May 16, 2009
Bí ẩn của tình yêu
Cuối cùng, cô ấy bằng lòng lấy tôi. Người phụ nữ đã ly dị chồng, lớn hơn tôi sáu tuổi. Người mà cách đây gần ba năm tôi phải luôn luôn khúm núm gọi bằng chị, xưng em ngọt xớt, người đã từng và đang là bà chủ của tôi.
Nàng tên là Hậu. Ở tuổi ba mươi hai, dung nhan của nàng chẳng có gì đặc sắc. Gò má cao, miệng hơi rộng, khuôn mặt khắc khổ và từng trải. “Co người” thì được, nhất là khi nàng mặc váy. Nàng đặc biệt ít nói, ít biểu lộ cảm xúc với người đang nói chuyện. Chuyện nàng phất lên trong làm ăn, đứng đầu một xí nghiệp tư nhân xuất khẩu thuỷ sản ở thành phố này nghe nói là chuyện tình cờ. Nàng đã từ chối theo ba má sang định cư ở nước khác chỉ vì nàng rất yêu chồng mình. Thế mà thằng chồng phản bội, đi với người khác. Nàng hận lắm, cuối cùng phải làm đơn ly dị, tự đặt dấu chấm hết cho tình yêu của mình, hùn vốn làm ăn với người bà con. Nàng chịu khó tảo tần. Rồi đến lúc nước nhà mở cửa, nàng phất lên như diều gặp gió.
Đang thất nghiệp dài dài, nghe xí nghiệp của nàng thông báo tuyển công nhân, tôi đăng tên. Lời thông báo trên tivi hấp dẫn lắm: "Lương cơ bản bốn trăm ngàn, kèm theo một bữa ăn trưa…". Còn gì hơn đối với tôi lúc ấy nữa. Sau khi học xong lớp mười hai, thi trượt đại học, tôi nản chí với con đường công danh sự nghiệp, thử vận may kiếm sống không biết bao nhiêu công việc: xích lô, ba gác, phụ nề, chặt cây. Nghề nào cũng chỉ được năm bảy bữa. Người ta bảo có chí thì nên. Chí của tôi cứ nhũn ra, không bền được.
Ngày đầu tiên trước đám đông công nhân mới tuyển, mặt nàng lạnh tanh, giọng nói từ hai hàm răng khít khìn rịt nghe chua và nghiêm:
-… Ở đây ngày làm việc tám giờ. Khi làm phải mang theo bảo hộ lao động. Tuân thủ mọi chỉ đạo của người hướng dẫn. Hưởng lương theo sản phẩm. Làm là làm, chơi là chơi…!
Tôi đứng cúi mặt, người nóng bừng, tai ù lên sau đó không nghe được nàng nói gì nữa. Cái tự ái của thằng đàn ông dâng lên trong người tôi. Tôi thấy ớn lạnh. Thôi, cứ làm thử ít bữa xem sao, khó gặm lại tếch, lo gì!
Được chừng tuần lễ, tôi muốn bỏ việc. Buổi sáng đứng trên chiếc bàn đá, mặc áo quần bảo hộ lao động, chiếc tạp dề nilon lủng lẳng trước bụng, tay đeo găng cao su mỏng sục vào chậu cá ướp lạnh buốt đến thấu xương. Giải lao giữa giờ mười lăm phút rồi lại đứng rũ gối cho đến mười một giờ mới được nghỉ tay ăn cơm. Chiều một rưỡi đứng tiếp đến năm giờ. Vẫn những con mực lột vỏ, bóc yếm, vứt ruột, vứt đầu chỉ lấy thân, cân đủ trọng lượng rồi cho vào bao bì, quẳng lên băng chuyền đưa sang bộ phận khác. Liền tay, liền tay không khi nào nghỉ. Lương trả theo sản phẩm. Ai cũng chúi mũi vào làm như ma đuổi sau lưng. Kiểu bóc lột ấy chỉ tư bản mới có.
Tạm ứng được trăm bạc của tuần lễ đầu, tôi rủ mấy thằng bạn thân nhậu lai rai, nhân thể hỏi xem có đứa nào có công việc gì khá hơn không. Bốn thằng bạn hồi học phổ thông với tôi là năm bên xị rượu đế và đĩa thịt vịt, tôi tợp một hớp rượu rồi vào chuyện:
- Nói thiệt với tụi bay, tao ớn tận cổ. Nó bóc lột tận xương tận tuỷ. Làm gì phải cho người ta nghỉ ngơi với chứ. Tao tếch, không làm nữa. Lương bạc triệu cũng đếch cần.
- Tụi tao cũng không có việc, chơi dài dài - một thằng bạn tiếp lời. Thằng này cứ như ông cụ non, khi nào cũng dạy đời - chớ có đứng núi này trông núi nọ. Mày phải ráng làm thêm vài tháng nữa. Bây giờ công chuyện làm ăn đâu cũng khó.
Một thằng khác khà một hơi rượu trăm phần trăm, đặt chiếc ly đánh bốp lên bàn, nhai trệu trạo miếng thịt vịt trong miệng nói xen vào:
- Thằng giám đốc sao. Coi có ngon không ?
- Con mẹ giám đốc mới chết chứ! - Tôi buột miệng.
- Thôi, mày bỏ đi cho tao. Nấp gấu váy đàn bà nhục lắm, con ạ! Bỏ đi!
- Ừ, tao cũng đang tính bỏ. Nhưng tụi mày phải kiếm cho tao việc khác.
Cả bọn im lặng trố mắt nhìn nhau rồi lảng sang chuyện khác. Tôi biết hỏng chuyện, không dám rời công việc ở nơi làm mới. Bấm bụng làm cho đủ tháng. Chiều thứ bảy cuối tuần, cô thư ký của mụ giám đốc (lúc ấy tôi căm ghét nàng, coi nàng là người bóc lột, tụi công nhân sau lưng đều gọi nàng là mụ) gọi tôi lên. Tôi tưởng có chuyện gì, vừa thay áo vừa lo. Trên đường đi đến phòng giám đốc, tim tôi đập thình thịch, áo đẫm mồ hôi. Cửa phòng giám đốc khép hờ, tôi gõ cửa bước vào với tâm trạng lo lắng. Tôi khúm núm:
- Dạ, chị cho gọi em?
Nàng mỉm cười (lần đầu tiên tôi thấy nàng cười), kéo ghế mời tôi ngồi rồi trao cho tôi chiếc phong bì:
- Lương của anh tháng này được bảy trăm năm mươi ngàn. Anh là một trong những người có năng suất cao nhất xí nghiệp. Tôi quyết định thưởng thêm cho anh một trăm ngàn đồng nữa.
Tôi từ trạng thái lo lắng chuyển sang trạng thái vui mừng. Tai tôi chín dừ, mặt nóng bừng lên. Tôi không dám nhìn vào mặt nàng cũng không dám đưa tay đón chiếc phong bì. Tôi ngồi nghệt như phỗng. Nàng quay đi giấu một nụ cười kín đáo rồi quay lại bảo tôi, vẫn giọng bà chủ:
- Thôi anh về. Tháng sau nhớ làm cho tốt.
Tôi biếu má tôi hai trăm ngàn còn lại rủ mấy thằng bạn đi nhậu. Chiều nào cũng nhậu. Nhậu tới khuya, tới lúc cả đám say mèm. Tôi cũng say, có hôm nôn thốc nôn tháo, một hai giờ sáng mới về tới nhà. Sáu giờ má tôi thức dậy. Uể oải đạp xe đi làm, người mỏi nhừ như vừa qua trận ốm, tôi không thiết tha gì đến công việc. Tháng đó tôi đi chậm bảy buổi, năng suất kém nhất xí nghiệp. Nàng gọi tôi lên, vẻ mặt lạnh lùng, giọng chì chiết:
- Tôi thất vọng vì anh. Tháng này anh đi chậm bảy buổi, năng suất thấp. Lương anh tháng này được bốn trăm ngàn. Tôi phạt anh một trăm ngàn vì không chấp hành đúng giờ giấc của xí nghiệp.
Tôi cúi gập mặt, ngượng thiếu nước độn thổ. Không biết nàng có nhìn tôi không, hay thái độ có chút ân hận của tôi làm nàng động lòng, giọng nàng đột nhiên hạ xuống:
- Nhưng anh là công nhân mới tuyển, tôi tạm thời bỏ cái lệ phạt cho anh.
Tôi cầm phong bì tiền lương trong tay, cảm thấy nhục nhã không sao tả được. Tôi căm giận cái thói vừa đánh vừa xoa của nàng, toan vứt chiếc phong bì ra về. Đầu óc quay cuồng, tôi bặm môi cố nén cơn giận đang dâng trào. Nàng vẫn lạnh tanh ngồi bên bàn viết. Thật đáng nguyền rủa, tôi đã tự nộp mình cho nàng với đồng lương còm cõi và những lời hứa ngon ngọt để hôm nay nàng hạ nhục tôi. Tôi như phát điên lên, muốn bỏ ngay xí nghiệp và không thèm nhìn mặt mụ chủ ác nghiệt kia lần nữa. Nhưng nàng bước đến bên, dịu dàng cười vỗ vai tôi rất thân mật:
- Cũng lỗi tại anh nữa!
Nói xong, nàng vẫn cười. Tôi c209
Labels:
Phan Cao Toại,
TruyenNgan
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment