Nov 19, 2005
Cành Mai Của Tháng Giêng Gần.
Cành Mai Của Tháng Giêng Gần.
Trần Thị Hạ Anh
Hình như không phải là cảm giác của những ngày xưa cũ, dù rằng đó cũng là phiên chợ tàn vào ngày ba mươi Tết. Cũng vẫn còn những đống rác rưởi chưa dọn sạch, chồng chất những bông hoa giập nát cánh, màu sắc trộn lẫn nhau, không phải như một bức tranh sặc sỡ muôn màu mà là những tàn phai héo úa, những xót xa thương cảm. Những cánh hoa, trước đây vài giờ, người ta còn nâng niu lựa chọn, người ta còn muốn ngửi lấy hương thơm của nó. Bây giờ, mọi người đều tránh xa để khỏi phải lợm giọng vì mùi hư thối xông lên từ những nhát chổi của người phu quét dọn. Ai cũng cố nhón gót, sợ quần áo vấy bẩn, vướng rách bởi những cánh hoa tàn, cành gãy phế thảị
Ngoài cái cảm giác buồn buồn của những năm trước đây mỗi khi đi xem chợ hoa tàn đêm trước Tết, năm nay Nguyệt cảm thấy mình có thêm một sự trống vắng lạ thường trong lòng. Bởi vì không như những năm còn ở quê nhà, sự háo hức đón Tết luôn kèm theo những lo toan, tính toán về tiền bạc này nọ. Năm nay thì không vậỵ Nàng trở về quê, trước thăm nhà và sau, chỉ để tìm lại cảm giác cũ. Tất cả đã khác đi nhiềụ Những toan tính, những chuẩn bị đã có người nhà. Nàng mang tâm trạng của một người khách ngay trong ngôi nhà cũ của mình. Thực sự ai cũng muốn nàng thong dong, hưởng một cái Tết thoải mái, không phải lo điều gì. Nàng trở thành người ngoại cuộc trong sự chào đón dành cho một người trong lớp áo Việt kiềụ Trong giờ phút hiện tại trên đường phố gần như vắng lặng này , chỉ còn lác đác một vài bộ hành vội vã cho kịp về với gia đình. Năm ba công nhân sở vệ sinh đang hối hả làm việc cho kịp sớm về nhà. Bên kia đường, một vài em bé quần áo không lành lặn, cố nhặt thu những thứ còn khả dĩ dùng được, nơi hông chợ. Vì muốn tìm lại những dư âm ngày cũ, lúc ở nhà, Nguyệt quan sát xem có những món gì còn thiếu sót để xin được đi chợ, nhân dịp nhìn lại một lần cảnh đêm chợ tết cuốị Dù biết trước đó là chợ tàn, sẽ không còn gì. Như thế càng haỵ Nàng cảm thấy mình được tự do hơn khi bước vào khuôn chợ vắng vẻ, không tiếng chào mời náo nhiệt, không sợ đụng người này, chạm kẻ khác... Giờ phút cuối của một năm này, trong ngôi chợ quen thuộc mà trước đây mỗi ngày Nguyệt đều phải hiện diện vì sinh kế, không khí uể oải lạnh lùng đến lạ. Ngay cả những bạn hàng dọn dẹp muộn, họ cũng không níu kéo, chào mời nàng để may ra bán thêm được món gì chăng. Suốt năm dài đầy bận rộn, đây là lúc họ cảm thấy sắp rảnh tay, dù rằng có thể trong năm, họ gặp những thua lỗ. Bây giờ không phải là giờ phút tính toán chuyện làm ăn thêm nữạ Sắp đến khoảnh khắc thiêng liêng, giờ phút quây quần với gia đình dành riêng cho đời sống của mình.
Những mùa xuân lúc còn ở quê nhà trước đây, vào những phiên chợ tết, Nguyệt thường cùng gia đình đi xem chợ hoa bày bán trên đường Nguyễn Huệ, trung tâm thành phố Sài Gòn. Như một thói quen, dù rằng đã được nhìn ngắm hàng hàng lớp lớp hoa muôn hồng, ngàn tía, Nguyệt cũng không bao giờ bỏ sót một phiên chợ chiều, chạng vạng tối nào của ngày ba mươi Tết. Không gian có vẻ cô động lại, và thời gian lúc ấy như nuối tiếc một cái gì sắp sửa khép lại, qua đi lâu dàị
Ðang cố tránh một ụ rác lớn nằm chắn ngang vĩa hè, bỗng cảm thấy có gì níu chân, Nguyệt nhìn xuống. Thì ra là một cành mai quẹt vướng vào ống quần, nàng cúi xuống đưa tay gơ ờnó rạ Cành mai nhỏ xíu, nhiều chi bị gãy, chỉ có khoảng mười mấy nụ mới nhú. Có lẽ vì thế mà cành mai này mới còn lại nơi đâỵ Chắc do bán không được nên người bán dựng lại bên tường rồi quên, hay cũng không muốn mang nó về. Còn người qua đường, không nhìn thấy, hoặc vả có thấy nhưng vì nụ hoa còn bé quá, biết chắc không thể nào nở kịp được trong mấy ngày Tết nên không ai muốn nhặt về vì cho rằng nó sẽ không mang lại vui tươi, may mắn gì hết . Nguyệt định vứt vào đống rác nhưng ngần ngừ, nghĩ lại nó sẽ cùng chung số phận với những cành hoa không may khác, nên lại thôị Ðịnh dựng lại chỗ cũ, nhưng không hiểu sao, dường như những nụ hoa bé nhỏ kia đang nhìn nàng van cầu; những nụ hoa mũm mĩm dễ thương với màu xanh non nớt nhu mì. Thế là, tiện tay nàng cầm luôn, mang về.
