Toàn không ngồi yên một phút nào trên tàu hỏa đi từ Huế vào sáng nay. Bây giờ, đã nhiều nắng đầy bầu trời trong, Toàn bị ngợp mắt vì cứ đứng hoài ở khung cửa xe, nhưng anh cảm thấy ấm áp.
Khi tiếng máy nổ ở đầu toa tàu rời rạc chậm lại, một nhà ga nhỏ đàng kia tiến đến lần hồi. Tòan châm chú nhìn nguời bẻ ghi cúi xuống đuờng rầy chuyển con đuờng sắt lắp vào đuờng đi truớc mặt nhà ga. Còi tàu kéo một vài hồi báo hiệu xe ngừng, khói không còn bay mạnh nguợc chiều, bốc lên tan lõang chậm rãi.
Đến Lăng Cô rồi, không cần nhìn vết chữ sơn đã phai gần hết trên mái nhà ga đầy rêu ủ dột, Tòan cũng biết là đã đến ga Lăng Cô. Vì những nguời bán hàng ùa ra mời khách hàng mua những chai mắm sò, thứ đồ đặc biệt của địa phuơng. Nút chai làm bằng lá khô đã bịt kín không cho mùi mắm hấp dẫn bay ra, nhưng bên torng những vỏ chai trong suốt bằng thủy tinh, mắm sò ép sát vào nhau gợi thèm đến bữa cơm đậm đà và làm Tòan chảy nuớc miếng.
Tòan xuống xe với chiếc xắc tay nhỏ. Một con bé quần áo rách ruới đụng phải anh, chắn lồi bực thềm. Nó oang oang nói một tràng dài, cái câu mời khách quen thuộc nãy giờ anh đã nghe chúng nheo nhéo giống hệt nhau.
- Mua vài chai mắm sò đi thầy. Thứ thuợng hạng chính hiệu đây. Ở Lăng Cô mới có, vô trong Nam tìm mua không có đâu thầy.
Tòan mỉm cuời:
- Em mời khách vào Sài Gòn kìa, họ mang vô làm quà cho vợ con. Tôi xuống ga này, thứ này rồi tha hồ ăn ở đây thiếu gì.
Con bé bây giờ mới nhìn thấy cái xắc tay của Toàn. Nó bỏ vội anh, leo lên toa tàu, lời rao hàng khản giọng mất đâu đó trong tiếng cuời nói ồn ào của hành khách.
Một vài nguời vô ý chạm phải vai Toàn làm anh suýt ngã khi buớc vào ga. Anh cố tình không quan tâm gì đến điều khiếm khyết của mình, nhưng rốt cuộc, cái đó lại ám ảnh anh như thuờng lệ. Anh thấy mình rõ ràng buớc đi khập khễnh, chân thấp chân cao, mọi vật nhấp nhô không đều truớc mắt anh làm anh rịn mồ hôi trán. Anh cúi xuống nhìn chân mình hai ống quần rộng thùng thình, hậu quả của mấy tháng nằm ở quân y viện ốm hẳn nguời đi. Không biết có ai nhìn xuyên đuợc qua lớp vải quần của anh không, để tò mò khám phá thấy đùi bên trái tóp nhỏ lại thua sút chênh lệch so với chân phải, kết quả của một viên đạn xuyên thủng vào phía trên đầu gối chừng một gang tay.
Toàn liếc nhìn mọi nguời nhưng chặng ai buồn chú ý đến anh cả, hành khách xuống ga Lăng Cô cũng ít và chẳng mấy chốc, tàu hỏa hú còi xình xịch chạy. Viên xếp ga đưa tay lên vẫy chào về phía đầu máy rồi mệt nhọc quay vào phòng làm việc chật hẹp trong nhà ga. Tất cả đều bám đầy bụi bặm kể cả chiếc máy điện thoại màu đen to tuớng trên bàn. Tòan mong đừng có ai chăm chú nhìn anh cả, nhất là nhìn cái chân tật nguyền này, và anh yên tâm. Anh rời khỏi nhà ga khá mau lẹ, khỏi phải dáo dác tìm kiếm một ai bởi vì anh biết chắc chẳng còn ai đón mình.
Băng qua con đuờng cát lún đầy bụi rậm và cỏ dại hai bên, anh đi về phía xóm nhà nhỏ nằm xùm xít với nhau ở đàng kia, dọc theo bờ biển. Xóm tòan là những mái nhà lá xác xơ của dân cư làm nghề chài luới. Chỉ có một căn nhà gạch thấp nằm ngang đầu xóm, đó là văn phòng Xã truờng hay Quận truởng. Và còn thêm một căn nhà gạch mái đỏ thứ hai nữa, khá rộng hơn, có nhiều phòng và khỏang sân mát mẻ duới tàn cây trứng cá. Chưa đến nhưng tòan muờng tuợng nhìn thấy tấm bảng thiếc treo sơ sài trên cổng nhà, nét sơn thô kệch vụng về mấy hàng chữ truờng tiểu học Lăng Cô. Chính nó, chính mái truờng tiêu điều này là nơi gợi nhớ mênh mang cho một ngày trở về. Và anh đang buớc chân thấp chân cao khó nhọc lún trong cát bỏng, nhưng nguời như đang ngợp mát trong tiếng sóng biển dồn dập lại gần. Ba bốn năm xa miền biển này rồi, anh tự nhủ nếu mọi chuyện có đổi thay xa lạ thì cũng không phải là điều đáng kinh ngạc.
Cậu học trò mặt mày đen đủi gõ vào cửa phòng, rụt rè:
- Thưa cô Hiệu truởng, có khách hỏi cô.
Tiếng đàn bà nghiêm trang vẳng ra:
- Phụ huynh của em nào hả?
cậu bé liếc trộm nhìn Toàn rồi ấp úng trả lời:
- Thưa cô không biết ... ông này ... lạ hoắc ạ.
