Dec 17, 2006

Biển Đời Người



Bim mười lăm tuổi, người lép kẹp như con cá măng, mùa lạnh thì mũi lúc nào cũng ướt. Vậy mà cô Hạnh cứ làm như con cô là tiên. Mỗi lần tôi đến, cô lại trách: " Vì mày mà sau này em Bim không đi thi hoa hậu được. Lớn lên lo mà đền cho nó" . Tôi rụt cổ, gãi tai, biết là cô đang muốn nhắc đến những cái sẹo to trên người Bim. Mẹ tôi bảo: " Một cái là do Măng rủ nó trèo cây đào. Một cái là Măng chơi u, xô nó té từ trên gác xuống. Một cái là do cô Hạnh sai Măng bưng bát canh, đi đến cửa nóng tay quá Măng hắt tung vào người nó" . Nghe kể, tôi ân hận. Thật may là Bim chẳng trách bao giờ. Cứ thấy tôi là Bim nhảy lê: " Anh Tuấn, cho em hai ngàn đi chơi điện tử" . Thế rồi, bẵng đi một dạo, mỗi lần tôi sang, Bim lơ đẹp. Tính tình khác, thân thể cũng khác xưa, cao hẳn lên, ngực lờ mờ hai chóp tròn mềm mại sau tấm áo.

Trời mưa đột ngột xối xả vào xế trưa. Đến chiều, con nước dâng nhanh chẳng mấy chốc ngập lòng đường, tiến vào nhà, treo lên phủ ngập giường chiếu. Cả vùng thành nội ngập tràn nước trắng xoá. Bơi đến trước sân, tôi cố vượt dòng tiến vào sát cửa. Cửa đóng, lại cài then phía trong.

" Bim ơi! Bim ơi!" . Tôi cố gào át tiếng mưa. Tiếng Bim khóc nức nở gọi mẹ trong nhà vọng ra. Cố sức day cửa không được, tôi đành gắng trèo lên mái nhà dở ngói, lần xuống. Bim ngồi co trên bàn, thấy người leo vào nhà thì hét toáng lên, sau đó nhận ra tôi. " Anh Tuấn! Em tưởng kẻ cắp sợ quá. Mẹ bảo đóng cửa, ai gọi cũng đừng mở" . Tôi lội đến gần Bim: " Đồ ngu. Khi mẹ dặn thì trời chưa lụt" . " Mẹ về ngoại từ sớm chưa về, có sao không anh ơi" . " Mẹ không quay lại vào giờ này được đâu. Nước lên nhanh lắm, công an cấm không ai được vào cổng thành" . " Sao anh vào được?" . " Trèo qua mặt thành. Anh mà không tới kịp, nước lên ngập đầu thì Bim thành bèo" . Mới trao đổi có mấy câu, nhìn lại, nước đã vượt quá lên mấy tấc. " Trèo lên gác thôi em" . Bim đứng dậy, nhưng sụm xuống, hai chân tê cóng vì ngâm nước lạnh. Tôi cầm hai tay Bim, kéo vòng qua cổ: " Bám chặt lấy, anh cõng" . Tôi trèo từng bậc một lên thang, một tay quàng ra sau giữ cho Bim khỏi rơi xuống nước...

Trời sập tối, hai đứa ngồi thu lu trong gác hẹp. Tôi sợ nước lên nữa không còn lối thoát, thò tay lên dở ngói, bẻ một khoảng rui lớn, phòng có nguy thì trèo qua mái nhà. Bim khóc rấm rứt một lúc rồi thiếp đi. Hơi thở Bim nóng như sôi phập phồng qua má tôi. Bim sốt rồi. Tôi hốt hoảng. Trời tối thui, chỉ nghe tiếng mưa ào ào trên mái, sát bên tai.

May sao trên gác có tấm chăn cũ. Tôi lần lần cởi chiếc áo ướt cho Bim lấy chăn quàng lại. Cả đêm tôi ngồi ôm cô bé như ôm món quà gói kỹ trong chăn. Cầu cho trời mau sáng, lại cầu cho đêm cứ dài mãi ra vô tận. Sờ thấy áo khô, lại mặc vào cho Bim, trời tối, tôi chẳng nhìn thấy gì, cũng chẳng dám chạm mạnh, vậy mà người cứ run run. Bim thì cứ mê sảng, hết gọi mẹ lại đến sợ chuột.

Mãi đến trưa mai, nước mới xuống. Cô Hạnh thuê đò chống vào đến ngõ, thấy nước ngập tràn đến mái nhà, cô khóc váng lên: " Con ơi là con" . Thấy tôi thò đầu ra khỏi lỗ ngói, cô trợn tròn mắt như quỷ thần. Tôi bơi ra, kéo đò vào, chỉ cho cô Bim nằm mê man. Cô lại khóc rống lên, lần này vì mừng. " Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. Măng ơi! Tao cho mày con Bim" .

Hai ngày sau, Bim tỉnh lại. Cô Hạnh đút cháo. Nằm trên giường, Bim bảo: " Anh Tuấn phá mái, bẻ rui nhà em, em bắt đền" . Lại bắt đền! Tôi cởi trần, hì hục dọn hàng tấn bùn non ngập đầy sân.

