Trang

Nov 27, 2007

Ghen Xằng



Một thiếu phụ đi chơi về nhà khuya bị chồng hạch hỏi:

Em đi nhảy với thằng Văn Manh phải không?

Người vợ đáp:

Anh đừng có nổi ghen xằng như vậy không tốt. Không ai thấy em ở trong tiệm nhảy với anh ấy đâu vì em ở nhà anh ấy từ chiều đến giờ.

2860

Ghen Xằng



Một thiếu phụ đi chơi về nhà khuya bị chồng hạch hỏi:

Em đi nhảy với thằng Văn Manh phải không?

Người vợ đáp:

Anh đừng có nổi ghen xằng như vậy không tốt. Không ai thấy em ở trong tiệm nhảy với anh ấy đâu vì em ở nhà anh ấy từ chiều đến giờ.

2860

Người chồng vô tư



Vợ từ phòng khám hộ sản bước ra, mặt mày hớn hở khoe với chồng:

- Anh ơi, có tin mừng...

- Sao? Bác sĩ giảm bớt tiền khám hả em?

- ?!



o O o


Một người hàng xóm nói với ông chồng bằng giọng gay gắt:

- Ông không thấy xấu hổ sao khi ông ngồi ung dung uống bia, còn vợ ông phải leo lên cái thang để sơn nhà.

- Tôi đã đề nghị đổi mà bà ấy không chịu. Bà ấy không uống được bia - người chồng từ tốn trả lời.



o O o


Không ai nhắm mắt

Vợ cằn nhằn với chồng:

- Anh không thấy xấu hổ khi đêm kỷ niệm sinh nhật em lại bỏ đi đến quán rượu và không trở về nhà làm em suốt đêm không nhắm mắt!

- Thế em nghĩ là anh nhắm mắt được à!2606

Người chồng vô tư



Vợ từ phòng khám hộ sản bước ra, mặt mày hớn hở khoe với chồng:

- Anh ơi, có tin mừng...

- Sao? Bác sĩ giảm bớt tiền khám hả em?

- ?!



o O o


Một người hàng xóm nói với ông chồng bằng giọng gay gắt:

- Ông không thấy xấu hổ sao khi ông ngồi ung dung uống bia, còn vợ ông phải leo lên cái thang để sơn nhà.

- Tôi đã đề nghị đổi mà bà ấy không chịu. Bà ấy không uống được bia - người chồng từ tốn trả lời.



o O o


Không ai nhắm mắt

Vợ cằn nhằn với chồng:

- Anh không thấy xấu hổ khi đêm kỷ niệm sinh nhật em lại bỏ đi đến quán rượu và không trở về nhà làm em suốt đêm không nhắm mắt!

- Thế em nghĩ là anh nhắm mắt được à!2606

Chiều em yêu



Ông chồng tặng vợ một chuỗi kim cương nhân kỷ niệm ngày cưới. Cô vợ không lấy làm vui vẻ mà lại tỏ ý buồn rầu nói:
- Anh yêu, anh thừa biết là em muốn có chiếc xe hơi Mercedez.
- Được rồi, ngày mai anh sẽ ra phố Hàng Mã đặt làm một chiếc xe để thỏa lòng mong ước của em.
1798

Tại Thầy Địa Lý



Một thầy địa lý, một thầy phù thủy, một thầy bói ế hàng, ba thầy rủ nhau đi phương khác kiếm ăn. Đi từ sáng dến tối, bụng đói meo mà ba thầy cũng chưa tìm được chỗ nghĩ chân. Thầy địa lý sực nhớ gần đây có nhà quen, mới bảo hai thầy kia :
- Ngày trước, tôi có để giúp ngôi nhà đất cho một nhà trong làng nàỵ Nhà nó bây giờ cũng khá. Anh em ta gắng đến đó, thế nào cũng được bữa no say . Nhưng mà tôi dặn trước hễ đến đấy người ta có mời ăn thì phải làm cao mới được, chứ đừng để người ta biết mình đói, người khinh.
Ba thầy tìm đến. Chủ nhà gặp lại thầy cũ; tiếp rước niềm nở, bảo người nhà làm cơm thết đãi . Ba thầy cứ từ chối . Chủ nhà mời mãi, các thầy bảo :
- Thôi, xin để cho bận khác. Chúng tôi đã cơm rượu ngoài hàng rồi, chỉ phiền ông cho ngủ nhờ một tối, sáng mai anh em xin đi sớm.
Chủ nhà tưởng các thầy thật tình, mới bảo người nhà thôi đừng dọn cơm nữa mà hãy dọn giường cho các thầy ngủ.
Ba thầy thấy vậy buồn lắm, nhưng chẳng lẻ lại thú thực, đành bóp bụng đi ngủ. Nằm mãi chẳng ngủ được, hai thầy kia mới cằn nhằn với thầy địa lý :
- Đầu đuôi chỉ tại anh cả, việc gì mà xui nhau làm khách để đến nỗi bây giờ không ngủ được !
Thầy địa lý tuy bụng đói, nhưng lỡ bày chuyện ra rồi nên đành chịu, thấy hai thầy kia cứ nói lôi thôi, sợ người nhà nghe mới bảo :
- Thôi các ông cứ nằm yên, để chốc nữa nhà nó ngủ yên, tôi xuống bếp lục xem có gì ăn được, tôi mang ra cùng ăn cho đỡ đói .
Anh thầy bói vốn háu ăn, nghe nói thế bụng bảo dạ : "Hắn mà đi tìm có gì ngon chắc hắn ăn trước hết, đâu đã đến phần mình !"
Nghĩ vậy, thầy vội vàng lẻn xuống đất, rón rén tìm đường mò vào bếp. Chẳng may loạng choạng làm sao lại giẫm nhằm cái lưỡi cuốc dựng ở xó nhà làm cán cuốc đập cái "cốp" sưng đầu . Tưởng người nhà rình biết đánh, thầy hốt hoảng kêu inh lên :
- Ối trời ơi, tôi lạy ông. Ông tha cho ! Chuyện này cũng tại anh thầy địa lý !...
744

Nov 26, 2007

Cơn Mê



Vừa mới tính ngả lưng xuống giường coi TV thì chuông điện thoại lại reo. Bên kia đâu giây tiếng Mộc Lan không được reo vui cho lắm nhưng đỡ thổn thức hơn mấy lần trước:

- Anh! Chị có nhà không anh cho em nói chuyện với chị đi...

Tôi trêu chọc:

- Mợ không muốn nói chuyện với tôi mà chỉ muốn nói chuyện với chị thôi hả? Sao vợ chồng yên ấm chưa, còn lục đục nữa không?

Lan cười vã lã:

- Dạ! Em làm phiền anh nhiều rồi, với lại chuyện đàn bà với nhau ấy mà. Cũng chưa hoàn toàn yên đâu anh, em cần chị cố vấn cho em thêm một chút nữa...



Tôi trao điện thoại cho Yến rồi thầm nhủ: tưởng nhờ ai cố vấn chứ nhờ chị Yến của em cố vấn thì qủa là kiếm "the right person" rồi còn gì. Yến mà cố vấn cho mẹ nào đối xử với chồng con thì thằng chồng đó không sống dở chết dở thì cũng thành điên khùng cho mà coi. Có lần mẹ kia kể tội thằng chồng hay mèo mả gà đồng rồi nổi nóng nói: "Nhiều khi tôi muốn cắt cái của nợ của thằng chả liệng mẹ nó đi cho rồi chứ chịu hết thấu thằng chả". Yến cố vấn: " Cắt rồi cho vô cái máy xay thịt (meat processor) nghiền mẹ nó ra rồi đổ cho chó ăn, chứ vứt đi thì nó cũng có thể gắn lại thì cắt làm gì?" Chỉ mới nghe có thế mà tôi nổi cả da gà lên …



Mộc Lan là vợ của Hớn em họ xa lắc xa lơ bên ngoại của Yến và vì Yến là vợ tôi nên tôi cũng phải nhận vợ chồng Hớn là bà con... xa bên vợ vì Yến cứ nói rằng qua Mỹ này bà con anh em đâu có ai thì bỏ bà con xa lấy láng giềng gần mà anh. Nói là láng giềng gần là nói giữa đây và Việt Nam chứ vợ chồng Hớn ở mãi tận Chicago còn tôi thì ở mãi Miami thì cũng cả ngàn dặm mấy khi nhìn thấy mặt nhau. Cách nay hơn 20 năm sau khi cưới và mãi đến khi đã có đứa con đầu lòng thằng Hớn mới dắt vợ là Mộc Lan xuống nhận bà con với bà chị họ xa lắc xa lơ.

Thế rồi nó biệt tăm biệt tích chả thấy tăm hơi Hớn đâu. Cứ khoảng năm bẩy năm thì được nó gọi điện thoại một lần thì y như rằng lần đó nó không thất nghiệp thì cũng than vãn chuyện nọ chuyện kia. Ấy vậy mà nó cũng đã theo kịp tôi sản xuất được những năm đứa con.





Hồi đầu năm nay bỗng dưng Mộc Lan gọi điện thoại và chưa nói thì đã thổn thức tức tưởi bù lu bù loa, mới đầu tôi tưởng có ai chết nhưng khi nghe Mộc Lan bệu bạo: "Cho em nói chuyện với chị đi... hu hu…" Tôi vội trao điện thoại cho Yến.



Sau đó tôi được biết chuyện khóc mếu của Mộc Lan nó ly kỳ và tôi không ngờ được cái thằng Hớn hồi đó gặp thì qủa là một chàng chân chỉ hạt bột đúng mẫu mực mà người Mỹ gọi là "family man"; có nghĩa là ngoài chuyện kiếm tiền chăm sóc cho vợ con ra nó không màng bất cứ chuyện gì khác. Nó không quan tâm đến chuyện chính trị chính em, hội hè đình đám gì cả. Hễ nói tới những chuyện đó thì nó gạt phăng đi rồi kêu: "Ối giời ơi! Cứ tụ họp lại rồi chửi nhau như chó với mèo mất thì giờ chứ qúy báu đâu mà để ý tới". Thấy tôi khoái nói chuyện thơ văn thì nó cũng "Ối gời ơi! Thơ văn thì có mài ra mà ăn được đâu anh, khi mất việc thì cũng xếp hàng ở văn phòng thất nghiệp chứ có ra cái thống chế gì ". Nó còn dậy khôn tôi: "Em khuyên anh, cứ lo cho vợ con anh là anh sẽ thấy niềm vui sướng nhất trên đời này rồi". Vì nể mặt bà chị họ nó là vợ tôi và vì nó từ xa đến thăm mình mà mình khệnh vào mặt nó một đấm thì kỳ qúa nên tôi chỉ nhe răng cười và chửi thầm: "Tiên sư cậu! Nếu sống mà chỉ biết ăn uống no say, nhẩy lên bụng vợ rồi ngủ thì sống làm cái quái gì". Thế mà bây giờ nó làm một việc mà chính tôi cũng muốn dở mũ chào để tỏ lòng " khâm phục ".



Chẳng là năm rồi chàng Hớn nhà ta nói dối vợ là sở làm gửi đi tu nghiệp ngoài tiểu bang một tuần rồi chuồn về Việt Nam du hí. Mộc Lan thật thà tin tưởng nơi chồng nên đâu để ý đến cái mưu mô ma le đó. Mà qủa thật một người chồng như Hớn không tin tưởng sao được. Ngoài việc đi làm, cơm nước và con cái ra Lan không lo gì cả. Ngay chính tôi khi nghe chuyện này cũng ngỡ ngàng và tự bảo mình: "Tiên sư khỉ! Chỉ có thế mà mình không nghĩ ra". Nếu không liều mạng thì hẳn nó là thằng điếc không sợ súng vì chọc vào đàn bà nhất là đàn bà đó lại là vợ mình thì chỉ có nát đời trai... gìa chứ giỡn chơi đâu. Hớn đi Việt Nam được hai lần thì bị bại lộ vì một sự tình cờ Mộc Lan coi cái hoá đơn thẻ tín dụng thấy có tiết mục trả tiền mua vé máy bay đi về Việt Nam. Hớn mồm năm miệng mười chối bai bải bảo rằng mua hộ thằng nọ thằng kia; khi Lan hỏi tới thằng nọ thằng kia thì họ ớ ra bảo đâu có. Riết rồi Hớn cũng cứng họng nên biện bác rằng phải về gấp vì tụi nó đào mả ông bố để xây nhà nên phải vù về giải quyết và không muốn Lan ưu phiền lo nghĩ nên Hắn phải giấu giếm.



Tuy vậy từ đó Mộc Lan để ý theo dõi mọi sinh hoạt của Hớn nhưng chưa phát hiện được điều gì quan trọng hơn. Mới đây cu ta lại nói với vợ rằng phải về Việt Nam để làm thủ tục đòi lại căn nhà của ông bố khi ông ấy chết bị mấy đứa em bà con chiếm đoạt tới bây giờ. Nếu không về thì qúa thời hạn coi như mất luôn. Mộc Lan không chịu, thế là vợ chồng lại hục hặc đứa quăng quật cái này, đứa vật vã cái kia. Khi Mộc Lan đòi cùng về VN thì Hớn không chịu bảo vướng vất không lo được công chuyện thế mới vô lý chứ.



Chả hiểu ai mách bảo mà khi Hớn đi làm Mộc Lan lén coi hết tất cả E-mail PC của chàng ta thì mới té ngửa khi khám phá ra rằng ông chồng yêu dấu mấy tháng nay trao đổi tình yêu hàm thụ trên "Nét" với một em Phương Đào nào đó ở Việt Nam. Em gửi cả hình qua cho chàng cùng với những lời yêu đương nồng nàn tha thiết chất chứa cả một trời nhớ nhung cũng như mong ước được sớm hội ngộ cùng chàng thì đời nàng mới có ý nghĩa. Những thư gởi trả lời em Phương Đào của Hớn cũng không kén nồng nàn tha thiết. Có điện thư chàng còn gửi theo một niềm vui phấn khởi là chàng sẽ gửi về cho em khoảng vài trăm đô để em khuây khoả nỗi nhớ mong người yêu xa ngàn dặm. Mộc Lan than rằng: Trời ơi nghe em tức muốn ói máu! Từ hồi lấy em tới giờ anh ấy chỉ như dùi đục chấm nước mắm, hùng hục như trâu húc bờ ấy có bao giờ em được nghe những lời "romantic" vậy đâu.



Mộc Lan bị một cái "shock" thật lớn và gia đình nàng bắt đầu lộn tùng phèo chả ra làm sao cả. Mới đầu Hớn còn chối quanh chối quẩn nhưng truy riết hắn chẳng thèm chối nữa mà còn nói rằng đã lỡ thương người ta rồi bây giờ Lan muốn đối xử ra sao cũng được. Mà quả đúng như vậy, khi còn giấu giếm được thì mới lo sợ chứ đã lộ tẩy rồi thì còn sợ gì nữa. Quanh quẩn chả biết than vãn với ai bây giờ nên Mộc Lan đành gọi Yến để nỉ non cái cảnh "đêm dài tình ngắn" não nùng này.

Yến bảo tôi:

- Em bảo con Lan để em thảo luận với anh coi ý kiến anh ra làm sao rồi sẽ gọi lại cho nó biết.

Tôi gay gắt:

- Sao bà lại bảo có tôi dính vào rồi mới xử trí là làm sao. Chuyện vợ chồng nó thì làm gì là quyền của nó chứ ngay đến tôi có là bố nó cũng chẳng nói nó được với cái thằng ngang như cua ấy.

Yến ngọt nhạt hề hà:

- Thì tụi nó em út trong nhà có chuyện nó mới nhờ mình chứ nếu không gặp khó khăn thì ai làm phiền mình.

Tôi cười nhạt:

- Khi chúng nó "thung thướng" thì chúng nó không ngó gì đến tôi cả, chỉ khi ăn không vô ị không ra thì bắt tôi phải giải quyết là tại làm sao? Tôi than kiểu mấy anh chồng người Mỹ: Why me? Tôi có tội tình gì?



Yến cười tình nói vuốt, "Thôi mà… đời nó vậy rồi anh cay đắng làm gì. Em út nó có gì thì mình cũng nên bỏ qua chứ". Thiệt đúng là cái giọng của mấy ông hội hè trâu-đánh cứ chửi rủa người khác ra rả xong lại hô hào chúng mìng phải ngồi lại với nhau để mà... cùng chửi nhau nữa.



