Trang
Dec 28, 2007
Vẫn Nhớ Một Thời
Vẫn nhớ một thời hoa phượng nở
Bâng khuâng từ giã tuổi học trò
Con đường ta qua chiều gió
Đầy nắng chúng mình che bóng mây .
Xa những hàng cây trồng trước cửa
Lớp còn, các bạn của tôi đâu ?
Nhớ hạ năm nào chung nhau hẹn
Nào ngờ mỗi ngày thêm vắng nhau ?
Chỉ có mái trường là nguyên đó
Là nơi nỗi nhớ hẹn nhau về
Bạn bè ơi có còn như thuở
Yêu những câu thơ đến si mê ?
Mùa hạ vẫn nở chùm phượng đỏ
Vẫn mãi trong tôi thuở học trò
Sau những nhọc nhằn lòng thanh thản
Nhớ về một thời đầy ước mơ.1281
Dọa non
Người nọ có tính hay ăn quà, vợ buôn tần bán tảo, dành dụm được tiền, anh ta thường lấy trộm, ra quán đánh chén. Vợ giận lắm, ngồi khóc hết nước mắt. Anh ta chẳng thương vợ thì chớ, lại dọa tự tử:
- Cứ như thế này thì sống làm sao được! Hay là tôi chết đi để nhà sống một mình!
Vợ cáu lên, bảo:
- Ừ, chồng con như thế này thì uống dấm thanh, nhai lá ngón mà chết quách đi cho rồi!
Anh ta nói vẻ nằn nì:
- Dấm thanh thì chua, lá ngón thì đắng, nhà cứ đưa cho tôi tiền, tôi ra chợ mua rượu uống, say bí tỉ cũng chết. Chết như thế khỏe hơn nhiều.
754Căn nhà bỏ hoang
"Anh thấy đấy - nàng vui vẻ nói - đi xem xét việc làm ăn mà đưa em theo cũng có lý. Em mang lại cái hên cho anh, từ lúc khởi hành đến giờ chưa hề bị một trục trặc gì". Khởi từ Normandie nơi họ đã gặp nhiều người bán hàng trong vùng cho hãng, hai người dừng lại ở Chartres, ăn trưa ở Grand Monarque và bây giờ lái xe thẳng theo hướng nam, trực chỉ Châteaudun.
Nhưng câu nói lạc quan mà người vợ trẻ bảo chồng hình như đã làm thay đổi hẳn diễn tiến công việc. Chiếc xe đang khó khăn leo lên cái dốc khá dài, lúc người vợ nhận xét vậy bỗng chạy chậm lại hẳn. Động cơ hực lên vài tiếng rồi dừng. Họ còn đi được thêm hai chục mét trước khi nép xe vào vệ đường.
Sinh năm 1914 tại một tỉnh nhỏ miền trung nước Pháp, Jean Fougère bắt đầu viết và được in từ trước Thế chiến thứ nhất. Ông có 20 tác phẩm đã xuất bản và nhận được nhiều giải thưởng quan trọng: Giải Courteline năm 1944 cho quyển Les bovidés (Loài nhai lại), Giải Khôi hài đen năm 1966 cho Les nouveaux bovidés (Loài nhai lại mới), giải thưởng lớn của Hiệp hội Tác gia văn học Pháp năm 1968, giải thưởng lớn về truyện ngắn của Viện Hàn lâm Pháp năm 1972, giải Bốn Giám khảo năm 1976...
“Này, anh chồng nói - từ rày về sau thì coi chừng cái miệng mồm đấy”. Rồi anh nhìn vợ bằng vẻ mệt mỏi chán nản trông khôi hài đến nỗi cô vợ phá ra cười. Sự vui tươi của người vợ khiến anh chồng cũng phải cười theo. Tình thế có vẻ khôi hài hơn là nghiêm trọng. Dẫu sao anh cũng thử sửa chiếc xe thật nhanh bằng cách mở nắp máy lên. Sau khi rị mọ vài ba thứ anh kêu lên: “Đề máy đi”. Người vợ làm theo nhưng không kết quả. Anh chồng lại bắt đầu rờ rẫm, lại kêu nổ máy để đi đến kết luận rằng xăng không được bơm lên và anh chẳng thiết mở tung mớ đồ lạc xoong này, cần phải tìm thợ máy ở xa, phía dưới. Người vợ đứng lên, nhẹ nhàng ngoái đầu lại phía sau, hướng người chồng đã chỉ, nhận ra ngôi làng cách khoảng bảy tám trăm mét mà họ vừa vượt qua không để ý.
Được thôi, nàng sẽ ở lại đây nhưng xin anh đừng để nàng đợi buồn nẫu ra hàng giờ. Nàng quay đầu lại lần nữa để nhìn người chồng đi xa dần. Đầu trần, anh đi giữa lộ những bước dài đăm chiêu bằng cái dáng hay lắc lư vai quen thuộc làm nàng cảm động, chiếc áo khoác thể thao mở tung phập phồng. Nàng quyết định phải bình thản chờ đợi mọi sự diễn tiến.
Mui xe mở ra khiến nàng có thể quan sát được khung cảnh, khắp nơi là những cánh đồng vàng, vì là người thành thị nên nàng không thể phân loại được đất này trồng gì, vả lại mùa xuân cũng chưa cho phép trồng trọt nhiều thứ được. Tuy nhiên nàng cũng nhìn thấy từ xa một nhóm cây nhỏ phủ đầy hoa trắng hay hồng gì đó. Gần chiếc xe, bên vệ đường có một cái nhà tồi tàn với vẻ ngoài không có gì đáng chú ý như bị bỏ hoang.
Người đàn bà trẻ tuổi duỗi chân chìm sâu hơn vào trong ghế như muốn tìm thế nằm thuận lợi cho giấc ngủ. Nàng ngả đầu ra sau để tựa lên lưng ghế, nhưng chiếc mũ, một loại mũ bằng da để đi xa, sạch sẽ và không trang hoàng, lại làm nàng bị cấn. Nhanh nhẹn lột mũ ra, nàng ném nó qua vai vào băng ghế sau. Thế là nàng có thể buông thả gáy mình và cảm thấy qua mái tóc nắng đã đủ thì giờ làm nệm ghế nóng lên. Mơ hồ, bất động, phơi hoàn toàn trong ánh sáng, nàng để mặc cho sức nóng lấn chiếm làn da, thâm nhập vào mình như một thứ đồng cảm với thiên nhiên bao quanh, với khoảng trời bao la mắt nàng ngước nhìn đang âm ấm ve vuốt mặt đất.
Vậy là phải có một sự cố buồn nản mới ép nàng biết đến bầu trời. Chiều sâu khác thường của không trung được nhấn mạnh thêm bởi những đám mây nhỏ hiếm hoi bay uể oải giống như những cây táo hay lê gì đó sủi bọt tăm cũng đang bồng bềnh trên vườn quả xa xa.
Người vợ nghe từ sau lưng tiếng động cơ. Một chiếc xe dáng vẻ đặc biệt vượt qua xe nàng và dừng lại một cách khó hiểu cách nàng vài mét. Khi thấy Georges và người thợ mặc đồ xanh bước xuống, nàng mới nhớ ra rằng hai vợ chồng đã bị hỏng xe và tự hỏi không biết mình có ngủ thiếp đi không. Giọng nói to của người chồng đưa nàng về thực tại trọn vẹn: “Em thấy tụi này cũng đến nhanh đấy chứ!”. Cùng lúc đó anh thợ máy mỉm cười với người đàn bà xinh đẹp mà anh vừa đến để giúp qua khỏi cơn rắc rối. Nàng nhỏm dậy và kéo nhanh chiếc váy che đầu gối.
Hai người đàn ông im lặng đắm mình xem xét động cơ. Rồi họ nói chuyện máy móc, rút ra nhiều dụng cụ từ bộ quần áo thợ máy đặt vào chỗ trũng vè bánh xe như những vật chứng tích trước tòa án và lần lượt thử từng cái mà không đạt kết quả cụ thể nào. Có thể bộ phận bơm xăng đã bị hư, phải thay cái đĩa nhỏ. Kết luận như vậy, người thợ máy muốn kéo xe về chỗ xưởng sửa chữa. Mở cuộn dây cáp bằng thép ra để cột vào phía trước chiếc xe hỏng, anh ta bảo người chồng rằng chỉ cần thắng nhè nhẹ lúc xuống dốc một lúc, sau đó chiếc xe sẽ tự trôi một mình. Trong khi anh ta đang chuẩn bị, Georges nhảy qua hố lại gần căn nhà bỏ hoang để đọc hàng chữ trên tấm bảng đá gắn vào tường. Khi trở lại ngồi vào tay lái, anh lơ đãng nói rằng trước kia ở đây đã từng có một trận đánh.
Một lát sau khi họ đã sửa soạn để trở lại làng và việc móc xe đã tiến hành trôi chảy, người chồng nói: “Cái anh chàng này có vẻ không được sáng dạ lắm, không biết có sửa được không. Dẫu sao anh cũng có cảm tưởng rằng chúng mình sẽ phải kiên nhẫn dừng ở đây một lúc lâu trong cái làng vớ vẩn này” – “Miễn là cơn đau cổ họng của thằng Rico con mình không trầm trọng lắm...” - nàng thầm thì, dù việc cơn đau chẳng liên quan gì đến vụ hỏng xe. Nàng cũng không phải loại người dễ mất hồn. Tuy nhiên khi có việc gì xảy ra trái với dự tính, nàng lại nghĩ ngay đến con cái.
Để xe vào gara rồi hai vợ chồng quyết định vào quán cà phê đợi. Những dãy nhà trải dài hai bên con lộ không hợp thành một làng. Trông giống như thị trấn nhỏ ở xa Chartres hơn, với những mái nhà thấp, rải rác đó đây một cửa kính nhợt nhạt không màu sắc bán đồ tạp hóa vùng quê. Hai đứa trẻ chạy đuổi bắt nhau. Có tiếng đập đều đặn trên kim loại trong xưởng kế cận. Hai người bước vào quán cà phê gần nhất. Lúc ấy đã là giờ nghỉ ngơi. Quán vắng tanh. Một con mèo đang ngủ trên quầy. Khắc sau ông chủ mới xuất hiện, lê bước chân như nỗi tiếc nuối. Hai người gọi bất cứ thức uống gì để lấy cớ cho sự hiện diện trong quán.
Trong khi ông chủ đưa nước ra, người vợ móc hộp phấn trong túi, loáng thoáng trang điểm lại. Hơi đau đớn, nàng tê dại người đi như có ai trùm lấy mình trong lớp bông dày và những tiếng động chỉ vang vọng đến yếu ớt. Có thể là nỗi mệt mỏi vì chuyến du h231
Dec 27, 2007
Ðổi bò gầy lấy bò béo
Làng Yên Lược có một cái văn chỉ lộ thiên thờ Khổng Tử. Trâu bò trong làng thả ăn cỏ ở gần đấy kéo vào phóng uế cả ra bệ thờ. Bọn lý trưởng, cường hào thấy không tiện, bèn họp làng, giao cho Xiển phải trông nom, rào giậu lại, và đặt ra lệ hễ bò nhà ai vào, làng sẽ bắt làm thịt chia phần.
Lệ làng đặt ra, các nhà có bò đều dặn con hoặc người ở hết sức giữ gìn. Xiển có một con bò ốm, gầy như cái mo khô, cứ thả cho ăn ở gần đấy. Một hôm, Xiển để bò vào trong khu văn chỉ, cố ý cho dân làng biết.
Ðang thèm thịt bò, bọn lý trưởng, cường hào lập tức cho người bắt làm thịt. Xiển nói:
- Lệ làng đặt ra, tôi không dám kêu ca gì, chỉ xin làng nhớ cho từ nay trở đi bất cứ bò nhà ai, hễ vào văn chỉ là bắt làm thịt tuốt.
Sau đó ít lâu, Xiển mua mấy cỗ bài tam cúc, chia cho bọn trẻ chăn bò rủ chúng tìm đám đất khô ráo, phẳng phiu ngồi đánh. Bọn trẻ thích quá, xúm nhau, chúi mũi vào ván bài, chẳng để ý gì đến bò mẹ nữa. Xiển lừa cho tất cả đàn bò lại gần khu văn chỉ, rồi mở cổng ra. Thấy cỏ bên trong xanh tốt, một con vào, hai con vào, ba con vào, thế là những con khác cũng chen nhau vào theo. Xiển đóng cổng lại rồi chạy về gọi dân làng ra bắt bò. Bắt được hơn một trăm con, phần nhiều là của bọn lý hương cường hào giàu có trong làng. Chúng bàn nhau:
- Lần này, nhiều người đều phạm phải lệ làng, không lẽ ta đem làm thịt tất cả, vậy thì xin xí xóa.
Xiển nhất định không nghe, lấy cớ rằng lần trước làng đã ăn thịt bò của mình rồi, nay làng tự ý bỏ lệ, Xiển sẽ kiện quan. Sợ Xiển làm to chuyện, chúng bàn nhau đền cho Xiển một con bò, rồi bổ cho các nhà có bò bị bắt chia nhau chịu tiền. Xiển nhất định không nghe, nói:
- Chỉ có hai cách: một là đem làm thịt tuốt, hai là đem chia đều cho dân làng, mỗi nhà một con.
Bọn lý hương cường hào bàn với nhau mãi, cuối cùng phải bằng lòng theo cách thứ hai, vì chia như vậy thì chúng còn được mỗi nhà một con, chứ đem làm thịt thì mất cả. Thế là, không những Xiển đã đánh đổi được bò béo, mà những nhà trong làng cũng được mỗi nhà một con.2698
Ðổi bò gầy lấy bò béo
Làng Yên Lược có một cái văn chỉ lộ thiên thờ Khổng Tử. Trâu bò trong làng thả ăn cỏ ở gần đấy kéo vào phóng uế cả ra bệ thờ. Bọn lý trưởng, cường hào thấy không tiện, bèn họp làng, giao cho Xiển phải trông nom, rào giậu lại, và đặt ra lệ hễ bò nhà ai vào, làng sẽ bắt làm thịt chia phần.
Lệ làng đặt ra, các nhà có bò đều dặn con hoặc người ở hết sức giữ gìn. Xiển có một con bò ốm, gầy như cái mo khô, cứ thả cho ăn ở gần đấy. Một hôm, Xiển để bò vào trong khu văn chỉ, cố ý cho dân làng biết.
Ðang thèm thịt bò, bọn lý trưởng, cường hào lập tức cho người bắt làm thịt. Xiển nói:
- Lệ làng đặt ra, tôi không dám kêu ca gì, chỉ xin làng nhớ cho từ nay trở đi bất cứ bò nhà ai, hễ vào văn chỉ là bắt làm thịt tuốt.
Sau đó ít lâu, Xiển mua mấy cỗ bài tam cúc, chia cho bọn trẻ chăn bò rủ chúng tìm đám đất khô ráo, phẳng phiu ngồi đánh. Bọn trẻ thích quá, xúm nhau, chúi mũi vào ván bài, chẳng để ý gì đến bò mẹ nữa. Xiển lừa cho tất cả đàn bò lại gần khu văn chỉ, rồi mở cổng ra. Thấy cỏ bên trong xanh tốt, một con vào, hai con vào, ba con vào, thế là những con khác cũng chen nhau vào theo. Xiển đóng cổng lại rồi chạy về gọi dân làng ra bắt bò. Bắt được hơn một trăm con, phần nhiều là của bọn lý hương cường hào giàu có trong làng. Chúng bàn nhau:
- Lần này, nhiều người đều phạm phải lệ làng, không lẽ ta đem làm thịt tất cả, vậy thì xin xí xóa.
Xiển nhất định không nghe, lấy cớ rằng lần trước làng đã ăn thịt bò của mình rồi, nay làng tự ý bỏ lệ, Xiển sẽ kiện quan. Sợ Xiển làm to chuyện, chúng bàn nhau đền cho Xiển một con bò, rồi bổ cho các nhà có bò bị bắt chia nhau chịu tiền. Xiển nhất định không nghe, nói:
- Chỉ có hai cách: một là đem làm thịt tuốt, hai là đem chia đều cho dân làng, mỗi nhà một con.
Bọn lý hương cường hào bàn với nhau mãi, cuối cùng phải bằng lòng theo cách thứ hai, vì chia như vậy thì chúng còn được mỗi nhà một con, chứ đem làm thịt thì mất cả. Thế là, không những Xiển đã đánh đổi được bò béo, mà những nhà trong làng cũng được mỗi nhà một con.2698
Gió Không Thể Cuốn Đi
Rồi hai đứa chia tay nhau. Em vào đại học, thực tế hơn tôi nên em học kinh tế tận Sài Gòn. Tôi mộng mơ nên ôm vở vào ngồi ghế khoa văn ở Huế. Tôi viết thư cho em rồi đợi chờ. Lần đầu tiên tôi cảm thấy thời gian lê thê... Thư hồi âm của em chỉ có hai dòng: "Con trai văn khoa văn nói trăng nói mây. Liệu gió có cuốn đi không?" Tôi sung sướng quên cả ăn trưa, nằm lăn ra sàn nhà đọc thơ Nguyên Sa, Nguyễn Bính... Lời tôi nói với em trong buổi chia tay dạo nào đã không bị gió cuốn đi!
Hai đứa viết thư cho nhau đều đặn mỗi tuần. Mỗi lần đọc thư em, tôi đều nhắm mắt để hình dung ra giọng nói và điệu bộ của em. Em là con chim cánh mỏng bay xa, em là làn sương nhẹ tinh khôi của một buổi ban mai yên lành nơi đồng nội. Những lá thư em, tôi xếp cẩn thận trong một góc của chiếc vali nhỏ. Gió chẳng thể nào cuốn bay.
Mùa hè đại học đầu tiên, em và tôi khăn gói về quê. Em lạ lẫm, ra con gái thị thành, duy chỉ có ánh mắt vẫn còn thăm thẳm, vẫn lấp lánh như những vì sao giữa cánh đồng xa. Tôi vẫn cứ quê mùa và ngốc nghếch. Lần đầu tiên tôi cầm tay em sau hơn một năm ngỏ lời hò hẹn, từng ngón tay run run xao xuyến bồi hồi...
Năm học mới lại đến, em gởi thư cho tôi bằng một băng cassette. Em muốn tôi nghe trọn từng âm sắc trong lời em nói, từng độ rung rinh tinh khôi của ngôn ngữ tình yêu. Em đặt tên cho lá thư - bằng một câu nhắc nhở: để gió khỏi cuốn đi! Rồi hai đứa đã gởi cho nhau bằng cách đó.
Nhưng mà cuối cùng gió đã cuốn em đi xa đến nữa vòng trời. Những lá thư tôi, em phong kín lại cho vào một kiện hàng và gởi trả. Bên dưới dòng chữ From: Thảo - California - USA và em đã ghi thêm một câu nhỏ: đừng để gió cuốn đi!
Vâng, năm tháng ấy gió chẳng thể nào cuốn đi.
Dec 26, 2007
Đạo diễn và diễn viên
Một nữ diễn viên trẻ kể với bạn:
- Tối qua, đạo diễn vở kịch tớ đang đóng dám cả gan đến bấm chuông phòng lúc tớ vừa đi nằm. Tớ đang chẳng mặc áo xống gì nên chỉ quàng hờ tấm khăn ra mở cửa. Cậu có biết ông ta mang gì đến cho tớ không? Một chuỗi ngọc trai! Tớ bảo: “Không, ông coi tôi là gái làm tiền hay sao. Vì chuyện đã như thế này, tôi không muốn nhìn thấy ông nữa”.
- Thế ông ta bảo sao?
- Chẳng nói gì mà chỉ lẳng lặng tắt đèn đi.
1799
Mưa
Ddưa em về buổi chiều rơi
Màn mưa gia+ng tra+'ng cả trời uớt em
Gió bay mưa đẫm tóc mềm
Áo em mưa thấm, da em mưa nhòa
Anh nhìn hút bóng em xa
Trong màn mưa tra+'ng như là cánh chim
Ddể rồi đau nhói con tim
TuởNg như trái núi im lìm đè lên
tuởng như hòn sỏ i để quên
Bơ vơ la+n lóc ở bên hiên nhà
Anh ghen cùng với cơn mưa
Dduoc choàng em suốt chiều đưa em về.
1511
Dec 24, 2007
Ôi mưa cũng trở về
May mắn lớn nhất trong những ngày gần như tuyệt vọng là tôi đã không lầm lẫn khi đến nhận việc nơi nàỵ
Tuần lễ đầu chưa quen công việc mới kể ra cũng khá vất vả. Tuy vậy chưa bao giờ tôi cảm thấy mình hạnh phúc như thế. Thứ hạnh phúc bình dị như khi bắt gặp môi cười thơ ngây của đứa trẻ lên bạ
Điều tưởng như là kỳ lạ và huyền bí là đứa bé cũng quyến luyến lấy tôi, như thể tôi và chính nó đã có những liên hệ tiền thời lưu kiếp.
Trái với lệ thường, liên tiếp hai hôm nay chiều nào người đàn ông cũng đến đón con trễ. Dạo này ở đây trời hay đổ cơn mưa như trút nước vào buổi chiềụ Ngồi ở trong phòng nhiều khi nghe rõ tiếng mưa lẫn trong tiếng gió, gõ vào cửa kính như có ai đang buốt giá đập cửa gọi tới tấp.
Chiều nay thì lại khác. Trời chỉ mưa rất ngắn và cơn mưa đã dứt từ lâụ Người đàn ông đã đến trễ quá giờ ấn định. Bà giám đốc nhất định bắt tôi phải gọi sở xã hội để giao con bé nhờ họ giữ, rồi đóng cửa đi về. Tôi phải nài nỉ lắm mới được ở lại đây một mình để canh chừng con bé. Theo luật gởi con ở nhà trẻ này, ông ta chỉ có thể đến đón con trễ tối đa là mười lăm phút. Những phút đầu bị đóng tiền phạt là còn may, nhưng sau mười lăm phút phù du là kể như người nhà phải tìm cách liên lạc với bộ xã hội để xin nhận con lạị Kể cũng phiền!
Đã gần nửa tiếng trôi qua và hình như tôi vừa nghe được tiếng thở dài mơ hồ không đâu của chính mình. Tôi càng thấy thương con bé thật nhiều, khi lâu lâu nó vẫn ngước lên hồn nhiên nhìn tôi cười tíu tít. Hình như nó không hề hay biết sự vắng mặt bất thường của bố nó chiều nay là một điều hết sức hệ trọng với mọi ngườị Nó vừa ôm con búp bê trong tay vừa cúi xuống nói chuyện ngu ngơ với "cô bạn nhỏ" ấỵ Trong lúc này đầu óc tôi thật bận rộn lo lắng nhiều chuyện nên chẳng còn hồn vía nào chuyện trò với nó. Một phút trôi qua là một phút tôi thấy mình và con bé như sắp bị chôn vùi trong thứ đáy sâu không còn leo lét chút đốm sáng hy vọng nàọ Điều gì đã xảy đến cho bố nó? Nếu bố nó bị bận bất ngờ, sao mẹ nó không đến đón giùm một bữả Nghĩ quẩn nghĩ quanh một hồi tôi lại cố an ủi con bé (như đã tự dỗ dành chính mình) là dù sao nó vẫn còn có tôị Tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi nó với bất cứ giá nàọ Nghe tôi bảo vậy, con bé nhoẽn miệng cười thật xinh thật tươị Trời ơi, sao môi cười của nó có thể làm hồn tôi lắng xuống như vậỵ Tôi đúng là một kẻ hấp hối bỗng nhiên tìm bắt được trên bờ môi lạnh lẽo của mình chút hương hơi ấm áp trẻ thợ Chiều nay tôi đã không thể nào không len lén hôn lên hai chiếc má bầu bĩnh của nó đến hai lần. Con bé dễ thương quá, và một tuần làm việc ở đây chính nó đã cứu rỗi nỗi cô đơn khủng khiếp của người đàn bà bốn mươi tuổi không chồng, không con là tôị Được gần gũi và lo lắng cho nó một ngày hơn mười tiếng hình như đã mơ hồ giúp tôi phục hồi lại mặc cảm tự ti không sinh con đẻ cái gì được nữa của mình. Ba bốn bận hư thai, một cuộc hôn nhân lầm lỡ đã quá đủ cho lời nguyền cay độc của trời caọ
Bây giờ tôi cũng đã quá mệt mỏi để mỗi ngày soi gương bàng hoàng nhìn bóng mình mà ngỡ như một ai khác, rồi thở dài than thân trách phận. Tôi biết dù thế nào mình cũng phải sống và phải tự thắp lên cho đời mình những ngọn nến yêu thương.
Nói thì rõ hay, nhưng thật tình lắm khi tôi chẳng biết làm thế nào để thắp lửa lên cho những ngày còn lại của đời mình, khi mà trái tim chẳng khác gì đám tro tàn lạnh lẽọ Củi nỏ hay thứ diêm sinh nào trong cuộc đời còn có thể đốt cháy được con người bắc cực trong tôi (!?)
Nhìn đồng hồ đúng nửa tiếng trôi qua, bà giám đốc vườn trẻ chu đáo gọi lại để nhắc nhở và xem xét tình hình. Tôi hết sức lúng túng không biết ăn nói, tính toán làm sao cho ổn thỏa, khi bóng tối bên ngoài càng lúc càng buông xuống thật maụ Tôi đứng lên đứng xuống gọi điện thoại cho người đàn ông không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào cũng chỉ bắt gặp cái máy nóị Điều gì đã vô cùng bất ngờ xảy đến cho ông ta, và điều gì sẽ xảy đến cho chúng tôi, cho tôi và đứa bé. Có phải tấm lưới trớ trêu của đời sống đang dần dà phủ chụp lấy tôi và mỗi người có mặt trong đời sống càng vùng vẫy thì xem chừng càng bị siết chặt?
Tôi dẫn con bé vào phòng tắm và nó bắt đầu thắc mắc hỏi thăm "bố đâu, bố đâu" liên hồị Tôi lấy nước, bánh lạt cho nó nhưng con bé chẳng buồn ăn buồn uống gì cả. Tôi định bụng sẽ phải làm một điều gì đó, khi nhìn xuyên qua ô cửa kính thấy cơn mưa nặng hột đã bắt đầu thi nhau trút xuống. Gió càng lúc càng nổi cơn ầm ầm, như những lời dọa nạt của những hung tin.
Ngờ đâu người đàn ông lại xuất hiện giữa cơn mưa như thác lũ nàỵ Ông ta đi băng băng qua dãy hành lang, và khi chân ông ta chưa kịp đụng tới thềm cửa, tôi đã vội vàng chạy ra mở. Sự có mặt của ông ta lúc này đúng là đã cứu vớt tôi và con bé khỏi giờ phút tận thế .
Ông ta bước vào như một bóng ma rũ rượi rồi nói như phân bua cả ngàn lần:
"Trời ơi, tôi không ngờ còn có người chịu khó ở lại chờ tôị Xe tôi dở chứng bất tử nên phải chờ đón taxi tới đâỵ Có cuốn sổ điện thoại nhỏ trong xe thì kiếm hoài lại không ra để gọi cho cô haỵ"
Tôi cứ tưởng là sẽ trách ông ta cả ngàn lời mới đủ, nhưng không hiểu sao tôi lại chẳng nói được lời nàọ Ông ta thì vẫn luôn miệng như cố khỏa lấp một cơn xúc động nào đó, vừa quay sang ôm con mình vừa ngước về phía tôi:
"Con, con chờ bố có lâu không con? Cô này tử tế quá, bố cũng không biết nói sao để cám ơn và xin lỗi đây nè."
Đột nhiên ông ta buông nhanh con bé, hớt hả bước tới trước mặt tôi đang vờ cúi xuống gài nút áo lạnh. Ông ta vừa nói vừa thở hổn hển:
"Cô, cô... có phải cô đây không? Lẽ nào lại là cô sao lại là cô nhỉ. Ôi thôi đúng là mặt mũi của cô đây rồi chứ ai nữạ"
Tôi đáp mơ màng, dù biết rằng sớm muộn gì mình cũng không thể chạy thoát nổi đôi mắt của ông tạ
"Vâng, tôi là Hoa, nhưng tôi là ai mà có thể làm ông hốt hoảng lên như thế."
"Cô Hoa, làm ơn đừng giấu tôi nữạ Tôi là Mark đây, cô biết tôi là Mark rồi mà. Cô cũng biết cô chính là người đàn bà đã ban bố cho tôi thứ tình phụ tử cao cả với bé Kim."
Ngừng một lát để dò phản ứng người đối diện rồi ông ta nói tiếp:
"Cô nhớ không, chính nhà tôi và tôi đã yêu cầu được gặp cô một lần trong ngày bàn giao đứa bé. Mặc dù chỉ một lần thôi nhưng làm sao tôi quên được ánh mắt buồn chết người của cô lúc đó. Chính chúng tôi đã muốn đích thân được trả ơn cô phần nào hôm đó."
Bây giờ tôi không thể chạy trốn đâu được hai mắt lóng lánh những hạt lân tinh vời vợi của Mark. Cơn mưa đã trở về và càng lúc càng mưa lớn. Tôi sẽ không tài nào trốn thoát đâu được nếu còn ở dưới vòm trời nàỵ Cơn mưa định mệnh mà chính tôi đã dứt khoát tìm về để được mềm tan, thì không lý gì tôi lại bỗng muốn bỏ chạy đi đâu khác để tìm miền trú ẩn.
Suy nghĩ một hồi, tôi nói thật nhẹ qua hơi thở trước cái nhìn có vẻ như đang van lơn điều gì của Mark:
"Ông Mark đừng lo, tôi chỉ muốn tìm về đây để thăm con gái tôi một ít lâu cho đỡ nhớ mà thôị Ngoài ra tôi không hề có một ý định nào khác. Con Kim của tôi đã thuộc về đời sống của ông bà từ lâu rồi, tôi biết thân biết phận của tôi chứ."
Mark nói nhanh như không thể kềm giữ nổi trong lòng:
"Theo lẽ họ phải giữ kín tông tích của bố mẹ nuôi mới đúng chứ. Ai đời dạo này cái gì rồi người ta cũng có thể "khai thác" ra hết trơn cợ Có điều bây giờ bé Kim chỉ thuộc về đời sống của tôi mà thôị Vợ tôi và tôi đang thời kỳ ly hôn và bà ấy hình như chẳng thiết tha gì với đứa con nuôi cũng đâu phải là giọt máu của chính mình."
Mark ngẫm nghĩ một lúc rồi hạ giọng tiếp:
"Của không tội bà ấy cũng thương nhớ con Kim nhiều lắm, nhưng kẹt một nỗi bây giờ bà ta đang bận rộn với tiếng gọi ái tình nên chẳng còn tâm trí nào nữạ"
Tôi hơi sững người:
"Hóa ra ông và bà nhà đã không còn ở với nhau nữa à? Vậy cũng tội nghiệp cho con Kim biết mấy vì dù có bố chắc nó vẫn thấy thiếu bàn tay thương yêu của một người mẹ."
Mark thở ra thườn thượt:
"Vâng tôi biết chứ. Ai mà không thấy hụt hẫng vì phải thiếu mất bóng dáng của một người đàn bà trong nhà mình? Tôi biết Kim nó buồn lắm nên dù sao sự trở về của cô cũng thật đúng lúc."
Tôi trố mắt nhìn Mark:
"Nhưng chúng ta cũng đâu thể nói ngay cho con bé sự thật nàỵ Tôi cũng không muốn đời sống của một đứa bé lên ba bị xáo trộn quá nhiềụ Ông có thấy như vậy không?"
Mark mỉm cười thật ranh mãnh:
"Mọi sự coi như tùy ở cô cả đấy nhé. Tôi nghĩ nó sẽ hạnh phúc biết mấy nếu được sống lại với tình mẫu tử của chính mẹ mình ban chọ Chỉ tiếc là có thể cô còn phải tiếp tục cho đời sống của mình ở đâu đó nữa chứ."
Tôi bỗng trở nên nghiêm trang:
"Không, tôi chẳng còn một đời sống nào để phải bận tâm bằng chính đời sống của con mình bây giờ. Nếu ông biết tôi cũng vừa đổ vỡ xong và rất sợ phải tiếp xúc nhiều với đàn ông."
Mark lại cười hóm hỉnh:
"Tôi là đàn ông thứ thiệt 100% nhưng cô đừng sợ tôi nhé, lý do tôi đang mắc chứng suy nhược tình dục nên mới bị vợ bỏ, cô không thấy saọ"
Tôi phá lên cười, chợt nhớ đến khuôn mặt đỏm dáng đa tình tận mạng của gã chồng cũ. Vũ đó, Vũ sau một đêm vờ vĩnh ân ái với vợ đã thú nhận là đang lỡ yêu một người đàn bà khác.
Chọn lựa một đêm tình tứ như thế để công bố chấm dứt cuộc hôn nhân chán ngắt là một sự tuyên chiến độc địa và cầu kỳ chỉ có đàn ông như Vũ mới làm được. Sống với Vũ, tôi thừa biết tài "thao lược" của Vũ với đàn bà khá cao nên vẫn cứ lờ đi những cuộc tình vụng trộm của chàng. Coi như Vũ chỉ muốn thử tài thao lược của mình mà thôị Tôi đã lỡ yêu Vũ nên thiếu dũng cảm xa chàng trước đó và điều này đáng làm tôi ân hận mãị Tại sao phải đợi đến lúc trăng tàn trăng rửa, khi Vũ phải thú nhận là không còn yêu tôi nữa, tôi mới chịu buông Vũ để chàng chạy theo người đàn bà trẻ trung xinh đẹp lẳng lơ hơn mình. Nhiều lúc tôi tự hỏi, có phải thời buổi này hôn nhân cũng phải có hạn, cũng quá "đát" như thức ăn thức uống? Bà chị tôi luôn miệng đổ hết tội lên đầu tôi:
"Có được thằng chồng đĩ miệng đĩ dáng như Vũ, mi không biết giữ nên mất cũng phảị Ông ta tham lam đòi hỏi như vậy, mi phải biết nghệ thuật chìu chồng ở phòng the, phải cho ông ta hết "xí quách" đi thì khi muốn gặp con cái khác sức mấy mà còn làm ăn chi nổi nữa mới được. Đàn bà thời đại ni rắn rết độc hại lắm."
Trời ơi, tôi chỉ biết kêu trời mấy ngày sau đó khi Vũ bỏ đi vì chắc chỉ có trời mới biết được tại saọ Giữa tôi và Vũ cũng đâu có mối liên hệ thương yêu con cái gì để còn níu giữ đời nhaụ Vũ bỏ đi rồi, tôi mới nhận ra mình cần phải đứng lên, nhún vai như một tay tổ đầy đủ bản lãnh chịu đựng.
Sau gần hai tháng giao cho một cơ quan tìm kiếm hộ bé Kim, tôi thanh thản bước ra khỏi thành phố có Vũ và quanh năm mùa đông.
Thấy tôi cười mà không nói gì, Mark bỗng hỏi tiếp với giọng nửa đùa nửa thật:
"Sao cô có thể cười được khi nghe tin một người mới bị vợ bỏ? Đàn bà đúng là thật vô tâm và tàn nhẫn."
Tôi lại cười lớn hơn:
"Chẳng lẽ tôi lại khóc lớn lên cho đời mở hộỉ Câu ông vừa nói đáng lẽ phải để dành cho tôi nói về mấy ông mới đúng. À, coi vậy chứ tôi không dám vơ đũa cả nắm đâu đấỵ Tôi biết ông Mark là một người đàn ông đặc biệt. Chỉ tiếc là bà Mary đã bị mù mắt."
Mark vừa định nói gì, lại tỏ vẻ sực nhớ đến bờ vai mỏi của mình. Trông Mark có vẻ dè dặt co giãn đôi vai như sợ phải đánh thức giấc ngủ vội của con mình. Thì ra nãy giờ bé Kim cứ thế ngã đầu trên vai bố đánh một giấc ngon lành. Thấy vậy tôi đề nghị:
"Để hôm khác chúng ta lại nói chuyện tiếp. Bây giờ chúng ta phải về thôị"
Người đàn ông bắt đầu khẩn khoản:
"Hay là cho phép tôi được mời cô đi ăn tối naỵ Coi như chúng ta mừng ngày cô và bé Kim hội ngộ."
"Con bé ngủ rồi mà. Còn tôi thì dạo này hình như chẳng bao giờ thấy đóị"
Mark tỏ vẻ say đắm một cách lạ lùng:
"Đi ăn là vì tôi mời cô chứ đâu phải tại cái bao tử của cô đói hay nọ Dù sao bây giờ cũng là một ngày cuối năm. Cô về nhà sẽ làm gì cho hết một buổi tốị À, mà bề nào cô cũng phải cho bố con tôi quá giang thôị Xe của tôi bị hư rồi, cô không tội nghiệp saỏ"
Tôi nhìn người đàn ông, lòng bỗng gợn lên thoáng xúc động không đâu:
"Thấy bé Kim ngủ ngon quá, tôi lại ước gì một đêm nào đó được ôm con bé trong tay để ngủ. Trời ơi, sao ngày đó tôi có thể ngu dại đến nỗi có thể đem con đi chỏ Ở nước Á đông của tôi, người ta vẫn hay sợ bố mẹ đăng báo từ con, ông biết không."
Mark nói như mê man:
"Hẳn là chúng ta sẽ có nhiều đêm khác nữạ Cô yên chí, cô sẽ có bé Kim nhiều hơn một đêm là cái chắc."
Trên đường lái xe ra quán ăn, cơn mưa đã dứt hẳn, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng như lòng mình đang ướt sũng vì đôi mắt long lanh tràn đầy nước mưa của Mark. Mới đó mà ngày mai đã bắt đầu một ngày của năm mới nơi đâỵ
Bài học
Câu chuyện này đã được truyền tụng trong dân gian từ lâu...
Ngày xửa ngày xưa... xưa lắm! Tận cái thời chưa có... tham nhũng!
Tại một làng nọ có cặp chiến hữu hoàn cảnh khá giống nhau. Cả hai đều ly nông từ lâu nhưng lại bất ly hương. Khốn nỗi ở cái xứ bước ra là ruộng bước vào là nương này mà không biết cày, biết cấy thì xóa đói cũng chẳng xong chứ nói gì giảm nghèo.
May mắn là cả hai đều có vợ đảm đang tần tảo. Nhưng bám gấu váy đàn bà mãi cũng nhục, sau nhiều độ nhậu lâm ly bi tráng nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu... lẫn nhau, cả hai mới phát hiện rằng đàn ông tay nào cũng nhậu cả nên quyết định đi buôn rượu.
Nghe chồng phân tích, một vốn bốn lời, thị trường rộng mở, gương mặt hai chàng đỏ gay múa tay múa chân minh chứng rõ rệt, hai cô vợ thấy cũng có lý nhưng cũng cố vặn vẹo:
- Lỡ ế thì sao?
- Không bao giờ! Vợ có thể ế chứ còn rượu thì không. Cùng lắm thì tụi anh sẽ ráng... uống hết!
Câu trả lời hoàn toàn thuyết phục. Dầu sao họ cũng uống, lỡ kẹt thì uống rượu nhà giá gốc lại khỏi phải lo ngộ độc.
Vốn là người chịu khó chịu thương, hai cô bàn với nhau cùng hợp tác nấu rượu cho chồng đi bán. Gia cảnh cũng chẳng khấm khá gì lại phải vay vốn để sản xuất nên cả hai rất tiết kiệm: gạo mua tận gốc, củi lửa tận dụng, hèm dùng nuôi heo... để giảm giá thành.
Hôm tiễn chồng lên ghe với chum rượu, bao gạo, bịch khô... và một đồng bạc tích cóp từ lâu, hai cô sụt sùi dặn dò ráng tằn tiện, luôn nhớ câu “tiểu phú do cần”...
Chiều xuống, giữa mênh mông sông nước, không ai dòm ngó, hai chàng bỗng cảm thấy buồn buồn ngưa ngứa. Nuốt ực một cái, chàng A bậm môi quẳng ra đồng bạc:
- Bán tôi một lít!
B hí hửng đong và cả hai bắt đầu nhâm nhi... Vừa cạn lít đầu tiên, nhìn con cá khô mặn mới chỉ mất cái đầu, anh B tức tối móc đồng bạc ra dằn mạnh:
- Anh em mình dãi dầu mưa nắng để làm giàu mà họ trả công quá bèo. Lấy thêm lít nữa!
Lúc này đến phiên chàng A cặm cụi đong...
Chiếc ghe cứ thế xuôi dòng, đồng bạc chạy qua chạy lại, rượu cứ vơi dần...
Sau ba ngày mua bán lòng vòng, chum đã cạn queo. Hai chàng bèn múc nước sông đổ vào, quay ghe về bến.
Nhìn chồng hốc hác hẳn đi sau ba ngày buôn rượu báo cáo kết quả kinh doanh với đủ mọi lý do khách quan như trời mây, sông nước, tại chất lượng hàng... vô cùng thuyết phục, nhưng vẫn bán tin bán nghi, một nàng vốn hời hợt giở chum ra xem qua thấy vẫn còn đầy sóng sánh nên thông cảm bỏ qua. Cô kia đáo để hơn, chấm ngón tay vào nếm thử, biết ngay sự việc. Nhưng xấu chàng cũng hổ thiếp, nên đành ngậm tăm, chờ đến khuya mới lôi nhau ra xử lý nội bộ!
Được vài ngày, hai chàng lại ỉ ôi hứa hẹn sẽ rút kinh nghiệm, vừa học vừa làm... Lỡ phóng phải theo, hai cô vợ lại tiếp tục vay vốn, còng lưng nấu rượu cho chồng đi buôn cho đến khi lụn bại!
Đây rõ ràng là một câu chuyện tham nhũng điển hình. Của công cứ lần lượt thất thoát vào túi riêng, Bài học rút ra:
- Không giao trọng trách cho kẻ bất tài.
- Chớ bố trí người thân vào cương vị lãnh đạo.
- Phải thẩm định kỹ các dự án.
- Luôn kiểm tra chặt chẽ, không tạo kẽ hở.
- Trả lương thỏa đáng.
- Người giám sát phải có đầy đủ năng lực và trách nhiệm.
- Thận trọng trong việc sử dụng vốn, nhất là vốn vay.
- Xử lý nghiêm minh các sai phạm.
Cuối cùng nên nhớ, thương trường không phải... nhà trường! Phải đào tạo mới sử dụng, đừng sử dụng rồi mới... đào tạo!1392
Ai dè...
Cảnh sát hỏi một cô gái vừa đến trình báo bị cướp: -Tại sao cô bị tên cướp giật mất dây chuyền vàng mà không kêu ngay, lại để nó chạy cả trăm mét mới hô hoán? -Dạ!...Dạ!... Em không nghĩ là tình huống lại đến mức tồi tệ như vậy. Đầu tiên em thấy tay nó lần vào cổ em, em không nghĩ là nó giật dây chuyền, ai dè...
1341
Người Học Trò Bị Thầy Gạt Được Phật Độ
Dứt ác làm lành, giữ tâm hồn cho trong sạch, đó là Phật giáo.
Thuở xưa, tại thành Xá Vệ có ông Phạm Chí làm cố vấn cho nhà vua, mở trường giảng đạo Bà La Môn, thâu được một số học trò rất đông. Trong đám đệ tử của ông, có chàng Ương Quật Ma là một ngôi sao tỏ rạng: Văn đã giỏi, võ cũng hay, nết na thuần tuý, thêm diện mạo khôi ngô. Ai biết được Ương Quật Ma rồi cũng trầm trồ khen ngợi là người tài đức song toàn.
Người vợ của ông Phạm Chí lại chú tâm yêu thầm trộm mến đứa học trò tài giỏi của chồng. Nhân lúc chồng đi vắng, nàng phấn son trang điểm xạ ướp hương xông đến nhà Ương Quật Ma đường đột vào phòng liếc mắt đưa tình, nói sỗ sàng những lời hoa nguyệt tray trúa, tỏ bày thái độ quyến luyến gió trăng một cách lả lơi chẳng biết ngại ngùng.
Trước cử chỉ khiêu dâm, người học trò nết na thuần túy ấy không bao giờ để cho lửa tà xâm chiếm, Ương Quật Ma giữ lễ đệ tử, thưa với vợ thầy rằng: "Thưa thím, thầy ví như cha, thì thím ví như mẹ, đệ tử thà chết chớ không dám làm điều bất chính để tiếng nhơ nhớp ngàn năm".
Vợ ông Phạm Chí còn giòn giã nói thêm: "Hễ đói thì ăn, khát thì uống; huống nữa ta đã sẵn sàng cho thì cứ tha hồ thưởng thức cái gì gọi là bất chính?".
Ương Quật Ma nghiêm nghị nét mặt cự tuyệt lại rằng: Kẻ ngu dốt lỡ làng thói chim muông còn biết hổ thay! người học đạo như tôi há chẳng thẹn, nếu không biết tôn ti thượng hạ. Vả lại thím cũng như mẹ tôi, tôi đâu bạo gan làm điều vô liêm sỉ. Dứt lời, Ương Quật Ma liền bước ra khỏi nhà.
Vợ Phạm Chí biết người học trò của chồng mình lòng cứng như sắt đá không thể lay chuyển nổi, nên nàng riu ríu ra về một nước với sự mắc cở chua cay. Dọc đường, nàng tức giận quá mới nghĩ kế trả thù cho đã nư, nhất là cho khỏi gai mắt. Về nhà, nàng xé quần áo, lấy màu thoa mặt biến sắc, quàu mình trầy trụa, giả bộ đau nặng, nằm rên hì hì...
Ông Phạm Chí về, thấy vợ đầu bù tóc rối, quần áo rách rưới, thân thể bị vít, thêm nghe vợ kêu nhức rối rít, ông hỏi tại sao mà đến nổi như thế?
Nàng đáp rằng: "Sớm mai này, thừa lúc chàng đi vắng, Ương Quật Ma lẻn vào phòng thiếp, kéo áo nắm tay, giở trò hãm hiếp: thiếp không không thuận tình, bị gã cưỡng bức mới ra nông nỗi như vậy".
Ông Phạm Chí nghe lời vợ nói thảm thiết đau thương, liền tin, không cần xét lại thật giả, quyết trừng trị ngay đứa học trò mình một cách nặng nề mới vừa lòng. Ông nghĩ ra một chước để gạt Ương Quật Ma sa vào lưới pháp luật, bị án tử hình hơn là mình ra tay giết nó; ông bèn gọi Ương Quật Ma nói ngon ngọt rằng: "Con đến học với thầy bấy lâu nay nghề kiếm thuật được tinh thông; theo chỗ thầy thấy thì trong đời không ai sánh kịp. Nhưng vì thiên hạ chưa biết nên con còn mai một tên tuổi. Muốn cho con mau nổi tiếng anh hùng, trước làm rạng rỡ tông môn, sau làm vẻ vang thầy tổ, nên thầy ban cho con thanh kiếm này để cho con lập công danh trong chớp mắt". Ương Quật Ma lãnh thanh kiếm và đứng chờ thầy chỉ dạy thêm. Ông Phạm Chí bảo rằng: "Sáng sớm, con mang gươm ra ngã tư đường cái là chỗ đông người qua lại đón chặt lấy mỗi người một ngón tay, đến đứng trưa, lấy cho đủ một trăm ngón, xỏ xâu làm như tràng hạt mà đeo, thì tự nhiên nổi danh "hoàn cầu vô địch dõng sỉ". Con phải lập tức thi hành y như lời thầy đã dạy. Hăng hái mau lên con!".
Ương Quật Ma gắng gượng mang gươm ra đi, vừa suy nghĩ sợ sệt, buồn rầu: nếu không nghe lời thầy thì lỗi đạo làm học trò; còn vâng lời thầy thì trái với lẽ phải; vì có ngăn ngừa mười điều ác và rộng làm mười việc lành mới sanh lên cõi trời; ấy mới phải phép con nhà Phạm Chí; con người lung lăng giết hại trái với lương tâm, con người học đạo nỡ lòng nào tàn nhẫn. Mãi so hơn tính thiệt, nghĩ tới xét lui, Ương Quật Ma bấn loạn tâm thần, đi vừa đến cội cây cổ thụ bên vệ đường, chàng bị xây xẩm mặt mày, ngã gục ngất người bất tỉnh. Thừa cơ, quỉ ác ám ảnh làm cho chàng như điên như dại, trợn mắt nghiến răng, hươi gươm vùn vụt.
Lúc bấy giờ, kẻ bộ hành bốn phương vì nghiệp xua đuổi đến bị Ương Quật Ma chặt đứt mỗi người một ngón tay, trong chốc lát gần đủ số một trăm. Những kẻ mắc nạn kêu la thảm thiết, tiếng đồn thấu tai nhà vua, các thầy Tỳ kheo đi khất thực cũng rõ việc chẳng lành ấy, nên khi về tới tịnh xá, liền bạch với Phật:
Ðức Thế Tôn nghe qua động lòng thương xót, bảo các thầy Tỳ kheo rằng: "Các người cứ ngồi yên, để ta đi cứu khổ cho mọi người". Dọc đường, Phật gặp bọn chăn dê và dân chúng khuyên Ngài đừng vào con đường đương có người điên rồ tàn ác giết hại không biết bao nhiêu người rồi. Nếu Ðức Phật đến đó; Sợ e không khỏi bị thiệt hại: mất một ngón tay.
Ðức Thế Tôn đáp: "Không sao cả, giả sử trong ba cõi đều là giặc cả, ta cũng không ngại gì, huống chi chỉ có một người tàn bạo, thì ta có sợ gì, chúng ngươi chớ lo ngại".
Mẹ Ương Quật Ma thường ngày vẫn thấy con gần đến giờ ngọ là về dùng bữa, mà hôm nay sắp đứng bóng rồi sao chẳng thấy con về, bà bèn đem cơm ra khỏi nhà tìm con. Khi đến nơi thì Ương Quật Ma đương đếm ngón tay được 99 cái. Nó trông lên mặt trời thấy đúng ngọ mà còn thiếu một ngón tay nữa, sợ quá giờ hỏng việc. Ương Quật Ma lòng đương bối rối, thoạt thấy mẹ đến, không rõ là ai, giơ kiếm chực chặt lấy ngón tay cho đủ số một trăm.
Mẹ Ương Quật Ma thấy con có bộ tịch hung hăng, bà hoảng hốt lui lại, thì lúc đó Phật vừa đến kịp.