- Đuợc rồi.
Cánh cửa mở nhẹ. Cậu bé bỏ chạy đi chỗ khác, và truớc khi cánh cửa mở toang ra hết để Toàn có thể gặp lại chi Lục, anh cảm thấy một chút nôn nao vui thích trong lòng, thế là trong ba năm cũng có nhiều thay đổi, nhưng khá dễ chịu. Từ một cô giáo viên chánh ngạch chăm chỉ nhất, chị Lục bây giờ đã lên chức cô hiệu truởng truờng tiểu học. Điều dễ chịu nữa là cô giáo ấy vẫn chưa trở thành bà.
Chị Lục mở cánh cửa, mở lớn mắt ngạc nhiên rồi la lên:
- Trời ơi! Toàn đó hả?
Anh chỉ biết nhe răng cuời sung suớng, gật đầu mà không nói lên lời gì cả. Chị Lục chạy ra khỏi phòng, nét mặt rạn rỡ và có lẽ chị sẽ ôm chấm lấy Toàn nếu không có đám học trò đang kéo nhau ra về, reo đùa inh ỏi. Nhưng chị Lục cũng cầm lấy tay áo anh, kéo vào văn phòng. Thêm một thằng bé khác, cũng đen như cột nhà cháy, đang vòng tay quỳ gối quay mặt vào tuờng như một tìn đồ sám hối. Chị Lục vỗ đầu cậu bé:
- Thôi, lần này cô tha cho em. Mau về nhà ăn cơm đi. Nhớ lần sau mà bắt còng còng bỏ vào áo bạn cùng lớp là cô phạt nặng nghe không.
Thằng bé đứng phắt dậy, đầu gối đỏ lừ nhưng nét mặt sáng rực. Nó lí nhí cảm ơn chị Lục và cũng đủ thông minh để biết rằng mình đuợc tha vì cô Hiệu Truởng có khách, nó liếc nhìn Toàn một cái tỏ vẻ thân mật rồi vù mất.
Căn phòng làm việc của chị Lục cũng là văn phòng truớc kia của lão Hiệu truởng cũ. Ít có gì khác lạ, một tấm bản đồ Việt Nam treo trên tuờng và quả địa cầu xoay đặt trên bàn, chỉ thêm vài vỏ ốc láng bong làm đồ chặn giấy, chắc là của học trò biết chị.
Toàn ngồi xuống ghế, lặng lẽ nhìn chị Lục và chị thì cắn môi để khỏi nói lên lời cảm động run rẩy gì đó. Chị vẫn dịu dàng như thuở nào, mắt rơm rớm long lanh. Một lúc sau chị mới bình tĩnh hỏi chuyện Toàn. Anh nói từng tiếng ngắn:
- Cái chân…
- Sao?
- Bị trúng đạn… Tôi què rồi. Giải ngũ.
Chị Lục nắm chặt lấy tay Toàn
- Trời ơi… trời ơi…
và tòan thấy bàn tay anh lạnh uớt nuớc mắt.
- Thôi… Toàn không chết là may rồi. Tòan đuợc về là may rồi. Ở mãi đây nghe.
Anh mỉm cuời:
- Tôi viết làm gì ở đây? Không lẽ ăn bám vào chị.
- Đừng nói thế. Toàn dạy học lại như lúc truớc, tôi thu xếp cho Toàn một chỗ… và mọi chuyện như cũ, có gì thay đổi đâu.
- cái chân.
- Toàn!
- Truờng lăng Cô sẽ có một ông giáo què làm trò hài huớc cho học sinh. Chị muốn tôi làm huấn luyện viên thể dục không? Nhảy cao nhảy dài, chạy đua biểu diễn cho học trò xem… với một cái chân cà thọt.
Chị Lục im lặng cho Toàn nói lải nhải một hồi những lời cay đắng. Rồi chị đứng dậy, vẫn nghiêm trang và than mật tự nhiên như lúc truớc, chị dìu vai Toàn đi vào phòng trong. Cách văn phòng chỉ với một tấm màn vải, phòng riêng của chị Lục sạch sẽ ngăn nắp nhưng cũng có đôi chút bừa bộn của một nguời đàn bà độc than. Thau còn ngâm đồ giặt sủi bọt xà phòng trắng, vài chiếc áo cánh treo trên dây thép gai, bếp lửa gần với chân giuờng ngủ. Toàn còn nhớ truờng này có hai phòng học bỏ trống, đuợc chia ra cho vài ông và các cô giáo viên ở. Chị Lục hồi truớc cũng ở chung với một hai cô, nhưng bây giờ chị làm hiệu truởng nên lên ở đây một mình. Chị Lục nói:
- Toàn hãy nằm nghỉ một lát. Chờ đây rồi tôi đi chắt cho Toàn một trái dừa. Còn thích uống nuớc dừa không?
Toàn mỉm cuời, cảm giác yên lành ngập tràn nguời anh. Anh nhắm mắt lại, và ngủ mệt. Tiếng chị Lục êm ấm bên tai: Ngủ một lát đi cho khỏe… mọi thứ rồi sẽ như cũ.
Anh thiếp đuợc một chút rồi đầu óc tỉnh lại, nhưng vẫn còn váng vất, lao xao. Như cũ… truớc kia chị Lục và anh là đồng nghiệp than nhất với nhau, dầu chị lớn hơn anh vài tuổi. Chị dạy và coi sóc lớp Nhất, anh lo về lớp Nhì. Tụi học trò của anh nhỏ con hơn nên mỗi khi có trận bong đá giao hữu giữa hai lớp, lớp của anh thuờng bị thua hoài mặc dù anh cố tình ăn gian đôi chút khi đuợc làm trọng tài. Anh bật cuời. Có lần bong trúng ngực một thằng lớp nhất trong vòng cấm địa, anh bảo là trúng tay và phạt “pê-nan-ti”. Cầu thủ nhao nhao phản đối và kêu cứu, chị Lục từ ngoài sân chạy vào gây gỗ cãi cọ với anh, nhưng anh đã nóng mặt nhất định vẫn phạt đền để lớp anh có dịp gỡ huề. Nhưng rồi cái thằng nhóc chó chết, “vua phá luới” sang chói nhất của lớp nhì, run run hồi hộp quá nên đá mạnh bong bay lệch sang một bên rơi tuốt xuống biển. Rồi còn gì nữa... Anh bị gọi đi lính. Giã từ phấn trắng bảng đen, giã từ đám học trò quê kệch vẫn thuờng cùng thấy giáo bơi thi vui nhộn ngoài biển, giã từ chị Lục… những mùa hè êm đềm rạng rỡ ánh nắng.
Và anh đã trở về, như thế này đây, không phải hòan toàn vì mái truờng cũ và chị Lục, nhưng không còn một nơi nào để trở về nữa.
… Giờ khắc thong thả trong căn phòng tĩnh mịch. ANh mơ màng ngủ lại. Trong giấc mơ mệt nhọc của buổi trưa anh thấy mình vừa chạy vừ thở hào hển trên bãi biển, đuổi theo chị Lục. Chị ở truớc mặt anh một quãng ngắn nhưng anh không tài nào bắt kịp, cái chân què của anh như níu kéo lại, cuống quýt bối rối trong lòng cát. Anh đau đớn tuyệt vọng nhìn thấy khuôn mặt của chị Lục quay lại, đôi mắt nhìn anh chế giễu, bọn học trò chung quanh vỗ tay cuời cợt ầm ĩ… Rồi anh ngã xuống úp mặt uớt mồ hôi vùi trên cát nóng, mắt anh mờ đi, chao động, mơ hồ, hình anh chị Lục chốc lát bay xa như cánh chim trắng đi vào cõi vô cùng… Anh sợ hãi hét lên…
- Toàn!
Anh giật mình tỉnh dậy, Chị Lục đang ngồi xuống bên cạnh anh, tay chị đặt trên vầng trán tuơm đầy mồ hôi của anh. Chị ân cần dìu anh ngồi dậy, đưa cho anh một ly nuớc dừa, đá lạnh bốc hơi lấm tấm ngoài lớp thủy tinh. Anh uống ừng ực một hơi ngon lành, mát mẻ sảng khoái làm anh dịu lại đôi chút. Anh nhìn ra khung cửa sổ, một vài ngụm mây trắng trên nền trời chiều, màu xám buồn rầu nhưng êm ả, anh ngẩng đầu dậy:
- Chiều rồi. Sao chị không dạy học?
- Thứ bảy, Toàn không nhớ gì đến ngày tháng nữa à.
Anh ngồi dậy. Anh định đi một vòng quanh bờ biển nhưng lại thôi. Ahh lục lạo một xấp bài tập của học sinh, đọc bang quơ.
- Toàn có thích đọc truyện kiếm hiệp không? Ở lăng Cô thì chỉ biết thuê mấy thứ vớ vẩn đó đọc cho đỡ buồn.
Anh lắc đầu. ANh tìm thấy duới gầm bàn của chị Lục cuốn sách Truyện cổ Nuớc Nam, giấy vàng xỉn, trên bìa rách mềm tả tơi có dán tấm nhãn đề chữ: Sách đọc thêm cho học sinh… thu viện truờng tiểu học Lăng Cô và một con dấu đỏ lờ mờ. Anh nói với chị Lục:
- Thôi đọc cái này vui lắm.
Chị Lục cũng bật cuời. Chị nói:
- Tôi làm cơm chiều đây. Lát nữa Toàn tha hồ ăn bữa cơm nhà quê xứ biển. Học trò mới đem lại cho mấy con cá ngừ tuới lắm…
Chị mở cánh cửa
- Có lẽ phải chạy đi mua mấy chục bánh tráng.
Khi chị Lục đi ra khỏi phòng, Toàn lật những trang sách nhưng không đọc đuợc gì hết. Anh liếc cái mục lục một loáng rồi đặt cuốn sách vào chỗ cũ. Căn phòng đã tối nên anh đứng dậy, thắp ngọn lửa đèn măng sông. Anh đã quen với thứ đèn này một thời nên anh khêu sáng ánh đèn dễ dàng. Màu vàng lung linh, đáng lẽ phải làm căn phòng nóng bức, nhưng nhờ những ngọn gió biển thổi vào qua cửa sổ mở toang, không khí trở nên dịu ngọt và ấm áp.
Cửa sau nhà bếp của chị Lục mở ra là bãi cát của bờ biển, vài gốc duơng rũ là xuống mái nhà và đem lại một ít bóng mát cho những buổi trưa vắng. Nhưng bây giờ đã chiều, mặt trời chỉ còn lại một đốm đỏ sắp lặn mất ngoài chân trời, ở đâu cũng toàn là bóng mát, cát không còn nóng ran duới chân nguời.
Chị Lục trải một tấm vải dầu trên cát, bữa cơm chiều đuợc dọn ra trong cơn gió biển thoang thoảng thổi vào làm tóc chị bay rối một vài sợi, nhưng không đi những giọt mồ hôi vì bếp lửa. Bữa cơm thịnh soạn cho hai nguời. Nhất là đối với Toàn, mấy năm nay ăn toàn là cơm sấy khô hoặc chỉ đuợc nấu chin vội vàng trong những chiếc thùng đen đo bẩn.
- Quấn với bánh tráng mới ngon Toàn à.
