Đó là một ngọn đồi bình thường bên lề quốc lộ, có một lối đi lên dài ngoằn ngèo được đắp kỹ bằng đất lèn có lót đá chẻ, đủ để thử thách mọi đôi chân dẻo dai nhất. Một ngọn đồi nằm quay mặt ra hướng biển, nhìn xuống đoạn quốc lộ vắng vẻ, tuyệt không một hàng quán, một nóc nhà nào. Phía bên hông ngọn đồi thoải xuống là mấy dãy nho um tùm không có trái vì đã hơn một năm nay không ai tưới tiêu gì. Cuối dãy nho dài là bờ sông, đoạn hướng ra cửa biển, nước cạn và lờ lợ theo từng con nước thủy triều. Đúng hơn đó chỉ là cuối nguồn của một con suối lớn chảy qua cây cầu nhỏ vô danh trên quốc lộ. Một nơi bình thường và buồn vắng. Không điện, không có địa chỉ, không có hàng xóm. Đầy gió và nắng.
Anh mua cả ngọn đồi này khi đi ngang qua đây trên chuyến xe tốc hành xuyên Việt, nơi được chọn để làm chỗ dừng xe cho hành khách xuống “xả hơi” mươi phút sau một hành trình dài. Anh thấy nó đẹp, mà hơn cả là nó hợp với anh. Anh nghĩ chị sẽ thích nó nhiều. Hơn một năm trước khi anh đến đây thì nó là một trang trại trồng nho xanh và nuôi thỏ của một gia đình có tám người con. Ba người con đầu kéo nhau đi vượt biên mười mấy năm trước, giờ quay về với chút tiền đã bảo lãnh cả nhà ra nước ngoài định cư. Đó là họ cứ thao thao bất tuyệt với anh đủ mọi thứ như vậy chứ anh nào có chú ý gì. Cái giá năm mươi triệu cho cả một ngọn đồi, một căn nhà ba gian mái ngói và toàn bộ vật dụng là khả dĩ chấp nhận được. Anh không cò kè một đồng nào. Giấy tờ được sang tên cho anh sau khi anh dọn về được mươi hôm. Vắng thật. Ở đây cái vắng lặng kéo dài và xa xăm đến vô cùng. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng động cơ xe rít lên ngoài quốc lộ kéo theo một luồng khói bụi nhỏ, mờ dần rồi khuất hẳn phía bên kia cầu. Chỉ có vợ chồng ông già người Chăm bán tạp hóa phía trên mỗi tuần ghé lại để cho anh ít đồ dùng. Một cây thuốc lá, một lạng trà, hai chai rượu, tiêu hành ớt tỏi… Tiền thì anh đã đưa họ trước một triệu, cứ thề trừ dần.
Rồi anh về tận quê chị ở cách đó chừng hơn trăm cây số, đưa chị về ở chung. Chị vui lắm, căn nhà bắt đầu ấm lên vì anh cười nói suốt ngày. Anh chỉ cho chị xem mọi chỗ trong nhà, ngoài vườn, giếng nước, chỗ anh thường uống trà nhìn xuống thấy cả biển và cái cửa sông vô danh. Anh thấy chị cười. Nụ cười vẫn cứ buồn buồn như khi anh mới làm quen chị lần đầu mấy năm trước nhưng chừng như có ánh lên chút long lanh, chút hy vọng mới. Anh nói: cuối cùng mình cũng làm được. Có gì khó đâu em, mình cũng chỉ từng ước mơ như vầy thôi. Rồi anh thả hết lũ thỏ trong chuồng vào vườn nho, cắt hết trái xuống cho chúng ăn thỏa thích, thả luôn cả con khỉ con của chủ nhà cũ vào. Chim chóc cũng kéo về làm tổ đầy trên mấy dàn nho um tùm. Cho nó thêm màu xanh, anh làm theo ý chị.
Ban ngày lúc nước lên cao anh thường ra câu cá chỗ chân cầu. Cần câu anh đã có sẵn ba cái, bộ dồ nghề câu của anh mang từ Uùc về chắc đủ dùng đến cuối đời. Mồi câu là cơm nguội bóp với ngũ vị hương. Anh câu được đủ loại cá, mà anh chả biết gọi tên là gì. Cá câu về thường anh chỉ làm độc một món: Nướng. Vậy mà chị vẫn khen anh khéo làm bếp. Thường ngày anh chị ăn có khi hai, có khi ba, bốn lần cơm. Vô chừng lắm. Chị thích thế. Chẳng có gì ràng buộc. Bầu, bí, mướp còn đầy bên cái giếng nước sau vườn. Thích ăn gì nấu nấy. Bếp lửa nhà anh luôn có khói lên như anh vẫn thường mơ ước ngày xưa. Chỉ có điều không có đứa con, nhưng mà cũng không sao vì anh chỉ cần có chị.
Chị vẫn cười với anh mỗi khi anh đi câu về. Nụ cười vẫn một vẻ như vậy nhưng anh biết chị vui. Mà bây giờ đối với anh, anh chỉ cần chị vui.
Anh quen chị từ khi còn học nội trú ở Thủ Đức. Anh thường ra uống cà phê ở quán của chị, hay đúng hơn là chị phụ bán ở đó. Anh thích chị vì giọng nói miền Trung nhỏ nhẹ, đôi mắt cười buồn buồn. Nói chung không rõ ràng nhưng anh chỉ biết mình cảm thấy thích chị nên anh lui tới quán hầu như mỗi ngày. Quán chỉ có hai vợ chồng, một thằng em bà chủ và chị. Chị là cháu kêu ông bà chủ là Cậu Mợ, chắc có bà con vì nghe giọng nói cả nhà đều âm hưởng Miền Trung. Chị không đẹp, da hơi ngăm, tóc dài, mũi hếch, mắt mí lót. Bàn tay chị lại bị phỏng từ cánh tay xuống tạo nên một vết sẹo lớn trông rất xấu. Nhưng anh vẫn thích chị. Khi yêu nhau rồi chị hỏi tại sao anh vẫn thật tình không giải thích được. Hoàn cảnh của chị thật khổ. Mỗi chuyện chị kể cho anh nghe sau này khi nhớ lại anh đều chảy nước mắt. Khổ quá
Cha mẹ chị mất khi chị vừa hai tuổi, ngay khi đất nước vừa hòa bình. Một trái mìn còn sót lại sau mấy năm chiến tranh đã biến họ thành từng mảnh xương thịt rời rạc. Bà ngoại nuôi chị lớn chỉ bằng khoai lang, rau lang và tép kho mặn. Thứ tép Miền Trung nhỏ xíu như cây tăm mà người siêng năng đi xúc một ngày chỉ được chừng hơn nắm tay. Từ nhỏ chị đã gặp đủ thứ nạn: Té xuống từ mái nhà, chìm đò, phỏng nước sôi… rồi đủ thứ bệnh của con trẻ mà bà ngoại chỉ biết cho chị nhai Quế khô rồi xức dầu nóng cho qua cơn. Vậy mà chị vẫn lớn lên được. Có lần chị đi chăn bò cho nhà xóm trên, mải chơi thế nào để bò ăn lúa của ông Trưởng Aáp, bị ông ta lấy ngọn roi mây còn nguyên gai đánh cho tứa máu khắp người. Đêm về bà ngoại xức dầu cho chị mà nước mắt bà chảy hai hàng, bà nói cái số con này chỉ có chết mới hết khổ thôi. Khổ quá con ơi. Rồi bà cũng mất mấy năm sau đó. Chị phải đi làm thuê làm mướn đủ nghề để kiếm cơm sống qua ngày. Có ông Cậu họ về chôn bà trong cái chiếu duy nhất trong nhà rồi thỉnh thoảng ghé cho chị ít bánh trái, hoặc dăm ba đồng lẻ. Rồi mội đêm tối trời ông cậu mò về nhà, người sặc mùi rượu đã giở trò đồi bại với chị. Mới mười bốn tuổi đầu chị có biết gì đâu. Chỉ biết đau. Đau quá. Sáng ra ông cậu cho chị năm phân vàng dặn chị đừng nói gì. Chị cũng im.
Rồi chuyện đó cứ thỉnh thoảng lại tiếp diễn đến hơn năm trời thì chị bắt đầu khó ở. Chị có thai. Mới mười lăm tuổi đã có thai. Chuyện ông cậu đi về rồi cũng đến tai bà mợ ở huyện. Bà cùng đứa con gái và một người em kéo tới nhà đánh chị một trận thừa sống thiếu chết. Họ lột trần chị, đá vào bụng cho cái thai chết đi, rồi họ cắt tóc, xát muối ớt vào mắt chị. Đủ trò ác độc. Mấy người trong xóm cùng anh công an xã đưa chị đi cấp cứu ở Huyện. Ông cậu lén lút nửa đêm vào thăm, dúi vào tay chị năm chỉ vàng. Chị cười buồn bã. Chỉ phải mổ hai lần mới bình phục, nhưng chuyện có con như bao người phụ nữ khác sẽ không còn nữa.
