Đỏ Và Đen (Le Rouge Et Le Noir)
Vài dòng về Stendhal
STENDHAL tên thật là Marie Henry Beyle sinh năm 1783 ở Pháp. Ông là nhà văn có cuộc sống đầy thăng trầm. Ông từng đi lính, đi buôn và làm công chức. Trong bảy năm từ 1814 đến 1821, ông sống tại Milan, quen với Byron và Mme de Steel. Năm 1831 ông được cử làm lãnh sự tại Trieste và Civitavechia.
Mặc dù Stendhal cộng tác thường xuyên với các tập san Anh và Pháp, ông không được người cùng thời coi là nhà văn đáng kể, trừ Honoré de Balzac. Tuy nhiên ông được nhiều người biết đến nhờ các mối tình cuồng loạn mà ông ghi trong cuốn De L'Amour (Về Tình Yêu – 1822). Mãi tới năm 1880 (ba mươi tám năm sau khi ông chết), một số tác phẩm của ông mới được xuất bản và đưa ông lên hàng văn hào Pháp. Trong khoảng thời gian từ 1927 đến 1937, toàn bộ các tác phẩm của ông được in bằng tiếng Pháp gồm tất cả bảy mươi chín cuốn, và năm 1953 cuốn Private Diaries (Nhật Ký Của Đời Tôi) được xuất bản bằng tiếng Anh.
Tác giả của Le Rouge et Le Noir (1830) luôn coi việc viết văn là một thú tiêu khiển, nhưng thực tế ông đã dành rất nhiều nỗ lực cho việc sáng tạo các tác phẩm văn chương dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tác phẩm đầu tiên ông viết tại Milan là một công trình biên khảo: Tiểu Sử Của Haydn, Mozart và Metastasio (1814). Ba năm sau, cuốn Lịch Sử Hội Họa Ý Đại Lợi được in thành hai tập đồng thời với cuốn Rome, Naples và Florence . Năm 1827, cuốn tiểu thuyết của ông ra đời, đó là cuốn Armance . Cuốn Mémoire d'Un Tourist (Bút Ký Của Một Du Khách – 1838) thường được coi là tác phẩm đặc sắc của ông. Hai cuốn khác, Laniel và Lucien Lenowen, cũng được xuất bản sau khi ông chết .
Ông mất năm 1842.
O-O
Đỏ Và Đen
Vũ Dzũng biên soạn
Năm 1815, ông De Rênal, chủ một hãng đinh lớn lên làm Thị trưởng của thành phố trù phú Verrières thuộc Franche Comté . Ông xuất thân từ một gia đình quý phái nhưng rất thông thạo việc kinh doanh . Ông quan niệm rằng việc mướn một thầy giáo về nhà dạy cho ba đứa con của ông sẽ là một mối đầu tư rất có lợi cho uy thế của ông đối với các địch thủ về mặt chính trị cũng như xã hội, kể cả ông Valenod, giám đốc viện tế bần . Bà De Rênal vốn là người không bao giờ thắc mắc về các ý kiến của chồng cũng đồng ý với ông điểm này. Tuy nhiên bà thầm lo ngại rằng ông thầy tương lai có thể sẽ là một tu sĩ quần áo lôi thôi, người ngợm cáu ghét, tới để đánh đập con bà . Nhưng rồi nỗi lo ngại tiêu tan khi bà trông thấy anh thầy giáo trắng trẻo hiền l`nh mà chồng bà đã chọn được .
Tên chàng là Julien Sorel . Chàng xuất thân từ đám nhà quê nhưng có chút vốn liếng La tinh do cha xứ tại địa phương chàng truyền dạy .Chàng là một thanh niên mảnh khảnh với những nét sắc sảo, cặp mắt to đen, tóc màu hạt dẻ, và dáng điệu của một người mang đầy nhiệt huyết . Chàng rất tán thành việc lưu lại tòa lâu đài đẹp đẽ của ông De Rênal vì chàng không ưa đám anh em ruột khỏe như vâm và lối làm việc hùng hục như trâu bò của họ tại trại cưa của cha chàng (một người cha khắc nghiệt), nhưng chàng cũng không muốn gia đình ông De Rênal coi chàng như một người đầy tớ . Chàng quyết tâm lập nên sự nghiệp để từ bỏ nếp sống của một người nhà quê. Trước kia chàng rất hâm mộ Napoleon, nhưng giờ đây thời thế đã thay đổi, binh nghiệp không còn đắt giá nữa, làm mục sư mới là nghề nhiều tiền, và chàng quyết định trở thành một mục sư.
Mấy đứa con của bà De Rênal rất quý mến Julien nhưng chàng chẳng buồn để ý đến chúng . Chàng cảm thấy ghê sợ và khinh bỉ thế giới thượng lưu mà chàng đã bước chân vào . Nhiều lần chàng đã ra mặt nhờm gớm đám bạn bè giàu có của ông De Rênal vì họ làm giàu trên xương máu của đám dân nghèo. Chàng thích những cử chỉ của bà De Rênal nhưng lại ghét vẻ đẹp đài các của bà, và hết sức tránh tiếp xúc với bà .
Ngược lại, bà De Rênal rất để ý đến chàng . Bà chưa hề thật tâm yêu người chồng thô lỗ, và giờ đây bà cảm thấy bị lôi cuốn bởi sự dịu dàng và vẻ lãnh đạm của Julien . Bà cho chàng tiền để may quần áo, nhưng chàng tức giận vì cho rằng đây là cách các người giàu làm nhục người nghèo . Tuy chàng chưa nhận ra mối tình thầm kín của bà đối với mình, chàng vẫn cảm thấy bổn phận mình nên tiến gần tới bà hơn vì dù sao chàng cũng muốn xoa dịu nỗi hiềm khích giữa kẻ giàu và người nghèo . Thế rồi một buổi chiều mùa hạ kia, trong khi ông De Rênal đang mải bàn cãi sôi nổi về chính trị với mấy người bạn, Julien và bà De Rênal gặp nhau ngòi vườn, chàng nắm tay bà và đặt lên đó những nụ hôn say đắm . Vài ngày sau, chàng mạnh dạn báo cho bà biết chàng sẽ tới phòng bà sau nửa đêm . Vừa nói chàng vừa run lên vì sợ hãi . Đối với chàng, dụ dỗ người khác là một điều đáng khinh . Tuy nhiên, đêm hôm đó chàng giữ đúng hẹn để tỏ ra mình không yếu đuối . Cuộc gặp gỡ đầu tiên là một chiến thắng đối với chàng tuy nó không thật sự đem khoái cảm đến cho chàng . Trong đêm thứ nhì, mặc cảm tội lỗi không còn mãnh liệt như đêm đầu, và chàng cảm thấy yêu bà cuồng nhiệt . Nhưng tình yêu này vần chỉ là một tìnhyêu xây dựng trên tham vọng: đối với một người thấp hèn, bạc phước như chàng, việc chiếm hữu được một người đàn bà quý phái đẹp lộng lẫy là một điều thích thú .
Nhưng thú vui bồng bột kia không qua mắt được đớ tớ gái của bà De Rênal . Ả đã từng tỏ tình với Julien và bị chàng cự tuyệt một cách khinh bỉ, và ả đem lòng oán hận từ lâu . Đây là cơ hội cho ả trả thù . Ả đem hết chuyện lén lút giữa bà chủ và Julien kể hết vơi ông Valenod, đối thủ chính trị lợi hại nhất của ông De Rênal . Những bức thư nặc danh tới tấp bay tới tay ông De Rênal và chẳng bao lâu cả thành phố đều xôn xao bàn tán về vụ lem nhem này . Khi vị cha xứ biết chuyện, ông lập tức buộc Julien phải rời Verrièses ngay và cho chọn hoặc ia nhập một chủng viện tại Besancon hoặc đi buôn gỗ với một thương gia tên là Fouqué tại một làng xa xôi . Với hy vọng sẽ có một địa vị khá hơn trong tương lai, Julien chọn giải pháp thứ nhất .
Tuy nhiên Julien không co 'khiếu đi tu, và chàng quan niệm rằng thời gian lưu lại trong chủng viện chỉ là một chuỗi ngày sám hối không thể tránh được . Chàng tự cho mình là một người đạo đức giả nhất trên đời, nhưng thực ra chàng đang sống giữa một đám người đạo đức giả hơn chàng gấp bội vì họ toàn là bọn xuất thân từ đám nhà quê với tâm nguyện duy nhất là làm sao được ăn ngon,mặc đẹp . Họ đố kỵ Julien vì chàng có tài ăn nói và thông minh quá . Người bạn tốt duy nhất của Julien là vị trưởng giáo khắc khổ Abbé Pirard . Khi ông n`y được hầu tước De La Mole triệu về Paris, ông đãdàn xếp để Julien làm bí thư cho hầu tước . Julien rất hài lòng với nhiệm vụ mới và chàng sửa soạn đi Paris . Trên đường đi, chàng không quên ghe 'lại Verrières và hưởng hai đêm thần tiên với bà De Rênal .
Hầu tước De La Mole rát hài lòng vì khả năng làm việc, sự chăm chỉ, cẩn thận và thông minh của Julien . Dần dần ông giao cho chàng những việc tối quan trọng . TRong khi đó Mathilde De La Mole, con gái hầu tước, càng ngày c`ng ghét cảnh lễ mạo giả dối của Paris và cảm thấy thích thú trước vẻ quyến rũ đặc biệt của chàng trai tỉnh lẻ lầm lì nhưng thông minh kia . Nàng bắt đầu tìm cách tống tình chàng . Nhưng nàng càng tấn công, chàng càng né tránh vì nghĩ rằng nàng chỉ đùa cợt cho vui, đem mình ra làm trò cười, nên chàng càng tỏ ra nghiêm trang cung kính .
