Trang

Mar 28, 2008

Sao lại nhận ?



Kết thúc phiên toà, một đạo diễn điện ảnh có tuổi bị buộc tội "quấy rối tình dục" với nữ diễn viên trẻ. Người bạn già bức xúc túm ông ta lại hỏi:
- Này, sao trong phiên tòa, anh lại nhận tội? Tôi biết rất rõ là anh không hề làm chuyện đó mà.
- Đúng là tôi vô tội, nhưng ở tuổi tôi mà còn bị kết tội đó, thì kể cũng khoái chứ sao!
2430

Sợ vỡ mật



Hai người cùng sợ vợ, lâu ngày thành bệnh, một người khạc ra đờm đỏ, một người khạc ra đờm xanh. Họ rủ nhau đi tìm thầy chạy chữa. Thầy bảo:
- Ðờm đỏ, may còn hi vọng, chứ đờm xanh thì chịu, không sao chữa được nữa.
Nên vè mà lo hậu sự đi thôi.
Cả hai cùng hỏi thầy:
Sao đờm xanh, đờm đỏ lại khác nhau như thế?
Thầy nói:
- Ðờm đỏ tự phổi ra, hoạ còn có phương cứu chứa, chứ đờm xanh là mật vỡ mất rồi, còn chữa thế nào cho lành được.

376

Chênh Vênh



Chênh Vênh


     Anh lồng xe trên phố như một con chuột cố nhờ sức gió dập tắt ngọn lửa bén vào mình. 23 giờ, phố núi vắng tênh. Man man trong gió một điệu tăng-gô buồn từ quán cà phê vườn nào đó vọng ra: “Đường về đêm nay vắng tênh... Hàng cây lướt nhanh...”. Anh đã cảm thấy lạnh và muốn về nhà. Nhưng không được. Hương! Hương tóc, hương tình vẫn còn lẩn quất trên áo anh...

      Mặc dù Giang đã cam đoan nàng không hề trang điểm, và cũng không hề dùng một chút nước hoa nào, nhưng anh vẫn ngửi thấy mùi thơm, mùi thơm không rõ ràng nhưng dai dẳng bám riết lấy tâm trí anh. Những đường phố khuất nẻo mọi đêm thơm lừng thiên lý vậy mà hôm nay anh không thấy gì ngoài cái mùi ám ảnh suốt từ lúc chia tay Giang.

      Anh đột ngột vặn mạnh tay ga, chiếc xe già nua giật mình ằng ặc mãi mới chiều ý anh tăng tốc. Gió u ú thổi qua tai anh với tốc độ kinh người, vậy mà anh vẫn còn ngửi thấy mùi thơm bám trên áo. Anh bất lực muốn trào nước mắt, đành lủi thủi dong xe chầm chậm ra cầu. Cầu treo Kon-Klor đây. Cây cầu nối phố với rừng đây. Mỗi khi có nỗi niềm không biết chia sẻ cùng ai anh lại ra đứng nơi này để tận hưởng cảm giác tận cùng của nỗi cô đơn.

      Hồi chiều Giang điện cho anh kèm theo lời đề nghị, không, yêu cầu mới đúng: “Em đã đọc xong cái truyện anh đưa. Em cần gặp anh ngay!”. “Không, không nên Giang à”. “Tại sao?”. “Vì... vì không tốt cho em”. “Nói dối! Anh cũng muốn gặp em, nhưng anh sợ, đúng không?”. Anh im lặng thú nhận.

      Anh làm nghề viết, một nghề viết không được ai công nhận bởi anh chẳng có trong biên chế một báo nào, vì thế cuộc sống của anh luôn trong tình trạng vất vưởng. Cái bằng đại học ngữ văn không giúp được anh xin việc, đành mài nó ra thành những bài viết nhỏ cộng tác với vài tờ báo. Đã thế anh lại không năng động như người khác luôn đón đầu sự kiện để viết, anh chỉ viết những gì anh thích, đôi lúc máu hâm nổi lên anh cắm đầu cả tháng vào viết văn, vì thế túi anh lúc nào cũng ráo như tổ chim mùa thu, nợ tiền cơm bụi tháng này qua tháng khác.

      Ấy thế mà có tới 4 cô gái lần lượt yêu anh, chỉ có điều khi anh ngỏ lời cầu hôn thì họ đều im lặng, lắc đầu. Cô gái thứ năm anh không cần yêu và tìm hiểu gì nhiều bởi ngày nào cũng gặp, ngày nào cũng được người ấy hai lần bưng suất cơm đặt trước mặt cùng câu nói: “Anh cứ ăn đi khi nào có trả cũng được”. Nghe nói nàng bị bệnh tim. Đã có vài chàng trai mê cái dáng thon gầy dân dã cùng với cơ ngơi cơm bụi, nhưng khi biết sự thật họ lặng lẽ chuồn. Khi anh ngỏ lời cầu hôn nàng cũng nói thật: “Anh biết em bị bệnh tim rồi chứ? Bác sĩ khuyên không nên có chồng. Có chồng thì không nên có con...”. Mặc, một quả tim yếu nhưng vẫn biết thương một gã nghèo như anh, quả tim ấy chưa đến nỗi hỏng. “Mày sẽ phải trả giá cho cái triết lý cùn này!” - Thụy, thằng bạn đồng niên đã cảnh cáo trước khi anh quyết định cưới nàng. Trớ trêu cho anh là lúc này Giang xuất hiện, một phóng viên mới tinh của tờ báo anh thường cộng tác, mới gặp lần đầu cả hai người đã cảm thấy nửa kia của đời mình vừa tìm thấy.

      Giang khóc trên vai anh: “Sao em không gặp anh sớm hơn được chứ!”. Anh cắn chặt môi: “Ừ... anh mới ký vào giấy đăng ký kết hôn hôm qua”. “Không thể nào khác ư anh?”. “Không, em hiểu cho, Trân sẽ chết nếu anh phụ cô ấy!”. Giang không tin, bắt anh dẫn đi ăn cơm bụi. Chỉ khi giáp mặt, tận mắt chứng kiến Trân mặt trắng bệch, ôm ngực thở dốc khi vừa thấy anh cặp kê với Giang, khay cơm bụi rớt xuống sàn tung tóe, Giang mới tin. “Đây là bạn của anh. Còn đây là vợ sắp cưới của anh”. Nghe lời giới thiệu công khai, Trân mới tạm thời qua cơn sốc. Nhưng trước vẻ đẹp thanh tao của Giang, Trân tỏ ra lúng túng vụng về tội nghiệp, đánh động lòng trắc ẩn của Giang. Nhưng nhìn vào mắt Giang, anh hiểu Giang vẫn hy vọng vào một biến động nào đó trong cuộc sống vợ chồng sắp tới của anh.

      Đêm tân hôn, hàng xóm chung quanh anh nhốn nháo bởi một ca cấp cứu lạ. Lạ là bởi những ca cấp cứu kiểu này chỉ xảy ra ở thời “Nam nữ thọ thọ bất thân”. Cũng may quả tim của Trân cũng dần quen với hạnh phúc quá đỗi ngọt ngào. Ban đầu cuộc sống vợ chồng anh khá dễ chịu. Trân vẫn quán xuyến quán cơm nhưng cũng dành thời gian chăm chút anh bằng tất cả sự hàm ơn và tình yêu cộng lại. Nàng không đòi hỏi gì anh nhiều. Nhưng anh thì có. Mỗi khi viết được cái gì, anh reo toáng lên: “Trân! Em xem này!”. Nàng đón bản thảo và đi xuống bếp. Anh nằm lim dim trên giường tận hưởng niềm vui của vận động viên leo núi vừa chinh phục xong một đỉnh dốc. “Em đọc xong chưa? Thế nào?” - Anh hồi hộp hỏi trước khi ngồi vào mâm cơm tương đối nhiều ca-lo, mà cái dạ dày nhỏ như trái quýt chỉ quen với cơm bụi và rượu đế của anh đâu cần như thế. Trân thành thật: “Em chưa đọc. Mà có đọc em cũng chẳng hiểu gì dâu”. Nàng len lén xuống bếp mang lên tập bản thảo đã lem nhem mỡ trộn lẫn nhọ nồi: “Hồi đi học em hay bị ngất, cứ đọc một lức là mắt hoa lên”. Anh thở dài sười sượi, vừa thương vợ, vừa xót xa cho đứa con tinh thần của mình không được đoái hoài.

      Nhưng Giang thì khác. Giang hồ hởi đón nhận tất cả những gì anh viết ra. Anh hồi hộp ngắm nhìn Giang đọc bản thảo của anh, khấp khởi mừng khi thấy khuôn mặt Giang giãn nở, lòng cuống thốn lên khi thấy cặp mày cong mảnh nhướng lên, cặp môi mọng hồng mím lại. Sau mỗi lần như thế Giang lại buông bản thảo nhìn anh đăm đắm: “Văn anh như có móng vuốt, mà em thích lối văn như thế. Lương tâm con người đang chai đi vì tham vọng, tiền tài. Phải cào bật nó ra cho rướm máu, đau một chút nhưng em tin con người sẽ sống nhân hậu với nhau hơn”. Chao ôi! Đối với người cầm bút, còn hạnh phúc nào hơn khi có người hiểu mình đến thế. Không kìm được lòng nữa, anh và Giang đã hẹn gặp nhau tại một quán cà phê.

      Cái quán khuất nẻo, mỗi bàn được cách ly nhau bằng những mảnh lồ ô ghép cùng những chậu cây kiểng tạp. Lần ấy, trước lúc ra về, anh đã lập cập cài lại cúc áo cho Giang, còn Giang cẩn thận dùng tay lau đi vết son mờ trên môi anh, tỉ mẩn nhặt những cọng tóc vương trên cúc áo len sờn anh thường mặc. Vậy mà về đến nhà anh đã sững người bởi câu hỏi của Trân:88

Mar 27, 2008

Thi trượt hay ăn nhầm?



Trong kỳ thi môn giải phẫu ở trường Y, vị giáo sư hỏi thi hôm đó thông báo là trong cặp của ông để các bộ phận cơ thể người. Mỗi thí sinh sẽ nhắm mắt thò tay vào cặp, nếu tóm trúng bộ phận nào thì phải nói đúng tên bộ phận đó. Một sinh viên lên, đưa tay vào cặp rồi nói:
- Tim! Lôi ra thì quả đúng là tim thật, thế là đạt. Một sinh viên khác:
- Gan! Lôi ra lá gan, lại qua được. Nữ sinh tiếp theo thò tay vào rồi reo lên:
- Hotdog! Giáo sư chột dạ, cau mày lẩm bẩm:
- Lạy chúa! Nếu em qua được môn này thì sáng nay tôi ăn bánh mì kẹp cái gì nhỉ?
1439

Mar 25, 2008

Lý lẽ



Hai đứa bé đang đọc cuốn sách "Cuộc sống của các loài vật". Đột nhiên cả hai nhảy ra khỏi ghế và chạy đến gặp bà nội.

- Bà nội, bà nội ơi, bà có thể sinh em bé được không ạ?

- Ồ các cháu yêu dấu, dĩ nhiên là bây giờ thì bà không thể sinh con được nữa rồi!

Nghe xong, cậu anh đắc ý quay sang nói với em:

- Thấy chưa, anh đã bảo với em bà là giống đực mà!1876

Hai lần thất bại



Một ông ngồi uống rượu kể với ông khách cùng bàn:

- Ông biết không, hai cuộc hôn nhân của tôi đều thất bại.

- Sao vậy?

Lần thứ nhất, vợ bỏ đi.

- Còn lần thứ hai?

- Vợ không chịu đi.
1330

Mar 24, 2008

Gàn có nòi



Mộ thằng bé lười học, ông nó bảo không được, đánh nó mấy roi. Nó khóc thét lên. Vừa lúc đó, bố thằng bé đi đâu về, thấy vậy nổi giận. Nhưng không biết làm thế nào, bèn cầm gậy tự đánh vào mình, vừa đánh vừa nói:


- Ông đánh con tôi thì tôi đánh con ông!


Người ông cũng phát khùng lên, bảo:


- À, mày đánh con tao thì tao treo cổ cha mày lên!


Rồi vội vàng đi thì dây thừng để treo cổ.

2581

Trả nợ



Một anh lúc sống công nợ nhiều quá, lúc chết xuống âm phủ, các chủ nợ đâm đơn xuống vua Diêm Vương kiện.


Diêm Vương tra sổ thấy quả như vật, mới bắt anh ta hóa kiếp làm trâu cày trả nợ. Anh ta van xin:


- Con vay chúng nỏ cả thảy có mười quan tiền, nhưng chúng nó cay nghiệt lắm. Chúng nó bắt nợ mẹ đẻ nợ con, lãi nặng, rồi nhập vào vốn, con trả bao nhiêu năm trời rồi mà vẫn chưa hết nợ. Nay hóa làm kiếp trâu, cũng không xong. Xin Diêm Vương cho con làm bố chúng, may mới trả hết nợ chúng nó được!


Diêm Vương ngạc nhiên hỏi:


- Thế nghĩa là thế nào?


- Làm kiếp trâu chỉ có hạn, còn làm bố chúng nó thì chẳng những phải lo lắng cho chúng nó suốt đời người, lúc chết, có bạc nghìn, bạc vạn, cũng để lại cho chúng cả. Lại còn một nỗi, chúng nó bóp hầu bóp họng người ta, người ta cứ gọi thằng bố chúng nó ra người ta chửi. Có như vậy thì may ra con mới trả hết nợ!

2552

Mar 23, 2008

Lá thư tình đầu tiên









Cô Mì mười tám tuổi. Ðến tuổi ấy, từ mùa xuân trở đi, đôi mắt người con gái trong thẳm và đen lay láy. Cô nhìn sang hai bên, con mắt lừđừ đưa nghiêng nghiêng. Ôi chao là say sưa. Miệng hoa chúm chím. Mỗikhi mỉm một nụ cười nhỏ, đôi má hây khẽ gợn lúm xuống hat nét vòng yêu.
Mì là cô gái đẹp nhất làng. Tất cả những người con trai đều công nhận thế. Vả anh nào cũng ngấp nghé muốn phải lòng. Nàng chẳng kiêu kỳ chi đâu, nhưng yêu được nàng cũng không phải là dư. Bởi vì nàng nhan sắc. Bởi vì nàng lại biết chữ nữa. Sự biết chữ của một người con gái ở làng Nghĩa đô quả là một tài hoa hiếm có. Nàng viết hộ thư những người hàng xóm. Nàng đọc truyện Hoàng Trừu vanh vách. Nàng thông thạo về đường tiểu thuyết lắm. Bởi vậy, đã xảy ra một chuyện tức cười về chữ nghĩa khó khăn ấy.

Có một người con trai khác xóm yêu Mì. Một bữa kia, chẳng biết làm thếnào, anh chàng đưa đến tay Mì một bức thự Mì đọc. Rồi Mì đi nói với các chị em bạn rằng: - Nó không biết chữ, nhờ ai viết cho cái thư,người ta lại hiểm, đi chép ở trong truyện ra. Truyện ấy tôi xem rồị Ðã dốt đặc cán mai, lại còn ti toe, chài sao nổi mình!

Và nàng chép miệng:

-Không biết chữ, nhục thế đấy!

Những lời nói chẳng hay cho người con trai nọ lọt ra ngoài và lan đi khắpngã ba, ngã bảy. Anh Cuông cũng rõ câu chuyện như mọi ngườị Nhưnganh còn biết rõ thêm hơn nhiềụ Bởi Cuông có cô Nghiên, cô em con nhàchú, là bạn thân của Mì. Một lần Cuông đã được nghe Nghiên đọcnhững lời thư kiạ Nó đọc từ đầu đến đuôi. Nhưng Cuông chỉ nhớlõm bõm thôi; thư hay lắm. Ðại khái có những câu rằng: "Mợ yêuquý của tôi ơi! Cánh hồng bay bổng, chim xanh tuyệt vời. Mành tươnglất phất. Gió đàn lung lay. Nỗi niềm ngậm đắng nuốt cay; ai ơi cóbiết lòng này cho không."

Những nghe mà cảm động. Thỉnh thoảng Cuông đọc lẩm bẩm trong miệng nhữnglời văn chương ấy. Cũng bởi rằng anh Cuông đã yêu cô Mì. Cuông làmột gã trai mới lớn. Tơ tình đương phơi phới nhẹ nhàng. Thườnganh vẫn được trông thấy Mì, mỗi buổi chiều, dù hai người ở cáchhai xóm. Chiều chiều, Mì sang chơi nhà Nghiên. Cũng chiều chiều, lúchoàng hôn đã đỏ sạm, mọi người đều rời khung cửi, Cuông ra đứngngẩn ngơ trước ngõ. Hư thoáng thấy cái thắt lưng lụa bạch của Mìphất phơ đằng đầu xóm, chàng đã đỏ bừng mặt, chân tay tự dưng líuríu lại. Và khi Mì đi sắp đến nơi thì Cuông lẳng lặng thụt dần vàotrong cuối ngõ. Ðể đến lúc Mì đã đi khỏi, Cuông mới nhô đầu racúi khom khom nhòm theo, nét mặt ra chiều đờ đẫn. Giá bấy giờ co aichợt đi đến trông thấy Cuông thì Cuông vội đứng ngay ngắn, hai taychắp ra đằng sau, mặt ngẩng lên trời, giả như đương đứng tơ mơnghe tiếng diều sáo vo vo trên caọ ấy, buổi chiều nào cũng tương tựnhư buổi chiều nàọ Nếu không có một sự gì mới mẻ khác chẳng biếtcuộc "tình duyên một vế" này còn kéo dài đến tận bao giờ!

Cuộc đổi thay vào sau những đêm có hát chèo bên làng hượng. Một hôm,Nghiên nói chuyện với anh Cuông:

-Cái hôm hát trò Lục-Vân-Tiên ấy mà. Em đi xem với chị Mì.

-ừ, lúc bấy giờ tao lẻn qua chỗ cửa đình chứ gì?

-Vâng. Lúc chị Mì thấy anh đi qua, lại bảo em thế này chứ: "Anhấy hay nhỉ?"

Cuông bừng người, thấy như đương rung từng đốt xương ống một. Anh hấptấp hỏi dồn:

-Sao, Sao thế?

-Em cũng hỏi lạị Chị ấy cười, bảo: "Anh có vẻ hay phạm. Chiều nàocũng đứng ngoài ngõ. Trông thấy em lại đi vàọ"

Anh Cuông ngơ ngác, lẩm bẩm chối bâng quơ:

-Quái nhỉ Quái nhỉ Tao có đứng ngõ đâu!

Nhưng trong lòng anh nghĩ khác. Trong lòng anh đương có hoa nở. Và anh đã tương tư cô Mì lên gấp trước mười lần rồi. Bởi vì như thế là côMì có chú ý đến anh lắm. Ðêm hôm đó và mấy đêm hôm sau, anh Cuôngnằm trằn trọc không ngủ được mấỵ Chính anh cũng chẳng muốn chợp mắt.Ðôi chốc, anh mỉm cười vớ vẩn. Anh nghĩ lập lý rằng:

-Thế là cắn câu rồị Bây giờ chỉ thả một cái thư là ăn thua ngayđấỵ Nhưng chết một cái, mình lại cóc biết chữ. Nó mà hỏi đến, mìnhmít đặc như cái anh cu kia thì bỏ xừ.

Cuông thở dài ở đoạn nàỵ Anh nghĩ lơ mơ, lơ mợ

-Có lẽ mình phải đi học chữ quốc ngữ!

Một ngày phiên chợ Bưởi, Cuông xách một con gà lên chợ bán. Con gà hưquá, ăn bún rất nhiều, mà lại đẻ trứng cách nhật, nên Cuông đem bántống nó đi Nó to xù xù, há mỏ kêu cục te cục tác cùng đường. Bángà xong, anh đến một hàng xén. Anh có ý tránh những hàng có cô gáingồi bán. Anh vào hàng một ông cụ già kèm nhèm mắt. Và anh mua mộtquyển "Lên sáu" năm xu. Anh thu gọn lỏn ngay quyển sách vào bụngáo, chẳng một ai nhìn thấy. Rồi anh ung dung về làng.

Cuông học chữ quốc ngữ liền từ tối hôm ấy. Thằng Tế là cháu anh, học tròlớp tư ngoài trường làng, dạy anh. Mỗi phiên, anh trả công thằng bémột xu, nó bằng lòng ngaỵ Bắt đầu anh lẩm nhẩm những chữ cái to thôlố - gọi là chữ cái có khác - một cách nhọc nhằn và hơi chán nản.Nhưng anh chỉ gắng, chịu khó vài bữa, đã học sang đến nửa vần bằng"ba be bê bi" rồi. Tối đến, dệt cửi đầu hôm xong, Cuông mang đèn ra ngoài hiên. Thằng Tế đã đợi sẵn ở đấỵ Anh ngồi xổm,chăm chú chỉ từng chữ, theo ngón tay trỏ của thằng bé. Học đuổinhau như vậy một lát. anh đã thuộc. Thằng bé đi ngủ, để anh ngồi lẩmnhẩm gật gù một mình. Khi đã thuộc kỹ, có thể gấp sách lại mà vẫnđọc được, anh mở vở ra. Anh nằm nhoài xuống, cong hai chân lên. Bútvà mực đã sẵn đấỵ Anh mắm môi, nheo mắt, nghiêng đầu tô từng cái"gậy" một. Hết hàng "gậy" này xuống hàng "gậy"khác. Cầm thì cầm úp ngòi bút xuống, chấm mực vừa phải và vạch chokhỏe. Nhiều khi tức ê ẩm cả ngực mà anh vẫn chịu khó nằm thẳng duỗira. Viết xong một trang, anh mới bò dậy, thở phèo một cái rõ mạnh, rồigấp sách lại, đi ngủ. Bao giờ trước khi đi ngủ, anh cũng nghĩ dếnnhững chữ nghĩa lủng củng, lôi thôi anh vừa học: "Nào t-a-ta,n-g-a-nga, lại n-g-h-e-nghẹ.." Và thể nào anh cũng tưởng tượnglan man đến một hôm nào đó, cái Nghiên đưa tờ thư của anh cho Mì.Cô nàng mở ra, vừa đọc vừa chớp đôi hàng mi. Anh không tư lự gì hơnnữa.

Anh Cuông rất chịu khó học. Nhưng anh giấu giếm cẩn thận việc học củaanh. Bạn bè không ai biết, anh lại càng kín đáo hơn đối với cáiNghiên. Bởi vì to đầu mà còn đi học, anh rất sợ xấu hổ, và nhất làsự bí mật đến tai Mì thì hỏng bét cả. Mùa đông đã sang những ngàycuối. Cuông ngồi học phải quàng chân lên tận cổ. Nhưng anh cũng sắpthành công rồi. Bởi anh đã có thể chúm nghoẹo mồm đi mà ậm ựcđánh vần đến u-i-cờ-lét-a-uya, đến u-i-cờ-lét-uê-c-h-uếch, rồị..Trong giấc ngủ, lẫn với bóng dáng hình ảnh cô Mì yêu quý, lòng anhxốn xang
hy vọng. Thế rồi, một đêm đầu mùa xuân. Cái không khíđầm ấm, cái phong thái nhàn nhã hãy còn phảng phất trong mỗi giađình. Cuông khuân sách vở, bút mực ra ngoài hiên. Nhưng tối nay khôngcó cu Tế. Anh ngồi gật gưỡng, ngả nghiêng cái đầu, mắt nhìn đămđăm vào ngọn đèn. Thoáng mơ màng một vẻ nghĩ ngợi rất xa xôi. Phải,anh Cuông đươmg có điều nghĩ ngợị Anh xếp băng tròn hai chân ngồinghiêm như ông Phật, qua hàng giờ im lặng. Rồi anh xé ở cuối vở ra mộttrang giấy. Anh đặt lên trên bìa sách, vuốt hai mép cho thực phẳng.Chàng từ từ nằm bò xuống. Cái bút chấm vào lọ mực tím, chàng cứ hýhoáy đưa ngòi bút. Chiếc ngòi bút sắt, bên ánh đèn, lấp loáng màumực, đưa đi theo dòng kẻ, như ngượng nghịu reo lên cồn cột vìđược gặp mặt tờ giấy trắng. Một chữ viết, lại ngừng. Một chữ viết,lại rụt rè xóa. Song Cuông đưa bút rất nắn nót, tề chỉnh. Có khi cốgắng và đam mê công việc quá, Cuông ngoẹo cổ, trợn lồi mắt lên, méolệch mồm để đẩy chữ "o" cho được thực tròn trặn. Mặt giấyđầy dần dần được ba dòng, rồi bốn dòng, rồi bốn dòng rưỡi thìanh buông bút xuống, bâng khuâng ngó ra ngoài vườn. Bấy giờ đãkhuya lắm. Vườn tre và vườn dừa láng một chút ánh trăng xế dịu dàng.Cuông cúi xuống, hai tay nâng tờ giấy, trầm ngâm nhìn mươi hàng chữnằm ngổn ngang, trong những đường kẻ xanh. Nhưng khi anh lắp bắp đọclại nho nhỏ thì mắt anh sáng lên. Những tiếng chữ lẫn với tiếng"ư", "a" bật ra miệng và cả ở đôi mắt, một cách rấtkhó nhọc, nhưng rất kính cẩn, thiêng liêng. Thành thử, những hàng chữxấu xí và bề bộn cũng được lây ít nhiều khí sống mạnh mẽ, trở nênquý giá và đẹp đẽ lắm. Anh Cuông đã đọc lại xong. ồ, đó là mộtbức thư ngắn - mà dài cho người viết - để gửi cho người yêu. Thưcủa Cuông gửi cho em Mì.

Thư rằng:

Em Mì ơi! bấy lâu nay tôi vẫn trộm nhớ thầm mong em lắm. Chẳng biết emcó biết cho không. Tôi viết thư này là chính của tôi viết cho emđấy. Em Mì ơi! gió đưa tờ giấy lên mây; gió đưa thư này bay đếnnhà em. Em mà bắt được em nên trả lời. Trăm năm xin quyết cùng nhauchung một lời vàng đá.

Nguyễn Văn Cuông viết thư.

Thực là một công trình ghê gớm của Cuông. Anh đọc lại một lần nữa, rồi hơ giấy lên ngọn đèn cho chóng khô mực. Bấy giờ anh mới cẩn thận gậplại làm tư, để vào trong quyển vở, đem nhét xuống gối đầu giường.Ðã vào canh một, gà gáy lên te te. Vừng trăng đã khuất hẳn.

Thế là Cuông cắm cuối học từ ngày vào mùa đông, đến ngoài Tết Nguyênđán thì viết được trọn lá thư đưa cho Mì. Nhưng lá thư tìnhđầu tiên ấy không bao giờ được gửi cho ai. Bởi vì, ngày đầu mùa xuân đó, cô Mì đi lấy chồng. Cô lấy chồng người bên làng khác. Tất nhiên là Cuông không hay biết gì trước. Cho đến khi cái Nghiên lại nói chuyện với anh thì đã muộn hẳn hoi rồi. Anh không thể dám oánai được. Bởi anh chưa có ai để mà oán hận.

Lá thư tình vô duyên nằm buồn thiu trong mép bím(*) anh được mấy hôm.Những nếp gấp đã lên nước mồ hôi mà đen xỉn lại. Một đêm, anhchâm đèn lên, kề tờ giấy vào ngọn lửa mà đốt đi. Ðôi mí mắt nặngxụp xuống.

Rồi mọi người xung quanh đều biết rằng tự nhiên mà Cuông thông thạođọc và viết nhoang nhoáng được chữ quốc ngữ.

Nhưng anh buồn lắm. Cả ngày anh chỉ giải khuây mối hận kín đáo bằng cáchđọc truyện Kim-Vân-Kiều.Một hôm, anh nói với cô em:

-Truyện Kiều hay lắm. trong ấy có nhiều câu buồn ghê!

Nghiên cười:

-Ðộ còn chị Mì ở nhà, chị ấy cũng thích đọc truyện Kiều. Hoài của,giá ngày trước em làm mối cho anh nhỉ!

1858

Tìm vợ



Tìm vợ


     Ba mẹ mất cũng hơn 5 năm, bây giờ ở nhà chỉ còn hai chị em. Chị Hai đã lấy chồng và có một cháu gái 4 tuổi.

Thân làm giáo viên, giảng dạy môn địa, ngoài mười sáu tiết trên lớp, thời gian còn lại trừ những lúc soạn bài, chấm bài ra, Thân chưa nghĩ ra cách dùng nó vào việc gì cho có lợi nhất. Đang dợm đi chơi với bạn, vừa ra khỏi cửa, Thân đã nghe tiếng chị Hai:

- Chiếc áo chị mới ủi sao không mặc? Ngoài bốn mươi mà còn chưa lấy vợ! Thầy giáo gì mà tóc tai dài thượt!

Tính chị vốn thế, việc quan trọng không phải là chiếc áo nhăn, mái tóc quá lứa hay phòng ngủ thiếu ngăn nắp mà là chuyện vợ con. Từ một lẽ khác, nên chuyện quần áo tóc tai, đồ đạc trong phòng; tất cả chị đều có thể gắn liền với bàn tay phụ nữ. Ba má mất sớm, hiện giờ chỉ còn hai chị em, lúc trước chưa có gia đình, ngoài vai trò làm chị dường như ở chị còn mang sự lo toan của người mẹ. Khi có chồng, gánh nặng trách nhiệm đối với gia đình riêng nên chị không còn có thời gian nghĩ đến em.

Có đôi lúc Thân nghĩ chắc chị Hai tưởng lấy vợ thì lập tức ngày mai tóc sẽ gọn gàng, quần áo sẽ thẳng tắp và phòng ốc tự nhiên sẽ ngăn nắp. Cứ nhìn gia đình chị thì khắc rõ: con cái lễ phép, quần áo tươm tất; chồng chị lịch sự sang trọng; nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Hàng xóm trông vào cuộc sống gia đình hạnh phúc của chị, ai cũng thèm thuồng. Đặc biệt không mấy khi thấy chị bàn đến chuyện tình cảm, chuyện tình yêu! Ôi tình yêu! Chị Hai lấy chồng không bắt đầu từ tình yêu. Qua mai mối, cảm thấy hợp là tổ chức đám cưới. Nếu cuộc sống vợ chồng chỉ có bấy nhiêu thì nhiều lúc Thân định nói với chị “em đang tìm ô-sin”.

Mỗi lần về nhà Thân hay nựng cháu Bo con chị Hai, con bé bụ bẫm dễ thương, đôi mắt đen láy, cá tính nhanh nhẹn hễ gặp là muốn ngồi xe đòi cậu chở một vòng rồi mới cho cậu hôn, lần nào cũng vậy, không được là nó mè nheo. Chỉ cần nựng cháu là Thân cảm thấy bao mệt nhọc sau những giờ lên lớp như biến đi đâu mất. Hễ thấy cậu cháu đi chơi là chị Hai lại nói trỏng: “Sao, chị sắp có em dâu chưa?”, chẳng biết có nghe hay không chỉ thấy Thân gật đầu, miệng ừ hử rồi lại lảng sang chuyện khác. Chẳng lẽ lại kể: “Ở trường em cũng còn nhiều bạn lớn tuổi hơn vẫn chưa vợ!”. Như thầy Hoàn dạy môn sử, năm nay đã bốn mươi ba cũng đang kiếm người nâng khăn sửa túi. Thầy Đoàn dạy thể dục năm nay ba mươi tám vẫn đang chờ... vợ. Một lần có ai hỏi thầy Hoàn để dành tiền đủ chưa, sao không ưng đại cô nào, kẻo cha già con cọc? Thầy nói ngay: “Tiền thì bao la, nhưng chưa lấy vợ được...!”, thầy ghé sát tai người bạn nói câu gì đó, rồi bỗng dưng ai cũng thấy hai người cùng cười to. Thân kém Hoàn một tuổi, nhưng khi trò chuyện đều gọi nhau bằng mày tao. Thân còn lạ gì câu nói nhỏ “đái còn ướt dép nói gì lấy vợ” của Hoàn, nghĩ đến đó Thân tự cười một mình mà chẳng ai biết Thân cười điều gì? Thân dạy môn địa, học sinh thường gọi là thầy địa, thỉnh thoảng khi các em nói chuyện với nhau có lúc gọi ông địa, nhưng mấy khi nó nói trước mặt thầy, dễ thường có nghe được chắc cũng vui! Chính số lượng giáo viên độc thân nam đếm trên đầu ngón tay nên ở trường các thầy dễ bị gán ghép với cô này cô kia. Chẳng hạn như ghép Thân-Thu, cô dạy môn giáo dục công dân, học sinh nói trại ra là giáo dục “cô dâu”.

* * *

Đang nằm dựa trên ghế hớt tóc chờ cạo mặt, Thân nghe cô thợ hỏi “anh thích nghe bài gì?”. Hớt tóc buổi trưa trong tiệm máy lạnh lại được nghe nhạc dễ làm cho người ta đi vào giấc ngủ. Thân định chọn bài Một cõi đi về hay Đâu phải bởi mùa thu nhưng lại nói “tùy em muốn cho anh nghe bài gì cũng được”. Lời hát của những bài nhạc ở đây phần lớn nó chia sẻ nỗi cô đơn, nó diễn tả đủ tâm trạng của các cô gái xa quê. Cô thợ vừa cạo mặt vừa nhoài người qua ngực Thân, bàn tay mát mẻ mềm mại vuốt căng da mặt, tay kia nhẹ nhàng lượn lưỡi dao. Thân ngửi được mùi kem thoa mặt, nhìn bộ ngực ẩn dưới làn cổ áo khoét hơi sâu nhấp nhô theo động tác cuối xuống, chỉ cần nhổm người lên một chút là môi đã chạm vào má. Khi hôn vào tình huống bất ngờ, lời đáp có thể nhận được một trong hai thái độ: giận dỗi hoặc đồng tình, khả năng thứ nhất xác suất rất cao. Nụ hôn phải mang thông điệp của tình yêu; phải có cái gì thương thương, nhớ nhớ thì chất ngọt ngào mới làm tăng ý nghĩa nụ hôn. Sợ sự tưởng tượng của mình đi quá xa, Thân nhắm mắt lại, trong trí hiện ra hình ảnh Thu, cô bạn đồng nghiệp dạy giáo dục công dân ra trường được hơn ba năm. Thu hai mươi bảy tuổi, khá đẹp, nước da trắng, nói năng hoạt bát, dáng người cao hơn Thân một chút. Khi đã yêu, lúc vắng là nhớ lắm, có những hôm không có tiết dạy Thân cũng vào trường cốt chỉ để nhìn Thu và ra về sau vài câu hỏi bâng quơ. Không hiểu hôm nay Thân trò chuyện với cô thợ cắt tóc hơi nhiều là để tự trách mình hay là giận Thu? Nhớ lại tình cảnh đi ăn kem lần trước, Thu cúi xuống hai tay nâng ly kem, gò má nghiêng nghiêng hây hây mọng đỏ, hy vọng sẽ đặt lên má em nụ hôn ngọt ngào. Ánh mắt em lim dim như sẵn sàng đón nhận nụ hôn đầu đời, trớ trêu thay hạt bụi nào chui vào mắt làm em chớp chớp, vừa khi Thân sắp được toại nguyện với nụ hôn thì Thu đưa tay lên dụi dụi mắt sau làn kính cận, cùng lúc khuỷu tay em thúc vào ngực Thân! Chẳng biết cái hạt bụi bay vào mắt Thu có thực hay không, nhưng cái cảm giác nhoi nhói đau ở vùng ngực Thân chắc không phải là ảo. Ở nhà lúc hôn bé Bo con chị Hai, Thân còn muốn cắn nó một cái vì nó dễ yêu làm sao! Còn sự chờ đợi được hôn Thu bằng tình yêu trai gái nồng nàn là cả một chương trình mà Thân đã lập từ lâu, xem như kịch bản ăn kem đã bị phá sản. Khác với lần trước, lần này Thu chủ động mời Thân lên phố đi dạo bộ. Thân đã sắm đôi giày gót cao model mới, khác với đôi giày thể dục quen với đôi chân đi bộ, lần này phải cao cao mạnh mẽ thể hiện tính cách đàn ông.

Còn Thu thì sao? Không lẽ dặn em đi đôi giày gót thấp để vừa tầm với mình, biết thế nào? Duyên con gái gắn liền với thời trang, cứ trông vào các cô người mẫu thì rõ, người cao cao, mình hạc sương mai, dáng đi uốn lượn nhấp nhô, bước chân nhún nhảy trên đôi giày cao từ sáu phân trở lên phải công nhận là đẹp. Thu đẹp, Thu cao, trang phục
phải thích hợp với kiểu người mới tôn lên vẻ đẹp của em. Yêu nhau, người ta cố làm cho vừa lòng nhau, riêng cái khoản sửa soạn cho đôi hia cũng đã chiếm mất nhiều thì giờ, chẳng nhẽ mình thấp mà bắt Thu phải theo mình, mới nghĩ đến đó Thân cứ trù trừ nửa muốn đi, nửa lại thôi. Hẹn đến nhà chở Thu đi, lần hẹn này Thân chẳng mấy hứng thú gì, so với lần trước, nó giả giả, gượng gượng làm sao! Cứ nhớ đi ăn kem mà Thân thấy quê quê, tức tức, may mà Thu vẫn vui vẻ. Ai có tật người đó giật mình, có phải Thân đang giật mình khi nghĩ đến chuyện cũ? Thu càng vô tư bao nhiêu thì Thân càng thấy mình xấu xấu bấy nhiêu, hôn người mình yêu đâu có gì phải lén lút. Phải chi Thu là cô thợ cắt tóc thì chuyện không đến nỗi nặng nề lắm, cùng quá lần sau Thân sẽ không đến, Thu dạy chung trường vào là gặp, ra là thấy bảo sao không ngượng không quê, chỉ cần hé ra một tí là cô giáo đỏ mặt.

Cuối cùng Thân cũng đến nhà chở Thu đi phố, gặp hôm mất điện không khí nóng bức Thân phe phẩy chiếc quạt thế nào làm tuột chiếc cúc áo ngực. Không lẽ để thế mà đi chơi, đâu có áo sẵn để thay, đành để em đứng khâu trực tiếp chiếc cúc trên áo. Càng vội càng lúng túng, tay Thu mất tự nhiên, muốn cho nhanh Thu dúi đầu vào ngực Thân ghé răng cắn sợi chỉ. Hơi ấm luồn lên đầu, Thân cúi xuống hôn lên trán em thì chiếc kẹp tăm nằm im trong tóc bí mật chui ra chọc ngay vào mũi đau điếng! Khi cô thợ hỏi “anh ngủ hay nghe nhạc”, lúc này Thân biết mình đã làm một giấc ngủ trưa say sưa trên chiếc ghế cắt tóc.

* * *

Đàn ông tuổi hườm hườm, tình yêu thì ít mà lo toan lại nhiều; vợ quá trẻ nhiều nhõng nhẽo, ít kinh nghiệm; chồng thấp vợ cao biết trong đời có mấy lần đi bộ song đôi. Lại thêm chị Hai lại kém mẹ Thu vỏn vẹn sáu tuổi, xưng hô thế nào đây? Cứ nhớ đến hai lần trước: một lần đau ngực, một lần đau mũi, Thân cảm thấy lo lo cho tình yêu mới chớm của mình. Quá tam ba bận, Thân định lần này mời Thu đi hát karaoke rồi nói thẳng ra chứ không chịu cái cảnh ỡm ờ khó chịu, còn chị Hai lần nào cũng khen: “Con nhỏ đó lễ phép, vén khéo, thích bé Bo lắm”. Thân chứ đâu phải bé Bo!

Thời kỳ nào cũng vậy, tình cảm trai gái bao giờ cũng lâm ly nhất, đẹp nhất và nhiều nước mắt nhất. Trên màn hình tivi, người con gái ngước lên nhắm mắt lại, hai tay quàng qua cổ người con trai, gã con trai xoay người cúi xuống hai tay vòng qua lưng đứa con gái và môi chạm môi... Xem đi xem lại trên màn hình cảnh hai ngươi hôn nhau, chợt nhớ tới Thu người Thân như tê đi, không biết đã đến mức độ yêu chưa sao cứ nhớ nhớ, lo lo. Không biết giờ này Thu đang làm gì, đang nghĩ đến ai? Có những tối không hẹn, chỉ vì nhớ mà Thân tìm cách đi chậm chậm ngang qua nhà Thu, thưởng thức mùi hoa hoàng lan. Tuổi tác chênh lệch làm cho dòng suy nghĩ của hai người có khoảng cách: Thu vô tư hồn nhiên, Thân lo xa cả nghĩ. Ai bảo đàn ông không ế vợ, ai bảo đàn ông dễ chọn vợ. Từ khi ý tưởng lấy vợ nhen nhúm trong Thân cũng là lúc mặc cảm chen vào. Thu cao ráo, xinh gái, con một, nhà khá giả, ba mẹ đầy đủ còn Thân mồ côi. Mặc cảm và tự ái là anh em sinh đôi, một khi vô tình chạm vào nỗi đau thì tự ái nổi dậy và sẵn sàng buông bỏ tất cả để còn chỉ giữ lấy một cái “tôi”, cho dù cái tôi ấy thấp bé, hèn mọn. Không lẽ cái tôi của người ta sinh ra chỉ để làm khổ lẫn nhau.

Mắt em nhìn màn hình, gương mặt đăm chiêu, một tay cầm micrô, một tay diễn tả tâm trạng theo lời nhạc, đôi chân nhịp nhịp trên sàn gạch. Nhấp một chút bia Thân có cảm giác như can đảm hơn, đặt nhẹ một tay thăm dò trên vai trần của Thu, em vẫn say sưa theo điệu nhạc “tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc”. Thân vẫn thường nghĩ: tình yêu không đến và cũng không đi, chỉ có sự thương, ghét hiện diện trong mỗi con người chúng ta. Tay Thân như muốn ghì mạnh hơn và vòng sang phía trái hôn nhẹ vào má em... Thời gian dần trôi, nhạc điệu vẫn còn phát ra trên máy, liếc mắt nhìn màn hình dòng chữ màu vẫn đang tô, sao không có tiếng hát? Thân lịm dần đi và chợt hiểu không phải chỉ có Thân đang hôn em mà còn có ai đó đang hôn mình!

Bây giờ Thân không còn nghe tiếng chị Hai phàn nàn về áo nhăn, tóc dài, phòng thiếu ngăn nắp mà nghe từ một tiếng nói khác, giọng quen thuộc với điệp khúc “giờ này mà anh chưa đi tắm!”.



Tác Giả: Tuệ Hải

60

Mar 22, 2008

Đã dậy sớm được rồi



John bị mất ngủ trầm trọng, cứ gần sáng mới thiếp đi, vì thế anh hay đi làm muộn. Các loại thuốc ngủ thông thường không có tác dụng với anh. Hôm thứ bảy, anh đi khám, bác sĩ cho một loại thuốc ngủ cực mạnh. Tối chủ nhật, trước khi đi ngủ, John uống thuốc rồi đặt đồng hồ báo thức cẩn thận, tự nhủ: "Ngày mai mình nhất định không đi làm muộn nữa!". Quả nhiên lần này anh ngủ rất ngon giấc. Khi tỉnh dậy vẫn chưa đến giờ làm. Anh thong thả thưởng thức bữa sáng rồi tươi tỉnh đi làm. Anh đắc chí bước vào phòng của sếp:
- Cuối cùng tôi cũng đã dậy sớm được rồi. Từ nay tôi sẽ không đi làm muộn nữa!
- Rất tốt!
- Sếp vỗ vai John mỉm cười nói
- Thế hôm thứ hai cậu đi đâu?
2306

Lỗi tại ai ?



- Chuyện gì đã xảy ra rồi phải không?

- Còn phải hỏi!

- Lỗi tại mày hay lỗi tại nàng?

- Thì hôm thi tốt nghiệp vừa rồi đó, nàng nói là đã đưa toàn bộ bài làm của nàng cho tao chép. Thế mà tao chỉ có 3 điểm, còn nàng lại 9 điểm (?!).
1621

Xin Được Một Lần Ngu






Ba Má tôi bảo tôi học yếu lắm, ông bà khuyên bảo tôi nhiều lần, rằng tôi hãy cố gắng học tập cho kịp bạn bè đặng khỏi sợ tụi nó chê cười. Mắc mớ gì cười, ai cười mình thì mình nhe răng cười lại, sợ gì. Tôi nhớ là hồi nhỏ tôi học cũng "đã" lắm chứ bộ, mà không hiểu sao càng lớn sức học của tôi càng gài số de.

Không phải tại chất xám của tôi tiêu hao đâu, đừng hiểu lầm, nó vẫn còn y nguyên một cục tổ chẳng trong cái đầu đa hệ của tôi đây nè, sờ còn thấy nữa là. Nhưng mà... khốn khổ thay, nó chỉ phát sóng những trò nghịch ngợm quậy phá thôi, còn nói tới chuyện học thì... stop, y như bắt lộn kênh, chất xám không hoạt động nữa, cho nên không có gì lạ khi điểm của tôi từ con vịt nở thành trứng rồi trứng ấp thành vịt, cứ như vậy nhà tôi đầy cả vịt, chúng sinh sôi nẩy nở đến nỗi tôi khỏi phải đi chợ luôn. Con đường học vấn của tôi... êm trôi, nếu không có một biến cố xảy ra. Số là hôm đó, sau khi tham khảo ý kiến của cả lớp, cô chủ nhiệm phán một câu xanh rờn làm tôi muốn... rởn tóc trán :

- Bắt đầu tuần sau em Vân sẽ kèm em Lâm học văn, còn các môn khác thì lớp tổ chức học nhóm, các bạn sẽ giúp đỡ, riêng Lâm em phải cố gắng để vượt qua các kỳ thi sắp tới để không phụ lòng các bạn.

