Trang

Mar 28, 2009

Ðậu phụ cắn nhau



Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trai phòng. Chú tiểu biết, hỏi:


- Bạch cụ, cụ xơi gì đấy ạ?


Sư cụ đáp:


- Chỉ có mấy miếng đậu phụ.


Lúc ấy có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng. Sư cụ hỏi:


- Cái gì ngoài cổng thế?


Chú tiểu đáp:


- Bạch cụ. Ðậu phụ chùa cắn đậu phụ làng đấy ạ!

2543

Mar 27, 2009

Ai biểu "dại" chưa tới



Sau chiến dịch "Mùa hè xanh", các chiến sĩ đã trở về "đơn vị gốc". Một sinh viên ở TP. HCM đã nhận được lá thư cảm ơn của một "em gái miền Tây" gửi đến. Trong thư có đoạn viết:

- "... Hè qua củn nhờ anh dại cho em biết độc xách, biết coi báo, dí biết viết thơ, em man ơn anh giữ lắm... Em có một cái mông ướt niếu xang năm anh dìa đây nữa, em xẽ cho anh ăn... trái xầu riêng hột lép côm dàng thôm lắm!".

Đọc tới đây, anh SV nọ đổ mồ hôi hột. Thằng bạn đọc ké, cười rầm rầm:

- "... Cái mông ướt, trời ơi, cái mông ướt!".

1088

Mar 26, 2009

Ly hôn



Thấy bố mẹ cứ to tiếng nhắc đến từ ly hôn, thằng bé năm tuổi bèn hỏi bố:

- Ly hôn là gì hả bố?

- À, ly hôn là uống rượu ấy mà.

Thấy con cứ tròn xoe mắt nhìn, ông bố giải thích:

- Thế con chả thấy lúc uống rượu, cái ly cứ ghé vào môi bố là gì?





Ði trên đường, gặp một cụ già, em bé liền khoanh tay:

- Cháu chào ông ạ!

- Ông chào cháu, cháu thật ngoan. Ông nội của cháu có mạnh không?

- Dạ, cảm ơn ông ạ. Ông nội của cháu vẫn mạnh, thế còn ông nội của ông thế nào?1895

Chú nhầm rồi



Lâu không gặp, ông chú thốt lên khi nhìn thấy cô cháu gái:
- Chúa ơi, cháu chóng lớn quá! Chú còn nhớ như in ngày cháu ra đời, hôm đó là thứ sáu, lúc đó khoảng 5 hay 6 giờ chiều...
- Chú nhầm rồi, thứ sáu hằng tuần, vào giờ ấy cháu đang học đàn dương cầm mà!
1789

Ra mắt bố vợ tương lai



Đúng ngày mừng khánh thành nhà mới của một gia đình phú ông, cô con gái đưa người yêu mình về giới thiệu với gia đình. Sau bữa cơm thân mật, chàng rể tương lai và bố vợ ngồi uống nước với nhau. Thấy anh chàng có vẻ ít nói, bố cô gái mở lời hỏi chàng.


- Cậu thấy ngôi nhà này thế nào?


- Nhà to và đẹp thật, lại toàn gỗ tốt, thế này mà cháy thì khó chữa lắm đây!


- ??? ^o^???!

1210

Mar 25, 2009

Về ở với anh đi



Về ở với anh đi


     Sáng nay chị đứng trước gương, bỗng giật mình khi phát hiện thấy ở thái dương có vài sợi tóc đã bạc trắng. Một luồng điện như chạy lướt qua người, chị trấn tĩnh nhủ thầm, cũng tới tuổi bốn mươi lăm rồi còn gì! Hai thằng con trai, một đứa vào đại học, một đứa đã cuối cấp hai.

      Gần hai chục năm lo lắng tất bật vừa đi làm, vừa nuôi con ăn học, tạo dựng cho chồng nhiều thời gian cơ hội có được một vị thế trong cơ quan. Thế rồi công lao của chị, ông trời cũng đền bù xứng đáng. Chồng chị được cử đi làm luận án tiến sĩ ở một nước Đông Âu xa tít tắp và với thời gian dài, nên được tạo điều kiện mang theo cả vợ con. Hai năm trời trôi đi, lại tất bật lắng lo, chăm chút sưởi ấm cho chồng con trên mảnh đất lạnh giá xứ người. Nghĩ đến ngày về nước, sẽ đủ tiền nâng cấp được căn nhà nhỏ vừa mới hóa giá. Có nghề kế toán, đêm đêm chị nhẫn nại bên chiếc máy vi tính nhận thêm việc để làm...Tối qua, lúc thằng lớn cởi giày, chị thấy đôi tất của nó rách sắp lộ cả ngón chân cái, chị lại chợt nhớ đêm hôm trước, khi thay áo lên giường ngủ, ánh mắt chồng chị tỏ vẻ lạ lẫm, khi thấy chị vẫn còn mặc chiếc coóc-xê đã sờn cũ mua từ ngày nào. Chị cảm thấy hình như mình đang mang một lỗi lầm gì đấy, mặc dù đã từ lâu, chị không còn sống cho riêng mình nữa. Khu chợ trời mang tên "Sân vận động 10 năm" có nhiều người Việt nam buôn bán nhất Ba lan này, hôm nay chị tới là lần thứ hai. Lần trước, hồi mới sang, theo chân ông chồng đi mua sắm áo lạnh trên khu chợ tây, chị cũng đã len lỏi trong dòng người quanh sân. Sau hơn tiếng đồng hồ, cái túi xách chị đã khư khư giữ trong lòng, vẫn bị kẻ gian rạch lấy hết số tiền mang ở nhà đi. Từ lần đó, chị không còn giữ được nhiều thiện cảm với cái chợ trời sân vận động nữa. Mặc dù vậy, các ngả đường hướng về chợ sân, ngày ngày vẫn đông đảo khách lui tới. Người ta thấy ở nơi đây đa dạng hàng hóa của nhiều nước, giá cả lại mềm, rẻ hơn nhiều so với giá trong siêu thị hoặc cửa hàng. Bữa nay, không mang theo túi xách cũng chẳng đến khu chợ tây, chị yên tâm tới thẳng vùng chợ của bà con người Việt. Tại đây, thật dễ chịu khi được nói với nhau cùng thứ tiếng mẹ đẻ. Những người bán hàng gần giống nhau bởi vẻ mặt ưu tư nhưng bù lại ai cũng vui vẻ trả lời chỉ dẫn cho chị từng món hàng mà chị muốn mua, muốn biết. Tần ngần một lúc, chị bước tới một quầy hàng khá đẹp mắt bán tất,, khăn và đồ lót phụ nữ. Chủ nhân là một gã cỡ tuổi gần bốn chục, mặt đầy mụn trứng cá, ăn mặc chải chuốt, cười nhả nhớt chào mời...

      - Nào...em gái mua hàng đi, anh bán rẻ cho nha...

      Chị sửng sốt về cách nói năng anh em thân tình đường đột của gã, nom cái mặt đến khó chịu...Đã toan quay đi sang hàng khác thì gã đã tít mắt cười ngả ngớn, tay dứ dứ bịch coóc-xê trước mặt chị:

      - Anh biết rồi nha...đồng hương đang tìm món này phải không?...Mua cả bịch, tặng luôn đồng hương năm đôi tất chân này nha...

      Lần này chị suýt phì cười, mình nói giọng Baéc chính gốc, anh ta chọ chẹ tiếng tiếng - Nhầm to rồi, làm sao mà đồng hương, đồng khói được...Anh có nghe tôi nói... - Không lầm đâu.!..Gã hềnh hệch cướp lời...Giữa trời tây này, anh với em gái chẳng cùng chung chùm khế ngọt đó sao...Vậy đồng hương đúng quá rồi nha...

      Chị tủm tỉm cười trước sự giải thích nghe ra cũng có lý. Gã đàn ông lại hềnh hệch cười khoái chí, đẩy mấy chiếc coóc-xê về phía chị.

      - Chịu rồi nha...đồng hương chọn đi, kiểu này hơi bị đẹp đó. Đeo vào, chồng sướng,vợ cười suốt đêm...Hé!..Hé..!.Không hiểu làm sao chị thấy tự nhiên mình bạo dạn hẳn lên trong cách đối đáp chợ búa này:

      - Thôi, thôi ông tướng, bán cho đồng hương năm cái bao nhiêu đây ?

      - Rẻ mà...tính đồng hương sáu chục, tặng thêm năm đôi tất nữa đó...

      Gã nói cái giá cũng mềm đây, tính đàn bà trong chị chợt nổi lên...

      - Để cho đồng hương sao đắt thế...Chị cười xã giao còn gã lả lơi xuống giọng:

      - Em muốn bao nhiêu, anh chiều...

      Bỏ qua như không nghe thấy cách xưng hô anh em suồng sã của gã, ngần ngừ giây lát, chị quyết định trả cái giá nằm ngoài mong muốn của chị:

      - Bốn chục, vẫn tặng cho đồng hương năm đôi tất nữa đấy.

      - Chiều, chiều riêng mình em thôi nha...Đột nhiên gã nghiêng người thì thầm... Anh chỉ lấy em giá vốn thôi, ba mươi lăm "zua".

      - Vậy còn năm đôi tất ? ...Gã đột ngột dúi cả bịch tất vào tay chị, cười nhả nhớt thì thào...Tặng em cả lố mười đôi, kỷ niệm buổi gặp gỡ đầu tiên lưu luyến...Gã cố ý dề dà chạm vào tay chị.

      Chị cảm thấy mặt mình hơi đỏ. Quả thực, bị bất ngờ về sự thoải mái, dễ dãi nhanh chóng của gã...Trước mắt chị giờ đây, gã cũng hay hay, vui tính, dễ chịu...Chị chậc lưỡi, vài câu nói tếu táo nơi chợ búa mất gì đâu...Rẻ quá, mấy thứ này mình và thằng con đang cần, quen biết hắn ta để còn mua bán lần sau...Gã đàn ông như đoán được ý nghĩ của chị, gã chuyển thái độ, vẻ ân cần tình cảm như thân thiết từ lâu:

      - Nói thực nha...trông em rất ấn tượng. Em đang ở đâu? Có gần đây không?

      - Không gần mà cũng chẳng xa...Câu trả lời ỡm ờ như từ đâu bay tới, gã nhoài người ra sôi nổi:

      - Nhà em thuê bao nhiêu một tháng?

      - Ba trăm...Chị nói thủng thẳng trong khi gã trợn mắt ngạc nhiên...

      - Trời ơi! mấy người vậy?

 %
26nbsp;    - Bốn...

      - Cả chồng con hả?...Gã nhìn lơ lửng...Anh đoán biết đúng không nha!...

      - Sai...bạn bè thôi..Chị cười cười như không biết mình đang nói gì, gã giơ ngón tay trỏ đưa qua đưa lại...

      - Thôi mà, anh biết tỏng rồi nha...góp gạo thổi cơm chung chứ gì, cứ gọi là bồ đi...

      - Toàn là đàn bà con gái cả, muốn gọi là bồ cũng được...Chị thấy mình đang chơi trò ú tim, trốn tìm như hồi còn nhỏ. Gã đàn ông im bặt, liếc rất nhanh xung quanh một cái, tủm tỉm cười tình tứ:

      - Thực tình nha, nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Anh có một mình, nhà phòng rưỡi thoải mái...Về ở với anh đi!

      Lần này chị bật cười thành tiếng và nhìn thẳng vào mặt gã, giọng đáp lại lạnh tanh:

      - Vội thế...từ từ cần thời gian, xem thế nào đã ...

      - Không cần, về ở với anh đi nha! Em khỏi mất tiền thuê nhà, bao giờ muốn đi cũng được...Gã nài nỉ, giọng van lơn.

      Chị muốn rũ ra cười nhưng cố nén, cầm lấy gói hàng chị quay lại nói được câu cảm ơn rồi bước vội. Gã đàn ông còn với theo thiết tha:

      - Lần sau lại tới... Anh chờ đấy...Về ở với anh đi nha!

      Ra khỏi khu chợ, chị đi chậm lại dường như để cảm nhận một sự hưng phấn tinh thần mà đã lâu chị mới có lại. Qua đoạn cầu chui có mấy sạp hàng bán đồ vải, một cô gái người Việt tròn xoe trong chiếc áo măng-tô bông dày cộp đon đả chào khách...

      Chị dừng lại, hỏi thử giá mấy thứ vừa mua, chị muốn khẳng định lần nữa chiến công mình đã được ưu tiên, ưu đãi...

      - Lố tất mười đôi, lấy chị một chục, còn coóc-xê chị mua năm cái, em lấy rẻ hai mươi lăm "zua" thôi. Tha hồ chị chọn...

      Cô gái vui vẻ thản nhiên chỉ các mặt hàng...Chị sửng sốt tưởng mình nghe nhầm, lẩm nhẩm hỏi lại:

      - Tất cả...cũng...ba mươi lăm "zua" !..

      - Vâng, đắt hả chị? Thôi được, em mở hàng cần cái vía, bớt chị năm "zua"...Cô gái không chờ xem ý khách, vội vã nhặt hàng bỏ vào túi nilon. Chị cảm thấy mặt mình nóng bừng, luống cuống chẳng nói gì, hụt hẫng bước đi như chạy...Đằng sau, tiếng cô gái bán hàng re ré: "...Này!...Rõ dớ dẩn, sáng ngày ra..." Tai chị ù đi, chị thấy mình như vừa đánh mất cái gì đấy, quý lắm. Cũng tại mình cả thôi, gia đình chồng con, chiếc máy vi tính...chẳng đủ đâu, cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà...Văng vẳng đâu đây bên tai chị nụ cười hềnh hệch và tiếng thì thào:" Về ở với anh đi !".



Phiva

81

Mar 24, 2009

Hoàn toàn có thể



- Thưa bác sĩ, tôi đến để xin được tư vấn. Ông tôi đã 70 tuổi mà vẫn rất khỏe. Buổi sáng ông có thể chạy 15 km, sau đó đá bóng 1 giờ liền. Buổi chiều ông ấy có thể chơi những môn thể thao ngoài trời cho đến tối. Tôi có thể làm như thế được không?

- Hoàn toàn có thể! Anh cứ bịa như thế là được.2023

Mar 23, 2009

Không tha thứ



Đi lại với nhau lâu rồi, hay là chúng mình cùng ở với nhau nhé.

- Bố mẹ em sẽ không tha thứ cho em.

- Nếu chúng ta cưới?

- Em sẽ không tha thứ cho mình.
1312

Mar 21, 2009

Chín Đứa Con



Sau thế chiến thứ nhất lối 30 năm, hai bạn đồng ngũ gặp nhau. Bấy giờ mỗi người đã hơn sáu mươi tuổi. Nhưng lời hỏi thăm nhau nổ như bắp rang:

Anh có mấy con rồi?

Không có đứa nào cả. Còn anh?

Ơ! Tôi có chín thằng.

Chín cậu trai!

Ừ! Chín đực!

Anh sung sướng quá?

Bơ! Bơ!

Thằng cả làm nghề gì?

Ngoại giao.

Oai chưa? Thằng hai?

Ờ! Cũng một lò với anh nó. Toàn là đồ ngu.

Chà! Thằng ba làm gì?

Kinh tài.

Tuyệt! Thật là quý tử! Còn thằng tư?

Ư! Ư! Thằng tư cũng vào khám như anh nó.

Uý! Sao vậy? Thằng năm thì sao?

Ối chao! Hỏi làm chi anh ơi! Thi sĩ đấy!

Hay lắm! Hay lắm! Thằng sáu!

Làm thơ! Ngâm thơ!

Hừm! Thằng bảy chắc khá hơn.

Sĩ quan bộ binh.

Đúng rồi! Nhà nòi phải nối dòng bố chứ!

Thằng tám thế nào?

Lại là nhà binh ngồi gãi giấy.

Cũng hay! Còn thằng út?

Ờ! Nó sống độc thân... Như tôi vậy.


2784

Mar 20, 2009

Chạy "nước rút" vào bệnh viện



Một cựu vô địch môn chạy việt dã khoe với con cháu về thời vàng son oanh liệt của mình:
- Hồi còn trẻ, ta đã chạy nước rút 50 cây số để cho cái thằng xúc phạm người tình của ta một bợp tai.
- Rồi sau đó ông lại chạy "nước rút" về à?
- Ta cũng không nhớ! Chỉ biết rằng khi tỉnh lại, ta đã thấy mình ở trong bệnh viện rồi
2195

Gửi Em Mùa Đông Cũ



Cho phép anh gọi thế chứ, dù rằng ngày ấy chúng mình học cùng lớp 12? Bây giờ là mùa đông, em đã biết rồi đấy. Anh đi trên đường, gió luồn vào sâu trong áo, một sự buốt lạnh. Sáu năm rồi, thời gian đi nhanh quá! Cũng là sáu mùa đông trôi qua. Lẽ ra, nó sẽ trôi tuột trong anh như những mùa đông trước đó, nếu như không có ngày ấy.

Phải, nếu như không có ngày ấy. Cái thời mà chúng ta đang là cô cậu lớp 12. Anh không còn nhớ rõ điều gì đã khiến anh trở nên mạnh bạo, có phải vì mái tóc dài luôn làm anh phải liếc trộm khi ngồi trong lớp, hay vì đôi mắt cứ ánh lên những nét tinh nghịch. Ồ, mà có thể vì một tâm hồn rất trong trắng và đáng yêu. Anh không còn nhớ rõ, chỉ biết rằng từ một tính cách nhút nhát, cậu con trai lớp 12 đã dám thốt lên lời yêu. Em không ngỡ ngàng nhưng em ngơ ngác. Em mỉm cười. Và chúng mình có nhau.

Cái ngày ấy đẹp lắm, ta chỉ thấy mấy trắng, nắng hồng và vô vàn những điều thú vị. Em không phải là cô bé lắm lời, anh là một cận bạn ít nói nhưng những chiều đi bên Hồ Tây sau giờ tan học, ta đã nói rất nhiều điều với nhau. Những câu chuyện không ghép nổi thành truyện đã làm cho Hồ Tây không giới hạn và thời gian như ngừng lại, để rồi anh phát hiện ra em “không hiền đâu, nghịch ngầm đấy”. Ôi, sự nghịch ngầm đã làm anh chao đảo, cái lạnh mùa đông đã làm anh ngất ngây.

Có một chiều anh đi trên con đường cũ, dẫu rằng chỉ là dĩ vãng nhưng nó là kỷ niệm của anh. Người ta không thể dễ dàng buông rơi kỷ niệm. 17 tuổi, lần đầu tiên anh biết nhớ đến một nụ cười, lần đầu tiên anh được nắm tay người bạn gái. Anh cố nghe xem lá cây nói gì. Dưới gốc cây ngày xưa, hai cô cậu học trò đang nói chuyện, chúng cũng như ta thưở ấy “không thèm đâu nhé”. Cô bé hét lên với cậu bạn. (Em của anh ngày xưa đấy). Mây vẫn bay và lá vẫn rì rào, gió mùa thì cứ hun hút. Em có còn đi lại trên con đường này?

Giá như chúng mình... Ðến bây giờ anh vẫn không quên được điều kiện của em. Người ta cứ gọi rằng đấy là lứa tuổi vô tư, bồng bột... Còn anh, anh gọi rằng đấy là lứa tuổi ương bướng. Tại sao em lại có thể nghĩ ra cái điều kiện ấy cơ chứ? Ðể thử tình cảm của anh ư? Anh yêu em, đấy đâu phải là sự lừa dối, em biết điều đó mà. Em bướng bỉnh, anh ngang ngược. Và chúng ta xa nhau. Dĩ nhiên, anh đã có suy nghĩ, so sánh và chọn lựa. Hoặc là em hoặc là những người bạn của anh. Và anh chọn bạn. Em đã biết, họ là một phần trong cuộc sống của anh, vậy mà em còn cố tình... Dĩ nhiên bây giờ nghĩ lại thì sự chọn lựa ấy hoàn toàn là không nên có. Dĩ nhiên, nếu như chúng ta ngày ấy là tuổi 23 bây giờ...

Nếu chúng ta ngày ấy là tuổi 23 bây giờ thì làm gì có 4 năm im lặng. Người ta nói rằng tuổi 17 là trẻ con, còn với chúng mình, 18 tuổi cũng vẫn thế, 19 tuổi, 20 tuổi, 21 tuổi vẫn vậy. Chúng ta im lặng mỗi khi gặp nhau. Không nói không có nghĩa là không nói được. Và đến tuổi 22, chúng ta là người lớn. Anh nói thế vì ở tuổi 22, chúng ta đã nói chuyện với nhau một cách bình thường. Ðấy là một điều bình thường nhưng khi anh bắt đầu nói thì sao mà ngượng nghịu ghê lắm, dù rằng lời hỏi thăm ấy làm sao khó bằng câu nói ngỏ lời của thời 17.

Rồi chúng mình sẽ có người yêu khác, có thêm kỷ niệm khác, nhưng có lúc nào em nhớ đến ngày xưa. Anh đã cố quên, có lúc bay xa lắc nhưng vì có cánh nên nó lại có lúc trở về trong anh. Anh lang thang trong chiều Hồ Tây, anh lắng nghe muôn vàn lời cây. Anh nhìn thấy tiếng cười của thời 17, anh nhìn thấy mái tóc dài thời 17. Lá cây rời cành. Em xa anh. Lặng lẽ. Anh yêu mùa đông.

Anh yêu mùa đông? Hôm qua, một cô nhóc 18 tuổi đã ngạc nhiên vì điều ấy. Lạ nhỉ, con trai mà cũng bày đặt lãng mạn. À, có phải vì đông là mùa để khoe áo mới nên anh thích nó? Cô nhóc cười lớn vẻ trêu chọc. Phải thôi, làm sao cô nhóc ấy biết được rằng ánh đã có một mùa đông thời 17, bởi vì mùa đông ấy anh giữ cho riêng mình.

Lớp anh học bây giờ cũng có nhiều mái tóc dài, cũng có nhiều đôi mắt tinh nghịch, cũng có những tâm hồn trong trắng, nhưng họ không phải là em. Mùa đông này cũng có nhiều lá rơi, cũng có nhiều gió nhưng nó không phải mùa đông của thời 17. Anh lại đi trên con đường xưa. Em đừng hét lên “Không thèm đâu nhé”. Hãy hiểu cho rằng: “Có những điều đốt mãi chẳng thành tro”.
688

Mar 19, 2009

Bâng Khuâng



Nếu em hỏi: "Tình yêu là gì nhỉ ?"
Anh sẽ bảo rằng: "Biết trả lời sao!"
Khi vũ trụ bao la với muôn vạn vì sao
Khi tình yêu con người với trăm ngàn trắc trở
Đừng định nghĩa tình yêu, một điều không thể có!
Hãy nói về tình yêu, như nói với chính mình
Nét trung thực hiền hòa
Nỗi khó khăn, hiện hữu
Anh đã viết cho em muôn ngàn lời tâm sự
Dù thâm tâm chẳng muốn viết bao giờ
Anh đã nói với em trăm ngàn lời yêu thương
Dù hiểu rằng, mình không hề được nói
Anh cảm thấy quanh mình như đêm tối
Cảm tình riêng như muôn mối tơ vò
Mặc cuộc đời muôn ngỏ ngách quanh co
Trong giông bão anh như đò vô hướng
Có đôi lúc thấy chân mình cỏ vướng
Cỏ thật mềm, nhưng thắt chặt tim anh
Bước ra đi, lo hai ngã chia ngăn
Muốn ở lại ! Song sợ tình vụng dại
Suy gẫm tương lai, nghi ngờ hiện tại
Bởi cảm tình vụn dại, vạn đường ra
Thứ cảm tình trên miệng các loài hoa
Có lẽ thật ! Nhưng chưa là vĩnh cửu
Tình cảm ấy đối với anh chưa đủ
Dấu bàn chân chưa in phủ bụi trần
Trên đường đời còn vất vả, gian truân
Với nghề nghiệp hẳn đôi phần túng thiếu
Liệu lúc ấy có còn ai chịu hiểu
Hay mình anh tự hiểu lấy tình anh
Rõ cuộc đời như sợi chỉ mong manh
Nghĩa tri kỷ tan tành theo ảo mộng
Nhưng em hỡi tim anh bừng hy vọng
Mơ ngày mai khi gió lộng ngàn phương
Hai con thuyền chưa dày dạn phong sương
Vẫn kiêu hãnh vươn mình trên sóng cả
Mặc bão biển cố làm cho tan rã
Buộc vùi xương gục ngã dưới chân cồn
Nhưng làm sao ngăn hai mảnh tâm hồn
Vẫn quyện chặt theo với hồn tranh đấu
Anh nhìn em thấy bao điều yêu dấu
Em nhìn anh chưa thấy được lòng anh
Em nhìn đời trong ánh mắt long lanh
Chưa thấy cảnh chiều tà đang vụt xuống
Ở hiện tại em mang nhiều ước muốn
Rồi ngày mai em gặp phải cuồng phong
Giữa cuộc đời như biển cả mênh mông
Em sẽ sống không phút nào thanh thản
Rồi em trách bởi tình anh lãng mạn
Yêu vội vàng không tính toán xa xôi
Để cánh hồng theo con nước buông trôi
Mặc sóng gió dập vùi thân liễu mảnh
Giấc mộng đẹp chỉ còn là ảo ảnh
Hy vọng giờ như viễn cảnh mong manh
Em giận hờn, em đỗ lỗi cho anh
Tại ai bảo rằng anh không nói trước.




 

1499

Ồn quá



Tò te tí... tò te tí...

- A lô, tôi là N. đây!

- Anh à, em đây mà. Chiều anh đừng có về muộn nhé!

- Ừ được rồi, còn gì nữa không em?

- Em đi làm về còn phải ghé qua chợ, anh rửa bát, vo gạo giúp em nhé!

- Em nói to lên, anh chẳng nghe thấy gì cả.

- Rửa bát, vo gạo.

- Chịu, không nghe thấy gì cả.. (tắt máy).
1440

nhói chua chát rồi quên





cười hóa đá đêm trường thành vọng
củi tương lai ta đốt sưởi tim nay
hoa trôi chẩy trong thiên hà cõi ấy
sóc ngồi đây đợi cây lá ra chồi


tiếng khánh nhẹ trong gió bay như thổi
hương trầm khuya lắng xuống xóa đời hôi
một mai đây khi tôi mỏi mòn hơi
ai sẽ khóc cho đời tôi trống vắng


tôi đang ngồi quên người quên cay đắng
khói núi cao sao phủ kín lòng sâu
nếu yêu nhau sao để khuất giang đầu
tiếng nhạc vọng nốt cuối rung môi mặn


ta cắn phải cái đau sầu tuyệt đối
giữa ngày xuân em cười phá dửng dưng
nỗi thương người sao cấu xé vạn phần
hoa lạnh ngắt sao tình em lạnh ngắt


nếu ngày đó ta biết người quên tắt
đèn linh hồn ta naò dám soi thân
thà lần mò trong vũng tối muôn phần
còn hơn đó như ngày nay thoi thóp


ta nhớ rõ cái ngày yêu đột ngột
ta ngước lên em đứng đó với đắm say
ta chợt yêu chẳng nhớ rõ đêm ngày
em nói tiếng yêu đương ta tin vội



đến lúc ngã ta vần ngỡ tình tuyệt đối
rồi nằm đây ta chết đói tình thơ



khi em nói ta lòng đầy bỡ ngỡ
nếu chẳng tin sao mà dám yêu người
đâu phải ngây trong độ sáng tốt tươi
hoa ngầy ngật đã qua cơn hương phấn


ta cứ tưởng trùng phùng ngàn năm cũ
về lại đây mang lời thệ muôn đời
nên mở ra nhận lấy tiếng buồn tơi
tiếng kẹt cửa gió nói là ngay thật


nỗi buồn ấy cố tình hay len lén
như bước chân nhỏ nhẹ của mèo hoang
vờn theo bóng lăn vào người bất chợt
bởi ôm vào hoang tưởng mới là đau


ta biết rồi đời đâu có sắc mầu
cũng qua vội chẳng chờ ta than vãn
ta gửi đây giòng thơ mang u oán
đôi ba năm tình cũng sẽ nhạt phai




một lần thôi rồi vòng lại hôm nay ...
963

Mar 18, 2009

Người Tình Của Cha





Có lẽ ít người trên đời này thương yêu con như cha tôi. Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai, cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng chiếc xe xích lô kiếm sống, cũng là chiếc nôi chở tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Thành phố nhỏ miền Trung này, chắc hẳn đã có người bắt gặp. Một người đầu chớm hói, có nước da rám nắng và đứa trẻ gái ngồi trên xe mây, đó là tôi và người cha tội nghiệp. Tất cả tình thương cha dành cho tôi.

Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn thức khuya dậy sớm nai lưng đạp xích lô của cha, giờ đây, tôi đã là cô gái mười bảy tuổi đang học những năm cuối của bậc trung học. Cha hay kể về mẹ bằng những lời ngọt ngào. Cha kể đến mức tôi thuộc lòng về hình ảnh mẹ. Hễ nhắm mắt lại là thấy mẹ hiện lên, khuôn mặt đôn hậu, hai mắt mở to nhìn tôi. Dẫu chiến tranh tàn khốc và thiếu thốn ở chiến trường Tây Nguyên vẫn không tàn phai được sức sống và vẻ đẹp của mẹ - cha bảo mẹ có nụ cười đầm ấm dễ thương - mẹ Thu của con đã cứu cha thoát chết bởi những trận sốt rét ác liệt. Hàng tháng trời cha nằm ở trạm giao liên. Mẹ lội khắp rừng tìm lá thuốc nam sắc cho cha uống. Mẹ xuống bìa rừng bắt giun dùng lá chè xanh rừng chuốt sạch nhớt bắt cha nuốt. Sau khi thoát chết là đói. Ðói đến nỗi tóc và lông mày rụng hết, cha phải dùng cả hai tay mới bò nổi từng bước, mẹ lại lần đến những bản xa xôi của người cùi, không ai dám tới xin bắp về nấu cháo bón cho cha từng thìa... Bao giờ cũng vậy, kể đến đó cha tôi đến bên bàn thờ của mẹ thắp ba nén hương. Miệng cha lầm rầm tâm niệm. Chiếc ảnh của mẹ tuy đã phai màu nhưng vẫn ánh lên mỉm cười cùng cha con tôi.


[center]
*****
[/center]


Tôi thương cha hàng ngày phải làm thay phần việc của mẹ. Lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may. Nghề đạp xích lô không ai lạ gì. Phải dậy thật sớm đón khách đi chợ, đón khách từ ga tàu về. Nhiều hôm phố, xóm đã cơm nước ngồi xem ti vi cha mới lạch xạch đạp chiếc xe cà khổ về nhà, cha hì hụi lau chùi rồi dùng xích sắt khóa vào chân giường cha nằm, cha bảo đó là con ngựa chiến nuôi sống nhà mình. Mà quả thật, đó là món tiền nghỉ chế độ một lần của cha ngày mẹ mất về nuôi tôi.

Tài sản ngoài ba gian nhà lá trong nhà chẳng có thứ gì đáng giá ngoài chiếc xích lô cũ kỹ. Vẫn hai chiếc giường từ ngày tôi ra đời, chiếc cha nằm đã mọt, có đêm tôi giật mình thức dậy bởi tiếng nghiến răng của mọt. Tôi thương cha nên sớm thành cô gái ngoan. Tôi muốn đỡ phần bếp núc, quét dọn nhà cửa. Căn nhà của cha con tôi là một tổ ấm nho nhỏ. Làm dịu lòng cha thân phận người đạp xe xích lô hèn mọn. Một lần tôi nghe một cô gái chạc tuổi tôi nói như hét vào nhà.

- Xích lô! Ði ga nhé!

Tôi buồn rầu hỏi cha:

- Có nghề gì tốt hơn đạp xích lô không cha?

- Bốc vác, bơm xe...- Nghĩ ngợi một lúc cha tôi cười - Con hiểu cho cha, cha đi lính từ năm mười bảy, lúc chưa kịp rời ghế nhà trường nên chẳng biết nghề ngỗng gì. Mới lại, Thu Trang con ạ! Chiếc xích lô này sẽ đưa con vào trường đại học.

Rồi cha kể cho tôi nghe sự phong phú của "binh chủng" xích lô. Người mù chữ có, người có bằng cấp có, lính có, quan có... Có chàng ban ngày lên bục giảng, đêm đến cùng "con ngựa chiến" ra đi... Cha bảo, nhiều vị khách nước ngoài họ khoái đi xích lô, họ thiếu gì tiền để đi xe du lịch, nhưng thích dong ruổi trên xích lô để ngắm thành phố. Vớ được một người khách ấy đạp bở hơi tai, nhưng cũng hời vì họ hào phóng.

Tôi nghe bao lời điều tiếng về nghề của cha. Họ kể về sự phức tạp của dân xế lô. Nào có bà khách đi chơi đêm không có tiền trả muốn gạt nợ bằng chuyện làm tình, có ông thích cầm nhầm của khách hàng. Tôi tin cha, người có trái tim của người lính.

Những hôm vắng khách cha bảo tôi lên xe ngồi và cha con tôi dong ruổi khắp phố phường. Lúc đó cha tươi cười một cách trẻ trung, nhìn thành phố, người qua lại nói cùng tôi.