Chị Lục nhùnh bánh tráng sơ sài vào nuớc cho bánh hơi mềm một chút. Chi mở nồi cá ngừ kho, mùi thơm bôc lên, những khoanh cá chin ngã sang màu nâu tỏa đầy khói. Chị Lục làm cho Toàn cuốn đầu tiên. Rau sống, cá ngừ, rau muống tuơi chẻ nhỏ đuợc tràn vào nhau, quấn trong bánh tráng mỏng. Anh cầm lấy, nhúng vào nuớc chấm đuợc làm bằng nuớc cá hòa với những trái ớt dầm nát thành từng mảnh, hột ớt lấm tấm. Anh cắn một cuốn bánh tráng ngon lành, mùi thơm nồng của loại cá biển tuơi, mát mẻ dòn tan của rau xanh, mặn mà của nuớc cá và vị ớt cay cay…Gió biển lại thổi lồng vào sống lưng lạnh mát, làm khô đi hơi nóng vừa bốc lên một chút trong nguời vì anh hau háu ăn không ngừng nghỉ.
Chị Lục tỏ vẻ thích thú, thỉnh thoảng chị lại mỉm cuời và khẽ nuốt nuớc bọt thèm thuồng nhìn anh. Phần chị,chị đã quá quen với món ăn này rồi. Chị ăn chậm rãi bình thuờng và tay bận bịu đậy nồi cá để giữ hơi nóng, thấm nuớc cho bánh tráng hay xắn thêm một vài trái ớt xanh dòn. Anh mãi miết ăn, không còn hơi sức đâu mà nghĩ đến cái chân què của mình nữa. Chị Lục mở nắp chai bằng một cái khoen đinh trên cánh cửa. Chị nói:
- Ở đây chỉ có bia Quân tiếp vụ thôi, họ lại hết đá rồi.
Anh gật đầu. Bia hơi đắng nhưng vẫn nồng, cay xé trên luỡi như mùi ớt. Anh đưa chiếc ly cạn một nữa cho chị Lục.
- Chị uống một ít đi. Thứ này nhẹ lắm.
Chị Lục vấn mái tóc lại rồi cột bằng một sợi dây cao su. Mắt chị long lanh.
- Uống lỡ say rồi sao. Tôi đâu biết uống ruợu.
- Có sao đâu, mai là chủ nhật mà.
Chị Lục cầm lấy ly bia, chị bỗng nhìn bâng quơ ra ngoài biển.
- Ờ... mai chủ nhật, thích thật. Mọi khi tôi sợ ngày chủ nhật lắm, học trò nghỉ hết mình không có chuyện gì làm cả. Bây giờ có thêm Toàn mới vui.
- Có ‘chuơng trình’ gì vui không ?
- Trời ơi, ở đây mà có chuyện gì đuợc. Nhưng mai tôi ra chợ sớm. Tìm một ít mực tuơi về luộc ăn với nuớc tuơng. Không biết mùa này có ‘nuốc’ không... ‘nuốc’ ăn mát lắm, chấm với ruốc ớt thì buổi trưa lại càng thích, vừa đổ mồ hôi vừa ăn.
Anh nhìn chị Lục, mìm cuời khuyến khích. Chị Lục nhắm mắt uống một hớp bia, rồi nhìn quanh như sợ có ai bắt gặp, nhất là mấy cô cậu học trò vẫn thuờng ngoan ngoãn nghe chị nghiêm trang giảng bài uống ruợu tai hại như thế nào.
Nhưng giờ đây, chiều đã xuống trên xóm vắng, ngọn đèn dầu vàng rực đã thắp lên trong những mái nhà lá, mọi nguời đều xúm xít bên mâm cơm, đâu có ai ra dạo mát ngoài bãi biển nữa, và nếu có cậu bé nào nghịch ngợm ham chơi nhất, thì chắc cũng chỉ đang nhảy nhót ở một khoảng cát nào xa tít, nó đâu muốn lại gần truờng học, một tuần phải đến đây sáu ngày là cũng đủ ngán quá rồi.
Mặt chị Lục đỏ ửng nhưng chị lại uống thêm một hớp. Anh nhìn thấy long lánh bia vàng chảy vào môi chị, mắt nhắm và đôi long mày hơi nhíu lại. Và chị trả lại chiếc ly cho anh, với một nụ cuời thắm thiết. Nhưng có lẽ là anh đã tuởng tuợng quá nhiều nụ cuời của chị. Trời đã tối quá rồi, anh chỉ nhìn đuợc lờ mồ khuôn mặt chị, chỉ có đôi mắt sáng là thấy rõ ràng lắm. Ánh đèn hắt ra từ song cửa bếp. Giọng nói của chị Lục nhỏ lại như vỗ về:
- Ngày mai là chủ nhật, tôi sẽ ….
Vâng, anh biết. Ngày chủ nhật. Ngày nghỉ ngơi, rộng rãi thời khắc dịu dàng và êm đềm như một dải lụa mềm mại trải dài ra. Ngày còn làm lính, anh không biết phân biệt ngày nào với ngày nào. Chỉ nhớ ngày phát luơng và ngày hết tiền cách đó không đầy một tuần. Chỉ lo lắng ngổn ngang vào ngày lên đuờng chuyển quân và nôn nóng chờ ngày chấm dứt cuộc hành quân, trở về. Nhưng ở đây, biển Lăng Cô, truờng học và chị Lục. Một ngày chủ nhật...
Anh ra biển vào lúc nắng đã lên rực rỡ trên mặt nuớc. Biển Lăng Cô khong phải là một thắng cảnh danh tiếng, tấp nập du khách như một vài nơi khác. Ở đây, sóng rì rào lặng lẽ. Ngoài khơi cảnh mênh mang tịch mịch, lác đác những thuyền buồm đánh cá. Bãi cát cũng vắng nguời, một vài đứa trẻ con lội nuớc đuổi bắt nhau đàng xa cuối xóm chài luới. Anh ngồi xuống một đụn cát âm ấm. Tiếng chị Lục đằng sau :
- Mấy năm rồi, thấy có gì lạ không ?
- Đâu biết đuợc, bề ngoài thì muôn đời vẫn như thế.
Biết bao biến chuyển tàn tạ, sinh thành trong lòng sâu của biển cả từng mội phút giây. Nhưng làm sao anh biết đuợc. Anh chỉ nhìn thấy bộ mặt bên ngoài lúc nào cũng lững lờ bất động của mặt biển.
Đằng kia, về phía tay phải là một chỗ biển cạn, nhỏ hẹp, gọi là Đầm,nằm trong lòng trũng sâu sát với ven rừng và ngọn núi cao sừng sững của dãy Truờng Sơn. Anh theo dõi những chiếc xe hàng như những hộp diêm bé tí nối đuôi nhau bò lên đỉnh núi. Con đuờng đèo Hải vân, hay Ải Vân, trời đất chỉ chan hòa mấy trắng sa thấp cùng biển cả. Hay là Quan Ài cheo leo cao ngất thấu đến mấy từng mây ?
Bỗng chốc, anh mơ hồ nghe tiếng còi tàu yếu ớt nhỏ nhoi như trong tuởng tuợng. Từ phía nhà ga Lăng Cô, những toa tàu chậm chạp đàng xa xa, trông như luớt nhẹ chứ không phải là nghiến bánh trên đuờng rầy, từ từ chui vào lòng hầm Sen, đục thủng chạy xuyên qua dãy núi. Khi con tàu như bị nuốt chửng đến toa cuối cùng, anh còn kịp thấy một cụm khói nhỏ gió thổi tạt nguợc chiều, bay loãng rồi tan đi mất biệt. Ngày hôm qua, vào giờ này, có lẽ anh cũng có mặt trên chuyên tàu đó. Anh lẩn bẩm :
- Chuyến tàu chỉ ghé ga Lăng Cô ... rồi tiếp tục đi, qua biết bao nhiêu bãi biển, ven rừng, đồng bằng, qua những quê làng là thành phố. Tam Quan, tam Kỳ, Bồng Sơn, Diêu Trì, Nha Trang, Sài Gòn... rồi lại lên đừờng...
- Tòan định đi đâu nữa ?
Tiếng chị Lục sau lưng, anh không quay đầu lại nhưng vẫn biết rõ chị đang đến gần. Khi chị ngồi xuống bên cạnh, anh nhận thấy tóc chị hôm nay buông rũ trên vai, làn da tuới sáng như đang hớn hở đón lấy một buổi sớm mai rãnh rang và tốt trời.
Tòan đưa tay chỉ cho chị Lục nhìn về phía đuờng đèo xa, nhưng bây giờ không còn bóng dáng một chiếc tàu hỏa nào nữa. Thật lâu sau câu hỏi của chị, anh mới trả lời :
- Không biết, nhưng chắc là phải đi. Ở lăng Cô, không có một chỗ nào cho tôi cả.
Giọng chị ân cần :
- Đừng, Toàn. Đừng đi đâu nữa. Toàn không thích dừng lại ở một nơi nào sao ?
Anh im lặng nhìn về phía nhà ga. Chị Lục nói tiếp. Tuần nào đến chủ nhật là bỏ truớng phóng về Huế luôn mấy ngày. Ông Hiệu truởng cằn nhằn hoài, tôi phải dạy thế cho Toàn biết bao nhiêu lần...
Chị Lục cuời :
- Trong truờng, Toàn là ông thầy giáo bê bối nhất đó. Bây giờ phải thay đổi đi chứ.
Anh cũng mỉm cuời, mơ màng nhớ đến phòng học buổi trưa có ngọn gió biển thoang thoảng thổi vào, anh gần như đứng giảng một mình trong khi bọn học trò ngủ gục hơn một nữa lớp. Anh còn nhiều kỷ niệm duới mái truờng này quá. Và kỷ niệm đẹp chính lá điều làm anh lo âu, vì biết rằng mình sẽ không bao giờ xây dựng lại đuợc những gì tuơng tự như thuở truớc.
Có tiếng cuời đùa của bầy trẻ con đuổi bắt nhau từ xóm chài luới làm Tòan và chị Lục đều giật mình.Chị Lục có vẻ bối rối, dầu sao thì hai nguời nãy giờ đã ngồi sát bên nhau trên bãi cát vắng vẻ, và bất cứ một đứa nào trong xóm này, nếu đến tuổi đi học là đều biết mặt cô Hiệu truởng nghiêm trang đáng kính của chúng.
Chị Lục đứng dậy, chậm rãi đi xa hơn. Toàn khập khiễng theo chị. Không ai nói với ai, nhưng có lẽ cả hai đếu có ý định tìm một nơi tránh xa tất cả những đôi mắt tò mò của dân cư trong làng. Họ đều quên Toàn, ở đây không còn ai nhớ mặt ông giáo viên này nữa. Họ sẽ nghĩ rằng đây là một gã đàn ông lạ mặt, từ một nơi xa nào đó ghé lại Lăng Cô, đêm vừa qua đã ngủ trong nhà của chị Lục, và sáng sớm, hai nguời đã sánh vai dạo chơi trên bãi cát vàng hoang vắng. Nhưgn hôm nay là chủ nhật, bọn trẻ con đuợc nghỉ học đều ùa ra bãi biễn nghịch cát, té nuớc hay sữa sọan leo lên thuyền của cha mẹ chúng bắt đầu ra khơi đánh cá. Không còn một chỗ hoàn toàn vắng vẻ cho hai nguời.
