Mượn chồng
1. Tôi tỉnh rượu quãng hai giờ sáng và như mọi khi, nghiêng người sang ôm Ngọc. Tôi sống rất lệ thuộc vào thói quen, bình thường thiếu hơi vợ là giấc ngủ dễ mộng mị. Lơ mơ ngạc nhiên khi bàn tay chạm vào vồng ngực đầy, người nàng xao động. Thì ra nàng chưa ngủ. Tôi hôn vào cổ nàng, đúng hơn là hít mạnh mùi nàng như lời xin lỗi. Cũng là một động thái quen thuộc, với tôi, mùi thịt da nàng vô cùng thân thiết.
Khuôn ngực đầy phập phồng và mùi hương lạ. Tôi tỉnh hẳn…
Miên và Ngọc gọi tôi là “bôn”. Cái tuổi thanh niên hăm hở sau ngày giải phóng của tôi được định hướng ngay từ cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”. Mấy tài vặt đàn hát, thi phú khiến tôi nổi trội trong công tác đoàn mà Ngọc là bí thư. Sôi nổi hoạt bát lại là con gia đình liệt sĩ. Ngọc làm cán bộ lớp, cán bộ đoàn từ thời phổ thông. Miên điềm đạm, sâu lắng. Ngọc tóc ngắn trẻ trung tinh nghịch. Miên tóc dài suông đến rối lòng. Hai người tìm thấy sự bổ sung cần thiết và thân nhau từ đầu cấp 3.
Cái hăm hở, hiếu thắng của tôi làm Miên ốm. “Thằng Luận vậy mà chơi với nó cũng hay” - Ngọc rủ. Sau này khi thân nhau tôi thường đứng về phía nàng công kích Ngọc. Giận. Rồi lại làm lành. Tôi ở ký túc xá, đêm đêm thả bộ ra nhà hai người. Chúng tôi từng thức suốt đêm xem quỳnh nở hoặc bàn về những cuốn sách, những bộ phim, bài hát… Quan hệ thân thiết của ba chúng tôi khiến bạn bè và thầy cô rất ngạc nhiên. Mọi người chờ đợi mối quan hệ ấy sẽ bị phá vỡ, một ngày nào đó.
Ông ngoại Miên là ông giáo từ thời Pháp, bà ngoại con dòng địa chủ. Các cậu và cha nàng là sĩ quan, quan chức chế độ Sài Gòn. Sau ngày giải phóng, nhờ vài học trò tập kết và bảo lãnh cho thầy cũ nên gia đình nàng cũng tạm yên. Cha và các cậu đi trại cải tạo. Đêm đêm quanh vườn có người rình nghe thử trong nhà có bàn bạc oán thán gì không?
Nàng chẳng một lời về thế sự. Thời phổ thông đã đành, giờ sắp làm cô giáo, tôi và Ngọc nhiều lần bảo Miên viết đơn xin vào đoàn, nàng chỉ nhẹ lắc đầu. Gặng thì bảo tự thấy chưa xứng đáng. Đây là điều duy nhất ở nàng khiến tôi phiền lòng. Chúng tôi được giáo dục rằng tình yêu phải bao hàm cả lý tưởng. Nhưng tôi và Miên có nhiều ý hợp tâm đầu hơn Ngọc, về các lãnh vực khác. Như mọi chàng trai, tôi yêu. Cả Miên và Ngọc, một nửa, mỗi người. Và đã không có sự phá vỡ nào xảy ra khi chúng tôi tạm biệt thầy cô, tạm biệt ngôi trường mẹ, vào đời.
Số phận đã định sẵn: tôi với Ngọc được phân dạy cùng trường. Hai năm sau, chúng tôi làm đám cưới. Miên đến trước một ngày. Nàng tham mưu cho tôi cái áo mặc, giúp Ngọc bổ sung những vật dụng cần thiết cho đời sống gia đình, chuẩn bị tiệc trà… nàng tìm cách khỏa lấp sự áy náy của tôi với Ngọc bằng niềm vui lộ rõ trên vẻ mặt “chúc mừng hạnh phúc hai người”.
