Apr 26, 2005

Vợ





Anh ba Cốc, từ ngày lấy được vợ, thì đâm lo. Lo ngày, lo đêm. Sao cho chóng trả được món nợ cưới. Không thì rầy rà to chứ chẳng chơi! Đụng vào những chỗ hóc búa, lắm lúc rát cả mặt!

Vợ anh là con bác khán thủ làng trên. Anh là phu tuần. Hai người lấy nhau, cả hai làng, ai cũng khen là vợ chồng kén chọn được chỗ xứng đáng. Nhưng thực ra, vợ anh lấy anh cũng vì đôi bên là chỗ "thanh khí", nghĩa đen là bén "tiếng" quen "hơi"nhau trước mãi. Rồi bất đắc dĩ, bác khán sợ anh như những hạng Sở Khanh, mới ép anh phải lấy. Số trời có khác!

Trước kia, anh nghĩ đã sinh ra làm con trai, tất nhiên là phải cưới vợ cho hợp lẽ tạo hóa. Nhưng cưới được vợ thì tốn kém quá. Tiền nọ, tiền kia, tiền ăn uống, ít ra mất hàng chục. Nghĩ đến cái hàng chục, anh lại lắc đầu, lè lưỡi, muốn chịu thua, đành vô phép tạo hóa làm trai tơ suốt đời vậy. Vậy mà giá nói cho anh biết ở Hà Nội bây giờ, người ta cưới vợ phải dẫn những kim cương, những vàng ngọc, dùng những áo thêu, giày vá, đi những ô tô, máy bay, tốn kém đến hàng nghìn, thì quyết anh không tin, cho là chuyện hoang đường ở nước nào, đời nào kia đấy! Lấy vợ mà phải lo đến hàng trăm, không đủ méo mặt ra rồi à? Vả vợ cũng là người, nào phải cái quái mà làm hại nhiều như thế?

Thế nhưng, trời sinh ra thế, anh ba Cốc nghĩ đến cưới thì sợ, nhưng nghĩ đến vợ thì thích. Bởi vậy, anh mới lân la trò chuyện với chị Ba bây giờ. Trước chuyện to ở đám đông, sau chuyện nhỏ ở chỗ vắng. Rồi sau nói thầm ở một nơi kín. Vì anh chị nói thầm khẽ quá, nên bác khán nghe tiếng, bắt anh phải lo cưới cho được chị về.

Bởi vậy, anh Cốc quyết bắt chẹt bố vợ, cố mặc cả. Sau, anh lấy được vợ hạ giá hơn người ta, chỉ có mười lăm đồng bạc.

Mười lăm đồng bạc một cô vợ xinh! Mười lăm đồng bạc một cô vợ yêu! Thích nhỉ! Nếu vào địa vị chúng mình thì phải biết là đáng mừng! Nhưng vào anh ba Cốc, một người cày sâu cuốc bẫm quanh năm, làm ăn vất vả, vắt mũi không đủ đút miệng, thì đến mười lăm hào cũng đủ lo méo mặt, chứ nói gì đến mười lăm đồng bạc! Nhưng mười lăm đồng bạc tiêu vào một việc bổn phận làm người, thôi, anh cũng cố vay mượn của các bà con thân thuộc, nói khó với người ta, nên được gần đủ.

Ngày hẹn cưới sắp đến. Bác khán thúc mãi anh, anh mới lo được chẵn chục bạc. Anh cứ đánh liều đưa sang bên nhà gái cho xong chuyện. Còn năm đồng, anh xin chịu lại ông nhạc, hẹn đến mùa tới thì trả nốt.

ý anh định rồi sau này, khi đã là bố con, anh có thể lấy cảm tình mà xí xoá món nợ. Nhưng không được. Bố vợ anh láu hơn, bắt anh phải viết văn tự cẩn thận. Phải, thời buổi kinh tế khó khăn, như thế là bác khán đã nhân nhượng lắm rồi. Chứ như người khác, đố anh có đón dâu nổi ngày hôm ấy. Anh thử lên Hà Nội, thửa một thức hàng mà xem. Nếu anh đặt được ít tiền trước, rồi không có đủ để trả nốt, thì anh chớ hòng mang đồ về. Mà vợ cũng là đồ chứ sao? Lấy vợ mà được "biên bông" như anh, là may đấy.

Nhưng rồi anh ba Cốc lo lắm. Cưới được lâu ngày bao nhiêu, thì hẹn trả chóng đến bấy nhiêu. Vụ gặt xong, mà anh ỳ xác ra, thì quyết anh chẳng yên được.

Anh đã tính chán rồi. Đến ngày mùa, hai vợ chồng làm nai lưng cật lực, chưa chắc đã đủ tiền để trang trải các món nợ ông chủ, huống chi là năm đồng bạc nợ ông nhạc! Anh định nếu rồi không cười trừ được, thì anh cũng đành xin khất lại. Chẳng lẽ ông ấy lại chẻ xác anh ra à? Nếu anh bị chẻ xác, thì con gái ông ấy goá chồng, còn thiệt bằng mười!

Nhưng ở đời, tính một đường nó thường đi một nẻo. Vợ anh khuyên anh nên trả cái món năm đồng ấy trước, anh lại chẳng nghe. Khi hẹn đến ngày, bác khán cứ gọi anh đến mà đòi nằng nặc. Trước còn ngọt ngào dỗ dành sau bác biết anh chỉ còn bộ răng nhe ra đấy thôi, bác liền đâm ra nói nặng. Không chịu nổi những điều đau đớn, anh đành lẩn mặt. Bố vợ cho gọi, anh cứ thoái thác cớ nọ cớ kia, không đến nữa.

Mấy lần bác khán gọi anh ba Cốc không được, thì tức. Bác mới gọi chị Ba đến. Bác chửi, đánh cho một trận thật đau, bắt phải về đòi chồng cho kỳ được món tiền năm đồng ấy.

Chị Ba sợ bố, về đòi chồng nằng nặc. Nhưng vợ đòi nợ chồng thì một cái hôn là đủ xí xoá. Vợ anh bảo:

- Nếu mình không giả được, thì ông bắt tôi về.

Nghe câu nói dọa vô lý, anh chẳng sợ một tí nào. Dù bố vợ anh có bắt vợ anh về thực, thì chẳng qua như cái lối chủ nợ bắt đồ, cốt để làm oai, khiến anh phải lo cho kịp. Như thế là dại. Đồ vật thì không biết đi, không biết trốn, chứ đồ người nào phải vật vô tri vô tình. Giữ sao nổi? Chẳng lẽ bác khán xỏ chạc vào mũi con gái mà buộc suốt ngày vào chân giường, để nuôi cơm báo cô mãi? Chỉ cho ba hôm, bác xót ruột lại phải thả con ra ngay. Lúc ấy anh cứ chịu khó nghe chửi một trận nữa là trôi việc.

Nhưng anh đoán không đúng. Bố vợ anh chưa tịch ký vợ anh, đã áp đảo đến nhà anh mà chửi rủa. Ngày nào tấn kịch ấy cũng diễn ra độ nửa giờ. Mà bao giờ anh cũng đóng một vai tuồng câm.

Song, già néo đứt dây. Anh cứ thấy ông bà ông vải ngày nào cũng bị mời lên ăn vật chẳng ngon, thì anh động tâm. Cho nên, đến lúc bác khán bảo nếu anh không trả thì bác bắt con gái về, anh đâm khùng, liền đáp lại:

- Thì nó đấy, ông muốn đem nó đi đâu thì đem!

Chị ba Cốc thấy bố đẻ và chồng xử với nhau cạn tàu ráo máng, thì chỉ thút thít. Chứ bênh bên nào cũng tội.

Hôm sau, đi đâu về, chị ấy nói với anh một chuyện, nghe buồn quá:

- Anh ơi, tôi lấy anh chốc đà một năm tròn. Tôi không ngờ đâu chỉ vì có năm đồng anh thiếu mà sinh chuyện. Ông nhất định bắt tôi về. Anh nghĩ thế nào?

Anh Ba cau mặt, thở dài:

- Ông dọa thế, chứ ông chả nỡ.

- Không phải chuyện dọa. Nội nhật ngày mai, nếu anh không giả được, thì ông không đắn đo nữa đâu.

- Thì nhà cứ tạm về, tôi sẽ thu xếp sau.

- Thu xếp sau thì chậm quá. Nghe như ông đã định liệu công việc cả rồi.

- Ông đi kiện tôi à? Lý vậy, nhưng còn tình nữa chứ?

Anh ba Cốc tin ở chữ tình, nên bằng chân như vại.

Phải, bác khán nghĩ đến tình bố vợ con rể, nên không nỡ kiện thưa. Nhưng bác bắt con gái về, không cho ở với anh ba Cốc nữa.

Anh ba Cốc chờ vợ năm hôm, lại mười hôm. Rồi nửa tháng, đến một tháng. Anh nóng ruột, nhớ vợ, long tong chạy ngược chạy xuôi để vay tiền chuộc. Nhưng không ai tin mà cho anh mượn nữa. Anh bèn liều đến nhà ông nhạc, lạy van, khóc lóc. Nhưng bác khán một mực lắc đầu, sai con trai đuổi anh ra khỏi cửa. Rồi từ hôm sau, c1265

No comments:

Post a Comment