Trang

Dec 28, 2008

Cô ấy



Cô ấy vẫn thường vuốt tóc
Nghiêng đầu nhìn vụt sang tôi
Hai đứa học chung một lớp
Mà sao chẳng nói nên lời

Em ơi đừng nhìn như thế
Khung trời xanh thật là xanh
Ngại gì mà em e lệ
Mắt anh em cứ thẳng nhìn

Và tôi cũng thường vuốt tóc
Nghiêng đầu nhìn vụt sang em
Bốn mắt gặp nhau bối rối
Sân trường bóng lá chao nghiêng.

1535

Dec 27, 2008

Bác Nông Dân



Một thanh niên cùng cô bạn gái đang đi dạo trên một con đường quê; phía bên kia hàng rào là một cánh đồng đầy hoa dại sặc sỡ. Chàng thanh niên leo qua hàng rào để hái cho cô bạn một chùm hoa. Đột nhiên anh ta trông thấy một con bò mộng đang lừ lừ nhìn mình ở cách đó khoảng chừng sáu, bảy mét. Hơi hoảng một chút, chàng ta gọi một bác nông dân đang đứng ở thửa ruộng bên cạnh:

Này con bò này có còn an toàn không ông?

Ồ!

Bác nông dân bảo

Tôi dám chắc là nó an toàn hơn cậu gấp bội vào lúc này đây.

2737

Phát minh



Trong một nghiên cứu, sinh viên nọ cảnh báo mọi người về một chất hóa học mình vừa tìm ra và đã được đăng ký bản quyền phát minh có tên “dihydrogen monoxide”. Nó gây ra hàng loạt tác hại.

- Gây vã mồ hôi nhiều.

- Là thành phần chính của mưa axit.

- Duy trì sự cháy khi chuyển sang thể khí.

- Chẳng may hít phải có thể gây ngạt chết.

- Một trong những tác nhân của sự xói mòn.

- Làm giảm hiệu quả của phanh ôtô.

Tìm thấy trong khối u của các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối...

Anh ta gửi những kết luận này lên Tổ chức Sức khỏe thế giới và yêu cầu ủng hộ việc cấm sử dụng chất này. Có 43 người tán đồng ý kiến, sáu người chần chừ lưỡng lự, chỉ duy nhất một người biết tên của chất đó: nước.

1111

Dec 26, 2008

TIẾC THẦM








Bây giờ thì đã hết mộng mơ
Nhưng vẫn nhớ thời mơ mộng đó
Bên gốc phượng già em đứng đợi
Tiếc thầm chưa một lần hôn em

Anh vẫn biết  mình còn run sợ
Vì tình yêu chỉ  chớm ban sơ
Như sợi nắng rơi trên vũng tuyết
Mùa Xuân về một thoáng bâng quơ
 
Anh là cát chờ thuỷ triều đưa sóng
Xoá tan đi vết tích bước chân hoang
Em chợt lớn thì trái sầu vừa chín 
Tự hỏi lòng sao tình quá xa xôi
***
Tuổi xuân qua lặng lẽ từ bao giờ
2721

KHÔNG ĐỀ



Đã nhủ lòng mình phải bắt đầu quên


Cứ coi người như người dưng qua ngõ


Cứ thanh thản như chưa từng gặp gỡ


Mà sao dạ vẫn không yên?


 


Mình sẽ quên, ừ, thì mình sẽ quên


Mảnh trăng mỏng chao nghiêng trời cuối hạ


Kỉ niệm xưa hóa thành cơn gió lạ


Mình sẽ thả bay đi...


 


Đã quên thì còn lưu luyến làm chi


Chiều qua, cả chiều nay người chẳng tới


Người có lẽ không ngờ mình đã đợi


Cũng như mình không tin mình đã buồn


 


Sẽ chẳng bận lòng nếu mình có thể quên


Sẽ chẳng băn khoăn cũng chẳng thèm giận dỗi


Sẽ chẳng nhớ mong cũng chẳng thèm chờ đợi


Đã nhủ rồi mình sẽ bắt đầu quên./.

1219

Dec 25, 2008

Chữa Bệnh



Sau khi vị bác sĩ đã khám xong cho bệnh nhân, ông ấy yêu cầu bà ta ngồi xuống chiếc ghế cạnh bàn giấy và lè lưỡi ra; sau đó ông tiến hành kê hai toa thuốc. Khi xong công việc ấy, ông bảo:

A, ổn rồi đấy; bà có thể ngậm miệng lại được rồi.

Nói xong ông cảm ơn bà ta đã đến, bảo bà ta rằng bà ta sẽ ổn thôi rồi tiễn bà ta ra cửa.

Khi ông ta đóng cửa, cô điều dưỡng hỏi ông ta:

Vì sao bác sĩ bảo bà ta ngồi đó lè lưỡi ra đến những năm phút cơ ạ? Thậm chí ông cũng chẳng buồn nhìn vào lưỡi bà ta nữa cơ.

Vị bác sĩ bảo:

Làm như thế chỉ cốt giữ để bà ta yên lặng để mà tôi có thể tập trung đầu óc trong lúc kê toa thuốc cho bà ta.

2790

Sao Cũng Được



Vỏn vẹn một dòng, "Sao cũng được"
Thế là đau buốt tận đáy tim
Thì đi ... trời gió, dòng nước ngược
Từ nay không có kẻ đi tìm ...


Chưa gặp, mà lòng sao trắc ẩn (+)
Mới hay số mệnh tự thiên thu
Ngàn lần hãy nói tôi lầm lẫn
Rằng tình yêu ấy chỉ sương mù


Tôi thấy chiều nay gió thổi bay
Một vần thơ rụng lúc ban mai
Ngập ngừng tôi nhặt vần thơ ấy
Về ép trong tim những u hoài


Gấp nhẹ đôi tờ, quên tiếng hát
Để lòng thôi dứt những đường tơ
Ơ hay, sao biển về trong mắt
Mà không, gió bụi lúc giao mùa !


Thì chỉ một dòng, "Sao cũng được"
Mà sao đau buốt tận đáy tim ...

1522

Nỏ thần của An Dương Vương



Thầy giáo hỏi:
- Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương ?
Cả lớp im lặng. Thầy giáo chỉ 1 học sinh:
- Em biết ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương không ?
Học sinh sợ sệt :
- Dạ không phải em.
Vừa lúc đó ông hiệu trưởng đi ngang.
Thầy giáo phân bua :
- Anh xem, học trò bây giờ tệ quá. Tui hỏi ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương mà không ai biết.
Thầy hiệu trưởng gật gù :
- Thôi anh nói anh Vương làm bản báo cáo rồi tui nói ban giám hiệu xuất quĩ đền cho. Đừng làm rùm beng mang tiếng chết
1320

Khoác lác



Hai người hay khoác lác gặp nhau. Một người nói:

- Làng của tôi có người khổng lồ, đầu đội trời xanh, chân đạp đất.

Người kia:

- Còn kém xa người khổng lồ ở làng tôi. Người đó môi trên đụng trời, môi dưới đụng đất!

Anh chàng đầu tiên:

- Thế thì người anh ta nằm đâu?

Anh chàng thứ hai:

- Chà, cái mồm của ông ấy che hết tôi đâu còn trông thấy gì nữa!910

Xem thường



Một người dắt theo con chó hùng hổ chạy đến tiệm bán thú phàn nàn với ông chủ:

- Ông bán cho tôi con chó này và ông khen nó không ngớt lời. Thế mà tối qua kẻ trộm vào nhà tôi khoắng hết 300 đồng, nó chẳng sủa lấy một tiếng.

- Thưa ông... - Ông chủ từ tốn - Người chủ trước của con chó này vốn là một tỷ phú nên với số tiền ít ỏi như thế nó rất xem thường.

896

Dec 23, 2008

Ích lợi của sách



- Cậu biết không ? Quyển sách dày ơi là dày ! Cậu cho mượn thật có ích.

- Thì mình đã nói rồi mà, quyển sách đó nhiều bài hay lắm ! Cậu khoái nhất mục nào ?

- À ! Nó đã giúp tớ ... tiêu diệt kẻ địch lợi hại.

- Cái gì ?

- Tớ đang đọc, bỗng một con chuột cống chạy qua, tớ cầm quyển sách "chơi" liền, và ...

- Trời đất ơi !!!1913

Dec 22, 2008

Cảnh sát tài thật



Một bà già to béo đi ra khỏi siêu thị, khi đến bên chiếc xe của mình, bà phát hiện mấy gã trai đang ngồi bên trong. Lập tức, bà ta mở phắt túi xách, lôi ra một khẩu rulô to tướng, lên đạn "roạt" một cái, chĩa thẳng vào chúng và quát to:
- Mấy cái bị rách! Cút ngay không tao nổ bể sọ hết cả đám! Bọn trộm chạy bán sống bán chết. Bà béo ngồi vào xe, không tra nổi chìa khoá vào ổ điện, mãi sau bà mới phát hiện ra là chiếc xe của mình ở cách đó không xa. Khi lái xe ra đến đầu phố, nhìn thấy xe cảnh sát chở mấy tên trộm, hú còi chạy ngược lại, bà ta lẩm bẩm:
- Cảnh sát bây giờ tài thật, mình chưa kịp đi báo, thì họ đã tóm cổ được bọn chúng rồi!
2092

Dec 21, 2008

Vầng Trăng Lặng Lẽ



Dòng sông đi qua xóm làng heo hút. Những bến bờ hiu quạnh, lác đác những bụi lau thưa. Ðêm trăng sáng, nước chấp chới ánh trăng, cả một vùng sông màu trắng bạc, thấy mênh mang một nỗi buồn. Bầu trời đêm thăm thẳm, cô độc một vầng trăng. Cả những đốm sao nhấp nháy thường nhật cũng lặng trốn mất rồi. Chẳng hiểu sao cứ mỗi lần ngắm vầng trăng mười sáu ấy, tôi lại hay nghĩ ngợi về sự cô đơn của con người. Trăng đẹp quá mà sao lặng lẽ quá! Trăng vung vãi khắp nơi ánh sáng của mình, rồi trăng sẽ lại ra đi mất hút ở chân trời.

Tôi thẫn thờ đi dọc triền sông, trên những bờ cỏ đẩm ướt. Tôi cũng chẳng biết là nước sông hay ánh trăng đã làm cỏ ướt, chỉ thấy những giọt lóng lánh vỡ tan dưới gót chân mình, thấm lạnh. Ðầu kia, dưới tán một cây sung, là cái chòi tranh đơn độc của “Bà Tiên”. Người đà bà sống dưới căn chòi ấy cũng lặng lẽ và cuốn hút như vầng trăng vậy. Có lẽ bà đã già lắm rồi, mái tóc đã bạc trắng và vầng trán đã nhiều nếp nhăn. Không ai biết tên của bà, chỉ bằng vào cái dáng đi thanh thoát nhẹ nhàng của bà, cái tính tình hiền dịu dễ mến của bà, người ta đã gọi bà là “Bà Tiên”, chẳng biết tự bao giờ. Những đêm trăng, tôi thích đến chỗ bà trò chuyện, nuôi lớn ước mơ của mình bằng những câu chuyện cổ tích. Bà sống lặng lẽ, ít tiếp xúc với mọi người, nhưng đặc biệt rất thích những đứa học trò. Ðối với bọn trẻ chúng tôi, bà kể chuyện say sưa. Giọng kể của bà thật hấp dẫn, lôi cuốn đến nỗi có nhiều câu chuyện tôi nghe đã thuộc làu mà vẫn cứ mê mẫn. Một đôi khi cao hứng bà còn nhắc về những kỷ niệm đẹp đẽ của một thời tuổi trẻ của bà. Những lúc ấy, khuôn mặt bà sáng lên, thấm đẫm ánh trăng, tưởng như vầng trăng đã rơi xuống mắt bà lóng lánh. Tôi cứ mường tượng như ngày xưa, bà đã từng là một cô giáo, không chỉ bởi tầm hiểu biết rất rộng của bà, mà ở cả phong thái của bà nữa.

Ðến gần cái chòi tranh của “Bà Tiên”, tôi hơi ngạc nhiên vì sao hôm nay nó im vắng thế? Chỉ có chút ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu lọt qua khe cửa. Có lẽ “Bà Tiên” hôm nay bị mệt, không ra ngắm trăng như mọi bữa. Tự nhiên tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng như vừa mất đi cái gì mà mình cũng không rõ. Mà nào có phải riêng tôi, những cành lá sung cũng rũ xuống, lặng buồn, chấp chới một màu trắng ảm đạm. Chẳng hiểu sao khung cảnh nơi đây cứ mang mãi một nét buồn man mát bâng khuâng.

Có bàn tay ai đó đặt nhẹ lên vai tôi. Tôi quay lại, giật mình thảng thốt. Một người đàng ông trung niên đứng sau lưng tôi tự bao giờ. Tôi đã định la lên, nhưng nụ cười hiền lành của ông ta như đã xóa tan sự ngỡ vực trong tôi. Tôi ấp úng:

- Ông là...

Ông ấy cười xòa:

- Là người chứ không phải là ma đâu!

Rồi ông vỗ nhẹ lên vai tôi thật thân mật.

- Hôm nay, bà bị mệt. Hãy để bà nghỉ. Chú cháu mình ra bờ sông nói chuyện.

Tôi riu ríu bước theo ông. Người đàn ông này chắc là có liên quan rất mật thiết với “Bà Tiên”. Có lẽ hôm nay, mình được biết thêm đôi điều về bà.

Chúng tôi ngồi xuống ở bờ cỏ sát mép nước. Ðêm thật yên tĩnh. Gió từ mặt sông đưa lên mát rượi, ngai ngái một mùi hương cỏ dại. Tôi nhìn vầng trăng trôi nổi trên sông với một cảm xúc bồng bềnh khó tả. Giọng người đàn ông trầm ấm bến tai:

- Chắc em ngạc nhiên lắm khi biết tôi là học trò cũ của cô giáo? Cô muốn giấu kín tung tích của mình, điều ấy cũng có lý do. Nhưng hẳn mọi người cũng phần nào nhận ra khi gọi cô là “Bà Tiên”.

- Vâng, bà ấy thật hiền dịu, dễ mến...

Dường như vầng trăng đang trôi trên dòng sông ký ức. Ðêm nay tôi được nghe câu chuyện của một người học trò về cô giáo của mình.


oOo


... Hồi ấy, chú đang học năm cuối bậc trung học. Tuổi trẻ bồng bột cộng bới sự ỷ lại vào một gia cảnh sung túc đã biến chú thành một đứa học trò ngổ ngáo, ương ngạnh. Hầu như chú chẳng để tâm mấy đến việc học hành mà chỉ lo nghĩ đến những trò vui chơi nghịch phá. Năm ấy cô Tâm mới ra trường, còn rất trẻ. Buổi đầu tiên cô đến lớp, nhìn nét mặt còn rất ngượng ngùng e ấp với giọng nói hãy còn run run của cô, chú nghĩ ngay đến những trò đùa tai quái với bà cô còn “mới toanh” này. Chú ngước nhìn cô với một thái độ khinh khỉnh, mỗi lần cô liếc về phía chú. “Tôi mới bắt đầu sự nghiệp dạy học của mình. Chắc rằng sẽ có nhiều thiếu sót và vấp váp trong cách diễn đạt, mong các em thông cảm. Tôi sẽ cố gắng khắc phục dần”. Ðó là những lời chân tình của cô trong tiết học đầu tiên, nhưng lúc ấy, chú nào đâu có để ý tới. Chú chỉ chờ những lúc cô lúng túng, nhầm lẫn để phá lên cười. Những đứa bạn trong đám “quậy phá” của chú cũng lập tức hưởng ứng theo. Cô thoáng đỏ mặt nhưng cố gắng lấy lại bình tĩnh để tiếp tục giảng bài. Có lần cả lớp còn nhao nhao không dứt về một sơ sót nhỏ của cô, mặc cho cô cứ gõ mãi cây thước lên bàn và nói như van xin: “Các em yên lặng giùm cô. Có điều gì các em hãy đứng lên phát biểu từng người”. Chẳng ai chịu nghe cô cả. Chán nản, cô buông phấn, bỏ lớp về văn phòng. Chúng tôi sung sướng thu dọn sách vở ra về, không hề biết rằng, nơi một góc văn phòng trường, cô đang ngồi thẫn thờ với những giọt nước mắt lăn dài trên má. Biết gia cảnh cô rất nghèo, đi dạy với một chiếc xe đạp cọc cạch cũ kỹ, chú còn nghĩ ra những trò đùa táo tợn hơn. Một lần, chú lén xả xẹp lốp xe của cô. Vậy là giữa trưa đứng bóng cô phải dắt chiếc xe đạp cà tàng của mình đi bộ cả đoạn đường dài. Chú còn cố ý lái chiếc Honda 67 còn láng bóng của mình lượn qua lượn lại trước mặt cô để chọc tức. Chỉ thấy cô nhìn theo và khe khẽ lắc đầu. Lại có lần chú lén bỏ vào xách cô cả một ổ chuột con còn đỏ hỏn. Khi giở xách lấy giáo án, cô chỉ kịp hét lên một tiếng rồi ngất xỉu luôn.