- Thu Trang ạ! Có lẽ khi loài người bay vào vũ trụ dong chơi chắc vẫn nhớ đến chiếc xích lô của cha con mình.

Nghe cha nói tôi nhủ thầm, dẫu sao nghề của cha cũng chân chính như trăm ngàn nghề khác, vất vả mới kiếm được đồng tiền. Bạn bè tôi thích cuộc sống đạm bạc của cha con tôi. Các cậu ấy nói cùng cha:

- Bác ạ, Thu Trang sẽ vào đại học bằng "chú ngựa sắt" của bác, rồi ra bác sẽ đỡ khổ.

Tôi muốn kiếm một nghề, đỡ đần cho cha, chắc mẹ tôi ở suối vàng cũng vui lòng...

Có lẽ tôi là người biết chậm nhất. Mấy bà hàng xóm nói đuổi theo tôi:

- Thật khổ cho con bé, mẹ chết đuối chẳng tìm được xác, cha phải bỏ cơ quan về nuôi nó...

- Chậc! Ông ấy có người tình là phải rồi!

- Thì bà bảo nhịn làm sao được. Cha nó nhịn được mười lăm năm là giỏi đó.

- Ðàn ông đàn ang họ vậy cả đấy, đầu gối cắt còn máu thì còn thích nhấp nhổm.

Tôi buồn bởi một lẽ cha không nói thật ra cùng tôi, tôi thề sẽ không như những cô gái khác ích kỷ muốn cha ở vậy hầu hạ mình mãn đời. Tôi thèm những đêm trăng cha chở tôi đi men theo đường phố. Tay người chỉ lên những quả đồi bát úp mọc chi chít thông. Cha bảo ở Tây Nguyên có nhiều thông lắm. Lán giao liên của mẹ và cha ở dưới gốc thông, những đêm trăng sáng, bao giờ mẹ cũng đánh thức cha dậy bằng được. Mẹ bảo: những cây thông nó đang trò chuyện và ngắm trăng đấy!



[center]
*****
[/center]



Thôi rồi, còn đâu những ngày đầm ấm nơi căn nhà lá đạm bạc. Thì đằng nào cha cũng cần có cuộc đời riêng. Sao ta lại phi lý bắt cha phải chịu đựng vắng bóng người vợ, dẫu đó không phải là mẹ. Nhưng thà cha đừng kể nhiều về mẹ, cha như bao người đàn ông bạc tình khác ở cõi đời quên người vợ nằm xuống khi cỏ chưa kịp lên xanh. Nhưng cha cứ kể và cứ kể với giọng ngọt ngào... Cha thắp hương trên bàn thờ của mẹ... Tôi lại phải nhắm mắt lại đã nhìn thấy mẹ hiện lên... Có đêm, học mệt nhoài, nằm thiếp đi, tôi thấy mẹ và cha trở về, mẹ dắt tay cha rón rén nhìn tôi. Cha hết nhìn mẹ lại nhìn tôi như so sánh sự giống nhau. Mẹ xoa đầu tôi, nước mắt mẹ rơi trên trán tôi nóng bỏng. Tôi khóc thét lên như đứa trẻ nhỏ gọi.

- Mẹ ơi! Mẹ của con ơi!

Mở mắt ra chỉ nhìn thấy cha nước mắt rơi lã chã.

Tôi không tin cha tôi có người tình. Nhưng tụi bạn lại thề độc, chúng nó nhìn thấy cha cùng người ta ôm nhau trên xe xích lô. Người đó khóc, còn cha vỗ về...

Tận phút này cũng ít ai thương con như cha. Cha ra đi từ mờ sáng nhưng cơm nước đậy sẵn lồng bàn cho tôi ăn đi học. Tối nào trở về dù khuya cũng mua cho tôi lúc thì quả xoài, hôm thì hộp kẹo, cha gọi tôi khoe chú cá lóc.

- Thu Trang con không nhớ ư? Mẹ con là chúa thích ăn canh cá lóc lắm đó.

Cha làm như tôi được sống với mẹ không bằng. Nghe cha nói tôi vừa bực mình lại vừa thương cha, dưới con mắt cha, tôi vẫn là đứa trẻ dại khờ. Ðược, đằng nào tôi cũng phải làm cho ra nhẽ. Ðể cha tôi và người đó phải ngượng ngùng cho mà xem. Tôi tưởng tượng ra người tình của cha mắt nhìn đi nơi khác để tránh cái nhìn của tôi, còn cha thì nói đứt quãng.

- Thu Trang - con - tha thứ - cho cha!

Tôi mượn bộ quần áo con trai để mặc. Ðầu đội mũ lưỡi trai dài che kín mặt, đeo kính dâm. Ðạp xe từ thành phố ra ga mắt quan sát người đạp xích lô. Quan sát những gốc cây cổ thụ, những đoạn đường vắng vẻ. Ðạp vòng vèo mãi tận khuya mà không thấy cha đâu. Mấy cô gái đi hoang gọi nhau léo nhéo.

- Anh ơi! Em chờ anh hoài... hay vì tình mới mà quên bạn xưa cũ hở anh?

Họ cười phá lên nghe mà nổi cả gai ốc. Không biết trong những người đó, có ai là người tình của cha tôi?

Thất vọng, quay xe đạp qua cầu sắt về nhà. Nhưng kìa chiếc xích lô áp vào gốc cây đầu cầu. Một người đàn bà đang gục vào cha tôi khóc.

Cha vỗ về:

- Nín đi em... trời bắt tội, anh biết làm sao được!

Tôi muốn lao xe đến hét toáng lên. Ôi! Xấu hổ chưa cha ơi! Sao không nói cùng con và lạy trước linh hồn của mẹ mà về ở với nhau cho đàng hoàng.

Nước dưới chân cầu rỉ rả phụ họa cho tiếng khóc của người đàn bà. Tiếng cú rúc cùng đêm lạnh.

Tôi về gian nhà lá mồ côi, lấy chăn trùm kín mặt. Nước mắt tự dưng trào ra.

Cha mãi khuya mới về, gọi tôi mhỏ nhẹ.

- Trang ơi! Quà của con đây này!

Tôi nín lặng hồi lâu, không hiểu sao lại nói cùng cha.

- Cha cưới người ấy đi, con không độc với người ta đâu.

- Không bao giờ... không bao giờ con ạ! - Tiếng nói như bị tắc trong cổ cha.

Bỗng một thời gian tôi nói với cha.

- Tối nay con đi học nhóm, con sẽ ngủ lại ở nhà bạn, cha đừng chờ con.

Cha nhìn tôi một lát rồi hỏi:

- Con đã hẹn với bạn chưa?

Tôi gật đầu thay cho trả lời.

- Hôm nay thì được nhưng lần sau con nên rủ bạn đến học ở nhà ta. Nhà mình vắng, cha khuya mới về.

Nghe cha nói tôi thấy lòng chua chát quá. Cha biết đâu, tôi bắt được cha và người tình ngay ở căn nhà này.


[center]
*****
[/center]


Ðêm trăng sáng. Thành phố nhuốm đầy ánh sao. Tôi lẫn vào đoàn người và xe cộ. Như một thiếu nữ đi dạo chờ người tình, tôi lang thang tới khuya. Rón rén như một tên ăn trộm tôi mò tới cửa sổ. Nơi giường của mẹ tôi, cha và người đàn bà ấy đang ôm chặt lấy nhau. Vai người ấy rung lên tiếng nấc.

Tôi chạy vào nhà cố kìm lấy tiếng la hét:

- Trời ơi! Sao các người lạ lùng vậy? Không biết xấu hổ cùng người mẹ của tôi hay sao?

Bà ta vùng dậy, nghẹn ngào:

- Trời ơi! Kìa... anh!

- Không được... Liên, nghe anh!

Bà ta lại gục đầu vào cha tôi khóc rưng rức. Tôi vùng chạy khỏi nhà. Chạy để khỏi nhìn thấy nỗi khổ trớ trêu dày vò tâm can. Tôi muốn thức trọn đêm nay với nỗi lòng tan nát vì người cha. Tôi đi đến bãi sông bên cầu sắt, nơi cha tôi tìm được bộ quần áo của người mẹ xấu số, cái lần mẹ đi tắm và vĩnh viễn không trở về.

Trời khuya, gió lạnh. Ánh trăng nhạt nhòa chiếu xuống dòng sông. Khúc nhạc cô đơn của dòng sông thấm vào lòng tôi. Tôi nhìn thấy nơi dòng sông như có tiếng ai vẫy gọi: Con ơi... con tội nghiệp...

- Thu Trang... về đi con! - Tôi giật mình quay lại thấy cha tôi cùng chiếc xích lô đến từ lúc nào.

Tủi thân, tôi ôm lấy thành cầu khóc.

Nhìn thấy dáng ảo não của cha, tôi càng khóc to hơn.

- Lên xe đi con! - cha tôi giục.

Không chở tôi về nhà mà ông chở tôi đi dọc phố. Ðêm ắng lặng. Lòng cha tôi cũng nặng buồn. Ðêm trăng, vẫn là đêm trăng sao buồn bã cô đơn. Vẫn là những quả đồi quen thuộc, những hàng thông xếp hàng tít lên cao. Nhưng tôi lại tưởng những cây thông như người đàn bà mặc áo đen đang trèo lên đỉnh mà chẳng bao giờ tới đích. Tiếng hú của con tàu nào vào ga, có phải mọi hôm giờ này cha tôi đã đi đón khách. Nhưng nỗi buồn ấy chưa vơi thì một tai họa khác lại giáng lên đầu tôi.

Một hôm tôi đang học thì một bà hàng xóm hớt hải đến lớp, báo tin cha tôi bị nạn cấp cứu đưa vào bệnh viện, không biết sống chết ra sao. Chị hộ lý đón tôi, dẫn vào phòng cấp cứu. Người cha tôi quấn đầy băng trắng xóa, nằm bất động. Tai nạn bất ngờ xảy ra cùng cha. Khi cha đang chở xe hàng nặng leo lên dốc cầu, bị một xe ô tô đi ngược chiều quệt làm cho cả xe hàng đè lên người cha. Tôi ôm chầm lấy cha khóc như mưa.

- Cha ơi! sao mà khổ thế cha ơi!

Cha tôi nuốt đi những giọt nước mắt. Bàn tay khô héo xoa lên đầu tôi. Cha nhìn tôi như muốn dồn tất cả tình yêu thương trước khi lìa khỏi cõi đời, thật ân hận biết bao, có phải đã có lúc tôi dày vò cha về chuyện người tình.

Cố gắng lắm cha mới mấp máy được đôi môi.

- Thu Trang... con.

- Dạ...

- Con...có... hứa... với cha... không?

- Dạ... có cha ạ!

- Từ giờ phút này... con phải sống... tự lập... vì không... có ai nuôi con... - Dừng một lúc cha nấc lên - Cha thật có lỗi vì để con côi...

Tôi òa lên khóc, thương cho số phận của cha và niềm tủi cực của mình. Cha đưa cho tôi một mảnh giấy nhỏ, ghi loằng ngoằng mấy chữ: "Maria Liên - Vĩnh biệt em". Người thều thào nói: "Con hãy giúp cha đưa thư này", rồi tắt thở.

Hàng xóm và bạn bè đạp xích lô đưa cha tôi đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Tôi khóc thương cha nhưng thầm hứa trước linh hồn người sẽ đưa thư đến tận tay người tình của cha.


[center]
*****
[/center]


Tôi lên tàu lần theo địa chỉ Maria Liên. Mong mỏi gặp bà, tôi sẽ nói cùng bà rằng cha tôi đã mất. Rằng trên đời này, chỉ có bà và tôi gần gũi nhau.

Tôi thất vọng hoàn toàn khi người chỉ đường cho tôi nói, đây là một làng toàn người hủi sống. Người tôi gặp là một người mặc đồ trắng, có dấu chữ thập đỏ ở mũ, có lẽ bà ta là thầy thuốc. Bà nhìn tôi ái ngại.

- Cô đến thăm ai?

- Dạ, cháu đến thăm bà Maria Liên.

- Cô là gì với bà Liên?

- Cháu... à không ạ!

- Không sao... con đi vào ngôi nhà ở quả đồi thứ ba, có những cây nhãn xanh tốt, nhớ rẽ bên phải...

Tôi đi theo lối chỉ dẫn của bà. Tâm trạng như bị rơi vào khoảng hư vô, sợ hãi. Những hàng cây xanh tốt um tùm đầy quả ngọt, vi vút tiếng chim kêu. Ðó đây, tiếng thổi sáo của trẻ mục đồng làm xao động trời xanh. Ðàn trâu phô bầy những chiếc lưng tròn béo mộng. Tiếng suối chảy róc rách như tiếng đàn của thiên nhiên vỗ vào lòng đất. Xa kia, những ngôi nhà đầy ngoạn mục như chiếc lá đính vào núi đồi màu xanh lam. Chim muông, trái thơm quả ngọt đầy thân thiện. Nhưng chỉ có con người xa lạ, như không có họ ở trần gian.

- Này cô kia...đi đâu đấy? - Tôi nghe một giọng nói như dội lên từ âm phủ.

Một người, hai người và rất đông từ lùm cây hiện ra cùng tiếng nói. Mặt họ đỏ rực như thể được nung từ mặt trời. Tia mắt nhìn ánh lên nẩy lửa, chắc ở trong mỗi con người kia đang bị cắn rứt bởi tật nguyền. Mũi sứt sẹo, chân bước tưởng có thể rơi ra từng đốt. Tôi rụng rời không nói được nên lời.

- Dạ... con... đến thăm... bà Maria Liên!

- Nhà thứ ba, đi...đi...í í í... -H ọ biến mất vào lùm xanh. Họ không muốn cho ai nhìn thấy mình, nhìn thấy sự bêu riếu của tạo hóa.

Trời ơi! Thế hoá ra cha tôi lại yêu một người bị hủi ở chốn này ư? Tôi muốn bỏ chạy, chạy cho thoát khỏi nỗi ghê rợn này. Nhưng một tiếng nói sâu lắng, thiêng liêng như là lời nguyền trong tôi. Hãy vì cha, vì người cha tội nghiệp mà cố lên, Thu Trang. Tôi leo lên sườn đồi, quên phéng đi mọi lời chỉ dẫn. Tôi vào một ngôi nhà lợp lá gồi xinh xinh. Một người ăn mặc bộ đồ áo dài, đầu trọc lốc, đang gõ mỏ đánh nhịp cho tiếng tụng kinh.

- Nam... mô... A... di... đà... phật... cứu khổ... cứu nạn...-Những lời sau đó dính vào nhau thành một chuỗi dài.

Tôi lễ phép hỏi:

- Thưa cụ... cho con hỏi ạ!

- Mô phật! - Một cô gái còn rất trẻ quay lại nhìn tôi.

- Bà Maria Liên ạ - Tôi nói.

- Bên quả đồi thứ ba, đi...đi!

Những lời nói rời rạc, ánh mắt lạnh lẽo muốn xua đuổi. Tôi hấp tấp chạy để tránh ánh mắt lạnh lẽo của cô gái. Mong sao đưa được mảnh giấy đến bà Liên - người tình của cha tôi.

Leo lên quả đồi có ngôi nhà gỗ. Một người mặc đồ đen đang gục vào cây thánh giá có hình đức chúa chịu nạn, giọng nức nở.

- Lạy đức chúa trời... cứu vớt lấy chúng con là kẻ có tội...

Chờ cho lời cầu kinh dứt, tôi lên tiếng.

- Thưa bà, bà có phải là Maria Liên không ạ!

Bà ta giật mình quay lại nhìn tôi. Mặt mũi méo xệch đi như vừa bị một bàn tay vô hình bóp méo. Bàn tay phẩy phẩy không che nổi những đốt đã rụng.

- Không...Tôi không biết người là ai... đi... đi...

Nén nỗi uất hận vì thương cha, tôi lễ phép hỏi:

- Thưa bà... cha tôi đã chết... Nếu bà không phải là người nhẫn tâm thì nhận lấy thư này.

Bà Maria Liên vụt chạy đến bên tôi, cầm lấy tờ giấy tay run rẩy. Tôi kịp nhận ra rất rõ, người tình của cha. Bà mặc dù bị bệnh tật tàn phá nhưng vẫn đẹp... Không nén được tôi khóc lên thành lời: "Khổ lắm cha ơi, là cha ơi!".

Bà nhìn tôi trừng trừng, tôi không chịu nổi cái nhìn dữ dằn ấy, quay đi chực bỏ chạy.

- Khoan!

Bà đến cạnh tôi, đôi mắt mở to.

- Thu Trang...- Bà phải nén sự nghẹn ngào mới thốt được ra lời.

- Bà... ơi... cha tôi mất rồi!

- Trời ơi! Con... con hãy tha thứ cho mẹ... Mẹ Thu của con đây...Vì tương lai của đời con...mẹ không muốn cho mọi ngưòi biết con có người mẹ bị hủi nên ra đi từ lúc con lên hai... Trời ơi... Thu Trang... Cha của con đâu rồi?

Tôi gục vào ngực mẹ, gọi: "Mẹ ơi!"

Phải, trên đời này tôi rất cần mẹ.

2050

Giao Thừa Sao Quên





- Ông đừng nhắc đến ngày Tết nữa. Cứ xem lịch là biết chứ gì, đêm mai là đêm Giao Thừa... Nhưng tôi không muốn nghe những chuyện đó...

Nàng nói một cách lạnh lùng, môi nàng bình thản nhấp một chút rượu. Chàng để ý ly này là ly Martini thứ năm mà nàng uống. Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua, nàng vẫn ngồi bất động trên chiếc ghế bành đặt sát góc tường. Trong phòng chỉ có ánh sáng mù mờ vì được thắp bằng đèn cầy, mỗi bàn một cây nhỏ. Ban nhạc chơi không ngừng nghỉ, đều đặn những điệu chậm chạp nhẹ nhàng, chập chờn từng cặp ôm nhau khiêu vũ trong bóng tối.

Những ngày cuối năm, người ta tổ chức tiệc tùng ăn nhậu liên miên, ở đâu cũng tưng bừng náo nhiệt. Bởi thế đêm dạ vũ tại ngôi nhà sang trọng này, thật hiếm có và khác hẳn những chỗ ồn ào khác. Một bầu không khí lịch sự và êm ấm, khách khứa đều trông có vẻ tươm tất đứng đắn. Tấm thiệp mời ký tên bởi một ông nhà giàu nổi tiếng và sành điệu.

Một người bạn đưa chàng đến đây. Rồi y biến mất trong đám người để tìm một người đàn bà y đã hẹn trước. Chàng tìm một chỗ ngồi khuất lấp kín đáo nhất, chỉ gọi người bồi đem rượu một lần, rồi chàng không lui tới xê dịch gì nữa, không chào hỏi gì một hai người quen mà vì say mê nhảy họ cũng không để ý đến chàng.

Khi mắt chàng đã quen với bóng tối, đã nhìn thấy rõ ràng một vài khuôn mặt, chàng nhìn thấy nàng. Một người đàn bà chưa hề quen biết. Nàng cũng ngồi một mình như chàng, cũng uống rượu, nhưng không hút thuốc lá. Chàng không thấy rõ chiếc áo dài của nàng màu gì nhưng có lẽ là một màu vàng sẫm. Tóc nàng bới cao, trông có vẻ là một người đàn bà đã có chồng, nhưng có lẽ là không phải, bàn tay nàng một khi cầm chiếc ly đưa lên môi không thấy mang nhẫn cưới. Thỉnh thoảng một cô gái đến nói cười với nàng một chút rồi bỏ đi, chắc là cô bạn của nàng. Một vài người đàn ông đã đến mời nàng khiêu vũ, nhưng chàng thấy nàng nhẹ lắc đầu từ chối.

Khi chàng gọi người bồi rót thêm rượu cho nàng, nàng nhìn chàng nói : "Cám ơn". Chàng trả lời bằng một câu nói thông thường, rồi chàng gợi chuyện bâng quơ một vài câu thông thường, nàng trả lời vắn tắt theo điệu xã giao thông thường. Và hết, chỉ có thế. Khi chàng muốn nói chuyện nhiều hơn một chút, như nhắc đến ngày Tết sắp tới, nàng có vẻ khó chịu và buồn bực.

Nàng ra dấu không bằng lòng với đề tài loại đó. Chàng im lặng không biết nên nói thêm một lời nào, chàng hút một điếu thuốc và chợt nhớ cái câu nói thật chán ngắt:

- Xin lỗi... khói thuốc có làm cô khó chịu không?

Nàng lắc đầu.

- Chắc cô cũng biết hút thuốc?

Nàng vẫn lắc đầu, nhưng nhẹ đưa tay tỏ ý muốn nắm lấy bao thuốc lá. Nàng cầm một điếu. Chàng nghiêng mình gần lại định quẹt lửa cho nàng nhưng nàng đã châm thuốc bằng đốm lửa nhỏ của ngọn nến.

Nàng chợt nói:

- Lúc nãy ông vừa nói gì?

- Cô đã nói là không muốn nghe.

- Ông cứ nói lại đi.

Giọng chàng đều đều:

- Tết, mọi người đều về với gia đình. Cả nhà thao thức suốt đêm trong đêm Giao Thừa. Rồi sáng sớm mồng một, những ngày nghỉ ngơi thong thả, uống rượu và đánh bài suốt mấy ngày đêm...

Nàng hơi mỉm cười:

- Ông thích những thứ đó lắm sao?

- Ai cũng thích cả.

- Tôi tưởng khi mình còn nhỏ mới thấy thích.

- Lớn rồi cũng thích chứ. Nhưng sợ không có được nữa.

Nàng dịu tắt điếu thuốc, hỏi nhanh:

- Thế bây giờ ông còn có được những điều đó không?

- Điếu thuốc của cô chưa hết sao đã...

- Ông còn có được cái Tết như hồi xưa không?

- Không.

Chàng lặng lẽ uống một hớp rượu, hơi hối hận vì đã mở đầu cho những chuyện về ngày Tết. Thật ra, chàng cũng không thích đề tài loại này. Nhưng bây giờ, nàng có vẻ không chịu ngừng lại:

- Tôi cũng thế.

Chàng hỏi:

- Bao lâu rồi?

- Bao lâu... cái gì ạ?

- Cô hiểu mà... Nghĩa là đã bao nhiêu năm rồi cô không được...

- Tôi hiểu. Có lẽ gần mười năm.

- Lâu quá nhỉ.

Nàng lắc đầu, chàng không hiểu ý nghĩa của cử chỉ đó.

Người bạn chàng bỗng trở lại, đem theo giới thiệu một cô gái cho chàng, nhưng chàng nói chàng không muốn khiêu vũ, chàng cám ơn và nói hãy để chàng ngồi yên một mình.

Khi người bạn đi khỏi, nàng nói:

- Ông định ngồi đây có lâu không?

- Chắc là lâu. Khi nào người ta về hết.

- Ông có ý định tìm một người bạn nào để trò chuyện hay nhảy với ai không?

- Không. Cô vừa biết rồi.

Nàng lặng yên có vẻ suy nghĩ đắn đo một điều gì. Rồi nàng bỗng hỏi thật bất ngờ:

- Ông thích nghe tôi kể chuyện không...

Chàng mỉm cười:

- Thích chứ. Hồi nhỏ tôi vẫn thường nghe mẹ tôi kể chuyện cổ tích đến mê mẫn. Trước khi đến đây, tôi cũng vừa đọc một cuốn truyện...

- Như thế nào?

- Đại khái có một người đàn ông khi biết được người tình của hắn, một người đàn bà có chồng, hết lòng yêu hắn thì nàng đã chết. Trước đó, hắn tưởng người đàn bà ấy yêu người khác, hắn xa nàng vì quá ghen tương, ghen với cả chồng nàng. Chìa khóa của câu chuyện là một tập nhật ký của nàng mà hắn đọc được khi đã muộn...

Nàng có vẻ lưu ý:

- Rồi sao nữa?

- Còn gì nữa. Đến đó là hết chuyện. Như thế là "Kết Thúc Một Chuyện Tình", truyện của Graham Greene.

Nàng thở dài:

- Thế là ly kỳ hơn chuyện của tôi sắp kể rồi.

- Tôi không thích những gì "ly kỳ, éo le" đâu.

- Thế thì được. Nhưng gần Tết rồi, ông có ngại nghe chuyện buồn không?

Chàng lắc đầu. Nàng quay sang nói một cách tự nhiên:

- Ông cứ ngồi gần lại tôi... Tôi bắt đầu dây, ông có thể ngủ gục nửa chừng nhưng đừng ngắt lời hoặc hỏi gì cả.

Chàng nghe theo lời nàng, nhưng khi sắp nhìn thấy mặt nàng rõ hơn, nàng bỗng thổi tắt ngọn nến cắm trên bàn. Nàng trở thành một bóng đen. Chàng không còn nhìn thấy gì hết.

Chỉ có giọng nói của nàng, và tiếng kèn đồng của người nhạc công dã dượi lan đi khắp căn phòng.

- Cũng kỳ cục thật. Tại sao tôi lại kể cho ông nghe... Tôi đâu quen biết gì ông...
***

Năm đó, tôi được mười tám tuổi, học lớp đệ nhị tại một trường nữ tư thục ở tỉnh X... Thuở làm học trò thật là vui. Mỗi khi tan trường, tôi và vài ba đứa bạn gái thân nhất còn dạo một vòng ven bờ sông. Thế là bao nhiêu gã thư sinh lò dò theo sau một đoàn, xầm xì bàn tán, mà tôi chắc đó chỉ toàn là những lời trầm trồ ca tụng. Thỉnh thoảng một anh chàng nào đó bạo miệng nhất thốt lên vài lời b%
C31205

Mít nác gì



Một bác nọ ra tỉnh chơi. Trưa về, gặp thầy học của con mình, bác ta khẩn khoản mời thầy về nhà, để thết thầy một bữa. Bác ra sai bắt gà làm thịt rồi làm các món nhắm khác.

Bụng thầy đói meo, mà chủ nhà vẫn từ từ chuẩn bị bữa ăn cho thật tươm tất.

Bụng thầy càng cồn cào. Nhìn thấy quả mít trong gầm gường, miệng thầy thèm lắm. Chờ mãi, không thầy chủ nhà bưng mâm lên, thầy nói:

- Thôi bác ạ, phiền phức quá, bác để tôi về.

Chủ nhà sai con:

- Có nác mới (nước chè xanh mới nấu), lấy ấm rót, mời thầy uống con.

Cốt ý của gia chủ là muốn cầm chân thầy lại. Song thầy:

- Mít nác gì, để tôi về thôi bác ạ!

Lúc đó, bác ta mới nhớ là nhà mình có quả mít chín để ở gầm giường, liền sai con:

- À quên, lấy quả mít, bố mời thầy xơi đã con!1191

Câu tục ngữ lạc hậu



Giờ văn, cô giáo kiểm tra bài một học sinh:

- Em hãy giải thích câu "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"

Học sinh trả lời:

- Thưa cô, câu tục ngữ này lạc hậu rồi ạ. Thưa cô hiện nay có mấy ai dùng mực để viết nữa đâu ạ, họ chỉ toàn dùng viết bi, vừa tiện lợi, vừa dễ sử dụng, lại vừa rẻ tiền. Xài viết mực lắm lúc viết lại nghẹt mực... Còn cái thời người ta xài đèn dầu đã qua lâu rồi ạ. Bây giờ ngay cả những vùng quê xa hẻo lánh mà người ta còn dùng đèn điện nữa mà...

Cô giáo và cả lớp: Xỉu1173

Mar 17, 2009

NỤ CƯỜI THẦN THOẠI



Mây trắng, trời xanh lấm chấm pha,
Có một giai nhân dáng ngọc ngà,
Trước thềm lặng đứng như tranh vẽ,
Nhè nhẹ cười duyên rất mặn mà.


Đôi hàm răng trắng trong đều quá,
Môi thắm, mắt huyền, suối tóc mây,
Đồng tiền lúm xuống hai bên má,
Nốt ruồi tình tứ mép thơ ngây.


Sống mũi thanh thanh, đầu mũi nhọn,
Với hai cánh nhỏ nhếch đều lên,
Như hình nụ cúc xinh và gọn,
Mang vẻ tinh anh trộn nét hiền.


Nhìn ai, nàng bỗng thành quen biết,
Rung động bờ vai, miệng nở hoa,
Cười vui như tiếng đàn tinh khiết
Nẩy nhẹ mau trên những phím ngà.


Hàm tiếu tô hồng quanh đất thấp,
Nắng loè, mây tản khắp trời cao.
Lòng mê, trí dại, hơi men nhấp,
Say suốt ngày đêm, vẫn khát khao.


Người yêu tìm tự thuở xa xôi,
Một phút gặp nhau, quyến luyến rồi.
Gom suốt non cao cùng đất rộng
Ngọc vàng, đổi lấy nụ cười thôi.

2926

Ngôn ngữ của luật sư



Vị giáo sư luật học yêu cầu một sinh viên xuất sắc trả lời câu hỏi tình huống: "Nếu anh (chị) phải trao cho ai đó một trái cam, anh (chị) sẽ nói thế nào?".


Người sinh viên đáp:


- Em sẽ nói: "Mời ngài dùng trái cam này!"


Giáo sư giận dữ:


- Không thể như vậy được! Hãy nghĩ như một luật sư xem nào.


Sinh viên hắng giọng:


- Vậy thì, em sẽ nói với người đó: "Tôi, sau đây, trao và chuyển quyền sở hữu toàn bộ và duy nhất của tôi với tất cả các tài sản, quyền lợi, quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích của mình trong trái cam này cho ngài, cùng với toàn bộ cuống, vỏ, nước, cùi và hạt của nó, với tất cả các quyền hợp pháp cắn, cắt, ướp lạnh hoặc ăn nó, quyền được trao nó cho người khác với tất cả cuống vỏ, nước, cùi và hạt của nó. Tất cả những gì được đề cập trước và sau đây hoặc bất kỳ hành vi, hoặc những hành vi, phương tiện thuộc bất kỳ bản chất hoặc loại nào không tương hợp với tuyên bố này, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đều không có giá trị pháp lý...".

1242

Kết Thúc Một Tình Yêu



Bỗng nhiên có một buổi chiều rảnh rỗi và trống vắng đến vô lý theo kiểu ta đã lên lịch cho đủ 30 ngày trong tháng thì bỗng nhiên không hiểu sao lại nhẩy đâu thêm một ngày 31. Tan học tôi lơ ngơ xách cặp ra khỏi lớp, vô tình gặp Phong trước cổng trường đang huyên thuyên gì đấy với An – con bé có mái tóc dài và má lúm đồng tiền duyên chết người. Phong hét to “Phong bận, Vân cứ về trước nhé”. Tôi tức đến ngạt thở. Bận đi chơi thì có. Nhưng chợt nhớ ra mình có quyền gì mà đòi ghen tuông cơ chứ, hơn nữa một người thông minh và kiêu hãnh ai lại làm trò ấy bao giờ! Tôi đành phải nở một nụ cười trưng diện, lạch xạch dắt xe ngang qua chỗ Phong “Ờ, Vân về”. Bao giận dữ trút sạch xuống chiếc pédan. Tôi lầm lũi phóng qua các dãy phố, lòng chùng xuống. Trong gió, từng chiếc lá vàng khô xoay tròn theo một vũ điệu không tên.

Tôi đọc trong cuốn sách “Tâm lý về tình yêu” thấy người ta viết: “Hạnh phúc không tự nhiên đến mà con người phải đấu tranh để tự giành lấy”. Kiểm điểm lại bản thân chợt nhận ra mình chưa bao giờ phải đấu tranh, đánh nhau cũng không. Gia đình chỉ có 3 người bố, mẹ và tôi. Hồi nhỏ tôi không phải giành đồ chơi với ai, cũng chẳng có ai để xích mích. Mọi thứ đều là của tôi. Đơn giản vậy thôi và Phong cũng thế. Tôi và nó chơi với nhau từ nhỏ. Bố mẹ Phong làm cùng cơ quan với bố tôi. Vậy mà bây giờ… Chỉ tại An. An phải biết nó là người đến sau. An phải hiểu Phong là của tôi chứ! Tôi bật dậy, loay hoay quay phải, quay trái trước gương rồi thở phào nhẹ nhõm. Xinh đẹp này, học giỏi này. Suy cho cùng thì An có điểm nào hơn được tôi cơ chứ? Hơn nữa tôi lại là người hiểu Phong nhất. Chuyện gì của nó tôi cũng biết. Ví dụ nhé, Phong thích mạ vàng, Phong thích đọc truyện trinh thám này, Phong thích… Giữa lúc hoan hỉ vì chiến thắng chợt nhớ hình ảnh buổi sáng trước cổng trường, tôi thắt người lại vì lo âu. Băn khoăn tự hỏi “Hay Phong thích An vì An có mái tóc dài?”.

Ờ, mà trong sách cũng viết: “Bạn hãy dịu dàng, hãy quan tâm đến người ấy. Bạn hãy ở cạnh người ấy lúc người ấy cô đơn…”. Bất giác tôi đưa tay vuốt mái tóc tém ngang tai, cụt lủn bực bội. “Lắm chuyện! Thích tóc dài sao bọn con trai không tự nuôi tóc đi?”.

Mẹ se sẽ bước vào phòng, nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh giường:

- Sao hôm nay Phong không đưa con về?

- Nó bận!

- Hai đứa lại cãi nhau à?

- …

- Vân này, cái thằng Phong ấy được cái hiền lành nhưng nó không hợp với con đâu, thôi con ạ.

Tôi thừ người, lòng rối bời:

- Mẹ lo xa làm gì. Cứ kệ con.

Mẹ gắt:

- Ơ hay, con với cái. Nuôi cho lớn để mày nói chuyện với mẹ thế à?

Tôi xoay người vào tường, chụp chiếc gối lên mặt, giọng van vỉ:

- Mẹ để yên cho một lát.

Mà mẹ cũng lạ thật, sao mẹ nói tôi với Phong không hợp nhau. Mẹ không biết tôi đang đau khổ vì tình yêu hay sao?

Chuông báo hết tiết. Tôi gấp sách vở lại, rón rén bước ra hành lang, thập thò ngó vào lớp toán. Phong chạy ra “Đi uống nước?”. Tôi sung sướng đỏ mặt. Lòng ngập tràn hạnh phúc. Bao giận hờn hôm qua bốc hơi hết sạch, định gật đầu như mọi lầm may phanh lại kịp rồi nhỏ nhẹ “Thôi Vân không khát”. Tôi nghiêng đầu, hất vài lọn tóc lũn cũn “Vân để tóc dài đây”. Phong tròn xoe mắt. Tôi mỉm cười “Vân về lớp nhé” rồi quay lưng yểu điệu bước đi để lại Phong đằng sau với sự ngạc nhiên. Đắc thắng thầm nghĩ từ bây giờ Phong sẽ thấy bị cuốn hút bởi Vân dịu dàng và thùy mị. Sẽ không còn cái cảnh hai đứa đuổi nhau chạy quanh lớp hay gân cổ cãi nhau chỉ vì hôm nay đến lượt ai đóng vai quân địch trong trò chơi đánh trận giả như hồi mẫu giáo. Tất cả sẽ khác đi. Và tôi mơ màng nghĩ đến một cuộc chinh phục vĩ đại, thầm nhủ “Hạnh phúc là một cuộc đấu tranh kia mà!”.

Tôi ngồi vào chỗ, chống tay lên cằm. Ánh mắt hờ hững lướt qua tran sách được đặt ngay ngắn trên bàn. Bài thầy giảng chữ được chữ mất, đâu đâu cũng thấp thoáng bóng hình Phong. Ngồi học chỉ mong ngóng cho hết tiết để chạy ù ra hành lang, đứng chênh vênh làm ra vẻ rất vô tình, cẩn thận ngó ngược ngó xuôi chỉ để liếc vào lớp toán xem Phong đang làm gì trong cái góc giảng đường mờ mờ tối. Giá như mẹ sinh tôi ra là con trai có phải sung sướng hơn không. Là con trai tôi sẽ công khai theo đuổi người mình yêu, tự do nói ra điều mình nghĩ; chứ làm con gái cứ ngấm ngầm giấu diếm, chờ đợi như thế này thì kinh khủng quá. Mà sự chờ đợi luôn làm cho con người ta kiệt sức.

Tôi ngại ngần đứng lại phía sau cơn mưa. Mùa thu năm nay được bắt đầu từ bầu trời xám xịt và những cơn mưa dai dẳng. Tôi so vai lại. Gió mang theo ẩm ướt thường tạo ra sự rét mướt. Từ trong lớp vọng ra tiếng rũ áo mưa phành phạch, tiếng gọi nhau í ới, tiếng cười đùa trên đủ mọi cung độ. Dưới lòng đường, trong màm mưa trắng xoá lao đi vùn vụt những chiếc áo mưa xanh, đỏ, tím, vàng.

- Vân chưa về?

Phong đứng tựa lưng vào tường. Đôi mắt mơ màng sau cặp kính trắng. Người tôi bỗng run lên, không biết vì lạnh hay vì Phong? Đột nhiên tất cả chợt lùi xa, cả lớp học, cả mưa, cả tiếng cười đùa chỉ còn đọng lại sự hiện diện của Phong. Chưa bao giờ toi có cảm giác lạ lùng này. Đầu óc tôi như mụ đi. Thoáng chốc, tôi thấy mình cô độc và yếu đuối quá đỗi mà Phong chỉ cách tôi một tầm tay…

- Dạo này Vân cứ khang khác thế nào ấy. Đôi lúc Phong thấy Vân xa lạ lắm chứ không thân thiện như xưa…

- Vâng…

- Mà Vân để tóc dài làm gì, nó không hợp với Vân đâu. Phong thích Vân cắt tóc tém cơ. Vân có nhớ cái lần Phong chở Vân ra chợ bị bà hàng gà túm lại “Này hai anh ơi mua cho em con gà này đi không?”

- Vâng…

- Hồi ấy vui nhỉ. Chúng mình bá cổ, khoác vai nhau đi chơi như hai thằng bạn thân. Bây giờ mong như thế lắm mà chẳng được.

- Vâng…

- Tôi nghẹn giọng. Thì ra Phong chỉ xem tôi như một thằng bạn thân. Sao Phong không nói sớm hơn? Tôi hét lên:

- Phong về đi. Phong đứng đây làm gì?

- Phong chờ An!

Tôi sững người. Đã thân thiện đến mức ấy rồi ư? Nước mắt chỉ chực vỡ òa. Đừng khóc! Đừng khóc ở đây! Phong cười, miệng mấp máy nói điều gì đó. Tai tôi ù đi. Trái tim đập gấp gáp trong lồng ngực - buốt nhói. Phong thản nhiên và vô tình vậy sao? Tôi quay người bỏ chạy. Dãy hành lang nối tiếp nhay trống rỗng một cách lạ lùng. Văng vẳng có tiếng Phong gọi với theo “Vân! Vân ơi!”. Mặc kệ. Nước mắt chảy tràn trên má.

Tôi đạp xe lòng vòng qua các dãy phố. Hai bên đường những tán lá xà cừ ngả nghiêng, xao xác. Thảm thương cho tình yêu của tôi những giờ nghỉ tiết lén lút, thậm thụt ngoài lớp toán. Nói năng thì nhỏ nhẹ, thì thào như người hết hơi. Õng ẹo nện giầy cao gót trên hành lang… Tôi phanh xe, chống một chân lên vỉa hè. Băn khoăn không biết có nên khóc một chút hay không? Từ khi “yêu” Phong tôi chưa có được một ngày thanh thản, toàn tự chuốc lấy những giận hờn đau khổ. Tranh đấu thế nào chứ cứ thế này thì mệt mỏi quá. Chuông đồng hồ trên nóc nhà bưu điện thong thả gõ 7 tiếng. Tôi giật mình, giờ này ở nhà chắc bố mẹ lo lắng cho tôi lắm. Phải về nhà thôi. Tôi sẽ lại cắt tóc tém, mặc quần bò áo phông, đi giầy khủng bố. Khi vui tôi sẽ nhét chú chó bông vào balô cho nó đến lớp học, khi buồn tôi sẽ khóc thật to… Chỉ tiếc Phong không thuộc về nơi ấy, chỉ tiếc Phong sẽ không còn đưa đón tôi mỗi ngày.

Mẹ bảo “Nếu không có Phong không biết đến bao giờ con mới chịu trở thành người lớn. Con phải hiểu rằng tình yêu không phải là sự chiếm hữu, là sự thay đổi bản thân. Tình yêu là sự cảm thông, chia sẻ và chấp nhận con người của nhau…”. Tôi nằm cuộn tròn trong chăn, bùng nhùng nghe mớ lý thuyết dài dòng về tình yêu của mẹ. Ngẫm nghĩ có lẽ mình sẽ xếp cuốn sách “Tâm lý tình yêu” vào ngăn tủ, lo học thôi, năm nay phải thi chuyển giai đoạn rồi.

Người ta không thể mất cái mà người ta không có. Vậy là kết thúc một tình yêu.
696

Mar 16, 2009

Bài hát đầu tiên, bài hát cuối cùng



Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế… Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.

Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.

Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.

Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.

Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?

Câu hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?

Bài hát “Ướt mi” được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.

Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát “Giọt mưa thu” và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát “Giọt mưa thu” chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ…

Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.

Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài “Ướt mi” nhưng riêng bài “Ướt mi” thì tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.

Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.

Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? v.v…

Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.

Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời hạn mà mình không ngờ.

Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.

Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói them một điều gì nữa.

Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.

Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.

Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?
168

Mar 14, 2009

Đồ Mi Hoa



Lòng nao nức như hương trầm mới dậy:
Gió tâm tư say chúi nửa lừng mơ...
Đêm kim sa hay sao mà run rẩy?
Không khí men, trăng liễu mướt đường tơ.
Đây một đóa đồ mi, ta đón lấy,
Ấp hồn hoa... đem giặt giữa bài thơ.


Đài nộn nhụy hóa nguồn trinh tinh khiết
Ướp một làn hương rượu quyện lâng lâng;
Tràng cánh trắng biến ra da thịt tuyết,
Một tiên nương mừa tựa một giai nhân,
Ngửng đôi mắt chứa mùa xuân phẩm tiết,
Giữa bài thơ... đưa vẳng tiếng ngân ngân.


Ôi sắc đẹp ! anh hoa dồn vũ trụ !
Phẩm tràng sinh ! tinh chất khí âm dương !
Mi làm long phím lòng muôn trinh nữ;
Muôn tài hoa nghiêng trước vẻ thiên hương.
Mi rớt ngọc cho vang muôn tình tứ;
Mi nhả sâm ngọt lịm vạn sầu thương.


Giai nhân đi trong chiêm bao ẻo la?
Để lời ca gợn sóng khí hoa men;
Tay búp sen kẻ lên vàng óng a?
Những đường thêu kim tuyến rúng đêm huyền.
Ngừng hơi thở... ta nép trong bóng lá
Để vần thơ theo nhịp điệu thuyền quyên.


Ta những muốn sầu thương thôi biểu lô.
Sắc trong màu, màu trong sắc; hân hoan...
Ta những muốn mùa đông nhường lại chỗ.
Nhạc gầy hương, hương gầy nhạc; lan man...
Ta những muốn màn đen về cõi mô.
Cả không gian là bể sáng tràn lan...


Rồi sắc đẹp hiện ra trong chính phẩm
Linh thiêng như mây nước đỉnh Nga My !
Và muôn hồn hoa lên vì say ngấm.
Và muôn lòng phát tiết cả uy nghi;
Đêm nầy đây ngời ngọc ngà sa gấm
Sắc đẹp vừa hiện giữa đóa đồ mi.

2917

Anh Hai



- Ăn thêm cái nữa đi con! - Người đàn bà giàu sang bảo con.

- Ngán qúa, con không ăn đâu! - Ðứa con cằn nhằn, từ chối.

- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tayï Chiếc bánh kem văng qua cửa xe hơi rơi xuốnh đường, xát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đị

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh kem nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, con bé gái nuốt nước miếng bảo thằng bé trai:

- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi chọ Ðưá em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó thổi làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.

- Ừa. tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi.
136

Mar 13, 2009

Tiễn quan



Một ông quan ăn tiền rát quả. Có giấy dổi quan đi nơi khác. Ðợi mãi chẳng thấy ma nào đến tống tiễn cả, bà quan gọi nha lại vào, trách:


- Dân tình ở đây sao mà bạc thế! Quan phụ mẫu sắp đổi đi nơi khác mà chẳng đứa nào lên tiễn chân cả!


Nha lại thưa:


- Bẩm bà lớn, cả hàng huyện đã sắp sẵn lễ tiễn quan đầy đủ rồi đấy ạ!


Bà huyện mừng rỡ, hỏi:


- Họ lễ gì thế các thầy?


Nha lại ân cần thưa:


- Bẩm, toàn gạo và muối...

2528

Mar 12, 2009

Áng Mây Trôi



 


 

Mấy hôm ni lớp 10A1 của chúng tôi thiếu giáo sư dạy môn Toán. Thầy An lớn tuổi, dạy toán từ thế hệ của Mẹ, đột nhiên ngã bệnh nặng, hiện đang nằm viện và chắc còn lâu lắm thầy mới trở lại giảng đường. Thầy An xem học sinh như con cháu, nên nhiều khi Thầy cũng la rầy tận tình. Chúng tôi sợ thầy hơn tất cả các giáo sư khác. Học sinh môn Toán của thầy, từ quyển bài tập cho đến bài học, đều phải thật sạch sẽ, kẻ ngay ngắn.

Tôi trước đây cũng đã từng bị một con zero to tổ tướng chỉ vì những gạch kẻ không ngay ngắn trong những phép tính.

Thầy thường tuyên bố:

Cùng lỗi đó, lần thứ nhất một số không ( 0 )

--Lần thứ hai cho đi xe đạp ( 00 )

--Lần thứ ba cho đi xe xích lô ( 000 )

--Lần thứ tư cho đi xe hơi ( 0000 )

Chỉ nghe chừng đó thôi chúng tôi đều khiếp đảm.

Tin thầy An không dạy Toán lớp chúng tôi nữa vì vấn đề sức khỏe, làm chúng tôi mừng hết lớn. Nhưng chúng tôi hỏi nhau không biết người thay thế cho Thầy An sẽ là Thầy hay Cô, và có khó như thầy cũ không ?

Hôm ni có thầy giáo mớị Chúng tôi hồi hộp chờ đợị Thầy giáo đi vào, dáng cao gầy, quần màu xám, áo trắng thắt cà vạt, đầu chải gọn. Đi trước thầy là cô Hiệu Trưởng. Cô cho chúng tôi biết, đây là thầy giáo mới chuyển về trường chúng ta và từ nay thầy sẽ thay thế cho thầy giáo cũ, phụ trách lớp Toán của các em.

Chúng tôi nhìn nhaụ Thuỷ khều tôi che miệng nói nhỏ "răng mà thầy trẻ rứa !". Thật vậy, trông thầy như một học sinh lớp 12 hơn là một thầy giáọ Tôi mỉm cười không dám trả lời, vì cô Hiệu trưởng đang đứng ngay trước mặt tôị Khi cô hiệu trưởng bước ra, "ông thầy mới chúng tôi" tự giới thiệu

_ Chào các chị !

Chúng tôi kín đáo nhìn nhau ! ... lớp học bỗng rộn lên những tiếng thì thào của mấy o nữ sinh nghịch ngợm "lại kêu tụi mình bằng chị nữa".

Thầy tiếp tục, tôi tên là Đạm, sinh viên đại học khoa học năm thứ ba tại Sài Gòn. Thầy ngập ngừng nhìn chúng tôi, mắt chớp chớp, mặt đỏ au, hai tay vụng về, ngượng nghịu hết cho vào túi quần rồi lại luống cuống lấy rạ Một hồi lâu, có vẻ như thầy đã "lấy lại được tinh thần" trước những đôi mắt xoe tròn, tinh nghịch, đang chăm chú quan sát "vị giáo sư măng sữa", thầy hắng giọng và tiếp tục phần giới thiệu về mình. Tôi rất hân hạnh được vào đây dạy tại ngôi trường mà tôi có nghe tiếng từ khi còn ở trong Sài Gòn.

_ Thưa thầy, thầy có biết trường Đồng Khánh ?

_ Đúng rồi, vì trường Đồng Khánh là một trường nổi tiếng của xứ Huế mà.

Giờ học bắt đầụ Thầy giảng, vẽ hình, chứng minh những định lý, định đề của Toán học ... Thật trái ngược với hình ảnh ngượng nghịu, lóng ngóng thật tội nghiệp lúc nãy, thầy bỗng thay đổi thật nhanh thành một người ăn nói thật lưu loát, thật tự tin, và cũng không kém phần nghiêm nghị khi thầy bắt đầu giảng giải cho chúng tôi về những con số hóc búạ Chúng tôi ban đầu còn nháy mắt với nhau, thầm thì bàn tán, bình phẩm về thầy, và thích thú dụi vào vai nhau cười khúc khích. Nhưng sau đó, trước phương cách giảng dạy dễ hiểu và tận tâm của thầy, chúng tôi đã bị thầy lôi cuốn lúc nào không hay vào một tiết học Toán rất hào hứng và say mê nhất từ trước đến giờ.

Buổi học đầu tiên của thầy vừa chấm dứt, chúng tôi giành nhau hỏi:

_ Thưa thầy ở Sài Gòn thầy học trường Trung học nàỏ

_ Tôi học trường Lê Qúy Đôn.

_ Còn trường nữ tên chi, thưa thầỷ

_ ê ... đừng hỏi dai ! Huyền thúc vào lưng Yến ...

Thầy không trả lời câu hỏi vừa rồi của con Yến, mà nhìn chúng tôi cười nhẹ rồi đi rạ

Tôi quên thưa một điều là trên khuôn mặt trẻ trung của thầy, có một điểm nổi bật nhất. Đó là đôi mắt. Chúng tôi nghĩ Thượng Đế đã nhầm lẫn với "tác phẩm điêu khắc" của Ngài, khi đã tạc lên gương mặt của thầy một đôi mắt, đúng ra, phải để giành cho một giai nhân. Đôi mắt thầy to đen, mơ màng, với hai hàng mi dài cong vút. Đôi mắt thầy là cả một huyền thoại trong chúng tôi !

Sau giờ Toán thường là giờ ra chơi, do đó chúng tôi hay vây quanh nói chuyện với nhaụ Chuyện bài vở, chuyện bạn bè, chuyện thầy Toán.

_ Bây biết không, hôm qua con Thúy ái đi sau lưng thầy, hắn "bắt qủa tang" thầy đang làm rớt rèm mi giả ... rồi hắn thấy thầy cúi xuống lượm lên phủi bụi, gắn lại lên mắt đó.

_ Cái con vô duyên lạ. Hắn làm như đôi mắt của thầy là mắt "nhân tạo" không bằng.

_ ê ... tụi mi có biết làm răng mà đôi mắt của thầy lúc nào cũng buồn tênh và ngơ ngác như mắt con nai vàng "đạp trên lá vàng khô" không ?

_ Vì thầy nhớ người yêu ở Sài Gòn đó.

_ Con ni nói ba xàm, thầy còn qúa trẻ, chưa có người yêu mô !

_ Thầy nhớ " Má " thầy đó, tìm cho thầy bình sữạ Chúng tôi thích thú nhìn nhau cười ngã nghiêng.

Một hôm, cũng giờ ra chơi, chúng tôi hỏi thầy:

_ Thầy ở Huế luôn để dạy Đồng Khánh, phải không thầỷ

Thầy không trả lời chúng tôi, mà nhìn xa xăm, rồi thầy lại nhìn chúng tôi mỉm nụ cười thật hiền hoà.

_ Thầy ở luôn Huế có phải không thầỷ Tri Niên nhắc lạị

_ Tôi cũng không chắc chắn ở đây dạy luôn hay không ...

_ Tại sao vậy t ... h ... ầ ... ỷ?? Chúng tôi cùng lo lắng hỏi dồn.

_ Các chị lo học đi, hỏi làm gì "dzậy" ? Thầy tiếp ... đời người như "áng mây trôi ... " làm sao mà biết trước được !!!

Sương Mai ghé vào tai tôi nói nhỏ:

_ Giáng Tiên, mi nghe thầy nói văn chương hay không ? à ... à, đời người như áng mây trôị Ghi xuống đi mi, để nhớ lần sau có làm văn thì chêm vào, thế nào cũng được nhiều điểm.

Từ đó, chúng tôi đặt cho thầy cái biệt hiệu: "áNG MâY TRôI".

Rồi thời gian qua đi, thầy dạy chúng tôi đã gần 5 tháng, những phương trình hoá học, đại số cũng ê đềm, đều đặn trôi nhanh. Có một điều kỳ diệu là trong lớp học chúng tôi, đa số đều là những học sinh không xuất sắc mấy về môn Toán. Chúng tôi học Toán là vì bổn phận, vì để được lên lớp, để khỏi bị phạt, bị la hơn là thích thú. Nhưng từ ngày thầy Toán mới về thay thế cho thầy An, chúng tôi không ai bảo ai, đều cố gắng học bài, làm bài tập, rất đều đặn và đầy đủ.

Trong lớp tôi có nhỏ Hướng Dương, nhà ở tận thành Nội, nổi tiếng lười nhất lớp về môn Toán. Hắn chê môn Tóan khô khan, không hứng thú, và khó nuốt nên có lần hắn tuyên bố một câu ... xanh rờn. "Mình học Toán là chỉ để cầm chừng", miễn răng lấy được kiến thức căn bản đủ qua được mấy kỳ thi chính yếu hàng năm để lên lớp là được. Vậy mà thầy Toán của chúng tôi đã nhóm lên được trong Hướng Dương một ngọn lửa say mê với môn học hắc búa nàỵ Mạnh đến nỗi trong một ngày gió bão, hắn đã cố gắng, lặn lội, đạp xe trong mưa qua tận nhà tôi ở Vĩ Dạ, để tìm cách giải một bài đại số.

Chúng tôi thường đùa với nhau rán học để đôi mắt đẹp khỏi buồn. Hay, nếu thầy mà dạy tụi mình mãi, chắc chúng mình sẽ trở thành những nhà Toán Học nổi tiếng thế giớị

Từ ngày chúng tôi đặt cho thầy biệt hiệu "áng Mây Trôi", chúng tôi không gọi thầy Toán là thầy Đạm nữa mà gọi là áng Mây Trôị Có hôm thầy đi trễ vì đoạn đường từ nhà thầy đến trường bị ngập nước. Trong khi chờ đợi, chúng tôi nói chuyện ồn àọ Bỗng một đứa ngồi đầu bàn la lên:

_ ê ! Các bạn, có im đi không "áng mây trôi" đã đến !

oOo

Nhưng rồi "áng mây trôi" đột ngột bỏ lớp, bỏ trò, không một lời từ giã. Đúng như câu trong một bài hát:

"Thầy đã đến như một huyền thoại

Thầy đã đi không một lời ... "

Cô hiệu trưởng giải thích, là thầy phải vào Sài Gòn gấp vì chuyện gia đình ... Nhưng chúng tôi và mọi người không tin. Người ta đồn thầy đã vượt biên ! Bọn học trò chúng tôi thì thầm bảo nhau, cầu xin cho thầy gặp may mắn, đến được bến bờ bình yên !

Giờ Toán sau đó, cô hiệu trưởng xếp đặt cho ông thầy Toán cũ trở về dạy lạị Chúng tôi thở dài nhè nhẹ nhìn nhaụ Chừ môn Toán sao mà khô khan, chán ngán.

Rồi ngày qua ngày, chúng tôi đứa nào cũng lo học bài, vì kỳ thi hàng năm cũng sắp đến. "áng mây trôi" cũng trôi vào dĩ vãng không còn ai nhắc đến nữạ

Bỗng một hôm, Sương Mai, con bạn ngồi gần tôi, đứa trầm lặng, ngoan nhất lớp rủ tối thứ Báy này đến nhà nó ôn bàị Tôi nhận lời liền, bởi vì, nhà Mai cùng ở Vĩ Dạ, gần nhà tôị Hơn nữa, sau vườn nhà nó có một cây trứng cá rợp bóng mát. Đến mùa, trái chín đỏ, ngọt lịm. Gần bên là cái bến xây bằng bực đá, đi xuống sông Hương. Chúng tôi thường đến đó, nghịch nước, và nhìn những con đò xuôi ngược.

Chiều ấy, sau khi ôn bài xong, Sương Mai ngồi sát bên tôị Nó nhìn tôi với một cặp mắt khác lạ, rồi nói:

_ Giáng Tiên ơi ! Sương Mai muốn nói với Giáng Tiên một chuyện này ... , rất bí mật ... nhưng ...

Rồi Mai đổi giọng nghiêm nghị :

_ Mi phải hứa không nói với ai, nghe mỉ

Tôi nhìn Sương Mai rồi hứa:

_ Ừ, Giáng Tiên hứa không nói với ai mô, Sương Mai yên chí.

Nhưng Sương Mai ngập ngừng rồi bảo:

_ Mi phải thề đi, bởi vì, con Tri Niên mà biết là cả lớp biết hết đó.

Thái độ của Sương Mai càng gợi tính tò mò của tôị Tôi chấp nhận và lôi hết những con vật nuôi trong nhà ra thề:

_ Nếu G.Tiên có nói cho đứa mô nghe, thì G.Tiên ... G.Tiên ... sẽ là con Mi Nô mặt phệ, hay con Mi Mi tam thể, hay sẽ là con két xanh sau vườn hay chào "Tiên ơi" mỗi buổi sáng v.v ... Được chưa mỉ Nhưng Sương Mai độc ác bắt tôi thề :

_ Nếu mi không giữ lời hứa, nói cho đứa mô nghe thì sẽ ở lại lớp ! Tôi giẫy nẩy người, lắc đầu, xoa tay liên hồi không chịụ Như rứa thì nguy hiểm lắm. Sẽ bị ba me la, còn bị xấu hổ nữạ

Tôi mặc cả:

_ Hay mi cho tau thề câu khác được không ? Vì câu trên nghe khủng khiếp qúa ... Sương Mai bằng lòng và nhìn tôi chờ đợị Tôi hơi do dự rồi rầu rầu thề:

_ Ừ, nếu G.Tiên nói cho đứa mô nghe thì G.Tiên ... chết. Sương Mai quay phắt nhìn tôị Sợ nó không tin, tôi thề tiếp:

_ Chết thật !

Sương Mai gật đầu bằng lòng, rồi nó nhìn quanh xem có ai đứng gần không. Trước khi nói, Sương Mai còn nhìn lên cây trứng cá, ý chừng nó sợ có đứa bạn nào núp trên cây nghe trộm. Sau khi kiểm soát bốn bề, Sương Mai yên chí, kê sát bên tai tôi run run nói nhỏ:

_ Giáng Tiên ơi ! Mi biết không, Sương Mai có mối tình đầu ...

Tôi ngồi xích ra, trố mắt ngạc nhiên nhìn thẳng vào mắt Maị Sương Mai là bạn thân của tôi, nhưng sao đến bây giờ hắn mới tâm tình ? Vậy người đó là aỉ?? Tôi nắm vai nó lay nhẹ.

_ Ai rứa Maỉ Có phải anh mô bên Quốc Học không ?

Sương Mai lắc đầu, mặt buồn xa xôi vời vợi ...

_ Người đó chừ đã đi thật xa, xa thật xạ

_ Đi đâủ Làm gì ? Tôi hỏi dồn.

_ Xa lắm ... Sương Mai không biết !

_ Đi với gia đình luôn hỉ ?

Sương Mai thấy tôi đi xa đối tượng mà nó muốn nóị Nó nói thật nhỏ, nhưng tôi cũng nghe được.

_ Người đó là "áng mây trôi".

Tưởng nghe không rõ, tôi lập lại :

_ áng Mây Trôỉ??

Sương Mai nhè nhẹ gật đầụ Tôi làm ra vẻ trang nghiêm :

_ Răng Sương Mai gan rứa, ba me Sương Mai mà biết thì chết, Sương Mai có biết không ? Ngoài ra, còn thầy cô, bạn bè nữạ Tôi rùng mình, nhưng sau những câu nói ra vẻ "giảng luân lý đó, tôi đổi giọng, nhẹ nhàng, dỗ dành, vuốt ve Sương Mai:

_ Sương Mai có thư và hình ảnh của "áng mây trôi" không, cho G.Tiên xem với đỉ Sương Mai vẫn ngồi yên. Tôi làm mặt giận :

_ S.Mai không tin G.Tiên hả ? G.Tiên đã thề sẽ chết rồi mè ... chết thiệt mà ...

Sương Mai quay nhìn tôi, rồi thở dài nói nhỏ:

_ G.Tiên ơi, S.Mai không có thơ, hay hình ảnh gì hết. Bởi vì ... áng Mây Trôi đâu có biết S.Mai có cảm tình và nhớ đâụ

_ Rứa là thầy không biết chi hết à ?

_ Không biết chi hết ! Đó chỉ một mình S.Mai nhớ ... nhớ ... thôi mà.

Tôi trầm ngâm suy nghĩ, rồi nói rất nhỏ trong hơi thở ngập ngừng:

_ Nếu chỉ có một mình S.Mai nhớ ... nhớ ... thôi, trong khi thầy không biết mà gọi là "mối tình đầu" thì lớp mình có nhiều mối tình đầu lắm đó !!!

Nghe tôi nói vậy, bỗng nhiên S.Mai ngồi xích ra xa tôị Nó nhìn thẳng vào mắt tôi rồi hỏi:

_ Thế G.Tiên cũng nhớ như vậy ... ???

Sương Mai bỏ lững câu hỏi, nhưng tôi hiểu và đã lính quýnh, đính chính lia lịa:

_ Không, không ... thầy đi ai cũng nhớ, nhưng không nhớ như "kiểu đó" mộ Tôi làm ra vẻ người lớn, nói như một nhà "Tâm lý học":

_ Giáng Tiên nghĩ, thầy dạy chúng mình, thầy tử tế, thầy không la, lại cho chúng mình nhiều điểm, ... nên chúng mình có cảm tình chứ không phải kỳ lạ ... Tôi bỏ lững vì tìm hết chữ để nóị

Dù nói gì, Sương Mai cũng lặng thinh, tôi mở sách ra để học ... nhưng rồi gập lạị Tôi từ giã Sương Mai ra về, nó không tiễn tôi mà ngồi yên như tượng đá.

Hôm sau, Sương Mai gặp tôi bên sân trường, nó cười nhẹ và nói nhỏ:

_ Giáng Tiên nói đúng ! Đó chỉ là cảm tình thầy trò ... thôị Mình cố quên và không nhớ đến nữạ Chúng tôi nhìn nhau, Sương Mai cười gượng rồi cùng đi vào lớp.

Hè đó, tôi được giấy xuất ngoại ... đi đoàn tụ vớ gia đình. Hồ sơ nộp hơn một năm nay bây giờ mới có kết qủạ Tôi thật sự sẽ ra đị

Trong những ngày còn lại ở xứ Huế, tôi hay vào trường đi thơ thẩn trên sân cỏ, mơ màng nhìn những cánh Phượng rơị Tôi nhặt vài cánh còn đỏ tươi đem về ép vào sách để mang theo làm kỷ niệm. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn mang nó ra nhìn ngắm để sống lại một thoáng với khung trời kỷ niệm xưạ Những cánh phượng vẫn còn nguyên vẹn hình dáng nhưng màu sắc thì đã phai úa cùng năm tháng. Ôi ! Bao giờ gặp lại bạn, trường, nơi gắn liền bao kỷ niệm. Tôi đến ôm từng gốc Phượng thì thầm giã từ.

_ Phượng ơi ! Mấy năm qua, mi là bóng mát, là tuối thơ, là mơ mộng của tạ Chừ sắp xa rồi, biết khi mô gặp lạỉ!!

Ngày rời Huế, tôi sắp sửa lên xe ra phi trường, bỗng nhiên trời đổ mưạ Tôi thấy Hướng Dương, Tri Niên, Kiều Mi, Hồng Nhạn, đi xe đạp tới tiễn tôị Năm chúng tôi là những đứa chơi thân với nhau từ khi mới vào D.K cho đến lớp 10. Nói theo phim bộ của Tàu, thì bọn chúng tôi "có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia". Bây chừ một đứa theo gia đình bỏ cuộc chơi hỏi sao không luyến nhớ. Tôi ôm từng đứa nghẹn ngào từ giã, nước mắt chúng tôi hoà với nước mưạ Tôi thầm nhớ lại một câu trong sách giáo khoa khi còn ở tiểu học ... "ôi ! Chia ly sao mà buồn vậy ... ".

Khi xe sắp sửa chuyển bánh, bỗng Sương Mai nói theo với tôi:

_Giáng Tiên ơi ! Qua bên đó nhớ tìm cho ra "áng Mây Trôi" nghe !

Tôi khựng mất mấy giây, khi vừa chợt nhớ, thì cả bọn nó nhao nhao nói theo:

_ Ừ, nhớ tìm cho ra "áng Mây Trôi" và nói học sinh lớp 10A1 gởi lời thăm thầỵ

Tôi gật đầu đưa tay vẫy vẫy, nhìn những người bạn thân thương xa dần, xa dần.
102

Tuổi Mười Tám



Em hãy đoán bông cúc nào sẽ nở
Khi em tròn sinh nhật tuổi mười lăm
Vầng trăng kia mang nỗi nhớ rất rằm
Đã ở lại trên đôi tay mềm mại

Em hãy đoán vạt cỏ nào sẽ ngại
Đón chân em khi mười sáu tuổi kề
Quán nhỏ kia ai ngồi đợi ai về
Để giấc ngủ mang mộng đầy trước ngõ

Em hãy đoán bông hồng nào sẽ nở
Một sớm mai em mười bảy diệu kỳ
Chiếc lá nào rơi rụng giữa đông vui
Ai thắp nến để hồng đôi má ửng

Em hãy đoán trước cổng trường ai đứng
Giọt sương nào sẽ rụng giữa đêm khuya
Mưa chiều nay chẳng giống những chiều xưa
Em hãy đoán khi vừa mười tám tuổi1283

Chuyện quảng cáo



Một nhà kinh doanh cỡ bự chẳng may chết trong một tai nạn ôtô. Ông ta đến cửa thiên đàng và gặp Thánh Pierre ở đó:

- Để ta cho ngươi xem cái này - Thánh Pierre nói - ngươi sẽ chọn được nơi ở thích hợp với mình.

Thánh dẫn ông ta đến một bãi cỏ lớn. Ở đó, hàng trăm thiên thần thổi sáo véo von và hàng nghìn người tha thẩn đi qua đi lại, chốc chốc họ lại ngáp ngắn ngáp dài.

- Đó là thiên đường - Thánh giải thích - Còn bây giờ ta sẽ cho ngươi xem địa ngục.

Họ đến một cuộc hội hè lớn, náo nhiệt, điên loạn. Tất cả đều nhảy nhót và sự hoan hỉ hiện rõ trên khuôn mặt từng người.

- Đó là địa ngục! - Thánh Pierre nói và quay sang hỏi nhà kinh doanh: - Ngươi chọn nơi nào?

- Ngài hỏi gì mà ngốc nghếch thế! Tất nhiên là tôi chọn địa ngục rồi.

Liền đó, hai con quỷ dữ tợn lôi kẻ mới đến về phía vạc dầu sôi sùng sục.

- Ấy ấy! Nhà kinh doanh kêu thất thanh - Thánh lừa tôi! Địa ngục không phải như tôi vừa trông thấy lúc nãy!

- Ồ - Thánh Pierre vừa nói vừa bỏ đi - Cảnh ta cho ngươi xem lúc nãy là quảng cáo ấy mà!925

Mar 11, 2009

Đám Cưới Vàng



Bà yêu quý của đời tôi,

Những gì mong đợi rồi cũng tới. Năm mươi năm, bà ạ, con số tròn trĩnh như một chu kỳ. Có mấy người trong đời có thể có được ngày kỷ niệm hiếm hoi này? Chắc hiếm lắm phải không bà? Tôi rất hạnh phúc, vì giữa cõi đời phức tạp, bà và tôi đã cùng nhau gìn giữ để có ngày „Khánh Tuế“ hôm nay. Tôi không biết chữ Khánh Tuế mà các con chúng ta cho viết trên vuông lụa đỏ để tặng cho chúng ta, có đúng không? Thường thì chữ này chỉ dùng để chúc thọ, chúc mừng tuổi Hạ của chư vị Tôn Đức đạo trọng đức dày chốn Thiền môn. Song cậu cả Tuệ Sinh của chúng ta cứ cả quyết là cậu có lý, vì trước khi cho viết chữ ấy, cậu đã thỉnh ý Hoà Thượng Tâm Hạnh, Thầy Bổn Sư của cậu. Cậu kể Hoà Thượng dạy rằng: "Ông bà cụ nhà con, dù rằng chỉ thọ giới Bồ Tát, không chịu giới Sa Di hay Tỳ Kheo, song hai vị đã sống một cuộc đời đạo hạnh, sống đúng theo lời dậy của Đức Thích Tôn, làm người con Phật chân chính, phát tâm theo chí nguyện Đại Thừa, hành tâm Bồ Tát, trên cầu Trí Tuệ Phật, dưới tiếp tay bố thí Pháp và hoá độ chúng sinh. Không chểnh mảng trong việc thúc liễm thân tâm, noi gương tu tập tinh tấn như những thiền sư đã bước vào cửa Không chân chính. Hai ông bà cụ là thiện tri thức của nhau, cùng sách tấn nhau trên con đường đạo vị giữa dương thế ta bà. Tại sao không thể dùng chữ Khánh Tuế để mừng thọ ông bà chứ!?" Nghe cậu cả Tuệ Sinh thuật lời Hoà Thượng Tâm Hạnh như vậy, tôi vô cùng cảm động, song vẫn cảm thấy mình chưa hề một mảy may xứng đáng. Chúng ta chỉ là những phàm phu giữa cuộc đời. Nhìn những gương Thánh Đức của chư Lịch Đại Tổ Sư, chúng ta chẳng dám một phần nhỏ nhoi so sánh. Dẫu rằng đã lâu nay, cả bà và tôi đều chăm chỉ thực hiện sáu phẩm giá Thiền Môn là Lục Độ Ba La Mật. Chúng ta đã dùng tâm bố thí, vì của cải vật chất chỉ là giả huyễn, hơn nữa theo Bố Thí Ba La Mật thì không có người nhận bố thí và không có người bố thí. Đôi khi chúng ta còn vướng vào chữ công đức, tức còn có người cho người nhận. Phẩm hạnh tu hành này, chúng ta chưa ráo rốt. Chúng ta tu theo Tinh Tấn Ba La Mật, song nhiều lúc thân tâm chúng ta bất kham, tôi muốn ngủ thêm chút nữa, trước giờ công phu buổi sáng. Bà siêng năng hơn tôi. Vì khi tôi còn mơ màng trong chốn "mộng trung mộng hữu" thì đã nghe tiếng bà thỉnh khánh đánh chuông bên tịnh thất của bà. Nhiều khi tôi trì Chú Lăng Nghiêm mà tâm la đà về quá khứ, đến vị lai. Bà trì Chú Đại Bi nghe có tiếng Cam Lộ tuôn trào. Vì vậy trong Tinh Tấn Ba La Mật chỉ có bà thực hiện được phần nào, còn tôi thì còn mịt mù giải đãi lắm. Nhẫn Nhục Ba La Mật thì cũng chỉ là bà. Cái tính nóng như Trương Phi của tôi ngày trẻ nay đã bớt chút chút, song mới trở thành Trương Phì chứ chưa thể thành Hàn Tín.... Bà ơi, bà xứng đáng hơn tôi bà ạ. Bà biết đến Đạo, đến con đường giải thoát sau tôi. Nhưng bà tinh tấn, dũng mãnh và thực thi nhiều hơn tôi gấp bội. Tôi chỉ là học giả, còn bà là Hành Giả của Đạo Phật. Ngày bà mới đến bên tôi, bà đã tôn tôi làm „thầy dạy Đạo“ cho bà. Dù rằng thầy Bổn Sư của bà là vị cao tăng của thời đại. Ngài chỉ đứng sau Sư Phụ tôi một chút. Trí tuệ và Đức tu của Ngài tỏa sáng mười phương. Nhưng bà cứ thích hỏi tôi con đường vào Đạo. Bà bảo thỉnh ý của thầy Bổn Sư nhiều quá là ích kỷ, vì thầy còn phải dạy cho bao người khác nữa. Nào có phải mình bà là đệ tử? Bà cũng có lý, song bà có biết đâu tôi ngày ấy chỉ là một lý thuyết gia trong biển kiến thức của chư Phật. Tôi có học nhưng thiếu hành. Chỉ vẽ cho bà những môn Tuệ học cao siêu, song tự bản thân tôi chưa hề chứng nghiệm. Tôi khác biệt với chư Tôn Đức trong Thiền Môn là vậy. Có thể ở khía cạnh nào đó, vì được Sư Phụ tận tâm giáo huấn, tôi lượm lặt được chút ít kiến thức hơn một vài vị Sư thiếu may mắn. Song so về hành trì, tôi lại chỉ đáng là đệ tử sơ đẳng của một chú tiểu tại Chùa quê. Nhưng bà hỏi thì tôi nói, khi nào giảng Pháp cho bà, tôi cũng niêm hương trên bàn thờ Phật, cầu oai lực của chư Phật hộ trì cho tôi được ân sủng nói đúng theo Chánh Pháp. Vâng, bà đã hỏi tôi những câu hỏi từ rất giản đơn, đến rất cao siêu. Tôi nhớ mãi câu hỏi đầu tiên bà đặt ra: "Tại sao phải ăn chay?" Ồ dễ quá, tôi giảng cho bà 15 phút bà liền hiểu và phát tâm ăn chay mổi tháng 4 ngày. Câu kế tiếp bà hỏi: "Là thế nào để biết mình tu theo Chánh Pháp?" Tôi đã rụng rời, vì câu này nếu muốn giảng ra thì phải hết mấy ngày trời. Tôi có gắng giải thích cho bà bằng phương pháp quán chiếu "Vô Thường, Khổ, Vô Ngã" Vạn vật đều vô thường, đều giả hợp mà có, đều do thức biến mà sinh. Thọ thị khổ, vì có cảm thọ nên người ta thường có cảm giác lạc và khổ. Lạc qua nhanh, khổ còn đọng lại. Hãy cẩn thận đừng để lạc vào Pháp Môn "Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng!" Còn Vô Ngã vì vạn Pháp vô ngã và ta tu đạo Bồ Đề phải cố gắng thoát khỏi cái tự ngã ràng buộc. Phải biết ứng dụng theo tinh thần "Ưng Vô Sở Trụ, Nhi Sinh Kỳ Tâm" của Kinh Kim Cương... Tôi giảng cho bà nghe nửa ngày, bà cũng mới ậm ừ, bỏ tôi ngồi đó mà đi nấu cơm. Ngày nay thì bà đã thấu triệt rồi, vì bà đã sống những năm sau này với tinh thần "gần như vô ngã." Nếu nhìn lại chuỗi ngày bà cố công tầm Đạo, hành trì, cũng như những thành quả bà đạt được, tôi thật hãnh diện vì bà. Tôi chẳng còn xứng đáng là vị "thầy" của bà nữa, vì nhiều phẩm hạnh bà đã vượt xa tôi.

Những năm qua, bà và tôi đã mang Đạo vào đời, mang đời vào Đạo. Tuy sống trong cảnh thế gian, nhưng chúng ta cố gắng cùng nhau tu tập. Ta mang tâm tỉnh thức vào đời để thấy mỗi phút hiện tại đều đáng sống, đều đích thực. Ta lại học theo tinh thần "một là tất cả, tất cả là một" để không phân biệt đối xử với tha nhân. Bà còn đi thêm một bước, học hạnh của "Thường Bất Kinh Bồ Tát" để có thể cung kính với tất cả mọi người xung quanh. Chúng ta đã dùng tịnh tài để cúng dường chư Tăng, làm công tác từ thiện giúp người nghèo, lập Học Viện đào tạo Tăng Tài, mở hội khuyến học, tạo các học bổng cho thanh thiếu niên hiếu học mà nghèo. Đúng vậy bà ạ, bà là người bạn đời, bạn Đạo của tôi. Đời tôi nếu kể đến những điểm đắc ý nhất, tôi phải nói đến bà, đến người vợ, người bạn, người tình, và người Thiện Tri Thức.

Trong buổi công phu chiều nay, tôi đã thắp một đỉnh trầm thơm, lắng lòng thiền định trước tôn tượng Đức Bổn Sư. Nhưng tâm tôi không tịnh như mọi hôm, tại vì quá nhiều điều trong quá khứ chợt trở về. Tôi thấy mình còn phàm tục quá, vì Bồ Đề Đạt Ma đã nói: "Tâm quá khứ đã qua, tâm vị lai chưa tới, tâm hiện tại không tìm thấy..." Vậy mà tôi vẫn để cho ký ức làm xao động tâm tư. Tôi vẫn muốn thốt lên lời cảm tạ bà! Nếu bà là tôi và tôi cũng là bà thì sao phải cảm tạ nhau cơ chứ? Tôi vẫn yêu bà hơn tất cả mọi người trên thế gian! Nếu tôi chứng ngộ, thì tôi đã yêu bà như tất cả mọi người và yêu mọi người như bà! Tôi vẫn mong lấy một cái hẹn với bà trong kiếp lai sinh, tiếp tục làm vợ chồng! Nếu tôi đã dứt thói phàm phu, thì sao không cầu mong bà ở vị trí khác, lại vẫn cầu bà làm vợ! Bà ơi, tôi còn phàm phu thật, song tôi nghĩ bà cũng hài lòng và hạnh phúc với cái chất phàm phu nơi tôi. Nếu không thì....

Tôi nghĩ bà đã rất hài lòng với Đám Cưới Vàng của chúng ta đêm qua. Dù rằng những bạn bè và tôn trưởng của chúng ta chẳng còn cùng ta tham dự như trong đám cưới bạc. Nhưng tôi vẫn thấy họ hiện hữu nơi đây. Nhìn lũ con cháu của chúng ta vây quanh, tôi đã thấy mình hoàn thành nhiệm vụ. Bà ơi, bà đã cười vui biết mấy. Bà là hiện thân của bà tiên dịu hiền, phúc hậu. Trong lúc bà ôm cháu Tôn Duyên, con út vợ chồng cậu ba Tuệ Học vào lòng mà hôn, tôi chợt nhớ đến Mẹ tôi quá. Ngày đám cưới vàng của Ba Mẹ tôi, thằng Tuệ Học cũng mới 6 tuổi như cháu Tôn Duyên bây giờ. Thời gian cứ qua đi như dòng sông. Cũng đến ngày nào đó những cặp vợ chồng con chúng ta làm Đám Cưới Vàng của chúng, chúng sẽ nhớ đến bà đến tôi, như tôi đang nghĩ đến những đấng Sinh Thành và Dưỡng Dục chúng ta bà ạ!

Dù rằng bà đã đọc những dòng tôi viết cho bà hai hôm nay, bà đã mắng khe khẽ vào tai tôi: "Ông già mất nết!" Nhưng tôi thấy những dòng lệ long lanh sung sướng nơi khoé mắt của bà. Tôi biết bà cảm động và sung sướng, nên tôi kết thúc lá thư bằng điệp khúc của "ông già mất nết":

ANH YEU EM

Chồng của Vợ

2409

Mar 10, 2009

Can Can Đao Thổ



Có một anh học hành thì dốt như con cua, ấy thế mà lại đi làm cái nghề "Buôn thần bán thánh" để lấy kế sinh nhai.

Thoạt kì thủy, anh ta đi làm "đạo tràng" cho một anh thầy pháp, rồi sau bỗng nhiên anh ta trở thành pháp sư.

Vì thế nên các sách kinh, anh ta thường đọc "Tác đánh tộ, ngộ đánh qua" rồi cứ ê a cho lấp đi là rồi câu chuyện hết.

Một bữa nọ, anh ta cùng đi cúng cho một nhà bà góa, khi đọc đến câu: "Thiên thiên lực sĩ, vạn vạn tinh tinh" anh ta không biết, trông gà hóa quốc, anh ta mới đọc lộn hàng chữ "Thiên thiên lực sĩ" ra "Can can đao thổ".

Người đàn bà góa nọ, vốn cũng biết chữ, thấy thầy đọc bậy nhưng giữ phép lịch sự bà ta không nói gì.

Sáng hôm sau, khi cuộc lễ giải tán, bà mới xúi cho một chị hàng xóm hát ru em rằng:

"Can can đao thổ chứ gì

Vạn vạn tu trì, sao chẳng đọc thêm".

Anh thầy pháp nhà ta nghe hát mắc cỡ đỏ gay mặt, bởi vậy nghĩ tức mình, anh ta cũng hát đối lại rằng:

"Can can đao thổ chớ gì

Vạn vạn tu trì có muốn thì sang".

Bà chủ nhà thấy anh thầy pháp đã dốt mà còn không biết, lại ra mặt làm tàng. Nghe thầy hát, bà ta cả giận, rồi cũng hát lại rằng:

"Đã không biết chữ tù tì,

Lại còn đao thổ với gì can can

Đã không biết lại làm tàng

Thế mà cũng dám cả gan làm liều".

Anh thầy pháp nghĩ mắc cỡ, cút mất. Khi về mặt buồn như cán tàn, vợ anh hỏi, anh không trả lời một câu, và chỉ thỉnh thoảng, anh ta mới thở dài một cái cho vơi đi nỗi buồn bực.

Thế rồi câu chuyện đó vỡ ra người chung quanh không biết nếp tẻ, mới tưởng là thầy ta trong đêm đi cúng có "Tù tì" với bà góa phụ kia. Thế nên mới có câu hát rằng:

"Can can đao thổ tù tì

Tình tình vạn vạn rù rì với nhau

Úm ba la, phép diệu màu

Có ông thái thượng trên đầu chứng minh".

2761

Tình bạn



Tình bạn giữa những người phụ nữ: Cô vợ không về nhà 1 đêm. Sáng hôm sau, cô vợ nói với chồng rằng mình đã qua đêm tại nhà 1 cô bạn gái. Anh chồng check 10 cô bạn gái thân nhất của vợ, nhưng chẳng cô nào biết về chuyện ấy cả. Tình bạn giữa những người đàn ông: Anh chàng không về nhà 1 đêm. Sáng hôm sau, anh ta nói với vợ rằng mình đã qua đêm tại nhà 1 anh bạn. Cô vợ lập tức cầm điện thoại check 10 ông bạn thân của chồng. 8 người trong số đó xác nhận rằng anh ta đã ở đó đêm qua. 2 người còn lại nói rằng anh ta vẫn đang ngủ.
1319

Mar 9, 2009

Chó Chết



Một bà Bá tước thết tiệc tại lâu đài. Món ăn ngon nhất là nấm xào với thịt thỏ. Thực khách thưởng thức tài nấu ăn khéo léo của người đầu bếp, khen ngon luôn miệng. Ăn xong, gia chủ mời khách ra sân dùng cà phê. Giữa lúc mọi người trò chuyện, tên đầy tớ đến báo cho bà Bá tước hay con chó trắng của bà vừa chết. Bà giật mình hỏi:

Mày có cho chó ăn nấm không?

Tên ấy đáp:

Dạ có.

Tức thì bà tru tréo lên:

Ối trời ơi! Chúng ta bị ngộ độc rồi.

Toàn thể quan khách đều hốt hoảng, lo sợ. Một vị bác sĩ trong đám quan khách bảo tên đầy tớ:

Đem xác con chó đến tôi khám trước coi thế nào.

Tên này bình tĩnh thưa:

Xác nó nát nhừ không thể đem đi được. Bà chủ tôi không hỏi vì sao nó chết. Nó bị xe cán trước lâu đài.


2785

Sương Vẫn Mù Ở Luân Đôn







Ngoài cửa sổ có cành cây thưa lá đong đưa, tựa tay dong vẫy chàọ Dường như gió luôn lùa qua và mặt trời thì vẫn dấu mặt từ hai hôm naỵ Những tảng xi măng xám chận bít tầm nhìn, dãy nhà bên kia đường buồn câm như thứ sắc màu của một trần mây thấp, nặng trĩu nước? Khuất lấp từ đâu đó, có tiếng rì rầm cùa từng chuyến tàu điện băng ngang; tiếng kêu nghe bất thường cùa đàn quạ đen luôn khuấy động vào trí óc những điều không mấy vuị Hơi thảng thốt.
" Dậy sớm thế? Bên chỗ ông ở giờ này mới có hai giờ sáng."
Gia chủ mặc pyjama xộc xệch, vừa đi ngang và chấm dứt câu nói bằng cách đóng lại cánh cửa phòng vệ sinh. Những con quạ vẫn còn khản tiếng, như bài kinh cầu đọc chưa xong, trượt xuống từ những mái ngói đầy rêu xanh. Hai giờ sáng? Ở bên ấy hắn không nghe quạ kêụ Métro thì hoàn toàn di chuyển êm thắm dưới lòng đất chứ không trồi đầu lộ thiên như ở đây và người ta sẽ chẳng thể đứng dòm trời ngó đất giữa canh khuya được. Nằm trên giường, vùi mặt vào chăn gối, đợi bình minh gọi bằng thứ ánh sáng gắt gao của một ngày hè. Và ngày hè thì rỗi việc đến độ bần thần. Hắn muốn đánh đổi, muốn làm khác đi nên đã tom góp được ít tiền và chiếc vé máy bay British Airways khứ hồi làm hắn chóng mặt. Đang cao điểm, muà du lịch. Bạn chẳng thể mua ở đâu với giá rẻ hơn. Người ta nói thế. Hỏi có " ô kê" ?không? Hắn " đắc co" và giờ này hắn đứng đây nghe quạ kêu giữa bầu trời xám đặc màu chì, nơi mà thời gian chạy trước chốn vừa rời đi những năm giờ sai biệt. " Mặt trời không bao giờ tắt trên đất nước Anh!" . Câu nói thật quyền hành, thật cha chú. Sương mù sẽ chẳng tan trong đầu óc của những tên địa chủ.
" Muốn đi thăm thú mọi nơi ông phải ở đây khoảng một tuần."
Gia chủ đi ra, tiếng nước trong bồn cầu còn chảy xuống, rầm rộ đuổi theo sau lưng. Đầu bù tóc rối, những chữ ấy không chỉ nhắm vào thành phần năng nổ lao động. Bạn hắn vừa thức giấc sau giấc ngủ và dẫu có mộng lành, người nằm trên giường thường không ngồi dậy với một đầu tóc ngó thẳng thớm. Có thể hắn góp phần làm nguyên nhân tạo cho mái tóc ấy rối thành một ổ quạ? Hắn đã từ xa tới dừng chân xin trú ngụ, làm xáo trộn sự bình thường mà người ta cất công tạo ổn định từ nhiều năm.
" Ông sang đây bao lâu rồỉ" Hắn hỏị
" Hơn mười năm. Cho là vậy đi, tôi ngờ vực trí nhớ mình lắm. Tôi ngại sự hồi tưởng."
" Tôi cũng thế. Tuy vậy tôi còn nhớ một điều: Chúng ta xa nhau đã hai mươi năm!"
" Dữ vậy à? Đời sống là cái quái quỉ gì vậỷ Hai mươi năm, nếu nghịch sớm, giờ này đã có cháu nội cháu ngoại đầy đàn rồi!"
Gia chủ tóc đã điểm sợi bạc. Bụng đã lớn và có điều gì đó cướp mất sự linh hoạt nơi điệu bộ. Người Tàu họ thật hồ đồ trong những ví von, định nghĩạ Tri thiên mệnh là cái khỉ mốc gì? What the Hell...
" Ngọc ra saỏ" Bạn hắn lên tiếng khi xây lưng pha chế cà phê.
" Tôi không biết rõ, bởi vậy tôi sẽ đi thăm cô ấỵ"
" Thì ít ra ông cũng nắm bắt được một vài điều chứ? Về gia cảnh cô ta chẳng hạn."
" Ngọc đã ly dị, đang ở với một đứa con."
Cà phê giọt ngắn giọt dài chảy xuống từ phin lọc. Muỗng, đường, sữa... mọi thứ đều nằm sẵn ở bàn. Chiếc bàn rộng, còn bày ở đấy hai ba lon trà Đài" loan, quà hắn mang sang. Những cuốn sách, đa phần đã cũ, nằm xa tầm tay vớị " Luân đôn" không hề có một hiệu sách của người Việt. Và người ta hãnh diện đó là thành phố mà bạn không tài nào nhìn ra một sợi giây điện giăng ngang. Mọi thứ đều được cất dấu vén khéo dưới lòng đất. Tựa con đường hầm băng qua eo biển mà hắn sẽ chui đi thăm Ngọc, qua tuốt bên Paris.
Hắn ngồi xuống ghế, ánh sáng ngoài cửa luôn yếu đuối vậy mà hắn thấy rõ một hàng chữ in trên gáy sách: La porte étroitẹ " Bạn hãy mạnh dạn đi vào khung cửa hẹp..." André Gide nói nhiều điều thú vị, nhưng chẳng phải là tác giả câu: " Hành lý nặng nhất của kẻ lữ hành chính là cái ví không tiền." Nặng, nặng lắm. Hắn đã mỏi nhừ đôi chân.
" Dạo đó, vì cớ gì ông và Ngọc phải chia taỷ"
Cà phê thơm tho xộc vào mũị Chẳng có mùi gì thích hợp cho một đầu ngày bằng hương cà phê cả. Hắn gầm đầu vào tách nước đen sóng sánh. Ngọc cũng có một mùi hương tiềm ẩn nơi da thịt, nhưng đó gần là thứ hương dạ lý. Mùi của đêm hôm, của bóng tốị Có Ngọc kề cận, đêm sẽ ngạt ngào hơn, đằm thắm hơn; bóng tối sẽ dịu dàng hơn, huyền hoặc hơn, ngất ngây hơn.
" Dạo ấy tôi tập tành viết văn, có thể đó là nguyên cớ khiến gia đình Ngọc lãnh đạm ra mặt. Tôi thích nhất câu nói tát nước của ông bố Ngọc: " Bố mẹ mày, đồ bán trời không văn tự. Thứ nghèo đói mà luôn lếu láọ"
" Ồng chết rồi phải không?"
" Tôi không biết. Có lẽ vậỵ Người ta chẳng thể sống lâu với sự bẳn gắt đeo bên lưng gần như thường trực."
" Ông ta sẽ khác đi nếu có một thằng rể là bác sĩ kỹ sư."
" Tôi hy vọng thế."
" Chồng cũ của Ngọc làm gì?"
" Nha sĩ."
" Vậy thì ít ra khi về già, ông bố của Ngọc sẽ có một hàm răng giả được tặng không, miễn phí."
Gia chủ nói, có vẻ mỉa mai, có vẻ so sánh. Làm như một thằng văn sĩ sẽ không giúp ích được cho một ai, suốt cả cuộc đờị Hắn nhấm nháp cà phê, nghĩ tới câu khôi hài từng đăng trên báo: " Đừng dại uống cà phê" ?ở London. Bạn không thấy sao, nếu ngon, dân Anh đã không nghiện trà?!"
" Mấy giờ ông phải đến hãng?"
" Tôi khai bệnh. Tôi không đành lòng để cho ông phải chịu vất vưởng một mình ở xứ lạ."
" Nghe như ông đang trò chuyện với một con mạ Như tôi là một oan hồn chưa siêu thoát."
" Tôi nói điều này ông đừng ái ngạị"
" Về Ngọc? Hay một nhận xét về con người tôỉ"
" Về nhiều thứ... Ông tin chuyện ma không? Trong đời ông từng thấy qua người của cõi âm chưả"
Treo trên vách là bức ảnh đen trắng đóng khung một khuôn mặt phụ nữ. Người ấy đã thật sự khiếm diện, đã về với đất lạnh; đã làm căn nhà này trở nên quạnh quẽ toàn phần. Hắn nhìn lên, cảm nhận một nỗi buồn lẫn khuất.
" Tin. Tuyệt đối tin. Ngày mai tôi đi Paris rồi, cho tôi giữ kỷ niệm đẹp về ông, chớ kể những điều chẳng mấy vuị"
" Nhát gan! Sao yếu bóng viá thế? Vợ tôi luôn là người không bao giờ làm phật lòng một aị Đêm qua ông ngủ ngon, có phải thế không?"
" Không."
" Vì saỏ"
" Giờ giấc thay đổị Lạ chỗ nằm. Những chuyện xưa cũ liên quan tới ông bỗng chốc uà về và nhất là nghe được giọng Ngọc trong điện thoạị Tôi trằn trọc, tôi nhớ những thứ vụn vặt về Ngọc. Chưa bao giờ trí nhớ tôi trở nên minh mẫn đến dường ấỵ"
" Tôi nghe phong thanh những điều không mấy hay về Ngọc. Cô ta sống có vẻ buông thả."
" Vậy saỏ"
" Sau khi vợ tôi mất, nhiều người có ý muốn giới thiệu cho tôi một vài cô bạn gáị Ai tốt ai xấu, cô này ra sao bà kia thế nào, họ biết rành rọt hết ráọ Người mình quả thật kỳ lạ. Thảy một phường công an! Trong cái danh sách bá tánh thập phương ấy có ai loáng thoáng nhắc tới Ngọc. Ông hiểu không?"
Hắn thắp một điếu thuốc, thở khói xuống mặt bàn. Ngọc cũng hút thuốc, một đôi khị Điều đó có phải làm xấu đi, bôi mờ cái hạnh kiểm của một người đàn bà?
" Ông có vẻ đăm chiêủ Chắc tôi chớ nên rườm lờị Ông sẽ gặp Ngọc, trực giác của một nhà văn sẽ bày ra cho ông một nhận xét đúng đắn nhất."
" Cám ơn ông. Tôi cũng không tò mò để hỏi rằng, ông đã có một cô bạn mới chưả"
" Mệt mỏị Tôi chỉ biết trả lời có vậy thôị Ở Soho, trên khu phố Tàu có những ổ nhện. Nếu cần, tôi lên đó chọn lựa và trả tiền sòng phẳng chuyện mua bán xác thịt. Thật khỏe trí. Nghĩ tới hò hẹn, đấu láo, diễn kịch, giả dối và thề nguyền. Của cải và sự chia chác phân công tiền chợ tiền nhà... Mọi thứ đó làm tôi sợ hãị Một cái định nghĩa có thể chấp nhận được: Càng về già người ta càng giống như trẻ thơ."
" Trẻ thơ là hạng tuổi chúa đòi hỏi, chưa kể đó là thành phần ưa táy máy tay chân. Ngồi một chỗ không yên, sờ cái này, thử bóp cái kia, ưa thọc tay vào những hang ổ; lỗ cắm điện chẳng hạn."
" Đấy, tôi sợ phỏng tay, sợ điện giật lắm rồị Cho tôi xin hai chữ bình an!"
" Tôi lại nghĩ khác, người ta đâm khó tính khi về già. Ưa bình phẩm, ưa bắt bẻ. Họ luôn để ý tới những tiểu tiết. Họ chẳng thể có được sự hồn nhiên như mấy đứa trẻ. Họ giống như những tờ giấy đã trải qua nhiều lần tái sinh."
" Ông ăn gì không? Bánh mì với trứng gà..."
" Tôi không dùng điểm tâm, một tách cà phê và đôi ba điếu thuốc là đủ. Cầm cự cho tới trưạ"
" Ở đây không bằng Paris, nói riêng về khoản ăn uống. Sang đó rồi, Ngọc sẽ tẩm bổ cho ông. Khi được tẩm bổ, được chìu chuộng, người ta sẽ bớt rắc rối khi nhìn ngó cuộc đờị Có đúng không?"
Hắn nhìn vào mặt bạn, chẳng đọc được điều gì lạ. Vẫn khuôn mặt xanh tái chứa nhiều nếp nhăn, những chân râu mọc tùy tiện. Đã hai ngày, hắn chưa ngó ra sự thư giãn có trên đó. Một gương mặt không hề thay đổi kể cả lúc bỡn cợt.
" Ông còn nhớ thằng Trí không?"
" Trí nàỏ"
" Lý ra ông phải biết nó hơn ai hết. Trí mà hồi xưa từng có chân trong đội bóng của Tổng cục Hoá chất đó."
" Trí nhớ tôi đã suỵ Chịu! Tôi chỉ biết Cảng, biết Tổng cục đường sắt, biết đội tuyển Công an Hà nộị.."
" Đám tang vợ tôi có mặt Trí. Nó hiện ở Bỉ. Có dạo nó đi Paris về, mặc trên người chiếc áo T shirt và ưỡn ngực ra khoe: Quà của Ngọc đấy... Ông ưa nghe kể tiếp không?"
Hắn uống hết những giọt đắng cuốị Lạnh, lợn cợn xác cà phê nhám hột trên đầu lưỡị Bao thuốc Lucky chỉ còn một điếụ
" Tại sao không?"
" Chiếc áo trắng, in công phu tựa hồ một bức tranh thuỷ mạc mà Ngọc cất công lựa mua ở trong một thương xá trên Avenue des Champs Élysées."
" Rồi sao nữả"
" Áo in nhạt hình thiếu nữ khỏa thân, một bên có hàng chữ Tàu viết thật bay bướm mà Trí thắc mắc không tài nào hiểu lấy nội dung."
" Ông thì saỏ Ông đọc có được thông?"
" Dĩ nhiên. Đó là câu nói nổi tiếng của vua Hán Vũ Đế: " Năng tam nhật bất thực, bất năng nhất nhật vô phụ nhân." Nghĩa là: có thể nhịn ăn trong ba bữa chứ không thể thiếu đàn bà trong một hôm. Trí nghe cắt nghĩa xong nó cười ré lên: Ôi! Ngọc quả là người duy nhất đã hiểu thấu suốt tâm cang ta vậy!"
Cánh cửa gương không đón nhận thêm ánh sáng, thủy chung vẫn là thứ màu nhợt nhạt, tựa hoàng hôn đang rơị Tựa điềm báo một cơn mưa sẽ đổ ập xuống. Ngọn đèn vàng được bật lên, nó chiếm ngự mau cái không gian vuông vắn ẩm lạnh. Ánh sáng, tự nó như biết reo vui; hay tại mắt mình nhảy múa nhìn ra hết mọi sự vật đang ẩn náủ
Hắn đứng lên, cầm bật lửa đi lần ra cửa chính. Nơi đó, khuất sau một bức vách có dựng cái bàn thờ người vắn số. Thiếu phụ trong ảnh nhìn hắn bằng một nhãn tuyến long lanh, ngầm nói thật nhiều điềụ Đôi mắt ấy đã nhắm lại khi tròn bốn mươị Chịu hưởng dương mà không muốn hưởng thọ. Hắn thắp hương, cúi đầụ Tai nghe tiếng những con quạ còn xớn xác ở sân sau, như chúng muốn điểm danh sĩ số hiện diện. Hắn thực sự chưa già, chưa đi xong hạng tuổi tri thiên mệnh, nhưng khi cắm hương lên bàn thờ bằng những ngón run, hắn chợt hiểu một điều: Giờ này quanh hắn, bạn bè chẳng còn ai đông vuị Thưa dần, hao hụt, khuất lấp, đổi thaỵ Phải thế không Ngọc? Hẹn gặp ở ga Paris Nord, lần cuối trong đờị

2184