Trang

Jul 28, 2007

Chưa Bao Giờ Được Hôn



Chàng sinh viên "Từ điển sống" từ thành phố về quê ăn Tết, đến thăm nàng "Chân quê". Chàng, nàng xem chừng đã "Phải lòng" nhau rồi, nhưng chưa có dịp tỏ tình bằng nụ hôn. Khi nàng tiễn chàng ra ngõ thì đêm đã khuya, hai người cứ đứng bên bờ dâm bụt thi nhau bứt lá vò nhàu. Bỗng chàng đánh bạo, nói nhỏ:

Anh yêu em, cho anh hôn em một cái!

Nàng cũng thích được chàng hôn lắm, nhưng xấu hổ, liền hỏi chàng:

Nhưng anh phải nói cho em biết nụ hôn có từ bao giờ đã?

Đáng lẽ chỉ cần nói "Từ khi anh yêu em" hay "Từ khi anh nhìn thấy em", thì chàng "Từ điển sống" bỗng khoái chí thao thao bất tuyệt về lịch sử nụ hôn (chắc là đọc được trên sách báo nào đấy):

Ồ, nguồn gốc nụ hôn có từ thời người ăn thịt người. Thời đó, nếu người ta yêu nhau thì người ta không ăn thịt nhau, mà hôn nhau. Nhưng hôn phải cắn nhẹ một chút, cho nên người ta gọi nụ hôn là "Cái cắn tình yêu".

Cô gái sợ run bắn:

Eo ơi! Cắn thì đau chết!

Em sợ thì em tìm đến các bộ lạc Mông Cổ hoặc Tibê mà sống. Ở đó người ta hôn nhau bằng mũi, bắt chước thói quen đánh hơi của động vật, mà ta thì gọi là ngửi nhau. Khi yêu nhau, họ không nói "Hôn tôi đi" mà nói "Đánh hơi tôi đi!".

Buồn cười vậy hả anh?

Chứ sao.

"Từ điển sống" hăng hái hơn.

Có một giả thuyết khác lại cho rằng nguồn gốc của nụ hôn là dấu vết của thói quen liếm đồng loại để lấy chất muối do sự bài tiết mồ hôi, cần thiết cho cơ thể.

Sao bẩn thế?

Ồ... đó là xa xưa. Rồi con người văn minh dần lên, cách hôn cũng được quy định theo tục lệ của từng cộng đồng. Thời cổ đại, người Do Thái, Hy Lạp và La Mã đã coi nụ hôn là cử chỉ thân thiện, hữu nghị. Khi gặp nhau, họ hôn lên hai má, giống như cái bắt tay của con người hiện đại. Thời cổ đại ấy, ở Hy Lạp người dân phải hôn tay, hôn ngực và hôn đầu gối các pháp quan; ở Châu Phi, người dân lại hôn lên chỗ đất mà vị thủ lãnh của họ vừa bước qua. Người Anh ôm hôn thay chào hỏi, nhưng đến thế kỷ 17 do nạn dịch hạch, nên đã thay thế bằng cách ngả mũ chào. Người Caltes có lệ hôn chân thầy mo. Các tín đồ công giáo thì hôn chân Giáo hoàng.

Hôn như thế thì chán nhỉ.

Nàng thở dài.

Chàng chợt nhớ ra điều gì đó; cao giọng giảng giải tiếp:

Sao lại chán? Mỗi nụ hôn đều có nội dung của nó đấy. Người ta còn quy định về các bộ phận được hôn trên cơ thể, ứng với các cấp độ khác nhau của sự tôn kính, thân mật, yêu thương hay suồng sã. Bởi vì theo các nhà y học thì khi hôn, cả ba cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác đều bị kích thích. Xúc giác bị kích thích mạnh nhất, nó tạo nên khoái cảm ở mỗi người. Cho nên Bryalt coi sự "Chạm môi" là biểu hiện xác thịt của tình yêu, và ông ta cho rằng không hề có khái niệm "Nụ hôn trong trắng". Còn người Ý thì lại có câu tục ngữ: "Một cô gái bị hôn là đã bị chinh phục một nửa".

Chàng đọc nguyên văn câu tục ngữ bằng tiếng ngoại quốc - "Donna baciata me

a chiavata".

Đến đây thì nàng xúc động thật sự. Nàng cảm thấy dâng lên một niềm hưng phấn lạ lùng, và nếu chàng chủ động ôm hôn nàng, thì nàng sẽ ôm chặt chàng đến nỗi sẽ không bao giờ buông chàng ra khỏi tay mình. Nhưng chàng không hiểu điều đó. "Từ điển sống" với sự hiểu biết tuyệt diệu của mình và chàng say sưa diễn thuyết:

Em biết không, từ trước đến nay, ai cũng cho nụ hôn là ngọt ngào như mật ong. Đó chẳng qua là một sự bịa đặt mà thôi...

Sao vậy anh?

Nàng ngạc nhiên hỏi.

Ồ... Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều ấy đấy. Người ta tính trung bình mỗi chiếc hôn có đến khoảng 2 gram nước bọt, 0, 761 gram mỡ, 0, 7 gram đạm, 0, 45 gram muối, chứ chẳng hề có một gram đường nào cả. Nhưng vi trùng thì nhiều vô kể. Mỗi chiếc hôn có tới 22 nghìn vi trùng các loại. Nếu một chiếc hôn kéo dài hàng chục phút thì phải có đến cả tỉ con vi trùng, phải không em?

Chàng dừng lại đợi chờ một lời thán phục của người yêu. Nhưng nàng "Chân quê" nghe nói chiếc hôn có hàng tỉ con vi trùng thì hoảng sợ quá, nàng đã chạy biến mất, để lại mình chàng "Từ điển sống" đứng ngây như Từ Hải.


2789

Lưỡi Bướm




Này, Chim Sẻ, năm nay thầy trò mình chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng lưỡi bướm. Đã lâu chúng tôi vẫn chờ Bộ Giáo dục gửi tới chiếc kính hiển vi họ từng hứa. Ông giáo giải thích rằng nhìn qua dụng cụ đó những vật thể bé tí tẹo, nhỏ tới độ gần như vô hình, sẽ được phóng to cho dễ xem.

Ông nói nhiều tới độ bọn trẻ con chúng tôi hình như đã nhìn thấy những vật thể nhỏ xíu ấy thật.
- Lưỡi bướm giống như vòi voi cuộn tròn. Nếu con bướm thích bông hoa nào đó, nó liền duỗi thẳng lưỡi, chích vào đài hoa hút mật. Khi các em thò ngón tay ướt vào lọ đường, các em liền cảm giác ngón tay mình chính là đầu lưỡi. Đúng không nào? Lưỡi bướm cũng như ngón tay của các em vậy.
Dạo đó chúng tôi đâm ra ghen tị với lũ bướm. Chúng sống sướng như tiên! Được mặc sức bay khắp cõi trời trong bộ cánh hội hè, bay chán lại đậu lên những luống hoa, hệt như người ta ghé quán ăn. Ở đấy, những thùng gỗ đầy tràn mật hoa đang chờ đợi chúng.
Tôi rất thích ông giáo dạy tôi. Ban đầu, cha mẹ tôi không dám tin chuyện đó. Chính xác hơn, ông bà không thể hiểu tại sao tôi lại có thể thích ông giáo. Từ hồi tôi học nói còn chưa sõi, người ta đã đem trường học ra để hù tôi:
- Mai mốt đi học, rồi mày sẽ biết!
Mới lên sáu tuổi tôi đã có biệt danh Chim Sẻ. Ở quê tôi trẻ con tuổi ấy đã phụ cha mẹ kiếm ăn. Nhưng cha tôi làm thợ may, ông không hề có đất đai hay gia súc. Ông lại không thích tôi quanh quẩn dưới chân trong xưởng may chật chội. Tôi nên tránh xa chỗ ông làm thì tốt hơn - cha tôi muốn vậy. Thế là ngày qua ngày tôi chạy rông khắp ngôi làng ven thị trấn Alameda. Bác hốt rác Cordeiro là người nghĩ ra biệt danh của tôi. Vừa cào lá khô rơi thành đống, bác vừa lầm bầm: “Chú mày giống hệt con se sẻ vậy”.

Hình như chưa khi nào trong đời tôi chạy nhiều như trong cái mùa hè trước khi lần đầu tới trường. Tôi chạy lồng lên như thằng điên, thỉnh thoảng lại vượt khỏi ranh giới thị trấn. Tôi chạy xa hơn nữa, phóng tầm mắt lên đỉnh núi Sinai và ao ước mọc đôi cánh để tôi có thể bay tới tận Buenos Aires. Nhưng rốt cục tôi vẫn chưa một lần đến được đỉnh núi thần kỳ đó.
- Mai mốt đi học, rồi mày sẽ biết!
Nếu cha tôi muốn dọa tôi thì ông đã thành công quá mức. Suốt đêm trước ngày đầu tiên đi học tôi không nhắm mắt nổi. Tôi nằm co quắp trên đống chăn nệm, lắng nghe tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường vẳng lại từ gian phòng khách với nỗi buồn của kẻ tử tội. Và rồi ngày đầu tôi đi học - một ngày đầy ánh sáng trắng bạch tang tóc như chiếc tạp dề của bác hàng thịt - đã tới. Nếu tôi khai với cha mẹ rằng tôi ngã bệnh thì quả tôi đã không hề nói dối.
Nỗi khiếp sợ, giống như con chuột, gặm nhấm bên trong cơ thể tôi. Và tôi đã tè ra quần, không phải ở nhà mà ở trường. Sau ngần ấy năm nhưng tôi vẫn nhớ cảm giác ướt át và nóng hổi của dòng nước chảy dọc hai ống chân. Lúc đó, tôi ngồi sau chiếc bàn học cuối lớp, gục mặt xuống và cố nín thở, hi vọng không ai nhận ra sự có mặt của tôi cho tới khi tôi thoát khỏi nơi này đến với tự do và mặc sức chạy rông trên mảnh đất Alameda.
- Nào, mời trò đứng lên.
Thế là chẳng chạy đâu cho thoát khỏi số phận. Tôi ngước mắt lên và dù cho toàn thân đang chết cứng vì sợ hãi, may thay tôi vẫn còn hiểu được rằng lệnh vừa ban ra nhắm vào tôi. Ông giáo - trông xấu xí thậm tệ, hệt như con bù nhìn gác vườn rau - cầm cây thước chỉ vào tôi.
- Tên trò là gì?
- Chim Sẻ.
Cả lớp cười khúc khích, còn tôi như bị ngọn roi quất vào mặt.
- Chim Sẻ?
Tôi đã quên ráo mọi thứ, kể cả tên của chính mình. Tôi là gì trước đây đều đã bay sạch khỏi đầu tôi. Cha mẹ tôi biến thành hai mảng mây lờ mờ trong trí nhớ của tôi và hình như chúng cũng đang tan vỡ. Tôi nhìn ra cửa sổ, cố dùng ánh mắt tuyệt vọng tìm lại những xóm nhỏ của Alameda.
Đúng lúc đó tôi tè ra quần.
Khi bọn con trai phát hiện sự cố với tôi, tiếng khúc khích to hơn và trong đó tôi nghe thấy tiếng rít gió của ngọn roi.
Tôi bỏ chạy. Tôi lao đi như thể lưng tôi đã mọc ra đôi cánh. Tôi chạy, chạy bán sống bán chết, giống như bị ma đuổi trong mộng. Tôi tin là ông giáo đang dí theo tôi. Tôi cảm thấy hơi thở của ông ta sau gáy tôi, tôi cảm thấy hơi thở của lũ con trai cùng lớp - như bầy chó săn đang bám theo con cáo. Nhưng khi chạy đến sân khấu ngoài trời dành cho các ban nhạc rong biểu diễn mỗi khi họp chợ, tôi ngoảnh cổ lại và chợt hiểu sau lưng không có ai hết. Chỉ có mình tôi với nỗi sợ hãi thấm đẫm mồ hôi và nước tiểu. Sân khấu vắng tanh. Có lẽ không ai xung quanh chú ý đến tôi, dù chỉ một mảy may, thế nhưng tôi có cảm giác là người ta giả vờ, còn thực tế là hàng chục con mắt từ sau những ô cửa sổ đang theo dõi tôi và những cái lưỡi ác độc sẽ hối hả tố cáo chuyện xấu hổ này với cha mẹ tôi.
Hai chân tôi đang tự chọn đường đi. Chúng rảo bước quả quyết hơn bao giờ hết về hướng rặng núi Sinai. Lần này tôi chắc chắn phải tới được Coruna và bí mật trốn xuống tàu vượt biển qua Buenos Aires.
Trên rặng Sinai không thể nhìn thấy biển, chỉ thấy những đỉnh núi cao hơn, vách đá của chúng giống những ngọn tháp quanh các pháo đài bất khả xâm phạm. Bây giờ nhớ lại kỳ tích của mình, tôi vừa ngạc nhiên vừa nuối tiếc. Dưới bầu trời sao đêm chi chít, tôi ngồi chễm chệ trên một phiến đá to bên sườn ngọn núi cao nhất, như thể một ông vua ngự trên ngai vàng. Tít mãi phía dưới xa thấp thoáng ánh lửa. Đấy là người lớn đang đi tìm tôi. Trong đêm tối tiếng gọi tên tôi bay lập lờ trên nền tiếng chó tru từng hồi. Nhưng tôi bất cần. Tôi dường như đã bước qua ranh giới của sợ hãi. Vì thế tôi không khóc cũng không chống cự khi cái bóng khổng lồ của Cordeiro bất ngờ mọc lên cạnh tôi. Ông trùm áo khoác của ông lên người tôi và nắm lấy tay tôi.
- Yên nào, Chim Sẻ, chuyện đã qua rồi.
Đêm đó, như một đứa con ngoan ngoãn, tôi rúc sát vào lòng mẹ ngủ ngon lành. Không ai mắng mỏ tôi cả. Cha tôi ngồi rất lâu trong bếp hút thuốc, ông chống hai tay lên mặt bàn trải tấm vải sơn, con ốc biển dùng làm chiếc gạt tàn đầy mẩu thuốc cháy dở. Ông từng ngồi hệt như vậy khi bà nội tôi qua đời.
Tôi có cảm tưởng là cả đêm mẹ không hề buông tay tôi. Sáng hôm sau, bà xốc nách lôi tôi như lôi một bó củi tới trường. Và chỉ lúc đó, khi đã bình tĩnh lại, tôi mới ngắm kỹ ông giáo. Mặt ông giống con cóc.
Con cóc mỉm cười. Còn ông giáo vỗ nhẹ má tôi.
- Ta thích cái tên Chim Sẻ của cậu.
Nghe ông giáo nói vậy, một cảm giác cay cay ứa trong miệng tôi. Nhưng điều bất ngờ nhất xảy ra ngay sau đó: trong sự yên lặng khó ngờ của lớp học, ông giáo nắm tay dắt tôi tới bàn học và ấn tôi ngồi xuống ghế. Đứng ngay cạnh tôi ông nói với cả lớp:
- Chúng ta có
bạn mới. Đây là niềm vui lớn. Nào, chúng ta vỗ tay chào mừng bạn ấy.
Tôi lo sợ sẽ lại làm ướt quần nhưng may thay chỉ có mắt tôi ướt nhem.
- Tuyệt. Bây giờ chúng ta đọc thơ. Đến lượt ai? Romualdo? Mời trò Romualdo bước lên. Trò nhớ kỹ nhé: đừng vội, cứ đọc thong thả và to giọng.
Romualdo mặc chiếc quần ngắn cũn cỡn nên trông nó rất buồn cười.
- Chiều đông u ám và lạnh lẽo...
Tôi biết rõ Romualdo. Như mọi cậu bé khác xuất thân từ vùng Altamira, suốt đời nó sẽ phải đi nhặt quả thông. Nhưng giờ đây nó đang đằng hắng như một ông già nghiện thuốc lá trước khi cất giọng hay chưa từng thấy - có thể nhầm là giọng đó phát ra từ một máy thu thanh đang phát chương trình của Manolo Suares, một indiano của xứ Montevideo.
Chiều đông u ám và lạnh lẽo
Lũ học trò ngồi sau những dãy bàn
Mưa rơi tí tách ngoài cửa sổ
Giờ học đang trôi. Trên bức tranh
Cain đang chạy bên xác Abel
Vệt máu đó...
- Rất tốt, Romualdo. Theo ý trò, nên hiểu “Mưa rơi tí tách” ra sao?
- Thưa thầy Grigorio, nghĩa là đừng mong được mùa, nếu mưa rơi kiểu đó.
***
- Ở trường con vẫn cầu nguyện đấy chứ? - mẹ tôi hỏi trong lúc bà ủi món đồ cha tôi vừa kịp may xong trong ngày.
- Hẳn rồi - tôi đáp chắc như đinh đóng cột - bọn con còn đọc sách viết về Cain và Abel nữa ấy chứ.
- Thế mà người ta đồn ông giáo mới là kẻ vô thần.
- Kẻ vô thần là sao, mẹ?
- Là không chịu tin Chúa - mẹ tôi lộ vẻ bất bình và bà đè mạnh chiếc bàn ủi dọc theo lằn xếp trên ống quần.
- Thế còn quỉ sứ? Quỉ sứ có thật hả mẹ?
- Cố nhiên là thế.
Nắp vung đậy chiếc nồi trên bếp nhảy múa tưng tưng. Từ miệng nồi trông giống mõm con quái vật đang sùi bọt mép, hơi nước bốc lên cuồn cuộn. Một con bướm đêm bay chập choạng dưới trần nhà quanh chiếc đèn móc vào sợi dây thép xoắn. Thường thì mẹ tôi vẫn càu nhàu mỗi khi bà phải ủi đồ. Mặt bà căng ra khi ủi đường khâu của chiếc quần. Nhưng hôm nay giọng mẹ tôi dịu dàng, hơi buồn, như thể bà đang bảo ban cho một kẻ ít học.
- Quỉ sứ cũng từng là thiên thần, hiềm nỗi về sau lại trở chứng.
Con bướm đụng vào chiếc đèn làm nó lúc lắc và những cái bóng trong phòng cũng nhảy nhót theo.
- Hôm nay ông giáo giảng rằng bướm cũng có lưỡi. Nó mảnh, dài và cuộn lại
hư cái lò xo đồng hồ. Khi nào ở Madrid người ta gửi cái máy tới, ông ấy sẽ chỉ cho bọn con xem lưỡi bướm. Thật không, mẹ? Bướm cũng có lưỡi à?
- Ông giáo đã nói vậy nghĩa là có thật. Trên đời này vô khối chuyện khó tin nhưng lại có thật. Thế con đã thích đi học chưa?
- Con thích lắm. Ông giáo không đánh ai cả. Ông giáo không đánh...
Ông giáo Grigorio không đánh ai cả, ngược lại cái miệng rộng như miệng cóc của ông luôn cười vui vẻ. Nếu trong giờ ra chơi có hai thằng con trai đánh nhau, ông kêu hai đứa lại, gọi chúng là “hai con cừu đực non”, buộc chúng bắt tay nhau trước khi chuyển chúng sang ngồi chung một bàn. Nhờ bị phạt lối đó nên tôi làm quen với Dombodan - một thằng cao to, vụng về nhưng hiền lành, về sau trở thành bạn nối khố của tôi. Rồi thêm một thằng nữa, thằng Eladio, có mụt ruồi mọc ngay trên má. Tôi muốn choảng nó một trận cho ra trò nhưng không dám, vì tôi sợ bị ông giáo ra lệnh bắt tay nó và sợ phải xa Dombodan. Cần phải nói thêm là ông giáo sẽ im lặng nếu ông muốn cho chúng tôi biết ông đang giận.
- Nếu các trò còn làm ầm ĩ thì ta đành im lặng vậy.
Ông bước đến bên cửa sổ, giả vờ ngó lên đỉnh núi Sinai. Sự im lặng kéo dài của ông khiến chúng tôi hoảng sợ đến tuyệt vọng. Chúng tôi cảm thấy bơ vơ đơn độc giống như bị bỏ rơi giữa một vương quốc xa lạ. Tôi chợt hiểu ra rằng sự im lặng của ông giáo là hình phạt đáng sợ nhất trên đời, bởi bất kỳ điều gì ông nói ra đều như những câu chuyện cổ tích tuyệt vời. Câu chuyện đó có thể bắt đầu từ lịch sử phát minh ra giấy viết, rồi nhảy cóc qua rừng nhiệt đới Amazon và quay trở về với lời giải thích cách cơ tim co thắt. Những câu chuyện mạch lạc, nối tiếp nhau và đầy ý nghĩa. Khi ông giáo tiến tới trước tấm bản đồ thế giới, cả lớp lặng đi, nôn nóng chờ đợi, giống như lúc màn ảnh trong rạp Rex nhấp nháy lóe sáng, bởi vì nhờ ông chúng tôi được nếm thử nỗi kinh hoàng của thổ dân châu Mỹ lần đầu tiên nghe tiếng súng hỏa mai. Nhờ ông giáo, chúng tôi như được cùng với Aníbal de Cartago cưỡi voi vượt qua rặng Alpes tuyết phủ tiến về Rome, dùng gậy và đá hộc đánh giáp lá cà với lính của Napoleon ở Ponte-Sampaio. Không chỉ đánh nhau, ở Incia chúng tôi đập búa trong các lò rèn biến những cục sắt thành liềm và lưỡi cày. Có mặt ở Provenza hay bên bờ biển Vigo, chúng tôi nghĩ ra những bản tình ca. Chúng tôi xây Cổng Tụng Ca, trồng khoai tây mà chúng tôi mang từ châu Mỹ về. Rồi sau đó vào thời “dịch khoai tây” , chúng tôi lại di cư sang châu Mỹ.
- Té ra người ta mang khoai tây từ tận châu Mỹ về, mẹ ạ - tôi hoan hỉ khoe như vậy trong bữa ăn tối, khi bà đặt đĩa xuống trước mặt tôi.
- Từ châu Mỹ? Thế mà cũng nói. Ở đây lúc nào không có khoai tây? - mẹ tôi phản đối bằng giọng không để cho ai cãi lại.
- Không đâu, mẹ. Ngày xưa tổ tiên chúng ta ăn hạt dẻ, chưa có khoai tây. Bắp cũng được mang từ châu Mỹ về.
Lần đầu tiên tôi nhận thức rành rọt rằng nhờ có ông giáo tôi biết thêm nhiều điều quan trọng về thế giới mà cha mẹ tôi không biết.
Những giờ học thú vị nhất là khi ông giáo giảng về lũ sâu bọ. Nào là nhện nước biết chế tạo tàu ngầm, kiến trồng nấm và chăn rệp để lấy sữa. Nào là ở Úc có loài chim dùng lá và nhựa cây làm ra sơn có nhiều màu dùng để trang trí tổ của chúng. Làm sao bạn quên được những chuyện ông kể? Có một giống chim tên là Tilonorrinco, con đực của loài này mỗi khi xây xong một chiếc tổ mới lại bỏ vào đó một bông hoa lan để chiêu dụ chim mái tới ở.
Tôi đâm ra mê mẩn với những giờ học và xung phong đi bắt côn trùng cho ông giáo, còn ông coi tôi là đứa học trò giỏi nhất lớp. Hễ có dịp, thường vào thứ bảy hay những ngày lễ, ông lại ghé rủ tôi đi dạo - những chuyến đi đối với tôi gần như là những cuộc thám hiểm. Chúng tôi lội dọc hai bờ sông ngập trong những vạt cỏ dại, sau đó chúng tôi vào rừng, leo lên đỉnh Sinai. Với tôi, mỗi cuộc dạo chơi là một chuỗi khám phá. Trở về nhà, thể nào chúng tôi cũng khuân theo kho báu: bọ ngựa, chuồn chuồn voi, bọ dừa, và lần nào cũng có một loài bướm mới, mặc dù bây giờ tôi chỉ còn nhớ được một loài mà ông giáo gọi tên nó là iris. Khi con iris đậu xuống mô đất hay đống phân bò, đôi cánh nó lấp lánh rất đẹp.
Trên đường về nhà, như hai người bạn già, chúng tôi cùng nhau hát váng lên. Qua ngày thứ hai, đến trường ông giáo nhắc tôi lôi kho báu ra:
- Nào, Chim Sẻ, bây giờ chúng ta sẽ nói chuyện một chút về mấy anh bạn mới.
Cha mẹ tôi coi sự ưu ái của ông dành cho tôi là một vinh dự lớn. Hễ chúng tôi đi dạo, thế nào mẹ tôi cũng chuẩn bị sẵn bữa lót dạ sáng cho hai thầy trò.
- Không dám, không dám. Tôi đã dùng bữa rồi - ông giáo từ chối.
Thế nhưng khi chúng tôi trở về, ông lại nói:
- Cảm ơn bà, bữa sáng ngon lắm.
- Có lẽ ông giáo cũng sống bữa nay lo bữa mai - mẹ tôi nhận xét.
- Ở nước ta chẳng có ông giáo nào được đối đãi xứng đáng - cha tôi hùng hồn tuyên bố - nhưng chính họ làm nên văn hóa của nền cộng hòa đấy.
- Ôi dào, cộng hòa với chả cộng hòa! Để rồi xem nền cộng hòa của các ông ra sao! Nó sẽ dẫn tất cả chúng ta tới đâu đây?
Cha tôi ủng hộ chế độ cộng hòa, mẹ tôi thì không. Nói cách khác, mẹ tôi thuộc số những phụ nữ chăm chỉ đi lễ mỗi ngày, còn những người cộng hòa như cha tôi nổi tiếng là kẻ thù của giáo hội. Khi có mặt tôi, cha mẹ tránh không cãi nhau về chuyện này nhưng dù sao ít nhiều ý kiến của họ cũng lọt vào tai tôi.
Một lần, khi ông giáo ghé nhà rủ tôi đi bắt bướm, cha tôi xin ông cho phép đo ni để may áo khoác.
- May áo khoác à?
- Vâng, thưa ông giáo. Xin ông chớ giận. Tôi rất muốn làm điều gì đó cho ông vui. Cũng là để cảm ơn ông. Tôi lại chỉ biết may vá chứ đâu biết làm gì khác.
Ông giáo chớp mắt bối rối.
- Đấy là nghề của tôi - cha tôi cười, nói thêm.
- Nghề nào tôi cũng kính trọng cả, ông ạ - ông giáo đáp sau thoáng im lặng.
Suốt cả năm trời ông giáo mặc chiếc áo khoác ngoài cha tôi may. Ông đã mặc chính chiếc áo đó vào cái ngày tháng sáu năm 1936, khi tôi trông thấy ông trên đường tới hội đồng thành phố.
- Sao rồi, Chim Sẻ. Năm nay thầy trò mình chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng lưỡi bướm nhỉ.
Xung quanh đang xảy ra chuyện gì đó bất thường. Ai nấy đều tỏ vẻ vội vã nhưng kỳ thực chẳng ai nhúc nhích khỏi chỗ của mình. Những người đang nhìn về phía trước, đột nhiên quay lưng đi ngược trở lại. Những người đang ngó sang phải, lại bất ngờ rẽ trái. Bác hốt rác Cordeiro làm một việc tôi chưa từng thấy bao giờ: bác chịu khó ngồi lặng trên ghế, mà lại là ghế trước sân khấu hòa nhạc. Bác nhìn lên trời, khum bàn tay che mắt cho khỏi chói. Thông thường, bác Cordeiro nhìn trời kiểu đó và nếu như lũ chim im bặt thì có nghĩa là trời sắp nổi cơn dông.
Tôi nghe tiếng vọng bình bịch đơn độc của một chiếc môtô. Rồi nó xuất hiện, do một người vệ binh cầm lái, một cây cờ cắm vào yên xe sau lưng. Gã chạy xe ngang tòa thị chính, quăng ánh mắt sắc lạnh lướt trùm lên đám đông tụ tập dưới mái hiên của tòa nhà đang lo lắng thì thầm với nhau. Hắn thét: “Tây Ban Nha muôn năm!” và rồ máy chạy tuốt, bỏ lại sau đuôi một làn khói đen và tiếng ì ầm.
Các bà mẹ vội vã réo gọi con về. Cả nhà tôi ủ rũ như lúc bà nội tôi qua đời. Cha tôi ngồi trước cái gạt tàn đầy ụ mẩu thuốc, mẹ tôi vừa chùi nước mắt vừa loay hoay làm những việc vô nghĩa: bà mở vòi nước rửa chồng đĩa đã sạch bóng và cất đống đĩa dơ vào tủ chén.
Có ai đó gõ cửa. Cha mẹ tôi nín thở dõi theo vòng quay của quả đấm. Té ra bà hàng xóm Amelia. Bà ta đang đi ở cho gia đình Suares.
- Đang xảy chuyện gì vậy hả? Ở Coruna người ta thiết quân luật, rồi lại bắn cả vào dinh tỉnh trưởng nữa.
- Xin Chúa cứu giúp chúng con - mẹ tôi làm dấu thánh giá.
- Còn ở đây - hạ giọng thì thào như thể sợ vách tường có lỗ tai, Amelia nói tiếp - nghe đồn ngài thị trưởng triệu cảnh sát trưởng tới nhưng ông này cáo bệnh để khỏi phải có mặt.
Ngày hôm sau, cha mẹ không cho phép tôi ra khỏi cửa. Nhìn qua cửa sổ tôi thấy hết thảy người đi đường đều lặng lẽ như những cái bóng, làm như mùa đông bất ngờ sụp xuống và những cơn gió lạnh đã đuổi sạch lũ chim sẻ của Alameda - giống như thổi những chiếc lá khô - đi đâu mất.
Binh lính được điều từ thủ đô tới đã chiếm tòa thị chính. Mẹ tôi đi lễ nhà thờ nhưng mới được một lát thì trở về, miệng câm lặng, mặt trắng bệch. Chỉ trong nửa giờ dường như bà đã già thêm vài tuổi.
- Ramon, có chuyện chẳng lành rồi - mẹ tôi sụt sùi nói với cha tôi.
Cha tôi cũng già đi trông thấy. Tệ hơn, ông dường như đã đánh mất nốt chút ý chí cuối cùng. Ông ngồi bất động, lưng còng, lọt thỏm trong chiếc ghế bành, không chịu hé miệng nói năng mà cũng chẳng chịu ăn.
- Mau đốt sạch những thứ gây nguy hiểm cho ông đi, Ramon. Báo, tạp chí, sách. Đốt tất.
Trong những ngày ấy, mẹ tôi nhảy lên làm bà chủ nhà. Một buổi sáng bà ra lệnh cho cha tôi ăn mặc tươm tất và dẫn ông đi lễ nhà thờ. Trở về tới nhà, mẹ tôi nói:
- Nghe này, Moncho. Bây giờ đi với mẹ lên Alameda.
Bà lôi bộ đồ mà tôi chỉ được mặc vào dịp lễ ra, tự tay thắt nơ cổ cho tôi và dặn dò nghiêm khắc:
- Nhớ cho kỹ, Moncho. Cha con không phải là người cộng hòa, chưa từng là bạn của thị trưởng. Cha không khi nào báng bổ linh mục. Còn một chuyện quan trọng nữa, Moncho, cha con không hề tặng áo cho ông giáo Grigorio.
- Nhưng cha có tặng...
- Không, Moncho. Không tặng. Hiểu chưa? Không tặng!
- Vâng. Không tặng.
Rất nhiều người tụ tập ở Alameda, tất cả đều diện những bộ cánh ngày lễ. Có cả dân từ các xóm núi đổ xuống: đàn bà con gái mặc đồ đen, các lão nông khoác áo chẽn, đội nón vành rộng. Lũ trẻ con vừa sợ hãi vừa thích thú đeo bám đám đàn ông áo chàm, súng ngắn xệ bên hông. Hai hàng lính đứng rải từ chân tam cấp dẫn lên tòa thị chính ra tới mấy chiếc xe tải đóng song sắt mà người ta thường dùng chở súc vật đến hội chợ phiên. Nhưng hôm nay ở Alameda không hề có tiếng hò la vui vẻ của hội chợ, trái lại sự tĩnh lặng như dưới mồ đang ngự trị khắp nơi. Người ta không chào hỏi nhau, làm như chẳng hề quen biết. Ai nấy đều căng thẳng ngóng nhìn về mặt tiền tòa thị chính.
Một gã vệ binh thò đầu khỏi cánh cửa mở hé nhìn bao quát đám đông. Sau khi mở toang hai cánh cửa, hắn khoát tay ra hiệu. Từ trong vòm tối của tòa nhà, những người bị bắt bước ra. Họ bị trói tay, trói chân và bị xiềng dính với nhau. Một toán vệ binh đi áp giải họ. Có những người trong số họ tôi không biết tên nhưng đã nhiều lần thấy mặt. Này là ông thị trưởng, mấy người thủ lĩnh công đoàn, rồi thủ thư của câu lạc bộ văn chương “Tia sáng công nhân”, ca sĩ đơn ca của nhóm “Mặt trời và cuộc sống”, anh thợ đẽo đá có biệt danh Hercules, cả cha của Dombodan nữa... Người cuối cùng bị xiềng là ông giáo Grigorio của chúng tôi, lưng khòm, mặt mũi xấu xí như cóc.
Tiếng khẩu lệnh nhát gừng, tiếng thét chát chúa vang lên và bay tản khắp bầu trời Alameda giống như tiếng đại pháo. Dần dà, đám đông bắt đầu lặp lại những lời rủa xả đám vệ binh xổ vào mặt những người bị bắt:
- Đồ phản bội. Kẻ cướp Đỏ.
Chợt tôi nghe tiếng cha tôi thốt lên, bằng giọng the thé lạ tai:
- Đồ phản bội! - rồi tiếng của ông to hơn và to hơn nữa - Đồ kẻ cướp!
Cha tôi bứt khỏi tay mẹ tôi, sán tới sát hàng lính, cả người ông run rẩy vì giận dữ và phẫn nộ. Ông nhìn trừng trừng vào ông giáo:
- Kẻ giết người. Thằng vô chính phủ. Đồ ác độc chết tiệt.
Giờ lại tới lượt mẹ tôi cố xoa dịu cha tôi, bà giật áo ông, nhưng dường như cha tôi đã đánh mất lý trí:
- Đồ khốn kiếp. Đồ chó chết.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy cha tôi gán cho người khác, thậm chí cả ông trọng tài đá banh mà cha tôi rất ghét, những từ xấu xa như thế. Ông thường dạy tôi:
- Mẹ của người ta đâu có lỗi mà lôi họ ra chửi, đúng không, Moncho? Con nhớ cho kỹ điều đó nhé.
Nhưng hiện thời cha tôi đã phát điên, ông quay lại và thúc giục tôi bằng ánh mắt đỏ ngầu những tia máu:
- Mày cũng la đi chứ, Moncho. Hét vào mặt nó!
Và khi những chiếc xe tải chở đám người bị bắt chuyển bánh, tôi đã có mặt trong số những đứa trẻ chạy đuổi theo xe để ném
như cái lò xo đồng hồ. Khi nào ở Madrid người ta gửi cái máy tới, ông ấy sẽ chỉ cho bọn con xem lưỡi bướm. Thật không, mẹ? Bướm cũng có lưỡi à?
- Ông giáo đã nói vậy nghĩa là có thật. Trên đời này vô khối chuyện khó tin nhưng lại có thật. Thế con đã thích đi học chưa?
- Con thích lắm. Ông giáo không đánh ai cả. Ông giáo không đánh...
Ông giáo Grigorio không đánh ai cả, ngược lại cái miệng rộng như miệng cóc của ông luôn cười vui vẻ. Nếu trong giờ ra chơi có hai thằng con trai đánh nhau, ông kêu hai đứa lại, gọi chúng là “hai con cừu đực non”, buộc chúng bắt tay nhau trước khi chuyển chúng sang ngồi chung một bàn. Nhờ bị phạt lối đó nên tôi làm quen với Dombodan - một thằng cao to, vụng về nhưng hiền lành, về sau trở thành bạn nối khố của tôi. Rồi thêm một thằng nữa, thằng Eladio, có mụt ruồi mọc ngay trên má. Tôi muốn choảng nó một trận cho ra trò nhưng không dám, vì tôi sợ bị ông giáo ra lệnh bắt tay nó và sợ phải xa Dombodan. Cần phải nói thêm là ông giáo sẽ im lặng nếu ông muốn cho chúng tôi biết ông đang giận.
- Nếu các trò còn làm ầm ĩ thì ta đành im lặng vậy.
Ông bước đến bên cửa sổ, giả vờ ngó lên đỉnh núi Sinai. Sự im lặng kéo dài của ông khiến chúng tôi hoảng sợ đến tuyệt vọng. Chúng tôi cảm thấy bơ vơ đơn độc giống như bị bỏ rơi giữa một vương quốc xa lạ. Tôi chợt hiểu ra rằng sự im lặng của ông giáo là hình phạt đáng sợ nhất trên đời, bởi bất kỳ điều gì ông nói ra đều như những câu chuyện cổ tích tuyệt vời. Câu chuyện đó có thể bắt đầu từ lịch sử phát minh ra giấy viết, rồi nhảy cóc qua rừng nhiệt đới Amazon và quay trở về với lời giải thích cách cơ tim co thắt. Những câu chuyện mạch lạc, nối tiếp nhau và đầy ý nghĩa. Khi ông giáo tiến tới trước tấm bản đồ thế giới, cả lớp lặng đi, nôn nóng chờ đợi, giống như lúc màn ảnh trong rạp Rex nhấp nháy lóe sáng, bởi vì nhờ ông chúng tôi được nếm thử nỗi kinh hoàng của thổ dân châu Mỹ lần đầu tiên nghe tiếng súng hỏa mai. Nhờ ông giáo, chúng tôi như được cùng với Aníbal de Cartago cưỡi voi vượt qua rặng Alpes tuyết phủ tiến về Rome, dùng gậy và đá hộc đánh giáp lá cà với lính của Napoleon ở Ponte-Sampaio. Không chỉ đánh nhau, ở Incia chúng tôi đập búa trong các lò rèn biến những cục sắt thành liềm và lưỡi cày. Có mặt ở Provenza hay bên bờ biển Vigo, chúng tôi nghĩ ra những bản tình ca. Chúng tôi xây Cổng Tụng Ca, trồng khoai tây mà chúng tôi mang từ châu Mỹ về. Rồi sau đó vào thời “dịch khoai tây” , chúng tôi lại di cư sang châu Mỹ.
- Té ra người ta mang khoai tây từ tận châu Mỹ về, mẹ ạ - tôi hoan hỉ khoe như vậy trong bữa ăn tối, khi bà đặt đĩa xuống trước mặt tôi.
- Từ châu Mỹ? Thế mà cũng nói. Ở đây lúc nào không có khoai tây? - mẹ tôi phản đối bằng giọng không để cho ai cãi lại.
- Không đâu, mẹ. Ngày xưa tổ tiên chúng ta ăn hạt dẻ, chưa có khoai tây. Bắp cũng được mang từ châu Mỹ về.
Lần đầu tiên tôi nhận thức rành rọt rằng nhờ có ông giáo tôi biết thêm nhiều điều quan trọng về thế giới mà cha mẹ tôi không biết.
Những giờ học thú vị nhất là khi ông giáo giảng về lũ sâu bọ. Nào là nhện nước biết chế tạo tàu ngầm, kiến trồng nấm và chăn rệp để lấy sữa. Nào là ở Úc có loài chim dùng lá và nhựa cây làm ra sơn có nhiều màu dùng để trang trí tổ của chúng. Làm sao bạn quên được những chuyện ông kể? Có một giống chim tên là Tilonorrinco, con đực của loài này mỗi khi xây xong một chiếc tổ mới lại bỏ vào đó một bông hoa lan để chiêu dụ chim mái tới ở.
Tôi đâm ra mê mẩn với những giờ học và xung phong đi bắt côn trùng cho ông giáo, còn ông coi tôi là đứa học trò giỏi nhất lớp. Hễ có dịp, thường vào thứ bảy hay những ngày lễ, ông lại ghé rủ tôi đi dạo - những chuyến đi đối với tôi gần như là những cuộc thám hiểm. Chúng tôi lội dọc hai bờ sông ngập trong những vạt cỏ dại, sau đó chúng tôi vào rừng, leo lên đỉnh Sinai. Với tôi, mỗi cuộc dạo chơi là một chuỗi khám phá. Trở về nhà, thể nào chúng tôi cũng khuân theo kho báu: bọ ngựa, chuồn chuồn voi, bọ dừa, và lần nào cũng có một loài bướm mới, mặc dù bây giờ tôi chỉ còn nhớ được một loài mà ông giáo gọi tên nó là iris. Khi con iris đậu xuống mô đất hay đống phân bò, đôi cánh nó lấp lánh rất đẹp.
Trên đường về nhà, như hai người bạn già, chúng tôi cùng nhau hát váng lên. Qua ngày thứ hai, đến trường ông giáo nhắc tôi lôi kho báu ra:
- Nào, Chim Sẻ, bây giờ chúng ta sẽ nói chuyện một chút về mấy anh bạn mới.
Cha mẹ tôi coi sự ưu ái của ông dành cho tôi là một vinh dự lớn. Hễ chúng tôi đi dạo, thế nào mẹ tôi cũng chuẩn bị sẵn bữa lót dạ sáng cho hai thầy trò.
- Không dám, không dám. Tôi đã dùng bữa rồi - ông giáo từ chối.
Thế nhưng khi chúng tôi trở về, ông lại nói:
- Cảm ơn bà, bữa sáng ngon lắm.
- Có lẽ ông giáo cũng sống bữa nay lo bữa mai - mẹ tôi nhận xét.
- Ở nước ta chẳng có ông giáo nào được đối đãi xứng đáng - cha tôi hùng hồn tuyên bố - nhưng chính họ làm nên văn hóa của nền cộng hòa đấy.
- Ôi dào, cộng hòa với chả cộng hòa! Để rồi xem nền cộng hòa của các ông ra sao! Nó sẽ dẫn tất cả chúng ta tới đâu đây?
Cha tôi ủng hộ chế độ cộng hòa, mẹ tôi thì không. Nói cách khác, mẹ tôi thuộc số những phụ nữ chăm chỉ đi lễ mỗi ngày, còn những người cộng hòa như cha tôi nổi tiếng là kẻ thù của giáo hội. Khi có mặt tôi, cha mẹ tránh không cãi nhau về chuyện này nhưng dù sao ít nhiều ý kiến của họ cũng lọt vào tai tôi.
Một lần, khi ông giáo ghé nhà rủ tôi đi bắt bướm, cha tôi xin ông cho phép đo ni để may áo khoác.
- May áo khoác à?
- Vâng, thưa ông giáo. Xin ông chớ giận. Tôi rất muốn làm điều gì đó cho ông vui. Cũng là để cảm ơn ông. Tôi lại chỉ biết may vá chứ đâu biết làm gì khác.
Ông giáo chớp mắt bối rối.
- Đấy là nghề của tôi - cha tôi cười, nói thêm.
- Nghề nào tôi cũng kính trọng cả, ông ạ - ông giáo đáp sau thoáng im lặng.
Suốt cả năm trời ông giáo mặc chiếc áo khoác ngoài cha tôi may. Ông đã mặc chính chiếc áo đó vào cái ngày tháng sáu năm 1936, khi tôi trông thấy ông trên đường tới hội đồng thành phố.
- Sao rồi, Chim Sẻ. Năm nay thầy trò mình chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng lưỡi bướm nhỉ.
Xung quanh đang xảy ra chuyện gì đó bất thường. Ai nấy đều tỏ vẻ vội vã nhưng kỳ thực chẳng ai nhúc nhích khỏi chỗ của mình. Những người đang nhìn về phía trước, đột nhiên quay lưng đi ngược trở lại. Những người đang ngó sang phải, lại bất ngờ rẽ trái. Bác hốt rác Cordeiro làm một việc tôi chưa từng thấy bao giờ: bác chịu khó ngồi lặng trên ghế, mà lại là ghế trước sân khấu hòa nhạc. Bác nhìn lên trời, khum bàn tay che mắt cho khỏi chói. Thông thường, bác Cordeiro nhìn trời kiểu đó và nếu như lũ chim im bặt thì có nghĩa là trời sắp nổi cơn dông.
Tôi nghe tiếng vọng bình bịch đơn độc của một chiếc môtô. Rồi nó xuất hiện, do một người vệ binh cầm lái, một cây cờ cắm vào yên xe sau lưng. Gã chạy xe ngang tòa thị chính, quăng ánh mắt sắc lạnh lướt trùm lên đám đông tụ tập dưới mái hiên của tòa nhà đang lo lắng thì thầm với nhau. Hắn thét: “Tây Ban Nha muôn năm!” và rồ máy chạy tuốt, bỏ lại sau đuôi một làn khói đen và tiếng ì ầm.
Các bà mẹ vội vã réo gọi con về. Cả nhà tôi ủ rũ như lúc bà nội tôi qua đời. Cha tôi ngồi trước cái gạt tàn đầy ụ mẩu thuốc, mẹ tôi vừa chùi nước mắt vừa loay hoay làm những việc vô nghĩa: bà mở vòi nước rửa chồng đĩa đã sạch bóng và cất đống đĩa dơ vào tủ chén.
Có ai đó gõ cửa. Cha mẹ tôi nín thở dõi theo vòng quay của quả đấm. Té ra bà hàng xóm Amelia. Bà ta đang đi ở cho gia đình Suares.
- Đang xảy chuyện gì vậy hả? Ở Coruna người ta thiết quân luật, rồi lại bắn cả vào dinh tỉnh trưởng nữa.
- Xin Chúa cứu giúp chúng con - mẹ tôi làm dấu thánh giá.
- Còn ở đây - hạ giọng thì thào như thể sợ vách tường có lỗ tai, Amelia nói tiếp - nghe đồn ngài thị trưởng triệu cảnh sát trưởng tới nhưng ông này cáo bệnh để khỏi phải có mặt.
Ngày hôm sau, cha mẹ không cho phép tôi ra khỏi cửa. Nhìn qua cửa sổ tôi thấy hết thảy người đi đường đều lặng lẽ như những cái bóng, làm như mùa đông bất ngờ sụp xuống và những cơn gió lạnh đã đuổi sạch lũ chim sẻ của Alameda - giống như thổi những chiếc lá khô - đi đâu mất.
Binh lính được điều từ thủ đô tới đã chiếm tòa thị chính. Mẹ tôi đi lễ nhà thờ nhưng mới được một lát thì trở về, miệng câm lặng, mặt trắng bệch. Chỉ trong nửa giờ dường như bà đã già thêm vài tuổi.
- Ramon, có chuyện chẳng lành rồi - mẹ tôi sụt sùi nói với cha tôi.
Cha tôi cũng già đi trông thấy. Tệ hơn, ông dường như đã đánh mất nốt chút ý chí cuối cùng. Ông ngồi bất động, lưng còng, lọt thỏm trong chiếc ghế bành, không chịu hé miệng nói năng mà cũng chẳng chịu ăn.
- Mau đốt sạch những thứ gây nguy hiểm cho ông đi, Ramon. Báo, tạp chí, sách. Đốt tất.
Trong những ngày ấy, mẹ tôi nhảy lên làm bà chủ nhà. Một buổi sáng bà ra lệnh cho cha tôi ăn mặc tươm tất và dẫn ông đi lễ nhà thờ. Trở về tới nhà, mẹ tôi nói:
- Nghe này, Moncho. Bây giờ đi với mẹ lên Alameda.
Bà lôi bộ đồ mà tôi chỉ được mặc vào dịp lễ ra, tự tay thắt nơ cổ cho tôi và dặn dò nghiêm khắc:
- Nhớ cho kỹ, Moncho. Cha con không phải là người cộng hòa, chưa từng là bạn của thị trưởng. Cha không khi nào báng bổ linh mục. Còn một chuyện quan trọng nữa, Moncho, cha con không hề tặng áo cho ông giáo Grigorio.
- Nhưng cha có tặng...
- Không, Moncho. Không tặng. Hiểu chưa? Không tặng!
- Vâng. Không tặng.
Rất nhiều người tụ tập ở Alameda, tất cả đều diện những bộ cánh ngày lễ. Có cả dân từ các xóm núi đổ xuống: đàn bà con gái mặc đồ đen, các lão nông khoác áo chẽn, đội nón vành rộng. Lũ trẻ con vừa sợ hãi vừa thích thú đeo bám đám đàn ông áo chàm, súng ngắn xệ bên hông. Hai hàng lính đứng rải từ chân tam cấp dẫn lên tòa thị chính ra tới mấy chiếc xe tải đóng song sắt mà người ta thường dùng chở súc vật đến hội chợ phiên. Nhưng hôm nay ở Alameda không hề có tiếng hò la vui vẻ của hội chợ, trái lại sự tĩnh lặng như dưới mồ đang ngự trị khắp nơi. Người ta không chào hỏi nhau, làm như chẳng hề quen biết. Ai nấy đều căng thẳng ngóng nhìn về mặt tiền tòa thị chính.
Một gã vệ binh thò đầu khỏi cánh cửa mở hé nhìn bao quát đám đông. Sau khi mở toang hai cánh cửa, hắn khoát tay ra hiệu. Từ trong vòm tối của tòa nhà, những người bị bắt bước ra. Họ bị trói tay, trói chân và bị xiềng dính với nhau. Một toán vệ binh đi áp giải họ. Có những người trong số họ tôi không biết tên nhưng đã nhiều lần thấy mặt. Này là ông thị trưởng, mấy người thủ lĩnh công đoàn, rồi thủ thư của câu lạc bộ văn chương “Tia sáng công nhân”, ca sĩ đơn ca của nhóm “Mặt trời và cuộc sống”, anh thợ đẽo đá có biệt danh Hercules, cả cha của Dombodan nữa... Người cuối cùng bị xiềng là ông giáo Grigorio của chúng tôi, lưng khòm, mặt mũi xấu xí như cóc.
Tiếng khẩu lệnh nhát gừng, tiếng thét chát chúa vang lên và bay tản khắp bầu trời Alameda giống như tiếng đại pháo. Dần dà, đám đông bắt đầu lặp lại những lời rủa xả đám vệ binh xổ vào mặt những người bị bắt:
- Đồ phản bội. Kẻ cướp Đỏ.
Chợt tôi nghe tiếng cha tôi thốt lên, bằng giọng the thé lạ tai:
- Đồ phản bội! - rồi tiếng của ông to hơn và to hơn nữa - Đồ kẻ cướp!
Cha tôi bứt khỏi tay mẹ tôi, sán tới sát hàng lính, cả người ông run rẩy vì giận dữ và phẫn nộ. Ông nhìn trừng trừng vào ông giáo:
- Kẻ giết người. Thằng vô chính phủ. Đồ ác độc chết tiệt.
Giờ lại tới lượt mẹ tôi cố xoa dịu cha tôi, bà giật áo ông, nhưng dường như cha tôi đã đánh mất lý trí:
- Đồ khốn kiếp. Đồ chó chết.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy cha tôi gán cho người khác, thậm chí cả ông trọng tài đá banh mà cha tôi rất ghét, những từ xấu xa như thế. Ông thường dạy tôi:
- Mẹ của người ta đâu có lỗi mà lôi họ ra chửi, đúng không, Moncho? Con nhớ cho kỹ điều đó nhé.
Nhưng hiện thời cha tôi đã phát điên, ông quay lại và thúc giục tôi bằng ánh mắt đỏ ngầu những tia máu:
- Mày cũng la đi chứ, Moncho. Hét vào mặt nó!
Và khi những chiếc xe tải chở đám người bị bắt chuyển bánh, tôi đã có mặt trong số những đứa trẻ chạy đuổi theo xe để ném
Đồ khốn kiếp. Đồ chó chết.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy cha tôi gán cho người khác, thậm chí cả ông trọng tài đá banh mà cha tôi rất ghét, những từ xấu xa như thế. Ông thường dạy tôi:
- Mẹ của người ta đâu có lỗi mà lôi họ ra chửi, đúng không, Moncho? Con nhớ cho kỹ điều đó nhé.
Nhưng hiện thời cha tôi đã phát điên, ông quay lại và thúc giục tôi bằng ánh mắt đỏ ngầu những tia máu:
- Mày cũng la đi chứ, Moncho. Hét vào mặt nó!
Và khi những chiếc xe tải chở đám người bị bắt chuyển bánh, tôi đã có mặt trong số những đứa trẻ chạy đuổi theo xe để ném đá. Tôi cố tìm bằng mắt cho ra gương mặt của ông giáo để hét to “Đồ phản bội, đồ kẻ cướp”, nhưng đoàn xe tải đã biến mất sau đám bụi ở phía xa. Còn lại mình tôi đứng giữa đường, hai tay nắm chặt, ngạt thở vì giận dữ và bất lực, miệng thì thầm:
- Cóc! Tilonorrinco! Iris! g
Quang Toàn dịch theo bản tiếng Nga trên tạp chí Văn Học Nước Ngoài số 11-2003. Có đối chiếu với bản dịch tiếng Anh The butterfly’s tongue của Jonathan Dunne (từ Vermeer’s Milkmaid and other stories, Manuel Rivas, - Đồ khốn kiếp. Đồ chó chết.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy cha tôi gán cho người khác, thậm chí cả ông trọng tài đá banh mà cha tôi rất ghét, những từ xấu xa như thế. Ông thường dạy tôi:
- Mẹ của người ta đâu có lỗi mà lôi họ ra chửi, đúng không, Moncho? Con nhớ cho kỹ điều đó nhé.
Nhưng hiện thời cha tôi đã phát điên, ông quay lại và thúc giục tôi bằng ánh mắt đỏ ngầu những tia máu:
- Mày cũng la đi chứ, Moncho. Hét vào mặt nó!
Và khi những chiếc xe tải chở đám người bị bắt chuyển bánh, tôi đã có mặt trong số những đứa trẻ chạy đuổi theo xe để ném đá. Tôi cố tìm bằng mắt cho ra gương mặt của ông giáo để hét to “Đồ phản bội, đồ kẻ cướp”, nhưng đoàn xe tải đã biến mất sau đám bụi ở phía xa. Còn lại mình tôi đứng giữa đường, hai tay nắm chặt, ngạt thở vì giận dữ và bất lực, miệng thì thầm:
- Cóc! Tilonorrinco! Iris!
1853

Jul 27, 2007

Đố Chữ



Các thầy đồ ngồi kháo chuyện các ông trạng ngày xưa giải được câu đố của người Tàu và khoác lác rằng giá mình ở thời ấy, mình cũng giải được.

Một anh chàng ngồi bên cạnh, nghe ngứa tai, mới hỏi ghé vào:

Các thầy hay chữ, tôi xin đố các thầy "Hai nghê hai bên, khuyển trên hỏa dưới" là chữ gì?

Các thầy đồ nhìn nhau. Anh kia bèn nói:

Thưa, là chữ "Thui chó"...


2838

Đố Chữ



Các thầy đồ ngồi kháo chuyện các ông trạng ngày xưa giải được câu đố của người Tàu và khoác lác rằng giá mình ở thời ấy, mình cũng giải được.

Một anh chàng ngồi bên cạnh, nghe ngứa tai, mới hỏi ghé vào:

Các thầy hay chữ, tôi xin đố các thầy "Hai nghê hai bên, khuyển trên hỏa dưới" là chữ gì?

Các thầy đồ nhìn nhau. Anh kia bèn nói:

Thưa, là chữ "Thui chó"...


2838

Jul 26, 2007

Nghĩ về cha



 -Khi thực hiện hành vi ăn cướp, anh không nghĩ gì tới người cha già đau yếu sao? - Toà hỏi một bị cáo.

-Thưa toà, có chứ ạ, nhưng tôi tìm mãi chẳng thấy trong cửa hàng đó có thứ gì hợp với ông ấy cả.

1967

Jul 25, 2007

Nguồn gốc máy tính



1. Đầu tiên Chúa tạo ra Bit và Byte, và từ những thứ đó ông tạo ra Word.

2. Rồi Chúa lại chia ra 0 và 1, và ông thấy như vậy thật tuyệt vời.

3. Chúa bảo: "Hãy để dữ liệu đến chỗ mà nó cần đến", và Chúa tạo ra đĩa mềm, đĩa cứng, CD.

4. Chúa lại nói: "Hãy để máy tính như nó cần phải thế, phải có chỗ cho đĩa mềm, đĩa cứng và CD". Thế là Chúa tạo ra máy vi tính và gọi chúng là phần cứng.

5. Lúc này vẫn chưa có phần mềm trên thế giới này, thế là Chúa lại tạo ra các phần mềm, lớn có nhỏ có, và bảo chúng: "Các con hãy tự nhân mình ra để chiếm hết các bộ nhớ".

6. Và rồi Chúa lại nói: "Ta sẽ tạo ra các Lập trình viên, anh ta sẽ tạo ra chương trình mới và cai quản tất cả máy tính, chương trình, dữ liệu trên toàn thế giới".

7. Thế là Chúa tạo ra Lập trình viên và đưa đến Trung Tâm Dữ Liệu, cho anh ta xem cây thư mục, cho phép sử dụng tất cả các thư mục, chỉ trừ Windows.

8. Chúa lại nghĩ rằng, nếu để Lập trình viên một mình như vậy thì thật không tốt chút nào, thế là Chúa lấy xương sườn của Lập trình viên và tạo ra một sinh vật sẽ tôn kính Lập trình viên, yêu thích những gì Lập trình viên làm và thán phục Lập trình viên. Chúa gọi sinh vật đó là Người dùng.

9. Chúa để tất cả bọn họ dưới cây DOS, và điều đó thật là tốt đẹp.

10. Nhưng Bill lại thông minh hơn tất cả các sinh vật mà Chúa tạo ra, anh ta hỏi Người dùng: "Thế Chúa có cấm anh dùng chương trình nào không?"

11. Người dùng trả lời: "Chúa cho phép chúng tôi chạy tất cả chương trình trên từng bit dữ liệu, nhưng không được sử dụng Windows hoặc chúng tôi sẽ chết".

12. Bill chất vấn: "Tại sao anh lại có thể nói như vậy về một thứ mà anh chưa hề sử dụng? Ngay khoảnh khắc mà anh dùng Windows, anh sẽ ngang bằng với Chúa, anh có thể tạo ra bất cứ thứ gì chỉ bằng một cú click chuột đơn giản".

13. Người dùng nhận ra rằng hoa quả của cây Windows ngon hơn và dễ "xài" hơn. Và anh ta thấy tri thức thật vô dụng vì Windows đã thay thế nó.

14. Người dùng nạp Windows lên máy của mình và thấy rằng Windows thật quá tuyệt vời, anh ta nói điều đó với Lập trình viên.

15. Ngay lập tức, Lập trình viên đi tìm những Driver mới. Chúa liền hỏi: "Con tìm gì vậy?". Lập trình viên trả lời: "Con đang đi tìm Driver mới vì ở trong DOS không có những thứ đó". "Ai bảo với con rằng con cần Driver mới? Con có sử dụng Windows không đấy?" Chúa hỏi tiếp. Lập trình viên liền trả lời: "Chính Bill đã bảo chúng con làm việc đó".

16. Chúa bảo Bill: "Vì những gì con đã làm, con phải bị trừng phạt, con sẽ bị tất cả các sinh vật ghét bỏ. Suốt đời con sẽ phải bán Windows".

17. Chúa bảo người dùng: "Và bởi vì những gì con làm, Windows sẽ luôn làm con thất vọng, nó sẽ ăn hết các tài nguyên của con, con sẽ phải dùng các chương trình có lỗi và luôn phải cần đến những Lập trình viên".

18. Chúa lại bảo Lập trình viên: "Bởi vì con đã nghe lời Người dùng, con sẽ luôn luôn tạo ra các chương trình có lỗi, con sẽ phải sửa chúng, sửa chúng cho đến hết cuộc đời".

19. Nói rồi Chúa ném mọi sinh vật ra khỏi Trung Tâm Dữ Liệu, người đóng cửa và bảo mật bằng một cái password:

20. GENERAL PROTECTION FAULT.2489

Jul 24, 2007

Cái Búng



     Năm ấy tôi vừa qua tuổi 16, và lần đầu tiên trong đời, tôi đang yêu. Yêu cô bạn học. Có phải là quá sớm không?

Nhưng dù vậy, dù rằng còn thơ dại cả hai bởi nỗi ở tuổi ấy cả hai nào đã biết gì đời, tôi và Hiền vẫn một lòng yêu thương nhau say đắm, say đắm mà trong lành.

Không thể nhận ra khoảnh khắc đầu tiên của mối tình. Chỉ biết rằng sau mấy năm cấp ba cùng một lớp với nhau tới một thời gian nào đó chúng tôi chợt nhận thấy là cuộc sống của chúng tôi thuộc cả về nhau. Có bao nhiêu là cô gái trong lớp, trong trường và trong cõi đời này nhưng tôi chỉ thấy có một, chỉ một ánh mắt, chỉ một giọng nói, điệu cười, một vóc dáng. Và tôi cũng cảm nhận được rằng tôi là duy nhất mà Hiền cần, rằng Hiền chỉ yêu tôi thôi, tôi là của Hiền. Để có thể trọn đời bên nhau, chúng tôi cùng nhau nộp đơn xin vào khoa Hoá của Đại học Tổng hợp, mặc dù chỉ có Hiền là thực sự yêu thích và học giỏi môn đó. Nhưng không sao cả, tôi sẽ gắng. Trái ước nguyện ngành nghề một chút, song sẽ không bao giờ phải xa Hiền.

Những tháng cuối cùng của đời học trò trôi qua tuyệt diệu. Cả một trời bao la những hứa hẹn tốt lành mở ra trước mắt.

Hôm đó chúng tôi vừa thi xong môn cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Ai nấy thở phào. Chia tay nhau ở cổng trường, Hiền hẹn: "Tối nay chúng mình đi chơi đi anh. Em chắc là mẹ sẽ cho phép". Tôi sững sờ. Lần đầu tiên Hiền xưng em, gọi anh. Lần đầu Hiền hẹn hò buổi tối.

Tối ấy, chẳng những cho phép hai đứa đi với nhau, mẹ của Hiền còn thuận để hai đứa được cùng một xe đạp.

Trong niềm hạnh phúc lâng lâng, bổng bay, tôi đạp xe và tôi cảm thấy được không phải là sức nặng mà là sự mềm mại nhẹ nhõm, vẻ duyên dáng nhẹ nhàng của người con gái tôi yêu. Hẳn là bạn cũng biết đấy, ở cái tuổi 17 của chúng tôi hồi ấy người ta yêu nhau không hề gợn đục. Càng yêu nhau người ta lại càng trở nên không còn là những thân thể cụ thể đối với nhau.

Tuy nhiên, dường như chính sự thuần khiết ấy đã biến tình yêu ở tuổi đó thành mộng ảo, mong manh đến nỗi thường là không chịu đựng nổi dẫu chỉ là một cái búng thôi của sự đời.

Tối hôm ấy, giờ này qua giờ khác, hai đứa chúng tôi chở nhau lang thang trong thành phố. Đêm hè. Đường phố dần vắng lặng. Đèn đường rải rác, mập mờ bóng cây, bóng người. Dường như chỉ còn tiếng hai chúng tôi trò chuyện. Tôi nói với Hiền. Hiền nói với tôi, nghe tôi. Chúng tôi khẽ cười. Chúng tôi im lặng, rồi lại nho nhỏ cất tiếng.

Chợt, ngay đằng sau vang lên những giọng khàn khàn, những giọng rông rổng. Đang nói, Hiền lặng thinh. Tôi ngoái cổ lại. Gần chục chiếc xe đạp dàn hàng ngang đang áp theo chúng tôi. Những đốm lửa thuốc lá soi lên gồ ghề những bộ mặt. Tôi đạp mau, đám người đằng sau cũng đạp mau. Tôi chậm lại để họ vượt qua, họ liền chậm lại. Đường Hoàng Diệu vắng lặng, tối mờ và thật là dài. Còn xa mới tới ngã năm Cột Cờ.

Tôi chẳng biết xử trí ra sao. Cái lũ đang đeo dính chúng tôi không có ý đinh cà khịa, họ không gây sự, không giở trò côn đồ, họ coi như tôi không có, họ chỉ nhũng nhẵng theo Hiền. Họ ỡm ờ hỏi han những câu vớ vẩn, cợt nhả những lời trêu chòng trơ trẽn và không ngớt rộ lên cười khoái chí tán thưởng nhau.

Ngay cả những bậc lão luyện mà lâm cảnh này cũng phải cam lòng chịu nhẫn, huống hồ tôi. Đành im thin thít cắm cúi đạp. Hiền run rẩy nép vào tôi. Có lẽ cũng như tôi, Hiền đang thở không ra hơi. Sợ hãi và hổ thẹn tê điếng cả người.

Tuy nhiên chúng tôi không phải chịu đựng lâu. Đám anh chị nhanh chóng mất hứng trước sự im lặng nhẫn nhục của đôi thiếu niên con nhà lành. Bực mình và chán ngấy, họ bỏ cuộc, tất cả dừng xe lại.

Tôi vội đạp dấn lên. Tim nện thùm thùm. Được một quãng xa, đạp chậm lại, tôi gắng trấn tĩnh, lấy lại hơi thở và băn khoăn tìm lời an ủi Hiền. Không ngờ lại có tiếng đạp rào rào đuổi lướt tới. Nhưng lần này chỉ một tên trong bọn rượt theo chúng tôi. Lên ngang xe tôi, y áp cà vào. Một gã to con, vai rộng, quần soóc bò, áo phông, đầu húi cua, xe đạp đua. Tôi nén sợ, đạp từ từ, thủ thế.

- Ê! - Gã nọ ghé mặt vào sát mặt tôi. Tuổi gã chừng ba mươi hơn, gò má cao, hàm rắn câng, râu quai nón, giọng rất trầm - con bé của mày nom ngon quá. Thịt thơm và chắc phải biết, đúng không?

- Gã nói từ tốn, đủ nghe.

Tôi tái người.

- Này! - Gã vỗ vai tôi - thế hai đứa chúng mày đã... nhau chưa?

Uốn lưỡi, nhả hết liều lượng của cái động từ động đực ấy vào mặt chúng tôi, gã đàng hoàng lượn xe lại, phóng đi.

Xây xẩm mặt mày, chỉ chút nữa là tôi đánh đổ xe. Tôi và Hiền đứng lặng đi rất lâu trong khúc đường tối, không nhúc nhích, không nhìn nhau, không nói nổi với nhau nửa lời.

Khi về đến trước nhà, Hiền xuống xe, lý nhí nói gì đó, rồi lùi lũi đi vào cổng. Tôi quay xe, đạp nhanh về nhà.

Mối tình từ đó rơi hẫng. Chúng tôi tránh mặt nhau. Tôi thi và đỗ vào Tổng hợp Hoá. Còn Hiền, Hiền rút đơn, không thi vào Tổng hợp nữa mà thi vào trường khác.

Thậm chí nhiều năm sau gặp lại ở ngày hội lớp, chúng tôi vẫn tránh ánh mắt của nhau. Hiền mỉm cười gượng gạo. Tôi thì vội nhìn lảng đi, thái độ trở nên ngượng ngập khó chịu, bởi vì không thể nào khác được tôi lại nhớ đến cái động từ ghê tởm đêm ấy, và tôi biết rằng nó cũng đang dội lên trong tâm trí Hiền.

Chuyện như vậy chắc là bạn thấy khó tin? Nhưng tôi như thế thật đấy. Và tôi nghĩ chẳng riêng tôi, bạn cũng vậy thôi, thỉnh thoảng bạn vẫn vướng phải những chuyện mà người khác chẳng buồn để tâm nhưng bạn lại xúc động sâu xa, bạn không thể quên, như là một vết tự thương cứa sâu vào lòng, khó bề chữa khỏi. Ấy là những nỗi đau vô cớ, những bất hạnh mơ hồ, những đắng cay chua xót không đâu, những nỗi nhục, những mặc cảm không có duyên do, không tài nào ai hiểu nổi vẫn thường đầy rẫy trong cuộc đời mỗi người.
130

Mẹ không thích anh



Mẹ không thích anh


Một anh nọ làm thợ lặn đến thăm bố mẹ vợ. Lúc về, anh gọi vợ ra tâm sự.

- Anh nghĩ là mẹ không thích anh lắm. Anh đã giải thích với mẹ là anh không thể đeo nhẫn cưới lúc lặn được vì bọn cá mập bị hấp dẫn bởi những vật lấp lánh sẽ cắt đứt ngón tay.

- Thế thì sao?

- Thế rồi mẹ em hỏi anh: "Sao con không đeo dây chuyền".



o O o


Con gái thời Internet

- Con gái kiểu Internet: Rất khó truy cập, nhưng khi truy cập rồi thì khó mà Logout.

- Con gái kiểu Server: Thường rất bận, nhất là những khi cần.

- Con gái kiểu Windows: Chẳng biết làm gì cho ra hồn nhưng nam giới không thể sống thiếu họ.

- Con gái kiểu Screensave: Chỉ nên trò chuyện trong giây lát.

- Con gái kiểu RAM: Chỉ cần bạn rời khỏi họ là họ quên bạn ngay.

- Con gái kiểu ổ cứng: Nhớ rất dai nhưng khi hỏng thì khó mà cứu.

- Con gái kiểu user: Động đến cái gì là hỏng cái đó.

- Con gái kiểu CD-ROM: Quảng cáo tốc độ 52x nhưng thực chất chỉ chạy được ở tốc độ 24x.



o O o


Tình trạng thất nghiệp

Giáo viên hỏi sinh viên: "Anh có thể đưa ra giải pháp để kết thúc tình trạng thất nghiệp không?"

- Em sẽ tách phụ nữ và đàn ông ra. Tất cả phụ nữ sẽ trên một hòn đảo và tất cả đàn ông sẽ trên hòn đảo còn lại.

- Nhưng họ sẽ làm gì sau đó?

- Họ sẽ đóng thuyền.
36

Jul 23, 2007

Kiến, voi và tê giác



Trong rừng có một con kiến, một con voi và một con tê giác. Một hôm, kiến ghé tai nói nhỏ với voi một câu, voi ngất. Hôm sau, voi lại nói nhỏ với kiến một câu, kiến ngất. Hôm sau nữa thì tê giác chạy đến chỗ voi và kiến kêu lên một tiếng, cả hai đều ngất. Đố các bạn, voi, kiến và tê giác nói những câu gì? Xin bật mí: Kiến: Anh ơi, em có thai rồi! Voi: Em ơi, ta làm lại đi! Tê giác: Papa, mama....
2332

Vậy mà chẳng ai thèm ở nhà cả!



