Trang

Aug 28, 2007

Suy luận của Sherlock Holmes



Sherlock Holmes và bác sĩ Watson đi cắm trại. Hai người nằm ngủ cạnh nhau. Gần sáng, Holmes lay bạn dậy và hỏi:

- Watson, nhìn xem, anh thấy cái gì?

- Tôi thấy rất nhiều sao.

- Vậy theo anh, điều này có nghĩa là gì?

- Nghĩa là chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. Còn anh?

- Theo tôi, điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của chúng ta.
2057

Liệu cô có ra không



Một cô gái đẹp đi lững thững trong vườn thú, cuối cùng cô dừng lại trước đảo khỉ. Ngạc nhiên vì chẳng thấy con khỉ nào, cô hỏi người coi thú:

- Hôm nay khỉ đi đâu hết hả anh?


- Chúng về hang, thưa cô. Hiện giờ là mùa sinh sản nên chúng đang... yêu nhau.


- Liệu chúng có ra khỏi hang không nếu tôi quẳng cho chúng vài quả chuối?


- Tôi không biết thưa cô, ở địa vị cô thì liệu cô có ra không? - Người coi thú gãi đầu.

423

Ai người hẹn ngọc

I
Cuộc đời...!

Chàng Chung Văn Thái con của ông huyện hàm Chung Văn Công ở tại Gò Quao (thuộc về hạt Rạch Giá) năm nay chàng đặng 18 tuổi, học năm thứ ba ở trường Normal. Chung Văn Thái tánh nết hiền hậu vui vẻ, học trong trường thầy mến bạn ưa, ra đường có khuôn phép, hay thương kẻ nghèo hèn, hay giúp người thất nghiệp.

Ông Chung Văn Công năm nay tuổi độ năm mươi sáu, người ốm yếu, bà mất cách sáu năm nay, để lại ông một người con trai đáng quý là chàng Chung Văn Thái đó. Ông Chung Văn Công hồi còn trẻ có làm chức hương Cả trong quận Gò Quao, sau cáo lão nghỉ. Trong năm 1914 - 1918 ông có giúp tiền cho Chánh phủ Pháp đến hai chục ngàn đồng, nên khi Chánh phủ xét công ơn rất đáng nên ban chức Huyện hàm cho ông, thật vinh diệu thay.

Ngày 14 Juillet các trường đều bãi học (nghỉ hè), học sanh nam nữ lo thâu xếp đồ đạc đặng về thăm cha mẹ, viếng bà con, kẻ mua vật này người sắm vật nọ lăng xăng, Chung Văn Thái cũng xuống Chợ Cũ mua ít ký lô nho tươi và ít gói trà hoa cúc đem về cho cha. Chung Văn Thái hỏi người khách trú nho tươi bán bao nhiêu một ký lô, người khách trú nói ba đồng sáu một ký lô.

Aug 27, 2007

Quà tặng



Chàng trai Scotlan nói với người yêu:

- Anh mong rằng món quà mà anh sắp tặng em sẽ làm cho ngón tay em thêm xinh đẹp.

- Cám ơn anh, nhưng đừng mua thứ đắt tiền quá!

- Không đâu! Em có trông thấy một cái giũa móng tay đắt tiền bao giờ chưa...!?

1038

Aug 26, 2007

Nàng Công Chúa Lạc Loài



Nàng Công Chúa Lạc Loài


     Chuyện xảy ra thực tình cờ, đúng năm năm sau ngày Cầm bỏ gian phòng này đi. Năm năm, bức chân dung của nàng vẫn còn lại trên tường, mái tóc dài như rong, màu áo tím, tím đến cả ánh mắt. Mắt nàng sâu thẳm, rợn người. Đã bao năm nàng ngồi đó, thầm lặng tham dự vào cuộc đời tôi - cho đến buổi chiều hôm ấy...

      Túc đến tìm tôi ở cổng cơ quan, lúc tôi vừa chủ trì xong một buổi họp quan trọng. Hắn luôn luôn biết rõ lúc nào đầu óc tôi căng thẳng, mệt mỏi và luôn tìm được những lý do rất bất ngờ. Có hôm hắn trịnh trọng tuyên bố: "Tao chiêu đãi mầy... nhân ngày giỗ bố tao". Có khi thì "Nhân kỷ niệm ngày tao yêu lần đầu", có khi thì nhân danh ngày rằm, ngày vía gì đó. Chiều hôm ấy, như mọi lần, hắn gợi ý "chiêu đãi" tôi bằng cách đi kiếm một đứa con gái về để chung vui. Tôi cười, không đồng tình cũng không phản đối. Từ lúc tôi có tiền và bắt đầu lao vào cuộc ăn chơi, Túc đã dẫn đến quá nhiều loại đàn bà con gái đến nỗi không nhìn vào một phụ nữ nào mà tôi không cảm thấy nghi ngờ. Tất cả bọn họ đối với tôi đã trở thành một món ăn vừa chán nhàm vừa không thể thiếu.

      Trời xẩm tối, tôi về phòng. Không có xe Túc dưới chân cầu thang. Một dòng phấn trên chiếc bảng con: "Tao có việc gấp, sẽ trở lại ngay". Hừm. Việc gấp? Tôi nhún vai. Không khí lạnh phả vào mặt, tê tái thú vị. "Tách" một cái, cửa mở, trước mặt tôi là một khoảng tối mờ với tiếng muỗi vo ve... tôi sờ soạng bật công tắc. Ánh đèn rực sáng. Như mọi lần, bức tranh mầu tím đập vào mắt tôi. Nhưng lần này, trước bức tranh có một thiếu nữ ngồi im lặng.

      Tôi đến gần. Một cô bé chừng mười sáu tuổi thu mình trên chiếc ghế mây, hai tay bó gối. Vóc người tròn trĩnh với chiếc áo gió mầu mận chín. Đôi mắt mở to kinh ngạc đầy vẻ bỡ ngỡ trẻ thơ. Tôi rùng mình vì một cảm giác vừa thích thú vừa ghê tởm. "Mẹ kiếp, thế này thì có lẽ thần thánh cũng có thể làm dỏm được, trời ạ!".

      Tôi chậm rãi ngồi xuống mép giường, chậm rãi hút hết điếu thuốc, quẳng mẩu đầu lọc vào sọt. "Lại đây". Tôi hất hàm gọi. Cô gái ngoan ngoãn đứng dậy, rồi lại ngồi xuống. Tôi bước đến, nâng cằm cô bé:

      - Em tên gì?

      Cô ta rụt rè, giọng khản đi:

      - Ái.

      Một cái tên quen quen! Nhưng quan trọng gì, thường đây là cái tên giả. Điều cần thiết là có một cái từ để gọi, dù trong một đêm thôi. Tôi cúi xuống định bế bổng cô ta lên.

      * * *

      Trông con nít quá, vẻ măng sữa trên làn da và đôi mắt làm tôi thấy ghê ghê, nhưng thực tình mà nói, có thể làm gì hơn trong lúc này!

      Và chuyện bất ngờ xảy ra ngoài dự đoán.

      Khi tôi chạm vào vai cô gái, cô đứng phắt dậy, mặt mũi tái xanh và khuỵ xuống. Hoảng hốt, tôi đặt cô lên giường, cuống quýt mở các cúc áo bó chặt lấy cô. Chợt tôi sững người: Dưới cổ, một vết ruồi son đỏ tươi, như một hạt đậu xinh xinh. "Ái Duy..." Trời ơi, đúng là Ái Duy rồi !". Hình như nghe gọi đúng tên mình, đôi mắt hôn mê nhắm nghiền của thiếu nữ hé mở. Trong vẻ ngái ngủ ngây dại đó, tôi nhận ra đứa bé học trò mười năm trước.

      Năm ấy Ái Duy lên bảy, tôi vừa vào đại học. Tôi là người dạy kèm, vừa là bạn của cô bé Ái mồ côi mẹ. Cha Ái Duy là Giám đốc một cơ quan lớn trong thành phố. Ông luôn bận rộn với công việc và thường xuyên vắng nhà. Trong căn nhà rộng, u nhã, lạnh lẽo chỉ còn hai chúng tôi với một bà cô nghễnh ngãng, nếu không kể một bầy chim câu ở mé trái hiên nhà và vô số nhân vật trong những cuốn chuyện cổ trên giá sách.

      Ái là một cô bé hơi kỳ cục, vừa ngoan hiền vừa bướng bỉnh. Cô bé yêu bố một cách kỳ lạ và đã quen nghĩ về Bố như một phẩm chất siêu việt. Ái thèm biểu lộ tình thương hết sức, và vì bố luôn vắng mặt, cái tình cảm trẻ con sôi trào chan chứa ấy được san sẻ qua tôi. Ái Duy đã vẽ bao nhiêu bức tranh với hộp mầu tôi mua cho, rồi chính tôi đã dán những bức tranh ấy lên bốn bức vách của phòng học - gian phòng nhỏ có những cửa sổ viền hoa tím xinh xinh. Những bức tranh đã ghi lại cả thế giới cỏn con của anh em tôi. Này đây là ông bố với cặp kính trắng và cái áo kiểu Tôn Trung Sơn, tay cầm chùm chìa khóa - khóa xe hon đa, khóa tủ, khóa nhà, khóa phòng giấy, khóa tủ hồ sơ... cô bé đã cố công đặc tả hình thù từng chiếc một. Bà cô nghễnh ngãng thì luôn luôn có chiếc chảo to trên tay. "Em thích nhất là lúc cô đang chiên bánh phồng tôm". Những chiếc bánh phồng tôm làm cho bé Ái đặc biệt thích thú, không phải vì ngon, mà vì cái cách chúng duỗi ra và phình to như có phép màu trong chảo dầu nóng.

      Còn những bức về Ái và tôi thì nghệch ngoạc và sai sự thực một cách tuyệt vời. Một khung cửa sổ màu tím có hoa ơi bệ cửa, tôi và Ái ngồi trên những bông hoa, y như một màn xiếc. Tôi và Ái đứng trên một cành ổi trĩu quả, chân mang giày, người thẳng đứng. Khi tôi chỉ ra điều vô lý đó, Ái cau mày suy nghĩ rất lâu rồi bất chợt tìm ra giải pháp: vẽ ngay cho mỗi người một đôi cánh. Thế là tôi và Ái đậu trên cây như đôi chim, không lo ngã xuống bao giờ. Sẽ không ai nhận ra những nhân vật thần kỳ này, nếu chàng trai không có chiếc mũ bê rê to và cô bé không mang một chấm ruồi son được cố tình tô rất đậm, rất tròn dưới cổ...

      Chính cái chấm son vừa đập vào mắt tôi... Không hiểu bằng con đường nào, nhân vật thần kỳ bé bỏng đã bay đến đây, nằm trên chiếc giường phóng đãng này?.

      * * *

      Tôi đến bên cửa sổ, lẳng lặng đốt thuốc và chờ. Ái Duy cựa mình, mở mắt, ngẩn ngơ một lát rồi ngồi hẳn dậy.

      Bất giác, tôi buồn nôn, một nỗi ghê tởm xen lẫn bực bội. Tôi không biết ứng xử thế nào trong hoàn cảnh này, và cuối cùng đã chọn cách ứng xử theo thói quen. Ái Duy đã tới đây, nghĩa là bé Ái không còn nữa. Nghĩa là trong tôi, chút thiên đường cuối cùng, nếu có, cũng đã tản cư vào địa ngục. Tại sao tôi không được quyền buông thả trong địa ngục của mình?.

      Gieo mình xu%
E193

Aug 24, 2007

Với Victor Huygo



Khăn Đỏ run lên. Nàng chỉ có một mình. Nàng chỉ có một mình đơn độc, như cây kim trong sa mạc, như hạt cát giữa trời sao, như đấu sĩ giữa bầy rắn độc, như một người mộng du trong bếp lò…
2447

Phải tiêu diệt



Giảng xong bài kinh về lòng vị tha, sư thày hỏi, ai trong số các phật tử sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù. Tất cả mọi người đều đưa tay lên trừ một ông lão ngồi bên dưới.

- Chẳng lẽ cụ không thể tha thứ cho kẻ thù của mình ư?

- Tôi không có kẻ thù.

- Thật là đức độ. Thế cụ bao nhiêu tuổi rồi?

- 90 tuổi.

- Cụ hãy cho mọi người biết bí quyết sống đến 90 tuổi, mà không có một kẻ thù nào.

Ông lão cao giọng nói:

- Chỉ có một cách là phải tiêu diệt hết lũ chúng nó mà thôi!1984

Aug 23, 2007

Con Bò



Có một anh chàng đang đeo đuổi tán tỉnh cô nàng nọ. Một hôm, chàng rủ nàng đi uống nước, họ kêu hai chai sữa tươi. Vì đây là lần đầu tiên hẹn được nàng nên anh ta không biết phải nói gì. Đột nhiên, nhìn thấy hình con bò trên chai sữa, chàng mới hỏi:

Đố em, giữa em với con bò có cái gì giống nhau?

Cô gái rất bất ngờ về câu hỏi nên không biết trả lời thế nào. Chàng nói:

Đó là, con bò đeo vòng cổ, còn em thì có đeo dây chuyền.

Sự so sánh của chàng trai làm cô gái thẹn đỏ mặt và giận dữ. Nàng mới hỏi:

Anh có thấy anh và con bò khác nhau chỗ nào không?

Không, anh không thấy.

À, dĩ nhiên là không khác nhau rồi.

Cô gái đốp chát lại.

2799

Bán Con Vào Chùa



Hồi ký

Ba mẹ cho tôi biết, từ khi tôi được chào đời cho đến 4,5 tuổi thể chất ốm yếu, thường hay bị bệnh tật với đủ loại sốt, mụn nhọt, rối loạn tiêu hoá thật là khó nuôi dưỡng. Với ý nghĩ thời bấy giờ cho là có ma quỷ, vong nhân ám hại. Hơn nữa nền y dược cổ học, gia truyền chẩn lý thiếu thực nghiệm và hiệu ứng cấp thời.

Vì vậy ba mạ tôi tin nghĩ thần linh qua bùa chú thầy pháp rất cuồng nhiệt. Người nghe thầy pháp (thầy cúng) am, miếu nào linh thiêng thì bồng tôi đến đãy cúng cầu, từ ngày tháng nầy qua ngày tháng khác. Có nơi phải đi mất nữa ngày đường với đôi chân, lưng đìu tôi, từ những am thầy Trần ở làng Chuồn, miếu Ông ở Thuận an, gần nhất là am Ông Bạo tên đồi Dương Xuân, am Ông Búa ở làng An Ninh gần chùa Thiên mụ.

Sau cùng bồng dắt tôi lên Nam giao bán vào chùa Vạn-Phước. Nơi mà thân quyến và ba mạ tôi đã quy y. Ðến gần cổng chùa, sau khi ngồi nghỉ sức và sắp xếp lễ phẫm dưới gốc cây Bồ Ðề cổ thụ - Ba Mạ dắt tay tôi chậm rãi tiến vào khu nhà trù (tri khách) gặp Sư chấp sự kính lễ .

Ðộ khoảng 10 giờ, Sư chấp sự hướng dẫn Ba Mạ và tôi đến trình Hoà thượng trụ trì. Tiếp đó Sư hướng dẫn lên tiền đường, đến quỳ trước bàn Phật chờ đón Hòa thượng và chư tăng hành lễ .

Từ khi đến quỳ trước Phật, Ba mạ dặn bảo tôi không được khóc hay đứng dậy, cũng như nhìn bên ni bên tê mà Phật quở. Thật ra khi mới đến trước bàn thờ, với cảnh trí uy nghi đã cho tôi một cảm giác lo sợ, nên ngoan ngoãn quì ngồi rất khuôn phép như lời Ba mạ dặn bảo .

Sau một thời gian hành lễ tụng kinh, Ba mẹ đón nhận quần aó màu vàng có ấn son và chữ kệ chú do Hoà thượng trao. Ba mạ mặc vào cho tôi xong, Hoà thượng và chư tăng trở về hậu liêu. Thầy chấp sự hướng dẫn Ba mạ và tôi xuống nhà khách thọ trai .

Thọ trai xong, Ba mạ dắt tôi vào đảnh lễ Hoà thượng và xin phép ra về. Về đến nhà, ba mạ dẫn tôi đến trước bàn thờ tổ tiên chỉ dạy bái lễ và căn dặn tôi :

- Ba mạ bán con vào chùa rồi đó

- Từ nay con thuộc nhà chùa và luôn luôn mặc quần áo này.

- Áo quần này là của Phật, của Hòa thượng thí pháp độ mệnh cho con.

Tôi hỏi : - Vì răn ba mạ bán con rứa ? - Bán là răn rứa hả mạ ?

Ba mạ bảo bán đây là húy kiêng, mai mốt lớn lên con mới biết. Vì rứa nên con mặc quần áo này, để khỏi đau ốm ( lớn lên mới thấy rõ người lớn tuổi mới gọi là quy y, trẻ thơ gọi là bán theo lòng tin con khó nuôi ).

Từ đó trở đi tôi ngoan ngoãn mặc áo vặt hò màu vàng ( tương tự áo dài, nhưng ngắn gần đến đầu gối ) có dấu ấn son kệ chú, quần dài màu vàng và đeo dãi bùa ở cổ và chân.

Sự huyền diệu khó chứng minh giải thích (trần thế cho truyền hoặc mê tín ). Nhờ đó mỗi ngày bệnh hoạn tôi giảm bớt, ăn uống được bình thường và cơ thể cứng rắn dần. Gia đình nội ngoại và nhất là ba mạ tôi vô cùng tôn kính và vui mừng. Cho nên ba mạ thường dắt tôi lên chùa lễ Phật. Những ngày đại lễ hay trai đàn, luôn được dắt theo đi lễ khắp các chùa tại Huế. Ðến nay, tôi vẫn tín thành sự huyền diệu duyên sinh của tôi từ tấm bé được ba mạ thuật lại.

Năm lên sáu được đưa đến trường cấp Sơ-học ( cours élémentaire ). Một ngạc nhiên ngây ngô mới là tôi được mặc quần dài trắng thay màu vàng, vẫn áo vạt hò vàng như thường lệ, lại mặc thêm áo dài màu đen bên ngoài. Tôi khóc lóc không chịu mặc áo đen quần trắng. Ba mạ khuyên dụ mãi mới dẫn tôi đến được trường nhập học.

Ngày đầu tiên còn bẽn lẽn với các bạn bè cùng lớp, vài ngày sau quen dần, có bạn lớn hơn ở lớp khác tinh nghịch, trong giờ ra chơi đã chạy lại kéo vạt áo đen bên ngoài rồi chế diễu " Con thầy chùa mặc áo vàng ! Hắn có bùa !!! " Tan học về nhà tôi khóc lóc và kể lể lại câu chuyện bị chế diễu. Và thưa trình ngày mai đi học không chịu mặc áo vạt hò vàng.

Tối hôm ấy, ba mạ tôi khuyên dụ tôi vô kể, tôi vẫn không chịu. Ba mạ mới răn dọa là nếu không chịu mặc áo vạt hò vàng và đeo bùa dãi thì con sẽ bị đau ốm, ma quỉ theo dắt. Áo bùa là của Phật, của Hòa thượng, để giữ gìn con. Từ đó làm tôi sợ và ngoan ngoãn theo lời, dù cho bị bạn bè chế diễu .

Sau hết cấp Sơ học lên cấp Tiểu học ( Cours primaire complémentaire ), tôi vẫn còn mặc chiếc áo vạt hò , quần dài màu vàng ( đi học mặc quần trắng ). Năm 11 tuổi sau lễ xả phục mới thôi mặc và thôi đeo dãi bùa .

Năm 1940, lúc đó tôi đang học cấp Trung học (Lycée = D'instruction secondaine) thì tại vùng gia quyến tôi cư ngụ, khuôn - hội Phật học trực thuộc Hội An nam Phật học đang bắt đầu vận động hình thành Ban Ðồng Ấu do anh Viễn gia quyến cụ Nghè Ðường phụ trách.

Gia quyến cụ Nghè và Ông tôi là chỗ quen biết, nên Anh Viễn thường đi lại trình bày về Phật học và giải bày việc thành lập Ban Ðồng Ấu, cũng như ý nghĩa cách thức họp thành của Ðồng Ấu, ngoài phần học đạo, ca hát, vui chơi lành mạnh tương tự như hướng đạo. Ðồng thời xin phép cho tôi theo anh để lập Ban Ðồng Ấu địa phương và các Khuôn hội trong huyện anh phụ trách.

Theo lệnh Ông tôi, Ba mạ - nhất là mạ tôi thuận ngay. Từ đó cứ ngày thứ năm và ngày chủ nhật trong tuần ( thời ấy hai ngày này nghỉ học ) là tôi được anh phụ trách ( cách gọi lúc đó ) lại nhà dẫn tôi cùng đi lo việc đồng ấu. Thỉnh thoảng lại tháp tùng theo anh lên chùa Từ Ðàm dự cuộc gặp gỡ bàn việc Ðồng Ấu giữa Bác sĩ Lê Ðình Thám, vài vị thành viên của Hội An nam Phật học ( kỹ sư Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khoa Toàn, Ni Sư Diệu Không... ) và một số anh cùng phụ trách như anh Viễn .

Nhờ đó, tôi biết những người phụ trách như anh Viễn được Hội An nam Phật học của Bác sĩ Tâm-Minh Lê Ðình Thám giao phó cho việc Ðồng Ấu như các anh Lê Bối, Tráng Thông, Sỹ , Quán ... về sau được biết danh Ðoàn Phật học Ðức dục bên báo Viên Âm có anh Cường.

Tổ chức Ðồng Ấu lúc ấy, rất đơn sơ ở thời kỳ phôi thai của một đoàn thể Phật học. Nội dung sinh hoạt có học kinh, tụng niệm, nghe giảng rất sơ đẳng về Phật học, rước lễ, hộ niệm, tập hát theo nhạc điệu Ðăng đàn cung, Kim tiền, Lưu thủy. Và một số bài hát theo nhạc điệu tân thời ( phần lớn dạy hát thuộc lòng, ít ai biết ký âm pháp, nhạc cụ hiếm, chỉ có Mandolin hay Banjo ), cùng những hình thức lửa trại, trò chơi, gút, morse, rập khuôn của Hướng đạo (do anh Tráng Thông, Lê Bối gốc hướng đạo ).

Trang phục áo đen dài, quần trắng học trò ( đi trại có áo cổ viền ngắn ). Về sau ( 1942 ?) mới có đồng phục chemise màu đà ( Hướng đạo màu nâu gụ ) quần dài đen lưng dây thun ( nông thôn chưa đồng bộ ).

Hệ thống điều hành lúc bấy giờ :

- Ban phụ trách Ðồng Ấu trực thuộc Hội An nam Phật học.

- Các khuôn h
ội Phật học là Ban Ðồng Ấu. Ban Ðồng Ấu phân chia thành các Ðội, Chúng.

Một tiêu biểu cho truyền thống huy hiệu HOA SEN bây giờ của GÐPT , lúc đó đã chuẩn lấy hoa sen 8 cánh làm tiêu biểu chung từng đội, chúng trong các Ban Ðồng Ấu với màu sắc khác nhau như :

- Ðội sen vàng hay Ðội sen xanh.

- Chúng sen đỏ hay Chúng sen trắng.

và bài hát khi hành lễ là bài " Lục cúng " sau đổi là " Trầm hương đốt ".

Từ đó Ban Ðồng Ấu phát triển với cường độ thuận lợi, tại thành phố và nhất là ở nông thôn, được tín hữu khuôn hội tán trợ, hơn nữa những hình thức hoạt động rất thiết thực hữu ích như hộ niệm, rước lễ, tư cách người đồng ấu học đạo, nhất là các kỳ đi trại. Bất cứ cắm trại tại địa phương nào, có hay không có khuôn hội, nội dung chính là làm Việc Thiện ( nay là xã hội ). Nghĩa là ngoài phần lễ Phật, lửa trại, trò chơi còn chỉ dẫn đồng bào về phương pháp vệ sinh, ngừa bệnh, thực hiện công tác quét dọn những khu phố rác rưởi, khơi mương rãnh. Quy tụ trẻ em trong khu phố cùng vui hát .

Vì vậy, những làng xã, phường xóm chưa có khuôn hội, nô nức vận động tín hữu thành lập khuôn hội, để có Ban Ðồng Ấu như là một sự ganh đua đầy hứng khởi .

Hạ bán niên 1945 hình bóng Ðồng Ấu ngừng vắng thời gian. Khoảng hai năm sau tổ chức Ðồng Ấu được phục hồi, do một số anh chị cũ và mới ( Anh Cường, Thầy Minh-Châu, chị Cúc, A Tuân ... , vắng bóng anh Viễn ), qua cuộc gặp gỡ đầu tiên tại biệt thự đường Nguyễn Hoàng ( thời trước là Rue Paul Bert ). Bắt đầu từ đây có sự canh tân lớn lao của tổ chức, về mọi mặt hình thức cũng như nội dung. Ban Ðồng Ấu trước đây cải đổi thành Gia Ðình Phật Hóa Phổ. Tiếp theo những thời gian sau (1950 ) đổi thành Gia Ðình Phật Tử.

Trong tuổi thanh xuân học trò, với bản tính trầm lặng, khiêm tốn gia phong và nhuốm máu tài tử ( amateur ) lại tiếp vào tuổi trưởng thành bước vào ngưỡng cửa cuộc đời của kiếp nhân sinh với mưu sinh, nên tôi chỉ là bạn đoàn tình lam. Từ bạn đoàn được các Trưởng tình lam, đại đức tôn kính Ủy viên Thanh niên, Giáo hội Tăng già Bắc Việt , cho đạt mời tham gia làm gia truởng, Ban viên Ban Hướng Dẫn thuộc Giáo hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam.

Tiếp theo, do thiện duyên, người Ðồng Ấu, Bạn Ðoàn năm xưa lại được cử làm thành viên phái đoàn Huynh Trưởng GÐPT Bắc Việt dự đại hội GÐPT toàn quốc 1964. Sự hiện diện trong thành phần phái đoàn trở đi làm ngạc nhiên cho những áo lam quen hay lạ của các thế hệ cũ, mới đã hiện hữu từ Ðồng Ấu hay GÐPT, trong đôi mắt ngỡ ngàng với những dấu hỏi :

- Từ đâu ? Có phải Huynh trưởng ?

- Sao GÐPT Bắc Việt lại đưa vào Ban Hướng Dẫn ? v.v.. ? ( * )

Một đôi lần có vài Huynh trưởng ( đồng hương ) luống tuổi ( tương đương ) hoặc trung niên của thế hệ mới GÐPT cũng đặt những câu hỏi, gọi là tâm tình như vậy. Tôi chỉ lặng lẽ với tâm hồn và ngắn gọn là Ðồng ấu Phật học mà !

Thú vị thật Ðồng Ấu ! Mà cũng đúng và mến thương hai chữ Ðồng Ấu thuở nào ! và do Ðồng Ấu để được GÐPT Giáo hội Tăng già Bắc Việt quý mến gắn lên mình « Huynh Trưởng « ( thời Ðồng Ấu chưa có từ này ), và năm sau được tin GÐPT Trung Ương phong Huynh Trưởng Cấp Tấn.

Thiện duyên được "bán vào chùa" tôi được thọ hưởng hồng ân Tam Bảo độ trì trong duyên sinh, để thành người Ðồng Ấu - Huynh trưởng GÐPT.

Hình ảnh tinh hoa tươi mát khởi thuỷ từ thời Ðồng Ấu là :

- Con Phật và Tăng bảo.

- Học Phật về hạnh Từ bi - Vị tha, để trở thành người Phật tử thuần thành, tránh tham, sân, si đền đáp nghĩa tứ ân, nhầm tạo thiện nghiệp duyên mai hậu của kiếp nhân sinh.

Do đó, người Ðồng Ấu - Huynh trưởng của tôi với ý thức thuần lý :

- Phật, Pháp, Tăng bảo.

- Tình lam trong đạo Phật.

đúng theo giáo pháp và mục đích tinh hoa khởi thuỷ của Ðồng Ấu - GÐPT, nhằm tự giác, giác tha để thanh tịnh tâm hồn. Nên đồng cảm bài hát do Trưởng Minh Phương hướng dẫn tập hát trong dịp trại hành hương của Nam, Nữ Huynh Trưởng GÐPT Vĩnh Nghiêm tại chùa Hội Sơn - Thủ Ðức năm 1993 :

Gần nhau

Gần nhau trao nhau yêu thương tình loài người . Gần nhau trao cho nhau tin yêu đừng gian dối .
Gần nhau trao nhau ánh mắt nhân loại này. Tình yêu trao nhau xây đấp nên tình người .
Cho dù rừng hay lá xanh tươi .
Dù cho biển cạn, nước bao la
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi ..
( có thể được xin thêm .. . trong ánh đạo vàng )


Mong rằng các Huynh trưởng GÐPT cũng đồng cảm tâm nguyện, để tinh hoa khởi thuỷ luôn viên dung với Ðạo .174

Aug 22, 2007

Bên Đường Xin Một Vết Thương



Nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ
Nghiêng nghiêng suối tóc xõa bờ vai ngoan
Lòng tôi nghiêng một suối đàn
Xôn xao hoa lá, nồng nàn âm thanh
Em khua chi những bước chân
Trái tim tôi rụng và lăn trên đường
Gót son ơi, cứ bình thường
Tặng cho tôi một vết thương ban đầu
Tôi thề tôi ráng chịu đau
Mai em cảm động và khâu lại giùm
Nếu vô tình cứ tung tăng
Trái tim trầy trụa vẫn lăn theo hoài !786

Vua A Dục Trở Về Với Phật Giáo



Lúc Ðức Phật còn tại thế, Ngài đã đem Chánh pháp phú chúc cho các vị quốc vương và đại thần, để sự truyền bá Phật pháp mau phổ biến.

Từ ngày Ðức Phật diệt độ, nếu quan sát trong lịch sử Phật giáo, thì thấy có hai vị quốc vương thật hết lòng lo hộ trì Phật pháp. Tại xứ Ấn Ðộ, thì có vua A Dục.  Ở Trung Hoa thì có đến mười ông vua có nhiệt tâm với đạo, nhưng chỉ có ông Lương Võ Ðế hết lòng vì đạo hơn cả.

Nay xin thuật sơ lịch sử của vua A Dục:

Nguyên vua A Dục là dòng dõi của A Xà Thế vương, thân phụ của Ngài tên là Tần Ðầu Sa, thân mẫu thuộc phái Bà La Môn.

Khi Ngài còn nhỏ thì thân thể rất thô kịch xấu xa, nên vua cha chẳng thương yêu. Ðến lúc Ngài thành nhân, thì oai võng hơn người và võ nghệ xuất chúng.

Sau nhân có việc nội loạn tại thành Hưu Thị La, vua cha mới sai Ngài đi chinh phục. Khi đâu đó được bình yên, vua cha thấy Ngài có công lao nên phong làm Thái tử.

Cách ít lâu, vua Tần Ðầu Sa thăng hà, thì Ngài kế vị, song tánh rất bạo tàn vô đạo, đến nổi giết hết mất trăm người tôi đại thần và kẻ thân thuộc.

Mùa xuân năm ấy... trăm hoa đua nở, cảnh vật vui tươi, Ngài mới dẫn bọn cung nữ đi dạo khắp vườn hoa mà thưởng ngoạn. Khi ra ngắm cảnh vườn xuân, bọn cung nữ chỉ lo chơi giỡn và trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, chớ chẳng quây quần bên Ngài như lúc ở tại nội điện. Vua nổi giận, truyền bắt giết tất cả, rồi tức thì trở về cung, chứ không đi thưởng ngoạn nữa. Lúc ấy, toàn dân trong nước đều ta thán cho Ngài là một ông vua đại gian ác.

Ðã vậy mà Ngài còn lập ra một chỗ gọi là: "Ðịa ngục ở trần gian", đặt tên là vườn "Ái lạc" ngoài thì sắp đặt cực kỳ tốt đẹp, nào là ao sen non bộ, cỏ quý hoa thơm, cũng như công viên, để cho nhân dân mặc tình đến đó mà thưởng thức giải trí...

Nhưng trong, thì có non đao rừng kiếm, lò lửa vạt dầu, và đủ các món khí cụ để hành hình người một cách ghê gớm.

Hễ người nào vào trong vườn Ái lạc đó, thì ngục tốt bắt giam, rồi cứ hành hình.  Còn những thế nữ ở trong cung mà cãi cọ xung đột với nhau, thì bắt đem vào cho chủ ngục phân xử. Thiệt là một cái thảm trạng thống khổ của nhân gian không kể xiết. Khi ấy có một vị Tỳ kheo, nhân đi khất thực nơi thành Hoa Thị, vì chẳng thông thuộc đường xá nên lạc vào vườn "Ái lạc", nhìn thấy cảnh tượng bên ngoài thì tốt đẹp lạ lùng, còn phía trong quả là một chốn địa ngục.

Thầy Tỳ khoe hoảng kinh, toan kiếm đường trở ra, ai ngờ bị ngục tốt đón bắt lại. Thầy hết sức yêu cầu mà bọn ấy không dung thứ, nên thầy bèn khóc òa.

Chủ ngục thấy vậy liền hỏi: Thầy là người tu hành, sao mà sợ chết đến đỗi khóc như con nít vậy?

Thầy Tỳ kheo đáp:

- Tôi chẳng phải sợ chết mà khóc, vì sợ mất sự lợi ích cả một đời người của tôi, nên mới ai bi như thế?

- Sự lợi ích làm sao, Thầy bày tỏ cho tôi nghe thử?

- Số là tôi mới xuất gia, chưa chứng đặng đạo quả. Tôi nghỉ lại thân người khó đặng, Phật pháp khó gặp, nay rủi sa vào chỗ ác địa này, thế nào cũng phải hủy mạng, thì còn đâu mà tu học nữa nên tôi mới khóc, chứ tôi đâu có sợ chết.

Thấy Tỳ kheo nói rồi, mới khẩn cầu với chủ ngục xin dung thứ cho Thầy sống sót trong bảy ngày, rồi sẽ hành hình chẳng muộn.

Chủ ngục thấy người tu, thì cũng động tâm, nên y theo lời của Thầy xin mà đình lại bảy ngày mới toan hạ thủ.

Ngày đầu, thầy Tỳ kheo nhìn thấy cách hành phạt rất độc ác, nào là người phụ nữ thân hình tốt đẹp mà bị bỏ vào cối quết người thì xương tan thịt nát, xem rất ghê sợ; nào là bọn ca nhi nhan sắc tuyệt vời mà cũng bị quăng vào lò lửa, đứa thì rút tay co cổ, đứa thì hả miệng nhăn răng.

Thầy Tỳ kheo thấy cảnh tượng ấy thì sanh lòng nhàm chán, mới nhớ lời Phật dạy rằng: "Sắc lịch dịu dàng dường như bọt nhóm, dung y đẹp đẽ mà đâu còn hoài". Nhờ chỗ dẫn chứng lời của Phật dạy đó mà Thầy tỏ  ngộ, dứt hết các đều tạp nhiễm, liền chứng đặng quả A La Há.

Ðến ngày thứ tám, ngục tốt bèn bắt Thầy đem bỏ vào chảo dầu, rồi chất củi mà đốt. Song khi lửa hạ và củi thành tro mà dầu trong chảo vẫn tự nhiên không nóng.

Chủ ngục thấy vậy nổi giận, đánh đập bọn ngục tốt, rồi hối đem củi cho nhiều và chụm thêm vào mãi mãi, nhưng đến khi xem lại trong chảo dầu thì thấy Thần Tỳ kheo ngồi kiết già trên hoa sen, xem bộ tự nhiên chẳng hề lay động chút nào cả. Chủ ngục hoảng kinh, lật đật đến tâu tự sự cho vua A Dục rõ.

Vua tánh nóng như lửa, khi nghe tin ấy liền tức tốc đi thẳng đến vườn Ái lạc.

Vua vào đến nơi, thì thấy Thầy Tỳ kheo hiện thân lên hư không, biên đủ 18 phép thần thông, trên mình thì nước tràn lênh láng, phía dưới thì lửa cháy rần rần, thí như một hòn núi lớn ở giữa không gian vậy.

Vua A Dục đứng nhìn sửng sốt một hồi, rồi tự nghĩ: "Mình với Thầy Tỳ kheo này cũng đồng là loài người, cớ sao Thầy lại đặng phép thần thông tự tại như thế, còn mình thì lo việc sát hại nhân dân, làm việc đại ác!".

Vua nghĩ như thế nên vội vàng quỳ xuống bạch với vị Tỳ kheo ấy rằng: "Ngửa mong Thánh giả chiếu cố đến tôi, xin hạ xuống nơi đây, tôi nguyện từ rày về sau bỏ dữ làm lành mà quy với Ngài".

Thầy Tỳ kheo đáp:

- "Hay thay! Hay thay! Nay đại vương đã tự hối mà quy đầu Tam bảo, thì sẽ đặng phước đức vô cùng và hân hạnh cho dân chúng biết bao".

Thầy Tỳ kheo nói xong, liền dùng thần lực của mình mà trở về tịnh xá.

Khi vua A Dục đã quy y theo Phật rồi, thì trong lòng hân hoan vô cùng, định sửa soạn trở về cung. Bỗng người chủ ngục đến tâu: "Khi Ðại vương lập ra cảnh "Nhân gian địa ngục" này, có ra lệnh hễ ai vào đây thì không cho ra. Tôi đã thọ mạng rồi, nên không dám cãi. Còn Ðại vương là bực thiên tử cũng phải nhất ngôn mới được".

Nghe chủ ngục nói như thế, vua A Dục mới hỏi: "Cứ theo lời của nhà ngươi nói đó, thì bây giờ nhà ngươi muốn giết ta hay sao?".

Chủ ngục đáp: "Quả như lời của Ðại Vương đó, thì mới đúng với quân lệnh".

Vua A Dục liền hỏi lại chủ ngục: "Vậy khi ban sơ tạo vườn Ái lạc này, nhà ngươi với quả nhân ai vào đây trước?".

Chủ ngục thưa: "Tâu Ðại vương! Tôi vào đây trước".

Vua nghe đáp như vậy, tức thì truyền cho ngục tốt áp lại bắt chủ ngục bỏ vào chảo dầu, đồng thời ra lệnh phóng hỏa đốt hết cả vườn Ái lạc.

Từ đấy về sau, vua bỏ hẳn các điều dữ mà làm những việc lành, và tâm tánh hết sức từ bi nên kẻ thời nhơn đồng ca tụng là Ðạt Ma A Dục Vương (ô
ng vua hiền lành).

Sau lại nhờ đức Ưu Ba Cúc Ða (Tổ thứ tư) giáo hóa thêm, nên vua càng tín ngưỡng Phật pháp hơn nữa, chính vua đã phái 256 vị Cao tăng đi khắp trong xứ để truyền bá Phật giáo...


Hết
469

Aug 20, 2007

Chơi chữ



Cô gái nói chuyện với chàng trai đang "tìm hiểu" mình. Cả hai đang học ở khoa báo chí ở một trường đại học. Cô gái nói với chàng trai:

- Mình đi học về chẳng xem được bài vở gì cả. Nhiều người đến chơi quá. Có người đúng là "khách", mình thích tiếp, chuyện trò thú vị: "Học thày, không tày học bạn". Qua giao tiếp, mình học "khôn" được, nhiều điều chưa biết thì nay biết. Nhưng cũng có người đến với mình không phải là "khách" mà chỉ "khứa" thôi. Vì chỉ chuyện trò tào lao vô bổ, vô ích, mất thì giờ!...

Chàng trai trả lời:

- Mình cũng thường nhận được thư của những người phương xa, của những người bạn thân, sơ. Có những bức thư nhận được đúng là "thư" theo đúng nghĩa của nó. Có những bức thư, đọc chỉ thấy là một dẫy "từ" nhạt nhẽo và sáo rỗng!...

1117

Aug 18, 2007

Ðúng như lời



Mẹ chồng và con dâu nhà nọ chẳng may đều góa phụ. Mẹ chồng dặn con dâu:


- Số mẹ con ta rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu vậy!


Không bao lâu, mẹ chồng có tư tình, người con dâu nhắc lại lời dặn ấy, thì mẹ chồng trả lời:


- Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ thì còn răng đâu nữa mà cắn.

2594

Aug 17, 2007

Có lý



Mác Xlê-pho, một hoạ sĩ nổi tiếng tâm sự với bạn bè về lý do mình chọn ngành hội hoạ:

-Tôi chọn ngành này từ năm 11 tuổi. Thoạt đầu tôi muốn trở thành ca sĩ, nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy nếu ca sĩ mà bị mất giọng thì xem như tan đời. Còn hoạ sĩ nếu có mất ... bút vẽ thì chỉ có việc chạy ra ngoài phố, nhoáng cái là mua được cây khác rồi. Và thế là tôi quyết định.2475

Người Đàn Bà Xấu Nhất Trần Gian



Người Đàn Bà Xấu Nhất Trần Gian


     Hắn cưới một người đàn bà xấu nhất trần gian. Hắn đã đến Vienna chỉ vì ả. Hắn không có chủ định, bởi trước đó cái ý nghĩ lấy ả làm vợ chưa hề chui vào đầu hắn.

      Nhưng khi nhìn thấy ả, khi bị nỗi kinh ngạc cho một cú quất mạnh, thì hắn đã không thể rời mắt khỏi ả được nữa. Ả có một cái đầu lớn đầy những khối u và những chỗ lồi lên. Cặp mắt nhỏ và luôn ướt trú ngụ ngay dưới cái trán ngắn nhăn nheo. Nhìn từ xa, chúng giống như hai kẽ nứt. Cái mũi như thể bị gãy ở nhiều chỗ, đỉnh mũi bầm tím và tua tủa những sợi lông kỳ dị. Và cái miệng phồng phồng vĩ đại lúc nào cũng he hé, ướt, bên trong là những cái răng nhọn. Ngoài ra, như thể như thế vẫn chưa đủ, trên mặt ả còn mọc lên thưa thớt những sợi lông tơ dài.

      Lần đầu tiên hắn nhìn thấy ả, là khi ả đi ra phía ngoài tấm quảng cáo bằng bìa cáctông của đoàn xiếc lưu động. Tiếng la ó vì kinh ngạc và ghê sợ lăn trên đầu những người đang tụ tập và rớt xuống chân ả. Hình như ả cười, nhưng trông giống như một cái nhăn buồn. Ả đứng không nhúc nhích, ý thức được rằng hàng chục cặp mắt đang dán vào mình, rằng họ đang hau háu nuốt từng chi tiết, để rồi sau đó tả lại khuôn mặt ấy cho hàng xóm, người quen hay chính những đứa con của họ, để nhớ lại rồi so sánh với khuôn mặt mình trong gương.

      Sau đó - khi đã trở thành thành viên của đoàn xiếc - cùng ả uống trà bên cạnh cái lò sưởi bằng sắt trong xe của đoàn, hắn đã nghĩ rằng ả hoàn toàn không ngu ngốc. Ả nói bằng nhiều thứ tiếng, nhưng có vẻ như chẳng được tiếng nào tốt. "Tôi biết ông đang nghĩ gì. Ai không có mẹ thì cũng không có tiếng mẹ đẻ. Tôi dùng nhiều thứ tiếng, nhưng chẳng có tiếng nào là của mình". Lúc hắn chào tạm biệt, thì ả - làm hắn sửng sốt - chìa tay về phía hắn bằng một động tác đầy nữ tính. Động tác của một mệnh phụ. Một bàn tay hoàn toàn đẹp. Hắn cúi người về phía bàn tay, nhưng không hề chạm môi vào nó.

      Hắn nằm ngửa trên giường khách sạn và nghĩ về ả. Nhìn thẳng vào bóng tối ẩm ướt ngột ngạt của khách sạn. Khoảng không đặc quánh càng kích thích trí tưởng tượng của hắn. Nếu là một người như ả thì sẽ như thế nào nhỉ. Sẽ cảm thấy ra sao từ bên trong. Sẽ nhìn thế giới như thế nào bằng cặp mắt giống như mắt lợn, sẽ thở như thế nào bằng cái mũi biến dạng, liệu có ngửi thấy mùi vị như mọi người? Chưa bao giờ hắn có cảm giác thương hại ả. Nếu như đồng cảm với ả thì chắc hắn đã không nghĩ đến việc lấy ả làm vợ.

      Về sau một số người đã kể về câu chuyện này như câu chuyện của một cuộc tình bất hạnh. Rằng hắn đã nhìn vào trái tim của ả bằng trái tim mình, rằng hắn đã yêu một thiên thần dịu dàng mang bộ mặt quái dị. Chẳng có gì giống thế. Đêm đầu tiên sau buổi gặp, đơn giản là hắn đã hình dung ra làm thế nào để chăn gối với một hình hài như vậy, để hôn ả, để cởi quần áo của ả.

      Hắn đã chiếm được lòng tin của ông giám đốc. Hắn được dẫn chương trình và hâm nóng công chúng: "Quý vị hãy nhắm mắt lại. Đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Ai đã một lần nhìn thấy trò đùa này của tự nhiên, sẽ không còn biết đến giấc ngủ ngon lành, sẽ phải thức dậy với nỗi sợ hãi. Rất có thể sẽ bị mất lòng tin vào tạo hoá". Hắn nghĩ rằng cái tạo hoá mà những người khác đã không còn tin tưởng ấy, đã ban thưởng cho hắn Người đàn bà Xấu nhất trần gian. Những kẻ ngu ngốc đánh nhau vì những phụ nữ đẹp nhất, bắn nhau trong những cuộc đọ súng, những tên điên rồ bỏ ra cả đống tài sản cho những sở thích của đàn bà. Còn hắn thì ngược lại. Người đàn bà Xấu nhất bám lấy hắn như một con thú nuôi buồn. Ả khác hẳn những phụ nữ khác. Và còn cho cơ hội để kiếm tiền. Hắn sẽ khác, lấy ả làm vợ, hắn sẽ có cái mà những người khác không có.

      Hắn thích ngắm ả những khi ả không ý thức được ánh mắt của hắn. Hắn biến mất từ sáng, trốn sau lều, sau xe, hắn bỏ đi để lang thang đâu đó và quan sát ả hàng giờ, cho dù chỉ là qua khe của hàng rào gỗ. ả sưởi nắng và lúc đó như người bị thôi miên, ả chậm rãi chải mái tóc mỏng của mình rất lâu, tết làm hai bím rồi lại gỡ ra ngay. Hoặc đan. Những chiếc que đan ánh lên trong nắng, chọc vào cái không khí ồn ào của rạp xiếc. Hoặc mặc một chiếc áo rộng, hai cánh tay để trần và giặt quần áo của mình trong cái chậu gỗ. Da trên cánh tay và ở cổ ả được phủ một lớp lông tơ nhìn rất đẹp. Mềm mại như của những con thú. Cái việc nhìn ngắm ấy rất cần cho hắn, bởi ngày qua ngày, nỗi ghê sợ trong hắn ít dần đi, tan ra dưới nắng, biến mất trong mắt giống như vũng nước trong ngày nắng nóng. Mắt hắn quen dần với sự bất đối xứng khiến người ta mệt mỏi, với những tỉ lệ bị phá vỡ, với thiếu và thừa. Đôi khi hắn thấy ả cũng bình thường.

      Không có bất cứ cái gì tồn tại từ đầu đến cuối nếu không có lịch sử của mình, hắn đã có sẵn một câu chuyện mới về sự xấu xí của ả. Đầu tiên hắn bắt ả phải học thuộc câu chuyện đó, nhưng chẳng mấy chốc hắn phát hiện ra rằng Người Xấu nhất không biết kể chuyện, ả nói đều đều và cuối cùng thì bật khóc, vậy là hắn kể về tiểu sử của ả thay cho ả. Hắn đứng cạnh ả, chỉ tay về phía ả và đọc: "Bà mẹ của sinh linh bất hạnh mà quý vị đang nhìn thấy đây, mà diện mạo của nó khiến những con mắt vô tội của các vị khó lòng chịu đựng nổi, sống ở một vùng quê gần Schwarzwald. Và đây, vào một ngày hè nào đó, khi bà đang hái quả móc trong rừng, một con lợn đực hoang dại nhất, đã theo vết chân của bà, bị thôi thúc bởi một dục vọng thú tính không lý trí nó đã tấn công và chiếm đoạt bà". Hắn còn có vài biến thể khác nữa. Người đàn bà đó đến từ một nơi do Chúa thử thách. Là hậu duệ c96

Aug 16, 2007

Ai sẽ phải trả tiền?



Nửa đêm, một cô gái khoả thân mở cửa chui vào xe taxi, anh tài xế há mồm nhìn chằm chằm. Cô nàng gắt:
- Sao, chưa thấy đàn bà khoả thân bao giờ à?
- Ồ không, nhưng tôi đang tự hỏi, trong hai chúng ta ai sẽ phải trả tiền?
2169

Aug 14, 2007

Hôn Nhau Không Có Hại



Người em:

Sách báo nói mỗi cái hôn chứa khoảng 40.000 vi trùng, mà saôngười ta cứ hôn nhau hoài vậy?

Người anh:

Đồ ngu! Chẳng có vi trùng nào cả?

Em:

Vậy sách báo ghi xạo hả?

Anh:

Lại càng ngu! Chàng hôn nàng truyền 40.000 vi trùng; nàng hôn lại chàng, trả lại 40.000 vi trùng. Vậy là huề chứ có hại gì?


2879

Hôn Nhau Không Có Hại



Người em:

Sách báo nói mỗi cái hôn chứa khoảng 40.000 vi trùng, mà saôngười ta cứ hôn nhau hoài vậy?

Người anh:

Đồ ngu! Chẳng có vi trùng nào cả?

Em:

Vậy sách báo ghi xạo hả?

Anh:

Lại càng ngu! Chàng hôn nàng truyền 40.000 vi trùng; nàng hôn lại chàng, trả lại 40.000 vi trùng. Vậy là huề chứ có hại gì?


2879

Dù thế nào sếp vẫn đúng



Sếp gọi nữ thư ký và nói:

- Ông kế toán trưởng luôn kêu ca với anh rằng em bao giờ cũng mặc váy quá ngắn, áo xẻ cổ quá sâu khiến ông ta không sao tập trung tư tưởng để làm việc được.

- Vậy phải làm sao hả sếp?

- Không thể để tình trạng như vậy. Ngày mai, anh sẽ đuổi việc ông ta.

- !!!

1362

Vận động viên



Đội bơi lội tỉnh nọ vừa đi thi đấu về, huấn luyện viên long trọng phát biểu:


- Tuy chúng tôi không đạt một thắng lợi nào, nhưng thay vào đó không ai bị chết đuối và điều đó đã là thành công lắm rồi!


***


Một nữ vận động viên đua xe đạp vượt đèn đỏ. Viên cảnh sát phải thổi mấy hồi còi, cô mới chịu dừng lại.


- Cô có nghe thấy tiếng còi không? - Anh công an nghiêm khắc hỏi.


- Có - Nữ vận động viên đáp - Nhưng tôi cứ ngỡ đó là hiệu còi xuất phát.

418

Aug 12, 2007

Tình Thương



Chớ hẹn đến già mới học đạo,
Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh.

Hoàng hôn về, đem theo một ít u buồn vơ vẩn. Theo gió nam, chim nhạn bay từng đàn lẽ tẻ, đàn chim nhạn bay về trong khói sương chiều ảm đạm cánh mõi chưa tìm được chỗ trú chân trong một ngày gió bạt mưa ngàn. Mưa đã tạnh, gió đã yên, những lá rụng đầy đường đang than thở với ánh dương tà còn sót lại. Cảnh tượng đượm màu hoang tàn và thê thảm.

Ngồi bên song cửa, nàng Liên Hoa bâng khuâng nhìn trời với một mối u buồn khôn xiết. Ðôi mắt nàng chạm phải cảnh tượng thê lương của buổi chiều vàng, cũng như lòng nàng chạm phải một cảnh đời oan trái.

Vâng, cảnh đời oan trái quá! Bao nhiêu là phỉnh phờ và bao nhiêu là dối gạt! Lòng nàng còn tươi thắm được không, khi đã bị gió mây u sầu bao phủ. Lòng người sâu độc và phũ phàng. Sắc nước hương trời mà làm chi, lâu đài vàng bạc có giá trị gì, khi lòng người phụ bạc! Ngón đàn tuyệt diệu của nàng không còn khêu gợi được những mãnh tình tan vỡ. Người mà nàng chắc chắn sẽ ngàn năm sum hợp, thì nay đã ghét bỏ nàng. Ðã bao nhiêu lần như thế, và cũng đã bao nhiêu lần những buổi chiều vàng tan tác về trên cảnh vật. Tình thương trời ơi! Tình thương chỉ là man trá nhất thời. Tình thương là gì? Nếu không phải là những cánh nhạn bay qua, chỉ để lại trên mặt hồ, trên trái tim nàng, những u buồn thất vọng? Tình thương mong manh quá! Trái tim nàng hình như thắt lại. Ðời còn có nghĩa gì với một kiếp hồng nhan bạc phận như nàng?

Cảnh vật đã nhuộm màu đen tối. Ðêm xuống giữa cảnh vật và xuống giữa tâm hồn nàng. Nàng cảm thấy bơ vơ trống trải. Nàng mến tiếc thời xưa, thời mà nàng còn bé bỏng, sống trong tình thương không giới hạn của mẹ nàng. Tình mẹ thương con, nàng thấy rõ là một tình yêu chân thật, vững bền. Ôi, mẹ nàng còn đâu nữa để an ủi nàng trong phút đau đớn này. Tìm đâu ra tình thương cao cả và đằm thắm như tình mẹ yêu con.

Nhưng mắt nàng vừa chạm phải một ánh sáng xa xăm. Ừ, trăng đã lên ánh sáng dịu hiền đã lan tràn trên cảnh vật. Nàng cố tìm trong trí nhớ và chắc rằng một tình thương bao la như ánh trăng hiền hậu vẫn còn có ở đời này. Ðâu đó, người ta ca ngợi tình thương. Phải rồi, tình thương của bực giác ngộ ra đời, thấm nhuần muôn vật. Mắt nàng sáng lên, như nhìn thấy ngôi sao cứu tinh hiện lên ở chân trời rực rỡ. Người đang gieo rắc tình thương cao rộng bao la, chính là bực giác ngộ, là Phật đà. Tình thương nhân thế mong manh, nhưng tình bác ái của đạo Vàng vẫn trường cửu và bao la cao rộng. Nụ cười thế nhân mong manh quá, nhưng nụ cười Ðức Phật còn mãi hiền hậu với tất cả mọi loài. Nụ cười ấy có một cái gì giống với nụ cười mẹ yêu con tha thiết. Nàng thấy rõ: trú địa an tịnh là dưới ánh đạo Vàng mà Ðức Phật còn đang gieo rắc quanh Ngài. Nàng sẽ đến dưới tình thương Ðức Phật.

Tìm được nơi nương dựa cho tâm hồ, nàng thấy lòng nàng êm tịnh. Ngày mai, nàng sẽ đến với tình thương cao cả của Ngài, và như đứa con thơ, nàng sẽ được an lành dưới nụ cười êm dịu của người mẹ hiền.

Sáng hôm sau, trời mới tinh sương, Liên Hoa đã vội vàng lên đường. Ðường về Cấp Cô Ðộc không xa nhưng nàng muốn đến nơi trước giờ ngọ nắng nung người. Nàng đi với một lòng tin tưởng ở Ðức Phật Từ Bi không bến hạn của Ðức Thế Tôn. Mặt trời lên cao, trời đã bắt đầu nóng nực. Nàng Liên Hoa đi nhanh hơn để mau tới đích. Ðược hơn một nửa đường, thì mồ hôi đã thấm ướt áo nàng. Ghé vào một bóng cây to che rợp một hồ sen nước trong như gương, nàng ngồi nghỉ, nước hồ trong quá, nàng đứng lên lại gần vuốt mớ tóc lại để rửa mặt. Nước hồ mát rượi, nàng thấy khỏe khoắn và an lành. Vén tà áo sang bên, nàng bỗng thấy trong gương nước hồ trong, mặt nàng duyên dáng tươi lành in trên nền trời xanh biếc, nàng còn trẻ, tóc nàng còn xanh lắm và môi nàng còn thắm như son. Nàng còn xuân quá! Rồi đây xuất gia đầu Phật, nàng đứng yên suy nghĩ - rồi mớ tóc sẽ còn đâu. Sống trong cảnh thanh đạm của người tu hành, nàng thấy còn sớm quá. Ðể năm năm sau cũng còn chưa muộn. Nàng còn trẻ và đẹp biết chừng nào? Gương mặt nàng, biết đâu sẽ đem lại cho nàng một người yêu trong mộng tưởng.

Nghĩ thế và ý muốn quay về ám ảnh đầu óc nàng. Nhừng từ xa một bóng người đi lại. Bóng một thiếu nữ tha thướt trong dáng đi đẹp của hàng quí phái.

Liên Hoa giật mình: nàng chưa bao giờ trông thấy một người đẹp như thế! Mắt thiếu nữ trong như gương nước hồ sen, tóc nàng buông xuôi, đẹp như một làn mây mờ và mỏng. Nàng nhẹ tiến về phía nàng Liên Hoa, trên môi đã nở một nụ cười tươi như hoa phù dung buổi sáng.

Liên Hoa yên lặng cúi đầu. Nhưng thiếu nữ đã đến bên. Thiếu nữ cười, tiếng nàng trong như tiếng đàn huyền dịu:

- Sao chị buồn thế? Chị đi đâu, hẳn chị về Ca Tỳ La?

Liên Hoa chợt tĩnh, nàng đáp lời thiếu nữ:

- Không, tôi về vườn Kỳ Thọ.

Thế là hai người quen nhau.

Liên Hoa bắt đầu thấy mến thiếu nữ. Ðã lâu, hai người nói chuyện tâm tình, thiếu nữ nhìn Liên Hoa cười và tiếp:

- Không, sắc đẹp chóng tàn lắm chị ạ. Chỉ có tình thương rộng rãi mới là trường cửu.Tình thương thế nhân en thấy quá mong manh.

Thiếu nữ tỏ vẻ nhọc mệt. Gối đầu lên vai Liên Hoa, nàng lặng yên nghe tiếng sáo diều đâu đây đồng vọng.

Lát lâu, khống thấy thiếu nữ nói gì, Liên Hoa tưởng nàng thiếp ngủ. Nhưng Liên Hoa kêu lên một tiếng khi nàng chạm phải cánh tay lạnh như đồng của thiếu nữ. Nàng đặt đầu thiếu nữ dậy thì, than ôi! Người đẹp đã chết rồi, thân xác nàng đã lạnh ngắt và cứng đờ như gỗ. Hoảng kinh, Liên Hoa vùng dậy mắt nàng trông rõ khuôn mặt thiếu nữ: Còn đâu bao nhiêu vẻ đẹp não nùng! Mặt thiếu nữ xám lại, mắt trắng dã, toàn thân tím lại như xác người để đã bốn năm hôm.

Liên Hoa thở dài. Nàng thoáng thấy lẽ vô thường của kiếp sống đời người. Nở rồi tàn, sắc đẹp trôi theo thời gian tàn tạ. Bao nhiêu ham muốn trở về tiêu tan mất cả. Ý chí xuất gia mạnh mẽ trở lại với nàng, Liên Hoa đặt người bạn xấu số bên bóng cây già rồi vội vã ra đi về vườn Kỳ Thọ.

Mãi bước hướng về nơi chủ đích, Liên Hoa không còn nhìn lui lại phía sau. Nàng có ngờ đâu, thiếu nữ đã đứng dậy hồi nào. Thiếu nữ đứng lên, nhìn theo Liên Hoa khuất dạng trong bóng cây rậm rạp. Hình như đã hiểu sự thay đổi trong tâm hồn Liên Hoa, nàng mĩm cười đắc chí. Nàng chép miệng:

Bao nhiêu thế nhân, khi chạm phải luật vô thường vẫn còn ham muốn không thôi!

Than ôi! Tình thương thế gian là một trò hề điên đảo! Liên Hoa sẽ được an lành dưới bóng Ðức Từ Phụ. Nàng s485

Aug 11, 2007

Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay



Ðến bây giờ tôi cũng không hiểu sao anh lại chọn bài hát “Gửi gió cho mây ngàn bay” của Ðoàn Chuẩn - Từ Linh để tặng riêng cho tôi. Chỉ biết rằng khi tôi hỏi, anh cười: “Bởi em buồn quá!”. Mỗi lần hai đứa ngồi với nhau, anh hát cho tôi nghe đã đành. Các dịp liên hoan của lớp anh cũng cố “đệm” vô rồi nhìn tôi nheo mắt. Ðôi lúc tôi phát bực. “Ðể làm chi mà anh hát bài đó hoài vậy?” Anh lại cười: “Ðể gửi gió cho mây ngàn bay”. Sau dần, tôi đâm ghiền và nó trở thành một cái gì đó giữa hai chúng tôi.

Tôi quen anh từ dịp Noel năm thứ nhất. Học cùng lớp nhưng đến lúc đó chúng tôi mới nói chuyện với nhau. Anh tặng tôi bài thơ nho nhỏ. Tôi nâng niu và ghi vào đó: “Món quà Giáng Sinh đặc biệt!”

Rồi sau đó chúng tôi thân nhau. Anh luôn nhìn tôi bằng cái nhìn đằm thắm và gây cho tôi một niềm tin yêu. Tôi vốn hay mặc cảm. Anh giúp tôi phá bỏ cái vỏ bọc cứng ngắc ấy. Ngày tôi vào Ðại học, tôi tự hứa với lòng. Mình là một cô gái nông thôn, phải cố gắng học cho đàng hoàng. Ðừng vớ vẫn và đừng... yêu! Thật tai hại bởi tự tôi đã dối lòng tôi.

Anh đến và cho tôi tình cảm ngọt ngào. Một nửa con người trong tôi thầm kín đón nhận. Một nữa con người trong tôi lại muốn chối từ dẫu rất mong manh. Chắc anh hiểu nên anh vẫn không nói ra một điều gì rõ ràng. Và tình yêu vẫn bồng bềnh, vẫn như sương khói níu kéo hai đứa chúng tôi.

Anh nói: “Kỷ niệm về em và Huế bao giời cũng đẹp”. Còn với tôi, đó là những gì quí giá mà tôi sẽ hối tiếc sau này.

Mỗi kỳ nghỉ hè anh vẫn viết thư thăm tôi. Tôi đọc và không nhìn thấy dòng chữ mà mình trông chờ. “Anh nhớ em và rất mong sớm gặp lại em”. Tôi bực bội và trách móc - Bạn bè người ta cũng mong chờ nhau vậy!

Qua hè thay vì mừng rỡ đón anh trở lại trường, tôi lại cố làm ra vẻ dửng dưng. Anh cố coi như không có gì xảy ra. Ngồi ở phòng đối diện nghêu ngao hát: “Với bao tà áo xanh đây mùa thu...”

Mùa bằng lăng nở tím trên những con đường ở Huế, anh rủ tôi đi hái trộm bông. Khuya về cả một giỏ xe tím ngát. Hai đứa thả bộ lang thang. Tôi nửa trông chờ, nửa van xin anh đừng nói. Còn anh, vẫn bâng quơ những chuyện vòng vo, tưởng như không đâu.

Lần đầu tiên tôi được nhìn cảnh bình minh trên biển (Thuận An) và tôi nhớ mãi dịp trại hè năm đó. Khi mặt trời chưa lên anh đã hỏi tôi: “Ðố em mặt trời lên từ đâu?” Khoảng trời biển giao nhau rộng quá và tôi chỉ sai hướng. Chứng minh cho điều đó là một lúc sau, mặt trời mọc chếch đi một chút. Tôi cúi đầu. Anh nói: “Vậy mà cũng buồn”. Anh bắt cho tôi con còng to bụng đầy trứng. Tôi nửa muốn thả nó ra, nửa muốn đêm lên đến tận trường bởi với tôi, đó cũng là quà. Lúc tôi phân vân thì anh lại: “Thả nghe”. Vậy là tôi lại buồn.

Có lần anh nói với tôi: “Anh không coi em như một cô bạn bình thường, nhưng cũng chưa phải là...”. “Ðược rồi, anh về đi”. Tôi trả lời cộc lốc. Có lẽ tôi sai lầm khi nghĩ rằng, anh nói câu này để biện bác một điều gì đó.

Thế rồi tôi quyết định tránh mặt anh. Anh vẫn nhìn tôi đằm thắm. Tôi vẫn cố tình lãng quên. Rồi năm thứ ba qua đi, tình cảm giữa chúng tôi như không còn gì. Nghe đâu anh đã có người yêu. Lại nghe đâu họ chỉ là bạn. Riêng tôi, tôi không đủ can đảm để tìm hiểu sự thật. Tôi sợ sự thật bẽ bàng. Cứ thế tôi âm thầm lặng lẽ mang một tình yêu không gọi tên và một nỗi đau bởi tự mình phải tìm quên.

Ngày tốt nghiệp, khi chia tay để mỗi người một ngã, tôi tự cho mình được hẹn với anh một lần nữa và thực hiện một dự định: Chúng tôi sẽ đến quán cafe quen thuộc, tôi sẽ trao anh chiếc phong bì to dán kín những gì anh tặng tôi trong bốn năm: Một bông hồng hàm tiếu được tôi ép khô, những bài thơ và tập nhạc... Tôi sẽ nói với anh một câu ngắn ngủi: “Cho em nhẹ lòng” để may ra anh hiểu được lòng tôi. Nhưng tôi vẫn chần chừ, vẫn không trao, không nói. Tiếng nhạc trong quán sao mà buồn: “Ta đi bằng nhịp điệu một, hai, ba, bốn, năm. Em đi bằng nhịp điệu sáu, bảy, tám, chín, mười...” Phải chăng tôi và anh đã không đồng điệu.

Dẫu sao tôi cũng đã yêu anh rồi. Giờ đây tôi làm sao còn dối lòng được nữa. Tôi yêu anh bằng tình yêu thầm kín, trong sáng. Một tình yêu sẽ theo tôi suốt đời. Tôi không nói cùng anh. Tôi chỉ viết những giòng này cho tôi. Và tôi cũng đem nó “Gởi gió cho mây ngàn bay”.689

Aug 10, 2007

Lão Chộp




Lão Chộp lại có khách. Chuyện ấy thì chẳng lạ. Nhà lão ngày nào chẳng rậm rịch khách khứa. Căn nhà nằm ngay bên con đường chính của làng. Con đường nối ba xóm, dẫn ra đến cổng đồng. Nhà lão lại có bể nước mưa trong vắt, một nửa chôn chìm xuống dưới lòng đất, nên bốn mùa nước mát lạnh, uống đến đâu, biết đến đó. Đang mệt và buồn ngủ, tợp một ngụm là tỉnh queo như sáo tắm. Bởi thế, người ra đồng đáo qua, kẻ về nhà tạt lại, làm chớp nghỉ chân, rồi tiện thể đánh đẫy một gáo dừa, gọi là hưởng tí lộc giời. Nếu không cũng sà vào cái chõng tre kê ở hiên nhà, bắn vài điếu thuốc lào. Cái điếu nhà lão là điếu cổ, loại điếu bát, nghe nói có từ đời vua Càn Long ở bên Tầu kia. Thuốc nào nhồi vào đó, hút cũng ngon, cũng ngọt lịm như rót mật vào cổ. Rồi thì say. Say đứ đừ. Say từ ruột say ra, đã hơn cả thuốc phiện, cứ gọi là đê mê từ chân tóc xuống tới tận kẽ ngón chân. Đời người, mỗi ngày được một choác như thế, có khác gì lên Tiên, lên Phật. Mà Tiên Phật cũng phải gọi bằng cụ. Bởi vậy, nhà lão luôn rục rịch kẻ ra, người vào. Toàn những tiên phật cả đấy. Nhưng ông khách đến nhà lão Chộp lần này lạ lắm. Không phải người làng. Cũng không phải người ở huyện, ở tỉnh, ở Hà Nội, trung ương, mà xa lắm, xa lắm lắm, nghe nói mãi bên kia Thái Bình Dương. Nghĩa là bên kia trái đất cơ đấy. Đó là ngài Pete Peterson, Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Quái, lão có quen ông ấy đâu nhỉ? Cả đời lão, đến cái tết con cọp này đã bước vào cái tuổi sáu tám, nhưng lão chưa bao giờ đi ra khỏi làng. Làm sao lão có được ông bạn vàng xa xôi thế, bệ vệ sang trọng đến như thế?

II

Thực tình, nói có giời biết đấy, và cũng xin thề trước qủy thần hai vai, lão Chộp không hề quen ngài đại sứ thượng nghị sĩ Pete Peterson. Lão vốn là thợ cày làng An Đoài. Nghề thợ cày là nghề gia truyền từ đời ông bà ông vải để lại. Nhà lão nghèo, lại neo đơn. Lão thuộc hạng độc đinh. Ông cụ thân sinh ra lão gặp phải cái cung số vất vả về đường con cái. Mà đâu chỉ riêng ông cụ. Ai ở cái làng này cũng vất vả đường con cái. Đẻ thì có đẻ. Nhưng khó nuôi. Có nhà đến chín, mười đứa con mà rồi chẳng còn một mống. Đứa leo cây, sa xuống đất: chết!Đứa rắn cắn: chết! Đứa trượt chân, rơi tõm xuống ao bèo: chết! Rồi đứa bị lên sởi: chết! Đứa đi chăn trâu, bị cảm nắng, thoạt tiên, đầu chỉ thấy váng vất. Thế rồi cũng lại lăn đùng ra chết. Chết cứ như đùa. Cụ thân sinh ra lão Chộp có đến 5 người con, ba trai, hai gái, trông cứ đều thau tháu, đẹp như tranh vẽ. Chúng chỉ bị đậu mùa nhì nhằng. Vậy mà rồi ai ngờ, chúng cũng lại cướp công cha mẹ, chúng theo nhau đi hết.

"Hú ba hồn chín vía cái Gái ở đâu thì về...". "Hú ba hồn bảy vía thằng Buồi khoăm ở đâu thì về với chị, với em nhớ..ớ... ớ...". "Hú ba hồn chín vía...". Đêm nào, làng cũng cồn lên những tiếng hú hồn như thế. Tiếng hú eo éo rờn rợn vờn trên những tán cau, bụi chuối đen ngòm, vọng từ cổng đồng vào những ngõ xóm tối sẫm, hun hút mưa phùn gió bấc và rông rốc tiếng chó sủa, rồi lại từ ngõ xóm vòng ra ngoài cổng đồng. Những người đàn bà lớn tiếng, cả hơi đều được xung vào đội quân hú hồn. Thỉnh thoảng cũng có đứa tỉnh lại. Ấy là hồn chưa đi xa, chưa bị lú đường, còn nghe được tiếng hú gọi mà lần về nhập vào xác. Còn nhiều đứa hồn đã lìa, mà không kịp gọi ngay là coi như đi đứt. Chúng đã bị giời bắt. Bà đồng Hỷ khoát tay quả quyết như vậy. Bà cụ ở mãi huyện bên, cách làng một thôi đường, một con sông, lại bị mù từ nhỏ, chỉ quanh quẩn trong cái điện thờ âm u hương khói mà cái gì cũng biết. Cứ như lời bà đồng thì trăm tội đều do ông giời cả. Tại Ngài tất. Ngài đỏng đảnh lắm, tham lam lắm, chỉ muốn có nhiều kẻ hầu, người hạ. Cứ đứa nào có tên đèm đẹp là Ngài bắt ngay. Thế là từ đó, đẻ con, người ta cứ thằng cu cái đĩ mà gọi. Có ông lão làm nghề đánh giậm, đẻ đến năm cô con gái. Lũ trẻ lau nhau trứng gà, trứng vịt, ăn cơm rau muống, tắm nước ao tù, mà lớn lên đẹp như tiên. Da trắng nõn trứng gà bóc. Môi chúm chím, ướt đỏ, trông đến mát cả mắt. Con gái thị thành cũng chẳng bén gót chân. Nhưng đến khi gọi tên thì nghe sởn cả da gà: Ếch, Ộp, Suốt, Suồn, Suột. Ấy vậy mà cũng đâu có thoát khỏi nạn giời. Cô Ếch đội nón ra đi sau một tuần bị chó dại cắn. Khổ! Không khéo cũng chỉ tại con bé có tên là Ếch. Thế thì đích thị là Ngài rồi. Chính ngài chứ đâu phải chó dại. Biết đâu, Ngài giở tính, lại thèm cái món đồng quê. Thế là khổ con rồi, con ơi! Bà đồng Hỷ bảo thế. Bà đồng đã phán là cấm có sai bao giờ!

Bởi vậy, khi lão Chộp ra đời, ông cụ thân sinh lão gọi luôn là thằng Vồ. Cả làng từ lớn đến bé cũng gọi lão là thằng Vồ. Rồi cậu Vồ, anh Vồ. Sau này lớn lên, lão tự đổi tên là Chộp. Chộp với Vồ thì cũng thế cả. Ấy là cái tên để doạ... ông giời. Chẳng biết ông giời có sợ lão không, nhưng quả thật, ngài cứ im thin thít. Bởi thế mà từ khi đẻ ra cho đến mãi sau này, lão chẳng ốm đau, sài đẹn gì, mà cứ lớn thôi thổi. Mười tuổi đã cao lưng cột nhà. Mười bảy tuổi, lão đã trị được con trâu hung dữ nhất của làng An Đoài. Ông giời lão cũng chẳng sợ. Cho đến cả Thiên lôi, Tầm sét có xuống, lão cũng chẳng coi ra cái thá gì!

III

Thế thì lão sợ quái gì mấy con giời rổm, ấy là cái lũ quạ Mỹ. Khi chiến tranh leo thang bằng không quân của chúng vừa bung ra miền Bắc, lão đã sung ngay vào trung đội dân quân Quyết thắng của làng An Đoài. Với cây súng trường dài bằng nửa cái đòn gánh, trưa nào, lão Chộp cũng leo lên đỉnh cây gạo cạnh ao chùa, ngồi thu lu trên chạc ba, như một con chim cắt đang rình mồi. Lão đang rình máy bay Mỹ đấy. Rình mãi rồi chúng cũng mò đến. Chúng hét ầm ầm như sấm, như sét, nghe tưởng đứt màng nhĩ, hùng hổ cứ như ông Thiên lôi. Nhưng nhìn tướng mạo thì rõ ra quân ăn trộm. Chúng bay sấp ngửa, bay nhớn nhác như quạ vào chuồng lợn. Rồi tên lửa, rồi cao xạ, trung liên, rồi 12 ly 7 nổ rền khắp cả bốn phía. Lúc bấy giờ mới biết quân ta đông thật. Chỗ nào cũng dày đặc trận địa phòng không. Đạn nổ rền như ngô rang. Lão cũng đòm theo vài phát súng trường cổ lỗ. Thực tình thì lão chỉ bắn doạ. Lão nện bừa lên thinh không chứ nào có kịp nhằm gì. Thế mà con giời cũng khiếp vía, chạy đến vãi khói đít.

Thế rồi, nhập nhoạng tối ngày 10-9-1966, lúc bấy giờ mới cơm nước xong, lão Chộp chưa kịp leo lên ngọn cây gạo thì bầy quạ Mỹ chẳng biết đi ăn sương ở đâu về, rồi bị đòn, bay đến khu vực làng An Đoài thì cháy bùng lên như một ngọn đuốc lớn. Lão Chộp sướng quá. Lão hét đến khàn cả giọng. Rồi cả làng cùng la hét, reo hò ầm ĩ. Rồi họ khua trống, gõ nia, gõ mẹt, gõ chậu thau, nồi đồng. Rồi lan sang cả mấy làng bên. Rồi thì khắp bốn phương giời, mười phương đất, chỗ nào cũng đụp đụp đẹt đẹt. Ngọn đuốc ma bấy giờ đã bành ra thành đống lửa lớn chùng chiềng đổ xuống mạn ái Quốc. Phen này thì thằng lái ra tóp! Lửa phừng phực như thế, có là ông giời cũng chẳng thoát nổi. Toi rồi, con ơi! Cú này thì đời con thành chả rồi. Một miếng chả nướng cứ gọi là thơm phưng phức nhá!

IV

Vậy mà hai tên giặc lái trong chiếc máy bay bị bắn cháy đêm ấy vẫn không bị chết, cũng không bị thui thành miếng chả thơm phưng phức như lão Chộp tưởng tượng. Vào khoảng tám giờ tối hôm đó, ông Nguyễn Đình Bệch, công nhân lái phà ở làng Đào Xá đi làm về, tình cờ nhặt được chiếc mũ phi công rơi trên cánh đồng làng An Lâm. Thế có nghĩa là tên giặc lái đã thoát khỏi đám cháy, đã nhảy dù rồi. Có thể hắn rơi ngay ở trên cánh đồng làng An Đoài, hoặc ở mấy khu vực quanh quanh đây thôi. Bí thư đảng ủy Nguyễn Đình Hiện và xã đội trưởng Nguyễn Danh Cân đều có chung một nhận định như vậy. Trung đội dân quân Quyết thắng đã được triệu tập tức tốc ngay trong đêm. Bằng mọi giá phải lùng bắt tên giặc lái đang lẩn lút đâu đó, không để cho hắn gọi đồng bọn đến giải thoát. Trung đội dân quân được bổ sung thêm một số thanh niên phụ nữ trong làng. Người có súng thì mang súng. Người không có súng thì mang đòn gánh, đòn càn, liềm hái, hoặc gậy gộc. Đạo quân truy tìm giặc lái chia làm ba mũi. Một mũi tiến về phía An Lâm. Một mũi tràn về mạn Quốc Tuấn. Lão Chộp dẫn đầu mũi vây quét ở khu vực An Đoài, Đào Xá. Lùng sục suốt đêm, chẳng thấy gì. Thằng lái chết rồi. Chắc chắn là hắn chết rồi. Cái mũ của hắn có thể vẫn còn sống, nhưng chính hắn thì đã bị cháy thành than cùng với chiếc máy bay. Lão Chộp nghĩ vậy. Rồi lão thung thăng dẫn quân về. Lúc bấy giờ đã khuya. Sương xuống mù mịt. Cả cánh đồng Mả Giai chờn vờn trong làn sương khói lãng đãng. Mảnh trăng thượng tuần xanh tái đang lặn xuống chân trời xa, hắt quầng sáng hấp hối lên đỉnh ngọn quéo đen sẫm. Cây quéo này, một thời nghe nói có ma. Khối bà đi chợ sớm qua đây, rồi cứ gồng gánh đi quanh gốc quéo cho đến sáng bệch mới thoát ra khỏi. Ma làm đấy. Bà đồng Hỷ bảo phải đóng vào gốc quéo ba cái đinh thuyền to bự cùng bao nhiêu bùa bà cho yểm mới trị được đấy. Bây giờ thì không còn ma nữa. Nhưng lão Chộp vẫn thấy rờn rợn. Linh tính báo cho lão biết có một điều gì đó không bình thường. Hay là vẫn còn ma? Mà đúng còn ma thật. Ma hiện lù lù ngay trước mắt kia, ở ngay trên đỉnh ngọn quéo kia. Lão Chộp dụi mắt nhìn. Một chiếc dù bùng biêng xanh xanh đỏ đỏ trong ánh trăng thoi thóp. Lão Chộp khoát tay ra hiệu cho cả nhóm tản ra xung quanh, tiếp tục lùng sục. Rồi lão trườn dọc bờ ruộng, men theo con mương đào. Có tiếng cá tũng toẵng đớp sương. Rồi tiếng thở phì phò bên kia mương nước. Thôi, đúng con giời rồi. Lão Chộp nhảy phóc qua mương. Rồi lão lăn một vòng xuống vệ cỏ, lăn luôn vào cái đống to xù đang nằm thở hổn hển. Lúc bấy giờ, lão Chộp mới bàng hoàng nhận ra mình chỉ có hai bàn tay không. Khẩu súng rơi đâu mất. Có lẽ nó đã văng xuống bờ mương bên kia. Tên gịăc lái nghển cổ nhìn lão. Lão Chộp ngỡ sẽ có một tiếng súng lục vang lên. Nhưng chắc chắn lão không thể chết được. Nếu có bị trúng đạn thì cũng phải trói hắn xong, lão mới chịu chết. Nhưng không. Không có tiếng súng nào cả. Tên giặc bàng hoàng nhìn lão. Rồi bất ngờ, hắn chúi đầu xuống bờ ruộng. Hình như hắn muốn chui xuống đất. Nhưng hắn không phải con lươn, con chạch. Làm sao mà chui được cơ chứ! Lão Chộp nhảy phóc lên người hắn, chẹn chặt cổ. Rồi phía sau, ông Sinh, ông Măng, ông Lơ cũng vừa ập đến. Người đè chân, người giữ tay. Thế là tên giặc lái bị tóm gọn...

V

Rồi sự kiện đó qua đi. Cũng như bao chiến tích oanh liệt thời chống Mỹ rồi cũng qua đi. Lão Chộp không còn nhớ nữa. Những ông lực điền cùng bắt giặc với lão cũng không còn nhớ nữa. Họ bận bao công việc đồng áng, mùa màng. Chẳng ai còn nhắc lại chuyện cũ. Thế nhưng, viên phi công Mỹ bị bắt đêm ấy, ngài Pete Peterson thì lại không quên. Vừa đến Hà Nội được ít ngày, ngài đã trở về An Bình, thăm lại mảnh đất xưa mà cứ theo lời ngài thì đó là mảnh đất ngài có nhiều kỷ niệm sâu sắc.

Lần này, ngài đi giữa ban ngày. Cùng đi với ngài còn có bí thư tỉnh ủy Phạm Văn Thọ cùng nhiều cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao. Lão Chộp cũng ra đón ngài. Lão đi cùng đám thợ cày, thợ cấy làng An Đoài. Cuộc đón tiếp diễn ra trọng thể theo đúng nghi thức đón khách quốc tế.

- Ông còn nhớ tôi không? Ông có mong tôi trở lại không?

Đại sứ Pete Peterson bắt tay lão Chộp và hỏi lão như vậy. Câu hỏi ấy làm cho lão rất đỗi kinh ngạc.

- Làm sao tôi lại nhớ và mong ông được. Ông không phải người làng tôi, cũng không phải họ hàng. Ngay cả bây giờ gặp ông giữa ban ngày ban mặt mà tôi cũng còn chẳng thể nhận ra được nữa kia. Lúc ấy, ông khác lắm...

- Tôi khác ư? Khác thế nào? -Đại sứ đâm tò mò...

- Thì lúc ấy, ông là cái anh đầu trọc. Tôi muốn túm tóc ông cũng không túm được. Còn bây giờ thì ông thế này...

Đại sứ Mỹ cười vang. Lão Chộp cũng cười. Câu chuyện xưa đã trở thành cổ tích. Còn hiện tại lão Chộp đang thủng thẳng cùng Pete Peterson đi thăm cánh đồng Mả Giai, thăm gian nhà kho chứa thóc giống nơi ngài từng bị nhốt. Tất cả giờ đổi khác. Cây quéo xưa đã chết. Đường ra đồng rộng thênh thang, có thể chạy hai hàng xe tải. Nhiều nhà xây đã mọc lên, có dáng dấp những biệt thự vườn. Rồi quán cháo lòng, quán cơm bụi, quán karaoke. Làng An Đoài đã váng vất đâu đó chút mùi vị thị thành.Đến chính lão Chộp cũng không còn nhận ra được dấu tích đìu hiu của cái làng quê xưa cũ. Nhưng Ngài Pete Peterson thì vẫn nhận ra. Ngài nhớ rất rõ từng bờ rào, từng mô đất trên con đường làng ngoằn ngoèo những vệt trâu đái và ngai ngái mùi cúc tần, mùi rơm rạ. Lão Chộp rất kinh ngạc trước trí nhớ kỳ lạ của viên phi công Mỹ ngày nào.

- Chỗ này dạo ấy không phải như thế này đâu. Nó có rãnh nước nhỏ...

- Phải rồi! Lão Chộp xác nhận. - Nó là rãnh đất ải. Ông tập tễnh bước trên những rãnh đất ấy...

- Tôi nhớ là tôi rất đau chân. Đau lắm. Lúc ấy, tôi ngỡ mình không phải bước trên mặt đất, mà đang giẫm lên những bàn chông. Vâng, đúng là những mũi chông nhọn hoắt...

Lão Chộp cười hô hố:

- Không phải chông đâu.Đất làng tôi đấy. Tôi vẫn giẫm trên những vạt đất ấy ra đồng mỗi ngày. Chỉ có điều là ông đi chưa quen thôi. Lúc ấy, tôi đã lột giày ông, vì cứ tưởng điện đài ông giấu trong giày. Nếu biết ông cộc tếch, chỉ có mỗi bộ đồ nghề của lão phó cối, thì tôi đã chả bắt ông phải làm như vậy...

- Dạo ấy, tôi ngồi ở chỗ này, đúng không? -Đại sứ Mỹ chỉ cái bục gạch đã tróc vữa nham nhở ở góc sân kho hợp tác xã.

-Đúng đấy...

- Lúc ấy, có một người rót cho tôi bát nước. Bát nước rất lạ. Thoạt đầu chỉ thấy đắng ngắt.Đắng đến nỗi, tôi tưởng là thuốc độc. Nhưng sau lại thấy thơm, thấy ngọt. Một vị ngọt cũng rất lạ.

- Nước vối đấy. Còn người rót nước cho ngài là ông Lơ...

- Ông ấy có ở đây không?

- Ông cụ mất rồi. Mất cách đây mới vài năm thôi...

- Thật đáng tiếc. Cầu Chúa ban phước lành cho ông ấy. - Giọng Pete Peterson trầm xuống - Quả thật là khi uống bát nước của ông ấy đưa cho, tôi biết là mình sống. Nhất định sẽ sống. Thế còn đống lửa? Tại sao lúc ấy họ đốt lửa to thế?

Lão Chộp cười:

- Họ đốt để nhìn rõ mặt ông đấy. Mặc dù lúc ấy, đốt lửa rất nguy hiểm. vì lửa có thể là mục tiêu bắn phá của các ông...

Đại sứ Mỹ vẫn chưa hết ngạc nhiên:

- Thế còn những người xung quanh, họ la hét, họ cứ nhảy choi choi trước mặt tôi. Họ muốn làm gì tôi thế?

- À, đấy là những người có chồng, có con bị bom các ông giết hại đấy. Rất may là chúng tôi kịp nhét ông vào kho lúa, khoá lại, chứ nếu không thì không chắc chúng tôi đã bảo vệ được ông thoát khỏi những cơn thịnh nộ của họ...

Đại sứ Mỹ cười buồn, rồi quay sang lão Chộp:

- Cũng may là tất cả mọi việc đã qua rồi. Tôi rất mừng là cả hai chúng ta đều còn sống. Lần trước, tôi đến An Bình bằng nhảy dù. Bây giờ thì tôi đến An Bình bằng ô-tô. Tôi muốn chúng ta hãy khép lại quá khứ, cùng nhìn về tương lai. Tôi sẽ làm hết mình cho tương lai ấy. Ông bạn tôi, ngài Tali có nhờ tôi chuyển lời hỏi thăm ông, hỏi thăm bà con An Bình...

- Thế ông Tali là ông nào? - Tôi tò mò hỏi lão Chộp.

- Là cái ông phi công nhảy dù cùng với ông Buson. Cái máy bay cháy đêm ấy có những hai phi công cơ, bác ạ. Chúng tôi chỉ bắt được mỗi ông Buson thôi.

- Ông Pete Peterson, cụ ạ.- Tôi vội đính chính.

- Ở đây chúng tôi vẫn gọi là ông Buson. Vừa rồi ông ấy về đây, chúng tôi cũng gọi là Buson. Ông ấy cũng chẳng cãi gì . Thế thì đúng ông ấy là Buson rồi còn gì, có bác nhớ nhầm tên ông ấy thì có. - Lão Chộp cười hề hề. - Vừa rồi, nghe ông Buson nói, tôi mới biết ông Tali là bạn ông ấy. Hai ông cùng nhảy dù. Ông Buson đau chân, vì va phải cái gì đó trên máy bay ấy. Ông Tali khoẻ hơn, ông ấy rủ ông Buson chạy trốn, nhưng ông Buson không chạy vì chân đau...

- Thế ông Tali có chạy được không?

- Chạy được chừng hơn hai cây số, sang phía bên kia cánh đồng Tè. Tưởng ông ấy trốn ở đâu, hoá ra chui vào bãi tha ma. Ông ấy đào ở ria đống mả một khoảng hõm đúng bằng một cái ghế ngồi. Ông ấy ngồi ở đó, lấy lúa che bốn xung quanh. Mà khen thay, là ông ấy xoá dấu vết rất giỏi, người ông ấy to xù như thế mà đi qua lúa chẳng để lại tý dấu vết nào.Đến khi mấy bà đi làm cỏ lúa túm được ông ấy thì ông ấy lại giả vờ chết. Đầu ông ấy ngoẹo xuống, mắt nhắm nghiền, nhưng mồm lại thở phò phò...

Lão Chộp cười khậc khậc:

- Ông Tali bây giờ, nghe nói cũng làm to lắm, đâu như ông ấy là giám đốc hãng hàng không máy bay du lịch Mỹ. Khi ông ấy bị bắt thì cũng rất buồn cười. Y hệt ông Buson.Đầu cũng trọc lông lốc. Khám người chỉ thấy lỉnh kỉnh dăm cối. Các bố này cũng biết đề phòng có thể bị bắt, nên mang theo dăm cối, để đóng giả ông phó cối, dễ trà trộn. Nhưng mặt mũi ấy, chân tay ấy làm phó cối sao nổi.

- Chắc đó là thứ gỗ thay cho củi, dùng để nướng thức ăn gì đó chăng?

- Không! Dăm cối rõ ràng, bác ạ, chẳng lẽ tôi mà lại nhầm được?

Lão Chộp lại cười, vẻ khoái chí! Rồi lão đẩy cái điếu bát sang phía tôi:

- Bác hút thuốc đi. Thuốc lào Vĩnh Bảo đấy. Vừa rồi, ông Buson về đây, tôi cũng đãi ông ấy một chầu thuốc lào...

- Ông ấy hút được thuốc lào, hả cụ?

- Hút tốt. Ông ấy vê thuốc gọn lắm. Chắc hồi nằm khoèo ở trại giam Hà Nội, ông ấy có hút thuốc lào. Về cái khoản bắn thuốc này thì ông ấy chẳng chịu thua cánh thợ cày chúng tôi đâu...

Lão Chộp dừng lại. Lão nhìn tôi đăm đăm, vẻ như thăm dò, rồi lão dè dặt hỏi:

- Này, tôi hỏi khí không phải. Có phải bác là cái anh Hạt gạo làng ta không?

Tôi ngạc nhiên nhìn lão:

- Vâng! Có chuyện gì thế cụ?

- Ồ, thế thì hay quá! Tôi định khăn gói quả mướp tìm gặp bác lâu rồi kia. May quá!Đúng là giời phù hộ, bác ạ!

Nói rồi, lão Chộp lậng cậng bước vào buồng. Có tiếng lảnh cảnh va đập của chai lọ. Rồi lúc sau, lão lôi ra một cái xắc-cốt quen thuộc mà ta vẫn thường thấy ở các cán bộ xã thời kháng chiến chống Mỹ.

- Tôi có mấy cái này, làm đã lâu rồi, hồi còn là thanh niên trong trung đội dân quân...

Tưởng gì, hoá ra lại là thơ. Lão viết trong những cuốn sổ ghi công điểm hợp tác xã. Nhìn chỗ nào cũng dày đặc những chữ. Tôi lần giở từng trang. Bài thơ nọ nối bài thơ kia, trông rậm rịt như những vạt rau muống. Biết đâu trong số này chẳng có một đôi bài làm nên tên tuổi lão ở đời sau. Cứ xem lão nâng niu chúng, đủ biết đối với lão, đây mới chính là báu vật.

Tôi nhìn lão kinh ngạc. Hoá ra lão không muốn làm anh hùng, mà chỉ ôm mộng thành thi sĩ. Chuyện ta biết về lão vẫn chỉ là cái chuyện bắt phi công Mỹ. Chuyện ấy đối với lão lại là chuyện vặt. "Bác đừng viết làm gì, kẻo dân làng tôi họ lại bảo cái lão này già rồi còn thích khoe, mà toàn khoe những chuyện cũ rích. Tôi có cả bài thơ viết về ông Buson đấy! Hay là thế này. Đêm nay, bác nghỉ lại đây đi. Ta làm ấm trà đặc..."

- Vâng! Thế nào cũng có buổi tôi trở lại nghe thơ cụ. Còn bây giờ thì tôi phải đi rồi...

- Thế bác có về Hà Nội không, hay còn làm việc ở Hải Dương?...

- Tôi về Hà Nội ngay chiều nay, cụ ạ.

Lão Chộp mừng rỡ:

- Thế thì bác cho tôi gửi cho ông Buson cái này nhé.

- Cụ gửi gì thế?

- À, tôi muốn gửi biếu ông ấy chục trứng gà mới đẻ với nải chuối tiêu, gọi là chút quà quê. Lần trước, ông ấy về, cập rập quá, tôi lại quên khuấy đi mất.

- Ấy chết, cái đó thì tôi không chắc chuyển được, cụ ạ. Ông ấy bây giờ làm đại sứ Mỹ, chuyển quà không dễ...

- Thế thì bác cứ nhắn là tôi có nhời hỏi thăm. Tôi chúc ông ấy mạnh khoẻ. Và nếu ông ấy rỗi rãi, mời ông ấy về An Bình chơi với chúng tôi. Tôi sẽ đọc thơ tôi viết về ông ấy cho ông ấy nghe. Tất nhiên, nếu có về An Bình, ông ấy cứ đi bằng ô-tô như hôm vừa rồi, chứ đừng nhảy dù.

- Thế nếu ông ấy cứ nhảy dù thì cụ tính sao? - Tôi hỏi trêu lão Chộp.

- Thì... thì tôi lại phải... "chộp" ông ấy thôi. Mà điều đó thú thực với bác là tôi rất không muốn -Lão Chộp cười. - Ấy cũng là nói cho vui thế thôi, chứ tôi với ông ấy đều già cả rồi. Ai lại còn đi làm cái trò trẻ con ấy nữa.

* * *

Chuyện lão Chộp, một ông thợ cày làng An Đoài đã bắt sống viên phi công Mỹ Pete Peterson thì cả thế giới đều đã biết rồi. Tất nhiên, thiên hạ cũng chỉ mới biết tường tận chuyện đó trong vài năm trở lại đây thôi. Còn khi sự kiện ấy đang thực sự diễn ra thì lại không có mấy ai biết. Bởi khi đó đang chiến tranh. Bom đạn mù mịt. Nói như câu nói cửa miệng của dân mình lúc ấy thì giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Cả nước thành mặt trận. Cụ già bắn rơi máy bay. Trẻ con cũng thành dũng sĩ. Chỉ bước chân ra ngõ đã gặp anh hùng. Nhìn đâu cũng thấy anh hùng cả. Bởi vậy, việc lão Chộp bắt giặc lái Mỹ trở thành chuyện bình thường. Bình thường nên chẳng có ai để ý đến nữa. Chính lão Chộp cũng đã quên khuấy chuyện đó. Mà quên từ lâu rồi. Chỉ đến khi viên phi công ấy, ngài thượng nghị sĩ Mỹ Pete Peterson trở lại Việt Nam làm đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì câu chuyện cũ lại bùng lên thành một sự kiện nóng hổi. Bao nhiêu phóng viên thông tấn báo chí trong nước và thế giới lần về làng An Đoài tìm gặp lão Chộp. Rồi chính Đại sứ Pete Peterson khi vừa đặt chân tới Hà Nội cũng đã đến thăm lão Chộp, thăm lại làng An Đoài. Và nói như lời ngài thì đó là mảnh đất mà ngài có nhiều kỷ niệm sâu sắc. Pete Peterson rất mừng khi lão Chộp vẫn còn sống. Cứ như lời ngài đại sứ thì cuộc chiến tranh đã qua quả là một quá khứ u buồn. Con người ta chẳng ai có thể thay đổi được quá khứ, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi được tương lai. Ngài muốn cùng lão Chộp hướng về tương lai. Và rồi cũng từ đó, lần nào tôi về quê, lão Chộp cũng tới hỏi thăm sức khoẻ đại sứ Mỹ mà lão vẫn quen miệng gọi là ông Bu Sơn. Lão làm cứ như tôi có thể gặp đại sứ Mỹ dễ dàng lắm. Có lần lão còn nhờ tôi chuyển đến ngài đại sứ chút quà quê. Đó là nải chuối tiêu với chục trứng gà. Đối với người thôn quê, thì đó là quà quý. Người ta vẫn thường dùng món quà ấy thăm người ốm hay đàn bà đẻ. Chỉ tiếc tôi không sao chuyển được giúp lão món quà đó. Điều ấy lại làm lão rất ngạc nhiên:

- Thế ra gặp ông Bu Sơn mà khó đến thế kia à? Tôi tưởng bác cùng ở Hà Nội với ông ấy. Người cùng làng với nhau thì gặp nhau lúc nào chẳng được.

Tôi đã viết một thiên phóng sự kể khá kỹ về cuộc gặp gỡ giữa lão Chộp và ngài đại sứ Mỹ, rồi đưa chuyện lão vào cuốn Chân dung và đối thoại. Có người tưởng tôi làm thế chỉ để cho cuốn sách thêm dày. Có người trách tôi sao lại để lão Chộp ngồi chồm chỗm trong cái chiếu dành riêng cho các nhà văn. Thực ra, tôi nghĩ mình không nhầm. Tôi trịnh trọng mời lão ngồi chung chiếu với các nhà văn vì lão là một nhà thơ dân gian. Nhưng trong cuốn sách, tôi chẳng nói chút gì về thơ lão mà chỉ bàn đến chuyện đánh giặc của lão thôi. Tài đánh giặc của lão Chộp đã nổi tiếng khắp nước. Còn thơ ca của lão Chộp thì chỉ nổi tiếng trong làng An Đoài. Cánh thợ cày thuộc thơ lão vanh vách. Họ bảo: "Chúng tôi chỉ thấy mỗi thơ ông Chộp là hay. Cứ làm theo thơ ông Chộp là chúng tôi có tiền. Còn thơ các bác, nói khí vô phép, không thể nào... sực được". Lão Chộp có đến hàng trăm bài thơ, mà toàn thơ nói về cách làm ăn ở ruộng đồng, vườn tược:

Bà con toàn thể xã ta

Đồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê

Dái dê to mập dài ghê

Sang năm ta cứ dái dê ta giồng...

Lão Chộp có vẻ khoái những bài thơ như thế này lắm. Dường như đối với lão, chỉ có thơ ca mới có ý nghĩa, chứ còn chuyện đánh giặc chỉ là chuyện nhất thời. Lão gói tập thơ cẩn thận, vuông vức như một cái bánh chưng. Thế rồi vào một ngày cuối năm, lão đột ngột mang cái bánh chưng thơ ấy đến nhà tôi, gọi là để "nhờ bác nếm giúp, nếu thấy nhạt thì bác cứ thêm giấm ớt vào cho nó đậm đà".

Đấy là lần đầu tiên lão Chộp lên Hà Nội. Lão gọi là chuyến đi "dối già". Cô cháu gái của lão lấy chồng bên Gia Lâm, giờ làm nghề bán vải, đã bỏ ra cả một buổi chợ để đưa lão đi chơi, thăm danh lam thắng cảnh. Nhưng chỉ đi được một lúc lão đã thấy chán, vì Hà Nội chỗ nào trông cũng giống chỗ nào. Không ngờ thủ đô lại chật chội và ồn ào quá. Người chen người. Nhà chen nhà. Nhìn khắp mọi xó xỉnh, chẳng thấy hở ra một chút đất nào. Thế thì trồng cấy làm sao? Lão Chộp thấy chán quá. Chưa hết buổi sáng đã chả còn chỗ nào nữa mà đi. Mãi đến lúc ấy, lão Chộp mới chợt nhớ đến một người quen nữa là ngài đại sứ Mỹ, mà lão luôn coi ngài như một thằng em. Vì thực tình thì ngài kém lão đến ngót một con giáp. Hôm chia tay lão ở làng An Đoài, chính ngài cũng có nhã ý mời lão nếu có dịp nào về Hà Nội thì đến ngài chơi. Ừ, thế thì lão đến chơi. Đến xem thằng em sống thế nào.

