Aug 18, 2009

Hậu Hắc Học - Linh Bảo

Chiều nay, một buổi chiều đặc biệt nóng bức khó chịu vô cùng. Tôi thấy buồn buồn chỉ muốn sinh sự với ai cho vui. Nhưng nhìn quanh không thấy một bóng ma, mà nếu có cũng không nạn nhân nào đáng chịu cái vạ vịt ấy. Tìm nguyên do, thì ra chỉ vì trời không mưa. Lỗi tại trời trách ai được! Tôi chỉ còn cách nằm lăn ra gạch bông lạnh, thấy cũng dễ chịu phần nào. Gạch mát, trời oi bức, gió hiu hiu, dễ ngủ lạ!

Trong lúc mơ màng, tôi thấy lòng lâng lâng, hồn phiêu phiêu. Hình như tâm tưởng muốn đi đâu là thấy mình ở ngay trong cảnh ấy.
Tôi thấy tôi bay lên không trung, viếng từng vì sao trên trời. Tôi đang bay lang thang, bỗng nhiên nghe ai gọi:
- Linh Bảo, Linh Bảo! Đi đâu phất phơ vậy?
Tôi quay lại nhìn, thấy một cụ già râu tóc bạc trắng, y phục theo lối cổ như người trong tranh Tàu, có vẻ tiên phong đạo cốt lắm. Tôi đang nghĩ ngợi, không biết đã quen cụ ở đâu và bao giờ, thì cụ tiếp:
- Ghé lại đây chơi đã. Đệ tử gặp sư phụ, còn phải đợi sư phụ mời chào đến mấy lần mới chịu dừng chân hay sao?
Tôi thấy ngài ngại, ngập ngừng hỏi:
- Thưa cụ, con có học gì với cụ hồi nào đấy ạ? Trí nhớ con kém quá, xin cụ tha lỗi.
Cụ vuốt râu cười:
- Ta là Lý Tống Ngô. Tác giả phát minh ra HẬU HẮC HỌC đây mà!
Tôi vội vàng vái chào, nói:
- Xin cụ tha lỗi. Con quả thực có đọc qua học thuyết của cụ, con rất bái phục nhưng vì chưa lãnh hội được hết những chỗ cao thâm, nên con không dám nhập môn bái sư.
Thấy tôi có vẻ định “rút lui có trật tự”, cụ cười:
- Thì hẵng ngồi chơi một lúc đã. Ta đến đây đánh cờ với Tây Vương Mẫu. Nay mai sẽ trở về động, để nghiên cứu thêm về các anh hùng hào kiệt cận kim. Bộ con tưởng dễ gặp được ta lắm sao?
Tôi rón rén đến gần, ngồi xuống một đám mây bên cạnh. Cụ gọi tiểu đồng đi lấy rượu Hoa Điêu mời tôi uống. Cụ hỏi:
- Sao? Từ hồi rời Trung Hoa đến giờ, chắc không có dịp uống rượu Hoa Điêu hâm nóng đấy nhỉ? Làm ăn có khá không?
- Dạ thưa cụ, cũng qua ngày nào hay ngày ấy
- Con dại lắm. Đã biết đến Hậu Hắc Học của ta, thì cứ gắng ngày đêm mài dũa, nghiên cứu. Lo gì không có ngày phát đạt.
- Bẩm cụ, con ngu quá, không lĩnh hội nổi. Có lẽ con không có tuệ căn.
- Ta biết hết. Con đọc đi đọc lại sách ta cả chục lần. Có nhiều chữ tự vị thiếu, không biết hỏi ai chạy lăng quăng như gà mắc đẻ, tội nghiệp quá, thôi để ta giảng sơ lại cho con hiểu .
Cụ tằng hắng lấy giọng nói:
- Con nghe cho rõ nhé. Hậu Hắc Học của ta phát minh hồi cuối đời nhà Thanh. Sau bao nhiêu năm nghiên cứu ta mới thấy rằng, thì ra Anh hùng Hào kiệt trong thiên hạ xưa nay sở dĩ làm được những chuyện kinh thiên động địa, là chỉ nhờ có hai điều kiện mà thôi: Aáy là MẶT DÀY và TIM ĐEN. Hậu là dày, Hắc là đen. Học là học thuyết. Vì thế nên ta mới gọi là HẬU HẮC HỌC.
- Dạ điểm này con hiểu.
- Kể những anh hùng trong truyện Tam Quốc, người thứ nhất là Tào Tháo. Sở trường của ông là tâm địa đen tối, nghĩa là độc ác. Tào Tháo giết nhà họ Lữ, giết Dương Tu, giết Đỗng Thừa, Phục Hoàn, giết Hoàng Hậu, Hoàng Tử mà không hề ghê tay. Đã thế, lại còn nói thẳng ra: “Chẳng thà ta phụ người, còn hơn để người phụ ta”. Tim đen như thế, thật đã đến tột độ. Tào Tháo xưng hùng được là lẽ cố nhiên.
-
Kế đến nên công nhận Lưu Bị. Sở trường của ông ta hoàn toàn nhờ ở cái bộ mặt dày. Ông ta theo Tào Tháo, theo Lữ Bố, theo Lưu Biểu, theo Tôn Quyền, theo Viên Thiệu. Trốn bên Đông, nấp bên Tây, chầu chực ăn ở nhà người ta hết năm này qua tháng nọ, vẫn không cho là nhục. Đã thế, Lưu Bị lại còn rất dễ khóc. Mỗi khi gặp việc gì khó giải quyết, ông ta bèn khóc một hồi là chuyển bại thành thắng. Vì thế, tục ngữ có câu: “ Giang sơn của Lưu Bị nhờ khóc mà ra”. Đó cũng là một vị anh hùng có nhiều bản lĩnh. Lưu Bị sánh với Tào Tháo, có thể gọi là “ Song tuyệt”. Vì thế, lúc hai người đối ẩm luận anh hùng, một người tim đen nhất và một người mặt dày nhất, Tào Tháo đã nói:” Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có tôi với ông”.