Trong lúc cả lớp chộn rộn đưa cô đi cấp cứu thì chú thản nhiên đứng nhìn, cảm thấy thích thú với trò nghịch của mình. Sau lần ấy nhà trường yêu cầu cô truy tìm thủ phạm để đưa ra Hội đồng kỷ luật. Cô đã nhìn chú rất lâu với ánh mắt dò xét, nghi ngờ.

Nhưng rồi cô đã bỏ qua luôn, không nhắc nhở gì đến chuyện ấy nữa. Vậy mà chú chẳng hề hối hận. Trái lại, chú cho rằng cô ngấm ngần “trả thù” mình khi cô cứ thường xuyên kiểm tra bài vở của chú. Những lần ấy, cô vẫn nhìn chú với ánh mắt đầm ấm chân tình: “Em quên năm nay là năm thi sao? Em không hề nghĩ đến tương lai của mình à?” Trời ơi, cô đúng là còn quá non trẻ, cô đâu biết rằng ba má chú có đủ tiền tài và thế lực để lo cho chú một chỗ đứng ngon lành. Sự ỷ lại đã làm chú trở nên hợm hĩnh như vậy.

Khi cô hỏi chú: “Sao chẳng bao giờ em chịu học bài?” Chú đã khinh khỉnh trả lời: “Em chẳng cần phải học làm gì cho mệt!” Cô buồn buồn nhìn chú lắc đầu: “Kiến thức bao giờ cũng cần em ạ. Dù sau này có làm gì em cũng sẽ cảm thấy lúng túng vì thiếu hiểu biết”. Mặc cho cô kiên nhẫn khuyên nhủ, thuyết phục bằng cả một tấm lòng nhân hậu, chú vẫn phớt lờ. Ðiều tất yếu phải đến là cuối năm học chú không đủ điểm để được xét thi tốt nghiệp. Trong khi ba chú lo chạy chọt nâng điểm chú thì cô lại dứt khoát không đồng ý. Cô bảo: “Ở lại học thêm một năm đối với em cũng không muộn màng gì. Còn để cho em vào đời với những lỗ hổng kiến thức như thế lại càng nguy hiểm hơn”. Lúc ấy chú hận cô ghê lắm. Chú cho rằng cô quá cao ngạo và nhỏ nhen. Chú rắp tâm “sẽ cho cô biết tay”. Vậy là chú xúi ba chú dùng ảnh hưởng của mình làm áp lực đổi cô đi xa. Ba chú đang lúc bị chạm tự ái vì lần đầu tiên có người không chịu nghe theo lời ông, lại quá nuông chìu con cái, đã làm mọi cách “tống cô đi cho khuất mắt” theo lời của chú. Cuối cùng thì chú cũng đạt được mục đích của mình: Cô đã phải chuyển đến dạy ở một trường xa lắc xa lơ ở tận một miền quê heo hút. Lẽ ra chú đã hoàn toàn thỏa mãn với thành công của mình, nếu không có bức thơ cô để lại sau đó:

“... Cô biết rằng em vẫn còn rất ghét cô. Cũng bởi vì cô đã quá quan tâm đến em, mong em tiến bộ. Cô lấy làm tiếc cho em vì cô biết em rất thông minh và năng nổ, nhưng lại quá ỷ lại và thiếu suy nghĩ. Dù đi xa, nhưng cô vẫn hằng ước mong em sẽ có lúc hồi tâm và biết tìm ra con đường đi đúng đắn nhất của mình. Ðược như vậy cô sẽ rất mừng...”

Chú đọc bức thư mà lòng chợt xao động. Có cái gì đó như niềm ân hận đang trỗi dậy từ trong tiềm thức. Vậy ra mình đã hiểu lầm...


oOo


Người đàn ông ném một hòn sỏi xuống dòng sông. Ánh trăng tỏa ra trên mặt nước, vỡ tan thành từng mảnh nhỏ.

- Vậy đó. Cô đi mà chẳng mang theo một chút bất mãn hay chán nản. Nhiều năm sau chú được nghe cô là một giáo viên dạy giỏi nổi tiếng và rất nhân hậu ở cái ngôi trường hẻo lánh ấy. Còn chú, từ nỗi niềm ân hận đã vượt qua được bậc học phổ thông và những năm đại học để có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Chú mong có ngày sẽ tìm đến thăm cô để xin lỗi cô và khoe với cô những thành quả của mình ...

- Nhưng rồi sao cô lại về sống âm thầm ở đây?

- Ừ, cô lại tiếp tục đi từ ngôi trường này đến ngôi trường khác để gieo tấm lòng nhân hậu của mình. Rồi khi không còn đủ sức nữa, cô đã lui về trong âm thầm lặng lẽ...

Tôi chợt nhìn lên vầng trăng, buột miệng:

- Như vầng trăng vậy...

- Phải, như một vầng trăng...

Tôi nhìn ánh trăng bàng bạc khắp nơi, lòng dậy lên một niềm cảm xúc bâng khuâng. Vần trăng đang trôi... Hôm nay có một người học trò cũ về thăm cô. Còn bao nhiêu người học trò nữa mà cô hết lòng thương yêu, dạy dỗ, có bao giờ nhớ đến cô không?

Vầng trăng vẫn đang trôi... xa dần... xa dần, trong lặng lẽ, cô đơn...718

Chim bao gì mà cười



Có anh sợ vợ, một hôm ngủ trưa, chiêm bao, bỗng cười khúc khích. Vợ thấy thế đập dậy, hỏi:
- Chiêm bao gì mà cười?
- à! Mơ lấy được vợ lẽ.
Vơn nổi cơn ghen, túm lấy áo chồng làm ầm ĩ. Anh chồng hoảng quá, vội phân trần:
- Chuyện chiêm bao chứ có phải chuyện thực đâu mà làm thế.
- Muốn chiêm bao gì thì chiêm bao, chứ chiêm bao như thế thì không được.
- Thế thì từ nay không dám chiêm bao như thế nữa.
Vợ lại bảo:
- Ngộ sau cớ chiêm bao như thế mà không cười thì ai biết đâu.
Chồng làm ra vẻ hối hận:
- Vậy từ rày tôi không ngủ ngày nữa vậy.

363

Dec 20, 2008

Chiếm hết chỗ rồi



Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:


- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên!


Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:


- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đây.


Người nhà giàu nói:


- Ðã xuống, sao không ở hẳn dưới đấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?


- Thế không ở được nên phải lên. Ở dưới ấy, các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi!

2533

Trí thông minh của người mạnh khoẻ



Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:

- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.

Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:

- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.2452

Kinh doanh ngòi bút



Một lần đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802- 1885) đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp-Phổ. Một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi:

- Xin ông cho biết ông làm nghề gì?

- Tôi viết.

- Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì?

Lần này Hugo đáp gọn:

- Bằng ngòi bút.

Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: "Hugo, nhà kinh doanh ngòi bút".2451

Tế nhị!



Hai bạn gái tâm sự:


- Thế nào, chuyến đi nghỉ mát cùng người yêu mới có vui không?

- Thật tuyệt vời! Anh rất tế nhị, chỉ chạm vào những chỗ da tớ không bị bắt nắng thôi.

1420

Dec 18, 2008

Một nghìn không bằng năm trăm



Bà Ba đi chợ. Bà mua cho chồng năm trăm tiền rượu đế về trợ hứng cho ông. Đêm ấy thật hiệu quả. Ông "làm việc" khỏe hơn ngày thường khiến bà rất thoải mái.

Hôm sau, bà Ba đi chợ. Lần này bà quyết định mua cho ông chồng hẳn một nghìn đồng tiền rượu. Nhưng về nhà, ông chồng uống say rồi lăn quay ra ... kéo gỗ.

Thấy chồng ngủ say, bà Ba thở dài, chép miệng:

- Rõ khổ! Một nghìn không bằng năm trăm!
1444

Phòng vệ



Chàng trai đến thăm bạn gái học trường Luật, vừa bước vào cửa thì một chú khuyển xổ ra, chàng líu lưỡi:

- Chó!... Chó! Nó cắn.

- Chiếu theo khoảng 1 điều 13 chương III, cô gái cười đáp, Anh được quyền phòng vệ.

- Sao cơ?

- Cắn lại nó.1171

Dec 17, 2008

Đỡ nhăn nheo



Một bà ở trong phòng ngủ không mặc quần áo gì, ông chồng hỏi:
- Hôm nay bà sao thế? Có bị tâm thần không đấy?
- Ông chẳng hiểu gì về thời trang hết! Đây là mốt áo ngủ mới nhất bây giờ!
- Nhưng giá bà chịu khó "là" nó đi thì cũng đỡ… nhăn nheo!
1767

Dec 16, 2008

Lấy ở đâu ra?



Trong buổi thi tốt nghiệp trường hàng hải, giáo sư hỏi thi một thí sinh:
- Nếu cơn bão đến từ phía bên phải con tàu thì anh sẽ làm gì?
- Tôi sẽ thả neo.
- Từ phía mũi tàu?
- Tôi thả neo thứ hai.
- Từ phía đuôi tàu?
- Tôi thả cái neo nữa.
- Anh lấy ở đâu ra nhiều neo thế?
- Thế thầy lấy ở đâu ra mà nhiều bão như vậy?
2291

Dec 15, 2008

Sắc Hoa Tử Đinh Hương






Vào hè. Những cơn mưa rào lướt nhanh để lại trong mỗi người nỗi khát khao tiết thu mát mẻ, tiếc nhớ cả những ngày đông rét đến xe lòng. Hà Nội rực đỏ hoa học trò, tím ngắt hoa chung thuỷ. Với tôi hoa bằng lăng luôn như một người con gái mỏi mòn đợi chờ người yêu để rồi tàn úa trong nỗi thất vọng khôn cùng. Nhưng giờ đây màu tím sẫm buồn ấy lại gợi cho tôi nhớ tới một loại hoa khác, hoa Tử Đinh Hương.

Vun vút qua bao làng mạc trù phú với những căn nhà gỗ đơn sơ, những rừng bạch dương ngút ngàn, những cánh đồng hoa dại rực rỡ, con tàu đưa chúng tôi từ Matxcơva ồn ào náo nhiệt tới Minxcơ nhỏ bé, êm đềm, nơi sẽ có những kỷ niệm không thể quên trong quãng đời sinh viên. Ngỡ ngàng xuống sân ga, tôi chợt bàng hoàng khi thấy người phụ nữ đón chúng tôi hôm ấy. Khoảng 32, 33 tuổi, cô có khuôn mặt đẹp với những đường nét kiêu kỳ, hấp dẫn, huyền bí của nàng Xêhêrat trong " nghìn lẻ một đêm" tôi say mê từ tuổi thơ. Cô có đôi mắt to xanh thẳm như biển cả, gợi nét u buồn của buổi hoàng hôn. Cô mỉm cười rồi dẫn chúng tôi về ốp qua những con đường nhỏ sum xuê mận, táo, lê, con đường thần tiên như sau này chúng tôi vẫn gọi. Vị ngọt lịm của những quả chín bên đường tan trên đầu lưỡi cũng không thể làm tôi quên nét u buồn của buổi hoàng hôn trong đôi mắt thoáng gặp ấy. Rồi tôi biết cô tên An la Phêđrốpna - giáo viên văn học Nga. Bên cạnh nỗi háo hức chờ mong năm học mới mẻ, bổ ích với mỗi sinh viên thực tập chúng tôi là nỗi háo hức mong chờ tiết văn đầu tiên. Cô vào lớp trong bộ váy xám kỳ lạ. Phải chăng đó là màu tro hoa hồng mà Côlin Macalâu đã tô điểm cho bộ váy Mecghi mặc trong đêm dạ hội, khi lần đầu tiên cha Ranphơ nhận ra Mecghi bé bỏng buồn thương của cha đã trở thành một thiếu nữ diễm kiều? Tiết văn đầu tiên trôi qua lúc nào tôi cũng không hay. Chỉ còn lại trong tôi những vần thơ dữ dội của một mối tình đơn phương, vô vọng.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không muốn em phải bận lòng thêm nữa
Và hồn em lại gợn nét u hoài.

Tôi ngỡ ngàng trước mắt tôi là một phụ nữ khác, một phụ nữ yêu đời, yêu người mãnh liệt. Biển buồn u uất nét hoàng hôn bỗng trở nên biển êm đềm của một buổi sáng trong lành. Tiết học kết thúc hoàng hôn lại trở về bên biển. Đôi lúc tôi tự hỏi khi nào cô sống thật với mình, trên bục giảng với những tình cảm cao thượng của những con người cao thượng hay trong đời thường với những lo toan vặt vãnh, bởi hàng ngày cô rất ít tiếp xúc với bạn bè và học trò xung quanh, dù chúng tôi rất yêu và ngưỡng mộ cô.

Cho đến một hôm, trên ti vi hôm trước có truyền hình trực tiếp có truyền hình trực tiếp trận chung kết bóng đá Châu Âu giữa đội Tây Ban Nha và đội Pháp, đội bóng tôi yêu thích nhất. Nỗi ham mê bóng đã lấn át tất cả, bất chấp bài vở ngày mai. Mê li những cú sút tung trời của Palatini, vui sướng tột cùng vì đội tuyển mình hằng ngưỡng mộ chiến thắng, tôi êm đềm đi vào giấc mơ với hình ảnh siêu cầu thủ đội Pháp với chiếc cúp rực sáng trên tay được tung lên trời trong tiếng reo hò vang dội. Sáng hôm sau, (thật bất hạnh cho tôi) tiết văn, tôi bị xách cổ lên bảng. Ngoài trời tuyết rơi mà tôi toát hết mồ hôi.

- Em hãy kể tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Lecmantốp.

Lạy chúa tôi. Bắt tôi phân tích một tác phẩm, một bài thơ, một nhân vật còn được, đằng này về cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ thì tôi biết nói sao (đúng hơn là không thể nói gì).

- Thưa cô, Lecmantốp là một nhà thơ Nga nổi tiếng. ông viết nhiều bài thơ rất hay, đặc biệt là bài " cánh buồm trắng cô đơn" mà chúng em rất thích. Em đọc cô nghe chứ ạ?

- Không cần. Tôi muốn em kể về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ.

- Biết kể gì nữa nhỉ? Thế là tóm tắt quá rồi còn gì. Cô muốn kéo dài làm gì nữa nhỉ?

- Thưa cô...

- Sao, em không học bài?

- Thưa cô...

- Thưa gì thưa mãi thế! Tôi hỏi em về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ mà em cứ luyên thuyên ở đâu. Thế là sao?

Tôi chờ đợi những lời nói giận dữ hơn nữa bởi tôi hiểu mình có lỗi. Nhưng tôi lặng người. Cô đang giận giữ xé quyển vở văn tôi hằng gìn giữ.

- Về chỗ.

Tê tái tôi lê bước về chỗ, tôi lặng lẽ khóc. Giá như cô cho tôi điểm kém thì tôi sẽ vui lòng nhận vì đó là sự trả giá xứng đáng cho trận đấu hôm qua. Nhưng cô lại xé vở của tôi, xé quyển vở tôi cặm cụi ghi chép hàng ngày những giờ giảng lúc ngọt ngào, dịu ngọt, lúc chua xót, day dứt, xé đi chính niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc cô từng chia xẻ với chúng tôi, lại là chuyện hoàn toàn khác. Chưa tiết văn nào thê thảm thế, chưa lúc nào cay đắng thế.