Chưa có ý kiến gì để giúp Mộc Lan thì chỉ hơn một tuần sau Mộc Lan lại gọi tức tưởi:

- Anh chị ơ em khổ qúa, em muốn chết phức đi cho rồi mà chết không được.

Yến lại cuống cuồng nháy tôi cầm điện thoại khác cùng nghe rồi bảo Lan:

- Có gì thì kể cho chị nghe cần gì phải chết. Chết làm gì cho uổng cuộc đời.

Mộc Lan kể rằng tuần rồi Lan uống thuốc tự tử nhưng Hớn khám ra đem đi cấp cứu, tưởng hắn ta động lòng trắc ẩn thương vợ thương con nhưng không hắn còn doạ rằng nếu Lan còn dở chứng ra nữa thì hắn sẽ cho vào nhà thương điên. Còn nếu Mộc Lan muốn ly dị thì Hớn sẵn sàng ly dị. Mộc Lan bấn loạn nên gọi cả ông anh rể họ xa của Hớn ở mãi tận California để nhờ khuyện giải thì ông anh rể cao niên này lại dài dòng văn tự kiểu anh nhà quê Bắc Kỳ:

- Chắc là tại cái số của nó đấy mợ ạ. Ông bố của nó ngày xưa hai ba vợ nên nó bây giờ chắc cũng vậy. Hồi ở Việt Nam đi hỏi vợ cho nó cả chục đám người ta đều chê là ông bố nhiều vợ qúa người ta sợ con gái người ta khổ nên không ai gả cả. Nếu nó muốn thì cứ kệ nó có sao đâu. Ông bố chồng của mợ hồi còn sống có ba bà vợ thì cả ba vẫn đề huề vui vẻ có chết bà nào đâu.

Mộc Lan than thở: "Em đang tan nát ruột gan mà lại được nghe những lời cố vấn vàng ngọc như thế thì em chết sướng hơn". Vì vậy tai Yến lại được dịp Lan rót vào đó những tin ai oán:

- Chị bảo em phải hành động ra làm sao đây chị? Lớn lên rồi lấy chồng em chưa bao giờ bị sự phản bội tàn nhẫn như thế này. Bây giờ anh ấy lì lợm như vậy thì em biết làm sao. Chả còn ai giúp em cả chỉ còn có chị thôi... hu... hu! Chị nói anh khuyên Hớn giùm em được không?

Yến nổi tam bành:

- Em ngu lắm, em chết làm gì chỉ thiệt thân em thôi. Giờ em phải làm đúng như chị nói đây: Dù có tan ruột nát gan cũng không tỏ một thái độ gì cả. Không nói chuyện với nó; không nấu cơm nấu nước, không cho nó ngủ chung giường, nó có mò mẫm gì thì đạp cha nó đi. Nó muốn đi đâu nó đi, không để ý tới nó nữa mà chỉ lo thủ mấy trương mục ngân hàng, lấy bớt tiền ra cất đi. Và chị bảo điều này: em phải nhớ, không ly dị, cứ bảo nó là anh muốn lấy ai thì lấy tôi không ly dị. Em ly dị là mắc mưu nó. Nó chỉ cần em ly dị là nó chia của mang đi nuôi con đĩ. Phải cắn răng mà chịu rồi có ngày nó sẽ lậy em.



Mộc Lan ngây ngô:

- Nếu nhỡ anh ấy lấy nó thật thì sao?

Yến nổi nóng:

- Sao em ngu thế? Nó lấy thì kệ cha nó chứ. Em còn tiếc gì cái thằng mắc dịch ấy nữa. Dính mấy con đượi non đó thì không chết cũng bị thương. Chỉ sợ chưa hết tuần trăng nó lột sạch rồi tếch với thằng khác chứ nó ở với thằng chồng bá vơ hom hem đáng bố nó à? À quên. Em coi E-mail thì tại sao không viết chửi cho con bé ấy một trận xem nó nói sao. Nhiều khi thằng Hớn dối nó là chưa có vợ hoặc là một thằng ma cô nào đó giả gái kiếm chác chứ đã có gì mà em cuống lên như vậy.



Thay vì bênh "em trai …họ" của mình thì Yến không bênh, Yến lại nổi tam bành bênh em dâu. Tôi khám phá ra một điều là khi "quyền sống" của "phe ta" bị xâm phạm thì đàn bà sẽ nhất trí đoàn kết không thiên vị... với họ hàng đàn ông và sẵn sàng làm cho kẻ thù "phe ta" tan tác mới thôi. Hèn gì ngày xưa ở khu gia binh mấy bà vợ lính thường kéo nhau một đoàn đi khện ghen giùm nếu một "con đĩ" nào đó lại lén lút vụng trộm với chồng của một chị "đồng đội" phe ta.



Sau đó Yến bảo tôi: "Anh thử gọi điện thoại nói chuyện với thằng Hớn xem nó nói sao, có gì khúc mắc không?" Tôi thoái thác:

- Em… của bà thì bà la bà rày chứ tôi làm sao mà nói với nó chuyện này.



Nói vậy thì nói chứ từ trước đến giờ Yến bảo tôi làm gì thì dù trái ý tôi cũng vẫn phải làm, tôi không hiểu làm sao. Theo những nhà tâm lý học thì bảo tôi thuộc típ người "hard to say no", nhưng tôi nghĩ một cách giản dị kiểu Việt Nam thì tôi thuộc típ rất "nể vợ" nên tôi vẫn suy nghĩ về điều này coi ai đúng. Mỗi lần mà từ chối được một việc Yến yêu cầu làm thì tôi cảm thấy thoả mãn vô cùng thoả mãn như sau khi tôi yêu nàng...



Vừa cất tiếng lên thì đầu giây bên kia Hớn đã cười hô hố. Mẹ! Gia đình như thế mà nó lại vui như Tết ấy. Mấy lần tôi đề cập chuyện gia đình nó thì nó lái qua chuyện khác và còn dụ dỗ tôi nữa:

- Anh à. Anh phải về Việt Nam một chuyến mà chơi. Đã lắm anh ạ mà rẻ lắm. Con gái trẻ măng à. Anh cứ cặm cụi ở đây lo làm ăn chả biết cái thú trên đời gì cả, anh nghe em đi…

Thôi rồi! Thằng này lậm qúa rồi đây. Chắc nó bị bùa mê thuốc lú gì đây. Tôi nghĩ bụng chẳng lẽ em nào đó cho nó học hàm thụ sách Vu Sơn của bố "bác sĩ Trần Đại Sĩ " để cho thằng này vào mê hồn trận đây. Tôi cố ngắt lời nó, kéo nó về thực tế:

- Này! Anh không có thì giờ. Ba cái chuyện đó bây giờ có dí sát vào lỗ mũi anh thì anh cũng chỉ ngó thôi chứ không chấm mút gì được. Chị mày đã làm cho anh "tan nát đời hoa" rồi. Bây giờ anh chỉ muốn biết tình trạng vợ chồng chú ra sao mà thôi. Chú xử trí ra sao? Con cái nó sẽ nghĩ gì, và cỡ tuổi chú ăn chơi được mấy thở nữa thì sẽ gục ngã…

Không né tránh được nữa thì Hớn đành phải vào vấn đề. Hớn hùng hổ không chỉ kết tôi vợ mà còn tố khổ cả nhà bên vợ nữa:

- Anh ôi anh đừng tin những gì con vợ em nó nói. Em khổ với nó cả hai chục năm rồi. Em đi làm cậm cụi mà anh biết không bà má vợ em với ông anh vợ cứ thậm thụt nay mượn tiền mai mượn tiền con vợ em; mà mượn rồi có trả đâu vì tiền đâu mà trả họ mượn để đi xuống tàu casino cờ bạc mẹ nó hết thế có chết em không chứ. Ngay nhà của họ mà cũng cầm nữa chứ tiền của em mà nhằm nhò gì. Em nói hoài nó không nghe, nói xa nói gần nó cũng vẫn thậm thụt dúi tiền cho mượn; nếu em gắt thì nó giận dỗi bảo: "Em lấy chồng thì em chỉ có nhờ chồng chứ nhờ ai. Anh lại qúy tiền hơn người thì còn dám nhìn mặt ai". Nó nói thế có ứa gan không?



Tôi ngắt ngang:

- Cái chuyện này thì tùy chú xử trí, nhưng nó có dính dáng gì đến cái vụ "đi Việt Nam" đâu.

Hớn hăng hái:

- Dính chứ sao không dính anh! Bởi vậy em mới làm cho bỏ ghét. Em tằn tiện mà chúng nó lại ăn chơi bằng tiền của mình thì tội gì mình không chơi. Mà có gì đâu anh, văn nghệ qua Internet cho vui ấy mà nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ ấy.

Hắn còn tả oán:

- Em khổ lắm anh à. Gần hai chục năm trời nó hành hạ em qúa trời qúa đất. Nó ỉ nó còn trẻ son sẻ nên cứ hở ra một tí là nó dọạ nó bỏ đi lấy thằng khác cho mà coi. Hồi đó em còn ngu và yếu mềm nên cắn răng chịu đựng chứ giờ em đếch sợ nữa rồi. Anh phải hiểu giờ em làm có tiền, nó thì đã sắp thu tàn tan tác lá rơi rồi thả ra chó nó thèm. Đố kiếm được thằng nào khá hơn em. Bây giờ nó bỏ em thì em thách đấy. Em về VN em cưới một lúc bốn con vợ chứ đừng giỡn. Anh à, có em này ở VN đang mết em lắm anh biết không em nói chuyện điện thoại với "ẻn" rồi. Giọng nói nó dễ thương lắm và tình lắm anh ạ. Kỳ này mà con vợ em nó không để cho em đi VN thì em mặc cha nó em không thiết gì nó đâu.

Nghe đến đây thì tôi xin chào thua nó. Tôi chỉ bảo nó rằng giờ lớn tuổi rồi phải nghĩ đến vợ con nhất là con vợ nó đã cặm cụi với mình từ lúc bần hàn cho đến lúc này. Tôi bi phẫn bảo nó: Tao không muốn xía vào chuyện gia đình nhà mày, nhưng nên nhớ một điều những cạm bẫy ở VN ngay tao đây cũng chưa học hỏi được gì. Nó vẫn hồ hởi: "Anh yên trí đi, đừng lo cho em. Em đâu có ngu anh. Đời có còn dài đâu, tội gì mà cặm cụi như anh ấy có ai thương đâu".



Tôi thấy đây là một chuyện ẩn ức của hôn nhân rất phức tạp, bây giờ nó vỡ bờ đến ục một cái thì khó cứu vãn ngay được. Ngay cả những "marriage counselor" của Hoa Kỳ chắc cũng chào thua. Bố khỉ! Nó làm như mấy thằng cha trong chuyện Kungfu ngậm hờn dưới vực sâu tu luyện chờ cơ hội trả oán trả thù. Còn nó thì ôm hờn chờ đến khi vợ nó tàn tạ nhan sắc thì mới dở chứng. Tôi bảo Yến khuyên Mộc Lan rằng cứ bấm bụng chịu đựng, Hớn đang trong cơn mê chưa kiếm được lối ra. Và nếu nó muốn đi về Việt Nam thì cứ để cho nó đi, giữ làm gì. Để nó đi biết đâu thực tế sẽ dậy và nếu nó dính bịnh Aids thì cũng đáng đời nó lo lắng làm gì…



Bẵng đi hai tháng hôm nay Mộc Lan lại gọi điện thoại tôi không hiểu sẽ là chuyện vui hay là chuyện sướt mướt vì chồng con đây. Tôi đang miên man trong đầu chuyện cái thằng em họ bá vơ này thì Yến ngoắc tôi bảo lấy điện thoại khác để cùng nghe Mộc Lan. Giọng Lan có vẻ hơi hồ hởi:

- Trời ơi chị cố vấn hay qúa nếu không thì em đã chết một cách ngu dại rồi. Khi anh ấy đi Việt Nam em gửi E-mail chửi con bé ấy một trận thậm tệ. Em nói rằng vợ chồng tôi đã có bốn, năm con đang sống hạnh phúc thì các người lại phá hại gia cang nhà người ta như vậy. Muốn có tiền mau thì đi làm cái nghề không vốn bốn lời chứ lại giở thói gian manh lừa gạt phá hạnh phúc ngưới khác mà không sợ trời đánh thánh đâm à? Chửi bằng computer không thấy hả, em bảo nó cho số điện thoại để em nói chuyện với nó.

Yến hấp tấp:

- Thế em có nói chuyện với nó không?

- Có chứ. Em xỉ vả cho một trận nữa nên nó khóc lóc thú thật rằng nó là một đứa con gái tật nguyền bị cụt hai chân lên tới háng vì từ hồi nhỏ khi đi lượm đồ ở một trại lính cũ chẳng may nó đạp phải một trái lựu đạn. Anh trai nó bầy ra chuyện chơi bạn bốn phương trên Internet để may ra kiếm được người nào thương tình giúp đỡ chút tài chánh sống qua ngày. Những lời tình tứ đó là do anh trai nó viết chứ không phải nó. Em nghe vậy cũng thấy mủi lòng thương con bé nên em bảo nó rằng nên nói thật với anh Hớn và nếu cần giúp đỡ thì em cũng không quản ngại.

Yến nhẩy cẫng lên:

- Thôi bà non ơi! Bà nghe chúng nó dỗ ngon dỗ ngọt rồi tưởng thật là bà chết. Em có đến nhà nó chưa mà đã cởi ruột cởi gan ra vậy.

- Thì em tính làm sao giữ được chồng thôi chứ nếu lâu lâu có tốn vài trăm bạc thì trời cũng phù hộ cho em, cũng như trời xui em có chị giúp ý kiến nên em mới qua được cái ải này...



Yến vẫn căng thẳng:

- Chị nói cho em biết nhá. Nếu em không nghe lời chị thì có chuyện gì đừng gọi chị nữa. Mà thằng chồng em nó đi VN về chưa?

- Anh ấy về rồi chị à. Mà làm sao kỳ qúa chị ơi. Từ hôm về đến nay anh ấy cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như mộng du ấy. Thấy cái mặt có vẻ thẫn thờ chứ không hung hăng như bữa trước nữa. Em sợ qúa em không dám ngồi xe chung nữa chỉ sợ anh ấy ủi vào cột đèn thì tiêu đời em.

- Nó vỡ mộng rồi chứ còn gì. Khi về VN thì người yêu sầu mộng của nó là một thằng đực rựa hay một con sứt môi lồi rốn rồi mộng vàng tan vỡ chứ gì nữa. Cho đáng kiếp nó. Mà em vẫn làm đúng như lời chị dặn, lạnh như tiền bế quan toả cảng tới khi nào nó qùy xuống lậy mới thôi… Và từ giờ trở đi bằng mọi giá không cho nó về VN nữa.



Tôi than thầm: "Chết bố em rồi Hớn ơi! Mày có thêm bà chị này nữa thì coi như mày sẽ "tan tác đời hoa". 

 








 
843

Nov 25, 2007

Chữ lẻ



Có một ông thầy đồ dốt nhưng hay nói chữ. Ai đến chơi ngồi nói chuyện là ông tìm cách nói cho được vài câu chữ nho, tuôn ra hàng tràng nhữ chi, hồ, giả, dã ra vẻ ta đây học thông, lắm chữ. Bà vợ ở trong nhà nghe, sốt ruột. Một hôm, ngồi ăn cơm, bà bảo khẽ chồng:


- Ông ạ! Ông có một dúm chữ thì để làm lưng làm vốn, chứ gặp ai ông cũng vung vãi ra như thế thì còn gì nữa mà làm ăn?


Ông ta gắt:


- Bà biết gì mà nói! Chữ của thánh hiền, có phải như tiền bạc đâu, cứ tiêu là hết! Với lại, đó là mấy chữ lẻ, còn vốn của tôi thì tôi cất trong bụng đây này. Tôi chỉ tiêu những chữ lẻ đấy thôi.

664

Nov 24, 2007

Tấp Lại Bên Bờ








Ngày trước, tôi hay la cà ở mấy quán cà phê. Đôi khi với bạn, nhưng thường chỉ một mình. Nhấp chút cà phê, hút vài hơi thuốc, và bâng quơ nhìn người đi qua ngoài phố. Người đi qua, thời gian đi qua. Dòng đời cứ vô tình chảy. Còn tôi, ngồi đó như một khóm lục bình tấp lại bên bờ.

Em đến, mang theo một làn gió mỏng - như tà áo tím. Buổi chiều chợt xôn xao. Tôi đứng dậy. Ánh sáng bên ngoài dịu dàng, làm nền cho chiếc bóng của em - lung linh như một ảo ảnh.

Những cái hẹn đầu của tôi thường là ở quán cà phê. Nơi ấy âm ấm những màu nâu huyền thoại. Mầu nâu sóng sánh của tách cà phê, mầu nâu cổ xưa của các bức tường gỗ, và mầu nâu thăm thẳm của đôi mắt người con gái. Dường như, mỗi mầu tượng trưng cho một thời. Bắt đầu cuộc đời là mầu trắng tinh khôi, rồi màu xanh mơ mộng, màu tím trăn trở, màu hồng lãng mạn, màu đỏ đam mê, màu đen u uẩn. Riêng mầu nâu - cà phê - là mầu của la cà, hò hẹn, của gặp gỡ, và chia ly.

Hai muỗng cà phê, hai muỗng cream, hai muỗng đường - ly cà phê nào cũng giống nhau. Nhưng tâm trạng của người thì có khác. Có ngày ngọt, ngày đắng, ngày lờ lợ - không ra ngọt, không ra đắng. Đời là thế mà! (Tôi nói như một người từng trải.) Vậy mà sống bao nhiêu năm trên đời, tôi vẫn ngỡ như mình chưa trải qua cái gì hết. Vẫn ngơ ngác vì bao điều mới lạ. Vẫn vui như trẻ con bởi những điều thật đơn giản. Vẫn có những góc khuất của tâm hồn người tôi chưa từng qua. Vẫn nhìn người chung quanh bằng ánh mắt hiếu kỳ của đứa trẻ mới lớn.

Bên ngoài trời đang mưa. Cảnh vật như một khúc phim tình cảm u trầm, ảm đạm. Những mặt đường lặng câm. Những mặt người buồn tênh - tcs

"Buồn chán" - thú thực, tôi chẳng thích từ này chút nào. Nó cho tôi cảm giác khó chịu, ức chế. Bởi thế, bao nhiêu buồn chán, tôi rũ cả vào chữ nghĩa. Rồi người sẽ nhẹ tênh, như chưa vướng bụi trần. Rồi lại một ngày thong thả - như mây.

Trời vẫn đang mưa. Cách đây mười năm, có thể tôi đã đang buồn. Một nỗi buồn nọ - kia như thời tiết. Nhưng buồn tôi chừ đã lớn, trở thành an phận như mặt đường nằm yên, ngửa mặt hứng những giọt mưa lành lạnh, êm êm - rơi xuống từ một bầu trời khó nhọc, gian truân ...

2415

Có Khi Biển Khóc



Biển đêm luôn là một hình ảnh đầy bí ẩn, và đáng sợ. Khi ấy, nước biển đang lạnh dần, gió trở nên tinh quái hơn, và hình hài của biển là một kích thước gần như không giới hạn, vượt qua đường chân trời tăm tối.

Cát đang thiu thiu ngủ, thì cảm thấy một bước chân khẽ khàng đặt trên mình. Rồi đến những bước kế tiếp của hai bàn chân trần mềm mại. Đó là hai bàn chân của một người con gái.

Biển tò mò vội dịu đi những tiếng sóng vỗ xa xôi, gío lặng xuống một chút, và cát cũng thả lỏng người đón nhận những bước chân.

Cô gái đang đi về phía biển.

Gío nghiêng xuống thì thào với Cát:
- Mắt cô ấy mở to, nhưng dường như chẳng nhìn thấy gì hết!

Cát lo lắng:
- Những suy nghĩ của cô ấy đã đông cứng trong đâu

Biển thảng thốt:
- Oh, tôi nghe vài tiếng nói lạnh như đá, vỡ vụn, rơi ra khỏi đầu cô ấy: "... anh ... vĩnh biệt ... "

Cô đến gần Biển hơn...

Cả dải cát chợt lấp lánh - những hạt ánh sáng nhỏ li ti, như phản chiếu lại hình ảnh bầu trời thấp thoáng ánh sao trên cao.

Bàn chân thanh xuân, non dại của cô sắp sửa nhúng xuống làn nước tối tăm, lạnh lẽo

Biển rùng mình, tất cả sóng to sóng nhỏ cùng lắng xuống, im lặng.

Gío hốt hoảng, ngừng lại giữa đỉnh trời.

Hàng triệu hạt cát vội chuyển mình dưới chân cô gái, như muốn hất ngược cô trở vào bờ.

Rồi cả ba: Biển, Gío và Cát cùng thốt lên thứ ngôn ngữ riêng của chúng, nhưng có cùng một nghĩa:

- Đừng, cô ơi!280

Nov 22, 2007

Di truyền và hoàn cảnh



Giáo sư y khoa: "Di truyền và hoàn cảnh có gì khác nhau?"

Sinh viên: "Nếu con giống bố thì đó là di truyền."

Giáo sư: "Tốt lắm, nói tiếp."

Sinh viên: "Nếu con giống người hàng xóm thì đó là hoàn cảnh."

Giáo sư: "???"



o O o


Thầy giáo:

"Em A, em thích làm gì mai sau?"

Học sinh A:

"Em muốn làm một nhà từ thiện."

Thầy giáo:

"Tư tưởng vĩ đại thật! Tầm nhìn rất cao. Cho thầy biết tại sao em mơ ước thế?"

Học sinh A:

"Vì nhà từ thiện là một người hết sức giàu có, giàu đến nỗi có thể nhắm mắt vung tiền khắp nơi."1172

Nov 21, 2007

Độc thoại



Độc thoại


      1. Đám cưới Phiên, tôi rủ Minh cùng đi, cũng gọi là hình thức ra mắt với lũ bạn. Đám bạn của tôi bao giờ cũng cho ý kiến nhận xét vô tư lắm. Hãnh diện đi bên anh, cảm giác mình như một đứa bé gái được mẹ sắm cho một bộ quần áo mới, tôi hồi hộp nhìn lũ bạn, chờ xem bọn chúng chấm điểm.

Lũ con gái kháo nhau:

- Đẹp trai nhỉ.

Bọn con trai lại bảo:

- Thế là bọn mình đã mất Thuyên rồi.

Không phải bọn nó thương tiếc gì đâu, mà chỉ vì nếu tôi có người yêu thì tụi nó không còn biết rủ ai đi cà phê khi có chuyện buồn. Tôi cứ như cái thùng rác của bọn nó. Hễ có chuyện gì hay mới đi công tác về là bọn nó lại đến nhà, lôi tôi ra và thả tôi ở một xó nào đó trong quán cà phê. Tôi uống cà phê, bọn nó uống rượu và vứt vào thùng rác những chuyện lăng nhăng lùng nhùng. Còn bây giờ, có lẽ thời gian cho bọn nó chắc cũng bị cắt xén không nhiều thì ít. Ai cũng nhìn tôi bằng cái nhìn hơi khác, chẳng phải vì hôm nay tôi đẹp hơn ngày thường. Chỉ có thằng Cường là bộc trực hơn cả:

- Có thật là Thuyên đang yêu không đấy ?

Thì sao nhỉ? Có lẽ là nó không ngờ một cục gạch như tôi mà cũng có bồ. Mới quen nhau một tuần mà lời ong tiếng bướm đã vo ve. Điều đó khiến tôi bỗng thấy ngại mỗi khi có việc phải đi ngang con đường vào nhà anh, vậy mà mắt vẫn không thể không lấm la lấm lét nhìn vào căn nhà có giàn hoa giấy vàng vàng trắng trắng ấy. Những lúc như vậy tôi có cảm giác phạm tội ăn cắp của ngôi nhà ấy một cái gì đó giá trị lắm.

Mà cũng phải thôi, ai cũng cho rằng tôi không xứng với Minh. Này nhé: cao một mét bảy tám, việc làm ổn định, lương tháng vài triệu, con trai út, anh chị đã có gia đình, tài sản một chiếc Win (tôi leo lên đó được... bốn lần). Với cái lý lịch ngang ấy của Minh, chuyện tình của tôi và anh bỗng trở thành đề tài nóng hổi vừa thổi vừa bán của mấy người ở cơ quan anh. Đàn vịt giời ở đấy kêu to lắm!

2. Minh vừa được thăng chức phó phòng. Tiếp theo là thay đổi. Anh "chảnh" từ cái chức phó phòng "chảnh" đi. Và, đôi khi tôi nhận thấy trong suy nghĩ của anh, tôi không phải là người được việc. Cứ nhìn kiểu nói chuyện của anh thì biết. Huơ tay trái, múa tay phải và cuối cùng là "Em có hiểu không?". Một tỉ lần em có hiểu không như vậy thì lòng kiêu hãnh của tôi bắt đầu lên tiếng. Tôi - con bé vừa tốt nghiệp đại học, chân ướt chân ráo tấp tểnh vào đời, gương mặt khờ khờ như thằng Bờm, một cái nhìn thôi cũng đủ làm mình tổn thương, vậy mà dám cả gan nộp đơn vào đài truyền hình tỉnh. Ước ao rồi sẽ có một ngày, tôi vác camera nghênh ngang đi vào cơ quan anh, cho anh và đàn vịt giời ở đấy... lé mắt luôn.

Ngày nhận giấy báo trúng tuyển, tôi gọi Minh ra, phất phất tờ giấy trước mặt anh với vẻ hí hửng. Anh bảo:

- Em lớn rồi, suy nghĩ cho người lớn một chút. Đừng trẻ con như thế.

Tôi không là trẻ con. Hình như ý tưởng trả thù này là động lực thôi thúc tôi từ mấy tháng nay. Nhưng mà, để làm được cái việc trả thù trẻ con này tôi phải mất thêm vài năm. Chả biết đến lúc đó, tôi với anh có còn yêu nhau nữa không? Và lúc đó chả biết tôi có còn hứng thú để trả thù nữa hay thôi...

Khi cho Minh biết tin tôi chuẩn bị đi làm, anh có vẻ mừng lắm:

- Em đi làm anh cũng mừng chứ em cứ như vậy anh cũng chẳng biết phải làm sao.

Chẳng biết là anh nói thật bao nhiêu phần trăm nhưng nghe cũng mát dạ. Bắt chước lũ con Phiên, Cầm, tôi cũng bôi xanh xanh đỏ đỏ lên mặt, hân hoan bước vào công việc mới. Ngày đầu tiên đi làm thật chẳng thong thả tí nào, nhất là khi bôi cái thứ xanh xanh đỏ đỏ lên mặt. Vậy mà ai đó lại bảo phụ nữ đánh dấu sự trưởng thành của mình bằng việc trang điểm. Tôi chả tin.

Hôm làm chương trình Tết, bận túi bụi đến tận hai mươi chín, tối bảy giờ tôi mới mò về nhà. Tham công tiếc việc. Thằng em tôi bảo:

- Không có bà chắc đài truyền hình đóng cửa quá.

Còn cha tôi nhăn quá trời, cơn giận của người lớn tuổi bắt đầu bằng sự im lặng. Tôi gọi đó là áp thấp nhiệt đới. Cuống cuồng dọn dẹp, cuống cuồng giặt giũ, tôi tự hỏi con người sao cứ bắt mình phải khổ vì những ngày này như vậy. Nhắm mắt mở mắt, ba ngày xuân đã qua cái vèo, còn hối hả hơn khi người ta dọn dẹp cuối năm. Nó chẳng kịp cho tôi làm mới chính mình. Tôi còn như cũ mèm đi.

Còn lũ bạn, chúng há hốc mồm nhìn tôi như một sinh vật lạ. Từ hồi nào đến giờ, tôi chưa bao giờ nỡ bỏ một chuyến đi chơi với bạn bè. Vậy mà mấy ngày làm chương trình tết, tôi biến đâu mất. Sáng ba mươi tết, tụi nó bắt cóc tôi ra quán cà phê. Phiên hỏi:

- Có còn nhớ tên họ của mình không? Coi chừng cầm ổ bánh mì mà không biết cắn đầu nào trước bây giờ.

Bất giác tôi đưa tay lên đầu, gõ thử cái cốp, thấy đau đau lòng khấp khởi mừng. Chắc cũng không đến nỗi như lũ bạn tôi hù dọa. Còn thời gian nào cho Minh, tôi cứ đi miết, khi cần chả biết tìm ở đâu. Một lần nào đó, anh bâng quơ:

- Có mỗi việc là làm cho anh vui mà em cũng không làm được sao?

Chỉ có thế thôi cũng đủ cho tôi hiểu rằng mình phải có trách nhiệm với từng niềm vui nỗi buồn nhỏ bé của anh.

Thế rồi, công việc cứ cuốn tôi đi. Phóng sự tiếp nối phóng sự, bản tin tiếp nối bản tin. Ý định trả thù đậm chất trẻ con ngày xưa như tan biến đâu mất, chỉ còn lại một tôi cứ như cái đèn cù chạy vòng vòng với ý tưởng cho chương trình mới. Thỉnh thoảng sực nhớ vội đưa tay lên gõ đầu cái cốp, thấy đau đau chỉ để biết rằng mình vẫn còn là mình.

Sáng nay, ý tưởng của tôi đã được duyệt. Tôi như đang ở chín tầng mây, sắp tới chắc sẽ còn bận nhiều. Nghĩ tới cái ngày vác camera nghênh ngang đi vào cơ quan anh không còn xa, tôi như muốn cất cánh bay... Và, trong khoảnh khắc ấy, ý nghĩ mình phải có trách nhiệm với từng niềm vui, nỗi buồn của anh bỗng hiện về...

3. Còn bây giờ tôi ngồi đây. Một mình và chẳng biết phải làm gì với ý tưởng trả thù đậm chất trẻ con của mình khi mà Minh chẳng còn ở bên tôi nữa. Có lẽ khi người ta chán nhau rồi thì một hạt bụi cũng có thể trở thành nguyên cớ. Minh và tôi cũng vậy. Anh xa tôi với một lời giải thích đã được gọt giũa cẩn thận:

- Chúng mình không hợp nhau đâu. Mình chia tay thôi.

Chỉ có thế thôi, mà tôi thấy đau lòng quá. Và tôi, một phụ nữ da trắng tóc dài với trái tim nhạy cảm như sợi dây đàn, từng tích tắc đi qua tôi thấy rằng mình đang sống trong một thế giới nghiêng. Nghiêng từ tình yêu của anh nghiêng đi...

Bọn con Phiên bảo:

- Thằng Minh của mày lên chức rồi, đi đây đi đó nhiều, thấy đèn xanh đèn đỏ nên bỏ đèn dầu là phải chứ gì.

Tôi mà là đèn dầu á? Không dám đâu, tôi là đèn cù đấy chứ. Mấy tháng nay quay vòng vòng với công việc, lúc ngoảnh lại thì chẳng còn gì...

Mỗi sáng tỉnh dậy mới thấy hết cái trống trải của cảm giác đã mất đi một cái gì to tát lắm. Ngẩn ngơ đi ra đi vào, thẫn thờ buồn mất mấy ngày, rồi thôi. Bọn con Phiên chịu tôi ở điểm này lắm, bọn nó bảo còn khuya tụi nó mới sắm được bộ mặt tỉnh queo như vậy. Kệ, đau khổ thì đau khổ nhưng cho hắn biết mình đau khổ thì không bao giờ, nghe chưa! Tôi ừ mà nghe mũi mình cay cay. Chỉ buồn một điều rằng, Minh yêu tôi cơ mà, sao lại mang hết niềm tin của tôi mà đi như thế?

Một vài lần nào đó, tình cờ trên đường tôi chợt thấy anh, khi thì đang cười cười với cái di động bên tai, khi thì đang phóng xe đèo theo một con bé nào đó có vẻ mi nhon lắm, cười sáng cả một góc đường. Bọn con Cầm nói đó là người yêu mới của anh. Tôi cười mà chả biết mình cười vì cái gì. Đi qua một cuộc tình bỗng thấy mình người lớn hơn, vững chãi hơn và già dặn hơn rất nhiều. Thì ra tôi vẫn chỉ là một cô bé theo đúng nghĩa của nó - không biết giữ tình yêu cho mình. Nói như Phiên vẫn thường nói: "Tình yêu như cánh chim, nếu không biết giữ nó sẽ bay đi mất". Có lẽ tình yêu của Minh là cánh chim thật, nó đã bay đi đằng nào, chẳng kịp cho tôi nhận ra rằng Minh của tôi cũng giống như một cậu bé, thích được quan tâm chăm sóc.

Bây giờ tôi ngồi đây, gom tất cả những gì đã đến, đã qua và đã xa mà săm soi, ngắm nghía. Sao vẫn thấy đau ở phía trái tim. Hột muối mặn trăm năm còn mặn, củ gừng cay sáu tháng còn cay. Vậy mà, tình yêu của Minh với tôi mới đấy đã phai, làm sao mà không đau. Tận trong sâu thẳm của lòng mình, tôi rất muốn quên Minh đi, vậy mà sáng sáng chiều chiều mỗi khi ra đường tôi lại cố gắng tìm trong trăm trăm ngàn ngàn gương mặt, một gương mặt tôi nghĩ là của mình, để rồi mỗi tối đi ngủ chỉ muốn ngủ luôn chẳng bao giờ trở dậy nữa...

Chưa bao giờ tôi thấy mình chông chênh như vậy, tựa hồ dựa cây cây ngã, dựa bờ bờ xiêu...

4. Chiều. Chiều rồi. Điện thoại reng tơi bời. Mọi người í ới rủ nhau đi chơi giải trí. Mới đó mà đã hết ngày. Tôi cũng sửa soạn ra về. Ông bảo vệ già đang rị mọ với chiếc xe đạp cà tàng, chào tôi bằng một câu đùa:

- Thời gian cứ qua, chẳng kịp cho người già chúng tôi làm được gì cả. Ở tuổi tôi bây giờ có nhiều điều để nuối tiếc lắm cô ạ.

Tôi phóng xe đi, cảm thấy mình vẫn còn thời gian để nhặt về một lời khuyên. Đôi khi nó cũng giúp tôi vượt qua những ghềnh thác của chính mình. Tôi chưa từng biết rằng khi cuộc tình kết thúc, người ta lại đau lòng đến vậy. Lòng kiêu hãnh làm tôi đau nhiều hơn tôi tưởng. Thế mà nó lại không cho phép tôi khóc...

Và lũ bạn của tôi lại đến, lôi tôi ra khỏi mớ lăng nhăng lùng nhùng đó và thả tôi ở một xó nào đó trong quán cà phê. Bọn nó uống rượu, tôi uống cà phê. Vẫn như xưa nhưng tôi bây giờ đã khác nhiều với ngày xưa. Dạo này tôi bỗng thèm nghe nhạc Trịnh, để ru tình, ru mình. Uống cà phê, mê nhạc Trịnh - có lẽ tôi sẽ trở thành một con người khác, nhẹ nhõm hơn, thánh thiện hơn. Mỗi ngày tôi sẽ chọn cho mình một niềm vui. Niềm vui tiếp nối niềm vui, tôi sẽ quên Minh mau thôi.

Và tôi lại lao vào công việc. Đôi lúc cũng ngu ngơ hỏi lòng, có phải là để chứng tỏ mình với người ta không mà sao mải mê thế. Rồi buồn. Ước ao có một ngày nào đó, tôi lại đứng trước mặt Minh để nghe anh nói rằng: "Ở tuổi anh bây giờ có nhiều điều hối tiếc lắm", như ông bảo vệ già cuối đời mãi nuối tiếc những điều đã qua. Đôi khi người ta cũng không biết rằng mình đã ném đi cục vàng để nhặt về cục đất. Nhưng ước ao của tôi cũng chỉ dừng lại ở đó. Mấy mùa xuân đã qua rồi mà sao tôi vẫn còn thấy đau ở phía trái tim. Ừ, còn buồn, còn đau, còn muốn chứng tỏ mình có nghĩa là còn yêu anh ư?

Lũ bạn của tôi vẫn nói nói cười cười. Ông bảo vệ già vẫn rị mọ với những nuối tiếc của tuổi già. Và tôi, mấy năm qua rồi, Minh của tôi chắc gì còn nhớ đến một mối tình đã trôi qua, vậy mà tôi vẫn cứ mãi nhọc lòng với một vết thương.

Quân tử mười năm trả thù vẫn còn kịp. Mong rằng chưa tới mười năm thiên hạ đã thái bình...



Tác Giả: Hương Ngọc

9

Nov 20, 2007

Mưu mẹo



Có hai anh chơi với nhau rất thân, nhưng hay bắt bẻ nhau. Anh kia nói cái gì thì anh này bắt bẻ: "Có nhẽ đâu thế!" Một hôm, hai anh bàn với nhau:


- Chúng ta đã chơi thân với nhau thì phải tin lời nhau, đứa nào còn nói "Có nhẽ đâu thế" thì phải phạt hai quan tiền.


Hôm sau, anh kia gặp anh nọ, liền bảo:


- Ðêm qua, nhà tôi mất trộm!


Anh nọ hỏi:


- Mấy những gì?


Anh kia trả lời:


- Mấy cái giếng sau vườn!


Anh nọ gân cổ lên buột miệng, nói:


- Có nhẽ đâu thế!


Anh kia cười ồ:


- Ðấy nhé! Lại nói rồi nhé! Mai tôi sang nhà lấy tiền đấy!


Anh nọ tức lắm, về nhà thuật chuyện cho vợ nghe. Chị vợ bảo:


- Không lo, mai anh cứ giả vờ chết, anh ấy sang đã có tôi đối đáp.


Hôm sau, anh kia sang, vừa bước chân đến cửa đã nghe tiếng khóc thảm thiết. Vào giữa nhà thì thấy bạn nằm sõng sượt trên giường, chị vợ rũ rượi ngồi cạnh, giọt ngắn giọt dài. Anh kia liền hỏi dồn:


- Anh làm sao thế? Anh làm sao thế?


Chị vợ mếu máo nói:


- Nhà tôi chết rồi, anh ơi! Hôm qua không biết đi đâu về, vừa bước vào đến sân thì bị tột con vịt giẫm chế tươi.


Anh kia nghe phi lý qua, giậm chân bảo:


- Có nhẽ đâu thế?


Anh kia nhỏm đậy ngay:


- Ðấy nhé! Lại nói rồi đấy nhé! Còn đòi tiền nữa không?

2592

Ngã Ba Sông





Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Ca Dao


Hôm nay, Thúy theo... chồng đi đón vợ của chàng! Nàng thấy lòng chỉ thoáng buồn vì không đoán được cuộc hội ngộ sẽ xảy ra như thế nào. Liếc nhìn Thúy, Luân hỏi bâng quơ:
- Không biết máy bay có đến đúng giờ không?
Thúy im lặng thở dài. Cùng ngồi xuống, hai ghế sát nhau, tự dưng Thúy thấy giờ phút này sao Luân xa lạ quá. Nàng cố gợi chuyện cho bầu không khí bớt ngột ngạt:
- Có lẽ em không nên đi đón chị với cháu.
Luân siết tay Thúy:
- Em phải can đảm đối diện với sự thật. Anh đâu có giấu chuyện gì về tụi mình, mình cần phải giải quyết em ạ.
Thúy áo não lắc đầu:
- Em đâu có ngờ cuộc diện lại thay đổi thế này!
Nhìn đồng hồ, còn tới bốn mươi lăm phút nữa máy bay mới đáp, Thúy ngồi ngay lại, nhích người ra. Chán nản, nàng tựa lưng vào thành ghế, ngả đầu, nhắm nghiền mắt lại. Dĩ vãng của ba năm về trước quay ngược như một khúc phim.
Ngày ấy, Thúy vừa đến Mỹ sau một thời gian dài sống ở Hong Kong, Luân trong phái đoàn của hội thiện nguyện. Gặp Thúy đơn chiếc, Luân đã giúp đỡ nàng tất cả mọi việc, từ mua sắm lặt vặt cho đến việc tình nguyện chở nàng đi học, về thì Thúy tự túc. Cả hai trong cảnh cô đơn, chỉ giúp đỡ nhau khi cần thiết trong cuộc sống chớ không ai dám nghĩ ngợi xa xôi.
Cho đến một hôm, Luân được thư vợ cho biết nàng đã quyết định sống luôn ở Việt Nam cùng đứa con trai của hai người vì nàng nghe nhiều người về thăm quê kể lại cuộc sống ở Mỹ rất đỗi buồn, luôn luôn quay cuồng như cái chong chóng để lo mưu sinh và nhất là tiếng Anh nàng quá bết và điều quan trọng là người mẹ già, nếu ra đi ai sẽ là người săn sóc cho bà? Do đó, nàng đã cương quyết sẽ không đi, chỉ yêu cầu mỗi tháng cho mẹ con nàng một trăm đô là đủ. Chàng cười như mếu khi đem chuyện này kể lại với Thúy. Thúy phải giúp Luân biên thư về năn nỉ, giải thích với vợ chàng, nhưng một mực vợ chàng vẫn không muốn chồng bảo lãnh tiếp tục mặc dù hồ sơ đang tiến hành.
Sau khi thấy được vợ mình không thể lay chuyển ý định, lúc ấy Luân mới chịu thua. Không những mỗi tháng chàng gửi cho vợ một trăm đô mà chàng còn nghe lời Thúy tăng lên gấp đôi. Ngân, vợ Luân, thư qua thư lại với Thúy rất thân mật đôi lúc còn “cắp đôi” cho chồng và Thúy nữa. Những lá thư Ngân như thể thông điệp ngầm cho hai người. Thế là cuối cùng, một bữa cơm thân mật diễn ra trong một nhà hàng sang trọng, Thúy nghiễm nhiên từ giã bà cụ chung nhà để về chung sống với Luân. Họ chính thức thành vợ chồng, chàng thành thật kể hết cho vợ mình ở Việt Nam nghe, lạ một điều là vợ chàng không ghen và còn có ý mừng cho hai người nữa. Một thời gian sau, mẹ của Ngân qua đời, Luân gửi về một ngàn đô la để vợ lo ma chay. Chàng và Thúy điện thoại an ủi Ngân rất chân tình...
Bỗng dưng, một buổi chiều cuối tuần, vợ chàng gọi điện thoại qua bảo chàng bảo lãnh gấp vì theo tin tức thanh niên mười tám tuổi sẽ phải thi hành nghĩa vụ quân sự vì tình hình có vẻ khẩn trương sao đó. Và Ngân cam kết sẽ không làm phiền gì đến Luân và Thúy hết, vì đó là sự lựa chọn của nàng thôi. Giờ đây, vì Tâm - con của Ngân và Luân - buộc lòng nàng phải ra đi để tìm tương lai cho nó và cũng muốn tránh cho con phải khổ cực nếu Việt Nam có chiến tranh.
- Thúy! Em nghe anh nói gì không?
Thúy giật mình. Mở bừng mắt ra, luống cuống:
- Anh nói gì?
- Em ngủ nãy giờ à?
Thúy vờ ngáp:
- Ờ! Hồi hôm ngủ không được nên em thấy hơi mệt.
Luân cầm tay Thúy bóp nhẹ:
- Em đừng giấu anh, bộ em buồn hả?
Thúy hối hận:
- Thật ra thì em cũng hơi lo một chút. Em nghĩ cũng kỳ quá, tự dưng... đi làm bé người ta!
Luân nâng niu bàn tay Thúy:
- Em đừng nói vậy. Để tối nay anh nói chuyện với Ngân cho rõ ràng...
Hành khách trên máy bay lục tục đi xuống. Luân sốt ruột đứng ngồi không yên, Thúy thương hại:
- Anh cứ tự nhiên đến gần cửa để chờ chị và cháu đi!
Luân lúng túng không biết phải cư xử thế nào. Bỗng hai người tóc đen từ trong máy bay bước ra, bao nhiêu năm xa cách, Luân vẫn nhận ra được vợ, chàng kéo tay Thúy đứng dậy:
- Kìa mẹ con nó kìa!
Thúy bật dậy như chiếc lò xo. Nàng cố làm ra vẻ tự nhiên bước nhanh đến. Ngân và Tâm thấy Luân, cả hai quấn quít với Luân ngay, Thúy né ra xa, Luân thấy thế vội giới thiệu với Ngân:
- Đây là Thúy!
Ngân choàng tay qua vai Thúy, Tâm ôm tay cha tỏ vẻ thân ái. Một tình cảm dâng lên, Luân ôm đầu con áp vào ngực mình nói trong xúc động:
- Con của bố lớn và đẹp trai quá!
Và chàng cố đi thụt lùi với con ra sau không muốn đi sát với hai người đàn bà, vì chàng không biết mình phải đi gần bên ai...
Về đến nhà, nhìn căn nhà sang trọng của Luân, tự dưng Ngân nghe lòng có những cảm giác kỳ lạ mà nàng không thể phân tích được: mình tủi thân? Mình ghen? Ồ! Không! Ta đã hứa với lòng sẽ không ghen, không làm cho họ khó chịu vì ta mà!
Thúy rót cho Ngân và Tâm hai ly Coke, Tâm nâng ly uống ừng ực. Ngân thì không động đến. Luân hỏi chung chung:
- Chắc hai mẹ con mệt lắm há? Thôi đi tắm đi rồi ra ăn uống.
Thúy im lặng, xuống bếp bắt đầu hâm thức ăn. Tự dưng nàng nghe mắt mình cay cay, nàng lắc mạnh đầu xua những ý tưởng không trong sáng, tự càu nhàu một mình:
- Người ta tới trước, mình tới sau. Người ta đã hứa... nhường chồng cho mình rồi, không lẽ không thể nào nhịn được hay sao?
Đêm ấy, Thúy bảo Luân hãy ở chung phòng với Ngân, Ngân cứ nhất định phải ở chung với Thúy vì Ngân đã hứa rồi... Cuối cùng, Luân đành ngủ sofa.
Có lẽ đêm đó ba người nằm ba nơi đều không ngủ được, Chỉ có thằng Tâm là... ngáy như chết!
Sáng ra, Thúy thức dậy trước hết, nàng hâm lại nồi bún bò Huế để cả nhà cùng ăn. Đang loay hoay trong bếp thì Luân bước ra vòng tay ôm nàng:
- Em đừng có làm khó dễ anh có được không?
Thúy đứng yên lặng một lúc rồi gỡ tay Luân ra và bảo:
- Em cũng khó xử lắm, vì chị Ngân mới qua, nếu em làm vậy thì chỉ sẽ buồn! Để từ từ rồi tính lại.
- Yên tâm đi! Tôi biết thân phận tôi, tôi không làm khó dễ gì ai hết... Mà tôi cũng chẳng buồn đâu!
Tiếng Ngân đột ngột cất lên khiến Luân và Thúy đều giật mình. Luân thở dài:
- Sao em nói gì mà có vẻ gay gắt quá vậy? Thôi, bây giờ cả ba chúng ta ngồi lại nói chuyện cho rõ ràng đi, kẻo lát thằng Tâm thức dậy khó nói.
Ngân tự dưng sụt sùi:
- Em đã nói với anh là em qua đây để tránh cho thằng Tâm khỏi đi nghĩa vụ quân sự thôi, còn phần em anh đừng để ý gì hết. Anh với cô Thúy cứ tự nhiên mà.
Luân cười như mếu:
- Tự nhiên gì? Đêm qua cửa phòng nào cũng khóa hết, chẳng lẽ đêm nào tui cũng ngủ salon?
Ngân và Thúy đều buồn cười mà không ai cười nổi. Luân nói như ra lệnh:
- Hai em ngồi xuống đây, chú
ng ta cùng giải quyết vấn đề!
Thúy và Ngân miễn cưỡng ngồi xuống. Luân thận trọng đến khép cửa kính lại phòng hờ thằng Tâm xuống bất chợt, chàng mở đầu:
- Ngân, em chắc thừa hiểu sở dĩ hôm nay anh và Thúy chung sống là cũng tại em ở Việt Nam viết thư sang nhiều lần em muốn cho anh có vợ khác để lo cho anh, em nhớ chứ? Cũng nhiều lần anh cũng như Thúy thật lòng năn nỉ em sang Mỹ mà em cứ nhất quyết không chịu đi, giờ đây...
Luân bỏ lửng câu nói vì không biết phải nói sao để cả hai không bị đụng chạm. Ngân cầm tay chồng đặt lên tay Thúy, giọng chân thành:
- Em đã nhất quyết rồi. Tạm thời em và con tá túc nơi đây, khi em có việc làm rồi thì mẹ con em sẽ ra riêng.
Luân thở dài không nói. Thúy nao nao buồn, rút tay ra khỏi tay Luân và nói:
- Em nói thật điều này, có thể chị cho là em giả dối, nhưng em cần phải giải quyết vấn đề: em là người tới sau, em cũng chưa có con cái gì, thôi em sẽ ra ở riêng, em trả anh lại cho chị.
Luân giận dỗi:
- Hai em coi anh như món hàng, cứ đẩy qua đẩy về hoài, tại sao không ai coi anh ra gì cả vậy?
Ngân và Thúy đều ngẩn người ra chẳng biết nói sao. Cuối cùng Ngân và Thúy đồng ý tùy Luân lựa chọn. Luân buồn rầu...
Thêm một đêm Luân ngủ sofa. Buổi sáng Thúy dậy lo sửa soạn đi làm vì hai ngày nghỉ của nàng đã hết. Vừa nghe tiếng động ở phòng của Thúy, Luân bật dậy:
- Em chuẩn bị để đi làm à?
Thúy uể oải gật đầu. Nhìn chiếc chăn rơi xuống nền gạch, Thúy nghe thương Luân vô cùng, nàng nén lòng vô bếp lục lạo tìm thức ăn để đem đi làm. Luân đến bên cạnh ôm vai Thúy:
- Em đừng có làm khổ anh nữa được không Thúy? Em biết anh rất yêu thương em kia mà. Bây giờ cứ thế này hoài làm sao anh sống cho được?
Thúy gục đầu vào ngực Luân nghẹn ngào:
- Em cũng chẳng biết tính sao bây giờ... Thôi, hôm nay em đi làm, anh ở nhà giải quyết với chị. Anh còn nghỉ hai ngày nữa, anh rán tìm cách nào đi nha...
Chiều lại, khi Thúy về nhà thì thì cơm nước đã sẵn sàng, Ngân tươi cười dọn cơm cho cả gia đình dùng. Nhìn vẻ tươi thắm của Ngân, Thúy không khỏi hỏi thầm hôm nay hai người... có gì không mà Ngân vui vẻ quá. Ý nghĩ vừa thoáng qua, Thúy thấy mình vừa ích kỷ, vừa vô lý.
Đêm ấy trong vòng tay cuồng nhiệt của Luân, Thúy biết được Luân đã chọn giải pháp ở với nàng, nay mai Luân đưa Ngân đến hội thiện nguyện tìm việc theo lời yêu cầu của Ngân. Nàng cũng được Luân kể là Ngân rất vui vẻ khi thấy được Luân và Thúy thật lòng thương nhau và còn khen Thúy biết điều nữa. Thúy tự thẹn khi nhớ lại chiều nay đã nghĩ oan cho Ngân.
Sáng dậy, Thúy dậy thật sớm, lo thức ăn cho cả nhà. Nàng thấy lòng nhẹ nhõm như thoát được một gánh nặng trên vai. Tiếng ho của Ngân khiến Thúy giật mình, nàng quay lại, Ngân nhìn nàng mỉm cười. Thúy gác đôi đũa lên nồi cháo đang sôi, cầm tay Ngân, bảo:
- Đêm qua anh Luân đã kể hết cho em nghe, em cám ơn chị đã chẳng buồn em mà còn tán thành cho em và anh Luân chung sống nữa.
Ngân gỡ tay mình ra khỏi tay Thúy, nói:
- Tình cảm giữa chị và anh Luân hết lâu rồi. Chị qua đây chỉ vì thằng Tâm thôi.
*
Bốn tháng trôi qua trong tình cảm phức tạp của cả ba người. Cuối cùng Ngân tìm được việc làm phụ bếp cho một nhà hàng, còn Tâm thì vừa đi học vừa làm bán thời gian cho một cây xăng, hai mẹ con mướn một căn phòng xa nơi Luân và Thúy hai tiếng đồng hồ lái xe nên việc thăm viếng nhau ngày càng thưa thớt.
Một buổi sáng thứ bảy, Luân và Thúy cùng ngày nghỉ, đang định chuẩn bị dự tiệc sinh nhật của một người bạn thì người phát thư đến. Trong xấp thư có một bức thư của Ngân gửi cho một người bạn ở Việt Nam bị phát hoàn vì không dán tem, Luân và Thúy đoán có lẽ Thúy đã quên dán tem hoặc tem bị tróc ra nên bưu điện trả lại, cả hai định có dịp sẽ đưa lại cho Ngân.
Tan tiệc, về nhà nhìn bức thư của Ngân nằm trơ trọi trên bàn, Thúy bảo Luân:
- Em có ý xem lén xem chị Ngân thư về Việt Nam coi có thật đồng ý cho tụi mình chung sống không, được không anh?
Luân cười:
- Em sao đa nghi quá, anh nói thật hôm em đi làm anh ở nhà nói chuyện với Ngân ngay cả cầm tay bả cũng hất ra nữa đó! Nếu em còn nghi ngờ thì cứ việc coi đi!
Thúy thích thú, lấy chiếc đũa đút vào góc phong bì lăn nhẹ vì nàng không có ý định giữ luôn bức thư nên không để cho phong bì rách, sau còn dán lại để đưa cho Ngân. Bức thư dài lê thê, Luân và Ngân cùng chụm đầu vào đọc:
Florida, ngày...
Thủy Tiên thương của mình,
Đến Mỹ đã hơn hai tháng rồi! Mình chưa liên lạc với Tiên là vì đầu óc còn quay cuồng theo cuộc đoàn tụ phức tạp của mình. Chắc Tiên không đoán được đâu.
Mình khổ quá Tiên ạ, chẳng biết khởi đầu từ đâu để kể rõ cho Tiên nghe cuộc trùng phùng này. Thôi thì mình nhớ đến đâu kể đó vậy nghe, vì mình biết bạn rất thương, lo cho mình, hôm tháng trước được thư của Tiên, đọc xong mình nén đau buồn chờ cho “họ” đi hết mới khóc cho vơi đau khổ.
Tóm lại, giờ mình đã dứt khoát để cho Luân sống với Thúy, mình đóng vai làm chị... cho họ vui hưởng hạnh phúc bên nhau. Có một lần sau bức mành, thấy họ ôm nhau rất âu yếm, mình có cảm giác như bị ai bóp nghiến trái tim mình, nghe họ thì thào với nhau, mình cũng tự hỏi mình là ai mà tại sao hiện hữu nơi này...
Nhớ những ngày vừa gặp nhau Luân phải ngủ sofa vì ngay cả cô Thúy cũng không dám cho Luân vô phòng mà mình thì ngay hồi còn ở Việt Nam cũng đã tự hứa chỉ ra đi vì tương lai của thằng Tâm thôi. Ban đêm, mình ra nhìn thấy anh ấy nằm cong queo trên sofa mình thật sự muốn ôm lấy ảnh để khóc mùi nói cho ảnh biết mình rất yêu ảnh, rất muốn sống với ảnh, nhưng thấy Thúy trẻ đẹp hơn và ảnh cũng có vẻ yêu Thúy thật lòng nên mình nén lòng... chỉ biết vào phòng khép cửa khóc rấm rức. Có một lần thằng Tâm hỏi “bộ mẹ khóc vì bố sống với dì Thúy hả” mình phải nói dối là mình nhớ Việt Nam quá còn tình của mẹ với bố thì hết rồi, mẹ từ lâu đã hết thương bố. Nói dối với con mà lòng mình tan nát cả, Thủy Tiên ơi! Mình cứ thúc hai người tìm việc cho mình mà đến nay vẫn chưa có – Nhìn thằng Tâm vô tư học hành mình thấy tương lai của nó sáng sủa như là mình thấy sự hy sinh của mình là đúng. Mình thật mâu thuẫn. Nhiều lúc nhìn Luân và Thúy vui vẻ với nhau, mình tức điên người. Nhưng cũng có lúc mình nghĩ thôi thế cũng tốt, sau này xa Luân sẽ yên tâm hơn.
Độ này mình hay bị nhức đầu quá Tiên ạ. Có thể do vì suy nghĩ nhiều. Điều mình lo lắng là không biết làm sao để thoát ra khỏi căn nhà này cho sớm. Nhìn họ vui vầy bên nhau mà lòng mình đau như cắt, miệng thì lúc nào cũng phải vui cười để cho họ tự nhiên hưởng hạnh phúc. Mình điên quá phải không Tiên? Nhưng con đường này do mình chọn, ít ra mình cũng tròn chữ hiếu với mẹ già cho đến khi người khuất núi, mình không trách ai cả. Sự hy sinh đổi lấy tương lai cho thằng Tâm là đủ rồi Tiên nhỉ! Chỉ mong sau này thằng Tâm hiểu được, nó lo học cho nên người là mình vui lắm...
Giờ này có lẽ họ sắp về rồi, mình sẽ kể nhiều cho Tiên nghe sau. Bây giờ mình đi nấu ăn, ngửa tay nhận đồng tiền của... chồng và vợ bé của chồng mà tưởng mình như con sen, nghĩ thật chua chát phải không Tiên? Thư đi cho Tiên, mình cũng không biết đến bao giờ mình mới thoát được cảnh này. Thà ở xa như lúc còn ở quê nhà mà mình thấy thoải mái hơn nhiều mặc dù nghe họ hạnh phúc. Giờ đây... mình nhớ mấy câu thơ của “ai đó” mà ngậm ngùi cho thân phận:
Em hiện hữu là bèo mây kiếp trước
Mây lang thang và bèo trôi lênh đênh
Ai tìm chi điểm khởi hành của nước
Chỉ thấy dòng sầu thiêm thiếp mênh mang
Thôi, mình stop để lo cơm nước. Thương mình hãy cầu nguyện cho mình sớm thoát được... thiên đàng này nghe Thủy Tiên. Mình có lời thăm ông xã Tiên và hai cháu. Nhớ nhiều.
Kim Ngân.
Đọc xong bức thư, Thúy và Luân nhìn nhau. Cả hai người mắt đều nhòa lệ. Thúy òa khóc, Luân ôm vai nàng vỗ về:
- Thôi! Em đừng buồn. Cái này cũng là duyên số hết.
- Em nghĩ có lẽ đây là định mệnh, ông trời muốn tụi mình phải biết tâm sự, sự hy sinh của chị Ngân xui khiến lá thư này quay trở lại... Có lẽ em phải trả anh lại cho chỉ.
- Em thật là trẻ con, cứ coi anh như... cái gì, đẩy qua đẩy lại chẳng cần biết cảm giác của anh...
Nói thì nói thế, lúc Thúy vào phòng thay quần áo, Luân thừ người ra rồi cầm bức thư của vợ đọc đi đọc lại. Điện thoại reo. Luân uể oải bắt lên. Tiếng thằng Tâm hoảng hốt đầu dây:
- Bố hả? Mẹ bị xỉu đem vô nhà thương rồi!
Luân gọi Thúy:
- Em ở nhà, anh phải đi ngay đón thằng Tâm, Ngân bị xỉu đang ở nhà thương.
Thúy nhìn đồng hồ, nói:
- Anh chờ em thay quần áo rồi đi theo anh luôn.
Luân gắt gỏng:
- Em kỳ quá, mới đọc thư xong, em phải hiểu gặp em bả sẽ khó chịu lắm...
Thúy như tỉnh mộng, khựng lại như trời trồng.
- Thôi, anh đi!
Nói xong, Luân đi thẳng ra cửa.
Ba tháng sau...
Ngân bị liệt hai chân phải ngồi xe lăn. Luân đẩy xe loanh quanh khu vườn, vừa đi vừa suy nghĩ. Từ khi Ngân nằm bệnh viện, Luân mới thấy được tình yêu, hay đúng hơn là trách nhiệm lương tâm của mình dành cho vợ. Thúy còn trẻ đẹp, có thể bước thêm bước nữa, còn chàng? Tại sao Ngân đã hy sinh cho chồng con như thế mà chàng lại không bù đắp điều gì cho nàng?
Khi Thúy từ giã ra đi, Luân không giữ lại, chỉ xin lỗi nàng và Thúy cũng nhận lại số tiền của nàng trong trương mục của hai người rồi ra đi.
Luân biết Thúy đau khổ cũng chẳng kém gì chàng, nhưng hoàn cảnh của Ngân, chàng cũng như Thúy, không đành lòng để Ngân đau khổ hơn thêm...
- Anh! Em lạnh quá, em muốn vô nhà.
Luân nhìn vợ âu yếm:
- Được rồi! Anh sẽ vô nhà ngay. Em đói chưa anh lấy gì cho em ăn nghe?
Ngân cầm tay chồng áp vào má mình:
- Anh! Tại sao tự dưng anh thay đổi, chọn em? Giờ Thúy chẳng rõ ra sao hả anh?
Luân nâng cằm vợ lên, tha thiết:
- Em, em có tin rằng giờ đây anh mới biết em đáng được anh yêu hơn không? Thúy cũng rất đáng yêu, nhưng nàng đủ sức để sống một mình; còn em cần phải có anh... Tình cảnh này, anh quyết định chọn em thôi. Anh có bổn phận đối với thằng Tâm nữa.
Nước mắt lăn xuống má, Ngân cầm tay chồng:
- Anh! Em không biết tai nạn này là phước hay là họa cho em. Nhưng biết anh yêu em là em mãn nguyện rồi! Em từng nghĩ có lẽ anh thương hại em thôi. Đừng bao giờ anh xa em nghe anh!
Luân xúc động:
- Không! Cho dù anh có phải cực hơn nữa, anh cũng không xa em đâu! Ngân ạ, em có hiểu tại sao không? Tại anh và Thúy đều đọc được bức thư em gửi cho cô Thủy Tiên ở Việt Nam, nên hiểu được lòng em...
- Tại sao hai người lại đọc được?
Ngân thảng thốt la lên. Luân thở dài:
- Tại thư em gửi đi mà quên dán tem nên bị phát hoàn.
Ngân trầm ngâm một lúc rồi như nhớ ra:
- À, lúc đó, em viết vừa xong thì thấy ông đưa thư tới, quá vội em quên dán tem chắc. Ồ, em đâu có ngờ sự thể...
- Thôi em ạ, có lẽ duyên nợ vợ chồng mình chưa dứt nên mới xui khiến thế này...
Cơn mưa nửa đêm như thác đổ. Luân vén màn nhìn ra đường. Đèn đường vàng vọt hiu hắt, chàng thở dài không biết giờ này Thúy ra sao? Chàng không can đảm đối diện với nàng vì nàng cũng quá cứng rắn, cương quyết chấm dứt liên hệ tình cảm từ ngày Ngân vào bệnh viện. Chàng ngồi dậy, đến bàn viết:
“Thúy, tha thứ cho anh. Con đường em đã chọn cũng đúng ý anh: cần phải có bổn phận đối với Ngân cũng như với Tâm. Đến phút cuối cùng của cuộc đời anh, không bao giờ quên ơn em và thôi yêu em!”
Luân bật diêm đốt tờ giấy chàng vừa viết xong... Chàng tin chắc, bằng tình yêu chân thật của cả hai, ở một nơi nào đó Thúy sẽ cảm nhận được điều này...
ÁI KHANH

1900

Võ sĩ quyền anh



Huấn luyện viên an ủi người học trò bại trận của mình:
- Dù sao thì ở hiệp 3 cậu cũng làm cho đối phương sợ hết hồn.
- ???
- Vì anh ta tưởng đã đấm chết cậu.


Thật là ghê tởm
- một võ sĩ quyền anh kể lại
- Tôi thi đấu ở Marseille mà trọng tài cũng là người ở đó. Lúc bị gục xuống sàn, đang cố gượng sắp đứng dậy được thì ông ta đếm thật nhanh: “Một, hai, ba, bốn, năm, và năm nữa là mười!”.


Hai võ sĩ đang thi đấu trên võ đài, một người đang bị chảy máu mắt. Anh ta nhìn mọi vật xung quanh đều mờ ảo, vì vậy cứ liên tục đấm vào khoảng không. Lúc ngồi nghỉ, võ sĩ này hỏi huấn luyện viên:
- Theo ông, liệu tôi có cơ may thắng cuộc không?
- Tất nhiên là có. Nếu cậu cứ tiếp tục khuấy động không khí xung quanh đối phương như thế, thể nào anh ta cũng sưng phổi!
1791

Nov 19, 2007

Sợ bị hôn vào "pháo"



Cô hoa hậu dẫn đầu đoàn phụ nữ hậu phương đi thăm các thương binh ở quân y viện. Đến bên giường của một chiến sĩ, cô hỏi:
- Nhiệm vụ của anh là gì?
- Giao liên.
- Vậy thì em hôn lên "đôi hài vạn dặm của anh"
- Nàng nói rồi hôn lên bàn chân anh lính. Tiếp đó, "cô tiên" đến giường bên hỏi:
- Còn anh?
- Sĩ quan tham mưu.
- Ôi, cho em hôn "bộ tổng tham mưu" của anh! Hôn lên trán chàng sĩ quan xong, qua giường kế tiếp, cô hoa hậu dạn dĩ nựng yêu:
- Nào, chàng trai dũng cảm, hãy nói cho em biết binh chủng của anh? Cậu lính trẻ hoảng hốt co đầu gối lên bụng, mặt đỏ bừng, lắp bắp:
- Em... em xin chị... đừng... Em ở bên... pháo binh.
2212

Suy luận logic



Sau khi đến hiện trường, cảnh sát hình sự viết báo cáo điều tra:

"Tối qua, tại trung tâm thành phố, một tiệm thuốc tây đã bị vét sạch, chỉ còn lại thuốc ngừa thai và dầu gội đầu. Kết luận: Thủ phạm là một người đàn ông trên 70 tuổi và bị hói".2058

Chỉ dẫn không chính xác



Trong một nhà hàng hạng sang, một người khách đột nhiên bị Tào Tháo đuổi đến tận Giang Đông. Ông ta cuống quýt gọi phục vụ đến để tìm nơi giải quyết.

