còn con gái, đến mãi bây giờ. Người ta thi vị hóa mái tóc trong nhạc, trong thơ. Với tôi tóc là bạn, là một phần thân thể cha mẹ cho tôi và tôi qúy nó.
Tôi còn giữ tấm hình thẻ học sinh năm học lớp nhất. Tóc tôi dài hơn vai một chút, đường ngôi chẻ giữa. Tấm hình năm học xong trung học, đi thi tú tài, mái tóc dài hơn thắt lưng vẫn đường ngôi chẻ giữa.
Nhớ ngày còn học tiểu học, một lần tôi bị lây chấy (chí), cảm giác ngứa ngáy sau khi chơi nhảy dây, chân tóc ướt mồ hôi đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ và ghê ghê sống lưng. Lần ấy khi me tôi biết tóc tôi bị chấy, bà dùng lược dầy, bắt tôi cúi đầu xuống tờ giấy trắng, để bà chải cho tôi. Mấy con chấy đực màu đen, mập máu, bị bà dùng móng tay cái, dí xẹp giết chết, trên tờ giấy, chấy cái nhỏ hơn màu xám, có mấy con chí mén mới nở nhỏ như đầu tăm màu trắng, me tôi bảo:"nó nhỏ nhưng cắn đau phải biết"
Vừa chải đầu bằng lược dầy, vừa phải tước những cái trứng "chắc" chưa nở bám trên tóc mỗi ngày cho tôi chưa đủ, bà còn phải nướng trái bồ kết, nấu nước và gội đầu cho tôi nữa. Me tôi còn vắt vào thau nước sau cùng vài giọt chanh, bà bảo :"chanh làm cho mướt tóc". Kể từ ngày ấy, mái tóc tôi được gội bằng bồ kết. Đến năm mười hai tuổi, tôi đã tự nấu bồ kết, và gội tóc lấy một mình.
Trái bồ kết, có người gọi là chùm kết, hình dạng như trái điệp tây, dài khỏang gang tay. Khi trái khô trở thành màu đen, đem nướng vừa đủ để tươm nhưa bóng, lấy hột ra bẻ nhỏ, thả vào nước đem nấu. Sau khi sôi khỏang mươi phút, màu nước trong chuyển thành mầu nâu sóng sánh. Mùi thơm của bồ kết sau khi nướng, quyện bốc theo hơi nước thanh thanh. Lọc nước sang chậu, pha thêm nước lạnh để nước ấm lại, là gội tóc được. Có lần bận học quên gội đầu,tôi để nước bồ kết qua một đêm, bị me tôi mắng :"để nước thiu mới gội còn gì là hương bồ kết"
Tôi nhớ cái thau đồng dùng riêng để gội đầu, vành chậu có chạm hình kỷ hà. Mỗi khi cúi xuống cho mái tóc chảy dài vào chậu, tôi thấy lấp lánh chính khuôn mặt tôi.
Mua bồ kết dễ lắm, trong tiệm chạp phô nào cũng có bán.Ngày còn dùng than nấu cơm, thường thì sau khi làm cơm trưa xong, tôi đặt nồi bồ kết lên cái bếp còn than dư, cứ để đấy. Than vừa tàn là bồ kết đủ cho hết tinh túy của nó hòa vào nước. Cơm nước dọn dẹp xong, cả nhà đi nghỉ là giờ tôi gội đầu. Giờ ấy nắng rất hanh, gió rất vừa, để hong khô mái tóc dầy của tôi. Tôi không biết vì gội đầu bằng bồ kết mà tóc tôi dày hay vì tôi giống bên nội. Bà nội, bác, bố, chú, cô tôi, ai cũng có mái tóc dầy, nhất là bác gái của tôi, tóc đã dầy còn chảy dài xuống tận gót chân. Gội đầu xong bác phải đứng lên cái ghế đẩu cao để chải tóc. Bố tôi hay xin tóc rối của bác để đánh gió. Tôi nhớ có lần tôi than đau đầu, bố tôi lấy gừng giã nhỏ trong cái chén sành, vắt vào ít chanh, đổ vào tị rượu trắng, xong xuôi ông lấy nùi tóc rối vo tròn khỏang qủa chanh, nhúng vào dung dịch ấy, day vào hai bên thái dương và xoa dọc hai bên sống lưng cho tôi. Bác thích nghịch tóc của tôi lắm. Mỗi khi bác đến chơi, thế nào tôi cũng tìm dịp mon men lại gần bác, để bác vừa nói chuyện với mẹ, vừa chải đầu kết bính tóc cho tôi. Bác kết được bính năm, thay vì bính ba như tôi thường kết lấy một mình. Bác vấn tóc trần khéo khéo là, mỗi khi bác vấn tóc, tôi chống cầm ngắm bác mải mê. Bác nghiêng đầu sang phải, dùng lược chải hết tóc sang một bên vai.Bác có một đọan dây vải màu đen dùng để cột bó tóc lại, trên vành tai,sau đó bác xoắn đều tóc và vấn tròn lên đầu. Vòng thứ nhất tròn trĩnh quanh đầu, vòng thứ hai mỏng hơn nằm bên trong được gài khéo léo bằng vài cái kim gút, đọan đuôi tóc dư bác khéo léo nhấc vòng tóc lên để nó thò ra khỏi vành, như cái đuôi gà.