Thu xao xuyến mang sắc vàng lặng lẽ ra đi. Tuyết rơi trắng trời. Tuyết tan. Xuân ngắn ngủi thoáng qua báo hè sắp tới. Hè về lộng lẫy trong sắc đỏ hoa tuy líp thắm trời, trong sắc vàng hoa bồ công anh khắp nơi. Chớp mắt, thế là năm học trôi qua. Dù muốn lang thang cho bõ những ngày đông lạnh cóng ru rú ở nhà, cho khắp cùng thành phố để còn chia xa, chúng tôi cũng phải lao đầu vào học thi cho tốt để giữ mãi ấn tượng tốt đẹp cho thầy cô và cho bản thân về những ngày ở thành phố xinh đẹp này. Riêng tôi chuẩn bị môn văn rất kỹ. Tôi muốn chứng minh với cô, tôi có thể đạt được điểm 5 văn dễ dàng thế nào. Ngày thi văn tới, tôi rủ lũ bạn đi thật sớm. Chúng tôi vào thi đầu tiên. Tôi thật may bắt được câu về tiểu thuyết " đất vỡ hoang" tôi chuẩn bị rất kỹ. Với cái nhìn kiêu hãnh, tôi trả lời trôi chảy, lưu loát.

- Em cho biết tác phẩm " đất vỡ hoang" ra mắt bạn đọc năm nào và tập hai năm nào?

- Thưa cô, tập 1 năm 1932 còn tập 2 năm 1959 vì nhà của Sôlôkhốp cùng những tài liệu ghi chép đã bị bom Đức bắn cháy.

- Vậy chúng cách nhau bao năm?

Giọng nói lạnh lùng, chua xót, ánh mắt u buồn làm tôi luống cuống. Bao năm nhỉ? Tôi nói đại:

- 35 năm, thưa cô.

- Bao nhiêu?

- 34 năm ạ.

Tôi càng luống cuống hơn. Biển trong mắt cô dữ dội. Giận dữ, cô nói:

- Chưa chuẩn bị kỹ bài, 3 điểm.

Cô vừa nói gì thế? Tôi lặng người. Tôi đã trả lời tất cả, chỉ nhầm lẫn một chút vì đã quá luống cuống trước đôi mắt buồn bã, trước giọng nói lạnh lùng ấy. Sao cô khắc nghiệt thế. Đây là thi văn, đâu phải thi toán? Uất ức, tôi lao ra khỏi phòng thi, trốn chạy khỏi bao câu hỏi thăm ân cần của bạn bè. Lang thang cả ngày trên đường phố rực nắng, giữa những con người nhân hậu nhưng sao tôi thấy mình cô đơn, bất hạnh đến thế! Lần đầu tiên tôi ăn chiếc kem đắng ngắt vị chua xót, buồn bã.

Ngày chia tay Minxcơ thân yêu, chúng tôi rất buồn. Biết bao giờ trở lại nơi đây, nơi chúng tôi đã cùng nhau chia xẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, cùng nhau ngóng chờ từng lá thư nhà, cùng nhau khóc rưng rức vì nhớ quê hương, nhớ cha mẹ, người yêu trong những đêm tuyết trắng trời. Chia tay với những người bạn Nga cùng phòng, tôi lặng lẽ lên tàu, không chia tay Anla như bao bạn khác. Tôi muốn quên đi người phụ nữ có đôi mắt u buồn của buổi hoàng hôn, có giọng nói ngọt ngào du dương như nàng tiên cá ấy.

Trở về quê hương, chúng tôi lại náo nức bước vào năm học mới.

- Ly ơi, có thư.

Tôi ngạc nhiên. Ai không gửi về nhà mà lại gửi tới trường cho mình thế? Cầm thư trên tay, tôi bỗng run lên. Cái tên Anla gợi nhớ bao kỷ niệm buồn. Cắm cúi đọc thư. Tôi quên cả tiết học đã bắt đầu.

Minxcơ 28/8

Ly thân yêu của cô!

Chắc em sẽ ngạc nhiên khi nhận được thư này? ở đây mùa thu đã về. Thu vàng gợi cho Puskin những câu thơ tình tha thiết, gợi cho mỗi người nhớ đến những kỷ niệm đẹp trong đời. Thu năm nay gợi cô nhớ tới em, bởi cô biết em giận cô nhiều. Cô viết thư này cho em, không phải để thanh minh mà để em hiểu cô thật sự như giữa những người phụ nữ với nhau và tha thứ cho cô nếu em có thể. Cô sinh ra, lớn lên ở Minxcơ. Cha người Nga, mẹ người ý. Từ bé cô đã nổi tiếng xinh đẹp khác thường. Lớn lên, kiêu hãnh về sắc đẹp của mình, cô tự vẽ ra một người yêu, một người bạn đời lý tưởng cho suốt cuộc đời mình.

Bao chàng trai tìm đến, cô đều từ chối. So với chàng trai của cô, họ thật một trời một vực. Một lần lớp cô tổ chức đi xem vở kịch " Rômeô và Juyliet" . Và em biết không, chàng xuất hiện bất ngờ, đột ngột như tia chớp giữa sông, xé tan sự kiêu hãnh luôn bao phủ quanh cô. Chàng xuất hiện rực rỡ trong chiếc áo choàng đỏ thắm của những quý tộc thời xưa với những đường kiếm bao người nể phục. Chàng có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, có trái tim trong sáng, mãnh liệt, giọng nói ngọt ngào với bao lời thủ thỉ, yêu thương làm rung động trái tim thiếu nữ ngây thơ trong trắng. Chàng vừa lên tiếng: Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Đêm nay trên đầu ta, nàng toả ánh hào quang như sứ giả mặt trời có cánh đang cưỡi những áng mây lững lờ nhẹ lướt trên không trung, khiến kẻ trần tục phải ngước đôi mắt thịt mà chiêm ngưỡng! Những lời yêu thương nồng cháy ấy, cô cứ ngỡ chàng dành cho cô. Đêm ấy cô mơ tới chàng. Từ đó, hình bóng chàng không thể phai nhạt trong cô. Những lời thầm thì yêu đương của chàng cứ văng vẳng bên tai cô mãi. Trong buổi sinh nhật một cô bạn cùng lớp, cô đã gặp chàng, ánh mắt gặp nhau. Và cô nghĩ không gì có thể làm chàng và cô xa nhau được nữa, và đây là tình yêu của Rômêô và Juyliet ở Minxcơ ngày nay chứ không phải ở Vơnizơ cổ kính thời ấy. Cô và anh nhanh chóng yêu nhau say đắm, mấy tháng sau thì cưới. Những tưởng hạnh phúc bền lâu. Ai biết đâu, ba năm sau đã chia tay nhau. Chồng cô yêu nghệ thuật, yêu sân khấu, yêu những cô gái mơ mơ thực thực trong vở diễn nhiều hơn. Anh ấy nói tình yêu trên sân khấu đẹp hơn nhiều, mơ mộng hơn nhiều tình yêu đời thường với bao lo toan vặt vãnh của cuộc sống gia đình. Anh ấy bỏ lên Matxcơva để tiếp tục sự nghiệp của mình, sự nghiệp anh ấy yêu hơn cả, khi cô có thai ba tháng. Đau khổ, tuyệt vọng, bao đêm cô đã phải uống thuốc ngủ quá liều cho nhanh chóng đi vào mộng mị, quên đi tình yêu đầu đớn đau, quên đi cảm giác vắng bóng chàng trong ngôi nhà có bao kỷ niệm êm đềm mỗi khi đêm về. Hậu quả là bé trai cô sinh ra bị thần kinh vì cô uống thuốc quá nhiều. Đau khổ, day dứt, cô tưởng mình sẽ chết vì tuyệt vọng. Nhưng cô đã lấy hết nghị lực để sống với hy vọng mong manh là em sẽ khỏi bệnh. Bao đêm dài không ngủ, cô đau đớn với ý nghĩ mình đã làm khổ một con người, mà con người ấy chính là con mình, đứa con duy nhất của tình yêu duy nhất. Hôm cô xé vở em chính là hôm ở nhà đêm trước em bị lên cơn nặng và cô phải đưa em vào viện. Cô đã cư xử không phải với em. Nhưng em là một phụ nữ, và em sẽ là một người mẹ, chắc em sẽ hiểu, sẽ thông cảm cho cô. Hôm thi văn nữa, bữa trước là chủ nhật, cô tới bệnh viện đón em về chơi một ngày cho đỡ nhớ con. Nhìn nó đỡ, hy vọng trở lại. Nhưng ngay chiều ấy em lại lên cơn, đạp vỡ tivi, xé tan ảnh cưới và đã tát cô khi cô giữ tay em lại. Cái tát của đứa con mình đứt ruột đẻ ra, đứa con không bình thường, bị thần kinh, lỗi tại chính mình, người sinh ra nó hằn lên mặt cô mấy hôm liền.

Em biết không, khi hè tới một người Nga thường hái cho mình một nhành hoa. Nếu họ tìm thấy một bông Tử Đinh Hương năm cánh thì năm đó họ sẽ hạnh phúc. Mỗi mùa Tử Đinh Hương nở, cô lại ra cây trước nhà hái một nhành tìm bông hoa hạnh phúc cho mình, nhưng đều không thấy. Thật buồn, phải không em?

Cô rất mong thư em. Em viết thư trả lời cô chứ?

Chào em.

Anla Phêđrốpna.

Những dòng chữ nhoè dần trước mắt tôi. Tôi không biết mình khóc từ bao giờ.

Có khi nào trên đường đời tấp nập ta vô tình đi lướt qua nhau...

Phải, trên đường đời tấp nập ấy, tôi đã vô tình đi lướt qua một người phụ nữ đau khổ dường ấy, bất hạnh dường ấy mà không hiểu gì, không giúp đỡ gì, không chia xẻ gì dù chỉ là sự cảm thông. Mùa Tử Đinh Hương lại đến. Lạy Chúa! Nếu như trên đời này có Chúa thật thì con xin Người ban cho người phụ nữ xinh đẹp và bất hạnh ấy chút hạnh phúc trong sắc tím của bông Tử Đinh Hương hạnh phúc.

2065

Con với chả cái



Gia đình đang quây quần vui vẻ thì cu Tí chợt hỏi:

- Mẹ ơi, sao bố lại có ít tóc trên đầu quá vậy? (Bố cu Tí bị hói đầu)

- Tại bố con phải suy nghĩ nhiều quá! - Bà mẹ nhanh trí trả lời

Gật gù tỏ vẻ hài lòng, Cu Tí hỏi tiếp:

- Mẹ ơi, vậy còn tại sao mẹ lại có nhiều tóc thế?



o0o


- Bố ơi, nếu bố cho con 10.000đ thì con sẽ bật mí cho bố biết sáng nay người đưa thư đã nói gì với mẹ.

- Trời đất, có chuyện đó nữa sao? Ông ta nói gì? Cho con tiền đây, hắn ta cưa cẩm chuyện gì với mẹ con thế?

- Dạ ổng nói: "Chào chị, chị khỏe không? Ðây là thư của ông nhà chị."1899

Mất Trộm Bò



Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đóng chuồng cẩn thận, còn đặt cả cái chõng ngay giữa lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà, ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh ta .
Xót ruột, anh ta trình quan :
- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra .
Quan nghe nói vô lý quá bật cười :
- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng !
- Dạ bẩm quan, thế thì chúng dắt con bò của con đi lối nào ạ ? Sáng dậy, cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà !
- Đồ ngốc ! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm qua một bên, dắt bò ra rồi khiêng về chỗ cũ...
Người kia như vỡ lẽ, nói :
- À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm nên mới tỏ tường được như thế chứ !
644

Dec 14, 2008

Thằng nhóc và sự thật kinh dị !!!



Ông bố vừa đi làm về đã nghe cậu con trai nũng nịu:

- Bố ơi, hôm nay có bác Cao bạn của bố đến chơi. Con ghét bác ấy lắm!

- Sao con lại ghét bác ấy?

- Vì con bĩnh ra quần, bác ấy không thay cho con mà mẹ không bĩnh ra quần thì bác ấy lại thay quần cho mẹ.

- ????

1346

Thắc mắc



Một anh chàng nọ bước vào cửa tiệm kinh doanh suốt đêm, nhìn quanh ngó quất một hồi rồi hỏi chủ tiệm:

- Chỗ này buôn bán 24 trên 24 giờ à?

Chủ tiệm đáp:

- Đúng rồi.

- Một năm 356 ngày đều mở cửa?

- Chính xác

- Vậy thì khóa với xích ở cổng dùng để làm gì?

892

Dec 12, 2008

Giải Thích Đơn Giản



Một thiếu nữ lần đầu tiên về vùng nông thôn chơi, thấy cái gì cũng lạ lùng, thích thú và luôn miệng hỏi một chàng trai làng là bạn mới của cô. Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô ngạc nhiên hỏi:

Sao con bò này lại không có sừng vậy ạ?

Vì nó là con ngựa!

Chàng trai trả lời.

2862

Con Gái Vâng Lời



Một bà mẹ có một số quan niệm cổ hủ về hôn nhân và bà truyền dạy cho con gái:

Đừng bao giờ để chồng con nhìn thấy con hoàn toàn khỏa thân.

Bà khuyên.

Bao giờ con cũng phải mang một thứ gì đó trên người.

Vâng thưa mẹ.

Cô gái vâng lời đáp.

Sau khi cưới hai tuần, cô gái cùng chồng sắp sửa lên giường thì anh chồng hỏi:

Em thân yêu, trong gia đình em có ai mắc bệnh tâm thần không đấy?

Theo em biết thì không.

Cô gái trả lời:

Tại sao anh lại hỏi thế?

Có đấy!

Anh chồng nói.

Chúng mình cưới đã được hai tuần lễ vậy mà đêm nào em cũng đội cái mũ tồi tệ ấy lúc nằm trên giường.

2803

Con Gái Vâng Lời



Một bà mẹ có một số quan niệm cổ hủ về hôn nhân và bà truyền dạy cho con gái:

Đừng bao giờ để chồng con nhìn thấy con hoàn toàn khỏa thân.

Bà khuyên.

Bao giờ con cũng phải mang một thứ gì đó trên người.

Vâng thưa mẹ.

Cô gái vâng lời đáp.

Sau khi cưới hai tuần, cô gái cùng chồng sắp sửa lên giường thì anh chồng hỏi:

Em thân yêu, trong gia đình em có ai mắc bệnh tâm thần không đấy?

Theo em biết thì không.

Cô gái trả lời:

Tại sao anh lại hỏi thế?

Có đấy!

Anh chồng nói.

Chúng mình cưới đã được hai tuần lễ vậy mà đêm nào em cũng đội cái mũ tồi tệ ấy lúc nằm trên giường.

2803

Hãy hỏi mẹ cô



Cô con gái của một cựu tổng thống chạy xe quá tốc độ và bị cảnh sát bắt lại. Cô ta vênh mặt hỏi người cảnh sát:
- Này, thế anh có biết cha tôi là ai không?
- Ồ! Tôi không thể giúp gì cho cô được, sao cô không thử hỏi mẹ cô xem?
2326

Phản ứng nhanh



Một sĩ quan giảng bài hỏi một tân binh trong giờ lên lớp:

- Giả như anh đang ở trên xe buýt mà gặp một sĩ quan vừa lên xe thì anh làm gì?

- Tôi sẽ lập tức nhảy xuống khỏi xe ạ!



o O o


Trung úy ra lệnh:

- Toàn trung đội, đằng sau... Binh nhì Smith, tại sao không đợi tôi...?

- Thưa trung úy, chỉ cần chỉ huy nói nửa lời, tôi đã hiểu ngay rồi!



o O o


Sĩ quan:

- Ai đi bới khoai tây thì lên xe.

Chỉ có hai hạ sĩ trèo lên. Sĩ quan nói tiếp:

- Còn tất cả sẽ đi bộ.1988

Có con giun đất!



Quan tuần rậm râu, ngồi ăn cơm với quan án không râu. Có hạt cơm dính vào râu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm:


- Bẩm cụ lớn, trong bộ râu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. Quan tuần thủng thẳng vuổt râu để cho hạt cơm rơi xuống.


Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình:


- Ðấy mày xem! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đây! Giá mày học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không?


Cách mấy hôm sau, quan tuần sang quan án ăn cơm. Có sợi bún dính ở mép quan án, anh lính hầu quan ăn trông thấy vội bẩm:


- Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất đấy ạ!

850

Mù Rờ Voi



Cái Cười Của Thánh Nhân
Tác giả: Nguyễn Duy Cần

Mù Rờ Voi


Xưa kia có một ông vua ngồi buồn, cho bắt tất cả người mù trong thành đem về hợp lại một chỗ.

Vua cho đem ra một con voi, bảo các anh mù rờ vào, và tả lại cho nghe họ đã hình dung con voi ra sao?

Sau khi mọi người đã rờ xong, vua kêu hỏi từng người. Họ thưa:

- Voi giống như cái nồi lớn! (Đó là những người rờ trúng cái đầu)

- Voi giống như cây cột tròn! (Đó là những người rờ trúng cái chân)

- Voi giống cái chổi! (Đó là những người rờ trúng cái đuôi)

...Mỗi người đều tưởng rằng mình đã hình dung rõ con voi với những bộ phận mà họ đã rờ trúng. Rồi thì không một ai chịu nhận của ai cả, đều cho cái thị kiến của mình là đúng. Ban đầu còn cãi nhau, sau chửi nhau om sòm, và rốt cùng xăn tay đánh nhau tơi bời...

Nhà vua thấy vậy ôm bụng cười vang.

Lời bàn:

Quả đây là một bức trang hí họa tài tình, vì nó thu hẹp được một cách đầy đủ cả một tấn bi hài kịch của nhân loại từ xưa đến nay
549

Dec 11, 2008

Đề thi quá dễ



Bốn sinh viên nọ đi Vũng Tàu chơi và dự định trở về vào chiều chủ nhật để học bài cho buổi thi sáng hôm sau. Do ham vui, trưa thứ hai họ mới về đến nơi và đành phải nói dối giáo sư rằng, xe bị nổ lốp trên đường nên họ đã bị trễ buổi thi, xin thầy cho thi lại. Giáo sư ngẫm nghĩ một chút rồi đồng ý. Bốn anh chàng nhẹ nhõm ra về và tối hôm đó ra sức học thật khuya. Hôm sau, đến giờ thi giáo sư cho họ ngồi riêng mỗi người một phòng. Đề thi chỉ có 2 câu hỏi:

Câu 1: Đi chơi đâu? (5 điểm).


Câu 2: Bể lốp xe nào? (95 điểm).

1233

Dec 10, 2008

Người vợ mù





Tôi được biết vợ chồng người ấy cũng là nhờ ở một sự ngẫu nhiên: họ dùng cửa nhà tôi làm nơi hội họp.

Hồi đó, tôi ở Ninh Giang, một phủ lỵ khá lớn. Một bến tàu thủy khá sầm uất trên con sông Chanh, cách tiêu khiển của tôi là chiều tôi ra bờ sông xem tàu tới, tàu đi, giữa một cảnh náo nhiệt và những tiếng ồn ào gào thét của bọn bán bánh giò và bọn mời khách trọ, với những lời đe dọa hách dịch của mấy chú tuần canh, lính thương chính đến hỏi thẻ và khám soát hành lý.

Nhưng từ ngày tôi để ý đến vợ chồng người mù, thì ở Ninh Giang, đối với tôi, không còn sự tiêu khiển nào thú hơn là được ngắm đôi uyên ương ấy chuyện trò với nhau: một cảnh tượng cảm động, thân mật và rất nên thơ.

Tôi không rõ cửa nhà tôi được họ chọn làm nơi hò hẹn từ bao giờ, và vì sao họ lại chọn cửa nhà tôi. Nhưng một buổi sáng mùa đông dậy sớm, ra hiên gác tì tay lan can nhìn xuống, tôi thấy hai bóng đen đen đang đứng trên hè đường, dưới làn mưa phùn giá rét. Một lát sau, người đàn ông bảo người đàn bà:

- Mười hai giờ bà chờ tôi ở đây nhé!

Lời nói dõng dạc trang nghiêm như giọng hạng người sống trong những xã hội cao quý. Rồi mỗi người đi một ngả. Văng vẳng tôi nghe rao câu rất quen tai:

- Ai muối mua!

Và tôi nhớ ngay ra ông lão bán muối mà tôi vẫn thường gặp lang thang trong các phố.

Mười hai giờ trưa khi chuyến ô-tô hàng chạy Hải Dương bắt đầu mở máy, quả nhiên một người đàn bà già và mù, áo xống gọn gàng và sạch sẽ, tay cầm cái rá, rờ lần các cửa xe, rời rạc xin tiền.

Tôi nghĩ thầm: “Không phải ăn mày lành nghề”.

Xe đi khỏi thì người bán muối buổi sáng cũng vừa đến nơi. Và tôi hiểu vì sao họ chọn giờ ấy làm giờ họp mặt: giờ ô-tô.

Luôn một tuần lư như thế, hôm nào cũng đủ sáu giờ sáng và mười hai giờ trưa là hai vợ chồng người mù tới cửa nhà tôi đứng nói chuyện. Họ không hề sai hẹn. Và tôi tò mò lưu ý đến họ, để tai lắng nghe những câu chuyện của họ, vì họ nói rất to, như chẳng cần gì ai, hơn nữa, như coi nơi hè đường là chốn phòng riêng của họ.

Họ có nhà riêng hay không, và nếu có thì nhà riêng họ ở đâu, tôi không rõ. Nhưng nghe chuyện họ, tôi biết rằng gia đình họ chỉ có hai vợ chồng: chồng làm nghề bán muối, vợ theo nghề ăn xin.

Gặp nhau, họ vui vẻ mỉm cười hỏi thăm tin tức nhau như hai người bạn thân xa vắng lâu ngày, và mong nhớ nhau từng phút từng giây. Lần nào người chồng cũng bắt đầu:

- Bà đấy à? Thế nào, bà làm ăn có khá không?

Người vợ trả lời chẳng qua mấy câu này: “Cũng khá ông ạ” hay “Hôm nay làm ăn chẳng ra gì”.

Rồi bà lão ngồi thuật cho chồng nghe hệt những việc đã xảy ra trong mấy giờ đồng hồ đi “làm ăn”. Bà ta kể chuyện rất vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm một câu bình phẩm, một câu khôi hài, khiến người chồng khúc khích cười, chừng cốt để làm đẹp lòng vợ.

- Ông ạ, con mẹ Phúc Hòa Ðường nó lại nhiếc tôi sao không kiếm việc mà làm, đi ăn mày thế này không biết nhục à?

- Con mẹ Phúc Hòa Ðường ở phố Ninh Lãng có phải không bà?

- Phải đấy ông ạ. Nó thử mù như tôi xem ông nhỉ?

- Thế nó có cho bà đồng nào không?

- Nó cho mà nó nhiếc thì đã cam.

- Nó giàu nhất phố đấy, bà ạ.

- Giàu thế thì giàu làm gì? Giàu mà không biết thương kẻ đói khó, mù lòa. Cũng chả bền được đâu, ông nhỉ?

- Phải, bền thế nào được.

- Giá giời cho vợ chồng mình giàu như họ thì mình ăn ở ra người giàu, có phải không ông?

- Phải, mình để của làm gì? Ðể của cho con nó phá nhé? Bà có biết không, thằng con nhà ấy nó phá chẳng mấy nỗi mà hết cơ nghiệp. Thôi thì đủ, bà ạ, cờ bạc, bợm đĩ, hút sách.

- Thế à ông?

Câu chuyện cứ thế kéo dài, âu yếm như chuyện hai vợ chồng trẻ, đứng đắn như chuyện hai người có giáo dục, một điều ông ạ, hai điều bà nhỉ, và có tính cách thông tin tức như một tờ báo hàng ngày.

- Ông ạ, tôi nghe người nhà bà thông Ðoan nói chuyện xe Ninh Thái bị bắt thuốc phiện, đâu những bốn, năm cân nữa. Chắc bị phạt khá tiền đấy nhỉ? Hay đi đêm, thế nào chả có ngày gặp ma ông nhỉ?

Tiếp chuyện bắt thuốc phiện, bà lão kể đến chuyện gia đình nhà ông đội Nhất: Vợ chồng ông đội chẳng ngày nào là không cãi nhau. Bà lão nhắc lại từng câu mắng nhiếc chửi rủa tục tằn của hai người, rồi bình phẩm:

- Cứ nghèo như vợ chồng mình lại êm thấm, nhỉ ông nhỉ?

Ông lão bán muối cười rất có duyên, và có vẻ tự phụ nữa.

Hôm nào người vợ phàn nàn không xin được một trinh nhỏ, thì người chồng tìm hết lời an ủi:

- Thôi, bà ạ, cần gì. Hôm nay tôi làm ăn nhờ giời khá lắm. Chúng mình chỉ mong kiếm đủ ăn, chứ có cần để dành tiền như họ đâu. Vậy bà về nhà mà nghỉ nhá. Tôi đã đong một hào gạo, mua một xu rau muống, một xu tương rồi đấy. Bà về thổi cơm, tôi bán hết chỗ này cũng về ngay đây.

Họ từ biệt nhau, cho tới sáu giờ sáng hôm sau lại vui mừng cùng nhau nói chuyện.

Nửa năm ròng, tôi tò mò đi sâu mãi vào cái đời đường hoàng và thân mật của cặp vợ chống khốn khó.

Có hôm tôi đã cố theo họ xem họ trú ngụ nơi đâu, nhưng họ như đôi chuồn chuồn sống nhởn nhơ không tổ trên mặt nước ao tù.


--------------------------------------------------------------------------------

Một dạo tôi thấy vắng bóng đôi uyên ương già ở trước cửa nhà tôi. Tôi đoán chừng họ đã chọn một phố khác yên tĩnh hơn làm nơi góp chuyện hàng ngày.

Nhưng một buổi chiều đi chơi mát, tôi rẽ vào xem đền Chanh thì gặp ông lão lòa đương lom khom quét lá khô ở sân. Tôi vui mừng hỏi:

- Kìa ông bán muối. Hàng họ có khá không? Sao độ rầy tôi không gặp ông?

Người kia đứng thẳng lên, hấp háy cố nhìn tôi bằng cặp mắt gần tàn ánh sáng như ngọn đèn cạn dầu bập bùng chực tắt. Tôi hỏi luôn:

- Còn bà lão, vợ ông, lâu nay đi đâu?

Hai hàng lệ chảy giàn giụa trên đôi gò má răn reo.

Tôi hiểu ngay rằng ông lão già khốn nạn đương mang nặng trong lòng một nỗi thống khổ lớn lao.

Và tôi nghĩ ngay đến sự tử biệt...

- Ông buồn lắm phải không?

-Vâng, tôi không thiết sống nữa, thầy ạ. Bà lão nhà tôi, bà ấy bỏ tôi bà ấy đi rồi...

Tôi kinh ngạc:

- Bà ấy bỏ ông?

- Vâng, bà ấy chết rồi, còn đâu!

Người ấy cúi xuống quét sân, nói tiếp:

- Hơn bốn mươi năm giời ăn ở với nhau, chả có điều tiếng gì... bây giờ bà ấy bỏ bà ấy đi một mình.

Lúc từ biệt, tôi đãi ông lão khổ sở một hào nhưng ông ta lắc đầu xua tay:

- Tôi lấy tiền làm gì nữa. Ngày có vợ có chồng, tôi mới phải vất vả làm ăn. Chứ bây giờ còn một thân một mình, thì tôi chỉ nhờ cửa thánh ngày hai bữa cơm thừa canh cặn đủ no... để chờ ngày được gặp mặt bà lão tôi ở nơi suối vàng.

Dù cảm động đến đâu tôi cũng không thể giấu nổi cái mỉm cười: tôi nhận thấy ngôn ngữ ông lão bán muối vẫn còn đứng đắn và kiểu cách như xưa, khi ngồi trò chuyện với người vợ mù ở trước cửa nhà tôi

2059

Dec 9, 2008

Cảm Ơn Cơn Gió Vô Tình



Cảm ơn cơn gió vô tình
Mang bài thơ đến kề bên chân nàng
Lạy trờị.. khoang !... chớ vội vàng...
Tôi đi xạ. hãy khẽ khàng nhặt lên
Xin em hãy đọc thật êm
Lời thơ tôi mỏng như viền áo ai
Xin em đừng nhếch môi cười
Thơ tôi đổ mặt ngượng hoài hôm saụ..

Xin em đừng quẳng đi mau
Thơ tôi chắc sẽ đau sầu lặng thinh
Cảm ơn cơn gió vô tình
Giúp tôi khỏi đứng một mình... trước em !

1531

Kẻ lười biếng nhất



Một chủ trại có mười người làm công trong nông trại, bởi vì không có người nào năng nổ được như ông ta tưởng, ông bèn nảy ra một kế mà ông tin là sẽ trị cho họ bỏ tật lười biếng. Một hôm, ông bảo:

- Các anh này, tôi có việc dễ dàng, thoải mái cho người nào lười biếng nhất nông trại này. Một người nào lười nhất bước ra phía trước?

Ngay tức khắc chín người trong bọn cùng bước lên.

- Tại sao anh không bước ra phía trước cùng những người khác? - Ông chủ trại hỏi người còn lại.

Người này đáp:

- Mất công quá!

905

Dec 8, 2008

Thư gửi người yêu



Thư gửi người yêu


"Em yêu! Hôm qua em hỏi anh rằng anh đối xử với em tốt chừng nào. Nhất thời anh chẳng nghĩ ra gì cả. Qua một đêm suy nghĩ, cuối cùng anh cũng nhớ ra mấy điểm anh đối xử tốt với em".


1/Trước khi quen em thì anh lãnh học bổng, đến khi quen em rồi thì học bổng của anh em lãnh.

2/ Có một quả táo, em ăn. Có 2 quả táo em ăn quả to.

3/ Em xấu xí như vậy mà anh vẫn khen em xinh. Anh đẹp trai như thế mà em lại bảo anh xấu.

4/ Đi chơi toàn anh tiêu tiền, khi về KTX anh chỉ dám ăn mì tôm.

5/ Lúc em giận, anh phải làm thùng rác cho em đổ nỗi bực dọc. Lúc anh bực tức thì anh phải làm thùng rác cho chính mình.

6/ Khi em muốn hôn anh, em liền hôn. Khi anh muốn hôn em thì trước tiên phải được em cho phép.

7/ Em thường xuyên đánh anh. Anh chưa bao giờ đánh em.

8/ Có lần em hỏi anh nếu em yêu một người khác thì anh làm thế nào. Anh nói sẽ đánh cho thằng kia một trận. Anh lại hỏi nếu anh yêu người con gái khác thì thế nào, em trả lời rằng em sẽ giết anh ngay.

9/ Đến nhà em anh phải ngủ ở ghế sopha, em đến nhà anh, anh cũng phải ngủ ở sopha.

10/ Anh mua tặng em một cái áo 60.000, anh nói dối là chỉ có 40.000. Em mua cho anh cái đồng hồ 100.000, em lại nói dối anh là 500.000.

11/ Cùng một con cá em ăn phần thân. Còn anh, phần đầu cá.

12/ Anh làm hỏng cái tai nghe của em liền mua một cái mới đền ngay, còn em làm mất chiếc xe đạp của anh một lời xin lỗi cũng không có.

13/ Lần em ốm, anh gầy mất 2kg. Lần anh ốm, em béo lên 2 kg (em đến phòng chăm sóc anh, ăn hết mọi đồ ăn, hoa quả, bánh kẹo của anh).

14/ Anh không chê em thấp, thế mà em lại chê anh cao.

15/ Mẹ anh đối xử tốt với em như vậy còn em một chút cũng không.

16/ Lần đó đi xem rock ngoài trời, em cỡi lên vai anh rất thích thú, gào thét cả buổi. Còn anh bị ép nặng suýt rơi lệ.

17/ Con chó cảnh nhà anh đẻ, anh chọn con đẹp nhất mang đến cho em. Em lại tặng anh con cá vàng em nuôi gần chết, hại anh chăm sóc thêm 2 ngày nữa phải đem chôn nó.

18/ Trước khi quen em, anh ngủ 8 tiếng. Quen em rồi chỉ còn 4 tiếng.

19/ Trước khi quen em anh không bao giờ chờ ai quá 5 phút. Quen em rồi anh phải đứng hàng tiếng đồng hồ.

20/ Trước khi quen em, anh ngày nào cũng ăn sáng. Sau khi quen em, anh chỉ ăn mỗi buổi tối.

21/ Về nhà mẹ anh, anh ngồi cạnh để đỡ lời. Gặp mẹ em, em chạy đi nói điện thoại.

22/ Viết mail cho em viết những lời lẽ ngọt ngào nhất. Nhận mail của em, toàn những lời trách móc.

23/ Chat với em, anh chat mỗi mình em. Còn em chat hàng chục người.

24/ Viết thư tay cho em, viết nhiều trang. Nhận thư tay của em, "Hòn Vọng Thư".

25/ Anh lỡ hẹn, anh xin lỗi đến vài ngày sau. Em lỡ hẹn, em nhoẻn cười lấy lệ rồi quên béng.

26/ Ra đường gặp cướp. Anh đánh nó, em bảo anh côn đồ. Anh không đánh nó, em bảo anh hèn nhát.

27/ Đi xe anh đi cẩn thận, em bảo anh kém thế. Đi nhanh, em bảo anh đi ẩu.

28/ Lễ tết, anh em, chị em đều có quà. Chị anh, anh anh thì anh chẳng mua cho thứ gì.

29/ Em lấy lược ra chải ngay ngã tư. Còn anh vuốt tóc một cái, em bảo anh điệu thế.

30/ Đi xem phim, em thấy chán, em đòi về. Anh thấy chán, ngồi xem hết phim.

31/ Đi uống coffee, em ngồi uống cái soạt rồi đứng dậy. Anh bất chấp mọi người cười, cũng uống cái soạt rồi đưa em về.

32/ Đi chơi với em, thấy em buồn, anh cố gắng làm cho em vui. Thấy anh buồn, kệ anh.

33/ Quà em tặng anh, anh để rất trân trọng. Quà anh tặng em, em vứt lung tung trong nhà.

34/ Anh đứng trước trường đợi em, em bảo anh giám sát em. Anh ngồi ở nhà không đi nữa, em bảo anh không quan tâm đến em.

35/ Em bảo anh về đến nhà gọi cho em, anh gọi ngay. Anh bảo em về nhá máy cho anh, em bảo anh khắt khe.

36/ Em tặng anh cái gối bé xíu, anh ôm ấp mỗi khi ngủ. Anh tặng em cái gối ôm, em để gác chân.

37/ Em tặng anh chậu cây, nó tươi tốt sau mấy ngày. Anh mua cho em đủ lọai cây kiểng, chúng được chôn cất vài tuần sau đó.

38/ Anh nói nhiều, em bảo anh lắm mồm. Anh nói ít,
em lại bảo anh ít nói.

39/ Cá độ với nhau, anh thua, em bắt anh thực hiện bằng được. Em thua, em viện đủ lý do để không thực hiện.

40/ Những gã nào thích em, em vẫn để kệ họ. Có ai thích anh, anh phải tìm cách xa họ ngay.

41/ Em cười với bao nhiêu là con trai, để cho họ một tia hi vọng. Anh chỉ mới có một lần thôi, vớibạn em, em đã bảo anh là Sở Khanh rồi.

42/ Anh nhắc em chăm chỉ. Nhắc em mặc áo ấm. Nhắc em không thức khuya, em hỏi: "Anh là mẹ em à?". Nếu anh không nhắc em, em lại bảo: "Anh chả quan tâm gì đến em".

43/ Có gì anh cũng đều muốn kể cho anh nghe, công việc, bạn bè, gia đình, sở thích… Em thì luôn giấu anh, chỉ kể khi anh đã biết gần hết thôi.

44/ Những cái bưu thiếp anh làm tặng em, em chê óng chê eo. Những cái thiệp em tặng anh. Hầu hết chỉ là E-card. Anh vẫn giữ lại nó, mặc dù nó đã hết hạn xem được từ lâu rồi.

45/ Những gì em viết cho anh, dù chỉ là một tờ giấy nháp, anh vẫn giữ trong cái hộp. Những gì anh viết cho em, đều tự đáy lòng anh, em đọc rồi em chê chữ anh xấu.

46/ Bạn trai của em, chẳng bao giờ em giới thiệu với anh. Bạn gái của anh, em đòi biết hết.

47/ Anh biết hết những người bạn của em, giúp đỡ họ nếu có thể. Em chẳng nhớ tên bạn của anh, cho dù nó là bạn thân của anh đi nữa.

48/ Trước khi quen em, anh chẳng mấy khi ra khỏi nhà. Đến mức mà mẹ anh cũng ngạc nhiên. Sau khi quen em, cứ mỗi lần anh định đi đâu chơi. Anh sẽ có đủ lý do để ra khỏi nhà và cũng chỉ muốn có em đi cùng.

49/ Trước khi quen em, anh muốn mình thật là nổi trội, được nhiều cô gái ngưỡng mộ. Sau khi quen em, anh phải thật bình dị và chỉ cần mỗi mình em thôi.

50/ Em đòi anh hiểu em, thế mà em chẳng hiểu anh gì hết.
25

Dec 7, 2008

Bắt Cá Kèo



- Hồi xưa bác cũng đi bắt cá kèo nữa hả, bác Ba?

Bác Ba đang cùng với mấy đứa cháu lối xóm ngồi chuyện trò từ trưa đến giờ dưới gốc bụi tre tàu trước nhà. Gió chướng thổi xạc xào cành lá. Ngồi thấy bác Ba có vẻ mỏi mệt, không muốn kể chuyện thêm nữa, thằng Truyền cắc cớ, kiếm chuyện hỏi thêm.

- Ừ! Cá kèo tao bắt dữ lắm. Có hôm lấy ghe mà chở - Bác Ba trả lời.

- Thiệt vậy hả bác? Ủa mà hồi đó bác bắt cá kèo ở đâu vậy?

Thằng Truyền lại hỏi, vẻ mặt coi bộ nghi ngờ, khó hiểu. Mấy đứa trẻ khác thì mở trừng mắt nhìn theo mấy ngón tay đang múa may như phù phép của bác.

- Nè, coi tao bắt đây! Bác Ba đứng dậy trỏ một ngón tay xuống đất. Tụi con nên nhớ vùng biển Đá Bạc của mình hồi đó vô cho tới tận con kinh Lung Tràm này. Cá kèo lội đặc như bánh canh trong nồi. Nhưng ngày xưa mà, đâu có phương tiện gì nhiều để bắt cá kèo như bây giờ. Chủ yếu là bắt bằng tay thôi. Cũng không phải ai cũng bắt bắng tay giỏi như tao. Tụi con coi đây.

Bác Ba xòe hai bàn tay giơ lên.

- Đơn giản như vầy chứ mỗi lần tao thò tay xuống sông rồi giở tay lên là bắt được mười con, mỗi kẽ tay một con, nằm im không vẫy gì được. Cá kèo coi nó trơn lùi vậy chớ không con nào chạy tuột ra khỏi được tay tao đâu.

Mấy đứa nhỏ ngồi nghe chợt thấm ý, bật cười, cái đầu tụi nó gục gặc. Chỉ riêng thằng Truyền không nói, cũng không cười. Nó ngồi yên, chỉ đưa hai bàn tay ra trước mặt, cái miệng nó lép nhép nói gì như đếm thầm. Vụt một cái nó đứng dậy bước tới, nắm tay áo bác Ba Phi lại, hỏi:

- Bác mới vừa nói mỗi kẽ tay bác bắt một con. Hai bàn tay có tám kẽ tất cả, vậy làm sao bác bắt được mười con một lần?

Thằng nhỏ bất ngờ hỏi "trẹo cẳng ngỗng", bác Ba đớ người một lúc rồi đưa tay vỗ vỗ xuống đầu nó như thể nựng nịu. Bác xuống giọng:

- Đúng thế. Thằng Truyền hỏi đúng. Thông thường làm gì bắt được một lúc mười con cá kèo như vậy. Nhưng vì tay tao bắt cá "dính" quá, nên có số cá kèo nịnh lội tới lội lui, chực sẵn bên ngoài, chờ tao thò bàn tay xuống mỗi lần như vậy, là chúng nó nhào vô hai con một lượt để "dính ké". Nhờ vậy mà mỗi lần tao giơ tay lên thì được đến mười con!2652

Mẹ mình đẹp nhất



Đi học về, hai trẻ sinh đôi líu lo báo tin vui:

- Mẹ ơi! Mẹ đã đoạt giải "Người mẹ đẹp nhất" ở lớp con.

- Ồ! Mẹ rất vui. Thế lớp con bình chọn như thế nào?

- Bỏ phiếu ạ! Không ai nhận được hơn một phiếu, ngoài mẹ.

- Thế ư? Còn mẹ được bao nhiêu phiếu bầu?

- Hai ạ!1879

Dec 6, 2008

Bởi Yêu Thương



Bởi Yêu Thương


     Bao giờ qua cửa Sáu Tâm cũng cằn nhằn. Bao giờ qua cửa anh cũng thấy Điệp đang lúi húi dọn dẹp, nấu nướng gì đó, “mấy chuyện lặt vặt, để tôi làm, sao không chịu nằm nghỉ”.

      Bữa nay thì tới lượt chị nhằn, Sáu Tâm về nhà với một đôi đầu gối bê bết máu.

      - Tâm lại té à. Đi đường phải cẩn thận chớ.

      - Không, hôm nay dạy San nó đi gối.

      - Tuồng gì?

      - Phàn Lê Huê.

      Chị bắt anh ngồi xuống giường, khẽ khàng vén ống quần lên, tháo cái chân giả ra, băng bó lại đầu gối cụt chỏng cho vẫn còn tươm máu. Sáu Tâm nghe một giọt nước mặn nhỏ xuống làm rát bỏng chỗ vết thương, anh càm ràm (như tía chị): “Khóc cái gì. Chút xíu vậy cũng khóc”.

      Hồi trưa này, San cũng ôm gối anh mà khóc.

      San là học trò của anh, nó làm tiếp viên ở quán Mây Lang Thang. Trưa nào, anh kéo cái bội khăn đi ngang cũng thấy nó ngồi băng đá đằng trước sân ngó cuộc đời. Son tô, phấn trát đậm như mấy người lên đồng. Có bữa anh dừng lại ở góc bàng, đứng rao: “Mười lăm ngàn cái khăn. Khăn Mỹ… Tho có ho như thầy Minh cũng không rách. Mua khăn cô nhỏ. Khăn mới lau tủ cũ, cũ lau xe…”, anh thấy nó cười. Một bữa nó hỏi, có phải ngày xưa Sáu Tâm từng làm kép hát không?

      Sáu Tâm tự trào, tôi mặt rỗ như “ga-mo-qua-xa-ky” (gà-mổ-quá-xá-kỹ), đầu tóc bù xù, xi cà que, mình mẩy lúc nào cũng hôi mồ hôi mà là kép chánh sao? Nói chơi hoài.

      Nhưng San tin. Hồi đó, đoàn Mây Mùa Thu về hát ở đình Tân Thuận. Hôm ấy, đoàn hát vở “Đời Cô Lựu” thiệt khuya. Ông bán khăn này còn trẻ lắm, ông đóng vai Luân, mặc bộ đồ bà ba vá chằng vá đụp, quần thì xăn ống thấp ống cao. Lúc xả giàn là tới đoạn Luân quỳ xuống ngang gối, ôm cô Lựu ngẩng mặt lên, kêu mẹ. Trời ơi, San bưng rổ khoai ế đứng nhìn mà rưng rưng nước mắt, sao mà cô Lựu ôm Luân lại gọn gàng trìu mến đến như vậy, sao Luân hạnh phúc và sung sướng đến như vậy.

      Đó là lúc San ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành đào hát. Ừ, trở thành đào hát, không cần phải đóng vai chính, nổi tiếng làm gì, hát phụ cũng được, đóng vai ác, vai hầu gái, cung nữ, bà già cũng được… Nhưng San mê vai có má nhất. Dù người mẹ nghèo bị hắt hủi cỡ nào, người mẹ giàu có tàn nhẫn đến cỡ nào để chia cắt duyên con (như mấy tuồng cải lương bây giờ hay hát), nhưng có làm gì thì hết thảy đều vì quá thương con mình.

      San hai mươi bốn tuổi, hai mươi bốn năm má mất. Bà chết vì sinh khó. Cha San thường say rượu, lúc say phà cái mùi hèm khăm khẳm vô mặt San “Tại cái con vô dụng này nên tao mới khổ sở như vầy, vợ cũng chết, tiền cũng hết”.

      San cố sống để khỏi phải là đứa vô dụng. Áo cha rách, San khâu. Cha kêu buồn ói, San chạy lấy thau lại hứng, dấp khăn nóng cho người. Sáu tuổi nó đã è ạch nách cái rổ khoai luộc, xách cái thùng mía lạnh rảo chân khắp làng trên xóm dưới. Mười hai tuổi nó xin chạy bàn, rửa chén ở quán “Mây Lang Thang”, mười tám tuổi nó lấy chồng. Phải lấy chồng mới có tiền lễ để cha nó đổi chiếc xích lô lấy cái honda mà, đời kỳ thiệt, San lấy ngay cái thằng hồi nhỏ nó ghét cay ghét đắng. Nó nhớ như in những lần na cái thùng mía lạnh ngang qua nhà, thằng chồng nó lúc đó chừng mười, mười hai tuổi chuyên chặn nó lại, giật mía mà ăn. Có bữa San cự, thằng nọ vạch quần ra đái tỏn tỏn vô thùng mía, vừa đái vừa cười ha hả. Hôm đó, San về nhà mà trong tay không có tiền. Dì nắm tóc nó mà đánh, San có nói gì thì dì cũng không tin. Bây giờ lại lấy nhau, mỗi lần thấy chồng tụt quần, lòng San dậy lên một nỗi căm thù. Được hai tuần, San thôi, lại bỏ về quán Mây Lang Thang, nhưng không còn rửa chén mà ngồi trong mấy cái buồng vuông vuông nhỏ nhỏ để tiếp khách.

      Ước mơ xưa chưa bao giờ trở thành hiện thực. Những khi quán vắng, San cố ngủ cho nhiều, ngủ là khỏi thấy lòng buồn, má hy sanh cho cái phận bèo bọt này chi không biết. Ngủ để coi có mơ thấy mình trở thành đào hát không. Ngủ vì không thích tụm lại với chị em để đánh bài, bàn số đề, giũa móng tay, nặn mụn hay đi sắm áo dây, váy ngắn.

      Mất gần một tháng Sáu Tâm mới nghe hết câu chuyện đời của nó. Mỗi bữa ngồi đụt nắng dưới gốc cây còng trước quán, San kể anh nghe một đoạn. Nhưng anh kép cũ không nhắc gì đến vầng hào quang cũ, chỉ San ngồi nhắc hoài, nó kêu anh dạy nghề. Sáu Tâm bảo, “Nghề hát bạc lắm”. San bảo, nghề của em còn bạc hơn, bạc tại chỗ, những thằng mằn nắn mình, kêu mình bà xã ơi, cưng ơi, toàn là tụi coi khinh mình như rác. Dứt khoát, em phải trở thành đào hát như đào Điệp ở đoàn chú vậy.

      San nhớ, cô đào thiệt hiền, dân dã, tan buổi diễn để nguyên bộ áo dài nâu, cái đầu tóc bới ngồi ăn cháo vịt. Thấy San cứ tần ngần nhìn, cô hỏi San đói không. San gật đầu, không đói nhưng vẫn gật đầu. Cô gọi thêm một tô cháo, biểu San ăn đi, ngồi kế cô mà ăn. San ngồi trước tô cháo nhưng cứ nhìn cô, chỉ mong được nép vô lòng kêu tiếng má. Đào Điệp hỏi, con bán khoai hả, sao tan hát rồi mà không về? Khoai còn hết? Cô mua cho. Ăn xong, con mau về đi, tan hát rồi, đường tối lắm.

      San nhớ hoài cái khuôn mặt dịu dàng đó, bao giờ nó cũng nghĩ, má mình còn sống dứt khoát giống như cô ấy. Nó kết luận, chỉ gặp một lần thôi mà em thương cổ suốt đời.

      Câu chuyện làm cho Sáu Tâm xúc động, gương mặt đen đúa trầm lặng như tượng gỗ bỗng mềm lại. Anh bảo anh sẽ dạy. Ở đâu ư? Tại cái sân xi măng dưới gốc cây bàng này. Sân chật đầy lá rụng có bữa bỗng dưng biến thành sân triều. Sáu Tâm gọi “Cung nữ!”, San dạ, te te đi ra tay dâng chén rượu ngang mày. Người đời qua lại, có cười. Đám khách nhậu trong quán biết Sáu Tâm là anh kép hết thời, cứ đòi nghe cho được. Mấy lần bà chủ quán ra biểu anh “hát vài câu đi rồi có tiền” (như bà mẹ biểu đứa con nít ăn cơm đi rồi cho kẹo), lần nào Sáu Tâm cũng lắc đầu. Bà ta phật lòng, nghèo còn sĩ diện, nghèo mà không biết nghe lời người có tiền. San hỏi, anh bảo:

      - Có làm gì, đi đâu, chưa bao giờ tôi quên mình là nghệ sĩ, nghệ sĩ là người của công chúng, người ta yêu mình bởi họ thấy mình cao quý hơn họ, tôi không thể vì tiền mà sống hèn được. Cô nhỏ, có trở thành đào hát, cô nhớ lời tôi nghe.

      Mỗi ngày, Sáu Tâm ghé chỗ San chừng mười, mười lăm phút. Thời gian còn lại, anh kéo cái bội đan bằng nan tre có gắn mấy cái bánh xe đi bán khăn, áo dạo. Anh cần tiền, nhiều tiền. Nhưng anh cũng muốn về nhà. Nên lúc nào trong lòng cũng như lửa đốt.

      Nhà Sáu Tâm ở xóm Gò Mả. Xóm nhỏ tụm lại trên nền nghĩa địa cũ. Những ngôi nhà cửa trước luôn mở về phía nội ô như bị người ta lấn tới nên giật lùi đến đây. Nhà anh cất kề chòm mã lạng, anh không sợ, ma cũng như người, mình tử tế với họ thì họ cũng tử tế với mình. Chỉ ngại, những lúc anh không ở nhà, chị thế nào cũng mở cửa ra, nhìn những chòm cỏ xa xanh kia, và nghĩ về cái chết.

      Điệp càng ngày càng yếu. Chị ốm, mỏng như hột cốm dẹp. Tóc đã rụng đến nỗi ở xa chừng mười bước có thể đếm được từng sợi, từng sợi còn sót lại. Chị thôi xót xa rồi. Thôi từ cái bữa Sáu Tâm đã làm vỡ gương, chị nhắc hoài anh chưa mua lại. Thôi từ cái bữa mơ màng thấy anh nhặt tóc chị rụng trên giường đem đi dấu ở cái thùng đạn hồi trước đựng đồ nghề vá xe. Chị níu lấy anh, vùi nước mắt vô ngực anh mà ướt:

      - Tâm ơi! Tâm khổ vì tôi chi vậy?

      Đâu mà biết nà. Tại duyên nợ. Điệp lớn hơn Sáu Tâm tròn con giáp. Lúc anh mới vô đoàn hát, anh gọi Điệp bằng chị, xưng em. Điệp toàn hát vai má anh, ráng lắm thì cũng vai em trai, loại em chuyên đi đưa thơ cho người yêu chị gái mình. Vậy mà yêu, yêu tréo cẳng ngỗng, cũng không biết để lòng thương lúc nào, ghê lắm cái lối thương thầm, thấy đầm đầm vậy chứ rứt không ra. Lúc đầu thì Điệp thấy buồn cười lắm, chị cứ theo chọc anh hoài, thí dụ tụi mình làm vợ chồng, phải gọi làm sao, Tâm ha?

      Cho tới cái bữa về hát Vàm Lẽo, nửa đêm trải chiếu nằm ngủ dưới khán đài, sàn diễn đổ sập xuống, Sáu Tâm đẩy Điệp ra, chỉ anh là còn kẹt lại trong đám đổ nát. Xương ống quyển bị dập. Đau lắm, nằm một chỗ, không xoay mình được. Ông bầu cũng nghèo, tiếc tiền, cứ bảo trật chân chút đỉnh rồi sai người đi hái thuốc về bó, đắp thuốc tới khúc chân bị hoại, lầy lụa, người ta mới đưa anh đến bệnh viện. Tháo khớp. Nỗi đau không nói được bằng lời, lìa khúc chân là mãi mãi đứt lìa sân khấu.

      Đó là những năm sân khấu cải lương lâm vào cảnh khó khăn. Đoàn hát phải biểu diễn khắp cùng quê xó, phải trưng dụng những dụng cụ phụ diễn đã bị nắng mưa làm mục nát. “Mưa Mùa Thu” rã gánh, ông bầu bảo, còn ai hát hò gì nữa, tới Hồng Điệp cũng bỏ nghề rồi, trông mong gì.

      Điệp cùng Sáu Tâm dìu dắt nhau đến cái xóm Gò Mả này. Chị không hối tiếc, cuộc đời người ta ngoài ăn với ngủ, thời gian còn lại là đi tìm một nửa của chính mình. Chị thì có anh. Hai người, hai đôi tay hồi nào chỉ quen múa gươm, lẫy roi sảy ngựa với ba cái chân để kiếm sống. Cực khổ nhọc nhằn nhưng không nguôi thương nhớ nghề xưa. Điệp xin từ ông bầu rất nhiều món đồ diễn, đem về cất kỹ, thỉnh thoảng chị mặc áo đính kim sa hát Mạnh Lệ Quân với anh. Lúc đó Điệp vẫn chưa phát bệnh.

      Bây giờ chị không còn sống bao lâu nữa. Khối u ở cổ đã đi vào não. Gương mặt xinh đẹp của chị biến đổi, nhiều bữa ngủ thức dậy, đôi mắt sưng húp, mũi chảy máu ròng ròng. Tai bắt đầu ù ù nghe không rõ. Nếu không phải trang trải tiền thuốc cho chị, Sáu Tâm đã không lang thang ngoài đường. Anh muốn được ở nhà, ở bên chị, nắm nuối từng giây, từng phút, để lúc chị đau anh giúp cho ly nước, vốc thuốc, cái khăn ướt lau mặt, để ôm ghì chị vào lòng mỗi khi lên cơn vật vã. Nhiều bữa mưa dầm đụt ở mái hiên nhà nào đó, Sáu Tâm thèm được khóc. Anh nhìn mãi đôi tay mình. Đôi tay từng làm mướn, đi bốc mả, vá xe, đôi tay từng bưng bê ở nhà hàng này, quán nhậu nọ sao lại bất lực không thể níu giữ được người mình thương.

      Nhưng bao giờ anh cũng về nhà với khuôn mặt tươi cười. Cười không phải vì vui. Anh nghĩ, may mình là nghệ sĩ, nếu không, sao có thể cười ròn khi đang tan nát lòng đau. Nhiều khi, về tới đầu xóm, Sáu Tâm phải dừng lại, đốt điếu thuốc để lắng cảm xúc mình lại.

      Anh sợ cả lúc bước vô nhà thấy chị đang nằm ngủ, Điệp biết hết. Nên mệt mỏi thế nào chị cũng làm một cái gì đó để đợi anh về. Chị thương anh quá.

      May mà có San. Câu chuyện của nó làm cho cả hai người nhận ra họ đã sống một đời nghệ sĩ đầy ý nghĩa. Như San, họ chưa thay đổi được cuộc đời bất hạnh của nó, nhưng đã an ủi nó nhiều. Điệp bảo:

      - Em không tiếc gì đâu. Tâm đừng buồn cho em nữa, nghen.

      Chị dặn, đừng nói cho San biết chị sống với anh, lại bịnh hoạn như vầy, “Nó đã giữ trong lòng một hình ảnh đẹp để ước mơ, mình đừng phá hư đi”. Nhưng rồi một đêm chị không ngủ mà nằm nghe trái tim anh đập từng nhịp gấp rãi, anh đang sống, chị nói với lòng, cái cơ thể này đang sống, mình nỡ nào để anh tạnh nguội theo mình. Vô tình, chị nghĩ tới San.

      Bất ngờ, một buổi trưa, San tới. Hôm đó, Sáu Tâm không đi bán mà ở nhà lợp lại cái mái che đằng trước, lúc này trời trở gió, mưa cứ tạt vô hoài. Anh còn kịp chạy lại lấy cái khăn vắt lên đầu giường đội lên đầu cho chị như vẫn thường làm khi khách đến nhà. San hơi khựng lại, nhưng nó nhận ra cô đào Điệp năm nào. Vẫn còn đó một đôi mắt hiền, hơi ướt, dịu dàng:

      - San phải không?

      Và còn đó một giọng nói mềm như lá lụa non. Đó là một ngày trời oi nắng, mây đứng trân trên trời. Đó là ngày San nhận ra, trước người đàn bà đau ốm này đây, mình vô tình gây nên tội, tội đẹp. Và tim nó thắt lại một cái đau nhói, vậy ra, người đàn ông bán khăn áo dạo không ở một mình. Không biết làm gì, San lại mở cửa sổ ra, nhìn ra những chòm cỏ xa xanh, nó kêu lên, “Trời ơi, ở đây bảnh thiệt, em thích một căn nhà như vầy lắm”, lòng vừa đau vừa thẹn thùa cười cái cọc đi kiếm con trâu.

      Sau này, mỗi khi rảnh, dù Sáu Tâm còn kéo cái bội áo khăn đi lang thang trên đường phố, San cũng lại nhà. Căn nhà mà hồi mới thấy xa xa, nó tưởng là nhà của mình. Bây giờ, lại đó, San quét nhà, nấu cơm, đợi Điệp ngủ San kéo mền tới cằm cho chị rồi lượm những sợi tóc buồn xơ xác như những chiếc lá lìa cành đem dấu đi. Bữa trưa đầy gió, chị biểu San đem lược lại chị chải tóc cho. Nó có mái tóc hệt chị ngày còn trẻ. “Tụi mình có nhiều cái giống nhau nghen. Chị cũng không có má, lớn lên trong trại mồ côi. Chị đến với sân khấu để vay mượn những thâm tình mà mình chưa hề có. Hồi nhỏ chị cũng cực lắm, nhưng không đến nỗi sa chân như San. Chị em mình còn một chuyện giống nhau nữa, đố San biết, tụi mình cùng thương anh Sáu, thương lắm, phải không?”

      San ngơ ngác hết mấy giây rồi lắc đầu. Chị bảo đừng giấu chị. “Ừ nếu không chê Tâm tàn tật thì bao giờ chị đi cho chị gởi lại. Em làm lại cuộc đời đi, Tâm rộng lòng lắm, không chấp nhứt chuyện này nọ đâu. Tâm dễ tánh. Mặc gì cũng được, ăn gì cũng xong. Con người đàng hoàng, nghệ sĩ mà đàng hoàng, không phù phiếm, buông thả. Kiếm người tin được không phải dễ đâu, San”.

      San không trả lời, không thể nói dối rằng “Thôi!” nhưng cũng không thể gật đầu cái rụp. Có phải là trao trái chanh trái bưởi cho nhau đâu mà một người đàn bà trao người mình yêu thương nhứt cho một người đàn bà.

      Sáu Tâm không biết chuyện này. Tối lại nằm gối đầu lên tay anh, chị bảo, “San nó thương anh lắm”. Anh cười, “Tôi bây giờ đã thành ông già, còn cô nhỏ đó…” chị cũng cười, “Có sao, như Tâm với em”. Sáu Tâm biểu, “ngủ à nghe”. Nhưng chị biết anh vẫn thức bởi những ý nghĩ mới mẻ trong lòng. Chị thì ngủ, giấc cuối cùng, sâu thiệt là sâu. Đắp cỏ muôn đời.

      … San bỏ quán Mây Lang Thang, chiều chiều ngồi bán chuối, khoai lang nướng mỡ hành bán ngoài cổng nhà văn hóa. Hỏi về giấc mơ trở thành đào hát, nó cười đã bỏ lâu rồi. Đi hát lỡ nổi tiếng, thí dụ thôi nghe, người ta biết lúc trước tôi từng làm tiếp viên quán bia thì nhơ danh cả một giới nghệ sĩ, làm người ta mất cảm tình với cải lương, vậy khác nào hại cả nền sân khấu nước nhà.

      Cũng giống như phim tình cảm, đôi khi người ta vì yêu mà rứt ruột lìa xa người mình yêu. Biết làm sao, hoàn cảnh vậy mà.



Tác Giả: Nguyễn Ngọc Tư

85

Dec 5, 2008

Ăn Trộm Mèo



Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trong thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm.

Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra.
Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe .
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thị ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch.
Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiền thì cơm hầm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ đem mèo về.
2646

Dec 3, 2008

Bởi Vì



Một thực khách vào quán cơm được ông chủ dọn một bữa ăn thịnh soạn, món nào cũng ngon và nhiều, giá lại không lấy gì cao. Hôm sau, khách lại đến. Lần này khác hẳn, thức ăn xoàng, không đủ dùng mà vẫn giá cũ. Khách làm lạ hỏi tên hầu bàn thì được lời giải đáp như sau:

Thưa ông, bởi vì hôm qua ông ngồi gần kiếng, thiên hạ đi ngoài đường nhìn vào dễ dàng; hôm nay ông lại ngồi trong góc, có ai thấy đâu!

2756

Còn đang mổ



Nghe tiếng cười khúc khích của ai đó ở cổng thiên đường, Thánh tông đồ hỏi:

- Ai cười thế?

- Tôi!

- Người cười cái gì?

- Tôi cười các bác sĩ. Tôi lên đây đã cả tiếng đồng hồ mà ở dưới đó họ vẫn đang loay hoay mổ cho tôi.



o O o


Thời gian

Một người đàn ông cảm thấy không được khoẻ, ông ta đến bác sĩ để khám.

Sau khi khám xong, bác sĩ nói:

- Tôi rất buồn phải thông báo với ông rằng sức khoẻ của ông đã suy kiệt rồi. Ông không còn nhiều thời gian đâu.

- Trời ơi? Vậy chính xác là tôi còn bao nhiêu thời gian hả bác sĩ?

- Mười

- Mười? Mười gì cơ chứ? Mười tháng? Mười tuần??? Hay là gì???

- Chín...
2493

Dec 1, 2008

Đừng có mơ



Một tổ chức từ thiện đến gặp ông luật sư giàu nhất thành phố và thuyết phục ông ta đóng góp cho quỹ của họ.
- Thu nhập của ông thuộc vào loại cao nhất thành phố. Vậy ông có thể quyên góp chút ít cho cộng đồng không ạ? Tay thầy cãi hít một hơi dài và bắt đầu tấn công trả lại:
- Thứ nhất, tôi có người mẹ đang bệnh nặng, tiền thuốc thang tốn gấp nhiều lần thu nhập hằng năm của bà...
- Dạ... chúng tôi không biết.
- Thứ hai, tôi có người anh trai là một cựu chiến binh, bị mù và phải ngồi xe lăn.
- Xin lỗi...
- Chồng của em gái tôi đã qua đời trong một tai nạn giao thông, chẳng để lại cho nó và ba đứa con nhỏ dại đồng xu nào.
- Vâng, như vậy là ngài quá vất vả...
- Chứ sao! Đến họ mà cũng chẳng xơ múi được gì ở tôi nữa là các anh.
2073

Con ai?



Hai vợ chồng nhà nọ (đã có ba người con) đọc báo và tìm thấy một thông tin hấp dẫn như sau: "Nếu cặp vợ chồng nào có từ bốn mặt con trở lên sẽ được cấp một căn hộ".


Bà vợ hồ hởi nói với chồng: "Ngày trước, hồi đi bộ đội, nghe nói anh cũng đã có một "thằng" với cô X người địa phương, bây giờ anh đi đón nó về đây, nhà mình sẽ đủ tiêu chuẩn để nhận căn hộ đấy". Anh chồng nghe lời,vội vàng chuẩn bị đồ đạc, lên đường về nơi đóng quân năm xưa...


...Một tuần sau, ông chồng trở về. Mở cửa vào nhà, thấy bà vợ, ông ta nói ngay "Em ơi, anh đã về, thế các con chơi đâu rồi, gọi nó ra bố cho quà nào?".
Bà vợ rầu rĩ trả lời: "Bố chúng nó đến đón đi hết rồi, họ cũng đọc báo như mình".

453

Đồng Hào Có Ma



Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. thuyết ấy sai. trăm lần sai! nghìn lần sai! vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả, thì đấy, các ngài cứ hãy nhìn ông huyện hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa.

     Chà! chà! béo ơi là béo! béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "nhờ bóng quan lớn," là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp, mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kỳ cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được. Bởi vì ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật, thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội "làm rối cuộc trị an." thế là việc công việc tư, ông đều được trọn vẹn. Vì không những ông được hả giận, lại còn được tiếng mẫn cán là khác nữa.

     Nhưng cớ sao từ ngày xuất chính tới nay, hai mươi năm trời rồi, ông vẫn còn lẹt đẹt tri huyện mãi. cái đó không quan hệ. Các bạn học cùng ông, họ đều thăng đường quan cả, vẫn thường phàn nàn hoạn lộ quá chậm chạp của ông. Trước mặt họ, nghe câu nói thành thực ấy, ông chắp tay, cúi đầu, làm ra vẻ buồn rầu. Nhưng lúc quay lưng đi, ông bĩu môi, chửi thầm một câu, bụng bảo dạ:

     - Làm bố chánh có vặn xỉ ra mà ăn!

     Lý lịch của ông huyện hinh cũng xấu thật. Bởi vì ngồi huyện nào, ông cũng bị dân kiện, mà quan trên xét ra ông lại trễ nải việc quan. Đời làm quan của ông chỉ có hai việc chính: đánh bạc và chơi gái.

     Năm nay, ông đã ngoại tứ tuần. Ông vẫn lấy cái tuổi của ông để lên mặt tiền bối, khinh những ông huyện trẻ khác, nếu tụi này dám chỉ coi ông là bậc ngang hàng. Ông liền khoe thằng cả nhà ông đã hai mươi nhăm, rồi ông cặp ngón tay trỏ và ngón tay cái với nhau, vê vê trên mép, trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu, cho khác hẳn với tụi huyện trẻ nhãi. nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. Đến nỗi năm bốn mươi tuổi, mà mặt ông nó cứ nhẵn thín như thường. Ông bực mình, bèn ra lệnh cấm thợ cạo lia lưỡi dao lên môi ông một dao, để ông nuôi râu. thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hai cái dấu chua nghĩa (...).

     Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường, nó hớt hơ hớt hải qua cổng chòi, rồi sợ sệt bỡ ngỡ, không biết quan ngồi buồng nào. bỗng một người mặc áo cánh nái nhuộm vỏ già chạy xồng xộc đến trước mặt nó, và hỏi:

     - Đi đâu?

     Con mẹ biết ngay rằng đó là cậu lính lệ. và như hiểu rõ phép vào quan, nó giúi đưa cậu lệ hai hào đã cầm sẵn ở trong tay, rồi nói nhỏ:

     - Nhờ cậu bẩm quan cho tôi vào hầu.

     Cậu lệ tuy đã cầm tiền, nhưng làm như ta không để ý đến việc nhỏ nhen ấy, bèn vừa thò tay, vừa nói to:

     - Đưa xem đơn, việc gì?

     Rồi trong khi nhà nuôi kể lể, thì cậu lệ đánh vần để đọc lá đơn. Đoạn cậu lắc đầu, nhăn mặt bảo:

     - Vào kia, nhờ bác nho quý bác ấy làm hộ cho. Đơn này không được.

     Con mẹ tái mặt, hỏi:

     - Không được thế nào, thưa cậu?

     Cậu lệ giơ hai tay ra giảng:

     - Nghĩa là nếu nhà chị muốn việc chóng xong, nghe chưa?

     - Thưa cậu, cậu cứ vào trình quan hộ, chả nói giấu gì cậu, nhà tôi bị mất trộm hết sạch cả đồ đạc lẫn tiền nong. sáng nay, vay mãi mới được đống hai bạc, để đi trình quan, cậu làm ơn thương hộ cho.

     Cậu lệ nhìn nét mặt nằn nì của nhà nuôi, song vẫn thản nhiên:

     - Tôi bảo nhà chị không nghe thì tôi mặc kệ, tôi thấy nhà chị ăn mặc thế này, lại bị lúc vận hạn đen đủi, tôi lại chẳng động lòng hay sao? nhưng ở đây, cái lệ nó thế, tôi tử tế, nên bảo trước, nếu nhà chị không theo, thì quan quở, chớ có trách tôi đấy.

     Muốn chứng thực lời nói của mình, mẹ nuôi cởi nút dải yếm ra, rồi xỉa năm đồng hào đôi còn lại lên gan bàn tay, và nói:

     - Đây này, chẳng tin, cậu đếm mà xem, chỉ còn vừa vặn tiền trình thôi.

     Cậu lệ lắc đầu, con mẹ vừa buộc lại tiền, vừa nhăn nhó, van lơn:

     - Lạy cậu, thương cháu, cho cháu được nhờ, cậu cứ vào bẩm quan hộ, hễ quan bắt làm lại đơn, thì cháu xin ra nhờ bác nho quý ngay.

     Bỗng một tiếng chuông gọi, cậu lệ dạ giật một tiếng, rồi ù té chạy, con mẹ nuôi nhìn theo, biết rằng buồng quan ngồi ở chỗ ấy, nó đánh liều tiến đến, vừa tiến, vừa lo, nó bước chân lên thềm, trống ngực bắt đầu nổi mạnh. Nó đã trông thấy quan, nó lại sợ nữa, vì lo sợ quá, nên quên đứt rằng chính nó đi trình việc mất trộm. Nó lại tưởng như nó là đứa trộm vậy, nó rón rén, đứng nép vào cạnh cửa, thập thò, ghé vào trong, và lắng tai nghe. Nó thấy quan đang dặn cậu lệ xuống bảo nhà bếp ninh cho thật dừ cái chân giò.

     Và đến khi cậu lệ dạ tiếng cuối cùng và đi vào sân sau, mé cửa trong, thì nó hiểu ngay rằng đã mất toi hai hào cho thằng xỏ lá nó chẳng bẩm cho mình một tiếng nào.

     Bỗng hai con gà tây béo sù quàng quạc kêu ở sân trước. Nó thốt giật nảy mình, quan đang ngồi, choàng một cái, ngài đứng dậy, chạy vội ra hiên, đứng ngay cạnh nhà nuôi, và gọi váng:

     - Có đứa nào đấy, lừa hai con gà vào cho tao!

     Tức thì, người ta chạy tán loạn để xua gà, và nhà nuôi thì chắp hai tay, quỳ ngay xuống gạch, và nâng ngang đầu cái lá đơn.

     Khi đôi gà đã chạy về, quan bèn nhìn con mẹ và bảo:

     - Vào đây.

     Nó mừng quá, lóp ngóp đứng dậy, vội vã theo vào trong buồng giấy.

     Nó đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật. nó liếc nhìn quan, ngài oai vệ quá, nó lại sợ hơn nữa, nhưng dù run hay sợ, nó cũng không quên được việc vi thiềng quan.

     Nhưng tiền trình diện quan, nó lại buộc vào trong dải yếm, nó cởi ra mới lấy được.

     Nó mới lúi húi rút cái nút buộc ra, nó sợ quan chờ lâu, nên phải vội vàng, mà vì vội vàng, lại lo quan gắt, nên nó lóng cóng. cái nút vừa xổ ra, thì loẻng xoẻng, cả món tiền rơi tiệt cả xuống gạch.

     Năm đồng hào đôi nảy lên mấy cái, và từng ấy tiếng kêu làm nó giật mình. Tự nhiên, nó choáng cả người và hoa cả mắt. nó cúi nhìn chỗ nhiều hào rơi nhất, ngay bên cạnh nó. Đồng thì chui nằm ẹp gần chân nó, đồng thì xoay tít mấy vòng, đồng thì bắn ra góc buồng. mấy đồng nữa thì thi nhau lăn ra tận chỗ xa.

     Nó không thấy quan nói gì, nên cũng hơi tĩnh tâm. nó bèn cúi xuống để nhặt tiền. một đồng, hai đồng. Đồng thứ ba nghiêng ở mé tường. nó tìm đồng thứ tư. mãi nó mới thấy ở tận gần chân bàn giấy của quan. nó tìm đồng thứ năm. quái, nó tìm mãi, mà không thấy đâu cả.

     Nó phải có năm hào đôi. năm hào đôi mới thành đồng bạc được, vừa ban nãy, nó giở ra cho cậu lệ xem, và lại buộc cẩn thận vào dải yếm. Không lẽ đồng hào ấy có ma, đã biến đi đâu mất chóng thế được, vậy chỉ quanh quẩn ở trong buồng này mà thôi. Nhưng nó đã tìm kỹ lắm rồi. mà trình đơn tám hào, tất nó bị quan chửi. không biết làm thế nào được, nó tần ngần chắp hai tay, vái:

     - Lạy quan lớn ạ.

     Rồi nó lùi lùi bước ra cửa. rồi nó đi về...

     Ông huyện hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn, rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.

350

Nov 25, 2008

Nhận Lầm Con



Có một chàng ngu kia sinh được đứa con trai, chăm chút thương yêu như ngọc như ngà. Một buổi sáng anh chàng đi ra chợ sớm, ở nhà lửa bốc cháy nhà và người ta bồng đứa con anh chạy mất, lúc trở về thấy nhà cháy, anh không tiếc, anh chỉ cuống cuống lên khi không thấy con.

Một người láng giềng ức đoán chỉ vào thây của một kẻ bất hạnh đã cháy thành than và bảo: "Con anh chết cháy đây rồi". Thế là anh chàng tin ngay là thật, khóc than kể lể khôn xiết, rồi may một cái túi vải vuông bỏ nắm tro tàn vào đó mang luôn bên mình không lúc nào rời. Rồi cứ đinh ninh rằng con mình đã chết cháy, và nắm tro bên mình là xác con, không biết con mình hiện giờ đang còn sống.

Một buổi kia được thả, đứa con về gõ cửa kêu cha. Anh chàng buồn quá đóng cửa ngồi trong nhà, nghe gõ cửa hỏi vọng ra:

- Ai gọi đó?

- Con đây.

- Con, tôi đâu dám! Con tôi chết đã ba tháng rồi.

- Không, con còn sống đây mà, mở cửa cho con vào!

- Láo, cút đi! Con tao đã chết, mày là ai, đến đây nhận hảo thế? Cha con gì?

Ðứa con nằn nì ngoài cửa mãi, người cha ngồi trong nhất định không mở cửa. Cuối cùng nó đành khắc khoải ra đi. Thương hại cho anh chàng! Cha con không nhận, lại nhận bị xương khô!

- Người ngu tự biết mình ngu, nên biết người ấy có trí;

- Người có trí tự cho là có trí, nên biết người ấy ngu nhất trên đời.

- Người ngu cố chấp sự hiểu biết của mình là đúng, nên không bao giờ chịu thừa nhận những điều hiểu biết của kẻ khác.  Vì thế, không bao giờ họ đạt đến được chân lý.


Hết
479

Nov 24, 2008

Con Bé và Gã Lang Thang



"Đợi tôi với.... Bác tài ơi, đợi tôi với..."

Con bé vừa chạy, vừa la bải hải khi thấy chiếc xe bus bắt đầu chuyển bánh. Tiếng gọi lanh lảnh như một niềm thất vọng gấp gáp sắp đổ ập xuống đầu, cùng với tiếng chân chạy thình thịch của nó làm cho túi vải đeo đập liên tu sau lưng. Tiếng kêu bay bắn đi, nhanh hơn bước chân chạy, lọt thẳng vào tai bác tài xế. Ông ngoảnh lại, nhìn thấy một con bé khoảng 13,14 tuổi cùng với bà mẹ đang gấp gáp chạy về phía mình, hai tay nó quơ quào loạn xạ cố gây thêm sự chú ý của ông.

Chiếc xe bus mới dợm bánh, nay từ từ dừng lại. Bác tài bấm nút mở cửa chờ nó đến. Khoảng vài phút sau, con bé đã đứng trên bậc tam cấp của xe, nó vừa thở hổn hển, vừa tụt cái túi đeo sau lưng lục tìm vé đưa cho bác tài. Một số khách tỏ vẻ khó chịu vì sự chậm trễ ấy. Một bà với khuôn mặt khó đăm đăm nhìn nó không mấy gì thiện cảm, gắt:

"Thôi, nhanh lên đi cho người ta nhờ. Đã hẹn giờ giấc đoàng hoàng rồi mà lại còn trễ. Đúng là...người Việt Nam!"

Bà nói thế, tựa như bà là một người ngoại quốc nào đó chứ không phải người Việt. Nhưng rõ ràng bà cũng là người đồng hương cùng nói một ngôn ngữ với nó. Khuôn mặt bà loè loẹt, dị dạng do sự "tân trang" sửa chữa quá nhiều nên trông có cái vẻ khó tính một cách dị thường. Một số người Việt khó chịu khi nghe bà nói câu đó. Họ quay lại nhìn bà, nhưng chẳng ai nói gì. Con bé thì cuống cuồng trình vé rồi đảo mắt một vòng tìm chỗ ngồi ghi trên tấm giấy. Ánh mắt nó đậu ở một ghế còn trống gần cửa sổ. Bên cạnh, có một gã đàn ông đang ngồi lơ đãng...

Phải mất thêm vài phút nữa mọi thứ mới êm suôi. Con bé chen vào chỗ trống duy nhất đã dành cho nó. Nó ngồi thở dốc, nhưng khuôn mặt đầy khích động và vui sướng. Nó nhìn ra ngoài cửa sổ, đưa tay vẫy vẫy người thiếu phụ đang trông theo với một nét lo lắng rõ rệt hiện trên nét mặt:

"Má.. Con đi nghe má.... Không sao đâu mà. Con thương má... "

Nói rồi. Nó chu miệng, dán vào kiếng xe, hôn chùn chụt:

"Bye má... "

Chiếc xe bắt đầu chuyển bánh. Tiếng bà mẹ trẻ nói với theo:

"Cẩn thận nghe con. Tới nơi nhớ điện thoại má liền nghe... "

Chiếc xe từ từ đi nhanh dần, để lại người mẹ trẻ trên bến xe. Nó nhìn theo cho đến khi bóng bà khuất sau một khúc rẽ, lúc đó nó mới thở phào. Sửa đổi lại thế ngồi cho ngay ngắn, kéo cái bịch đeo trên lưng xuống để trên đùi. Khuôn mặt nó rạng rỡ vui tươi. Có lẽ, nó đang cần phải nói. Nói thật nhiều để đổ tuôn ra những khích động trong nó. Nó lén nhìn gã đàn ông ngồi cạnh - Người đồng hành với mình đây - Nó nghĩ thầm. Trông mặt gã có vẻ... hơi dữ bởi những nét nhăn đậm trên trán và ở đuôi con mắt như những vết cắt. Gã có một vết sẹo dài chém từ góc tai trái xuống tới cằm. Đôi mắt gã hơi giảo hoạt, bất lương. Nhưng hề gì. Con bé nhìn thấy ai cũng như nhau. Nếu không nói là mọi người đều rất tốt. Nó chẳng biết gì về thế giới bên ngoài mái nhà nó thường sống, mà trong đó một bà mẹ trẻ, góa bụa luôn luôn gìn giữ nó một cách quá quắt tới độ nó cảm tưởng mình đang sống trong ngục tù. Phải nói mãi, năn nỉ mãi và quả quyết cả hơn ngàn lần "sẽ không có chuyện gì xảy ra" để mẹ nó xiêu lòng, cho nó lấy một chuyến xe đò đi dự một khóa tu tập cấm phòng ở ngôi chùa cách xa nhà khoảng sáu tiếng lái xe.

"Má à. Thiệt tình là con không hiểu sao má lại không cho con đi chớ. Má đưa con ra bến xe, con ngồi trên xe đò một mạch. Tới nơi đã có người trong chùa ra đón con rồi. Ở hai ngày là lại có người đưa con ra bến xe, con lại về với má mà... "

"Mày đi xa xôi dữ vậy. Không có người kèm sao đi tới nơi? Lỡ giữa đàng có chuyện chi thì tao biết tính sao đây chớ? Thôi, bỏ qua đi!!. (Dỗ dành) Đợi tới chừng má xin nghỉ được vài ngày thì má sẽ đi với con nghe."

"Chời! Má!! Đợi má nghỉ thì qua thời tu tập còn đâu nữa, lên trển làm chi không biết!"

Nhì nhằng, năn nỉ gần cả tháng, sau khi đã điện thoại lên chùa cả chục lần, bà mẹ mới bằng lòng đóng tiền và ghi danh cho nó. Mới sáng mơi này, trước khi đưa con ra bến xe, bà cũng còn cẩn thận, thắp nén hương lầm rầm khấn vái:

"Nam mô A Di Đà Phật. Xin trời Phật độ trì. Xin ngài Quan Âm gia hộ cho đứa con khờ khạo của con đi tới nơi, về tới chốn. Mọi điều dữ đều tai qua, nạn khỏi. (Rồi bà kể lể ỷ ôi tựa như đang nói chuyện với một người bằng xương, bằng thịt đứng trước mặt). Con chỉ có đứa con duy nhất. Từ ngày ổng mất cho tới nay, con không dám bước thêm bước nữa, mọi tình thương con đều dành cho nó hết. Nó khờ khạo, bé bỏng, cần được những bàn tay yêu thương che chở. Xin ngài độ trì cho nó đi đường bình an."

Nói xong, người mẹ trẻ vái thêm ba vái, rồi kính cẩn cắm mấy nén hương vào lư, trong khi đó, con bé sốt ruột chờ đợi ngoài cửa:

"Má ơi... Đi chưa má, trễ quá rồi đó nghe!"

Bà mẹ gắt khẽ:

"Thì từ từ chớ. Mày hối như hối tà, hối ma vậy!"


*

Xe bắt đầu ra xa lộ. Dòng xe cộ ngược xuôi, hối hả tăng theo với sự vui mừng của con bé. Nó nhìn đồng hồ. Mới có ba giờ trưa. Chắc khoảng chín, mười giờ tối mới tới nơi. Khoảng sáu giờ chiều thì xe sẽ ngừng lại ở một thành phố nhỏ cho khách ăn uống, xả hơi, đi đứng cho dãn gân cốt. sau đó đi tiếp chừng bốn tiếng nữa là tới. Ở đó đã có một chị Phật tử trên chùa sẽ đón nó tận bến. Chời. Sao mà vui thích chi đâu á!

Nó kẽ liếc nhìn gã đàn ông và mỉm cười với gã bằng một nụ cười đầy thiện cảm. Gã cũng nhìn nó, nhếch mép. Gã có thể nghe được mùi hương trinh nữ của nó thoang thoảng, cộng thêm vì ngồi quá gần, gã nhìn thấy được cả những sợi lông măng trên đôi má không son phấn. Gã còn nhìn sâu qua cổ áo, thấy được thấp thoáng một phần ngực trắng hồng. Trong gã, nổi lên một dục tâm bất chính. Gã lân la làm quen:

"Đây là lần đầu tiên cô em đi xa một mình?"

Con bé trả lời bằng một giọng khích động:

"Phải. Và điều này làm em rất sung sướng!"

Nói rồi. Con bé luyên thuyên kể về cuộc hành trình của nó. Tuy ngắn ngủi, chỉ có hai ngày. Nhưng đối với nó quả là một cuộc "cách mạng" vĩ đại, vì nó có thể thuyết phục được má nó, chứng tỏ cho má nó biết rằng, nó đã lớn!!

Gã đàn ông gật gù:

"Phải rồi. Thế giới bên ngoài thật đẹp. Đáng lý em phải biết nó sớm hơn nữa..."

Con bé mở tròn đôi mắt nhìn gã, hỏi bằng một giọng ngây thơ:

"Thiệt hả ông? Sớm hơn là bao sớm?"

"Như tui nè. Tui ra đời năm mới có chín tuổi mà đâu có chết chóc chi đâu. Đâu có bị gì..."

Con bé nghe gã nói thế. Nhưng ánh mắt nó bỗng đậu lên vết thẹo chém trên má trái làm cho mặt gã thêm dữ, ánh mắt nửa ngờ vực, nửa tò mò:

"Còn cái sẹo này là ông bị sao vậy?"

Gã đưa tay sờ cái sẹo. Ậm ừ..

"Cái này hả? Thì hồi đó...bị bệnh. Đưa vô nhà thương mổ gấp nên còn lại vết thẹo..."

Hắn nói dối trơn tru như mỡ. Vết thẹo đó, một thời dành gái, đánh nhau với nhóm băng đảng khác nên bị chém. Nhưng, hề gì. Con bé nói gì nó chả tin. Lại nữa. Gã đang nghĩ cách làm thế nào để có thể chiếm đoạn con nhỏ trước khi nó đi đến nơi muốn đến. Trông nó tinh khôi như một viên ngọc quý. Càng tinh khôi lại càng gợi cảm và làm cho gã kích thích hơn nữa. Gã chỉ có một cơ hội duy nhất là ở trạm dừng xe giờ cơm chiều. Gã nhìn con bé thèm thuồng như con quỷ thèm ăn thịt người. Trong đầu óc gã đầy tính toán. Nhưng gã hiểu, dù có ngây thơ cách mấy, nếu không khéo làm cho con bé sợ nó sẽ lánh xa. Bây giờ nó đang vui, là một cơ hội rất tốt để tạo thêm tình thân và lòng tin tưởng ở nó.

Bằng một giọng thân mật, gã gạ gẫm:

"Nè em. Tí nữa tới giờ ăn chiều, xe đò sẽ ngừng lại ở một thành phố nhỏ. Để tui đãi em một bữa cơm làm quen nghen."

Con bé ngước mắt lên nhìn gã, cảm động:

"Cảm ơn ông. Nhưng má em có gói theo thức ăn nhiều lắm. Lại nữa. Em ăn chay..."

Gã dở giọng ngang tàng, bất chấp:

"Thì ăn mặn một bữa có sao đâu. Trời, Phật có phạt mình vì tội ăn mặn đâu mà lo!!"

Con bé trợn tròn mắt. Tưởng như mình không thể tin được đôi tai đang cắm trên cái đầu nhỏ bé của nó khi nghe gã nói những câu như thế. Nó cãi:

"Ý cha! Không được đâu ông à. Em không có ăn mặn được đâu, vì má nói, phải giữ gìn cho thân tâm trong sạch trước khi thọ "bát quan trai" đó!"

Gã tò mò:

"Thọ bát quan trai là cái gì vậy hả? Sao tui thấy mấy cái đạo, cái nào cũng rắc rồi, hà rằm. Luật này, luật nọ... Nhức cái đầu!"

Con bé toét miệng cười rồi giải thích:

"Đức Phật nói một phật tử tại gia cần phải làm lễ thọ bát quan trai một tháng ít nhất một lần. Nếu lên chùa để thọ thì tốt lắm, bằng không làm ở nhà cũng được. Thọ bát quan trai là mình hứa với đức Phật một ngày, một đêm giữ đủ tám giới cấm, và chỉ ăn một bữa trưa mà thôi. Trong lúc thọ giới, thì ráng giữ gìn tâm ý được trong sạch mà nhất là không phạm các giới mình đã hứa..."

Gã nghe con bé nói vậy, tuy chẳng hiểu gì thêm, nhưng cũng ậm ừ cho qua:

"Thôi. Nếu vậy, em cho tui đãi em một ly nước được không? Chắc là ly nước thì ông Phật cho chứ gì?"

Con bé cười toét miệng:

"Được chứ! Nước thì được uống thả dàn. Chỉ sợ uống nhiều...bể bụng thôi!!"

Sau câu nói đó. Con bé cười khúch khích. Nó bắt đầu huyên thuyên kể về những gì nó thích và những người thân chung quanh nó. Lối kể chuyện của con bé thiệt là không mạch lạc chút nào. Từ chuyện này, nó nhảy qua chuyện khác cái rụp tựa như nó đang vất vả chạy theo cái tâm thức thay đổi luôn luôn trong đầu nó. Nó đang nói đến người mẹ, rồi lại nhảy qua con bạn thân đang khổ sở, buồn sầu vì đã không được đi theo nó. Rồi nó lại tưởng tượng tới cảnh chùa và buổi tu tập trong hai ngày sắp tới. Hình như nó nói chuyện mà không cần sự trả lời của gã. Nó nói một thôi, nghe chừng hiểu được gã đang chán phải nghe nó nói, nên quay lại hỏi gã:

"Còn ông. Ông cũng đi chùa hả?"

"Không. Tôi đi có... công chuyện..."

Mà công chuyện gì kia chứ. Gã là một gã lang thang, sống đầu đường xó chợ. Ai mưới gì thì làm nấy. Trong quá khứ gã đã từng liên hệ tới băng đảng và giết người. Gã là một kẻ vô thần, không tin vào bất cứ ai ngoại trừ mình. Mà chính gã, đôi khi gã cũng chẳng tin lấy chính mình, vì nhiều lần toan tính đều bị trật lất. Đôi khi gã trộm nghĩ, cuộc đời ưa chơi khăm gã, đì gã miết tới độ gã không thể ngóc đầu lên nổi. Hôm nay, còn lại một ít tiền trong túi, gã định làm một cuộc hành trình qua một thành phố khác coi có gì khá hơn chăng, tình cờ lại gặp được con bé. Gã nhìn con bé thòm thèm. Lâu lắm rồi gã chưa được làm tình.

Ý nghĩ đó làm cho lòng gã rạo rực. Gã lén thò tay trong túi, sờ thấy được mấy viên thuốc kích thích tình dục nằm cồm cộm mà gã có được do một thằng du côn trả công gã trong lần khuân vác đồ cho nó tuần trước. Định bụng, tí nữa, trong giờ nghỉ lao ăn chiều, gã sẽ lén bỏ một viên trong ly nước của con bé. Ý nghĩ đó làm cho gã cảm thấy rạo rực và khó chịu ở phần dưới. Gã nhìn lén con bé. Lúc này, nó đang dựa đầu vào thành xe ngủ gà, ngủ gật. Chắc hẳn, sau một lúc nói chuyện liên tu, nó đã hết chuyện để nói và bắt đầu mệt.

Xe lao đi vun vút như nuốt lấy đường dài. Nhưng với gã, sao gã cứ thấy thời gian trôi qua chậm như rùa. Gã xoay trở luôn luôn. Mùi hương thơm nồng của con bé cứ tỏa ra thoang thoảng. Nếu như không có người chung quanh, có thể gã cũng đã làm bậy, xé quần, xé áo con bé ra rồi. Nhưng gã cũng phải cố. Cố gắng kìm giữ cái "con quỷ dâm dục" trong gã.

Cuối cùng rồi xe cũng ngừng lại ở một thành phố nhỏ. Mặt trời đã bắt đầu ngả bóng. Người tài xế nói oang oang, nhắc nhở trong khi mọi người lục tục xuống xe và tản mát vào trong những quán ăn:

"Xin bà con cô bác vui lòng trở lại đây sau 45 phút. Xe sẽ bắt đầu chạy lại đúng một tiếng nữa."

Con bé đứng phắt dậy. Gã cũng đứng lên theo nhắc nhở:

"Nè cô em. Cô em đi theo tui nghe. Ngay dưới kia có cái quán ăn ngon lại rẻ tiền. Họ cũng dễ dãi lắm nghe. Vô trỏng, tui sẽ nhờ nhà hàng hâm cơm dùm cho cô em và xin đãi cô em ly nước..."

"Được mà. Nước thì em uống được. Nhưng... (ngập ngừng) Hay khỏi cần nhờ vả người ta hâm cơm chi. Em sợ phiền họ đó ông à. Mình đã không mua gì của người ta mà lại còn làm phiền người ta nữa!!"

Sợ con bé đổi ý. Hắn dễ dãi:

"Được. Cô em tính vậy cũng tốt..."

Gã đi theo sát con bé, như sợ nó bỗng biến mất. Còn con bé vẫn ngây thơ chẳng biết gì. Nó đeo cái túi trên lưng trở lại, theo dòng người xuống xe. Trong tâm nó thấy cái gã đàn ông này thật tốt. Mới có gặp vài tiếng trên xe đã giúp đỡ nó đủ thứ. Cả hai vào một quán vắng. Gã ép con bé vào một chiếc bàn ở góc quán, cố lấy giọng tự nhiên:

"Mình ngồi đây cho phẻ. Ăn uống xong là ra xe liền kẻo trễ nghe."

Con bé nhìn quanh. Lòng hơi lo âu:

"Ông à. Sao mình vô quán này vắng quá. Em thấy ai cũng vô cái quán gần xe, quán này xa xe quá, ông đưa em vô đây làm chi?" 

Gã nói khỏa lấp:

"Chà... Sao cô em không biết gì hết. Quán vắng họ mới làm nhanh được. Cô em vô quán đông sợ kêu đồ ăn, làm chậm, ăn không kịp đó!"

Nghe gã nói như vậy, thấy có lý, con bé khe khẽ kéo ghế ngồi xuống. Đối diện với nó là gã đàn ông khắc khổ với khuôn mặt có vết sẹo dài. Trong cảnh tranh tối, tranh sáng của một buổi chiều gần tàn. Trông mặt gã thật đáng sợ, con bé có cảm tưởng như gã đang manh nha muốn nuốt trửng lấy mình. Vừa có ý nghĩ đó. Con bé bỗng cảm thấy hối hận tột cùng. Sao lại đi nghĩ xấu cho một người đã từng tốt với mình đến thế? Nó sụp đôi mắt xuống lâm râm cầu nguyện. Nó sám hối những tư tưởng xấu mà nó vừa dành cho gã.

Người bồi bàn bưng ra hai ly nước lạnh và hỏi họ cần ăn gì. Gã đọc tên một món ăn rẻ tiền nhất. Vừa lúc người bồi quay đi, gã đàn ông đã nhanh như cắt, bỏ một viên thuốc nhỏ mà gã vừa xé ra từ một cái túi giấy. Gã ngoáy ly nước cho thật điều rồi đẩy về trước mặt con bé, trong lúc nó đang cúi xuống cầu nguyện và sám hối:

"Nè. Có nước cho cô em đây!"

Con bé ngước lên. Nhìn gã bằng một đôi mắt thiên thần, đầy sám hối. Nó thong thả lôi ra trong túi của mình một phần cơm trắng trộn với muối mè, nó để ngay ngắn trước mặt với ly nước gã vừa đẩy về phía nó. Chắp hai bàn tay lại nguyện khẽ:

"Nguyện cho thức ăn và nước uống này biến thành những thức trân vị và thánh thủy dâng lên chư Phật mười phương. Và xin nguyện cho con và toàn thể pháp giới chúng sanh, có được một đời sống tinh thần và vật chất thong dong, hồi tâm vào đạo và khi mãn báo thân này được vãng sanh vào cõi tịnh độ của Ngài."

Đôi mắt con bé khép hờ. Khuôn mặt trong sáng thánh thiện của nó cùng câu nguyện trước khi ăn làm cho gã cảm thấy mình như vừa bị ai xáng cho một cú trúng đầu tới tối tăm mặt mũi. Trong một vùng tâm thức sâu thẳm nhất, gã nhìn thấy được khuôn mặt đứa con gái của gã, cũng khoảng bằng tuổi con bé ngồi trước mặt. Nhưng đó là một khuôn mặt tím bầm đầy những khổ đau của độc dược mà nó đã dùng để tự tử khi biết được trong bụng mình đang cưu mang một bào thai không có người thừa nhận. Đứa con gái gã chết tức tưởi ngay sau đó vài giờ.

Gã bống kêu rú lên khi nhìn con bé từ từ nâng ly nước lên môi, cùng lúc, như một phản xạ tự nhiên, tay gã vung lên, gạt mạnh vào ly nước, chiếc ly tuột khỏi tay con bé rớt xuống nền nhà vỡ tan. Gã nhìn thấy đôi mắt ngạc nhiên của con bé:

"Ồ... Ly nước đã đổ... (Ngước nhìn gã như nói một lời an ủi). Nhưng không sao ông ạ. Chắc chắc ông đã được ban phước lành vì em đã chú nguyện trong ấy rồi...."


Nhưng dường như gã không còn nghe con bé nói gì nữa.  Gã lảo đảo đứng lên, chân tay thừa thãi, lóng cóng làm đổ nốt ly nước của mình trên bàn, lắp bắp:


"Tôi...tôi... tôi xin... lỗi em.  Có lẽ...không cần nữa...."


Nói rồi, gã đi thẳng một mạch ra cửa.  Để lại con bé ngồi ngơ ngẩn, chẳng hiểu có chuyện gì mà gã phải đi gấp tới thế?


*


Khoảng một tiếng sau.  Chiếc xe bus lại bắt đầu chuyển bánh.  Nếu có người để ý kỹ sẽ thấy trên xe còn một ghế bỏ trống bên cạnh chiếc ghế con bé đang ngồi...



1654