Vậy đó, rồi chị lưu lạc vào Sài Gòn theo sự chỉ dẫn của một người bà con tốt bụng để tìm một ông Cậu họ khác, phụ bán cà phê. Hai năm sau ngày quen nhau anh mới nắm bàn tay chị. Bàn tay có vết sẹo dài, sẫm màu và xấu xí ấy làm anh cảm thấy hết nỗi cơ cực trong con người chị. Anh thương chị quá nhưng chỉ biết vậy, đời anh anh còn chưa lo xong làm sao tính chuyện khác được. Chị làm việc hầu như từ tảng sáng đến tối mịt không lúc nào rảnh rỗi để có thể cùng anh hẹn hò, mỗi khi anh tới chị chỉ mang ra cho anh một ly đen nóng như lệ thường và kèm thêm một ánh mắt trìu mến, đa cảm hơn mà thôi. Rồi một ngày lúc anh vừa bắt đầu thời gian thực tập tốt nghiệp thì hay tin chị bị đuổi. Cậu mợ chị bị mất ba trăm ngàn đồng và họ cho rằng chị lấy nên đã lén lục tung đồ đạc của chị, thấy có mấy chỉ vàng họ càng thêm nghi ngờ chị đã ăn cắp tiền của họ nhiều lần. Mặc cho chị van xin thế nào họ cũng không nghe, hai người lột lấy hết tiền vàng của chị và đuổi chị về quê. Quá đau đớn, chị không thể khóc thành lời, đôi mắt dại đi, xa xăm dần. Anh đi tìm chị suốt đêm mới gặp được chị ở bên đường quốc lộ, đói lạnh và đau khổ. Lần đầu tiên anh ôm chị trong tay và hôn lên môi chị, hôn lên bàn tay đầy sẹo của chị, hôn lên đôi mắt đã đờ đẫn vì đau khổ của chị. Anh nói trong nước mắt: Thôi đừng buồn nữa, từ nay có anh rồi…
Anh tìm một chỗ trọ rẻ tiền để chị ở tạm, rồi hằng ngày anh đến thăm, chở chị đi chơi đây đó bằng chiếc xe máy cà tàng của anh. Có lẽ đó là thời gian hạnh phúc nhất của chị mà cũng là của anh nữa. Biết bao nhiêu nơi họ từng ghé qua, công viên, bến tàu, rạp chiếu phim… biết bao nhiêu kỷ niệm mà sau này khi nhớ lại anh vẫn mỉm cười sung sướng. Chị thường gục đầu vào ngực anh rồi mỉm cười. Nụ cười vẫn y như vậy, vẫn là nét buồn cố hữu có pha chút hạnh phúc vừa chớm. Anh biết đàn guitare. Anh thường đàn hát cho chị nghe đến khuya. Những bài hát chị thích và những bài cả hai cùng thích, cả những bài anh thích mà chị không thích. Anh đàn không hay, ngón đàn chỉ học lõm từ những ngày nội trú nhưng đối với chị thì tuyệt vời lắm. Mấy người quanh nhà trọ vẫn thường tấm tắc khen anh chị đẹp đôi. Những lúc như vậy mắt chị lại long lanh thêm một phần. Anh cố gắng chạy tìm việc cộng với chút học bổng còm cõi để nuôi hai miệng ăn, tránh cho chị phải đi làm. Anh hứa sẽ không bao giờ để chị khổ nữa. Chị gật đầu, nhớ lại câu nói của bà khi còn bé. Bất giác thở dài.
Họ ở với nhau chừng hơn hai năm. Hai năm hạnh phúc tưởng chừng như bất tận. Họ mơ ước về một gian nhà đơn sơ, có vườn cây xung quanh, có giếng nước trong, có hàng dâm bụt chạy quanh sân. Một mái nhà yên bình có trồng nhiều hoa, vài loại rau, có khói tỏa lên từ chái bếp… Đêm đêm anh đàn hát cho chị nghe bên tách trà thơm, dưới giàn hoa thiên lý hay bất cứ hoa gì mà anh có thể trồng. Bao nhiêu mơ ước giản dị và đẹp đẽ đã cùng họ dệt nên một bức tranh tương lai, nơi không còn bất cứ nỗi buồn nào ánh lên trong đôi mắt chị.
Rồi anh được công ty cử đi học ở Uùc sáu tháng. Anh lưỡng lự bàn với chị xem có nên đi hay không. Chị bảo anh cứ đi, tất cả vì tương lai hai đứa thôi. Mơ ước là mơ ước, còn mình phải sống cho hiện tại nữa. Chị động viên anh đi học để lo cho tương lai sau này vì sau khi đi học anh sẽ được cất nhắc lên chức vụ cao hơn, thu nhập cao hơn nhiều so với hiện nay. Anh khăn gói ra đi, để chị lại một mình trong căn phòng trọ. Mấy ngày đầu anh viết thư, gọi điện về liên tục. Anh nhận thấy hình như chị có vẻ kém nhiệt tình hơn trước nhiều. Anh buồn nhưng không dám nói ra. Rồi những lá thư cuối không thấy chị trả lời. Anh nóng ruột lắm, chỉ mong đến ngày về để hỏi chị tại sao.
Anh về đến phòng trọ lúc tảng sáng. Căn phòng khóa trái từ bên ngoài. Anh bàng hoàng đứng lặng bên cạnh cả đống quà anh mua cho chị. Những chiếc váy xinh xắn, chiếc cài tóc, cái máy ảnh, máy CD…Bà chủ nhà trao chìa khóa cho anh: Cô ấy vừa đi cách đây hai hôm, cổ có trao lại cho cậu bức thơ này.