Rồi chúng tôi có 2 cậu bé kháu khỉnh. Những lần đầu ấp tay gối, thỉnh thoảng vợ chồng tôi nhắc tới Miên, một chút xót xa, có lỗi vì nàng vẫn một mình. Vừa dạy tôi vừa viết báo để kiếm thêm tiền. Bài được in thường xuyên. Một lần họp cộng tác viên, tổng biên tập đề nghị tôi về hẳn báo. Mọi thủ tục chuyển, các anh lo chu toàn. Nhờ quan hệ rộng, năm sau tôi xin Ngọc về dạy ở thành phố. Ngọc về cùng thông tin Miên có quan hệ với một giáo viên đã có vợ. Cuộc tình đầy tai tiếng và nàng xin chuyển về quê. Ông bà ngoại đã qua đời. Sau khi cải tạo, các cậu vào miền Nam lập nghiệp, cha mẹ về tiếp quản ngôi nhà lá mái và khu vườn rợp mát bóng cây. Lâu lâu nàng vào thăm ngôi nhà nhỏ rộn rã tiếng cười. Ba chúng tôi lại có những đêm không ngủ như thời đi học. Tiễn nàng, cảm giác có lỗi lại trĩu nặng trong tôi và Ngọc. Năm tháng cứ trôi qua…
2. “Chồng là một khái niệm mơ hồ, chỉ có con cái và ngôi nhà là cần thiết”. Tuyết, cô bạn thời phổ thông, có chồng là giám đốc một doanh nghiệp lớn, mệt mỏi phán. Trong mắt Miên, Ngọc, cô bạn người Bắc này thời ấy như bà chị cả về chuyện nam nữ, yêu đương. Tuyết đẹp, tự tin, khôn ngoan… Cô thành đạt so với bạn bè.
Thảo làm ở bệnh viện mới có bầu 5 tháng. Sau khi đổ vỡ một cuộc tình, cô gần như vô cảm đến giờ và quyết định vào Sài Gòn “cấy” con.
Lý mới thành hôn với người đàn ông năm tám tuổi, giàu có. Góa vợ hơn 10 năm, con cái đã lớn, ông mua một ngôi nhà nhỏ ở thị trấn sống với cô.
Những người bạn cuối cùng đã có nơi chốn và sắp làm mẹ. Đành rằng mỗi người có cuộc sống riêng nhưng sự yên bề của bạn khiến cái phao bấu víu tuổi bốn mươi độc thân không còn nữa. Sự hụt hẫng và các quan niệm của bạn bè về gia đình khiến Miên choáng váng. Nàng biết đằng sau câu nói có vẻ bụi bặm kia, Tuyết đã không còn là người đàn bà tự tin nữa. Đứa con, người đàn ông… Người đàn ông nào cho nàng? Thà như Thảo. Một cô giáo vùng quê lâu nay được học trò, phụ huynh trọng vọng, giờ bỗng dưng ễnh bụng - mới nghĩ thôi nàng đã muốn chết đi cho rảnh chuyện!
Người nông thôn giàu tình cảm nhưng cũng vô tâm thành ác khẩu: “Ủa, cô giáo cũng chưa có chồng na!” hoặc “Cô kén quá khéo rồi khó đường sinh nở!”. Không chồng sống ở thế gian chẳng dễ. Nhưng chồng chứ có phải mớ rau, túm cá ngoài chợ?
Người đàn ông của mình là ai? Nhiều lần câu hỏi này trở đi trở lại trong Miên. Luận ư? Miên giận dữ gạt phăng người bạn trai này ra khỏi tâm trí với lý do rất cụ thể: Ngọc. Tuy nhiên, Luận, tận sâu thẳm trong hồn, nàng biết rằng vĩnh viễn có chỗ “người bạn trai” thân quý này. Ngay cả khi nàng đã có Sang…
Nhà tập thể giáo viên thời ấy tranh tre vách đất, ban đêm leo lét m14
No comments:
Post a Comment