Nhưng một hôm, chàng đánh liều leo ua cửa sổ vào phòng nàng . Thấy chàng bất ngờ xuất hiện, tiểu thư Mathilde không tự chủ được nữa, trống ngực đập liên hồi, nàng sợ hãi muốn đuổi chàng ra, nhưng rồi lại cứ để cho chàng ái ân . Sau đó thì nàng lại hối hận, nghĩ rằng ch`ng sẽ coi thường mình . Vì thế sau khi cho chàng ái ân, nàng giữ vẻ lạnh lùng hết ng`y này qua ngày khác, khiến Julien thẫn thờ như kẻ mất hồn . Ý tưởng tự sát đã chập chờn trong óc chàng, nhưng rồi thất vọng quá hóa liều, chàng lại tiếp tục leo qua cửa sổ phòng nàng . Bây giờ thì nàng biết rằng chàng đã thực lòng yêu mình . Nàng rất cảm động và sung sướng, rồi nàng cắt một mớ tóc và tặng chàng để thay lời vàng đá . Nhưng chưa đầy hai ngày sau, sự ân hận và lòng tự tôn một lần nữa bắt nàngrút lại mối nhiệt tình, và nàng nói thẳng vào mặt Julien:
-Tôi không yêu anh nữa . Óc tưởng tượng qua 'trớn của tôi đã làm tôi mù quáng .
Theo lời khuyên c?a một người bạn, Julien bắt đầu chú ý tới một thiếu phụ thường tới chơi nhà vị hầu tước . Mathilde lồng lên vì ghen tức, và cuối cùng nàng quỳ xuống chân chàng, nức nở :
-Anh khinh em cũng được, nhưng phải yêu em .
Rồi nàng ngất xỉu .
Julien điên lên vì sung sướng nhưng ngoài mặt chàng vẫn làm ra vẻ lãnh đạm . Sự lãnh đạm này dĩ nhiên không kéo dài được mãi . Một hôm Mathidle khám phá ra mình đã có thai .
Hầu tước nổi trận lôi đình và nhất quyết không cho con gái lấy anh thày dòng quèn như Julien . Nàng nhất quyết chống lại cha . Ông nghĩ ra một cách: ông tặng Julien một số tiền lớn cộng thêm một gia sản đáng kể, phong cho chàng làm sĩ quan trong một đơn vị kỵ binh, đặt cho chàng một cái tên quý phái, và như vậy chàng đủ tư cách làm con rể ông . Nhưng đúng lúc cao vọng của Julien sắp trở th`nh sự thật, thì hầu tước nhận được một lá thư của bà De Rênal cực lực tố cáo Julien và phản đối đám cưới của chàng . Để trả thù, Julien đi Verrières tìm bà . Chàng gặp bà tại nhà thờ và bắn bà ngã gục .
Tuy bị bắt giam và bi .lên án tử hình, Julien vẫn thản nhiên vì chàng đang bị dày vò bởi những nỗi ân hận về cái chết của bà De Rênal . Chàng rất ngạc nhiên và mừng rỡ khi được tin vết thương của bà không đến nỗi trí mạng . Mặt khác, chàng cũng cảm thấy không xứng đáng với sự tận tụy của Mathilde dành cho chàng . Nàng lần mò vào tận nhà giam, đút lót tiền bạc cho các nhân viên hữu trách để chàng được tha bổng . Mọi sắp dặt kể như xong .
Nhưng khi ra trước tòa, tự chàng làm hại chàng . Chàng gạt bỏ mọi co vọng, thẳng thắn lên án sự giả trá và suy đồi của thời đại và gián tiếp khiêu khích đám quan tòa . Không những chàng tự nhận mình phạm tôi mưu sát mà còn tuyên bố rằng dù tội chàng co 'nhẹ hơn như vậy, chàng cũng xin tòa ghép chàng vào tội một tên nhà quê cố ngoi lên khỏi địa vị hèn kém của mình – “Đó là tội trạng của tôi, thưa quý tòa” . Lập tức chàng bị xử có tội .
Julien nghe tuyên án một cách bình tĩnh . Bà De Rênal tới năn nỉ chàng kháng cáo . Chàng cảm thấy vô cùng sung sướng vì chàng vừa khám phá ra rằng chính bà De Rênal mới là người yêu chàng tha thiết . Chàng nghe bà và kháng cáo . Sự ghen tức làm Mathilde điên loạn, nhưng Julien không biết xử trí ra sao .
Việc kháng cáo không thành và Julien bước lên đoạn đầu đài một cách ung dung, bình thản . Mathilde nhất định đòi thủ cấp chàng để tự mình đem chôn . Bà De Rênal không tìm cách tranh giành với Mathild nhưng ba ngày sau ngươi ta thấy bà trút hơi thở cuối cùng trong khi ôm hôn các đứa con thơ .
(Vũ Dzũng biên soạn )
No comments:
Post a Comment