Trang

Oct 6, 2024

Bao lâu rồi ta chẳng ôm nhau

 Sáng nay chồng mình đi làm muộn hơn mọi ngày. Lão vòng tay qua đầu mình rồi ôm trọn vợ vào lòng. Mình thức giấc cáu kỉnh:


- Đi làm thì đi đi, em đang ngủ làm tỉnh cả giấc.


Lão nhìn mình cười cười rồi vẫn ôm như thế, lão kể lể bằng cái giọng trầm trầm nghe tâm trạng lắm :


- Hồi xưa ý, lúc đang yêu nhau, vợ hay nằm vào lòng anh, ôm anh như này ngủ này. Xong anh mà quên thả ra cái là vợ tỉnh giấc luôn, bắt ôm lại này


Mình vẫn còn ngái ngủ:


- Rồi sao nữa, tự dưng chồng kể làm gì?

- Xong rồi năm đầu cưới nhau, vợ có bầu nên chỉ nằm quay lưng lại anh để anh ôm đằng sau cho vợ ngủ này


Lão vừa nói, vừa đẩy mình quay lưng lại, rồi thực hiện luôn cái ôm ấy.

Mình bắt đầu tỉnh ngủ và để ý đến tâm trạng trong giọng điệu của chồng. Hình như ảnh có điều gì muốn nói


- Xong rồi thế nào nữa chồng

- Xong rồi năm tiếp theo là chồng như này này, thích cực


Nói rồi lão kéo tay mình dang rộng ra, lão gối lên vai mình, dụi dụi cái đầu:

- Vợ hồi ấy hay ôm chồng ngủ như này này


Mình im lặng, anh ý nói tiếp:


- Rồi năm tiếp theo là như này này


Lão gối đầu mình lên tay lão, vài giây rồi đẩy mình ra nói:


- Tránh ra đi, anh mệt lắm, mỏi tay lắm, yên cho anh ngủ


Lão mô tả lại từ hành động đến lời nói xong rồi quay sang nhìn mình cười:


- Đấy, anh bị xấu tính ý nhờ


Mình thấy lặng trong lòng:

- Còn giờ thì sao chồng ?


Chồng mình đẩy mình quay lưng lại, anh ấy cũng nằm quay lưng lại phí lưng mình, rồi nói:

- Đợt này vợ chồng mình như này này. Vợ thấy khó chịu không. Anh ôm vợ , vợ toàn đẩy anh ra, rồi vợ kêu : Có im cho em ngủ không. Xong r vợ nguẩy cái đít lại phía anh, anh thèm vào nên anh cũng quay đít lại luôn ...


Mình chẳng đợi lão nói hết, quay lại, rúc vào cánh tay lão :

- Đi làm muộn tí nhá, cho em ôm 10 phút ...


Chồng mình cười âu yếm. Cảm giác yên bình đến lạ.


Tự dưng thấy lòng chông chênh. Có khi nào cuộc sống bộn bề cơm áo, đã khiến ta vô tâm với những cảm xúc yêu thương đơn giản ấy.


Ta hay trầm trồ ngưỡng mộ những cái nắm tay trong phim , ghen tị những quan tâm nhau của người dưng ...mà đâu biết những điều ấy tự mình có thể làm cho người mình yêu thương. Để rồi có lúc mất đi lại đổ lỗi cho đối phương bạc tình


Tình cảm luôn phải và cần sự vun đắp, nuôi dưỡng từ những cảm xúc giản dị nhất.

Đã bao lâu rồi hai người không cầm tay nhau? Đã bao lâu rồi không ôm nhau ngủ? Đã bao lâu rồi không nhìn sâu vào mắt nhau ...những điều mà ngày ấy đã khiến chúng ta ở bên nhau ?

Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là cái mình đang có ở hiện tại. Đừng để đến lúc nhạt phai mới biết mình từng hờ hững. 


Nguồn: Nhữ Thị Thảo


#kamidi #kamidivietnam #phunu #honnhan #vochong #giadinh #cuocsonghonnhan #lamvo #gocchiem #hanhphuc

Oct 4, 2024

VĂN HÓA DÙNG ĐŨA CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á - PHỨC TẠP TRONG ĐƠN GIẢN

 Với lịch sử hình thành và phát triển xuyên suốt nhiều thiên niên kỷ, những chiếc đũa ngày nay đã và đang giữ một vai trò hết sức quan trọng trong văn hóa dùng bữa của các nước Á Đông nói riêng và Châu Á nói chung. Và ở từng quốc gia, đôi đũa lại mang trong mình những nét đặc sắc riêng. Hôm nay, chúng ta hãy cùng xem qua những câu chuyện thú vị về nét văn hóa dùng đũa đấy nhé:

1. Ở Việt Nam, mọi người thường tránh việc chọc đôi đũa vào thức ăn, điều này được cho là khiếm nhã và kém văn hóa. Một vấn đề tế nhị khác là trong khi ăn uống, không được dùng đũa để chỉ trỏ hay chọc ghẹo nhau dù trong bất kỳ trường hợp nào.

2. Chống đũa vào bát cơm được xem là điều kiêng kỵ nhất trong việc dùng đũa không chỉ đối với người Việt Nam mà còn cả các nước á đông khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,..., vì người ta chỉ làm điều này trong nghi thức tang lễ (khi đơm cơm cúng cho người chết). Hơn nữa điều này đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng chủ nhà hoặc những người lớn tuổi.

3. So với các nước bạn như Trung Quốc, Việt Nam,... đôi đũa của người Nhật được cho là ngắn và dễ sử dụng hơn. Chiều dài của đôi đũa cũng thể hiện các mối quan hệ trong gia đình người Nhật. Đũa của chồng dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn của con cái, đũa của anh dài hơn đũa của em. 

4. Theo triết lý của Khổng Tử: dao hay nĩa là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó, đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ. Chính vì điều này mà người Trung Quốc vẫn hạn chế sử dụng dao hoặc nĩa trong bữa ăn và thường chỉ sử dụng đũa hoặc muỗng.

5. Ở một số vùng tại Trung Quốc, trong lễ cưới, gia đình chú rể sẽ tặng 2 đôi đũa và 2 cái bát cho đôi vợ chồng. Người ta cho rằng nó thể hiện lời cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì “kuai*” trong tên gọi của đôi đũa có nghĩa gốc là “nhanh”.

(*) chữ 筷 [kuài] [khoái], tên của chiếc đũa, đồng âm với chữ 快 [kuài] khoái, nghĩa là nhanh chóng, vui vẻ

5. Khác với các nước đồng văn thường sử dụng đũa gỗ, người Hàn Quốc từ nhiều đời nay vẫn  ưa chuộng dùng loại đũa bằng kim loại vì loại đũa này nặng, chắc tay, và hợp vệ sinh hơn so với đũa gỗ. Hiện nay các nhà hàng mang phong cách Hàn Quốc ở nước ngoài vẫn thường phục vụ thực khách bằng đũa kim loại.

6. Người ta nghĩ Châu Á đều dùng đũa là vì họ đã quen với hình ảnh người Trung, Nhật, Hàn. Nhưng trên thực tế thì các nước dùng đũa chủ yếu là các nước Á Đông. Nhiều quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Philippines,... hầu như hoàn toàn không dùng đũa dù nằm lân cận những quốc gia kể trên. Điều này được lý giải là do sự khác biệt trong văn hóa phong tục, tập quán. Một số nơi như Thái Lan còn nghiêm túc với vấn đề này đến mức từng cấm chiếu một bộ phim tên "The King and I" (năm 1956) vì đã khắc họa một vị vua Thái Lan dùng thức ăn bằng đũa thay vì thìa.

