Một cựu chiến binh kể lại thành tích dũng cảm quân sự của mình:
- Và tôi nhớ có một lần, kẻ địch bắt đầu quét vào vị trí của chúng tôi những loạt đạn sát thương ghê gớm. Đại úy ra lệnh: - Tất cả nằm xuống! Và mọi người đều nằm xuống, trừ tôi. Tôi vẫn đứng đúng tư thế một cách dũng cảm.
- Tại sao thế?
- Vì tôi có một chai Uýt-ky đã mở nút ở trong túi.
Trang
Feb 28, 2009
Động cơ thúc đẩy
Feb 27, 2009
Cáo muốn "ngắm"... gà
Voi đang đi trong rừng, bỗng nhìn thấy cáo ngồi bên bờ suối vặt lông một con gà. Voi xông lại quát:
- Cáo! Sao mày dã man thế? Cáo luống cuống, giả vờ bưng mặt nấc lên:
- Đây là... vợ tao. Cô ấy mới chết hôm qua.... hu hu...
- Đồ ác thú! Vợ chết mà lại vặt lông ăn thịt. Tao phải trừng trị mày! Cáo bí quá, càng khóc to hơn:
- Tao làm thế này là vì tao... tao... chưa bao giờ nhìn thấy nàng... cởi trần cả.
2235
Chuồng lợn
Hai khách du lịch được chủ nhà trọ dẫn vào một căn phòng bẩn thỉu, một người bĩu môi:
- Giá thuê cái chuồng lợn này bao nhiêu?
- Cho một con lợn là 2 USD, cả hai con thì 3 USD.
2076
Feb 26, 2009
Chống tham nhũng
Cán bộ vật tư hỏi người kẻ biển hiệu:
- Một panô có nội dung: Công nhân xí nghiệp X. kiên quyết chống tham nhũng! Cỡ chữ to, giá bao nhiêu?
- Thưa anh, trọn gói là 150 nghìn đồng.
- Tốt, làm đi, ngày kia tôi lấy, ghi hoá đơn thanh toán tròn 300 nghìn đồng nhé!
1738
Bến Đợi
Nhà máy nơi Tuyền làm việc kề bên một con sông nước lúc nàocũng ngầu đỏ và chảy dốc. Mấy đứa con gái ở tập thể cứ sáng vào catíu tít rồng rắn nhau theo triền đê để đi làm, đi nhiều, lâu dần cỏdạt thành đường, thành rãnh.
Phân xưởng tiện có ba mươi người toàn nữ, chỉ có một mình Sinh là nam, quản đốc kiêm tổ trưởng công đoàn. Là kỹ sư cơ khí mà trông anh như một thầy giáo: nước da trắng trẻo, dáng người cao, mái tóc lúc nào cũng vào nếp. Không hiểu nó tự nhiên hay anh thường chăm chút, mà từng sợi luôn lề lối như tính tình của anh vậy.
Tập thể nữ nhiều cô xinh, đẹp người đẹp nết, sao Sinh chẳng màng ai mà cứ theo đuổi cô gái có má lúm đồng tiền một bên, hàm răng khi cười trắng loá là Tuyền. Tuyền cũng không biết tình cảm của mình nữa. Người như anh thì ưng quá đi rồi. Nhưng khi gần Sinh, Tuyền chẳng thấy gì, không thấy có cái cảm giác mà mấy đứa đã có người yêu kể lại. Từ khi cô còn là công nhân học việc mới ra trường cơ. Sinh chăm chút kèm cặp từng ly từng tí, chỉ bảo cặn kẽ như một người thầy, người anh và những ngày đó Tuyền luôn xem Sinh như vậy. Có lúc Sinh còn bị cô bắt nạt. Nghĩ lại Tuyền thấy mình quá đáng, quá đáng kiểu con gái biết có chút nhan sắc muốn làm khổ người khác một tý và tỏ ra vô tình với những gì mình có được. Cô lý lắc, trẻ trung mà đâu có để ý tới tình cảm của anh. Các buổi tối Sinh thường đến phòng Tuyền chơi. Anh cũng ở tập thể.
Mấy cô gái gọi anh là hộ độc thân vì Sinh đã ngoài ba mươi tuổi, cái tuổi đáng nhẽ yên bề gia thất lâu rồi... vậy mà. Những hôm trăng sáng, Sinh cùng mọi người kéo nhau lên đê hóng mát, rồi nhìn xuống dòng sông trắng bạc. Mặt sông ánh lên đẹp vô cùng. Các cô gái... tha hồ mà mơ mộng.
Yêu, Sinh ướm hỏi nhưng Tuyền chưa nhận lời. Cũng chẳng hiểu vì sao nữa. ở anh cái gì cũng hoàn hảo, hoàn hảo từ công việc đến tính cách, hoàn hảo từng câu nói. Giá kể anh thiếu hụt điều gì, giá kể anh xấu người một tý thì có lẽ Tuyền đã bằng lòng ngay mà không phải để anh theo đuổi ba bốn năm trời.
Vào một ngày thứ bẩy khi tạo điều kiện để cho cái Mận, cái Oanh về quê thăm mẹ, Sinh chính thức đặt vấn đề với Tuyền: "Anh không nói chắc em cũng hiểu. Mong em suy nghĩ kỹ, chưa trả lời anh vội. Anh yêu em và định chọn em làm vợ". Tuyền nghe rõ từng lời của Sinh mà không hiểu sao nó chẳng đọng lại điều gì. Cô mường tượng đến cái máng hứng nước mưa của thầy cô ở quê. Nước rót vào miệng máng rồi rơi ngay xuống bể, chẳng kịp đọng lại thành dòng. Cô bật cười với ý nghĩ của mình. Rồi lặng im, Tuyền kéo tay Sinh sang hội trường nhà máy để xem phim.
Lần thứ hai cũng vậy, cô tìm cách khoả lấp và tránh né. Tuyền chẳng biết nói sao cho anh hiểu, từ chối thì không muốn, bằng lòng cũng chẳng xong. Thế rồi ngày tháng qua đi. Bọn con gái ở tập thể dần dần đứa nào cũng có người yêu và lần lượt lấy chồng. Cái Mận cái Oanh tổ chức đám cưới cùng một tháng. Gian phòng ba đứa giờ còn lại mình Tuyền. Mỗi lần tề tịu... rúc rích với nhau, xong, cái Mận, cái Oanh lại trách cô: "Chẳng hiểu mày còn mong gì hơn nữa. Chúng tao nằm mơ cũng không có được người như ông Sinh. Cẩn thận rồi già kén kẹn hom". Tuyền có già kén gì đâu, cô chỉ nghĩ: chưa gặp được người mình mong muốn mà thôi. Mẹ Tuyền cũng lo lắng, mỗi lần về nhà bà lại rầu rĩ "Con gái có thì. Con xem con cái Dung (em gái Tuyền) đã lớn thế mà mày vẫn chưa có chốn có nơi". Thày thì tặc lưỡi, bảo: "Nó cao số".
Sinh vẫn kiên trì chờ đợi và quan tâm chăm sóc Tuyền như xưa. Cái tính đỏng đảnh lí lắc của cô cũng giảm dần. Rồi, Tuyền cũng phải nghiêm túc nghĩ lại tình cảm của mình đối với anh. Cô cứ muốn bằng lòng nhưng mọi điều trong cô dường như chẳng rõ ràng. Cái Mận, cái Oanh chừng cũng hiểu. Chúng nó bảo: "Mày thử đi xa một chuyến xem có nhớ ông ấy không, nếu có thì về đồng ý phắt cho rồi". Tuyền nghĩ: Cũng có khi phải làm như vậy? Thế là cô xin nghỉ phép, cùng mẹ vào Đà Lạt thăm bà thím với ý định một công... đôi việc.
Không thể ngờ được lần đi xa đó lại đem đến cho cô nhiều mối tơ vò, lại là bước ngoặt tình cảm của cuộc đời cô. Bắt đầu từ chuyến tàu. Chuyến tàu cho Tuyền nhiều niềm vui, nỗi buồn... không dứt.
Khoang ghế cô ngồi, hai bên toàn là phụ nữ. Một chị có cháu nhỏ, cậu bé Quỳnh nghịch luôn tay. Anh bộ đội tên Nam, trẻ trung, rắn rỏi, ngồi ở ghế bên có đôi mắt thật là đẹp, trong, sâu thẳm, ánh nhìn mạnh mẽ như những con sóng. Lần đầu bắt gặp ánh mắt anh, cô thấy mình bối rối. Cứ nghĩ, có lẽ vì gặp chàng trai lạ. Nhưng sau này, mỗi khi Nam nhìn cô chăm chú, cô lại có cảm giác như vậy. Cả khi nghĩ đến anh thì đôi mắt ấy cũng làm cô nhột nhạt và bối rối.
Cầm quyền sách: "Đến bến bờ mới" của nhà văn Nga mà cả ngày Tuyền chỉ đọc được vài trang. Thỉnh thoảng liếc nhìn sang, cô lại bắt gặp anh nhìn mình. Tối đến anh không ngủ vì phải trông đồ đạc cho mọi người, còn Tuyền muốn mẹ nghỉ trên ghế nên cô thức, ngồi thu lu bên cạnh.
Anh chủ động bắt chuyện.
- Mẹ em nói em nhỏ hơn anh hai tuổi.
(Lém lỉnh thật, không biết hỏi mẹ cô lúc nào? Chắc anh chàng này ở miền Nam lâu nên ngôn từ pha lẫn lộn).
- Mẹ em nói đùa đấy. Anh vào Sài Gòn rồi còn đi đâu nữa?
- Còn phải đi hai trăm cây số. Anh là bộ đội tình nguyện mà.
- Tình nguyện mấy năm hay tình nguyện... ở luôn!
- Sao mà luôn được, anh nghiền dân ca quan họ Bắc Ninh nên không thể nào... xa được.
(Khiếp, lưỡi thật là nhọn). Quê Tuyền ở Bắc Ninh. Anh chàng này láu thật.
Khuya. Mọi người ngủ hết. Trong toa thật im ắng. Con tàu vẫn miệt mài lao đi trong đêm, thỉnh thoảng lại vặn mình răng rắc...
Anh kể cho cô nghe nhiều chuyện. Chuyện quê anh, chuyện thời chăn trâu của anh. Chuyện chiến trường ác liệt với những trận đánh chống quân phiến loạn, đến chuyện ngủ rừng gối đầu lên lưng con trăn đất mà không biết. Chuyện sốt rét với những ngày buồn nhớ nhà da diết. Chuyện sáu tháng mùa mưa, mưa đổ cây, mưa thối đất. Giọng anh ấm, đều đều. Cô chăm chú nghe, chốc chốc lại vén mấy lọn tóc xoà xuống bên má lúm đồng tiền. Chuyện về anh, chuyện đời thường mà cô như như đắm chìm, ngơ ngẩn. Đêm dường như... ngắn lại.
Quê Nam ở một vùng chiêm trũng, quanh làng là năm bảy cái đầm sen nối nhau ngát hương thơm. Bà mẹ hiền tần tảo. Ông bố là thương binh, quanh năm quanh quẩn với cái vó bè. Mấy đứa em ngoan học giỏi. Anh là con lớn trong nhà, siêng năng vất vả nhưng cũng nghịch ngợm nhất làng. Hồi bé có lần đi xem văn công về khuya anh giả làm tiếng gà gáy thế là gà trống cả làng thi nhau gáy. Mọi người lục tục dậy, chấp cơm chuẩn bị ra đồng... mãi trời không sáng. Mẹ bảo chăn trâu thì giấu nhà quấn ba cái thừng vào bụng, nối với nhau buộc giữa bãi. Con trâu cứ199
Feb 25, 2009
Phim ảnh
Trên màn ảnh là một cô gái đang chuẩn bị xuống hồ tắm và trước mặt cô là đường sắt. Khi cô sắp trút bỏ những thứ cuối cùng trên người thì đoàn tàu hoả đi qua và sau đó thì cô đã ở dưới hồ và chỉ còn nhô lên mỗi cái đầu.
- Khỉ thật! - Một khán giả kêu lên.
- Sao vậy? - Người ngồi bên cạnh hỏi.
- Còn sao nữa - Ông kia bực bội nói - Tôi xem bộ phim này đã tám lần mà lần nào cái đoàn tàu chết tiệt kia cũng chạy qua đúng lúc ấy.
415Feb 24, 2009
Bệnh nan y
Trong giờ chơi 2 mày râu ngồi tâm sự với nhau:
- Cậu biết không, hôm qua mình đi bác sĩ về, bác sĩ chẩn đoán mình bị bệnh lao.
- Ôi, khiếp quá, sao cậu không đi chữa ngay đi.
- Bác sĩ bảo hiện giờ thì bệnh của mình vô phương cứu chữa.
- Thế cậu bệnh lao phổi, lao tâm, lao lực, hay lao não ?
- Bệnh của tớ là cứ thấy con gái là lao vào.
- ...
1079
Feb 20, 2009
Nếm thử
Trong nhà hàng, một ông khách nhất quyết phải gọi đầu bếp ra cho gặp mặt:
- Ông này, ông nếm thử canh của tôi xem.
- Có phải nó nguội quá không, thưa ông?
- Ông cứ nếm thử thì biết.
- Hay là canh quá nhạt, hay quá mặn?
- Ông cứ nếm thử đi, biết ngay mà.
Ông đầu bếp chẳng biết làm thế nào đành cúi xuống bát canh trên bàn.
- Ơ ... xin lỗi, hình như bàn ông chưa có muỗng múc canh!
- Trời ạ! Cuối cùng thì ông đã hiểu ra rồi đấy!1989
Feb 19, 2009
Quan sắp đánh bố
Một anh lính lệ tính cương trực, thấy quan huyện làm nhiều điều trái mắt, thường hay chế nhạo. Quan vẫn định bụng trị. Một hôm, có người đến vu cho anh ta ăn tiền ở ngoài chợ. Quan mừng thầm có có dịp báo thù, liền cho đi bắt về.
Anh lính lệ về, dắt cả thằng con đi theo. Quan vừa trông thấy, đập bàn, thét:
Ä Ðánh! Ðánh! Ðánh cho nó chừa cái tật ăn hối lộ đi!
Anh lính lệ ngoảnh lại thủng thỉnh bảo con:
- Con đứng lui ra. Quan sắp đánh bố đấy!459
Feb 18, 2009
Không Có
Một ông đi chơi khuya; đến góc phố gặp một người đưa tay chận lại nói nhỏ nhẹ:
Giữa đêm vắng vẻ, xin ông nhủ lòng thương kẻ cô độc, lang thang không nơi trú ẩn, túi rỗng, bụng không, trong tay không có một vật gì ngoài cây súng lục thổ tả này.
Ban-dăc bói chữ
Ônôrê Đơ Ban-dăc rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.
Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ ông đoán giúp tính tình, số phận của cậu học trò đó.
Ônôrê Đơ Ban-dăc chăm chú xem cuốn vở, lật đi lật lại hồi lâu rồi nhận xét:
- Xin lỗi bà, dầu điều này có làm bà phiền lòng, tôi cũng buộc phải nói thẳng ra rằng, đứa bé này cẩu thả, đần độn. Sau này may mắn lắm nó cũng chỉ làm nổi một chức thầy ký tỉnh lẻ là cùng.
Khi Ônôrê Đơ Ban-dăc ngừng lời, bà cụ chậm rãi nói:
- Ông Ban-dăc ạ, lẽ nào ông lại không nhận ra bà giáo cũ và cuốn vở của ông?2473
Đệ tử lưu linh
Hai gã nghiện rượu vốn là bạn thân của nhau. Một ngày nọ, một gã âu sầu nói với bạn: "Tôi bị xơ gan nặng, sắp chết rồi. Mai mốt khi tôi qua đời, liệu anh có thể giúp tôi việc này được không?".
- Anh nói gì vậy? Tôi rất sẵn lòng. Anh đừng ngại!
- Số là trong hầm rượu nhà tôi có một chai whisky lâu năm rất quý. Khi người ta an táng tôi, nhờ anh khui chai rượu rót lên mộ tôi...
- Tôi lấy làm hân hạnh khi nhận trọng trách mà anh giao phó. Anh cứ tin ở tôi! Chắc là... anh cho phép tôi rót rượu lên mộ anh sau khi lọc nó qua đường thận chứ?1558
Adam & Eva
Hỏi: Bạn gái và vợ khác nhau chỗ nào?
- Adam trả lời: Chênh 20 kg.
Hỏi: Bạn trai và chồng khác nhau chỗ nào?
- Eva trả lời: Lệch 20 phút.
Hỏi: Đàn bà giống con mèo ở chỗ nào?
- Adam trả lời: Đều có vẻ sang trọng, nhưng riêng đàn bà thì là cố tạo ra.
Hỏi: Đàn ông giống con chó ở chỗ nào?
- Eva trả lời: Đều có vẻ trung thành, nhưng riêng đàn ông thì là bị ép buộc.
Hỏi: Cảm nghĩ về cuộc sống hôn nhân của bạn hiện nay?
- Adam trả lời: Kết hôn sớm quá.
- Eva trả lời: Ly hôn muộn quá.
Hỏi: So sánh vợ của bạn trước và sau khi kết hôn?
- Adam trả lời: Trước là chai Coca Cola và sau là lon Coca Cola.
Hỏi: So sánh chồng của bạn trước và sau khi kết hôn?
- Eva trả lời: Trước là sữa tươi và sau cũng là sữa tươi... bị lên men.
Hỏi: Có điểm nào giống nhau giữa hai vợ chồng?
- Eva trả lời. Kết hôn cùng một ngày.
- Adam trả lời: Đều thích xem người đẹp biểu diễn thời trang.
Hỏi: Rất tiếc, nếu vợ của bạn qua đời, bạn sẽ nói gì đây?
- Adam trả lời: Ơ hơ… cuối cùng thì em cũng im.
Hỏi: Rất tiếc, nếu chồng của bạn qua đời, bạn sẽ nói gì đây?
- Eva: Ơ hơ... cuối cùng thì anh cũng "cứng".
Hỏi: Khi người bạn đời của qua đời, bạn sẽ làm gì đây?
- Eva trả lời: Sẽ ở chung với một vài người bạn gái cho đỡ buồn.
- Adam trả lời: Hi hi, tôi cũng muốn vậy, tôi cũng muốn vậy...
1390
Bức tranh thiếu nữ áo lục
Ðó là một du khách đặc biệt, ông ta thường có mặt ở lăng rất sớm, không qua cửa chính, bởi người bán vé vào thăm lăng gần tám giờ mới làm việc, còn ông, bằng cách nào đó đã đi dạo trên những con đường rợp bóng thông, tùng, sứ, nhãn từ sớm tinh mơ, khi cái hoàng cung u trầm, diễm lệ của vị vua đã khuất còn chìm trong màn sương. Có khi ông còn làm việc trong ánh sáng lờ mờ, yếu ớt của đêm chưa hẳn qua, ngày chưa hẳn tới. Mắt mở căng, ông cố nắm bắt một chút lạnh lẽo, ẩm ướt, run rẩy, tái xám của thứ ánh sáng ma quái bằng những nhát cọ khắc khoải, bướng bỉnh cho đến lúc tóm bắt được nó trên lụa trước khi nó vuột vào rạng đông.
Khi hoàng cung của cõi chết bắt đầu hiện ra rỡ ràng, diễm lệ dưới ánh dương quang, họa sĩ ngừng tay. Ông ngồi dựa vào thân cây, trang nghiêm, tĩnh mặc như một kẻ thiền tọa, lắng nghe như uống từng giọt âm thanh mê hồn tắm đẫm hương sứ của lũ chim sớm. "Ta trồng nơi đây nhiều cây để gọi chim về...", vị vua chủ nhân lăng từng ước muốn như vậy ở văn bia. Ðối với họa sĩ, khoảnh khắc ấy thật kỳ diệu. Nỗi đời tan biến và ông đắm chìm trong bản hợp xướng tuyệt vời của các chú chim bé bỏng. Chính giữa lúc ấy ông bỗng nghe một tiếng thở dài, ông giật mình nhìn quanh. Chẳng có ai ngoài ông và lũ chim.
Càng ngày họa sĩ càng cảm thấy ông không chỉ một mình trong sớm tinh mơ. Có ai đó luẩn quẩn quanh ông. Một tiếng chân, một tà áo mơ hồ như ảo giác đã làm ông mất thanh thản. Ðôi khi ông tưởng như nhìn thấy một đôi mắt trong lùm cây trước mặt, một đôi mắt đen hơm mầu đêm, nhìn ông chăm chắm. Bấy giờ ông không làm việc được nữa. Cây cọ vẫn mơn man trên nền lụa nhưng trái tim ông thì đang rình rập. Ông chơi trò cút bắt với một cái bóng. Nó thoắt ẩn, thoắt hiện, đằng trước, đằng sau... và bao giờ cũng đè nặng lên ông cái nhìn trĩu nặng và nóng bỏng. Thế mà chủ nhân cái nhìn là cô bé mười lăm mười sáu tuổi, một cô bé như bước ra từ một bức tranh cổ với vẻ đẹp lạc loài và y trang lạc thời, tay đầy hoa sứ, người sực nức mùi thơm ngọt đậm. Ông đang túm vạt áo mầu lục của cô, còn cô thì run rẩy như một cọng cỏ. Họa sĩ bật cười ha hả. Kẻ rình ông và ông rình lại chỉ là một cô bé đứng thấu ngực ông! Buông áo cô ra, ông ngắm cô từ đâu đến chân, lập tức cô bỏ chạy. Vệt cỏ sáng lung linh rồi khuất trong mầu cây. Ông mơ hồ nghe vọng tiếng lục lạc.
Họa sĩ ra đi thật sớm từ ngày gặp cô. Ông ước ao thực hiện một bức chân dung về cô bé lạ lùng kia, cô bé như một mảnh cổ kính vỡ ra từ đâu đó quanh đây. Thức dậy cùng tiếng chuông chùa, ông có mặt ở lăng khi nó chưa tỉnh ngủ. Ông biết ông không chỉ một mình nhưng nếu ông quay lại lập tức ông chỉ thấy một ảo ảnh, một mảng lục non mơ hồ thấp thoáng trong sương. Càng ngày ông càng thiết tha được vẽ ảo ảnh đó. Có lần ông thử vẽ phác cô căn cứ vào khoảnh khắc đối diện lần đầu nhưng ông không thể nhớ nổi. Gương mặt cô nhạt nhòa và ông chỉ phác họa một cái bóng cũng nhạt nhòa như thế dưới cây đại nở đầy hoa, giữa chòm lâu đài, miếu tạ nên thơ. Khi ra về, ông để phác họa lại. Sáng hôm sau, nó vẫn ở đấy nhưng được buộc bằng một dải lụa. Mở ra, ông thấy cô bé đã nhốt mình lại bằng một dãy tường thành lởm chởm gươm nhọn. Thỉnh thoảng, từ những viên gạch rêu phong ló ra một đầu người, khuôn mặt dữ dằn khắc nghiệt. Còn những công trình kiến trúc xinh xắn quanh cô thì bị bôi đen ngòm trông như những nấm mồ, ông sững sờ, cô bé chỉ đứng thấu ngực ông có phải là một cô bé không nhỉ? Tiếng thở dài, rồi bức tranh này nữa! Những gì ông thể hiện hoàn toàn đối nghịch với ông. Chốn lăng tẩm nên thơ dưới mắt ông trở thành một mộ địa thực sự dưới mắt cô - lạnh lẽo, âm u, tàn nhẫn. Ông lại nhìn bức tranh gần hoàn thành trên giá. Lềnh bềnh trong sương, nom nó như được vớt lên từ cõi chết, nhợt nhạt trong ánh sáng yếu ớt rồi dần ửng hồng, rõ nét, rõ ràng khoe với ngày một vẻ đẹp tang tóc mê hoặc, cổ kính yên bình. Ông đã ra đi bao ngày trong sương sớm giá buốt, trong tờ mờ tranh tối tranh sáng để cố bắt kịp khoảnh khắc giao thoa giữa ngày - đêm, sống - chết, vui - buồn... Nhưng bây giờ nom nó chỉ là một tác phẩm cùng - kiểu - với - mọi người, tái hiện một vẻ đẹp được thừa nhận. Còn cô, tại sao cô lại phủ nhận.
Mấy tuần nay, cô đã dám thơ thẩn nhặt hoa sứ gần ông. Thường khi ông vẽ thì cô ngồi chơi với đống hoa rụng. Cô sắp chúng thành một con chim xoạc cánh, một dãy núi, một cây thông...
Ông nói với cô:
- Em sẽ vẽ được đấy.
- Nhưng em không vẽ như ông. Chán chết!
- Em muốn vẽ gì?
- Cỏ.
Họa sĩ lấy quyển sổ phác họa, vẽ cho cô một con đường mờ mịt, khuất lấp sau ngọn cỏ. Cô lắc đầu:
- Cỏ đám cưới kia.
Rồi cô chạy đi và trở về bên ông với đôi tay đầy hoa dại. Cô tung chúng lên cỏ.
Thế là ông vẽ cỏ - đám - cưới. Hoa tóc tiên rực rỡ mầu nhưng thắm, hoa ngũ sắc đỏm đáng. Hoa bâng khuâng mơ màng. Hoa lồng đèn ngộ nghĩnh... Chúng cưới nhau trên cỏ, khiêu vũ, đùa chơi, gối đầu trên cỏ. Hai mươi năm cầm cọ, họa sĩ chưa bao giờ vẽ một cái gì tươi tắn giản dị, rạo rực sức sống dường kia. Mầu sắc cứ tuồn tuột khỏi tay ông, chạy ào vào bức tranh, chúng tự tìm chỗ, hối hả reo vui trên nền cỏ rạo rực. Họa sĩ như lành bệnh hẳn sau đợt tranh vẽ cỏ. Ông theo cô vào thế giới cỏ bất tận, đầy bí ẩn giàu tưởng tượng của cô. Sau này khi ông mất, người ta tìm thấy rất nhiều tranh cỡ nhỏ vẽ cỏ. Chúng chẳng bao giờ giống nhau và cũng chẳng chỉ mầu xanh. Họ đặt chúng sang một bên, chép miệng: "vớ vẩn".
Ðã đầu đông, trời có những ngày se lạnh, ông vẫn lên lăng, ông lên chơi với cô bé. Giữa họ không tuổi tác, khoảng cách, thời gian. Sáng nay, đứng cách nhau nửa sải tay, ông bàng hoàng nhận ra cô bé lớn nhanh quá. Cô thiếu nữ mười lăm mười bảy hai mươi và bây giờ, trước mặt ông, nom cô như một thiếu phụ héo hon, bất hạnh. Phải vẽ nhanh kẻo không kịp nữa, ông nhủ thầm.
- Này em, tôi muốn vẽ em trên cỏ và sau đó em đặt một cái tên gì đó tùy em. Nhưng phải mau lên, kẻo tôi vẽ bà già mất!
- Thì em "già rồi"! - Cô cười, hé những chiếc răng tựa ngọc.
Thiếu phụ biến mất. Trước mặt ông lại là cô bé, nom như cọng cỏ, một cô bé thơ ngây và xa lạ, cô đơn và lạc lõng, như đi ra từ một câu chuyện xa xưa. Ông bối rối ngơ ngác.
- Khi vui em trẻ, khi buồn em già. Ông đừng để ý.
- Bé như em có chi mà buồn?
- Em chẳng làm được chi theo ý em. Cô xịu mặt.
- Thế em muốn chi?
Cô nói lảng:
- Sáng nay cỏ rét đấy!
- Sao em biết?
- Chúng xanh ra.
- Em có rét không? Em mặc phong phanh quá!
Ông cởi áo khoác choàng lên vai cô. Cô rùng mình. Bàn tay cô như muốn hất ra, nửa như bấu chặt. Cô lắp bắp:
- ấm quá... ấm quá... Em chưa khi mô ấm như thế ni.
- Cho em luôn đó.
- Em không được nhận. Em phải đi đây. Mai ông đến không?
- Nếu em chịu ngồi cho tôi vẽ?
- Nhưng phải sớm nữa kia.
- Sớm quá làm sao thấy em. Ngày mai em có muốn tôi đem gì cho em không? Kẹo, búp bê? Cho em đừng mau lớn quá.
- Không! Em chỉ muốn ra ngoài kia. Cô chỉ tay về phía núi xanh xanh - và... đi với ông. - Em chưa hề đi với người đàn ông nào cả.
- Mai ta đi.
- Em không được phép.
- Trốn!
- Không trốn được.
- Tường thấp lắm. Tôi sẽ đỡ em trèo.
Nhưng cô sợ hãi thật sự. Mặt cô tái mét. Mắt nhìn ngược xuôi. Ông chợt nhớ những đầu người dữ dằn ló ra từ những viên gạch cô vẽ và sự khiếp sợ của cô như luồng gió tạt qua làm ông rùng mình. Ðó là buổi cuối cùng ông gặp cô trên lăng.
Khi cô đi rồi, ông trở về nhà, từ lăng đến chỗ ông ngụ ở làng Dương Xuân Thượng không xa lắm. Người bác già càu nhàu: "Mi là thằng điên. Ði chơi sớm rứa có đi chơi với ma. Ði về sớm rứa có vẽ người chết. Trời đất thì độc địa. Mấy chỗ đó thì đầy âm khí. Vua mô mất cũng hàng chục tá đàn bà con gái theo hầu, suốt đời hương khói...". Người bác bỏ lửng câu nói, vấn điếu thuốc Cẩm Lệ rồi bặt luôn, đứng dậy đi ra vườn.
Ông vào phòng mở tung mọi cánh cửa. Sớm mai phảng phất mùi mít chín cây. Chiếc bàn nhỏ bừa bãi thuốc lá, sơn cọ. Góc phòng có một bức tranh đậy sùm sụp mảnh vải. Ông đến giật tấm vải phủ. Người đàn bà trong tranh trần truồng tắm nắng mai, mắt nhắm nghiền, gương mặt nhăn nhúm. Thoạt đầu ông chỉ muốn tái hiện gương mặt người vợ khi bắt gặp nàng trong tay "vị - cứu - tinh". Mắt trừng trừng, những nhát cọ sắc như dao, ông rạch trên mặt vải những đường nét biến dạng của một gương mặt no nê khoái cảm để nó không còn trú ẩn trong tâm thức ông nữa. Mỗi ngày, ông đứng bảy đến tám giờ bên giá vẽ. Nhưng càng vẽ, nỗi căm thù, khinh bỉ càng biến mất. Chỉ còn ông và hội họa của ông. Người đàn bà trong tranh không còn là hình ảnh của vợ ông nữa, đó chỉ là một người nữ đang sống những phút mê đắm trần thế phù du, gương mặt nhăn lại như đau đớn. Một đợt sóng buồn âm u thương cảm trào dâng làm dịu dần những nhát cọ của ông, làm khinh phiêu những sợi tóc rối của người đàn bà, khiến nàng bơi trong làn ánh sáng dữ dội và mê hoặc.
Ngày cuối, khi đường cọ sau cùng, kiệt sức và trống rỗng, ông bàng hoàng nhận ra đó là một tác phẩm đẹp nhất của ông, ông đã trút cạn ở đó nỗi đắng cay và nguồn sinh lực, sự thống khổ và niềm đam mê. Từ lâu ông không làm việc như thế. Từ lâu ông đã vẽ - như ngủ. Ðôi tay tài hoa của ông điều khiển lấy mọi việc. Chúng làm đủ trò ảo thuật trên vải. Kỹ thuật càng tinh tế, tranh ông càng toát ra cái vị vô hồn. Chúng không có những ngóc ngách bí ẩn. Không có nguồn sinh lực tiếp máu cho hình khối, mầu sắc, đường nét. Những điều đó, dường như chỉ mỗi mình ông nhận thấy bởi chúng vẫn thường được ca ngợi, ham chuộng và biến thành những chồng tiền rất dày. Chúng nhìn ông với vẻ ngạo nghễ, xa lạ. Tranh ông ngày càng có mặt ở nhiều gallery trong nước và nước ngoài. Cha đẻ của chúng thì không hề thấy. Chỉ người vợ gương mặt trang điểm kỹ lưỡng như đeo mặt nạ, nụ cười đông cứng chuẩn mực trên môi và một người đàn ông lịch sự, nói tiếng Anh như gió, luôn tràn trề vẻ xót thương và lòng tận tụy trong việc bồi đắp tiền bạc, danh vọng cho ông. Vợ ông gọi hắn là "vị cứu tinh". Càng giàu có, người ta càng thấy họa sĩ lang thang trên đường phố, như một kẻ vô gia cư, áo quần lôi thôi, tóc tai bù xù. Có khi ông biến đi đâu cả hai ba ngày, đám bạn bè thừa thãi lời khen và bia bọt không thể nào thấy được. Chỉ có lũ chim sẻ biết. Ông cho chúng ăn, thì thầm trò chuyện với chúng. Sau hai, ba ngày, ông ló đầu ra, tóc tai đầy mạng nhện, quẳng xuống từ căn gác xép sát mái mấy bức tranh vẽ những mảng trời không yên tĩnh bé bằng manh chiếu, những bức tranh vợ ông cằn nhằn vì bán không chạy. Có lần bà bắt gặp ông ở họa phòng vào hai giờ sáng, ngọn nến trước mặt, lầm thầm trước một khung tranh trắng toát, còn những hình nhân trong bức tranh quanh ông thì như lũ âm binh, vàng vọt, dài thượt, leo lét nhảy múa dưới ánh nến. Họa sĩ cầm nến dí vào chúng với vẻ ghê tởm. Vợ ông hét lên. Từ đó ông trở thành bệnh nhân của bệnh viện tâm thần. Giới hội họa xôn xao bàn tán. Họ gọi đó là số phận thiên tài. Còn "vị cứu tinh" thì được dịp chứng tỏ lòng tận tụy.
Quả từ khi có hắn, tiền bạc vào nhà ông như nước và ngược lại, nước cuốn theo sự đói nghèo, yên bình, đam mê sáng tạo và cả hạnh phúc.
Vâng! Nếu không có "vị cứu tinh" xuất hiện vào một chiều mưa tám năm về trước, ở gallery tẻ lạnh của ông thì bây giờ ông không ở đây mà bên cạnh vợ con hoặc trong cái chòi nhỏ sau vườn, nơi ông đắm chìm trong đơn độc sáng tạo. Anh ta đến chỉ tình cờ núp mưa và chợt rùng mình trước những bức tranh ế ẩm của người họa sĩ vô danh có vẻ mặt đăm chiêu, khắc khổ. Vốn sống bằng nghề môi giới tranh, anh ta đánh hơi mình sẽ được gì từ cái gallery thưa thớt mấy người này. Anh ta trở lại với một trùm buôn tranh tầm cỡ quốc tế, đặc biệt sính tranh á Ðông. Ngày hôm đó, họa sĩ đem họ về nhà. Ông lôi ra từ dưới gầm giường, trên mái, trên vách những bức tranh chưa hề được triển lãm. Chúng nóng hôi hổi như những viên hồng ngọc thô mới lôi lên từ lòng đất. Hai vị khách ngồi chồm hổm, có khi gần như bò để xem tranh. Chúng nằm la liệt trên sàn nhà, chẳng khung, chẳng tên nhưng cõi người nặng trĩu, ngọn gió hư vô xào xạc trong vô thanh cứ làm họ bàng hoàng. Tất cả ngồn ngộn một sức sống mãnh liệt ứ trào khỏi mầu sắc và hữu hạn.
Từ đó cuộc sống ông không còn là của ông nữa. Tiền bạc, danh vọng ùa vào trong nhà ông như một lũ xâm lăng. Chúng làm mất quân bình mọi cái, khuân đi mọi cái, thay đổi mọi cái. Ngay cả ông cũng không còn nhận ra vợ con, bạn bè mình. Họ đẹp ra, sang ra, thân tình hết mực nhưng... hoàn toàn xa lạ!
Bây giờ ông ở đây sau khi li dị. Ra tòa vợ ông là kẻ thắng thế vì nghiễm nhiên ông là kẻ suy nhược thần kinh nặng trước mọi người và cả y học.
Thoạt đầu ông định nghỉ ngơi ở Huế vài tuần nhưng ông đã ở nửa năm và không muốn đi nữa. Ông không ngừng ngạc nhiên trước những tặng vật nho nhỏ của thành phố này. Một bông hoa dại hồn nhiên nở trong búi cỏ trên vỉa hè lát đá của một đại lộ. Ngôi nhà hoang phế liêu xiêu, cánh cửa rục rã, mái trĩu thời gian vẫn tự tại có mặt bên cạnh những ngôi nhà kiến trúc kiểu mới như một đại diện của quá khứ. Ông lãng đãng mơ màng trong không khí trầm lắng, êm ả, trong nhịp điệu từ tốn, chậm rãi của thành phố đứng bên lề sự chuyển động chóng mặt của thời đại. Ông lang thang khắp chốn Huế từ tốn, lặng lẽ hồi sinh cho ông.
*
Ông bắt tay vào việc thực hiện chân dung thiếu nữ áo lục lúc Huế thật sự bước vào mùa đông. Không gian trắng xóa mưa buồn, lê thê giọt vắn, giọt dài sướt mướt. Trời lạnh như cắt. Người bác già co ro xuýt xoa bên cái lồng ấp nhỏ bằng tre ủ những cục than hồng. Còn ông, ông đóng cửa và bắt đầu vẽ.
Chưa bao giờ ông làm việc khó khăn đến thế. Mấy lần thay lụa, cô vẫn như cái bóng không nắm bắt được. Khái niệm về thời gian và tuổi tác không tồn tại nơi cô. Ông hình dung cô lúc mới gặp, cô thiếu nữ trẻ măng, bối rối thì cô lại hiện trên vải như một thiếu phụ, khóe miệng cay đắng, đuôi mắt li ti vết chân chim. Có lúc người thiếu phụ ấy lại như cọng cỏ mùa xuân xao xuyến, áo mầu lục non, ánh mắt cháy bỏng... Cô hiện ra lung linh và bất định, lúc già, lúc trẻ, lúc buồn, lúc vui, lúc rõ như sờ nắn được, lúc nhạt nhòa mơ hồ như một ảo ảnh đến nỗi ông có cảm tưởng ông bệnh và cô chỉ là một ảo giác của người bệnh. Bức chân dung về cô mấy tuần rồi vẫn dừng lại ở cái nền và y trang. Buông cọ vì bất lực, ông mặc áo ấm và đi lên lăng. Từ sau buổi sáng ấy, ông không còn được gặp cô nữa. Lúc đó đã bốn giờ chiều. Trời thật rét. Chẳng có du khách, cũng chẳng có cô, chỉ có những tượng đá trầm mặc và ngàn thông rũ tóc khóc than. Sự quạnh vắng của cõi chết thật khủng khiếp. Ngồi một lúc ông đứng dậy ra về, và đúng lúc đó, ông trông thấy cô. Cô đứng trầm ngâm bên hồ bán nguyệt, lặng lẽ nhìn về phía núi. Trời lạnh mà cô vẫn phong phanh tấm áo mỏng. Mừng rỡ ông kêu lên. Ông vừa chạy vừa gọi. Tiếng chân ông dội vào hoang vắng. Tiếng gọi của ông loãng trong tiếng thông xào xạc. Ông chạy và cảm thấy khoảng cách giữa ông và cô không ngắn lại. Lật đật ông vấp té. Khi đứng dậy, cô không còn ở đó nữa. Tuyệt vọng, ông tựa vào bờ thành thở hổn hển. Hơi thở phả ra lập tức biến thành khói trắng tan trong lạnh giá.
Tối hôm đó ông bị ốm. Người bác già vừa nấu cháo hành giải cảm vừa lầm bầm gọi ông là thằng điên. Vùi trong chăn, ông mơ hồ nghe tiếng gõ vào cửa kính. Mưa đấy. Ông thầm nhủ. Nhưng không phải mưa. Một que diêm, hai que diêm lóe lên và ông thấy một gương mặt nhòe nhoẹt nước áp vào cửa kính. Ông nhận ra đó là gương mặt ông đã hoài công tái hiện trong tranh. Run rẩy, ông ngồi dậy. Không kịp bật đèn, đi chân trần, ông đến mở cửa. Một tấm thân mảnh mai, sũng nước đổ ập vào ông. Ông dìu cô đến giường và bật ngọn đèn ngủ. Cô tơi tả như một cành hoa trong mưa gió. áo quần ướt đẫm, tóc bết dính, cái lồng ấp nhỏ trong tay cô cũng tắt ngúm và đầy nước; chỉ có đôi mắt cô là như hai hòn than rực cháy sự liều lĩnh, thách thức. Ông lấy áo quần mình tự thay cho cô. Tay ông chạm vào làn da mịn bóng như sa tanh phảng phất hương trầm. Cô nhắm nghiền mắt, lả đi trên gối, phập phồng thổn thức dưới tay ông. Thay áo cho cô xong, ông kéo chăn lên tận cằm, bước xuống tìm nến. Ông tắt đèn thắp hết nến lên và quỳ xuống bên cô, nâng gương mặt cô trong tay. Bây giờ ông có thể chạm nó như một thực thể, thấy rõ từng nét mày, khóe môi, cả nốt ruồi son bên cánh mũi. Dưới ánh nến, được rửa bằng nước mưa và nước mắt, gương mặt đó sáng rỡ vì hạnh phúc, nồng nàn, trẻ măng. Ông kéo giá vẽ lại gần. Trong bức tranh gần hoàn thành ông vẽ gương mặt thiếu nữ áo lục. Ông làm việc mê man. Khi ông rời nó, cô đã ngủ. Trong giấc mơ, cô lắp bắp những lời vô nghĩa đối với ông:
- Tử Cấm thành... xin lửa... đêm đông chí...
Tắt những ngọn nến, ông nằm xuống bên cô.
*
Sáng hôm sau, họa sĩ dậy trễ. Người bác bưng ly sữa đến tận phòng. Ông càu nhàu khi thấy cửa không cài. Cái thằng đãng trí đã để gió lùa suốt đêm. Ông đến lay đứa cháu còn nằm trong chăn ấm. Lập tức ly sữa lai láng trên nền. Ông già mếu máo kêu lên. Nhưng căn phòng rộng trong khu vườn mít chỉ có hai người. Một nằm đó, bình yên như ngủ, thân thể lạnh giá. Một đứng đó, mếu máo cô độc. Bên cạnh họ là bức tranh chưa ráo sơn trên giá. Người thiếu nữ trong y trang mầu lục, cổ đeo kiềng vàng, tươi tắn như chiếc lá mùa xuân. Quanh cô, dờn dợn một biển cỏ. Trước mặt, một rặng núi xanh. Gió lạnh tạt vào phòng, gờn gợn bức tranh lụa. Người đàn ông già kinh hoàng dụi mắt. Ông thấy một cái bóng nữa bên cô, nhạt nhòa, cao lớn. Cả hai sóng đôi chạy về phía núi.
Nhận được tin ông mất, người vợ cũ và "vị cứu tinh" ra Huế ngay lập tức. Họ không để ý người chết. Họ để mắt tới những bức tranh nhất là bức tranh thiếu nữ áo lục. Họ gói ghém chúng cẩn thận. Chúng sẽ theo họ về bằng máy bay.
Khi hai người thận trọng tháo gỡ giấy bọc để trình bày với giới mua tranh kiệt tác cuối cùng của họa sĩ tài ba, họ kinh hoàng nhận thấy thiếu nữ áo lục đã mất mặt. Gương mặt diễm lệ, tươi tắn dường kia chỉ còn là một khoảng trống không đường nét, không mầu sắc, một khoảng trống thật tệ hại trong bức tranh đáng lẽ thật toàn bích.
599
Feb 17, 2009
Tại sao bụng mẹ to?
Cu Tí thấy bụng mẹ ngày một to thì thắc mắc với bố:
- Bố ơi, sao bụng mẹ lại to thế ạ?
- À, chuyện này hết sức bình thường con ạ! - Ông bố cảm thấy rất khó nói vì đây là vấn đề nhạy cảm - Ví dụ như trong tổ ong chẳng hạn...
Rồi ông bố giải thích vòng vo một hồi về ong chúa, ong thợ về mật, hoa... và hỏi:
- Con đã hiểu chưa?
- Rồi ạ! Mẹ bị to bụng là do... ong thợ đốt!
- !??
1307
Feb 14, 2009
Bí kíp
Hai tên trộm đang hì hục mở một cái két sắt trong nhà băng. Thấy lâu, một thằng hỏi:
- Tại sao mày lại dùng chân để mở?
- Làm thế này lâu hơn vài phút nhưng sẽ khiến cho bọn chuyên gia về dấu tay phải phát điên lên đấy!
2075
Feb 13, 2009
Anh ta tự té
Trong phiên toà, bị cáo, nguyên là một luật sư, đang trả lời các câu hỏi của chánh án:
- Tại sao anh giết người đàn ông đó?
- Thưa tòa, tôi không giết anh ta. Hôm đó, tôi về đến nhà, vừa mở cửa thì thấy hắn chạy ra và bị vấp vào tôi nên đã ngã, đầu đập xuống cầu thang.
- Nhưng kết quả giám định cho thấy nạn nhân bị nhiều vết thương xung quanh đầu.
- Vâng, vì khi được tôi giúp đứng lên thì anh ta lại tự ngã xuống, cứ như vậy... khoảng 20 lần.
2072
Feb 12, 2009
Nội quy (và nội gián) ở một nhà trọ
Điều 1: Giữ vệ sinh chung (Không cần giữ vệ sinh riêng).
Điều 2: Hãy la to khi có đám cháy (Cấm không được cố tình la nhỏ hoặc không la để trả đũa chủ nhà trọ).
Điều 3: Không được uống rượu, nhậu nhẹt trong phòng (Được uống bia ngoài phòng, vì chủ nhà là đại lý bia mà!).
Điều 4: Không được dẫn bạn gái về phòng ngủ đêm (Chỉ được... thức qua đêm, hay nói chuyện suốt đêm ngoài hành lang).
Điều 5: Về muộn sau 22giờ30 hãy cứ tự nhiên tìm nơi qua đêm khác, cấm không được phá rào, chui rào... (Leo rào thì không sao!).
(Lưu ý: Những dòng chữ trong ngoặc là của sinh viên nhà ta "quẹt" thêm vào).
1404
Feb 11, 2009
Sợ nghiện
Trước khi thi hành án treo cổ, đội trưởng đội thi hành án cho phạm nhân một đặc ân:
- Trước khi chấp nhận hình phạt treo cổ, anh có muốn làm một điếu không?
- Không, cám ơn ông... tôi sợ bị nghiện mất!
1385
Feb 9, 2009
Tức vì cư xử không có trước có sau
Vợ mới sinh con, thương chồng bị "cấm vận" lâu ngày, vất vả ngược xuôi nên đưa chồng ít tiền rồi thì thầm bảo chồng đi "thư giãn" ở ngoài:
- Xả van một tí cho đỡ bức bối anh ạ, em không trách đâu! Ông chồng đi một lúc rồi về, trả lại vợ gần nửa số tiền rồi kể:
- Anh định vào trung tâm, nhưng cô chủ karaoke đầu ngõ mình cứ chèo kéo mãi. Cô ấy thông cảm vợ đẻ, giảm giá 50%.
- Con ranh láo toét!
- cô vợ gầm lên.
- Ơ kìa em, đi đâu mà chẳng thế?
- ông chồng hốt hoảng.
- Em tức là tức nó ấy! Hồi nó đẻ, em có lấy của chồng nó xu nào đâu!
1760
Feb 7, 2009
Mặt Trời Vẫn Lên
Ông trở về căn nhà sang trọng rộng rãi, nhưng bây giờ rất trống vắng, ở vùng ngoại ô Paris. Ông cởi chiếc áo veste màu đen quăng bừa lên bàn ăn, rồi đến ngồi ì trên ghế salon. Gương mặt ông thật buồn. Ông ngồi yên lặng mấy phút. Dường như bên tai ông vẫn còn nghe văng vẳng những lời của bà Cẩm Lan thường hay nói với ông trước và sau ngày hai người quyết định kết hôn sống mãn đời với nhau :''Em thích sống tới cỡ năm chục tuổi. Sau đó em thay đổi xác để em trở lại đây cho tươi trẻ, chớ em không bao giờ nghĩ là em chết đâu''. Thắng đứng lên nhìn tấm ảnh tươi cười của Cẩm Lan chụp bên Tour-Eiffel, rồi ông bước lại bàn nhỏ lấy tẩu thuốc ''ống bíp'' chăm lửa hít vài hơi phì khói...
Ngày đầu tiên Thắng gặp Cẩm Lan đi xem ciné ở rạp Mini-Rex cùng với Tiến, người bạn học cũ của thuở còn học sinh trung học. Sau khi hai người đỗ bằng tú tài đôi. Tiến lựa ngành dược, còn Thắng đi ngành y khoa.
Hôm ấy, Thắng tưởng Cẩm Lan là bồ mới của Tiến. Nhưng không phải. Nàng chỉ là cô gái mà Tiến vừa mới làm quen vài ngày thôi. Bởi vì Tiến có vé mời đi ciné được hai người. Tình cờ Tiến gặp Cẩm Lan đang ngồi uống nước dừa xiêm tại Quán-Lều-Tre. Chàng làm quen và hẹn nàng đi xem ciné chung cho đỡ lẻ loi.
Sau khi tan hát, Tiến và Thắng gặp lại nhau, sẵn đó Tiến mời Thắng qua Quán-Lều-Tre uống nước. Lúc ấy, dường như có một cái gì thúc đẩy Thắng đi theo Tiến và Cẩm Lan. Vào trong quán, Tiến vui cười nhìn Cẩm Lan mà nói với Thắng :
- Thắng à ! Moa xin giới thiệu Cẩm Lan cho toa nhé !
Thắng nhìn Cẩm Lan, Cẩm Lan cũng xoe tròn đôi mắt nhìn Thắng rồi quay sang Tiến, nàng nói :
- Hai anh định cho em đóng tuồng gì đây ?
Tiến đáp ngay câu hỏi của Cẩm Lan :
- Cô Cẩm Lan à ! Đây là bác-sĩ Thắng, Một người hiền lành, nhưng đặc biệt có cái tánh nhút nhát nên lúc nào cũng đi cu-ki.
Cẩm Lan tươi cười nói :
- Vậy sao ! Nhưng đó là cái tánh tốt của anh ấy ! Em thích đàn ông con trai chỉ thích nghe hơn nói. Đàn bà mới có quyền nói nhiều thôi.
Thắng vẫn ngồi im để mặc cho Tiến bày vẽ. Bởi Thắng là người đàn ông ít nói.
Tiến nghe Cẩm Lan nói thế cũng hơi nhột, nhưng chàng vẫn tiếp tục nói với Thắng :
- Moa mới quen với Cẩm Lan hai ngày ở tại đây. Để moa làm ‘’băng nhân’’ cho hai người nhé ! Sau đó tùy hai người quyết định cuộc đời.
Cẩm Lan thoáng đưa ánh mắt nhìn Thắng. Xem như nàng chấp nhận. Còn Thắng gương mặt cũng tươi hẳn lên. Cẩm Lan chẳng muốn gì hơn là nàng chỉ thích làm quen và được đi chơi với mấy chàng có vẻ trí thức loại này để nàng lấy-le với bạn bè. Chớ nàng không dám mơ mộng xa vời. Nhưng họ chưa biết nàng là ai, ở đâu và làm gì ? Cẩm Lan cũng không phải là một cô đào hát. Nhưng đôi khi nàng đóng tuồng khá hay. Cái tài ăn nói hoặc thay đổi xiêm y, từ dáng điệu và thay đổi luôn cả sự đối đáp tùy thuộc giới nào, thành phần nào khi nàng trực diện với họ.
Sau gần nửa tiếng đồng hồ, Tiến và Thắng nói qua nói lại. Trời đã hơi khuya. Cẩm Lan đứng dậy cáo từ cả hai người. Rồi nàng đi nhanh không chần chờ để nhờ ai đưa nàng về.
Tiến đứng lên nói với Thắng :
- Toa thấy cô ấy tự nhiên không ? Nếu sự thật toa muốn gặp lại Cẩm Lan thì chiều chiều toa cứ đi ra miệt này là gặp nàng hà !
Thắng ngạc nhiên hỏi Tiến :
- Ủa ! Toa không biết Cẩm Lan ở đâu sao ? Còn cô ta làm gì Toa có biết không ?
Tiến lắc đầu và vỗ vai Thắng, chàng nói :
- Không. Moa quen với nàng như một luồng gió thoảng đưa mây vậy đó ! Nàng xinh xắn dễ nhìn và ăn nói rất vui vẻ là đủ rồi. Còn chuyện ở đâu, làm gì. Nếu toa thích làm quen thân hơn thì toa hỏi nàng sau.
Thắng hơi suy nghĩ, và hỏi :
- À này ! Toa với cô ấy có... gì chưa ?
- Không. Không có gì cả, moa đã nói rồi, là moa có ý passé cho toa. Vì moa có Quế Hương. Hai năm nữa nàng trở về tụi này sẽ cho toa uống rượu...
Thắng nghĩ : Tiến, nó dạn dĩ, hào hoa, phong nhã, đẹp trai. Nên nó dễ thu hút những nàng con gái, bất luận là loại con gái nào. Còn mình hay bị mặc cảm cái chân...và xí trai hơn nó, mà lại không biết cách cua gái. Cẩm Lan là mẫu người mà mình rất ưa. Thôi mình cũng nghe lời xừ Tiến này, để mình sẽ tìm gặp lại nàng.
Thắng quay sang nói với Tiến :
- Merci toa nhé ! Cô Quế Hương moa nhớ rồi. Có phải nàng vừa đi tu nghiệp bên Pháp không ?
Tiến trả lời bằng một giọng hơi nhão nhão :
- Đúng rồi ! Nàng có mộng thích học cao hơn bọn mình. Nên cha mẹ nàng chiều ý để cho nàng đi. Quế Hương học trường Tây từ thuở nhỏ. Nàng nói chuyện hay dùng ngoại ngữ hơn tiếng mẹ đẻ. Đôi khi moa muốn khuyên nàng nên nói chuyện bằng tiếng Việt. Nhưng... tánh tình Quế Hương rất giống mấy cô Đầm, hổng chừng mai mốt nàng trở về nước. Nàng sẽ quên bẵng tiếng Việt luôn đó.
Thắng trả lời :
- Làm sao quên được. Mỗi gia đình có cách giáo dục con cái khác nhau. Chú thím moa, tuy cho moa vào học trường Tây. Nhưng về nhà là bị cấm tuyệt đối không cho nói ngoại ngữ. Nếu đứa nào mà nói tiếng Tây hay tiếng Anh là không cho ăn cơm đấy. Mà nếu một ngày nào moa có lấy vợ, thì moa thích chọn một nàng con gái, con nhà bình dân. - Ừa, thì toa tìm đi. Tụi mình đứa nào cũng trên ba chục rồi. Còn chuyện moa đính hôn với Quế Hương, là do ba má moa chọn. Hồi chưa biết mặt nàng. Moa nghe cái tên Quế Hương, moa tưởng là gái Huế. Nhưng nàng sanh trưởng tại đây. Chắc có lẽ tại cái tên ấy. Nên Quế Hương hơi kiêu kỳ. Còn toa ! Bây giờ toa có rồi đó.
Tiến lấy tay chỉ theo Cẩm Lan.
Trong lòng Thắng nghe có cái gì là lạ. Có lẽ chàng ta đang bị tiếng sét ái tình rồi chăng ?
Thắng nói với Tiến :
- Cô ấy cũng dễ thương và có dáng. Để chờ xem toa ơi ! Mới vừa quen mà. Thôi khuya rồi. Tạm biệt nhé !
Tiến và Thắng cùng đi qua bến đậu xe trước Tòa Đô Chính (Sàigòn) để lấy xe. Tiến chạy xe về trước. Còn Thắng thì chậm rãi từ từ. Bỗng chàng ta thoáng thấy bóng của Cẩm Lan đang đứng làm như người đón xe. Thắng cho xe tới gần nàng, và gọi :
- Cô Cẩm Lan ! Cô chưa về sao ?
Cẩm Lan chạy tới, nàng nói :
- Em đang đón Taxi !
- Cô về đâu ? Sẵn xe, tôi xin đưa cô về.
Cẩm Lan lưỡng lự, nàng nói :
- Thôi ! Rất cám ơn anh. Em không dám làm phiền anh.
Cẩm Lan bỏ đi ngay. Thắng đành cho xe thẳng về nhà phía Tân Định, quẹo vô đường Đặng Tất. Tới nhà, Thắng mở cửa nhè nhẹ vào, chàng không bật đèn mà đi thẳng vô trong bếp mở tủ lạnh rót một ly nước uống, và ngồi lại cái bàn nhỏ nơi đó. Trong lòng Thắng nghe bâng khuâng lạ lạ. Chàng nghĩ về Cẩm Lan, và tự hỏi : Sao kỳ lạ kìa, Đêm khuya mà Cẩm Lan còn ở ngoài đường. Hay là nàng có nhà ở gần mi%E
12013
Chiếc Ghế Đá Thứ Tư
với sự góp ý của N.)
Có khi nào mới gặp một người lần đầu tiên, mà bạn có cảm giác như đã từng quen biết người ấy ở đâu đó? Hoặc bạn đang đứng ở một góc phố xa lạ, nhưng lại có cảm giác quen thuộc như đã từng qua đó vài lần? Chuyện ấy diễn ra như một cuốn phim, hay một giấc mơ được lập đi lập lại nhiều lần.
***
Cô nhận được lời nhắn của anh: "Ba giờ chiều thứ bảy. Công viên trung tâm, vào lối cửa tây. Anh sẽ mặc bộ đồ đen và đợi ở ghế đá thứ tư - tính từ bức tượng Thiên Thần. "
Cô đến nơi hẹn khoảng sau ba giờ một chút, và ngồi xuống ghế đá thứ ba. Ghế đá thứ tư đang có người ngồi, nhưng không phải là anh. Bởi đó là một người đàn ông đứng tuổi. Ông ngồi bất động như một pho tượng màu đen.
Buổi chiều tháng ba trôi qua thật chậm. Nắng vướng lại trên các phiến lá của hàng cây ven hồ. Gió lung linh. Vài con chim câu bước đi khệnh khạng quanh chân người đàn ông. Thỉnh thoảng bằng một cái phẩy tay rất khẽ, ông thẩy cho chúng những mẩu bánh vụn.
Cô ngồi xuống gọn gàng trên chiếc ghế đá kế bên. Đôi mắt tròn nâu in hình một dải mây trắng giăng ngang bầu trời. Ở hai đuôi mắt của cô, lấp lánh những hạt nắng, ánh lên từ mặt hồ đằng xa. Trong tay cô là tập thơ cúa Tagore, có hình bìa màu xanh ngọc, xen lẫn những vệt màu xanh lá. Cô định mang đến tặng anh nhân buổi gặp gỡ đầu tiên này.
"Chắc là anh đến trễ một chút. Ngồi đây yên tĩnh một mình cũng hay." Cô mỉm cười rụt rè, như ngại người ta biết cô đang hẹn hò. Cô chợt nhớ anh đã có lần viết "Anh thích nụ cười cúa em."
Cô bảo "Làm sao anh thích được, khi anh chưa nhìn thấy, cũng chưa nghe thấy bao giờ ?"
Anh nói: "Anh có cảm giác, và anh tin vào cảm giác cúa mình."
Anh luôn có cách nói chuyện khiến cô cảm động. Trước anh, chưa có ai nói với cô những lời như thế. Và cô cũng không từng trò chuyện với ai như với anh.
Thuở nhỏ, cô là một đứa trẻ nhút nhát đến câm lặng. Lớn lên, cô tự tạo quanh mình một bức tường vô hình, rất khó gần. Rồi anh đến. Những lời anh nói tựa như những ngón tay, dịu dàng gõ mãi lên cánh cửa. Để rồi một ngày nọ, cánh cửa tâm hồn của cô bật khoá, mở hé ra - vừa đủ để đón nhận anh vào.
Mẹ bảo "Đàn bà yêu bằng tai." Những lời anh nói cứ như một thứ rượu khai vị, nhấp một chút sẽ có cảm giác thèm ăn. Thèm nếm thử một loại trái cấm huyền thoại, mà người ta gọi là "tình yêu".
Hai chiếc ghế đá cách nhau không xa. Trong cái tĩnh lặng của buổi chiều, họ dường như nghe thấy những suy nghĩ của nhau. Người đàn ông không nhìn sang cô, nhưng cái bóng màu trắng nôn nao in vào đuôi mắt ông, cho ông hay: cô đang chờ đợi một người.
"Hồi đó, tôi có quen một người qua mục Tìm Bạn Bốn Phương trên báo. Thư từ qua lại khoảng nửa năm sau, chúng tôi mới quyết định gặp mặt nhau."
Một nụ cười nhẹ như gợn sóng, thoáng qua trên khuôn mặt âm u của người đàn ông.
"Tôi nhắn nàng, tôi sẽ mặc bộ đồ màu đen, và đợi nàng trên cái ghế đá mà tôi đang ngồi đây. Đến ngày hẹn, tôi cố tình đến trễ, lại mặc bộ đồ màu trắng, đeo thêm cặp kính đen và đội cái mũ lưỡi trai. Đến nơi, tôi đã thấy một người con gái ngồi đó, dáng vẻ mong ngóng, đợi chờ."
Cô gái đưa tay vén những sợi tóc xõa ngang mặt. Nắng chiều nhuộm tròng đen mắt cô thành một màu vàng nâu mật. Cô khẽ nhúc nhích sửa lại tư thế ngồi cho ngay ngắn hơn. Cảm giác nôn nao từ hai bàn tay cô truyền vào cái bìa của tập thơ Tagore, khiến màu xanh ngọc thẫm lại, ngả sang màu xanh biển, ngơ ngác.
Chợt một cái bóng trờ đến trước mặt cô. Hắn đứng chắn ngang mặt trời buổi chiều đỏ ối, nên cô không nhìn thấy mặt hắn. Vài giây sau hắn biến mất. Hình như hắn mặc bộ đồ mầu trắng. Hình như hắn đã nhìn cô.
"Tôi đi ngang chỗ nàng đang ngồi. Kín đáo nhìn dung nhan của nàng vài giây. Nhưng thất vọng, bỏ đi. Sau buổi hẹn không thành đó, nàng còn tiếp tục gửi đến hộp thơ của tôi vài lá thư nữa. Nhưng tôi không hồi âm. Nàng tuyệt vọng, buông tay. Tôi thành qủa bong bóng tự do, bay tuốt lên trời. Bay đến một tầng không khí nào đó, áp lực sẽ làm qủa bóng vỡ tan."
Mấy con chim câu như đã no đủ, vỗ cánh bay lên. Không gian thoáng xao động. Nắng chiều như một chất lỏng màu vàng, sóng sánh. Người đàn ông phủi hai tay vào nhau. Chút vụn bánh còn sót rớt xuống mũi giầy, lốm đốm trắng. Ông cho tay vào túi áo khoác lấy ra một chiếc tẩu, nhồi thuốc, châm lửa, bập bập mấy cái. Khói Half & Half thơm ấm tỏa ra chung quanh.
"Tôi chán chuyện tình yêu bốn phương, bỏ đi lấy vợ. Vợ tôi là một người đàn bà đẹp, nhưng lẳng lơ. Chẳng bao lâu sau ngày cưới, tôi phát hiện bà ấy ngoại tình với thằng bạn cùng sở. Không phải một, mà là nhiều lần. Tôi uất quá, thuê người thanh toán cả hai. Chuyện đổ bể, cảnh sát bắt được tay sát thủ. Hắn khai ra tôi. Nhưng luật sư cãi giỏi, tôi chỉ lãnh hai mươi năm tù giam."
Mây trên trời đã bắt đầu ngả sang màu tím, non non như màu bông lục bình. Khi viết cho cô, anh không gọi cô là Vân - tên thật của cô, mà gọi cô là Mây. Anh bảo anh muốn em như một áng mây, tự do, phiêu lãng, thoát khỏi sự cầm giữ cúa một linh hồn cô độc. Mỗi lần mở thư anh ra, chỉ cần đọc lên hai chữ "Mây thương", là lòng cô lại gợn lên một niềm xao xuyến khó tả.
"Những năm tháng trong nhà giam, tôi hối hận về việc chủ mưu sát hạt bà vợ của tôi thì ít, nhưng ân hận nhiều hơn về việc bỏ rơi người con gái trên chiếc ghế đá này năm xưa. Hai mươi năm sống như một con vật bị giam cầm giữa bốn bức tường đá lạnh lẽo, tôi dần dà cảm nhận được cái sâu thẳm của tình yêu. Có thể nói là nhờ cảm giác từng được yêu, mà tôi sống sót qua hai mươi năm đăng đẳng ấy. Ước nguyện duy nhất của tôi khi ra tù là, được ngồi đây, trên chính chiếc ghế đá này, chờ nàng suốt những buổi chiều còn lại của đời mình."
Mặt trời đã xuống thật thấp. Cô có cảm giác như mình sắp hoá thành một bức tượng Thiên Thần thứ hai trong công viên. Hai bàn tay cô lạnh như thạch cao cầm chặt tập thơ Tagore. Màu xanh lơ của hình bìa đã đổi sang màu tím xẫm của biển chiều. Cô bắt đầu có cảm giác nhẹ như muốn rơi. Nếu không cử động, cô sẽ rơi xuống vực sâu dưới chân cô. Cô đứng lên, run rẩy.
"Sáng nay tôi được ra tù. Buổi chiều tự do đầu tiên này, tôi muốn đến đây, ngồi lại trên chiếc ghế đá này."
Người đàn ông chợt thấy một cái bóng đứng ngay trước mặt mình. Trong màu hoàng hôn vàng như lá mùa thu, ông nhận ra khuôn mặt của người thiếu nữ năm xưa. Nàng vẫn thế, chẳng thay đổi gì sau bao nhiêu năm. Cái bớt màu son đỏ to bằng ngọn rau răm, nằm ngay dưới quai hàm vẫn còn đó. Năm xưa, khi thoáng nhìn thấy cái bớt này, ông đã xem như một khuyết tật của nàng. Nhưng bây giờ, cái bớt ấy lại là dấu ấn xác thực để ông nhận ra nàng.
Người phụ nữ chợt cất tiếng nói, với một giọng mà ông chưa từng nghe qua bao giờ, nhưng lại rất gần gũi: "Thưa ông, ông đang ngồi ở chỗ mà tôi đã ngồi trong suốt hai mươi năm qua. Chiều nay tôi bận việc, đến trễ một chút, thì ông đã chiếm mất chỗ của tôi rồi. Ông có biết ... "
Ông vội vã đứng lên, "Tôi biết ... tôi biết mà. Hai mươi năm qua, bà không thấy tôi, nhưng tôi vẫn quanh quẩn chỗ ngồi này thôi. Tôi biết ... Tôi biết .... " Rồi ông quay sang chiếc ghế đá bên cạnh, định mở lời nói với cô gái cũng đang đợi chờ ai đó. "Đây là người thiếu nữ tôi đã hẹn năm xưa." Nhưng ông không thấy cô đâu.
Trên ghế đá, chỉ còn lại tập thơ Tagore, gió đã lật cái bìa sang một bên. Những tia nắng cuối vội vàng ghé xuống đọc trộm đôi dòng:
[i]What shall I bring you?
A light?
A lamp from a secret corner of my silent house[/i]? (*)
----
(*)Tagore, Rabindranath
CV[/font]1623
Feb 6, 2009
Gấp mấy lần?
Trong giờ học sinh lý người, một nữ sinh mất trật tự nhiều lần. Ông giáo đã nhắc nhở nhưng không được, tức quá bèn quát: "Này em kia, tôi sẽ đuổi ra khỏi lớp nếu em không trả lời được câu hỏi sau đây". - Bộ phận nào trong cơ thể người lúc bé nhất và lúc to nhất có thể tích gấp bảy lần?" Cô học trò suy nghĩ rồi đỏ mặt ấp úng không trả lời, chỉ cười "hi hi hi..." Ông giáo: "Sao không trả lời đi còn cười gì?" Cô học trò lại cười tiếp: "hi hi hi ..." Ông giáo nổi giận lớn tiếng: "Đủ rồi! Trước khi ra khỏi lớp, em nghe câu trả lời đây. Đó là phổi, khi ta hít vào và thở ra thể tích chênh nhau gấp bảy lần. Còn cái "hi hi hi..." của cô chỉ có ba lần thôi"! |
Feb 5, 2009
Định nghĩa chiến tranh
Một chàng trai trẻ bị điều đi lính, hỏi vị sĩ quan quân đội:
- Tại sao họ lại bắt tôi phải đánh nhau với một người ở đất nước khác, một người mà ngay cả mặt anh ta tôi cũng không biết nữa?
Vị sĩ quan nghe xong liền giải thích:
- Họ không buộc anh phải đánh nhau với những người khác... Họ cũng không yêu cầu anh đánh nhau với những người khác. Chỉ đơn giản là họ cho anh mặc quân phục, đưa anh đến một chỗ khác và đặt vào tay anh một khẩu súng. Sau đó họ đưa anh đến chiến trường đối mặt với kẻ thù, người đó cũng có một khẩu súng... rồi họ để anh tự quyết định...2501
Feb 4, 2009
Nên ăn cá
Mark Twain trả lại bản thảo cho một tác giả trẻ với lời nhận xét sau:
"Bạn thân mến, các thầy thuốc danh tiếng khuyên những người làm việc trí óc nên ăn cá, vì thực phẩm này bồi dưỡng tủy não bằng chất đạm của nó. Trong lĩnh vực này tôi không thạo lắm vì thế tôi không biết bạn nên ăn bao nhiêu cá. Nhưng qua bản thảo bạn gửi cho tôi, tôi cho rằng đối với bạn hai con cá voi cỡ vừa không phải là một lượng quá đáng!"2458
Âm Thanh Im Lặng
Cuối giờ, vị giáo sư đi xuống hàng ghế sinh viên, giọng không phải để giảng bài: Tôi có một cuộc chơi, trò nào muốn chơi thì ghi tên.
Cuộc chơi của thầy dạy môn Tự động hoá là "khám" sức khoẻ của máy bằng cách "nghe" tiếng máy chạy.
Thật hấp dẫn.
Với lũ trò quỷ sứ tuổi chưa đủ mười chín, nghe đến "chơi" đã muốn nhảy vào, lúc đầu người thầy già có được một danh sách tên trò phiến âm dài dằng dặc.
Nhưng rồi đám học trò dần dần bỏ thầy lại cùng với cuộc "chơi" ù đầu, mờ mắt sau nhũng buổi học đã kéo dài đến tám chín tiếng đồng hồ.
Thầy có vẻ không vui. Ông buồn rầu nói với chúng tôi: "Nghe" máy khó lắm các em ạ.
********
Chúng tôi đã trả xong bài thi cuối cùng của thời sinh viên.
Chúng tôi đến từ biệt thầy giữa lúc ông đang mải mê "nghe " máy....
********
Chúng tôi về nước. Thời điểm đó ngành tự động hoá chưa được quan tâm, thế là đành phân tán, mỗi người một nghề trái tay, nhưng các bạn tôi ít nhiều đều "dính" đến máy.
Riêng tôi "phiêu bạt" sang một nghề khác hẳn: Nghề viết... Tôi cũng chẳng hiểu sao ...
Người ta thường nói đó là số phận.
Tôi cũng đành biết thế. Vì tôi chưa gặp mặt số phận một lần nào để có thể nhận diện được nó.
********
Là học trò thầy nên tôi dám chắc thầy đã không bằng lòng khi biết tôi bỏ nghề, cái nghề mà thầy đã dầy công dìu dắt chúng tôi. Có lẽ thầy cho là tôi đang theo một nghề quá mơ hồ, quá dễ dàng so với bộ môn khoa học chính xác mà tôi đã yêu và đã được dạy dỗ.
Tôi đã phụ công thầy.
Sau lá thư tôi báo với thầy tôi đã chuyển sang nghề viết, thầy không trả lời thư tôi nữa....
********
Quá trình tập "nghe" máy đã giúp tôi rất nhiều trong nghiệp viết. Sự tập trung tinh thần và giác quan cao độ khi "nghe" máy đã tạo cho tôi một thói quen rất cần thiết trong khi lắng nghe cỗ máy tâm hồn con người.
Và có lẽ thầy cũng khó ngờ rằng chính thời gian gần máy đã đóng góp rất nhiều cho việc ra đời những truyện mini của tôi.
Và cũng không hiểu sao tôi cứ nghĩ là mình vẫn đang tiếp tục cuộc "chơi" của thầy....
Tôi đã nghe, lắng nghe rất nhiều. Càng ngày, qua nhiều thất bại, tôi càng hiểu ra rằng việc "nghe" người còn khó khăn hơn "nghe" máy hàng nghìn vạn lần.
Máy cũng có thể nhiễu nhưng chúng thật thà và không biết nói dối.
Rồi tôi bắt đầu tập nghe "âm thanh", thứ "âm thanh" mà tự vị quen gọi là sự im lặng.
Một cỗ máy im lặng là một cỗ máy chết.
Nhưng âm thanh im lặng của con người hình như nhiều khi còn "sống động", còn "nói" được nhiều hơn lời nói.
Ðã mấy lần trong cuộc đời người mẹ nói được thành lời tình mẫu tử đại dương mênh mông của mình?
Có bao nhiêu cặp tình nhân đến lúc xuôi tay vẫn chỉ nói yêu nhau bằng lời mắt?
Và sự khinh bỉ tột cùng nhiều khi cũng chỉ có thể nói bằng âm thanh của lặng im....
Sau nhiều năm không nhận được tin thầy, tôi bỗng thấy cần phải viết thư cho người thầy già năm xưa.
Thầy còn sống hay đã mất?
Thầy còn ở địa chỉ cũ?
Tôi không cần biết.
Tôi chỉ biết cần phải viết cho thầy.
********
Rồi tôi nhận được một bức thư vẫn với nét chữ quen thuộc nhưng như run rẩy hơn, xót xa hơn: "Thầy cảm ơn em vẫn nghĩ đến thầy. Em đã giúp thầy hiểu thêm nhiều điều. Thầy rất tâm đắc với nhận xét của em: Thật ra không có sự im lặng. Chỉ có những âm thanh ở những tần số đặc biệt mà do những điều kiện hạn chế nhất định mình không "nghe" thấy được. Ðó là bi kịch của con người..."
********
Gần đây tôi mới biết thầy hiện sống cô độc sau cuộc chia tay với người vợ mấy chục năm im lặng sống bên người chồng chỉ biết đến giảng đường và phòng thí nghiệm.
Không hiểu có phải vì thầy đã không "bắt" được tần số âm thanh im lặng của người đàn bà ấy????
126
Feb 3, 2009
Người Hóa Cá
Thái, người trên bốn mươi, làm một chức sở trưởng sở tại Phủ đường Khiêm Chương ở Tứ Xuyên. Phủ quan là một người họ Chu, đồng liêu với ông ta là hai viên phụ tá Lê và Bạch. Mùa thu năm 758, Thái bị ốm kịch liệt. Chàng bị sốt rét kinh khủng, gia đình chàng tốn công chạy thầy, chạy thuốc cũng đều vô ích. Tới ngày thứ Bảy, chàng mê man bất tỉnh, nằm trở như vậy hàng bao nhiêu ngày. Bè bạn và gia đình cầm chắc là chàng sẽ chết. Mới đầu, chàng thấy khát và còn nói được đòi nước uống, về sau chàng mê man thiêm thiếp không ăn uống được gì cả. Chàng cứ ngủ li bì cho tới ngày thứ hai mươi thì bổng nhiên chàng ngáp một cái và ngồi dậy.
Chàng hỏi vợ:
- Ta ngủ được bao lâu rồi?
- Độ ba tuần.
- Phải, chắc là lâu như vậy. Nàng đi tìm các bạn đồng liêu của ta, bảo họ rằng ta đã khỏi bệnh rồi. Hỏi xem họ có ăn gỏi cá chép và giờ khắc này không. Nếu có ăn, bảo họ phải bỏ bữa ăn ngay. Ta có việc muốn bàn với họ. Gọi thằng hầu Chương tới phủ đường. Ta muốn gặp cả nó nữa.
Tên hầu được phái tới phủ đường. Nó thấy quả thật các quan chức đương dùng cơm trưa, và có một đĩa gỏi cá chép nóng hổi, khói lên nghi ngút. Tên hầu đưa thư cho mấy ông đó và mọi người đồng ý đến nhà Thái, họ sung sướng nghe tin bạn đã khỏi bệnh.
Thái hỏi:
- Có phải các bác đã sai thằng hầu Chương mua cá không?
- Có, chúng tôi sai nó.
Thái ngoảnh lại nhìn Chương và hỏi nó:
- Có phải nhà người đã mua cá ở nhà lão chài Triệu Cao, và có phải lão ta từ chối không bán cho nhà ngươi con cá lớn không? Đừng ngắt lời ta. Nhà người thấy con cá chép lớn giấu trong cái thùng nhỏ có phủ bèo, rồi nhà ngươi mua con cá, nhưng nổi giận vì lão chài đã nói dối nên bắt lão đi theo. Khi nhà ngươi đi vào phủ đường, người viên chức thu thuế ngồi ở phía tây, đương đánh cờ. Đúng vậy không? Rồi nhà ngươi đi lên sảnh đường, nhà người trông thấy Chu Phủ quan và Lê Phụ tá đương đánh bài, còn Bạch thì đương ngồi xem, miệng bỏm bẻm nhai lê. Nhà ngươi trình với Bạch về lão chài, rồi Bạch đá cho lão ta một cái lăn chiêng xuống sân. Rồi thì nhà ngươi mang cá xuống bếp, tên đầu bếp Hoàng Triết Lương mổ nó làm bữa trưa. Có phải đúng là sự việc xảy ra như vậy không?
Mọi người hỏi Chương và ai nấy hỏi lại lẫn nhau, và thấy rằng mọi chi tiết đều đúng vậy. Kinh ngạc quá, họ hỏi Thái làm cách nào mà biết hết được như vậy, và đây là câu chuyện ông ta kể cho các bạn nghe:
Khi tôi bị ốm, tôi sốt nóng kinh khủng, như các bác biết. Không chịu được cơn nóng dữ dội, tôi mê man đi, nhưng cái cảm giác nóng sốt vẫn còn và tôi tự hỏi làm cách nào cho bớt nóng đi. Tôi nghĩ đến việc đi dạo chơi trên một bờ sống tuyệt đẹp, rồi cầm một cây trượng và ra đi. Vừa ra khỏi thành là tôi đã thấy ngay không khí mát mẻ hơn lên, tôi cảm thấy dễ chịu ngay tức thì. Tôi thấy khí nóng từ các mái nhà bốc lên và tôi thấy khoan khoái đã bỏ xa chúng ở lại phía sau mình. Tôi đi về phía chân đồi, nơi đó Đông Hồ nối liền với sông.
Tới bờ hồ, nghỉ ngơi trên bờ dưới cây dương liễu. Non nước xanh lơ sao mà quyến rũ thế. Một cơn gió nam nhẹ nhàng thổi qua mặt nước làm cho nước gợn lên như vẩy cá, do đó, tôi có thể theo dõi rõ ràng cử động và phương hướng của gió nam trên mặt hồ. Cảnh vật đều im lặng và bình thản. Bổng tôi ao ước được tắm một cái. Tôi quen thói bơi lội như một đứa trẻ con, nhưng từ lâu lắm tôi không tắm ở trong hồ. Tôi cởi bỏ quần áo và nhào xuống nước, tôi thấy cảm giác mê ly khi nước bao bọc và mơn trớn thân mình và chân tay tôi. Tôi ngụp lặn ướng nước nhiều lần, thấy khoan khoái vô cùng. Tôi chỉ còn nhớ là lúc đó tôi nghĩ rằng: "Thương thay cho Bạch cho Lê và Chu, và tất cả bè bạn cả ngày chúi mũi trong công đường. Ước gì ta được hóa thành con cá một lát để khỏi lôi thôi vướng víu trát với niêm, với công văn, tài liệu. Ta sẽ khoan khoái chừng nào nếu mà ta hóa thành con cá bơi ngày, bơi đêm với nước, chung quanh ta chỉ thấy nước thôi."
Một con cá bơi tới chân ta lúc đó nói ngay rằng:
- Tôi tưởng điều đó dễ làm lắm. Ông có thể hóa cá suốt đời như tôi đây, nếu ông muốn vậy. Tôi có thể giúp ông việc đó được chăng?
- Nếu ngươi có lòng tốt như vậy, ta lấy làm cảm kích vô cùng. Tên ta là Thái Vệ, hiện làm trưởng sở ở phủ lỵ. Bảo với đồng loại ngươi rằng ta rất lấy làm hân hạnh được đổi ngôi vị với bất cứ một người nào trong bọn họ. Chỉ cần cho ta được bơi lội và bơi lội mãi thôi.
Con cá bỏ đi một lát rồi trở lại với một người đầu như đầu cá, người này cỡi trên một con Oa Oa - các bác biết đó, giống vật có bốn chân, sống dưới nước nhưng có thể trèo cây được, khi người ta bắt nó hay giết nó, nó kêu như tiếng trẻ con khóc vậy. Người đầu cá này tới với một đoàn tùy tùng độ mười hai con cá cùng một loại, y đọc chiếu chỉ của vua Thủy Tề. Các bác hãy tin tôi đi, chiếu đã được thảo bằng lối văn xuôi diễm lệ, chiếu đó bắt đầu như sau:
"Con người, một sinh vật trên đất có những lề lối khác biệt với thủy tộc. Chừng nào con người còn giữ hình thể của mình, y không thể tiến bộ mau lẹ ở dưới nước được. Trưởng sở Thái Vệ có một tâm hồn cao cả và sâu sắc, đã đi tìm sự thư thái và siêu thoát ở một đời sống Tự do. Bất mãn và buồn phiền vì những công việc quan, y mơ tưởng đến lạch sông, đáy hồ nước trong xanh mát mẻ, mơ tưởng tới thú tự do và tháng ngày vô tận cùng các trò du hí ở thủy quốc chúng ta. Ước vọng trở thành thần dân thủy tộc của y từ đây được chấp thuận. Y sẽ được làm một con cá chép nâu và được phái tới Đông Hồ làm nơi cư ngụ thường nhật. Than ôi! Đời sống của thủy tộc ở sông và biển có vô vàn sự cám dỗ và cạm bẩy. Có kẻ đã ngốc nghếch cản phá tàu bè; có kẻ vì thiếu từng trải và không kềm chế nổi lòng mình đã bị mắc bẩy, bị bắt bởi đủ các loại dụng cụ của loài người. Không có ở đâu chân lý được rõ ràng bằng dưới nước rằng sự thận trọng là sự bảo đảm tốt nhất cho một đời sống lâu dài. Chúc cho ngươi cư sử khéo léo và
đường hoàng, hợp với phong độ cao cả của loài thủy tộc mà ngươi được may mắn làm một thần dân mới. Ngươi hãy làm một con cá khôn ngoan!"
Vừa nghe chiếu chỉ, tôi vừa thấy mình biến đổi thành một con cá, mình tôi được phủ một lớp vẩy đẹp, óng ánh. Sung sướng với sự thay đổi đó, tôi bơi lội ung dung thoải mái, ngoi lên mặt nước rồi lặn xuống tùy theo ý thích với sự cử động nhẹ nhàng của những vây của tôi. Tôi ngoi ra sông, tôi thám hiểm tất cả những hang hốc ở bờ và mọi nguồn, mọi suối, nhưng bao giờ tối đến tôi cũng trở về hồ.
Tuy vậy, một ngày kia, tôi bị đói ghê gớm không thể kiếm được thức gì ăn. Tôi nhìn thấy Triệu Cao quăng cần câu xuống và đợi bắt tôi. Trông con mồi ngon lành cám dỗ quá, hai mang tôi cứ việc chảy rãi ra. Tôi rõ ràng đó là một vật ghê gớm mà tôi rất sợ không dám đụng vào, nhưng tôi cảm thấy đó chính là thứ tôi cần, và tôi không thể tưởng tượng thứ gì khoái hơn nó được đối với miệng tôi. Rồi thì tôi nghĩ tới những lời căn dặn cẩn trọng và tôi bỏ đi, với một sự kiềm chế lớn lao, tôi bơi đi nơi khác.
Nhưng một cái đói kinh khủng vò xé lòng tôi, và tôi không thể chịu đựng được nữa. Tôi tự nhủ lòng: "Mình biết Triệu Cao, và lão ta cũng biết mình. Chắc lão không dám giết mình đâu. Nếu bị bắt, mình sẽ bảo lão mang mình về phủ đường!"
Tôi quay trở lại đớp ngay lấy con mồi, và tôi bị tóm cổ, tất nhiên vậy. Tôi chống cự và vùng vẫy nhưng Triệu Cao lôi tôi lên, môi dưới tôi đẫm máu, thế là tôi đành chịu. Khi lão ta sắp nâng tôi lên, tôi kêu:
- Triệu Cao, Triệu Cao, nghe ta đây! Ta là Thái Vệ, trưởng sở đây! Nhà ngươi sẽ bị tội về việc này đó!
Triệu Cao không nghe thấy lời nói của tôi, lão luồn một sợi dây gai vào mép tôi và quăng tôi vào một cái thùng có phủ bèo.
Tôi nằm đó chờ đợi. Một lát sau, hình như để đáp lại lời cầu khẩn của tôi, Chương từ phủ đường của ta tới. Tôi nghe thấy câu chuyện trong đó Triệu Cao từ chối không bán cho Chương con cá lớn. Vậy mà y cũng nhìn thấy tôi, lôi tôi ra khỏi cái thùng, tôi bị xách tòn ten bởi sợi dây, thật là nguy hiểm.
- Chương, sao mi dám như vậy? Ta là chủ của mi đây. Ta là trưởng sở Thái đây, ta chỉ nhất thời đội lốt cá thôi. Lại đây, bái yết ta đi!
Nhưng Chương không nghe lời tôi, hoặc là có nghe thấy mà cố lờ đi. Tôi gào to thất thanh lên, vùng vẫy lăn lộn mãi nhưng tất cả đều vô hiệu quả.
Khi tôi vào cổng, tôi thấy các viên chức đang đánh cờ gần cửa lớn, tôi kêu lớn lên gọi họ, nói cho họ biết tôi là ai. Tôi lại bị lờ đi. Một viên chức trong bọn họ reo lên:
- A ha! Đẹp đẽ biết bao! Nó phải cân tới ba cân rưỡi.
Các bạn hãy tưởng tượng xem tôi uất ức như thế nào!
Trong sảnh đường, tôi nhìn thấy các bác, như tôi đã kể lại một khắc trước đây. Chương trình với các bác về việc Triệu Cao giấu cá lớn, toan bán nguyên cá nhỏ thế nào, rồi Bạch cáu quá đá một cái thật mạnh vào lão ta, các bác đều khoái trá vì con cá lớn.
- Đem nó vào cho thằng bếp. Bảo nó làm một dĩa gỏi cá chép thật ngon, cho hành, cho nấm, và trộn chút rượu nhé!
Tôi tưởng như là Bạch nói câu đó. Tôi bảo với tất cả các bác:
- Các bạn đồng liêu ơi, đợi một chút đã. Nghe lời tôi đây. Thật là cả một sự lầm lẫn. Tôi là Thái đây. Các bác phải biết tôi chứ. Các bác không thể giết tôi được. Sao các bác lại tàn ác như vậy được?
Tôi cứ phản đối hoài, cãi hoài.
Tôi thấy cãi cũng vô ích vì các bác đều điếc cả. Tôi nhìn các bác với cặp mắt van lơn cầu khẩn, miệng tôi há ra cầu xin tha thiết:
- Hành, nấm và một chút rượu trộn! Sao cái lũ quỷ quái vô lương tâm này nỡ đối xử với bạn của họ như vậy!
Tôi tự nghĩ thế, nhưng tôi không thể làm gì được cả.
Rồi Chương xách tôi vào bếp. Thằng đầu bếp trợn to mắt ra mà nhìn tôi. Mặt nó tươi lên khi nó mài con dao, và đặt tôi lên cái thớt.
- Hoàng Triết Lương! Mi là tên bếp của ta! Chớ có giết ta! Ta xin mi đó!
Hoàng Triết Lương nắm chặt lấy mình tôi. Tôi thấy ánh dao sáng loáng sắp bổ xuống đầu tôi. Phập, lưỡi dao đã hạ xuống, và vừa lúc đó tôi tỉnh dậy.
Nghe chuyện đó, bạn bè của Thái rất xúc động và càng kinh dị hơn vì những điều mà chàng nói với họ đều đúng sự thật từng chi tiết một. Có người nói rằng họ nhìn thấy miệng con cá động đậy nhưng không ai nghe thấy một lời nào cả. Từ đó trở đi, Thái hoàn toàn bình phục, và bạn bè của chàng mãi cho tới già không dám ăn thịt cá chép nữa.
Feb 2, 2009
Ghen Bậy
Vợ chồng nhà nọ mới cưới, anh chồng có tính hay ghen. Hôm nào anh ta ở nhà thì không sao, còn tối nào anh ta đi vắng, bao giờ cũng lấy tro rải ra nền nhà, từ cửa buồng cho đến giường vợ.
Một hôm, anh ta đi thăm bạn, định ngủ lại nhà bạn nhưng rồi quá nửa đ
Sáng ra nhìn thấy có dấu chân, quên phắt là dấu chân mình, nghi vợ đưa tình nhân vào giường, chẳng nói chẳng rằng, liền lôi vợ ra đánh, vừa đánh vừa hỏi:
Dấu chân thằng nào đây?
Lúc đầu chị vợ còn im, sau đau quá nói:
Dấu chân thằng chó đấy! Đi thăm bạn còn mò về ngủ đây!
2858
Chiếc Lá Cuối Cùng (B)
Chiếc Lá Cuối Cùng (B)
The Last Leaf của O. Henry
Nguyễn Cao Nguyên dịch
Tại một quận nhỏ nằm về hướng tây công trường Washington, đường sá chạy rối loạn, quanh co, tròng tréo nhau tạo thành nhiều khu nhỏ, thường được gọi là những "cái ổ". Những "cái ổ" này cong lượn, hình thù thật kỳ dị. Một con đường cứ tự cắt mình ra một hoặc hai lần. Có chàng nghệ sĩ phát ngôn rằng đường sá như vậy cũng có cái... lợi của nó. Giả sử như có một tên đòi nợ đến thu tiền cọ tiền sơn các thân chủ họa sĩ ở đây, lòng vòng qua những con đường như vậy cuối cùng chỉ để tìm thấy chính... mình, với hai bàn tay không.
Vì vậy mà các nghệ sĩ tìm đến, lang thang trong cái làng cổ Greenwich để tìm thuê những căn nhà có những chiếc cổng xây theo kiểu kiểu Hà Lan từ thế kỷ thứ mười tám, cửa sổ quay về hướng bắc với giá thuê thật hạ Rồi họ mang vào những chiếc thùng bằng thiết, vài cái dĩa mòn lỉn kiếm được ở Đại Lộ Thứ Sáu và cứ như vậy cái làng cổ mặc nhiên trở thành một "thuộc địa" của đám nghệ sĩ.
Sue và Johnsy có một xưỡng vẽ ở lầu trên cùng của một căn nhà gạch ba từng thấp lè tè. Johnsy là tên gọi ở nhà của Joanna. Một người từ Main, một người từ California, họ gặp nhau tại quán cơm bình dân trên đường Số Tám, cùng yêu thích hội họa, cùng mê món rau díp trộn, tương đắc đến nỗi cột tay áo mướn chung với nhau một xưởng vẽ.
Đó là hồi tháng Năm. Vào tháng mười một thì trời phái một ông khách lạnh lùng mà các ngài bác sĩ thường gọi là Bệnh Viêm Phổi đến khủng bố khu "thuộc địa", thò cái bàn tay lạnh ngắt, sờ chỗ này một chút, vỗ chỗ kia một phát. Khu vực phía đông bị ảnh hưởng nặng nề với khá nhiều người bệnh, nhưng bước chân của ông khách chậm dần khi bước vào cái mê cung chật hẹp rêu phong của khu "thuộc địa"
Ông khách Viêm Phổi không phải là hạng người mà bạn thường gọi là ông bạn già hào hiệp. Cô Johnsy gốc Cali nhỏ bé, liễu yếu đó thật ra không phải là đối thủ xứng tay của lão già tay đỏ điếm đàng, nhưng lão vẫn đập cô ta tận tình. Vì vậy mà cô gái nằm xụi lơ, bất động trên chiếc giường sắt, mắt nhìn vào bức tường gạch của căn nhà kế cận xuyên qua khung cửa sổ nhỏ.
Một bữa sáng nọ, ông bác sĩ mời Sue ra ngoài hành lang, nhướng đôi mày rậm:
"Cô ta chỉ có chừng một phần..., để coi, phần mười cơ hội sống sót" Vừa nói ông vừa rảy rảy cái nhiệt độ kế. "Đó là vì cô ta không có chí cầu sinh. Cái cảnh bệnh nhân sắp hàng chờ chết chớ không chịu uống thuốc chắc phải làm cho các thầy chế thuốc xấu hổ. Cô bạn nhỏ của cô đã hạ quyết tâm không chịu bình phục rồi. Cô ta có mơ ước gì trong đầu không?"
Sue đáp:
"Cô ấy... muốn một ngày nào đó sẽ vẽ Vịnh Naples."
"Vẽ? Chậc! Cô ta có một cái gì đáng giá hơn trong đầu để nghĩ tới không, một người đàn ông chẳng hạn?"
"Đàn ông?" Sue lập lại với một giọng mũi khịt khịt. "Đàn ông mà đáng giá thật..., à... không, thưa bác sĩ, không có những chuyện như vậy."
"Chà, như vậy thì tệ thật!" Bác sĩ nói. "Tôi sẽ rán hết sức làm những gì mà khoa học có thể làm được. Nhưng hễ khi nào bệnh nhân của tôi bắt đầu nghĩ tới chiếc xe chở quan tài và đám đô tùy thì tôi trừ đi một nửa cái hiệu quả của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy thắc mắc một chút gì về mùa đông năm tới thì tôi có thể hứa với cô là cái cơ hội sống sót là một trên năm, còn không thì một trên mười."
Sau khi ông bác sĩ bỏ đi, Sue trở vào phòng làm việc và khóc đến nhão chiếc khăn giấy Nhật Bản. Sau đó cô vác cái giá vẽ vào phòng Johnsy, miệng ba hoa những câu bông đùa chọc vui.
Johnsy nằm im lìm bất động dưới tấm chăn phủ giường, mặt hướng về phía cửa sổ. Ngỡ là bạn đang ngủ, Sue ngưng những lời đùa giỡn.
Cô ta sắp xếp giá vẽ và bắt đầu minh họa cho một truyện đăng báo. Những họa sĩ trẻ dọn đường đến với nghệ thuật bằng cách minh họa cho các truyện trên báo, cũng như các nhà văn trẻ dọn đường đến với văn chương bằng ngòi bút.
Lúc Sue đang mặc áo quần, mang mắt kiếng cho một nhân vật anh hùng, một chàng kỵ sĩ miền Idaho, thì cô nghe một thứ âm thanh rầm rì, lập đi lập lại nhiều lần. Cô ta chạy vội lại bên giường người bệnh.
Johnsy đang mở tròn mắt, nhìn ra ngoài cửa sổ và đếm. Đếm ngược.
"Mười hai." một lát sau "Mười một", "Mười", rồi "Chín"; rồi "Tám" và "Bảy" gần như liền nhau.
Sue nhìn ra ngoài cửa sổ với vẻ bồn chồn lo lắng. Có gì ở ngoài đó để đếm đâu? Chỉ có một khoảng sân trống trơn buồn thảm và cái tường gạch của căn nhà cách đó hai mươi thước. Một giây nho già, thật già, gân guốc và cằn cỗi bò lên gần nửa bức tường. Những cơn gió lạnh mùa thu vừa qua làm lá rụng gần hết chỉ còn trơ lại mấy nhánh bám lủng lẳng vào bức tường gạch đổ nát.
Sue hỏi:
"Đếm gì vậy, nhỏ?"
"Sáu." Johnsy nói, gần như thì thầm. "Nó bắt đầu rụng nhanh rồi. Ba ngày trước còn cả trăm, làm mình đếm đến nhức đầu. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Lại một chiếc nữa rụng kìa. Chỉ còn có năm chiếc."
"Năm chiếc gì hở nhỏ? Nói cho Sudie biết với."
"Lá! Lá trên giây nho. Khi chiếc lá nho cuối cùng rơi xuống thì mình cũng sẽ đi luôn. Mình nghiệm ra điều đó ba hôm rồi. Bác sĩ không nói cho bạn biết như vậy sao?"
"Ồ, mình chưa bao giờ nghe được những chuyện vô lý như vậy." Sue gắt bạn, giọng pha một chút giễu cợt. "Cái giây nho già đó thì có liên quan gì đến sức khỏe của bạn? Bạn thường vẫn thích cái giây nho đó lắm mà, cái cô hư này. Đừng có suy nghĩ dại dột như vậy. Ồ, hồi sáng này bác sĩ nói là bạn có nhiều cơ hội bình phục lắm, để nhớ chính xác coi ổng nói sao, ổng nói, mười ăn một. Như vậy thì chắc ăn như bắp rồi, chắc ăn như mình chạy xe trên đường phố hay đi bộ qua các cao ốc ở New York vậy. Thôi, rán ăn chút súp nhá, rồi để cho con nhỏ Sudie này tiếp tục vẽ tranh bán kiếm chút tiền còm mua rượu cho con đang bệnh, mua thịt heo xay về ăn cho đỡ đói nhá."
"Bạn không cần phải mua thêm rượu nho." Johnsy nói mà mắt vẫn dán chặt ra ngoài cửa sổ. "Một chiếc nữa rụng. Không, mình không muốn ăn súp đâu. Vậy là chỉ còn lại bốn chiếc. Mình muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi trước khi trời tối. Rồi mình sẽ đi theo..."
Sue cúi xuống bên mình Johnsy:
"Johnsy, nhắm mắt lại và hứa là sẽ không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa cho đến khi nào mình vẽ xong. Mình phải nộp mấy bản vẽ này vào ngày mai. Mình cần chút ánh sáng, nếu không thì bức tranh sẽ tối hù."
Johnsy hỏi, vẻ lạnh lùng:
"Bạn không vẽ ở phòng khác được à?"
"Mình cần phải ở đây với bạn." Sue đáp. "Ngoài ra, mình không muốn bạn cứ nhìn vào mấy cái lá nho chết tiệt đó."
"Vẽ xong thì nhớ cho biết liền." Johnsy nói và nhắm mắt lại, nằm bất động như một bức tượng bị đổ. "Tại mình muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi xuống. Mình chờ mệt quá rồi. Mình suy nghĩ mệt quá rồi. Mình muốn buông xuôi tất cả, để cho nó cứ tự do rơi xuống, rơi xuống như những chiếc lá tội nghiệp kia."
"Rán ngủ đi." Sue nói. "Mình phải kêu ông Behrman lên ngồi làm mẫu một người thợ mỏ nghèo. Mình sẽ đi chừng một phút. Đừng cử động gì cả cho đến khi mình trở lại, nhé."
Lão Behrman là một họa sĩ ở ngay dưới tầng trệt. Lão đã quá sáu mươi tuổi, có một bộ râu chảy dài từ một cái đầu to tướng xuống một thân hình nhỏ thó giống như bộ râu dài của thánh Moses trong tranh của Michael Angelo. Behrman là một nghệ sĩ thất bại. Lão cầm cọ đã bốn mươi năm rồi mà chẳng vẽ được một bức tranh nào cho ra hồn. Lúc nào lão cũng làm như sắp sửa thực hiện một tác phẩm lớn, nhưng thực sự chưa bao giờ bắt tay vào việc. Suốt mấy năm liền lão chẳng vẽ vời gì ngoài một vài bức tranh quảng cáo lem nhem. Lão kiếm sống bằng nghề làm người mẫu cho các họa sĩ trẻ trong khu thuộc địa vì các họa sĩ trẻ này không đủ tiền mướn các người mẫu chuyên nghiệp. Lão uống rượu như hũ chìm, và nói hoài về cái tác phẩm lớn sắp hoàn thành của mình. Đối với nhiều người thì lão là một lão già nhỏ con mà gân lắm, thường mạt sát thậm tệ cái tánh ủy mị yếu đuối của người khác và tự coi mình như một người dẫn dắt, bảo vệ hai cô họa sĩ trẻ trong cái xưỡng vẽ trên lầu.
Sue tìm thấy lão Behrman trong căn phòng nhỏ tối hù của lão ở lầu dưới, người nồng nặc mùi rượu dâu. Trong một góc phòng, tấm vải trên khung vẽ vẫn còn trống trơn nằm chờ hơn hai mươi năm rồi đường cọ đầu tiên của cái tác phẩm lớn của lão. Cô kể cho lão nghe về sự tưởng tượng lạ lùng của Johnsy, về nỗi lo là cô ta vốn đã mong manh, yếu đuối, khi nghị lực của cô cạn đi rồi thì cô sẽ trôi tuột đi như chiếc lá lìa cành.
Lão Behrman, cặp mắt đỏ ngầu chiếu thẳng ra trước, la lên với vẻ chế nhạo, khinh bỉ cái óc tưởng tượng ngu ngốc đó.
"Dà." Lão khóc. "Thế dan có người ngu nào nghĩ như con nhỏ đó là mình sẽ chít theo những chiếc lá nho khi nó lìa cành không? Lão chưa từng nghe chiện đó bao giờ. Không, Lão không làm cái người mẫu khổ hạnh ngu ngốc đó cho cô đâu, hiểu chưa. Sao cô lại để cho những chiện ngu xuẩn như dậy chạy dô đầu con nhỏ đó như dậy hả? Ờ, cái con nhỏ Johnsy tội nghiệp."
"Cô ta bệnh nặng và yếu lắm." Sue đáp. "Cơn sốt làm cho tâm trí cô ta trở nên hổn loạn, tưởng tượng ra những việc hoang đường. Được rồi. Ông Mehrman, nếu ông không muốn làm người mẫu cho tôi thì cũng không sao. Tôi biết ông chỉ là một lão già khó tánh, ba hoa, ngồi lê đôi mách."
"Cô đúng là cái giống đờn bà!" Lão Behrman la lên. "Ai nói là lão không chịu ngồi mẫu? Đi đi. Lão sẽ lên gặp cô. Suốt nửa tiếng đồng hồ vừa rồi lão đã giải thích là lão sẳn sàng ngồi mẫu mà. Dà, đây đâu phải là chỗ cho những người tốt như cô Johnsy nằm bịnh chớ. Một ngày nào đó lão sẽ dẽ xong tác phẩm lớn, rồi chúng ta sẽ rời bỏ chỗ này. Dà, đúng dậy."
Lúc hai người lên đến nơi thì Johnsy đang ngủ. Sue kéo tấm màn cửa sổ cho kín lại và ra dấu cho lão Behrman sang phòng kế. Cả hai cùng lo lắng nhìn mấy cọng giây nho bên ngoài cửa sổ. Rồi cả hai cùng nhìn nhau một lúc lâu không nói lời nào. Trời mưa dai dẳng và có chút tuyết rơi. Lão Behrman trong chiếc áo xanh cũ kỷ, bắt đầu ngồi lên trên cái ấm nước đặt lộn ngược giả làm tảng đá để làm mẫu một người thợ mỏ nghèo khó.
Sáng hôm sau, khi Sue thức dậy sau chừng một giờ ngủ mê, cô bắt gặp Johnsy với cặp mắt mở lớn, đờ đẫn đang nhìn chăm chăm vào một cái bóng màu xanh.
"Kéo cửa sổ lên. Mình muốn nhìn một chút." Cô thì thầm ra lệnh.
Sue làm theo một cách uể oải.
Nhưng, ô kìa, sau một cơn mưa dữ dội và những cơn gió vật vả suốt đêm dài, một chiếc lá nho vẫn còn hiện rõ mồn một trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá nho cuối cùng còn sót lại. Cuống lá vẫn còn cái màu xanh đậm nhưng ven rìa lá răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, treo lơ lững như thách đố trên một giây nho cách mặt đất chừng hai chục thước.
"Đó là chiếc lá cuối cùng." Johnsy nói. "Mình cứ tưởng nó chắc phải rụng hồi đêm rồi. Mình nghe gió dữ lắm. Chắc nó sẽ rụng trong ngày hôm nay và mình cũng sẽ rụng theo."
"Nhỏ, nhỏ ơi." Sue vừa nói vừa dúi khuôn mặt mệt mõi của mình vào chiếc gối. "Nếu bạn không muốn nghĩ đến bản thân mình thì xin hãy nghĩ tới Sue đây. Sue phải làm sao đây?"
Nhưng Johnsy không trả lời. Cái sinh vật cô đơn khủng khiếp nhất trên thế gian này phải là cái linh hồn khi đã sẳn sàng đi vào một cuộc hành trình miên viễn, đầy huyền bí. Sự tưởng tượng hoang đường đó dường như càng ám ảnh cô gái mạnh mẽ hơn khi mối liên hệ với bạn bè và với trái đất này của cô cứ lỏng lẽo dần.
Ngày tàn dần, và dù trời nhá nhem tranh tối tranh sáng, họ vẫn có thể nhìn thấy chiếc lá nho duy nhất còn bám vào cuống giây nổi bật trên bức tường. Rồi đêm đến và những cơn gió bắc lụn dần, trong khi cơn mưa vẫn còn đập vào khung cửa sổ, và rơi lộp bộp dưới mái hiên.
Khi trời vừa hừng sáng, Johnsy thẩn thờ đòi kéo tấm màn che lên.
Chiếc lá vẫn còn đó.
Johnsy nằm yên lặng nhìn một lúc khá lâu. Rồi cô cất tiếng gọi Sue đang khuấy nồi súp gà trên cái lò gas.
"Mình thật là hư quá, Sudie ạ." Johnsy nói. "Một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng kia không chịu rụng làm mình cảm thấy xấu hổ quá, mình thật là tệ quá. Muốn chết đi thì quả là một điều ngu xuẩn. Bạn mang cho mình một chút súp đi, một ít sữa có pha chút rượu nho nữa; nhưng khoan, mang cho mình một cái gương nhỏ trước đã, rồi kê giùm mình mấy chiếc gối để mình có thể ngồi dậy nhìn bạn làm bếp."
Một giờ sau cô ta bảo:
"Sudie này, mình hy vọng có ngày sẽ vẽ Vịnh Naples."
Chiều hôm đó bác sĩ đến thăm. Sue cáo lỗi với bạn để đi ra hành lang gặp bác sĩ khi ông ta ra về.
"Có triển vọng tốt." Bác sĩ vừa nói vừa cầm lấy bàn tay gầy guộc và run rẩy của Sue. "Rán chăm sóc thì cô ấy sẽ khỏi. Bây giờ tôi phải đi thăm một bệnh nhân khác dưới lầu, tên là Behrman, nghe nói là một nghệ sĩ gì đó. Cũng bị viêm phổi. Ông ta già, yếu thành ra bị nặng lắm. Không có hy vọng gì; nhưng hôm nay sẽ đưa ông ta vào bệnh viện để được tiện nghi hơn."
Hôm sau bác sĩ bảo Sue:
"Cô ấy qua cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Giờ chỉ cần ăn uống và tịnh dưỡng là đủ."
Chiều hôm đó, Sue đến bên Johnsy đang nằm trên giường bệnh, thắt lại chiếc khăn len quàng cổ màu thật xanh, quàng tay ôm lấy bạn, rồi ôm chiếc gối, tần mần tẩn mẩn...
"Mình có chuyện này muốn nói với bạn, con chuột bạch à." Cô ta nói. "Cụ Behrman đã mất trong bệnh viện ngày hôm nay vì bị viêm phổi. Cụ mắc bệnh chỉ có hai ngày. Hôm đầu tiên ông quản gia tìm thấy cụ nằm trong phòng có vẻ đau đớn lắm. Giày dép, quần áo cụ ướt sũng và lạnh như đá. Họ không tưởng tượng ra được cụ ấy đi đâu, làm gì trong một đêm gió mưa khủng khiếp như vậy. Sau đó họ tìm thấy chiếc đèn lồng vẫn còn cháy sáng, một chiếc thang được kéo lê ra từ trong kho, mấy chiếc cọ còn dính sơn và một hộp sơn pha trộn hai thứ màu xanh và vàng. Và bạn thử nhìn ra ngoài cửa sổ kia, nhìn vào chiếc lá nho cuối cùng trên bức tường đó. Bạn không cảm thấy ngạc nhiên là tại sao nó chẳng lung lay động đậy gì trong cơn gió à? Nhỏ ơi, nó chính là cái tác phẩm lớn của cụ Behrman đó. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm chiếc lá nho cuối cùng rơi xuống."■
**************************************
The Last Leaf
by O. HENRY
In a little district west of Washington Square the streets have run crazy and broken themselves into small strips called "places." These "places" make strange angles and curves. One Street crosses itself a time or two. An artist once discovered a valuable possibility in this street. Suppose a collector with a bill for paints, paper and canvas should, in traversing this route, suddenly meet himself coming back, without a cent having been paid on account!
So, to quaint old Greenwich Village the art people soon came prowling, hunting for north windows and eighteenth-century gables and Dutch attics and low rents. Then they imported some pewter mugs and a chafing dish or two from Sixth Avenue, and became a "colony."
At the top of a squatty, three-story brick Sue and Johnsy had their studio. "Johnsy" was familiar for Joanna. One was from Maine; the other from California. They had met at the table d'hôte of an Eighth Street "Delmonico's," and found their tastes in art, chicory salad and bishop sleeves so congenial that the joint studio resulted.
That was in May. In November a cold, unseen stranger, whom the doctors called Pneumonia, stalked about the colony, touching one here and there with his icy fingers. Over on the east side this ravager strode boldly, smiting his victims by scores, but his feet trod slowly through the maze of the narrow and moss-grown "places."
Mr. Pneumonia was not what you would call a chivalric old gentleman. A mite of a little woman with blood thinned by California zephyrs was hardly fair game for the red-fisted, short-breathed old duffer. But Johnsy he smote; and she lay, scarcely moving, on her painted iron bedstead, looking through the small Dutch window-panes at the blank side of the next brick house.
One morning the busy doctor invited Sue into the hallway with a shaggy, gray eyebrow.
"She has one chance in - let us say, ten," he said, as he shook down the mercury in his clinical thermometer. " And that chance is for her to want to live. This way people have of lining-u on the side of the undertaker makes the entire pharmacopoeia look silly. Your little lady has made up her mind that she's not going to get well. Has she anything on her mind?"
"She - she wanted to paint the Bay of Naples some day." said Sue.
"Paint? - bosh! Has she anything on her mind worth thinking twice - a man for instance?"
"A man?" said Sue, with a jew's-harp twang in her voice. "Is a man worth - but, no, doctor; there is nothing of the kind."
"Well, it is the weakness, then," said the doctor. "I will do all that science, so far as it may filter through my efforts, can accomplish. But whenever my patient begins to count the carriages in her funeral procession I subtract 50 per cent from the curative power of medicines. If you will get her to ask one question about the new winter styles in cloak sleeves I will promise you a one-in-five chance for her, instead of one in ten."
After the doctor had gone Sue went into the workroom and cried a Japanese napkin to a pulp. Then she swaggered into Johnsy's room with her drawing board, whistling ragtime.
Johnsy lay, scarcely making a ripple under the bedclothes, with her face toward the window. Sue stopped whistling, thinking she was asleep.
She arranged her board and began a pen-and-ink drawing to illustrate a magazine story. Young artists must pave their way to Art by drawing pictures for magazine stories that young authors write to pave their way to Literature.
As Sue was sketching a pair of elegant horseshow riding trousers and a monocle of the figure of the hero, an Idaho cowboy, she heard a low sound, several times repeated. She went quickly to the bedside.
Johnsy's eyes were open wide. She was looking out the window and counting - counting backward.
"Twelve," she said, and little later "eleven"; and then "ten," and "nine"; and then "eight" and "seven", almost together.
Sue look solicitously out of the window. What was there to count? There was only a bare, dreary yard to be seen, and the blank side of the brick house twenty feet away. An old, old ivy vine, gnarled and decayed at the roots, climbed half way up the brick wall. The cold breath of autumn had stricken its leaves from the vine until its skeleton branches clung, almost bare, to the crumbling bricks.
"What is it, dear?" asked Sue.
"Six," said Johnsy, in almost a whisper. "They're falling faster now. Three days ago there were almost a hundred. It made my head ache to count them. But now it's easy. There goes another one. There are only five left now."
"Five what, dear? Tell your Sudie."
"Leaves. On the ivy vine. When the last one falls I must go, too. I've known that for three days. Didn't the doctor tell you?"
"Oh, I never heard of such nonsense," complained Sue, with magnificent scorn. "What have old ivy leaves to do with your getting well? And you used to love that vine so, you naughty girl. Don't be a goosey. Why, the doctor told me this morning that your chances for getting well real soon were - let's see exactly what he said - he said the chances were ten to one! Why, that's almost as good a chance as we have in New York when we ride on the street cars or walk past a new building. Try to take some broth now, and let Sudie go back to her drawing, so she can sell the editor man with it, and buy port wine for her sick child, and pork chops for her greedy self."
"You needn't get any more wine," said Johnsy, keeping her eyes fixed out the window. "There goes another. No, I don't want any broth. That leaves just four. I want to see the last one fall before it gets dark. Then I'll go, too."
"Johnsy, dear," said Sue, bending over her, "will you promise me to keep your eyes closed, and not look out the window until I am done working? I must hand those drawings in by to-morrow. I need the light, or I would draw the shade down."
"Couldn't you draw in the other room?" asked Johnsy, coldly.
"I'd rather be here by you," said Sue. "Beside, I don't want you to keep looking at those silly ivy leaves."
"Tell me as soon as you have finished," said Johnsy, closing her eyes, and lying white and still as fallen statue, "because I want to see the last one fall. I'm tired of waiting. I'm tired of thinking. I want to turn loose my hold on everything, and go sailing down, down, just like one of those poor, tired leaves."
"Try to sleep," said Sue. "I must call Behrman up to be my model for the old hermit miner. I'll not be gone a minute. Don't try to move 'til I come back."
Old Behrman was a painter who lived on the ground floor beneath them. He was past sixty and had a Michael Angelo's Moses beard curling down from the head of a satyr along with the body of an imp. Behrman was a failure in art. Forty years he had wielded the brush without getting near enough to touch the hem of his Mistress's robe. He had been always about to paint a masterpiece, but had never yet begun it. For several years he had painted nothing except now and then a daub in the line of commerce or advertising. He earned a little by serving as a model to those young artists in the colony who could not pay the price of a professional. He drank gin to excess, and still talked of his coming masterpiece. For the rest he was a fierce little old man, who scoffed terribly at softness in any one, and who regarded himself as especial mastiff-in-waiting to protect the two young artists in the studio above.
Sue found Behrman smelling strongly of juniper berries in his dimly lighted den below. In one corner was a blank canvas on an easel that had been waiting there for twenty-five years to receive the first line of the masterpiece. She told him of Johnsy's fancy, and how she feared she would, indeed, light and fragile as a leaf herself, float away, when her slight hold upon the world grew weaker.
Old Behrman, with his red eyes plainly streaming, shouted his contempt and derision for such idiotic imaginings.
"Vass!" he cried. "Is dere people in de world mit der foolishness to die because leafs dey drop off from a confounded vine? I haf not heard of such a thing. No, I will not bose as a model for your fool hermit-dunderhead. Vy do you allow dot silly pusiness to come in der brain of her? Ach, dot poor leetle Miss Yohnsy."
"She is very ill and weak," said Sue, "and the fever has left her mind morbid and full of strange fancies. Very well, Mr. Behrman, if you do not care to pose for me, you needn't. But I think you are a horrid old - old flibbertigibbet."
"You are just like a woman!" yelled Behrman. "Who said I will not bose? Go on. I come mit you. For half an hour I haf peen trying to say dot I am ready to bose. Gott! dis is not any blace in which one so goot as Miss Yohnsy shall lie sick. Some day I vill baint a masterpiece, and ve shall all go away. Gott! yes."
Johnsy was sleeping when they went upstairs. Sue pulled the shade down to the window-sill, and motioned Behrman into the other room. In there they peered out the window fearfully at the ivy vine. Then they looked at each other for a moment without speaking. A persistent, cold rain was falling, mingled with snow. Behrman, in his old blue shirt, took his seat as the hermit miner on an upturned kettle for a rock.
When Sue awoke from an hour's sleep the next morning she found Johnsy with dull, wide-open eyes staring at the drawn green shade.
"Pull it up; I want to see," she ordered, in a whisper.
Wearily Sue obeyed.
But, lo! after the beating rain and fierce gusts of wind that had endured through the livelong night, there yet stood out against the brick wall one ivy leaf. It was the last one on the vine. Still dark green near its stem, with its serrated edges tinted with the yellow of dissolution and decay, it hung bravely from the branch some twenty feet above the ground.
"It is the last one," said Johnsy. "I thought it would surely fall during the night. I heard the wind. It will fall to-day, and I shall die at the same time."
"Dear, dear!" said Sue, leaning her worn face down to the pillow, "think of me, if you won't think of yourself. What would I do?"
But Johnsy did not answer. The lonesomest thing in all the world is a soul when it is making ready to go on its mysterious, far journey. The fancy seemed to possess her more strongly as one by one the ties that bound her to friendship and to earth were loosed.
The day wore away, and even through the twilight they could see the lone ivy leaf clinging to its stem against the wall. And then, with the coming of the night the north wind was again loosed, while the rain still beat against the windows and pattered down from the low Dutch eaves.
When it was light enough Johnsy, the merciless, commanded that the shade be raised.
The ivy leaf was still there.
Johnsy lay for a long time looking at it. And then she called to Sue, who was stirring her chicken broth over the gas stove.
"I've been a bad girl, Sudie," said Johnsy. "Something has made that last leaf stay there to show me how wicked I was. It is a sin to want to die. You may bring a me a little broth now, and some milk with a little port in it, and - no; bring me a hand-mirror first, and then pack some pillows about me, and I will sit up and watch you cook."
And hour later she said:
"Sudie, some day I hope to paint the Bay of Naples."
The doctor came in the afternoon, and Sue had an excuse to go into the hallway as he left.
"Even chances," said the doctor, taking Sue's thin, shaking hand in his. "With good nursing you'll win." And now I must see another case I have downstairs. Behrman, his name is - some kind of an artist, I believe. Pneumonia, too. He is an old, weak man, and the attack is acute. There is no hope for him; but he goes to the hospital to-day to be made more comfortable."
The next day the doctor said to Sue: "She's out of danger. You won. Nutrition and care now - that's all."
And that afternoon Sue came to the bed where Johnsy lay, contentedly knitting a very blue and very useless woollen shoulder scarf, and put one arm around her, pillows and all.
"I have something to tell you, white mouse," she said. "Mr. Behrman died of pneumonia to-day in the hospital. He was ill only two days. The janitor found him the morning of the first day in his room downstairs helpless with pain. His shoes and clothing were wet through and icy cold. They couldn't imagine where he had been on such a dreadful night. And then they found a lantern, still lighted, and a ladder that had been dragged from its place, and some scattered brushes, and a palette with green and yellow colors mixed on it, and - look out the window, dear, at the last ivy leaf on the wall. Didn't you wonder why it never fluttered or moved when the wind blew? Ah, darling, it's Behrman's masterpiece - he painted it there the night that the last leaf fell."
Cứ nói
Ông bố đang tiếp chuyện với khách, cậu con trai cứ chạy ra chạy vào như muốn nói điều gì với bố.
Bố: Đừng làm trò nữa, có gì cứ nói.
Thằng nhóc: Dạ, mẹ kêu con nói với bố đừng giữ khách ở lại ăn cơm!
2043
Đố nhau
Mấy anh đố nhau. Anh thứ nhất nói:
- Càng đắp càng bé là gì?
Mọi người nghĩ mãi, rồi đành chịu. Anh này tự trả lời:
- Người ta đào ao, lấy đất đắp vào bờ bên trong. Càng đắp thì cái ao càng bé lại.
Anh thứ hai đố:
- Càng kéo càng ngắn là gì?
Mọi người cũng chịu cả. Anh ta giải thích:
- Là điếu thuốc lá. Cứ kéo một hơi là nó lại ngắn đi một chút.
Anh thứ ba hỏi:
- Thế càng vặn càng vẹo là gì?
Mọi người càng chịu, cho là anh ta chơi chữ. Anh này cười bảo:
- Đâu mà chơi chữ! Chỉ là hai người cùng giặt một cái chăn. Đến lúc vắt nước, mỗi người cầm một đầu chăn bằng hai tay thật chặt, vặn xoắn vào. Được một lúc thì cả hai đều vẹo mình đi, mỗi người về một phía.
Đến lượt anh thứ tư, anh này lửng khửng bảo:
- Càng to càng bé là gì?
Mọi người cười bò ra, phán đoán đủ kiểu. Anh ta chỉ lắc đầu, mãi sau mới nói:
- Con cua nó có hai càng. Một càng to, một càng bé.1200
Thật chính xác
Cô giáo thu bài tập làm văn đề tài: "Tả con lợn nhà em". Tèo đứng lên xin cô cho khất đến cuối tuần, Cô hỏi:
- Sao em chưa làm bài văn xong ?
- Dạ ... vì bố em đi công tác chưa về ạ .
- À! Chắc là nhờ bố làm hộ chứ gì ?
- Không đâu ạ. Chẳng qua em muốn tả cho thật chính xác. Nên em mới nhảy vào chuồng lợn đo được chiều dài của nó. Còn cân nặng bao nhiêu thì phải chờ bố em về rồi bắt trói khiêng lên mới biết được ạ.