Thương hại cho Ương Quật Ma thình lình bị ác quỷ ám ảnh mê muộn làm việc tàn nhẫn nếu chặt đứt tay mẹ, phạm lấy tội ngổ nghịch, sẽ bị trầm luân nhiều kiếp rất tội nghiệp, bèn hóa làm thầy Sa Môn lướt tới đứng trước mặt mẹ chàng. Gã thấy thầy Sa môn liền gươm toan chém lấy ngón tay. Nhưng vô hiệu quả, nó không làm sao lại gần bên mình thầy tu ấy được, mặc dầu nó ráng hết sức chạy theo cũng không bắt kịp. Ương Quật Ma nghĩ rằng: Ta nhảy một cái vượt khỏi sông lớn dễ dàng như kẻ thế gian bước mương rãnh, còn thầy Sa môn này đi bộ mà ta hết sức chạy theo cũng không kịp. Thật là lạ! Vậy ta phải dùng phép nhiếp hồn mới được. Ương Quật Ma bèn nạt một tiếng thật to vang như sấm, kêu rằng: "Thầy Sa môn kia phải dừng lại". Thầy Sa môn đáp: "Ta đứng yên đã lâu, tại ngươi cứ chạy mới cách xa ta mãi!".
Ương Quật Ma nghe nói hồi tỉnh lại, bèn ngâm bài kệ:
"Thầy nói đã đứng lâu,
Sao tôi rượt không kịp?
Thầy nói tại tôi chạy,
Ấy là tôi bị hiếp%
2C
Xin thầy giải nghĩa giùm,
Cho tôi hết nghi hoặc".
Thầy Sa môn dạy rằng:
Chỉ mang[1] nghe ta nói, mới khỏi sai lầm.
Vì người trọng vọng, để cho ám vào, nên không tự chủ được.
Muốn nổi tiếng anh hùng gây ra nhiều tội ác.
Thật là rất u mê, mong gì nên đạo nghiệp.
Ta đã đứng yên lặng, nên ta được giải thoát.
Người vẫn cứ lăng xăng, nên người bị khổ não.
Ương Quật Ma nghe nói tỏ ngộ, như say mê được tỉnh táo, liền ném gươm bên vệ đường, quì mọp xuống đất lễ Phật, bạch rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn, xin dung thứ cho con là kẻ mê muội. Từ đây con xin làm đệ tử Ngài, bỏ tà theo chánh; mong nhờ Ðức Thế Tôn rộng lòng thương xót cứu độ con".
Ðức Phật biết Ương Quật Ma cơ duyên đã thuần thục, bèn nhận lời làm đệ tử, đưa về tịnh xá tại vườn ông Cấp Cô Ðộc. Từ đó người tu các phạm hạnh, tinh tiến, chẳng bao lâu chứng đặng quả thánh.
Bấy giờ vua Ba Tư Nặc kéo binh đi tìm bắt kẻ sát nhân là Ương Quật Ma. Ngài đi cùng nơi khắp chỗ mà tìm không gặp. Thoạt đến tịnh xá, vua Ba Tư Nặc vào đảnh lễ Phật.
Ðức Thế Tôn hỏi vua ở đâu lại đây con có vẻ mệt mỏi quá vậy.
Vua bạch rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn! Vì nghe quân báo có đứa nghịch tặc tên Ương Quật Ma đón đường giết hại lắm kẻ bộ hành; tôi phải đem binh tìm bắt để trừ hại cho dân lành, nên phải tuôn pha gió bụi dơ bẩn".
Phật nói: "Thế là Ương Quật Ma hiện nay đã xuất gia làm Tỳ kheo ở tại đây: Vua có cần trị tôi người đó nữa chăng?".
Vua bạch Phật rằng: "Nếu người đã phát tâm xuất gia học đạo, thì chẳng những tôi không trách phạt lỗi trước, mà tôi nguyện xin hứa nguyện trọn đời tứ sự cúng dường nữa. Bạch Ðức Thế Tôn, chẳng biết Phật thế nào mà khuyến hóa được kẻ hung ác ấy vào đạo dễ dàng? Và bây giờ người ấy ở đâu?".
Phật vừa nói vừa chỉ: Người ấy ngồi kế bên đây!
Vua ngoảnh lại thấy Ương Quật Ma, mặt liền biến sắc tỏ vẻ sợ hải.
Phật an ủi rằng: Vua chớ sợ, người ấy nay đã hiền lành không còn tánh bạo ác như xưa đâu, vua Ba Tư Nặc đi ngay trước mặt Ương Quật Ma chắp tay và chào hỏi rằng: "Thầy có phải là chỉ mang Ương Quật Ma không?".
Thầy Tỳ kheo đáp lại rằng: "Chính tôi là Ương Quật Ma".
- Thầy lúc còn ở tại gia họ là chi?
- Tôi Kỳ Giốc.
- Sao lại gọi là Kỳ Giốc?
- Vì tôi phải lấy theo họ của cha tôi lưu truyền.
- Thế là phải lắm! Thưa Thầy Kỳ Giốc Tỳ kheo, tôi xin trọn đời cúng dường cho thầy các món cần thiết trong lúc thầy tu hành.
Ương Quật Ma cảm lòng chí thành của vua nên hoan hỷ nhận lời.
Vua Ba Tư Nặc cúi đầu bái chào thầy Kỳ Giốc Tỳ kheo rồi lại trước pháp tòa khâm khen công Ðức Phật như vầy: "Từ bi thay, Ðức Thế Tôn! Giác ngộ cho người mê muội, dắt dẫn kẻ tàn ác trở lại đường lành, xuống phước cho nước nhà, ban ân cho lê thứ, cứu độ tất cả chúng sanh thoát khỏi vòng khổ não!". Vua tán thán công đức của Ðức Phật rồi liền kéo binh về hoàng cung.
Bấy giờ Tỳ kheo Ương Quật Ma đắp áo cà sa, bưng bình bát vào thành Xá Vệ, lần lượt theo thứ lớp từ nhà xin ăn. Dọc đường, thầy gặp một người đàn bà có thai gần ngày sanh, cầu xin thầy chú nguyện cho được bình an. Thầy Tỳ kheo không biết chú nguyện thế nào, trở về tịnh xá, ăn cơm xong, thầy đến trước Phật bạch rằng: "Lạy Ðức Thế Tôn, hồi sáng này, con vào thành khất thực, gặp một người đàn bà có mang gần ngày sanh nở. Người ấy lo ngại thai nghén thế nào nhờ Phật từ bi dạy cho con được rõ".
Phật bảo rằng: "Người mau trở lại an ủi người đàn ấy như vầy: Tôi rất thành thật nói lời chắc chắn, từ khi tôi mới sanh ra đến ngày nay, tôi chưa từng sát nhân hại vật. Vậy tôi nguyện cho bà đến lúc sanh sản được bình an vô sự".
Thầy Tỳ kheo Ương Quật Ma do dự bạch Phật rằng: "Con đã làm nhiều tội ác, chém đến 99 người lấy mất mỗi người một ngón tay, còn đâu dám nói vọng được!".
Phật nói việc ấy đã qua như thuộc về đời trước, khác hẳn với đời này. Từ khi người xuất gia đến giờ chưa từng nói dối, vì thế ngươi cứ chú nguyện như vậy cũng đủ cứu thoát ách nạn cho người đàn bà ấy.
Ương Quật Ma vâng lịnh Phật đến nhà người đàn bà chửa chú nguyện y như lời Phật dạy. Vừa dứt lời thì người đàn bà liền sanh được một cách dễ dàng, mẹ con đều bình an.
Lúc trở về tịnh xá, giữa đường thầy Tỳ kheo Ương Quật Ma gặp lũ trẻ hung tợn ngược đãi thầy, đứa thì lấy đá ném vào đầu, đứa dùng búa nện trên lưng, đứa lại lấy dao đâm, lấy gậy đập. Thầy bị u đầu, xể mặt, rách y, nhưng thầy vẫn coi như thường, không hề oán giận cũng không thốt ra một lời nào than phiền. Về đến tịnh xá, ngài đảnh lễ Phật và ngâm bài kệ rằng:
"Tôi thật là tàn ác
Chỉ mang tiếng lẫy lừng
Nay qui y theo Phật,
Học đạo dứt lòng sân.
Trước khi hay sát hại,
Nay lại rất hiền nhân,
Tuy chỉ có một kiếp,
Ðã đổi xác thay hồn.
Phật từ bi vô lượng,
Không gậy cũng không gươm,
Giáo hoá điều phục tôi,
Thoát khỏi vòng nhân ngã.
Tấm lòng đã sáng suốt,
Không giận cũng không tham,
Không mừng cũng không sợ,
Không khổ cũng không vui.
Chỉ mang Ương Quật Ma,
Ðã thành A La Hán,
Ở trước Ðức Như Lai,
Kính cẩn đọc kệ này".
Người Bán Linh Hồn
Người Bán Linh Hồn
Người đàn bà ngồi trên chiếc ghế chạm trổ, đẹp lộng lẫy với cái mũi dọc dừa cao quý và
đôi lông mày vút lên như hai cánh hạc.
Đó là nữ chủ nhân gallery Kình Dương.Vào 8 giờ tối nay, gallery sẽ mở cửa lần đầu. Chừng hai trăm nhân vật trong thành phố đang chuẩn bị đến dự lễ. Những người giàu tưởng tượng bị hình ảnh con nhân sư trên tấm thiệp thu hút, còn những người thực tế và tò mò thì bị hấp dẫn bởi tin đồn rằng gallery Kình Dương, tọa lạc nơi một tòa nhà bốn tầng đồ sộ, ngay một mặt phố lớn, sẽ là ngã tư của các đường dây buôn bán tranh quốc tế, và sở dĩ nó có được sức mạnh đó chính vì có một thế lực ngầm rất lớn đằng sau nữ chủ nhân xinh đẹp.
Suốt hơn tháng nay, những gì liên quan đến Kình Dương đều trở thành chất men kích thích tính hiếu kỳ của mọi người: sắc đẹp của Tuyết N., lai lịch miếng đất và nguồn tiền xây dựng ngôi nhà, những họa sĩ và nhà thơ thường lui tới đó, những bức tranh sẽ được trưng bày... Tất cả đều khơi nguồn cho những câu chuyện nóng bỏng với nhiều chi tiết thêu dệt chẳng khác nào truyện cổ tích.
Tuyết N. cũng hiểu rõ rất nhiều ánh mắt đang nhìn về phía mình, vì vậy, nàng đốc thúc đàn em phải tổ chức lễ khai trương thực chu đáo, không được để xảy ra một sơ xuất nhỏ nào. Nàng muốn ngày mai, mọi chi tiết của buổi lễ sẽ được trầm trồ trên cửa miệng của mọi người dân thành phố, tạo thành một thanh thế vô giá cho nàng.
Tuyết N. ngồi nhìn, chân đặt lên cái đôn thấp bọc nệm. Bàn chân nàng trắng, nhỏ và nuột nà, làn da ở gót mỏng và ửng hồng, nằm ngay ngắn như một bảo vật trên tấm nệm nhung.
“Hầu hết thời gian của buổi tiệc đứng, chị sẽ ngồi ở đây” viên đạo diễn dặn dò. “Tất cả việc đón tiếp đã có người lo. Chị chỉ có một nhiệm vụ duy nhất, là phải đẹp”. Tuyết N. gật đầu, nàng mỉm cười với đạo diễn, nụ cười cao sang và quyến rũ như một thứ hào quang vụt sáng khiến anh ta cúi đầu thuần phục.
Giữa lúc ấy ngoài cửa có tiếng lao xao, Tuyết N. quay đầu lại, cử chỉ ngoái đầu làm căng lớp áo mỏng khiến một phần bộ ngực tươi tắn như hiện ra đập vào mắt người đàn ông đang cúi xuống. Y không rời mắt khỏi nàng, miệng kêu lớn:
- Hôm nay không tiếp khách nữa đâu nhé, bà chủ và tôi ai cũng bận lắm.
- Cho tôi vào gặp bà chủ đi. Một chút thôi, không mất nhiều thời giờ đâu.
Gã bảo vệ khinh khỉnh nhìn cô gái. Ánh mắt gã đàn ông lướt qua với vẻ bỉ thử như ánh mắt người ta thường ném lên những món hàng thứ phẩm trên sạp chợ hạ giá; cuối cùng thì ánh nhìn anh ta cũng tươi lên đôi chút khi dừng lại nơi đôi mắt to đen với hàng lông mi dày và cong, trông man dã và nồng nàn.
“Này cô em, biết điều thì xéo đi thôi. Ở đây...”
Chỉ mất một giây để tính toán, cô gái quay ngoắt lại, bỏ đi. Con phố lớn trước gallery Kình Dương có nhiều ngõ nhỏ, các ngõ cũng được trải nhựa đường, có thể nói là những con đường nho nhỏ dù chẳng có tên.
Cô gái đi thẳng vào, rồi bước qua cái cửa nhỏ dẫn vào phòng trong. Trái ngược với gian bên ngoài xinh xắn, căn phòng này tiều tụy và luộm thuộm, đồ đạc chỉ có độc một chiếc giường đôi với mấy cái ghế nhỏ xíu, nhỏ đến nỗi có thể lầm là mấy chiếc đòn. Một cái giá vẽ nằm trong góc, chung quanh là rất nhiều tranh vẽ lở dở, dựng bừa bãi ở chân tường. Một cửa sổ nhỏ phía sau đủ cho một luồng ánh sáng tỏa xuống, soi rõ gian buồng ảm đạm.
Trên cái giường bừa bộn, một người trẻ tuổi ngồi dựa vào vách. Chàng đang nguệch ngoạc những nét phác thảo trên một phiến giấy trắng. Ánh sáng từ cửa sổ đọng lại trên bờm tóc quăn rũ trước trán và sống mũi thanh tú. Cô gái dừng lại trên ngưỡng cửa, ánh mắt cô đầy vẻ yêu thương.
Chàng trai ngước lên, thấy cô, chàng không giấu được vẻ vui sướng. Quẳng cả bút và giấy xuống giường, chàng reo lên và vươn tay ra; cô gái như con mèo nhảy thót vào lòng chàng.
Họ ôm nhau rất lâu, bất động, những cánh tay càng lúc càng riết chặt. Mũi họ hít càng lúc càng sâu vào lồng ngực mùi da thịt của nhau, một nỗi hứng khởi sâu sắc và mãnh liệt làm cả hai như bay lên, bay mãi. Khi không thể riết chặt hơn nữa, cô gái buông tay ra, ngã vật xuống giường. Cô vùng dậy, lao vào góc phòng, lục lọi trong chiếc tủ cũ và lôi ra một bộ váy màu tím vốn bị nhét trong một góc. Cô vuốt vuốt mớ váy áo, chất thun tốt còn mới nhanh chóng duỗi ra, cho thấy bộ y phục còn khá đẹp và sang trọng.
Đấy là bộ cánh Na sắm từ thuở mới ra trường, đã từ lâu không động đến.
“Em làm gì vậy?” Chàng trai hỏi. Cô gái vắt bộ y phục lên thành ghế, bắt đầu ngồi xuống trước gương, chải tóc, kẹp gọn lên, đôi mắt vốn đã to và sáng càng long lanh hơn.
- Tuấn ơi, sáng nay bà chủ nhà có đến không?
- Có - Vẻ mặt Tuấn đang vui chợt cau lại. Mụ ta thật láo, nhất định chỉ muốn gặp em thôi. Na à, có phải ý mụ ta xem anh là một gã vô tích sự không?
- Không phải thế đâu, chẳng qua là vì em đã dặn mụ ấy không được làm phiền anh về những chuyện tầm thường.
Có người đang muốn dành thuê căn hộ hai người đang ở.
Hai nghìn rưỡi đô cho ba năm, số tiền đó có thể không đáng kể với nhiều người, nhưng với đôi tình nhân họa sĩ này là một thách thức quá lớn. Vì vậy Na đã giấu chàng con số mà nàng cho là quá kếch sù ấy để chàng khỏi khiếp hãi.
Nàng đứng vụt dậy, chạy đến sau lưng Tuấn kéo mạnh bức màn, để lộ một bức tranh sơn dầu cỡ lớn. Trong tranh là một phụ nữ bán khỏa thân: đó là Na, dưới nét cọ tài hoa của người đàn ông yêu nàng. Vẫn mái tóc ấy, đôi mắt ấy, vẫn thân thể mỏng manh ấy nhưng dường như là một Na khác: bất cứ ai đứng trước b95
Dec 23, 2007
Lọt vào mắt
Hai anh bạn đồng nghiệp trò chuyện:
- Tuần trước, một viên cát lọt vào mắt vợ tôi, phải đi bác sĩ gắp ra mất 50 ngàn đồng.
- Nhằm nhò gì, tuần trước nữa, cái váy lọt vào mắt vợ tôi, tôi phải tốn 500 ngàn đồng đấy!
Sếp của 2 gã lên tiếng:
- Dỏng tai lên và đừng có mà than thở, một tên cao 1m85, nặng 80kg lọt vào mắt của vợ tôi, thế là đi tong một nửa gia sản!
Một trùm mafia trong lúc hấp hối gọi đứa cháu đích tôn lại và nói:
- Cháu yêu quý, ta muốn cháu hãy giữ khẩu súng nạm vàng này. Nó là bạn chiến đấu trung thành của ta. Hãy giữ gìn nó.
Đứa cháu nói:
- Nhưng ông ơi, cháu không thích súng. Hay ông hãy để cháu giữ cái đồng hồ Rolex của ông?