Chị Lục và Toàn đành phải về truờng. Bây giờ chỉ có sân truờng và những lớp học là nơi tĩnh mịch nhất, trái với sáu ngày vừa qua trong tuần. Khi đi qua hành lang vắng, Toàn chợt dừng lại ở phòng cuối cùng, trên cánh cửa đóng kín vẫn còn treo tấm bảng nhỏ cũ kỹ : Lớp Nhì. Toàn nắm lấy một chốt cửa, bồi hồi nguớc nhìn chị Lục. Chị hiểu ý, cầm xâu chìa khóa, lựa một chiếc mở cửa. Thiếu ánh sáng, trong phòng mớ tối. Những bức tranh cắt từ báo dán trên tuờng đã thay đổi, lúc truớc Toàn chỉ thích treo tranh phong cảnh, bây giờ là hình những bầy thú lạ mắt của rừng già Phi Chấu : cá sấu, ngựa vằn, sư tử... Trên góc của tấm bảng đen, còn mấy nét phấn trắng ghi sĩ số học trò trong lớp, hiện diện và vắng mặt.
Tự dưng Toàn cảm thấy thích thú. Anh leo lên đứng trên bục gỗ, mân mê một thỏi phấn trắng trên tay. Chị Lục ngồi vào hàng ghế đầu tiên, cố nén cuời để giả vờ làm một cô học tró chăm chú nhìn lên bảng. Lớp học chỉ có một thấy và một ‘trò’, Toàn chợt muốn đùa nghịch. Anh đằng hắng giọng, sửa lại cổ áo rồi nghiêm trang nói lớn :
- Trò Nguyễn Thị Huyền Lục
Chị Lục đỏ mặt, nói nhỏ :
- Toàn còn nhớ cả tên họ tôi à ?
Anh không trả lời, giả vờ nhíu mày, kêu lớn hơn :
- Nguyễn Thị Huyền Lục !
Chị Lục bậm môi, lên tiếng :
- Có mặt.
- Lên bản mau, coi trò có thuộc bài Việt Sử không.
- Thưa thầy, đêm qua... em phải khâu luới dùm cho ba em nên em quên học bài.
- Ze-ro ! thôi bây giờ lên bảng làm toán.
Chị Lục mỉm cuời, rón rén cầm viên phấn đứng truớc bảng đen chờ đợi. Toàn cố nặn óc để nhớ lại một đầu đề toán vì anh đã quên hết, có lẽ bây giờ anh là một tên học trò dốt nhất chứ đừng nói gì đến chuyện làm thấy nữa.
Anh chậm chạp nói:
- Nghe cho kỹ để chép đầu đề: một chiếc xe hơi và một chiếc tàu hỏa chạy nguợc chiều với nhau. Tốc độ của tàu hỏa là … viết đi chứ…
Chị Lục viết nguệch ngoạc trên bảng: Toàn đừng ờ trên chuyến tàu đó, nghe không…
- …năm muơi cây số một giờ. Tàu khởi hành vào lúc tám giờ sang…
Những nét phấn của chị Lục tiếp tục, làm như ngoan ngõan chép đúng lời nói của ‘thầy’, nhưng dĩ nhiên chị chẳng hề chú ý đến bài toán về vận tốc bậc tiểu học đó làm gì, chị đang làm bài toán gây go riêng biệt của đời chị. Trên bảng đen, thêm một dòng chữ khác: Tàu sẽ khởi hành một mình nó, Toàn đừng đến sân ga nữa…
Toàn thẩn thờ nhìn những chữ viết của chị Lục mặc dù miệng anh vẫn tiếp tục đọc đề toán một cách máy móc, cuối cùng anh lẩm bẩm nói:
-… hỏi hai xe gặp nhau trên đuờng lúc mấy giờ?
Chị Lục có vẻ ngần ngại một lát, chị khẽ liếc nhìn Toàn rồi run run viết … tôi và Toàn đã gặp nhau rồi. Không phải lúc mấy giờ mà là gặp nhau suốt đời, bên nhau vĩnh viễn, Toàn…
Toàn đứng sững nhìn chị Lục. Chị đã đánh rơi viên phấn, hai tay chị run rẩy nắm chặt vào nhau, môi mấp mấy và đôi mắt gần như sắp ứa nuớc mắt. Chị có vẻ như một cô học trò nhỏ chịu bí truớc bài toán khó, khổ sở truớc đôi mắt nghiêm khắc của ông thầy.
Chị Lục bỗng khóc, chị quay đi định lau những dòng chữ nồng nàn trên bảng nhưng Toàn đã nắm tay chị lại. Bàn tay chị nóng hổi và lấm tấm mồ hôi. Cả hai ôm lấy nhau như mê man. Nuớc mắt chị Lục uớt lạnh ngực áo anh, cùng với mùi huơng dịu ngọt từ tấm thân đàn bà mềm ấm như gối chăn trong một đêm đông mưa bão. Anh và chị Lục san sẻ cho nhau đôi môi uớt đầm đìa rạo rực. Lớp học tối và nóng bức, nụ hôn mang vào biển xanh và gió lộng khơi nguồn nầm sống.
***
Chiến tranh vẫn chưa chấm dứt đối với một kẻ đã giải ngũ. Nhất là với một con nguời tật nguyền như Toàn, dầu anh vẫn còn đứng vững trên đất, vẫn còn đi đuợc không cần chiếc nạng gỗ, nhưng thỉnh thoảng, hình bong cái chân hằn vết sẹo thóp nhỏ cứ lởn vởn truớc mặt anh.
Đêm nay, anh thấy sự tàn tật của mình rõ hơn lúc nào hết. Ngọn đèn vàng trong phòng của chị Lục tắt sớm, chỉ còn bong tối rạo rực của nhiệt tình. Tóc chị sổ tung trên gối, mắt nhắm nghiền trong hơi thở dồn dập và tấm than của Toàn cuống quýt trên nguời. Chị kêu lên những tiếng rời rạc vô nghĩa, là nguời trao phó trong tay Toàn. Dần dần, anh khám phá da thịt của chị sau làn vải áo, từng chút một, từng hàng nút đuợc tách ra nhẹ nhàng, đầu ngực trần mát ruợi hơi uơn uớt mồ hôi duới bàn tay vuốt ve của anh. Đến khi tất cả những mãnh áo quần của hai nguời vứt bỏ bừa bộn trên sàn nhà, anh háo hức ôm siết lấy thân thể đang rung động của chị Lục duới than nguời anh… và lúc đó … ngay giây phút cuối, ngay truớc cánh cửa hoan lạc sắp mở ra, anh chợt chết lặng nguời, than thể chợt trơ lì nhạt nhẽo…
Chính tại nó, cái chân. Mồ hôi nóng bức khó chịu tuôn sau cổ anh nhột nhạt, anh cắn môi cố quên nó đi, cố vùi đầu điên cuồng trong tóc tai và trong đôi môi hé chờ của chị Lục, nhưng không thể nào đuợc nữa. Sảng khoái nguội lạnh dần, cảm giác lo lắng lẫn đau đớn ngập tràn nguời anh như một gáo nuớc lạnh buốt, dập tắt da thịt đang nồng cháy. Anh nằm buông xuôi nguời, nhắm mắt lại, lắng nghe từng hơi thở, và cuối cùng, không dằn đuợc sự thúc đẩy gần như ma quái, anh nghiêng đầu ra đằng sau để nhìn cái chân của mình. Anh sợ hãi khi nhìn thấy cái chân xấu xí thóp nhỏ như chân một đứa trẻ nít. Phất phơ như một sợi rong, có vẻ lủng lẳng như không lien hệ gì với thân thể, vết sẹo láng bó với đuờng khâu sù sì nổi lên trên da thịt. Anh không rời mắt đuợc khỏi cái chân tàn tật đó nữa, anh mở lớn mắt nhìn trừng trừng, rồi anh bắt gặp đôi mắt chị Lục mơ hồ nhìn anh như có vẻ ngạc nhiên, nhưng anh có cảm tuởng nhận thấy những dấu hiệu ghê tỏm trong ánh mắt chị.
Anh bàng hoàng buông vội thân thể chị Lục, ngồi vụt dậy, cúi đầu giấu trong hai bàn tay, bật khóc. Những sợi tóc của chị Lục mơn man trên lưng anh, chị vòng tay qua cổ anh, miệng ghé bên tai anh thì thầm dịu dàng:
- Sao thế, Toàn?
ANh vẫn cúi đầu lặng thinh. Chị Lục ôm lấy nguời anh nhè nhẹ, má chị tựa sát trên lưng anh và thỉnh thỏang chị hôn vào đuờng rãnh chạy dài của sống lưng anh làm anh hơi rung mình. Giá mà vào một lúc khác, chắc anh sẽ thích thú vì những cái hôn nghịch ngợm của chị, nhưng lần này anh chỉ thấy đau xót thêm. Anh úp mặt trên đầu gối của cái chân tật nguyền, cả than thể duờng như dần dần co rút tê liệt, không còn tuân theo ý muốn của anh nữa.
Vết thuơng cũ đã lành, nhưng mỗt liều độ duợc giờ đây đột ngột tác hại khắc cơ thế và đầu óc, chói lòa truớc mắt anh …
Cái chân què quặt còn làm lien tuởng tới những việc điên cuồng mà anh đã làm khi ở giữa hỏa ngục của chiến truờng. tất cả như một màn luới đen dày đặt trói buộc tâm hồn làm nguời anh rũ ruợi và đầy những cảm giác nhờm gớm. Anh ớn lạnh run rẩy…Hình như nuớc mắt của chị Lục đang thấm uớt trên vai anh, chị rụt rè vuốt ve nhưng nguời anh đã như một vỏ cây già rã mục. Anh chán chuờng khổ sở thêm, chị Lục bàng hoàng khi anh vùng mạnh hất vòng tay của chị đi để đứng vụt dậy. Anh ôm đống quần áo vội vàng vào nguời, mở cửa ra phòng truớc.
Biển đêm không ào ạt như buổi chiều. bây giờ mênh mang với ngàn sao nhỏ lập lòe như những hạt ngọc , tiếng song đều đều âm u. Anh tỉnh nguời, dễ chịu đôi chút trong làn gió mát. Anh đứng một mình trên bãi cát, thầm nghĩ mình chẳng bao giờ đi vào một mái nhà, một căn phòng nào đuợc nữa.
Mặt trận, chiến tranh, sung đạn, máu, mồ hôi…Đau đớn yếu đuối và hung dữ thù hận… Những cái đó chưa thực sự chấm dứt đối với anh.Chúng vẫn chưa chịu chết tiệt hẳn mặc dầu bây giờ anh đang ở thật xa nơi chốn đầy thuốc sung, chúng vẫn còn âm ĩ lúc nhúc trong nguời anh như một thứ vi trùng độc địa.
- Toàn!
Chị Lục kêu lên một tiếng rồi đứng khóc bên song cửa. Chị không dám chạy ra khỏi phòng theo anh vì tóc chị đang rũ ruợi sổ tung, vành mắt đỏ hoe và ánh sang, hôm nay là thứ hai, một vài đứa học trò đi sớm đã bắt đầu đến truờng. Chị phải trở lại với công việc, với bột mặt nghiêm khắc lạnh lung của một cô Hiệu truởng.
Tòan lầm lũi đi từng buớc nặng nhọc trên bãi cát lầy, chiếc xắc tay nhẹ đe trên vai nhưng nguời anh vẫn cảm thấy nặng như chì, anh huớng về phía sân ga Lăng Cô. Một lát nữa sẽ có tàu hỏa từ Huế ghé lại đây, anh sẽ ngồi trong một toa tàu,và như thế là vĩnh biệt bãi biển vắng này với ngôi truờng nhỏ, hình ảnh chị Lục cũng như một giấc mơ ngắn đã tan tành.
