Ai cũng nói tôi giống dì Hải, từ khuôn mặt cho tới vóc dáng. Dì Hải là em gái của mẹ tôi. Mẹ là chị cả, dì là em út, ở giữa là mấy ông cậu, nên mẹ hơn dì tới 15 tuổi. Vì dì gần tuổi tôi, tôi hợp với dì hơn mẹ. Dì cởi mở, thời trang. Những năm gần đây, mỗi mùa hè dì hay mua vé máy bay cho tôi lên Seattle ở chơi với dì vài tuần. Dì sống trên một chiếc thuyền con (house-boat), đậu ở Lake Union, ngay thành phố. Dì viết văn. Tôi mê đời viết lách của dì. Tự do. Tự do mà nghèo. Mẹ tôi muốn tôi học ngành Y khoa ra làm bác sĩ, hay ngành Dược khoa ra mở tiệm thuốc tây. Tôi mới 17 tuổi, vừa lên lớp 12. Tôi còn chưa biết tôi có thích học đại học hay đi học hai tháng nghề nail rồi đi làm kiếm tiền. Nói chuyện bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư...tôi thấy còn xa vời quá. Cha mẹ tôi không biết được những ý nghĩ thầm kín này của tôi. Tôi không dám nói, vì biết là ông bà sẽ nghĩ tôi ngông. Tôi biết tôi con một, cha mẹ lại khá giả, nên cha mẹ tôi dĩ nhiên trông chờ nơi tôi một tham vọng cao hơn. Có lẽ rồi tôi cũng nên xin học đại học như các bạn của tôi đang dự tính. Khanh đang chạy bàn ở nhà hàng Tàu, Hồng đứng bán fast food ở McDonald'' s. Bạn nào cũng đang cố dành tiền để đi học đại học. Tú học giỏi để ráng xin những cái học bổng. Tôi có phương tiện tài chánh lại không có dự định nào cả.
Dì sắp lấy chồng nên dì xuống tiểu bang gia đình tôi đang ở để chơi vài tuần. Hôm qua ra phi trường đón dì, tôi thấy được nỗi vui mừng của dì khi dì vừa nhìn thấy tôi.
-TiTi đó hả? TiTi của dì đẹp gái quá!
Tôi có tên giấy tờ là Thanh Tuyền nhưng dì hay gọi cái nickname nghe mẹ nói là do chính dì đặt cho tôi. Và cũng chỉ có dì mới gọi tôi cái tên này. Dì ôm chầm lấy tôi, thủ thỉ dì nhớ TiTi quá. Tôi tức cười cho dì, vì dì cháu tôi hầu như e-mail cho nhau mỗi ngày, nói chuyện qua phôn mỗi tuần. Trăm ngàn thứ chuyện mà nói không hết.
-Mai mốt dì đi lấy chồng rồi thì dì sẽ nói dì nhớ ai chứ dì đâu thèm nhớ TiTi nữa.
-Làm gì có chuyện đó!
Hôm sau, vừa bước vô nhà tôi nghe tiếng dì Hải từ trong bếp nói lớn:
-Đã đến lúc...
Hình như mẹ và dì đang có điều gì bất đồng. Tiếng mẹ nhỏ nhẹ:
-Chị chưa biết tính sao...con Tuyền...sợ nó...
Tại sao tên tôi lại nhắc tới...Tôi bước vô bếp:
-Chuyện gì?
Tôi hỏi mẹ và dì Hải. Cả mẹ và dì đều ngưng bặt, đều nhìn tôi chăm chăm, rồi lại nhìn nhau lúng túng.
-Không phải là con vừa nghe tên con? Mẹ và dì đang cãi nhau vì con à?
Mẹ chối ngay. Không, không phải nói về con đâu, con gái của mẹ!
Con gái của mẹ? Xưa nay, mẹ không phải là người thích biểu lộ tình cảm ra ngoài. Tôi biết ba mẹ thương tôi, lo cho tôi từng ly từng tí, nhưng mẹ không bao giờ nựng tôi, không có cái kiểu ngọt ngào kêu tôi " con gái của mẹ" . Tôi nhìn qua dì Hải. Da mặt dì tái xanh như đang đau.
Dì ngập ngừng:
-Dì...dì đang xin phép mẹ TiTi để cho TiTi đi shopping với dì giúp dì sắm đồ cưới đó mà. Mẹ nói không biết TiTi có rảnh không, vì là năm cuối của TiTi?
Tôi nhìn thoáng qua mẹ thấy mẹ gật đầu. Dì Hải nói tiếp:
-Vừa lúc đó thì cháu bước vô cháu nghe tên cháu là vì vậy.
Tôi nghĩ bụng, chỉ có vậy sao hai người lại phải gây, dì Hải lại phải lớn tiếng. Chị em mới gặp nhau chưa tới 24 tiếng đồng hồ mà. Hay lối nói chuyện của chị em gái là như thế đó? Tôi không có chị, có em gái nên tôi không biết. Nhưng tôi làm bộ tin lời dì để mẹ và dì đừng thắc mắc là tôi đang nghĩ gì trong đầu.
Mẹ nói:
-Nếu con thấy không bận lắm thì con đi với dì cho vui. Rồi tối về nhớ lo bài vở.
Đi mall với dì, tôi lấy làm sung sướng là dì đã đánh quá cao con mắt nghệ thuật của tôi. Bởi vì dì thời trang lắm. Tôi còn nghĩ tôi chắc có khiếu về khoa vẽ kiểu áo. Có lẽ tôi sẽ học ngành fashion design. Mẹ mà biết được ý định của tôi, mẹ sẽ kịch liệt phản đối ngay. Tôi biết mẹ chỉ thích, chỉ trọng khoa bảng, mẹ hay nói những nghề không có bằng cấp không mua nổi...một cái nhà, như dì Hải, dì phải sống lênh đênh lỏng chỏng trên...houseboat! Tôi biết mẹ sai hoàn toàn, vì tôi sẽ chỉ cho mẹ thấy là quanh đây có nhiều người làm nails, đi cắt cỏ, không cần bốn năm đại học khổ cực mà vẫn mua nhà lớn mấy trăm ngàn được. Và lại trả tiền mặt một cái rụp!
Dì cao, thon nên đi mall Mỹ dì dễ lựa đồ. Dì mặc đồ nào cũng đẹp. Dì để tóc ngắn. Tôi cũng muốn để tóc ngắn như dì nhưng mẹ tôi không cho tôi để tóc ngắn. Mẹ nói, còn nhỏ để tóc dài mới giữ được nét ngây thơ. Cũng như con còn trẻ, da mặt đang đẹp, đừng xài nhiều son phấn, vì chưa cần, uổng da mặt. Nói tóm lại, tôi biết ý mẹ tôi, bà chỉ muốn tôi mãi mãi...ngây thơ, đừng lớn vội. Tôi biết rồi tôi sẽ đẹp, sẽ " cool" như dì Hải vì tôi giống dì. Đúng ra, thì hiện nay tụi con trai ở trường đã để ý đến tôi rồi. Chỉ vì mẹ khó tánh quá nên tôi chưa dám cặp bồ với tên nào. Ai đời học lớp 12 rồi mà còn được mẹ đưa đón mỗi ngày. Mẹ biết cả thời khóa biểu của tôi.
-Dì sẽ là cô dâu kẻng nhất đó!
Tôi nghĩ dì thật đẹp, dĩ nhiên đối tượng của dì phải là mẫu đàn ông thật lý tưởng, thật bản lãnh, thì mới chiếm được trái tim của dì vì tới tuổi 34, 35 dì mới chịu lấy chồng kia mà. Dượng Toàn đúng là mẫu người đó. Tôi chỉ gặp dượng Toàn vài lần, nhưng qua lối nói chuyện của dì tôi biết là tôi cũng sẽ thích dượng.
Đi mua sắm một hồi-nói là đi lựa đồ cưới cho dì mà loay hoay dì lại chỉ mua đồ cho tôi - dì cháu ngồi ở quán nước nghỉ chân. Tôi hỏi dì về tình yêu:
-Làm sao mà dì biết người đó là người yêu lý tưởng của dì?
-Có lẽ khi dì bắt gặp chàng đọc sách Doãn Quốc Sĩ nơi quán café, hay ghế đợi ở phi trường. Người yêu của dì thì cũng phải yêu thích sách vở như dì.
Tôi biết là dì đùa, nhưng tôi thích câu trả lời của dì. Đã bảo vì tôi giống dì mà. Tôi không tưởng tượng là tôi có thể tự nhiên thoải mái đi hỏi mẹ những câu hỏi như thế này.
-Dì mong là khi cháu biết yêu là cháu đã là người chín chắn rồi. Cháu sẽ biết chọn đúng người.
-Cháu thích nghề viết văn của dì. Cháu muốn được như dì.
-Không được đâu cô nhỏ, rồi sẽ nghèo như dì đó. Mẹ cô sẽ không cho cô có lối sống như dì đâu. Nhưng mà tin dì đi, mẹ cô bao giờ cũng đúng. Đó là người đàn bà mà dì phục nhất trên trần gian.
Rồi tôi than với dì về tính khó khăn của mẹ.
-Dì với mẹ trái ngược nhau. Để cháu so sánh như thế này cho dì hiểu. Cứ cho dì là đảng Dân Chủ, còn mẹ là đảng Cộng Hòa.
Dì phì cười:
-Cái gì là đảng Dân Chủ, là đảng Cộng Hòa?
-Mẹ bảo thủ, cổ kính, còn dì thì...ngược lại. Như là mẹ cứ dặn cháu, lo học, đừng bồ bịch sớm, phải giữ trong trắng, cái gì m2044
Trang
Jun 28, 2007
Như Đám Lục Bình...
Thổi bay mất rồi nên phải gọi thêm
Khách gọi anh bồi:
- Cho tôi thêm một đĩa bít tết nguội nữa, miếng này nóng quá không thể ăn được!
- Sao ông không thổi cho nguội để ăn mà lại gọi xuất khác?
- Chính vì đã thổi bay mất một nửa rồi nên tôi mới phải gọi thêm đấy!
1692
Anh, tôi và máy tính
Ngày hẹn gặp nhau, trời không nắng cũng không mưa. Tôi đến sớm nên nhìn thấy anh trước. Tôi nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, hy vọng chỉ là ảo giác...
Ngày mới quen nhau, tôi đã nửa đùa nửa thật: "Anh giống hệt chiếc máy vi tính. Ðầu là CPU, gương mặt là màn hình, cái miệng là bàn phím, còn trái tim là con chuột". Anh gí ngón tay vào trán tôi, cười to: "Em chỉ khéo tưởng tượng, làm sao giống được, bởi anh biết yêu em. Anh chỉ giống máy vi tính ở chỗ biết xử lý rất nhanh mọi tình huống". Ðến lượt tôi phì cười nhớ lại buổi đầu gặp anh, với một kiểu tỏ tình quái lạ chẳng giống ai.
Hôm ấy, mới nộp đơn xin việc xong, vừa hồi hộp vừa lo, tôi ghé một quán nước gần trường cũ, gọi ly cà phê uống trấn tĩnh. Ðang ngồi thẫn thờ, tôi cảm thấy nong nóng sau gáy, quay lại thì bắt gặp một ánh mắt. Chúng tôi nhìn nhau thật lâu, nửa như muốn thi gan, nửa như trêu đùa. Anh đột ngột đứng phắt dậy, tiến đến bàn tôi rồi nói một mạch: "Anh là Minh, kỹ sư tin học. Anh muốn biết tên và địa chỉ của em!". Lúc ấy, như bị thôi miên, tôi ngoan ngoãn xé vội mảnh giấy, ghi tên và số điện thoại rồi đưa cho anh.
Tối đó, anh gọi điện đến thật. Nói chuyện với nhau gần hai tiếng đồng hồ, "nấu cháo điện thoại" như tôi hay nói đùa. Ba ngày sau, anh xuất hiện trước cửa nhà tôi, tay ôm một bó hoa hồng...
Bạn bè khen: "Chúng mày đẹp đôi!" và trầm trồ về mối tình lãng mạn, tưởng chỉ có trong phim hay tiểu thuyết. Chẳng ai biết rằng, tôi và anh khác nhau như nước với lửa, như mặt trăng với mặt trời. Anh trầm ngâm ít nói, tôi liến thoắng luôn miệng. Anh có thể ngồi suốt ngày bên cạnh chiếc máy vi tính, cũng như tôi ngồi suốt ngày với mấy quyển sách.
Có khi, mấy tuần liền, tôi không thấy mặt anh. Những lời thăm hỏi qua điện thoại, lúc đầu làm tôi vui vui, nhưng sau đó làm tôi thấy tủi thân. Sau nữa là buồn, trống vắng và cuối cùng là cảm giác bực bội, chán nản.
Có lần, tôi trách anh chỉ biết sống hết mình cho công việc mà không biết hết mình cho tình yêu. Cho là tôi ích kỷ, anh bảo: "Ghen tị với con người chứ ai lại ghen tị với máy vi tính". Gặp nhau, anh tiếp tục say sưa nói toàn chuyện tin học, kể về những người bạn mới quen được trên mạng. Tôi tập thói quen im lặng bên anh, nghĩ ngợi chuyện văn chương. Ðôi khi tôi cũng tự hỏi, phải chăng đó là người mình yêu.
Chúng tôi chia tay nhau, sau một lần tôi ốm nặng. Cô bạn thân đến tìm anh báo tin, anh vẫn dán mắt vào màn hình máy tính. Ðúng ba hôm sau, anh mới đến bệnh viện với nụ cười hối lỗi vụng về.
Ngày chia tay nhau trời không nắng, không mưa, chẳng có mây đen mù mịt, mà cũng chẳng có giông tố đầy trời... Tóm lại là không lãng mạn chút nào.
Thỉnh thoảng, anh khuấy động tôi bằng những tiếng chuông điện thoại. Lần nào cũng vậy, nhận ra giọng anh, tôi lặng lẽ gác máy. Bạn bè bảo: "Mày bướng bỉnh, cố chấp quá". Tôi lắc đầu, cười mà ứa nước mắt.
Tôi cắt tóc ngắn, trở lại thói quen ngồi quán cà phê một mình, dạo phố lang thang một mình, thức khuya hơn, nhưng đọc sách ít hơn và bắt đầu tin là có số phận.
