Jun 1, 2008

ác cảm



Một chiếc cầu bắc trên dòng sông hẹp, ngăn thành phố với ngoại ô. Sang khỏi cầu, sự thay đổi đột ngột. Con đường xù xì lên những đá và đất đỏ. Những đứa con nít, phần nhiều có một dải bùa vàng buộc ở cổ áo, giỡn nhau giữa đường, chửi đùa nhau cũng khá thô tục. Một đứa bé tí lem luốc bước trên hai cẳng chân chưa vững và khóc bi be. Vài con chó chạy nhong nhong, cúi ngửi bã mía. Từng khoảng một, hai bên mép đường, mấy đứa con gái ngồi bán mía, em nhỏ đặt ngồi cạnh để trông giữ luôn.

Hai dãy nhà lụp xụp nối dài, cửa che bằng phên chống nghiêng nghiêng hoặc bằng mành tre rất to nan. Trên giậu râm bụt, vắt phơi trơ trẽn những quần áo bẩn thỉu, yếm váy vá chằng đụp.

Sông lờ đờ lê dòng hẹp màu vàng đục. Về chiều, nhất là những ngày chủ nhật hay ngày lễ, người trong phố ra ngồi bờ sông câu cá. Có người âu phục, có người ra dáng thợ máy, có mấy cậu học trò, và không biết tại sao, đôi khi lại có cả một bác lính mũ chào mào. Họ ngồi kiên nhẫn dị thường, chặn đầu cần câu dưới một hòn gạch hoặc đá, đoạn lơ đãng ngắm cảnh vật hoặc nhìn lại những người đứng chơi trên cầu nhìn họ.

Mấy người đàn bà lội xuống vo gạo, rửa rau, chè hoặc bèo. Họ cũng có ý đứng xa một tí những người đang giặt yếm váy. Họ khua tay trên nước mấy cái cho bọt và rác dãn ra theo vòng sóng, đoạn nhúng rổ xuống.

Đằng xa, một người đàn bà rán sức vung quá đầu chiếc chiếu cuộn dẹt rồi đập lên mặt nước rất mạnh, khiến nổ bật những tiếng như tiếng súng.

Giữa cái xã hội ngoại ô ấy, Mân sống đã mấy tháng nay. Anh dạy học ở một trường tư trong tỉnh, sau những buổi dạy, anh trở về túp tranh dựng ngay cạnh cầu, thuê mười đồng một năm. Anh chưa quen thuộc hẳn với cái xã hội mà anh cho là ô hợp ấy. Nhất là những lúc nghe hàng xóm chửi bới nhau om sòm, anh không nén được phiền bực.

Túp lều Mân ở tối om om. Mỗi sáng, soạn và chấm bài, anh phải chong ngọn đèn dầu mãi đến bảy giờ. Cái cửa sổ chấn song tre, cạnh đó kê bàn làm việc, nhìn ra con đường nhỏ dẫn xuống bến sông. Người gánh nước qua lại luôn, làm rộn trí anh. Nước đọng vũng, mấy con vịt đến khoắng mỏ lục sục, hơi bùn tanh nhạt, có khi thối hoắc, xông lên nặc mũi.

Một sự lầm lỡ đã đầy đọa Mân đến cảnh này. Chắc mấy người hàng xóm của Mân chẳng ai ngờ rằng cái ông giáo quèn vừa về sống cạnh họ và có bộ xơ xác, đã có lần quản trị hàng vạn bạc. Trước, Mân chung mở đồn điền với một người cùng huyện tên Bạc Hói. ồ, đó không phải một tên Tàu, hay Cao Miên. Nhưng lẽ ra - sau này Mân hối hận và nghĩ lại - với một cái tên như vậy, Mân phải đề phòng hơn mới phải. Có những cái tên hình như tiền định. Hắn hói mất nửa đầu, nên có biệt danh ấy. Tên Bạc cũng chẳng hay ho gì, khi nó dùng để ghép những chữ kép như: bạc ác, bạc bẽo, bội bạc.

Quả nhiên, Bạc Hói lừa Mân. Hắn nắm được một chỗ hở của Mân, đâm đơn kiện và tranh lấy cả đồn điền. Mân thu vét tiền còn lại để theo kiện, nên bây giờ nghèo xơ xác. Mân có của người kinh doanh cái óc bao quát công việc và cái khiếu đón đầu thời cơ. Nhưng anh đã tin người quá. Bao nhiêu những nhà doanh nghiệp đều có quả tim khô khan và khóe mắt nghi kỵ. Họ ngầm giữ miếng với cả những người tâm phúc. Cũng một đôi khi Mân đã ngờ lòng Bạc Hói, nhưng để rồi tự thẹn với mình, tự thẹn vì đã gán cho kẻ khác những tình ý mà hẳn y không có.

Bây giờ Mân sống đoạn tuyệt với mẩu đời vừa qua. Anh nguyền quên hết cả; anh bóp chết trong lòng hình ảnh Bạc Hói cũng như kỷ niệm sâu cay của một cuộc thất bại đau đớn. Nghị lực anh dựng một bức tường cao ngăn hẳn hiện tại với quá khứ. Của thời cũ, nếu Mân còn giữ lại cái gì, thì đó là cái kinh nghiệm về lòng người, càng quý báu vì giá mua càng đắt.

ở được ít lâu nơi ngoại ô, Mân có một bạn láng giềng mới. Một chiều đi dạy về, đang đứng thơ thẩn trước cửa, Mân thấy anh ta chuyển đồ đạc từ xe bò vào túp tranh bên cạnh. Anh không nhìn thẳng vào mắt hắn, nhưng đoán chừng hắn trạc ba bốn mươi. Một hồi sau, ăn cơm xong, anh ra vườn thì lại thấy hắn đứng rửa tay. Hắn quay nhìn sang phía anh, nhưng cúi đầu nên anh không nhận rõ được mặt hắn. Trong bóng hoàng hôn, anh tò mò ngắm hắn lâu lắm. Khuôn mặt hắn tròn tròn, đều đặn, anh chỉ biết có thế. Chợt tiếng reo nổi lên ngoài phía sông: hẳn một con cá vừa mắc câu, giữa sự vui mừng huyên náo và hơi trẻ con của những người xem. Hắn chưa quen tiếng ồn ào ấy, ngước nhìn, và Mân được dịp nhận ra một bộ mặt hiền lành, nhũn nhặn. Nhưng cùng một lúc, Mân đột ngột cảm thấy cái gì như một phiền rầy: có lẽ bởi anh bị bắt chợt đang nhìn trộm hắn. Anh bèn quay vào.

Vú già nói cho anh biết là hắn sắp mở một quán rượu đón những ông Xã bác Nhiêu lên tỉnh: rằng hắn tên là Tạo. Đàn bà là những cơ quan thông tấn thực nhạy.

Tin báo của vú già khiến lòng Mân nao lên một niềm gì gần như giận dữ. Hàng xóm của anh chưa đủ ầm ĩ hay sao mà hắn còn lo tụ tập lại những ông Lý toét, những bác Nhiêu, chén rượu thịt chó vào rồi hét oang oang như để cho cả trời nghe!

Chiều hôm sau trong lúc ngồi trông nom học trò làm bài, Mân sực nhớ lại giấc mộng hồi đêm. Có nhiều khi hồi ức giấc mộng đã cũ trở lại trí nhớ một cách đột ngột như thế, trong một hoàn cảnh không liên quan gì với chuyện trong mộng cả. Hình như anh đã thấy trong chiêm bao một cảnh gì náo động lắm, có điểm chút kinh hoàng thì phải, nhưng không nhớ rõ chuyện gì. Mà hình như giữa sự hỗn độn của những hình ảnh, có thoáng qua bóng dáng người láng giềng mới của anh.

Sau buổi dạy, trái với thói thường, Mân đi dạo quanh vùng anh ở. Khi qua trước cửa hàng rượu, anh quay nhìn vào một thoáng mau. Không hiểu tại sao anh cứ phải chú ý đến Tạo. Hắn đang sắp lại mấy phong thuốc lào trên quầy hàng, sực ngửng lên. Hắn đon đả chào:

- Thưa ông giáo đi chơi... Ông ghé tạm vào chơi xơi nước ạ.

Mân không bằng lòng với mình vì đã để cho hắn bắt chợt luồng mắt mình. Anh trả lời:

- Cám ơn bác. Để hôm sau.

Hắn có dáng nhã thiệp, và một nụ cười nhũn nhặn, dễ thương. Quần áo sạch sẽ, tóc chải gọn. Nhưng những điều ấy, không biết tại sao, chỉ làm Mân ghét thêm hắn. Hình như trong anh có tiếng nhủ thầm: Hãy coi chừng! Hãy coi chừng cái bề ngoài ấy!

Đáp lại lời mời nhã thiệp của hắn, Mân đã lấy một giọng hơi xẵng, hoặc ít ra cũng khô khan. Nhưng mà anh không thấy t120

No comments:

Post a Comment