Nhà ga thưa thớt nguời, Toàn mua một vé vào Nam, đến trạm cuối cùng. ANhngồi một mình nhìn trên băng ghế lạnh,nhớ lại đêm vừa qua. Đêm dài tăm tối cho anh, một kẽ htuơng binh không phục hồi đuợc cuộc sống bình thuờng, tâm hồn và cơ thể chết khô vô vị truớc trái cây ái tình xanh tốt. Anh là một nguời đàn ông bất tòan, vô dụng, anh không đem lại gì đuợc cho chị Lục, món quà yêu thuơng đã thất lạc, chỉ mang nặng quà tặng của chiến tranh, thuơng tích và quá khứ.
Có tiếng còi tàu vang lên trong bầu không khí lặng lẽ của buổi sáng. Đòan tàu từ xa tiến đến chậm chạp rồi dừng lại truớc nhà ga. Vài hành khách buớc xuống. Đợi một lát sau, Toàn khập khểnh leo lên toa tàu. Một nguời nào đó chen lấn chạm vào sau lưng Toànlàm anh bự mình quay lại, định càu nhàu. Nhưng một cánh tay đột nhiên bị giữ chặt, anh ngạc nhiên…chị Lục. Chị đã đến sân ga từ hồi nào, mặt chị uớt đầy mồ hôi hay nuớc mắt, hơi thở gấp gáp sát mặt Toàn. Anh đứng lại duới bục cửa của toa tàu, lặng thinh cuối đầu truớc chị Lục. GIọng nói của chị vang lên nho nhỏ, bao dung lẫn cầu khẩn:
- Toàn, hãy ở lại với tôi. Tôi…không thể không có Toàn đuợc…
Anh quay mặt đi, run rẩy:
- Tôi chỉ là một nguời tàn tật… Tôi không thể…
Chị Lục ôm cánh tay Toàn, nhẹ nhàng dìu anh đi. Chị bất kể những ánh mắt tò mò của đám hành khách đang nhìn hai nguời. Từ truờng học vội vàng đến sân ga, chị cũng không kịp phục sức tuơm tất như thuờng lệ cho xứng với một cô Hiệu truởng. Bên ngoài bộ áo quần ngắn mặt trong nhà, chỉ một chiếc áo choàng rộng đã sờn cũ.
Tòan nhắc lại lời nói của anh, giọng anh ấp úng như một cậu bé con, chị Lục lắc đầu ôn tồn và âu yếm:
- Tôi cũng thế… Tôi cũng sẽ trở nên một nguời tật nguyền thiếu thốn nếu mất Toàn.
Toàn thấy nguời đuợc đôi chút ấm áp, hình như thân thể anh, cả cái chân què nữa, bỗng dưng trở nên nhẹ nhàng. Chị Lục tiếp tục dìu Toàn đi dần xa con đuờng sắt, giọng chị thủ thì bên tai anh, như một nguồn suối ngọt:
- Toàn và tôi, chúng ta cần có nhau…
Bây giờ anh có thể quay sang nhìn thẳng vào đôi mắt chị Lục, anh sung suớng bồi hồi khi đuợc tận huởng màu mắt lóng lánh ngập tràn yêu thuơng.
Chị Lục nói đúng, chúng ta cần có nhau, cả hai cần trao gởi hết long và chia sẻ quả ngọt suýt rụng rơi mất hút vì một lần giã từ nông nỗi. Có vị danh y nào, liều thuốc tiên nào cứu chữa đuợc vết trọng thuơng sâu đậm ngay chính trong tâm hồn.? Sao cho bằng chính hai kẻ tật nguyền cùng góp sức xoa dịu vết thuơng cho nhau. Và làm sao anh có thể chạy trốn chính mình suốt đời đuợc. Trong anh, một con nguời dằn vặt sẽ truy nã một con nguời đầu hàng yếu đuối đến ký cùng.
Khi địa ngục đã xây huyệt trong long nguời, còn có cách nào khác hơn là phải dấn mình dập vùi trong địa ngục, chịu tuốt da một lần tối hậu qua hành lang nhỏ hẹp dầy gai góc, để đạp tung cánh cửa mở huớng về trần gian tuơi đẹp.
Còi tàu đã hú lên vài hồi, hai hàng bánh sắt từ tứ lăn trên đuờng rầy, để lãi một chút mùi khói than cay cay trong không khí. Và đúng như những dòng phấn trắng của chị Lục đã viết trên bảng đen, không có Toàn trên chuyến tàu ra đi vô định đó.
Lần này, Toàn choàng tay lên vai chị Lục, những buớc chân của anh chậm rãi nhưng cuơng quyết nguợc chiều với sân ga mãi mãi.
- Mình về thôi, Toàn. Bữa nay vì Toàn mà tôi đã bỏ một buổi nói chuyện sang thứ Hai đó. Rồi mấy anh đồng nghiệp sẽ xì xầm, Tòan phải… đền cho tôi cái gì đi…
- Tôi sẽ tìm mấy cái vỏ ốc, áp vào tai, sẽ đuợc nghe rất nhiều bản tình ca.
Chị Lục mỉm cuời. Giờ đây với một nguời thuơng luôn gần gũi bên cạnh, Toàn sẽ đổi khác, sẽ lành mạnh, sẽ dứt khóat hẳn với những ám ảnh bệnh họan trong nguời Từ hôm nay cho đến ngày mai hồng sang sủa đó, một cuộc chiến mới đã mở ra đối với Toàn. Không súng đạn, không ảo tuởng, không một mệnh lệnh, anh sẽ hoàn toàn tự do tiến buớc trên mặt trận cuối cùng này.
Feb 16, 2006
Đừng Đến Sân Ga
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment