Trang

Nov 25, 2008

Nhận Lầm Con



Có một chàng ngu kia sinh được đứa con trai, chăm chút thương yêu như ngọc như ngà. Một buổi sáng anh chàng đi ra chợ sớm, ở nhà lửa bốc cháy nhà và người ta bồng đứa con anh chạy mất, lúc trở về thấy nhà cháy, anh không tiếc, anh chỉ cuống cuống lên khi không thấy con.

Một người láng giềng ức đoán chỉ vào thây của một kẻ bất hạnh đã cháy thành than và bảo: "Con anh chết cháy đây rồi". Thế là anh chàng tin ngay là thật, khóc than kể lể khôn xiết, rồi may một cái túi vải vuông bỏ nắm tro tàn vào đó mang luôn bên mình không lúc nào rời. Rồi cứ đinh ninh rằng con mình đã chết cháy, và nắm tro bên mình là xác con, không biết con mình hiện giờ đang còn sống.

Một buổi kia được thả, đứa con về gõ cửa kêu cha. Anh chàng buồn quá đóng cửa ngồi trong nhà, nghe gõ cửa hỏi vọng ra:

- Ai gọi đó?

- Con đây.

- Con, tôi đâu dám! Con tôi chết đã ba tháng rồi.

- Không, con còn sống đây mà, mở cửa cho con vào!

- Láo, cút đi! Con tao đã chết, mày là ai, đến đây nhận hảo thế? Cha con gì?

Ðứa con nằn nì ngoài cửa mãi, người cha ngồi trong nhất định không mở cửa. Cuối cùng nó đành khắc khoải ra đi. Thương hại cho anh chàng! Cha con không nhận, lại nhận bị xương khô!

- Người ngu tự biết mình ngu, nên biết người ấy có trí;

- Người có trí tự cho là có trí, nên biết người ấy ngu nhất trên đời.

- Người ngu cố chấp sự hiểu biết của mình là đúng, nên không bao giờ chịu thừa nhận những điều hiểu biết của kẻ khác.  Vì thế, không bao giờ họ đạt đến được chân lý.


Hết
479

Nov 24, 2008

Con Bé và Gã Lang Thang



"Đợi tôi với.... Bác tài ơi, đợi tôi với..."

Con bé vừa chạy, vừa la bải hải khi thấy chiếc xe bus bắt đầu chuyển bánh. Tiếng gọi lanh lảnh như một niềm thất vọng gấp gáp sắp đổ ập xuống đầu, cùng với tiếng chân chạy thình thịch của nó làm cho túi vải đeo đập liên tu sau lưng. Tiếng kêu bay bắn đi, nhanh hơn bước chân chạy, lọt thẳng vào tai bác tài xế. Ông ngoảnh lại, nhìn thấy một con bé khoảng 13,14 tuổi cùng với bà mẹ đang gấp gáp chạy về phía mình, hai tay nó quơ quào loạn xạ cố gây thêm sự chú ý của ông.

Chiếc xe bus mới dợm bánh, nay từ từ dừng lại. Bác tài bấm nút mở cửa chờ nó đến. Khoảng vài phút sau, con bé đã đứng trên bậc tam cấp của xe, nó vừa thở hổn hển, vừa tụt cái túi đeo sau lưng lục tìm vé đưa cho bác tài. Một số khách tỏ vẻ khó chịu vì sự chậm trễ ấy. Một bà với khuôn mặt khó đăm đăm nhìn nó không mấy gì thiện cảm, gắt:

"Thôi, nhanh lên đi cho người ta nhờ. Đã hẹn giờ giấc đoàng hoàng rồi mà lại còn trễ. Đúng là...người Việt Nam!"

Bà nói thế, tựa như bà là một người ngoại quốc nào đó chứ không phải người Việt. Nhưng rõ ràng bà cũng là người đồng hương cùng nói một ngôn ngữ với nó. Khuôn mặt bà loè loẹt, dị dạng do sự "tân trang" sửa chữa quá nhiều nên trông có cái vẻ khó tính một cách dị thường. Một số người Việt khó chịu khi nghe bà nói câu đó. Họ quay lại nhìn bà, nhưng chẳng ai nói gì. Con bé thì cuống cuồng trình vé rồi đảo mắt một vòng tìm chỗ ngồi ghi trên tấm giấy. Ánh mắt nó đậu ở một ghế còn trống gần cửa sổ. Bên cạnh, có một gã đàn ông đang ngồi lơ đãng...

Phải mất thêm vài phút nữa mọi thứ mới êm suôi. Con bé chen vào chỗ trống duy nhất đã dành cho nó. Nó ngồi thở dốc, nhưng khuôn mặt đầy khích động và vui sướng. Nó nhìn ra ngoài cửa sổ, đưa tay vẫy vẫy người thiếu phụ đang trông theo với một nét lo lắng rõ rệt hiện trên nét mặt:

"Má.. Con đi nghe má.... Không sao đâu mà. Con thương má... "

Nói rồi. Nó chu miệng, dán vào kiếng xe, hôn chùn chụt:

"Bye má... "

Chiếc xe bắt đầu chuyển bánh. Tiếng bà mẹ trẻ nói với theo:

"Cẩn thận nghe con. Tới nơi nhớ điện thoại má liền nghe... "

Chiếc xe từ từ đi nhanh dần, để lại người mẹ trẻ trên bến xe. Nó nhìn theo cho đến khi bóng bà khuất sau một khúc rẽ, lúc đó nó mới thở phào. Sửa đổi lại thế ngồi cho ngay ngắn, kéo cái bịch đeo trên lưng xuống để trên đùi. Khuôn mặt nó rạng rỡ vui tươi. Có lẽ, nó đang cần phải nói. Nói thật nhiều để đổ tuôn ra những khích động trong nó. Nó lén nhìn gã đàn ông ngồi cạnh - Người đồng hành với mình đây - Nó nghĩ thầm. Trông mặt gã có vẻ... hơi dữ bởi những nét nhăn đậm trên trán và ở đuôi con mắt như những vết cắt. Gã có một vết sẹo dài chém từ góc tai trái xuống tới cằm. Đôi mắt gã hơi giảo hoạt, bất lương. Nhưng hề gì. Con bé nhìn thấy ai cũng như nhau. Nếu không nói là mọi người đều rất tốt. Nó chẳng biết gì về thế giới bên ngoài mái nhà nó thường sống, mà trong đó một bà mẹ trẻ, góa bụa luôn luôn gìn giữ nó một cách quá quắt tới độ nó cảm tưởng mình đang sống trong ngục tù. Phải nói mãi, năn nỉ mãi và quả quyết cả hơn ngàn lần "sẽ không có chuyện gì xảy ra" để mẹ nó xiêu lòng, cho nó lấy một chuyến xe đò đi dự một khóa tu tập cấm phòng ở ngôi chùa cách xa nhà khoảng sáu tiếng lái xe.

"Má à. Thiệt tình là con không hiểu sao má lại không cho con đi chớ. Má đưa con ra bến xe, con ngồi trên xe đò một mạch. Tới nơi đã có người trong chùa ra đón con rồi. Ở hai ngày là lại có người đưa con ra bến xe, con lại về với má mà... "

"Mày đi xa xôi dữ vậy. Không có người kèm sao đi tới nơi? Lỡ giữa đàng có chuyện chi thì tao biết tính sao đây chớ? Thôi, bỏ qua đi!!. (Dỗ dành) Đợi tới chừng má xin nghỉ được vài ngày thì má sẽ đi với con nghe."

"Chời! Má!! Đợi má nghỉ thì qua thời tu tập còn đâu nữa, lên trển làm chi không biết!"

Nhì nhằng, năn nỉ gần cả tháng, sau khi đã điện thoại lên chùa cả chục lần, bà mẹ mới bằng lòng đóng tiền và ghi danh cho nó. Mới sáng mơi này, trước khi đưa con ra bến xe, bà cũng còn cẩn thận, thắp nén hương lầm rầm khấn vái:

"Nam mô A Di Đà Phật. Xin trời Phật độ trì. Xin ngài Quan Âm gia hộ cho đứa con khờ khạo của con đi tới nơi, về tới chốn. Mọi điều dữ đều tai qua, nạn khỏi. (Rồi bà kể lể ỷ ôi tựa như đang nói chuyện với một người bằng xương, bằng thịt đứng trước mặt). Con chỉ có đứa con duy nhất. Từ ngày ổng mất cho tới nay, con không dám bước thêm bước nữa, mọi tình thương con đều dành cho nó hết. Nó khờ khạo, bé bỏng, cần được những bàn tay yêu thương che chở. Xin ngài độ trì cho nó đi đường bình an."

Nói xong, người mẹ trẻ vái thêm ba vái, rồi kính cẩn cắm mấy nén hương vào lư, trong khi đó, con bé sốt ruột chờ đợi ngoài cửa:

"Má ơi... Đi chưa má, trễ quá rồi đó nghe!"

Bà mẹ gắt khẽ:

"Thì từ từ chớ. Mày hối như hối tà, hối ma vậy!"


*

Xe bắt đầu ra xa lộ. Dòng xe cộ ngược xuôi, hối hả tăng theo với sự vui mừng của con bé. Nó nhìn đồng hồ. Mới có ba giờ trưa. Chắc khoảng chín, mười giờ tối mới tới nơi. Khoảng sáu giờ chiều thì xe sẽ ngừng lại ở một thành phố nhỏ cho khách ăn uống, xả hơi, đi đứng cho dãn gân cốt. sau đó đi tiếp chừng bốn tiếng nữa là tới. Ở đó đã có một chị Phật tử trên chùa sẽ đón nó tận bến. Chời. Sao mà vui thích chi đâu á!

Nó kẽ liếc nhìn gã đàn ông và mỉm cười với gã bằng một nụ cười đầy thiện cảm. Gã cũng nhìn nó, nhếch mép. Gã có thể nghe được mùi hương trinh nữ của nó thoang thoảng, cộng thêm vì ngồi quá gần, gã nhìn thấy được cả những sợi lông măng trên đôi má không son phấn. Gã còn nhìn sâu qua cổ áo, thấy được thấp thoáng một phần ngực trắng hồng. Trong gã, nổi lên một dục tâm bất chính. Gã lân la làm quen:

"Đây là lần đầu tiên cô em đi xa một mình?"

Con bé trả lời bằng một giọng khích động:

"Phải. Và điều này làm em rất sung sướng!"

Nói rồi. Con bé luyên thuyên kể về cuộc hành trình của nó. Tuy ngắn ngủi, chỉ có hai ngày. Nhưng đối với nó quả là một cuộc "cách mạng" vĩ đại, vì nó có thể thuyết phục được má nó, chứng tỏ cho má nó biết rằng, nó đã lớn!!

Gã đàn ông gật gù:

"Phải rồi. Thế giới bên ngoài thật đẹp. Đáng lý em phải biết nó sớm hơn nữa..."

Con bé mở tròn đôi mắt nhìn gã, hỏi bằng một giọng ngây thơ:

"Thiệt hả ông? Sớm hơn là bao sớm?"

"Như tui nè. Tui ra đời năm mới có chín tuổi mà đâu có chết chóc chi đâu. Đâu có bị gì..."

Con bé nghe gã nói thế. Nhưng ánh mắt nó bỗng đậu lên vết thẹo chém trên má trái làm cho mặt gã thêm dữ, ánh mắt nửa ngờ vực, nửa tò mò:

"Còn cái sẹo này là ông bị sao vậy?"

Gã đưa tay sờ cái sẹo. Ậm ừ..

"Cái này hả? Thì hồi đó...bị bệnh. Đưa vô nhà thương mổ gấp nên còn lại vết thẹo..."

Hắn nói dối trơn tru như mỡ. Vết thẹo đó, một thời dành gái, đánh nhau với nhóm băng đảng khác nên bị chém. Nhưng, hề gì. Con bé nói gì nó chả tin. Lại nữa. Gã đang nghĩ cách làm thế nào để có thể chiếm đoạn con nhỏ trước khi nó đi đến nơi muốn đến. Trông nó tinh khôi như một viên ngọc quý. Càng tinh khôi lại càng gợi cảm và làm cho gã kích thích hơn nữa. Gã chỉ có một cơ hội duy nhất là ở trạm dừng xe giờ cơm chiều. Gã nhìn con bé thèm thuồng như con quỷ thèm ăn thịt người. Trong đầu óc gã đầy tính toán. Nhưng gã hiểu, dù có ngây thơ cách mấy, nếu không khéo làm cho con bé sợ nó sẽ lánh xa. Bây giờ nó đang vui, là một cơ hội rất tốt để tạo thêm tình thân và lòng tin tưởng ở nó.

Bằng một giọng thân mật, gã gạ gẫm:

"Nè em. Tí nữa tới giờ ăn chiều, xe đò sẽ ngừng lại ở một thành phố nhỏ. Để tui đãi em một bữa cơm làm quen nghen."

Con bé ngước mắt lên nhìn gã, cảm động:

"Cảm ơn ông. Nhưng má em có gói theo thức ăn nhiều lắm. Lại nữa. Em ăn chay..."

Gã dở giọng ngang tàng, bất chấp:

"Thì ăn mặn một bữa có sao đâu. Trời, Phật có phạt mình vì tội ăn mặn đâu mà lo!!"

Con bé trợn tròn mắt. Tưởng như mình không thể tin được đôi tai đang cắm trên cái đầu nhỏ bé của nó khi nghe gã nói những câu như thế. Nó cãi:

"Ý cha! Không được đâu ông à. Em không có ăn mặn được đâu, vì má nói, phải giữ gìn cho thân tâm trong sạch trước khi thọ "bát quan trai" đó!"

Gã tò mò:

"Thọ bát quan trai là cái gì vậy hả? Sao tui thấy mấy cái đạo, cái nào cũng rắc rồi, hà rằm. Luật này, luật nọ... Nhức cái đầu!"

Con bé toét miệng cười rồi giải thích:

"Đức Phật nói một phật tử tại gia cần phải làm lễ thọ bát quan trai một tháng ít nhất một lần. Nếu lên chùa để thọ thì tốt lắm, bằng không làm ở nhà cũng được. Thọ bát quan trai là mình hứa với đức Phật một ngày, một đêm giữ đủ tám giới cấm, và chỉ ăn một bữa trưa mà thôi. Trong lúc thọ giới, thì ráng giữ gìn tâm ý được trong sạch mà nhất là không phạm các giới mình đã hứa..."

Gã nghe con bé nói vậy, tuy chẳng hiểu gì thêm, nhưng cũng ậm ừ cho qua:

"Thôi. Nếu vậy, em cho tui đãi em một ly nước được không? Chắc là ly nước thì ông Phật cho chứ gì?"

Con bé cười toét miệng:

"Được chứ! Nước thì được uống thả dàn. Chỉ sợ uống nhiều...bể bụng thôi!!"

Sau câu nói đó. Con bé cười khúch khích. Nó bắt đầu huyên thuyên kể về những gì nó thích và những người thân chung quanh nó. Lối kể chuyện của con bé thiệt là không mạch lạc chút nào. Từ chuyện này, nó nhảy qua chuyện khác cái rụp tựa như nó đang vất vả chạy theo cái tâm thức thay đổi luôn luôn trong đầu nó. Nó đang nói đến người mẹ, rồi lại nhảy qua con bạn thân đang khổ sở, buồn sầu vì đã không được đi theo nó. Rồi nó lại tưởng tượng tới cảnh chùa và buổi tu tập trong hai ngày sắp tới. Hình như nó nói chuyện mà không cần sự trả lời của gã. Nó nói một thôi, nghe chừng hiểu được gã đang chán phải nghe nó nói, nên quay lại hỏi gã:

"Còn ông. Ông cũng đi chùa hả?"

"Không. Tôi đi có... công chuyện..."

Mà công chuyện gì kia chứ. Gã là một gã lang thang, sống đầu đường xó chợ. Ai mưới gì thì làm nấy. Trong quá khứ gã đã từng liên hệ tới băng đảng và giết người. Gã là một kẻ vô thần, không tin vào bất cứ ai ngoại trừ mình. Mà chính gã, đôi khi gã cũng chẳng tin lấy chính mình, vì nhiều lần toan tính đều bị trật lất. Đôi khi gã trộm nghĩ, cuộc đời ưa chơi khăm gã, đì gã miết tới độ gã không thể ngóc đầu lên nổi. Hôm nay, còn lại một ít tiền trong túi, gã định làm một cuộc hành trình qua một thành phố khác coi có gì khá hơn chăng, tình cờ lại gặp được con bé. Gã nhìn con bé thòm thèm. Lâu lắm rồi gã chưa được làm tình.

Ý nghĩ đó làm cho lòng gã rạo rực. Gã lén thò tay trong túi, sờ thấy được mấy viên thuốc kích thích tình dục nằm cồm cộm mà gã có được do một thằng du côn trả công gã trong lần khuân vác đồ cho nó tuần trước. Định bụng, tí nữa, trong giờ nghỉ lao ăn chiều, gã sẽ lén bỏ một viên trong ly nước của con bé. Ý nghĩ đó làm cho gã cảm thấy rạo rực và khó chịu ở phần dưới. Gã nhìn lén con bé. Lúc này, nó đang dựa đầu vào thành xe ngủ gà, ngủ gật. Chắc hẳn, sau một lúc nói chuyện liên tu, nó đã hết chuyện để nói và bắt đầu mệt.

Xe lao đi vun vút như nuốt lấy đường dài. Nhưng với gã, sao gã cứ thấy thời gian trôi qua chậm như rùa. Gã xoay trở luôn luôn. Mùi hương thơm nồng của con bé cứ tỏa ra thoang thoảng. Nếu như không có người chung quanh, có thể gã cũng đã làm bậy, xé quần, xé áo con bé ra rồi. Nhưng gã cũng phải cố. Cố gắng kìm giữ cái "con quỷ dâm dục" trong gã.

Cuối cùng rồi xe cũng ngừng lại ở một thành phố nhỏ. Mặt trời đã bắt đầu ngả bóng. Người tài xế nói oang oang, nhắc nhở trong khi mọi người lục tục xuống xe và tản mát vào trong những quán ăn:

"Xin bà con cô bác vui lòng trở lại đây sau 45 phút. Xe sẽ bắt đầu chạy lại đúng một tiếng nữa."

Con bé đứng phắt dậy. Gã cũng đứng lên theo nhắc nhở:

"Nè cô em. Cô em đi theo tui nghe. Ngay dưới kia có cái quán ăn ngon lại rẻ tiền. Họ cũng dễ dãi lắm nghe. Vô trỏng, tui sẽ nhờ nhà hàng hâm cơm dùm cho cô em và xin đãi cô em ly nước..."

"Được mà. Nước thì em uống được. Nhưng... (ngập ngừng) Hay khỏi cần nhờ vả người ta hâm cơm chi. Em sợ phiền họ đó ông à. Mình đã không mua gì của người ta mà lại còn làm phiền người ta nữa!!"

Sợ con bé đổi ý. Hắn dễ dãi:

"Được. Cô em tính vậy cũng tốt..."

Gã đi theo sát con bé, như sợ nó bỗng biến mất. Còn con bé vẫn ngây thơ chẳng biết gì. Nó đeo cái túi trên lưng trở lại, theo dòng người xuống xe. Trong tâm nó thấy cái gã đàn ông này thật tốt. Mới có gặp vài tiếng trên xe đã giúp đỡ nó đủ thứ. Cả hai vào một quán vắng. Gã ép con bé vào một chiếc bàn ở góc quán, cố lấy giọng tự nhiên:

"Mình ngồi đây cho phẻ. Ăn uống xong là ra xe liền kẻo trễ nghe."

Con bé nhìn quanh. Lòng hơi lo âu:

"Ông à. Sao mình vô quán này vắng quá. Em thấy ai cũng vô cái quán gần xe, quán này xa xe quá, ông đưa em vô đây làm chi?" 

Gã nói khỏa lấp:

"Chà... Sao cô em không biết gì hết. Quán vắng họ mới làm nhanh được. Cô em vô quán đông sợ kêu đồ ăn, làm chậm, ăn không kịp đó!"

Nghe gã nói như vậy, thấy có lý, con bé khe khẽ kéo ghế ngồi xuống. Đối diện với nó là gã đàn ông khắc khổ với khuôn mặt có vết sẹo dài. Trong cảnh tranh tối, tranh sáng của một buổi chiều gần tàn. Trông mặt gã thật đáng sợ, con bé có cảm tưởng như gã đang manh nha muốn nuốt trửng lấy mình. Vừa có ý nghĩ đó. Con bé bỗng cảm thấy hối hận tột cùng. Sao lại đi nghĩ xấu cho một người đã từng tốt với mình đến thế? Nó sụp đôi mắt xuống lâm râm cầu nguyện. Nó sám hối những tư tưởng xấu mà nó vừa dành cho gã.

Người bồi bàn bưng ra hai ly nước lạnh và hỏi họ cần ăn gì. Gã đọc tên một món ăn rẻ tiền nhất. Vừa lúc người bồi quay đi, gã đàn ông đã nhanh như cắt, bỏ một viên thuốc nhỏ mà gã vừa xé ra từ một cái túi giấy. Gã ngoáy ly nước cho thật điều rồi đẩy về trước mặt con bé, trong lúc nó đang cúi xuống cầu nguyện và sám hối:

"Nè. Có nước cho cô em đây!"

Con bé ngước lên. Nhìn gã bằng một đôi mắt thiên thần, đầy sám hối. Nó thong thả lôi ra trong túi của mình một phần cơm trắng trộn với muối mè, nó để ngay ngắn trước mặt với ly nước gã vừa đẩy về phía nó. Chắp hai bàn tay lại nguyện khẽ:

"Nguyện cho thức ăn và nước uống này biến thành những thức trân vị và thánh thủy dâng lên chư Phật mười phương. Và xin nguyện cho con và toàn thể pháp giới chúng sanh, có được một đời sống tinh thần và vật chất thong dong, hồi tâm vào đạo và khi mãn báo thân này được vãng sanh vào cõi tịnh độ của Ngài."

Đôi mắt con bé khép hờ. Khuôn mặt trong sáng thánh thiện của nó cùng câu nguyện trước khi ăn làm cho gã cảm thấy mình như vừa bị ai xáng cho một cú trúng đầu tới tối tăm mặt mũi. Trong một vùng tâm thức sâu thẳm nhất, gã nhìn thấy được khuôn mặt đứa con gái của gã, cũng khoảng bằng tuổi con bé ngồi trước mặt. Nhưng đó là một khuôn mặt tím bầm đầy những khổ đau của độc dược mà nó đã dùng để tự tử khi biết được trong bụng mình đang cưu mang một bào thai không có người thừa nhận. Đứa con gái gã chết tức tưởi ngay sau đó vài giờ.

Gã bống kêu rú lên khi nhìn con bé từ từ nâng ly nước lên môi, cùng lúc, như một phản xạ tự nhiên, tay gã vung lên, gạt mạnh vào ly nước, chiếc ly tuột khỏi tay con bé rớt xuống nền nhà vỡ tan. Gã nhìn thấy đôi mắt ngạc nhiên của con bé:

"Ồ... Ly nước đã đổ... (Ngước nhìn gã như nói một lời an ủi). Nhưng không sao ông ạ. Chắc chắc ông đã được ban phước lành vì em đã chú nguyện trong ấy rồi...."


Nhưng dường như gã không còn nghe con bé nói gì nữa.  Gã lảo đảo đứng lên, chân tay thừa thãi, lóng cóng làm đổ nốt ly nước của mình trên bàn, lắp bắp:


"Tôi...tôi... tôi xin... lỗi em.  Có lẽ...không cần nữa...."


Nói rồi, gã đi thẳng một mạch ra cửa.  Để lại con bé ngồi ngơ ngẩn, chẳng hiểu có chuyện gì mà gã phải đi gấp tới thế?


*


Khoảng một tiếng sau.  Chiếc xe bus lại bắt đầu chuyển bánh.  Nếu có người để ý kỹ sẽ thấy trên xe còn một ghế bỏ trống bên cạnh chiếc ghế con bé đang ngồi...



1654

Nov 23, 2008

Thơ vịnh con chó



Có anh học trò nhỡ độ đường, vào huyện ăn xin, nói là học trò nghèo. Quan huyện vốn trước cũng là học trò nghèo, thương hại bảo:


- Có phải anh học trò thì ta ra đề "Con chó" cho mà làm, làm được, sẽ có thưởng.


Anh học trò nghĩ một hồi lâu đọc:


Thoạt thấy chủ về, ngoe nguẩy theo,
Thương ôi! con chó ngỡ con mèo!


Quan huyện nghe, phán:


- Ðược, được, khá đấy! Học trò khá thật! Thơ không hay lắm, nhưng được cái đúng vần.


Liền thưởng cho một quan tiền. Anh ta lạy tạ mang tiền ra về. Giữa đường, gặp một anh học trò khác. Anh này hỏi:


- Tiền đâu mà nhiều thế?


Anh kia kể hết đầu đuôi. Anh này liền vào huyện, cũng nói học trò nghèo, nhỡ độ đường. Quan huyện cũng ra thơ cho làm. Cũng đầu đề "Con chó." Anh ta mừng quýnh, tưởng chuyến này ăn chắc, liền đọc:


Thoạt thấy chủ nhà, ngoe nguẩy thời,
Thương ôi, con chó ngỡ ông trời!


Quan huyện nghĩ anh này ám chỉ mình, tái mặt, sai lính đánh mấy chục roi, đuổi ra.

2529

Nov 22, 2008

Câu "thần chú" tích hợp



Bà mẹ cẩn thận căn dặn con gái mới lớn:
- Nếu bạn trai có hành vi sàm sỡ, con hãy cự tuyệt, nếu chỉ chạm vào trên thì nói: Đừng! còn chạm vào dưới thì quyết liệt la lên: Ngừng ngay! Hôm sau cô con gái khoe là đã đọc câu "thần chú" mẹ dạy, rồi e thẹn nhận xét:
- Cứ như đổ thêm dầu vào lửa ấy mẹ ạ!
- Thế là sao? Con có làm theo lời mẹ dặn không?
- Có ạ! Anh ấy "sàm sỡ" cả trên lẫn dưới, nên con nói: Đừng ngừng ngay rất nhiều lần ạ.
1434

Hoa Bất Tử



      Hắn lại đến. Tôi không sao hiểu hắn.

     Ba tháng nay, không tối nào hắn không đến, dù trời nóng nực hay mưa gió to đến mức nào đi nữa. Lúc đó, trông hắn như một đứa trẻ nghịch nước, quần áo chỗ ướt chỗ khô, những lọn tóc ướt xõa xuống vầng trán thông minh rộng mở, nổi bật, đôi mắt đầy tự tin kiêu hãnh. Điều đó khác hẳn ngày thường.

     Cả thời gian dài tôi nhẫn nại ngồi nghe hắn tâm sự hoặc ngồi yên "hưởng" sự im lặng thẫn thờ của hắn. Đó là những ngày bình thường.

     Hôm nào trời mưa, hắn lặng lẽ ôm đàn và hát những bài hát chứa đầy tâm trạng. Sự hòa quyện tuyệt vời của tiếng đàn cùng giọng hát truyền cảm đó thực sự lôi cuốn. Và tôi như bị rơi vào một cõi mê bồng bềnh vô định. Phải chăng hắn có sự giao cảm lạ kỳ với trời mưa và muốn bộc bạch với lòng mình hay đơn giản chỉ muốn át đi tiếng mưa rơi não nề đó. Điều đó có lẽ chỉ riêng mình hắn biết. Sự có mặt thường xuyên của hắn đã làm tôi khó chịu bởi bị mất quá nhiều thời gian dành cho học tập. Và sự tiếp đón của tôi ngày càng nhạt nhẽo. Dần dần tôi đã mặc cho hắn ngồi đơn độc trên ghế suốt mấy tiếng đồng hồ.

     Hắn vẫn đến, không một lời trách móc, không một ánh mắt van xin.

     Khi tôi ốm, hắn lặng lẽ chăm sóc tôi cẩn thận, chu đáo và dửng dưng trước mọi phản ứng của tôi. Suốt cả năm trời, hắn vẫn thế, vẫn lặng lẽ đến với tôi, lặng lẽ trước những người đến tán tỉnh tôi, lặng lẽ trước sự thờ ơ của tôi và lặng lẽ trước những thay đổi trong tôi.

     Tôi hững hờ trước sự có mặt của hắn và rồi tôi không còn để ý đến điều đó nữa.

     Một hôm, trở về nhà trong tâm trạng buồn bã thất vọng, đặt mình xuống ghế một cách nặng nề, tôi cảm nhận sự trống trải thiếu vắng của căn nhà. Và tôi chợt nhận ra sự vắng mặt của hắn.

     "Anh ấy đã không đến một tuần rồi chị ạ". Em tôi nói "Anh ấy gửi lại cho chị cái này nhưng em nghĩ chị không thích nên chưa đưa". Nhận trên tay em tôi chiếc hộp xinh xắn, tôi luống cuống mở nắp hộp, và thật bất ngờ: Đó là một hình lăng trụ bằng thủy tinh bên trong là những giọt nước trong suốt như không những được lan tỏa từ một bông hoa bất tử màu nắng úa. Tôi sững sờ buột miệng: "Sơn".

     Những tháng ngày nặng nề trôi trong sự đợi chờ mòn mỏi. Sự thiếu vắng của Sơn khiến tôi không chịu đựng nổi: Tôi bị ốm. Không, tôi cần sự chăm sóc của Sơn, tôi cần sự có mặt cả Sơn ở bên tôi lúc này. Phải chăng điều đó Sơn không cảm nhận được, Sơn không biết hay cố tình coi như không biết. Con người ấy không thể dễ đổi thay. Tôi tin vào đôi mắt ấy, tin vào sự sâu sắc, chân thành của con người ấy.

     Tôi đi tìm Sơn. Tôi còn nhớ mang máng địa chỉ Sơn đã nói. Đứng trước cánh cổng sắt lạnh lùng, khó khăn lắm tôi mới trấn tĩnh được và lấy hết can đảm, tôi nâng tay gõ cửa:

     ..."Sơn nó đi đâu vẫn chưa về"... như trút được cả ngàn cân đang đè nặng trên ngực, nhưng tôi nhận thấy mình chững lại.

     Hôm nay trông chị đẹp quá, có hẹn với anh nào rồi phải không?". Cô em gái nhìn tôi đầy soi mói châm chọc. Nó ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột của tôi, bởi đây là lần đầu tiên nó thấy tôi ngồi vào bàn trang điểm. Tôi muốn gặp lại Sơn với một lý do "vô cùng" chính đáng. Vâng, tôi muốn xin lỗi và cảm ơn Sơn.

     ..."Sơn không có nhà đâu cháu"...

     Bước chân quay về như một kẻ mộng du, tôi thấy mình chới với... "Em không biết, tôi yêu hoa bất tử đến cháy lòng, nhưng khi chạm vào nó tôi cảm nhận như chạm vào lá khô. Cả những giọt sương long lanh cũng không làm cho hoa đổi sắc, nhưng không hiểu sao tôi vẫn yêu, vì phải chăng đó là bất tử". Sơn đã nói với tôi như thế.

     "Không, Sơn ơi xin đừng tặng cho em loài hoa bất tử đó. Em không phải là kẻ lạnh lùng sắt đá. Hãy tặng cho em loài hoa dịu dàng và khát nắng như trái tim em lúc này, dù nó không phải là bất tử".

     Sơn vẫn không có nhà, tôi chỉ muốn gặp lại dù là lần cuối. Tôi muốn được nhìn thẳng vào đôi mắt ấy.

     Lui xe vào mép tường cổng, tôi lặng lẽ chờ đợi. Thời gian trôi chậm chạp nặng nề đến nghẹt thở, chín giờ rồi mười giờ, không thể trở về nhà muộn hơn được nữa. Tôi bật khóc. Lau khô nước mắt, rồi nhẹ nhàng dắt xe vào nhà. "Sao chị về muộn thế, em đợi chị mãi. Hôm nay em gặp anh Sơn đèo một cô bé có vẻ tình cảm lắm, hình như họ yêu nhau. Thôi, chị hãy quên anh ấy đi!".

     ...!

     "Sao chị bình thản vậy? Chị đã chẳng nhớ anh ấy mà, chị tưởng em nói đùa sao?".

     "Thôi ngủ đi em, khuya rồi". Nó nhìn vào mặt tôi như không tin vào chính mắt của mình.

     Em tôi ngỡ ngàng cũng phải thôi, vì nó đâu có hiểu tôi chính là bông hoa bất tử trong khối lăng trụ thủy tinh kia, những giọt sương nhẹ nhàng hay những giọt mưa xối xả cũng không làm cho hoa đổi sắc, không làm cho hoa mềm mại dịu dàng hơn. "Đấy là cái chết đang giả vờ làm hoa không chết" cho dù nó là hoa bất tử

617

Nov 21, 2008

Con rể với nhạc gia



- Quan hệ giữa cậu và ông bố vợ ra sao?
- Rất tốt! Chúng tôi hợp nhau, trừ một lần duy nhất, tôi không hiểu ý ông ấy.
- Lần nào vậy?
- Lúc tôi xin cưới, ông ấy can ngăn và nói vì rất thương tôi, thế mà tôi đã không tin ông ta.


Một buổi tối, cơm nước xong, vợ vui vẻ hỏi chồng:
- Anh thích nhất loại nhạc gì?
- Tất nhiên là loại nhạc trẻ, tươi mát, trữ tình.
- Thế nhạc gì anh ghét nhất?
- Ừm... Nhạc gia.


Người đàn ông mang con chó cảnh của mình đến gặp bác sĩ thú y.
- Bác sĩ, ông cắt bỏ cái đuôi của nó đi cho tôi! Bác sĩ giật mình:
- Lạy chúa! Tại sao anh lại có ý định dã man như vậy?
- Sáng mai, khi mẹ vợ đến chơi, tôi không muốn bà ấy tưởng rằng được hoan nghênh khi đến nhà tôi.
1771

Bợm nhậu



Một người đàn ông say ngất ngư đang đứng ở ga xe lửa, ông ta gọi một chiếc taxi nhờ chở ông ta đến ga xe lửa.


Anh tài xế ngạc nhiên:

- Thưa ông, đây là ga xe lửa mà.

- Ồ, thế à - ông ta móc tiền ra đưa cho tài xế và nói - Bữa sau anh nhớ đi chậm lại một tí nhé!
1597

Nov 19, 2008

Gọi Tên Sự Vật



Giờ kiểm tra, thầy giáo dạy sinh vật đem đến một cái lồng, bên trong đựng đủ loại chim. Thầy lôi ra một con và giấu sau lưng, chỉ để cho học sinh thấy cái đuôi, và hỏi học sinh:

Đây là chim gì?

Thưa thầy, chim sáo ạ!

Không đúng. Đây là chim gõ kiến. Cho em đoán một lần nữa...

Thầy giáo lại lôi ra một con khác và hỏi:

Con này tên gì?

Dạ...!

Học sinh nọ lúng túng.

Em nghĩ đó là con chào mào ạ!

Không phải, đây là chim hoạ mi. Em không học bài! Tôi thật buồn phiền phải cho em điểm "Không"! Tên em là gì nhỉ?

Em đố thầy đấy?


2867

Ruler châu Phi



Đại sứ của một nước châu Phi đến Matxcơva, được một chính khách người Nga chiêu đãi. Sau bữa tiệc, người ta giới thiệu một trò chơi để thể hiện lòng dũng cảm. Khẩu súng ruler 6 viên được nạp một viên đạn và đưa cho ngài đại sứ. Ông này xoay mạnh ruler rồi đưa súng vào mang tai, bóp cò... Thật may, viên đạn không lên nòng! Năm sau, vị người Nga sang thăm nước châu Phi nọ. Sau tiệc chiêu đãi, ông đại sứ khoe với khách trò chơi "ruler châu Phi". Đó là 6 cô gái 16 tuổi, giống nhau như đúc, xinh như mộng, ngồi trên một cái đu quay. Chủ nhà giới thiệu luật chơi như sau:
- Sau một cú xoay mạnh, 1 trong 6 cô sẽ dừng lại trước mặt ông và cô ta sẽ sống chung với ông trong suốt thời gian ở đây. Không được từ chối.
- Ồ, ruler châu Phi thật là ngọt ngào, tôi muốn trúng cả 6 "viên đạn"!
- Một trong sáu cô kia luôn thèm ăn thịt người. Chúc ngài may mắn!
2208

Biết dừng đúng lúc



Một anh chàng trần như nhộng bước ra khỏi sòng bạc cùng một ông chỉ mặc mỗi chiếc quần lót. Anh "nhộng" kính cẩn nói với ông kia:
- Tôi rất khâm phục bản lĩnh của ông. Một con người có chừng mực và biết dừng lại đúng lúc!
2141

Cà Phê Đắng





Thời còn ở Việt Nam, nhà tôi gần một quán cà phê. Người chủ quán là một bà quả phụ, ở vậy nuôi một đàn con. Người phụ việc là những cô con gái lớn, còn độc thân của bà. Ngược lại, khách uống cà phê toàn là những người đàn ông. Vì còn nhỏ, tôi không được cha mẹ cho uống cà phê. Nhưng thỉnh thoảng tôi phải đi mua cà phê mang về cho cha tôi uống.

 

Vì tôi mua cà phê để mang về nhà, tôi không lấy ghế ngồi ở bàn, tôi đi thẳng vào trong bếp đặt mua và đứng đó chờ. Mỗi lần đi mua cà phê là mỗi lần tôi có cảm giác như bị đưa ra xử tử hình. Tôi cảm thấy ngượng làm sao, mặc dù tôi còn rất nhỏ. Tôi không dám nhìn một người khách nào. Tôi cứ tưởng tượng rằng họ không có ở đó, cứ đi một lèo vô bếp, và vụt một cái vèo đi ra khỏi tiệm với ly cà phê. Sau nầy tôi nghe kể, chỉ cần đi ngang quán là thấy tỉnh táo vì mùi cà phê thơm phức bốc hơi ra ngoài quán. Như vậy cũng biết tôi sợ cỡ nào.

 

Khi qua Mỹ, tôi gặp lại gia đình chủ quán, người chủ quán kể tội tôi là họ rất rầu khi thấy tôi đến mua cà phê vì tôi cứ hối họ làm cho nhanh. Thật ngỡ ngàng, tôi không nhớ là tôi có hối hay không. Nhưng chủ quán ơi, bà có biết tâm trạng của tôi lúc đi mua cà phê không, tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ!

Trước khi gặp lại bà chủ tôi cũng có thường đi qua một tiệm Donut và cà phê ở San Francisco. Gần ba năm, cứ đi ngang quán là tôi ghé mắt nhìn vào. Tôi cố tìm lại kỷ niệm xưa. Tôi cố tìm lại cái cái cảm giác sợ hãi. Tôi cố tìm lại gì vui sướng vì tôi đã qua những thử thách để mang ly cà phê nóng về cho cha tôi. Cho người uống ly cà phê để tỉnh táo và tiếp tục đi làm mang tiền về nuôi tôi lớn. Nhưng tôi không sao tìm lại được những cảm giác đó nữa.

 

Quán Donut và cà phê nầy có cả đàn ông và đàn bà, trẻ con và người già. Tất cả đều có vẻ vội vả, không thư thái. Có lần, dù chỉ một lần, tôi thử vào quán mua donut nhưng không uống cà phê. Tôi ngồi đó vừa ăn vừa nhìn những người trong quán. Họ đều chạy theo thời gian, không có gì cho tâm tư tôi lắng động. Rồi một hôm, tôi phải thức học thi. Tôi thử vào đó mua cà phê về uống. Tôi không ngồi đó, tôi mang về để thưởng thức một mình tôi.Tôi cố xem tôi có cảm giác thưởng thức của cha tôi không. Đúng lắm, tôi tỉnh thật, nhưng tôi xin chừa, không có lần thứ hai vì tôi không ngủ được đến ba ngày. Cà phê tôi uống, không có đường hay sữa, nên tôi gọi nó là cà phê đắng. Nếu tôi cho đường hay sữa vào, tôi vẫn cho nó là cà phê đắng, vì nó báo hại tôi mất ngủ mấy ngày liền.

 

Sau đó vài năm, cậu em trai đoàn tụ cùng tôi. Như cha tôi, cậu hay uống cà phê. Nhưng cậu không thích uống một mình. Cậu thích đi ra ngoài uống với bạn bè. Có lần bạn cậu đến rủ đi uống cà phê. Tôi nghe nói: "Tao mới tìm được quán cà phê này ngon và rẻ lắm." Em tôi hỏi: "Quán đó tên gì và ở đâu?" Bạn cậu trả lời: "Mạc -Đô - Nàng!" Tôi không thể nín cười, nhưng tôi tò mò hỏi cậu em: "Sao không uống ở nhà?" Cậu em trả lời: "Đi ra ngoài uống để còn tâm sự chuyện tình lẻ bóng." À há, cái bí mật của chuyện cà phê đắng của mấy đấng mày râu săp được tôi bươi ra.

 

Tôi chạy đi ra tiệm mua cà phê Việt Nam và cái lọc cà phê. Tôi nhớ lại hình ảnh pha cà phê của chủ quán và ráng làm theo trí nhớ. Tôi để cái lọc trên một cái ly không, cho cà phê vào cái lọc, đổ nước nóng lên và đậy nắp cái lọc lại, tôi ngôi chờ. Một lát sau, giọt cà phê đầu tiên rơi xuống đáy ly, rồi từ từ những giọt khác cũng rơi xuống. Eo ơi sao mà giọt cà phê rơi xuống chậm thế. Làm kiểu này chỉ có uống cà phê nguội chứ đâu phải cà phê nóng. Nhưng những giọt cà phê rơi chậm kiểu này, thì các cậu có những giây phút thong thả của cuộc sống và thời gian chờ đợi những giọt cà phê kết thành một ly cà phê, thì không cần rượu lời cũng ra.

 

Tôi ngồi một mình, lặng ngắm những giọt cà phê và hồn tôi cũng vào kỷ niệm.

Lúc tôi mới học lớp hai, một hôm thầy giáo đang dạy, thầy uống một ngụm nước. Tôi nghĩ có thể là cà phê. Nhưng không bao lâu sau, thầy đứng dậy với cái mặt xanh bầm, đi ra ngoài lớp, và thầy tôi té xuống, chúng tôi cười rộ lên vì nghĩ thầy pha trò hề. Nhưng không thấy thầy ngồi dậy và không nhúc nhích, chúng tôi chạy tán loạn ra ngoài. Thầy đã chết vì uống thuốc độc để tự tử. Sau đó vài ngày tôi nghe mẹ tôi kể thầy đã tự tử vì chung tình với vợ của thầy. Bố mẹ của thầy bắt thầy bỏ vợ để lấy một người vợ khác. Tôi không hiểu vì sao. Vợ thầy cũng đi dạy như thầy, cũng xinh đẹp và hiền hậu. Thầy cô cũng có đủ con trai và con gái. Nhưng sau đó vài tháng tôi mới biết là vì nghèo. Bà vợ không làm gì cho gia đình giàu sang hơn. Chuyện tình đó ám ảnh tôi và hình như thúc giục tôi lớn. Tôi bứơc vào trung học không bao lâu, thì nghe tin một thầy của tôi đi cưới vợ. Ngày thầy đính hôn thì tin một cô bạn của thầy mới tự tử đến ngay trong tiệc cưới của thầy. Cô bạn nầy thương thầy nhưng không được thầy cưới nên tự kết cuộc đời.

 

Khi tôi lên lớp đệ thất (lớp 6), lớp tôi nằm cạnh lối ra vào của khu nhà những thầy cô giáo cư ngụ. Hầu hết những thầy cô giáo nầy còn độc thân và ở xa nhà. Một hôm trời đầy sương mù, và hơi lạnh.Tôi đi ngang cổng nầy để dựng cái xe đạp của tôi trước khi vào lớp. Tôi nghe thầy S. chọc thầy L. "Ông hút thuốc làm gì, sương đầy thế kia mà ông không thấy sao?" Rồi hai thầy cùng cười. Thầy L. bỏ đi xuống lớp với một câu cho thầy S. "Đừng khơi lại vết đau của tao." Thầy S. kể tôi nghe rằng cô bạn gái của thầy L. tên Sương đã phụ thầy.

 

Khi tôi lên lớp 12, tôi lại nghe kể một thầy giáo già của tôi chưa từng lấy vợ vì thầy chưa chịu chôn một mối tình. Ngày thầy mới vào nghề thầy bị một tai nạn rất trầm trọng. Vị hôn thê của thầy vào thăm thầy một lần rồi biến mất. Thầy không trách cô nhưng lại trách thân tàn. Thầy bình phục trở về và tiếp tục đi dạy. Nét mặt đầy vết thẹo, soi gương mỗi ngày thầy không quên được cái hình ảnh sợ hãi của vị hôn thê ngày nào. Thầy không thấy chính thầy lúc bị thương, nhưng nhìn thấy sự hốt hoảng đó thầy biết chắc nó ghê sợ lắm.

 

Một đứa bạn cùng lớp với tôi, một hôm vào ở cùng nhà với một thầy giáo của tôi. Hỏi ra tôi mới biết là thầy hỏi cưới, nhưng cha mẹ nàng không chấp nhận vì môn đăng hộ đối. Cái mã thầy giáo lương không đủ ăn mà nuôi thêm ai. Thế là đứa con bỏ theo sống với thầy. Thương cuộc tình éo le, các thầy cô ở trường cũng tổ chức lễ ra mắt đôi vợ chồng mới. Tôi quên mất cái từ mà họ dùng cho cái buổi lễ nầy sau biến cố tháng 4, 1975. Ai nhớ xin mách dùm.

 

Cũng năm 12 đó tôi bắt đầu nghe kể và chứng kiến những cuộc tình. Lúc đó nó cũng vì thời cuộc đổi thay. Khi cuộc chiến kết thúc, cảnh vợ chồng đi tìm nhau rất nhiều. Hầu hết những chuyện tôi nghe thấy là nhiều ôntg có hơn một bà vợ. Tôi không biết họ phải se tình như thế nào. Nhưng tôi nhớ cái ghen của vợ Hoạn Thư trong truyện Thúy Kiều cũng đủ làm tôi xót xa. Có người cho là vì vợ chánh không sanh được con trai phải cưới thêm vợ. Có người xa vắng vợ nhà, thử tình mới, rồi mê luôn, nhưng không muốn bỏ vợ nhà. Cũng có người vợ còn cảm ơn người tình mới của chồng vì đã chăm sóc chồng cô lúc cô không có bên cạnh. Rồi đón vợ mới về cho ở chung. Cũng có cảnh bỏ vợ cũ lấy vợ mới, rối loạn cả lên. Rồi tới cảnh vợ xa chồng vì trôi theo dòng vượt biên hay vì chồng bị đi học cải tạo.

 

Tôi được mẹ tôi cho đi thăm cha tôi khi họ cho thăm nuôi lần đầu. Gặp lại ba tôi, tôi muốn ôm chầm lấy người và nói thật nhiều, Nhưng tôi đã lớn, tôi nhường hành động đó lại cho mẹ tôi. Trớ trêu thay, mẹ tôi không làm như tôi nghĩ. Mỗi lần thấy mẹ tôi xích lại gần cha tôi thì cha tôi có vẻ tránh xa ra một tí. Có lẽ vì đông người, cha tôi không muốn ai thấy hay chăng? bỗng cha tôi đứng dậy và bảo mẹ và tôi theo cha tôi ra ngoài. Ở ngoài vắng người hơn. Nhưng không lâu thì tôi thấy công an vừa chạy vừa la hét về hướng chúng tôi. Tôi thấy họ đến đùng đùng tách một cặp đang ôm nhau. Họ dạy cặp đó là: "Đừng có cố bám theo gót giầy đế quốc Mỹ nữa! Chị về đi, còn anh lên văn phòng làm việc với chúng tôi." Tôi sợ quá, cha tôi vuốt đầu tôi và nói: "Không sao đâu con." Gia đình tôi không nói với nhau nữa chỉ nhìn chung quanh, thắm thoát nhìn nhau cho đến lúc họ đuổi tất cả những người thăm nuôi về.

 

Khi về nhà tôi mới khám phá ra cô vợ nầy ở cách nhà tôi không xa và họ mới lấy nhau vài tháng trước biến cố 1975. Sau đó tôi thấy nhiều bà vợ có chồng cải tạo đi lấy chồng thuộc “giai cấp mới”. Sau đó đến chính thầy giáo khác của tôi cũng đi lấy vợ mà người vợ lại là con của một đảng viên cao cấp. Thầy giáo nầy có một người cha có thể bị công an cho vào tù không biết lúc nào vì hoạt động tôn giáo. Những người nầy nuôi một hy vọng: Người thân của họ sẽ sống dễ hơn. Đời trớ trêu thật. Tôi không biết họ có yêu nhau hay không, theo định nghĩa của tình yêu.

 

Rồi cũng như bao nhiêu người, tôi đi vượt biên. Tôi không bỏ nước ra đi để tránh một cuộc tình hay để chạy theo một cuộc tình. Nhưng tôi chạy theo cái tình yêu bản thân của chính tôi. Tôi đi rồi, tôi tưởng những chuyện tình đó sẽ không thấy ở xứ người. Cái xứ mà người ta cho là thiên đàng.

 

Khi tôi ở đảo, người ta đặt cho cái đảo tôi ở là "Galang tình xù" nhưng tôi thấy tình hờ rất nhiều. Tình yêu nơi nầy cũng nở được. Có lẽ nơi đâu có đàn ông và đàn bà là nơi đó sẽ có tình yêu. Có một ông già một hôm mất tích, người ta bảo ông đã nhảy hố tự tử vì thấy vợ ông cặp bồ với một tên Indo. Ôi, già rồi cũng lắm chuyện. Sao tình yêu rắc rối thế.

 

Những ngày đầu ở Mỹ, tôi lại được tiếp tục nghe kể chuyện những cuộc tình. Bà tôi cũng trải qua thời nam trọng nữ khinh. Bà kể vì ông là quan, con nhà giàu, mà bà lại sanh một lúc năm cô con gái. Con đầu lòng là gái, bà bị bố mẹ chồng ép con đi cưới vợ hai. Đến cô thứ hai ra đời, bà mẹ chồng lại khuyên con dâu cưới thiếp cho chồng. Đến đứa con thứ ba cũng là gái, trong nhà cảnh mẹ chồng nàng dâu đến lúc quá căng thẳng. Ông xin việc xa nhà để bà và con lại cùng cha mẹ ruột của mình, nhưng ông không lấy thêm bà vợ nào. Đến đứa con thứ sáu là cậu con trai. Cả làng ăn mừng. Người vui nhất là ông và bà. Có lẽ ông bà nội của cậu bé trai mới sinh nầy cũng vui lắm.

 

Một hôm tôi cùng đám bạn đi chơi. Tôi và cô bạn đi đàng sau nhất. Cô kể rằng, anh chàng đi đàng trước đó không bao giờ thích đi sau lưng ai. Anh được bảo lãnh qua một vị hôn thê. Ngày đón anh, nàng giới thiệu cho anh biết vị hôn phu sắp cưới của nàng rồi hai người ung dung vui vẻ đi trước. Chàng đi sau ôm ấp từ cái bất ngờ này đến cái bất chợt khác.

 

Rồi một người bạn khác của tôi cũng cùng số phận. Anh đi tu thay vì về cưới vợ thế là xong. Ôi tình yêu phủ phàng đến như thế sao! Lúc đó tôi chưa biết yêu mặc dù người ta bảo tôi muộn màng. Thế mà một số bạn gái của tôi cũng nhờ tôi làm cố vấn tình yêu. Có một chị bạn hỏi tôi rằng có nên theo anh í không. Anh í thương nàng lắm, nhưng vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam. Tôi không dám đùa với lửa vì bị thuyết phục từ một quyển tiểu thuyết. Thế là chính tôi lại tách tình của hai người này. Tội tại tôi. Nhưng giờ bạn tôi cảm ơn tôi vì có một tấm chồng xứng đáng. Còn anh í cũng vui đoàn tụ cùng vợ con.

 

Rồi những mảnh tình cũng đến với tôi. Chúng nó chợt đến rồi đi. Chúng nó như những bong bóng được thổi lên rồi từng cái vở tung trong gió. Cuối cùng một anh chàng cũng buộc được chân tôi. Tôi về làm vợ để rồi cái cuộc đời của tôi cũng có phần như tôi đã thấy. Mẹ chồng tôi xúi chồng tôi bỏ tôi vì tôi không phải là con dâu bà chọn. Bà còn dắt chồng tôi đi coi mắt người con dâu lý tưởng của bà. Nhưng cái thiên đường của Mỹ nầy, làm chúng tôi không xa nhau. Tôi nghe người ta ly dị rất nhiều, nhưng ai cũng có cái lý do. Còn tôi, tôi không có lý do. Cũng có nhiều người cho tôi biết là "Mẹ chỉ có một, còn vợ thì không có con nầy cũng có con khác." Người ta quên một điều là "chia đôi rẻ thúy là một tội rất nặng với Trời.

Người ta đổi thay theo cuộc đời. Người ta pha đường hay sữa vào cà phê cho đời bớt đắng. Tôi không cho đường hay sữa vào ly cà phê của tôi. Tôi phải trải qua tôi mới thấy cà phê đắng.

 

Tôi thử vị đắng của cà phê có một lần. Tôi hy vọng tôi cũng chỉ có một lần cay đắng.

1013

Nov 18, 2008

Cần Gì



Hai thằng điên đi săn. Đến bờ ao, thằng thứ nhất thấy một con vịt bay khá cao, bèn nói với thằng thứ nhì:

Mày dám đánh cá với tao không? Tao bắn trúng con vịt đó cho mày coi.

Thằng kia đáp:

Chịu. Mày bắn đi.

Thằng thứ nhất nổ súng. Con vịt rơi xuống. Thằng thứ nhì lắc đầu, chê:

Mày nói bắn giỏi chứ tao thấy con vịt đó mà rơi xuống cũng đủ giập mật chết rồi, cần gì đến viên đạn của mày.

2764

Nov 16, 2008

Quan Huyện



Một quan huyện ăn tiền rất bẫm, xử với dân lại rất tàn nhẫn. Có giấy đổi quan đi nơi khác. Đợi mãi, chẳng thấy ai thèm đến đưa tiễn cả, bà huyện gọi nha lại vào trách :

- Dân tình ở đây sao mà bạc thế. Quan phụ mẫu sắp đổi đi nơi khác mà chẳng thấy đứa nào tiễn chân cả !

Nha lại thưa :

- Bẩm bà lớn, cả hàng huyện đồ lễ tế tiễn quan rồi đó ạ !

Bà huyện mừng rỡ hỏi :

- Ôi, họ lễ gì thế các thầy !

Nha lại ân cần thưa :

- Bẩm... toàn gạo, muối !

1561

Thiên Thần Cháy Cánh



Người như thiên thần mỏng manh đôi cánh
Bay đi- ngang qua biển và trời xanh,
Vui cõi trần gian, sông dài trăm nhánh
Nhớ người thuở nào - lệ khóc long lanh?

Tóc sầu thuở nào (ta sợ) chia phôi,
Tóc mai sau (sẽ) sợi nhạt sợi nhòa?
Môi xinh tươi có héo hon nhòa nhạt?
Môi thoáng buồn - tưởng lòng anh vỡ nát!

Cơn mưa nào có dấu được mùa Xuân?
Cỏ xanh non hồn em bừng ngọn mượt
Em nhớ không - thời chúng ta mật ngọt?
Bao năm rộn rã bên nhau- Sớm chiều?

Tiếng mưa về khuấy đôïng nước hồ xưa,
Như dáng em mang trùng khơi sóng động
Em về -mắt long lanh - mặt hồ trong
Môi cười vui hẹn hò- ngọt hương nhớ?

Người có hình ai trong đêm mơ mới?
Làm sao giữ được người trong giấc mơ
Đêm về - sẽ ôm bàn tay oà khóc,
Mất thiên đàng mưa đẫm ướt những trang thư

Làm sao hiểu được trần gian nhiệm mầu?
Yêu- mầu nhiệm nào? - có mãi trong nhau?
Em cuộn bóng hình mình trang kinh thánh?
(Người ơi, Người ơi! Còn riêng nỗi sầu)
Em lạc trần gian- thiên thần cháy cánh?

945

Bà Nội



Cũng như bao đứa trẻ khác cùng làng, tôi lớn lên với hương lúa chín của làng quê nhỏ bé miền trung du. Tuổi thơ của tôi là bà nội, là những bông hoa gạo rực lửa đốt cháy cả dòng sông lạnh ngắt. Những đêm đông, tôi thiếp đi trong hương trầu thơm nồng, trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa bà kể. Những tối hè nằm trên chiếc chõng tre, tiếng ru của bà cùng tiếng gió từ chiếc quạt nan đưa tôi vào giấc ngủ. Tất cả cứ thế bình lặng và yên ả trôi theo tiếng thở của thời gian. Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi trong trí óc non nớt của tôi, bà là tất cả.

Tôi không có mẹ - hay nói đúng hơn - mẹ đã ra khỏi cuộc đời tôi từ khi tôi mới là đứa bé hai tuổi. Còn cha – tôi chỉ nhớ đó là người đàn ông dong dỏng cao. Mỗi khi tết đến, người đàn ông đó lại về thăm bà và tôi, đi cùng một người đàn bà và hai đứa trẻ. Mọi người bảo đấy là cha và dì của tôi. Nhưng thường thì tôi chẳng quan tâm lắm đến họ, tôi chỉ thích chơi với hai đứa bé thôi. Đứa bé gái mặc chiếc váy trắng viền đăng ten - chiếc váy mà cả trong giấc mơ, tôi cũng chưa bao giờ mơ được mặc. Thằng con trai mặc áo trắng bỏ thùng. Lúc ấy trong đôi mắt của tôi, chúng là thiên thần, còn tôi chỉ là một con nhóc xấu xí. Hơn thế chúng lại có rất nhiều kẹo. Những chiếc kẹo xanh đỏ thật hấp dẫn khác hẳn với thanh chè lam bà thường cho tôi ăn. Thế nhưng tôi chỉ dám đứng nhìn mà thôi. Tôi không dám xin vì chúng như hoàng tử với công chúa, còn tôi chỉ là người hầu hạ mà người hầu thì chẳng bao giờ được ăn kẹo cùng hoàng tử, công chúa cả.

Những lúc ấy, bà thường gọi tôi vào bếp, dúi cho một thứ gì đó như nắm xôi hay quả ổi rồi bà bảo: “Ăn kẹo vào là đau bụng đấy”. Chỉ cần bà nói thế là tôi đã chẳng còn thích những chiếc kẹo ấy nữa, nhưng tôi vẫn luôn có những câu thắc mắc “chẳng hiểu sao hai đứa kia ăn nhiều kẹo thế mà không đau bụng”. Và cuối cùng thì tôi cũng tìm được câu trả lời và cứ thế ngốc nghếch tin rằng mình đúng “chắc ông thần kẹo chẳng thích mình”.

Theo thời gian trôi, tôi không còn là đứa bé chỉ biết quẩn quanh bên chân bà nữa. Tôi đã đến tuổi đi học. Ngày đầu tiên được cắp sách đến trường quả là một ngày vô cùng trọng đại đối với tôi.

Sáng hôm ấy, bà gọi tôi dậy từ sớm. mặc cho tôi bộ quần áo đẹp nhất rồi bà đưa tôi đến trường. Có lẽ lúc ấy tôi đã nín thở để chặn sự hồi hộp đang òa vỡ trong lòng. Tôi se sẽ nắm lấy tay bà – bàn tay nhỏ bé nằm gọn trong bàn tay với những đường gân xanh nổi lên làn da nhăn nheo - khẽ khàng từng bước đi theo bà. Đến trước cổng trường tôi ngơ ngác trước sự tưng bừng, náo nhiệt mà tôi chỉ thấy vào những ngày lễ hội. Bọn bạn tôi đứa nào cũng được bố mẹ dắt đến, chúng ăn mặc đẹp và vui cười hớn hở. Tự nhiên tôi cảm thấy mình buồn lạ lùng khi hôm nay bố không đi cùng tôi. Tôi lặng lẽ nấp sau lưng bà - chẳng hiểu sao tôi muốn bỏ về quá. Và hình như bà cũng nhận thấy sự thay đổi của tôi nên bà cúi xuống cài lại cúc áo cho tôi, rồi bà bảo:

- Bà biết cháu buồn nhưng cháu không thích bà đi cùng hay sao?

- Không, cháu thích đi với bà lắm nhưng nhìn thấy bố mẹ chúng nó thì cháu nhớ bố cháu thôi.

Bà cười rồi bà đẩy tôi lên phía trước:

- Hãy dũng cảm lên cháu của bà.

- Tan học, tôi là người chạy ra khỏi lớp đầu tiên. Tôi muốn viết cho bà xem chữ “O” đi liền với câu nói quen thuộc của bà “O tròn như quả trứng gà” và thật ngạc nhiên khi tôi thấy bà đang ngồi dưới gốc cây đa, tay bà cầm chiếc nón phe phẩy quạt. Bà đến đón tôi. Tôi nhón chân nhẹ nhàng vòng ra sau lưng bà rồi ghé mặt thơm môi một cái rõ to. Bà giật mình nhìn tôi rồi bà cười:

- Cha cô, định trêu bà hả?

Nhanh thật là nhanh, thế là đã 9 năm trôi qua từ sau buổi học đầu tiên đáng ghi nhớ ấy. Bây giờ tôi đã là nữ sinh lớp 9 – tôi đã lớn – không còn buồn vì không có bố đưa đi học như ngày xưa. Thế nhưng với bà, tôi vẫn luôn là con bé chíp hôi như ngày nào. Còn với tôi, bà là tất cả những gì mà tôi có. Bà là bà tiên ban phép lành trong câu chuyện cổ tích. Cha mẹ và dì chỉ còn là những cái bóng rất mờ nhạt trong tiềm thức tôi. Cũng có đôi lần bà hỏi “Cháu có nhớ mẹ không?”.

Lầo nào tôi cũng dựa vào lưng bà rồi khẽ lắc đầu "Cháu có bà rồi, cháu chẳng cần mẹ nữa, nhưng mẹ cháu là ai hả bà?". Bà ôm tôi vào lòng, bà cười nhưng giọng nói của bà lại nghẹo ngào. Dường như chúng vương cả vị mặn của nước mắt: “Cháu tôi tội quá!”, Và bà chỉ nói một câu duy nhất ấy thôi, chẳng bao giờ bà trả lời câu hỏi của tôi cả. Tôi cũng chẳng thắc mắc nhiều về mẹ. Đối với tôi, từ “mẹ” sao quá mơ hồ, như một điều không có thực trên đời, lại cao xa. Tôi luôn luôn được nghe người khác gọi mẹ, nhưng có lẽ cả cuộc đời không bao giờ tôi được thốt ra lời gọi mẹ ngọt ngào âu yếm ấy. Vì thế, tôi bằng lòng với tất cả những gì tôi hiện có. Tôi cần bà và tôi đã có bà, vậy là đủ.

… Cầm sắc đỏ hoa gạo, tôi đặt lên mộ bà. Hôm nay tôi đến chào tạm biệt bà vì ngày mai tôi sẽ ra thành phố ở cùng bố và dì. Thế là bà xa tôi gần hai tháng rồi, nhưng tôi vẫn không thể nào quen được với sự thật. Tôi luôn nghĩ rằng bà đi đâu đấy rồi một lát nữa bà sẽ về. Những lần đi học chẳng ai nhắc tôi đội mũ, mang áo mưa và đi học cùng tôi, bởi thật đơn giản: bà đã mãi mãi đi xa chỉ vì một căn bệnh rất đỗi kỳ quặc - bệnh tuổi già. Ngày bà mất, tôi chẳng còn biểt mình đã nghĩ gì, làm những gì, nhưng duy nhất một điều mà tôi biết là tâm hồn tôi trống vắng, hoang vu. Mất bà cũng gần như tôi đã mất tất cả.

Tôi lặng lẽ ngồi bên mộ bà mặc cho làn gió khẽ mơn trớn lam tung bay mái tóc rối. Mái tóc mà ngày trước mỗi lần gội xong, bà lại chải cho tôi “Tóc cháu bà đẹp lắm, nhưng phải chăm gội bồ kết đấy nhé”. Thế mà ngày mai tôi đã phải xa bà rồi, phải xa miền quê nhỏ bé mà tôi đã gắn bó, miền quê đã ban tặng cho tôi một người bà, tôi đã qua những tháng năm ngây thơ chạy nhảy chẳng biết phải chịu đựng những ánh mắt không mấy thiện cảm của dì và tiếng thở dài của cha, nhưng chắc chắn tôi sẽ vượt qua được tất cả vì bà luôn ở bên tôi. Bà sẽ giúp đỡ tôi, bà sẽ truyền cho tôi nghị lực để tôi vững bước bởi vì trong trái tim tôi – bà là tất cả.

Mặt trời đang từ từ xuống sau dãy núi phía xa. Từng ánh nắng vàng đục vương len mộ bà cứ nhạt dần, nhạt dần rồi mất hẳn. Mùi nhang thoảng bay trong gió làm sống mũi tôi cay cay. Hoàng hôn bao trùm mọi cảnh vật, tất cả thật yên ắng, chỉ còn lại khúc đồng ca xào xạc của rừng lau.

Một ngày đã trôi qua.668

Xuất hồn



Sau một ngày làm việc bình thường, nhà vật lý Sophie B. trở về nhà và gặp tai nạn giao thông. Cô bị thương nặng, phải chuyển vào phòng hồi sức cấp cứu. Sau này cô nhớ lại: "Đột nhiên, tôi nhìn thấy mình nằm dài trên giường cạnh bác sĩ và y tá. Lúc ấy, tôi đang ở trên cao, tựa lưng vào trần nhà. Tôi nhìn thấy cả bụi phía trên đèn chiếu".

Theo lời kể của Sohpie B., cô cảm thấy như bị rơi vào đường hầm tối đen và đầu bên kia chìm ngập trong luồng ánh sáng kỳ lạ sáng hơn ánh nắng nhưng không gây chói mắt. Thế rồi cô hồi tưởng cuộc sống đã qua, nhớ từng sự kiện nhỏ hoặc tưởng đã quên, nói chuyện với nhiều người rất thân quen... Sau đó, cô nghĩ đến con cái và mẹ đang bị bệnh nên quyết định nhập vào xác trở lại. Lúc ấy, cô cảm thấy đau khủng khiếp khắp toàn thân. Nhiều năm sau, Sophie B. chỉ dám kể lại lần xuất hồn ấy sau khi đã đọc được nhiều bài viết nói về hiện tượng này.

Các nhà tâm lý học và các bác sĩ gọi trạng thái xuất hồn của Sophie B. là kinh nghiệm cận kề cái chết. Theo một cuộc thăm dò của Viện Gallup, 15% dân Mỹ đã từng sống qua trạng thái này. Số người xuất hồn rồi quyết định quay trở lại thế giới loài người kể lại cảm giác có khác nhau nhưng vẫn còn nhiều điểm chung nhất.

Các nhà khoa học nghiên cứu về kinh nghiệm cận kề cái chết đã lập ra những diễn tiến tiêu biểu của hiện tượng này như sau: cảm thấy thoát ra khỏi cơ thể, đi qua một đường hầm hoặc nơi tăm tối, có cảm xúc mãnh liệt, nhận ra luồng ánh sáng huyền ảo hay giọng nói kiểu như "giờ của bạn chưa tới", gặp người quen hay tiên thánh, cảm thấy rất sáng suốt, hồi tưởng dòng đời diễn tiến nhanh, đạt đến mức giới hạn nào đó, quyết định quay trở lại cơ thể và cuối cùng nhập vào cơ thể.

Tùy theo người, chuyện kể về hiện tượng này có khác nhau về chi tiết. Trẻ con không gặp thần thánh gì ở cuối đường hầm mà thường gặp bạn bè, thầy cô, cha mẹ... Trong phần lớn trường hợp, người đã từng xuất hồn thường tỉnh dậy trong trạng thái khỏe khoắn, nhưng cũng có lúc hoảng sợ không rõ do nhìn thấy "hỏa ngục" hay cái chết. Muốn biết xem kinh nghiệm cận kề cái chết có xảy đến cho bất kỳ ai hay không, cần phải so sánh nhóm người suýt chết nhưng chưa trải qua hiện tượng này và nhóm người đã trải qua trong những điều kiện giống nhau giữa hai nhóm. Thế nhưng cho đến nay, vấn đề vẫn chưa được giải quyết vì ít ai để tâm nghiên cứu.

Thông thường, người đã từng xuất hồn là bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức cấp cứu hoặc phòng mổ nên các nhà khoa học nghĩ rằng có thể có một số loại dược phẩm tác động đến não gây nên hiện tượng này. Cho đến thập niên 1980, các bác sĩ thường sử dụng loại thuốc gây mê mạnh Kétamine để gây mê trẻ em, người bị bỏng khi cần cấp cứu. Kétamine sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy tách rời khỏi cơ thể nên không cảm thấy đau khi chịu phẫu thuật. Khi nghiên cứu thêm về Kétamine, nhà tâm thần học Karl Jansen người Anh phát hiện Kétamine bám vào cơ quan thần kinh thụ cảm N-méthyl-Daspartate để ức chế và gây nên trạng thái như xuất hồn. Ngoài Kétamine, các nhà khoa học còn nghi ngờ các phân tử endorphine là nguyên nhân tạo cảm giác khoan khoái, khả năng hồi tưởng cùng lúc nhiều kỷ niệm đi kèm theo trạng thái xuất hồn. Nhà tâm thần học Meduna đã từng thí nghiệm cho nhiều người hít hỗn hợp khí oxy và carbonique. Trạng thái thiếu oxy hoặc hấp thu quá nhiều khí carbonique sẽ khiến cho một số người thấy đường hầm, ánh sáng, nhớ về kỷ niệm và cảm thấy thoát ly khỏi cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra nơi nạn nhân bị mất quá nhiều máu, người bị chết đuối ở phút lâm chung và người mắc chứng động kinh.

Ngay từ thập niên 1950, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Wider Penfield đã từng thí nghiệm dùng điện cực kích thích thùy thái dương của một số bệnh nhân còn thức và họ đã cảm thấy như xuất hồn khỏi cơ thể. Ở Pháp, bác sĩ Patrick Chauvel ở Bệnh viện thần kinh Rennes đã định vị được một cụm neurone thần kinh giữ nhiệm vụ tạo ra trạng thái mơ nơi người mắc chứng động kinh, chỉ có điều người bị động kinh thường hoảng sợ, buồn rầu, cô độc trong khi người xuất hồn lại mang cảm giác an bình hơn.

Bác sĩ thần kinh Michael Persinger người Canada còn quan sát thấy người nào có thùy thái dương hoạt động không ổn định (có nghĩa là có khuynh hướng mắc chứng động kinh) lại dễ sống trong trạng thái xuất hồn hơn người khác và chấn thương não ít quan trọng đôi lúc cũng gây nên trạng thái xuất hồn. Để giải thích cảm giác bước vào đường hầm, nhìn thấy ánh sáng chói lòa nơi người đã xuất hồn, nhà tâm lý học Suzanne Blackmore người Anh cho đó là do hệ thống thị giác bị rối loạn, phát sinh từ tình trạng thiếu oxy hoặc rối loạn các chất hóa học trong hệ thần kinh. Lúc ấy, các giác quan (mắt, tai, mũi, da...) không còn thông tin được với vỏ não nên vỏ não tự phát ra nhận thức. Chính vì vậy, người xuất hồn nhận thấy luồng sáng mạnh và huyền bí khác với ánh sáng thông thường.

Như thế cho đến nay, phần lớn các đặc điểm của kinh nghiệm cận kề cái chết đã được giải thích rõ bằng luận chứng sinh lý học hợp lý. Dù vậy, những người đã từng xuất hồn khó chấp nhận các luận chứng này mà cứ tin rằng có thế giới bên kia, có thiên đàng, tiên Phật... Niềm tin của họ mãnh liệt đến nỗi sau khi từ cõi chết trở về, đột nhiên họ sống khác trước, sùng tín hơn, biết hy sinh hơn, nhân ái hơn và hầu như không còn sợ cái chết nữa.


user posted image

595

Nov 13, 2008

Dưỡng khí



Thầy giáo giảng bài:

- Bất cứ sinh vật nào muốn tồn tại đều cần có dưỡng khí. Nếu không có dưỡng khí thì không có sự sống. Vậy mà thế kỷ gần đây loài người mới phát hiện ra điều này.

Một học sinh thắc mắc:

- Thưa thầy, thế trước khi phát hiện ra dưỡng khí, mọi sinh vật làm thế nào mà sống được??!

1181

Nov 12, 2008

căn nhà quỷ



Cha Sơn là một quân nhân thời chiến sau khi miền nam bị giải phóng Cha Sơn bị đi học tập cải tạo lúc đó sơn tròn 8 tuổi cái tuổi còn qua nhỏ để nhận thức nổi mất mát của gia đình sơn chỉ biết hỏi Mẹ là Cha đi đâu vậy cứ lần những câu hỏi thơ ngây đó đã vô tình làm cho Mẹ buồn và khóc rất nhiều nhưng chỉ 3 năm sau khi sơn tròn 12 tuổi thì đã nhận thức được và không còn hỏi nữa mà con phụ mẹ làm những thức ăn mà Cha sơn thích để theo mẹ vào trại cải tạo thăm cha cứ thế mỗi năm Sơn chỉ gặp cha được một hai lần vào mùa hè của năm 1980 là lần thăm cuối cuối của sơn gì ít lâu sau Mẹ và Sơn nhận được hung tin cha sơn bi bệnh mà chết mà bọn cai tù thiệt là ác ngay cả xác cũng không được nhận về chôn mà họ chi cuống vào bằng chiếc chiếu rồi đào đại một cái lổ rồi quăng cha sơn xuống nhưng quăng một xác chết của một loài thú hoang xong rồi phủng bằng mặt đất ít ngày sau khi mẹ sơn và sơn đến nơi mặt dù ngoài trời miền bắc giá lạnh của mùa đông
hai mẹ con van lạy bọn cai tù cho họ biết nơi chôn cha của sơn như họ như là loài quỹ không có linh hồn không lòng thương hại mặt cho Sơn và mẹ lạy lụt đến đâu họ cũng như không biết không hay cuối cùng có một người dân ở gần đó cảm thấy thương và đã chịu dẩn hai người đi thăm khi đến nơi chỉ thấy một bãi đất hoang không biết nơi chôn cha là đâu Me và Sơn đành thấp vài nén hương khấn lạy xong rồi về sau khi về đến nhà mẹ sơn vì đau buồn mà bệnh và gia đình sơn kinh tế bế tắc cũng nhờ Mẹ Sơn ngày thường buôn bán cũng để đành một ít và sơn buổi sáng đi học còn buổi chiều phải đi bán báo và giấy số để kiếm tiền trong khoãng thời gian 4 năm vừa nuôi mẹ bị bệnh vừa phải để dành tiền để thi vào đại học thời gian cũng mau quá mùa thi đã đến sơn nạp đơn để thi sơn ngày ngày vẫn ôn bài thi và đi bán báo đơi thông báo để vào trường thi thì hởi ơi thông gởi về nói là Sơn là con của ngụy quân nên không đủ tiêu chuẩn thi vào đại học thế là giấc mộng bị tan dở mẹ sơn biết được con mình thích học nên đã tìm cách cho con đi vượt biên để mong sao con mình tìm được tương lai tốt nhưng sơn không muốn đi vì sơn vốn thương mẹ và sơn cũng có người yêu nên sơn không muốn đi nhưng bao nhiêu lần khuyên của Lan người yêu của Sơn và Mẹ nên sơn quyết định ra đi ngày sơn đi trời u ám và sắm sét rất nhiều như báo một đềm hung nhưng đã đóng tiền rồi nên sơn ra đi khi thuyền của sơn vừa rời khỏi đất liền thì bị bọn công an biên phòng phát hiện họ rượt theo và nổ súng vào thuyền sơn tất cả mọi người hốt hoãng vì mạng thuyền trúng đạn và nước vào quá nhiều cuối cùng thuyền sơn đã chìm dần vào đái biển mang theo sơn và hơn 100 người khác trước khi chết sơn có nguyện rằng nếu trời có thương cho xác của sơn trôi về quê như lời nguyện xác của sơn theo sóng biển trôi vào đất liền và theo dòng nước về đến quê của sơn và đêm hôm đó Mẹ sơn đã được sơn báo mộng rằng " Mẹ ơi con lạnh quá mẹ ơi mẹ kêu người ra đâu sông đón con về " cùng lúc Lan cũng được sơn báo mộng " Lan anh đã chết rồi từ nay mẹ anh nhờ em châm sóc ngày mai đây người ta sẽ đưa anh về anh thiệt lạnh quá" như lời con kêu gọi người mẹ già xấu số lại phải mất đi một người con và vì đau khổ tột cùng bà đả chút hơi thở cuối cùng kể từ đó nhà của sơn người ta thường thấy có hai mẹ con của sơn trong đó con cân nhà thì lúc có đèn lúc không thĩnh thoãng người ta còn nghe thấy tiếng khóc nức nở của mẹ sơn nữa ai nấy trong xóm đều sợ mà dọn nhà đi duy nhất có nhà Lan là không sợ cha, mẹ của Lan còn động viên con làm bàn thờ cúng và vang váy từ đó họ không còn xuất hiện nữa.
594

Hoa Cho Người Sống



Gió Mưa Đưa Đẩy Đôi Ta


     Mới 3 giờ chiều, Cương đã rời nhà máy trở về căn phòng nhỏ hẹp của mình ở tầng thượng chung cư X.

      Việc phá bỏ thông lệ này một cách đường đột không phải không có lý do: giám đốc nhà máy vừa kêu anh lên trao quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi kèm theo hai ngàn đồng nhân dân tệ - tiền bồi dưỡng "về vườn” theo chính sách hiện hành.

      Cương mới 30 tuổi chưa vợ con, lại có thân hình lực lưỡng với bộ ngực vạm vỡ và cánh tay cuồn cuộn những bắp thịt. Việc nghỉ hưu non đối với một con người đang tràn trề sinh lực thế này, thoạt nghe như nghịch lý mà lại rất hợp lý, vì nhà máy sắp công bố phá sản. Là người quen sống "ngủ giường cá nhân, ăn bếp tập thể", nên khi cầm trên tay quyết định nghỉ hưu, Cương cảm thấy hụt hẫng, chới với như sắp rời mặt đất bay lên vũ trụ!

      Sau khi tắm táp qua loa, chàng trai mở tủ lấy áo “chim cò” ra mặc, rồi ra phố ăn cơm tiệm, mở đầu cuộc sống đụng đâu ăn đó. Đi được một quãng đường, Cương thấy bên trái nhà hàng Hướng Dương có một tiệm mì đang bốc hơi nghi ngút. Anh quyết định đến đó, và rất may, quán này đang vắng khách, chỉ có mỗi ông chủ béo lùn, vừa xỉa răng ngó mông ra ngoài, vừa nựng đứa bé đang ngủ trên tay. Vừa thấy chàng trai xuất hiện trong bộ áo “chim cò”, ông chủ quán liền phun cây tăm đang ngậm, rồi cười toe toét:

      - Cậu đó hả?

      - Ông quen tôi? - Cương ngơ ngác hỏi.

      - Quen! Hồi sáng, cậu vô đây ăn mì, rồi thừa lúc tôi sơ ý, bỏ lại thằng nhóc này trên ghế. Cậu nhận nó, rồi cút ngay cho tôi nhờ!

      - Ông nói cái gì? - Cương la toáng lên - Ông nên nhớ, đây là lần đầu tiên tôi đến quán này, và cũng là lần đầu thấy được cái bản mặt đầy mỡ của ông. Ông không được ăn nói hàm hồ!

      Cơn giận nổi lên khiến mặt Cương đỏ rựng lên như mặt Quan Công. Anh quắc mắt nhìn chủ quán một lần nữa, rồi hùng hổ đi ra cửa. Ngay lúc đó, ông ta lạch bạch bám theo Cương, vừa nắm tay lôi anh lại, vừa cười giả lả:

      - Xin cậu bớt nóng! Tôi trông gà hóa cuốc. Tôi có lỗi! Mà lỗi này cũng... do cậu một phần!

      - Ông nói sao? Do tôi?

      - Không! Do cái áo "chim cò" của cậu. Mà thôi, cậu đừng giận nữa, tôi năn nỉ cậu đấy!

      Chủ quán lại cười khẹc khẹc, rồi hun cái "chụt" lên tay áo chàng trai với hy vọng làm lành, và quả đúng như vậy, cách làm này tỏ ra có hiệu lực. Cương đã chịu ngồi xuống ghế, đưa tay đánh tróc một cái, rồi ra lệnh dõng dạc:

      - Một tô lớn, có chất lượng!

      - Có ngay!

      Chủ quán trở lại bếp, nhưng chưa làm gì đã quay lại, đứng bên cạnh chàng trai:

      - Bị vướng thằng nhỏ, tôi không làm ăn gì được! Xin cậu giữ nó giùm tôi một chút!

      Thằng nhỏ có hình hài và gương mặt rất dễ thương. Trong giấc ngủ say nồng, đôi mắt nó híp lại như hai lằn chỉ, còn đôi môi đỏ mọng lại hé mở nụ cười. Cương bế nó lên tay, nghe hơi thở đều đều và nhẹ tênh như làn hương của hoa đồng cỏ nội, anh cảm thấy thư thái, dễ chịu.

      Chủ quán đã đặt lên bàn tô mì bốc hơi nghi ngút, rồi nhận lại từ tay Cương đứa bé đang ngủ say. Ông ta nói làu bàu trong miệng:

      - Từ sáng tới giờ, một thân một mình, tôi vừa bán mì, vừa phải bế thằng nhỏ. Tôi đuối sức lắm! Đợi tới chiều, nếu không có ai đến nhận, chắc là phải bỏ nó ra đường!

      - Ông nói cái gì? - Cương gõ mạnh thìa xuống mặt bàn - Tuyết đang phủ dày thế này, ông tính cho nó chết hay sao?

      - Không làm vậy thì biết làm gì bây giờ - Mặt chủ quán nhăn nhúm, méo xẹo như cái bị rách - Tôi đã nghĩ hết cách rồi!

      Chàng trai ném thìa, vụt đứng dạy:

      - Sao lại hết? Ông phải nuôi, chẳng phải ông vừa nói, ông ở một thân một mình là gì?

      - Đúng là tôi ở đây một mình, nhưng tôi còn phải nuôi bà lớn, bà nhỏ và 6 đứa con ở dưới quê! Tôi mỏi mệt lắm rồi, cậu đâu có biết!

      Cương cảm thấy đắng miệng, không thể nào nuốt hết tô mì, mặc dù bụng hãy còn đói. Anh đưa tay lên chống cằm, rồi nhìn tuyết trắng đang phủ đầy đường: "Không khéo đêm nay thằng nhỏ này lại lâm vào tình cảnh của mình 30 năm trước”. Anh nhớ lại, hồi đó, vừa được hai tháng tuổi, anh đã bị vứt ra đường giữa mùa đông lạnh giá. Theo bà tốt bụng đã cứu anh kể lại, khi lôi anh ra khỏi đống tuyết, người anh đã thâm tím và cứng đờ như con cá ướp đá. Vậy mà như cây tùng, cây bách của quê hương, anh đã sống, đã đứng dậy được trong vòng tay ấm áp của hàng xóm láng giềng. Cho đến bây giờ, anh vẫn là một đứa con không cha, không mẹ, một đứa con hoang.

      Chàng trai rút khăn lau miệng, lấy tiền đặt dưới tô mì; rồi vụt đứng dậy, chìa hai tay ra trước mặt chủ quán:

      - Ông trao nó cho tôi! Ông không dám nuôi, thì tôi nuôi nó vậy!

      Đứa bé được nằm gọn trong vòng tay của Cương, và lạ thật, tuy đã tỉnh giấc, đã mở mắt nhìn anh thao láo, nhưng nó không khóc. Trời đã tối hẳn, cái lạnh của đêm đông bắt đầu ngấm vào da thịt. Bất chấp tất cả, Cương bế thằng nhỏ lao nhanh ra đường đang phủ đầy tuyết trắng.

      Sáng sớm hôm sau, Cương lấy chăn, gối che chắn cẩn thận, đặt thằng nhỏ nằm lọt thỏm giữa giường, rồi vụt chạy ra phố mua về sữa bột, phích nước, tã lót, tấm đắp, dầu cù là và một số thuốc cần dùng cho nó. Công việc phục vụ đứa bé cứ xoay mòng mòng như chong chóng, đôi lúc cảm thấy đuối sức, nhưng Cương rất vui, vì dẫu sao sau khi nghỉ hưu, anh cũng có công việc để làm, hơn là nằm sóng sượt trên giường, vừa vắt tay lên trán, vừa thở vắn than dài... Thằng nhỏ coi bộ thích anh và dễ nuôi. Bao nhiêu sữa cho vào mồm, nó đều nuốt sạch, hầu như không biết chán. Xét về mặt tham ăn, nó giống hệt Cương lúc còn nh72

Nov 11, 2008

Tránh bộc lộ tâm trạng



Cô gái trẻ rụt rè đọc cho anh nhân viên bưu điện ghi nội dung bức điện cần chuyển đi.
- Chỉ có một từ "vâng" thôi sao?
- Anh này ngạc nhiên hỏi.
- Vâng!
- Mức phí tối thiểu cho phép cô gửi đi 7 chữ cơ đấy!
- Dạ, nhưng gửi tới 7 chữ "vâng" thì anh ấy đoán được tâm trạng của em mất!
2317

Hào phóng



Một kẻ hành khất kể với người cùng cảnh:

- Này cậu, hôm trước tớ nhặt được một cái ví ở bãi để xe, có 5000F nhé.

- Thế cậu làm thế nào?

- Danh thiếp chủ nhân của nó vẫn còn trong ví. Không chần chừ, tớ gửi ngay cho hắn một phiếu chuyển tiền 500F để cảm ơn!


o O o


Hai kẻ lang thang nói chuyện với nhau. Một người hỏi:

- Mày sẽ làm gì nếu mày là tỷ phú?

- Tao à! Tao sẽ cho đặt những chiếc gối trên tất cả các ghế đá công cộng!1962

Nov 10, 2008

Ngũ Liễu Tiên Sinh



Cái Cười Của Thánh Nhân
Tác giả: Nguyễn Duy Cần

Ngũ Liễu Tiên Sinh


Ông không rõ người ở đâu, tên họ gì, bên nhà có trồng năm cây liễu, nhân đó mà đặt tên.

Ông nhàn tĩnh, ít nói, không ham danh lợi. Tính ham đọc sách, lại không cần thâm cứu chi tiết, mỗi lần hội ý điều gì thì vui vẻ quên ăn. Tính thích rượu, nhưng nhà nghèo, không có được thường. Người thân cận cố cựu biết vậy, có khi bày rượu mời, ông lại uống hết, đến say mới thôi. Say rồi thì về, không lưu luyến gì cả.

Tường vách tiêu điều, không đủ che mưa nắng, bận áo vải thô vá, bầu giỏ thường trống không mà vẫn vui.

Ông thường làm ăn để tiêu khiển và tỏ chí mình. Đắc thất không màng, cứ vậy trọn đời.

Khen rằng: "Kiềm Lâu nói: Không đau đáu lo cảnh nghèo hèn, không vội vàng mưu cảnh giàu sang".

Lời nói ấy trỏ vào hạng người như này chăng?

Lời bàn

Lối văn u mặc của Đào Tiềm nhẹ nhàng hơn của Lưu Linh, nhưng đều cùng một mùi vị hư vô siêu thoát

Bài văn của Đào Tiềm có nhiều đoạn rất hay... "Ông, không rõ là người ở đâu, tên họ gì..." Những ai đã hiểu Thiền, đọc lên sẽ thấy thú vị vô cùng. Trong khi thiên hạ đua nhau tìm cách "lưu danh hậu thế" đánh trống thổi kèn để cho khắp thiên hạ được biết đến cái tên nhỏ bé của mình thì Đào Tiềm cũng như Bạch Cư Di khởi đầu nói đến một thứ con người "vô danh": Túy Ngâm tiên sinh và Ngũ Liễu tiên sinh

Đào Tiềm hiểu rất rõ những tâm sự của những con người háo danh trục lợi, họ nói rất hăng, họ nói rất nhiều... nếu không phải vì háo danh thì chắc chắn không còn cái gì thúc đẩy con người ham nói cả. Cho nên Ngũ Liễu tiên sinh là người "ít nói", và dĩ nhiên bởi ông là người "không ham danh lợi". Chỉ có một câu mà nói lên được tất cả nhân quả của cái trò hề bản gã (comédie du moi)

Lối đọc sách của Ngũ Liễu tiên sinh cũng khác đời. Người đời đọc sách thì đi moi móc từng chữ một, chết trong văn từ chi tiết, lặn hụp trong hình thức, chi ly phân tích. Ngũ Liễu tiên sinh đọc sách "không cần thâm cứu chi tiết, mỗi khi hội ý điều gì thì vui vẻ quên ăn". Đọc sách mà được như thế là nhập thầnÔng

Giàu nghèo bất kể, đắc thất không màng. Ngụ Liễu tiên sinh quả là người cách xa thiên hạ: Một con người Tự Do

Nếu trong hàng đệ tử Khổng Tử hỏi Ngài về cái con người quái dị này là hạng người thế nào, chắc chắn Khổng Tử sẽ bảo: "Người mà làm gì hiểu nổi. Hỏi Hồi, may ra nó mới có thể nói cho mà nghe!
562

Nov 9, 2008

Phòng xa



Một tên kẻ cắp quen mặt lảng vảng bên cạnh một bà đi chợ. Bà này vội kêu ầm ĩ:


- Ối trời ơi! Kẻ cắp! Kẻ cắp!


Tên kẻ cắp giật mình đánh thót, chạy biến mấy. Mọi người đổ xô đến:


- Nó lấy gì của bà rồi?


Bà kia thản nhiên đáp:


- Nào nó đã lấy gì được của tôi đâu! Nhưng tôi kêu trước đi là vừa!

756

Tỉnh Giấc Mơ Hoa



Ðàn én bốn phương bay về, đem lại cho trần gian tin xuân vui đầm ấm. Ánh triều dương sắc vàng rực rỡ, lần lần lan rộng, phá tan màu khói sương vẩn màu sửa đục của buổi bình minh. Ðôi hàng cây bên vệ đường đã trút sạch lớp áo vàng để thay vào những mầm non mập mạnh. Ngọn gió đông dịu mát đầy sinh khí, nhẹ nhàng thổi lướt trên đám cỏ xanh. Thành Thất La Phiệt vào buổi mai, âm thanh tràn ngập vẻ thanh hòa đáng mến.

Phút chốc vầng hồng đã lên cao.

Trên con đường lớn quanh co hướng dẫn vào thành, một đoàn Sa môn có hơn nghìn người, đi nối tiếp nhau như con rồng lượn khúc. Các Tăng sĩ, vị nào cũng có vẻ điềm tĩnh đoan trang, nhìn xuống lặng lẽ bước, dáng đi xem tự tại thoát trần. Dẫn đầu là một bực Tôn túc, thân xác vàng ánh, tướng tốt trang nghiêm, đi chậm rãi oai nghi như voi chúa. Sau đấng ấy một vị Tỳ kheo trẻ tuổi ôm bát theo hầu. Ðấy là Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng thị giả A Nan và chư Tăng vào thành khất thực. Bấy giờ, những người có lòng tin ngôi Tam Bảo, muốn gieo trồng giống phước, đem thức ngon vật lạ cúng dường Phật và chúng Tăng. Lại có kẻ không dâng cúng, nhưng thấy dáng điệu trang nghiêm siêu thoát của đấng Ðiều Ngự và các Ðại Ðức Tỳ kheo, cũng họp nhau đứng nơi cửa trông ra, hoặc đứng bên đường để nhìn ngắm.

Từ nơi cửa sổ trên lầu cao, nàng Ma Ðăng Dà một bậc tài sắc trong thành Thất La Phiệt, nghe tiếng động, khẽ vén bức màn thêu, đưa mặt nhìn xuống. Nhưng sống với hương tình vị ái của tuổi xuân, nàng làm sao nhận thức được sự giải thoát đức thanh cao nơi các nhà tu sĩ. Trông qua lớp áo hoại sắc của những vị Sa môn, nhìn lại y phục sa hoa lộng lẫy nơi thân mình, nàng tự thấy phong lưu sang trọng. Rồi kêu hãnh, nàng điểm trên môi một nụ cười. Nhưng bỗng ngạc nhiên, Ma Ðăng Dà chăm chú nhìn vị Tỳ kheo trẻ tuổi đứng hầu sau Ðức Phật. Ôi! giữa trần gian này sao lại có trang nam nhân đẹp đến thế? Nàng tự nghĩ thầm nếu được cùng người này chung hưởng được trăm năm, dù phải nghèo nàn, khổ nhọc, ta cũng ưng lòng, không còn ước mong gì hơn nữa! Mắt vẫn nhìn, trí mãi suy nghĩ, Ðức Phật và chư Tăng đi khuất từ lúc nào, nàng Ma Ðăng Dà còn ngồi ngơ ngẩn dường như không hay. Ðến chừng định thần lại, nhìn ra khoảng đường vắng vẻ, nàng buông một hơi thở dài, trên mặt lộ đầy vẻ bâng khuâng nhớ tiếc...

Không rõ A Nan xinh đẹp thế nào, mà Ðức Phật không cho ông mặc áo trần vai, vì sợ hàng phụ nữ trông thấy động tình. Và Ngài Văn Thù Bồ Tát từng khen tặng ông rằng: "Mặt như vầng nguyệt sáng, mắt tợ cánh sen tươi". Thế thì cô mỹ nữ kia yêu mến ông, điều ấy cũng không lấy chi làm lạ.

Nàng Ma Ðăng Dà từ khi trông thấy A Nan mối tình si dường như vấn vương khó dứt. Mỗi ngày, nàng thường lên lầu, trông ra cửa sổ, chờ chư Tăng đi khất thực, mong sao cho được thấy mặt người yêu. Sống trong tình khát ái khó tỏ nỗi lòng, Ma Ðăng Dà tâm thần ngơ ngẩn, quên ăn uống, biếng nói cười, gương mặt xinh tươi lần lần hóa ra tiều tụy. Thân mẫu nàng thấy con có những trạng thái bất thường như thế, sinh nghi đôi ba phen gạn hỏi. Không thể che giấu, nàng phải đem sự thật tỏ bày và van xin mẹ làm thế nào cho mình khỏi thất vọng. Nghe xong, mẹ nàng lộ vẻ ngậm ngùi bảo: "Con ơi! Ðiều con muốn khó thể thực hiện được. A Nan là người hầu cận thân tín của ông Cù Ðàm ông ấy và những Sa môn đệ tử của ông có nhiều phép thần thông kỳ diệu. Những bậc cao đức trong hàng lục sư còn phải nhường họ, thì mẹ đâu có tài gì làm thỏa nguyện cho con. Hơn nữa, A Nan là người thuộc dòng tôn quý, con của ông Hộc Phạn Vương, nếu không xuất gia, có lẽ y thay thế cho thái tử Tất Ðạt Ða là vua trong một nước, mẹ con ta là phận thấp đâu mong gì sánh được với người. Thôi con hãy xóa bỏ những ý nghĩ ấy và khuây khỏa nỗi sầu khổ để cho mẹ vui lòng. Mất A Nan này sẽ có A Nan khác, trong bốn phương thiên hạ lẽ không tìm được một người đẹp như thế hay sao?". Nghe mẹ nói, tuy lặng yên không đáp, song nàng Ma Ðăng Dà thật trăm phần đau đớn. Trước kia, một tia hy vọng lập loè trong trí, nay hiểu qua mọi nổi khó khăn, nàng tự cảm thấy như rơi vào cõi âm u ghê sợ.

Tâm tư tràn ngập nổi buồn thương thất vọng, nàng thầm than: "Thôi, thế là hết! Ðời ta đã đến giai đoạn kết cuộc từ hôm nay..."

Thế là bệnh của Ma Ðăng Dà mỗi ngày một nặng. Trong cơn mơ thấy A Nan đi đến, nàng vô cùng mừng rỡ, vội chạy đến choàng vai, nhưng vị Tỳ kheo trẻ tuổi nhẹ nhàng thoát khỏi tay nàng rồi biến mất; nàng cất tiếng khóc to lên thì vừa thức giấc... Thân mẫu nàng thấy con khi mê khi tỉnh, thoạt khóc thoạt cười, lấy làm buồn rầu lo lắng, một mặt khuyên dỗ, một mặt chạy chữa đủ thứ thuốc thang, song vẫn không hiệu quả.

Một buổi sáng tà dương đang tiết trời dìu dịu, gió bên ngoài nhẹ thổi động bức rèm thêu đùa không khí trong mát vào phòng; cơn sốt như được giảm bớt, Ma Ðăng Dà lặng lẽ thức tỉnh. Nhìn lạy thân hình vỏ vàng gầy héo, lộ vẻ chua cay, nàng nhẹ nhếch một nụ cười. Nhưng vừa khi ấy nàng bỗng ngạc nhiên, vì nhận thấy hôm nay trong phòng trang hoàng rất sạch sẽ. Ðối diện nàng bức họa: "Vườn xuân dưới nắng mai" được treo lên với vẻ mỹ thuật. Và, chiếc lọ thủy tinh cắm đầy hoa tươi, ai đã đem đến đây để ngay ngắn giữa mặt bàn như tấm thảm màu xanh da tươi. Ðể ý trông qua khe cửa, Ma Ðăng Dà thấy mẹ đang ngồi tiếp chuyện với một vị đạo sĩ râu tóc bạc phơ, vầng trán sáng suốt, nét mặt trầm ngâm. Hai người nói gì nàng không nghe rõ, nhưng hình như xem mẹ nàng có vẻ chú trọng lắm, Ma Ðăng Dà chưa hiểu, còn đang nằm yên suy nghĩ, thì nghe có tiếng giày của mẹ đi nhẹ vào phòng. Nàng nhắm mắt giả vờ như không hay biết, tiếng giày đi lại bên giường chợt im bặt hồi lâu, thốt nhiên nàng cảm thấy bàn tay từ mẫu đặt lên trán mình và tiếp theo đấy, nối liền một giọng đều đều êm dịu: "Con ơi! Chớ nên buồn rầu! Con là lẽ sống duy nhất của mẹ; với lòng quý mến con, mẹ có thể hy sinh tất cả hạnh phúc trên đời. Vì thế vừa rồi mẹ có mời được một đạo sĩ danh tiếng, ông đã truyền cho mẹ bài mật ngữ "Ta Tì La Phạm Thiên chú". Theo lời ông mật ngữ có năng lực mê hoặc người, dù người ấy đạo hạnh đã đến mức cao siêu. Nếu học thuộc thần chú này, con có thể thực hiện nguyện vọng của mình bằng cách mê hoặc A Nan, khiến cho y mất sức tự chủ và hoàn toàn bị sai sử tùy theo ý con muốn". Máu nóng chảy rần rật trong huyết quản, Ma Ðăng Dà như cảm thấy có một nguồn sinh lực mầu nhiệm làm cho nàng mạnh mẽ hơn hồi chưa bệnh, sau khi nghe được mấy lời ấy; gương mặt tươi tỉnh hẳn lên, nàng nói với giọng run run vì sung sướng, cảm động: "Thật thế hở mẹ? Nếu vậy bệnh con sẽ lành và con không còn lo buồn gì nữa!". Rồi nàng trỗi dậy gọn gàng như người vô sự.

Nửa tháng sau, khi sức khẻo gần bình phục, Ma Ðăng Dà đã thuộc làu làu bài mật ngữ. Nàng còn chờ một thời gian ngắn cho trong người thật mạnh sẽ thi hành ý nguyện, lòng chứa chan hy vọng, tin chắc thế nào mình cũng đắc thắng bằng hai lợi khí: nhan sắc và thần chú nhiệm mầu. Rồi, một buổi sớm mai, nàng trang sức rất đẹp, sắm sẵn những thức cúng dường để gợi ý trung nhân. Nhưng bóng ác càng cao, Ma Ðăng Dà càng nhìn trông mỏi mắt và cuối cùng phải thất vọng, vì đã quá ngọ mà vẫn vắng bóng hành khất của chư Tăng. Hoài công chờ đón như thế đến bốn năm hôm, hỏi ra nàng mới biết lúc này vào đầu mùa mưa, chư Tăng theo lệ thường mỗi năm phải ăn cư một chỗ trong vòng ba tháng. Nghe được tin ấy, nàng âu sầu khổ não, song cũng phải dằn lòng đợi dịp, không biết phải làm thế nào.

Lá tươi rồi héo, hoa nở rồi tàn, cảnh vật âm thầm biến chuyển mau lẹ theo cánh thời gian, thấm thoát đã đến ngày chư Tăng mãn hạ. Ðối với nàng Ma Ðăng Dà, ba tháng thật là mấy năm trường đằng đẳng! Nhưng việc sẽ đến tất phải đến, hôm nay nàng sẽ cảm thấy sống dậy một mùa xuân tươi đẹp mùa xuân ở cõi lòng. Từ sáng sớm, những thức cúng dường đã được sắp đặt đâu vào đấy. Công việc xong xuôi, Ma Ðăng Dà đến trước gương trang điểm, vừa đọc nhẩm mấy câu Phạm chú. Vẻ vui tươi đắc ý hiện rõ trên mặt nàng. Giai nhân lồng bóng trong gương, hai dáng xinh đẹp in nhau, phưởng phất như cành hoa Tịnh Ðế. Khi ánh nắng mai chiếu vào song cửa, trên con đường vào thành, hình dáng của đoàn Sa Môn đi khất thực lần lần lộ rõ và cũng lại gần, Ma Ðăng Dà vô cùng mừng rỡ, định thỉnh riêng ông A Nan đến trước nhà để tiện bề dùng huyển thuật. Nhưng lần này nàng rất ngạc nhiên, vì không thấy vị Tỳ kheo trẻ tuổi theo hầu Ðức Phật. Thêm một điều lạ: chư Tăng cùng đi thẳng, không dừng lại từng nhà để thọ cúng như mọi khi. Ma Ðăng Dà để ý nhìn từng vị Sa Môn lần lượt đi qua, nhưng cũng không thấy người mình muốn gặp. Mỗi nỗi buồn vô tả xâm chiếm tâm nàng, khi vị Sa Môn cuối cùng vừa đi khuất. Nàng để rơi mình xuống ghế, hai tay bưng mặt, choáng váng cả tâm thần. Không biết ngồi như thế được bao lâu, khi ngước đầu lên, Ma Ðăng Dà chợt thấy từ xa tiến đến một hình dáng quen thuộc. Nàng mở to đôi mắt nhìn kỹ người ấy không ai đâu lạ, chính là vị Tỳ kheo trẻ tuổi mà nàng đã thương nhớ từ lâu. Lòng rạo rực, nỗi vui mừng không thể tưởng tượng, nàng vội vả đứng dậy đón chờ.

Tại sao lại có việc như thế?

Nguyên vào lúc các thầy Tỳ kheo mãn hạ, nhân ngày kỵ phụ vương Ba Tư Nặc sắm những thức ăn quí lạ, mời Phật và chư Tăng thọ trai trong hoàng cung. Ðức Thế Tôn thân lãnh các vị Tỳ kheo thẳng đến cung vua để ứng cúng, nên không theo thường lệ đi từng nhà khất thực. Duy có ông A Nan trước đã chịu người mời riêng, đi xa chưa về, không kịp dự hàng trai chung. Vì về trễ, ông đi giữa đường một mình. Nhớ lời Ðức Phật đã quở Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp và Tu Bồ Ðề làm A La Hán tâm không quân bình, ông kính vâng lời dạy vô giá của đấng Ðiều Ngự, ôm bát theo thứ lớp ghé vào từng nhà, kính giữ phép hoá trai.

Khi A Nan đi đến, nàng Ma Ðăng Dà đem thức ăn ra cúng dường đồng thời gọi thầm tên vị Tỳ kheo trẻ tuổi và đọc mấy câu Phạm chú, đoạn nàng xây lưng trở vào nhà.

Tay chân bủn rủn, thần trí không định, A Nan cũng nối gót theo sau. Lúc hai người đã vào đến phòng, như cây héo gặp mùa xuân, Ma Ðăng Dà giở đủ trò khêu gợi quyết tâm làm nổi dậy ngọn sóng tình trong con người tịnh hạnh. Trong giờ phút nguy hiểm ấy; tuy bất lực, song cũng còn tỉnh trí, A Nan tha thiết tưởng nghĩ: "Hỡi Ðức Từ Nghiêm! Nay con bị nạn, Ngài đành bỏ con sao?".

Khi ấy Ðức Như Lai thọ trai xong, đã về đến tịnh xá và đang ngồi thuyết pháp giữa vô số thính chúng. Ðấng Từ Nghiêm trí tuệ thần thông nghe thấy ông A Nan mắc nạn, liền từ nơi nhục kế trên đảnh, phóng ánh sáng trăm thứ báu rất tự tại nhiệm mầu. Trong ánh sáng có vô số hóa Phật, mỗi vị đều ngồi trên toà sen nghìn cánh, đồng thời nói ra thần chú bí mật. Ðức Như Lai khiến Ngài Văn Thù phụng trì chú ấy, đến dẹp trừ tà chú đem ông A Nan về. Ngài Văn Thù vâng lời đến, phóng áng sáng nói lại thần chú bí mật. Bấy giờ ông A Nan tâm trí sáng suốt, như cá đã thoát khỏi lướt, vụt chạy ra ngoài. Chưa được thỏa nguyện, bỗng mất người yêu, Ma Ðăng Dà cũng chạy theo A Nan tâm trạng như người cuồng dại. Khi ba người đã đến Tịnh xá, lòng si ái quá nặng, Ma Ðăng Dà sầu khổ bạch với Phật: "Xin Ngài trả ông A Nan lại cho tôi". Ðức Phật mĩm cười, dùng phương tiện bảo: "A Nan là kẻ xuất gia, nàng là thế tục, hình thức và đời sống của đôi bên đều khác, thế thì làm sao gần gũi nhau được? Nếu nàng chịu cạo tóc, mặc áo cà sa, ta sẽ giao A Nan lại cho". Trước tiên, Ma Ðăng Dà còn dùng dằng, nhưng bị ái tình làm mù quáng, đã thương trót phải liều, nàng nghĩ thầm: "Nếu Phật không giữ lời hứa, ta sẽ nắm áo Ngài và ông A Nan".

Nghĩ như thế nàng liền ưng thuận, sau khi đã thành hình thức xuất gia, Ma Ðăng Dà lập lại yêu cầu khi trước, Ðức Phật không đáp hỏi lại:

- Nàng thương A Nan vì chỗ nào?

- Tôi thương đôi mắt xinh đẹp của ông.

- Mắt của A Nan chỉ là hai khối thịt hôi, trong ấy chứa những nước mắt, ghèn dơ, có chỗ nào tinh sạch đặng cho nàng mến?

- Tôi thương cái mũi ông A Nan.

- Mũi của ông ấy có những chất nhớp bên trong và thường chảy ra thứ nước không sạch, nàng chẳng nên ưa thích.

- Tôi thương cái miệng ông A Nan.

- Miệng của A Nan có những nước miếng, đờm, dãi, nếu ông ấy không năng súc rửa, nơi đó sẽ đóng cáu bợn và tiết ra mùi hôi. Thế thì không đáng cho nàng yêu chuộng.

Sau khi đánh tan những chỗ ái chấp của Ma Ðăng Dà, Ðức Phật lại vì nàng giải thích, chỉ rõ thân người không sạch, mong manh chóng suy tàn, là nguyên nhân của sự đau buồn trong hiện tại và vô lượng nỗi khổ về sau.

Nghe lời chánh chơn hợp lý của Ðức Phật, như người trong bóng tối chợt bắt gặp ánh sáng, Ma Ðăng Dà đứng lặng suy nghĩ. Trước kia nàng lầm tưởng ái tình là vườn hoa tươi đẹp, đầy màu sắc rực rỡ, hương vị thơm tho, nơi ấy hẳn hứa hẹn cho thế gian một diễm phúc tuyệt trần. Nhưng hôm nay nhìn sâu vào thực tế, nàng mới biết nó là một mũi gai độc ẩn núp dưới lớp lá xanh; một sợi dây vô hình lôi kéo người vào ngục tối đau khổ, Tỉnh Giấc Mơ Hoa, nàng quan sát những lý: bất tịnh, khổ không, vô thường, vô ngã của Ðức Phật vừa khai thị, liền chứng được quả A Na Hàm. Vừa mừng rỡ vừa tủi thẹn, nàng cúi xuống đảnh lễ Ðức Thế Tôn, xin trọn đời làm đệ tử và phát nguyện sẽ dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi vòng hoa mộng, vào bản thể an vui trong sạch...


Hết
500

Nov 6, 2008

Sao đã vội chết



Một ông thầy lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một ông lão đột ngột lại hỏi:


- Lão nghe thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi được mấy đám rồi?


Ông lang quả quyết đáp:


- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi là chữa khỏi hết.


Ông lão cau mặt nói:


- Thầy quên rồi à? Thầy bảo thằng cháu nhà tôi uống thuốc của thầy một năm thì khỏi, sao nó mới uống được ba tháng đã chết?


Ông lang xua tay nói:


- Rõ ràng tại cậu nhà không chịu nghe lời tôi. Tôi bảo uống thuốc một năm, sao mới uống ba tháng đã vội chết? Cứ uống thuốc đủ năm, xem có khỏi không nào?

854

Nov 5, 2008

Thư gửi từ địa ngục



Một người đàn ông lên đường đi nghỉ hè lúc vợ của anh ta đi công tác chưa kịp về. Họ sắp xếp kế hoạch gặp lại nhau vào ngày hôm sau. Tới nơi, anh ta vội vàng gửi e
-mail về cho vợ. Do đánh sai địa chỉ, bức thư của anh ta thay vì được chuyển về cho vợ, thì nó lại đến một phụ nữ có chồng vừa qua đời ngày hôm trước. Khi người vợ góa tội nghiệp nọ mở hộp thư, bức thư vừa hiện ra bà ta thét lên một tiếng khủng khiếp, té xuống sàn nhà và chết thẳng cẳng. Nghe tiếng thét, người nhà chạy vào phòng thì chỉ thấy một bức thư trên màn hình máy tính: "Vợ yêu quý nhất của anh, anh vừa đến nơi. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn để đón em vào ngày mai. Người chồng yêu quý nhất của em!"
2265

Nov 4, 2008

Bẻ Bớt



Thấy người chồng nọ suốt ngày đánh vợ, người hàng xóm nhắc khéo.

Đàn bà là những bông hoa, không nên vùi dập họ.

Người chồng tỉnh queo đáp:

Đâu có, tôi chỉ bẻ bớt gai của bông hoa đó thôi.


 

2748

Nov 2, 2008

Nụ cười nơi lớp học



Trong một giờ giảng về ca dao, tục ngữ khi thầy giáo đọc đến đoạn:

"Chồng cày vợ cấy
Con trâu đi bừa..."

Ðột nhiên dưới lớp có tiếng vọng lên: "Con trâu đi bừa với ai nhỉ ???". Ngay lập tức thầy giáo đọc tiếp:

"May mà hôm ấy trời mưa
Có thằng con rể đi bừa với trâu..."


Truyện cười do bạn ca_kheo (Email: ca_kheo@yahoo) gởi đến Xitrum.net




o O o


Trong một cuốn lưu bút, người ta thấy học trò ghi cho nhau như sau:

"... Tao sẽ nhớ giọng hát của mày vào những trưa mùa hè (làm tao ướt nhẹp), giọng cười của mày vào những chiều mùa thu lạnh lẽo (làm tao lên huyết áp nóng lạnh), hình ảnh của mày vào những tối mùa đông (nhát ma cho tao bất tỉnh mà... ngủ dễ hơn). Nhớ mày nhiều !!!...


Truyện cười do bạn URSA (Email: namtuoc21@yahoo) gởi đến Xitrum.net




o O o



MR1: Mấy giờ rồi?

MR2: Kém mười.

MR1: Kém mười là đúng mấy giờ?

MR2: Không biết! Vì đồng hồ của tao bị... mất cây kim giờ!!

1118

Dũng cảm



Một linh hồn vừa qua đời, lên đến cổng Thiên Ðàng, anh ta gặp Thánh Phêrô đang đứng trước cửa.

- Chào con! Thánh Phêrô nói - Con sẽ vào Thiên Ðàng, nếu con kể cho ta nghe ít nhất một việc làm dũng cảm mà con đã làm được khi còn sống!

Anh ta suy nghĩ một lúc rồi nói với Thánh Phêrô:

- À! à! Có một lần, con ngồi xem trận chung kết bóng đá giữa 2 đội Asernal và MU! Con đã la lớn: "Asernal vô địch!" khi con đang ngồi giữa các cổ động viên đội MU!

- Thế à? Thánh Phêrô ngạc nhiên hỏi - Thế con làm việc đó cách đây bao lâu rồi?

- Mới đây thôi, thưa cha!

903

Bàn tay đã mất



Xưa, có một chàng trai lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự. Giặc tan, chàng trở về và bỏ lại một bàn tay ở chiến trường.

Từ dạo đó, trong những đêm hôm khuya khoắt chàng mơ hồ cảm thấy mình đau nhứt dữ dội ở bàn tay đã mất. Cơn đau ngày càng gia tăng, bệnh tưởng đã thành bệnh thật, chàng tìm đến một y sĩ. Y sĩ hỏi:

- Anh đau ra sao?

- Thưa tôi bị nhức nhối ở bàn tay mặt nhất là khi về đêm.

Y sĩ mỉm cười:

- Anh đưa bàn tay đau cho tôi xem nào.

Bệnh nhân sửng sốt hồi lâu ấp úng:

- Thưa bác sĩ, bàn tay mặt của tôi không có ạ!

- Thế thì tôi đã chữa bệnh cho anh rồi.

Bệnh nhân liền ra về với một nụ cười. Hóa ra lâu nay chàng mắc loại bệnh tưởng.

Ít lâu sau thanh niên cùng đến thăm y sĩ với một thanh niên bạn, người bạn này cũng mắc một chứng bệnh tương tự để nhờ y sĩ chữa giùm. Lần lần bệnh nhân tự bảo:

- Thưa bác sĩ, dù rằng đã biết bàn tay mình không có nhưng trong giấc ngủ chập chờn tôi lại thấy đau nhức dữ dội ở bàn tay đã mất xin bác sĩ chữa bệnh cho tôi.

Y sĩ liền hí hoái biên toa, xong căn dặn:

- Toa thuốc này có hai loại, một để uống và một để thoa lên vết thương. Anh về điều trị tuần sau khám lại.

Bệnh nhân thứ hai y lời về mua thuốc, nhưng chàng không biết bôi thuốc vào đâu, vì bàn tay đã không còn thì làm gì có vết thương. Loay hoay tìm kiếm hồi lâu anh bật cười bảo:

- Lão bác sĩ này gạt mình thật!

Từ dạo đó anh lành bệnh. Hai anh bệnh nhân đã lành bệnh trên, về sau lại gặp một người bạn cũng mang chứng bệnh tương tự. Cả hai đều trổ hết kinh nghiệm và sở trường của mình điều trị song cơn đau vẫn không thuyên giảm. Bệnh nhân liền được đưa đến phòng mạch. Y sĩ hỏi:

- Những lúc nào anh bị đau nhức?

- Thưa, tôi bị đau nhức liên tu bất tận.

- Thế không có lúc nào ngừng đau à?

- Thưa có, những lúc nào tôi say mê đọc sách hay nghe nhạc thì cơn đau dường như không còn nữa.

- Thế thì… toa thuốc của anh đấy, khi nào thấy đau đớn hãy lấy sách báo đọc hoặc là nghe nhạc…

Bệnh nhân y lời, bệnh tình ngày một thuyên giảm.



Em thân mến!

Có phải chúng ta tất cả đều mang một chứng bệnh tưởng như ba anh chàng trên đây không?

Chúng ta cứ than van suốt ngày “Tôi buồn, tôi khổ, tôi mệt mỏi, tôi chán nản, tôi tuyệt vọng…” Và nếu có ai hỏi “cái tôi” ấy ở đâu thì chúng ta không khỏi giật mình. Thấu đáo cho rõ CÁI TÔI này thì căn bệnh mới chữa tận gốc. Tôi là thân hay tâm?

Thông thường, chúng ta cho cái suy nghĩ phân biệt, thương ghét, buồn giận đó là tôi. Và cái tôi này quả là loạn động, rối bời, xao xuyến. Chúng ta nghe cuộc gặp gỡ giữa hai người y sĩ Bồ Đề Đạt Ma và bệnh nhân Huệ Khả như sau:

Bệnh nhân thưa:

- Tâm con bất an, xin Ngài dạy con phương pháp an tâm.

Y sĩ mỉm cười bảo:

- Đưa tâm ra đây ta xem!

Bệnh nhân lúng túng:

- Con tìm tâm không ra

Y sĩ:

- Vậy thì ta đã chữa bệnh an tâm cho ông rồi.

Huệ Khả liền đại ngộ, tức là hết bất an, hết kêu than là khổ sở, đau đớn quá nữa.

Trường hợp của Tổ Huệ Khả tương tự như trường hợp anh thương binh thứ nhất, sau một lần đến phòng mạch là lành bệnh.

Trường hợp bệnh nhân thứ hai là những hành giả phải gia công quán chiếu tu trị những tâm thức vọng động của mình bằng các phương pháp trị tâm hay tu tâm. Cho đến bao giờ hành giả chợt thấy rằng “năm uẩn đều không” thì “vượt qua tất cả khổ ách” Đây là lúc anh chàng thương binh đang loay hoay tìm cách rịt thuốc lên vết thương thì bỗng khám phá ra bàn tay mình không có, vết thương cũng không luôn nên vứt gói thuốc đi và lành bệnh.

Trường hợp thứ ba, chỉ những lúc hì hục tu hành, say mê hạ thủ, tụng kinh lễ bái, niệm Phật trì chú… hành giả mới cảm thấy vơi sầu, bớt khổ não, tâm dần an định… giống như anh chàng thương binh thứ ba, khi nghe nhạc hoặc đọc sách thì không thấy đau đớn gì cả.

Ba chàng thương binh trên đây mang bệnh tưởng vì ngờ rằng bàn tay có thật, bàn tay có thật nên sự đau nhức cũng có thật, sự đau đớn có thật nên thưốc chữa cũng có thật:

“Có thì tự mảy may”

(Tác hữu trần sa hữu)

Bệnh của họ được chữa lành khi họ khám phá ra rằng bàn tay không có, bàn tay không có nên bệnh cũng không, bệnh không nên thuốc cũng không.

“Không thì cả thế gian này cũng không.”

(Vi không nhất thiết không)

Chúng ta cũng thế, bao nhiêu khổ đau rắc rối đều thành hình khi ta ngỡ rằng mình là một cái này, một cái nọ… Do có “ta” nên có cái “của tạ” Và hỷ, nộ, ái, ố… cũng bắt đầu từ đó. Hành giả chỉ hết khổ khi thấu hiểu được rằng “cái ta không có.” Chỗ này, Lục Tổ bảo rằng: “Bản lai vô nhất vật” vậy!

Thầy thuốc xem bệnh nhân bình đẳng như nhau, nhưng tùy theo tình chấp của mỗi người mà cách chữa trị có khác. Các pháp môn tu của Phật cũng thế, tùy theo tình chấp của chúng sanh mà có thiên sai vạn biệt. Chúng ta không thể nói rằng pháp môn này cao pháp môn kia thấp… mà chỉ có thể nói rằng: “Cố chấp của tôi nhiều, tình chấp của anh ít hơn mà thôi.”

Em có thấy như thế không?

178

Nov 1, 2008

Mẹ & nàng dâu



Mẹ nói chuyện với con trai về nàng dâu:
- Này Bob, con vợ mày ngày xưa nói năng cộc lốc, nhanh như máy nổ...
- Dạ... dạ... hồi đó nhà con còn trực ở tổng đài trả lời miễn phí, nên có bị nhiễm đôi chút bất nhã, mẹ bỏ quá cho.
- Nhưng bây giờ thì nó còn tệ hơn, phải cạy miệng mới nói được một tiếng, mà lại còn ề à, chậm chạp.
- Vâng, mẹ ơi, dạo này cô ấy chuyển sang tổng đài tư vấn có tính cước rồi!


Cô vợ bị bỏng nặng, phải ghép da mặt, anh chồng tình nguyện cho cô mảng da ở mông của mình. Sau phẫu thuật thẩm mỹ, người vợ xúc động nói với chồng:
- Anh yêu, cảm ơn anh biết bao vì những gì anh đã dành cho em!
- Ồ, có đáng gì đâu, vả lại, thấy mẹ em hôn lên má em là anh mãn nguyện rồi.


Kiến trúc sư hỏi chủ nhà:
- Ông định xây căn nhà theo kiểu nào?
- Tôi muốn nó phải đủ rộng để vợ tôi sau khi lau dọn, không còn sức lê la hàng xóm, nhưng lại đủ chật để mẹ cô ấy không có ý định ở chung.
1784

Mọi khi vẫn thế



Có một tai nạn vì điện, tại hiện trường, thanh tra cảnh sát hỏi ông chồng:
- Ông nói là nghe thấy tiếng bà nhà kêu thét lên, tại sao ông không chạy vào bếp để cứu?
- Mọi khi vẫn thế, bà ấy có làm sao đâu!
- Ông muốn nói rằng, vợ ông vẫn thường xuyên bị điện giật?
- À không, bà ấy vẫn thường xuyên thét lên như vậy.
1775