Feb 6, 2008

Cái Dấu Hỏi



Nó đen đủi, xấu như ma lem. Nó bé xíu, bé đến nỗi có nhắm mắt tôi cũng không tưởng tượng ra được là nó đã mười hai tuổi. Ðã thế, nó lại còn co người lại như thể nó sẽ bé mãi, bé mãi vậy. Trông nó giống như con mèo hoang hôm nọ ai vứt trước thềm nhà tôi, chỉ kêu meo meo được vài tiếng rồi chết vì trời mưa lạnh !
Thằng bé không kêu meo meo, cũng chẳng nhắm nghiền đôi mắt. Mắt nó mở to, hoang mang, như không hiểu người ta sẽ làm gì mình, lại có cái vẻ thách thức thế nào. Tôi nhìn nó, không giấu sự hằn học. Không hiểu sao mẹ lại đem nó về đây cơ chứ ?
Nó là con của bố tôi. Không phải con của một cô bồ nhí nào đấy, mà là con bà vợ sau của bố tôi. Ngày bố mẹ tôi yêu nhau, bên nội tôi đã không đồng ý, vì mẹ tôi “trông yếu ớt ẻo lả thế kia, rõ là không phải gái mắn con”. Nhưng với sự đấu tranh quyết liệt và kiên trì của cậu quý tử, ông bà nội tôi phải đồng ý. Sau ngày cưới của bố mẹ một năm thì tôi ra đời. Trái với sự mong đợi của ông bà nội, mẹ tôi hạ sinh một con nhóc “yếu ớt ẻo lả như mẹ nó”, là tôi. Mẹ tôi sinh khó, phải đi bệnh viện mổ đem tôi ra, tưởng cả hai mẹ con không sống nổi. Mẹ tôi vốn bị bệnh tim, tuy không nặng nhưng bác sĩ bảo mẹ không nên sinh nữa.
Bố tôi bảo, con nào chẳng là con, nhưng khi tôi lớn lên, đôi lúc thấy bố tôi nhìn tôi, rồi thở dài. Ông bà làm ầm lên, bắt bố cưới vợ lẻ. Bố không đồng ý, nhưng rồi ngọt nhạt, chì chiết mãi cũng có tác dụng. Mẹ không đành nhìn ông bà lo tuyệt tự, nhìn bố buồn rầu, bảo bố nghe lời ông bà. Năm tôi lên sáu, tôi biết mình có em trai. Một đứa em mà tôi không hề mong đợi.
Cuộc sống chung giữa bố và “mẹ hai” ban đầu là sự gượng ép; rồi thì người đàn bà khỏe mạnh, vui vẻ, hay cười hay nói dần dần chiếm lấy cả phần xác lẫn phần hồn của bố tôi. Tôi nhìn thằng em cùng cha với vẻ hằn học kỳ lạ, ít thấy ở trẻ con, hằn học vì nó sung sướng hơn tôi, vì chả ai xỉ vả, đay nghiến nó là đồ mặt u mày ám, đồ vịt giời. Mẹ tôi sống khép kín dần như một nữ tu ; mẹ ít khi ra khỏi nhà. Tưởng như mọi chuyện đã an bài.
Ấy vậy mà tự dưng mẹ hai biến mất. Người đàn bà trẻ không chịu trói đời làm cái máy đẻ ở xó quê. Mẹ hai bỏ nhà, bỏ làng theo một gã lái buôn vẫn hay ghé qua làng. Mẹ hai tôi đem thằng Quý đi theo. Ông bà nội lòng nóng như lửa đốt. Bố tôi vào ra thẫn thờ. Chuyện trong nhà ngoài ngõ đổ hết lên đôi vai gầy guộc của mẹ. Bố buồn quá đi uống rượu, nghe kể lại là vừa uống vừa lầm bầm không rõ là than thở hay khóc lóc, hay là chửi rủa nữa, rồi mặc kệ mọi người giữ lại, bố tôi bỏ ra về giữa trời mưa tầm tã. Sau bận ấy, bố tôi bệnh nặng, không ăn uống gì, chỉ nằm nhìn chăm chăm lên trần nhà, hơn tháng thì mất. Ông bà nội, phần thì đau buồn con trai mất, phần mong nhớ đứa cháu đích tôn không rõ sống chết nơi đâu, cũng lâm bệnh nặng. Ông tôi qua đời. Ðó là quãng thời gian chỉ có mẹ thương yêu chăm sóc tôi; ngoài mẹ ra, chả còn ai buồn ngó ngàng đến tôi dù chỉ để mắng tôi một câu. Những ngày sắp mất, bà hay nắm tay tôi kéo lại gần, nhìn thật kỹ khuôn mặt xanh xao của tôi, rồi bà thở dài, thế là dòng họ mày chỉ đến đời bố mày thôi con ạ. Sao đứa dâu ngoan như mẹ mày lại chẳng có con trai nhỉ ?