Từ đó, năm nào cũng vậy, trời mới mưa to tôi đã trực ở nhà cô Hạnh rồi. Số Bim là số sướng, mười bảy tuổi rồi mà chưa động tay dọn lũ lấy một lần. Mẹ tôi bảo: " Sao mà ai cũng thích đẻ con trai. Ăn cơm nhà, vác ngà voi thì nó là số một. Lo kiếm việc làm ăn đi con ạ, cả ngày hết đàn hát lại xách xe đi chùi bóng mặt đường, con gái nó không ưa đâu" .

Nhìn tôi trong bộ đồng phục công nhân màu xanh, Bim lo lắng: " Rồi ai chở em đi học?" . Tôi dỗ dành: " Chịu khó đi xe đạp, hôm nào về sớm anh chở đi buổi chiều đỡ nắng" . Ngày đầu đi làm, nhìn ra cả vùng đồng nước Vân Cù mênh mông, thấy cột điện chữ A mọc lên giữa những giường ruộng ngang dọc, tôi ngớ ngẩn hỏi: Người ta dùng máy gì mà đưa mấy cái cột nặng thế này ra đến đó?" . Anh Hạp, tổ trưởng của tôi cười: " Cái xác mày khênh ra, chứ máy gì mà thi công được ở đây?" . Tôi nhìn, phát hoảng. Lần đầu tiên được giao khiêng bộ chân tó để dựng cột, tối về tôi ngủ mơ, nói sảng: " Mẹ ơi, núi đổ, lôi con ra, lôi ra" . Mẹ lay mãi, tôi mới tỉnh, mồ hôi ướt dầm mình.

Dần dần, tôi mạnh lên, cơ bắp nổi đầy tay, lên rừng xuống biển cũng không còn sợ nữa. Đi đâu thì đi, chiều đến về nhà, việc đầu tiên là tắm gội cạo rửa tinh tươm, đến trường đón Bim về. Có hôm thấy Bim chờ một mình vắng ngắt: " Bạn em đâu cả?" . " Tụi nó rủ nhau đi ăn chè" . " Lần sau em cứ đi với bạn, nhắn lại với bà hàng nước cho anh biết chỗ đến tìm là được" . Bim cười, ngúc ngắc hai đuôi sam: " Ai lại thế, anh đi làm mệt cả ngày, về mà không thấy Bim, anh có buồn không?" . Lòng tôi như chao đi, lần đầu tiên thấy trên khuôn mặt Bim nét dịu dàng thiếu nữ. Bim của tôi lớn rồi và biết nghĩ, không còn ngốc nghếch ham chơi như tôi tưởng. Bất giác, tôi ôm Bim vào lòng. Bim cười nhắm mắt, rúc vào ngực tôi hít một cái thật dài rồi chuồi người, đẩy tôi ra. " Sao thế?" . " Người ta cười" . " Đồ sợ chết" .

Một buổi sáng chủ nhật bên suối Trà Am, lần đầu tiên Bim cho tôi ôm trong tay... Bim cười, ghé cái tai nhỏ hồng sát ngực tôi, lắng nghe tim đập. " Nhè nhẹ thôi, anh siết mạnh em đâu cả người" . " Bim ơi!" . " Gì anh?" . Tôi bồi hồi nhớ lại cái đêm trời lụt. " Cho anh cõng Bim đi xem suối" . Chân tôi đi qua những mỏm đá trơn. " Em sợ anh cõng em nặng, té gãy cổ cả hai đứa" . Tôi giữ chặt Bim sau lưng. " Đừng lo. Hai bộ xà sứ vừa nặng vừa cứng anh còn cõng qua suối Nam Đông, bây giờ cõng Bim nhẹ và mềm như con gấu bông, anh đi lên thấu trời" . Bim cười, tiếng cười như suối. Tôi đặt Bim ngồi trên cành cây ươi đổ ngang, giữa những cánh hoa nhung đỏ hé mở. " Anh Tuấn ơi! Con muỗi!" . Tôi định đập, Bim bỗng xua cho nó bay đi. " Tội nghiệp, tha cho nó anh ạ!. Bắp tay Bim sưng lên một đốm hồng. Tôi gãi cho Bim, Bim nũng nịu: " Tuấn không có móng tay, gãi bằng cục chai trong lòng bàn tay ấy..." .

Cô Hạnh than thở với tôi: " Em nó ăn nhiều mà sao vẫn xanh. Hay là có giun?" . Tôi chạy mua thuốc xổ. Lại mua cho Bim một đôi giày vải. Sáng sớm tôi đến, gõ cửa, dựng Bim dậy. Bim mắt nhắm mắt mở, chạy thể dục với tôi từ Tây Linh ra đến Tây Lộc rồi lại theo đường vòng quay về. Bữa đầu, Bim khóc mếu: " Tuấn độc tài" . Dần dần quen, sáng nào tôi không ra, Bim giận lẫy. Tôi hỏi Bim: " Có muốn học bơi không, sáng ra bến Me bơi mát l%E
1213

No comments:

Post a Comment