Bà tôi không vấn tóc trần, mà vấn bằng khăn nhung. Cùng một điệu bộ như thế, nhưng sau khi bó tóc bằng dây vải, bà dùng một miếng nhung đen ngang bằng một gang tay, dài non một thước, bọc tóc lại, dùng kim gút gài mối khăn vào tóc, sau đó khéo léo gói hết tóc vào khăn, bà cần khỏang bốn cái kim để gài cách khỏang tóc vào khăn, sau đó quấn tròn lên đầu. Bà ngọai tóc ít nên bà phải dùng thêm một cái độn tóc, may bằng vải đường kính khỏang 3 cm, dồn vải vụn vào, sau đó dùng dây vải quấn tóc chung cái độn, và sau cùng vấn khăn. Bác tôi hay bảo : "cháu nuôi tóc cho dài rồi bác bảo cho vấn tóc, tóc cháu mà vấn đẹp lắm, mày có những hai cái đuôi rùa con ạ ".
Đuôi rùa bác bảo là những ngọn tóc măng mọc ngay đằng sau ót, người ta hay nhìn tóc con nít có đuôi rùa sau ót hay không mà đóan nó có nhiều anh chị hay không. Nghe bác nói tôi có hai cái đuôi rùa, tôi hỏi
:" ở đâu cái nữa hả bác?"
Bác chỉ ngay giữa trán của tôi, nếu vuốt hết tóc ra sau sẽ thấy chân tóc vẽ thành cái góc của hình trái tim. Tôi thích lắm, vì các cô đào cải lương hay vẽ thêm thật đậm cái đuôi rùa ấy.
Nỗi ham muốn được vấn tóc khiến tôi chiều chuộng mái tóc của tôi hết mực. Ai chỉ cách gì để tóc dài nhanh như : mỗi đêm phải chải tóc nhẹ nhàng, mỗi tháng phải dùng kéo nhấp đầu ngọn tóc, tôi đều làm theo cả.
Đến mùa Hè nóng nực, nghe mẹ bảo phải cắt bớt tóc là tôi sợ lắm, luôn đi trốn.Mẹ bảo
:"Không cắt phải buộc tóc cho cao"
Hứa với mẹ,nhưng mẹ vừa xoay đi là tôi lại tháo sợi thun vứt đi, tôi thích cảm giác tóc vướng vào mặt khi chơi nhảy dây, nhảy lò cò.
Đi học lớp hè với cô giáo Trinh người Nam, dưới căn nhà mái tôn, cả thầy lẫn trò đều thấy nóng, cô bảo tôi cột tóc lên cao, tôi nghe lời cô giáo nhưng không vui. Đằng sau lưng tôi có mấy tên con trai, tụi nó hay lén bứt tóc tôi để đá dế, tụi nó rình cô giáo đang giảng bài bứt đại,tôi giật mình la lên. Cô giáo bắt tên giựt tóc tôi qùi trên vỏ mít. Nó giận tôi không cho tôi xem tóan đố nữa. Sau này khi nó xin là tôi tự bứt một sợi tóc cho nó ngay và giao hẹn nó phải cho tôi xem đáp số của những tóan đố.
Tôi ghét trò đá dế mà tôi phải cho nó tóc của tôi vì tôi nghĩ đến những bài tóan khó. Tôi tội nghiệp con dế lửa có cái cánh màu vàng, bị cột vào sợi tóc, xoay vù vù cho chóng mặt trước khi thả vào đấu trường "đá lộn".
Đấu trường là cái hộp nhỏ bằng giấy bồi, hay sang hơn là cái hộp thiếc dùng đựng bánh quy hay bánh trung thu, bỏ một lớp cát mỏng, vài nhánh cỏ. Hai con dế cụng đầu vào nhau, con nào chạy vòng vòng sát thành hộp, không cụng đầu vào con kia nữa là thua. Thằng có con dế thua, nắm râu con dế lên thổi phù phù, hay dùng tóc của tôi đụng vào râu của con dế để con dế chịu nhào vào đá lại. Chỉ có thế mà có khi mấy đ1003
Cái nhìn khắc khoải
Cái nhìn khắc khoải
Khoa điện thoại cho tôi từ phòng lab:
- Hình xong rồi, đã lắm. Mày kiếm đâu ra ông già ngon vậy?
Tôi cười, gác máy rồi xách xe chạy lại chỗ Khoa. Những tấm ảnh đen trắng treo trên dây còn đọng nước, giọt rất tròn và trĩu. Khoa nghiêng đầu ngắm:
- Mày coi, hình như, trong mắt ông già này có nước.
- Mày cận bao nhiêu độ rồi?
Khoa mắc cở tháo cặp kính ra, đôi mắt đờ đẫn.
- Hôm trước ba rưỡi, bây giờ chắc ba tám rồi.
- Mắt mày cũng còn ngon lắm.
Khoa lại hỏi tôi cái câu ban nãy, "mày kiếm ông này ở đâu mà thần thái vậy?". Tôi không trả lời, ngước mắt nhìn về những bức ảnh của tôi. Trong mảng tối sáng trong vắt, khuôn mặt một người đàn ông hiện lên, trầm lặng mà sâu sắc.
Và tôi lại thấy mình ở trong một căn chòi chăn vịt cất dựa mé kinh Chiếc. Căn chòi đầy khói. Cái mẻ un ám khói chất đầy giỏ dừa khô. Khói ngùn ngụt khói. Ngồi trên cái sạp ghe đóng thưa bằng tre chẻ thẻ, một người đàn ông ngồi nhìn ra cửa. Cô độc. Gió vụt vụt vô chòi. Ông làm nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng. Hôm nay ở đồng Rạch Mũi, ngày mai ở Nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng. Ông đậu ghe, dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng sang những cánh đồng lúa vừa mới chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng đòng. Đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi. Chòi cặm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm. Buổi sáng, ông lùa bầy vịt ra đồng, tay cầm cây trúc không róc đọt, bù xù. Bầy vịt ngàn hai trăm con, ngoi quẫy, vẫy vùng, rúc vào những nùi rạ mới, nhặt từng hột lúa. Con vịt xiêm tên Cộc cũng ào ra cùng bọn chúng, những lúc đó, không phải vì bụng đói, mà vì mùi rạ thơm quá, ngọt quá, ngụp mỏ vào thấy sướng người. Ông ngồi bệt trên bờ mẫu, khăn sọc cũ quấn đầu, nón vải nâu lốm đốm mủ chuối. Ông ngó lũ vịt và vấn điếu thuốc châm lửa, phà khói lên trời. Và trời rất xa xanh, trong. Ông kêu :
- Cộc, biểu!
Con Cộc chạy lại, vẫy nước và cọ đầu vào bắp đùi đen bóng của ông. Buổi tối buồn lắm. Đêm nào cũng như đ
êm nấy, lùa vịt vô chuồng, tắm táp qua loa, ông khom lưng thổi phù phù vô cái bếp un cho căn chòi đầy khói rồi nằm đưa võng. Gió vụt vụt vô chòi. Con Cộc lò mò ra đống rơm dập dềnh dưới mé kinh, vùi mình vào đó ngủ một giấc. Nó tưởng lâu vậy, dài vậy mà lúc ngó lên vẫn thấy chao chát ngọn đ
èn đỏ lòm. Ông kêu:
- Cộc, giận gì mà xuống đó vậy mậy?
Cộc lạch bạch đi lên. Nó ghé ngang cái lưới bao rào vịt, thò mỏ vào mổ một con vịt ta khác. Gây chuyện chơi cho vui. Nó là con vịt chúa gây chuyện. Ngoài những lúc này, nó khá cộc cằn, tư lự. Mấy người bạn lang bạt của ông chụm lại nhậu lần nào cũng nhằn: "Cha nội sống như vầy rầu thấy mẹ, mai mốt con vịt xiêm đó chết rồi, cha sống với ai". Ông cười, "còn thằng con tao". Nó ở chợ. Lâu lắm mới về thăm ông một lần, về tới, ngoài việc kêu ông bán bầy vịt ra ngoải sống với nó, còn chuyện ông cưới vợ, nó nói, nó con trai, biết cô đơn là cái gì rồi, khổ lắm, buồn lắm. Nó giục ông từ năm nó mười hai tuổi. Ông ngạc nhiên lắm. Nhưng rồi ông biết rằng, nó đã học được ông cái tánh rộng lòng đồng khơi, như trời cao. Ông vò đầu nói với nó, cũng khó khăn thiệt, nhưng ông quen rồi. Nghề nuôi vịt mà, nghèo, lang thang, đeo mang người nữa, không đành.
Tháng Tám. Ông trở về kinh Mười Hai, quê ruột của ông. Chèo gần tới nhà ông thấy một người phụ nữ ngồi dưới bực cỏ đợi tàu. Chiều rồi, tàu cuối chạy lúc ba giờ rưỡi đi qua đã lâu lắm. Dưới ghe ngó lên, mặt người phụ nữ buồn so, buồn như sắp đâm đầu xuống sông mà chết. Ông chèo lựng khựng cho ghe đi tới. Qua khỏi đám lá, ông quạt chèo trở lại. Ông hỏi chị nọ đi đâu, chị khóc như mưa bấc, "Tôi cũng không biết mình đi đâu". Lãng xẹt vậy đó. Ông ngại ngần ngó những tia nắng đỏ cuối cùng đậu phía dưới đám dừa nước:
- Cô có sao không?
Người phụ nữ lắc đầu. Ông biểu chị xuống ghe cho quá giang. Chị vẫn khóc.
- Tôi biết đi đâu mà quá giang bây giờ. Hay ... làm ơn cho tôi theo anh đêm nay nghen. Ông suy nghĩ rất lâu và trả lời một câu nhỏ xíu trong khi tụi vịt đạp đầu chen nhau dưới sạp ghe bằng tre đóng thưa thớt rộ lên lạc cạc inh ỏi. Đôi chân đ
àn bà dè dặt bỏ xuống đầu ghe, con Cộc cuối đầu không nói không rằng lùi lụi lại tính mổ một cái vô chân chị mừng chơi nhưng ông la: "Cộc! Bị đòn nghe mậy". Nó dừng lại, đủng đỉnh qua đi. Chị khịt mũi cái sột, lau nước mắt kêu: "Trời, vịt gì mà khôn quá vậy?". Con vịt ngoắc ngoắc cái đầu lại, ý nói, Vịt Xiêm chứ vịt gì, thiệt tình.
Qua thêm ba đám lá dày nữa là về tới nhà ông. Nhà vắng, vườn hoang, lúc chạng vạng buồn hiu hắt. Ông đi năm ba tháng về một lần, về đúng vạt đồng sau vừa chín. Hồi đi, con tắc kè ễnh bụng kêu è è, hồi về đã thấy đeo trên cột nhà mấy con tắc kè con, da chưa bông chưa hoa, mốc cời, đầu chờ vờ như cá lóc gặp nước mặn. Ông đẩy cửa bước vô trước, tay quơ mớ váng nhện lùng nhùng, đốt cái đèn, thổi lù lù mớ củi ướt. Chị ôm cặp đồ ngồi gá nhẹ mép ván, ngó quanh. Ông lượng xượng, "Nhà bỏ lâu, bê bối quá chừng". Rồi khói bay lên, ấm áp.
Ở căn nhà lá cũ mèm này, ông có nhiều kỷ niệm. Mỗi khi trở về nó lại chảy thành dòng dịu ngọt trong ông, nó chảy khẽ giửa những mạch máu. Những ngày thơ ông có ba má, những ngày trẻ ông có người chăn gối cùng. Có cây lụa bên hè làm chứng, mỗi lần nhà đổ bánh xèo, vợ ông ra hái đọt lụa, đứng tần ngần, "phải ảnh có nhà
để ăn". Chiến tranh, ông đi biền biệt. Ngày về, chỉ còn đứa con trai. Nó khóc, kể, "Bửa đó cúng đình, có cải lương, má rũ con đi. Tuồng Thoại Khanh Châu Tuấn đó ba. Hát chưa xong khúc Thoại Khanh ngồi đờn cho công chúa Châu Tuấn nghe, thì pháo đằng đồn Ch%
E123
May 12, 2007
Bị cháy khét
Nghe tin vợ sinh con, chồng vội vã đến bệnh viện. Cô y tá mang tới một đứa bé da đen thui, ngại ngùng nói:
- Xin hãy bình tĩnh, da cháu bé... không được trắng như của ông. Ông chồng trấn an ngay:
- Đây là chuyện bình thường, vợ tôi có thói quen để mọi thứ bị cháy khét.
1790
Đồng bọn!!
Một cô chủ nọ có con vẹt biết nói tiếng người giỏi, lại khôn, nên cô ta rất quý và chăm sóc nó từng ly từng tí một. Một hôm, trong lúc tắm cho vẹt, vì vẹt đùa nghịch làm ướt hết quần áo nên cô nhân thể tắm luôn.
Thấy vậy, con vẹt đậu trên giá quần áo liền kêu lên: "Thấy hết rồi nhé, thấy hết rồi nhé..." Tức quá, cô ta liền nhổ trụi lông đầu con vẹt để nó chừa tính nói bậy.
Bẵng đi một thời gian, một hôm ông giám đốc của cô gái nọ đến thăm. Ông này đã luống tuổi nên đầu bị hói. Trong lúc cô chủ lúi húi trong bếp pha đồ uống mời khách, con vẹt lấm lét nhìn quanh và hỏi vị giám đốc: "Chắc ông cũng thấy hết rồi chứ gì?".
1368
May 10, 2007
Không Có Lẽ
Trong phòng triển lãm tranh, chồng nói với vợ:
Bà nó xem đây là cảnh hoàng hôn trên Cửu Long Giang.
Bà vợ ngắm nghía:
Không có lẽ. Tôi tưởng đây là một bầy dê chứ!
Ông chồng dò theo mục lục, gật gù:
Bà nói phải, tôi xem lộn số thứ tự. Đây là cảnh chiếc tàu chở bò chìm giữa biển khơi.
Không Có Lẽ
Trong phòng triển lãm tranh, chồng nói với vợ:
Bà nó xem đây là cảnh hoàng hôn trên Cửu Long Giang.
Bà vợ ngắm nghía:
Không có lẽ. Tôi tưởng đây là một bầy dê chứ!
Ông chồng dò theo mục lục, gật gù:
Bà nói phải, tôi xem lộn số thứ tự. Đây là cảnh chiếc tàu chở bò chìm giữa biển khơi.
May 9, 2007
Về Cội
Không biết tôi đã bắt đầu yêu mưa từ lúc nào. Hình như từ thuở còn rất bé. Mỗi khi trời đổ mưa, trong lòng tôi tràn ngập hân hoan . Tôi nhẩy cẫng lên gọi Mẹ :
- Mẹ ơi! Mưa rồi , con tắm mưa nha.
Nói chưa dứt câu và cũng chẳng cần chờ xem mẹ có đồng ý hay không , tôi đã cởi quần áo và ù té chạy ra sân, vừa chạy vừa nhảy, vừa đưa hai bàn tay nhỏ bé lên trời tung hứng những giọt mưa, rồi bụm vào mặt, hất ngược mớ tóc ướt đang loà xoà trước mặt , cười thích thú chạy ra đường tìm bạn cùng sở thích, bỏ lại sau lưng tiếng mắng yêu của Mẹ :
- Cái con này...Thấy mưa là như thấy nhặt được vàng, lần nào cũng vậy...
Bây giờ lớn lên nơi xứ người, cái thú tắm mưa đã không còn và Mẹ cũng đã không còn. Tôi như nhận ra mình mất mát quá nhiều ở một thời điểm mà những người khác đang có đầy ắp. Có nhiều người đã từng hỏi tôi :"Sao Thuyên lại thích mưa như thế ?" , mỗi khi họ thấy tôi nhìn sững ra trời mưa với vẻ đầy đam mê . Vâng tôi yêu mưa lắm , những giọt mưa rơi từ thiên đàng, ngày xưa Mẹ đã trả lời cho tôi như vậy :
- Mưa từ đâu rơi xuống hở mẹ?
- Từ Thiên đàng...
- Rồi làm sao...mưa về lại Thiên đàng được hở Mẹ.
- Chắc nó sẽ đi lạc thôi con ạ...Thế gian và Thiên Đàng khoảng cách quá xa làm sao mà tìm về...
- Ừa he...Tội nghiệp cho những giọt mưa...sẽ không bao giờ về lại được căn nhà cũ của mình.
Những ý tưởng thô thiển của thời năm , sáu tuổi ấy nó vẫn lậm vào tâm hồn tôi cho đến hôm nay dù tôi đang sống giữa nền văn minh rực sáng của loài người. Cuộc sống của tôi như những giọt mưa rớt từ một vùng nào đó xa xôi. Những giọt mưa đó hoà tan trong đất , chảy qua những khe đá, những con rạch. Chúng hối hả tìm đường ra sông và những giòng sông khắp nơi đó đưa chúng ra biển, nơi cuối cùng mà chúng mong tìm về. Từ biển chúng hội tụ trùng phùng, tay trong tay nhau, nhấp nhô những điệu cuồng vũ luân lưu. Hợp xướng những bản tình ca lúc trầm, lúc bổng.
Những lần ngồi thả hồn trên bờ biển tôi nhận ra đời mình trôi nổi trong đó. Tôi nhận ra tôi đang trên cuộc hành trình tìm về điểm gốc hẹn hò. Lời hẹn hò muôn niên lúc tôi chưa là tôi trong bụng Mẹ.
***
Mẹ tôi lấy cha tôi vừa được một tháng , chưa kịp hưởng hết tuần trăng mật thì cha tôi đã vào trại tập trung cải tạo. Hành trang lên đường của Cha nặng nề biết bao khi bỏ lại sau lưng người vợ mới cưới lẻ loi ở quê nhà. Mẹ tảo tần hôm sớm kiếm tiền, lên rừng nuôi Cha. Sáu năm tù Cha kiệt sức , Mẹ héo hon mong chờ . Sự héo hon buồn tủi đã làm Mẹ cưu mang nhiều chứng bệnh. Vẫn biết Sanh Lão Bệnh Tử là cái vô thường , nhưng chua chát làm sao cho một người vợ trẻ, tuổi đời mới chỉ ở độ hai mươi. Ngày Cha về xum họp, cảnh nhà nghèo khó và ốm đau triền miên. Rồi Mẹ sanh ra anh hai tôi, sau ba năm thì tôi ra đời . Gia đình vui lên nhờ tiếng trẻ thơ và sự đùm bọc yêu thương nhau . Nhưng hình như ở cõi đời này khi được cái nọ thì lại mất cái kia . Gia đình tôi đã rơi vào cái vòng lẩn quẩn đó.
- Mình ạ. Ráng uống thuốc đi cho khỏe. Để kết qủa tái khám được tốt. Gia đình mình chóng lên đường...
Cha tôi sắc thuốc Chùa cho Mẹ uống. Mẹ tôi bị bịnh phổi. Nhà không tiền nên chỉ còn trông nhờ vào thuốc Nam của Chùa. Nhưng cuối cùng thì Mẹ tôi cũng qua đời vì thuốc Nam làm sao chữa được bệnh phổi cơ chứ . Mẹ đã về theo những cơn mưa. Mẹ đã về một vùng biển nào ở đâu đó, lại đơn côi lẻ bóng , đợi chờ .
Khi Mẹ tôi mất , Cha tôi đã bỏ ý không muốn đi đâu nữa . Nhưng Bà Ngoại tôi bảo phải đi, đi vì tương lai của hai đứa cháu. Ở nhà mà chết đói hả...Cái lý lịch của anh , của gia đình...anh còn có thể làm gì để sống, để nuôi con anh chứ...?
Cha con tôi ra mộ thắp nhang cho Mẹ tôi từ biệt. Chúng tôi lên đường đi Mỹ.
- Mình ạ ! Cha con anh chẳng muốn đi đâu nữa, không muốn xa mình đâu. Nhưng bà Ngoại xấp nhỏ muốn thế...tạm biệt nha mình. Mong là sẽ có ngày về thăm mình...
Cha tôi quay qua anh em tôi :
- Hai con nói lời chia tay với Mẹ đi...
- Mẹ ơi ! chúng con đi nha Mẹ...
Cha con tôi dắt nhau đi, vào một ngày mưa tầm tã . Đứng trong nhà cách ly của phi trường TSN nhìn qua cửa kiếng , tôi buồn kinh khủng. Cái buồn bỏ rơi mất những buổi chơi đùa cùng chúng bạn trong xóm của đứa trẻ con ấy mà . Cái buồn bây giờ thèm chạy bay ra ngoài tắm mưa mà chẳng được . Chẳng biết nơi chúng tôi sắp đến có gì vui không ? Tôi đã hỏi Cha tôi nhiều lần mà ông chỉ lắc đầu , không biết . Cha tôi nói đi lần này là đi mãi , không mong gì ngày về . Ba cha con tôi ngồi yên lặng trong phòng đợi . Tôi ngạc nhiên nhìn người ta nhộn nhip. Niềm hân hoan hiện trên từng khuôn mặt, họ nói cười vui vẻ , mừng như sắp được tới thiên đàng . Không giống như cha con tôi, chẳng ai nói với ai điều gì. Tôi nhìn Cha, tôi biết Cha tôi cũng buồn lắm. Mắt người đỏ hoe, rưng rưng . Anh hai tôi thì khác với mọi ngày không còn chạy nhảy , háo hức với những điều mới lạ ở đây mà chỉ ngồi cúi mặt xuống nhìn đôi chân đưng đưa.
Đã tới giờ lên máy bay. Chúng tôi được xe buýt đưa ra tới chân máy bay. Khi leo lên chiếc thang, đứng trên cao ngay trước cửa , anh tôi ngừng lại , quay về phía nhà chờ đợi , đưa tay vẫy vẫy. Tôi cũng ngó theo anh hai về hướng ấy và cũng giơ tay lên dù tôi chả trông thấy rõ Bà Ngoại tôi và người thân nào ở đó, chỉ thấy một đám đông lố nhố xa xa . Cha tôi thì cúi mặt bước nhanh vào máy bay, đưa tay quẹt mắt . Ngồi trong máy bay lúc đó, sao tôi không cảm thấy sự bỡ ngỡ , hiếu kỳ của lần đi máy bay đầu tiên mà lòng tôi xôn xao một nỗi nhớ nhà. Tôi bật khóc, tôi níu áo Cha tôi :
- Ba ơi ! Con muốn về , con muốn về với Ngoại...
Ba tôi đưa tay quàng qua vai tôi, ôm tôi vào lòng vỗ về . Bên cạnh anh hai tôi cũng xụt xịt . Tôi nhìn lên , tôi thấy Cha tôi mắt nhắm nghiền hai giọt nước mắt lăn dài trên má .
- Về đi ba !
Tôi lay lay Cha tôi , Cha tôi ôm chặt tôi hơn và Ông không trả lời . Tiếng máy bay kêu ù ù. Cơn mưa lại ập tới nhìn qua khung cửa sổ cảnh vật phi trường mờ nhoà . Tôi khóc một lúc rồi chìm vào giấc ngủ. Giấc ngủ đã đưa tôi về với Mẹ. Tôi thấy mẹ lau nước mắt cho tôi , mẹ hôn trên trán tôi Mẹ thì thầm :" Con ngoan, hãy vui vẻ theo Cha , vì đó là con đường duy nhất và tốt nhất...dù con phải xa Mẹ , nhưng Mẹ lúc nào cũng nhớ Cha con và hai đứa con cưng của Mẹ . Đời là một cuộc hành hương, cuộc hành hương của các con phải đi qua hướng đó...". Mẹ tôi nói nhiều lắm. Có nhiều điều tôi không hiểu . Tôi ôm h
ôn Mẹ. Tôi thức giấc khi phi cơ đáp xuống Taipei. Lòng tôi thanh thản hơn sau giấc mơ gặp Mẹ. Ước gì trong suốt cuộc đời tôi , được đón Mẹ về trong mỗi giấc ngủ, để cảm nhận được sự gần gũi và ấm áp của Mẹ cận kề.
Chúng tôi đổi máy bay và tiếp tục chuyến đi. Trời Taipei hôm ấy âm u lắm , những đám mây xám kịt bao phủ đầy trời . Những đám mây vần vũ bay về đâu ? Ngổn ngang giữa bầu trời, vương mắc giữa lòng cha con tôi ngày xa quê . Xóm nghèo của tôi đã thật sự xa rồi . Những buổi chiều êm ả, những buổi sáng rộn ràng tiếng ê a học bài, những cánh đồng bát ngát có gío đùa vui, những tiếng cười rộn rã, xen lẫn cả những tiếng cãi cọ, chí chóe cũng đã thật sự mất hút sau lưng . Chúng tôi cô độc giữa đám đông. Đám đông người vội vã, hối hả như sợ trễ chuyến tàu cuối cùng trong ngày. Họ đã bỏ chúng tôi lại đằng sau như những con vịt đẹt uể oải chạy theo bầy vịt hay chúng tôi đã bỏ họ để thư thả với những bước khập khễnh của mình . Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến đích như mọi người .
Phi trường PDX của tiểu bang Oregon đang vào cuối thu . Trời se lạnh, bàng bạc mưa giăng đầy trời . Thật lạ trong suốt chuyến đi của gia đình tôi , mưa cứ hoài đeo bám. Mưa ở xứ Mỹ này có vẻ mỏng, những hạt mưa như nhẹ hơn. Cha tôi tay xách bị , tay bế xốc tôi bước nhanh xuống sân bay, theo sau là anh hai tôi bám áo Cha ngơ ngác nhìn quanh. Chúng tôi ba người đều thấm mệt thể xác cũng như tinh thần .
Ra phi trường đón chúng tôi là Bác Văn, người bạn đồng ngũ của Cha tôi đã qua đây từ trước và cũng là người bảo trợ cho gia đình tôi . Bác Văn đưa chúng tôi về căn hộ mà Bác đã thuê dùm cho từ mấy hôm trước . Bác dặn dò một vài chuyện với Cha tôi rồi Ông ra về :
- Bận lắm, "moa" phải về , vả lại Cha con “toa" cũng cần nghỉ ngơi . Ngày mai gặp...
Cha tôi bắt tay Bác Văn , nói lời cảm ơn...
Bác Văn về rồi , căn nhà chung cư lại càng thêm vắng vẻ . Quái lạ ở đây sao nhà nào cũng đóng cửa im ỉm , như không có người ở . Không ai thèm để ý là có người lạ mới dọn vào. Sau này anh hai tôi có lần đã nói với tôi :
- Hồi mình mới vô căn nhà này, anh Hai có cảm tưởng là mình bước vào một hầm mộ trong một bãi tha ma. Mộ ai người nấy ở , chẳng ai dòm ngó ai dù những ngôi mộ nằm chen chúc , cận kề nhau...
Trên bàn ăn có một vài món ăn do Bác Văn dọn sẵn , nhưng Cha con tôi chẳng ai muốn ăn . Cha tôi đi từng phòng lo sắp xếp chỗ ngủ cho chúng tôi . Trông cái dáng điệu lòm khòm của Ông chả ai bảo là ông mới xấp xỉ ở tuổi bốn mươi . Trông Ông gìa quá...Tội nghiệp cho Ông, gà trống nuôi con lưu lạc xứ người . Ông trầm tư và ít nói từ ngày Mẹ tôi mất, sức khoẻ cũng yếu kém sau những năm dài lao động tù đầy , thiếu thốn . Dọn dẹp một hồi Ông bảo chúng tôi :
- Lại ăn một chút đi các con, …không đói cũng phải ăn một chút …
Để vui lòng Cha , anh em tôi ngồi xuống bàn ăn bên cạnh Cha , vừa nhai vừa lơ đãng nhìn qua khung cửa . Ngoài trời vẫn còn mưa, những hạt mưa rớt nhẹ trên mặt kiếng, chảy xuống làm cho những căn nhà bên kia đường lung linh, mờ ảo . Trời tối dần , những ngọn đèn đường đã bắt đầu chiếu sáng , ánh sáng vàng nhòe nhoẹt trong mưa . Đêm đầu tiên nơi này buồn đến thế .
Sáng hôm sau chúng tôi đã thật sự bước vào một cuộc sống mới . Rồi cũng dần quen, cũng có những niềm vui xen kẽ những hoài niệm về những ngày tháng cũ . Cha tôi cũng đã xin được việc làm sau vài tháng ăn tiền trợ cấp . Ông làm việc cho hãng thịt gà đông lạnh . Anh em tôi thì lại cắp sách tới trường . Cuộc sống tạm yên ổn cho đến một ngày...
***
Mười năm sau
Anh hai tôi đã bước vào đại học được một năm, còn tôi đang học lớp mười một thì Cha tôi lâm bạo bệnh . Bác sĩ cho biết Ông bị ung thư gan thời kỳ cuối . Anh Hai tôi đành bỏ học để đi làm thay Cha quán xuyến gia đình . Gần một năm sau thì Cha tôi mất. Trước khi nhắm mắt, xuôi tay Cha tôi trối với anh em tôi :
- Bằng mọi cách hãy đưa ba về bên Mẹ các con...
Trời tối xầm trước mặt hai anh em tôi
Mọi cánh cửa đi tới tương lai đều đã đóng lại . Anh em tôi lo hậu sự cho Cha cùng với sự giúp đỡ tận tình của Bác Văn và cộng đồng . Hai anh em tôi cùng đưa tay bấm nút dàn hoả thiêu . Tiếng lửa đánh nghe “cạch” đã xé nát tâm can chúng tôi . Chúng tôi nhắm mắt lại , qụy xuống khi ngọn lửa bùng lên …
Chúng tôi nhận lãnh bình tro cốt mang về căn hộ chung cư đặt trên bàn thờ Mẹ . Bàn thờ do chính tay Cha tôi đã lập khi mới tới đất này .
Những ngày tháng chao đảo bắt đầu của cuộc đời côi cút, lầm lũi đi về …Tôi chán cả sự học . Tôi xa lánh bạn bè . Tôi thu mình vào cái vỏ ốc và mong trời mưa , mưa hoài đừng dứt . “Mẹ ơi con biết rồi …Những hạt mưa rớt từ Thiên đàng cao vợi như đời con rớt lại nơi đất lạ xa xăm này . Biết đâu tìm về . Biết có đường về chốn cũ hay không ?
Một trăm ngày cho Cha chỉ có hai anh em tôi thắp nhang tưởng nhớ . Anh Hai tôi ngồi kể lại cho tôi nghe những quãng đời mà Cha Mẹ đã qua . Những kỷ niệm ở quê xa và những chuyện vui buồn của Cha những ngày sống tạm dung nơi xứ người . Những câu chuyện tôi đã biết , còn nhớ hay đã quên …Chúng tôi nhớ Cha qúa chừng .
- Anh Hai à …Ba muốn mình đưa ba về với Mẹ …Anh còn nhớ không ?
Anh tôi ngồi , đầu cúi thấp gật gù :
- Nhớ chứ …Anh nhớ chứ …Làm sao quên được …
- Vậy anh tính sao ?
- Thuyên à …Anh nghĩ chưa phải lúc này …
- Không là lúc này thì lúc nào anh Hai …
- Em phải học cho xong đại học đã rồi mới tính Thuyên ạ …
- Không …em không học nữa …Học để làm gì khi Cha Mẹ không còn …Học để vinh thân hả …Em không …
Anh Hai tôi thở dài :” Vì cái gì thì cũng phải học …Anh mong em đỗ đạt thành tài …Cha Mẹ cũng mong như thế …”
Tôi buồn quá , đứng lên kéo rèm cửa sổ nhìn ra ngoài . Ngoài trời vẫn những hạt mưa lất phất . Phố xá chiều nay như vắng vẻ hơn, thưa thớt những chiếc xe qua lại . Tối nói :
- Anh Hai à …Lúc nào em cũng nghĩ mình như hạt mưa . Anh nhìn kìa trên ngọn đồi kia những giọt mưa đang chảy xuống hối hả …Chúng hối hả đi đâu anh biết không …Chúng tìm về cội . …
- Em mơ mộng quá rồi Thuyên ơi … Cũng có những hạt mưa đã chạy vào một cái hũng, cái hang nào đó . Nó nằm im ở đó với cuộc sống phẳng lặng như những ao hồ . Sông thì chảy ra biển nhưng ao hồ thì không chảy đi đâu cả …
- Anh không về thì em cũng về . Em muốn về cũng là không muốn để Cha phải chờ đợi, không muốn để Mẹ phải trông mong …Mẹ đã nói với em trong giấc mơ hôm nào : Đời là cuộc hành trình tìm về , chúng ta đã đi một vòng quá xa rồi …
Anh tôi không trả lời , đứng lên đẩy cửa bước ra ngoài . Gío lùa vào nhà mang theo một chút hơi lạnh . Tiếng mưa rơi nghe rõ như tiếng gọi thì thầm của Mẹ . Tôi ngả người trên chiếc ghế sô pha nhắm mắt lại …
- Thuyên ơi ! Trời mưa đó …Sao con không tắm mưa . Ra đây tắm mưa với Mẹ đi . Con gái cưng của Mẹ , ra đây .
Tôi thấy Mẹ đứng ngoài cửa sổ , cười rất tươi …Tôi vội bật ngồi dậy , lao về phía cửa sổ …Mẹ ơi ! Chờ con chút nha . Tôi cởi phăng quần áo và chạy ra ngoài . Những hạt mưa dội trên thân thể tôi , cho tôi cảm giác dễ chịu làm sao . Mẹ tôi vuốt mái tóc ướt của tôi :
- Đã lâu lắm rồi con không tắm mưa phải không ?
Tôi rúc vào trong ngực Mẹ , nũng nịu : Ở đây không thấy ai tắm mưa Mẹ ạ . Ở đây buồn lắm …Con nhớ nhà …
- Tội nghiệp con gái tôi …
Mưa như mỗi lúc một lớn hơn . Nước ở đâu tràn về ngập cả đường xá . Nước nhiều qúa làm thành cơn lũ . Nước cuốn trôi hai Mẹ con tôi . Tôi sợ quá ôm cứng lấy Mẹ . Nước mênh mông, mưa tối trời , chả còn biết phương hướng nào nữa …
- Thuyên ơi , Sao không vào phòng mà ngủ ! Sao lại nằm đây ?
Tiếng gọi của anh tôi đã đánh thức tôi dậy . Tôi ngơ ngác nhìn quanh . Hơi thở vẫn còn dồn dập , mồ hôi chảy ướt trán . Tôi đưa tay sờ trên tóc, kiểm soát lại quần áo …rồi lặng lẽ đứng lên bước về phòng . Ngoài trời mưa đúng là có nặng hạt hơn lúc buổi chiều .