- Mẹ ơi! - cậu con trai bé bỏng hỏi - Khi sinh con mẹ ở đâu?

- Trong bệnh viện, bé cưng.

- Còn ba?

- Ở cơ quan.

- Thế ba mẹ có biết con sắp xuất hiện trên đời này không?

- Dĩ nhiên là có, con yêu ạ.

- Vậy mà chẳng ai thèm ở nhà cả!1873

Jul 22, 2007

Đúng quá rồi



Sau khi đã mất một giờ giải thích cho một lớp học sinh nhỏ tuổi về giá trị tương đối của những đồng tiền xu, cô giáo kiểm tra một em học sinh, hỏi em là nếu có hai đồng nửa penny và một đồng penny thì em thích lấy đồng nào hơn. Em gái này tuyên bố tức thì:

- Em thích lấy hai đồng nửa penny hơn.

Cô giáo hỏi:

- Tại sao thế? Có phải cô đã nói đi nói lại với các em bao nhiêu lần là một đồng penny luôn bằng hai đồng nửa penny cơ mà?.

Em học sinh trả lời:

- Thưa cô đúng ạ, nhưng nếu em mất một đồng nửa penny, thì em vẫn còn đồng kia ạ. Trong khi đó nếu như em mất một đồng penny thì em chả còn gì cả!.950

Tôi Mừng Quá



Một anh háu ăn, nhưng sợ vợ. Được hôm vợ đi vắng, liền lấy khoai, lùi vào bếp. Khoai gần chín thì vợ về. Thấy vợ vào đến cửa bếp, anh ta hoảng quá, giắt ngay củ khoai vào cạp quần.
Khoai nóng, anh ta đứng không yên, cứ phải thót bụng lại, nghiêng bên này nghiêng bên kia, nhảy lên nhảy xuống cho đỡ nóng.
Chị vợ thấy điệu bộ tức cười, liền hỏi :
- Làm gì mà anh nhảy cỡn lên vậy ?
Anh chồng cười nhăn nhó :
- Thấy mình về tôi mừng quá !
651

Jul 21, 2007

Người và loài vật



Hai con gián vừa ăn vừa nói chuyện trong một thùng rác. Con gián thứ nhất nói:

- Tôi vừa tới một nhà hàng mới trên phố này. Nó rất sạch sẽ. Bếp không có một vết bẩn còn sàn nhà thì trắng bóng. Chẳng có một chút bụi bẩn nào. Ở đó vệ sinh đến nỗi mọi chỗ mọi nơi đều tỏa sáng.

- Làm ơn - con gián thứ hai nhăn mặt - đừng nói thế trong khi tôi đang ăn.


Hai người Pháp gặp nhau tại châu Phi:

- Ngài làm nghề săn voi lâu chưa? - Một người hỏi - Con voi đang đứng cạnh ngài thật là quí hiếm!

- Thật ra lúc đầu tôi đến đây để tập săn bươm bướm - Người kia trả lời với vẻ bất đắc dĩ - Nhưng sự bất hạnh xảy ra vào tháng trước, khi tôi đánh rơi mất cặp kính của mình.

2679

Người và loài vật



Hai con gián vừa ăn vừa nói chuyện trong một thùng rác. Con gián thứ nhất nói:

- Tôi vừa tới một nhà hàng mới trên phố này. Nó rất sạch sẽ. Bếp không có một vết bẩn còn sàn nhà thì trắng bóng. Chẳng có một chút bụi bẩn nào. Ở đó vệ sinh đến nỗi mọi chỗ mọi nơi đều tỏa sáng.

- Làm ơn - con gián thứ hai nhăn mặt - đừng nói thế trong khi tôi đang ăn.


Hai người Pháp gặp nhau tại châu Phi:

- Ngài làm nghề săn voi lâu chưa? - Một người hỏi - Con voi đang đứng cạnh ngài thật là quí hiếm!

- Thật ra lúc đầu tôi đến đây để tập săn bươm bướm - Người kia trả lời với vẻ bất đắc dĩ - Nhưng sự bất hạnh xảy ra vào tháng trước, khi tôi đánh rơi mất cặp kính của mình.

2679

Chính trị là gì?



Một oắt con đề nghị bố giải thích cho cậu hiểu xem chính trị là gì.??
Ông bố nói:
"Con hãy nhìn vào gia đình mình đây: Bố kiếm tiền & mang về nhà, vậy bố là nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là chính quyền. Bố mẹ chăm lo đến phúc lợi của con, cho con hạnh phúc & bình yên nên con là nhân dân. Chị giúp việc nhà ta là giai cấp lao động, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là tương lai đất nước. Con đã hiểu chưa?"
Oắt con hãy còn băn khoăn lắm lắm nhưng trước tiên muốn đi ngủ cái đã. Giữa đêm, oắt con tỉnh dậy vì chú em đã ị ra tã lót & đang kêu gào ầm ĩ. Cậu tiến đến phòng ngủ bố me...
Sáng hôm sau ông bố hỏi oắt con xem nó đã hiểu thế nào là chính trị chưa & yêu cầu tự diễn giải lại.
Oắt con trả lời: "Vâng, bây giờ con đã hiểu. Nhà tư bản đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động trong khi chính quyền ngủ say không biết gì. Nhân dân hoàn toàn không được đếm xỉa đến & tương lai thì ngập trong cứt ạ!"
1418

Mộng Hồ Điệp



Cái Cười Của Thánh Nhân
Tác giả: Nguyễn Duy Cần

Mộng Hồ Điệp


Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm, vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết là Châu nữa.

Chợt tỉnh giấc, lại thấy mình là Châu.

Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu?

Châu và bướm ắt phải có tính phận khác nhau. Đó gọi là vật hóa.

Lời bàn:

Bàn đến cái Mộng và cái Thực mà đem chuyện chiêm bao hóa bướm, thật là kỳ diệu. Ý nghĩa tuy đa diện, nhưng tựu trung đều quy vào một lẽ là vượt lên vấn đề sinh tử. Sinh đây phải chăng là Tử đó, Tử đó phải chăng là Sinh đây. Vấn đề Hư Thực, Thực Hư quả đã được đặt ra một cáhc hết sức tài tình thi vị Nếu bảo Mộng, thì cảnh nào mà không phải là Mộng, mà bảo là Thực thì cảnh nào không phải là Thực

Người ta bảo thiên Tề Vật của Trang Châu là thiên tinh thâm kỳ diệu nhất trong Nam Hoa Kinh, nhưng kỳ diệu nhất trong thiên là ở vào đoạn cuối: Trang Châu mộng Hồ Điệp hay Hồ Điệp mộng Trang Châu?

Trong các loài, loài bướm là tượng trưng cho thuyết vạn hóa dễ nhận thấy hơn cả. Đó là cái tài hoa đặc biệt của Trang Châu.
552

Jul 20, 2007

Khoe của



Có anh hay khoe của, một hôm may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng trước cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Ðứng mãi đến chiều, chẳng thấy ai hỏi cả, anh ta buồn lắm. Chợt có một người tất tưởi chạy lại hỏi to:


- Anh nãy giờ đứng đây có trông thấy con lợn nhà tôi chạy qua đây không?


Anh ta liền cầm vạt áo lên, nói:


- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này đứng đây, chẳng thấy con lợn nào chạy qua cả!

2578

Jul 19, 2007

Vì một năm chỉ có 365 ngày...



Không phải lỗi của sinh viên khi bị thi trượt vì một năm CHỈ CÓ 365 ngày.

Một năm điển hình cho sinh viên:

1. Những ngày thứ 7 - 52 ngày thứ 7 trong một năm, ai cũng biết là ngày này để sinh viên chúng ta nghỉ ngơi, "khám phá thế giới", vậy là 365 - 52 còn lại 313 ngày.

2. Kỳ nghỉ hè - 50 ngày tiếp theo. Thời tiết nóng, ai mà học được cơ chứ, tắm biển và đi chơi mới là nghỉ hè. Suy ra, còn lại 263 ngày.

3. 8h ngủ nghê mỗi ngày, cộng lại hết thành ra là mất 30 ngày trong năm, nghĩa là còn lại 141 ngày.

4. Mỗi ngày dành 1h cho chơi thể thao, đi chơi, relax (rất tốt cho sức khoẻ), nghĩa là một năm mất 15 ngày, còn lại 126 ngày.

5. 2 giờ trong ngày cho ăn uống và những thú ẩm thực khác (có hơi ít cho các chị em không nhỉ?), vậy một năm là 30 ngày, số ngày còn lại là 96.

6. Mất mỗi ngày thêm 1 giờ cho giao tiếp nói chuyện với mọi người (lại đánh giá thấp chị em rồi đấy), một năm là 15 ngày, số ngày còn lại là 81 ngày.

7. Số ngày dành cho những kỳ thi, kiểm tra mỗi năm: Ít nhất là 35 ngày, số ngày còn lại là 46.

8. Những kỳ nghỉ lễ, lễ hội trong năm (Noel, Tết, 1-5...) khoảng 40 ngày, nghĩa là còn 6 ngày.

9. 3 ngày cho ủ ê buồn bã trong năm (chưa kể hội những người đang yêu, cả tuần là còn ít), còn 3 ngày.

10. Xem phim truyện, sách báo nhẹ nhàng mỗi ngày vài mươi phút, mất toi một năm hết 2 ngày, còn lại 1 ngày.

11. Ngày còn lại đúng ngay ngày sinh nhật bạn, sao bạn lại có thể học được ngày đấy cơ chứ???

Giờ thì chúng ta đã hiểu tại ra một chân lý: Làm sao sinh viên có thể KHÔNG trượt được cơ chứ. Suy ra, KHÔNG THI TRƯỢT KHÔNG LÀ SINH VIÊN.

1071

Jul 17, 2007

Những khách hàng đặc biệt



Hai con khỉ đi vào một quán bar và gọi hai cốc bia. Nhân viên phục vụ chưa bao giờ bán bia cho khỉ nên anh ta rất ngạc nhiên chạy lên lầu hỏi ý kiến ông chủ:

- Thưa ông! Có hai con khỉ ở dưới nhà đang gọi bia! Tôi phải làm gì bây giờ?

- Thì cứ phục vụ chúng nó đi, đồ ngu. Ồ, nhưng chờ đã nào. Chúng nó chắc không biết gì đâu, hãy tính giá gấp đôi nhé!

Anh phục vụ chạy xuống lại và mang hai cốc bia cho những con khỉ và tính tiến gấp đôi. Tối hôm đó, hai con khỉ lại tới uống bia, thấy vậy, anh phục vụ nói:

- Ở nhà hàng chúng tôi có ít khỉ lui tới lắm...

- Với cái giá cắt cổ như thế thì điều đó có gì là lạ đâu!!! - Con khỉ trả lời.2675

Những khách hàng đặc biệt



Hai con khỉ đi vào một quán bar và gọi hai cốc bia. Nhân viên phục vụ chưa bao giờ bán bia cho khỉ nên anh ta rất ngạc nhiên chạy lên lầu hỏi ý kiến ông chủ:

- Thưa ông! Có hai con khỉ ở dưới nhà đang gọi bia! Tôi phải làm gì bây giờ?

- Thì cứ phục vụ chúng nó đi, đồ ngu. Ồ, nhưng chờ đã nào. Chúng nó chắc không biết gì đâu, hãy tính giá gấp đôi nhé!

Anh phục vụ chạy xuống lại và mang hai cốc bia cho những con khỉ và tính tiến gấp đôi. Tối hôm đó, hai con khỉ lại tới uống bia, thấy vậy, anh phục vụ nói:

- Ở nhà hàng chúng tôi có ít khỉ lui tới lắm...

- Với cái giá cắt cổ như thế thì điều đó có gì là lạ đâu!!! - Con khỉ trả lời.2675

Chuyện đầu tóc



Vợ bảo chồng:


- Này anh yêu, ít nữa khi tóc em bạc trắng, anh có yêu em nữa không?


- Hừm... khi tóc em hết màu vàng rồi lại màu đen, màu tím, màu nâu, anh chả vẫn yêu em đấy thôi!


***


Hai người đàn ông nói chuyện với nhau:


- Cậu biết không, bà hàng xóm nhà mình sau khi chồng qua đời, chỉ mới một đêm thôi mà tóc bà ấy đã bạc trắng.


- Thế mà cũng thấy lạ! Tớ biết một bà, mới một ngày mà tóc đang bạc đã chuyển thành đen!


***


Trong hiệu cắt tóc gội đầu, một ông khách thấy hai bàn tay của người thợ cắt tóc rất bẩn bèn hỏi:


- Sao ông lại để tay bẩn thế kia?


- À, tại vì từ sáng đến giờ chưa ai yêu cầu tôi gội đầu.

445

Jul 16, 2007

Internet Cafe



Internet là một phương tiện truyền thông thời cổ, phát triển rất mạnh vào khoảng đầu thế kỷ hai mươi mốt. Ông Vương Yến Ngọc, ban tôi, nhà sử học tình dục thường nói: “Những gì tốt lành từ Internet đều là mạo nhận vậy”. Ông Phùng Tất Đắc, chủ bút tờ “Chó Chết Chẹt” cung có cùng chủ kiến: “Internet chỉ giỏi phục vụ công nghiệp tình dục, lừa đảo và cờ bạc mà thôi”. Riêng bản thân tôi nhận thấy rằng ngày xưa đã từng có thời kỳ mà Internet quán - tục gọi là Internet Cafe, đuợc mở tràn lan ở các nước thứ ba. Chúng không những gây tác hại lớn đối với bản sắc văn hoá dân tộc, làm ảnh hưởng trầm trọng đến thuần phong mỹ tục mà còn chính là môi trường vô cùng thuận lợi để ma quỉ hoành hành và tác oai tác quái. Câu chuyện dưới đây do tôi tình cờ lượm đuợc trong một xó xỉnh của mạng Internet cổ, âu cung có thể coi là một trong những ví dụ điển hình về tác hại của nó vậy.

Xưa ở Hà thành có bần si họ Phạm tên Thiềm, nhưng sinh nhằm năm Kỷ Tuất nên còn có tên gọi là Phạm Tuất Sinh, làm nghề tự do, quê ở Hào Nam, thân mình nở nang cao lớn, da trắng mặt đẹp, chỗ kín có nhiều nốt ruồi đỏ. Sinh vốn khiếu văn tho ca hát, bản tính lại hào hoa phong nhã, hết sức nịnh đầm nên rất đuợc phụ nữ thương yêu quí cảm. Đặc biệt mông Sinh thường ngày vẫn tiết ra một thứ hương lạ, vô cùng kỳ dị, đàn ông dính phải thì nóng bụng sốt ruột, đau óc váng đầu, đàn bà ngửi lâu thì sảng khoái đê mê, tâm thần dễ chịu. Có điều thứ hương này hoàn toàn không mùi không vị, nên nữ giới cứ gần Sinh là lúng liếng lả lơi mà chẳng hiểu nguyên nhân nguồn gốc, còn các bậc chính nhân quân tử thấy Sinh sát gái như nam châm hút nước thì ghen tức mà kháo nhau rằng Sinh lạm dụng bùa ngải để quyến ru nữ nhân vậy.

Nhân tết Đoan ngọ năm Canh Hợi Sinh đi choi đền chùa, khi qua chân cầu Cương Châu chợt thấy một ông già khăn xếp áo dài, đầu tóc gọn gàng mà lông miệng rậm rạp, ngồi bên cạnh một chiếc máy in cổ kính nối mạng, thiên hạ xúm quanh xem rất đông. Sinh tò mò vươn cổ chen chân, thấy ông già đang coi bói cho khách, chính xác đến độ những chuyện trăm năm sau vẫn có thể kể ra vanh vách, không sai một chi tiết. Tất thẩy đều xì xào sợ hãi khâm phục. Sinh thấy thú vị quá bèn xếp hàng bỏ tiền xin một quẻ cầu may, nào ngờ lúc máy in ra lá số, chỉ thấy ông già cau mắt nhíu mày, hai tai giật giật, miệng lẩm bẩm: “Số này nghèo hèn mà phú quí, tình này ******* dục mà đoan trang, mệnh này đoản thọ mà trường sinh, thật là phá cách không sao hiểu đuợc!”. Sinh sốt ruột gặng hỏi, ông già bèn nói: “Nếu chỉ coi bằng lá số thôi thì chưa đủ, xin thí chủ cho xem toàn bộ nhân diện cùng thân dạng” - Nói đoạn kêu Sinh cởi bỏ hoàn toàn y phục, Sinh bất đắc di phải nghe theo. Thiên hạ thấy sự kỳ lạ hiếm có, kháo nhau kéo đến xem đông nhu kiến. Ông già vừa ngắm vừa ngửi Sinh rất kỹ càng, chốc lại ngửa mặt lên trời lấy ngón tay bấm bấm, chừng độ một giờ ba khắc sau mới lắc đầu mà phán rằng: “Năm nay bản mệnh rất mờ mà tinh hoa lại phát tiết hết ra hai quả mông rồi, xác suất tử nạn trong 6 tháng đầu năm đạt 47%, trong sáu tháng cuối năm đạt 54%, tổng là 101% nên chắc chắn không thoát khỏi nạn kiếp, vậy xin thí chủ liệu đuờng mà lo trước hậu sự”. Nói xong ông già tắt máy rút điện ru tay phủi áo đứng dậy ra về, ai hỏi cung không nói thêm câu nào nữa. Nên nhớ thời đó chuyện tướng số tử vi kinh dịch tử bình phong thuỷ bấm độn vẫn bị coi là mê tín dị đoan, không có co sở khoa học. Sinh là người cứng bóng vía, lại có chút học vấn sơ khai nên coi những lời ông già nói chỉ là đồng cốt mê sảng không đáng tin mà quên bẵng đi.