Bạn bè giới thiệu liền mấy chàng để tôi làm quen, nhưng không ai... giống anh cả. Nga, cô bạn thân đến kéo tôi ra khỏi trạng thái "trầm uất" bằng cách rủ tôi đi học thêm tin học. Tôi đồng ý vì muốn biết nhiều hơn về thế giới của anh, thế giới đã biến anh trở nên y hệt một chiếc computer lạnh lùng, không hồn.
Ðến lượt tôi suốt ngày ngồi bên máy vi tính. Tôi vào mạng Internet, tìm thêm những thông tin cho nghề nghiệp. Và rồi tôi cũng thấy thinh thích chuyện gẫu với những người bạn không biết mặt.
Ðang lúc tôi bắt đầu tin trong ký ức con người có phím delete như máy vi tính, thì một người khác xuất hiện. Chúng tôi quen nhau qua mạng Internet. Lúc đầu, tôi bị ấn tượng bởi cái tên rất lạ: Downcome, thế là tán gẫu thử. Trò chuyện mấy lần mới biết anh chàng cũng là một kỹ sư tin học. "Downcome nghĩa là thất bại, sao anh lại chọn tên ấy?" "Bởi vì tôi thích và vì tôi cũng đã từng thất bại. Còn em sao lại chọn tên Soundless". "Vì hồi trước nói nhiều quá, nên bây giờ muốn im lặng" "Chúng ta có thể là bạn được không?".
Tôi thở hắt ra, cảm thấy thời gian dường như trôi ngược lại, bất chấp các định luật vật lý. Tôi trả lời: "yes, sir".
Hầu như ngày nào chúng tôi cũng vào mạng trò chuyện với nhau. Lũ bạn ngạc nhiên: "Mày điên rồi, tìm quên hả?". "ừ thì điên, mà có lẽ cũng sắp quên được rồi". Tôi mạnh miệng, nhưng lại giật mình tự hỏi, quên một con người nhanh chóng không biết là điều tốt hay điều xấu.
Downcome bảo: "Nói chuyện với Soundless thật vui. Soundless làm tôi vừa nhớ lại vừa quên một người". "Tôi cũng có cảm giác giống y như vậy". "Nếu ngày xưa tôi được gặp Soundless thì có lẽ tôi không thành Downcome". "Vì không gặp Downcome nên tôi mới thành Soundless". "Vậy thì cho xin địa chỉ nhà nhé!".
Tôi chợt rùng mình: "Không, không, chuyện gẫu là đủ, biết nhiều không khéo lại khổ nhiều". "Sao bi quan thế!". "Ðó mới là lạc quan". "Ðừng bắt chước Hămlet suy tư gặp gỡ hay không gặp gỡ, mà phải bắt chước Juliet hỏi Romeo ai đưa lối cho chàng đến đây".
Tôi tập làm Hămlet, suy tư mất mấy ngày liền. Chuông điện thoại lại reo, lần này tôi ngồi im, đếm được mười ba tiếng thì nó im bặt, bỗng thấy nhẹ lòng.
Mấy ngày sau, Downcome lại rủ gặp nhau. Tôi vẫn phân vân: "Gặp nhau biết đâu thêm buồn". "Thì hai người buồn cùng đi tìm một niềm vui". "Triết lý hơi bị xoàng". "Nghề nghiệp có dính đến văn chương phải không?". Tôi chợt run: "Sao anh biết" "Ðã từng có một người bạn gái có lẽ cũng giống như Soundless". "Không giữ được à?". "Tuột khỏi tay mất rồi". "Cảm giác thế nào?". "Tiếc và buồn. Nhưng đừng nói nữa, để gặp nhau nói nhiều hơn".
Tôi tò mò: "ừ thì gặp. Cà phê Văn khoa nhé!". "Có cần ám hiệu gì không? Tôi mặc quần xanh, áo đỏ, đội nón trắng, xách cặp đen...". Tôi cười phá lên trước máy vi tính: "Nên mặc đồ đen như Hămlet". "Nói chuyện nghiêm chỉnh đi, làm sao để nhận ra Soundless?". "Tóc ngắn, mắt to, miệng rộng, mũi hếch, quần jean, áo xanh". "Còn tôi cũng tóc ngắn, mắt vừa vừa, miệng rộng, mũi không hếch, quần Jeans, áo sọc xanh. à này, tôi nói một điều rất quan trọng, rất thật lòng: Tôi yêu em".
Tôi mở to mắt nhìn dòng chữ trên màn hình, thấy nhói tim. Sao trên đời này có những người giống nhau đến thế.
Ngày hẹn gặp nhau trời lại không nắng cũng không mưa. Tôi đến sớm nên nhìn thấy anh trước. Tôi nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, hy vọng chỉ là ảo giác, rằng Downcome và anh Minh ngày xưa của tôi không thể cùng là một người. Anh tháo kính, đưa tay dụi mắt, rồi đeo kính vào và quả quyết tiến đến bàn tôi ngồi. Chúng tôi im lặng, nhìn nhau rất lâu rồi cùng cười phá lên.
Bây giờ tôi và anh nói chuyện v142
Jun 27, 2007
Bị Cọp Rượt
Tác giả: Nguyễn Duy Cần
Bị Cọp Rượt
Một người đi đường bị cọp rượt chạy gần trối chết.
Chạy cùng đường, anh ta bèn nhảy đại xuống một cái hố sâu... may sao lại với được một sợi dây leo, và đeo lủng lẳng giữa không trung.
Nhìn lên miệng hố lại thấy một con hổ đói khác đang há miệng chờ mồi. Dòm ở đầu sợi dây: Hai con chuột, một đen một trắng đang gậm mòn đầu dây... Nhìn trước mặt: Một trái dâu rừng chín mọng...
Anh ta bèn một tay nắm sợi dây, một tay vớ hái trái dâu... ăn ngon lành. Dâu ngọt lịm làm sao!
Lời bàn:
Cái đang tức cười trong chuyện trên đây, là đang bị nguy hiểm bao vây, vậy mà chỉ vì một trái dâu chín mộng làm cho anh chàng quên tất cả mọi khốn khổ bao quanh. Còn có gì ngu bằng!
Nhưng xét kỹ, trước những tai họa đang bao quanh đe dọa mạng sống anh ta nào có tai họa nào do mình tạo ra đâu? Cọp đang đứng mé hố chực vồ, làm sao ngăn chặn được! Hai con chuột một đen, một trắng, tượng trưng cho thời gian âm dương nhật nguyệt gặm lần chuỗi ngày còn sống xót của chúng ta, cũng không sao ngăn chặn được!
Như vậy chỉ chăm chăm lo nghĩ nơm nớp, sợ sệt... những gì ngoài ý muốn và quyền hạn của ta, thì quả đáng thương hại không biết chừng nào! Sao không thụ hưởng cái phần hạnh phúc nho nhỏ mà cuộc đời đưa đến cho ta, vì chính những cái hạnh phúc nho nhỏ và không đâu ấy giúp ta yêu đời ngay trong nhưng phút tuyệt vọng nhất đời người. Oscar Wilde có viết: "Đời chỉ là một khoảnh khắc đầy gian nguy gồm những phút giây khoái trá" (La vie est tout simplement un mauvais quart d'heure composé d'instants exquys). Có nhà văn khuyên ta: Nếu có cơ hội để cười, thì cười lên, để khỏi phải khóc. Ta cũng có thể nói như La Rochefoucauld rằng: "Cũng là hạnh phúc, khi ta biết rõ đến mức độ nào ta phải khốn khổ" (C'est une espèce de bonheur, de connaitre jusqu'à quel point on doit être malheureux). Có cái hạnh phúc nào mà không nằm trên đau khổ, hay một viễn tưởng của đau khổ? Chết, đâu có đáng sợ. Sợ chết mới đáng sợ.556
May không đi giầy
Có ông tính hà tiện, một hôm đi chân không ra chợ. Giữa đường vấp phải hòn đá, ngón chân chảy máu ròng ròng, thế mà ông ta không phàn nàn gì lại còn nói:
- May cho mình thật!
Có người qua đường lấy làm lạ, hỏi:
- Ông vấp toạc chân máu chảy ra thế, mà còn bảo may là thế nào?
- Anh không rõ. May là vì tôi không đi giày, chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!
Jun 26, 2007
Không biết tự biết mình
Có anh thợ vẽ truyền thần vẽ xấu, làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh ta than thở, thì họ bảo:
- Không có ai đến thuê thì anh vẽ một bức chân dung anh và chị, lồng kính treo lên, người ta thấy đẹp, xô nhau tới, sợ không đủ thì giờ mà làm ấy chứ!
Anh ta nghe lời, bảo vợ ngồi cho anh vẽ, rồi lại vẽ anh ta ngồi cạnh. Ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý. Một hôm, bố vợ tới chơi, nhìn bức vẽ, hỏi:
- Vẽ hình chị nào treo đó?
Anh ta trả lời:
- Chết nỗi, thầy quên mất nhà con rồi hay sao?
Ông bố vợ nói tiếp:
- A! Ra vợ anh đấy à! Thế thì người ngồi bên cạnh là ai mà trông tướng mạo kỳ dị như thế?
2588Hoa hèn cỏ dại
Tiết trời càng lúc càng lạnh về đêm...giao thừa sắp đến rồi, có lẽ chỉ còn mấy mươi phút nữa la qua đi một năm cũ...Lang thang khu chợ tết chỉ còn vài gian hàng dưa hấu ế ẩm ráng mót mét giờ phút chót xem có ai đó ghé muạ..Tôi có cái thú đi lang thang vào đêm giao thừa như thế nàỵ..mắt tôi chợt khựng lại khi thấy một con bé gầy gò, đen đủi kéo lê lết 2 bao bã mía to tướng sền sệt trên lề đường, nó vừa đi vừa lẩm nhẩm đọc cái gì đó...như là đọc thần chú vậỵ Tôi tò mò quay lại va lẽo đẽo theo sau nó...ồ thì ra nó đọc thơ..." Hãy chỉ cho con cái xấu
Để con nên người tốt lành
Hãy chỉ cho con cái tốt
Để con thêm giỏi thêm chăm...
Tôi sững sờ vì bài thơ đó nguyên văn không phải như vậỵ Tôi nhớ đã có đọc qua nhưng thay chữ con bằng chữ em bởi đó là bài thơ tình...và 2 câu cuối là.. Để em chăm chút đời anh ...thiệt tức cườị..Tôi lân la làm quen nó -- Nhỏ sao khuya rồi em hỏng về nhà sớm đón giao thừa ? Nó lấm lét nhìn tôi dường như sợ hãị..
- Tuị..Tui hỏng có quen ông..?
-Đừng sợ bé...hông quen thì bây giờ quen! Tôi đâu có ăn thịt bé mà sợ
-Tuị..tui chỉ sợ ông làm công an thui!! tui sợ bị tó vô bót hà..
- nè..đừng có sợ! Tôi không phải là công an ? bộ bé làm gì xấu hay sao mà sợ công an ?
- đâu có ? tui chỉ đi lượm bã mía cho mẹ tui thui mà..còn tiền này là tui lượm được của ai làm rớt chứ hổng phải lấy trộm đâu ? Tui thề nói thiệt đó...mẹ tui dạy tui lạ..hãy chỉ cho ...
-bé, tôi biết rồị.hãy chỉ cho con cái xấu chứ gì... con bé há hốc mồm và trợn mắt nhìn tôi " sao ông biết thơ của mẹ tôi vậy ? "
- nè, taị sao thì bé không cần biết, thế bé ở đâu ? tại sao lại cứ đọc bài thơ ấy ? - tại vì...tui lượm được tiền mà hỏng biết là điều xấu hay tốt nên đọc thoị.lượm tiền có phải là điều xấu không ông ?
- không phải là điều xấu nếu nhỏ không biết người đánh rơi là ai để mà trả, sẽ là điều xấu nếu như nhỏ biết mà không chiụ trả .....nhỏ...sao im lặng vậy ? .....
- không có gì...tui phải quẹo đây!!
Không hiểu sao suốt đêm giao thừa đó tôi cứ mãi bị đôi mắt của con nhỏ ám ảnh mãị..đôi mắt trong sáng, đen lay láy và to tròn..đôi mắt như ươt khi tôi giải thích caí tốt và xấụ..tôi biết tại sao con nhỏ im lặng...nhưng tôi không trách con nhỏ tí nàọ..cuộc sống của nó nghèo khổ và túng thiếu quá mà...nó đâu có dại gì đem trả lại số tiền mà nó đã nhặt được chứ!! nhất là những ngày tết như thế nàỵ.. Một năm trôi quạ..cũng vào đúng đêm giao thừạ..sau khi lang thang đã đời, vừa bước vào nhà thì nhỏ em gái đưa cho tôi mảnh giấỵ..
-có con nhỏ lượm ve chai gởi cho anh tờ giấy nè...
- Hey, bậy bạ gì đó..anh mày như vầy mà biểu có quen con nhỏ lượm ve chai hay saỏ
- ai mà biết!! nó nhờ thì em đưa, hổng lấy thì giục thùng rác...tại thấy con nhỏ khẩn khoản nên em mới hứạ..dzí lại nó còn tặng cho em cuốn thơ để làm quà nữa nên em mới chiụ chứ bộ -lúc này thì tôi tò mò...đâu ? đưa đây!! Ui chao, bao thơ làm bằng tay, dán kĩ đàng hoàng...những dòng chữ gọn gàng mà không kém phần thanh tú...chữ viết còn đẹp hơn cả chữ tôị." Ông, Tôi thật có lỗi vì đã giữ số tiền đọ.nhưng cuối cùng mẹ tôi cũng không thể sông lâu hơn với món tiền nhỏ nhoi đó...đúng như mẹ tôi và ông đã chỉ dạy đồng tiền không phải của mình thì sẽ chẳng đem hạnh phúc đến cho mình...tôi đã không biết chính bản thân mình, đã tham lam nên ông trời trừng phạt tôi mất mẹ..cám ơn ông đã dạy tôi một bài học xử thế ở đời, không có gì để tỏ lòng biết ơn và tạ tộị..tôi gởi tặng ông cuốn sổ thơ mà tôi đã ghi chép những bài thơ của mẹ tôị..
Kính
Hoa hèn
Tôi sững sờ...hoa hèn...cái tên gì mà lạ vậỵ.tôi nhớ ngay ra là con bé năm ngoáị..tôi gọi vớị."út ơi, út...lại đâỵ..
-gì mà hét to thế anh hai !!
-cuốn thơ đâụ..đưa cho anh..
-nó tặng cho em mà!!
-em con nít biết gì mà thơ với thẩn..
- xí!! em 15 tuổi rùi đó nhạ.. - thôi đưa cho anh đi, anh thưởng 500 ăn chè nè... nghe tới chè mắt con nhỏ sáng rực và chẳng thèm thơ thẩn nữạ.
- đưa tiền đị..hông thôi anh quên!! Tôi cầm lấy cuốn sổ tay nhỏ mà bâng khuâng...trên mặt bià là một tấm ảnh cắt gọn của một người đàn bà trạc 32 tuổi và một đứa con gái trạc 6,7 tuổi gì đó...người đàn bà có đôi mắt rất đẹp và tôi nhận ra ngay con bé sao y bản chánh đôi mắt của mẹ nó...đọc những vần thơ giống như những trang nhật kí nói về cuộc đời bất hạnh mà tôi tin chắc là của 2 mẹ con bà tạ..đã khiến tôi, một đấng nam nhi cũng suýt rơi lệ.. Tôi đã bâng khuâng tự hỏi" nhỏ ơi bây giờ nhỏ ở đâu ? Tôi đã cố công đi tìm con bé đó nhưng thời gian cứ vô tình trôị..tôi đã chẳng hề gặp lại mà trong lòng thì cứ luôn xao xuyến bâng khuâng mãi với đôi mắt của một đóa hoa hèn
Sáng nay trời đông thật lạnh
Ngoài trời tuyết rơi đẹp quá...
Ước như có em bên cạnh...em ơi, em ơị..
-hey, đi Philly chơi hông?
- Philly là cái chỗ nàọ..tao chỉ mới qua đây có một tuần mà mày làm như tao là dân Mỹ hông bằng..
-ờ hén...tao quên mày là ma mớị..Philly là thành phố cổ lắm rùi nhưng có đông người việt và đồ ăn thì
ngon lắm...
-có xa không ?
- lái khoảng hơn 2 tiếng hà...
-trời lạnh thế nàỵ..thôi để tao ở nhà ngắm tuyết rơi mày ạ..
-choi ơi, già sắp hai đời vợ rồi mà còn lãng mạn thế cha ?
- 40 đâu phải là già...
-hổng chiu già thì đi đi chạ..dzui lắm đó...đi cho biết đó biết đâỵ..ở trong nhà riết biết ngày nào có...dzợ
hai !!
-mày bậy bạ dzừa thôị..tao đã có vợ đâu mà một với haị..
- ủa thiệt dzậy hả ? ở việt nam hổng kiếm được mảnh tình vắt vai nào hay saỏ ông bô trai dzị mà cũng ế
nữa sao ?
-tại tao không muốn chớ không phải ế mày ơị..thôị..di thì đi!!lải nhải mãi !
...................
Philly nhộn nhịp thật!! chợ việt nam đông ơi là đông!!! Tôi cứ như là người trên cung trăng rơi xuống vậy!!..đồ ăn so với VN thì...hỏng có tiền để mà muạ..gia đình khá như ba mẹ tôi cũng chưa chắc mua nổi
huống chị..không hiểu sao trong đầu tôi lại hiện lên đôi mắt của con bé lượm bã mía 15 năm về trước
trong cái đêm giao thừạ.ừ nhỉ hôm nay cũng là giao thừạ..hèn chi bà con đi chợ đông quá!! tiếc răng trời
quá lạnh...chớ không tôi lại đi lang thang...mà ở đây làm gì có chợ tết như ở vn chứ ? cũng chẳng có
tiếng pháo đón giao thừạ..lần đâù đón giao thừa nơi xứ nguờị..tôi nghe lòng mình quay quắt...khu
shopping more của người việt này cũng lớn ghê!!cũng nhiều gian hàng quà tết lắm nhưng không khí tết ở
đây duờng như cũng lạnh như mùa đông ở đây vậỵ..Tôi chợt nhớ bài cà fê một mình của Ngọc Lễ...mà tôi
đã tự sửa lời cho hợp với khung cảnh ở đâỵ Sài gòn chợt mưa chợt nắng chứ còn ở đây thì...trời lạnh tuyết
rơi nhiều quá thì đúng hơn...Tôi nhớ con bé hoa hèn đã tả tơi trong bộ đồ cái bang mà chạnh lòng...còn
mẹ nó...nó đã đau khổ lắm!!! đã bao năm tôi cố công tìm kiếm nó,trong tôi như có một sợi dây vô hình
thôi thúc tôi kiếm nónhưng chỉ hoài công!! nó vẫn bặt vô âm tín hơn 15 năm trờị..cái tên Trương hoài Du
được tôi đăng báo khắp nơi nhưng chẳng ai biết tăm hơị..
mãi lo nghĩ mà tôi lạc mất thằng bạn lúc nào chẳng haỵ..chết rồi, có nước vô tìm cop mất thôi!! Tôi dáo
dác đi kiếm nó...thì...
-ông ạ...ông cho tôi hỏi chút...
- cộ..là...chúa ơi!! tôi có nằm mơ không ?
-Hoa hèn!! ông vẫn còn nhận ra bông cỏ dại này sao ?
Tôi đứng như trời trồng...hoa hèn, cỏ dại!! đúng là con bé đó...nó giống mẹ nó như khuôn đúc!!!cặp mắt
không thể nào lẫn lộn được...nó đã là một người đa bà
Phải, con bé ấy đã là một người đàn bà bên cạnh đứa con đã hơn mười tuổị...sao lại có thể như thế nhỉ ?chỉ mới hơn mười năm kể từ đêm giao thừa năm ấỵ..con bé hoa hèn này dạo ấy chỉ khoảng 12 tuổi, làm sao lại có đứa con lớn tượng như thế nàỵ.. Tôi cứ ngẩn ngơ với suy nghĩ ngớ ngẩn này cho đến khi con bé...à không, người đàn bà ấy nhắc tôị..."Tôi biết ông ngạc nhiên nhiều điềụ..mọi chuyện xảy ra trong đời tôi cứ như là...những câu chuyện tình cờ được góp nhặt duy chỉ đứa trẻ nàỵ..cô ta quay sang con" Du, con đi qua tiệm băng nhạc mua cho mẹ cuốn băng kể chuyện mới của Nguyễn Ngọc Ngạn đi!
đạ mẹ!!
đứa bé dạ thật ngoan rồi chạy đị..nó cao lớn gần bằng mẹ nọ..không ai có thể tưởng tương được một người đàn bà trẻ như thế này lại có một đứa con lớn chừng ấỵ..không kềm được tò mò...tôi hỏi
-Hoa hèn....à mà không, cô tên Du mới phảị..
-Không ông ạ...tên Du bây giờ là tên của con trai tôi, tên tôi là Hoa Hèn...Trần thị hoa Hèn...lúc sang Mỹ tôi đã khai cái tên này, là trẻ mồ côi như tôi thì làm gì có giấy tờ mà minh chứng ?Tôi đặt tên cho con mình là Trần Hoài Dụ..số tôi may mắn, dạo ấy tôi bị người ta bắt bỏ lên tàu chỉ vì tôi đang lang thang trên biển tìm đường chết...
- Tại sao lại chết ? có chuyện gì xảy rạ...
- Tôi đã nói, đời tôi là một sự góp nhặt những mẩu chuyện tình cờ...chuyện tôi vô tình quen ông, chuyện tôi vô tình được lưu lạc qua xứ Mỹ này, chuyện tôi vô tình có một đứa con và bây giờ chuyện tôi tiình cờ gặp lại ông...ông xem...có phải là những câu chuyện tình cờ không?
Tôi nghe đau thắt đáy lòng...vậy ra thằng bé ấy không chạ..giọng người đàn bà vẫn nhỏ nhẹ..
- Ông đã đoán đúng,sau khi mẹ tôi chết, tôi đã bị một thằng bụi đời nào đó hãm hiếp, dạo ấy tôi chỉ vưa 15 tuổị..nhưng có lẽ với ông vẫn chỉ là con bé lên 10, có phải không ? bởi tôi quá gầy gò...tôi đau khổ chỉ còn biết tìm đdường tự vẫn...Từ giã ông, tôi về quê xưa, những mong rằng sẽ được nằm yên trong lòng biển để nước mặn của biển sẽ rửa sạch cõi lòng tôị..nhưng lại không ngờ tôi có duyên nơi xứ lạ quê người nàỵ..càng tình cờ hơn....là...tôi đã mang thaị..nhờ đứa trẻ này mà tôi được ở dạng ưu tiên, được một gia dình Mỹ nhận làm con nuôi và trưởng thành tới hôm naỵ..
-------------------------------
Nghe chuyện của con bé mà nước mắt tôi lưng tròng....con bé vẫn dí dỏm ví cuộc đời của mình như những mẩu chuyện tình cờ...thế còn tôị..cuộc đời của tôi liệu có phải là một câu chuyện tình cờ chắp nối cùng con bé hay không ?
Nhìn đôi mắt ướt long lanh của nó, lòng tôi bâng khuâng khó tả....không lẽ...vô cớ chi đã hơn mười năm tim tôi không hề rung đông với bất kì bóng hình nào mà giờ đây lại bị những câu chuyện tình cờ của coon bé Hoa hèn, cỏ dại ấy thôi miên trái tim tôi ??????[/color][/font]1661
Tôi về lại Hà Nội vào một ngày Hè oi bức. Tháng sáu, nóng ngộp thở, trời trong, gió lặng. Ðứng trong phòng khách sạn, nhìn qua cửa sổ, bờ hồ Hoàn Kiếm bây giờ không giống lắm trong ký ức tôi. Cho hành lý vào tủ xong, chúng tôi tản bộ ra hồ. Từ lâu, tôi vẫn ao ước được thấy lại cảnh hồ lịch sử này.
Rời Hà Nội từ khi vừa lên mười, trí nhớ của tôi về Hà Nội cũng mong manh lắm. Tôi chỉ còn nhớ mang máng hình ảnh Hồ Gươm thật là nên thơ. Vào những ngày chờ giấy tờ để lên tầu thủy vào Nam, năm năm mươi tư (1954), anh tôi đã dẫn chúng tôi đi chơi Hồ và các nơi khác của Hà Nội nhiều lần. Sau này, những bài học lịch sử, địa lý, cộng thêm vào những bài văn viết về Hà Nội, đã làm giàu thêm trí tưởng tượng của tôi về thành phố này.
Hình ảnh Hà Nội với Tháp Rùa trên Hồ Gươm trong tôi, tuy mong manh nhưng rất đẹp. Cảnh pháo bông nở tròn trịa trên bầu trời Hồ Gươm, rực rỡ phản chiếu với mặt nước phẳng lặng vào ngày hội Tết năm nào, vẫn là những vì pháo bông đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Cho đến sau này, những đêm lễ Ðộc Lập Mỹ, nhìn pháo bông trên bãi Laguna Beach, tôi vẫn thấy không đẹp bằng pháo bông trên Hồ Gươm năm xưa.
Tôi vẫn muốn tìm lại cây phượng đỏ, rũ bông trên mặt Hồ ngày nắng Hạ. Tôi đã từng mơ màng kể cho Hiền nghe những chuyện về Hà Nội, trong ký ức tôi, những mơ mộng của tôi về cảnh Hồ Gươm. Hiền không có một ý niệm nào về Hà Nội, nàng lớn lên bên sông Hương núi Ngự, (Có lẽ, con gái Huế vốn mơ mộng, đa tình, nên không giỏi về địa lý và lịch sử thì phải!)
Băng qua đường, những ước mơ của tôi đã thành sự thật. Tay trong tay, chúng tôi im lặng rảo bước bên bờ Hồ. Trời nóng, gió ngưng, không khí ngột ngạt, cho tôi cảm giác là Hồ không nên thơ, tươi mát như tôi hằng mong tưởng. Có lẽ trí tưởng tượng của tôi đã nuôi dưỡng một cảnh Hồ không thực chăng? Hay vì thời thế thay đổi, cộng với thời tiết nóng bức, ngột ngạt, làm Hồ không còn nên thơ như thuở trước?
Cây Phượng đỏ vẫn rộ nở, khoe mình lộng lẫy trên một mặt nước không sạch lắm. Tháp Rùa vẫn soi bóng trên mặt Hồ như xưa, nhưng không đẹp như những gì tôi đã mang bên mình trên bốn mươi năm. Rêu phong, chân tháp cỏ mọc lộn xộn, như râu của một người lâu ngày không cạo. Tôi lẳng lặng ngắm Hồ, lòng bùi ngùi, tiếc nuối.
Sự sống chung quanh tôi dường như rất chậm. Không có những tà áo dài thướt tha như tôi vẫn hằng tưởng tượng. Chỉ có sự mệt mỏi của những người dạo chơi bên bờ hồ, hình như họ ra hồ chơi vì nhà cửa chật chội, nóng bức. Có lẽ, họ mong tìm được một làn gió mát hiếm hoi của Hà Nội tháng sáu chăng? Vài người phanh ngực áo để lộ bộ xương sườn thật rõ. Tôi uể oải ngồi xuống ghế đá ngắm Hồ. Vài đứa trẻ con xúm lại mời mua hình phong cảnh. Tôi từ chối, chúng đưa ra những tấm ảnh khỏa thân, dâm đảng mời mua. Có lẽ nhìn dáng dấp của chúng tôi, chúng biết là Việt kiều nên cố sức mời mọc. Tôi mỉm cười, lắc đầu từ chối, sau cùng chúng cũng nản chí, bỏ đi.
***
"Lạc luộc nóng đây! Lạc luộc nóng đây!"
Tiếng rao hàng của một bé gái, làm tôi chú ý. Hiền nhìn tôi, tròn mắt thích thú, ý như ngầm bảo: "Thích nhé, "lạc", chứ không phải đậu phụng như mình vẫn cãi nhau đâu anh nhé?" Lâu lắm tôi mới nghe lại chữ Lạc, nên tôi đặc biệt chú ý đến em bé rao hàng. Em nhìn như chừng mười tuổi, vóc người nhỏ thó, da đen thẳm. Tôi cảm thấy một cái gì gần gũi với cô bé. Tôi gọi mua lạc, vừa ăn, vừa nghe em tâm sự với nhà tôi. Em ăn nói rành rõi, khôn ngoan.