Quả thực, vừa nhìn thấy cành mai trên tay Nguyệt, Khánh, đứa em họ, con trai út của cậu mợ nàng, đã vội kêu lên:
- Bộ chị bị người ta biết là Việt kiều nên gạt, bán cành mai đó hả?
Còn mợ thì rối rít:
-Sao con mua chi cành mai như vậy! Nó không nở kịp ngày mai đâụ Ít ra cũng cả tuần nữạ
Nguyệt chỉ biết cười trừ:
-Con đâu có mua, chỉ nhặt thôị Nghĩ nó cũng là "may" nên con mang về.
-Ừ, mà nụ hoa còn nhỏ quá, không thể đem chưng trên nhà được. Nó không nở là điềm xui đấỵ Nhất là nếu bị rụng hết thì lại càng xấu hơn.
Nguyệt đang phân vân không biết tính sao, đứa em đã đề nghị :
-À, em với chị trồng cành mai này đị Em thấy ở nhà bạn em có trồng maị
Chẳng đợi Nguyệt ừ hử, đứa em mang cành mai đi ra phía sân sau nhà. Sau đó, mặc mọi người lo dọn dẹp, sửa soạn cho giờ đón giao thừa lúc nửa đêm, Nguyệt và đứa em lui cui lo trồng cành maị Cả hai Ðào lấy một chút đất đắp vào phiá dưới cành mai, và không biết moi từ đâu, Khánh lấy được một miếng phân đậu bỏ thêm vàọ Xong, cả hai chị em lục lạo tìm miếng vải mỏng quấn quanh gốc cành mai, chỗ cạp đất và phân. Họ đem cành mai đặt nơi khoảng đất nhỏ, nơi có những bụi bông trang cung cấp bông cho những ngày cúng Phật, những cụm hoa mười giờ đang say giấc ban đêm và những cây móng tay đang nở hoa đỏ chói như muốn chườn tới bắt tay làm quen với người bạn mớị Cả hai chị em Nguyệt đứng lặng nhìn công trình vừa hoàn tất trong mấy giây, mãn nguyện, lòng tự hỏi không biết nó sẽ ra saọ..
Trước khi trở vào nhà, đứa em lấy nước rưới cả cành mai cho ẩm rồi ngắm nghía:
-Chị yên chí, em thấy gia đình bạn em cũng làm như vậy để cho cành mai được sống.
Mặc dù trong thâm tâm, Nguyệt tự hứa mỗi ngày sẽ ra thăm xem cành mai ra saọ Nhưng trong những ngày Tết, mọi vui chơi rộn ràng cùng nhiều cuộc thăm viếng tới tấp đã làm Nguyệt quên hẳn cành mai tội nghiệp.
Cành mai đã bị quên lãng. Nguyệt không còn nhớ mình đã mang về một cành maị Cho đến sáng sớm ngày mùng tám tết, khi mợ nàng ra ngoài vườn sau định hái một vài bông trang để cúng sao vào buổi tối, bà gọi vọng vào:
-Nguyệt ơi, ra mà xem nầỵ
Nghe tiếng mợ gọi cao giọng, Nguyệt bước vội ra vườn. Ôi! Cành mai của nàng sao mà đẹp lạ lùng. Những búp nở rộ, xòe năm cánh trắng nõn có điểm lấm tấm nhị vàng. Nguyệt sung sướng thốt : "Bạch Mai, đẹp quá mợ ạ!"
. Ngó lại, cả nhà hầu như kéo nhau cả ra, ai nấy im lặng. Dưới ánh nắng ban mai ấm áp, những cánh hoa mai trắng như ngọc, mềm mại, uyển chuyển, thanh tao làm saọ đứa em họ nheo mắt nhìn Nguyệt không nóị Nàng biết mấy hôm nay nó đã âm thầm tưới nước. Nhưng có lẽ nó cũng không ngờ những bông hoa mai nở muộn màng nầy lại là một loại mai quý hiếm, đẹp sang dường ấỵ Riêng cậu của Nguyệt hài lòng ra mặt, ông ta xoa tay, tươi cười:
-Con Nguyệt này hên thiệt! Tưởng cành mai không sống nổi, mà lại sống. Lại còn là mai quý hiếm nữa chứ. Nếu không nở, ai mà biết nó là bạch mai đâụ
Nguyệt lặng lẽ, nghiêng đầu ngắm hoạ Những bông hoa tươi tắn nhìn lại nàng với những nhụy hoa rung khẽ. Hình như nó muốn cảm ơn nàng đã giúp lấy lại cái giá trị đáng quý đích thật của nó mà lẽ ra, đã bị chôn vùi trong đống rác theo ngày tàn phiên chợ tết cuối năm.
Mợ ra lệnh mạnh miệng:
- Ðem nó lên nhà trên, cắm vào độc bình trên bàn thờ. Mai trắng này mắc lắm, không dễ mua đâụ để đây uổng phí. Phải khoe với khách vài ngàỵ Mai mốt Khánh trồng lại cho mẹ, nghẹ
Ðứa em họ nhăn mặt. Nguyệt biết nó không thể bất tuân lệnh. Cả Nguyệt, nàng cũng muốn cành mai để nguyên nơi vị trí cũ, có khí trời, có những bông hoa lân cận, như vậy chắc nó thích hơn. Nhưng ý của mợ vẫn đúng phần nàọ Vả lại, Nguyệt chỉ còn được mấy ngày ở lại đây thôị Thôi thì ngắm cành mai trắng từ một nơi trang nghiêm như bàn thờ cũng có cái hay của nó.
Quả như mợ đã nóị Người khách nào cũng trầm trồ khen ngợi khi nhìn thấy cành maị Lúc nầy, khi mọi thứ bông hoa màu sắc rực rỡ chưng trong những ngày Tết đã tàn phai và bị vứt bỏ, cành bạch mai càng là trung tâm điểm của những lời khen tặng. Ðến bây giờ mợ Nguyệt mới tiếc: "Giá mà nó nở đúng vào ngày mùng một thì hay biết mấy". Cậu trêu mợ: "Thôi bà, có voi còn đòi tiên, lúc con Nguyệt mới mang về, bà sợ xui, bây giờ thì lại nâng niu, mong ước"...
+++
"Em viết thư cho chị vào ngày cuối tháng Giêng. Sau ngày chị trở về Mỹ, em mang cành mai ra chỗ cũ. Lần này em Ðào đất, đặt nó xuống trồng hẳn hoị Không chắc nó sống hay không. Chỉ hy vọng thôi, vì em nghe ba của người bạn gái học chung trường giải thích cho em : Mai chỉ trồng được khi nào người ta chiết cành từ cây chính, hoặc gieo bằng hạt mai đủ già. Còn nếu chỉ chặt ngang với mục đích chưng trong mấy ngày Tết thì không hy vọng trồng được đâụ Cành mai ấy chỉ có thể trổ và nở hoa lúc đó thôị
Lúc hoa rụng cô bạn gái của em có xin mang về ép. Bây giờ cô ấy gửi qua vài bông hoa tặng chị. Nhưng lúc đó cô bạn em lại không phân biệt được đâu là hoa mai vàng nhà cô ấy và hoa mai trắng của chị, vì những bông hoa khi xỉn màu đều giống nhaụ Chỉ nhận được theo vóc dáng, cánh mai trắng nhỏ hơn cánh mai vàng. Bạn em hy vọng là gửi đúng những bông mai trắng đến cho chị. Mong mùa xuân sang năm chị sẽ lại về ăn tết. Chắc chắn em sẽ tình nguyện theo chị để hai chị em mình cùng tìm mai trắng. Chị có huệ nhãn thật tinh đời! ".
Nâng những cánh mai ép đã sẫm màu, được gửi theo cẩn thận cùng lá thư, Nguyệt cảm thấy thích thú lẫn bồi hồị Dù đó là những cánh hoa không còn màu sắc tươi thắm để có thể nhận ra được là trắng hay vàng. đối với nàng, dù sao đây cũng là món quà quý mang một kỷ niệm dịu dàng khó quên trong lần về thăm quê nhà yêu dấu vừa quạ..
Cành mai trắng với những bông hoa của một tháng giêng gần của Nguyệt có thể khô héo, chết dần vì không đủ nguồn nhựa cho sự sinh tồn. Nhưng nó cũng xứng đáng tự hào đã trao tặng những đóa hoa mãn khai thanh cao hương sắc, tô điểm thêm niềm vui và hạnh phúc cho những ngày cuối cùng còn lưu lại của Nguyệt trong gia đình người thân. Tháng giêng, không những xanh màu cỏ biếc còn điểm thêm màu trắng thanh thoát từ những cánh bạch mai nở muộn. Màu trắng hòa vào hư không, bảng lảng cùng những đám mây trôi giạt khắp bốn phương trời xa xăm, mang theo lời thì thầm chúc tụng của một mùa xuân muộn. Màu trắng cho một lần về với quê nhà, để lúc chia tay mang theo hơi ấm của một tháng Giêng gần.235
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment