Dec 3, 2005

Chuyện Đêm Giao Thừa



Những lần vào cuối năm, vào những ngày sửa soạn tống biệt năm cũ để chào đón năm mới, tôi lại thấy lòng nao-nao xúc động khi nhớ đến những cái tết ở quê nhà, những lần dạo phố trong những chợ hoa đông người, những bản nhạc vui nhộn về xuân từ những cửa tiệm 2 bên đường phố, những đống dưa hấu chất cao như núi với những lời mời đon đả, những vại hạt dưa, bánh mứt đủ màu sắc, những phong pháo đỏ ối treo lơ lửng trước cửa tiệm, những chai rượu, những hộp trà hảo hạng gói giấy bóng đỏ lấp lánh khi ánh nắng chiếu vào làm nổi bật không khí, sắc thái của những ngày tết đang đi về. Những đôi tình nhân đắm chìm trong cái hạnh phúc mùa xuân như cây cỏ cũng tươi mát say tình trong khí trời đổi mới. Bởi thế mỗi lần Tết sắp đến, dù là Tết Dương Lịch, hay Âm Lịch tôi vẫn cảm thấy bồi hồi, nhớ nhung về những gì đã mất, nhớ nhung về những tình cảm đầu đời man mác nào đó. Nhưng có một cái Tết nơi quê nhà, cái Tết mà tôi đã trải qua với đầy sợ hãi, hoảng hốt để cuối cùng lại thấy đó là một sự khôi hài mà không bao giờ quên được.

Khi đất nước đổi thay, đổi thay tất cả, cuộc sống trở nên xáo trộn, mọi người đều chới với, khi cánh cửa tự do đã khép lại đàng sau. Những ngày lễ lớn như lễ Giáng Sinh, lễ Phật Đản đều bị bác bỏ. cũng như đảo lộn cả vấn đề ăn tết, đón giao thừa... Nhà nước tuyên bố Lịch đã in sai ngày Tết Âm Lịch. Vì thế đã có nhiều nơi đón Ông Bà không cùng ngày, có nơi vừa làm lễ đón Ông Bà xong thì mới biết là đón Ông Bà về ăn Tết quá sớm. Có nơi lại đón Ông Bà về quá muộn, nên tôi cũng chẳng hiểu cái Tết năm đó Ông Bà có thông cảm cho con cháu về ngày giờ đưa đón lộn xộn, và có về được để cùng chung những ngày Tết bất hạnh với con cháu hay không?

Chúng tôi, tuổi trẻ của chúng tôi cũng mang chung số phận như nhau, đắm chìm, ẩn mình trong bóng tối như những con chim non nép dưới đôi cánh mẹ để sau đó từ từ bắt đầu nhón nhén bước ra với những bước chân chim dọ dẫm, ngập ngừng nhưng thận trọng. Vài năm sau ngày CS cưỡng chiếm miền Nam, tuổi trẻ chúng tôi đã thật sự vươn lên trong cuộc sống đe doạ, hồi hộp, u ám của thời cuộc. Những khói thuốc lại được thả những vòng tròn mờ đục lên cao bên những ly cafe đen đậm. Những tiếng nhạc êm dịu len lén vọng ra từ một góc phòng với những bàn ghế thô sơ, mộc mạc. Những quán cafe trữ tình cũng được mọc lên với những tiếng đàn dương cầm dìu dặt trong ánh sáng lung linh toả ra từ những cây nến được chủ quán lãng mạn thắp lên trên mỗi bàn. Rồi những bản nhạc ngày xưa được sống lại một cách thận trọng để rồi một vài ngày sau đó thấy quán bị niêm phong và chủ quán đã bị đưa đi đến một nơi nào đó trong hay ngoài thành phố mà không ai biết đến. Thế nhưng đâu đó vẫn còn những tiếng hát ngày xưa mà CS đã dùng danh từ "Nhạc Vàng" để đặt tên cho những nhạc phẩm tình cảm êm dịu. Các cán bộ trẻ tuổi như chúng tôi cũng đam mê loại nhạc này không kém.

Tuổi trẻ chúng tôi là đó, chúng tôi không còn sợ sệt như những năm tháng đầu khi có sự hiện diện của những người muốn thay đổi cuộc sống chúng tôi, thay đổi cái hạnh phúc, cái tự do mà chúng tôi đang có. Tuổi trẻ bắt đầu vui đùa, tổ chức các buổi dạ vũ nho- nhỏ, thu gọn trong đám bạn bè, tổ chức trong những ngôi nhà bị đánh tư sản mại bản hay trên một tầng lầu cao nhất của những building như Tổng Phát Hành Báo Chí Nam Cường chẳng hạn. Sau khi Ông Nam Cường bị bắt đi học tập "cải tạo" thì cái building của Ông cũng bị nhà nước tịch thu, trưng dụng. Sau một thời gian giằng co, khiếu nại, nhà nước đã chấp thuận cho thân nhân của Ông Nam Cường được ở vào những tầng lầu trên, còn tầng dưới thuộc sự cai quản của nhà nước, dùng làm cơ-sở. Các quý tử của Ông Nam Cường thuộc cái loại "[i]chơi bời, hư hỏng, truỵ lạc[/i]" theo lối chê bai của chính quyền CS. Mỗi lần tổ chức dạ vũ nho nhỏ, chúng tôi lại được nhỏ tai, thầm thì, hẹn giờ giấc để rồi sau đó tổ chức ngay trước mũi của nhà nước nhưng trên lầu 7 của building, tầng cao chót thật là an toàn và hấp dẫn. Chúng tôi trang trí khung cảnh như sống lại những khoảng khắc ngày xưa. Đứng trên cao có thể nhìn xuống thành phố nườm nượp xe dạp bên dưới và cũng có thể quan sát những gì có thể xảy ra ở tầng dưới. Khi tất cả bạn bè đã có mặt đông đủ, thang máy được khoá lại và nếu có bị động tĩnh chúng tôi chỉ cần tản mác vào các phòng trống trong các tầng khác mà không sợ bị khám phá, vì nếu Công An có leo lên đến lầu 7 thì e họ cũng chẳng còn sức để đi kiếm các thủ phạm "hư hỏng" như chúng tôi nữa. Thế là mọi người cứ việc vui đùa quay cuồng bên nhau để quên đi một thực tại quá nhiều đổi thay và cay đắng.

Những buổi vui chơi như vậy không bao giờ thiếu vắng vào những dịp lễ lớn. Tuổi trẻ của chúng tôi là thế, chúng tôi đã mất mát quá nhiều bởi chiến tranh. Bởi một cuộc chiến phi-lý giữa 2 miền Nam - Bắc... Tuổi trẻ của chúng tôi sống vội vã, không có sự thong thả, bình an học hành, chúng tôi bị dồn nén bởi vận nước ngả nghiêng, bởi sự thăng-trầm của những người đi làm lịch sử. Tuổi trẻ của chúng tôi là đấy, trong đó có Tôi và Chàng... chúng tôi gặp nhau vào một thời điểm tối đen tận cùng của đất nước. Chàng như một bại chiến trở về bơ phờ mệt mỏi. Ngày nào cũng thấy Chàng ngồi uống cafe với điếu thuốc trên tay, im lim ở một quán nhỏ nơi góc đường Lê Thánh Tôn nhìn người qua lại như một giải trí nhẹ nhàng. Tôi quen Chàng, tôi đến với Chàng trong một tâm hồn bị mất mát, trong một khoảng trống dày đặc như sương mù. Chúng tôi tìm đến nhau trong sự chán đời, yêu đời và cay đắng đời để rồi tôi được nhâm nhi nho nhỏ "[i]từ nay tôi đã có Chàng, có Anh ca hát bên đời líu lo...[/i]" hay chàng cũng sẽ "[i]từ nay tôi đã có nàng, có Em xoả tóc đang ngồi trước sân.[/i].." để cùng góp nhặt những nỗi buồn của nhau chất thành đống cao như gom những chiếc lá vàng mùa thu và sẽ bay tản mác trước những cơn gió thời cuộc. Chúng tôi bên nhau, bên những ly chanh đường tuy không còn ngọt lịm như môi Em. Chúng tôi bên nhau, bên những ly cafe đắng ngắt như cuộc đời hiện tại.

Hôm qua, vợ chồng dược sĩ Ái, Liên hỏi:

- Ê! quý vị có muốn đi nhảy đầm không? tụi này định tổ chức dạ vũ Tất Niên đó, chỗ này kín đáo và ngon lành lắm, không sợ bị bể đâu.

Chàng và Tôi nhìn nhau im lặng giây lát, chàng hỏi anh Ái :

- Ông tổ chức ở đâu vậy?

- Ở đường Trần Bình Trọng, gần đường Nguyễn Trãi. Cô bạn của Liên có nhà, gia đình cô ấy bị đánh tư sản mại bản bắt đi Kinh Tế Mới, nhà chỉ có 2 ch265

No comments:

Post a Comment