Sau ngày bà mất, mẹ tôi một mình lam lũ nuôi tôi; sau từng ấy biến cố, công việc tưởng chừng quá sức mẹ. Ấy vậy mà tôi vẫn cứ lớn, vẫn ăn no mặc ấm, vẫn được đi học trường làng với lũ trẻ khác. Cực nhọc là thế nhưng đêm đêm mẹ vẫn dạy tôi học. Tôi gần như quên hẳn “nó” cùng với những kỷ niệm đau buồn thuở bé. Tôi học hết trường làng, rồi trường huyện. Bây giờ tôi phải ra thành phố học Ðại học, nghĩa là tôi phải xa mẹ. Bây giờ nhà tôi cũng không còn quá nghèo khổ như xưa nữa. Cái vốn chữ nghĩa của cô tiểu thư con nhà trí thức tưởng như vô dụng những ngày xưa về làm dâu, giờ giúp mẹ tôi đứng vững với nghề dạy học . Làng tôi chẳng còn lạc hậu và nghèo khó như xưa, bây giờ có nhiều nhà khá giả. Mẹ mở lớp dạy ngoại ngữ, cả Anh, Pháp, rồi dạy cả văn, toán nữa. Mẹ còn mở một hàng nho nhỏ bán đủ thứ linh tinh. Tôi gọi đùa mẹ là chủ doanh nghiệp kinh doanh “trăm thứ tùm lum” kiêm bà giáo “gõ đầu trẻ”. Mọi thứ sẽ êm đềm trôi đi như vậy, nếu như nó không xuất hiện khuấy lên cái quá khứ tưởng đã ngủ yên. Như cơn lũ đột ngột kéo về làm cuộn lên lớp phù sa đục ngầu dòng sông vốn êm đềm trong vắt !
Nó đang ngồi đó. Ðúng hơn, là nó đang nép người vào góc tường, dáng cong cong như cái dấu hỏi. Tôi quay phắt đi, thấy hình ảnh của mình ngày bé. Sao lại nhắc tôi về những ngày cơ cực ấy chứ ? Trong thư gửi tôi, mẹ chỉ nói ngắn gọn : “Con có thể thu xếp về được không ? Mẹ đã tìm được em Quý”. À ra vậy, nó còn sống. Còn người đàn bà mà tôi phải gọi là mẹ hai kia có về không nhỉ ? Tôi đón xe về nhà, đầu óc bềnh bồng, lòng ngổn ngang trăm thứ cảm giác không thể định nghĩa được. Tại sao việc mẹ tìm ra nó lại quan trọng đến thế chứ ? Sao lại phải gọi tôi về ?
Tôi không thể gọi nó là em. Như ngày xưa tôi đã không thể coi nó là em tôi. Như ngày xưa tôi chỉ thấy nó là tai họa cho mẹ tôi. Mẹ đi đâu rồi nhỉ, sao lại để tôi một mình đối mặt với thằng bé này ?
Ðêm hôm ấy, lần đầu tiên tôi về nhà mà không ngủ với mẹ. Nằm một mình trong chiếc giường nhỏ trong buồng, tôi trằn trọc mãi. Lẽ nào những điều mẹ kể về Quý lại là sự thật ? Lẽ nào thằng bé lại phải chịu những nỗi đau dường ấy ?
…Mẹ Quý khi trốn theo người đàn ông nọ đã đem theo tất cả nữ trang, tiền bạc, những thứ mà ông bà nội cho khi cưới. Gã lái buôn nọ vừa được cả tình lẫn tiền, thấy thật vô lý khi phải nuôi con người khác. Gã đem bán Quý cho một đôi vợ chồng hiếm muộn. Mẹ Quý dù có là người đàn bà phụ chồng, cũng không thể là một người mẹ vô tâm. Bà van xin một cách vô ích; gã không cho bà biết đã bán Quý đi đâu. Thương đứa con lên ba bị mất tích, mẹ hai đâm lẩn thẩn, lúc tỉnh thì u sầu, lúc lại ngây ngây dại dại. Một lần bà ra bến sông tìm con, chạy theo cái bóng hư ảo nào đấy rồi hụt chân rơi xuống dòng nước mùa lũ chảy xiết. Còn Quý, sau khi đem nó về được hai, ba năm, “ba mẹ” của nó sinh được một đứa con và lạnh nhạt dần với thằng con không máu mủ ruột rà lúc này đã trở nên thừa thãi. Họ đem Quý cho đi ở đợ, rồi đi mất. Mới bảy tuổi, nó đã phải bắt đầu cuộc đời đi ở hết nhà này đến nhà khác . Không ai biết ba mẹ nuôi nó đi đâu. Quý cũng không biết ! Việc mẹ tôi tìm lại được nó là cả một câu chuyện ly kỳ và hy h229

No comments:

Post a Comment