Nov 15, 2006

Thiên Thu Hận






Luân từ New York sang Florida để tiếp tục học hai năm cuối cùng của ngành y khoa.

Dáng dấp thư sinh nho nhã, thêm giọng nói trầm ấm của Luân đã thu hút Sương ngay lúc ban đầu khi nàng lớ ngớ nơi hành lang thư viện của đại học UF này để hỏi thăm chàng vài thủ tục của nàng mới bước vào năm đầu của ngành dược. Đôi mắt to, đen lay láy của Sương cũng khiến Luân như bị hớp hồn sau đó...

Chỉ trải qua 2 tháng mà đôi bạn đã khắng khít như đã yêu thương nhau từ muôn kiếp trước. Cuối năm ấy, cả hai đồng ý mướn chung... một phòng của khu chung cư này vì nhiều lý do: giảm bớt tiền nhà và quan trọng nhất là bớt mất thì giờ gọi phôn cho nhau, lúc nào cũng “Anh nhớ em quá! Anh yêu em quá!” hoặc “Em chờ từ tối tới giờ. Sao giờ mới gọi em?” v.v... và v.v...


Thấm thoát thế là hai năm trôi qua. Luân sắp làm lễ ra trường. Lần đầu tiên Sương đem Luân về gặp bố mẹ. Thấy tương lai, tư cách và diện mạo của Luân, bố mẹ Sương rất vui mừng cho con gái. Dù cho mẹ đã bỏ cả buổi chiều để nấu ăn nhưng Sương vẫn hết sức nài nỉ mẹ cho nàng dẫn Luân đi ăn bên ngoài để Luân biết luôn thành phố Orlando của nàng...

Tiệm China Town là tiệm ăn mà Sương nghe bạn bè khen từ lâu, lần đầu tiên nàng dẫn Luân vào đây. Nàng theo bạn bè cho biết món nào cũng ngon nên Luân để nàng gọi thức ăn. Nàng gọi một nửa con vịt quay Bắc Kinh da giòn, một dĩa cơm chiên Dương Châu, một dĩa tôm hùm xào gừng... Đặc biệt nàng gọi thêm cho Luân một chai Heineken. Luân cười:

- Sao em biết anh thích tôm hùm?

- Anh kể em nghe lâu rồi!

- Cả chai bia cũng kể?

- Không, em chỉ đoán thôi! Có đúng ý anh không?

- Nếu trật thì anh đâu có ngạc nhiên!

Người hầu bàn vừa khuất, Luân cầm bàn tay thon nhỏ của Sương siết nhẹ:

- Em thật đúng người vợ mà anh mơ ước!

- Sương để yên bàn tay trong tay chàng, lòng bồi hồi xúc động, nàng nghe hạnh phúc ghê gớm...

Một đêm trôi qua, Sương và Luân trở lại đại học UF để chờ cho Sương thi xong môn cuối cùng. Luân để cho Sương học ôn bài vở; chàng thu dọn gọn ghẽ để chờ cuối tuần Sương thi xong là... dzọt! Chàng đã thông báo với Bố Mẹ là sẽ dẫn Sương về giới thiệu cùng gia đình từ lâu và đây là dịp vui mà Luân và cả gia đình chàng đều chờ đợi.

Sáng hôm nay, trước ngày thi một hôm, Sương dậy thật sớm ôm cái cặp đầy sách để vào trường. Nhìn Luân đang thở đều trên giường, Sương không muốn chàng mất giấc ngủ hôn nhẹ lên má Luân; Sương hí hoáy vài chữ “Em vô thư viện học thi, anh đừng chờ. Hôn anh!”.

Đến thư viện chưa đầy 10 phút, Sương sực nhớ nồi súp nàng nấu lửa riu riu đặt trên lò chưa tắt điện, nàng vội vàng lên xe quày quả trở về vì không muốn đánh thức Luân. Mở cửa vào, nàng nghe tiếng cười rúc rích trong phòng ngủ. Sương ngạc nhiên nhìn vào giường, chiếc mền trùm kín, chỉ thấy chiếc mền nhúc nhích. Như linh tính, Sương tới giật chiếc mền ra: Luân và Sa –cô bạn gái cùng ngành của Luân ở phòng lầu trên. Cả hai đang trần truồng như nhộng! Ba cặp mắt mở lớn... cứ người nọ nhìn người kia. Sa vội vàng kéo chiếc mền lên che đậy. Sương, chừng hai phút sau mới hoàn hồn, bỏ vội xâu chì khóa xuống giường, dùng hai tay kéo mạnh cái mền vứt xuống đất... Sa sợ hãi, hai tay ôm lấy ngực; còn Luân mặt cắt không còn giọt máu. Sương chụp vội chìa khóa chạy bay ra khỏi nhà... Luân thẹn thùng không một lời bào chữa. Chàng bỏ Gainsville đi ngay hôm ấy để về New York. Sương bị rớt lần thi đó: hạnh phúc, sự nghiệp tiêu tan.

Bao nhiêu bức thư của Luân gửi cho Sương không cần đọc, chỉ xé vụn ra rồi thảy vào thùng rác. Điện thoại của Luân nàng cũng không bắt. Sương mất hẳn ý chí, gần như điên loạn, nàng đành bỏ ngang việc học trở về nhà với cha mẹ. Nàng khóc vật vã rồi trầm tư không buồn nói năng với ai một lời kể từ ngày đó, mặc cho cha mẹ khuyên lơn cách nào. Mẹ nàng có lần tức giận:

- Con có số phôn nó ở New York không, đưa cho mẹ để mẹ cho nó một trận!

Cặp mắt vô hồn của nàng nhìn mẹ, nước mắt lặng lẽ rơi. Mệ ôm chầm lấy Sương khóc theo.

- Thôi kệ nó con ơi! Con còn trẻ, còn đẹp, còn tương lai quá. Đừng cần nữa con!

Sương cười trong nước mắt:

- Con cần hay không cần, người ta cũng không cần con! Mẹ ơi! Mẹ tại sao vậy hả mẹ? Tại sao? Trời ơi! Tại sao???

Sương ôm lấy mẹ khóc ngất. Mẹ nàng vỗ về con mà cũng nghe được tiếng tim con đập, bà tưởng tượng quả tim con mình như một viên gạch đang được nung nóng và nứt ra lách tách.

Bà đẩy Sương ra bảo:

- Con phải bình tĩnh lại, đưa số phôn thằng đó cho mẹ nói chuyện với nó.

Sương chỉ tay lên bàn:

- Quyển sổ đen đó, mẹ cầm lên có số phôn thứ ba trang đầu tiên đó. Mẹ gọi đi, gọi muốn nói gì thì nói cho đã đi. Con không bao giờ quên được hình ảnh gớm ghiếc đó mẹ ơi!!!

Rồi Sương lại gục đầu xuống bàn khóc.

Mẹ nàng cầm quyển sổ đen và bốc điện thoại lên, vào phòng. Bà nói chuyện chừng mười lăm phút ra bà bảo:

- Mẹ gặp nó rồi!

Im lặng.

- Nó nói nó không còn mặt mũi nào gặp con, nó xin con tha tội.

Lại im lặng, chỉ có tiếng thở đứt quãng của mẹ và Sương. Sương vùng ôm mẹ vừa khóc vừa bảo:

- Mẹ ơi! Con phải làm sao đây hở mẹ?

- Con liệu có tha thứ được không thì mẹ mới liệu nói chuyện với nó!

- Không! Trăm vạn lần con không thể tha thứ. Con sẽ bị ám ảnh suốt đời đó mẹ ơi!

Rồi Sương hấp tấp chạy ra khỏi nhà, nhớ có lần Luân âu yếm căn dặn nàng:

- Lúc nào em có vấn đề gì bực tức, cứ đến ngồi dưới gốc cây, hơi mát từ cây tỏa ra giúp cho em thanh thản lại ngay.

Sương ngồi cả ba mươi phút mà chẳng thấy gì ngoài hình bóng chập chờn của Sa và Luân. Nàng lại khóc. Không biết hôm nay là lần thứ mấy nàng rơi nước mắt. Một bàn tay ai đặt lên vai nàng, quay lại mẹ nhìn Sương buồn bã:

- Con về đi con! Con cứ như vậy hoài thật mẹ chẳng yên tâm chút nào cả con ạ!

Sương gượng cười với mẹ, đứng dậy theo mẹ ra về, mẹ hỏi:

- Bộ con không tính học nữa hay sao? Còn vài năm nữa con hãy cố gắng lên con!

Không biết phải trả lời sao cho mẹ đừng buồn, nàng tránh né:

- Mẹ! Hôm nay con phải lên trường còn gởi máy hút bụi và ít đồ đạc con còn gởi ở văn phòng nhà trường nghe mẹ!

Rồi nàng vào phòng tắm, vốc nước rửa mặt, dùng lược cào cào vài cái, nhìn gương mặt hốc hác của mình trong gương, nước mắt lại đoanh tròng. Vứt mạnh cái lược vào “sink” nàng lẩm bẩm:

- Còn gì nữa đâu? Làm đẹp với ai nữa không biết!

*

Lái xe hơn ba tiếng mới đến trường mà Luân với nàng đã học hai năm qua. Ra khỏi xe nhìn quanh: Đâu cũng là kỷ niệm. Đây là dãy song sắt đ1889

No comments:

Post a Comment