Trang

Aug 28, 2008

Cảnh sát bị hố



Cảnh sát chặn một chiếc xe và đề nghị tài xế thử độ cồn bằng cách thổi vào máy kiểm tra. Kết quả dương tính. Anh này cãi máy hỏng, khăng khăng mình không uống rượu. Cảnh sát liền cho vợ anh ta thử, kết quả cũng vậy. Cực chẳng đã, đứa con của họ đang ngồi đằng sau xe cũng bị lôi ra thử. Kết quả y chang. Viên cảnh sát lấy làm xấu hổ đành để họ đi.

Được một đoạn, anh chồng quay lại nói với vợ:

- Thế mà em cứ cấm anh cho con uống rượu.



o O o


Thủ phạm

Buổi sáng ở sở cảnh sát

- Tối qua có báo cáo gì không?

- Báo cáo sếp: Có một vụ báo mất trộm.

- Mất những gì?

- 100 tút thuốc lá và 120kg cà rốt

- Thế các anh điều tra theo hướng nào?

- Báo cáo, chúng tôi đang tìm một con thỏ bị ho.2508

Khóc vì truyện cười



Ông nọ từ trong một tòa báo đi ra, tay cầm tờ báo biếu và rưng rưng nước mắt. Một người thấy vậy liền hỏi ông:

- Bác vào tòa báo nhờ giải quyết việc gì oan ức nên mới khóc phải không?

- Không, tôi vào lĩnh nhuận bút.

- Thế tại sao bác lại khóc?

- Vì tôi vắt óc nghĩ mãi mới được một câu chuyện, thế mà tòa báo trả nhuận bút quá ít nên tôi khóc.

- Thế bác viết truyện gì?

- Truyện cười.898

Aug 27, 2008

Ly Rượu



Tôi khá ngạc nhiên cho sự bình tĩnh của chính mình khi biết lý do về sự xuất hiện của tên giết mướn.

"Ai thuê anh đến đây giết tôi vậy?" Tôi chậm rãi hỏi.

"Một kẻ thù của ông", hắn đáp lại, cũng bằng một giọng từ tốn.

Tôi đang tự pha cho mình một ly rượu ngay khi hắn bước vào. Bây giờ với ly rượu trên tay, tôi nói tiếp: "Tôi biết khá rõ về những kẻ thù của tôi. Có phải người mướn anh là... vợ tôi?"

Hắn mĩm cười: "Ông đoán tài thật!"

"Tôi rất giàu", tôi nói, "Nàng muốn tôi chết để thừa hưỡng gia tài phải không?"

Hắn không trả lời câu hỏi của tôi mà bất ngờ hỏi ngược lại: "Ông bao nhiêu tuổi rồi?"

"Năm mươi ba".

"Còn vợ ông?"

"Hai mươi hai".

Hắn chắt lưỡi: "Ông có nghĩ là mình quá dại dột khi mong đợi mọi chuyện sẽ tốt đẹp vĩnh viễn?"

Tôi nhắp một ngụm húyt-ky: "Tôi đã từng nghĩ đến khả năng ly dị sau một hoặc hai năm. Nhưng... thật tình, chưa bao giờ nghĩ đến sự việc phải kết thúc bằng một cái chết."

"Vợ ông là một người đàn bà tuyệt đẹp, nhưng cũng rất tham lam, thưa ông. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là tại sao ông chưa bao giờ để ý đến điều đó."

Tôi không trả lời ngay mà chỉ đưa mắt nhìn khẩu súng trên tay hắn. Rồi tôi nói: "Tôi phỏng đoán rằng ông đã từng giết người rồi phải không?"

"Tôi không chối điều đó", hắn đáp.

"Tôi có cảm tưởng là ông thích thú công việc này."

Hắn gật đầu: "Công việc này luôn luôn đem lại cho tôi một cảm giác vô cùng thú vị và thật tuyệt vời."

Tôi im lặng nhìn hắn một lúc nữa. Và cuối cùng, tôi nói: "Ông đã ở đây hơn hai phút rồi. Và...tôi vẫn còn sống nhăn!"

"Thưa ông, tôi không có gì phải vội vã", hắn trả lời rất nhẹ nhàng.

Tôi đưa ra một nhận xét: "Có nghĩa là ông để cho tôi được hầu chuyện ông thêm một lát nữa?"

"Vâng. Và chỉ một tí nữa thôi!" Hắn mĩm cười.

"Thế thì tôi có thể mời ông một ly rượu được không?"

"Tôi chưa bao giờ từ chối bất cứ một ly rượu nào. Nhưng xin phép ông cho tôi được quan sát khi ông pha rượu nhé!"

"Ông đừng lo! Tôi không có sẵn thuốc độc ở quầy rượu đâu!"

"Tôi tin lời ông. Nhưng...đề phòng vẫn hơn", hắn lại mĩm cười.

Hắn nhìn tôi pha rượu một cách chăm chú. Rồi sau khi đón lấy ly rượu từ tay tôi, hắn tự thả mình xuống chiếc ghế bành êm ái một cách sãng khoái.

Tôi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh hắn: "Bây giờ vợ tôi đang ở đâu?"

"Tại một buổi dạ tiệc. Và sẽ có ít nhất một chục người sẵn sàng làm chứng rằng bà ta không hề rời chỗ đó khi án mạng xảy ra cho ông."

"Và cảnh sát sẽ nghĩ là tôi bị giết bởi một tên trộm hay một kẻ cướp?"

Hắn đặt ly rượu lên bàn: "Vâng. Và sau khi bắn hạ ông xong, tôi sẽ lau sạch dấu tay trên cái ly này và đặt nó trở lại chỗ quầy rượu. Rồi trước khi ra khỏi đây, tôi sẽ không quên chùi những dấu tay trên nắm cửa mà tôi đã đụng vào."

Ông sẽ lấy một vài món đồ trong nhà tôi để làm cho cảnh sát thêm tin tưởng là mục đích chính của việc đột nhập này là tính ăn trộm, có phải vậy không?"

"Điều đó không cần thiết, thưa ông", hắn trả lời, "Cảnh sát có thể nghĩ rằng tên trộm đã hoảng sợ sau khi giết ông, liền bỏ trốn ngay mà không kịp vơ vét gì cả."

"Thế ông nghĩ sao về bức tranh ở trên tường kia kìa", tôi nói, "Nó trị giá hơn ba mươi ngàn đô la."

Hắn lia cặp mắt về phía đó một lúc rồi vội vã quay đầu lại nhìn tôi: "Ông đã khá cố gắng đấy. Nhưng...rất tiếc, tôi không muốn sở hữu bất cứ thứ gì - dù chỉ là tạm thời - để rồi thứ đó có thể dẫn tôi tới ghế điện sau này."

Hắn bất chợt mĩm cười: "Ồ! Hay là ông định đề nghị dùng bức tranh đó để...đánh đổi cho sinh mạng của ông?"

"Thú thật là tôi cũng đã có ý nghĩ đó."

Hắn lắc đầu: "Vậy thì xin lỗi ông. Tôi là một kẻ chuyên nghiệp. Và tôi luôn luôn giữ tròn lời hứa với thân chủ của mình."

Tôi đặt ly rượu lên bàn: "Các nạn nhân của ông có khi nào dùng tiền để mua chuộc ông không?"

"Rất là thường xuyên."

"Đã có ai thành công chưa?"

"Tôi rất tiếc là cho đến nay...chưa có một ai!"

Tôi tỏ ra cố gắng: "Ông hãy nhìn lại bức tranh ấy một lần nữa đi! Đằng sau nó có một tủ sắt."

Hắn liếc nhanh về bức tranh một lần nữa: "Thế à! Và nó thì..."

"Và nó hiện có mười ngàn đô la tiền mặt!", tôi cắt ngang lời hắn.

"Cũng khá nhiều tiền đấy, thưa ông." Giọng hắn vẫn tỏ vẻ thản nhiên.

Tôi cầm ly rượu của mình lên và đi về phía bức tranh. Rồi tôi mở tủ sắt, chọn lấy một phong bì màu nâu, đồng thời uống cạn ly rượu. Sau cùng, tôi đặt cái ly không vào tủ sắt rồi khóa lại.

Đôi mắt hắn chăm chú nhìn vào cái phong bì trên tay tôi: "Ông làm ơn đem nó lại đây."

Tôi đặt phong bì xuống bàn, ngay trước mặt hắn.

Hắn nhìn vào phong bì đó một lúc lâu rồi từ từ ngước lên nhìn tôi: "Ông thực sự nghĩ rằng có thể dùng tiền để mua được sự sống của ông sao?"

Tôi châm lửa đốt một điếu thuốc: "Tôi đã không còn có ý nghĩ đó nữa. Có phải chính ông đã nói rằng tiền bạc không thể mua chuộc được ông kia mà?"

Hắn nhíu mày lại: "Vậy tại sao ông lại đưa cho tôi phong bì với mười ngàn đô la đó?"

Tôi cầm phong bì lên và đổ tung ra hết tất cả những gì có trong ấy: "Toàn là những hóa đơn cũ. Tất cả đều vô dụng đối với ông."

Hắn đưa cặp mắt tò mò lên nhìn tôi: "Điều gì làm cho ông nghĩ rằng đống giấy tờ vô tích sự này có thể cứu được mạng ông?"

"Nó cho tôi một cơ hội tiến đến cái tủ sắt và bỏ cái ly rượu vào."

Đôi mắt của hắn liếc nhanh về cái ly rượu còn lại trước mặt hắn: "Nhưng đó là ly rượu của ông. Nó không phải của tôi mà!"

Tôi mĩm cười: "Xin lỗi ông, cái ly đó chính là của ông. Và tôi đang hình dung thấy cảnh sát sẽ rất ngạc nhiên và tự hỏi tại sao một cái ly không lại nằm trong tủ sắt của tôi. Cũng theo như tôi được biết thì trong một trường hợp có án mạng, chuyện lấy dấu tay trên tất cả những đồ vật khả nghi là điều dĩ nhiên."

Hắn nhíu cặp lông mày lại: "Mắt tôi đã không rời khỏi ông môt phút. Ông không thể có thì giờ để đánh tráo ly rượu được!"

"Tại sao không? Cho phép tôi nhắc với ông rằng ông đã hai lần quay qua nhìn bức tranh đó."

Như một phản xạ tự nhiên, hắn lại quay nhìn về hướng ấy một lần nữa: "Nhưng mà chỉ có một hay hai giây thôi mà!"

"Chừng ấy cũng đã quá đủ đối với tôi!"

Hắn hít một hơi dài: "Chuyện đó không thể xảy ra được!"

Tôi cười nhẹ: "Vợ tôi có kể cho ông nghe gì về tôi không?"

Hắn mím môi: "Không nhiều lắm! Vã lại, nghề của tôi có phương châm là không bao giờ thắc mắc về "đối tượng" của thân chủ."

Tôi lắc đầu: "Ít nhất vợ tôi cũng nên cho ông biết là tôi đã bắt đầu sự nghiệp ngày hôm nay bằng nghề ảo thuật từ năm tôi mười hai tuổi chứ!"

Không đợi cho hắn phản ứng, tôi nói tiếp: "Ông sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi cảnh sát gỏ cửa nhà ông. Và sau đó, không lâu đâu, ông sẽ có thêm được cảm giác êm ái tuyệt vời trên... ghế điện."

Tôi cảm tưởng ngón tay trên cò súng của hắn sắp bóp lại.

"Tôi tự hỏi ông sẽ đi trốn ở đâu," tôi mĩm cười, "Và liệu ông có đủ thời giờ..."

"Mở tủ sắt đó ra ngay hay là tôi giết ông tức thì!" Hắn cắt ngang.

Tôi bật cười lớn: "Ông không đùa đấy chứ! Cả hai chúng ta đều biết rõ là ngay sau khi tôi mở cái tủ sắt đó là ông giết tôi liền!"

Một phút im lặng trôi qua. Sau cùng, hắn nói: "Ông định làm gì với cái ly đó?"

"Nếu ông không tìm cách giết tôi nữa-và tôi nghĩ là ông sẽ "không", ít nhất là giờ phút này-tôi sẽ đem cái ly đó đến một cơ sở thám tử tư và nhờ họ lấy dấu tay của ông trên đó. Rồi tôi sẽ để kết quả đó trong một phong bì niêm kín, dĩ nhiên là với những thông tin về ông. Cuối cùng, tôi sẽ để lại...cứ coi như là "lời trăn trối" đi, cho một luật sư của tôi rằng trong trường hợp tôi bị chết một cách đột ngột, dù là nó có vẻ giống như một tai nạn, thì hãy trao phong bì đó lại cho cảnh sát."

Hắn nhìn tôi trừng trừng một lúc rồi lên tiếng: "Tất cả những việc đó không cần thiết đâu! Tôi sẽ ra khỏi đây ngay lập tức và ông sẽ không bao giờ còn nhìn thấy tôi nữa!"

Tôi lắc đầu: "Tôi vẫn chọn con đường của tôi. Lúc nãy ông đã chẳng nói là "đề phòng vẫn hơn" mà! Hơn nữa, tôi cần sự bảo đãm cho sinh mạng tôi sau này."

"Tại sao ông không đi báo cảnh sát ngay?" Hắn hỏi.

"Tôi có lý do của tôi."

Hắn cúi đầu nhìn xuống khẩu súng vẫn còn trên tay hắn rồi từ từ cất nó vào trong túi. Hắn ngước lên: "Vợ ông có thể mướn một tay sát thủ khác không khó gì."

"Vâng. Tôi cũng nghĩ là chuyện đó hầu như chắc chắn sẽ xảy ra."

"Như vậy theo dự tính của ông đã vạch ra, cảnh sát sẽ cho rằng tôi là thủ phạm. Và cho dù tôi không giết ông hôm nay đi nữa, tôi vẫn sẽ bị lên ghế điện một ngày nào đó..."

"Tôi rất tiếc là ông đã... nói đúng! Trừ khi..."

Hắn nhìn tôi chờ đợi.

"Trừ khi," tôi chắt lưỡi, "nàng không thể mướn được một kẻ nào khác nữa."

"Tại sao không? Tôi biết ít nhất cả chục người trong nghề của tôi. Họ sẵn sàng..." Hắn chợt dừng lại.

Tôi bật cười: "Tôi phải công nhận là ông rất thông minh đó!" Rồi tôi hỏi:"Lúc nãy ông nói là vợ tôi đang dự một buổi tiêc. Ông có biết chính xác ở đâu không?"

"Tôi nghe nói ở khách sạn "Sơn Tiên". Và bà ta sẽ rời đó vào lúc mười một giờ."

"Mười một giờ à! Thật là tốt! Trời sẽ tối như mực vào lúc đó. Ông có biết khách sạn "Sơn Tiên" ở đâu không?"

"Không, thưa ông", hắn mím môi.

Tôi lắc đầu nhè nhẹ rồi cho hắn địa chỉ.

Hai chúng tôi lại nhìn trừng trừng vào mắt nhau một lúc nữa. Rồi tôi nói: "Tôi nghĩ rằng một người thông minh như ông dư biết cần phải làm một cái gì đó để bảo vệ cho cái tính mạng của mình."

Hắn đứng dậy: "Còn ông thì sẽ làm gì vào lúc mười một giờ?"

"Ở câu lạc bộ như thường lệ...Có lẽ tôi đang chơi bài với năm, sáu người bạn lúc đó. Và chắc chắn tôi sẽ nhận được những lời an ủi của họ khi có người đến báo tin rằng vợ tôi vừa bị...bắn chết."

Hắn im lặng thêm một lát. Rồi đột nhiên, hắn cất tiếng hỏi tôi: "Ông có bao giờ yêu vợ ông không?"

Tôi hướng về bức tranh lúc nãy: "Tôi đã bỏ ra ba mươi ngàn đô la để mua bức tranh ấy vì lúc đó tôi thích nó. Bây giờ tôi đã cảm thấy chán nó rồi. Tôi nghĩ đã đến lúc bán nó đi và mua một bức tranh mới...đẹp hơn!"

Khi hắn đã ra đi rồi, tôi chỉ còn rất ít thời gian để mang cái ly tới sở thám tử tư trước khi đến đánh bài với mấy người bạn ở câu lạc bộ.

Dĩ nhiên tôi đã không đem đi cái ly ở trong tủ sắt.

Tôi làm gì có được sự nhanh nhẹn chớp nhoáng của nhà ảo thuật! Và tôi cũng đâu cần đến nó khi mà tôi đã có cái ly ở trên bàn với chính dấu tay của hắn.

2134

Aug 26, 2008

Chỉ ngủ và khóc



Hôm nay, sự xuống dốc của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán làm các nhà đầu tư rất lo lắng. Phóng viên phỏng vấn một chuyên viên tài chính:
- Xin cho biết phản ứng của ông trước sự sụt giá trầm trọng này?
- Tôi ngủ như một đứa trẻ con!
- Sao? Ngủ trong tình hình này ư?
- Đúng! Tôi cứ ngủ vài tiếng lại thức dậy khóc một chập!
2382

Ân Hận



Ở một làng nọ có một chị kén chọn quá mà hoá ra muộn chồng. Mãi tới ngoài ba mươi tuổi mới lấy được chồng.     Ðêm tân hôn, sau cuộc ân ái xong thì chị ta bưng mặt khóc nức nở. Anh chồng thấy vợ khóc, thương tình, cố gắng an ủi. Anh ta nói:

    - Anh làm em đau lắm phải không? Anh xin lỗi.


    - Không đau! Chị vợ vùng vằn trả lời. Anh chồng lại kiên nhẫn thuyết phục:


    - Con gái, ai mà chẳng phải lấy chồng. Em trao cho anh đời con gái thì có gì mà phải ân hận, phải khóc?


    Nghe nói vậy, chị vợ càng khóc to hơn:


    - Vâng! Ðúng là em ân hận. Nếu biết lấy chồng mà được sướng như thế này thì em đã lấy chồng từ mười năm trước rồi mới phải.


    (Truyện này có một dị bản khác là: Có một anh lấy vợ muộn, đêm tân hôn, sau khi ân ái xong cũng ôm mặt khóc. Chị vợ thấy chuyện ngược đời, vì xưa nay người khóc phải là con gái, nên chị vợ bảo chồng: "Phụ nữ chúng em là người mất thì mới đáng khóc, còn đàn ông, là người được còn khóc nỗi gì?". Anh chồng trả lời: "Anh khóc đâu phải vì chuyện "được, mất" mà bởi vì ân hận, nếu anh biết lấy vợ mà sướng thế này thì anh lấy ngay từ hồi cha mẹ anh ép lấy cô bé ở quê rồi".
    Một dị bản khác có nội dung tương tự truyện trên nhưng khác ở chỗ, cô vợ lại không khóc ở đêm tân hôn mà sau đêm tân hôn về khóc bắt đền mẹ...).

297

Aug 24, 2008

Chọn Một Nghề



Một tên trộm chuyên trộm cắp bị bắt, được công an giáo huấn:

Sách có câu rằng: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Ít ra anh phải học lấy một nghề để mưu sinh, rồi cứ trau dồi nghề ấy cho thành thạo thì sẽ có dịp tiến thân trong tương lai, chứ nếu cứ đi trộm cắp thế này thì suốt đời vẫn nghèo đói mà thôi.

Tên trộm nói:

Tôi đã học lấy một nghề và tập luyện đến mức siêu đẳng rồi đó chứ. Nhưng có thấy tiến thân và làm giàu được đâu.

Công an hỏi:

Nghề gì vậy?

Mở ống khoá.

2788

Im lặng còn nguy hiểm hơn



Bà mẹ rầy la cô con gái:
- Đêm qua sao mày tiếp thằng bạn trai khuya quá vậy?
- Xin lỗi má, chắc tụi con nói chuyện hơi ồn làm má ngủ không được?
- Đâu phải vậy. Chính tụi bay im phăng phắc tao mới không ngủ nổi!

2240

Aug 23, 2008

Ả Ìa Âu ?



Bữa ấy bố về và quẳng vào lòng nó một con cún mũm mĩm đen thui.


- Tao chộp nó lúc đang chơi lúc thúc trước cửa. Gọi nó là Chả Chìa. Chà... chưa gì đã nghe thơm điếc mũi! Còn con nữa, nếu túm được, tao đặt Rựa Mận. Cho chúng mày chơi với nó, vỗ béo nó cho tao.


Chả Chìa khát sữa, nhớ mẹ khóc ăng ẳng cả đêm. Ngủ không được bố cáu:


-Bịt mõm con quỉ nhỏ lại kẻo ông ngồi dậy hầm đậu xanh bây giờ. Chó mực con ăn bổ khỏi chê.


Con Mơ lật đật ngồi dậy bế con cún xa mẹ vào lòng. Cún rúc đầu vào ngực nó. Chiếc mõm đen ươn ướt khắc khoải kiếm tìm.


- Ôi nhột quá! Tao đâu phải mẹ mày. Tao không có vú. à cũng có đấy nhưng bé như hạt đỗ, không có sữa.


Con bé hất con cún ra.


- Oẳng... Oẳng... Oẳng - tiếng kêu dài ra van nài tha thiết.


- Im đi! Con Ngổ dậy đấy! Bố dậy đấy! Bố hầm đậu xanh đấy! Thôi cho con nằm tạm một bữa, mai xuống ổ nghe chưa!


Con cún rúc đầu vào lòng con Mợ Nó túm được chéo áo con bé và khát khao mút chùn chụt. Nó nhớ da diết bầu vú căng sữa và bộ lông ấm mềm của mẹ. Nó vừa bú áo vừa ư ư? khóc. Tiếng mút vải của cún làm con Mơ chạnh lòng. Ngày mẹ nó đi mãi không về, đêm ấy con Ngổ cũng khóc ằng ặc vì khát sữa như con cún bây giờ. Nó phải đút ngón tay vào miệng em để cầm cơn khóc.


Mãi đến giờ, nó vẫn không tin mẹ chết. Chết là phải bỏ vào quan tài, đưa ra nghĩa địa. Thế nhưng những điều ấy nó không chứng kiến. Sáng ấy như thường lệ, mẹ đặt gánh lên vai sau khi cho con Ngổ bú nọ Mẹ cho nó tiền mua xôi và dặn ở nhà đút cháo đường cho em khi em khóc. Đến chiều, một bà buôn chai bao hớt hãi đến báo tin mẹ nó bị đụng xe chết, xác để ở nhà thương. Bố nó tất tả ra đi. Từ nhà xác ra luôn nghĩa địa. Đám ma nhà nghèo đơn giản chóng vánh lắm. Người lớn bảo vậy nhưng với nó, mẹ chỉ trốn hai chị em nó ở đâu đó thôi. Thỉnh thoảng bố nó trở về nhà, mặt đỏ gay, không một đồng xu dính túi. Mẹ chậm nước mắt nói dỗi: " Uống đi! ăn đi! Làm mấy ăn mấy cho sướng miệng để vợ con đói khát. Có ngày tui bỏ hai đứa nhỏ cho ông nuôi" . Đúng là mẹ giận bố nhưng sao lâu thế, mẹ không về? Những đêm đầu buồn thảm ấy bố gào lên bên chai rượu đế. Con Ngổ khát sữa khóc đến tắt tiếng. Còn nó khóc lặng lẽ đến khi mắt không mở được nữa. Ba con người khóc ba cách trong căn nhà nát lỏng chỏng chai lọ, sắt rỉ, giấy vụn mẹ chưa kịp thanh toán. Nó lau nước mắt, bắt tay làm mẹ con Ngổ lúc chưa đầy 7 tuổi. Đêm em khóc, nó tha con bé như ếch tha nhái, đi quanh xóm gọi mẹ về. Ông trăng ở trên cao, sáng vằng vặc thế kia có thể biết mẹ chúng trốn ở đâu. Thế nhưng ông không biết nói, chỉ lẽo đẽo theo chúng. Đi đâu cũng đi theo.


Bây giờ nó làm " mẹ" Chả Chìa như đã từng làm mẹ con Ngổ cách đây ba năm. Ngày cún lúc thúc chơi với con Ngổ. Đêm rúc vào lòng con Mơ bú áo. Nó bú ướt nhè vạt áo và thỉnh thoảng vẫn ư ư? khóc vì chẳng có lấy một giọt sữa ngọt ngào.


Được vài tháng, Chả Chìa lại thành vú em con Ngổ. Con bé ra đường. Nó sủa gọi và kéo áo vào. Con bé té khóc, nó liếm chỗ đau vỗ về. Con bé ị, nó dọn sạch... Có lần con bé rớt xuống cái ao nhỏ trước nhà, nó sủa inh ỏi, kêu cứu rồi nhảy xuống cắn áo con nhỏ không cho chìm. Con Mơ nghe tiếng chó sủa chạy ra vớt em lên. Con bé dính đầy bèo tấm, hãi quá đến không thể khóc.


Chả Chìa ngày càng dài ra, gầy gò nhưng vẫn lớn. Toàn thân đen thủi đen thui ngoại trừ một chấm trắng làm duyên ở mũi. Cả ba đứa bữa đói bữa no vì nhà có một người lớn thì người lớn ấy hoa. hoằn mới tỉnh táo. Chúng quấn quít bên nhau, chơi đùa, chia sẻ cực khổ. Con Ngổ đói không khóc nhưng vắng Chả Chìa là mồm méo xệch. Những chiều hạnh phúc là bố trở về không có mùi rượu. Con Ngổ được vài tấm bánh. Con Mơ được cha dốc túi mua gạo và thức ăn. Có lẽ bố nó cũng là người cha tốt nếu ông không mê thịt cầy đến nỗi có tên là Tư Cầy. Nhà nó ai cũng có tên liên quan đến niềm say mê ấy. Mẹ nó có tên là Húng. Cha nó nhân đó đặt tên con là Mơ và Ngổ. Ông xoa tay: " Có Tư Cầy phải có húng quế, lá mơ tam thể, rau ngổ ba lá" . Nó ghét những cái tên đó nhưng đối với mọi người, nó vẫn là con Mơ, em nó là con Ngổ và bây giờ giá gọi Chả Chìa là Mực, nó chả thèm chạy đến. Mấy ai đặt tên hai lần!


Từ ngày mẹ chết, chẳng còn ai ngăn nổi tình yêu " cầy tơ" trong bố phát triển. Ông thường trở về chân thấp chân cao, lè nhè: " Có Tư Cầy, có Mơ, có Ngổ mà không có Húng cũng bỏ... Húng ơi là Húng!" Những lúc đó con Mơ thấy thương chạ Nhưng tình thương ấy biến thành nỗi sợ hãi ngay khi nó bắt gặp ánh mắt bố nhìn Chả Chìa. ánh nhìn ước lượng sức nặng và chứa đầy thèm khát.


Một chiều bố trở về với một ông bạn. Cả hai đều sực nức mùi rượu. Ba đứa vội tránh đi nhưng cái giọng lè nhè quen thuộc đã cất lên:


- Con Mơ tam thể đâu?


- Dạ.


- Con Ngổ ba lá đâu?


- Ngoài sân.


- Chả Chìa đâu?


Nó chỉ tay mơ hồ ra ngoài nhưng Chả Chìa nghe nhắc tên đã nhanh nhẩu xuất hiện. Bố túm lấy nắn nắn cái lườn mịn màng, cái eo thon thả của con chó đang độ tơ.


- Hơi gầy nhưng chắc. Mềm lắm đây. Ngon phải biết! Thơm say mê!


Ông khách hít hà rồi sờ tay lên người con chó. Chả Chìa đớp hụt bàn tay ấy.


- Chả Chìa! Hỗn! Ông chủ quát.


- Chà, nghe tên đã ngửi thấy mùi thơm. Đúng là Tư Cầy đặt!


- Để dành Nôen đấy! Người ta ăn thì mình nhậu. Ba tuần nữa. Mày kiếm rượu đế Gò Đen nghe chưa?


Noel đến gần. Mỗi tờ lịch rụng xuống, trái tim bé nhỏ của con bé cũng lung laỵ Còn mười ngày... tám ngày... năm ngày... Nó thường ngồi sững nhìn em nó và Chả Chìa chơi đùa. Nó không tưởng tượng nổi cuộc sống của hai chị em nó khi không còn Chả Chìa. Trên phố đã xuất hiện những cây thông lấp lánh ánh bạc, nó quyết định thả bạn. Nó cho Chả Chìa ăn no rồi bế em gửi hàng xóm, dắt chóc đi. Thiếu con Ngổ, Chả Chìa cứ bần thần ngoái lại, nửa muốn theo con chị, nửa muốn về với con em. Con Mơ phải bế nó lên. Chả Chìa đã nặng lắm rồi nhưng con bé vẫn cố bế vì đây là lần cuối cùng nó được bế Chả Chìa. Con chó ngạc nhiên liếm những giọt nước mắt nóng hổi rơi trên lưng mình. Giọt này chưa kịp thấm, giọt khác đã trào ra, tròn trịa long lanh như hạt ngọc. Một bà chận chúng lại:


- Bán không mày? Tao trả cho hai xấp.


- Không!


- Bốn đấy!


- Không!


- Chó mực tợ Thôi sáu xập vậy, bán mà mua gạo.


Con bé lắc đầu rảo bước. Chả Chìa nhoài người xuống không chịu bế. Cái mũi xinh xinh hít lấy hít để cái mùi phố thị rõ dần, những mùi thơm2906

Hố to



Có một người, suốt ngày lang thang tìm cách lừa dối người khác để kiếm ăn. Một hôm, anh ta lang thang đi qua một nhà đang có đám tang, anh ta mừng thầm: có chỗ kiếm ăn rồi!

Anh ta vào nhà đang có đám tang, chẳng chào hỏi ai, chẳng nói chẳng rằng, quỳ bên quan tài rồi khóc. Mọi người không biết anh ta là ai, quan hệ thế nào với người chết. Anh ta vừa khóc vừa nói:

- Mọi người không biết chứ, tôi và ông đây là bạn thân lắm đấy. Mới có mấy tháng không gặp lại, vậy mà ông đã ra đi mãi mãi rồi, thật là bất hạnh. May sao, tình cờ tôi có chút việc đi qua đây mới biết tin này, chẳng kịp mua vàng hương, lễ phẩm đến cúng lễ. Lòng thành thương ông, tôi khóc bày tỏ tình bằng hữu với nhau.

Người nhà nghe anh ta nói, cảm động lắm, giữ anh ta lại ăn cơm uống rượu no say.

Trên đường về nhà, anh ta gặp người bạn nghèo. Người bạn nghèo thấy anh ta no say như vậy, hỏi:

- Người anh em ơi, hôm nay ăn uống ở đâu mà no say vậy?

Anh ta kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện vừa qua cho anh bạn nghèo nghe. Anh bạn nghèo nảy ra ý cũng làm theo như vậy. Hôm sau, anh ta tìm một nhà có đám ma, làm như anh bạn hôm qua kể, khóc than thảm thiết. Người nhà tang chủ hỏi anh ta về quan hệ với người chết. Anh vừa khóc vừa kể:

- Người nằm đó là người thân thiết nhất của đời tôi. Hai chúng tôi đã từng ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà, như hình với bóng.

Anh ta chưa nói hết lời thì bị người nhà tang chủ đánh cho một trận nên thân. Sau hỏi ra mới biết, người chết là con dâu của gia đình này.1182

Ngộ nghĩnh học trò



Chuyện phòng thi (thiệt 100%)
Giờ thi toán, A và B ngồi cạnh nhau:

A: Ê, tụi mình dò lại đáp số đi.

B (bực bội): Bài mày giống bài tao y chang, dò làm chi?

A: ???

(hồi hộp nghe lén)



o O o



A (rống to): Nhé anh, yêu em nhé luôn nhé anh...

B: Tuyệt vời! Giọng hát này chỉ thiếu chút xíu nữa là kiếm tiền dược rồi!

A (mừng rỡ): Thiệt hả? Thiếu gì, sức truyền cảm hay là...

B: Không, thiếu... cái lon.

A: Hả!!!???

1075

Aug 22, 2008

Di Chúc của Tỷ Phú





Người giàu có cũng như người nghèo khó, cuối cùng đều bỏ lại tất cả, chẳng mang theo bất cứ thứ gì về bên kia thế giới. Người thế tục cho rằng chết là hết. Danh vọng ư? Người ta có thể đọc vài hàng truy điệu về sự nghiệp của người quá cố trong tang lễ, với thời gian mọi chuyện sẽ đi vào quên lãng! Tài sản ư? Cùng lắm người hào phú có được ngôi mộ to hơn, đẹp hơn người nghèo khó, song hai ngôi mộ khác gì nhau, đều lạnh lùng chôn vùi thân xác, đều là nơi giun dế kiếm mồi. Trong mắt tôn giáo, sau khi lìa trần cuộc sống vẫn tiếp tục. Tùy theo tín ngưỡng, người hiền lương thì lên với Alah, sống bên Thiên Chúa, hoá sanh nơi Liên Trì của đức Phật A Di Đà hay tái sanh với nghiệp lực tốt hơn. Người độc ác bị trầm luân trong địa ngục hoặc đầu thai làm Ngạ Quỉ, Súc Sanh...
Dù trong mắt Đạo hay Đời, cuộc sống con người thế tục vẫn mang tính hữu hạn. Tất cả mọi hào nhoáng, vinh hoa, vật chất, danh lợi - nguyên nhân tạo nên những cuộc tranh giành, chém giết liên miên bất tận từ đời này qua đời khác - cuối cùng đều trở thành hư ảo.
Hầu như ai cũng biết như thế, song người ta vẫn thích hơn thua, vẫn thích dùng chuỗi thời gian quí báu hữu hạn kia làm khổ nhau và làm khổ chính mình.

*****

Bác sĩ Huỳnh Minh Tâm thở dài tuyệt vọng, tháo gỡ tất cả các máy móc, thiết bị y khoa tối tân trên cơ thể bệnh nhân vừa băng giá. Ông đứng ngây người, chăm chú nhìn vào vầng trán xanh xao,vào đôi mắt thâm quầng trũng sâu của xác chết, như cố tìm hiểu ý niệm cuối cùng của nhà tỷ phú trước khi nhắm mắt lìa trần. Ông Walter A. Koller, người đã từng đảo điên thị trường tài chánh thế giới, từng là thần tượng của bao người trẻ, từng là đối tượng cho giới báo chí, truyền hình săn đuổi, hưởng thọ 75 tuổi, để lại ba người con trưởng thành và sản nghiệp trị giá hơn 7 tỷ Mỹ Kim.
Cách đây hơn năm tháng, sau khi khám cho bệnh nhân cuối cùng trong ngày, cô Elena, y tá kiêm thư ký, chờ sẵn ông Tâm nơi cửa:
- Bác sĩ Huỳnh này, ông luật sư Widmer đang chờ ông trong văn phòng tiếp khách!
Ông Tâm cau mày:
- Luật sư Widmer? Ông ta tới chữa bệnh hay có việc gì?
- Tôi cũng không rõ - cô Elena nhỏ nhẹ trả lời - khi ông Widmer bước vào phòng mạch, tôi hỏi ông ta đã lấy hẹn với bác sĩ chưa? Ông ấy bảo chưa nhưng có chuyện rất cần bàn bạc với bác sĩ Huỳnh. Ông Widmer tự giới thiệu là luật sư của ông Walter Koller!
- Ông Walter Koller? Ông Tâm cao giọng hỏi lại, rồi cố nhớ xem nhân vật đó là ai? Có phải là một trong những bệnh nhân cũ của mình không? Nếu phải, chắc có rắc rối!
- Ông không biết ông Walter A. Koller sao? Người có tên trên báo chí hầu như hằng ngày và được mệnh danh "Chiếc Mũi Vàng“ đó! Cô Elena giải thích vội vàng.
- Tỷphú Koller? Ông Tâm nghi ngờ hỏi lại.
- Vâng, tỷ phú Koller!
- Ra thế, thôi cô đi về nghỉ ngơi đi, hơn 19 giờ rồi! Chúc cô buổi tối vui vẻ.
- Chào bác sĩ, chúc ông cũng vậy!
Cô Elena cởi áo khoác trắng, với xách đầm, mở cửa bước ra. Elena Labella đã làm việc cho ông từ ba năm nay, gốc Tây Ban Nha, sanh ra và lớn lên tại Thụy Sĩ. Ngoài những đức tính siêng năng, chăm chỉ, cẩn trọng của người Thụy Sĩ, Elena còn mang tính nồng nhiệt, cởi mở của xứ đấu bò.
Bác sĩ Tâm bước vào văn phòng tiếp khách của phòng mạch. Người đàn ông trạc tuổi ngũ tuần, râu quai nón được cắt tỉa cẩn thận, mặc bộ Vest Valentino màu đen, Sơ Mi trắng và Cà Vạt màu rượu chát, vội vã đứng lên, đưa tay ra bắt:
- Chào bác sĩ Huỳnh, thật hân hạnh được diện kiến ông, tôi là André Widmer, luật sư của ông Walter Koller!
- Chào ông Widmer - bác sĩ Tâm bắt tay thân chủ - tôi có thể làm gì cho ông?
- Thưa bác sĩ - ông Widmer trầm giọng - tôi có chuyện hơi dài một chút, lại làm phiền ông vào lúc cuối ngày mệt mỏi thế này, rất lấy làm áy náy. Nhưng nếu có thể, xin ông cho phép được mời ông đến nhà hàng Grand National dùng bữa tối, tôi đặt nơi đó một bàn vắng vẻ, chúng ta có thể vừa dùng bữa vừa nói chuyện.
Bác sĩ Tâm gật đầu:
- Vâng, nếu ông có ý đó, ông làm ơn đợi cho giây lát, tôi thay đổi y phục, rồi theo ông.
Ông Widmer lễ phép:
- Xin ông cứ tự nhiên, tôi đợi ông dưới đường.
Bác sĩ Tâm thay vội y phục, áo Sơ Mi màu ngọc thạch, Cà Vạt xanh đậm có điểm vài ca rô trắng nho nhỏ, áo Vest màu xám nhạt, quần tây đen. Ông bước ra cửa, chợt nhớ tới vị hôn thê Túy Hằng, ông trở lại văn phòng quay số điện thoại. Giọng nói nồng ấm dịu dàng đầu kia vang lên:
- Allo Trần!?
- Túy Hằng hả, anh đây. Em đang làm gì đó?
- A anh, anh sắp về chưa? Giọng người đàn bà reo vang - Em đang đọc bản phân tích tài chánh mấy hãng dược phẩm Merck, Wyeth, Pfizer vì ngày mai có kỳ họp đầu tư hàng tháng trong ngân hàng.
Ông Tâm cười âu yếm:
- Đừng làm việc nhiều quá cưng ạ. Anh xong rồi, sắp sửa về thì có ông luật sư đến mời đi ăn tối. Chắc không gọi được cho em trước 22 giờ, nên gọi bây giờ chúc em buổi tối an lành và ngủ ngon.
Giọng Túy Hằng nửa đùa nửa thật:
- Anh hãy nói thật, cô luật sư hay ông luật sư!?
- Túy Hằng... anh chỉ say trăng!
Túy Hằng cười nhẹ:
- Cả "Trăng Sáng Vườn Chè“ của Nguyễn Bính nữa! Mà này, theo anh nên đầu tư vào hãng dược phẩm nào? Pfizer, Merck hay Wyeth?
- Pfizer sát nhập với Pharmacia, có rất nhiều thuốc hay trị các bệnh nấm, hạ áp, suy nhược sinh lý, dị ứng vv, các Pipeline trong tình trạng sắp tung ra thị trường rất nhiều, sau khi sát nhập hai đại công ti, Pfizer có thể tiết kiệm hằng năm khoảng 2.5 tỷ Mỹ Kim ở các khâu nghiên cứu và tiếp thị. Merck cũng khá, đang làm chủ thị trường với các loại thuốc suy nhược thần kinh, dư mỡ trong máu, đau khớp... nhưng có nhiều loại của Merck thuốc hết bản độc quyền chế tạo, chẳng hạn như Prilosec (chống loét thành ruột) hoặc Prinivil (hạ áp) sẽ bị các hãng khác chế phụ bản (Generika) tranh cướp thị trường. Wyeth hiện đang gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất hãng này bỏ mất cái tên ăn khách quen thuộc American Home Product, thứ hai thuốc tiểu đường của Wyeth có phản ứng phụ, bị kiện, sẽ phải đền tối thiểu 1.4 tỷ Mỹ Kim, thứ ba thuốc Premarin (kích thích tố nữ) làm mưa làm gió trên thị trường thế giới của Wyeth trong sáu mươi năm qua, có phản ứng phụ nâng cao khả năng gây ung thư vú và rối loạn hệ thống tim mạch ở nữ giới. Nếu Premarin bị cấm lưu hành, Wyeth sẽ bị thâm thủng khoảng 30% doanh thu hàng năm. Túy Hằng ơi, chắc anh phải đi đây, ông luật sư đợi hơi lâu rồi.
- Okay, cảm ơn anh giải thích, chúc anh ăn ngon, vui vẻ. Yêu anh!
- Yêu em. Ông Tâm gác máy, bước vi ra ngoài.
Ông và Túy Hằng đã đính hôn với nhau được gần một năm nay. Họ dự định mùa xuân năm tới sẽ thành hôn. Gia đình hai bên đều mong mỏi, thúc dục vì ông Tâm sắp bước vào tuổi tứ tuần, Túy Hằng cũng gần tam thập. Song cả hai quá đam mê sự nghiệp. Túy Hằng đậu tiến sĩ kinh tế tại đại học danh tiếng St. Gallen, với chức vụ chuyên viên đầu tư (Investment Officer) trong ngân hàng UBS ở Zürich, nàng làm việc sáu mươi tiếng đồng hồ mỗi tuần. Còn ông, từ năm năm nay, sau khi sang lại phòng mạch của vị bác sĩ hồi hưu ở Luzern, ngày đêm tận tụy với bệnh nhân. Họ chỉ gặp nhau cuối tuần, ăn uống, nói dăm ba câu chụyện rồi lăn đùng ra ngủ để lấy lại sức. Nhiều khi, họ lo lắng cho đời sống hạnh phúc tương lai. Ông nghĩ việc điều hành phòng mạch rất chính đáng. Trong cương vị người đàn ông, người chồng, người cha, ông phải có bổn phận đảm bảo đời sống vật chất cho vợ con, cũng như mang y đạo để cứu giúp cho đời. Nhưng Túy Hằng cho rằng trong xã hội hiện tại, phụ nữ cũng như nam giới đều có quyền làm sự nghiệp. Nàng tiếc công ăn học bao năm, tiếc sức phấn đấu gian nan vất vả khi mới ra trường. Nàng không muốn từ bỏ ánh hào quang danh vọng, chối bỏ địa vị mà bạn bè đồng nghiệp của nàng đều thèm muốn. Họ đã bàn tính cùng nhau, song lần nào cũng chỉ mang lại không khí ngột ngạt, cãi vã...

Ông Widmer và bác sĩ Tâm bước vào nhà hàng khách sạn năm sao Grand National ngay bên bờ hồ Luzern, thắng cảnh nổi tiếng Thụy Sĩ. Hầu như người Nhật nào khi du lịch châu Âu cũng phải chụp được vài chục tấm hình với danh lam này.
Người hầu bàn dắt hai người vào căn phòng lớn, bày trí sang trọng lịch sự, đặt duy nhất một bàn ăn kiểu Napoléon với hai chỗ ngồi. Khăn trải bàn trắng muốt, ly đĩa, muỗng nĩa đều là những mặt hàng xa xỉ thuộc hãng Bulgari của Ý. Người bồi bàn kéo ghế mời hai người ngồi, lịch sự nghiêng mình hỏi:
- Thưa, hai ông muốn dùng thức uống gì khai vị?
Ông Widmer hỏi bác sĩ Tâm:
- Xin ý ông!
- Tôi dùng ly Champagne nhỏ.
- Chúng tôi muốn chai Moët 1993! Ông Widmer bảo người bồi bàn.
Trước khi người bồi trở lại, ông Widmer mở đầu:
- Thưa bác sĩ Huỳnh, thể theo yêu cầu của ông Koller, tôi đến mời ông đến khám bệnh cho thân chủ của tôi.
Bác sĩ Tâm cười nhẹ:
- Tưởng chuyện gì quan trọng, nếu ông Koller bị bệnh, ông ta có thể lấy hẹn tại phòng mạch của tôi. Y sĩ chúng tôi coi chữa bệnh là bổn phận. Dù người giàu hay người nghèo, dù bạn bè hay kẻ thù, có bệnh tôi đều mang hết khả năng chữa trị!
- Không đơn giản thế đâu bác sĩ ạ. Ông Koller cần một vị bác sĩ túc trực bên mình ngày đêm tại tư gia.
- Ra thế, chả lẽ một người giàu có như ông Koller, lại không có một người bác sĩ tư?
- Ông ấy không những có một mà có đến ba. Nhưng hiện tại chẳng ai trong ba người ấy có thể chữa trị được cho ông Koller. Tuần trước ông ây nổi giận đuổi hết!
Bác sĩ Tâm cười khổ:
- Tôi chắc cũng chẳng tài ba gì hơn các đồng nghiệp khác đâu. Nhưng xin ông cho biết, tại sao ông Koller chỉ định tìm tôi?
- Theo tôi biết, ông Koller từng sống ở Á châu hơn mười năm. Ông ta rất thích văn hoá Đông Phương. Hơn nữa, vị giáo sư ghép tủy sống cho ông Koller, thầy học cũ của ông, đã ca ngợi ông rất nhiều!
- Thầy học của tôi? Bác sĩ Tâm ngạc nhiên hỏi lại.
- Vâng, giáo sư Bernard Lange thuộc bệnh viện Insel đại học Bern.
- A, đúng vậy. Tôi đã thọ giáo giáo sư Lange năm thứ 5, sau khi ra trường tôi làm việc cho ông một năm. Hồi đầu tôi muốn trở thành bác sĩ giải phẫu, nhưng giáo sư Lange khuyên tôi nên đi về nội khoa. Ông bảo giải phẫu nghiêng nhiều về kỹ thuật, còn nội khoa nghiêng nhiều về y lý và y đạo!
- Ông Koller bị ung thư máu, đã giải phẫu ghép tủy sống, nhưng hệ thống miễn nhiễm không chấp nhận tủy mới. Mạng sống của ông Koller hiện tại phải cầm cự từng ngày qua truyền máu và dược liệu. Ông ta cần một bác sĩ nội khoa, không phải để chữa thân bệnh mà chữa tâm bệnh.
Người bồi bàn trở lại, hai ly Champagne được rót ra mời khách. Bác sĩ Tâm uống một ngụm nhỏ, trầm ngâm nói:
- Tôi nghĩ ông Koller cần bác sĩ tâm lý hơn là bác sĩ nội khoa. Chắc tôi không giúp được gì!
- Ban đầu tôi cũng nghĩ vậy, nhưng ông Koller cả quyết cần ông, vì ngoài việc khám bệnh, ông ta còn muốn nói chuyện với ông về đạo lý hay văn hóa gì đó.
- Nhưng tôi không thể bỏ bê bệnh nhân và phòng mạch của mình để trở thành bác sĩ cho một mình ông Koller được!
- Vâng, tôi hiểu, song mong ông cố gắng sắp xếp. Tiền bạc không thành vấn đề!
- Tôi mở phòng mạch không chỉ vì tiền, tôi muốn chữa bệnh theo công thức và lý luận của riêng mình. Tôi quí trọng bệnh nhân, những người tin tưởng vào khả năng trị bệnh của tôi.
- Nếu ông sắp xếp với đồng nghiệp về việc trông coi phòng mạch, tôi nghĩ chuyện trở thành bác sĩ tư cho ông Koller sẽ mở cho ông chân trời mới. Không phải bác sĩ nào cũng có cơ hội trị bệnh cho đức vua, tổng thống hay các nhà tỷ phú!
Bữa ăn lặng lẽ trôi qua, bác sĩ Tâm suy nghĩ thật nhiều. Cuối cùng ông nhận lời trở thành bác sĩ tư cho ông Koller, nếu bác sĩ Oliver Schindler, bạn thân ông, đang nghỉ Sabbatical (nghỉ làm việc một năm để nghiên cứu) đồng ý chăm sóc phòng mạch những ngày ông vắng mặt.

******

Bác sĩ Huỳnh Minh Tâm đẩy cửa bước ra. Hai con trai, hai nàng dâu, ba đứa cháu nội và con gái ông Koller, ông Beat W. Koller (em trai ông Walter A. Koller), luật sư André Widmer, ông quản gia Daniel Meier, đều có mặt trong phòng khách. Bác sĩ Tâm mệt mỏi lên tiếng:
- Tử thần đã cướp ông Walter Koller từ tay chúng ta rồi!
Cô Christina Koller và ba đứa cháu nội khóc nấc. Hai anh trai của cô chỉ mím chặt vành môi. Ông quản gia vuốt mái tóc xòa xuống trán, đưa tay làm dấu Thánh Giá. Ông Beat Koller cùng hai nàng dâu cúi đầu im lặng. Luật sư Widmer cất tiếng trầm buồn:
- Cái gì đến, đã đến! Thưa bác sĩ Huỳnh, chúng tôi có thể vào viếng thăm thi thể của ông Walter Koller bây giờ chứ?
- Vâng, xin quí vị cứ việc tiến hành!
Cô người làm tiến tới bên bác sĩ Tâm khẽ hỏi:
- Chắc bác sĩ mệt lắm, tôi có thể mang đến cho bác sĩ thức giải khát gì không?
- Vâng xin cô cho một ly Whisky-Cola và vài viên đá lạnh.
Chừng uống xong một tuần trà, ông Widmer dắt mọi người trở ra phòng khách. Bác sĩ Tâm đứng dậy:
- Thưa quí vị, nhiệm vụ của tôi đã hết, tôi xin trở về phòng thu dọn quần áo và rời nơi đây!
- Khoan đã! Luật sư Widmer đưa tay chận lại - Khi ông Walter Koller còn tỉnh táo, ông ta yêu cầu tôi đọc chúc thư trước sự hiện diện của bác sĩ Huỳnh.
- Với sự hiện diện của tôi? Bác sĩ Tâm ngạc nhiên hỏi lại.
- Vâng, xin ông vui lòng nán lại thêm ít phút!
Luật sư Widmer bước đến bàn giấy mở cặp Samsonite, lấy ra một phong bì khổ A4. Ông lật phía lưng phong thư cho mọi người hiện diện thấy chữ ký của ông Walter A. Koller trên mép dán, chứng tỏ di chúc chưa hề bị mở sau khi chính tay người viết niêm lại.
Ông Widmer cầm dao rọc giấy cẩn thận khui phong thư, rồi cầm tờ di chúc chậm rãi đọc:

„Luzern, ngày 15 tháng 11 năm 2001
Khi thấy khả năng chiến thắng tử quá mỏng manh, tôi, Walter A. Koller 75 tuổi, bèn lập lại di chúc lần thứ hai, với sự chứng kiến của luật sư André Widmer, quản gia Daniel Meier cùng giấy xác nhận của bác sĩ tâm lý Michael Haudenschild: thần trí của tôi vào thời điểm tái lập di chúc hoàn toàn minh mẫn tỉnh táo, không bị bệnh hoặc thuốc gây xáo trộn! Di chúc này gói ghém tất cả tâm tư nguyện vọng của người sắp giã biệt cõi đời, tôi tuyên bố sự vô hiệu lực của di chúc trước đây. Tự tay tôi hủy tờ di chúc thứ nhất trước mặt Luật sư Koller và quản gia Daniel Meier.
Tôi bước vào đời năm hai mươi bảy tuổi, sau khi tốt nghiệp cao học kinh tế tại đại học Bern. Bốn năm sau, cha mẹ giao cho tôi số tài sản gia đình năm triệu ba trăm ngàn Quan Thụy Sĩ vào tháng 6 năm 1957. Tôi đã dùng hết tài năng của mình để đầu tư khuếch trương số tài sản kia. Hạnh phúc của tôi: Tiền tràn vào trương mục! Vinh quang của tôi: Tên tuổi xuất hiện trên báo chí Thụy Sĩ và thế giới! Mục đích của tôi: Trở thành người giàu nhất châu Âu! Tôn chỉ của tôi: Tiền là tiền không phân biệt cách thức kiếm tiền! Tôi lao vào công việc, không bỏ lỡ bất cứ cơ hội thu lợi nào. Tôi thầu khai thác rừng rậm châu Phi, châu Mỹ La Tinh. Đầu tư vào các mỏ kim cương tại Nam Phi, mỏ khai thác dầu lửa ở vùng Cận Đông, địa ốc tại Nhật và ngân hàng tại Thụy Sĩ, Lục Xâm Bảo cũng như Lichtenstein. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tôi có mặt tại Á châu, nhận vận chuyển quân nhu, quân dụng và vũ khí cho khối Đồng Minh, cũng như cung cấp thuốc men, lương thực cho bên kia chiến tuyến.
Sau chiến tranh Việt Nam, tôi đến Hoa Kỳ mua khẩu phiếu, sát nhập hàng loạt công ty lớn nhỏ trong ngành tin học và dược phẩm.
Vinh quang của tôi lên đến tột cùng vào những thập niên 70, 80, 90. Báo chí vinh danh tôi với Chiếc Mũi Vàng!
Tôi quyền năng như phù thủy làm phép với chiếc đũa thần. Sự hiện diện của tôi nơi đâu, mang lại thay đổi đến đó. Hàng trăm ngàn người mất việc trong các cuộc sát nhập công ty tại Hoa Kỳ. Hàng triệu gia đình tan nát trong và sau cuộc chiến Việt Nam. Hàng trăm tỉ Đô La tiền tham nhũng, buôn lậu được rửa sạch tại Thụy Sĩ, Lục Xâm Bảo và Lichtenstein. Hàng triệu Hecta rừng bị tàn phá và hàng trăm loài thú quí hiếm bị tuyệt chủng ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh... Ngày ấy, tôi không hề thẩm vấn lương tâm. Thỉnh thoảng tôi cũng làm công tác từ thiện qua việc tặng tiền cứu đói châu Phi, cứu lụt Băng Đảo, chống Liệt Kháng tại Phi Châu hoặc cho tiền Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, Hồng Hội Chữ Thập Đỏ vv.
Tôi kết hôn bốn lần, song chỉ có 3 đứa con với người vợ cuối cùng. Ba lần ly dị, những bà vợ trước đã được bồi thường thỏa đáng, không được hưởng bất cứ giá trị vật chất nào tôi để lại. Người vợ hiền hậu đáng thương cuối cùng, đã dùng mạng sống của mình để thức tỉnh tôi. Vì thế, tôi quyết định phân chia gia tài như sau:
* Một nửa gia tài tôi để lại, có giá trị ba tỉ tám trăm năm mươi lăm triệu Mỹ Kim tức năm tỉ chín trăm bảy lăm triệu Quan Thụy Sĩ sẽ chuyển giao cho quĩ (Foundation) Gabriella Hofmann-Koller, do người vợ quá cố của tôi thành lập nhằm vào các mục đích cứu trợ thiên tai, giúp đỡ y tế, giáo dục trẻ em tại thế giới thứ ba, bảo vệ rừng và thú vật, trao giải thưởng cho các quản trị gia tạo công ăn việc làm nhiều nhất trong năm.
* Tôi tặng em trai Beat W. Koller toàn bộ cổ phiếu hãng Biotechnology Gensono, trị giá hai trăm năm mươi triệu Mỹ Kim. Mong em tôi điều hành và tìm ra các dược liệu mới chống Liệt Kháng và Ung Thư.
* Để lại cho con trai trưởng Peter D. Koller, con dâu trưởng, hai cháu Tim và Vanessa trang trại, bất động và các động sản nơi đây, trị giá bốn mươi lăm triệu Mỹ Kim, hãng Swissknight sản xuất đồ dùng trong quân đội Thụy Sĩ, trị giá năm mươi triệu Mỹ Kim và mười triệu Đô La qua Hedge Fund trong trương mục ngân hàng.
* Để lại cho con trai thứ Oliver W. Koller, con dâu thứ và cháu Anja biệt thự mùa hè tại bờ biển Tây Ban Nha, bất động sản xung quanh và du thuyền Vivien, trị giá ba mươi sáu triệu Mỹ Kim, hãng Greenearth tái chế biến nguyên liệu, trị giá sáu mươi triệu Mỹ Kim, mười triệu Đô La qua Hedge Fund trong trương mục ngân hàng.
* Để lại cho con gái út Christina G. Koller Texas Ranche và ba ngàn con ngựa, trị giá tám mươi triệu Mỹ Kim. Toàn bộ sưu tập tranh và các đồ ngoạn cổ trị giá hai trăm triệu Mỹ Kim. Con gái Christina không được phép bán hoặc sang nhượng các tác phẩm nghệ thuật trên, khi về già chuyển giao lại cho Bảo Tàng Viện quốc gia, mười triệu Đô La qua Hedge Fund trong trương mục ngân hàng.
* Tặng đại học Bern năm triệu Mỹ Kim (7.75 triệu Quan) tiền mặt.
* Tặng Hồng Hi Chữ Thập Đỏ một trăm ba mươi triệu Mỹ Kim (201.5 triệu Quan) tiền mặt, cũng như hãng International Care, sản xuất dụng cụ cứu thương, trị giá hai mươi lăm triệu Mỹ Kim.
* Tặng bệnh viện Insel Bern năm mươi triệu Mỹ Kim (77.5 triệu Quan) dùng vào việc nghiên cứu và chữa trị cho các trẻ em dị tật ở thế giới thứ ba.
* Tặng chính phủ Liên Bang Thụy Sĩ một tỉ Mỹ Kim (1.55 tỉ Quan) sử dụng vào các việc nghiên cứu khoa học, giúp đỡ người ngoại quốc đến xin tị nạn, giúp đỡ các vùng có chiến tranh.
* Tặng Kanton Luzern hai trăm triệu Mỹ Kim (310 triệu Quan) để giữ gìn các bản sắc văn hóa đặc biệt địa phương.
* Tặng ông luật sư André Widmer năm triệu Mỹ Kim (7.75 triệu Quan)
* Tặng ông quản gia Daniel Meier bốn triệu Mỹ Kim (6.2 triệu Quan)
* Tặng tất cả mọi người làm (tại đây) hai trăm ngàn Quan (gồm 12 người).
* Thưởng tất cả mọi nhân viên làm việc trong các công ty của tôi có đa phần cổ phiếu, 3 tháng lương, tổng cộng khoảng bốn trăm triệu Mỹ Kim.
* Số tiền còn lại (khoảng tám trăm triệu Mỹ Kim), sau khi chi trả các khoản thuế má khi sang tay các cổ phiếu công ty, cũng như phát mại các bất động sản ở khắp mọi nơi trên thế giới không thuộc vào danh sách thừa kế, được chuyển giao cho bác sĩ Minh Tâm Huỳnh thành lập tổ chức không sinh lợi (Non-Profit-Organisation) mang tên Combiculture với mục đích trợ giúp nghiên cứu các nền văn minh trên thế giới trong lãnh vực y học và tâm linh.
Tôi chỉ định các ông André Widmer, Beat Koller và Minh Tâm Huỳnh lập thành ủy ban phát mại các cơ sở, công ty và bất động sản không nằm trong danh sách thừa kế. Tất cả giấy tờ liên quan đến tài sản được bảo quản trong Ngân Hàng X.
Sau cùng tôi còn một gia tài vô giá để lại cho các con, các cháu và các bạn của tôi, đó là tâm sám hối và giác ngộ. Những đột biến trong đời, những cảm nhận khô khan về hạnh phúc qua vật chất, những khoảng khắc trống vắng, những nỗi bất an sợ mất mát, bệnh tật, tử vong... đã khiến tôi nghĩ thật nhiều về chân giá trị của cuộc sống trong những tháng ngày ngã bệnh sau này.
Bác sĩ Huỳnh đã giúp đỡ tôi rất nhiều qua các cuộc thảo luận trong các lãnh vực tìm hiểu chính mình, mục đích của cuộc sống và cửa ngõ của sống chết.
Tôi tóm lược năm điểm chính như sau:
1. Mục đích của cuộc sống là hạnh phúc.
2. Hạnh phúc chỉ đến khi tâm hồn thanh thản.
3. Tâm của ta biến động vô thường, dục vọng khiến thân hành động, ta phải luôn luôn kiểm chứng thân tâm. Nếu sai lầm ta nên ráo rốt sám hối!
4. Tiền bạc, danh vọng, vật chất, sắc đẹp là vật ngoại thân, khi ta sống chúng làm khổ ta, khi ta chết chẳng mang theo được.
5. Tôi suốt đời lo âu, toan tính nên ít thấy hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc thực sự chỉ đến với tôi trong những ngày cuối đời, khi tôi hoàn thành xong di chúc và sẽ không còn một cắc nào.
Tôi yêu cầu hỏa thiêu xác tôi, đem tro rải ra đồng ruộng Luzern. Cát bụi trở về với cát bụi! Không khác biệt giữa cát bụi của tổng thống Mỹ, hoàng gia Nhật, tỷ phú Thụy Sĩ, hay của người khất thực tại Ấn Độ!
Người lập chúc thư Walter A. Koller ký tên, nhân chứng luật sư André Widmer trong nhiệm vụ chưởng khế và quản gia Daniel Meier đồng kế tên“

Luật sư Widmer đọc xong di chúc, ông nhìn quanh một vòng rồi hỏi:
- Có ai hiện diện phản đối điều gì không?
Hai ông con trai Peter và Oliver Koller đều tỏ thái độ giận dữ.
Peter Koller với gương mặt xám xanh, đập tay xuống bàn:
- Ông già bệnh hoạn sắp chết nên lẩm cẩm. Tôi phản đối chúc thư. Theo bộ dân luật Thụy Sĩ về thừa kế, ông ta không thể phát tán tài sản một cách bừa bãi như vậy! Tôi sẽ kiện!
Oliver Koller nói phun bọt mép:
- Tôi không thể để một người sắp chết, mang tài sản của chúng tôi đi cúng cho quỉ được! Tôi nhất định không ký vào bản chia chác tài sản như trên!
Cô Christina G. Koller bật khóc nói với các anh:
- Xin các anh bình tĩnh, cha nhận của ông bà có hơn năm triệu Quan Thụy Sĩ, cả đời cha vất vả làm việc, nay để lại cho mỗi anh số tài sản hơn ba mươi lần khi cha nhận từ ông bà. Hơn nữa cha vừa cho chúng ta lời khuyên ra sao?
- Cô mang lời khuyên ấy bán đi mà ăn! Peter Koller hét vào mặt em gái.- Một mình cô nhận hơn gấp đôi chúng tôi còn gì? Tùy cô, cô có thể ký nhận rồi cút khỏi nơi đây, hoặc cùng chúng tôi kiện đến ra lẽ công bằng!
Bác sĩ Tâm chán nản, ông lớn tiếng:
- Tôi rất mệt mỏi, xin rút lui ngay bây giờ. Quí vị bình tâm bàn bạc.
Ông ghé vào căn phòng giành riêng cho mình, xếp hành lý, rồi lặng lẽ ra cửa.
Trời lạnh, buồn, tuyết trắng bao trùm vạn vật. Ông Tâm chợt thấy cô đơn, mấy hôm nay không liên lạc được với Túy Hằng, không biết chuyến công tác vừa qua của nàng bên Mỹ ra sao? Liếc nhìn đồng hồ, còn khoảng hai giờ nữa Túy Hằng sẽ đáp xuống sân bay Kloten Zürich, ông vẫy Taxi, ra ga lấy chuyến tàu tốc hành trực chỉ phi trường. Trên tàu, ông Tâm chợp mắt ngủ đi một giấc, ông mơ thấy mình là lão già sống rất bình thản hạnh phúc bên bầy con cháu.../

2413

Aug 20, 2008

Nàng Tiên Thứ Chín





Một bà cụ có một người con trai lớn, nhưng bà nghèo quá chẳng có tiền để hỏi vợ cho con. Ðêm nào thấy con trai nằm ngủ một mình bên bếp lửa, bà cũng ra đầu sàn ngồi nhìn trời mà khóc. Một đêm, sau khi khóc nhiều quá, bà ngã đầu vào cái vách ngủ mê đi lúc nào không biết. Một ánh chớp loé lên, bà cụ vội mở mắt thì thấy một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo xanh, đi giầy xanh, chống gậy xanh, đứng trên ngọn cây mít. Hoảng quá, bà cụ định chạy vào bếp, thì thấy ông cụ già khoát tay, cất giọng hiền từ bảo: "Ta là tiên, biết bà đang khổ vì cảnh nghèo khó, không có tiền đi hỏi vợ cho con, nên ta giúp. Ngày mai bà bảo con trai bà đi theo hướng ta chỉ, cứ đi mãi đến ngọn núi có phiến đá trắng to như cái nhà kia, sẽ thấy chín nàng tiên xuống tắm. Con trai bà yêu cô nào, thì cứ lấy đôi cánh của nàng tiên ấy đem về nhà là được ."

Nói xong Tiên ông biến mất. Mừng quá, bà cụ liền đẩy cửa, vào thổi bếp lửa cháy bùng lên, gọi con dậy, kể lại đầu đuôi câu chuyện vừ qua.

Tờ mờ sáng hôm sau, người con trai gói cơm, đeo ống nước, băng rừng, leo núi, leo hết núi này đến núi khác, đúng trưa mới đến chỗ tiên ông bảo. Một cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mắt. Hồ nước xanh biếc, trong vắt như gương, có đường xuống bến tắm, trên bờ hoa thơm, cỏ lạ đang đua nở khoe sắc cùng ong bướm, sỏi đá lấp lánh như kim cương.

Thấy nắng rung rinh, chàng đưa mắt ngó lên trời, bỗng từ trong đám mây hồng có chín nàng tiên mặc áo xiêm trắng, đang bay và hạ xuống dần. Chàng con trai nghèo liền nép vào bụi nhìn theo. Chín nàng tiên đã đứng trên các phiến đá ngọc, cởi cánh ra, lội xuống tắm. Nước trong, da các nàng tiên trắng ngần, nhìn cô nào cũng đẹp lộng lẫy như mặt trời mọc. Duy có nàng thứ chín là đẹp hiền hậu hơn cả. Tóc nàng đen mướt và dài như dòng suối, giọng cười trong và thanh như tiếng sáo ngân vang: miệng đẹp hơn hoa nở, mắt sáng như sao, khi nàng nhìn vào vật gì vật đó rực lên như có trăm ngàn ánh hào quang chói sáng. Chàng trai liền lẻn đến lấy trộm cặp cánh tiên của cô thứ chín, rồi trở về nhà.

Trống trên trời gióng bảy hồi khoan nhặt báo giờ các cô phải về tiên cung. Tám cô chị lên bờ, lắp cánh của mình và bay trước. Còn cô em mải đùa nghịch dưới làn nước mát, lên sau. Không thấy cánh tiên đâu nữa, nàng hoảng hốt cuống cuồng chạy quanh bờ. Trống trên trời vẫn giục giã, sắp đến giờ đóng cửa của thiên đình. Nàng tiên thứ chín lại chạy quanh bến nước chăm chú tìm lại, nhưng thông thấy. Nhìn dấu chân người còn in trên cát mịn, dấu chân trên đường xuống núi, biết có kẻ lấy đôi cánh của mình rồi, nàng vội vã cài lại áo xiêm, lần theo dấu chân đi mãi . Xế chiều nàng đến một ngôi nhà sàn nhỏ, dựng lẻ loi dưới chân núi. Nàng đang phân vân không biết đi ngả nào, thì một cụ đến bên nàng chào hỏi: "Cháu ơi! Ðường xa vắng vẻ, cháu đi một mình như thế này nguy hiểm lắm, cháu hãy vào nhà ta ăn cơm, uống nước rồi nghỉ lại đã." Nhìn nét mặt hiền hậu của bà cụ, nàng tiên gục đầu vào vai bà khóc, kể lại việc nàng bị mất đôi cánh tiên nên không về trời được. Bà cụ đưa nàng vào nhà. Chàng con trai sung sướng bước ra chào hỏi, rồi vào rừng bẻ măng, nhổ nấm đem về đưa mẹ nấu canh cho cô gái ăn. Tối chàng ngồi kéo đàn kơ ri - loại nhạc cụ réo rắt như đờn cò của người kinh - cho cô gái yên giấc.

ở đây một tháng, hai tháng, lúc đầu nàng tiên thứ chín hết sức nhớ mẹ, nhớ cha, nhưng được sự chăm sóc, trìu mến của bà cụ và chàng trai hiền hậu, siêng năng, nên nàng khuây khoả dần. Buổi sáng nàng cũng đi lên rẫy, vào rừng, buổi chiều nàng cũng ra giếng đội nước với chị em.

Nửa năm sau người con trai bà cụ lấy nàng tiên. Hai vợ chồng sống bên nhau rất hoà thuận, vui vẻ. Dân làng ví họ là cặp vợ chồng chim sáo - vì họ vừa xinh đẹp, vừa chịu khó làm ăn. Người chồng chưa bao giờ mắng vợ nửa lời. Chiều nào lên rừng về, chàng cũng cố tìm cho mẹ và vợ một ống mực thơm, một bó rau ngót, một bó măng, hay lưng gùi ngô non thơm sữa. Hai mùa, ba mùa, đến một đêm trăng tròn vành vạnh, nàng tiên thứ chín sinh được một đứa con trai kháu khỉnh. Từ đó, trong nhà càng thêm đầm ấm, vui vẻ hơn. Nhưng một hôm trời đang yên lành, bỗng có tiếng sấm ầm ầm, giận dữ. Mây đen, mây xám kéo đầy trời. Lửa đỏ rực, chớp nhằng nhịt dữ tợn Người vợ vừa cõng con ra đứng đầu sàn phía tây, đột nhiên thấy thiên lôi từ trên trời cầm búa nhảy xuống sân. Mặt giận dữ, Thiên lôi bảo rằng, hắn vâng lệnh Trời, xuống bắt nàng tiên phải về ngay, nếu không sẽ giết chết con nàng, giết cả chồng và người mẹ chồng của nàng nữa. Thương con, thương chồng quá, nàng tiên ngã gục xuống khóc nức nở rồi chạy vào nhà rút ba ống nứa dài vắt đầy sữa, nhẹ nhàng đặt con lên chiếu, cắt một nắm tóc để lại cho chồng, rồi theo Thiên lôi về thiên đình.

Chiều bà cụ và người chồng về nhà, không thấy nàng tiên, chỉ thấy đứa con nằm ngủ bên nắm tóc thơm của mẹ nó. Nhìn cây cối ngả nghiêng, cháy xém, biết có điều hung dữ xảy ra, chàng cõng con trên lưng, bước xuống cầu thang đi vào rừng, nhìn trời khóc suốt chín ngày đêm. Tiếng khóc ai oán, ấm ức nghe nghẹn cả cổ, đau cả lòng. Ðược tin, dân làng thương quá, rủ nhau giúp sức, góp của. Nhờ bác thợ rèn chuyên nghề chim sắt biết bay, đúc cho hai cha con người xấu số ấy một con chim công sắt.

Ðược chim sắt rồi, hai cha con ngồi trên lưng công bay vút lên trời. Qua mây hồng, mây bạc, mây xanh, đến sông Hằng sắp tới triều đình, thì công sắt không tài nào bay qua được. Gió to, sóng gầm dữ dội. Năm bảy lần con công cất cánh đều lao đao muốn rớt. Hai cha con đành ở bên này sông. Một hôm, người vợ ra sông giặt áo, đứa con nhỏ thấy mẹ, liền gọi lên. "Mẹ ơi!" Người vợ quay sang, hai vợ chồng nhìn thấy nhau, nhưng không gần nhau được. Ðau khổ quá, họ bưng mặt khóc.

Dân làng nhà trời thấy vậy vô cùng thương xót. Họ vào xin thiên đình cho hai vợ chồng được gặp nhau. Nhưng thiên đình không cho, viện cớ sắp gả nàng tiên thứ chín cho chàng trai thuộc dòng họ quyền quý. Không quản ngại, dân làng liên tiếp cử người đến gõ cửa, buộc thiên đình phải xử. Cuối cùng Ngọc Hoàng phải xuống lệnh nếu chồng cô thứ chín làm được mấy việc sau này mới lấy được con gái nhà trời. Thứ nhất là trong một ngày phải nhặt hết số vừng rơi trong khu rẫy dài bằng một khoảng chim bay mỏi cánh. Thứ hai là phải ăn hết những ớt gió đã chín trong một khu rừng ớt. Thứ ba là phải làm một cái nhà bằng kim cương thật đẹp giữa sông Hằng. Thương con, thương vợ người chồng phải nhận. Sáng hôm sau, hai cha con dậy thật sớm để nhặt vừng, nhưng mãi cho tới trưa, khi mặt trời đã ở giữa đỉnh đầu mà vẫn chưa nhặt đư2047

Aug 19, 2008

Khen Đồ Cổ



Một anh chàng thật thà có ông bố vợ rất thích chơi đồ cổ. Chị vợ thường dặn chồng :

- Thầy thích chơi đồ cổ lắm, anh có sang bên ấy, hễ thấy cái gì, cũng cứ khen là cổ cho thầy vừa lòng...

Một hôm sang chơi, thấy ông bố vợ mang bộ đồ trà ra, anh ta vội khen :

- Ái chà ! Nhà có bộ chén cổ thật !

Ông bố vợ khoái lắm.

Anh chàng rể lại khen vung lên :

- Cái ấm cũng cổ, cái khay cũng cổ, cổ tất.

Ông bố vợ càng khoái .

Vừa lúc ấy, mẹ vợ đi ra, bụng chửa vượt mặt. Thấy vậy, anh chàng rể vội khen :

- Ái chà ! Cái bụng của mẹ mới thật là cổ !
637

Aug 18, 2008

Xin đứng nhờ



Trong siêu thị, ông nọ đến gần một cô gái trẻ đẹp lễ độ nói nhỏ:
- Xin lỗi cô, vợ tôi đang bị lạc đâu đó, chúng ta có thể nói chuyện với nhau ít phút được không?
- Việc ông bà lạc nhau thì liên quan gì đến tôi?
- Cô gái cau mày thắc mắc.
- Là thế này, mỗi khi tôi đứng với một cô gái trẻ đẹp nào đó, thì bà ấy xuất hiện ngay lập tức.
1778

Aug 16, 2008

Đố



Giờ kiểm tra, thầy giáo dạy sinh vật đem đến một hộp trong đựng đủ các loại chim. Thầy lôi ra một con chim và giấu đằng sau, chỉ để cho học sinh nhìn thấy cái đuôi, thầy hỏi một học sinh:

- Đây là chim gì?

- Dạ thưa, chim sáo ạ.

- Không đúng, đó là con gõ kiến. Cho em đoán lại lần nữa... Thầy giáo lại bắt đầu giấu chim.

- Con này tên gì?

- Dạ - Học sinh lúng túng - Em nghĩ đó là con chim chào mào ạ.

- Không phải, chim họa mi. Em không học gì cả. Tôi phải cho em 0 điểm. Tên em là gì?

- Em đố thầy đấy.
1402

Con Chó Đói



Thuở Ðức Phật còn tại thế, có một ông vua rất hung ác, nghe Phật đến thuyết pháp trong nước mình, ông liền ngự giá đến chỗ Phật ở và xin Ngài kể một câu chuyện gì đã vui lại hữu ích nữa.

Ðức Phật liền kể chuyện con "Con Chó Ðói" như sau:

"Thuở xưa, có một vị quốc vương rất bạo ngược, hà khắc với dân lành, nhân dân đều oán trách. Ông Ðế Thích thấy vậy liền hiện xuống trần dắt theo một con quỷ rất dữ. Ông Ðế Thích hóa mình thành một người thợ săn, còn con quỉ thì biến thành một con chó cao lớn.

Người thợ săn dẫn con chó vào cung của vị quốc vương để yết kiến. Bỗng con chó vùng tru lên dữ dộI, làm cho lâu đài cung điện đều rung rinh... Vị quốc vương thất kinh, liền đòi người thợ săn đến trước ngai vàng mà hỏi rằng:

- "Gã kia, vì cớ gì mà con chó tru lên dữ vậy?".

Người thợ săn thưa:

- Tâu Bệ hạ, vì đói nên nó tru.

Vị quốc vương liền ra lệnh đem cơm cho chó ăn. Nhưng một điều không ngờ là đem bao nhiêu thì con chó ăn hết bấy nhiêu, tất cả thực vật trong kho đã hết sạch mà nó vẫn chưa no, nên nó càng tru lên dữ dội hơn nữa, mà ác hại thay, mỗi lần nó tru thì cung điện đền đài của quốc vương lung lay hình như muốn sụp đổ...

Vị quốc vương không biết tính thế nào, mới hỏi người thợ săn:

- Lấy cái gì cho nó ăn để nó nín?

Người thợ săn đáp:

- Tâu Bệ hạ, lấy thịt của người nó ghét cho nó ăn nó hết tru.

Quốc vương hỏi:

- Nó ghét kẻ nào?

Người thợ săn tâu:

- Nó ghét những kẻ bất công hãm hại dân nghèo. Ngày nào trong nước không có dân đói khó nữa, ngày đó nó mới nín...

Vị quốc vương liền nhớ tới những việc ác của mình làm thì hết sức hối hận, từ đó mới ăn năn chừa cải, chịu nghe những lời công bình chánh trực".

Ðức Phật kể dứt câu chuyện này thì mặt vua tái ngắt.

Ðức Phật dịu dàng dặn với nhà vua rằng: "Ngày nào bệ hạ nghe tiếng chó tru thì bệ hạ hãy nhớ đến câu chuyện ta kể. Bệ hạ có thể làm cho con chó nín được".


Hết
470

Tình Thiên Thu



  Hoàng ngụ trong khu vực lao động nên nhiều lúc bực mình vì thành phần ít học khá nhiều, cứ tạo nên những rắc rối với pháp luật thường xuyên....

     Thỉnh thoảng, vài ngày lại nghe tiếng còi hụ của cảnh sát inh ỏi đến nơi để giải quyết các vụ xô xát, cãi cọ, tai nạn... Hoàng làm đêm, ban ngày cần ngủ để lấy sức đi làm mà cứ bị thức giấc hoài khiến lúc nào chàng cũng cau có, gắt gỏng... .

     Hôm nay, tiếng còi hụ khiến Hoàng lại tựa cửa nhìn sang nhà bên cạnh: hai vợ chồng người Mỹ đen đánh nhau... Hoàng đứng nhìn cho tới khi người chồng bị còng tay đẩy lên xe mới định vào dỗ tiếp giấc ngủ. Bỗng bên kia đường, một chiếc xe vận tải đổ lại, một người đàn ông trung niên gốc Á đông bước xuống, kế bên là hai người Mỹ trắng....

     Hoàng cố nhìn kỹ và đoán thầm người đàn ông Á đông kia không là Việt Nam cũng là người Hoa. Họ đến mở cửa sau ra, và từ từ hạ những thùng lớn trên xe xuống. Lúc ấy Hoàng mới vỡ lẽ ra họ sắp sửa dọn vào căn nhà mà từ mấy tháng nay chàng thấy họ treo bảng bán. Hoàng ngáp dài, quyết định vào phòng tìm lại giấc ngủ. .

     Chừng hai tuần lễ sau, khi chàng vừa ra xe chuẩn bị đi làm thì gặp bà Lâm cạnh nhà cho biết căn nhà treo bảng bán có người Việt Nam ở rồi. Hoàng hỏi bà Lâm cho có chuyện: .

     - Ổng ở một mình hay có ai nữa? .

     - Ủ, ổng nói có người con gái mới theo chồng đi xa, ổng ở miền Bắc một mình buồn quá nên bán nhà tìm về đây cho ấm. Ổng mua trả dứt đó cậu, thiệt, họ sao mà giàu quá... .

     Hoàng cười: - Bán nhà miền Bắc cả trăm ngàn, về đây chi vài chục trong cái xóm cà tàng này đâu có khó gì thím! .

     Bỗng ông Lâm từ xa đi lại, thấy vợ và Hoàng đứng nói chuyện, ông bắt tay Hoàng và nói với vợ: - Gì nữa đó? Chắc bà lại kể chuyện ông Việt Nam mới tới mua nhà trả hết tiền nhà một lúc chứ gì? Tôi đã nói kệ người ta; bà đi đâu cũng kể hết! Hoàng cười trấn an ông Lâm: - Đâu có chú, tôi với thím nói chuyện tầm phào cho vui mà! Thôi xin lỗi chú thím, hôm nào rãnh gặp nhau sau, giờ tôi phải đi làm đã! .

     Hai ông bà từ giã Hoàng rồi bước đi. Hôm sau, có lẽ bà Lâm canh Hoàng hay sao mà Hoàng vừa ra xe đi làm thì bà Lâm từ xa bước nhanh đến, vừa thở vừa kể: - Cậu Hoàng ơi! Cậu Hoàng, cái ông Việt Nam mới dọn tới, hình như ổng "bị mát dây" thì phải. .

     Hoàng vừa mở cửa xe vừa hỏi: - Sao thím biết? .

     - Trời ơi! Đâu phải một mình tui. Hôm qua cả ba, bốn người đều nói ổng như vậy hết. .

     - Bộ thím có tiếp xúc với ổng rồi sao? - Ủ! Hôm qua đám tụi tôi mấy người kéo tới thăm ổng, nói là hàng xóm. Ổng mời vô nhà chơi, rót nước mời uống đàng hoàng mà ngộ lắm. Ổng nói chuyện thì bình thường, nhưng có điều lạ lùng là ổng để cái tủ kính thật đẹp, ở trong chỉ treo chiếc áo đàn ông, đặt chình ình nơi phòng khách. Tụi tui lấy làm lạ mà không ai dám hỏi hết. Rồi thấy ổng vui vẻ, thím Việt mới hỏi. Ai ngờ ổng nổi quạu lên, đuổi khéo tụi tui đi hết... .

     Thấy bà Lâm dài dòng quá, Hoàng phải cắt ngang: - Thôi tôi đi làm kẻo trễ, bữa khác gặp thím sau. .

     Trên đường đến sở, Hoàng cũng không tránh khỏi thắc mắc với câu chuyện bà Lâm kể. Chàng lắc đầu, thầm nhủ: - Mình là đàn ông con trai còn lấy làm lạ huống gì mấy bà! Cũng có thể ông ta sưu tầm được chiếc áo... cổ hay của một tài tử hay danh ca nào đó. .

     Đã ba tháng trôi đi, Hoàng cũng chưa có dịp để gặp người đàn ông mới đến. Hôm nay, ngày nghỉ, chàng định bụng sẽ sang thăm ông ta một lần. Nhưng chưa kịp đi thì điện thoại của cô em gái họ nhắc chàng qua Canada dự đám hỏi cô ta. Chàng lại phải đi phố sắm sửa quần áo mới và mua đôi giày mới để chuẩn bị cho tuần sau đi Canada. Vậy là Hoàng cũng chưa đi thăm được người hàng xóm mới. .

     Một tuần lễ ở Canada, Hoàng có dịp gặp lại cô em gái họ để nhắc nhở đến những người thân yêu ở Việt Nam một cách thoải mái... Ở đây cảnh vật đẹp đẽ, sang trọng nhưng sao Hoàng cứ nghĩ ngợi đến cái "xóm nghèo" ở Mỹ của mình. .

     Ngày từ giã cô em họ, chàng bùi ngùi xúc động; chàng thành thật mong cô em có dịp sang Mỹ đến nhà chàng ở lại. Hoàng trở về "xóm nghèo" của mình với lòng rộn rã, và chàng cảm nhận được chàng nhớ "nó" vô cùng.

     Khi chàng vừa về tới, chỉ thoáng chốc là thấy vợ chồng thím Lâm, vợ chồng chú thím Việt và hai người Mỹ cạnh nhà sang thăm hỏi. Chàng lấy mấy cái bánh su- xê của cô em gửi cho để làm quà cho họ... .

     Sau vài câu thăm hỏi thông thường, mọi người kéo nhau ra về. Chàng tắm rửa vội vàng, nằm xem ti vi một cách thoải mái, định bụng chốc nữa sang thăm ông Việt Nam mới tới. Đang theo dõi cốt truyện hấp dẫn trong ti vi, bỗng có tiếng chuông vang lên trước cửa. Hoàng vội xỏ đội dép ra mở cửa thì thấy một người đàn ông trung niên, tóc hoa râm, nhìn chàng cười thân thiện: .

     - Xin lỗi đã làm phiền cậu, tôi là Bằng ở bên kia đường, mới dọn tới. Hôm nay, không hiểu sao cái điện thoại của tôi từ hồi trưa đến giờ không dùng được. Nhờ cậu xem giùm điện thoại nhà cậu có bị vậy không? .

     Hoàng mở rộng cửa và bảo: - Mời chú vô nhà ngồi chơi một chút, để tôi xem sao. Tôi cũng mới đi xa về chưa dùng tới nên không biết. .

     Rồi chàng đến bàn cầm điện thoại lên nghe ngóng. Đặt máy xuống, chàng lắc đầu: .

     - Cũng im re! Chắc cả xóm đều bị như vậy. Chú ngồi chờ tôi chạy sang bên cạnh hỏi thăm thử xem nghe. .

     Ông Bằng đưa tay cản lại:

     - Thôi khỏi! Nếu vậy chắc là cả khu vực này rồi..

     Và không đợi Hoàng mời, ông bằng ngồi xuống ghế bảo:.

     - Cậu tới ở đây lâu chưa? - Dạ, khoảng 5 năm ạ! Còn chú dọn đến một mình hay còn ai nữa?

     - Tôi tới một mình thôi. Vợ tôi mất 4 năm hơn rồi. Có đứa con gái vừa gả chồng xong; ở một mình miền Bắc buồn quá, khí hậu lại lạnh nên tìm về đây cho ấm. À, tôi ngồi nãy giờ hơi lâu có làm phiền cậu không?

     Hoàng vội xua tay và thay đổi cách xưng hô: - Dạ không, không đâu! Mấy tháng nay chú tới ở xóm này, cháu định qua chào hỏi mà chưa có dịp nay, chú tới trước cháu mừng lắm.

     Hoàng định nói qua chuyện bàn tán ở trong xóm về cái áo gì đó nhưng ngăn lại vì cảm thấy bất tiện. Nói vu vơ một lúc thì Hoàng biết ông Bằng về đây an hưởng tuổi già với cái job dạy học cho những người ngoại quốc yếu sinh ngữ với đồng lương rất thấp. Cuối cùng, ông Bằng kết luận: - Già rồi! Sống tạm qua ngày thôi, sự thật tôi cũng chẳng thiết tha gì nữa cậu ạ...

     Rồi bắt tay Hoàng để về. Ông trao số điện thoại và xin lại số của Hoàng để ai dùng điện thoại được thì báo cho người kia. Và ông cũng mời Hoàng hôm nào rảnh sang chơi. Hoàng mừng lắm vì ý định chưa thực hiện nay sắp được toại nguyện.

     Cuối tuần ấy, Hoàng được ông Bằng mời sang dùng cơm tối. Hoàng vui vẻ nhận lời. Mới 3 giờ chiều Hoàng đã quần áo chỉnh tề, ghé chợ Việt Nam mua một con vịt quay và một xách bia ghé nhà ông Bằng. Ông vui vẻ mời Hoàng vào nhà, vừa ngồi xuống ghế, sau khi trao hộp thịt vịt và xách bia cho ông Bằng, Hoàng đã đưa mắt nhìn bao quát nhưng thật sự chàng nhìn hơi lâu vào tủ kính đặt giữa nhà. Ông Bằng cười, dợm bước vào trong rồi bảo:

     - Cậu bày đặt quá đi! Có điều tôi cũng bỏ ra một dĩa nhỏ cho vui, còn bao nhiêu cậu cầm về ngày mai mà ăn. Tôi nấu nồi cà ri vịt ngon lắm, cậu muốn ăn bún hay bánh mì đều có hết. Thôi, cậu ngồi nghỉ đó một chút; tôi vào dọn liền ăn nóng cho ngon.

     Rồi ông khuất vào trong không đợi Hoàng trả lời. Hoàng tự do nhìn cái tủ kính. Chàng ngạc nhiên vì cái áo chemise xanh nhạt tầm thường, cổ hơi sờn và hai vạt áo phía trước nửa thẳng, nửa nhăn; chiếc áo được gắn bằng kim găm bên trong vào mặt gỗ. Chàng cố gắng tìm tòi có gì lạ nơi chiếc áo này và chàng cũng không khỏi nhủ thầm: “Thảo nào mấy bà trong xóm thắc mắc cũng phải!".

     Tiếng chân ông Bằng rõ dần, ông cười hỉ hả:

     - Thôi, cậu vô làm đại kẻo đói. Tôi cũng đói lắm rồi, buổi sáng chỉ uống ly cà phê và ăn cái bánh ngọt tới giờ này đó thôi!

     Hoàng theo ông vào bếp. Chiếc bàn chữ nhật đã được bày biện rất khéo léo, trông thật ngon lành. Buổi ăn xong, Hoàng thành thật:

     - Chú nấu cà ri ngon quá!

     - Con gái tôi nó ghi lại cách thức cho tôi đó. Nó chỉ cho tôi đủ món cả. Nó nói mấy món ruột của tôi nó hết nấu cho tôi được rồi nên ghi lại lúc nào thèm thì tự nấu mà ăn...

     Thấy Hoàng thu dọn chén bát, ông Bằng vội bảo:

     - Để đó tôi, mai còn nghỉ lo gì! Lâu lâu cậu qua chơi, mình nói chuyện cho vui.

     Rồi ông cầm tay Hoàng kéo lên phòng khách. Ngồi lọt lõm trong ghế sofa, Hoàng giả vờ như vừa khám phá ra điều gì, hỏi ngay:

     - Ủa! Chú treo cái áo gì trong tủ vậy? Chú sưu tầm đồ cổ hả? Ông Bằng cười giòn: - Cổ khỉ khô gì dâu! Cái áo của tôi đó!

     Hoàng ngạc nhiên: - Áo chú? Vậy chú treo áo chú ở đó làm gì?

     Ông Bằng thở dài: - Hôm nọ, mấy bà trong xóm kéo nhau đến thăm tôi cũng có thắc mắc nhưng đang có chuyện bực mình nên tôi không nói gì hết. Nay cậu tới chơi, thôi thì tôi cũng kể sơ cho cậu nghe.

     Rồi ông lui cui vô bếp, đem bình trà nóng và hai cái tách lên, rót cho Hoàng một ly rồi hỏi:

     - Cậu muốn nghe không? Hay thôi, về nghỉ kẻo khuya rồi. Bữa nào sang chơi tôi kể cũng được.

     Hoàng càng lúc càng to mò nên nói ngay: - Ngày mai cháu còn nghỉ, chú kể cho cháu nghe đi!

     Ông Bằng ngồi xuống cạnh Hoàng, hớp một hớp trà lấy giọng, ông cất tiếng lên với giọng trầm ấm, thu hút, Hoàng lắng nghe với tất cả chăm chú:

     - Đây là cái áo của tôi, do vợ tôi mua cho tôi nhân dịp Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ với những đồng tiền bà đã chắt chiu dành dụm khi vừa đến Mỹ. Bà đã đi xúc tuyết cho mấy nhà kế cạnh thuê để lấy tiền. Về sau, tôi một thời gian nhờ có chút vốn liếng Anh Văn nên đi dạy giúp cho những người kém sinh ngữ, bả mới nhàn nhã được một chút. Nuôi đứa con gái cho học ra 4 năm cũng khổ lắm, may mà nó lấy được thằng chồng đàng hoàng nên tôi mới yên lòng bán căn nhà ở miền Bắc về đây đó chứ...

    Ủa! Sao tôi lại đi lạc đề rồi. Trở lại cái áo thì lúc đó vì tôi đi dạy học nên quần áo lúc nào cũng ủi rất thẳng thớm cho tôi. Bả đảm đang, vén khéo nhà cửa lúc nào cũng tươm tất hết. Có một thời gian bả cứ than mệt, tôi cứ nghĩ vì làm việc nhiều nên mệt, khuyên bả nghỉ ngơi bớt. Rồi một buổi tối, tôi đang ngồi soạn bài cho học sinh, nghe bà xã tôi thét lên một tiếng ở phòng ngủ.

    Tôi vội vứt viết, chạy vào thì thấy bả đang nằm ụp người xuống đất. Bà đang ủi quần áo, đèn bàn ủi còn đỏ, tôi vội rút điện ra vì nghĩ bả bị điện giật, gọi ngay 911. Khi xe cứu thương vừa tới thì bả đã tắt thở vì bịnh tim, cứu không được.

     Chôn cất bà xã tôi xong, tôi mới nhìn lại căn phòng ngủ bừa bộn của tôi. Lúc ấy tôi mới thấy cái bàn để ủi đồ còn cái áo chemise này đang ủi dở dang nằm vắt vẻo nửa trên nửa dưới. Tôi òa lên khóc tức tưởi vì nhớ tới bả. Tôi khóc mấy năm nay rồi, và cái áo này tôi đã thuê thợ làm cho tôi cái tủ kính, suốt đời không bao giờ lấy áo ra được vì thợ đã hàn kín cái tủ rồi! Tôi tin chắc tới chết tôi cũng không bao giờ có ai yêu thương tôi như bả... Đời tôi đã thực sự mất đi ánh sáng rồi cậu ạ! Và tôi tự nguyện với lòng mãi mãi không bao giờ yêu ai để giữ tròn lời hứa khi chúng tôi vừa yêu nhau...

     Ông Bằng nói một mạch và giọng ông mỗi lúc mỗi khàn đi, mái tóc hoa râm của ông rung lên, ông ta lại khóc...

     Bỗng dưng Hoàng nghe tay mình nóng hổi. Thì ra nước mắt của chàng cũng rơi tự bao giờ. Hoàng xích sát lại gần ông Bằng đặt tay lên vai ông an ủi:

     - Thưa chú, chú đừng buồn nữa. Cháu rất tiếc là cháu không phải văn sĩ để viết thay cho chú mà ca tụng mối tình tuyệt đẹp này!

     Ông không đáp lời Hoàng, tiếng khóc càng lúc càng nghẹn lại. Chờ ông khóc một hồi cho khuây khỏa, chàng mới lên tiếng từ giã. Lúc ấy ông mới nén tiếng khóc, đưa tay quệt nước mắt, gượng cười đi xuống bếp lấy hộp thịt vịt còn lại trao cho Hoàng. Bắt tay từ giã, ông đi trước mở cửa cho chàng.

     Một luồng gió lạnh tạt ngang, trời đen như mực. Ông Bằng thốt lên: - Trời ơi! Lạnh quá!

     Hoàng thấu hiểu cái lạnh buốt tim của ông lúc này. Hoàng bước vội đi, quay nhìn lại vẫn còn thấy ông đứng sững nơi cửa. Hoàng nói thật lớn:

     - Chú vô kẻo lạnh! Chú bệnh không ai chăm sóc chú đâu, mà bên kia thế giới thím cũng buồn nữa đó! Vô đi!!!

     Không biết ông có nghe Hoàng nói gì không nhưng Hoàng cũng thấy cửa từ từ khép lại. Ánh sáng đã thực sự mất hẳn nơi hành lang...

463