Anh nhận ra nét chữ nghuệch ngoạc của chị. “Anh. Em không thể tiếp tục giấc mơ của mình. Chúc anh nhiều hạnh phúc. Đừng tìm em.” Anh không hiểu chuyện gì cả, anh lục tung tất cả đồ đạc trong phòng để tìm một dấu vết. Không có gì. Không có ai đến thăm chị trong những ngày anh đi vắng. Chị đi đâu. Không ai biết.
Anh lái xe lang thang khắp nơi tìm chị. Anh hỏi từng người dù quen hay không quen. Có người nhớ ra anh nhưng cũng nhiều người không nhớ. Họ nói anh điên.
Anh đến tất cả những nơi họ từng ghé qua, hỏi cả quán cà phê nơi chị từng phụ bán. Bà Mợ chị vẫn vậy, cười khểnh: chắc bị nó lấy hết tiền bỏ đi rồi chớ gì. Anh muốn đấm vỡ mặt bà ta. Anh bỏ cả công việc để đi tìm chị. Đường gần, đường xa bặt vô âm tín.
Ba năm sau ngày chị bỏ đi. Anh tưởng chừng như đã bắt đầu một cuộc đời mới. Không có chị. Anh có một việc làm tốt, lương cao. Anh mua được một căn nhà nhỏ, sống một mình. Rồi tình cờ anh có tin của chị. Thằng em bà chủ quán cà phê năm xưa bây giờ lại vào làm việc cho công ty anh. Khi về quê xác nhận giấy tờ nó đã có tin về chị. Anh sống lại những ký ức năm nào, trọn vẹn đến từng cảm xúc nhỏ nhất, cứ như anh đang ngồi cho chị đơm lại cái cúc áo cho mình, cứ như anh đang đàn cho chị nghe bài “đêm đông”, mặc dù anh biết chị không thích bài này. Thì ra chị bị bệnh, một căn bệnh không thể chữa bằng cách nhai Quế khô và xức dầu nóng… Chị bỏ về quê để tránh cho anh hay. Trời ạ sao anh không nghĩ ra lúc đó nhỉ. Mà thật tình anh cũng không bao giờ hỏi chính xác quê chị ở đoạn nào, làm sao biết mà tìm. Còn một chuyện mà thằng em bà chủ cũng thú thật với anh là năm xưa chính nó đã ăn cắp tiền của bà chị. Nó rất ân hận khi thấy chị bị oan nhưng nỗi sợ hãi lớn hơn cả lương tâm nó, khiến nó không dám thú nhận.
Vậy là anh bỏ việc tìm về quê chị. Nhờ sự giúp đỡ của anh công an xã và vài người tốt bụng anh cũng tìm đến nơi chị ở, mái nhà của bà ngoại chị năm xưa. Bây giờ nơi này cũng thuộc quyền sỡ hữu của ông cậu đã làm nhục chị lúc mười bốn tuổi. Ông đã ly dị vợ về ở đây với chị.
Anh bán nhà, đem chị vào đây. Anh xây lại từng viên gạch cho giấc mơ năm xưa. Một mái nhà ngói ba gian, giàn thiên lý có bộ bàn uống trà nhìn ra biển lớn. Cái giếng sâu, nước trong có trồng đầy bầu, bí..vài chậu hoa huệ đất, hoa môn, một vạt mười giờ…
Trên đồi cao anh chị bên nhau, có nhau mãi mãi. Anh nói: Đó em thấy không có gì khó đâu, rồi mình cũng làm được hết. Anh sẽ sửa lại căn bếp cho thoáng để khói bay lên cao, anh trồng thêm vài cây dừa để tránh gió, chớ gió lớn kiểu này có ngày tốc mái quá. Chị cười. Vẫn nụ cười năm xưa.
Anh thường đi câu lúc nước lớn. Nhưng ở nhà anh vẫn để lửa cháy trên bếp để có thể từ xa nhìn về căn nhà của mình, có chị nơi đó. Đêm đêm, anh thường uống rượu, uống chút đỉnh để đàn hát cho chị nghe. Tiếng đàn hát nơi vắng vẻ này cũng làm yên lòng mấy vị khách đi xe đò dừng lại “xả hơi” dưới chân đồi. Nhiều đêm anh anh vừa đàn, vừa hát, vừa trò chuyện cùng chị. Anh nói: Em không bao giờ khổ nữa, anh hứa mà. Rồi anh anh cười. Anh cười vì thấy chị cười, anh cười mà hai hàng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt đen sạm, gân guốc. Chị nhìn anh trìu mến, mỉm cười. Vẫn là nụ cười buồn buồn và xa xăm. Nụ cười từ trong bức ảnh màu sau lớp kính dày trên tấm bia mộ trước sân. Chị nằm đó. Vĩnh viễn có anh. Vĩnh viễn không bao giờ đau khổ. Rồi anh lại hát. Hát ru chị ngủ. Hát mấy bài chị thích, mấy bài cả hai cùng thích và cả những bài anh thích nhưng chị không thích. Tiếng hát rên đồi vắng đầm ấm, vang xa theo ngọn gió tràn từ ngoài khơi…
Sài gòn, tháng chín hai ngàn lẻ ba. Đàm Hà Phú
Anh mua cả ngọn đồi này khi đi ngang qua đây trên chuyến xe tốc hành xuyên Việt, nơi được chọn để làm chỗ dừng xe cho hành khách xuống “xả hơi” mươi phút sau một hành trình dài. Anh thấy nó đẹp, mà hơn cả là nó hợp với anh. Anh nghĩ chị sẽ thích nó nhiều. Hơn một năm trước khi anh đến đây thì nó là một trang trại trồng nho xanh và nuôi thỏ của một gia đình có tám người con. Ba người con đầu kéo nhau đi vượt biên mười mấy năm trước, giờ quay về với chút tiền đã bảo lãnh cả nhà ra nước ngoài định cư. Đó là họ cứ thao thao bất tuyệt với anh đủ mọi thứ như vậy chứ anh nào có chú ý gì. Cái giá năm mươi triệu cho cả một ngọn đồi, một căn nhà ba gian mái ngói và toàn bộ vật dụng là khả dĩ chấp nhận được. Anh không cò kè một đồng nào. Giấy tờ được sang tên cho anh sau khi anh dọn về được mươi hôm. Vắng thật. Ở đây cái vắng lặng kéo dài và xa xăm đến vô cùng. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng động cơ xe rít lên ngoài quốc lộ kéo theo một luồng khói bụi nhỏ, mờ dần rồi khuất hẳn phía bên kia cầu. Chỉ có vợ chồng ông già người Chăm bán tạp hóa phía trên mỗi tuần ghé lại để cho anh ít đồ dùng. Một cây thuốc lá, một lạng trà, hai chai rượu, tiêu hành ớt tỏi… Tiền thì anh đã đưa họ trước một triệu, cứ thề trừ dần.
Rồi anh về tận quê chị ở cách đó chừng hơn trăm cây số, đưa chị về ở chung. Chị vui lắm, căn nhà bắt đầu ấm lên vì anh cười nói suốt ngày. Anh chỉ cho chị xem mọi chỗ trong nhà, ngoài vườn, giếng nước, chỗ anh thường uống trà nhìn xuống thấy cả biển và cái cửa sông vô danh. Anh thấy chị cười. Nụ cười vẫn cứ buồn buồn như khi anh mới làm quen chị lần đầu mấy năm trước nhưng chừng như có ánh lên chút long lanh, chút hy vọng mới. Anh nói: cuối cùng mình cũng làm được. Có gì khó đâu em, mình cũng chỉ từng ước mơ như vầy thôi. Rồi anh thả hết lũ thỏ trong chuồng vào vườn nho, cắt hết trái xuống cho chúng ăn thỏa thích, thả luôn cả con khỉ con của chủ nhà cũ vào. Chim chóc cũng kéo về làm tổ đầy trên mấy dàn nho um tùm. Cho nó thêm màu xanh, anh làm theo ý chị.
Ban ngày lúc nước lên cao anh thường ra câu cá chỗ chân cầu. Cần câu anh đã có sẵn ba cái, bộ dồ nghề câu của anh mang từ Uùc về chắc đủ dùng đến cuối đời. Mồi câu là cơm nguội bóp với ngũ vị hương. Anh câu được đủ loại cá, mà anh chả biết gọi tên là gì. Cá câu về thường anh chỉ làm độc một món: Nướng. Vậy mà chị vẫn khen anh khéo làm bếp. Thường ngày anh chị ăn có khi hai, có khi ba, bốn lần cơm. Vô chừng lắm. Chị thích thế. Chẳng có gì ràng buộc. Bầu, bí, mướp còn đầy bên cái giếng nước sau vườn. Thích ăn gì nấu nấy. Bếp lửa nhà anh luôn có khói lên như anh vẫn thường mơ ước ngày xưa. Chỉ có điều không có đứa con, nhưng mà cũng không sao vì anh chỉ cần có chị.
Chị vẫn cười với anh mỗi khi anh đi câu về. Nụ cười vẫn một vẻ như vậy nhưng anh biết chị vui. Mà bây giờ đối với anh, anh chỉ cần chị vui.
Anh quen chị từ khi còn học nội trú ở Thủ Đức. Anh thường ra uống cà phê ở quán của chị, hay đúng hơn là chị phụ bán ở đó. Anh thích chị vì giọng nói miền Trung nhỏ nhẹ, đôi mắt cười buồn buồn. Nói chung không rõ ràng nhưng anh chỉ biết mình cảm thấy thích chị nên anh lui tới quán hầu như mỗi ngày. Quán chỉ có hai vợ chồng, một thằng em bà chủ và chị. Chị là cháu kêu ông bà chủ là Cậu Mợ, chắc có bà con vì nghe giọng nói cả nhà đều âm hưởng Miền Trung. Chị không đẹp, da hơi ngăm, tóc dài, mũi hếch, mắt mí lót. Bàn tay chị lại bị phỏng từ cánh tay xuống tạo nên một vết sẹo lớn trông rất xấu. Nhưng anh vẫn thích chị. Khi yêu nhau rồi chị hỏi tại sao anh vẫn thật tình không giải thích được. Hoàn cảnh của chị thật khổ. Mỗi chuyện chị kể cho anh nghe sau này khi nhớ lại anh đều chảy nước mắt. Khổ quá
Cha mẹ chị mất khi chị vừa hai tuổi, ngay khi đất nước vừa hòa bình. Một trái mìn còn sót lại sau mấy năm chiến tranh đã biến họ thành từng mảnh xương thịt rời rạc. Bà ngoại nuôi chị lớn chỉ bằng khoai lang, rau lang và tép kho mặn. Thứ tép Miền Trung nhỏ xíu như cây tăm mà người siêng năng đi xúc một ngày chỉ được chừng hơn nắm tay. Từ nhỏ chị đã gặp đủ thứ nạn: Té xuống từ mái nhà, chìm đò, phỏng nước sôi… rồi đủ thứ bệnh của con trẻ mà bà ngoại chỉ biết cho chị nhai Quế khô rồi xức dầu nóng cho qua cơn. Vậy mà chị vẫn lớn lên được. Có lần chị đi chăn bò cho nhà xóm trên, mải chơi thế nào để bò ăn lúa của ông Trưởng Aáp, bị ông ta lấy ngọn roi mây còn nguyên gai đánh cho tứa máu khắp người. Đêm về bà ngoại xức dầu cho chị mà nước mắt bà chảy hai hàng, bà nói cái số con này chỉ có chết mới hết khổ thôi. Khổ quá con ơi. Rồi bà cũng mất mấy năm sau đó. Chị phải đi làm thuê làm mướn đủ nghề để kiếm cơm sống qua ngày. Có ông Cậu họ về chôn bà trong cái chiếu duy nhất trong nhà rồi thỉnh thoảng ghé cho chị ít bánh trái, hoặc dăm ba đồng lẻ. Rồi mội đêm tối trời ông cậu mò về nhà, người sặc mùi rượu đã giở trò đồi bại với chị. Mới mười bốn tuổi đầu chị có biết gì đâu. Chỉ biết đau. Đau quá. Sáng ra ông cậu cho chị năm phân vàng dặn chị đừng nói gì. Chị cũng im.
Rồi chuyện đó cứ thỉnh thoảng lại tiếp diễn đến hơn năm trời thì chị bắt đầu khó ở. Chị có thai. Mới mười lăm tuổi đã có thai. Chuyện ông cậu đi về rồi cũng đến tai bà mợ ở huyện. Bà cùng đứa con gái và một người em kéo tới nhà đánh chị một trận thừa sống thiếu chết. Họ lột trần chị, đá vào bụng cho cái thai chết đi, rồi họ cắt tóc, xát muối ớt vào mắt chị. Đủ trò ác độc. Mấy người trong xóm cùng anh công an xã đưa chị đi cấp cứu ở Huyện. Ông cậu lén lút nửa đêm vào thăm, dúi vào tay chị năm chỉ vàng. Chị cười buồn bã. Chỉ phải mổ hai lần mới bình phục, nhưng chuyện có con như bao người phụ nữ khác sẽ không còn nữa.
Vậy đó, rồi chị lưu lạc vào Sài Gòn theo sự chỉ dẫn của một người bà con tốt bụng để tìm một ông Cậu họ khác, phụ bán cà phê. Hai năm sau ngày quen nhau anh mới nắm bàn tay chị. Bàn tay có vết sẹo dài, sẫm màu và xấu xí ấy làm anh cảm thấy hết nỗi cơ cực trong con người chị. Anh thương chị quá nhưng chỉ biết vậy, đời anh anh còn chưa lo xong làm sao tính chuyện khác được. Chị làm việc hầu như từ tảng sáng đến tối mịt không lúc nào rảnh rỗi để có thể cùng anh hẹn hò, mỗi khi anh tới chị chỉ mang ra cho anh một ly đen nóng như lệ thường và kèm thêm một ánh mắt trìu mến, đa cảm hơn mà thôi. Rồi một ngày lúc anh vừa bắt đầu thời gian thực tập tốt nghiệp thì hay tin chị bị đuổi. Cậu mợ chị bị mất ba trăm ngàn đồng và họ cho rằng chị lấy nên đã lén lục tung đồ đạc của chị, thấy có mấy chỉ vàng họ càng thêm nghi ngờ chị đã ăn cắp tiền của họ nhiều lần. Mặc cho chị van xin thế nào họ cũng không nghe, hai người lột lấy hết tiền vàng của chị và đuổi chị về quê. Quá đau đớn, chị không thể khóc thành lời, đôi mắt dại đi, xa xăm dần. Anh đi tìm chị suốt đêm mới gặp được chị ở bên đường quốc lộ, đói lạnh và đau khổ. Lần đầu tiên anh ôm chị trong tay và hôn lên môi chị, hôn lên bàn tay đầy sẹo của chị, hôn lên đôi mắt đã đờ đẫn vì đau khổ của chị. Anh nói trong nước mắt: Thôi đừng buồn nữa, từ nay có anh rồi…
Anh tìm một chỗ trọ rẻ tiền để chị ở tạm, rồi hằng ngày anh đến thăm, chở chị đi chơi đây đó bằng chiếc xe máy cà tàng của anh. Có lẽ đó là thời gian hạnh phúc nhất của chị mà cũng là của anh nữa. Biết bao nhiêu nơi họ từng ghé qua, công viên, bến tàu, rạp chiếu phim… biết bao nhiêu kỷ niệm mà sau này khi nhớ lại anh vẫn mỉm cười sung sướng. Chị thường gục đầu vào ngực anh rồi mỉm cười. Nụ cười vẫn y như vậy, vẫn là nét buồn cố hữu có pha chút hạnh phúc vừa chớm. Anh biết đàn guitare. Anh thường đàn hát cho chị nghe đến khuya. Những bài hát chị thích và những bài cả hai cùng thích, cả những bài anh thích mà chị không thích. Anh đàn không hay, ngón đàn chỉ học lõm từ những ngày nội trú nhưng đối với chị thì tuyệt vời lắm. Mấy người quanh nhà trọ vẫn thường tấm tắc khen anh chị đẹp đôi. Những lúc như vậy mắt chị lại long lanh thêm một phần. Anh cố gắng chạy tìm việc cộng với chút học bổng còm cõi để nuôi hai miệng ăn, tránh cho chị phải đi làm. Anh hứa sẽ không bao giờ để chị khổ nữa. Chị gật đầu, nhớ lại câu nói của bà khi còn bé. Bất giác thở dài.
Họ ở với nhau chừng hơn hai năm. Hai năm hạnh phúc tưởng chừng như bất tận. Họ mơ ước về một gian nhà đơn sơ, có vườn cây xung quanh, có giếng nước trong, có hàng dâm bụt chạy quanh sân. Một mái nhà yên bình có trồng nhiều hoa, vài loại rau, có khói tỏa lên từ chái bếp… Đêm đêm anh đàn hát cho chị nghe bên tách trà thơm, dưới giàn hoa thiên lý hay bất cứ hoa gì mà anh có thể trồng. Bao nhiêu mơ ước giản dị và đẹp đẽ đã cùng họ dệt nên một bức tranh tương lai, nơi không còn bất cứ nỗi buồn nào ánh lên trong đôi mắt chị.
Rồi anh được công ty cử đi học ở Uùc sáu tháng. Anh lưỡng lự bàn với chị xem có nên đi hay không. Chị bảo anh cứ đi, tất cả vì tương lai hai đứa thôi. Mơ ước là mơ ước, còn mình phải sống cho hiện tại nữa. Chị động viên anh đi học để lo cho tương lai sau này vì sau khi đi học anh sẽ được cất nhắc lên chức vụ cao hơn, thu nhập cao hơn nhiều so với hiện nay. Anh khăn gói ra đi, để chị lại một mình trong căn phòng trọ. Mấy ngày đầu anh viết thư, gọi điện về liên tục. Anh nhận thấy hình như chị có vẻ kém nhiệt tình hơn trước nhiều. Anh buồn nhưng không dám nói ra. Rồi những lá thư cuối không thấy chị trả lời. Anh nóng ruột lắm, chỉ mong đến ngày về để hỏi chị tại sao.
Anh về đến phòng trọ lúc tảng sáng. Căn phòng khóa trái từ bên ngoài. Anh bàng hoàng đứng lặng bên cạnh cả đống quà anh mua cho chị. Những chiếc váy xinh xắn, chiếc cài tóc, cái máy ảnh, máy CD…Bà chủ nhà trao chìa khóa cho anh: Cô ấy vừa đi cách đây hai hôm, cổ có trao lại cho cậu bức thơ này.
Anh nhận ra nét chữ nghuệch ngoạc của chị. “Anh. Em không thể tiếp tục giấc mơ của mình. Chúc anh nhiều hạnh phúc. Đừng tìm em.” Anh không hiểu chuyện gì cả, anh lục tung tất cả đồ đạc trong phòng để tìm một dấu vết. Không có gì. Không có ai đến thăm chị trong những ngày anh đi vắng. Chị đi đâu. Không ai biết.
Anh lái xe lang thang khắp nơi tìm chị. Anh hỏi từng người dù quen hay không quen. Có người nhớ ra anh nhưng cũng nhiều người không nhớ. Họ nói anh điên.
Anh đến tất cả những nơi họ từng ghé qua, hỏi cả quán cà phê nơi chị từng phụ bán. Bà Mợ chị vẫn vậy, cười khểnh: chắc bị nó lấy hết tiền bỏ đi rồi chớ gì. Anh muốn đấm vỡ mặt bà ta. Anh bỏ cả công việc để đi tìm chị. Đường gần, đường xa bặt vô âm tín.
Ba năm sau ngày chị bỏ đi. Anh tưởng chừng như đã bắt đầu một cuộc đời mới. Không có chị. Anh có một việc làm tốt, lương cao. Anh mua được một căn nhà nhỏ, sống một mình. Rồi tình cờ anh có tin của chị. Thằng em bà chủ quán cà phê năm xưa bây giờ lại vào làm việc cho công ty anh. Khi về quê xác nhận giấy tờ nó đã có tin về chị. Anh sống lại những ký ức năm nào, trọn vẹn đến từng cảm xúc nhỏ nhất, cứ như anh đang ngồi cho chị đơm lại cái cúc áo cho mình, cứ như anh đang đàn cho chị nghe bài “đêm đông”, mặc dù anh biết chị không thích bài này. Thì ra chị bị bệnh, một căn bệnh không thể chữa bằng cách nhai Quế khô và xức dầu nóng… Chị bỏ về quê để tránh cho anh hay. Trời ạ sao anh không nghĩ ra lúc đó nhỉ. Mà thật tình anh cũng không bao giờ hỏi chính xác quê chị ở đoạn nào, làm sao biết mà tìm. Còn một chuyện mà thằng em bà chủ cũng thú thật với anh là năm xưa chính nó đã ăn cắp tiền của bà chị. Nó rất ân hận khi thấy chị bị oan nhưng nỗi sợ hãi lớn hơn cả lương tâm nó, khiến nó không dám thú nhận.
Vậy là anh bỏ việc tìm về quê chị. Nhờ sự giúp đỡ của anh công an xã và vài người tốt bụng anh cũng tìm đến nơi chị ở, mái nhà của bà ngoại chị năm xưa. Bây giờ nơi này cũng thuộc quyền sỡ hữu của ông cậu đã làm nhục chị lúc mười bốn tuổi. Ông đã ly dị vợ về ở đây với chị.
Anh bán nhà, đem chị vào đây. Anh xây lại từng viên gạch cho giấc mơ năm xưa. Một mái nhà ngói ba gian, giàn thiên lý có bộ bàn uống trà nhìn ra biển lớn. Cái giếng sâu, nước trong có trồng đầy bầu, bí..vài chậu hoa huệ đất, hoa môn, một vạt mười giờ…
Trên đồi cao anh chị bên nhau, có nhau mãi mãi. Anh nói: Đó em thấy không có gì khó đâu, rồi mình cũng làm được hết. Anh sẽ sửa lại căn bếp cho thoáng để khói bay lên cao, anh trồng thêm vài cây dừa để tránh gió, chớ gió lớn kiểu này có ngày tốc mái quá. Chị cười. Vẫn nụ cười năm xưa.
Anh thường đi câu lúc nước lớn. Nhưng ở nhà anh vẫn để lửa cháy trên bếp để có thể từ xa nhìn về căn nhà của mình, có chị nơi đó. Đêm đêm, anh thường uống rượu, uống chút đỉnh để đàn hát cho chị nghe. Tiếng đàn hát nơi vắng vẻ này cũng làm yên lòng mấy vị khách đi xe đò dừng lại “xả hơi” dưới chân đồi. Nhiều đêm anh anh vừa đàn, vừa hát, vừa trò chuyện cùng chị. Anh nói: Em không bao giờ khổ nữa, anh hứa mà. Rồi anh anh cười. Anh cười vì thấy chị cười, anh cười mà hai hàng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt đen sạm, gân guốc. Chị nhìn anh trìu mến, mỉm cười. Vẫn là nụ cười buồn buồn và xa xăm. Nụ cười từ trong bức ảnh màu sau lớp kính dày trên tấm bia mộ trước sân. Chị nằm đó. Vĩnh viễn có anh. Vĩnh viễn không bao giờ đau khổ. Rồi anh lại hát. Hát ru chị ngủ. Hát mấy bài chị thích, mấy bài cả hai cùng thích và cả những bài anh thích nhưng chị không thích. Tiếng hát rên đồi vắng đầm ấm, vang xa theo ngọn gió tràn từ ngoài khơi…
Sài gòn, tháng chín hai ngàn lẻ ba. Đàm Hà Phú
No comments:
Post a Comment