"Giờ này sao em không đi học?" Hiền hỏi.
"Cháu học buổi sáng thôi cô, chiều cháu bán lạc, giúp mẹ nuôi hai đứa em nữa. Bố cháu chết ở dưới quê, mẹ phải lên Hà Nội kiếm việc nuôi tụi cháu. Mỗi ngày, cháu lãnh mười cân lạc, bán rong cho khách dạo chơi bờ hồ." Em đáp dài dòng, giọng đều đều, không có vẻ gì vội vã.
"Thế hôm nay em còn bao nhiêu lạc?" Hiền hỏi, khi nghe cô bé kể là những hôm bán không hết, phải đem về, thì cả nhà phải ăn lạc thế cơm.
"Chừng ba cân, cô ạ."
Hiền thương cảm, đề nghị:
"Cô mua cho em hết phần lạc còn lại, nhưng cô nhờ em đem lạc về cho các em của em ăn dùm, vì cô không ăn được nhiều lạc như vậy. Mà em tên gì nhỉ?"
Mắt cô bé sáng rực, mừng rỡ:
"Cháu tên Thúy, mà cô mua tất, thật hả cô?"
Hiền cười, dịu dàng:
"Thật chứ! bao nhiêu tất cả, cô trả tiền cho Thúy đây."
Cho tiền vào túi áo, lấy chiếc kim tây cài cẩn thận xong, Thúy ngồi xuống, gỡ nón ra, quạt phe phẩy, tiếp câu chuyện:
"Ngày kia giỗ bố cháu, cháu muốn về quê giỗ bố, mà không có tiền mua vé tầu."
Hiền nhìn Thúy, hỏi:
"Ði tầu gì để về tới quê em vậy?"
Cô bé thản nhiên đáp:
"Tầu lửa cô ạ, nhưng cháu chỉ đến ga Việt Trì thôi, rồi từ đó, phải đi bộ về làng chừng hai cây số nữa. Có lần cháu về đến ga, thì trời tối quá, cháu phải ngủ lại ở sân ga, đến sáng hôm sau mới về làng được."
Hiền xúc động:
"Không có ai đón em sao?"
Cô bé bồi hồi lắc đầu:
"Có ai biết đâu mà đón, cô! Ông bà nội cháu ở làng xa, không có xe cộ gì. Thư từ cũng không đến đấy được. Nên cháu về, ông bà thấy, thì biết cháu về, chứ không nhắn ai trước được. Ngày mai, nếu bán hết sớm thì cháu sẽ đi chuyến tàu sớm, may ra về làng kịp, trước khi trời tối, khỏi ngủ lại sân ga. Ngủ ở sân ga cũng sợ lắm cô, lại còn bị muỗi đốt nữa."
Tiếng Hiền hỏi, với giọng bùi ngùi:
"Tiền tầu mất bao nhiêu, cháu?''
"Năm ngàn, cô ơi!"
"Mỗi ngày bán hàng, cháu kiếm được bao nhiêu?"
"Chừng vài trăm ạ."
Giọng Hiền xót xa:
"Vậy phải để dành lâu lắm mới đủ một chuyến về thăm quê, hở cháu?"
Giọng Thúy não nề:
"Cả năm đó cô ơi! Cực lắm mới để dành được, vì cháu còn phụ mẹ trả tiền nhà trọ, tiền ăn nữa."
Hiền quay qua phía tôi, dùng Anh ngữ, nàng nói:
"Em cho Thúy tiền tầu về giỗ bố cháu và mua luôn mười cân đậu phụng ngày mai cho Thúy luôn anh nhé?"
Tôi gật đầu, đáp:
"Em muốn cho bao nhiêu cũng được."
Tôi yên lặng nghe Thúy nói chuyện với vợ tôi. Tôi chợt tìm thấy tôi trong cô bé bán lạc này. Bốn mươi năm trước, tôi cũng cỡ tuổi này. Tôi nhớ những ngày ngồi giúp mẹ luộc lạc bên bờ ao ở Sơn Tây, quê tôi. Tôi nhớ mẹ hay luộc lạc gần cầu ao, lấy nước từ ao lên để luộc. Mẹ dùng ba cục gạch làm bếp, dùng thùng sắt tây đựng dầu hôi, rửa sạch, để nấu lạc. Tôi vẫn chưa quên được có một lần, tôi ham chơi bên bờ ao, bỏ lạc cháy, bị mẹ rầy, tôi khóc, mẹ khóc theo. Những lần lạc bán không hết, anh em tôi được ăn thế cơm. Bố tôi mất sớm trong chiến tranh, mẹ tôi phải tần tảo nuôi ba anh em tôi thực là vất vả. Tôi là con trai, nên mẹ không bắt gánh hàng đi bán như cô bé này. Lạc luộc xong, hoặc mẹ gánh đi bán, hay mẹ bày ra trước cửa nhà ông bác, cho chúng tôi ở nhờ, để bán.
Một ngày nọ, có người mua gọi tôi là "thằng bé bán lạc", cái tên mà tôi chưa nghe ai gọi tôi bao giờ. Hôm đó, mẹ tôi đã sững sờ và buồn rười rượi. Sau này lớn lên, tôi càng biết rõ ràng hơn là mẹ đã rất đau khổ vì tôi bị gọi như vậy. Mẹ tôi vẫn tự hào là con nhà gia giáo. Ông nội tôi là thầy học của mẹ. Mẹ sinh ra vào những năm đầu của thế kỷ này, được ông bà ngoại gởi đi học chữ Nho với cụ xứ Trừu, tên của ông nội tôi, mà trong sử Việt Nam có đề cập đến. (Gọi là cụ Xứ, vì cụ đầu xứ thuở đó.) Cụ Xứ thương và quí cô học trò duy nhất của mình, nên vài năm sau đó, cụ đi cưới cô học trò cho con trai mình, là bố tôi.
Mẹ tôi có tay buôn bán của họ ngoại, nên mẹ đã tạo nên sự nghiệp lớn ở quê chồng, nhưng với mẹ, chuyện học vấn vẫn là việc chính. Chiến tranh đến làm thay đổi mọi sự. Cha tôi theo kháng chiến, rồi tử nạn. Mẹ đi nhận xác cha, về chôn chưa xanh cỏ thì cơ nghiệp cũng tiêu tan. Chính sách tiêu thổ kháng chiến, bắt mẹ tôi phải vỗ tay hoan hô, khi mọi người đến đập phá dinh cơ mà mẹ đã tốn bao nhiêu công khó dựng lên. Mẹ không biết gì về chính trị, nhưng mẹ rất căm thù cộng sản vì lẽ đó. Sự nghiệp tiêu tan, nhà tan, cửa nát, mẹ chỉ còn lại anh em tôi, và mẹ hy vọng vào chúng tôi, những đứa con trai của mẹ, sẽ học hành giỏi, thành tài, chứ không thể là "thằng bé bán lạc."
Tôi không biết mẹ cô bé này, có giống mẹ tôi của hơn bốn mươi năm về trước hay không, nhưng tôi thấy cô bé này, có nhiều hình ảnh của tôi, ngày truớc. Cô bé còn giống Dĩ An, con gái tôi, đang ở cách chúng tôi một thái bình dương. Dĩ An mười một tuổi, cũng dáng gầy gầy, rắn rỏi, nhanh nhẹn. Ðây là lần đầu tiên tôi trở lại quê, sau hơn bốn mươi năm, nên tôi không mang Dĩ An đi cùng. Có lẽ, nếu gặp Thúy, chắc Dĩ An sẽ thương cô bé này lắm, và sẽ dốc hết tiền mình có để cho hết cô bé này.
Tôi mỉm cười khi Hiền trao thêm tiền cho Thúy, rồi dặn dò:
"Vậy mai cháu đừng đi bán hàng nữa nhé, cháu đón chuyến tầu sớm mà về giỗ bố, cô tặng thêm cháu mấy ngàn nữa, cháu mang về mua hương thắp giỗ bố."
Thúy nhận tiền, mừng rỡ, nói cám ơn rồi chào chúng tôi từ giã.
Tôi tìm tay Hiền, lòng thanh thản, quên bẵng cái nóng bức khó chịu. Trời bắt đầu tối, các cửa tiệm bên kia đường đã lên đèn, tiếng "nhạc vàng" từ một nhà hàng gần đó vọng lại, bản "Con đường tình ta đi" của Phạm Duy. Chúng tôi rời ghế đá, trở lại khách sạn, vì ngày mai tôi sẽ đưa Hiền về thăm Sơn Tây. /.
Nguyễn Phục Hưng viết chung với Hiền Vy
1996
Lời tác giả:
Khi viết truyện Cô Bé Bán Lạc Bên Bờ Hồ Hoàn Kiếm, chúng tôi đã dùng bút hiệu Tuệ An, với đoạn kết khác hơn. Nhưng sau một thời gian, chúng tôi đã quyết định bỏ đoạn kết đó vì không muốn độc giả nghĩ không đẹp về những em bé bán rong trên đường tại Việt Nam.
Đoạn kết đó, có thể đọc tại : http://www.phusa.net/xaHoi/xaHoi/DSQT6304_Cobebanlac...htm
1646
Điều muốn nói
Ông bố đang nói chuyện với khách, cậu con trai cứ chạy ra chạy vào như muốn nói điều gì.
Thấy vậy, ông bố bảo:
- Đừng làm trò nữa, có gì thì cứ nói đi!
- Mẹ bảo con nói với bố là đừng giữ khách ở lại ăn cơm nhé!
1596
Sau 20 Năm
Viên cảnh sát đi dọc theo đường phố, trông anh ta có vẻ gì nghiêm trọng. Đây là con đường mà ông ta đã đi tuần tra mỗi ngày. Không có gì để cho ông ta phải chú ý đến cả. Bây giờ đã 10 giờ đêm, trời khá lạnh. Vào giờ này đường phố chỉ còn lác đác một ít người đi đường vội vã về nhà. Trời mưa lất phất và gió quất vào mặt lạnh buốt. Viên cảnh sát dừng lại nhìn vào từng cánh cửa, xem chừng các cửa hiệu đã bắt đầu dọn dẹp và
đóng cửa. Thỉnh thoảng ông ta dừng bước và nhìn trước ngó sau dọc theo con đường. Viên cảnh sát khu vực này đúng là một mẫu thanh niên đẹp trai, mạnh khỏe và rất tích cực trong công việc giữ gìn an ninh trật tự cho khu phố.
Dân chúng trong khu phố này cũng chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh. Họ trở về nhà sớm vào ban đêm. Người ta có thể thấy rõ ánh đ
èn sáng trong mỗi cửa hiệu hoặc nhà hàng nhưng ngay cả những khu thương mãi, kinh doanh người ta cũng đóng cửa rất đúng giờ.
Bỗng nhiên, viên cảnh sát đột ngột đứng lại. Bên một cánh cửa hiệu chìm trong bóng tối, một gã đàn ông đang đứng im lặng. Khi viên cảnh sát bước tới gần, gã lên tiếng:
- Chào thầy đội ! Xin lỗi thầy nhé ! Tôi đang đợi một người bạn. Hai mươi năm về trước chúng tôi đã hẹn với nhau là sẽ gặp nhau ở đây đêm nay. Có lẽ thầy đội ngạc nhiên lắm phải không ? Tôi xin giải thích để thầy rõ nếu thầy muốn. Khoảng chừng 20 năm về trước, nơi đây là một cửa hàng ăn. Phải rồi, tên gọi là "Nhà hàng Joe Brady mập" bởi vì lão chủ cửa hàng này rất to béo, mập mạp...
Viên cảnh sát ngắt lời:
- Nhà hàng đó vẫn còn ở đây 5 năm về trước.
Nói xong, ông ta đứng sát vào gã đàn ông và nhìn kỹ vào mặt gã. Bên cánh cửa đầy bóng tối, ông ta cũng thấy rõ gã có khuôn mặt vuông và
đôi mắt rất sáng. Một vết sẹo trắng bên mắt phải. ở chiếc cà vạt có đính một hạt kim cương khá lớn.
- Hai mươi năm về trước, một đêm nọ... gã đ
àn ông nói. Tôi đã ăn cơm tối nơi đây với bạn tôi: Jimmy Wells. Hắn là một thằng bạn rất tốt của tôi, có thể nói là một người bạn rất tốt trên cuộc đời này. Tôi và hắn đã lớn lên ở đây, thành phố New York thân yêu và chúng tôi đã xem nhau như hai anh em. Hồi đó tôi mười tám và Jimmy, hai mươi. Sau bữa ăn tối đó, tôi đi về miền Tây. Tôi đã tìm được việc làm tốt và thành công lớn. Còn Jimmy, không có ai có thế bắt buộc hắn rời khỏi New York bởi vì hắn cho rằng New York là nơi lý tưởng nhất để sinh sống. Chúng tôi đồng ý và tin tưởng rằng: chúng tôi sẽ gặp lại nhau 20 năm sau tại đây. Chúng tôi nghĩ rằng: Sau 20 năm chúng tôi sẽ biết được thân thế, sự nghiệp của chúng tôi và tương lai chờ đón chúng tôi như thế nào !
Viên cảnh sát nói: - Câu chuyện thật thú vị ! Một thời gian thật là dài để gặp lại nhau. Trong thời gian đó, anh có biết tin tức gì về ông bạn của anh không ? Khi anh đang làm ăn ở miền Tây ?
- Vâng, có ạ ! Lúc đầu chúng tôi cũng biên thư cho nhau. Nhưng sau một vài năm, chúng tôi ngưng liên lạc. Ôi, miền Tây thật rộng lớn. Tôi đã đi khắp nơi và đi thật nhanh. Nhưng luôn luôn, tôi cũng nghĩ rằng tôi sẽ gặp lại bạn tôi: Jimmy
- Hắn là một con người nghiêm túc, đúng đắn nhất thế giới. Hắn sẽ không bao giờ quên đêm hẹn hò này của 20 năm về trước. Tôi đã đi suốt hàng ngàn cây số để về đây đúng hẹn đ
êm nay và tôi sẽ rất sung sướng nếu hắn cũng đến đúng hẹn như tôi.
Gã lôi từ túi áo ra một chiếc đồng hồ khá đẹp, mặt đính những hạt kim cương lóng lánh.
- 10 giờ kém 3 phút ! Đúng 10 giờ đêm 20 năm về trước, chúng tôi đã nói lời "Tạm biệt" tại nơi đây. Viên cảnh sát đột ngột hỏi:
- Trong thời gian ở miền Tây, anh thành công lắm phải không ?
- Vâng, đúng vậy ! Tôi hy vọng rằng thằng bạn Jimmy của tôi chỉ thành công một nửa của tôi là được. Hắn chậm chạp hơn tôi. Tôi đã phải phấn đấu dữ dội lắm mới thành công. Tại New York, con người không thể thay đổi cuộc sống được dễ dàng. ở miền Tây, người ta biết phải làm gì để kiếm được nhiều lợi nhuận.
Viên cảnh sát bước đi vài bước và nói:
- Tôi phải đi đây... Tôi mong rằng anh bạn sẽ gặp lại ông bạn cũ. à ! Nhưng nếu ông bạn của anh không đến đúng hẹn đêm nay, anh có rời đây không ?
- Không, tôi sẽ chờ ít nhất là nửa tiếng đồng hồ. Nếu Jimmy còn sống, tôi tin rằng hắn sẽ đến đây đúng giờ. Thôi, chào thầy đội !
- Chào anh bạn !
Viên cảnh sát bước đi, vừa đi vừa nhìn vào những dãy phố đang đóng cửa im lìm.
Mưa gió lạnh buốt càng nặng nề hơn. Một vài bóng người vội vã bước nhanh trên đường phố, cố tìm những lối đi ít mưa tạt, gió lùa. Gã đàn ông vẫn đứng ở chỗ cánh cửa mờ tối để chờ đợi người bạn cũ. Gã có vẻ sốt ruột, đôi mắt nhìn suốt các con đường và kiên nhẫn chờ. Đã quá 20 phút... Bỗng một bóng người cao lớn khoác áo choàng dài băng nhanh qua đường hướng thẳng về phía gã đ
àn ông đang chờ đợi và lên tiếng hỏi:
- Có phải anh Bob đấy không ? Gã đàn ông reo lên:
- Có phải anh đấy không ? Jimmy Wells ?
Người cao lớn mới đến vội nắm lấy hai bàn tay Bob, tức gã đàn ông đang chờ đợi và nói: - Đúng rồi, Bob đây rồi ! Tôi tin rằng tôi sẽ tìm thấy anh ở đây nếu anh còn sống. 20 năm thật là thời gian dài. Nhà hàng ăn ngày xưa đã không còn nữa Bob nhỉ ! Nếu còn, chúng ta sẽ ăn với nhau một bữa cơm tối đ
êm nay. Thế nào ? Miền Tây đã đem lại cho bạn nhiều chuyện tốt đẹp chứ ?
- Ừ! Miền Tây đã cho tôi đủ thứ mà tôi muốn. ồ ! Jimmy ! Anh thay đổi quá nhiều. Tôi không ngờ anh lại cao lớn hơn hẳn ngày xưa như thế ?
- Vâng, tôi có phát triển thêm chút ít sau khi tôi được 20 tuổi.
- Ở New York, anh làm ăn có khá không, Jimmy ?
- Cũng tàm tạm thôi ! Tôi làm việc cho Thành phố này. Nào, đi Bob ! Chúng ta sẽ tìm một chỗ để nói chuyện về những năm tháng đã qua...
Hai người sánh vai nhau bước đi. Gã đàn ông từ miền Tây trở về bắt đầu kể chuyện về cuộc đời gã. Người cao lớn kia, lắng nghe đầy vẻ quan tâm, cổ áo choàng của anh ta kéo lên che kín tai.
Đến một góc đường có ánh đèn sáng chiếu ra từ một cửa hiệu, cả hai người đều quay nhìn kỹ vào mặt nhau. Gã đ
àn ông tên Bob đột nhiên dừng bước và kéo cánh ta ra khỏi vòng tay của người cao lớn kia. Gã la lên: - Anh không phải Jimmy Wells ! 20 năm thật dài nhưng không thể thay đổi hẳn một gương mặt, một cái mũi của bạn tôi ngày xưa. Người cao lớn mỉm cười bí hiểm và nói:
- Phải rồi, nhưng đôi khi thời gian có thể thay đổi một người tốt thành người xấu. Anh Bob ạ ! Anh đã bị tôi bắt giữ 10 phút rồi đó ! Cảnh sát ở Chicago đã biết là anh đến New York đêm nay. Họ yêu cầu chúng tôi theo dõi anh. Anh hãy theo tôi, ngoan ngoãn là tốt ! Nhưng trước hết, tôi cho anh xem cái này. Anh có thể đến sát ánh đ
èn sáng cạnh cửa sổ kia để đọc cho rõ. Mảnh giấy này do một viên chức Cảnh sát tên Jimmy Wells gởi đến cho anh đấy !
Tên Bob mở mảnh giấy, tay gã bỗng run lên khi đọc những dòng chữ trên đó:
"Bob ! Tôi đã đến đúng giờ hẹn tại chỗ. Tôi đã thấy rõ khuôn mặt mà cảnh sát Chicago muốn bắt giữ. Tôi không muốn đích thân bắt anh. Vì vậy tôi gửi đến một cảnh sát viên khác gặp anh để làm nhiệm vụ. Chào Bob !
Jimmy Wells."
Jun 25, 2007
Hai mạng người không bằng một cái búa
Có những tình huống nực cười nhưng cũng rất đau lòng khi hai mạng người không được coi trọng bằng một chiếc búa.
Một người đàn ông phải ra hầu tòa vì bị buộc tội dùng búa giết chết vợ và con trai của mình. Đứng trước vành móng ngựa, ông ta cúi đầu nghe tòa luận tội.
Thẩm phán hỏi:
- Bị cáo có thừa nhận đã giết vợ bằng búa hôm 3/8 không?
- Có!
- Đồ chuột cống bẩn thỉu! - Một người đàn ông ngồi phía dưới chồm lên gào vào mặt bị cáo, vẻ phẫn nộ.
Thẩm phán yêu cầu ông ta ngồi xuống và kiềm chế, không gây tiếng ồn trong phiên tòa.
- Và hôm 10/9, bị cáo lại đánh con trai của mình đến chết bằng một cây búa. Bị cáo có nhận tội không?
- Có! - Kẻ đứng trước vành móng ngựa thú nhận.
Người đàn ông lúc nãy lại chồm lên, gào hết cỡ:
- Đồ chuột cống bẩn thỉu thối tha ti tiện!
Thẩm phán nghiêm khắc nhắc nhở ông ta:
- Nếu ông còn tiếp tục gây huyên náo, tôi sẽ buộc ông vào tội xúc phạm sự tôn nghiêm của tòa án...
Người đàn ông kia ngắt lời:
- Nếu ngài hiểu cảm giác của tôi, chắc ngài sẽ thông cảm. Tôi là hàng xóm của hắn... Hai lần tôi sang nhà hắn hỏi mượn búa mà lần nào hắn cũng trả lời là không có.
1376
Jun 22, 2007
Bán Gì?
Hai người bạn xa cách lâu quá, tình cờ gặp lại.
Mạnh giỏi không anh?
Khá khá! Còn anh thế nào?
Xoàng xoàng.
Công việc làm ăn ra sao? Anh làm nghề cũ hay thay đổi rồi?
Tôi bán bàn, ghế, tủ...
Hay nhỉ! Anh bán được nhiều hay không?
Anh bạn ngập ngừng:
Ơ! Không nhiều lắm. Tôi vừa bán bàn, ghế, tủ của nhà tôi.
2740
Bơ Vơ
Người ta về ... các ngả đường xôn xao
Bóng ai nào thấy đâu nào
Mây càng thấp gió càng cao ... Một mình
Không gian ngoảnh mặt làm thinh
Giọt mưa xuân cũng vô tình trêu ai
Mưa đầy tóc gió đầy tai
Sầu theo bốn hướng trôi đầy tâm tư .
Mong càng thêm... nhớ càng như ...
Lẽ đâu tới phút này này ư chưa về
Một mình gieo bước nặng nề
Gió trong xác lá bên hè tả tơi
Hồn chênh vênh bóng chơi vơi
Đất cong mặt giận chân trời lảng xa
Hai anh lười
Một anh lười đến mức cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung, há miệng chờ, sung rụng vào thì nuốt luôn. Ðợi, mãi, chẳng có quả sung nào rơi đúng vào miệng, cứ hơi chệch ra ngoài. Chợt có người đi qua, anh ta gọi lại, nhờ nhặt bỏ vào miệng cho. Gặp phải một anh cũng lười không kém, anh này lấy chân cặp quả sung, bỏ vào miệng cho anh kia. Anh kia thấy thế, gắt:
- Khốn nạn, người chi mà lười thế!
662Jun 21, 2007
Sư tử ăn thịt người
Trước chuồng sư tử ở một sở thú, một cụ già có vẻ sợ hãi hỏi:
- Đó là sư tử ăn thịt người phải không?
Người giữ thú cười:
- Đúng đó, bà, nhưng hôm nay chúng tôi hết sạch người rồi nên nó chỉ được ăn thịt bò thôi.2056
Jun 20, 2007
Tội lừa dối
Trong buổi thi về luật hình sự:
- Anh hãy cho biết, thế nào là sự lừa dối?
- Thưa giáo sư, điều đó sẽ xảy ra khi thầy cho tôi rớt.
- Nghĩa là sao? Hãy giải thích cụ thể?
- Theo bộ luật hình sự thì lừa dối là tội của những kẻ chuyên dựa vào việc người khác không biết nhằm gây thiệt hại cho người ta, thưa giáo sư!34
Jun 19, 2007
Cứu Người Chết Đuối
Một anh chàng nọ, tính keo kiệt. Một hôm, đang đi đò, anh ta chẳng may lộn cổ xuống sông. Trong lúc anh ta đang chới với, một người ngồi cạnh anh ta đưa tay xuống và hét lên:
Đưa tay cho tôi!
Thấy anh ta vẫn ngoi lên ngụp xuống, một người khác có vẻ quen biết, chạy lại và nói:
Cầm lấy tay tôi!
Tức thì, anh ta ngoi lên, cầm lấy tay người nọ để được kéo lên. Trong lúc anh ta còn mệt, người kéo anh ta lên mới giải đáp thắc mắc của mọi người: Phải nói thế là do biết tính anh ta luôn luôn muốn "Cầm lấy" của người khác, chứ không bao giờ chịu "đưa" cái gì cho mọi người.
2808
Cứu Người Chết Đuối
Một anh chàng nọ, tính keo kiệt. Một hôm, đang đi đò, anh ta chẳng may lộn cổ xuống sông. Trong lúc anh ta đang chới với, một người ngồi cạnh anh ta đưa tay xuống và hét lên:
Đưa tay cho tôi!
Thấy anh ta vẫn ngoi lên ngụp xuống, một người khác có vẻ quen biết, chạy lại và nói:
Cầm lấy tay tôi!
Tức thì, anh ta ngoi lên, cầm lấy tay người nọ để được kéo lên. Trong lúc anh ta còn mệt, người kéo anh ta lên mới giải đáp thắc mắc của mọi người: Phải nói thế là do biết tính anh ta luôn luôn muốn "Cầm lấy" của người khác, chứ không bao giờ chịu "đưa" cái gì cho mọi người.
2808
Bán thân
1. Hắn vốn là người siêng năng, nhưng số phận hắn - như người ta hay nói - đen như mõm chó. Nợ nần lút đầu. Thân thể hắn gầy nhom, nước da xanh mét, mắt lờ đờ. Bộ mặt lúc thì cau có, gắt gỏng, lúc thì im ỉm như đưa đám, trông bệ rạc chẳng khác cái nhà của hắn - nếu có thể gọi là “nhà” bởi vẻ lụp xụp tối tăm, ẩm thấp của nó.
Bữa nọ, đi đâu về trông hắn tươi tỉnh hẳn. Vợ hắn thấy lo, bởi khi nào trông hắn vui vẻ là sắp có "chuyện lớn", ít nhất cũng là đi khất nợ hoặc mượn nợ để mua rượu đổ vào mồm hắn.
Thế nhưng sự việc lại ngoài dự đoán. Hắn nói với vợ: “Nếu cảnh này cứ tiếp tục, cả nhà mình cũng sẽ chết thôi. Tao nghĩ, cách hay hơn hết, mẹ mày nên cho thuê cái thân mẹ mày đi!”, “Gì? Bán cái xác của tôi à?”. Người vợ đang cho đứa con trai mới lên 3 tuổi ngậm vú thảng thốt nói với giọng run rẩy. Căn chòi tranh im lặng hoàn toàn. Sau khi đã thở ra một hơi dài thật nặng nề, người đàn ông nói tiếp: "Hôm qua tao gặp bà Lưu. Bà ấy bảo, có lão Triệu đã ngoài lục tuần rồi mà chưa có con. Ông ấy muốn mua thêm một tì thiếp, nhưng mụ vợ không chịu. Mụ vợ chỉ bằng lòng cho lão ấy thuê một nàng hầu trong vòng vài ba năm thôi. Lão đã nhờ tìm cho một người đàn bà khoảng ngoài 30, đã qua sinh nở đôi lần, nhưng phải thành thực và siêng năng làm việc, nhất là phải biết phục tùng, lễ phép với bà vợ cả. Họ sẽ trả năm trăm lượng. Nếu trong thời gian đó đẻ được cho họ một đứa con trai thì họ sẽ tăng gấp đôi số tiền. Tao thấy vợ mày được lắm. Mày tính sao? Ôi, một ngàn lượng bạc! Cả gia tài đấy mẹ mày ạ. Có nó nhà mình sẽ đổi đời. Tao đã nhận lời bà Lưu rồi. Mẹ mày chịu thiệt vậy!".
Người đàn bà nghe chồng kể nín thinh chẳng nói lời nào. Tâm trí của chị như bị tê tiệt. Chị đau đớn hỏi chồng: “Tại sao không cho tôi biết trước?", “Cần gì, mẹ mày nghĩ coi, nếu không cho thuê mẹ mày đi, cả nhà này chỉ còn chờ chết đói. Giờ chỉ còn chờ ký tên vào giấy giao kèo thôi. Mà mẹ mày sao vậy, tao là chồng mà còn chịu được, mẹ mày có gì mà sợ !", "Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Cha mày có nghĩ gì đến thằng cu Chít nhà này không? Nó mới lên 3 tuổi. Không có mẹ nó sống sao được?". Cu Chít là tên thằng bé trai mà chị đang ẵm trong lòng - nó là đứa con trai duy nhất của chị.
"Trời ơi, số phận tôi sao mà cay đắng thế này!?". Đột nhiên chị rên lên khiến thằng cu Chít ngạc nhiên nhả vú ra và kêu: "Mẹ! Mẹ!"...
2. Đêm trước ngày phải rời chồng con, chị ngồi im một mình trong một góc nhà. Chiếc đèn dầu leo lét treo trên bếp, tỏa một đốm ánh sáng yếu ớt như con đom đóm. Chị ẵm thằng cu Chít trong lòng và cúi gục đầu trên tóc của nó. Trong lúc ấy đầu óc của chị phiêu diêu tận đâu đâu. Nhưng hơi thở của đứa trẻ đã kéo chị về với thực tại. Chị khẽ gọi tên con một cách trìu mến: “Cu Chít của mẹ ơi, mai mẹ phải đi xa rồi con!".
Thằng nhỏ ậm ừ không trả lời, chỉ cố rúc đầu vào sâu trong ngực mẹ. Dường như nó chẳng hiểu gì lời mẹ nó vừa than thở. “Mẹ đi lâu lắm. Mẹ đi mãi 3 năm sau mẹ mới trở về con ạ!”. Chị vừa nói với con vừa gạt nước mắt. Thằng bé ậm ừ có vẻ không bằng lòng, rồi lại gục đầu vào ngậm vú mẹ. Chị cố nuốt nước mắt dặn dò tiếp: "Con phải ở nhà với cha. Cha sẽ lo cho con. Cha sẽ ngủ với con và đưa con đi chơi. Con phải ngoan ngoãn nghe lời cha...". "Cha đánh con!” - thằng bé làu bàu. "Cha sẽ không đánh con nữa đâu” - chị dỗ dành con. Nhưng mắt chị không rời cái sẹo nhỏ còn in rõ nét bên má phải của đứa bé. Đó là dấu vết của trận đòn mà chồng chị đánh con khi đang say rượu.
Chị còn muốn nói với con nhiều hơn nữa, nhưng chồng chị đã đẩy cửa bước vào. Hắn ta đi thẳng đến chỗ chị ngồi,
thảy ra bọc giấy nhỏ và nói: "Tao đã nhận được một nửa số tiền rồi. Số còn lại người ta sẽ trả nốt khi mẹ mày đến nơi. Thôi, cứ yên tâm, việc nhà đã có tao lo”. Không khí im lặng hoàn toàn.
3. Vừa bước vào nhà mới, chị biết cuộc đời của chị kể từ nay sẽ không phải đói rét nữa, ít nhất cũng được vài năm. Nhà cửa và ngay cả người đàn ông đã thuê chị về làm tì thiếp cũng đều hơn hẳn những gì chị vừa bỏ đi. Ông Triệu rõ ra là một người đàn ông đàng hoàng, nói năng từ tốn, khoan thai. Còn bà vợ thì cũng tỏ ra là một người đàn bà không đến nỗi độc ác lắm. Ngay buổi đầu tiên bà đã đem kể hết chuyện gia đình của bà cho chị nghe. Bà kể chuyện từ ngày hai vợ chồng mới lấy nhau, từ cái đám cưới linh đình, trọng thể cho đến nay đã 30 năm... cho chị nghe.
15 năm về trước, bà ta đã cho ông một đứa con trai rất kháu khỉnh dễ thương, nhưng chẳng may khi đứa trẻ mới đầy năm thì nó chết. Kể từ ngày đó, bà không còn sinh nở gì nữa. Chính vì vậy bà rất lo sợ. Bà sợ ông sẽ cưới vợ khác
để có con nối dõi tông đường. Mãi đến thời gian gần đây ông vẫn không tỏ ý muốn lấy vợ khác. Có thể ông còn yêu bà hay là thế nào thì bà cũng không biết rõ. Nhưng có điều chắc chắn là ông rất nóng lòng sớm được có con. Bởi thế bà phải lo tìm người sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường cho ông và làm cho ông vui lòng không nghĩ đến chuyện lấy vợ khác...
Chị nghe bà vợ cả kể chuyện thì cũng cảm thấy vui vui trong lòng, vì dù sao mình cũng đang đóng một vai trò cần thiết trong cái gia đình này. Cuối cùng, bà vợ cả nói toạc ngay ước vọng của bà với chị, khiến chị không khỏi đỏ mặt ngượng ngùng: "Dù sao cô cũng đã sinh nở vài lần rồi, chắc chắn là cô kinh nghiệm về đường sinh nở hơn tôi”. Nói xong câu ấy bà ta bỏ đi chỗ khác.
Đêm hôm đó ông chủ nhà cũng kể nhiều chuyện về gia đình cho chị nghe. Chị ngồi bên cái rương gỗ sơn đỏ dành riêng cho chị đựng đồ đạc, một vật mà trong đời chị từ nhỏ đến lớn chưa từng dám một lần mơ ước đến. Chị đã mở to đôi mắt để nhìn cho rõ, để ngắm nghía cho thỏa lòng ưa thích cái vật quý báu ấy. Ông chủ nhà đến ngồi bên chị và hỏi: “Cô tên gì?”. Chị bẽn lẽn ngượng ngùng, lắp bắp trả lời không rõ ràng và đứng lên đi về phía chiếc giường. Ông ta cũng bước theo và vừa cười vừa hỏi: "Cô ngượng ngùng à? Hay là cô cứ xem tôi như chồng cô!". Giọng nói của ông dịu dàng và ông ta kéo chị vào lòng: “Cô cũng đừng buồn. Tôi... tôi...”. Ông ta đã không nói thêm, bỏ lửng câu nói, tủm tỉm cười và bắt đầu cởi quần áo... Ngay lúc ấy chị nghe bên ngoài có tiếng bà chủ nhà đang lớn tiếng chửi mắng một người nào đó...". Lại đây cô, mình đi ngủ!" nằm sẵn trên giường ông chủ gọi chị đến.
4. Nửa năm sau, chị c179
Jun 18, 2007
Tương Muối Cũng Ngon
Chúa Trịnh quanh năm ăn toàn sơn hào, hải vị, chả thiếu thức gì, mà vẫn không thấy ngon miệng.
Môt hôm, Quỳnh túc trực, Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của thơm vật lạ, mà không biết ngon. Ngươi có biết thứ gì ngon thì nói cho ta hay?
- Tâu Chúa, Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?
- Vị ấy ngon lắm à?
- Dạ, ngon lắm.
- Thật như thế thì làm để ta nếm thử xem?
Quýnh sai người lập tức đi lấy "mầm đá" về ninh nhừ để làm đồ ngự thực, còn mình thì lủi về nhà lấy một lọ tương ngon, một đĩa muối trắng. Lọ tương thì bịt thật kỹ ngoài đề hai chữ "Đại phong" đem sang giấu một chỗ.
Chúa đợi lâu, thấy đói bụng, hỏi:
- Mầm đá đã chín chưa ?
Quỳnh thưa:
- Chưa được.
Chốc chốc, Chúa lại hỏi, Quỳnh tâu:
- Thứ ấy phải cho thật chín, không thì lâu tiêu.
Khuya, Chúa lại hỏi. Quỳnh biết Chúa đói lắm rồi, mới tâu:
- Xin Chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn mầm đá xin dâng sau.
Rồi truyền dọn cơm tương với muối dâng lên. Chúa đang đói, ăn ngon miệng. Trông thấy lọ đề hay chữ "Đại phong" lấy làm lạ. Chúa hỏi:
- Mầm Đại phong là mầm gì mà ngon thế?
- Bẩm là đồ dã vị thường dùng.
- Là gì, nói lên cho ta biết?
- Bẩm tương ạ?
- Ngươi để hai chữ Đại phong là nghĩa là sao?
- Bẩm Đại phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tuợng lo là lọ tương.
- Lâu nay ta khong ăn, quên mất cả vị, sao ngon thế?
- Tâu Chúa, quả không sai. Lúc đói thì ăn gì cũng ngon, no thì không thấy gì vừa miệng!
Chúa cười bảo:
- Ngươi nói phải. Thế ra ngươi làm cho ta thật đói để ăn cho biết ngon, chứ đọi mầm đá thì biết đến bao giờ cho chín.
2635
Tương Muối Cũng Ngon
Chúa Trịnh quanh năm ăn toàn sơn hào, hải vị, chả thiếu thức gì, mà vẫn không thấy ngon miệng.
Môt hôm, Quỳnh túc trực, Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của thơm vật lạ, mà không biết ngon. Ngươi có biết thứ gì ngon thì nói cho ta hay?
- Tâu Chúa, Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?
- Vị ấy ngon lắm à?
- Dạ, ngon lắm.
- Thật như thế thì làm để ta nếm thử xem?
Quýnh sai người lập tức đi lấy "mầm đá" về ninh nhừ để làm đồ ngự thực, còn mình thì lủi về nhà lấy một lọ tương ngon, một đĩa muối trắng. Lọ tương thì bịt thật kỹ ngoài đề hai chữ "Đại phong" đem sang giấu một chỗ.
Chúa đợi lâu, thấy đói bụng, hỏi:
- Mầm đá đã chín chưa ?
Quỳnh thưa:
- Chưa được.
Chốc chốc, Chúa lại hỏi, Quỳnh tâu:
- Thứ ấy phải cho thật chín, không thì lâu tiêu.
Khuya, Chúa lại hỏi. Quỳnh biết Chúa đói lắm rồi, mới tâu:
- Xin Chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn mầm đá xin dâng sau.
Rồi truyền dọn cơm tương với muối dâng lên. Chúa đang đói, ăn ngon miệng. Trông thấy lọ đề hay chữ "Đại phong" lấy làm lạ. Chúa hỏi:
- Mầm Đại phong là mầm gì mà ngon thế?
- Bẩm là đồ dã vị thường dùng.
- Là gì, nói lên cho ta biết?
- Bẩm tương ạ?
- Ngươi để hai chữ Đại phong là nghĩa là sao?
- Bẩm Đại phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tuợng lo là lọ tương.
- Lâu nay ta khong ăn, quên mất cả vị, sao ngon thế?
- Tâu Chúa, quả không sai. Lúc đói thì ăn gì cũng ngon, no thì không thấy gì vừa miệng!
Chúa cười bảo:
- Ngươi nói phải. Thế ra ngươi làm cho ta thật đói để ăn cho biết ngon, chứ đọi mầm đá thì biết đến bao giờ cho chín.
2635
Không phải mất công
Có một thằng lười quá, ngày đêm chỉ nằm yên một chỗ, có hai bữa cơm, mà cũng không muốn há mồm ăn đến nỗi chết đói. Lúc xuống âm phủ, Diêm Vương bắt phải đầu thai kiếp mèo. Thằng lười bèn tâu rằng:
- Muôn tâu Ðại vương đầy tôi phải làm mèo, thì tôi xin cho được lông đen tuyền, chỉ có cái mũi là đốm trắng thôi.
Diêm Vương hỏi:
- Ðể làm gì?
Nó tâu:
- Ðể tôi lại nằm trong xó tối. Chuột trông thấy cái đốm trắng, ngỡ là miếng mỡ lợn lại gặm. Tôi chỉ việc há mồm ra ăn thịt, không phải mất công rình bắt gì nữa...
Jun 16, 2007
Chuyện học hành
Trong giờ học, Minh không tập trung nghe giảng nên khi thày giáo bắt trả lời, cậu không trả lời được. Thày véo một tai Minh và hỏi:
- Em mọc ra hai cái tai để dùng vào việc gì? Minh nhăn nhó:
- Cái tai này đã bị thày dùng rồi. Còn cái kia sau khi về nhà bố em sẽ dùng ạ!
Một nhà buôn truy bài cậu con trai nhỏ:
- Hai nhân hai là bằng mấy?
- Tám.
- Dốt! Bằng bốn.
- Con biết rồi, nhưng nói thế là để cho bố còn mặc cả.
- Ba ơi, có phải cáo là con vật gian ngoan, xảo quyệt, hay lường gạt phải không ba?
- Đúng đấy con ạ!
- Hèn gì người ta không dùng “quảng heo”, “quảng gà”, “quảng hươu”, “quảng nai”, mà lại dùng “quảng cáo”.
1797
Jun 15, 2007
Mất xe
Một người bị mất xe máy, trong tay chỉ còn lại giấy đăng ký. Nghĩ rằng bán quách nó đi cho đỡ phí, ông ta đăng quảng cáo: Tôi nhặt được một đăng ký xe máy mang biển số..., số khung..., số máy... Ai có chiếc xe trùng khớp với các số liệu trên, mang tiền đến chuộc tại địa chỉ X.
2081
Chiều vợ
Cửa hàng thời trang bị mất một chiếc váy xanh. Ông chủ không báo công an mà rình để bắt kẻ gian. Ngay đêm hôm sau, ông đã tóm được tên trộm khi hắn đang lấy chiếc váy màu hồng. Điều làm ông ngạc nhiên là trước khi lấy chiếc váy hồng, tên trộm đem trả chiếc váy xanh vào chỗ cũ. Ông chủ hỏi hắn:
- Tại sao mày làm thế?
Tên trộm thản nhiên trả lời:
- Vì vợ tôi đấy. Hôm qua cô ấy nói thích chiếc váy xanh. Nhưng hôm nay lại bảo váy hồng hợp với cô ấy hơn. Vì vậy tôi đã phải quay lại đây để đổi.
Bím Tóc Ngủ Quên
Cái bím tóc ngủ quên trong lớp ấy
Mười năm xa rồi không quên
Ngày trở lại em đâu còn mười bảy
Lớp học xưa - bím tóc - hiện lên
Trang sách có cánh rừng, nàng tiên
Trong lớp có một nàng tiên nữa
Anh muốn nói mà run lên vì sợ
Ngày chia xa đi suốt những cánh rừng.
Đã bao lần anh tự hỏi giữa đường
Người thoáng gặp có phải em, có phải
Bím tóc ấy có còn và vẫn ngủ
Bên chàng trai đăm đắm vụng thầm ?
Cái bím tóc không ngủ mười năm
Giờ em đi bên người khác
Có ánh mắt thẳm sâu ngơ ngác
Đang đi tìm lớp học ngày xưa ...
779
Jun 14, 2007
Không hài lòng chút nào
Gặp chú bé bơ vơ với đống rơm bị lật úp trên đường, một bác nông dân nhân hậu bảo cậu hãy quên buồn lo và vào nhà dùng cơm với gia đình ông. Sau bữa ăn ngon vẫn còn kịp để dựng đống rơm lên.
Chú bé phản đối. Chú bảo bố sẽ không hài lòng vì chuyện này.
Nhưng người nông dân vẫn cố thuyết phục và rồi thành công. Ra về sau bữa ăn, chú bé cho biết chú cảm thấy khá hơn và bày tỏ lòng cảm kích trước sự hào phóng của gia chủ. Cùng lúc đó, chú ta vẫn đoán chắc là bố chú sẽ không hài lòng.
- Bá láp- Chủ nhà nói- Mà này, bố cháu ở đâu vậy?
- Bố cháu đang ở dưới đống rơm đấy ạ!1971
Jun 13, 2007
Phụ nữ và tiền bạc
Hai ông chồng nói chuyện với nhau:
- Cậu có biết tại sao nếp nhăn trên trán đàn ông chúng ta lại nằm ngang, còn trên trán các bà vợ lại thẳng đứng không?
- Không, tại sao vậy?
- Tại vì các bà thường hỏi: "Tiền đâu?" (cau mày lại), còn các ông chồng vặn lại: “Tiền nào?” (trố mắt ra).
1246Jun 10, 2007
Khổ hay sướng
Bà hỏi cháu:
- Thế nào, ở nhà mới, cháu có thích không?
- Thích lắm bà ạ. Cháu có phòng riêng, em cháu cũng có phòng riêng. Chỉ có bố mẹ cháu là khổ thôi ạ.
- Sau vậy?
- Vì bố mẹ cháu vẫn phải nằm chung với nhau.
- !!!
1357
Jun 9, 2007
Đời Cha Ăn Mặn
Ông Khoa cuối năm 1999 quyết định về quê hương một chuyến trước khi thế kỷ 20 chấm dứt. Ông tuổi đời đã cao, chỉ năm năm và vài tuần nữa là đã đạt tới tuổi "nhân sinh thất thập cổ lai hy". Bà Khoa, thua ông 10 tuổi, người bạn đời bao nhiêu năm của ông đã mất năm rồi trong một tai nạn giao thông. Bà ấy thực sự là người vợ thứ hai của ông, chứ bà cả người mà ông đang trên đường về nước thăm vẫn còn sống trên đất Bắc. Năm 1954, khi đất nước chia đôi, lúc ông đang hai mươi, ông từ Hải Phòng vội vã lên tàu vào Nam bỏ lại bà cả và đứa con trai nhỏ dại ở lại Nam Định.
Không ai hiểu ông hơn bà Hai. Tính ông lăng nhăng thuở xưa, lúc ông còn bơ vơ độc thân tại chỗ, bao lần bà đã biết nên bà tuyệt đối cấm ông dây dưa với người này người nọ từ khi bà nhận lấy ông làm chồng năm 1960 lúc bà vừa đôi mươi. Mười lăm năm chung sống với bà Hai ở quê hương, ông bị kềm tỏa ghê gớm lắm nên chẳng sơ múi được gì trừ những lần đi công tác ở những tỉnh lỵ xa. Bà Hai khôn ngoan và đanh đá lắm, ông có giận cũng không làm gì được, vì bà Hai khéo ăn khéo nói, giao thiệp rộng và chơi trội hơn cả ông.
Có lần nào đó năm 70 hay năm 71 gì đó, một cô thư ký trẻ đẹp làm tại văn phòng ông chừng đâu một tuần, ông chưa kịp trở mòi dê dẫm gì hết thì bà Hai đã gặp. Bà chào hỏi cô thư ký ân cần và mời mọc về nhà ăn uống chuyện vãn chị chị em em như ruột thịt trong nhà thì của có treo trước miệng mèo ông cũng đố dám leo meo. Bà lại đề bạt cô thư ký trẻ lên làm cho ông tổng giám đốc, thế là vừa được lòng giám đốc lại vừa có công với cô thư ký, thế có phải bà hơn cả cái ghen của Hoạn Thư không chứ!
Từ lúc rời trại tỵ nạn Pendleton, tiểu bang California, ở Mỹ cuối năm 1975, phần thì tuổi đã ngoài tứ tuần, con cái với bà Hai còn nhỏ, ông đầu tắt mặt tối đi làm không kịp thở thì lấy đâu mà bay với bướm. Cái tính nguyệt hoa của ông, không biết sao lại được trổ mòi qua hai cậu con trai qúi của ông khi chúng tới tuổi 17, 18 gì đó! Bà Khoa buồn lòng lắm, cứ nhắc nhở răn bảo chúng:
"Các con phải đàng hoàng, còn làm gương, để phúc lại cho ba đứa em gái và con cái sau này chứ! Chúng mày chẳng nghe đời cha ăn mặn đời con khát nước sao?"
Ông Khoa thì cười xuề xoà khi có ai nói chi:
"Hơi gì mà lo, tuổi trẻ chúng ăn chơi thì kệ chúng! Miễn đừng phá gia hại sản là được rồi! Bọn nó giống tôi hồi xưa! Đấy coi đi, tôi bây giờ cũng chăm lo cho gia đình, chứ có bỏ bê gì đâu!"
Bà Hai trách ông:
"Ông không lo dạy con thì thôi! Lại cứ nói lăng nhăng đổ dầu cho chúng làm bậy! Thử tưởng tượng ba đứa con gái của mình kia kià, mai mốt 15, 16 tuổi lỡ có gì thì sao?"
"Thằng nào láng cáng tôi đập gẫy cẳng chứ mà dám đụng đến con gái tôi!"
"Đấy ông xem, con trai ông lung tung, thì ông bao che! Con trai người ta đụng đến con gái ông thì ông đòi đả thương thiên hạ! Rõ thật là thiên vị, chẳng có lề luật gì nhất định!"
Ông Khoa nghe vợ lý luận cứ trớ ra mà nhìn! Ông biết bà khôn ngoan đáo để lắm, chẳng gì bà cũng cầm chân trói tay ông bao nhiêu năm trời. Cửa khoá giờ đã mở từ khi bà mất! Chỉ vài tuần nữa ông đã 65! Ôi hơn 64 năm qua, ông làm lụng vất vả chỉ được ăn chơi bồ bịch đâu chừng sáu năm từ lúc vào Nam năm 54 tới ngày ông chui vào rọ của bà Hai, thỉnh thoảng mới thoát rọ những lần đi xa, thế mới có tiếc không! Mỗi người con gái, mỗi người đàn bà là một kho tàng vô giá mà ông là người thích sưu tầm, thích làm giàu tìm kiếm những kho tàng sống động đó.
Khi bà Khoa mất, ông để tang bà chỉ đúng 49 ngày thay vì ba năm hay ít ra cũng phải chờ qua ngày giỗ 100 ngày. Sau buổi giỗ 49 ngày, đám bạn già ngà ngà say rủ rê ông ra quán Ô Lớn giải trí. Ôi chao, sao mà bắt ý ông quá! Bao năm qua, ông tò mò muốn tìm hiểu mà phần bận rộn phần bà Hai kềm kẹp ông chẳng dám to te. Đám con gái vóc dáng như người mẫu từ từ theo kích động nhạc thả rơi những mảnh áo quần, trở thành những bức tượng khoả thân linh hoạt nhún nha nhún nhẩy trông đã con mắt. Ông nghe lời xúi dục của đám bạn già, ngậm những tờ giấy 1 Mỹ kim ngồi gần sàn nhảy đợi chờ. Từng cô Á có, Âu có, đen có, trắng có, nâu vàng đầy đủ cả, hơ hễnh khoe của thấp của cao sát mặt ông! Những bông hoa lạ nhún nhảy từ từ hạ thấp xuống đưa tay ôm lấy đầu ông rồi ghì mặt ông sát vào da thịt, hai má ông chạm hai mặt trong của đôi trái cam, trái bưởi có khi là của thật, có khi là của giả si-lic, nhưng của nào cũng làm ông đê mê muốn chết. Rồi từ đó cuối tuần nào ông cũng đi thăm các em, riết rồi quen mặt quen tên. Nhưng xem thì xem vậy thôi, chứ ông chẳng vớ vẩn được gì, chỉ làm ông thêm bức rức. Con lợn lòng gặp cám treo heo nhịn cứ nhao nhao lên. Những lần cao hứng, ông chọn người ông ưng ý nhất nhảy riêng cho ông ở một góc mờ mờ càng làm ông bức xúc thêm. Những cú rà sát thân mật của các cô càng tạo thêm lòng dục, mà chẳng giải toả được lòng háo hức xuân xanh của ông.
Ở tuổi ngoài sáu mươi của ông, phải tiết chế tu nhân tích đức thì hơn, giá mà ăn chay trọn đời tưởng niệm người vợ chung thuỷ xấu số đã ra đi vĩnh viễn thì đẹp biết chừng nào. Ngọn lửa âm ỉ cháy. Ông tiếc cái thời oanh liệt đã bị bà Hai kềm toả, cơm canh trong nhà đầy đủ, nhưng chẳng phở phiếc bên ngoài gì được. Đến lúc đại thọ sáu mươi của ông, bà Hai treo chén ông luôn, bảo ông tu tại gia, phải tịnh dưỡng kẻo đau tim bởi vì ngày làm tám tiếng, lao tâm lao lực, tập thể dục đều chi, mà ấm ức thay chỉ số áp huyết ông cao gần 140 gì đó, chứ thể lực ông còn khoẻ mạnh. Bà sợ ông chết, vậy mà bà đi trước. Bà chẳng có gì sai trái cả, chỉ có một cái là khó khăn ràng buộc ông tí thôi. Phải bà như người khác, không chừng ông chẳng sợ mà phải khép mình sống thuận hoà tới già.
Hai cậu con trai và ba cô con gái của ông nhờ bà Hai khéo léo đã yên bề gia thất, đứa nào đứa nấy cũng có nghề nghiệp và nhà cửa đâu vào đó rồi. Tiền bảo hiểm nhân thọ của bà Hai, ông cũng dành một nửa để chia cho chúng đồng đều. Còn một nửa, ông giữ lại cho ông, cho người vợ cả và đám con cháu vừa liên lạc lại được năm rồi, nhờ ông đăng báo cáo phó ở quê ông bên nhà cũng như ở thành phố ông sống ở Hoa Kỳ lúc bà Hai từ trần. Ông thầm cám ơn bà Hai đã biết tính toán lo xa, dạy dỗ con cái nên người, chứ cứ như ông, đời cha ăn mặn, đời con ăn mặn hơn! Không chừng không có nước mà uống!
Ông về thăm quê hương chuyến này, một là thăm gia đình bà Cả, hai là định giải quyết vấn đề "khí tồn tại não" chi chi đó! Đám bạn già kháo láo với nhau những màn xào khô, xào ướt nghe mà phát thèm. Kỳ này ông về với s%E
12030
Đầu và chân
Một hôm thầy giáo giảng cho học sinh về sự tuần hoàn của máu. Để làm cho chủ đề bài giảng rõ thêm, thầy giáo nói:
- Bây giờ các em nhìn đây, nếu tôi đứng bằng đầu, thì máu, như các em đã biết, sẽ dồn xuống đầu tôi và mặt tôi sẽ đỏ bừng lên.
Các em học sinh đều đồng ý như vậy. Thầy giáo lại tiếp tục:
- ... Bây giờ cái điều mà thầy muốn biết là ở chỗ, làm sao mà thầy đứng mà máu lại không chảy vào chân của thầy được?
Tất cả các em học sinh đều ngồi yên trong giây lát, rồi một học sinh bé nhỏ giơ tay và nói:
- Thưa thầy, vì chân của thày không trống rỗng!
Cô gái và bông hồng
John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô gái với bông hoa hồng trên áo.
13 tháng trước đây trong một thư viện ở Florida, khi nhấc một cuốn sách ra khỏi kệ anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dụng cuốn sách mà vì những dòng chữ viết bằng bút chì bên lề cuốn sách. Những hàng chữ mềm mại với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt . Bên trong bìa cuốn sách, nơi ghi tên người mượn, anh tìm ra tên chủ nhân của hàng chữ, đó là Hollis Maynell . Cô gái sống ở thành phố New York .
Sau đó anh viết cho cô gái một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả lời, nhưng ngày hôm sau anh đã phải lên tàu ra nước ngoài tham gia cuộc Chiến tranh thế giới lần II. Trong vòng một năm và một tháng sau đó, hai người dần dần tìm hiểu nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái gửi cho mình một tấm hình nhưng cô gái từ chối . Cô cho rằng nếu chàng thực lòng thì diện mạo của cô đâu có quan trọng gì .
Cuối cùng đến ngày anh từ châu Âu trở về, họ hẹn sẽ gặp nhau lần đầu tại nhà ga trung tâm thành phố New York vào lúc 19h . Cô gái viết : "anh sẽ nhận ra em là người có một bông hồng trên ve áo".
Khi đó, tôi thấy một người con gái bước lại phía tôi, cô ấy có một thân hình mảnh mai thon thả. Những lọn tóc vàng lộn xộn bên vành tai nhỏ nhắn. Cặp mắt cô ấy xanh như những đóa hoa . Đôi môi và cằm cô ta có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng. Trong chiếc áo vét màu xanh nhạt cô gái trông như mùa xuân đang tới. Tôi tiến lại phía cô gái và hoàn toàn không để ý là cô ấy không có bông hồng trên ve áo. Khi tôi bước tới, cô gái nở một nụ cười nhẹ nhàng hấp dẫn trên vành môi và nói nhỏ: Đi cùng em chứ, chàng thủy thủ. Khi ấy hầu như không tự chủ được, tôi bước thêm một bước nữa lại phía cô gái, và đúng lúc ấy tôi nhìn thấy Hollis Mayne với bông hồng đứng ngay sau cô ấy. Đó là một người đàn bà đã ngoài 40 tuổi. Bà ta có mái tóc màu xám bên trong một chiếc mũ đã cũ. Bà ta có một thân hình nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp. Khi đó cô gái trong chiếc áo màu xanh vội vã bước đi. Tôi có cảm giá dường như con người tôi lúc đó bị chia làm hai, một nửa mong muốn được đi theo cô gái và một nửa hướng tới người đàn bà mà tâm hồn đã thật sự chinh phục tôi. Và bà ta đứng đó, khuôn mặt béo tốt với làn da nhợt nhạt nhưng hiền lành và nhạy cảm. Khi đó bỗng nhiên tôi không còn lưỡng lự nữa. Tay tôi nắm chặt cuốn sách nhỏ cũ kỹ giống như cuốn sách trong thư viện trước đây để Hollis Mayne có thể nhận ra tôi.
Đây không phải là tình yêu nhưng là một cái gì đó rất đáng quí, một cái gì đó thậm chí có thể còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà tôi luôn luôn và mãi mãi biết ơn. Tôi đứng thẳng chào người đàn bà, chìa cuốn sách ra và nói, mặc dù khi nói tôi cảm thấy mình bị nghẹn lại vì cay đắng và thất vọng: "Tôi là trung úy John Blanchard và xin phép được hỏi chắc đây là cô Maynell. Tôi rất vui mừng là cô đã có thể đến đây gặp tôi hôm nay . Tôi muốn mời cô dùng cơm tối có được không? “. NgườI đàn bà nở một nụ cườI bao dung và trả lời:”ta không biết việc này như thế nào con trai ạ, nhưng cô gái trẻ mặc chiếc áo vét màu xanh vừa đi kia đã nằn nì ta đeo đóa hoa hồng này trên ve áo. Cô ấy nói nếu anh có mời ta đi ăn cơm tối thì nói riêng cô ấy đang đợi anh ở nhà hàng lớn bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm gì đó."
Chúng ta chắc cũng hiểu được và khâm phục sự sáng suốt của cô gái. Bản chất thật sự của trái tim được nhận ra khi phải đối mặt với những điều không như ý muốn.286
Jun 8, 2007
Hồng nhan
Long chưa bao giờ thấy ai bán vé số mà đẹp vậy. Cả cái xóm Cải Già này xôn xao hẳn lên từ khi cổ đến, nhứt là mấy ông sồn sồn rỗi việc và mấy cậu choai choai tuổi mới dậy thì. | ||
Mấy quán càphê trong xóm ế ẩm thường xuyên tự dưng đông khách lạ thường, người ta đến ngồi chật cả quán để uống càphê và mua vé số. Thật ra là để ngắm cô bán vé số và trêu ghẹo vài câu. Quán có mười bàn thì hầu như cả mười bàn đều có người mua số. Ông Tư Búa lựa một hồi lâu mà chỉ mua một tấm, miệng cười hề hề méo xẹo: - Mỗi bữa mua một tấm được rồi, bi nhiêu đó mà vô độc đắc chắc là đủ cưới em rồi hén! Một tấm vé số này biết đâu bằng tiền tui mài dao hai chục năm. Mà cô em tên gì? Hổm rày quên hỏi. Cô gái liếc nhẹ ông một cái: - Trúng năm tấm tui mới ưng, mua thêm vài tấm nữa đi rồi tui nói tên cho biết. Ông Tư thấy cột sống mình như có một luồng điện chạy rần rần trước cái liếc mắt sắc như dao cạo, rất đơn giản bởi đã hơn năm mươi tuổi rồi mà ông chưa có lấy một lần làm chú rể. Ông móc hết các túi của cái quần soọc gom được mười một ngàn, chừa một ngàn để trả ly càphê đen còn bi nhiêu mua hết, ông phùng mang: - Chơi xả láng, sáng có giang máy cày dìa luôn. Cô tên gì nói tui nghe đi! Cô lẹ làng đưa ông thêm bốn tấm vé số nữa: - Thuyền! Điêu Thuyền đó nghen! Tui đang chờ Lữ Ôn Hầu mà chưa thấy ổng đâu. Cả quán cà phê cười rần rần trước câu đùa có duyên (hay vô duyên) của cô. Hình như người đẹp nói câu nào cũng có duyên. Long ngồi một mình lặng lẽ quan sát cô gái. Đẹp như vậy chắc thiếu gì dân nhà giàu đeo, hay ít nhất cũng có thể xin được những chỗ làm tốt thì tại sao đi bán vé số chớ. Hổng lẽ cổ không biết chữ như mình? Hổng biết chữ nhưng đẹp vậy thì cũng thiếu gì chỗ nhận? Long nhìn kỹ và nhận thấy cô gái này có một điều gì đó rất bí ẩn, đằng sau ánh mắt lẳng lơ giả tạo kia như cất giấu một nỗi buồn. Người trải qua bao nhiêu nỗi đau trong cuộc sống như Long thì nỗi buồn của người khác anh cảm thấy rất rõ dù người ta cố tình che giấu nó đi. Cô nhìn quanh quất rồi đi về phía bàn Long, chìa xấp vé số ra, giọng ngọt như mía lùi: - Anh Hai mua giùm em vài tấm, chiều nay trúng số lấy rổ đựng tiền, chạy liền ra chợ, bợ cái tivi, dìa coi cho đã. Cô nói một hơi có vần có điệu nhưng không hiểu sao Long chẳng có một chút cảm giác nào. Anh chỉ thấy tội nghiệp thật lòng cô gái trẻ kia, sao mà phải sống trong một cái vỏ bọc như vậy chớ. Anh lắc đầu nhè nhẹ: - Tui không bao giờ kiếm tiền bằng cách rủi may. Một chút bối rối hiện lên khuôn mặt, cô gái lặng lẽ bước ra khỏi quán, dáng đi sao mà trông khổ đến lạ. Khi không Long lại xao lòng với tấm lưng thon thả. Anh tự cười mình: Điên thiệt! Không tới mầy đâu mà trông, người ta đẹp như vậy thiếu gì người đeo. Quên đi! Cái thằng bốc vác mà mong gì! Anh cố quên nhưng không biết sao chẳng thể nào quên được, bóng dáng ấy cứ bám lấy anh, dai dẳng đến đáng ghét. Anh vác gạo hùng hục cho quên, mệt quá thì quên mà hễ nghỉ uống nước một chút thì nhớ, tối về nhà nằm trằn trọc không ngủ được lại càng nhớ hơn. Từ hôm anh từ chối mua số, cô không bao giờ mời anh nữa. Cô càng nói chuyện bạo hơn làm cho mấy ông hảo ngọt chết mê chết mệt và vé số cô bán càng chạy hơn, có ngày cô bán hơn ba trăm vé. Trong xóm xảy ra không biết bao nhiêu vụ vợ chồng lục đục chửi bới, thậm chí đánh nhau tơi tả mà nguyên nhân cốt lõi theo mấy bà vợ là đều do mấy tấm vé số của cô. Một bữa, bà Hai thu mua phế liệu bị chồng đánh chạy cồng cồng ra giữa chợ chửi rùm lên: - Trời đất ơi! Bà con ơi! Nó mê con đĩ đó, tui nói mà nó đánh tui. Bi nhiêu tiền đem mua vé số hết! Sao hông mua luôn "cái đó" đi! Ông Hai chạy theo lôi bà về nhà. Bà cố vùng vẫy, cào cấu nhưng cuối cùng cũng phải chịu phần vì ông mạnh quá, phần vì bà con cả chợ bu lại, như coi hát Sơn Đông. Mắc cỡ. Nhiều ánh mắt nhìn bà thông cảm, cả cái chợ này hình như rất nhiều người bị chồng hạ cẳng tay, thượng cẳng chân vì cô bán vé số. Họ xúm lại bàn bạc, rì rầm chửi rủa cô thậm tệ, coi cô chính là thủ phạm làm cho gia đình họ xào xáo không yên. Lẽ thường tình hễ tức nước là vỡ bờ. Một buổi chiều đi vác gạo ngoài bến về, Long thấy rất đông người bu đen bu đỏ. Nghe mấy bà đàn bà chửi toàn những lời tục tĩu, trong đầu Long lờ mờ đoán ra điều gì đó bất ổn đến với cô. Anh vẹt đám đông bước vào và một cảnh hãi hùng đập vào mắt anh. Bốn năm người đàn bà đang túm lấy Thuyền, miệng chửi tay đánh. Bà Hai là người hung hăng nhất: - Đánh cho mầy đi khỏi xứ này luôn! Mầy là con quỷ chớ con người gì! Bữa nay, tụi tao cho mầy biết tay! Nói xong bà cầm cây kéo chụp đầu cô cắt lia lịa, từng lọn tóc bay lả tả xuống đất. Mái tóc dài tha thướt của cô nhanh chóng xơ xác đến tội nghiệp. Mấy bà khác cũng xúm lại xé áo xé quần cô nghe rẹt rẹt. Thuyền ngồi dưới đất cam chịu, không cự nự, đôi mắt ráo hoảnh không có một giọt nước mắt nào. Gương mặt vô hồn. Nhói lòng, Long vội bước tới lôi mấy bà kia ra, ẵm Thuyền chạy ra khỏi đám đông hỗn loạn. Anh nghe họ chửi với theo: - Mầy giỏi thì cưới nó đi cho tụi tao yên! Cái thứ đó cưới nó, mầy cũng khổ thôi chớ chẳng sướng ích gì đâu. Ra khỏi chợ, anh bỏ cô xuống, cởi áo mình choàng vô cho cô mặc. Lúc nầy, Long mới thấy hai giọt nước mắt trong veo lặng lẽ chảy dài trên má Thuyền. Anh nói nhỏ, giọng run run vì xúc động: - Sao cô ra nông nỗi nầy chớ, tui cũng không hiểu tại sao cô phải sống theo cách như vậy nữa. Có chuyện gì cô nói thử coi tui có giúp được gì không. Cô ở đâu tới đây vậy? Anh hỏi một hơi mà cô vẫn không trả lời câu nào. Hai người ngồi im lặng trên bờ đê nhìn con nước ròng hồi lâu. Cuối cùng cô đứng dậy: - Tui dìa đây! Cảm ơn anh! Cô lê từng bước chậm chạp trên con đê nhỏ, anh nhìn theo cái bóng nhỏ vàng vọt, xiêu vẹo in trên đê dưới những tia nắng chiều cuối cùng yếu ớt. Tự dưng anh thấy mắt mình cay cay. Ngay ngày hôm sau, xóm Cải Già lại nhanh chóng loan đi một tin khủng khiếp: Thuyền không còn đi bán vé số nữa mà đã đi bán bia ôm ở quán Điểm Hẹn của bà Năm Đau Khổ. Cái quán này Long chưa bao giờ ghé nhưng nghe thiên hạ nói thôi thì cũng đủ biết, ai vô đó bước ra bao giờ cũng rất "đau khổ" vì may mắn lắm là còn lại bộ đồ. Cuối cùng anh cũng gặp Thuyền ngoài chợ khi cô cố tình cho cả chợ này biết hình ảnh mới c2715 Lờ nờĐể giúp Bình sửa tập phát âm "L" sai thành "N". Cô giáo bắt cậu tập đọc và thuộc lòng câu: "Cụ Lý lên chợ làng mua lòng lợn luộc". Một tuần sau, cô kiểm tra và khen Bình: - Giỏi lắm. Em phát âm đúng rồi đấy. Có khó khăn gì đâu. - Thưa cô, câu này đọc mãi cũng quen, chứ những câu nạ, nắm núc nó cứ nàm sao ấy! o O o Bé Sama tức giận thưa với thầy: - Thưa thầy, tụi nó không chịu nghe lời thầy lại đặt biệt hiệu cho em rồi. - Đứa nào thế? - Thầy hỏi. - Dạ, thằng Mắt lừa, thằng Đầu bò, và thằng ếch chột ạ.1179 Buổi Chiều Vàng Góc PhốTạm biệt buổi chiều vàng góc phố 790
Cái vẫy tay - dấu hỏi em chào Có thể lắm mai này gặp lại Cứ nhìn anh cười mỉm, làm cao . Anh là gã trai làng bướng bỉnh Đã ngu ngơ lên tỉnh học vài năm Em xa lạ khua gót giầy trên sỏi Tóc em bay có nhột ót, anh nhìn ? Phải lớn dần thôi - buổi chiều buồn như thế Những chiều em tan học qua đây Sẽ mãi mãi gã trai lì góc phố Với chiều vàng và áo em bay Jun 7, 2007Bao LâuBác sĩ đang khám bệnh người chồng, thình lình có điện thoại, bà vợ nghe rồi hỏi: Thưa bác sĩ, công ty Mai táng gọi đấy. Bác sĩ tính xem tôi phải chờ bao lâu nữa để trả lời dứt khoát với họ? 2745 Hỏi ngu quá!Một bà sang nhà hàng xóm chơi, thấy trong lồng có một con vẹt và trên mỗi chân nó là một sợi chỉ, bà ta tò mò: - Bà buộc chân nó làm gì vậy? - À, đây không phải là con vẹt bình thường đâu. Nếu bà giật sợi chỉ bên phải, nó sẽ nói bằng tiếng Đức. Giật sợi chỉ bên trái, nó sẽ nói bằng tiếng Anh. - Thế nếu như giật cả hai dây cùng một lúc? Con vẹt lập tức lên tiếng: - Bà điên à? Thế thì tôi té mất còn gì! 2220 Jun 6, 2007Hy sinh vì khoa họcCô giáo dặn mỗi học sinh mang theo một số đồ dùng hiện đại trong gia đình đến lớp để minh họa cho buổi học sắp tới mang chủ đề: "Cuộc sống hiện đại". Hôm sau, cô giáo đề nghị từng em giới thiệu vật dụng mà mình mang theo. Wendy mang đến máy Sony Walkman. Kendy mang theo cái mở đồ hộp chạy điện và biểu diễn với một hộp thịt. - Còn Jonny, em mang gì đến vậy? - cô giáo hỏi. - Em mang máy trợ tim của ông nội ạ! - Thôi chết, thế ông có mắng em không? - Không ạ! Ông chỉ "ặc... ặc" hai tiếng thôi mà. 938 Jun 5, 2007Truyện Tình
|