- Nghe đây cháu yêu, rồi một ngày nào đó, cháu sẽ có một sự nghiệp lớn, một cô vợ đẹp, rất nhiều tiền, một căn nhà lớn và vài chiếc xe xịn. Một ngày cháu trở về nhà và nhìn thấy vợ đang ở cùng tình nhân của nó. Cháu sẽ làm gì nào? Chỉ vào đồng hồ và nói: "Ê, hết giờ rồi!" chắc?2015
Dec 22, 2007
NÓi VỚi MỘt NgƯỜi....
Em chẳng muốn gặp anh mùa đông
Trong tâm hồn em, anh phải khác
Anh phải là một ngày xuân rất đẹp
Ngày em ước mong, ngày hạnh phúc của em.
Em chẳng muốn gặp anh mùa đông
Sợ thấy anh yếu già, khô khỏng
Sợ nghe anh cãi nhau cùng hàng xóm
Sợ thấy anh nhìn bè bạn dửng dưng
Một thoáng rất nhanh em sợ nhận ra anh
Trong cái phút em mong chẳng có
Dựng cổ áo, vội vàng, tất cả
Chẳng nhớ trên trời một đám mây trôi
Như một người quen thân, em ước nhớ anh hoài
Như một người bạn đường, người yêu mến
Sông và núi, phố và làng ta đến
Mới mẻ, vô tư, có thể mãi ngạc nhiên
Anh hãy sống sao cho trong trí nhớ em
Hoá những cơn buồn, những cơn vui trở lại
Hãy mãi mãi yêu chim muông, cây cối
Hãy yêu rất nhiều và muốn biết giầu thêm
Hãy biết nhận ra mọi thứ mới nguyên
Như con mắt người lãng du trong trẻo
Đôi khi lòng em đỡ cơn nặng trĩu
Bởi nhớ luôn luôn có anh đâu đây.
BIỂN TÌNH....
Anh đừng hỏi em bằng những câu hỏi
Sao em yêu mà lại chẳng nói một lời...?
Anh có hiểu những lúc biển trầm lắng
Ở trong lòng ngầm sóng vẫn sục sôi...
Em thương nhớ cả khi tim vụn vỡ
Và yêu anh cả khi cạn máu hồng
Anh có hiểu ngôn từ em muốn nói
Thơm vô cùng đợm hương sắc thủy chung
Em không nói nhưng rồi anh sẽ hiểu
Em yêu anh hơn mọi thứ trên đời
Em muốn nói bằng tình yêu diệu vợi
Biển tình em sâu thẳm lắm anh ơi !!! 2514
Dec 21, 2007
Honey moon
Hai vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật. Họ đi tới một vùng núi có tên gọi là núi Tiếng Vang
Vợ : Anh la lên coi nó vang hay không ?
Chồng lấy hết sức la lên: Đồ ngu
Hai vợ chồng 2 đợi hoài không thấy nó vang gì hết. Tức giận quá, bà vợ nói với chồng:
Anh la lên lần nữa coi nó có vang không
Ông chồng lấy hết sức bình sinh còn lại la lớn lên:Tôi yêu vợ tôi....
Ngay lập tức có tiếng vọng lại :
đồ ngu...đồ ngu .... ngu ... u...u....u.....u.....
1451
Dec 20, 2007
Con Cò
Một anh đầy tớ khi quay con cò cho chủ, nể lời người yêu bèn cắt lại một chân cho cô ta.
Khi con cò được bưng lên bàn, người chủ hỏi một chân nữa đâu; anh đầy tớ trả lời cò chỉ có một chân. Quyết làm cho đầy tớ cứng họng trước khi phạt anh ta; hôm sau ông chủ chở anh ta ra cánh đồng, họ nhìn những con cò chỉ đứng bằng một chân theo cách của loài cò.
Đầy tớ đắc thắng quay sang chủ nhưng ông chủ kêu to lên và
A, thưa ngài.
Anh đầy tớ nói.
Trong bữa ăn tối qua ngài không kêu to lên với con cò như thế! Nếu ngài kêu to, nó cũng đã thò chân kia ra!
2802
Con Cò
Một anh đầy tớ khi quay con cò cho chủ, nể lời người yêu bèn cắt lại một chân cho cô ta.
Khi con cò được bưng lên bàn, người chủ hỏi một chân nữa đâu; anh đầy tớ trả lời cò chỉ có một chân. Quyết làm cho đầy tớ cứng họng trước khi phạt anh ta; hôm sau ông chủ chở anh ta ra cánh đồng, họ nhìn những con cò chỉ đứng bằng một chân theo cách của loài cò.
Đầy tớ đắc thắng quay sang chủ nhưng ông chủ kêu to lên và
A, thưa ngài.
Anh đầy tớ nói.
Trong bữa ăn tối qua ngài không kêu to lên với con cò như thế! Nếu ngài kêu to, nó cũng đã thò chân kia ra!
2802
Dec 17, 2007
Đến nhà mới
Khi vừa dọn đến căn nhà mới, cô vợ đã đề xuất ý kiến với chồng:
- Anh à, chúng ta phải mua ngay mấy tấm rèm thôi, kẻo khi em cởi váy đi ngủ, hàng xóm láng giềng sẽ nhìn thấy hết.
- Mua làm gì cho tốn kém - chồng đáp - Khi trông thấy em thì tự khắc họ phải đi mua rèm...
Hai anh nổi tiếng có tài nói dóc, gặp nhau ở bến sông. Một người giắt một quan tiền vào lưng rồi lặn xuống sông, một lúc ngoi lên bảo người kia:
- Chà chà! Tôi lặn xuống đáy sông gặp hai ông tiên đánh cờ, tôi mon men đến định chầu rìa, thì một ông cho tôi quan tiền này và bảo đi, đừng có quấy rầy. Tôi nghe vậy, vội ngoi lên ngay.
Người kia hỏi:
- Thật thế à? Tôi cũng sẽ lặn xuống may ra kiếm được ít tiền mà tiêu chăng.
Nói rồi nhảy xuống nước. Một chốc anh ta ngoi lên, mặt có vết máu và hổn hển kể lại với anh kia:
- Tôi cũng gặp hai ông tiên đang chơi cờ. Tôi đến bên cạnh chưa kịp mở miệng họ đã quát tướng lên: Xin, xin cái gì? Đã cho thằng trước một quan rồi, lên mà chia nhau. Nói rồi, một ông cầm luôn cái gậy phang thẳng vào mặt tao, chảy cả máu đây này .
Quả là anh hùng tương ngộ. Anh nọ vui lòng xỉa ra năm tiền cho anh ta, chết đắng mà vui vì gặp được kẻ cao thủ.
Tưởng Của Em
Ở một nông trường xa xôi hẻo lánh, có chị trót dại nhỡ nhàng mang "bầu". Tuy vậy, chị ta vẫn sung sướng dù không có chồng nhưng có con sau này về già có con bầu bạn nhờ vả. Thủ trưởng nông trường gọi lên bắt viết kiểm điểm.
Chị công nhân thật thà trả lời thế này:
- Thưa anh, bố mẹ em sinh ra em, em tưởng tất cả những gì dính trên người em là của em. Bây giờ, anh bắt em kiểm điểm thì em mới biết là nó không phải của mình. Nếu từ trước, anh nhắc nhở em là của cơ quan, không phải của em, thì em không dám tự tiện đem dùng như vậy đâu ạ.
292Dec 16, 2007
Ba Ngày
Tiên nói qua phone, giọng hồ hởi: "Tuần sau, em sẽ ra Đà Nẵng thăm anh". Tôi gật đầu ậm ừ: "Thế thì hay quá!", trong bụng có cảm giác không buồn không vui, tự hỏi sao mình lại kỳ lạ thế này. Tôi đã hằng mong Tiên ra Đà Nẵng chơi, để tôi có dịp đưa Tiên đi đây đi đó nơi thành phố tôi sống và ít nhất, đã hơn một lần tôi chèo kéo mời Tiên. Tiên lần lửa hoài, bẵng đi một thời gian lâu tránh không nói đến chuyện này để rồi hôm nay, bất ngờ phone cho tôi. Có lẽ Tiên muốn dành cho tôi một ngạc nhiên. Tôi ngồi thừ người, tự lý giải: có phải chăng, sự chờ đợi đã làm mình mệt mỏi ...
Sáng sớm, khi tôi ghé cơ quan xin nghĩ phép cho đến hết tuần để đi chơi với Tiên, anh Mạnh đã nheo mắt nhìn tôi đầy ý nghĩa: "Chúc mày một weekend vui vẻ!". Tôi cười chống chế: "Đã weekend đâu anh, hôm nay mới là Thứ Năm". Anh Mạnh lại vỗ vai tôi: "Đi chơi với bồ, đối với tao, ngày nào cũng vui như weekend cả. Thôi về chuẩn bị đi đón nàng đi". Tôi bước ra cổng, chợt nghĩ: Tiên mà nghe được ai gọi Tiên là "nàng", chắc la làng phải biết ...
Rồi chuyến tàu chở Tiên cũng đến sân ga, trễ gần một tiếng đồng hồ, do trục trặc kỹ thuật gì đó, một lý do vô cùng chung chung được dùng để giải thích cho những chuyến tàu đến muộn. Tiên xuất hiện ở cửa sân ga, mồ hôi bết trán, miệng cười tươi rói, tay xách nặng ì. Tôi đưa tay đỡ lấy cái xách, Tiên giải thích: "Toàn là quà cho anh không đó", rồi đưa tay quệt lau mồ hôi, than thở: "Trời ơi, đi đường mệt quá hà", với một vẻ ngúng nguẩy rất dễ làm người khác mềm lòng, như một thói quen xưa nay vẫn vậy . Tôi đưa cho Tiên chiếc khăn mù xoa trong túi, Tiên gạt đi, chu môi: "Thôi, em có khăn của em". Tôi chợt nhớ là Tiên rất kỹ tính, mọi khi tôi thấy không sao, bây giờ như là một cái nhói người. Tôi đưa Tiên ghé vào một quán nước gần ga, cũng tỏ ra mừng rỡ, hỏi han đủ thứ chuyện ở quê của Tiên, rồi thấy như thể mình đang làm một chuyện rất không thật lòng. Hình như Tiên không nhận thấy ...
Buổi chiều đầu tiên, tôi chở Tiên đi loanh quanh phố xá. Đà Nẵng đông người, hai con đường Bạch Đằng và Trần Phú chạy dọc bờ sông, những đoàn xe cộ đi hóng mát cứ chạy xuôi xuôi, nối đuôi nhau, lòng vòng. Tiên ôm choàng ngang hông tôi, vẻ âu yếm, mãn nguyện. Gió chiều mơn man mái tóc dài của Tiên phả lòa xòa vào má tôi, nghe nhồn nhột. Tiên kể đủ thứ chuyện ở quê, bất chợt nói : "Con gái ở đây ăn mặc hấp dẫn ghê!", rồi giả lả dò xét, giọng nửa đùa nửa thật: "Anh mà quen với cô nào ở đây, chết với em". Tôi muốn chọc Tiên một chút, giả bộ ngơ ngác: "Anh thì quen với nhiều cô lắm, riêng ở cơ quan, anh cũng đã làm chung với cả chục cô". Tiên giãy nảy: "Không phải, em nói quen là quen kiểu khác kìa. Anh giả đò vừa vừa". Rồi Tiên hùng hồn kết luận: "Mấy ông con trai ăn nói kiểu như anh là ghê lắm; không tin được". Tự nhiên, tôi thấy buồn buồn. Ngày xưa, Tiên không có cách nói chuyện giống như bây giờ ...
Lần đi chơi đầu tiên sau mấy tháng trời không gặp nhau hình như có chút gì gượng gạo, chẳng hề giống như tôi hình dung. Tiên có vẻ như than thở về cuộc sống dưới quê, rồi so sách: "Con gái thành phố đẹp hơn con gái ở quê nhiều, hèn gì ... " Tôi hỏi vặn : "Em cứ nói tiếp đi!". Tiên lấp lửng lẩn tránh: "Em chỉ nói vậy thôi, chứ không có gì đâu". Tôi gắt gỏng: "Anh ghét kiểu nói chuyện lưng chừng như vậy". Tiên rơm rớm dằm dỗi: "Em biết ngay mà, anh ghét em rồi phải không?", ngúng nguẩy làm mặt giận. Tôi im lặng, có một chút mệt mỏi chợt dậy trong lòng, chợt nhớ: Tiên lặn lội ở quê ra đây thăm mình, rồi làm ra vẻ thành khẩn biết lỗi, dỗ dành. Rốt cuộc, Tiên cũng tươi tỉnh lại, đưa tay dí tráng tôi: "Anh đừng làm em buồn như vậy nữa nha !" như mọi lần giận nhau rồi huề, Tiên vẫn nói với tôi như vậy . Tự nhiên, tôi thấy mình với Tiên như đang ở trong một vở bi hài kịch, có màu mè gì thì cuối cùng phải theo một lối mòn cứ thế mà dẫm lên, không khác đi được.
Buổi sáng ngày thứ nhì ở lại Đà Nẵng, Tiên đòi tôi chở đi thăm bà dì họ bên Quận Ba. Dì của Tiên dáng người thấp đậm giống như Tiên, vui vẻ, xởi lởi với thằng cháu rể tương lai hết mực. Bà hô hào bắt gà làm thịt, giữ Tiên với tôi ở lại ăn cơm trưa. Tiên có vẻ tự hào ra mặt, luôn miệng khen anh Hào của con làm việc oai thế này, quan trọng thế kia, toàn làm việc với khách nước ngoài không hà ... Bà dì của Tiên nhìn tôi trầm trồ, rồi nói vẻ cầu tài: "Hôm nào con Út của dì ra trường, dì dẫm em sang nhờ cháu xin việc làm nghe". Không để cho tôi kịp nói gì, Tiên mau mắn: "Dạ, dì cần chi cứ nói anh Hào của con một tiếng, anh lo cho". Tôi nghẹn họng, nhân viên quèn cỡ tôi, ai sai đâu thì đánh đó, biết có lo ổn được cho cái thân mình chưa mà nói chuyện giúp đỡ với ai khác ...
Bữa cơm trưa rồi cũng qua. Tiên muốn đi leo núi Non Nước. Buổi chiều, đường đi Non Nước ngược gió, bụi tung mù mịt. Mấy đứa con nít bán đồ lưu niệm cứ bu theo chúng tôi gạ mua nhang để lúc xuống hang thắp cầu duyên. Tôi muốn nói chuyện nghiêm túc với Tiên vì lời hứa ẩu với bà dì của Tiên nhưng rồi lại không mở miệng ra được. Tiên xuống hang, đứng trước Đền Cầu Duyên lâm râm khấn, dáng điệu thành kính lạ thường. Tôi suýt phá lên cười, thảng thốt tự hỏi sao tự nhiên mình lại trở nên báng bổ quá như vậy. Tôi liếc nhìn Tiên, may mà Tiên không biết.
Chuyến leo núi làm chúng tôi mệt đừ. Còn một buổi tối cuối cùng Tiên ở lại Đà Nẵng, tôi chở Tiên lòng vòng quanh phố rồi ghé vào quá café vắng người. Dưới những lùm cây phía cuối khu vườn, vài cặp tình nhân đang ngồi lặng lẽ. Tiên hỏi tôi: "Anh hay ghé chỗ này lắm hả?". Tôi thành thực lắc đầu : "Chưa, hôm nay là lần đầu, mấy đứa bạn chỉ anh". Hình như tôi trả lời thế này, có vẻ hơi phân trần giải thích nhiều thì phải. Tiên tỏ ý nghi ngờ: "Sao anh có vẻ rành quá vậy?". Tôi chợt thấy buồn bã ghê gớm, chẳng lẽ tôi chỉ mới đi làm xa có một thời gian ngắn mà đã hết tin nhau đến thế này?
Tôi hỏi : "Sao lúc trưa em hứa với dì chắc quá vậy?". Tiên hồn nhiên: "Thì mình hứa vậy thôi, mất mát gì mà anh sợ. Sau này không giúp được thì thiếu gì cách nói". Tôi với tay lấy điếu thuốc lập bập đốt, cố giấu đi cảm xúc của mình. Mắt Tiên bây giờ có hơi tô đen một chút, môi kẻ đỏ bầm, hoa tay vòng xuyến đầy người. Ngày xưa, đã có lần tôi nói với Tiên là tôi không thích con gái chải chuốt nhiều, không biết Tiên còn nhớ. Rồi hoang mang tự hỏi: Không biết có phải mình đang thay đổi mà mình không biết, mình có cầu toàn quá không?
