Tội lỗi tự nhiên
Cho đến trước khi bị ngọn lửa táp trọn khuôn mặt, anh sực nhớ nụ cười ngây ngô của cô bé bước chân vào lớp một.
1.- Anh cũng cần phải cứng cỏi để công nhận một điều: nhiều khi chúng ta hoàn toàn không thuộc về nhau, thậm chí có những suy nghĩ tồi tệ về nhau. Như anh từng thầm gọi em là gái bao. Em cũng từng nghĩ anh là thằng dại gái mê muội.
Anh ngồi ở quán nước trước cổng trường, chờ nàng hoàn tất hai tiết lịch sử triết học Tây phương. Nàng vào lớp lúc chín giờ.
Nửa tháng nay anh không gặp nàng. Anh ngưng làm tình với nàng.
Anh không muốn nàng nhìn thấy sự khó thở toát ra từ anh, từ sau tai nạn của thằng cháu trai. Nó đã bỏ lại tuổi trẻ và hoài bão của mình tại một nơi không tên tuổi. Một thanh niên có đầy đủ tố chất để trụ lại tại trung tâm thành phố lớn, nhưng lại quyết định chọn nghề chống lại sức tàn phá của bão biển rồi bỏ mạng sau cơn bão số Năm.
- Em hoài nghi những người đồng trang lứa với mình mà sống có lý tưởng.
- Anh thừa biết em đang nghĩ gì.
2.Trong tận sâu thẳm anh, nàng hiện thân với nhiều cung bậc.
Anh hoài nghi thời gian đã trôi qua với những cuộc tình đọng lại vài cảm giác vui trong khoảnh khắc. Anh cần một điều gì đó ở những cô gái anh yêu, nhưng anh chưa thể hình dung được anh sẽ khốn khổ thế nào nếu chung sống lâu dài với họ, chung đụng hằng ngày cùng bao lo toan bề bộn.
Anh cũng chẳng thể hình dung anh phải như thế nào nếu trở thành một người cha của một đứa trẻ.
Anh định nghĩa sự chung thủy chỉ là sự gắn kết hai người khác giới trong một môi trường và không gian nhất định, còn khi buông nhau ra, hai người lại có quyền tìm sự thủy chung với người khác. Thế nhưng chính anh lại không chịu được cảm giác bị lừa tình.
Anh cần nàng? Anh yêu nàng?
Anh đặt ra hàng loạt câu hỏi, để rồi anh tự nhủ khoảng thời gian này anh cần làm điều gì đó, chỉ để nàng hiểu rằng anh làm vì nàng.
Anh có thời gian để đi băng qua cánh đồng ngút ngàn, thơm lừng mùi lúa chín. Anh sẽ phải đi trong sáu tiếng đồng hồ, không ngừng nghỉ. Nhưng rốt cuộc, anh không đi hết cánh đồng như dự định, mặc dù chỉ cần thêm mười lăm phút anh sẽ đến con đường lớn dẫn đến thị trấn Quan Du.
Anh quay trở lại nơi xuất phát.
Anh không muốn đánh mất ý nghĩ vẫn chưa khám phá hết cánh đồng Cò Lát. Năm đó anh mười lăm tuổi, nung nấu trong lòng tình yêu đối với người con gái lớn hơn anh mười ba tuổi. Anh muốn cô gái suốt ngày nghĩ về anh, kể cả trong giấc ngủ, nhưng không phải thằng thiếu niên bắt đầu lớn tập tành nhả khói thuốc qua lỗ mũi sau khi nén mình rít một hơi thật dài. Ngày người con gái về nhà chồng, anh khóc vật vã rồi nằm ngủ một giấc dài suốt hai ngày. Khi thức dậy, anh cảm thấy người nhẹ hẫng, đi đứng khoan thai, ăn nói điềm đạm, khúc chiết.
Tám năm sau, anh gặp lại người con gái năm xưa. Cô đã có hai con gái và một con trai, đứa lớn nhất bảy tuổi, đứa nhỏ nhất chưa tròn một tuổi. Cô đứng giữa phiên chợ quê hẻo lánh với những giỏ nhốt gà. Anh lao đến gặp cô mặc dù cô cố tình cụp nón xuống khuôn mặt sạm đen đã có nếp nhăn.
- Anh nghĩ em bình an.
- Ông về lúc nào?... Chuyện ngày trước thôi đừng nhắc nữa.
- Anh vẫn hy vọng em không còn nhìn anh với ánh mắt của người đàn bà dành cho thằng trẻ con thèm được yêu thương...
- Tôi không dám. Phận tôi giờ làm sao dám leo cao...
Phần vì cả phiên chợ đang dồn mắt vào hai người, phần vì cô buột miệng: "Chồng tôi không cho phép nói chuyện với người đàn ông khác", nên sau khi hỏi qua loa gia cảnh cô, anh lách người đi về phía cổngå.
Một người đàn bà đẹp già trước tuổi cứ mua đi bán lại những con gà để nuôi sống gia đình liệu có hợp lý không, trong khi nàng vẫn có thể có những sự lựa chọn khác, để mang lại thay đổi, ít nhất là về mặt vật chất. Nàng sẽ chết nhạt với những lo nghĩ quẩn quanh vì chén cơm manh áo cho những đứa con và cả tay chồng nông dân không thể đọc được ý nghĩ của đàn bà.
Có ba trạng thái thường xuất hiện khi người đàn ông yêu. Một, anh ta chẳng hiểu gì về phụ nữ. Hai, anh ta ngộ nhận tình cảm của phụ nữ. Ba, anh ta muốn chiếm đoạt cô ta. Anh ở đâu trong những mối tình của mình, khi anh mặc nhiên dan díu và chung đụng công khai với nhiều người, cùng lúc lại buông lỏng tất cả?
3.Cấp bậc cao nhất của cha anh sau ba mươi năm lăn lộn chiến trường là đại đội trưởng, hàm thiếu tá. Giải ngũ, ông thích được lính cũ thỉnh thoảng đến thăm, gọi ông là tướng.
Cha mẹ anh lần lượt sáng tạo năm tác phẩm của họ, mặc dù để những tác phẩm này tồn tại, họ phải quần quật ngoài vườn, đồng ruộng và giữa chợ. Chưa lần nào năm đứa con phải nghe bất kỳ lời qua tiếng lại nào giữa hai đồng tác giả.
Ông nội anh, một thời bị đem đấu tố trong cải cách ruộng đất, hiện thân của sự minh triết và sáng suốt trong gia đình bốn thế hệ, luôn đưa ra những nhận xét nhẹ nhàng về mối quan hệ giữa hai người khác giới. Ông không bao giờ gọi đó là tình yêu. Chữ ông dùng là "Ràng buộc nhau trong những tình cảm không có bắt đầu và kết thúc. Kẻ nào giỏi chấp nhận những xung khắc sẽ chiến thắng".
Bà cố anh, năm chín mươi bảy tuổi vẫn có thể khấn "Anh yêu" trong những ngày giỗ của người chồng quá cố. Theo bà, tình yêu chỉ đủ khi người chồng vừa biết đem cơm - cá - rau..., và những thứ linh tinh khác cho gia đình, vừa biết "gãi đúng chỗ ngứa của đàn bà".
- Con không đủ can đảm nói thời trẻ cha mẹ cũng có những phút giây quyết liệt, nhưng vẫn sống được với nhau, vì tình yêu xuất phát ngay từ bữa ăn đạm bạc trong gia đình - Ông nội nói với bà cố anh.
- Tao già rồi, chẳng hiểu mày định nói gì. Nhưng từ việc tao và cha mày chung sống với nhau được trên sáu mươi năm, mày có thể suy ra vấn đề - Bà cố nói.
- Con không quan tâm chuyện của cha và bà. Cái con cần nhất lúc này là làm thế nào để những người thân trong gia đình gắn kết nhau suốt đời mà không xảy ra những trận cãi vã - Cha anh xen vào.
- Chuyện đó không khó lắm n19
No comments:
Post a Comment