Trang

Sep 28, 2009

Bữa ăn trên cỏ - Hồ Đình Nghiêm

Khi tiếng chuông nhà thờ ngừng đổ, mọi thứ tiếng động giữa lòng đường bỗng chốc dâng cao. Tạp nhạp, trôi chảy, không gián đoạn. Hai cây kim đồng hồ trên nóc giáo đường chuyển dịch, một kiếm ngắn một kiếm dài tách rời hẳn và mặt trời giữa ngọ như theo đó mà đứng bóng, ngập lụt sắc lửa vàng cháy. Những chuyến xe buýt không ngừng thả khách xuống và đàn bồ câu thì hầu như lúc nào cũng tụ tập đông đảo trước khoảng sân rộng dẫn vào chốn tôn nghiêm.

Chuyện trong lớp học



Trong giờ học, giáo sư giảng cho sinh viên về hộp sọ:

- Đây là một mẫu sọ khỉ đặc biệt. Trong thành phố của chúng ta chỉ có hai chiếc. Một chiếc trong viện bảo tàng và một chiếc của tôi.



o O o


- Học nãy giờ, các em có cảm thấy đói bụng không?

- Có ạ, đói quá thầy ơi!

- Thầy cho phép các em nghĩ đến món ăn thích nhất. Một phút thôi đấy nhé!941

Hoài Niệm - Thạch Thảo

Trời tháng Mười xe lạnh, cái lạnh đặc thù của miền Tây, cái lạnh khởi nguồn từ đồng ruộng. Nhìn những con mương, con rạch khô cạn nước, lồi lõm bùn sình với những con còng đỏ huơ huơ đôi càng nhỏ xíu tôi chợt nhớ da diết về một thời. Không biết rồi sau này mười hay hai mươi năm nữa ký ức tuổi thơ có còn in đậm trong tôi như bây giờ không? Cuộc sống quá xô bồ, quá bon chen, thực sự có những lúc với ly cà phê với buổi sinh nhật, picnic hào nhoáng tôi đã vô tình lãng quên. Nhưng, tôi thiết nghĩ có lẽ - vâng có lẽ - tôi khó mà quên...

Sep 26, 2009

Mộng du



Nửa đêm, anh chồng lững thững ra khỏi phòng ngủ, cô vợ trên giường nhìn ra và nói:


- Này, anh ơi, khỏi phải giả làm kẻ mộng du như vậy nữa. Tôi đã đuổi cô giúp việc từ sáng nay rồi.
1445

Sep 25, 2009

Lý do xác đáng



Giờ học đã điểm mà chỉ thấy lác đác mấy cậu sinh viên ngoại trú, một lúc thấy các cậu sinh viên nội trú ký túc xá xếp hàng xin vào lớp với mái đầu bóng mượt, dáng đi oai phong. Thầy giáo hỏi:

- Tại sao hôm nay các anh lại rủ nhau đến trễ giờ quá vậy?

- Dạ, thưa thầy! - một sinh viên nội trú đáp – sáng nay ký túc xá đã có nước sau hơn một tháng tụi em mong đợi. Mong thầy thông cảm cho bọn em ạ!

- !?

1112

Sep 24, 2009

Để bão lặng rồi tính sau



Hai cha con người Gabrovo đi biển, đang lênh đênh ngoài khơi thì gặp bão. Ông bố ngửa mặt lên trời cầu khẩn:
- Lạy Chúa, xin Ngài hãy thương lấy chúng con. Qua được cơn bão này, con sẽ xin dâng Ngài một cây nến dài như cột buồm...
- Bố ơi, bố tìm đâu ra một cây nến dài như vậy?
- đứa con rụt rè hỏi.
- Im ngay, thằng ngốc!
- ông bố giận dữ
- Cứ để bão lặng đi đã, sau đó rồi tính.
2137

Ai hát trên đồi - giamagan

Đó là một ngọn đồi bình thường bên lề quốc lộ, có một lối đi lên dài ngoằn ngèo được đắp kỹ bằng đất lèn có lót đá chẻ, đủ để thử thách mọi đôi chân dẻo dai nhất. Một ngọn đồi nằm quay mặt ra hướng biển, nhìn xuống đoạn quốc lộ vắng vẻ, tuyệt không một hàng quán, một nóc nhà nào. Phía bên hông ngọn đồi thoải xuống là mấy dãy nho um tùm không có trái vì đã hơn một năm nay không ai tưới tiêu gì. Cuối dãy nho dài là bờ sông, đoạn hướng ra cửa biển, nước cạn và lờ lợ theo từng con nước thủy triều. Đúng hơn đó chỉ là cuối nguồn của một con suối lớn chảy qua cây cầu nhỏ vô danh trên quốc lộ. Một nơi bình thường và buồn vắng. Không điện, không có địa chỉ, không có hàng xóm. Đầy gió và nắng.

Không Phải Nuôi Chó



Có thằng kẻ trộm, một hôm, vào rình nhà thầy đồ. Hắn đang hì hục khoét vách đằng trước thì thầy đồ xem cổ văn vừa đến bài "Tiền Xích Bích Phú" nhưng thầy lại đọc nhầm là "Tiền diệc bích tặc" (nghĩa là phía trước cũng có trộm). Tên kẻ trộm nghe, tưởng thầy bảo đánh đuổi mình, vội co giò chạy tuốt. Nhưng chạy một quãng, chẳng thấy ai đuổi theo, hắn mới trở lại, vào khoét vách đằng sau . Lúc bấy giờ, thầy lại đọc tới câu "Hậu diệc bích tặc" (phía sau cũng có giặc). Thằng kẻ trộm nghe, sởn tóc gáy, đâm đầu chạy, vừa chạy vừa nghĩ thầm :

- Quái lạ thật. Cái ông thầy này sao mà tinh thế ! Ai có phúc đón được thầy về nhà dạy học thì chắc khỏi nuôi chó giữ nhà !
635

Sep 23, 2009

Bông Hồng Không Cánh - Nguyễn Tấn Phong

Ðêm mênh mông. Chúng tôi ngồi bên nhau trên thành hồ trước Hội trường Rùa. Ngọn gió từ xa đến se se lạnh, dường như Thủy nép sát vào tôi hơn. Tôi ngoái đầu nhìn về phía sau. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Những đám rêu xanh lơ lửng trong nước. Thỉnh thoảng một vài chú cua con lại nổi lên chuyền từ lá súng này sang lá súng khác. Chúng quơ quơ đôi càng bé xíu và thở ra những bong bóng li ti. Tôi quay lại nói với Thủy trong tiếc nuối:

Sep 22, 2009

Với Honore de Balzak



Sói đến gần ngôi nhà nhỏ của bà và gõ vào cánh cửa. Cánh cửa này được một người thợ vô danh nào đó làm vào khoảng giữa thế kỷ 17. Người thợ đã làm nó từ gỗ sồi Canada rất mốt vào thời đó, tạo cho miếng gỗ một kiểu dáng cổ điển và treo nó lên những bản lề sắt. Có lẽ hồi xưa thì những bản lề này cũng tốt lắm đấy, nhưng bây giờ thì kêu cót két kinh khủng. Trên cánh cửa không hề có hoa văn nào cả, chỉ có ở góc phải phía dưới vẫn còn nhìn thấy một vết xước nhỏ. Theo truyền thuyết trong vùng thì đó là vết xước do cựa giày của Selesten de Shavard – tình nhân của Maria Antoanet và anh em họ hàng về phía ngoại của bà của ông của Khăn Đỏ. Ngoài điều đó ra thì đó là một cánh cửa hết sức bình thường, và vì thế chúng ta sẽ không cần thiết phải xem xét cánh cửa ấy kỹ lưỡng hơn.

2449

Ca Dao Vọng Về



Chờ em từ bấy tới giờ
lại làm ra vẻ tình cờ qua đây
tình cờ gió thổi lá bay
hóa ra đã hẹn từ ngày chưa quen

2

Chao ... đêm đẹp biết chừng nào
vẫn xin em chớ làm sao giữa trời
sáng hoài mà chẳng có đôi
đẹp như trăng cũng lẻ loi khuyết tròn

3

Bảo rằng nói một lời đi
lại thôi ... nào đã có gì với nhau
nhùng nhằng những chuyện chi đâu
gần xa như bạn như bầu thế thôi

4

Ngả bàn tay nhớ bàn tay
hương thơm buổi ấy thoáng bay trở về
nói nhiều cũng chỉ mình nghe
nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình...

1501

Sep 21, 2009

Chuyển đề tài



Trong công viên, đôi trai gái đang tình tự.
- Anh yêu em chứ?
- Tất nhiên, anh yêu em vô cùng!
- Vậy chúng mình cưới nhau đi anh.
- !
- Sao anh im lặng thế?
- À, vì em chuyển đề tài đột ngột quá!
2284

Sep 19, 2009

Vẽ theo trí nhớ



Một họa sĩ rất nổi tiếng được mời đến khai trương phòng tranh của đồng nghiệp. Nhận ra cô người yêu bé nhỏ của mình trong bức tranh khỏa thân đặt ngay trung tâm gian phòng, chàng họa sĩ hết sức ngạc nhiên và tức giận. Anh ta tức tốc tìm cô nàng, hỏi gay gắt:
- Sao em dám làm mẫu khỏa thân cho thằng cha ấy? Em định sỉ nhục tôi đấy à?
- Không! không đời nào em lại ngồi làm mẫu cho anh ta. Chắc là anh ấy vẽ theo... trí nhớ đó mà!
2281

Nghi ngờ



Cậu con trai từ trong phòng hô vọng ra:

Con: Bố ơi, tại sao trái đất lại quay hả bố?

Bố: Cái gì? Chắc mày lại uống vụng bia của bố rồi phải không???1968

Sep 17, 2009

Trắng Xóa - Vũ Hồi Nguyên

Nữ ca sĩ Cúc Phương và nhà kinh doanh Trần Vĩnh Phúc đi với nhau như một đôi đũa lệch. Vợ trông có da có thịt, cao hơn người thường. Chồng thì xương xẩu thấp lùn, cứ phải ngước mặt lên trời khi nhìn vợ. Không hiểu sao cô nàng da trắng mịn đến độ ai cũng muốn sờ vào một chút. Thật tương phản với cái vỏ vừa xám vừa khô của Trần Vĩnh Phúc. Cũng may, hắn biết phận mình. Ai có gặp Cúc Phương phải nhìn về đằng sau nàng hơn một thước mới tìm được bóng phu quân. Nếu thực sự nghĩ tới nhân vật không cần thiết này. Cô ca sĩ đi đâu cũng trưng ra một nụ cười thừa thãi. Nhà kinh doanh lầm lì như một góc trời u ám báo hiệu một cơn mưa.

Bậy bạ quá



Trong giờ toán, cô giáo vẽ hai nửa hình tròn lên bảng bỗng một cậu học sinh kêu to: "Ô cái mông"

Cô giáo rất giận và mời thầy hiệu trưởng đến để kỷ luật học sinh này vì tội nói bậy trong lớp. Thầy vừa bước vào nhìn ngay lên bảng và nói với cậu bé: "Em sẽ bị kỷ luật nặng đấy. Tại sao em lại dám vẽ cái mông lên bảng như thế này?"

1129

Sep 16, 2009

Tình yêu vay mướn








ta vẫn thèm khát-khao lời em nói,
nhưng ngày lặng im, không một tiếng chào!
em vồn-vã hỏi thăm người gian dối,
mà quên ta như kẻ lạ sơ-giao!

  
ta không biết vàng thau giờ lẫn-lộn,
em phấn-son còn chăn gối cho chồng?
dung-nhan đó bao nhiêu người đưa đón,
hạnh-phúc nầy em bán lại ta không?


tình yêu nầy ta còn đi vay mướn,
nên bao giờ cũng phải chịu lỗ thua,
trả không biết bao nhiêu lời và vốn,
chung bây giờ đã khác thủy khi xưa!


bởi cô-đơn, ta tìm mua hạnh-phúc
tưởng giếng sâu, ta nối sợi dây dài.
đời nhiễu-nhương nên chân-tình quá mắc,
đời dối-gian ta còn biết tin ai?



2727

Gà trống "pêđê"



Trong trang trại có 10 con gà mái, một con gà trống già và "tân binh" gà trống tơ. Đây là lần thứ 4 ông chủ mua về một con trống tơ để thay thế lão trống già. Gà cũ gạ gẫm cậu lính mới chia đôi số gà mái, nhưng chú ta từ chối phắt. Thế là hắn lại phải diễn vở kịch quen thuộc:
- Chú trông thế mà chưa chắc đã khoẻ hơn tôi đâu! Hay ta chạy thi?
- OK, được ăn cả, ngã về... hưu.
- Chú chấp tôi nửa vòng sân chứ?
- Chơi luôn, bắt đầu đi! Vừa là đạo diễn, vừa đóng vai chính, gà già vừa chạy trước vừa hét ầm ĩ. Nghe thấy tiếng ồn, ông chủ liền ra xem và lại nhìn thấy cảnh cũ: Gà trống mới mua đang đuổi theo đòi "đạp" gà trống cũ. Sau một phát súng, ông chủ xách kẻ "ngựa non háu đá" vào bếp, vừa đi vừa lầm bầm:
- Chợ dạo này toàn bán... gà pêđê!
2226

Sep 14, 2009

Vì sao sợ



Bác sĩ trưởng khoa hỏi bệnh nhân mặt mày tái xanh:

- Này anh kia, lẽ ra bây giờ anh phải ở trong phòng mổ, tại sao anh lại bỏ chạy ra đây?

- Vì tôi nghe cô y tá nói: “Anh không nên hoảng loạn như vậy. Mổ ruột thừa là một phẫu thuật đơn giản nhất trong tất cả các loại phẫu thuật”.

- Cô ta nói đúng mà?

- Thì đúng. Nhưng cô ấy không nói với tôi mà là nói với anh bác sĩ trẻ đứng mổ ấy chứ!
1924

Hết khoe chữ



Có một nhà sư hay khoe chữ, thích đối đáp. Một hôm, học trò vào vui cảnh chùa, nhà sư ra câu đối, thách đối:


- Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ


Thấy câu đối có ý châm chọc mình, anh học trò liền trả miếng:


- Trên sư dưới sãi, ngảng lưng trở lại, trên vãi dưới sư


Từ đó, nhà sư chỉ lo đọc kinh kệ, không dám khoe chữ nữa.

857

Sep 13, 2009

Cô bé Quàng Khăn Đỏ và... các nhà văn (phần 5)



Với Lukianhenko

Khăn Đỏ dừng lại trước cầu thang nhỏ - ba bậc thang rộng và không cao - dẫn vào nhà và nói:

- Xin chào Sói.

- Xin chào, khách bộ hành, - Sói rút tẩu thuốc ra khỏi miệng và trả lời. Anh ta có một giọng trầm rất dễ chịu, giọng đàn ông, nhưng lại có chút gì đó rất mềm mại, dịu dàng và nữ tính. Có thể nhận thấy một chút accent, nhưng cái accent này nhẹ đến nỗi chỉ sau vài giây tai bạn sẽ không còn cảm thấy nữa. – Hãy vào nhà và nghỉ ngơi đi

- Tôi muốn về nhà - Khăn Đỏ vừa ngồi vào ghế bành vừa nói. – Càng nhanh càng tốt.

Sói vẫn ngậm tẩu thuốc. Thậm chí mùi thuốc lá cũng trở nên ấm cúng, gần gũi. Không hiểu sao loài sói tiếp nhận những thói xấu của loài người dễ dàng hơn hết – chúng thích rượu, còn độc cái ý tưởng hút thuốc lá cũng làm cho chúng hân hoan.

- Ở đây buồn và cô đơn lắm, - Sói nói. Câu nói nghi thức vang lên chân thành đến kinh ngạc – thật khó mà nghĩ ra một chỗ nào còn buồn chán và cô đơn hơn cái hành tình lạnh lẽo, ẩm ướt toàn là đầm lầy này. – Hãy nói chuyện với tôi đi, khách bộ hành.



Sói ngẫm nghĩ, lắc lư người và xoa xoa cái bụng. Rồi rút tẩu thuốc ra khỏi miệng:

- Cậu đã làm tan đi nỗi buồn và sự cô đơn của tôi rồi đấy, khách bộ hành



o O o


Với Stiven King

Vương quốc bị chiếm chỉ vì trong lò rèn không còn đinh nữa – chính điều này cũng xảy ra với Khăn Đỏ, nếu như chỉ lấy cốt lõi của vấn đề. Cuối cùng thì tất cả các bạn có thể đưa đến một mẫu số chung – sau đó một lúc thì Khăn Đỏ cũng nghĩ thế. Hoặc là tất cả mọi chuyện đang diễn ra đều là tập hợp không may của sự kiện… hoặc đó là số phận. Khăn Đỏ đã vấp phải số phận thực sự theo nghĩa đen ở Heven – một thành phố nhỏ bang Men ngày 21 tháng 6 năm 1988. Đó mới là nguyên nhân; còn Sói Xám thì chỉ là hậu quả mà thôi



o O o


Với Carlos Castaneda

Tôi đến gần nàng và muốn nói rằng chiếc mũ nàng đội rất đẹp, nhưng nàng đã nói trước:

- Ở rìa thì xốp, còn ở trong thì dày hơn, - nàng chỉ lên mũ nói. Nhận xét của nàng trùng khớp với những gì tôi định nói đến nỗi tôi nhảy dựng.

- Anh vừa mới định nói về chiếc mũ.

- Như vậy có nghĩa là em vượt trước anh – nàng nói và cười với vẻ vô tư của một đứa trẻ.

Tôi hỏi, liệu nàng có thể trả lời cho tôi vài câu hỏi được không.

- Anh quan tâm đến chuyện gì?

- Điều em nói với anh chiều hôm qua về những chiếc bánh rán làm anh rất xúc động. Anh không thể hiểu nổi, em định nói về cái gì?

- Tất nhiên là anh không thể hiểu được điều đó. Anh thử nghĩ về điều đó, nhưng điều mà em nói không trùng với những ý nghĩ của anh.

- Anh thử nghĩ về điều đó, bởi vì đối với riêng anh thì đó là phương cách duy nhất để ăn một cái gì đó.



o O o


Với Roger Joseph Zelazny

Sau một thời gian thì Khăn Đỏ đến gần và ngồi bên cạnh:

- Em thấy rằng anh đã có thêm một ít trang sức độc đáo, - nàng nói, thận trọng chạm đến đôi tai của tôi. – Chúng có tác động đối với anh đấy chứ?

- Cũng được chút chút. Như thế anh nghe thấy em rõ hơn.

- Hay nhỉ, thế anh tìm được chúng trong Tấm gương nào đấy, hay chúng có liên quan đến Mê cung?

- Đúng. Trước khi biến mất thì Đvorkin có kể cho anh, làm điều đó như thế nào.

- Thế chuyện gì xảy ra với đôi mắt của anh thế? Dường như chúng không chỉ phục hồi lại, mà còn trở nên quá biết nói đối với một kẻ xảo quyệt như anh, hoàng tử Sói Xám ạ.

- Đó là để nhìn em được rõ hơn, em thân mến ạ, - tôi nói, trong khi nhớ lại một câu truyện cổ tích xa xưa mà tôi đã nghe khi nào đó tại Tấm gương có tên là Trái Đất

Khăn Đỏ phá lên cười rồi chửi rất tục.

- Em biết ư? Em đã hiểu tất cả rồi ư? – tôi ngạc nhiên.

Nàng gật đầu.

Ngọn gió quỷ quái đưa chúng tôi tới phía đông của mặt trời.



o O o


Với Robert Heinlein

- Cẩn thận! Sói!

Miếng sắt bập vào thanh gỗ ngay trên đầu Khăn Đỏ mạnh đến nỗi nếu như gã tồi tệ kia không trượt tay thì chắc là sọ của nàng đã bị chẻ thành hai mảnh. Khăn Đỏ vội vã cúi xuống lấy đà, và dùng sàn làm điểm tựa nàng đạp chân xuống sàn và bay vài mét theo hành lang, không quên cầm theo con dao.

- Hắn trốn thoát rồi ư? – Khăn Đỏ hỏi.

- Trốn rồi, - Bà trả lời. – Ta đã nhìn thấy hắn lặn vào cửa thoát. Hình như là hắn có bốn chân.

- Bốn hay hai thì bây giờ đằng nào chúng ta cũng không thể bắt được thằng đểu ấy, - Khăn Đỏ nói.

- Còn ta cũng không phản đối việc bắt giữ hắn đâu, để nói chuyện về vài thứ, - Bà thốt lên. – Giá mà hắn thấp hơn chừng 2 inch nhỉ - thế thì chúng ta đã vào Chuyển đổi rồi đấy.



o O o


Với Arthur Conan Doyle

Thế đấy, bây giờ các vị cũng thấy rằng cả những khả năng khiêm tốn của tôi cũng cho phép sử dụng phương pháp suy luận, phương pháp mà bạn tôi đã sử dụng thành công xiết bao. Từ chỗ nấp của mình tôi thấy rất rõ một cô gái đội cái mũ đỏ rực đang nói chuyện bên bờ đầm lầy với một chàng thanh niên trẻ tuổi mà tôi hoàn toàn chưa biết, nếu cứ xem quần áo và mũ đội đầu của anh ta. Đó là một con Sói tầm thước, vẫn chưa mất hy vọng đạt được những đỉnh cao trong nghề nghiệp của mình, nhưng lại đang phải khổ sở vì không đủ khả năng đảm bảo cho gia đình mình những gì cần thiết nhất.

Tất nhiên là giá như có bạn tôi ở đây thì anh ấy sẽ xác định ngay được theo dạng của đuôi và tai của người lạ mặt, rằng cái gia đình ấy gồm có người mẹ - một bà lão, người cha hay quá chén, và hai cô em gái, nhưng những suy luận của cá nhân tôi thì không trải xa hơn những phỏng đoán mơ hồ về những gì chứa trong chiếc làn trên tay cô gái…

Không, không còn nghi ngờ gì nữa, người lạ mặt lịch sự đến để giúp cô gái, và bây giờ họ đang thảo luận sôi nổi vấn đề cứu bà cô – một bà lão tuyệt diệu mà không hiểu tại sao lại sống ở một nơi khỉ ho cò gáy, rất xa cô con gái hoàn toàn tầm thường của mình – một người phụ nữ nông thôn nước Anh điển hình, biểu tượng của tính bảo thủ của chúng ta và một ít truyền thống tức cười, ôi, những thứ mà tôi rất thiếu trong những năm lang thang ở Apganistan…

Nhưng ai hay là cái gì đe dọa phu nhân đứng tuổi kia trong cái xứ hoang vu chẳng có người nào, chắc Chúa đã quên ấy? Bạn tôi đã có thể tự hào vì tôi – tôi đã có giả thuyết độc lập của mình! Tất nhiên là nguy hiểm xuất phát từ nhữn
g gã đàn ông đáng nghi ngờ mà tôi đã nhìn thấy trong rừng tới hai lần – hình như là họ chẳng bao giờ rời tay khỏi những chiếc rìu của mình. Nhưng làm sao tôi có thể cản trở không cho chúng thực hiện âm mưu đó? Ôi, Holms, Holms, tôi cần anh đến chừng nào…
2466

Sep 12, 2009

Bay



Khách và chủ ngồi uống rượu, mỗi người tợp một ngụm rồi cứ ca thán rượu nhạt mãi:

Của này còn nóng chứ mà bay hơi thì bằng nước lã.

Vợ nhà chủ đỡ lời:

Chưa kịp bay hơi các ông đã làm bay cả chai rồi còn hơi nào mà bay kịp?

2747

"Dê đen và dê trắng"



Toét đi mẫu giáo, cô giáo thấy Toét rất thông minh, nhớ nhanh nên hôm có đoàn thanh tra đến dự giờ, cho Toét lên kể chuyện.

Toét liền kể chuyện "Dê đen và dê trắng":

- Có một chú dê trắng đi tới một khu rừng để tìm ăn lá non và uống nước suối. Bỗng một con sói ở đây tìm tới...

Đột nhiên, Toét đổi giọng chó sói, chỉ thẳng vào mặt thầy thanh tra, quát lên:

- Dê kia, mày đi đâu? Sao hè năm ngoái mày dám đuổi việc bố tao?

- !!!
1347

Một Phút Trách Nhiệm - Nguyễn Nhật Ánh

Ăn cơm tối xong, tôi nằm ngửa trên đi văng đọc báo. Sau khi đọc các tin thời sự ở trang một và trang bốn, tôi giở vào trang trong. Bài “Giáo dục con cái trong gia đình” đập vào mắt tôi. Tôi đằng hắng một tiếng, sửa lại gọng kính trên mũi, chăm chú đọc từng chữ. Chả là tôi có hai đứa con, một trai một gái. Con chị thì không sao nhưng thằng em thì quả là nghịch tinh như một thằng giặc con. “Những đứa con hư hỏng hoặc có chiều hướng hư hỏng thường xuất phát từ những gia đình trong đó cha mẹ không hề ngó ngàng gì đến con cái, mặc cho con muốn chơi thì chơi, muốn học thì học, muốn đi thì đi, muốn ở thì ở...”. Chết cha, thằng Tấn đi đâu rồi cà! Ðang đọc, tôi vội buông tờ báo xuống, dáo dác nhìn quanh. Thằng con tôi không có trong phòng. Trời ơi, con với cái kiểu này thì chết rồi, muốn đi thì đi, muốn ở thì ở...

Sep 11, 2009

Sành điệu



Một ông hói nặng vào hiệu cắt tóc, nói với tay thợ:
- Này anh, tóc tôi chỉ còn có ba sợi thôi. Anh cắt cho tôi cẩn thận nhé! Tay thợ hỏi:
- Vậy ông định cắt kiểu gì?
- Mái lật! Tay thợ loay hoay một lúc, bỗng làm rụng mất một sợi.
- Bây giờ chỉ còn hai sợi, cắt thế nào thưa ngài?
- Rẽ ngôi giữa! Thật không may, lóng ngóng thế nào lại làm rụng một sợi nữa. Anh thợ lo lắm, bèn hỏi:
- Bây giờ lại rụng một sợi rồi, thưa ngài. Làm thế nào bây giờ?
- Chải ngôi bên!
- ông ta tự tin trả lời.
1802

Cô dâu thử tài chú dể




Tối hôm động phòng, cô dâu đóng cửa buồng không cho chú rể vào, ra một vế câu đối, bảo đối được mới mở cửa. Cô dâu đọc:


Hang Thiên Thai, then khóa động đào, đóng chặt lại kẻo chàng Lưu quen lối cũ


Cô dâu đã dùng điển "Lưu thần nhập Thiên Thai" để ra câu đối. Nhưng cú rể không phải tay vừa, dùng luông điển "Bái Công nhà Hán dẫn quân vào cửa Hàm Cốc", đôi lại:


Cửa Hàm Cốc, lỏng khuôn tạo hóa, mở toang ra cho ông Bái dân quân vào.


Cô dâu chịu là đối giỏi và mở toang ngay cửa ra để đón chú rể vào.

858

Sep 9, 2009

Đàn bà hay thù dai



Tại coupé hạng nhất trên chuyến tàu bắc
- nam có hai hành khách một nam, một nữ. Từ khi vào toa, hai người đã tỏ ra rất đồng điệu. Câu chuyện đậm đà dần đến lúc hai người cùng rút ra kết luận là không thể tin tưởng vào vợ và chồng của họ ở nhà, bởi thế nào cũng có chuyện bồ bịch lăng nhăng. Đêm xuống, nghe từ giường bên, cô gái cứ thở dài thườn thượt, anh chàng gạ gẫm:
- Hay là... chúng mình cùng trả thù họ một phen?
- Anh cũng ghê gớm thật, nhưng... em càng nghĩ càng thù bọn họ! ... Sau "trận đòn thù" thừa sống thiếu chết, người đàn ông về nằm thượt ở chỗ của mình. Tuy nhiên, tiếng thở dài vẫn phát ra từ giường bên. Anh ta ngạc nhiên hỏi:
- Em vẫn chưa ngủ được à?
- Chỉ nguôi được một lúc rồi cơn giận lại bùng lên. Hay... anh sang đây lần nữa cho em đỡ nghĩ ngợi lung tung?
- Thôi thôi em ơi! Đàn bà tụi em là chúa hay thù dai.
2241

Sep 8, 2009

Một Chút Gì Để Nhớ...- Hoài Linh

Với anh, nó là một đứa con gái nhỏ bé, yếu đuối và rất đáng yêu. Giống như một bé gái, thường vòi vĩnh và nũng nịu. Chỉ có vậy!

Sep 7, 2009

Nó có nhiều con mái hơn tôi



Hai vợ chồng trẻ nọ đi tham quan một trang trại, người chủ trại giới thiệu một con gà trống rất đẹp mã và nói:
- Từ sáng giờ nó đã đạp mái 10 lần rồi đó! Người vợ quay sang chồng, hỏi giọng miệt thị:
- Nghe thấy không? Anh này liền kéo vợ lại chỗ ông chủ trại gà và hỏi:
- Nó làm được việc ấy với một hay 10 con mái?
- Dĩ nhiên là 10 con mái rồi! Người chồng quay sang vợ nói:
- Nghe thấy không?
2188

Cho Một Người Mãi Xa - Thu Phan

Em biết rằng sẽ chẳng bao giờ ta gặp lại nhau, dù cả hai đều rất mong "có một ngày..." .

Tại sao vậy anh ??

Phải chăng là "định mệnh" như một chiều mưa anh đã nói.

Sep 6, 2009

Tiếng thét



Có một tai nạn vì điện, tại hiện trường, thanh tra cảnh sát hỏi ông chồng:

- Ông nói là nghe thấy tiếng bà nhà kêu thét lên, tại sao ông không chạy vào bếp để cứu?

- Mọi khi vẫn thế, bà ấy có làm sao đâu!

- Ông muốn nói rằng, vợ ông vẫn thường xuyên bị điện giật?

- À không, bà ấy vẫn thường xuyên thét lên như vậy.



o O o


Hai ông nghiện thuốc lá nói chuyện với nhau:

- Hút thuốc nhiều hỏng hết cả giọng.

- Đúng vậy! Giá mà ông nghe tiếng thét của vợ tôi, mỗi khi tôi làm rơi tàn thuốc xuống thảm.2598

Sep 5, 2009

Thích Nằm Giữa



Có hai vợ chồng trẻ.  Anh chồng mải làm ăn, suốt ngày chỉ lo làm ra tiền, nên tối về hễ đặt lưng xuống giường là ngủ ngay.  Chị vợ nằm trằn trọc mãi mà không ngủ được.  Cuối cùng, chị đưa tay sang lay chồng.  Anh chồng tỉnh dậy hỏi:

    - Em cần gì thế?


    - Em chẳng cần gì cả, nhưng em nằm ngoài sợ ma lắm.


    - Sợ ma thì nằm vào trong để anh nằm ra ngoài.


    - Ứ ừ!  Nằm trong, nhỡ có trộm nó sờ vào người em thì sao?


    Anh chồng mệt, lại buồn ngủ, nghe vợ nói vậy liền nói như gắt gỏng:


    - Nằm ngoài sợ ma, nằm trong sợ trộm, thế em thích nằm chỗ nào?


    - Ứ ừ!  Em thích nằm ở giữa cơ.  Nằm ở chỗ giữa này này.


    (Dị bản: Có anh chàng lỡ độ đường gõ cửa nhà một bà goá chồng ngủ nhờ.  Nhà chật chỉ có một cái giường và một cái màn.  Ðầu tiên, anh ta nằm dưới đất, bà goá muốn bảo anh ta lên nằm chung nhưng sợ xấu hổ mới bảo "Muỗi nhiều lắm, tôi cho anh gửi cái chân vào màn".  Anh này thò chân vào màn, sau bà lại bảol "Cho gửi thêm cái tay, vì tay để trần vậy thì muỗi đốt chết".  Về sau, biết ý anh này bảo "Tay, chân gửi rồi, còn người cho gửi nốt".  Rồi, anh lên nằm giường chung với bà chủ).

304

Có Một Người Không Có Trong Đám Đông - Khuê Việt Trường

Khi gặp Diễn lần đầu tiên, tôi biết rằng người đàn ông mà bấy lâu nay tôi tìm kiếm cho đời mình đã xuất hiện. Đó là hôm khai mạc phòng tranh của các họa sĩ miền Trung và Tây Nguyên tổ chức thường kỳ tại trung tâm triển lãm thành phố.

Sep 3, 2009

Bọn hậu vệ



Một tiền đạo bóng đá nổi tiếng đến gặp nha sĩ. Sau khi khám kỹ, ông bác sĩ vừa thương cảm vừa giận dữ:
- Thứ nha sĩ vô lương tâm! Hắn đã làm hỏng phần lớn hàm răng của cậu.
- ?!
- Nói cho tôi biết! Tay nào trước đây điều trị nhổ răng cho cậu?
- Phọn... phậu phệ...

2341

Làm thế nào



Vị giáo sư giảng bài cho sinh viên Y khoa:

- Để đoán biết tuổi của loài động vật có xương sống, người ta thường quan sát bộ răng của chúng.

Một sinh viên thắc mắc:

- Nhưng thưa giáo sư, loài gà, loài chim lại không có răng. Thì làm thế nào để biết ạ?

- Thì chúng ta dùng răng của mình chứ sao!
1401

Sep 2, 2009

ma




Thủa nhỏ, tôi tin cả ma lẫn quỷ. Quỷ, theo trí tưởng tượng của tôi, là những quân đầu trâu mặt ngựa, hung ác vô ngần, có những cánh tay nổi đầy bắp thịt rắn như sắt, và những bàn tay gân guốc cầm những kìm để cặp lưỡi, vặn răng, những bàn vả, những búa rìu, những cưa để bổ xẻ tội nhân. Tôi liên tưởng đến những hình cụ ghê gớm như vạc dầu, cột đồng lửa... đến cả những cầu vồng với đàn chó ngao đứng chực sẵn dưới. Những hình ảnh kỳ quái, ghê sợ ấy không phải tự óc non nớt của tôi nghĩ ra, mà do ở những bức tranh treo ở chùa Huệ, mỗi khi có đám chay lập đàn phá ngục.

Còn ma thì mỗi lúc tôi tưởng tượng một khác, tùy theo câu chuyện người ta kể cho tôi nghe. Có lúc tôi tưởng tượng ra một người con gái xinh đẹp như một nàng tiên. Có lúc là một vị ác thần với nét mặt thay đổi đủ các hình kỳ quái, dữ tợn.

Những sự tưởng tượng ấy in sâu mãi vào óc tôi và nung đúc tôi thành một đứa trẻ nhút nhát. Nhưng tính tự đắc của tôi lại rất mãnh liệt, có khi làm át hẳn tính nhút nhát của tôi đi.

Tôi còn nhớ, một đêm tối trời và giá lạnh, anh tôi kể xong một chuyện ma. Rồi muốn thử xem trong chúng tôi có đứa nào bạo, anh tôi đặt ra một cuộc thi rất giản dị nhưng rất khó cho những tay nhút nhát. Cuộc thi như thế này: ở tận cùng vườn có cây ngâu. Ai ra tận đấy, bẻ được cành ngâu cầm về, sẽ được cuộc.

Vừa nghe nói đến cây ngâu, tôi đã rủn cả người, rợn cả tóc gáy. Vì cây ngâu không cách cây sung mọc trên bờ ao mấy. Và cây sung đã nổi tiếng sẵn ma.

Chúng tôi nhìn nhau. Xem chừng anh nào cũng muốn thi tài, song chẳng một anh nào dám nhúc nhích... Bỗng một anh ló đầu ra khỏi cửa lại thụt vào ngay, lè lưỡi, trợn mắt, tỏ vẻ sợ hãi.

Sách, người anh họ đã lớn, đứng cạnh phỉnh tôi: "Ai chứ Tíu thì bạo lắm. Đâu nó còn đi được nữa là từ đây đến cây ngâu."

Anh tôi nói khích:

- Có các vàng cũng đố dám!

Lòng tự đắc của tôi bỗng sôi nổi. Mặt tôi nóng bừng vì cơn tức khí. Không nghĩ ngợi, tôi chạy vụt ra sân, bước mạnh bạo vào trong vườn.

Trời tối đen như mực. Tôi đâm choạng vào các bụi cây. Luống cuống, quên cả lối, mò mãi chẳng tìm thấy cây ngâu. Trở về không thì bẽ quá. Anh em còn ai cho mình là bạo nữa. Họ sẽ thi nhau chế riễu mình. Lòng tự đắc bắt tôi tìm cho được cây ngâu, dù lúc ấy trí tôi rối loạn, chân tay tôi bủn rủn và quả tim tôi đập như trống ngũ liên. Vừa đi vừa sờ soạng, tôi lần ra tận gốc sung mà không biết. Sờ đến cái da xù xì của nó, tôi giật mình, lạnh toát cả người.

May mà lúc ấy yên gió. Không một quả sung nào rụng, không một con ếch, con nhái nào nhẩy xuống ao. Thật, chỉ thêm một tiến tõm, không biết tôi sẽ trở nên thế nào?

Tôi bước giở lại, mồm luôn luôn đọc hai câu chữ nho: "Thiên tích thông minh, thành phù công dung." Thường tôi vẫn thấy nói: ma bao giờ cũng sợ giời, sợ thần thánh, nên lúc nào đi đêm, tôi cũng nhẩm đọc hai câu ấy để làm bùa trừ tà.

Cây ngâu cách cây sung có vài bước. Tôi tìm được, bẻ vội một cành. Cái mừng đắc thắng làm cho lòng tôi bớt sợ. Song chỉ một loáng, đâu lại hoàn đấy. Cái sợ có phần tăng gấp bội.

Hai cẳng chân tôi như bị chuột rút. Tôi cố dấn bước mà không sao dấn lên được. Đằng sau tôi như có người đuổi theo, tiếng chân nện thình thịch, sắp sửa vồ lấy tôi. Lúc ấy, nếu có ai hét một tiếng, chắc tôi sẽ ngã sấp xuống, chết ngất đi.

Tôi được cuộc, được tiếng bạo nhất nhà, nhưng đã hao tổn bao nhiêu tinh thần. Từ đấy, nhiều phen tôi điêu đứng khổ sở về cái bạo bề ngoài. Còn gì khổ bằng một anh tí hon nhát gan, làm ra mặt bạo. Động có cuộc thử thách là bắt buộc phải đến tôi. Nhát cũng được, nào ai cấm. Nhưng mà đã trót bạo mất rồi, không sao đủ can đảm mà thú thực mình nhát được nữa.

Một buổi chiều, tình cờ chúng tôi đứng trước một túp lều tranh bỏ hoang, ở sau trường học. Túp lều ấy, khi trước là nhà Cai trường. Từ khi hắn chết, người kế chân hắn sợ, không dám ở. Họ đồn nhà ấy có ma.

Vì thế, chưa nói đến cuộc thi, tôi đã tái mặt, đau khổ như người sắp chịu tội. Trời ơi! ước gì anh tôi quên.

Tôi chưa kịp lủi thì anh tôi đã họp lũ trẻ lại, thách vào trong túp lều, đánh nhau với ma.

Sách cũng có đấy. Hình như giời sinh ra anh chỉ để làm khổ tôi. Anh quay ra nhìn tôi, nói: "Xem chừng ở đây lại chỉ có Tíu là bạo nhất. Quỷ nó còn chả sợ nữa là ma".

Tôi tìm cách thoái thác:

- Cuộc thi phải có thưởng.

- Một xu nhé? - Anh tôi hỏi.

- Một xu thì chả bõ.

- Thế bao nhiêu?

- Một hào. - Tôi chắc không khi nào anh tôi chịu bỏ ra một hào.

Như thế cuộc thi sẽ hoãn và tôi cũng không đến nỗi mất thể diện.

Chẳng ngờ anh tôi nhận lời ngay.

Làm thế nào? Đành nhắm mắt bước liều vậy. Trong nhà ba gian xiêu vẹo, tường vách kín như bưng. Và hôi hám và ẩm thấp, lạnh lẽo, rùng rợn như một nhà hầm chứa... ma. Tôi chưa kịp định thần thì hàng chục con đom đóm lập lòe bay loạn xạ. Không biết anh tôi bắt bỏ vào từ lúc nào? Con nào con ấy như sấn lại tôi, khiêu khích. Tôi liều mạng, đấm đá, quay tít đi mấy vòng, rồi chạy vội ra ngoài thở hồng hộc.

Anh tôi và lũ trẻ kêu lên: "Vừa mới thoáng một cái đã ra. Không được! Thua cuộc rồi!

Tôi làm ra mặt giận dỗi, vừa nói vừa lảng đi chỗ khác: "Tôi biết mà! Các anh đánh lừa."

Đêm ấy và luôn mấy đêm liền, tôi chiêm bao thấy toàn ma, và mắt con nào con nấy tròn xoe, đỏ như hòn than hồng. Con kéo lên ngực bóp cổ, con nhe răng nhọn như răng bừa, con lè lưỡi dài lê thê. Tôi thất đởm, kêu ú ú, hai tay ôm chặt lấy anh tôi.

Thầy tôi cho vì âm hư huyết ráo, bốc thuốc cho tôi uống. Thầy tôi biết thuốc. Me tôi vẫn mê tín, cho là bệnh nhà người, mua vàng hương đi lễ các đền miếu. Chỉ có tôi là biết rõ bệnh tôi, song vì lòng tự đắc quá mạnh, không khi nào tôi chịu thú...

... Tôi đã lớn, đã theo học năm thứ nhất trường Bảo hộ. Nhờ về khoa học tôi đã hiểu biết, đã quả quyết nói là không có ma. Và những ma trơi, những thần đất chập chờn, đuổi nhau trên gò đống, chỉ là chất lân tinh ở hồ, ao tù hãm bốc lên, gặp dưỡng khí trong khí giời, bùng cháy. Tôi hiểu biết thế. Nhưng tính tôi vẫn nhút nhát sợ ma, sợ quỷ như xưa.

Lắm đêm, ngồi một mình trong căn phòng vắng vẻ, đèn sáng hẳn hoi, tôi thấy rờn rợn, tưởng một vật ghê gớm như một con ma ở trên nóc nhà sắp rơi phịch xuống, hoặc ở xó xỉnh hay trước mặt sắp hiện lên để hại tôi. Rồi thần hồn nát thần tính, một con chuột khẽ động dưới khe hòm, một tiếng cú vẳng ngoài xa, cũng đủ làm cho tôi mất vía. Có khi chẳng cần phải c1910

Cánh Ðồng Hoa Dại - Bùi Thúy Hà

Cuối cùng, điều tôi không mong đợi đã đến. Nó đến nhanh hơn tôi tưởng. Ðến bất ngờ! Nó nằm trong cái bao màu hồng xinh xinh. Một mùi hương ngát lên khi tôi mở ra. TH, hai cái tên nằm cạnh nhau, hài hòa đến tuyệt mỹ...

Anh khờ



Khờ đi chợ mua một con bò. Mấy lâu mong ước, nay mới tậu được con bò, Khờ thích lắm, chăn dắt cả ngày. Bò chóng béo. Sợ kẻ chộm vào dắt mất, đêm đêm bò đã cột vào ràn (chuồng) rồi, Khờ còng cẩn thận vác chông đặt chặn cửa, nằm canh.
Nhưng Khờ vẫn để mất bò. Một đêm Khờ ngủ say kẻ trộm vào. Chúng khiêng chõng đặt nơi khác ròi bắt mất bò. Ðể trêu Khờ, chúng còn cạo trọc đầu Khờ.
Sáng dậy thấy mất bò, Khờ hoảng quá. Khờ tru tréo rồi chạy lung tung tìm bò. Khi đã mệt, soi gương, Khờ lại bảo: "A! Thằng trọc mất bò chứ không phải tao.".

401

Sep 1, 2009

Công Chúa Thuần Nhẫn



Công chúa Thuần Nhẫn là con gái út của vua Ba Tư Nặc. Công chúa là người hiếu hạnh, lại có đức nhẫn nhục, nhưng phải có tội xấu quá, nên đã 18 xuân mà vua cha chưa tính việc xuất giá được.

Ôi! Bà mụ cay nghiệt làm sao?

Bắt nặn thế nào cho công chúa xấu đến nổi ai thấy cũng bực mình, mũi tẹt, trán dồ, miệng hô, mắt toét, đó là chưa kể đến thân hình nếu nói đến thân hình thì nàng chỉ cao vỏn vẹn một thước lênh khênh. Vì vậy mà trong triều các vương tôn, công tử phải tìm kế du học ráo, để tránh cái nạn bị trạch phò mã.

Mỗi khi công chúa thấy hai chị hãnh diện trước nhan sắc xinh tươi, nàng rất ngậm ngùi tủi hận, song cũng không hề ganh tỵ. Trái lại, hai chị thì kêu căng, mỗi khi thấy nàng thường tỏ vẻ khó, không muốn gần gũi chuyện trò. Lại tâu với vua cha cấm không cho nàng đi ra ngoài sợ thế gian chê cười. Công chúa thui thủi một mình trong cung cấm.

Nàng hiếu hạnh với cha mẹ, chiều chuộng hai chị và hết lòng thương yêu những người hầu hạ. Nàng thường đem tiền bố thí cho người nghèo khổ, cung cấp thuốc men cho người bệnh hoạn, vì thế ai cũng yêu mến công chúa hơn hai bà chị.

Nhan sắc kỳ dị của công chúa Thuần Nhẫn bay ra, cũng như đức hạnh của nàng, nên một ngày kia Hoàng tử một nước lân cận đến xin cưới nàng làm vợ.

Cầm tay người nghĩa hiệp, vua Ba Tư Nặc cảm động, bảo Trọng Ðức rằng: "Con trẫm được Hoàng tử thương mến thật trẫm không biết lấy lời gì tả cho hết được nỗi lòng cảm bội". Khi về nước, Hoàng tử không cho tiếp xúc với người, sợ thiên hạ thấy bên ngoài chê cười chăng?

Nhưng than ôi! Lòng hào kiệt của vị Hoàng tử thanh niên cá hạn, mà nhan sắc công chúa lại xấu vô cùng, nên mặc dầu vẫn mến đức, trọng tài của vợ, mà lắm khi Thái tử cũng bực mình về cái xấu của người vợ đáng thương. Rồi lần lần Trọng Ðức tìm cớ săn bắn vui chơi riêng. Công chúa như con chim trong lòng son, tuy có gạo trắng nước trong, nhưng ngoài bốn bức tường thì nàng không còn hay biết gì cả. Công chúa biết nghiệp duyên nên thầm trách kiếp xưa bởi vụng đường tu nên kiếp này phải mang lấy quả xấu, không bao giờ oán thán ai. Nàng chỉ một lòng nhu thuận với chồng, khoan dung độ lượng với người trong cung.

Nhưng ác thay! Các bà Vương phi quận chúa thường tìm đến với nàng để khoe khoang hãnh diện, có khi còn dám chế nhạo nàng ra mặt. Ðức nhẫn nhục của công chúa thuần thành, nên nàng luôn luôn vui vẻ xem như không có gì đáng để ý.

Một hôm các bà về xúi chồng bày một bữa tiệc, mời khắp cả Vương tôn danh nhân trong nước. Theo lệ thường thì vợ nào chồng nấy đếu đến đủ mặt... Duy chỉ có Hoàng tử Trọng Ðức lủi thủi đến một mình. lủi thủi đến một mình. Thôi thì các bà Vương phi, quận chúa, tiểu thơ khoe khoang duyên dáng, các bà lại đi tìm Hoàng tử Trọng Ðức chế giễu.

Hoàng tử không chịu nỗi cơn tức giận, nên sanh lòng ghét vợ. Chàng hằm hằm chuyến này thì về nhất quyết ly dị cho rảnh.

Chồng đi yến tiệc, công chúa một mình vò võ trong cung. Tự nhiên nàng thấy nao nao trong lòng, tin chắc có điều gì không hay xảy đến cho mình. Nàng tủi thân rơi nước mắt. Tự nghĩ ta đời trước đã tạo nhân gì ác nghiệp đến nỗi sanh thân kỳ dị, làm khổ tâm biết bao nhiêu người vì thương yêu ta. Nàng liền chắp tay thành kính hướng về giữa thanh không thầm niệm. "Nam mô Phật, nam mô chư Phật". và tự khấn nguyện: Ðức Phật hiện nay Ngài hay ban bố ích lợi cho chúng sanh, cứu khổ cho tất cả người khổ sở. Nay con là một người đang chịu khổ, lại không làm sao ra khỏi cung cấm để hầu Ngài. Nguyện xin oai thần Ðức Thế Tôn từ bi khuất giá giáng thần vào trong chốn u đày này, cho con được đảnh lễ. Nỗi thống khổ lòng thành kính tha thiết của con người đáng thương ấy, ứng hiệp với Ðức từ bi của Phật. Ðược Ðức Phật ở tịnh xá Kỳ Viên liền vận thần thông hiện ra trước mặt, trong khi công chúa đang quì lạy. Ngưỡng lên thấy Phật, vừa mừng vừa tủi, nàng kính bạch: "Bạch Ðức Thế Tôn! Ðời trước con đã gây nghiệp ác gì, mà ngày nay bị quả báo thân hình xấu xí như thế này? Lại nhờ phước đức gì mà sanh vào chốn giàu sang?" Ngài động lòng thương xót dịu dàng bảo: "Ðời trước con là một người đàn bà có nhan sắc, lại hay cúng dường bố thí, nhưng khắc nghiệt với tôi tớ, kiêu căng với bạn bè và hay ganh tỵ với người có nhan sắc hơn mình, mắt thường hay nguýt, miệng hay nói xấu người, khi sân hận nổi lên thì đánh đập tôi tớ một cách tàn nhẫn. Nhất là hay ỷ mình có nhan sắc của cải khinh ngạo kẻ khác. Ngày nay con phải thành tâm tha thiết cần cầu sám hối đi, thì những tội lỗi trước kia sẽ tùy theo tâm niệm mà tiêu diệt".

Tiếng Phật dịu dàng như tiếng chim Ca Lăng Tần Già, công chúa thấy tự nhiên lòng nhẹ lâng lâng, nàng rút khăn lau ráo lệ, rồi tha thiết cần cầu sám hối. Nàng quỳ xuống chân Phật hàng giờ với những lời chân thật phát sinh ra tự đáy lòng. Ðức Phật để cánh tay vàng lên đầu nàng, công chúa ngẩng lên thấy đôi mắt hiền từ trong sáng của Ðức Phật nàng rất sung sướng. Liền khi ấy mắt nàng cũng trong sáng như mắt chim thu nàng thấy sắc diện của Phật đoan nghiêm hiền hậu, lòng nàng cảm động, sanh bao sự vui mừng, tự nhiên mặt nàng cũng đoan nghiêm mỹ lệ. Nàng thấy chân Phật sáng ngời, cốt cách siêu phàm, lòng nàng lại bội phần mến phục, tự nhiên thân nàng cũng đoan nghiêm điều đặn, các tướng xấu xa của nàng bị tiêu diệt. Nàng liền trở nên một công chúa đẹp đẽ xinh tươi đầy đủ phước tướng.

Phật thuyết pháp cho nàng nghe xong liền vận thần thông trở về Tịnh Xá.

Giữa bữa tiệc vui, Hoàng tử Trọng Ðức không chịu được lời chế giễu của các bạn. Tình yêu không thể kéo lại cái hổ, cái nhục. Thái tử bực tức lên ngựa trở về cung, vừa đi vừa thầm nghĩ: "Chuyến này nhất định để, nhất định ly dị".

Tiếng gió ngựa của người hào kiệt sao mà gấp gáp thế? Công chúa lo ngại vội vàng bước xuống thang lầu thấy mặt chồng đầy sát khí, nàng không dám hỏi han gì. Theo lệ thường nàng cúi xuống tháo chiếc đai ngọc trên lưng Thái tử và cất chiếc mũ vàng cho đầu chàng đỡ nặng. Thái tử ngạc nhiên, cử chỉ ấy rõ ràng là vợ, mà sao nhan sắc nàng biến đổi thế kia? Công chúa hiểu ý, liền đem chuyện cầu Phật kể lại cho chồng nghe. Từ đó vợ chồng vui vẻ hòa thuận cùng nhau lo tu phước thiện.

Một hôm vui câu chuyện, công chúa bảo chồng: "Thiếp xem chàng trọng sắc hơn trọng đức". Hoàng tử cả thẹn nói lảng qua chuyện khác.

Ðọc câu chuyện này chúng ta nhận thấy nhẫn nhục là điểm cốt yếu cần phải có trong tất cả hạng người, cần phải dùng trong tất cả hoàn cảnh. Nhờ sự nhẫn nhục, nhờ lòng thiết tha ăn năn của công chúa Thuần Nhẫn đã đổi được cuộc đời tối tăm trở thành tươi sáng. Chúng ta nê
n biết nếu tâm đức thanh tịnh thì sẽ chuyển được hình tướng bên ngoài. Vậy ta nên nhớ "NHẪN NHỤC LÀ GỐC HẠNH LÀNH, SÂN SI LÀ NGUỒI TỘI LỖI".


Hết
501