Đặc biệt năm nay, Trạng Quỳnh cũng đăng cai tham dự cuộc thi. Trạng nói trước với bầu bạn: "Tôi đã trượt hội thi, lần này quyết đoạt giải hội rằm."
Mặc cho thiên hạ đua nhau chuốc các thứ quả hiếm về bày mâm, nào hồng Hạc Trì, nào lê, nào Lạng Sơn, nào nhãn Sơn Nam (Hưng yên), nào bưởi Nghệ... Vào cuộc thi, Trạng thảnh thơi nhởn nhơ tay không, chỉ giắt ở cổ áo dài một tờ giấy cứng cuộn tròn. Đến lượt mình, Quỳnh rút tờ giấy, trải phẳng trên án thư trước mặt chúa và bà chính cung. Đó là tờ tranh vẽ một thiếu nữ mười lăm tuổi khỏa thân, dáng yêu kiều, nằm nghiêng về một phía, một chân hơi co, một chân duỗi thẳng, đôi bàn tay úp lại đặt dưới ngực, ngón tay đan chéo vào nhau... Dưới tờ tranh đề: "Mâm ngũ quả rằm!"
- Xin nhà chúa thưởng ngoạn và cho điểm "mâm ngũ quả" thần mới sắm.
Chúa nghiêm mặt:
- Ngươi nghĩ thế nào, bảo đảm đấy làm mâm ngũ quả?
Quỳnh lặng lẽ lùi ra xa một bước, dùng cây quạt tay thướt lần lượt điểm lướt qua bức tranh:
Trước hết, chỉ vào đầu thiếu nữ và nói: đây là quả bưởi; đến đôi mắt lại nói: đây là chùm nhãn hai quả! Cây quạt dừng lại ở ngực: đây là một cặp đào tơ. Cứ như thế, Quỳnh lần lượt kể ra hết năm quả -- bưởi, nhãn, đào, phật thủ, và quả mít mới bổ.
Bất giác, đức ngài thích chí cười như nắc nẻ, Bà chính cung thấy chúa đã mắc bệnh hiểm nghèo, còn thích những của "khó tiêu", chỉ cười nhạt rồi cật vấn lại Quỳnh:
- Ngỡ Trạng cho xem trò gì mới mẻ, chớ thứ ngũ quả ấy thì nữ nhân nào mà chẳng có.
Quỳnh biện bác ngay:
- Tâu lệnh bà, tục ngữ có câu "người năm bảy đấng, của năm bảy loài." Đâu phải người nào cũng giống người nào! Có bậc anh linh kiệt xuất như bà Trưng, bà Triệu; có bậc hiếu hạn tài trì như Ngọc Hoa, Phương Hoa; những kẻ người trần mắt thịt, thất đức, thất phu thì đem gánh đổ đi không hết... Thần trộm nghĩ, thức cây, thức quả cũng vậy thôi! Có thứ bưởi đào, bưởi ngọt, nhãn lồng, nhãn giống, đào tiên đào tơ, mít thơm, mít mật... Lại còn có thứ bưởi đắng, bưởi lụy, nhãn trơ, nhãn còi, đào phàm, đào điếc, mít đặc, mít dai... Xin lệnh bà xem lại cho kỹ, mâm "ngũ quả" của thần dâng nhà chúa, đúng là mâm ngũ quí, hiếm.
Quỳnh thao thao bất tuyệt. Bà chính cung cũng nghe câu được câu chăng, lại sợ mình bị lẫn vào loại nữ nhân tầm thường, bèn hỏi lại cho rõ:
- Thế Trạng xếp ta vào đấng người nào?
Quỳnh nhìn chằm chằm bà chúa từ đầu đến gót rồi làm ra bộ cung kính:
- Tâu lệnh bà, nhan sắc như lệnh bà... đáng được xếp vào loại "khuynh thành, khuynh quốc!"
Bà chính cung cũng chẳng hiểu điển tích sâu xa, đoán là mình được khen là đẹp nhất nước, trong bụng có ý hàm ơn Trạng.
Nhà chúa từ nãy mãi ngắm nghía bức tranh, không để ý đến mọi sự đối đáp giữa chính cung và Trạng. Rồi đức ngài thở dài, chép miệng:
- Giá mâm "ngũ quả" này là thật thì ta chấm giải nhất ngay cho ngươi.
Quỳnh biết chúa đã xiêu lòng, tâu luôn:
- Nếu mâm "ngũ quả" của thần mà thật, tức là nó có thể sờ thấy, ngửi thấy, có thể ăn được như người mong muốn, khải chúa và chính cung lệnh bà, thầm nghĩ thế thì giá trị của nó chẳng lâu bền. Bởi dẫu thơm ngon miệng, ngon mắt đến mấy, những thứ đã gọi là ăn được, vào tay bậc cao sang như nhà chúa, chỉ thưởng thức một vài lần là chán ngay.
Bẩm... mâm ngũ quả của thần vô giá, không có thứ hoa quả nào sánh được. Đem bày nó ra, không đậy điệm gì, chúa không sợ thiu, sợ thối "ăn" cả năm cả đời vẫn không hết. Mà muốn "ăn" lúc no, lúc đói, khi nào cũng tốt, không ngại bội thực, khó tiêu. Thậm chí cả nhà, cả họ nhà chúa muốn cùng ăn cũng không sợ mất phần của ai. Bẩm, chính vì nó đặc biệt, quý như vậy, thần mới đem dâng chúa, còn việc dự thi chỉ là nhiên hậu.
Chúa Trịnh quay sang bên phải, vấn ý chính cung. Bà chúa mỉm cười...
Thế là rằm tháng tám năm ấy, Trạng chiếm giải nhất cuộc thi "mâm ngũ quả."
No comments:
Post a Comment