Tháng ba năm đó kinh tế toàn cầu suy thoái, Phạm Tuất Sinh lâm vào cảnh túng thiếu, thường phải ăn chịu ở quán cơm bụi gần nhà. Mụ chủ quán cơm tên là Tồn Như Liên, ước chừng hai mươi bốn tuổi sáu tháng rưỡi, tuy không còn trẻ trung gì nhưng cũng thuộc loại lả lơi nhan sắc. Như Liên vốn cảm cái hương lạ của Sinh mỗi khi Sinh đến ăn chịu nên chẳng buồn để ý đến chuyện đòi tiền cơm nước, lại còn nhân lúc vắng khách buông lời ong bướm gạ gẫm: “Cậu mà chịu đồng sàng thì bao nhiêu nợ nần cơm bụi tôi hứa sẽ một tay xoá một tay tẩy mà bỏ hết, lại còn ngày ngày cơm rượu ba bữa, đồng thời sẽ kiếm cho cậu một việc làm an nhàn mà ổn định”. Sinh cả mừng, từ đấy sống cùng Như Liên già nhân ngãi non vợ chồng, nghia cơm bụi tình gối chăn xem ra rất đằm thắm. Thứ hương lạ phát ra từ mông Sinh chính là sợi dây vô hình nối kết tình cảm giữa hai người vậy.

Như Liên có cậu em vợ làm nghề vi tính, mở một quán Internet Cafe rất khang trang ở ngay đầu Giảng Võ, bèn giới thiệu để Sinh vào làm phục vụ. Công việc của Sinh là đếm giờ thu tiền, pha cà phê nước chanh chè Dilmah, mời chào học sinh choai choai tây ba lô khách vãng lai. Lúc rảnh ít khách Sinh cung tranh thủ ngồi tập toẹ sử dụng Internet, nào ngờ bản tính vốn thông minh nên tiếp thu rất nhanh. Sinh lại tự đọc sách thiết kế đuợc web site riêng cho quán, có khả năng thoả mãn các yêu cầu kín đáo riêng tư của khách hàng nên đuợc chủ quán rất tín nhiệm. Có điều Sinh trở nên mê Internet như điếu đổ, ngày nào không trực tuyến độ dăm ba tiếng đồng hồ là cơ thể bứt rứt không sao chịu đuợc. Đến giữa tháng năm Sinh đã trở thành cao thủ có tiếng về tìm kiếm thông tin thiết kế lập trình viết thư hội thoại tán gẫu, trình độ giả tên đổi giống cung đã đến độ xuất quỉ nhập thần. Đêm đêm Sinh thường hay lang thang khắp Internet trêu chọc tán tỉnh hẹn hò lăng nhăng, tự cảm thấy vô cùng thi vị.

Một đêm gió mưa tầm tã, Internet quán chẳng có mống khách nào, Sinh mắc màn ngủ sớm. Nửa đêm tỉnh dậy đi tiểu, Sinh tranh thủ bật máy định tán gẫu một lát cho vui, nhưng lạ thay kết nối vào đâu cung thấy vắng ngắt như chùa Bà Đanh, chờ đến đầu canh ba mới thấy có nick hoamai, hành tùn lạ lùng, thoắt ẩn thoắt hiện như là ma vậy. Sinh cả mừng bắn tin chào hỏi, gõ phím tanh tách. Nói chuyện hồi lâu thấy hoamai tâm đầu ý hợp lắm, cảm thấy nàng đáng yêu vô cùng, cách hành văn lại thỏ thẻ yểu điệu nhẹ nhàng như thục nữ còn trinh. Sinh cao hứng quá không còn kìm giữ đuợc nữa, bao nhiêu tài lẻ đều phun ra hết, lăn chuột thành ảnh đẹp, xuất phím thành thơ hay. Hoamai cũng hưởng ứng nhiệt tình, ngợi khen nức nở, nhận đuợc thơ Sinh gửi bao giờ cung hồi âm phúc đáp, mà lời lẽ ý tứ của nàng thường thâm thuý sâu sắc hơn hẳn, nhưng vẫn tỏ vẻ khiêm cung nhún nhường để Sinh khỏi hổ thẹn. Cứ thế hàng đêm Sinh cùng mỹ nhân làm thơ xướng hoạ, thật là mãn nguyện lắm lắm. Cung từ đó lúc nào Sinh cung ngơ ngác như người mất hồn, chẳng buồn làm việc gì, cả ngày chỉ rạo rực chờ đến đầu canh ba để đuợc tâm tình cùng hoamai, thật là chưa thấy dung nhan mà đã cảm nhau đến tận chân tơ kẽ tóc vậy.

Thời gian thấm thoắt, chốc đà chớm thu, Hà thành đã vào tiết mưa ngâu rồi. Nhân một đêm mưa dầm, hội thoại cùng hoamai trên mạng, Sinh thu hết can đảm mà gạn hỏi nàng về thân thế: “Nàng tên là Phí Hoa Mai, tuổi tròn mười bẩy chân dài ngực săn thì ta biết rồi. Chỉ buồn vì nàng dứt khoát không cho thấy ngọc diện, cương quyết chẳng cho nghe ngọc âm. Chắc chỉ coi ta như vật giải sầu trong thế giới ảo thôi chăng?”. Hoa Mai bị Sinh hỏi dồn, biết giấu cung không đuợc đành gạt lệ nói: “Việc đã đến nước này là do chàng ép thiếp đấy. Thiếp ra ở riêng ba tháng nay rồi, nhà cuối khu Văn Điển, sau Đài hoá thân...”. Sinh là người nhạy cảm, nghe nói đã có ý ngờ rằng nàng là ma, nhưng để chắc chắn Sinh vẫn nhấc phone gọi đến số điện thoại nàng cho để thẩm định lại. Quả nhiên người nhà thông báo Phí Hoa Mai bị cảm phong trúng gió trong khi mở cửa sổ chatting, trong vòng mười phút quên mất không thở nên đã tạ thế đúng vào đầu canh ba, cách đây tròn ba tháng rồi.

Tuất Sinh nghe vậy thì bi luỵ lắm, hôm sau bèn xin nghỉ phép đến thắp hương bên mộ chí của nàng ở Văn Điển mà lầm rầm khấn rằng: “Hôm nay trời nhẹ mây trôi, Tuất Sinh cảm khái đến ngồi thắp hương, buồn thay môi đỏ má hường, hồng nhan bạc mệnh xót thương vô cùng...”. Đang lúc nuớc mắt lã chã bỗng đâu có trận gió cuốn cờ xảy đến, cát bụi mịt mờ, Sinh thoảng ngửi thấy có mùi son phấn Hàn quốc cùng trầm hương hoà quện ngào ngạt, lại thấy chập chờn có bóng thiếu nữ áo trắng từ trong mộ chí lãng đãng lại gần ôm lấy đầu Sinh mà thơm vào trán. Trong chốc lát cảnh vật trở lại yên ắng như không có chuyện gì xẩy ra. Sinh bần thần chạy ra cổng nghia trang trả tiền gửi vé lấy xe phóng về, đến nhà soi gương đã thấy trên đầu có một chiếc mụn lớn, kích thước bằng hạt lạc, mọc ngay giữa trán.

Tồn Như Liên bình sinh vốn thích nặn mụn với trứng cá, ngặt vì bấy lâu nay Sinh đuợc ăn uống no đủ, chăn gối thoả thuê, kem dưỡng da và sữa rửa mặt lại dùng toàn của hãng có tên tuổi nên nước da nhẵn bóng mịn màng tựa như làn da của trẻ nhỏ vậy, dù là cố tình bới lông tìm vết cung không bói nổi một chiếc mụn con nào. Nay Như Liên thấy trán Sinh mọc mụn to tướng thì cả mừng, âu yếm đè ngửa Sinh ra salon định nặn bóp cho đã đời, cho phọt ra hết cả nhân lẫn mủ. Nào ngờ lúc vừa chạm nhẹ vào chiếc mụn thì người Sinh bỗng như bị điện giật, các cơ vòng co duỗi liên hồi, mắt đờ đẫn vô hồn trợn ngược, mép sùi bọt trắng xoá. Như Liên kinh hãi vội dìu Sinh lên giường ủ chăn đắp mền, tận tình chăm sóc đến tận đầu canh ba Sinh mới dần hồi tỉnh. Từ đó Sinh trở nên sợ hãi không dám cho ai sờ vào mụn nhọt của mình, mà Như Liên cũng cạch chẳng bao giờ dám nặn trứng cá cho người khác phái nữa.

Chiếc mụn mọc trên trán Sinh ngày nhỏ mà mềm mại, đêm to mà cứng ngắc, đặc biệt cứ sau nửa đêm khoảng đầu canh ba thì to đúng bằng hột vịt lộn lòng đào, cương lên khiến đầu Sinh đau buốt không thể tả. Một đêm đau quá không chịu đuợc, Sinh liều mình một tay chuẩn bị bông gạc tẩm xianua thuỷ ngân để sát trùng, một tay dùng dao cạo khứa mạnh. Tưởng rằng sẽ tung ra một đống máu mủ trắng đỏ lẫn lộn, nào ngờ chỉ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng lâng lâng bay bổng, mà từ vết thương có một con bướm nhỏ bay ra, đôi cánh một chiếc xanh một chiêc đỏ trông vô cùng ngoạn mục. Sinh ngạc nhiên nhìn kỹ thì thấy thân bướm là một thiếu nữ tí hon đang khoả thân, cơ thể có đầy đủ các bộ phận như người lớn mà lại cân đối tuyệt đẹp. Con bướm như có vẻ e thẹn ngượng ngùng mà khép cánh che các chỗ kín lại, rồi thoắt cái bỗng to lên như thiếu nữ trưởng thành, khuôn mặt cực kỳ khả ái, cao chừng thước bẩy nặng sáu mươi cân. Cánh trái cuốn dưới đùi biến thành chiếc quần bò ngố màu xanh nước biển, cánh phải che trên ngực biến ra chiếc coóc-xê lụa đỏ màu cam rất đẹp. Sinh biết ngay là Hoa Mai hiển linh, bèn cầm tay âu yếm cười cười nói nói, trước cung thăm hỏi dăm câu cho lịch sự, sau là đua nhau lên giường mà đồng sàng giao hoan. Thật là thoả thuê mãn nguyện, bẩy mươi hai thế phượng rồng chẳng thế nào mà chưa từng thử qua vài ba lượt.

Sinh cùng Hoa Mai làm xong việc lớn, nghỉ ngơi uống nước cho đến khi có tiếng gà con gáy lảnh lót, chợt thấy Hoa Mai rùng mình, cơ thể biến đổi lạ lùng, chiếc cooc-xê lụa đỏ màu cam tung ra biến thành chiếc cánh màu đỏ bên phải, quần bò ngố mùa xanh nước biển tụt xuống thành chiếc cánh màu xanh bên trái, trong chốc lát Hoa Mai lại trở thành con bướm tuyệt đẹp chấp chới đôi cánh xanh đỏ mà bay dính vào trán Sinh tạo thành chiếc mụn lớn. Từ đó mỗi khi vắng vẻ Hoa Mai lại bay ra cùng Sinh tình tự, đôi lứa rất là tâm đắc. Có điều sau mỗi lần cùng nàng Sinh thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tựa như nguyên khí bị suy kiệt tổn hao rất nhiều vậy.

Một lần nhân việc đi mua linh kiện nâng cấp máy cho Internet Cafe, Sinh rủ Tồn Như Liên qua lại cầu Cương Châu, thấy ông già xem bói đầu tóc gọn gàng mà lông miệng rậm rạp vẫn đang ngồi đó. Nhớ lại hồi đầu năm Tết Đoan ngọ mất tiền oan, lại phải làm trò đùa khoả thân giữa trời cho thiên hạ cười cợt, Sinh căm tức lắm, bèn rẽ đám đông buớc vào chào hỏi: “Cụ ạ, nhờ trước đuợc cụ bói cho một quẻ mà bây giờ những gì cụ không nói đều linh nghiệm cả, thật là ơn này không biết lấy gì mà đền đáp”. Nói xong Sinh đặt lễ một tập đô-la tiền âm phủ, vái hai vái rồi lui ra, trong dạ rất lấy làm đắc chí. Nào ngờ chỉ thấy ông già nhẹ nhàng chỉ tay vào mặt Sinh rồi chậm rãi nói: “Tiếc thay, chết đến nơi rồi mà không chịu hối”, lại quay sang Như Liên bảo nhỏ: “Nàng phải sống với hạng người này âu cung là duyên nợ tiền kiếp mà thôi, liệu mà về sắm sửa hậu sự cho hắn thật chu đáo”. Nói đoạn cầm tập đô-la âm phủ Sinh đua xé tan làm ngàn mảnh, tung lên trời hoá ra một đàn nhặng xanh vo ve hồi lâu rồi bay đi mất.

Đến đầu tháng chín năm đó Sinh bắt đầu ngã bệnh, thoạt đầu chỉ thấy hoa mắt nhức đầu, mỏi xương đau khớp. Sau bệnh tình ngày càng nặng, sức lực cạn kiệt, hàng ngày chăn gối cùng Như Liên không quá nổi ba lần, hơn nữa mỗi khi đồng sàng, chiếc mụn trên trán lại sưng tấy đỏ ửng, đau nhức như trăm ngàn mũi kim chọc thẳng vào não bộ khiến cho cuộc truy hoan cung không đuợc trọn vẹn hoàn mỹ. Đến độ trung tuần tháng mười thì căn bệnh phát ra nhiều biểu hiện kỳ dị với các triệu chứng lâm sàng đặc biệt lạ lùng, thí dụ cứ đêm ngủ là đồng tử con ngươi lại giãn rộng, hoặc sáng sớm ngủ dậy là lại cảm thấy buồn đi tiểu. Những triệu chứng như vậy khiến các bác si giỏi ở các bệnh viện lớn cung không thể nắm bắt đuợc nguyên nhân nguồn cơn của gốc bệnh chứ chưa nói gì đến việc chữa chạy. Như Liên vô cùng lo lắng, nhưng lần nào đua Sinh vào viện cung đều bị trả về gia đình nên nàng chẳng biết phải giải quyết thế nào.

Một đêm đầu canh ba, con bướm Phí Hoa Mai lại bay ra đòi giao hợp. Sinh rền ri cáo ốm. Hoa Mai không chịu, cứ thế khoả thân lên giường mà nằm. Sinh sợ nguy đến sức khoẻ, lấy tay ẩn nàng ra. Hoa Mai vừa thẹn vừa tức, bèn dùng móng tay mổ toang bụng dưới của Sinh, dễ dàng như ta dùng dao mổ trâu giết gà vậy, bao nhiêu lòng dạ tung ra hết. Hoa Mai chỉ vào đôi quả nhỏ màu trắng, dính vào nhánh dưới bên phải của hành tá tràng mà nói rằng: “Thứ hương lạ trên người chàng là do quả cật trắng này tiết ra, có gì là quí báu lãng mạn đâu mà phải tinh vi thế”, nói đoạn dứt đứt ném mạnh ra sân cho gà. Sinh đau quá hét toáng lên, choàng tỉnh giấc mộng, thấy phía dưới chăn đệm đã ướt sung rồi. Từ đấy bệnh tình càng ngày càng nguy kịch.

Tồn Như Liên vốn có tình cảm sâu đậm với Tuất Sinh nên không đành lòng thấy cảnh người yêu hấp hối đau đớn. Nhân nhớ về ông già coi bói chân cầu Cương Châu, một bữa cuối tháng chạp nàng bèn gọi xe ôm, đem lễ vật đến quì xuống mà cầu khẩn xin cứu giúp. Ông già cười nói lơi lả: “Nàng vẫn còn trẻ đẹp, lại đuờng đuờng là chủ một quán cơm bụi, việc gì phải hết lòng với một kẻ phàm phu tục tử, bạc tình bạc nghia như hắn?”. Như Liên cứ kiên nhẫn quì mà không chịu đứng lên. Một lát ông già lại hỏi: “Người đẹp có dám hôn ta chăng?”. Như Liên nhìn ông già tuy còn tráng khí minh mẫn nhưng nước da đã đến hồi nhăn nheo, mà lông miệng lại rậm rạp quá nên cung có ý ngại, chỉ hiềm nghi đến Sinh nên cố nén kinh tởm mà vươn cổ há miệng thơm ông già một cái. Lúc chạm vào môi ông già những tưởng toàn mùi thuốc lào bia rượu, nào ngờ chỉ thấy hương thơm LipIce toả ra ngào ngạt, lại thấy hai chiếc răng cửa của ông già bỗng nhiên mắc dính vào cổ họng mình, không làm sao nhổ ra đuợc. Ông già đuợc Như Liên thơm xong chẳng nói câu nào, phủi áo đứng dậy, cười ha hả để lộ khuôn miệng trống hai răng cửa rồi bỏ đi mất.

Như Liên cảm thấy vô cùng uất hận nhục nhã, chỉ mong sao chết đi cho rồi. Bèn chạy về nhà định tự tử thì thấy Sinh cung đang con hấp hối, tay đã bắt đầu bắt bươm bướm. Đồng thời lại thấy một con bươm bướm rất đẹp một cánh xanh một cánh đỏ cứ chập chờn bay trong giường, đuổi thế nào cung không đi, đánh thế nào cung không chết. Như Liên giận quá bèn quát lớn, bỗng nhiên cảm thấy hai chiếc răng của ông già trong cổ họng đuợc văng ra, bèn đua tay ra đỡ thì ra là một chiếc vợt bướm tuyệt đẹp, trên cán có đề ”Made in Hell”. Như Liên tiện tay vợt một cái, đã thấy con bướm xanh đỏ mắc ngay vào trong vợt. Con bướm giãy giụa cắn xé điên cuồng nhưng chiếc vợt như có ma lực nên nó không sao thoát đuợc. Như Liên đang định lấy búa tạ đập chết bướm, bỗng thấy ông già xem bói xuất hiện ngay trên bệ cửa sổ. Ông già liếc mắt đua tình, béo má Như Liên một cái rồi nói: “Con bướm này ngày xưa vốn ở trên trời, một bữa dám lẻn vào vườn cấm mà hút nhuỵ hoa mai nên bị đầy xuống trần làm kiếp người trong mười bẩy năm. Lẽ ra khi chết phải về trời để đuợc đầu thai chuyển kiếp, nhưng do trong thời gian sống dưới trần trót ham thích Internet, bản tính vốn lại là loài bướm ong ưa chuyện ******* dục nên vẫn cố nấn ná chui lủi trong mạng mà tròng ghẹo nam nhân. Thôi để ta thu phục đua về trời”. Nói đoạn rút trong túi ra một bao nhỏ trong suốt làm bằng cao su mỏng, quát to lên một tiếng, thấy có làn khói trắng từ chiếc vợt bay thẳng vào bao. Ông già thắt miệng bao lại, hôn gió Như Liên rồi quay người nhảy qua cửa sổ mà bỏ đi mất.

Lát sau Phạm Tuất Sinh chợt tỉnh lại, tựa hồ như vừa trải qua một cơn ác mộng, tâm thần ngơ ngác chẳng nhớ những chuyện đã xảy ra. Đuợc mấy hôm thì sức khoẻ phục hồi như cũ, chỉ hiềm thứ hương lạ không mùi từ mông Sinh không còn toả ra như trước đuợc nữa. Dầu vậy Như Liên vẫn còn yêu Sinh lắm, lại còn lấy làm yên tâm rằng từ nay Sinh không còn cuốn hút nữ nhân đuợc, bèn làm lễ cưới linh đình. Sau rồi chồng ra mở riêng quán Internet Cafe, vợ làm chủ quán cơm bụi, con cháu đầy nhà. Thật là khí độ của một đại gia vậy.

Sau khi ông già đi, bên trong chiếc vợt vẫn còn thân xác của con bướm kỳ lạ, một cánh xanh một cánh đỏ mà thân bướm trông giống hệt cơ thể thiếu nữ đuong thì với đầy đủ các bộ phận. Như Liên bèn đem ngâm fooc-môn làm tiêu bản rồi tặng lại cho ông Thái Kim Châm là một nhà côn trùng học có tiếng thời bấy giờ. Đến nay tiêu bản đặc biệt này vẫn còn đuợc trưng bày ở tầng 3, viện bảo tàng sinh học Paris.
583

Làng Ma



Tôi đã định về sớm nhưng sa đà chén rượu, câu chuyện, dứt không nổi, ba giờ chiều mới lên xe. Trên con đê ven sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nhẩm tính 70 km vẫn kịp tới Hà Nội trước khi trời tối. Bất ngờ mây đen ập đến. Trời như trút nước, tôi ướt lướt thướt, người ớn lạnh. May có cái điếm canh đê vào trú. Mưa dai dẳng gần hai tiếng đồng hồ. Đường xấu lại sũng nước, cái xe Honda cà khổ đời 78 không bốc lên được. Ra đến đường I Phủ Lý chắc tối mất.
Lối rẽ. Trên đê tôi phi xe xuống. Sau mưa, ráng chiều đỏ ối. Bất thần trên nền trời trước mặt sừng sững cây đa ba đầu. Tôi nổi da gà, xung quanh tối sầm, người hẫng đi, rơi vào chốn mung lung. Cảm giác ấy diễn ra chẳng biết bao lâu. Rồi tôi nghe tiếng người lao xao, đầu nhức như búa bổ. Hình ảnh cây đa ba đầu ở cái làng Ma chập chờn. Sao nó ở đây nhỉ? Mình đang ở Hà Nam cơ mà? Loáng thoáng tôi nghe tiếng ai nói xa gần:
- Người nóng quá... Chắc gặp mưa cảm lạnh...
Tôi gượng lầm bầm hỏi:
- Đây... là... đâu? Sao có... cây đa ba đầu? Làng Ma...?
- Anh ta nói gì...? Làng Ma! Ô hay, anh ta gốc ở đây ?
- Thế... thế cụ Tĩn?
- Kìa... anh ta biết cụ Tĩn à, ông lão ở làng Ma...
Sao lại là làng Ma? Đây đất Hà Nam, đâu phải Hải Dương? Đầu óc tôi lùng nhùng những câu hỏi.
* * *
Hồi ấy, đang thời chiến tranh đánh phá miền Bắc ác liệt của không quân Mỹ, những năm sáu bảy sáu tám. Lúc đó tôi tròn mười tuổi. Mẹ gửi tôi sơ tán ở nhà người họ hàng với bác cùng cơ quan mẹ. Làng thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Mẹ tính đấy là vùng xa quốc lộ, không nhà máy xí nghiệp, máy bay ít oanh tạc. Cứ chủ nhật cuối tháng, từ cơ quan ở Hà Nội, mẹ lóc cóc đạp hơn bảy chục cây số theo đường tắt đèo những thức cần thiết cho tôi. Những ngày đầu một mình chốn lạ, tôi nhớ nhà, nhớ mẹ, thường ra đầu làng ngóng hay lủi vào góc kín thút thít khóc. Dần dà tôi cũng quen với cuộc sống mới. Có lẽ bởi nông thôn nhiều trò lạ trước đứa trẻ thành phố như tôi. Trò trèo cây xem ổ chim non, mấy con chim ra ràng đỏ hỏn, nghển cổ chiêm chiếp đòi ăn; xem trận kịch chiến giữa bầy ong vàng và tên hung thần ong đen đến đánh cướp ong non; theo lũ trẻ ra bờ sông câu cá lác, loại cá mắt thố lố như cái đèn pha, vắt vẻo trên đầu... Thú nhất vẫn là đi câu. Cũng vì trò ấy tôi quen cụ Tĩn, ông già cất vó ở rìa cống, giáp sông. Chẳng rõ cụ Tĩn có người thân nào không, chỉ thấy cụ thui thủi một mình ở cái chòi cất vó. Một bận tò mò tôi hỏi, nhà cụ ở đâu, cụ Tĩn chỉ vào trong đê, nơi bọn trẻ bảo đấy là làng Ma. Trước có cái chợ họp ở đó. Năm đói người dồn về, chết, xác chôn chung nên có gò gọi là mả Chung, Những đêm trở trời, ma đói tụ tập họp chợ dưới gốc đa. Sợ thì sợ, nhưng học xong chiều nào tôi cũng ra bằng được. Không biết ham câu hay vì những câu chuyện cụ Tĩn kể. Phải nói cụ Tĩn là kho chuyện cổ tích. Cụ kiên nhẫn trả lời, giải thích các câu hỏi dường như vô tận của tôi, một đứa trẻ lên mười.
Trưa ấy đi học về, ăn vội vàng, rồi cầm chiếc cần, câu tôi phóng ra bờ sông. Vào chòi chẳng thấy cụ Tĩn đâu, chỉ thấy bốn gọng vó không lưới đung đưa trên mặt nước. Tôi dáo dác tìm quanh. Cụ ở đâu nhỉ? Hay ốm nằm nhà? Mà từ trước đến giờ chưa thấy người thân nào của cụ. Thử vào nhà xem sao. Phân vân một lúc vì sợ, nhưng nghĩ cụ Tĩn ốm, tôi đánh liều vào làng Ma. Lâu rồi làng Ma thành vườn cây các cụ. Tuy lần đầu vào đấy tôi vẫn tìm được nhà cụ Tĩn ngay. Khu vườn có ngôi nhà cụ là duy nhất, ba gian lợp rạ, ọp ẹp cũ.
- Ông ơi... !
Tiếng vòng vọng trong vườn cây. Nghe, tôi rờn rợn, hốt hoảng gọi liên tiếp. Từ chái nhà có tiếng cụ:
- Thằng cháu đấy à?... Ông đây, ông ở đây.
Xộc vào, tôi thấy cụ Tĩn đang lúi húi trong bếp. Một nồi mười cháo to vật, đang sùng sục khói trên cái bếp, kê bằng mấy ông bù rau. Tôi vội hỏi:
- Ông ốm à? Sao ông nấu nhiều cháo thế?
- ồ không (cụ Tĩn trả lời). Hôm qua ông quên mời thằng cháu. Chiều nay ở đây ăn cơm, à... ăn cỗ với ông. Hôm nay rằm tháng bảy, lễ xá tội vong nhân.
Nói rồi cụ Tĩn nhờ tôi ra vườn hái lá mít, cụ thì rọc những tàu chuối. Hai ông cháu mang đám lá xuống cầu ao rửa, cả đám lá đa, chắc cụ Tĩn nhặt dưới gốc cây đa ba đầu từ trước. Rửa xong, ông cháu tôi bê rổ lá vào nhà lau cẩn thận. Tôi chẳng biết đám lá để làm gì. Lúc này tôi mới có dịp quan sát nhà cụ Tĩn. Ngôi nhà tềnh toàng, ngoài ban thờ ám khói, đầy tan nhang và chiếc chõng tre cũ, đồ đạc chẳng còn gì nữa. Tôi tò mò hỏi:
- Ông ơi, thế bà đâu? Các cô chú đâu?
Mải lau lá hay suy nghĩ gì, cụ lơ đễnh trả lời:
- ờ... ờ... bà và các cô chú... Kìa, nhanh tay lên cháu... Họ đang chờ... Đói, ma đói mà!
Tôi lạ quá và cảm thấy sờ sợ, lấm lét nhìn quanh. Chẳng có ai. Cụ Tĩn bước lại ban thờ, bày mấy gói bỏng ngô và thắp nén hương, rồi bảo tôi rải những chiếc lá mít, lá đa đã lau sạch ra sân và cụ bê nồi cháo theo. Tôi trố mắt ngạc nhiên khi cụ Tĩn cầm muôi múc cháo đổ vào từng chiếc lá. Xong rồi cụ lại sai tôi bê rổ lá không ra vườn rải tiếp. Vườn cây um tùm rậm rạp. Đến lúc này tôi mới thấy mấy mô đất cụ Tĩn chỉ cho, cỏ mọc xanh rờn: - “Hai đống liền kề kia là nhà đĩ... à nhà cô Mít, cô Na; đống cuối vườn là nhà bà; đống..." Rồi giọng cụ nghèn nghẹn: -"Thày bu ơi, các con ơi, mẹ... mẹ cái đĩ... về nhà mà ăn cháo, cháo trắng bố Tĩn nấu". Tiếng cụ nức nở. Chiều ấy tôi nghe câu chuyện cụ Tĩn kể về làng Ma, về chuyện đói, về những người thân của cụ.
Trước, đây có tên là xóm Trại, không phải tên làng Ma như người ta gọi. Xóm Trại đông đúc, gần hai chục nóc nhà, ngót nghét trăm rưởi khẩu. Nhà cụ Tĩn có chín người (lúc đó dân Trại gọi cụ là bố Tĩn), gồm ông bà Nhiêu, vợ chồng bố Tĩn và năm đứa con, cả trai lẫn gái. Đĩ lớn chưa đầy mười ba, cu bé đang bú. Nhà bố Tĩn có năm sào công điền. Vụ mùa ấy lúa bị bệnh, gọi là hoàng trùng. Năm sào ruộng, thóc gặt về, trừ sưu thuế và các khoản, còn chưa đầy mười thùng thóc. Mười thùng thóc, nhà chín miệng ăn, từ tháng mười đến tháng tư vụ chiêm, đói là cái chắc. Đã thế thóc lại lép, xay giã đớn như kê, nấu ăn đắng ngắt. Trong làng ra đến xóm Trại nhao nhác, chuyến này đói to. Ngày mùa mà nhiều nhà cháo cám hay cơm độn rau. Gạo ở chợ giá tăng vòn vọt, từ 15, 20, 30 rồi lên tới 80 đồng một thùng. Cái chợ toen hoẻn đầu đê cũng có người phủ Ninh Giang đến đong thóc. Nghe nói cân thóc tạ cho Nhật. Mẹ Tĩn vốn dân hàng xáo, trước quen biết họ nên nhận được phần xay giã. Nhờ thế nhà cũng đỡ, kiếm chút cám bổi.
Xóm Trại mới giữa tháng chạp nhiều nhà đứt bữa%
2C nhưng chưa ai chết. Kẻ chết đói đầu tiên là người thiên hạ, chết ở cái chợ đầu đê và cái chết thật hãi hùng. Chợ họp hai hôm một phiên, chớp nhoáng buổi sớm, vậy mà người đói cứ ùn ùn kéo đến. Có người đàn bà chửa không biết từ đâu tới. Chị ta trở dạ tầm xế trưa. Người đàn bà chẳng còn sức vật vã. Dân đói ở chợ chỉ lơ ngơ nhìn. Đói làm người ta thờ ơ mọi chuyện, vô cảm dửng dưng trước đồng loại. Chẳng ai biết chị ta đẻ lúc nào. Tận khi nghe tiếng trẻ khóc và tiếng chó ăng ẳng, mấy con giằng cướp lằng nhằng đám nhau thai chạy... Qua tết, trong làng ngoài trại lác đác người chết. Nhà bố Tĩn còn cầm cự được nhờ nguồn cám bổi xay giã thuê, rồi bố đánh dậm, gái lớn kiếm rau, lại khoản tiền công chôn xác đói. Lúc đầu công chôn đồng một xác. Khi chết rộ, giá xuống một hào. Sau chỉ mấy xu. Cuối cùng không công. Không đi không xong. Trương tuần đốc, lôi thôi ăn gậy ngay. Buổi đầu còn sức, lại hai ba trai đinh, nên xác được khiêng ra đồng, có quan tài hoặc ghép cánh cửa, không thì bọc chiếu, bọc dát giường. Sau nhiều quá, cứ chôn đại. Trong làng ngoài Trại chôn cánh đồng gần đấy, đào huyệt lấp đất qua loa; xác ở chợ hất xuống hố chung, phủ đất. Đã chôn nhiều người, vậy mà bố Tĩn vẫn hết hồn bởi một lần bị nã đi. Người ấy chết mấy hôm, bụng trương to. Cái xác nằm còng queo giữa nhà. Bố Tĩn định kiếm tấm dát giường, ngó thấy cái chiếu nằm lồng bồng trên giường, bố Tĩn kéo. Động, từ trong ấy rinh rích nhảy ra mấy con chuột. Bố Tĩn giật mình, chiếc chiếu vừa kéo ra, để lộ đứa trẻ hai hố mắt sâu hoắm, dòi trắng lổm ngổm bò trên mặt...
Nhà bố Tĩn, bà mẹ là người chết đầu tiên. Cháo cám lâu ngày, cụ mắc bệnh kiết lỵ. Rồi đến cháo cám cũng không có, chỉ mỗi thứ ốc tép nấu rau. Hết thóc, hết người đến cân thóc tạ, nhà bố Tĩn mất nguồn xay giã. Không còn sức đưa xác mẹ ra đồng, bố Tĩn đành chôn mẹ ngay trong vườn. Bố Tĩn cố đào cái huyệt sâu. Lúc đào gắng sao khỏi quỵ, người đi chôn mà quỵ sẽ không đứng lên được, chính bố Tĩn đã nhìn thấy cảnh đó. Ghê quá, đi chôn người mà người ta phải chôn luôn mình. Sau cái chết của bà mẹ, đến lượt vợ và đứa con út. Bố Tĩn biết trước vợ sắp chết. Buổi sáng thằng bé lóp chóp mút vú, mẹ nó thì lã chã nước mắt. Lúc sau thấy vợ lủi vào góc nhà. Thường người sắp chết đói hay lảng vào chỗ khuất, giấu mặt, họ buồn và lo sợ. Chết đói khác chết bệnh, cứ từ từ, thoi thóp. Bố Tĩn nhoài đến lay vợ, lần đầu người còn ấm, lần sau thì lạnh rồi. Nghe tin mẹ chết, có cái đĩ lớn phều phào khóc, còn mấy đứa nhỏ ngơ ngơ đứng, ngó theo chị và bố đưa xác mẹ cùng em ra vườn. Trừ bố Tĩn, liên tiếp mấy hôm ấy, ông cụ nhiêu và lũ cháu lần lượt ra đi... Nghĩ sắp đến lượt mình, nên đói mà bố Tĩn cũng chẳng thiết kiếm gì nhét vào bụng. Người ta bảo ăn độc rau má thôi, ăn linh tinh là chết. Nhà bố Tĩn đã gắng kiếm rau má, vậy mà vẫn "đi" hết.
Mưa rả rích mấy hôm. Sáng đó khát quá, bố Tĩn lảo đảo ra sân kiếm chút nước. Đói làm bố Tĩn sa sẩm, nhìn mọi thứ hoa hoa. Bất chợt bố Tĩn thấy mảnh đất gơ rau lang rìa bờ ao có mậm khoai đỏ tía, mưa làm trồi mỏm củ khoai lên mặt đất. Lạ, đám đất đào bới bao lần, vẫn sót củ khoai. Bố Tĩn sà xuống, hai tay bới móc. Không kịp rửa ráy, cứ thế tống vào mồm, ngấu nghiến nhai. Củ khoai nhãi giúp cơ thể đói hồi sức. Lúc này người đàn ông mới thấy lạ: Sao mấy hôm rồi trương tuần không đến nã đi chôn xác đói. Mà xóm trại vắng lặng quá. Chết hết rồi sao? Bố Tĩn khật khưỡng ra khỏi nhà. Chả gặp ai. Ra đến cánh đồng đầu xóm, cũng không thấy ai be tát, đánh dậm. Bố Tĩn trố mắt nhìn thửa ruộng trước mặt, lúa đã ngậm sữa. Không còn sợ hãi và chẳng biết ruộng ấy của ai, bố Tĩn lật bật xuống tuốt. Kẻ đói nhai, nuốt, nhổ, rồi lại tuốt, nhai, nuốt, nhổ. Gió mát cùng dòng sữa lúa non làm bố Tĩn tỉnh hẳn. Ngồi một lúc trên bờ ruộng, bố Tĩn chợt nảy ra ý vào làng. Chã nhẽ cả làng chết hết rồi ư?
Làng vẫn còn người. Thấy bố Tĩn họ rất ngạc nhiên. Người trong làng tưởng dân xóm trại chết hết rồi. Bố Tĩn càng ngạc nhiên hơn, lúc trước xin vã bọt mép không ai cho nổi củ khoai, giờ bỗng dưng có người cho cả rá thóc. Nghe họ nói đã phá kho thóc nhà cụ Bá, chia cho dân làng, đang phòng quân Nhật vào trả thù. Lúc đó bố Tĩn nào còn để ý gì. Hình ảnh bố mẹ và đàn con thoi thóp đói... " Các con ơi, sao không cố mà sống! Bố có thóc... có gạo nấu bát cháo trắng rồi".
* * *
Câu chuyện cụ Tĩn kể về làng đói, về những cái chết cứ ám ảnh tôi. Đến nỗi nhiều đêm, tôi hét trong mơ, bà chủ nhà phải lay gọi. Dịp ấy tôi bị ốm bệnh tình khá nặng, phải đi viện. Các bác sĩ chẩn đoán sốt thương hàn. Tóc rụng, đầu trọc, tôi gầy da bọc xương, mẹ về chăm sóc cả tháng. Đang thời kỳ máy bay đánh phá ác liệt, năm sáu bảy, sáu tám, tôi vừa khỏi, mẹ vội đưa về Hà Nội. Gần ba mươi năm trôi qua, tôi không quên kỷ niệm cái làng hẻo lánh ấy, về những lần đi câu cá, về cây đa ba đầu... Nhiều lần tôi tự nhủ sẽ trở lại thăm chốn cũ, nhất là thăm cụ Tĩn. Chắc cụ già lắm rồi. Vậy mà... tôi vẫn chưa có dịp trở lại. Trận cảm mưa và một làng Ma vô tình, gợi tôi nhớ về cái làng Ma và những kiếp người.
581

Jul 14, 2007

Uống Viagra để nghe cho rõ



Thỏ vào hiệu thuốc trong rừng để mua Viagra. Bác sóc phụ trách quầy thuốc phản đối:
- Này thỏ, anh cần Viagra làm gì cơ chứ, để rồi khu rừng này đầy thỏ lên à?
- Ồ không! Đâu phải cho tôi, đây là cho bà xã. Bà ấy già rồi, tai không dựng lên được nữa, nghe khó khăn lắm!
2161

Jul 13, 2007

Thấy hết rồi chứ gì?



Một cô chủ nọ có con vẹt biết nói tiếng người giỏi, lại khôn, nên cô ta rất quý và chăm sóc nó từng ly từng tí một. Một hôm, trong lúc tắm cho vẹt, vì vẹt đùa nghịch làm ướt hết quần áo nên cô nhân thể tắm luôn.

Thấy vậy, con vẹt đậu trên giá quần áo liền kêu lên: "Thấy hết rồi nhé, thấy hết rồi nhé...". Tức quá, cô ta liền nhổ trụi lông đầu con vẹt để nó chừa tính nói bậy.

Bẵng đi một thời gian, một hôm ông giám đốc của cô gái nọ đến thăm. Ông này đã luống tuổi nên đầu bị hói. Trong lúc cô chủ lúi húi trong bếp pha đồ uống mời khách, con vẹt lấm lét nhìn quanh và hỏi vị giám đốc: "Chắc ông cũng thấy hết rồi chứ gì???".2694

Thấy hết rồi chứ gì?



Một cô chủ nọ có con vẹt biết nói tiếng người giỏi, lại khôn, nên cô ta rất quý và chăm sóc nó từng ly từng tí một. Một hôm, trong lúc tắm cho vẹt, vì vẹt đùa nghịch làm ướt hết quần áo nên cô nhân thể tắm luôn.

Thấy vậy, con vẹt đậu trên giá quần áo liền kêu lên: "Thấy hết rồi nhé, thấy hết rồi nhé...". Tức quá, cô ta liền nhổ trụi lông đầu con vẹt để nó chừa tính nói bậy.

Bẵng đi một thời gian, một hôm ông giám đốc của cô gái nọ đến thăm. Ông này đã luống tuổi nên đầu bị hói. Trong lúc cô chủ lúi húi trong bếp pha đồ uống mời khách, con vẹt lấm lét nhìn quanh và hỏi vị giám đốc: "Chắc ông cũng thấy hết rồi chứ gì???".2694

Jul 12, 2007

Chuyện nha sĩ



Nha sĩ nói với bà mẹ bệnh nhân:
- Tôi rất lấy làm tiếc, nhưng tôi buộc phải yêu cầu bà trả 50 franc cho việc nhổ răng của cậu nhà.
- Những 50 franc? Lúc đầu ông nói giá của việc đó là 10 franc cơ mà!
- Đúng vậy, nhưng cậu ấy la hét quá to, làm cho 4 bệnh nhân chờ ở ngoài kia bỏ chạy cả rồi!


Nha sĩ hỏi đồng nghiệp:
- Thế nào, ông đã đòi được tiền công làm bộ răng giả cho thằng cha hôm nọ chưa?
- À, hôm tôi đến đòi tiền thì cái hàm dưới lại rơi đâu mất, thế là hắn quỵt luôn.
- Sao thế được, rơi mất là việc của khách, ông đâu phải chịu trách nhiệm!
- Nhưng lúc xô xát, chính tôi đã làm nó bay mất khỏi miệng hắn!


Nha sĩ đi ăn trưa về, thấy cô y tá ngồi ngoài cửa phòng khám, cau mày hỏi:
- Có bệnh nhân nào không?
- Dạ, có một bệnh nhân, nhưng ông ta không cho ai đến gần chiếc răng đau của mình.
- Tại sao cô không chuẩn bị sẵn kìm và khoan đi?
- Thưa, tôi vừa định xem qua răng miệng của bệnh nhân thì ông ta đã hét toáng lên, đuổi tôi ra ngoài rồi đóng chặt cửa lại, không cho ai vào nữa.
1703

Một Câu Đáng Giá Nghìn Vàng



Muốn biết nguyên nhân thời kỳ đã qua, thì nên xem kết quả hiện tại đương thọ.
Còn muốn biết kết quả về sau thế nào, thì nên xem cái nhân hiện tại đương làm.


Ðời xưa có một nhà triết lý treo biển giữa chợ nói: "Ai chịu hễ một trăm lạng vàng thì sẽ dạy cho một bài học rất hay!". Một vị quốc vương lúc ấy đi dạo chơi, thấy biển đó, động lòng hiếu kỳ, liền đem một trăm lạng vàng cho nhà triết lý để xin một bải học, thì nhà ấy chỉ dạy cho một câu: "Phàm làm việc gì trước phải nghĩ đến kết quả".

Câu ấy giản dị đến nổi phần đông cận thần của vua bĩu miệng trề môi cho giá một trăm lạng vàng là quá đáng. Nhưng sau khi ngẫm kỹ, vua nhận thấy lời ấy rất hay và truyền khắc câu ấy trên các tấm cửa cung điện và các đồ khí dụng của vua, để hằng ngày nhớ mãi không quên. Nhờ một câu ấy mà vua xóa bỏ được nhiều điều tệ, phát minh được nhiều điều hay về chính trị làm cho nước mỗi ngày mỗi thêm thịnh vượng.

Thời ấy có những bậc Hoàng thân thấy Thái tử còn nhỏ, muốn gấm ghé ngôi báu, nên âm mưu làm nhiều điều thí nghịch, họ lo lót với một quan ngự y để đầu độc vua trong những khi đau ốm.

Một hôm, vua se mình đòi quan ngự y đến làm thuốc, quan ngự y chế thuốc độc sẵn, rót vào chén ngự để dâng vua. Nhưng may thay, trong lúc quan ngự y lại thấy nơi chén câu cách ngôn: "Phàm làm việc gì trước phải nghĩ đến kết quả". Ngự y giựt mình, nghĩ đến kết quả, thấy sự thí nghịch chẳng những làm cho mình phải tru di tam tộc, mà còn gây biết bao tai họa cho thần dân, nên liền hối quá, đem tất cả việc đầu độc thí nghịch tâu cho vua rõ. Nhờ sự thú nhận, mà cả bọn gian đảng đều bị tiểu trừ mà ngôi vàng càng thêm bền vững...


Hết
496

Jul 11, 2007

Phim



Không biết võ công + té núi + học võ công + trả thù = phim kiếm hiệp hồng kông .Tình cờ gặp mặt + yêu nhau + chàng hoặc nàng chết = phim hàn quốc .Nhiều cảnh đánh nhau + nhiều cảnh hôn nhau + trả thù = phim hành động mỹ .Tình tiết chậm chạp + hút thuốc + hôn nhau + tắt đèn + hông biết =phim việt nam .Oan gia + cãi nhau + khóc sướt mướt + thành đôi = phim tình cảm đài loan .Cảnh phim hoành tráng + diễn viên đẹp + hông hiểu gì hết = phim đạt giải oscar ___ Potay! ^^' chi' ly'
1614

Jul 10, 2007

Đơn giản vì không hiểu



Diễn viên hài tới thăm người bạn họa sĩ trường phái ấn tượng. Thấy ông đứng trầm ngâm trước một bức tranh, họa sĩ hỏi:
- Anh có hiểu tôi vẽ gì không?
- Một người đàn bà
- khách trả lời khe khẽ như tự nói với mình.
- Đúng thế! Tôi diễn tả một người đàn bà bằng hình khối và màu sắc. Khả năng cảm nhận hội họa của anh thật đáng khâm phục!
- Có gì đâu! Mỗi khi có điều gì không thể hiểu nổi là tôi nghĩ ngay đến đàn bà!
2224

Ngoại Tình



Ngoại Tình


     Nàng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện gặp gỡ hay thân mật hơn với một người đàn ông nào khác từ ngày có chồng.

      Vợ chồng dù không mặn nồng đi nữa nhưng thật khó cho nàng khi nghĩ tới ai ngoài chồng. Nàng cũng chẳng còn gì để bất cứ người đàn ông nào khác nghĩ tới. Là nàng nghĩ vậy thôi. Có chồng rồi, không chưng diện, không ai nhìn là phải. Tuy nhiên, với khuôn mặt tròn và mái tóc ngang vai, nàng dù sắc diện có buồn buồn đi nữa nhưng nếu để ý kỹ, nàng vẫn còn đôi mắt thu hồn lắm. Ai trách được nàng, những ngày mới quen, chồng nàng và nàng ấm cúng đến vậy. Rồi đám cưới, cuộc sống chung như cuốn hai người đi, ngụp lặn trong bể đời tìm quên thời gian, tìm kế sinh nhai cho gia đình, nhặt nhạnh tài sản cho con cái về sau nếu may mắn chàng và nàng có được. Mỗi ngày về nhà, chồng mệt, nàng chỉ biết lấy hình ảnh chồng đang ngủ ngon, thở đều làm hạnh phúc. Có ai biết trong nàng vẫn ấp ủ mộng yêu thương, ôm ấp và ân ái như những ngày mới quen nhau đâu. Mà cũng đâu cần ai biết, chồng nàng biết được rồi. Nhưng họa thay, anh như không còn màng tới. Cái hình ảnh gia đình hạnh phúc là có mặt nàng thôi, còn phải làm sao cho nàng hạnh phúc như thể là đang nằm ngoài suy nghĩ của anh.

      Buồn thật.

      Mỗi ngày đi làm về, không con cái, nàng lấy niềm vui dạo vòng các khu shopping nổi tiếng. Đi chán cũng hết. Bao cái áo ngủ khêu gợi nằm trong tủ chưa từng được lôi ra. Nàng biết phải chìu chồng nhưng thật ra nàng đã làm điều đó bao giờ đâu. Trước đây đâu cần phải làm vậy hai người vẫn gần gũi nhau đấy thôi. Nàng chuyển qua tập tành nấu những món chàng thích. Nhìn chàng ăn ngon miệng, nàng cũng hạnh phúc nhưng cái hạnh phúc đó vẫn không đủ để thoả mãn điều gì đó trong lòng, nàng chưa hiểu ra được.

      Ở sở, nàng có liên lạc với vài người bạn cũ hồi trung học. Vài người trước đây rất mến mộ nàng, nay liên lạc lại đôi lúc cũng bóng gió chơi cho vui. Đàn ông mà, miễn là mình không có gì được rồi, nàng trộm nghĩ.

      Trong số đó Trung là người bạn liên lạc với nàng đều nhất. Ngày xưa, nàng chả còn nhớ gọi Trung bằng gì, tên hay mày tao, mà lúc này hai người cứ ông, cứ bà cho vui tai. Những email lần lượt qua lại, ban đầu chỉ là hỏi thăm, những câu hỏi cá nhân còn được dấu kín, càng về sau, bắt đầu từ Trung, anh như không còn giữ được mình, cô đơn chăng làm anh bộc lộ ra những suy nghĩ về cuộc sống với nàng.

      Ly dị vợ vì gia đình vợ đòi hỏi anh nhiều thứ anh không thích. Nàng tự xét sao Trung lại trẻ con đến vậy. Là gia đình vợ thôi, phải vợ đòi đâu mà bỏ đi. Dần dà Trung nói cho nàng nghe nhiều hơn. Trung từ cái tội lỗi đã bỏ đi đã bộc lộ xem có ai hiểu mình hơn không. Trung từ từ nhận ra nàng là người bạn sẳn sàng nghe tất cả và thông cảm cho anh. Nàng cũng dần nhận ra từ lâu mình và chồng chưa từng nói chuyện sâu như vậy trong suy nghĩ ai đúng, ai sai của một hoàn cảnh, ngay cả trong những hoàn cảnh nàng và chồng đã và đang đối đầu.

      Đôi lúc trong đầu nàng như có hình ảnh muốn ráp lại cái sâu lắng của Trung trong cái thân thể của chồng mình. Nàng hiểu rõ như vậy, nhưng sao nàng sợ. Nàng thấy như nàng đang muốn ôm ấp Trung, muốn san xẻ với Trung, muốn Trung đỡ khổ đau cho quá khứ hay chính nàng, nàng muốn lấp đầy những khoảng trống trong cuộc đời của riêng mình.

      Nàng lắc đầu thật mạnh xua đuổi ý nghĩ đó đi, đáng sợ quá, nàng có cảm giác như nàng đang đi xa thực tế, đang sống trong ảo giác.

      Ôi Trung, thôi Trung, ông làm ơn đi Trung. xx Trả em về với những ước mơ xưa xx Khi bàn tay và trái tim em vẫn nóng xx Chưa buông xuôi, chưa ưu tư, tuyệt vọng xx Sao anh đành, quên lãng những ngày vui xxxx Hôn nhân ơi sau những giấc ngủ vùi xx Ta thức dậy với cõi lòng chán ngán xx Tóc rối tung, những suy nghĩ tản mạn xx Biết đến bao giờ hạnh phúc về đây

      Nàng nhớ Trung và sao thật muốn cùng Trung chèo trên chiếc xuồng của những con người đơn độc. Nàng lại sợ hãi hiểu ra ước muốn gần Trung của mình ngày một tăng dần. Chồng nàng bên cạnh, trở mình, quay sang ôm nhẹ nàng. Không, em muốn nhiều hơn vậy. Anh ơi!. Hình ảnh Trung lại trong đầu.

      Những ngày không có email Trung, nàng như lên cơn sốt. Đánh bạo viết hỏi thăm vài chữ không thấy Trung trả lời, nàng chột dạ nghĩ mình là hư hỏng. Trong đầu hỗn loạn, hoặc là ông đâu rồi, hoặc là tôi nhớ ông lắm mau mau mà trả lời mail đi.

      Ôi nàng ngoại tình rồi. Không, đừng kết tội nàng. Nàng cô đơn, cô đơn lắm. Cô đơn như Trung thì dễ hiểu rồi, cô đơn như nàng, mấy ai hiểu được, chồng cạnh đó mà như không. Ôi nàng sao thế này.

      Nàng kéo lê lết suy nghĩ của mình vào vùng sáng sủa hơn, nàng bắt đầu tự trấn tĩnh mình. Không, không, Trung là bạn, hãy để cho Trung bình yên, thanh thản với những gì Trung đang có, đừng kéo Trung vào tội lỗi... kéo cả mình nữa.

      Bẵng đi thời gian, Trung và nàng không liên lạc.

      Nàng cũng dần trở về thực tại

      Một hôm nàng nhận được email của Trung

      " Dear Mai,

      Hỏi thăm bà nha, lâu lắm rồi, còn đi tìm cô dâu cho bà dự đám cưới nè, nếu bà chưa có chồng thì bà đã thành cô dâu của tôi rồi "

      Take care nha Mai "

      Thân Ái

      Trung "

      Nàng vội đánh vài chữ cho Trung

      "Ông Trung,

      Tôi ok, mong mọi chuyện suôn sẻ nha, đi đám cưới là đi à.

      Ông cũng take care nha

      Thân ái

      Mai "

      Tiếng chồng làm nàng giật mình: "Em chuẩn bị xong chưa Mai, off máy đi em, coi chừng trễ chuyến bay đó" z Nàng off máy, trên tay cầm hai chiếc vé đi vacation tại Hawaii một tuần.

      Nàng tự nhủ sẽ tâm sự với chồng nhiều lắm trong đó có chuyện ngoại tình không... Làm gì có, nàng vẫn nghĩ nàng đã thắng. Tư tưởng thôi mà, vật lộn với những ý nghĩ sai đúng trong tâm tưởng cũng là chiến trường khốc liệt chứ bộ.

      Nàng bước ra xe
với chồng miên man một niềm vui trong lòng không tả được.



Tác Giả: Vành Khuyên

94