Tự nhiên máu tự ái bấy lâu đã cất kỹ trong tôi, bây giờ nổi lên ngùn ngụt. Tôi ngu, tôi biết chớ, nhưng tôi không muốn ai nói thẳng ra như vậy (đau khổ lắm) mặc dù đó là... cô tôi. Đã vậy còn biểu tôi học với nhỏ lớp trưởng "linh hồn tượng đá" này (Nói thiệt nha, tôi "kết" nhỏ lâu rồi - Không phải kết mô đen đâu, đừng có hòng). Từ cái dạo mà sức học của tôi còn "oanh oanh - liệt liệt" kìa, bạn bè hay "cáp đôi" tôi với nhỏ, mà hổng biết nhỏ có biết trước tương lai tôi sẽ "liệt liệt tê tê" như vầy không mà nhỏ xổ một tràng nghe... ớn lạnh:

- Xì...ì...! ta mà dính với ổng thì chẳng thà ta... ở vậy nuôi ta còn hơn.

Hỏi vậy làm sao tôi có thiện cảm với nhỏ được chứ??!! Đúng là oan gia gặp oan gia. "Phen này ta sẽ rửa sạch mối nhục nam nhi mới được." Nghĩ vậy nên tôi cũng yên tâm đôi chút.

Buổi học đầu tiên. Tôi mang bộ mặt đằng đằng sát khí suốt buổi học. Nhỏ giảng mặc nhỏ, tôi ngồi nghĩ cách trả thù nên không hiểu nhỏ giảng hay dở thế nào. Nhưng chắc là chuẩn bị kỷ càng lắm nên trông mặt nhỏ đầy tin tưởng, nhỏ say sưa phân tích cái này giải thích cái nọ. Còn tôi, suy nghĩ cách trả thù không được nên tức mình đập tay xuống bàn. Rầm! tôi giật mình thu tay về và theo quán tính tôi giương mắt nhìn xem phản ứng của nhỏ lớp trưởng. Nhỏ nhìn tôi như nhìn người ở cung trăng và giọng nói vốn "nhẹ nhàng" của nhỏ cất lên:

- Nếu Lâm không muốn học nữa thì thôi. Thật uổng công cho cô và các bạn đã quan tâm lo lắng cho Lâm quá nhiều. Bộ Lâm tưởng tui thích kèm Lâm học lắm sao, chẳng qua vì phong trào của lớp và vì cô đã thuyết phục tui nhiều lần, chớ không thì... còn lâu. Lâm tưởng Lâm là ai chứ?

Tôi nhìn nhỏ sửng sốt, không ngờ hôm nay nhỏ lên lớp tôi nặng như vậy. Thần kinh tôi còn đang dao động thì đột ngột nhỏ hét toáng lên:

- Làm ơn động não dùm tui chút đi, cái đầu cứng ngắt như cái đầu cá khô.

Và rồi nhỏ với tay lấy mấy cuốn tập... ra về... còn tôi... ôi thôi... hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn... cỡ tôi là cùng. Tôi căm thù nhỏ hơn bao giờ, nếu nuốt nhỏ vào bụng được thì tôi cũng nuốt rồi. Tức muốn ói máu mà đành nuốt nhục vào lòng. Ráng nhịn đi, quân tử trả thù mười năm chưa muộn. "Rồi ngươi sẽ biết tay ta" tôi lẩm bẩm rủa nhỏ đủ để... mình tôi nghe, ngu sao để nhỏ nghe...

Nhưng trời còn thương người hiền không nỡ để tôi phải chờ đến mười năm mà ngay ngày hôm sau tôi đã có cơ hội trả thù... Hôm đó giờ toán của cô Trầm, cô có tiếng là nghiêm khắc trong giờ học, mà tôi biết thế nào nhỏ cũng xung phong lên bảng giảng những bài toán khó (lớp trưởng mà). Tôi chuẩn bị một miếng giấy cỡ... vừa đủ để thiên hạ nhìn thấy mà nhỏ không biết, rồi tôi viết vào đó mấy chử cho thêm phần sinh động. Và rồi giây phút phục hận của tôi đã đến.

Hí...hí...há...há... khì... Đủ giọng cười phát ra từ mấy chục cái loa mở hết volume của lớp tôi, khi nhỏ bước lên bảng. Cô Trầm và nhỏ ngạc nhiên quay nhìn xuống lớp, mắt cô nghiêm khắc nhìn lớp như cảnh cáo nhưng không làm sao ngăn được làn sóng âm thanh... êm dịu ấy. Còn nhỏ, mặt đỏ rần pha lẫn ngạc nhiên, nhỏ không phải ngạc nhiên lâu vì cô đã phát hiện ra tấm biển quảng cáo ghi ở lưng nhỏ với ba chữ to tướng : ĐẠI HẠ GIÁ. Tôi khoát trá chứng kiến phút giây quê độ mà nhỏ lớp trưởng nhận lãnh. "Đã bảo ngươi sẽ biết tay ta mà". Tôi chắc là nhỏ sẽ sửng bờm lên như sư tử Hà Đông... Nhưng không, nhỏ đi từ từ xuống lớp... ngồi xuống ghế,... đưa tay lên... và rồi... ôm mặt khóc. Tôi quá bất ngờ trước sự kiện này, nhỏ nổi tiếng là... nước đá mà. Tôi với nhỏ học chung hồi đó giờ chưa bao giờ thấy nhỏ mất khí thế như lần này. Vậy là... thánh thần thiên điạ ơi, tôi đã trả được nhục rồi. Cám ơn trời. Tôi khoái chí cười to hòa vào giọng cười của lớp... ha... ha...

- Tất cả im lặng.

Cô đập thước xuống bàn quát to. Lớp im re tôi sửa lại dáng ngồi và gương mặt cho có vẻ... nai tơ ngơ ngác, rồi tôi liếc xung quanh. Chà! ai cũng có vẻ ngây thơ, tay khoanh trên bàn ngoan như học trò cấp I.

- Ai bày ra trò này vậy?

Lớp tôi vẫn im phăng phắc. Nhỏ lớp trưởng thôi khóc, mặt gục xuống bàn, tự nhiên tôi thấy mình đùa hơi quá lố nhưng nhớ lại buổi học đầu tiên với nhỏ, máu nóng trong tôi lại nổi lên. "Ai bảo dám trêu vào tay ông, cho đáng kiếp". Tìm không được thủ phạm, cô giảng moran một hồi rồi... thôi. Tiết học tiếp diển nhưng dư âm vẫn còn vang vọng tạo thành những chuỗi cười khúc khích lâu lâu lại nổi lên. Hậu quả : một chử C đỏ chót cho tiết học và cô chủ nhiệm biết chuyện này đã buộc nghỉ hai tiết cuối để tìm cho ra kẻ nào đã làm ra cái trò đó, nhưng cuối cùng cũng không tìm được vì tôi đã ngụy trang khá kỹ bằng vẻ mặt "con nai vàng ngơ ngác".

Buổi học kèm tiếp theo. Tôi chắc là nhỏ không đến nên không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhỏ xuất hiện với vẻ mặt vui vẻ, tay cầm mấy quyển sách luyện văn. Suốt tiết học hôm đó không có chuyện gì xảy ra, nhỏ say sưa giảng bài cho tôi; còn tôi... suốt buổi học cứ ngớ ngẩn như người từ hành tinh nào ấy. Rồi những buổi học kèm trôi qua, khoảng cách giữa tôi và nhỏ ngắn dần lại, thân thiệt hơn và điểm học lực của tôi cũng khá hơn. Nhưng mỗi lần nhớ lại chuyện cũ lương tâm tôi không khỏi bị cắn rứt liên tục (mặc dù nó không có răng). Tôi mang mặc cảm tội lỗi ấy cho đến khi ch1254

Mar 21, 2008

Đừng đi bác sĩ



- Bác sĩ, xin ông cho tôi một lời khuyên, tôi bị mất ngủ.

- Trước khi đi ngủ, anh hãy ăn một trái táo hoặc uống một cốc sữa.

- Ồ, xin lỗi, nhưng năm ngoái, cũng tại bệnh viện này, ông đã khuyên tôi không nên ăn bất cứ cái gì trước khi đi ngủ.

- Đúng vậy, nhưng anh quên mất rằng chỉ một năm thôi, y học đã có những bước tiến vượt bậc rồi sao?



o O o


- Tình trạng sức khỏe của ông đang tiến triển tốt đấy. Còn chỗ chân trái đang bị sưng cũng không có gì đáng lo cả.

- Tôi cũng vậy, nếu chân trái của bác sĩ bị sưng thì tôi cũng chẳng lo gì cả.
1923

Mar 19, 2008

Bảng cửu chương



Ông bố hỏi cậu con trai:

- Dạo này, con học hành thế nào, thuộc bảng cửu chương chưa?

- Dạ bảng 2 gồm: Anh, Paraguay, Trinidad & Tobago, Thuỵ Điển bố ạ.

-!!!(?)
1575

Mar 18, 2008

Cô bé Quàng Khăn Đỏ và... các nhà văn (phần 1)



Với Mikhail Bulgakov

Ư-ư-ư-ư-ư-hư-hư-hư-ư! Hãy nhìn tôi đây này, tôi sắp chết cóng mất rồi. Xung quanh là khu rừng tăm tối đáng sợ, và chẳng có một linh hồn sống nào cả.

Ôi, mà cái mạng sườn của tôi mới đau nhức xiết bao. Thật là kinh khủng! Mà tôi có làm gì, có đụng chạm gì đến cái bà lão ấy đâu kia chứ, quỷ bắt bà ấy đi…

Tại sao mà tự dưng bà lão ấy lại đem tôi ra mà trụng nước sôi? Mụ phù thủy già … lại còn mù dở nữa chứ.

Tôi lang thang gần nhà bà lão ấy với hy vọng biết đâu kiếm được cái gì đó lấp đầy dạ dày, các vị biết đấy, cơn đói vốn không thích chờ đợi.

Còn bà lão ấy thì bước ra sân, nhìn tôi bằng con mắt mờ đục của mình và gọi như thế này:

- Meeo, meeo, meo … chắc bà ấy nghĩ là tôi là con mèo. Bà già ngốc nghếch… Tôi đến gần hơn một chút, thế là bà ấy hét toáng lên:

- SOOOÓI!!! và hắt lên người tôi cả nửa xô canh borts, cái thứ canh borts quỷ quái ấy, nóng như nước sôi, còn mùi vị thì mới tệ hại làm sao! Bà ấy định nấu làm thuốc diệt rận chắc?

Vâng, tôi cũng chẳng định che dấu gì cả - tôi định ăn tối bằng bà lão. Chẳng ngon lành gì đâu, tôi nói thật đấy, nhưng tình cảnh của tôi đâu cho phép tôi kén cá chọn canh. Thế còn bà ấy thì dội canh borts vào tôi!

Thôi đi bà lão, cũng phải có lương tâm một chút chứ! Thế mà cũng bày đặt là dân trí thức cơ đấy! Tôi nuốt cái bà ấy, tóm lại là như vậy. Chẳng có gì thú vị, phải nói thật là như thế. Đến bây giờ thấy vẫn còn sôi bụng, không tiêu hóa nổi …

Còn bây giờ … tôi lại trong rừng, chịu cái lạnh giá như thế này đây. Không biết trên đời này còn có sự công bằng nữa không?

Ôi! Ai kia nhỉ? Ai lại bị quỷ ám đi qua rừng trong cái lạnh cắt da như thế này?

Một thân hình bé nhỏ đi trên đường mòn! Một cô bé! Đội mũ đỏ! Trong tay của cô ta là một cái làn lớn. Hay nhỉ, thế cô ta cần cái gì đấy nhỉ?

Cô bé đến gần … Hình như là tôi có biết cô ta. Ồ, tất nhiên rồi! Đó là cháu ngoại của cái bà lão kia! Có lẽ là cô ta đang đi về phía nhà bà ấy. Haha, cô ta cũng thấy tôi và bước lại rất gần.

Thế đấy – chẳng sợ gì! Đứng, vuốt mõm tôi, lại còn nựng nịu nữa:

-Cún xinh … cún ngoan!

Tớ mà là con cún của cậu cái nỗi gì, đồ ngốc? Mà cái gì trong làn mới bốc mùi thơm phức làm sao! Cái gì thế nhỉ?

Bánh rán!!! Nhân thịt!!! Thế mới gọi là sống chứ! Cô nàng đem những thứ ngon lành này cho bà ngoại. Còn bà ngoại sẽ đãi cô bé tội nghiệp cái món canh ôi ấy! Mà không, bà sẽ không đãi đâu…

Này cô bé! Ngoan nào, hãy cho tôi những chiếc bánh rán này đi! Mẹ sẽ còn rán cho cô nữa, còn bà cô thì đâu có cần chúng làm gi! Không kể là bà ấy còn định đãi cô ăn cái thứ ôi thiu ấy! Ối trời ạ bố cô có mà ôm tôi lên tay mà nựng nịu, hôn vào chân trước, vuốt ve cái đuôi tôi vì tôi đã giúp ông ấy thoát khỏi một bà mẹ vợ như vậy! Giá mà cô bé biết, tôi, người vệ sinh viên của khu rừng này phải ăn đủ thứ tởm lợm như thế nào không …

Mà chẳng ai thèm cám ơn tôi gì cả!



o O o


Với Edgar Po

Một khu rừng già ảm đạm, quấn trong một chiếc khăn voan bí ẩn nghiệt ngã. Phía trên khu rừng là những đám mây của những sự bay hơi chứa đầy điềm gở. Dường như ta nghe thấy những âm thanh định mệnh của xiềng xích. Cô bé Khăn Đỏ sống ở bìa khu rừng đó, sống trong một nỗi sợ hãi huyền bí.



o O o


Với Ernest Hemingway

Người mẹ bước vào nhà, bà đặt một cái làn lên bàn. Trong làn là sữa, bánh mỳ trắng và trứng gà.

- Này, - người mẹ nói.

- Cái gì hả mẹ? Khăn Đỏ hỏi mẹ.

- Những thứ này này, – người mẹ nói, – con đem đến cho bà.

- Cũng được – Khăn Đỏ nói.

- Mà cẩn thận đấy, – người mẹ nói, – Sói.

- Vâng.

Người mẹ nhìn theo cô con gái mà tất cả mọi người đều gọi là Khăn Đỏ, vì cô lúc nào cũng quàng khăn đỏ cả. Người mẹ nhìn Khăn Đỏ bước ra, và khi nhìn theo cô con gái đang rời xa, mẹ nghĩ rằng để con gái đi một mình vào rừng là rất nguy hiểm; và bà lại nghĩ rằng Sói lại bắt đầu xuất hiện ở đó; và nghĩ đến đó, bà cảm thấy rằng bà bắt đầu lo lắng.
2468

Cùng Ngành



A: Là sinh viên thì cũng nên đi làm thêm, kiếm tiền ăn học!

B: Phải!

A: Mà cũng phải đúng ngành nghề mình đang học để làm, cho phát huy kiến thức!

B: Ðúng!

A: Cho nên, tao với mày đang học trường Giao Thông...

B: ... thì kiếm thêm bằng nghề... xe ôm!
1223

Mar 17, 2008

Chết Vì Cười



Thuở xưa, có cặp vợ chồng ông nhà giàu; một hôm đi chơi, mắc phải một trận mưa thật lớn. Vì không đem theo dù, nón; nhân thấy vắng người liền cởi hết áo quần để lên đầu che cho khỏi ướt và cho đó là vô cùng tiện lợi. Khi về tới nhà, ông chồng thấy bà vợ thỗn thện người trần như đứa trẻ mới sinh, mới cao hứng đưa tay bắt quàng lưng vợ và bắt chước như kiểu gà trống "Cục cục" gà mái.

Giữa lúc hai vợ chồng đùa giỡn, một anh chàng ghé lại trú mưa dưới mái nhà, trông thấy phá lên cười, rồi cười quá mà chết ngay tại chỗ.

Hai vợ chồng nghe động vội mặc quần áo lại. Người chồng chạy ra xem chuyện gì, thì ngay trước cửa có một xác chết nhăn răng ra.

Hoảng hồn, ông ta vội chạy đi trình lý trưởng.

Lý trưởng đưa việc lên huyện. Quan huyện sai lính về bắt hai vợ chồng lên hỏi và ghép vào tội tử hình vì đã giết người.

Hai vợ chồng van lạy kêu oan.

Quan huyện không nghe.

Hai vợ chồng kêu bẩm:

Dạ, thưa quan lớn, hay có lẽ anh này đã chết vì cười quá.

Quan huyện nghe nói, nhướng mắt lên tò mò hỏi "Sao". Ông nhà giàu kể lại đầu đuôi việc mình gặp mưa rồi diễn lại sự đùa giỡn với vợ ở trước mặt quan huyện và nha lại.

Quan huyện và nha lại thấy lố lăng quá ôm bụng cười, rồi cũng vì cười quá thành bị đứt ruột mà chết luôn.

Hai vợ chồng ông nhà giàu nọ nhờ thế thoát tội. Và thành ngữ "Chết cười" hay "Cười chết đi được" cũng do tích này mà phổ thông vậy.


2782

Mar 16, 2008

Người hà tiện mới thế!



Ai quá quắt hơn? Một anh chàng hà tiện lên tàu hoả không mua vé. Nhân viên kiểm soát phát hiện được bắt trả tiền, nhưng anh ta nhất định không chịu. Người kia liền xách vali của anh ta ném qua cửa sổ toa tàu.
- Đồ quá quắt!
- anh chàng hà tiện hét lên
- Ông lại còn ném cả thằng con trai tôi ra ngoài nữa hả?



Chưa gì đã sợ? Bốn anh chàng hà tiện quyết định đi uống bia. Khi tới gần quán, một anh chàng thở dài, không chịu bước tiếp.
- Kìa, Jonny, cậu không muốn ghé vào à?
- Muốn lắm, nhưng tớ không đem theo xu nào.
- Không sao! Cứ đi cùng chúng tớ, không ai bắt cậu uống đâu mà sợ!


Người hà tiện làm từ thiện Anh chàng hà tiện vừa tặng hội từ thiện một món tiền lớn. Nhưng hôm sau, có người đến gõ cửa nhà anh ta.
- Thưa ông, rất cám ơn về tấm séc, nó sẽ giúp chúng tôi làm được rất nhiều việc thiện. Nhưng tôi phải nhắc một điều mà có lẽ ông quên. Chắc hẳn ông đãng trí vì tấm séc ấy, ông chưa ký tên...
- Ông lầm rồi, tôi không đãng trí đâu. Chẳng qua khi làm những việc hào phóng, tôi muốn thật kín đáo... Nếu ông cứ bắt phải ký, tôi buộc phải giúp đỡ hội từ thiện khác vậy.
2127

Tiếng Sao Tiền Định





Em ước nguyện gì trong giấc ngủ
Khi hồn cẩm thạch chớm sang thu
Niềm đau không tuổi sâu tròng mắt
Cỏ dại sương phong xác ngục tù.

Bụi đỏ bờ vai, lưới nhện sa
Đường chiều mây loạn bóng hai ta
Trăng lên vầng trán thành hoang địa,
Đáy mắt xanh rờn ánh lửa ma.

Em có là em riêng của anh?
Cầm tay, thương khúc điệu chưa thành
Bài ca chuốt lụa vừa rung cánh,
Đã nghẹn hoà âm tắt vọng thanh.

Khuôn mặt thu xưa, kích thước nào?
Cỏ hoa gầy vóc dáng chiêm bao
Nhớ nhau mê hoảng ba chiều núi
Rừng lạc đường chim, biển gọi sao.

Anh nguyện cầu trong ánh mắt em
Cho tiêu xác bướm, lịm hồn chim
Non xanh biến dạng sau tà áo
Cuồng vọng mây trao, bọt sóng chìm.

Địa chấn phương nào, bão táp xưa
Còn dâng trong huyết quản sa mù
Kề vai mưa gió nhoà hoang đảo
Tình chết dần sau mỗi giấc mơ.

Thể xác ngày mai dứt hạn kỳ
Lìa thân gỗ mục lửa cuồng si
Hồn mê vọng tiếng sao tiền định
Nhập kiếp mây rừng anh sẽ đi.

Da thịt lên màu trăng dã thú
Em về phơi phới gió hàng mi
Vầng trăng khuyết sử tròn bao kiếp?
Hơi thở đầu tiên ước hẹn gì?

Tiếng hát đưa em vào thái hư
Niềm say vừa cạn hết ngôn từ
Càn khôn nếp trán mưa vần điệu
Nét chữ còn nguyên vóc khổ tu.

Khép chặt vòng tay, kỷ niệm ơi!
Bàn tay hoang phế lạ nhau rồi
Mắt sầu lửa bốc vai thần tượng
Vầng trán rêu xanh rụng mặt trời.
980

Lấy Chồng Đài Loan














Quê Bé Bảy ở Vĩnh Long, một tỉnh sông nước ở miền Tây. Muốn đến được nhà Bé Bảy phải đi một đoạn đường sông khá xa bằng ghe hoặc đò. Sông rất rộng, nước chảy siết, nhất là mùa lũ, nước ngập trắng xóa tràn cả vào nhà. Sinh ra và lớn lên ở miền sông nước, cũng như tất cả những người khác Bé Bảy bơi rất giỏi. Gia đình Bé Bảy có tất cả 9 chị em, đều là gái. Ba má đã cố gắng sanh con trai nhưng... có lẽ trời chẳng thương. Đến đứa thứ 9 thì ba đành phải chấp nhận cảnh một "đàn vịt trời" và không bắt má phải sanh thêm nữa. Người ta gọi những gia đình có 5 cô con gái là "Ngũ long công chúa," gia đình Bé Bảy thì có tới 9 cô công chúa vì thế không biết nên gọi là gì ? Chỉ cần nghe tên, khỏi nói cũng biết Bé Bảy là chị bảy trong nhà. Là một gia đình miền Tây Nam bộ chị Bảy tức là con thứ Sáu trong gia đình. Chị Hai và các chị Tư, Năm, Sáu thì đã có gia đình. Chị Ba mất vì căn bệnh hiểm nghèo khi mới 16 tuổi. Chị Hai, chị Tư và chị Sáu làm dâu bên nhà chồng. Còn Chị Năm thì từ ngày anh Năm bỏ đã hóa điên nên cùng Cu Tí trở về sống với ba má. Em Tám cũng như Bé Bảy đã nghỉ học và phụ ba má kiếm tiền. Em Chín, và em Út vẫn còn đi học. Gia đình Bé Bảy rất nghèo, ba má cực khổ suốt mấy chục năm trời làm lụng nuôi 9 chị em nhưng vẫn không đủ ăn. Nhà Bé Bảy chỉ có hơn 1 xào đất của ông nội để lại, ba má vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi tần tảo sớm hôm để có tiền nuôi mấy chị em bé Bảỵ Ở đây đã có điện từ lâu nhưng nhà Bé Bảy hầu như không có món gì sài điện, đôi lúc đèn cũng không dám mở vì không có đủ tiền trả tiền điện. Căn nhà nhỏ đã không không sơn phết lại nhiều năm trông thật cũ kỹ, mái ngói bám đầy rêu phong. Mỗi mùa mưa chị em Bé Bảy lại phải dùng đủ mọi thau chậu có trong nhà để hứng nước mưa. Cuộc sống nghèo khó đã khiến các chị em hòa thuận, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Trong nhà bây giờ Bé Bảy coi như là chị Hai vì các chị lớn đã có gia đình riêng. Học hết lớp 5 dù đã rất cố gắng nhưng ba má không kiếm đâu ra đủ tiền đóng tiền học. Bé Bảy và em Tám phải nghỉ ở nhà lo phụ ba má kiếm tiền nuôi các em ăn học.

     Cả xóm ai cũng nói trong nhà Bé Bảy là cô gái đẹp nhất. Bé Bảy cũng cao nhất nhà, nước da mịn màng màu nâu bánh ích. Mái tóc Bé Bảy từ nhỏ đã để dài, đen dày, óng mượt và thơm mùi hoa bưởi. Bé Bảy có nụ cười rất tươi và duyên dáng với chiếc răng khểnh và cả hai má lúm đồng tiền. Dì Tám cạnh nhà thường chọc Bé Bảy "người ta có một cái (ý nói hoặc răng khểnh, hoặc lúm đồng tiền) đã hốt hồn đàn ông, con Bảy có cả hai sau này đàn ông chết hết". Từ nhỏ Bé Bảy đã ý thức được rằng mình đẹp nên mới 14 tuổi đã biết điệu đà, thỉnh thoảng lại ngắm mình trong gương và cười một mình. Năm 16 tuổi Bé Bảy đã có rất nhiều chàng theo đuổi. Mỗi lần ra chợ phụ má bán rau và trái cây đều có người tình nguyện chở hàng dùm. Bé Bảy không để ý tới ai chỉ chú tâm vào việc giúp má buôn bán kiếm tiền.

     Bây giờ Bé Bảy đã 20 tuổi, ở quê tuổi này chưa lấy chồng đã được xếp vào hàng ế. Mỗi lần có người tới nhà coi mắt ba má lại muốn gả bé Bảy cho xong. Ba nói "Có con gái lớn trong nhà như có bomb nổ chậm". Nhưng Bé Bảy vẫn muốn ở nhà với ba má... vì mỗi lần nghĩ tới hoàn cảnh của Chị Năm là Bé Bảy lại muốn ở giá cho xong.

     Năm ngoái chị Liễu con bác Ba hàng xóm lấy chồng Đài Loan. Ở đây nhà nào cũng có hoàn cảnh nghèo giống nhau. Từ khi gả con gái , nhà bác Ba sắm sửa đủ thứ Ti vi, đầu máy, tủ lạnh,... Còn nhà thì trước đám cưới đã sửa lại thật khang trang: nâng nền, lót gạch bông, lợp lại ngói... mọi người ai cũng cảm thấy thèm muốn. Ba má không nói gì , nhưng Bé Bảy biết ba má cũng thầm mơ ước được như người ta. Ba má suốt đời làm lụng cực khổ và có làm tới chết cũng không bao giờ được như vậy. Đêm đêm Bé Bảy nằm nghĩ, thương cho cảnh nhà nghèo túng bấng, thương cho ba má đã già mà vẫn phải lam lũ, Bé Bảy thường khóc một mình. Bé Bảy muốn làm một cái gì đó để giúp ba má đỡ vất vả, lo cho các em ăn học tới nơi tới chốn.

     Xóm trên mấy đứa bạn cũng có cùng ý nghĩ như Bé Bảy thế là một ngày hè nóng nực Bé Bảy theo bạn dự tuyển để mong kiếm được một tấm chồng Đài Loan, mong đổi đời và giúp ba má, giúp gia đình. Ngoài Bé Bảy, chị Tâm, chị Tuyền còn có khoảng hai mươi mấy cô gái trạc tuổi Bé Bảy hoặc nhỏ hơn. Tất cả xếp hàng dọc như hồi còn đi học. Sau đó có người hỏi tên từng người một và ghi vào một cuốn sổ. Một bà Hoa Kiều to mập tới nhìn sát vào mặt từng người, bà ta độ trên dưới 50 tuổi, trắng xanh, đôi mắt một mí sụp xuống nhìn lom lom từng người một như muốn ăn tươi nuốt sống, như soi mói, xuyên suốt vào tận bên trong. Có người bà ta lắc đầu, những người này sẽ tách sang đứng hàng bên trái. Có người bà ta gật đầu có vẻ đồng ý, những người này theo hướng dẫn đứng qua hàng bên phải.

    Khi tới lượt Bé Bảy đôi mắt ti hí của bà ta như mở to hơn, sáng quắc. Cặp môi căng mọng đánh môi son đỏ chót của ba ta trề ra nở một nụ cười, bàn tay múp míp của bà ta bất ngờ nắm lấy cằm Bé Bảy hơi đưa lên cao một chút như để có thể nhìn rõ hơn. Bà ta cười khoái trá và vỗ bôm bốp vào lưng và mông Bé Bảy làm cô giật mình và lạnh toát sóng lưng. Bé Bảy thoáng nhíu mày tỏ vẻ khó chịu nhưng bà ta cũng không thèm để ý. Quay sang cô "thư ký" vừa cười vừa nháy mắt và nói "con này". Bé Bảy đã được chấm và đứng sang hàng bên phải ngay phía sau lưng chị Tuyền. Còn chị Tâm thì bị loại đứng hàng phía trái. Chị Tâm cùng khoảng mười mấy người khác kẻ thì buồn rầu, người tấm tức khóc. Chị Tuyền quay ra phía sau vừa cười vừa hớn hở nói với Bé Bảy

     - Bé Bảy, vậy là mình đậu rồi !

     Chị Tuyền không đẹp nhưng nhờ có nước da trắng như bông bưởi. Chị lại đã có chồng và có con nên ăn nói khá mạnh dạn. Chị Tuyền có dáng không cao, nhưng có nét đẹp riêng của "gái một con trông mòn con mắt".

     Hôm đó Bé Bảy về nhà mừng rỡ khoe với ba má. Ba má cũng mừng ra mặt. Ba không nói gì chạy ra sau nhà bắt một con gà mái nấu cháo và kêu chị em Bé Bảy chèo xuồng tới nhà chồng chị Hai, chị Tư và chị Sáu, mời anh rể và các chị về ăn cơm chung vui với gia đình. Bé Bảy không biết mình đang vui hay đang buồn, nhưng trong lòng cảm thấy lo lắng không yên. Cô có cảm giác mình sắp phải xa ba má, xa các chị em, xa cái miền sông nước mà Bé Bảy đã sinh ra và lớn lên.

     Hai ngày sau bà Hoa Kiều - nghe cô "Thư Ký" gọi là A Kíu và cô "thư ký" tên A Hoàng cùng hai người đàn ông nữa tìm tới nhà Bé Bảy. Họ bàn bạc , thì thầm với ba má ở nhà trước. Bé Bảy băm rau muống cho heo ăn ở nhà sau, thỉnh thoảng lại ngừng lại nghe ngóng xem họ nói gì. Họ đi rồi ba má kêu Bé Bảy lại và nói:

     - Ba Má đã đồng ý với họ rồi. Con sẽ ở nhà hết tuần này, thứ hai tới tập trung ở ngoài huyện người ta sẽ đưa mấy đứa lên Sài Gòn.

     Bé Bảy không nói gì cả chỉ gật đầu. Bé Bảy cố nén để nước mắt đừng trào ra. Cô đang nghĩ không biết cuộc đời mình sẽ trôi về đâu và sẽ như thế nào khi phải sống thiếu vòng tay đùm bọc của ba má và xa mãi mãi cái miền quê sông nước này. Nhưng nghĩ tới ba má, nghĩ tới các em, nghĩ tới gia đình , Bé Bảy lại tự nhủ phải vui mới phải ,vì mình sắp làm được một việc lớn để trả hiếu.

     Sáng thứ hai, Bé Bảy diện bộ đồ đẹp nhất của Chị Sáu cho. Ba chèo xuồng đưa Bé Bảy ra huyện. Chị Tuyền cũng có mặt và một vài người đang đứng lố nhố bên bến sông. Hôm nay trông chị Tuyền rất đẹp, môi chị còn đánh chút son, nụ cười tươi roi rói. Chị Tuyền có đứa con gái 2 tuổi, chồng chị Tuyền chết khi con chị chưa đầy 1 tuổi. Đứng cạnh chị Tuyền là ba má và con gái của chị. Bé Bê vô tư cười nói, nó không hề biết mẹ nó sắp xa nó đi lấy chồng. Ba cũng đứng bên cạnh Bé Bảy. Má ra chợ từ sớm, Bé Bảy biết má không dám đưa tiễn Bé Bảy, vì má không chịu nổi cảnh chia ly. Mọi người đã đến đủ. Bà A Kíu và cô A Hoàng cũng có mặt. Một chiếc xe mang biển số 51 cũng đang đứng chờ gần đó. A Hoàng bắt đầu điểm danh. Ba Bé Bảy quay sang nói với con.

     - Thôi con đi mạnh giỏi nghen , nhớ cẩn thận và giữ gìn sức khoẻ. Ba má trông chờ tất cả ở con.

     Nói xong, chưa kịp nghe Bé Bảy trả lời Ba đã vội vã quay đi. Bé Bảy biết ba đang cố kìm nén không cho Bé Bảy thấy những giọt nước mắt. Ở cái miền sông nước đi lại rất khó khăn này, mọi người sinh ra và lớn lên chẳng đi đâu xa, và không bao giờ đi đâu ra khỏi huyện , vì vậy cảnh chia ly như thế này thật hiếm và khiến cho người ta cảm thấy là một mất mát lớn. Một vài gia đình khác có mặt đưa tiễn con gái cũng bùi ngùi, có người đã không kiềm được nước mắt. Bé Bê con chị Tuyền khóc thét khi thấy mẹ nó sắp rời xa nó, nó chưa bao giờ phải xa mẹ. Má chị Tuyền vừa khóc vừa ẳùm con bé đang giãy đành đạch. Chị Tuyền cũng không còn vui cười hớn hở như hôm trước và hồi sáng nữa mà cũng giọt ngắn giọt dài ướt đẫm hai má. Bé Bảy nhìn theo bóng Ba gầy gò lê bước xuống xuồng vội vã như trốn chạy. Bé Bảy nhìn xuồng Ba chông chênh trên mặt nước và trôi xa dần ra giữa sông, nước mắt chợt trào ra làm cảnh vật trở nên mờ nhạt nhòa trong dòng lệ. Bà A Kíu thét mọi người mau chóng lên xe:

     - Mau lên xe đi, khóc lóc hoài, sắp giàu sang rồi cười tươi lên. Mặt mày ủ rũ như đưa đám vậy ai mà thèm.

     Bé Bảy ngồi chung với Chị Tuyền, chị Tuyền vẫn khóc, có lẽ vì nhớ bé Bê. Bé Bảy nhìn ra bên ngoài cửa sổ xe. Cảnh vật quê hương thân thương đang lùi dần về phía sau. Nước mắt lăn dài trên má... Cả xe không ai nói lời nào, bà A Kíu đã ngủ và ngáy đều đều. Thỉnh thoảng lại có tiếng nấc của ai đó cùng với tiếng hỉ mũi sụt sịt. Vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ xe, Bé Bảy nhớ tới ba má, nhớ tơi cảnh lưng ba ướt đẫm mồ hôi dưới cái nắng gay gắt của những trưa hè quần quật cuốc đất. Nhớ tới khuôn mặt gầy gò của má ướt mồ hôi ngồi giữa trưa nắng ngoài chợ bán mớ rau kiếm chút tiền đổi gạo nấu cơm. Bé Bảy gạt lệ quay sang chị tuyền nói:

     - Tuyền ơi, sắp đổi đời rồi, đừng khóc nữa. Mai mốt có tiền gởi về cho ba má và các em bớt khổ, phận tụi mình như thế nào cũng được mà...

     Hơn 6 tiếng đồng hồ ngồi trên xe, cuối cùng thì cũng đến một khu phố sầm uất ở quận 5. Mọi người đã tỉnh hẳn, quên cả buồn ngủ và mệt mỏi khi nhìn thấy Sài Gòn hoa lệ. Ở đây nhà cửa san sát và cao ngất không như ở miệt sông nước quê Bé Bảy. Ngoài đường xe cộ và người đông đúc chạy ngược chạy xuôi như những đàn kiến. Xe ngừng, mọi người được hướng dẫn mang hành lý đi vào một con hẻm sâu và phân ra ở hai nhà nhỏ sát nhau. Cạnh đó cũng có rất nhiều nhà và cũng có những cô gái cùng cảnh ngộ đến từ các tỉnh khác ở miền Tây. Chiều hôm đó một người phụ nữ mang một bao quần áo màu sắc sặc sỡ đến từng nhà yêu cầu mọi người thử xem ai vừa cái nào thì chọn mỗi người một bộ. Những bộ quần áo lạ lẫm mà những cô gái quê mùa như Bé Bảy chưa bao giờ nhìn thấy, nó thiếu trước, hụt sau, lủng chỗ này, khoét chỗ nọ. Các cô lay hoay thử và phì cười vì không biết mặc vào bằng cách nào. Cô nào cũng e thẹn đỏ mặt vì những mảng da thịt không đủ che bởi thứ quần áo thiếu vải đó. Bé Bảy cao nhất nhưng cuối cùng cũng chọn được một bộ đầm vừa ngắn vừa hở hết phần ngực. Mọi người đều trầm trồ khen Bé Bảy đẹp quá.

     Hôm sau các cô lại được ba người phụ nữ dắt ba nhóm đi xe ôm tới một ngôi nhà lầu 5 tầng ở trung tâm thành phố. Có lẽ là khách quen nên người phụ nữ dắt các cô lên thẳng lầu 3, nhóm của Bé Bảy có 6 người. Hai người một được đẩy vào một phòng kín. Một cô nhân viên còn khá trẻ yêu cầu họ thay quần áo. Bé Bảy và chị Tuyền ngơ ngác và lo sợ không biết họ định làm gì mình, cuối cùng cô nhân viên nói:

     - Mấy chị thay đồ ra đi, không sao đâu , chút nữa em sức thuốc và chỉ sau hai tiếng đồng hồ da các chị sẽ trắng mịn như da em bé.

     Bé Bảy và chị Tuyền nhìn nhau, cả hai đều thở phào. Và sau hơn hai tiếng đồng hồ bôi trét đủ mọi thứ lên toàn thân. Sợ nhất là chất gì màu trắng vừa hôi như mùi thuốc tẩy vừa ngứa không chịu nổi. Cuối cùng thì công nghệ tẩy trắng toàn thân cũng hoàn tất. Cô nhân viên xúyt xoa:

     - Mấy chị thấy không trắng và mịn đẹp hơn nhiều...

     Bé Bảy nhìn chị Tuyền rồi lại nhìn mình. Đúng là có trắng hơn và mịn màng hơn thật. Cả hai cũng cảm thấy vui vui và chợt hiểu ra rằng đây là khâu chuẩn bị, khâu "tân trang" để biến những cô gái đồng quê chân chất đẹp mượt mà hơn bởi công nghệ làm đẹp. Sau đó các cô được hướng dẫn mỗi người nằm trên một chiếc giường êm ái, lại một cô nhân viên khác giúp họ rửa mặt và bắt đầu qúa trình tẩy da chết, đắp mặt nạ chăm sóc da... Đến chiều họ lại được đưa về phòng. Tất cả mọi người đều cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn sau một ngày đi tân trang sắc đẹp.

     Hôm sau họ lại được dắt tới một tiệm cắt uốn tóc. Hết nhuộm đủ màu, lại uốn và sấy, chải tạo kiểu... Cũng xế trưa các cô mới được dắt về phòng. Vừa ăn trưa vừa khen nhau đẹp, thì bà A Kíu tới, hôm nay bà ta có vẻ vui vẻ và thân mật hơn:

     - Ngày mai sẽ có người tới chỉ có mấy cưng cách đi đứng, cách cười chào. Ngày mốt nghỉ xả hơi một ngày. Sáng Chủ Nhật làm ơn thức sớm và thay đồ đẹp. Khoảng 8 giờ sẽ có chuyên viên trang điểm tới trang điểm cho mấy cưng và 10 giờ thì đi "biểu diễn"

     Nói xong bà ta ngắm nghía lại từng người có vẻ rất hài lòng và đi ra khỏi phòng. Đúng như bà A Kíu nói hôm sau có một người đàn ông và một người phụ nữ tới hướng dẫn cho các cô cách đi đứng giống hệt như các người mẫu trên sàn diễn thời trang vậy. Các cô đã quen với việc tất bật kiếm sống, quen với những bước đi vững chãi khoẻ mạnh và vội vàng, tất bật thì nay phải thay đổi tướng đi, phải tha thước ẻo lả, uốn éo như con rắn, phải ưỡn mông, ưỡn ngực, hóp bụng, nín thở và mặt lúc nào cũng phải tươi cười. Khổ nhất là khâu mang giày cao gót cứ trẹo tới trẹo lui muốn trật cả chân.

     Cuối cùng thì giờ phút quan trọng nhất cũng đến. Đêm hôm đó, vì hồi hộp hầu như không cô nào ngủ được, họ lo lắng hồi hộp suốt đêm. Đúng 8 giờ có ba "chuyên viên makeup" tới, họ tỉa lông mày và trang điểm rất kỹ lưỡng cho từng người. Sau đó những người đã chuẩn bị xong được dắt ra xe taxi và được đưa đến một nơi khác. Ở đây như một cái chợ. Có rất nhiều cô gái quê như Bé Bảy và chị Tuyền, cô nào cũng được ăn mặt và trang điểm xanh đỏ thật lộng lẫy, họ xếp hàng và đi ra từng tốp chậm rãi... ai cũng cố gắng đi thật yểu điệu như bài đã học cách đó vài hôm. Một căn phòng rộng bày những hàng ghế dọc hai bên. Có khoảng mười mấy người đàn ông đứng ngồi lố nhố, già có, trẻ có, ốm có, mập có, cao có, lùn có , có người còn bị tật chân phải chống nạng. Họ xí xa xí xồ với nhau bằng thứ ngôn ngữ mà Bé Bảy chưa bao giờ nghe thấy. Bé Bảy quan sát hết lượt và nhìn thấy A Kíu và A Hoàng đang đứng xen lẫn trong đám đàn ông Đài Loan vừa cười vừa nói rôm rả. Bé Bảy siết chặt tay chị Tuyền, tay cô lạnh toát. Cô cảm giác tay chị Tuyền cũng đẫm mồ hôi, cả hai đều qúa hồi hộp chờ đến lượt mình, trống ngực đập thình thịch liên hồi.

     Tới lượt mình, Bé Bảy giật thót mình khi có ai đó vừa đẩy mạnh vai vừa nói mau đi ra đi. Bé Bảy luống cuống bước đi như kẻ mộng du, quên cả bài học ưỡn mông, ưỡn ngực, nín thở, hóp bụng. Tim đập liên hồi Bé Bảy xuýt ngã nhào ra phía trước vì chân này vấp phải chân kia. Ra đên giữa "sân khấu" như 4 cô nữa trong tốp Bé Bảy bình tĩnh đứng lại vừa xoay mấy vòng, vừa cố nở một nụ cười gượng gạo. Có lẽ được chọn ngay, vì khác những cô kia, Bé Bảy được đưa vào bên trong, không phải biểu diễn nhiều vòng nữa. Người ta đưa Bé Bảy và 2 cô nữa về lại chỗ ở, trong đó có một cô bé mới 18 tuổi rất xinh xắn cùng phòng với Bé Bảy. Chị Tuyền không may mắn vì chưa có ai chọn nên chưa được về. Chiều hôm đó trở về chỗ ở trông chị phờ phạc và mệt mỏi, gương mặt tỏ rõ nỗi thất vọng. Sáng hôm sau chị Tuyền lại đi lần nữa và đến trưa chị đã về vui cười hớn hở.

     - Cám ơn Trời Phật, tao đậu rồi Bé Bảy ơi ! Chị la toáng lên mừng rỡ khi chưa bước chân vào đến phòng.

     Ở cùng phòng với Bé Bảy có 12 người thì có 7 cô không được chọn sau khi đã đi "biểu diễn" ba ngày liên tục. Những người này nghe nói sẽ bị trả về quê và phải trả lại toàn bộ chi phí ăn, ở , đi lại và các chi phí "tân trang" sắp đẹp, quần áo , trang điểm,... Thật khổ cho họ vì mộng đổi đời tan vỡ mà còn bị mang nợ. Nếu gia đình nào khá giả hoặc vay mượn được đủ số tiền trả nợ thì họ được về quê. Còn gia đình nào không lo nổi số tiền trả nợ thì phải ở lại Sài Gòn làm việc cho đến khi trả hết nợ. Đa số các cô trong hoàn cảnh này sẽ bị dụ dỗ vào con đường mại dâm. Bé Bảy, chị Tuyền và 3 cô khác cùng phòng được đưa tới nơi ở mới khang trang, sạch sẽ hơn. Ngay hôm sau các chú rể Đài đã đến gặp các cô dâu tương lai. Người chồng tương lai của Bé Bảy là một người đàn ông khoảng 45 tuổi, vừa mập lại vừa lùn, miệng ông ta luôn nhóp nhép nhai trầu và nhổ một thứ nước đỏ quạch như máu vào một ly nhựa. Bé Bảy cảm thấy lợm giọng vàkhông dám nhìn ông ta. Tim cô vẫn đập liên hồi và lạnh toát rùng mình mỗi khi ông ta đặt bàn tay ngắn ngũn, no tròn như nải chuối sứ vào lưng Bé Bảy. Chú rể của chị Tuyền chính là người đàn ông có nước da tái, cao gầy và chống nạng mà Bé Bảy đã nhìn thấy hôm đi "trình diễn". Chị Tuyền có vẻ thất vọng, mặt buồn so, nhưng không thể thay đổi được gì. Bé Bảy có cảm giác cái nơi ra mắt và "trình diễn" để các chú rể Đài Loan chọn cho mình một cô dâu, như là một cái chợ buôn người không hơn không kém. Và cái chợ đó đã hoạt động xôm tụ công khai giữa lòng thành phố.

     Chồng tương lai của Bé Bảy có vẻ rất bận rộn, ông ta liên tục có điện thoại và nhóp nhép nhai trầu vàhút thuốc. Bỏ điện thoại xuống lại nói huyên thuyên với bà A Kíu. Họ trao đôi gì với nhau, Bé Bảy không thể hiểu. Hôm sau nữa ông ta cùng với bà A Kíu dắt Bé Bảy về nhà. Vì không được báo trước nên ba bá Bé Bảy đều không có nhà. Bé Bảy và em Út vội chạy đi kêu ba má về và họ lại ngồi ở nhà trước bàn bạc với nhau. Lần này không phải băm rau muống cho heo nên Bé Bảy đã nghe ngóng toàn bộ câu chuyện. Họ đưa trước cho gia đình Bé Bảy một số tiền để chuẩn bị đám cưới vào ngay tháng sau gồm tiền quét vôi lại nhà và làm tiệc cưới.

     Họ đi rồi Bé Bảy từ nhà sau chạy lên vừa khóc vừa ôm chặt tay má. Má cũng rưng rưng. Ba Bé Bảy bình tĩnh hơn:

     - Có gì đâu mà khóc, thằng đó hơi già một chút nhưng giàu có. Cô Kíu nói nó là ông chủ ở bển. "Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài," già nó mới thương yêu, chiều chuộng. Má con mày cạn nghĩ quá. Thôi vô nhà rửa mặt đi rồi lo công chuyện, 1 tháng mau lắm coi chừng không kịp đâu.

     Một tháng chờ đến ngày đám cưới sao mà trôi qua vùn vụt. Bé Bảy thay vì vui và mong sớm về nhà chồng như các cô dân khác thì lại lo lắng âu sầu, đêm nào cũng mất ngủ và mơ thấy những giấc mơ khủng khiếp. Mới có 1 tháng mà trông Bé Bảy khác xưa, trầm lặng, ít nói, lúc nào cũng như người mất hồn. Cuối cùng thì ngày cưới cũng đến. Nhà cửa được quét vôi lại. Ngói cũng được thay những viên nứt, bễ. Nhà cửa cũng được trang trí từ cổng vào đẹp và trang trọng hơn hẳn đám cưới các chị của Bé Bảy. Nghe bà A Kíu nói chỉ tổ chức đại khái ở đây để chụp hình quay phim thôi, mai mốt qua đó sẽ tổ chức lại linh đình hơn nữa.

     Đúng 11 giờ Chú rể tới, đàn trai không có ai, vẫn bà A Kíu, cô A Hoàng và một số người khác. Họ cũng chuẩn bị qủa và xính lễ như một đám cưới truyền thống. Đám cưới có vẻ đầy đủ hơn những đám cưới khác ở quê Bé Bảy, nhưng sao mà buồn bã như một đám ma. Ăn xong mọi người đều vội vã ra về chứ không ngồi lại ăn nhậu chuyện trò đến khuya vì cô dâu ngay sau buổi tiệc phải theo chú rể về Sài Gòn. Vẫn Ba đưa Bé Bảy ngược dòng nước chèo xuồng qua sông như lần trước. Nhìn những cánh lục bình trôi trên sông, mắt Bé Bảy cay cay vànhạt nhòa lệ , chợt nghĩ đời mình chẳng khác gì những cánh lục bình không biết trôi về phương nào. Cái xóm nghèo, thưa thớt những mái nhà thấp lè tè phủ đầy rêu phong đã dần xa khuất sau những bụi cây um tùm mọc bên sông. Lúc nãy Bé Bảy đã không dám nhìn cảnh má và các chị đứng bên chiếc cầu bắc từ vườn nhà ra sát mé sông để cột ghe. Bé Bảy sợ nhìn thấy những giọt nước mắt nóng hổi chảy ra từ đôi mắt nhăn nheo đầy những vết chân chim, dấu tích của thời gian, của những năm tháng cơ cực hy sinh tất cả cho đàn con của má. Người đàn ông được gọi là chồng ngồi ngay bên cạnh Bé Bảy, miệng vẫn nhóp nhép nhai trầu, thỉnh thoảng lại nhoài người ra bên ngoài phun phì phì xuống dòng sông chất nước đỏ quạch gớm ghiếc.

     Lên đến bến sông vẫn bóng ba gầy gò lưng đã cong cong bước xiêu vẹo dưới bóng nắng xế chiều. Không kềm được nước mắt như lần trước, mắt ba đỏ hoe, ba vội lấy tay áo quẹt giọt nước mắt vừa lăn dài ra khỏi cái hố mắt sâu hoắm nhăn nheo. Ba không dặn dò gì cả vì cả đêm qua ba và má đã nói chuyện rất nhiều với Bé Bảy. Ba chỉ choàng vai ôm chặt Bé Bảy như hồi còn bé và vỗ vỗ nhẹ vào vai như vỗ về con gái. Người được gọi là chồng nắm tay Bé Bảy kéo đi về phía chiếc xe màu trắng phủ đầy hoa. Vừa bước đi theo chồng Bé Bảy vừa ngoảnh mặt lại nhìn theo bóng ba đang đứng bất động nơi bến sông. Bé Bảy òa khóc và gọi lớn Ba ơi !....

     Những người dân bên sông dứng nhìn theo cô dâu xinh đẹp lên xe theo chồng, kẻ chê, người khen... Theo chồng bước lên xe, Bé Bảy cúi gầm mặt không dám nhìn ai. Chiếc xe đưa dâu lộng lẫy đưa Bé Bảy xa dần vùng quê sông nước, nơi mà Bé Bảy đã sinh ra và lớn lên, nơi đã nuôi nấng và ôm ấp cả tuổi thơ không sung sướng đầy đủ, nhưng hồn nhiên một màu tinh khiết.

     Người ta đưa Bé Bảy đén một khách sạn ở một con đường nhỏ gần Nguyễn Tri Phương, cái khách sạn không lớn lắm nhưng cũng khá sang trọng. Một phòng cưới được trang hoàng khá công phu. Trước cửa phòng được trang trí bằng những chữ Hoa và khung vải màu đỏ rực rỡ. Bé Bảy thẫn thờ như người mất hồn cùng chồng bước vào phòng, nước mắt vẫn lăn dài trên má.

     Chồng Bé Bảy còn nói cười ha hả với Bà Kíu và vài người khác bên ngoài hành lang. Bé Bảy không hiểu họ nói gì với nhau. Bé Bảy vào phòng tắm đóng chặt cửa lại và lặng lẽ khóc. Bé Bảy vẫn để mặc cho những dòng lệ lăn trên má, trôi cả những lớp phấn son nhoè nhoẹt.

     Tiếng cửa đóng ầm và tiếng lách cách khóa cửa bên ngoài làm Bé Bảy giật mình. Cô đứng co quắp nép sát vào góc phòng tắm, chân tay run lẩy bẩy như sắp lên cơn sốt. Nước mắt vẫn chảy dài trên hai má, trống ngực đập thình thịch. Bé Bảy cắn chặt môi cố nén tiếng nấc, cô khẽ gọi Ba ơi..! Má ơi... !

     Tiếng đập cửa thình thình làm Bé Bảy choàng tỉnh. Chân tay cô lạnh cóng, người co quắp như muốn tự vệ. Cô thực sự hốt hoảng khi nghĩ tới người đàn ông xa lạ được gọi là chồng đang chờ cô ở bên ngoài. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, cô cảm thấy ghê sợ ông ta, cảm thấy con người đó thật xa lạ đối với cô. Gặp nhau vài lần ngắn ngủi nhưng chưa bao giờ có thể chuyện trò, tất cả đều thông qua bà A Kíu. Bé Bảy vẫn đứng nép vào xó phòng run rẩy, mặc cho những tiếng đ^.p cửa ngày càng dôn dập bên ngoài. Bỗng cánh cửa bật mở, ông ta xuất hiện và nói gì đó Bé Bảy không hiểu, có vẻ như năn nỉ, trấn an, thái độ của ông ta rất từ tốn và dịu dàng. Bé Bảy nhìn ông ta bằng đôi mắt sợ hãi, ông ta tién tới gần, nắm lấy tay cô, Bé Bảy cảm thấy yên tâm hơn vì thái độ của ông. Bé Bảy bước theo ông ra ngoài một cách vô thức...

     Sống với chồng 3 ngày ở căn phòng tân hôn trong khách sạn. Chồng Bé Bảy phải trở về Đài Loan, nghe nói là lo công việc. Bé Bảy lại trở về quê với ba má, chờ làm xong thủ tục mới theo chồng về Đài Loan.

     Vừa xuống xe nhìn thấy dòng sông quen thuộc, trong lòng Bé Bảy cảm thấy bòi hồi đến lạ kỳ, mới xa quê có vài ngày mà Bé Bảy có cảm giác như đã xa lâu lắm rồi. Ngồi trên xuồng nhìn dòng sông lặng lờ trôi, những cánh hoa lục bình tím trôi theo dòng nước, Bé Bảy cảm thấy nhớ nhà, nhớ ba má da diết... Về đến nhà, mọi người đều đi vắng, con Vàng chạy ra ngoắc đuôi lia lịa mừng rỡ. Bé Bảy chưa kịp leo lên bờ nó đã nhảy tót lên liếm vào mặt cô và kêu lên mừng rỡ. Hôm đó Ba lại bắt gà làm thịt và mời các anh chị sang chơi.

     Hơn hai tháng sau, mọi thủ tục đã hoàn tất. Chồng Bé Bảy không thể trở lại Việt Nam đón Bé Bảy được. Ông ta đã chuẩn bị sẵn mọi thứ, mua sẵn vé máy bay và nói sẽ đón Bé Bảy ở phi trường bên Đài Loan. Càng gần tới ngày ra đi Bé Bảy càng cảm thấy yêu quê hương, yêu mái nhà còn nhiều thiếu thốn nghèo nàn. Bé Bảy càng thương ba má và các chị em hơn. Chuyến bay khởi han`h lúc 11 giờ nên cả gia đình bé Bảy phải lên xe từ 2 giờ sáng khi trời cò tối. Ba má và các chị đã dặn Bé Bảy đủ mọi chuyện tu mấy ngày hôm trước. Trên xe mọi người đều im lặng, không ai dám đả động tới sự chia tay, mọi người sợ Bé Bảy khóc và nhất là sợ má sẽ không chịu nổi vì đau khổ.

     Vì gia đình, vì muốn Ba má và các em đỡ cơ cực, Bé Bảy đã phải liều mình lấy người không có tình cảm, đã chấp nhận sống nơi đất khách quê người mà không hề biết số phận sẽ đi đâu, về đâu. Đường vắng, xe chạy rất nhanh, những lũy tra làng, những hàng dừa, hàng cau, những vườn nhãn, vườn cam... vun vút lướt qua. Trời cũng bắt đầu sáng Bé Bảy lại dõi mắt ra ngoài của sổ xe, như muốn nhìn lần cuối những cảnh vật thân thương đã nuôi cô lớn lên. Có lẽ đã qúa mệt nên má đã ngủ hay má cố kềm chế sự đau khổ phải xa con ? Đôi mắt má khép hờ. Ánh sáng bên ngoài chiếu vào xe Bé Bảy nhìn thật sâu vào khuôn mặt má, nhìn mái tóc đã điểm nhiều sợi bạc bay lòa xòa trước trán, nhìn khoé mắt vẫn còn đọng những giọt lệ sáng nay, nhìn đôi vai gầy run run đều đều mỗi khi xe vượt qua những quảng đường xấu , nhìn đôi tay má nhăn nheo, chai sạn vì làm lụng vất vả. Đôi vai Bé Bảy lại run lên và những giọt nước mắt nóng hổi lại trào ra.

     Đến phi trường đã có người của công ty dịch vụ chờ sẳn họ dặn dò Bé Bảy rất nhiều chuyện. Ba lo lắng vì Bé Bảy chưa bao giờ xa nhà và nhất là chưa bao giờ xuất ngoại va đi máy bay. Ba chạy theo người đàn ông vừa dặn dò Bé Bảy mong ông ta giúp đỡ chỉ dẫn tận tình cho Bé Bảy. Nguời đàn ông đó nhìn Bé Bảy bằng một cặp mắt thương hại. Cuối cùng ông ta nói với Ba rằng sẽ tìm ai đó chung chuyến bay dắt Bé Bảy. Ông ta đưa cho Bé Bảy passport, visa vào Đài Loan va vé máy bay, ngoài ra còn có tờ khai xuất cảnh đã khai sẳn và dặn dò rất kỹ. Bé Bảy chia tay mọi người mắt vẫn nhạt nhòa lệ. Chị Hai đã dìu má lên xe... vì sợ má sẽ xỉu. Ba cũng quay mặt đi không dám nhìn. Bé Bảy lừng chừng mãi không thể bước đi. Người đàn ông liên tục hối Bé Bảy mau vào làm thủ tục. Chị Hai, Chị Tư, Chị Sáu và các em đều khóc. Bé Bảy nhìn với theo bóng ba giữa dòng người chen lấn, bóng ba nhỏ bé, ốm yếu, tay Ba vẫn vẫy và mất hút trong dòng người đông đúc. Bé Bảy đã vào trong phi trường, vẫn ngoảnh đầu lại nhìn các chị em, chân bước đi nhưng hồn còn ở lại.

     Cuối cùng người đàn ông cũng tìm được một người đàn bà để gởi Bé Bảy, đó là một bà Người Hoa, Bà ta sang Đài Loan thăm con gái. Bé Bảy chỉ biết đi theo người đàn bà tốt bụng đó và làm theo sự chỉ dẫn của bà. Cùng chuyến bay có nhiều cô gái khác cũng về Đài Loan đoàn tụ với chồng. Và có hai cô khác cũng được bà người Hoa tốt bụng dắt chung với Bé Bảy. Một cô tên Hồng ở Cần Thơ, một cô khác tên Hương ở Long An. Hơn 3 giờ đồng hồ trên chuyến bay, họ đã có dịp trò chuyện với nhau... và vì gặp được người cùng cảnh ngộ, nên Bé Bảy cũng cảm thấy nguôi ngoai va an tâm phần nào. Bà người Hoa dắt 3 cô đến cửa thì cáo từ, con gái và con rể bà ấy đã đến đón. Bé Bảy nhìn dáo dác tìm chồng nhưng không thấy. Hồng đã nhìn thấy chồng và tạm biệt hai bạn, cô ta có vẻ rất vui vẻ vội vã theo chồng mất hút. Còn lại Bé Bảy và Hương vẫn đứng chờ chồng đến đón, ở cửa bên kia có 3 cô khác cũng đang đứng đón chồng. Nửa giờ sau, một trong ba cô đó lại có người đến đón. Các cô còn lại đã có cô bật khóc vì lo sợ. Bé Bảy cố gắng giữ bình tĩnh, cố gắng không khóc và vẫn kiên nhẫn đứng chờ. Không ai nói ai câu nào, túm tụm đứng thành một góc buồn rũ rượi. Hơn một tiếng sau Bé Bảy nhìn thấy chồng từ xa, ông ta chạy đến và cũng nhìn thấy Bé Bảy. Bảy vội vã đẩy xe hành lý bước vội theo chồng. Cô ngoảnh lại vẫy tay chào mọi người. Cả 4 cô đều khóc, họ lo lắng vì bị bỏ lạc lõng bơ vơ giữ nơi xa lạ, không quen biết ai, không biếng tiếng tăm... lo lắng vì trời cũng đã sắp tối, lo lắng không biết đêm nay họ sẽ ngủ ở đâu ? Bé Bảy cảm thấy mừng vì đã gặp được chồng, mừng vì số phận của cô vẫn còn may mắn hơn những người khác.

     Bước vội vã theo chồng lên một chiếc xe bus hai tầng và ngồi trên xe suốt 4 giờ đồng hồ, xe chạy trên đường cao tốc với tốc đồ, rất nhanh. Nhìn những cảnh vật lạ lẫm lướt qua bên đường, Bé Bảy chợt nhớ quê, nhớ nhà da diết, nước mắt lại trào ra. Bên cạnh người chồng đã ngủ và ngáy đều đều. Bé Bảy nhin`những ánh đèn lấp lánh bên đường, có những đoạn đường xe chạy bên trên, phía dưới là thành phố rực rõ ánh đèn màu xanh đỏ. Có những đoạn chui xuyên qua vách núi... Bé Bảy thấy mình đã đi về một nơi quá xa, khong biết đến bao giờ mới có thể trở về nhà.

     Trời đã tối hẳn, xe ngừng lại và mọi người lặng lẽ xuống xe. Bé Bảy cùng chồng cũng xách hành lý xuống xe. Ông ta nói gì đó với Bé Bảy nhưng cô không hiểu. Họ đứng bên lề đường. Ông dùng cell phone gọi cho ai đó và lại cùng Bé Bảy đứng chờ. Bé Bảy cảm thấy tay chân mỏi mệt, mắt đỏ và xưng húp vì khóc nhiều. Quá mệt cô cũng không thèm để ý đến người chồng đang đứng bên cạnh mình. Khoảng 15- 20 phút sau thì có một chiếc xe hơi trờ tới, chồng Bé Bảy chất hành lý vào cốp xe. Người lái xe trông rất giống chồng Bé Bảy, Bé Bảy đoán là em trai ông ta. Hai người đàn ông nói chuyện với nhau suốt dọc đường. Họ rời thành phố, đường rất vắng vẻ và nhiều đèo dốc, một bên là vách núi cao chót vót, một bên và vực sâu và phía xa xa là những ngọn núi san sát nhau. Họ cứ đi như thế, đi mãi... đi mãi. Bé Bảy cũng không biết họ đã đi bao lâu. Cô cảm thấy rùng mình vì không gian lạnh lẽo, vắng lặng và núi non ngày càng hun hút hiểm trở. Chiếc xe trờ lên leo hết ngọn núi này đến ngọn núi khác. cuối cùng nó rẻ vào con đường nhỏ và dừng trước cổng. Chồng Bé Bảy xuống xe mở cổng, xe chạy vào sân và ngừng hẳn. Bé Bảy bước xuống xe, xung quanh tối đen, cây lá xum xuê. Bé Bảy nhìn lên trời không một ánh trăng sao. Phía xa khuất dưới tàn cây có ánh đèn hắt ra từ một ngôi nhà. Bé Bảy theo hai người đàn ông bước vào ngôi nhà ấy.

     Ngồi trong nhà là hai ông bà già khoảng trên dưới 80 tuổi, ông cụ có vẻ ốm yếu ngồi trên xe lăn. Bà cụ ngồi ở sofa bên cạnh có vẻ còn khoẻ mạnh. Chồng Bé Bảy ra hiệu bảo cô bước vào nhà. Cô đoán hai ông bà già là Ba má chồng nên khoanh tay lễ phép chào. Chồng Bé Bảy đưa cô vào một căn phòng nhỏ phía sau phòng khách. Bé Bảy ngạc nhiên vì cuộc sống của họ ở đây cũng khá đơn giản chứ không cao sang như cô từng tưởng tượng. Nền nhà cũng lót gạch bình thường chứ không lót gạch bóng loáng và trải thảm như căn phòng tân hôn ở khách sạn hôm nào. Tường cũng có vẻ cũ kỹ và chỉ quét vôi giản dị như nhà Bé Bảy. Nhà cũng chỉ có 1 tầng trệt chứ không cao chót vót như những căn nhà ở Sài Gòn. Ngoài hai ông bà già gia đình còn có thêm người em chồng, cô em dâu và con trai của họ, ngoài ra còn có cô em gái chưa chồng cũng ở chung nhà. Bé Bảy cảm thấy sợ những người đàn bà, vì cặp mắt họ luôn nhìn Bé Bảy có vẻ dò sét và khinh miệt. Đêm đó Bé Bảy ngủ rất ngon vì quá mệt mỏi sau chuyến đi vất vả. Sáng hôm sau khi giật mình tỉnh giấc thì mặt trời đã lên cao. Cô lo lắng vì sợ mọi người mắng. Chồng cô đã dậy từ lúc nào và đi làm không có nhà. Bé Bảy chạy xuống bếp thấy ba má chồng đang ăn sáng. Cô cố nở một nụ cười thân thiện và khép nép bước ra ngoài. Tối hôm qua vì trời tối nên không nhìn thấy rõ. Xung quanh nhàhọ xum xuê cây lá, những cây cam thấp lè tè nhưng qủa trĩu cành, chen lẫn là những cây bưởi. Ra khỏi vuờn cây Bé Bảy có thể nhìn bao quát khu vục xung quanh, nhìn thấy những dãy núi nhấp nhô cũng trồng đầy cam, chín vàng.

     Thì ra gia đình chồng cô sống trên một ngọn núi trồng đầy cam, Bé Bảy tìm quanh, không có một ngôi nhà nào ở gần. Phóng tầm mắt thật xa đến dãy núi phía xa xa mới có một căn nhà khác. Nhà chồng Bé Bảy ở miền núi và cách thành phố khá xa. Bé Bảy cũng cảm thấy yên tâm và thích quang cảnh ở đây, cô nghĩ sẽ phù hợp hơn với một cô gái quê sống ở miền sông nước như cô. Và cô sẽ bắt đầu một cuộc sống mới.

     Ba má chồng đã già, nhất là ba chồng sức khoẻ rất yếu, sau một lần bệnh nặng ông không còn đi lại được mà suốt ngày ngồi trên xe lăn. Từ ngày về làm dâu nhà chồng Bé Bảy trở thành người chăm sóc chính cho ông. Từ việc lo cơm nước cho ông ăn đến việc thay quần áo, tắm rửa, vệ sinh đền một tay Bé Bảy lo. Cục khổ mấy cũng không sao, nhưng ông hay cáu gắt không hài lòng, thường la mắng cằn nhằn Bé Bảy, dù cô đã cố gắng hết sức chăm sóc ông. Có lẽ vì căn bệnh hành hạ, có lẽ vì không đi lại được, có lẽ vì suốt ngày ông phải ngồi trong nhà, vì tuổi đã cao... hoặc vì muôn ngàn lý do nào khác nữa mà Bé Bảy không lý giải được, nhưng hình như lúc nào ông cũng không vui và luôn miệng chửi mắng mọi người. Bé Bảy là người gần gũi vì phải chăm sóc lo lắng hàng ngày cho ông, nên bị ông mắng chửi nhiều nhất. Giặt quần áo cho ông, ông cũng không mặc chê ngứa, vứt xuống đất bắt Bé Bảy nhặt đi giặt lại. Nấu cơm cho ông ăn hôm thì chê mặn, khi chê lạt, lúc lại chê daị chê cứng. Nói chung Bé Bảy đã cố gắng mọi cách như vẫn không thể làm vừa lòng ông.

     Má chồng Bé Bảy rất hiền, dù tuổi cũng đã cao nhưng lúc nào Bà cũng làm hết việc này đến việc nọ. Không thể nói chuyện được với bà, nhưng lúc nào ánh mắt hiền từ của bà đầy vẻ thông cảm cũng nhìn Bé Bảy một cách trìu mến. Trong gia đình chỉ có Bà là người quan tâm và yêu thương Bé Bảy. Mỗi lần nhận được sự quan tâm của bà, Bé Bảy lại nhớ tới người mẹ tần tảo sớm hôm nơi quê nhà và trào nước mắt. Bé Bảy cả m thấy thương bà và nghĩ rằng cuộc đời của bà chắc chắn cũng chịu nhiều bất hạnh. Thương bà Bé Bảy cắn răng chịu đựng và hết lòng chăm sóc ba chồng để bà bớt phải nghe những lời mắng chửi của ông chồng khó tính.

     Hai vợ chồng em chồng Bé Bảy cũng ở một căn phòng đối diện. Cậu em chồng thì có vẻ vô tư không để ý chuyện gì. Tuy nhiên cô em dâu thì khá đanh đá, hay dòm nhó và ganh tị với Bé Bảy , hất là khi thấy má chồng có vẻ cưng chiêù Bé Bảy hơn. Đã có nhiều lần cô ta rắp tâm hại Bé Bảy bằng cách thêm muối vào nồi canh, bật lửa lớn cho khét cá Bé Bảy đang chiên... Và ác độc nhất là cô ta hay lân la nói xấu Bé Bảy với ba chồng khiến càng ngày ông càng ghét Bé Bảy hơn. Cô em gái thì cũng không hơn gì cô em dâu, họ hợp tác với nhau chống lại Bé Bảy, bày ra đủ mọi chuyện để hãm hại cô.

     Tất cả những chuyện như vậy lúc đầu làm Bé Bảy rất buồn phiền, cô cảm thấy cô độc trong căn nhà không ai đứng về phía mình và hoàn cảnh như vậy càng làm Bé Bảy nhớ nhà hơn. Nhưng vẫn không khổ tâm bằng việc chồng cô không có chút tình cảm gì với cô. Anh ta không phải là ông chủ như Bà A Kíu nói mà chỉ là một tài xế lái xe tải. Anh ta hầu như rất ít thời gian ở nhà. Hôm nào về tới nhà cũng say xỉn và mắng chửi đập phá. Bản tánh của anh ta có lẽ giống hệt cha anh ta. Ngoài chứng mê rượu chè nhậu nhẹt, anh ta còn rất mê cờ bạc. Bao nhiêu tiền bạc đều đổ vào xòng bạc hết. Thua bài, buồn bã, chán nản lại đi uống rượu... cứ như vậy ngày nào cũng rất khuya mới về nhà. Có những đêm chờ cửa đến gần sáng vẫn không thấy chồng về, không dám chợp mắt vì sợ về tới nhà cửa khó anh ta sẽ đập cửa là la hét ầm ĩ làm ba chồng thức giấc. Bé Bảy chỉ biết ngồi trong bóng tối làm mồi cho bầy muỗi bu kín chân và khóc thương cho phận mình.

     Rồi Bé Bảy có thai, đứa con trai chào đời trong sự thiếu thốn tình cảm của cha. Nó èo uột và thường đau ốm luôn. Bé Bảy cũng lo lắng đứa con của mình sẽ nhiễm những tính xấu của ba nó. Những đêm con bệnh, một mình Bé Bảy vừa ôm con vừa khóc, chạy ra chạy vào không biết phải làm sao. Người chồng vô trách nhiệm lo cho thân hắn còn không xong, chẳng bao giờ hắn thèm đả động tới mẹ con Bé Bảy xem chết sống thế nào. Khi con 7 tháng tuổi, nó bị sởi rất nặng, nóng sốt liên tục cả tuần không thuyên giảm. Một đêm trời mưa bão, con lên cơn động kinh vì sốt quá cao. Bé Bảy hoảng sợ khóc lóc cầu cứu mọi người, cuối cùng người em chồng thương tình đã đưa con Bé Bảy đến bệnh viện, may mà cứu kịp. Lúc đó, người cha vô trách nhiệm của nó vẫn ngồi ở sòng bạc, mặc cho Bé Bảy ba lần bảy lượt điện thoại cầu cứu hắn về đưa con đi bệnh viện nhưng hắn đều giả điếc giả câm như không nghe thấy gì. Sau lần đó, con Bé Bảy đã trở thành đứa trẻ kém phát triển đo bị ảnh hưởng trực tiếp đến não trong cơn động kinh.

     Người duy nhất thương yêu và quan tâm đến Bé Bảy thì lại sớm từ bỏ cõi đời. Bà ra đi bất ngờ bởi chứng tai biến mạch máu não, bà nằm hôn mê ở bệnh viện khoảng một tuần và mất. Cái chết của Bà khiến cho Bé Bảy suy sụp tinh thần, vì chỗ dựa duy nhất về tinh thần của Bé Bảy cũng không còn. Cô khóc thương mẹ chồng như khóc chính mẹ ruột của mình vậy. Mộ của bà được chôn sau vườn cách nhà không xa lắm. Từ khi bà mất, ngày nào hai mẹ con Bé Bảy cũng ra mộ thấp nhang cho mẹ và mong bà phù hộ để cuộc sống của Bé Bảy và con trai đỡ vất vả hơn.

     Từ ngày mẹ chồng mất, mọi người càng mắng chửi Bé Bảy nhiều hơn, con Bé Bảy cũng luôn bị đứa con em chồng ăn hiếp và đánh đập. Bé Bảy chẳng biết phải làm gì để có thể trở về quê hương, cũng không có cơ hội gặp ai mong được giúp đỡ , càng không thể trốn khỏi cái nơi núi rừng trùng điệp này. Từ ngày về làm dâu, chỉ duy nhất một lần chồng Bé Bảy chở cô ra thành phố , còn lại quanh năm suốt tháng cô chỉ đi ra đi vào trên ngọn núi trồng cam của gia đình chồng. Đã có nhiều lần cô xin phép chồng về thăm cha mẹ, nhưng anh ta đều không nói gì và giận dữ bỏ đi.

     Bé Bảy cũng nhiều lần viết thư về nhà cho ba má nhưng không dám than khổ sở vì sợ chỉ làm cho ba má lo lắng thêm. Hơn nữa ở đây việc gởi thơ cũng không thận tiện, có khi cả hai tháng bên nhà mới nhận được thư. Cuộc sống của Bé Bảy cứ lặng lẽ trôi đi như vậy và tuổi xuân của cô cũng sẽ lặng lẽ trôi qua nơi mảnh đất xa lạ vắng người và thiếu thốn tình thương này. May mà còn có đứa con trai, hai mẹ con suốt ngày thủ thỉ bên nhau làm niềm vui.

     Lại một năm nữa trôi qua, cái Tết ở đây cũng không giống như quê nhà, và cứ mỗi lần Tết đến Bé Bảy lại buồn não nề và nhớ nhà. nhớ Ba Má nhất. Tết năm nay, thiếu vắng má chồng, đã buồn đã tủi, lại càng buồn tủi hơn. Mùa đông năm nay nơi xứ người trời cũng trở lạnh hơn những năm trước, nhất là vù ng núi cao hẻo lánh như thế này nhiệt độ xuống rất thấp, tuy không có tuyết rơi nhưng ở đây gió rất lớn, những cơn gió mang cái lạnh buốt da thịt thật khó chịu. Nhưng cái lạnh bên ngoài vẫn không thấm vào đâu so với cái lạnh từ tâm hồn. Ẳm con trên tay, Bé Bảy đứng nơi góc vườn ngóng về phương trời xa, nơi mà chiều chiều thường có những chiếc máy bay xé mây ầm ầm bay qua... Bé Bảy nghĩ rằng hướng đó là hướng quê mẹ. Chiều nay cũng vậy, gió thổi thật mạnh, cái lạnh bên trong và cái lạnh của thời tiết bên ngoài quện vào nhau làm trái tim nhỏ bé của Bé Bảy buốt đau, nước mắt lại nhạt nhòa nhưng cô vẫn đứng đó lặng câm nhìn trân trân về quê mẹ và mong ước sẽ có một lần trở về để lại được bàn tay sạm nắng, chai sần của ba mẹ vỗ về như ngày xưa...



 








 


431