Cửu âm chân kinh



Bắc tống, Tống Huy Tông ra lệnh Hoàng Thường sưu tập hết kinh thư Đạo gia khắp thiên hạ biên soạn thành cuốn Vạn Thọ Đạo Tạng.
Hoàng Thường trong nhiều năm đọc kinh thư vô tình ngộ ra được võ công thượng thừa.
Huy tông lo cầu đạo, yêu thư pháp nên trọng dụng Thái Kinh. Ngoại có Liêu quốc hăm he, nội có gian thần lộng quyền, nghĩa binh khắp nơi.
Bấy giờ, có một giáo phái từ Ba Tư truyền vào trung thổ gọi là Ma Ni giáo, sau gọi là Minh Giáo. Minh Giáo khích lệ tín đồ dùng bạo lực chống áp bức bóc lột.
Vì đề cao hành hiệp trượng nghĩa, nên rất được lòng võ lâm chính phái, vì vậy trong đó có rất nhiều cao thủ trẻ tuổi gia nhập Minh Giáo.
Minh Giáo giáo chũ Phương Tịch mang giáo chúng khởi nghĩa. Thanh thế có thể so với 3 chi nghĩa quân đương thời là Lương Sơn, Vương Khánh, Điền Hổ.
Nơi khởi nghĩa là nơi Hoàng Thường đang làm quan, Hoàng Thường liền tập kích Minh Giáo, giết một số Pháp Vương, sứ giả.
Không lâu, Lương Sơn chiêu an, còn thay triều đình diệt Vương Khánh, Điền Hổ.
Tống Huy Tông thấy sự uy hiếp của Minh Giáo, liền tuyên bố đó là Tà Giáo, và sai quân Lương Sơn đi bình định. Hoàng Thường suất lãnh quân địa phương phối hợp Lương Sơn.
Ngày trước Minh Giáo có rất nhiều cao thủ bị Hoàng Thường giết, binh lực dù nhiều nhưng chiến lực suy giảm. Hàn Thế Trung suất lĩnh binh lính tấn công tổng bộ Minh Giáo.
Phương Tịch tuy rằng anh dũng, nhưng không địch nổi nhiều cao thủ vây công. Sau bị Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm bắt giữ.
Minh Giáo nhất thời suy thoái, chuyển sang hoạt động ngầm, tổng đàn cũng chuyển đến Tây Vực Quang Minh đỉnh.
Không lâu sau, các đại phái võ lâm vây công Hoàng Thường nhẳm trả thù cho con em, đệ tử gia nhập Minh Giáp bị Hoàng Thường giết hại.
Hoàng Thường không địch nổi, giết được mấy người liền trốn vào thâm sơn. Mà cả nhà Hoàng Thường đều bị võ lâm chính phái sát hại.
Nhiều năm sau, Nhạc Phi bị hại chết, lưu lại một bộ binh thư để trong cung. Hàn Thế Trung quy ẩn Tây Hồ. Một bộ tướng của Hàn Thế Trung là Thượng Quan Kiếm Nam gia nhập Thiết Chưởng bang và trở thành bang chủ.
Nghe nói Nhạc Phi để lại binh thư, Thượng quan Kiếm Nam liền xông vào Hoàng cung trộm sách. Sau khi thành công đem sách hiến cho Hàn Thế Trung.
Hàn Thế Trung thấy mình đã già, liền đem sách giáu giếm chờ anh tài xuất hiện. Thương Quan kiếm nam lại vào cung lần nữa, để lại chút manh mối ý là “Vũ Mục di thư, ở Thiết Chưởng sơn”. Không ngờ lần này gặp phải một vị thái giám võ công cao cường, TQKN chỉ kịp để lại một bức hoạ, trọng thương trốn thoát.
Hoàng Thưởng đã ẩn cư 20 năm, cao thủ chính phái trước thì bị Hoàng Thường tàn sát, sau thì do thiên hạ đại loạn mà không ít người bỏ mình. Võ lâm suy kiệt.
Có một cao thủ kiếm đạo họ Độc Cô, cũng trong 20 năm này không ngừng lớn lên, vào năm Nhạc Phi vào ngục đã sáng chế ra một bộ “Độc Cô cửu kiếm”. Sau đó Độc cô cầm Thiết Kiếm quét ngang thiên hạ, không địch thủ, tự gọi “Độc cô cầu bại”, tịch mịch không đối thủ, Độc cô ẩn cư núi rừng cùng 1 con chim Điêu tập kiếm.
Lại hơn 20 năm sau, Hoàng Thường rốt cuộc phá hết võ công các phái, võ học cũng đại thành, liền xuất sơn báo thù.
Không ngờ đã qua 40 năm, đa số kẻ thù đã chết hết chỉ còn có một cô gái, tóc cũng bạc. Hoàng Thường đốn ngộ, tâm tư báo thù phai nhạt đi.
Hoàng Thường đem võ công cả đời ghi thành 2 bộ Thượng và Hạ “Cửu Âm chân kinh”. Mà võ công trong đó quá mạnh mẽ, chỉ sợ có người lợi dụng làm chuyện ác cho nên Hoàng Thường đem tổng cương dịch thành Phạm văn.
10 nằm sau, Hoàng Thường qua đời, “Cửu Âm chân kinh” bị người võ lâm tranh doạt. Huyết tinh trong đó không sao kể siết.
Độc cô cầu bại cũng trong năm này chết ở một ngọn núi phía bắc Tương Dương. Ông đem võ học cả đời chôn ở Kiếm Mộ, Dùng vài câu ngắn ngủi để tổng kết cuộc đời mình, tiếc nuối cả đời không được một bại.