Tôi đưa Tiên ra ga về quê. Buổi sáng, đúng giờ đi làm, người xe đi lại tấp nập. Gặp Phụng đang chạy xe ngược chiều, váy ngắn, tóc chải bồng. Phụng gọi giật ngược tôi lại, nhìn Tiên cười cười: "Anh Hào ghê nha, chị Tiên ra chơi mà không dắt tới cơ quan trình diện". Rồi Phụng đưa ra nắm đấm: "Hôm nào anh đi làm lại, liệu thần hồn với em". Tôi nhìn sang Tiên, Tiên đang cau mặt, ngó lơ bên kia đường. Phụng nheo mắt, thầm thì: "Nàng của anh Hào có vẻ khó tính". Tiên rất ghét ai gọi mình là "nàng", Tiên nói là gọi như vậy không có đàng hoàng, tỏ ý khó chịu ra mặt, đưa tay xem đồng hồ, nhíu mày. Phụng đưa tay lên vẫy vẫy: "Bye nhe !" rồi đi. Phụng là cô em út ở cơ quan tôi, tính tình tự nhiên, gặp ai cũng đùa, cũng nhõng nhẽo được. Tôi giải thích mãi, Tiên vẫn khăng khăng: "Nhất định cổ có tình ý với anh". Rồi Tiên lại bắt đầu cái điệp khúc bất hủ: "Con gái thành phố đẹp thế, ai biết đâu được".
Tiên leo lên tàu ngồi, mặt buồn xo. Tôi đã không dỗ dành, xin lỗi Tiên như mọi lần. Đành rằng tôi có hơi bất nhẫn, dù gì Tiên chỉ còn mấy phút đồng hồ ngồi ở ga nữa mà thôi. Tôi chợt nghĩ đến Phụng, trước đây tôi chưa từng nghĩ đến bao giờ, đau lòng nhận ra rằng, tôi sắp được nhẹ nhõm rồi, ba ngày vừa trôi qua giống như một chịu đựng, ngọt ngào nhưng xa xót ...
Dec 15, 2007
Làm bất kỳ điều gì anh muốn!
Tư duy của bà nội trợ
Chồng xem chương trình trượt băng nghệ thuật trên tivi, bỗng buột miệng khen:
- Chà, cô vận động viên này trẻ lâu thật.
Vợ bực mình:
- Thì thịt để trên đá lạnh bao giờ chẳng tươi lâu hơn.
Làm bất kỳ điều gì anh muốn!
Một người đàn ông trở về nhà sau giờ làm việc và được cô vợ chào đón trong một bộ đồ ngủ cực kỳ gợi cảm. "Hãy trói em lại"- cô vợ kêu bằng giọng phấn khích, "và làm bất cứ điều gì anh muốn." Thế là anh chàng trói cô vợ lại và ra ngoài chơi một ván cờ đến tối mịt mới về.
Vợ hay lạc đà?
Một cặp vợ chồng người Mỹ du lịch đến Israel. Một người Ảrập đến gần họ rao bán vài món quà lưu niệm. Anh ta ngắm nghía hai vị khách và hỏi họ từ đâu đến. Khách trả lời: "Chúng tôi từ Mỹ sang đây". Anh Ảrập nhìn người vợ một lúc rồi nói: "Cô ấy tóc đen, da ngăm, nhất định không phải là người Mỹ!". Quay sang anh chồng anh ta nói tiếp: "Tôi sẽ đổi 100 con lạc đà để lấy vợ anh nếu anh đồng ý!".
Anh chồng suy nghĩ rất lâu rồi mới trả lời: "Tôi không bán vợ!".
Trên đường về, người vợ trách chồng: "Tại sao anh không trả lời thật nhanh với anh ta mà phải suy nghĩ lâu thế?". Anh chồng đáp: "Lúc đó anh đang tính xem làm thế nào để mang 100 con lạc đà về Mỹ…".2617
Làm bất kỳ điều gì anh muốn!
Tư duy của bà nội trợ
Chồng xem chương trình trượt băng nghệ thuật trên tivi, bỗng buột miệng khen:
- Chà, cô vận động viên này trẻ lâu thật.
Vợ bực mình:
- Thì thịt để trên đá lạnh bao giờ chẳng tươi lâu hơn.
Làm bất kỳ điều gì anh muốn!
Một người đàn ông trở về nhà sau giờ làm việc và được cô vợ chào đón trong một bộ đồ ngủ cực kỳ gợi cảm. "Hãy trói em lại"- cô vợ kêu bằng giọng phấn khích, "và làm bất cứ điều gì anh muốn." Thế là anh chàng trói cô vợ lại và ra ngoài chơi một ván cờ đến tối mịt mới về.
Vợ hay lạc đà?
Một cặp vợ chồng người Mỹ du lịch đến Israel. Một người Ảrập đến gần họ rao bán vài món quà lưu niệm. Anh ta ngắm nghía hai vị khách và hỏi họ từ đâu đến. Khách trả lời: "Chúng tôi từ Mỹ sang đây". Anh Ảrập nhìn người vợ một lúc rồi nói: "Cô ấy tóc đen, da ngăm, nhất định không phải là người Mỹ!". Quay sang anh chồng anh ta nói tiếp: "Tôi sẽ đổi 100 con lạc đà để lấy vợ anh nếu anh đồng ý!".
Anh chồng suy nghĩ rất lâu rồi mới trả lời: "Tôi không bán vợ!".
Trên đường về, người vợ trách chồng: "Tại sao anh không trả lời thật nhanh với anh ta mà phải suy nghĩ lâu thế?". Anh chồng đáp: "Lúc đó anh đang tính xem làm thế nào để mang 100 con lạc đà về Mỹ…".2617
Trả hộ
Ở cửa hàng thời trang, cô gái hỏi người bán hàng:
- Thưa ông, giá chiếc áo khoác này bao nhiêu?
Anh chàng bán hàng thấy cô gái xinh đẹp liền trả lời ỡm ờ:
- Giá thỏa thuận, rất rẻ, chỉ một chiếc hôn.
Cô gái bèn quay sang bà già cùng đi:
- Bà ơi, bà trả hộ cháu nhé!
Xuân Ðợi
Cả nhà đợi Thiện đã mấy ngày nay. Má tôi vì chẳng biết nó có đem nếp như mọi năm không, mua trước đâm ra dư phí đi. Ba tôi thì đợi để được thông tin về những bà con mà lâu nay công việc làm ăn quay mù chẳng còn thời gian thăm viếng. Các em tôi lại mong được dắt Thiện đi vòng vòng thành phố chơi, thú vị với vẻ hiền lành của anh và để có được niềm kiêu hãnh về một lối sống hiện đại. Tôi lại vì một lẽ khác, gặp Thiện thì như bắt gặp cái gì đó thật gần gũi, thật dịu dàng dễ chịu, bởi tôi là đứa chậm hội nhập với cuộc sống mới nhất trong nhà.
Hăm bảy rồi, đã thấy Tết trong những chậu cúc, mai, mãn đình hồng theo xe đò hoặc những ba-ga xe cub vụt qua lại trên đường. Bánh mứt, dưa hấu xếp như núi trong chợ, ngoài các ki-ốt dã chiến. Và cả trong các bước chân hốt hả. Tết đó nhưng hình như chưa đủ, bỗng thấy nhớ những Tết năm xưa dạo nhà còn ở dưới quê. Hầu như nhà nào cũng cùng một thứ công việc. Dọn cỏ quét vôi mồ mã để ông bà cùng về vui tết, về qua hái ít trái khế chua đánh bóng bộ lư đồng, sẵn lau dọn bàn thời, cắt ít vuông giấy đỏ dán lên cặp dưa, bứng vài ba chậu vạn thọ đặt theo những gốc vột dọc hành lang... Trong bếp thì khói um um, chảo mứt tỏa thơm lựng lẫn mùi ngọt hăng xông lên từ đám dưa cải, dưa kiệu trong mấy chiếc khạp nhỏ xếp hàng đằng góc bếp. Dịch ra ngoài chút xíu, nồi bánh đang sôi sùng sục, trẻ con chạy quanh đôi mắt hau háu, cái cười viên mãn. Tôi là con gái đầu nên đây là những ngày bận rộn nhất, suốt ngày lăng xăng trong bếp với má. Ba tôi bận làm ăn trên Sài Gòn, việc đàn ông giành hết cho Thiện. Ấy là thói quen rồi.
Nhà Thiện sát nhà tôi. Mẹ Thiện trước có sạp khô mắm ngoài chợ nên cuộc sống cũng đỡ khổ, nhưng sau ngày bà mất, mấy cha con chỉ quây quanh việc làm mướn kiếm sống. Ruộng rẫy làm theo thời vụ nên thu nhập cũng rất bấp bênh. Ba tôi thấy vậy bảo mấy ba con Thiện sang làm “công ruột”, nghĩa là bao hết việc đồng áng, nhận lương ổn định, có thể ăn cơm luôn. Chú Tám đồng ý. Vậy là từ đó chúng tôi cùng làm việc, ăn chung và chơi chung với nhau. Nhà đông vui hẳn lên. Họ thật thà nên ba tôi tin tưởng lắm, và vì hàm ơn mà tự nguyện giúp gia đình tôi đủ việc, những dịp lễ lộc, cúng tế một tay họ lo. Tết cũng vậy, chốc chốc chạy lên xem Thiện “làm mới” nhà trên, nghiêng bên này, ngó bên kia, đạo diễn cho anh, trong bụng không khỏi bảo “thẩm mỹ” lắm!
Sáng mồng một tất cả lên đồ xếp hàng đợi lì xì. Những phong bao đỏ cho cả chúng tôi lẫn anh em Thiện. Rồi túa ra với đủ thứ trò, cười nói, la hét, ăn đồ ngọt, xả rác trăm thứ tha hồ không sợ bị mắng. Má bảo Thiện chở tôi lên chùa lạy Phật. Thấy tôi mặt áo dài, Thiện cũng “vô thùng” hẳn hoi. Nhỏ em tôi cười híp mí, y như cô dâu chú rể về nhà má, mắc cở muốn trốn. Mà thật, ăn mặc như vầy thấy mình lớn và khác quá, xưng hô mày tao nói năng như hằng ngày thấy cũng kỳ kỳ. Bắt đầu từ mùng hai nhà lúc nào cũng chật khách. Bà con hàng xóm tới chúc tết cười nói râm ran, hầu như mọi phiền muộn đã trút hết từ chiều ba mươi. Ðông nhất vẫn là bạn bè của ba ở Sài Gòn, ai cũng sang trọng, cao lớn, vui vẻ ồn ào nhưng khó gần. Tôi lớn nhất nên cũng được chú ý. “Con gái khá lắm, mai mốt chú làm mai dân hải quan cho”. “Xời, đừng thèm, để chú giới thiệu cho, trí thức hẳn hoi, bác sĩ, đẹp trai đàng hoàng”. Tôi chỉ biết lí nhí: “Dà, cháu còn nhỏ”. Thiện đứng ngoài hành lan chắc cũng đã nghe. Quê quá!
Nhưng rồi chẳng còn được vui một cái tết nhà quê nào nữa. Hôm kia ba tôi về phán: “Cả nhà sắp xếp lên trển ở, con Mỹ được gần trường, hai đứa kia có dịp học thêm ngoại ngữ, mẹ mày lớn tuổi rồi, buôn bán đỡ hơn làm rẫy. Vườn đất thì để cha con chú Tám mướn làm, tiền thu mỗi năm sẽ bàn sau... “Mọi sự sau đó đúng như ba xếp đặt. Từ đó, cứ tết đến, chú Tám lại sai Thiện đạp xe đem quà lên cho chúng tôi. Vậy là cứ đúng một năm tôi mới lại gặp Thiện. Háu hức mong đợi bao nhiêu rồi cũng nói với nhau những câu xã giao, xa lắm là chuyện xóm chuyện làng bởi Thiện sau này lạ lắm, trông buồn buồn và kém hòa đồng. Ðôi khi nhìn anh tôi nghĩ không biết đây có phải “cu Thiện” hay cười, hay nói, cứ chuyền thoăn thoắt qua cành măng “dọi” cho cô Mỹ của ngày xưa nữa không. Chỉ dám nghĩ trong bụng cái điều: Có phải Thiện mặc cảm, rồi bằng cách này cách khác cố biểu hiện cái điều: không nên đâu, Mỹ quí Thiện lắm.
Và có phải Thiện cũng chẳng muốn đến đây nữa? Ðã hăm bảy rồi! tôi vẫn nghe ba tôi dọa bán đất, nếu vậy thì có thể lắm chứ.
... Cuối cùng thì anh cũng đến. Vào buổi sáng. Cái giọng ồm ồm đe dọa khách của con lu buộc khách phải chửng lại. Tôi nhìn ra. Thiện dắt xe đạp, người hơi khòng, mặt hốc hác kinh khủng. Trên pa-ga cũng lỉnh kỉnh những dừa, nếp, đậu... và còn thêm một cô gái đôi mắt với tia nhìn “liên tục đổi mục tiêu”, miệng chưa chi đã cười toe quên phứt chiếc răng khuyết, tay chưa chi đã với bứt một nhánh lá tùng. Ồ, Chi xí xọn, đứa con gái hàng xóm mà hồi trước tôi với Thiện đều ghét cay ghét đắng. Nhưng đó là chuyện xưa, còn bây giờ thì đấy là hình ảnh kỷ niệm. Cảm xúc về bạn bè, tuổi thơ, quê hương chợt đầy ắp trong tôi. Tôi ào đến nắm lấy tay nó. Nó cũng mừng rỡ. Duy chỉ có Thiện vẫn giữ vẻ nghiêm lạnh. Thiện bảo phải về gấp nên cần gặp má tôi ngay.
Câu chuyện của hai người lọt qua những khe cửa ngăn nhà ngoài.
- Năm nay trời không lạnh, trái cây thất mùa, thím à. Còn lúa thì “ông tí” phá quá, cúng kiến hay giăng bẫy đều không ăn thua, đành chịu đứt vốn. Con nói để chú thím thương mà cho nợ lại một nửa tiền...
- Chà khổ hà! Thời tiết ngặt quá. Ông này ổng cũng tính kêu người bán đất. Ðất bây giờ là vàng đa.
Lại nghe tiếng thở dài không biết của ai. Tôi bỗng ái ngại vì câu nói thiếu cảm thông của má.
Nhỏ Chi tha thẩn chỗ mấy bồn kiểng. Tôi bất giác ngắm nó. Chiếc áo hồng với những đường viền đăng ten chạy quanh cổ tay cho thấy một cố gắng làm mới. Chiếc nơ trắng to tướng đặt trên guộn tóc dày. Cũng làm nó xinh đó chứ! Giá nó đừng khuyết một cái răng cửa. Tôi bất giác liếc nhìn mình trong chiếc gương lớn trên tủ, cười một nụ đủ cho thấy những chiếc răng hạt bắp rồi quay sang nó. Hình như nhìn thấy trong đó vẻ thiện cảm, nó cũng mỉm cười, môi trên chum chúm để giấu chỗ răng khuyết, tay ngoắc ngoắc tôi:
- Chị Mỹ, mai mốt chỉ tôi một chỗ may áo dài đẹp đẹp nha. Tôi sắp lấy chồng.
- Sẵn sàng thôi. Mà ai vậy?
- Anh Thiện chớ ai. Anh nghèo, tôi cũng nghèo, rồi thương. Thấy tôi không được đi đó đi đây, bữa nay ảnh cho theo đặng cho tôi biết Sài Gòn đó.
Nó nói rồi cứ đứng trân, hai tay thỏng xuống, cái miệng cười hoài không khép, nhìn lâu càng có vẻ rộng ra thêm. Tôi nghĩ nó không được bình thường vì bộ dạng đó cộng với câu nói kia nữa. Thiện thương nó là sao? Thiện chúa ghét tính thài lai của nó mà! Tôi nhìn lại nó một lượt nữa nhưng không dám nhìn lâu rồi bước gấp vô nhà. Thiện đứng chỗ cửa ngan. Anh cũng cười cái cười méo mó để lộ những chiếc răng ám khói. Hồi trước, tôi nói ghét khói thuốc, anh gật, bảo sẽ không bao giờ hút thuốc mà. Cũng với cái dáng khòng khòng, khuôn mặt sạm nắng, nó là chi tiết đắt giá góp phần hoàn chỉnh bức chân dung về một nông dân mà những thất bại mùa màng làm cho khắc khổ, cằn cỗi đi. Rồi anh sẽ lấy vợ, sinh con và nuôi con, vất vả ruộng sớm đồng trưa nhưng chẳng bao giờ tìm thấy hạnh phúc bởi vợ anh là người phụ nữ mà chưa bao giờ anh yêu. Không hiểu sao cái cười của anh lại khiến tôi tin cái điều nhỏ Chi nói. Ngẫm nghĩ tôi thương cho Thiện quá, nhưng lại cũng oán anh. Những muốn không thèm đếm xỉa nhưng cuối cùng tôi cũng đứng chặn anh lại:
- Thiện tệ lắm, không dè chẳng ra gì!
- Tôi xin lỗi... – Anh cất giọng rầu rầu.
Ôi, tôi chỉ muốn khóc thật to lên cho thoả. Trí tưởng tượng của tôi bỗng hóa Thiện thành cha anh, già nua xương xẩu, cố giơ cao cái cuốc cắm phập một nhát tóe bụi vào đất. Nhưng đó không phải mảnh đất của nhà mình. Ông làm thuê cả đời mà. Kinh khủng quá.
- Cái gì kinh khủng? Ðộng đất hay bị gả ép?
Lâu lắm tôi mới thấy chị ngủ trưa vậy.
Tôi thức dậy vì câu nói ấy của nhỏ em. Ngơ ngác và rồi rất mừng vì mọi sự là chiêm bao, một giấc chiêm bao buồn và quái gở. Không biết tôi có gọi tên ai ra không? Tôi sợ nhỏ em tôi là đứa nguy hiểm, chuyên đi guốc trong bụng người khác. Nhưng nó đi rồi.
Tôi choàng dậy, bóc một tờ lịch, nhìn xuống đường. Buổi sáng hăm tám vẫn như mọi buổi sáng khác. Vẫn ồn ào, người người, xe xe nhắc rằng: đây mới là thực. Sự thay đổi của Thiện, điều nhỏ Chi nói, cả quyết định bán vườn của má tôi đều là chiêm bao hết. Nhưng còn chuyện thất mùa. Lâu rồi không về quê nhưng tôi cũng đã trông thấy ở đây hàng đống xác rầy nâu bu theo đèn mà chết. Lại thêm đông vừa rồi không lạnh, người thành phố chỉ mất đi cơ hội diện những chiếc áo ấm mốt nhất, nhưng với người nông dân thì, có thể sẽ mất đứt một vụ trái cây. Có thể không?
Nhưng, nay mới chỉ hăm tám, vẫn còn một ngày để chờ Thiện mà!
836Dec 14, 2007
Bố ai nhanh hơn?
Ba cậu bé ở trong sân trường đang khoe khoang với nhau về ông bố của chúng. Cậu bé thứ nhất nói:
- Bố tớ chạy nhanh nhất. Ông bắn một mũi tên và chạy về đích trước nó. Cậu thứ hai:
- Bố tớ là thợ săn, ông bắn nhầm một phát súng vào bạn săn, sau đó còn kịp chạy đến kéo ông kia tránh viên đạn. Cậu bé thứ ba nghe xong, bĩu môi nói:
- Bố tớ là một nhân viên nhà nước. Ông hết giờ làm việc lúc 5 h chiều và về đến nhà lúc 4h15'.
2176
Áo Trắng Đi Qua
Áo dài trắng rợp khoảng trời xa
Hai tà mỏng mảnh theo làn gió
Và gió như về từ muôn hoa
Tà áo em dường nửa muốn bay
Theo lời phủ dụ của hàng cây
Nửa như say đắm làn hương ngọt
Quấn quít hoài theo những gót giày
Con đường như thể cánh tay đưa
Em đi về những phía em mơ
Tay ôm chiếc cặp len đầy mộng
Chầm chậm lòng như ngỏ ý chờ ...
Dec 13, 2007
Khám phá vĩ đại
- Hoàn toàn do ngẫu nhiên tôi đã thực hiện được một trong những khám phá vĩ đại nhất. – Nhà khoa học nói.
- Xin cho phép hỏi đó là gì vậy thưa ông?
- Tôi đã khám phá ra là, - nhà khoa học đáp, - bằng cách để một lọ mực gần bên, ta có thể sử dụng một cây bút hệt như bất kỳ cây bút mực nào khác mà không phải mất công bơm mực.
2051
Dec 11, 2007
Cưỡi ngỗng mà về
Nhà nọ có khách xa đến chơi. Trong vườn đầy gà, vịt, ngan, ngỗng, nhưng chủ nhà cứ phàn nàn:
- Chẳng mấy khi bác đến nhà chơi, mà nhà lại không có thức gì thết đãi tử tế, thật lấy làm ân hận quá!
Ông khách mới bảo:
- Tôi có con ngựa đấy, bác đem làm thịt, anh em ta cùng đánh chén cho vui, mấy khi anh em gặp nhau!
Chủ nhà hỏi:
- Thế nhưng, đường xa, khi về bác đi bộ thế nào được?
Ông khách bảo:
- Khó gì việc ấy! Rồi bác xem trong đàn ngan, ngỗng, gà, vịt ngoài vườn, có con nào lớn, bác cho tôi mượn một con cưỡi về cũng được!
2554Kén rể giàu
Nhà nọ có người con gái đến tuổi lấy chồng, nhưng lão bố chưa kén được chàng rể nào vừa ý cả. Ai lão cũng chê là nghèo và sợ người ta moi tiền của lão. Lão bèn đóng một chiếc thuyền chèo khắp nơi tìm chồng cho con. Ðến vùng nào, lão cũng đỗ lại ít hôm, dò hỏi.
Có anh nọ biết chuyện, cứ chiều chiều đến mượn thuyền lão, mờ sáng hôm sau lại trả. Lần nào người con gái ra nhận thuyền cũng nhặt được năm, mười đồng tiền mốc xanh. Cô ta nói với bố. Lão đoán "Tiền mốc xanh thì chỉ có tiền chôn! Thằng này ắt đào được của! Tưởng nó mượn thuyền làm gì, hóa ra để chở tiền." Cô con gái cũng nghĩ như vậy, tìm cách ve vãn anh ta. Lúc đầu, anh ta làm bộ thờ ơ, nhưng rồi cũng bằng lòng.
Hai vợ chồng ăn ở với nhau được một đứa con thì vốn liếng người vợ đưa về hết sạch. Anh ta bảo vợ hãy đến nhà bố mẹ vay tạm ít nhiều, sau này sẽ trả. Nhưng tiền vay đã nhiều mà chưa thấy anh ta nói trả đồng nào, lão không cho vay nữa. Bấy giờ anh ta mới thú thật với vợ là trước kia anh ta chỉ có một quan tiền mà thôi! Bấy giờ hai bố con mới ngã người ra!
2536Dec 10, 2007
Đau đẻ từ khi cưới
Bác sĩ sản khoa đang khám cho một người phụ nữ đau đẻ. Mãi vẫn chưa thấy các triệu chứng khác, ông cau mày hỏi anh chồng:
- Vợ anh đau lâu chưa?
- Thú thực, thưa bác sĩ, tôi cũng... không biết chắc ạ.
- Anh thật vô tâm, thế cô ấy gào thét như thế này bao lâu rồi?
- Dạ, từ khi chúng tôi lấy nhau ạ!
Vô lí
Ba ông chồng ngồi chờ trước phòng sinh để đón đứa con sắp ra đời. Một lát sau người nữ hộ sinh bước ra:
- Thưa ông F, đây là con gái của ông. Thưa ông J, đây là con trai của ông!
Ông thứ ba cùng ngồi đợi chợt đứng bật dậy:
- Thưa bà, chắc bà có sự lầm lẫn, yêu cầu bà xem xét lại cho kỹ. Rõ ràng tôi đến phòng này trước hết, mãi sau hai vị này mới đến cơ mà! Tại sao bà không giao con cho tôi trước?
Chờ xem sao
Một bà mẹ trẻ đưa cô con gái đến bệnh viện thần kinh khám nghiệm.
- Thưa bác sĩ, con bé này cách đây một năm cứ hét: "Tôi sắp đẻ trứng vàng đây", rồi vỗ cánh loạn xạ và còn kêu cục cục nữa.
- Tôi hiểu rồi, thế nhưng dù cô ấy có những điều bất thường như vậy mà bà vẫn nấn ná suốt cả năm mới chịu đem đi khám sao?
- Dạ vâng! Tôi nghĩ không chừng nó đẻ trứng vàng thật cho nên tôi chờ quan sát xem sao!2605
Đau đẻ từ khi cưới
Bác sĩ sản khoa đang khám cho một người phụ nữ đau đẻ. Mãi vẫn chưa thấy các triệu chứng khác, ông cau mày hỏi anh chồng:
- Vợ anh đau lâu chưa?
- Thú thực, thưa bác sĩ, tôi cũng... không biết chắc ạ.
- Anh thật vô tâm, thế cô ấy gào thét như thế này bao lâu rồi?
- Dạ, từ khi chúng tôi lấy nhau ạ!
Vô lí
Ba ông chồng ngồi chờ trước phòng sinh để đón đứa con sắp ra đời. Một lát sau người nữ hộ sinh bước ra:
- Thưa ông F, đây là con gái của ông. Thưa ông J, đây là con trai của ông!
Ông thứ ba cùng ngồi đợi chợt đứng bật dậy:
- Thưa bà, chắc bà có sự lầm lẫn, yêu cầu bà xem xét lại cho kỹ. Rõ ràng tôi đến phòng này trước hết, mãi sau hai vị này mới đến cơ mà! Tại sao bà không giao con cho tôi trước?
Chờ xem sao
Một bà mẹ trẻ đưa cô con gái đến bệnh viện thần kinh khám nghiệm.
- Thưa bác sĩ, con bé này cách đây một năm cứ hét: "Tôi sắp đẻ trứng vàng đây", rồi vỗ cánh loạn xạ và còn kêu cục cục nữa.
- Tôi hiểu rồi, thế nhưng dù cô ấy có những điều bất thường như vậy mà bà vẫn nấn ná suốt cả năm mới chịu đem đi khám sao?
- Dạ vâng! Tôi nghĩ không chừng nó đẻ trứng vàng thật cho nên tôi chờ quan sát xem sao!2605
Chỉ sinh viên mới thế
Giảng viên nói với sinh viên:
- Theo điều tra mới nhất, ở độ tuổi dậy thì, cứ 17 giây, các cậu con trai lại có ý nghĩ về tình dục.
Có tiếng thì thầm ở cuối lớp:
- Thật khó tin, cứ 17 giây ư, thế 16 giây kia biết nghĩ về cái gì.
1234Dec 9, 2007
Cũng muốn xuống trần gian
Đổng Vĩnh nổi tiếng hiếu hạnh. Ngọc Hoàng biết chuyện bèn lệnh cho một tiên nữ xuống làm vợ chàng. Hôm làm lễ đưa tiễn, các tiên nữ khác tranh nhau căn dặn người may mắn:
- Xuống tới đó, thấy có người nào được như anh ấy, nhớ nhắn tin về ngay nhé!
2343
Xa vời hạnh phúc
Họ là một ặp vợ chồng đáng được nhiều người mơ ước. Hoàng Long 25 tuổi, là Giám đốc Mại vụ của một công ty nước ngoài, đẹp trai, có tài. Thiên Hương, tươi tắn và trẻ trung, với tuổi 22, cô là saler giỏi nhất của một hãng mỹ phẩm nổi tiếng. Họ cưới nhau đã được gần 3 năm.
Họ sống trong một ngôi nhà nhỏ, tiện nghi với đứa con trai hơn một tuổi, đẹp như một thiên thần và chị người làm tốt bụng. Buổi sáng, họ cùng nhau đi làm, còn bé Bi ở nhà chơi với chị Hai. Mẹ của Thiên Hương cũng thường xuyên sang chơi với cháu. Chiều về, họ chơi với con, rồi vợ chồng con cái chở nhau đi chơi phố. Họ sống như vậy, thật hạnh phúc. Cho đến một ngày...
Cái ngày định mệnh đó...
Thiên Hương là một trong hai saler của công ty mỹ phẩm Hoa Hồng được chọn là đại diện cho công ty trong hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp. Hai cô gái xinh đẹp trong gian hàng mỹ phẩm cao cấp đã thu hút không ít những ánh mắt ngưỡng mộ từ phía những kẻ không bao giờ sử dụng những món hàng đang bày bán ở đây. Trong số đó, John Clark, Giám đốc đại diện thương mại công ty X cũng chuyên về mỹ phẩm ở gian hàng đối diện là có cái nhìn kỳ lạ nhất.
Tất cả những cái đó không qua mắt được hai cô gái cực kỳ nhạy cảm này. Họ biết rất rõ mình có lợi thế gì. Phương Thảo , cô giá có đôi mắt đa tình, ghé tai Thiên Hương nói nhỏ:
- Hương ơi! Tao thấy thằng cha bên kia nhìn mày kỳ lắm. Hình như ổng kết mày rồi! Chọc ổng chơi hông?
- Mày khùng quá rồi Thảo ơi! Mày khiến ổng Long cạo đầu tao hả? Thôi, tao hổng dám đâu.
- Mày dở quá. Tụi mình còn phải trực gian hàng này cả tuần nữa, không có chuyện gì chơi buồn lắm. Mình chỉ chọc chơi thôi chứ có gì đâu mà mày sợ vả lại ông Long ổng đâu ở đây mà biết.
- Thôi, tao không chơi. Mày thích thì cứ tự nhiên, tao thề không ngăn cản gì hết...
Một vài người khách bước vào hỏi thăm về giá cả một số mặt hàng đã tạm cắt ngang câu chuyện của họ. Khi những người khách bước ra cũng tới giờ nghỉ trưa. Hôm nay Hoàng Long bận tiếp khách không tới đón cô được. " Xa quá, trời lại nắng nữa, làm biếng dễ sợ luôn. Thiên Hương nghĩ bụng. Nhưng mà vẫn phải về thôi. Mình đâu có dặn ở nhà". Thiên Hương lấy chiếc Max 100 của cô ra khỏi bãi xe, rồ máy phóng đi.
Chiều hôm đó, từ Hội chợ về, Thiên Hương vẫn chưa thấy chồng về. " Mai là sinh nhật mình, vậy mà hôm nay vẫn chẳng thấy ảnh nói gì cả. Năm ngoái đã quên sinh nhật người ta rồi, năm nay dám quên nữa lắm. Người đâu kỳ cục, tối ngày chỉ biết đâm đầu vào công việc, chẳng nhớ gì cả!" Cô tắm rửa cho bé Bi, thay đồ cho con rồi bế con ra trước cửa đón chồng.
Hoàng Long về, vẻ mặt hớn ha, hớn hở:
- Chào em. Bé Bi ra đón ba đó hả? Cho hun miếng coi nè!
Anh vô tắm rửa, thay đồ đi, rồi ăn cơm. Hôm nay chị Hai nấu canh chua ngon lắm. Hương nhắc chồng.
Thiên Hương trao con cho chị người làm rồi mang cặp chồng vào phòng . Cô biết rất rõ công việc của Hoàng Long vì thường xuyên phải dọn cái bàn làm việc bừa bộn của chồng, và hôm nay cô hy vọng sẽ có một món quà gì đó trong chiếc cặp đầy ắp giấy tờ này. Nhưng không có. Xếp trên những chồng giấy tờ vẫn chỉ là giấy tờ.
"Thôi, hy vọng ảnh không quên. Chắc mai ảnh mới mang về cho mình tại mai mới đúng là sinh nhật mình mà"- Thiên Hưong tự an ủi mình như vậy.
Trong bữa cơm, Long khoe:
-Em biết không, anh đã tìm được một hợp đồng khá lắm. Thằng công ty xây dựng Y, đã đồng ý mua ba container, đủ thứ hàng của công ty anh. Mai anh phải Fax sang Tổng công ty, còn phải mở "LC at sign" cho nó nữa: Chắc lại phải tới chiều anh mới về nhà được.
- Em cũng vậy, buổi trưa phải đi từ Hội chợ về nhà, nghỉ được có một tý lại phải đi, nắng quá. Em tính buổi trưa em ở lại, gần đó có cái quán, nghe người ta nói ăn cũng được lắm.
- Còn bé Bi?
- Ðể em nói mẹ sang chơi với bé Bi, rồi chiều mẹ lại về. Giúp tụi mình mấy ngày, chắc mẹ không từ chối đâu.
- ừ, vậy cũng được. Chút nữa anh chở em sang mẹ.
Sáng hôm sau, Thiên Hương vừa bước chân vào gian hàng của mình, cô đã thấy một bó hoa hồng thật to, thật đẹp để ngay trên bàn.
" Chắc đây là sự bất ngờ của anh Long đây. Cô mỉm cười thú vị - Ông này chuyên môn chơi những trò bất ngờ, cứ như trẻ con..." nhưng nụ cười chợt tắt thay vào đó là ánh mắt tò mò. Trong bó hoa có một tấm card lạ hoắc! Ai vậy nhỉ? Thiên Hương cầm tấm card lên xem:" Today is your 22 nd birthday. Congratulation! All the happiest and loveliest will come to you tonight. John Clark."
Thiên Hương cố moi trong trí nhớ rất tốt của mình cái tên John Clark. Cô không hề quen ai có cái tên như thế cả!Lạ thật!
Ðột nhiên, cô có cái cảm giác hình như có ai đang nhìn mình. Quay lại, Thiên Hương chột dạ. Ông muốn cái gì đây?" Một giọng tiếng Anh cực chuẩn vang lên:
Chào cô. Rất hân hạnh được làm quen với cô. Tên tôi là John Clark.
Xin chào ông. Tôi là Thiên hương. Xin lỗi, có phải bó hoa này là của ông không?
- Vâng, thưa cô. Tôi được biết hôm nay là sinh nhật của cô, và mong rằng cô không từ chối?
Vậy là họ quen nhau. Khi Phương Thảo bước vào thì cũng đúng lúc họ hẹn nhau một bữa ăn trưa. Cô gái đa tình cười thầm...
Hoàng Long về đến nhà, mùi rượu nồng nặc. Thiên Hương ra mở cửa cho anh, càu nhàu vì việc anh về trễ thì ít mà la anh vì tội uống rượu thì nhiều. Thật ra, còn một lý do nữa mà cô không nói ra: Anh đã không nhớ gì đến cái ngày sinh nhật khốn khổ của cô! Ðã vậy mà còn say bét nhè nữa chứ.
- Anh phải tiếp khách. Ðừng la anh tội nghiệp mà... Hoàng Long giả lả - cho anh xin lỗi nghe cưng...
-Ai mà không biết anh tiếp khách. Nhưng uống vừa phải thôi chớ làm gì mà bét nhè vậy. Hôm nay anh ngủ dưới đất cho anh biết...
-Năn nỉ mà....
- Không năn nỉ gì hết! Lần này em còn cho anh vô nhà, lần sau cho anh ngủ ngoài đường luôn. Thiên Hương kiên quyết. Cô có bao giờ nói với chồng như vậy đâu, chảng qua lần này, ngày sinh nhật của cô, anh đã quên thì chớ, lại còn uống rượu say nữa chứ. Phải làm như vậy cho bõ tức.
- Cái gì ? Em tưởng anh sợ không dám ngủ lang thang hả? Long lè nhè. Anh đi thử một bữa cho em coi...
Anh đi rồi. Cô không thèm giữ, cô ghét anh!
Thiên Hương nằm một mình. cô yêu Hoàng Long lắm, nhưng hình như anh chẳng quan tâm gì đến cô cả. Nói đi là đi, sao dễ quá vậy. " Em ghét anh, em ghét anh!"
Rồi một ý nghĩ điên rồ đã đến với Thiên Hương. Cô chợt nhớ tới bó hoa hồng to tướng, những cử chỉ chăm sóc của người đàn ông có đôi mắt xanh biếc đó trong bữa ăn trưa nay. Cô sẽ chọc tức anh, cô sẽ làm cho anh phải ghen lộn lên, cô đâu phải là đồ bỏ đi mà anh có thể đối xử với cô như vậy. Anh sẽ phải xin lỗi cô, anh sẽ phải...
Quyết định biến cái suy nghĩ điên rồ1163
Vệ Đường Hoa
Hết mùa mưa, Đà Lạt lạnh hơn với tia nắng rực rỡ. Bên đường anh đi nở rộ một loài hoa vàng. Nhiều người gọi tên hoa là đông quỳ hay dã quỳ. Riêng anh, mãi mãi hoa vẫn là: Vệ đường hoa.
Vệ đường hoa! Vệ đường hoa!
Trời xanh cánh gãy: nửa đời ta.
Em, tình cờ nào đã xui hai đứa gặp lại nhau sau mười bốn năm xa cách. Anh vẫn tưởng không bao giờ còn nhìn thấy em nữa. Ai ngờ chiếc xe hơi mới tinh đưa vợ chồng em vượt mấy trăm cây số đến thành phố này, lại hỏng máy nơi gần xưởng anh làm thợ. Thoạt đầu ta chưa nhận ra nhau vì em khuất lấp sau mấy người tò mò đứng xem hai vợ chồng Việt kiều và chiếc xe hơi lạ mắt. Còn anh, áo quần tay chân lấm lem dầu mỡ, đang mải nghe chồng em giải thích những bất thường của máy xe bằng thứ giọng Huế xa quê đã lâu ngày, thỉnh thoảng điểm vài thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài. Chồng em, khuôn mặt tròn tròn, mang đôi nét mũm mĩm như búp bê con trai, đôi lúc thoáng chút băn khoăn, ý chừng thắc mắc không biết anh thợ trước mặt có hiểu được những rắc rối của kỹ thuật mới chăng. Và, anh đã nhìn lên để ta nhận ra nhau sau một thoáng ngỡ ngàng. Tiếng reo mừng của em vẫn sáng trong như ngày nào nhưng anh nghe tưởng như trong mơ. Giọng ngập tràn niềm vui, em giới thiệu hai người: Anh là người quen cũ, người anh sinh viên của ngày xa xưa khi em còn là cô nữ sinh Đồng Khánh những năm cuối bậc trung học. Nửa giờ sau, khi xe sửa xong, cầm nắm tiền công do chồng em trao, anh đã cố tình không nghe tiếng em hỏi chỗ anh ở để ghé thăm.
Ngày ấy, đã lâu lắm rối, mười bốn tuổi, anh xin vào ở Viện Dục anh, lớn lên nhờ sự đóng góp của những người hảo tâm. Bọn anh gần một trăm đứa, hằng ngày ăn hai bữa cơm thiếu thốn. Phần lớn bạn đồng viện của anh đều mồ côi hoặc thuộc loại bỏ nhà đi hoang. Thiếu thốn nhưng không hiền lành vì đời dạy bọn anh lắm bài học qua cách kiếm sống bằng nghề đánh giày, sửa xe đạp lề đường, bán báo, bán vé xi nê chợ đen và cả chục nghề khác. Anh và chừng vài mươi đứa nữa lại theo đuổi cái nghề mà bạn bè ai cũng chê: đi học. Chắc em còn nhớ khu vườn có hàng rào kẽm gai mấy lớp, bên trong có vài căn nhà cũ, rộng, kiểu Pháp, treo tấm biển Viện Dục anh nằm ở cuối một con đường rất đẹp trong thành nội. Ngày ấy, anh ở cùng đường với em. Mỗi người ở một đầu con đường im bóng cây cao. Nhưng đám con gái có bao giờ dám đi đến cái khúc đường trời đánh của bọn anh? Ta chưa biết nhau mãi cho đến cái ngày hai trường Quốc Học và Đồng Khánh tổ chức chung lễ phát phần thưởng cuối năm tại Nhà hát Lớn TP. Năm đó anh học lớp đệ nhị, đôi khi trên đường đi học anh thấy em, cô bé xinh xinh, ngày ngày xe hơi nhà
đưa đón từ trường về ngôi biệt thự màu hồng ở đầu đường. Hôm ấy anh vất vả với đống phần thưởng danh dự toàn trường, trong túi không còn một đồng thuê xích lô chở về. Vừa lúc đó em xuất hiện. Em mặc bộ đồ đầm trắng khác hẳn chiếc áo dài đồng phục hằng ngày, xúng xính ôm gói phần thưởng văn nghệ lớp đệ ngũ ra cửa hội trường, sắp bước lên xe nhà chờ sẵn. Anh đánh bạo bước tới xin đi nhờ. Có lẽ anh ngố lắm hay sao mà cả em và chú tài xế đều bật cười rồi cho phép lên xe.
Từ đó, ta biết nhau. Em trở vào ngôi biệt thự êm đềm, anh về lại cùng đám bạn văng tục chửi thề và thường xuyên nói chuyện với nhau bằng những quả đấm. Thế mà ta lại quen nhau hơn qua những lần gặp gỡ không hẹn trước. Đã bao lần dưới tàn cây dứa dại um tùm trong công viên trước trường hai chúng ta, anh đã giải giúp em và bè bạn những bài toán khó, hoặc làm sẵn bài luận văn cho em chép lại. Thuở ấy, anh chẳng dám nghĩ mình là bè bạn, bởi rõ ràng ta không cùng mức sống. Tuy tâm tưởng ngại ngùng, anh vẫn thầm vui được làm kẻ quen em. Nhờ có em, anh đã có vài thay đổi, mắt nhìn bớt dần ác cảm với cuộc đời nghiệt ngã. Như chiếc áo cố giữ sạch nhất anh dành để mặc mỗi khi đi qua nhà em, dầu có hay không có em đằng sau cánh cổng, anh lần hồi bớt tham gia cùng chúng bạn đi đánh lộn với các nhóm choai choai ở các xóm khác. Cứ như thế bạn bè đâm ghét anh, và thật buồn khi sách vở, giày dép, áo quần lần lần bị chúng ăn cắp gần hết. Anh vẫn mong nhịn nhục cho qua năm cuối cùng bậc trung học, để sau khi thi tú tài xong, sẽ rời bỏ nơi này ra đời kiếm sống.
Nhưng không được. Buổi tối mùa đông năm ấy, trời Huế mưa sướt mướt đã mấy ngày, anh từ nơi dạy kèm về Viện Dục anh, đã bị nhóm du côn xóm Tây Lộc do có hận thù với một băng bên trong viện, đã chực sẵn để giáng trận đòn thù xuống bất kỳ thằng “mồ côi chó đẻ” nào bên trong viện. Vô tình anh lại là nạn nhân của trận đòn thù. Anh chống đỡ yếu ớt, cố bỏ chạy được một quãng nhưng không thoát kịp. Bất ngờ có ánh đèn pha xe hơi xuyên thủng màn mưa chiếu sáng cả một quãng đường vắng. Bọn du côn bỏ chạy vì ngỡ xe tuần cảnh. May cho anh, cả nhà em vừa đi xi nê về. Dưới ánh đ
èn pha, em hốt hoảng nhận ra anh gục người ngồi tựa vào cổng nhà. Anh thoáng nghe lao xao tiếng người nói, tiếng ba em quát bảo vào nhà gọi điện thoại kêu xe cảnh sát đến xúc đi. Tiếng em van xin ba chở bạn em đến bệnh viện.
Anh tỉnh dậy sáng hôm sau trong nhà thương. Gần trưa, em và cô bạn đến thăm anh. Lúc đầu, em hơi giận anh vì tưởng anh còn nhập theo bọn du côn phá phách xóm làng. Dần dần, em hiểu ra, nhìn anh mỉm cười an ủi. Khi em chào về, anh gượng ngồi dậy tiễn nhưng ê ẩm cả người không ráng được. Em về rồi, anh nuối tiếc như mất đi một vật gì quý giá. Hôm sau em lại đến, một mình, mang lại niềm vui bay bổng như thiên thần. Anh không còn thân nhân, ngoài người chị lấy chồng phương xa mỗi năm vài lần thư thăm hỏi. Em bao dung, chăm sóc anh như người em gái. Có em, không khí buồn tẻ của nhà thương trở nên đầm ấm. Anh tưởng chừng như mình quen nhau từ nhiều năm trước, hay từ một kiếp nào. Anh không còn nhớ chúng mình từ lúc nào đã bước ra khỏi khuôn khổ của tình bạn để vào thế giới của tình yêu. Một thế giới mà cả anh và em chưa từng bước vào trước đó. Chỉ biết rằng ba tuần sau, khi anh ra viện, chúng mình bắt đầu trao thư qua trung gian cô bạn gái.
Em mười sáu tuổi, ngỡ ngàng trong thứ cảm xúc hình như là tình yêu. Anh mười chín, chẳng có gì trong tay, chỉ một hồn đầy mộng mơ. Không nhà cửa, không người thân gần gũi ngoài tình em. Ngay từ đầu chúng mình đã biết gia đình em không thể nào chấp nhận anh. Ba em, người thầu khoán nổi tiếng hàng đầu ở cố đô Huế; me em, bà chủ đại bài gạo tấp nập bên bờ sông Hương. Dưới mắt ba me, anh chỉ là một thằng du côn đã một lần gieo tai giáng họa trước cổng nhà. Anh chỉ còn biết một lối thoát để qua đó đạt được ước mơ hằng ấp ủ, đó là con đường học vấn. Kỳ thi năm ấy anh đỗ ưu hạng. Mừng anh, em đến căn gác trọ thăm anh. Chúng mình đã sống cho nhau trọn một ngày.
Ngày ấy em mười bảy,
Ta trao nhau tình sâu,
Tuổi ấy đừng yêu thế,
Anh dại khờ biết đâu.
Rồi anh vào đại học, miệt mài bốn năm với sách vở. Chúng mình có khi giận, khi thương nhưng tình yêu vẫn còn như sợi dây êm ái nối liền hai đứa. Gia đình cấm đoán quyết liệt. Anh vẫn nuôi hy vọng đến ngày thành đạt để được hội nhập vào tầng lớp của ba me. Thực tế sau này chứng minh đó là ảo vọng, nhưng hồi ấy anh tin tưởng lắm nên dồn hết mọi ý chí và năng lực để học hành. Vừa đi học vừa đi làm để kiếm sống, làm rất nhiều nghề, kể cả cái nghề làm máy mà hiện nay anh đang bám víu để nuôi thân qua ngày.
Sắp đến ngày ra trường, vì đỗ đầu khoa nên anh được thầy viện trưởng đại học trao cho tấm giấy mời danh dự của chiếc ghế dành cho người thân của thủ khoa. Cầm thẻ mời anh ứa nước mắt, vì chẳng còn người thân nào gần gũi. Anh tặng em tấm giấy mời để hoặc là dán vào album làm kỷ niệm hoặc là nếu có can đảm thì đến dự lễ ra trường cùng anh vì buổi lễ được tổ chức rất lớn, như là một ngày hội của toàn thành phố. Anh cám ơn lòng can đảm của em, vì khi trong trang phục giáo thụ bước lên lễ đài lãnh văn bằng, có một giây nào đó anh chỉ thấy có em.
Chuyện chúng mình vì thế lại đến tai ba me, bạn bè kể cho anh nghe có lần ba đã đánh em vì chuyện ấy. Ba me lần này gần như thành công khi cấm hai đứa gặp mặt. Đám khách mời dự tiệc hằng tháng ở nhà em phần lớn là tướng, tá và nhà giàu, trong đó có người ba me hằng mong kết sui gia. Lần hồi anh hiểu ra rằng, ước nguyện của ba me không đặt ở nơi việc học hành thành đạt mà lại hướng về tiền bạc và quyền thế. Anh không thuộc hai giới đó nên trong mắt ba me anh vẫn chỉ là một thằng côn đồ chực hăm hở cướp con gái nhà người ta. Anh tìm gặp thầy viện trưởng xin lên Đà Lạt dạy học. Thầy rất đỗi ngạc nhiên vì đã dành cho anh một chỗ xứng đáng ngay tại viện đại học.
Ngày lễ chọn nhiệm sở, thủ khoa đã gây ngạc nhiên cho nhiều người khi đứng trước micro tuyên bố xin chọn Đà Lạt, nhường nhiệm sở nơi đây cho người kế tiếp. Sau đó chúng mình gặp nhau lần cuối. Xứ Huế rất thành kiến với con gái bỏ nhà đi theo trai. Em buồn đau nhiều lắm nhưng không dám làm gì. Thế là anh lên cao nguyên mà không có em...
Bỏ lại Huế sau lưng, anh mang tâm trạng gần như “kẻ từ quan, lên non tìm động hoa vàng”... Anh làm giáo sư tại trường nữ trung học lớn nhất xứ hoa đào. Thỉnh thoảng nhận được thư em, anh mang ra đồi nằm trên cỏ đọc đi đọc lại hàng chục lần. Mây cao nguyên bay nhanh hơn rất nhiều so với những lần mình cùng nhau nhìn mây trên đồi Từ Hiếu, nhưng lòng anh không chút rộn ràng. Anh yêu một loại hoa vàng mọc dại bên đường. Vệ đường hoa bước vào đời anh từ đó.
Nhưng những biến động thời cuộc từ giữa tháng 3/1975 đã cắt đứt con đường anh tìm về gặp em. Tàn cuộc chiến, anh về Đà Lạt tiếp tục dạy học tại trường xưa.
Tin em vẫn biền biệt, dù đã nhiều lần anh gửi thư về con phố nay đã thay tên. Bạn bè cho biết gia đình em không còn ở Huế nữa. Mãi hơn một năm sau anh mới nhận được thư em, mỗi lời thư như một giọt buồn rót vào hồn anh ngay từ câu mở đầu: “Anh yêu, ta xa nhau mãi mãi. Một năm nay em vẫn dõi tìm địa chỉ của anh, vừa biết anh vẫn dạy trường cũ. Bây giờ đại dương đã xa cách chúng mình...”.
Năm sau anh lại nhận được tin em và cánh thiệp hồng gửi từ Bắc Mỹ báo tin em lấy chồng. Chồng em là con của một trong những người khách vẫn dự tiệc hằng tháng tại nhà em hồi ấy. Thế là mãi mãi em đã xa khỏi tầm tay anh...
Bây giờ anh dồn hết lòng yêu thương cho đám học trò. Anh cũng vác cuốc theo học trò đi lao động, làm thủy lợi hoặc xới đất trồng khoai. Nhưng có những lúc dừng tay cuốc nhìn đám mây trôi nhanh giữa trời xanh ngắt, chợt thấy em hiện về trong tâm tưởng, vẫn hàng mi cong vút và mái tóc dài cuốn gió tung bay trên đồi Từ Hiếu.
Lỡ mất em trong cuộc đời, anh chỉ còn cố bám vào chút tình yêu cuối dành cho nghề dạy học. Nhưng rồi nợ cơm áo và tình người hờ hững đã buộc anh phải rời xa lớp, chuyển sang làm thợ máy...
Không khí lạnh đầu mùa khô bắt đầu mơn man hoa lá trên những lối mòn quanh co của thành phố miền cao. Những cặp tình nhân từ khắp nơi đổ về hưởng vị ngọt của tình yêu hòa trong hơi lạnh. Từng đôi, từng đôi ngập tràn trong hạnh phúc... Có một loài hoa sắc vàng giữa đám lá xanh: Vệ đường hoa.