Lão Chộp nhờ cô cháu gái đèo đến cửa Đại sứ quán Mỹ. Rồi lão quay lại bảo cháu:

- Thôi, mày về mà đi chợ đi. Tao vào uống rượu với Bu Sơn. Lúc nào cần thì tao bảo nó đưa về. Cháu không phải đón đâu.

Thế rồi lão đến thẳng toà nhà mà cô cháu gái bảo đó làĐại sứ quán Mỹ. Lão rất ngạc nhiên khi đến toà nhà của Mỹ, lão lại gặp người Việt. Một anh gác cổng người Việt ngăn lão lại:

- Cụ già đi đâu mà vào đây?

- Tôi đến thăm ông Bu Sơn. Đây có phải là Đại sứ quán Mỹ không?

- Vâng. Đây là Đại sứ quán Mỹ!

- Thế thì đúng rồi! - Lão Chộp cười. - May quá, tôi lại cứ tưởng là mình nhầm nhà. Chú cho tôi gặp ông Bu Sơn!

- Ở đây không có ông Bu Sơn cụ ạ!

- Quái! Thế ra nó nói dối à? Mà làm sao lại có chuyện thế được...

Thấy lão Chộp có vẻ ngờ vực, anh gác cổng hỏi:

- Ông Bu Sơn là người Việt hay người Mỹ?

- Người Mỹ!

- Thế thì không có rồi. ở đây chỉ có mỗi ông Peterson là đại sứ Mỹ, chứ không có ông Bu Sơn nào cả.

-Đúng rồi, ông ấy là đại sứ Mỹ, nhưng ở làng, chúng tôi vẫn gọi là Bu Sơn...

- Thế cụ có giấy tờ gì không?

- Tôi chẳng có giấy tờ gì cả. Mà làm sao lại cứ phải có giấy tờ. Tôi tưởng chỉ có xe máy, xích-lô mới phải có giấy đăng ký. Thế ra người cũng phải đăng ký à?

- Không phải giấy đăng ký mà là giấy thông hành. Cụ có chứng minh thư hay bất cứ một loại giấy tờ gì để đi đường không?

- Tôi chỉ là nông dân. Nông dân thì cần giấy tờ làm gì? Tôi chỉ có mỗi một cái giấy để ở đồng làng thì không thể mang theo được.

- Sao lại có giấy tờ nào để ở đồng làng? - Anh gác cổng bắt đầu ngờ vực. -Đầu óc cụ có làm sao không đấy?

- Tôi chẳng có làm sao cả. Ông Bu Sơn mời tôi đến chơi thì tôi đến chơi thôi. Ông ấy có bảo tôi mang theo giấy tờ đâu. Mà tôi cũng chỉ có mỗi cái giấy dài một mét sáu, sâu đến tận mét ba ở cánh đồng làng thôi. Loại giấy ấy thì đến bố tôi cũng chẳng thể nào vác theo được.

Nói rồi, lão Chộp cười hô hố. Cái lưỡi đỏ nhờ nhờ của lão cứ đập đập vào lỗ răng thủng. Anh gác cổng cũng không còn giữ được vẻ nghiêm nghị:

- Thế cụ với ông Peterson là như thế nào?

- Nó là em tôi đấy!

- Là em cụ? - Anh gác cổng trợn tròn mắt. - Xin cụ nhớ cho rằng ông Peterson là người Mỹ...

- Thì nó là người Mỹ chứ sao! Tôi nói thực, chú lại cứ không tin. Tôi là anh Bu Sơn thật mà. Chú tưởng tôi là gián điệp hử? Tôi là anh Bu Sơn. Chú cứ vào bảo Bu Sơn, có thằng anh, là lão Chộp ở làng An Đoài đến chơi. Nếu Bu Sơn đi vắng thì tôi về...

Nghe đến tên lão Chộp, anh gác cổng dường như đã nhận ra người nông dân năm xưa đã bắt viên phi công Mỹ. Không ngờ ông lão vẫn còn rất tráng kiện, vẫn đùa nghịch tinh quái như một gã trai làng. Anh mời ông lão ngồi đợi, rồi đi vào gặp thư ký đại sứ Mỹ. Chỉ một loáng sau, anh đã quay ra:

- Ngài Peterson rất mừng khi cụ đến chơi. Chỉ tiếc cụ đến đột ngột quá, lại không báo trước, nên xin cụ vui lòng chờ. Hết giờ làm việc, ngài Peterson sẽ tiếp cơm cụ. Còn bây giờ con xin mời cụ vào phòng khách đặc biệt của đại sứ...

Một người Mỹ nói rất thạo tiếng Việt dẫn lão Chộp vào một căn phòng khách sang trọng. Trong phòng có xa-lông. Có máy điều hoà. Một dãy tủ kính bày la liệt những rượu đủ các loại hạng. Chưa bao giờ lão Chộp nhìn thấy nhiều chai rượu đẹp và sang trọng đến thế. Ở quê, lão chuyên uống mỗi một loại rượu, là rượu nếp nút lá chuối khô. Lão bảo một anh nhân viên người Mỹ:

- Chú có chai rượu ngon nào cho ta mua một chai?

- Thưa cụ, cụ thích loại rượu nào?

Anh nhân viên Mỹ hỏi lại lão Chộp bằng một giọng lơ lớ. Và điều ấy lại làm cho lão Chộp rất đỗi ngạc nhiên:

- Ô, thế ra quê gốc chú ở Hà Tĩnh à?

- Không, tôi không phải người Hà Tĩnh. Tôi là người Hoa Kỳ. - Anh nhân viên Mỹ phân bua. - Tôi cũng đã hai lần qua quê cụ rồi. Quê cụ có bài hát Quê ta từ đất dấy lên. Tôi thấy ở đấy dấy lên rất nhiều lò gạch tự tạo. Cụ thích loại rượu nào?

- Loại nào ngon nhất, đắt nhất, khoảng một triệu ấy. - Lão Chộp nói với đầy vẻ hãnh diện. - Chả nói giấu gì chú, sáng nay đi vội quá, ta chỉ kịp giắt túi có hơn triệu bạc thôi. Chú cứ tìm cho ta chai rượu trên một triệu...

Lão Chộp nói vậy cho oai. Chứ thực tình, toàn bộ tài sản trong nhà lão, có đem bán hết thì cũng không thể kiếm nổi một triệu bạc. Lão Chộp bảo tôi:

- Thực ra, trong túi tôi lúc ấy chỉ có nhõn một trăm ngàn đồng. Đó là tiền cô cháu gái đưa cho để ông về đi xe ôm. Nhưng mình cứ phải nói cứng lên như thế, để cho bọn Mỹ nó sợ. Nó cần phải biết rằng, nông dân Việt Nam không có xoàng đâu nhé. Cũng ăn chơi trác táng lắm đấy. Mỹ chẳng là cái đinh gỉ gì!

- Thế khi cụ thanh toán thì sao?

- Làm sao mà phải thanh toán? - Ông Bu Sơn ông ấy trả cho hết. Tôi biết trước thế. Mà thế là phải. Mình là khách cơ mà. Chính ông ấy đã mời mình đến, chứ có phải kiến tha mình đến đâu. Có ai mời khách đến nhà ăn cỗ lại bắt khách trả tiền cỗ bao giờ.

Nói rồi lão Chộp lại cười:

- Tôi cứ tưởng rượu Mỹ ngon thế nào. Hoá ra chả ra cái quái gì. Chai rượu mấy trăm đô mà đắng ngắt như cứt bọ lẹt. Loại rượu ấy so với rượu ta sao được. Tôi đổ hết đi, chỉ giữ mỗi cái vỏ chai. Quả là thứ rượu ấy chỉ có mỗi cái vỏ là có giá trị.

- Tối hôm ấy, cụ gặp ông Peterson thế nào?

- Mãi tới tối mịt ông Bu Sơn mới đến. Còn suốt buổi chiều ấy, tôi ngủ một giấc đẫy, bác ạ. Khi tỉnh dậy lại không mở được cửa. Chìa khoá chỉ trùng trục một cái cục sắt. Rõ thật khoá cũng chẳng ra khoá. Thế mà nó lại bảo là khoá từ. Khoá từ chỉ áp nhẹ là cửa tự mở. Nhưng tôi không biết, tôi ấn mạnh quá nên từ bị triệt. Thế là cánh cửa cứ ngậm tịt như tường nhà tù. Tôi nghĩ bụng, bỏ mẹ, không khéo nó diễn biến hoà bình mình rồi. Trước đây mình nhốt nó vào kho lúa. Bây giờ nó nhốt lại mình vào cái lô-cốt lạnh ngắt như l... ma. Tôi đấm cửa rầm rầm, bác ạ. Chỉ tí tẹo nữa, thì tôi đấm vỡ cái toà đại sứ Mỹ.

- Thế hôm ấy, cụ với ngài đại sứ Mỹ nói với nhau chuyện gì?

- Ông ấy lại hỏi thăm bà con An Đoài. Rồi tỏ ý rất tiếc là do bận công việc quá nên chưa trở lại thăm bà con được. Ông ấy tặng tôi nhiều ảnh lắm. Cả một quyển ảnh dày bịch in toàn hình ô-tô. Tôi ngờ không khéo bố này còn làm thêm nghề buôn ô-tô nữa bác ạ. Nhiều ô-tô lắm.Đủ các kiểu loại. Nhưng có lẽ biết tôi không có tiền mua ô-tô nên ông ấy lờ đi, chẳng nói gì đến ô-tô cả, vẫn chỉ muốn cùng tôi nhìn về tương lai. Tôi nghĩ bụng, cái bố này rõ thật buồn cười. Già khú cả một lũ với nhau rồi thì còn tương lai cái khỉ gió gì nữa. Tương lai của tôi với ông ấy là cái lỗ dài mét sáu, sâu mét ba ở đồng làng ấy. Xuống đấy rồi thì còn nhìn thấy cái khỉ gió gì nữa. Tương lai là chuyện của các bác. Mà xem ra bác cũng hết thời rồi. Có chăng là trông chờ ở lớp con cháu bác thôi. Cầu mong cho chúng nó cứ đi làm đại sứ, cứ đi buôn ô-tô, hay cứ dong trâu ra đồng cày. Mệt thì nằm lăn ra bãi cỏ mà ngủ, chứ đừng có săn nhau, quật nhau ở trên đồng, cũng đừng nhốt nhau vào kho lúa như tôi với ông Bu Sơn ngày xưa. Chơi cái trò ấy chán lắm. Mà cũng chẳng hay ho gì đâu, bác ạ!

Cuộc chia tay tháng Bẩy

I

Ôi dào ôi! Tưởng gì, hoá ra lại chuyện lão Chộp. Cái thằng cha này đúng là gà què ăn quẩn cối xay. Quê hắn hoá ra cũng nghèo nàn, xơ xác lắm. Chỉ có mỗi đặc sản là... lão Chộp, nên đi đâu cũng khoe ra rả. Biết rồi. Lão Chộp bắt phi công Mỹ. Lão Chộp kết nghĩa anh em với đại sứ Mỹ. Lão Chộp làm thơ về cà dái dê. Bà con nông dân cứ theo thơ lão thì có tiền. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Vâng, tôi biết có bạn đọc sẽ ngán ngẩm kêu lên thế. Thực tình, trong thâm tâm, tôi cũng không muốn bàn thêm về lão Chộp nữa. Bởi lẽ, tôi cũng đã kể khá nhiều về lão rồi, đã ngắm lão ở rất nhiều góc độ. Bây giờ, tôi cũng muốn để cho lão được yên. Chính lão cũng không muốn thiên hạ bàn tán quá nhiều về mình. Nhưng khổ nỗi, hình như cái số của lão vẫn chưa thể yên được. Một nhà biên kịch điện ảnh rất nổi tiếng của ta vừa điện cho tôi, thông báo rằng anh đang muốn làm một bộ phim về lão Chộp, không phải phim tài liệu, mà phim truyện hẳn hoi kia. Anh Ninh Bình hiện đang làm việc trong một Công ty của Nhật ở đường Thụy Khuê Hà Nội thì nói thẳng với tôi: "Xuống cơ sở, tôi cứ đọc thơ Dái dê của lão Chộp là bà con vỗ tay rôm rốp. Nhưng hỏi thơ anh thì chẳng ai nhớ câu nào. Nói thế, anh buồn không?" Sao lại buồn hả các ngài Thượng Đế khả kính? Mà buồn làm sao được kia chứ. Các ngài chán thơ tôi, nhưng lại thích thơ lão Chộp, làm theo thơ lão Chộp. Thế thì vui quá đi chứ. Thơ ca đã can dự được vào đời sống, đã góp phần bày cho bà con ta cách xoá đói giảm nghèo. Ai dám bảo thi sĩ là cái lũ ngẩn ngơ, chỉ biết nhung nhăng những chuyện mây gió?

Có lẽ lão Chộp cũng chẳng ngờ lão lại được bà con nông dân yêu mến đến thế. Bác Lê Xuân Hùng ở bản Nà Ho, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang còn viết thư cho báo Nông nghiệp Việt Nam, đề nghị toà soạn kiến nghị với Nhà nước phong cho lão Chộp một chức vụ gì đó. Chỉ tiếc là lão Chộp đã già mất rồi. Chẳng ai lại đề bạt cất nhắc một ông lão đã bảy mươi ba tuổi. Còn nhà văn Dương Tất Từ, một dịch giả tiếng Tiệp nổi tiếng thì điện cho tôi: "Mình yêu lão Chộp lắm, Khoa ạ. Ông cụ đúng là một người nông dân Việt Nam điển hình đấy. Mình rất muốn đến thăm ông cụ. Khoa bố trí đi cùng với mình nhé. Ta sẽ thuê một cái tắc xi. Cố gắng đi càng nhanh càng tốt, vì ông cụ già rồi. Người già như trái chín cây. Chẳng biết sẽ rụng lúc nào...". Rồi còn bao nhiêu là độc giả. Họ thư cho tôi, thư đến báo Nông nghiệp Việt Nam. Nhiều người muốn biết cụ thể hiện nay lão Chộp sống ra sao? Cuộc kết nghĩa anh em thắm thiết giữa lão và ngài đại sứ Mỹ Peter Peterson hư thực thế nào? Rồi cuộc chia tay của "anh em" lão vào dịp tháng Bẩy vừa qua nữa. Bao nhiêu là chuyện. Mà toàn những chuyện chỉ có lão mới biết. Bởi thế, chẳng còn cách nào khác, tôi lại đành phải về làng, hóng chuyện lão thôi.

II

Đến thăm lão Chộp lần này, ngoài tôi và anh Chiến, lái xe của báo Nông nghiệp Việt Nam, còn có nhà văn Dương Tất Từ, người từng dịch hàng loạt cuốn sách nổi tiếng được bạn đọc mến mộ. Dương Tất Từ từng ở nước ngoài lâu năm, nhưng anh vẫn chu đáo, tỉ mẩn như một bà nội trợ nhà quê sành điệu. Anh chuẩn bị lỉnh kỉnh đồ ăn, thức uống cho cả đoàn ở dọc đường. Anh "thửa" riêng món quà tặng lão Chộp. Đó là hai cây giò, mấy cuốn lịch và bao nhiêu hoa quả, bánh kẹo.

Buổi sớm. Trời se lạnh. Mưa bụi bay phiêu diêu, phơ phất như sương khói. Không khí đã nhuốm hơi xuân. Nhưng với lão Chộp thì mùa xuân dường như đã đến từ rất lâu rồi. Mới cuối tháng Mười, tháng Mười Một, đã có bao nhiêu người đến "xông đất" lão. Chủ yếu là cánh phóng viên báo chí quốc tế "Bố em dạo này đắt khách lắm - Cô con gái rượu của lão Chộp tiết lộ - Ông cụ đi suốt ngày. Mấy hôm vừa rồi, các phái đoàn Mỹ, Úc, Canađa và cảĐài Loan Trung Quốc nữa còn về mời bố em đóng phim". "Thế thì năm nay, không khéo ông cụ giàu lắm nhỉ!". "Giàu cái khỉ gì. Mệt hơn trâu kéo cày - Lão Chộp cười hô hố - Thà cứ để tôi đi cày còn thoải mái hơn là bắt tôi đi đóng phim. Khổ nhất là họ cứ bắt mình phải đi hiên ngang. Thỉnh thoảng lại nhe răng ra cười, trong khi trong bụng chẳng thấy có cái gì đáng phải cười cả. Không có điều để cười mà lại cứ nhe răng ra thì khác gì con đười ươi hả bác?"

Lão Chộp cười lục khục:

- Thực ra, khi đi bắt phi công Mỹ, mình có "hiên ngang", có nghĩ ngợi quái gì đâu. Chỉ cố làm sao nhanh chóng quật ngã nó. Không quật ngã nó thì nó giết mình. Đơn giản thế thôi. Nhà văn nhà báo là cứ hay lằng nhàng!...

- Thế họ trả thù lao cụ mỗi buổi đóng phim bao nhiêu?

- Có tiền nong gì đâu bác. Đến bữa ăn thì họ cho mình ăn thôi. Mà thế là phải. Cũng như đi cày thuê ở quê, làm sao có tiền nong gì. Chủ nhà cho ăn bữa sáng, bữa trưa, bữa tối thì có thêm cút rượu nữa. Cơm rượu xong thì phủi đít ra về. Thế thôi mà. Chỉ có điều, thức ăn của họ chán lắm bác ạ. Toàn bánh mì với lằng nhằng những cái gì ấy. Ăn chán bỏ mẹ. Nhai cứ nhệu nhạo như bò nhai rơm. Thế mới biết làm ông Tây cũng chẳng sướng gì đâu! Còn xơi họ mới bằng được cánh thợ cày làng mình...

- Thế vừa rồi cụ chia tay ông P. Peterson thế nào?

- Nửa đêm, ông ấy cho người gọi tôi qua điện thoại. Mà khổ, nhà tôi có điện thoại đâu. Ông ấy lại phải gọi nhờ qua con cháu ở đầu xóm. Nhà nó buôn bán nên mới sắm điện thoại. Tôi bổ xấp, bổ ngửa chạy đến. Tưởng gì, hoá ra ông Bu Sơn. Ông ấy mời tôi về Hà Nội chơi, chia tay với ông ấy. Thế là tôi với ông Sính lặn lội tàu xe lên Hà Nội. Ông Sính chắc bác biết rồi chứ? Ông ấy cùng bắt phi công Mỹ với tôi năm xưa ấy. Ông Bu Sơn bảo: "Lẽ ra thì em phải về làng An Đoài chào anh mới phải. Nhưng vì công việc bận quá. Anh thông cảm!". Khổ, tôi có trách gì ông ấy đâu. Mà ông ấy tất bật, bận bịu thật. Chia tay hết đoàn này lại đến đoàn khác. Tuy thế ông ấy vẫn giành cho anh em chúng tôi suốt cả một buổi chiều. Cũng chẳng có chuyện gì mà nói. Vẫn luẩn quẩn cái chuyện ngày xa. Ông ấy cứ hỏi tôi: "Sao hồi ấy, ông đã bắt tôi rồi, đã trói tôi rồi, sao vẫn cứ lăm lăm khẩu súng, lại còn lên đạn nữa?" Tôi bảo: "Tôi lên đạn để doạ dân làng. Họ định xé xác ông. Tôi phải đi trước, cản họ, rồi che đất đá họ ném vào ông. Tôi bảo: "Nó bây giờ là tù binh của mình rồi. Nó mà chết thì tôi chết trước rồi các ông các bà chết sau. Chính sách tù binh của Đảng ta là rất khoan hồng. Ai giết nó là tôi bắn đấy!". Rồi tôi lên đạn roạt roạt. Lên đạn để doạ bà con, chứ súng làm quái gì có đạn. Ngay cả khẩu súng tôi mang đi bắt phi công cũng chẳng còn viên đạn nào". Ông Bu Sơn ngạc nhiên lắm. Tôi bảo, bọn Mỹ các ông chỉ ầm ào phồng mang trợn mắt làm con ngoáo ộp ở trên giời thôi, chứ xuống dưới mặt đất thì trông thấy đàn bà các ông cũng hãi đến vãi đái...

- Thế ông Peterson về thăm cụ mấy lần?

- Ba lần! Một lần đi có quy mô, đón rước theo cấp nhà nước. Còn hai lần sau ông ấy đi riêng, đi lặng lẽ bình thường thôi. Ông ấy kết nghĩa anh em với tôi mà. Tôi biết ông ấy sắp về nước. Mà về nước là về vườn, không khéo đói nhăn răng ra ấy chứ. Tôi lo cho ông ấy lắm. Tôi nhắn ông ấy: Chú rỗi thì bố trí về đây với tôi. Tốt nhất là đừng đi ô tô. Vì đi ô tô thì không thể ở lâu được. Chú cứ làm một cuốc xe ôm. Đi xe ôm rẻ chán. Nếu chú ngại thì tôi bảo cháu nó lên nó đón. Thằng con rể tôi làm nghề lái xe ôm mà. Về đây lâu lâu, tôi sẽ bày cho chú cách nấu rượu. Có nghề nấu rượu là sống được đấy. Vì bọn Tây mắt xanh mũi lõ các chú, xem ra thằng nào cũng nghiện rượu cả. Mà rượu của các chú thì chán bỏ mẹ. Đến ma nó cũng chẳng thèm uống, làm sao sánh được rượu làng tôi..."

Nhà văn Dương Tất Từ tròn mắt nhìn lão Chộp. Đối với anh, ông lão dường như có một cái gì rất kỳ bí. Anh lại hỏi ông cụ chuyện bắt viên phi công Mỹ Peter Peterson. Và lão Chộp lại rủ rỉ kể lại câu chuyện mà tôi đã tường thuật khá kỹ cho bạn đọc nghe từ mấy năm trước. So với những lần gặp ấy, tôi thấy lão gày hơn, xanh xao hơn. Căn nhà lão cũng tềnh toàng, xơ xác. Tài sản duy nhất trong nhà lão có thể bán được chỉ có mỗi con lợn xề gày nhẳng chừng hơn sáu chục ký. Còn bao nhiêu gà vịt, ngan ngỗng, lão đã bán hết để đổ vào tiền thuốc. Cứ như lời lão thì lão vừa qua một trận ốm thập tử nhất sinh. Ngay sau khi chia tay với "thằng em" Đại sứ Mỹ, lão bị tụt huyết áp, phải vào nằm bệnh viện Bạch Mai. Lão đinh ninh lần này thì lão đi hẳn. Bởi thế, lão cứ nằng nặc xin về quê để chết ở quê. Ai ngờ khi về đến làng, ngửi mùi đất làng, hít thở ngọn gió đồng quê, lão lại tỉnh như sáo tắm. "Tôi không thể sống được ở thành phố bác ạ. Chật chội, ngột ngạt lắm. Nếu cứ ở phố, không khéo tôi chết từ lâu rồi!" Lão Chộp vui vẻ nói vậy khi thung thăng dẫn nhà văn Dương Tất Từ và tôi đi thăm cánh đồng Mả Giai. Cánh đồng năm xưa lão đã từng lùng sục suốt đêm để săn viên phi công Mỹ P. Peterson. Cây quéo xưa đã chết. Người ta đã xây ở đấy một cái điếm canh đồng. Cả cánh đồng bát ngát nhìn đến ngút tầm mắt chỉ thấy xanh ngắt một màu tỏi non. Cứ theo lời lão thì quê lão đang chuyển đổi cây trồng. Gia đình lão cũng có một sào rưỡi tỏi. Cả nhà bây giờ chỉ còn biết trông vào hơn sào tỏi ấy và thằng con rể lái xe ôm. Mấy đứa con gái lão thì nheo nhóc con mọn nên cũng chẳng làm lụng được gì. Thằng con trai cả lão kiếm ăn ở phương xa, nghe nói nó vào Sài Gòn làm cửu vạn. Chẳng biết nó có kiếm được đồng nào không, nhưng mấy năm trời chẳng thấy gửi xu nào về nhà. Còn thằng con út thì lão đang cho lên tỉnh học tiếng Anh cấp tốc.

- Có phải cái cậu cụ xin vào làm ở Đại sứ quán Mỹ không?

- Ừ, chính nó đấy - Lão Chộp cười - Nó tên là Thắng. Nguyễn Viết Thắng. Tên là Thắng nhưng làm cái quái gì cũng bại. Thằng này vụng thối vụng dòi. Trong lũ con nhà tôi, nó là thằng đoảng nhất. Bác cứ trông nó đấy. Người thì loẻo khoẻo loèo khoèo. Năm ngoái trầy trật mãi mới tốt nghiệp phổ thông. Thi đại học lại trượt. Tôi bảo ông Bu Sơn: "Thôi, tôi cứ gửi nó cho chú. Nó dốt lắm, chỉ đi làm cho Mỹ là hợp. Chú xem rồi giúp đỡ cháu, đào tạo cháu. Rồi sau này thạo việc rồi, chú về vườn, thì để nó thay chú luôn, rồi chú làm cố vấn cho nó. Chú cháu thì dễ hiểu nhau".

Lão Chộp ngất ngưởng nói vậy. Ai ngờ ngài Đại sứ Mỹ lại đồng ý. Ngài mời bố con lão lên Đại sứ quán. Nhưng đến khi thử việc, mới hay "thằng cháu" lại chẳng làm được việc gì. Ngay cả cái việc đơn giản nhất là làm văn thư, nhận thư từ, chuyển cho các phòng ban trong đại sứ quán, cu cậu cũng không thể đảm đương được vì một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết. "Tôi rất buồn vì không thể thực hiện được điều mong muốn của ông anh tôi. Cháu nó chẳng làm được việc gì ở đây cả -Đại sứ Peter Peterson tâm sự với chị Phan Thanh Hảo, phóng viên báo Giáo dục & thời đại - Bây giờ thì tôi phải trở về Mỹ rồi, mà ông anh tôi thì mỗi ngày một già yếu. Không biết vài năm nữa, khi tôi có dịp trở lại Việt Nam, ông cụ có còn sống được đến ngày đó không. Tôi thực sự lo lắng cho sức khoẻ của ông ấy!"

"Ôi dào, lão ấy đãi bôi đấy! - Ông lão gác nghĩa địa ngay cổng đồng Mả Giai bình luận - Anh em cái cóc khô gì. Tôi chả bao giờ tin cái thứ tình cảm đầu lưỡi. Chú có đồng ý với tôi không nào? Đã là anh em, nếu quý nhau thật thì phải đỡ đần nhau một cách cụ thể những khi khó khăn chứ. Nếu không giúp được cái cần câu thì cũng phải cho nhau con cá. Đằng này, tôi chỉ thấy "anh em" lão nói chuyện suông bằng nước dãi..."

Đối với người dân quê, những tình cảm suông dù nồng nàn, thắm thiết đến mấy cũng vẫn chỉ là chuyện "đãi bôi". Nhưng tôi nghĩ ngài Đại sứ Mỹ cũng chẳng có lỗi. Lỗi tại họ không hiểu nhau thôi. Vâng, tôi nghĩ là chẳng bao giờ họ có thể hiểu nhau được. Cho dù trước đây họ là kẻ thù, hay bây giờ là anh em kết nghĩa thắm thiết thì họ cũng sẽ chẳng bao giờ có thể hoà nhập được với nhau. Nếu lão Chộp hiểu người Mỹ, thì chắc chẳng bao giờ lão lại xin cho thằng con trai vừa hết lớp 12 vào làm việc ở Đại sứ quán Mỹ. Và nếu ngài Thượng Nghị sĩ Mỹ Peter Peterson hiểu lão Chộp thì chắc ngài cũng sẽ chẳng bao giờ tặng lão Chộp những chai rượu Tây rất đắt tiền, để rồi sau đó lão lại đổ hết đi, chỉ mang về mỗi cái vỏ chai, trong khi chỉ cần số tiền mua rượu ấy cũng đã đủ giúp lão Chộp đổi đời rồi. Nhưng điều ấy thì ngài không thể biết được, cũng như lão Chộp, lão cũng sẽ chẳng bao giờ hiểu được thằng em kết nghĩa của lão. Bởi đó là sự khác biệt của hai nền văn minh.

- Ông Peterson bây giờ là Chủ tịch Hội Thương Mại Mỹ Việt rồi đấy, cụ biết chưa?

Tôi thông báo cho lão Chộp một cái tin chẳng lấy gì làm mới mẻ. Không ngờ lão mừng rỡ:

- Thế tức là ông ấy không phải về vườn hả - Lão Chộp nhìn tôi đầy vẻ hồi hộp. Và khi biết đấy là chức vụ mới của ngài Thượng nghị sĩ Mỹ Peter Peterson, thì lão không giấu được nỗi vui - Thôi thế thì tôi cũng mừng cho chú ấy. Tôi cứ tưởng chú ấy về hưu, mà lại về hưu ở nước đế quốc tư bản, không có nghề làm thêm thì đói dã họng.

- Ông ấy làm sao mà đói được - Tôi nói cho lão Chộp yên tâm - Nước mình vừa mới ký hiệp định Thương mại với Mỹ. Cụ nghĩ như thế nào về chuyện này?

- Tôi biết rồi. Đài báo ta cũng đã nói cả, nên ở làng này, ai cũng biết chuyện ấy. Tôi mừng lắm chứ sao. Đây này, cả cánh đồng tỏi này chúng tôi giồng để xuất cho Mỹ đấy. Rồi còn nhiều giống cây quả khác nữa. Mặc dù thế, tôi biết nước mình nếu có giàu thì cũng giàu lên ở đâu đó thôi, chứ nông dân thì làm sao khá được nhờ mấy cây hành, cây tỏi, hay đậu đay, chiếu cói này. Nông dân thời nào cũng khổ bác ạ, không ngóc đầu lên được đâu, làm sao mà giàu được hả bác. Nghèo nhưng yên hàn là tốt rồi. Tôi chỉ mong mình ký hiệp định với Mỹ, với Trung Quốc, với cả Lào và Căm Pu chia nữa. Như thế nghĩa là mình sẽ là bạn làm ăn với tất cả các nước, phải không bác. Làm ăn với ai cũng được, miễn là đừng để xảy ra chiến tranh. Đánh nhau chán lắm bác ạ. Tôi thì đã già rồi. Còn bọn trẻ thì để yên cho chúng làm ăn. Đừng bắt chúng phải chết trận. Thời buổi bây giờ, cứ được yên hàn làm ăn là sung sướng nhất! Có phải thế không bác?
2130

Văn hay



Một văn nhân đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh, nói:


- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?


Văn nhân lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý tứ dồi dào, giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng cũng hỏi lại:


- Mình nói vậy là thế nào?


Bà vợ thong thả nói:


- Ông chẳng tính toán gì cả! Giấy khổ to, bỏ đi còn gói hàng chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được?

666

Aug 9, 2007

Đêm Tân Hôn



Bên sách vở với thư tình ngàn lá,
Dựng cuộc đời, vun đắp mối tình chân;
Bao nụ hôn, bao phút giây kề má
Theo thời gian nhẹ vút bóng thu vân.


Sự nghiệp thành, lâu đài tình đã cất,
Mình rủ nhau xây tổ ấm đầu tiên.
Lễ vu qui, tạ Ơn Trời nghĩa Đất,
Rời mẹ cha, lòng thương nhớ vô biên.


Về nhà riêng, trong buổi tối đại tiên,
Yêu nhau lâu, mà sao mình thấy lạ !
Anh thay áo, em nao nao trong dạ !
Anh lại gần, mặt em nóng bừng lên !


Anh sờ vai, em giật mình e thẹn.
Thật hiền lành, anh nói : Nghỉ đi em.
Thay áo cưới, áo trong em trút hết,
Lộ thân hình Vệ Nữ để anh xem.


Áo ngủ hồng phủ đường cong tuyệt diễm,
Em lên giường, nằm nghiêng mặt nhìn anh.
Lòng hân hoan, bao ý tình xâm chiếm.
Trong yêu đương, mình thiếp ngủ thật nhanh.


Anh thức giấc, tay ôm em sát cạnh,
Say hương thơm, anh ve vuốt thân Tiên,
Em bừng tỉnh, má hồng hây khoé hạnh,
Mình ghì nhau trong ngây ngất dại điên !


Này lớp áo che da đầy cách biệt !
Hãy bay đi cho xúc giác tìm nhau !
Vượt biên giới cảm quan bừng phát nhiệt !
Suốt đêm nay, nối tiếp những lần sau .....

2924

Xé báo mới thì phí



Một anh chàng lên xe buýt và ngồi cạnh một cô gái trông rất dễ thương. Do sơ ý, anh ta để phát ra một tiếng "nổ" khá to. Sau vài phút im lặng ngượng ngùng, chàng trai tìm được lý do để dàn hoà với người đẹp:
- Cô làm ơn cho mượn tờ báo được không?
- Ồ, nó là tờ báo mới, nhưng tôi có thể cho anh... vài cái khăn giấy.
2308

Lấy chồng giàu có khác



Hai cô bạn gái nói chuyện với nhau:

- Cậu lại có xe mới ư? Lấy chồng giàu sướng thật!

- Bình thường thôi, hôm đó đang mua sắm ở trung tâm thành phố, chợt mình bị đau bụng phải vào nhờ nhà vệ sinh của cửa hàng bán xe Mercedes, cậu biết đấy, nếu không mua gì kể cũng ngại!
1958

Tiếc thật



Ở sở thú, chuồng sư tử vừa được bổ sung một thành viên. Sau khi làm quen với nhau, con đầu đàn nói với chú sư tử mới đến:
- Tiếc là cậu chẳng được làm quen với người phụ trách cũ của tụi mình. Ông ta béo tốt, hiền lành, dễ mến và... rất ngon.
1757