- Xin lỗi ngài, chúng tôi đang có một số sửa chữa ở phía sau, vì thế nhà vệ sinh đã thay đổi vị trí. Ngài đi dọc hành lang, đến cửa đầu tiên bên trái, rẽ phải, thấy cái cửa thứ 5 bên trái thì rẽ phải tiếp, sau đó...

Tóm lại, người đàn ông trong lúc cấp bách cuối cùng cũng tìm được căn phòng nhỏ, bên trong có một cái lỗ (đang sửa chữa mà). Không chần chừ được nữa, ông trút bầu tâm sự.

15 phút sau, ông quay lại phòng ăn. Nơi đây không còn một bóng người, chỉ còn bà chủ đang cố lau chùi những vết màu nâu nâu vàng vàng, miệng lẩm bẩm chửi rủa:

- Quỷ tha ma bắt thằng khốn nạn nào ị vào hệ thống ống thông hơi!
1562

Nov 18, 2007

Con nít cũng nói móc



Lan đến nhà Tí chơi. Đang học đàn nên Tí hí hửng lấy cây đàn guitar ra và hát biểu diễn mấy bài liền. Xong quay sang hỏi:

- Bạn thấy bài nào hợp với mình nhất?

Lan nghĩ ngợi một lát rồi lắc đầu:

- Trong số này thì không nhưng mình biết có một bài rất hợp với bạn...

Tí mừng húm:

- Bài nào vậy?

- "Đập vỡ cây đàn".1883

Nov 17, 2007

Tội nghiệp ông



Jonhny và Cathy đang ngồi xem tivi cùng ông nội. Đến một cảnh sex, ông bắt hai đứa quay mặt đi. Jonhny hỏi tinh quái:
- Họ đang làm gì đấy hả ông?
- À, người ta đang chữa một căn bệnh gì đó. Jonhny quay sang Cathy thầm thì:
- Tội nghiệp, ông già rồi mà còn ngây thơ quá! Hay chúng mình nói cho ông biết đó là bệnh gì đi!
2442

Hổ phụ sinh hổ tử



Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi.

Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:

- Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp!

1195

Nỗi đau của một gia đình



Nửa đêm, một người đàn ông loạng choạng bước vào một quầy bar và gọi 3 ly rượu lớn. Người phục vụ hỏi ông ta có chuyện gì buồn vậy và được trả lời: "Tôi vừa phát hiện, con trai cả của tôi mắc bệnh đồng tính luyến ái".

Người phục vụ gật đầu tỏ vẻ thông cảm rồi mang rượu ra cho ông khách.

Vài tháng sau, người phục vụ lại thấy ông khách cũ vào bar của mình. Lần này, ông ta gọi 5 ly rượu lớn. Người phục vụ hỏi xem ông ta gặp chuyện buồn gì và người khách đáp:

- Thằng con thứ của tôi cũng mắc chứng đồng tính luyến ái.

Uống hết 5 ly rượu. Ông khách lảo đảo rời quán.

Vài tháng sau, vẫn ông khách nọ vào quán cũ và gọi 10 ly rượu. Đoán biết lần này khách hàng của mình có chuyện gì đó còn ghê gớm hơn, người phục vụ lại ân cần thăm hỏi và người đàn ông kia âu sầu tâm sự:

- Thằng út nhà tôi vừa thú nhận, nó là một thằng đồng tính luyến ái.

Người phục vụ kêu lên:

- Thượng đế ơi! Chẳng lẽ trong nhà ông không có ai thích đàn bà sao?

- Có chứ! Đó là vợ tôi! - Ông khách đáp.986

Chiêc' Xe và Tốc Độ



Tôi là con nhỏ nhát nhất nhà nên những gì làm trầy da tróc vẩy là tôi sợ vô cùng, vì thế nên vẫn không dám tập lái xe honda, trong khi bạn bè lái xe vèo vèo thì tôi lại vẫn cứ cái xe đạp mini chạy lên chạy xuống. Biết cái nhát của tôi nên chàng dụ:

- Để anh tập em lái xe

Tôi lắc đầu quầy quậy:

- Thôi đừng, em không dám đâu, lỡ ngã đau lắm

- Không sao đâu, em đừng có lo, có anh ngồi sau giữ cho em, sợ gì?

Nghe chàng nói cũng có lý, thế là chàng ngồi sau, tôi ngồi trước. Gió mát vi vu, lúc đầu còn nghiêng ngả, nhưng một lúc sau xe chạy cũng vù vù như ai, tôi chợt kêu lên vì cái ôm sát của chàng:

- Anh ôm gì kỳ vậy? lợi dụng hả? ngã bây giờ

Chàng bật cười:

- Cái gì mà lợi dụng? anh không ôm em chặt, lỡ em ngã thì sao? đã không cám ơn còn nghĩ bậy không à, em chỉ được cái giỏi tưởng tượng.

Câu nói của chàng làm tôi đỏ mặt:

- Anh có ngồi đàng hoàng không? anh làm em quýnh đụng xe ngã bây giờ.

Chưa nói xong, cái xe đã quay 180 độ đâm vào bên kia lề đường một cái rầm, làm chàng và tôi đều ngã lăn, cả cánh tay và đầu gối bị xây xát làm tôi sợ xanh mặt, làm chàng cũng hoảng hồn. Từ đó tôi thề nhất định sẽ không bao giờ học lái xe cho đến khi sang đây.

Thế là chúng tôi dắt nhau tìm đường vượt biên. Thế là cái định mệnh trớ trêu, oái oăm mà ông trời ghét tôi đã nhất định đưa tôi vào tròng... Thế là chúng tôi nên duyên chồng vợ... Thế là tiên đồng ra đời và cũng thế là chúng tôi cả hai đều phải lăn vào cái xã hội đông, tây hỗn hợp... Thi bằng viết xong, chàng dậy tôi lái xe. Chàng dậy người ta, giọng chàng mềm như bún, chàng dậy cho vợ thì lại nhăn nhăn, nhó nhó, dấm dẳng như tôi là cái nợ chàng đeo trên vai... chỉ có việc bảo là khi ngừng thì phải thắng từ từ, đừng thắng gắp, sang lane thì phải nhìn trước nhìn sau, bảng stop thì phải nhìn bên này, bên kia... có vậy mà cũng nói đi nói lại, nói nghe bắt mệt, thế là thừa lúc chàng không để ý, cứ mải nói, con bé thắng một cái làm chàng chúi về phía trước, cho bõ cái tật bắt nạt... chàng giận lắm, không nhìn nhưng biết chắc là chàng đang phùng mang trợn mắt nhìn... tôi giả vờ như không để ý, chỉ buông một câu vô thưởng vô phạt:

- Sorry! đạp lộn chân.

Đến ngày thi lái xe, tôi hiên ngang tin tưởng ở tài năng mình. Ông cảnh sát giám khảo cầm xấp giấy ngồi bên cạnh. Khuôn mặt lạnh lùng của ông bỗng làm tôi khớp, làm tôi run, tim đập loạn cả lên vì sợ... chạy một lúc, ông ra hiệu cho xe chạy ra highway. Vừa mới sang lane, ông đã hét ầm lên:

- Ngừng, ngừng lại.

Quýnh quáng tôi thắng xe ngay lập tức, ngơ ngác không hiểu vì sao, xe phía sau bấm còi lia lịa, mặt ông tái xanh, xuống xe bắt tôi nhường tay lái cho ông chở về... chỉ vì sang lane mà quên signal, quên nhìn phía sau nên tí nữa xe phía sau chạy đến đụng phải... Thế là kỳ thi đó tôi bị rớt, 2 tháng sau mới được thi lại...nói đúng ra cũng chẳng phải lỗi ở tôi, lỗi ở ông giám khảo cái mặt lạnh như tiền làm tối run, lỗi tại người dậy tôi nói nhiều hơn thực hành thành ra khi sợ đã làm tôi phân tâm, quên hết mọi điều.

Nhưng rồi tôi cũng có bằng lái xe như bao nhiêu người, từ nay chẳng phải nhờ ai đưa đi đón về nữa, từ nay chẳng phải là "con cá sống vì nước, em sống vì anh nữa"... chiều chiều chở con đi vòng vòng trong khu nhà ở, chạy có 10 miles mà sao thấy nhanh vô cùng. Nhiều khi thấy xe cảnh sát vô tình đi ngang hay chạy đàng sau cũng đủ làm tôi giật mình. Một hôm đi chợ, lúc de xe không biết thế nào mà bánh trước xe mình lại dính vào bánh xe của người đậu bên cạnh... dùng dằng lôi kéo mãi mới tách ra được. Nhưng khi nhìn lại thì hỡi ơi xe của người ta đã bị trầy sơn và móp hẳn một chỗ. Hốt hoảng tôi lái xe đi thẳng một đường về nhà không dám quay lại.

Những lần đi đâu chung, chàng thường chỉ vào những xe đi ngang hay đậu bên cạnh :

- Em biết xe này hiệu gì không? xe này bao nhiêu tiền không?

- Anh nói với em mấy điều đó làm gì? em có bao giờ mơ đi những loại xe đắt tiền đó đâu mà anh nói.

- Em hiểu lầm ý anh rồi, anh chỉ muốn nói cho em biết để liệu mà tránh xa những loại xe đó, chớ có mà quẹt vào xe người ta để đổ nợ chứ anh đâu có nói để cho em mơ... nghèo mà ham...

Cái xe là cái tội, tôi ghét nhất là phải đổ xăng, đã đi làm trễ mà còn phải tìm chỗ đổ xăng thì thật là mất thì giờ và phiền phức. Tôi phàn nàn:

- Anh có biết là em ghét gì nhất không?

- Em thì cái gì mà chẳng ghét, có cái gì làm em vừa lòng... Ừ nhưng mà em ghét gì? không phải ghét anh chứ?

Tôi nghiêm mặt:

- Em không có đùa, em ghét nhất là phải đổ xăng, ước gì đừng phải đổ xăng mà xe vẫn chạy thì hay biết mấy.

Chàng mỉa mai cái lười của tôi:

- Vậy thì em nên để dành tiền mua xe là vừa, họ sắp chế ra kiểu xe chạy bằng nước rồi đó, lúc đó khỏi phải than nữa.

Tôi thản nhiên:

- Nhưng mà mình cũng phải tự đổ nước vào xe vậy.

Chàng nhìn tôi như nhìn quái vật, như không tin những gì tôi vừa nói.

- Nếu vậy cũng dễ, em chịu khó đi bộ vậy, đừng nên nhờ ai đưa đi đón về hết, bên này nam nữ bình quyền mà, phải vậy không?

Tôi nguýt dài:

- Anh chỉ được cái nói móc người ta không à... bây giờ mới thật sự là ghét anh, rõ lắm chuyện...

Cái vô tâm, cái hời hợt của tôi đôi khi cũng làm phiền người khác, cũng tự làm khổ mình không ít. Đi với chàng, chàng lo mọi chuyện, đến lúc giận nhau thì mới biết cái ngu của mình. Đổ xăng cũng không biết đổ thế nào, lại phải chạy nhờ người giúp. Chở con đi học đàn về, trời tối, không hiểu sao đèn pha lại sáng, cũng lại phải chạy qua gõ cửa hàng xóm... Những lúc gặp rắc rối về xe cộ, tôi lại đâm ra ân hận vì mình đã giận dai, tiếc vì mình đã tự ái không đúng chỗ, phải chi đừng giận, đừng tự ái cao thì đỡ tay, đỡ chân biết mấy. Có lẽ chàng cũng cho như vậy, nên cái mặt cứ vác lên ra vẻ "thế nào cũng phải nhờ đến ông..." xí, còn lâu mới thèm nhờ... cho dù mẹ vẫn xúi con gái "con ơi, mật ngọt chết ruồi..." biết là ruồi sẽ chết vì cái ngọt của mình, nhưng vì tự ái nên không thèm làm mật cho người ta lên chân... Nhưng dù sao, tôi cũng thầm cám ơn cái hay giận, cái tự ái của tôi mà ngày nay tôi đã học được những bài học đáng giá, để có thể đứng vững trên 2 chân của mình.

Một lần đang giận nhau, mà xe lại hết dầu, lòng phân phân không biết đổ dầu vào đâu? mở hook lên, đóng xuống cả chục lần mà vẫn không dám quyết định. Muốn hỏi chàng thì sợ chàng làm eo làm sách , thành ra phải ráng vận dụng cái trí nhớ, cái thông minh của mình xem những lúc chàng đổ dầu như thế nào...Sau cùng quyết định đổ vào chỗ mà tôi tin tưởng nhất, nhưng khi đổ xong lại đâm
lo, vì mọi khi thấy chàng đổ đến mấy lon, còn mình mới đổ chút xíu đã thấy đầy... đâm ra sợ, đâm ra nghi ngờ cái trí nhớ, cái thông minh của mình. Hỏi chàng chắc chắn chàng sẽ quát ầm lên, chi bằng đợi chàng đi làm, tôi ra đứng ngay giữa đường, chờ ông đi qua, chờ bà đi lại, chận lại hỏi xem chỗ nào là chỗ đổ dầu máy trong xe.

Khi người đi đường cho biết là đã đổ lộn vào chỗ đổ dầu thắng. Hoảng hốt, thế là tôi phải tìm đủ mọi cách nhét giẻ vào trong để tìm cách rút hết dầu máy ra, làm cả một buổi chiều, mồ hôi vã ra như tăm, mặt đỏ gay dưới cơn nắng chang chang... cũng may là tôi đã rút được hết, thật là hú hồn, cũng may là còn thông minh biết hỏi người đi đường chứ không cứ cắm đầu lái xe thì không biết được chuyện sẽ xảy ra như thế nào?

Đi với chàng, chàng thả tôi xuống chỗ nào là biết chỗ đó, không cần biết là đã đi qua con đường nào, con phố nào, nên phương hướng đối với tôi là cả một vấn đề ngốc nghếch. Vì thế cho nên khi chỗ làm cử tôi đi workshop ở môt nơi cách chỗ làm khoảng 30 phút. Biết tôi ngọng đường đi nên ông xếp tôi tử tế vẽ ra giấy từng chi tiết một nên tôi đã đến nơi một cách thật dễ dàng, nhưng khổ nỗi khi về, chẳng biết thế nào mà lại lạc vòng vòng mãi đâu đến cả 2 tiếng mới về đến nhà. Sáng hôm sau đang tíu tít kể cho đám bạn cùng chỗ làm nghe, ông xếp tôi đi ngang, hắn xía vào:

- Cô đi lộn đường hả? trời ơi, lỗi tại tôi rồi... vẽ đường cho cô đi lại quên vẽ đường về, thật vô ý quá...

Tôi đỏ mặt quay lại chỗ ngồi không thèm trả lời, nhủ thầm "xí... đã biết người ta ngu ma còn cố tình nói nữa..."

Vì biết mình nên chẳng dám lái xe đâu xa, chỉ sợ lỡ lạc vào cái exit hay con đường nào đó rồi đi luôn sang tiểu bang khác thì khốn, cho nên đi đâu cũng chỉ là người ngồi bên cạnh, ngồi lâu quá đâm ra mụ người, không thông mình gì cả. Nhưng dù sao tôi cũng hãnh diện cái dở của mình để khoe với chàng:

- Anh thấy em hiền không? chẳng biết đi đâu xa, chỉ biết loanh quanh con đường từ nhà đến chỗ làm, từ chỗ làm đến chợ rồi lại về nhà.

