Apr 10, 2005

Bến Nước Đục



Cô tên Hoa, người con thứ hai trong gia đình nên ngưòi ta thường gọi cô Ba Hoa. Cô không thích người ta kêu như vậy, nhưng cũng may người miền nam ít khi gọi tên tục mà thường kêu bằng ngôi thứ. Gia đình gồm bốn anh chị em, người anh đầu đã chết trong lúc thi hành nghĩa vụ quân sự. Cha mất sớm, mẹ tần tảo buôn thúng bán bưng nuôi bốn anh chị em. ...

... Gia tài chẳng có gì ngoài căn nhà gỗ đã cũ, đủ nơi nương tựa cho bốn mẹ con. Có năng khiếu kinh doanh nhưng ít vốn, bà Tám, mẹ Hoa thường dùng ghe nhỏ vào tận những thôn xóm xa xôi hẻo lánh, cung cấp đủ các mặt hàng theo yêu cầu của khách. Bà chất phác thực thà và rất sòng phẳng trong việc buôn bán. Tùy theo từng món hàng, bà đề nghị tăng thêm mười, mười lăm cho đến hai mươi phần trăm trên giá gốc tại chợ Cần thơ. Khách hàng đồng ý cách tính toán của bà Tám, người nầy đồn đến người khác, dần dần bà Tám thu được cảm tình cũng như lòng tin tuyệt đối của khách.

Cứ mỗi tuần ghe của bà chở đầy từ thức ăn, vật dụng cần thiết hàng ngày cho đến áo quần hàng vải theo nhu cầu đặt hàng. Đôi khi chuyến ghe còn rộng chỗ, bà đem theo một số vật dụng cần thiết khác chào hàng để kiếm thêm tiền chợ. Lấy công làm lời, nếu biết tính toán cũng vừa đủ chi phí cho bốn đứa con ăn học.

Năm 2000 người con trai đầu sau khi đỗ bằng phổ thông cấp hai, với khả năng vượt bực về bộ môn toán, Bảo đã lên Sài gòn để thi vào các trường đại học cầu đường, kiến trúc, khoa học điện tử theo lời khuyên của các thầy giáo, gia đình cũng như bạn bè. Nhưng qua sáu lần thi ròng rã trong hai năm Bảo đành chào thua quay về khóc với mẹ:

- Thưa mẹ, qua sáu lần thi vào các trường trên, con tin chắc các bài con đã làm thật tốt, chính các thầy sau khi xem qua bài nháp cũng công nhận con không có bất cứ một lỗi lầm nào. Mỗi khóa thi, ba trường trên thu nhận trên trăm sinh viên. Không lý trên sáu trăm người đều có điểm tốt hơn hẳn con!

Bà Tám an ủi :

- Má cũng đoán biết chuyện nầy, con đừng buồn vô ích vì gia đinh chúng ta không thuộc diện được ưu đãi. Xã hội xếp hạng chúng ta vào loại thứ ba, chẳng có ưu tiên gì trong việc thi vào các trường chuyên môn.

Không vào được đại học Bảo phải tình nguyện thi hành nghĩa vụ quân sự, hy vọng trong một thời gian ngắn sẽ được trở về rồi kiếm một chân công nhân viên gì đó để phụ giúp gia đình.

Rủi thay chưa đầy sáu tháng thi hành nghĩa vụ, Bảo đã bị tai nạn chết trong lần huấn luyện về mìn cá chân. Xã chỉ báo tin cho gia đình khi chiếc hòm đã đưa về trước cửa nhà.

Thấy mẹ đau buồn sau cái chết của anh hai, hơn nữa sức khỏe càng ngày càng sa sút không đủ sức tiếp tục chèo thuyền vào tận những vùng xa, Hoa quyết định bỏ học để nối tiếp con đường bà Tám. Hoa chấp nhận vất vả nhưng đây là lối thoát duy nhất, không còn con đường nào khác để giúp mẹ và gánh vác việc học hành cho hai đứa em còn nhỏ.

Thoạt đầu bà Tám không chịu, viện lý do sức khoẻ còn tốt có thể tiếp tục vài năm nữa để Hoa có cơ hội vào trường sư phạm như Hoa hằng mơ ước từ hồi còn nhỏ. Nhưng Hoa dứt khoát chấm dứt con đường học vấn từ đây, cô cho rằng nếu muốn ra trường sư phạm, thời gian học còn kéo dài đến ba năm trong lúc sức khỏe của bà Tám không thể kéo dài đến ngày Hoa ra trường. Cuối cùng bà Tám đành chấp thuận quyết định của Hoa, bà ân cần nói:

- Thôi con đã muốn vậy mẹ đành nghe theo nhưng con là gái không thể một thân một mình chèo thuyền đi vào các thôn xóm xa xôi như vậy. Thời buổi bây giờ khó khăn lắm.