Ngoài ra, còn có Tôn Quyền. Tôn Quyền với Lưu Bị là đồng minh, hơn nữa lại bà con, thế mà bỗng nhiên ông đánh phá Kinh Châu, giết Quan Vũ. Tâm địa độc gần bằng Táo Tháo, chỉ tiếc không độc đến nơi đến chốn. Xong rồi, ông lại xin hòa với Thục để biểu lộ cái mặt dày. Tôn Quyền với Tào Tháo sánh vai xưng hùng, có thể nói là chẳng ai hơn ai kém. Ôâng lại còn hàng Tào Tháo, xin được xưng thần, tuyệt giao với Ngụy, toàn là những việc làm rất “ mặt dày” cả. Tuy tim ông không đen bằng Tào Tháo, mặt không dày bằng Lưu Bị, nhưng lại kiêm toàn. Vì thế, ông được liệt vào hạng anh hùng hào kiệt cũng đáng lắm.
Về sau, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền đều chết cả, có họ Tư Mã nổi lên. Ta có thể nói là Tư Mã đã lĩnh hội được cái Hậu Hắc chân truyền của Tào Tháo và Lưu Bị. Ông ta có thể ức hiếp cô nhi quả phụ, độc như Tào Tháo, có thể chịu được cái nhục “ khăn yếm”, mặt còn dày hơn Lưu Bị nhiều.
Lúc ta mới đọc sử, đến đoạn Tư Mã Ý chịu nhục, nhận khăn yếm, đã phải vỗ bàn mà khen rằng:” Thiên hạ tất sẽ về tay họ Tư Mã”.
Ta lại có thể lấy Sở Hán ra dẫn chứng:
Hạng Vũ là bậc anh hùng vũ dũng bậc nhất đương thời, thế mà phải chịu chết ở Đông Thành cho thiên hạ chê cười. Hàn Tín phê bình sự thất bại của ông là “ Phụ nhân chi nhân, thất phu chi dũng”. “Phụ nhân chi nhân” tức là lòng nhân của đàn bà, không thể nhẫn tâm. Căn bệnh ở chỗ tim không đen. “ Thất phu chi dũng” là cái dũng của kẻ thất phu, không chịu được tức. Căn bệnh ở chỗ mặt không dày.
Lúc Hạng Vũ và Lưu Bang cùng ngồi một chiếu, Hạng Vũ đã rút kiếm ra khỏi vỏ, chỉ cần hoa một lát lên cổ Lưu Bang là xong, thế mà ông ta bồi hồi không nỡ, để Lưu Bang thoát khỏi.
Trận Cai Hạ bị bại, nếu ông quyết định qua sông Ô Giang thì chưa chắc thắng bại về ai. Ôâng lại nói :” Hơn tám ngàn con em ở Giang Đông theo ta sang sông về miền Tây, chẳng còn một ai trở về, gia đình họ sẽ thương khóc con em của họ mà nghĩ đến ta, ta còn mặt mũi nào trông thấy ai! Ví dụ họ chẳng oán trách ta chăng nữa, ta cũng thẹn với lương tâm”. Hạng Vũ bại là phải lắm. Đã nói “ không mặt mũi nào nhìn ai” lại còn biết “ thẹn với lương tâm”, thì còn làm ăn gì được nữa!
Trong lúc ấy thì Lưu Bang, cha bị quân địch bắt, dọa đem làm thịt, Lưu Bang thản nhiên trả lời :” Nếu có luộc thì xin dành cho một bát nước xúp”. Con bị binh Sở đu115

No comments:

Post a Comment