Jul 23, 2008

CÁNH THƯ KHÔNG GỬI



Ba ơi!

Khi con bắt đầu nghĩ đến chuyện phải có một lần nói với Ba thì tuổi già của Ba đã đến, mọi khái niệm về cuộc sống, Ba đã không còn ý thức được. Con đã nói quá muộn màng nhưng con vẫn xin được một lần sau cùng nói để mong Ba hiểu rằng con gái út của Ba luôn luôn yêu quý Ba muốn ký thác tâm sự cùng Ba - một người cha suốt đời hy sinh cho con cái...

*

Con nhớ quá khứ xa xôi của Ba, một thanh niên nghèo hiếu học phải lòng một cô gái con nhà quyền quý... Mẹ con bất chấp tất cả để được thành hôn với Ba, ngày cưới những thanh niên cùng trang lứa tức giận Ba đã chiếm được Mẹ, họ chạy theo đám cưới dùng nụ hoa lài chấm vào bãi cứt trâu trên lòng bàn tay họ để nhạo báng Ba... Con nghe kể mà lòng đau đớn thương Ba Mẹ dường nào...

Nhưng Ba Mẹ đã có một đời sống rất hạnh phúc... Chúng con ra đời trong nhung gấm mãi cho đến lúc Mẹ mất đi Ba trong những thất bại công việc đã đưa gia đình đến tan tác...

Từ Huế gia đình mình vào Nam... Cuộc đời nổi trôi chúng con đã trưởng thành qua nhiều khúc khuỷu của cuộc đời.

Thời gian lặng lẽ trôi qua chúng con từng đứa lập gia đình... Các anh chị may mắn hơn con được ở gần Ba dù mỗi người đã có gia đình. Riêng con, thời chiến chinh con đành gạt lệ theo chồng xa lìa mái nhà phố thị để lên tận miền cao nguyên nắng bụi mưa bùn... Có những buổi chiều con đau lòng nhớ về mái nhà xưa... Con mơ có một ngày được diễm phúc như các anh các chị được về quây quần trong một xóm để được hằng ngày gặp gỡ Ba cùng các anh các chị.

Nhưng oái oăm thay ngày con vĩnh viễn lìa bỏ vùng cao nguyên trở về phố thị lại là ngày đau đớn nhất cho dân tộc mình. Miền Nam đã rơi vào tay Cộng Sản. Con trở về mái nhà xưa với tay bồng tay bế, hai đứa con thơ, con chẳng được dịp để hầu hạ Ba như lòng mong muốn, ngược lại Ba lại phải “chăn” một bầy cháu cho đàn con gái cũng như con dâu để chúng lo kiếm kế sinh nhai trong khi chồng đang tù tội, thất nghiệp. Riêng con còn thê thảm hơn, chồng đã đi ra nước ngoài ngày hội ngộ thì xa vời vợi. Con nhớ có những buổi trưa Ba ngồi đong đưa ru cháu, Ba cứ lập đi lập lại câu hò:

Thạch Sanh ngồi gốc cây đa

Thấy bà công chúa bay ngang đỏ lòm.

Thạch Sanh lật đật theo dòm

Thấy bà công chúa đỏ lòm bay ngang.

Ban đầu con còn lóng tai để nghe đến lúc nghe đến phát ngấy con đã đến bên Ba nài nỉ: “Ba ơi, Ba đừng hò nữa, con nghe riết muốn điên luôn...”. Con chẳng hiểu tại sao con có thể “nhằn” Ba một cách vô lý như thế. Giờ đây, lòng con thật muôn vàn ăn năn... Để rồi qua tuần lễ sau trong tivi diễn tuồng “Lá Sầu Riêng” của đoàn kịch Kim Cương Ba lại nghe được một câu hò Ba lại lập đi lập lại trong lúc ru các cháu:

Trời mưa bong bóng bập bồng

Mẹ đi lấy chồng con ở với ai!

Lòng con quặn thắt vì quanh Ba một đàn con gái và dâu chồng đã vì vận nước không có ai còn chồng bên cạnh... Sau đó con đã từ giã mái nhà Ba để đi tìm kế sinh nhai... Con gái út của Ba chịu biết bao cay đắng khi xông xáo vào đời.

Đầu tiên con mượn một số vốn nho nhỏ để sắm tủ thuốc ngồi bán thuốc lá lẻ ở ngay trước nhà hàng Khánh Ly đường Tự Do chắc Ba còn nhớ con đường này đã... đi vào lịch sử với hai câu thơ của ai đó:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi ra đời mất Tự Do.

Lần đầu tiên con nghe câu thơ đó con đã nổi da gà và lòng xiết bao cảm phục người nào đã sáng tác hai câu thơ để đời... Ồ! Con đi lạc đề rồi, con muốn nhắc lại ngọn ngành cho Ba nhớ lại đứa con gái út tay yếu chân mềm của Ba đã vào đời thế nào...

Cái tủ thuốc chẳng ra gì so với những tủ thuốc khác với đầy đủ thuốc lá ngoại quốc con đã đặt ngay nhà hàng Khánh Ly, có lẽ Mẹ con đã phù hộ cho con hay sao mà lúc nào khách cũng tấp nập mua giúp con... Nhưng ngay đêm đầu tiên con đã bị ba, bốn người... đồng nghiệp đến sinh sự. Con sợ quá phải dời qua bên kia đường như con đã nói ở trên có lẽ nhờ Mẹ phù hộ nên con vẫn đông khách khiến họ tức giận buộc con phải dời ngay trước hiên nhà 49 Tự Do với những bóng cây che khuất... Con ngồi thu nhặt từng hào mà lệ lúc nào cũng chực trào ra vì tủi cho thân phận hẩm hiu của mình... Con tê tái khi nghĩ đến những ngày dài lê thê của một kiếp người không biết sẽ ra sao. May mắn sao cho con có một buổi sáng con đang cặm cụi tính toán sổ sách để xem lời lỗ đêm trước ra sao thì có một người đàn ông đến mua thuốc, ông ta chăm chú nhìn nét chữ, con số của con ghi trên cuốn sổ rồi hỏi thăm trình độ học vấn của con, con cũng thành thật nói về mình, ông ta hỏi con có muốn làm công nhân viên nhà nước không? Ôi chao! Sống trong một xã hội đang bị ruồng bỏ vì chồng trốn chạy ra nước ngoài, các anh đang bị đày ải trên những vùng rừng thiêng nước độc, với hai đứa con bé bỏng con còn ao ước, lựa chọn nào hơn...

Công nhân viên nhà nước! Những từ ngữ “oai” làm sao! Con đã chính thức vào làm việc cho chính quyền cộng sản! Nhưng Ba ơi! Mong Ba hiểu giùm con của Ba “cái thế phải thế thì ta thời phải thế”. Con của Ba luôn luôn có tư tưởng chống lại chế độ dù con đang làm việc cho họ. Có một buổi sáng con dẫn cháu đi ăn sáng trong khi đợi xe của sở tới địa điểm đón công nhân viên đi làm con và cháu ngồi bệt xuống ghế nhỏ ở vỉa hè ăn bún riêu... Không biết cái tánh tạp ăn của con út Ba thế nào lại “bắt mắt” mấy người làm phim của đài truyền hình VN, con vừa ăn xong kéo các cháu đứng dậy thì ba, bốn người đến hỏi con có muốn làm... “diễn viên” không? Con ngẩn người ra với danh từ “diễn viên”. Họ phải giải thích một hồi con mới hiểu nôm na là họ muốn con làm... tài tử mới chết. Con đoán thầm họ sẽ cho con đóng vai con sen tạp ăn trong một vở tuồng nào đó... Con nhận lời, cho họ địa chỉ nhà. Sáng hôm sau họ đến nhà gặp lúc xe sở đậu ngay trước nhà để đưa đón công nhân viên thế là cả sở biết con “bị” đài truyền hình chiếu cố... Nhưng sau đó nhiều lời bàn bạc nên con đã từ chối vì cái gốc người Việt vẫn còn mang nặng về... xướng ca vô loại...

Qua bao cay đắng con có được một việc làm, để có đồng lương cố định nuôi con và mỗi cuối tuần con có chút quà về thăm viếng Ba, các anh chị và các cháu... Có những lúc con nhịn thèm, nhịn khát để có những món quà nho nhỏ cho các cháu, con vui sướng khi thấy ánh mắt nai tơ của chúng mở rộng ra khi được con cho quà. Đó là những niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà con đánh đổi bằng những sự nhọc nhằn của con...

*

Con út của ba bất hạnh đã phải vượt biển thật lao đao thừa sống thiếu chết để đến đất tự do. Bao ngày khốn khổ đói khát ở đảo hoang, đến khi lên được đảo Pulau Bidong ở Mã Lai con lại càng tuyệt vọng hơn vì không liên lạc được với chồng...

Một đêm trăng dẫn hai cháu ra “bãi tiên” nh%
C31890

No comments:

Post a Comment