Chẳng đợi tôi nói hết, chàng phang ngay một câu:

- Ừ, thì tại em có tài xế không công nên đâu cần biết gì, người ta biết đường đi, người ta quay về, còn em... em không biết đường đi thì lúc đi là đi luôn, đâu có biết đường quay trở lại...

Nghe câu nói móc của chàng, tôi đùa:

- Ừ nhỉ, anh nói có lý, có lẽ vậy không chừng... lúc đó anh mừng nhé, anh thoát được nợ... vậy anh mua gì về cúng? nói em nghe đi...

Nhát là nhát vậy, chứ khi đã thuộc đường đi thì cũng chẳng thua ai, có lẽ cái bận rộn nơi này đã biến tôi thành cái máy chạy đua với kim đồng hồ. Sáng nào cũng hối hả, vội vàng với con đường trước mặt... vừa đi vừa soi lại khuôn mặt mình trong gương, vừa ăn vội miếng bánh, hớp lẹ ly cafe để cho kịp giờ làm. Vậy mà có bao giờ kịp cho, cái sớm nhất của tôi cũng là cái trễ của thiên hạ... may mà không làm cho các hãng xưởng, nếu làm chắc tôi đã bị cho nghỉ việc ngay tuần đầu chỉ vì cái tật đi trễ về sớm của mình, thế nên thỉnh thoảng lại bị ticket vì lái xe nhanh. Một lần sang lane không signal nên bị hụ còi... thế là mất toi một số tiền lớn, tiếc hùi hụi, phải chi đi chậm lại một tý... phải chi đừng bị ticket thì có thể mua biết bao nhiêu đồ sale. Tiếc ơi là tiếc, bởi thế mấy cái ticket màu hồng cứ được dán ngay ngắn trên bàn làm việc vậy mà lại cứ hay quên...

Nếu so với cái tốc độ lái xe của tôi thì chàng là người đáng được Thống Đốc Tiểu Bang tuyên dương làm công dân gương mẫu. Lái xe đúng i chang tốc độ trên đường cho phép. Những lúc có chuyện, cần đi đâu, tôi vội vàng ngồi vào tay lái trước khi chàng đến gần xe, vì thế, một lần cả nhà đi vacation ở Corpus Christi, trên đường trở về, chàng lái xe làm mấy mẹ con sốt ruột. Tôi cằn nhằn:

- Anh lái xe nhanh lên một tý được không? lái gì mà chậm rì, anh lái cái kiểu này chắc ngày mai mới về đến nhà quá, anh không thấy người ta qua mặt mình hết sao?

Chàng tỉnh bơ:

- Làm gì mà phải vội vàng? từ từ rồi cũng về nhà chứ có chết thằng tây nào đâu mà vội? bộ chạy kiếm giấy nhà thương hả? em không thích thì cứ việc xuống xe đi bộ, anh đâu có cản.

Tôi ấm ức:

- Phải rồi, bây giờ anh ngon mà, ngày xưa quen em, anh cứ đòi nắm chặt tay người ta đòi dắt qua đường, anh bảo sợ người ta bị xe đụng, bây giờ nếu phải đi bộ sang đường, anh dám đẩy cho em đi trước quá...

- Ối trời, cứ nhắc đi nhắc lại cái chuyện ngày xửa, ngày xưa, chuyện của thế kỷ trước mà cũng cứ nói... Em có biết là em đang sống trong thế kỷ nào không?

- Xí, đừng có nói vô duyên nữa... à nè, em nghĩ người ta cho chạy 55 miles, anh chạy 60 không sao đâu, hơn 5 miles cảnh sát không bao giờ phạt cả, anh chạy thử xem, xe người ta chạy 65, 70 miles không à.

Nghe cũng có lý nên chàng cho tốc độ chạy lên một tý, nhưng cũng nhắc chừng:

- Em ngồi nhớ để ý cảnh sát đó nghe chưa? đi chơi mà bị ticket bực lắm.

Xe chạy gần nửa tiếng, giật mình khi có còi cảnh sát hụ phía sau... thế là chàng lãnh ngay một cái giấy màu hồng như tôi... chàng không nói không rằng, khuôn mặt lạnh như tiền, trong xe không một tiếng nói, tôi khẽ đổi ghế cho thằng con ra trước còn mẹ ra sau ngồi... Con đường về nhà im thin thít, hình như các con tôi cũng đánh hơi sự không vui của bố mẹ nên cũng im ru... về đến nhà, tôi thở phào như trút được gánh nặng, vừa hý hửng bước xuống xe, chàng đã đi một đường gay gắt:

- Nói cho biết, lần sau có đi đâu, làm ơn ngồi im cho người ta lái, cái bổn phận ngồi trước chỉ để coi bản đồ chứ không phải là để lải nhải dậy khôn người ta, thật đúng là tài khôn...lắm lời.

Len lén nhìn khuôn mặt hậm hực của chàng, tôi bước nhanh vào nhà, vừa muốn nói một câu xin lỗi, vừa muốn bật cười vì cái khôi hài mà tôi vừa thấy ở chàng... tôi định đùa:

- Lỗi tại anh, tại anh chạy chậm, chứ nếu anh lái xe nhanh một tý thì làm sao cảnh sát thấy... nhưng, sợ chàng nổi nóng nên quay đi dấu nụ cười của mình... tôi thầm nhủ... em cũng tiếc tiền vậy... nhưng, dù sao con đường về nhà cũng ngắn hơn, phải thế không anh?
250

Nov 16, 2007

Khác nhau xa



Ông bố giận dữ hỏi ba đứa con trai:

- Thú thật đi, ban nãy đứa nào đứng trên kia đổ bô thẳng xuống sông?

Ba đứa im lặng. Ông bố tiếp:

- Chúng bay hãy nhớ lại chuyện ông Washington và cây anh đào. Bấy giờ, Washington cũng trạc tuổi chúng mày trót dại chặt cây anh đào, nhưng đã thú thật với ông bố. Điều đó khiến bố ông ta rất tự hào.

Nghe vậy, thằng bé thứ nhất liền thú nhận. Ông bố thở dài rồi cầm roi lên chuẩn bị vụt cho nó vài roi.

- Bố! - thằng bé phản đối - Bố vừa kể chuyện Washington nhận lỗi thì được ông bố tha cơ mà!

- Đúng vậy, nhưng khi Washington chặt cây thì bố ông ta không ở trên cây.1907

Nov 15, 2007

Cách âm



Đôi vợ chồng nọ muốn mua một căn hộ. Người ta dẫn họ đến xem một căn hộ giá rẻ, nhưng có vẻ họ không vừa ý cho lắm. - Điều quan trọng là phải xem nó có được cách âm không? - Người phụ nữ nói.

- Có đấy! - Một giọng nói vọng xuống từ căn hộ phía trên - Nhưng hệ thống cách âm đã ngừng hoạt động rồi!



o O o


Một ca sĩ trẻ đến biểu diễn ở thị trấn nhỏ nọ. Viên quản lý động viên anh ta:

- Khán giả ở đây nhìn vậy chứ kỳ thực họ rất giàu đấy, vùng này chuyên trồng cà chua mà.

- Nếu vậy tôi sẽ không hát nữa đâu - Chàng ca sĩ nói - Tôi sẽ về London, cà chua ở đó đắt hơn nên sẽ không ai ném vào tôi dù tôi có hát dở đi chăng nữa.



o O o


Thầy thuốc khám bệnh cho một người đàn ông, và liên tục lắc đầu. Sau rốt, ông đặt ống nghe xuống, ngoắt cô vợ anh ta ra ngoài hành lang và nói nhỏ:

- Tôi chẳng khoái bất cứ điểm gì ở ông nhà cả...

- Thì ngay tôi cũng vậy, thưa bác sĩ, chung qui lại phải cố chung sống vì đàn con đông đúc thôi!2036

Nov 14, 2007

Mang không xuể



Hai cô gái tâm sự với nhau:

- Sinh nhật bạn trai tớ đã tặng anh ấy quá nhiều quà nên anh ấy không thể mang cùng một lúc được.

- Thế cơ à! Nhưng cậu đã mua những thứ gì mà nhiều thế?

- Hai chiếc cà vạt!



o O o


Hai cô gái nói chuyện với nhau:

- Có phải là cậu lấy chồng chỉ vì tiền không?

- Đúng là tin đồn vô căn cứ! Mình thậm chí còn chưa biết anh ấy có mấy tỉ trong tài khoản!



o O o


Hai cô bạn tâm sự với nhau:

- Mình muốn cưới một bác sĩ, nếu mình bệnh, anh ấy sẽ chữa cho mình ngay.

- Còn mình thì muốn cưới một linh mục, nếu mình lầm lỡ, anh ấy sẽ tha thứ cho mình ngay.



o O o


Hai cô gái nói chuyện với nhau:

- Mình cũng chưa hình dung được người yêu mình sẽ như thế nào... Chắc chắn anh ấy phải là người đẹp trai, trung thực, thông minh... Này, không biết có tỉ phú nào như thế không nhỉ?2624

Mang không xuể



Hai cô gái tâm sự với nhau:

- Sinh nhật bạn trai tớ đã tặng anh ấy quá nhiều quà nên anh ấy không thể mang cùng một lúc được.

- Thế cơ à! Nhưng cậu đã mua những thứ gì mà nhiều thế?

- Hai chiếc cà vạt!



o O o


Hai cô gái nói chuyện với nhau:

- Có phải là cậu lấy chồng chỉ vì tiền không?

- Đúng là tin đồn vô căn cứ! Mình thậm chí còn chưa biết anh ấy có mấy tỉ trong tài khoản!



o O o


Hai cô bạn tâm sự với nhau:

- Mình muốn cưới một bác sĩ, nếu mình bệnh, anh ấy sẽ chữa cho mình ngay.

- Còn mình thì muốn cưới một linh mục, nếu mình lầm lỡ, anh ấy sẽ tha thứ cho mình ngay.



o O o


Hai cô gái nói chuyện với nhau:

- Mình cũng chưa hình dung được người yêu mình sẽ như thế nào... Chắc chắn anh ấy phải là người đẹp trai, trung thực, thông minh... Này, không biết có tỉ phú nào như thế không nhỉ?2624

Nov 13, 2007

Nửa mùa






Tiên đi ngang qua hẻm Cây Bần trong một ngày sụt sùi mưa gió. Định đụt dưới hàng ba nhà dì Hên chút xíu rồi đi nhưng nó lại ngủ quên. Thức dậy thì trời đã khuya rồi, thấy một bà già ngồi cạnh mình, bà hỏi (nghe như đã quen biết tự hồi nào), "Ngủ không được hả, muỗi nhiều quá hả con ? Bây tên gì ?" "Dạ, Tiên". Bà ờ, bà không cười.

Bởi ba má đặt cho mình cái tên nhiều khi cũng trớt, như tên dì, hay của cậu May, em dì chẳng ứng với cuộc đời chút xíu nào. Tiên cũng vậy, tiên gì mà xấu hì. Nó thấp người, tướng tá thô kệch, sồ sề. Quanh cổ và hai bắp tay mọc đầy mụn. Khuôn mặt tròn, ngô ngố dưới mái tóc thưa, rối bời như trái chôm chôm. Răng trên không có, môi lay lập phập mỗi lúc nó nói cười. Bù lại nó cười thiệt ngọt, cười giống như má mình như ngoại mình, móm mém hiền khô, như rót vào lòng. Một nụ cười lương thiện. Cậu May không bao giờ nhìn thấy nụ cười đó, nhưng cậu nói con người Tiên thiệt thà, hỏi sao cậu biết thì cậu cười, "Thì đui thử như tui đi, rồi biết…". Trời, ai ngu sao…

Tiên trú lại dưới hàng ba nhà dì Hên từ bữa đó, vì cái băng đá dưới dạ cầu có người khác chiếm mất rồi, vì không ai có được cái tình cảm đến mủi lòng như chị em dì. Người chị thì nhỏ thó, túc tắc như cọng bánh hỏi, bỏ qua nhiều mối duyên, ở vậy nuôi cậu em trai tật nguyền, sống bằng nghề đan võng. Cất cái nhà lùi tận phía sau, chỉ vừa đủ để hai chiếc giường, cái bếp và bàn thờ Phật, dì chừa khoảng sân đằng trước để che mái hiên tới mí hàng rào. Chỗ đó đủ ấm cho người lang thang lỡ đường ngủ lại qua đêm, đủ mát cho bầy trẻ con tụ lại bắn đạn keo, nhảy lò cò… Chỗ đó đủ cho dì mở được cánh cửa cuộc sống đến với cậu em bất hạnh của mình nhờ mấy chị đàn bà trưa trưa sề bên bộ vạc đóng bằng cây tạp, nói chuyện dưới đất trên trời, chuyện hai con ruồi vừa mới bay ngang qua thấy hỏng bình thường à nghen, ruồi đực bữa nay rõ ràng là bay với con cái khác. Thấy cậu May mủ mỉ hiền lành như con gái, mấy chị hay ghẹo cậu với cô câm bán vịt chiên, lúc đầu cậu cười mỉm mỉm. Sau này, lúc Tiên đến rồi, cậu vẫn cười cười nhưng trong bụng buồn teo, nghĩ sao họ không cáp đôi mình với người khác mà nhất thiết phải là cô câm. Vì cái nồi mình hợp vung ấy sao, vì tật nguyền chỉ hợp với tật nguyền sao ? Buồn tình, cậu lần vô bếp nấu cơm, vặn to lửa cái bếp dầu, biết đâu có người cần cơm cháy...

Tiên thích cơm cháy, hôm nào về cũng lỏn lẻn vào xin. Rồi vừa nhai chòm chọp nó vừa ríu ran, "Ý Hai ơi, Củ Ba à, bữa nay con gánh cho người ta nhóc đôi nước, với giặt nhiều đồ lắm. Con có nhiều tiền. Nhưng con còn thiếu ba mươi bảy ngàn năm trăm đồng chuối nướng chưa trả nổi. Bữa nay có ông kia đòi bóp vú con rồi ổng cho tiền, con hỏng chịu, vú thì phải dành cho chồng mình chớ, phải hôn ý?" Dì Hên với cậu May bật cười, nửa đêm tỉnh giấc nhớ tới, bắt tủm tỉm cười hoài. Nửa đêm tỉnh giấc, nghe gió thổi hiu hút trong mưa, cậu May trở mình, "Ở trong nhà mà lạnh như vầy, chắc ngoài sân chịu hỏng thấu, chế hen". Dì Hên lui cui mở cửa, biểu Tiên vào trong nhà với ngủ với bà, nó cười, thôi, con ngủ đây quen rồi.

Thì đã mấy chục năm ngủ chái hiên, ngủ dạ cầu mà làm gì hỏng quen. Với lại, nằm chỗ này sẽ nghe được tiếng đàn ghitar vẳng ra từ căn nhà trọ bên kia con hẻm.

Bên đó là nhà Sỹ. Anh dọn tới hẻm Cây Mận chưa đầy năm, xóm dân cư chuyên đạp xích lô, bán vé số và bắp luộc bỗng xuất hiện một chàng nhạc sỹ. Anh mướn căn buồng nhỏ, sống thanh tịnh và tao nhã, và giống như bông sen nở thoi loi giữa ao bèo, anh ít giao du bên ngoài, bảy tháng chưa tới được cuối hẻm. Cả ngày quanh quẩn ở nhà nghe nhạc giao hưởng, xem mấy tập thơ, chiều xuống tắm sạch sẽ (mấy đứa con nít nói anh tắm một lần chừng một giờ đồng hồ, cộng thêm nửa giờ để chải đầu), đốt một nén hương trầm cho khói thiêng thanh khiết, xong ngồi trước tập kẻ nhạc, ôm đàn, gò từng phím tỉnh tình tinh.. Anh viết nhiều bài ca nghe lạ lùng lắm, người xóm hẻm nói hay thiệt nhưng hiểu hỏng nổi, sao không viết mấy bài như "bẻ một nhành cây nhành cây trứng cá để đem vô trường chia trái cho em" cho dễ thuộc, viết làm chi"Em như mưa như sương như gió như khói như mây, tôi chết giấc lao đao chìm vào em đôi mắt dại khờ". Không biết có phải vì vậy mà Sỹ chưa nổi tiếng, anh phải sống bằng nghề tay trái: thảo đơn, đánh máy thuê. Xóm hẻm hồi nào giờ quen giải quyết mâu thuẫn bằng việc đánh nhau nên Sỹ sống khá chật vật, may lắm mới trả được tiền nhà, ai cũng nói làm cái đơn thưa sao nghe vô vọng quá trời, ghét quá sao hỏng đập vô mặt tụi nó cho gọn… Dì Hên thương tình, biểu anh đi làm than đá, hay xin vô lò quay heo, việc không quá sức, lương ổn định, nhưng Sỹ lắc đầu, anh sợ những công việc lấm lem bụi đời, nhuốc nhơ trần tục ấy sẽ dìm chết cái tư chất nghệ sỹ cao quý mà anh đã nuôi dưỡng từ lâu. Nên nhiều đêm chàng nhạc sỹ ôm đàn sáng tác trong cái đói cồn cào…

Người xóm hẻm bảo nhau, làm nghệ sỹ coi vậy mà cầu kỳ thiệt, khó thiệt, phức tạp thiệt. Tiên càng ngưỡng vọng anh càng đau thắt trong lòng, nó thấp thỏm xốn xang, chắc lưỡi tặc tặc, tội nghiệp quá, tội ảnh quá chừng. Nó cũng đã bị đói rồi nó biết, những bữa không ai kêu bửa củi, lau nhà, giặt đồ, gánh nước… nó ăn chuối nướng trừ cơm. Ăn chuối chắc bụng. Vậy mà nửa đêm là nghe đói sôi ruột, đói muốn ứa nước mắt ra…

Thì đôi khi nước mắt ứa chơi vậy thôi, chứ Tiên vốn là một người vui vẻ. Hồi nhỏ, sau bốn năm ngủ li bì vì thuốc trên vai một bà mẹ mìn, tỉnh dậy đã bị đá đít ra bụi đời, hết còn nhớ nhà, nhớ tuổi, Tiên hoá thành người hiền hậu, đơn giản. Không phải bận lòng đến quá khứ tương lai làm chi, nó sống thanh thản, không tính toán. Nó sẵn sàng lau một căn nhà ba tầng với mười bảy cái cửa kiếng, bốn mươi hai bậc cầu thang chỉ với mười ngàn tiền công. Nó gánh chục đôi nước vòng vèo qua hai ba con hẻm có khi chỉ được đãi một bữa cơm canh. Nó nghĩ như vầy, thí dụ như mình cho người bằng ấy, người lại trả ta cũng bằng ấy thì huề rồi, thì làm sao cảm thấy duyên dẻ, nợ nần mà gắn bó với nhau.

Nên Tiên không ngẩm ngợi đắn đo khi tối tối ở chợ lao động về nó ghé mua cho Sỹ khi thì tô hủ tiếu, khi hộp cơm, khi gói xôi gà… Chỉ người xóm hẻm là xôn xao, hỏi nhau, hay gì chưa, nhỏ Tiên với thằng cha Sỹ tù ti tú tí với nhau. Giỡn hoài, con Tiên thấy ghê làm gì xáp được với nghệ sỹ người ta…

Nhưng Sỹ nhìn thấy một vẻ đẹp từ Tiên ngay cái hôm đầu nó bước vào căn phòng đó. Đâu có gì lạ lùng, nếu trong một đêm mưa rơi rỉ rả, ta nhìn bản nhạc sáng tác giữa chừng thì bí rị, nghĩ tới con đường đời dài trước mặt, thèm một tô hủ tiếu nóng hổi, trên đó có mấy lát thịt, hai khúc giò heo cùng mùi tỏi sấy thơm phức thì bất ngờ em xuất hiện ở cửa nhà ta, tóc bết mồ hôi, thở hào hển, tay bưng tô hủ tiếu nghi ngút khói, em cười (nụ cười hệt của mẹ ta, ngoại ta vốn đã vắng bóng lâu rồi), bảo, "Tui chạy từ ngoài đầu hẻm vô đó, đi chậm sợ nó nguội, hỏng ngon. Ăn đi, tui cho. Ăn no mới làm được bài hát đẹp". Ta đứng sững trong nỗi xúc động vui sướng bất giờ, ta dè dặt, "thôi, cảm ơn cô, tôi mới ăn cơm xong" (thì cũng phải tự trọng chứ). Nhưng em quýnh quáng, rối rít, " Chê hả ? Ngon lắm mà. Tui mua hết sáu ngàn đó, tui có đòi tiền đâu. Tui cho mà… Không lấy, tui buồn ráng chịu nghe." Ta phì cười mà trong lòng rưng rưng, có khi ta nghĩ đây là thần tiên giáng thế không chừng.

Thần tiên bắt đầu lang thang nhiều hơn để tìm việc, kiếm tiền. Nhà dì Hên hơi buồn đi một chút vì tối tối, Tiên phải sang nhà Sỹ, quét dọn, lau chùi (đến dề cơm cháy cậu May chừa nó còn không kịp ăn). Anh sống sạch sẽ và kỹ tính lắm, bận lòng đến cả tí bụi trên bàn. Nó thấy đời này kiếp này mình phải có nhiệm vụ che chở, bảo bọc cho anh, chứ anh mảnh khảnh, nho nhã thế kia sao để lấm lem bụi đời và mưa và nắng được. Sỹ đi tắm, nó mang khăn tới, nghe vừa ngưng tiếng xối nước, nó ra đầu hẻm mua thức ăn, để lúc anh tắm xong, có thể ăn ngay cho nóng. Lúc Sỹ bắt đầu đốt trầm lên cũnglà lúc Tiên rón rén đi ra, đứng dựa chỗ hàng rào, nghe Sỹ khe khẽ hát một đoạn trong bài mới, "Vai em gầy, yếu đuối mỏng manh như từng gân lá, anh che chở cho em, anh vuốt ve và hôn lấy vai em, nép đầu vào mùi vai hát hù hú hù hu hù hu… ". Nghe xa xăm, lạ lẫm mà thiệt ngọt ngào.

Về bên nhà dì Hên, Tiên còn tần ngần ngồi vui mãi. Thấy dì, nó đon đả khoe ngay, "Ý Hai ơi, hồi nãy ý có nghe bài đó hôn, ảnh nói ảnh làm bài đó là tặng cho con". Dì Hên cười buồn, nghĩ, cái vai nọ có phải là của con đâu, khờ ơi, vai bây chai cứng vì gánh nước tảo tần. Mà thật, trong bài hát của Sỹ tuyệt không thấy bóng dáng Tiên, anh chỉ toàn dùng những từ trắng trong, chân thon gót nhỏ, mong manh yếu đuối… (Nhưng viết đôi bàn tay em thối móng vì giặt nhiều đồ, làn da em sạm đen dưới nắng, mái tóc em cháy xác xơ… thì còn gì là nghệ thuật nữa). Dì Hên dĩ nhiên là không biết điều đó, nên nửa đêm buồn bực trong bụng, dì kêu cậu May thức dậy, cằn nhằn, "Con Tiên chiều thằng nọ như chiều vong, mà thằng nọ hỏng làm gì cho nó hết". Cậu May gắt, "Thây kệ người ta". Dì chưng hửng, "coi ngộ hôn, làm gì quạu ?". Cậu làu bàu, "Tui đang ngủ ngon…". Dì ngờ ngợ, nó có ngủ đâu, nó trở mình hoài mà. Bên kia hẻm, người nhạc sỹ vẫn miệt mài đàn tỉnh tình tinh…

Rồi công sức lao động của anh cũng được đền đáp, Sỹ gởi một vài bài hát lên Đài Truyền hình, được một ca sỹ khá nổi tiếng chọn hát trong chương trình "Sao đậu xuống đời". Bài hát ấy nhanh chóng được yêu thích, ai cũng khen lời lẽ thiệt là cao sang quá sức, nghe hiểu chưa được mà đã thấy hay rồi, thấy mình rời xa thực tế trần trụi này để phiêu linh ở chỗ mơ hồ nào đó. Nhà Sỹ bắt đầu có người đẹp và sang lui tới, tất nhiên là cô nhà báo tới trước. Cô coi bài Sỹ sáng tác hồi mười sáu tuổi xong (bài này nói về một đám mây trên trời), tấm tắc khen bài này hé lộ một thiên tài. Bởi ai cũng thấy đám mây bay qua nhưng không viết được những câu như vầy "Mây hôn phớt vào mặt ta như nụ hôn em đắng cay dịu ngọt the. Ta xiết mây vào lòng nghe cả trời thương tiếc nhớ…" Nhiều quản lý của ca sỹ cũng chạy tới lên tiếng đề nghị mua bản quyền bài hát, Sỹ ý thức được giá trị của mình nên còn chần chừ. Tiên biết chuyện, sướng quá, lẽo đẽo đi theo, hỏi "Bán được trăm ngàn hôn anh ? Trời ơi, trăm ngàn mua được nhiều đồ ăn lắm". Sỹ nhìn sững vào Tiên nghe cơn lạnh chạy tê cả sống lưng.

Giống như một cơn bão khô đi qua.

Giống như một dòng thác lạnh ngắt đổ ụp xuống người.

Sỹ thấy tuyệt vọng khi biết rằng mình với vị thần tiên này không thể đi tới tận cuối cuộc đời với nhau. Nghệ thuật của anh cao quý là vậy mà em đòi đánh đổi bằng tiền, bằng những tô hủ tiếu, bún riêu... Anh không cần tiền, một nghệ sỹ chân chính thì không cần những đồng tiền hạ thấp nhân phẩm mình.Em không hiểu rồi, thần tiên của ta ơi, nên đã xúc phạm tới cái đạo mà ta tôn thờ.

Tối đó, nhạc sỹ cầm tay Tiên lại, ghì chặt Tiên vào lòng, biểu Tiên đừng đi. Anh phải trả ơn em, phải đáp tạ tấm chân tình của em. Tiên nghe mấy từ không hiểu lắm nhưng sướng đến ngây ra, nó móm mém cười hoài, hồi nào giờ anh không gần gủi nó như vầy. Rồi anh trịnh trọng hát cái bài anh vừa viết riêng để tặng Tiên "Em tặng cho ta đoá hồng mong manh trong suốt trinh nguyên, một lần cuối, rồi em yếu đuối tan vào gió mưa gửi lại…". Nghe thiệt buồn, buồn mà vẫn sang trọng (Nhưng hồi nào giờ Tiên có biết cầm cái bông cái hoa gì tặng anh đâu, nó toàn bưng thức ăn đến).

Tiên về nhà lúc gần sáng, cậu May nghe nó nằm xuống bộ vạc thật khẽ khàng, nhẹ tênh như thể nó tan đi, đã cháy thành tro vì hạnh phúc. Cậu tự bảo mình, thôi, ngủ đi. Mà, ngủ gì được, sớm mai rồi.

Sớm mai, mở cửa ra, xóm hẻm bất ngờ khi hay Sỹ đã dọn đi mất tiêu. Nhà chỉ còn giấy poluya nằm tao tác. Hỏi Sỹ đi đâu, người ta lắc đầu, đi đâu ai biết đi đâu. Tiên còn không biết thì ai biết. Tiên ngơ ngác ngồi ở ngạch cửa nhà Sỹ một hồi, ngơ ngác đi lòng vòng những con đường trong thành phố, ngơ ngác nhìn, ngơ ngác kiếm. Bộ não đã từng ngủ suốt bốn năm của nó không nghĩ ra được điều gì, không lý giải được cái gì, trong nó chỉ còn tràn ngập những nỗi niềm thương nhớ. Cuối cùng, nó nuốt nước mắt, tin rằng chuyện này cũng giống như trong phim, chắc là anh mặc cảm, anh không muốn làm gánh nặng cho nó nên mới ra đi. Chắc là anh không dùng cách giả đò thân mật với một cô gái khác vì sợ làm nát tan lòng nó. Chắc là anh đứng dán chỗ hàng rào một hồi, câm lặng nuốt nước mắt nhìn nó ngủ, tay muốn vuốt tóc nó biết bao nhiêu, muốn hôn lên trán nó biết bao nhiêu nhưng rồi buộc lòng quay gót. Và nếu giống như trong phim thì Tiên phải đi tìm anh, dù ở cùng trời cuối đất, để nói với anh rằng nó có thấy nặng nề, cực nhọc gì đâu, cả nghĩ tới điều đó nó còn không mảy may nữa là…

Tiên bỏ hẻm Cây Mận ra đi khi mưa chỉ mới nửa mùa. Hồi tới, hồi đi đều lặng lẽ, sẽ sàng như cái lá me rơi. Tối ra nhìn cái hàng ba lặng ngắt, dì Hên thấy buồn muốn chết. Đã vậy rồi, lúc đem chục cái võng giao ngoài sạp còn bị trả lại bốn cái vì cậu May thắt đầy lỗi, rối nùi (hồi nào giờ cậu đâu có vậy).

Rồi lâu lắm, hai người họ (và nhiều người nữa đã từng đến hẻm này) chẳng trở lại (làm như thoát ra khỏi đây là mừng húm ba hồn bảy vía rồi, quay về làm gì). Có người đọc được bài báo viết về Sỹ trên miếng giấy gói bánh mì, báo kể Sỹ đang kiện một ca sỹ nọ hát bài của anh mà không trả tiền tác giả. Anh ca sỹ thiệt cũng kỳ, không trả tiền thì người ta sống bằng gì, ăn gió à ? Dì Hên than, cái người mình hỏng ưa thì xuất hiện chần ngần trước mặt hoài, còn nhỏ Tiên thì mịt mù bóng chim tăm cá... Nhiều khi buồn tình, dì hỏi "Cậu Út mầy còn nhớ con Tiên không, con nhỏ "mắc đằng dưới" hồi đó đó".

Nhớ, nhớ, chớ. Quên sao được cái người đã ngủ trước hàng ba nhà mình gần hết một mùa mưa mà không ai xì xào đồn đãi bậy bạ dùm cho một tiếng, không ai chọc ghẹo cáp đôi chuyện gái chiếc trai đơn. Không ai nghĩ mù cũng biết thương nhớ, biết ngóng chờ (trong nỗi tuyệt vọng), rằng cái người đó, mùa mưa này liệu đã mỏi chân mà trở lại không ?

1476

Sướng Ðời Ông Nọ Bà Kia



Trong làng Quỳnh ở, các chức thấy Quỳnh được chúa gọi vào hầu luôn thì khâm phục lắm, chẳng ai bảo ai mà kẻ nào người nấy đều đến nhờ cậy Quỳnh giúp đở, mong được hưởng chút ấm nhà chúa.

Một hôm Quỳnh ở kinh đô về, cho gọi các chức sắc đến, bảo có muốn làm ông nọ bà kia thì tối đến nhà Quỳnh đánh chén, rồi ngày mai Quỳnh đưa lên kinh đô sớm.

Các chức dịch bao phen mong đợi, nay thấy Trạng hẹn đưa vào kinh đều chắc mẩm phen này hẳn phải lên chức ông nọ bà kia. Vì thế, ông nào ông nấy vênh vang về nhà quát vợ sắp sếp áo quan để tối đến nhà Trạng uống rượu, ngủ đấy, mai trẩy kinh sớm. Các bà vất vả một buổi sắm sanh cho chồng, nhưng củng mở cờ trong lòng vì sắp được thành ông nọ bà kia.

Tối đến Trạng đãi các vị chức dịch một bữa rượu túy lúy càn khôn. Ông nào, ông nấy say đứ đừ, lăn chiêng ra ngủ.

Lúc ấy đã quá nữa đêm, Trạng mới sai đem võng tới, võng ông nọ về nhà bà kia và bảo rằng ông bị trúng cảm, phải xoa dầu, đánh gió ngay kẻo nguy hiểm đến tính mạng.

Các bà hoảng hốt, đang đêm vùng dậy, đèn đóm nhập nhoạng ra sức mai cà tóc gáy, cứu chửa các ông gần đến sáng mới tỉnh.

Trời tảng sáng, nhìn rỏ mặt người thì hóa ra không phải chồng mình. Các bà ngớ người ra, thẹn quá hóa giận:

- Phải gió các nhà ông này, ở đâu lại đến đây nằm vạ!

Ông kia tỉnh dậy, không biết đầu đuôi xui ngược ra sao, thấy mình nằm ở nhà người khác, đâm hoảng, thẹn thùng và lủi ra về. Đến nhà, lại chứng kiến cảnh vợ mình cũng đang mắc cỡ trong cảnh ‘ông nọ bà kia' hệt như thế.

Bấy giờ các ông mới biết là bị Trạng lỡm, ức quá vặc nhau:

- Nào, được làm ông nọ bà kia đã sướng chưa!
733