- Thế mẹ định ra sao?

- Nhà còn ít tiền dành dụm được, mẹ sẽ sang cho con cái sập tại chợ Cần thơ.

- Bán hàng gì mẹ?

- Rau cải trái cây. Xem đơn giản nhưng kiếm được tiền nhiều hơn các món hàng khác.

Đưa khăn chùi vết trầu trên mép, bà tiếp:

- Con đừng lo, mẹ sẽ thu xếp với các chủ vựa giao thẳng hàng cho con mỗi ngày ngay tại sạp để con đỡ vất vả.

- Thôi mẹ tính sao, con nghe vậy.

Sạp nầy trước đây bán trái cây rau quả nhưng không đông khách, từ ngày Hoa sang lại, khách hàng bỗng dưng tấp nập hơn trước. Chắc vì, phần cô bán hàng trẻ đẹp tính tình còn đậm nét thực thà dễ thương của một nữ sinh, phần hiếu thảo bỏ ngang việc học để lo cho mẹ già và các em. Sạp bán rau cải được sửa sang khang trang, đóng thêm kệ, chất nhiều loại rau cải trái cây tươi tốt hơn. Nhưng khách đến đông thực sự không hẳn lý do nầy. Nhiều người cho biết chính cô chủ là động lực chính chẳng những đối với khách hàng đàn ông mà ngay cả đàn bà và những ai đã một lần ghé qua đây. Nét đẹp trẻ trung thật dễ thương với nụ cười trên môi đã thay đổi hẳn bộ mặt người chủ trước, một bà già khó tính luôn kèo nhèo cau có, bớt một thêm hai, đôi lúc còn chưởi rủa khách hàng bằng những danh từ khó nghe.

Không chỉ trong phạm vi bạn hàng rau cải với nhau, Hoa còn được cả chợ biết đến và thương mến. Trong các tuần đầu, vào các buổi chợ cuối tuần Hoa thường đem rau cải trái cây còn lại đến biếu không cho các bạn hàng chung quanh với nụ cười nhã nhặn :

- Các bác các chị cứ cầm về ăn cuối tuần, để đến thứ hai không còn tươi uổng lắm.

Nhiều lần các bạn hàng đề nghị:

- Để chúng tôi trả lại tiền vốn, không thì cô lỗ.

- Không đâu, một chút xíu có gì đâu mà ngại..

Từ đó Hoa đã tạo được thói quen tốt giữa bạn hàng với nhau. Các buổi chợ cuối tuần họ thường trao đổi từ rau cải cá thịt đem về xử dụng thay vào việc phải bỏ tiền ra mua.

Trong tháng đầu, bà Tám rất ngạc nhiên ngoài số tiền Hoa đem về khá lớn cô còn mua cho các em mỗi đứa hai bộ áo quần để đi học. Bà thấy chung quanh những cô gái cùng lứa, đứa đua đòi phá của, đứa bỏ học đi bụi đời trong lúc Hoa, một hoc sinh giỏi nhất lớp mười hai, chỉ cần vài tháng nữa Hoa có thể vào trường sư phạm để theo đuổi giấc mơ từ lúc bước chân vào trung học.

Mái tóc đen ôm lấy khuôn mặt bầu bỉnh, Hoa không đẹp theo quan niệm mẫu người của thủ đô. Đôi mắt đen láy nước da hơi ngâm, tóc dài phủ đến ngực. Con người Hoa mang một sắc thái đặc biệt, đậm nét mặn mà đơn sơ của miền sông Hậu, không son phấn, không chải chuốt nhưng thật quyến rũ. Vào độ tuổi mười chín nhưng Hoa chưa hẳn của riêng của một người đàn ông nào. Trước đây lúc còn trên ghế nhà truờng, nhiều thanh niên đeo đuổi cô và Hoa đã phải lòng một thanh niên đẹp trai học trên ba lớp. Đây chỉ là mối tình ngây thơ trong trắng của những ngày ôm sách đến trường, giữa Hoa một nữ sinh đẹp với một thanh niên con nhà giàu đang chuẩn bị bước chân vào đại học. Đúng với nghĩa của tình học trò, hai người thư từ qua lại, hẹn hò rồi yêu nhau. Gặp nhau chỉ nắm tay, ôm nhẹ với vài n1012

No comments:

Post a Comment